Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật Thứ Tư Quanh Năm 2/2/2020 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
01:05 01/02/2020
Bài Ðọc I: Xp 2, 3; 3, 12-13
"Ta sẽ để sống sót lại giữa ngươi, một dân tộc khiêm tốn và nghèo hèn".
Trích sách Tiên tri Xôphônia.
Hãy tìm Chúa, hỡi tất cả các người hiền lành trong nước, là những kẻ tuân giữ luật Chúa; hãy tìm công lý, hãy tìm sự khiêm nhường, nếu các ngươi muốn được che chở trong ngày thịnh nộ của Chúa. Ta sẽ để sống sót lại giữa ngươi một dân tộc khiêm tốn và nghèo hèn, biết tin tưởng vào thánh danh Chúa. Kẻ sống sót của Israel sẽ không làm điều bất công, sẽ không nói dối, miệng chúng sẽ không nói lời phỉnh gạt, vì chúng sẽ được chăn dắt và nằm ngủ không bị quấy rầy.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 145, 7. 8-9a. 9bc-10.
Ðáp: Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ (Mt 5,3).
Xướng: Thiên Chúa trả lại quyền lợi cho người bị áp bức, và ban cho những kẻ đói được cơm ăn. Thiên Chúa cứu gỡ những người tù tội. Ðáp.
Xướng: Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui mù, Thiên Chúa giải thoát những kẻ bị khòm lưng khuất phục, Thiên Chúa yêu quý các bậc hiền nhân; Thiên Chúa che chở những khách kiều cư.
Xướng: Thiên Chúa nâng đỡ những người mồ côi quả phụ, và làm rối loạn đường nẻo đứa ác nhân. Thiên Chúa sẽ làm vua tới muôn đời. Sion hỡi, Ðức Thiên Chúa của ngươi sẽ làm vua từ đời này sang đời khác.
Bài Ðọc II: 1 Cr 1, 26-31
"Thiên Chúa đã chọn những điều hèn hạ đối với thế gian".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, anh em hãy xem ơn kêu gọi của anh em: Vì (trong anh em) không có mấy người khôn ngoan theo xác thịt, không có mấy người quyền thế, không có mấy người sang trọng. Nhưng điều mà thế gian cho là điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để làm cho những người khôn ngoan phải xấu hổ; điều mà thế gian cho là yếu hèn, thì Thiên Chúa đã chọn để làm cho những gì là mạnh mẽ phải hổ ngươi. Thiên Chúa đã chọn những điều hèn hạ đối với thế gian, những điều bị khinh chê, những điều không không, để phá huỷ những điều hiện hữu, hầu mọi xác thịt không thể vinh vang trước mặt Người. Chính do Người mà anh em ở trong Chúa Giêsu Kitô, Ðấng do Thiên Chúa, đã trở nên sự khôn ngoan, sự công chính, sự thánh hoá và sự cứu rỗi cho chúng ta, ngõ hầu, như đã chép: "Ai tự phụ, thì hãy tự phụ trong Chúa".
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Lc 19, 38
Alleluia, alleluia! - Chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa mà đến, bình an trên trời và vinh quang trên các tầng trời. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 5, 1-12a
"Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người đi lên núi, và lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người. Bấy giờ Người mở miệng dạy họ rằng:
"Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được Ðất Nước làm cơ nghiệp. Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an. Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả. Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được xót thương. Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa. Phúc cho những ai ăn ở thuận hoà, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con, và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác. Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời".
Ðó là lời Chúa.
"Ta sẽ để sống sót lại giữa ngươi, một dân tộc khiêm tốn và nghèo hèn".
Trích sách Tiên tri Xôphônia.
Hãy tìm Chúa, hỡi tất cả các người hiền lành trong nước, là những kẻ tuân giữ luật Chúa; hãy tìm công lý, hãy tìm sự khiêm nhường, nếu các ngươi muốn được che chở trong ngày thịnh nộ của Chúa. Ta sẽ để sống sót lại giữa ngươi một dân tộc khiêm tốn và nghèo hèn, biết tin tưởng vào thánh danh Chúa. Kẻ sống sót của Israel sẽ không làm điều bất công, sẽ không nói dối, miệng chúng sẽ không nói lời phỉnh gạt, vì chúng sẽ được chăn dắt và nằm ngủ không bị quấy rầy.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 145, 7. 8-9a. 9bc-10.
Ðáp: Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ (Mt 5,3).
Xướng: Thiên Chúa trả lại quyền lợi cho người bị áp bức, và ban cho những kẻ đói được cơm ăn. Thiên Chúa cứu gỡ những người tù tội. Ðáp.
Xướng: Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui mù, Thiên Chúa giải thoát những kẻ bị khòm lưng khuất phục, Thiên Chúa yêu quý các bậc hiền nhân; Thiên Chúa che chở những khách kiều cư.
Xướng: Thiên Chúa nâng đỡ những người mồ côi quả phụ, và làm rối loạn đường nẻo đứa ác nhân. Thiên Chúa sẽ làm vua tới muôn đời. Sion hỡi, Ðức Thiên Chúa của ngươi sẽ làm vua từ đời này sang đời khác.
Bài Ðọc II: 1 Cr 1, 26-31
"Thiên Chúa đã chọn những điều hèn hạ đối với thế gian".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, anh em hãy xem ơn kêu gọi của anh em: Vì (trong anh em) không có mấy người khôn ngoan theo xác thịt, không có mấy người quyền thế, không có mấy người sang trọng. Nhưng điều mà thế gian cho là điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để làm cho những người khôn ngoan phải xấu hổ; điều mà thế gian cho là yếu hèn, thì Thiên Chúa đã chọn để làm cho những gì là mạnh mẽ phải hổ ngươi. Thiên Chúa đã chọn những điều hèn hạ đối với thế gian, những điều bị khinh chê, những điều không không, để phá huỷ những điều hiện hữu, hầu mọi xác thịt không thể vinh vang trước mặt Người. Chính do Người mà anh em ở trong Chúa Giêsu Kitô, Ðấng do Thiên Chúa, đã trở nên sự khôn ngoan, sự công chính, sự thánh hoá và sự cứu rỗi cho chúng ta, ngõ hầu, như đã chép: "Ai tự phụ, thì hãy tự phụ trong Chúa".
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Lc 19, 38
Alleluia, alleluia! - Chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa mà đến, bình an trên trời và vinh quang trên các tầng trời. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 5, 1-12a
"Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người đi lên núi, và lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người. Bấy giờ Người mở miệng dạy họ rằng:
"Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được Ðất Nước làm cơ nghiệp. Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an. Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả. Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được xót thương. Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa. Phúc cho những ai ăn ở thuận hoà, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con, và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác. Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời".
Ðó là lời Chúa.
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Mẹ Dâng Chúa Vào Đền Thánh 2.2.2020
Lm Francis Lý văn Ca
03:54 01/02/2020
Dẫn Nhâp: Anh Em thân mến
Việc Chúa Giêsu được dâng trong đền thánh là hình bóng hiến lễ Ngài sẽ dâng chính mình trên đồi Canvê. Thư Do Thái dạy rằng: Đức Kitô vừa là của lễ hoàn hảo đền tội chúng ta, vừa là tư tế dâng chính mình Ngài như của lễ. Mừng lễ hôm nay, chúng ta cũng được mời gọi hãy phó dâng bản thân cũng như mọi thành viên trong gia đình chúng ta cho Thiên Chúa để chính Ngài sẽ dẫn dắt chúng ta đi. Đó cũng là ý nghĩa cao đẹp mà nhiều hội dòng lựa chọn ngày lễ này làm lễ khấn dòng của mình. Để qua việc công khai đáp trả lại ba lời khuyên Phúc Âm, các tu sĩ cũng muốn trở nên ánh sáng cho trần gian và hiến dâng cuộc đời mình làm của lễ sống động cho Thiên Chúa và cho anh chị em mình.
Sau cùng, mỗi tín hữu cũng được mời gọi noi theo các nhân đức của Đức Mẹ và thánh Giuse bằng việc yêu mến và thực thi nghiêm chỉnh những lề luật của Thiên Chúa, cho dù đó là điều nhỏ bé và tầm thường nhất, để nhờ đó, chương trình và ý định của Thiên Chúa được thể hiện trong cuộc đời này.
Chúng ta cầu xin Chúa Giêsu là ánh sáng đã đến trong trần gian. Như mặt trăng tiếp nhận ánh sáng từ mặt trời, xin cho chúng con cũng biết tiếp nhận ánh sáng từ nơi Chúa là mặt trời công chính, để trần gian luôn tràn ngập ánh sáng của tình yêu thương, sự cảm thông và tha thứ. Nhờ đó nơi gia đình, giáo họ, giáo xứ và cộng đoàn chúng ta luôn được sống trong bình an và hạnh phúc
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, cùng hợp tiếng với ca đoàn, cùng xướng lên bài ca đầu lễ sau đây.
Trước Bài Đọc I
Không riêng gì ngôn sứ Malakhi, mà ngay cả Gioan Tẩy Giả cũng loan báo về Đấng Messia với những lời lẽ tương tự: “Tay Người cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi.
Trước Bài Đọc II
Chúa Giêsu đã nhập thể làm người, trở nên con người về mọi phương diện ngoại trừ tội lỗi. Ngài đã trải qua thử thách đau khổ, chịu chết trên thập giá để chuộc tội nhân loại. Đó là nội dung đoạn thư sau đây.
Trước Bài Tin Mừng
Bài Tin Mừng hôm nay không nói đến chuyện chuộc con, nhưng lại nói đến việc bà Maria và ông Giuse tiến dâng con trai đầu lòng cho Chúa. Đức Giêsu đã sống nghiêm túc sự tiến dâng này suốt đời. Ngài thuộc về Thiên Chúa Cha một cách trọn vẹn. Từ khi vào đời làm người, Ngài đã nói: "Này tôi xin đến để thực thi ý Chúa.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến
Sống là lệ thuộc là chấp nhận mình lệ thuộc vào một gia đình, một cộng đoàn, một xứ đạo. Hôm nay Mẹ Maria và thánh Giuse đưa Chúa đến Đền Thánh dâng Ngài cho Thien Chúa Theo luật định. Chúng ta cầu xin Chúa cho mọi thành phần dân Chúa luôn sống hiệp nhất trong tình huynh đệ hiệp thông.
1. Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho mọi thành phần trong Hội Thánh, cách riêng cho Đức Thánh Cha Phanxicô, Hàng Giáo Phẩm, Linh Mục luôn trung thành và nhiệt tâm rao giảng Tin Mừng bằng chính đời sống và lời các ngài rao giảng. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
Đ: Xin Chúa nhậm lời chúng con
2. Xin cho mỗi người Công Giáo chúng ta là ngọn đèn soi dẫn anh chị em lương dân tìm về với Thiên Chúa là Đấng Chân Thiện Mỹ. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
Đ: Xin Chúa nhậm lời chúng con
3. Chúa Giêsu được Đức Mẹ và Thánh Giuse dâng trong đền thờ. Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho những gia đình Công Giáo, theo luật biết đem con đến nhà thờ để chịu phép thánh tẩy càng sớm càng tốt. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
Đ: Xin Chúa nhậm lời chúng con
4. Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho các gia đình trong cộng đoàn xứ đạo luôn trung thành sống và thực thi luật Chúa và Giáo Hội nhất là luật bái ái và yêu người. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
Đ: Xin Chúa nhậm lời chúng con
5. Chúng ta cầu xin Chúa cho các tín hữu của Chúa đã qua đời, qua lời cầu nguyện và thánh lễ chúng con dâng, đuợc Chúa ban cho hưởng niềm vui bất diệt trên thiến quốc. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
Đ: Xin Chúa nhậm lời chúng con
Linh mục:
Lạy Chúa Giêsu, sống cho Chúa thật là điều khó và thuộc về Chúa thật là một thách đố cho cuộc sống của chúng con. Nhưng với ơn Chúa trợ giúp chúng con có thể kiện toàn cuộc sống của chúng con. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Việc Chúa Giêsu được dâng trong đền thánh là hình bóng hiến lễ Ngài sẽ dâng chính mình trên đồi Canvê. Thư Do Thái dạy rằng: Đức Kitô vừa là của lễ hoàn hảo đền tội chúng ta, vừa là tư tế dâng chính mình Ngài như của lễ. Mừng lễ hôm nay, chúng ta cũng được mời gọi hãy phó dâng bản thân cũng như mọi thành viên trong gia đình chúng ta cho Thiên Chúa để chính Ngài sẽ dẫn dắt chúng ta đi. Đó cũng là ý nghĩa cao đẹp mà nhiều hội dòng lựa chọn ngày lễ này làm lễ khấn dòng của mình. Để qua việc công khai đáp trả lại ba lời khuyên Phúc Âm, các tu sĩ cũng muốn trở nên ánh sáng cho trần gian và hiến dâng cuộc đời mình làm của lễ sống động cho Thiên Chúa và cho anh chị em mình.
Sau cùng, mỗi tín hữu cũng được mời gọi noi theo các nhân đức của Đức Mẹ và thánh Giuse bằng việc yêu mến và thực thi nghiêm chỉnh những lề luật của Thiên Chúa, cho dù đó là điều nhỏ bé và tầm thường nhất, để nhờ đó, chương trình và ý định của Thiên Chúa được thể hiện trong cuộc đời này.
Chúng ta cầu xin Chúa Giêsu là ánh sáng đã đến trong trần gian. Như mặt trăng tiếp nhận ánh sáng từ mặt trời, xin cho chúng con cũng biết tiếp nhận ánh sáng từ nơi Chúa là mặt trời công chính, để trần gian luôn tràn ngập ánh sáng của tình yêu thương, sự cảm thông và tha thứ. Nhờ đó nơi gia đình, giáo họ, giáo xứ và cộng đoàn chúng ta luôn được sống trong bình an và hạnh phúc
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, cùng hợp tiếng với ca đoàn, cùng xướng lên bài ca đầu lễ sau đây.
Trước Bài Đọc I
Không riêng gì ngôn sứ Malakhi, mà ngay cả Gioan Tẩy Giả cũng loan báo về Đấng Messia với những lời lẽ tương tự: “Tay Người cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi.
Trước Bài Đọc II
Chúa Giêsu đã nhập thể làm người, trở nên con người về mọi phương diện ngoại trừ tội lỗi. Ngài đã trải qua thử thách đau khổ, chịu chết trên thập giá để chuộc tội nhân loại. Đó là nội dung đoạn thư sau đây.
Trước Bài Tin Mừng
Bài Tin Mừng hôm nay không nói đến chuyện chuộc con, nhưng lại nói đến việc bà Maria và ông Giuse tiến dâng con trai đầu lòng cho Chúa. Đức Giêsu đã sống nghiêm túc sự tiến dâng này suốt đời. Ngài thuộc về Thiên Chúa Cha một cách trọn vẹn. Từ khi vào đời làm người, Ngài đã nói: "Này tôi xin đến để thực thi ý Chúa.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến
Sống là lệ thuộc là chấp nhận mình lệ thuộc vào một gia đình, một cộng đoàn, một xứ đạo. Hôm nay Mẹ Maria và thánh Giuse đưa Chúa đến Đền Thánh dâng Ngài cho Thien Chúa Theo luật định. Chúng ta cầu xin Chúa cho mọi thành phần dân Chúa luôn sống hiệp nhất trong tình huynh đệ hiệp thông.
1. Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho mọi thành phần trong Hội Thánh, cách riêng cho Đức Thánh Cha Phanxicô, Hàng Giáo Phẩm, Linh Mục luôn trung thành và nhiệt tâm rao giảng Tin Mừng bằng chính đời sống và lời các ngài rao giảng. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
Đ: Xin Chúa nhậm lời chúng con
2. Xin cho mỗi người Công Giáo chúng ta là ngọn đèn soi dẫn anh chị em lương dân tìm về với Thiên Chúa là Đấng Chân Thiện Mỹ. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
Đ: Xin Chúa nhậm lời chúng con
3. Chúa Giêsu được Đức Mẹ và Thánh Giuse dâng trong đền thờ. Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho những gia đình Công Giáo, theo luật biết đem con đến nhà thờ để chịu phép thánh tẩy càng sớm càng tốt. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
Đ: Xin Chúa nhậm lời chúng con
4. Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho các gia đình trong cộng đoàn xứ đạo luôn trung thành sống và thực thi luật Chúa và Giáo Hội nhất là luật bái ái và yêu người. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
Đ: Xin Chúa nhậm lời chúng con
5. Chúng ta cầu xin Chúa cho các tín hữu của Chúa đã qua đời, qua lời cầu nguyện và thánh lễ chúng con dâng, đuợc Chúa ban cho hưởng niềm vui bất diệt trên thiến quốc. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
Đ: Xin Chúa nhậm lời chúng con
Linh mục:
Lạy Chúa Giêsu, sống cho Chúa thật là điều khó và thuộc về Chúa thật là một thách đố cho cuộc sống của chúng con. Nhưng với ơn Chúa trợ giúp chúng con có thể kiện toàn cuộc sống của chúng con. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Lễ Dâng Chúa Giêsu Vào Đền Thánh
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:44 01/02/2020
Lễ Dâng Chúa Giêsu Vào Đền Thánh
(Lc 1, 21-28)
Cách đây bốn mươi ngày, chúng ta đã hân hoan cử hành lễ Chúa Cứu Thế giáng sinh. Hôm nay chúng ta mừng ngày Chúa Cứu Thế được Thân Mẫu và thánh Giuse dâng vào Đền Thánh, đưa chúng ta đi từ Mầu Nhiệm Nhập Thể đến Mầu Nhiệu Cứu Chuộc của Đấng Cứu Thế. Ngôi Lời, Con Thiên Chúa nhập thể làm người, sinh ra và sống trong xã hội loài người, bị luật lệ loài người chi phối, theo Luật Môisen (x. Xh 13, 11-13); "Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa" ( Lc 2, 23 ) đó là lý do Hài Nhi Giêsu được dâng cho Thiên Chúa. Đức Trinh Nữ Maria đã tuân theo nghi lễ thanh tẩy được ghi trong sách Lêvi : "Luật cho phụ nữ sinh trai hay gái" (Lv 12, 6-8). Ông Symêon người công chính và mộ đạo, được Thánh Thần linh báo cho biết, ông sẽ không thấy cái chết trước khi gặp Đức Kitô. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giêsu đem con tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền, được Thần Khí thúc đẩy, hôm đó ông lên Đền Thánh, gặp gỡ Hài Nhi trên tay, ẵm trên tay và chào là " Ánh Sáng muôn dân " (Lc 2, 32).
Xem Video và nghe bài giảng
Trong ngày này, Giáo hội ca vang "Vui lên, hỡi Đức Trinh Nữ Mẹ Chúa Trời, Đấng đầy ân sủng, vì từ lòng Mẹ đã sinh ra Đức Kitô Chúa chúng con là Mặt Trời công chính, Ánh Sáng chiếu soi những ai ngồi trong bóng tối. Vui lên, hỡi cụ Symêon, người công chính, vì chính cụ đã bồng ẵm Đấng giải thoát muôn dân, cho muôn dân tham dự vào sự Phục sinh của Người "(x. Phụng vụ Byzantine).
Tại sao Con Thiên Chúa lại phải dâng cho Thiên Chúa và Đức Maria trinh khiết vẹn tuyền phải chịu thanh tẩy?
Theo thánh Dimitri de Rostov: "Mẹ Thiên Chúa tiến vào Đền Thánh vâng theo Luật Chúa, tay bồng ẵm chính Đấng là Lề Luật. Mẹ là Đấng vô tội, tinh tuyền không tì vết đến xin điều mà Mẹ không cần là thanh tẩy. Mẹ không nhận lãnh sự khoái lạc sung sướng của phu quân, đã sinh con mà không đau đớn, Mẹ được gìn giữ tinh tuyền không tì vết trước khi sinh và sau khi sinh Đấng là nguồn suối trong sạch, há Mẹ lại không tinh sạch sao? Đức Kitô đã sinh ra từ lòng Mẹ! Quả không bị hư hoại bởi cây, cây không bị nhơ bẩn bởi quả : Đức Trinh Nữ Rất Thánh vẫn trinh khiết vẹn tuyền sau khi sinh hạ Đức Kitô, Con lòng Mẹ. Mặt Trời công chính không làm tổn thương sự đồng trinh của Mẹ. Lẽ thường, máu không làm ô uế Cửa thiên đàng theo luật tự nhiên, Thiên Chúa ngập tràn ánh sáng thần linh đã vượt qua Cửa này, gìn giữ sự đồng trinh của Mẹ".
Thánh Phaolô nói: "Vậy bởi vì con cái có chung máu thịt với nhau, thì phần Ngài, giống y như vậy, các điều ấy Ngài cũng đã thông chia, để giải thoát những kẻ vì sợ chết mà suốt cả bình sinh sa vòng nô lệ" (Dt 2,14-15). Chúa đến với loài người là để cứu rỗi và giải thoát, chứ không phải để kết án luận phạt: " Vì thiết tưởng không phải Thiên Thần được Ngài bao bọc, nhưng Ngài bao bọc dòng giống Abraham…Ngài đã nên giống các anh em Ngài, để trở thành vị Thượng tế lo việc Thiên Chúa, vừa biết xót thương vừa trung tín, cốt để lo tạ tội cho dân" (Dt 2,16-17).
Đức Maria Trinh Nữ Rất Thánh Mẹ Thiên Chúa, cũng như Chúa Giêsu không buộc phải tuân theo nghi thức này, nhưng vì khiêm nhường và cũng để cho nhân loại noi theo mà tuân giữ luật Chúa, nhất là để cứu con người Chúa Giêsu đã làm điều đó, nên lễ này được gọi là Lễ Thanh Tẩy.
Hy Tế Cứu Chuộc
Lễ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh, mà chúng ta cử hành ngày 02 tháng 01 có một vị trí đặc biệt: vì lễ này loan báo Hy Tế Cứu Chuộc mang lại ơn cứu độ sau này. Đức Maria và thánh Giuse bồng Chúa Giêsu trên tay, dù là Con Thiên Chúa, Đấng giầu sang phú quí để dâng vào Đền Thánh với của lễ đơn sơ là "cặp bồ câu non"! Đây là lần đầu tiên loan báo về Hy Tế Thánh. Chính Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể làm người mạc khải cho chúng ta, việc dâng hiến này ám chỉ tương quan giữa nhân loại với Thiên Chúa Cha, qua trung gian cần thiết của Đức Trinh Nữ Maria đồng công cứu chuộc. Đây là Hy Tế đền tội hoàn hảo duy nhất cứu chuộc nhân loại. Lễ này là "bản lề" chuyển tiếp giữa hai mầu nhiệm Nhập Thể (Truyền tin) và Cứu Chuộc (Phục Sinh). Chúa Giêsu đến trần gian (Nhập thể), để (Cứu chuộc) chúng ta.
Sao lại làm phép nến và rước nến hay gọi là Lễ Nến?
Giáo hội Đông phương hiểu Thánh lễ này thể hiện cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và dân Người. Được Ðức Maria và thánh Giuse đem vào Ðền Thánh, Chúa Giêsu đã gặp gỡ dân người mà hai cụ già Symêon và Anna là đại diện. Ðây cũng là cuộc gặp gỡ lịch sử của dân Chúa, gặp gỡ giữa các người trẻ là Ðức Marria và thánh Giuse và các người già là Symêon và Anna. Chúa Giêsu là trung tâm, chính Người lôi kéo con người đến Ðền Thánh, nhà Cha Người. Ðây còn là cuộc gặp gỡ giữa sự vâng phục của người trẻ và lời tiên tri của người già. Việc tuân giữ Luật được chính Thần Khí linh hoạt, và lời tiên tri di chuyển trên con đường do Luật vạch ra.
Giáo hội Tây phương lại coi đây là Thánh lễ mừng kính Đức Maria: Thanh tẩy theo luật Do thái. Khi sát nhập vào Phụng vụ Rôma, Đức Giáo Hoàng Sergiô I (678-701) lại thêm vào nghi thức rước nến. Vì thế, từ đây, lễ này được gọi là Lễ Nến. Vì trước Thánh lễ có nghi thức làm phép nến và kiệu nến vào nhà thờ như cuộc đón rước Chúa Giêsu là Ánh Sáng của muôn dân. Những cây nến được làm phép và thắp sáng trong ngày lễ này, tượng trưng cho ánh sáng và vinh quang của Chúa Giêsu. Từ cuộc canh tân Phụng vụ năm 1960, thánh lễ này cũng qui hướng về Chúa Giêsu, hơn là Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong Đền thờ.
Lời của cụ già Symêon nói : "Đó là Ánh Sáng chiếu soi muôn dân" (Lc 2, 32). Quả thật, hôm nay ai trong chúng ta cầm nến sáng trong tay mà không nhớ tới ngày cụ già Symêon bồng ẵm Hài Nhi Giêsu, Ngôi Lời trong xác phàm, là Ánh Sáng. Chính cụ là ngọn lửa cháy sáng, chứng nhân của ánh sáng, khi được đầy ơn Chúa Thánh Thần, cụ đã làm chứng rằng Hài Nhi Giêsu là Tình Yêu và là Ánh Sáng chiếu soi muôn dân.
Vậy hôm nay, chúng ta hãy nhìn cây nến cháy sáng tên tay cụ già Symêon, từ ánh sáng đó hãy thắp sáng cây nến của chúng ta…Như thế, chúng ta không những sẽ cầm ánh sáng trong tay, mà chính chúng ta là ánh sáng, ánh sáng trong lòng ta, cho đời ta, và cho mọi người. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
(Lc 1, 21-28)
Cách đây bốn mươi ngày, chúng ta đã hân hoan cử hành lễ Chúa Cứu Thế giáng sinh. Hôm nay chúng ta mừng ngày Chúa Cứu Thế được Thân Mẫu và thánh Giuse dâng vào Đền Thánh, đưa chúng ta đi từ Mầu Nhiệm Nhập Thể đến Mầu Nhiệu Cứu Chuộc của Đấng Cứu Thế. Ngôi Lời, Con Thiên Chúa nhập thể làm người, sinh ra và sống trong xã hội loài người, bị luật lệ loài người chi phối, theo Luật Môisen (x. Xh 13, 11-13); "Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa" ( Lc 2, 23 ) đó là lý do Hài Nhi Giêsu được dâng cho Thiên Chúa. Đức Trinh Nữ Maria đã tuân theo nghi lễ thanh tẩy được ghi trong sách Lêvi : "Luật cho phụ nữ sinh trai hay gái" (Lv 12, 6-8). Ông Symêon người công chính và mộ đạo, được Thánh Thần linh báo cho biết, ông sẽ không thấy cái chết trước khi gặp Đức Kitô. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giêsu đem con tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền, được Thần Khí thúc đẩy, hôm đó ông lên Đền Thánh, gặp gỡ Hài Nhi trên tay, ẵm trên tay và chào là " Ánh Sáng muôn dân " (Lc 2, 32).
Xem Video và nghe bài giảng
Trong ngày này, Giáo hội ca vang "Vui lên, hỡi Đức Trinh Nữ Mẹ Chúa Trời, Đấng đầy ân sủng, vì từ lòng Mẹ đã sinh ra Đức Kitô Chúa chúng con là Mặt Trời công chính, Ánh Sáng chiếu soi những ai ngồi trong bóng tối. Vui lên, hỡi cụ Symêon, người công chính, vì chính cụ đã bồng ẵm Đấng giải thoát muôn dân, cho muôn dân tham dự vào sự Phục sinh của Người "(x. Phụng vụ Byzantine).
Tại sao Con Thiên Chúa lại phải dâng cho Thiên Chúa và Đức Maria trinh khiết vẹn tuyền phải chịu thanh tẩy?
Theo thánh Dimitri de Rostov: "Mẹ Thiên Chúa tiến vào Đền Thánh vâng theo Luật Chúa, tay bồng ẵm chính Đấng là Lề Luật. Mẹ là Đấng vô tội, tinh tuyền không tì vết đến xin điều mà Mẹ không cần là thanh tẩy. Mẹ không nhận lãnh sự khoái lạc sung sướng của phu quân, đã sinh con mà không đau đớn, Mẹ được gìn giữ tinh tuyền không tì vết trước khi sinh và sau khi sinh Đấng là nguồn suối trong sạch, há Mẹ lại không tinh sạch sao? Đức Kitô đã sinh ra từ lòng Mẹ! Quả không bị hư hoại bởi cây, cây không bị nhơ bẩn bởi quả : Đức Trinh Nữ Rất Thánh vẫn trinh khiết vẹn tuyền sau khi sinh hạ Đức Kitô, Con lòng Mẹ. Mặt Trời công chính không làm tổn thương sự đồng trinh của Mẹ. Lẽ thường, máu không làm ô uế Cửa thiên đàng theo luật tự nhiên, Thiên Chúa ngập tràn ánh sáng thần linh đã vượt qua Cửa này, gìn giữ sự đồng trinh của Mẹ".
Thánh Phaolô nói: "Vậy bởi vì con cái có chung máu thịt với nhau, thì phần Ngài, giống y như vậy, các điều ấy Ngài cũng đã thông chia, để giải thoát những kẻ vì sợ chết mà suốt cả bình sinh sa vòng nô lệ" (Dt 2,14-15). Chúa đến với loài người là để cứu rỗi và giải thoát, chứ không phải để kết án luận phạt: " Vì thiết tưởng không phải Thiên Thần được Ngài bao bọc, nhưng Ngài bao bọc dòng giống Abraham…Ngài đã nên giống các anh em Ngài, để trở thành vị Thượng tế lo việc Thiên Chúa, vừa biết xót thương vừa trung tín, cốt để lo tạ tội cho dân" (Dt 2,16-17).
Đức Maria Trinh Nữ Rất Thánh Mẹ Thiên Chúa, cũng như Chúa Giêsu không buộc phải tuân theo nghi thức này, nhưng vì khiêm nhường và cũng để cho nhân loại noi theo mà tuân giữ luật Chúa, nhất là để cứu con người Chúa Giêsu đã làm điều đó, nên lễ này được gọi là Lễ Thanh Tẩy.
Hy Tế Cứu Chuộc
Lễ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh, mà chúng ta cử hành ngày 02 tháng 01 có một vị trí đặc biệt: vì lễ này loan báo Hy Tế Cứu Chuộc mang lại ơn cứu độ sau này. Đức Maria và thánh Giuse bồng Chúa Giêsu trên tay, dù là Con Thiên Chúa, Đấng giầu sang phú quí để dâng vào Đền Thánh với của lễ đơn sơ là "cặp bồ câu non"! Đây là lần đầu tiên loan báo về Hy Tế Thánh. Chính Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể làm người mạc khải cho chúng ta, việc dâng hiến này ám chỉ tương quan giữa nhân loại với Thiên Chúa Cha, qua trung gian cần thiết của Đức Trinh Nữ Maria đồng công cứu chuộc. Đây là Hy Tế đền tội hoàn hảo duy nhất cứu chuộc nhân loại. Lễ này là "bản lề" chuyển tiếp giữa hai mầu nhiệm Nhập Thể (Truyền tin) và Cứu Chuộc (Phục Sinh). Chúa Giêsu đến trần gian (Nhập thể), để (Cứu chuộc) chúng ta.
Sao lại làm phép nến và rước nến hay gọi là Lễ Nến?
Giáo hội Đông phương hiểu Thánh lễ này thể hiện cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và dân Người. Được Ðức Maria và thánh Giuse đem vào Ðền Thánh, Chúa Giêsu đã gặp gỡ dân người mà hai cụ già Symêon và Anna là đại diện. Ðây cũng là cuộc gặp gỡ lịch sử của dân Chúa, gặp gỡ giữa các người trẻ là Ðức Marria và thánh Giuse và các người già là Symêon và Anna. Chúa Giêsu là trung tâm, chính Người lôi kéo con người đến Ðền Thánh, nhà Cha Người. Ðây còn là cuộc gặp gỡ giữa sự vâng phục của người trẻ và lời tiên tri của người già. Việc tuân giữ Luật được chính Thần Khí linh hoạt, và lời tiên tri di chuyển trên con đường do Luật vạch ra.
Giáo hội Tây phương lại coi đây là Thánh lễ mừng kính Đức Maria: Thanh tẩy theo luật Do thái. Khi sát nhập vào Phụng vụ Rôma, Đức Giáo Hoàng Sergiô I (678-701) lại thêm vào nghi thức rước nến. Vì thế, từ đây, lễ này được gọi là Lễ Nến. Vì trước Thánh lễ có nghi thức làm phép nến và kiệu nến vào nhà thờ như cuộc đón rước Chúa Giêsu là Ánh Sáng của muôn dân. Những cây nến được làm phép và thắp sáng trong ngày lễ này, tượng trưng cho ánh sáng và vinh quang của Chúa Giêsu. Từ cuộc canh tân Phụng vụ năm 1960, thánh lễ này cũng qui hướng về Chúa Giêsu, hơn là Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong Đền thờ.
Lời của cụ già Symêon nói : "Đó là Ánh Sáng chiếu soi muôn dân" (Lc 2, 32). Quả thật, hôm nay ai trong chúng ta cầm nến sáng trong tay mà không nhớ tới ngày cụ già Symêon bồng ẵm Hài Nhi Giêsu, Ngôi Lời trong xác phàm, là Ánh Sáng. Chính cụ là ngọn lửa cháy sáng, chứng nhân của ánh sáng, khi được đầy ơn Chúa Thánh Thần, cụ đã làm chứng rằng Hài Nhi Giêsu là Tình Yêu và là Ánh Sáng chiếu soi muôn dân.
Vậy hôm nay, chúng ta hãy nhìn cây nến cháy sáng tên tay cụ già Symêon, từ ánh sáng đó hãy thắp sáng cây nến của chúng ta…Như thế, chúng ta không những sẽ cầm ánh sáng trong tay, mà chính chúng ta là ánh sáng, ánh sáng trong lòng ta, cho đời ta, và cho mọi người. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong đền thờ
LM. Trương Đình Hiền
19:58 01/02/2020
Ngọn Nến Trên Tay Chàng Hiệp Sĩ
Kính thưa ông bà và anh chị em,
Hôm nay, cộng đoàn chúng ta hiệp cùng toàn thể Hội Thánh cử hành lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong đền thánh. Cử hành phụng vụ nầy đã có lâu đời trong nhịp sống đức tin của dân Chúa và bắt nguồn từ truyền thống luật lệ và phụng vụ cựu ước, cùng với việc Giáo Hội trong tiến trình góp phần thanh tẩy các tập tục mang tính thần thoại và mê tín của văn hoá ngoại giáo Rôma.
- Trước hết là truyền thống phụng vụ theo luật lệ của Cựu ước:
Theo sách Lêvi 12,1-8, một người phụ nữ khi sinh con trai sẽ ở cử 40 ngày và sinh con gái sẽ ở cử 80 ngày. Sau thời gian đó phải đến đền thờ để thực hành nghi thức thanh tẩy và dâng con cho Chúa. Nếu giàu có mang theo con chiên, nếu nghèo mang theo 1 cặp bồ câu non. Tin mừng Luca hôm nay tường thuật việc Đức Maria và Thánh Giuse, sau 40 ngày sinh hạ hài nhi Giêsu tại Bê-lem, đã tuân thủ giáo luật cựu ước lên đền thờ thanh tẩy và dâng Chúa Giêsu cho Thiên Chúa.
Bài học vâng phục lề luật của Đức Mẹ, thánh Giuse là dấu chỉ đối nghịch với sự kiêu căng, bất tuân lệnh Chúa của Adong-Evà. Chính nhờ sự vâng phục đầy khiêm hạ nầy, ơn cứu độ đã đến cho trần gian.
Tuy nhiên, phụng vụ hôm nay không chỉ đơn thuần là nhắc lại một sự kiện lịch sử hay nhấn mạnh về sự tuân thủ lề luật của gia đình Thánh Gia. Bởi chưng trước mắt người đời hôm nay hay ngày xưa, biến cố nầy cũng chỉ đơn thuần là một sinh hoạt giản đơn của nhịp sống đời thường trong dân Chúa. Cách đây 2000 năm, tại Giêrusalem, ngày nào mà không có các đôi vợ chồng trẻ lên đền thờ để thực hiện nghi thức giản đơn nầy ! Điều phụng vụ gợi lên, qua sứ điệp Lời Chúa sắp được công bố, để chúng ta cảm nhận và đem vào cuộc sống chính là cuộc “HỘI NGỘ CỦA NIỀM TIN”, cuộc “GIAO DUYÊN GIỮA NHÂN LOẠI TĂM TỐI KHÁT MONG VÀ ĐẤNG ĐẾN LÀ ÁNH SÁNG CỨU ĐỘ”. Cũng chính trong ý nghĩa nầy, mà những cây nến sáng được thắp lên trong nghi thức đầu lễ sẽ là một nhắc nhớ và hướng tầm nhìn đức tin của chúng ta về NGỌN NẾN PHỤC SINH, biểu tượng của Đức Kitô, Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống; Đấng là Ánh Sáng chiếu vào nơi tối tăm, là Mặt trời hy vọng, là Sao mai giữa đêm trường.
Để cắt nghĩa là làm bật nổi nội dung về “Chúa Kitô là ánh sáng cứu độ”, lời Chúa trong sách ngôn sứ Malaki (Bđ 1)đã tiên báo Đấng Cứu Thế sẽ đến thanh tẩy con cái Lêvi và biến dân Chúa trở nên của lễ đẹp lòng Chúa. Vâng, chính Ngài sẽ thiết lập một trật tự phụng vụ mới, không phải trên núi nầy hay núi nọ, nhưng là trong Thánh Thần và chân lý; và chính Ngài, Đấng giống anh em mình mọi đàng sẽ là Vị Đại Giáo Trưởng nhân lành và trung tín thực thi công cuộc cứu độ và giải thoát bằng cuộc Hy tế thập giá. (Bđ 2)
-Thứ đến, Lễ Nến hôm nay còn là dấu chỉ việc Giáo Hội thanh tẩy và Tin Mừng hoá các nền văn hoá ngoại giáo.
Trước năm 700, Đức Giáo Hoàng tại Rôma thường phát nến cho giáo dân tham dự lễ Mẹ dâng Con và tổ chức cuộc rước nến, vừa để tôn vinh Chúa Kitô là "Ánh Sáng muôn dân", vừa để cải hóa hủ tục dân ngoại Rôma thường tổ chức hai cuộc rước đuốc linh đình:
- Cuộc rước đuốc rất dâm đãng tại Lupercal trên đồi Palatina gọi là Lupercalia từ ngày 2 tới 15 tháng 2 để kính thần Faunus là thần phong phú của người và súc vật.
- Cuộc rước đuốc rất thần thoại kỷ niệm thần Céres cùng với thủ hạ cầm đuốc băng qua núi đồi tìm ái nữ Proserpina đã bị Pluton là diêm vương cưỡng đoạt.
Đặc biệt, trong câu chuyện thần thoại thứ 2, chúng ta đọc thấy ý nghĩa của việc Tin Mừng hoá nầy: Proserpina trong câu chuyện thần thoại này là hình bóng loài người đã bị diêm vương Satan cướp đoạt. Céres tượng trưng Thiên Chúa không nỡ bỏ con, liền đốt đuốc là chính Chúa Kitô tận tình tận lực đi tìm con.
Qua diễn trình phụng vụ và sự chuyển tải các sứ điệp Lời Chúa, biến cố Dâng Chúa vào đền thánh hôm nay gần như loé sáng lên hai biểu tượng: ÁNH LỬA VÀ THANH GƯƠM. Vâng, đó là “Ánh lửa cứu độ bừng sáng lên trong con tim đợi chờ mòn mỏi của Simêon, Anna và “Thánh gươm loang máu trong viễn tượng Hy Tế của Chúa Con và trong con tim Xin vâng của Người Mẹ Đồng trinh.
Nếu ngày xưa, Simêon đã mãn nguyện toại lòng khi được “bồng bế Đấng Mêsia Giêsu trên đôi tay già nua mệt mỏi vì đợi chờ hy vọng” với cái nhìn về tương lai trông ảm đạm nhiêu khê: “Một lưỡi gươm sẽ đâm thấu lòng bà”; thì hôm nay cuộc hội ngộ với Đức Kitô Phục sinh đang ở đây trong Nhiệm Tích Thánh Thể lại đòi hỏi chúng ta bừng lên khí thế để lên đường, biểu dương ánh sáng cứu độ và tình yêu, để thắp sáng lên khắp hang cùng ngỏ hẻm ngọn lửa của Tin Mừng cho dù phải trả giá, dù “gươm có đâm thâu” hay nát thân nơi ngục tù lao lý.
Vâng, được gặp gỡ Ánh Sáng cứu độ, mỗi người phải trở nên ánh sáng: các con là ánh sáng thế gian. Mà đã là ánh sáng thì phải chấp nhận tỏa sáng hết mình, như cây nến, chỉ thực sự là cây nến hữu dụng, khi bị cháy thiêu và hao mòn cho đến khi không còn gì:
Thân nên hình hài đang sám hối
Thiêu từng nếp cũ tháng ngày qua.
Trong những ngày mà đại dịch Coronavirus đã làm cả thế giới rúng động, thì cũng chính tại “ổ dịch Vũ Hán”, bức thư của nữ bác sĩ Tào Hiểu Anh gởi cho con trai đã làm xúc động hàng triệu con tim. Đây là một chứng từ đẹp, một tia sáng trong bối cảnh đầy u ám tối tăm của sự chết.
"Con trai của mẹ, con đã bao giờ nhìn thấy sự cầu cứu dâng lên trong ánh mắt của những bệnh nhân và gia đình họ chưa? Họ đã luôn nhìn mẹ như vậy để mong chờ được cứu sống. Vì vậy mà hơn ai hết, mẹ hiểu được nỗi đau và sự tra tấn họ đang phải chịu đựng…Mẹ yêu con tới 100%, nhưng thời gian mẹ mà mẹ dành cho con không thể là 100% được. Dù biết sự nguy hiểm trong công việc này, nhưng mẹ luôn cảm nhận được sự mất mát đáng sợ mà dịch bệnh để lại, vì thế mà mẹ có mong muốn cả đời của mẹ là loại bỏ những điều đó. Xin lỗi con trai, hãy nghĩ rằng cuộc chia ly ngắn ngủi của ta sẽ làm nên tiếng cười của hàng triệu gia đình con nhé. Đây là điều mà trách nhiệm của những người bác sĩ như mẹ nên làm... Khi dịch bệnh qua đi, mẹ hứa sẽ ở bên con nhiều nhất có thể, con hiểu ý mẹ mà, phải không?"
Được biết, vị bác sĩ này đã nghỉ hưu trước Tết Nguyên đán. Thế nhưng khi virus corona bùng phát, bà quyết định cùng các bác sĩ, y tá ở lại Trung tâm truyền nhiễm chiến đấu với dịch bệnh, đem hơn 30 năm kinh nghiệm để bảo vệ những bệnh nhân xấu số.
Cũng chính trong ý nghĩa “toả sáng trong tối tăm” nầy, mà Giáo Hội đã chọn ngày hôm nay làm ngày Hướng về ơn gọi Thánh Hiến để vừa tuyên dương những anh chị em tu sĩ khắp mọi miền thế giới, với biết bao sắc màu cách kiểu dấn thân, đã làm nên những cánh hoa tuyệt mỹ, những ánh sao rạng ngời… trang điểm khu vườn và bầu trời Giáo Hội; vừa cũng là dịp gọi mời nhiều tâm hồn quảng đại dám “đập bể bình dầu thơm quí giá cuộc đời” để xức chân Chúa Kitô đang hiện diện trong những con người khổ đau, tật bệnh, đói nghèo…như những lời kết của bài thơ “Thanh gươm và ánh lửa”:
Vâng, cuộc đời của chúng ta,
Của những ai đã một lần
Gặp gỡ Đức Kitô trên vạn nẻo đường xuôi ngược,
Nhất là của những con người,
đã quyết chọn sống tu trì và dấn thân tiến bước,
Làm chứng tình yêu và thắp sáng u minh.
Thì mãi mãi mang theo hành trang bên mình,
thanh gươm báu chữ tình
để chịu đâm thâu và kiên trung chiến đấu,
với ngọn lửa Thánh Linh nóng bừng hồn hậu,
để rạng ngời soi dấu bước lên đường.
Vâng, thanh gươm và ánh lửa yêu thương,
Cho chị, cho anh và cho chúng ta hết thảy !
Simêon, Anna, Giuse, Maria…không trừ ai cả,
những con người,
đã một lần “thấy ánh quang cứu độ” bừng lên !
Kính thưa ông bà và anh chị em,
Quả thật Đức Kitô, Ánh Sáng cứu độ, đã đến và đang đến. Nhưng gặp được Ngài, mọi người phải có một đường riêng. Bởi vì ánh nến hôm nay rồi sẽ vụt tắt, cửa đền thờ chút nữa đây sẽ đóng lại. Ngoài kia muôn con đường cuộc sống lại mở ra. Nếu chúng ta bước đi mà trong tim không còn chút lửa nào của tình yêu Kitô đọng lại, thì cây nến được làm phép hôm nay chỉ là một trang sức vô duyên kệch cỡm, đức tin chỉ là một thứ thuốc lú bùa mê rẽ tiền. Nếu chúng ta đối diện với anh chị em đồng loại, với trách nhiệm và bổn phận đã được giao phó bằng một cõi lòng đóng kín, ích kỷ, nhỏ nhen, ghen ghét…thì quả thật đền thờ không còn phải nơi để gặp gỡ tin yêu, để đón nhận ân sủng…mà sẽ chỉ là một sân khấu để đến đó mà trình diễn thời trang hay là một câu lạc bộ giải trí để đến tìm một chút thư giản tinh thần.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau, trong cuộc gặp gỡ với Đức Kitô Thánh Thể hôm nay, trong Bàn Tiệc thánh đặc biệt nầy, không phải chỉ là cuộc “bồng ẳm Chúa Giêsu bằng đôi tay xa lạ”, mà là một cuộc hội ngộ của tình yêu, của cõi lòng, của trái tim, của tin, cậy, mến, của sự quyết tâm “nhìn thẳng vào NGỌN NẾN KITÔ” mà tiến bước, như giai thoại về chàng Hiệp Sĩ của thời Thập tự chinh, quyết mang ngọn lửa từ mồ thánh về thắp lên những cây nến nơi thánh đường quê hương. Amen.
Trương Đình Hiền
Kính thưa ông bà và anh chị em,
Hôm nay, cộng đoàn chúng ta hiệp cùng toàn thể Hội Thánh cử hành lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong đền thánh. Cử hành phụng vụ nầy đã có lâu đời trong nhịp sống đức tin của dân Chúa và bắt nguồn từ truyền thống luật lệ và phụng vụ cựu ước, cùng với việc Giáo Hội trong tiến trình góp phần thanh tẩy các tập tục mang tính thần thoại và mê tín của văn hoá ngoại giáo Rôma.
- Trước hết là truyền thống phụng vụ theo luật lệ của Cựu ước:
Theo sách Lêvi 12,1-8, một người phụ nữ khi sinh con trai sẽ ở cử 40 ngày và sinh con gái sẽ ở cử 80 ngày. Sau thời gian đó phải đến đền thờ để thực hành nghi thức thanh tẩy và dâng con cho Chúa. Nếu giàu có mang theo con chiên, nếu nghèo mang theo 1 cặp bồ câu non. Tin mừng Luca hôm nay tường thuật việc Đức Maria và Thánh Giuse, sau 40 ngày sinh hạ hài nhi Giêsu tại Bê-lem, đã tuân thủ giáo luật cựu ước lên đền thờ thanh tẩy và dâng Chúa Giêsu cho Thiên Chúa.
Bài học vâng phục lề luật của Đức Mẹ, thánh Giuse là dấu chỉ đối nghịch với sự kiêu căng, bất tuân lệnh Chúa của Adong-Evà. Chính nhờ sự vâng phục đầy khiêm hạ nầy, ơn cứu độ đã đến cho trần gian.
Tuy nhiên, phụng vụ hôm nay không chỉ đơn thuần là nhắc lại một sự kiện lịch sử hay nhấn mạnh về sự tuân thủ lề luật của gia đình Thánh Gia. Bởi chưng trước mắt người đời hôm nay hay ngày xưa, biến cố nầy cũng chỉ đơn thuần là một sinh hoạt giản đơn của nhịp sống đời thường trong dân Chúa. Cách đây 2000 năm, tại Giêrusalem, ngày nào mà không có các đôi vợ chồng trẻ lên đền thờ để thực hiện nghi thức giản đơn nầy ! Điều phụng vụ gợi lên, qua sứ điệp Lời Chúa sắp được công bố, để chúng ta cảm nhận và đem vào cuộc sống chính là cuộc “HỘI NGỘ CỦA NIỀM TIN”, cuộc “GIAO DUYÊN GIỮA NHÂN LOẠI TĂM TỐI KHÁT MONG VÀ ĐẤNG ĐẾN LÀ ÁNH SÁNG CỨU ĐỘ”. Cũng chính trong ý nghĩa nầy, mà những cây nến sáng được thắp lên trong nghi thức đầu lễ sẽ là một nhắc nhớ và hướng tầm nhìn đức tin của chúng ta về NGỌN NẾN PHỤC SINH, biểu tượng của Đức Kitô, Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống; Đấng là Ánh Sáng chiếu vào nơi tối tăm, là Mặt trời hy vọng, là Sao mai giữa đêm trường.
Để cắt nghĩa là làm bật nổi nội dung về “Chúa Kitô là ánh sáng cứu độ”, lời Chúa trong sách ngôn sứ Malaki (Bđ 1)đã tiên báo Đấng Cứu Thế sẽ đến thanh tẩy con cái Lêvi và biến dân Chúa trở nên của lễ đẹp lòng Chúa. Vâng, chính Ngài sẽ thiết lập một trật tự phụng vụ mới, không phải trên núi nầy hay núi nọ, nhưng là trong Thánh Thần và chân lý; và chính Ngài, Đấng giống anh em mình mọi đàng sẽ là Vị Đại Giáo Trưởng nhân lành và trung tín thực thi công cuộc cứu độ và giải thoát bằng cuộc Hy tế thập giá. (Bđ 2)
-Thứ đến, Lễ Nến hôm nay còn là dấu chỉ việc Giáo Hội thanh tẩy và Tin Mừng hoá các nền văn hoá ngoại giáo.
Trước năm 700, Đức Giáo Hoàng tại Rôma thường phát nến cho giáo dân tham dự lễ Mẹ dâng Con và tổ chức cuộc rước nến, vừa để tôn vinh Chúa Kitô là "Ánh Sáng muôn dân", vừa để cải hóa hủ tục dân ngoại Rôma thường tổ chức hai cuộc rước đuốc linh đình:
- Cuộc rước đuốc rất dâm đãng tại Lupercal trên đồi Palatina gọi là Lupercalia từ ngày 2 tới 15 tháng 2 để kính thần Faunus là thần phong phú của người và súc vật.
- Cuộc rước đuốc rất thần thoại kỷ niệm thần Céres cùng với thủ hạ cầm đuốc băng qua núi đồi tìm ái nữ Proserpina đã bị Pluton là diêm vương cưỡng đoạt.
Đặc biệt, trong câu chuyện thần thoại thứ 2, chúng ta đọc thấy ý nghĩa của việc Tin Mừng hoá nầy: Proserpina trong câu chuyện thần thoại này là hình bóng loài người đã bị diêm vương Satan cướp đoạt. Céres tượng trưng Thiên Chúa không nỡ bỏ con, liền đốt đuốc là chính Chúa Kitô tận tình tận lực đi tìm con.
Qua diễn trình phụng vụ và sự chuyển tải các sứ điệp Lời Chúa, biến cố Dâng Chúa vào đền thánh hôm nay gần như loé sáng lên hai biểu tượng: ÁNH LỬA VÀ THANH GƯƠM. Vâng, đó là “Ánh lửa cứu độ bừng sáng lên trong con tim đợi chờ mòn mỏi của Simêon, Anna và “Thánh gươm loang máu trong viễn tượng Hy Tế của Chúa Con và trong con tim Xin vâng của Người Mẹ Đồng trinh.
Nếu ngày xưa, Simêon đã mãn nguyện toại lòng khi được “bồng bế Đấng Mêsia Giêsu trên đôi tay già nua mệt mỏi vì đợi chờ hy vọng” với cái nhìn về tương lai trông ảm đạm nhiêu khê: “Một lưỡi gươm sẽ đâm thấu lòng bà”; thì hôm nay cuộc hội ngộ với Đức Kitô Phục sinh đang ở đây trong Nhiệm Tích Thánh Thể lại đòi hỏi chúng ta bừng lên khí thế để lên đường, biểu dương ánh sáng cứu độ và tình yêu, để thắp sáng lên khắp hang cùng ngỏ hẻm ngọn lửa của Tin Mừng cho dù phải trả giá, dù “gươm có đâm thâu” hay nát thân nơi ngục tù lao lý.
Vâng, được gặp gỡ Ánh Sáng cứu độ, mỗi người phải trở nên ánh sáng: các con là ánh sáng thế gian. Mà đã là ánh sáng thì phải chấp nhận tỏa sáng hết mình, như cây nến, chỉ thực sự là cây nến hữu dụng, khi bị cháy thiêu và hao mòn cho đến khi không còn gì:
Thân nên hình hài đang sám hối
Thiêu từng nếp cũ tháng ngày qua.
Trong những ngày mà đại dịch Coronavirus đã làm cả thế giới rúng động, thì cũng chính tại “ổ dịch Vũ Hán”, bức thư của nữ bác sĩ Tào Hiểu Anh gởi cho con trai đã làm xúc động hàng triệu con tim. Đây là một chứng từ đẹp, một tia sáng trong bối cảnh đầy u ám tối tăm của sự chết.
"Con trai của mẹ, con đã bao giờ nhìn thấy sự cầu cứu dâng lên trong ánh mắt của những bệnh nhân và gia đình họ chưa? Họ đã luôn nhìn mẹ như vậy để mong chờ được cứu sống. Vì vậy mà hơn ai hết, mẹ hiểu được nỗi đau và sự tra tấn họ đang phải chịu đựng…Mẹ yêu con tới 100%, nhưng thời gian mẹ mà mẹ dành cho con không thể là 100% được. Dù biết sự nguy hiểm trong công việc này, nhưng mẹ luôn cảm nhận được sự mất mát đáng sợ mà dịch bệnh để lại, vì thế mà mẹ có mong muốn cả đời của mẹ là loại bỏ những điều đó. Xin lỗi con trai, hãy nghĩ rằng cuộc chia ly ngắn ngủi của ta sẽ làm nên tiếng cười của hàng triệu gia đình con nhé. Đây là điều mà trách nhiệm của những người bác sĩ như mẹ nên làm... Khi dịch bệnh qua đi, mẹ hứa sẽ ở bên con nhiều nhất có thể, con hiểu ý mẹ mà, phải không?"
Được biết, vị bác sĩ này đã nghỉ hưu trước Tết Nguyên đán. Thế nhưng khi virus corona bùng phát, bà quyết định cùng các bác sĩ, y tá ở lại Trung tâm truyền nhiễm chiến đấu với dịch bệnh, đem hơn 30 năm kinh nghiệm để bảo vệ những bệnh nhân xấu số.
Cũng chính trong ý nghĩa “toả sáng trong tối tăm” nầy, mà Giáo Hội đã chọn ngày hôm nay làm ngày Hướng về ơn gọi Thánh Hiến để vừa tuyên dương những anh chị em tu sĩ khắp mọi miền thế giới, với biết bao sắc màu cách kiểu dấn thân, đã làm nên những cánh hoa tuyệt mỹ, những ánh sao rạng ngời… trang điểm khu vườn và bầu trời Giáo Hội; vừa cũng là dịp gọi mời nhiều tâm hồn quảng đại dám “đập bể bình dầu thơm quí giá cuộc đời” để xức chân Chúa Kitô đang hiện diện trong những con người khổ đau, tật bệnh, đói nghèo…như những lời kết của bài thơ “Thanh gươm và ánh lửa”:
Vâng, cuộc đời của chúng ta,
Của những ai đã một lần
Gặp gỡ Đức Kitô trên vạn nẻo đường xuôi ngược,
Nhất là của những con người,
đã quyết chọn sống tu trì và dấn thân tiến bước,
Làm chứng tình yêu và thắp sáng u minh.
Thì mãi mãi mang theo hành trang bên mình,
thanh gươm báu chữ tình
để chịu đâm thâu và kiên trung chiến đấu,
với ngọn lửa Thánh Linh nóng bừng hồn hậu,
để rạng ngời soi dấu bước lên đường.
Vâng, thanh gươm và ánh lửa yêu thương,
Cho chị, cho anh và cho chúng ta hết thảy !
Simêon, Anna, Giuse, Maria…không trừ ai cả,
những con người,
đã một lần “thấy ánh quang cứu độ” bừng lên !
Kính thưa ông bà và anh chị em,
Quả thật Đức Kitô, Ánh Sáng cứu độ, đã đến và đang đến. Nhưng gặp được Ngài, mọi người phải có một đường riêng. Bởi vì ánh nến hôm nay rồi sẽ vụt tắt, cửa đền thờ chút nữa đây sẽ đóng lại. Ngoài kia muôn con đường cuộc sống lại mở ra. Nếu chúng ta bước đi mà trong tim không còn chút lửa nào của tình yêu Kitô đọng lại, thì cây nến được làm phép hôm nay chỉ là một trang sức vô duyên kệch cỡm, đức tin chỉ là một thứ thuốc lú bùa mê rẽ tiền. Nếu chúng ta đối diện với anh chị em đồng loại, với trách nhiệm và bổn phận đã được giao phó bằng một cõi lòng đóng kín, ích kỷ, nhỏ nhen, ghen ghét…thì quả thật đền thờ không còn phải nơi để gặp gỡ tin yêu, để đón nhận ân sủng…mà sẽ chỉ là một sân khấu để đến đó mà trình diễn thời trang hay là một câu lạc bộ giải trí để đến tìm một chút thư giản tinh thần.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau, trong cuộc gặp gỡ với Đức Kitô Thánh Thể hôm nay, trong Bàn Tiệc thánh đặc biệt nầy, không phải chỉ là cuộc “bồng ẳm Chúa Giêsu bằng đôi tay xa lạ”, mà là một cuộc hội ngộ của tình yêu, của cõi lòng, của trái tim, của tin, cậy, mến, của sự quyết tâm “nhìn thẳng vào NGỌN NẾN KITÔ” mà tiến bước, như giai thoại về chàng Hiệp Sĩ của thời Thập tự chinh, quyết mang ngọn lửa từ mồ thánh về thắp lên những cây nến nơi thánh đường quê hương. Amen.
Trương Đình Hiền
Chúa Nhật IV Thường Niên A 2020
LM. Trương Đình Hiền
20:00 01/02/2020
CHỈ MONG NGÀI LẤY ĐI
Trong những ngày Tết vừa qua, có lẽ cái từ được nhắc đến nhiều nhất đó là từ “PHÚC”; bởi chưng, đó chính là một từ mà nội hàm mang đậm ý nghĩa của lời chúc, của ước mơ, của niềm hy vọng…đẹp nhất dành cho nhau trong những ngày đầu năm. Chính vì thế, cố hiền nhân thi sĩ Nguyễn Công Trứ đã “nhân cách hóa” chữ “PHÚC” (“ÔNG PHÚC”) trong câu đối Tết để đời:
“Chiều ba mươi nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa,
Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà”.
Quan niệm và triết lý của Á Đông-Trung Hoa về “PHÚC” rất phong phú và tế vi. Điều nầy được dẫn chứng qua chính hình tượng chữ PHÚC (福) hình thành bởi bộ Thị (hoặc Kỳ 示) có hình dạng “Bàn thờ” và ký tự PHÚC (畐) được ghép bởi 3 tự: NHẤT (一), KHẨU (口), ĐIỀN (田) có hình dạng “Đôi tay nâng bình rượu” (Hình thức ký tự theo Giáp Cốt Văn)[1]. Qua cách chiết tự đó, nhiều người đã định nghĩa PHÚC chính là cuộc sống yên vui, đầy đủ như bình rượu đầy tràn dâng cúng thần linh[2]. Và cũng theo quan niệm và văn hóa Trung Hoa được ghi lại trong KInh Thi, cái Phúc tròn đầy luôn bao gồm 5 điều (NGŨ PHÚC): thọ (sống lâu), phú (giàu có), khang ninh (mạnh khoẻ bình an), du hảo đức (đức tốt lâu dài), khảo chung mệnh (chết già, chứ không phải chết non hoặc chết vì tai nạn). Cũng có nguồn khác cho rằng, “NGŨ PHÚC” bao gồm: phú, quý, thọ, khang, ninh”. Phú là giàu. Quý là sang. Thọ là sống lâu. Khang là mạnh khỏe. Ninh là bình an.[3]
Trong khi đó, giáo huấn xuyên suốt của truyền thống mạc khải Cựu Ước thì dạy rằng: hạnh phúc đích thực đó chính là Thiên Chúa; cụ thể hơn, đó là được sống gần gũi, thân mật với Thiên Chúa (Câu chuyện sáng tạo và vườn địa đàng: St 1-2; chuyện tổ phụ Hênóc được đem đi: Kn 5,24; Êlia được cất đi: 2 Vua 2,11… để ở với Thiên Chúa trong một không gian đặc biệt; hạnh phúc cũng chính là được ở với Thiên Chúa ngay nơi thánh điện của trần gian (Tv 63); và nhất là khi thực thi thánh chỉ của Thiên Chúa (Tv 1), là bước đi và chọn lựa “sự khôn ngoan” như là hiện thân chính Chúa và ân điển của Ngài (Châm Ngôn 3, 13-18 và Giảng Viên 14,20-15,10)…Vì thế, có thể tóm kết quan niệm về phúc của Cựu ước qua câu nói của một hiền nhân trong sách Gióp: “Hãy sống thân tình với Thiên Chúa và xây dựng bình an, anh sẽ tìm lại được hạnh phúc” (G 22, 21).[4]
Từ truyền thống giáo huấn đó, các ngôn sứ không ngừng gióng lên sứ điệp canh tân và hoán cải mỗi khi dân Ít-ra-en đi lạc xa đường lối huấn lệnh của Thiên Chúa, tìm kiếm hạnh phúc ảo tưởng nơi những thực tại trần thế, nơi các thần tượng giả trá, nơi sự giàu có thế gian và quay lưng lại với Thiên Chúa. Có thể nói, sứ điệp canh tân và hoán cải của các ngôn sứ tập chú vào chính nội dung nầy: Thiên Chúa chính là gia nghiệp, là điểm tựa; và con người chỉ thực sự hạnh phúc khi nhận ra thân phận khó nghèo, nhỏ bé của mình để tựa nương và phó thác nơi Thiên Chúa, như lời của ngôn sứ Sôphônia trong Bài đọc 1 hôm nay:
Ta sẽ cho sót lại giữa ngươi một dân nghèo hèn và bé nhỏ;
chúng sẽ tìm nương ẩn nơi danh ĐỨC CHÚA.
Số dân Ít-ra-en còn sót lại
sẽ không làm chuyện tàn ác bất công,
cũng không ăn gian nói dối
và miệng lưỡi chúng sẽ không còn phỉnh gạt.
Nhưng chúng sẽ được chăn dắt và nghỉ ngơi
mà không còn bị ai làm cho khiếp sợ. (Xp 3,12-13)
Nối tiếp truyền thống của các sứ ngôn và đưa tới một bình diện cụ thể hơn, rõ nét hơn, Đức Kitô đến loan báo: “Phúc cho ai khó nghèo, vì Nước Trời là của họ”. Toàn bộ bài giảng “Tám Mối Phúc Thật” mà Tin Mừng Matthêô vừa nhắc lại cho chúng ta là “bản đúc kết” súc tích về con đường hạnh phúc đích thực Thiên Chúa đề nghị cho con người và cũng là “lời chúc thân thương của Thiên Chúa” dành cho những ai đang dấn thân trên con đường phúc thật ấy.
Để cảm nhận được những lời chúc phúc nầy, hay nói cách khác, để cảm nhận những ai thực sự là “kẻ nghèo có phúc”, chúng ta thử lắng nghe những dòng suy niệm của nhà chú giải Kinh Thánh Noel Quesson:
“Đức Giêsu là Đấng “Mêsia của người nghèo”. Chính Người đã sống khó nghèo; nhiều lần Người đã cho thấy Người thích hướng về phía nào”. Dĩ nhiên, Người đã hiệp thông trong thân xác và trong cảm thức con người với điều kiện khắc nghiệt của những ai thiếu thốn. Khi chia sẻ thân phận của họ từ lúc nằm trong máng cỏ cho đến lúc bị đóng đinh, “không có một viên đá để kê đầu!”, Người đã cảm thấy một trái tim huynh đệ đang đập vì họ. Là Đấng Mêsia của người nghèo bị Do Thái giáo của giới trí thức Giêrusalem khinh bỉ, Đức Giêsu đã đau khổ như những “người phận nhỏ” và “cùng với họ” bị những “người có của” lăng nhục, khinh khi. Ôi ! sự khinh miệt đáng sợ ấy thường là vô thức đối với sự nghèo khó từ phía những kẻ no nê và cười ngạo nghễ. Vậy Đức Giêsu hứa hẹn gì với những người nghèo ấy?
Nước Thiên Chúa là của anh em… Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng… anh em sẽ được vui cười…”[5]
Và rồi, tiếp bước theo Chúa Giêsu nghèo khó để cũng trở thành “kẻ nghèo có phúc”, Tin Mừng dã kể cho chúng ta:
– Giàu có ổn định với bàn đếm tiền của nghề thuế vụ, Lêvi đã chọn một “kẻ nghèo có phúc” để trở thành một Matthêô Tông đồ, theo chàng thợ mộc Giêsu sống đời “màn trời chiếu đất” để dấn thân cho công cuộc rao giảng Tin Mừng Nước Trời.
– Giàu có như ông ty trưởng Thuế vụ Gia-kê, nhưng ông vẫn là “kẻ nghèo có phúc”, vì ông đã dám tước bỏ cái địa vị cao sang để trèo lên cây sung mà nhìn Đức Kitô, rồi sau đó là cuộc đổi đời để yêu thương và chia sẻ.
– Bụi đời như cô gái làng chơi M.Mađalêna, nhưng lại là “kẻ nghèo có phúc” vì cô đã biết nhỏ những giọt nước mắt sám hối để xin ơn tha thứ và mau mắn làm người đưa tin Chúa sống lại.
– Phản bội như Phêrô 3 lần chối Chúa, nhưng cũng là “kẻ nghèo có phúc” vì ông đã khóc lóc trở về để biến cuộc đời thành một lời đáp tín trung: “Bỏ Thầy con biết đến với ai, vì Thầy có Lời ban sự sống đời đời”.
– Trần trụi khốn nạn như tên trộm bên hữu Chúa vào chiều Thứ Sáu Khổ nạn, nhưng anh ta là “kẻ nghèo có phúc” khi biết ngước mắt về phía Chúa để thân thưa: “Xin nhớ đến tôi khi Ngài vào Nước Ngài hôm nay”, và tức khắc đã được đáp trả: “Hôm nay anh sẽ ở trên thiên đàng với tôi”…
Và chúng ta không quên dụ ngôn “Người Pharisiêu và người thu thuế lên đền thờ cầu nguyện”. Chúa Giêsu đã kết luận: “Người nầy ra về sẽ nên công chính, còn người kia thì không”. Người được nên công chính đó chính anh chàng thu thuế đứng cuối đền thờ đấm ngực ăn năn: “Lạy Chúa, xin xót thương con, vì con là kẻ có tội”. Quả thật anh chính là “kẻ nghèo có phúc” vì chấp nhận thân phận yếu hèn tội lỗi để phó thác cho lòng xót thương của Thiên Chúa bao dung…
Và nối tiếp “đường đi của Tin Mừng” đó, suốt 2000 năm nay đã có biết bao nhiêu “kẻ nghèo có phúc”, như Anê, Cê-ci-li-a, Au-gus-ti-nô, Mo-ni-ca, Tê-rê-xa hài đồng, Phan-xi-cô As-si-si…như cha thánh Maximilien Kolbe, như Mẹ Thánh Têrêxa thành Calcutta, như Á Thánh An-rê Phú Yên, Các Thánh Tử đạo Việt nam…và hằng ngày, khắp nơi hôm nay, có biết bao nhiêu người dám “đập bể bình dầu thơm quí giá cuộc đời”, dám “bán đi những thửa ruộng màu mỡ cuộc sống” để phục vụ Đức Kitô trong đời thánh hiến, trong chức linh mục, trong vai trò giáo lý viên, tông đồ giáo dân…Trước mặt người đời, trong bậc thang xã hội hoặc với sinh mệnh chính trị, có thể họ là những kẻ thấp cổ bé miệng, là những người bị trù dập bách hại, là những thức “rác rưởi bỏ đi”, nhưng, như lời Thánh Phaolô trong Bài Đọc II hôm nay: “Những gì thế gian cho là điên dại thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ khôn ngoan, và những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh…”.
Thế nhưng, ngày hôm nay người ta hay dị ứng với chữ “nghèo”, mặc cảm với cái nghèo; và nói tới nghèo là cứ nghĩ ngay tới “miếng cơm manh áo, cái xe, cái nhà, con đi học, bệnh tật thuốc thang…”. Và cũng chính vì thế càng lúc con người càng trở nên nghèo nàn thực sự về phương diện tâm linh, khi cứ tất bật toan tính toàn chuyện làm ăn, “phá lẫm cũ xây lẫm mới”, để rồi khép kín trái tim và tâm hồn trước Thiên Chúa và anh em đồng loại.
Cơn đại dịch “Coronavirus” (Hay còn được gọi nôm na là “dịch cúm Vũ Hán) đang làm rung chuyển thế giới từ những ngày đầu năm Canh Tý, và là một cảnh báo thẳng thừng: vật chất, khoa học, kỷ thuật, kinh tế, chính trị…không bao giờ là là một bảo đảm cho hạnh phúc của nhân loại. Chỉ một con virus nhỏ thôi cũng đủ làm tiêu vong mọi thứ. Chính vì thế, chúng ta cần tìm kiếm một con đường khác, một bảo đảm khác cho hạnh phúc đích thực. Đó là con đường “Phúc thật của Tin Mừng”, một con đường “hẹp”, một con đường “chông chênh” và đôi khi trở thành “ngược dòng” đối với tâm thức của nhân loại muôn nơi muôn thuở.
Nhắc tới cơn “đại dịch Vũ Hán” hôm nay, chúng ta đừng quên một truyền thuyết của nhà Phật: “chiếc trâm của người thiếu phụ nghèo Lộc Nương”:
Thiếu phụ nghèo Lộc Nương chỉ có một chiếc trâm cài tóc bằng gỗ, đã thể hiện lòng thành, cúng cây trâm cho chùa Tế Vũ để đúc chuông trừ tà dịch. Sư đúc chuông lấy vàng bạc đúc còn chiếc trâm ném đi. Chuông đúc 3 lần không kêu lại có in lõm hình chiếc trâm trên thân. Sau nhớ lại, thành tâm sám hối, quyết tìm lại chiếc trâm, chuông tự động kêu vang và hình cây trâm vá lại chỗ lõm. Tà dịch được xua trừ.
Vâng, thế giới hôm nay, cuộc đời hiện tại luôn cần những “chiếc trâm của người thiếu phụ nghèo Lộc Nương”, luôn cần những kẻ như Phanxicô Assisi (1181-1226), không những là chứng nhân tiêu biểu của Đức Khó Nghèo Kitô giáo, của Tin Mừng Bát Phúc, mà còn là người đã trân trọng “đính hôn cuộc đời với cô Khó Nghèo”, một ý tưởng, một nhân đức, một quan niệm sống… được ngài nhân cách hoá như một ngôi vị: CÔ NGHÈO (LADY POVERTY)[6]
Tuy nhiên, con người thường quay lưng trước những đòi hỏi của Tin Mừng, như người thanh niên giàu có đã sụ mặt bỏ đi khi nghe Chúa Giê-su mời gọi: “Con hãy về bán hết mọi của cải, bố thí cho kẻ nghèo, rồi đến theo Ta”…, nên lời nguyện sau đây của đại thi hào Tagore vẫn còn cần thiết cho mỗi người chúng ta:
Chỉ mong Ngài lấy đi
Mong chẳng còn gì thuộc về con
Mong chẳng còn gì là của con
Để con được trắng tay
Con chỉ còn Ngài để giữ lấy
Con được chọn Chúa mãi là của con
Chỉ mong Ngài xoá đi
Mong chẳng còn gì để chiếm hữu
Mong chẳng còn gì ràng buộc con
Để con được ngước lên
Con tìm được Ngài là chân lý
Con được cùng Chúa đồng hành luôn
Chỉ mong Ngài cất đi
Mong chẳng còn gì để nắm giữ
Mong chẳng còn gì mà tự tôn
Để con chỉ biết yêu
Yêu một mình Ngài trọn đời con
Con nhìn nhận Chúa chính Nguồn Tình Yêu.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
[1] Giáp Cốt Văn: Một kiểu ký tự chữ Hán cổ trên mai rùa (Giáp) và xương thú (Cốt). Nguồn:
https://www.thuphapdungpham.com/blogs/tin-tuc/y-nghia-cua-chu-phuc
[2] Nguồn: https://www.thuphapdungpham.com/blogs/tin-tuc/y-nghia-cua-chu-phuc
[3] Nguồn: https://www.mynghehaiminh.vn/chuyen-san/phong-thuy-tin-nguong-ton-giao/154/chu-phuc-y-nghia-chu-phuc-trong-cuoc-song-nguoi-viet
[4] Xem thêm 2 bài viết của hai tác giả sau:
– LÊ PHÚ HẢI OMI: Quan niệm hạnh phúc theo Kinh Thánh Cựu Ước. Nguồn: https://hoaxuongrong.org/tac-gia/le-phu-hai/quan-niem-hanh-phuc-theo-kinh-thanh-cuu-uoc_a130
– LM. THÁI NGUYÊN: Hạnh phúc trong cuộc đời. Nguồn:
http://www.simonhoadalat.com/giaoducgd/TuDuc/59HanhPhucTrongCuocDoi.htm
[5] NOEL QUESSON: Chúa Nhật VI Thường niên C. Nguồn: Trang mạng giáo phận Phú Cường: https://giaophanphucuong.org/chu-giai-kinh-thanh/chu-giai-tin-mung—chua-nhat-vi-thuong-nien-c-14195.html
[6] Trang bách Khoa Toàn Thư mở Wikipedia: “Người ta kể lại rằng khi cố từ chối những trò giải trí và những buổi hội hè đình đám với bạn bè, những người này trêu chọc Francis và hỏi có phải cậu sắp kết hôn không, câu trả lời là “phải, với một cô dâu đẹp hơn bất cứ người phụ nữ nào mà các cậu từng gặp” – Francis ngụ ý “sự nghèo khó” (lady poverty), một thuật từ mà ông thường sử dụng sau này.”
Trong những ngày Tết vừa qua, có lẽ cái từ được nhắc đến nhiều nhất đó là từ “PHÚC”; bởi chưng, đó chính là một từ mà nội hàm mang đậm ý nghĩa của lời chúc, của ước mơ, của niềm hy vọng…đẹp nhất dành cho nhau trong những ngày đầu năm. Chính vì thế, cố hiền nhân thi sĩ Nguyễn Công Trứ đã “nhân cách hóa” chữ “PHÚC” (“ÔNG PHÚC”) trong câu đối Tết để đời:
“Chiều ba mươi nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa,
Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà”.
Quan niệm và triết lý của Á Đông-Trung Hoa về “PHÚC” rất phong phú và tế vi. Điều nầy được dẫn chứng qua chính hình tượng chữ PHÚC (福) hình thành bởi bộ Thị (hoặc Kỳ 示) có hình dạng “Bàn thờ” và ký tự PHÚC (畐) được ghép bởi 3 tự: NHẤT (一), KHẨU (口), ĐIỀN (田) có hình dạng “Đôi tay nâng bình rượu” (Hình thức ký tự theo Giáp Cốt Văn)[1]. Qua cách chiết tự đó, nhiều người đã định nghĩa PHÚC chính là cuộc sống yên vui, đầy đủ như bình rượu đầy tràn dâng cúng thần linh[2]. Và cũng theo quan niệm và văn hóa Trung Hoa được ghi lại trong KInh Thi, cái Phúc tròn đầy luôn bao gồm 5 điều (NGŨ PHÚC): thọ (sống lâu), phú (giàu có), khang ninh (mạnh khoẻ bình an), du hảo đức (đức tốt lâu dài), khảo chung mệnh (chết già, chứ không phải chết non hoặc chết vì tai nạn). Cũng có nguồn khác cho rằng, “NGŨ PHÚC” bao gồm: phú, quý, thọ, khang, ninh”. Phú là giàu. Quý là sang. Thọ là sống lâu. Khang là mạnh khỏe. Ninh là bình an.[3]
Trong khi đó, giáo huấn xuyên suốt của truyền thống mạc khải Cựu Ước thì dạy rằng: hạnh phúc đích thực đó chính là Thiên Chúa; cụ thể hơn, đó là được sống gần gũi, thân mật với Thiên Chúa (Câu chuyện sáng tạo và vườn địa đàng: St 1-2; chuyện tổ phụ Hênóc được đem đi: Kn 5,24; Êlia được cất đi: 2 Vua 2,11… để ở với Thiên Chúa trong một không gian đặc biệt; hạnh phúc cũng chính là được ở với Thiên Chúa ngay nơi thánh điện của trần gian (Tv 63); và nhất là khi thực thi thánh chỉ của Thiên Chúa (Tv 1), là bước đi và chọn lựa “sự khôn ngoan” như là hiện thân chính Chúa và ân điển của Ngài (Châm Ngôn 3, 13-18 và Giảng Viên 14,20-15,10)…Vì thế, có thể tóm kết quan niệm về phúc của Cựu ước qua câu nói của một hiền nhân trong sách Gióp: “Hãy sống thân tình với Thiên Chúa và xây dựng bình an, anh sẽ tìm lại được hạnh phúc” (G 22, 21).[4]
Từ truyền thống giáo huấn đó, các ngôn sứ không ngừng gióng lên sứ điệp canh tân và hoán cải mỗi khi dân Ít-ra-en đi lạc xa đường lối huấn lệnh của Thiên Chúa, tìm kiếm hạnh phúc ảo tưởng nơi những thực tại trần thế, nơi các thần tượng giả trá, nơi sự giàu có thế gian và quay lưng lại với Thiên Chúa. Có thể nói, sứ điệp canh tân và hoán cải của các ngôn sứ tập chú vào chính nội dung nầy: Thiên Chúa chính là gia nghiệp, là điểm tựa; và con người chỉ thực sự hạnh phúc khi nhận ra thân phận khó nghèo, nhỏ bé của mình để tựa nương và phó thác nơi Thiên Chúa, như lời của ngôn sứ Sôphônia trong Bài đọc 1 hôm nay:
Ta sẽ cho sót lại giữa ngươi một dân nghèo hèn và bé nhỏ;
chúng sẽ tìm nương ẩn nơi danh ĐỨC CHÚA.
Số dân Ít-ra-en còn sót lại
sẽ không làm chuyện tàn ác bất công,
cũng không ăn gian nói dối
và miệng lưỡi chúng sẽ không còn phỉnh gạt.
Nhưng chúng sẽ được chăn dắt và nghỉ ngơi
mà không còn bị ai làm cho khiếp sợ. (Xp 3,12-13)
Nối tiếp truyền thống của các sứ ngôn và đưa tới một bình diện cụ thể hơn, rõ nét hơn, Đức Kitô đến loan báo: “Phúc cho ai khó nghèo, vì Nước Trời là của họ”. Toàn bộ bài giảng “Tám Mối Phúc Thật” mà Tin Mừng Matthêô vừa nhắc lại cho chúng ta là “bản đúc kết” súc tích về con đường hạnh phúc đích thực Thiên Chúa đề nghị cho con người và cũng là “lời chúc thân thương của Thiên Chúa” dành cho những ai đang dấn thân trên con đường phúc thật ấy.
Để cảm nhận được những lời chúc phúc nầy, hay nói cách khác, để cảm nhận những ai thực sự là “kẻ nghèo có phúc”, chúng ta thử lắng nghe những dòng suy niệm của nhà chú giải Kinh Thánh Noel Quesson:
“Đức Giêsu là Đấng “Mêsia của người nghèo”. Chính Người đã sống khó nghèo; nhiều lần Người đã cho thấy Người thích hướng về phía nào”. Dĩ nhiên, Người đã hiệp thông trong thân xác và trong cảm thức con người với điều kiện khắc nghiệt của những ai thiếu thốn. Khi chia sẻ thân phận của họ từ lúc nằm trong máng cỏ cho đến lúc bị đóng đinh, “không có một viên đá để kê đầu!”, Người đã cảm thấy một trái tim huynh đệ đang đập vì họ. Là Đấng Mêsia của người nghèo bị Do Thái giáo của giới trí thức Giêrusalem khinh bỉ, Đức Giêsu đã đau khổ như những “người phận nhỏ” và “cùng với họ” bị những “người có của” lăng nhục, khinh khi. Ôi ! sự khinh miệt đáng sợ ấy thường là vô thức đối với sự nghèo khó từ phía những kẻ no nê và cười ngạo nghễ. Vậy Đức Giêsu hứa hẹn gì với những người nghèo ấy?
Nước Thiên Chúa là của anh em… Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng… anh em sẽ được vui cười…”[5]
Và rồi, tiếp bước theo Chúa Giêsu nghèo khó để cũng trở thành “kẻ nghèo có phúc”, Tin Mừng dã kể cho chúng ta:
– Giàu có ổn định với bàn đếm tiền của nghề thuế vụ, Lêvi đã chọn một “kẻ nghèo có phúc” để trở thành một Matthêô Tông đồ, theo chàng thợ mộc Giêsu sống đời “màn trời chiếu đất” để dấn thân cho công cuộc rao giảng Tin Mừng Nước Trời.
– Giàu có như ông ty trưởng Thuế vụ Gia-kê, nhưng ông vẫn là “kẻ nghèo có phúc”, vì ông đã dám tước bỏ cái địa vị cao sang để trèo lên cây sung mà nhìn Đức Kitô, rồi sau đó là cuộc đổi đời để yêu thương và chia sẻ.
– Bụi đời như cô gái làng chơi M.Mađalêna, nhưng lại là “kẻ nghèo có phúc” vì cô đã biết nhỏ những giọt nước mắt sám hối để xin ơn tha thứ và mau mắn làm người đưa tin Chúa sống lại.
– Phản bội như Phêrô 3 lần chối Chúa, nhưng cũng là “kẻ nghèo có phúc” vì ông đã khóc lóc trở về để biến cuộc đời thành một lời đáp tín trung: “Bỏ Thầy con biết đến với ai, vì Thầy có Lời ban sự sống đời đời”.
– Trần trụi khốn nạn như tên trộm bên hữu Chúa vào chiều Thứ Sáu Khổ nạn, nhưng anh ta là “kẻ nghèo có phúc” khi biết ngước mắt về phía Chúa để thân thưa: “Xin nhớ đến tôi khi Ngài vào Nước Ngài hôm nay”, và tức khắc đã được đáp trả: “Hôm nay anh sẽ ở trên thiên đàng với tôi”…
Và chúng ta không quên dụ ngôn “Người Pharisiêu và người thu thuế lên đền thờ cầu nguyện”. Chúa Giêsu đã kết luận: “Người nầy ra về sẽ nên công chính, còn người kia thì không”. Người được nên công chính đó chính anh chàng thu thuế đứng cuối đền thờ đấm ngực ăn năn: “Lạy Chúa, xin xót thương con, vì con là kẻ có tội”. Quả thật anh chính là “kẻ nghèo có phúc” vì chấp nhận thân phận yếu hèn tội lỗi để phó thác cho lòng xót thương của Thiên Chúa bao dung…
Và nối tiếp “đường đi của Tin Mừng” đó, suốt 2000 năm nay đã có biết bao nhiêu “kẻ nghèo có phúc”, như Anê, Cê-ci-li-a, Au-gus-ti-nô, Mo-ni-ca, Tê-rê-xa hài đồng, Phan-xi-cô As-si-si…như cha thánh Maximilien Kolbe, như Mẹ Thánh Têrêxa thành Calcutta, như Á Thánh An-rê Phú Yên, Các Thánh Tử đạo Việt nam…và hằng ngày, khắp nơi hôm nay, có biết bao nhiêu người dám “đập bể bình dầu thơm quí giá cuộc đời”, dám “bán đi những thửa ruộng màu mỡ cuộc sống” để phục vụ Đức Kitô trong đời thánh hiến, trong chức linh mục, trong vai trò giáo lý viên, tông đồ giáo dân…Trước mặt người đời, trong bậc thang xã hội hoặc với sinh mệnh chính trị, có thể họ là những kẻ thấp cổ bé miệng, là những người bị trù dập bách hại, là những thức “rác rưởi bỏ đi”, nhưng, như lời Thánh Phaolô trong Bài Đọc II hôm nay: “Những gì thế gian cho là điên dại thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ khôn ngoan, và những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh…”.
Thế nhưng, ngày hôm nay người ta hay dị ứng với chữ “nghèo”, mặc cảm với cái nghèo; và nói tới nghèo là cứ nghĩ ngay tới “miếng cơm manh áo, cái xe, cái nhà, con đi học, bệnh tật thuốc thang…”. Và cũng chính vì thế càng lúc con người càng trở nên nghèo nàn thực sự về phương diện tâm linh, khi cứ tất bật toan tính toàn chuyện làm ăn, “phá lẫm cũ xây lẫm mới”, để rồi khép kín trái tim và tâm hồn trước Thiên Chúa và anh em đồng loại.
Cơn đại dịch “Coronavirus” (Hay còn được gọi nôm na là “dịch cúm Vũ Hán) đang làm rung chuyển thế giới từ những ngày đầu năm Canh Tý, và là một cảnh báo thẳng thừng: vật chất, khoa học, kỷ thuật, kinh tế, chính trị…không bao giờ là là một bảo đảm cho hạnh phúc của nhân loại. Chỉ một con virus nhỏ thôi cũng đủ làm tiêu vong mọi thứ. Chính vì thế, chúng ta cần tìm kiếm một con đường khác, một bảo đảm khác cho hạnh phúc đích thực. Đó là con đường “Phúc thật của Tin Mừng”, một con đường “hẹp”, một con đường “chông chênh” và đôi khi trở thành “ngược dòng” đối với tâm thức của nhân loại muôn nơi muôn thuở.
Nhắc tới cơn “đại dịch Vũ Hán” hôm nay, chúng ta đừng quên một truyền thuyết của nhà Phật: “chiếc trâm của người thiếu phụ nghèo Lộc Nương”:
Thiếu phụ nghèo Lộc Nương chỉ có một chiếc trâm cài tóc bằng gỗ, đã thể hiện lòng thành, cúng cây trâm cho chùa Tế Vũ để đúc chuông trừ tà dịch. Sư đúc chuông lấy vàng bạc đúc còn chiếc trâm ném đi. Chuông đúc 3 lần không kêu lại có in lõm hình chiếc trâm trên thân. Sau nhớ lại, thành tâm sám hối, quyết tìm lại chiếc trâm, chuông tự động kêu vang và hình cây trâm vá lại chỗ lõm. Tà dịch được xua trừ.
Vâng, thế giới hôm nay, cuộc đời hiện tại luôn cần những “chiếc trâm của người thiếu phụ nghèo Lộc Nương”, luôn cần những kẻ như Phanxicô Assisi (1181-1226), không những là chứng nhân tiêu biểu của Đức Khó Nghèo Kitô giáo, của Tin Mừng Bát Phúc, mà còn là người đã trân trọng “đính hôn cuộc đời với cô Khó Nghèo”, một ý tưởng, một nhân đức, một quan niệm sống… được ngài nhân cách hoá như một ngôi vị: CÔ NGHÈO (LADY POVERTY)[6]
Tuy nhiên, con người thường quay lưng trước những đòi hỏi của Tin Mừng, như người thanh niên giàu có đã sụ mặt bỏ đi khi nghe Chúa Giê-su mời gọi: “Con hãy về bán hết mọi của cải, bố thí cho kẻ nghèo, rồi đến theo Ta”…, nên lời nguyện sau đây của đại thi hào Tagore vẫn còn cần thiết cho mỗi người chúng ta:
Chỉ mong Ngài lấy đi
Mong chẳng còn gì thuộc về con
Mong chẳng còn gì là của con
Để con được trắng tay
Con chỉ còn Ngài để giữ lấy
Con được chọn Chúa mãi là của con
Chỉ mong Ngài xoá đi
Mong chẳng còn gì để chiếm hữu
Mong chẳng còn gì ràng buộc con
Để con được ngước lên
Con tìm được Ngài là chân lý
Con được cùng Chúa đồng hành luôn
Chỉ mong Ngài cất đi
Mong chẳng còn gì để nắm giữ
Mong chẳng còn gì mà tự tôn
Để con chỉ biết yêu
Yêu một mình Ngài trọn đời con
Con nhìn nhận Chúa chính Nguồn Tình Yêu.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
[1] Giáp Cốt Văn: Một kiểu ký tự chữ Hán cổ trên mai rùa (Giáp) và xương thú (Cốt). Nguồn:
https://www.thuphapdungpham.com/blogs/tin-tuc/y-nghia-cua-chu-phuc
[2] Nguồn: https://www.thuphapdungpham.com/blogs/tin-tuc/y-nghia-cua-chu-phuc
[3] Nguồn: https://www.mynghehaiminh.vn/chuyen-san/phong-thuy-tin-nguong-ton-giao/154/chu-phuc-y-nghia-chu-phuc-trong-cuoc-song-nguoi-viet
[4] Xem thêm 2 bài viết của hai tác giả sau:
– LÊ PHÚ HẢI OMI: Quan niệm hạnh phúc theo Kinh Thánh Cựu Ước. Nguồn: https://hoaxuongrong.org/tac-gia/le-phu-hai/quan-niem-hanh-phuc-theo-kinh-thanh-cuu-uoc_a130
– LM. THÁI NGUYÊN: Hạnh phúc trong cuộc đời. Nguồn:
http://www.simonhoadalat.com/giaoducgd/TuDuc/59HanhPhucTrongCuocDoi.htm
[5] NOEL QUESSON: Chúa Nhật VI Thường niên C. Nguồn: Trang mạng giáo phận Phú Cường: https://giaophanphucuong.org/chu-giai-kinh-thanh/chu-giai-tin-mung—chua-nhat-vi-thuong-nien-c-14195.html
[6] Trang bách Khoa Toàn Thư mở Wikipedia: “Người ta kể lại rằng khi cố từ chối những trò giải trí và những buổi hội hè đình đám với bạn bè, những người này trêu chọc Francis và hỏi có phải cậu sắp kết hôn không, câu trả lời là “phải, với một cô dâu đẹp hơn bất cứ người phụ nữ nào mà các cậu từng gặp” – Francis ngụ ý “sự nghèo khó” (lady poverty), một thuật từ mà ông thường sử dụng sau này.”
Chúa chiếu sáng để con tỏa sáng
Lm Nguyễn Xuân Trường
20:03 01/02/2020
Trong thiên nhiên, ánh sáng giúp chúng ta nhìn thấy người và cảnh vật xung quanh. Ánh sáng chiếu soi làm cho mọi sự đẹp đẽ lung linh hơn.
Trong đời sống Đạo, ánh sáng Chúa chiếu soi giúp chúng ta nhận ra chính Ngài đang hiện diện ở giữa nhân loại, nhận thấy tình thương và ơn phúc Chúa khắp nơi. Ánh sáng Chúa soi lối cho chúng ta bước đi trên những đường ngay nẻo chính để đời mình tỏa sáng đẹp tươi.
Lễ Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh cũng được gọi là Lễ Nến, bởi vì những ngọn nến được đốt sáng lên để diễn tả vẻ huy hoàng thần thiêng của Chúa Giêsu là ánh sáng thật đẩy lùi bóng tối xấu xa, làm cho vũ trụ nên rực rỡ huy hoàng và ngập tràn ánh sáng vĩnh cửu. Ánh sáng Chúa đã đến chiếu soi mọi người trên thế gian không còn bước đi trong bóng tối tội lỗi sự chết. Khi cầm nến cháy sáng trong tay, mọi người được mời gọi đón nhận ánh sáng Chúa và hãy toả sáng rạng ngời bằng cách nêu gương sáng qua những lời nói việc làm tốt đẹp trong đời sống. Nến cháy sáng nến phải tiêu hao, người tỏa sáng người phải hy sinh.
Ông Simêon và bà Anna lòng đầy mãn nguyện khi gặp được Chúa nơi đền thánh. Ước gì chúng ta cũng có những cảm nghiệm sống động được nhờ gặp được Chúa mỗi lần tới nhà thờ cầu nguyện và tham dự thánh lễ. Chúa là ánh sáng. Cứ đến gần Chúa thì tự nhiên đời mình sẽ đẹp đẽ, sẽ sáng láng như câu tục ngữ “gần đèn thì sáng.”Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đông Phi kêu cứu vì nạn Cào cào Châu chấu
Thanh Quảng sdb
00:54 01/02/2020
Đông Phi kêu cứu vì nạn Cào cào Châu chấu
Liên Hiệp Quốc hôm thứ Năm 30/1/2020 cho hay nạn Cào cào Châu chấu đang tàn phá Đông Phi một cách tệ hại nhất trong 70 năm qua và xứ sở này cần ít nhất 76 triệu đô để diệt trừ đại họa này và phục hồi cuộc sống.
(Tin Vatican)
Cho đến nay, người ta mới vận động được 15 triệu đô để giúp ngăn ngừa đại họa đang đe tình trạng đói khổ của hàng triệu người ở các quốc gia Kenya, Ethiopia, Somalia và nhiều nơi khác! Giám đốc cấp cứu của Tổ chức Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, ông Dominique Bourgeon cho hay trong một cuộc họp ngắn tại Rome.
Nạn Cào cào Châu chấu là đại họa tồi tệ nhất trong 70 năm qua, lý do vì tình trạng biến đổi khí hậu. Sự bùng phát đại họa này một phần do khí hậu thay đổi, hiện đang đe dọa lan tràn sang Nam Sudan và Uganda! Những cơn mưa mới trong những tuần tới sẽ làm nẩy mầm nhiều cây hạt mới… Nhưng đại họa về Cào cào Châu chấu, nếu không được kiểm soát cho đến tháng 6 khi thời tiết khô tạnh, thì số lượng Cào cào Châu chấu, thể tăng gấp 500 lần hiện nay!
Nông dân đã mất 90% vụ mùa vì nạn Cào cào Châu chấu
Ông Dongyu, chủ tịch của Hiệp Hội Lương thực Quốc tế Thế giới cho hay nếu số tiền đó mãi tháng Tư mới có, thì sẽ ra vô dụng; vì vậy, thời điểm và địa điểm là rất quan trọng. Nạn Cào cào Châu chấu sẽ tăng vọt hàng tỷ con và phá hoại mùa màng… Người đại diện cho tổ chức ở Ethiopia cho hay một số nông dân ở Châu Phi, quốc gia đông dân thứ hai của châu này đã mất 90% sản lượng mùa màng vì nạn Cào cào Châu chấu! Những con vật này đang di chuyển về thung lũng Rift của Ethiopia, cái nôi nông sản nông nghiệp chính của đất nước.
Phun thuốc trừ sâu
Các nhà chức trách cho biết việc phun thuốc trừ sâu hiện nay không có hiệu quả, các quan chức ở Kenya và các nơi khác nói cần nhiều máy bay xịt thuốc trừ sâu hơn. Một bầy Cào cào Châu chấu mà thôi đã có thể lên tới 150 triệu con, chúng bay rập một chu vi nhiều cây số vuông tương tự như cả 250 sân bóng đá gom lại... Một bầy Cào cào Châu chấu lớn ở đông bắc Kenya bay dài cả 60 km và trải rộng cả 40 km (37 dặm dài 25 dặm rộng).
Mùa thu hoạch đang đe dọa cho sự an toàn thực phẩm
Cuộc sống phần đa dân chúng phụ thuộc vào mùa này, nên chúng tôi lo rằng Cào cào Châu chấu sẽ phá hủy vụ thu hoạch, làm thực phẩm bị thiếu hụt trầm trọng! Phải chờ đến tháng 10 của vụ mùa tới mới lại có lương thực! Ngay cả trước khi bộc phá nạn Cáo cào Châu chấu này, gần 20 triệu người đã phải đối diện với tình trạng thiếu lương thực ở Đông Phi vì hạn hán và lũ lụt triền miên...
Liên Hiệp Quốc hôm thứ Năm 30/1/2020 cho hay nạn Cào cào Châu chấu đang tàn phá Đông Phi một cách tệ hại nhất trong 70 năm qua và xứ sở này cần ít nhất 76 triệu đô để diệt trừ đại họa này và phục hồi cuộc sống.
(Tin Vatican)
Cho đến nay, người ta mới vận động được 15 triệu đô để giúp ngăn ngừa đại họa đang đe tình trạng đói khổ của hàng triệu người ở các quốc gia Kenya, Ethiopia, Somalia và nhiều nơi khác! Giám đốc cấp cứu của Tổ chức Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, ông Dominique Bourgeon cho hay trong một cuộc họp ngắn tại Rome.
Nạn Cào cào Châu chấu là đại họa tồi tệ nhất trong 70 năm qua, lý do vì tình trạng biến đổi khí hậu. Sự bùng phát đại họa này một phần do khí hậu thay đổi, hiện đang đe dọa lan tràn sang Nam Sudan và Uganda! Những cơn mưa mới trong những tuần tới sẽ làm nẩy mầm nhiều cây hạt mới… Nhưng đại họa về Cào cào Châu chấu, nếu không được kiểm soát cho đến tháng 6 khi thời tiết khô tạnh, thì số lượng Cào cào Châu chấu, thể tăng gấp 500 lần hiện nay!
Nông dân đã mất 90% vụ mùa vì nạn Cào cào Châu chấu
Ông Dongyu, chủ tịch của Hiệp Hội Lương thực Quốc tế Thế giới cho hay nếu số tiền đó mãi tháng Tư mới có, thì sẽ ra vô dụng; vì vậy, thời điểm và địa điểm là rất quan trọng. Nạn Cào cào Châu chấu sẽ tăng vọt hàng tỷ con và phá hoại mùa màng… Người đại diện cho tổ chức ở Ethiopia cho hay một số nông dân ở Châu Phi, quốc gia đông dân thứ hai của châu này đã mất 90% sản lượng mùa màng vì nạn Cào cào Châu chấu! Những con vật này đang di chuyển về thung lũng Rift của Ethiopia, cái nôi nông sản nông nghiệp chính của đất nước.
Phun thuốc trừ sâu
Các nhà chức trách cho biết việc phun thuốc trừ sâu hiện nay không có hiệu quả, các quan chức ở Kenya và các nơi khác nói cần nhiều máy bay xịt thuốc trừ sâu hơn. Một bầy Cào cào Châu chấu mà thôi đã có thể lên tới 150 triệu con, chúng bay rập một chu vi nhiều cây số vuông tương tự như cả 250 sân bóng đá gom lại... Một bầy Cào cào Châu chấu lớn ở đông bắc Kenya bay dài cả 60 km và trải rộng cả 40 km (37 dặm dài 25 dặm rộng).
Mùa thu hoạch đang đe dọa cho sự an toàn thực phẩm
Cuộc sống phần đa dân chúng phụ thuộc vào mùa này, nên chúng tôi lo rằng Cào cào Châu chấu sẽ phá hủy vụ thu hoạch, làm thực phẩm bị thiếu hụt trầm trọng! Phải chờ đến tháng 10 của vụ mùa tới mới lại có lương thực! Ngay cả trước khi bộc phá nạn Cáo cào Châu chấu này, gần 20 triệu người đã phải đối diện với tình trạng thiếu lương thực ở Đông Phi vì hạn hán và lũ lụt triền miên...
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ Ngày Đời Sống Thánh Hiến Thế Giới lần thứ 24 ngày 1 tháng Hai, 2020
J.B. Đặng Minh An dịch
15:26 01/02/2020
Lúc 5 giờ chiều ngày thứ Bẩy 1 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ kỷ niệm Ngày Đời Sống Thánh Hiến Thế Giới lần thứ 24 bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô.
Đây là ngày kỷ niệm đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thiết định vào năm 1997.
Trong thông điệp Ngày Đời Sống Thánh Hiến Thế Giới lần thứ nhất, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II giải thích rằng ngày này có ba mục đích:
Trước hết, đó là cơ hội để chúng ta ngợi khen Chúa một cách trang trọng và cám tạ Ngài vì hồng ân lớn lao của cuộc sống thánh hiến đã và đang làm phong phú cũng như linh hoạt các cộng đoàn Kitô với vô số đặc sủng và các hoa trái của rất nhiều cuộc sống hoàn toàn được tận hiến cho sứ vụ rao giảng Tin Mừng.
Thứ hai, ngày này nhằm mục đích quảng bá các kiến thức về đời sống tận hiến và lòng yêu mến cuộc sống thánh hiến trong toàn thể dân Chúa.
Lý do thứ ba liên quan trực tiếp đến những người tận hiến. Các vị được mời gọi cử hành cùng nhau một cách long trọng những điều kỳ diệu mà Chúa đã thực hiện trong họ, khám phá ra những tia sáng từ tôn nhan Thiên Chúa đang dõi chiếu đường đời của họ và có một ý thức sinh động hơn về sứ mệnh không thể thay thế của họ trong Giáo Hội và trên thế giới. Trong một thế giới thường bị kích động và mất tập trung, những người tận hiến cử hành Ngày Đời Sống Thánh Hiến để trở lại nguồn mạch ơn gọi của họ, và để tái khẳng định cam kết hiến dâng cuộc sống cho Chúa.
Theo Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong năm Phụng Vụ, không có ngày lễ nào thích hợp hơn để cử hành Ngày Đời Sống Thánh Hiến Thế Giới cho bằng ngày Lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh. Ngài nhận xét rằng “Việc dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh là một biểu tượng hùng hồn cho sự hiến dâng trọn vẹn cuộc sống của tất cả những ai được kêu gọi để trình bày trong Giáo Hội và trước thế giới các nét đặc trưng của Chúa Giêsu – đó là trong sạch, khó nghèo và vâng phục.”
Đồng tế với Đức Thánh Cha trong thánh lễ, có Đức Hồng Y João Aviz de Braz, người Ba Tây, Tổng Trưởng Bộ các Dòng Tu, Đức Tổng Giám Mục Tổng thư ký José Rodríguez Carballo, các chức sắc của Bộ này, một số các cha Bề trên Tổng quyền, và các linh mục dòng, trước sự hiện diện của 9000 tu sĩ nam nữ và giáo dân.
Buổi lễ bắt đầu với nghi thức làm phép nến và một cuộc rước tiến lên bàn thờ do 50 tu sĩ nam nữ đại diện cho các hình thái đời sống Thánh Hiến khác nhau.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
“Mắt tôi đã nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa” (Lc 2:30). Đây là những lời của ông Simêôn, mà Tin Mừng trình bày như một người đơn sơ “công chính và sùng đạo” (v 25.). Nhưng trong tất cả những người đàn ông đứng trong đền thờ ngày hôm đó, chỉ có ông là người duy nhất nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế. Ông ấy thấy điều gì? Thưa một hài nhi: một đứa bé nhỏ nhoi, mong manh và đơn sơ. Nhưng nơi hài nhi ấy, ông nhìn thấy ơn cứu độ, bởi vì Chúa Thánh Thần cho ông nhận ra nơi hài nhi dịu dàng ấy “Đấng Kitô của Chúa” (v. 26). Đón nhận hài nhi vào vòng tay mình, ông nhận thấy, trong đức tin, rằng nơi hài nhi ấy, Thiên Chúa đã thực hiện những lời hứa của Người. Và như thế, ông Simêôn, có thể ra đi trong bình an vì ông đã được thấy ân sủng đáng giá hơn cả mạng sống (x. Tv 63: 4), và ông không còn trông mong điều gì khác hơn.
Anh chị em cũng vậy, những anh chị em tận hiến thân yêu, là những người nam nữ đơn sơ, đã nhìn thấy kho báu đáng giá hơn tất cả những của cải thế gian. Vì kho báu ấy, anh chị em đã để lại những thứ quý giá, như những của cải, như việc hình thành nên gia đình riêng của mình. Tại sao anh chị em làm điều đó? Thưa vì anh chị em đã yêu mến Chúa Giêsu, anh chị em nhìn thấy mọi thứ nơi Người và, bị cuốn hút bởi ánh mắt của Người, cho nên anh chị em giã từ những thứ còn lại. Cuộc sống tận hiến là tầm nhìn này. Đó là nhìn thấy những gì là quan yếu trong cuộc sống. Đó là chào đón món quà của Chúa với vòng tay rộng mở, như ông Simêôn đã làm. Đây là những gì mắt của người tận hiến nhìn thấy: đó là ân sủng của Thiên Chúa tuôn đổ vào tay họ. Người tận hiến là một trong những người nhìn vào bản thân mình mỗi ngày và nói: “ Tất cả mọi thứ là một hồng ân, tất cả mọi thứ đều là ân sủng”. Anh chị em thân mến, chúng ta không xứng đáng với đời tu, đó là một món quà tình yêu mà chúng ta đã nhận được.
Mắt tôi đã nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa. Đây là những từ chúng ta lặp lại mỗi đêm trong Kinh Tối. Với những lời ấy, chúng ta kết thúc một ngày và nói “Lạy Chúa, ơn cứu rỗi của con xuất phát từ Ngài, tay con không phải là hai bàn tay trắng, nhưng đầy tràn ân sủng của Chúa”. Khi chúng ta nhìn lại, khi đọc lại lịch sử đời mình, chúng ta thấy ân sủng trung tín của Chúa ở đó, không chỉ trong những khoảnh khắc tuyệt vời của cuộc sống, mà cả trong những mỏng dòn, yếu đuối, và đau khổ. Tên cám dỗ, ma quỷ, cứ nhất mực nhắc đến những bất hạnh của chúng ta, và hai bàn tay trắng của chúng ta. Nó nói rằng trong nhiều năm qua anh chị em chẳng cải thiện được chút nào, anh chị em đã không đạt được những gì anh chị em có thể, họ không cho phép anh chị em làm những gì anh chị em đã được dẫn dắt, anh chị em không luôn luôn trung thành, anh chị em không có khả năng vân vân và vân vân. Mỗi người trong chúng ta đều biết câu chuyện này, và những lời lẽ này rất rõ. Chúng ta thấy rằng điều này có phần đúng đấy và chúng ta chạy theo những ý nghĩ và cảm xúc làm chúng ta hoang mang. Và chúng ta có nguy cơ mất đi la bàn của mình, là sự nhưng không của Chúa. Bởi vì Chúa luôn yêu thương chúng ta và hiến thân cho chúng ta, ngay cả trong những bất hạnh của chúng ta. Thánh Giêrôm đã trao cho Chúa nhiều điều nhưng Chúa cứ đòi hỏi thêm nữa. Thánh nhân nói với Chúa: “ Nhưng, Lạy Chúa, con đã trao cho Chúa tất cả mọi thứ, tất cả mọi thứ, còn gì nữa đâu?”. Chúa trả lời “Hãy trao cho Ta cả tội lỗi của con, những khổ đau, và những bất hạnh của con”. Khi chúng ta dán mắt nhìn lên Chúa, chúng ta mở lòng mình ra cho ơn tha thứ là điều canh tân chúng ta và chúng ta được củng cố nhờ lòng trung tín của Chúa. Ngày hôm nay, chúng ta có thể tự hỏi mình: “Tôi đang hướng cái nhìn của tôi vào ai: vào Chúa hay vào tôi?” Ai biết làm thế nào để nhìn thấy trước hết ân sủng của Thiên Chúa thì phát hiện ra thuốc giải độc cho những ánh mắt ngờ vực và trần tục.
Có một cám dỗ treo lơ lửng trên đời tu: đó là cám dỗ có một cái nhìn trần tục. Đó là ánh mắt không còn thấy ân sủng của Thiên Chúa như là nhân tố chính của cuộc sống và tìm kiếm những điều thay thế: một chút thành công, một niềm an ủi trìu mến, hay cuối cùng tôi cũng làm được điều tôi muốn. Nhưng cuộc đời tận hiến, khi nó không còn xoay quanh ân sủng của Thiên Chúa nữa, thì quay trở lại với bản ngã của mình. Nó mất đi động lực, ngả về phía sau, và trì trệ. Và chúng ta đều biết những gì sẽ xảy ra khi đó: chúng ta đòi hỏi không gian của chúng ta và quyền lợi của chúng ta, chúng ta để cho mình bị lôi kéo bởi những tin đồn và ác ý, chúng ta nhận nổi giận với tất cả mọi thứ sai lệch dù nhỏ đến đâu và chúng ta hát kinh cầu của những lời than thở, về những người khiếu nại, “các cha khiếu nại”, “các sơ khiếu nại” với anh em, chị em, cộng đồng, Giáo Hội, xã hội. Chúa không còn được nhìn thấy trong mọi thứ, mà chỉ còn thế gian với sự năng động của nó, và trái tim co lại. Vì thế, ta trở thành con người của các thói quen và thực dụng, trong khi bên trong nỗi buồn và sự ngờ vực tăng dần, suy thoái thành sự cam chịu. Đây là những gì cái nhìn trần tục dẫn đến. Thánh Têrêsa vĩ đại nói với chị em mình: “Khốn cho các nữ tu cứ lặp đi lặp lại ‘họ đã đối xử bất công với tôi’, khốn thay!”
Để có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống, chúng ta phải cầu xin cho biết cách cảm nhận được ân sủng của Thiên Chúa dành cho chúng ta, như ông Simêôn. Tin Mừng lặp đi lặp lại ba lần rằng ông quen thuộc một cách thân mật với Chúa Thánh Thần, là Đấng hằng ngự trên ông, linh báo cho ông, và thúc đẩy ông (xem câu 25-27). Ông quen thuộc với Chúa Thánh Thần, với tình yêu của Chúa. Cuộc sống tận hiến, nếu vẫn vững vàng trong tình yêu của Chúa, sẽ thấy được vẻ đẹp. Ông thấy rằng đức thanh bần không phải là một cố gắng cam go, mà là một sự tự do siêu việt, mang lại cho chúng ta Thiên Chúa và tha nhân như những gì giàu có thực sự. Ông thấy rằng đức khiết tịnh không phải là một sự vô sinh khắc khổ, mà là cách để yêu mà không cần chiếm đoạt. Ông thấy rằng đức vâng lời không phải là kỷ luật, mà là sự chiến thắng trên thói vô chính phủ của chúng ta theo phong cách của Chúa Giêsu. Đề cập đến đức thanh bần và đời sống cộng đồng thì tại một trong những vùng đất động đất kia, ở Ý, có một tu viện dòng Biển Đức đã bị phá hủy và một tu viện khác đã mời các nữ tu chuyển đến ở với họ. Nhưng họ chỉ ở lại đó một thời gian ngắn: họ không hạnh phúc, họ nghĩ về nơi họ đã rời đi, về những người ở đó. Và cuối cùng họ quyết định trở lại tu viện cũ của mình, mà nay chỉ còn là hai căn nhà lưu động. Thay vì lưu lại một tu viện rộng lớn, thoải mái, họ quay lại sống như những con ruồi ở đó, cùng nhau, nhưng hạnh phúc trong nghèo khó. Điều này chỉ mới xảy ra năm ngoái. Một chuyện thật đẹp!
Mắt tôi đã nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa. Ông Simêôn thấy nơi Chúa Giêsu nhỏ bé, khiêm nhường, Đấng đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ, và ông tự xác định mình như người tôi tớ. Thật vậy, ông nói: “Muôn lạy Chúa, giờ đây xin để tôi tớ này được an bình ra đi.” (câu 29.). Những người nhìn sự vật như Chúa Giêsu nhìn, thì học được cách sống để phục vụ. Họ không chờ đợi những người khác bắt đầu, nhưng chính họ bắt đầu tìm kiếm người hàng xóm của mình, như ông Simêôn tìm kiếm Chúa Giêsu trong đền thờ. Hàng xóm trong đời tận hiến của tôi là ở đâu? Đây là câu hỏi: Nơi nào là hàng xóm trong đời tận hiến? Trước hết là trong cộng đồng của chính mình. Chúng ta cần phải xin cho được ân sủng để biết làm thế nào để tìm kiếm Chúa Giêsu nơi những anh chị em được trao cho chúng ta. Chính ở đó, chúng ta có thể bắt đầu đưa đức ái vào thực hành: ngay tại nơi chúng ta sống, bằng cách chào đón những anh chị em của mình trong sự nghèo khó của họ, như khi ông Simêôn chào đón Chúa Giêsu đơn sơ và khó nghèo. Ngày nay, nhiều người chỉ nhìn thấy nơi tha nhân những trở ngại và phức tạp. Chúng ta cần có một ánh mắt tìm kiếm người lân cận của chúng ta, một ánh mắt đưa những người ở xa đến gần hơn. Các tu sĩ nam nữ, những người bắt chước Chúa Giêsu, được mời gọi nhìn vào thế giới, với một ánh mắt thương cảm, một ánh mắt tìm kiếm những người ở xa; một ánh mắt không lên án, nhưng khuyến khích, giải phóng, an ủi, một ánh mắt của lòng trắc ẩn. Đó là một ánh mắt lặp lại cụm từ trong Phúc Âm, khi nói về Chúa Giêsu, “Ngài chạnh lòng thương”. Đó là cách Chúa Giêsu ngự xuống trên mỗi người chúng ta.
Mắt tôi đã nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa. Đôi mắt của Simêôn nhìn thấy ơn cứu độ bởi vì đôi mắt ấy đang mong chờ điều đó (xem câu 25). Đó là đôi mắt chờ đợi, và đầy hy vọng. Đôi mắt ấy tìm kiếm ánh sáng và rồi đã thấy ánh sáng của các dân nước (xem câu 32). Đôi mắt tuy đã già nua, nhưng bừng sáng trong hy vọng. Ánh mắt của những người tận hiến nam nữ chỉ có thể là ánh mắt của hy vọng, biết làm sao hy vọng. Khi nhìn xung quanh, chúng ta thấy rất dễ mất hy vọng: bao nhiêu những điều không đúng như lòng mong muốn, sự suy giảm ơn gọi... Cám dỗ có cái nhìn trần tục, vô hiệu hóa mọi hy vọng, vẫn luôn lơ lửng ở đó. Nhưng chúng ta hãy nhìn vào Tin mừng và thấy ông Simêôn và bà Anna: họ đã già, và cô đơn, nhưng họ không mất hy vọng, vì họ đã ở lại trong tình hiệp thông với Chúa. Bà Anna “không rời bỏ Đền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, sớm hôm thờ phượng Thiên Chúa” (v. 37). Đây là bí quyết: đừng bao giờ xa lạ với Chúa, Đấng là nguồn mạch của hy vọng. Chúng ta trở nên mù lòa nếu chúng ta không trông lên Chúa mỗi ngày, nếu chúng ta không tôn thờ Ngài. Hãy thờ phượng Chúa!
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì hồng ân cuộc sống tận hiến và xin Chúa cho chúng ta một cách nhìn mới, biết cách nhận ra ân sủng, biết cách tìm kiếm người lân cận của mình, và biết hy vọng. Rồi mắt chúng ta cũng sẽ thấy ơn cứu độ.
Lời nguyện giáo dân
Mở đầu phần lời nguyện giáo dân, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Được Chúa Thánh Thần qui tụ để kỷ niệm cuộc gặp gỡ giữa Chúa Kitô và dân Người, chúng ta hãy kết hiệp với Đức Maria và Thánh Giuse để dâng lên Thiên Chúa Cha của chúng ta những ý nguyện sau:
1) Xin Chúa ban cho Đức Thánh Cha ơn khôn ngoan và bền đỗ. Xin Chúa thương xót chúng con.
2) Xin Chúa bảo vệ các Giám mục và Linh mục trong sự thật và bác ái. Xin Chúa thương xót chúng con.
3) Xin Chúa hướng dẫn những người tận hiến bước đi trong sự thánh thiện và niềm vui trọn vẹn. Xin Chúa thương xót chúng con.
4) Xin Chúa nâng đỡ các Kitô hữu bị bách hại, xin cho họ giữ vững hy vọng và dũng cảm theo Chúa bất chấp mọi nghịch cảnh. Xin Chúa thương xót chúng con.
5) Xin Chúa khơi dậy trong tâm hồn những người cai trị lòng mong muốn những điều tốt đẹp và nhiệt tâm đối với người dân. Xin Chúa thương xót chúng con.
6) Xin Chúa hoán cải trái tim những người tội lỗi bằng ân sủng và lòng thương xót của Chúa. Xin Chúa thương xót chúng con.
7) Xin Chúa canh tân nơi những người phối ngẫu Kitô giáo tình yêu và sự quảng đại tha thứ. Xin Chúa thương xót chúng con.
8) Xin Chúa ban cho chúng con nhiều ơn gọi linh mục và đời sống tận hiến. Xin Chúa thương xót chúng con.
9) Xin Chúa an ủi những người cô đơn và những ai bị bỏ rơi với sự hiện diện và đồng hành của Chúa. Xin Chúa thương xót chúng con.
10) Xin Chúa mở cửa thiên đàng cho ai đang hấp hối và các tín hữu đã ra đi trước chúng con. Xin Chúa thương xót chúng con.
Sau các lời nguyện này, Đức Thánh Cha cầu nguyện như sau:
Lạy Cha, nơi Con Cha được dâng vào đền thờ, Cha đã cho chúng con thấy rõ ràng cuộc gặp gỡ giữa hai giao ước cũ và mới, cúi xin Cha cho Giáo hội trải nghiệm niềm vui hân hoan khi cùng với Đức Maria và mọi người bước đi trong ánh sáng rực rỡ của Cha.
Vì Chúa Kitô, Chúa chúng con. Amen
Source:Libreria Editrice Vaticana
Top Stories
Vietnam: Hommage des catholiques de Kontum au père Joseph Pham Minh Cong
Églises d'Asie
08:39 01/02/2020
L’Église vietnamienne a rendu hommage au père Joseph Pham Minh Cong, un prêtre vietnamien qui a consacré sa vie au service de la foi des soldats et des catholiques des montagnes du centre du pays. Mgr Aloysius Nguyen Hung Vi, évêque de Kontum, dans la province de Kontum, dans le centre du Vietnam (non loin des frontières laotiennes et cambodgiennes), a présidé ses funérailles, célébrées le 29 janvier dans la cathédrale de Kontum, en présence de plus d’une centaine de prêtres et de nombreux catholiques. Le père Joseph Pham Minh Cong est mort de vieillesse, le 26 janvier à l’âge de 85 ans.
Les catholiques vietnamiens disent adieu au père Joseph Pham Minh Cong, durant ses funérailles célébrées le 29 janvier dans la cathédrale de Kontum.
Durant les funérailles du père Joseph Pham Minh Cong, célébrées le 29 janvier dans la cathédrale de Kontum, dans le centre du Vietnam, le père Pierre Nguyen Van Dong, vicaire général du diocèse, a décrit le prêtre défunt, décédé le 26 janvier à 85 ans, comme un « grain de blé » qui a donné sa vie pour la foi catholique, quand il a été emprisonné par les autorités, puis interdit de continuer son travail pastoral pendant presque trente ans. Le prêtre a été emprisonné de 1975 à 1988, pour avoir servi comme aumônier les forces armées du Sud-Vietnam, soutenues par les Américains, de 1971 à 1975. Après sa libération de prison, il n’a pas pu récupérer ses papiers et il a été interdit de servir les paroisses du diocèse de Kontum durant quinze ans. Il a malgré tout visité en secret et offert ses services à plusieurs paroisses du diocèse voisin de Ban Me Thuot. Un jour, le père Cong a témoigné de l’amour de Dieu envers lui : « Dieu lui-même m’a envoyé en prison pour que je puisse apporter une maigre contribution à son plan de Salut. » Quand sa situation a été normalisée en 2003, il a été nommé auprès de quatorze paroisses et antennes paroissiales du diocèse de Kontum, et il a construit deux églises avant de prendre sa retraite en 2017. De nombreux catholiques vietnamiens sont également reconnaissants envers le prêtre pour avoir soutenu la dévotion mariale auprès des soldats durant la Guerre du Vietnam, et pour avoir érigé des statues mariales dans la province de Kontum.
Dans ses mémoires écrites en 2011, le père Cong, raconte que quand il était aumônier militaire, il visitait et accompagnait les soldats et leurs familles durant les temps du carême et de l’avent. En 1971, il a fait ériger une statue de Notre-Dame de Fatima par des soldats, pour qu’ils puissent montrer leur dévotion à Marie. Les mains de la statue ont été abîmées par des balles de fusil en 1975. Le site est devenu le Centre de pèlerinage de Marie du diocèse de Kontum, qui attire des dizaines des milliers de fidèles chaque année, le 8 décembre pour la fête de l’Immaculée Conception. Le père Cong a également fait ériger une autre statue dédiée à Notre-Dame de Grâce, sur le mont Chu Pao, dans la province de Kontum. Après 1975, deux soldats communistes ont détruit la statue et l’ont jetée dans une fosse, avant d’être tués par une mine en retournant à leur base. Anna Nguyen Thi Vang, qui a travaillé avec le père Cong durant plusieurs années, a confié que le prêtre était un homme humble et amical, qui vivait simplement en faisant confiance en la miséricorde divine, et qui aimait les exclus et les minorités. Elle a également rappelé qu’il a écrit de nombreux hymnes populaires parmi les catholiques vietnamiens, et qu’il a accompagné les membres de la Légion de Marie, une association laïque apostolique, durant 13 ans. Né en 1935 à Hai Duong, dans le nord du Vietnam, le père Cong a été ordonné prêtre en 1965 à Saïgon (rebaptisée Hô-Chi-Minh-Ville en 1975). Il enseignait aussi dans les séminaires et les écoles catholiques.
(Églises d'Asie - le 01/02/2020, Avec Ucanews, Kontum)
Les catholiques vietnamiens disent adieu au père Joseph Pham Minh Cong, durant ses funérailles célébrées le 29 janvier dans la cathédrale de Kontum.
Durant les funérailles du père Joseph Pham Minh Cong, célébrées le 29 janvier dans la cathédrale de Kontum, dans le centre du Vietnam, le père Pierre Nguyen Van Dong, vicaire général du diocèse, a décrit le prêtre défunt, décédé le 26 janvier à 85 ans, comme un « grain de blé » qui a donné sa vie pour la foi catholique, quand il a été emprisonné par les autorités, puis interdit de continuer son travail pastoral pendant presque trente ans. Le prêtre a été emprisonné de 1975 à 1988, pour avoir servi comme aumônier les forces armées du Sud-Vietnam, soutenues par les Américains, de 1971 à 1975. Après sa libération de prison, il n’a pas pu récupérer ses papiers et il a été interdit de servir les paroisses du diocèse de Kontum durant quinze ans. Il a malgré tout visité en secret et offert ses services à plusieurs paroisses du diocèse voisin de Ban Me Thuot. Un jour, le père Cong a témoigné de l’amour de Dieu envers lui : « Dieu lui-même m’a envoyé en prison pour que je puisse apporter une maigre contribution à son plan de Salut. » Quand sa situation a été normalisée en 2003, il a été nommé auprès de quatorze paroisses et antennes paroissiales du diocèse de Kontum, et il a construit deux églises avant de prendre sa retraite en 2017. De nombreux catholiques vietnamiens sont également reconnaissants envers le prêtre pour avoir soutenu la dévotion mariale auprès des soldats durant la Guerre du Vietnam, et pour avoir érigé des statues mariales dans la province de Kontum.
Dans ses mémoires écrites en 2011, le père Cong, raconte que quand il était aumônier militaire, il visitait et accompagnait les soldats et leurs familles durant les temps du carême et de l’avent. En 1971, il a fait ériger une statue de Notre-Dame de Fatima par des soldats, pour qu’ils puissent montrer leur dévotion à Marie. Les mains de la statue ont été abîmées par des balles de fusil en 1975. Le site est devenu le Centre de pèlerinage de Marie du diocèse de Kontum, qui attire des dizaines des milliers de fidèles chaque année, le 8 décembre pour la fête de l’Immaculée Conception. Le père Cong a également fait ériger une autre statue dédiée à Notre-Dame de Grâce, sur le mont Chu Pao, dans la province de Kontum. Après 1975, deux soldats communistes ont détruit la statue et l’ont jetée dans une fosse, avant d’être tués par une mine en retournant à leur base. Anna Nguyen Thi Vang, qui a travaillé avec le père Cong durant plusieurs années, a confié que le prêtre était un homme humble et amical, qui vivait simplement en faisant confiance en la miséricorde divine, et qui aimait les exclus et les minorités. Elle a également rappelé qu’il a écrit de nombreux hymnes populaires parmi les catholiques vietnamiens, et qu’il a accompagné les membres de la Légion de Marie, une association laïque apostolique, durant 13 ans. Né en 1935 à Hai Duong, dans le nord du Vietnam, le père Cong a été ordonné prêtre en 1965 à Saïgon (rebaptisée Hô-Chi-Minh-Ville en 1975). Il enseignait aussi dans les séminaires et les écoles catholiques.
(Églises d'Asie - le 01/02/2020, Avec Ucanews, Kontum)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ Minh Niên và tiệc vui xuân cuả Hội Bảo Trợ Ơn Gọi DCCT tại Dallas TX
Trần Mạnh Trác
17:03 01/02/2020
Theo như thông lệ hằng năm, một Thánh Lễ Minh Niên đón xuân Canh Tý dành cho các hội viện Hội Bảo Trợ Ơn Gọi Phụ Tỉnh DCCT VN Hải Ngoại đã được tổ chức vào sáng ngày 1 tháng 2 năm 2020 tại Tu Viện Thánh Gioan Neumann ở Dallas.
Cha Bề Trên Tu Viện, LM Phaolô Nguyễn Văn Thạch, CSsR, cũng nhân dịp này cám ơn các hội viên đã trợ lực với Nhà Dòng trong việc đào tạo Ơn Gọi, và cuối lễ Ngài đã Lì Xì cho mọi người một bao thơ đỏ kèm với một Lời Chuá vô giá.
Sau Thánh Lễ là một bữa tiệc do các chi hội cuả vùng Dallas – Ft Worth khoản đãi và một chương trình văn nghệ giúp vui do các Tu Sinh DCCT đang theo học môn Triết Học tại viện Đại Học Công Giáo University of Dallas thực hiện.
Đây thường là một dịp họp mặt lớn cuả 8 chi hội ở vùng Dallas – Ft Worth cùng chung nhau tổ chức, do đó mà hầu như tất cả các linh mục DCCT trong tu viện cũng như đang phục vụ tại các giáo xứ quanh vùng (Gx ĐMHCG ở Garland, Gx Thánh Tâm ở Carrollton) cũng qui tụ về đây dâng lễ. Ngoài ra còn có sự góp mặt cuả các nữ tu ở quanh vùng như các Sơ dòng Trinh Vương, dòng Mến Thánh Giá và một nữ tu Đa Minh phục vụ tại viện ĐH Công Giáo University of Dallas đến chung vui.
Năm nay được Trời đãi ngộ hơn các năm trước, thời tiết ấm lên và các cây hoa đào trong khuôn viên cuả tu viện cũng thi nhau nở rộ, tạo ra một cảnh trí tuyệt vời cho quan khách làm dịp chụp hình kỷ niệm.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Sự Kiện Đồng Tâm Và Người Công Giáo
Hà Minh Thảo
20:06 01/02/2020
Ngày 02.11.1963, Henry C. Lodge thuê người giết hai ông Ngô Ðình Diệm và Ngô Ðình Nhu vì Tổng thống cương quyết từ chối sự hiện diện của lính Mỹ đánh giặc trên lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa. Lý do của họ: tiêu thụ kho đạn còn tồn sau Ðệ nhị thế chiến. Cho đến hôm 28.01.2020, Daniel J. Kritenbrink, đại sứ Mỹ tại Hà nội, mới lên tiếng về vụ cụ Lê Ðình Kình, 84 tuổi, bị tàn sát khi đang ngủ lối 3 giờ sáng ngày 09.01.2020 …
Trước ngày 30.04.1975, đồng minh đã tháo chạy kéo theo những ‘Người’ của họ. Sau ngày đó, nhà nước cộng nô đã giết hàng triệu đồng bào bị lường gạt đến các ‘khu kinh tế mới’, ‘trại học tập cải tạo’, những người ra đi tìm tự do đã chết trên biển cả hay ở rừng sâu… Ở lại Quê hương ư? Chúng cướp nhà, đoạt đất của đồng bào… Phản đối, chúng sai bọn công an, côn đồ, ăn lương do người dân đóng thuế, dùng võ khí Nga Tàu và, gần đây, thêm từ Mỹ trả bằng tiền dân nộp thuế để cướp đất ở Cồn Dầu cố tình giết chết giáo dân Nguyễn Thành Nam, trước sự van lạy của vợ anh, cướp tài sản của gia đình giáo dân Ðoàn Văn Vươn bởi tướng ‘cướp’ Ðỗ Hữu Ca tại Tiên Lãng… và còn, còn rất nhiều không thể kể xiết.
Thời gian trôi qua, cộng phỉ tiếp tục dùng võ lực và mưu mẹo để ‘cướp’, công dân Cấn Thị Thêu phản đối, chúng bắt và bỏ tù Chị. Phải chờ đến những ngày gần đây, đồng bào Ðồng Tâm (một địa danh đầy ý nghĩa) đã có những hành động can đảm, thật ý nghĩa và đáng nhận lời tạ ơn.
Ðối với cá nhân tôi, tôi từng đề cao các Tướng Mỹ gốc Việt, nhưng vì Công bình, tôi rất ngưỡng mộ những Vị tay không tấc sắt đã can đảm bảo vệ đồng bào khi bị cường quyền cướp nhà ở và đất đai, nơi gia đình cư ngụ và làm ruộng vườn để sinh sống. Tại các nước xã hội thứ thật, chính phủ trợ cấp nhà cửa cho dân. Nếu không, đến kỳ tuyển cử… mất phiếu tín nhiệm. Nếu thấy có những người sống dước gầm cầu vì họ thích sống tựdo với thiên nhiên.
I.- SỰ KIỆN ÐỒNG TÂM.
A. Nguyên nhân.
Năm 1980, Đỗ Mười, phó thủ tướng, ký quyết định thu hồi 47,36 mẫu đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, để phục vụ cho Dự án an ninh quốc gia (sân bay Miếu Môn) và tạm giao cho Lữ đoàn 28, Phòng không - Không quân quản lý. Năm 2007, Dự án làm sân bay Miếu Môn không khả thi, nên Lữ đoàn 28 vẽ sơ đồ và cắm mốc giới bàn giao toàn bộ diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi cho Uûy ban Nhân dân (UBND) xã Đồng Tâm. Ngày 30.07.2007, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mỹ Đức và UBND xã Đồng Tâm ký xác nhận và quản lý. Cùng ngày, UBND xã Đồng Tâm xác nhận mốc giới, phân định rõ ràng giữa đất Quốc phòng và đất nông nghiệp. Tuy nhiên đến tháng 10/2014, Bộ Quốc phòng giao cho Quân chủng phòng không không quân tiếp tục sử dụng làm vị trí đóng quân của Lữ đoàn 28 (đất quốc phòng), với các mốc giới trên thực địa không thay đổi.
Sau đó, Bộ Quốc phòng đã thu hồi 50,03 mẫu đất quốc phòng do Quân chủng Phòng không không quân đang quản lý, sử dụng để giao cho Tập đoàn viễn thông quân đội Vietel tiếp nhận quản lý sử dụng vào công trình quốc phòng A1 (Quyết định số 551/QĐ-TM ngày 27.03.2015), trong đó bao gồm 46 mẫu đất thuộc xã Đồng Tâm. Người dân nơi đây không đồng ý, bởi họ đang canh tác trên đất nông nghiệp, không phải ‘đất quốc phòng’.
Thu hồi đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm để phục vụ cho Dự án quốc phòng (sân bay Miếu Môn) và, sau khi Dự án không khả thi, tại sao chúng không trả lại cho người dân mà cướp để trao cho Vietel, một nhóm lợi ích kinh tế?
B. Diễn biến tranh chấp.
Cuộc tranh chấp khởi sự từ cuối năm 2016 khi bạo quyền quyết định giải tỏa một khu đất của dân tại xã Đồng Tâm, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 30 cây số, để giao bán cho công ty viễn thông quân đội Viettel. Tổng giám đốc Viettel là Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, ủy viên trung ương đảng, cơ quan bao gồm hơn 100 người có quyền lực nhất Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là ủy viên Quân ủy trung ương, cơ quan đảng đầy quyền lực của quân đội Việt Nam. Một nguồn tin giấu danh tính cho biết rằng vụ việc ở Đồng Tâm nằm ngoài tầm tay của các nhà lãnh đạo của thành phố Hà Nội.
Ngày 21.11.2016, Ðại diện nông dân Đồng Tâm mang văn bản lên gặp ông Nguyễn Văn Hoạt, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, khiếu nại việc chính quyền lấy đất của dân. Ðầu tháng 4/2017, nông dân về hưu Lê Đình Kình 82 tuổi, dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, Hà Nội, vốn hiền hòa nhưng cương nghị, đang làm nên lịch sử của quyền tư hữu đất đai cũng như quyền sống và quyền tự do dân chủ trong sinh hoạt chính trị của người dân.
Ngày 15.04.2017, lúc 10 giờ, nhà cầm quyền đã mời 5 đại diện cho dân khiếu kiện chuyện tham nhũng đất đai đến khu vực đang tranh chấp để gọi là ‘đo đạc, xác định mốc giới giữa đất quốc phòng và đất nông nghiệp của xã’. Nhưng khi vừa đến, 5 người này, hầu hết lớn tuổi, trong đó có cụ Lê Đình Kình, cựu thương binh, đã bị công an ập tới đá gẫy chân và bắt đi mà chẳng hề có lệnh. Dân làng đuổi theo đòi thả thì bị công an bắt thêm 4 người nữa và còn đánh đập một người trọng thương phải nhập viện. Ngay lập tức, nhà cầm quyền sai phái một lực lượng đông đảo gồm cán bộ, cảnh sát cơ động đến xã Đồng Tâm để trấn áp. Bạo động bùng nổ khi bạo quyền đưa công an cơ động và côn đồ đến cưỡng chế đất của người dân để giao cho bọn công ty viễn thông quân đội Viettel. Người dân dùng gạch đá chống trả lại lực lượng cưỡng chế, bắt giữ hơn 30 người thi hành công vụ. Người dân kiên quyết phản đối lịnh tịch thu đất, 9 nông dân bị phía công an bắt giữ. Hôm sau, cảnh sát cơ động được tăng cường đến Đồng Tâm, yêu cầu người dân thả các người của họ vì họ đã thả những người dân bị bắt giữ hôm trước. Người dân Đồng Tâm lập kênh phát thanh riêng, tố cáo chính quyền tìm mọi cách để lấy đất của dân; đồng thời kêu gọi người dân bình tĩnh, tranh đấu trong ôn hòa, đúng pháp luật.
Qua Bản tin Thông tấn xã nhà nước loan tin ngày 16.04.2017, ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội đã ra tuyên bố chính thức về vụ này. Theo đó, ngày 15.04.2017, công an đã bắt 4 người dân Đồng Tâm vì tội gây rối trật tự và, sau đó, dân xã này đã bắt giữ khoảng 20 công an trái luật. Thành phố Hà Nội kêu gọi người dân thả các nhân viên công an và đừng để bị kích động dẫn tới những hành vi phạm luật. Họ cho là vụ việc xung đột này có nguyên nhân là do dân chúng cứ biểu tình khiếu kiện kéo dài, không chấp nhận những quyết định của chính quyền. Ðiều quan trọng khác là họ khẳng định khu đất mà nông dân Đồng Tâm đang đòi là thuộc khu vực quốc phòng. Trong khi trước đó, liên tục trong 3 năm, từ 2014 đến 2016, sau nhiều lần giải quyết, Hà Nội đã công nhận khu đất mà người dân đòi là thuộc đất nông nghiệp chứ không thuộc đất quốc phòng.
Do đó, ‘Bà con bảo tôi không tin ai cả vì tôi bị lừa nhiều lắm rồi. Bây giờ ông Kình với ông Chung về đây thì chúng tôi còn tin. Chúng tôi bị lừa, cướp nọ cướp kia, nên chúng tôi chiến đấu một sống một chết, bây giờ chúng tôi chả còn gì nữa’. Người dân bảo rằng các nhân viên công an đang bị bắt giữ được đối xử tử tế, và họ muốn chính quyền thả những người bị bắt, và giải quyết chuyện thu hồi đất đai một cách đúng qui định.
Ngày 17.04.2017, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói chuyện qua điện thoại với người dân Đồng Tâm, đề nghị dân chúng hợp tác tránh làm phức tạp tình hình, và cam kết sẽ xử lý công bằng cho dù là cán bộ hay dân. Công an và cảnh sát cơ động được tăng cường đến khu vực. Người dân tiếp tục cầm giữ các nhân viên công lực, yêu cầu chính quyền giải quyết thỏa đáng sự việc. Hiện tình hình vẫn còn rất căng thẳng, ông Chung cho biết có thể ông sẽ đến Đồng Tâm vào 18.04.2017 để trực tiếp giải quyết sự việc.
Ngày 18.04.2017, mặc dù có gần một nửa con tin được dân làng trả tự do, đi về nhà. Căng thẳng vẫn tiếp tục phủ bóng lên vùng đất ven đô Hà Nội, vì người dân không còn lòng tin nữa. Thiếu tướng Bạch Thành Định, Phó giám đốc công an Hà Nội nói với báo chí rằng sẽ giải quyết chuyện Đồng Tâm theo đúng pháp luật, và chính quyền sẽ không nhân nhượng. ‘Mọi người đang chờ là sau những lời lẽ đó sẽ là một cuộc tấn công như từng làm, như Văn Giang, hay các nơi mà họ chiếm đất. Ngày xưa vụ sân golf Đông Anh cũng dạng như thế. Sau khi dân lập hào lũy, họ tìm cách chia dân ra, rồi sau đó kiểu gì họ cũng chiến thắng, chiến thắng trong ngoặc kép, giành thế áp đặt lên người dân theo cái cách của họ‘.
Xung đột đất đai giữa nông dân và bạo quyền các địa phương tại Quê hương không phải lần đầu tiên xảy ra. Ðã có rất nhiều cuộc xung đột như Văn Giang, Đông Anh, Tiên Lãng, Trịnh Nguyễn, … đều ít nhiều mang tính chất bạo lực và đã kết thúc bằng những lời hứa của chính quyền cộng sản, thường là những lời hứa ‘đừng tin những gì cộng sản hứa, hãy nhìn những gì cộng sản làm. Tuy nhiên, lần này khác với những lần trước, trong vụ xung đột tại Đồng Tâm, người dân chỉ liên lạc với bên ngoài qua một số rất ít các luật sư đại diện quyền lợi của họ. Ngoài việc bắt giữ các nhân viên nhà nước, họ còn không cho bất cứ người lạ được quyền vào làng, kể những nhà báo, lề trái lẫn lề phải. Một nhà báo ở gần làng Đồng Tâm cho biết rằng người dân Đồng Tâm khi đó không tin chính quyền, nhà báo.
Trong cơ chế quyền lực chính trị tập trung Việt Nam, việc quyết định thường mang tính tập thể, do đó một cá nhân đứng trước một việc thuộc trách nhiệm của mình thường rất khó đưa ra một quyết định chính xác hay một lời hứa có thể thực hiện được. Ngoài ra với cơ chế xã hội hiện nay được đảng cầm quyền gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, người ta cho rằng tham gia vào các quyết định còn có các nhóm lợi ích đầy quyền lực. Chúng vô cùng lúng túng khi giai quyết sự việc này và luôn họ chờ lệnh cấp trên, và những việc họ làm là chỉ để xoa dịu đúng thời điểm đó thôi.
Chiều ngày 20.04.2017, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cùng đoàn công tác mời đại diện người dân xã Đồng Tâm ra đối thoại tại trụ sở Huyện ủy Mỹ Đức. Tuy nhiên, không có người dân nào tới dự. Họ chỉ muốn gặp ông Chung tại Ðồng Tâm. Sao ông không ‘dám’ đến?
Ngày 21.04.2017, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Mỹ Đức được cho về. Ðồng thời, người dân Đồng Tâm ký đơn kiến nghị và tâm thư gửi Chủ tịch Nguyễn Ðức Chung. Ngày 22.04.2017, ông Chung đã dẫn đầu đoàn công tác, gồm cả hai đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng, về thôn Hoành đối thoại với người dân và cam kết sẽ trực tiếp làm việc, theo dõi việc thanh tra toàn diện quá trình sử dụng, khai thác diện tích đất gây tranh cãi. Sau cùng, ông Chung ký Bản Cam kết gồm 3 điểm :
1. Trực tiếp kiểm tra Ðoàn Thanh tra, chỉ đạo làm đúng sự thực khách quan và đúng pháp luật. Khu vực đất rõ ràng đâu là đất quốc phòng, đâu là đất nông nghiệp, không mập mờ, đảm bảo đúng quyền lợi cho nhân dân Ðồng Tâm, theo quy định của pháp luật;
2. Không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Ðồng Tâm;
3. Cam kết chỉ đạo điều tra xác minh việc bắt giữ và gây thương tích cho cụ Lê Ðình Kình, xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngay sau cam kết của ông Chung, người dân đã thả 19 cán bộ, chiến sĩ cuối cùng. Tại sao lúc đó phương án đối thoại lại được chấp thuận?
- 1. Đồng Tâm là một xã có truyền thống yêu nước trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Dân nơi đây tuy phản đối bạo quyền cướp đất nông nghiệp, nhưng không tranh chấp đất quốc phòng. Khi bộ đội xây tường bao quanh đất sân bay, họ đã kéo đến hỗ trợ.
- 2. Ông Lê Đình Kình là một lão thành cách mạng có uy tín với dân, có 58 năm tuổi đảng, từng là bí thư đảng ủy nhiều năm. Tuy phản đối bạo quyền, nhưng cụ tin vào đảng và vẫn là đảng viên đến khi bị giết.
- 3. Lúc đó ông Nguyễn Đức Chung đang lên, được lãnh đạo ủng hộ, vì sau đại hội Đảng, lãnh đạo thường muốn xây dựng hình ảnh để củng cố quyền lực.
C. Ðổ máu.
Gần ba năm sau, lời khuyên ‘Ðừng tin những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì họ làm’ tái xuất hiện khi ông Chung không giữ cam kết với dân Đồng Tâm, nên làm mất cơ hội đối thoại. Phe cực đoan nhà nước muốn thanh toán cụ Kình để cảnh cáo những ai dám thách thức. Nhóm lợi ích không chịu ngồi yên để mất cơ hội. Xu thế đối đầu cực đoan trong bối cảnh tranh giành quyền lực trước Đại hội Đảng sắp tới… Mục tiêu dùng bạo lực đánh úp Đồng Tâm là ‘phải tiêu diệt ông Kình, tịch thu hết hồ sơ, tài liệu, chứng cứ mà đương sự đang cất giữ, và bắt bằng hết phe nhóm Đồng Tâm’. Cụ Kình đã nhiều lần nói với báo chí: « Cho dù có bị chặt đầu, tôi vẫn khẳng định 59ha đất ở Đồng Sênh là đất nông nghiệp ». Cụ nói trong tay nắm đầy đủ hồ sơ, tài liệu, giấy tờ để chứng minh. Cụ vẫn chủ trương đấu tranh ôn hòa, theo ba nguyên tắc (dứt khoát không dùng vũ lực; phải đấu tranh pháp lý (kiện ra tòa án; phải đối thoại và hòa giải). Nhóm của cụ Đồng thuận luôn khẳng định không chống Đảng và Nhà nước, mà chỉ chống bọn tham nhũng và các nhóm lợi ích.
D. Ngày tang tóc cướp đất, giết người.
Xin ghi tóm tắc lời bà Dư Thị Thành, hiền thê ông Lê Đình Kình, tường thuật lại việc công an đàn áp gia đình bà ngày 09.01.2020 (rằm tháng chạp). Bà cho biết : « Lúc đó, tôi rất minh mẫn, và đầu óc tôi tỉnh táo, tôi khoẻ ».
« Hôm đó vào khoảng 3 giờ sáng, tôi nghe thấy nhịp chân nhiều người ở ngoài đường. Ttôi mở cửa, ngó ra thì thấy công an, cảnh sát đứng đầy đường. Vào nhà thì thấy bắn hơi cay và súng vào nhà tôi. công an ném hơi cay và khói vào rất nhiều, mù mịt nhà, tôi và ông cay hết mồm, mắt mũi. Tôi với nghĩ ra tôi đi lấy nước, tôi vào để cho ông (chồng bà), nhưng chưa kịp, thì tôi bị sặc hơi cay tôi không ‘ấy’ được thì tôi thấy ông ở trong cứ sằng sặc ông kêu là ‘ấy’ quá, đi lấy nước khăn cho ông, tôi bảo ông là ông quàng vào cho nó đỡ, thì là tôi thấy bắn nhiều quá, tôi lại đi ra, bắt đầu tôi đi ra cửa tôi ngó, ngó thì bắn mù mịt vào nhà tôi, thì tôi lại ‘thụt’ vào trong chỗ ông, xong thì bắt đầu tôi lại thấy bắn nhiều quá thì tôi lại đi ra, bắt đầu thấy công an phá cửa, trèo tường, các thứ vào trong phòng, xong lôi tôi ra.
Con cháu nhà tôi nó ngủ ở đây từ ngày ông gãy chân, lúc nào nó cũng ở trông nom bảo vệ để cho công an không bắt cóc ông, nên khi nó thấy bắn nhiều quá nó chạy lên chạy xuống tum, lên bàn thờ, nhưng vì hơi cay nhiều quá nó không chịu được thì nó khép cửa lại, công an uà vào bắt hết.
Hôm đó, nhiều công an bắn súng tơi tả vào nhà, các anh ấy sấn vào đông lắm, bắt kéo tôi ra, bịt mồm bịt miệng, xong rồi tống tôi lên xe cùng các cháu ngủ ở đây, lôi các con cháu của tôi đi. Khi tôi bị bắt ở ngoài đường, ông nhà tôi vẫn còn sống, tôi trông thấy công an đánh con cháu tôi rất dã man, xong rồi lôi ra ngoài đường. Tất cả đều bị chở lên cái đồn Miếu Môn. Tại đồn, tôi nhìn thấy các anh lại đánh con cháu tôi tơi tả ra, cứ đá cứ đấm vào mặt vào bụng, đánh coi như là tôi cứ nghĩ là Công nhà tôi nó chết ngay ở trên đồn, thì không nghĩ đâu là nó còn sống.
Cứ tát tôi, đá đi đá lại, còn thằng Chức nhà tôi thì tôi không nhìn thấy đâu tất cả, tôi nhìn thấy ở trên đồn các anh ấy đánh, tra tấn người dân ghê lắm, còn lấy bút kẹp ngón tay, các thứ xong rồi bảo không được ấy, đánh xong, xong lại bắt vào ký cái giấy là không mớm cung, không tra tấn, đêm hôm đấy là bắt đầu cho bịt mồm hết lại xong rồi cho lên xe kem, xong rồi chở đi đâu thì tôi cũng không biết nữa.
Còn tôi và mấy đứa trẻ con được về lúc 2 giờ sáng (ngày 10/01/2020), chúng nó bảo cho mày về để mày lo hậu sự cho chồng cho con mày, chúng nó còn bảo chúng tao mà không nhân đạo thì chúng tao bắn chết hết chúng mày, từ lúc ông nhà tôi bị đánh gẫy chân, thì các con các cháu nó cứ đến, nó ở để trông nom, mà người ta nói là nhà tôi nuôi bọn nghiện mấy chục người, đang ngủ như mọi ngày thì công an vào là bắt bớ là mang hết con cháu, người thân của chúng tôi đi. Tôi cũng không hiểu là đến để bắt cóc hay thế nào nữa, vì không thấy giấy tờ gì đưa ra cả.
Đây là những gì tôi nhớ thì tôi kể ra, sau này nếu như tôi kể sai thì đó tôi bị ảnh hưởng nhiều tới mất trí nhớ hoặc tôi bị áp lực khiến tôi phải kể sai, mong bà con thông cảm hết cho tôi ».
Đ. Cụ Lê Đình Kình bị bắn chết ngay trên giường ngủ
Theo báo cáo của Công an Hà Nội, khi giảo nghiệm tử thi nạn nhân đã bị chết trong vụ công an tập kích hôm 09.01.2020, phát hiện trên tay ‘vẫn đang nắm giữ quả lựu đạn’. Theo báo chí Việt côäng, chiều 10.01.2020, thi thể cụ Kình, đã được đại diện UBND xã Đồng Tâm bàn giao cho bà Lê Thị Nhung, con gái cụ Kình để mai táng theo phong tục địa phương. Theo phúc trình của Công An thành phố Hà Nội, khi giảo nghiệm tử thi, trên tay của cụ Kình còn ‘cầm giữ quả lựu đạn’, nhưng không có hình ảnh chứng minh.
Buổi chiều cùng ngày, công an cũng đã thả tám người bị cáo buộc ‘có liên quan đến việc chống người thi hành công vụ tại xã Đồng Tâm’, gồm bốn người trong gia đình cụ: vợ, con dâu và cháu dâu. Cùng lúc, trên Facebook, video trình chiếu clip quay lại thi thể cụ Kình với vết mổ chạy dọc phía trước cơ thể, trên phần ngực ngay tim có dấu đạn bắn. Thi thể cụ bị đánh gãy rời chân trái, đầu be bét máu, bị trúng một viên đạn ngay tim, máu me đầy giường cụ nằm.
E. Tuyên dương công trạng.
Ngay sau khi tử trận do té giếng, ba đồng chí công an được ông Nguyễn Phú Trọng ban huy chương cao quý và tướng Tô Lâm thăng hàm và vì không quên thủ tướng, nên xin nhắc đến điện thư bài ‘Niễng ơi: Thà mình không nói để người ta tưởng mình ngu!’ viết bởi Ngô Trường An. Xin được tóm tắc : Khi vào giết ông Kình, ba quan công an, vì tối quá, té giếng chết, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vinh danh ‘Sự hy sinh của 3 chiến sĩ công an ở Đồng Tâm là tấm gương về xả thân bảo vệ đất nước’
Tác giã than ông thủ tướng không phân biệt được thế nào là hy sinh, là xả thân, là bảo vệ đất nước… Cứ mở miệng ra là nói càn nói đại thì, hoặc là xảo ngôn hoặc là không biết gì. Rồi than ‘Khổ!’.
Theo báo chí quốc doanh, các công an chết vì rớt xuống giếng trời của nhà ông Kình và bị bom xăng thiêu cháy, thì đây là điều rủi ro cho họ, chứ không là hành động xả thân bảo vệ đất nước.
Ông Lê Đình Kình, đại diện người dân Đồng Tâm tranh chấp đất đai với quân đội. Nếu ông thắng thì 59 héc ta đất Đồng Tâm thuộc về nhân dân xã Đồng Tâm và nó cũng nằm trong lãnh thổ Việt Nam và, như vậy, người xả thân bảo vệ đất nước chính là ông Kình chứ.
II. QUYỀN SỞ HỮU.
Quyền này được dạy bởi Thầy Chí Thánh và Giáo hội Người. Trong những Vị đó, người Công Giáo Việt lưu ý lời dạy của Hồâng y Ðáng Kính P.X Nguyễn Văn Thuận, qua Giáo huấn xã hội và đã chia sẻ niềm vui, nổi buồn với Ðất Nước, Dân Tộc và Giáo hội Việt Nam.
A. Mục đích Phổ quát của Của cải Vật chất.
Mời đọc Kinh Thánh: « Hãy lan tràn khắp mặt đất, khắc phục trái đất » (St 1, 28). Vũ trụ này được tạo dựng cho con người, nên họ có bổn phận phải dùng tài năng của mình để tăng giá trị của nó, và dùng việc làm của mình mà hoàn thành vũ trụ để hưởng dùng. Nếu trái đất đã tạo dựng để cung cấp phương tiện sinh sống và công cụ thăng tiến cho mỗi người, thì mỗi người có quyền tìm thấy ở đó những điều kiện cần thiết cho mình. Công Ðồng Vatican II đã nhắc lại điều đó : « Thiên Chúa đã tạo dựng trái đất và mọi vật trên đó là để mọi người và mọi dân tộc sử dụng, vì thế của cải trần gian phải tràn đầy đồng đều trong tay mọi người, theo luật công bằng, là một luật đi liền với bác ái » (Vui Mừng và Hy Vọng số 69). Ðịnh luật này phải được ưu tiên trên mọi quyền hạn khác, kể cả quyền tự do buôn bán. Các quyền khác không những không được cản trở mà trái lại phải giúp định luật này thể hiện dễ dàng, và bổn phận xã hội quan trọng và cấp bách nhất là phải qui hướng các quyền nói trên về cùng đích tiên khởi của chúng. (Phát triển các dân tộc, Populorum Progressio, số 22)
Nhờ lao động và nhờ tận dụng khả năng trí tuệ, con người có khả năng thống trị trái đất và biến nó thành một nơi thích hợp : « Bằng cách đó, con người biến một phần trái đất thành của mình, chính xác hơn là biến phần trái đất mà mình đã thu được thông qua lao động; đây chính là nguồn gốc của sở hữu » (Thông điệp Bách Niên, Centesimus Annus, số 31).
« Sở hữu hay một quyền lợi nào đó trên tài sản vật chất đảm bảo cho mỗi người một lãnh vực cần thiết cho tự lập cá nhân và gia đình, cần thiết phải coi đó như một mở rộng tự do con người, là một trong những điều kiện của tự do chính trị. Sau cùng, quyền này thôi thúc thi hành trách nhiệm. Nó có một vai trò xã hội nội tại là nền tảng trong luật dụng đích tài sản công cộng. Một khi lãng quên tính cách xã hội đó thì lắm khi quyền sở hữu trở nên cơ hội cho những tham vọng và nguyên nhân đưa đến những xáo trộn trầm trọng và nên cớ cho nhiều người phủ nhận quyền sở hữu… Trong một vài miền kinh tế đang phát triển, có những chấp hữu ruộng đất mênh mang mà vì lý do tư lợi, nên chỉ được khai thác một phần hoặc hoàn toàn bỏ hoang, trong khi một số lớn dân chúng thiếu ruộng đất hoặc chỉ có một phần nhỏ ».
B. Giáo huấn của Ðức Kitô.
Người đã không kết án chế độ tư hữu. Nếu chế độ này gây bất công và đi ngược luật tự nhiên thì chắc chắn Người đã phê phán rồi, như đã kết tội bè đảng Biệt phái giả hình, những chính sách công bình giả tạo, những thái độ kiêu căng, chế độ ly hôn… Trái lại, trong nhiều dịp khác nhau, Chúa đã mặc nhiên chấp nhận cho con người quyền thủ đắc của cải và gia tài tư hữu.
Chúa Giêsu đã xác định bổn phận xã hội của quyền sở hữu khi Người nói đến những nhiệm vụ mà người có của phải thi hành đối với tha nhân, Trái ngược với chủ trương của phái Rabbini cho rằng người có của được hưởng dùng của cải mình một cách vô giới hạn. Người nói: « Phải làm phúc bố thí những của còn dư dật ». (Luc. 9, 4). Kh nói lời đó, Chúa đã dùng thể cách mệnh lệnh «Hãy làm phúc». Mặt khác, đặc tính xã hội của quyền sở hữu đã mặc nhiên chứa đựng trong một quan niệm phổ quát là tình Huynh đệ đại đồng, một trong những chân lý trọng yếu Phúc m Ðức Kitô. Trong tình nghĩa anh em chân thành thì những danh từ ‘của anh, của tôi’ đã mất hẳn ý nghĩa vị kỷ của câu nói, vì một người anh em giầu có không thể nhẫn tâm để anh em mình bị nghèo nàn đói khổ.
C. Học thuyết xã hội của Giáo Hội Công Giáo.
Trong Thông điệp ‘Tân Sự’, (Rerum Novarum, số 14 và 15), Ðức Lêô XIII đã viết: « Chúng ta không nên đối nghịch tính hợp pháp của quyền tư hữu với sự kiện Thiên Chúa đã ban đất cho toàn thể nhân loại sử dụng và thụ hưởng. Nếu người ta nói rằng Thiên Chúa đã ban đất để sử dụng chung cho mọi người, điều này có nghĩa là con ngươi không phải chiếm giữ nó cách hồ đồ, nhưng hàm ý là Thiên Chúa không ấn định phần riêng cho người nào ».
Thiên Chúa đã ban cho con người và các dân tộc, tùy theo sự khôn ngoan mà ấn định giới hạn của cải. Hơn nữa, dù bị phân chia thành những tư sản, đất đai vẫn để phục vụ công ích cho mọi người, bởi vì không người nào mà không được nuôi sống bằng hoa lợi đồng ruộng. Ai không có đất thì bổ sung bằng lao động. Do đó, chúng ta có thể khẳng định rằng lao động là phương tiện phổ quát để lo cho nhu cầu sự sống, hoặc người ta lao động trên phần đất của mình hay là trong nghề nào đó mà phần thù lao chỉ lấy từ những sản phẩm đất và dùng những sản phẩm đó trao đổi với nhau. Do tất cả điều nói đó, một lần nữa chúng ta thấy quyền sở hữu hoàn toàn phù hợp với luật thiên nhiên ».
Các Ðức Giáo Hoàng kế vị Ðức Lêo XIII đã lặp lại xác quyết hai phần này: sự cần thiết và sự hợp pháp của quyền sở hữu, và những giới hạn đặt ra cho quyền đó. Công Ðồng minh bạch nhắc lại học thuyết lâu đời qua những lời lẽ lặp lại như sau: « Khi sử dụng những vật bên ngoài mà ta làm chủ một cách hợp pháp, phải coi nó không phải chỉ là của riêng chúng ta nhưng còn là của chung, theo nghĩa nó có thể làm lợi không những cho người làm chủ mà còn cho những người khác nữa » (Vui Mừng và Hy Vọng số 69). Và xa hơn: « Quyền tư hữu cũng như quyền làm chủ của cải bảo đảm cho mỗi người một lãnh vực cần thiết để cá nhân và gia đình được tự trị. Các quyền này cũng phải được coi như nằm trong phạm vi quyền tự do của con người. Theo bản chất, tài sản riêng cũng có tính cách xã hội, đặt trên luật lệ hưởng chung của cải" (Vui Mừng và Hy Vọng số 71).
Qua Thông điệp ‘Divini Redemptoris’ (19.03.1937), Ðức Piô XI đã viết: « Những ai giàu có không nên xem của cải trần gian như là hạnh phúc duy nhất, nhưng họ phải coi mình như những người quản lý sau này sẽ phải trả lẽ với Ðấng gia chủ tối cao; họ phải sử dụng gia sản của mình như những phương tiện quí báu Thiên Chúa đã ủy thác để làm việc phúc đức, họ phải phân chia những của dư dật cho người nghèo khổ, thể theo huấn giới của Phúc Aâm ».
Tóm tắc, Giáo Hội Công Giáo, căn cứ vào lời giảng dạy của Chúa Cứu thế, luôn xác định: ‘Quyền sở hữu là một quyền tự nhiên, do Thiên Chúa, Ðấng Sáng tạo vạn vật đã thiết lập. Quyền đó rất phù hợp với lý lẽ tự nhiên vì:
a. Tài sản riêng là một động cơ thúc đẩy con người siêng năng làm việc để đem lại lợi ích cho bản thân, rất cần thiết cho việc tăng gia mức sản xuất về mọi ngành hành động;
b. Chế độ sở hữu lại là một biện pháp cần thiết để dung hoà trật tự xã hội với tự do cá nhân, cần lao với phẩm giá con người;
c. Sự phân chia của cải một cách công bình là một yếu tố quan trọng để củng cố và phát huy an ninh xã hội, trái lại chế độ cộng đồng tài sản thường phát sinh những tình trạng thù ghét và bất bình.
Bởi thế, Giáo Hội Công Giáo bác bỏ những chủ nghĩa hay chính sách kinh tế liên quan đến quyền sở hữu như:
a. Chủ nghĩa tự do vì quá đề cao quyền tự do cá nhân nên không ấn định những giới hạn quyền lợi và nhiệm vụ cho vấn đề sở hữu. Do đó, đã gây nên nhiều bất công trong xã hội;
b. Chủ nghĩa cộng sản vì muốn phá hủy quyền sở hữu đất đai của mọi người để tập trung vào một tay chính phủ, nên đã đi đến chỗ thất bại trong áp bức và đau thương (dân oan, đất đai của các tôn giáo…).
Do đó, thật rõ ràng cho mọi Kitô, cái gọi là ‘Ðất đai thuộc quyền sở hữu của Toàn Dân do nhà nước quản lý’ chỉ là một trò gian dối, rồi với bạo lực, cướp đất đai của dân lành. Xin đừng nhân danh nguyên tắc CÔNG ÍCH để ngụy biện những vụ ‘cướp đất’ này.
TRƯỚC KHI DỪNG BÚT.
Ngay ngày 09.01.2020, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW, Humain Right Watch) ra thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam phải mở một cuộc điều tra công khai và khách quan về vụ đụng độ giữa người dân và công an tại xã Đồng Tâm, khiến ít nhất 4 người chết. Việt Nam cần tiến hành điều tra minh bạch và khách quan về những vụ việc này để tìm được gốc rễ của vấn đề, ai là người chịu trách nhiệm cho vụ bạo lực, liệu cảnh sát có sử dụng lực lượng quá mức. Những người sử dụng bạo lực phải chịu trách nhiệm. Xin chính quyền Việt Nam cho phép các nhà báo, các nhà ngoại giao và các quan chức thuộc Liên Hiệp Quốc đến tìm hiểu tình hình ở Đồng Tâm… ûa chính phủ. Chuyện nực cười : ‘Trong khi HRW chỉ là một Tổ chức Phi Chính phủ phải can thiệp cho các nhà ngoại giao và các quan chức Liên Hiệp Quốc được trả lương cao để làm việc đó. Ðúng là ‘Ðất nước mình ngộ quá, phải không anh?’
Bằng cách tập kích Đồng Tâm khi trời còn tối như tấn công đồn địch. Giết dân (cụ Kình) được coi như kẻ thù của đảng, nhà nước đang đánh mất lòng tin đồng bào và chứng minh ‘cộng sản đang tâm cướp và giết dân mình’.
Chúng không chỉ dùng bạo bạo quyền đối với người già, phụ nữ và trẻ em, mà sau đó còn ra lịnh Vietcombank phong tỏa tài khoản tiền phúng điếu, chia buồn của thân nhân, đồng bào gửi cho gia đình cụ Kình với lý do đó là ‘tổ chức khủng bố’.
Quyết định đàn áp Đồng Tâm và giết đảng viên Lê Ðình Kình bất chấp Việt Nam là Chủ tịch Hiệp hội các Nước Ðông Nam Á (ASEAN) và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tháng 01/2020. Ngoài ra, cộng đảng cũng khinh thường việc Nghị viện Châu u sẽ quyết định số phận Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam-Liên Aâu (EVFTA) trong tháng 02/2020 hay đảng tin rằng những chai champagne sẽ có hiệu lực. Do thương mại thường mang tính bất nhân và trái nhân quyền, nên Ðức Kitô đã xua đuổi những người buôn bán tại Ðền thờ Giêrusalem.
Hà Minh Thảo
Trước ngày 30.04.1975, đồng minh đã tháo chạy kéo theo những ‘Người’ của họ. Sau ngày đó, nhà nước cộng nô đã giết hàng triệu đồng bào bị lường gạt đến các ‘khu kinh tế mới’, ‘trại học tập cải tạo’, những người ra đi tìm tự do đã chết trên biển cả hay ở rừng sâu… Ở lại Quê hương ư? Chúng cướp nhà, đoạt đất của đồng bào… Phản đối, chúng sai bọn công an, côn đồ, ăn lương do người dân đóng thuế, dùng võ khí Nga Tàu và, gần đây, thêm từ Mỹ trả bằng tiền dân nộp thuế để cướp đất ở Cồn Dầu cố tình giết chết giáo dân Nguyễn Thành Nam, trước sự van lạy của vợ anh, cướp tài sản của gia đình giáo dân Ðoàn Văn Vươn bởi tướng ‘cướp’ Ðỗ Hữu Ca tại Tiên Lãng… và còn, còn rất nhiều không thể kể xiết.
Thời gian trôi qua, cộng phỉ tiếp tục dùng võ lực và mưu mẹo để ‘cướp’, công dân Cấn Thị Thêu phản đối, chúng bắt và bỏ tù Chị. Phải chờ đến những ngày gần đây, đồng bào Ðồng Tâm (một địa danh đầy ý nghĩa) đã có những hành động can đảm, thật ý nghĩa và đáng nhận lời tạ ơn.
Ðối với cá nhân tôi, tôi từng đề cao các Tướng Mỹ gốc Việt, nhưng vì Công bình, tôi rất ngưỡng mộ những Vị tay không tấc sắt đã can đảm bảo vệ đồng bào khi bị cường quyền cướp nhà ở và đất đai, nơi gia đình cư ngụ và làm ruộng vườn để sinh sống. Tại các nước xã hội thứ thật, chính phủ trợ cấp nhà cửa cho dân. Nếu không, đến kỳ tuyển cử… mất phiếu tín nhiệm. Nếu thấy có những người sống dước gầm cầu vì họ thích sống tựdo với thiên nhiên.
I.- SỰ KIỆN ÐỒNG TÂM.
A. Nguyên nhân.
Năm 1980, Đỗ Mười, phó thủ tướng, ký quyết định thu hồi 47,36 mẫu đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, để phục vụ cho Dự án an ninh quốc gia (sân bay Miếu Môn) và tạm giao cho Lữ đoàn 28, Phòng không - Không quân quản lý. Năm 2007, Dự án làm sân bay Miếu Môn không khả thi, nên Lữ đoàn 28 vẽ sơ đồ và cắm mốc giới bàn giao toàn bộ diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi cho Uûy ban Nhân dân (UBND) xã Đồng Tâm. Ngày 30.07.2007, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mỹ Đức và UBND xã Đồng Tâm ký xác nhận và quản lý. Cùng ngày, UBND xã Đồng Tâm xác nhận mốc giới, phân định rõ ràng giữa đất Quốc phòng và đất nông nghiệp. Tuy nhiên đến tháng 10/2014, Bộ Quốc phòng giao cho Quân chủng phòng không không quân tiếp tục sử dụng làm vị trí đóng quân của Lữ đoàn 28 (đất quốc phòng), với các mốc giới trên thực địa không thay đổi.
Sau đó, Bộ Quốc phòng đã thu hồi 50,03 mẫu đất quốc phòng do Quân chủng Phòng không không quân đang quản lý, sử dụng để giao cho Tập đoàn viễn thông quân đội Vietel tiếp nhận quản lý sử dụng vào công trình quốc phòng A1 (Quyết định số 551/QĐ-TM ngày 27.03.2015), trong đó bao gồm 46 mẫu đất thuộc xã Đồng Tâm. Người dân nơi đây không đồng ý, bởi họ đang canh tác trên đất nông nghiệp, không phải ‘đất quốc phòng’.
Thu hồi đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm để phục vụ cho Dự án quốc phòng (sân bay Miếu Môn) và, sau khi Dự án không khả thi, tại sao chúng không trả lại cho người dân mà cướp để trao cho Vietel, một nhóm lợi ích kinh tế?
B. Diễn biến tranh chấp.
Cuộc tranh chấp khởi sự từ cuối năm 2016 khi bạo quyền quyết định giải tỏa một khu đất của dân tại xã Đồng Tâm, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 30 cây số, để giao bán cho công ty viễn thông quân đội Viettel. Tổng giám đốc Viettel là Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, ủy viên trung ương đảng, cơ quan bao gồm hơn 100 người có quyền lực nhất Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là ủy viên Quân ủy trung ương, cơ quan đảng đầy quyền lực của quân đội Việt Nam. Một nguồn tin giấu danh tính cho biết rằng vụ việc ở Đồng Tâm nằm ngoài tầm tay của các nhà lãnh đạo của thành phố Hà Nội.
Ngày 21.11.2016, Ðại diện nông dân Đồng Tâm mang văn bản lên gặp ông Nguyễn Văn Hoạt, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, khiếu nại việc chính quyền lấy đất của dân. Ðầu tháng 4/2017, nông dân về hưu Lê Đình Kình 82 tuổi, dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, Hà Nội, vốn hiền hòa nhưng cương nghị, đang làm nên lịch sử của quyền tư hữu đất đai cũng như quyền sống và quyền tự do dân chủ trong sinh hoạt chính trị của người dân.
Ngày 15.04.2017, lúc 10 giờ, nhà cầm quyền đã mời 5 đại diện cho dân khiếu kiện chuyện tham nhũng đất đai đến khu vực đang tranh chấp để gọi là ‘đo đạc, xác định mốc giới giữa đất quốc phòng và đất nông nghiệp của xã’. Nhưng khi vừa đến, 5 người này, hầu hết lớn tuổi, trong đó có cụ Lê Đình Kình, cựu thương binh, đã bị công an ập tới đá gẫy chân và bắt đi mà chẳng hề có lệnh. Dân làng đuổi theo đòi thả thì bị công an bắt thêm 4 người nữa và còn đánh đập một người trọng thương phải nhập viện. Ngay lập tức, nhà cầm quyền sai phái một lực lượng đông đảo gồm cán bộ, cảnh sát cơ động đến xã Đồng Tâm để trấn áp. Bạo động bùng nổ khi bạo quyền đưa công an cơ động và côn đồ đến cưỡng chế đất của người dân để giao cho bọn công ty viễn thông quân đội Viettel. Người dân dùng gạch đá chống trả lại lực lượng cưỡng chế, bắt giữ hơn 30 người thi hành công vụ. Người dân kiên quyết phản đối lịnh tịch thu đất, 9 nông dân bị phía công an bắt giữ. Hôm sau, cảnh sát cơ động được tăng cường đến Đồng Tâm, yêu cầu người dân thả các người của họ vì họ đã thả những người dân bị bắt giữ hôm trước. Người dân Đồng Tâm lập kênh phát thanh riêng, tố cáo chính quyền tìm mọi cách để lấy đất của dân; đồng thời kêu gọi người dân bình tĩnh, tranh đấu trong ôn hòa, đúng pháp luật.
Qua Bản tin Thông tấn xã nhà nước loan tin ngày 16.04.2017, ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội đã ra tuyên bố chính thức về vụ này. Theo đó, ngày 15.04.2017, công an đã bắt 4 người dân Đồng Tâm vì tội gây rối trật tự và, sau đó, dân xã này đã bắt giữ khoảng 20 công an trái luật. Thành phố Hà Nội kêu gọi người dân thả các nhân viên công an và đừng để bị kích động dẫn tới những hành vi phạm luật. Họ cho là vụ việc xung đột này có nguyên nhân là do dân chúng cứ biểu tình khiếu kiện kéo dài, không chấp nhận những quyết định của chính quyền. Ðiều quan trọng khác là họ khẳng định khu đất mà nông dân Đồng Tâm đang đòi là thuộc khu vực quốc phòng. Trong khi trước đó, liên tục trong 3 năm, từ 2014 đến 2016, sau nhiều lần giải quyết, Hà Nội đã công nhận khu đất mà người dân đòi là thuộc đất nông nghiệp chứ không thuộc đất quốc phòng.
Do đó, ‘Bà con bảo tôi không tin ai cả vì tôi bị lừa nhiều lắm rồi. Bây giờ ông Kình với ông Chung về đây thì chúng tôi còn tin. Chúng tôi bị lừa, cướp nọ cướp kia, nên chúng tôi chiến đấu một sống một chết, bây giờ chúng tôi chả còn gì nữa’. Người dân bảo rằng các nhân viên công an đang bị bắt giữ được đối xử tử tế, và họ muốn chính quyền thả những người bị bắt, và giải quyết chuyện thu hồi đất đai một cách đúng qui định.
Ngày 17.04.2017, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói chuyện qua điện thoại với người dân Đồng Tâm, đề nghị dân chúng hợp tác tránh làm phức tạp tình hình, và cam kết sẽ xử lý công bằng cho dù là cán bộ hay dân. Công an và cảnh sát cơ động được tăng cường đến khu vực. Người dân tiếp tục cầm giữ các nhân viên công lực, yêu cầu chính quyền giải quyết thỏa đáng sự việc. Hiện tình hình vẫn còn rất căng thẳng, ông Chung cho biết có thể ông sẽ đến Đồng Tâm vào 18.04.2017 để trực tiếp giải quyết sự việc.
Ngày 18.04.2017, mặc dù có gần một nửa con tin được dân làng trả tự do, đi về nhà. Căng thẳng vẫn tiếp tục phủ bóng lên vùng đất ven đô Hà Nội, vì người dân không còn lòng tin nữa. Thiếu tướng Bạch Thành Định, Phó giám đốc công an Hà Nội nói với báo chí rằng sẽ giải quyết chuyện Đồng Tâm theo đúng pháp luật, và chính quyền sẽ không nhân nhượng. ‘Mọi người đang chờ là sau những lời lẽ đó sẽ là một cuộc tấn công như từng làm, như Văn Giang, hay các nơi mà họ chiếm đất. Ngày xưa vụ sân golf Đông Anh cũng dạng như thế. Sau khi dân lập hào lũy, họ tìm cách chia dân ra, rồi sau đó kiểu gì họ cũng chiến thắng, chiến thắng trong ngoặc kép, giành thế áp đặt lên người dân theo cái cách của họ‘.
Xung đột đất đai giữa nông dân và bạo quyền các địa phương tại Quê hương không phải lần đầu tiên xảy ra. Ðã có rất nhiều cuộc xung đột như Văn Giang, Đông Anh, Tiên Lãng, Trịnh Nguyễn, … đều ít nhiều mang tính chất bạo lực và đã kết thúc bằng những lời hứa của chính quyền cộng sản, thường là những lời hứa ‘đừng tin những gì cộng sản hứa, hãy nhìn những gì cộng sản làm. Tuy nhiên, lần này khác với những lần trước, trong vụ xung đột tại Đồng Tâm, người dân chỉ liên lạc với bên ngoài qua một số rất ít các luật sư đại diện quyền lợi của họ. Ngoài việc bắt giữ các nhân viên nhà nước, họ còn không cho bất cứ người lạ được quyền vào làng, kể những nhà báo, lề trái lẫn lề phải. Một nhà báo ở gần làng Đồng Tâm cho biết rằng người dân Đồng Tâm khi đó không tin chính quyền, nhà báo.
Trong cơ chế quyền lực chính trị tập trung Việt Nam, việc quyết định thường mang tính tập thể, do đó một cá nhân đứng trước một việc thuộc trách nhiệm của mình thường rất khó đưa ra một quyết định chính xác hay một lời hứa có thể thực hiện được. Ngoài ra với cơ chế xã hội hiện nay được đảng cầm quyền gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, người ta cho rằng tham gia vào các quyết định còn có các nhóm lợi ích đầy quyền lực. Chúng vô cùng lúng túng khi giai quyết sự việc này và luôn họ chờ lệnh cấp trên, và những việc họ làm là chỉ để xoa dịu đúng thời điểm đó thôi.
Chiều ngày 20.04.2017, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cùng đoàn công tác mời đại diện người dân xã Đồng Tâm ra đối thoại tại trụ sở Huyện ủy Mỹ Đức. Tuy nhiên, không có người dân nào tới dự. Họ chỉ muốn gặp ông Chung tại Ðồng Tâm. Sao ông không ‘dám’ đến?
Ngày 21.04.2017, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Mỹ Đức được cho về. Ðồng thời, người dân Đồng Tâm ký đơn kiến nghị và tâm thư gửi Chủ tịch Nguyễn Ðức Chung. Ngày 22.04.2017, ông Chung đã dẫn đầu đoàn công tác, gồm cả hai đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng, về thôn Hoành đối thoại với người dân và cam kết sẽ trực tiếp làm việc, theo dõi việc thanh tra toàn diện quá trình sử dụng, khai thác diện tích đất gây tranh cãi. Sau cùng, ông Chung ký Bản Cam kết gồm 3 điểm :
1. Trực tiếp kiểm tra Ðoàn Thanh tra, chỉ đạo làm đúng sự thực khách quan và đúng pháp luật. Khu vực đất rõ ràng đâu là đất quốc phòng, đâu là đất nông nghiệp, không mập mờ, đảm bảo đúng quyền lợi cho nhân dân Ðồng Tâm, theo quy định của pháp luật;
2. Không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Ðồng Tâm;
3. Cam kết chỉ đạo điều tra xác minh việc bắt giữ và gây thương tích cho cụ Lê Ðình Kình, xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngay sau cam kết của ông Chung, người dân đã thả 19 cán bộ, chiến sĩ cuối cùng. Tại sao lúc đó phương án đối thoại lại được chấp thuận?
- 1. Đồng Tâm là một xã có truyền thống yêu nước trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Dân nơi đây tuy phản đối bạo quyền cướp đất nông nghiệp, nhưng không tranh chấp đất quốc phòng. Khi bộ đội xây tường bao quanh đất sân bay, họ đã kéo đến hỗ trợ.
- 2. Ông Lê Đình Kình là một lão thành cách mạng có uy tín với dân, có 58 năm tuổi đảng, từng là bí thư đảng ủy nhiều năm. Tuy phản đối bạo quyền, nhưng cụ tin vào đảng và vẫn là đảng viên đến khi bị giết.
- 3. Lúc đó ông Nguyễn Đức Chung đang lên, được lãnh đạo ủng hộ, vì sau đại hội Đảng, lãnh đạo thường muốn xây dựng hình ảnh để củng cố quyền lực.
C. Ðổ máu.
Gần ba năm sau, lời khuyên ‘Ðừng tin những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì họ làm’ tái xuất hiện khi ông Chung không giữ cam kết với dân Đồng Tâm, nên làm mất cơ hội đối thoại. Phe cực đoan nhà nước muốn thanh toán cụ Kình để cảnh cáo những ai dám thách thức. Nhóm lợi ích không chịu ngồi yên để mất cơ hội. Xu thế đối đầu cực đoan trong bối cảnh tranh giành quyền lực trước Đại hội Đảng sắp tới… Mục tiêu dùng bạo lực đánh úp Đồng Tâm là ‘phải tiêu diệt ông Kình, tịch thu hết hồ sơ, tài liệu, chứng cứ mà đương sự đang cất giữ, và bắt bằng hết phe nhóm Đồng Tâm’. Cụ Kình đã nhiều lần nói với báo chí: « Cho dù có bị chặt đầu, tôi vẫn khẳng định 59ha đất ở Đồng Sênh là đất nông nghiệp ». Cụ nói trong tay nắm đầy đủ hồ sơ, tài liệu, giấy tờ để chứng minh. Cụ vẫn chủ trương đấu tranh ôn hòa, theo ba nguyên tắc (dứt khoát không dùng vũ lực; phải đấu tranh pháp lý (kiện ra tòa án; phải đối thoại và hòa giải). Nhóm của cụ Đồng thuận luôn khẳng định không chống Đảng và Nhà nước, mà chỉ chống bọn tham nhũng và các nhóm lợi ích.
D. Ngày tang tóc cướp đất, giết người.
Xin ghi tóm tắc lời bà Dư Thị Thành, hiền thê ông Lê Đình Kình, tường thuật lại việc công an đàn áp gia đình bà ngày 09.01.2020 (rằm tháng chạp). Bà cho biết : « Lúc đó, tôi rất minh mẫn, và đầu óc tôi tỉnh táo, tôi khoẻ ».
« Hôm đó vào khoảng 3 giờ sáng, tôi nghe thấy nhịp chân nhiều người ở ngoài đường. Ttôi mở cửa, ngó ra thì thấy công an, cảnh sát đứng đầy đường. Vào nhà thì thấy bắn hơi cay và súng vào nhà tôi. công an ném hơi cay và khói vào rất nhiều, mù mịt nhà, tôi và ông cay hết mồm, mắt mũi. Tôi với nghĩ ra tôi đi lấy nước, tôi vào để cho ông (chồng bà), nhưng chưa kịp, thì tôi bị sặc hơi cay tôi không ‘ấy’ được thì tôi thấy ông ở trong cứ sằng sặc ông kêu là ‘ấy’ quá, đi lấy nước khăn cho ông, tôi bảo ông là ông quàng vào cho nó đỡ, thì là tôi thấy bắn nhiều quá, tôi lại đi ra, bắt đầu tôi đi ra cửa tôi ngó, ngó thì bắn mù mịt vào nhà tôi, thì tôi lại ‘thụt’ vào trong chỗ ông, xong thì bắt đầu tôi lại thấy bắn nhiều quá thì tôi lại đi ra, bắt đầu thấy công an phá cửa, trèo tường, các thứ vào trong phòng, xong lôi tôi ra.
Con cháu nhà tôi nó ngủ ở đây từ ngày ông gãy chân, lúc nào nó cũng ở trông nom bảo vệ để cho công an không bắt cóc ông, nên khi nó thấy bắn nhiều quá nó chạy lên chạy xuống tum, lên bàn thờ, nhưng vì hơi cay nhiều quá nó không chịu được thì nó khép cửa lại, công an uà vào bắt hết.
Hôm đó, nhiều công an bắn súng tơi tả vào nhà, các anh ấy sấn vào đông lắm, bắt kéo tôi ra, bịt mồm bịt miệng, xong rồi tống tôi lên xe cùng các cháu ngủ ở đây, lôi các con cháu của tôi đi. Khi tôi bị bắt ở ngoài đường, ông nhà tôi vẫn còn sống, tôi trông thấy công an đánh con cháu tôi rất dã man, xong rồi lôi ra ngoài đường. Tất cả đều bị chở lên cái đồn Miếu Môn. Tại đồn, tôi nhìn thấy các anh lại đánh con cháu tôi tơi tả ra, cứ đá cứ đấm vào mặt vào bụng, đánh coi như là tôi cứ nghĩ là Công nhà tôi nó chết ngay ở trên đồn, thì không nghĩ đâu là nó còn sống.
Cứ tát tôi, đá đi đá lại, còn thằng Chức nhà tôi thì tôi không nhìn thấy đâu tất cả, tôi nhìn thấy ở trên đồn các anh ấy đánh, tra tấn người dân ghê lắm, còn lấy bút kẹp ngón tay, các thứ xong rồi bảo không được ấy, đánh xong, xong lại bắt vào ký cái giấy là không mớm cung, không tra tấn, đêm hôm đấy là bắt đầu cho bịt mồm hết lại xong rồi cho lên xe kem, xong rồi chở đi đâu thì tôi cũng không biết nữa.
Còn tôi và mấy đứa trẻ con được về lúc 2 giờ sáng (ngày 10/01/2020), chúng nó bảo cho mày về để mày lo hậu sự cho chồng cho con mày, chúng nó còn bảo chúng tao mà không nhân đạo thì chúng tao bắn chết hết chúng mày, từ lúc ông nhà tôi bị đánh gẫy chân, thì các con các cháu nó cứ đến, nó ở để trông nom, mà người ta nói là nhà tôi nuôi bọn nghiện mấy chục người, đang ngủ như mọi ngày thì công an vào là bắt bớ là mang hết con cháu, người thân của chúng tôi đi. Tôi cũng không hiểu là đến để bắt cóc hay thế nào nữa, vì không thấy giấy tờ gì đưa ra cả.
Đây là những gì tôi nhớ thì tôi kể ra, sau này nếu như tôi kể sai thì đó tôi bị ảnh hưởng nhiều tới mất trí nhớ hoặc tôi bị áp lực khiến tôi phải kể sai, mong bà con thông cảm hết cho tôi ».
Đ. Cụ Lê Đình Kình bị bắn chết ngay trên giường ngủ
Theo báo cáo của Công an Hà Nội, khi giảo nghiệm tử thi nạn nhân đã bị chết trong vụ công an tập kích hôm 09.01.2020, phát hiện trên tay ‘vẫn đang nắm giữ quả lựu đạn’. Theo báo chí Việt côäng, chiều 10.01.2020, thi thể cụ Kình, đã được đại diện UBND xã Đồng Tâm bàn giao cho bà Lê Thị Nhung, con gái cụ Kình để mai táng theo phong tục địa phương. Theo phúc trình của Công An thành phố Hà Nội, khi giảo nghiệm tử thi, trên tay của cụ Kình còn ‘cầm giữ quả lựu đạn’, nhưng không có hình ảnh chứng minh.
Buổi chiều cùng ngày, công an cũng đã thả tám người bị cáo buộc ‘có liên quan đến việc chống người thi hành công vụ tại xã Đồng Tâm’, gồm bốn người trong gia đình cụ: vợ, con dâu và cháu dâu. Cùng lúc, trên Facebook, video trình chiếu clip quay lại thi thể cụ Kình với vết mổ chạy dọc phía trước cơ thể, trên phần ngực ngay tim có dấu đạn bắn. Thi thể cụ bị đánh gãy rời chân trái, đầu be bét máu, bị trúng một viên đạn ngay tim, máu me đầy giường cụ nằm.
E. Tuyên dương công trạng.
Ngay sau khi tử trận do té giếng, ba đồng chí công an được ông Nguyễn Phú Trọng ban huy chương cao quý và tướng Tô Lâm thăng hàm và vì không quên thủ tướng, nên xin nhắc đến điện thư bài ‘Niễng ơi: Thà mình không nói để người ta tưởng mình ngu!’ viết bởi Ngô Trường An. Xin được tóm tắc : Khi vào giết ông Kình, ba quan công an, vì tối quá, té giếng chết, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vinh danh ‘Sự hy sinh của 3 chiến sĩ công an ở Đồng Tâm là tấm gương về xả thân bảo vệ đất nước’
Tác giã than ông thủ tướng không phân biệt được thế nào là hy sinh, là xả thân, là bảo vệ đất nước… Cứ mở miệng ra là nói càn nói đại thì, hoặc là xảo ngôn hoặc là không biết gì. Rồi than ‘Khổ!’.
Theo báo chí quốc doanh, các công an chết vì rớt xuống giếng trời của nhà ông Kình và bị bom xăng thiêu cháy, thì đây là điều rủi ro cho họ, chứ không là hành động xả thân bảo vệ đất nước.
Ông Lê Đình Kình, đại diện người dân Đồng Tâm tranh chấp đất đai với quân đội. Nếu ông thắng thì 59 héc ta đất Đồng Tâm thuộc về nhân dân xã Đồng Tâm và nó cũng nằm trong lãnh thổ Việt Nam và, như vậy, người xả thân bảo vệ đất nước chính là ông Kình chứ.
II. QUYỀN SỞ HỮU.
Quyền này được dạy bởi Thầy Chí Thánh và Giáo hội Người. Trong những Vị đó, người Công Giáo Việt lưu ý lời dạy của Hồâng y Ðáng Kính P.X Nguyễn Văn Thuận, qua Giáo huấn xã hội và đã chia sẻ niềm vui, nổi buồn với Ðất Nước, Dân Tộc và Giáo hội Việt Nam.
A. Mục đích Phổ quát của Của cải Vật chất.
Mời đọc Kinh Thánh: « Hãy lan tràn khắp mặt đất, khắc phục trái đất » (St 1, 28). Vũ trụ này được tạo dựng cho con người, nên họ có bổn phận phải dùng tài năng của mình để tăng giá trị của nó, và dùng việc làm của mình mà hoàn thành vũ trụ để hưởng dùng. Nếu trái đất đã tạo dựng để cung cấp phương tiện sinh sống và công cụ thăng tiến cho mỗi người, thì mỗi người có quyền tìm thấy ở đó những điều kiện cần thiết cho mình. Công Ðồng Vatican II đã nhắc lại điều đó : « Thiên Chúa đã tạo dựng trái đất và mọi vật trên đó là để mọi người và mọi dân tộc sử dụng, vì thế của cải trần gian phải tràn đầy đồng đều trong tay mọi người, theo luật công bằng, là một luật đi liền với bác ái » (Vui Mừng và Hy Vọng số 69). Ðịnh luật này phải được ưu tiên trên mọi quyền hạn khác, kể cả quyền tự do buôn bán. Các quyền khác không những không được cản trở mà trái lại phải giúp định luật này thể hiện dễ dàng, và bổn phận xã hội quan trọng và cấp bách nhất là phải qui hướng các quyền nói trên về cùng đích tiên khởi của chúng. (Phát triển các dân tộc, Populorum Progressio, số 22)
Nhờ lao động và nhờ tận dụng khả năng trí tuệ, con người có khả năng thống trị trái đất và biến nó thành một nơi thích hợp : « Bằng cách đó, con người biến một phần trái đất thành của mình, chính xác hơn là biến phần trái đất mà mình đã thu được thông qua lao động; đây chính là nguồn gốc của sở hữu » (Thông điệp Bách Niên, Centesimus Annus, số 31).
« Sở hữu hay một quyền lợi nào đó trên tài sản vật chất đảm bảo cho mỗi người một lãnh vực cần thiết cho tự lập cá nhân và gia đình, cần thiết phải coi đó như một mở rộng tự do con người, là một trong những điều kiện của tự do chính trị. Sau cùng, quyền này thôi thúc thi hành trách nhiệm. Nó có một vai trò xã hội nội tại là nền tảng trong luật dụng đích tài sản công cộng. Một khi lãng quên tính cách xã hội đó thì lắm khi quyền sở hữu trở nên cơ hội cho những tham vọng và nguyên nhân đưa đến những xáo trộn trầm trọng và nên cớ cho nhiều người phủ nhận quyền sở hữu… Trong một vài miền kinh tế đang phát triển, có những chấp hữu ruộng đất mênh mang mà vì lý do tư lợi, nên chỉ được khai thác một phần hoặc hoàn toàn bỏ hoang, trong khi một số lớn dân chúng thiếu ruộng đất hoặc chỉ có một phần nhỏ ».
B. Giáo huấn của Ðức Kitô.
Người đã không kết án chế độ tư hữu. Nếu chế độ này gây bất công và đi ngược luật tự nhiên thì chắc chắn Người đã phê phán rồi, như đã kết tội bè đảng Biệt phái giả hình, những chính sách công bình giả tạo, những thái độ kiêu căng, chế độ ly hôn… Trái lại, trong nhiều dịp khác nhau, Chúa đã mặc nhiên chấp nhận cho con người quyền thủ đắc của cải và gia tài tư hữu.
Chúa Giêsu đã xác định bổn phận xã hội của quyền sở hữu khi Người nói đến những nhiệm vụ mà người có của phải thi hành đối với tha nhân, Trái ngược với chủ trương của phái Rabbini cho rằng người có của được hưởng dùng của cải mình một cách vô giới hạn. Người nói: « Phải làm phúc bố thí những của còn dư dật ». (Luc. 9, 4). Kh nói lời đó, Chúa đã dùng thể cách mệnh lệnh «Hãy làm phúc». Mặt khác, đặc tính xã hội của quyền sở hữu đã mặc nhiên chứa đựng trong một quan niệm phổ quát là tình Huynh đệ đại đồng, một trong những chân lý trọng yếu Phúc m Ðức Kitô. Trong tình nghĩa anh em chân thành thì những danh từ ‘của anh, của tôi’ đã mất hẳn ý nghĩa vị kỷ của câu nói, vì một người anh em giầu có không thể nhẫn tâm để anh em mình bị nghèo nàn đói khổ.
C. Học thuyết xã hội của Giáo Hội Công Giáo.
Trong Thông điệp ‘Tân Sự’, (Rerum Novarum, số 14 và 15), Ðức Lêô XIII đã viết: « Chúng ta không nên đối nghịch tính hợp pháp của quyền tư hữu với sự kiện Thiên Chúa đã ban đất cho toàn thể nhân loại sử dụng và thụ hưởng. Nếu người ta nói rằng Thiên Chúa đã ban đất để sử dụng chung cho mọi người, điều này có nghĩa là con ngươi không phải chiếm giữ nó cách hồ đồ, nhưng hàm ý là Thiên Chúa không ấn định phần riêng cho người nào ».
Thiên Chúa đã ban cho con người và các dân tộc, tùy theo sự khôn ngoan mà ấn định giới hạn của cải. Hơn nữa, dù bị phân chia thành những tư sản, đất đai vẫn để phục vụ công ích cho mọi người, bởi vì không người nào mà không được nuôi sống bằng hoa lợi đồng ruộng. Ai không có đất thì bổ sung bằng lao động. Do đó, chúng ta có thể khẳng định rằng lao động là phương tiện phổ quát để lo cho nhu cầu sự sống, hoặc người ta lao động trên phần đất của mình hay là trong nghề nào đó mà phần thù lao chỉ lấy từ những sản phẩm đất và dùng những sản phẩm đó trao đổi với nhau. Do tất cả điều nói đó, một lần nữa chúng ta thấy quyền sở hữu hoàn toàn phù hợp với luật thiên nhiên ».
Các Ðức Giáo Hoàng kế vị Ðức Lêo XIII đã lặp lại xác quyết hai phần này: sự cần thiết và sự hợp pháp của quyền sở hữu, và những giới hạn đặt ra cho quyền đó. Công Ðồng minh bạch nhắc lại học thuyết lâu đời qua những lời lẽ lặp lại như sau: « Khi sử dụng những vật bên ngoài mà ta làm chủ một cách hợp pháp, phải coi nó không phải chỉ là của riêng chúng ta nhưng còn là của chung, theo nghĩa nó có thể làm lợi không những cho người làm chủ mà còn cho những người khác nữa » (Vui Mừng và Hy Vọng số 69). Và xa hơn: « Quyền tư hữu cũng như quyền làm chủ của cải bảo đảm cho mỗi người một lãnh vực cần thiết để cá nhân và gia đình được tự trị. Các quyền này cũng phải được coi như nằm trong phạm vi quyền tự do của con người. Theo bản chất, tài sản riêng cũng có tính cách xã hội, đặt trên luật lệ hưởng chung của cải" (Vui Mừng và Hy Vọng số 71).
Qua Thông điệp ‘Divini Redemptoris’ (19.03.1937), Ðức Piô XI đã viết: « Những ai giàu có không nên xem của cải trần gian như là hạnh phúc duy nhất, nhưng họ phải coi mình như những người quản lý sau này sẽ phải trả lẽ với Ðấng gia chủ tối cao; họ phải sử dụng gia sản của mình như những phương tiện quí báu Thiên Chúa đã ủy thác để làm việc phúc đức, họ phải phân chia những của dư dật cho người nghèo khổ, thể theo huấn giới của Phúc Aâm ».
Tóm tắc, Giáo Hội Công Giáo, căn cứ vào lời giảng dạy của Chúa Cứu thế, luôn xác định: ‘Quyền sở hữu là một quyền tự nhiên, do Thiên Chúa, Ðấng Sáng tạo vạn vật đã thiết lập. Quyền đó rất phù hợp với lý lẽ tự nhiên vì:
a. Tài sản riêng là một động cơ thúc đẩy con người siêng năng làm việc để đem lại lợi ích cho bản thân, rất cần thiết cho việc tăng gia mức sản xuất về mọi ngành hành động;
b. Chế độ sở hữu lại là một biện pháp cần thiết để dung hoà trật tự xã hội với tự do cá nhân, cần lao với phẩm giá con người;
c. Sự phân chia của cải một cách công bình là một yếu tố quan trọng để củng cố và phát huy an ninh xã hội, trái lại chế độ cộng đồng tài sản thường phát sinh những tình trạng thù ghét và bất bình.
Bởi thế, Giáo Hội Công Giáo bác bỏ những chủ nghĩa hay chính sách kinh tế liên quan đến quyền sở hữu như:
a. Chủ nghĩa tự do vì quá đề cao quyền tự do cá nhân nên không ấn định những giới hạn quyền lợi và nhiệm vụ cho vấn đề sở hữu. Do đó, đã gây nên nhiều bất công trong xã hội;
b. Chủ nghĩa cộng sản vì muốn phá hủy quyền sở hữu đất đai của mọi người để tập trung vào một tay chính phủ, nên đã đi đến chỗ thất bại trong áp bức và đau thương (dân oan, đất đai của các tôn giáo…).
Do đó, thật rõ ràng cho mọi Kitô, cái gọi là ‘Ðất đai thuộc quyền sở hữu của Toàn Dân do nhà nước quản lý’ chỉ là một trò gian dối, rồi với bạo lực, cướp đất đai của dân lành. Xin đừng nhân danh nguyên tắc CÔNG ÍCH để ngụy biện những vụ ‘cướp đất’ này.
TRƯỚC KHI DỪNG BÚT.
Ngay ngày 09.01.2020, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW, Humain Right Watch) ra thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam phải mở một cuộc điều tra công khai và khách quan về vụ đụng độ giữa người dân và công an tại xã Đồng Tâm, khiến ít nhất 4 người chết. Việt Nam cần tiến hành điều tra minh bạch và khách quan về những vụ việc này để tìm được gốc rễ của vấn đề, ai là người chịu trách nhiệm cho vụ bạo lực, liệu cảnh sát có sử dụng lực lượng quá mức. Những người sử dụng bạo lực phải chịu trách nhiệm. Xin chính quyền Việt Nam cho phép các nhà báo, các nhà ngoại giao và các quan chức thuộc Liên Hiệp Quốc đến tìm hiểu tình hình ở Đồng Tâm… ûa chính phủ. Chuyện nực cười : ‘Trong khi HRW chỉ là một Tổ chức Phi Chính phủ phải can thiệp cho các nhà ngoại giao và các quan chức Liên Hiệp Quốc được trả lương cao để làm việc đó. Ðúng là ‘Ðất nước mình ngộ quá, phải không anh?’
Bằng cách tập kích Đồng Tâm khi trời còn tối như tấn công đồn địch. Giết dân (cụ Kình) được coi như kẻ thù của đảng, nhà nước đang đánh mất lòng tin đồng bào và chứng minh ‘cộng sản đang tâm cướp và giết dân mình’.
Chúng không chỉ dùng bạo bạo quyền đối với người già, phụ nữ và trẻ em, mà sau đó còn ra lịnh Vietcombank phong tỏa tài khoản tiền phúng điếu, chia buồn của thân nhân, đồng bào gửi cho gia đình cụ Kình với lý do đó là ‘tổ chức khủng bố’.
Quyết định đàn áp Đồng Tâm và giết đảng viên Lê Ðình Kình bất chấp Việt Nam là Chủ tịch Hiệp hội các Nước Ðông Nam Á (ASEAN) và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tháng 01/2020. Ngoài ra, cộng đảng cũng khinh thường việc Nghị viện Châu u sẽ quyết định số phận Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam-Liên Aâu (EVFTA) trong tháng 02/2020 hay đảng tin rằng những chai champagne sẽ có hiệu lực. Do thương mại thường mang tính bất nhân và trái nhân quyền, nên Ðức Kitô đã xua đuổi những người buôn bán tại Ðền thờ Giêrusalem.
Hà Minh Thảo
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Phòng ngừa cúm gia cầm H1N1
Nguyễn Trọng Đa
09:38 01/02/2020
Giải đáp phụng vụ: Phòng ngừa cúm gia cầm H1N1
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Đâu là thẩm quyền của Giám mục khi nói đến một đại dịch như vi-rút H1N1? Giám mục địa phương của chúng con đã không chỉ hủy bỏ lời chúc bình an trong Thánh lễ để tránh bắt tay nhau, cấm rước lễ trên lưỡi, loại bỏ khả năng tín hữu rước máu Chúa Kitô, và cất các chậu nước thánh trong tất cả nhà thờ của giáo phận chúng con, nhưng còn chính thức yêu cầu giáo dân không tham dự thánh lễ vào Chúa Nhật nếu họ bị ho. Con thấy biện pháp này là hơi cực đoan, vì thị trấn của chúng con chưa có trường hợp thực sự lây nhiễm nào, và toàn tỉnh của chúng con có rất ít trường hợp lây nhiễm. Thưa cha, liệu việc bị ho thực sự là một cái cớ để không tham dự thánh lễ Chúa Nhật chăng? - M. J., Tỉnh Alberta, Canada.
Đáp: Thực sự có hai câu hỏi liên quan. Một câu liên quan đến phạm vi thẩm quyền của Giám mục khi nói về việc ứng phó với đại dịch, và một câu hỏi liên quan đến một phán quyết thận trọng đặc biệt của một Giám mục.
Về câu hỏi thứ nhất, tất cả các biện pháp mà bạn đọc này nêu ra đều thuộc thẩm quyền tổng quát của Giám mục, để điều chỉnh phụng vụ và miễn khỏi các luật kỷ luật trong các trường hợp đặc biệt. Điều này được hiểu rằng hầu hết các biện pháp này là tạm thời thôi. Giám mục sẽ có thẩm quyền quy định vĩnh viễn một số yếu tố này, chẳng hạn cử chỉ chúc bình an, và sự có thể rước lễ dưới hai hình, vì luật đặt sự điều chỉnh của các yếu tố này dưới quyền của Giám mục.
Các quy định tạm thời, chẳng hạn như cấm rước lễ trên lưỡi, có thể được Giám mục ban hành như một biện pháp khẩn cấp, nhưng không thể trở thành vĩnh viễn hoặc phổ quát, nếu không có sự đặc miễn của Tòa Thánh.
Các thực hành được Giám mục nêu ra trong trường hợp này về cơ bản là các biện pháp phòng ngừa, nhằm tránh sự lây lan của một đại dịch có thể, và giảm nguy cơ nhiễm vi-rút.
Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như đang ở giữa một đại dịch thực sự, Giám mục thậm chí có thể có các hành động quyết liệt hơn. Do đó, trong đợt bùng phát ban đầu của bệnh cúm này, khi căn bệnh chưa được hiểu rõ ràng, Hồng Y Tổng Giám mục của Tổng giáo phận Thành phố Mexico thậm chí đã đi xa, đến mức hủy bỏ tất cả các Thánh lễ công khai trong một vài tuần, cho đến khi sự nguy hiểm lắng xuống.
Về câu hỏi thứ hai, tôi tin rằng cần phải trì hoãn phán quyết thận trọng của Giám mục trong việc đưa ra quyết định. Bởi vì hầu hết các Giám mục không phải là bác sĩ y khoa, họ thường sẽ tham khảo ý kiến của các chuyên gia và với các cơ quan y tế công cộng, về các hành động thích hợp để đối mặt với một rủi ro khách quan. Chúng tôi phải giả sử rằng Giám mục của bạn đã thực hiện các bước này, và đưa ra quyết định của mình dưới ánh sáng của lời khuyên được thông báo.
Thí dụ, trong các trường hợp bình thường, ho nhẹ sẽ không nhất thiết miễn cho một người khỏe mạnh tham dự Thánh lễ Chúa Nhật. Tuy nhiên, nếu người đó vẫn chưa biết về nguyên nhân gây ra triệu chứng (đó là cảm thông thường, cúm theo mùa bình thường, hoặc vi-rút mới này), người ấy nên thận trọng không tự cho rằng mình hay các người khác bị phơi nhiễm bởi bệnh, cho đến khi vấn đề đã được làm rõ.
Trùng hợp với câu trả lời của tôi về cúm gia cầm, Tổng giáo phận Boston ở Hoa Kỳ đã công bố một loạt hướng dẫn, mà chúng tôi đưa ra vài trích đoạn dưới đây. Chúng có thể phục vụ như là mô hình cho các giáo phận khác khi phải đối mặt với các tình huống tương tự:
"Văn phòng Phượng tự của Tổng giáo phận Boston, sau khi tham khảo ý kiến của các cơ quan y tế địa phương và Văn phòng Quản lý Rủi ro của Tổng giáo phận, tiếp tục khuyến khích các giáo sĩ và giáo dân tuân giữ các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn cần thiết, để bảo vệ sức khỏe của người khác trong mùa cúm này, và đặc biệt là với rủi ro liên quan đến cúm gia cầm H1N1. Cách tốt nhất để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh truyền nhiễm là giữ vệ sinh tốt.
"Linh mục Jonathan Gaspar, Đồng Giám đốc Văn phòng Phượng tự và Đời sống Thiêng liêng, nói: “Do các biện pháp phòng ngừa đặc biệt trên toàn quốc để ngăn chặn sự lây lan của bệnh cúm H1N1, Tổng giáo phận đã ban hành một loạt các bước cần tuân thủ trong thời gian này, khi cử hành thánh lễ. Chúng tôi cảm ơn các linh mục, phó tế, tu sĩ và giáo dân vì sự hiểu biết và ủng hộ các chỉ thị này, vốn nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân chúng ta.” [...]
"Ngoài việc giữ vệ sinh tốt, Đức Hồng Y nêu ra các điều sau đây cho việc cử hành Phụng vụ Thánh và phòng chống cúm:
"- Các chậu nước thánh phải được rút khô hẳn, làm sạch bằng xà phòng khử trùng và rót nước thánh vào theo chu kỳ ngắn. Xin lưu ý rằng nước thánh cũ nên được đổ đi trong phòng thánh.
"- Việc cho tín hữu rước Máu Thánh bị đình chỉ, ngoại trừ các người phải nhận Máu Thánh từ cốc vì lý do y tế. Đức tin của Hội Thánh dạy rằng Chúa Kitô, toàn thể Chúa Kitô, được rước đủ chỉ dưới một hình.
"- Việc trao đổi Dấu chúc bình an được đưa ra, mà không có bất kỳ sự tiếp xúc thể lý nào. Nếu linh mục chủ tế chọn nêu ra việc chúc bình an, các tín hữu, thay vì bắt tay nhau, nên cúi đầu chào nhau.
"- Trong khi các tín hữu giữ quyền lựa chọn rước lễ bằng lưỡi hoặc trên tay, tất cả các thừa tác viên cho rước lễ đều được khuyến khích phân phát Mình Thánh cách thận trọng, chú ý đừng chạm vào lưỡi hoặc tay của người rước lễ.
"- Giáo dân nên được nhắc nhở rằng nếu họ bị bệnh hoặc nghi ngờ họ bị bệnh truyền nhiễm, họ không bị ràng buộc tham dự Thánh lễ Chúa Nhật. Họ nên ở nhà và sẽ trở lại nhà thờ khi họ khỏe.
"Các chỉ thị này có hiệu lực từ ngày Thứ Bảy, ngày 31-10-2009, và vẫn có hiệu lực cho đến khi mùa cảm và mùa cúm gia cầm kết thúc."
Đáng chú ý là Tổng giáo phận này đã không cấm việc rước lễ trên lưỡi. Bởi vì các chỉ thị này đã được thực hiện với sự tư vấn của các cơ quan y tế địa phương, nên có vẻ như việc cho rước lễ trên lưỡi không có khả năng lây nhiễm cao hơn so với rước lễ trên tay.
Một số bạn đọc khác hỏi liệu có đúng không, khi linh mục và các thừa tác viên ngoại thường rửa tay sạch, ngay sau khi cho rước lễ.
Mặc dù việc này là có ý nghĩa, nhưng nó có lẽ là không cần thiết và có thể phản tác dụng, vì làm cho một số người nhạy cảm lo lắng về việc đến gần bàn thờ. Nếu một biện pháp phòng ngừa như vậy được coi là đáng giá, thì có lẽ là đủ khi rửa tay ngay trước Thánh lễ, đặc biệt là nếu các biện pháp nêu trên, được nêu ra cho Tổng giáo phận Boston, cũng được thực hiện.
Một bạn đọc hỏi: "Tại bệnh xá tu viện, vì sức khỏe yếu và nguy cơ bị nhiễm cúm gia cầm, các tu sĩ linh mục đồng tế Thánh lễ không rước Máu Thánh. Con đã tự hỏi liệu điều đó có được phép không.”
Có hai câu hỏi liên quan ở đây. Câu thứ nhất là liệu một linh mục đồng tế không rước lễ dưới hai hình được chăng. Câu trả lời cho câu hỏi này là được, mặc dù chỉ trong các điều kiện nghiêm trọng. Tình huống duy nhất là nơi nào mà sự cho phép này đã được ban cụ thể cho các linh mục không thể uống bất kỳ loại rượu nào. Điều này chỉ được phép cho một linh mục đồng tế không chủ tế, chứ không bao giờ cho một vị chủ tế.
Câu hỏi thứ hai là liệu sự mong muốn ngăn ngừa nhiễm trùng là một lý do đủ để các linh mục đồng tế không rước Máu Thánh chăng. Tôi sẽ nói rằng đây không phải là một lý do đủ, mặc dù có thể rằng một số linh mục đau yếu này có thể rơi vào nhóm các người không thể uống rượu.
Có một công việc khá dễ dàng để phát triển một phương pháp cho rước lễ dưới hai hình, vốn trong thực tế có thể loại trừ bất kỳ nguy cơ lây nhiễm nào, trong khi vẫn duy trì sự tôn kính đối với hai hình. Thí dụ, các linh mục có thể rước lễ bằng cách chấm, hoặc thậm chí, nếu cần thiết, sử dụng thìa riêng phù hợp. (Zenit.org 27-10, 10-11 và 24-11-2009)
Nguyễn Trọng Đa
https://www.ewtn.com/catholicism/library/guarding-against-swine-flu-4499
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Đâu là thẩm quyền của Giám mục khi nói đến một đại dịch như vi-rút H1N1? Giám mục địa phương của chúng con đã không chỉ hủy bỏ lời chúc bình an trong Thánh lễ để tránh bắt tay nhau, cấm rước lễ trên lưỡi, loại bỏ khả năng tín hữu rước máu Chúa Kitô, và cất các chậu nước thánh trong tất cả nhà thờ của giáo phận chúng con, nhưng còn chính thức yêu cầu giáo dân không tham dự thánh lễ vào Chúa Nhật nếu họ bị ho. Con thấy biện pháp này là hơi cực đoan, vì thị trấn của chúng con chưa có trường hợp thực sự lây nhiễm nào, và toàn tỉnh của chúng con có rất ít trường hợp lây nhiễm. Thưa cha, liệu việc bị ho thực sự là một cái cớ để không tham dự thánh lễ Chúa Nhật chăng? - M. J., Tỉnh Alberta, Canada.
Đáp: Thực sự có hai câu hỏi liên quan. Một câu liên quan đến phạm vi thẩm quyền của Giám mục khi nói về việc ứng phó với đại dịch, và một câu hỏi liên quan đến một phán quyết thận trọng đặc biệt của một Giám mục.
Về câu hỏi thứ nhất, tất cả các biện pháp mà bạn đọc này nêu ra đều thuộc thẩm quyền tổng quát của Giám mục, để điều chỉnh phụng vụ và miễn khỏi các luật kỷ luật trong các trường hợp đặc biệt. Điều này được hiểu rằng hầu hết các biện pháp này là tạm thời thôi. Giám mục sẽ có thẩm quyền quy định vĩnh viễn một số yếu tố này, chẳng hạn cử chỉ chúc bình an, và sự có thể rước lễ dưới hai hình, vì luật đặt sự điều chỉnh của các yếu tố này dưới quyền của Giám mục.
Các quy định tạm thời, chẳng hạn như cấm rước lễ trên lưỡi, có thể được Giám mục ban hành như một biện pháp khẩn cấp, nhưng không thể trở thành vĩnh viễn hoặc phổ quát, nếu không có sự đặc miễn của Tòa Thánh.
Các thực hành được Giám mục nêu ra trong trường hợp này về cơ bản là các biện pháp phòng ngừa, nhằm tránh sự lây lan của một đại dịch có thể, và giảm nguy cơ nhiễm vi-rút.
Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như đang ở giữa một đại dịch thực sự, Giám mục thậm chí có thể có các hành động quyết liệt hơn. Do đó, trong đợt bùng phát ban đầu của bệnh cúm này, khi căn bệnh chưa được hiểu rõ ràng, Hồng Y Tổng Giám mục của Tổng giáo phận Thành phố Mexico thậm chí đã đi xa, đến mức hủy bỏ tất cả các Thánh lễ công khai trong một vài tuần, cho đến khi sự nguy hiểm lắng xuống.
Về câu hỏi thứ hai, tôi tin rằng cần phải trì hoãn phán quyết thận trọng của Giám mục trong việc đưa ra quyết định. Bởi vì hầu hết các Giám mục không phải là bác sĩ y khoa, họ thường sẽ tham khảo ý kiến của các chuyên gia và với các cơ quan y tế công cộng, về các hành động thích hợp để đối mặt với một rủi ro khách quan. Chúng tôi phải giả sử rằng Giám mục của bạn đã thực hiện các bước này, và đưa ra quyết định của mình dưới ánh sáng của lời khuyên được thông báo.
Thí dụ, trong các trường hợp bình thường, ho nhẹ sẽ không nhất thiết miễn cho một người khỏe mạnh tham dự Thánh lễ Chúa Nhật. Tuy nhiên, nếu người đó vẫn chưa biết về nguyên nhân gây ra triệu chứng (đó là cảm thông thường, cúm theo mùa bình thường, hoặc vi-rút mới này), người ấy nên thận trọng không tự cho rằng mình hay các người khác bị phơi nhiễm bởi bệnh, cho đến khi vấn đề đã được làm rõ.
Trùng hợp với câu trả lời của tôi về cúm gia cầm, Tổng giáo phận Boston ở Hoa Kỳ đã công bố một loạt hướng dẫn, mà chúng tôi đưa ra vài trích đoạn dưới đây. Chúng có thể phục vụ như là mô hình cho các giáo phận khác khi phải đối mặt với các tình huống tương tự:
"Văn phòng Phượng tự của Tổng giáo phận Boston, sau khi tham khảo ý kiến của các cơ quan y tế địa phương và Văn phòng Quản lý Rủi ro của Tổng giáo phận, tiếp tục khuyến khích các giáo sĩ và giáo dân tuân giữ các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn cần thiết, để bảo vệ sức khỏe của người khác trong mùa cúm này, và đặc biệt là với rủi ro liên quan đến cúm gia cầm H1N1. Cách tốt nhất để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh truyền nhiễm là giữ vệ sinh tốt.
"Linh mục Jonathan Gaspar, Đồng Giám đốc Văn phòng Phượng tự và Đời sống Thiêng liêng, nói: “Do các biện pháp phòng ngừa đặc biệt trên toàn quốc để ngăn chặn sự lây lan của bệnh cúm H1N1, Tổng giáo phận đã ban hành một loạt các bước cần tuân thủ trong thời gian này, khi cử hành thánh lễ. Chúng tôi cảm ơn các linh mục, phó tế, tu sĩ và giáo dân vì sự hiểu biết và ủng hộ các chỉ thị này, vốn nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân chúng ta.” [...]
"Ngoài việc giữ vệ sinh tốt, Đức Hồng Y nêu ra các điều sau đây cho việc cử hành Phụng vụ Thánh và phòng chống cúm:
"- Các chậu nước thánh phải được rút khô hẳn, làm sạch bằng xà phòng khử trùng và rót nước thánh vào theo chu kỳ ngắn. Xin lưu ý rằng nước thánh cũ nên được đổ đi trong phòng thánh.
"- Việc cho tín hữu rước Máu Thánh bị đình chỉ, ngoại trừ các người phải nhận Máu Thánh từ cốc vì lý do y tế. Đức tin của Hội Thánh dạy rằng Chúa Kitô, toàn thể Chúa Kitô, được rước đủ chỉ dưới một hình.
"- Việc trao đổi Dấu chúc bình an được đưa ra, mà không có bất kỳ sự tiếp xúc thể lý nào. Nếu linh mục chủ tế chọn nêu ra việc chúc bình an, các tín hữu, thay vì bắt tay nhau, nên cúi đầu chào nhau.
"- Trong khi các tín hữu giữ quyền lựa chọn rước lễ bằng lưỡi hoặc trên tay, tất cả các thừa tác viên cho rước lễ đều được khuyến khích phân phát Mình Thánh cách thận trọng, chú ý đừng chạm vào lưỡi hoặc tay của người rước lễ.
"- Giáo dân nên được nhắc nhở rằng nếu họ bị bệnh hoặc nghi ngờ họ bị bệnh truyền nhiễm, họ không bị ràng buộc tham dự Thánh lễ Chúa Nhật. Họ nên ở nhà và sẽ trở lại nhà thờ khi họ khỏe.
"Các chỉ thị này có hiệu lực từ ngày Thứ Bảy, ngày 31-10-2009, và vẫn có hiệu lực cho đến khi mùa cảm và mùa cúm gia cầm kết thúc."
Đáng chú ý là Tổng giáo phận này đã không cấm việc rước lễ trên lưỡi. Bởi vì các chỉ thị này đã được thực hiện với sự tư vấn của các cơ quan y tế địa phương, nên có vẻ như việc cho rước lễ trên lưỡi không có khả năng lây nhiễm cao hơn so với rước lễ trên tay.
Một số bạn đọc khác hỏi liệu có đúng không, khi linh mục và các thừa tác viên ngoại thường rửa tay sạch, ngay sau khi cho rước lễ.
Mặc dù việc này là có ý nghĩa, nhưng nó có lẽ là không cần thiết và có thể phản tác dụng, vì làm cho một số người nhạy cảm lo lắng về việc đến gần bàn thờ. Nếu một biện pháp phòng ngừa như vậy được coi là đáng giá, thì có lẽ là đủ khi rửa tay ngay trước Thánh lễ, đặc biệt là nếu các biện pháp nêu trên, được nêu ra cho Tổng giáo phận Boston, cũng được thực hiện.
Một bạn đọc hỏi: "Tại bệnh xá tu viện, vì sức khỏe yếu và nguy cơ bị nhiễm cúm gia cầm, các tu sĩ linh mục đồng tế Thánh lễ không rước Máu Thánh. Con đã tự hỏi liệu điều đó có được phép không.”
Có hai câu hỏi liên quan ở đây. Câu thứ nhất là liệu một linh mục đồng tế không rước lễ dưới hai hình được chăng. Câu trả lời cho câu hỏi này là được, mặc dù chỉ trong các điều kiện nghiêm trọng. Tình huống duy nhất là nơi nào mà sự cho phép này đã được ban cụ thể cho các linh mục không thể uống bất kỳ loại rượu nào. Điều này chỉ được phép cho một linh mục đồng tế không chủ tế, chứ không bao giờ cho một vị chủ tế.
Câu hỏi thứ hai là liệu sự mong muốn ngăn ngừa nhiễm trùng là một lý do đủ để các linh mục đồng tế không rước Máu Thánh chăng. Tôi sẽ nói rằng đây không phải là một lý do đủ, mặc dù có thể rằng một số linh mục đau yếu này có thể rơi vào nhóm các người không thể uống rượu.
Có một công việc khá dễ dàng để phát triển một phương pháp cho rước lễ dưới hai hình, vốn trong thực tế có thể loại trừ bất kỳ nguy cơ lây nhiễm nào, trong khi vẫn duy trì sự tôn kính đối với hai hình. Thí dụ, các linh mục có thể rước lễ bằng cách chấm, hoặc thậm chí, nếu cần thiết, sử dụng thìa riêng phù hợp. (Zenit.org 27-10, 10-11 và 24-11-2009)
Nguyễn Trọng Đa
https://www.ewtn.com/catholicism/library/guarding-against-swine-flu-4499
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Vàng Dưới Nắng Mai
Thérésa Nguyễn
22:34 01/02/2020
HOA VÀNG DƯỚI NẮNG MAI
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Hoa vàng nắng mới bên thềm
Nhìn hoa lòng thấy êm đềm nhẹ tênh.
(tn)
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Hoa vàng nắng mới bên thềm
Nhìn hoa lòng thấy êm đềm nhẹ tênh.
(tn)
VietCatholic TV
Xin đón xem và cầu nguyện cho các linh mục, tu sĩ: Phóng sự Ngày Đời Sống Thánh Hiến tại Vatican
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
01:47 01/02/2020
Lúc 5g chiều theo giờ Rôma Thứ Bẩy 01/02/2020, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành Ngày Đời Sống Thánh Hiến tại Vatican
Phóng sự đặc biệt Ngày Đời Sống Thánh Hiến 2020 tại Vatican. Lời cầu nguyện cho các linh mục, tu sĩ.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:15 01/02/2020
Lúc 5 giờ chiều ngày thứ Bẩy 1 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ kỷ niệm Ngày Đời Sống Thánh Hiến Thế Giới lần thứ 24 bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô.
Đây là ngày kỷ niệm đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thiết định vào năm 1997.
Trong thông điệp Ngày Đời Sống Thánh Hiến Thế Giới lần thứ nhất, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II giải thích rằng ngày này có ba mục đích:
Trước hết, đó là cơ hội để chúng ta ngợi khen Chúa một cách trang trọng và cám tạ Ngài vì hồng ân lớn lao của cuộc sống thánh hiến đã và đang làm phong phú cũng như linh hoạt các cộng đoàn Kitô với vô số đặc sủng và các hoa trái của rất nhiều cuộc sống hoàn toàn được tận hiến cho sứ vụ rao giảng Tin Mừng.
Thứ hai, ngày này nhằm mục đích quảng bá các kiến thức về đời sống tận hiến và lòng yêu mến cuộc sống thánh hiến trong toàn thể dân Chúa.
Lý do thứ ba liên quan trực tiếp đến những người tận hiến. Các vị được mời gọi cử hành cùng nhau một cách long trọng những điều kỳ diệu mà Chúa đã thực hiện trong họ, khám phá ra những tia sáng từ tôn nhan Thiên Chúa đang dõi chiếu đường đời của họ và có một ý thức sinh động hơn về sứ mệnh không thể thay thế của họ trong Giáo Hội và trên thế giới. Trong một thế giới thường bị kích động và mất tập trung, những người tận hiến cử hành Ngày Đời Sống Thánh Hiến để trở lại nguồn mạch ơn gọi của họ, và để tái khẳng định cam kết hiến dâng cuộc sống cho Chúa.
Theo Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong năm Phụng Vụ, không có ngày lễ nào thích hợp hơn để cử hành Ngày Đời Sống Thánh Hiến Thế Giới cho bằng ngày Lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh. Ngài nhận xét rằng “Việc dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh là một biểu tượng hùng hồn cho sự hiến dâng trọn vẹn cuộc sống của tất cả những ai được kêu gọi để trình bày trong Giáo Hội và trước thế giới các nét đặc trưng của Chúa Giêsu – đó là trong sạch, khó nghèo và vâng phục.”
Đồng tế với Đức Thánh Cha trong thánh lễ, có Đức Hồng Y João Aviz de Braz, người Ba Tây, Tổng Trưởng Bộ các Dòng Tu, Đức Tổng Giám Mục Tổng thư ký José Rodríguez Carballo, các chức sắc của Bộ này, một số các cha Bề trên Tổng quyền, và các linh mục dòng, trước sự hiện diện của 9000 tu sĩ nam nữ và giáo dân.
Buổi lễ bắt đầu với nghi thức làm phép nến và một cuộc rước tiến lên bàn thờ do 50 tu sĩ nam nữ đại diện cho các hình thái đời sống Thánh Hiến khác nhau.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
“Mắt tôi đã nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa” (Lc 2:30). Đây là những lời của ông Simêôn, mà Tin Mừng trình bày như một người đơn sơ “công chính và sùng đạo” (v 25.). Nhưng trong tất cả những người đàn ông đứng trong đền thờ ngày hôm đó, chỉ có ông là người duy nhất nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế. Ông ấy thấy điều gì? Thưa một hài nhi: một đứa bé nhỏ nhoi, mong manh và đơn sơ. Nhưng nơi hài nhi ấy, ông nhìn thấy ơn cứu độ, bởi vì Chúa Thánh Thần cho ông nhận ra nơi hài nhi dịu dàng ấy “Đấng Kitô của Chúa” (v. 26). Đón nhận hài nhi vào vòng tay mình, ông nhận thấy, trong đức tin, rằng nơi hài nhi ấy, Thiên Chúa đã thực hiện những lời hứa của Người. Và như thế, ông Simêôn, có thể ra đi trong bình an vì ông đã được thấy ân sủng đáng giá hơn cả mạng sống (x. Tv 63: 4), và ông không còn trông mong điều gì khác hơn.
Anh chị em cũng vậy, những anh chị em tận hiến thân yêu, là những người nam nữ đơn sơ, đã nhìn thấy kho báu đáng giá hơn tất cả những của cải thế gian. Vì kho báu ấy, anh chị em đã để lại những thứ quý giá, như những của cải, như việc hình thành nên gia đình riêng của mình. Tại sao anh chị em làm điều đó? Thưa vì anh chị em đã yêu mến Chúa Giêsu, anh chị em nhìn thấy mọi thứ nơi Người và, bị cuốn hút bởi ánh mắt của Người, cho nên anh chị em giã từ những thứ còn lại. Cuộc sống tận hiến là tầm nhìn này. Đó là nhìn thấy những gì là quan yếu trong cuộc sống. Đó là chào đón món quà của Chúa với vòng tay rộng mở, như ông Simêôn đã làm. Đây là những gì mắt của người tận hiến nhìn thấy: đó là ân sủng của Thiên Chúa tuôn đổ vào tay họ. Người tận hiến là một trong những người nhìn vào bản thân mình mỗi ngày và nói: “ Tất cả mọi thứ là một hồng ân, tất cả mọi thứ đều là ân sủng”. Anh chị em thân mến, chúng ta không xứng đáng với đời tu, đó là một món quà tình yêu mà chúng ta đã nhận được.
Mắt tôi đã nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa. Đây là những từ chúng ta lặp lại mỗi đêm trong Kinh Tối. Với những lời ấy, chúng ta kết thúc một ngày và nói “Lạy Chúa, ơn cứu rỗi của con xuất phát từ Ngài, tay con không phải là hai bàn tay trắng, nhưng đầy tràn ân sủng của Chúa”. Khi chúng ta nhìn lại, khi đọc lại lịch sử đời mình, chúng ta thấy ân sủng trung tín của Chúa ở đó, không chỉ trong những khoảnh khắc tuyệt vời của cuộc sống, mà cả trong những mỏng dòn, yếu đuối, và đau khổ. Tên cám dỗ, ma quỷ, cứ nhất mực nhắc đến những bất hạnh của chúng ta, và hai bàn tay trắng của chúng ta. Nó nói rằng trong nhiều năm qua anh chị em chẳng cải thiện được chút nào, anh chị em đã không đạt được những gì anh chị em có thể, họ không cho phép anh chị em làm những gì anh chị em đã được dẫn dắt, anh chị em không luôn luôn trung thành, anh chị em không có khả năng vân vân và vân vân. Mỗi người trong chúng ta đều biết câu chuyện này, và những lời lẽ này rất rõ. Chúng ta thấy rằng điều này có phần đúng đấy và chúng ta chạy theo những ý nghĩ và cảm xúc làm chúng ta hoang mang. Và chúng ta có nguy cơ mất đi la bàn của mình, là sự nhưng không của Chúa. Bởi vì Chúa luôn yêu thương chúng ta và hiến thân cho chúng ta, ngay cả trong những bất hạnh của chúng ta. Thánh Giêrôm đã trao cho Chúa nhiều điều nhưng Chúa cứ đòi hỏi thêm nữa. Thánh nhân nói với Chúa: “ Nhưng, Lạy Chúa, con đã trao cho Chúa tất cả mọi thứ, tất cả mọi thứ, còn gì nữa đâu?”. Chúa trả lời “Hãy trao cho Ta cả tội lỗi của con, những khổ đau, và những bất hạnh của con”. Khi chúng ta dán mắt nhìn lên Chúa, chúng ta mở lòng mình ra cho ơn tha thứ là điều canh tân chúng ta và chúng ta được củng cố nhờ lòng trung tín của Chúa. Ngày hôm nay, chúng ta có thể tự hỏi mình: “Tôi đang hướng cái nhìn của tôi vào ai: vào Chúa hay vào tôi?” Ai biết làm thế nào để nhìn thấy trước hết ân sủng của Thiên Chúa thì phát hiện ra thuốc giải độc cho những ánh mắt ngờ vực và trần tục.
Có một cám dỗ treo lơ lửng trên đời tu: đó là cám dỗ có một cái nhìn trần tục. Đó là ánh mắt không còn thấy ân sủng của Thiên Chúa như là nhân tố chính của cuộc sống và tìm kiếm những điều thay thế: một chút thành công, một niềm an ủi trìu mến, hay cuối cùng tôi cũng làm được điều tôi muốn. Nhưng cuộc đời tận hiến, khi nó không còn xoay quanh ân sủng của Thiên Chúa nữa, thì quay trở lại với bản ngã của mình. Nó mất đi động lực, ngả về phía sau, và trì trệ. Và chúng ta đều biết những gì sẽ xảy ra khi đó: chúng ta đòi hỏi không gian của chúng ta và quyền lợi của chúng ta, chúng ta để cho mình bị lôi kéo bởi những tin đồn và ác ý, chúng ta nhận nổi giận với tất cả mọi thứ sai lệch dù nhỏ đến đâu và chúng ta hát kinh cầu của những lời than thở, về những người khiếu nại, “các cha khiếu nại”, “các sơ khiếu nại” với anh em, chị em, cộng đồng, Giáo Hội, xã hội. Chúa không còn được nhìn thấy trong mọi thứ, mà chỉ còn thế gian với sự năng động của nó, và trái tim co lại. Vì thế, ta trở thành con người của các thói quen và thực dụng, trong khi bên trong nỗi buồn và sự ngờ vực tăng dần, suy thoái thành sự cam chịu. Đây là những gì cái nhìn trần tục dẫn đến. Thánh Têrêsa vĩ đại nói với chị em mình: “Khốn cho các nữ tu cứ lặp đi lặp lại ‘họ đã đối xử bất công với tôi’, khốn thay!”
Để có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống, chúng ta phải cầu xin cho biết cách cảm nhận được ân sủng của Thiên Chúa dành cho chúng ta, như ông Simêôn. Tin Mừng lặp đi lặp lại ba lần rằng ông quen thuộc một cách thân mật với Chúa Thánh Thần, là Đấng hằng ngự trên ông, linh báo cho ông, và thúc đẩy ông (xem câu 25-27). Ông quen thuộc với Chúa Thánh Thần, với tình yêu của Chúa. Cuộc sống tận hiến, nếu vẫn vững vàng trong tình yêu của Chúa, sẽ thấy được vẻ đẹp. Ông thấy rằng đức thanh bần không phải là một cố gắng cam go, mà là một sự tự do siêu việt, mang lại cho chúng ta Thiên Chúa và tha nhân như những gì giàu có thực sự. Ông thấy rằng đức khiết tịnh không phải là một sự vô sinh khắc khổ, mà là cách để yêu mà không cần chiếm đoạt. Ông thấy rằng đức vâng lời không phải là kỷ luật, mà là sự chiến thắng trên thói vô chính phủ của chúng ta theo phong cách của Chúa Giêsu. Đề cập đến đức thanh bần và đời sống cộng đồng thì tại một trong những vùng đất động đất kia, ở Ý, có một tu viện dòng Biển Đức đã bị phá hủy và một tu viện khác đã mời các nữ tu chuyển đến ở với họ. Nhưng họ chỉ ở lại đó một thời gian ngắn: họ không hạnh phúc, họ nghĩ về nơi họ đã rời đi, về những người ở đó. Và cuối cùng họ quyết định trở lại tu viện cũ của mình, mà nay chỉ còn là hai căn nhà lưu động. Thay vì lưu lại một tu viện rộng lớn, thoải mái, họ quay lại sống như những con ruồi ở đó, cùng nhau, nhưng hạnh phúc trong nghèo khó. Điều này chỉ mới xảy ra năm ngoái. Một chuyện thật đẹp!
Mắt tôi đã nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa. Ông Simêôn thấy nơi Chúa Giêsu nhỏ bé, khiêm nhường, Đấng đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ, và ông tự xác định mình như người tôi tớ. Thật vậy, ông nói: “Muôn lạy Chúa, giờ đây xin để tôi tớ này được an bình ra đi.” (câu 29.). Những người nhìn sự vật như Chúa Giêsu nhìn, thì học được cách sống để phục vụ. Họ không chờ đợi những người khác bắt đầu, nhưng chính họ bắt đầu tìm kiếm người hàng xóm của mình, như ông Simêôn tìm kiếm Chúa Giêsu trong đền thờ. Hàng xóm trong đời tận hiến của tôi là ở đâu? Đây là câu hỏi: Nơi nào là hàng xóm trong đời tận hiến? Trước hết là trong cộng đồng của chính mình. Chúng ta cần phải xin cho được ân sủng để biết làm thế nào để tìm kiếm Chúa Giêsu nơi những anh chị em được trao cho chúng ta. Chính ở đó, chúng ta có thể bắt đầu đưa đức ái vào thực hành: ngay tại nơi chúng ta sống, bằng cách chào đón những anh chị em của mình trong sự nghèo khó của họ, như khi ông Simêôn chào đón Chúa Giêsu đơn sơ và khó nghèo. Ngày nay, nhiều người chỉ nhìn thấy nơi tha nhân những trở ngại và phức tạp. Chúng ta cần có một ánh mắt tìm kiếm người lân cận của chúng ta, một ánh mắt đưa những người ở xa đến gần hơn. Các tu sĩ nam nữ, những người bắt chước Chúa Giêsu, được mời gọi nhìn vào thế giới, với một ánh mắt thương cảm, một ánh mắt tìm kiếm những người ở xa; một ánh mắt không lên án, nhưng khuyến khích, giải phóng, an ủi, một ánh mắt của lòng trắc ẩn. Đó là một ánh mắt lặp lại cụm từ trong Phúc Âm, khi nói về Chúa Giêsu, “Ngài chạnh lòng thương”. Đó là cách Chúa Giêsu ngự xuống trên mỗi người chúng ta.
Mắt tôi đã nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa. Đôi mắt của Simêôn nhìn thấy ơn cứu độ bởi vì đôi mắt ấy đang mong chờ điều đó (xem câu 25). Đó là đôi mắt chờ đợi, và đầy hy vọng. Đôi mắt ấy tìm kiếm ánh sáng và rồi đã thấy ánh sáng của các dân nước (xem câu 32). Đôi mắt tuy đã già nua, nhưng bừng sáng trong hy vọng. Ánh mắt của những người tận hiến nam nữ chỉ có thể là ánh mắt của hy vọng, biết làm sao hy vọng. Khi nhìn xung quanh, chúng ta thấy rất dễ mất hy vọng: bao nhiêu những điều không đúng như lòng mong muốn, sự suy giảm ơn gọi... Cám dỗ có cái nhìn trần tục, vô hiệu hóa mọi hy vọng, vẫn luôn lơ lửng ở đó. Nhưng chúng ta hãy nhìn vào Tin mừng và thấy ông Simêôn và bà Anna: họ đã già, và cô đơn, nhưng họ không mất hy vọng, vì họ đã ở lại trong tình hiệp thông với Chúa. Bà Anna “không rời bỏ Đền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, sớm hôm thờ phượng Thiên Chúa” (v. 37). Đây là bí quyết: đừng bao giờ xa lạ với Chúa, Đấng là nguồn mạch của hy vọng. Chúng ta trở nên mù lòa nếu chúng ta không trông lên Chúa mỗi ngày, nếu chúng ta không tôn thờ Ngài. Hãy thờ phượng Chúa!
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì hồng ân cuộc sống tận hiến và xin Chúa cho chúng ta một cách nhìn mới, biết cách nhận ra ân sủng, biết cách tìm kiếm người lân cận của mình, và biết hy vọng. Rồi mắt chúng ta cũng sẽ thấy ơn cứu độ.
Lời nguyện giáo dân
Mở đầu phần lời nguyện giáo dân, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Được Chúa Thánh Thần qui tụ để kỷ niệm cuộc gặp gỡ giữa Chúa Kitô và dân Người, chúng ta hãy kết hiệp với Đức Maria và Thánh Giuse để dâng lên Thiên Chúa Cha của chúng ta những ý nguyện sau:
1) Xin Chúa ban cho Đức Thánh Cha ơn khôn ngoan và bền đỗ. Xin Chúa thương xót chúng con.
2) Xin Chúa bảo vệ các Giám mục và Linh mục trong sự thật và bác ái. Xin Chúa thương xót chúng con.
3) Xin Chúa hướng dẫn những người tận hiến bước đi trong sự thánh thiện và niềm vui trọn vẹn. Xin Chúa thương xót chúng con.
4) Xin Chúa nâng đỡ các Kitô hữu bị bách hại, xin cho họ giữ vững hy vọng và dũng cảm theo Chúa bất chấp mọi nghịch cảnh. Xin Chúa thương xót chúng con.
5) Xin Chúa khơi dậy trong tâm hồn những người cai trị lòng mong muốn những điều tốt đẹp và nhiệt tâm đối với người dân. Xin Chúa thương xót chúng con.
6) Xin Chúa hoán cải trái tim những người tội lỗi bằng ân sủng và lòng thương xót của Chúa. Xin Chúa thương xót chúng con.
7) Xin Chúa canh tân nơi những người phối ngẫu Kitô giáo tình yêu và sự quảng đại tha thứ. Xin Chúa thương xót chúng con.
8) Xin Chúa ban cho chúng con nhiều ơn gọi linh mục và đời sống tận hiến. Xin Chúa thương xót chúng con.
9) Xin Chúa an ủi những người cô đơn và những ai bị bỏ rơi với sự hiện diện và đồng hành của Chúa. Xin Chúa thương xót chúng con.
10) Xin Chúa mở cửa thiên đàng cho ai đang hấp hối và các tín hữu đã ra đi trước chúng con. Xin Chúa thương xót chúng con.
Sau các lời nguyện này, Đức Thánh Cha cầu nguyện như sau:
Lạy Cha, nơi Con Cha được dâng vào đền thờ, Cha đã cho chúng con thấy rõ ràng cuộc gặp gỡ giữa hai giao ước cũ và mới, cúi xin Cha cho Giáo hội trải nghiệm niềm vui hân hoan khi cùng với Đức Maria và mọi người bước đi trong ánh sáng rực rỡ của Cha.
Vì Chúa Kitô, Chúa chúng con. Amen
Source:Libreria Editrice Vaticana