Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy nên muối cho đời và ánh sáng cho trần gian
Lm Jude Siciliano OP
00:31 01/02/2017
Chúa nhật V Thường niên - A
Isaia 58: 7-10; T.vịnh 111; 1 Côrintô 2: 1-5; Matthêu 5: 13-16
Hãy nên muối cho đời và ánh sáng cho trần gian
Tuần vừa qua chúng ta nghe lời mở đầu của Bài Giảng Trên Núi: Tám Mối Phúc Thật. Hôm nay phúc âm tiếp ngay sau với Chúa Giêsu đối chiếu là nếu chúng ta theo Ngài chúng ta sẽ như muối và ánh sáng. Hai hình ảnh đó cho chúng ta biết chúng ta phải sống thế nào trong trần gian như là đệ tử của Chúa Giê su.
Tôi có một người bạn luôn luôn theo dõi những phân chất trong thức ăn. Trong khi một số người trong chúng ta cần biết lượng đường hay chất béo thì bà ta cần biết lượng muối. Bà ta có áp huyết cao nên bác sĩ bảo bà ta hãy cẩn thận lượng muối trong thức ăn. Trong xã hội thời nay muối không tốt mấy.
Nhưng trong thời Chúa Giêsu thì không như vậy. Dân chúng không có tủ lạnh để giữ thức ăn nên họ dùng muối để giữ thức ăn. Vì thế muối thời đó là món quan trọng, đến nỗi người ta dùng muối như tiền để tra tiền lương (gốc của chữ muối là 'salary' bỏi chữ 'salarium' mà ra) . Chúa Giêsu dùng muối như tượng trưng cho các môn đệ Ngài. Họ sẽ sống thế nào trong thế gian. Như muối làm cho thức ăn thêm vị mặn mà, thì các môn đệ của Chúa Giêsu phải làm thêm vị cho thế gian. Cũng như muối, chúng ta có thể phá huỷ những sự việc trong đời sống thường ngày.
Chúa Giêsu nói với các môn đệ "anh em là ánh sáng cho trần gian" Người ta cần phải trông thấy các môn đệ, họ không nên sống ẩn dật. Năm nay trận đấu banh lớn sẽ xãy ra ở Houston. Có chỗ cho 72,220 khán giả, và có mái che dài ra che kin sân vận động để tránh mưa. Hãy tưởng tượng ngay giữa trận đấu điện bị tắt, sân vận động ở trong bóng tối âm u. Như có một người nào bật đèn của máy điện thoại cầm tay và chiếu ánh sáng vào sân vận động để cho 72,220 khán giả trông thấy, thì ánh sáng đó có thể chiếu trong bóng tối âm u chút ít.
Có lẽ đó là điều Chúa Giêsu nghĩ đến cách sống của chúng ta và các môn đệ của Ngài. Mặc dù bóng tối âm u bao trùm thế gian, Chúa Giêsu bảo các môn đệ Ngài không nên ẩn dấu che đậy điều chúng ta có. "Ánh sáng của anh em phải chiếu dọi trước thiên hạ, để họ tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời". Chúa Giêsu không nói với chúng ta là không nên sợ sệt và hãy làm sao chứng tỏ đức tin của chúng ta. Chúa Giêsu cũng nhắc chúng ta biết là bóng tối âm u bao trùm thế gian như bóng tối trong sân vận động lớn ở Houston, ngoại trừ có ánh đèn nhỏ hay một cây diêm người nào bật lên.
Các bạn hãy nghĩ đến cảnh tối tăm của sân vận động với 72,220 người. Hãy tưởng tượng những người đó nghĩ đến bật đèn của điện thoại cầm tay, hay bật một cây diêm. Như thế có đủ ánh sáng để tiêp tục trận đấu hay không? Chắc hẵn là không. Các khán giả có lẽ chỉ bật đèn để trông thấy nhau mà thôi, nhưng vẫn không đủ ánh sáng để tiếp tục trân đấu. Tất cả những người đó cần phải có ánh sáng lớn của toàn sân vận động.
Và đó chính là việc mà Chúa Giêsu muốn chúng ta phải làm là đem ánh sang đức tin để chiếu rọi trong bóng tối âm u cho đến khi Ngài trở lại hay không? Khi Ngài trở lại ánh sáng của Ngài rất mạnh chiếu soi và bóng tối khiến sự âm u không còn nữa. Chờ cho đến ngày đó, chúng ta không cần phải sợ hãi vì bóng tối âm u bao trùm chúng ta. Với ánh sáng của mỗi người trong chúng ta, và ánh sáng của các tín hữu khác; chúng ta phải vào rọi chiếu vào nơi tối tăm để giúp những người khác trông thấy. Nói tóm lại, đó là điều Chúa Giêsu diễn tả cho chúng ta và Giáo Hội của Ngài, trở nên một cộng đoàn cầm ánh sáng của đuốc hay không?
Hôm nay ngôn sứ Isaia cho một thí dụ cụ thể rõ ràng là chúng ta được gọi nên "muối cho đời", và nên "ánh sáng cho trần gian". Ngôn sứ Isaia nói với dân Israel từ nơi lưu đày trở về quê hương, vào khoản thế kỷ thứ sáu trước Công Nguyên. Isaia dạy là hãy hành động đích thật không phải là chỉ có việc cầu kinh và phụng vụ. Vì những cử chỉ đó vẫn diễn tiến trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Việc chính là "hãy bẻ bánh với người đói, dẫn về nơi cư trú cho kẽ vô gia cư. Thấy ai mình trần thì cho áo che thân…" Rồi ngôn sứ nói thêm "Bấy giờ ánh sáng của ngươi Ngời Sáng lên như rạng đông..." Và như Chúa Giêsu nói hôm nay "anh em hãy là muối cho đời…anh em là ánh sáng cho trần gian…"
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
5th Sunday in Ordinary Time (A)
Isaiah 58: 7-10; Psalm 112; I Corinthians 2: 1-5; Matthew 5: 13-16
Last week we heard the opening lines of the Sermon on the Mount, the eight Beatitudes. Today’s gospel follows immediately with Jesus making the analogy that we who follow him are to be like salt and light. They are guiding images for us and tell us how we are to live in the world as his disciples.
I have a friend who checks food labels of everything she eats. While some of us check labels for sugar and fat content, her concern is salt. She has high blood pressure and her doctor told her to watch her salt intake. Salt has a bad reputation in our modern society.
Not so in Jesus’ time. People had no refrigeration so they needed salt to preserve food. Salt was an important commodity. It was so valuable that it was even used as pay (salt is at the root of our word "salary" – salarium). Jesus used salt as a metaphor to describe who his disciples are and how they are to be in the world. Just as salt draws out the flavor of food, so Jesus’ disciples are to draw out goodness in the world. As salt we may even have to upset the way things are and how life is ordinarily carried on – the usual "taste" of daily life in the world.
Jesus tells his disciples, "You are the light of the world." They are to be seen, not hidden away. Today the Super Bowl is to be played in NRG Stadium in Houston. It seats 72,220 fans and has a retractable roof that covers the whole stadium. Imagine that in the middle of the game the electricity fails and the whole place is in total darkness. Suppose just one person pulled out their cell phone and turned on its flashlight. It’s a small light, but in such darkness it would be visible to all the 72,220 people sitting in darkness. One light overcoming total darkness.
Maybe that’s what Jesus imagined for us, his disciples. No matter how great and overpowering the darkness in our world is, He tells his disciples not to hide our gifts. "Your light must shine before others and glorify your heavenly Father." He’s not just giving us a talk about overcoming our shyness and "stepping out in faith." He also is reminding us how much darkness there is in the world, something like an NRG Stadium in total darkness, except perhaps for that one tiny, but very visible cell phone someone has thought to turn on.
Stay with the darkened stadium image for a moment. Imagine if all 72,220 people in the stadium decided to also provide some light by turning on their cell phone flashlights or striking a match. Would that be enough light to continue the action on the field? Probably not. The fans would certainly provide light to see one another by, but it would not be enough to continue the festivities, entertainment and the sporting event. All those people would need the great stadium’s lights to be turned on. Until that happened, they would do the best they could.
Is that what Jesus wants us to do, provide our own lights to confront the world’s darkness until he returns? When he does come back His light will be so bright, the darkness will be completely gone! Until then we must not be afraid of the darkness that surrounds us. With our single light and the lights of other believers, we must go into the darkness to help people see. After all, isn’t that how Jesus describes us as a church, a community of light bearers?
Today the prophet Isaiah provides a vivid example of what the "salt of the earth" and the "lights of the world" are called to do. Isaiah was addressing those who had returned from exile (sixth century BCE). True religious behavior, he teaches, is not only characterized by sincere prayers and worship. Such attentiveness to God should flow into daily life. "Share your bread with the hungry, shelter the oppressed and the homeless, clothe the naked when you see them…." "Then," the prophet says, "your light shall break forth like the dawn…." Or, as Jesus puts it today, "You are the salt of the earth….You are the light of the world."’
Isaia 58: 7-10; T.vịnh 111; 1 Côrintô 2: 1-5; Matthêu 5: 13-16
Hãy nên muối cho đời và ánh sáng cho trần gian
Tuần vừa qua chúng ta nghe lời mở đầu của Bài Giảng Trên Núi: Tám Mối Phúc Thật. Hôm nay phúc âm tiếp ngay sau với Chúa Giêsu đối chiếu là nếu chúng ta theo Ngài chúng ta sẽ như muối và ánh sáng. Hai hình ảnh đó cho chúng ta biết chúng ta phải sống thế nào trong trần gian như là đệ tử của Chúa Giê su.
Tôi có một người bạn luôn luôn theo dõi những phân chất trong thức ăn. Trong khi một số người trong chúng ta cần biết lượng đường hay chất béo thì bà ta cần biết lượng muối. Bà ta có áp huyết cao nên bác sĩ bảo bà ta hãy cẩn thận lượng muối trong thức ăn. Trong xã hội thời nay muối không tốt mấy.
Nhưng trong thời Chúa Giêsu thì không như vậy. Dân chúng không có tủ lạnh để giữ thức ăn nên họ dùng muối để giữ thức ăn. Vì thế muối thời đó là món quan trọng, đến nỗi người ta dùng muối như tiền để tra tiền lương (gốc của chữ muối là 'salary' bỏi chữ 'salarium' mà ra) . Chúa Giêsu dùng muối như tượng trưng cho các môn đệ Ngài. Họ sẽ sống thế nào trong thế gian. Như muối làm cho thức ăn thêm vị mặn mà, thì các môn đệ của Chúa Giêsu phải làm thêm vị cho thế gian. Cũng như muối, chúng ta có thể phá huỷ những sự việc trong đời sống thường ngày.
Chúa Giêsu nói với các môn đệ "anh em là ánh sáng cho trần gian" Người ta cần phải trông thấy các môn đệ, họ không nên sống ẩn dật. Năm nay trận đấu banh lớn sẽ xãy ra ở Houston. Có chỗ cho 72,220 khán giả, và có mái che dài ra che kin sân vận động để tránh mưa. Hãy tưởng tượng ngay giữa trận đấu điện bị tắt, sân vận động ở trong bóng tối âm u. Như có một người nào bật đèn của máy điện thoại cầm tay và chiếu ánh sáng vào sân vận động để cho 72,220 khán giả trông thấy, thì ánh sáng đó có thể chiếu trong bóng tối âm u chút ít.
Có lẽ đó là điều Chúa Giêsu nghĩ đến cách sống của chúng ta và các môn đệ của Ngài. Mặc dù bóng tối âm u bao trùm thế gian, Chúa Giêsu bảo các môn đệ Ngài không nên ẩn dấu che đậy điều chúng ta có. "Ánh sáng của anh em phải chiếu dọi trước thiên hạ, để họ tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời". Chúa Giêsu không nói với chúng ta là không nên sợ sệt và hãy làm sao chứng tỏ đức tin của chúng ta. Chúa Giêsu cũng nhắc chúng ta biết là bóng tối âm u bao trùm thế gian như bóng tối trong sân vận động lớn ở Houston, ngoại trừ có ánh đèn nhỏ hay một cây diêm người nào bật lên.
Các bạn hãy nghĩ đến cảnh tối tăm của sân vận động với 72,220 người. Hãy tưởng tượng những người đó nghĩ đến bật đèn của điện thoại cầm tay, hay bật một cây diêm. Như thế có đủ ánh sáng để tiêp tục trận đấu hay không? Chắc hẵn là không. Các khán giả có lẽ chỉ bật đèn để trông thấy nhau mà thôi, nhưng vẫn không đủ ánh sáng để tiếp tục trân đấu. Tất cả những người đó cần phải có ánh sáng lớn của toàn sân vận động.
Và đó chính là việc mà Chúa Giêsu muốn chúng ta phải làm là đem ánh sang đức tin để chiếu rọi trong bóng tối âm u cho đến khi Ngài trở lại hay không? Khi Ngài trở lại ánh sáng của Ngài rất mạnh chiếu soi và bóng tối khiến sự âm u không còn nữa. Chờ cho đến ngày đó, chúng ta không cần phải sợ hãi vì bóng tối âm u bao trùm chúng ta. Với ánh sáng của mỗi người trong chúng ta, và ánh sáng của các tín hữu khác; chúng ta phải vào rọi chiếu vào nơi tối tăm để giúp những người khác trông thấy. Nói tóm lại, đó là điều Chúa Giêsu diễn tả cho chúng ta và Giáo Hội của Ngài, trở nên một cộng đoàn cầm ánh sáng của đuốc hay không?
Hôm nay ngôn sứ Isaia cho một thí dụ cụ thể rõ ràng là chúng ta được gọi nên "muối cho đời", và nên "ánh sáng cho trần gian". Ngôn sứ Isaia nói với dân Israel từ nơi lưu đày trở về quê hương, vào khoản thế kỷ thứ sáu trước Công Nguyên. Isaia dạy là hãy hành động đích thật không phải là chỉ có việc cầu kinh và phụng vụ. Vì những cử chỉ đó vẫn diễn tiến trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Việc chính là "hãy bẻ bánh với người đói, dẫn về nơi cư trú cho kẽ vô gia cư. Thấy ai mình trần thì cho áo che thân…" Rồi ngôn sứ nói thêm "Bấy giờ ánh sáng của ngươi Ngời Sáng lên như rạng đông..." Và như Chúa Giêsu nói hôm nay "anh em hãy là muối cho đời…anh em là ánh sáng cho trần gian…"
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
5th Sunday in Ordinary Time (A)
Isaiah 58: 7-10; Psalm 112; I Corinthians 2: 1-5; Matthew 5: 13-16
Last week we heard the opening lines of the Sermon on the Mount, the eight Beatitudes. Today’s gospel follows immediately with Jesus making the analogy that we who follow him are to be like salt and light. They are guiding images for us and tell us how we are to live in the world as his disciples.
I have a friend who checks food labels of everything she eats. While some of us check labels for sugar and fat content, her concern is salt. She has high blood pressure and her doctor told her to watch her salt intake. Salt has a bad reputation in our modern society.
Not so in Jesus’ time. People had no refrigeration so they needed salt to preserve food. Salt was an important commodity. It was so valuable that it was even used as pay (salt is at the root of our word "salary" – salarium). Jesus used salt as a metaphor to describe who his disciples are and how they are to be in the world. Just as salt draws out the flavor of food, so Jesus’ disciples are to draw out goodness in the world. As salt we may even have to upset the way things are and how life is ordinarily carried on – the usual "taste" of daily life in the world.
Jesus tells his disciples, "You are the light of the world." They are to be seen, not hidden away. Today the Super Bowl is to be played in NRG Stadium in Houston. It seats 72,220 fans and has a retractable roof that covers the whole stadium. Imagine that in the middle of the game the electricity fails and the whole place is in total darkness. Suppose just one person pulled out their cell phone and turned on its flashlight. It’s a small light, but in such darkness it would be visible to all the 72,220 people sitting in darkness. One light overcoming total darkness.
Maybe that’s what Jesus imagined for us, his disciples. No matter how great and overpowering the darkness in our world is, He tells his disciples not to hide our gifts. "Your light must shine before others and glorify your heavenly Father." He’s not just giving us a talk about overcoming our shyness and "stepping out in faith." He also is reminding us how much darkness there is in the world, something like an NRG Stadium in total darkness, except perhaps for that one tiny, but very visible cell phone someone has thought to turn on.
Stay with the darkened stadium image for a moment. Imagine if all 72,220 people in the stadium decided to also provide some light by turning on their cell phone flashlights or striking a match. Would that be enough light to continue the action on the field? Probably not. The fans would certainly provide light to see one another by, but it would not be enough to continue the festivities, entertainment and the sporting event. All those people would need the great stadium’s lights to be turned on. Until that happened, they would do the best they could.
Is that what Jesus wants us to do, provide our own lights to confront the world’s darkness until he returns? When he does come back His light will be so bright, the darkness will be completely gone! Until then we must not be afraid of the darkness that surrounds us. With our single light and the lights of other believers, we must go into the darkness to help people see. After all, isn’t that how Jesus describes us as a church, a community of light bearers?
Today the prophet Isaiah provides a vivid example of what the "salt of the earth" and the "lights of the world" are called to do. Isaiah was addressing those who had returned from exile (sixth century BCE). True religious behavior, he teaches, is not only characterized by sincere prayers and worship. Such attentiveness to God should flow into daily life. "Share your bread with the hungry, shelter the oppressed and the homeless, clothe the naked when you see them…." "Then," the prophet says, "your light shall break forth like the dawn…." Or, as Jesus puts it today, "You are the salt of the earth….You are the light of the world."’
“Đừng thích làm mặt trời”
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
01:20 01/02/2017
Chúa nhật 5 Thường niên A
"Đừng thích làm mặt trời”
Thi sĩ Xuân Ly Băng (Đức Ông JB Lê Xuân Hoa) viết bài thơ “Đừng thích làm mặt trời”. Lời thơ thật nhẹ nhàng mà sâu lắng. Nhiều hình ảnh so sánh rất gần gũi thân thương của đời thường.
Khoan mộng làm mặt trời.
Đừng mơ làm sao sáng.
Hãy cố gắng con ơi.
Làm những điều nhỏ mọn
Chỉ vì mến Chúa thôi.
Tặng người con không thích
Một nụ cười thế thôi.
Đôi mắt nhìn trìu mến
Để chia sẻ tâm tình
Với một người đau khổ.
Viếng thăm và giúp đỡ
Người bệnh tật già nua.
Đừng ngại nắng ngại mưa.
Thấy Chúa trong người họ
Không mắng la nạt nộ.
Đừng giận dữ một ai.
Chút mật bắt nhiều rồi
Hơn giấm chua từng hũ.
Hiền lành và tha thứ
Biết rộng rãi khoan dưng.
Theo Chúa ở khiêm nhường
Và sẵn sàng phục vụ.
Việc làm tuy bé nhỏ
Giá trị thật vô cùng
Làm mặt trời đừng mong.
Cũng đừng mơ làm sao sáng…
Đọc thơ, tôi liên tưởng đến hình ảnh Muối và Ánh Sáng của Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay.
Khoan mộng làm mặt trời.
Đừng mơ làm sao sáng.
Chỉ mong làm muối đất.
là ánh sáng Chúa thôi.
Hiến chương Nước trời được Chúa Giêsu công bố trong Tin mừng Chúa Nhật vừa qua. Tiếp theo bài giảng trên núi, Chúa Giêsu xác định sứ mạng của các môn đệ: “Anh em là muối cho đời... anh em là ánh sáng thế gian”.
1. Anh em là muối cho đời, một định nghĩa tuyệt vời về Kitô hữu.
Sử gia Pliny viết: "Không gì bằng hữu dụng bằng muối và ánh sáng". Không có ánh sáng, cỏ cây sẽ úa tàn. Không có muối, sơn hào hải vị cũng sẽ ra nhạt phèo. Chúa Giêsu ví các môn đệ của Ngài như muối đất và ánh sáng của trần gian. Đây là một vinh dự cho các môn đệ vì họ được mời gọi tham dự vào sứ mệnh làm muối đất, ánh sáng của Chúa Kitô.
Chúa Giêsu Kitô chính là Ánh Sáng soi chiếu trần gian u mê (Mt 4,16; Pl 2,15; Ep 5,8). Ngài đến để giảng dạy cho thế gian biết đâu là hạnh phúc chân thật: "Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống" (Ga 14,6). Chúa Giêsu đã chữa lành những kẻ bị tật nguyền, xoa dịu những tâm hồn đau khổ. Như muối đất, tình yêu của Ngài được biểu lộ qua những nghĩa cử bác ái và cái chết, đã làm cho trần gian tẻ nhạt và khổ đau thêm mặn mà, ý vị.
"Muối đất". Muối được dùng để khử trùng, gìn giữ thức ăn và để nêm vào các món ăn cho thêm hương vị mặn mà. Nếm một món ăn thiếu muối sẽ thấy nhạt nhẽo. Nhưng chỉ cần thêm vài hạt muối, món ăn trở nên đậm đà và dễ ăn. Người bị bệnh cao huyết áp phải ăn lạt nên thường mất ngon khi ăn. Người Việt thường dùng nước mắm để nêm các món ăn, nhưng vẫn phải thêm muối, món ăn mới hấp dẫn.
Vào thời Chúa Giêsu, muối tượng trưng cho tính hiếu khách. Khách đến nhà thường được tặng bánh mì và muối, biểu hiệu sự tiếp đón nồng hậu.
Ngày xưa, khi chưa khám phá ra phân bón hóa học, người ta dùng muối để làm đất đai thêm phì phiêu. Khi chưa có tủ lạnh, muối còn được dùng để ướp cá, thịt và thức ăn, cất giữ được lâu ngày hơn. Chúa Giêsu sai các môn đệ đến trong thế gian như người ta nêm muối vào thức ăn để thêm hương vị và giữ được lâu. Vị mặn của muối là yếu tố quan trọng. Mặn thuộc về bản chất của muối.Vị mặn, đó là lòng yêu mến Chúa mặn nồng. Vị mặn là tình yêu tha nhân mặn mà. Yêu Chúa mặn nồng, yêu tha nhân mặn mà, đời sống Kitô hữu sẽ ướp hương vị tình yêu mặn mòi cho cuộc đời.
2. Anh em là ánh sáng cho trần gian, một định nghĩa quá cao trọng về Kitô hữu.
Chỉ Thiên Chúa mới là Ánh Sáng (1Ga1,5), chỉ Đức Giêsu mới dám nhận mình là Ánh Sáng (Ga 8,12). “Anh em là ánh sáng” vì anh em gần Thầy “gần đèn thì sáng”.
"Ánh sáng thế gian". Một hình ảnh rất quen thuộc với người Việt đó là đèn dầu. Một căn nhà có đèn sáng báo hiệu đang có người ở, có sự sống. Một người đi lạc trong đêm tối hẳn sẽ rất sung sướng khi thấy có ánh đèn. Ánh đèn đem lại niềm vui và thu hút mọi người.“Các con là ánh sáng thế gian”, đây là lời mời gọi truyền giáo, qua đời sống, qua lời nói và hành động, Kitô hữu được mời gọi làm ánh sáng hy vọng cho những ai đang lần bước trong bóng tối tuyệt vọng, dẫn dắt họ đến với Chúa. Trong bóng đêm mịt mùng, một ánh lửa nhỏ cũng có thể được nhìn thấy từ xa.
Chúa Giêsu không nói: các con hãy cố gắng làm muối đất và trở nên ánh sáng cho thế gian nhưng lại nói: “Các con là muối đất và là ánh sáng thế gian”, bởi vì các con là môn đệ của Thầy, vì các con đã lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy.
"Các con là sự sáng thế gian", sự sáng này không phải do chúng ta tạo nên, nhưng phát xuất từ Chúa Kitô: "Ta là sự sáng thế gian" (Ga 8,12). Chúa Giêsu muốn chúng ta như tấm gương phản chiếu ánh sáng của Ngài, cho mọi người và cho mọi nơi. Do đó, ánh sáng được chiếu tỏa không phải cho chúng ta được vinh danh, nhưng cho vinh quang của Chúa: "Sự sáng của các con phải chiếu giãi ra trước mặt thiên hạ, để họ xem thấy những việc lành của các con mà ngợi khen Cha các con trên trời".
Muối đất, sự sáng thế gian: hai hình ảnh cùng diễn tả một lời mời gọi. Tiên tri Isaia, trong Bài đọc 1 đưa ra những phương cách để giữ muối khỏi "lạt" và ngọn đèn luôn chiếu sáng. Đó là sống bác ái, chia cơm sẻ bánh cho người nghèo đói, tiếp đón những kẻ bất hạnh vô gia cư, cho quần áo những người không đủ mặc... Khi ấy, "ánh sáng của ngươi sẽ bừng lên trong bóng tối và bóng tối sẽ trở thành như giữa ban ngày".
Có lẽ nhiều người sẽ tự nhủ: làm sao mình có khả năng và xứng đáng làm muối đất và sự sáng cho mọi người? Nắm muối gồm những hạt muối nhỏ dồn lại, đèn sáng được nhờ những giọt dầu góp lại. Những hạt muối nhỏ đó, những giọt dầu đó là những việc bé nhỏ mà chúng ta thực hiện trong đời sống hằng ngày: những nụ cười, lời nói lịch thiệp, những cử chỉ bác ái khiêm nhường, thái độ biết lắng nghe, sống tha thứ biết nghĩ đến người khác...
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay nhấn mạnh đến chứng từ muối đất và ánh sáng trần gian của Kitô hữu. Nếu chúng ta thương yêu nhau như Chúa đã yêu thương thì chính đời sống, việc làm, việc bác ái sẽ mang lại hương vị cuộc đời, hương thơm cho mọi người, chiếu tỏa ánh sáng giúp nhiều người đến với Chúa là "nguồn ánh sáng và ơn cứu độ " (Tv 2,1). Kitô hữu tiếp nhận ánh sáng từ Chúa Giêsu để rồi chiếu lên làn ánh sáng hy vọng, ánh sáng tin yêu, ánh sáng công bình bác ái. Những chứng tá đức tin cậy mến, những gương sáng đời sống gia đình, những nỗ lực thực thi các giá trị Phúc Âm chính là muối thêm hương vị đức ái cho đời, là những ánh sáng đức tin soi đường truyền giáo.
"Đừng thích làm mặt trời”
Thi sĩ Xuân Ly Băng (Đức Ông JB Lê Xuân Hoa) viết bài thơ “Đừng thích làm mặt trời”. Lời thơ thật nhẹ nhàng mà sâu lắng. Nhiều hình ảnh so sánh rất gần gũi thân thương của đời thường.
Khoan mộng làm mặt trời.
Đừng mơ làm sao sáng.
Hãy cố gắng con ơi.
Làm những điều nhỏ mọn
Chỉ vì mến Chúa thôi.
Tặng người con không thích
Một nụ cười thế thôi.
Đôi mắt nhìn trìu mến
Để chia sẻ tâm tình
Với một người đau khổ.
Viếng thăm và giúp đỡ
Người bệnh tật già nua.
Đừng ngại nắng ngại mưa.
Thấy Chúa trong người họ
Không mắng la nạt nộ.
Đừng giận dữ một ai.
Chút mật bắt nhiều rồi
Hơn giấm chua từng hũ.
Hiền lành và tha thứ
Biết rộng rãi khoan dưng.
Theo Chúa ở khiêm nhường
Và sẵn sàng phục vụ.
Việc làm tuy bé nhỏ
Giá trị thật vô cùng
Làm mặt trời đừng mong.
Cũng đừng mơ làm sao sáng…
Đọc thơ, tôi liên tưởng đến hình ảnh Muối và Ánh Sáng của Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay.
Khoan mộng làm mặt trời.
Đừng mơ làm sao sáng.
Chỉ mong làm muối đất.
là ánh sáng Chúa thôi.
Hiến chương Nước trời được Chúa Giêsu công bố trong Tin mừng Chúa Nhật vừa qua. Tiếp theo bài giảng trên núi, Chúa Giêsu xác định sứ mạng của các môn đệ: “Anh em là muối cho đời... anh em là ánh sáng thế gian”.
1. Anh em là muối cho đời, một định nghĩa tuyệt vời về Kitô hữu.
Sử gia Pliny viết: "Không gì bằng hữu dụng bằng muối và ánh sáng". Không có ánh sáng, cỏ cây sẽ úa tàn. Không có muối, sơn hào hải vị cũng sẽ ra nhạt phèo. Chúa Giêsu ví các môn đệ của Ngài như muối đất và ánh sáng của trần gian. Đây là một vinh dự cho các môn đệ vì họ được mời gọi tham dự vào sứ mệnh làm muối đất, ánh sáng của Chúa Kitô.
Chúa Giêsu Kitô chính là Ánh Sáng soi chiếu trần gian u mê (Mt 4,16; Pl 2,15; Ep 5,8). Ngài đến để giảng dạy cho thế gian biết đâu là hạnh phúc chân thật: "Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống" (Ga 14,6). Chúa Giêsu đã chữa lành những kẻ bị tật nguyền, xoa dịu những tâm hồn đau khổ. Như muối đất, tình yêu của Ngài được biểu lộ qua những nghĩa cử bác ái và cái chết, đã làm cho trần gian tẻ nhạt và khổ đau thêm mặn mà, ý vị.
"Muối đất". Muối được dùng để khử trùng, gìn giữ thức ăn và để nêm vào các món ăn cho thêm hương vị mặn mà. Nếm một món ăn thiếu muối sẽ thấy nhạt nhẽo. Nhưng chỉ cần thêm vài hạt muối, món ăn trở nên đậm đà và dễ ăn. Người bị bệnh cao huyết áp phải ăn lạt nên thường mất ngon khi ăn. Người Việt thường dùng nước mắm để nêm các món ăn, nhưng vẫn phải thêm muối, món ăn mới hấp dẫn.
Vào thời Chúa Giêsu, muối tượng trưng cho tính hiếu khách. Khách đến nhà thường được tặng bánh mì và muối, biểu hiệu sự tiếp đón nồng hậu.
Ngày xưa, khi chưa khám phá ra phân bón hóa học, người ta dùng muối để làm đất đai thêm phì phiêu. Khi chưa có tủ lạnh, muối còn được dùng để ướp cá, thịt và thức ăn, cất giữ được lâu ngày hơn. Chúa Giêsu sai các môn đệ đến trong thế gian như người ta nêm muối vào thức ăn để thêm hương vị và giữ được lâu. Vị mặn của muối là yếu tố quan trọng. Mặn thuộc về bản chất của muối.Vị mặn, đó là lòng yêu mến Chúa mặn nồng. Vị mặn là tình yêu tha nhân mặn mà. Yêu Chúa mặn nồng, yêu tha nhân mặn mà, đời sống Kitô hữu sẽ ướp hương vị tình yêu mặn mòi cho cuộc đời.
2. Anh em là ánh sáng cho trần gian, một định nghĩa quá cao trọng về Kitô hữu.
Chỉ Thiên Chúa mới là Ánh Sáng (1Ga1,5), chỉ Đức Giêsu mới dám nhận mình là Ánh Sáng (Ga 8,12). “Anh em là ánh sáng” vì anh em gần Thầy “gần đèn thì sáng”.
"Ánh sáng thế gian". Một hình ảnh rất quen thuộc với người Việt đó là đèn dầu. Một căn nhà có đèn sáng báo hiệu đang có người ở, có sự sống. Một người đi lạc trong đêm tối hẳn sẽ rất sung sướng khi thấy có ánh đèn. Ánh đèn đem lại niềm vui và thu hút mọi người.“Các con là ánh sáng thế gian”, đây là lời mời gọi truyền giáo, qua đời sống, qua lời nói và hành động, Kitô hữu được mời gọi làm ánh sáng hy vọng cho những ai đang lần bước trong bóng tối tuyệt vọng, dẫn dắt họ đến với Chúa. Trong bóng đêm mịt mùng, một ánh lửa nhỏ cũng có thể được nhìn thấy từ xa.
Chúa Giêsu không nói: các con hãy cố gắng làm muối đất và trở nên ánh sáng cho thế gian nhưng lại nói: “Các con là muối đất và là ánh sáng thế gian”, bởi vì các con là môn đệ của Thầy, vì các con đã lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy.
"Các con là sự sáng thế gian", sự sáng này không phải do chúng ta tạo nên, nhưng phát xuất từ Chúa Kitô: "Ta là sự sáng thế gian" (Ga 8,12). Chúa Giêsu muốn chúng ta như tấm gương phản chiếu ánh sáng của Ngài, cho mọi người và cho mọi nơi. Do đó, ánh sáng được chiếu tỏa không phải cho chúng ta được vinh danh, nhưng cho vinh quang của Chúa: "Sự sáng của các con phải chiếu giãi ra trước mặt thiên hạ, để họ xem thấy những việc lành của các con mà ngợi khen Cha các con trên trời".
Muối đất, sự sáng thế gian: hai hình ảnh cùng diễn tả một lời mời gọi. Tiên tri Isaia, trong Bài đọc 1 đưa ra những phương cách để giữ muối khỏi "lạt" và ngọn đèn luôn chiếu sáng. Đó là sống bác ái, chia cơm sẻ bánh cho người nghèo đói, tiếp đón những kẻ bất hạnh vô gia cư, cho quần áo những người không đủ mặc... Khi ấy, "ánh sáng của ngươi sẽ bừng lên trong bóng tối và bóng tối sẽ trở thành như giữa ban ngày".
Có lẽ nhiều người sẽ tự nhủ: làm sao mình có khả năng và xứng đáng làm muối đất và sự sáng cho mọi người? Nắm muối gồm những hạt muối nhỏ dồn lại, đèn sáng được nhờ những giọt dầu góp lại. Những hạt muối nhỏ đó, những giọt dầu đó là những việc bé nhỏ mà chúng ta thực hiện trong đời sống hằng ngày: những nụ cười, lời nói lịch thiệp, những cử chỉ bác ái khiêm nhường, thái độ biết lắng nghe, sống tha thứ biết nghĩ đến người khác...
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay nhấn mạnh đến chứng từ muối đất và ánh sáng trần gian của Kitô hữu. Nếu chúng ta thương yêu nhau như Chúa đã yêu thương thì chính đời sống, việc làm, việc bác ái sẽ mang lại hương vị cuộc đời, hương thơm cho mọi người, chiếu tỏa ánh sáng giúp nhiều người đến với Chúa là "nguồn ánh sáng và ơn cứu độ " (Tv 2,1). Kitô hữu tiếp nhận ánh sáng từ Chúa Giêsu để rồi chiếu lên làn ánh sáng hy vọng, ánh sáng tin yêu, ánh sáng công bình bác ái. Những chứng tá đức tin cậy mến, những gương sáng đời sống gia đình, những nỗ lực thực thi các giá trị Phúc Âm chính là muối thêm hương vị đức ái cho đời, là những ánh sáng đức tin soi đường truyền giáo.
Bài chia sẻ tĩnh tâm đầu Xuân cho các em Dự Tu giáo phận Vinh : Ơn gọi và điều kiện theo Chúa
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
09:27 01/02/2017
ƠN GỌI VÀ ĐIỀU KIỆN THEO CHÚA
Bài chia sẻ tĩnh tâm đầu Xuân cho các em Dự Tu giáo phận Vinh
I. ƠN GỌI LÀ GÌ?
Ơn gọi là lời mời gọi của Thiên Chúa dành cho người được mời gọi, đồng thời cũng là sự đáp trả của con người trước lời mời gọi đó. Theo định nghĩa này, để có một ơn gọi, phải có hai yếu tố: yếu tố ân sủng của Thiên Chúa và yếu tố đáp trả của con người. Nếu thiếu một trong hai yếu tố thì không thể có một ơn gọi. Hôm nay chúng ta tìm hiểu ý nghĩa của ơn gọi. Theo cái nhìn của Giáo Hội, từ “ơn gọi” có nhiều ý nghĩa khác nhau:
1) Ý nghĩa I: Lời mời gọi trở thành một người tốt
Với tư cách là một con người, chúng ta đều được mời gọi trở thành một người tốt và sống tốt đời sống mình. Bởi vì mọi người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa (St 1,27). Lời mời gọi tới sự tốt lành được viết trong trái tim mỗi người. Lời mời gọi này tiềm ẩn trong ơn gọi làm người. Thế nên, bất cứ ai là người, dù ở đâu, quốc tịch nào, chủng tộc nào... đều được mời gọi trở thành một người đích thực, một người tốt.
Nhưng làm sao để trở thành một người tốt? Chúng ta trở thành một người tốt nhờ việc cố gắng sống các nhân đức luân lý và nhân bản: đó là những nhân đức mà chúng ta học được và rèn luyện nhờ những cố gắng của mình: như khôn ngoan, công bình, can đảm, tiết độ, tính vị tha, quảng đại, ngay thẳng, thật thà, trung thành và thương người... Nhất là mỗi người sống theo tiếng nói lương tâm ngay thẳng: làm lành, lánh dữ. Đó là luật tự nhiên mà Thiên Chúa đã khắc ghi trong lòng mỗi người. Muốn trở nên một người tốt, chúng ta phải sống theo luật tự nhiên.
2) Ý nghĩa II: Lời mời gọi trở thành một Kitô hữu tốt
Ơn gọi thứ hai cao hơn là lời mời gọi tới đức tin. Đây là ơn gọi đức tin, ơn gọi nên thánh. Khi lĩnh nhận phép Rửa, chúng ta được Thiên Chúa mời gọi trở thành những người Kitô hữu tốt, trở thành một người môn đệ đích thực của Chúa Kitô. Trở thành một người Kitô hữu tốt là trở nên một vị thánh. Bởi thế, Công Đồng Vatican II quả quyết: Mọi Kitô hữu được mời gọi nên thánh (x. LG 39-42). Mục đích của đời sống Kitô hữu là trở thành những vị thánh. Và chúng ta trở thành những vị thánh nhờ việc càng ngày càng sống tốt các nhân đức đối thần: TIN, CẬY, MẾN.
Câu chuyện: Cha Timothy Dolan là một linh mục ở Mỹ, được Tòa Thánh chọn làm Tổng Giám mục một giáo phận lớn và quan trọng ở Mỹ. Sau khi nhậm chức, một nhà báo hỏi ngài rằng: “Thưa ngài, khi trở thành một Tổng Giám mục như thế, ngài đã tìm được mục đích trong Giáo Hội rồi phải không?” Nhưng ngài trả lời “Không!” Và Ngài giải thích: “Mục đích của đời tôi là trở thành một vị thánh, và để trở thành vị thánh là một hành trình dài phải theo đuổi. Bây giờ nhiệm vụ của tôi như là một Tổng Giám mục, là mời gọi các linh mục, các tu sĩ nam nữ và giáo dân của giáo phận này trở thành những vị thánh.”
Tương tự như thế, trách nhiệm của linh mục, tu sĩ và người giáo dân sống giữa đời là trở thành những vị thánh và giúp người khác trở nên thánh.
3) Ý nghĩa III: Lời mời gọi sống những ơn gọi riêng biệt
Ơn gọi thứ ba đó là lời mời gọi sống đức tin theo những cách thế riêng biệt trong Giáo Hội. Ơn gọi riêng biệt này chỉ dành cho những ai được Thiên Chúa mời gọi để cộng tác với Thiên Chúa, nhằm xây dựng Nước Trời nhờ đặc sủng riêng biệt hay cách thế riêng: như lập gia đình, linh mục, tu sĩ, và sống độc thân giữa đời.
Thông thường chúng ta nghĩ ơn gọi chỉ áp dụng cho một số đối tượng rất hẹp, đó là các linh mục và các tu sĩ. Chúng ta cần phải có cái nhìn rộng hơn và khi nói cầu nguyện cho ơn gọi, chúng ta không chỉ cầu nguyện cho những ai đi tu, nhưng còn cho những ai sống đời sống gia đình nữa.
Như thế, trong Giáo Hội có nhiều cách thế, nhiều con đường để nên thánh. Và việc khám phá ơn gọi là rất quan trọng. Chúng ta cần tìm hiểu, suy nghĩ, cầu nguyện và bàn hỏi với người khôn ngoan, với cách linh mục để xem Chúa muốn mình theo ơn gọi nào phù hợp với mình.
II. Ý NGHĨA ƠN GỌI TRONG THÁNH KINH
Thiên Chúa kêu gọi và con người đáp trả
Kinh Thánh là một nguồn phong phú các thông tin về ơn gọi. Nó có thể được gọi là một cuốn sách nói về lịch sử ơn gọi. Nghĩa là những câu chuyện về nhiều người được Thiên Chúa kêu gọi cộng tác vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Chúng ta học được gì từ Kinh Thánh về ơn gọi?
1) Ý nghĩa thứ nhất:
Trước hết, ơn gọi được xây dựng dựa trên một mối tương quan giữa Thiên Chúa (Người gọi) và một con người (người đáp trả). Theo đó, ơn gọi không phải là “một cái gì,” không phải là cứng nhắc và tĩnh, nhưng là “tương quan” rất sống động, luôn biến đổi và lớn lên. Lịch sử của mỗi ơn gọi là lịch sử về một cuộc đối thoại và đi vào tương quan giữa tình yêu Thiên Chúa và sự đáp trả tư do của một người.
Ví dụ trong Cựu Ước:
Ơn gọi của Abraham: Chúa gọi ông lên đường, nhưng ông không biết đi đâu, ông đã phó thác cho Chúa, nhờ đức tin. Ông được gọi là tổ phụ của những người tin Chúa (x. Xh 12,1-5 tt).
Ơn gọi của Môisê: Chúa gọi ông khi ông đi chăn cừu, để làm người lãnh đạo Dân Do Thái thoát ách nô lệ Ai Cập tiến về Đất Hứa (x. Xh 3,1-12).
Ơn gọi của Giêrêmia: Chúa gọi từ trong lòng mẹ. Chúa gọi làm tiên tri khi còn là con nít, không biết ăn nói, nhưng Chúa bảo vệ ông (x. Gr 1,4-10).
Ví dụ trong Tân Ước:
Ơn gọi các môn đệ đầu tiên: Simon, Anđrêa, Gioan... là những người quê mùa, chất phác, nhưng Chúa biến đổi thành những ngư phủ lưới người (x. Mc 1,16-20).
Ơn gọi của Matthêu và Giakêu là người thu thuế, Chúa đến gọi và hoán cải. Matthêu trở thành Tông Đồ Chúa (x. Mt 9,9tt; Lc 19,1-10)...
Ơn gọi Phaolô: một người bách hại đạo, trở thành Tông đồ Dân ngoại (Cv 9,3-7)...
2) Ý nghĩa thứ hai:
Ơn gọi bắt đầu không phải từ chúng ta, nhưng từ Thiên Chúa. Thiên Chúa đi bước trước, thổi vào trong lòng chúng ta, ban cho chúng ta khát khao và ước muốn phục vụ Chúa trong Giáo Hội. Các bạn hãy nhớ Chúa Giêsu nói: “Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con để các con đi và mang lại hoa trái, và để hoa trái các con tồn tại” (Ga 15,16).
3) Ý nghĩa thứ ba:
Ơn Thiên Triệu là một mệnh lệnh. Nghĩa là lời mời gọi của Thiên Chúa như là một lệnh truyền, lời mời đó gọi đụng chạm một cách sâu xa đến người được gọi. Thiên Chúa đòi hỏi người đó phải thay đổi toàn bộ đời sống, từ bỏ tất cả để theo Chúa và phục vụ Nước Trời.
III. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THEO CHÚA
Theo bản văn của Luca 9,57-62, có ba trường hợp:
1) Trường hợp I và điều kiện I: Sống khó nghèo
Một người nói với Chúa rằng: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo.” Chúa Giêsu trả lời: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.”
Trong trường hợp này, người thanh niên này cho thấy sự sẵn sàng đáp trả, sẵng sàng theo Chúa. Nhưng lòng khát khao, sự nhiệt tâm chưa đủ, cần phải có những điều kiện khác. Theo Chúa phải có những phẩm chất về sức khỏe, tâm lý ổn định, đạo đức và có khả năng tri thức...
Chúa Giêsu ở đây không nói là có nhận người đó hay không, nhưng Chúa nói: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.” Nghĩa là Chúa mời gọi người đó phải biết phân biện ơn gọi theo Chúa. Đi theo Chúa không phải để có nhiều tiền, có địa vị, có một đời sống vui vẻ, đầy đủ tiện nghi và sung túc, hay được làm lớn làm nhỏ trong Giáo Hội... nhưng theo Chúa là sống nghèo khó như Chúa: đến nỗi nghèo hơn cả con chồn, con chim vì chúng còn có chỗ ở, con Chúa không có chổ tựa đầu. Cuộc đời của đời tại thế của Đức Giêsu Nadarét được tóm tắt khó nghèo như thế này: sinh ra ở ngoài đồng, sống ở trên đường và chết ở trên đồi! Ngài là Đấng giầu có đã trở nên nghèo khó, trút bỏ hết để cứu độ loài người (x. Pl 1,1-10). Thế nên, theo Chúa là trở nên giống Chúa, nghĩa là bắt chước sống nghèo khó vì Nước Trời. Kitô giáo không chủ trương bần cùng hóa, nhưng vì Đức Kitô đã trở nên nghèo khó và chọn sống nghèo nhưng là con đường để cứu độ, nên ai muốn theo Chúa phải khấn giữ đức khó nghèo. Vì theo Chúa không phải là để có gì, nhưng là để sống với Chúa và sống như Chúa.
2) Trường hợp II và điều kiện II: Không được do dự
Trường hợp thứ hai: chính Chúa Giêsu mời gọi một người đi theo Ngài: “Anh hãy theo tôi! Người ấy thưa: Thưa Thầy, xin cho phép tôi về chôn cất cha tôi trước đã. Đức Giêsu bảo: Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa” (Lc 9,60-61).
Lần này chính Chúa mời gọi anh theo Ngài, nhưng người đó là xin phép về chôn cất cha anh đã. Chúa bảo: hãy để kẻ chết chôn kẻ chết. Ở đây, Chúa Giêsu không có ý nói rằng chữ hiếu đối với Cha mẹ là không quan trọng và đi tu là không còn phải lo sống giới răn thảo hiếu cha mẹ nữa. Nhưng ai muốn làm môn đệ Chúa phải biết ưu tiên tìm kiếm Nước Trời, chọn Chúa là trên hết, và không được do dự. Chúng ta không thể đi theo Chúa nếu cứ chờ cho đến khi cha mình qua đời rồi mới theo. Theo Chúa phải biết đặt lại trật tự giá trị: Chúa là trên hết, là ưu tiên hàng đầu, vì Chúa và vì Nước Trời, còn mọi các khác là thứ yếu. Lời mời gọi của Ngài là không được trì hoãn và phải vượt lên tất cả, dám hy sinh những thứ khác để chọn Chúa và lời mời gọi của Ngài. Ai chần chừ thì không thể theo Chúa được. Đây là trường hợp cần có sự đáp trả của con người đúng thời điểm Chúa gọi, đáp trả một cách dứt khoát và mau mắn. Chúng ta phải biết nắm bắt cơ hội Chúa trao và đáp trả cách dứt khoát, không do dự, không chần chừ.
3) Trường hợp III và điều kiện III: Biết từ bỏ
Trường hợp thứ ba: “Một người khác nữa lại nói: Thưa Thầy, tôi xin theo Thầy, nhưng xin cho cho phép tôi từ biệt gia đình trước đã. Đức Giêsu bảo: Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đằng sau, thì không thích hợp với Nước Trời” (Lc 9,61-62).
Trường hợp này là trường hợp ơn gọi thiếu từ bỏ. Theo Chúa phải từ bỏ. Theo Chúa Kitô không cho phép chúng ta hối tiếc, lưu luyến, hay có những thoả hiệp. Nếu những mối tương quan ràng buộc chúng ta, làm cản trở chúng ta đi theo Chúa: như gia đình, bạn bè, tình cảm, nghề nghiệp... hoặc là nhiều lời mời mọc hấp dẫn của các thú vui, hưởng lạc, làm cho chúng ta một đàng “vừa muốn theo Chúa” một đàng “muốn ngoái lại đằng sau”... như thế là không thích hợp với Nước Trời. Theo Chúa phải biết từ bỏ những gì cản trở ơn gọi chúng ta: kể cả gia đình, bạn bè, bạn gái, nghề nghiệp và sở thích...
Đây là điều kiện để theo Chúa: là “từ bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng.” Và Chúa hứa phần thưởng cho những ai biết từ bỏ: “Ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau” (Mc 10,28-31).
Như thế, mỗi người chúng ta được được mời gọi trở thành một người tốt, một Kitô hữu tốt và một linh mục hay tu sĩ tốt. Thiên Chúa mời gọi chúng ta và mỗi người phải biết quãng đại đáp trả.
Nguyện xin Thiên Chúa ban ơn sủng Thánh Thần cho chúng ta để chúng ta biết mau mắn đáp trả và cộng tác với Thiên Chúa trong chương trình cứu độ của Ngài.
IV. CÂU HỎI SUY GẪM
1. Tôi được Chúa mời gọi vào ơn gọi nào?
2. Tôi đáp trả lời mời gọi của Chúa như thế nào?
3. Tôi có quyết tâm gì cho Năm Mới trong việc đáp trả lời mời gọi của Chúa?
Chân thành cảm ơn các bạn đã lắng nghe!
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
Xuân Đinh Dậu 2017
Bài chia sẻ tĩnh tâm đầu Xuân cho các em Dự Tu giáo phận Vinh
I. ƠN GỌI LÀ GÌ?
Ơn gọi là lời mời gọi của Thiên Chúa dành cho người được mời gọi, đồng thời cũng là sự đáp trả của con người trước lời mời gọi đó. Theo định nghĩa này, để có một ơn gọi, phải có hai yếu tố: yếu tố ân sủng của Thiên Chúa và yếu tố đáp trả của con người. Nếu thiếu một trong hai yếu tố thì không thể có một ơn gọi. Hôm nay chúng ta tìm hiểu ý nghĩa của ơn gọi. Theo cái nhìn của Giáo Hội, từ “ơn gọi” có nhiều ý nghĩa khác nhau:
1) Ý nghĩa I: Lời mời gọi trở thành một người tốt
Với tư cách là một con người, chúng ta đều được mời gọi trở thành một người tốt và sống tốt đời sống mình. Bởi vì mọi người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa (St 1,27). Lời mời gọi tới sự tốt lành được viết trong trái tim mỗi người. Lời mời gọi này tiềm ẩn trong ơn gọi làm người. Thế nên, bất cứ ai là người, dù ở đâu, quốc tịch nào, chủng tộc nào... đều được mời gọi trở thành một người đích thực, một người tốt.
Nhưng làm sao để trở thành một người tốt? Chúng ta trở thành một người tốt nhờ việc cố gắng sống các nhân đức luân lý và nhân bản: đó là những nhân đức mà chúng ta học được và rèn luyện nhờ những cố gắng của mình: như khôn ngoan, công bình, can đảm, tiết độ, tính vị tha, quảng đại, ngay thẳng, thật thà, trung thành và thương người... Nhất là mỗi người sống theo tiếng nói lương tâm ngay thẳng: làm lành, lánh dữ. Đó là luật tự nhiên mà Thiên Chúa đã khắc ghi trong lòng mỗi người. Muốn trở nên một người tốt, chúng ta phải sống theo luật tự nhiên.
2) Ý nghĩa II: Lời mời gọi trở thành một Kitô hữu tốt
Ơn gọi thứ hai cao hơn là lời mời gọi tới đức tin. Đây là ơn gọi đức tin, ơn gọi nên thánh. Khi lĩnh nhận phép Rửa, chúng ta được Thiên Chúa mời gọi trở thành những người Kitô hữu tốt, trở thành một người môn đệ đích thực của Chúa Kitô. Trở thành một người Kitô hữu tốt là trở nên một vị thánh. Bởi thế, Công Đồng Vatican II quả quyết: Mọi Kitô hữu được mời gọi nên thánh (x. LG 39-42). Mục đích của đời sống Kitô hữu là trở thành những vị thánh. Và chúng ta trở thành những vị thánh nhờ việc càng ngày càng sống tốt các nhân đức đối thần: TIN, CẬY, MẾN.
Câu chuyện: Cha Timothy Dolan là một linh mục ở Mỹ, được Tòa Thánh chọn làm Tổng Giám mục một giáo phận lớn và quan trọng ở Mỹ. Sau khi nhậm chức, một nhà báo hỏi ngài rằng: “Thưa ngài, khi trở thành một Tổng Giám mục như thế, ngài đã tìm được mục đích trong Giáo Hội rồi phải không?” Nhưng ngài trả lời “Không!” Và Ngài giải thích: “Mục đích của đời tôi là trở thành một vị thánh, và để trở thành vị thánh là một hành trình dài phải theo đuổi. Bây giờ nhiệm vụ của tôi như là một Tổng Giám mục, là mời gọi các linh mục, các tu sĩ nam nữ và giáo dân của giáo phận này trở thành những vị thánh.”
Tương tự như thế, trách nhiệm của linh mục, tu sĩ và người giáo dân sống giữa đời là trở thành những vị thánh và giúp người khác trở nên thánh.
3) Ý nghĩa III: Lời mời gọi sống những ơn gọi riêng biệt
Ơn gọi thứ ba đó là lời mời gọi sống đức tin theo những cách thế riêng biệt trong Giáo Hội. Ơn gọi riêng biệt này chỉ dành cho những ai được Thiên Chúa mời gọi để cộng tác với Thiên Chúa, nhằm xây dựng Nước Trời nhờ đặc sủng riêng biệt hay cách thế riêng: như lập gia đình, linh mục, tu sĩ, và sống độc thân giữa đời.
Thông thường chúng ta nghĩ ơn gọi chỉ áp dụng cho một số đối tượng rất hẹp, đó là các linh mục và các tu sĩ. Chúng ta cần phải có cái nhìn rộng hơn và khi nói cầu nguyện cho ơn gọi, chúng ta không chỉ cầu nguyện cho những ai đi tu, nhưng còn cho những ai sống đời sống gia đình nữa.
Như thế, trong Giáo Hội có nhiều cách thế, nhiều con đường để nên thánh. Và việc khám phá ơn gọi là rất quan trọng. Chúng ta cần tìm hiểu, suy nghĩ, cầu nguyện và bàn hỏi với người khôn ngoan, với cách linh mục để xem Chúa muốn mình theo ơn gọi nào phù hợp với mình.
II. Ý NGHĨA ƠN GỌI TRONG THÁNH KINH
Thiên Chúa kêu gọi và con người đáp trả
Kinh Thánh là một nguồn phong phú các thông tin về ơn gọi. Nó có thể được gọi là một cuốn sách nói về lịch sử ơn gọi. Nghĩa là những câu chuyện về nhiều người được Thiên Chúa kêu gọi cộng tác vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Chúng ta học được gì từ Kinh Thánh về ơn gọi?
1) Ý nghĩa thứ nhất:
Trước hết, ơn gọi được xây dựng dựa trên một mối tương quan giữa Thiên Chúa (Người gọi) và một con người (người đáp trả). Theo đó, ơn gọi không phải là “một cái gì,” không phải là cứng nhắc và tĩnh, nhưng là “tương quan” rất sống động, luôn biến đổi và lớn lên. Lịch sử của mỗi ơn gọi là lịch sử về một cuộc đối thoại và đi vào tương quan giữa tình yêu Thiên Chúa và sự đáp trả tư do của một người.
Ví dụ trong Cựu Ước:
Ơn gọi của Abraham: Chúa gọi ông lên đường, nhưng ông không biết đi đâu, ông đã phó thác cho Chúa, nhờ đức tin. Ông được gọi là tổ phụ của những người tin Chúa (x. Xh 12,1-5 tt).
Ơn gọi của Môisê: Chúa gọi ông khi ông đi chăn cừu, để làm người lãnh đạo Dân Do Thái thoát ách nô lệ Ai Cập tiến về Đất Hứa (x. Xh 3,1-12).
Ơn gọi của Giêrêmia: Chúa gọi từ trong lòng mẹ. Chúa gọi làm tiên tri khi còn là con nít, không biết ăn nói, nhưng Chúa bảo vệ ông (x. Gr 1,4-10).
Ví dụ trong Tân Ước:
Ơn gọi các môn đệ đầu tiên: Simon, Anđrêa, Gioan... là những người quê mùa, chất phác, nhưng Chúa biến đổi thành những ngư phủ lưới người (x. Mc 1,16-20).
Ơn gọi của Matthêu và Giakêu là người thu thuế, Chúa đến gọi và hoán cải. Matthêu trở thành Tông Đồ Chúa (x. Mt 9,9tt; Lc 19,1-10)...
Ơn gọi Phaolô: một người bách hại đạo, trở thành Tông đồ Dân ngoại (Cv 9,3-7)...
2) Ý nghĩa thứ hai:
Ơn gọi bắt đầu không phải từ chúng ta, nhưng từ Thiên Chúa. Thiên Chúa đi bước trước, thổi vào trong lòng chúng ta, ban cho chúng ta khát khao và ước muốn phục vụ Chúa trong Giáo Hội. Các bạn hãy nhớ Chúa Giêsu nói: “Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con để các con đi và mang lại hoa trái, và để hoa trái các con tồn tại” (Ga 15,16).
3) Ý nghĩa thứ ba:
Ơn Thiên Triệu là một mệnh lệnh. Nghĩa là lời mời gọi của Thiên Chúa như là một lệnh truyền, lời mời đó gọi đụng chạm một cách sâu xa đến người được gọi. Thiên Chúa đòi hỏi người đó phải thay đổi toàn bộ đời sống, từ bỏ tất cả để theo Chúa và phục vụ Nước Trời.
III. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THEO CHÚA
Theo bản văn của Luca 9,57-62, có ba trường hợp:
1) Trường hợp I và điều kiện I: Sống khó nghèo
Một người nói với Chúa rằng: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo.” Chúa Giêsu trả lời: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.”
Trong trường hợp này, người thanh niên này cho thấy sự sẵn sàng đáp trả, sẵng sàng theo Chúa. Nhưng lòng khát khao, sự nhiệt tâm chưa đủ, cần phải có những điều kiện khác. Theo Chúa phải có những phẩm chất về sức khỏe, tâm lý ổn định, đạo đức và có khả năng tri thức...
Chúa Giêsu ở đây không nói là có nhận người đó hay không, nhưng Chúa nói: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.” Nghĩa là Chúa mời gọi người đó phải biết phân biện ơn gọi theo Chúa. Đi theo Chúa không phải để có nhiều tiền, có địa vị, có một đời sống vui vẻ, đầy đủ tiện nghi và sung túc, hay được làm lớn làm nhỏ trong Giáo Hội... nhưng theo Chúa là sống nghèo khó như Chúa: đến nỗi nghèo hơn cả con chồn, con chim vì chúng còn có chỗ ở, con Chúa không có chổ tựa đầu. Cuộc đời của đời tại thế của Đức Giêsu Nadarét được tóm tắt khó nghèo như thế này: sinh ra ở ngoài đồng, sống ở trên đường và chết ở trên đồi! Ngài là Đấng giầu có đã trở nên nghèo khó, trút bỏ hết để cứu độ loài người (x. Pl 1,1-10). Thế nên, theo Chúa là trở nên giống Chúa, nghĩa là bắt chước sống nghèo khó vì Nước Trời. Kitô giáo không chủ trương bần cùng hóa, nhưng vì Đức Kitô đã trở nên nghèo khó và chọn sống nghèo nhưng là con đường để cứu độ, nên ai muốn theo Chúa phải khấn giữ đức khó nghèo. Vì theo Chúa không phải là để có gì, nhưng là để sống với Chúa và sống như Chúa.
2) Trường hợp II và điều kiện II: Không được do dự
Trường hợp thứ hai: chính Chúa Giêsu mời gọi một người đi theo Ngài: “Anh hãy theo tôi! Người ấy thưa: Thưa Thầy, xin cho phép tôi về chôn cất cha tôi trước đã. Đức Giêsu bảo: Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa” (Lc 9,60-61).
Lần này chính Chúa mời gọi anh theo Ngài, nhưng người đó là xin phép về chôn cất cha anh đã. Chúa bảo: hãy để kẻ chết chôn kẻ chết. Ở đây, Chúa Giêsu không có ý nói rằng chữ hiếu đối với Cha mẹ là không quan trọng và đi tu là không còn phải lo sống giới răn thảo hiếu cha mẹ nữa. Nhưng ai muốn làm môn đệ Chúa phải biết ưu tiên tìm kiếm Nước Trời, chọn Chúa là trên hết, và không được do dự. Chúng ta không thể đi theo Chúa nếu cứ chờ cho đến khi cha mình qua đời rồi mới theo. Theo Chúa phải biết đặt lại trật tự giá trị: Chúa là trên hết, là ưu tiên hàng đầu, vì Chúa và vì Nước Trời, còn mọi các khác là thứ yếu. Lời mời gọi của Ngài là không được trì hoãn và phải vượt lên tất cả, dám hy sinh những thứ khác để chọn Chúa và lời mời gọi của Ngài. Ai chần chừ thì không thể theo Chúa được. Đây là trường hợp cần có sự đáp trả của con người đúng thời điểm Chúa gọi, đáp trả một cách dứt khoát và mau mắn. Chúng ta phải biết nắm bắt cơ hội Chúa trao và đáp trả cách dứt khoát, không do dự, không chần chừ.
3) Trường hợp III và điều kiện III: Biết từ bỏ
Trường hợp thứ ba: “Một người khác nữa lại nói: Thưa Thầy, tôi xin theo Thầy, nhưng xin cho cho phép tôi từ biệt gia đình trước đã. Đức Giêsu bảo: Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đằng sau, thì không thích hợp với Nước Trời” (Lc 9,61-62).
Trường hợp này là trường hợp ơn gọi thiếu từ bỏ. Theo Chúa phải từ bỏ. Theo Chúa Kitô không cho phép chúng ta hối tiếc, lưu luyến, hay có những thoả hiệp. Nếu những mối tương quan ràng buộc chúng ta, làm cản trở chúng ta đi theo Chúa: như gia đình, bạn bè, tình cảm, nghề nghiệp... hoặc là nhiều lời mời mọc hấp dẫn của các thú vui, hưởng lạc, làm cho chúng ta một đàng “vừa muốn theo Chúa” một đàng “muốn ngoái lại đằng sau”... như thế là không thích hợp với Nước Trời. Theo Chúa phải biết từ bỏ những gì cản trở ơn gọi chúng ta: kể cả gia đình, bạn bè, bạn gái, nghề nghiệp và sở thích...
Đây là điều kiện để theo Chúa: là “từ bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng.” Và Chúa hứa phần thưởng cho những ai biết từ bỏ: “Ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau” (Mc 10,28-31).
Như thế, mỗi người chúng ta được được mời gọi trở thành một người tốt, một Kitô hữu tốt và một linh mục hay tu sĩ tốt. Thiên Chúa mời gọi chúng ta và mỗi người phải biết quãng đại đáp trả.
Nguyện xin Thiên Chúa ban ơn sủng Thánh Thần cho chúng ta để chúng ta biết mau mắn đáp trả và cộng tác với Thiên Chúa trong chương trình cứu độ của Ngài.
IV. CÂU HỎI SUY GẪM
1. Tôi được Chúa mời gọi vào ơn gọi nào?
2. Tôi đáp trả lời mời gọi của Chúa như thế nào?
3. Tôi có quyết tâm gì cho Năm Mới trong việc đáp trả lời mời gọi của Chúa?
Chân thành cảm ơn các bạn đã lắng nghe!
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
Xuân Đinh Dậu 2017
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Về hiện tình Công Giáo Lào
Nguyễn Long Thao
12:19 01/02/2017
Vatican. – Lào là một cộng đồng Công Giáo nhỏ, chỉ chiếm 1% trong số 7 triệu dân. Trong cuộc viếng thăm Ad Limina tại Vatican, Đức Giám Mục Lào Louis-Marie Ling đã cho cơ quan thông tấn Fides biết tình hình Giáo Hội Lào: Năm 2017, Lào có thêm 2 tân Linh Mục.
Một trong hai tân chức thuộc giáo phận Pakse, vị kia thuộc giáo phận Luan Prabang. Vị Giám Mục Đại Diện Tông Tòa phát biểu với cơ quan thông tấn Fides rằng buổi lễ phong chân phước cho các vị tử đạo đã được diễn ra công khai, với hơn 7000 giáo dân tham dự. Đó là một biến cố lịch sử, một phép lạ đối với chúng tôi.
Đức Giám Mục Ling cũng cho biết các công tác mục vụ ở Lào được tiến hành một cách thuận lợi, đôi khi có chuyện rắc rối với viên chức điạ phương, nhưng nói chung giáo sĩ, giáo dân vẫn đi thăm các gia đình, vẫn cử hành thánh lễ, vẫn tiến hành công tác dậy giáo lý.
Tại giáo phận Pakse, không kể 2 vị linh mục nghỉ hưu, giáo phận có tất cả 5 linh mục, kể cả vị tân chức được phong chức Linh mục vào đầu tháng Ba. Các vị này được uỷ thác coi sóc các giáo xứ với 13,000 giáo dân.
Nhận định về kết quả này Ngài nói: Đó không phải là thành quả tôi làm mà Chuá đã làm ra kết quả này.
Vào cuối năm 2016, Đức Giám Mục Titô Banchang, Giám Quản Tông Tòa Luang Prabang đã truyền chức cho 3 vị Linh Mục và năm nay sẽ có thêm một tân chức nữa. Ngài kể lại cho thông tấn Fides biết: “Trong vòng 12 năm, kể từ năm 2000, điạ phận của tôi chỉ có mình tôi. Rồi sau đó nhờ ơn Chúa chúng tôi có nhiều ơn gọi linh mục. Đó là dấu chỉ của Chúa đến với chúng tôi. Ngài đã ở với chúng tôi kể cả những lúc chúng tôi bị đau khổ. Ngài cũng kể từ năm 1976 đến năm 1986, Ngài bị cộng sản Pathet Lào bắt bỏ tù trong 10 năm.
Trong ngày 30 tháng Giêng 2017, tại Roma, khi cử hành thánh lễ trước sự hiện diện của các Giám Mục Lào, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói: Sức mạnh lớn lao của Giáo Hội hoàn vũ ngày nay có được là nhờ các Giáo Hội nhỏ bé, ít giáo dân, bị áp bức.
Còn Đức Giám Mục Tito Bangchong của Lào thì nhận xét: Cuộc thăm viếng Ad Limina của chúng tôi khẳng định sự hiệp nhất với Đức Thánh Cha. Ngài biết, Ngài yêu thương và mở rộng trái tim đón mừng chúng tôi. Ngài thực sự là người cha lắng nghe chúng tôi. Ngài thúc giục chúng tôi hãy tiến bước con đường mục vụ và đó là một khích lệ qúy giá cho chúng tôi.
Một trong hai tân chức thuộc giáo phận Pakse, vị kia thuộc giáo phận Luan Prabang. Vị Giám Mục Đại Diện Tông Tòa phát biểu với cơ quan thông tấn Fides rằng buổi lễ phong chân phước cho các vị tử đạo đã được diễn ra công khai, với hơn 7000 giáo dân tham dự. Đó là một biến cố lịch sử, một phép lạ đối với chúng tôi.
Đức Giám Mục Ling cũng cho biết các công tác mục vụ ở Lào được tiến hành một cách thuận lợi, đôi khi có chuyện rắc rối với viên chức điạ phương, nhưng nói chung giáo sĩ, giáo dân vẫn đi thăm các gia đình, vẫn cử hành thánh lễ, vẫn tiến hành công tác dậy giáo lý.
Tại giáo phận Pakse, không kể 2 vị linh mục nghỉ hưu, giáo phận có tất cả 5 linh mục, kể cả vị tân chức được phong chức Linh mục vào đầu tháng Ba. Các vị này được uỷ thác coi sóc các giáo xứ với 13,000 giáo dân.
Nhận định về kết quả này Ngài nói: Đó không phải là thành quả tôi làm mà Chuá đã làm ra kết quả này.
Vào cuối năm 2016, Đức Giám Mục Titô Banchang, Giám Quản Tông Tòa Luang Prabang đã truyền chức cho 3 vị Linh Mục và năm nay sẽ có thêm một tân chức nữa. Ngài kể lại cho thông tấn Fides biết: “Trong vòng 12 năm, kể từ năm 2000, điạ phận của tôi chỉ có mình tôi. Rồi sau đó nhờ ơn Chúa chúng tôi có nhiều ơn gọi linh mục. Đó là dấu chỉ của Chúa đến với chúng tôi. Ngài đã ở với chúng tôi kể cả những lúc chúng tôi bị đau khổ. Ngài cũng kể từ năm 1976 đến năm 1986, Ngài bị cộng sản Pathet Lào bắt bỏ tù trong 10 năm.
Trong ngày 30 tháng Giêng 2017, tại Roma, khi cử hành thánh lễ trước sự hiện diện của các Giám Mục Lào, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói: Sức mạnh lớn lao của Giáo Hội hoàn vũ ngày nay có được là nhờ các Giáo Hội nhỏ bé, ít giáo dân, bị áp bức.
Còn Đức Giám Mục Tito Bangchong của Lào thì nhận xét: Cuộc thăm viếng Ad Limina của chúng tôi khẳng định sự hiệp nhất với Đức Thánh Cha. Ngài biết, Ngài yêu thương và mở rộng trái tim đón mừng chúng tôi. Ngài thực sự là người cha lắng nghe chúng tôi. Ngài thúc giục chúng tôi hãy tiến bước con đường mục vụ và đó là một khích lệ qúy giá cho chúng tôi.
Phải chăng lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump làm ứng nghiệm lời tiên tri của al-Awlaki?
Đặng Tự Do
13:22 01/02/2017
"Tiên tri" al-Awlaki |
“Bạn không thể tin tưởng những thông điệp bày tỏ tình đoàn kết mà bạn có thể nhận được từ một nhóm công dân hay một đảng phái chính trị, hoặc từ một người hàng xóm hoặc một đồng nghiệp tốt bụng,” ông nói trong đoạn video được tờ New York Times trích dẫn.
Đoạn tiếp theo là đoạn khiến các “chiến binh thánh chiến trên mạng” chú ý đến nhiều nhất.
“Phương Tây cuối cùng sẽ quay sang chống lại chính các công dân Hồi giáo của mình” nhà giảng thuyết đạo Hồi cảnh báo.
Nhà giảng thuyết al-Awlaki là một tên khủng bố, một tên lãnh đạo tinh thần của bọn khủng bố Al-Qaeda, chuyên dựa vào kinh Quran để kích động bạo loạn, đã được tờ New York Times phong lên hàng “tiên tri”, sau lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump.
Ông Trump hôm thứ Sáu 27 tháng Giêng đã ra lệnh cấm công dân của bảy quốc gia đa số Hồi giáo là Iraq, Iran, Syria, Sudan, Somalia, Libya và Yemen nhập cảnh vào Hoa Kỳ ít nhất trong vòng 90 ngày tới.
Tân Tổng thống cũng đình hoãn chương trình tị nạn sang Mỹ trong 120 ngày và cấm việc nhập cảnh từ Syria vào Mỹ vô thời hạn.
Sắc lệnh này đã gây ra phản ứng dữ dội trên khắp Hoa Kỳ cũng như trên toàn cầu. Thủ tướng Đức Angela Merkel nói với ông Trump rằng cuộc chiến chống khủng bố không thể được dùng để biện minh cho việc cấm nhập cảnh vào Mỹ những người tị nạn và những công dân của các nước nơi người Hồi giáo chiếm đa số.
Tờ Washington Post tường trình là các chiến binh thánh chiến “mừng ra mặt” trước sắc lệnh này của ông Trump và gọi đó là một “lệnh cấm thật may mắn”, vì nó đóng dấu xác nhận chính nghĩa khủng bố của chúng là đúng; và vì thế sẽ khiến nhiều người Hồi Giáo trên thế giới quyên góp tiền bạc và cả mạng sống của mình cho chúng.
Những người Hồi Giáo cực đoan sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội đã viết rằng lệnh cấm này chứng tỏ “Tây phương ghét người Hồi giáo” như al-Awlaki nhiều lần tuyên bố, trước khi bị giết chết tại Yemen trong cuộc tấn công trả đũa của Mỹ vào tháng Chín 2011.
Sứ điệp chính của al-Awlaki trong một số đoạn video kêu gào thánh chiến là người Hồi giáo đang bị tấn công và có trách nhiệm phải thực hiện các cuộc tấn công vào những kẻ không tin nơi đạo Hồi.
Theo tờ Washington Post, bây giờ các chiến binh thánh chiến đang sử dụng sắc lệnh của ông Trump, và thông điệp của al-Awlaki, như là những bằng chứng rõ ràng rằng phương Tây đang quay lưng lại với các công dân Hồi giáo của nó.
Tờ này nói một người Hồi Giáo viết cho tòa soạn như sau :”Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nói: ‘Chúng tôi không muốn họ ở đây’ và ra lệnh cấm người Hồi giáo nhập cảnh, một điều ập đến trong tâm trí tôi là những lời tiên tri của al-Awlaki”..
Còn người khác thì nói rằng lệnh cấm này là bằng chứng của “lòng căm thù của chính phủ Mỹ đối với người Hồi giáo.”
Nhiều bài viết theo khuynh hướng ủng hộ bọn khủng bố Hồi Giáo IS, ca ngợi Tổng thống Mỹ là “người kêu gọi tốt nhất” cho chính nghĩa Hồi giáo cực đoan.
Tuy nhiên, tiến sĩ Rodger Shanahan, một nhà nghiên cứu tại Viện Lowy của Australia, cho biết các lời bình loạn này chỉ tạo được những cơn bão trong chén nước.
Ông nói rằng các tuyên truyền viên sẽ sử dụng bất kỳ lý do nào có thể để thúc đẩy ý hướng của họ cũng như cái ý tưởng cho rằng người Hồi Giáo đang có chiến tranh với Tây phương hoặc chí ít là người Hồi Giáo đang bị ghét bỏ bởi các chính phủ của họ.
Tiến sĩ Shanahan nói ông tin rằng ít người sẽ coi nặng những ý tưởng này.
Ông nói IS và al-Qaeda đã tuyệt vọng và sẽ sử dụng bất kỳ thứ tuyên truyền nào có thể, nhưng hầu hết mọi người sẽ có thể nhìn thấy những thông điệp của chúng là không đúng sự thật.
“Sắc lệnh của ông Trump bị nhiều người phản đối”, Tiến sĩ Shanahan nói.
“Những cuộc biểu tình lan rộng trên thế giới thực sự đã cân bằng sắc lệnh này. Hiện nay báo chí tường thuật ở một mức độ như nhau về sắc lệnh này và các cuộc biểu tình chống đối”.
Theo tiến sĩ Shanahan, những phản ứng dữ dội cho người Hồi giáo thấy sắc lệnh này không được tất cả mọi người ưa chuộng.
“Vì thế, tôi không tin bọn khủng bố Hồi Giáo IS, là những kẻ đang trên đường rút chạy, hay là bọn al-Qaeda, là những kẻ đang quá bận rộn chiến đấu chống lại IS, có thể đục nước béo cò với sắc lệnh này”.
“Sắc lệnh này chẳng mang lại một biến chuyển to lớn nào trong công tác tuyên truyền, nó không thay đổi cuộc chơi.”
Tiến sĩ Shanahan nói những kẻ kêu gào thánh chiến đã nói phương Tây ghét người Hồi giáo trong một thời gian dài và thông điệp này của họ chẳng phải là cái gì đó mới mẻ. Hơn thế nữa, Obama cũng đã từng cấm nhập cảnh từ Iraq trong 6 tháng. Jimmy Carter cũng từng cấm người Iran vào Mỹ.
“Sắc lệnh này vô lý chăng? Có thể. Nhưng nó có mang lại chút hiệu quả nào trong trò tuyên truyền thánh chiến hay chăng thì tôi nghi ngờ điều đó.”
Tình hình Nam Phi: Giám mục Nam Phi kêu gọi sinh viên có thể biểu tình nhưng đừng bãi khoá.
Moses Trương Võ
15:50 01/02/2017
Johannesburg (Agenzia Fides 2017/01/02) - "Chúng tôi kêu gọi các sinh viên hãy nhập học vào đầu năm nay trong khi vẫn có thể tiếp tục chiến dịch hợp pháp của họ" là lời khuyên cuả hàng giám mục Nam Phi, trong một tuyên cáo cuả Hội Đồng Giám mục Công Giáo Nam Phi (SACBC), và mang chữ ký cuả Đức Cha William Slattery, Tổng Giám mục Pretoria, phát ngôn viên của SACBC.
Trong nhiều tháng qua, sinh viên Nam Phi đã biểu tình phản đối việc tăng học phí. Trong một số trường hợp, những cuộc biểu tình đã gây ra xô xát với pháp luật.
Người ta cho rằng cuộc biểu tình sẽ tiếp tục trong niên học mới, sắp khởi sự tháng này.
Do đó, hàng Giám Mục Công Giáo đã lên tiếng yêu cầu các sinh viên cần phải "tìm cách để đạt được kết quả của chiến dịch mà không làm gián đoạn chương trình học tập và không dùng đến bạo lực".
Các Giám mục cam kết hỗ trợ cho việc gọi là "giáo dục được thực hiện cho tất cả mọi người dựa trên cơ sở công bằng " và cam kết sẽ hỗ trợ các sinh viên trong các cuộc đàm phán với các bên liên hệ. Đồng thời các Giám Mục cũng ghi nhận rằng Chính phủ đã có những bước tiến lớn trong việc cải tiến nền giáo dục hiện thời.
Thượng phụ Công Giáo Chaldean: Lực lượng Nước Ngoài và Giaó Phái là không cần thiết cho hoà bình ở bình nguyên Nineveh.
Xavier Nguyễn Đông
16:19 01/02/2017
Baghdad (Agenzia Fides 2017/01/02) - Đề cập đến những đề nghị của những người đang tìm kiếm sự can thiệp của quân đội nước ngoài hoặc các liên minh quân sự quốc tế để đảm bảo việc tái định cư cho những người tị nạn Kitô giáo trong vùng bình nguyên Nineveh, đức Thượng Phụ Raphael Louis Sako I đã trả lời rằng các lực lượng nước ngoài để bảo vệ các ngôi làng và khu vực của bình nguyên Nineveh là không cần thiết.
Vị Thượng phụ đứng đầu cuả nghi lễ Chaldean thừa nhận rằng một sự tham gia của Liên Hợp Quốc hoặc các quan sát viên của Cộng đồng châu Âu thì có thể hữu ích để theo dõi và khuyến khích sự trở lại của các Kitô hữu, và có thể ngăn chặn những hành vi vi phạm, sau khi những khu vực quanh Mosul bị quân ISIS chiếm đóng được giải phóng, và những người Kitô giáo sống ở đó trước năm 2014 sẽ trở lại.
Nhưng đồng thời Ngài nhấn mạnh rằng Ngài bác bỏ một cách mạnh mẽ tất cả những "bắt nạt" từ nước ngoài, và bác bỏ việc thành lập một thể chế đựa vào lực lượng giáo phái như việc thành lập "dân quân Kitô giáo" để bảo vệ người Kitô giáo, vì việc đó không nằm trong khuôn khổ của tổ chức dân sự và quân sự cuả quốc gia.
Gương sống đạo: Thử thách tới tận cùng cho một dân tộc vẫn còn nói tiếng ''mẹ đẻ'' cuả Chuá Giêsu.
Trần Mạnh Trác
21:53 01/02/2017
(Theo CNA 01/02/2017) Cha Shamasha, một linh mục từ làng Telskuf trong vùng bình nguyên Nineveh ở Iraq, đã phải chạy trốn khi Nhà nước Hồi giáo ISIS tràn vào, đã kể lại những kinh nghiệm sống qua những giây phút bị thử thách tới tận cùng.
Những kinh nghiệm này cũng đã dạy cho người Kitô hữu ớ đây hiểu thế nào là thực sự sống trung thành trọn vẹn với đức tin của họ.
"Những gì chúng tôi chứng kiến là một thông điệp cho chúng tôi, vì vậy chúng tôi có thể xem xét lại những gì là mục tiêu của người Kitô hữu nên làm, những gì có nghĩa là sống như một Kitô hữu đầy đủ, không phải qua lời nói trống rỗng, và không phải là một cái gì đó chỉ lướt qua đi như một làn gió thoảng, "cha Karam Shamasha nói.
Ngôi làng mà Cha Shamasha phục vụ là Telskuf, một thị trấn ở đồng bằng Nineveh, 10 dặm về phía nam của Alqosh. Lúc đó có hơn 120.000 Kitô hữu sống ở vùng đó, Ngài cho biết: "Mọi người trong làng tôi là Kitô hữu. Không có tôn giáo nào khác. "
Là một linh mục triều cuả giáo phận Chaldean của Alqosh, Cha Shamasha phục vụ khoảng 1.500 gia đình Kitô giáo trước khi cuộc chiến Iraq bắt đầu.
Nhưng kể từ năm 2003 cộng đồng đã phải trải qua những khó khăn liên tục, và bị đàn áp, Ngài nói. Nhà nước Hồi giáo thiêu rụi nhiều nhà thờ và giết chết nhiều linh mục và nhiều giáo dân.
Nhưng đến năm 2014, khi Nhà nước Hồi giáo chiếm thành phố Mosul, thì tình hình trên đồng bằng Nineveh trở nên tồi tệ hơn: "Tất cả bắt đầu khi những kẻ cực đoan ra mặt công khai. Từ trước thì họ tồn tại như một tâm lý cực đoan, nhưng không mở ra, luôn luôn bí mật, "Cha Shamasha giải thích.
Khi Nhà nước Hồi giáo kiểm soát Mosul khoảng giữa tháng Sáu và tháng 8 năm 2014, Ngài nói tiếp, họ đã cho các Kitô hữu ba lựa chọn: chuyển sang đạo Hồi; hoặc nộp thuế jizya và như thế thì họ được sống nhưng không được thực hành đức tin của họ; hoặc bị giết.
"Bạn hãy tưởng tượng rằng chúng tôi không có thời gian dài hàng tháng trời để mà suy nghĩ về quyết định của chúng tôi," Cha Shamasha nói. "Thời gian đó chỉ là một vài giờ. Chúng tôi đã phải lựa chọn: bám víu vào đức tin của chúng tôi, hoặc từ bỏ nó để có thể giữ lấy tài sản và đồ đạc của chúng tôi ".
"Tất cả chúng tôi, Tạ Ơn Chúa, tất cả chúng tôi, 120.000 Kitô hữu đã quyết định gắn bó với đức tin và bỏ lại mọi thứ khác đằng sau. Đó là một thử thách lớn lao cho chúng tôi. "
Nhiều người trong số các Kitô hữu đã chạy trốn về hướng Erbil hoặc qua Duhok, nhưng có một số người chạy lạc vào một trạm kiểm soát ở Mosul, vào một nhóm vũ trang và chúng đã ép buộc họ phải từ bỏ đức tin, hoặc phải bỏ lại tất cả tài sản, như tiền bạc, xe hơi, và đồ trang sức. Một số gia đình còn bị lấy đi các tài liệu giấy tờ, Cha Shamasha nói.
"Đối với chúng tôi thì đó là một thông điệp mạnh mẽ. ISIS cho thấy rằng họ đã không đến để giỡn chơi, "Cha Shamasha kể lại.
"Họ đến để tiêu diệt chúng tôi, quét sạch chúng tôi ra khỏi một khu vực, mà một đặc điểm cụ thể là chúng tôi tiếp tục nói chuyện bằng ngôn ngữ mà Chúa Giêsu đã nói, tiếng Aram. Là khu vực mà Thánh Tông Đồ Thomas đã phúc âm hóa từ những năm AD 42 đến 49. Là một trong những phần đất cổ kính nhất của Giáo Hội chúng ta. "
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tân Phú, Sàigòn : Lễ giao thừa và tân niên 2017
Phương Nga
09:23 01/02/2017
GIÁO XỨ TÂN PHÚ – THÁNH LỄ GIAO THỪA VÀ TÂN NIÊN 2017
Thánh lễ Giao Thừa của gx Tân Phú được tổ chức vào lúc 21g30 ngày 27-01-2017 ( 30 tháng Chạp năm 2016 ) do Cha Chánh xứ Giuse Lê Đình Quế Minh chủ sự,cùng đồng tế có ba cha Phó Giuse Phạm Công Minh,cha Giuse Kiều Hoàng An và cha Giuse Maria Nguyễn Quốc Tuấn.Đã có hàng ngàn giáo dân quy tụ về để cùng cảm tạ ơn Chúa đã gìn giữ bằng an trong Năm Cũ và xin Chúa chúc phúc cho năm Mới.
Xem Hình
Trước thánh lễ Cha Giuse chủ sự chia sẻ “Cây Mai đại thụ trên cung thánh,những chậu Cúc vàng rực rỡ xếp dọc lối đi và những chiếc đèn Lồng trang trí chung quanh thánh đường báo hiệu một mùa Xuân mới đang về,chúng ta sum họp ở đây để tạ ơn Chúa đã ban cho giáo xứ Tân Phú và mỗi gia đình chúng ta được bằng an trong năm Cũ;Xin Chúa hãy cho chúng ta đổi mới thật sự để trở nên những bức tranh đẹp đẽ trước mặt Chúa và xin Chúa hãy nhận lấy lòng xám hối chân thành của chúng ta.
Theo bài Tin mừng thánh Matthêu ( 5,1-10) Chúa Giêsu đã rao giảng về 8 Mối Phúc Thật và qua hai bài sách Thánh nhất là thư thánh Phaolo đã Ơ viết “Ơn phù trợ chúng ta ở nơi danh Chúa “ như Đáp ca mà ca đoàn Thánh Tâm đã hát hôm nay hay “Chúng ta sống lời Chúa thì chúng ta sẽ sống tốt và chúng ta sẽ được chúc phúc;vì vậy trong giờ phút linh thiêng của Giao thừa sắp đến,giờ phút chuyển giao thời khắc của dân tộc chúng ta từ năm Cũ sang năm Mới lại sắp về,và mọi người đều mong “Tống cựu nghinh tân” để cầu mong những điều tốt đẹp hơn.
Nhưng thực ra,thời gian không có cũ hay mới vì thời gian còn tùy thuộc vào tâm hồn mọi người. Đại Thi hào Tô Đông Pha một đêm kia ngồi trên chiếc thuyền với bạn bè trên sông nhìn trăng sao vằng vặc,gió thổi hiu hiu ông kêu lên “Trời hôm nay sao đẹp quá !”;nhưng cũng vào một đêm khác khi ông đang phiền sầu,ông lại than thở “Trời đêm nay sao buồn quá !”hay một câu thơ”Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ?” vv.
Chúng ta có hai múa Xuân,một của Chúa làm chủ và ban tặng và một mùa Xuân của tâm hồn ta.Mùa Xuân của Chúa phải có Mai nở, Én về phải đúng quy luật,còn mùa Xuân của tâm hồn ta thì lúc nào cũng đến được và nếu có ơn Chúa thì thời gian nào cũng tốt đẹp cả !
Đêm nay,đêm giao thừa,chúng ta hãy kiểm điểm lại xem chúng ta có xử dụng thời gian thuận theo ý Chúa không ? và với tất cả lòng thành của mình không ?Chúng ta hãy cảm tạ Chúa và Mẹ Maria,sửa đổi lỗi lầm đã phạm rồi quyết tâm sửa đổi và noi gương Chúa Giê su ở Nazaret ngày càng lớn lên càng thêm khôn ngoan và nhân đức.
Trước khi ban phép lành,ông PCT G.B Trần Công Hùng thay mặt cộng đoàn dân Chúa mời Cha Chánh xứ và ba Cha Phó ngồi trước cộng đoàn để dâng lên Quý Cha lời t1n củri ân vì những hy sinh và cống hiến của Quý Cha trong suốt bao năm cho CĐ,Cha Chánh xứ đáp từ và Quý Cha cùng nhận hoa của các cháu bé.
Thánh lễ Tân niên được Cha Chánh xứ Giuse chủ sự vào lúc 6g ngày 28-01-2017 (Mùng 1 Tết) mở đầu thánh lễ Cha chia sẻ “Chúng ta đang sống những giờ phút đầu tiên của Năm Mới, thánh lễ đầu tiên của nhà thờ.Tạ ơn Chúa đã ban cho chúng ta ơn lành để đến Nhà Chúa trong ngày Đầu năm,hôm nay cũng là Thứ Bảy đầu tiên của Năm Đinh Dậu,là ngày kính Đức Mẹ của chúng ta và không người con nào không cần sự nâng đỡ của Cha mẹ. Xin Chúa hãy che chở và nâng đỡ chúng con,xin Mẹ Maria là người Mẹ thiêng liêng hãy phù hộ cho chúng con trong Năm Mới này.
Cha cầu nguyện theo bài Tin mừng thánh Matthêu: Hôm nay Thứ Bảy đầu năm,chúng con đến giáo đường để hái Lộc của Chúa là cây Thánh giá,chúng con xin dâng lên Chúa và Mẹ Maria tấm lòng tội lỗi và sự xám hối của chúng con;những ngày trong năm, con cái của Chúa và Mẹ phải tản mát để kiếm sống và hôm nay cùng sum họp nơi thánh đường để nép dưới bóng Mẹ. Xin Chúa và Mẹ ban phúc lành cho chúng con để chúng con mỗi năm được trở về Vườn Địa Đàng là ngôi nhà thờ đang chất kín không còn chỗ trống này;hãy cho chúng con được chu toàn bổn phận theo Thánh ý Chúa qua sự bầu cử của Mẹ Maria để chúng con luôn sống đẹp lòng Chúa Amen.
Cuối thánh lễ,Cha chủ sự làm phép Lộc Xuân,kế tiếp các cháu Đội hoa trong y phục cổ truyền đã đứng để mọi người xếp hàng lên nhận lãnh; những trích đoạn lời Chúa được Hội đồng Mục vụ đặt in trong năm cùng với những hình ảnh minh họa Kinh Thánh;Lộc Xuân sẽ là đường cho mọi người trong cộng đoàn dân Chúa đi theo trong suốt Năm Mới và trong cả cuộc sống Đức tin mai sau.
Phương Nga
Truyền Thông Giáo xứ Tân Phú
Thánh lễ Giao Thừa của gx Tân Phú được tổ chức vào lúc 21g30 ngày 27-01-2017 ( 30 tháng Chạp năm 2016 ) do Cha Chánh xứ Giuse Lê Đình Quế Minh chủ sự,cùng đồng tế có ba cha Phó Giuse Phạm Công Minh,cha Giuse Kiều Hoàng An và cha Giuse Maria Nguyễn Quốc Tuấn.Đã có hàng ngàn giáo dân quy tụ về để cùng cảm tạ ơn Chúa đã gìn giữ bằng an trong Năm Cũ và xin Chúa chúc phúc cho năm Mới.
Xem Hình
Trước thánh lễ Cha Giuse chủ sự chia sẻ “Cây Mai đại thụ trên cung thánh,những chậu Cúc vàng rực rỡ xếp dọc lối đi và những chiếc đèn Lồng trang trí chung quanh thánh đường báo hiệu một mùa Xuân mới đang về,chúng ta sum họp ở đây để tạ ơn Chúa đã ban cho giáo xứ Tân Phú và mỗi gia đình chúng ta được bằng an trong năm Cũ;Xin Chúa hãy cho chúng ta đổi mới thật sự để trở nên những bức tranh đẹp đẽ trước mặt Chúa và xin Chúa hãy nhận lấy lòng xám hối chân thành của chúng ta.
Theo bài Tin mừng thánh Matthêu ( 5,1-10) Chúa Giêsu đã rao giảng về 8 Mối Phúc Thật và qua hai bài sách Thánh nhất là thư thánh Phaolo đã Ơ viết “Ơn phù trợ chúng ta ở nơi danh Chúa “ như Đáp ca mà ca đoàn Thánh Tâm đã hát hôm nay hay “Chúng ta sống lời Chúa thì chúng ta sẽ sống tốt và chúng ta sẽ được chúc phúc;vì vậy trong giờ phút linh thiêng của Giao thừa sắp đến,giờ phút chuyển giao thời khắc của dân tộc chúng ta từ năm Cũ sang năm Mới lại sắp về,và mọi người đều mong “Tống cựu nghinh tân” để cầu mong những điều tốt đẹp hơn.
Nhưng thực ra,thời gian không có cũ hay mới vì thời gian còn tùy thuộc vào tâm hồn mọi người. Đại Thi hào Tô Đông Pha một đêm kia ngồi trên chiếc thuyền với bạn bè trên sông nhìn trăng sao vằng vặc,gió thổi hiu hiu ông kêu lên “Trời hôm nay sao đẹp quá !”;nhưng cũng vào một đêm khác khi ông đang phiền sầu,ông lại than thở “Trời đêm nay sao buồn quá !”hay một câu thơ”Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ?” vv.
Chúng ta có hai múa Xuân,một của Chúa làm chủ và ban tặng và một mùa Xuân của tâm hồn ta.Mùa Xuân của Chúa phải có Mai nở, Én về phải đúng quy luật,còn mùa Xuân của tâm hồn ta thì lúc nào cũng đến được và nếu có ơn Chúa thì thời gian nào cũng tốt đẹp cả !
Đêm nay,đêm giao thừa,chúng ta hãy kiểm điểm lại xem chúng ta có xử dụng thời gian thuận theo ý Chúa không ? và với tất cả lòng thành của mình không ?Chúng ta hãy cảm tạ Chúa và Mẹ Maria,sửa đổi lỗi lầm đã phạm rồi quyết tâm sửa đổi và noi gương Chúa Giê su ở Nazaret ngày càng lớn lên càng thêm khôn ngoan và nhân đức.
Trước khi ban phép lành,ông PCT G.B Trần Công Hùng thay mặt cộng đoàn dân Chúa mời Cha Chánh xứ và ba Cha Phó ngồi trước cộng đoàn để dâng lên Quý Cha lời t1n củri ân vì những hy sinh và cống hiến của Quý Cha trong suốt bao năm cho CĐ,Cha Chánh xứ đáp từ và Quý Cha cùng nhận hoa của các cháu bé.
Thánh lễ Tân niên được Cha Chánh xứ Giuse chủ sự vào lúc 6g ngày 28-01-2017 (Mùng 1 Tết) mở đầu thánh lễ Cha chia sẻ “Chúng ta đang sống những giờ phút đầu tiên của Năm Mới, thánh lễ đầu tiên của nhà thờ.Tạ ơn Chúa đã ban cho chúng ta ơn lành để đến Nhà Chúa trong ngày Đầu năm,hôm nay cũng là Thứ Bảy đầu tiên của Năm Đinh Dậu,là ngày kính Đức Mẹ của chúng ta và không người con nào không cần sự nâng đỡ của Cha mẹ. Xin Chúa hãy che chở và nâng đỡ chúng con,xin Mẹ Maria là người Mẹ thiêng liêng hãy phù hộ cho chúng con trong Năm Mới này.
Cha cầu nguyện theo bài Tin mừng thánh Matthêu: Hôm nay Thứ Bảy đầu năm,chúng con đến giáo đường để hái Lộc của Chúa là cây Thánh giá,chúng con xin dâng lên Chúa và Mẹ Maria tấm lòng tội lỗi và sự xám hối của chúng con;những ngày trong năm, con cái của Chúa và Mẹ phải tản mát để kiếm sống và hôm nay cùng sum họp nơi thánh đường để nép dưới bóng Mẹ. Xin Chúa và Mẹ ban phúc lành cho chúng con để chúng con mỗi năm được trở về Vườn Địa Đàng là ngôi nhà thờ đang chất kín không còn chỗ trống này;hãy cho chúng con được chu toàn bổn phận theo Thánh ý Chúa qua sự bầu cử của Mẹ Maria để chúng con luôn sống đẹp lòng Chúa Amen.
Cuối thánh lễ,Cha chủ sự làm phép Lộc Xuân,kế tiếp các cháu Đội hoa trong y phục cổ truyền đã đứng để mọi người xếp hàng lên nhận lãnh; những trích đoạn lời Chúa được Hội đồng Mục vụ đặt in trong năm cùng với những hình ảnh minh họa Kinh Thánh;Lộc Xuân sẽ là đường cho mọi người trong cộng đoàn dân Chúa đi theo trong suốt Năm Mới và trong cả cuộc sống Đức tin mai sau.
Phương Nga
Truyền Thông Giáo xứ Tân Phú
Cộng Đòan San Gabriel Los Angeles mừng xuân Đinh Dậu
Lê Sự
15:57 01/02/2017
Hội Chợ Tết mừng xuân Đinh Dậu tại giáo xứ Việt Nam Seattle.
Nguyễn An Quý
17:53 01/02/2017
Hội Chợ Tết mừng xuân Đinh Dậu tại giáo xứ Việt Nam Seattle.
Tukwila. Trong những ngày cuối tuần vào hạ tuần tháng Giêng năm 2017, trời Seattle tự nhiên trở nên dễ chịu với bầu trời tươi hẳn lên, có ánh nắng dìu dịu sau những ngày mưa tầm tả dưới cơn giá lạnh. Chương trình gói bánh đón xuân của giáo xứ đã dứt điểm từ hôm qua để nhường lại cho những ngày Hội Chợ Tết bắt đầu từ hôm nay thứ Sáu ngày 27 tháng 01 năm 2017. Hội Chợ Tết mừng Xuân Đinh Dậu với chủ đề: "Chắp Cánh Hoa Xuân" được diễn ra trong ba ngày từ thứ Sáu ngày 27 đến Chúa Nhật ngày 29 tháng 01 năm 2017. Cái mới lại của Hội Chợ Tết năm nay là hình ảnh "CHỢ QUÊ" của từng miền để gợi nhớ hình ảnh của những ngày Tết nơi quê nhà tại ba miền Bắc Trung Nam. Chợ Quê được tổ chức để nói lên nét đặc thù theo truyền thống văn hoá của từng miền trong những ngày Tết cổ truyền nơi quê nhà từ ngàn xưa. Mời quý độc giả đi vào ba ngày Hội Chợ Tết.
Xem Hình
Thứ Sáu ngày 27 tháng 01 ngày khai mạc Hội Chợ: Ngày khai mạc Hội Chợ rơi vào đúng vào ngày tất niên năm Bính Thân và chờ đón mùa Xuân Đinh Dậu qua thánh lễ Giao Thừa. Từ 3 gìờ chiều, giáo dân đã hiện diện trong các khu vực Hội Chợ khá đông đảo. Khu vực Chợ Quê khá mới lạ nên đã đầy kín người tham quan các khu vực của từng miền. Đúng 6 giờ thánh lễ Tất Niên đón Giao Thừa được bắt đầu. Mở đầu chương trình với ba hồi chiêng trống ngân vang làm tăng thêm sự thiêng liêng mang tính hồn Việt của nghi lễ cổ truyền theo truyền thống Việt Nam.Tiếng chiêng trống vừa dứt, ca đoàn hát bài ca nhập lễ, nghi đoàn cùng với quý linh mục đồng tế thánh lễ cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh. Quý cha trong giáo xứ đại diện các thành phần dân Chúa trong giáo xứ đã dâng hương trước bàn thờ tổ tiên một cách trang trọng.
Mở đầu thánh lễ cha chánh xứ ngỏ lời chào mừng toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện và giới thiệu quý linh mục đồng tế thánh lễ gồm cha Nguyễn Sơn Miên, cha Trần Hữu Lân, thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ, kết thúc lời giới thiệu với tràng pháo tay khá dài.
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa theo phụng vụ các bài đọc của Thánh Lễ Giao Thừa. Bài giảng lễ, cha chủ tế đã nhắc lại một đoạn trong bài thánh ca phụng vụ của ngày cuối năm thật ý nghĩa và như đưa mọi người về với tâm tình tạ ơn những gì mà Chúa đã ban cho năm qua một cách sốt sắng, ngài hát: "Cúi lạy Chúa con một năm qua rồi, ngày giờ quý báu đâu còn trở lui- Một năm cho con hầu con mến Chúa.- Con chẳng sá màng, mặc nó chảy trôi- Phen này xin thương, xin thương dung thứ. - Mến Chúa từ rày, mến Chúa Chúa từ rày, hứa giữ như lời...."Kết thúc thánh lễ cha chánh xứ cám ơn toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện và chúc mừng mọi người trong năm mới tràn đầy ân sủng Chúa với lời cám ơn chân thành. Sau thánh lễ là phần khai mạc Hội Chợ.
Chương trình Hội Chợ được khai mạc, đúng 8 giờ, Đoàn Lân của giáo xứ trong nghi lễ chào mừng quan khách đã đi vòng quanh khu vực Hội Chợ từ quán ăn đến Chợ Quê để chào đón tất cả đồng hương và cộng đoàn dân Chúa hiện diện, kết thúc phần múa lân là nghi lễ chào cờ được cử hành một cách trọng thể. Chương trình văn nghệ của đêm khai mạc do các Hội Đoàn, Giáo Đoàn trình diễn khá phong phú kéo dài đến 11 giờ đêm.
Thứ Bảy ngày 28 tháng 01: Ngày Mồng Một Tết. Mở đầu của ngày thứ hai Hội Chợ là thánh lễ mừng Tân Niên. Đúng 10 giờ thánh lễ tân niên được cử hành đồng tế do các cha trong giáo xứ đồng tế thánh lễ một cách trọng thể. Đông đảo giáo dân tham dự thánh lễ mừng tân niên một cách sốt sắng. Sau thánh lễ là phần sinh hoạt văn nghệ suốt cả ngày do các Hội Đoàn, các Hội Ái Hữu Hữu của ba miền Bắc Trung Nam phụ trách trình diễn.
Khu vực Chợ Quê hình như quá mới lạ đối với những người xa quê hương gần 42 năm lưu vong, nên đã lôi cuốn quá đông người qui tụ vào các gian hàng của từng miền Bắc Trung Nam. Quán Chợ Quê Miền Trung qua cách trình bày khá thanh nhã với những chiếc bàn bằng tre có bình trà, có Nem Huế, chả Huế, đặc biệt có cô gái Huế trong tà áo tím với gánh hậu hủ mang hương vị hoàn toàn Huế nên đã thu hút nhiều khách hàng ngồi thưởng thức đậu hủ thật thần tiên, rồi nào chè, nào bánh bột lọc, nào bánh ram bánh tít, có cả hột vịt lộn nữa. Đặc biệt khu Chợ Quê của miền Trung có 2 con trâu rất đẹp nên càng thu hút nhiều người từ già đến trẻ đến thay phiên nhau chụp hình lưu niệm cảnh Chợ Quê lần đầu tiên được xuất hiện nơi đây. Bước vào khu vực Chợ Quê của miền Bác có cả đàn vịt, đàn gà khá hấp dẫn. Đàng xa có chiếc Xich Lô đạp cũng lôi cuốn nhiều người thay nhau người làm phu đạp xe, người làm khách đi xe thay nhau chụp hình lưu niệm. Bên cạnh là Chợ Quê miền Nam có nhiều trái cây, với quán tranh trình bày khá đẹp trên mái có 2 con gà như sẵn sàng báo thức cho người dân ruộng sớm ra đồng làm việc. Miền Nam với ruộng đồng bát ngát mà nhiều lần trước năm 1975 người viết đã có dịp đi những chuyến công tác về miền Tây mới nhận ra mức sống của người dân nơi đây thật thoải mái, nhất là khi nhìn những cánh đồng ruộng bao la đúng với câu ruộng cò bay thẳng cánh. Trở lại phần sinh hoạt văn nghệ, bước ra Hội Trường với sân khấu khá lộng lẩy để thưởng thúuc chương trình sinh hoạt văn nghệ. Từ sáng đến chiều, các Hội Đoàn, Giáo Đoàn, Các Hội Ái Hữu của ba miền Trung Nam Bắc trình diễn nhiều tiết mục nói lên bản sắc của từng miền khá phong phú.Tôi đến khu vực trình diễn văn nghệ đúng vào lúc Hội Ái Hữu TGP Huế trình bày Điệu Múa Cung Đình do các cô gái Huế phụ trách trình diễn trong tà áo dài thật tuyệt vời. Nhìn các cô gái Huế trong độ tuổi trung niên với dáng điệu tha thướt trình diễn điệu múa cung đình gợi lại hình ảnh của Huế Đô từ thuở học trò với những cô nữ sinh Đồng Khánh, trường Nữ Thành Nội e ấp trong tà áo dài với chiếc nón bài thơ chẳng sao quên được. Phần văn nghệ của ngày thứ hai Hội Chợ tạm ngưng trước 5 giờ chiều để nhường lại cho phần phụng vụ thánh lễ.
Đúng 5 giờ bắt đầu thánh lễ mừng Chúa Nhật IV mùa Thuờng Niên do cha phụ tá Nguyễn Sơn Miên chủ tế thánh lễ. Hiện diện trong thánh lễ rất đông đảo giáo dân, trong nhà thờ đầy kín các ghế ngồi, nhiều đồng hương cùng đến tham dự chương trình văn nghệ đặc biệt đêm nay nên càng lúc càng đông người ở Hội trường. Bài giảng lễ ngắn gọn của cha chủ tế với lời chúc mừng năm mới gởi đến mọi người hiện diện trong thánh lễ một cách trân trọng. Thánh lễ kết thúc vào lúc 6 giờ 10. Mọi người rời nhà thờ để đi vào các khu vực Hội Chợ. Nhìn vào quán ăn giáo xứ, thấy đông đảo hàng người đang đứng xếp thành hai hàng dài để đợi đến phiên mua Phở hoặc Bún Bò Huế. Ban phục vụ quán ăn của hai miền Bắc Trung đều nhanh tay người nhận order, người làm bún kẻ làm phở, người lo bê từng tô nào Phở nào Bún Bò một cách nhanh chóng đến tận tay khách hàng mà họ đã order. Tất cả đều làm việc khá nhịp nhàng trong bầu khí yêu thương phục vụ.
Trở lại chương trình văn nghệ của đêm Đại Nhạc Hội Mừng Xuân: Chắp Cánh Hoa Xuân. Đêm thứ bảy đúng ngày Mồng Một Tết, trời Seattle không mưa và có vẻ bớt lạnh hơn, bây giờ là 7 giờ 30 của đêm Mồng Một. Nhiều người có lẻ mê âm nhạc nên đã quên đi chuyện riêng tư của gia đình dù là đêm mồng một Tết nên đã đến tham dự đêm Đại Nhạc Hội khá đông đảo, hội trường đã đầy kín người. Chương trình của đêm đại nhạc hội do nhiều ca sĩ nổi tiếng như Ngọc Quang Đông, Khánh Lâm, Hoàng Phục Linh, Thường Nguyễn, Thanh Hà và nhiều ca sĩ khác trình diễn nên đã thu hút số khán giả quá đông đảo. Chương trình đại nhạc hội của đêm thứ bảy kết thúc vào lúc 11 giờ đêm.
Chúa Nhật ngày 29 ngày bế mạc Hội Chợ. Từ sáng sớm thánh lễ phụng vụ theo Chúa Nhật IV mùa Thường Niên được cử hành lúc 7:30 sáng, đông đảo giáo dân đã tham dự thánh lễ này đa số là những người đi làm các hảng xưởng cùng một số lo chuyện gia đình trong ngày Tết nên họ đã tham dự thánh lễ này.
Thánh lễ mừng Tân Niên Xuân Đinh Dậu là cao điểm của chương trình Hội Chợ Xuân Đinh Dậu được cử hành trọng thể lúc 10 giờ. Chưa đến giờ lễ nhưng trong nhà thờ các ghế ngồi đã đầy kín, càng lúc lượng giáo dân đến tham dự thánh lễ càng đông, giờ thánh lễ bắt đầu đã có hơn 3 ngàn người hiện diện trong thánh lễ tạ ơn này, đây là lần đầu tiên số giáo dân tham dự thánh lễ quá đông đảo kể từ giáo xứ về sinh hoạt nơi đây vào các dịp lễ lớn của giáo xứ.
Giờ thánh lễ sắp bắt đầu, nghi đoàn gồm giáo dân nam nữ đại diện cho ba miền Bắc Trung Nam với bộ y phục mang màu sắc của từng miền và đoàn lễ sinh đã chuẩn bị sẵn sàng. Đúng 10 giờ MC đọc lời dẫn lễ và báo hiệu tiến cử ba hồi chiêng trống. Tiếng chiêng trống ngân vang kéo dài khá lâu làm tăng thêm sự uy nghi trang trọng của Thánh Lễ. Ba hồi chiêng trống vừa dứt, ca đoàn hát bài ca nhập lễ và nghi đoàn cùng với quý linh mục cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh. Bài ca Nhập lễ vừa dứt, vị MC báo: sau đây là nghi thức Niệm Hương với lời dẫn: "Hôm nay, chúng con cùng nhau hướng về cội nguồn Dân tộc, hướng về quê hương và Giáo Hội Việt Nam thân yêu. Theo truyền thống cổ truyền, giờ đây giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam TGP Seattle cử hành nghi thức đón mừng Xuân Đinh Dậu.Trong giây phút thiêng liêng này, chúng con cảm tạ Chúa về bao hồng ân, phúc lộc mà Chúa đã ban cho từng người, từng gia đình và giáo xứ trong năm Bính Thân, nhất là hồng phúc mà chúng con đã có cơ sở mới để sinh hoạt trong những năm qua, chúng con cùng nhau dâng lên Chúa nén hương với những ước nguyện của chúng con trong năm mới qua các tầng lớp đại diện cho mọi thành phần trong giáo xứ. Xin cho chúng con được tràn đầy phúc,lộc,an, hòa trong năm mới.( Đoàn niệm hương theo thứ tự quý cha, tuổi thơ, thanh niên, trung niên và cao niên)
MC tiếp: Nén hương của Quý Linh Mục Tu Sĩ: Hương trầm trên tay Quý Linh mục là niềm tri ân dạt dào, là lời cảm tạ về bao hồng ân Chúa đã ban cho chúng con trong những mùa xuân xa quê hương. Xin Chúa chúc lành cho giáo xứ chúng con trong năm mới. Trong giây phút này,chúng con niệm nhớ đến các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ,bà con thân thuộc, linh hồn các vị trong giáo xứ, hiệp nhớ đến linh hồn đồng bào Việt Nam đã bỏ mình nơi rừng sâu biển cả khi đi tìm “tự do”, niệm nhớ các chiến sĩ VNCH đã hy sinh bảo vệ lý tưởng tự do. (Ba tiếng trống – Ca đoàn hát: Hương Trầm.)
- Nén Hương đại diện Tuổi Thơ: Tạ ơn Chúa, cám ơn cha mẹ đã cho con vào đời. Nén hương của tuổi thơ mong được bay vút lên tòa Chúa với ước nguyện: Xin Chúa gìn giữ tâm hồn chúng con luôn trong trắng, đơn sơ, ngoan hiền, xin cho chúng con càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan. (Ba tiếng trống – Ca đoàn hát: Hương Trầm)
-Nén hương đại diện lớp thanh niên: Nén hương của những người trẻ dâng lên Chúa với tâm niệm sống theo lời dạy của Đức Gioan Phaolo II " Đừng Sợ. Lạy Chúa, xin cho giới trẻ thêm lòng can đảm luôn sống với chứng nhân tin mừng. Xin cho thế hệ chúng con biết sẵn sàng tiếp nối các thế hệ trước, dấn thân gánh vác công việc chung của Giáo xứ, Nhất là giai đoạn giáo xứ đang hướng đến việc xây dựng ngôi Thánh Đường mới. (Ba tiếng trống – Ca đoàn hát: Hương Trầm)
-Nén hương đại diện lớp trung niên: Tuổi trung niên dâng lên Chúa nén hương với lời nguyện cầu: xin cho mỗi gia đình Việt Nam trong giáo xứ, và trong Tổng giáo phận Seattle được trở thành hương thơm tỏa ra từ nơi mái ấm của mỗi gia đình Kitô hữu. Xin cho tất cả năm mới có được đời sống thánh thiện, yêu thương, hạnh phúc và tận tình hổ trợ công việc xây dựng giáo xứ một cách năng động. (Ba tiếng trống – Ca đoàn hát: Hương Trầm)
- Nén Hương đại diện lớp cao niên: Các bậc cao niên là gốc cội của trầm hương, các ngài đã luôn lan toả hương thơm về phúc đức cho con cháu noi theo.Xin Chúa gìn giữ và chúc phúc cho các bậc cao niên trong giáo xứ.Xin cho quý cụ luôn được tràn đầy phúc, lộc, chan hòa bên đàn con, đàn cháu và an vui trong tuổi già. (Ba tiếng trống – Ca đoàn hát: Hương Trầm)
Phần niệm hương chấm dứt, thánh lễ bắt đầu.
Thánh lễ được cử hành đồng tế trọng thể do cha chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế cùng đồng tế có cha Nguyễn Sơn Miên, cha Trần Hữu Lân và cha khách cùng với thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ.
Mở đầu thánh lễ cha chủ tế ngỏ lời chào đón và chúc mừng năm mới Đinh Dậu đến với toàn thể công đoàn dân Chúa hiện diện. Hiện diện trong thánh lễ có Ông Allan Exberg Thị Trưởng Thành phố Tukwila.
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa mừng ngày Mồng Một Tết. Tin Mừng Thánh Matthêu thuật lại lời Chúa phán cùng các môn đệ: "Thầy bảo các con: Chớ áy náy lo lắng cho mạng sống mình: lấy gì mà ăn, hay cho thân xác các con: lấy gì mà mặc. Nào mạng sống không hơn của ăn, và thân xác không hơn áo mặc sao? Hãy nhìn xem chim trời, chúng không gieo, không gặt, không thu vào lẫm, thế mà Cha các con trên trời vẫn nuôi chúng. Nào các con không hơn chúng sao? Nào có ai trong các con lo lắng áy náy mà có thể làm cho mình cao thêm một gang được ư? Còn về áo mặc, các con lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng, coi chúng mọc lên thế nào? Chúng không làm lụng, không canh cử... "
Đặc biệt trong thánh lễ phần dâng lễ vật đã cử hành một cách long trọng do đại diện của từng miền Bắc Trung Nam cộng với thành phần đang sống xa quê hương gọi là Hải ngoại. Từng cặp dâng lễ vật theo thứ tự tiến lên cung thánh với lời dẫn nguyện đã tạo thêm phần sốt sắng và trang trọng trong sự liên kết của mọi người cùng nhau dâng lên Chúa những lễ vật sau đây:
- MIỀN BẮC dâng bánh rượu: Miền Bắc là hạt giống của Giáo Hội Việt Nam, với biết bao anh hùng tử đạo, và luôn đứng vững trước mọi bách hại ê chề. Từ những đau thương đó, như lúa miến làm thành bánh Thánh, như nho ép nên rượu Thánh mà chúng con dâng lên Chúa bánh rượu này. Xin Chúa ban sự bình an cho quê hương Việt nam chúng con.
- MIỀN TRUNG dâng bánh chưng và mâm quả: Miền Trung nơi đã viết lên trang sử oai hùng của Giáo Hội Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn với bao anh hùng tử đạo, nơi un đúc tinh thần bảo vệ tự do tôn giáo của Cố Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền và đến nay, cảnh áp bức vẫn lan tràn khắp nơi. Từ những đau thương đó, chúng con dâng lên Chúa bánh chưng và mâm quả, tượng trưng cho sự vui mừng và niềm hy vọng của chúng con. Xin Chúa thương ban cho đời sống dân lành luôn được an bình và hạnh phúc.
- MIỀN NAM dâng hoa quả: Chúng con dâng lên Chúa những hoa thơm và trái ngọt từ miền Nam trù phú. Xin cho công lý và hoà bình chính trực sớm đơm hoa kết trái trên mảnh đất đầy tình người đơn sơ và chân thật này, để mọi người dân Việt được vui sống trong an bình.
- HẢI NGOẠI dâng tiền: Chúng con dâng lên Chúa tâm tình tạ ơn của dân Chúa từ ba miền Bắc, Trung, Nam thuộc giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đang đón xuân tha hương với nhiều ước mơ. Xin cho mơ ước xây dựng ngôi thánh đường này sớm tiến đến giai đoạn hoàn thành mỹ mãn. Lạy Chúa, của lễ chúng con dâng hôm nay là sự đóng góp của từng cụ già đến những em bé với tất cả lòng thành của chúng con. Xin Chúa chúc lành cho chúng con."
Trước khi kết thúc thánh lễ, cha chánh xứ đã ngỏ lời cám ơn ông Thị Trưởng thành phố Tukwila và toàn thể công đioàn dân Chúa hiện diện. Ông Thị Trưởng thàh phố Tukwila người đã tận tình khuyến khích và giúp đỡ giáo xứ trong giai đoạn kiến thiết kể từ ngày giáo xứ di chuyển về sinh hoạt tại cơ sở mới này.Thánh lễ kết thúc vào khoảng 11:30, mọi người rời nhà thờ và tiến vào khu vực Hội Chợ, các gian hàng lại trở nên nhộn nhịp, từng đoàn người lại xếp hàng để mua thức ăn, nơi nào cũng đông nghẹt cả người dù nhiều người đã ra về để lo chuyện Tết Nhứt trong gia đình. Ông Thị Trưởng cũng đã bước vào thăm các khu vực Chợ Quê với lời khen ngợi trầm trồ và ông đã tỏ ra rất thán phục việc sinh hoạt đa dạng của giáo xứ với muôn sắc muôn vẻ của mỗi dịp lễ.
Từ 1 giờ chiều tiếp tục chương sinh hoạt văn nghệ của các Hội Đoàn, ca sĩ Ngọc Quang Đông trở lại với giọng ca tuyệt vời với những tràng phao tay vang dội. Trở lại các khu vự Hội Chợ Tết, đi vào phòng triển lãm có nhiều cây cảnh khá đẹp, đặc biệt tại vị trí mà 2 soeurs luôn tay miệt mài viết những câu chúc Tết với nét chữ bay bướm chẳng khác nào các cụ đồ ngồi viết câu đối Tết nơi quê hương từ dạo nào, đã thu hút nhiều người chăm chú nhìn nét chữ một cách say sưa.
Phần sinh hoạt Hội Chợ Tết Đinh Dậu: Chắp Cánh Hoa Xuân thật tuyệt vời với nhiều công sức, tài năng của hầu hết các Đoàn Thể, các Giáo Đoàn, đặc biệt năm nay có sự hiện của các Hội Ái Hữu ba miền Bắc Trung Nam hiện diện trong cảnh Chợ Quê làm tăng thêm vẻ sinh động của những ngày Hội Chợ Tết năm nay. Hội Chợ được bế mạc lúc 4 giờ 50 phút sau phần xổ số để nhường lại cho thánh lễ Chúa Nhật vào buổi chiều lúc 5 giờ. Mọi người chia tay ra về trong tâm tình tạ ơn.
Nguyễn An Quý
Tukwila. Trong những ngày cuối tuần vào hạ tuần tháng Giêng năm 2017, trời Seattle tự nhiên trở nên dễ chịu với bầu trời tươi hẳn lên, có ánh nắng dìu dịu sau những ngày mưa tầm tả dưới cơn giá lạnh. Chương trình gói bánh đón xuân của giáo xứ đã dứt điểm từ hôm qua để nhường lại cho những ngày Hội Chợ Tết bắt đầu từ hôm nay thứ Sáu ngày 27 tháng 01 năm 2017. Hội Chợ Tết mừng Xuân Đinh Dậu với chủ đề: "Chắp Cánh Hoa Xuân" được diễn ra trong ba ngày từ thứ Sáu ngày 27 đến Chúa Nhật ngày 29 tháng 01 năm 2017. Cái mới lại của Hội Chợ Tết năm nay là hình ảnh "CHỢ QUÊ" của từng miền để gợi nhớ hình ảnh của những ngày Tết nơi quê nhà tại ba miền Bắc Trung Nam. Chợ Quê được tổ chức để nói lên nét đặc thù theo truyền thống văn hoá của từng miền trong những ngày Tết cổ truyền nơi quê nhà từ ngàn xưa. Mời quý độc giả đi vào ba ngày Hội Chợ Tết.
Xem Hình
Thứ Sáu ngày 27 tháng 01 ngày khai mạc Hội Chợ: Ngày khai mạc Hội Chợ rơi vào đúng vào ngày tất niên năm Bính Thân và chờ đón mùa Xuân Đinh Dậu qua thánh lễ Giao Thừa. Từ 3 gìờ chiều, giáo dân đã hiện diện trong các khu vực Hội Chợ khá đông đảo. Khu vực Chợ Quê khá mới lạ nên đã đầy kín người tham quan các khu vực của từng miền. Đúng 6 giờ thánh lễ Tất Niên đón Giao Thừa được bắt đầu. Mở đầu chương trình với ba hồi chiêng trống ngân vang làm tăng thêm sự thiêng liêng mang tính hồn Việt của nghi lễ cổ truyền theo truyền thống Việt Nam.Tiếng chiêng trống vừa dứt, ca đoàn hát bài ca nhập lễ, nghi đoàn cùng với quý linh mục đồng tế thánh lễ cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh. Quý cha trong giáo xứ đại diện các thành phần dân Chúa trong giáo xứ đã dâng hương trước bàn thờ tổ tiên một cách trang trọng.
Mở đầu thánh lễ cha chánh xứ ngỏ lời chào mừng toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện và giới thiệu quý linh mục đồng tế thánh lễ gồm cha Nguyễn Sơn Miên, cha Trần Hữu Lân, thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ, kết thúc lời giới thiệu với tràng pháo tay khá dài.
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa theo phụng vụ các bài đọc của Thánh Lễ Giao Thừa. Bài giảng lễ, cha chủ tế đã nhắc lại một đoạn trong bài thánh ca phụng vụ của ngày cuối năm thật ý nghĩa và như đưa mọi người về với tâm tình tạ ơn những gì mà Chúa đã ban cho năm qua một cách sốt sắng, ngài hát: "Cúi lạy Chúa con một năm qua rồi, ngày giờ quý báu đâu còn trở lui- Một năm cho con hầu con mến Chúa.- Con chẳng sá màng, mặc nó chảy trôi- Phen này xin thương, xin thương dung thứ. - Mến Chúa từ rày, mến Chúa Chúa từ rày, hứa giữ như lời...."Kết thúc thánh lễ cha chánh xứ cám ơn toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện và chúc mừng mọi người trong năm mới tràn đầy ân sủng Chúa với lời cám ơn chân thành. Sau thánh lễ là phần khai mạc Hội Chợ.
Chương trình Hội Chợ được khai mạc, đúng 8 giờ, Đoàn Lân của giáo xứ trong nghi lễ chào mừng quan khách đã đi vòng quanh khu vực Hội Chợ từ quán ăn đến Chợ Quê để chào đón tất cả đồng hương và cộng đoàn dân Chúa hiện diện, kết thúc phần múa lân là nghi lễ chào cờ được cử hành một cách trọng thể. Chương trình văn nghệ của đêm khai mạc do các Hội Đoàn, Giáo Đoàn trình diễn khá phong phú kéo dài đến 11 giờ đêm.
Thứ Bảy ngày 28 tháng 01: Ngày Mồng Một Tết. Mở đầu của ngày thứ hai Hội Chợ là thánh lễ mừng Tân Niên. Đúng 10 giờ thánh lễ tân niên được cử hành đồng tế do các cha trong giáo xứ đồng tế thánh lễ một cách trọng thể. Đông đảo giáo dân tham dự thánh lễ mừng tân niên một cách sốt sắng. Sau thánh lễ là phần sinh hoạt văn nghệ suốt cả ngày do các Hội Đoàn, các Hội Ái Hữu Hữu của ba miền Bắc Trung Nam phụ trách trình diễn.
Khu vực Chợ Quê hình như quá mới lạ đối với những người xa quê hương gần 42 năm lưu vong, nên đã lôi cuốn quá đông người qui tụ vào các gian hàng của từng miền Bắc Trung Nam. Quán Chợ Quê Miền Trung qua cách trình bày khá thanh nhã với những chiếc bàn bằng tre có bình trà, có Nem Huế, chả Huế, đặc biệt có cô gái Huế trong tà áo tím với gánh hậu hủ mang hương vị hoàn toàn Huế nên đã thu hút nhiều khách hàng ngồi thưởng thức đậu hủ thật thần tiên, rồi nào chè, nào bánh bột lọc, nào bánh ram bánh tít, có cả hột vịt lộn nữa. Đặc biệt khu Chợ Quê của miền Trung có 2 con trâu rất đẹp nên càng thu hút nhiều người từ già đến trẻ đến thay phiên nhau chụp hình lưu niệm cảnh Chợ Quê lần đầu tiên được xuất hiện nơi đây. Bước vào khu vực Chợ Quê của miền Bác có cả đàn vịt, đàn gà khá hấp dẫn. Đàng xa có chiếc Xich Lô đạp cũng lôi cuốn nhiều người thay nhau người làm phu đạp xe, người làm khách đi xe thay nhau chụp hình lưu niệm. Bên cạnh là Chợ Quê miền Nam có nhiều trái cây, với quán tranh trình bày khá đẹp trên mái có 2 con gà như sẵn sàng báo thức cho người dân ruộng sớm ra đồng làm việc. Miền Nam với ruộng đồng bát ngát mà nhiều lần trước năm 1975 người viết đã có dịp đi những chuyến công tác về miền Tây mới nhận ra mức sống của người dân nơi đây thật thoải mái, nhất là khi nhìn những cánh đồng ruộng bao la đúng với câu ruộng cò bay thẳng cánh. Trở lại phần sinh hoạt văn nghệ, bước ra Hội Trường với sân khấu khá lộng lẩy để thưởng thúuc chương trình sinh hoạt văn nghệ. Từ sáng đến chiều, các Hội Đoàn, Giáo Đoàn, Các Hội Ái Hữu của ba miền Trung Nam Bắc trình diễn nhiều tiết mục nói lên bản sắc của từng miền khá phong phú.Tôi đến khu vực trình diễn văn nghệ đúng vào lúc Hội Ái Hữu TGP Huế trình bày Điệu Múa Cung Đình do các cô gái Huế phụ trách trình diễn trong tà áo dài thật tuyệt vời. Nhìn các cô gái Huế trong độ tuổi trung niên với dáng điệu tha thướt trình diễn điệu múa cung đình gợi lại hình ảnh của Huế Đô từ thuở học trò với những cô nữ sinh Đồng Khánh, trường Nữ Thành Nội e ấp trong tà áo dài với chiếc nón bài thơ chẳng sao quên được. Phần văn nghệ của ngày thứ hai Hội Chợ tạm ngưng trước 5 giờ chiều để nhường lại cho phần phụng vụ thánh lễ.
Đúng 5 giờ bắt đầu thánh lễ mừng Chúa Nhật IV mùa Thuờng Niên do cha phụ tá Nguyễn Sơn Miên chủ tế thánh lễ. Hiện diện trong thánh lễ rất đông đảo giáo dân, trong nhà thờ đầy kín các ghế ngồi, nhiều đồng hương cùng đến tham dự chương trình văn nghệ đặc biệt đêm nay nên càng lúc càng đông người ở Hội trường. Bài giảng lễ ngắn gọn của cha chủ tế với lời chúc mừng năm mới gởi đến mọi người hiện diện trong thánh lễ một cách trân trọng. Thánh lễ kết thúc vào lúc 6 giờ 10. Mọi người rời nhà thờ để đi vào các khu vực Hội Chợ. Nhìn vào quán ăn giáo xứ, thấy đông đảo hàng người đang đứng xếp thành hai hàng dài để đợi đến phiên mua Phở hoặc Bún Bò Huế. Ban phục vụ quán ăn của hai miền Bắc Trung đều nhanh tay người nhận order, người làm bún kẻ làm phở, người lo bê từng tô nào Phở nào Bún Bò một cách nhanh chóng đến tận tay khách hàng mà họ đã order. Tất cả đều làm việc khá nhịp nhàng trong bầu khí yêu thương phục vụ.
Trở lại chương trình văn nghệ của đêm Đại Nhạc Hội Mừng Xuân: Chắp Cánh Hoa Xuân. Đêm thứ bảy đúng ngày Mồng Một Tết, trời Seattle không mưa và có vẻ bớt lạnh hơn, bây giờ là 7 giờ 30 của đêm Mồng Một. Nhiều người có lẻ mê âm nhạc nên đã quên đi chuyện riêng tư của gia đình dù là đêm mồng một Tết nên đã đến tham dự đêm Đại Nhạc Hội khá đông đảo, hội trường đã đầy kín người. Chương trình của đêm đại nhạc hội do nhiều ca sĩ nổi tiếng như Ngọc Quang Đông, Khánh Lâm, Hoàng Phục Linh, Thường Nguyễn, Thanh Hà và nhiều ca sĩ khác trình diễn nên đã thu hút số khán giả quá đông đảo. Chương trình đại nhạc hội của đêm thứ bảy kết thúc vào lúc 11 giờ đêm.
Chúa Nhật ngày 29 ngày bế mạc Hội Chợ. Từ sáng sớm thánh lễ phụng vụ theo Chúa Nhật IV mùa Thường Niên được cử hành lúc 7:30 sáng, đông đảo giáo dân đã tham dự thánh lễ này đa số là những người đi làm các hảng xưởng cùng một số lo chuyện gia đình trong ngày Tết nên họ đã tham dự thánh lễ này.
Thánh lễ mừng Tân Niên Xuân Đinh Dậu là cao điểm của chương trình Hội Chợ Xuân Đinh Dậu được cử hành trọng thể lúc 10 giờ. Chưa đến giờ lễ nhưng trong nhà thờ các ghế ngồi đã đầy kín, càng lúc lượng giáo dân đến tham dự thánh lễ càng đông, giờ thánh lễ bắt đầu đã có hơn 3 ngàn người hiện diện trong thánh lễ tạ ơn này, đây là lần đầu tiên số giáo dân tham dự thánh lễ quá đông đảo kể từ giáo xứ về sinh hoạt nơi đây vào các dịp lễ lớn của giáo xứ.
Giờ thánh lễ sắp bắt đầu, nghi đoàn gồm giáo dân nam nữ đại diện cho ba miền Bắc Trung Nam với bộ y phục mang màu sắc của từng miền và đoàn lễ sinh đã chuẩn bị sẵn sàng. Đúng 10 giờ MC đọc lời dẫn lễ và báo hiệu tiến cử ba hồi chiêng trống. Tiếng chiêng trống ngân vang kéo dài khá lâu làm tăng thêm sự uy nghi trang trọng của Thánh Lễ. Ba hồi chiêng trống vừa dứt, ca đoàn hát bài ca nhập lễ và nghi đoàn cùng với quý linh mục cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh. Bài ca Nhập lễ vừa dứt, vị MC báo: sau đây là nghi thức Niệm Hương với lời dẫn: "Hôm nay, chúng con cùng nhau hướng về cội nguồn Dân tộc, hướng về quê hương và Giáo Hội Việt Nam thân yêu. Theo truyền thống cổ truyền, giờ đây giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam TGP Seattle cử hành nghi thức đón mừng Xuân Đinh Dậu.Trong giây phút thiêng liêng này, chúng con cảm tạ Chúa về bao hồng ân, phúc lộc mà Chúa đã ban cho từng người, từng gia đình và giáo xứ trong năm Bính Thân, nhất là hồng phúc mà chúng con đã có cơ sở mới để sinh hoạt trong những năm qua, chúng con cùng nhau dâng lên Chúa nén hương với những ước nguyện của chúng con trong năm mới qua các tầng lớp đại diện cho mọi thành phần trong giáo xứ. Xin cho chúng con được tràn đầy phúc,lộc,an, hòa trong năm mới.( Đoàn niệm hương theo thứ tự quý cha, tuổi thơ, thanh niên, trung niên và cao niên)
MC tiếp: Nén hương của Quý Linh Mục Tu Sĩ: Hương trầm trên tay Quý Linh mục là niềm tri ân dạt dào, là lời cảm tạ về bao hồng ân Chúa đã ban cho chúng con trong những mùa xuân xa quê hương. Xin Chúa chúc lành cho giáo xứ chúng con trong năm mới. Trong giây phút này,chúng con niệm nhớ đến các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ,bà con thân thuộc, linh hồn các vị trong giáo xứ, hiệp nhớ đến linh hồn đồng bào Việt Nam đã bỏ mình nơi rừng sâu biển cả khi đi tìm “tự do”, niệm nhớ các chiến sĩ VNCH đã hy sinh bảo vệ lý tưởng tự do. (Ba tiếng trống – Ca đoàn hát: Hương Trầm.)
- Nén Hương đại diện Tuổi Thơ: Tạ ơn Chúa, cám ơn cha mẹ đã cho con vào đời. Nén hương của tuổi thơ mong được bay vút lên tòa Chúa với ước nguyện: Xin Chúa gìn giữ tâm hồn chúng con luôn trong trắng, đơn sơ, ngoan hiền, xin cho chúng con càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan. (Ba tiếng trống – Ca đoàn hát: Hương Trầm)
-Nén hương đại diện lớp thanh niên: Nén hương của những người trẻ dâng lên Chúa với tâm niệm sống theo lời dạy của Đức Gioan Phaolo II " Đừng Sợ. Lạy Chúa, xin cho giới trẻ thêm lòng can đảm luôn sống với chứng nhân tin mừng. Xin cho thế hệ chúng con biết sẵn sàng tiếp nối các thế hệ trước, dấn thân gánh vác công việc chung của Giáo xứ, Nhất là giai đoạn giáo xứ đang hướng đến việc xây dựng ngôi Thánh Đường mới. (Ba tiếng trống – Ca đoàn hát: Hương Trầm)
-Nén hương đại diện lớp trung niên: Tuổi trung niên dâng lên Chúa nén hương với lời nguyện cầu: xin cho mỗi gia đình Việt Nam trong giáo xứ, và trong Tổng giáo phận Seattle được trở thành hương thơm tỏa ra từ nơi mái ấm của mỗi gia đình Kitô hữu. Xin cho tất cả năm mới có được đời sống thánh thiện, yêu thương, hạnh phúc và tận tình hổ trợ công việc xây dựng giáo xứ một cách năng động. (Ba tiếng trống – Ca đoàn hát: Hương Trầm)
- Nén Hương đại diện lớp cao niên: Các bậc cao niên là gốc cội của trầm hương, các ngài đã luôn lan toả hương thơm về phúc đức cho con cháu noi theo.Xin Chúa gìn giữ và chúc phúc cho các bậc cao niên trong giáo xứ.Xin cho quý cụ luôn được tràn đầy phúc, lộc, chan hòa bên đàn con, đàn cháu và an vui trong tuổi già. (Ba tiếng trống – Ca đoàn hát: Hương Trầm)
Phần niệm hương chấm dứt, thánh lễ bắt đầu.
Thánh lễ được cử hành đồng tế trọng thể do cha chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế cùng đồng tế có cha Nguyễn Sơn Miên, cha Trần Hữu Lân và cha khách cùng với thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ.
Mở đầu thánh lễ cha chủ tế ngỏ lời chào đón và chúc mừng năm mới Đinh Dậu đến với toàn thể công đoàn dân Chúa hiện diện. Hiện diện trong thánh lễ có Ông Allan Exberg Thị Trưởng Thành phố Tukwila.
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa mừng ngày Mồng Một Tết. Tin Mừng Thánh Matthêu thuật lại lời Chúa phán cùng các môn đệ: "Thầy bảo các con: Chớ áy náy lo lắng cho mạng sống mình: lấy gì mà ăn, hay cho thân xác các con: lấy gì mà mặc. Nào mạng sống không hơn của ăn, và thân xác không hơn áo mặc sao? Hãy nhìn xem chim trời, chúng không gieo, không gặt, không thu vào lẫm, thế mà Cha các con trên trời vẫn nuôi chúng. Nào các con không hơn chúng sao? Nào có ai trong các con lo lắng áy náy mà có thể làm cho mình cao thêm một gang được ư? Còn về áo mặc, các con lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng, coi chúng mọc lên thế nào? Chúng không làm lụng, không canh cử... "
Đặc biệt trong thánh lễ phần dâng lễ vật đã cử hành một cách long trọng do đại diện của từng miền Bắc Trung Nam cộng với thành phần đang sống xa quê hương gọi là Hải ngoại. Từng cặp dâng lễ vật theo thứ tự tiến lên cung thánh với lời dẫn nguyện đã tạo thêm phần sốt sắng và trang trọng trong sự liên kết của mọi người cùng nhau dâng lên Chúa những lễ vật sau đây:
- MIỀN BẮC dâng bánh rượu: Miền Bắc là hạt giống của Giáo Hội Việt Nam, với biết bao anh hùng tử đạo, và luôn đứng vững trước mọi bách hại ê chề. Từ những đau thương đó, như lúa miến làm thành bánh Thánh, như nho ép nên rượu Thánh mà chúng con dâng lên Chúa bánh rượu này. Xin Chúa ban sự bình an cho quê hương Việt nam chúng con.
- MIỀN TRUNG dâng bánh chưng và mâm quả: Miền Trung nơi đã viết lên trang sử oai hùng của Giáo Hội Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn với bao anh hùng tử đạo, nơi un đúc tinh thần bảo vệ tự do tôn giáo của Cố Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền và đến nay, cảnh áp bức vẫn lan tràn khắp nơi. Từ những đau thương đó, chúng con dâng lên Chúa bánh chưng và mâm quả, tượng trưng cho sự vui mừng và niềm hy vọng của chúng con. Xin Chúa thương ban cho đời sống dân lành luôn được an bình và hạnh phúc.
- MIỀN NAM dâng hoa quả: Chúng con dâng lên Chúa những hoa thơm và trái ngọt từ miền Nam trù phú. Xin cho công lý và hoà bình chính trực sớm đơm hoa kết trái trên mảnh đất đầy tình người đơn sơ và chân thật này, để mọi người dân Việt được vui sống trong an bình.
- HẢI NGOẠI dâng tiền: Chúng con dâng lên Chúa tâm tình tạ ơn của dân Chúa từ ba miền Bắc, Trung, Nam thuộc giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đang đón xuân tha hương với nhiều ước mơ. Xin cho mơ ước xây dựng ngôi thánh đường này sớm tiến đến giai đoạn hoàn thành mỹ mãn. Lạy Chúa, của lễ chúng con dâng hôm nay là sự đóng góp của từng cụ già đến những em bé với tất cả lòng thành của chúng con. Xin Chúa chúc lành cho chúng con."
Trước khi kết thúc thánh lễ, cha chánh xứ đã ngỏ lời cám ơn ông Thị Trưởng thành phố Tukwila và toàn thể công đioàn dân Chúa hiện diện. Ông Thị Trưởng thàh phố Tukwila người đã tận tình khuyến khích và giúp đỡ giáo xứ trong giai đoạn kiến thiết kể từ ngày giáo xứ di chuyển về sinh hoạt tại cơ sở mới này.Thánh lễ kết thúc vào khoảng 11:30, mọi người rời nhà thờ và tiến vào khu vực Hội Chợ, các gian hàng lại trở nên nhộn nhịp, từng đoàn người lại xếp hàng để mua thức ăn, nơi nào cũng đông nghẹt cả người dù nhiều người đã ra về để lo chuyện Tết Nhứt trong gia đình. Ông Thị Trưởng cũng đã bước vào thăm các khu vực Chợ Quê với lời khen ngợi trầm trồ và ông đã tỏ ra rất thán phục việc sinh hoạt đa dạng của giáo xứ với muôn sắc muôn vẻ của mỗi dịp lễ.
Từ 1 giờ chiều tiếp tục chương sinh hoạt văn nghệ của các Hội Đoàn, ca sĩ Ngọc Quang Đông trở lại với giọng ca tuyệt vời với những tràng phao tay vang dội. Trở lại các khu vự Hội Chợ Tết, đi vào phòng triển lãm có nhiều cây cảnh khá đẹp, đặc biệt tại vị trí mà 2 soeurs luôn tay miệt mài viết những câu chúc Tết với nét chữ bay bướm chẳng khác nào các cụ đồ ngồi viết câu đối Tết nơi quê hương từ dạo nào, đã thu hút nhiều người chăm chú nhìn nét chữ một cách say sưa.
Phần sinh hoạt Hội Chợ Tết Đinh Dậu: Chắp Cánh Hoa Xuân thật tuyệt vời với nhiều công sức, tài năng của hầu hết các Đoàn Thể, các Giáo Đoàn, đặc biệt năm nay có sự hiện của các Hội Ái Hữu ba miền Bắc Trung Nam hiện diện trong cảnh Chợ Quê làm tăng thêm vẻ sinh động của những ngày Hội Chợ Tết năm nay. Hội Chợ được bế mạc lúc 4 giờ 50 phút sau phần xổ số để nhường lại cho thánh lễ Chúa Nhật vào buổi chiều lúc 5 giờ. Mọi người chia tay ra về trong tâm tình tạ ơn.
Nguyễn An Quý
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Sóng ngầm đang phá nát Việt Nam
Phạm Trần
22:38 01/02/2017
SÓNG NGẦM ĐANG PHÁ NÁT VIỆT NAM
Nếu chỉ đọc những điều Đảng và Nhà nước nói thì Việt Nam là nước hòa bình, phồn thịnh, nhân dân hạnh phúc và không có gì phải băn khoăn.
Nhưng đằng sau tấm màn nhung ấy thì đất nước lại là một xã hội đang suy đồi về luân thường đạo lý, tội ác gia tăng và con người Việt Nam đang mất định hướng.
Trước hết hãy đọc câu nói lạc quan đầu năm Đinh Dậu của Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng: “Bước sang Năm mới 2017, sẽ có nhiều thời cơ, vận hội mới mở ra với Việt Nam… Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, quốc phòng an ninh được giữ vững, chúng ta vẫn bảo đảm một đất nước thanh bình…Vị thế, uy tín của Việt Nam trên chính trường quốc tế ngày càng cao….chúng ta rất vui mừng và tự hào những kết quả đạt được trong những năm vừa qua, một trong những năm có ấn tượng phát triển tốt, không khí đón xuân có khí thế, cả hệ thống chính trị chúng ta vào cuộc, nhân dân đồng tình ủng hộ cao. Đó là cái rất sâu xa không ai có thể đong đo đếm được.” (Phỏng vấn của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), 27/01/2017 (30 Tết)
Ông Trọng nói vậy mà không phải vậy vì ông đã nói những điều không thật. Quốc phòng an ninh Tổ quốc chưa bảo đảm vì mối đe dọa đánh chiếm lãnh thổ Việt Nam của Trung Hoa vẫn lơ lửng ở Biển Đông và dọc biên giới Trung-Việt.
“Một đất nước thanh bình” thì phải trong ấm ngoài êm, biên cương phải vững như bàn thạch, quần đảo Hòang Sa không còn trong tay Tầu và quân Trung Hoa đã rút khỏi 7 bãi đá chiếm được của Việt Nam ở Trường Sa năm 1988 mà nay đã tân tạo, mở rộng thành đảo quân sự để đe dọa an ninh trong khu vực.
Tất cả những yếu tố quan trọng và then chốt này chưa xẩy ra nên sự vững tin của ông Trọng phải có lý do nào đó. Chẳng nhẽ sự lạc quan này lại gắn kết với “Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng giữa Bộ Quốc phòng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Quốc phòng nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đến năm 2025” ?
Hai nước Việt-Trung đã ký Thỏa hiệp này trong chuyến thăm Trung Quốc không rõ lý do của ông Nguyễn Phú Trọng trong 3 ngày từ 12 đến 15/01/2017. Nhưng chi tiết của thỏa hiệp “nhìn chung” là nhìn như thế nào, và tại sao lại giới hạn đến năm 2025 đã không được tiết lộ.
Vì vậy đã có nghi vấn có phải “nhìn chung” là hai nước Việt-Trung đã hòa hoãn không gây khó khăn quân sự cho nhau ở biên giới; giữ nguyên trạng những vị trí đóng quân của đôi bên ở Trường Sa; Việt Nam cam kết không nhắc đến vấn đề Hòang Sa, và “quên” luôn cả những thảm họa Trung Quốc đã gây ra cho Việt Nam trong 2 cuộc chiến tranh biên giới 1979-1999 ? Hay còn những “nhìn chung” nào khác mà Việt Nam phải nhượng bộ để được yên thân ?
Những nghi vấn này đang luẩn quẩn trong đầu nhiều người còn biết suy nghĩ ở Việt Nam vào lúc đảng Cộng sản Việt Nam phải đối diện với một số vấn đề nghiêm trọng đang đe dọa sự lãnh đạo của mình.
SUY THOÁI LÊN NGÔI
Đứng đầu trong số này là làm sao ngăn chặn được suy thoái đạo đức lối sống và tư tưởng trong cán bộ đảng viên.
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, ban hành ngày 30/10/2016, về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ” đang là cơn sốt vỡ da của đảng.
Vô số Hội nghị của đảng, nhà nước, quân đội, công an, báo chí, văn nghệ sỹ, Mặt trận Tổ quốc và Ban Tuyên giáo từ Trung ương đến cơ sở v.v… đã được tổ chức để qúan triệt thi hành.
Kết qủa ra sao thì có Trời biết. Chỉ thấy Tổng Bí thư Trọng lại mới triển khai thêm: ”Tôi xin nhấn mạnh thêm một số ý mới. Đầu tiên là phải làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phê bình và tự phê bình, làm chuyển biến trong mỗi con người, mỗi tổ chức.
“Thứ 2, phải nhấn mạnh xây dựng cơ chế chính sách luật pháp để kiểm soát cho được quyền lực. Ngoài việc kêu gọi tự giác giáo dục chính trị tư tưởng phải có biện pháp về tổ chức, tức là có cơ chế chính sách luật pháp,như tôi đã nhiều lần nói một cách hình ảnh là nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế, quy chế chính sách.
“Thứ ba là tăng cường kỷ luật kỷ cương, vừa qua chỉ là xử lý bước đầu thôi.
“Thư tư, phải dựa vào nhân dân, phát huy vai trò giám sát của nhân dân, của công luận, của báo chí, công khai hóa.”
(Phỏng vấn của VOV ngày 27/01/2017)
Tuy có rõ ràng và chi tiết hơn nhưng nội dung thi hành thì vẫn như cũ và đã hỏng cả rồi. Bằng chứng là tòan đảng lại đang rầm rộ tổ chức “phê bình và tự phê bình” cho có vẻ “làm ăn” nghiêm chỉnh, nhưng cuối cùng rồi sẽ “trăm voi không được báo nước xáo” như trăm ngàn chuyện của đảng bấy lâu nay.
Bởi vì truyện dài “xây dựng, chỉnh đốn đảng” lần đầu tiên đã có trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 (lần 2) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII). Dưới thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Nghị quyết ngày 02-02-1999 đã đưa ra chi tiết “Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”.
Đến khoá đảng XI thời ông Trọng, Hội nghị Trung ương 4 lại tung ra Nghị quyết về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Tổng cộng 20 năm,qua 3 đời Tổng Bí thư (Lê Khả Phiêu-Nông Đức Mạnh (2 khoá IX và X) và Nguyễn Phú Trọng (khóa XI rồi tiếp sang khóa XII), vấn đề xây dựng và chỉnh đốn đã biến thành “đạp đổ” và “đổ đốn” để tiến nhanh, tiến mạnh lên “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” nghiêm trọng hơn trong nội bộ đảng.
Nguyên do vì Chủ nghĩa Cộng sản, tuy còn sống trên giấy và trong đầu thiểu số lãnh đạo cực kỳ ù lì, bảo thủ và chậm tiến nhưng đã chết trong trái tim của hầu hết nhân dân Việt Nam.
Đảng CSVN có gần 4 triệu đảng viên trong tổng số 93 triệu dân, nhưng mấy ai trong họ còn tin rằng Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh vẫn là cứu cánh và là nền tảng vững vàng để xây dựng đất nước thành công ?
Cũng thay đổi là đi song song với Nghị quyết chống “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” là công tác “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, thay vì “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” như trước đây.
Nhưng phong trào học tập này cũng chỉ làm cho có lệ và phần đồng là hình thức để báo cáo và khoe thành tích. Bởi vì nếu có làm như đã nói thì các tệ nạn tham nhũng, cửa quyền, lãng phí, mất đòan kết, kèn cựa, nói xấu nhau trong đảng đã chết từ lâu rồi.
Cho nên khi người dân nghe câu nói tự khoe được “nhân dân đồng tình ủng hộ cao” của ông Trọng nói với VOV thì dân cũng chỉ biết chép miệng biủ môi cho đỡ xấu hổ.
Khó khăn cho đảng CSVN là ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã lỡ hứa sẽ làm triệt để, quyết liệt và cho bằng được, dù biết là rất khó.
Chẳng hạn như ông đòi mọi người phải “phải làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng “ và phải “nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế, quy chế chính sách”. Nhưng đâu phải bây giờ đảng viên mới suy thoái tư tưởng, tức không còn tin vào đàng, nói không đi dôi với làm hay làm ngược lại Nghị quyết, Chỉ thị của đảng ?
Họ đã quay lưng lại với chế độ và tư tưởng Cộng sản từ ngay khi Thế giới Cộng sản tan rã năm 1991 ở nhà nước đầu sỏ Nga. Và từ sau Đại hội đảng đổi mới kỳ VI thời Nguyễn Văn Linh năm 1986 cho đến bây giờ trên 30 năm, cán bộ đàng viên tiếp tục chệch hướng và tự tìm đường mà đi để đạt mục tiêu giầu sang phú qúy.
Còn chuyện ông Trọng đòi quyền lực của mỗi đảng viên phải bị khép vào kỷ luật và khung luật pháp, kỷ cương và điều lệ đảng thì đó là chuyện của đảng nói và đảng làm.
Đảng đặt ra chính sách, người của đảng thi hành để cuối cùng khen thưởng hay kỷ luật cũng do người trong đảng nhỏ nhẹ với nhau, đa phần bằng bằng biện pháp hành chính, tha cho nhau để giữ tình đòan kết và bảo vệ lợi ích nhóm, thay vì truy tố và bỏ tù thì không phải “vừa đá bóng vừa thổi còi” là gì ?
LÀN SÓNG NGẦM NGUY HIỂM
Nhưng bên dưới mặt nổi của tình trạng ngổn ngang nội bộ và những lạc quan bốc đồng của lãnh đạo thì những bất cập nổi cộm của chế độ đã lộ lên khắp mặt và đang tàn phá dữ dội nền tảng xã hội và con người Việt Nam.
Đó là nguyên nhân đã xuất hiện những phong trào do nhà nước chủ động được gọi là: “Toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm và quản lý, giáo dục người phạm tội trong gia đình, ở địa bàn dân cư” gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”.
Những cuộc vận đồng này, tuy tốn phí cao, nhưng kết qủa giải trừ tội phạm chẳng được bao nhiêu.
Cũng đáng ngạc nhiên là một làn sóng lên tiếng về tình trạng tội phạm và phản ảnh mối quan tâm của người dân đã được nhiều giới và báo chí tham gia trong hai năm 2012-2014. Sau đó giảm dần nhưng không có nghĩa nhà nước đã thành công trong công tác diệt tội phạm.
Vì vậy, những gì trích dẫn trong bài này từ mấy năm trước vẫn còn nguyên giá trị của thời bây giờ, năm 2017, nếu so với các tin tức hàng ngày trên báo chí và báo cáo của công an.
Luật sư, Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa của Saì Gòn cho biết:”Tình hình tội phạm hình sự ở nước ta đang gia tăng nghiêm trọng cả về số lượng và tính chất. Người ta dễ thấy tội phạm về con người xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự của người dân, tội phạm về sở hữu làm tổn thất thu nhập và tài sản của xã hội. Tuy nhiên, tác hại của tội phạm còn đáng quan ngại hơn dưới lăng kính xã hội học.
Nạn côn đồ, lưu manh, băng nhóm là một báo động đỏ ở Việt Nam vì nó thể hiện những yếu kém, bất cập lớn cả về pháp luật lẫn công tác phòng, chống tội phạm. Doanh nghiệp sử dụng xã hội đen để đòi nợ; người dân, kể cả trong gia đình, giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực; tình trạng côn đồ, lưu manh hóa trong nhà trường, nơi công cộng đang lan tràn; hành vi coi thường, xúc phạm, thậm chí tấn công nhân viên công lực ngày càng phổ biến. Nguy hại của nạn côn đồ, lưu manh và băng nhóm là hết sức lớn vì chúng càng lộng hành thì người dân càng mất niềm tin ở công quyền, công lý và càng có xu hướng dựa vào chúng để đòi công lý bằng bạo lực, bằng “luật rừng”.
(Theo Tạp chí Pháp luật TP.HCM online)
Như vậy thì lực lượng cảnh sát hình sự và điều tra tội phạm đã trốn hay không dám đụng tới kẻ phạm pháp ?
Nguy hiểm hơn, theo Luật sư Nghĩa: ”Tình trạng trẻ hóa tội phạm là nguy cơ nhiều mặt. Giáo dục yếu kém của nhà trường và gia đình, cộng với đạo đức xã hội suy thoái khiến cho nhiều thanh thiếu niên tiêm nhiễm thói xấu, từ đó bị tiền sự, tiền án rất sớm, để lại những vết sẹo trong tinh thần và nhân cách, làm thui chột, hủy hoại cả phần đời còn lại. Do nhiều nguyên nhân, tỉ lệ tiếp tục dấn sâu vào tội phạm cao hơn tỉ lệ hoàn lương.”
Luật sư Trương Trọng Nghĩa nổi tiếng ở Quốc hội là người nói thẳng và nói mạnh những đỏi hỏi nhà nước phải giải quyết để tránh nạn cho dân. Do đó, không ngạc nhiên khi ông chỉ trích thẳng cán bộ thi hành luật pháp một cách tùy tiện để thủ lợi.
Ông bảo:”Thực tiễn mấy năm qua cho thấy có nhiều chậm trễ, bất hợp lý trong pháp luật hình sự Việt Nam. Biết bao dòng sông trong mát ở các miền quê bị các doanh nghiệp gây ô nhiễm, đẩy hàng vạn nông dân vào chốn quẫn bách vì không trồng trọt, đánh bắt được, thậm chí tắm giặt cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng ngay cả những vụ cố ý, gian dối xả chất thải độc hại ra môi trường bị bắt quả tang cũng không thể truy cứu trách nhiệm hình sự. Hàng loạt công ty đa quốc gia khai lỗ triền miên trên sổ sách ở Việt Nam nhưng vẫn mở rộng đầu tư và tăng doanh số mà không thể xử lý tội trốn thuế. Nhiều vụ thua lỗ, thất thoát tài sản công do tham ô, lãng phí nhưng không thể khởi tố nhờ vào lá chắn trách nhiệm tập thể của pháp nhân. Nguyên nhân là ở tư duy pháp lý cũ kỹ, cho rằng chỉ có những cá nhân mới phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Cuối Cùng, ông Nghĩa nói thẳng với nhà nước:”Kết quả chống tham nhũng mấy năm qua cho thấy có sự lờn thuốc, mất sức đề kháng của không ít cán bộ, công chức, do đó phải có những thay đổi cấp bách, đột phá cả về thể chế, quy định và lực lượng phòng chống. Chừng nào chưa đẩy lùi được nạn tham nhũng thì mọi nỗ lực phòng, chống tội phạm, kể cả những đạo luật chặt chẽ nhất cũng bị vô hiệu.”
Khẳng định của Đại biểu Nghĩa đã phản ảnh trong câu nói để đời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 27/09/2013. Ông Trọng nói về tình trạng tham nhũng với cử tri quận Bà Đình, Hà Nội:”Cái gì cũng phải tiền, không tiền không trôi, như ngứa ghẻ phải gãi rất khó chịu".
Nhưng sau câu nói thì tham nhũng vẫn tiếp tục sống hùng, sống mạnh và sống vinh quang như bấy lâu nay thì làm sao diệt được tội phạm ?
CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI CAO
Đáng quan tâm cho tòan xã hội là càng ngày càng có nhiếu tội phạm gây ra bởi thành phần trẻ, chưa thành niên.
Một bài viết trên trang Cảnh sát Nhân dân ngày 22/12/2014 cho thấy:”Số lượng tội phạm do người chưa thành niên gây ra chiếm tới 1/3 tổng số vụ phạm tội, hàng năm cả nước có xấp xỉ 15.000 người chưa thành niên vi phạm pháp luật bị đưa ra xử lý, 2.000 người chưa thành niên bị đưa vào trường giáo dưỡng và khoảng 1.200 người chưa thành niên phải chấp hành án hình sự tại các trại giam.”
Vẫn theo phân tích của hai Tác gỉa Thạc Sỹ Nguyễn Thị Bích Ngọc - Trường Cao đẳng CSND I và Nguyễn Quang Dũng, Học viện CSND thì:” Có khoảng 2/3 số người chưa thành niên vi phạm pháp luật được cải tạo và giáo dục, đồng thời, tại các địa bàn cơ sở, tuy vậy số lượng các vụ phạm tội do nhóm đối tượng này gây ra không giảm, thậm chí còn có xu hướng gia tăng, đi kèm với đó là tính chất, mức độ của vụ việc phạm tội ngày càng nghiêm trọng như giết người man rợ, cướp tài sản táo tợn, manh động, có tổ chức.”
Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến sự gia tăng này ? Hai Tác gỉa trả lời:” Nếu thiếu đi sự định hướng, uốn nắn kịp thời từ gia đình và nhà trường thì nguy cơ phạm tội sẽ càng trở nên rõ rệt. Đây có thể nói là một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng vi phạm pháp luật nói chung, phạm tội cướp tài sản nói riêng của người chưa thành niên.”
Tạp chí Cộng sàn Điện tử, cơ quan lý luận hàng đầu của đảng CSVN cũng có bài viết về tình trạng tội phạm ở Việt Nam trong số ra ngày 24/09/2014.
Báo này cho biết:”Tội phạm có tổ chức, băng nhóm tội phạm mang tính chất “xã hội đen”, tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, tội phạm về ma túy hoạt động công khai, lộng hành ở nhiều thành phố lớn, trên các tuyến biên giới, trắng trợn xâm phạm quyền, lợi ích của Nhà nước, xã hội và nhân dân. Tham nhũng và tội phạm tham nhũng vẫn hết sức nhức nhối, trở thành một trong những mối đe dọa trực tiếp sự tồn vong của chế độ. Tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường xảy ra trong nhiều lĩnh vực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế của đất nước, xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi của người dân và sức khỏe cộng đồng. Tội phạm có tính quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia và tội phạm sử dụng công nghệ cao đang là một thách thức lớn.”
“Nguyên nhân của tình hình trên”, theo Tạp chí, “một phần là do các yếu tố khách quan, như tác động của những vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế; sự xuống cấp về đạo đức xã hội, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, làm ăn chụp giật,... nhưng chủ yếu vẫn là do những hạn chế, yếu kém trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là phòng ngừa xã hội. Cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở một số ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo toàn diện công tác phòng, chống tội phạm, vì vậy, nhiệm vụ phòng, chống tội phạm chưa được đưa vào chương trình, kế hoạch phát triển theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước.”
Như vậy thì chống với đỡ làm sao được. Cán bộ có trách nhiệm lơ là, không quan tâm hay làm cho có lệ để lấy điểm, khoe thành tích thì tội phạm lên ngôi là đúng trăm phần trằm.
Thậm chí, Tạp chí Cộng sản còn tố cáo:”Nhiều cấp, nhiều ngành còn đứng ngoài cuộc hoặc chỉ tham gia một cách hình thức, chiếu lệ, đối phó. Tổ chức bộ máy, phân công, phân cấp ở các cơ quan bảo vệ pháp luật và chuyên trách còn bất cập, dẫn đến chồng chéo, trùng lặp. Năng lực tham mưu, quản lý và tổ chức thực hiện cũng như tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, kiên quyết tấn công tội phạm của một bộ phận cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật, chiến sĩ lực lượng chuyên trách còn hạn chế, yếu kém, sa sút.”
Đi xa hơn, bài báo đã phản ảnh: ”Tính chất tội phạm ngày càng nguy hiểm, mang yếu tố quốc tế, có tổ chức, xuyên quốc gia và sử dụng công nghệ cao. Thủ đoạn hoạt động tinh vi, phương thức hoạt động xảo quyệt, manh động, liều lĩnh. Tội phạm hình sự có tổ chức, băng nhóm “xã hội đen” gây án nghiêm trọng, băng nhóm tội phạm ma túy có vũ trang ở khu vực biên giới, tội phạm tham nhũng và tội phạm kinh tế trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, đầu tư, quản lý, sử dụng đất đai và thương mại, tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn hết sức nhức nhối. Xu hướng tội phạm cấu kết với nhau hình thành các tập đoàn tội phạm lớn hoạt động đa lĩnh vực, liên tỉnh, xuyên quốc gia, nếu không được đấu tranh ngăn chặn, có thể trở thành hiện thực. Tội phạm do suy thoái đạo đức xã hội, đạo đức gia đình có xu hướng gia tăng, trực tiếp đe dọa phá vỡ nền tảng đạo đức, văn hóa của xã hội.”
BỘ CHÍNH TRỊ VÀO CUỘC
Tình trạng tội phạm nghiệm trọng đến nỗi đã buộc Bộ Chính trị phải ra Chỉ thị ngày 19-12-014 có tên:”Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.”
Chỉ thị nói:” Tình hình tội phạm vẫn còn diễn biến phức tạp. Đã xuất hiện nhiều loại tội phạm mới như: khủng bố, rửa tiền, mua bán người, sử dụng công nghệ cao để phạm tội, tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, tội phạm về môi trường, tội phạm xuyên quốc gia… Số người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam và số người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài ngày càng nhiều. Tội phạm liên quan trực tiếp đến sự suy thoái đạo đức gia đình, xã hội chiếm tỉ lệ cao, có nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng. Tội phạm sử dụng vũ khí chống lại lực lượng thi hành công vụ gia tăng và quyết liệt hơn. Tình trạng phạm tội trong thanh thiếu niên xảy ra nhiều hơn, rất đáng lo ngại…”
Vậy nguyên nhân từ đâu, Chỉ thị vạch ra:”Tình hình trên đây do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là cấp ủy đảng, chính quyền ở một số nơi chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nên chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng, chống tội phạm; lực lượng trực tiếp chống tội phạm ở nhiều nơi còn yếu; công tác quản lý xã hội, công tác tuyên truyền, giáo dục về pháp luật, về đạo đức, lối sống và vận động nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm còn nhiều hạn chế. Hiệu quả phòng ngừa tội phạm do nguyên nhân xã hội còn thấp; tỉ lệ điều tra, khám phá một số loại tội phạm chưa cao…”
Trước tệ nạn này, như thường lệ phải tìm thủ phạm đâ bớt tội cho mình, Bộ Chính trị đã trơ trẽn viết:”Trong thời gian tới, tình hình tội phạm sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp, dễ bị các thế lực thù địch và phần tử xấu lợi dụng, kích động làm mất ổn định chính trị, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và sự vững mạnh của chế độ ta. Do đó, công tác phòng, chống tội phạm cần chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa.”
Đáng chú ý là trong số những giải pháp, đảng đã ra lệnh phải:”Chú trọng phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kiên quyết những cán bộ, đảng viên bao che, dung túng tội phạm hoặc có biểu hiện tiêu cực trong công tác này. Cán bộ, đảng viên có vợ (hoặc chồng), con bị xử lý hình sự thì tùy theo mức độ liên đới phải xem xét khi đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào các chức vụ lãnh đạo hoặc miễn nhiệm, cách chức nếu cán bộ, đảng viên đó đang giữ chức vụ lãnh đạo.”
Nhưng từ đó đến nay (2017), chưa thấy có cán bộ đảng viên nào bị đem ra hành tội về bao che, dung túng tội phạm.
MA TÚY-THUỐC PHIỆN
Trong lĩnh vực nghiện ngập ở Việt Nam, theo báo cáo tháng 9/2015 của Bộ Lao động-Xã hội và Thương binh (LĐXH&TB) Kết quả rà soát đến tháng 9/2015 toàn quốc có hơn 204 nghìn người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý của lực lượng Công an, tăng gần 23 nghìn người (tăng 12%) so với cuối năm 2013.
Con số này chỉ gồm những con nghiện chính thức. Số người nghiện không khai báo hay lẩn trốn trong xã hội không thể đếm được.
Báo cáo cũng cho biết: ”Hiện nay, cả nước có 123 trung tâm cai nghiện bắt buộc với biên chế hơn 7 nghìn cán bộ, lương bình quân mỗi người là 3 - 4 triệu đồng/tháng, lưu lượng tiếp nhận cai nghiện khoảng 60 nghìn người/năm với cơ sở vật chất hàng ngàn ha. Nhưng hiện tại chỉ có 22,2 nghìn người cai nghiện tại các trung tâm cai nghiện, trong đó có 14 trung tâm cai nghiện không có người nghiện rất lãng phí. Ngoài ra còn có 180 cơ sở điều trị mathadone, tại 42 tỉnh thành đang điều trị cho 42 nghìn người nghiện ma túy.”
Vậy ma túy mới đang đầu độc giới trẻ như thế nào ? Báo An Ninh Thế giới Onine viết ngày 15/12/2016 cho biết có các loại đang lưu hành trên thị trường gồm:”Tem giấy", "lá khát", "trà sữa", "nước vui", "đông trùng"… là những loại ma túy mới mà cơ quan chức năng vừa phát hiện ra ở Hà Nội, TP HCM và một số tỉnh thành miền Bắc.”
Bài báo viết:” Thoạt nghe không ít người cứ ngỡ rằng đó là những loại thực phẩm, dược phẩm rất "lành", tốt cho sức khỏe. Song ngược lại, nó là những loại ma túy tổng hợp có thể khiến cho người sử dụng bị nghiện và mất kiểm soát hành vi.”
Vẫn theo An ninh Thế giới:” Tháng 3-2016 Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC47) Công an tỉnh Quảng Ninh đã triệt phá một đường dây mua bán ma túy tổng hợp từ nước ngoài vào Việt Nam. Điều khiến cho các trinh sát hết sức bất ngờ là các đối tượng đã đem vào nội địa những loại ma túy mới, hoàn toàn chưa từng xuất hiện tại Việt Nam trước đây.”
Riêng ở Việt Nam, Bộ LĐXH&TB báo cáo:” Số người trẻ nghiện ma túy chiếm 70%, 80% là nghiện nặng, 85,5% đã có tiền án tiền sự. Riêng ở Hà Nội, số người trẻ nghiện chiếm đến 93%. Trong đó, học sinh - sinh viên là 2.837 em. Những con nghiện ở Việt nam mỗi năm đốt 50 tỉ đồng. Tiền cho chương trình phòng chống, cai nghiện, quảng bá năm 1996 là 20 tỉ đồng. Từ năm 1998 - 2000 số tiền chi cho việc phòng chống trong cả nước là 125 tỉ 703 triệu. Số tiền này có thể xây 125 trường trung học cho cả nước (1 tỉ/trường), hoặc 4 -5 trường đại học (25 - 30 tỉ/trường). Nếu số tiền này chi cho việc xoá đói giảm nghèo (cả nước 2.800 hộ) thì mỗi hộ được hơn 4,5 tỉ đồng.”
Báo cáo viết tiếp:”Tại thành phố Hà Nội 1995, có 5.000 người nghiện, đến 1998 là 13.000 người.Tại Sài Gòn, tháng 07/1997, số người nghiện mà công an nắm được là 4.500 người; đến tháng 07/1998 là 10.038 người, trong đó 81% ở độ tuổi dưới 30. Nhưng thực tế ước tính, tại Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 20.000 con nghiện, với 632 khu vực liên quan đến mua bán tổ chức chích hút ma túy.
Nhưng điều đáng sợ nhất là vấn đề ma túy hiện trong trường học. Số học sinh, sinh viên nghiện ma túy ngày càng tăng. Các con nghiện xâm nhập sân trường, dụ dỗ, mồi chài, lôi kéo, cho thử.. . Học sinh, sinh viên đang ở độ tuổi trẻ đơn sơ, dễ bị lôi cuốn.”
Vẫn theo báo cáo của Công an thì thuốc phiện và má túy các loại đã nhập vào Việt Nam từ Trung Hoa, Lào, Thái Lan và Cao Miên. Đường biển và đường hàng không, xe lửa và các phương tiện giao thông khác, kể cả di bộ vận tải ma túy, thuốc phiện cũng được các tổ chức sử dụng.
Theo các viên chức nhà nước, Việt Nam cũng đã biến thành trung tâm chuyển ma túy đi các nước khác.
TÌNH TRẠNG MẠI DÂM
Về tình trạng mại dâm, Việt Nam không có thống kê chính thức vì hành nghề bất hợp pháp. Báo cáo chính phủ chỉ cho biết:”Mại dâm năm 2013 của Việt Nam cho thấy: cả nước ước tính có gần 33.000 người bán dâm, phần lớn là nữ; nhưng chỉ có khoảng 9.000 gái bán dâm có hồ sơ quản lý. Độ tuổi bán dâm ngày càng trẻ hóa, từ 16 - 18 tuổi chiếm 15,3%, từ 25 - 35 tuổi chiếm 35% và đông nhất là từ 18 - 25 tuổi chiếm 42%. Về học vấn, 17,1% chỉ tốt nghiệp tiểu học, 39,3% đã tốt nghiệp trung học và đáng lưu ý là khoảng 10,3% đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng.”
Tại "Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Pháp lệnh phòng, chống mại dâm" sáng 19/12/2014, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Trọng Đàm cho biết: “Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đến tháng 11/2014, cả nước có 11.240 người bán dâm có hồ sơ quản lý. Trước đó, ngày 13/6/2014, ông Phạm Ngọc Dũng, Phó trưởng phòng Chính sách phòng chống mại dâm, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, cả nước hiện có khoảng 30.000 người đang hoạt động mại dâm.”
Báo cáo cũng cho biết:”Ở Thành phố Hồ Chí Minh, thống kê năm 2016 ước tính cả thành phố có 3.600 người bán dâm, kích dục, tăng tới 20% so với năm 2015.”
Nạn buôn người để phục vụ mại dâm cũng gia tăng. Số liệu của Ban chỉ đạo Phòng chống tội phạm cho thấy:” Tại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015, các địa phương đã phát hiện gần 2.000 vụ buôn bán người với hơn 3.800 nạn nhân. Trong đó, trên 85% số nạn nhân là phụ nữ và trẻ em. Phần lớn phụ nữ bị buôn bán để làm gái mại dâm tại các đô thị hoặc đưa sang Trung Quốc làm gái mại dâm tại nước này, ngoài ra đã có những trường hợp bị lừa sang Malaysia làm nô lệ tình dục.”
Một báo cáo khác của nhà nước Việt Nam xác nhận số phụ nữ và trẻ em “bỗng dưng mất tích” khỏi Việt Nam đã lên đến con số báo động trên 30,000 người. Phần lớn những người này từ cùng quê và các tỉnh vùng biên giới Tây Bắc tiếp giáp với Trung Hoa và ở những vùng nghèo túng.
Các cuộc điều tra dịa phương xác nhận tình trạng “mất tích” này được coi liên quan đến nạn buôn người từ Việt Nam có bàn tay tiếp sức của con buôn bất chính và các tổ chức nước ngoài.
Như vậy thì xã hội, đất nước và con người Việt Nam có hy vọng “bước sang Năm mới 2017, sẽ có nhiều thời cơ, vận hội mới mở ra với Việt Nam”, và “Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, quốc phòng an ninh được giữ vững, chúng ta vẫn bảo đảm một đất nước thanh bình” như rêu rao của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hay những trận cuồng phong tội phạm, nghiện ngập, buôn người và mại dâm sẽ tiếp tục hủy diệt con người và xã hội Việt Nam ? -/-
Phạm Trần
(02/017)
Nếu chỉ đọc những điều Đảng và Nhà nước nói thì Việt Nam là nước hòa bình, phồn thịnh, nhân dân hạnh phúc và không có gì phải băn khoăn.
Nhưng đằng sau tấm màn nhung ấy thì đất nước lại là một xã hội đang suy đồi về luân thường đạo lý, tội ác gia tăng và con người Việt Nam đang mất định hướng.
Trước hết hãy đọc câu nói lạc quan đầu năm Đinh Dậu của Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng: “Bước sang Năm mới 2017, sẽ có nhiều thời cơ, vận hội mới mở ra với Việt Nam… Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, quốc phòng an ninh được giữ vững, chúng ta vẫn bảo đảm một đất nước thanh bình…Vị thế, uy tín của Việt Nam trên chính trường quốc tế ngày càng cao….chúng ta rất vui mừng và tự hào những kết quả đạt được trong những năm vừa qua, một trong những năm có ấn tượng phát triển tốt, không khí đón xuân có khí thế, cả hệ thống chính trị chúng ta vào cuộc, nhân dân đồng tình ủng hộ cao. Đó là cái rất sâu xa không ai có thể đong đo đếm được.” (Phỏng vấn của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), 27/01/2017 (30 Tết)
Ông Trọng nói vậy mà không phải vậy vì ông đã nói những điều không thật. Quốc phòng an ninh Tổ quốc chưa bảo đảm vì mối đe dọa đánh chiếm lãnh thổ Việt Nam của Trung Hoa vẫn lơ lửng ở Biển Đông và dọc biên giới Trung-Việt.
“Một đất nước thanh bình” thì phải trong ấm ngoài êm, biên cương phải vững như bàn thạch, quần đảo Hòang Sa không còn trong tay Tầu và quân Trung Hoa đã rút khỏi 7 bãi đá chiếm được của Việt Nam ở Trường Sa năm 1988 mà nay đã tân tạo, mở rộng thành đảo quân sự để đe dọa an ninh trong khu vực.
Tất cả những yếu tố quan trọng và then chốt này chưa xẩy ra nên sự vững tin của ông Trọng phải có lý do nào đó. Chẳng nhẽ sự lạc quan này lại gắn kết với “Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng giữa Bộ Quốc phòng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Quốc phòng nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đến năm 2025” ?
Hai nước Việt-Trung đã ký Thỏa hiệp này trong chuyến thăm Trung Quốc không rõ lý do của ông Nguyễn Phú Trọng trong 3 ngày từ 12 đến 15/01/2017. Nhưng chi tiết của thỏa hiệp “nhìn chung” là nhìn như thế nào, và tại sao lại giới hạn đến năm 2025 đã không được tiết lộ.
Vì vậy đã có nghi vấn có phải “nhìn chung” là hai nước Việt-Trung đã hòa hoãn không gây khó khăn quân sự cho nhau ở biên giới; giữ nguyên trạng những vị trí đóng quân của đôi bên ở Trường Sa; Việt Nam cam kết không nhắc đến vấn đề Hòang Sa, và “quên” luôn cả những thảm họa Trung Quốc đã gây ra cho Việt Nam trong 2 cuộc chiến tranh biên giới 1979-1999 ? Hay còn những “nhìn chung” nào khác mà Việt Nam phải nhượng bộ để được yên thân ?
Những nghi vấn này đang luẩn quẩn trong đầu nhiều người còn biết suy nghĩ ở Việt Nam vào lúc đảng Cộng sản Việt Nam phải đối diện với một số vấn đề nghiêm trọng đang đe dọa sự lãnh đạo của mình.
SUY THOÁI LÊN NGÔI
Đứng đầu trong số này là làm sao ngăn chặn được suy thoái đạo đức lối sống và tư tưởng trong cán bộ đảng viên.
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, ban hành ngày 30/10/2016, về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ” đang là cơn sốt vỡ da của đảng.
Vô số Hội nghị của đảng, nhà nước, quân đội, công an, báo chí, văn nghệ sỹ, Mặt trận Tổ quốc và Ban Tuyên giáo từ Trung ương đến cơ sở v.v… đã được tổ chức để qúan triệt thi hành.
Kết qủa ra sao thì có Trời biết. Chỉ thấy Tổng Bí thư Trọng lại mới triển khai thêm: ”Tôi xin nhấn mạnh thêm một số ý mới. Đầu tiên là phải làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phê bình và tự phê bình, làm chuyển biến trong mỗi con người, mỗi tổ chức.
“Thứ 2, phải nhấn mạnh xây dựng cơ chế chính sách luật pháp để kiểm soát cho được quyền lực. Ngoài việc kêu gọi tự giác giáo dục chính trị tư tưởng phải có biện pháp về tổ chức, tức là có cơ chế chính sách luật pháp,như tôi đã nhiều lần nói một cách hình ảnh là nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế, quy chế chính sách.
“Thứ ba là tăng cường kỷ luật kỷ cương, vừa qua chỉ là xử lý bước đầu thôi.
“Thư tư, phải dựa vào nhân dân, phát huy vai trò giám sát của nhân dân, của công luận, của báo chí, công khai hóa.”
(Phỏng vấn của VOV ngày 27/01/2017)
Tuy có rõ ràng và chi tiết hơn nhưng nội dung thi hành thì vẫn như cũ và đã hỏng cả rồi. Bằng chứng là tòan đảng lại đang rầm rộ tổ chức “phê bình và tự phê bình” cho có vẻ “làm ăn” nghiêm chỉnh, nhưng cuối cùng rồi sẽ “trăm voi không được báo nước xáo” như trăm ngàn chuyện của đảng bấy lâu nay.
Bởi vì truyện dài “xây dựng, chỉnh đốn đảng” lần đầu tiên đã có trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 (lần 2) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII). Dưới thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Nghị quyết ngày 02-02-1999 đã đưa ra chi tiết “Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”.
Đến khoá đảng XI thời ông Trọng, Hội nghị Trung ương 4 lại tung ra Nghị quyết về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Tổng cộng 20 năm,qua 3 đời Tổng Bí thư (Lê Khả Phiêu-Nông Đức Mạnh (2 khoá IX và X) và Nguyễn Phú Trọng (khóa XI rồi tiếp sang khóa XII), vấn đề xây dựng và chỉnh đốn đã biến thành “đạp đổ” và “đổ đốn” để tiến nhanh, tiến mạnh lên “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” nghiêm trọng hơn trong nội bộ đảng.
Nguyên do vì Chủ nghĩa Cộng sản, tuy còn sống trên giấy và trong đầu thiểu số lãnh đạo cực kỳ ù lì, bảo thủ và chậm tiến nhưng đã chết trong trái tim của hầu hết nhân dân Việt Nam.
Đảng CSVN có gần 4 triệu đảng viên trong tổng số 93 triệu dân, nhưng mấy ai trong họ còn tin rằng Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh vẫn là cứu cánh và là nền tảng vững vàng để xây dựng đất nước thành công ?
Cũng thay đổi là đi song song với Nghị quyết chống “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” là công tác “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, thay vì “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” như trước đây.
Nhưng phong trào học tập này cũng chỉ làm cho có lệ và phần đồng là hình thức để báo cáo và khoe thành tích. Bởi vì nếu có làm như đã nói thì các tệ nạn tham nhũng, cửa quyền, lãng phí, mất đòan kết, kèn cựa, nói xấu nhau trong đảng đã chết từ lâu rồi.
Cho nên khi người dân nghe câu nói tự khoe được “nhân dân đồng tình ủng hộ cao” của ông Trọng nói với VOV thì dân cũng chỉ biết chép miệng biủ môi cho đỡ xấu hổ.
Khó khăn cho đảng CSVN là ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã lỡ hứa sẽ làm triệt để, quyết liệt và cho bằng được, dù biết là rất khó.
Chẳng hạn như ông đòi mọi người phải “phải làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng “ và phải “nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế, quy chế chính sách”. Nhưng đâu phải bây giờ đảng viên mới suy thoái tư tưởng, tức không còn tin vào đàng, nói không đi dôi với làm hay làm ngược lại Nghị quyết, Chỉ thị của đảng ?
Họ đã quay lưng lại với chế độ và tư tưởng Cộng sản từ ngay khi Thế giới Cộng sản tan rã năm 1991 ở nhà nước đầu sỏ Nga. Và từ sau Đại hội đảng đổi mới kỳ VI thời Nguyễn Văn Linh năm 1986 cho đến bây giờ trên 30 năm, cán bộ đàng viên tiếp tục chệch hướng và tự tìm đường mà đi để đạt mục tiêu giầu sang phú qúy.
Còn chuyện ông Trọng đòi quyền lực của mỗi đảng viên phải bị khép vào kỷ luật và khung luật pháp, kỷ cương và điều lệ đảng thì đó là chuyện của đảng nói và đảng làm.
Đảng đặt ra chính sách, người của đảng thi hành để cuối cùng khen thưởng hay kỷ luật cũng do người trong đảng nhỏ nhẹ với nhau, đa phần bằng bằng biện pháp hành chính, tha cho nhau để giữ tình đòan kết và bảo vệ lợi ích nhóm, thay vì truy tố và bỏ tù thì không phải “vừa đá bóng vừa thổi còi” là gì ?
LÀN SÓNG NGẦM NGUY HIỂM
Nhưng bên dưới mặt nổi của tình trạng ngổn ngang nội bộ và những lạc quan bốc đồng của lãnh đạo thì những bất cập nổi cộm của chế độ đã lộ lên khắp mặt và đang tàn phá dữ dội nền tảng xã hội và con người Việt Nam.
Đó là nguyên nhân đã xuất hiện những phong trào do nhà nước chủ động được gọi là: “Toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm và quản lý, giáo dục người phạm tội trong gia đình, ở địa bàn dân cư” gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”.
Những cuộc vận đồng này, tuy tốn phí cao, nhưng kết qủa giải trừ tội phạm chẳng được bao nhiêu.
Cũng đáng ngạc nhiên là một làn sóng lên tiếng về tình trạng tội phạm và phản ảnh mối quan tâm của người dân đã được nhiều giới và báo chí tham gia trong hai năm 2012-2014. Sau đó giảm dần nhưng không có nghĩa nhà nước đã thành công trong công tác diệt tội phạm.
Vì vậy, những gì trích dẫn trong bài này từ mấy năm trước vẫn còn nguyên giá trị của thời bây giờ, năm 2017, nếu so với các tin tức hàng ngày trên báo chí và báo cáo của công an.
Luật sư, Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa của Saì Gòn cho biết:”Tình hình tội phạm hình sự ở nước ta đang gia tăng nghiêm trọng cả về số lượng và tính chất. Người ta dễ thấy tội phạm về con người xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự của người dân, tội phạm về sở hữu làm tổn thất thu nhập và tài sản của xã hội. Tuy nhiên, tác hại của tội phạm còn đáng quan ngại hơn dưới lăng kính xã hội học.
Nạn côn đồ, lưu manh, băng nhóm là một báo động đỏ ở Việt Nam vì nó thể hiện những yếu kém, bất cập lớn cả về pháp luật lẫn công tác phòng, chống tội phạm. Doanh nghiệp sử dụng xã hội đen để đòi nợ; người dân, kể cả trong gia đình, giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực; tình trạng côn đồ, lưu manh hóa trong nhà trường, nơi công cộng đang lan tràn; hành vi coi thường, xúc phạm, thậm chí tấn công nhân viên công lực ngày càng phổ biến. Nguy hại của nạn côn đồ, lưu manh và băng nhóm là hết sức lớn vì chúng càng lộng hành thì người dân càng mất niềm tin ở công quyền, công lý và càng có xu hướng dựa vào chúng để đòi công lý bằng bạo lực, bằng “luật rừng”.
(Theo Tạp chí Pháp luật TP.HCM online)
Như vậy thì lực lượng cảnh sát hình sự và điều tra tội phạm đã trốn hay không dám đụng tới kẻ phạm pháp ?
Nguy hiểm hơn, theo Luật sư Nghĩa: ”Tình trạng trẻ hóa tội phạm là nguy cơ nhiều mặt. Giáo dục yếu kém của nhà trường và gia đình, cộng với đạo đức xã hội suy thoái khiến cho nhiều thanh thiếu niên tiêm nhiễm thói xấu, từ đó bị tiền sự, tiền án rất sớm, để lại những vết sẹo trong tinh thần và nhân cách, làm thui chột, hủy hoại cả phần đời còn lại. Do nhiều nguyên nhân, tỉ lệ tiếp tục dấn sâu vào tội phạm cao hơn tỉ lệ hoàn lương.”
Luật sư Trương Trọng Nghĩa nổi tiếng ở Quốc hội là người nói thẳng và nói mạnh những đỏi hỏi nhà nước phải giải quyết để tránh nạn cho dân. Do đó, không ngạc nhiên khi ông chỉ trích thẳng cán bộ thi hành luật pháp một cách tùy tiện để thủ lợi.
Ông bảo:”Thực tiễn mấy năm qua cho thấy có nhiều chậm trễ, bất hợp lý trong pháp luật hình sự Việt Nam. Biết bao dòng sông trong mát ở các miền quê bị các doanh nghiệp gây ô nhiễm, đẩy hàng vạn nông dân vào chốn quẫn bách vì không trồng trọt, đánh bắt được, thậm chí tắm giặt cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng ngay cả những vụ cố ý, gian dối xả chất thải độc hại ra môi trường bị bắt quả tang cũng không thể truy cứu trách nhiệm hình sự. Hàng loạt công ty đa quốc gia khai lỗ triền miên trên sổ sách ở Việt Nam nhưng vẫn mở rộng đầu tư và tăng doanh số mà không thể xử lý tội trốn thuế. Nhiều vụ thua lỗ, thất thoát tài sản công do tham ô, lãng phí nhưng không thể khởi tố nhờ vào lá chắn trách nhiệm tập thể của pháp nhân. Nguyên nhân là ở tư duy pháp lý cũ kỹ, cho rằng chỉ có những cá nhân mới phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Cuối Cùng, ông Nghĩa nói thẳng với nhà nước:”Kết quả chống tham nhũng mấy năm qua cho thấy có sự lờn thuốc, mất sức đề kháng của không ít cán bộ, công chức, do đó phải có những thay đổi cấp bách, đột phá cả về thể chế, quy định và lực lượng phòng chống. Chừng nào chưa đẩy lùi được nạn tham nhũng thì mọi nỗ lực phòng, chống tội phạm, kể cả những đạo luật chặt chẽ nhất cũng bị vô hiệu.”
Khẳng định của Đại biểu Nghĩa đã phản ảnh trong câu nói để đời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 27/09/2013. Ông Trọng nói về tình trạng tham nhũng với cử tri quận Bà Đình, Hà Nội:”Cái gì cũng phải tiền, không tiền không trôi, như ngứa ghẻ phải gãi rất khó chịu".
Nhưng sau câu nói thì tham nhũng vẫn tiếp tục sống hùng, sống mạnh và sống vinh quang như bấy lâu nay thì làm sao diệt được tội phạm ?
CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI CAO
Đáng quan tâm cho tòan xã hội là càng ngày càng có nhiếu tội phạm gây ra bởi thành phần trẻ, chưa thành niên.
Một bài viết trên trang Cảnh sát Nhân dân ngày 22/12/2014 cho thấy:”Số lượng tội phạm do người chưa thành niên gây ra chiếm tới 1/3 tổng số vụ phạm tội, hàng năm cả nước có xấp xỉ 15.000 người chưa thành niên vi phạm pháp luật bị đưa ra xử lý, 2.000 người chưa thành niên bị đưa vào trường giáo dưỡng và khoảng 1.200 người chưa thành niên phải chấp hành án hình sự tại các trại giam.”
Vẫn theo phân tích của hai Tác gỉa Thạc Sỹ Nguyễn Thị Bích Ngọc - Trường Cao đẳng CSND I và Nguyễn Quang Dũng, Học viện CSND thì:” Có khoảng 2/3 số người chưa thành niên vi phạm pháp luật được cải tạo và giáo dục, đồng thời, tại các địa bàn cơ sở, tuy vậy số lượng các vụ phạm tội do nhóm đối tượng này gây ra không giảm, thậm chí còn có xu hướng gia tăng, đi kèm với đó là tính chất, mức độ của vụ việc phạm tội ngày càng nghiêm trọng như giết người man rợ, cướp tài sản táo tợn, manh động, có tổ chức.”
Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến sự gia tăng này ? Hai Tác gỉa trả lời:” Nếu thiếu đi sự định hướng, uốn nắn kịp thời từ gia đình và nhà trường thì nguy cơ phạm tội sẽ càng trở nên rõ rệt. Đây có thể nói là một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng vi phạm pháp luật nói chung, phạm tội cướp tài sản nói riêng của người chưa thành niên.”
Tạp chí Cộng sàn Điện tử, cơ quan lý luận hàng đầu của đảng CSVN cũng có bài viết về tình trạng tội phạm ở Việt Nam trong số ra ngày 24/09/2014.
Báo này cho biết:”Tội phạm có tổ chức, băng nhóm tội phạm mang tính chất “xã hội đen”, tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, tội phạm về ma túy hoạt động công khai, lộng hành ở nhiều thành phố lớn, trên các tuyến biên giới, trắng trợn xâm phạm quyền, lợi ích của Nhà nước, xã hội và nhân dân. Tham nhũng và tội phạm tham nhũng vẫn hết sức nhức nhối, trở thành một trong những mối đe dọa trực tiếp sự tồn vong của chế độ. Tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường xảy ra trong nhiều lĩnh vực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế của đất nước, xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi của người dân và sức khỏe cộng đồng. Tội phạm có tính quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia và tội phạm sử dụng công nghệ cao đang là một thách thức lớn.”
“Nguyên nhân của tình hình trên”, theo Tạp chí, “một phần là do các yếu tố khách quan, như tác động của những vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế; sự xuống cấp về đạo đức xã hội, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, làm ăn chụp giật,... nhưng chủ yếu vẫn là do những hạn chế, yếu kém trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là phòng ngừa xã hội. Cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở một số ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo toàn diện công tác phòng, chống tội phạm, vì vậy, nhiệm vụ phòng, chống tội phạm chưa được đưa vào chương trình, kế hoạch phát triển theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước.”
Như vậy thì chống với đỡ làm sao được. Cán bộ có trách nhiệm lơ là, không quan tâm hay làm cho có lệ để lấy điểm, khoe thành tích thì tội phạm lên ngôi là đúng trăm phần trằm.
Thậm chí, Tạp chí Cộng sản còn tố cáo:”Nhiều cấp, nhiều ngành còn đứng ngoài cuộc hoặc chỉ tham gia một cách hình thức, chiếu lệ, đối phó. Tổ chức bộ máy, phân công, phân cấp ở các cơ quan bảo vệ pháp luật và chuyên trách còn bất cập, dẫn đến chồng chéo, trùng lặp. Năng lực tham mưu, quản lý và tổ chức thực hiện cũng như tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, kiên quyết tấn công tội phạm của một bộ phận cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật, chiến sĩ lực lượng chuyên trách còn hạn chế, yếu kém, sa sút.”
Đi xa hơn, bài báo đã phản ảnh: ”Tính chất tội phạm ngày càng nguy hiểm, mang yếu tố quốc tế, có tổ chức, xuyên quốc gia và sử dụng công nghệ cao. Thủ đoạn hoạt động tinh vi, phương thức hoạt động xảo quyệt, manh động, liều lĩnh. Tội phạm hình sự có tổ chức, băng nhóm “xã hội đen” gây án nghiêm trọng, băng nhóm tội phạm ma túy có vũ trang ở khu vực biên giới, tội phạm tham nhũng và tội phạm kinh tế trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, đầu tư, quản lý, sử dụng đất đai và thương mại, tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn hết sức nhức nhối. Xu hướng tội phạm cấu kết với nhau hình thành các tập đoàn tội phạm lớn hoạt động đa lĩnh vực, liên tỉnh, xuyên quốc gia, nếu không được đấu tranh ngăn chặn, có thể trở thành hiện thực. Tội phạm do suy thoái đạo đức xã hội, đạo đức gia đình có xu hướng gia tăng, trực tiếp đe dọa phá vỡ nền tảng đạo đức, văn hóa của xã hội.”
BỘ CHÍNH TRỊ VÀO CUỘC
Tình trạng tội phạm nghiệm trọng đến nỗi đã buộc Bộ Chính trị phải ra Chỉ thị ngày 19-12-014 có tên:”Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.”
Chỉ thị nói:” Tình hình tội phạm vẫn còn diễn biến phức tạp. Đã xuất hiện nhiều loại tội phạm mới như: khủng bố, rửa tiền, mua bán người, sử dụng công nghệ cao để phạm tội, tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, tội phạm về môi trường, tội phạm xuyên quốc gia… Số người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam và số người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài ngày càng nhiều. Tội phạm liên quan trực tiếp đến sự suy thoái đạo đức gia đình, xã hội chiếm tỉ lệ cao, có nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng. Tội phạm sử dụng vũ khí chống lại lực lượng thi hành công vụ gia tăng và quyết liệt hơn. Tình trạng phạm tội trong thanh thiếu niên xảy ra nhiều hơn, rất đáng lo ngại…”
Vậy nguyên nhân từ đâu, Chỉ thị vạch ra:”Tình hình trên đây do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là cấp ủy đảng, chính quyền ở một số nơi chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nên chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng, chống tội phạm; lực lượng trực tiếp chống tội phạm ở nhiều nơi còn yếu; công tác quản lý xã hội, công tác tuyên truyền, giáo dục về pháp luật, về đạo đức, lối sống và vận động nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm còn nhiều hạn chế. Hiệu quả phòng ngừa tội phạm do nguyên nhân xã hội còn thấp; tỉ lệ điều tra, khám phá một số loại tội phạm chưa cao…”
Trước tệ nạn này, như thường lệ phải tìm thủ phạm đâ bớt tội cho mình, Bộ Chính trị đã trơ trẽn viết:”Trong thời gian tới, tình hình tội phạm sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp, dễ bị các thế lực thù địch và phần tử xấu lợi dụng, kích động làm mất ổn định chính trị, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và sự vững mạnh của chế độ ta. Do đó, công tác phòng, chống tội phạm cần chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa.”
Đáng chú ý là trong số những giải pháp, đảng đã ra lệnh phải:”Chú trọng phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kiên quyết những cán bộ, đảng viên bao che, dung túng tội phạm hoặc có biểu hiện tiêu cực trong công tác này. Cán bộ, đảng viên có vợ (hoặc chồng), con bị xử lý hình sự thì tùy theo mức độ liên đới phải xem xét khi đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào các chức vụ lãnh đạo hoặc miễn nhiệm, cách chức nếu cán bộ, đảng viên đó đang giữ chức vụ lãnh đạo.”
Nhưng từ đó đến nay (2017), chưa thấy có cán bộ đảng viên nào bị đem ra hành tội về bao che, dung túng tội phạm.
MA TÚY-THUỐC PHIỆN
Trong lĩnh vực nghiện ngập ở Việt Nam, theo báo cáo tháng 9/2015 của Bộ Lao động-Xã hội và Thương binh (LĐXH&TB) Kết quả rà soát đến tháng 9/2015 toàn quốc có hơn 204 nghìn người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý của lực lượng Công an, tăng gần 23 nghìn người (tăng 12%) so với cuối năm 2013.
Con số này chỉ gồm những con nghiện chính thức. Số người nghiện không khai báo hay lẩn trốn trong xã hội không thể đếm được.
Báo cáo cũng cho biết: ”Hiện nay, cả nước có 123 trung tâm cai nghiện bắt buộc với biên chế hơn 7 nghìn cán bộ, lương bình quân mỗi người là 3 - 4 triệu đồng/tháng, lưu lượng tiếp nhận cai nghiện khoảng 60 nghìn người/năm với cơ sở vật chất hàng ngàn ha. Nhưng hiện tại chỉ có 22,2 nghìn người cai nghiện tại các trung tâm cai nghiện, trong đó có 14 trung tâm cai nghiện không có người nghiện rất lãng phí. Ngoài ra còn có 180 cơ sở điều trị mathadone, tại 42 tỉnh thành đang điều trị cho 42 nghìn người nghiện ma túy.”
Vậy ma túy mới đang đầu độc giới trẻ như thế nào ? Báo An Ninh Thế giới Onine viết ngày 15/12/2016 cho biết có các loại đang lưu hành trên thị trường gồm:”Tem giấy", "lá khát", "trà sữa", "nước vui", "đông trùng"… là những loại ma túy mới mà cơ quan chức năng vừa phát hiện ra ở Hà Nội, TP HCM và một số tỉnh thành miền Bắc.”
Bài báo viết:” Thoạt nghe không ít người cứ ngỡ rằng đó là những loại thực phẩm, dược phẩm rất "lành", tốt cho sức khỏe. Song ngược lại, nó là những loại ma túy tổng hợp có thể khiến cho người sử dụng bị nghiện và mất kiểm soát hành vi.”
Vẫn theo An ninh Thế giới:” Tháng 3-2016 Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC47) Công an tỉnh Quảng Ninh đã triệt phá một đường dây mua bán ma túy tổng hợp từ nước ngoài vào Việt Nam. Điều khiến cho các trinh sát hết sức bất ngờ là các đối tượng đã đem vào nội địa những loại ma túy mới, hoàn toàn chưa từng xuất hiện tại Việt Nam trước đây.”
Riêng ở Việt Nam, Bộ LĐXH&TB báo cáo:” Số người trẻ nghiện ma túy chiếm 70%, 80% là nghiện nặng, 85,5% đã có tiền án tiền sự. Riêng ở Hà Nội, số người trẻ nghiện chiếm đến 93%. Trong đó, học sinh - sinh viên là 2.837 em. Những con nghiện ở Việt nam mỗi năm đốt 50 tỉ đồng. Tiền cho chương trình phòng chống, cai nghiện, quảng bá năm 1996 là 20 tỉ đồng. Từ năm 1998 - 2000 số tiền chi cho việc phòng chống trong cả nước là 125 tỉ 703 triệu. Số tiền này có thể xây 125 trường trung học cho cả nước (1 tỉ/trường), hoặc 4 -5 trường đại học (25 - 30 tỉ/trường). Nếu số tiền này chi cho việc xoá đói giảm nghèo (cả nước 2.800 hộ) thì mỗi hộ được hơn 4,5 tỉ đồng.”
Báo cáo viết tiếp:”Tại thành phố Hà Nội 1995, có 5.000 người nghiện, đến 1998 là 13.000 người.Tại Sài Gòn, tháng 07/1997, số người nghiện mà công an nắm được là 4.500 người; đến tháng 07/1998 là 10.038 người, trong đó 81% ở độ tuổi dưới 30. Nhưng thực tế ước tính, tại Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 20.000 con nghiện, với 632 khu vực liên quan đến mua bán tổ chức chích hút ma túy.
Nhưng điều đáng sợ nhất là vấn đề ma túy hiện trong trường học. Số học sinh, sinh viên nghiện ma túy ngày càng tăng. Các con nghiện xâm nhập sân trường, dụ dỗ, mồi chài, lôi kéo, cho thử.. . Học sinh, sinh viên đang ở độ tuổi trẻ đơn sơ, dễ bị lôi cuốn.”
Vẫn theo báo cáo của Công an thì thuốc phiện và má túy các loại đã nhập vào Việt Nam từ Trung Hoa, Lào, Thái Lan và Cao Miên. Đường biển và đường hàng không, xe lửa và các phương tiện giao thông khác, kể cả di bộ vận tải ma túy, thuốc phiện cũng được các tổ chức sử dụng.
Theo các viên chức nhà nước, Việt Nam cũng đã biến thành trung tâm chuyển ma túy đi các nước khác.
TÌNH TRẠNG MẠI DÂM
Về tình trạng mại dâm, Việt Nam không có thống kê chính thức vì hành nghề bất hợp pháp. Báo cáo chính phủ chỉ cho biết:”Mại dâm năm 2013 của Việt Nam cho thấy: cả nước ước tính có gần 33.000 người bán dâm, phần lớn là nữ; nhưng chỉ có khoảng 9.000 gái bán dâm có hồ sơ quản lý. Độ tuổi bán dâm ngày càng trẻ hóa, từ 16 - 18 tuổi chiếm 15,3%, từ 25 - 35 tuổi chiếm 35% và đông nhất là từ 18 - 25 tuổi chiếm 42%. Về học vấn, 17,1% chỉ tốt nghiệp tiểu học, 39,3% đã tốt nghiệp trung học và đáng lưu ý là khoảng 10,3% đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng.”
Tại "Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Pháp lệnh phòng, chống mại dâm" sáng 19/12/2014, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Trọng Đàm cho biết: “Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đến tháng 11/2014, cả nước có 11.240 người bán dâm có hồ sơ quản lý. Trước đó, ngày 13/6/2014, ông Phạm Ngọc Dũng, Phó trưởng phòng Chính sách phòng chống mại dâm, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, cả nước hiện có khoảng 30.000 người đang hoạt động mại dâm.”
Báo cáo cũng cho biết:”Ở Thành phố Hồ Chí Minh, thống kê năm 2016 ước tính cả thành phố có 3.600 người bán dâm, kích dục, tăng tới 20% so với năm 2015.”
Nạn buôn người để phục vụ mại dâm cũng gia tăng. Số liệu của Ban chỉ đạo Phòng chống tội phạm cho thấy:” Tại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015, các địa phương đã phát hiện gần 2.000 vụ buôn bán người với hơn 3.800 nạn nhân. Trong đó, trên 85% số nạn nhân là phụ nữ và trẻ em. Phần lớn phụ nữ bị buôn bán để làm gái mại dâm tại các đô thị hoặc đưa sang Trung Quốc làm gái mại dâm tại nước này, ngoài ra đã có những trường hợp bị lừa sang Malaysia làm nô lệ tình dục.”
Một báo cáo khác của nhà nước Việt Nam xác nhận số phụ nữ và trẻ em “bỗng dưng mất tích” khỏi Việt Nam đã lên đến con số báo động trên 30,000 người. Phần lớn những người này từ cùng quê và các tỉnh vùng biên giới Tây Bắc tiếp giáp với Trung Hoa và ở những vùng nghèo túng.
Các cuộc điều tra dịa phương xác nhận tình trạng “mất tích” này được coi liên quan đến nạn buôn người từ Việt Nam có bàn tay tiếp sức của con buôn bất chính và các tổ chức nước ngoài.
Như vậy thì xã hội, đất nước và con người Việt Nam có hy vọng “bước sang Năm mới 2017, sẽ có nhiều thời cơ, vận hội mới mở ra với Việt Nam”, và “Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, quốc phòng an ninh được giữ vững, chúng ta vẫn bảo đảm một đất nước thanh bình” như rêu rao của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hay những trận cuồng phong tội phạm, nghiện ngập, buôn người và mại dâm sẽ tiếp tục hủy diệt con người và xã hội Việt Nam ? -/-
Phạm Trần
(02/017)
Văn Hóa
Câu đối xuân
Jos. Vĩnh SA
10:52 01/02/2017
Hân Hoan đón tiếp Đinh Dậu niên
Trút bỏ quá khứ chuyện ưu phiền
Tân niên muôn sắc bên thềm cũ
Khoẻ - Lạc - An - Bình truyện gia viên
*****
Tôn Thiên, Niệm Tổ (Tôn Thờ Chúa Trời - Tưởng Niệm Tổ Tiên)
Hiếu Phụ, Hòa Huynh (Hiếu Kính Cha Mẹ - Anh em hòa thuận)
******
Hoàng Hoàng Vị Tam Thiên Chúa Tể (Ba Ngôi là Chúa cả Trời Đất)
Nguy Nguy Thể Nhất Mẫu Mân Côi (Lúc nguy biến hãy lần hạt Mân Côi)
*****
Cộng Đồng Mừng Xuân Vui Hiệp Nhất
Gia Đình Đón Tết Kết Thuận Hòa
******
Cộng Đồng Đoàn Kết, Mừng Tết Đến
Gia Đình Xum Họp, Đón Xuân Sang
******
Nam Úc Lừng Danh Rượu Vang Đỏ
Việt Hương Nổi Tiếng Bánh Chưng Xanh
Jovi Miệt Dưới
Trút bỏ quá khứ chuyện ưu phiền
Tân niên muôn sắc bên thềm cũ
Khoẻ - Lạc - An - Bình truyện gia viên
*****
Tôn Thiên, Niệm Tổ (Tôn Thờ Chúa Trời - Tưởng Niệm Tổ Tiên)
Hiếu Phụ, Hòa Huynh (Hiếu Kính Cha Mẹ - Anh em hòa thuận)
******
Hoàng Hoàng Vị Tam Thiên Chúa Tể (Ba Ngôi là Chúa cả Trời Đất)
Nguy Nguy Thể Nhất Mẫu Mân Côi (Lúc nguy biến hãy lần hạt Mân Côi)
*****
Cộng Đồng Mừng Xuân Vui Hiệp Nhất
Gia Đình Đón Tết Kết Thuận Hòa
******
Cộng Đồng Đoàn Kết, Mừng Tết Đến
Gia Đình Xum Họp, Đón Xuân Sang
******
Nam Úc Lừng Danh Rượu Vang Đỏ
Việt Hương Nổi Tiếng Bánh Chưng Xanh
Jovi Miệt Dưới
Lễ dâng Chúa vào đền thánh: Thanh gươm và ánh lửa
Sơn Ca Linh
10:52 01/02/2017
(Một chút suy tư và cảm nhận từ lễ Dâng Chúa vào đền thánh)
Nếu lật lại,
Từng trang nhật ký ngoằn ngoèo của hành trình Cứu Độ,
Hay đào bới,
Trong bộn bề ký ức của Hội Thánh xuyên suốt 2000 năm,
Sẽ gặp
Khi thì lấp loáng đâu đây hình ảnh của thanh gươm,
Và có lúc, rực rỡ vinh quang của huy hoàng ánh lửa !
Lưỡi gươm của những thử thách niềm tin chan chứa
đã từng làm trĩu nặng
đôi vai gầy của Tổ phụ A-bra-ham
Khi chuẩn bị sát tế con
Đứa conmột dấu yêu, trên đồi Moriah.[1]
Lưỡi gươm từng làm buốt đau se thắt,
trái tim người cha, Thủ lãnh Yep-te,[2]
Phải giữ trọn lời nguyền khi vừa mới trở về,
Chấp nhận của lễ hy sinh chính người con gái !
Lưỡi gươm từng làm tái tê trái tim người mẹ,
Khi một ngày phải chứng kiến cuộc tử đạo của cả 7 người con…[3]
Và hôm nay,
Để thi hành thánh luật vuông tròn,
Một người Mẹ đã đem con về dâng cho Thiên Chúa.[4]
Mới sáng sớm của bình minh cứu độ,
Mà đã xuất hiện nguyên hình một lưỡi gươm.
Lưỡi gươm xuyên thấu trái tim,
Của một một người
Mà mới đó đã được xưng tụng là có phúc !
Và 33 năm sau đó,
trên đồi Canvê một chiều ô nhục,
Chính Bà Mẹ nầy,
Đã âm thầm chứng kiến
lưỡi gươm xuyên thấu trái tim con![5]
Nhưng từ đằng sau cái vẻ gớm ghê, dị hợm của thanh gươm,
Đã toát lên vẽ lung linh dịu dàng ánh lửa.
Ánh lửa của Giao ước và tình yêu cứu độ
đã bừng lên trong con tim cằn cỗi của Tổ Phụ Abraham,
Ánh lửa của niềm vui giải thoát khỏi ách nô lệ Ammon,
Đã xóa tan nổi đau và sợ hải của Yep-te Thủ lãnh.
Ánh lửa chiếu qua bụi lau
và trở thành cột lửa quang uy dũng mãnh,
Dẫn đưa dân Ít-ra-en trở về vùng đất của ước giao ![6]
Ánh lửa hy vọng của niềm tin vào cõi sống đời đời,
đã thắp sáng con tim và can đảm chọn lựa cái chết,
của người mẹ và 7 đứa con trung thành với thánh luật…
Và hôm nay,
Trên đôi tay già nua nhưng tha thiết ân cần
Ánh lửa chính là “Sự sáng cứu độ cho muôn dân”
Đã đến trong hình hài Giêsu bé bỏng
Trong “nghi thức đầu tiên” hiến dâng cuộc sống.
Ánh lửa đã bừng lên,
trong đêm dài của cụ già Simêon một đời trông ngóng
Để từ đây vĩnh viễn xóa tan đi bóng tối với ngục tù.
Ánh lửa sẽ soi đường mở lối vào đến tận thiên thu,
Để người thôn nữ Maria,
Quyết lên đường hôm nay,
trong hai tiếng xin vâng với trọn niềm tin yêu phó thác.
Vâng, cuộc đời của chúng ta,
Của những ai đã một lần
Gặp gỡ Đức Kitô trên vạn nẻo đường xuôi ngược,
Nhất là của những con người,
đã quyết chọn sống tu trì và dấn thân tiến bước,
Làm chứng tình yêu và thắp sáng u minh.
Thì mãi mãi mang theo hành trang bên mình,
thanh gươm tình yêu để chiến đấu, để chịu đâm thâu,
và ngọn lửa Thánh Linh để bừng lên chiếu sáng.
Vâng, thanh gươm và ngọn đèn tỏ rạng,
Cho chị, cho anh và cho tất cả chúng ta !
Simêon, Anna, Giuse, Maria…
Cho tất cả những ai,
Đã một lần “nhìn thấy ánh quang cứu độ” !
Sơn Ca Linh
[1] St 22,1-10
[2] Tl 11,29-40
[3] 2 Mac 7,1-41
[4] Lc 2,22-38
[5] Ga 19,31-37
[6] Xh 13,21-22
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mai Vàng
Dominic Đức Nguyễn
21:10 01/02/2017
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Mấy mùa chẳng thấy hoa
Tết về, hoa mới nở
Phải hoa là sứ giả
Mùa xuân cử đến không?
(KD)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 26/01-01/02/2017: Cuộc tuần hành phò sự sống lớn nhất hành tinh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:19 01/02/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Cung lòng của người mẹ phải là biển thái bình, là nơi an toàn nhất cho thai nhi. Đáng buồn thay, nó đã trở nên pháp trường, nơi có những người mẹ đang tâm giết chết con mình. Càng đáng buồn hơn nữa khi người ta còn tìm đủ mọi cách để luật pháp phải công nhận việc giết con như thế là một thứ nhân quyền. Không chấp nhận điều đó, trên toàn nước Mỹ hàng triệu người đã xuống đường phản đối.
Quý vị và anh chị em đang theo dõi những hình ảnh của cuộc tuần hành phò sinh lớn nhất thế giới diễn ra tại Washington DC. Đặc biệt, trong cuộc diễn hành năm nay, lần đầu tiên, đúng vậy lần đầu tiên trong 44 năm qua, một Phó Tổng Thống đã đến tham dự với người biểu tình.
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence và cố vấn cao cấp của Tổng thống Trump, Kellyanne Conway, đã tham dự và phát biểu tại cuộc tuần hành chống phá thai “March for Life” tại Washington, DC.
Các nhà hoạt động phò sinh đã tập trung tại Washington vào hôm thứ Sáu để tham dự cuộc tuần hành thứ 44 cho sự sống. Họ cảm thấy phấn chấn trước cam kết của Tổng thống Donald Trump hạn chế các hoạt động phá thai tại Mỹ.
Trong diễn từ trước đông đảo những người phò sinh, Phó Tổng thống Pence nói: “Sự sống lại chiến thắng một lần nữa tại Hoa Kỳ”.
Trong tiếng vỗ tay hoan hô của đông đảo những người biểu tình, ông nói thêm:
“Chúng ta sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi chúng ta khôi phục một nền văn hóa của cuộc sống ở Mỹ,”
Ông cũng cho rằng, bằng nhiều biện pháp khác nhau bao gồm sự thay đổi quan điểm của các thành viên trong Quốc hội và các tiến bộ khoa học, sự sống đang chiến thắng tại Mỹ.”
Đứng nơi thường được dùng để phát các videos của các chính trị gia phò sinh, ông Pence nói phong trào chống phá thai nên nắm lấy thời điểm này.
Kể từ năm 1974, để phản đối phán quyết Roe chống Wade của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ nhằm hợp pháp hóa phá thai, năm nào tại Thủ Đô Washington D.C, cũng đều có cuộc tuần hành phò sự sống, vào khoảng trước hoặc sau ngày 22 tháng Giêng, là ngày kỷ niệm phán quyết này.
Năm nay, cuộc tuần hành phò sự sống diễn ra ngày 27 tháng Giêng, tức là một tuần sau lễ tuyên thệ nhậm chức của Tân Tổng Thống Donald Trump hôm 20 tháng Giêng.
Ngay năm 1974, con số người tham dự đã lên tới 20,000 người. Con số này đến năm 2011, tăng lên 400,000 người, và năm 2013, đạt tới 650,000 người. Người trẻ tham gia rất đông. Theo ký giả Robert McCartney của tờ The Washington Post, khoảng nửa số người tham dự dưới 30 tuổi.
Năm 1987, Tổng Thống Ronald Reagan đã nói chuyện với những người diễn hành qua điện thoại và thề sẽ “kết thúc tấn bi kịch quốc gia này”. Năm 2003, Tổng Thống George W. Bush cũng nói chuyện với những người tham dự qua điện thoại và cám ơn họ đã “tận tụy vì chính nghĩa cao đẹp này”.
Phó tổng thống Mike Pence, là anh hùng lâu năm của phong trào chống phá thai. Trong tư cách là thống đốc của bang Indiana, ông Pence đã ký một số luật chống phá thai nghiêm ngặt nhất tại Hoa Kỳ.
2. Điện văn của Đức Thánh Cha Phanxicô gởi những người tham dự cuộc tuần hành phò sinh tại Washington
Đức Hồng Y Pietro Parolin là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã gởi đến những người tham dự March for Life ở Washington DC điện văn nồng nhiệt ủng hộ biến cố phò sinh lớn nhất thế giới này. Toàn văn bức điện như sau:
Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi lời chào nồng nhiệt và bảo đảm sự gần gũi của ngài trong lời cầu nguyện cho hàng chục ngàn người trẻ từ khắp nước Mỹ tập trung tại Tổng Giáo Phận Washington và Giáo Phận Arlington để tham dự cuộc tuần hành hàng năm cho cuộc sống. Ngài biết ơn sâu xa đối với chứng tá đầy ấn tượng này cho sự thánh thiêng của cuộc sống mỗi con người. Như ngài đã từng nói rõ, “giá trị của sự sống con người là cao cả, và quyền sống của một thai nhi vô tội đang phát triển trong lòng của người mẹ không thể bị chối bỏ, vì thế người ta không thể biện minh cho quyết định chấm dứt cuộc sống một thai nhi” (Amoris Laetitia, 83). Ngài tin tưởng rằng trong sự kiện này rất nhiều người dân Mỹ lên tiếng thay mặt cho những anh chị em có ít phương thế tự vệ nhất của chúng ta, sẽ góp phần khơi dậy lương tâm trong công cuộc bảo vệ quyền được sống và hình thành nên các các biện pháp có hiệu quả nhằm đưa đến sự bảo vệ pháp lý đầy đủ cho các thai nhi. Với tất cả các tham dự viên biến cố này Đức Thánh Cha thân ái ban phép lành Tòa Thánh của ngài, xin Chúa ban sức mạnh và bình an cho anh chị em.
+ Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
3. Các nạn nhân Holocaust sống sót kỷ niệm 72 năm giải phóng các trại tử thần của Đức Quốc xã
Ngày 27 tháng Giêng được chọn là ngày kỷ niệm việc giải phóng các trại tử thần của Đức Quốc xã trên toàn thế giới. Lễ kỷ niệm năm nay, 2017, là lần thứ 72. Tại trại tử thần Auschwitz, hàng ngàn người gồm các nạn nhân chính sách tận diệt người Do Thái của Đức Quốc xã và gia đình đã có cuộc gặp gỡ tại đây.
Giữa năm 1940 và năm 1945, khoảng 1.5 triệu người, hầu hết là người Do Thái, đã bị giết bởi Đức quốc xã tại các trại quân đội Hitler chiếm đóng tại Ba Lan.
Cuộc gặp gỡ năm nay có thêm một cuộc triển lãm có tựa đề đơn giản là “Khảo cổ học”, trong đó trưng bày các đồ dùng của một số nạn nhân Auschwitz. Những vật dụng này đã được phát hiện vào năm 1967 trong một cuộc khai quật tại khu vực xung quanh các phòng hơi ngạt và những lò thiêu.
Trong những thứ được trưng bày, người ta thấy có các nhiệt kế, các lọ thuốc và nước hoa, cũng như mảnh vỡ của giày dép và đồ trang sức.
Các tòa nhà đã được sử dụng làm nơi giam giữ các tù nhân cũng đang được phục hồi để bảo rằng đảm rằng chúng có thể đứng vững theo thời gian để tiếp tục làm các chứng tá im lặng cho nỗi kinh hoàng đã xảy ra tại đó.
4. Các nhà khảo cổ khai quật phòng hơi ngạt tại trại tử thần Sobibor
Cũng trong khuôn khổ ngày kỷ niệm việc giải phóng các trại tử thần của Đức Quốc xã trên toàn thế giới, 27 tháng Giêng, chính phủ Ba Lan cho biết các nhà khảo cổ đang làm việc tại khu vực các trại tập trung của Đức Quốc xã tại Sobibor, ở miền đông Ba Lan đã phát hiện ra các phòng hơi ngạt nơi ước tính có 250,000 người Do Thái đã bị giết tại đây.
Đức Quốc xã đã cố gắng xóa tất cả các dấu vết của trại này khi chúng đóng cửa nó sau một cuộc nổi dậy của các tù nhân vào ngày 14 tháng Mười, năm 1943. Quân Đức quốc xã đã được lệnh phá bỏ tất cả các phòng hơi ngạt và làm một con đường trải nhựa san bằng toàn bộ khu vực.
Các nhà khảo cổ dò tìm bên dưới con đường và đã tìm thấy các hàng gạch của các bức tường. Khai quật lên, họ thấy rõ đó là các phòng hơi ngạt.
Những thông tin này sẽ giúp xây dựng một hình ảnh chính xác hơn về số lượng người đã bị giết tại trại này.
“Cuối cùng, chúng tôi đã đạt được mục tiêu của mình là khám phá ra các phòng hơi ngạt. Chúng tôi đã ngạc nhiên trước kích thước của các phòng này”, Yoram Haimi, một trong những nhà khảo cổ học cho biết.
Haimi cho biết hai người chú của mình, là những người đã từng sống ở Paris trong thời chiến và bị Đức Quốc xã bắt, đã bị giết tại Sobibor.
Các nhà khảo cổ học cho biết một trong những vật dụng cá nhân mà họ tìm được trong lòng đất gần các phòng hơi ngạt là chiếc nhẫn cưới mang dòng chữ bằng tiếng Hebrew có nghĩa là: “Nầy, em được thánh hiến cho anh”.
5. Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp Công Nghị Do Thái Âu Châu
Ký ức về cuộc diệt chủng người Do Thái giúp chúng ta chống lại sự lặp lại thảm họa này, Đức Thánh Cha đã bày tỏ lập trường trên với một nhóm người Do Thái trong Công Nghị Do Thái Âu Châu.
Một phái đoàn thuộc Công Nghị Do Thái Âu Châu đã được Đức Thánh Cha tiếp kiến hôm 25 tháng Giêng trong khuôn khổ kỷ niệm biến cố giải phóng trại tử thần Auschwitz.
Trong diễn từ của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng điều quan trọng là giữ cho sống động ký ức về cuộc diệt chủng của Đức Quốc xã trong thế chiến thứ hai. Ký ức về Holocaust có thể chống lại khả năng một sự kiện như vậy có thể xảy ra một lần nữa.
Moshe Kantor, chủ tịch Công Nghị Do Thái Âu Châu, đã nói về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức, và sự cần thiết là các Kitô hữu và các tín hữu Do Thái làm việc với nhau để củng cố gia đình.
Ngày 29 tháng Sáu năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viếng thăm các trại tử thần tại Auschwitz. Đặc biệt, ngài đã vào thăm căn phòng nơi cha Massimilano Kolbe bị bỏ cho chết đói. Đức Thánh Cha đã ký tên vào sổ lưu niệm. Ngài viết bằng tiếng Tây Ban Nha: “Lạy Chúa xin thương xót dân Ngài, Lạy Chúa xin tha thứ cho biết bao tàn ác”.
6. Hoa Kỳ có tân đại sứ tại Liên Hiệp Quốc
Hôm thứ Sáu, 27 tháng Giêng, bà Nikki Haley, tân đại sứ của Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc đã đến nhận nhiệm sở. Trong bài nói chuyện đầu tiên, bà Nikki Haley hứa hẹn Hoa Kỳ sẽ đến với tổ chức này với “ đôi mắt mới, sức mạnh mới, và tầm nhìn mới”
Bà Haley nói với các phóng viên, “hôm nay có một Hoa Kỳ mới tại Liên Hiệp Quốc” và hứa sẽ “chứng tỏ sức mạnh của Hoa Kỳ, thể hiện rõ ràng ý chí của người Mỹ, với sự ủng hộ của các đồng minh và bảo đảm với các đồng minh sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ.”
Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu gần như nhất trí để chuẩn y việc bổ nhiệm bà Nikki Haley là thống đốc South Carolina làm đại sứ tại Liên Hợp Quốc; qua hoạt động này các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ gửi một ngôi sao đang lên của đảng Cộng hòa đại diện cho Tổng thống Trump tại một tổ chức mà ông thường xuyên chỉ trích.
Hoa Kỳ và các đối thủ thường xuyên là Nga và Trung Quốc đều giữ ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, cùng với các đồng minh của Hoa Kỳ là Anh và Pháp.
Bà Haley được hoan nghênh nhiệt liệt tại buổi điều trần đầu tiên khi bà hứa sẽ chống lại các hành động quân sự gây thiệt mạng cho nhiều thường dân của Nga và đồng ý rằng hành động của Nga, bao gồm việc đánh bom một bệnh viện ở Syria, phải được coi là một tội phạm chiến tranh.
7. Đức Thánh Cha kêu gọi tìm giải pháp cho nạn tu sĩ bỏ dòng
Trong buổi tiếp kiến sáng hôm 28 tháng Giêng, dành cho 100 tham dự viên khóa họp toàn thể của Bộ các dòng tu, Đức Thánh Cha phân tích các nguyên nhân khiến nhiều tu sĩ bỏ dòng và ngài đề nghị một số phương dược chữa trị.
Trong số các tham dự viên có hơn 20 Hồng Y, 16 Giám Mục và 8 linh mục là thành viên của bộ dòng tu. Khóa họp diễn ra dưới quyền chủ tọa của Đức Hồng Y Tổng trưởng João Braz de Aviz, người Brazil.
Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nói đến sự kiện có nhiều tu sĩ rời bỏ dòng vì thấy mình không có ơn gọi, sau một thời gian phân định nghiêm túc, nhưng cũng có cả những người khác rời bỏ dòng vài năm sau khi đã khấn trọn đời.
Theo Đức Thánh Cha “sự xuất huyết” như thế làm suy yếu đời sống thánh hiến và chính Giáo Hội: “Những vụ bỏ dòng làm cho chúng ta rất lo âu!”.
Đức Thánh Cha nhận xét rằng trong thế giới ngày nay, tuy có những người quảng đại, liên đới và dấn thân, nhưng cũng có nhiều người là nạn nhân của tinh thần thế tục, tìm kiếm thành công với bất kỳ giá nào, say sưa tìm kiếm tiền bạc và lạc thú. Ngoài ra, cuộc sống “đều đều theo thói quen” (routine), mệt mỏi, cơ cấu nặng nề, chia rẽ nội bộ, tìm kiếm quyền hành, sự thi hành quyền bính độc đoán, hoặc tháo thứ cũng góp phần gây xuất huyết.
Đức Thánh Cha đặc biệt kêu gọi việc chăm sóc đời sống huynh đệ cộng đoàn, nuôi dưỡng đời sống ấy bằng kinh nguyện chung, nguyện gẫm Lời Chúa, tích cực tham dự thánh lễ và bí tích hòa giải, đối thoại huynh đệ và chân thành chia sẻ giữa các phần tử, sửa lỗi trong tinh thần huynh đệ, từ bi đối với anh chị em phạm lỗi, chia sẻ trách nhiệm. Tất cả những điều đó được đi kèm với chứng tá hùng hồn và vui tươi về một cuộc sống đơn sơ cạnh người nghèo, và một sứ vụ dành ưu tiên cho những “miền ngoại ô của cuộc sống”.
8. Các nhà lãnh đạo Pháp và Đức thảo luận về chống khủng bố Hồi Giáo
Tổng thống Pháp Francois Hollande đã có cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Berlin hôm 27 tháng Giêng, trước khi đến thăm địa điểm xảy ra cuộc tấn công vào khu chợ Giáng sinh năm ngoái.
Tổng thống Pháp Francois Hollande đã cùng với thủ tướng Đức Angela Merkel đặt vòng hoa để tỏ lòng tưởng nhớ các nạn nhân của khủng bố Hồi Giáo. Tháng trước, một người Tunisia cảm tình viên của bọn khủng bố Hồi Giáo IS, đã lái một chiếc xe tải tông vào khu chợ Giáng Sinh đông đúc giết chết 12 người và làm 49 người khác bị thương.
Khi đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm này, các nhà lãnh đạo Pháp và Đức đã tránh không đưa ra bất kỳ một tuyên bố công khai nào. Tuy nhiên, trước khi đến viếng địa điểm này, hai vị nói với các phóng viên là Âu châu cần phải duy trì tình đoàn kết khi đối diện với các mối đe dọa đang gia tăng từ bên ngoài và bên trong. Những mối đe dọa từ bên ngoài là chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo; trong khi mối đe dọa từ bên trong là chủ nghĩa mị dân, và chủ nghĩa cơ hội đang có khả năng gây ra những xáo trộn xã hội và khủng hoảng chính trị nghiêm trọng. Các vị cũng thừa nhận rằng họ đang phải đối diện với những thách thức kinh tế và chính trị ngày càng tăng từ quyết định của Anh rời khỏi Liên minh châu Âu.
9. Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê thị sát các nhà thờ vừa được giải phóng tại Mosul
Hôm thứ Sáu 27 tháng Giêng, Đức Hồng Y Raphael Louis Sako, là Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Chanđê đã đến thăm các nhà thờ trong thành phố Mosul vừa được giải phóng khỏi tay bọn khủng bố Hồi Giáo IS.
Quân Iraq chỉ mới chiếm được phần phía Đông thành phố Mosul. Tuy nhiên, về cơ bản, tổng giáo phận Mosul đã được hoàn toàn giải phóng.
Đức Thượng Phụ và các giáo phận Công Giáo Iraq khác đã đóng góp hơn 400,000 Mỹ Kim cho việc xây dựng lại các nhà thờ bị phá hủy bởi bọn khủng bố Hồi Giáo IS trong khu vực bình nguyên Nineveh. Chuyến viếng thăm của Đức Thượng Phụ đã tập trung vào Batnaya, là nơi bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhất.
10. Trường học được mở cửa trở lại tại các quận phía Đông Mosul
Các trường học trên khắp các quận phía đông thành phố Mosul đang bắt đầu mở cửa trở lại sau hai năm bị đóng cửa hoặc bị trưng dụng để giảng dạy về chiến tranh khủng bố trong đó bao gồm các khóa học về chế tạo vũ khí, đánh bom tự sát và các tư tưởng Hồi Giáo cực đoan.
Trong khi cuộc chiến tại Mosul vẫn còn tiếp tục, tại phía đông, nơi vừa được quân Iraq tái chiếm, cuộc sống đã bắt đầu quay trở lại bình thường. Các trường học được mở cửa trở lại sau hai năm dưới quyền kiểm soát của bọn khủng bố Hồi Giáo IS.
Phần lớn các bậc cha mẹ không cho con cái đến trường trong suốt hai năm qua. Các giáo viên và các bậc phụ huynh có con cái vẫn đến trường trong 2 năm qua nói thanh niên bị buộc phải theo học các kỹ thuật khủng bố và bị xung vào các nhóm thiếu sinh quân. Nhiều em phải tham gia chiến đấu và một số phải đánh bom tự sát.
Các bậc phụ huynh và giáo viên lo ngại rằng nhiều trẻ em phải mất nhiều năm để phục hồi tâm lý và quên đi những tư tưởng quá khích Hồi Giáo, nếu không các tư tưởng cực đoan sẽ có những tác dụng tiêu cực lâu dài.
11. Đức Thánh Cha tiếp Ủy ban hỗn hợp quốc tế đối thoại thần học giữa Công Giáo và các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương
Đức Thánh Cha liên đới với những đau khổ của các tín hữu Chính Thống Đông phương và đề cao vai trò của các vị tử đạo thuộc các Giáo Hội này.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 27 tháng Giêng dành cho 31 Giám Mục và thần học gia thành viên của Ủy ban hỗn hợp quốc tế đối thoại thần học giữa Công Giáo và các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương.
Ủy ban đối thoại thần học giữa Công Giáo và các Giáo Hội Chính Thống này được thành lập hồi năm 2003 và đã nhóm họp được 14 lần.
Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha ghi nhận nhiều tín hữu thuộc các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương phải chịu nạn bạo lực và những hành vi kinh khủng của những kẻ cực đoan cuồng tín gây ra. Những tình trạng đau khổ bi thảm ấy càng dễ trở nên sâu đậm hơn trong những bối cảnh nghèo đói, bất công, và bị gạt ra ngoài lề xã hội.
Đức Thánh Cha ca ngợi hoạt động của các Giáo Hội Chính Thống Đông phương hằng ngày gần gũi với những người đau khổ và ngài cũng khẳng định rằng: 'Nếu một chi thể đau khổ, thì toàn thể các chi thể khác cũng cùng đau khổ, như thánh Phaolô đã viết (1 Cr 12,26). Những đau khổ này của anh chị em cũng là đau khổ của chúng tôi. Tôi hiệp ý với anh chị em trong kinh nguyện, cầu xin cho các cuộc xung đột chấm dứt và xin Chúa gần gũi những người đang chịu thử thách, nhất là các trẻ em, bệnh nhân và người già..
Đức Thánh Cha nói thêm rằng “Ước gì sự chuyển cầu và tấm gương của bao nhiêu vị tử đạo và các vị thánh của chúng ta đã can đảm làm chứng cho Chúa Kitô là một nâng đỡ mạnh mẽ cho các cộng đồng Kitô. Các vị tỏ cho chúng ta thấy trọng tâm đức tin của chúng ta không hệ tại một sứ điệp hòa giải và hòa bình chung chung, nhưng hệ tại chính nơi Chúa Giêsu đã chịu đóng đinh và sống lại: Người là an bình và sự hòa giải của chúng ta” (Xc Ep 2,14; 2 Cr 5,18). Trong tư cách là môn đệ của Chúa, chúng ta được kêu gọi làm chứng khắp nơi, với lòng can đảm của Chúa Kitô và tình yêu khiêm tốn của Chúa, cho sự hòa giải con người ở mọi thời đại”
12. Nghề thổi sáo cho rắn múa đang mai một nhanh chóng tại Ấn
Toàn cầu hóa đang làm cho thế giới ngày càng trở nên giống nhau. Các dân tộc đang mất dần những nét đặc sắc của mình. Các nhà văn hóa nhận thấy cơ cấu kinh tế rập khuôn phương Tây tại Ấn, và các quy định bảo vệ động vật hoang dã giống hệt như Tây phương, đang làm cạn kiệt các cơ hội và cuối cùng đặt một dấu chấm hết cho nghề thổi sáo cho rắn múa tại Ấn.
Mê hoặc đám đông với khả năng kiểm soát các nguy hiểm của những con rắn từ lâu là một nghệ thuật nổi tiếng của Ấn Độ. Hôm nay các trẻ em trong ngôi làng nhỏ Jogi Dera vẫn còn theo đuổi việc học môn nghệ thuật này nhưng càng lúc càng ít dần.
Buti Nath, một sư phụ trong nghề này nói:
“Bảy thế hệ trong gia đình chúng tôi đã làm nghề này. Chúng tôi biểu diễn và bất cứ khi nào có một con rắn nguy hiểm trong nhà dân hoặc khu vực, chúng tôi đi và bắt chúng.”
Anh cho biết thêm:
“Trung bình, người làm nghề này có thu nhập khoảng ba Mỹ Kim một ngày. Cùng với mức thu nhập chết đói này, những ai theo đuổi môn nghệ thuật truyền thống đặc trưng cho Ấn Độ còn phải đối diện với một cuộc đàn áp ngày càng lớn của chính quyền. Điều này khiến một số trẻ em lưỡng lự khi suy tính về tương lai của chúng.”
Kuldip Nath, 14 tuổi, con một người trong nghề, nói: “Đôi khi tôi cảm thấy rằng tôi nên theo học các nghành nghề khác, để có được một công việc thích hợp hoặc là tham gia vào kinh doanh, để tôi có thể thi hành trách nhiệm của mình với gia đình.”
Mangal Nath, một người còn trẻ nhưng làm nghề này khá lâu cho biết các viên chức lâm nghiệp muốn những người như anh phải bị vào tù, và rắn của họ phải bị lấy đi.
Anh nói: “Nếu chúng tôi không còn rắn để mưu sinh thì chúng tôi sẽ làm gì đây? Chúng tôi không còn gì khác. Chúng tôi không có việc gì khác, chúng tôi không có đất, không có phương tiện sinh kế, chúng tôi sẽ chết đói.”
Những người hoạt động vì quyền của động vật nói rằng những người làm nghề này đang mạo hiểm cuộc sống của các con rắn cũng như của chính họ. Trong khi các quan chức địa phương đang tìm mọi cách ngăn chặn môn nghệ thuật truyền thống lâu đời này.
13. Nhân viên Radio Vatican choáng váng trước những cắt giảm chương trình
Theo tờ La Croix, các nhân viên Tòa Thánh làm việc tại Radio Vatican đã bị choáng váng trước những thay đổi đột ngột trong lịch phát sóng.
Từ ngày 1 tháng Giêng năm nay, Radio Vatican đã ngừng không còn tồn tại như một cơ quan độc lập của Tòa Thánh; nhưng đã được gom vào Vụ Truyền thông Vatican. Ngân sách cho chương trình phát thanh đã bị cắt giảm mạnh, với rất nhiều chương trình bị loại bỏ và các chương trình khác đang phải đối mặt với ngân sách eo hẹp.
Một nhân viên trong chương trình Pháp Ngữ của Radio Vatican nói với tờ La Croix:
“Chúng tôi sửng sốt trước sự thực hiện ‘tàn bạo’ những quyết định này.”
Trước đây, Radio Vatican phát thanh bằng 40 thứ tiếng trên làn sóng ngắn, đến tận những nơi bị cấm triệt để như ở Siberia trong những năm dưới chế độ tàn bạo của Stalin, hay như ngày hôm nay đây ở Bắc Triều Tiên hay Ả Rập Saudi.
Tuy nhiên, để làm được như thế, Tòa Thánh phải chi tiêu rất nhiều cho Radio Vatican. Không có quảng cáo, không một doanh thu đáng kể nào, và vì phát trên nhiều ngôn ngữ khác nhau, ít nhất Tòa Thánh phải trả lương cho hơn 200 người trong đó có 35 nhà báo làm việc toàn thời. Tổng chi ngân sách cho Radio Vatican dao động từ hai mươi đến ba mươi triệu euro mỗi năm.
Vụ Truyền Thông của Tòa Thánh muốn khai thác triệt để các tiềm năng của Internet trong một cố gắng đáp ứng các nhu cầu cấp thiết về thông tin và truyền giáo bằng một ngân sách thấp nhất có thể được.
14. Israel bật đèn xanh cho việc xây dựng các khu định cư của người Do Thái ở Đông Jerusalem
Đức Cha William Hanna Shomali, Giám Mục Phụ Tá Tòa Thượng Phụ nghi lễ La Tinh tại Giêrusalem lên tiếng bày tỏ các quan ngại của ngài về một lệnh mới do thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ban hành hôm 27 tháng Giêng trong đó bãi bỏ lệnh cấm xây dựng các khu định cư mới ở Đông Jerusalem.
Theo Đức Cha Shomali, quyết định này là một hành động “thêm dầu vào lửa” cho tình hình vốn đã rất căng thẳng tại Thánh Địa.
Trong chương trình truyền hình tối thứ Sáu 27 tháng Giêng, thủ tướng Benjamin Netanyahu nói rằng ông có ý định sẽ cho phép xây dựng nhà ở cả Bờ Tây.
Chính quyền địa phương tại Jerusalem đã phê duyệt giấy phép xây dựng hàng trăm ngôi nhà mới. Việc xây dựng trên đất Palestine được coi là một trở ngại lớn cho các cuộc đàm phán hòa bình giữa hai bên.
Tưởng cũng nên nhắc lại rằng cách đây 2 tuần một giám mục Mỹ nói với đài phát thanh Vatican rằng “sự căng thẳng là sờ thấy được” tại Thánh Địa trong những ngày này khi triển vọng cho một thỏa thuận hòa bình giữa Israel và Palestine đang ngày càng mờ nhạt.
Đức Giám Mục Oscar Cantu Las Cruces, của giáo phận New Mexico, đã cho biết như trên sau khi tham dự chuyến thăm Thánh Địa trong một chương trình gọi là Holy land Coordination, được tổ chức hàng năm để quy tụ các giám mục châu Âu, Nam Phi, và Bắc Mỹ muốn đến thăm các Kitô hữu trong khu vực này.
Ngài nói rằng có “một số dấu hiệu rất nhỏ” cho xu hướng hòa bình, nhưng “có một bước về phía trước thì lập tức lại có hai hoặc ba bước giật lùi lại phía sau”.
Đức Giám Mục Cantu bày tỏ sự bất bình đặc biệt đối với sự tăng trưởng liên tục của các khu định cư người Do Thái ở các vùng lãnh thổ Palestine, trong đó rõ ràng “chỉ là một sách lược dần dần chiếm lấy đất đai của người Palestine và đóng lại những khả năng cho một giải pháp hai nhà nước.”
Ngài than thở rằng “người dân Palestine đang trở thành những người không có đất, và họ chắc chắn là những người không có quyền”.
15. Đức Thánh Cha ra lệnh xem xét lại việc dịch các bản dịch phụng vụ
Đức Thánh Cha Phanxicô đã ra lệnh xem xét lại các nguyên tắc hướng dẫn việc dịch các văn bản phụng vụ, tạp chí American cho biết như trên.
Tờ này cho biết Đức Thánh Cha đã thành lập một ủy ban để tái xét tài liệu Liturgiam Authenticam, là tài liệu do Vatican công bố vào năm 2001, trong đó mời gọi các dịch giả các bản dịch phụng vụ phải gắn bó với phiên bản Latinh của Sách Lễ Rôma.
Tài liệu này tuy dẫn đến một bản dịch tiếng Anh mới và chính xác hơn về phụng vụ, đã tiếp tục thu hút những chỉ trích từ các nhà nghiên cứu Phụng Vụ, là những người ủng hộ một nhiều cách hiểu “sáng tạo” hơn ngôn ngữ của Thánh Lễ.
Quyết định của Đức Thánh Cha khởi động việc rà soát như vậy đã được đồn đãi rộng rãi, nhưng chưa bao giờ được chính thức công bố.
Tờ American nhìn nhận là ủy ban này chưa có một cuộc họp nào, và danh sách các thành viên trong ủy ban cũng chưa được công bố. Tuy nhiên, tờ American cho biết ủy ban sẽ được chủ trì bởi Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche, thư ký của bộ Phụng tự - thay cho Đức Hồng Y Robert Sarah, là người từ lâu đã được xem là ủng hộ một cách tiếp cận với Phụng Vụ bảo thủ hơn.
16. Đức Hồng Y Etchegaray, Phó Niên Trưởng Hồng Y Đoàn, nghỉ hưu ở tuổi 94
Đức Hồng Y Roger Etchegaray, Phó Niên Trưởng Hồng Y đoàn, sẽ rời Roma ở tuổi 94, để dành những ngày cuối cùng trong cuộc đời tại quê hương Pháp của mình.
Từng là tổng giám mục Marseilles, Đức Hồng Y Etchegaray đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đưa về Rôma giữ chức Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình (từ 08/04/1984 đến 24/06/1998) và Hội đồng Giáo hoàng Cor Unum trước khi ngài từ chức vào năm 1998 ở tuổi 75. Sau đó, ngài đã thực hiện nhiều nhiệm vụ ngoại giao đặc biệt của Tòa Thánh.
Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê đã thay ngài trong chức vụ Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình từ 24/06/1998 đến 16 tháng 9 năm 2002.
Vào đêm Giáng sinh năm 2009, Đức Hồng Y Etchegaray bị gãy chân khi một người phụ nữ phá rối tấn công Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16. Người đàn bà này húc vào ngài trong Đền Thờ Thánh Phêrô khi đoàn đồng tế đang tiến lên bàn thờ.
Trong một sự trùng hợp đáng ngạc nhiên, cũng tại chính Đền Thờ Thánh Phêrô, ngài lại bị gãy một chân hồi tháng 10 năm 2015, khi ngài đến gần Đức Thánh Cha Phanxicô để chào sau thánh lễ.
Vị giáo sĩ Pháp đã được Thánh Gioan Phaolô II nâng lên hàng Hồng Y vào năm 1979, và trở thành phó niên trưởng Hồng Y Đoàn. Niên trưởng Hồng Y Đoàn là Đức Hồng Y Angelo Sodano, vẫn còn tại chức ở tuổi 89.
Đức Hồng Y Etchegaray sẽ sống tại Bayonne, Pháp, trong một nhà nghỉ hưu, với một người em gái của mình.
17. Chính quyền thành phố Paris khai trương dịch vụ xe bus tự lái
Trong bối cảnh vẫn còn phải lo ngại về nạn khủng bố, thủ đô nước Pháp đã khai trương dịch vụ xe buýt tự lái đầu tiên trên thế giới như là một thử nghiệm về những gì chính quyền Paris hy vọng sẽ là tương lai của giao thông công cộng.
Hôm thứ Hai 23 tháng Giêng, những chiếc xe buýt không người lái đầu tiên đã ra mắt công chúng. Những chiếc xe này chạy hoàn toàn bằng điện và hoàn toàn tự động. Những chiếc xe buýt, có tên là “EZ 10” này, có thể vận chuyển tối đa là 10 hành khách qua sông Seine giữa hai trạm chính. Những chiếc EZ 10 này sử dụng bộ cảm biến laser để phân tích môi trường xung quanh trên đường đi và tạm thời chúng di chuyển trên một lằn riêng trên đường.
Ông Jose Gomes là người đã lái xe buýt trên tuyến đường này trong 26 năm qua. Ông sẽ giám sát để bảo đảm các hoạt động thông suốt của những xe buýt không người lái này.
Ông cho biết những chiếc EZ 10 này có nhiều thuận lợi. Hành khách cảm thấy thoải mái hơn “vì có ít người trên xe, xe chạy chậm hơn, hoàn toàn bằng điện, không gây ô nhiễm và có thể được bảo quản dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nó sẽ không bao giờ thay thế được một chiếc xe buýt truyền thống”.
Các chuyến xe bus như những con thoi trong thành phố Paris đang gây ra một mức độ ô nhiễm đáng chóng mặt. Thị trưởng Anna Hidalgo của Paris muốn giảm số lượng xe hơi, nên chính quyền đặt ra những hạn chế nghiêm nhặt về giao thông.
Hiện nay, trong thời gian thử nghiệm, các xe bus EZ 10 chỉ di chuyển trên một đoạn ngắn khoảng 130m. Khoảng cách này là quá ngắn với một lộ trình xe buýt nhưng đối với Paris, đó là một bước tiến lớn hướng tới việc giải quyết nạn ô nhiễm môi trường do giao thông gây ra.