Phụng Vụ - Mục Vụ
Nốt Nhạc Lời Chúa Mang Giai Điệu Tình Yêu
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
09:46 03/02/2019
Nốt Nhạc Lời Chúa Mang Giai Điệu Tình Yêu
Chúa Nhật IV THUỜNG NIÊN (C 2019)
Chúa Nhật tuần trước (3 TN C), sứ điệp phụng vụ tập chú vào việc “cử hành Lời Chúa”, đặt Lời Chúa làm tâm điểm của đức tin, là sức mạnh, là điểm tựa cho đời sống của dân Chúa chọn thời Cựu ước cũng như sinh hoạt của Hội Thánh Chúa Kitô thời Tân ước. Chúa Nhật hôm nay, phụng vụ tiếp tục khai triển nội dung nầy, nhưng muốn quy chiếu vào thái độ của con người đứng trước những thách đố của Lời Chúa và của ơn gọi ngôn sứ, ơn gọi mang Lời Chúa ra đi loan báo, làm chứng.
Thật vậy, như một “lời trấn an”, một sự “bảo đảm” và “hậu thuẩn vững vàng” cho sứ mệnh ngôn sứ, sứ mệnh nói Lời Thiên Chúa, trích đoạn sách ngôn sứ Giê-rê-mia trong Bài đọc 1 đã nhắc lại thật rõ ràng chính Lời của Thiên Chúa khi trao gởi sứ mệnh ngôn sứ :
“Ðừng run sợ trước mặt họ, vì Ta không làm cho ngươi kinh hãi trước mặt họ. Hôm nay Ta làm cho ngươi nên một thành trì vững chắc, một cậy cột bằng sắt, một vách thành bằng đồng trước mặt các vua Giuđa, các hoàng tử, các tư tế và dân chúng xứ này. Họ sẽ chiến đấu chống ngươi, nhưng họ không thắng được ngươi, vì Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi".
Và Thiên Chúa cũng khẳng định rõ : ơn gọi nầy, sứ mệnh nầy không là chuyện “ngẫu hứng”, hay đột xuất, bất ngờ để đối phó với một thực trạng mang tính thời sự, mà là một kế hoạch, một chương trình đã có tự đời đời trong ý định vĩnh cửu của Thiên Chúa :
"Trước khi Ta tạo thành ngươi trong lòng mẹ, Ta đã biết ngươi, và trước khi ngươi ra khỏi lòng mẹ, Ta đã hiến thánh ngươi. Ta đã đặt ngươi làm tiên tri trong các dân tộc.”
Hơn ai hết, chính Đức Kitô là người ý thức trọn vẹn và dấn thân hết mình cho ơn gọi và sứ mệnh nầy khi Ngài thân thưa với Chúa Cha ; “Nầy con xin đến để thực thi ý Ngài”, hoặc ở một nơi khác “Của ăn của ta là làm theo ý Đấng đã sai ta”.
Đối với loài người chúng ta thì không hẵn như thế.
Thường thì chúng ta thường “đón nhận Lời Chúa” theo ý của mình, phù hợp cho mình hoặc “có lợi” cho mình thay vì đón nhận Lời Chúa “như là của Chúa”.
Điều nầy đã được biểu hiện rõ nét trong câu chuyện diễn ra tại hội đường Na-da-rét mà Tin Mừng Luca tường thuật :
Vừa nghe Chúa công bố lời của Ngôn sứ I-sa-ia “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, sai tôi đem Tin Mừng cho người nghèo khó…” dân Na-da-rét liền phấn khởi “tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người”. Nhưng sau đó, khi nghe chính những Lời của Đấng là “Ngôn sứ trên mọi sứ ngôn” phán “Không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình…vào thời ngôn sứ Ê-li-sa, thiếu gì người phung hủi ở trong nước Ít-ra-en, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Na-a-man, người xứ Sy-ri thôi”, thì “mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ”, đến độ muốn thủ tiêu Người bằng cách xô xuống núi.
Quả thật, đúng như lời tục ngữ : “Lời thật thì hay mất lòng”; Lời Chúa thường hay gây dị ứng là thế. Tin Mừng đã chẳng cho chúng ta thấy một thanh niên đạo đức giàu có, khi nghe Lời đề nghị : “về bán hết của cải, bố thí cho người nghèo, rồi đến theo Ta”, đã xịu mặt bỏ đi; hay ngay chính các môn đệ Chúa Giêsu, khi nghe bài giảng về “Bánh Hằng Sống” cũng đã càm ràm “Lời gì mà chói tai quá”, rồi cũng bỏ đi !
Không chỉ có dân Na-da-rét cách đây 2000 năm mới dị ứng với lời của Đức Kitô, mà gần như trong suốt chiều dài lịch sử con người, kể từ biến cố sa ngã của A-đam, E-va nơi vườn địa đàng, thái độ con người gần như muốn đi ngược với Lời Chúa, ý định của Thiên Chúa.
Xã hội con người hôm nay lại càng muốn quay lưng lại với Lời Chúa để chạy theo những đam mê và hạnh phúc trần tục. Những giá trị của Tin Mừng Bát Phúc đã gần như xa lạ và khó chấp nhận đối với nhiều người; lý tưởng sống theo Tin Mừng gần như bị xem thường, lãnh đạm, nhường chỗ cho lối sống thực dụng, hưởng thụ. Phải chăng đó chính là lý do của sự giảm sút ơn gọi tu trì trầm trọng trong các Hội Thánh Kitô hôm nay, nhất là trong thế giới Tây phương, trong các xã hội mà văn minh kỷ thuật, kinh tế phát triển đang ảnh hưởng.
Từ thái độ không “mặn mà” gì, hay tệ hại hơn, “quay lưng” lại với Lời Chúa đó, dĩ nhiên, việc mang Lời Chúa, loan báo Lời Chúa, hay chính xác, việc thực thi “sứ mệnh ngôn sứ” lại trở thành một “vấn nạn khó khăn”, một thách đố “chằng ăn trăn quấn”.
Cũng vậy, chuyện khó khăn nầy không chỉ mới hôm qua đây, mà đã xảy ra bao ngàn năm trước, như Mô-sê tìm cách thoái thác : “Con là ai mà dám đến với vua Pha-ra-ô…” (Xh 3,11), như Ê-li-a xin cho được chết “Lạy chúa, đủ rồi ! Bấy giờ xin Chúa lấy mạng con đi, vì con chẳng hơn gì cha ông con” (1 V 19,4), như Giê-rê-mi-a từ chối khéo : “Ôi lạy Đức Chúa là Chúa Thượng, con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói” (Gr 1,6), và đặc biệt như trường hợp Giô-na : Chúa bảo “mang Lời Chúa tuyên rao” ở đi Ni-ni-vê, ông ta đã trốn đi lối khác : “Ông Giô-na đứng dậy nhưng là là để trốn đi Tác-sít, tránh nhan Đức Chúa” (Gn 1,3).
Trong vấn đề nầy, chúng ta lại phải quay về với chính thái độ của Đức Kitô, Vị Đại Ngôn Sứ trên mọi ngôn sứ đã đón nhận sứ mệnh bất chấp mọi đắng cay, thử thách, cả đến mạng sống mình : “Xin đừng theo ý con một vâng theo ý Cha”; và đã thực thi sứ mệnh ngôn sứ cho đến khi nói lời hoàn tất trên Thập Giá : “Mọi sự đã hoàn tất…Con xin phó thác linh hồn trong tay Cha” !
Và cũng từ “điểm xuất phát Thập Giá” đó, suốt 2000 năm nay, trên muôn nẻo đường thế giới, đã có không ít những con người chấp nhận “phiêu lưu với sứ mệnh ngôn sứ đầy oan nghiệt” nầy. Tiếp theo cuộc tử đạo đầu tiên của Kitô giáo, thầy phó tế Stêphanô, sau đó là các Tông Đồ Giacôbê, Phêrô, Phaolô…cho đến vị thánh Giám Mục gần đây, Rômêrô, cùng với bao chứng nhân kiên cường khác, trong đó có vị Á Thánh trẻ Anrê Phú Yên của Việt Nam, đã tô thêm nét đẹp và oai hùng cho “sắc áo màu cờ” của “đạo quân ngôn sứ”, của hàng hàng lớp lớp những người mang Lời Chúa đi rao giảng trên những nẻo đường thế giới hôm qua và hôm nay.
Có lẽ nhiều người sẽ tự hỏi : lý do nào, động lực nào…đã khiến những con người đó, những chứng nhân đó, hay cả chính Chúa Giêsu, đã dấn trọn vẹn, hết mình cho Lời Chúa, cho sứ mệnh ngôn sứ ?
Câu trả lời đã có sẵn trong trích đoạn thư Cô-rin-tô của Thánh Phaolô trong Bài đọc 2 hôm nay :
“Giả như tôi nói được các thứ tiếng của loài người, và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng. Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì…” (1Cr 13,1-2)
Đúng vậy, chính sức mạnh của “Đức Ái”, sức thuyết phục của “Tình Yêu” chính là động lực, là điểm tựa, là đòn bẩy để các tông đồ, các thế hệ chứng nhân ra đi thi hành sứ mệnh ngôn sứ, loan báo Lời Chúa, chia sẻ tình yêu cứu độ cho con người.
Nếu thiếu vắng tình yêu, Đức ái, thì hoạt động tông đồ của Hội Thánh chỉ là sự tuyên truyền mị dân, giống như các hệ thống chính trị, xã hội phàm tục.
Cũng đừng quên : yếu tố “Đức Ái” không chỉ thích hợp cho hoạt động ngôn sứ thôi đâu, nhưng còn là kim chỉ nam, là sự sống, là linh hồn cho mọi chiều kích đức tin, sống đạo của người Kitô hữu muôn nơi muôn thuở.
Gia đình mà thiếu Đức Ái sẽ tan vỡ; hôn nhân thiếu Đức Ái sẽ ly tan; giáo xứ, hội dòng, linh mục, tu sĩ, tông đồ giáo dân…mà thiếu Đức Ái sẽ chẳng làm được chuyện gì…và cả Hội Thánh mà thiếu Đức Ái, sẽ bị thế giới, con người tẩy chay, và giáo lý Tin Mừng sẽ bị “vứt vào sọt rác”…
Như vậy, sứ điệp phụng vụ của Chúa Nhật hôm nay (Chúa Nhật cuối cùng của năm Mậu Tuất) gọi mời chúng ta mở lòng đón nhận Lời Chúa và can đảm mang Lời Chúa ra đi thực thi sứ mệnh ngôn sứ bằng tất cả tình yêu – tình yêu dành cho Thiên Chúa và cho con người.
Nói cách khác, cuộc đời của người Kitô hữu chính là một bài ca được dệt bằng “những nốt nhạc của Lời Chúa và mang giai điệu tình yêu” để không ngừng vang lên như lời đáp vịnh ca của Thánh vịnh 70 :
“Miệng con sẽ loan truyền sự Chúa công minh, và suốt ngày kể ra ơn Ngài giúp đỡ. Lạy Chúa, Chúa đã dạy con từ hồi niên thiếu, và tới bây giờ con còn kể (ra) những sự lạ của Ngài.”
LM. Giuse Trương Đình Hiền
Chúa Nhật IV THUỜNG NIÊN (C 2019)
Chúa Nhật tuần trước (3 TN C), sứ điệp phụng vụ tập chú vào việc “cử hành Lời Chúa”, đặt Lời Chúa làm tâm điểm của đức tin, là sức mạnh, là điểm tựa cho đời sống của dân Chúa chọn thời Cựu ước cũng như sinh hoạt của Hội Thánh Chúa Kitô thời Tân ước. Chúa Nhật hôm nay, phụng vụ tiếp tục khai triển nội dung nầy, nhưng muốn quy chiếu vào thái độ của con người đứng trước những thách đố của Lời Chúa và của ơn gọi ngôn sứ, ơn gọi mang Lời Chúa ra đi loan báo, làm chứng.
Thật vậy, như một “lời trấn an”, một sự “bảo đảm” và “hậu thuẩn vững vàng” cho sứ mệnh ngôn sứ, sứ mệnh nói Lời Thiên Chúa, trích đoạn sách ngôn sứ Giê-rê-mia trong Bài đọc 1 đã nhắc lại thật rõ ràng chính Lời của Thiên Chúa khi trao gởi sứ mệnh ngôn sứ :
“Ðừng run sợ trước mặt họ, vì Ta không làm cho ngươi kinh hãi trước mặt họ. Hôm nay Ta làm cho ngươi nên một thành trì vững chắc, một cậy cột bằng sắt, một vách thành bằng đồng trước mặt các vua Giuđa, các hoàng tử, các tư tế và dân chúng xứ này. Họ sẽ chiến đấu chống ngươi, nhưng họ không thắng được ngươi, vì Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi".
Và Thiên Chúa cũng khẳng định rõ : ơn gọi nầy, sứ mệnh nầy không là chuyện “ngẫu hứng”, hay đột xuất, bất ngờ để đối phó với một thực trạng mang tính thời sự, mà là một kế hoạch, một chương trình đã có tự đời đời trong ý định vĩnh cửu của Thiên Chúa :
"Trước khi Ta tạo thành ngươi trong lòng mẹ, Ta đã biết ngươi, và trước khi ngươi ra khỏi lòng mẹ, Ta đã hiến thánh ngươi. Ta đã đặt ngươi làm tiên tri trong các dân tộc.”
Hơn ai hết, chính Đức Kitô là người ý thức trọn vẹn và dấn thân hết mình cho ơn gọi và sứ mệnh nầy khi Ngài thân thưa với Chúa Cha ; “Nầy con xin đến để thực thi ý Ngài”, hoặc ở một nơi khác “Của ăn của ta là làm theo ý Đấng đã sai ta”.
Đối với loài người chúng ta thì không hẵn như thế.
Thường thì chúng ta thường “đón nhận Lời Chúa” theo ý của mình, phù hợp cho mình hoặc “có lợi” cho mình thay vì đón nhận Lời Chúa “như là của Chúa”.
Điều nầy đã được biểu hiện rõ nét trong câu chuyện diễn ra tại hội đường Na-da-rét mà Tin Mừng Luca tường thuật :
Vừa nghe Chúa công bố lời của Ngôn sứ I-sa-ia “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, sai tôi đem Tin Mừng cho người nghèo khó…” dân Na-da-rét liền phấn khởi “tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người”. Nhưng sau đó, khi nghe chính những Lời của Đấng là “Ngôn sứ trên mọi sứ ngôn” phán “Không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình…vào thời ngôn sứ Ê-li-sa, thiếu gì người phung hủi ở trong nước Ít-ra-en, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Na-a-man, người xứ Sy-ri thôi”, thì “mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ”, đến độ muốn thủ tiêu Người bằng cách xô xuống núi.
Quả thật, đúng như lời tục ngữ : “Lời thật thì hay mất lòng”; Lời Chúa thường hay gây dị ứng là thế. Tin Mừng đã chẳng cho chúng ta thấy một thanh niên đạo đức giàu có, khi nghe Lời đề nghị : “về bán hết của cải, bố thí cho người nghèo, rồi đến theo Ta”, đã xịu mặt bỏ đi; hay ngay chính các môn đệ Chúa Giêsu, khi nghe bài giảng về “Bánh Hằng Sống” cũng đã càm ràm “Lời gì mà chói tai quá”, rồi cũng bỏ đi !
Không chỉ có dân Na-da-rét cách đây 2000 năm mới dị ứng với lời của Đức Kitô, mà gần như trong suốt chiều dài lịch sử con người, kể từ biến cố sa ngã của A-đam, E-va nơi vườn địa đàng, thái độ con người gần như muốn đi ngược với Lời Chúa, ý định của Thiên Chúa.
Xã hội con người hôm nay lại càng muốn quay lưng lại với Lời Chúa để chạy theo những đam mê và hạnh phúc trần tục. Những giá trị của Tin Mừng Bát Phúc đã gần như xa lạ và khó chấp nhận đối với nhiều người; lý tưởng sống theo Tin Mừng gần như bị xem thường, lãnh đạm, nhường chỗ cho lối sống thực dụng, hưởng thụ. Phải chăng đó chính là lý do của sự giảm sút ơn gọi tu trì trầm trọng trong các Hội Thánh Kitô hôm nay, nhất là trong thế giới Tây phương, trong các xã hội mà văn minh kỷ thuật, kinh tế phát triển đang ảnh hưởng.
Từ thái độ không “mặn mà” gì, hay tệ hại hơn, “quay lưng” lại với Lời Chúa đó, dĩ nhiên, việc mang Lời Chúa, loan báo Lời Chúa, hay chính xác, việc thực thi “sứ mệnh ngôn sứ” lại trở thành một “vấn nạn khó khăn”, một thách đố “chằng ăn trăn quấn”.
Cũng vậy, chuyện khó khăn nầy không chỉ mới hôm qua đây, mà đã xảy ra bao ngàn năm trước, như Mô-sê tìm cách thoái thác : “Con là ai mà dám đến với vua Pha-ra-ô…” (Xh 3,11), như Ê-li-a xin cho được chết “Lạy chúa, đủ rồi ! Bấy giờ xin Chúa lấy mạng con đi, vì con chẳng hơn gì cha ông con” (1 V 19,4), như Giê-rê-mi-a từ chối khéo : “Ôi lạy Đức Chúa là Chúa Thượng, con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói” (Gr 1,6), và đặc biệt như trường hợp Giô-na : Chúa bảo “mang Lời Chúa tuyên rao” ở đi Ni-ni-vê, ông ta đã trốn đi lối khác : “Ông Giô-na đứng dậy nhưng là là để trốn đi Tác-sít, tránh nhan Đức Chúa” (Gn 1,3).
Trong vấn đề nầy, chúng ta lại phải quay về với chính thái độ của Đức Kitô, Vị Đại Ngôn Sứ trên mọi ngôn sứ đã đón nhận sứ mệnh bất chấp mọi đắng cay, thử thách, cả đến mạng sống mình : “Xin đừng theo ý con một vâng theo ý Cha”; và đã thực thi sứ mệnh ngôn sứ cho đến khi nói lời hoàn tất trên Thập Giá : “Mọi sự đã hoàn tất…Con xin phó thác linh hồn trong tay Cha” !
Và cũng từ “điểm xuất phát Thập Giá” đó, suốt 2000 năm nay, trên muôn nẻo đường thế giới, đã có không ít những con người chấp nhận “phiêu lưu với sứ mệnh ngôn sứ đầy oan nghiệt” nầy. Tiếp theo cuộc tử đạo đầu tiên của Kitô giáo, thầy phó tế Stêphanô, sau đó là các Tông Đồ Giacôbê, Phêrô, Phaolô…cho đến vị thánh Giám Mục gần đây, Rômêrô, cùng với bao chứng nhân kiên cường khác, trong đó có vị Á Thánh trẻ Anrê Phú Yên của Việt Nam, đã tô thêm nét đẹp và oai hùng cho “sắc áo màu cờ” của “đạo quân ngôn sứ”, của hàng hàng lớp lớp những người mang Lời Chúa đi rao giảng trên những nẻo đường thế giới hôm qua và hôm nay.
Có lẽ nhiều người sẽ tự hỏi : lý do nào, động lực nào…đã khiến những con người đó, những chứng nhân đó, hay cả chính Chúa Giêsu, đã dấn trọn vẹn, hết mình cho Lời Chúa, cho sứ mệnh ngôn sứ ?
Câu trả lời đã có sẵn trong trích đoạn thư Cô-rin-tô của Thánh Phaolô trong Bài đọc 2 hôm nay :
“Giả như tôi nói được các thứ tiếng của loài người, và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng. Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì…” (1Cr 13,1-2)
Đúng vậy, chính sức mạnh của “Đức Ái”, sức thuyết phục của “Tình Yêu” chính là động lực, là điểm tựa, là đòn bẩy để các tông đồ, các thế hệ chứng nhân ra đi thi hành sứ mệnh ngôn sứ, loan báo Lời Chúa, chia sẻ tình yêu cứu độ cho con người.
Nếu thiếu vắng tình yêu, Đức ái, thì hoạt động tông đồ của Hội Thánh chỉ là sự tuyên truyền mị dân, giống như các hệ thống chính trị, xã hội phàm tục.
Cũng đừng quên : yếu tố “Đức Ái” không chỉ thích hợp cho hoạt động ngôn sứ thôi đâu, nhưng còn là kim chỉ nam, là sự sống, là linh hồn cho mọi chiều kích đức tin, sống đạo của người Kitô hữu muôn nơi muôn thuở.
Gia đình mà thiếu Đức Ái sẽ tan vỡ; hôn nhân thiếu Đức Ái sẽ ly tan; giáo xứ, hội dòng, linh mục, tu sĩ, tông đồ giáo dân…mà thiếu Đức Ái sẽ chẳng làm được chuyện gì…và cả Hội Thánh mà thiếu Đức Ái, sẽ bị thế giới, con người tẩy chay, và giáo lý Tin Mừng sẽ bị “vứt vào sọt rác”…
Như vậy, sứ điệp phụng vụ của Chúa Nhật hôm nay (Chúa Nhật cuối cùng của năm Mậu Tuất) gọi mời chúng ta mở lòng đón nhận Lời Chúa và can đảm mang Lời Chúa ra đi thực thi sứ mệnh ngôn sứ bằng tất cả tình yêu – tình yêu dành cho Thiên Chúa và cho con người.
Nói cách khác, cuộc đời của người Kitô hữu chính là một bài ca được dệt bằng “những nốt nhạc của Lời Chúa và mang giai điệu tình yêu” để không ngừng vang lên như lời đáp vịnh ca của Thánh vịnh 70 :
“Miệng con sẽ loan truyền sự Chúa công minh, và suốt ngày kể ra ơn Ngài giúp đỡ. Lạy Chúa, Chúa đã dạy con từ hồi niên thiếu, và tới bây giờ con còn kể (ra) những sự lạ của Ngài.”
LM. Giuse Trương Đình Hiền
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa án Nhân quyền Châu Âu bác bỏ kháng cáo của giám mục đã từng bị vạ tuyệt thông hai lần
Đặng Tự Do
08:51 03/02/2019
Giám Mục Richard Williamson hôm 31 tháng Giêng, 2019.
Giám Mục Richard Williamson, bị Vatican ra vạ tuyệt thông đến hai lần trong hai dịp riêng biệt, đã bị kết tội kích động thù hận chủng tộc vì những lời bình luận của ngài phủ nhận biến cố diệt chủng người Do Thái, gọi tắt là Holocaust, trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình được phát sóng ở Thụy Điển vào tháng Giêng năm 2009.
Trong cuộc phỏng vấn, Giám Mục Williamson phủ nhận thực tế là hàng triệu người Do Thái đã bị chế độ Đức Quốc xã sát hại, và nói rằng ngài không tin rằng các buồng hơi ngạt đã được sử dụng trong các trại tập trung.
“Tôi tin rằng các bằng chứng lịch sử đang chống lại mạnh mẽ câu chuyện cả sáu triệu người Do Thái bị cố tình sát hại trong các buồng hơi ngạt như một chính sách có chủ ý của Adolf Hitler,” Giám Mục William nói trước camera. Ngài tiếp tục biện minh rằng số người thiệt mạng thấp hơn rất nhiều.
Giám Mục Williamson là một người có một lịch sử bài Do Thái lâu dài.
Kể từ Công đồng Vatican II, các vị Giáo Hoàng thường xuyên lên án chủ nghĩa bài Do Thái.
Gần đây nhất, vào tháng 11 năm 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng “Chúng ta được mời gọi phải dấn thân để bảo đảm rằng chủ nghĩa bài Do Thái bị loại trừ khỏi cộng đồng loài người,” và ngài nói thêm rằng điều quan trọng là phải nhớ đến biến cố Holocaust để đừng lặp lại những tội lỗi tương tự.
“Một Kitô hữu không thể là một người bài Do Thái, chúng ta có chung nguồn gốc,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói như trên vào tháng 11 năm ngoái, 2018.
Tại Đức, nơi cuộc phỏng vấn được thu hình vào năm 2008, việc phủ nhận Holocaust là một tội hình sự. Các luật sư của Giám Mục Williamson lập luận rằng ngài không thể bị kết án vì cuộc phỏng vấn chỉ được phát sóng ở Thụy Điển, nơi không có luật phủ nhận Holocaust.
Tòa án Nhân quyền Châu Âu có trụ sở tại Strasbourg bác bỏ lời bào chữa này và kết luận rằng Giám Mục Williamson biết rằng ngài đã vi phạm luật pháp Đức vào thời điểm đó và không có cố gắng nào nhằm giới hạn việc phát sóng cuộc phỏng vấn này tại Thụy Điển mà thôi.
Giám Mục Williamson ban đầu bị phạt 12,000 euro, sau đó được giảm xuống còn 1, 500 euro sau khi kháng cáo. Sau khi cuộc phỏng vấn được phát sóng, ngài nhanh chóng bị loại khỏi vị trí là người đứng đầu một chủng viện của Huynh Đoàn Thánh Piô X ở Á Căn Đình.
Giám Mục Williamson giữ một “kỷ lục” độc đáo: Ngài là người đã bị Giáo hội trục xuất đến hai lần.
Lần đầu tiên ngài bị Giáo Hội Công Giáo trục xuất là vào năm 1988, sau khi ngài được Đức Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre truyền chức Giám Mục bất hợp pháp tại Écône, Thụy Sĩ, chống lại lệnh của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Vào thời điểm đó, Williamson là một linh mục thành viên của Huynh Đoàn Thánh Piô X, một tổ chức không hoàn toàn hiệp thông với Giáo hội.
Ngày 21 tháng Giêng, 2009, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 ký sắc lệnh tha vạ tuyệt thông cho Giám Mục Williamson, và ba Giám Mục khác của Huynh Đoàn Thánh Piô X bị vạ tuyệt thông vào năm 1988; với ý ngay lành là đưa Huynh Đoàn Thánh Piô X quay trở lại trong tình hiệp thông với Tòa Thánh.
Bất hạnh thay, ngày Đức Bênêđíctô ký sắc lệnh này cũng chính là ngày đài truyền hình Thụy Điển phát hình cuộc phỏng vấn Giám Mục Williamson.
Những làn sóng giận dữ tới tấp nhắm vào Đức Bênêđíctô. Giám Mục Williamson có viết thư cho Đức Bênêđíctô để xin lỗi ngài nhưng cương quyết không rút lại lập trường phủ nhận Holocaust.
Các quan chức Vatican nói rằng họ đã không biết về quan điểm của Giám Mục Williamson hay những lời bình luận của ngài trước khi ra thông báo tha vạ tuyệt thông. Tòa Thánh ra lệnh cho ngài rút lại các tuyên bố của mình nhưng ngài ngoan cố không tuân theo các chỉ thị của Tòa Thánh.
Vào ngày 4 tháng 10 năm 2012, Giám Mục Williamson đã chính thức bị trục xuất khỏi Huynh Đoàn Thánh Piô X sau khi từ chối thể hiện sự tôn trọng và vâng phục đối với Đức Cha Bernard Fellay, là bề trên tổng quyền của Huynh Đoàn Thánh Piô X, trong một chuyến viếng thăm Brazil không được báo trước của Đức Cha Bernard.
Vào năm 2015, một lần nữa ngài lại bị Giáo hội tuyên bố vạ tuyệt thông sau khi tấn phong giám mục trái phép cho một linh mục ở Brazil mà không có sự chấp thuận của Vatican. Kể từ đó, ngài đã tấn phong thêm hai giám mục khác. Lần mới nhất là vào năm 2017.
Source:Catholic Herald
Đức Phanxicô đã tới Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất trong chuyến tông du ngoại quốc lần thứ 27
Vũ Văn An
16:44 03/02/2019
Theo Vatican News, máy bay của Đức Giáo Hoàng đã hạ cánh xuống phi trường Abu Dhabi tối Chúa Nhật và một phái đoàn chính thức đã nghinh đón ngài tại Presidential Airport.
Sứ thần Tòa Thánh tại UAECác Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Đức Tổng Giám Mục Francisco Montecillo Padilla, lên chiếc máy bay vừa hạ cánh để nghinh đón Đức Giáo Hoàng.
Đông cung thái tử Sheikh Mohammed bin Zayed Al-Nahyan nghinh đón Đức Giáo Hoàng khi ngài vừa xuống khỏi cầu tháng máy bay và đặt chân lên đất Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất.
Khi các vị bước vào phi trường, trẻ em trong quốc phục đã dâng lên Đức Giáo Hoàng một bó hoa và chào kính ngài tới Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất bằng tiếng Tây Ban Nha, vốn là ngôn ngữ quê nhà của ngài.
Đức Phanxicô, sau đó, đã chào thăm người bạn cũ và là đồng minh với ngài trong việc tìm cách củng cố cuộc đối thoại Đông Tây, Đại Giáo Sĩ của al-Azhar, Ahmed el-Tayeb.
Việc Đức Giáo Hoàng tới đây đánh dấu lần đầu tiên một vị giáo hoàng đặt chân lên Bán Đảo Ả Rập.
Chủ đề chuyến viếng thăm là “Hãy biến con thành máng chuyển hòa bình” và mang theo nó lời kêu gọi thống thiết yêu cầu vùng này và thế giới theo đuổi các giá trị chung sống hòa bình và thắng vượt thiên kiến lẫn việc bám lấy các ý thức hệ, giáo phái và các đảng chính trị gây chia rẽ.
Giống như chim bồ câu mang cành ôliu trên huy hiệu chuyến tông du, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đặt chân lên Vùng Vịnh như một sứ giả hòa bình với thông điệp hy vọng đối với tương lai nhân loại.
Các môn đệ của Chúa theo Ngài vì niềm tin, chứ không phải vì phép lạ
Thanh Quảng sdb
18:14 03/02/2019
Các môn đệ của Chúa theo Ngài vì niềm tin, chứ không phải vì phép lạ
Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ trong giờ Kinh Truyền Tin với khách hành hương tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô vào Chúa Nhật về hồng ân cứu độ và tính phổ quát của mầu nhiệm cứu rỗi trong Chúa Giêsu Kitô.
Suy niệm về Tin mừng của ngày Chúa Nhật hôm nay (Lc 4: 21-30), Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ những phản ứng của những người đồng hương của Chúa Giêsu trước sứ mệnh của Chúa, là người mà Thánh thần Thiên Chúa sai đến thế gian để thực thi sứ mệnh loan truyền ơn cứu rỗi của Thiên Chúa cho nhân loại. .
Nhưng người đồng hương của Chúa hoài nghi về sứ vụ ấy và yêu sách Chúa phải thể hiện các phép lạ nơi họ, nhưng Chúa Giêsu từ chối.
Niềm tin chứ không phải phép màu
ĐTC nói: Thiên Chúa mong muốn dân Chúa phải có niềm tin, nhưng dân chúng lại đòi phép lạ, Thiên Chúa mong muốn cứu độ tất cả mọi người, nhưng dân chúng lại muốn một Đấng cứu thế theo ý của họ và có lợi cho họ.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết người đồng hương của Chúa Giêsu được mời gọi mở lòng ra đón nhận ơn cứu độ. Nhưng họ đã không đón nhận mà thậm chí còn giận dữ đưa Chúa lên sườn đồi của nguyện đường của họ với ý tưởng đen tối là xô Ngài xuống vược thẳm!
Từ chối và đánh bại
ĐTC nói: Chúa Giêsu thực thi sứ mạng Chúa Cha giao phó, ý thức mình phải đối diện với những khó khăn, bị từ chối, bắt bớ và thất bại... Đây là cái giá mà người ngôn sứ đích thực của Chúa phải đối diện và trả giá đắt đỏ ngày xưa cũng ngày nay! Tuy nhiên, dù phải khó khăn trăm bề vẫn không thể cản bước tiến của Chúa trong cuộc hành trình và thực thi sứ mệnh tiên tri ngôn sứ của Ngài.
Ngôn sứ ngày nay
Đức Thánh Cha nói thế giới ngày nay cần những người môn sinh đóng trọn các vai trò tiên tri, truyền giảng sứ điệp của ơn gọi Kitô giáo.
ĐTC nói: Họ là những ngôn sứ của niềm tin, chứ không phải của các dấu lạ, họ tận tâm phục vụ mọi người chứ không loại trừ bất kỳ ai, và họ sẵn sàng chấp nhận sống theo ý của Thiên Chúa Cha và làm chứng cho niềm tin yêu ấy cho người khác với một lòng trí trung thành bền bỉ!
Đức Thánh Cha Phanxicô nguyện cầu cho tất cả các môn sinh của Chúa được vững mạnh thăn tiến và hăng say trong nhiệt huyết tông đồ vì Nước Thiên Chúa qua sứ mệnh được truyền lại từ Chúa Giêsu Cứu Chúa!
Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ trong giờ Kinh Truyền Tin với khách hành hương tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô vào Chúa Nhật về hồng ân cứu độ và tính phổ quát của mầu nhiệm cứu rỗi trong Chúa Giêsu Kitô.
Suy niệm về Tin mừng của ngày Chúa Nhật hôm nay (Lc 4: 21-30), Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ những phản ứng của những người đồng hương của Chúa Giêsu trước sứ mệnh của Chúa, là người mà Thánh thần Thiên Chúa sai đến thế gian để thực thi sứ mệnh loan truyền ơn cứu rỗi của Thiên Chúa cho nhân loại. .
Nhưng người đồng hương của Chúa hoài nghi về sứ vụ ấy và yêu sách Chúa phải thể hiện các phép lạ nơi họ, nhưng Chúa Giêsu từ chối.
Niềm tin chứ không phải phép màu
ĐTC nói: Thiên Chúa mong muốn dân Chúa phải có niềm tin, nhưng dân chúng lại đòi phép lạ, Thiên Chúa mong muốn cứu độ tất cả mọi người, nhưng dân chúng lại muốn một Đấng cứu thế theo ý của họ và có lợi cho họ.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết người đồng hương của Chúa Giêsu được mời gọi mở lòng ra đón nhận ơn cứu độ. Nhưng họ đã không đón nhận mà thậm chí còn giận dữ đưa Chúa lên sườn đồi của nguyện đường của họ với ý tưởng đen tối là xô Ngài xuống vược thẳm!
Từ chối và đánh bại
ĐTC nói: Chúa Giêsu thực thi sứ mạng Chúa Cha giao phó, ý thức mình phải đối diện với những khó khăn, bị từ chối, bắt bớ và thất bại... Đây là cái giá mà người ngôn sứ đích thực của Chúa phải đối diện và trả giá đắt đỏ ngày xưa cũng ngày nay! Tuy nhiên, dù phải khó khăn trăm bề vẫn không thể cản bước tiến của Chúa trong cuộc hành trình và thực thi sứ mệnh tiên tri ngôn sứ của Ngài.
Ngôn sứ ngày nay
Đức Thánh Cha nói thế giới ngày nay cần những người môn sinh đóng trọn các vai trò tiên tri, truyền giảng sứ điệp của ơn gọi Kitô giáo.
ĐTC nói: Họ là những ngôn sứ của niềm tin, chứ không phải của các dấu lạ, họ tận tâm phục vụ mọi người chứ không loại trừ bất kỳ ai, và họ sẵn sàng chấp nhận sống theo ý của Thiên Chúa Cha và làm chứng cho niềm tin yêu ấy cho người khác với một lòng trí trung thành bền bỉ!
Đức Thánh Cha Phanxicô nguyện cầu cho tất cả các môn sinh của Chúa được vững mạnh thăn tiến và hăng say trong nhiệt huyết tông đồ vì Nước Thiên Chúa qua sứ mệnh được truyền lại từ Chúa Giêsu Cứu Chúa!
Tổng quan về chuyến đi của Đức Thánh Cha Phanxicô tại các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất 3-5.2.2019.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
19:15 03/02/2019
Khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đặt chân xuống Abu Dhabi ngày 3 tháng hai 2019, Ngài là Giáo Hoàng tiên khởi viếng thăm bán đảo Ả Rập. Trong một thông điệp video được phát hành trước chuyến đi tới các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), Đức Giáo Hoàng đã cám ơn về cơ hội để viết “ một trang mới trong lịch sử” về mối quan hệ giữa Công Giáo và Hội Giáo. Ngài muốn được đến thăm một nơi mọi người có thể chung sống hòa bình dù khác nhau về tôn giáo và văn hóa.
Các Tiểu Vương Quốc Á Rập Thống Nhất là một liên bang gồm 7 quốc gia trên bờ biển phía nam của Vịnh Ba Tư. Quốc gia trẻ này có 9.5 triệu dân. 11% dân bản địa. 85 % dân nước ngoài. 72 % là phái nam. 28 % phái nữ. Tuổi trung bình là 33. 76 % tín hữu Hồi giáo. 9 % tín hữu Kitô. 15 % tín hữu Hindu, Phật giáo, Baha’, Sikn, Do thái… Quốc gia này đào 3 triệu thùng dầu mỗi ngày.
Thái Tử Abu Dhabi Sheik Mohammed bin Zayed đã mời Đức Giáo Hoàng đến thăm các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất để tham dự Hội nghị Liên tôn Quốc tế về tình huynh đễ của con người, do Hội đồng Trưởng lão Hồi Giáo tổ chức. Mục đích là các tôn giáo có thể làm việc chung xây dựng hoà bình, đặc biệt là ở những nơi có xảy ra xung dộ tôn giáo. Đức Cha Paul Hinder, Đại Diện Tông Toà Nam Ả Rập chia sẻ với tín hữu Công Giáo vào tháng 12 năm ngoái rằng chuyến đi của Đức Thánh Cha sẽ là một bước quan trọng về đối thoại Hồi giáo và Kitô giáo, góp phần hiểu biết lẫn nhau về hoà bình trong khu vực Trung Đông.
Trong cuộc viếng thăm ở Vịnh Ba Tư “Hãy biến con thành Máng Chuyển Hòa Bình” từ ngày 3 đến 5 tháng hai 2019, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ viếng thăm nhà thớ thánh Giuse, cũng là trụ sở của Đại Diện Tông Toà Nam Ả Rập, một “giáo phận” đặc biệt gồm ba quốc gia, có gần 1 triệu người Công Giáo gồm 150 quốc tịch khác nhau. Đây là một “giáo hội di dân và đa dạng” Đức Cha Hinder giải thích: “Chúng tôi là một Giáo hội di cư. Mọi người, gồm giám mục và giáo dân phải thường xuyên gia hạn giấy phép cư trú. Nếu bị từ chối, sẽ có nhiều vấn đề lớn xảy ra cho gia đình. Điều này làm cho chúng tôi sống bấp bênh liên tục. Tuy nhiên, tôi bị đánh động vì đức tin không lay chuyển của giáo dân khi đối phó với những khó khăn hằng ngày”
Đức Cha Paul Hinder, gốc Thụy sĩ, thuộc Dòng Phanxicô Capuchin làm mục tử ở Bán Đảo Ả Rập này trong mười lăm năm. Ngài nhận rằng ngài cũng là di dân. Các thánh lễ được cử hành bằng 20 ngôn ngữ khác nhau. Việc dậy giáo lý cho hang ngàn người trẻ được trao cho giáo dân. Ngoài ra, còn có nhiều sinh hoạt như ca đoàn, nhóm cầu nguyện, nhóm trẻ, nhóm gia đình, nhóm tự nguyện…Đối với những người sống xa nhà, nhà thờ là một ngôi nhà. Nhiều người tách xa khỏi nhịp sống xã hội tìm đến giáo xứ để “nạp năng lượng”. Ông Keith Pereira chia sẻ: Đây là một xã hội mâu thuẫn. Một đàng thúc đẩy khoan dung. Một mặt khác không cho phép người nước ngoài được quyền trở thành công dân.
Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đang trở nên mạnh mẽ nhờ tính đa dạng của các nhóm cộng đồng quốc tế đã chọn xứ sở làm làm nhà của họ, góp phần xây dựng thịnh vượng và sống chung trong hòa bình. Năm 2019 được các vị lãnh đạo chọn là “Năm Khoan Dung” đem đến nhiều kỳ vọng cho các nhóm Hồi giáo. Đức Giáo Hoàng đã gửi tin nhắn qua Twitter ngày 3.2: Tôi sắp lên đường đến Các Tiểu Vương Ả Rập Thống Nhất, Tôi thăm Quốc gia này như anh em, để cùng nhau viết một trang đối thoại và cùng nhau bước đi trên những quãng đường hoà bình. Xin hãy cầu nguyện cho tôi.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Thái Tử Abu Dhabi Sheik Mohammed bin Zayed đã mời Đức Giáo Hoàng đến thăm các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất để tham dự Hội nghị Liên tôn Quốc tế về tình huynh đễ của con người, do Hội đồng Trưởng lão Hồi Giáo tổ chức. Mục đích là các tôn giáo có thể làm việc chung xây dựng hoà bình, đặc biệt là ở những nơi có xảy ra xung dộ tôn giáo. Đức Cha Paul Hinder, Đại Diện Tông Toà Nam Ả Rập chia sẻ với tín hữu Công Giáo vào tháng 12 năm ngoái rằng chuyến đi của Đức Thánh Cha sẽ là một bước quan trọng về đối thoại Hồi giáo và Kitô giáo, góp phần hiểu biết lẫn nhau về hoà bình trong khu vực Trung Đông.
Trong cuộc viếng thăm ở Vịnh Ba Tư “Hãy biến con thành Máng Chuyển Hòa Bình” từ ngày 3 đến 5 tháng hai 2019, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ viếng thăm nhà thớ thánh Giuse, cũng là trụ sở của Đại Diện Tông Toà Nam Ả Rập, một “giáo phận” đặc biệt gồm ba quốc gia, có gần 1 triệu người Công Giáo gồm 150 quốc tịch khác nhau. Đây là một “giáo hội di dân và đa dạng” Đức Cha Hinder giải thích: “Chúng tôi là một Giáo hội di cư. Mọi người, gồm giám mục và giáo dân phải thường xuyên gia hạn giấy phép cư trú. Nếu bị từ chối, sẽ có nhiều vấn đề lớn xảy ra cho gia đình. Điều này làm cho chúng tôi sống bấp bênh liên tục. Tuy nhiên, tôi bị đánh động vì đức tin không lay chuyển của giáo dân khi đối phó với những khó khăn hằng ngày”
Đức Cha Paul Hinder, gốc Thụy sĩ, thuộc Dòng Phanxicô Capuchin làm mục tử ở Bán Đảo Ả Rập này trong mười lăm năm. Ngài nhận rằng ngài cũng là di dân. Các thánh lễ được cử hành bằng 20 ngôn ngữ khác nhau. Việc dậy giáo lý cho hang ngàn người trẻ được trao cho giáo dân. Ngoài ra, còn có nhiều sinh hoạt như ca đoàn, nhóm cầu nguyện, nhóm trẻ, nhóm gia đình, nhóm tự nguyện…Đối với những người sống xa nhà, nhà thờ là một ngôi nhà. Nhiều người tách xa khỏi nhịp sống xã hội tìm đến giáo xứ để “nạp năng lượng”. Ông Keith Pereira chia sẻ: Đây là một xã hội mâu thuẫn. Một đàng thúc đẩy khoan dung. Một mặt khác không cho phép người nước ngoài được quyền trở thành công dân.
Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đang trở nên mạnh mẽ nhờ tính đa dạng của các nhóm cộng đồng quốc tế đã chọn xứ sở làm làm nhà của họ, góp phần xây dựng thịnh vượng và sống chung trong hòa bình. Năm 2019 được các vị lãnh đạo chọn là “Năm Khoan Dung” đem đến nhiều kỳ vọng cho các nhóm Hồi giáo. Đức Giáo Hoàng đã gửi tin nhắn qua Twitter ngày 3.2: Tôi sắp lên đường đến Các Tiểu Vương Ả Rập Thống Nhất, Tôi thăm Quốc gia này như anh em, để cùng nhau viết một trang đối thoại và cùng nhau bước đi trên những quãng đường hoà bình. Xin hãy cầu nguyện cho tôi.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Đông cung thái tử Abu Dhabi nghinh đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tin mới nhất của A.P.
Vũ Văn An
19:32 03/02/2019
Từ Abu Dhabi ngày 3 tháng 2, 2019, giờ địa phương, A.P. đã đánh đi bản tin sau đây về ngày đầu tiên trong chuyến viếng thăm ABU DHABI, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
8:00 giờ sáng: VATICAN CITY
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang tìm cách lật một trang sử mới trong liên hệ Kitô giáo-Hồi giáo đồng thời phục vụ một hòn đảo độc đáo đang phát triển Đạo Công Giáo, khi ngài bắt đầu chuyến đi đầu tiên của 1 vị Giáo hoàng đến Bán đảo Ả Rập, nơi phát sinh Hồi giáo.
Trong khi Đức Phanxicô đang xây dựng hai ưu tiên của mình với chuyến thăm từ Chúa Nhật đến Thứ ba tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất - thúc đẩy đối thoại liên tôn và thăm vùng ngoại vi Công Giáo - giao thức ngoại giao chắc chắn buộc ngài phải để lại phía sau nhiều ưu tư khác.
Sự hỗ trợ của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đối với cuộc chiến của Ả Rập Xê Út ở Yemen, nơi đã gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới, và hồ sơ có vấn đề của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất về vi phạm nhân quyền và lao động trong nước có thể sẽ được bỏ qua - ít nhất là ở nơi công cộng.
12:00 giờ trưa VATICAN CITY
Các Tiểu vương quốc đang chào đón chuyến đi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Abu Dhabi, chuyến thăm đầu tiên của 1 vị Giáo hoàng đến Bán đảo Ả Rập, nơi Hồi giáo ra đời.
Tờ The National, một tờ báo tiếng Anh, có liên hệ với nhà nước ở Abu Dhabi, đã mô tả chuyến thăm ba ngày của Đức Giáo Hoàng bắt đầu từ Chuá nhật là "một giấc mơ trở thành sự thật" đối với khoảng 1 triệu người Công Giáo La Mã.
Tờ báo cho biết: "Với thời điểm đó, sẽ phát xuất lòng biết ơn suốt đời đối với những người cầm quyền của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, những người năm ngoái đã mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm đất nước và thúc đẩy một xã hội trong đó tự do thờ phượng được dành cho mọi người."
Trong khi các Kitô hữu có thể thờ phượng trong các nhà thờ được xây dựng trên đất do những người cai trị đất nước hiến tặng, thì việc những người không theo đạo Hồi hô hào cải đạo là bất hợp pháp. Luật báng bổ và bội giáo cũng có thể đem lại án tử hình.
Trong khi đó, Yousef al-Otaiba, đại sứ quyền lực của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất tại Washington, đã viết trong một cột của tờ Politico rằng "tôn giáo ngày nay là một đường gãy (fault line) nguy hiểm gây chia rẽ khu vực."
Ông nói thêm: "Nhưng đức tin thực sự của người Hồi giáo, Kitô giáo và Do Thái giáo chưa bao giờ nhằm gây hận thù hay cuồng tín. Không có sự xung đột giữa các nền văn minh hay ý tưởng - chỉ có sự nóng nẩy ngu dốt và sự thiếu lòng can đảm và lãnh đạo đạo đức mà thôi".
12:20 giờ chiều VATICAN CITY
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kêu gọi chấm dứt cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Yemen, nói rằng "tiếng kêu than của những đứa trẻ này và cha mẹ chúng đã thấu" tới Thiên Chúa.
Ngài đã đưa ra lời kêu gọi tại Vatican một giờ trước khi khởi hành như dự định chuyến đi ba ngày tới Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, một nước vốn là thành viên chủ chốt của liên minh do Saudi dẫn đầu trong cuộc chiến với phiến quân liên minh của Iran. Cuộc xung đột đã đẩy Yemen đến bờ vực của nạn đói và gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới.
Đức Phanxicô kêu gọi các tín hữu ở Quảng trường Thánh Phêrô cùng tham gia cầu nguyện với ngài; ngài nói rằng "đây là những đứa trẻ đói khát" không có thuốc men và "có nguy cơ tử vong". Lưu ý rằng nhiều người không thể tiếp cận các khu vực viện trợ thực phẩm, ngài đã kêu gọi các bên liên quan và cộng đồng quốc tế khẩn trương đảm bảo rằng các thỏa thuận phải đạt được và thực phẩm phải được phân phối.
Đức Phanxicô dự kiến tới Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vào Chúa Nhật, nơi ngài sẽ trở thành giáo hoàng đầu tiên đến thăm Bán đảo Ả Rập.
12:45 giờ chiều VATICAN CITY
Các nhà lãnh đạo Kitô giáo tham dự một hội nghị thượng đỉnh trước khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Abu Dhabi nói rằng họ rất phấn chấn về chuyến thăm đầu tiên của 1 vị Giáo hoàng đến Bán đảo Ả Rập.
Giám mục Camillo Ballin, đại diện tông tòa của vùng Bắc Ả Rập, nói với Associated Press hôm Chúa Nhật rằng Giáo Hội Công Giáo La Mã đã cung cấp sự nâng đỡ cho khoảng 1 triệu tín hữu ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, gần như tất cả đều là người nước ngoài tới đây để có việc làm.
Đức cha Ballin nói: "Chuyến thăm của ngài là một sự khích lệ lớn và quan trọng đối với các Kitô hữu đang sống ở các quốc gia này vì họ ở xa quê hương và họ đặc biệt cần được khuyến khích để cảm thấy như đang ở nhà."
Mục sư Andrew Thompson của Nhà thờ Anh giáo St. Andrew ở Abu Dhabi nói rằng cộng đoàn của ngài rất phấn khích đối với Thánh lễ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào hôm thứ Ba.
Mục sư Thompson nói: "Công đoàn của tôi rất hạnh phúc được mục kích những gì sẽ là hành vi thờ phượng Kitô giáo lớn nhất trong lịch sử của vùng Vịnh Ả Rập, và chúng tôi rất phấn chấn được là một phần của điều đó."
9:50 giờ đêm
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã hạ cánh xuống Abu Dhabi trong chuyến đi đầu tiên của 1 vị Giáo hoàng đến Bán đảo Ả Rập, nơi phát sinh Hồi giáo.
Chuyến bay Alitalia của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã hạ cánh xuống thành phố thủ đô của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, một liên bang gồm bảy tiểu vương quốc theo đạo Hồi, khoảng 9:50 tối hôm Chúa Nhật.
10:15 giờ đêm
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã được chào đón bởi đông cung thái tử đầy quyền lực của Abu Dhabi, Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan, khi tới Bán đảo Ả Rập.
Một bé trai và một bé gái trong trang phục truyền thống của người Dhabi đã trao hoa cho Đức Giáo Hoàng sau khi hạ cánh vào đêm Chúa Nhật. Hai nhà lãnh đạo sau đó duyệt qua một đoàn bảo vệ danh dự, tất cả đều có dao găm Ả Rập truyền thống ở vòng lưng của họ.
Đứ Giáo hoàng Phanxicô và Sheikh Mohammed mỉm cười và nói chuyện với nhau khi họ đi qua nhà ga sân bay.
Đức Giáo Hoàng cũng đã gặp một loạt các bộ trưởng nội các xếp hàng chào đón, cũng như các viên chức Công Giáo và Hồi giáo địa phương.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam Tổng kết năm 2018
Trương Trí
09:55 03/02/2019
Chiều ngày 02 tháng 2 nhằm ngày 29 tháng Chạp, Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam đã tổ chức Tổng kết một năm hoạt động của giáo xứ, mặc dù là ngày giáp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc, mọi người bận rộn với biết bao công việc của ngày cuối năm để đón Tết, vậy mà hầu như không hề thiếu vắng một ai, không tính cha Quản xứ và hai cha Phó, hầu như từ Ban Thường vụ ĐG, Ban Cố vấn, Ban Trị sự 12 Khu vực, Ban Điều hành các Ban-Nghành-Đoàn thể đều hiện diện đông đủ, số người tham dự lên đến chừng 200 người.
Mở đầu buổi Tổng kết, cha Quản xứ Antôn Nguyễn Văn Tuyến thay mặt toàn thể HĐGX dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria tất cả những lao nhọc của Giáo xứ trong suốt một năm qua, xin Thiên Chúa và Mẹ Maria luôn đồng hành và gìn giữ giáo xứ.
Xem Hình
Đi vào chương trình Tổng kết, cha Quản xứ nhận định: Tổng kết cuối năm là dịp để mọi người ngồi lại với nhau hầu ôn lại tất cả những sinh hoạt, những vui buồn sướng khổ trong một năm qua, chứ không phải ngồi lại để bới lông tìm vết, mà cùng nhau xây dựng một giáo xứ ngày càng phát triễn tốt đẹp hơn. Ngài nhắc nhỡ cộng đoàn phải biết tạo tình liên đới đối với mọi chung quanh, trong giáo xứ chúng ta, nhất là trong gia đình chúng ta, như lời giáo huấn của Đức Thánh Gióa hoàng Gioan Phaolô II mời gọi. Ngài nhận xét Ban Văn hóa Xã hội đã sâu sát với những hoàn cảnh khó khăn trong địa bàn giáo xứ để kịp thời giúp đỡ những gia đình đang cần sự giúp đỡ của chúng ta.
Ngài cũng đưa ra những ví dụ điễn hình và thực tế trong giáo xứ, nhất là những gia đình đang gặp khó khăn và đau thương. Trong đời sống hôn nhân gia đình, có những gia đình khó khăn gặp phải hoàn cảnh người vợ hoặc chồng đau ốm bệnh tật triền miên, đang tự chăm sóc nhau. Những gia đình đó đang cần đến sự quan tâm của giáo xứ và của mọi người, không chỉ của các Đoàn thể mà còn phải cần đến sự quan tâm của cha Quản xứ. Điều quan tâm của chúng ta có thể hoán cải cả một đời sống con người, Ngài nêu những ví dụ điển hình mà ngài đã gặp phải trong suốt cuộc đời linh mục, có những việc mà cho đến giờ này ngài vẫn còn rất băn khoăn và hối tiếc nếu lúc đó ngài kịp thời can thiệp.
Cha Quản xứ rất quan tâm đến ngôi Nhà thờ, một ngôi Nhà thờ có tầm cỡ của Giáo hội và đất nước do chính Kiến Trúc sư tài hoa Ngô Viết Thụ thiết kế, được khởi công từ đầu năm 1963. Nhưng trải qua bao biến cố lịc sử, qua nhiều giai đoạn, mãi đến năm 2000 mới tạm thời hoàn thành. Tuy nhiên chính vì dang dỡ qua nhiều giai đoạn nên ngôi Nhà thờ hoàn thành không được như mơ ước. Đến nay nhiều hạng mục công trình đang bị xuống cấp nghiêm trọng, nếu không kịp thời có kế hoạch trùng tu thì tuổi thọ của ngôi Nhà thờ chắc chắn sẽ không cao như thiết kế. Ngài đã nhờ cha Patrick người Pháp giúp đỡ, bằng cách kêu gọi một số Kiến Trúc sư châu Âu nghiên cứu để có kế hoạch sữa chửa, đồng thời nhờ ngài mời gọi các ân nhân giúp đỡ hầu có thể giữ gìn ngôi Nhà thờ bền vững. Đây là một công trình văn hóa không chỉ về mặt tôn giáo mà còn cả giá trị mỹ quan và du lịch. Vừa qua, sau khi khảo sát tỉ mĩ, cha Patrick đã có nhận định rằng ngôi Nhà thờ chỉ mới hoàn thành về phần thô, nếu hoàn thiện về phần trang trí thì giá trị của ngôi Nhà thờ sẽ cao hơn rất nhiều, và ngài hứa sẽ hết lòng giúp đỡ tạo điều kiện để trùng tu ngôi Nhà thờ.
Tiếp tục chương trình Tổng kết, mở đầu là báo cáo Tổng kết của ông Phêrô Đặng Văn Hoàng, Chủ tịch HĐGX, một bản báo cáo súc tích và đầy đủ theo đánh giá của cha Quản xứ. Qua đó, mọi người có thể nắm bắt được những con số chính xác từ dân số, số lượng gia đình, số người nam nữ, ssố lượng các em đang trong độ tuổi học sinh sinh viên, nhất là việc lãnh nhận các Bí tích.
Giáo xứ đã tích cực tham gia các Nghi thức và giữ gìn trật tự những ngày Đại lễ của Giáo phận, mà sự đóng góp tích cực của Ban Chúng sự Hiếu đạo và các Ban-Nghành-Đoàn thể đã góp phần vào thành công của Đại lễ.
Ông Chủ tịch HĐGX cũng nếu lên số lượng khách hành hương trong dịp Năm Thánh các Thánh Tử đạo Việt Nam lên đến trên 15 ngàn lượt người với 120 đoàn, trong đó có 808 khách nước ngoài gồm 27 đoàn.
Kết luận trong Tổng kết, ông Phêrô Đặng Văn Hoàng chủ tịch HĐGX thay mặt toàn thể Giáo xứ tỏ lòng tri ân đối với quý ân nhân xa gần đã hết lòng yêu thương và giúp đỡ giáo xứ trong suốt một năm qua. Xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho quý vị, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, hai Thánh Quan thầy Phêrô và Phaolô, Thánh Tử đạo Phaolô Bường.
Đồng thời cũng xin cha Quản xứ và quý cha tha thứ những lỗi lầm thiếu sót của giáo xứ.
Ông Giacôbê Nguyễn Quang Hân, Trưởng ban Tài chính cũng đã báo cáo tình hình thu chi của giáo xứ, trong năm qua giáo xứ tổng thu được hơn 1 tỷ 8 trăm triệu đồng, chủ yếu là nhờ váo tiền oi của các lễ và chừng 500 triệu tiền dâng cúng của các gia đình trong và ngoài giáo xứ. Việc thu chi hết sức minh bạch, kể cả việc thu và giao tiền của cha Quản xứ đều được ghi rõ rang bằng phiếu thu, và tất cả những số tiền chi ra đều được lưu lại bằng hóa đơn chứng từ.
Chị Maria Nguyễn Thị Nga, Trưởng ban Văn hóa Xã hội báo cáo về những công tác xã hội đã thực hiện trong suốt một năm qua: Nhờ sự hỗ trợ của các ân nhân của quỹ EDM và Singapore và của bác sĩ Nguyễn Anh Cát mà các em sinh viên học sinh thuộc các gia đình khó khăn được giúp đỡ để có điều kiện học hành.
Hũ gạo tình thương được sự nhiệt thành của Ban Trị sự các Khu vực, tích cực thu góp từng gia đình để có thể thường xuyên cung cấp gạo cho những người già neo đơn. Ngoài ra còn có sự giúp đỡ của quý đồng hương Phủ Cam như cô Mai Chi, bà Kim Quy thuộc Khu vực Fatima đã giúp đỡ cho các gia đình khó khăn trong dịp lễ Giáng sinh và Tết Nguyên đán này.
Tổng số học bỗng đã chi ra trong năm qua là 362 triệu đồng, hơn 14 tấn gạo, ngoài ra còn có mì tôm, bột ngọt và cả nước mắm.
Sau phần Tổng kết, cha Quản xứ trình chiếu cho mọi người xem về công trình ngôi nhà thờ hiện nay đang xuống cấp và ngôi nhà thờ sau khi được trùng tu và gia cố theo khảo sát của cha Patríck. Ai nấy đều phấn khởi khi được nhìn thấy ngôi Nhà thờ thực sự hoàn thiện mặc dù chỉ mới dự kiến.
Kết thúc Tổng kết, ông Phêrô Đặng Văn Hoàng và Ban Thường vụ HĐGX thay mặt giáo xứ, chúc Tết cha Quản xứ và quý cha Phó, đồng thời cũng trao tặng các ngài những chậu hoa Lan rực rỡ sắc Xuân mừng Tết cổ truyền của dân tộc.
Trương Trí
Mở đầu buổi Tổng kết, cha Quản xứ Antôn Nguyễn Văn Tuyến thay mặt toàn thể HĐGX dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria tất cả những lao nhọc của Giáo xứ trong suốt một năm qua, xin Thiên Chúa và Mẹ Maria luôn đồng hành và gìn giữ giáo xứ.
Xem Hình
Đi vào chương trình Tổng kết, cha Quản xứ nhận định: Tổng kết cuối năm là dịp để mọi người ngồi lại với nhau hầu ôn lại tất cả những sinh hoạt, những vui buồn sướng khổ trong một năm qua, chứ không phải ngồi lại để bới lông tìm vết, mà cùng nhau xây dựng một giáo xứ ngày càng phát triễn tốt đẹp hơn. Ngài nhắc nhỡ cộng đoàn phải biết tạo tình liên đới đối với mọi chung quanh, trong giáo xứ chúng ta, nhất là trong gia đình chúng ta, như lời giáo huấn của Đức Thánh Gióa hoàng Gioan Phaolô II mời gọi. Ngài nhận xét Ban Văn hóa Xã hội đã sâu sát với những hoàn cảnh khó khăn trong địa bàn giáo xứ để kịp thời giúp đỡ những gia đình đang cần sự giúp đỡ của chúng ta.
Ngài cũng đưa ra những ví dụ điễn hình và thực tế trong giáo xứ, nhất là những gia đình đang gặp khó khăn và đau thương. Trong đời sống hôn nhân gia đình, có những gia đình khó khăn gặp phải hoàn cảnh người vợ hoặc chồng đau ốm bệnh tật triền miên, đang tự chăm sóc nhau. Những gia đình đó đang cần đến sự quan tâm của giáo xứ và của mọi người, không chỉ của các Đoàn thể mà còn phải cần đến sự quan tâm của cha Quản xứ. Điều quan tâm của chúng ta có thể hoán cải cả một đời sống con người, Ngài nêu những ví dụ điển hình mà ngài đã gặp phải trong suốt cuộc đời linh mục, có những việc mà cho đến giờ này ngài vẫn còn rất băn khoăn và hối tiếc nếu lúc đó ngài kịp thời can thiệp.
Cha Quản xứ rất quan tâm đến ngôi Nhà thờ, một ngôi Nhà thờ có tầm cỡ của Giáo hội và đất nước do chính Kiến Trúc sư tài hoa Ngô Viết Thụ thiết kế, được khởi công từ đầu năm 1963. Nhưng trải qua bao biến cố lịc sử, qua nhiều giai đoạn, mãi đến năm 2000 mới tạm thời hoàn thành. Tuy nhiên chính vì dang dỡ qua nhiều giai đoạn nên ngôi Nhà thờ hoàn thành không được như mơ ước. Đến nay nhiều hạng mục công trình đang bị xuống cấp nghiêm trọng, nếu không kịp thời có kế hoạch trùng tu thì tuổi thọ của ngôi Nhà thờ chắc chắn sẽ không cao như thiết kế. Ngài đã nhờ cha Patrick người Pháp giúp đỡ, bằng cách kêu gọi một số Kiến Trúc sư châu Âu nghiên cứu để có kế hoạch sữa chửa, đồng thời nhờ ngài mời gọi các ân nhân giúp đỡ hầu có thể giữ gìn ngôi Nhà thờ bền vững. Đây là một công trình văn hóa không chỉ về mặt tôn giáo mà còn cả giá trị mỹ quan và du lịch. Vừa qua, sau khi khảo sát tỉ mĩ, cha Patrick đã có nhận định rằng ngôi Nhà thờ chỉ mới hoàn thành về phần thô, nếu hoàn thiện về phần trang trí thì giá trị của ngôi Nhà thờ sẽ cao hơn rất nhiều, và ngài hứa sẽ hết lòng giúp đỡ tạo điều kiện để trùng tu ngôi Nhà thờ.
Tiếp tục chương trình Tổng kết, mở đầu là báo cáo Tổng kết của ông Phêrô Đặng Văn Hoàng, Chủ tịch HĐGX, một bản báo cáo súc tích và đầy đủ theo đánh giá của cha Quản xứ. Qua đó, mọi người có thể nắm bắt được những con số chính xác từ dân số, số lượng gia đình, số người nam nữ, ssố lượng các em đang trong độ tuổi học sinh sinh viên, nhất là việc lãnh nhận các Bí tích.
Giáo xứ đã tích cực tham gia các Nghi thức và giữ gìn trật tự những ngày Đại lễ của Giáo phận, mà sự đóng góp tích cực của Ban Chúng sự Hiếu đạo và các Ban-Nghành-Đoàn thể đã góp phần vào thành công của Đại lễ.
Ông Chủ tịch HĐGX cũng nếu lên số lượng khách hành hương trong dịp Năm Thánh các Thánh Tử đạo Việt Nam lên đến trên 15 ngàn lượt người với 120 đoàn, trong đó có 808 khách nước ngoài gồm 27 đoàn.
Kết luận trong Tổng kết, ông Phêrô Đặng Văn Hoàng chủ tịch HĐGX thay mặt toàn thể Giáo xứ tỏ lòng tri ân đối với quý ân nhân xa gần đã hết lòng yêu thương và giúp đỡ giáo xứ trong suốt một năm qua. Xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho quý vị, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, hai Thánh Quan thầy Phêrô và Phaolô, Thánh Tử đạo Phaolô Bường.
Đồng thời cũng xin cha Quản xứ và quý cha tha thứ những lỗi lầm thiếu sót của giáo xứ.
Ông Giacôbê Nguyễn Quang Hân, Trưởng ban Tài chính cũng đã báo cáo tình hình thu chi của giáo xứ, trong năm qua giáo xứ tổng thu được hơn 1 tỷ 8 trăm triệu đồng, chủ yếu là nhờ váo tiền oi của các lễ và chừng 500 triệu tiền dâng cúng của các gia đình trong và ngoài giáo xứ. Việc thu chi hết sức minh bạch, kể cả việc thu và giao tiền của cha Quản xứ đều được ghi rõ rang bằng phiếu thu, và tất cả những số tiền chi ra đều được lưu lại bằng hóa đơn chứng từ.
Chị Maria Nguyễn Thị Nga, Trưởng ban Văn hóa Xã hội báo cáo về những công tác xã hội đã thực hiện trong suốt một năm qua: Nhờ sự hỗ trợ của các ân nhân của quỹ EDM và Singapore và của bác sĩ Nguyễn Anh Cát mà các em sinh viên học sinh thuộc các gia đình khó khăn được giúp đỡ để có điều kiện học hành.
Hũ gạo tình thương được sự nhiệt thành của Ban Trị sự các Khu vực, tích cực thu góp từng gia đình để có thể thường xuyên cung cấp gạo cho những người già neo đơn. Ngoài ra còn có sự giúp đỡ của quý đồng hương Phủ Cam như cô Mai Chi, bà Kim Quy thuộc Khu vực Fatima đã giúp đỡ cho các gia đình khó khăn trong dịp lễ Giáng sinh và Tết Nguyên đán này.
Tổng số học bỗng đã chi ra trong năm qua là 362 triệu đồng, hơn 14 tấn gạo, ngoài ra còn có mì tôm, bột ngọt và cả nước mắm.
Sau phần Tổng kết, cha Quản xứ trình chiếu cho mọi người xem về công trình ngôi nhà thờ hiện nay đang xuống cấp và ngôi nhà thờ sau khi được trùng tu và gia cố theo khảo sát của cha Patríck. Ai nấy đều phấn khởi khi được nhìn thấy ngôi Nhà thờ thực sự hoàn thiện mặc dù chỉ mới dự kiến.
Kết thúc Tổng kết, ông Phêrô Đặng Văn Hoàng và Ban Thường vụ HĐGX thay mặt giáo xứ, chúc Tết cha Quản xứ và quý cha Phó, đồng thời cũng trao tặng các ngài những chậu hoa Lan rực rỡ sắc Xuân mừng Tết cổ truyền của dân tộc.
Trương Trí
VietCatholic TV
Vị Giáo Hoàng đầu tiên đặt chân đến Ả Rập - Đón tiếp tại phi trường Abu Dhabi
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:52 03/02/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 1h chiều ngày Chúa Nhật 3 tháng 2, tức là ngày 29 tháng 12 âm lịch, Đức Thánh Cha đã khởi hành từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang Abu Dhabi.
Ngài đã đến nơi vào lúc 10h tối, theo giờ địa phương. Lễ nghi chào đón đã được diễn ra tại khu vực sân bay dành cho Tổng thống tại Abu Dhabi.
Ra đón Đức Thánh Cha có thái tử Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan nghinh đón Đức Giáo Hoàng khi ngài vừa xuống khỏi cầu tháng máy bay và đặt chân lên đất Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất.
Khi các vị bước vào phòng khánh tiết của phi trường, các trẻ em trong quốc phục đã dâng lên Đức Giáo Hoàng một bó hoa và kính chào ngài tới Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất bằng tiếng Tây Ban Nha, là tiếng mẹ đẻ của ngài.
Đức Phanxicô đã duyệt qua một hàng quân danh dự trước khi gặp được người bạn cũ và là đồng minh với ngài trong việc tìm cách củng cố cuộc đối thoại Kitô Giáo và Hồi Giáo là Giáo Sĩ Ahmed el-Tayeb của Đại Học al-Azhar.
Chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng là thể theo lời mời ngài tham dự “Hội nghị liên tôn quốc tế về tình huynh đệ của nhân loại”, do Thái tử Mohammed bin Zayed Al Nahyan của Abu Dhabi đưa ra trong chuyến viếng thăm Vatican hồi tháng Chín, 2016. Đồng thời, chuyến viếng thăm này cũng là để đáp lại lời mời của Giáo Hội Công Giáo tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Vì tình trạng đau yếu thường xuyên của phụ hoàng là Quốc Vương Khalifa bin Zayed, Thái tử Al Nahyan là người thực sự nắm quyền tại Abu Dhabi. Thái tử Mohammed bin Zayed Al Nahyan được coi là động lực của những thay đổi tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Ông có một cái nhìn cởi mở đối với phương Tây và Kitô Giáo, mà thể hiện cụ thể nhất là Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tại quốc gia này. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đi vào lịch sử như vị Giáo Hoàng đầu tiên đặt chân đến vùng Vịnh sau khi tiên tri Muhammad của Hồi Giáo chinh phục được vùng này.
Sáng thứ Hai, ngày 4 tháng 2, lúc 12 giờ trưa sẽ có lễ nghi chào đón chính thức tại phủ tổng thống và cuộc hội đàm giữa Đức Thánh Cha với Thái tử Al Nahyan.
Nhân đây, chúng tôi xin trình bày với quý vị và anh chị em vài nét về quốc gia này.
Vùng đất bao gồm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Omar, Bahrain, và Syria trước đây là vùng toàn tòng Kitô Giáo. Sáu vị Giáo Hoàng là những người xuất thân trong vùng này.
Năm 630, Muhammad gửi mật sứ đến thuyết phục những nhà hoạt động chính trị người Omar. Họ được đưa sang Medina, cải đạo sang Hồi giáo và bí mật về nước khởi nghĩa thành công lật đổ vương triều Sassanid. Sau khi lên nắm quyền, họ thực thi chính sách Hồi Giáo hoá bằng bạo lực trong toàn vùng.
Sau khi Muhammad từ trần vào năm 632, Abu Bakr, là cha vợ và là đồng chí của Muhammad lên nắm quyền. Một số tín hữu Hồi Giáo tin rằng Muhammad muốn nhường chức Khalifa (nghĩa là người thừa kế) cho Ali ibn Abi Talib, thường gọi tắt là Ali, là con rể và cũng là người anh em họ, chứ không phải cho Abu Bakr. Những người ủng hộ Ali tách ra thành Hồi Giáo Shiite /ʃiː-aɪt/, còn những người ủng hộ Abu Bakr gọi là Hồi Giáo Sunni. Hai bên đánh giết nhau cho đến nay.
Các cộng đồng Hồi giáo mới thành lập ở phía nam vịnh Ba Tư cũng rơi ngay vào hố chia rẽ này. Khalip Abu Bakr phái một đội quân từ thủ đô Medina đánh chiếm lại vùng này. Họ tái chinh phục được lãnh thổ sau các trận chiến đẫm máu tại Dibba khiến ít nhất 10,000 người thiệt mạng.
Tuy nhiên, có thể nói lịch sử của vùng đất này cho đến tận ngày nay là lịch sử của các cuộc chiến tranh liên tục giữa hai hệ phái Hồi Giáo Shiite và Sunni. Bản đồ của vùng này ngày nay, sau khi được vẽ đi vẽ lại nhiều lần, cho thấy Iran, Iraq, Bahrain là “toàn tòng” Shiite, trong khi ở các quốc gia khác, người Sunni chiếm đa số mặc dù vẫn có các cộng đồng đáng kể các tín hữu Shiite như tại Yemen, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Kuwait, Qatar, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ. Ngay cả tại Ả rập Saudi nơi khét tiếng là thẳng tay với Hồi Giáo Shiite vẫn có sự hiện diện của các cộng đồng Hồi Giáo thuộc hệ phái này.
Chiến tranh triền miên, nạn hải tặc và các mưu toan thực dân hóa vùng này của Nga và Pháp đã khiến các quốc gia trong vùng ký một hiệp ước vào năm 1892 để nhờ Anh bảo hộ.
Tuy nhiên, đến năm 1966, tình hình trở nên rõ ràng rằng chính phủ Anh không còn đủ khả năng cai quản và bảo hộ khu vực này. Ngày 24 tháng Giêng năm 1968, Thủ tướng Anh Harold Wilson công bố quyết định triệt thoái hoàn toàn vào tháng 12, 1971.
Bahrain độc lập vào tháng 8, và Qatar độc lập vào tháng 9 năm 1971. Bảy nước còn lại hợp thành một liên bang lấy tên Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, và tồn tại như thế cho đến nay.
Giáo Hội Năm Châu 04/02/2019: Giới thiệu Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:35 03/02/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Hôm 6 tháng 12 năm ngoái 2018, Tòa Thánh và Chính phủ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã đồng loạt công bố về chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Abu Dhabi từ ngày 3 tháng 2 đến ngày 5 tháng 2 năm 2019. Trước Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, Tòa Thánh đã công bố chương trình chi tiết chuyến tông du này của Đức Thánh Cha.
Do đó, chương trình này được dành riêng để xin giới thiệu với quý vị và anh chị em một vài nét về chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
1. Chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng
Chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng là thể theo lời mời ngài tham dự “Hội nghị liên tôn quốc tế về tình huynh đệ của nhân loại”, do Thái tử Mohammed bin Zayed Al Nahyan của Abu Dhabi đưa ra trong chuyến viếng thăm Vatican hồi tháng Chín, 2016 . Đồng thời, chuyến viếng thăm này cũng là để đáp lại lời mời của Giáo Hội Công Giáo tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Vì tình trạng đau yếu thường xuyên của phụ hoàng là Quốc Vương Khalifa bin Zayed, Thái tử Al Nahyan là người thực sự nắm quyền tại Abu Dhabi. Thái tử Mohammed bin Zayed Al Nahyan được coi là động lực của những thay đổi tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Ông có một cái nhìn cởi mở đối với phương Tây và Kitô Giáo, mà thể hiện cụ thể nhất là Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tại quốc gia này. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đi vào lịch sử như vị Giáo Hoàng đầu tiên đặt chân đến vùng Vịnh sau khi tiên tri Muhammad của Hồi Giáo chinh phục được vùng này.
Chúa Nhật 3 tháng 2
Theo chương trình, sau khi đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu tại quảng trường Thánh Phêrô, lúc 1h chiều ngày Chúa Nhật 3 tháng 2 (ngày 29 tháng 12 âm lịch), Đức Thánh Cha sẽ khởi hành từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang Abu Dhabi.
Ngài sẽ đến nơi vào lúc 10h tối, theo giờ địa phương. Mặc dù khuya như thế, vẫn có lễ nghi chào đón chính thức được diễn ra tại khu vực sân bay dành cho Tổng thống tại Abu Dhabi.
Thứ Hai 4 tháng 2
Sáng thứ Hai, ngày 4 tháng 2, lúc 12 giờ trưa sẽ có lễ nghi chào đón chính thức tại phủ tổng thống. Đức Thánh Cha sẽ có cuộc hội đàm với Thái tử Al Nahyan.
Lúc 5 giờ chiều cùng ngày, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các thành viên của Hội đồng trưởng lão Hồi giáo tại Đại Đền Thờ Hồi Giáo Sheikh Zayed.
Lúc 6:10 chiều, Đức Thánh Cha sẽ tham dự “Hội nghị liên tôn quốc tế về tình huynh đệ của nhân loại” tại Đài tưởng niệm vị lập quốc.
Thứ Ba 5 tháng 2
Sáng Thứ Ba, ngày 5 tháng 2 (ngày mùng Một Tết Âm Lịch)
Lúc 9:15 sáng, Đức Thánh Cha sẽ kính viếng nhà thờ chánh tòa Thánh Giuse của miền Giám Quản Tông Tòa Nam Ả Rập .
Lúc 10:30 sáng, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh lễ tại vận động trường Zayed của thủ đô Abu Dhabi.
Lúc 12:40 chiều, lễ từ biệt tại sân bay của Tổng thống.
Lúc 1 giờ chiều, máy bay cất cánh về Rôma.
Dự kiến lúc 5 giờ chiều, theo giờ Rôma, Đức Thánh Cha sẽ đến sân bay quân sự Ciampino của Rôma.
2. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, thường được gọi vắn tắt là UAE – đó là chữ viết tắt từ tên tiếng Anh United Arab Emirates. UAE là một liên bang quân chủ chuyên chế tại Tây Á. Quốc gia này nằm trên bán đảo Ả Rập và giáp với vịnh Ba Tư, có biên giới trên bộ với Oman về phía đông và với Ả Rập Xê Út về phía nam, có biên giới hàng hải với Qatar về phía tây và với Iran về phía bắc.
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc vào năm 2017, dân số nước này được ước tính là 9.4 triệu dân, trong đó 88% là người nhập cư: 38.2% là người Ấn Độ, 10.2% là người Ai Cập, 9.4% là người Pakistan và 6.1% là người Phi Luật Tân. Cũng có một con số đông đảo những người Việt Nam sang lao động tại đây.
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là một liên bang gồm bảy tiểu vương quốc, được thành lập vào ngày 2 tháng 12 năm 1971. Các tiểu vương quốc cấu thành liên bang này là Abu Dhabi, Ajman, Dubai, Fujairah, Ras al-Khaimah, Sharjah và Umm al-Quwain. Mỗi tiểu vương quốc do một vị Quốc Vương cai trị. Các vị Quốc Vương hình thành Hội đồng Tối cao Liên bang. Một trong các vị Quốc Vương được chọn làm tổng thống của liên bang. Tổng thống hiện nay là Quốc Vương Khalifa bin Zayed.
Hồi giáo là quốc giáo và tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức. Tuy nhiên, trên thực tế tiếng Anh và Ấn Độ là hai ngôn ngữ phổ biến tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
3. Vài nét lịch sử
Vùng đất bao gồm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Omar, Bahrain, và Syria trước đây là vùng toàn tòng Kitô Giáo. Sáu vị Giáo Hoàng là những người xuất thân trong vùng này.
Năm 630, Muhammad gửi mật sứ đến thuyết phục những nhà hoạt động chính trị người Omar. Họ được đưa sang Medina, cải đạo sang Hồi giáo và bí mật về nước khởi nghĩa thành công lật đổ vương triều Sassanid. Sau khi lên nắm quyền, họ thực thi chính sách Hồi Giáo hoá bằng bạo lực trong toàn vùng.
Sau khi Muhammad từ trần vào năm 632, Abu Bakr, là cha vợ và là đồng chí của Muhammad lên nắm quyền. Một số tín hữu Hồi Giáo tin rằng Muhammad muốn nhường chức Khalifa (nghĩa là người thừa kế) cho Ali ibn Abi Talib, thường gọi tắt là Ali, là con rể và cũng là người anh em họ, chứ không phải cho Abu Bakr. Những người ủng hộ Ali tách ra thành Hồi Giáo Shiite /ʃiː-aɪt/, còn những người ủng hộ Abu Bakr gọi là Hồi Giáo Sunni. Hai bên đánh giết nhau cho đến nay.
Các cộng đồng Hồi giáo mới thành lập ở phía nam vịnh Ba Tư cũng rơi ngay vào hố chia rẽ này. Khalip Abu Bakr phái một đội quân từ thủ đô Medina đánh chiếm lại vùng này. Họ tái chinh phục được lãnh thổ sau các trận chiến đẫm máu tại Dibba khiến ít nhất 10,000 người thiệt mạng.
Tuy nhiên, có thể nói lịch sử của vùng đất này cho đến tận ngày nay là lịch sử của các cuộc chiến tranh liên tục giữa hai hệ phái Hồi Giáo Shiite và Sunni. Bản đồ của vùng này ngày nay, sau khi được vẽ đi vẽ lại nhiều lần, cho thấy Iran, Iraq, Bahrain là “toàn tòng” Shiite, trong khi ở các quốc gia khác, người Sunni chiếm đa số mặc dù vẫn có các cộng đồng đáng kể các tín hữu Shiite như tại Yemen, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Kuwait, Qatar, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ. Ngay cả tại Ả rập Xê út nơi khét tiếng là thẳng tay với Hồi Giáo Shiite vẫn có sự hiện diện của các cộng đồng Hồi Giáo thuộc hệ phái này.
Chiến tranh triền miên, nạn hải tặc và các mưu toan thực dân hóa vùng này của Nga và Pháp đã khiến các quốc gia trong vùng ký một hiệp ước vào năm 1892 để nhờ Anh bảo hộ.
Tuy nhiên, đến năm 1966, tình hình trở nên rõ ràng rằng chính phủ Anh không còn đủ khả năng cai quản và bảo hộ khu vực này. Ngày 24 tháng Giêng năm 1968, Thủ tướng Anh Harold Wilson công bố quyết định triệt thoái hoàn toàn vào tháng 12, 1971 .
Bahrain độc lập vào tháng 8, và Qatar độc lập vào tháng 9 năm 1971. Bảy nước còn lại hợp thành một liên bang lấy tên Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, và tồn tại như thế cho đến nay.
4. Kinh tế
Trữ lượng dầu của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đứng thứ 7 thế giới, còn trữ lượng khí đốt thiên nhiên của nước này đứng thứ 17 thế giới. Vì thế, thu nhập của quốc gia này chủ yếu dựa vào xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên.
Sheikh Zayed là Quốc Vương của Abu Dhabi và là tổng thống đầu tiên của liên bang. Ông tận dụng các thu nhập từ dầu mỏ để cái cách các lĩnh vực y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng. Thành phố đông dân nhất liên bang là Dubai cũng là một thành phố toàn cầu quan trọng và là một trung tâm hàng không quốc tế.
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất được đánh giá là một cường quốc trong khu vực và với những thay đổi cởi mở như hiện nay, quốc gia này sẽ nhanh chóng đóng một vai trò quan trọng trong bàn cờ chính trị của khu vực và thế giới. Chuyến tông du của Đức Thánh Cha, vì thế, được quan tâm một cách đặc biệt.
5. Hệ thống pháp lý
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất thuờng bị chỉ trích do thành tích nhân quyền của họ, cụ thể là việc áp dụng Luật Hồi giáo Sharia trong hệ thống pháp lý. Theo Tổ chức Human Rights Watch, các tòa án hình sự và dân sự tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất áp dụng chặt chẽ các yếu tố trong luật Sharia, được hệ thống hóa trong bộ luật hình sự và luật gia đình, theo cách thức kỳ thị chống lại nữ giới.
Đánh roi và ném đá là các hình phạt phổ biến dành cho các tội ngoại tình, tình dục trước hôn nhân và tiêu thụ các thức uống có cồn. Người phạm tội ngoại tình bị đánh 100 roi nếu chưa lập gia đình và bị ném đá đến chết đối với người đã kết hôn. Phụ nữ phá thai bị đánh 100 roi và có thể phải ngồi tù đến 5 năm.
Bên cạnh các tòa án dân sự, còn có hệ thống các tòa án Sharia, là những tòa có thẩm quyền chuyên biệt đối với các vụ án liên quan đến gia đình và luân lý. Cả người không Hồi Giáo cũng bị chi phối bởi luật Sharia và các tòa án Sharia.
Bội giáo là tội bị tử hình tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Báng bổ tôn giáo là bất hợp pháp. Ngoại kiều dính líu vào việc lăng mạ Hồi giáo nhẹ thì bị trục xuất, nặng thì ngồi tù, thậm chí lãnh án tử hình.
Việc truyền giáo gần như không thể thực hiện được. Một người phụ nữ khi đi ta đường phải có nam giới tháp tùng. Vì thế, trừ phi người nam tháp tùng ấy cũng có ý muốn theo đạo, một người phụ nữ tự mình đi đến nhà thờ là điều khó có thể xảy ra. Việc kết hôn giữa một người phụ nữ Hồi Giáo với một người đàn ông không Hồi Giáo được xem là một hình thức “gian dâm”, và người phụ nữ có thể bị ném đá đến chết như trong trường hợp một người phụ nữ đã có gia đình ngoại tình với người khác. Một người đàn ông Hồi Giáo có thể kết hôn với một người phụ nữ không Hồi Giáo, nhưng con cái bắt buộc phải theo Hồi Giáo.
Đồng tính luyến ái là bất hợp pháp và là một tội bị tử hình theo luật tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Tuy nhiên, trong thực tế những người bị bắt thường bị xử phạt từ 10 năm tù cho đến 15 năm tù. Nhiều người đồng tính bị đánh chết bởi các bạn tù.
Các tòa án Sharia cũng đưa ra các bản án cắt cụt tay chân tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Đóng đinh cũng được coi là một biện pháp trừng phạt pháp lý tại đây.
Trong tháng Ramadan, ăn, uống hoặc hút thuốc công khai từ khi bình minh đến lúc hoàng hôn cũng bị coi là phạm pháp.
6. Truyền thông
Truyền thông tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất được phân loại là “không có tự do” theo báo cáo của Freedom House. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng xếp hạng rất thấp trong xếp hạng về tự do báo chí thường niên của Phóng viên không biên giới.
Việc chỉ trích chính phủ là điều không được phép, chỉ trích các quan chức chính phủ và thành viên hoàng tộc cũng không được phép. Án tù giam được tuyên cho các cá nhân “chế nhạo hoặc làm tổn hại” danh tiếng của quốc gia và “thể hiện sự khinh miệt” tôn giáo.
7. Tôn Giáo
Theo Pew Research, Hồi giáo chiếm 77%. Kitô Giáo chiếm 12%. Ấn giáo 4%. Phật giáo 4% và các tôn giáo khác 2%.
Hồi giáo là tôn giáo lớn nhất và là quốc giáo chính thức tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Chính phủ đi theo chính sách khoan dung với các tôn giáo khác và hiếm khi can dự vào hoạt động của những người phi Hồi giáo. Tương tự như vậy, những người phi Hồi giáo được mong đợi tránh can dự vào các vấn đềthuộc Hồi giáo hay giáo dục Hồi giáo.
Tuy nhiên, chính phủ áp đặt các hạn chế về truyền bá các tôn giáo khác dưới bất kỳ phương thức truyền thông nào.
Có khoảng 31 nhà thờ Kitô Giáo giáo trên khắp liên bang, một đền thờ Ấn Độ giáo trong khu vực Bur Dubai, một đền thờ đạo Sikh tại Jebel Ali và cũng có một chùa Phật Giáo tại Al Garhoud.
Trong toàn miền Giám Quản Tông Tòa Nam Ả rập có 13 nhà thờ Công Giáo. Riêng tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất có 9 nhà thờ. Theo Niên Giám Tòa Thánh năm 2014, tổng dân số trong vùng là 38,185,000, trong đó có 942,000 người Công Giáo. Ước lượng của Liên Hiệp Quốc vào năm 2018 là 42,948,063 dân trong đó có 1,300,500 người Công Giáo. Tất cả đều là những người lao động nước ngoài thuộc khoảng 150 quốc tịch khác nhau. Bên cạnh đó, còn có 67 linh mục và khoảng 100 nhân viên mục vụ thuộc dòng Capuchin đến từ tỉnh Tuscan, Italia.