Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Đức Mẹ dâng Chúa vào đèn thờ: Chúa Kitô Mùa Xuân bất tận
Phêrô Trần Mạnh Hùng
08:57 02/02/2011
Trong tâm tình đón Xuân và mừng Tết nguyên đán Tân Mão nơi phương trời xa, chúng ta nhớ nhiều về quê hương dân tộc, nhớ gia đình, nhớ giáo phận, giáo xứ, nhớ tới tất cả những người thân yêu bạn bè gần xa. Chúng ta cùng nhau nguyện chúc cho họ và nguyện cầu cho nhau.
Mùa Xuân thật đẹp và ấm áp, ngay cả cái lạnh đầu Xuân cũng có hương vị riêng nồng nàn. Tiết Xuân luôn mang lại cho chúng ta nhiều niềm vui mới: với sức sống Xuân, trong tâm tình Xuân mới, thưởng thức hương vị và hương sắc Xuân, bay theo hồn Xuân, hy vọng nơi Xuân, dâng lời nguyện cầu cùng Chúa Xuân…Vâng, tất cả sẽ dệt nên bức tranh mùa Xuân sống động, đẹp và ý nghĩa, nếu chúng ta luôn đuợc kín múc từ nguồn sống, từ nguồn Xuân viên mãn nơi Chúa Kitô, Mùa Xuân bất tận.
Ngày Tết đến đem lại cho mỗi gia đình sự ấm cúng, giữa con người mối dây giao hoà giao hảo, thời điểm mà nhà nhà sum họp, trao cho nhau nhiều lời chúc tốt đẹp, thăm hỏi nhau, chia vui, lễ lạy, tiệc tùng linh đình 7 ngày Tết. Ngày Tết, ngày linh thiêng của đất trời, của dân tộc, ngày được trang điểm bởi nhiều sắc hoa, cây cảnh, đèn nến hương thơm. Ngày Tết, ngày thực sự của gia đình, ngày an bình, ngày hạnh phúc, ngày được chúc phúc bởi Thiên Chúa cho con người sau một năm sống và làm việc.
Sống ngày Tết cùng dân tộc trong mùa Xuân Kitô, trong tâm tình mùa Xuân viên mãn mời gọi chúng ta thưởng thức hương vị “Tết Kitô”, chiêm ngắm hương sắc “Xuân Kitô”. Hồn Xuân Kitô là động lực và ơn phúc cho chúng ta bước vào năm mới. Hồn Xuân Kitô cũng sẽ đồng hành và nâng đỡ chúng ta trong mọi lúc, mọi nơi, thúc đẩy chúng ta trong từng công việc, trong ơn gọi của mỗi người.
Vâng, với tâm tình đó, chúng ta cầu cùng cầu chúc cho nhau có được nhiều sức khoẻ, làm việc tốt, hăng hái ra khơi và nhất là luôn bình an trong hồn Xuân Kitô trong suốt năm mới 2011 này.
Mừng Xuân !
France, 2 tháng 02 năm 2011, tức 30 tháng chạp năm Canh Dần.
Mùa Xuân thật đẹp và ấm áp, ngay cả cái lạnh đầu Xuân cũng có hương vị riêng nồng nàn. Tiết Xuân luôn mang lại cho chúng ta nhiều niềm vui mới: với sức sống Xuân, trong tâm tình Xuân mới, thưởng thức hương vị và hương sắc Xuân, bay theo hồn Xuân, hy vọng nơi Xuân, dâng lời nguyện cầu cùng Chúa Xuân…Vâng, tất cả sẽ dệt nên bức tranh mùa Xuân sống động, đẹp và ý nghĩa, nếu chúng ta luôn đuợc kín múc từ nguồn sống, từ nguồn Xuân viên mãn nơi Chúa Kitô, Mùa Xuân bất tận.
Ngày Tết đến đem lại cho mỗi gia đình sự ấm cúng, giữa con người mối dây giao hoà giao hảo, thời điểm mà nhà nhà sum họp, trao cho nhau nhiều lời chúc tốt đẹp, thăm hỏi nhau, chia vui, lễ lạy, tiệc tùng linh đình 7 ngày Tết. Ngày Tết, ngày linh thiêng của đất trời, của dân tộc, ngày được trang điểm bởi nhiều sắc hoa, cây cảnh, đèn nến hương thơm. Ngày Tết, ngày thực sự của gia đình, ngày an bình, ngày hạnh phúc, ngày được chúc phúc bởi Thiên Chúa cho con người sau một năm sống và làm việc.
Sống ngày Tết cùng dân tộc trong mùa Xuân Kitô, trong tâm tình mùa Xuân viên mãn mời gọi chúng ta thưởng thức hương vị “Tết Kitô”, chiêm ngắm hương sắc “Xuân Kitô”. Hồn Xuân Kitô là động lực và ơn phúc cho chúng ta bước vào năm mới. Hồn Xuân Kitô cũng sẽ đồng hành và nâng đỡ chúng ta trong mọi lúc, mọi nơi, thúc đẩy chúng ta trong từng công việc, trong ơn gọi của mỗi người.
Vâng, với tâm tình đó, chúng ta cầu cùng cầu chúc cho nhau có được nhiều sức khoẻ, làm việc tốt, hăng hái ra khơi và nhất là luôn bình an trong hồn Xuân Kitô trong suốt năm mới 2011 này.
Mừng Xuân !
France, 2 tháng 02 năm 2011, tức 30 tháng chạp năm Canh Dần.
Dâng Chúa Giêsu trong đền thánh
Lm. Phêrô Hồng Phúc
09:23 02/02/2011
DÂNG CHÚA GIÊ SU TRONG ĐỀN THÁNH
Ngày hôm nay có một giao ước được thực hiện giữa cụ Simeon với Thánh Thần. Thánh Thần cho cụ biết là cụ sẽ không chết trước khi được xem thấy ơn cứu độ. Giao ước ấy được thực hiện khi thánh Giuse và Đức Mẹ dâng Chúa Giê su trong Đền Thờ theo luật Môisê. Không những cụ tiên tri Simeon mà còn có cả nữ ngôn sứ Anna, bà mãn thời trinh nữ và sống với chồng được bảy năm, rồi thủ tiết cho đến 84 tuổi và không rời khỏi đền thờ đêm ngày ăn chay cầu nguyện và chính giờ đó bà cũng tới.
Cụ Simeon và nữ ngôn sứ Anna đã đại diện cho các thành phần dân Chúa mà ngay trong lễ nghi làm phép nến, Hội Thánh đã có ý nhắc chúng ta rằng: Bề ngoài thì hai ông bà Giuse và Maria chu toàn lề luật của Môisê đem Chúa Giê su dâng trong đền thờ nhưng thực ra Chúa Giê su lên đền thờ để gặp các Kitô hữu – dân của Ngài – và như vậy, bề ngoài cụ Simeon và nữ ngôn sứ Anna được Chúa cho gặp trong đền thờ là một dấu chỉ của tình yêu thương và bắt đầu mở ra một giao ước mới. Trong giao ước mới này, Thiên Chúa đã đến với dân Ngài. Ngài đến bằng xương bằng thịt, bằng con người của Đức Giêsu Kitô chứ không phải qua các tiên tri. Vị tiên tri cuối cùng của Cựu Ước là Gioan Tẩy Giả, bởi vì ông vừa là tiên tri cuối cùng của Cựu Ước vừa bước một bước sang Tân Ước. Do vậy, việc Chúa Giê su lên đền thờ hôm nay, mặc dù bề ngoài Ngài chỉ là một trẻ thơ nhưng Ngài đã chính thức thay thế các tiên tri là những vị được Thiên Chúa sai đi để loan truyền ý của Thiên Chúa về chương trình cứu độ. Ngài đến gặp dân Ngài và cụ tiên tri Simeon đã nói tiên tri không phải về cụ nữa mà về trẻ Giê su. Và chính trong lời tiên tri của cụ Simeon mà chúng ta nhận ra “Đây là ánh sáng soi đường cho lương dân và là vinh quang của Israel dân Chúa” (Lc 2,32).
Ngày lễ Dâng Chúa Giêsu Trong Đền Thánh còn được gọi là Lễ Nến, bởi vì ánh nến chỉ Chúa Giê su là ánh sáng đến trong trần gian. Do vậy mỗi người chúng ta không chỉ lên đền thờ để gặp Chúa mà còn để ánh sáng của Chúa chiếu soi vào tận thâm u của cõi lòng mờ tối của chúng ta nữa. Việc Chúa là ánh sáng chiếu soi cho muôn dân để từ nay chúng ta không còn ngồi trong bóng tối của thần chết nhưng chúng ta còn được ánh sáng của Đức Kitô – ánh sáng cứu độ – chiếu soi. Ngày lễ hôm nay thật là đặc biệt, ngày mà Chúa Giê su đã chính thức thi hành nhiệm vụ của Ngài một cách hết sức âm thầm, ẩn ý. Bởi vì cuộc đời công khai của Ngài chỉ bắt đầu ở giòng sông Jordan, nhưng dường như hôm nay Ngài đã thi hành sứ vụ một cách âm thầm và ẩn ý. Rõ ràng là Chúa đến để đem ơn cứu độ cho trần gian. Ngài chính là ánh sáng chiếu soi vào thâm u của sự chết. Cho nên một ngày hôm nay vừa hoàn thành lời hứa mà các tiên tri thời Cựu Ước đã loan báo vừa bừng lên một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của ánh sáng, kỷ nguyên của ơn cứu độ. Chính vì vậy mà những tâm hồn hiến dâng cho Nước Chúa, học ở nơi Đức Giêsu dâng mình vào Đền Thờ và muốn cho cuộc đời của mình nên giống Chúa Giêsu Kitô là ánh sáng chiếu soi cho trần gian.
Ngày hôm nay chúng ta gặp được hình ảnh của cụ già Simeon; chúng ta gặp được hình ảnh của nữ ngôn sứ Anna. Những con người đã chiến thắng xác thịt, chiến thắng thế gian để rồi họ xứng đáng được gặp Chúa như lời Tám Mối Phúc Thật sau này Chúa tuyên bố: “Phúc cho ai có lòng trong sạch vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa “ (Mt5,8). Nữ ngôn sứ Anna đã giữ tâm hồn mình trong sạch suốt một cuộc đời dài thủ tiết cho tới tám mươi tư tuổi, đêm ngày trong Đền thờ không ngừng ăn chay cầu nguyện thì xứng đáng được nhìn thấy Chúa. Cụ già Simeon cũng vậy, cụ thao thức được gặp Chúa. Và vì vậy, những tâm hồn trong sạch ấy đã được nhìn thấy Thiên Chúa. Đời sống thánh hiến chính là để tạo nên cho mình một tâm hồn trong sạch và với tâm hồn trong sạch họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa như mối Phúc thật mà Chúa đã công bố trong bản Hiến chương của Nước Trời (x.Mt 5,1-12).
Tất nhiên, ngày Lễ Nến hôm nay không chỉ dành riêng cho đời sống thánh hiến mà những bà mẹ cũng học được ở nơi gia đình Thánh Gia dâng những người con cho Chúa và đó chính là chu toàn bổn phận của những người gia trưởng hiền mẫu biết lo lắng, thao thức cho con cái của mình giữ lề luật của Chúa và hiến dâng cho Chúa từ rất sớm. Nhưng cũng không thiếu vắng những gia đình thiếu đi trách nhiệm của người làm cha làm mẹ, thiếu đi những gia đình để cho các con cái tự do ra đi không kiểm soát, không còn kiểm tra về lề luật. Cho nên những người con hôm nay mất đi mái ấm gia đình, mất đi tinh thần trách nhiệm làm cha mẹ và họ đã trở nên tự do phóng túng.
Ngày hôm nay, trong đời sống thánh hiến cũng như trong bậc gia trưởng và hiền mẫu đều học được những bài học sâu sắc từ việc Đức Maria và thánh Giuse dâng Chúa Giêsu trong Đền Thờ. Bài học của sự hiến thân, của lòng trong sạch để được gặp gỡ và được nhìn xem Thiên Chúa. Bài học của trách nhiệm và lương tâm trong đời sống gia đình là chu toàn lề luật thánh, mở ra cho chúng ta một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của yêu thương phục vụ và chấp nhận nhau.
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Ngài là ánh sáng đến trong trần gian.
Ngày hôm nay một lần nữa
qua tiếng nói của cụ già Simeon
chúng con lại ý thức hơn bao giờ hết
Chúa là ánh sáng chiếu soi cho muôn dân.
Xin cho chúng con
đón nhận ánh sáng tình yêu và ơn cứu độ của Chúa
để xua đi bóng tối trong thâm u của sự chết,
xua đi u ám trong cung lòng đen tối của mỗi người chúng con.
Cũng như thời gian đang viên mãn cho một năm
để chúng con lại được bước vào một năm mới
Xin cho chúng con
biết xua trừ khỏi đời sống tâm hồn của chúng con
những gì là đam mê, là lỗi lầm, là ích kỷ,
những gì là bóng đen của tội lỗi
để chúng con đón nhận
Ánh sáng của mùa xuân mới,
Ánh sáng của mùa xuân cứu độ.
Ánh sáng của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ trần gian. Amen.
Ngày hôm nay có một giao ước được thực hiện giữa cụ Simeon với Thánh Thần. Thánh Thần cho cụ biết là cụ sẽ không chết trước khi được xem thấy ơn cứu độ. Giao ước ấy được thực hiện khi thánh Giuse và Đức Mẹ dâng Chúa Giê su trong Đền Thờ theo luật Môisê. Không những cụ tiên tri Simeon mà còn có cả nữ ngôn sứ Anna, bà mãn thời trinh nữ và sống với chồng được bảy năm, rồi thủ tiết cho đến 84 tuổi và không rời khỏi đền thờ đêm ngày ăn chay cầu nguyện và chính giờ đó bà cũng tới.
Cụ Simeon và nữ ngôn sứ Anna đã đại diện cho các thành phần dân Chúa mà ngay trong lễ nghi làm phép nến, Hội Thánh đã có ý nhắc chúng ta rằng: Bề ngoài thì hai ông bà Giuse và Maria chu toàn lề luật của Môisê đem Chúa Giê su dâng trong đền thờ nhưng thực ra Chúa Giê su lên đền thờ để gặp các Kitô hữu – dân của Ngài – và như vậy, bề ngoài cụ Simeon và nữ ngôn sứ Anna được Chúa cho gặp trong đền thờ là một dấu chỉ của tình yêu thương và bắt đầu mở ra một giao ước mới. Trong giao ước mới này, Thiên Chúa đã đến với dân Ngài. Ngài đến bằng xương bằng thịt, bằng con người của Đức Giêsu Kitô chứ không phải qua các tiên tri. Vị tiên tri cuối cùng của Cựu Ước là Gioan Tẩy Giả, bởi vì ông vừa là tiên tri cuối cùng của Cựu Ước vừa bước một bước sang Tân Ước. Do vậy, việc Chúa Giê su lên đền thờ hôm nay, mặc dù bề ngoài Ngài chỉ là một trẻ thơ nhưng Ngài đã chính thức thay thế các tiên tri là những vị được Thiên Chúa sai đi để loan truyền ý của Thiên Chúa về chương trình cứu độ. Ngài đến gặp dân Ngài và cụ tiên tri Simeon đã nói tiên tri không phải về cụ nữa mà về trẻ Giê su. Và chính trong lời tiên tri của cụ Simeon mà chúng ta nhận ra “Đây là ánh sáng soi đường cho lương dân và là vinh quang của Israel dân Chúa” (Lc 2,32).
Ngày lễ Dâng Chúa Giêsu Trong Đền Thánh còn được gọi là Lễ Nến, bởi vì ánh nến chỉ Chúa Giê su là ánh sáng đến trong trần gian. Do vậy mỗi người chúng ta không chỉ lên đền thờ để gặp Chúa mà còn để ánh sáng của Chúa chiếu soi vào tận thâm u của cõi lòng mờ tối của chúng ta nữa. Việc Chúa là ánh sáng chiếu soi cho muôn dân để từ nay chúng ta không còn ngồi trong bóng tối của thần chết nhưng chúng ta còn được ánh sáng của Đức Kitô – ánh sáng cứu độ – chiếu soi. Ngày lễ hôm nay thật là đặc biệt, ngày mà Chúa Giê su đã chính thức thi hành nhiệm vụ của Ngài một cách hết sức âm thầm, ẩn ý. Bởi vì cuộc đời công khai của Ngài chỉ bắt đầu ở giòng sông Jordan, nhưng dường như hôm nay Ngài đã thi hành sứ vụ một cách âm thầm và ẩn ý. Rõ ràng là Chúa đến để đem ơn cứu độ cho trần gian. Ngài chính là ánh sáng chiếu soi vào thâm u của sự chết. Cho nên một ngày hôm nay vừa hoàn thành lời hứa mà các tiên tri thời Cựu Ước đã loan báo vừa bừng lên một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của ánh sáng, kỷ nguyên của ơn cứu độ. Chính vì vậy mà những tâm hồn hiến dâng cho Nước Chúa, học ở nơi Đức Giêsu dâng mình vào Đền Thờ và muốn cho cuộc đời của mình nên giống Chúa Giêsu Kitô là ánh sáng chiếu soi cho trần gian.
Ngày hôm nay chúng ta gặp được hình ảnh của cụ già Simeon; chúng ta gặp được hình ảnh của nữ ngôn sứ Anna. Những con người đã chiến thắng xác thịt, chiến thắng thế gian để rồi họ xứng đáng được gặp Chúa như lời Tám Mối Phúc Thật sau này Chúa tuyên bố: “Phúc cho ai có lòng trong sạch vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa “ (Mt5,8). Nữ ngôn sứ Anna đã giữ tâm hồn mình trong sạch suốt một cuộc đời dài thủ tiết cho tới tám mươi tư tuổi, đêm ngày trong Đền thờ không ngừng ăn chay cầu nguyện thì xứng đáng được nhìn thấy Chúa. Cụ già Simeon cũng vậy, cụ thao thức được gặp Chúa. Và vì vậy, những tâm hồn trong sạch ấy đã được nhìn thấy Thiên Chúa. Đời sống thánh hiến chính là để tạo nên cho mình một tâm hồn trong sạch và với tâm hồn trong sạch họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa như mối Phúc thật mà Chúa đã công bố trong bản Hiến chương của Nước Trời (x.Mt 5,1-12).
Tất nhiên, ngày Lễ Nến hôm nay không chỉ dành riêng cho đời sống thánh hiến mà những bà mẹ cũng học được ở nơi gia đình Thánh Gia dâng những người con cho Chúa và đó chính là chu toàn bổn phận của những người gia trưởng hiền mẫu biết lo lắng, thao thức cho con cái của mình giữ lề luật của Chúa và hiến dâng cho Chúa từ rất sớm. Nhưng cũng không thiếu vắng những gia đình thiếu đi trách nhiệm của người làm cha làm mẹ, thiếu đi những gia đình để cho các con cái tự do ra đi không kiểm soát, không còn kiểm tra về lề luật. Cho nên những người con hôm nay mất đi mái ấm gia đình, mất đi tinh thần trách nhiệm làm cha mẹ và họ đã trở nên tự do phóng túng.
Ngày hôm nay, trong đời sống thánh hiến cũng như trong bậc gia trưởng và hiền mẫu đều học được những bài học sâu sắc từ việc Đức Maria và thánh Giuse dâng Chúa Giêsu trong Đền Thờ. Bài học của sự hiến thân, của lòng trong sạch để được gặp gỡ và được nhìn xem Thiên Chúa. Bài học của trách nhiệm và lương tâm trong đời sống gia đình là chu toàn lề luật thánh, mở ra cho chúng ta một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của yêu thương phục vụ và chấp nhận nhau.
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Ngài là ánh sáng đến trong trần gian.
Ngày hôm nay một lần nữa
qua tiếng nói của cụ già Simeon
chúng con lại ý thức hơn bao giờ hết
Chúa là ánh sáng chiếu soi cho muôn dân.
Xin cho chúng con
đón nhận ánh sáng tình yêu và ơn cứu độ của Chúa
để xua đi bóng tối trong thâm u của sự chết,
xua đi u ám trong cung lòng đen tối của mỗi người chúng con.
Cũng như thời gian đang viên mãn cho một năm
để chúng con lại được bước vào một năm mới
Xin cho chúng con
biết xua trừ khỏi đời sống tâm hồn của chúng con
những gì là đam mê, là lỗi lầm, là ích kỷ,
những gì là bóng đen của tội lỗi
để chúng con đón nhận
Ánh sáng của mùa xuân mới,
Ánh sáng của mùa xuân cứu độ.
Ánh sáng của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ trần gian. Amen.
Giác Ngộ
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:48 02/02/2011
Chúa Nhật Thứ 5 Mùa Thường Niên, Năm A
Chính anh em là ánh sáng cho trần gian (Mt. 5,14).
1. Sự Giác Ngộ
Nghe từ Giác Ngộ xem ra có vẻ nhuốn chút suy tư đạo lý của Phật Giáo. Tôi thích từ Giác Ngộ, đồng nghĩa với từ Thức Tỉnh (to awake, awaken). Mấy năm trước đây, tôi vẫn thường gặp và thăm hỏi thầy Thích Thiện Chí. Có một lần, thầy tâm sự rằng thầy mới được giác ngộ. Thầy kể rằng một ngày kia khi đang tụng kinh, thầy cảm thấy như có một lóe sáng trong đầu và từ giây phút đó thầy bắt đầu thao thao giảng dạy và chia sẻ những gì mà trước đây thầy không thể làm được. Thầy Thích Thiện Chí rất khiêm nhu và hiền lành. Thời gian trước thầy trụ trì tại Chùa Thập Phương nay đổi sang phục vụ tại Chùa Chiếu Kiến ở vùng Bronx, Nữu Ước.
Giác ngộ chính là được thức tỉnh. Mỗi người đều có những khoảnh khắc tự giác và nhận thức. Trước đó không bao giờ nhận ra dù có kinh qua bao nhiêu ngày sống. Giây phút giác ngộ hay thức tỉnh là một khởi đầu rất qúy báu. Có những vị thánh đã được thức tỉnh qua lời Chúa trong Kinh Thánh như thánh Antôn, Tu Viện Trưởng. Một ngày kia, Antôn ghé vào nhà thờ vừa khi bài Phúc âm đang đọc nói về người giầu có: Đức Giêsu đáp: "Nếu anh muốn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi."(Mt. 19, 21). Ngay lập tức, Antôn rời nhà thờ và về làng quê bán hết của hồi môn và 200 mẫu đất, rồi đem phân phát cho người nghèo. Lần kế tiếp, ngài vào nhà thờ nghe bài phúc âm khác: Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy (Mt. 6,34). Không do dự, ngài dâng biếu tất cả những của cải còn lại cho người nghèo. Sau đó, Antôn vào ẩn tu và tự tay lao động nuôi thân cùng giúp đỡ người khác. Đây chính là sự giác ngộ thực sự. Giác ngộ và tiếp tục sống ơn soi sáng thúc đẩy để thánh hóa cuộc đời.
2. Sống Thức Tỉnh
Giây phút ánh sáng chói lòa biến đổi cuộc đời. Saulô đang trên đường đi ruồng bách những tín hữu của Chúa Kitô, đã bị luồng ánh sáng đánh ngã ngựa và làm lòa mắt. Saulô không còn thấy đường đi mà phải nhờ người dẫn dắt. Saulô được chính Chúa Giêsu, nguồn ánh sáng chọn, gọi và cải đổi đời sống. Chúa Kitô đã biến đổi một Saulô đang ruồng rẫy bách hại các Kitô hữu trở thành Phaolô nhiệt thành rao giảng tin mừng Nước Chúa. Phaolô đã trở nên muối, nên men và ánh sáng cho mọi người, nhất là các dân ngoại. Thánh Phaolô đã mang ánh sáng tin mừng của Chúa đi cùng khắp. Ngài đã là chứng nhân đích thực và là đèn sáng để trên giá cao soi cho mọi người ở mọi thời, mọi nơi.
Giác ngộ như Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị trong lễ đăng quang nhận chức vị chủ chăn của Giáo Hội ngày 22 tháng 10 năm 1978. Câu đầu tiên trong bài giảng khai mạc là: Anh chị em đừng sợ. Ngài được linh hứng qua lời Chúa, trong Thánh Kinh đã có trên 100 lần nhắc đến từ “Đừng Sợ”. Đừng sợ khi phải đối diện với những nghi nan, khó khăn hay thách thức. Đức Giáo Hoàng đã nỗ lực vượt ra ngoài tiền lệ đã gặp gỡ nhiều người, đi tới nhiều nơi và nhiều nước. Ngài đã hòa giải và xin lỗi toàn nhân loại vì những lỗi lầm của Giáo Hội trong quá khứ. Ngài chính là muối ướp mặn và là ánh sáng thế gian. Ngài đã đến với giới trẻ để ướp thêm vị mặn cho khỏi bị nhiễm mùi thế tục. Ngài đã sống chứng nhân đích thực của Chúa Kitô cho đến hơi thở cuối cùng.
Thức tỉnh như Đức Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn văn Thuận trong những ngày lao tù đầy khổ sở tại Vĩnh Phú. Nơi đây đa số tù nhân là những người không thuộc Đạo Công Giáo. Trong lúc cô đơn, buồn chán, thất vọng và nhớ nhung những sinh hoạt của giáo phận. Ngài kiên tâm cầu nguyện và được ơn soi sáng từ đáy tâm hồn mời gọi và đã thức tỉnh ngài là “Hãy chọn Chúa, chứ không phải là công việc của Chúa”(Escoge a Dios y no las obras de Dios). Nhận thức Chọn Chúa, ngài đã mở ra Con Đường Hy Vọng. Đức Cố Hồng Y Phanxicô là đèn sáng soi rọi gian trần. Ánh sáng cuộc sống của ngài đã lan tỏa từ trong ngục tù tối tăm, lạnh vắng đến kinh thành Rôma ánh sáng, trung tâm của Giáo Hội. Đèn vẫn cứ cháy sáng cho dù với chỉ một người lính canh hay cả ngàn ngàn người tụ họp bên ngài. Nơi ngài tỏa sáng niềm tin hy vọng vào Chúa Kitô. Ánh sáng của Chúa Kitô được phản ảnh qua đời sống đạo hạnh của ngài. Ngài là ánh sáng cho trần gian.
3. Nhận Thức
Trong cuộc đời, ai trong chúng ta cũng có những giây phút hay khoảnh khắc thức tỉnh, giác ngộ hay lóe sáng tâm linh. Có nhiều khía cạnh và nhiều thể loại thức tỉnh khác nhau tùy theo mức độ nhận thức. Nhận thức từ những vật thể tới cảm xúc và tinh thần. Có những vật quý giá bao năm bị bỏ quên lãng, đột nhiên một ngày chúng ta nhận ra giá trị và sự tuyệt đẹp của nó. Có khi bao năm chúng ta bị nghiện ngập sống trong trụy lạc, bài bạc, rượu chè và khói thuốc, vào một ngày tự nhiên chúng ta phát hiện sự nguy hại và rồi chúng ta dứt bỏ nó. Có khi người bạn hiện diện ngay bên mà không nhận ra, cho đến lúc được thức tỉnh trong tình yêu, người ta gọi là tiếng sét ái tình. Hoặc khi trải qua những tại họa thương đau mất mát, chúng ta mới chợt tỉnh thức tiếc nuối những gì đã qua và bắt đầu lại. Có những thức tỉnh trong tâm hồn nhờ một biến cố, một lời linh ứng, một phát hiện hay một thúc đẩy từ đáy tâm hồn. Sự giác ngộ hay thức tỉnh đây mới chỉ là một khởi đầu trong cảm xúc, chúng ta phải phấn đấu và sống với tia sáng soi dọi đó bằng ý chí và cả cuộc đời. Sự giác ngộ mới có ý nghĩa và mang lại hoa qủa đích thực.
Không khi nào trễ, nếu chúng ta biết bắt lại từ đầu. Chúng ta biết rằng vạn sự khởi đầu nan. Giây phút khởi đầu bất cứ một việc gì cũng rất quan trọng. Người ta nói: Xảy một li, đi một dặm. Trong kinh nghiệm cuộc sống, chúng ta có nhiều cơ hội may mắn xảy đến trong đời. Nếu ai biết chộp bắt cơ hội, họ có thể làm giầu, thành công và đạt thắng lợi. Về đời sống tinh thần cũng thế, đến một lúc nào đó, chúng ta cảm nhận được sự an vui khi lòng mình ở ra và con tim thắp sáng lên niềm tin yêu hy vọng. Chúng ta hãy kiên tâm học hỏi, tìm hiểu và cầu nguyện, chúng ta sẽ không bị thất vọng. Chúa Giêsu đã hứa: "Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho (Mt. 7,7).
4. Muối và Ánh Sáng
Lời Chúa Giêsu xác tín rằng anh em là muối và là ánh sáng. Muối mặn để ướp đời. Ánh sáng trên giá soi sáng cho mọi người. Mỗi người chúng ta được chịu phép rửa trong Chúa Kitô và được trao nến sáng. Chúng ta đều mang danh là Kitô hữu, có nghĩa là chúng ta thuộc về Chúa Kitô. Thuộc về Chúa Kitô thì đương nhiên chúng ta phải là muối và ánh sáng. Mỗi lời nói, cử chỉ và việc hành xử của chúng ta đều mang danh là Kitô hữu. Mọi việc chúng ta thực hiện tốt hay xấu cũng đều mang danh là người công giáo. Người công giáo phải là muối, là men và là ánh sáng. Muối thì phải có chất mặn. Chất mặn sẽ ướp đời khỏi ôi rữa hay hôi thối. Người Kitô hữu có sứ mệnh nên gương cho mọi người trong môi trường sinh sống của mình. Chúa Giêsu đã phán: "Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi (Mt. 5, 13).
Cây tốt thì sẽ sinh trái tốt. Con người tốt sẽ phát huy những việc tốt.Trong thực tế lại không luôn là thế, người tốt vẫn có thể sai lầm, sa ngã và phạm tội. Thánh Phaolô khuyên dạy: Bởi vậy, ai tưởng mình đang đứng vững, thì hãy coi chừng kẻo ngã (1Tm.10,12). Cây cối sinh chồi nẩy lộc và hoa trái theo mùa tự nhiên, nhưng con người có ý chí tự do và chọn lựa cách sống. Sinh hoa trái tốt lành đạo đức là một ân huệ và sự cố gắng. Muốn được giác ngộ trong ơn gọi của mình, chúng ta cần sự kiên nhẫn cầu nguyện và ý thức về việc làm của mình. Chúa Giêsu tin tưởng truyền dạy rằng:"Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được (Mt. 5,14). Chúng ta phải là ánh sáng soi cho mình trước khi dọi sáng cho người khác. Thường thì chúng ta thích soi mói và nghe truyện người, hơn là nhớ truyện mình. Đèn của mình đã tắt mà lại muốn soi lối chỉ đường cho người khác. Mỗi người chúng ta cần tự giác và tỉnh thức luôn, đừng để mình bị rơi vào sự mù lòa trong tăm tối. Chúng ta nhớ lời Chúa Giêsu: "Mù mà lại dắt mù được sao? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố? (Lc. 6,39).
5. Nhân Chứng
Chúa Kitô chính là nguồn và là ánh sáng đến trong trần gian. Ánh sáng của Chúa được tiếp nối qua đời sống của người tín hữu. Chúng ta không thể chối từ trách nhiệm là đèn sáng soi vào bóng tối. Cuộc sống con người đang dần bị tục hóa qua các trào lưu hưởng thụ và chạy đua với các nhu cầu đòi hỏi. Thế giới đang cần các ngọn hải đăng chiếu sáng. Mỗi Kitô hữu hãy khơi dậy ngọn đèn cháy sáng để đẩy lùi bóng tối. Chúng ta hãy thắp đèn và đặt trên giá để soi cho mọi người chung quanh. Nhân loại đang cần vị mặn của muối để thanh tẩy, cần ngọn lửa để sưởi ấm và cần những gương sáng để soi đường.
Mỗi người đều được mời ra đi làm nhân chứng tùy theo ơn gọi của mình. Có người sống trong bậc gia đình, người sống độc thân và người sống đời dâng hiến trong chức vụ linh mục, tu sĩ … ai ai cũng có thể trở thành ánh sáng soi lối cho tha nhân. Giáo sư, thầy cô giáo, sinh viên, học sinh hãy nên muối, nên men giữa môi trường lớp học. Các kỹ sư, công nhân, chuyên viên, thợ máy hãy nên ánh sáng tại các công xưởng. Các thương gia, người buôn kẻ bán, các chủ tiệm, người làm công đều được mời gọi nên gương mẫu của sự công bằng và bác ái. Các bác sĩ, y sĩ, y tá, nhân viên nên gương tận tâm phục vụ như đèn sáng nơi nhà thương bệnh xá. Các chính khách, quân nhân, cảnh sát, công chức và các nhân viên phục vụ công quyền phải nên gương sáng trong khi thi hành chức vụ. Các nhà truyền thông, báo chí, văn nhân thi sĩ, kịch sĩ, ca sĩ, nghệ sĩ… cần dùng khả năng chuyên nghiệp của mình truyền rao chân, thiện, mỹ cho cuộc sống. Các tu sĩ, thiện nguyện viên, linh mục, phụ huynh hãy nên muối men phục vụ tại gia đình, cộng đoàn và giáo xứ. Chúng ta đừng dấu đèn sáng sau lưng, đừng bưng bít hoặc tắt đèn để được tự do hòa chung vào những cách sống không xứng danh là Kitô hữu. Là Kitô hữu, đừng sợ, chúng ta hãy tiên phong sống gương mẫu và là chứng nhân cho sự sáng và sự sống giữa dòng đời. Chúa Giêsu đã khuyến khích:"Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, đừng sợ, vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước của Người cho anh em”(Lc. 12,32).
Tóm lại, ước chi ánh sáng của ngọn nến mà chúng ta đã lãnh nhận trong ngày lãnh Bí Tích Rửa Tội được cháy sáng mãi. Ngọn nến của niềm tin và niềm hy vọng vào Chúa Kitô phục sinh. Mỗi người tự vấn lương tâm, chúng ta đã góp được gì để xây dựng đời sống của Giáo Hội. Chúng ta đã làm được những lợi ích gì qua những ân huệ, khả năng và thời gian Chúa ban cho chúng ta trong cuộc sống? Chúng ta đừng cất giữ muối và ánh sáng cho riêng mình, hãy để muối ướp mặn đời và ánh sáng dọi chiếu muôn nơi. Xin Chúa là nguồn ánh sáng vĩnh cửu sưởi ấm và đốt lửa mến yêu trong tâm hồn chúng con, để chúng con tiếp tục truyền rao lời chân lý của Chúa.
Bronx, New York
Chính anh em là ánh sáng cho trần gian (Mt. 5,14).
1. Sự Giác Ngộ
Nghe từ Giác Ngộ xem ra có vẻ nhuốn chút suy tư đạo lý của Phật Giáo. Tôi thích từ Giác Ngộ, đồng nghĩa với từ Thức Tỉnh (to awake, awaken). Mấy năm trước đây, tôi vẫn thường gặp và thăm hỏi thầy Thích Thiện Chí. Có một lần, thầy tâm sự rằng thầy mới được giác ngộ. Thầy kể rằng một ngày kia khi đang tụng kinh, thầy cảm thấy như có một lóe sáng trong đầu và từ giây phút đó thầy bắt đầu thao thao giảng dạy và chia sẻ những gì mà trước đây thầy không thể làm được. Thầy Thích Thiện Chí rất khiêm nhu và hiền lành. Thời gian trước thầy trụ trì tại Chùa Thập Phương nay đổi sang phục vụ tại Chùa Chiếu Kiến ở vùng Bronx, Nữu Ước.
Giác ngộ chính là được thức tỉnh. Mỗi người đều có những khoảnh khắc tự giác và nhận thức. Trước đó không bao giờ nhận ra dù có kinh qua bao nhiêu ngày sống. Giây phút giác ngộ hay thức tỉnh là một khởi đầu rất qúy báu. Có những vị thánh đã được thức tỉnh qua lời Chúa trong Kinh Thánh như thánh Antôn, Tu Viện Trưởng. Một ngày kia, Antôn ghé vào nhà thờ vừa khi bài Phúc âm đang đọc nói về người giầu có: Đức Giêsu đáp: "Nếu anh muốn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi."(Mt. 19, 21). Ngay lập tức, Antôn rời nhà thờ và về làng quê bán hết của hồi môn và 200 mẫu đất, rồi đem phân phát cho người nghèo. Lần kế tiếp, ngài vào nhà thờ nghe bài phúc âm khác: Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy (Mt. 6,34). Không do dự, ngài dâng biếu tất cả những của cải còn lại cho người nghèo. Sau đó, Antôn vào ẩn tu và tự tay lao động nuôi thân cùng giúp đỡ người khác. Đây chính là sự giác ngộ thực sự. Giác ngộ và tiếp tục sống ơn soi sáng thúc đẩy để thánh hóa cuộc đời.
2. Sống Thức Tỉnh
Giây phút ánh sáng chói lòa biến đổi cuộc đời. Saulô đang trên đường đi ruồng bách những tín hữu của Chúa Kitô, đã bị luồng ánh sáng đánh ngã ngựa và làm lòa mắt. Saulô không còn thấy đường đi mà phải nhờ người dẫn dắt. Saulô được chính Chúa Giêsu, nguồn ánh sáng chọn, gọi và cải đổi đời sống. Chúa Kitô đã biến đổi một Saulô đang ruồng rẫy bách hại các Kitô hữu trở thành Phaolô nhiệt thành rao giảng tin mừng Nước Chúa. Phaolô đã trở nên muối, nên men và ánh sáng cho mọi người, nhất là các dân ngoại. Thánh Phaolô đã mang ánh sáng tin mừng của Chúa đi cùng khắp. Ngài đã là chứng nhân đích thực và là đèn sáng để trên giá cao soi cho mọi người ở mọi thời, mọi nơi.
Giác ngộ như Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị trong lễ đăng quang nhận chức vị chủ chăn của Giáo Hội ngày 22 tháng 10 năm 1978. Câu đầu tiên trong bài giảng khai mạc là: Anh chị em đừng sợ. Ngài được linh hứng qua lời Chúa, trong Thánh Kinh đã có trên 100 lần nhắc đến từ “Đừng Sợ”. Đừng sợ khi phải đối diện với những nghi nan, khó khăn hay thách thức. Đức Giáo Hoàng đã nỗ lực vượt ra ngoài tiền lệ đã gặp gỡ nhiều người, đi tới nhiều nơi và nhiều nước. Ngài đã hòa giải và xin lỗi toàn nhân loại vì những lỗi lầm của Giáo Hội trong quá khứ. Ngài chính là muối ướp mặn và là ánh sáng thế gian. Ngài đã đến với giới trẻ để ướp thêm vị mặn cho khỏi bị nhiễm mùi thế tục. Ngài đã sống chứng nhân đích thực của Chúa Kitô cho đến hơi thở cuối cùng.
Thức tỉnh như Đức Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn văn Thuận trong những ngày lao tù đầy khổ sở tại Vĩnh Phú. Nơi đây đa số tù nhân là những người không thuộc Đạo Công Giáo. Trong lúc cô đơn, buồn chán, thất vọng và nhớ nhung những sinh hoạt của giáo phận. Ngài kiên tâm cầu nguyện và được ơn soi sáng từ đáy tâm hồn mời gọi và đã thức tỉnh ngài là “Hãy chọn Chúa, chứ không phải là công việc của Chúa”(Escoge a Dios y no las obras de Dios). Nhận thức Chọn Chúa, ngài đã mở ra Con Đường Hy Vọng. Đức Cố Hồng Y Phanxicô là đèn sáng soi rọi gian trần. Ánh sáng cuộc sống của ngài đã lan tỏa từ trong ngục tù tối tăm, lạnh vắng đến kinh thành Rôma ánh sáng, trung tâm của Giáo Hội. Đèn vẫn cứ cháy sáng cho dù với chỉ một người lính canh hay cả ngàn ngàn người tụ họp bên ngài. Nơi ngài tỏa sáng niềm tin hy vọng vào Chúa Kitô. Ánh sáng của Chúa Kitô được phản ảnh qua đời sống đạo hạnh của ngài. Ngài là ánh sáng cho trần gian.
3. Nhận Thức
Trong cuộc đời, ai trong chúng ta cũng có những giây phút hay khoảnh khắc thức tỉnh, giác ngộ hay lóe sáng tâm linh. Có nhiều khía cạnh và nhiều thể loại thức tỉnh khác nhau tùy theo mức độ nhận thức. Nhận thức từ những vật thể tới cảm xúc và tinh thần. Có những vật quý giá bao năm bị bỏ quên lãng, đột nhiên một ngày chúng ta nhận ra giá trị và sự tuyệt đẹp của nó. Có khi bao năm chúng ta bị nghiện ngập sống trong trụy lạc, bài bạc, rượu chè và khói thuốc, vào một ngày tự nhiên chúng ta phát hiện sự nguy hại và rồi chúng ta dứt bỏ nó. Có khi người bạn hiện diện ngay bên mà không nhận ra, cho đến lúc được thức tỉnh trong tình yêu, người ta gọi là tiếng sét ái tình. Hoặc khi trải qua những tại họa thương đau mất mát, chúng ta mới chợt tỉnh thức tiếc nuối những gì đã qua và bắt đầu lại. Có những thức tỉnh trong tâm hồn nhờ một biến cố, một lời linh ứng, một phát hiện hay một thúc đẩy từ đáy tâm hồn. Sự giác ngộ hay thức tỉnh đây mới chỉ là một khởi đầu trong cảm xúc, chúng ta phải phấn đấu và sống với tia sáng soi dọi đó bằng ý chí và cả cuộc đời. Sự giác ngộ mới có ý nghĩa và mang lại hoa qủa đích thực.
Không khi nào trễ, nếu chúng ta biết bắt lại từ đầu. Chúng ta biết rằng vạn sự khởi đầu nan. Giây phút khởi đầu bất cứ một việc gì cũng rất quan trọng. Người ta nói: Xảy một li, đi một dặm. Trong kinh nghiệm cuộc sống, chúng ta có nhiều cơ hội may mắn xảy đến trong đời. Nếu ai biết chộp bắt cơ hội, họ có thể làm giầu, thành công và đạt thắng lợi. Về đời sống tinh thần cũng thế, đến một lúc nào đó, chúng ta cảm nhận được sự an vui khi lòng mình ở ra và con tim thắp sáng lên niềm tin yêu hy vọng. Chúng ta hãy kiên tâm học hỏi, tìm hiểu và cầu nguyện, chúng ta sẽ không bị thất vọng. Chúa Giêsu đã hứa: "Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho (Mt. 7,7).
4. Muối và Ánh Sáng
Lời Chúa Giêsu xác tín rằng anh em là muối và là ánh sáng. Muối mặn để ướp đời. Ánh sáng trên giá soi sáng cho mọi người. Mỗi người chúng ta được chịu phép rửa trong Chúa Kitô và được trao nến sáng. Chúng ta đều mang danh là Kitô hữu, có nghĩa là chúng ta thuộc về Chúa Kitô. Thuộc về Chúa Kitô thì đương nhiên chúng ta phải là muối và ánh sáng. Mỗi lời nói, cử chỉ và việc hành xử của chúng ta đều mang danh là Kitô hữu. Mọi việc chúng ta thực hiện tốt hay xấu cũng đều mang danh là người công giáo. Người công giáo phải là muối, là men và là ánh sáng. Muối thì phải có chất mặn. Chất mặn sẽ ướp đời khỏi ôi rữa hay hôi thối. Người Kitô hữu có sứ mệnh nên gương cho mọi người trong môi trường sinh sống của mình. Chúa Giêsu đã phán: "Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi (Mt. 5, 13).
Cây tốt thì sẽ sinh trái tốt. Con người tốt sẽ phát huy những việc tốt.Trong thực tế lại không luôn là thế, người tốt vẫn có thể sai lầm, sa ngã và phạm tội. Thánh Phaolô khuyên dạy: Bởi vậy, ai tưởng mình đang đứng vững, thì hãy coi chừng kẻo ngã (1Tm.10,12). Cây cối sinh chồi nẩy lộc và hoa trái theo mùa tự nhiên, nhưng con người có ý chí tự do và chọn lựa cách sống. Sinh hoa trái tốt lành đạo đức là một ân huệ và sự cố gắng. Muốn được giác ngộ trong ơn gọi của mình, chúng ta cần sự kiên nhẫn cầu nguyện và ý thức về việc làm của mình. Chúa Giêsu tin tưởng truyền dạy rằng:"Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được (Mt. 5,14). Chúng ta phải là ánh sáng soi cho mình trước khi dọi sáng cho người khác. Thường thì chúng ta thích soi mói và nghe truyện người, hơn là nhớ truyện mình. Đèn của mình đã tắt mà lại muốn soi lối chỉ đường cho người khác. Mỗi người chúng ta cần tự giác và tỉnh thức luôn, đừng để mình bị rơi vào sự mù lòa trong tăm tối. Chúng ta nhớ lời Chúa Giêsu: "Mù mà lại dắt mù được sao? Lẽ nào cả hai lại không sa xuống hố? (Lc. 6,39).
5. Nhân Chứng
Chúa Kitô chính là nguồn và là ánh sáng đến trong trần gian. Ánh sáng của Chúa được tiếp nối qua đời sống của người tín hữu. Chúng ta không thể chối từ trách nhiệm là đèn sáng soi vào bóng tối. Cuộc sống con người đang dần bị tục hóa qua các trào lưu hưởng thụ và chạy đua với các nhu cầu đòi hỏi. Thế giới đang cần các ngọn hải đăng chiếu sáng. Mỗi Kitô hữu hãy khơi dậy ngọn đèn cháy sáng để đẩy lùi bóng tối. Chúng ta hãy thắp đèn và đặt trên giá để soi cho mọi người chung quanh. Nhân loại đang cần vị mặn của muối để thanh tẩy, cần ngọn lửa để sưởi ấm và cần những gương sáng để soi đường.
Mỗi người đều được mời ra đi làm nhân chứng tùy theo ơn gọi của mình. Có người sống trong bậc gia đình, người sống độc thân và người sống đời dâng hiến trong chức vụ linh mục, tu sĩ … ai ai cũng có thể trở thành ánh sáng soi lối cho tha nhân. Giáo sư, thầy cô giáo, sinh viên, học sinh hãy nên muối, nên men giữa môi trường lớp học. Các kỹ sư, công nhân, chuyên viên, thợ máy hãy nên ánh sáng tại các công xưởng. Các thương gia, người buôn kẻ bán, các chủ tiệm, người làm công đều được mời gọi nên gương mẫu của sự công bằng và bác ái. Các bác sĩ, y sĩ, y tá, nhân viên nên gương tận tâm phục vụ như đèn sáng nơi nhà thương bệnh xá. Các chính khách, quân nhân, cảnh sát, công chức và các nhân viên phục vụ công quyền phải nên gương sáng trong khi thi hành chức vụ. Các nhà truyền thông, báo chí, văn nhân thi sĩ, kịch sĩ, ca sĩ, nghệ sĩ… cần dùng khả năng chuyên nghiệp của mình truyền rao chân, thiện, mỹ cho cuộc sống. Các tu sĩ, thiện nguyện viên, linh mục, phụ huynh hãy nên muối men phục vụ tại gia đình, cộng đoàn và giáo xứ. Chúng ta đừng dấu đèn sáng sau lưng, đừng bưng bít hoặc tắt đèn để được tự do hòa chung vào những cách sống không xứng danh là Kitô hữu. Là Kitô hữu, đừng sợ, chúng ta hãy tiên phong sống gương mẫu và là chứng nhân cho sự sáng và sự sống giữa dòng đời. Chúa Giêsu đã khuyến khích:"Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, đừng sợ, vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước của Người cho anh em”(Lc. 12,32).
Tóm lại, ước chi ánh sáng của ngọn nến mà chúng ta đã lãnh nhận trong ngày lãnh Bí Tích Rửa Tội được cháy sáng mãi. Ngọn nến của niềm tin và niềm hy vọng vào Chúa Kitô phục sinh. Mỗi người tự vấn lương tâm, chúng ta đã góp được gì để xây dựng đời sống của Giáo Hội. Chúng ta đã làm được những lợi ích gì qua những ân huệ, khả năng và thời gian Chúa ban cho chúng ta trong cuộc sống? Chúng ta đừng cất giữ muối và ánh sáng cho riêng mình, hãy để muối ướp mặn đời và ánh sáng dọi chiếu muôn nơi. Xin Chúa là nguồn ánh sáng vĩnh cửu sưởi ấm và đốt lửa mến yêu trong tâm hồn chúng con, để chúng con tiếp tục truyền rao lời chân lý của Chúa.
Bronx, New York
Ánh Sáng của Ngọn Nến
Tuyết Mai
11:52 02/02/2011
"Các con là sự sáng thế gian. Một thành phố xây dựng trên núi, không thể che giấu được. Và người ta cũng không thắp đèn rồi để dưới đáy thùng, nhưng đặt nó trên giá đèn, hầu soi sáng cho mọi người trong nhà. Sự sáng của các con cũng phải chiếu giãi ra trước mặt thiên hạ, để họ xem thấy những việc lành của các con mà ngợi khen Cha các con trên trời". (Mt 5, 13-16).
Trong đêm tăm tối, ở nhà quê ánh trăng bên ngoài không đủ làm sáng cho một căn phòng. Để tìm thấy gì chúng ta phải thắp lên ngọn đèn cầy, thì cũng tạm đủ ánh sáng cho chúng ta tìm kiếm những gì chúng ta muốn tìm kiếm?. Nhưng ánh sáng của đèn cầy thật sự cũng chưa sáng đủ để cho chúng ta thấy rõ sự vật trong một căn phòng, mà phải cần dùng hơn một cây đèn cầy. Vậy thì phải bao nhiêu cây đèn cầy mới đủ để cho chúng ta thắp sáng lên mỗi đêm tăm tối?. Thưa nhiều lắm lắm!. Dự liệu cho đèn cầy để thắp sáng cho cả nhà nguyên một năm trời thì cũng tốn bộn lắm, chẳng phải là ít đâu.
Đấy là chúng ta nói về đèn cầy mang lại sự sáng và là nhu cầu sống của chúng ta về đêm và hằng đêm cho những con người sống ở miền quê nghèo khổ, không sắm nổi cái đèn măng xô hay đèn xài bằng dầu hôi. Có phải mọi thứ trên trần gian này nếu muốn chúng chạy được (run) thì phải có nhiên liệu để chúng mới có thể chạy được?. Một là chúng chạy bằng dầu, bằng xăng; hai là chúng chạy bằng điện, bằng pin, hay bằng nhiên liệu của mặt trời; ba là chúng chạy bằng tiền (như chơi game máy vậy!). Ngay cả con người ta cũng cần phải có tiền thì mới chịu chạy; càng nhiều tiền thì càng chạy nhanh; tiền càng nhiều thì càng chạy mờ hoa cả con mắt, mà quên cả ăn cả ngủ. Hẳn cuộc đời của con người trần thế thì chỉ thấy tiền là sáng con mắt. Còn không tiền thì cho là cuộc đời nó ra tối tăm, đen hơn cả cái mõm chó.
Khi con người ta có dư có đủ thì mới nghĩ đến những nhu cầu khác như tìm về nguồn cội của mình; ta là ai sống ở trên đời này chủ đích để làm gì?; ta sống cho ai và sau cuộc sống ở đời này ta sẽ đi về đâu?. Thiên Đàng Hỏa Ngục là có thật?. Nếu muốn đến Thiên Đàng ta phải làm sao? Và Hỏa Ngục có dễ xuống không nếu ta cứ mãi sống như thế này?. Những câu hỏi như thế này thường chúng ta đã ở cái tuổi gần đất xa trời rồi, mới nghĩ đến, vì càng già thì chúng ta lại càng sợ. Sợ không biết sẽ đi về đâu? Của cải nhiều như thế này mà ra đi chỉ có hai bàn tay trắng. Ai mà không khiếp sợ. Mà càng của cải nhiều lại càng khiếp sợ nhiều, nhất là cái của chúng ta tích lũy là do những điều gian ác chúng ta làm mới có. Nhưng có những người già lắm của, đến lúc lọm khọm cũng vẫn còn tham, sân, si; cũng chẳng biết sợ là gì.
Cuộc đời con người ta thì từ khi có trí khôn, Thiên Chúa đã cấy trong bộ óc của từng người, một cái “chip” rất tinh vi, biết phân biệt Phải Trái. Rất cần thiết để con trẻ chúng học được những điều tốt lành từ nơi cha mẹ. Cha mẹ nói dối chúng sẽ học nói dối. Cha mẹ làm điều bậy bạ chúng sẽ học và bắt chước những điều bậy bạ đó. Cha mẹ buôn bán gian xảo lọc lừa; cân, đo, đong, đếm không đúng với số lượng cân, chúng sẽ làm y như vậy vì đã quen học thói gian xảo từ nơi cha mẹ. Ở đây chúng ta mới thấy rằng sự dậy dỗ con cái từ gương xấu chúng ta làm, y như sống trong nhà mà thiếu ánh sáng vậy!. Chúng ta là bậc làm cha mẹ mà đã như cây đèn cầy ngay từ lúc thắp lên đầu tiên đã trở thành lu mờ, vì tim đèn nằm thấp sâu trong ngọn nến. Coi như đèn cầy ấy bị hư luôn rồi!. Nếu vì tiếc tiền không bỏ thì cũng phải đợi hai ba ngày hôm sau, chờ trời sáng mới lấy dao mà moi móc, xem tim đèn nó ở đâu, hay ngay cả không có tim đèn trong cây đèn cầy ấy!. Ở đây chúng ta cũng liên tưởng đến những chức bậc làm thầy cô và những giảng viên, có trọng trách dậy dỗ đám trẻ, mà không làm gương sáng cho chúng noi theo, thử hỏi tương lai của chúng sẽ như thế nào?. Nhưng cần thiết và quan trọng hơn cả vẫn là trong gia đình của chúng ta. Cha mẹ nên có trách nhiệm và bổn phận dậy dỗ con cái. Hãy là Ánh Sáng như Thiên Chúa muốn nơi chúng ta. Đừng dồn cho người khác và đổ lỗi cho nhau. Đừng sống ích kỷ cho chính mình mà bỏ con cái không người dậy dỗ. Chúng mang tiếng là có đủ cha đủ mẹ thế mà cha mẹ chúng làm gì? Đi đâu? Bận cái chi mà bỏ bê chúng để chúng trở nên thành phần bất trị trong gia đình và ngoài xã hội?.
Chúa ban cho chúng ta con cái là món quà rất quý giá vì chẳng ai muốn mà có được. Chúa trao ban chúng cho chúng ta là để dậy dỗ, làm chúng trở thành người hữu dụng, để mai này giúp Chúa đôi bàn tay làm gì đó cho anh chị em chúng ta. Chúng ta không nghĩ con cái là quan trọng ư!? Thế thì tại sao chúng ta mong mỏi được chúng sinh ra đời làm gì? Để rồi chúng ta bỏ chúng bơ vơ không người dậy dỗ. Thiên Chúa sẽ buồn biết bao vì chúng ta đã làm gương mù gương xấu cho chúng. Thật phải, trong đêm khuya khoắt, mà chỉ cần một ngọn nến thắp lên sẽ làm cho gian phòng sáng đủ để thấy những gì thật lớn. Nhưng có được hai ngọn nến thắp sáng lên, sẽ cho chúng ta thấy được khoảng xa hơn của căn nhà, và ba ngọn nến thì ánh sáng sẽ loan tỏa rộng lớn hơn và đi xa hơn. Ý của Chúa muốn là chúng ta mỗi người hãy nên là Ánh Sáng, để chương trình Cứu Độ của Chúa vẫn được tiếp tục qua việc giúp Chúa đôi bàn tay đóng góp. Để những người mù thấy được đèn sáng mà đi theo. Và thật tốt đẹp biết bao khi tất cả chúng ta là Ánh Sáng của Chúa. Điều này chúng ta đã từng chứng kiến theo dõi trên internet và trên báo những ngày biểu tình trong ôn hòa tại Tòa Khâm Sứ Hà Nội, chắc anh chị em còn nhớ? Là hàng triệu triệu ngọn nến được thắp sáng; ánh sáng của đèn cầy đã làm sáng lên cả một vùng trời tăm tối. Đẹp lắm! Sáng lắm! Thiên Chúa chắc hẳn Ngài rất hãnh diện với công việc các con Ngài làm!.
“Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con là muối đất. Nếu muối đã lạt, người ta biết lấy gì mà ướp cho mặn lại? Muối đó không còn sử dụng vào việc chi nữa, chỉ còn ném ra ngoài cho người ta chà đạp lên nó”. Thật phải khi Chúa dậy chúng ta phải làm muối ướp đời. Chẳng phải khó khi chính mình giữ được thân phận của mình là muối, vì nhìn xem ai lại muốn mình bị vất ra ngoài đường cho người người đạp lên?. Ấy thế mà hầu hết chúng ta đã sống như hạt muối chẳng những trở nên lạt lẽo mà lại còn rất vô duyên nữa!. Vừa vô dụng, không nên tích sự, lại trở thành loài ăn bám của gia đình, và xã hội. Ắt Chúa đã phải chán nản con cái của Ngài đến cùng tận, vì bao nhiêu thế kỷ qua con người vẫn không thay đổi. Con người cứ sống trơ trơ ra như chẳng cần biết Chúa sẽ giáng phạt con người như thế nào!. Con người vẫn sống như loài gỗ đá là chẳng biết cảm nhận tội lỗi ra sao nữa!? Nhưng có phải Chúa vẫn chịu thua con người? Chúa vẫn nuôi hy vọng ở những con người biết sống làm muối làm men cho đời; biết làm Ánh Sáng dù ánh sáng có leo lắt; Ánh Sáng của cây nến sắp tàn rụi; nhưng để cây nến có tàn rụi thì cây nến ấy cũng đã thắp lên cho biết bao nhiêu cây nến khác trở nên Sáng trở nên tốt lành và hữu dụng trước mặt Chúa và cho anh chị em.
Lậy Chúa! Một ngọn nến chẳng là gì nhưng cũng được thắp sáng lên trên giá của chiếc bàn; mầu nhiệm hơn nữa là ngọn nến đó đã chu toàn bổn phận và trách nhiệm của cuộc đời làm nến. Đã trở nên công ích cho biết bao nhiêu người đang sống trong đêm tối, rất cần ngọn nến được dơ cao để mọi người từ tăm tối biết bước ra Ánh Sáng. Ánh Sáng của Chân Lý Chúa. Ánh Sáng của Đức Tin. Ánh Sáng của Sự Sống muôn đời. Vâng, Ánh Sáng ấy dẫn đưa con người chúng con biết tìm về Nguồn của Ánh Sáng là Ba Ngôi Thiên Chúa, Người sẽ ban cho chúng con viên mãn hạnh phúc trên Quê Trời. Amen.
Trong đêm tăm tối, ở nhà quê ánh trăng bên ngoài không đủ làm sáng cho một căn phòng. Để tìm thấy gì chúng ta phải thắp lên ngọn đèn cầy, thì cũng tạm đủ ánh sáng cho chúng ta tìm kiếm những gì chúng ta muốn tìm kiếm?. Nhưng ánh sáng của đèn cầy thật sự cũng chưa sáng đủ để cho chúng ta thấy rõ sự vật trong một căn phòng, mà phải cần dùng hơn một cây đèn cầy. Vậy thì phải bao nhiêu cây đèn cầy mới đủ để cho chúng ta thắp sáng lên mỗi đêm tăm tối?. Thưa nhiều lắm lắm!. Dự liệu cho đèn cầy để thắp sáng cho cả nhà nguyên một năm trời thì cũng tốn bộn lắm, chẳng phải là ít đâu.
Đấy là chúng ta nói về đèn cầy mang lại sự sáng và là nhu cầu sống của chúng ta về đêm và hằng đêm cho những con người sống ở miền quê nghèo khổ, không sắm nổi cái đèn măng xô hay đèn xài bằng dầu hôi. Có phải mọi thứ trên trần gian này nếu muốn chúng chạy được (run) thì phải có nhiên liệu để chúng mới có thể chạy được?. Một là chúng chạy bằng dầu, bằng xăng; hai là chúng chạy bằng điện, bằng pin, hay bằng nhiên liệu của mặt trời; ba là chúng chạy bằng tiền (như chơi game máy vậy!). Ngay cả con người ta cũng cần phải có tiền thì mới chịu chạy; càng nhiều tiền thì càng chạy nhanh; tiền càng nhiều thì càng chạy mờ hoa cả con mắt, mà quên cả ăn cả ngủ. Hẳn cuộc đời của con người trần thế thì chỉ thấy tiền là sáng con mắt. Còn không tiền thì cho là cuộc đời nó ra tối tăm, đen hơn cả cái mõm chó.
Khi con người ta có dư có đủ thì mới nghĩ đến những nhu cầu khác như tìm về nguồn cội của mình; ta là ai sống ở trên đời này chủ đích để làm gì?; ta sống cho ai và sau cuộc sống ở đời này ta sẽ đi về đâu?. Thiên Đàng Hỏa Ngục là có thật?. Nếu muốn đến Thiên Đàng ta phải làm sao? Và Hỏa Ngục có dễ xuống không nếu ta cứ mãi sống như thế này?. Những câu hỏi như thế này thường chúng ta đã ở cái tuổi gần đất xa trời rồi, mới nghĩ đến, vì càng già thì chúng ta lại càng sợ. Sợ không biết sẽ đi về đâu? Của cải nhiều như thế này mà ra đi chỉ có hai bàn tay trắng. Ai mà không khiếp sợ. Mà càng của cải nhiều lại càng khiếp sợ nhiều, nhất là cái của chúng ta tích lũy là do những điều gian ác chúng ta làm mới có. Nhưng có những người già lắm của, đến lúc lọm khọm cũng vẫn còn tham, sân, si; cũng chẳng biết sợ là gì.
Cuộc đời con người ta thì từ khi có trí khôn, Thiên Chúa đã cấy trong bộ óc của từng người, một cái “chip” rất tinh vi, biết phân biệt Phải Trái. Rất cần thiết để con trẻ chúng học được những điều tốt lành từ nơi cha mẹ. Cha mẹ nói dối chúng sẽ học nói dối. Cha mẹ làm điều bậy bạ chúng sẽ học và bắt chước những điều bậy bạ đó. Cha mẹ buôn bán gian xảo lọc lừa; cân, đo, đong, đếm không đúng với số lượng cân, chúng sẽ làm y như vậy vì đã quen học thói gian xảo từ nơi cha mẹ. Ở đây chúng ta mới thấy rằng sự dậy dỗ con cái từ gương xấu chúng ta làm, y như sống trong nhà mà thiếu ánh sáng vậy!. Chúng ta là bậc làm cha mẹ mà đã như cây đèn cầy ngay từ lúc thắp lên đầu tiên đã trở thành lu mờ, vì tim đèn nằm thấp sâu trong ngọn nến. Coi như đèn cầy ấy bị hư luôn rồi!. Nếu vì tiếc tiền không bỏ thì cũng phải đợi hai ba ngày hôm sau, chờ trời sáng mới lấy dao mà moi móc, xem tim đèn nó ở đâu, hay ngay cả không có tim đèn trong cây đèn cầy ấy!. Ở đây chúng ta cũng liên tưởng đến những chức bậc làm thầy cô và những giảng viên, có trọng trách dậy dỗ đám trẻ, mà không làm gương sáng cho chúng noi theo, thử hỏi tương lai của chúng sẽ như thế nào?. Nhưng cần thiết và quan trọng hơn cả vẫn là trong gia đình của chúng ta. Cha mẹ nên có trách nhiệm và bổn phận dậy dỗ con cái. Hãy là Ánh Sáng như Thiên Chúa muốn nơi chúng ta. Đừng dồn cho người khác và đổ lỗi cho nhau. Đừng sống ích kỷ cho chính mình mà bỏ con cái không người dậy dỗ. Chúng mang tiếng là có đủ cha đủ mẹ thế mà cha mẹ chúng làm gì? Đi đâu? Bận cái chi mà bỏ bê chúng để chúng trở nên thành phần bất trị trong gia đình và ngoài xã hội?.
Chúa ban cho chúng ta con cái là món quà rất quý giá vì chẳng ai muốn mà có được. Chúa trao ban chúng cho chúng ta là để dậy dỗ, làm chúng trở thành người hữu dụng, để mai này giúp Chúa đôi bàn tay làm gì đó cho anh chị em chúng ta. Chúng ta không nghĩ con cái là quan trọng ư!? Thế thì tại sao chúng ta mong mỏi được chúng sinh ra đời làm gì? Để rồi chúng ta bỏ chúng bơ vơ không người dậy dỗ. Thiên Chúa sẽ buồn biết bao vì chúng ta đã làm gương mù gương xấu cho chúng. Thật phải, trong đêm khuya khoắt, mà chỉ cần một ngọn nến thắp lên sẽ làm cho gian phòng sáng đủ để thấy những gì thật lớn. Nhưng có được hai ngọn nến thắp sáng lên, sẽ cho chúng ta thấy được khoảng xa hơn của căn nhà, và ba ngọn nến thì ánh sáng sẽ loan tỏa rộng lớn hơn và đi xa hơn. Ý của Chúa muốn là chúng ta mỗi người hãy nên là Ánh Sáng, để chương trình Cứu Độ của Chúa vẫn được tiếp tục qua việc giúp Chúa đôi bàn tay đóng góp. Để những người mù thấy được đèn sáng mà đi theo. Và thật tốt đẹp biết bao khi tất cả chúng ta là Ánh Sáng của Chúa. Điều này chúng ta đã từng chứng kiến theo dõi trên internet và trên báo những ngày biểu tình trong ôn hòa tại Tòa Khâm Sứ Hà Nội, chắc anh chị em còn nhớ? Là hàng triệu triệu ngọn nến được thắp sáng; ánh sáng của đèn cầy đã làm sáng lên cả một vùng trời tăm tối. Đẹp lắm! Sáng lắm! Thiên Chúa chắc hẳn Ngài rất hãnh diện với công việc các con Ngài làm!.
“Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con là muối đất. Nếu muối đã lạt, người ta biết lấy gì mà ướp cho mặn lại? Muối đó không còn sử dụng vào việc chi nữa, chỉ còn ném ra ngoài cho người ta chà đạp lên nó”. Thật phải khi Chúa dậy chúng ta phải làm muối ướp đời. Chẳng phải khó khi chính mình giữ được thân phận của mình là muối, vì nhìn xem ai lại muốn mình bị vất ra ngoài đường cho người người đạp lên?. Ấy thế mà hầu hết chúng ta đã sống như hạt muối chẳng những trở nên lạt lẽo mà lại còn rất vô duyên nữa!. Vừa vô dụng, không nên tích sự, lại trở thành loài ăn bám của gia đình, và xã hội. Ắt Chúa đã phải chán nản con cái của Ngài đến cùng tận, vì bao nhiêu thế kỷ qua con người vẫn không thay đổi. Con người cứ sống trơ trơ ra như chẳng cần biết Chúa sẽ giáng phạt con người như thế nào!. Con người vẫn sống như loài gỗ đá là chẳng biết cảm nhận tội lỗi ra sao nữa!? Nhưng có phải Chúa vẫn chịu thua con người? Chúa vẫn nuôi hy vọng ở những con người biết sống làm muối làm men cho đời; biết làm Ánh Sáng dù ánh sáng có leo lắt; Ánh Sáng của cây nến sắp tàn rụi; nhưng để cây nến có tàn rụi thì cây nến ấy cũng đã thắp lên cho biết bao nhiêu cây nến khác trở nên Sáng trở nên tốt lành và hữu dụng trước mặt Chúa và cho anh chị em.
Lậy Chúa! Một ngọn nến chẳng là gì nhưng cũng được thắp sáng lên trên giá của chiếc bàn; mầu nhiệm hơn nữa là ngọn nến đó đã chu toàn bổn phận và trách nhiệm của cuộc đời làm nến. Đã trở nên công ích cho biết bao nhiêu người đang sống trong đêm tối, rất cần ngọn nến được dơ cao để mọi người từ tăm tối biết bước ra Ánh Sáng. Ánh Sáng của Chân Lý Chúa. Ánh Sáng của Đức Tin. Ánh Sáng của Sự Sống muôn đời. Vâng, Ánh Sáng ấy dẫn đưa con người chúng con biết tìm về Nguồn của Ánh Sáng là Ba Ngôi Thiên Chúa, Người sẽ ban cho chúng con viên mãn hạnh phúc trên Quê Trời. Amen.
Nhân dịp năm mới: Thời giờ trong đời sống
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
14:25 02/02/2011
Thời giờ trong đời sống
Ngày tháng năm cũ qua đi. Nhưng dòng sông đời sống vẫn tiếp tục chảy trôi trong thời gian năm mới đang tới.
Năm hết, tháng ngày thời gian năm cũ dần đi vào qúa khứ. Nhưng không vì thế mà lịch sử nếp sống văn hóa, gía trị cùng kinh nghiệm đời sống của con người bị chìm trôi vào quên lãng.
Giờ phút ngày tháng năm cũ theo quy trình của vòng luân chuyển trong vũ trụ đi lui vào đàng sau, nhường chỗ cho thời gian ngày tháng năm mới xuất hiện, tương lai mới mở ra. Nhưng không vì thế mà con người không còn trách nhiệm gì về đời sống đã qua của mình.
Vào những ngày cuối tháng Chạp năm cũ sắp hết, theo phong tục tập quán nền văn hóa âm lịch bên Á Đông, mọi người dọn dẹp nhà cửa, sửa soạn đón mừng năm mới khởi đầu từ ngày Mồng Một Tết nguyên đán.
Phong tục tập quán văn hóa này trải rộng đến nhiều khía cạnh đời sống con người.
1. Nhớ đến người đã qúa vãng
Tập tục văn hóa đón mừng năm mới không chỉ chú ý đến sinh hoạt cho người còn đang sống, nhưng còn cho cả người đã qua đời. Vì thế, ở những vùng nơi thuận tiện, con cháu đến viếng phần mộ Ông Bà, Cha Mẹ, người thân đã qua đời.
Sự thăm viếng không chỉ dừng lại ở dọn dẹp quyét lá cây cho sạch sẽ, cũng không chỉ đốt lên cây nến, thắp nén nhang hương hay cắm bông hoa nơi phần mộ. Nhưng còn hơn thế nữa.
Trứơc nấm mồ nhớ ôn nhớ lại những kỷ niệm ngày xưa đã cùng chung sống trải qua với người đã qua đời và đọc kinh cầu nguyện cho họ. Đây là việc tốt lành thánh đức, cùng biểu lộ tinh thần nếp sống lòng hiếu thảo biết ơn nhau. Dù người đã qua đời chôn nằm sâu kín trong lòng đất hay đã thiêu đốt ra tro bụi, người còn đang sống và người đã qua đời vẫn hằng cùng liên kết với nhau.
Theo tục lệ trong dân gian có ca vè quy định: Mồng Một tết cha, Mồng Hai tết mẹ, Mồng Ba tết thầy. Tập tục tốt lành thánh đức này thể hiện tấm chân tình lòng hiếu thảo biết ơn con cái với cha mẹ đã sinh thành nuôi dậy ta nên người, với thầy cô đã khai tâm dậy dỗ ta biết đọc, biết viết.
Từ khi đạo đức tin đạo Công giáo được loan truyền vào đời sống xã hội Việt Nam cách đây hơn 350 năm, Giáo Hội đã khuyến khích người tín hữu Công giáo Việt Nam dành ngày Mồng Hai Tết kính nhớ cầu nguyện cho Tổ Tiên, cho những người thân yêu đã qua đời.
Ăn Tết vui mừng đón Xuân mới, nhưng không quên người đã khuất núi trong gia đình.
Những ngày cuối năm cũ bước sang năm mới cũng là thời gian thuận tiện nhìn lại qúa khứ và nhìn hướng về tương lai đang tới, và đó cũng là nếp sống tập quán văn hóa của con người.
Có nhiều cách lối nhìn lại ngày xưa và nhìn hướng về ngày mai. Một trong những cách lối đó là tìm trong lịch sử đời sống những mẫu cách thế sống của con người. Và từ đó rút ra kinh nghiệm bài học cho tương lai.
2. Những mẫu đời sống trong dòng lịch sử qúa khứ
Đời sống con người đi đôi gắn liền với lịch sử phát triển trong xã hội.
Ở Thời thượng cổ (Antique), mẫu homo ludens – người ham sống vui chơi lấy cơm bánh cùng sự giải trí vui thích làm chính yếu - nếp sống này được ưa chuộng phổ biến rộng rãi trong dân gian. Có lẽ những tập tục lễ hội mừng ở đình làng, thi đấu tranh giải của người thời thượng cổ ngày xưa thể hiện mẫu sống này.
Sang thời Trung cổ ( Mittelalter), mẫu Homo viator - người hầu như luôn luôn di chuyển đi đó đây - nếp sống này rất thịnh hành. Có lẽ vì thế, vào thời Trung cổ có nhiều nơi chốn hành hương thăm viếng hầu đáp ứng nhu cầu cho con người!
Đến thời Phục hưng ( Renaissance) xuất hiện nếp sống mẫu lý tưởng Homo eruditus - mẫu người học hành cao thông thái, có nhiều phát minh sáng tạo. Nếp sống phát triển sáng tạo trong đời sống đóng vai trò chủ yếu được cổ võ.
Sau khi phát minh máy chạy bằng hơi nước ra đời cùng những phương tiện kỹ thuật cơ khí được tìm tòi sáng chế phát triển giúp đời sống tiến triển, xuất hiện mẫu Homo faber – mẫu người hành nghề kỹ thuật cơ khí tay chân phù hợp với phát minh sáng tạo. Và từ đó nảy sinh Homo oeconomicus - người sản xuất buôn bán làm kinh tế - đứng vào hàng trọng yếu hàng đầu.
Thời chiến tranh loạn lạc biểu hiện qua hai trận chiến tranh thế giới là thời kỳ đen tối của thế giới, mẫu Homo lupus - người hung dữ bạo tàn như chó sói – làm bá chủ đe dọa tàn phá đời sống nhân loại. Mẫu sống này bị nhân loại xưa nay lên án lọai bỏ.
3. Những mẫu đời sống trong dòng lịch sử hiện tại
Dòng sông lịch sử đời sống có nhiều biến chuyển nhanh lẹ, vì thế chưa có thể có câu trả lời chính xác đầy đủ được về mẫu đời sống như thời qúa khứ đã qua.
Dẫu vậy, người ta có thể dựa trên những ảnh hưởng của truyền thông nơi con người, tìm đặt tên cho con người thời đại mới là Homo medialis. Phương tiện truyền thông ngày càng có nhiều phát minh mới cũng phổ thông phổ cập khắp nơi từng giờ phút. Màn ảnh truyền hình, màn ảnh máy vi tính chuyển tải làm nổi bật hiển thị vùng làng thành thị cùng những biến cố khắp nơi trên thế giới luôn thời sự đến từng phòng làm việc, phòng khách mọi tư gia và cả lúc đi dọc đường nữa.
Giáo Hội Công giáo cũng khuyến khích dùng phương tiện truyền thông hiện đại chuyển tải loan truyền sứ điệp Lời Chúa đến cho mọi người ở khắp nơi.
Mẫu Homo consumptor là mẫu nếp sống tiêu thụ trong thời xã hội ngày hôm nay đang được khuyến khích cho việc phát triển nền kinh tế đời sống phúc lợi xã hội, và cùng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt lẫn nhu cầu tâm lý con người.
Nhu cầu cuộc sống ngày càng có nhiều thay đổi nhanh lẹ, nên xuất hiện mẫu Homo festinans - mẫu người sống vội vàng hấp tấp – đó đây chúng ta thường nghe nói than thở: bận lắm, không có thời giờ, hầu như lúc nào họ cũng phải xem đồng hồ.
Phát minh phương tiện kỹ thuật mới giúp gỉam bớt sức lực cùng thời giờ cho con người, nhưng trái lại Homo contemporalis - người thời hiện đại - lại luôn phải sống vội vã như luôn thiếu thời giờ.
Phải chăng là điều trái ngược nhau? Vì một bên con người thời hiện tại ngày nay vui mừng vì tiến bộ kỹ thuật mới giúp đời sống nhẹ nhàng dễ chịu thanh thản hơn, nhưng đàng khác họ lại luôn luôn than phiền về thiếu thời giờ trong đời sống.
4. Mẫu đời sống tinh thần tôn giáo
So với mẫu sống thời hiện tại, trong Kinh Thánh hầu như không tìm thấy mẫu đời sống vội vàng hấp tấp.
Mẫu Homo biblicus - người trong Kinh Thánh - không vội vàng hấp tấp. Đời sống của họ tỏa ra nét thanh thản có đủ thời giờ, như trong Phúc âm diễn tả con ngưòi tôn giáo có thời giờ đến gặp nghe Chúa Giêsu giảng dậy. Họ đến với Chúa Giêsu từ nơi miền vùng xa cùng lưu lại với Chúa Giêsu nhiều ngày, đến nỗi chính Chúa Giêsu phải lo cho họ ăn uống để khỏi bị đói ( Mt 4,25; Mc 8,1-3).
Thời giờ là qùa tặng qúy gía của Trời cao ban cho con người trải qua mọi dòng thời gian lịch sử đời sống. Mỗi mẫu cách thế sống xưa nay của con người thời đại đều thể hiện gắn liền với thời giờ. Dùng thời giờ cho đúng sẽ giúp đời sống phát triển trọn vẹn đầy đủ nhân cách cùng gía trị đời sống.
Trong chiều hướng đó, Thánh Phaolo đã nhắn nhủ con người: Anh em hãy thận trọng xem xét cách ăn nết ở của mình, đừng sống như kẻ khờ dại, nhưng như người khôn ngoan biết dùng thời giờ cho đúng. ( Epheso 5,15).
************
Năm mới chúng ta cầu chúc nhau sức khoẻ, thành công, cùng Phúc lành của Thiên Chúa, Đấng là chủ đời sống và thời giờ năm mới.
Ngoài ra, còn xin kính chúc mọi người như Homo Biblicus, dùng thời giờ phát triển đời sống tâm linh cho mình, cho người khác và cho Thiên Chúa.
Chúc mừng Năm Mới Tân Mão
Năm hết, tháng ngày thời gian năm cũ dần đi vào qúa khứ. Nhưng không vì thế mà lịch sử nếp sống văn hóa, gía trị cùng kinh nghiệm đời sống của con người bị chìm trôi vào quên lãng.
Giờ phút ngày tháng năm cũ theo quy trình của vòng luân chuyển trong vũ trụ đi lui vào đàng sau, nhường chỗ cho thời gian ngày tháng năm mới xuất hiện, tương lai mới mở ra. Nhưng không vì thế mà con người không còn trách nhiệm gì về đời sống đã qua của mình.
Vào những ngày cuối tháng Chạp năm cũ sắp hết, theo phong tục tập quán nền văn hóa âm lịch bên Á Đông, mọi người dọn dẹp nhà cửa, sửa soạn đón mừng năm mới khởi đầu từ ngày Mồng Một Tết nguyên đán.
Phong tục tập quán văn hóa này trải rộng đến nhiều khía cạnh đời sống con người.
1. Nhớ đến người đã qúa vãng
Tập tục văn hóa đón mừng năm mới không chỉ chú ý đến sinh hoạt cho người còn đang sống, nhưng còn cho cả người đã qua đời. Vì thế, ở những vùng nơi thuận tiện, con cháu đến viếng phần mộ Ông Bà, Cha Mẹ, người thân đã qua đời.
Sự thăm viếng không chỉ dừng lại ở dọn dẹp quyét lá cây cho sạch sẽ, cũng không chỉ đốt lên cây nến, thắp nén nhang hương hay cắm bông hoa nơi phần mộ. Nhưng còn hơn thế nữa.
Trứơc nấm mồ nhớ ôn nhớ lại những kỷ niệm ngày xưa đã cùng chung sống trải qua với người đã qua đời và đọc kinh cầu nguyện cho họ. Đây là việc tốt lành thánh đức, cùng biểu lộ tinh thần nếp sống lòng hiếu thảo biết ơn nhau. Dù người đã qua đời chôn nằm sâu kín trong lòng đất hay đã thiêu đốt ra tro bụi, người còn đang sống và người đã qua đời vẫn hằng cùng liên kết với nhau.
Theo tục lệ trong dân gian có ca vè quy định: Mồng Một tết cha, Mồng Hai tết mẹ, Mồng Ba tết thầy. Tập tục tốt lành thánh đức này thể hiện tấm chân tình lòng hiếu thảo biết ơn con cái với cha mẹ đã sinh thành nuôi dậy ta nên người, với thầy cô đã khai tâm dậy dỗ ta biết đọc, biết viết.
Từ khi đạo đức tin đạo Công giáo được loan truyền vào đời sống xã hội Việt Nam cách đây hơn 350 năm, Giáo Hội đã khuyến khích người tín hữu Công giáo Việt Nam dành ngày Mồng Hai Tết kính nhớ cầu nguyện cho Tổ Tiên, cho những người thân yêu đã qua đời.
Ăn Tết vui mừng đón Xuân mới, nhưng không quên người đã khuất núi trong gia đình.
Những ngày cuối năm cũ bước sang năm mới cũng là thời gian thuận tiện nhìn lại qúa khứ và nhìn hướng về tương lai đang tới, và đó cũng là nếp sống tập quán văn hóa của con người.
Có nhiều cách lối nhìn lại ngày xưa và nhìn hướng về ngày mai. Một trong những cách lối đó là tìm trong lịch sử đời sống những mẫu cách thế sống của con người. Và từ đó rút ra kinh nghiệm bài học cho tương lai.
2. Những mẫu đời sống trong dòng lịch sử qúa khứ
Đời sống con người đi đôi gắn liền với lịch sử phát triển trong xã hội.
Ở Thời thượng cổ (Antique), mẫu homo ludens – người ham sống vui chơi lấy cơm bánh cùng sự giải trí vui thích làm chính yếu - nếp sống này được ưa chuộng phổ biến rộng rãi trong dân gian. Có lẽ những tập tục lễ hội mừng ở đình làng, thi đấu tranh giải của người thời thượng cổ ngày xưa thể hiện mẫu sống này.
Sang thời Trung cổ ( Mittelalter), mẫu Homo viator - người hầu như luôn luôn di chuyển đi đó đây - nếp sống này rất thịnh hành. Có lẽ vì thế, vào thời Trung cổ có nhiều nơi chốn hành hương thăm viếng hầu đáp ứng nhu cầu cho con người!
Đến thời Phục hưng ( Renaissance) xuất hiện nếp sống mẫu lý tưởng Homo eruditus - mẫu người học hành cao thông thái, có nhiều phát minh sáng tạo. Nếp sống phát triển sáng tạo trong đời sống đóng vai trò chủ yếu được cổ võ.
Sau khi phát minh máy chạy bằng hơi nước ra đời cùng những phương tiện kỹ thuật cơ khí được tìm tòi sáng chế phát triển giúp đời sống tiến triển, xuất hiện mẫu Homo faber – mẫu người hành nghề kỹ thuật cơ khí tay chân phù hợp với phát minh sáng tạo. Và từ đó nảy sinh Homo oeconomicus - người sản xuất buôn bán làm kinh tế - đứng vào hàng trọng yếu hàng đầu.
Thời chiến tranh loạn lạc biểu hiện qua hai trận chiến tranh thế giới là thời kỳ đen tối của thế giới, mẫu Homo lupus - người hung dữ bạo tàn như chó sói – làm bá chủ đe dọa tàn phá đời sống nhân loại. Mẫu sống này bị nhân loại xưa nay lên án lọai bỏ.
3. Những mẫu đời sống trong dòng lịch sử hiện tại
Dòng sông lịch sử đời sống có nhiều biến chuyển nhanh lẹ, vì thế chưa có thể có câu trả lời chính xác đầy đủ được về mẫu đời sống như thời qúa khứ đã qua.
Dẫu vậy, người ta có thể dựa trên những ảnh hưởng của truyền thông nơi con người, tìm đặt tên cho con người thời đại mới là Homo medialis. Phương tiện truyền thông ngày càng có nhiều phát minh mới cũng phổ thông phổ cập khắp nơi từng giờ phút. Màn ảnh truyền hình, màn ảnh máy vi tính chuyển tải làm nổi bật hiển thị vùng làng thành thị cùng những biến cố khắp nơi trên thế giới luôn thời sự đến từng phòng làm việc, phòng khách mọi tư gia và cả lúc đi dọc đường nữa.
Giáo Hội Công giáo cũng khuyến khích dùng phương tiện truyền thông hiện đại chuyển tải loan truyền sứ điệp Lời Chúa đến cho mọi người ở khắp nơi.
Mẫu Homo consumptor là mẫu nếp sống tiêu thụ trong thời xã hội ngày hôm nay đang được khuyến khích cho việc phát triển nền kinh tế đời sống phúc lợi xã hội, và cùng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt lẫn nhu cầu tâm lý con người.
Nhu cầu cuộc sống ngày càng có nhiều thay đổi nhanh lẹ, nên xuất hiện mẫu Homo festinans - mẫu người sống vội vàng hấp tấp – đó đây chúng ta thường nghe nói than thở: bận lắm, không có thời giờ, hầu như lúc nào họ cũng phải xem đồng hồ.
Phát minh phương tiện kỹ thuật mới giúp gỉam bớt sức lực cùng thời giờ cho con người, nhưng trái lại Homo contemporalis - người thời hiện đại - lại luôn phải sống vội vã như luôn thiếu thời giờ.
Phải chăng là điều trái ngược nhau? Vì một bên con người thời hiện tại ngày nay vui mừng vì tiến bộ kỹ thuật mới giúp đời sống nhẹ nhàng dễ chịu thanh thản hơn, nhưng đàng khác họ lại luôn luôn than phiền về thiếu thời giờ trong đời sống.
4. Mẫu đời sống tinh thần tôn giáo
So với mẫu sống thời hiện tại, trong Kinh Thánh hầu như không tìm thấy mẫu đời sống vội vàng hấp tấp.
Mẫu Homo biblicus - người trong Kinh Thánh - không vội vàng hấp tấp. Đời sống của họ tỏa ra nét thanh thản có đủ thời giờ, như trong Phúc âm diễn tả con ngưòi tôn giáo có thời giờ đến gặp nghe Chúa Giêsu giảng dậy. Họ đến với Chúa Giêsu từ nơi miền vùng xa cùng lưu lại với Chúa Giêsu nhiều ngày, đến nỗi chính Chúa Giêsu phải lo cho họ ăn uống để khỏi bị đói ( Mt 4,25; Mc 8,1-3).
Thời giờ là qùa tặng qúy gía của Trời cao ban cho con người trải qua mọi dòng thời gian lịch sử đời sống. Mỗi mẫu cách thế sống xưa nay của con người thời đại đều thể hiện gắn liền với thời giờ. Dùng thời giờ cho đúng sẽ giúp đời sống phát triển trọn vẹn đầy đủ nhân cách cùng gía trị đời sống.
Trong chiều hướng đó, Thánh Phaolo đã nhắn nhủ con người: Anh em hãy thận trọng xem xét cách ăn nết ở của mình, đừng sống như kẻ khờ dại, nhưng như người khôn ngoan biết dùng thời giờ cho đúng. ( Epheso 5,15).
************
Năm mới chúng ta cầu chúc nhau sức khoẻ, thành công, cùng Phúc lành của Thiên Chúa, Đấng là chủ đời sống và thời giờ năm mới.
Ngoài ra, còn xin kính chúc mọi người như Homo Biblicus, dùng thời giờ phát triển đời sống tâm linh cho mình, cho người khác và cho Thiên Chúa.
Chúc mừng Năm Mới Tân Mão
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Những người sáng chế nói các áp dụng (App) mới có thể đem người Công Giáo trở lại toà giải tội
Bùi Hữu Thư
11:32 02/02/2011
SOUTH BEND, Ind. (CNS) – Những kỹ thuật tân tiến có thể tăng cường đức tin của chúng ta không? Một số người Công Giáo giỏi về kỹ thuật vi tính mới ở South Bend, bang Indiana nghĩ như vậy.
Trong điện văn gửi Ngày Truyền Thông Thế Giới 2011, Đức Thánh Cha Benedict XVI nói “loan truyền Phúc Âm qua các phương tiện truyền thông không đủ,” chúng ta còn cần “thường xuyên làm nhân chứng.”
Những người sáng chế ra áp dụng cho các máy điện thoại I-Phone, máy thu âm I-Pod và vi tính I-Pad có tên là “Hòa Giải: một Áp Dụng cho Người Công Giáo Rôma” lại cho là sản phẩm của họ có thể giúp thực hiện cả hai điều Đức Thánh Cha nói.
Hai anh em Patrick và Chip Leinen cùng người bạn là Ryan Kreager nói họ đã nhận được nhiều sự hưởng ứng. Áp dụng này, được báo cáo là áp dụng độc nhất có sự phê chuẩn của giới chức thẩm quyền Hội Thánh (imprimatur), được soạn thảo để giúp cho mọi người xưng tội tốt hơn.
Tường trình về trường hợp này Đức Giám Mục Kevin C. Rhoades thuộc Giáo Phận Fort Wayne-South Bend nói: một imprimatur là một tuyên bố chính thức của một giới chức trong giáo hội nói là một cuốn sách hay các tài liệu in ấn khác có thể được xuất bản.
Imprimatur xác nhận là công trình được xuất bản không chứa đựng bất cứ điều gì trái nghịch với giáo huấn Công Giáo về đức tin và luân lý.
Đức giám mục Kreager giải thích: "Áp dụng này được soạn thảo cho hai loại người: Cho người Công Giáo đi xưng tội đều hòa, giúp họ có được các dữ kiện về người xử dụng. Họ điền tên, tuổi, phái tính, ơn gọi và ngày xựng tội lần cuối cùng, và máy sẽ soạn dùm cho họ một bản xét mình dựa trên các dữ kiện này.
Các nhà soạn thảo áp dụng này nói: Chú trọng vào Mười Điều Răn, bản xét mình sẽ khác nhau tùy theo lứa tuổi và phái tính, chẳng hạn cho một người mẹ trẻ tuổi sẽ khác với một em trai vị thành niên. Các bản xét mình do hai linh mục khác nhau cung cấp.
Đức giám mục Kreager nói: Ngoài việc giúp cho những người Công Giáo đã trung thành với bí tích hòa giải, áp dụng này còn giúp cho một loại người khác nữa. Ngài nói với phóng viên của tờ báo Today's Catholic, tuần báo của giáo phận Fort Wayne-South Bend: "Bạn có thể xử dụng bản xét mình và được hướng dẫn từng bước một trong việc xưng tội y như khi bạn đang ở trong tòa giải tội.”
Trong điện văn gửi Ngày Truyền Thông Thế Giới 2011, Đức Thánh Cha Benedict XVI nói “loan truyền Phúc Âm qua các phương tiện truyền thông không đủ,” chúng ta còn cần “thường xuyên làm nhân chứng.”
Những người sáng chế ra áp dụng cho các máy điện thoại I-Phone, máy thu âm I-Pod và vi tính I-Pad có tên là “Hòa Giải: một Áp Dụng cho Người Công Giáo Rôma” lại cho là sản phẩm của họ có thể giúp thực hiện cả hai điều Đức Thánh Cha nói.
Hai anh em Patrick và Chip Leinen cùng người bạn là Ryan Kreager nói họ đã nhận được nhiều sự hưởng ứng. Áp dụng này, được báo cáo là áp dụng độc nhất có sự phê chuẩn của giới chức thẩm quyền Hội Thánh (imprimatur), được soạn thảo để giúp cho mọi người xưng tội tốt hơn.
Tường trình về trường hợp này Đức Giám Mục Kevin C. Rhoades thuộc Giáo Phận Fort Wayne-South Bend nói: một imprimatur là một tuyên bố chính thức của một giới chức trong giáo hội nói là một cuốn sách hay các tài liệu in ấn khác có thể được xuất bản.
Imprimatur xác nhận là công trình được xuất bản không chứa đựng bất cứ điều gì trái nghịch với giáo huấn Công Giáo về đức tin và luân lý.
Đức giám mục Kreager giải thích: "Áp dụng này được soạn thảo cho hai loại người: Cho người Công Giáo đi xưng tội đều hòa, giúp họ có được các dữ kiện về người xử dụng. Họ điền tên, tuổi, phái tính, ơn gọi và ngày xựng tội lần cuối cùng, và máy sẽ soạn dùm cho họ một bản xét mình dựa trên các dữ kiện này.
Các nhà soạn thảo áp dụng này nói: Chú trọng vào Mười Điều Răn, bản xét mình sẽ khác nhau tùy theo lứa tuổi và phái tính, chẳng hạn cho một người mẹ trẻ tuổi sẽ khác với một em trai vị thành niên. Các bản xét mình do hai linh mục khác nhau cung cấp.
Đức giám mục Kreager nói: Ngoài việc giúp cho những người Công Giáo đã trung thành với bí tích hòa giải, áp dụng này còn giúp cho một loại người khác nữa. Ngài nói với phóng viên của tờ báo Today's Catholic, tuần báo của giáo phận Fort Wayne-South Bend: "Bạn có thể xử dụng bản xét mình và được hướng dẫn từng bước một trong việc xưng tội y như khi bạn đang ở trong tòa giải tội.”
Năm mới cùng nhau xưng tội lối Mỹ: với một điện thọai cầm tay!
Trần Mạnh Trác
13:19 02/02/2011
"Kỹ thuật hiện đại có thể giúp củng cố đức tin" là xác tín của Đức Giám Mục Kevin C. Rhoades địa phận Fort Wayne-South Bend, Tiểu Bang Indiana.
Mới đây Ngài đã 'imprimatur' một ứng dụng (app) trên máy ĐT cầm tay để Xưng Tội. Imprimatur là chứng nhận một xuất bản không đi ngược với Đức Tin và Luân Lý Công Giáo. Đây là Imprimatur duy nhất đã ban cho một ứng dụng công nghệ.
Vậy thì có thể nào, thay vì chạy tới tòa cáo giải mả 'giục lòng ăn năn cùng giốc lòng chừa' như trước, người Công Giáo từ nay sẽ dùng iphone hoặc ipad mà 'touch the icon' (rờ nút) một cái cho 'delete' (xóa) đi hết mọi tội lỗi đã phạm?
Hãng Apple chắc sẽ hài lòng lắm. Số giáo dân đi lễ với bộ mặt hớn hở chắc chắn sẽ tăng vọt.
Nhưng xin được rõ ràng hơn, và thành thật xin lỗi những ai sẽ thất vọng vì câu nói sau đây, là cho tới nay thì không ai có thể xưng tội QUA máy ĐT hay VỚI máy ĐT cả. Ứng dụng này chỉ giúp 'Xét Mình' trước khi xưng tội mà thôi. Những kẻ có tội (là chúng ta hết thảy) vẫn phải khiêm nhường tìm gặp một linh mục như chúng ta vẫn làm từ 2000 năm qua!
Nhưng nhờ ứng dụng này mà đã có nhiều người trở về làm hòa với Chúa, trong số đó có người đã bỏ xưng tội tới 20 năm.
Trong thông điệp cho Ngày Truyền thông Thế giới 2011, đức Giáo hoàng Benedict XVI nói rằng chỉ "rao giảng Tin Mừng qua các phương tiện truyền thông mới" là không đủ, chúng ta còn phải "nhất quán sống cuộc sống chứng nhân."
Những người sáng tạo ra ứng dụng "xưng tội cho người Công giáo" "Confession: A Roman Catholic App" cho iPhone iPad và iPod Touch tin rằng sản phẩm của họ giúp người Công Giáo thực hiện cả hai đòi hỏi trên của ĐGH.
Hai anh em họ Leinen là Patrick và Chip cùng người bạn là Ryan Kreager cho biết các tin tức phản hồi nhận được là rất hứng khời. Ứng dụng đã được thiết kế để giúp người dùng thực hiện một cuộc xưng tội tốt hơn.
"Ứng dụng này được xây dựng cho hai loại người," anh Kreager giải thích. "Với những người thường xuyên đi xưng tội, nó dùng các thông tin như tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp và ngày xưng tội lần trước để tạo ra một 'bảng xét mình' dựa trên các thông tin đó."
Bảng xét mình cho một bà mẹ trẻ thì khác với bảng xét mình cho một cậu bé vị thành niên (teen).
"Nó cũng giúp cho những người đã bỏ nhà thờ và muốn có cơ hội để xưng tội," theo lời Kreager trong cuộc phỏng vấn với Today's Catholic, tờ báo của giáo phận Fort Wayne-South Bend. "Khi bạn duyệt xét 'bảng xét mình' theo nghĩa đen thì thực sự bạn cũng trải qua từng bước một những lời thú tội như ở trong một tòa giải tội."
Patrick Leinen nói rằng trong thời gian thử nghiệm, một người đàn ông đã không xưng tội 20 năm đã dùng những bước của ứng dụng mà trở về lãnh nhận các phép bí tích.
"Chỉ cần biết rằng một ai đó đã nhận được lợi ích như thế trước khi ứng dụng được hãng Apple phát hành... Thì đó đã là một cãm giác tuyệt vời nhất thế giới rồi!", Patrick nói.
Ứng dụng còn thiết kế một bộ nhớ để in lên những lời cầu nguyện khác nhau cũng như danh sách những tội mà người dùng muốn xưng tội, ứng dụng cũng có nhiều phiên bản khác nhau cho hành vi ăn năn tội, bao gồm một phiên bản viết bằng tiếng Latinh.
Melanie Williams, một em gái 17 tuổi học tại trường Trung học Marian ở Mishawaka, nói rằng đi xưng tội là một phần quan trọng trong cuộc sống của em. Là một 'fan' hâm mộ các công nghệ tân tiến, em đánh giá nghệ thuật xét mình của Ứng Dụng rất cao.
"Nó giúp em đánh giá tình trạng cá nhân của em trong cuộc sống," em nói, lưu ý tới những cách thức giúp em hiểu và nhớ những tội đã phạm một cách dễ dàng. "Phần em yêu thích nhất chắc chắn là nhửng châm ngôn bật lên sau khi đã xưng tội xong. Lần nào cũng vậy, những câu châm ngôn đó thực sự nói với em những gì em cần nghe vào thời điểm đó. Đây là một công cụ có một động lực rất lớn!"
Ứng dụng cần phải dùng mật mã để bảo vệ sự riêng tư.
"Sau khi xưng tội, tất cả các thông tin sẽ bị xóa," Kreager cho biết. "Những gì còn ghi lại chỉ là những dữ liệu cá nhân như tuổi tác, tên và ngày xưng tội lần trước."
Công ty lấy tên là Littleiapps. Chử "i" (chữ thường nhỏ chứ không phải là chử hoa) có nghĩa là "tôi phải nhỏ đi để tên Người (Chúa) được lớn hơn," theo lời giải thích của Chip Leinen. Anh cho biết anh hy vọng sẽ tạo thêm nhiều ứng dụng Công giáo trong tương lai.
"Em nghĩ rằng ứng dụng này có tiềm năng giúp giới thanh thiếu niên trở lại với bí tích hòa giải", theo lời em Melanie Williams. Em nói thêm "Em nghĩ rằng ứng dụng này sẽ khuyến khích thanh thiếu niên đi xưng tội. Họ sẽ không có lý do gì mà nói không biết làm thế nào để đi xưng tội nữa!."
Mới đây Ngài đã 'imprimatur' một ứng dụng (app) trên máy ĐT cầm tay để Xưng Tội. Imprimatur là chứng nhận một xuất bản không đi ngược với Đức Tin và Luân Lý Công Giáo. Đây là Imprimatur duy nhất đã ban cho một ứng dụng công nghệ.
Vậy thì có thể nào, thay vì chạy tới tòa cáo giải mả 'giục lòng ăn năn cùng giốc lòng chừa' như trước, người Công Giáo từ nay sẽ dùng iphone hoặc ipad mà 'touch the icon' (rờ nút) một cái cho 'delete' (xóa) đi hết mọi tội lỗi đã phạm?
Hãng Apple chắc sẽ hài lòng lắm. Số giáo dân đi lễ với bộ mặt hớn hở chắc chắn sẽ tăng vọt.
Nhưng xin được rõ ràng hơn, và thành thật xin lỗi những ai sẽ thất vọng vì câu nói sau đây, là cho tới nay thì không ai có thể xưng tội QUA máy ĐT hay VỚI máy ĐT cả. Ứng dụng này chỉ giúp 'Xét Mình' trước khi xưng tội mà thôi. Những kẻ có tội (là chúng ta hết thảy) vẫn phải khiêm nhường tìm gặp một linh mục như chúng ta vẫn làm từ 2000 năm qua!
Nhưng nhờ ứng dụng này mà đã có nhiều người trở về làm hòa với Chúa, trong số đó có người đã bỏ xưng tội tới 20 năm.
Trong thông điệp cho Ngày Truyền thông Thế giới 2011, đức Giáo hoàng Benedict XVI nói rằng chỉ "rao giảng Tin Mừng qua các phương tiện truyền thông mới" là không đủ, chúng ta còn phải "nhất quán sống cuộc sống chứng nhân."
Những người sáng tạo ra ứng dụng "xưng tội cho người Công giáo" "Confession: A Roman Catholic App" cho iPhone iPad và iPod Touch tin rằng sản phẩm của họ giúp người Công Giáo thực hiện cả hai đòi hỏi trên của ĐGH.
Hai anh em họ Leinen là Patrick và Chip cùng người bạn là Ryan Kreager cho biết các tin tức phản hồi nhận được là rất hứng khời. Ứng dụng đã được thiết kế để giúp người dùng thực hiện một cuộc xưng tội tốt hơn.
"Ứng dụng này được xây dựng cho hai loại người," anh Kreager giải thích. "Với những người thường xuyên đi xưng tội, nó dùng các thông tin như tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp và ngày xưng tội lần trước để tạo ra một 'bảng xét mình' dựa trên các thông tin đó."
Bảng xét mình cho một bà mẹ trẻ thì khác với bảng xét mình cho một cậu bé vị thành niên (teen).
"Nó cũng giúp cho những người đã bỏ nhà thờ và muốn có cơ hội để xưng tội," theo lời Kreager trong cuộc phỏng vấn với Today's Catholic, tờ báo của giáo phận Fort Wayne-South Bend. "Khi bạn duyệt xét 'bảng xét mình' theo nghĩa đen thì thực sự bạn cũng trải qua từng bước một những lời thú tội như ở trong một tòa giải tội."
Patrick Leinen nói rằng trong thời gian thử nghiệm, một người đàn ông đã không xưng tội 20 năm đã dùng những bước của ứng dụng mà trở về lãnh nhận các phép bí tích.
"Chỉ cần biết rằng một ai đó đã nhận được lợi ích như thế trước khi ứng dụng được hãng Apple phát hành... Thì đó đã là một cãm giác tuyệt vời nhất thế giới rồi!", Patrick nói.
Ứng dụng còn thiết kế một bộ nhớ để in lên những lời cầu nguyện khác nhau cũng như danh sách những tội mà người dùng muốn xưng tội, ứng dụng cũng có nhiều phiên bản khác nhau cho hành vi ăn năn tội, bao gồm một phiên bản viết bằng tiếng Latinh.
Melanie Williams, một em gái 17 tuổi học tại trường Trung học Marian ở Mishawaka, nói rằng đi xưng tội là một phần quan trọng trong cuộc sống của em. Là một 'fan' hâm mộ các công nghệ tân tiến, em đánh giá nghệ thuật xét mình của Ứng Dụng rất cao.
"Nó giúp em đánh giá tình trạng cá nhân của em trong cuộc sống," em nói, lưu ý tới những cách thức giúp em hiểu và nhớ những tội đã phạm một cách dễ dàng. "Phần em yêu thích nhất chắc chắn là nhửng châm ngôn bật lên sau khi đã xưng tội xong. Lần nào cũng vậy, những câu châm ngôn đó thực sự nói với em những gì em cần nghe vào thời điểm đó. Đây là một công cụ có một động lực rất lớn!"
Ứng dụng cần phải dùng mật mã để bảo vệ sự riêng tư.
"Sau khi xưng tội, tất cả các thông tin sẽ bị xóa," Kreager cho biết. "Những gì còn ghi lại chỉ là những dữ liệu cá nhân như tuổi tác, tên và ngày xưng tội lần trước."
Công ty lấy tên là Littleiapps. Chử "i" (chữ thường nhỏ chứ không phải là chử hoa) có nghĩa là "tôi phải nhỏ đi để tên Người (Chúa) được lớn hơn," theo lời giải thích của Chip Leinen. Anh cho biết anh hy vọng sẽ tạo thêm nhiều ứng dụng Công giáo trong tương lai.
"Em nghĩ rằng ứng dụng này có tiềm năng giúp giới thanh thiếu niên trở lại với bí tích hòa giải", theo lời em Melanie Williams. Em nói thêm "Em nghĩ rằng ứng dụng này sẽ khuyến khích thanh thiếu niên đi xưng tội. Họ sẽ không có lý do gì mà nói không biết làm thế nào để đi xưng tội nữa!."
Top Stories
Pope: be witnesses of God in a society lacking in spiritual values
Asia-News
11:42 02/02/2011
Vatican City (AsiaNews) - To be "witnesses of God" in our society, "often lacking in spiritual values" and dedicate "time to prayer every day " on the "path to God, to seek his friendship," which is not "a waste of time, rather a time that opens us up to the path of true life, to love of God and the Church to "a real love for our brethren". This is the teaching that the life and work of St. Teresa of Avila, the first of the "Doctor of the Church" to whom Benedict XVI announced he will dedicate a “short cycle” of his lessons in the upcoming general audience.
Teresa of Avila, in the words of the Pope, is "one of the greatest exponents of Christian spirituality of all time", a " true teacher of life for the Christian faithful of every era " and "in our current society often lacking in spiritual values, she teaches us to really feel this thirst for God that exists in our hearts
Her spirituality is "profound and articulated", which "first proposes the Gospel virtues as the basis of all Christian life and human existence in particular, the detachment from earthly goods and evangelical poverty"; "love for one the other as an essential element of community and social life, humility as love of truth, determination as the fruit of Christian audacity, theological hope, which she describes as the thirst for living water. Neither does she forget human virtues: affability, truthfulness, modesty, kindness, happiness and culture. Secondly, Saint Teresa proposes a profound harmony between the great biblical figures and listening to living the Word of God. "
Teresa, the Pope recalled, was born in Spain, in Ávila in 1515 to, as she herself writes in her autobiography, " virtuous, God-fearing parents". She had nine brothers and three sisters. At less than 9 years of age, her reading of the lives of the martyrs involved her to such a degree that she runs away from home to die a martyr and go to heaven: "I want to see God," she tells her parents. Some years later she reveals that she found two truths in her childhood reading: "everything that belongs to the world passes from here and only God is forever, forever, forever."
Her familiarity with of spiritual books, especially of Franciscan spirituality, "teach her meditation and prayer." At age 20, she entered the Carmelite monastery of the Incarnation in Avila. Three years later, she became seriously ill, so as to remain in a coma for four days. "Even in the fight against her illness the Saint sees the battle against weaknesses and resistance to the call of God." In 1543, "she loses the closeness of her family”: her father dies and all her brothers emigrate to America one by one. In the Lent of 1554, at 39 years, Teresa reaches the culmination of her struggle against their own weaknesses. The accidental discovery of the statue of " a very wounded Christ," a leaves a strong impression on her life.
"Parallel to her interior maturation, Teresa begins to concretely develop the idea of reforming the Carmelite Order: with her bishops’ support she founded the first reformed Carmelite convent in 1562 in Avila. On receiving the approval of the superior general, she would go on to found a total of 17. Her meeting with St. John of the Cross is of fundamental importance, with whom, in 1568, at Duruelo, near Avila, she founded the first convent of Discalced Carmelites. In 1580 she obtained from Rome the erection in autonomous province for her reformed Carmelites, the starting point of the religious order of Discalced Carmelites. Teresa ended her earthly life is while engaged in its foundation. In 1582, in fact, after founding the Carmelite convent in Burgos and while making her return trip to Avila, she died the night of October 15 in Alba de Tormes, humbly repeating two phrases: "In the end, I die as a daughter of the Church" and "My spouse, now is the time that we shall see each other!". "A life consumed within Spain, but spent for the whole Church." She was beatified by Pope Paul V in 1614 and canonized by Gregory XV in 1622, she was proclaimed "Doctor of the Church" by Pope Paul VI in 1970. "Teresa of Jesus had no academic training, but has always valued the teachings of theologians, scholars and spiritual teachers. As a writer, she always stuck to what she had personally experienced or had seen in the experience of others, in short based on experience. "
Among her major works the first to be mentioned is her autobiography, titled Book of Life, which she calls the Book of God's mercy. Composed in the Caramel in Avila in 1565, "the work often shows her dialogue of prayer with the Lord. It is a fascinating read, because the Saint not only tells, but shows how she revived the experience of her deep relationship with God. " In 1566, Teresa wrote the Way of Perfection, which she called the Admonishments and advice by Teresa of Jesus to the her nuns. She offers them “an intensive program of contemplative life to serve the Church, at founded on the virtues of the Gospel and prayer. Among the most valuable passages, her commentary on the Our Father, a model of prayer”. The mystic’s most famous writing is the Interior Castle, written in 1577, at her full maturity. It is a reinterpretation of her own journey of spiritual life and at the same time, a codification of the possible conduct of the Christian life to its fullness, holiness, under the action of the Holy Spirit".
(Source: http://www.asianews.it/news-en/Pope:-be-witnesses-of-God-in-a-society-lacking-in-spiritual-values-20667.html)
Teresa of Avila, in the words of the Pope, is "one of the greatest exponents of Christian spirituality of all time", a " true teacher of life for the Christian faithful of every era " and "in our current society often lacking in spiritual values, she teaches us to really feel this thirst for God that exists in our hearts
Her spirituality is "profound and articulated", which "first proposes the Gospel virtues as the basis of all Christian life and human existence in particular, the detachment from earthly goods and evangelical poverty"; "love for one the other as an essential element of community and social life, humility as love of truth, determination as the fruit of Christian audacity, theological hope, which she describes as the thirst for living water. Neither does she forget human virtues: affability, truthfulness, modesty, kindness, happiness and culture. Secondly, Saint Teresa proposes a profound harmony between the great biblical figures and listening to living the Word of God. "
Teresa, the Pope recalled, was born in Spain, in Ávila in 1515 to, as she herself writes in her autobiography, " virtuous, God-fearing parents". She had nine brothers and three sisters. At less than 9 years of age, her reading of the lives of the martyrs involved her to such a degree that she runs away from home to die a martyr and go to heaven: "I want to see God," she tells her parents. Some years later she reveals that she found two truths in her childhood reading: "everything that belongs to the world passes from here and only God is forever, forever, forever."
Her familiarity with of spiritual books, especially of Franciscan spirituality, "teach her meditation and prayer." At age 20, she entered the Carmelite monastery of the Incarnation in Avila. Three years later, she became seriously ill, so as to remain in a coma for four days. "Even in the fight against her illness the Saint sees the battle against weaknesses and resistance to the call of God." In 1543, "she loses the closeness of her family”: her father dies and all her brothers emigrate to America one by one. In the Lent of 1554, at 39 years, Teresa reaches the culmination of her struggle against their own weaknesses. The accidental discovery of the statue of " a very wounded Christ," a leaves a strong impression on her life.
"Parallel to her interior maturation, Teresa begins to concretely develop the idea of reforming the Carmelite Order: with her bishops’ support she founded the first reformed Carmelite convent in 1562 in Avila. On receiving the approval of the superior general, she would go on to found a total of 17. Her meeting with St. John of the Cross is of fundamental importance, with whom, in 1568, at Duruelo, near Avila, she founded the first convent of Discalced Carmelites. In 1580 she obtained from Rome the erection in autonomous province for her reformed Carmelites, the starting point of the religious order of Discalced Carmelites. Teresa ended her earthly life is while engaged in its foundation. In 1582, in fact, after founding the Carmelite convent in Burgos and while making her return trip to Avila, she died the night of October 15 in Alba de Tormes, humbly repeating two phrases: "In the end, I die as a daughter of the Church" and "My spouse, now is the time that we shall see each other!". "A life consumed within Spain, but spent for the whole Church." She was beatified by Pope Paul V in 1614 and canonized by Gregory XV in 1622, she was proclaimed "Doctor of the Church" by Pope Paul VI in 1970. "Teresa of Jesus had no academic training, but has always valued the teachings of theologians, scholars and spiritual teachers. As a writer, she always stuck to what she had personally experienced or had seen in the experience of others, in short based on experience. "
Among her major works the first to be mentioned is her autobiography, titled Book of Life, which she calls the Book of God's mercy. Composed in the Caramel in Avila in 1565, "the work often shows her dialogue of prayer with the Lord. It is a fascinating read, because the Saint not only tells, but shows how she revived the experience of her deep relationship with God. " In 1566, Teresa wrote the Way of Perfection, which she called the Admonishments and advice by Teresa of Jesus to the her nuns. She offers them “an intensive program of contemplative life to serve the Church, at founded on the virtues of the Gospel and prayer. Among the most valuable passages, her commentary on the Our Father, a model of prayer”. The mystic’s most famous writing is the Interior Castle, written in 1577, at her full maturity. It is a reinterpretation of her own journey of spiritual life and at the same time, a codification of the possible conduct of the Christian life to its fullness, holiness, under the action of the Holy Spirit".
(Source: http://www.asianews.it/news-en/Pope:-be-witnesses-of-God-in-a-society-lacking-in-spiritual-values-20667.html)
God and state draw closer in Vietnam
Roberto Tofani
11:44 02/02/2011
The Vatican's appointment of its first official representative to Vietnam signals a detente between the country's communist rulers and the Catholic Church that could represent the first step towards establishing formal diplomatic relations.
Pope Benedict XVI recently named Italian Archbishop Leopoldo Girelli, currently the Vatican's nuncio to Indonesia, as its "non-resident pontifical representative" for Vietnam, extending his current position as nuncio in Singapore and apostolic delegate to Malaysia and Brunei.
Vietnam is among a handful of countries in the world, including China, with which the Vatican does not have diplomatic relations. The Holy See, located at the Vatican in Rome, speaks for the Catholic Church and is recognized under international law as a sovereign entity. In a formal address to the Vatican's diplomatic corps, the pope said that the agreement to name a representative to Vietnam was a sign of improved religious freedom.
The appointment comes after over a dozen rounds of talks that culminated in a historic meeting between Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung and the pope at the Vatican in 2007 and President Nguyen Minh Triet's follow up visit in December 2009, representing the first time a Vietnamese president had visited the Vatican since the communist takeover in 1975.
The appointment also coincides with the conclusion of the 50th jubilee anniversary of the Catholic hierarchy in Vietnam and the 350th year since the first two apostolic vicariates were established there. According to media reports, more than 500,000 people joined 35 Vietnamese bishops, seven bishops from other countries, and 1,200 priests for three days of celebrations in early January.
Hanoi's agreement to the appointment aims to ease pressure from the United States and European Union to allow for more religious freedom. According to a 2010 US State Department report "the Vietnamese constitution provides for freedom of worship; however, government restrictions on the organized activities of many religious groups continued".
The European Union also wants to see greater flexibility from Hanoi towards practicing Catholics – the fifth-largest congregation in Asia. "The European Union is interested in the relationships between the Holy See and Vietnam. A conciliatory policy between the two would represent an improvement in terms of democracy and freedom in Vietnam," a source inside the Vatican told Asia Times Online on condition of anonymity.
In recent years, trade and investment with both the EU and US has accelerated despite steady criticism about the lack of progress on religious freedoms. The US earlier required demonstrable progress on the front before granting Vietnam most-favored trade status, a designation it required to accede to the World Trade Organization. Two-way trade in the first eleven months of 2010 was nearly US$17 billion, a record high since the two sides re-established diplomatic relations in 1995.
Meanwhile, the EU has emerged as Vietnam's biggest source of development assistance, its second-largest export market and its largest source of committed foreign direct investment (FDI), including in the crucial manufacturing sector. The two sides will officially start top-level negotiations towards a possible tariff-reducing free trade agreement (FTA) later this year.
Vietnam's constitution broadly guarantees freedom of religion, but at the same time states that "No one has the right to infringe on the freedom of faith and religion or to take advantage of the latter to violate State laws and policies." The government recognizes various religions, including Catholicism, but maintains strict control over congregations through the 2004 Ordinance on Religion and Belief.
The ordinance includes registration requirements and gives local level authorities discretion over religious activities and leadership appointments. "This ordinance has been strongly criticized by bishops who think that it does not guarantee a real freedom to the Vietnamese clergy because the pope's nomination and consecration of Vietnamese bishops must conform to the Vietnamese government's agreement," a Vietnamese priest told ATol on condition of anonymity.
Holy disputes
Despite the Vatican's new appointment, Vietnam and the Holy See will have to overcome a number of long-standing issues before full-blown diplomatic relations can be established. In particular, land disputes remain a vexed issue. Previous efforts to normalize relations with the Vatican have been hampered by confrontations between Catholic demonstrators and security forces and the jailing of a number of prominent priests over land-rights issues.
Communist authorities seized a number of church lands after seizing power in 1975. The government issued a decree in 2003 that stated lands nationalized during the socialist period before 1991 will not be subject to claims of restitution. That decree, however, hasn't smoothed over many long simmering disputes.
In a charged incident in January 2010, the Dong Chiem Catholic community accused the government of demolishing a crucifix on land claimed by both the Church and local authorities. Clashes erupted between parishioners and police over the land dispute.
US-based watchdog Human Rights Watch (HRW) last week called on the US to return Vietnam to a list of the world's worst abusers of religious freedom. HRW accused Hanoi of continuously harassing certain religious groups and hampering their ability to worship in peace.
Other groups have chronicled similar harassment, including several incidents after the US removed Vietnam from its list of "Countries of Particular Concern" on religious freedoms in 2006.
In January, Christian Marchant, an American diplomat, claimed to have been beaten by Vietnamese authorities in Hue for speaking to Father Thaddeus Nguyen Van Ly, a well-known dissident who founded the pro-democracy movement Bloc 8406. Vietnam's state-controlled media accused Marchant of creating a public disturbance; foreign reports indicate the envoy was roughed up by Vietnamese police for merely attempting to visit a prominent dissident. The US filed a strong protest over the incident.
Despite the recent breakthrough, there are concerns that on-the-ground conflicts could worsen. The government puts a high priority on maintaining social stability and promoting fast economic growth. At the same time, the Catholic community has become more assertive with growing numbers.
The Catholic community in Vietnam is the second largest in Southeast Asia, trailing only the Philippines. Although government statistics indicate there are 6.28 million Catholics, other estimates place the number closer to 8 million. Vietnam's total population is approaching 90 million, according to the US Central Intelligence Agency's fact book.
Catholics are located throughout the country, with the largest concentrations in the provinces around Ho Chi Minh City and southeast of Hanoi, as well as in parts of the Central Highlands region. There are three archbishops, 44 bishops, and nearly 4,000 priests in a total of 26 dioceses across the country.
There are more than 10,000 places of worship including six seminaries and two clergy training centers. According to the Vatican, the number of seminarians preparing for the priesthood has grown by more than 50% over the past five years and now totals 1,500. With growing numbers, the Catholic community is gaining lobbying power on a variety of issues, especially at the provincial level.
The church is committed to extending its foundations and teachings around the world and Asia represents an open frontier. The earliest missionaries started their work in Vietnam during the 16th century, consolidating their position during French colonization. Those foundations were shaken after the communist takeover in 1975.
If the Holy See is able to establish diplomatic relations with Vietnam "the country could set a precedent in the relationships with other Asian countries, such as China," said Alessandra Chiricosta, a religious historian who specializes in Vietnamese culture.
"On the one hand the Holy See cannot permit any secular institution to interfere in the management of its religious authority," said Chiricosta. "On the other hand, the Vietnamese government cannot legitimize any authority which does not emanate from the Communist Party."
That explains why Girelli's recent appointment was as a "non-resident" papal representative and why there is still a long way to go before relations can be normalized, she said.
(Source: http://atimes.com/atimes/Southeast_Asia/MB03Ae01.html)
Roberto Tofani is a journalist, analyst and photographer covering Southeast Asia. He has reported for various Italian news services. He is also the editor of Sudestasiatico.com
Pope Benedict XVI recently named Italian Archbishop Leopoldo Girelli, currently the Vatican's nuncio to Indonesia, as its "non-resident pontifical representative" for Vietnam, extending his current position as nuncio in Singapore and apostolic delegate to Malaysia and Brunei.
Vietnam is among a handful of countries in the world, including China, with which the Vatican does not have diplomatic relations. The Holy See, located at the Vatican in Rome, speaks for the Catholic Church and is recognized under international law as a sovereign entity. In a formal address to the Vatican's diplomatic corps, the pope said that the agreement to name a representative to Vietnam was a sign of improved religious freedom.
The appointment comes after over a dozen rounds of talks that culminated in a historic meeting between Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung and the pope at the Vatican in 2007 and President Nguyen Minh Triet's follow up visit in December 2009, representing the first time a Vietnamese president had visited the Vatican since the communist takeover in 1975.
The appointment also coincides with the conclusion of the 50th jubilee anniversary of the Catholic hierarchy in Vietnam and the 350th year since the first two apostolic vicariates were established there. According to media reports, more than 500,000 people joined 35 Vietnamese bishops, seven bishops from other countries, and 1,200 priests for three days of celebrations in early January.
Hanoi's agreement to the appointment aims to ease pressure from the United States and European Union to allow for more religious freedom. According to a 2010 US State Department report "the Vietnamese constitution provides for freedom of worship; however, government restrictions on the organized activities of many religious groups continued".
The European Union also wants to see greater flexibility from Hanoi towards practicing Catholics – the fifth-largest congregation in Asia. "The European Union is interested in the relationships between the Holy See and Vietnam. A conciliatory policy between the two would represent an improvement in terms of democracy and freedom in Vietnam," a source inside the Vatican told Asia Times Online on condition of anonymity.
In recent years, trade and investment with both the EU and US has accelerated despite steady criticism about the lack of progress on religious freedoms. The US earlier required demonstrable progress on the front before granting Vietnam most-favored trade status, a designation it required to accede to the World Trade Organization. Two-way trade in the first eleven months of 2010 was nearly US$17 billion, a record high since the two sides re-established diplomatic relations in 1995.
Meanwhile, the EU has emerged as Vietnam's biggest source of development assistance, its second-largest export market and its largest source of committed foreign direct investment (FDI), including in the crucial manufacturing sector. The two sides will officially start top-level negotiations towards a possible tariff-reducing free trade agreement (FTA) later this year.
Vietnam's constitution broadly guarantees freedom of religion, but at the same time states that "No one has the right to infringe on the freedom of faith and religion or to take advantage of the latter to violate State laws and policies." The government recognizes various religions, including Catholicism, but maintains strict control over congregations through the 2004 Ordinance on Religion and Belief.
The ordinance includes registration requirements and gives local level authorities discretion over religious activities and leadership appointments. "This ordinance has been strongly criticized by bishops who think that it does not guarantee a real freedom to the Vietnamese clergy because the pope's nomination and consecration of Vietnamese bishops must conform to the Vietnamese government's agreement," a Vietnamese priest told ATol on condition of anonymity.
Holy disputes
Despite the Vatican's new appointment, Vietnam and the Holy See will have to overcome a number of long-standing issues before full-blown diplomatic relations can be established. In particular, land disputes remain a vexed issue. Previous efforts to normalize relations with the Vatican have been hampered by confrontations between Catholic demonstrators and security forces and the jailing of a number of prominent priests over land-rights issues.
Communist authorities seized a number of church lands after seizing power in 1975. The government issued a decree in 2003 that stated lands nationalized during the socialist period before 1991 will not be subject to claims of restitution. That decree, however, hasn't smoothed over many long simmering disputes.
In a charged incident in January 2010, the Dong Chiem Catholic community accused the government of demolishing a crucifix on land claimed by both the Church and local authorities. Clashes erupted between parishioners and police over the land dispute.
US-based watchdog Human Rights Watch (HRW) last week called on the US to return Vietnam to a list of the world's worst abusers of religious freedom. HRW accused Hanoi of continuously harassing certain religious groups and hampering their ability to worship in peace.
Other groups have chronicled similar harassment, including several incidents after the US removed Vietnam from its list of "Countries of Particular Concern" on religious freedoms in 2006.
In January, Christian Marchant, an American diplomat, claimed to have been beaten by Vietnamese authorities in Hue for speaking to Father Thaddeus Nguyen Van Ly, a well-known dissident who founded the pro-democracy movement Bloc 8406. Vietnam's state-controlled media accused Marchant of creating a public disturbance; foreign reports indicate the envoy was roughed up by Vietnamese police for merely attempting to visit a prominent dissident. The US filed a strong protest over the incident.
Despite the recent breakthrough, there are concerns that on-the-ground conflicts could worsen. The government puts a high priority on maintaining social stability and promoting fast economic growth. At the same time, the Catholic community has become more assertive with growing numbers.
The Catholic community in Vietnam is the second largest in Southeast Asia, trailing only the Philippines. Although government statistics indicate there are 6.28 million Catholics, other estimates place the number closer to 8 million. Vietnam's total population is approaching 90 million, according to the US Central Intelligence Agency's fact book.
Catholics are located throughout the country, with the largest concentrations in the provinces around Ho Chi Minh City and southeast of Hanoi, as well as in parts of the Central Highlands region. There are three archbishops, 44 bishops, and nearly 4,000 priests in a total of 26 dioceses across the country.
There are more than 10,000 places of worship including six seminaries and two clergy training centers. According to the Vatican, the number of seminarians preparing for the priesthood has grown by more than 50% over the past five years and now totals 1,500. With growing numbers, the Catholic community is gaining lobbying power on a variety of issues, especially at the provincial level.
The church is committed to extending its foundations and teachings around the world and Asia represents an open frontier. The earliest missionaries started their work in Vietnam during the 16th century, consolidating their position during French colonization. Those foundations were shaken after the communist takeover in 1975.
If the Holy See is able to establish diplomatic relations with Vietnam "the country could set a precedent in the relationships with other Asian countries, such as China," said Alessandra Chiricosta, a religious historian who specializes in Vietnamese culture.
"On the one hand the Holy See cannot permit any secular institution to interfere in the management of its religious authority," said Chiricosta. "On the other hand, the Vietnamese government cannot legitimize any authority which does not emanate from the Communist Party."
That explains why Girelli's recent appointment was as a "non-resident" papal representative and why there is still a long way to go before relations can be normalized, she said.
(Source: http://atimes.com/atimes/Southeast_Asia/MB03Ae01.html)
Roberto Tofani is a journalist, analyst and photographer covering Southeast Asia. He has reported for various Italian news services. He is also the editor of Sudestasiatico.com
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo dân Melbourne nô nức tham dự các Thánh lẽ đón giao thưà Năm Tân Mão.
Trần Văn Minh
09:03 02/02/2011
Melbourne, Vào lúc 20 giờ Ngày 2 Tháng 2 Năm 2011, nhằm Ngày 30 Tháng Chạp Năm Canh Dần.
Tại hầu hết các Cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại TGP. Melbourne đều có tổ chức Thánh lễ đón Giao thưà mừng năm mới Năm Tân Mão, vào lúc 20 giờ Ngày 2 Tháng 2 Năm 2011.
Xe hình ảnh
Riêng tại nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Our Lady) Maidstone, hai Cộng đoàn Công giáo Giáo xứ Our Lady và Martino đã cùng nhau tổ chức Thánh lễ đón giao thưà chung cuả hai cộng đoàn tại nhà thờ Our Lady số 46 Ballarat Road, Maidstone.
Sau mấy ngày nắng nóng, nhiệt độ đã có những lúc lên tới 39 – 40 độ C. Chiều 30 tết trời trở nên mát mẻ với những làn gió Nam từ biển thổi về. Trong khi cơn bão lớn nhất trong lịch sử nước Úc đang đe doạ đổ bộ vào phiá Bắc TB Queensland. Ở nơi an bình với thời tiết êm ấm. Rất đông giáo dân hai cộng đoàn đã hân hoan về tham dự Thánh lễ đón giao thưà từ rất sớm. Những tà áo dài lại được dịp khoe sắc thắm cùng muôn hoa chào đón xuân quê hương trong chiều Hè xứ Úc. Ai cũng mừng vui cùng nhau đến để dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chuá đã ban muôn ơn lành đến cộng đoàn trong những tháng ngày trong năm qua.
Buổi lễ đón giao thưà năm nay được Linh mục Philip Lê Văn Sơn tuyên uý Cộng đoàn Công giáo khu vực miền Tây thuộc Tổng Giáo Phận Melbourne tổ chức cho giáo dân trong khu vực cùng tham dự đón tết cổ truyền dân tộc. Đáp lời mời cuả Linh mục Philip Lê Văn Sơn tuyên uý cộng đoàn. Các linh mục Vincent Lê Thành Nhân, Cha Lãm Điạ phận Phú Cường, Cha Toàn GP Nha Trang và Cha Phương từ VN qua du học đã đồng dâng Thánh lễ đón giao thưà, tạ ơn Thiên Chuá và Mẹ Maria rất thánh đã gìn giữ công đoàn trong năm qua, và cầu xin bình an cho mọi người trong năm mới Tân Mão.
Thánh lễ đón giao thưà Tân Mão, cũng là lễ Dâng Chuá Giê Su trong Đền Thánh, nên trước thánh lễ, linh mục tuyên úy đã làm phép nến cho những ai mang nến đến xin làm phép. Trên cung thánh, Một cây mai vàng rực rỡ, được trang hoàng những phong bao nhỏ màu đỏ cùng với những bóng đèn màu nổi bật như báo hiệu muà Xuân dân tộc đã tới,
Buổi lễ đã được liên ca đoàn Our Lady và Martino với đông đảo ca viên đã làm cho buổi lễ giao thưà năm nay thật long trọng, với những bài ca xuân ngợi khen Thiên Chuá, Chuá cuả muà Xuân.
Sau thánh lễ, là lời cám ơn và chúc Xuân đến các cha và cộng đoàn cuả ông Lê Văn Thanh, sau đó, cộng đoàn đã lên nhận lộc Xuân bằng lời Chuá qua kinh thánh do các linh mục đồng tế ban phát. Đặc biệt linh mục Lê Thành Nhân đã mang muà Xuân là những lộc hoa từ Giáo xứ ngài phục vụ về để làm quà Xuân cho giáo dân Our Lady, nơi mà trước đây ngài đã từng phục vụ trong cương vị phó xứ.
Sau khi kết thúc Thánh Lễ đón giao thưà. Ca đoàn đã vui hát bản “Ly rượu mừng” hoà trong tiếng pháo. Trong niềm hân hoan cùng nắm tay nhau, để cùng chung tay chúc mừng năm mới, và cùng nhau tiến lên nhận hoa, món quà mừng Xuân cuả Linh mục Lê Thành Nhân tặng.
Ra khỏi giáo đường, những lời chúc Xuân cùng những tiếng cười vui, và không quên trao tặng nhau những lời chúc thật vui tươi đón mừng năm mới. Xuân dân tộc, Xuân cuả mọi người và ai ai cũng đều cảm thấy cái không khí đón giao thưà ngày nào trên quê hương yêu dấu, với tết yêu thương.
Xuân Tân Mão 2011.
Tại hầu hết các Cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại TGP. Melbourne đều có tổ chức Thánh lễ đón Giao thưà mừng năm mới Năm Tân Mão, vào lúc 20 giờ Ngày 2 Tháng 2 Năm 2011.
Xe hình ảnh
Riêng tại nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Our Lady) Maidstone, hai Cộng đoàn Công giáo Giáo xứ Our Lady và Martino đã cùng nhau tổ chức Thánh lễ đón giao thưà chung cuả hai cộng đoàn tại nhà thờ Our Lady số 46 Ballarat Road, Maidstone.
Sau mấy ngày nắng nóng, nhiệt độ đã có những lúc lên tới 39 – 40 độ C. Chiều 30 tết trời trở nên mát mẻ với những làn gió Nam từ biển thổi về. Trong khi cơn bão lớn nhất trong lịch sử nước Úc đang đe doạ đổ bộ vào phiá Bắc TB Queensland. Ở nơi an bình với thời tiết êm ấm. Rất đông giáo dân hai cộng đoàn đã hân hoan về tham dự Thánh lễ đón giao thưà từ rất sớm. Những tà áo dài lại được dịp khoe sắc thắm cùng muôn hoa chào đón xuân quê hương trong chiều Hè xứ Úc. Ai cũng mừng vui cùng nhau đến để dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chuá đã ban muôn ơn lành đến cộng đoàn trong những tháng ngày trong năm qua.
Buổi lễ đón giao thưà năm nay được Linh mục Philip Lê Văn Sơn tuyên uý Cộng đoàn Công giáo khu vực miền Tây thuộc Tổng Giáo Phận Melbourne tổ chức cho giáo dân trong khu vực cùng tham dự đón tết cổ truyền dân tộc. Đáp lời mời cuả Linh mục Philip Lê Văn Sơn tuyên uý cộng đoàn. Các linh mục Vincent Lê Thành Nhân, Cha Lãm Điạ phận Phú Cường, Cha Toàn GP Nha Trang và Cha Phương từ VN qua du học đã đồng dâng Thánh lễ đón giao thưà, tạ ơn Thiên Chuá và Mẹ Maria rất thánh đã gìn giữ công đoàn trong năm qua, và cầu xin bình an cho mọi người trong năm mới Tân Mão.
Thánh lễ đón giao thưà Tân Mão, cũng là lễ Dâng Chuá Giê Su trong Đền Thánh, nên trước thánh lễ, linh mục tuyên úy đã làm phép nến cho những ai mang nến đến xin làm phép. Trên cung thánh, Một cây mai vàng rực rỡ, được trang hoàng những phong bao nhỏ màu đỏ cùng với những bóng đèn màu nổi bật như báo hiệu muà Xuân dân tộc đã tới,
Buổi lễ đã được liên ca đoàn Our Lady và Martino với đông đảo ca viên đã làm cho buổi lễ giao thưà năm nay thật long trọng, với những bài ca xuân ngợi khen Thiên Chuá, Chuá cuả muà Xuân.
Sau thánh lễ, là lời cám ơn và chúc Xuân đến các cha và cộng đoàn cuả ông Lê Văn Thanh, sau đó, cộng đoàn đã lên nhận lộc Xuân bằng lời Chuá qua kinh thánh do các linh mục đồng tế ban phát. Đặc biệt linh mục Lê Thành Nhân đã mang muà Xuân là những lộc hoa từ Giáo xứ ngài phục vụ về để làm quà Xuân cho giáo dân Our Lady, nơi mà trước đây ngài đã từng phục vụ trong cương vị phó xứ.
Sau khi kết thúc Thánh Lễ đón giao thưà. Ca đoàn đã vui hát bản “Ly rượu mừng” hoà trong tiếng pháo. Trong niềm hân hoan cùng nắm tay nhau, để cùng chung tay chúc mừng năm mới, và cùng nhau tiến lên nhận hoa, món quà mừng Xuân cuả Linh mục Lê Thành Nhân tặng.
Ra khỏi giáo đường, những lời chúc Xuân cùng những tiếng cười vui, và không quên trao tặng nhau những lời chúc thật vui tươi đón mừng năm mới. Xuân dân tộc, Xuân cuả mọi người và ai ai cũng đều cảm thấy cái không khí đón giao thưà ngày nào trên quê hương yêu dấu, với tết yêu thương.
Xuân Tân Mão 2011.
Thánh Lễ Giao Thừa mừng Xuân Tân Mão tại Sydney
Diệp Hải Dung
09:06 02/02/2011
SYDNEY - Tối thứ Tư 02/02/2011 (30 Tết Âm Lịch) mặc dù thời tiết rất là oi bức nóng nực, trên 2000 người (kể cả những người không Công Giáo) đã đến công viên Paul Keating Park Bankstown tham dự Thánh lễ Đêm Giao Thừa Xuân Tân Mão 2011.
Xem hình ảnh
Sau 3 hồi chiêng trống cổ truyền, đoàn phụng vụ và quý Cha từ phía dưới công viên tiến lên bàn thờ Lễ đài. Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn thay mặt Ban Tuyên Uy và Cộng Đồng dâng lời nguyện chúc Xuân lên Thiên Chúa Ba Ngôi, nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho Cộng Đồng trong Năm Mới và quý Cha tiến về bàn thờ Tổ Quốc thắp nén hương kính nhớ Tổ Tiên, các bậc tiền nhân và các bậc anh hùng Tử Đạo Việt Nam. Đồng thời một tràng Pháo nổ dòn mừng đón Xuân mới, mọi người cùng vỗ tay chúc mừng vang vọng cả công viên.
Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn ngỏ lời chúc mừng Năm Mới đến quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ và tất cả mọi người. Cha nói Thánh lễ hôm nay mừng Xuân chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình thế giới, hòa bình bên Ai Cập, cầu nguyện cho quê hương Việt Nam, đặc biệt là cầu nguyện cho nước Úc và những nạn nhân thiên tai bão lụt vừa qua tại tiểu bang Queenland. Sau đó quý Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Đặng Đình Nên, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Mai Đào Hiền, Cha Bùi Sơn Lâm và Cha Hùng cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng, Cha Paul Văn Chi đã nói về con Mèo trong những giai thoại văn chương, tích truyện và ca dao tục ngữ. Mèo trong Thánh Kinh mà Sách Tiên Tri Isaia nói “ Cho đến ngàn thu, nó sẽ không có người ở, không có một lều trú cho đến đời đời. Ở đó Mèo hoang làm ổ và cú vọ ở đầy…(Is: 13: 20-21) Chúng ta hãy chúc nhau tràn đầy ơn Chúa là nguồn hạnh phúc. Lạy Chúa là mùa Xuân bất diệt. Xin Chúa cho mỗi người chúng con đón Xuân Tân Mão và chúc cho nhau có Chúa trong tâm hồn và có Chúa trong nếp sống Gia Đònh của chúng con…
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Trần Anh Vũ Phó Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney ngỏ lời chúc Tết quý Cha, quý Sơ, quý Hội Đồng Mục Vụ và tất cả mọi người. Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn cũng ngỏ lời khen ngợi Ca đoàn Thánh Mẫu La Vang Giáo Đoàn Cabramatta hát rất hay và đặc biệt là các em bé hậu duệ của Ca đoàn đã hát hay nối bước theo cha anh. Thánh lễ kết thúc quý Cha phát Lộc Thánh đầu năm cho cho mọi và thưởng lãm Múa Lân bắn Pháo Bông mừng Xuân Tân Mão 2011.
Xem hình ảnh
Sau 3 hồi chiêng trống cổ truyền, đoàn phụng vụ và quý Cha từ phía dưới công viên tiến lên bàn thờ Lễ đài. Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn thay mặt Ban Tuyên Uy và Cộng Đồng dâng lời nguyện chúc Xuân lên Thiên Chúa Ba Ngôi, nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho Cộng Đồng trong Năm Mới và quý Cha tiến về bàn thờ Tổ Quốc thắp nén hương kính nhớ Tổ Tiên, các bậc tiền nhân và các bậc anh hùng Tử Đạo Việt Nam. Đồng thời một tràng Pháo nổ dòn mừng đón Xuân mới, mọi người cùng vỗ tay chúc mừng vang vọng cả công viên.
Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn ngỏ lời chúc mừng Năm Mới đến quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ và tất cả mọi người. Cha nói Thánh lễ hôm nay mừng Xuân chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình thế giới, hòa bình bên Ai Cập, cầu nguyện cho quê hương Việt Nam, đặc biệt là cầu nguyện cho nước Úc và những nạn nhân thiên tai bão lụt vừa qua tại tiểu bang Queenland. Sau đó quý Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Paul Văn Chi, Cha Nguyễn Văn Tuyết, Cha Đặng Đình Nên, Cha Nguyễn Thái Hoạch, Cha Mai Đào Hiền, Cha Bùi Sơn Lâm và Cha Hùng cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Trong bài giảng, Cha Paul Văn Chi đã nói về con Mèo trong những giai thoại văn chương, tích truyện và ca dao tục ngữ. Mèo trong Thánh Kinh mà Sách Tiên Tri Isaia nói “ Cho đến ngàn thu, nó sẽ không có người ở, không có một lều trú cho đến đời đời. Ở đó Mèo hoang làm ổ và cú vọ ở đầy…(Is: 13: 20-21) Chúng ta hãy chúc nhau tràn đầy ơn Chúa là nguồn hạnh phúc. Lạy Chúa là mùa Xuân bất diệt. Xin Chúa cho mỗi người chúng con đón Xuân Tân Mão và chúc cho nhau có Chúa trong tâm hồn và có Chúa trong nếp sống Gia Đònh của chúng con…
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Trần Anh Vũ Phó Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney ngỏ lời chúc Tết quý Cha, quý Sơ, quý Hội Đồng Mục Vụ và tất cả mọi người. Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn cũng ngỏ lời khen ngợi Ca đoàn Thánh Mẫu La Vang Giáo Đoàn Cabramatta hát rất hay và đặc biệt là các em bé hậu duệ của Ca đoàn đã hát hay nối bước theo cha anh. Thánh lễ kết thúc quý Cha phát Lộc Thánh đầu năm cho cho mọi và thưởng lãm Múa Lân bắn Pháo Bông mừng Xuân Tân Mão 2011.
Giáo xứ Tam Hà mừng Xuân, chúc thọ các cụ cao niên
Nguyễn Sang
11:23 02/02/2011
Vào lúc 17g00 ngày 02/02/2011 nhằm ngày 30 tết âm lịch, Lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu trong đền thánh, theo như truyền thống hằng năm giáo xứ Tam Hà đã tổ chức Chúc thọ cho các Cụ cao niên trong giáo xứ. Năm nay có 21 cụ được chúc thọ, các Cụ có số tuổi từ 70 trở lên, trong đó có Cụ phải ngồi xe lăn, hai cặp còn đầy đủ hai cụ cùng được chúc thọ hôm nay. Thật là hạnh phúc.
Xem hình ảnh
Thánh lễ chúc thọ do cha Phụ tá GB. Nguyễn Hữu Hiệp, chủ tế. Trước thánh lễ, vị đại diện HĐMV có lời chúc mừng đến các Cụ được chúc thọ năm nay và gia đình. Sau đó, một đại diện các con cháu của các Cụ được chúc thọ đã phát biểu cảm tưởng cám ơn Quí cha, HĐMV/Gx. đã tổ chức thánh lễ chúc thọ rất có ý nghĩa đối với các Cụ cao niên và đối với gia đình. Trong lời phát biểu vị đại diện cũng cám ơn các bậc cha mẹ đã có công sinh thành, nuôi dưỡng và dạy bảo để hôm nay các con cháu mới được nên người, trong đó có nhiều người đã thành đạt các này hay cách khác.
Cuối cng, trước khi tặng hoa cho các cụ Cao niên trong dịp này, cha Chủ tế cũng thay mặt cha Chánh xứ Giuse gởi đến các Cụ những lời cầu chúc tốt đẹp nhất, cha nói:” Cùng với cha Chánh xứ Giuse, xin cầu chúc quí Cụ được nhiều niềm vui và sức khỏe, cầu chúc các Cụ luôn biết tìm Thánh ý Thiên Chúa qua cuộc sống hiện tạ,i để các Cụ xứng đáng là những ánh sao gương mẫu qua đời sống đạo đức thánh thiện, luôn tỏa sáng trong gia đình, nơi các con cháu, và lan tỏa đến với mọi người chung quanh.”
Mặc dù hôm nay cũng là ngày cuối năm Âm lịch (30 tết) với biết bao những lo toan, bận rộn trong việc chuẩn bị đón mừng năm mới Tân Mão, nhưng cộng đoàn trong giáo xứ và nhất là các con cháu của các Cụ được chúc thọ đã tề tựu đông đảo về ngôi nhà chung Gx. để cùng hiệp dâng thánh lễ Kính Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh và cũng để hiệp thông cầu nguyện và chúc mừng 21 Cụ cao niên được chúc thọ.
Đây cũng là dịp để các con các cháu dù có bận rộn cách mấy trong cuộc sống, nhưng vì lòng hiếu kính đối các Đấng sinh thành, nên cũng cố gắng thu xếp mọi chuyện để về tham dự trong ngày ghi nhớ đặc biệt này của Cha mẹ, Ông bà…của mình.
Xin kính chúc quí Cụ cao niên một năm mới nhiều hạnh phúc bên đàn con đàn cháu và được An Khang Thịnh Vượng.
Xem hình ảnh
Thánh lễ chúc thọ do cha Phụ tá GB. Nguyễn Hữu Hiệp, chủ tế. Trước thánh lễ, vị đại diện HĐMV có lời chúc mừng đến các Cụ được chúc thọ năm nay và gia đình. Sau đó, một đại diện các con cháu của các Cụ được chúc thọ đã phát biểu cảm tưởng cám ơn Quí cha, HĐMV/Gx. đã tổ chức thánh lễ chúc thọ rất có ý nghĩa đối với các Cụ cao niên và đối với gia đình. Trong lời phát biểu vị đại diện cũng cám ơn các bậc cha mẹ đã có công sinh thành, nuôi dưỡng và dạy bảo để hôm nay các con cháu mới được nên người, trong đó có nhiều người đã thành đạt các này hay cách khác.
Cuối cng, trước khi tặng hoa cho các cụ Cao niên trong dịp này, cha Chủ tế cũng thay mặt cha Chánh xứ Giuse gởi đến các Cụ những lời cầu chúc tốt đẹp nhất, cha nói:” Cùng với cha Chánh xứ Giuse, xin cầu chúc quí Cụ được nhiều niềm vui và sức khỏe, cầu chúc các Cụ luôn biết tìm Thánh ý Thiên Chúa qua cuộc sống hiện tạ,i để các Cụ xứng đáng là những ánh sao gương mẫu qua đời sống đạo đức thánh thiện, luôn tỏa sáng trong gia đình, nơi các con cháu, và lan tỏa đến với mọi người chung quanh.”
Mặc dù hôm nay cũng là ngày cuối năm Âm lịch (30 tết) với biết bao những lo toan, bận rộn trong việc chuẩn bị đón mừng năm mới Tân Mão, nhưng cộng đoàn trong giáo xứ và nhất là các con cháu của các Cụ được chúc thọ đã tề tựu đông đảo về ngôi nhà chung Gx. để cùng hiệp dâng thánh lễ Kính Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh và cũng để hiệp thông cầu nguyện và chúc mừng 21 Cụ cao niên được chúc thọ.
Đây cũng là dịp để các con các cháu dù có bận rộn cách mấy trong cuộc sống, nhưng vì lòng hiếu kính đối các Đấng sinh thành, nên cũng cố gắng thu xếp mọi chuyện để về tham dự trong ngày ghi nhớ đặc biệt này của Cha mẹ, Ông bà…của mình.
Xin kính chúc quí Cụ cao niên một năm mới nhiều hạnh phúc bên đàn con đàn cháu và được An Khang Thịnh Vượng.
Giáo xứ Tân Lộc hái lộc đầu Xuân
Antôn Hoàng Cảnh Hồng
11:59 02/02/2011
CỬA LÒ - Những cái rét thấu xương của mùa đông năm nay liên tục kéo dài từng đợt, từng đợt cả tháng chạp, hơn thế nữa lại thêm mưa dầm lùn phùn làm cho cái lạnh càng thêm lạnh giá thêm. Nhưng tận hôm nay trưa ngày 29 và 30 tháng chạp trời như ấm lên, mua tạnh hẳn, các con đường bổng chốc khô sạch và không khí tết thêm phần rỗn rã.
Xem hình ảnh
Khoảng 22h chuông nhà thờ đỗ những hồi chuông dòn giã kêu gọi mọi người chuẩn bị đến thánh đường hái lộc Lời Chúa đâu xuân, chỉ trong thoáng chốc cả thánh đường đông nghịt chật ních giáo dân. Cha quản xứ Martinô Nguyễn Xuân Hoàng hướng dẫn và chia sẻ cùng kêu gọi giáo dân cầu nguyện trước khi lên bắt thăm lộc Lời Chúa. Người đẫn chương trình nói lên ý nghĩa bắt lộc xuân có đoạn “ Đầu xuân trong giờ phút thiêng liêng nhất của năm mới này, cộng đoàn giáo xứ chúng ta tề tựu về bên lòng Chúa trong thánh đường thân yêu trước thánh lễ đón giao thừa này, để xin tạ tội với bao thiếu sót lỗi lầm trong một năm qua đã làm Chúa buồn.
Cúi mình tạ ơn Ngài vì muôn ơn lành đổ xuống như sương sa hai phần hồn xác trên tất cả chúng ta.
Và cầu xin Chúa ban muôn phúc lộc dư đầy trong suốt cả năm mới, xin Ngài gìn giữ chở che trong mọi lúc.
Lộc Thánh lời Chúa đầu năm mới là một lời nhắn gửi tiên tri của Chúa Thánh Linh hiện ẩn, hàm chứa. Như khen ngợi, như chắc nhở, như động viên, như an ủi vỗ về và như cả cảnh báo với từng người, từng gia đình, từng tập thể. v.v…
Lạy Chúa, Chúa đã phán: “ Ai nghe những Lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá”.
Xin Chúa cho chúng con mỗi một người biết suy niệm, gìn giữ lộc thánh đầu năm, làm kim chỉ nam cho mình, cho gia đình trong suốt cả năm mới này, xin soi sáng hướng dẫn con, hầu ý Chúa được dần dần sáng tỏ và giúp con thực thi Lời Ngài. Amen”.
Hơn một nghìn lộc Lời Chúa được cộng đoàn bắt hết, Cha xứ và đại diện tu sĩ con cái trong giáo xứ và các ban nghành thay mặt cho toàn thể giáo xứ tiến lên cung thánh để dâng hương trước bàn thờ Thiên Chúa trong sự trang nghiêm sốt mến và cảm động, những tiếng bu lu (cồng chiêng) vang vang huyền ảo hoà nguyện với làn hương trầm nghi ngút bay cao với những nghi thức bái lạy nhịp nhàng của đoàn con cái với cả tâm tình tạ lỗi, cám tạ, tri ân và nguyện xin Thiên Chúa tuôn đổ muôn ơn phúc lộc tràn dầy trên giáo xứ Tân Lộc mến yêu. thánh lễ giao thừa được diễn tiến sau đó trong tâm tình con thảo đến với Cha mình trong những dây phút thiêng liêng nhất của giao thừa. Tạ ơn Chúa đã thương ban cho chúng con được vui hưởng những giây phút linh thiêng nhất trong năm, xin cho chúng con luôn là con thảo của Chúa và giáo hội và thực thi lời Chúa trong cuộc sống thường ngày.
Xem hình ảnh
Khoảng 22h chuông nhà thờ đỗ những hồi chuông dòn giã kêu gọi mọi người chuẩn bị đến thánh đường hái lộc Lời Chúa đâu xuân, chỉ trong thoáng chốc cả thánh đường đông nghịt chật ních giáo dân. Cha quản xứ Martinô Nguyễn Xuân Hoàng hướng dẫn và chia sẻ cùng kêu gọi giáo dân cầu nguyện trước khi lên bắt thăm lộc Lời Chúa. Người đẫn chương trình nói lên ý nghĩa bắt lộc xuân có đoạn “ Đầu xuân trong giờ phút thiêng liêng nhất của năm mới này, cộng đoàn giáo xứ chúng ta tề tựu về bên lòng Chúa trong thánh đường thân yêu trước thánh lễ đón giao thừa này, để xin tạ tội với bao thiếu sót lỗi lầm trong một năm qua đã làm Chúa buồn.
Cúi mình tạ ơn Ngài vì muôn ơn lành đổ xuống như sương sa hai phần hồn xác trên tất cả chúng ta.
Và cầu xin Chúa ban muôn phúc lộc dư đầy trong suốt cả năm mới, xin Ngài gìn giữ chở che trong mọi lúc.
Lộc Thánh lời Chúa đầu năm mới là một lời nhắn gửi tiên tri của Chúa Thánh Linh hiện ẩn, hàm chứa. Như khen ngợi, như chắc nhở, như động viên, như an ủi vỗ về và như cả cảnh báo với từng người, từng gia đình, từng tập thể. v.v…
Lạy Chúa, Chúa đã phán: “ Ai nghe những Lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá”.
Xin Chúa cho chúng con mỗi một người biết suy niệm, gìn giữ lộc thánh đầu năm, làm kim chỉ nam cho mình, cho gia đình trong suốt cả năm mới này, xin soi sáng hướng dẫn con, hầu ý Chúa được dần dần sáng tỏ và giúp con thực thi Lời Ngài. Amen”.
Hơn một nghìn lộc Lời Chúa được cộng đoàn bắt hết, Cha xứ và đại diện tu sĩ con cái trong giáo xứ và các ban nghành thay mặt cho toàn thể giáo xứ tiến lên cung thánh để dâng hương trước bàn thờ Thiên Chúa trong sự trang nghiêm sốt mến và cảm động, những tiếng bu lu (cồng chiêng) vang vang huyền ảo hoà nguyện với làn hương trầm nghi ngút bay cao với những nghi thức bái lạy nhịp nhàng của đoàn con cái với cả tâm tình tạ lỗi, cám tạ, tri ân và nguyện xin Thiên Chúa tuôn đổ muôn ơn phúc lộc tràn dầy trên giáo xứ Tân Lộc mến yêu. thánh lễ giao thừa được diễn tiến sau đó trong tâm tình con thảo đến với Cha mình trong những dây phút thiêng liêng nhất của giao thừa. Tạ ơn Chúa đã thương ban cho chúng con được vui hưởng những giây phút linh thiêng nhất trong năm, xin cho chúng con luôn là con thảo của Chúa và giáo hội và thực thi lời Chúa trong cuộc sống thường ngày.
Nam Úc – Thánh Lễ Đón Giao Thừa - Mừng Xuân Tân Mão 2011
Jos. Vĩnh SA
15:29 02/02/2011
Lúc 7 giờ tối ngày 02 tháng 2 năm 2011, tức là tối 30 giao thừa. ĐTGM Philip Wilson TGM giáo phận Adelaide, kiêm chủ tịch HĐGM Úc Châu đã đến trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân - Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc cùng với Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm, quản nhiệm CĐ, cha GB. Nguyễn Viết Huy Sj phó quản nhiện CĐ dâng Thánh Lễ đón Giao Thừa, mừng Xuân Tân Mão. Cùng đồng tế có các linh mục Phêrô Trần Quang Tòng phó xứ St. Augustine, Adelaide -lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm phó xứ Jubilee, Brisbane, Queensland -lm. Giuse Nguyễn Ngọc Sơn Melbourne, Victoria, -lm. Giuse Bùi Huy Hoàng từ Houston, Texas, USA và -lm Giuse Hoàng Văn Quảng Sj, Dòng Tên, quản nhiệm giáo xứ Thiên Thần tổng giáo phận Sàigòn, từ VN sang Úc thăm thân nhân.
Xem Hình Click Nơi Đây
Trước khi cử hành Thánh Lễ Đức Ông Minh Tâm và Ban Tế Lễ đã trước bàn thờ hương án Thiên Chúa và Tổ Tiên dâng hương bái tổ với những hồi Chiêng, Trống đón Giao Thừa.
Trước khi kết thúc Thánh Lễ ông Phêrô Nguyễn Quốc Hiệp Chủ tịch Cồng Đồng đã đại diện cho HĐ Mục Vụ lên chúc Tết ĐTGM Philip Wilson, Ban Tuyên Úy các tu sĩ Nam Nữ và toàn thể Cộng Đồng. Ban Mục Vụ đã chúc Tết các tu sĩ, mỗi vị một tấm bánh chưng Việt Hương ăn Tết. Sau đó ĐTGM Philip đã làm phép cây “Lộc Xuân” rồi chính Ngài đã hái 2 quả Lộc Xuân: 1 Cho Cộng Đồng và 1 quả cho chính Đức Cha, kế đến các tu sĩ lần lượt lên hái Lộc Xuân.
Kết thúc Thánh Lễ, mọi người đã ra sân cánh buồm uống cà phê trà đàm Mừng Xuân Mới.
Ban Mục Vụ đã mời ĐTGM Philip Wilson sang nhà Chung của Cộng Đồng, cùng với Ban Tuyên Úy, Ban Mục Vụ và các tu sĩ dự tiệc đón Giao Thừa, Mừng Năm Mới.
ĐTGM Cho biết Ngài đã đại diện HĐGM Úc Châu đến La Vang, Huế tham dự đại Lễ Bế Mạc Năm Thánh tại Việt Nam. Ngài cầu xin, gửi gấm tất cả các con cái Việt Nam đang định cư tại Úc Châu và cách riêng tại Adelaide dâng lên Đức Mẹ La vang, xin Đức Mẹ che chở phù trì và Ngài cũng tham dự Lễ Đặt Viên Đá nền móng, xây dựng trung tâm hành hương La Vang, Huế, Quảng Trị do Đức Hồng Y đại diện Đức Thánh Cha Benedicto XVI cử hành.
Được biết mỗi năm CĐ đều có bắn pháo bông và đốt pháo, dài cả 4 – 5 thước, đón Giao Thừa. Nhưng vì những năm gần đây, cứ vào dịp Tết Nguyên Đán thường vào mùa hè tại Nam Úc, như năm nay nhiệt độ tăng khá cao, có khi lên trên 42 độ C rất nóng.
Chính phủ đã ra chỉ thị cấm đốt lửa ngoài trời, kể cả nướng thịt BBQ, do đó Cộng Đồng quyết định không đốt pháo vào các đêm Giao Thừa nữa, để bảo vệ tài sản và an toàn cho dân chúng, tránh gây hỏa hoạn, nguy hiểm đến tính mạng. Đành phải đốt pháo bằng DVD âm thanh nổi vậy.
Xem Hình Click Nơi Đây
Trước khi cử hành Thánh Lễ Đức Ông Minh Tâm và Ban Tế Lễ đã trước bàn thờ hương án Thiên Chúa và Tổ Tiên dâng hương bái tổ với những hồi Chiêng, Trống đón Giao Thừa.
Trước khi kết thúc Thánh Lễ ông Phêrô Nguyễn Quốc Hiệp Chủ tịch Cồng Đồng đã đại diện cho HĐ Mục Vụ lên chúc Tết ĐTGM Philip Wilson, Ban Tuyên Úy các tu sĩ Nam Nữ và toàn thể Cộng Đồng. Ban Mục Vụ đã chúc Tết các tu sĩ, mỗi vị một tấm bánh chưng Việt Hương ăn Tết. Sau đó ĐTGM Philip đã làm phép cây “Lộc Xuân” rồi chính Ngài đã hái 2 quả Lộc Xuân: 1 Cho Cộng Đồng và 1 quả cho chính Đức Cha, kế đến các tu sĩ lần lượt lên hái Lộc Xuân.
Kết thúc Thánh Lễ, mọi người đã ra sân cánh buồm uống cà phê trà đàm Mừng Xuân Mới.
Ban Mục Vụ đã mời ĐTGM Philip Wilson sang nhà Chung của Cộng Đồng, cùng với Ban Tuyên Úy, Ban Mục Vụ và các tu sĩ dự tiệc đón Giao Thừa, Mừng Năm Mới.
ĐTGM Cho biết Ngài đã đại diện HĐGM Úc Châu đến La Vang, Huế tham dự đại Lễ Bế Mạc Năm Thánh tại Việt Nam. Ngài cầu xin, gửi gấm tất cả các con cái Việt Nam đang định cư tại Úc Châu và cách riêng tại Adelaide dâng lên Đức Mẹ La vang, xin Đức Mẹ che chở phù trì và Ngài cũng tham dự Lễ Đặt Viên Đá nền móng, xây dựng trung tâm hành hương La Vang, Huế, Quảng Trị do Đức Hồng Y đại diện Đức Thánh Cha Benedicto XVI cử hành.
Được biết mỗi năm CĐ đều có bắn pháo bông và đốt pháo, dài cả 4 – 5 thước, đón Giao Thừa. Nhưng vì những năm gần đây, cứ vào dịp Tết Nguyên Đán thường vào mùa hè tại Nam Úc, như năm nay nhiệt độ tăng khá cao, có khi lên trên 42 độ C rất nóng.
Chính phủ đã ra chỉ thị cấm đốt lửa ngoài trời, kể cả nướng thịt BBQ, do đó Cộng Đồng quyết định không đốt pháo vào các đêm Giao Thừa nữa, để bảo vệ tài sản và an toàn cho dân chúng, tránh gây hỏa hoạn, nguy hiểm đến tính mạng. Đành phải đốt pháo bằng DVD âm thanh nổi vậy.
Văn Hóa
Minh Niên Khai Bút
Jos. Tú Nạc, NMS
11:29 02/02/2011
Mai đào tỏa sắc hương,
Ong bướm tầm hương sắc.
Thế nhân nghinh tân xuân,
Trần cảnh tống cựu niên.
Tùng cúc giao duyên thắm,
Trúc mai kết tình nồng.
Thiên nhiên bích vô tận,
Chân bút minh mãn niên.
Xuân Tân Mão – 2011
Ong bướm tầm hương sắc.
Thế nhân nghinh tân xuân,
Trần cảnh tống cựu niên.
Tùng cúc giao duyên thắm,
Trúc mai kết tình nồng.
Thiên nhiên bích vô tận,
Chân bút minh mãn niên.
Xuân Tân Mão – 2011
Phút Linh Thiêng
Cao Danh Viện
11:56 02/02/2011
Phút Linh Thiêng
Bản giao hưởng của thời gian sắp tới
Giờ giao thoa của vũ trụ đến rôi!
Phút linh thiêng tôi tán tụng Chúa Trời
Là Đấng Thánh đã ban thời gian thánh
Ngài là Đấng thưởng ban nguồn phước hạnh
Muốn cho tôi tràn ân huệ siêu nhiên
Dưỡng nuôi tôi bằng lương thực diệu huyền
Đong cho tôi thời gian bằng ân sủng
Cảm tạ Chúa tôi làm sao cho xứng
Yêu mến Ngài tôi biết lấy lời chi
Phút thiêng liêng tôi tay chắp gối quỳ
Rưng giòng lệ thay điều tôi muốn nói.
Và lạy Chúa! Bây giờ! Đầu năm mới!
Cho tôi xin lòng tha thiết kính dâng
Trái tim yêu, niềm cảm mến trong ngần
Lời ca tụng: Thời gian là của Chúa!
Giao thừa Xuân Tân Mão
Cao Danh Viện
Bản giao hưởng của thời gian sắp tới
Giờ giao thoa của vũ trụ đến rôi!
Phút linh thiêng tôi tán tụng Chúa Trời
Là Đấng Thánh đã ban thời gian thánh
Ngài là Đấng thưởng ban nguồn phước hạnh
Muốn cho tôi tràn ân huệ siêu nhiên
Dưỡng nuôi tôi bằng lương thực diệu huyền
Đong cho tôi thời gian bằng ân sủng
Cảm tạ Chúa tôi làm sao cho xứng
Yêu mến Ngài tôi biết lấy lời chi
Phút thiêng liêng tôi tay chắp gối quỳ
Rưng giòng lệ thay điều tôi muốn nói.
Và lạy Chúa! Bây giờ! Đầu năm mới!
Cho tôi xin lòng tha thiết kính dâng
Trái tim yêu, niềm cảm mến trong ngần
Lời ca tụng: Thời gian là của Chúa!
Giao thừa Xuân Tân Mão
Cao Danh Viện