“Thần ô uế liền dằn vặt người ấy, thét một tiếng lớn, rồi xuất khỏi”.
Kính thưa Anh Chị em,
Câu chuyện Tin Mừng hôm nay được Marcô thuật lại một cách rùng rợn như cảnh trong phim kinh dị; Hollywood đã từng sản xuất các cảnh phim như thế. Vậy mà đó là cảnh của một hành động tình yêu vốn phát xuất từ lòng thương xót của Thiên Chúa; đồng thời, tiết lộ cho chúng ta ‘quyền năng và tình yêu’ của Chúa Giêsu qua hành động yêu thương của Ngài.
Đó là câu chuyện về một người đàn ông bị thần ô uế ám, một con quỷ. Vì xót thương, Chúa Giêsu đã trừ quỷ, giải phóng anh. Đây thực sự là một hành động của ‘quyền năng và tình yêu’. Sự kiện này cho thấy một sự thật hiển nhiên là, ma quỷ đang hoạt động trong thế giới của chúng ta; chúng có khả năng điều khiển, thao túng, hoặc ít nhất, cám dỗ chúng ta. Chúng là những thiên thần sa ngã đã quay lưng chống lại Thiên Chúa; và giờ đây, chúng căm thù loài người và đang tìm cách tiêu diệt loài người. Đây là một sự thật mà chúng ta phải nhận thức sâu sắc; dẫu vậy, không có lý do gì để chúng ta đánh mất hy vọng, nhượng bộ hoặc sợ hãi chúng. Bởi lẽ, ma quỷ, cuối cùng cũng phải khuất phục Thiên Chúa; chúng không thể làm gì chúng ta nếu Chúa không cho phép. Tuy nhiên, chúng ta cần nhận thức rằng, sức mạnh và ảnh hưởng của chúng không nhỏ; không ai được phép coi thường chúng. Cần hiểu rằng, ma quỷ có thể huỷ hoại và tàn phá cuộc sống chúng ta; chúng làm suy yếu đức tin hầu chúng ta mất niềm tin vào Chúa để rồi, chính chúng dần dần ảnh hưởng trên chúng ta, chiếm lấy linh hồn chúng ta và đẩy xa Thiên Chúa ra ngoài.
Với người lành thánh, ma quỷ có những chiến lược tinh quái hơn. Một trong những cám dỗ chúng áp dụng cho các ‘Kitô hữu trưởng thành’ là chúng khiến họ quen nhờn với các ân huệ Chúa ban, tựa hồ một phi hành gia bay vào vũ trụ, được nhìn thấy mọi sự. Bằng mọi cách, ma quỷ khiến chúng ta coi tất cả phúc lành của Chúa như là những gì hiển nhiên; chúng khiến chúng ta không còn nhận ra ‘quyền năng và tình yêu’ của Người một khi đã quá quen thuộc với những gì lãnh nhận được đến nỗi các ân phúc của Thiên Chúa không còn gợi lên nơi chúng ta một tâm tình biết ơn nào, cũng như không thúc giục chúng ta khát khao tìm kiếm chúng như đã từng khao khát và kiếm tìm. Emerson nói, “Nếu các ngôi sao chỉ xuất hiện mỗi năm một lần, mọi người sẽ thức cả đêm để được nhìn thấy chúng. Chúng ta đã nhìn thấy các vì sao thường xuyên đến nỗi không buồn nhìn chúng nữa; với các phúc lành của Chúa cũng vậy!”.
Anh Chị em,
Như vậy, với chúng ta, cuộc chiến thiêng liêng là có thật; như những con ngỗng trời, việc chúng ta chiến đấu mỗi ngày chống lại cám dỗ của ‘những hạt ngô, những cọng cỏ’ là cần thiết; và nhất là, một chỉ luôn luôn hạ mình trước mặt Chúa, sống trong tâm tình cảm tạ mỗi ngày và tin cậy tuyệt đối vào Ngài. Khiêm tốn là chìa khóa cho cuộc chiến này; đó cũng là chìa khoá để vượt qua các cuộc tấn công và các cám dỗ của ác thần cách này cách khác. Hãy đặt niềm tin vào Chúa Giêsu; ‘quyền năng và tình yêu’ của Ngài sẽ không bao giờ để chúng ta thất vọng!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con tránh xa dịp tội, đừng để con đùa với lửa; trong cầu nguyện, xin ‘quyền năng và tình yêu’ Chúa củng cố con, để con khiêm nhường, luôn biết cảm tạ, cậy trông hầu có thể chiến thắng ác thần mỗi ngày”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin mừng: Mc 1, 21-28.
“Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền.”
Bạn thân mến,
Khi người ta nổi tiếng, thì có hai loại cám dỗ lập tức đến, cám dỗ thứ nhất là tiền tài và danh vọng lập tức đến, cám dỗ thứ hai là kiêu ngạo và tự mãn cũng lập tức đến, làm cho người nổi tiếng khó mà giữ tâm hồn thanh thản như khi chưa được nổi tiếng.
Đức Chúa Giê-su là một thần tượng minh tinh của họ, bởi vì Ngài để râu tóc dài và lời giảng dạy như một làm cho thế giới đổi mới, và rất nhiều người tôn thờ Ngài.v.v...Không phải đợi đến hôm nay người ta mới coi Đức Chúa Giê-su như là một thần tượng, mà ngay cả thời của Ngài, chính các tà thần cũng đã nhận biết Ngài là ai nên phải thốt lên rằng họ biết Ngài là Đấng Thánh của Thiên Chúa.
Đức Chúa Giê-su giảng dạy như một Đấng có uy quyền, không phải Ngài cậy nhờ các giáo sư khác đỡ đầu, cũng không phải Ngài cậy nhờ các thế lực của ai như người Pha-ri-siêu hay thế lực của nhà cầm quyền, nhưng tự nơi Ngài, lời giảng dạy đã có uy quyền, vì Ngài là Đấng Thánh bởi trời mà đến, và điều quan trọng hơn là người ta dễ nhận thấy nhất ở nơi Ngài chính là sự nghiêm trang trong dạy dỗ, hiền hòa trong thái độ, và thân thiện trong từng ngôn ngữ của mình.
Bạn thân mến,
Đã có nhiều lần trong cuộc sống bạn được người khác tán tụng khen ngợi vì những việc bạn đã làm, những lúc ấy tâm hồn bạn rất vui vì bạn biết mình đã làm những điều hay điều tốt. Những lần được người khác khen ngợi như thế, bạn và tôi cũng nên bắt chước Đức Chúa Giê-su tìm nơi vắng vẻ để suy niệm những hồng ân mà Thiên Chúa đã ban cho mình qua cuộc sống.
Tài năng của bạn và tôi đều bởi Thiên Chúa ban cho, nhưng lời khen ngợi thì bởi con người mà đến, cho nên bạn và tôi cũng nên hiểu rằng: những gì của Chúa thì tồn tại, còn những gì của con người thì nay còn mai mất, không tồn tại. Hôm nay người ta khen ngợi và ca tụng chúng ta, thì ngày mai cũng chính những người ấy sẽ đả đảo chê bai nhục mạ chúng ta rất thậm tệ đấy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)
-------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Vương lão thái mở một tiệm bán rượu và lấy việc bán rượu làm nghề sinh sống.
Có một đạo sĩ thường đến uống rượu nhưng không trả tiền, sau đó đạo sĩ nói với bà lão rằng:
- “Để báo đáp ơn bà tôi đào cho bà một cái giếng”.
Giếng đào xong thì đạo sĩ ra đi.
Nào ngờ, mùi vị của giếng nước so với rượu rất là đậm đà, từ đó Vương lão thái không còn nấu rượu nữa, chỉ lấy nước giếng làm rượu, sau ba năm thì thu vào một số tiền rất lớn.
Một hôm, đạo sĩ đột nhiên trở lại, hỏi bà:
- “Rượu ngon chứ?”
Vương lão thái đáp:
- “Ngon thì ngon, chỉ là không có bã rượu nên không thể nuôi heo”.
Đạo sĩ cười cười, viết một bài thơ trên tường:
- “Trời cao nhưng không cao, cao nhất là lòng người, nước giếng làm rượu bán, lại nói heo không bã rượu !”
Đạo sĩ đi rồi, nước trong giếng cũng không chảy nữa.
(Tuyết Đào tiểu thuyết)
Suy tư 51:
Cao nhất là lòng người khi lòng con người lên trời cao tìm những điều hoàn thiện; mà sâu nhất cũng là lòng con người, khi con người cứ nhìn xuống vật chất với lòng tham không đáy.
Thường cái gì không do công khó mình làm ra thì không thấy đau xót, tiền không phải do mồ hôi nước mắt mà có thì tiêu xài không thấy tiếc, rượu không phải do mình làm ra nên lòng tham vẫn cứ nghĩ đến bã rượu để nuôi heo cho có lợi hơn nữa, đó chính là nguyên nhân của những đau khổ do lòng tham mà ra.
Đức Chúa Giê-su làm phép lạ nước biến thành rượu để cho đôi tân hôn có niềm vui trọn vẹn, mỗi người Ki-tô hữu đều có thể trở nên “rượu ngon” để người thân cận có được niềm vui khi họ tiếp cận với chúng ta, bởi vì rượu bởi lúa mạch và bởi cây nho là rượu làm cho thân thể con người tráng kiện, nhưng “rượu ngon” do chính những lạc quan, vui tươi, phục vụ, hòa nhã.v.v...của chúng ta đem đến, thì làm cho tinh thần họ vui vẻ và khiến cho cuộc sống của con người ngày càng có ý nghĩa hơn...
Vì lòng tham và đòi hỏi cái không xứng đáng với lòng tốt người chịu ơn, nên rượu trong giếng của bà lão chủ quán đã không chảy ra nữa. Nếu người Ki-tô hữu cũng đòi hỏi những điều không xứng đáng với ơn của Thiên Chúa, thì tất cả những ân huệ mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta cũng sẽ ngưng lại, và chúng ta vẫn cứ là những người thích “bã rượu” của tội lỗi, hơn là trong chờ mong đợi ôn thánh của Thiên Chúa ban cho...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
ĐỌC LẠI NHỮNG ĐIỀU KỲ DIỆU
Trong ngày Đức Mẹ và thánh Giuse hiến dâng Chúa Giêsu cho Thiên Chúa, hai cụ già Simeon và Anna xuất hiện. Các ngài bồng ẵm và nói về Chúa những điều vừa lạ thường vừa kỳ diệu: “Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Israel phải vấp ngã hay được chỗi dậy. Cháu còn là dấu hiệu bị người đời chống báng, còn chính bà, thì một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà, ngõ hầu những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người phải lộ ra”.
Nhưng không phải những lạ thường xung quanh Chúa Giêsu chỉ mới xảy ra từ hôm nay. Ngay khi vừa lọt lòng mẹ, Chúa Hài Nhi đã được các thiên thần tung hô, các mục đồng đến viếng thăm. Ngôi sao lạ bắt đầu xuất hiện. Rồi từ rất xa, các nhà đạo sĩ đã đến tôn thờ và dâng lễ vật. Những cuộc báo mộng cho các đạo sĩ và thánh Giuse nhằm đưa Chúa Hài Nhi đến nơi an toàn… Tất cả đều lạ thường, đều kỳ diệu.
Nhưng không chỉ trong tân Ước, điều kỳ diệu của ngày đáng ghi nhớ trong đền thờ hôm nay, dường như cũng được tiên tri Malakia nhìn thấy trước: “Này đây Chúa là Thiên Chúa phán: Đây Ta sai thiên thần Ta đi dọn đường trước mặt Ta! Lập tức Đấng Thống Trị mà các ngươi tìm kiếm và thiên thần giao ước mà các ngươi mong ước, đến trong đền thánh Người" (3, 1).
Chúa là Chúa của muôn điều kỳ diệu. Đó không chỉ là cảm nghiệm bản thân. Tất cả những ai dấn thân cho Thiên Chúa trong bất cứ ơn gọi nào, hay tất cả những ai có đời sống nội tâm sâu lắng, thường xuyên hướng lòng về Chúa, đều nhận ra.
Qua tất cả những kỳ diệu của chính việc Chúa nhập thể làm người, lẫn những kỳ diệu mà ta có thể khám phá từ chính cõi hồn mình, cho ta niềm ý thức: Bước theo Chúa Giêsu, học đòi sự thanh sạch của Người, noi theo lòng vâng phục thánh ý Chúa Cha tuyệt đối của Người, hiến dâng mình chúng ta như Người đã hiến dâng cho Chúa Cha chính mình Người, chúng ta sẽ đi trong ân sủng tuyệt vời.
Có Chúa Giêsu làm chủ và gia nghiệp đời ta, ta sẽ thấy cuộc đời mình đầy nhiệm lạ. Chúa dẫn chúng ta đi, Chúa an bài cuộc đời chúng ta hết những kỳ diệu này, đến những kỳ diệu khác.
Hãy thường xuyên đặt mình trước tôn nhan Chúa và nhìn lại quá khứ đời mình. Nhìn lại từng chặng dừng trong quá khứ, ta sẽ thấy rõ những kỳ diệu vô cùng mà bàn tay Chúa đặt dấu ấn trên cuộc đời ta. Dấu ấn ấy không hề thoáng qua, không hề có nguy cơ nhạt nhòa theo thời gian, nhưng ngày càng rõ mồn một, ngày càng đậm đặc và tươi mới.
Tôi thường đọc lại quá khứ đời mình. Có những lúc tôi không hiểu nổi, vì sao tôi lại có thể vượt qua quá nhiều những chông gai, những thử thách. Cuộc đời tôi, biết bao lần xảy ra những hoàn cảnh, những bất hạnh như muốn vùi giập bản thân, như muốn bít mọi lối đường, dường như chỉ còn tăm tối và bế tắc.
Nhưng tôi tin, Chúa là Chúa của muôn điều kỳ diệu. Người đã đưa tôi đi qua mọi ngã đường. Người đã hun đúc trong tôi những sức mạnh thần thánh, Người đã lôi cuốn tôi, đến nỗi, dù trải qua muôn chặng đường thương đau, tôi vẫn nhận ra Người là hấp lực duy nhất của đời tôi.
Ngày lễ Dâng Chúa trong đền thánh, chúng ta hãy đọc lại những diệu kỳ đã từng xảy ra nơi cuộc đời của Chúa Giêsu. Hãy tuyên xưng Chúa là Thiên Chúa của muôn điều kỳ diệu mà khám phá tất cả sự nhiệm mầu trong từng cuộc đời, nơi mỗi con người.
Ngày lễ Dâng Chúa trong đền thánh, tôi càng xác tín mạnh: Chúa là Chúa của muôn điều kỳ diệu. Người hiện diện ở đâu, nơi đó tràn đầy những kỳ diệu lớn lao, bất ngờ, khó có thể diễn tả, khó có thể nói hết.
Và như thế, Thiên Chúa của muôn kỳ diệu hiện diện trong cuộc đời ai, kẻ đó cũng sẽ được Người cho khám phá ra muôn kỳ diệu nơi chính cõi hồn mình, chính cuộc đời mình.
Lạy Chúa, chiêm ngắm tất cả mọi điều tốt đẹp đã và đang xảy ra, chúng con xin được bậc thốt thành lời, nhưng xuất phát từ lòng chúng con tâm tình cảm tạ.
Xin cho chúng con biết sống xứng đáng với tình yêu mà Chúa dành cho chúng con, để chúng con luôn cảm tạ Chúa bằng cả tấm lòng và cuộc đời chúng con. Amen.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Đến thành Capharnaum ngày nghỉ lễ, Chúa Giêsu vào giảng dạy trong hội đường. Người ta kinh ngạc về giáo lý của Người, vì Người giảng dạy người ta như Đấng có uy quyền, chứ không như các luật sĩ.
Đang lúc đó, trong hội đường có một người bị thần ô uế ám, nên thét lên rằng: “Hỡi ông Giêsu Nadarét, có chuyện gì giữa chúng tôi và ông? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết ông là ai, là Đấng Thánh của Thiên Chúa”. Chúa Giêsu quát bảo nó rằng: “Hãy im đi và ra khỏi người này!” Thần ô uế liền dằn vặt người ấy, thét một tiếng lớn, rồi xuất khỏi người ấy. Mọi người kinh ngạc hỏi nhau rằng: “Cái gì vậy? Đấy là một giáo lý mới ư? Người dùng uy quyền mà truyền lệnh cho cả thần ô uế và chúng vâng lệnh Người”. Danh tiếng Người liền đồn ra khắp mọi nơi, và lan tràn khắp vùng lân cận xứ Galilêa.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Đoạn Tin Mừng hôm nay (x. Mc 1:21-28) kể về một ngày tiêu biểu trong sứ vụ của Chúa Giêsu; cụ thể, đó là ngày Sabát, một ngày dành riêng cho việc nghỉ ngơi và cầu nguyện: mọi người đến hội đường. Trong hội đường Ca-phác-na-um, Chúa Giêsu đọc và bình luận về Sách Thánh. Những người có mặt bị thu hút bởi cách nói của Ngài; họ rất đỗi kinh ngạc vì Ngài thể hiện một uy quyền khác với các luật sĩ (câu 22). Hơn nữa, Chúa Giêsu cho thấy Ngài không chỉ có uy quyền trong lời nói mà còn có quyền năng trong những việc Ngài làm. Thật vậy, một người trong hội đường hướng về Ngài, gọi Ngài là Đấng Thánh của Thiên Chúa: Ngài nhận ra thần ô uế, ra lệnh cho nó rời khỏi người đàn ông đó, và trục xuất nó ra ngoài (câu 23-26).
Ở đây có thể thấy hai yếu tố đặc trưng trong công việc của Chúa Giêsu: rao giảng, và hành động chữa bệnh: Ngài rao giảng và chữa lành. Cả hai khía cạnh này đều nổi bật trong trình thuật của thánh sử Máccô, nhưng việc rao giảng được nhấn mạnh nhiều nhất; Phép trừ quỷ được trình bày như một sự xác nhận “uy quyền” huấn giáo của Ngài. Chúa Giêsu rao giảng với uy quyền của chính Ngài, như một người thủ đắc giáo lý bắt nguồn từ chính Ngài, và không giống như những thầy thông giáo chỉ lặp lại các truyền thống và luật lệ trước đây. Họ lặp đi lặp lại các từ ngữ, từ ngữ, từ ngữ, chỉ từ ngữ thôi: như ca sĩ nổi tiếng Mina đã hát, “Erano così: soltanto parole” – “Chỉ những lời đầu môi chót lưỡi thôi”, đó là cách của họ. Chỉ là những lời sáo rỗng, trái ngược với Chúa Giêsu. Lời của Ngài có uy quyền, lời Chúa Giêsu có uy lực. Và điều này chạm đến con tim. Giáo huấn của Chúa Giêsu có uy quyền như khi Thiên Chúa phán; vì chỉ với một lời phán ra, Ngài đã dễ dàng giải thoát người bị quỷ ám khỏi thần ô uế, và chữa lành cho anh ta. Tại sao? Bởi vì lời của Ngài thực hiện những gì Ngài nói. Bởi vì Ngài là vị tiên tri cuối cùng. Nhưng tại sao tôi lại nói điều này, rằng Ngài là vị tiên tri cuối cùng? Hãy nhớ lời hứa của Môisê: Ông Môise nói, “Sau tôi, rất lâu sau, một nhà tiên tri như tôi sẽ đến - giống như tôi! – Đấng sẽ dạy anh em”. Môisê tuyên bố Chúa Giêsu là vị tiên tri cuối cùng. Giáo huấn của Chúa Giêsu có uy quyền như khi Thiên Chúa phán; vì chỉ với một lời phán ra, Ngài đã dễ dàng giải thoát người bị quỷ ám khỏi thần ô uế, và chữa lành cho anh ta. Đây là lý do tại sao Người nói không phải với uy quyền của con người, nhưng với quyền lực Thiên Chúa, bởi vì Ngài có quyền năng của nhà tiên tri cuối cùng, tức là Con Thiên Chúa, Đấng cứu chúng ta, Đấng chữa lành tất cả chúng ta.
Khía cạnh thứ hai, sự chữa lành cho thấy rằng lời rao giảng của Chúa Kitô nhằm đánh bại sự dữ đang hiện diện trong nhân loại và thế giới. Lời của Người nhắm thẳng vào vương quốc Satan: nó khiến Satan rơi vào khủng hoảng và suy sụp, buộc nó phải rời khỏi thế giới. Được chạm đến bởi mệnh lệnh của Chúa, người đàn ông bị quỷ ám ảnh, bị thần ô uế nhập này được giải thoát và biến đổi thành một người mới. Ngoài ra, lời rao giảng của Chúa Giêsu đưa ra một luận lý trái ngược với luận lý của thế gian và của ma quỷ: Những lời của Người mạc khải một sự biến động trong trật tự sai lầm của mọi thứ. Trên thực tế, con quỷ hiện diện trong người đàn ông bị quỷ ám kêu lên khi Chúa Giêsu đến gần: “Hỡi ông Giêsu Nadarét, có chuyện gì giữa chúng tôi và ông? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao?” (Câu 24). Những biểu hiện này cho thấy mối quan hệ ngoại lai hoàn toàn giữa Chúa Giêsu và Satan: cụ thể Ngài ở trên những bình diện hoàn toàn khác với nó; không có điểm chung nào với nó; và đối lập với nó. Chúa Giêsu, đầy quyền uy, thu hút mọi người bằng uy lực của mình, cũng là vị tiên tri giải phóng, vị tiên tri được hứa ban cho nhân loại, Đấng là Con Thiên Chúa, đến để chữa lành. Chúng ta hãy lắng nghe những lời có uy quyền của Chúa Giêsu: luôn luôn, đừng quên!
Hãy mang theo một cuốn Kinh Thánh nhỏ trong túi hoặc trong cặp của anh chị em, để đọc trong ngày và lắng nghe lời có uy quyền đó của Chúa Giêsu. Tất cả chúng ta đều có những vấn đề, chúng ta đều là những người tội lỗi, chúng ta đều có những bất ổn về tâm linh; chúng ta hãy thưa cùng Chúa Giêsu: “Lạy Chúa Giêsu, Ngài là vị tiên tri, Con Thiên Chúa, Đấng đã được hứa ban cho chúng con để chữa lành chúng con. Xin chữa lành cho con!” Anh chị em hãy cầu xin Chúa Giêsu chữa lành, khỏi tội lỗi, khỏi bệnh tật của chúng ta.
Đức Trinh Nữ Maria luôn ghi nhớ những lời nói và việc làm của Chúa Giêsu trong lòng, và theo Ngài với sự sẵn sàng hoàn toàn và trung tín trọn vẹn. Xin Mẹ cũng giúp chúng ta lắng nghe Ngài và đi theo Ngài, để cảm nghiệm những dấu chỉ của ơn cứu rỗi Ngài mang đến trong cuộc sống của chúng ta.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói tiếp như sau:
Anh chị em thân mến,
Ngày mốt, ngày 2 tháng 2, chúng ta sẽ cử hành lễ Dâng Chúa Giêsu Vào Đền Thánh, khi ông Simeon và bà Anna, cả hai đều đã cao tuổi, được Chúa Thánh Thần soi sáng, nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Mêsia. Ngày nay Chúa Thánh Thần vẫn khơi dậy những suy nghĩ và lời nói khôn ngoan của người cao tuổi: tiếng nói của họ rất quý giá vì nó hát những lời ca tụng Thiên Chúa và bảo vệ cội nguồn của các dân tộc. Họ nhắc nhở chúng ta rằng tuổi già là một ân sủng và ông bà là sợi dây kết nối giữa các thế hệ, truyền kinh nghiệm sống và đức tin cho lớp trẻ. Ông bà ta thường bị lãng quên và chúng ta quên đi kho tàng giàu có từ việc gìn giữ cội nguồn và truyền lại cho hậu thế. Vì lý do này, tôi đã quyết định thành lập Ngày Thế Giới Những Ông Bà Và Các Vị Cao Niên, sẽ được tổ chức trong toàn Giáo Hội hằng năm vào ngày Chúa Nhật thứ tư của tháng bảy, gần với lễ hai thánh Joachim và Anna, là ông bà ngoại của Chúa Giêsu. Điều quan trọng là ông bà được gặp các cháu của họ, và các cháu được gặp gỡ ông bà mình, bởi vì - như tiên tri Giô-ên nói - ông bà, trước mặt các cháu của họ, sẽ mơ ước và có những ước muốn lớn lao, và những người trẻ tuổi, lấy sức mạnh từ ông bà, sẽ đi về phía trước và nói tiên tri. Và ngày 2 tháng 2 thực sự là ngày lễ của cuộc gặp gỡ giữa ông bà và con cháu.
Hôm nay, chúng ta kỷ niệm Ngày Thế giới Bệnh phong, do Raoul Follereau khởi xướng cách đây hơn 60 năm và được tiếp tục bởi các hiệp hội lấy cảm hứng từ công việc nhân đạo của ông. Tôi bày tỏ sự gần gũi của mình với những người mắc phải căn bệnh này, và tôi khuyến khích những nhà truyền giáo, các nhân viên chăm sóc sức khỏe và tình nguyện viên đang tham gia phục vụ họ. Đại dịch đã khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền được chăm sóc sức khỏe cho những người mong manh nhất: Tôi hy vọng rằng các nhà lãnh đạo các quốc gia sẽ đoàn kết trong nỗ lực điều trị những người mắc bệnh phong và bảo đảm cho họ được hội nhập vào xã hội.
Tôi chào đón một cách trìu mến các chàng trai và cô gái trong phong trào Công Giáo Tiến hành tại giáo phận Rôma này - một số trong số họ đang ở đây - được tập trung an toàn tại giáo xứ của họ hoặc được kết nối trực tuyến, nhân dịp Caravan Hòa bình. Mặc dù tình trạng khẩn cấp về sức khỏe, nhưng năm nay, với sự giúp đỡ của các bậc cha mẹ, các nhà giáo dục và các linh mục hỗ trợ, họ đã tổ chức sáng kiến tuyệt vời này. Họ đang thực hiện các sáng kiến, các con làm rất tốt! Hãy tiếp tục phát huy! Các con làm tốt lắm, cảm ơn các con. Và bây giờ chúng ta hãy cùng nhau lắng nghe thông điệp mà một số người trong số họ ở đây bên cạnh chúng ta, thay mặt cho tất cả chúng ta, sẽ đọc.
Bình thường các bạn trẻ này sẽ mang bóng bay từ cửa sổ ném lên không trung, nhưng hôm nay chúng tôi bị nhốt ở đây nên sẽ không làm được. Nhưng năm sau chắc chắn bạn sẽ làm được!
Tôi gửi lời chào thân ái đến tất cả các anh chị em, những người đã kết nối thông qua các phương tiện truyền thông đa dạng. Chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật an lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em một bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Source:Holy See Press Office
Đức Thánh Cha Phanxicô quyết định thành lập Ngày Thế giới dành cho Ông bà và Người cao niên trong toàn Giáo hội. Bắt đầu từ năm nay, ngày này sẽ được mừng vào Chủ Nhật thứ tư của tháng Bảy, gần với lễ kính các Thánh Gioan Kim và Anna, ông bà của ngoại Chúa Giêsu.
(Tin Vatican)
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chủ nhật 31/1/2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố việc thiết lập Ngày Thế giới dành cho Ông bà và Người cao niên, sẽ diễn ra hàng năm vào Chủ nhật thứ tư của tháng Bảy, gần với lễ kính hai thánh Gioan Kim và Anna, ông bà ngoại của Chúa Giêsu.
Nhắc lại lễ dâng Chúa Giêsu vào Đền thờ - khi ông già Simeon và bà Anna gặp Hài nhi Giêsu và công bố Ngài là Đấng Mêsia - Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “ngay cả ngày nay, Chúa Thánh Thần cũng khơi dậy những suy tư và lời lẽ khôn ngoan nơi những người cao niên.” ĐTC nói, “giọng nói của người già“ thật là quý giá”, vì nó nói lên những lời ca ngợi Chúa và gìn giữ cội nguồn của các dân tộc.”
ĐTC tiếp tục “nhắc nhở chúng ta rằng tuổi già là một hồng ân và ông bà là sợi dây liên kết các thế hệ khác nhau, và truyền lại kinh nghiệm sống cho lớp trẻ”.
Người già không bị lãng quên
Đức Thánh Cha cho biết ngài thiết lập Ngày Thế giới dành cho Ông bà và Người cao niên vì “ông bà thường bị lãng quên, và chúng ta quên mất sự sang giàu phong phú của việc gìn giữ cội nguồn và truyền đạt” những gì mà người cao niên đã sống.
ĐTC nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cảm thông giữa ông bà và con cháu “như tiên tri Giô-ên nói, ông bà nhìn thấy những mơ ước của con cháu”, trong khi “những người trẻ, được ông bà hỗ trợ, sẽ vươn lên mà thực hiện ước mơ.”
Thành quả đầu tiên của Thông điệp “Niềm Vui Tình yêu” (Amoris Laetitia) được công bố trong Năm Gia đình
Trong một thông cáo báo chí sau khi Ngày Thế giới dành cho Ông bà và Người cao niên được công bố, Đức Hồng Y Kevin Farrell, Chủ tịch thánh Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Đời Sống cho hay việc thành lập Ngày này là thành quả đầu tiên của Thông điệp “Niềm Vui Tình Yêu” (Amoris Laetitia) trong Năm gia đình, một món quà cho toàn thể Giáo hội đã được ăn sâu trong đời sống để tiếp nối vào tương lai. "
ĐTC nói thêm, “Việc chăm sóc mục vụ cho người già là một ưu tiên tối hậu cấp bách cho mọi cộng đồng Kitô giáo. Trong thông điệp “Tất cả là anh chị em” (Fratelli tutti), Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta rằng không ai được cứu rỗi một mình. Với ý nghĩ này, chúng ta phải quý trọng của cải tinh thần và văn hóa được lưu truyền từ đời này sang đời khác”.
Tuyên bố từ Thánh bộ lưu ý rằng Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ mừng Ngày Thế giới đầu tiên này bằng chính Ngài sẽ chủ sự Thánh lễ vào tối Chủ nhật, 25 tháng 7, tại Vương cung thánh đường thánh Phêrô, và tùy thuộc vào các điều lệ Y tế vào thời điểm đó cho phép mà tổ chức. Gần đến ngày đó Thánh bộ “sẽ công bố thêm các sáng kiến đánh dấu sự kiện này.”
Những ưu tiên dành cho Đức Thánh Cha Phanxicô
Trong Thánh Bộ Giáo dân, Gia đình và Cuộc sống, Ông Vittorio Scelzo tham gia vào việc chăm sóc mục vụ cho người cao tuổi, lưu ý rằng việc mừng Ngày Thế giới dành cho Ông bà và Người cao niên được liên kết với Ngày do Đức Thánh Cha Phanxicô thiết lập với Lời Chúa và tập chú vào người nghèo. Trong cuộc phỏng vấn với đài Vatican, ông Scelzo nhấn mạnh rằng “người nghèo, Kinh thánh và người già” là “ba ưu tiên” trong triều đại của Đức Thánh Cha Phanxicô, những ưu tiên được mệnh danh là “những điểm dấn cho tương lai của Giáo hội”.
Người trẻ, người già và lời tiên tri Joel
Ông Scelzo cho biết thêm, cần phải thu hẹp khoảng cách giữa người già và thế hệ trẻ, “Người già không thể tự cứu mình. Thật không may, chúng ta đã thấy trong cơn đại dịch có bao nhiêu người già không thể được cứu sống”. Đức Thánh Cha Phanxicô muốn nhắc nhở chúng ta tương tự như thế, “người trẻ, người già và xã hội của chúng ta không thể tự cứu mình nếu không có người lớn tuổi,” ông Scelzo nói. Ông lưu ý rằng đối thoại giữa các thế hệ là điều cần thiết: “Để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng một cách tốt đẹp hơn và không tổn thất hơn, mọi xã hội cần phải giải quyết tận gốc rễ và phát triển một tổng hợp mới các giá trị của nó, bắt đầu từ việc đối thoại với những người cao niên.
Ước mơ của người cao niên
Ông Scelzo nói: “Điều đi ngược lại với văn hóa vứt bỏ (văn hóa đào thảo) là chăm sóc mục vụ cho người cao niên: đặt người cao niên làm trung tâm cuộc sống hàng ngày của cộng đồng chúng ta, không chỉ trong những trường hợp khẩn cấp mà thôi! Đừng để quá chậm trễ mới nhận chân ra được chân lý này”.
Người cao niên “là một cây đã đơm hoa kết trái và là người đã xây dựng các ước mơ”. Vì vậy, những người trẻ cần “đối thoại để tiếp nối ước mơ của những người già”. Ông Scelzo nhắc nhớ, đây là một thông điệp thường được ĐTC Phanxicô lặp đi lặp lại. “Ước mơ của những người cao niên đã và đang xây dựng xã hội chúng ta; chẳng hạn, chúng ta nghĩ về một châu Âu, về một thế giới không còn chiến tranh…” Thông điệp Tutti fratelli chứa đầy “giấc mơ về một thế giới không còn chiến tranh”. Đó là ước mơ mà "những người cao niên của chúng ta, họ là ông bà của chúng ta đã ước mơ sau cuộc Thế Chiến thứ hai."
“Có lẽ,” ông Vittorio Scelzo kết luận, “chúng ta cần phải đối thoại với các vị cao niên về giấc mơ này” để “hiểu được những ước mơ cho tương lai của xã hội chúng ta sẽ như thế nào.”
Diễn biến này xảy ra sau khi các nhà sư Phật giáo tham gia vào một cuộc biểu tình rất lớn gần chùa Shwedagon hôm thứ Bảy phản đối kết quả bầu cử hồi tháng 11 vừa qua. Giới Phật Giáo tại Miến Điện đã ủng hộ quân đội Miến Điện và Đảng Đoàn kết và Phát triển do quân đội hậu thuẫn. Đảng Đoàn kết và Phát triển đã thua đậm trước đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi
Cho đến nay, quân đội Miến Điện vẫn tiếp tục phủ nhận đang làm binh biến để đảo chính chính phủ hợp hiến.
Quân đội Miến Điện hôm thứ Bảy cho biết họ sẽ bảo vệ và tuân thủ hiến pháp cũng như hành động theo luật sau khi có những lo ngại hồi đầu tuần về một cuộc đảo chính.
Ủy ban bầu cử của Miến Điện đã bác bỏ các cáo buộc của quân đội về gian lận phiếu bầu, nói rằng không có sai sót nào đủ lớn để ảnh hưởng đến độ tin cậy của cuộc bỏ phiếu.
Hiến pháp dành 25% số ghế trong quốc hội cho quân đội và quyền kiểm soát ba bộ chủ chốt trong chính quyền của bà Suu Kyi.
Các binh sĩ được triển khai bên ngoài Tòa thị chính ở Yangon, là thành phố chính của Miến Điện sau vụ bắt giữ bà Suu Kyi và các nhà lãnh đạo dân sự khác.
Các nhân chứng cho biết, hàng chục binh sĩ đang đứng trước tòa nhà, nơi đặt trụ sở chính quyền thành phố trong khi một số xe tải và quân sự đứng gần đó.
Điều ngày càng có vẻ là một cuộc đảo chính quân sự diễn ra sau nhiều ngày leo thang căng thẳng giữa chính phủ dân sự và nhóm tướng tá đầy quyền thế, sau một cuộc bầu cử mà quân đội cho là gian lận.
Người phát ngôn của NLD, là Myo Nyunt, nói với Reuters qua điện thoại rằng bà Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và các nhà lãnh đạo khác đã bị “bắt” vào đầu giờ sáng. Reuters sau đó không thể liên lạc với anh ta.
Đường dây điện thoại đến thủ đô Naypyitaw không liên lạc được trong những giờ đầu ngày thứ Hai. Quốc Hội Miến Điện dự kiến sẽ bắt đầu họp ở đó vào sáng thứ Hai sau cuộc bầu cử tháng 11 mà NLD đã giành được thắng lợi.
Mạng truyền thông nhà nước Miến Điện đã không thể phát sóng, chỉ vài giờ sau khi các nhân vật cấp cao của chính phủ bị bắt giữ.
Trên trang Facebook của mình, Đài Phát thanh và Truyền hình Miến Điện cho biết:
“Do những khó khăn liên lạc hiện tại, chúng tôi xin trân trọng thông báo với các bạn rằng các chương trình thông thường của Đài Truyền Hình Miến Điện và Đài Phát Thanh Miến Điện không thể phát sóng được”.
Một nhà lập pháp NLD, người yêu cầu giấu tên vì sợ bị trả thù, cho biết một người khác trong số những người bị giam giữ là Han Thar Myint, một thành viên của ủy ban điều hành trung ương của đảng.
Bà Aung San Suu Kyi, từng đoạt giải Nobel Hòa bình, năm nay 75 tuổi, lên nắm quyền sau chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2015, sau nhiều thập kỷ bị quản thúc tại gia trong một cuộc đấu tranh vì dân chủ đã biến bà thành một biểu tượng quốc tế.
Vị thế quốc tế của bà đã bị tổn hại sau khi hàng trăm nghìn người Rohingya chạy trốn khỏi các chiến dịch của quân đội tại bang Rakhine phía tây Myanmar vào năm 2017. Dù vậy, bà vẫn nổi tiếng ở quê nhà.
Đức Hồng Y Charles Maung Bo, Tổng Giám Mục Yangon, chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu là một người nổi tiếng ủng hộ bà Aung San Suu Kyi và đảng NLD vì ngài tin họ có thể đem lại một nền dân chủ và tự do cho Miến Điện.
Ngày 13 tháng 12, 2019, trong một bức thư ngỏ gởi cộng đồng quốc tế và người dân Miến Điện, Tổng Giám Mục Yangoon kêu gọi giới quân nhân Miến Điện từ bỏ bạo lực.
Mở đầu lá thư Đức Hồng Y viết: “Tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo Miến Điện từ bỏ vũ khí và bạo lực để đối thoại với tất cả các cộng đồng, mọi sắc tộc và tôn giáo, để tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho nhiều thập kỷ xung đột, bắt đầu một tiến trình hòa bình, công lý, sự thật và hòa giải mới.”
Đức Hồng Y cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo Miến Điện dùng tất cả năng lực và nỗ lực của họ “chăm sóc người nghèo và người đau khổ”, trong một quốc gia vẫn mang vết thương của những năm xung đột kéo dài. Đức Hồng Y Bo nhắc nhở mọi người rằng đó là nhiệm vụ của ngài, với tư cách là linh mục và mục tử, lên tiếng thay cho người nghèo và người bị gạt ra ngoài lễ xã hội và những người không có tiếng nói. Ngài nói: “Bây giờ là lúc tìm kiếm sự thật, công lý, hòa bình và hòa giải. Tôi là một linh mục, không phải là luật sư hay chính trị gia, vì vậy tôi sẽ không bình luận về các sáng kiến pháp lý quốc tế hiện tại. Nhưng tôi biết rằng để có hòa bình, cần phải có công lý, và để có hòa giải, cần phải có sự công nhận về sự thật.”
Trước các tiếng nói kêu gọi truy tố bà Aung San Suu Kyi ra tòa án quốc tế vì tội ác diệt chủng của giới quân nhân đối với người Hồi Giáo Rohingya, ngài đã kêu gọi cộng đồng quốc tế nghĩ đến phúc lợi của tất cả người dân Miến Điện. Ngài nói: “Đặc biệt, tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế bảo đảm rằng, trong nỗ lực truy tố những kẻ chịu trách nhiệm về tội ác chống lại loài người, không trừng phạt những người không chịu trách nhiệm và không trừng phạt tất cả người dân Miến Điện. Cộng đồng quốc tế nên cẩn thận không áp dụng các biện pháp có thể làm tổn thương người nghèo nhất. Tôi khuyến khích cộng đồng quốc tế tập trung nỗ lực của mình theo cách nhắm vào những người trực tiếp chịu trách nhiệm cho việc vi phạm nghiêm trọng các quyền con người và những bất công nghiêm trọng”.
Trong thư, Đức Hồng Y cũng nhấn mạnh vai trò tích cực của đối thoại liên tôn và cam kết hòa bình, hòa giải và công lý của Giáo hội, trong khi đất nước đang trải qua giai đoạn lịch sử rất cần được chữa lành. Ngài nhắc nhớ: “Trong bảy mươi năm, Miến Điện đã bị xâu xé bởi các cuộc xung đột sắc tộc, chế độ độc tài và chủ nghĩa dân tộc tôn giáo đã dẫn đến sự đổ máu kinh hoàng, chết chóc, hủy diệt, nô lệ và lạm dụng.” Đức Hồng Y lưu ý rằng trong nhiều thập kỷ, Miến Điện đã bị thế giới cắt đứt liên lạc. Trong bảy năm qua, một số dấu hiệu hy vọng và dấu hiệu của ánh sáng đã xuất hiện, rồi lại bị thay thế bằng những đám mây đen mới.
Source:Sydney Morning Herald
Theo John Lavenburg của Tạp Chí Crux, ngày 29 tháng 1, năm 2021, khoảng 200 người, đã bất chấp nhiệt độ đưới đông đá, gió thổi bùng và khuyến cáo ở nhà để tham gia cùng khoảng 60 người quảng bá phò sinh Diễn Hành Phò Sinh Toàn Quốc Lần Thứ 48 từ Bảo tàng Kinh thánh đến Tòa án Tối cao.
60 người trên đã mời các người tham gia diễn hành trong im lặng. Dẫn đầu bởi biểu ngữ Diễn Hành Phò Sinh thông thường, nhiều người cầm hoa hồng, cuối cùng được đặt trên vỉa hè phía sau tòa nhà Tòa án Tối cao có hàng rào ngăn cách. Những người khác cầm tràng hạt Mân Côi và các biểu ngữ khi diễn hành, được tháp tùng bởi các Hiệp sĩ Columbus.
Những người tham gia dọc đường đến với những bài hát, thánh ca, áp phích và cờ đầy tính hòa bình.
Nhiều người trong số họ - được các nhà tổ chức biến cố khuyên nên tham gia theo phương thức ảo tại nhà vào đầu tháng này vì COVID-19 và các biến cố gần đây tại Điện Capitol - đã ở đó để duy trì một truyền thống mà họ không nghĩ là có ý nghĩa trên màn hình máy tính.
Mickey Kelley, người đến từ Philadelphia, Pennsylvania, cho biết: “Tôi coi như một truyền thống và là một cam kết hàng năm phải tái dấn thân bảo vệ sự sống từ lúc thụ thai cho đến khi chết tự nhiên. Mặc dù cuộc tuần hành diễn ra một cách ảo, tôi tin rằng một số người trong chúng ta vẫn muốn biểu dương lập trường theo cách này hay cách khác.
“Tôi đánh giá cao sự tiến bộ kỹ thuật và mọi thứ nhưng bạn vẫn cần phải tương tác với người ta, có thể nói là một chút gì có tính liên bản vị”.
Ed Hanks đã du hành cùng vợ và sáu đứa con từ Baton Rouge vì điều được anh gọi là “cuộc hành hương hàng năm” của gia đình.
Hanks nói, “Mặc dù nó đã bị hủy bỏ, nhưng chúng tôi không thể không đến. Đây là tình liên đới. Mọi người đến với nhau vì chính nghĩa này tại thủ đô của quốc gia, nơi sự thay đổi thực sự có thể diễn ra”.
Hanks và Kelley cuối cùng đã đến cùng với khoảng 50 người khác tại National Mall trước khi cuộc diễn hành bắt đầu. Thường đầy tràn với hàng nghìn người tham dự biến cố này, năm nay chỉ là một nhóm khoảng 50 người trên một National Mall nếu không có họ thì hoàn toàn trống vắng. Họ cùng nhau cầu nguyện và chia sẻ những chứng từ về lý do tại sao chính nghĩa này lại quan trọng đối với họ trước khi tham gia cuộc diễn hành.
Một phụ nữ đã đặc biệt đặt câu hỏi với nhóm, "tại sao phụ nữ cảm thấy đây là lựa chọn duy nhất?" có ý nói đến phá thai. Rồi, bà nhấn mạnh sự cần thiết của việc xã hội phải hỗ trợ nhiều hơn cho phụ nữ cả trước và sau khi mang thai.
Mục sư Arnold Culbreath, giám đốc Thừa tác vụ Nối Kết của Viện Lãnh đạo Douglas ở Làng Montgomery, Maryland, là một trong những người được ban tổ chức cuộc diễn hành mời. Ông coi là "mạnh mẽ" khi hàng trăm người tham gia dọc đường.
Những người khác trong nhóm cốt lõi của cuộc diễn hành là chủ tịch của Quỹ Giáo dục và Bảo vệ Diễn hành phò Sự sống, Jeanne Mancini, Giám Mục Phụ Tá Joseph L. Coffey của Tổng giáo phận Quân đội, và cựu cầu thủ NFL Benjamin Watson.
Vào đêm trước cuộc diễn hành, Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann của Thành phố Kansas, chủ tịch Ủy ban các hoạt động phò sinh của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, đã dẫn đầu Thánh lễ khai mạc Buổi Toàn quốc Canh thức Cầu nguyện cho Sự sống hàng năm.
Trong bài giảng của mình, Đức Tổng Giám Mục Naumann kể câu chuyện về chính mẹ của ngài đã lựa chọn sự sống ngay cả sau khi cha ngài bị sát hại trong lúc bà đang mang thai ngài được ba tháng.
Ngài cũng nhân cơ hội này lên án Tổng thống Joe Biden, một người Công Giáo, vì những hành động và lời hứa ủng hộ việc phá thai của ông ta. Hôm thứ Năm, Biden đã đảo ngược Chính sách Mexico City ngăn chặn việc chính phủ Hoa Kỳ tài trợ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thực hiện hoặc tích cực quảng bá việc phá thai như một hình thức kế hoạch hóa gia đình.
Đức Tổng Giám Mục Naumann nói, “Đáng buồn thay, Tổng thống Biden là điển hình hoàn hảo của chính sách chân trong chân ngoài bất nhất về tôn giáo và sắc tộc, tuyên bố tin rằng sự sống con người bắt đầu từ khi thụ thai và đích thân phản đối việc phá thai trong khi làm mọi điều trong quyền lực của mình để cổ vũ và thể chế hóa việc phá thai không những ở Mỹ mà trên toàn thế giới”.
Ngài nói tiếp, “Chúng ta không được nản lòng. […] Chúng ta cũng không được nổi giận hoặc tấn công những người không đồng ý với chúng ta. Chúng ta nói sự thật một cách kiên quyết nhưng cũng một cách đầy cảm thương nhân ái. Chúng ta phải cầu nguyện và ăn chay để tổng thống ngưng việc mưu toan gây nhầm lẫn cho mọi người về giáo huấn Công Giáo bằng cách chà đạp lên sự thánh thiêng của sự sống con người trong khi tự cho mình là một người Công Giáo sùng đạo".
Hanks cho biết việc Biden công bố quyết định lật ngược Chính sách Mexico City một ngày trước Cuộc Diễn Hành Phò Sự Sống là "điều có tính rất biểu tượng" và nói rằng tổng thống đang "đưa ra một quan điểm".
Tuy nhiên, Tổng thống hầu như không phải là chủ đề của những người diễn hành. Những lời hô hào của họ - chẳng hạn như "chúng tôi ủng hộ cuộc sống" và "chúng tôi yêu trẻ sơ sinh, vâng chúng tôi yêu các em, chúng tôi yêu các trẻ sơ sinh, còn bạn thì sao?" - chỉ tập trung vào niềm tin của bản thân họ.
Thực vậy, các biểu ngữ của họ chỉ cho thấy các cụm từ nổi bật như “các nhân quyền bắt đầu từ bụng mẹ”, “mạng sống trẻ sơ sinh là quan trọng” và “sự sống là quý giá”.
Truyền hình quân đội Miến Điện cho biết quân đội đã nắm quyền kiểm soát đất nước, và sẽ cai trị quốc gia này trong một năm. Trong khi các báo cáo cho biết nhiều chính trị gia cao cấp của nước này bao gồm cả bà Aung San Suu Kyi đã bị bắt giữ.
Một người dẫn chương trình trên Myawaddy TV thuộc sở hữu của quân đội đã đưa ra thông báo và trích dẫn một phần của hiến pháp do quân đội soạn thảo cho phép quân đội nắm quyền kiểm soát trong thời gian khẩn cấp quốc gia. Ông cho biết lý do quân đội làm đảo chính một phần là do chính phủ không hành động trước những cáo buộc của quân đội về gian lận bầu cử trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái và việc họ không thể hoãn cuộc bầu cử vì cuộc khủng hoảng coronavirus.
Thông báo này diễn ra sau nhiều ngày lo ngại về mối đe dọa của một cuộc đảo chính quân sự - và những lời phủ nhận từ giới quân nhân.
Việc giam giữ các chính trị gia và cắt giảm các dịch vụ thông tin liên lạc vào sáng sớm thứ Hai là những tín hiệu đầu tiên cho thấy kế hoạch cướp chính quyền đã bắt đầu. Điện thoại và truy cập Internet tới Naypyitaw bị mất và không thể liên lạc được với đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, gọi tắt là NLD, của bà Suu Kyi. Tuy nhiên, trước đó những dấu hiệu đảo chính đã có thể thấy rõ trong cuộc biểu tình của giới Phật Giáo thân quân đội tại chùa Shwedagon.
Bà Suu Kyi, cố vấn nhà nước là lãnh đạo cấp cao nhất của quốc gia, và tổng thống Win Myint đều đã bị giam giữ trước bình minh. Các thành viên Ban Chấp hành Trung ương của đảng NLD, các nhà lập pháp và các thành viên Nội các khu vực cũng đã bị tạm giữ.
Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne kêu gọi trả tự do tức khắc cho bà Suu Kyi và những người đang bị giam giữ khác. Bà nói: “Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ việc triệu tập lại Quốc hội một cách hòa bình, phù hợp với kết quả của cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11 năm 2020”.
Các nhà lập pháp Miến Điện theo dự trù lẽ ra sẽ tập trung hôm thứ Hai tại thủ đô Naypyitaw cho phiên họp đầu tiên của Quốc hội kể từ cuộc bầu cử năm ngoái. Tuy nhiên, hầu hết các thành viên Quốc Hội đã bị bắt.
Bà Suu Kyi, 75 tuổi, cho đến nay là chính trị gia thống trị nhất đất nước và trở thành nhà lãnh đạo đất nước sau khi lãnh đạo một cuộc đấu tranh bất bạo động kéo dài hàng thập kỷ chống lại sự cai trị của quân đội theo đường lối cộng sản Mao Trạch Đông.
Tính chung các ghế tại Hạ Viện và Thượng Viện, sau cuộc bầu cử tháng 11, Đảng của bà Suu Kyi đã chiếm được 396 trong số 476. Tuy nhiên, quân đội Miến Điện nắm giữ 25% tổng số ghế không cần bầu theo hiến pháp do quân đội soạn thảo năm 2008 và một số vị trí bộ trưởng chủ chốt cũng được dành cho quân đội.
Quân đội, được gọi là Tatmadaw, đã buộc tội rằng đã có gian lận bỏ phiếu lớn trong cuộc bầu cử, mặc dù họ đã không đưa ra được bằng chứng. Ủy ban Bầu cử Miến Điện tuần trước đã bác bỏ cáo buộc của họ.
Quân đội Miến Điện do tướng Ne Win lãnh đạo đã làm đảo chính vào ngày 2 tháng Ba, 1962 để đưa quốc gia theo con đường xã hội chủ nghĩa. Tháng 5,1990 giới quân nhân cho tuyển cử tự do và đảng NLD giành được 392 trong tổng số 492 ghế. Tuy nhiên, giới quân nhân bác bỏ kết quả này và tiếp tục cai trị đất nước.
Tổng tuyển cử được tổ chức vào ngày 8 tháng 11 năm 2015. Đây là cuộc bầu cử có tranh đua công khai đầu tiên được tổ chức ở Miến Điện kể từ năm 1990. Kết quả mang lại cho NLD đa số ghế tuyệt đối trong cả hai viện của quốc hội, đủ để đảm bảo rằng ứng cử viên của họ sẽ trở thành tổng thống, mặc dù giới quân nhân cấm bà Aung San Suu Kyi đảm nhiệm chức vụ tổng thống. Quốc hội mới được triệu tập vào ngày 1 tháng 2 năm 2016, và vào ngày 15 tháng 3 năm 2016, ông Htin Kyaw được bầu làm tổng thống dân sự đầu tiên kể từ cuộc đảo chính quân sự năm 1962. Vào ngày 6 tháng 4 năm 2016, bà Aung San Suu Kyi đảm nhận vai trò cố vấn nhà nước mới được thành lập, một vai trò giống như thủ tướng.
Đức Hồng Y Charles Maung Bo, Tổng Giám Mục Yangon, chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu là một người nổi tiếng ủng hộ bà Aung San Suu Kyi và đảng NLD vì ngài tin họ có thể đem lại một nền dân chủ và tự do cho Miến Điện. Ngài cũng thường xuyên cảnh giác về ý thức hệ cộng sản Mao trong giới quân nhân.
Hôm 28 tháng Giêng, 2019, Đức Hồng Y kêu gọi chính quyền dừng ngay lại dự án cho Trung Quốc xây nhà máy thủy điện tại Miến Điện. Ngài nhấn mạnh rằng có quá nhiều vấn đề gây tranh cãi xung quanh dự án này và lưu ý rằng dòng sông Irrawaddy là biểu tượng thiêng liêng nhất của đất nước. Sông Irrawaddy là “mẹ của chúng ta” và có nguy cơ bị mất đi “trước sự tham lam của một siêu cường”, Đức Hồng Y nói.
Khi đại dịch Vũ Hán tràn lan trên thế giới, tháng Tư, 2020, Đức Hồng Y ra tuyên bố khẳng định:
“Chế độ của đảng Cộng sản Trung Quốc phải chịu trách nhiệm trước thế giới đối với đại dịch coronavirus. Những gì chế độ này đã làm đã và đang hủy hoại sự sống trên toàn thế giới và người dân Trung Quốc là nạn nhân đầu tiên của coronavirus, như họ từng là nạn nhân đầu tiên của cái chế độ tàn bạo này”.
Đây là lời buộc tội thẳng thắn, trực tiếp và mạnh mẽ mà Đức Hồng Y Charles Bo, Tổng Giám mục Yangon, nhà lãnh đạo của Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu, đưa ra trong một tuyên bố công khai được công bố lúc 10:18 phút tối mùng 2 tháng Tư, năm ngoái 2020 trên trang web của tổng giáo phận. Đây là lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu đại dịch coronavirus, bắt nguồn từ Vũ Hán, một nhân vật cao cấp trong Giáo Hội đã công khai chỉ thẳng vào mặt chế độ cộng sản Trung Quốc, buộc họ phải chịu trách nhiệm về sinh mạng và kinh tế mà đại dịch này đang gây ra trên toàn thế giới.
Đức Hồng Y Charles Bo nhắc cho mọi người nhớ rằng chế độ cộng sản đặt vào tay Tập Cận Bình quá nhiều quyền hành đã bịt miệng các bác sĩ, các nhà báo và những trí thức khác, là những người đã gióng lên hồi chuông báo động vào tháng 12. Bọn cầm quyền đã để virus lây lan rộng khắp đến ngày 23 tháng Giêng mới cô lập Vũ Hán và Hồ Bắc. Trích dẫn một báo cáo của trường Đại Học Southampton, Đức Hồng Y nói rằng “nếu Trung Quốc đã hành động một cách có trách nhiệm một tuần trước đó thôi thì số người nhiễm virus sẽ thấp hơn 66%, nếu hai tuần sớm hơn số người nhiễm virus sẽ thấp hơn 86%, và ba tuần trước đó, thì giảm được đến 95%”
“Nhân danh những người phải đau khổ trực tiếp và gián tiếp bởi đại dịch này tôi yêu cầu nhà cầm quyền Trung Quốc xin lỗi và bồi thường vì sự hủy diệt mà họ gây ra”.
Trong một tuyên bố đưa ra vào đầu tháng 8 năm ngoái, Đức Hồng Y nói rằng, “Ở Trung Quốc, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đang phải đối mặt những điều có thể coi là những tội ác tập thể tồi tệ nhất trong thế giới đương đại và tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy điều tra.”
“Với tư cách là các nhà lãnh đạo tôn giáo và lãnh đạo các cộng đồng dựa trên tín ngưỡng, chúng tôi cùng nhau khẳng định phẩm giá con người cho tất cả mọi người bằng cách nêu bật một trong những thảm kịch nghiêm trọng nhất của con người kể từ Holocaust: đó là cuộc diệt chủng tiềm tàng của người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác ở Trung Quốc”.
Đức Hồng Y có một lập trường chống Trung Quốc mạnh như thế, nên nhiều người lo ngại về an nguy của ngài trong những ngày sóng gió này.
Source:CBS News
1. Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cực lực phản đối sắc lệnh của Biden dùng tiền thuế dân tài trợ phá thai ở hải ngoại
Các Giám Mục Hoa Kỳ đã phát động một tuần cửu nhật cầu nguyện cho sự sống con người. Đúng trong tuần cửu nhật này, ông Joe Biden, một người tự xưng mình là người Công Giáo, đã ký một sắc lệnh hành pháp cho phép dùng tiền thuế dân tài trợ và cổ vũ cho việc phá thai ở hải ngoại.
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, đã ra tuyên bố sau. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Hôm nay, Tổng thống Joe Biden đã ký một sắc lệnh hành pháp cho phép các khoản tiền đóng thuế của dân chúng Hoa Kỳ được gửi đến các tổ chức quảng bá và cung cấp các dịch vụ phá thai ở các nước đang phát triển. Chính sách mà ông vừa lật ngược, được gọi là Chính sách Thành phố Mexico hay Chính sách Thúc Đẩy Sự Sống Trong Y Tế Toàn Cầu, là chính sách đã được người tiền nhiệm của ông là tổng thống Donald Trump ủng hộ nhằm tách việc phá thai khỏi các hoạt động kế hoạch hóa gia đình và bảo đảm rằng tiền đóng thuế của Hoa Kỳ chỉ được chuyển đến các tổ chức đồng ý cung cấp dịch vụ y tế theo đường lối tôn trọng phẩm giá của tất cả mọi người.
Đức Tổng Giám Mục Joseph F. Naumann của tổng giáo phận Kansas City ở tiểu bang Kansas, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Các Hoạt Động Phò Sinh của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ và Đức Cha David J. Malloy của giáo phận Rockford, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình Quốc tế, đã đáp lại diễn biến này như sau:
“Thật đau buồn khi một trong những hành động chính thức đầu tiên của Tổng thống Biden lại tích cực thúc đẩy việc hủy hoại cuộc sống con người ở các quốc gia đang phát triển. Sắc lệnh này trái với lý trí, vi phạm phẩm giá con người và không phù hợp với giáo huấn Công Giáo. Chúng tôi và các giám mục anh em của chúng tôi cực lực phản đối hành động này. Chúng tôi kêu gọi Tổng thống sử dụng chức vụ của mình một cách tốt đẹp, ưu tiên những người dễ bị tổn thương nhất, bao gồm cả các thai nhi chưa chào đời sinh. Là nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe phi chính phủ lớn nhất trên thế giới, Giáo Hội Công Giáo sẵn sàng làm việc với ông và chính quyền của ông để thúc đẩy sức khỏe phụ nữ toàn cầu theo cách thức thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người, bảo vệ các nhân quyền tự nhiên và phẩm giá của cuộc sống mỗi con người, bắt đầu từ trong bụng mẹ. Để phục vụ anh chị em của chúng ta một cách tôn trọng, điều bắt buộc là sự chăm sóc phải bắt đầu bằng việc bảo đảm rằng những thai nhi chưa chào đời không phải gánh chịu bạo lực, trong sự công nhận mọi người đều là con cái Chúa. Chúng tôi hy vọng chính quyền mới sẽ làm việc với chúng tôi để đáp ứng những nhu cầu quan trọng này”.
Source:USCCB
2. Giám mục Fort Worth chỉ trích tuyên bố của Biden về phán quyết Roe kiện Wade
Không chỉ trong ngày nhậm chức mà thôi nhưng nhiều lần Joe Biden đã tự xưng là một tín hữu Công Giáo sùng đạo. Đáng tiếc là việc tuyên xưng này lại đi kèm với hàng loạt các tuyên bố phò phá thai, mới đây nhất là tuyên bố chính thức của ông ta vào lễ kỷ niệm 38 năm phán quyết Roe kiện Wade trong đó ông ấy nói rằng “Trong bốn năm qua, quyền được phá thai đã bị tấn công cực kỳ nghiêm trọng” và đưa ra lời loan báo rằng “Chúng tôi sẽ lại hỗ trợ lớn, cả về mặt tài chính, cho việc phá thai ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới”.
Đáp lại tuyên bố này, Đức Cha Michael Olson, Giám mục Fort Worth, đã tweet rằng:
“Đánh đồng quyền tiếp cận phá thai, là việc giết trực tiếp một đứa trẻ chưa sinh, với khả năng tiếp cận phổ quát đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần thiết là bất lương về mặt đạo đức và không phù hợp với giáo lý Công Giáo đích thực.”
Đức Cha Michael Olson cũng lên tiếng kêu gọi anh chị em giáo dân cầu nguyện cho ông Joe Biden có lòng hoán cải sám hối trước các tội lỗi và tội ác của ông ta gây ra cho hàng triệu thai nhi tại Hoa Kỳ và một con số còn lớn hơn nữa tại hải ngoại.
Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann, chủ tịch Ủy Ban Các Hoạt Động Phò Sinh của các giám mục Hoa Kỳ, cũng đã phản bác tuyên bố này.
Source:Twitter
3. Tại sao phản ứng đối với Pelosi của Đức Tổng Giám Mục Cordileone lại quan trọng?
Trong chương trình “Bạn và tôi đều ủng hộ Hillary Clinton” ngày 18 tháng Giêng, bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện, đã mạt sát 4 năm cầm quyền của Tổng thống Trump là một “tai họa cho nước Mỹ” và quyết liệt đổ lỗi cho những cử tri phò sinh đã gây ra cái tai họa ấy và gọi họ là những người phản bội nền dân chủ Mỹ.
Đáp lại những nhận xét này của bà Pelosi, Đức Tổng Giám Mục Salvatore J. Cordileone của tổng giáo phận San Francisco đã đưa ra một tuyên bố thẳng thắn quở trách bà Pelosi.
Ed. Condon, chủ biên của The Pillar, có bài nhận định sau.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
By Ed. Condon
Tại sao phản ứng đối với Pelosi của Đức Tổng Giám Mục Cordileone lại quan trọng?
Tuần trước, Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của San Francisco đã đưa ra lời quở trách công khai Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi về vấn đề phá thai.
Sự can thiệp cụ thể của Đức Tổng Giám Mục, nhắm đến cá nhân một chính trị gia Công Giáo cấp cao, có thể báo hiệu một sự thay đổi trong mối quan hệ đang phát triển giữa các giám mục Hoa Kỳ và các chính trị gia Công Giáo về vấn đề phá thai, và chỉ ra một vấn đề có thể xác định mối quan hệ giữa các giám mục với nhau về chủ đề này.
Hôm thứ Năm, Đức Tổng Giám Mục Cordileone đã đáp lại những lời bình luận của Pelosi vào đầu tuần, trong đó bà ta mô tả những cử tri ủng hộ cuộc sống là “sẵn sàng bán đứng toàn bộ nền dân chủ xuống sông về một vấn đề [phá thai]”.
Trong một podcast với Hilary Clinton, Pelosi đã cho rằng những lá phiếu ủng hộ tổng thống Donald Trump vào năm 2016, là điều mà bà ta nói “mang lại cho tôi sự đau buồn lớn với tư cách là một người Công Giáo”.
Trả lời Pelosi, Đức Tổng Giám Mục Cordileone, là Giám Mục bản quyền của bà chủ tịch Hạ Viện, nói rằng nước Mỹ “thấm đẫm máu những người vô tội vì phá thai, và nó phải dừng lại”. Ngài nói thêm rằng “Không người Công Giáo nào có lương tâm trong sáng lại có thể ủng hộ phá thai”.
Đức Tổng Giám Mục cho biết điều bà Pelosi nói “mâu thuẫn trực tiếp với quyền cơ bản của con người mà giáo huấn Công Giáo đã luôn ủng hộ trong 2,000 năm qua”.
Làm sáng tỏ giáo huấn của Giáo hội và đưa ra lời chỉ trích thẳng thắn đối với tuyên bố của Pelosi, là người nói mình “là một người Công Giáo” trong khi lại bảo vệ việc phá thai, phản ứng thẳng thừng của Đức Tổng Giám Mục Cordileone đối với Pelosi có thể được hiểu là một lời cảnh cáo chính thức và công khai đối với bà ta về một vấn đề giáo huấn thiết yếu của Giáo hội. Đó là một động thái đi trước việc cấm nhà lập pháp này không được rước lễ.
Giáo hội dạy rằng hành động phá thai là hành động tự nguyện lấy đi mạng sống vô tội của con người, sự vô luân nghiêm trọng trong hành động này là giáo huấn mà người Công Giáo bắt buộc phải “tin với đức tin thiêng liêng và Công Giáo”, nghĩa là một đòi buộc thuộc lĩnh vực cao nhất trong huấn quyền.
Điều 915 của Bộ Giáo luật quy định rằng những người “cố chấp kiên trì phạm tội trọng cách tỏ tường thì không được rước lễ”. Theo một bản ghi nhớ năm 2004 được ban hành bởi Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, khi đó là Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, các chính trị gia Công Giáo - như Pelosi - những người “liên tục vận động và bỏ phiếu cho việc hợp phá hóa phá thai và an tử đã tham gia vào việc “thể hiện” và “hợp tác chính thức” trong tội trọng.
Nhưng, Bộ Giáo Lý Đức Tin khuyến nghị rằng trước khi công khai cấm một chính trị gia Công Giáo rước lễ, “mục tử của người ấy phải gặp đương sự, hướng dẫn đương sự về giáo huấn của Giáo Hội, thông báo cho đương sự biết rằng đương sự không được lên Rước Lễ cho đến khi đương sự chấm dứt hoàn cảnh tội lỗi khách quan, và cảnh báo đương sự rằng nếu cứ lên rước lễ, đương sự sẽ bị từ chối Thánh Thể”.
Sự khiển trách công khai của Đức Tổng Giám Mục Cordileone đối với chủ tịch Hạ Viện có thể được hiểu là một nỗ lực hướng dẫn bà ta tuân theo giáo huấn của Giáo hội trước khi cấm rước lễ, phù hợp với bản ghi nhớ của Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Nếu Đức Tổng Giám Mục Cordileone thực sự có ý định thúc ép và từ chối việc cho Pelosi rước lễ tại quê quán của bà, là Tổng giáo phận San Francisco, quyết định của ngài sẽ có tác động đến quan hệ giữa các giám mục Hoa Kỳ, vốn đang đối mặt với sự chia rẽ trong cách tiếp cận của họ với chính quyền Biden.
Tuần trước, vào ngày lễ nhậm chức của Biden, chủ tịch USCCB là Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez đã công bố một lá thư nhắc lại “ưu tiên tối thượng” của Giáo hội là phản đối và kêu gọi chấm dứt việc hợp pháp phá thai.
Trong khi đa số các giám mục lên tiếng về tuyên bố của Đức Cha Gomez đã ủng hộ cách tiếp cận của ngài, Hồng Y Blase Cupich của Chicago gọi việc công bố tuyên bố này là một chuyện thiếu suy xét và không có tiền lệ. Có thông tin rộng rãi rằng Hồng Y Cupich đã tìm kiếm sự can thiệp của Vatican để ngăn chặn việc đưa ra tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Gomez, và cố gắng thu hút sự ủng hộ cho một văn bản thay thế mang tính nhượng bộ hơn với tân chính quyền.
Những tranh chấp trong tương lai dường như không thể tránh khỏi giữa một bên đa số các giám mục Hoa Kỳ, là các vị cam kết đặt ưu tiên phản đối phá thai lên hàng đầu ngay cả khi các ngài hợp tác với chính quyền mới trong các vấn đề khác; và một một bên là nhóm thiểu số các vị xem ra thích thấy sự bất đồng với Biden vì vấn đề phá thai bị hạ thấp xuống, và ủng hộ một giọng điệu hợp tác hơn trong các lĩnh vực thỏa thuận chung với chính quyền.
Dù tốt hơn hay tệ hơn, bất kỳ hành động nào đối với Pelosi đều có thể thúc đẩy sự bất đồng giữa hai nhóm bùng phát.
Mặc dù Đức Tổng Giám Mục Cordileone là giám mục của Pelosi, bà ta dành nhiều thời gian ở Washington, DC hơn là ở San Francisco. Trong khi quyết định từ chối Rước lễ đối với Pelosi ở California sẽ là tin tức quốc gia, các nhà quan sát của Giáo hội có thể sẽ đặc biệt tò mò liệu Hồng Y Wilton Gregory của Washington có chấp nhận và thực thi quyết định do Tổng Giám Mục của bà Peolosi đưa ra khi bà ấy ở Washington.
Hồng Y Gregory đã nói rằng, bất kỳ chính sách ủng hộ phá thai nào mà Biden sẽ áp dụng từ Phòng Bầu dục, ngài sẽ không từ chối cho ông Biden rước lễ, để có thể đối thoại với tân tổng thống về các vấn đề đồng thuận.
Trong khi Hồng Y Gregory được tự do đưa ra quyết định liên quan đến một tổng thống đang cư trú chính thức trong tổng giáo phận của mình và thuộc quyền của ngài, việc ngài chỉ thị cho các giáo sĩ của mình nên tôn trọng hay không quyết định của Tổng Giám Mục bản quyền của Pelosi là một quyết định có thể ảnh hưởng không chỉ đến linh hồn của Pelosi, mà còn là sự hiệp thông của các giám mục Hoa Kỳ.
Source:The Pillar
4. Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp Hồng Y Blase Cupich: Phước hay họa?
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp Hồng Y Blase Cupich vào hôm thứ Bảy 30 tháng Giêng, 10 ngày sau khi Đức Hồng Y công khai chỉ trích tuyên bố chính thức của các giám mục Hoa Kỳ về lễ nhậm chức của ông Joe Biden.
Buổi tiếp kiến riêng diễn ra tại Điện Tông Tòa vào sáng ngày 30 tháng Giêng. Hồng Y Cupich, tổng giám mục Chicago, đã đến Rôma vì một cuộc họp của Bộ Giám mục Vatican. Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh không công bố thêm thông tin nào về cuộc họp ngoài việc cho biết cuộc họp giữa hai vị đã diễn ra.
Vào ngày 20 tháng 1, ngày nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ, với tư cách là chủ tịch USCCB, Đức Tổng Giám Mục Gomez của Los Angeles đã chuẩn bị một tuyên bố trong ngày nhậm chức ca ngợi “lòng mộ đạo” và “cam kết lâu dài của vị tổng thống Công Giáo đối với người nghèo là ưu tiên của Phúc âm”, đồng thời chỉ rõ quan điểm của Biden đối với việc phá thai, tự do giới tính và tự do tôn giáo là không phù hợp với đức tin Công Giáo.
Tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Gomez không có gì khác với những gì các giám mục Hoa Kỳ đã nói trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, Hồng Y Cupich của Chicago đã gay gắt phản đối mạnh mẽ cả giọng điệu lẫn thời điểm đưa ra tuyên bố. Không thành công trong việc tập hợp các giám mục anh em đứng về phe mình, ông đã cố gắng yêu cầu Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh trì hoãn tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục từ sáng đến chiều. Do đó, tuyên bố chỉ được đưa ra sau thông điệp chúc mừng từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới tân tổng thống.
Đức Hồng Y Cupich, đã không thể thuyết phục bất kỳ giám mục anh em nào tham gia với mình một cách công khai, nên đã gửi một số tweet bày tỏ sự không hài lòng trước tuyên bố mà ngài gọi là “thiếu cân nhắc” của Đức Tổng Giám Mục Gomez và đưa ra lời chúc tốt đẹp đến Biden của riêng mình.
Trong một liên khúc 4 Tweets vào hôm thứ Tư, Hồng Y Cupich nói rằng “Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã đưa ra một tuyên bố thiếu cân nhắc vào ngày nhậm chức của Tổng thống Biden. Bên cạnh thực tế là dường như không có tiền lệ để làm như vậy, tuyên bố chỉ trích Tổng thống Biden đã gây ngạc nhiên cho nhiều giám mục, những người đã nhận được nó chỉ vài giờ trước khi nó được phát hành”.
Ông nói thêm: “Tuyên bố được soạn thảo mà không có sự tham gia của Ban Thường Vụ, cũng chẳng có một cuộc tham vấn tập thể là một quy trình bình thường đối với những tuyên bố thay mặt và nhận được sự tán thành của các giám mục Hoa Kỳ”.
“Những thất bại về thể chế nội bộ liên quan phải được giải quyết, và tôi mong muốn được đóng góp vào tất cả các nỗ lực cho mục tiêu đó, để khi được linh hứng từ Phúc âm, chúng ta có thể xây dựng sự hiệp nhất của Giáo hội, và cùng nhau thực hiện công việc chữa lành quốc gia trong thời điểm khủng hoảng này”, Hồng Y Cupich nói.
Trong tuần đầu tiên nắm quyền, Joe Biden đã ban hành 24 sắc lệnh hành pháp - nhiều hơn bất kỳ tổng thống Hoa Kỳ nào.
Tổng thống Donald Trump ký bốn, Barack Obama ký năm và George W Bush không ký sắc lệnh hành pháp nào trong bảy ngày đầu tiên.
Đáp lại các sắc lệnh hành pháp này của Biden, các Hồng Y, Giám Mục Hoa Kỳ đã liên tiếp đưa ra các tuyên bố. Nếu sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp Hồng Y Blase Cupich, các Hồng Y, Giám Mục Hoa Kỳ đột nhiên ngưng lại, không phản đối nữa thì sao? Phước hay họa cho Giáo Hội tại Hoa Kỳ?
Source:Catholic News Agency
5. Đức Thánh Cha thiết lập Ngày Thế Giới Những Ông Bà Và Các Vị Cao Niên cử hành trong toàn Giáo Hội
Ngày Chúa Nhật 31 tháng Giêng, Giáo Hội trình bày cho chúng ta thấy Chúa Giêsu ngay khi bắt đầu cuộc đời công khai rao giảng của Ngài đã giảng dạy người ta như Đấng có uy quyền.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Đến thành Capharnaum ngày nghỉ lễ, Chúa Giêsu vào giảng dạy trong hội đường. Người ta kinh ngạc về giáo lý của Người, vì Người giảng dạy người ta như Đấng có uy quyền, chứ không như các luật sĩ.
Đang lúc đó, trong hội đường có một người bị thần ô uế ám, nên thét lên rằng: “Hỡi ông Giêsu Nadarét, có chuyện gì giữa chúng tôi và ông? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết ông là ai, là Đấng Thánh của Thiên Chúa”. Chúa Giêsu quát bảo nó rằng: “Hãy im đi và ra khỏi người này!” Thần ô uế liền dằn vặt người ấy, thét một tiếng lớn, rồi xuất khỏi người ấy. Mọi người kinh ngạc hỏi nhau rằng: “Cái gì vậy? Đấy là một giáo lý mới ư? Người dùng uy quyền mà truyền lệnh cho cả thần ô uế và chúng vâng lệnh Người”. Danh tiếng Người liền đồn ra khắp mọi nơi, và lan tràn khắp vùng lân cận xứ Galilêa.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Đoạn Tin Mừng hôm nay (x. Mc 1:21-28) kể về một ngày tiêu biểu trong sứ vụ của Chúa Giêsu; cụ thể, đó là ngày Sabát, một ngày dành riêng cho việc nghỉ ngơi và cầu nguyện: mọi người đến hội đường. Trong hội đường Ca-phác-na-um, Chúa Giêsu đọc và bình luận về Sách Thánh. Những người có mặt bị thu hút bởi cách nói của Ngài; họ rất đỗi kinh ngạc vì Ngài thể hiện một uy quyền khác với các luật sĩ (câu 22). Hơn nữa, Chúa Giêsu cho thấy Ngài không chỉ có uy quyền trong lời nói mà còn có quyền năng trong những việc Ngài làm. Thật vậy, một người trong hội đường hướng về Ngài, gọi Ngài là Đấng Thánh của Thiên Chúa: Ngài nhận ra thần ô uế, ra lệnh cho nó rời khỏi người đàn ông đó, và trục xuất nó ra ngoài (câu 23-26).
Ở đây có thể thấy hai yếu tố đặc trưng trong công việc của Chúa Giêsu: rao giảng, và hành động chữa bệnh: Ngài rao giảng và chữa lành. Cả hai khía cạnh này đều nổi bật trong trình thuật của thánh sử Máccô, nhưng việc rao giảng được nhấn mạnh nhiều nhất; Phép trừ quỷ được trình bày như một sự xác nhận “uy quyền” huấn giáo của Ngài. Chúa Giêsu rao giảng với uy quyền của chính Ngài, như một người thủ đắc giáo lý bắt nguồn từ chính Ngài, và không giống như những thầy thông giáo chỉ lặp lại các truyền thống và luật lệ trước đây. Họ lặp đi lặp lại các từ ngữ, từ ngữ, từ ngữ, chỉ từ ngữ thôi: như ca sĩ nổi tiếng Mina đã hát, “Erano così: soltanto parole” – “Chỉ những lời đầu môi chót lưỡi thôi”, đó là cách của họ. Chỉ là những lời sáo rỗng, trái ngược với Chúa Giêsu. Lời của Ngài có uy quyền, lời Chúa Giêsu có uy lực. Và điều này chạm đến con tim. Giáo huấn của Chúa Giêsu có uy quyền như khi Thiên Chúa phán; vì chỉ với một lời phán ra, Ngài đã dễ dàng giải thoát người bị quỷ ám khỏi thần ô uế, và chữa lành cho anh ta. Tại sao? Bởi vì lời của Ngài thực hiện những gì Ngài nói. Bởi vì Ngài là vị tiên tri cuối cùng. Nhưng tại sao tôi lại nói điều này, rằng Ngài là vị tiên tri cuối cùng? Hãy nhớ lời hứa của Môisê: Ông Môise nói, “Sau tôi, rất lâu sau, một nhà tiên tri như tôi sẽ đến - giống như tôi! – Đấng sẽ dạy anh em”. Môisê tuyên bố Chúa Giêsu là vị tiên tri cuối cùng. Giáo huấn của Chúa Giêsu có uy quyền như khi Thiên Chúa phán; vì chỉ với một lời phán ra, Ngài đã dễ dàng giải thoát người bị quỷ ám khỏi thần ô uế, và chữa lành cho anh ta. Đây là lý do tại sao Người nói không phải với uy quyền của con người, nhưng với quyền lực Thiên Chúa, bởi vì Ngài có quyền năng của nhà tiên tri cuối cùng, tức là Con Thiên Chúa, Đấng cứu chúng ta, Đấng chữa lành tất cả chúng ta.
Khía cạnh thứ hai, sự chữa lành cho thấy rằng lời rao giảng của Chúa Kitô nhằm đánh bại sự dữ đang hiện diện trong nhân loại và thế giới. Lời của Người nhắm thẳng vào vương quốc Satan: nó khiến Satan rơi vào khủng hoảng và suy sụp, buộc nó phải rời khỏi thế giới. Được chạm đến bởi mệnh lệnh của Chúa, người đàn ông bị quỷ ám ảnh, bị thần ô uế nhập này được giải thoát và biến đổi thành một người mới. Ngoài ra, lời rao giảng của Chúa Giêsu đưa ra một luận lý trái ngược với luận lý của thế gian và của ma quỷ: Những lời của Người mạc khải một sự biến động trong trật tự sai lầm của mọi thứ. Trên thực tế, con quỷ hiện diện trong người đàn ông bị quỷ ám kêu lên khi Chúa Giêsu đến gần: “Hỡi ông Giêsu Nadarét, có chuyện gì giữa chúng tôi và ông? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao?” (Câu 24). Những biểu hiện này cho thấy mối quan hệ ngoại lai hoàn toàn giữa Chúa Giêsu và Satan: cụ thể Ngài ở trên những bình diện hoàn toàn khác với nó; không có điểm chung nào với nó; và đối lập với nó. Chúa Giêsu, đầy quyền uy, thu hút mọi người bằng uy lực của mình, cũng là vị tiên tri giải phóng, vị tiên tri được hứa ban cho nhân loại, Đấng là Con Thiên Chúa, đến để chữa lành. Chúng ta hãy lắng nghe những lời có uy quyền của Chúa Giêsu: luôn luôn, đừng quên!
Hãy mang theo một cuốn Kinh Thánh nhỏ trong túi hoặc trong cặp của anh chị em, để đọc trong ngày và lắng nghe lời có uy quyền đó của Chúa Giêsu. Tất cả chúng ta đều có những vấn đề, chúng ta đều là những người tội lỗi, chúng ta đều có những bất ổn về tâm linh; chúng ta hãy thưa cùng Chúa Giêsu: “Lạy Chúa Giêsu, Ngài là vị tiên tri, Con Thiên Chúa, Đấng đã được hứa ban cho chúng con để chữa lành chúng con. Xin chữa lành cho con!” Anh chị em hãy cầu xin Chúa Giêsu chữa lành, khỏi tội lỗi, khỏi bệnh tật của chúng ta.
Đức Trinh Nữ Maria luôn ghi nhớ những lời nói và việc làm của Chúa Giêsu trong lòng, và theo Ngài với sự sẵn sàng hoàn toàn và trung tín trọn vẹn. Xin Mẹ cũng giúp chúng ta lắng nghe Ngài và đi theo Ngài, để cảm nghiệm những dấu chỉ của ơn cứu rỗi Ngài mang đến trong cuộc sống của chúng ta.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói tiếp như sau:
Anh chị em thân mến,
Ngày mốt, ngày 2 tháng 2, chúng ta sẽ cử hành lễ Dâng Chúa Giêsu Vào Đền Thánh, khi ông Simeon và bà Anna, cả hai đều đã cao tuổi, được Chúa Thánh Thần soi sáng, nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Mêsia. Ngày nay Chúa Thánh Thần vẫn khơi dậy những suy nghĩ và lời nói khôn ngoan của người cao tuổi: tiếng nói của họ rất quý giá vì nó hát những lời ca tụng Thiên Chúa và bảo vệ cội nguồn của các dân tộc. Họ nhắc nhở chúng ta rằng tuổi già là một ân sủng và ông bà là sợi dây kết nối giữa các thế hệ, truyền kinh nghiệm sống và đức tin cho lớp trẻ. Ông bà ta thường bị lãng quên và chúng ta quên đi kho tàng giàu có từ việc gìn giữ cội nguồn và truyền lại cho hậu thế. Vì lý do này, tôi đã quyết định thành lập Ngày Thế Giới Những Ông Bà Và Các Vị Cao Niên, sẽ được tổ chức trong toàn Giáo Hội hằng năm vào ngày Chúa Nhật thứ tư của tháng bảy, gần với lễ hai thánh Joachim và Anna, là ông bà ngoại của Chúa Giêsu. Điều quan trọng là ông bà được gặp các cháu của họ, và các cháu được gặp gỡ ông bà mình, bởi vì - như tiên tri Giô-ên nói - ông bà, trước mặt các cháu của họ, sẽ mơ ước và có những ước muốn lớn lao, và những người trẻ tuổi, lấy sức mạnh từ ông bà, sẽ đi về phía trước và nói tiên tri. Và ngày 2 tháng 2 thực sự là ngày lễ của cuộc gặp gỡ giữa ông bà và con cháu.
Hôm nay, chúng ta kỷ niệm Ngày Thế giới Bệnh phong, do Raoul Follereau khởi xướng cách đây hơn 60 năm và được tiếp tục bởi các hiệp hội lấy cảm hứng từ công việc nhân đạo của ông. Tôi bày tỏ sự gần gũi của mình với những người mắc phải căn bệnh này, và tôi khuyến khích những nhà truyền giáo, các nhân viên chăm sóc sức khỏe và tình nguyện viên đang tham gia phục vụ họ. Đại dịch đã khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền được chăm sóc sức khỏe cho những người mong manh nhất: Tôi hy vọng rằng các nhà lãnh đạo các quốc gia sẽ đoàn kết trong nỗ lực điều trị những người mắc bệnh phong và bảo đảm cho họ được hội nhập vào xã hội.
Tôi chào đón một cách trìu mến các chàng trai và cô gái trong phong trào Công Giáo Tiến hành tại giáo phận Rôma này - một số trong số họ đang ở đây - được tập trung an toàn tại giáo xứ của họ hoặc được kết nối trực tuyến, nhân dịp Caravan Hòa bình. Mặc dù tình trạng khẩn cấp về sức khỏe, nhưng năm nay, với sự giúp đỡ của các bậc cha mẹ, các nhà giáo dục và các linh mục hỗ trợ, họ đã tổ chức sáng kiến tuyệt vời này. Họ đang thực hiện các sáng kiến, các con làm rất tốt! Hãy tiếp tục phát huy! Các con làm tốt lắm, cảm ơn các con. Và bây giờ chúng ta hãy cùng nhau lắng nghe thông điệp mà một số người trong số họ ở đây bên cạnh chúng ta, thay mặt cho tất cả chúng ta, sẽ đọc.
Bình thường các bạn trẻ này sẽ mang bóng bay từ cửa sổ ném lên không trung, nhưng hôm nay chúng tôi bị nhốt ở đây nên sẽ không làm được. Nhưng năm sau chắc chắn bạn sẽ làm được!
Tôi gửi lời chào thân ái đến tất cả các anh chị em, những người đã kết nối thông qua các phương tiện truyền thông đa dạng. Chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật an lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em một bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Source:Holy See Press Office