Ngày 31-01-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hạnh Phúc
LM Giuse Nguyễn Hữu An
09:07 31/01/2008

HẠNH PHÚC



CN IV A

Là con người, ai cũng mong muốn hạnh phúc và nỗ lực đi tìm hạnh phúc. Hạnh phúc là khát vọng ngàn đời của mỗi người. Khi con người chiều theo cơn cám dỗ của loài rắn, đó chính là lúc hạt mầm hạnh phúc không còn đủ “thiên thời địa lợi” để đơm hoa kết trái. Bất hạnh và gian dối theo về, ùa vào cuộc đời, chảy xuôi dòng lịch sử. Con người bắt đầu dệt những ước mơ, chắt chiu từng kỷ niệm, hồi tưởng về quá khứ, một quá khứ in đầy dấu chân hạnh phúc. Vậy hạnh phúc là gì giữa đa đoan và trắc trở, giữa bền vững và mong manh, giữa ích kỷ và bao dung?

1. Quan niệm về hạnh phúc: Có người cho rằng hạnh phúc là có thật nhiều tiền của, nhiều vàng bạc, lúa thóc đầy kho; hạnh phúc là quyền lực, địa vị danh vọng. Có người nghĩ hạnh phúc là có nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con thơ, ruộng vườn thẳng cánh cò bay. Có người lại quan niệm hạnh phúc là sức khoẻ, là sự bình an thư thái của tâm hồn; hạnh phúc là sự hoà hợp giữa thể xác và tâm hồn, giữa cá nhân và cộng đồng xã hội, giữa cái tôi và vũ trụ bao la. Theo truyền thống Ấn Độ, hạnh phúc là Sukha, đó là trạng thái giống như một bánh xe mà trong đó mọi sự đều ăn khớp với nhau: vành xe, ổ trục và các đũa xe đều tốt và nằm đúng vị trí, hoà hợp với các thành phần khác, do đó mà bánh xe chạy trơn tru. Còn đau khổ là Dukha, đó là tình trạng một bánh xe trục trặc vì có những thành phần hư hỏng hay không ăn khớp với những thành phần khác. Tần Thuỷ Hoàng cho xây vạn lý trường thành, sai người đi tìm thuốc trường sinh bất tử để mong thoả ước mơ được hạnh phúc, được sống bất tử. Với Nhà văn Philippe Delerm, hạnh phúc là điều thật đơn giản, là tổng cộng các niềm vui nhỏ gộp lại. Năm phút nằm dài trên bãi cỏ xanh nhìn mây trời lãng đãng trôi, hớp ngụm bia ngon, thưởng thức một bản nhạc hay… đều có thể làm hưng phấn, tạo được niềm vui hạnh phúc. Kim Thánh Thán, nhà phê bình Trung Hoa đã từng có 33 phút vui tinh thần mà ông cho đó là phút giây thực sung sướng trong đời. Thú vui đó là thưởng thức thiên nhiên, dưới ánh trăng non, tay bầu rượu túi thơ, cùng bạn hữu trao đổi kinh sử văn thơ, cùng uống trà để quên đi sự huyên náo của phồn hoa, lòng thấy thanh thản (x. quan niệm về hạnh phúc, nội san chia sẽ số 23). Có muôn lối nhìn về hạnh phúc tuỳ theo quan niệm mỗi người.

2. Đi tìm về hạnh phúc. Hạnh phúc không như bông hoa có thể dễ dàng hái được ở bên đường, không giống như chiếc áo, chiếc xe đạp hay cái nhà có thể vẽ ra thành hình hài màu sắc có thể mua bán. Hạnh phúc là điều cảm thấy được trong tâm hồn, nó thuộc chiều sâu cõi lòng tuỳ thuộc thái độ sống đối với cuộc đời. Con người phải ra công chăm sóc vun trồng thì cây hạnh phúc mới đơm hoa kết trái. Hạnh phúc chính là khát khao được sống, được hiện diện, được yêu thương. Đi tìm hạnh phúc cũng là đi tìm sự sống. Sống là tồn tại, có tồn tại mới có yêu thương, có tương quan, có sinh trưởng. Đi tìm hạnh phúc cũng như đi tìm tình yêu. Khi người ta yêu nhau, mọi sự đều trở nên nhẹ nhàng, tốt đẹp “yêu nhau yêu cả đường đi; yêu nhau trăm sự chẳng nề, một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng; yêu nhau mấy núi cũng trèo mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua”. Hạnh phúc là tình yêu. Tình yêu nối dài những ước mơ, ước mơ thường hướng con người về hạnh phúc. Hạnh phúc chính là sự sống và là tình yêu. Tình yêu và sự sống như đôi cánh đưa con người bay vào khung trời hạnh phúc.

3. Tám mối phúc thật. Đức Phật Thích Ca mở đầu bài thuyết pháp đầu tiên tại Bênarêch bằng câu: Vạn sự vô thường vạn sự thường, nghĩa là mọi sự thay đổi không ngừng nên mọi sự chỉ là khổ. Sinh lão bệnh tử, con người sinh ra để rồi già yếu, bệnh tật và cuối cùng là phải chết. Đời là bể khổ, muốn có hạnh phúc, ra khỏi bể khổ, cần diệt lòng tham sân si. Khổ diệt lòng tham muốn mới thoát khỏi bến mê, khỏi u minh chốn hồng trần. Đức Kitô trên “Núi Bát Phúc” đã thuyết giảng điệp ca hạnh phúc “Tám mối phúc thật”: Phúc cho ai… (Mt 5, 1-12). Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó vì Nước Trời là của họ. Đức Phật coi đời là bể khổ. Đức Giêsu nhìn thấy màu hồng trong cái thanh bạch của tâm hồn nghèo khó. LmThiện Cẩm đã nhận định rằng: Người ta đã tốn khá nhiều giấy mực và thời gian, sức lực để nghiên cứu suy tư bàn cãi về hai bài giảng đầu tiên của Đức Phật và của Đức Giêsu. Tuy nhiên, có lẽ chẳng mấy ai hiểu chính xác nội dung ý nghĩa hai bài giảng có tính cách ngôn sứ ấy. Vì thực ra cả Đức Phật và Đức Giêsu đều không chú ý đề ra một lý thuyết về vấn đề hạnh phúc và đau khổ mà chỉ chia sẻ cho anh em nhân loại chính kinh nghiệm sống của mình. Kinh nghiệm của Đức Phật là kinh nghiệm của một người đã đạt tới chân như, vượt ra ngoài thế giới vô thường của những đam mê mù quáng, của sự phân chia đối kháng. Còn kinh nghiệm của Đức Giêsu là kinh nghiệm của một người thấy được cái tồn tại trong cái mất mát, thấy được sự sống trong cái chết.

Điệp ca trên núi của Đức Giêsu đã trở thành Hiến Chương Nước Trời: Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. Phúc cho ai hiền lành. Phúc cho ai… điệp ca vang vọng mãi ở trên núi được nhắc đi nhắc lại nhiều lần cho các môn đệ và cho nhân loại qua muôn thế hệ. Tất cả Tám Mối Phúc đều có hai vế: vế thứ nhất là nhân, vế thứ hai là quả; vế thứ nhất là gieo, vế thứ hai là gặt; vế thứ nhất là mình vì người khác, vế thứ hai là người khác vì mình; vế thứ nhất là đau khổ, vế thứ hai là hạnh phúc. Các mệnh đề trong vế một phải hiểu ngầm là vì Chúa, vì tha nhân, nghèo vì tha nhân, hiền lành đau khổ vì tha nhân. Nếu không do tự nguyện vì Chúa, vì tha nhân thì sự nghèo, sự hiền lành, sự đau khổ, bách hại ta phải chịu đều là đau khổ chứ không phải là phúc đức. Chẳng hạn, mối phúc thứ nhất là nghèo vì người khác, sống nghèo cho người khác thì mới là phúc thật, còn sống nghèo để dành dụm tiền của ngày càng nhiều thì đó là trọc phú, là hà tiện chứ không phải là sống nghèo theo Tin mừng. Cái nghèo mà Đức Giêsu nói đến là nghèo vì yêu thương tha nhân. Nghèo vì cho đi vì muốn làm lợi ích cho người khác thì cái nghèo đó mới gọi là Đức Khó Nghèo. Vì thế giữa Đức Khó Nghèo và Đức Bác Ái có tương quan với nhau. Khó nghèo để bác ái, khó nghèo mà không bác ái thì trở thành hà tiện. Hà tiện là một trong bảy mối tội đầu. Vì thế tâm hồn nghèo khó của Tin mừng là tâm hồn sẵn sàng chấp nhận mất mát thời giờ, vật chất, sức lực, của cải, tài năng vì yêu thương tha nhân, vì mưu cầu hạnh phúc cho người khác. Một người có tinh thần phục vụ cao, dám hy sinh cho người khác, chắc chắn người đó sẽ được mọi người quý trọng, yêu mến, được tín nhiệm, được giao những trọng trách.

Một người như vậy thì Nước Trời trong lòng họ, tinh thần họ luôn bình an, hạnh phúc, tràn đầy niềm vui vì sống cho hạnh phúc của người khác. Kinh nghiệm trong cuộc sống cho thấy, những người ích kỷ suốt ngày chỉ nghĩ tới mình, tới hạnh phúc hay nỗi đau của mình đều là những người đau khổ nhất. Còn những người có tâm hồn vị tha, chỉ nghĩ đến người khác, đến hạnh phúc và đau khổ của người khác, không còn thời giờ để nghĩ đến mình thì những người ấy luôn luôn hạnh phúc thoải mái trong tâm hồn và thành công trong cuộc đời. Người Kitô hữu chúng ta cần tập thói quen sống vì Chúa, vì tha nhân và thường xuyên tìm đủ mọi cách để người xung quanh mình được hạnh phúc. Sống như thế không những được hạnh phúc ở đời này mà còn đời sau nữa. Đường lên thiên đàng thì nhỏ và chật hẹp, vất vả hơn đường xuống hoả ngục đầy thênh thang bóng mát. Chọn lựa theo Chúa Giêsu là đón nhận cho đời mình chính nguồn hạnh phúc chân thật và sự sống phong phú dồi dào. Đức Giêsu là Thiên Chúa làm người để giúp con người sống hạnh phúc. Sau khi sống lại, Người mở đường dẫn lối cho chúng ta đi về hạnh phúc viên mãn trong Thiên Chúa Tình Yêu và Sự sống.
 
Hạnh phúc
Lm Cosma Hoàng Văn Đạt SJ
12:31 31/01/2008
CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN A

Hạnh phúc

Trong những ngày đầu xuân, chúng ta thường mơ ước hạnh phúc và chúc nhau hạnh phúc. Tìm hạnh phúc ở đâu? Ai chỉ cho biết con đường dẫn đến hạnh phúc? Đó là hai câu hỏi của mọi người. Điều ít ai ngờ là đó chính là hai câu hỏi do hai thánh vịnh đã đặt ra từ lâu lắm rồi.

Trong thâm tâm, ai cũng đi tìm hạnh phúc. Người nông dân vất vả cày cấy cũng như người học sinh cặm cụi học hành, tất cả đều đang đi tìm hạnh phúc. Nhiều người vướng vào ma túy cũng vì nghĩ rằng ma túy sẽ mang lại hạnh phúc. Ngay cả người đi ăn cướp cũng đi tìm hạnh phúc: người ấy nghĩ rằng những gì cướp được sẽ mang lại cho mình hạnh phúc. Có người làm đơn xin vào tù: người ấy nghĩ rằng vào tù ít là cũng hạnh phúc hơn cuộc sống đang có. Thậm chí có người tìm đến cái chết để thoát cuộc sống bất hạnh: người ấy không tìm được hạnh phúc nên không còn thiết sống nữa.

Ngoài Chúa ra, đâu là hạnh phúc? (Tv 15,2). Tác giả thánh vịnh 15 hẳn là sống giữa những người chưa biết Thiên Chúa. Họ thờ các ngẫu tượng, mong các vị thần đem lại cho họ hạnh phúc. Nhưng tác giả ghi nhận: bản thân từng “sùng mộ” những ngẫu tượng; “thiên hạ tới tấp chạy theo” các ngẫu tượng; trong khi ấy, các ngẫu tượng “vẫn gia tăng tàn phá”. Giờ đây, tác giả nghiệm ra chỉ một mình Thiên Chúa mới đem lại hạnh phúc thật cho con người: Chúa sẽ dq5y con biết đường về cõi sống; trước thánh nhan, ôi vui sướng tràn trề; ở bên Ngài, hoan lạc chẳng hề vơi. Con người thời nay không chạy theo các tượng bằng gỗ đá, nhưng vẫn tôn thờ các thần tượng thể thao, ca nhạc, điện ảnh, tiền bạc, danh vọng, quyền lực… Nhưng càng ngày những người biết thức tỉnh càng ý thức con người không chỉ có nhu cầu vật chất, mà còn có nhu cầu văn hóa và nhu cầu tâm linh nữa. Các thứ thần tượng ấy chỉ đem lại thỏa mãn hời hợt và mau qua. Thánh Âutinh viết: “Chúa đã dựng nên con cho Chúa, nên con khắc khoải cho tới khi tìm được an nghĩ trong Chúa.” Câu hỏi đặt ra cho tôi hôm nay là tôi có tìm được hạnh phúc nơi Thiên Chúa chưa. Có thể tôi vẫn “đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt?” Sau những loanh quanh và mỏi mệt, xin cho tôi chia sẻ xác tín của tác giả thánh vịnh: Ngoài Chúa ra, đâu là hạnh phúc?

Biết bao kẻ nói rằng: “Ai sẽ cho ta thấy hạnh phúc?” (Tv 4,7). Chúa Giêsu là một con người hạnh phúc và Chúa chỉ cho ta những con đường để đạt tới hạnh phúc. Điều khó là chúng ta thường muốn tìm những thứ hạnh phúc dễ dãi, trong khi Chúa chỉ cho chúng ta đâu là hạnh phúc sâu xa và bền vững. Khi sống những mối phúc thật, trong đời sống cá nhân, gia đình và xã hội, chúng ta sẽ nghiệm ra thế nào là hạnh phúc thật và ai là người chỉ cho chúng ta thấy hạnh phúc. Và qua chính cuộc sống hạnh phúc của mình, chúng ta trả lời cho thắc mắc của biết bao người về hạnh phúc.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chỉ cho chúng con thấy đâu là hạnh phúc, và Chúa đã theo con đường ấy đến cùng. Xin giải thoát chúng con khỏi những thần tượng thời nay và bước theo Chúa để tìm được hạnh phúc thật cho bản thân cũng như cho bao anh chị em khác.
 
Nẻo về Hạnh phúc
LM Inhaxiô Trần Ngà
12:38 31/01/2008
CHÚA NHẬT 4 THƯỜNG NIÊN

Nẻo về Hạnh Phúc

Thi đàn Trung Quốc từ cổ chí kim nổi lên một tên tuổi lớn, đó là nhà thơ Lý Bạch, thời Thịnh Đường (701 – 762). Ông tự xem mình như tiên ông bị lưu đày xuống thế. Ông ưa sống kiếp lãng du, say mê vẻ đẹp đất trời, vẻ đẹp sông núi, trăng sao…

Theo truyền tụng nhân gian, vào một đêm trăng tỏ, Lý Bạch buông thuyền xuôi theo giòng sông Thái Trạch lấp lánh ánh trăng đêm. Ông đàn hát ngâm vịnh và uống rượu thưởng thức trăng.

Càng về khuya, men rượu nồng bốc lên càng làm ngây ngất lòng thi sĩ. Sông nước, cảnh vật lúc ấy càng huyền ảo nên thơ. Thi nhân cảm thấy mình như đang lạc vào bồng lai tiên cảnh. Mảnh trăng diệu huyền in hình dưới làn nước lung linh như đang gọi mời ông tao ngộ.

Trong hơi men chếnh choáng, ông nhoài mình qua mạn thuyền, cúi thật sâu xuống nước để ôm lấy vầng trăng mà ông say đắm lâu nay.

Than ôi! Ông đã bỏ hình bắt bóng và giòng sông oan nghiệt đã kết liễu đời ông.

Trên cao, vầng trăng thật như đang mỉm cười chế giễu ông.

Câu chuyện của nhà thơ họ Lý cũng là câu chuyện thời sự của thế kỷ chúng ta. Nhân loại hôm nay đang kêu gào hạnh phúc, đang khao khát kiếm tìm hạnh phúc. Nhưng họ đâu biết rằng Thiên Chúa là Cội Nguồn của hạnh phúc.

Một vầng trăng thật in thành hàng tỷ bóng trăng trên các ao hồ khe suối.

Một Cội Nguồn Hạnh Phúc (là Thiên Chúa) toả xuống vô vàn mảnh vụn hạnh phúc trong các sự vật phù du ở đời.

Thay vì tìm về Cội Nguồn hạnh phúc là Thiên Chúa, người ta dại dột đâm đầu vào những chiếc bóng của hạnh phúc nơi những tạo vật chóng tàn.

Quả thế, người ta tưởng hạnh phúc nằm nơi bạc tiền, của cải, nơi lạc thú vật chất... rồi người ta đâm đầu vào đó như những những con thiêu thân lao vào lửa, như Lý Bạch nhào xuống nước tìm trăng.

Thiên Chúa là Cội Nguồn hạnh phúc, Thiên Chúa là nguồn mạch của hoan lạc và an bình, Thiên Chúa là Tình Yêu.

Tất cả những ai đang khao khát tình yêu, an bình, hạnh phúc là đang khao khát Chúa.

Nhưng tiếc thay, người ta đã bỏ hình bắt bóng. Người ta săn đuổi ảo ảnh của hạnh phúc mà không chịu tìm đến cội nguồn hạnh phúc là Chúa Cả trên trời.

Thời thanh xuân, Augustino là con người khao khát hạnh phúc cách mãnh liệt. Anh bôn ba kiếm tìm hạnh phúc trong văn chương và triết lý, trong dục vọng và lạc thú trần gian... nhưng Anh đã thất vọng ê chề và cảm thấy tâm hồn chất đầy sầu đau khắc khoải. Mãi đến năm ba mươi tuổi, Augustino mới cảm thấy tất cả những gì Anh đạt được chỉ là ảo ảnh của hạnh phúc, chẳng khác chi bóng trăng in hình đáy nước và chỉ có Thiên Chúa mới là ‘Vầng Trăng’ thật, là Hạnh Phúc thật mà thôi. Bấy giờ, với tâm hồn tràn đầy hoan lạc, Augustino thưa với Chúa: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con cho Ngài nên hồn con thổn thức khôn nguôi cho đến khi được an nghỉ trong Ngài”.

Thiên Chúa mới là nguồn Hạnh Phúc đích thật mà loài người luôn vươn tới, luôn khát khao. Chính Thiên Chúa đã đặt vào cõi lòng mỗi người chúng ta một khát vọng vô biên hướng về hạnh phúc mà không gì trên đời nầy có thể khoả lấp được và để lòng khao khát đó luôn thôi thúc chúng ta kiếm tìm, kiếm tìm không mệt mỏi cho đến khi gặp được Ngài là Hạnh Phúc đích thật.

Qua trích đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su chỉ cho chúng ta tám nẻo đường đưa nhân loại về cội nguồn hạnh phúc mà ta quen gọi là tám mối phúc thật. Ai bước theo tám nẻo đường nầy chắc chắn sẽ đi đến Cội Nguồn Hạnh Phúc là Thiên Chúa, là Nước Trời, là Đất hứa:

* Tinh thần nghèo khó: biết nhận ra sự nghèo nàn của nội tâm mình, nhận biết rằng mình không là gì cả, tất cả những gì ta có là của Chúa ban...

* Cư xử hiền lành, biết nhường biết nhịn và mềm mỏng với mọi người...

* Chấp nhận sầu khổ hơn là gây khổ đau cho người khác …

* Khao khát trở nên người công chính,

* Đầy lòng xót thương, đối xử nhân ái với mọi người...

* Tâm hồn trong sạch, không chất chứa điều tà, điều gian ác, điều bất công...

* Chung tay xây dựng hoà bình, sống hoà thuận với mọi người cũng như làm cho mọi người hoà thuận với nhau…

* Sẵn lòng chịu bách hại vì sống công chính thanh liêm …

Nẻo về Hạnh Phúc đã rộng mở.

Bí quyết vào Nước Trời đã được giải bày.

Vấn đề còn lại là chúng ta hôm nay có đủ khôn ngoan và bản lãnh để chọn cho mình con đường mà Chúa đã đề nghị với chúng ta hay không.
 
Trên đường về Nhà Cha
Nam Giao
16:01 31/01/2008

TRÊN ĐƯỜNG VỀ NHÀ CHA



Lạy Chúa, trên đường về với Chúa, con đã bao lần cất cánh bay lên, nhưng có mưa phùn làm tâm hồn con lạnh giá. Đã bao lần con muốn đi tới nhưng có gai gốc cản ngăn. Đã bao lần con muốn dang tay ra nhưng có nuối tiếc bảo đừng.

Trên đường về với Chúa, con chỉ hỏi lòng con có yêu Chúa trọn vẹn không?

Lòng hỏi lòng, nhiều đêm thức giấc cầm canh.

Thầy Chí Thánh hiện rõ nét trong tâm hồn tôi: “Hãy can đảm mà đi, hãy vui tươi tiến bước. Thầy đây, đừng sợ !”

Tôi không thất vọng vì đám mưa phùn làm tôi ướt cánh. Tôi không ủ dột vì bờ đá chênh vênh. Vì tôi biết khi Thầy Chí Thánh dìu bước tôi đi thì thập giá đời tôi là sức sống cho tôi. Có thập giá nào đi trên đồi Gôn-gô-ta mà không qụy ngã. Có chiều nào trong vườn Giết-sê-ma-ni mà không lo âu và rướm máu. Thập giá là vinh quang.

Lạy Thầy Chí Thánh, con yêu mến Thầy. Con phải đi lên, con phải miệt mài bước tới, vì Thầy đã nói với chúng con: “Thầy ở lại với chúng con mọi ngày cho đến tận thế ”(Mt 28,20). Thịt Máu Thầy, ngày đêm con ấp ủ. Lời Thầy dẫn dắt con trên đời.

Lạy Chúa là Cha của con, xin cho con trung thành luôn mãi, đừng để con bội ức quên thề.

“Chính Chúa là nơi con ẩn náu,

Giữ gìn con khỏi bước ngặt nghèo.” (Tv 32,8).

Tiếng gọi của trời cao bảo con trung thành luôn mãi, cho dù lầm lẩn có làm cho con mất giá trị, không vì thế mà Cha chê con nghèo nàn xấu xí.

Đôi cánh chim sẻ chả được bay cao như phượng hoàng, nhưng một ly nước nhỏ mà đầy, còn hơn một ly nước lớn mà vơi. Con sẽ sống im lặng, gặm nhấm cuộc đời cố gắng vươn lên cùng Cha trong âm thầm.

Dù có yếu đuối cản đường, dù có lầm lẫn che lối, dù ngày mai con chết, con luôn tin rằng Cha đã thương con, cho con sống đến ngày hôm nay và con cảm nghiệm được “Người Kitô hữu đón nhận đau khổ vì biết ở đời này, tình yêu Chúa chỉ vững chắc thanh lọc trong đau khổ.Thầy Chí Thánh của chúng ta đâu có tội tình gì mà Thầy đã chấp nhận đau khổ, sỉ nhục, cáo gian, vu khống đủ điều để đền thay tội của chúng ta, thì còn gì mà chúng ta không chấp nhận đau khổ để thanh luyện mình nên xinh đẹp trước mặt Chúa.

Lạy Thiên Chúa là Cha của con. Cha nhìn thấy “con”, con chiên què mà cứ cố đi trong xiêu vẹo trèo lên, đang lầm than vì giá lạnh, mưa ướt, mang thương tích vì gai rậm, mà cứ nhất quyết tìm đường về, vững niềm tin cậy mến Cha.

Xin Cha ban cho con những ơn cần thiết để con vững bước tin yêu.

Cho dù đời lắm chông gai, con vẫn là môn đệ Thầy.

Trên đường về nhà Cha



Trên đường về đã bao lần
Cất cánh muốn bay nhưng vẩn ngập ngừng.
Làm người ta phải vui mừng,
Nếu là cỏ dại vô cùng xót xa.
Lời Thầy Chí Thánh dạy ta,
Phải hồi sinh lại mới là thành nhân.
Tự ta làm lấy lãnh ân,
Không người thay thế, ân cần giúp cho.
Mọi người đều được tự do,
Chọn điều thánh thiện mà lo chân tình
Đừng ham của cải quanh mình,
Đành rằng phải có sống sình ở đời.
Ăn mà để sống thảnh thơi,
Chứ không được sống để thời ăn luôn.
Bí tích chính thật là nguồn,
Máu Thầy Chí Thánh đổ tuôn thấm tình.
Đồi Can Vê đã in hình,
Cho ta suy gẩm niềm tin ôn tồn.
Thỉnh thoảng ta phải nên ôn,
Thời gian đi mãi, chứ ôm được à.
Cuộc sống thì phải lo xa,
Lo qúa phần xác, hoá ra lu mờ.
Hồn thiêng đứng đó như khờ,
Hãy luôn thức tỉnh để mơ ngày về
Sống là tạm gởi tứ bề,
Chết thời được hưởng chỉnh tề thiên cung.
Con người làm lắm cho cùng,
Ăn ngày ba bửa, ung dung ra vào.
Ngày qua tháng lại nôn nao,
Tuổi già nó đã xôn xao đứng kề.
Bảo cho ta biết gần về,
Nếu chưa định hướng, ê chề lắm thay.
Uổng đời ta đã đi mau,
Tạ ơn Thiên Chúa giờ đây con còn.
Hãy lo nhìn lại thời non,
Nếu mà Chúa gọi hồi còn xuân xanh.
Tuổi già là một âm thanh,
Có giờ hối cải, trở thành thánh nhân.
Đời ta là khối hồng ân,
Chúa thương dìu dắt ân cần ban ơn.
Giờ nầy nhìn lại là hơn,
Đâu còn khờ dại lơn tơn suốt ngày.
Quyết tâm ngắm Chúa từ nay,
Vui mừng hoan hỷ lắm thay ngày về.
Lòng con vui sướng tư bề,
Tin yêu trọn nghĩa cận kề bên Cha.
Đường đời rút ngắn như là,
Mây bay, gió thoáng, chiều tà thế thôi.
Niềm tin đưa bứơc cho đời,
Nhìn lên trời thẳm, hồn tôi reo mừng.
Đường về Núi Thánh tưng bừng,
Có Thầy có bạn, vang lừng hoan ca.
Mỗi tháng Đại hội Ul- treya,
Đó là suối mát cho ta thấm hồn
Sống trong tình Chúa ôn tồn,
Được làm con Chúa càn khôn trên trời.
Tâm hồn vui sướng thảnh thơi,
Cùng Chúa, tôi đi khắp nơi reo mừng.
Hồn tôi ca hát tưng bừng,
Nguồn vui ơn thánh theo cùng ban ơn.
Còn gì hạnh phúc nào hơn,
Niềm tin nuôi dưỡng van lơn bên Thầy.
Bí tích Thánh Thể như đầy,
Cúi đầu cám tạ tình Thầy gia ân.
Từ nay con quyết chuyên cần,
Theo gương Đúc Mẹ âm thầm sống ngoan.
Cuộc đời tươi sáng huy hoàng
Nắm tà aó Mẹ, hân hoan ngày về.



 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:38 31/01/2008
DÂN HÀM ĐAN DÂNG CHIM NGÓI

N2T


Đô thành của nước Triệu ở Hàm Đan, ở đây có một tập tục là đúng ngày mồng một tháng giêng (âm lịch) sẽ phóng sinh động vật để bày tỏ có ân đức.

Trong ngày ấy, người dân Hàm Đan tiến dâng chim ngói cho vua là Triệu Giản Tử. Đáng lẽ chim ngói là dùng để ăn thịt, nhưng Triệu Giản Tử nghĩ rằng có thể đem ra phóng sinh, và cũng rất vui vẻ thưởng công bội hậu cho những người dâng chim ngói.

Những môn khách trong nhà của nhà vua nhìn thấy, thì nói với Triệu Giản Tử: “Nếu bá tánh mà biết được ngài muốn phóng sinh những con chim ngói bị bắt lại, thì nhất định sẽ tranh nhau muốn bắt bù lại để được thưởng nhiều hơn, ngược lại khiến cho chim ngói sẽ bị chết nhiều hơn. Nếu ngài muốn chim ngói sống thì chi bằng cấm bá tánh bắt chim ngói. Nếu bắt rồi lại thả thì ân đức và sai sót không thể bù đắp giống nhau được.”

(Liệt tử: Thuyết phù)

Suy tư:

Phóng sinh, là một tập tục và hành vi tốt của bá tánh, hay con gọi đó là lễ phóng sinh của tín ngưỡng dân gian. Lòng dân thì hiền hòa chất phác, nhưng nhà vua lại tham lam, không muốn lấy những con chim của mình nuôi để phóng sinh, nhưng lại phóng sinh những con chim ngói của bá tánh dâng tặng, đó không phải là công đức của lễ phóng sinh.

Dân Hàm Đan dâng cho vua chim ngói là để tỏ lòng yêu mến nhà vua, nhưng nhà vua Triệu Giản Tử vì lòng tham nên đem chim ngói ấy làm lễ phóng sinh, đó là mầm móng của sự bất phục nơi bá tánh và nơi các môn khách của ông ta. Bởi vì bắt chim ngói của bá tánh để thả ra thì không thể gọi là phóng sinh, đó không thể gọi là ân đức, nhưng là để gợi lên lòng tham của dân, tại sao vậy ? Thưa tại vì Triệu Giản Tử tư duy theo lòng tham của mình nên có quyết định sai lầm, không những hại loài chim ngói mà còn xúc phạm đến sự linh thiêng nơi tín ngưỡng của bá tánh.

Tham lam thì luôn đi kèm với nhũng nhiễu và hối lộ, hối lội thì sinh ra lủng đoạn, lũng đoạn thì làm khổ dân lành, dân lành khổ thì sinh đạo tặc, cướp bóc, cướp bóc sinh ra chém giết, chém giết sinh ra hận thù, hận thù sinh ra hận thù, thế là hận thù chồng chất trong một xã hội gian trá và tham những...
 
Giờ Thánh tất niên Đinh Hợi
TGM Đà Lạt
21:01 31/01/2008
GIỜ THÁNH TẤT NIÊN ĐINH HỢI

1. Đặt Mình Thánh Chúa
2. Hát: Thành tâm.
3. Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể !

Giây phút này, khi năm cũ đang trôi đi qua và một năm mới sắp đến, trời đất linh thiêng lắng đọng, cộng đoàn chúng con muốn cùng nhau quy tụ nơi đây, gần kề bên Chúa, để dâng lên Chúa lời chúc tụng ngợi khen; dâng lên Chúa niềm tri ân cảm tạ; bày tỏ lòng thống hối ăn năn và cũng mong muốn dâng lên Chúa những khát vọng, ước vọng của chúng con trong tương lai.

Lạy Chúa ! cho dù thời gian có như dòng sông không ngừng tuôn chảy, tháng tiếp tháng, năm tiếp năm, khiến cho muôn vật đổi thay và làm cho con người bâng khuâng lo lắng. Nhưng ở trước Nhan Thánh Chúa, thời gian như ngừng lại, và chúng con được sống trong bầu khí ấm áp yêu thương, trong bình an, tràn đầy hoan lạc của Thánh Thần.

Xin dâng lên Chúa niềm tin không chuyển lay và không thay đổi, giữa biết bao nhiêu thách đố của cuộc sống; dâng lên Chúa lòng mến yêu có khi vơi khi đầy, lúc nồng nhiệt lúc hờ hững; dâng lên Chúa lòng cậy trông trọn vẹn, giây phút này cũng như những năm tháng tới, bởi vì khi có Chúa, chúng con không bao giờ lâm vào cơn nguy hại và sẽ có được nguồn ân phúc, có được trọn vẹn nguồn vui.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con xin ngợi khen và thờ lạy Chúa.

4. Hát: Dâng Chúa.
5. Lời Chúa: Lc 10, 17-21

Bấy giờ, nhóm Bảy Mươi Hai trở về, hớn hở nói: “Thưa Thầy, nghe đến danh Thầy, cả ma quỷ cũng phải khuất phục chúng con”. Đức Giêsu bảo các ông: “Thầy đã thấy Xa-tan như một tia chớp từ trời sa xuống. Đây, Thầy đã ban cho anh em quyền năng để đạp lên rắn rết, bọ cạp và mọi thế lực kẻ thù, mà chẳng có gì làm hại được anh em. Tuy nhiên, anh em chớ mừng vì quỷ thần phải khuất phục anh em, nhưng hãy mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời”. Ngay giờ ấy, được Thánh Thần tác động, Đức Giêsu hớn hở vui mừng và nói: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha”.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, mỗi một người chúng con cũng như cả vũ trụ và thế giới này được tồn tại, được sống, là nhờ vào nguồn hồng ân khôn cùng của Chúa, tuôn đổ trên chúng con một cách hào phóng, dư dật, không lúc nào ngơi. Bởi vì yêu thương, Chúa luôn muốn ban tặng cho chúng con thật nhiều và ban tặng những điều tốt đẹp nhất, cũng như giây phút này đây, Chúa ban cho chúng con Bí tích huyền diệu, để hiện diện ở giữa chúng con.

Giờ đây, những hồng ân ấy chợt ùa đến, trở nên lung linh trong ánh sáng cuối năm, cho chúng con ý thức và cảm nhận rõ hơn tình thương của Chúa.

Cảm tạ Chúa, vì Năm thánh truyền giáo Chúa đã ban cho Giáo phận chúng con trong năm qua, cho chúng con biết sát cánh bên nhau, cùng tiến bước trên con đường phụng sự Chúa; nỗ lực bày tỏ tình bác ái huynh đệ với nhau và đặc biệt, với những người bé nhỏ, khó nghèo, thiệt thòi hơn đang sống chung quanh chúng con.

Cảm tạ Chúa, vì biết bao ngôi nhà thờ mới đã mọc lên và những ngôi nhà thờ còn đang xây dựng, là niềm ước mong, công sức và tấm lòng của bao người; là hình ảnh rõ nét nhất về niềm tin và sức sống đạo vẫn còn đang sinh sôi và lớn dậy ở khắp nơi.

Cảm tạ Chúa vì mỗi một ngày Chúa nhật, từ thành thị cho đến những làng thôn im vắng, người người vẫn tấp nập đi về nhà Chúa và lời ngợi khen chúc tụng vẫn không ngớt vang lên. Bao người đã bước vào Hội thánh, đã được làm cho Chúa; bao gia đình non trẻ mới được thành lập… Tất cả đều nói lên rằng: một đời sống có Chúa quả có ý nghĩa, tràn đầy niềm vui, được khích lệ và được nâng đỡ biết bao.

Và cảm tạ Chúa, vì muôn muôn ngàn hồng ân Chúa đã ban cho cả Giáo Hội, cho mỗi thành phần Dân Chúa, mỗi gia đình và mỗi một người chúng con. Ước gì cuộc sống chúng con trong năm qua, hôm nay và mai sau, thật sự trở thành và kết thành lời ngợi khen tán tạ dâng lên Chúa.

6. Hát: Ca khúc hồng ân.
7. Lời Chúa: Ga 14, 23-27

Bấy giờ, Đức Giêsu đáp: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy. Ai không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Và lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy. Các điều đó, Thầy đã nói với anh em. Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng. Lòng anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi”.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể !

Nhìn lại một năm qua, chúng con không thể không dâng lên Chúa tâm tình thống hối, lòng ăn năn tiếc nuối của mình, bởi chính điều này sẽ thanh luyện và gột rửa, làm cho chúng con được tiến gần hơn đến Chúa.

Cả một năm, chắc chắn mỗi người chúng con đã vướng rất nhiều lầm lỗi và tội lỗi, xúc phạm đến Chúa, làm thiệt hại và gây thương tổn cho nhau. Chúng con không biết làm gì hơn là cúi đầu trước Chúa, với “một tấm lòng tan nát khiêm cung”, và xin được ngỏ lời tạ lời tạ lỗi cùng anh em mình.

Chính chúng con đã và đang bắt tay, góp phần làm cho đời sống xã hội sa sút và ngày càng băng hoại thêm. Nếu chúng con chân thật và thành thật trong công việc làm ăn, nếu chúng con khoan dung và hiền hậu hơn trong cuộc sống, thì có lẽ chung quanh đã không tăm tối và hỗn độn đến như vậy. Lạy Chúa, chúng con chưa trở nên ánh sáng và chưa sống yêu thương để mọi người nhận biết chúng con là môn đệ của Chúa như Chúa đã truyền dạy. Điều này quả thật là một lầm lỗi dai dẳng và nặng nề của chúng con. Xin tha thứ và nâng đỡ chúng con.

Chính chúng con cũng đang đẩy đưa khiến mọi người dường như lìa xa Chúa. Mỗi thánh lễ, chúng con đã không cùng nhau làm bùng cháy lên một ngọn lửa sốt mến thiêng liêng, khiến nhiều người đã không muốn đến, hoặc chỉ đến thờ lạy Chúa một cách dửng dưng, hời hợt. Những giờ kinh nguyện nho nhỏ hằng đêm trong gia đình chúng con cũng không giữ được, không vun đắp đủ những nền tảng đạo đức cốt yếu cho con cái. Và kìa, chúng càng ngày càng vuột xa tầm tay chúng con, ít hướng về Chúa và rất dễ dàng sa vào trong vô vàn cạm bẫy. Kìa biết bao nhiêu gia đình Công giáo vỡ tan, nạn phá thai, tệ nạn, bạo hành… Tất cả những điều đó là những vết thương sưng tấy, nhức buốt và vẫn đang là lầm lỗi của tất cả chúng con.

Lạy Chúa, xin thương thứ tha và xin giúp sức cho chúng con.

8. Hát: Con dâng lên Ngài.
9. Lời Chúa: Mt 6, 25-34

“Vì vậy Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng

sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao ? Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao ? Hỏi có ai trong anh em có thể nhờ lo lắng mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang không ? Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì ? hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào mà rút ra bài học: chúng không làm lụng, không kéo sợi; thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Salômon, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quăng vào lò mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém tin ! Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây ? Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. Trước hết hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho. Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể !

Thời gian là của Chúa và tương lai cũng ở trong tay Chúa.

Nhưng đường chúng con đi vẫn như chìm trong một lớp sương mù.

Ngày mai, một năm mới, những ngày tháng tới, vẫn là những nẻo đường muôn phương vời vợi, đâu thể nào không khiến chúng con băn khoăn, lo âu. Nhưng như những bông hoa nở ra tươi thắm trước hiên nhà, như những lộc chồi nhú lên xanh biếc, Chúa cho chúng con thấy sự tươi mới và sức sống; sự bền bỉ và không bao giờ đổi thay của tình yêu thương nhân từ và sự chăm nom giữ gìn của Chúa, đối với chúng con cũng như muôn loài muôn vật.

Trong giờ phút linh thiêng, trong khói nhang nghi ngút tỏa, chúng con muốn dâng lên Chúa quê hương đất nước và dân tộc của chúng con, như người mẹ nghèo bao đời lận đận. Bao nhiêu thánh năm, mà giấc mơ cơm no áo ấm, với nhiều người vẫn còn như đang xa vời. Xin cho quê hương của chúng con được thái bình và thịnh vượng, mỗi người được lớn lên trong niềm kiêu hãnh, trong sự tự tin và trong sự hướng thiện.

Chúng con xin dâng lên Chúa Giáo Hội Việt Nam, như con thuyền ở giữa đại dương, đâu biết khi nào là phong ba bão tố. Xin cho Hội Thánh Chúa ở khắp nơi giữ được cõi lòng thanh sạch, hết lòng gắn bó với Chúa và thực sự gắn kết với nhau.

Xin dâng lên Chúa Giáo phận thân yêu này, từng mái nhà thờ như từng nơi chứa chan tình bác ái, nơi trào tuôn cho con người sức sống và niềm vui; nơi ấp ủ con người qua từng biến cố. Xin đừng để giảm sút, nhạt phai hay đánh mất đi vị trí thánh thiêng của mình.

Xin dâng lên Chúa Đức Giám mục Giáo phận, hàng linh mục, tu sĩ nam nữ, mỗi gia đình và mỗi tín hữu, để mọi người được sống yên bình trong bàn tay nhân hiền của Chúa.

Xin cho trời yên biển lặng, ruộng đồng cây trái đơm bông, những đau thương khốn cực như đêm đen, như năm cũ trôi qua mãi mãi, để một năm mới mở ra với biết bao hân hoan và bao hy vọng.

Lạy Chúa, xin cho chúng con tìm thấy nơi Chúa, nguồn hoan lạc và là mùa xuân vĩnh cửu của chúng con.

10. Hát: Lời thiêng.
11. Hát: Này con là Đá.
12. Hát: Đây nhiệm tích.
13. Phép lành Mình Thánh Chúa
14. Hát: Đến muôn đời.
 
Phúc Âm Qua Thi Ca tháng 2/2008
Trương-Hoàng
23:41 31/01/2008
Chúa nhật 4 Thường niên

“ Họa vô đơn chí” ở đời,

Chẳng ai ước muốn kiếp người khổ đau.

Chúa đem họa đặt hàng đầu,

Chính là phúc thật rực mầu ngát hương.

Ngày sau trên chốn thiên đường,

Họa bù bằng phúc Chúa thương dạt dào.

Ở đời phúc đặt lên cao,

Con người đắm đuối chẳng bao giờ cùng.

Chúa nhật I mùa chay

Từng cơn cám dỗ trong ta,

Bởi nhu cầu mới xảy ra hằng ngày.

Từng giờ từng phút từng giây,

Túi tham vô đáy muốn đầy chẳng vơi.

Muốn tìm hạnh phúc ở đời,

“Tri túc tiện túc hà thời túc” thôi.

Chúa nhật 2 mùa chay

Chúa xưa trên núi biến hình,

Đổi từ thân thể lung linh sáng ngời.

Chúa Giêsu xác là người,

Bản năng là Đức Chúa Trời quyền uy.

Chúa, ta máu thịt khác gì.

Nhưng bản năng khác từ khi chào đời.

Giúp con biến dạng Chúa ơí!

Bản năng hoán đổi thói đời đam mê.

Chúa nhật 3 mùa chay

Chúa xin thiếu phụ Sa-Ma,

Chị ơi ta khát cho ta uống cùng.

Nguyện cầu đừng chỉ đóng khung,

Nhà thờ, nhà nguyện…...quy vùng định nơi.

Kìa trên miệng giếng khơi khơi,

Nước hằng sống với nước đời đổi trao.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:39 31/01/2008
N2T


21. Vâng lời là lịch trình giảng dạy để cứu linh hồn, là vinh quang của người chết vì sự công chính, là bậc thang của Nước Trời; là chiếc thuyền trong biển thế gian đang lái về Nước Trời.

(Thánh Bonaventura)
 
Ngày 31 tháng 1: Kính Thánh Gioan Bosco
PhóTế Huỳnh Mai Trác
20:13 31/01/2008
Thánh Gioan thuộc thành phần dân quê nghèo ở vùng Piemont miền Bắc nước Ý. Lúc thiếu thời, ngài thường nhảy múa làm hề giúp vui dân làng trong những buổi lễ lạc.

Ngài phải phấn đấu cam go với cuộc sống, phải cố gắng hy sinh để theo ơn gọi. Cuối cùng ngài được chịu chức linh mục năm 1841, ngài dấn thân làm mục vụ với giới thợ thuyền nghèo khó bị bỏ rơi ở Turin. Ngài thành lập những trung tâm giải trí cho thợ thuyền và con cái họ, rồi những cơ xưởng huấn nghệ. Tùy theo nhu cầu, ngài không bao giờ từ chối một người trẻ đến xin giúp đỡ, dù nhà chật hẹp và thiếu thốn tiền bạc.

Ngài tin tưởng và phú thác mọi sự vào Chúa Quan Phòng. Ngài nuôi nấng và dạy dỗ hàng trăm trẻ nhỏ. Mẹ ngài là bà Marguerite đến ở với ngài để lo mọi công việc nội trợ như nấu ăn giặt áo quần như thời ngài còn nhỏ dại.

Theo tinh thần của thánh Francis de Sales, ngài sáng lập một nền giáo dục dựa trên sự dịu hiền, tin cậy và tình yêu.

Ðể trông nom và dạy dỗ các học sinh con trai ngài thành lập Hôi đoàn Salesiens và các trẻ con gái thì ngài thành lập tu hội Ðức Bà “Marie Auxiliaire”.

Thánh Gioan Bosco làm việc đến lúc kiệt sức mà qua đời. Ðức Giám mục giáo phận không hiểu và không có thiện cảm với công việc của ngài, nhưng dân chúng và các môn đệ của ngài thì hết lòng ngưỡng mộ và yêu mến ngài.

“Ðừng bao giờ để cho lòng mình xao động; đừng bao giờ nhìn ai một cách khinh khi; đừng bao giờ để một lời không tốt đẹp phát xuất từ môi miệng mình. Bao giờ cũng tỏ ra là đầy lòng yêu thương.”
 
Top Stories
Vietnam: Tensions between the Church and the government go deeper
J.B. An Dang
05:49 31/01/2008
A general hate campaign, joined by almost all state media agencies, has been launched after the January 25 clash. Bishops from other dioceses come to sit-in protest with faithful.

Hanoi – Church leaders in Vietnam have expressed their deep concerns about a hate campaign launched by state media immediately after an incident on January 25 in which protestors scuffled with police and threw away commercial billboards that were posted on the fence of the former nunciature, after police beat two of the protestors.

Bishop Joseph Dang Duc Ngan came to pray with protestors
Bishop Francis Nguyen Van Sang singing Rosary with protestors
In a meeting with the local government on Tuesday afternoon, Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet protested at anti-Catholic media bias. He told Ms. Ngo Thi Thanh Hang, a deputy chairwoman of the People's Committee in Hanoi, that the government had to change their minds, drop prejudices against the Church, and start a constructive dialogue.

Last Saturday, Hang accused Catholics of attacking security personnel, disturbing public order, erecting a cross illegally in the garden of the site, and spreading distortions about the government on the internet. Charging sit-in demonstrators of occupying state-owned buildings, she threatened extreme action unless they dispersed by 5 pm Sunday.

On last Saturday and since then, The Voice of Vietnam, the Hanoi Television, the police newspaper Capital Security, and the New Hanoi newspaper have accused Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet and some clergymen of abusing their power to incite their followers to confront the government. Protestors also have been insulted and slandered, described as “naive people” who have been cheated to disturb public order, destroy state-owned properties and attack public officials.

The New Hanoi newspaper goes further to call Church leaders “liars” who have taken advantages of the naive belief of their followers for their "black conspiracies". It does not hesitate to mock the protestors’ faith and depict them as arrogant people who do not follow the Gospel and do not know how to behave with reasons.

In this ongoing hate campaign against Hanoi Catholics, multiples of letters from “Hanoi’s citizens” denouncing the protests and calling for stronger measures from the government have been published on state papers.

What are Hanoi Catholics’ reactions?

“Some circles would be pleased if this campaign could tempt us into violent action”, said Joseph Hoang Nguyen, a first year university student. He explained: “We only hold prayer protests peacefully. It’s a new form of demonstration which so far, they do not know how to deal with. We sign our death verdicts should we turn into violence”.

Asked for state press mockeries on her faith, Anne Thuy Hoang, another university, said: “I do not care about it. Probably because I am so familiar with it. For decades, in text books, Catholicism and its values have been mocked, the Church has been systematically described as ‘evil’ and ‘obstacles’ to the progress of the society. Students with Catholic convictions have been seen as idiots even we are the best in the class”.

Fr. Joseph Nguyen elaborated: “What we really need now is a meaningful and constructive dialogue between the Church and the government. Such a dialogue requires a certain degree of mutual respect, willingness to listen, and tolerance for opposing points of views. For 30 years, we have forwarded our petitions asking for the return of seized properties. All of them have gone unanswered. And when we protest to gain their attention they label us trouble-makers, liars and all sorts of negative terms”.

Meanwhile the sit-in protests continue on the lawn of the former nunciature. Bishops from Thai Binh and Lang Son have come to sing Rosary with protestors.
 
Arzobispo vietnamita asegura estar dispuesto a ir a prisión por su feligresía
Aciprensa
06:16 31/01/2008
ROMA, 29 Ene. 08 / 06:59 pm (ACI).- La policía vietnamita y varios periódicos oficialistas han lanzado una campaña para desprestigiar al Arzobispo de Hanoi, Mons. Joseph Ngo Quang Kiet. Fuentes confiables temen que las autoridades comunistas arremetan con mayor violencia contra el grupo de laicos católicos que protesta pacíficamente contra la decisión oficial de no devolver a la Iglesia inmuebles confiscados.

Según prueban las nuevas imágenes llegadas a la redacción de CatholicNewsAgency.com, las tensiones aumentan a diario con la presencia de policías que registran con cámaras fotográficas a los manifestantes que llegan hasta el local de la antigua Nunciatura Apostólica –hoy convertido en centro deportivo por los comunistas– y se sientan en las afueras.

"Cientos de religiosos y laicos están rezando ahí. Muchos policías uniformados y vestidos de civil están en el lugar, rodeándolos, tomando fotografías y filmándolos. Temo que nos ataquen esta noche", declaró desde Hanoi el sacerdote Joseph Nguyen.

El día que comenzaron la protesta pacífica contra la decisión del gobierno de no devolver propiedades confiscadas por el régimen comunista, que originalmente pertenecían a la Iglesia en Vietnam, los manifestantes fueron violentamente reprimidos por la policía en las afueras del edificio que hasta 1954 era la Nunciatura Apostólica.

Ante la insistencia de los manifestantes, las autoridades han amenazado con adoptar medidas extremas contra ellos.

El periódico Nuevo Hanoi ha acusado al Arzobispo Ngo de "mentir a su grey" y obligarla a manifestarse. En respuesta, el Prelado asegura que está dispuesto a ir a prisión por su feligresía. Además, el periódico ha señalado que los manifestantes son "gente ignorante" que ha puesto toda su confianza en líderes religiosos que pretenden recuperar el edificio de manera ilegal.

Las fuentes consideran que la ofensiva mediática busca preparar a la opinión pública para un nuevo ataque contra los manifestantes.

A pesar de las frías lluvias y vientos, cientos de manifestantes se han instalado en los jardines de la residencia desde el viernes pasado.

Joseph Vu Van Khoat, uno de los manifestantes, deploró la cobertura mediática y señaló que "carece de sentido". "No me importa lo que digan. Pregúntenle a la gente en las calles. Nadie les cree. Los que han escrito esos artículos saben bien que estamos aquí voluntariamente para rezar pacíficamente pidiendo justicia. Es su trabajo difundir mentiras", precisó.

Otro católico cuestionó la falta de diálogo entre el Gobierno y el Arzobispo de Hanoi. "¿Por qué no se atreven a publicar en los periódicos la declaración del Arzobispo?", cuestionó Maria Doan Thi Tuyet. "Ahí el Arzobispo responde punto por punto a todos los cargos en contra nuestra".
 
Un decalogo per le preghiere “di protesta” dei cattolici di Hanoi
Asia-News
07:31 31/01/2008
Una serie di principi di comportamento è stata elaborata dai giovani che partecipano al pacifico sit-in nel’edificio della ex delegazione apostolica. Il quotidiano del Partito comunista e l’agenzia ufficiale danno notizia di incontri dell’arcivescovo con leader del Fronte patriottico.

Hanoi (AsiaNews) – Un “decalogo” dei cattolici che continuano nelle veglie di preghiera nella sede della ex delegazione apostolica e due incontri tra esponenti di primo piano del Fronte patriottico vietnamita – struttura legata al Partito comunista – e l’arcivescovo di Hanoi: qualcosa potrebbe muoversi sul fronte della vicenda del complesso rivendicato dalla Chiesa, contro la quale continuano gli attacchi dei media nazionali. Ma non di quelli ufficiali.

Fedeli cattolici continuano a pregare nella Toa-Kham-Su, la vecchia delegazione apostolica, malgrado sia scaduto l’ultimatum delle autorità di polizia di abbandonare il complesso. Dal 23 dicembre il complesso è punto di raccolta di migliaia di cattolici che domandano di riavere indietro l’edificio sequestrato dallo Stato nel ’59 e che ora sta per essere venduto per fare ristoranti e night club. Nel giardino, sacerdoti, suore e laici hanno formato un cerchio intorno alla statua della Vergine ivi esistente ed al grande crocefisso che vi hanno portato. Dopo i tafferugli dei giorni scorsi, la polizia non ha preso iniziative, limitandosi a mandare qualche pattuglia a controllare cosa sta succedendo.

Tra i presenti, un gruppo di giovani ha elaborato ed illustrato una serie di proposte per i fedeli cattolici. Una sorta di decalogo, del quale riferisce Vietcatholic News, che va da “pregare dovunque siamo” all’“essere presenti a Toa-Kham-Su”, dal “dare sostegno materiale e spirituale ai fedeli impegnati nella veglia” al “tenere pulita la zona”, dal “dare notizie ai website su cosa sta accadendo” all’“insegnare agli amici del modo di superare i filtri” posti ad internet per poter avere notizie “senza restrizioni”, dal “portare (se possibile) macchine fotografiche” all’“annotare ciò che succede”, dal “fare gli autisti volontari per coloro che vogliono unirsi alla preghiera” al “discutere con gli altri delle false informazioni diffamatorie fabbricate dalla televisione di Stato o dai giornali”.

A proposito di media, se quelli in vietnamita attaccano la “pretesa” della Chiesa di ottenere la restituzione dell’edificio, Nham Dam, organo ufficiale del Partito comunista, riferisce di una visita - il 28 gennaio - dell’arcivescovo Ngo Quang Kiet al presidente del Fronte patriottico, Huynh Dam. L’incontro sarebbe stato motivato dagli auguri per il nuovo anno lunare (il Tet) che comincia il 7 febbraio. Il giornale riferisce poi genericamente di impegno dei cattolici per attività umanitarie e per lo sviluppo pacifico della capitale e di “apprezzamento” del Fronte per le loro attività.

Da parte sua la VNA, agenzia ufficiale vietnamita, dà notizia di un’altra visita - il 30 gennaio – compiuta all’arcivescovo da parte del vicepresidente e segretario generale del Fronte, Vu Trong Kim. Ufficialmente motivata anch’essa dagli auguri per il Tet, nel resoconto dell’agenzia il colloquio ha dato occasione al dirigente comunista di dire che “il Fronte apre sempre le sue porte a tutti i cattolici che vogliono esporre i loro problemi” e di “esprimere l’impegno che l’organizzazione vuole lavorare con le competenti autorità indirizzare tali problemi”.
 
A decalogue for the ''prayer protests'' of the Catholics in Hanoi
Asia-News
08:22 31/01/2008
A series of principles of behaviour has been elaborated by the young people who are participating in the peaceful sit-in at the former building of the apostolic delegation. The newspaper of the communist party and the official news agency say the archbishop has been meeting with the leader of the Patriotic Front.

Hanoi (AsiaNews) - A "decalogue" for the Catholics who are continuing their prayer vigils at the former site of the apostolic delegation, and two meetings between top-level representatives of the Vietnamese Patriotic Front - a group linked to the communist party - and the archbishop of Hanoi: there may be movement afoot in regard to the issue of the building complex claimed by the Church. The attacks from the national media continue - but not from the official agencies.

Faithful Catholics continue to pray at the Toa-Kham-Su, the old building of the apostolic delegation, although the ultimatum from the police authorities to abandon the complex has passed. Since December 23, the complex has been a meeting point for thousands of Catholics who are demanding to have the building back, which was seized by the state in 1959 and is now about to be sold for restaurants and nightclubs. On the building grounds, priests, sisters, and laity have formed a circle around the statue of the Virgin Mary, where they have also placed a large crucifix. Following the scuffles of a few days ago, the police have taken no further initiative, limiting themselves to sending a few patrols to check on what is happening.

A group of young people among those present has elaborated and illustrated a series of proposals for the Catholic faithful. It is a sort of decalogue, reported by Vietcatholic News, which ranges from "pray wherever we are" to "be present for prayers at Toa-Kham-Su", from " provide material and spiritual support to the faithful participating in the vigil" to "keep the area clean", from " introduce to others all websites which post updated information on the Toa-Kham-Su situation" to "show friends how to bypass firewalls and access the websites we want without any restrictions", from "bring camera (if possible) to record any symbolic event" to "write down things you observed, heard or thought of and send your writings to Catholic websites", from "serve as volunteer driver for friends and relatives who would like to join us at Toa-Kham-Su “ to "discuss with others the false and defamatory information made up by the state television network or by the newspapers".

In regard to the media, although the sources in Vietnamese attack the "pretext" of the Church to obtain the return of the building, Nham Dam, an official organ of the communist party, has reported on a visit - on January 28 - from archbishop Ngo Quang Kiet to the president of the Patriotic Front, Huynh Dam. The occasion for the meeting is said to have been the exchange of good wishes for the lunar new year (the Tet), which begins on February 7. The newspaper then refers generically to the efforts of Catholics on behalf of humanitarian causes and the peaceful development of the capital, and to the Front's "appreciation" for their activities.

For its part, the VNA, the official Vietnamese News Agency, has reported on another visit - on January 30 - made to the archbishop by the vice president and secretary general of the Front, Vu Trong Kim. While the official explanation of this visit was also that of the new year greetings, the account says the communist leader also “affirmed that the Viet Nam Fatherland Front always opens its doors to all Catholic people who come with their concerns and pledged that the organisation will work with relevant authorities to address these concerns“.
 
Vietnam: Catholics Occupy Former Apostolic Nunciature
UCAN
13:10 31/01/2008
HA NOI (UCAN) -- About 2,000 Catholics forced their way onto the grounds of the former apostolic nunciature in Ha Noi, which the communist government confiscated in 1959.

Singing hymns, playing musical instruments and accompanied by 100 priests, they marched and prayed outside the iron fence of the compound on Jan. 25, despite the drizzle and 8-degree-Celsius temperature.

At the entrance they stuck flowers, incense sticks and candles. The marchers had come from the nearby St. Joseph Cathedral after a special morning Mass to honor Cardinal Paul Joseph Pham Dinh Tung on the feast of the Conversion of St. Paul.

Trouble started when Marie Nguyen Thi Nhi, a Muong ethnic woman in traditional attire, climbed over the fence and walked with a bouquet of flowers towards a Pieta statue in front of the nunciature building. Thousands of Catholics had gathered there on Dec. 20 to erect the statue while praying for the government to return the property to the local Church. By the next day, the gate had been locked and Catholics could no longer enter.

Six security personnel and plainclothes police officers intercepted Nhi before she could reach the statue. They struck her and dragged her to the former nunciature building, her flowers strewn on the ground.

At this, some in the crowd sang louder, others shouted at the security officials to release her and some even scaled the gate to protect her. Le Quoc Quan, a lawyer who jumped over the fence to help the woman, also was caught. He was taken to the building and beaten by 10 security officials.

This prompted much shouting from the crowd, while others who had scaled the fence broke down a small gate leading to the building. They argued for an hour with security and police officials before the woman and lawyer were released and taken to the nearby Ha Noi archbishop's house for medical care.

The crowd then broke the main entrance gate and pulled down advertisement boards on the fence and the former nunciature building. The 11,478-square-meter compound was soon filled with people. They erected a 4-meter-high iron cross in front of the main door of the building and put flowers around it. People also erected tents on the grounds and since then have maintained a round-the-clock prayer vigil.

After being rescued, Nhi, a Muong Riec parishioner from Hoa Binh province, told people: "I wanted to pray and offer flowers at the Pieta because it did not have any flowers or incense, but security officials smacked my face and hit me in the abdomen. I was treated cruelly and savagely."

She added, however, "I am happy that I shared Mother Mary's sorrow and that many people can now offer flowers and candles."

Recounting his ordeal, Quan, a local resident, said he only wanted to rescue Nhi but was struck on the nose and an ear, leaving him bleeding. "It was terrible," he said, adding that his camera and mobile phone were also seized.

"I was lucky that people rescued me. If not I would be put in prison," said the lawyer, who previously spent time in prison for pro-democracy activities.

Teresa Tran Thi Phuong, one of the protesters, told UCA News she could not tolerate security officials striking innocent people in front of thousands. "I have lost my belief in laws and a government that treat Catholics with disdain," the 50-year-old Ha Noi resident added.

Some priests told UCA News they had to work hard to prevent angry people from destroying things and attacking security officials, even though the priests were "also very angry."

They said local Catholics made a brave attempt to protect other Catholics and Church property, besides praying for peace and justice. These actions would force the government to return the nunciature, they added.

The priests noted that despite 1,000 or so security officials being on duty in the area, people were not afraid or discouraged.

On Jan. 26, the People's Committee of Ha Noi, the local government, reportedly sent a letter to archdiocesan leaders asking them to remove the cross and Pieta statue, for which it set a deadline of 5 p.m. on Jan. 27. However, as of Jan. 29, Catholics were still inside the former nunciature grounds, praying continuously in front of the cross and Pieta statue.

Local state-run media reported that people had attacked security officials and destroyed government property, but Ha Noi archdiocese sent government authorities a message condemning the media accounts as wrong and asking officials to correct the reports. Antoine Nguyen Dinh Loc, a lay leader, told UCA News on Jan. 30 that such wrong reports would only make the government lose face, since thousands of people including foreign journalists witnessed the incident.

On Jan. 28, Bishop Francis Xavier Nguyen Van Sang of Thai Binh, whose diocese is based 100 kilometers from the capital, visited the former nunciature compound and joined in a prayer with Catholics.
 
La lettre du Secrétaire d'Etat de Vatican à l'Archevêque de Hanoï
+ Tarcisio Cardinal Bertone
13:49 31/01/2008


 
Letter of the Vatican Secretary of State to the Archbishop of Ha Noi
Vietcatholic staff
15:34 31/01/2008
LETTER OF THE VATICAN SECRETARY OF STATE TO THE ARCHBISHOP OF HANOI

Vatican, January 30, 2008

His Excellency

Joseph Ngo Quang Kiet

Archbishop of Hanoi

Your Excellency,

As you can imagine, the Secretary of State has closely and attentively followed events of these last few days in Hanoi, related to the tensions which exist for a long time between your archdiocese and the public authorities in connection with the rights of ownership and usage of the building adjoining to the archdiocesan office, which for many years accommodated the Apostolic Delegation in Vietnam.

I am full of admiration for the feelings of great devotion and deep attachment to the Church and the Holy See shown by thousands of faithful who, day after day, gather peacefully to pray in front of this building, which has become a symbol, to request the responsible civic offices to take charge of the needs of the Catholic community.

But on the other hand, the fact that these demonstrations are continuing, cannot but be a cause of concern because, as it often occurs in similar cases, there exists a real danger that the situation might get out of hand and degenerate into demonstrations of verbal or even physical violence.

This is why on behalf of the Holy Father, who is constantly informed of the evolving situation, I kindly request you to intervene so that acts which might trouble the public order be avoided, and that things may get back to normal. It will be thus possible to resume the dialogue with the authorities in a calmer climate to find an appropriate solution to this delicate problem.

I can assure you that, as it has always done before, the Holy See for its part will not fail to explain to the government of your country the legitimate aspirations of Vietnamese Catholics.

While thanking you for your collaboration and assuring you of my prayer, I ask your Excellency to accept the expression of my cordial and devoted sentiments.

Tarcisio Cardinal Bertone

Secretary of State of the His Holiness

(translated from French by VietCatholic staff)

--------------------------

Du Vatican, le 30 janvier, 2008

Son Excellence

Msgr Joseph Ngo Quang Kiet

Archevêque de Hanoi

Excellence,

Comme vous pouvez le penser, le Secrétairerie d'État suit avec une grande attention et sollicitude les événements de ces derniers jours, à Hanoi, liés aux tensions qui existent depuis longtemps entre votre Archidiocèse et les Autorités communales à propos des droits de propriété et d'usufruit de l'édifice jouxtant l'évêché et qui, pendant de nombreuses années, a accueilli la Délégation apostolique au Viêt-Nam.

Je suis rempli d'admiration devant les sentiments de fervent dévotion et l'attachement profound à l'Église et au Saint Siège manifestés par des milliers de fidèles qui, jour après jour, se rassemblent pacifiquement pour prier devant ce bâtiment, devenu symbolique, afin de demander aux Responsables civils de prendre en compte les nécessités de la communauté catholique.

Mais d'autre part, le fait que de telles manifestations continuent ne peut que susciter quelque préoccupation, car, comme cela arrive fréquemment en des cas similaires, il existe un danger réel que la situation échappe au contrôle, et qu'elle puisse dégénérer en manifestations de violence verbale ou même physique.

C'est pourquoi, au nom du Saint Père, qui est constamment informé de l'évolution de la situation, je vous demande de bien vouloir intervenir, afin que soient évités des gestes qui pourraient troubler l'ordre public et que l'on revienne à la normalité. Il sera ainsi possible, dans un climat plus serein, de reprendre le dialogue avec les autorités, en vue de trouver une solution appropriée à ce délicat problème.

Je puis vous assurer que le Saint-Siège, pour sa part, comme il l'a toujours fait, ne manquera pas de se faire auprès du Gouvernement de votre pays l'interprète des légitimes aspirations des catholiques vietnamiens.

En vous remerciant de votre collaboration et en vous assurant de ma prière, je vous prie d'agréer, Excellence, l'expression de mes sentiments cordiaux et dévoués.

Tarcisio Cardinal Bertone

Secrétaire d'État de Sa Sainteté
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam mừng lễ thánh lập Dòng
Francesco Đức Thịnh SDB.
13:32 31/01/2008
Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam
Mừng Kính Thánh Gioan Bosco - Đấng Sáng Lập Dòng


Sài Gòn - ngày 30 tháng 01 năm 2008 - Cứ đến hẹn lại lên, từ nhều năm nay vào ngày 23 tháng chạp Am lịch (ngày ông Táo về trời) Đại Gia Đình Salêdiêng Don Bosco Việt Nam lại hân hoan mừng kính Thánh Gioan Bosco Đấng Sáng lập Tu Hội Thánh Phanxicô Salêsiô. Lúc 8giờ 30 sáng nay Anh Em Salêdiêng Don Bosco Việt Nam (SDB) cùng với các Chị Em Con Cái Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu (FMA) - Các Chí Nguyện Viên Don Bosco (VDB), Anh Chị Em Cộng Tác Viên Salêdiêng thuộc nhiều miền khác nhau trong cả nước, Các Anh Em Cựu Học Sinh Don Bosco và các Chị Em Cựu Học Sinh FMA đã họp mặt tại trụ sở Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam - Xuân Hiệp Thủ Đức để gặp gỡ, chia sẻ tinh thần Salêdiêng, và tham dự Thánh Lễ trọng thể Mừng Kính Thánh Gioan Bosco, sau đó cùng tham dự bữa tiệc liên hoan tất niên trong bầu khí phấn khởi và vui tươi. Đúng 8giờ 30 Cha Bề Trên Giám Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam đã ngỏ lời chào đón các thành phần của Đại Gia Đình Salêdiêng và tuyên bố khai mạc ngày gặp mặt mừng Lễ. Là những người con cái của Cha Thánh Gioan Bosco, những người Salêdiêng luôn đề cao tinh thần hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ, cách riêng với Giáo hội Việt Nam trong năm Giáo Dục Kitô Giáo Kitô Giáo này. Cha Gioan Nguyễn Văn Ty Cựu Giám Tỉnh Dòng Salêdiêng đã có bài thuyết trình về Hoa Thiêng năm 2008 của Cha Bề Trên Cả Dòng Salêdiêng Don Bosco gửi cho tất cả mọi Hội Viên Salêdiêng trên toàn thế giới và cũng cho mọi thành phần của Đại Gia Đình Salêdiêng. Hoa Thiêng năm 2008 với chủ đề "CHÚNG TA HÃY GIÁO DỤC VỚI TRÁI TIM CỦA DON BOSCO" thiết nghĩ, chủ đề của Hoa Thiêng năm nay rất gần và thích hợp với chủ đề Năm Giáo Dục Kitô Giáo của Giáo Hội Việt Nam. Mở đầu Hoa Thiêng Cha Bề Trên Cả Dòng Salêdiêng Don Bosco nói: "Lời Chúa trong Kinh Thánh nói với chúng ta rằng Thiên Chúa đã bỏ trời xuống thế để quy tụ tất cả những người con của Thiên Chúa ở khắp mọi miền trên trái đất này lại, cha thử nghĩ có thể hoàn toàn áp dụng lời này cho tất cả những người trẻ của thời đại chúng ta, một thành phần tuy rất mỏng giòn nhưng cũng thật quý giá của xã hội loài người, một thành phần mà sự kỳ vọng về một xã hội hạnh phúc trong tương lai phải dựa vào đó thì tự nó đâu có thể coi thường được. Làm việc cho các người trẻ đòi hỏi phải có một tâm hồn thực sự quảng đại để có thể quan tâm chăm sóc chúng, giáo dục chúng, hướng dẫn chúng đến với chân lý và giữ chúng xa tránh các mối hiểm nguy, điều thực sự khó khăn là làm sao quy tụ chúng lại được để dạy bảo cho chúng biết phải sống như thế nào đó cũng chính là công việc của Đức Giêsu Con Một Thiên Chúa, đó cũng chính là niềm xác tín sâu xa đã điều hướng Don Bosco để rồi ngài đã quan tâm lo lắng về mọi mặt cho các trẻ của ngài, nhận ra được những nhu cầu thật sự của chúng cả những điều còn chưa xảy đến nữa. Hoa Thiêng nhắc nhở các Hội Viên Salêdiêng và mọi thành phần của Đại Gia Đình Salêdiêng rằng VỚI TRÁI TIM CỦA DON BOSCO chúng ta hãy giáo dục các người trẻ phát huy tối đa các tiềm năng trong cuộc sống của các em, đặc biệt những em nghèo khổ và bất hạnh nhất qua việc cổ xuý các quyền lợi của các em. Hoa Thiêng xác định ơn gọi của những người Salêdiêng và mọi thành phần của Đại Gia Đình Salêdiêng chính là những nhà giáo dục theo phong thái của Don Bosco. Hoa Thiêng đề cập tới 3 điểm chính yếu sau:

- Sư Phạm Salêdiêng và phương Pháp Giáo Dục Dự Phòng là những điều cần phải được học hỏi và sống.

- Tiến trình giáo dục phải hướng tới sự thăng tiến toàn diện các ngươi trẻ.

- Thực hiện việc giáo dục cũng như cổ xuý cho nhân quyền đặc biệt là quyền của các người trẻ.

Sau bài thuyết trình của Cha Gioan Ty SDB là phần minh hoạ bằng những hình ảnh của các Chị Em Con Cái Mẹ Phù Hộ về Hoa Thiêng năm 2008. Tiếp đến Cha Giuse Lê Ngọc Anh SDB đã trình bày với các thành phần gia đình Salêdiêng đôi nét về Tân Chân Phước Jefferino Namuncura một học sinh và một Tu Sinh Don Bosco người thổ dân da đỏ, thuộc về một bộ tộc hiếu chiến Araucô sống ở vùng Trung Mỹ Pampas, nước Argentina hiện nay vừa mới được phong chân phước ngày Chúa Nhật 11 tháng 11 năm 2007 vừa qua. Cuối cùng Cha Giuse Nguyễn Thịnh Phước SDB đã trình bày đôi nét về tài liệu của Tổng Tu Nghị 26 của Dòng Salêdiêng Don Bosco sẽ được cử hành vào trung tuần tháng 02 năm 2008 tại trụ Sở Nhà Bề Trên Tổng Quyền ở Roma - Italia. Xen kẽ những bài thuyết trình là những bài hoà tấu của ban kèm đồng Don Bosco do các Anh Em tiền tập Viện và tập Viện Don Bosco phụ trách với những bài hát Xuân và những bài sinh hoạt Salêdiêng. Tiếp đến là Thánh Lễ đồng tế trọng thể mừng Kính Thánh Gioan Bosco do Cha Giám Tỉnh GB Nguyễn Văn Thêm chủ sự, cùng đồng tế với Cha Giám Tỉnh là các Anh Em Linh Mục Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam. Được biết con số các thành phần của Đại Gia Đình Salêdiêng tham dự lễ năm nay đã vượt trên 500 người. Sau Thánh Lễ là bữa cơm huynh đệ và những lời chúc Mừng cho một Năm Mới sắp tới. Tất cả mọi thành phần của Đại Gia Đình đã có dịp để gặp gỡ, chia sẻ những suy tư và thao thức của mình với Sứ Mệnh Salêdiêng trong việc giáo dục người trẻ ngay chính tại những môi trường cụ thể hàng ngày ở các gia đình và trong các môi trường sống của các em, để giáo dục các em nên những Công Dân lương thiện và những người Kitô hữu tốt. Ngày mừng lễ kết thúc lúc 13giờ 30 chiều cùng ngày, mọi người ra về đều mang trong tâm hồn những tâm tình vui tươi và phấn khởi, ý thức mình là những người qua phép rửa đã được thánh hiến với việc xức dầu Thần Khí và được sai đến với giới trẻ để công bố đời sống mới mà Đức Kitô đã ban cho, để cồ xuý và phát triển sự sống qua việc giáo dục vốn giải phóng người trẻ và người nghèo khỏi mọi thứ áp bức và bị loại ra bên lề. Những tình trạng bị loại ra bên lề này ngăn cản họ tìm kiếm chân lý, rộng mở trước hy vọng, sống có mục đích và niềm vui, và kiến tạo sự tự do của chính mình.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hoa Kỳ rất quan tâm đến những gì đang xảy ra ở Toà Khâm Sứ Vatican cũ
James Phan
00:10 31/01/2008
WASHINGTON DC -- Theo nguồn tin đáng tin cậy (30/1/2008), Bộ ngoại giao và Quốc hội Hoa Kỳ đang rất quan tâm về vụ việc xảy ra ở Toà Khâm Sứ cũ tọa lạc tại 42 Nhà Chung, khu trung tâm thành phố Hà Nội. Bộ ngoại giao và Quốc hội Hoa Kỳ đang yêu cấu Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội báo các chính xác ngay những gì đã xảy ra liên quan đến vụ việc này.

Tưởng cũng nên biết 3 tuần trước đây, VietCatholic đã phát động phong trào các Cộng Đồng CGVN trên tòan nước Hoa Kỳ ký Thỉnh nguyện Thư trong đó tố cáo nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo của Công dân Việt Nam và yêu cầu Hoa Kỳ mau chóng can thiệp để chính phủ Việt nam không được đàn áp những buổi cầu nguyện trong hòa bình của người giáo dân Hà nội khi họ đòi hỏi việc trả lại Tòa Khâm Sứ lại cho giáo phận Hà nội. Đồng htời cũng nói lên những nguyện vọng về tự do, dân chủ và nhân quyền của mọi ngưòi Việt nam, mà sự biểu dương của người Công giáo Hà nội trong những buổi cầu nguyện là bằng chứng hiển nhiên. Sau 2 tuần phát đông chiến dịch này, tổ chức VNUSAcalltoAction đã thu thập được trên 40,000 lá thư và chữ kí và họ đã đệ đạt lên Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Hội Đồng Giám Mục các Quốc gia có người Việt nam định cư, đệ đạt lên Chính phủ Hoa kỳ, các vị nghị sĩ, Dân biểu Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc, và thông báo cho tất cả các cơ quan ngôn luận lớn trên thế giới biết về cuộc tranh đấu chính nghĩa của người Côn giáo Việt Nam.

Báo The Washington Post tại thủ đô Hoa Kỳ đã hai lần đưa tin diễn biến tại Toà Khâm Sứ. Trong bài báo ngay sáng 25/1/2008 giờ Hoa Kỳ với tựa đề: Công Giáo Việt Nam Canh Thức Cầu Nguyện cho Đất Đai (Vietnam Catholics Hold Vigils for Land) phóng viên Margie Mason cho biết: “Nhân viên ngoại giao và cả đại diện của Đại Sứ Quán Hoa Kỳ ở Hà Nội cũng có mặt tại buổi cầu nguyện.” Tức là buổi cầu nguyện ngày 25/1/2008 sau khi mừng lễ thượng tho của ĐHY Phạm Đình Tụng mà người phụ nữ người Mường và LS Quân bị đánh đập bởi nhân viên bảo vệ trong tòa nhà.

http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2008/01/25/AR2008012500887.html

Lần thứ hai báo The Washington Post cũng đăng ngày 29/1/2008 với tựa đề: Công An Khởi Sự Truy Tố Điều Tra Vụ Giáo Hội Tranh Chấp Đất Đai (Vietnam Police Probe Church Land Dispute) . Bài báo đã trích dẫn truyền thông của nhà nước tố cáo lãnh đạo giáo hội lợi dụng tín đồ chống đối nhà nước để nhằm mục đích cho mình. Ngoài ra giáo dân còn bị truy tố về tội: phá hại tài sản nhà nưóc, gây rối trật tự, hành hung và ngăn cản nhân viên công lực nhà nước.

http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2008/01/29/AR2008012900170.html

Được biết ông Đại sứ Michael Michalak rất quan tâm tự do tôn giáo ở Việt Nam. Tòa đại sứ tại Hà Nội đang đúc kết báo cáo để gửi về Bộ ngoại giao và Quốc hội tại Washington DC.
 
Chính quyền gửi người tới vấn kế Giám mục Thái Bình về giải pháp cho Tòa Khâm Sứ
+GM F.X. Nguyễn Văn Sang
01:51 31/01/2008
NHẬT KÝ CỦA ĐỨC CHA FX. NGUYỄN VĂN SANG
GIÁM MỤC GIÁO PHẬN THÁI BÌNH
Ngày 30/01/2008


Suốt buổi sáng hôm nay, theo tục lệ đã có từ nhiều năm, tôi và các linh mục giáo phận đội trời mưa trong cái lạnh thấu xương “lóc cóc” đi tới các cơ quan: Đảng ủy, Ủy Ban Nhân dân, Mặt trận, Tôn giáo vv… để chúc tết các vị lãnh đạo tại Hưng Yên và Thái Bình. Hai địa bàn này không có nhiều khó khăn phải giải quyết, nếu có thì cũng đối thoại được với nhau để dần dần thu xếp êm đẹp. Đó là điều mọi người đều ước muốn.

Buổi chiều, Tòa Giám Mục Thái Bình được đón tiếp một phái đoàn Sở Công an đến đáp lễ và chuyển quà cũng như bức thiệp chúc tết của các vị lãnh đạo trên Bộ. Sau vài câu chúc mừng lẫn nhau, vị đại diện Công an tỉnh Thái Bình cho biết: “Trên” muốn hỏi cụ Giám mục xem ai đã viết hộ bức thư ngỏ mới đây gửi Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt? Tôi trả lời: Chả lẽ tôi lại không viết được một bức thư nhỏ như vậy sao, sau khi đã trải qua cuộc đời viết lách! Tôi khẳng định bức thư ngỏ do tôi biên soạn và ký tên đóng dấu đàng hoàng. Vị đại diện lại cho biết: Vụ xô xát ngày 25 tháng 1 vừa qua có thể do một vài thành phần phản động, như chị phụ nữ người Mường, thực ra không phải là người dân tộc, lại có bàn tay của ông luật sư Lê Quốc Quân… Tôi có trả lời: Những khuynh hướng chính trị nào khác có thể gián tiếp, có thể trực tiếp gây ra, song khởi đầu như tôi đã viết: do sự thiếu kiềm chế của một số nhân viên bảo vệ và một vài người dân đã dẫn tới sự nóng nảy của hàng ngàn người dân, khiến tình hình an ninh trở nên phức tạp, không kiểm soát được - việc đó thật đáng tiếc.

Chúng tôi lại đổi đề tài để nói tới diễn biến của những liên hệ tốt đẹp giữa Chính quyền và Tòa Giám Mục. Rồi đột nhiên vị cán bộ cho biết (có lẽ đây mới là lý do của cuộc thăm viếng này): trên Bộ muốn biết ý kiến của cụ xem cụ có phương pháp nào để giải quyết vấn đề đất Tòa Khâm Sứ cũ không?

Tôi giải thích cho các vị hiện diện rằng: Tôi không phải là trung gian của nhà nước cũng như của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội. Nhưng cách đây mấy tuần, vì lo lắng cho sự ổn định an ninh của đất nước, cũng như cuộc sống tốt đẹp của đồng bào Công giáo và của các vị cán bộ các cấp, nhất là dịp đón Xuân sắp tới, tôi tự đề ra giải pháp trong bài viết: “Bước đầu hòa giải đã sớm thất bại”. Các đề nghị đó nhằm xin hai bên tự chế, rút bớt củi cho đống lửa không bốc lên cao. Nhưng lại không được sự đáp ứng tích cực nào của đôi bên, nên tôi đã thưa với Đức Tổng Giám Mục rằng: từ nay con ước mong các đề nghị của hai bên nên trao đổi trực tiếp thì tốt hơn; đồng thời, tôi cũng từ chối lời mời của Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hà Nội tới trụ sở chúc Tết và bàn những giải pháp tốt đẹp. Tiếc thay đã xảy ra sự kiện ngày 25/1/2008 và sau đó ngọn lửa cứ ngày một bùng lên mãnh liệt.

Vị cán bộ đại diện đã thúc ép tôi đưa ra một giải pháp thực tế. Tôi nói: phía Đức Tổng Giám mục Hà Nội và Hội đồng cố vấn chắc đã có những giải pháp tốt đẹp. Riêng đối với Nhà Nước, đặc biệt với UBND Thành phố Hà Nội và UBND quận Hoàn Kiếm nên tự chế, đừng “diễu võ giương oai” tỏ vẻ khiêu khích đối với bà con giáo dân Hà Nội cũng như cộng đồng thế giới, bởi qua các hình ảnh, các bài viết trên mạng Internet… những thông tin về Tòa Khâm Sứ đã loan truyền khắp nơi trên thế giới. Chính bản thân tôi nhiều lần đi qua phố Nhà Chung, phố Nhà Thờ, nhất là ngày 27/1/2008, tôi nhận thấy có rất nhiều xe của các lực lượng an ninh, truyền thông; thêm vào đó còn có sự góp mặt của nhiều cán bộ mặc quân phục đi đi lại lại. Họ bố trí các loại máy camera, các thiết bị truyền thông khác, thậm chí trong mảnh đất của Tòa Khâm Sứ cũ nhiều vị đứng túm tụm, mũ bảo hiểm đội sùm sụp trên đầu, nét mặt đằng đằng sát khí khiến cho bà con và dư luận hình dung ra một cuộc xung đột giữa người cùng một mẹ Việt Nam sắp xảy ra. Đứng trước tình hình căng thẳng như vậy, lại thêm những hình ảnh và báo chí đưa tin một cách không trung thực, cả trong lẫn ngoài nước… (Tòa Tổng Giám Mục đã có văn thư phản bác), tất cả những sự kiện đó xem ra thách thức lòng tin của bà con giáo hữu, càng đẩy ngọn lửa bừng cháy lên cao hơn. Chính tôi đã có kinh nghiệm như vậy khi đến Tòa Khâm Sứ cũ vào ngày 28/1/2008, chỉ thấy lèo tèo vài chục phụ nữ, dăm ba cụ già, mươi vị trung niên, ấy vậy mà sau hai công văn “cứng rắn” của Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và quận Hoàn Kiếm, cộng với những quyết định của Công an khu vực muốn điều tra khởi tố… tôi thấy bà con giáo hữu lại tập trung con số càng đông hơn, có lúc lên tới hàng nghìn người. Họ đến cầu nguyện cả ngày lẫn đêm, bất chấp rét mướt, đói ăn, thiếu mặc như một số các báo chí trong nước đã “thương hại dùm”.

Do đó theo ý kiến của tôi chứ không phải vị trung gian nào khác là:

Về phía chính quyền: Nên tự kiềm chế, rút bớt những phương tiện mang tính “diễu võ giương oai”, hoặc bất cứ áp lực tâm lý nào khác, kể cả các bài phát biểu, phát thanh, truyền hình cũng như báo chí, những công văn cứng rắn… bởi tất cả những việc làm kể trên chẳng những không giải quyết được vấn đề, trái lại còn như “đổ thêm dầu vào lửa”. Tôi bảo đảm phía bà con tín hữu cũng sẽ cầu nguyện trong an bình, trật tự và sốt sắng, chắc chắn sẽ không xảy ra điều gì đáng tiếc. Các chiến sĩ an ninh có thể an tâm trở về ăn tết vui vẻ cùng gia đình.

Tôi cũng được biết có vị cán bộ cao cấp trong Bộ Công an đi công tác nước ngoài về, thấy tình hình “nóng bỏng” như vậy đã ra lệnh không được hành động vào giờ “G”, mà phải tìm cách tháo gỡ trong trật tự và bình an. Rồi từ đó hai bên ngồi lại bình tĩnh giải quyết thấu tình đạt lý chắc sẽ đi tới giải pháp tốt đẹp như lòng mong muốn. Dũng cảm và khoan dung thay tấm lòng của người cán bộ, hết mình vì nước vì dân, thật đáng làm gương cho mọi người.

Theo nhận định của cá nhân tôi: Nhìn chung cả hai bên đều cứng nhắc trong cách dùng từ để giải quyết mọi việc. Bên Tòa Tổng Giám Mục thì muốn xin hoặc trả lại đất đai của Tòa Giám Mục. Còn bên Chính quyền muốn để cho chính quyền sở tại giải quyết v.v… Thiết nghĩ, nếu hai bên cùng ngồi lại để giải quyết chính căn nguyên sự việc là làm cho Tòa Giám Mục sở hữu lại một cách thực tế mảnh đất đang tranh chấp. Còn việc xin lại, hoàn lại, cấp lại v.v… đó chỉ là những cách nói, cần gì phải tranh chấp. Chúng ta có ngồi ở hiệp định Giơ-ne-vơ hay Pa-ri với các mưu sĩ nước ngoài nào đâu mà phải cẩn thận từng li, từng tý, từng chấm phẩy, từng câu … kẻo phải thiệt thòi danh dự hoặc đất đai của tổ quốc đâu?! Mong các vị lưu ý với ước vọng như vậy.

Tiễn chân phái đoàn ra cửa, tôi lại tiếp phái đoàn của mấy người thân ở Hà Nội. Họ cũng đưa ra một tin khiến tôi phải viết thêm mấy dòng nữa vào bài nhật ký này.

Có lần một số giáo hữu xôn xao khi nghe một ông công an tên là Sơn nào đó cho biết: “Ông Sang đã viết Nhà thờ lớn Hà Nội xây trên đất chùa Báo Thiên”.

Thực ra trong bài “Hồi ức về Đất đai….” Tôi có trưng lại ý kiến của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, tác giả cuốn lịch sử tiểu thuyết “Mẫu Thượng Ngàn” từ trang 315 - 318 nói về lai lịch việc xây Nhà Thờ Lớn Hà Nội.

Sau đó, tôi kết luận: “Xem như vậy (có nghĩa là do ông Nguyễn Xuân Khánh tường thuật lại, chứ không phải tôi) Ngôi nhà thờ Chính tòa Hà Nội đã được xây trên mảnh đất của NGÔI CHÙA VÔ CHỦ, đã có đơn xin của các bô lão cho giỡ bỏ chùa, rồi được chính quyền (dù lúc đó người Pháp còn cai trị) chấp nhận trao cho Đức Cha Phước. Cũng như vô số đất đai ngày nay, vốn của ai, do ai, mà trên đó mọc lên các dinh thự, nhà cửa, của cả chính quyền cũng như dân chúng, nếu đòi lại, phá bỏ… thì tình hình thủ đô của chúng ta có còn được khang trang và sạch đẹp như ngày hôm nay?

Trước đây chính quyền cũng đã giải quyết vụ việc khi một số chủ đòi lại đất của thánh địa La Vang (Huế) và đã trấn an HĐGMVN và Đức Tổng Giám mục Huế rằng: những vụ việc ấy thuộc lịch sử không được giải quyết.

Tiễn chân khách ra về, ngoài trời mưa nặng hạt và nhiệt độ xuống thấp, cơn giá lạnh ập tới làm tôi xót xa nhớ tới đám người đang cầu nguyện và hát thánh ca trên khu đất Tòa Khâm Sứ cũ. Vây quanh họ là các chiến sĩ an ninh cũng đang co ro trong tấm áo mưa chống chọi với mưa gió. Họ đứng đó chỉ để canh mấy ông bà cụ già, vài thanh niên nam nữ trong tay không một tấc sắt. Họ có biết đâu rằng, những người tín hữu ấy đang sốt sắng cầu nguyện cho đất nước, cho chính quyền, cho bản thân và cho cả những nhân viên an ninh đang trông coi mình nữa…

Ôi! phải chăng đó là hình ảnh “đẹp” của mùa Xuân khi những ngày Tết đã cận kề?

Xin Chúa ban ơn, giúp những người hữu trách biết tìm ra hướng giải quyết tốt đẹp cho dù vấn đề có phức tạp đến đâu, để thay vì những căng thẳng, nghi kị, họ đem lại cho nhau vui mừng và hạnh phúc.

Thái Bình ngày 31/1/2008
GM. FX. Nguyễn Văn Sang
Giám Mục Thái Bình
 
Vụ Tòa Khâm Sứ lại tiếp tục lên truyền hình Tây Ban Nha
Aciprensa TV
06:19 31/01/2008
 
Thắp Nến hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam
Lm Vũđình Tường
07:33 31/01/2008
Mỗi độ xuân về theo phong tục tốt lành chúng ta chúc nhau năm mới những điều tốt đẹp. Với người cao niên chúc thêm sức khoẻ trường thọ. Với thương gia chúc thêm tài lộc. Với học sinh chúc thành đạt. Với nông gia chúc mưa thuận gió hoà dấu chỉ của được mùa. Với đại chúng chúc an khang, thịnh vượng, phúc lộc chan hoà.

Năm nay xuân về đúng ngày thứ Tư lễ tro, bắt đầu mùa chay thánh. Là Kitô hữu lời chúc mừng xuân năm nay đặt trọng tâm vào tinh thần chay tịnh chuẩn bị cho Tuần Thánh và mừng Đức Kitô khải hoàn chiến thắng ma quỷ khởi đầu một thời đại mới, thời đại của bình an, hoà bình thật sự. Trong tâm tình đó tôi đề nghi mỗi thành viên, mỗi gia đình trong cộng đoàn biến những lời chúc thành lời cầu nguyện, cầu cho mình và cho mọi người, đặc biệt liên kết với lời kinh anh chị em Kitô hữu tại quê nhà và trên toàn thế giới đang tha thiết cầu cho quê hương.

Thắp nến dù dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng có chung một mục đích, chung cách biểu lộ lòng tin, liên kết với các Kitô hữu khác. Phân cách địa lí, không gian và thời gian không làm giảm mối liên kết trái lại làm tăng mối liên kết, tình liên đới và tình thương chung một Chúa là Đức Kitô, Ngài sống lại từ cõi chết. Ngài không bị ngăn cách bởi không gian và thời gian. Để thể hiện tình liên kết trong Đức Kitô chúng ta cùng khuyến khích nhau thắp ngọn nến tin yêu, biến mùa xuân năm nay thành mùa cầu nguyện. Không phải chỉ thắp nến một lần rồi thôi mà thắp liên tục, thắp mỗi ngày chung lời cầu với anh chị em Kitô hữu nơi quê nhà.

Tùy theo thời gian và hoàn cảnh mỗi người có thể chọn một vài hình thức thắp nến sau.

Thắp nến bằng lời kinh Mân Côi.

Thắp nến bằng việc lành phúc đức.

Thắp nến bằng việc chay tịnh.

Thắp nến bằng việc tham dự thánh lễ.

Thắp nến bằng việc tham dự các bí tích.

Thắp nến bằng lời kinh Mân Côi là điều chính Mẹ Maria hiện ra tại Phatima dậy chúng ta. Ăn năn đền tội, cải thiện đời sống và siêng năng tham dự các bí tích và lần chuỗi Môi Khôi sẽ thay đổi được lòng người. Người thắp nến hưởng hoa quả đầu mùa giúp họ cải thiện đời sống mình. Không đổi được mình sẽ không thay đổi được người. Muốn người thay đổi chính mình phải bắt đầu trước.

Thắp nến cầu nguyện và việc bác ái phải đi đôi với việc chay tịnh. Thánh Mathêu 17,21 ghi lại sự kiện các tông đồ hỏi Chúa. ‘Tại sao chúng con đây lại không trừ nổi tên quỷ ấy. Ngài đáp giống quỷ này không chịu ra nếu người ta không ăn chay, cầu nguyện.’

Tự nguyện giữ chay một cách chân thành, lần chuỗi, chay tịnh, việc bác ái là cách hữu hiệu nhất làm trong sáng tâm hồn, tiêu diệt ý đồ đen tối.

Ước mong hai ngàn thành viên trong cộng đoàn tham dự chương trình thắp nến mùa chay. Nếu mỗi thành viên đọc một kinh Kính Mừng một ngày thì cộng đoàn có hai ngàn kinh dâng Mẹ. Đọc mười ngày sẽ có hai chục ngàn kinh và đọc một trăm ngày có hai trăm ngàn kinh Mân Côi.

Nếu mỗi người tham dự thánh lễ một tuần một lần với ý chỉ hiệp thông với Giáo Hội Mẹ thì một tuần có hai ngàn thánh lễ dâng Chúa làm của lễ giao hoà. Tham dự mười tuần sẽ có hai chục ngàn thánh lễ.

Chúng ta không thắp nến một mình riêng rẽ nhưng nên tạo thành chuỗi đèn cầy quanh thế giới. Để làm được công việc này thành viên trong cộng đoàn vừa khuyến khích nhau tham dự việc thắp nến vừa mời gọi thân hữu khắp nơi. Thành viên thắp nến không nhất thiết phải gần nhau. Có thể gọi điện thoại về quê hương, email vòng quanh thế giới mời gọi thân hữu tham gia thắp nến. Nếu có một triệu người tham gia mỗi ngày sẽ có một triệu kinh dâng Mẹ.

Làm được công việc này tôi in là mùa xuân năm nay sẽ là mùa xuân cầu nguyện, mùa xuân mang tinh thần của bài giảng Tám Mối Phúc thật.

Phúc cho ai hiền lành, khao khát sự công chính, xót thương, xây dựng hoà bình, bị bách hại vì lẽ công chính họ sẽ được nước Chúa làm gia nghiệp.

Còn gì cao quý hơn là chúc xuân bằng sống tinh thần bài giảng Tám Mối Phúc Thật.

Chương trình thắp nến hiệp thông với Việt Nam ở Giáo Xứ St Mark Inala - Úc Châu vào khởi đầu mùa Chay. 7 giờ tối thứ Ba ngày 5 tháng Hai, ngày giáp năm cũ chuẩn bị sang năm mới.

TÌM BÀI CŨ:

Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html

Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
 
Gíám mục Lạng Sơn đếm thăm và cầu nguyện tại Tòa Khâm Sứ và những diễn tiến ở đó
PV VietCatholic
08:56 31/01/2008
Gíám mục Lạng Sơn đếm thăm và cầu nguyện tại Tòa Khâm Sứ và những diễn tiến ở đó

Tường trình ngày 30-31.01.2008 của Nhóm phóng viên VietCatholic

Buổi sáng chúng tôi thấy phái đoàn của MTTQ Trung ương từ Tòa TGM đi ra. Chắc là họ vào chúc tết Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội.

ĐC Đặng đức Ngân và Cha Trần Duy Lương (Lạng Sơn) đến cầu nguyện
Khá đông giáo dân từ một số giáo xứ về Tòa Giám Mục để chúc tết Đức TGM và cầu nguyện ở Tòa Khâm Sứ.

Chẳng biết ở đâu thế nào chứ ở khu vực TGM-TKS chúng tôi thấy vui như hội. Mọi người gặp nhau tay bắt mặt mừng và trao đổi về tình hình đây đó. Một số giáo dân tính cùng nhau tổ chức gói bánh chưng và nấu tại đây, vì đang sẵn nhân sự và củi lửa.

Sáng nay một nhóm các ông của Giáo xứ Lưu Xá, Hà Tây vừa về, thì lại có một nhóm khác ra thay còn đông hơn, vừa đàn ông vừa đàn bà. Tinh thần cầu nguyện và hy sinh của họ khiến chúng tôi, những người sống Hà Nội, còn phải hổ thẹn. Họ cùng với nhóm giáo dân của Giáo xứ Thái Hà trong thành phố là những người giữ lửa hôm nay.

Mưa hầu như cả ngày. Hôm nay mưa to hơn hôm qua. Mặc dù vậy lời cầu nguyện vẫn không khi nào dứt và mấy đống lửa vẫn không lúc nào thôi đỏ rực.

Chúng tôi thấy anh Giám đốc Nhà Văn hóa đi lại phía sau các giáo dân đang cầu nguyện. Anh đang nhìn ngắm xem mấy cái máy quay phim tự động gắn ở trên lầu chiếu xuống theo dõi bà con thế nào. Lúc anh đi ra, một linh mục vẫy anh lại. Linh mục này vừa nói gì đó thì một anh khác đến lôi anh này đi vào bên trong.

Đức Giám Mục Lạng Sơn, Giuse Đặng Đức Ngân, người có tiếng nói ủng hộ mạnh mẽ trong việc đòi đất Tòa Khâm Sứ, hôm nay cũng về Hà Nội cùng một đoàn khá đông linh mục và giáo dân. Ngài cùng cha Trần Duy Lương ra cầu nguyện trước Đức Mẹ Sầu Bi và trước Thánh Giá rồi thăm hỏi giáo dân.

Hôm nay báo đài vẫn tiếp tục vu khống và xuyên tạc. Không chỉ là cấp thành phố nữa mà cả báo đài cấp trung ương. Giáo dân xem xong các chương trình này lòng càng bức xúc hơn nữa.

Buổi chiều các công an đến lắp thêm mấy máy quay phim tự động, loại hiện đại mà theo các chuyên viên hiểu biết thì loại này có thể theo dõi hiện trường từ trung tâm rất xa.

Buổi tối một nhóm công an quen mặt đi vào trong tòa nhà Tòa Khâm Sứ và không thấy ra. Chắc họ cũng đi canh thức và nghe cầu nguyện cùng Đức Mẹ đây. Cũng phải nói thêm rằng ai chẳng biết Tòa Khâm Sứ từ khi bị chiếm dụng đến nay đã trở thành một phòng làm việc và theo dõi của Phòng An ninh Chính trị.

Giáo dân vẫn cầu nguyện dù mưa gió và giá rét
Có một cụ già trong ban hành giáo kia phát biểu rằng: “Chính quyền có những động thái giám sát giáo dân cầu nguyện nhiều hơn và gia tăng vu khống, xuyên tạc, bôi nhọ Giáo Hội trên diện rộng là dấu hiệu của chuyện gì đây? Những dấu hiệu này khiến chúng tôi nghi ngờ thiện chí của chính quyền muốn hòa giải và đối thoại như họ tuyên bố”.

Trong khi đó, một người đến nói với chúng tôi rằng anh nghe thấy một anh công an thành phố nói rằng: " Quân Công giáo biểu tình đòi đất. Nhưng không thể trả được! vì nếu vậy sẽ còn phải trả nhiều chỗ khác. Vì thế chính quyền đang tìm mọi cách để đánh bại chúng nó!".

Chúng tôi thấy ai đó đã bỏ nhỏ nói xấu LS Lê Quốc Quân đủ điều và xuyên tạc cả nhân thân của Luật sư. Chúng tôi thừa biết phía sau những trò bẩn thỉu này, kẻ xấu đang muốn kết án hay làm giảm chính nghĩa trong công việc đấu tranh cho công lý của Giáo Hội mà thôi.

Thỉnh thoảng lại có kẻ xấu len lỏi vào giữa giáo dân vận động hay đe dọa buộc người ta về. Chúng không dám nói to. Nhưng những lời ấy giáo dân phớt lờ như không nghe thấy.

Đêm nay, trời rét hơn, số lều bạt không đủ chỗ cho người nghỉ đêm, cho nên họ cứ ngồi quanh đống lửa cầu nguyện. Lúc khoảng 22 h đêm, một ca đoàn đến hát thánh ca và dâng hương rất hoành tráng và sốt sắng. Giáo dân thay nhau say sưa cầu nguyện suốt đêm không lúc nào ngừng.

Suốt đêm chúng tôi vẫn thấy bóng một số sinh viên âm thầm phục vụ. Hơn 2 giờ sáng họ còn đi xúc than hồng đổ quanh các lều bạt để giữ ấm cho những giáo dân đang ngủ bên trong lều. Họ đi kiếm những tấm chắn về để chặn cho lều được chắc hơn và gió bớt lùa vào hơn. Họ giữ trật tự vệ sinh và hương nến trong đêm cũng như nhắc nhở mọi người những chuyện cần thiết. Họ thật là thiên thần của khu vực Tòa Khâm Sứ về đêm. Đấy là những người hiểu hơn ai hết nỗi lòng và mong muốn đối với Giáo Hội và quê hương của các giáo dân đến nơi đây cầu nguyện. Hiện tại và tương lai Giáo Hội có lẽ sẽ thuộc về những con người như họ.
 
Thư gửi các nhà báo: Hãy đọc lời ai điếu cho một nền báo chí tay sai bẻ cong ngòi bút
Người Sàigòn
09:48 31/01/2008
Thư gởi các nhà báo:

HÃY ĐỌC LỜI AI ĐIẾU CHO MỘT NỀN BÁO CHÍ TAY SAI, BẺ CONG NGÒI BÚT

(Nhân sự kiện các báo An Ninh Thủ Đô, Hà Nội Mới, Đài PT-TH Hà Nội ngày 26/1/2008 đưa tin sai sự thật về Cuộc cầu nguyện của giáo dân Hà Nội tại Tòa Khâm Sứ ngày 25/1/2008)

Gửi các nhà báo Việt Nam,

Tôi là một trong hàng triệu độc giả báo chí, hàng ngày vẫn tìm đến các phương tiện thông tin như đến với một người bạn đường đáng tin cậy và thân thiết.

Tôi cũng là một Kitô hữu. Như mọi anh em đồng đạo, hàng ngày tôi vẫn đọc và suy gẫm Lời Chúa- Lời của Sự Thật và Sự Sống Đời Đời- đồng thời đọc những lời của đời sống do báo chí và văn chương đem lại.

Nhờ lời của đời sống, tôi nhận biết cuộc đời đang cần những gì từ Lời của Sự Thật và Sự Sống.

Bởi vậy, tôi viết thư này gửi các nhà báo VN, những con người đang mang trọng trách nói thật mọi sự thật đang diễn ra trong đời sống con người hiện nay. Nói thật mọi sự thật và đưa thông tin nhanh chóng đến công chúng, đặng mọi người được thông hiểu mọi sự kiện đang diễn ra trên đất nước ta và thế giới. Đó là thiên chức của mọi nhà báo- báo chữ, báo hình, báo tiếng.

Nhà báo, người nói Lời của Đời, nên tôi rất kính trọng và tin tưởng.

Tuy nhiên qua nhiều sự kiện, vụ việc, lòng tin tưởng của tôi vào giới công chức-nhà báo (tôi muốn nói về các nhà báo ăn lương Nhà nước, để phân biệt với các nhà báo tự do, không do Nhà nước quản lý) đã giảm sút nghiêm trọng, nhất là qua những biến cố của hơn một tháng qua. Nào sự kiện thanh niên Hà Nội và TP HCM biểu tình, phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc tuyên bố sáp nhập Trường Sa và Hoàng Sa vào huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam. Và đặc biệt, sự kiện giáo dân Hà Nội ôn hòa yêu cầu nhà cầm quyền trả lại những phần đất của Giáo Hội bị Nhà Nước chiếm đoạt cách phi nghĩa và phi pháp.

Trước những sự kiện mà tin tức loang ra rất nhanh trên cả nước và khắp thế giới, tất cả mọi tờ báo và các đài phát thanh-truyền hình nước ta đều im hơi lặng tiếng.

Quý “đồng chí” nhà báo, các “đồng chí” ở đâu trong đời sống nhân dân?

Câu hỏi này có lẽ xúc phạm đến nhà báo.

Mà thật là xúc phạm, khi vẫn biết hàng ngày mọi phóng viên đều tỏa đi các nơi thu thập tin tức, viết bài, đưa tin, hướng dẫn dư luận. Đó là công việc đã được ấn định cho một nhà báo. Cho nên không thể không có bài đăng báo. Muốn có bài thì phải đi thực tế. Bởi vậy đặt câu hỏi ở đâu trong đời sống nhân dân có lẽ đã xúc phạm đến ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần chấp hành mệnh lệnh công tác của viên chức - nhà báo.

Bởi vì các nhà báo cũng còn là công chức Nhà nước.

Người công chức được Nhà nước trả lương để thực thi nhiệm vụ quốc gia nên phải làm tròn chức trách. Chức trách của nhà báo là thông tin cho đại chúng về đời sống của đất nước, nên đặt câu hỏi ở đâu trong đời sống nhân dân thì vừa xâm hại uy tín nhà báo đồng thời gây tổn hại thanh danh Nhà nước, người bổ nhiệm nhà báo vào chức trách phản ánh đời sống nhân dân.

Nhưng tôi không thể không đặt câu hỏi, vì trong những sự kiện vừa nêu, đã không thấy có bất kỳ sự phản ánh nào của một nhà báo được Nhà nước trả lương bằng thuế của nhân dân đóng góp.

Như vậy, hoặc nhà báo không chu toàn nhiệm vụ, hoặc Nhà nước thiếu kiểm tra đôn đốc nhà báo đi làm nhiệm vụ, không được bê trễ.

Điều đó có nghĩa là, hoặc nhà báo không đi thực tế - nếu vậy Nhà nước thiếu bổn phận đôn đốc, hoặc có đi thực tế, nắm bắt sự kiện, nhưng không viết bài, đưa tin – nếu vậy, Nhà nước chưa huấn luyện nhận thức, kỹ năng, sự nhạy bén để người phóng viên có đủ năng lực phản ánh đời sống.

Nếu loại trừ hai giả thiết trên, thì chỉ còn khả năng nhà báo có đi thực tế, nắm bắt tình hình rõ rệt, đầy đủ, nhưng nếu đưa tin về nhân dân thì bất lợi cho nhà nước, nhất là trong trường hợp sự kiện đang diễn ra hàm chứa mâu thuẫn giữa Nhà nước và nhân dân, có xung đột giữa quyền lợi của nhân dân và sự đáp ứng của Nhà nước.

Như vậy đặt câu hỏi nhà báo ở đâu trong đời sống nhân dân, cũng chính là tra vấn nhà báo: “đồng chí đứng về phía nhân dân hay nhà nước?”.

Câu hỏi càng quyết liệt hơn nếu nhìn lại sự kiện giáo dân Hà Nội ôn hòa yêu cầu nhà cầm quyền trả lại những phần đất của Giáo Hội bị Nhà Nước chiếm đoạt cách phi nghĩa và phi pháp.

Không một tờ báo nào đưa tin, dù chỉ một dòng ngắn ngủi.

Thế mà cả thế giới đều biết diễn biến của sự việc kéo dài suốt từ đêm 18-12-2007, đến nay đã hơn 5 tuần.

Nếu cho rằng những giáo dân đang tụ tập cầu nguyện bất hợp pháp kia không phải/không còn là nhân dân nữa, thì chí ít cũng phải đưa vào loại tin “vụ án”, “hình sự” như các báo đã từng làm, và làm rất có nghề, về các loại tội phạm.

Vậy mà, các báo đều im hơi lặng tiếng.

Một “sự im lặng đáng sợ”.

Sự im lặng này cho thấy Nhà nước rất cân nhắc lợi hại trong các tin do nhà báo đưa. Nhà báo đưa tin phải có lợi cho Nhà nước, đó chính là yêu cầu và ưu tiên số một của Nhà nước đối với nhà báo. Nhược bằng bất lợi, có hại thì phải ngưng ngay.

Lợi ích của Nhà nước, nói một cách chính xác là lợi ích của nhà cầm quyền, nói rõ ràng hơn là của giai cấp thống trị, phải được đưa lên hàng đầu.

Còn sự thật đời sống thì không phải là điều cần bận tâm.

Vì thế, hỡi các nhà báo đang làm việc trong các cơ quan ngôn luận của Nhà nước, hãy xác định cho rõ chức trách của mình:

- nhà báo là người cầm bút phản ánh đời sống?

- nhà báo là người cầm bút viết theo chỉ đạo có lợi cho nhà cầm quyền/ giai cấp thống trị?

Tất nhiên các vị sẽ trả lời dõng dạc: Tôi viết theo luơng tâm. Tôi nhận lệnh từ trái tim. Tôi chỉ có một sự vâng phục duy nhất trước tiếng nói của sự thật.

Nhưng thưa quý vị,

Lương tâm ở đâu, khi quý vị đều thấy rõ- nếu có mặt tại hiện trường, hoặc sẽ khó mà ngờ vực- nếu xem những phút phim quay nóng tại chỗ cảnh giáo dân cầu nguyện trong ôn hòa và cảnh bảo vệ/nhân viên an ninh rượt đánh người. Vậy mà ngòi bút của những nhà báo ANTĐ, HNM, PT-TH HN lẽ nào lại viết hoàn toàn ngược lại.

Trái tim ở đâu, khi quý vị chỉ biết “rung động” trước mệnh lệnh của thủ trưởng cơ quan và lãnh đạo thành phố, còn làm ngơ hoặc không thèm đếm xỉa đến đối tượng còn lại- giáo dân đang cầu nguyện, giáo sĩ đang thỉnh cầu.

Sự thật ở đâu, khi quý vị chỉ nhìn từ một phía- phía của người có quyền, còn nửa kia của sự thật- phía của giáo dân Hà Nội, quý vị đã đối xử với nó như thế nào qua các bài đăng tải ngày 26-1-2008?

Quý “đồng chí” nhà báo, các “đồng chí” đã tiếp cận đời sống như thế nào?

Tôi chỉ là một người đọc báo, không được đào tạo và không làm nghề báo. Nhưng khi nhìn lại mình đã đọc báo như thế nào, cần gì trong những bài báo, tôi đã hình dung công việc của người viết báo.

Đó là người sống gắn với đời, mong muốn thông tin về đời cho bạn đọc, cố gắng tìm hiểu cuộc đời từ nhiều hướng tiếp cận, cốt sao ghi lại trung thực những tin tức nóng hổi của đời sống với những diễn biến đúng thực tế…

Những diễn biến xung quanh sự kiện giáo dân yêu cầu nhà đương cục hoàn trả đất Tòa Khâm sứ cho Giáo Hội đã cho thấy có ba khía cạnh phải đưa tin:

- Quá trình Tòa Tổng Giám mục Hà Nội đệ đạt nguyện vọng.

- Quá trình giáo dân bày tỏ quan điểm và ước nguyện được nhận lại đất đã bị chiếm bằng việc cầu nguyện bền bỉ trong ôn hòa.

- Quá trình chính quyền Hà Nội xem xét nguyện vọng của giáo dân và hàng giáo phẩm.

Thế mà các nhà báo đưa tin đã chỉ làm một việc mà bất kỳ học sinh tiểu học nào cũng có thể làm trong 60 phút: sao chép công văn của UBND TP Hà Nội gửi Tòa TGM Hà Nội. Nếu có gia công cho đúng mẫu văn bản báo chí, ra vẻ làm báo, theo thể thức một bài báo, cho có sự khác biệt với văn bản hành chánh-công vụ, thì chỉ cần thêm vài tiểu tiết- như mấy ngày qua có báo đã làm- ví dụ: Theo nguồn tin riêng của báo…

Đến đây có thể thấy nghiệp vụ báo chí của các phóng viên ăn lương Nhà nước thực thi triệt để mẫu hình thống nhất của thể chế công vụ:

- sự thống nhất về ý chí, tinh thần và hình thức thể hiện của các cơ quan Nhà nước- ở đây là cơ quan chính quyền Hà Nội và cơ quan báo chí (một bên viết công văn, bên kia sao lại làm bài báo).

- sự thống nhất về mục tiêu: mọi cơ quan Nhà nước phải chăm lo bảo vệ và củng cố quyền lực chính trị (do đó báo chí- một cơ quan nhà nước- phải nhất mực bảo vệ mọi ý kiến, quan điểm, quyết định của nhà cầm quyền, không thể thông tin nhiều chiều, không thể phản biện Nhà nước nếu có xuất hiện sự mâu thuẫn, xung đột, dị biệt giữa Nhà nước/kẻ cầm quyền và các bộ phận khác trong cơ cấu xã hội).

Như vậy con đường tiếp cận với các nguồn tin đều xuất phát từ ý muốn của lãnh đạo, kẻ cầm quyền. Không thể đưa tin nếu tin sẽ đưa chưa đúng ý hoặc không hài lòng lãnh đạo. Không thể viết bài nếu lãnh đạo chưa bật đèn xanh.

Báo không thể có quan điểm riêng khi lãnh đạo đã phát biểu, đặc biệt đối với những vấn đề “nhạy cảm” như tôn giáo. Đề tài tôn giáo bấy lâu nay được mặc nhiên xếp vào loại “cấm kỵ”, không có chỗ thảo luận, phản biện. Nhà cầm quyền giành cho mình quyền phát biểu và ý kiến của họ được coi là chân lý, không thể nói khác, không thể đảo ngược. Sự có mặt trên diễn đàn tôn giáo của các nhà nghiên cứu, hoạt động đoàn thể (Quốc Hội, Mặt trận Tổ Quốc, Ủy ban Đoàn kết Công giáo…) chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, trang trí cho có vẻ tự do.

Tính chất độc tài và thủ tiêu tự do ngôn luận được lộ rõ trong trường hợp này.

Làm sao các báo ở thủ đô có thể nói khác quan điểm với bà Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội về vấn đề đất đai và về những việc khác của Công giáo Hà Nội?!

Dù chỉ là một bà phó chủ tịch của một địa phương nhưng cũng đủ uy quyền có thể sai khiến cả một đội quân cầm bút đang chịu sự quản lý của Nhà nước địa phương.

Tuy nhiên tôi vẫn giữ lòng tin vào “thiên lương” của các nhà báo chân chính.

Bởi vì, trong bao nhiêu năm tháng phải sống và viết trong một điều kiện và hoàn cảnh mất tự do, chịu sự lãnh đạo, kiểm soát tư tưởng ngặt nghèo, nhiều tờ báo và không ít ngòi bút đã dũng cảm đương đầu với bạo quyền, đã khôn ngoan và đầy biến báo linh hoạt, đã rất mưu lược khi tìm cách viết bài, đưa tin, phanh phui nhiều sự việc động trời, khơi lên cho độc giả khát vọng sự thật, nuôi dưỡng niềm tin vào công lý của nhân dân. Tôi thực lòng tri ân các nhà báo can trường và tài giỏi này.

Chính các vị, những nhà báo can trường, đã cho thấy một sự thật hiển nhiên: khi đã được tình yêu và lòng tin vào Sự thật và Công lý thúc đẩy, thì không gì có thể bẻ cong ngòi bút, không sức mạnh nào có thể làm cho sự thật bị xuyên tạc trong những dòng chữ mạnh mẽ của nhà báo.

Do đó, thưa các công chức làm báo, mỗi khi cầm bút, ngồi trước trang giấy trắng/màn hình còn trống trơn, các vị hãy nhìn ngòi bút/bàn phím của mình. Ngòi bút không thẳng khi người cầm bút chưa thể nhìn thẳng. Bàn phím không ngay hàng thẳng lối khi tư tưởng, ý nghĩ còn nhuốm nỗi sợ kẻ quyền uy.

Các vị cũng đừng quên, bao lâu chưa thể làm nhà báo tự do, còn phải nhận lương từ ngân sách Nhà nước, sống thân phận công chức, các vị chớ quên đồng tiền trả lương cho mình là từ tiền đóng thuế của nhân dân. Hãy làm việc, viết lách cho xứng đáng với đồng tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân, đừng thêm rồng vẽ rắn vào bài viết cho đẹp lòng lãnh đạo.

Đến đây, tôi nhớ nhà văn Nguyễn Minh Châu quá cố. Năm xưa, lúc sinh thời, nhà văn viết một bài báo lẫy lừng, đánh dấu sự khởi đầu của thời kì đổi mới văn học cũng đồng thời đổi mới đất nước. Nhan đề của bài báo là:

HÃY ĐỌC LỜI AI ĐIẾU CHO MỘT NỀN VĂN NGHỆ MINH HỌA.

Xin mượn ý và chữ nghĩa của Nguyễn Minh Châu để nói với những nhà báo chân chính và cả những nhà báo chưa thể sống chân chính của nước ta, nhân sự kiện các báo An Ninh Thủ Đô, Hà Nội Mới, Đài PT-TH Hà Nội ngày 26/1/2008 đưa tin sai sự thật về Cuộc cầu nguyện của giáo dân Hà Nội tại Tòa Khâm Sứ ngày 25/1/2008, rằng:

HÃY ĐỌC LỜI AI ĐIẾU CHO MỘT NỀN BÁO CHÍ TAY SAI, BẺ CONG NGÒI BÚT.
 
Lời chân tình gửi đến Bà PCT UBND Thành phố Hà Nội
Nguyễn Thái Bình
10:18 31/01/2008
LỜI CHÂN TÌNH GỞI ĐẾN BÀ PCT. UBND. TP HÀ NỘI

Trong bài viết trước đây, với tựa đề: Thủ Tướng cần có quyết định chủ động trong lúc này, tôi cũng có phần nào đó chưa dám khẳng định là Thủ Tướng có quyền để giải quyết rốt ráo. Nhưng tôi cũng nêu lên như là sự góp ý xây dựng của mình và để tìm thêm sự khẳng định từ những người khác. Nay thì đã rõ như khẳng định của tác giả “Thợ Gặt” là Thủ Tướng cũng không có thực quyền, mà là “Người khác”. Có lẽ quyền hạn của Thủ Tướng, Chủ Tịch và Tổng Bí Thư chủ yếu là lãnh vực đối ngoại. Còn trong nước thì chỉ có ý kiến chỉ đạo, còn thực hiện thì tùy thuộc phần lớn ở mỗi địa phương. Có điều chắc chắn là cuộc viếng thăm của Thủ Tướng vào ngày 31/1272007 vừa qua có thể là có 1 ý nghĩa nào đó nhưng không có hiệu quả. Tôi không bàn luận gì thêm, phần này xin rộng đường dư luận.

Với những sự kiện xảy ra đã hơn 1 tháng và nhất là sự kiện lịch sử nổi bật từ ngày 25/1/2008 cho đến nay, bản thân tôi xin có đôi lời chân tình gởi đến Bà Ngô Thị Thanh Hằng PCT. UBND. TPHN như sau:

Trước hết phải cám ơn Bà về sự quan tâm và nhiệt tình trong giải quyết vụ việc suốt thời gian qua, tuy rằng khả năng của Bà cũng có những hạn chế nhất định.

Kế đến xin thưa với Bà rằng không thể nào nói là Bà không có những sai lầm đáng tiếc. Những ý kiến ở đây chỉ nhằm xây dựng và cùng nhau tìm cách gỡ rối, vì thế xin đừng hiểu lầm là có ý nào khác và nếu có gì cũng xin Bà và các bên có liên quan lượng thứ và chỉ bảo cho.

Điểm đáng tiếc lớn nhất theo tôi là sự lẫn lộn trong Trách Nhiệm chuyên nghành.

Sở dĩ tôi nói vậy là vì khi xảy ra việc thắp nến cầu nguyện để mong Chính quyền các cấp quan tâm đến nguyện vọng của người dân đã đề đạt từ rất nhiều năm nay nhưng không có câu trả lời, trái lại các nhân viên nhà nước trong vụ này không biết thừa hành lệnh của ai đã tự động đến tháo dỡ căn nhà và biến thành bãi gởi xe. Đó là nguyên nhân khiến người giáo dân phải thắp nến cầu nguyện.

Bà PCT phụ trách văn xã, vì thế sự việc đòi Bà phải có hướng giải quyết.

Sụ khởi động của Bà đã có phần trễ, vì khởi sự sau cuộc viếng thăm của Thủ Tướng. Nhưng cũng không đáng trách vì Bà cũng cần quan sát tinh hình trước khi có hướng giải quyết sự việc.

Nhưng tiếp theo sau là 2 sai lầm nghiêm trọng được thể hiện qua 2 công văn của Bà.

Hai sai lầm kế tiếp đó là đưa đài THHN, 2 tờ báo vào cuộc và đòi khởi tố vụ án hình sự.

Điểm đáng tiếc gần đây như mọi người đã biết trong chuyến viếng thăm chúc Tết của Đức Tổng Giám Mục và đại diện các linh mục thuộc TGPHN.

Kể ra không phải để trách Bà, vì cư trách cứ lẫn nhau cung không giải quyết được vấn đề mà chỉ làm cho thêm rối tung lên.

Như trên tôi có nói là Bà đã có sự lẫn lộn trong nghiệp vụ chuyên môn, vì sự việc lúc đầu xem ra là thuộc phần vụ văn xã của Bà, nhưng Bà cần xem nguyên nhân nào đã dẫn đến sự việc. Đây là điểm tôi lưu ý để từ đây chúng ta có thể cùng tìm ra hướng giải quyết thỏa đáng. Riêng phần Bà cũng có thể đón Năm Mới cách thoải mái hơn.

Nguyên nhân chính là KHU ĐẤT và CĂN NHÀ, cùng với hậu quả của những người nắm quyền trước Bà từ rất lâu. Bà là PCTVX, phần vụ của Bà theo như hiểu biết của tôi thì không thể giải quyết được sự việc. Nhưng trách nhiệm chính là PCT phụ trách về kinh tế cùng với Sở Nhà đất và xây dựng TPHN. Hơn nữa các văn bản mà Bà đã ra rõ ràng cũng đã vượt quá trách nhiệm và quyền hạn vì Bà không phải là Thẩm Phán để có thể đưa ra lời kết Tội người khác.

Bây giờ cũng chưa muộn nếu Bà làm đúng theo Chức Vụ của Bà là trình bày bằng văn bản nguyện vọng của Tòa Tổng Giám Mục và toàn thể giáo dân Hà nội đến các nơi có “trách nhiệm chính yếu” cùng những bên có liên quan. Đồng thời Bà sẽ làm đúng Trách Nhiệm của Bà hơn nữa khi trực tiếp mở ra cuộc gặp gỡ đối thoại của Ba Bên làm tiền đề cho các giai đoạn kế tiếp. Xin Bà cố gắng làm ngay trong những ngày cuối năm này chứ đừng chờ đầu Năm Mới sẽ không tốt cho tất cả mọi người. Vì mọi người đều biết rằng những người giáo dân đến Nhà Thờ hoàn toàn tự nguyện. Không ai có thể bắt buột được họ. Vì thế không nên cứ nại vào việc Giáo Dân rất nghe lời Các Chủ Chăn để rồi cho là có sự kích động từ phía giáo sĩ. Rồi lại cứ khăng khăng muốn là Đức Tổng Giám Mục khuyên họ trở về nhà. Những người giáo dân “họ biết cần phải làm gì”. Vâng Lời trong Giáo Hội Công Giáo không có nghĩa “là cứ bảo sao làm vậy” như nhà nước vẫn hiểu và tuyên truyền trong khắp cùng các đảng viên và quần chúng. Vâng Lời trong Giáo Hội Công Giáo có nghĩa là “cái không làm được thì nói không” “mọi người vâng lời trong sự thật” . Hy vọng từ đây chính quyền các cấp nên hiểu rõ và đúng hơn (cũng như các báo đài nên dựng tuồng cho ra vẻ thật một chút. Chứ nếu bảo là “Họ” đang hành hạ các con chiên của Chúa.. .. thì chính những người không Công Giáo cũng phát hiện ra và biết là cần phải hiểu chữ HỌ mà báo đài đã dùng cần hiểu ngược lại). Những người đưa ra luận cứ này theo tôi thì họ đang đổ trách nhiệm cho người khác. Phần họ chỉ là tới cuối tháng thì lãnh lương. Các Thánh Tử Đạo VN rõ ràng là chỉ một thân một mình, trước cái sống và cái chết nào có ai có thể khích động hay bắt buột được các Ngài. Các Ngài sẵn sàng chịu Nhà Cầm Quyền mang đi giết mà không oán hận hay than trách vì Các Ngài chọn “sống theo sự thật”. Một điều mà trước đây người VN chúng ta chỉ đọc thấy trên sách vở và theo lời chứng của người này người khác thì nay tất cả mọi người đều có thể chứng kiến tận mắt.

Nói vậy để thấy rằng cái nút có tháo gỡ được hay không là tùy thuộc nơi cách hành xử của các cấp chính quyền trong lúc này.

Giờ đã đến lúc cho thấy là cách “hành xừ theo thói thế gian” đã không hiệu quả thì khôn ngoan hơn hết trong lúc này là “hành xử theo Sự Thật và Công Lý”. Cả Thế Giới đang theo dõi đến thót tim. Và giờ thì đến Tổng Thống và Quốc Hội Mỹ cũng rất quan tâm. Cho thấy hậu quả cách hành xử rất đáng tiếc vừa qua là như thế nào. Cũng mong sao Bài Học này không chỉ cho hôm nay mà còn cho chính việc cải cách hành chánh và lề lối làm việc của Chính Quyền tại Việt Nam có sự cải thiện toàn diện, không còn gây nên biết bao oan khuất cho người dân, như có nhiều người vẫn nói với nhau là: Ở trong tay nhà nước thì không phải Tội cũng thành có Tội!

Theo những gì đã nói ở trên thì đúng như Các Cụ xưa thường nói: “sai một ly đi một dặm!” Và Bà đang trở thành nạn nhân gánh đỡ cho “việc không chu toàn trách vụ” của những người có trách nhiệm và có thẩm quyền chính yếu. Tôi xin cụ thể hơn để Bà thấy rõ:

Trước tiên là trách nhiệm của PCT phụ trách về kinh tế cùng với Sở Nhà đất và xây dựng.

Kế đến, UBND và Công an của Quận và Phường nơi xảy ra vụ việc cũng không thể đùn đẩy cho Bà. Nếu những Cán Bộ này làm đúng trách nhiệm thì họ phải là những người trước tiên chịu trách nhiệm về vụ việc xẩy ra 25/1 vừa qua, vì đã không giữ an toàn cho giáo dân về tham dự Thánh lễ mừng thọ của Đức Hồng Y. Hơn nữa hôm đó rất quan trọng vì khách mời có cả Đại Diện của Ngoại Giao và Đại Sứ Quán của các nước khác đang đóng tại Hà Nội. Như vậy là điều tắc trách. Khi xảy ra việc Nhân Viên nhà nước bên trong sân rượt đánh người dân vào dâng hoa cho Đức Mẹ (trong khi cổng khóa chặt) lại càng đáng trách hơn. Không lẽ Công an không thể “leo rào vào” để ngăn cản Nhân Viên nhà nước đang đánh người bên trong hay sao? Nghiệp vụ Công an không lẽ không có dạy leo rào. Tôi xem phim thấy cảnh sát leo rào ầm ầm để cứu người, để phá án. Hơn nữa nếu nhân viên nhà nước bên trong bị đánh mà Công an bên ngoài lại làm ngơ. Việc này nghe không được. Hay những người bên trong cũng là Công An thường phục? Có đầy đủ hình ảnh và cả Video rất rõ ràng cho cả thế giới chứng kiến nay lại đổ cho người dân là đánh người của nhà nước do các linh mục xúi giục??? Và giả sử, hôm đó có vị ngoại giao hay đại sứ nào đến dự mà bị hành hung thì cũng đổ cho TGM???

Trong khi đó thật đáng hoan nghênh vì Quân đội đã từ chối tham gia hành động tội ác nhắm vào những người giáo dân yếu đuối chỉ đáp trả bằng lời cầu nguyện với những cử chỉ Hòa Bình. Và cũng thật đáng hoan nghênh lệnh ngưng hành động cho công an vào “giờ G” của Ông Thứ trưởng Công an vừa về kịp lúc.

Cứ theo sự thường mà nghĩ, thì quân đội và công an cũng còn phải cẩn thận, họ cũng không dại gì để cứ nai lưng đem sức ra giữ giùm những khoản ăn chia hàng tháng của những người đang lợi dụng chức vụ trong chính quyền giờ đây có nguy cơ mất trắng chạy đến ra lệnh cho họ!

Nay nếu những người có trách nhiệm trong chính quyền các cấp muốn đổ trách nhiệm cho Bà và những người vô tội trong cái gọi là “khởo tố hình sự” như Công an quận Hoàn Kiếm đã tiến hành thì tôi thiết nghĩ những hành động này sẽ còn làm cho sự việc diễn tiến tồi tệ hơn. Tư thế của các cấp chính quyền hiện nay rõ ràng không chỉ lúng túng mà còn bị động. Nếu càng cử động thì sợ sẽ càng bị động hơn và càng không thể lấy lại được sĩ diện như Nhà Nuớc vẫn mong muốn. Mấy ngày này đây thì cả thế giới đã hướng hết về Việt Nam. Vì thế một lần nữa xin được đề nghị cách chân tình với Bà PCT như đã nói ở trên khi hãy còn kịp để thế giới không phải nhìn thấy Chính Quyền Việt Nam đang đày ải Dân Mình trong mưa gió và cái rét thấu xương của mùa đông đang diễn ra rất khắc nghiệt, cũng không phải chứng kiến “bản án” nào đó rơi xuống cho những người vô tội.

Bà cũng là một Người Mẹ trong một gia đình thì chắc hẳn Bà cũng hiểu khi con khóc là có phần lỗi của Người Mẹ đã chăm sóc không chu đáo đến nỗi con phải khóc thay vì ngon giấc (chữ Mẹ này không chỉ riêng Bà mà cho tất cả những ai đang hành quyền trên mọi người dân trong xã hội vì chúng ta vẫn nói: Dân như Con và Quan như Phụ Mẫu). Bà cũng là một Người Mẹ trong một gia đình thì mọi người cũng có hy vọng Bà sẽ thực hiện quyền bính của mình trong sự khôn ngoan, khéo léo và đầy “tình người”. Kính chúc Bà sức khỏe và bình an!

Nhân đây con cũng xin được hiệp thông với Đức Tổng Giám Mục, Quý Linh Mục, Quý Tu sĩ và toàn thể Cộng đoàn Dân Chúa trong Tổng Giáo Phận Hà Nội, cách riêng tại Tòa Khâm Sứ cùng với giáo xứ Thái Hà và Hà Đông, trong lời cầu nguyện, trong những khốn khó đang trải qua.

Vài dòng thơ sau đây như câu trả lời cho mọi người đang thắc mắc tại sao người giáo dân Hà Nội nói riêng và người Công Giáo nói chung vẫn đang bình thản trước và sau giờ G.

XIN NGUYỆN

Xin nguyện làm Ngọn Nến,
Hao tổn chẳng nệ hà.
Chỉ mong được góp sức
Thắp sáng ánh Công Minh!

Xin nguyện làm Ánh Lửa
Thắp sáng vạn lòng sầu,
Nói thay lời Cầu Khẩn
Của vạn tiếng Than Oan!

Xin nguyện làm Bông Hoa,
Nêu cao lòng Thanh Sạch.
Giúp đời khơi trong lại
Mạch Sống của Nhân Tâm!

Xin nguyện làm Nước Trong
Khơi dòng mạch tuôn trào,
Giúp tìm về Nguồn Sống
Trong Hạnh Phúc An Vui!

Xin nguyện làm Tia Nắng
Gieo trong sớm ban mai,
Nắng Hồng xua Đêm Tối
Chân Lý thắng Tâm Tà.

Xin nguyện làm Ngọn Gió
Xua tan những Oi Nồng,
Cho bền Tâm sáng Trí
Muôn Thế Hệ mai sau!

Xin nguyện làm Chứng Nhân
Đỡ nâng vạn Lòng Thành.
Cho Tình Yêu tìm được
Lời đáp trả Tin Yêu!

Xin nguyện làm Lời Ca
Hát vang Khúc Ngàn Trùng,
Đây Bài Ca Chiến Thắng
Không khuất phục Cường Gian!

(một độc giả từ Sài Gòn)
 
Tòa Thánh gửi thư cho Đức TGM Hà Nội tỏ mối quan tâm sâu sắc
VietCatholic
10:20 31/01/2008

Phủ Quốc Vụ Khanh
Số 915/08/RS/FAX

Vatican, ngày 30 tháng giêng năm 2008

Kính gởi
Ðức Cha Giuse NGÔ QUANG KIỆT
Tổng Giám Mục Hà Nội
HÀ NỘI

Kính thưa Ðức Cha,

Phủ Quốc Vụ Khanh rất chú ý và quan tâm theo dõi những biến cố, trong những ngày vừa qua tại Hà Nội, liên quan đến những căng thẳng giữa Tổng Giáo Phận Của Ðức Cha và Chính Quyền sở tại về vấn đề quyền sở hữu và quyền xử dụng tòa nhà kế cạnh tòa giám mục, nơi mà, trong nhiều năm, đã là nơi làm việc của Tòa Khâm sứ Tòa Thánh ở Việt Nam.

Tôi tràn đầy thán phục lòng quí mến nhiệt tình và sự gắn bó sâu xa của hàng ngàn giáo dân với Giáo Hội và với Tòa Thánh vì họ đã liên tục biểu lộ bằng cách hòa nhã tụ họp nhau lại để cầu nguyện trước tòa nhà này, nơi đã trở thành một biểu tượng, để xin cho Các Cấp Lãng Ðạo Dân Sự được biết xét đến những khẩn thiết của cộng đoàn công giáo.

Nhưng, đàng khác, sự kiện mà những cuộc tụ họp như vậy cứ tiếp diễn không khỏi gây ra những lo lắng, bởi vì, như đã thường xẩy ra trong những trướng hợp tương tự, có thể có nguy hiểm thực sự là người ta sẽ không kiểm soát được tình thế, khiến nó có thể biến thành biểu tình bạo ngôn hay bạo lực.

Bởi vậy, nhân danh Ðức Thánh Cha, luôn luôn được thông tin về diễn biến của tình thế, tôi xin Ðức Cha can thiệp để người ta tránh những thái cử có thể gây xáo trộn trật tự công cộng mà có thể trở về trạng thái bình thường. Và như vậy, trong một bầu khí trang nghiêm hơn, có thể lại tiếp tục đối thoại được với Chính Quyền, hầu tìm được một giải pháp thích ứng cho vấn đề tế nhị này.

Tôi xin cam đoan với Ðức Cha rằng về phần minh, Tòa Thánh, đã luôn làm như vậy, sẽ không bỏ lỡ việc giải thích cho Chính Phủ của quê hương Ðức Cha, những nguyện vọng chính đáng của người công giáo việt nam.

Xin cám ơn sự cộng tác của Ðức Cha và Xin Ðức Cha nhận nơi đây lòng chân thành của tôi.

Hồng Y Tarcisio BERTONE
(đã ký)
Ký tên Hồng Y Tarcisio Bertone,
Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh
 
Ý kiến độc giả: Xin hãy sống thật với chính mình và với con cái của chính mình
Phạm Văn Trung
12:19 31/01/2008
Ý kiến độc giả: Xin hãy sống thật với chính mình và với con cái của chính mình

Xin VietCatholic cho tôi, một người ở TP.HCM, có vài lời phát biểu với các vị biên tập của báo Hà Nội Mới, báo An Ninh Thủ Đô, đài truyền hình Hà Nội.Tôi đã theo dõi việc Tòa Khâm Sứ từ những ngày đầu, trên nhiều trang Web khác nhau: không chỉ VietCatholic mà còn Google Catholic, cả các trang của Giáo Hội Phật Giáo, các blogs cá nhân….với rất nhiều ý kiến kác nhau và cả những cảm xúc, ngôn từ, lời lẽ, … từ nóng nảy phản đối, cay cú chửi bới, ganh ghét thóa mạ, đến đồng tình ủng hộ, động viên khu ến khích… Tôi không lấy làm lạ về các chuyện đó, vì làm sao trước một ấn đề mà ai ai cũng có chung một cách nhìn duy nhất được?... Nhưng dù có khác về cách nhìn nhận vấn đề, thì điều mà mọi người cần phải có: đó là tôn trọng sự kiện đúng như chúng là, đúng như chúng đã xảy ra, không được bóp méo sự kiện, vì làm như thế là gian trá, lươn lẹo, lừa đảo và nhất là vô lương tâm.

Chính vì thế tôi không đồng tình với những thông tin sai lệch mà báo Hà Nội Mới, báo An Ninh Thủ Đô, đ i truyền hình Hà Nội đăng tải về những việc liên quan đến Tòa Tổng Giám Mục và bà con giáo dân Hà Nội, là những người đang ôn hòa cầu nguyện một cách hoàn toàn tự nguyện cho những gì là sự thật.

Tôi tha thiết đề nghị các biên tập viên của báo Hà Nội Mới, báo An Ninh Thủ Đô, đài truyền hình Hà Nội sử dụng cây bút của mình có lương tâm đi tìm lẽ phải, có trách nhiệm trước độc giả của thời đại thông tin bùng nổ, của thời đại toàn cầu hóa, vì một chuyện cỏn con ở bên nửa kia trái đất vừa xảy ra chưa lâu thì bên nửa này đã có thể biết rõ ràng rồi.

Xin quí vị đừng tự bịt mắt bịt tai của chính mình! Đừng tự huyễn hoặc mình rồi cố giết chết lương tâm của chính mình để nói ra những điều sai trái. Tôi nghĩ, chính con cái của quí vị là những người đầ u tiên lãnh những hậu quả khó lường, về những sự dối trá đó, trong chính gia đình của quí vị.

Hãy đi đến tận nơi, hãy hỏi thăm từng người đang cầu nguyện tại Tòa Khâm Sứ, hãy quan sát thật kỹ, hãy ghi âm, hãy ghi hình: bị bắt buộc bằng cách nào, áp lực nào, vũ khí nào, đe dọa nào... mà sao người ta cầu nguyện tự tin, sốt sắng, thành tâm, lâu dài, đoàn kết, nhiệt tình đến thế? Nếu bị bắt buộc, với ngần ấy người, họ lại không hề có một động thái nào vùng lên à? Đức Giám Mục Nguyễn văn Sang cũng bị bắt buộc và bị chia phiên phải cầu nguyện sao? Mà Ngài là ai, đã làm gì tốt lành cho công việc này thì hẳn Quí vị phải biết rồi! Còn vị đại diện của sứ quán Hoa Kỳ cũng đến đó cầu nguyện thì sao? Tôi còn thấy cả hình chụp một thanh niên nước ngòai ngồi đọc kinh rất tự nhiên bên cạnh một cô bạn. Họ cũng bị người Việt chúng ta bắt buộc và phân công sao? Thế thì chúng ta đã có thể điều khi n họ rồi. Quí vị không nhận ra mình đang nói ngược sao? Ngược rồi!

Chính quí vị đang bị bắt buộc bóp chết tâm hồn của chính mình để bẻ cong ngòi bút, trở thành bồi bút cho một lối tư duy một chiều phiếm diện, mưu mô đầy ác ý.

Xin hãy dừng bút ngay lại, hãy sống thật với chính mình và với con cái của chính mình. Và hãy nghĩ đến ông bà tổ tiên của quí vị đang linh thiêng trên bàn thờ, đang cầu mong quí vị sống thật là người, mọi nơi mọi lúc, nhất là trong dịp Tết truyền thống đầy tình tự dân tộc này.

Tôi còn có thể tin vào lương tâm của quí vị được không? Mong thay!

(Saigòn ngày 31.1.2008)
 
Thư của GX Việt Nam St Patrick tại San Jose mời tham dự buổi cầu nguyện cho giáo phận Hà Nội
GX Việt Nam San Jose
14:53 31/01/2008
 
Thư ngỏ gửi Ông ''giáo gian'' Phùng Nhân Quốc
J.B. Nguyễn Hữu Vinh
15:33 31/01/2008
THƯ NGỎ GỬI ÔNG “GIÁO GIAN” PHÙNG NHÂN QUỐC

Thưa ông Phùng Nhân Quốc (nếu có)

Tôi viết lá thư này gửi đến ông, nếu có một ông Phùng Nhân Quốc nào đó, hoặc gửi đến tác giả bức thư mang tên “Giáo dân Phùng Nhân Quốc”.

Vì phương tiện truyền thông Nhà nước được “sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng” thì chắc là không thể nói sai (?!) nên tôi vẫn cứ tạm tin là có một ông Phùng Nhân Quốc nào đó để tiện trao đổi qua lá thư này, ngõ hầu chúng ta nói được với nhau những điều còn chưa hiểu.

Tôi cũng xin được giới thiệu là một giáo dân, cùng sống ở Hà Nội, nên muốn trao đổi với ông vài dòng qua bài viết của ông. Hi vọng rằng bức thư này cũng được đăng trên các đài, báo ở Việt Nam, để thực hiện điều mà ông Tổng Bí thư Đảng CS đã nói từ lâu là “Chấp nhận sự khác biệt”, ít nhất là trong tranh luận.

Đọc bài viết ông gửi đến các báo, đài Nhà nước, tôi cảm thấy vui, vui vì lần đầu tiên, một “giáo dân Hà Nội” được cơ hội lên tiếng trên phương tiện truyền thông nhà nước về vụ đất đai, tài sản ở 42 Nhà Chung, mà người Công giáo Hà Nội và cả thế giới gọi chung là Khu vực Tòa Khâm sứ. Vui, vì dù sao, các phương tiện thông tin đại chúng Việt Nam đã lên tiếng để nhắc nhở mọi người Việt Nam rằng: Đang có một sự kiện trong xã hội Việt Nam đáng quan tâm hơn việc xe cán chó, việc Tổng thống Mỹ hé lộ chuyện nghiện rượu, chuyện các “đồng chí” Trung Quốc ngày hôm nay làm gì, chuyện cán bộ mua dâm trẻ vị thành niên bị bắt…

Đó là chuyện hàng ngàn giáo dân Việt Nam, công dân Việt Nam, đồng loại của mình đang ngày đêm chịu vất vả gió sương rét mướt để tập trung về Tòa Khâm sứ cầu nguyện, nói lên nguyện vọng của mình là: “Xin lại” Tòa Khâm sứ - Nơi người Công giáo Việt Nam xem như là một vùng đất Thánh - đã bị chiếm đoạt từ lâu mà họ cho rằng sự chiếm đoạt đó không có cơ sở pháp lý.

Thưa ông,

Chuyện Tòa Khâm sứ xảy ra không phải đến ngày ông lên tiếng trên báo đài Nhà nước mới có, mà đã có cả chục năm nay, với những đơn xin gửi lần này đến lần khác tới Nhà nước. Đặc biệt, những buổi cầu nguyện ôn hòa trong hòa bình của Giáo dân ở Tòa Khâm sứ cũng đã hơn một tháng nay, giữa Thủ đô Hà Nội văn minh, thanh lịch có ngàn năm văn hiến. Trong một nhà nước dân chủ, pháp quyền, ưu việt hàng đầu thế giới với “Nhà nước ta là nhà nước “của dân, do dân và vì dân”, hoạt động báo chí của Nhà nước ta là thực hiện tốt nhất ý chí của nhân dân nhằm xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh”. http://www.tapchicongsan.org.vn/print_preview.asp?Object=4&news_ID=21661314

Trong một nhà nước mà chỉ một đoạn văn như trên, chữ “dân” đã được nhắc đến 6 lần, thì lẽ ra, ông là người dân, chắc không phải đến bây giờ mới được lên tiếng mới đúng.

Còn những người đang cầu nguyện kia, có lẽ họ không phải là người dân, hoặc họ cũng là “dân” nhưng không phải là những người nằm trong cái định nghĩa trên? Vì vậy, đã hơn một tháng nay, họ vẫn âm thầm cầu nguyện, chịu vất vả gió sương, lạnh lẽo nơi màn trời chiếu đất mà báo chí Xã hội Chủ nghĩa đã bỏ quên họ để phó mặc cho… công an?

Nhưng chúng ta chỉ nói về những điều liên quan đến bài viết của ông được Đài, báo của Đảng và Nhà nước hết sức trân trọng đăng nhiều nơi.

Thưa ông,

Đọc đoạn đầu bài viết của ông, tôi đã hơi nghi ngờ về ông khi ông giới thiệu: “Tôi là một giáo dân ở ngay Hà Nội đã chăm chú theo dõi sự kiện này từ mươi hôm nay” . Quả thật là như trên đã nói, sự việc xảy ra ở Tòa Khâm sứ cũ, không phải chỉ mới bắt đầu từ mươi hôm nay, mà đã có một quá trình cả một thế hệ. Những chuyện đó, bất cứ giáo dân nào ở xa xôi đến đâu, cũng đều biết huống chi ông “ là một giáo dân ở ngay Hà Nội” lại còn “chăm chú theo dõi sự kiện này”?

Tiếp theo, ông nói rằng: “một số giáo dân, hầu hết từ các địa phương xa Hà Nội đã tụ tập về 42 Nhà Chung” căng lều, dựng bạt trên đất của Nhà Văn hoá, phòng Văn hoá thông tin và Trung tâm Thể dục thể thao quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bị lợi dụng và kích động, họ đã dùng kìm cộng lực, gậy sắt phá cổng và đánh bị thương một số cán bộ, nhân viên đang làm nhiệm vụ”? thì tôi e rằng nghi ngờ của tôi là có cơ sở, bởi mấy lẽ sau:

Ông “chăm chú theo dõi”, nhưng ông không biết được rằng, đa số những người vẫn đang ngày đêm ngồi bên tượng Đức Mẹ sầu bi, biểu tượng của Giáo hội Việt Nam kia, là những GIÁO DÂN ở Hà Nội. (Xin nhắc lại GIÁO DÂN – không phải giáo gian) và lực lượng công an nhân dân đang canh giữ, theo dõi họ. Tôi cũng không hiểu ông có nằm trong lực lượng đang “chăm chú theo dõi” này không?

Ông nói rằng: “trên đất của Nhà Văn hóa, phòng Văn hóa thông tin quận Hoàn kiếm và Trung tâm thể dục thể thao quận Hoàn Kiếm” thì tôi lại e rằng hoặc ông dốt nát về pháp luật, hoặc ông “giả chết để bắt quạ” theo cách nói của dân gian. Nếu ông nghe được lời ông Doanh, trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, thì đất đai không có của ai hết, mà là đất đai là sở hữu của toàn dân. Vậy thì đây không thể là đất của Nhà Văn hóa hay cơ quan nào ông liệt kê trên.

Có lẽ vì dốt nát về pháp luật, hay bị căn bệnh nói lấy được, nên có một điều ông đã không nhắc tới, đó là QUYỀN SỬ DỤNG đất này, xưa nay, vẫn thuộc Tòa Tổng Giám mục Hà Nội từ trước khi có cái Nhà nước này. Việc các cơ quan trên nhảy vào chiếm giữ, sử dụng mà không có văn bản pháp lý có hiệu lực, không có cơ sở pháp lý, thì đều là bất hợp pháp.

Bởi mảnh đất và tài sản đó chưa được bán, chưa được cho, tặng, biếu hay bất cứ hình thức chuyển nhượng nào. Vấn đề này, đơn giản để xác định thôi, bên Giáo hội đã có văn bản chứng minh là của mình. Vậy các cơ quan này, hay nhà nước thử chứng minh xem sao? Có khó gì đâu chuyện đó mà để thành rắc rối?

Tôi cũng nghi ngờ hơn, khi ông đã nhắc tới quyền sử dụng đất, nhưng lại không nói rõ, ai là người có quyền sử dụng đất đó đúng pháp luật?

Quả là tôi cũng giật mình khi đọc những hàng chữ này của ông: “Mặt khác, mảnh đất ở 42 Nhà Chung từ năm 1960 đã được các chức sắc đứng đầu Toà Giám mục tự nguyện bàn giao cho chính quyền Hà Nội quản lý”?

Vì vậy tôi đã tìm xem các thông tin về vấn đề này thực hư ra sao? Trên các báo của Nhà nước, có nói “sau khi đã tìm hiểu”? rằng: “ngày 24-11-1961, linh mục Nguyễn Tùng Cương (đại diện quản lý) đã bàn giao cơ sở nhà đất 40a, nay là số nhà 42 phố Nhà Chung để Nhà nước thống nhất quản lý”? Nếu ông là giáo dân, chắc ông hiểu rằng: Đứng đầu Tòa Giám mục, không ai khác mà phải là Giám mục. Vậy linh mục Nguyễn Tùng Cương đã đứng đầu Tòa Giám mục Hà Nội những năm 1960 tự bao giờ?

Thưa ông! Cha ông có câu “Đường đi hay tối, nói dối hay cùng” có lẽ trong cơn lúng túng và hoảng loạn thần hồn nát thần tính, hoặc bị căn bệnh bịa mà không tìm hiểu với ý thức “báo đài Nhà nước đã nói thì dân phải tin” nên ông đã nhầm lẫn ngay cả trong các dữ kiện bịa đặt chăng? Năm 1960, khác với ngày 24-11-1961, linh mục Nguyễn Tùng Cương, khác với người đứng đầu Tòa Giám mục HN.

Mặt khác, không có bất cứ linh mục nào được bán, chuyển, hiến, dâng tài sản của Giáo hội cho bất cứ ai mà hợp pháp. Bởi lẽ về pháp lý, các linh mục không phải là chủ sở hữu tài sản đó. Và Giáo luật không bao giờ cho phép làm điều đó? Xin ông “Giáo dân Hà Nội” hãy đọc một chút Giáo luật đi ông. Điều này để nói lên rằng: Dù linh mục đó có là một linh mục “quốc doanh” đi nữa, thì cũng không có quyền hành để làm việc đó thành công. Huống chi, Linh mục Nguyễn Tùng Cương sau này đã trở thành Giám mục, thì điều ông nói càng không bao giờ có cơ hội là hiện thực.

Cũng đã có người sử dụng cách như trên, để nói rằng: Đất nhà xứ Hà Đông cũng đã được một chánh trương tặng không cho nhà nước. Hài hước thay là những người đẻ ra câu chuyện vui này.

Đến đây, tôi thấy cần phải nói thẳng điều không muốn nói với ông rằng: Với một giáo dân, mà không hiểu được những điều đơn giản đó, thì tôi khẳng định ông đích thị là một GIÁO GIAN hạng xịn, một cái lưỡi mà cứ đổ cơm vào thì nói theo ý chủ mà thôi.

Tôi lấy ví dụ đơn giản nhất cho ông có thể hiểu được vấn đề như sau: Giả sử nhà ông có mấy đứa con, trong đó có một đứa bị nghiện, nó túng bấn khi đã xài hết tiền, một hôm nó bán nhà ông, đất đai của tổ tiên ông, trong khi ông vẫn còn sống nhăn nhở, vợ con ông vẫn chưa chết hết, thì việc mua bán có thành không, thưa ông?

Hoặc nữa, khi nhà ông bị cướp vào, gí dao vào cổ bắt ông viết thư vay nợ, hiến nhà, đưa bút vào tay, súng kề tận mang tai, ông phải ký, thì khi mọi người đến cơ quan công quyền, ông có công nhận rằng chữ ký của ông khi đó có giá trị không?

Nhân câu chuyện pháp lý về ông Chánh trương cho Nhà nước đất nhà xứ, tôi cũng liên hệ với ông một câu chuyện về chính đất nước mình như sau:

Sau khi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chiếm đoạt lãnh thổ đất nước chúng ta là Hoàng Sa, Trường Sa. Những cuộc biểu tình của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam thể hiện lòng yêu nước của mình, đã bị trấn áp, nhiều người đã bị bắt giữ. Chuyện đó cả thế giới cũng đã biết.

Nhưng có một chi tiết rằng: Trên mạng lại xuất hiện rất nhiều hình ảnh một bức Công hàm được cho là của ông Phạm Văn Đồng, ký ngày 14 tháng 9 năm 1958, gửi Tổng lý Trung Quốc, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Trung Quốc về hải phận.

Người ta cho rằng, với văn bản đó, có nghĩa là Hoàng Sa, Trường Sa đã được “bàn giao về Trung Quốc thống nhất quản lý” từ năm 1958? Và đó thực sự mới là chức sắc đứng đầu chính phủ tự nguyện bàn giao cho chính quyền Trung Quốc quản lý?

Vậy tại sao Việt Nam vẫn tuyên bố là của Việt Nam? Trường Sa, Hoàng Sa vẫn là lãnh thổ thiêng liêng của đất nước này, không một thế lực nào bán hay dâng nổi? Điều cơ bản ở đây, là công hàm đó không có giá trị pháp lý về hiệp ước lãnh thổ giữa hai bên, mà nó chỉ chứng minh một thái độ.

Vậy trường hợp Tòa Khâm sứ ở đây có khác gì mấy thí dụ trên chăng? Nếu một linh mục nào đó có thể bàn giao đất đai, tài sản cho Nhà nước? Với cả Giáo hội Công giáo Việt Nam hiện nay, cái văn bản của Linh mục Nguyễn Tùng Cương mà nhà nước đã nói trên, cũng chưa ai thấy mặt ngang mũi dọc nó thế nào, vậy sao ông biết rành rẽ? Hay ông chỉ nói theo Nghị quyết?

Suy nghĩ của riêng tôi ở vấn đề này, là Hoàng Sa, Trường Sa quý hơn hay khu đất Tòa Khâm sứ cũ của Giáo hội Công giáo quý hơn mà hai vấn đề được Nhà nước xử lý ngược nhau đến thế?

Thưa ông,

Quả là tôi thấy ngượng thay, khi ông tự xưng là một Giáo dân “kính Chúa yêu nước” mà đã cố tình bịt tai, nhắm mắt không nhìn những đoạn video, những hình ảnh, đã được cả thế giới biết đến một sự việc diễn ra trước hàng ngàn người trong và ngoài nước, giữa thanh thiên bạch nhật để nói rằng: “đã có một số người hung hăng quậy phá, gây rối trật tự an ninh, nhảy qua hàng rào để xông vào hành hung một số cán bộ phòng văn hoá, dùng gậy đánh bị thương một số người, trong đó có một người bị trọng thương”.

Vụ việc ngày 25 tháng 1 năm 2008 tại Tòa Khâm sứ, đã có quá nhiều hình ảnh, băng video được đưa lên quá đầy đủ trên mạng internet, cả thế giới đã hiểu tường tận vấn đề đâu là nguyên nhân, ai là thủ phạm, nếu ông có thời gian quan tâm vấn đề này mà chưa được xem, mời ông chịu khó nhờ con cháu hàng xóm mở cho ông xem để khỏi bàn luận nhiều.

Đọc đoạn này, tôi không khỏi bật cười về sự nói năng của ông: “Điều thật đáng buồn là trong khi báo chí thông tin kịp thời những ý kiến có trách nhiệm của những người đứng đầu Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và chính quyền Hà Nội, người trong cuộc là Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt không phản ứng gì” . Chắc ông chưa có điều kiện để kiểm tra về cái “kịp thời” đó của báo chí, và ông cũng chưa đọc tờ đơn Khiếu nại của Tòa Tổng Giám mục Việt Nam đã được đưa ra dán đầy cổng Nhà Chung Hà Nội và lưu truyền trong cộng đồng dân chúng? Hay ông cho là Linh mục Gioan Lê Trọng Cung, chánh văn phòng Tòa Tổng Giám mục Hà Nội là người ngoài cuộc?

Bài viết của ông còn đề cập đến những điều khác nữa, như vụ đất đai Thái Hà, Hà Đông… nhưng thiết nghĩ chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để mọi người hiểu được cái bộ mặt thật của ông là ai.

Sự việc trắng đen đã rõ mười mươi không cần nói thêm thì ai cũng hiểu. Nhưng điều cần nói với ông là: Dù là một bút nô, ông cũng nên có một kiến thức logic và một lòng tự trọng tối thiểu để có thể gọi là con người. Dù là một Giu-đa, thì vẫn phải nhớ đến ngày phải treo cổ trước ruộng máu sau khi con Thiên Chúa đã chịu nộp mình để mà tự vấn lương tâm.

Thật tâm mà nói, những dòng viết của ông và những kẻ như ông trên các báo, đài Nhà nước, đã là một thứ cực kỳ nguy hiểm cho chế độ và Nhà nước hiện nay. Nó đã thể hiện một não trạng biến trắng thành đen ngay trên diễn đàn thông tin của Nhà nước. Qua đó, người Công giáo nói riêng, người dân Việt Nam và thế giới nói chung hiểu thế nào về một Nhà nước đã để cho những sự trắng đen thay đổi ngang nhiên trên diễn đàn của mình? Qua đó, ông đã bôi xấu bộ mặt đất nước Việt Nam văn minh, dân chủ và yêu chuộng hòa bình như lời Nhà nước vẫn tự ngợi ca. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà xã hội thông tin đã là hiện thực trên toàn thế giới.

Cũng qua đó, người ta hiểu những “Giáo dân”, những “công dân” đã có tiếng nói trên các diễn đàn Nhà nước lên án Giáo hội và các chức sắc tôn giáo với những lời lẽ xuyên tạc quy kết, kết tội thay các Tòa án như vẫn thường làm là ai.

Chính ông và những người như ông, đã đi ngược lại đường lối của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam trên giấy về đoàn kết dân tộc, tạo nên sức mạnh toàn dân xây dựng đất nước. Chính những điều đó, đã phá hoại tinh thần “kính Chúa, yêu nước của giáo dân đã được Nhà nước công nhận trong những năm tháng qua.

Cũng chính ông và những người như ông, đã đi ngược lại đường lối xây dựng một Nhà nước dân chủ, pháp quyền.

Sự dốt nát nào cũng có giá của nó. Sự dối trá nào cũng có giá của nó. Không thể để sự dối trá ngự trị cuộc sống xã hội chúng ta, nếu muốn xã hội và đất nước đi lên, tiến theo gần thế giới.

Đọc báo Việt Nam hôm nay, có tin thế giới: “Tổng thống Bush và 7 vị lãnh đạo trong chính phủ của ông đã có ít nhất 935 lời tuyên bố sai lệch về Iraq kể từ sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001” , tôi cũng thấy đất nước và Chính phủ Mỹ xấu xa, dối trá.

Nhưng, xem đến bài báo của ông, chỉ trong một bài thôi, đã bao hàm quá nhiều sự dối trá. Vậy nếu tính một giai đoạn dài của một người như ông, một chính phủ, một nhà nước, thì con số đó sẽ là bao nhiêu? Nếu có thời gian, mong ông tính lại điều này.

Chúc ông sang một năm mới bình tĩnh, sáng suốt hơn, có tính nhân bản hơn, lương thiện hơn trong nghề nghiệp kiếm cơm của mình.

Hà Nội, Ngày 1 tháng 2 năm 2008.
 
Văn Nô thiệt... đáng sợ lắm thay!
Hà Long
15:44 31/01/2008
Văn Nô thiệt... đáng sợ lắm thay!

Theo báo Tiền Phong đưa tin ngày 30/01/2008 ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã gặp mặt thân mật các cơ quan báo chí của Trung ương và Hà Nội sáng 29/1. Nơi đây ông khẳng định: „Xử lý quyết liệt những vấn đề gây bức xúc cho nhân dân“. Tờ báo này đưa tin thêm những ưu tư của giới báo chí cộng sản: „Tuy nhiên các nhà báo cũng bày tỏ những trăn trở với lãnh đạo Hà Nội về nhiều vấn đề gây bức xúc nhân dân như: tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, tình trạng quản lý lòng đường, vỉa hè lỏng lẻo, tình trạng rườm rà trong giải quyết thủ tục hành chính; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo còn chưa đáp ứng được mong đợi của nhân dân.“

Không biết ông Bí thư thành ủy lắng nghe thế nào rồi vội vàng „tâng bốc“ đám bồi bút một cú ngoạn mục: “Mỗi bài báo đều thể hiện trách nhiệm và tâm huyết của các nhà báo đối với Hà Nội”. Đoàn tùy tùng vội vàng dùng kịch bản „vũ như cẩn“ đã hơn 50 năm cầm quyền, qua ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP Hà Nội ban phát bằng khen về „lộng kiếng“ cho 10 tập thể, cá nhân của các cơ quan báo chí đã có những đóng góp tích cực trong việc tuyên truyền 5 nhiệm vụ trọng tâm của thành phố năm 2007. Chắc chắn tờ Hà Nội Mới nhận được giấy ban khen to nhất. Thế là cả đám “văn nô“ dạ vâng rồi về chờ đến năm sau diễn trò này lại.

Quá bái phục với lương tâm nhà báo cộng sản! Trơ trẽn! Bởi vậy khi các báo chí quốc tế trích dẫn điều gì của nhà nước Việt Nam phát biểu đều phải „châm“ vào một câu bên cạnh „state media“, hiểu theo dân dã là „nhồi sọ quốc gia“ những tin tức ít khi có thật.

Nhóm văn nô Tiền Phong mới nhận được bằng khen xong trở về nhà tức thì „lật lọng, xảo trá“ ngay những tin tức về Tòa Khâm Sứ với danh người „giáo dân Hà Nội“ tên Phùng Nhân Quốc (Xin xem bức thư phản bác: Thư ngỏ gửi 'giáo gian' Phùng Nhân Quốc) phát biểu những điều tưởng tượng: „Là những giáo dân luôn kính Chúa, yêu nước, chúng tôi thấy chính mình bị xúc phạm khi một số người đã đặt tượng Đức Mẹ và gắn Thánh giá trong khuôn viên 42 Nhà Chung, mà nơi ấy đang là trụ sở của Nhà Văn hóa quận. Có lẽ nào hình ảnh Đức Mẹ luôn được tôn kính và phải đặt tại nơi trang nghiêm thì nay lại được mang đến đặt tại nơi công sở; để rồi mượn cớ hô hào những người nhẹ dạ cả tin dồn về đó thực hiện cái gọi là "cầu nguyện hòa bình".

Đúng là tên giáo gian đại diện cho một nhóm văn nô hạ cấp, cúi cúi dạ dạ. Tên giáo gian này chắc vừa mới nhận được bằng khen „thơm phức“ vội vàng bồi tiếp: „Chúng tôi hoan nghênh những ý kiến chân tình, thẳng thắn của ông Huỳnh Đảm - Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của bà Ngô Thị Thanh Hằng - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội trong cuộc tiếp xúc với Đức Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt.“ (http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=109999&ChannelID=2)

Ông Táo ơi! Sắp đến Tết có khác, bọn văn nô này phải được đảng phát thêm vài giấy ban khen "pháo liên thanh" nữa mới đủ bộ. Chúng nó nổ tưng bừng và lung tung khiến mọi người rát cả tai.

„Chân tình“ đối với nhóm văn nô là gì? Đó là xảo trá, tâng bốc, luồn cúi, tham nhũng, cơ chế gọi dạ bảo vâng, v.v…

Trong cuộc gặp gỡ với Bà Ngô Thị Thanh Hằng, PCT.UBND.TPHN, Đức Tổng Giám Mục Giuse ngô Quang kiệt đã khẳng định rõ ràng trước UBND, ông Phó Chủ tịch MTTQ Thành Phố, ông Trưởng Ban Tôn giáo Thành phố và đông đảo các cán bộ các cơ quan, đại diện của các báo đài của TP Hà Nội và linh mục đoàn Hà Nội rằng: „Phải tôn trọng trật tự kỷ cương nhưng khi con nó khóc thì cha mẹ cũng phải xem đến. Hơn nữa, đối thoại phải bắt đầu bằng việc tôn trọng sự thật, chấm dứt vu cáo và xuyên tạc Toà Giám Mục. Đối thọai phải dựa trên căn bản thực tế và pháp lý. Không nên mệnh lệnh cửa quyền, duy ý chí. Phải biết lắng nghe nhau chứ không phải chỉ có một bên nói. Không thể nào quy trách nhiệm cho một bên, chỉ có nhìn phía mình mà không nhìn phía bên kia thì không thể đối thọai được.“

Khi Bà Phó Chủ tịch đề cập đến chuyện đổi mới, Đức Tổng Giám Mục cũng nói: “Phải đổi mới và đối mới bên ngoài thôi thì chưa được, quan trọng hơn là phải đổi mới con người từ bên trong, từ trong cái đầu, trong tư tưởng.“

Đức Tổng Giám Mục kết thúc rằng: “Ngày xuân nên nói chuyện vui, nhưng vì Bà Phó Chủ tịch đề cập đến vấn đề thì chúng tôi xin có mấy lời như vậy để sau này có các cuộc đối thoại thực sự hữu ích.“

Những lời phá biểu „chân tình“ cho sự thật và công lý như vậy của Đức TGM Ngô Quang Kiệt thì không thấy đám văn nô hiện diện nhắc đến một chữ (http://vietcatholic.net/News/Html/51785.htm). Bọn văn nô chỉ biết „tâng bốc“ đảng là bố mẹ, ngược lại những góp ý „chân tình“ của người dân thì ngòi bút của họ khi đặt xuống viết được một mẫu tự đã bị bẻ quặt lại.

Văn nô thiệt... đáng sợ này, họ biết rằng họ đang giữ thế thượng phong chơi trên sân cỏ với khán giả và có trọng tài riêng của họ. Họ có thể đè bẹp đối phương trong mọi tình huống, tuy nhiên một điều họ không thể thắng được là: tư cách, nhân phẩm và lòng tự trọng. Đó là nỗi lo sợ lớn lao nhất của họ.

Kết thúc tôi lấy lời của một trong số cán bộ (từ Bí thư Đảng ủy đến Chủ tịch, nhân viên UBND phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP HCM, lần lượt nộp đơn từ chức để ra làm cho các công ty kinh doanh trong vòng vài tháng), vừa từ chức „làm quan“ ở phường Nguyễn Cư Trinh không muốn nêu tên, tâm sự với VnExpress ngày 30/1/2008 (http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2008/01/3B9FEEA4/): "Nay tôi biết chia tay hành chính để về làm dân thực sự là phải bắt lại từ đầu sự nghiệp; nhưng đã đến lúc dứt khoát vì cơ chế nhà nước khó mà thay đổi".

Như vậy một lần văn nô cộng sản thì muôn đời mãi là văn nô, nếu không biết chia tay với cơ chế cộng sản què quặt để có thể vươn thẳng ngòi bút của mình lên với đời.

Văn Nô cộng sản thiệt... đáng sợ lắm thay!
 
Sắp có một giải pháp êm thắm về vụ Tòa Khâm Sứ Hà Nội?
VietCatholic
17:02 31/01/2008
Đây là nguồn tin tổng hợp của riêng VietCatholic, không phải là tin chính thức từ phía Giáo hội hay Chính quyền.

LOS ANGELES – Trong 2 ngày qua 30-31/01/2008 đang có những nỗ lực và cũng có thể nói là những áp lực từ nhiều phía để UBND thành phố Hà nội và Tòa Tổng Giám Mục ngồi lại với nhau, tiến tới một giải pháp tốt đẹp cho vụ việc Tòa Khâm Sứ.

Theo nguồn tin riêng của chúng tôi, phía chính quyền Hà nội cũng chỉ mong thoát ra được cái tròng ngày càng xiết chặt, nghĩa là làm sao còn giữ được chút “thể diện”, hay như có người nói trước đây là muốn “biểu hiện quyền uy” của mình.

Không nói ra nhưng chắc rằng đêm nào Đức TGM Hà Nội cũng từ căn phòng của mình nhìn ra sân Tòa Khâm Sứ, đã nghe tiếng hát, tiếng cầu kinh của đàn con đang cầu nguyện dưới trời mưa rét thấu xương. Lòng cha nhân từ nào như Đức Tổng mà không cảm thấy xót xa và đau khổ cho đoàn con đang khẩn khoản cầu xin cho công lý được thể hiện?

Nguồn tin từ một vị sống tại Tòa Giám Mục cho chúng tôi biết: Có mấy lần Đức Tổng gợi ý với một linh mục, đề nghị giáo dân tạm về nhà rồi tìm cách giải quyết sau, hay vào Tòa Giám Mục mà nghỉ chứ ngoài trời lạnh lẽo thì làm sao mà chịu được? Vị linh mục này đưa ra lời đề nghị với một vài giáo dân thì lập tức bị giáo dân phản đối quyết liệt. Họ hết sức bực mình với vị linh mục đó, tưởng rằng đó là ý kiến riêng của linh mục đó muốn đầu hàng vô điều kiện. Nhưng thực ra không phải là như vậy, vị linh mục này chỉ muốn cho dân vào nhà chung ngủ cho khỏi lạnh lẽo mà thôi.

Tuy nhiên, chúng ta hãy nhìn lại một vài sự kiện trong 2 ngày qua thì thấy đang có những biến chuyển và tín hiệu đi tới một giải pháp nào đó, nếu không xẩy ra trước Tết Mậu Tý thì cũng diễn ra vào một thời điểm rất gần trong tương lai.

Ngày 29.1 phái đoàn Tòa Giám Mục Hà nội đã đến chúc Tết UBND thành phố. Theo như tường thuật của báo “Hà Nội Mới” thì “Bà Phó Chủ tịch UBND đã ngỏ lời mong muốn ngài Tổng Giám mục hãy vận động, thuyết phục giáo dân bình tĩnh chấm dứt những hành vi quá khích, sống phúc âm trong lòng dân tộc, cùng với chính quyền giải quyết những khúc mắc, trên cơ sở phát huy dân chủ, đối thoại, tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng pháp luật”.

Cũng cùng trong buổi gặp gỡ này, theo tin chúng tôi nhận được từ Tòa Giám Mục Hà Nội và đã đăng trên VietCatholic, “Đức Tổng Giám Mục đáp lời rằng phải tôn trọng trật tự kỷ cương nhưng khi con nó khóc thì cha mẹ cũng phải xem đến. Hơn nữa, đối thoại phải bắt đầu bằng việc tôn trọng sự thật, chấm dứt vu cáo và xuyên tạc Toà Giám Mục. Đối thọai phải dựa trên căn bản thực tế và pháp lý. Không nên mệnh lệnh cửa quyền, duy ý chí. Phải biết lắng nghe nhau chứ không phải chỉ có một bên nói. Không thể nào quy trách nhiệm cho một bên, chỉ có nhìn phía mình mà không nhìn phía bên kia thì không thể đối thọai được”.

Truớc khi ra về, “Đức Tổng Giám Mục kết thúc rằng: Ngày xuân nên nói chuyện vui, nhưng vì Bà Phó Chủ tịch đề cập đến vấn đề thì chúng tôi xin có mấy lời như vậy để sau này có các cuộc đối thoại thực sự hữu ích

Nguồn tin riêng của chúng tôi cũng cho biết vào ngày 30.1, trong cuộc họp giữa các quan chức chính quyền Thành phố Hà nội, có Ban Tôn giáo và Ban Công an thành phố tham dự, các viên chức đã thảo luận những giải pháp có thể chấm dứt cuộc khủng hoảng. Trong cuộc họp họ chia sẻ và rút kinh nghiệm các sự kiện trong mấy ngày qua. Có người nêu lên rằng: “công văn 673 là một sai lầm về chính trị nhất là đối sách với Công giáo. Chính công văn này đổ thêm dầu vào lửa làm cho tình hình xấu đi vì giáo dân lo nhà nước định trấn áp họ”.

Vị được hỏi ý kiến này còn phát biểu nhận định như sau trong phiên họp: “việc báo chí Hà nội làm rùm beng nói xấu Tòa giám mục và giáo sĩ, giáo dân, tuyên truyền sai sự thật như việc nói chị dân tộc người Mường là giả mạo, nói luật sư Quân cầu tài chạy mau ra để ăn vạ... thì không ai tin và càng nói thì báo chí và Nhà nước càng mất uy tín hơn nữa. Làm thế chỉ là ‘phong thánh’ cho Giáo hội mà thôi, nó không giống như hồi LM Lý chỉ là đơn thương độc mã hành động, không phải là tiếng nói của Giáo hội, thế mà mọi tờ báo khi đó phải có nghĩa vụ viết 2 bài phê bình và phản tác dụng, trái lại còn là cớ cho cơ quan ngôn luận ngoại quốc tung hô lên”.

Trong buổi họp đặc biệt này cũng có người đưa ra giải pháp là định nhờ Ủy Ban Đoàn Kết đứng ra làm trung gian thì có người cho biết ngay là "cái Ủy ban Đoàn kết này có người công giáo nào có ảnh hưởng gì đâu, họ đâu có uy tín mà dùng được! Ủy ban này nói có ai tin đâu!"

Có một số các cuộc đàm thoại khác khá hay mà VietCatholic được nghe kể lại: "Có một vi phó Chủ tịch Mặt trận tôn giáo đưa ra lời nhận định rằng “Đất của người ta lấy bán, rồi đút túi bạc tỉ ai mà chẳng bực!”

Một công an đeo quân hàm đại tá của Bộ tuyên bố: “Đất của người ta, trả lại quách cho xong truyện”.

Hiện nay từ chính quyền trung ương cho tới địa phương, như ai cũng biết, vẫn có hai phe. Phe cấp tiến muốn mềm mỏng nhưng phe bảo thủ muốn cương quyết trấn áp. Riêng Bà Thanh Hằng dính vào vụ này để giải quyết thì lại bất tài, chỉ vì bà bạn thân học cùng lớp với con dâu ông Đỗ Mười nên mới được cất nhắc vào chức vụ này. Bà nghe theo nhóm tham quan nên hai cái "công văn để đời" mà bà đặt bút ký tên vừa qua đã làm chính phủ mất mặt! Quốc tế đang nhìn vào đó để đánh giá nền hành chánh Việt Nam. Cơ quan hành pháp, lập pháp, tòa án nằm cùng trong một số người, công an thuộc UBND thành phố truy tố, UBND thành phố ra luật, rồi cũng chính UBND này ra án lệnh!

Tựu chung, trung ương (thủ tướng Nguyễn tấn Dũng) và một số Bộ muốn giải quyết cho xong để khi Thủ đô ăn Tết, thế giới không còn thấy cái cảnh người Hà nội ngàn năm văn hiến mà phải nằm ngoài trời giá lạnh để ăn Tết!

Những sự kiện sau đây vừa là lý do thúc đẩy vừa là áp lực ngày càng tăng độ buộc hai bên phải đi đến thỏa hiệp.

- Ngày 25.1 vừa qua cả Quân đội và Công an đã từ chối đàn áp giáo dân cầu nguyện khi thời khắc giờ “G” đã tới. Xét thế thì thấy không ai muốn thò tay vào lửa cả.

- Báo chí thế giới đã biết về sự kiện Tòa Khâm Sứ và đang tìm hiểu sâu xa hơn về xã hội và tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Trước đây các nhà báo ngoại quốc chỉ thấy được rằng Chùa chiền, Thánh thất và Nhà thờ có đông người tham dự các nghi lễ tôn giáo và cho đó là đã có tiến bộ về mặt tự do tín ngưỡng. Nhưng sự kiện cả từng ngàn giáo dân Công giáo trong suốt một tháng qua cầu nguyện trong hòa bình dưới thời tiết khắc nghiệt thì diễn biến đó đang đánh thức lương tâm nhân loại. Diễn biến này nói lên 4 điểm quan trọng:

  • - 1/ ở Việt Nam thực sự không có tự do tôn giáo.
  • - 2/ Người Công giáo hiên ngang không sợ sệt đòi lại công lý, dám đứng lên đòi nhân quyền.
  • - 3/ Xã hội Việt Nam còn nhiều bất công, nhất là về mặt chính quyền trưng dụng đất đai của tôn giáo và của dân chúng, nếu kéo dài thì những hồ sơ đấu tố và cướp tài sản từ thời 1945 sẽ được mở lại. Cái chết oan của cả trăm ngàn người được mệnh danh là “cường hào ác bá” sẽ được phanh phui ra.
  • - 4/ Bề mặt xã hội Việt nam đang phát triển phần nào về kinh tế, nhưng bề sâu ở dưới là một xã hội bất an, dân chúng lầm than và nghèo khổ, đang khi các quan chức sống trên xương máu của người dân, và còn nhiều đề tài khác nữa mà báo giới ngọai quốc sẽ có dịp khai thác nhân cơ hội này.
- Các tòa đại sứ ngoại quốc đã nhập cuộc và đang tìm hiểu và làm áp lực với Bộ ngoại giao Việt Nam, đan cử một tỉ dụ vừa xẩy ra mới nhất: Trong vài ngày qua nhân viên của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ đã tới phỏng vấn các cha Dòng ở Thái Hà và đã có nhận được bản tường trình về sự việc ở đây. Một số Tòa Đại Sứ ngoại quốc khác cũng đã tiếp xúc với Tòa Giám Mục và họ cũng đã có những báo cáo riêng của họ.

- Đặc biệt sáng hôm 30.1, Tòa Tổng Giám Mục Hà nội cũng đã nhận được lá thư của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh. Trong thư, Ngài ca ngợi tinh thần anh dũng của anh chị em tín hữu Việt Nam, và khuyên nên tìm giải pháp qua đối thoại trong công lý.

- Những diễn biến khác: các viên chức chính quyền đang tới tấp đến gặp các nơi liên hệ qua hình thức "chúc Tết và nói truyện". Đan cử: Đại diện cơ quan Đống Đa, trưởng phòng PA 38 và Ông Trưởng Công an cũng đã tới gặp các linh mục ở Thái Hà. Hay mới nhất là vào sáng nay 31.1, Ông Trưởng Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam đã đến chúc tuổi Đức TGM Hà nội, v.v...

- Bản tường trình của Đức Cha Nguyễn Văn Sang vào ngày hôm nay cũng đã nói tới nỗ lực của chính phủ Trung ương và thành phố Hà nội đang đi tìm con đường tốt đẹp nhất để đi đến một giải pháp “đẹp đời tốt đạo”.

* Cái khó khăn nhất cho UBND Hà Nội bây giời là đã trót nói mình có chữ ký của Lm Nguyễn Tùng Cương là LM Quản Lý của Giáo Phận Hà Nội đã dâng đất đai và cơ sở Tòa Khâm Sứ cho chính quyền. Vì nói như vậy nên trong bao nhiêu năm nay chính quyền đã kinh doanh trên khu đất này. Trước đây UBND thành phố đã nói linh mục Nguyễn Tùng Cương (sau này được bổ niệm làm Giám mục Hài Phòng) đã dâng đất cho chính quyền, nhưng thực ra việc này là chỉ do UBND nói với nhau, chứ không hề có một bằng chứng nào cả. Vào năm 2001 Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng và 40 linh mục giáo phận Hà Nội đã làm đơn phản kháng việc xây cao ốc tại Tòa Khâm Sứ. Lúc đầu UBND thành phố bác bỏ đơn khiếu nại với lập luận là LM Cương đã ký giấy hiến cho Nhà nước. Tuy nhiên, lúc đó LM Cương còn sống và ngài nói sẵn sàng đối chứng với UBND Hà Nội. Thế là Nhà nước không dám làm gì, đành phải san lập, trả lại mặt bằng trong Khu Tòa Khâm Sứ, không dám xây cao ốc tại đây.

Trước những diễn biến như trên, tin hành lang cho biết, nay mai có thể đi đến một giải pháp là:

• Về phía chính quyền sẽ rút hết: nhân viên, bảo vệ, đồ đạc trong Tòa nhà Khâm Sứ, bỏ quán phở, thôi ngân hàng...

• Về phía Tòa Giám Mục thôi không có những cuộc cầu nguyện ngoài trời trước Tòa Khâm Sứ nữa.

• Chìa khóa Tòa Khâm Sứ sẽ do cả hai bên giữ.

• Sau đó ngồi lại nói truyện với nhau, đồng ý trả lại Tòa Khâm Sứ cho TGP Hà nội, tách rời các vụ việc như Thái hà hay Hà đông, vì đây là nội bộ địa phương thành phố chứ không phải là giải pháp đất đai cho toàn Giáo hội, hay toàn quốc.

Mách nước:

• Bên Giáo hội đã có văn thư từ Vatican muốn giải quyết tốt đẹp. Do vậy cho dù một số giáo dân Hà nội không đồng ý, nhưng giáo dân Việt nam rất vâng lời các vị bề trên, nhất là Bề trên đó lại là đức Giáo hoàng thì chắc giáo dân sẽ vâng lời ĐGH mà về nhà ngay.

• Bên phía chính quyền cũng giữ được thể diện, có thể biện minh rằng không phải do áp lực buộc phải trả Tòa Khâm Sứ mà là vì bên Tòa Giám Mục Hà Nội đã được Vatican khuyên nên ngồi nói truyện, nên chính quyền trả lại để tỏ thiện chí tối đa.

• Thêm nữa đây mới là lý do chính đáng: Đức Cha Cương đã về “chầu Chúa”, và "chữ ký?" của Ngài nay “con chuột” nó đã gặm nhấm mất tiêu rồi, nay thấy Giáo hội Hà nội có nhu cầu nên chính phủ thương mến giáo dân Hà nội, như lời Bà phó chủ tịch Thanh Hằng phát biểu hôm 29.1 rằng bà mong ước giáo dân “sống phúc âm trong lòng dân tộc, cùng với chính quyền giải quyết những khúc mắc, trên cơ sở phát huy dân chủ, đối thoại, tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng pháp luật. Đó cũng là trách nhiệm của mỗi tổ chức, công dân vì Thủ đô văn minh giầu đẹp, tiến tới kỷ niệm Thăng Long – Hà Nội 1000 tuổi.”

• Cuối cùng, phe bảo thủ của chính quyền cũng không nên sợ "nó" sẽ lan ra các địa phương khác. Đây là việc nội bộ của người Hà thành giải quyết với nhau, nơi nào có chủ đó, về địa phương mà giải quyết, miễn là trong "công lý và hòa bình" là được.

• Đây là cơ hội ngàn năm một thuở. Khi trao trả lại Tòa Khâm Sứ chính quyền nhớ làm một chiếc "chìa khóa" bằng thiếc cũng được cho đỡ tốn tiền chính phủ. Rồi bà Hằng tay bắt tay đức TGM, trao lại cho Ngài chìa khóa. Sau đó chụp một tấm hình thật đẹp kỉ niệm, có bộ đội, lính tráng, có các thứ công an chìm nổi đứng chung quanh, mời thêm cả đài truyền hình và báo chí, nhất là tờ An Ninh Thủ Đô hay tờ Hà Nội Mới, cùng đứng chụp hình cho vui. Về phía giáo hội, khi chụp hình cũng cần đầy đủ linh mục, giáo dân, các thứ hội đoàn, và chiêng trống cồng và mọi thứ như đã rước trong tháng qua, có điều bài hát thì là bái hát "Mừng Mùa Xuân Mới" cho mọi người rộn rã tiếng cười vui rộn ràng. Xin đừng hát bài “Tiếng Nhạc Oai Hùng" hay "Kinh Hoà Bình vì có người nghe thấy bài nhạc này là sợ bạt vía rồi!

Amen
 
Lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chúc Tết Hội đồng Giám mục VN
Hội Vũ
17:06 31/01/2008
Lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chúc Tết Hội đồng Giám mục VN

Đến thăm, chúc Tết các giáo chức trong Hội đồng Giám mục Việt Nam và bà con Công giáo tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội ngày 30/1, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Vũ Trọng Kim bày tỏ mong muốn Giáo hội Công giáo Việt Nam tiếp tục vận động bà con giáo dân trên mọi miền đất nước tham gia và đóng góp nhiều hơn nữa vào các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động do MTTQ phát động.

Ông Vũ Trọng Kim đánh giá cao những thành tích, đóng góp của đồng bào Công giáo cùng các tầng lớp nhân dân Việt Nam trong việc xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.

Ông Vũ Trọng Kim khẳng định trước sau như một, Đảng, Nhà nước luôn tôn trọng quyền tự do sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của bà con có đạo và bảo đảm thực thi bằng pháp luật. MTTQ Việt Nam luôn sẵn sàng mở rộng cánh cửa đón bà con giáo dân đến bày tỏ nguyện vọng, mong muốn của mình và phối hợp với các cơ quan chức năng để giải quyết. Ông mong muốn thời gian tới, mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo Việt Nam và MTTQ Việt Nam sẽ ngày càng gắn bó, phát triển tốt đẹp.

Thay mặt Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Vũ Trọng Kim trân trọng gửi tới Đức Hồng y Phạm Đình Tụng; các vị chức sắc, tu sĩ và toàn thể đồng bào Công giáo lời thăm hỏi; chúc bà con đón Tết tươi vui, hạnh phúc.

Tổng Giám mục giáo phận Hà Nội kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam Ngô Quang Kiệt chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của MTTQ Việt Nam đối với bà con giáo dân trong những năm qua; mong muốn MTTQ Việt Nam tiếp tục quan tâm và phối hợp cùng các cơ quan chức năng giúp đỡ Giáo hội Công giáo Việt Nam để bà con yên tâm sinh hoạt tín ngưỡng, cùng nhân dân cả nước xây dựng, phát triển đất nước.

(Theo TTXVN, ngày 31/01/2008)
 
Cám ơn Đức Cha giáo phận Thái Bình
Lm Võ Văn Hoà
18:27 31/01/2008
Cám ơn Đức Cha giáo phận Thái Bình

Hôm nay qua hệ thống VietCatholic.net, tôi xin có lời chân thành cám ơn Đức Cha Sang vì nhờ những lời tâm sự thân tình của ngài mà một số thanh niên nam nữ Việt nam nơi tôi cư ngụ ở Canada được “sáng mắt sáng lòng”.

Trong trang nhật ký của ngài đề ngày 28-1-2008 trên VietCatholic.net, ngài kể lại:

“Một hôm tôi bị gọi ra cơ quan để “bị điều tra” về một số việc liên quan tới một vị giáo sĩ khác. Tôi được mời vào phòng khách lịch sự, có các ghế sa-lông êm ấm và sự hiện diện của các vị cán bộ cấp cao trong nghành. Tôi được mời ngồi xuống một ghế sa-lông lịch sự (tôi nghĩ lúc đó tôi là Tổng Thư ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nên được tôn trọng). Tôi đã ngồi dựa lưng vào ghế cho đỡ mỏi, bỗng nhiên tôi nghe một tiếng quát như sấm:
“SANG”.
Tôi giật mình chưa kịp thưa lại thì vị cán bộ đó đã nói: “Anh là PHẠM NHÂN mà trước mặt các vị cán bộ cao cấp lại “dám” ngồi dựa lưng vào ghế.”
Bầu không khí căng thẳng cho đến hết buổi gặp gỡ.”

Đối với tôi thì đó là chuyện thường ngày xảy ra trong nước lúc tôi còn bên nhà, nhưng đối với các bạn trẻ ở đây những câu chuyện như trên không thể nào tưởng tượng có thể xảy ra được.
Họ hỏi tôi: “Có thật như vậy sao?
Tôi chỉ biết trả lời: “Ngài là một Giám Mục, ngài viết ra có chữ ký hẳn hoi, không giấu tên, không lấy bút hiệu như chính ngài nói. Các anh chị không tin ngài à?”


Đối với những người trẻ lớn lên ở xứ tự do dân chủ họ không thể nào hiểu được một sự kiện như thế có thể xảy ra. Nhưng đó là một sự thật trong hàng triệu sự thật như thế đã xảy ra trong một xã hội “siêu việt” được lãnh đạo bởi những “Đỉnh cao của trí tuệ loài người”.

Tôi phải mở lòng thêm cho họ rằng thì là đối với người cộng sản tôn giáo nhứt là Công giáo là kẻ thù, bằng cách nầy hay cách khác, phải tiêu diệt. Vì thế khi nắm được chánh quyền họ tịch thu tất cả tài sản của Giáo Hội, cấm hết mọi hoạt động và hàng giáo sĩ được liệt kê vào hạng tội đồ.

Họ nhứt quyết tiêu diệt niềm tin ngay từ trong lòng của các trẻ em: Khi họ nắm chánh quyền ở Miền Nam sau 1975, tôi còn là linh mục chánh xứ tại một họ đạo ở đồng bằng sông Cữu Long. Năm 1977 là năm hạn hán không gieo hạt được. Giáo dân đại đa số là nông dân nên họ muốn tổ chức cả giáo xứ dâng Lễ Cầu Mùa, xin Chúa ban cho mưa thuận gió hoà. Trong khi đó thì chánh quyền dạy con em của giáo dân trong ngôi trường của giáo xứ cạnh nhà thờ mà họ đã tịch thu (lại tịch thu) một Bài học thuộc lòng trong sách giáo khoa của họ. Bài thơ có tựa đề là TRỜI ĐÀNH CHỊU THUA.

Ngày xưa hạn hán cầu trời
Ngày nay hạn hán thì người trị ngay
Tri đêm rồi lại trị ngày
Cho tên giặc hạn biết tay của người
Vừa làm vừa thách Ông Trời
Có muốn tắm mát thì mời xuống đây
Nước kia ở dưới đất nầy
Đào sâu vét kỹ nước đầy mương ao
Thách trời cứ hạn nữa nào
Đồng ta đủ nước hoa màu vẫn xanh
Chiều chiều nghe tiếng phát thanh
Người chăm thủy lợi Trời đành chịu thua.


Trong thánh lễ Cầu Mùa tôi nói: “Thời đại nầy mà ông bà anh chị em còn xin Lễ Cầu Mùa. Không nghe Bác và Đảng dạy con cháu chúng ta sao...” Và tôi cầm quyển sách lên nói rõ ràng tựa và trang sách, xong tôi đọc cả bài thơ trên rồi kết luận: “Phải chăm làm thủy lợi thì Trời cũng phải chịu thua”.

Không ngờ sau thánh lễ từ đầu trên đến xóm dưới làng đều phẫn uất xôn xao vì bài thơ phạm thượng ấy.

Ông Chủ tịch ấp đến nhà xứ tra hỏi tôi đã nói những gì. Tôi bảo tôi chỉ khuyến khích giáo dân tôi tuân hành nghiên chỉnh đường lối của nhà nước chăm lo thủy lợi như bài thơ con cháu chúng tôi phải học thuộc lòng.

Ông ra về với vẻ hằn học hăm dọa: “Tao tìm trong sách của trẻ nhỏ học mà không có bài thơ nầy thì 'thằng linh mục' nầy chết với tao”.

Không ngờ có thật, tôi thoát được sự hăm doạ của ông Chủ tịch ấp. Nhưng sau đó tôi “được mời” lên huyện “làm việc” hết mấy ngày. Cứ gói cơm theo sáng đi chiều về. Cả ngày hết nghe huấn đức thì lại ngồi một mình viết “Nhựt ký đời tôi”.

Và sau đó thấy tình thế căng thẳng quá tôi phải liều chết tìm được vượt Biển Đông tìm tự do. Tạ ơn Chúa đã vượt được và sống còn đến ngày hôm nay. Xa quê hương đã 30 năm rồi. Bạn bè hay hỏi tôi có về Việt Nam lần nào chưa. Tôi chỉ biết vừa cười vừa nói: “Chưa, vì dị ứng với cộng sản!”

Câu chuyện tôi kể trên chỉ là một trong muôn ngàn cách người cộng sản đối xử dã man với tôn giáo tôi. Họ nhồi nhét vào đầu trẻ thơ con cháu chúng tôi những tư tưỡng vô thần. Dầu chúng tôi biết rằng Đức Tin là ơn Chúa chứ không phải ai muốn ban cho hay muốn lấy đi là được. Nhưng những người hành xử như thế là dã man, là bất công.

Vì thế Chánh quyền cộng sản Việt nam ngày nay, nếu muốn cùng sống với cộng đồng nhân loại, phải biết nhận ra lẽ phải, không những phải trả lại những tài sản đã chiếm giữ của Giáo hội mà còn phải xin lỗi Giáo hội vì những bất công dã man đã gây ra cả về mặt tinh thần lẫn vật chất.

Tục ngữ ngàn xưa của loài người có câu: “Errare humanum est” (Sai lầm là bản tính của con người).

Vậy nhận mình có lỗi, xin lỗi và sửa lỗi không có gì xấu xa cả mà đó là thái độ của những con người đáng phục, đáng mến, đáng quí.

Biết mình có lỗi mà còn cố chấp hâm doạ đàn áp những người ôn hoà nhẫn nại vì công ích chỉ cho mình biết lỗi của mình thì đó là những phần tử có hại cho xã hội, phải sớm giải phẫu cắt bỏ đi để toàn thân được lành mạnh.

Biến cố ở Toà Khâm Sứ Hà Nội, ở hai giáo xứ Thái Hà và Hà Đông, chỉ là một khởi đầu nhỏ của một phong trào đòi Công Lý. Tức nước vỡ bờ. Dù muốn dù không, nếu muốn sống còn chánh quyền cộng sản Việt nam phải giải quyết thuận lòng dân, đúng công bình, vì đó là “HƯỚNG ĐI TẤT YẾU CỦA LỊCH SỬ” (Cụm từ của quí vị đấy!!!)
 
Vụ Tòa Khâm Sứ: đối thoại đã bắt đầu?
Lại Thế Lãng
18:29 31/01/2008
VỤ TÒA KHÂN SỨ: ĐỐI THOẠI ĐÃ BẮT ĐẦU?

Chiều hôm qua trong lúc ngồi chờ tin tức về những diễn biến mới tại Tòa Khâm sứ tôi đã vào trang web của tờ báo điện tử An Ninh Thủ Đô. Tôi thấy trên mục “ANTĐ và bạn đọc” có một cái tựa là lạ “Như thế là đày đọa con cái của Chúa”. Tôi liền vào đọc thử.

Đây là ý kiến của một độc giả của tờ ANTĐ về sự việc đang diễn ra tại Tòa Khâm sứ. Trong ý kiến đưa ra có đoạn viết “Các ông ở Tòa Giám Mục Hà Nội vì một mảnh đất mà đày đọa con cái của Chúa dưới mưa rét tái tê như thế này chăng? Chẳng nhẽ các ông không đàng hoàng đề nghị chính quyền ngồi với các ông bàn bạc tìm giải pháp theo đúng luật của đất nước này chăng?”

Tôi thấy có mấy điểm cần nêu ra để góp ý với người độc giả này.

Thứ nhất ai là người “đày đọa con cái của Chúa”? Giáo dân chỉ vì muốn công lý được thực hiện và cũng chỉ vì họ quyết tâm đòi hỏi tài sản của giáo hội bị chiếm dụng trái phép phải được trả lại cho giáo hội nên dù mưa gió rét mướt họ cũng không sờn lòng. Họ nhất định cầu nguyện cho đến khi nào nguyện vọng của họ được thành tựu. Nếu coi việc họ ở lại Tòa Khâm sứ ngày đêm trong mưa gió rét mướt là bị đày đọa thì kẻ đầy đọa họ chính là nhà cầm quyền thành phố Hà Nội chứ không phải ai khác.

Thứ hai sao không trách chính quyền chỉ vì một mảnh đất của Tòa Khâm sứ mà bất chấp phải trái. Lấy thịt đè người. Lại còn định dùng vũ lực đàn áp những người dân thấp cổ bé miệng, không một tấc sắt trong tay. Cũng may bên cạnh những kẻ u mê, thiển cận còn có những ngườitỉnh táo nhìn xa thấy rộng nên cảnh đàn áp mới không xẩy ra.Nếu để việc đó xẩy xa thì hậu quả sẽ ra sao khó mà lường được.

Thứ ba sao không hỏi chính quyền có thực tâm muốn ngồi lại bàn bạc tìm giải pháp cho vấn đề hay không? Sau khi thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm Tòa tổng Giám Mục và thị sát tại chỗ khu vục Tòa Khâm sứ ai cũng tưởng sẽ có đối thoại để tìm ra giải pháp nhưng sau đó là hai công văn của UBND thành phố Hà Nội với những lời lẽ ra sao thì mọi người đều đã biết. Chính quyền chỉ muốn độc thoại chứ đâu có muốn đối thoại, chính quyền chỉ biết hống hách ra lệnh và đe dọa. Thậm chí còn chơi trò bịa đặt, vu khống, đổi trắng thay đen... không phải là phương cách hành sử ngay chính của người cầm quyền.

Rời khỏi tờ ANTĐ tôi vào VietCatholic và đọc bản tin về việc phái đoàn của Tòa Tổng Giám Mục do Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt dẫn đầu đến chúc tết UBND thành phố Hà Nội. Đọc xong bản tin nói trên tôi tự hỏi phải chăng gió đã đổi chiều? Phải chăng cuộc đối thoại để giải quyết vấn đề tòa Khâm sứ đã bắt đầu?

Tôi đặt câu hỏi như vậy là vì cách đây không lâu phái đoàn của UBND thành phố Hà Nội đến chúc tết Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng và Tòa Tổng Giám Mục giữa lúc tình hình tại Tòa Khâm sứ đang căng thẳng nhưng chẳng có bên nào đề cập tới vấn đề đang âm ỉ này. Bên chủ cũng như bên khách chỉ nói với nhau bằng ngôn ngữ xã giao chứ không bên nào đả động đến một thực trạng mà cả hai bên đều đang bận tâm, lo lắng.

Nhưng lần này thì khác, ngoài những lời lẽ xã giao thông thường, bà Phó chủ tịch Ngô Thị Thanh Hằng đã đề cập trực tiếp đến tình hình tại Tòa Khâm sứ và tỏ ý muốn vấn đề được giải quyết bằng đối thoại. Về phía Tòa Tổng Giám Mục, Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt cũng đã nhìn thẳng vào vấn đề và thẳng thắn đưa ra đường hướng thiết thực để có thể đưa việc đối thoại đến thành công.

Xem vậy thì có thể coi như đối thoại đã khởi đầu ngay trong buổi gặp gỡ này. Đối thoại là phương cách giải quyết mọi vấn đề và là điều mọi người đều mong muốn trong tình trạng hiện nay. Tuy nhiên để đối thoại đem đến kết quả đòi hỏi thiện chí của cả hai bên và cũng cần phải tuân theo một số điều nhất định.

Những điều đó như Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã nói thẳng với bà Phó chủ tịch Ngô Thị Thanh Hằng trong buổi gặp gỡ. Đó là TÔN TRỌNG SỰ THẬT, CHẤM DỨT VU CÁO và XUYÊN TẠC. Đối thoại phải dực trên căn bản THỰC TẾ vàPHÁP LÝ. KHÔNG MỆNH LỆNH CỬA QUYỀN. Phải biết LẮNG NGHE nhau. Và theo tôi còn cần phải có thực tâm, không được nuôi bất cứ ý đồ bất chính nào. Có như vậy thì đối thoại mới thành công và sự việc mới được giải quyết ổn thỏa.

Vermont 31/1/2008
 
Xin mời tham dự 2 Đêm Thắp Nến cầu cho giáo dân Hà Nội tại Quận Cam
CĐCGVN GP Orange
18:43 31/01/2008
ĐÊM THẮP NẾN CẦU NGUYỆN
HIỆP THÔNG VỚI GIÁO DÂN HÀ NỘI


Trước tin tức dồn dập về việc giáo dân Hà Nội, Thái Hà và Hà Đông đang liên lỉ cầu nguyện để nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam sớm trả lại đất đai, cơ sở cho Giáo Hội đã bị chiếm đoạt từ bao năm nay, cũng như trước việc chính quyền đang sửa soạn đàn áp thẳng tay, Cộng Đồng CGVN/GP Orange sẽ tổ chức NHỮNG ĐÊM THẮP NẾN CẦU NGUYỆN HIỆP THÔNG VỚI GIÁO DÂN HÀ NỘI, THÁI HÀ VÀ HÀ ĐÔNG, CHO CÔNG LÝ VÀ CÔNG BẰNG.

1- Tại Nhà thờ Tam Biên 12921 Lewis St. Garden Grove CA 92840
Lúc 8g00 tối thứ Sáu 1 tháng 2 năm 2008
2- Và tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, 1538 N. Century Blvd., Santa Ana
(góc Westminster và Harbor)
Lúc 5 giờ chiều Chủ Nhật 3 tháng 2, 2008


Kính mời các Quý Vị Lãnh Đạo Tinh Thần các Tôn Giáo, Quý Vị Dân Cử, Quý Vị Nhân Sĩ, Quý Hội Đoàn và Đoàn Thể, Đảng Phái, Quý Cơ Quan Truyền Thông và toàn thể đồng hương, giáo hữu và các bạn Trẻ, tới tham dự để cùng cầu nguyện cho Giáo Hội đồng thời biểu hiện sự hiệp thông với toàn thể giáo dân trong nước đang tranh đấu cho Công Lý và Công Bình.

Thay mặt Cộng Đồng Công Giáo Giáo Phận Orange
LM MAI KHẢI HOÀN
LM NGUYỄN VĂN TUYÊN
 
Một vài suy nghĩ về các quan chức báo chí nhân vụ Tòa Khâm Sứ
Sương Hồng Lĩnh
18:51 31/01/2008
Một Vài Suy Nghĩ

Nói đến chuyện các phương tiện truyền thông nhà nước mấy ngày nay đưa tin về vụ việc Tòa Khâm Sứ, thì thật lắm chuyện nực cười. Em thì không được thông thạo văn chương chữ nghĩa, luật pháp gì nhiều nên chỉ muốn có vài suy nghĩ vụn vặt này thôi.

Trước hết để thấy được tinh thần báo chí nhà nước Việt nam ta thế nào, em xin nêu vài ví dụ. Hà Tĩnh quê em là một tỉnh nghèo mà hàng năm lại chịu nhiều thiệt hại bởi thiên tai. Năm nào cũng bão lụt. Bão lụt thì thiệt hại. Thiệt hại thì người ta kêu gọi cứu trợ. Có tiền cứu trợ rồi thì có nhiều nơi lại “bớt” của dân. Điển hình là trận lụt lịch sử 2004 thiệt hại vô kể, nhất là huyện Hương Sơn. Mọi người xa gần trong tinh thần “lá lành đùm lá rách” hết lòng trợ giúp. Mãi đến năm gần đây báo chí mới làm rùm beng lên là các cán bộ đã “xà xẻo” hàng mấy chục tỉ đồng tiền cứu trợ. Dư luận khắp nơi quan tâm đến vụ việc này. Và nghe đâu ông Phó thủ tướng cũng có công văn yêu cầu làm rõ. Vậy mà cho đến bây giờ chẳng nghe ai nói gì nữa. Điều tra chưa xong? Hay các nhà báo đã đặt điều vu cáo, bôi nhọ cán bộ?... Nói như ngôn ngữ bình dân của bọn em: “có Trời mới biết!”.

Trận bão tràn vào hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình tháng 8 năm ngoái gây ra nhiều thiệt hại về người và vật chất. Các tổ chức xã hội, tôn giáo và cá nhân đã tận tình giúp đỡ các nạn nhân vùng lũ. Nhưng có một điều là nếu ai theo dõi các phương tiên truyền thông của nhà nước trong dịp này thì thấy rằng các phương tiện truyền thông hầu như không đề cập đến những đóng góp của các tổ chức tôn giáo. Điều đó cũng cho thấy “tinh thần” của báo đài nhà nước ta thế nào.

Những người dân như bọn em thì quá quen với câu nói: làm gì cũng phải có “ý kiến chỉ đạo của Cấp ủy đã”. Báo chí, truyền thanh, truyền hình thì cũng vậy thôi!

Việc báo chí và truyền hình Hà Nội không ngớt bôi nhọ vu cáo chức sắc và giáo dân Hà Nội thì cũng không có gì là lạ. Nhưng em chỉ muốn thưa một điều là các Bác Chính quyền Hà Nội làm việc chẳng “người lớn” chút nào cả. Hơn nữa dùng phương tiện truyền thông một cách độc đoán để vu cáo như vậy thì lại càng làm cho người dân thấy bộ mặt nhà nước thế nào khi nhà nước luôn hô hào: “hòa hợp, đại đoàn kết dân tộc”, “xây dựng một nhà nước dân chủ, công bằng và văn minh”. Và rồi thử hỏi làm như thế thì làm sao thể hiện được “tính nhân đạo của Đảng ta”!!!

Em thì không thông thạo luật pháp nhiều nhưng em nghĩ nếu nói như báo chí và truyền hình Hà Nội thì sự việc rõ rồi còn gì nữa. Có điều là hình như các nhà báo lại trở thành “quan tòa” hết rồi. Kết tội xong rồi thì xử đi cho rồi chuyện, em nghĩ nếu phiên tòa xử những người “cầu nguyện trái phép”, “xúi giục cầu nguyện trái phép...” này mà mở ra thì có lẽ phải tổ chức phiên tòa ở trong sân vận động Mỹ Đình chứ không thì có chỗ nào có thể chứa hểt “bị cáo”.

Các Bác Nhà Báo Nhà Nuớc ơi! Đủ rồi, đừng lặp đi lăp lại luận điệu “giáo dân bị người khác xúi giục” nữa. Em biết là các Bác lắm “chiêu” nhưng xem ra chiêu này không ăn thua gì đâu. Càng làm thế thì người dân, nhất là những người trẻ như chúng em chẳng tin được điều gì nơi các Bác nữa đâu. Các Bác nên cư xử “lịch sự” và “người lớn” hơn đi, kẻo em nói thật với các Bác là trả lại Tòa Khâm Sứ cho Tổng giáo phận Hà Nội thì có lẽ còn dễ nhưng trả lại sự thật cho những gì các bác đang cố vu khống, bôi nhọ người khác cách thậm tệ thì khó lắm đó các Bác ạ.

Bọn em thì ở xa nhưng bọn em vẫn gần với anh chị em giáo dân Hà Nội trong tinh hiệp thông cầu nguyện, trước hết là vì cùng một Đức Tin và hơn nữa chúng em cũng là thành phần của Tổng giáo phận Hà Nội mà.

Dầu sao thì em cũng vẫn cầu nguyện nhiều chẳng những cho giáo phận Hà Nội đạt được nguyện vọng của mình mà em còn cầu nguyện cho đất nước được thịnh vượng an vui, và cho cả các vị lãnh đạo đất nước được bình an và khôn ngoan sáng suốt.

Hà Tĩnh một đêm cuối năm.
 
Sắp có một giải pháp êm thắm về vụ Tòa Khâm Sứ Hà Nội?
VietCatholic
19:06 31/01/2008
Xin lưu ý: Đây là nguồn tin tổng hợp của riêng VietCatholic, không phải là tin chính thức từ phía Giáo hội hay Chính quyền.

LOS ANGELES – Trong 2 ngày qua 30-31/01/2008 đang có những nỗ lực, cũng có thể nói là những áp lực từ nhiều phía để UBND thành phố Hà Nội và Tòa Tổng Giám Mục cần ngồi lại với nhau để tiến tới một giải pháp tốt đẹp cho vụ việc Tòa Khâm Sứ.

Theo nguồn tin riêng của chúng tôi thì phía chính quyền Hà Nội cũng chỉ mong sao được thoát ra khỏi cái tròng ngày càng xiết chặt mà còn giữ được “thể diện”. Hay như có người nói trước đây là muốn “biểu hiệu quyền uy” của mình.

Không nói ra nhưng ai cũng hiểu được là chắc hẳn từng đêm Đức TGM Hà Nội từ căn phòng của Ngài, nhìn ra sân Tòa Khâm Sứ, đã nghe tiếng cầu kinh, tiếng hát của đàn con đang cầu nguyện dưới trời rét thấu xương, thì lòng Ngài, một người Cha nhân từ sao không cảm thấy đau đớn, xót xa và trăn trở?

Nguồn tin từ một vị tại Tòa Giám Mục đã cho chúng tôi biết: có mấy lần Đức Tổng đã gợi ý với một vị linh mục, đề nghị với giáo dân tạm về nhà rồi tìm cách giải quyết sau, hay vào Tòa giám mục mà nghỉ chứ ngoài lạnh lẽo thì làm sao chịu được? Vị linh mục này đưa ra lời đề nghị với một vài giáo dân thì lập tức giáo dân phản đối quyết liệt và hết sức bực mình vì tưởng đó là ý kiến riêng của linh mục kia muốn bàn rùn và đầu hàng vô điều kiện. Linh mục đó thấy vậy cũng không muốn giải thích thêm ý kiến từ đâu và cũng không dám trở lại sân tòa Khâm Sứ nữa!

Tuy nhiên chúng ta hãy nhìn lại một vài sự kiện trong 2 ngày qua thì thấy đang có những biến chuyển và tín hiệu để đi tới một giải pháp nào đó, nếu không xẩy ra tước Tết Mậu Tý thì cũng vào một thời điểm ngắn trong tương lai.

Ngày 29.1, nhân việc phái đoàn TGM Hà nội đến chúc Tết UBND thành phố, theo như tường thuật của báo “Hà Nội Mới” thì “Bà Phó Chủ tịch UBND đã ngỏ lời mong muốn ngài Tổng Giám Mục hãy vận động, thuyết phục giáo dân bình tĩnh chấm dứt những hành vi quá khích, sống phúc âm trong lòng dân tộc, cùng với chính quyền giải quyết những khúc mắc, trên cơ sở phát huy dân chủ, đối thoại, tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng pháp luật”.

Cũng cùng trong buổi gặp gỡ này, theo bản tin chúng tôi nhận được từ Tòa Giám Mục Hà Nội, đã đăng trên VietCatholic thì “Đức Tổng Giám Mục đáp lời rằng phải tôn trọng trật tự kỷ cương nhưng khi con nó khóc thì cha mẹ cũng phải xem đến. Hơn nữa, đối thoại phải bắt đầu bằng việc tôn trọng sự thật, chấm dứt vu cáo và xuyên tạc Toà Giám Mục. Đối thọai phải dựa trên căn bản thực tế và pháp lý. Không nên mệnh lệnh cửa quyền, duy ý chí. Phải biết lắng nghe nhau chứ không phải chỉ có một bên nói. Không thể nào quy trách nhiệm cho một bên, chỉ có nhìn phía mình mà không nhìn phía bên kia thì không thể đối thọai được.

Truớc khi ra về, “Đức Tổng Giám Mục kết thúc rằng: Ngày xuân nên nói chuyện vui, nhưng vì Bà Phó Chủ tịch đề cập đến vấn đề thì chúng tôi xin có mấy lời như vậy để sau này có các cuộc đối thoại thực sự hữu ích.

Nguồn tin riêng của chúng tôi cũng cho biết vào ngày 30.1, trong cuộc họp của quan chức chính quyền Thành phố Hà Nội, có cả Ban Tôn giáo thành phố và Ban Công an, các viên chức đã thảo luận những giải pháp có thể chấm dứt cuộc khủng hoảng. Trong đó họ chia sẻ và rút kinh nghiệm sự kiện mấy ngày qua. Cũng có người nêu lên rằng: “công văn 673 là một sai lầm về chính trị nhất là đối sách với Công giáo. Chính công văn này đổ thêm dầu vào lửa làm cho tình hình xấu đi vì giáo dân lo nhà nước định trấn áp họ”. Vị được hỏi ý kiến này còn phát biểu nhận định như sau trong phiên họp: “việc báo chí Hà nội làm rùm beng nói xấu Tòa Giám Mục và giáo sĩ, giáo dân, tuyên truyền sai sự thật như việc nói chị dân tộc người Mường là giả mạo, nói luật sư Quân cầu tài chạy mau ra để ăn vạ... thì không ai tin và càng nói thì báo chí và Nhà nước càng mất uy tín hơn nữa. Làm thế chỉ là ‘phong thánh’ cho Giáo hội mà thôi, nó không giống như hồi LM Lý chỉ là đơn thương độc mã hành động, không phải là tiếng nói của Giáo hội, thế mà mọi tờ báo khi đó phải có nghĩa vụ viết 2 bài phê bình và phản tác dụng, trái lại còn là cớ cho cơ quan ngôn luận ngoại quốc làm tung hô lên”.

Trong buổi họp đặc biệt này cũng đưa ra giải pháp là định nhờ Ủy Ban Đoàn Kết đứng ra làm trung gian thì có người trong phiên họp phát biểu ngay, cái Ủy ban Đoàn kết này có người công giáo nào có ảnh hưởng gì đâu mà dùng được! Ủy ban này nói ai tin!

Có một số các cuộc đàm thoại khác khá hay ho mà chúng tôi được nhân vật kia kể lại như sau: Có một vị phó Chủ tịch Mặt trận tôn giáo đưa ra lời nhận định rằng “Đất của người ta lấy bán đút túi bạc tỉ ai chẳng bực!”

Một công an đeo quân hàm đại tá của Bộ tuyên bố: “Đất của người ta trả lại cho xong truyện”.

Hiện nay từ chính quyền trung ương cho tới địa phương như ai cũng biết vẫn có hai phe: Phe cấp tiến muốn mềm mỏng nhưng phe bảo thủ muốn cương quyết trấn áp. Riêng Bà Thanh Hằng dính vào vụ này để giải quyết thì lại bất tài, chỉ vì bà là cùng học lớp học với con dâu ông Đỗ Mười nên mới được cất nhắc vào chức vụ này. Bà nghe theo nhóm tham quan nên hai cái "công văn để đời" mà bà đứng tên ký vừa qua làm chính phủ mất mặt! Quốc tế đang nhìn vào đó để đánh giá nền hành chánh Việt Nam. Cơ quan hành pháp, lập pháp, tòa án nằm cùng trong một số người, công an thuộc UBND thành phố truy tố, UBND thành phố ra luật, rồi cũng chính UBND này ra án lệnh!

Tựu chung, trước những áp lực từ trung ương (thủ tướng Nguyễn tấn Dũng) và một số Bộ, người ta muốn giải quyết cho xong để khi Thủ đô ăn Tết, thế giới không còn thấy cái cảnh người Hà Nội ngàn năm văn hiến phải nằm ngoài trời ăn Tết!

Những sự kiện sau đây vừa là lý do thúc đẩy phải giải quyết và cũng là áp lực càng ngày càng tăng độ buộc hai bên phải đi đến thỏa hiệp.

- Ngày 25.1 vừa qua cả Quân đội và Công an đã từ chối đàn áp giáo dân cầu nguyện khi thời khắc giờ “G” đã tới. Xét thế thì thấy không ai muốn thò tay vào lửa cả.

- Báo chí thế giới đã biết về sự kiện Tòa Khâm Sứ và đang tìm hiểu sâu xa hơn về xã hội và tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Trước đây các nhà báo ngoại quốc chỉ thấy được rằng Chùa chiền, Thánh thất và Nhà thờ có đông người tham dự các nghi lễ tôn giáo và cho đó là đã có tiến bộ về mặt tự do tín ngưỡng. Nhưng sự kiện cả từng ngàn người giáo dân Công giáo trong suốt một tháng qua cầu nguyện trong hòa bình dưới thời tiết khắc nghiệt và sự kiên trì đó đang đánh thức lương tâm nhân loại.

Diễn biến này nói lên 4 điểm quan trọng:

1/ ở Việt Nam thực sự không có tự do tôn giáo.

2/ Người Công giáo hiên ngang không sợ sệt đòi lại công lý, dám dứng lên đòi nhân quyền.

3/ Xã hội Việt Nam còn nhiều bất công, nhất là về mặt chính quyền trưng dụng đất đai của tôn giáo và của dân chúng. Nếu kéo dài thì những hồ sơ đấu tố và cướo tài sản từ thời 1945 sẽ được mở lại. Cái chết oan của cả trăm ngàn người được mệnh danh là “cường hào ác bá” sẽ được phanh phui ra.

4/ Bề mặt xã hội Việt nam đang phát triển phần nào về kinh tế, nhưng bề sâu ở dưới là một xã hội bất an, dân chúng lầm than và nghèo khổ, đang khi các quan chức sống trên xương máu của người dân, và còn nhiều đề tài khác nữa mà báo giới ngọai quốc sẽ có dịp khai thác nhân cơ hội này.

- Các tòa đại sứ ngoại quốc đã nhập cuộc, đang tìm hiểu và làm áp lực với Bộ ngoại giao Việt Nam. Đan cử một tỉ dụ vừa xẩy ra mới nhất: Trong vài ngày qua nhân viên của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ đã tới phỏng vấn các cha Dòng ở Thái Hà và đã có nhận được bản tường trình về sự việc ở đây. Một số Tòa Đại Sứ ngoại quốc khác cũng đã tiếp xúc với Tòa Giám Mục và họ cũng đã có những báo cáo riêng của họ.

- Đặc biệt sáng hôm 30.1, Tòa Tổng Giám Mục Hà nội cũng đã nhận được lá thư do Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh gửi. Trong lá thư Ngài ca ngợi tinh thần anh chị em tín hữu Việt Nam, và khuyên nên tìm giải pháp qua đối thoại trong công lý.

- Những diễn biến khác: các viên chức chính quyền đang tới tấp đến gặp các nơi liên hệ qua hình thức "chúc Tết và nói truyện". Đan cử: Đại diện cơ quan Đống Đa, trưởng phòng PA 38 và Ông Trưởng Công an cũng đã tới gặp các linh mục ở Thái Hà. Mới nhất là vào sáng nay 31.1, Ông Trưởng Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam đã đến chúc tổi Đức TGM Hà nội, v.v...

- Bản tường trình của Đức Cha Nguyễn Văn Sang vào ngày hôm nay cũng đã nói tới nỗ lực của chính phủ Trung ương và thành phố Hà nội đang đi tìm con đường nào tốt đẹp nhất để đi đến một giải pháp “đẹp đời tốt đạo”.

* Cái khó nhất bây giờ UBND thành phố Hà Nội đang gặp phải là đã trót nói mình có chữ ký do LM Quản Lý Nguyễn Tùng Cương dâng Tòa Khâm Sứ cho chính quyền. Và vì nói như vậy nên trong bao nhiêu năm nay đã kinh doanh trên khu đất này. Trước đây UBND thành phố cứ nhất mực nói linh mục Nguyễn Tùng Cương đã dâng đất cho chính quyền, nhưng thực ra việc này chỉ do UBND nói với nhau nchứ không hề có một bằng chứng hay chữ ký nào cả. Vào năm 2001 Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng và 40 linh mục giáo phận Hà Nội đã làm đơn phản kháng xây cao ốc tại Tòa Khâm Sứ. Lúc đầu UBND thành phố cũng bác bỏ với lập luận là LM Cương đã ký giấy hiến cho Nhà nước. Tuy nhiên, lúc đó LM Cương còn sống và ngài đã nói sẵn sàng ra đối chứng với UBND. Thế là Nhà nước đành phải san bằng trả lại mặt bằng trong Khu Tòa Khâm Sứ, không dám xây cao ốc tại đây.

Trước những diễn biến như trên, tin hành lang cho biết, nay mai có thể đi đến một giải pháp là:

• Về phía chính quyền sẽ rút hết: nhân viên, bảo vệ, đồ đạc trong Tòa nhà Khâm Sứ, bỏ quán phở, thôi ngân hàng...

• Về phía Tòa Giám Mục thôi không có những cuộc cầu nguyện ngoài trời trước Tòa Khâm Sứ nữa.

• Chìa khóa Tòa Khâm Sứ sẽ do cả hai bên giữ.

• Sau đó ngồi lại nói truyện với nhau, đồng ý trả lại Tòa Khâm Sứ cho TGP Hà nội. Các vụ việc như Thái hà hay Hà đông được tách rời ra vì đây là nội bộ địa phương thành phố chứ không phải là giải pháp đất đai cho toàn Giáo hội, hay toàn quốc.

Mách nước:

• Bên Giáo hội đã có thư từ Vatican cũng muốn giải quyết cho tốt đẹp. Do vậy cho dù có số giáo dân hay một số linh mục đoàn của Hà nội không đồng ý, nhưng giáo dân Việt nam rất vâng lời các vị bề trên, nhất là Bề trên đó lại là đức Giáo hoàng nên họ sẽ vâng lời về nhà ngay.

• Bên phía chính quyền cũng giữ được thể diện, có thể "khoe"rằng không phải do áp lực mà phải trả Tòa Khâm Sứ, nhưng vì bên Tòa Giám Mục Hà Nội đã được Vatican khuyên nên ngồi nói truyện, nên chính quyền tỏ thiện chí tối đa.

• Thêm nữa đây là lý do chính đáng: LM Cương đã về “chầu Chúa”, và chữ ký của Ngài nay “con chuột” nó đã gặm dấm mất tiêu rồi, nên nay thấy Giáo hội Hà nội có nhu cầu nên chính phủ thương mến giáo dân Hà nội, như lời Bà phó chủ tịch Thanh Hàng mới phát biểu hôm 19.1 rằng bà mong ước giáo dân “sống phúc âm trong lòng dân tộc, cùng với chính quyền giải quyết những khúc mắc, trên cơ sở phát huy dân chủ, đối thoại, tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng pháp luật. Đó cũng là trách nhiệm của mỗi tổ chức, công dân vì Thủ đô văn minh giầu đẹp, tiến tới kỷ niệm Thăng Long – Hà Nội 1000 tuổi.”

• Cuối cùng về phe bảo thủ của chính quyền cũng không nên sợ "nó" sẽ lan ra các địa phương khác. Đây là việc nội bộ của người Hà thành người ta giải quyết với nhau, nơi nào có chủ đó, về địa phương mà giải quyết, miễn là trong "công lý và hòa bình" là được.

• Có cơ hội ngàn năm một thuở này, sau khi trao trả làm một chiếc "chìa khóa" bằng thiếc cũng được (đỡ tốn tiền cho chính phủ) và tay bắt tay Bà Hằng trao lại cho Đức Tổng, chụp một tấm hình thật đẹp kỉ niệm, có bộ đội, lính tráng, các thứ công an chìm nổi đứng chung quanh, mời cả truyền hình và báo chí Hà Nội tới cho vui vẻ. Về phía giáo hội, cũng cần đầy đủ linh mục, giáo dân, các thứ hội đoàn, và chiêng trống cồng và mọi thứ nhữ đã rước trong tháng qua, có điều bài hát thì là bái hát "Mừng Mùa Xuân Mới" cho mọi người rộn rã tiếng cười vui rộn ràng!
 
Đăng ký đi tù thay cho giáo dân Hà Nội
Thợ Cầy
19:55 31/01/2008
ĐĂNG KÝ ĐI TÙ THAY CHO GIÁO DÂN HÀ NỘI

Mấy ngày hôm nay tin tức từ khắp nơi dồn dập đổ về quê tôi cho biết, chính quyền Hànội đang mở chiến dịch bôi nhọ và vu khống hàng Giáo sĩ cũng như Giáo dân tại Hànội. Cũng theo những tin tức ấy thì chính quyền Hànội đang chuẩn bị mở phiên toà để xét xử Giáo dân về tội làm mất trật tự khi tổ chức Cầu Nguyện đòi Công Lý.

Vì đang là mùa khô, chẳng trồng chẳng cấy gì được, nên người dân quê tôi lúc này đang rất rảnh rỗi. Và vì rảnh rỗi như vậy nên chỗ nào cũng thấy người ta tụm năm tụm ba để bàn chuyện thời sự. Thời sự nóng bỏng và gây xôn xao nhất lúc này đó là những chuyện đang xảy ra tại Hà nội. Tôi dắt trâu ra đồng mỗi ngày và dắt tới đâu thì cũng thấy người ta kháo nhau về chuyện đó. Tội nghiệp cho con trâu của tôi vì ngày nào nó cũng phải nghe những tin chẳng vui. Hình như nó cũng muốn lồng lên khi nghe tin chính quyền Hànội đang mở chiến dịch bắt nạt Hàng Giáo sĩ và Giáo dân.

Vâng, con trâu của tôi còn như thế thì người dân quê tôi còn thế nào nữa. Họ kháo nhau rằng, phen này thì Giáo dân Hà nội thua rồi. Tôi bảo họ, thua thế nào được! Họ bảo rằng, bọn tội phạm mà ngồi lên ghế chánh án thì dân lành thua là cái chắc. Ai bênh vực cho? Có ông Luật Sư chuyên bảo vệ Công Lý thì bị chúng đánh cho rách cả tai, sưng cả miệng rồi thì làm sao mà cãi ? Đúng là oan nghiệt lắm thay! Giáo dân Hànội phen này khối kẻ phải đi tù oan đây!

Nghe nói đến chuyện Đức Tổng Giám Mục Hànội tình nguyện đi tù thay cho Giáo dân làm cho dân làng quê tôi phấn chấn hẳn lên. Xem ra ai cũng muốn theo gương Đức Tổng. Họ bảo nhau rằng, chúng mình lúc này rảnh rỗi quá vì chẳng có việc gì phải làm; ruộng nương thì khô cạn chẳng trồng chẳng cấy gì được. Trong khi đó, những nơi chung quanh Hànội lúc này lại đang bắt đầu mùa cấy lúa. Nếu Giáo dân ở đó phải vào tù hết thì ai sẽ đi cấy lúa cho họ. Mà không cấy lúa thì lấy gạo đâu mà ăn chứ nói chi đến chuyện xuất khẩu gạo. Hay là chúng ta tới Hànội để đi tù thay cho họ. Vào đó có khi còn sướng hơn cả ở nhà. Vào đó chúng ta sẽ được gặp Đức Tổng, chứ cứ ở mãi cái nơi vùng quê hẻo lánh này thì đời thuở nào mà được gặp Đức Cha. Thế là mọi người nhao nhao lên đăng ký xin được tình nguyện đi tù thay cho Giáo dân Hànội. Tôi cứ nghĩ mình sẽ được ưu tiên đi trước vì thấy mình già cả ốm yếu, chẳng biết còn sống được bao nhiêu. Nhưng dân làng tôi lại không nghĩ như vậy. Họ yêu cầu tôi phải ở nhà trông coi đàn vật và còn trông cửa trông nhà cho họ nữa chứ. Đi vào nhà tù hết thì để làng để mạc lại cho ai ! Còn phải có người ở lại để cho mèo cho chó ăn, cho trâu cho bò uống nước.

Tôi đồng ý, nhưng cũng cảm thấy tiếc vì mình không có diễm phúc được đi tù chung cùng với Đức Tổng Kiệt như mọi người dân trong làng.

Có lẽ tôi phải nghĩ đến chuyện phải dắt cả đàn trâu đàn bò, cả chó lẫn mèo ra Hànội thôi, vì ở nhà một mình buồn lắm.

Trong nhà tù có chỗ thả trâu không nhỉ?
 
Không có chuyện ''bàn giao'' hay ''hiến'', tất cả là ''cưởng chiếm''
An Dân
23:29 31/01/2008
KHÔNG CÓ CHUYỆN “BÀN GIAO” HAY “HIẾN”, TẤT CẢ LÀ “CƯỠNG CHIẾM”

Sáng nay, đọc bài “Đất đai Toà Giám mục hiến hay cưỡng chiếm!”, phóng viên Nhã Trân, đài RFA phỏng vấn một số linh mục và giáo dân, trên VietCatholic, tôi thấy cần phải nói thêm cho độc giả hiểu vấn đề một cách tường tận và rõ ràng hơn.

Trước hết, cần phải khẳng định ngay rằng không có chuyện “hiến”, “tặng”, “bàn giao”, “cho mượn” hay một hình thức nào tương tự như thế đối với khu vực Toà Khâm sứ.

Điều này đã được linh mục Chánh Văn Phòng Toà Giám mục minh thị rõ ràng trong Đơn Khiếu Nại với Đài Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội Mới và Báo An Ninh Thủ Đô, ngày 28/1/2008, rằng: "Theo Giáo luật, Điều 1292 qui định: “… Giám mục giáo phận với sự thỏa thuận của Hội đồng Kinh tế, Hội đồng Tư vấn và những người quan thiết. Giám mục Giáo phận cần có sự thỏa thuận của những người ấy khi muốn chuyển nhượng một tài sản của Giáo phận”.

Linh mục Nguyễn Tùng Cương chỉ là quản lý Toà Giám mục lúc đó, không là chủ sở hữu tài sản, không có thẩm quyền quyết định tài sản của Giáo hội Công giáo. Chúng tôi biết chắc linh mục Nguyễn Tùng Cương chỉ làm bản kê khai chứ không hiến, không có quyền hiến.

Sự thật là linh mục Nguyễn Tùng Cương (người quản lý) Toà Giám mục khi đó không hề “hiến”, “tặng”, “bàn giao” Toà Khâm sứ cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào. Việc Nhà nước cho rằng linh mục Nguyễn Tùng Cương, sau này là Giám mục Nguyễn Tùng Cương – Giám mục giáo phận Hải Phòng, đã bàn giao là không có thực:

- Ai cũng biết Toà Khâm sứ bị cưỡng chiếm từ năm 1959. Vì thế, không thể nói: “năm 1961, đại diện Toà Giám mục bàn giao khu Toà Khâm sứ được”. Giả sử nếu có cuộc bàn giao ấy thì đây thực là “một trò hề”, một kiểu “lấy trước nói sau.”

- Trong thực tế, như linh mục Chánh văn phòng Toà Giám mục cho biết “chắc chắn linh mục Nguyễn Tùng Cương chỉ làm bản kê khai tài sản chứ không hiến”. Đây là một khẳng định có cơ sở:

* Chúng tôi đang có trong tay một số công văn của chính quyền trả lời các đơn thư khiếu nại của Toà giám mục và của giáo xứ Thái Hà:

Công văn số 05/BXD-QLS của Bộ Xây Dựng, ngày 6/11/2008, gửi toà Giám mục Hà Nội, viết: “Thực hiện chính sách của Nhà nước về cải tạo nhà cửa, ngày 24/11/1961, linh mục Nguyễn Tùng Cương (đại diện quản lý) đã bàn giao cơ sở nhà đất số 40A (nay là số nhà 42) phố Nhà Chung qua nhà nước thống nhất quản lý.”

Công văn số 2854/UB-NNĐC, ngày 21/10/2002, của UBND thành phố Hà Nội, gửi Toà Giám mục Hà Nội cũng nói có nội dung tương tự: “Thực hiện chính sách cải tạo nhà cửa nhà cửa, ngày 24/11/1961, linh mục là quản lý Toà Tổng Giám mục Hà Nội thời kỳ đó đã giao 95 biển số nhà tại Hà Nội, trong đó có nhà đất tại 40A phố Nhà Chung (nay là 42 phố Nhà Chung) cho Nhà nước thống nhất quản lý”.

Công văn số 1784/TMNT&NĐ-CS của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội, ngày 7/5/2007, trả lời đơn thư khiếu nại của giáo xứ Thái Hà cũng có cùng một nội dung như hai công văn trên: “Trong thời kỳ Nhà nước thực hiện các chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa về nhà đất trước đây, ngày 24/11/1961, linh mục Vũ Ngọc Bích (người quản lý) đã bàn giao khu nhà đất Thái Hà qua Nhà nước thống nhất quản lý, trong đó có khu nhà đất do Xí nghiệp Dệt thảm len (nay thuộc Công ty May Chiến Thắng).”

Chúng tôi xin lưu ý, ngày 24/11/1961 - ngày mà các cơ quan nhà nước cho rằng người quản lý Toà Giám mục bàn giao tài sản, đất đai tại Toà Khâm sứ qua Nhà nước quản lý, thực chất là ngày toàn dân, trong đó có các cơ quan xí nghiệp, các cơ sở tôn giáo..., kê khai tài sản theo qui định của Nhà nước thời đó. Đây là một việc làm bình thường theo qui định, chứ không phải là để bàn giao. Việc kê khai này theo thông lệ còn được thực hiện nhiều lần khác về sau này. Việc làm này không thể hiện hành vi bàn giao. Trái lại, nó chứng minh cho thấy, quyền sở hữu của Toà Giám mục về khu đất này chưa bao giờ bị tước đoạt.

Về khu đất của Dòng Chúa Cứu Thế nay Công ty May Chiến Thắng đang tạm quản lý và hiện để hoang hoá, chúng tôi cũng đang có trong tay Quyết Định giao đất số 76/QL-NĐ, Công văn này được ban hành ngày 30/1/1961, nghĩa là trước cái ngày các cơ quan nhà nước cho rằng linh mục Vũ Ngọc Bích bàn giao, ngày 24/11/1961???

Chúng tôi lấy làm tiếc khi cả hai vị (Giám mục Nguyễn Tùng Cương và linh mục Vũ Ngọc Bích) bị cho rằng “đã bàn giao tài sản, đất đai cho Nhà nước”

* Ai cũng biết vào thời nhà nước thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa, đất đai tôn giáo không thuộc diện cải tạo này, hoặc giả nếu có thì phải có những quyết định như kiểu “trung dụng”, “trưng thu” hay “trưng mua” theo qui định của luật pháp thời đó. Cho tới giờ này, chưa có cơ quan Nhà nước nào chứng minh được những chứng từ này có thực. Do đó, phải hiểu rằng, Toà Giám mục Hà Nội vẫn đang là chủ sở hữu duy nhất, chưa bao giờ Toà Giám mục Hà Nội bị tước mất quyền sở hữu khu đất và tài sản khu vực Tòa Khâm Sứ.

Vì thế, một lần nữa phải khẳng định rằng, chưa bao giờ và chưa từng có ai “bàn giao”, “hiến tặng”, “cho mượn” hay bất cứ hình thức tương tự nào khu vực Toà Khâm sứ và khu đất Dệt thảm len của Dòng Chúa Cứu Thế, cho bất cứ tổ chức cá nhân nào; ngay cả hành vi bàn giao nếu có thì theo Giáo luật thì hành vi bàn giao ấy cũng không có giá trị pháp lý.

- Một số Công văn của chính quyền các cấp căn cứ vào Nghị quyết số 23/2003/QH11, ngày 26/11/2003 của Quốc Hội “về nhà đất do Nhà nước quản lý, bố trí xử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991” để không cấp lại các tài sản đã chiếm dụng của tôn giáo là không có cơ sở. Trường hợp đất đai, tài sản của Toà Giám mục tại Toà Khâm sứ và đất đai tài sản của Dòng Chúa Cứu Thế hiện do Công ty May Chiến Thắng đang tạm quản lý không thuộc diện được qui định tại Nghị quyết này. Nghị quyết 23 chỉ áp dụng cho những trường hợp “bố trí, quản lý” đúng pháp luật. Trường hợp đất Toà Khâm sứ cũng như đất đai của Dòng Chúa Cứu Thế, thì như đã thấy, đã bị cưỡng đoạt cách bất hợp pháp. Do đó, không thể đem áp dụng Nghị quyết 23 vào đây được.

Theo chúng tôi, trong vấn đề giải quyết đất tại Toà Khâm sứ và của Dòng Chúa Cứu Thế, nếu Nhà nước tôn trọng pháp luật và thực tâm muốn xây dựng một Nhà nước Pháp quyền, và nếu áp dụng luật pháp, thì phải áp dụng:

- Điều 26 Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo:“Tài sản tín ngưỡng tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản đó”;

- Và Hướng Dẫn số 500 HD/TGCP, ngày 4 tháng 12 năm 1993 của Ban Tôn giáo Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị 379/TTg của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động tôn giáo nêu rõ: “Nơi thờ tự của các tôn giáo cho mượn có thời hạn nay đã hết hạn thì phải trả lại. Nếu còn nhu cầu sử dụng phải thỏa thuận với Giáo hội. Nếu chưa hết hạn mà sử dụng không đúng mục đích thì phải trả lại... Không để dân lấn chiếm nơi thờ tự. Ở những nơi do tồn tại của quá khứ, nơi thờ tự có dân đang ở thì Chính quyền địa phương phải có kế hoạch giải tỏa trong một thời gian nhất định”.“Về khu đất Dệt thảm len, người ta cứ tự động vào chiếm lấy. Tôi cũng không biết họ là ai”.

Trên đây là một số cơ sở dữ liệu giúp độc giả hiểu rõ hơn vấn đề.

Bên cạnh đó, trong tư thế là người công dân Việt Nam luôn sống và làm theo pháp luật, chúng tôi mong muốn chính quyền các cấp khi giải quyết vấn đề đất đai tại 42 Nhà Chung hay đất đai của Dòng Chúa Cứu Thế tại Thái Hà, nên dựa trên những cơ sở luật pháp được qui định tại các văn bản pháp qui liên quan tới đất đai tôn giáo, có như thế mới thấu tình đạt lý, góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh hơn.

Hà Nội, ngày 01/02/2008
 
Khổ thân Đức Cha Nguyễn Tùng Cương
+GM F.X. Nguyễn Văn Sang
23:49 31/01/2008
KHỔ THÂN ĐỨC CHA NGUYỄN TÙNG CƯƠNG

Sáng ngày 1/2/2008, vừa thức dậy, sau khi đọc kinh nguyện gẫm, tôi ra đứng ngoài ban công, trời ngớt mưa, nhưng gió vẫn lạnh buốt; trở về phòng, mở internet ra coi có gì mới lạ không, tôi vui mừng thấy một vài bài viết đã dè dặt báo tin sắp có việc giải quyết êm thấm khu đất Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, nhất là bức thư của Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh viết cho Đức Tổng Giám Mục Hà Nội, mở lối cho một cuộc đối thoại giải quyết.

Tôi ngồi xuống ghế trầm ngâm ôn lại các sự việc đã xảy ra trong hơn một tháng qua, lần lượt điểm lại các khuôn mặt, tôi thấy những nhân vật đã đóng góp vào việc giải quyết êm thấm khu đất của Tòa Khâm Sứ cũ. Những nhân vật tôi gặp gỡ trong chính quyền cũng như trong đạo, từ những cụ già bà lão, tay cầm tràng hạt ngồi trên ghế cứng, nhưng vẫn lẩm bẩm câu kinh tiếng hát cho tới Đức Tổng Giám mục Hà Nội khôn ngoan chín chắn bình tĩnh can đảm.

Bỗng tôi nhớ tới một khuôn mặt rất thân thương, hiện nay đã không còn ngồi lại ở giữa chúng ta, nhưng rất gần đây lại được nêu tên nhiều lần để mọi người ra sức lợi dụng, đó là Đức Cha Giuse Nguyễn Tùng Cương, nguyên Giám mục giáo phận Hải Phòng, nguyên quản lý giáo phận Hà Nội, nguyên chánh xứ Thịnh Liệt (Kẻ Sét) và trước nữa là nguyên chánh xứ Vĩnh Trị (thuộc tỉnh Nam Định). Ngài là một vị linh mục khôn ngoan chín chắn, đã từng làm phó xứ Hàm Long với Đức Hồng y Giuse Trịnh Văn Căn, giúp Đức Hồng y Giuse M. Trịnh Như Khuê - Hai vị tiền bối trong giáo phận Hà Nội - hết lời ngợi khen.

Tôi thấy gần đây tên ngài được trích dẫn nhiều lần trong các bản văn, đa số lợi dụng để đáp ứng những mục đích khác nhau và bị nhiều người nghi oan hoặc không hiểu được vai trò của ngài lúc bấy giờ, mà cũng chẳng có một ai lên tiếng minh oan cho ngài. Vậy tôi viết bài này với tiêu đề: “KHỔ THÂN ĐỨC CHA CƯƠNG” để tỏ lòng cảm thông cũng như để chúng ta hiểu rõ về ngài.

Thật thế, mặc dù ngài và Đức Hồng y Giuse M. Trịnh Như Khuê tính tình nhiều khi khác nhau, song chính Đức Hồng y nhiều lần nói với tôi rằng (lúc đó tôi còn là thư ký của ĐHY): Cha thì hơi tí là xin lỗi, còn Cha Cương rất là cứng đầu cứng cổ, nhưng tôi rất thích, vì sự cứng rắn của cha Cương có thể đem lại lợi ích cho địa phận, vì thế tôi đặt cha Cương làm quản lý Nhà chung Hà Nội, để Cha ra chính quyền “cãi cọ” sinh ích cho giáo phận. Và cũng chính ĐHY ngỏ ý muốn xin tòa thánh cho ngài làm giám mục Hải Phòng.

Trong cương vị quản lý nhà chung, ngài bị nhiều lần triệu tập ra chính quyền. Có lần ngài bị triệu tập 21 ngày đêm liền. Sau mỗi lần triệu tập về, ngài phờ phạc xanh xao như người sắp chết đói. Tôi hiểu ngài bị tra tấn về tinh thần. Sau mỗi lần như vậy, ngài lại lấy xe máy đi dâng lễ ở xứ Kẻ Sét. Khi ngài làm Giám mục Hải Phòng, thì tôi cũng đã được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục Thái Bình. Tôi đã chọn ngài là cha linh hướng để bàn hỏi các ý kiến và cùng chia sẻ vui buồn với nhau. Mỗi lần tôi tới thăm ngài, cả hai chúng tôi đều tay bắt mặt mừng, cười nói ầm ĩ, khiến các cha trong nhà cũng phải kháo láo với nhau là: bố già Hải Phòng lại gặp bố già Thái Bình nên mới cười to như vậy.

Sở dĩ tôi nói đến những điều này là để chứng tỏ các cá tính tốt đẹp của Đức Cha Cương, chứ không như mọi người đã tin vào một vài ý kiến trong một vài bản văn không xác thực mà đổ oan cho ngài, nhất là vụ ký đất Tòa Khâm Sứ cũ hiến cho chính quyền. Tôi minh oan cho ngài dựa vào hai yếu tố sau:

1- Bằng tính tình cứng cỏi và lòng trung thành của ngài với Chúa và Giáo phận, tôi không tin có thật. Đằng khác, theo tin từ Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội thì không thấy đưa ra bản văn hiến đất có chữ ký chính xác của ngài, mà chỉ có bản kê khai tài sản Nhà chung Hà Nội.

2- Giả sử có văn bản hiến đất như các vị chính quyền nói tới, thì nó không có giá trị pháp lý - như lời phản bác của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, và theo giáo luật như nhiều bài đã nói tới.

a) Do chức vụ quyền hạn của ngài chỉ là một linh mục quản lý nhà chung, nên chỉ được GIỮ của chứ không được CHO của.

b) Nếu có văn bản thì cũng là kết quả của cuộc tra tấn tinh thần 21 ngày đêm, với đầy sự sợ hãi và đầy lý do làm cho văn bản đó KHÔNG THÀNH. (Tương tự như vụ Đức Hồng y Giuse M. Trịnh Văn Căn phải triệu tập đến chính quyền, kèm theo lời đe dọa. Vì sợ hãi, nên ngài đã cho chuyển tượng Đức Mẹ tại gốc đa ở Tòa Khâm Sứ cũ mà ngày nay giáo dân đặt lại tượng đó làm cho mảnh đất trở về nguyên trạng như tôi đã trình bày trong các bài viết được các đấng bậc tán thành). Chắc có nhiều vị sống trong thời kỳ bao cấp đó và cũng đã phải trải qua tình trạng như vậy. Tôi nhớ có lần nhặt được một chiếc áo của một người giúp việc trong Tòa Giám Mục, thấy trong túi áo có tờ giấy báo cáo: “Hôm nay có người biếu Đức Hồng y một con cá; chiều nay có phái đoàn giáo dân về tết Đức Cha Sang…”. Đó là bản báo cáo của một người vốn yếu đuối, nhưng vẫn còn chút lương tâm trong khi báo cáo những việc không đâu. Cũng có lần tôi gặp một thanh niên tới tâm sự: “Con bị bắt buộc phải báo cáo bài giảng của Đức Cha. Con đem bài Phúc Âm ngày Chúa nhật viết đầy các trang giấy đem nộp và được khen ngợi. Sau tháng sau, vị cán bộ phụ trách đó mới biết là mình bị lừa…”

Chúng ta nên đáng giá một cách khoan dung những trường hợp bị ép buộc như vậy mà tha thứ chứ không kết tội kẻo oan ức. Tôi xin trích lời vị Bộ trưởng Công an Mai Chí Thọ trong tập san nói rằng: “Chúng ta dựa vào các báo cáo của các tên linh mục, tu sỹ nam nữ, giáo dân vv… toàn là giả dối cưỡng ép, dẫn chúng ta tới nhiều sai lầm” (Nội san Bộ Nội vụ cũ (xin lỗi không nhớ số)).

Vậy nên, nếu cuộc giải quyết đất đai Tòa Khâm Sứ cũ được giải quyết êm thấm, chúng ta cũng dành một vài nén hương thắp trên các vị: Đức Hồng y Giuse M. Trịnh Như Khuê, Đức Hồng y Giuse M. Trịnh Văn Căn, Đức Giám mục Giuse Nguyễn Tùng Cương, cha Giuse Trần Văn Mai, các linh mục, nam nữ tu sỹ, giáo dân đã quá cố nhiệt tâm đóng góp đau khổ tinh thần cũng như vật chất vào sự việc nay. Chúng ta cũng cảm tạ đội ơn Đức Hồng y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, các Đức Giám mục, linh mục nam nữ tu sĩ, giáo dân trong và ngoài nước đã đóng góp tinh thần vật chất để được kết quả tốt đẹp như ngày nay. Mặc dầu đã lao tâm khổ tứ, ngày đêm đóng góp cho công việc giải quyết trong tình nghĩa anh em ruột thịt trên cùng một mảnh đát “con rồng cháu tiên” này để có điều kiện mừng xuân ăn Tết yên vui hạnh phúc.

Chúng ta cũng rộng lượng tha thứ cho những ai bất kể trong nước ngoài nươc, cho những hành vi lời nói xúc phạm đến nhau. Xin Chúa thương tha thứ và ban ơn nhờ lời Đức Mẹ và Thánh Cả Giuse cầu bầu, ban cho chúng ta một mùa Xuân và những ngày Tết an vui hạnh phúc.

Thái Bình ngày 1/2/2008

+ F.X. Nguyễn Văn Sang

Giám Mục Thái Bình
 
Tin Đáng Chú Ý
Bỏ nhà nước ra ngoài vì nhiều lý do
BBC
10:24 31/01/2008
Bỏ nhà nước ra ngoài vì nhiều lý do

Trụ sở một cơ quan cấp phường tại Việt Nam trong ngày bầu cử quốc hội

Hiện tượng cán bộ nhà nước bỏ cơ quan và chức vụ để ra làm việc cho khu vực kinh doanh hoặc kinh tế tư nhân đang được báo chí Việt Nam hiện đang đề cập và coi như một ‘làn sóng’.

Báo điện tử VnExpress hôm 30.1 trích lời quan chức sở Nội vụ TPHCM nói ‘làn sóng từ quan’ không chỉ diễn ra ở đô thị lớn nhất nước mà đang có ‘hiệu ứng domino’ tại các thành phố khác.

Vẫn nguồn tin này nói ‘hầu hết cán bộ điều hành chủ chốt của Ủy ban Nhân dân một phường tại quận 1 đã từ chức để ra làm ngoài.

Phường Nguyễn Cư Trinh chứng kiến chuyện từ bí thư đảng bộ, chủ tịch và nhân viên lần lượt nộp đơn xin ghỉ việc chỉ trong vài tháng, gây dư luận trong dân.

Cũng từ một thời gian qua, tại Hà Nội đã có chuyện tương tự xảy ra với nhân viên, cán bộ ở các cấp cao như trong các bộ, tổng công ty và ngân hàng của nhà nước.

Trả lời BBC hôm 31.01, cô Vũ Thu Hà giải thích vì sao cô đã bỏ công thi vào làm cán bộ Bộ Ngoại giao nhưng sau vài tháng lại xin thôi để ra ngoài làm trong khu vực doanh nghiệp.

Nghe phỏng vấn Vũ Thu Hà

Lý do đầu tiên cô đưa ra là môi trường làm việc. Vũ Thu Hà, cũng là blogger HàKin nói:

“Tôi thích công việc tự do, không gò bó về hành chính nên sau khi vào Bộ ngoại giao, tôi thấy không hợp thì lại đi tìm một việc mới,”

Cơ chế không dân chủ

Báo chí Việt Nam cũng cho hay sức hút của khu vực ngoài các cơ quan hành chính nhà nước còn là thu nhập cao.

Tại không ít công ty bên ngoài mức lương cho những người có kinh nghiệm và quan hệ trong chính quyền nhờ thời gian công tác lên tới 1500 hoặc 2000 đôla Mỹ một tháng.

Ngoài ra, hoạt động mạnh mẽ của những công ty săn lùng và tuyển dụng nhân tài còn gọi là ‘headhunting’ cũng đóng một vai trò trong việc rút nguồn nhân lực có trình độ ra khỏi nhà nước.

Nhưng trước câu hỏi liệu có phải còn yếu tố thu nhập khiến những người như cô rời cơ quan nhà nước, cô Vũ Thu Hà nói vấn đề chính vẫn là vị trí công việc:

“Công việc rất là tẻ nhạt, việc lương bổng thì so với công việc mình bỏ ra thì cũng chỉ thế thôi nhưng vấn đề là môi trường làm việc không phù hợp với tính cách của tôi”.

Sự khác biệt chính là môi trường làm việc bên ngoài nhà nước dân chủ hơn nhiều

Cựu cán bộ Bộ Ngoại giao Vũ Thu Hà

Tuy thế, Vũ Thu Hà nói cô cũng hiểu được quyết định ở lại nhà nước của các đồng nghiệp:

“Truyền thống người Việt là thích sự ổn định, nhất là phụ nữ nên (ở lại) cũng đúng thôi.

Vũ Thu Hà nói nhiều người cũng đặt câu hỏi về quyết định của cô, đã “khổ sở ôn thi, luyện thi để vào Bộ Ngoại giao”, một nơi có cơ hội ra nước ngoài công tác, làm việc tại các vị trí sang trọng, nhưng sau lại bỏ ra.

Sâu xa hơn, cô cho rằng chính sự phát triển của cá nhân là động lực cho quyết định rời nhà nước:

“Tôi ra ngoài thì thấy vui hơn, cho mình năng động hơn, sáng tạo hơn mà trong Bộ thì mình không thể nào làm được,”.

Quan trọng hơn, theo Vũ Thu Hà, “Sự khác biệt chính là môi trường làm việc bên ngoài nhà nước dân chủ hơn nhiều.”

Cô cũng xác nhận các bạn bè cùng lứa từng học ở nước ngoài thì lại còn có xu hướng bỏ nhà nước mạnh hơn.

Còn theo tờ VnExpress, nhiều cán bộ vừa từ chức ở phường Nguyễn Cư Trinh cho hay quyết định ra đi chỉ đến “trong tích tắc”.

Lý do chính cũng vẫn là môi trường gò bó của nhà nước.

Một cựu cán bộ đã từng làm chủ tịch phường không nêu tên cho VnExpress biết:

"Nay tôi biết chia tay hành chính để về làm dân thực sự là phải bắt lại từ đầu sự nghiệp; nhưng đã đến lúc dứt khoát vì cơ chế nhà nước khó mà thay đổi,"
 
Phúc trình về nhân quyền Việt Nam
BBC
18:31 31/01/2008
Phúc trình về nhân quyền Việt Nam

Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch có trụ sở ở New York, Hoa Kỳ hôm nay 31.01 công bố phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền thế giới trong một năm qua.

Tổ chức này đăng một báo cáo dài về Việt Nam, nói rằng năm 2007 đánh dấu "mức leo thang cao độ nhất trong việc đàn áp các nhà đối kháng ôn hòa so với 20 năm qua."

Tổ chức Human Rights Watch cũng cáo buộc rằng hàng trăm tù nhân tôn giáo và chính trị đang phải chịu những điều kiện "hết sức khắc nghiệt".

Các phúc trình nhân quyền của Human Rights Watch chưa bao giờ gây thiện cảm cho chính phủ Việt Nam, và bản báo cáo mới nhất cũng vậy.

Nó nhận xét rằng các vụ bắt giữ những người đối lập trong năm ngoái là "bước lùi lớn so với sự nhượng bộ của chính phủ Việt Nam vào năm 2006", tức là trước khi Việt Nam đăng cai hội nghị APEC và chuẩn bị gia nhập WTO.

Theo Human Rights Watch, trong năm 2007 khoảng 40 người hoạt động chính trị đã bị bắt, phần lớn theo điều 88 của luật hình sự về những hoạt động tuyên truyền chống nhà nước.

Đáng chú ý, trong báo cáo năm nay, tổ chức nhân quyền của Mỹ cáo buộc rằng có hàng trăm tù nhân tôn giáo và chính trị đang bị giam trong điều kiện mà theo họ là "hết sức khắc nghiệt".

Báo cáo viết là "có nhiều bằng chứng đầy tính thuyết phục chứng minh rằng có sự tra tấn và đối xử tồi tệ với các tù nhân chính trị".

Nhận định này chắc sẽ gây ra phản đối mạnh mẽ từ phía Việt Nam.

Hà Nội luôn nói rằng ở Việt Nam không có tù chính trị mà chỉ có những người vi phạm pháp luật.

Trong các cuộc họp với các chính phủ nước ngoài như Hoa Kỳ, Việt Nam khẳng định người dân có quyền nói lên ý kiến của mình.

Trong khi đó, các tổ chức theo dõi nhân quyền, như Human Rights Watch, nói phương tiện truyền thông trong nước đều nằm trong sự kiểm soát của đảng cộng sản Việt Nam.

(Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/01/080131_viet_humanrights.shtml)
 
Văn Hóa
Chúc Xuân Mậu Tý 2008 (thơ)
Vũ Trân
12:43 31/01/2008
Chúc Xuân Mậu Tý 2008

Trời Hà Thành vang rền tiếng hát,
Đất Hà Thành toả ngát hương kinh.
Giáo dân cầu nguyện chân tình.
Một lòng một ý khấn xin Chúa Trời.

Nến cháy sáng kêu mời công lý.
Hoa khoe sắc hợp ý vẹn toàn.
Cộng đoàn môi miệng ca vang,
Lời kinh tha thiết vượt ngàn trùng dương.

Trời Thủ Đô vào đông lạnh ngắt.
Đất Khâm Sứ đầy ắp tình ngươì.
Quỳ bên Tượng Mẹ buồn vơi,
Ta cùng cầu khẩn cho đời thắm xinh.

Mai đào báo hiệu tình xuân sắc,
Tiếng cầu kinh tô đắp công bình.
Mừng xuân Mậu Tý anh minh,
Hoà Bình Công Lý ló mình từ đây.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Bướm Xuân
Lm. Trần Cao Tường
11:41 31/01/2008

BƯỚM XUÂN



Ảnh của Cao Tường

Xuân gấm đầu tiên gữa cõi đời

Mùi xuân ngây dại sóng con ngươi!

Hãy hoan hô, lời cao như sấm:

- Vạn tuế, bay ơi, nắng ngập trời!

(Hàn Mặc Tử, Xuân Đầu Tiên)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền