Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:58 29/01/2020
8. Sửa chữa nhân đức hiền lành mà sửa chữa đến bước hoàn thành, thì không những phải nhẫn nhục mà còn phải nhân hậu nữa.
(Thánh Bernard)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
-------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:03 29/01/2020
29. KHÔNG MỜI MÀ TỰ ĐẾN
Thời nam triều Lưu Tống, thượng thư Đặng Tiên Chi không câu nệ tiểu tiết, Võ đế rất yêu chiều ông ta.
Có một lần, Võ đế đang yến tiệc trong nội cung, cố ý không mời Đặng Tiên Chi, sau khi đợi cho khách khứa đến thì Võ đế nói:
- “Đặng Tiên Chi nhất định sẽ không mời mà tự đến”.
Quần thần có chút hoài nghi, đúng vào lúc ấy người giữ cửa có thông báo nhỏ:
- “Thượng thư Đặng Tiên Chi đã đến trước quầy xin chỉ thị”.
Võ đế cười lớn và lập tức mời vào.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 29:
Không mời mà tự đến thì có hai hạng người: một là người quá thân, hai là người tham ăn.
Người quá thân thì coi như ruột thịt, có cái gì cũng đem ra chia sẻ với nhau, người quá thân thì không còn khoảng cách trong đối xử, không chấp xét những câu nệ của nhau, nhưng vẫn cứ phải luôn tôn trọng nhau, đó là hạng thứ nhất; hạng thứ hai là vì tham ăn mà đến dù người ta không mời, hạng người này thì ai cũng e dè vì họ ít khi coi trọng danh dự của mình...
Vì thân thiết mà đến cũng là tâm tình của chúng ta đối với Đức Chúa Giê-su Thánh Thể, Đức Chúa Giê-su là thầy và là cứu chúa của chúng ta, là Đấng chịu nhiều đau khổ và rất yêu thương chúng ta, cho nên mỗi ngày chúng ta đi tham dự thánh lễ là để tỏ lòng yêu mến Ngài, và hễ rảnh lúc nào là đến nhà thờ lúc đó dù không ai mời, dù không phải là giờ kinh giờ lễ, nhưng là giờ của chúng ta với Đức Chúa Giê-su Thánh Thể.
Dù là thân thiết nhưng Đức Chúa Giê-su vẫn cứ mời gọi chúng ta đến với Ngài, vì Ngài biết rằng chúng ta thường có bệnh “hay quên”, bệnh “làm biếng”, dù chúng ta rất nhiệt tình với Ngài và yêu mến Ngài.
Không ai mời mà đến dự tiệc thì dù thân mấy chăng nữa thì cũng bị người ta nói to nói nhỏ là...tham ăn mà đến, nhưng không mời mà chúng ta vẫn cứ đến nhà thờ dâng lễ đọc kinh cầu nguyện, thì là một gương sáng gương lành trong thời đại ngày nay vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thời nam triều Lưu Tống, thượng thư Đặng Tiên Chi không câu nệ tiểu tiết, Võ đế rất yêu chiều ông ta.
Có một lần, Võ đế đang yến tiệc trong nội cung, cố ý không mời Đặng Tiên Chi, sau khi đợi cho khách khứa đến thì Võ đế nói:
- “Đặng Tiên Chi nhất định sẽ không mời mà tự đến”.
Quần thần có chút hoài nghi, đúng vào lúc ấy người giữ cửa có thông báo nhỏ:
- “Thượng thư Đặng Tiên Chi đã đến trước quầy xin chỉ thị”.
Võ đế cười lớn và lập tức mời vào.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 29:
Không mời mà tự đến thì có hai hạng người: một là người quá thân, hai là người tham ăn.
Người quá thân thì coi như ruột thịt, có cái gì cũng đem ra chia sẻ với nhau, người quá thân thì không còn khoảng cách trong đối xử, không chấp xét những câu nệ của nhau, nhưng vẫn cứ phải luôn tôn trọng nhau, đó là hạng thứ nhất; hạng thứ hai là vì tham ăn mà đến dù người ta không mời, hạng người này thì ai cũng e dè vì họ ít khi coi trọng danh dự của mình...
Vì thân thiết mà đến cũng là tâm tình của chúng ta đối với Đức Chúa Giê-su Thánh Thể, Đức Chúa Giê-su là thầy và là cứu chúa của chúng ta, là Đấng chịu nhiều đau khổ và rất yêu thương chúng ta, cho nên mỗi ngày chúng ta đi tham dự thánh lễ là để tỏ lòng yêu mến Ngài, và hễ rảnh lúc nào là đến nhà thờ lúc đó dù không ai mời, dù không phải là giờ kinh giờ lễ, nhưng là giờ của chúng ta với Đức Chúa Giê-su Thánh Thể.
Dù là thân thiết nhưng Đức Chúa Giê-su vẫn cứ mời gọi chúng ta đến với Ngài, vì Ngài biết rằng chúng ta thường có bệnh “hay quên”, bệnh “làm biếng”, dù chúng ta rất nhiệt tình với Ngài và yêu mến Ngài.
Không ai mời mà đến dự tiệc thì dù thân mấy chăng nữa thì cũng bị người ta nói to nói nhỏ là...tham ăn mà đến, nhưng không mời mà chúng ta vẫn cứ đến nhà thờ dâng lễ đọc kinh cầu nguyện, thì là một gương sáng gương lành trong thời đại ngày nay vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tròn lề luật
Lm Vũđình Tường
22:10 29/01/2020
Đức trinh nữ Maria và thánh Giuse dâng Đức Kitô vào Đền Thánh để làm tròn lề luật. Luật lệ thời đó sau khi sanh con, người con không cần thanh tẩy, nhưng người mẹ cần qua nghi thức thanh tẩy. Dù không cần thanh tẩy người con được dẫn đến Đền Thờ dâng hiến cho Thiên Chúa. Gia đình thánh gia giữ trọn lề luật, và đặc biệt tuyệt đối tin tưởng vào Thiên Chúa. Hai ông bà sẵn sàng dâng hiến những gì cao trọng, quí nhất cho Thiên Chúa. Việc dâng tiến Đức Kitô vào Đền Thánh nói lên tâm tình thầm kín đó. Hai ông bà không tiếc Thiên Chúa bất cứ điều gì. Bởi hai ông bà quan niệm những gì họ đang có chính là do Thiên Chúa trao ban. Trao lại Thiên Chúa những gì Ngài ban là đặt hết lòng tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Hai ông bà dâng hiến Đức Kitô cho Thiên Chúa. Chính Đức Kitô ở tuổi trưởng thành cũng tự dâng hiến, không phải một phần cuộc sống, mà dâng trọn cả tâm hồn, trọn cuộc sống, lẫn í nguyện riêng cho Thiên Chúa, Điều này thể hiện qua câu nói của chính Ngài.
Ta đến không phải làm theo í Ta, mà làm theo í Đấng đã sai Ta Gioan 5,30.
Đức Kitô không những vâng lời Thiên Chúa cách trọn vẹn những điều Ngài ưa thích, mà còn vâng lời Thiên Chúa, hiến trọn tâm hồn hoàn thành tốt đẹp ngay cả việc Ngài cảm thấy lo lắng, sợ sệt. Con đường khổ nạn, vác thập giá, bị đóng đanh trên thập tự chứng tỏ Đức Kitô vâng lời cách tuyệt đối, rõ ràng không thể chối cãi được. Đức Kitô, Đấng vô tội, luật tình yêu của Ngài cao cả hơn tất cả các luật trần thế. Ngài không cần phải giữ các luật trần thế, nhưng Ngài giữ trọn các luật trần thế để nêu gương sáng cho nhân loại. Ngài giữ trọn lề luật và Ngài cũng cho nhân loại biết luật trần thế không có khả năng ban ơn cứu độ trường sinh. Luật xã hội nào giúp bảo vệ mạng sống, đề cao sự sống, cổ võ sự sống là luật tốt, cần đề cao. Luật xã hội nào bảo vệ tiếng nói kẻ cô đơn, người nghèo khổ, mang lại công lí cho toàn dân, và giúp cuộc sống hài hoà là luật tốt, cần cổ võ. Ngoài luật tình yêu Chúa ban, mang lại sự sống ra; luật trần gian không có khả năng mang lại sự sống trường sinh. Đức Kitô chứng tỏ Ngài yêu nhân loại qua việc tự nguyện chịu chết trên thập tự để cứu độ chúng ta. Cái chết của Ngài trên thập tự còn diễn tả tình yêu Ngài vô bờ bến Ngài dành cho Chúa Cha (Luca 2,51). Cái chết của Ngài còn làm tròn điều Thiên Chúa hứa xưa là sẽ ban ơn cứu độ cho nhân loại.
Gia đình Thánh Gia trong ngày dâng hiến Đức Kitô vào Đền Thánh, theo luật định, dâng cặp bồ câu non. Điều này nói lên đời sống đơn sơ, nghèo nàn của gia đình. Họ nghèo vật chất nhưng rất giầu tình yêu Chúa. Đức Maria giữ những lời Thiên Thần nói về con mình để suy nghĩ trong lòng; thánh Giuse luôn trung tín điều Thiên Thần hướng dẫn để coi sóc, bảo vệ gia đình; Đức Kitô sống không cho chính mình mà sống cho Chúa Cha.
Tiên tri Anna và tiên tri Simeon đến Đền Thờ theo hướng dẫn của Thánh Thần. Cả hai gặp Đức Kitô và đều nói về Ngài. Họ được Thánh Thần hướng dẫn đến Đền Thờ, thì những gì họ nói về Đấng Cứu Thế, không phải do í riêng, mà chính là do hướng dẫn của Thánh Thần, hướng dẫn chỉ bảo điều họ nói về Đấng Cứu Thế.
Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống, hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng, và như vậy những í nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà cc34-35.
Hai ông bà không hiểu rõ những lời tiên tri đó. Nhiều người Do Thái bị lưu đầy nghe biết Đức Kitô và đã tin theo để nhận ơn cứu độ, số khác không tin và chống lại bởi họ tin họ tự cứu được mình. Đức Kitô ban ánh sáng cho trần gian; nhưng trần gian chọn bước đi trong bóng tối, từ chối đón nhận ánh sáng Đức Kitô mang lại. Để tiêu diệt ánh sáng Kitô, sức mạnh của tối tăm kịch liệt chống đối. Điều này phần nào giúp giải thích vì sao tâm hồn Đức Trinh Nữ bị lưỡi gươm đâu thâu qua.
Chúng ta xin ơn khôn ngoan và biết sống trong ân nghĩa của Thiên Chúa.
TiengChuong.org
Introduction
Presenting Jesus to the Temple, Mary and Joseph fulfilled the Law of Moses. What God has promised to Israel will be fulfilled in Jesus. The promise to save us from the power of darkness, is first to Israel, and then extended to the entire world. Those who follow the Light of Christ will be saved and enjoy eternal life. Let us join Simeon and Anna to praise God for his mercy.
Fulfilment
Mary and Joseph brought Jesus to the Temple consecration. Purification is required, not for the son, but for the mother. The Law requires the mother to be purified after giving birth. The Holy Family observed the Law faithfully. They showed their great faith in God. They were willing to offer God, what they loved dearly. The dedication of Jesus to God served as the sign of their recognizing that whatever they had, it was God, Who gave it to them in the first place. Mary and Joseph offered Jesus to God in his childhood; in his adult life, Jesus dedicated himself to God fully. He gave God not only a part of his life, but his entire life and will, as he once declared: 'I come to do not my own will, but the will of the Father' Jn 5,30. He not only obeyed God in what pleased him, but obeyed God even in what frightened him. He chose to follow through to the end. His Passion and death on the cross were the undeniable signs of His utterly obeying God. Jesus, a sinless person, whose law of love was far more superior to other existing laws, would have no need to fulfil the law, and yet he took it on himself to be an example for us to learn from. Jesus went through the law, and knew that the Law was powerless to redeem us. Earthly laws are good when they promote peace, justice and create harmony. They are good when they protect and support life, but they have no power to redeem us. God's love does. His law of love has the power to redeem us through Jesus' cross and resurrection. He died to show the world God's love. He died to show the world how He obeyed the Father (Lk 2, 51). By dying on the cross, Jesus fulfilled the prophesy of prophets. He redeemed and renewed God's creation. The Holy Family offered a pair of turtledoves as the Law required. This revealed the simplicity, and poverty of the Holy Family. Their richness are not things of this earth, but it is God's love and grace, that Mary treasures in her heart, and that voice of God's messenger Joseph pondered at night. Jesus followed the will of the Father.
Prophet Anna was at the Temple. Simeon, a righteous and devout man, was prompted by the Spirit to come to the Temple. They both became the speakers for Jesus. Their prophesy bears weight as prompted by the Spirit, that Jesus is 'a light to enlighten the pagans, and the glory of your people Israel v.34. Both Joseph and Mary heard what they said about Jesus, but were 'wondering at the things that were being said about him'. The saying: Jesus is both for the fall and for the rising of many in Israel v.35. would mean that Jesus came to save, but some refuse him because they think they can save themselves. Jesus shows light in darkness and yet not all welcome his light because they prefer to walk in darkness, and refuse to come to the Light. To Mary 'the sword will pierce her own soul' meant that the power of darkness would strike Jesus so hard that it broke Mary's heart, as the scene at the cross.
We pray to learn from Jesus to grow to maturity in faith, and God's wisdom, not man's.
Ta đến không phải làm theo í Ta, mà làm theo í Đấng đã sai Ta Gioan 5,30.
Đức Kitô không những vâng lời Thiên Chúa cách trọn vẹn những điều Ngài ưa thích, mà còn vâng lời Thiên Chúa, hiến trọn tâm hồn hoàn thành tốt đẹp ngay cả việc Ngài cảm thấy lo lắng, sợ sệt. Con đường khổ nạn, vác thập giá, bị đóng đanh trên thập tự chứng tỏ Đức Kitô vâng lời cách tuyệt đối, rõ ràng không thể chối cãi được. Đức Kitô, Đấng vô tội, luật tình yêu của Ngài cao cả hơn tất cả các luật trần thế. Ngài không cần phải giữ các luật trần thế, nhưng Ngài giữ trọn các luật trần thế để nêu gương sáng cho nhân loại. Ngài giữ trọn lề luật và Ngài cũng cho nhân loại biết luật trần thế không có khả năng ban ơn cứu độ trường sinh. Luật xã hội nào giúp bảo vệ mạng sống, đề cao sự sống, cổ võ sự sống là luật tốt, cần đề cao. Luật xã hội nào bảo vệ tiếng nói kẻ cô đơn, người nghèo khổ, mang lại công lí cho toàn dân, và giúp cuộc sống hài hoà là luật tốt, cần cổ võ. Ngoài luật tình yêu Chúa ban, mang lại sự sống ra; luật trần gian không có khả năng mang lại sự sống trường sinh. Đức Kitô chứng tỏ Ngài yêu nhân loại qua việc tự nguyện chịu chết trên thập tự để cứu độ chúng ta. Cái chết của Ngài trên thập tự còn diễn tả tình yêu Ngài vô bờ bến Ngài dành cho Chúa Cha (Luca 2,51). Cái chết của Ngài còn làm tròn điều Thiên Chúa hứa xưa là sẽ ban ơn cứu độ cho nhân loại.
Gia đình Thánh Gia trong ngày dâng hiến Đức Kitô vào Đền Thánh, theo luật định, dâng cặp bồ câu non. Điều này nói lên đời sống đơn sơ, nghèo nàn của gia đình. Họ nghèo vật chất nhưng rất giầu tình yêu Chúa. Đức Maria giữ những lời Thiên Thần nói về con mình để suy nghĩ trong lòng; thánh Giuse luôn trung tín điều Thiên Thần hướng dẫn để coi sóc, bảo vệ gia đình; Đức Kitô sống không cho chính mình mà sống cho Chúa Cha.
Tiên tri Anna và tiên tri Simeon đến Đền Thờ theo hướng dẫn của Thánh Thần. Cả hai gặp Đức Kitô và đều nói về Ngài. Họ được Thánh Thần hướng dẫn đến Đền Thờ, thì những gì họ nói về Đấng Cứu Thế, không phải do í riêng, mà chính là do hướng dẫn của Thánh Thần, hướng dẫn chỉ bảo điều họ nói về Đấng Cứu Thế.
Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống, hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng, và như vậy những í nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà cc34-35.
Hai ông bà không hiểu rõ những lời tiên tri đó. Nhiều người Do Thái bị lưu đầy nghe biết Đức Kitô và đã tin theo để nhận ơn cứu độ, số khác không tin và chống lại bởi họ tin họ tự cứu được mình. Đức Kitô ban ánh sáng cho trần gian; nhưng trần gian chọn bước đi trong bóng tối, từ chối đón nhận ánh sáng Đức Kitô mang lại. Để tiêu diệt ánh sáng Kitô, sức mạnh của tối tăm kịch liệt chống đối. Điều này phần nào giúp giải thích vì sao tâm hồn Đức Trinh Nữ bị lưỡi gươm đâu thâu qua.
Chúng ta xin ơn khôn ngoan và biết sống trong ân nghĩa của Thiên Chúa.
TiengChuong.org
Introduction
Presenting Jesus to the Temple, Mary and Joseph fulfilled the Law of Moses. What God has promised to Israel will be fulfilled in Jesus. The promise to save us from the power of darkness, is first to Israel, and then extended to the entire world. Those who follow the Light of Christ will be saved and enjoy eternal life. Let us join Simeon and Anna to praise God for his mercy.
Fulfilment
Mary and Joseph brought Jesus to the Temple consecration. Purification is required, not for the son, but for the mother. The Law requires the mother to be purified after giving birth. The Holy Family observed the Law faithfully. They showed their great faith in God. They were willing to offer God, what they loved dearly. The dedication of Jesus to God served as the sign of their recognizing that whatever they had, it was God, Who gave it to them in the first place. Mary and Joseph offered Jesus to God in his childhood; in his adult life, Jesus dedicated himself to God fully. He gave God not only a part of his life, but his entire life and will, as he once declared: 'I come to do not my own will, but the will of the Father' Jn 5,30. He not only obeyed God in what pleased him, but obeyed God even in what frightened him. He chose to follow through to the end. His Passion and death on the cross were the undeniable signs of His utterly obeying God. Jesus, a sinless person, whose law of love was far more superior to other existing laws, would have no need to fulfil the law, and yet he took it on himself to be an example for us to learn from. Jesus went through the law, and knew that the Law was powerless to redeem us. Earthly laws are good when they promote peace, justice and create harmony. They are good when they protect and support life, but they have no power to redeem us. God's love does. His law of love has the power to redeem us through Jesus' cross and resurrection. He died to show the world God's love. He died to show the world how He obeyed the Father (Lk 2, 51). By dying on the cross, Jesus fulfilled the prophesy of prophets. He redeemed and renewed God's creation. The Holy Family offered a pair of turtledoves as the Law required. This revealed the simplicity, and poverty of the Holy Family. Their richness are not things of this earth, but it is God's love and grace, that Mary treasures in her heart, and that voice of God's messenger Joseph pondered at night. Jesus followed the will of the Father.
Prophet Anna was at the Temple. Simeon, a righteous and devout man, was prompted by the Spirit to come to the Temple. They both became the speakers for Jesus. Their prophesy bears weight as prompted by the Spirit, that Jesus is 'a light to enlighten the pagans, and the glory of your people Israel v.34. Both Joseph and Mary heard what they said about Jesus, but were 'wondering at the things that were being said about him'. The saying: Jesus is both for the fall and for the rising of many in Israel v.35. would mean that Jesus came to save, but some refuse him because they think they can save themselves. Jesus shows light in darkness and yet not all welcome his light because they prefer to walk in darkness, and refuse to come to the Light. To Mary 'the sword will pierce her own soul' meant that the power of darkness would strike Jesus so hard that it broke Mary's heart, as the scene at the cross.
We pray to learn from Jesus to grow to maturity in faith, and God's wisdom, not man's.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Tagle lưu luyến chia tay tổng giáo phận Manila. Trung Quốc là thách đố đầu tiên của ngài
Đặng Tự Do
16:21 29/01/2020
Trong một thánh lễ tạ ơn đầy cảm xúc tại nhà thờ chính tòa Manila vào hôm thứ Hai 27 tháng Giêng, tức là mùng Ba Tết Canh Tý, các giám mục, linh mục và các giáo dân đã cầu nguyện cho Đức Hồng Y Tổng Giám mục Luis Antonio Tagle khi ngài chuẩn bị lên đường nhận sứ vụ mới tại Vatican.
Đức Hồng Y Tagle đã quỳ trước cung thánh của nhà thờ trong khi những người tham dự giơ tay về phía ngài cầu nguyện.
Đức Cha Broderick Pabillo, Giám Mục Phụ Tá Broderick Pabillo đọc lời nguyện sau: “Xin Chúa bảo vệ Đức Hồng Y với vòng tay âu yếm của Chúa. Xin Chúa giữ ngài trong tay mình và gìn giữ ngài gần gũi với trái tim Chúa khi ngài bắt tay vào nhiệm vụ mới”.
Nhân danh tổng giáo phận, Đức Cha Pabillo cảm ơn Đức Hồng Y Tagle vì những “nỗ lực rất lớn” trong sứ vụ của ngài tại Manila trong khi vẫn phải thực hiện các công việc khác của Giáo Hội Hoàn Vũ.
Đức Cha Pabillo nói: “Thậm chí dù mệt mỏi sau khi trở về từ nửa vòng trái đất, Đức Hồng Y vẫn dành các nỗ lực để mang đến cho chúng ta các buổi nói chuyện, tham gia các cuộc họp của chúng ta, và hướng dẫn các cuộc gặp gỡ của chúng ta. Thậm chí, ngài còn đích thân đến thăm chúng ta khi ai đó đã qua đời trong gia đình, khi có ai đó yếu đau liệt lào, Đức Hồng Y thực sự dành hết thời gian để ở với chúng ta, để làm cho chúng ta cảm thấy sự hiện diện của ngài.”
Tháng 12 năm ngoái, Đức Hồng Y Tagle đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, một trong những bộ quan trọng hàng đầu trong Giáo triều Rôma.
Trước đó, vị Hồng Y người Phi Luật Tân đã thực hiện nhiều chuyến đi bên ngoài Phi Luật Tân với tư cách là người đứng đầu Caritas quốc tế, là một liên minh các tổ chức bác ái Công Giáo toàn cầu. Đức Hồng Y Tagle cũng là một nhân vật hàng đầu trong các Thượng Hội Đồng Giám Mục ở Rôma trong triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô. Ngài cũng là một trong những diễn giả chính trong hội nghị thượng đỉnh mang tính bước ngoặt của Vatican về lạm dụng tình dục.
Đức Cha Pabillo nói thêm: “Mỗi cuộc chia tay, ly biệt đều mang lại những nỗi đau nhưng nếu chúng ta nhìn vào câu chuyện này từ hướng khác, chúng ta trong Tổng Giáo Phận Manila này, đã được hưởng rất nhiều đặc quyền trong tám năm mà Đức Hồng Y ở với chúng ta”.
“Chúng con bảo đảm với Đức Hồng Y những lời cầu nguyện của chúng con. Đức Hồng Y luôn có thể tin tưởng vào sự hỗ trợ của chúng con và trong trường hợp Đức Hồng Y cảm thấy mệt mỏi với công việc của thế giới, ngài hãy chắc chắn rằng ngài có một ngôi nhà tại Manila này.”
Trong bài giảng, Đức Hồng Y Tagle đã trình bày các suy tư về chủ đề tạ ơn và cố tránh không đề cập trực tiếp đến chuyện sắp ra đi của mình.
“Đừng tạ ơn theo các tiêu chí và định mức của anh chị em. Nếu anh chị em chỉ tạ ơn khi đạt được đúng như lòng mong muốn của mình thì tôi e rằng anh chị em sẽ phải phàn nàn nhiều hơn là tạ ơn,” Đức Hồng Y nói.
“Thánh ý của Thiên Chúa là điều không phải lúc nào chúng ta cũng có thể hiểu được, nhưng trong đức tin chúng ta biết Thiên Chúa là Đấng nhân lành, là nguồn mạch của mọi điều thiện hảo. Kế hoạch của Thiên Chúa không phải là kế hoạch của chúng ta. Đôi khi các kế hoạch của Chúa phá vỡ những chương trình của chúng ta nhưng trong mọi trường hợp chúng ta hãy nói ‘Tôi tin rằng Chúa là Đấng nhân lành’”.
Nhưng ở cuối bài giảng, đến lúc cũng phải nói lời chia tay, Đức Hồng Y Tagle bắt đầu không cầm được nước mắt, nghẹn ngào ngài nói “Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì Ngài là Đấng nhân lành, và Lòng Thương Xót của Chúa tồn tại đến muôn đời.”
Trước khi lên đường sang Rôma, Đức Hồng Y vẫn còn một vài cuộc gặp gỡ tại Manila. Ngài dự kiến sẽ khai mạc Hội nghị bốn ngày về Tân Phúc Âm Hóa của Hội Đồng Giám Mục Phi tại thành phố Quezon.
Trong khi đó, vẫn chưa có thông tin nào từ Vatican về việc ai sẽ thay thế Đức Hồng Y Tagle trong chức vụ tổng giám mục Manila.
“Vấn đề này cho đến nay vẫn chưa được giải quyết và chính Đức Giáo Hoàng sẽ công bố người sẽ thay thế Đức Hồng Y. Thật là tốt nếu Đức Thánh Cha có thể bổ nhiệm các nhà lãnh đạo của Tổng Giáo Phận trước khi Đức Hồng Y ra đi,” Cha Roy Bellen, phát ngôn viên của Tổng giáo phận Manila.
Thông thường, nếu cần phải có thời gian dài để suy tư thêm, Đức Thánh Cha sẽ bổ nhiệm một vị Giám Quản Tông Tòa để điều hành tạm thời công việc của giáo phận. Việc ngài không công bố vị Giám Quản Tông Tòa có thể là dấu chỉ cho thấy trong thời gian rất ngắn sắp tới, thậm chí là ngay trước khi Đức Hồng Y giã từ Manila, việc bổ nhiệm sẽ được quyết định.
John Allen của tờ Crux nhận xét rằng con đường ngoại giao giữa Vatican và Trung Quốc có lẽ sẽ phải đi vòng qua Phi Luật Tân. Theo ký giả kỳ cựu này, Đức Hồng Y Tagle, một người có mẹ là người gốc Trung Hoa, và là một người sẵn sàng đối thoại sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc sửa chữa hàng loạt những vấn đề trong thỏa hiệp ký với Trung Quốc ký ngày 22 tháng Chín, 2018.
Báo cáo của Quốc Hội Hoa Kỳ vào đầu năm nay cho thấy từ sau thỏa thuận Vatican-Trung Quốc năm 2018 các cuộc đàn áp Giáo hội thầm lặng vẫn tiếp tục, và thậm chí lại còn dã man hơn trước đó.
Tháng Ba năm ngoái, trong chuyến công du Đài Loan và Hương Cảng kéo dài một tuần, Đại sứ Tự do Tôn Giáo Quốc tế của Hoa Kỳ là ông Brownback nói rằng Trung Quốc đang “gây chiến tranh với đức tin”.
Ông Brownback đã lên tiếng chỉ trích thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc.
“Kể từ khi thỏa thuận tạm thời này được công bố vào năm ngoái, việc sách nhiễu các thành viên của cộng đồng Công Giáo vẫn tiếp tục diễn ra và ngày càng trắng trợn.”
Đại sứ Brownback than thở rằng “không ai biết chi tiết những gì đã được thỏa thuận ngoại trừ Vatican và chính phủ Trung Quốc”. Trong tư cách là một Đại Sứ của chính phủ Hoa Kỳ ông nhìn nhận việc không công bố nội dung thỏa thuận là đặc quyền riêng của mỗi thực thể có chủ quyền. Tuy nhiên, trong tư cách là một tín hữu Công Giáo ông cảnh báo rằng đó là một khe hở cho bọn cầm quyền Bắc Kinh lợi dụng. “Khi muốn giật sập những cây thánh giá khỏi nóc nhà thờ, họ nói rằng đó là theo thỏa thuận với Vatican, “ ông nói trong cuộc họp báo tại Hương Cảng.
Source:ABS-CBN NewsBishops, priests pray over Vatican-bound Tagle
Đức Hồng Y Tagle đã quỳ trước cung thánh của nhà thờ trong khi những người tham dự giơ tay về phía ngài cầu nguyện.
Đức Cha Broderick Pabillo, Giám Mục Phụ Tá Broderick Pabillo đọc lời nguyện sau: “Xin Chúa bảo vệ Đức Hồng Y với vòng tay âu yếm của Chúa. Xin Chúa giữ ngài trong tay mình và gìn giữ ngài gần gũi với trái tim Chúa khi ngài bắt tay vào nhiệm vụ mới”.
Nhân danh tổng giáo phận, Đức Cha Pabillo cảm ơn Đức Hồng Y Tagle vì những “nỗ lực rất lớn” trong sứ vụ của ngài tại Manila trong khi vẫn phải thực hiện các công việc khác của Giáo Hội Hoàn Vũ.
Đức Cha Pabillo nói: “Thậm chí dù mệt mỏi sau khi trở về từ nửa vòng trái đất, Đức Hồng Y vẫn dành các nỗ lực để mang đến cho chúng ta các buổi nói chuyện, tham gia các cuộc họp của chúng ta, và hướng dẫn các cuộc gặp gỡ của chúng ta. Thậm chí, ngài còn đích thân đến thăm chúng ta khi ai đó đã qua đời trong gia đình, khi có ai đó yếu đau liệt lào, Đức Hồng Y thực sự dành hết thời gian để ở với chúng ta, để làm cho chúng ta cảm thấy sự hiện diện của ngài.”
Tháng 12 năm ngoái, Đức Hồng Y Tagle đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, một trong những bộ quan trọng hàng đầu trong Giáo triều Rôma.
Trước đó, vị Hồng Y người Phi Luật Tân đã thực hiện nhiều chuyến đi bên ngoài Phi Luật Tân với tư cách là người đứng đầu Caritas quốc tế, là một liên minh các tổ chức bác ái Công Giáo toàn cầu. Đức Hồng Y Tagle cũng là một nhân vật hàng đầu trong các Thượng Hội Đồng Giám Mục ở Rôma trong triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô. Ngài cũng là một trong những diễn giả chính trong hội nghị thượng đỉnh mang tính bước ngoặt của Vatican về lạm dụng tình dục.
Đức Cha Pabillo nói thêm: “Mỗi cuộc chia tay, ly biệt đều mang lại những nỗi đau nhưng nếu chúng ta nhìn vào câu chuyện này từ hướng khác, chúng ta trong Tổng Giáo Phận Manila này, đã được hưởng rất nhiều đặc quyền trong tám năm mà Đức Hồng Y ở với chúng ta”.
“Chúng con bảo đảm với Đức Hồng Y những lời cầu nguyện của chúng con. Đức Hồng Y luôn có thể tin tưởng vào sự hỗ trợ của chúng con và trong trường hợp Đức Hồng Y cảm thấy mệt mỏi với công việc của thế giới, ngài hãy chắc chắn rằng ngài có một ngôi nhà tại Manila này.”
Trong bài giảng, Đức Hồng Y Tagle đã trình bày các suy tư về chủ đề tạ ơn và cố tránh không đề cập trực tiếp đến chuyện sắp ra đi của mình.
“Đừng tạ ơn theo các tiêu chí và định mức của anh chị em. Nếu anh chị em chỉ tạ ơn khi đạt được đúng như lòng mong muốn của mình thì tôi e rằng anh chị em sẽ phải phàn nàn nhiều hơn là tạ ơn,” Đức Hồng Y nói.
“Thánh ý của Thiên Chúa là điều không phải lúc nào chúng ta cũng có thể hiểu được, nhưng trong đức tin chúng ta biết Thiên Chúa là Đấng nhân lành, là nguồn mạch của mọi điều thiện hảo. Kế hoạch của Thiên Chúa không phải là kế hoạch của chúng ta. Đôi khi các kế hoạch của Chúa phá vỡ những chương trình của chúng ta nhưng trong mọi trường hợp chúng ta hãy nói ‘Tôi tin rằng Chúa là Đấng nhân lành’”.
Nhưng ở cuối bài giảng, đến lúc cũng phải nói lời chia tay, Đức Hồng Y Tagle bắt đầu không cầm được nước mắt, nghẹn ngào ngài nói “Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì Ngài là Đấng nhân lành, và Lòng Thương Xót của Chúa tồn tại đến muôn đời.”
Trước khi lên đường sang Rôma, Đức Hồng Y vẫn còn một vài cuộc gặp gỡ tại Manila. Ngài dự kiến sẽ khai mạc Hội nghị bốn ngày về Tân Phúc Âm Hóa của Hội Đồng Giám Mục Phi tại thành phố Quezon.
Trong khi đó, vẫn chưa có thông tin nào từ Vatican về việc ai sẽ thay thế Đức Hồng Y Tagle trong chức vụ tổng giám mục Manila.
“Vấn đề này cho đến nay vẫn chưa được giải quyết và chính Đức Giáo Hoàng sẽ công bố người sẽ thay thế Đức Hồng Y. Thật là tốt nếu Đức Thánh Cha có thể bổ nhiệm các nhà lãnh đạo của Tổng Giáo Phận trước khi Đức Hồng Y ra đi,” Cha Roy Bellen, phát ngôn viên của Tổng giáo phận Manila.
Thông thường, nếu cần phải có thời gian dài để suy tư thêm, Đức Thánh Cha sẽ bổ nhiệm một vị Giám Quản Tông Tòa để điều hành tạm thời công việc của giáo phận. Việc ngài không công bố vị Giám Quản Tông Tòa có thể là dấu chỉ cho thấy trong thời gian rất ngắn sắp tới, thậm chí là ngay trước khi Đức Hồng Y giã từ Manila, việc bổ nhiệm sẽ được quyết định.
John Allen của tờ Crux nhận xét rằng con đường ngoại giao giữa Vatican và Trung Quốc có lẽ sẽ phải đi vòng qua Phi Luật Tân. Theo ký giả kỳ cựu này, Đức Hồng Y Tagle, một người có mẹ là người gốc Trung Hoa, và là một người sẵn sàng đối thoại sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc sửa chữa hàng loạt những vấn đề trong thỏa hiệp ký với Trung Quốc ký ngày 22 tháng Chín, 2018.
Báo cáo của Quốc Hội Hoa Kỳ vào đầu năm nay cho thấy từ sau thỏa thuận Vatican-Trung Quốc năm 2018 các cuộc đàn áp Giáo hội thầm lặng vẫn tiếp tục, và thậm chí lại còn dã man hơn trước đó.
Tháng Ba năm ngoái, trong chuyến công du Đài Loan và Hương Cảng kéo dài một tuần, Đại sứ Tự do Tôn Giáo Quốc tế của Hoa Kỳ là ông Brownback nói rằng Trung Quốc đang “gây chiến tranh với đức tin”.
Ông Brownback đã lên tiếng chỉ trích thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc.
“Kể từ khi thỏa thuận tạm thời này được công bố vào năm ngoái, việc sách nhiễu các thành viên của cộng đồng Công Giáo vẫn tiếp tục diễn ra và ngày càng trắng trợn.”
Đại sứ Brownback than thở rằng “không ai biết chi tiết những gì đã được thỏa thuận ngoại trừ Vatican và chính phủ Trung Quốc”. Trong tư cách là một Đại Sứ của chính phủ Hoa Kỳ ông nhìn nhận việc không công bố nội dung thỏa thuận là đặc quyền riêng của mỗi thực thể có chủ quyền. Tuy nhiên, trong tư cách là một tín hữu Công Giáo ông cảnh báo rằng đó là một khe hở cho bọn cầm quyền Bắc Kinh lợi dụng. “Khi muốn giật sập những cây thánh giá khỏi nóc nhà thờ, họ nói rằng đó là theo thỏa thuận với Vatican, “ ông nói trong cuộc họp báo tại Hương Cảng.
Source:ABS-CBN News
Hơn 50.000 thanh niên đến hành hương tại đền Chúa Kitô Vua trên đỉnh núi Cubilete -Mexicô
Lm. Nguyễn Tất Thắng O.P.
16:58 29/01/2020
Thứ Bẩy ngày 25.1.2020, hơn 50.000 thanh niên Mexicô đã đi hành hương tới một tượng đài và đền Chúa Kitô Vua, nằm trên đỉnh núi Cubilete cao 2,439m so với mức độ biển ở bang Guanajuato của Mexico.
Phong trào Chứng Nhân và Hy vọng, ban tổ chức cuộc hành hương giới trẻ hàng năm, cho biết trong một tuyên bố rằng những người hành hương trẻ tuổi đã tự cam kết vào ngày 25 tháng 1 đến Mexicô trong những thời điểm khó khăn của sự bất an, đình trệ kinh tế và áp lực bên ngoài mà thành phố đang trải qua. Lòng tôn sùng đối với Chúa Kitô Vua đã thấm nhập sâu rộng vào lịch sử Mexico.
Trong những năm 1920, chính quyền của đất nước đã khởi xướng một loạt các biện pháp đàn áp và bách hại Giáo hội dữ dội. Chính phủ Mexicô đã cấm các dòng tu, hạn chế việc thờ phượng công khai, và cấm các linh mục mặc trang phục giáo sĩ ở nơi công cộng.
Sự liên kết với Chúa Kitô Vua đã trở thành một dấu hiệu của sự phản kháng, cũng như tiếng la “Chúa Kitô Vua muôn năm” Mexicô đã được thánh hiến cho Chúa Kitô vào năm 1914 và được tái thánh hiến vào năm 1924 và 2013. Cuộc hành hương của giới trẻ ngày 25 tháng 1 chú trọng vào cuộc đời của Chân phước Anacleto González Flores, được mệnh danh là người bảo trợ của giáo dân Mexicô năm 2019.
González đã bị bắt giữ, tra tấn và giết chết vào năm 1927 bởi các lực lượng chính phủ vì ngài ủng hộ những nỗ lực của Liên đoàn Quốc gia Bảo vệ Tự do Tôn giáo để chống lại sự đàn áp Giáo hội. Theo các nhà tổ chức hành hương. ngài đã làm chứng cho “việc bảo vệ đức tin và tình yêu của ngài đối với quê hương, ngay cả khi việc bảo vệ như vậy làm ngài mất mạng.”
Bức tượng Chúa Kitô Vua trên đỉnh núi Cubilete được dựng lên vào năm 1950, để vinh danh các vị tử đạo của Chiến tranh Cristero (1926-1929). Nặng 80 tấn và cao 20 mét, đây là bức tượng Chúa Kitô bằng đồng lớn nhất thế giới. Bên dưới bức tượng là một nhà nguyện chầu Thánh thể. Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã đến thăm đền vào năm 2012. Bức tượng được xây dựng trên địa điểm nơi có một bức tượng Chúa Kitô nhỏ hơn được kích hoạt vào năm 1928 bởi chính phủ của Tổng thống Plutarco Elías Calles.
Cuộc hành hương vào ngày 25 tháng 1 đã chứng kiến “sự tham dự lớn nhất từ trước đến nay, hơn 50.000 thanh niên từ khắp nơi trên đất nước”, phong trào Chứng Nhân và Hy vọng cho biết. Những người trẻ tuổi “không chỉ muốn công bố kế hoạch của Thiên Chúa với sự chứng từ của chúng tôi mà còn mạnh dạn tố cáo những bất công và những phẫn nộ xảy ra hằng ngày tại đất nước chúng tôi, những phẫn nộ trong nhiều lần đã dẫn đến mất hòa bình, yên lành và thậm chí là cuộc sống của hàng ngàn người Mexico,” ban tổ chức cho biết.
“Chúng tôi người trẻ Công Giáo của Mexicô đã mệt mỏi với tình hình quê hương chúng tôi đang trải qua. Thật đáng lo ngại ở một quốc gia nơi chính quyền nói rằng họ hoạt động vì hòa bình nhưng họ thường quan tâm về việc hợp pháp hóa cuộc tấn công vào cuộc sống của những người vô tội vẫn còn trong bụng mẹ,” người phát ngôn của phong trào nói.
Người Mexicô trẻ tuổi “muốn công khai đảm nhận vai trò là người xây dựng hòa bình và là người bảo vệ đức tin và các nguyên tắc của chúng tôi. Chúng tôi biết điều này không đơn giản nhưng chúng tôi nhận thức được sự cấp bách thực thi việc này.” Phát ngôn viên nói: “Xã hội Mexicô, cần phải chống lại tất cả những tình huống tham nhũng, trạng thai miễn tội và bất hợp pháp tạo ra bạo lực và thiết lập lại các điều kiện của công lý, bình đẳng và đoàn kết để xây dựng hòa bình. Tổ chức này đã ủy thác những nỗ lực của nó cho “Đức Maria của Guadalupe, công nhận bà là mẹ và là người can thiệp của tất cả người Mexicô và là Nữ Vương Hòa bình.
Lm. Nguyễn Tất Thắng O.P.
Source: Catholic News Agency
Phong trào Chứng Nhân và Hy vọng, ban tổ chức cuộc hành hương giới trẻ hàng năm, cho biết trong một tuyên bố rằng những người hành hương trẻ tuổi đã tự cam kết vào ngày 25 tháng 1 đến Mexicô trong những thời điểm khó khăn của sự bất an, đình trệ kinh tế và áp lực bên ngoài mà thành phố đang trải qua. Lòng tôn sùng đối với Chúa Kitô Vua đã thấm nhập sâu rộng vào lịch sử Mexico.
Sự liên kết với Chúa Kitô Vua đã trở thành một dấu hiệu của sự phản kháng, cũng như tiếng la “Chúa Kitô Vua muôn năm” Mexicô đã được thánh hiến cho Chúa Kitô vào năm 1914 và được tái thánh hiến vào năm 1924 và 2013. Cuộc hành hương của giới trẻ ngày 25 tháng 1 chú trọng vào cuộc đời của Chân phước Anacleto González Flores, được mệnh danh là người bảo trợ của giáo dân Mexicô năm 2019.
González đã bị bắt giữ, tra tấn và giết chết vào năm 1927 bởi các lực lượng chính phủ vì ngài ủng hộ những nỗ lực của Liên đoàn Quốc gia Bảo vệ Tự do Tôn giáo để chống lại sự đàn áp Giáo hội. Theo các nhà tổ chức hành hương. ngài đã làm chứng cho “việc bảo vệ đức tin và tình yêu của ngài đối với quê hương, ngay cả khi việc bảo vệ như vậy làm ngài mất mạng.”
Bức tượng Chúa Kitô Vua trên đỉnh núi Cubilete được dựng lên vào năm 1950, để vinh danh các vị tử đạo của Chiến tranh Cristero (1926-1929). Nặng 80 tấn và cao 20 mét, đây là bức tượng Chúa Kitô bằng đồng lớn nhất thế giới. Bên dưới bức tượng là một nhà nguyện chầu Thánh thể. Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã đến thăm đền vào năm 2012. Bức tượng được xây dựng trên địa điểm nơi có một bức tượng Chúa Kitô nhỏ hơn được kích hoạt vào năm 1928 bởi chính phủ của Tổng thống Plutarco Elías Calles.
Cuộc hành hương vào ngày 25 tháng 1 đã chứng kiến “sự tham dự lớn nhất từ trước đến nay, hơn 50.000 thanh niên từ khắp nơi trên đất nước”, phong trào Chứng Nhân và Hy vọng cho biết. Những người trẻ tuổi “không chỉ muốn công bố kế hoạch của Thiên Chúa với sự chứng từ của chúng tôi mà còn mạnh dạn tố cáo những bất công và những phẫn nộ xảy ra hằng ngày tại đất nước chúng tôi, những phẫn nộ trong nhiều lần đã dẫn đến mất hòa bình, yên lành và thậm chí là cuộc sống của hàng ngàn người Mexico,” ban tổ chức cho biết.
“Chúng tôi người trẻ Công Giáo của Mexicô đã mệt mỏi với tình hình quê hương chúng tôi đang trải qua. Thật đáng lo ngại ở một quốc gia nơi chính quyền nói rằng họ hoạt động vì hòa bình nhưng họ thường quan tâm về việc hợp pháp hóa cuộc tấn công vào cuộc sống của những người vô tội vẫn còn trong bụng mẹ,” người phát ngôn của phong trào nói.
Người Mexicô trẻ tuổi “muốn công khai đảm nhận vai trò là người xây dựng hòa bình và là người bảo vệ đức tin và các nguyên tắc của chúng tôi. Chúng tôi biết điều này không đơn giản nhưng chúng tôi nhận thức được sự cấp bách thực thi việc này.” Phát ngôn viên nói: “Xã hội Mexicô, cần phải chống lại tất cả những tình huống tham nhũng, trạng thai miễn tội và bất hợp pháp tạo ra bạo lực và thiết lập lại các điều kiện của công lý, bình đẳng và đoàn kết để xây dựng hòa bình. Tổ chức này đã ủy thác những nỗ lực của nó cho “Đức Maria của Guadalupe, công nhận bà là mẹ và là người can thiệp của tất cả người Mexicô và là Nữ Vương Hòa bình.
Lm. Nguyễn Tất Thắng O.P.
Source: Catholic News Agency
Thuật bắt nạt và cuốn sách Từ Thẳm Sâu Tâm Hồn
Vũ Văn An
17:23 29/01/2020
Đức Hồng Y Sarah, trong cuộc phỏng vấn của tờ báo Ý Il Foglio ngày 25 tháng Giêng, 2020, chính thức lên tiếng xin mọi người chấm dứt bàn cãi về cuốn sách do ngài và Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô XVI viết chung. Thay vào đó, nên đọc chính những gì các ngài viết.
Tuy nhiên, Tiến sĩ George Weigel vẫn cứ bình luận về cuốn sách của ngài và của Đức Giáo Hoàng Hưu Trí. Chỉ có điều, Tiến Sĩ, như mọi người đều biết, là người hết sức bênh vực cuốn sách.
Theo ông, phe cấp tiến không biết làm gì hơn để chống lại quan điểm của nhị vị tác giả, vốn là những nhà thần học và tu đức hàng đầu trong Giáo Hội, cho bằng áp dụng chiến thuật bắt nạt, một chiến thuật họ rất thành thạo trong mấy năm gần đây. Nội dung bài viết ngắn gọn của tiến sĩ Weigel như sau:
Vào ngày 12 tháng 1, ngay sau khi có tin Đức Giáo Hoàng hưu trí Bênêđíctô XVI và Đức Hồng Y Robert Sarah đã viết một cuốn sách nói về cuộc khủng hoảng của chức linh mục trong Giáo hội thế kỷ 21, một phản ứng cuồng loạn trực tuyến đã nổ ra – một điều đã làm nổi bật sự thận trọng trong quyết tâm năm mới mà tôi vốn khuyên các người Công Giáo có liên quan trong cột báo ngày 1 tháng 1: “Hãy quyết tâm hạn chế tiếp xúc với thế giới blog Công Giáo”.
Nọc độc phi thường phun ra nhắm vào Đức Giáo Hoàng hưu trí và Đức Hồng Y bởi một số nhà bình luận đã không thăng tiến cuộc thảo luận của Giáo Hội về việc cải tổ chức linh mục dù là mảy may. Nó thực sự đã trì hoãn cuộc thảo luận khẩn cấp đó, đánh lạc sự chú ý khỏi một số vấn đề cấp bách (trong đó có vấn đề các nguồn gốc sâu xa của cuộc khủng hoảng lạm dụng và ý nghĩa của luật độc thân giáo sĩ) bằng cách coi một cuốn sách nghiêm túc như thể đó là một sách tuyên truyền chính trị đảng phái.
Tuy nhiên, những tiếng ồn ào hỗn độn về cuốn sách của Đức Bênêđíctô / Sarah, Từ Thẳm sâu Tâm hồn Chúng tôi, đã phục vụ hai mục đích hữu ích: nó nói rất nhiều về tính cách của những kẻ mang nọc độc, và nó làm rõ một số động lực đang khuấy động Giáo hội khi triều giáo hoàng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang gần tới việc kỷ niệm lần thứ bảy vào ngày 13 tháng 3.
Cuộc tấn công vào Đức Giáo Hoàng Hưu trí Bênêđíctô đặc biệt kinh tởm - và vô cùng thiếu hiểu biết. Một người có óc phe phái nổi bật đối với triều giáo hoàng hiện nay cho rằng Đức Bênêđíctô “chỉ tỉnh trí nửa giờ một lúc”; một thiên tài pháp thuật khác thuộc phe tẩy vải cánh tả nói rằng Đức Bênêđíctô là “người không còn năng lực”. Cả hai người này quả không biết chi về những gì họ đang nói. Tôi đã dành trọn 45 phút bên cạnh Đức Giáo Hoàng Hưu trí Bênêđíctô vào ngày 19 tháng 10 vừa qua, để thảo luận về một loạt các vấn đề. Ngài khá yếu đuối về thể chất, nhưng vào đầu buổi tối của một ngày tôi cho là bình thường, ngài hoàn toàn sáng suốt, khá hiểu biết, háo hức muốn biết thông tin mới, đầy hài hước và có thể nhớ lại các chủ đề và nhân cách từ các cuộc trò chuyện chúng tôi đã có nhiều thập niên trước đó. Đức Giáo Hoàng hưu trí dường như lanh lảnh như một tiếng chuông, về mặt trí tuệ, ở tuổi 92; liệu có thể nói cùng một điều như thế với những người, dựa vào “các báo cáo”, đã coi ngài như một lão già suy yếu, tiếu tiếp xúc với các biến cố và có lẽ cả thực tại nữa?
Cuộc tấn công vào Đức Hồng Y Sarah cũng đầy ác ý không kém và cũng không sáng suốt gì. Tôi đã có vinh dự được biết Đức Hồng Y người Guinea trong nhiều năm và, giống như bất cứ ai đã có thời gian đáng kể ở bên ngài, tôi thấy ngài là một người hết sức thánh thiện: một môn đệ thực sự hoán cải của Chúa Giêsu Kitô, mà thừa tác vụ thực sự phát khởi từ lòng trung thành triệt để đối với Chúa. Bất chấp những bức tranh biếm họa vẽ ra bởi những người hiển nhiên sợ ảnh hưởng hiện nay và tương lai của ngài trong Giáo hội, Đức Hồng Y Sarah cũng làm tôi thán phục như một người có niềm vui Kitô giáo, vẫn ngạc nhiên trước ân sủng của Thiên Chúa vốn hoạt động trong cuộc sống của ngài, và do đó vẫn có thể cười (cách mạnh mẽ mà chỉ người châu Phi mới có thể cười được) trước các nhược điểm của con lúc này. Tuy nhiên, Đức Hồng Y Sarah không cười, trước tin đồn cho rằng ngài đã nói dối về nguồn gốc và bản chất của Từ Thẳm sâu Tâm hồn Chúng tôi - và sự tức giận chính đáng, tuy có kiềm chế, của ngài, đã xác nhận điều những ai thực sự biết ngài vẫn hiểu: đây là một người trung thực.
Những hành tỏi chống Đức Bênêđíctô và Sarah đã bị khuếch đại bởi một cáo buộc phi lý khác: rằng bằng cách thổ lộ tâm trí và lương tâm của họ về những gì cần thiết cho một cuộc cải tổ đích thực về chức linh mục, Đức Giáo Hoàng hưu trí và Đức Hồng Y bằng cách nào đó đã can thiệp vào việc “biện phân” của Đức Giáo Hoàng Phanxicô sau Thượng Hội Đồng Giám Mục về vùng Amazon hồi tháng mười năm ngoái. Vì vậy, giờ đây, câu chuyện đã xuống (và tôi có ý nói xuống) tới điểm này: những người theo phe cởi mở và đối thoại hiện đang nói với hai người con sáng giá nhất của Đạo Công Giáo rằng quan điểm của họ là không được chào đón; rằng việc bảo vệ thần học và mục vụ luật độc thân giáo sĩ là một hành động bất trung đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô; và họ nên im lặng.
Đấy không phải là chiến thuật của những người vận động vì tin chắc rằng họ đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận có thực chất và có khả năng tiếp tục chiến thắng. Đấy là chiến thuật của những người, sợ rằng thời gian không còn nhiều, nên đã nghĩ rằng cách duy nhất của họ là dùng đến chiến thuật bắt nạt.
Không có gì chứng tỏ tư cách người của Giáo Hội trong việc ấy, cũng không có gì chứng tỏ tình bác ái Kitô giáo. Cuộc cải tổ chức linh mục là điều chủ yếu đối với sứ mạng truyền giảng Tin Mừng của Giáo hội. Những người bác bỏ một đề nghị nghiêm túc cho cuộc cải tổ như vậy, phần lớn bằng cách phỉ báng các tác giả của nó, tự coi mình ít lưu tâm đến việc cải tổ chức linh mục của Giao ước mới hơn là đến các trò chơi quyền lực trong Giáo Hội.
Tuy nhiên, Tiến sĩ George Weigel vẫn cứ bình luận về cuốn sách của ngài và của Đức Giáo Hoàng Hưu Trí. Chỉ có điều, Tiến Sĩ, như mọi người đều biết, là người hết sức bênh vực cuốn sách.
Theo ông, phe cấp tiến không biết làm gì hơn để chống lại quan điểm của nhị vị tác giả, vốn là những nhà thần học và tu đức hàng đầu trong Giáo Hội, cho bằng áp dụng chiến thuật bắt nạt, một chiến thuật họ rất thành thạo trong mấy năm gần đây. Nội dung bài viết ngắn gọn của tiến sĩ Weigel như sau:
Vào ngày 12 tháng 1, ngay sau khi có tin Đức Giáo Hoàng hưu trí Bênêđíctô XVI và Đức Hồng Y Robert Sarah đã viết một cuốn sách nói về cuộc khủng hoảng của chức linh mục trong Giáo hội thế kỷ 21, một phản ứng cuồng loạn trực tuyến đã nổ ra – một điều đã làm nổi bật sự thận trọng trong quyết tâm năm mới mà tôi vốn khuyên các người Công Giáo có liên quan trong cột báo ngày 1 tháng 1: “Hãy quyết tâm hạn chế tiếp xúc với thế giới blog Công Giáo”.
Nọc độc phi thường phun ra nhắm vào Đức Giáo Hoàng hưu trí và Đức Hồng Y bởi một số nhà bình luận đã không thăng tiến cuộc thảo luận của Giáo Hội về việc cải tổ chức linh mục dù là mảy may. Nó thực sự đã trì hoãn cuộc thảo luận khẩn cấp đó, đánh lạc sự chú ý khỏi một số vấn đề cấp bách (trong đó có vấn đề các nguồn gốc sâu xa của cuộc khủng hoảng lạm dụng và ý nghĩa của luật độc thân giáo sĩ) bằng cách coi một cuốn sách nghiêm túc như thể đó là một sách tuyên truyền chính trị đảng phái.
Tuy nhiên, những tiếng ồn ào hỗn độn về cuốn sách của Đức Bênêđíctô / Sarah, Từ Thẳm sâu Tâm hồn Chúng tôi, đã phục vụ hai mục đích hữu ích: nó nói rất nhiều về tính cách của những kẻ mang nọc độc, và nó làm rõ một số động lực đang khuấy động Giáo hội khi triều giáo hoàng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang gần tới việc kỷ niệm lần thứ bảy vào ngày 13 tháng 3.
Cuộc tấn công vào Đức Giáo Hoàng Hưu trí Bênêđíctô đặc biệt kinh tởm - và vô cùng thiếu hiểu biết. Một người có óc phe phái nổi bật đối với triều giáo hoàng hiện nay cho rằng Đức Bênêđíctô “chỉ tỉnh trí nửa giờ một lúc”; một thiên tài pháp thuật khác thuộc phe tẩy vải cánh tả nói rằng Đức Bênêđíctô là “người không còn năng lực”. Cả hai người này quả không biết chi về những gì họ đang nói. Tôi đã dành trọn 45 phút bên cạnh Đức Giáo Hoàng Hưu trí Bênêđíctô vào ngày 19 tháng 10 vừa qua, để thảo luận về một loạt các vấn đề. Ngài khá yếu đuối về thể chất, nhưng vào đầu buổi tối của một ngày tôi cho là bình thường, ngài hoàn toàn sáng suốt, khá hiểu biết, háo hức muốn biết thông tin mới, đầy hài hước và có thể nhớ lại các chủ đề và nhân cách từ các cuộc trò chuyện chúng tôi đã có nhiều thập niên trước đó. Đức Giáo Hoàng hưu trí dường như lanh lảnh như một tiếng chuông, về mặt trí tuệ, ở tuổi 92; liệu có thể nói cùng một điều như thế với những người, dựa vào “các báo cáo”, đã coi ngài như một lão già suy yếu, tiếu tiếp xúc với các biến cố và có lẽ cả thực tại nữa?
Cuộc tấn công vào Đức Hồng Y Sarah cũng đầy ác ý không kém và cũng không sáng suốt gì. Tôi đã có vinh dự được biết Đức Hồng Y người Guinea trong nhiều năm và, giống như bất cứ ai đã có thời gian đáng kể ở bên ngài, tôi thấy ngài là một người hết sức thánh thiện: một môn đệ thực sự hoán cải của Chúa Giêsu Kitô, mà thừa tác vụ thực sự phát khởi từ lòng trung thành triệt để đối với Chúa. Bất chấp những bức tranh biếm họa vẽ ra bởi những người hiển nhiên sợ ảnh hưởng hiện nay và tương lai của ngài trong Giáo hội, Đức Hồng Y Sarah cũng làm tôi thán phục như một người có niềm vui Kitô giáo, vẫn ngạc nhiên trước ân sủng của Thiên Chúa vốn hoạt động trong cuộc sống của ngài, và do đó vẫn có thể cười (cách mạnh mẽ mà chỉ người châu Phi mới có thể cười được) trước các nhược điểm của con lúc này. Tuy nhiên, Đức Hồng Y Sarah không cười, trước tin đồn cho rằng ngài đã nói dối về nguồn gốc và bản chất của Từ Thẳm sâu Tâm hồn Chúng tôi - và sự tức giận chính đáng, tuy có kiềm chế, của ngài, đã xác nhận điều những ai thực sự biết ngài vẫn hiểu: đây là một người trung thực.
Những hành tỏi chống Đức Bênêđíctô và Sarah đã bị khuếch đại bởi một cáo buộc phi lý khác: rằng bằng cách thổ lộ tâm trí và lương tâm của họ về những gì cần thiết cho một cuộc cải tổ đích thực về chức linh mục, Đức Giáo Hoàng hưu trí và Đức Hồng Y bằng cách nào đó đã can thiệp vào việc “biện phân” của Đức Giáo Hoàng Phanxicô sau Thượng Hội Đồng Giám Mục về vùng Amazon hồi tháng mười năm ngoái. Vì vậy, giờ đây, câu chuyện đã xuống (và tôi có ý nói xuống) tới điểm này: những người theo phe cởi mở và đối thoại hiện đang nói với hai người con sáng giá nhất của Đạo Công Giáo rằng quan điểm của họ là không được chào đón; rằng việc bảo vệ thần học và mục vụ luật độc thân giáo sĩ là một hành động bất trung đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô; và họ nên im lặng.
Đấy không phải là chiến thuật của những người vận động vì tin chắc rằng họ đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận có thực chất và có khả năng tiếp tục chiến thắng. Đấy là chiến thuật của những người, sợ rằng thời gian không còn nhiều, nên đã nghĩ rằng cách duy nhất của họ là dùng đến chiến thuật bắt nạt.
Không có gì chứng tỏ tư cách người của Giáo Hội trong việc ấy, cũng không có gì chứng tỏ tình bác ái Kitô giáo. Cuộc cải tổ chức linh mục là điều chủ yếu đối với sứ mạng truyền giảng Tin Mừng của Giáo hội. Những người bác bỏ một đề nghị nghiêm túc cho cuộc cải tổ như vậy, phần lớn bằng cách phỉ báng các tác giả của nó, tự coi mình ít lưu tâm đến việc cải tổ chức linh mục của Giao ước mới hơn là đến các trò chơi quyền lực trong Giáo Hội.
Các Giám Mục tại Thánh Địa lo ngại kế hoạch Trung Đông của Hoa Kỳ có thể dẫn đến đổ máu nhiều hơn nữa
Đặng Tự Do
22:57 29/01/2020
Kế hoạch hòa bình cho Israel và Palestine vừa được công bố trong tuần này không phải là một giải pháp, các giám mục Công Giáo tại Thánh địa cho biết hôm thứ Tư.
Kế hoạch này sẽ không mang lại giải pháp nào mà thay vào đó sẽ tạo ra nhiều căng thẳng và có thể gây thêm bạo lực và đổ máu nhiều hơn, theo một tuyên bố của Hội đồng các Đấng Bản Quyền Công Giáo tại Thánh Địa bao gồm các đại diện cho những Kitô hữu theo nghi thức Latin, Melkite, Maronite, Syria, Armenia và Chanđê hiệp thông hoàn toàn với Rôma.
Tuyên bố nói rằng kế hoạch này là một chiều, có lợi cho các yêu sách truyền thống của Israel về giải pháp hai nhà nước và chỉ là một sáng kiến đơn phương, không có sự thỏa thuận của người Palestine, cũng chẳng tôn trọng quyền bình đẳng và nhân phẩm của họ.
“Kế hoạch hòa bình này chỉ là một sáng kiến đơn phương, vì nó tán thành gần như tất cả các yêu sách của một bên, là phía Israel và chương trình nghị sự chính trị của Israel”, bản tuyên bố viết.
“Mặt khác, kế hoạch này không thực sự cân nhắc những yêu cầu chính đáng của người dân Palestine đối với quê hương, quyền lợi và cuộc sống tôn nghiêm của họ.”
Kế hoạch “Từ hòa bình đến Thịnh vượng”, đã được công bố bởi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, như một cố gắng của Hoa Kỳ và Do Thái trong việc vạch ra một con đường dẫn đến việc công nhận chủ quyền của Palestine như một phần của “giải pháp hai nhà nước”.
Các nhà lãnh đạo Palestine được cho thời hạn bốn năm để chấp nhận hay bác bỏ. Kế hoạch này sẽ vẽ lại đường biên giới cho một quốc gia Palestine mới với thủ đô là al Quds, là tên tiếng Ả Rập của thành phố Giêrusalem, bao gồm một phần của Đông Giêrusalem. Tuy nhiên, phần còn lại của thành phố - bao gồm khu Thành Cổ - sẽ vẫn là một phần của Israel.
Israel cũng sẽ giữ lại khoảng một phần ba diện tích Tây Ngạn, bao gồm các khu định cư hiện tại và Thung lũng Jordan. Sẽ có bốn năm tạm dừng không mở rộng các khu định cư của Israel vào phần lãnh thổ được đề xuất là sẽ thuộc về Palestine, nhưng không có sự trì hoãn đối với các khu định cư trong ranh giới tương lai được đề xuất là thuộc về Israel ở Tây Ngạn.
Xuất hiện cùng với Tổng thống Trump hôm thứ Ba tại Toà Bạch Ốc, thủ tướng Netanyahu nói rằng Israel sẽ áp dụng ngay luật pháp của mình đối với các khu vực sẽ nằm dưới sự kiểm soát của họ trong các ranh giới được đề xuất, bao gồm Thung lũng Jordan và các cộng đồng Do Thái ở Judea và Samaria.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã từ chối kế hoạch hôm thứ Ba, nói rằng “kế hoạch này sẽ không thông qua”.
Source:Catholic News AgencyU.S. Middle East plan could lead to 'more bloodshed', bishops warn
Kế hoạch này sẽ không mang lại giải pháp nào mà thay vào đó sẽ tạo ra nhiều căng thẳng và có thể gây thêm bạo lực và đổ máu nhiều hơn, theo một tuyên bố của Hội đồng các Đấng Bản Quyền Công Giáo tại Thánh Địa bao gồm các đại diện cho những Kitô hữu theo nghi thức Latin, Melkite, Maronite, Syria, Armenia và Chanđê hiệp thông hoàn toàn với Rôma.
Tuyên bố nói rằng kế hoạch này là một chiều, có lợi cho các yêu sách truyền thống của Israel về giải pháp hai nhà nước và chỉ là một sáng kiến đơn phương, không có sự thỏa thuận của người Palestine, cũng chẳng tôn trọng quyền bình đẳng và nhân phẩm của họ.
“Kế hoạch hòa bình này chỉ là một sáng kiến đơn phương, vì nó tán thành gần như tất cả các yêu sách của một bên, là phía Israel và chương trình nghị sự chính trị của Israel”, bản tuyên bố viết.
“Mặt khác, kế hoạch này không thực sự cân nhắc những yêu cầu chính đáng của người dân Palestine đối với quê hương, quyền lợi và cuộc sống tôn nghiêm của họ.”
Kế hoạch “Từ hòa bình đến Thịnh vượng”, đã được công bố bởi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, như một cố gắng của Hoa Kỳ và Do Thái trong việc vạch ra một con đường dẫn đến việc công nhận chủ quyền của Palestine như một phần của “giải pháp hai nhà nước”.
Các nhà lãnh đạo Palestine được cho thời hạn bốn năm để chấp nhận hay bác bỏ. Kế hoạch này sẽ vẽ lại đường biên giới cho một quốc gia Palestine mới với thủ đô là al Quds, là tên tiếng Ả Rập của thành phố Giêrusalem, bao gồm một phần của Đông Giêrusalem. Tuy nhiên, phần còn lại của thành phố - bao gồm khu Thành Cổ - sẽ vẫn là một phần của Israel.
Israel cũng sẽ giữ lại khoảng một phần ba diện tích Tây Ngạn, bao gồm các khu định cư hiện tại và Thung lũng Jordan. Sẽ có bốn năm tạm dừng không mở rộng các khu định cư của Israel vào phần lãnh thổ được đề xuất là sẽ thuộc về Palestine, nhưng không có sự trì hoãn đối với các khu định cư trong ranh giới tương lai được đề xuất là thuộc về Israel ở Tây Ngạn.
Xuất hiện cùng với Tổng thống Trump hôm thứ Ba tại Toà Bạch Ốc, thủ tướng Netanyahu nói rằng Israel sẽ áp dụng ngay luật pháp của mình đối với các khu vực sẽ nằm dưới sự kiểm soát của họ trong các ranh giới được đề xuất, bao gồm Thung lũng Jordan và các cộng đồng Do Thái ở Judea và Samaria.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã từ chối kế hoạch hôm thứ Ba, nói rằng “kế hoạch này sẽ không thông qua”.
Source:Catholic News Agency
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Giám Mục giáo phận Xuân Lộc chia sẻ Tết xa quê với di dân
Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
09:58 29/01/2020
Đức Giám Mục Giáo phận Xuân Lộc chia sẻ Tết xa quê với di dân
Vì nhiều lý do, có những anh chị em di dân đã đã không thể về quê, đoàn tụ cùng gia đình đón Xuân mới. Do đó, để chia sẻ những nỗi quạnh hiu của anh chị em di dân này, chiều ngày mùng 3 Tết, Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Giáo phận đã đến Giáo xứ Thanh Hóa để chia sẻ Tết xa quê với anh chị em di dân. Có khoảng gần 400 anh chị em, thiếu nhi di dân - đang sống trong các khu nhà trọ thuộc khu vực Hố Nai, Trảng Bom, là những người Công Giáo và lương dân- đã đến tham dự ngày vui Tết dành cho họ.
Xem Hình
Gặp gỡ ngay anh chị em di dân khi vừa xuống xe, Đức Cha đã lần lượt bắt tay nhiều người và hỏi thăm họ. Trong giây phút ngắn ngủi ấy, có người đã không thể giấu đi những giọt nước mắt, và cũng không hiếm thấy những nụ cười nở trên môi của họ khi tiếp xúc Đức Cha Giáo Phận.
Để niềm vui chia sẻ Tết xa quê với anh chị em di dân được tràn đầy ý nghĩa với phúc lành, ơn lộc của Thiên Chúa, trước tiên, Đức Cha Giáo phận đã dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho họ, cũng như dâng lên Thiên Chúa những nỗi khổ tinh thần cũng như thể xác do đau bệnh của anh chị em di dân. Đồng thời, như ý lễ mời gọi cộng đoàn, Đức Cha cũng dâng Thánh lễ xin Chúa thánh hóa công ăn việc làm của họ, của từng người- gia đình trong cộng đoàn giáo xứ, của những công ty, xí nghiệp, nhà máy mà họ đang làm việc.
Lấy Lời Chúa làm sức mạnh an ủi và đỡ nâng người di dân cũng như cộng đoàn tham dự phụng vụ, trong bài giảng với ý lễ Thánh Hóa Công Ăn Việc Làm, Đức Cha Giáo phận đã mời gọi cộng đoàn suy tư về mục đích làm việc dưới ánh sáng Lời Chúa.
Đi từ thực tế- hành trình của đời người, mà người di dân cũng phải đi theo sự vận hành ấy, Đức Cha nói đến những mối bận tâm, lo lắng, mong ước, nhu cầu đời sống…những thứ chi phối và xem như trở thành động lực để họ làm việc. Tuy nhiên, Đức Cha đưa ra một chiều kích giá trị khác của làm việc đối với một Kitô hữu. Ngài nói rằng, người Kitô hữu làm việc không chỉ đáp ứng nhu cầu cá nhân, nhưng họ còn làm việc để giúp đỡ người khác- cả về vật chất lẫn tinh thần-; làm việc để đóng góp chung cho cộng đồng giáo xứ, và đỉnh cao của sự siêu nhiên trong làm việc là để cộng tác với công trình tạo dựng của Thiên Chúa, thi hành trách nhiệm cai quản vũ trụ đã được Thiên Chúa trao ban. Điều này được soi dẫn dưới ánh sáng của Tin Mừng Mt 25, 14-30: người Kitô hữu phải có trách nhiệm sinh hoa trái các khả năng Chúa ban cho họ. Và như vậy, trong ý hướng, mục đích làm việc là để cộng tác với Thiên Chúa, sự làm việc của họ mang một chiều kích cao hơn là làm cho vũ trụ, thế giới, môi trường được an bình, tốt đẹp. Và như vậy, sự làm việc của họ không chỉ làm việc do kế sinh nhai, vì đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống, gia đình… nhưng dùng những khả năng Chúa ban sinh thêm lợi ích, cộng tác với Thiên Chúa. Nhưng để có thể đạt tới chiều kích siêu nhiên đó, Đức Cha nói rằng, người Kitô hữu cần phải có một tình yêu với Thiên Chúa khi họ thi hành, làm bất cứ việc lớn nhỏ nào. Chính nhờ đó, họ mới có thể “thồi hồn” vào trong mỗi công việc họ làm, và mới đem đến những kết quả tốt lành.
Sau Thánh Lễ, Đức Cha Giuse, Cha Giuse Trần Đình Hiền- Đặc Trách Di Dân đã thiết đãi các các anh chị em- thiếu nhi di dân tiệc Tân Niên trong tình thân thương, tổ chức chương trình rút thăm trúng thưởng, cũng như được Đức Cha lì xì lộc đầu năm.
Với chương trình này, Đức Cha Giáo phận, Cha Đặc Trách Di dân cùng mọi hội đoàn, cá nhân tích cực cộng tác đã phần nào mong muốn chia sẻ tình yêu thương, lòng thương xót của Thiên Chúa với những người di dân xa quê. Để có thể chia sẻ niềm vui Xuân cho anh chị em di dân này, là sự quảng đại đóng góp tinh thần vật chất của Cha Đặc Trách, Cha Phó, cộng đoàn Giáo xứ Thanh Hóa, các ân nhân…vì thế, Đức Cha đã cám ơn cha Đặc Trách Giuse cùng cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ Thanh Hóa “Cha cám ơn tất cả mọi người đã chia sẻ tình yêu thương với anh chị em di dân xa nhà, mà vì nhiều lý do họ đã không thể về nhà để có một Tết đoàn viên với gia đình. Nhờ sự quảng đại, tích cực cộng tác của mọi người cho việc tổ chức, đã giúp anh chị em di dân cảm nhận được sự ấm áp.” Và cũng trong lời cám ơn cuối lễ này, Đức Cha nói rằng “xin mọi người hãy nhớ, những gì anh chị em làm cho người di dân, là anh chị em làm cho Đức Cha, và trên hết, là làm cho Chúa, với tình yêu thương của Chúa. Vì thế, cha thay mặt Chúa để cám ơn Cha Chánh, Cha Phó và mọi người đã tổ chức ngày Tết cho anh chị em di dân xa quê”.
Tin, ảnh: Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
Vì nhiều lý do, có những anh chị em di dân đã đã không thể về quê, đoàn tụ cùng gia đình đón Xuân mới. Do đó, để chia sẻ những nỗi quạnh hiu của anh chị em di dân này, chiều ngày mùng 3 Tết, Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Giáo phận đã đến Giáo xứ Thanh Hóa để chia sẻ Tết xa quê với anh chị em di dân. Có khoảng gần 400 anh chị em, thiếu nhi di dân - đang sống trong các khu nhà trọ thuộc khu vực Hố Nai, Trảng Bom, là những người Công Giáo và lương dân- đã đến tham dự ngày vui Tết dành cho họ.
Xem Hình
Gặp gỡ ngay anh chị em di dân khi vừa xuống xe, Đức Cha đã lần lượt bắt tay nhiều người và hỏi thăm họ. Trong giây phút ngắn ngủi ấy, có người đã không thể giấu đi những giọt nước mắt, và cũng không hiếm thấy những nụ cười nở trên môi của họ khi tiếp xúc Đức Cha Giáo Phận.
Lấy Lời Chúa làm sức mạnh an ủi và đỡ nâng người di dân cũng như cộng đoàn tham dự phụng vụ, trong bài giảng với ý lễ Thánh Hóa Công Ăn Việc Làm, Đức Cha Giáo phận đã mời gọi cộng đoàn suy tư về mục đích làm việc dưới ánh sáng Lời Chúa.
Đi từ thực tế- hành trình của đời người, mà người di dân cũng phải đi theo sự vận hành ấy, Đức Cha nói đến những mối bận tâm, lo lắng, mong ước, nhu cầu đời sống…những thứ chi phối và xem như trở thành động lực để họ làm việc. Tuy nhiên, Đức Cha đưa ra một chiều kích giá trị khác của làm việc đối với một Kitô hữu. Ngài nói rằng, người Kitô hữu làm việc không chỉ đáp ứng nhu cầu cá nhân, nhưng họ còn làm việc để giúp đỡ người khác- cả về vật chất lẫn tinh thần-; làm việc để đóng góp chung cho cộng đồng giáo xứ, và đỉnh cao của sự siêu nhiên trong làm việc là để cộng tác với công trình tạo dựng của Thiên Chúa, thi hành trách nhiệm cai quản vũ trụ đã được Thiên Chúa trao ban. Điều này được soi dẫn dưới ánh sáng của Tin Mừng Mt 25, 14-30: người Kitô hữu phải có trách nhiệm sinh hoa trái các khả năng Chúa ban cho họ. Và như vậy, trong ý hướng, mục đích làm việc là để cộng tác với Thiên Chúa, sự làm việc của họ mang một chiều kích cao hơn là làm cho vũ trụ, thế giới, môi trường được an bình, tốt đẹp. Và như vậy, sự làm việc của họ không chỉ làm việc do kế sinh nhai, vì đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống, gia đình… nhưng dùng những khả năng Chúa ban sinh thêm lợi ích, cộng tác với Thiên Chúa. Nhưng để có thể đạt tới chiều kích siêu nhiên đó, Đức Cha nói rằng, người Kitô hữu cần phải có một tình yêu với Thiên Chúa khi họ thi hành, làm bất cứ việc lớn nhỏ nào. Chính nhờ đó, họ mới có thể “thồi hồn” vào trong mỗi công việc họ làm, và mới đem đến những kết quả tốt lành.
Sau Thánh Lễ, Đức Cha Giuse, Cha Giuse Trần Đình Hiền- Đặc Trách Di Dân đã thiết đãi các các anh chị em- thiếu nhi di dân tiệc Tân Niên trong tình thân thương, tổ chức chương trình rút thăm trúng thưởng, cũng như được Đức Cha lì xì lộc đầu năm.
Với chương trình này, Đức Cha Giáo phận, Cha Đặc Trách Di dân cùng mọi hội đoàn, cá nhân tích cực cộng tác đã phần nào mong muốn chia sẻ tình yêu thương, lòng thương xót của Thiên Chúa với những người di dân xa quê. Để có thể chia sẻ niềm vui Xuân cho anh chị em di dân này, là sự quảng đại đóng góp tinh thần vật chất của Cha Đặc Trách, Cha Phó, cộng đoàn Giáo xứ Thanh Hóa, các ân nhân…vì thế, Đức Cha đã cám ơn cha Đặc Trách Giuse cùng cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ Thanh Hóa “Cha cám ơn tất cả mọi người đã chia sẻ tình yêu thương với anh chị em di dân xa nhà, mà vì nhiều lý do họ đã không thể về nhà để có một Tết đoàn viên với gia đình. Nhờ sự quảng đại, tích cực cộng tác của mọi người cho việc tổ chức, đã giúp anh chị em di dân cảm nhận được sự ấm áp.” Và cũng trong lời cám ơn cuối lễ này, Đức Cha nói rằng “xin mọi người hãy nhớ, những gì anh chị em làm cho người di dân, là anh chị em làm cho Đức Cha, và trên hết, là làm cho Chúa, với tình yêu thương của Chúa. Vì thế, cha thay mặt Chúa để cám ơn Cha Chánh, Cha Phó và mọi người đã tổ chức ngày Tết cho anh chị em di dân xa quê”.
Tin, ảnh: Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Từ Ông Lê Đình Kình Đến Bà Nguyễn Thị Năm
Phạm Trần
22:14 29/01/2020
Máu Đồng Tâm đêm ngày 09/01/2020 đã lôi ra ánh sáng bản chất gian dối, buộc sợ hãi vào người dân của một nhà nước chỉ muốn được sùng bái không khác gì thời của thảm kịch Cải cách Ruộng đất 1953-1956.
Gian dối Đồng Tâm do báo, đài Công an chủ đạo bịa đặt tất cả, từ bị tấn công nên phải phản công để bảo vệ lực lượng, bảo vệ chính quyền nhân dân nhưng thực chất là tiêu diệt Cụ Lê Đình Kình, người lãnh đạo công cuộc chống tham nhũng, cường quyền để bảo vệ 59 mẫu đất nông nghiệp của dân.
Cụ Kình, 84 tuổi, 58 tuổi đảng, không còn đi đứng bình thường sau lần bị Công an đánh gẫy chân năm 2017, nhưng được dân làng tín nhiệm và kính trọng. Hương linh cụ đã bị bôi nhọ sau khi bị hành quyết dã man bằng 4 phát đạn ngay tại nhà. Thủ phạm Công an không nói một câu về cái chết của cụ Kình, nhưng lại bịa chuyện phản khoa học rằng khi chết trên tay cụ vẫn còn cầm qủa lựu đạn.
Công an cũng lờ đi không giải thích tại sao lại tự động mổ bụng cụ Kình để làm gì, và ai đã cho phép làm chuyện bất nhân này?
Công an còn bịa đặt không hổ thẹn rằng:”Cơ quan điều tra thu giữ được các tài liệu chứng minh rằng, ông Lê Đình Kình giữ vai trò “đầu tàu”, tập hợp những người khác, trong đó có các thành phần bất hảo, nghiện ngập tụ tập về Đồng Tâm, phân chia ra các bè mảng để “thề ăn đủ”! Số này đã kêu gọi việc đóng góp từ nhiều nơi, trong đó có nguồn tài trợ từ tổ chức phản động hải ngoại, biến việc đòi đất ở Đồng Tâm thành cái cớ để gây sức ép với chính quyền, chống phá Nhà nước.”
(theo báo Công an Nhân dân (CAND), ngày 10/01/2020)
Vậy bằng chứng đâu mà đến nay chưa dám trưng ra?
Báo này viết tiếp với giọng lưỡi Hổ mang rằng:”Có chống phá là có tiền từ bên ngoài rót về, vì thế những đối tượng này đã kiếm sống bằng nguồn tiền phi pháp dựa trên vỏ bọc khiếu kiện đất đai. Đây là vấn đề hết sức nguy hiểm, chỉ vì động cơ vụ lợi thấp hèn, kiếm những đồng tiền nhơ bẩn mà chà đạp lên pháp lý, đạo lý, biến mình thành con rối trong tay kẻ địch để phản dân, hại nước. Do đó, chúng ta không thể gọi từ nhân dân Đồng Tâm nói chung mà phải tách biệt nhân dân với những kẻ phạm tội, gây tội ác. Mượn cớ đòi đất để gây sức ép với chính quyền, rồi thực hiện các hành vi phạm tội, đặc biệt là gây trọng tội giết người là hành vi đặc biệt nguy hiểm. Không thể bao biện, không thể ngụy trang dưới hình thức đòi đất, khiếu kiện để gây tội ác như vậy. Nhẫn tâm ra tay với cán bộ, với công an, cái đó phải thấy rõ để lên án và nghiêm trị trước luật pháp.”
Nhưng ai giết ai? Công an nói cả 3 Công an chết vì cùng “rơi xuống hố kỹ thuật”sâu 4 mét, hay còn gọi là “giếng trời” giữa hai căn nhà, nên cạnh nhà cụ Kình, rồi bị con cháu cụ Kình đổ xăng xuống, ném bom xăng đốt chết. Thế nhưng tại sao các bức tường của cái hố này lại không có vết cháy và khói đen bám vào? Xác cháy đen đâu?
Đã có nghi vấn cả 3 chết vì đạn cháy đeo theo người phát nổ, hoặc trúng đạn phe mình.
TẠI SAO CÔNG AN CHẾT?
Nên nhớ, kể từ khi lối 3,000 Công an và Quân đội đột phá Thôn Hoành, chưa có cuộc điều tra công khai, minh bạch và độc lập nào của Báo chí nước ngoài, của các Tòa Đại sứ nước ngoài, hoặc các Cơ quan Quốc tế có Đại diện ở Hà Nội về biến cố Đồng Tâm.
Về cái chết của 3 Công an, Facbooker Lã Minh Luận tiết lộ trong bài viết “Tôi đã đến được thôn Hoành, xã Đồng Tâm, ngày”, 28-1-2020, trong cuộc đối thoại với Cụ bà Dư Thị Thành (qủa phụ Lê Đình Kình):
“Tôi hỏi tiếp: “Thế hôm ấy, mấy anh công an đã chết như thế nào, cụ và gia đình có biết không? Có phải mấy anh em nhà mình ném bom xăng xuống cái giếng trời làm họ bị chết cháy không?” Cụ Thành lại vật ra kêu giời ơi…!
Đúng lúc ấy, mấy người hàng xóm và hai người con gái của cụ Thành bước vào, mọi người đồng thanh đáp: “Cả làng không ai nhìn thấy, không ai biết họ chết thế nào, không ai biết họ chết lúc nào, khi nào, sau này chỉ nghe công an nói…” (mấy người quả quyết)…
Tôi hỏi tiếp: “Vậy, vì sao mấy anh em, chú cháu lại nhận là ném bom xăng xuống giếng trời đốt cháy họ?” Cụ Thành và mấy người nói: “Cũng chả biết, chắc họ đánh đau quá, bắt phải nhận thôi, chứ thằng Uy vừa ló mặt ra sân thượng đã bị người ta bắn gãy tay, còn thả chó ra đuổi cắn… thì ai có thể chạy sang tận sân nhà bên để ném bom xăng…?”
Vậy mà báo Công an Nhân dân ngày 10/01 (2020) đã cảng cổ ra vu khống rằng:” Chúng ta thấy rõ tính chất hung hãn, mất nhân tính, giết hại cán bộ của những đối tượng chống đối, các đối tượng phải trả giá cho hành vi tội ác của mình và dư luận cần nhận diện rõ điều đó để lên án, không thể ngụy biện với bất cứ lý do gì.”
NHỚ VỀ BÀ NGUYỄN THỊ NĂM
Lời cáo buộc “ngậm máu phun người” của Công an trong vụ thảm sát cụ Lê Đình Kình đã nhắc ta nhớ về vụ án bà
Cát Hanh Long (tên hiệu buôn của Bà ở Hải Phòng), tức Nguyễn Thị Năm, trong giai đoạn đầu gọi là “tiêu diệt địa chủ cường hào ác bá” ở Thái Nguyên (miền Bắc Việt Nam) giữa năm 1953, trước khi phong trào Cải cách ruộng đất lan rộng đến năm 1956.
Trước tháng 8/1945 thì:”Bà Năm đã ủng hộ Việt Minh 20.000 đồng tiền Đông Dương (giá trị bằng 700 lượng vàng) không kể vải vóc, lương thực. Tại “Tuần lễ vàng” ở Hải Phòng theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 9/1945, bà Năm cũng đã ủng hộ 100 lạng vàng nữa. Bà được cử làm Hội trưởng Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên ba năm liền. Các ngôi biệt thự của bà ở Hà Nội, Hải Phòng, ở đồn điền Đồng Bẩm đều là nơi qua lại, ăn ở, địa điểm liên lạc của cán bộ Việt Minh cao cấp. Hai con trai bà là Nguyễn Văn Hanh, Nguyễn Văn Cát đều theo Việt Minh đi bộ đội. Nguyễn Hanh từng tháp tùng đoàn đại biểu Chính phủ do các ông Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu, Cù Huy Cận...vào Huế nhận ấn kiếm khi vua Bảo Đại thoái vị.” (theo Tạp chí Luật sư Việt Nam, 18/9/2017)
Tài liệu khác còn cho biết Bà từng là ân nhân của nhiều cán bộ cấp cao Cộng sản như Lê Đức Thọ, Hoàng Hữu Nhân (Bí thư Thành uỷ Hải Phòng), Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh v.v…
Thế mà, bất nhẫn thay, tài liệu viết tiếp:”Bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long), 47 tuổi, đã bị quy là “địa chủ cường hào ác bá” và đã bị đem ra xử bắn ở Đồng Bẩm, tỉnh Thái Nguyên vào 29 tháng 5 âm lịch (tức 9 tháng 7) năm 1953 và được báo chí đương thời coi là phát súng hiệu cho một cuộc vận động "long trời lở đất".
Khi mẹ phạm tội ác tày trời, bị xử tử hình ở quê hương, hai người con trai là Nguyễn Văn Hanh, đang học tập ở Nam Ninh (Trung Quốc) bị điệu về nước, đưa ngay vào trại cải tạo; Nguyễn Văn Cát - chỉ huy bộ đội của Đại đoàn 308 đang chỉnh huấn ở nước bạn cũng bị bắt giải về giam ở Việt Bắc, không có bản án rõ ràng. Vợ ông Cát là Đỗ Ngọc Diệp đang hoạt động ở vùng địch hậu Bắc Ninh nên không bị bắt, nhưng lại được người ta khuyên cắt đứt quan hệ với con trai một địa chủ cường hào ác bá; bà Diệp không chịu,khi sửa sai sau này vợ chồng ông Cát - bà Diệp mới được đoàn tụ.
AI GIẾT BÀ NĂM -ÔNG HỒ LÀM GÌ?
Nhưng ai muốn giết Bà Năm và ông Hồ Chí Min có trách nhiệm gì không?
Theo Hoàng Tùng, nguyên Bí thư Trung ương đảng khóa V, nguyên Tồng Biên tập báo Nhân Dân viết trong hồi ký Những kỷ niệm về ông Hồ thì: “Thấy cố vấn Trung Quốc bảo phải xử tử Nguyễn Thị Năm, Hoàng Quốc Việt ủy viên Trung ương Đảng, ủy viên ban lãnh đạo Cải cách Ruộng đất trung ương, phụ trách Cải cách ở Thái Nguyên đến báo cáo với Hồ Chí Minh ý kiến của cố vấn. Hồ Chí Minh hứa với Hoàng Quốc Việt sẽ nói với Trường Chinh, Trưởng ban chỉ đạo trong cải cách ruộng đất nhưng ông không làm. Hơn nữa, Hồ Chí Minh đã giữ im lặng vì sợ gây mâu thuẫn với cố vấn Trung Quốc. Hồ Chí Minh nói: "Không ổn! Không thể mở đầu chiến dịch bằng cách nổ súng vào một phụ nữ, mà người phụ nữ ấy lại là người từng nuôi cán bộ cộng sản, là mẹ một trung đoàn trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam đang tại chức !". Cũng theo hồi ký của Hoàng Tùng thì: "Chọn địa chủ Nguyễn Thị Năm để làm trước là do có người mách cho cố vấn Trung Quốc". Họp Bộ Chính trị Hồ Chí Minh nói: "Tôi đồng ý người có tội thì phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào người đàn bà, mà người ấy lại giúp đỡ cho cách mạng.", "Người Pháp nói không nên đánh vào đàn bà, dù chỉ đánh bằng một cành hoa". Sau cố vấn Trung Quốc là La Quý Ba đề nghị mãi, Hồ Chí Minh nói: "Thôi, tôi theo đa số chứ tôi vẫn cứ cho là không phải", và họ cứ thế làm.”
Mặt khác, trong hồi ký Làm người là khó, Đoàn Duy Thành, Phó Thủ tướng giai đoạn 1982-1990 viết: "Khi chuẩn bị bắn Nguyễn Thị Năm, Bác Hồ đã can thiệp, Bác nói đại ý "Chẳng lẽ Cải cách Ruộng đất không tìm được một tên địa chủ cường hào gian ác là nam giới mà mở đầu đã phải bắn một phụ nữ địa chủ hay sao?" Nhưng cán bộ thừa hành báo cáo là đã hỏi cố vấn Trung Quốc và được trả lời "Hổ đực hay hổ cái đều ăn thịt người cả !" Thế là đem hành hình Nguyễn Thị Năm".
ĂN CHÁO ĐÁ BÁT
Nhưng câu hỏi của lịch sử là, tại sao khi ấy, trong cương vị lãnh đạo cao nhất của đảng và nhà nước mà ông Hồ Chí Minh không giám ra lệnh “ngưng hành quyết bà Nguyễn Thị Năm”. Và tại sao ông Hồ lại nghe theo ý phải giết bà Năm của Cố vấn Tầu La Qúy Ba?
Chẳng nhẽ ông Hồ khi ấy cũng chỉ là bù nhìn của Tầu hay sao?
Nhưng chuyện đảng “ăn cháo đá bát” bà Nguyễn Thị Năm vẫn kéo dài cho đến bây giờ, 67 năm sau ngày bà bị xử bắn.
Tài liệu về vụ án bà Năm trên Bách khoa Toàn thư (BKTT) mở viết:”Trong nhiều năm, ông Nguyễn Hanh cùng bà Diệp vẫn đứng đơn đề nghị các cá nhân và cơ quan có trách nhiệm thực hiện Nghị định số 28/CP của Chính phủ ban hành ngày 29 tháng 04 năm 1995, theo đó đề nghị của gia đình ông Hanh nhiều năm nay là nên xét thưởng Huân chương Kháng chiến chống Pháp và truy tặng danh hiệu Liệt sĩ cho bà Nguyễn Thị Năm. Dù đã nhiều lần lên tiếng yêu cầu từ năm 1995 đến năm 2014 qua những lá thư gửi lên địa phương và trung ương đòi phục hồi danh dự cho mẹ nhưng gia đình hoàn toàn không được hồi âm.” (BKTT)
Duy nhất, “từ tháng 3 năm 1987, Ban Tổ chức Trung ương đã chỉ đạo tỉnh Bắc Thái để ra văn bản (ngày 11.6.1987), nhưng cũng chỉ làm cái việc duy nhất là xác định lại thành phần giai cấp của bà Nguyễn Thị Năm là “tư sản địa chủ kháng chiến” (theo Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (viết trên báo Lao Động), ngày 22/07/2012)
Vậy tại sao lại có sự cố tình lảng tránh ghi công bà Nguyễn Thị Năm, mặc dù từ ông Hồ Chí Minh trở xuống đểu biết bà là ân nhân của đảng, là người đã đóng góp tài sản và nuôi ăn bộ đội trong nhiều năm?
Phải chăng, với thái độ kiêu ngạo Cộng sản gốc bần cố nông, lãnh đạo đảng CSVN chỉ biết lợi dụng lòng tốt của dân để củng cố quyền lực khi còn phải chiến đấu gian khổ. Nhưng sau khi thành công thì kết qủa là của riêng mình như đảng đã trở mặt với các thành viên của Câu Lạc Bộ Truyền thống kháng chiến (tên ban đầu là Câu lạc bộ Những người Kháng chiến cũ) ở miền Nam, trong đó có các đảng viên kỳ cựu như Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng và Trần Nam Trung.
Câu lạc bộ này, chính thức ra đời ngày 23/09/1986, nhưng bị Tổng Bí thư đảng Nguyễn Văn Linh ra lệnh đình chỉ hoạt động tứ tháng 03/1989 vì đảng cho rằng “các hoạt động đòi cởi mở của Câu Lạc Bộ đã đi qúa đà.”
Nên biết lệnh giải tán Câu Lạc Bộ của ông Nguyễn Văn Linh được thi hành sau khi có Phong trào sinh viên xuống đường đòi tự do ở Bắc Kinh, và các biến động chính trị làm tan rã Thế giới Cộng sản ở Đông u và khối Liên Xô.
Vì vậy, nếu vụ Đồng Tâm đã quy tụ được một khối quần chúng đứng sau cụ Lê Đình Kình để đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất, biến cụ thành một nông dân anh hùng ngay giữa Thủ đô Hà Nội thì không khỏi khiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, khó chịu. Do đó mà dư luận nhân dân có tư duy văn hóa đã không loại bỏ nghi ngờ là chính ông Trọng đã ra tay hạ sát cụ Kình để tiêu diệt uy tín và ngăn chặn ảnh hưởng của cuộc tranh đấu ở Đồng Tâm đến những vùng dân cư khác.
Cũng như bà Nguyễn Thị Năm bị đảng phản bội, nhưng vẫn được lịch sử ghi công thì Cụ Lê Đình Kình, dù bị mạ lỵ và vu khống nhưng con tim của dư luận người Việt trong và ngoài nước đã đứng về phía Cụ trong vụ Đồng Tâm. -/-
Phạm Trần
(01/020)
Gian dối Đồng Tâm do báo, đài Công an chủ đạo bịa đặt tất cả, từ bị tấn công nên phải phản công để bảo vệ lực lượng, bảo vệ chính quyền nhân dân nhưng thực chất là tiêu diệt Cụ Lê Đình Kình, người lãnh đạo công cuộc chống tham nhũng, cường quyền để bảo vệ 59 mẫu đất nông nghiệp của dân.
Cụ Kình, 84 tuổi, 58 tuổi đảng, không còn đi đứng bình thường sau lần bị Công an đánh gẫy chân năm 2017, nhưng được dân làng tín nhiệm và kính trọng. Hương linh cụ đã bị bôi nhọ sau khi bị hành quyết dã man bằng 4 phát đạn ngay tại nhà. Thủ phạm Công an không nói một câu về cái chết của cụ Kình, nhưng lại bịa chuyện phản khoa học rằng khi chết trên tay cụ vẫn còn cầm qủa lựu đạn.
Công an cũng lờ đi không giải thích tại sao lại tự động mổ bụng cụ Kình để làm gì, và ai đã cho phép làm chuyện bất nhân này?
Công an còn bịa đặt không hổ thẹn rằng:”Cơ quan điều tra thu giữ được các tài liệu chứng minh rằng, ông Lê Đình Kình giữ vai trò “đầu tàu”, tập hợp những người khác, trong đó có các thành phần bất hảo, nghiện ngập tụ tập về Đồng Tâm, phân chia ra các bè mảng để “thề ăn đủ”! Số này đã kêu gọi việc đóng góp từ nhiều nơi, trong đó có nguồn tài trợ từ tổ chức phản động hải ngoại, biến việc đòi đất ở Đồng Tâm thành cái cớ để gây sức ép với chính quyền, chống phá Nhà nước.”
(theo báo Công an Nhân dân (CAND), ngày 10/01/2020)
Vậy bằng chứng đâu mà đến nay chưa dám trưng ra?
Báo này viết tiếp với giọng lưỡi Hổ mang rằng:”Có chống phá là có tiền từ bên ngoài rót về, vì thế những đối tượng này đã kiếm sống bằng nguồn tiền phi pháp dựa trên vỏ bọc khiếu kiện đất đai. Đây là vấn đề hết sức nguy hiểm, chỉ vì động cơ vụ lợi thấp hèn, kiếm những đồng tiền nhơ bẩn mà chà đạp lên pháp lý, đạo lý, biến mình thành con rối trong tay kẻ địch để phản dân, hại nước. Do đó, chúng ta không thể gọi từ nhân dân Đồng Tâm nói chung mà phải tách biệt nhân dân với những kẻ phạm tội, gây tội ác. Mượn cớ đòi đất để gây sức ép với chính quyền, rồi thực hiện các hành vi phạm tội, đặc biệt là gây trọng tội giết người là hành vi đặc biệt nguy hiểm. Không thể bao biện, không thể ngụy trang dưới hình thức đòi đất, khiếu kiện để gây tội ác như vậy. Nhẫn tâm ra tay với cán bộ, với công an, cái đó phải thấy rõ để lên án và nghiêm trị trước luật pháp.”
Nhưng ai giết ai? Công an nói cả 3 Công an chết vì cùng “rơi xuống hố kỹ thuật”sâu 4 mét, hay còn gọi là “giếng trời” giữa hai căn nhà, nên cạnh nhà cụ Kình, rồi bị con cháu cụ Kình đổ xăng xuống, ném bom xăng đốt chết. Thế nhưng tại sao các bức tường của cái hố này lại không có vết cháy và khói đen bám vào? Xác cháy đen đâu?
Đã có nghi vấn cả 3 chết vì đạn cháy đeo theo người phát nổ, hoặc trúng đạn phe mình.
TẠI SAO CÔNG AN CHẾT?
Nên nhớ, kể từ khi lối 3,000 Công an và Quân đội đột phá Thôn Hoành, chưa có cuộc điều tra công khai, minh bạch và độc lập nào của Báo chí nước ngoài, của các Tòa Đại sứ nước ngoài, hoặc các Cơ quan Quốc tế có Đại diện ở Hà Nội về biến cố Đồng Tâm.
Về cái chết của 3 Công an, Facbooker Lã Minh Luận tiết lộ trong bài viết “Tôi đã đến được thôn Hoành, xã Đồng Tâm, ngày”, 28-1-2020, trong cuộc đối thoại với Cụ bà Dư Thị Thành (qủa phụ Lê Đình Kình):
“Tôi hỏi tiếp: “Thế hôm ấy, mấy anh công an đã chết như thế nào, cụ và gia đình có biết không? Có phải mấy anh em nhà mình ném bom xăng xuống cái giếng trời làm họ bị chết cháy không?” Cụ Thành lại vật ra kêu giời ơi…!
Đúng lúc ấy, mấy người hàng xóm và hai người con gái của cụ Thành bước vào, mọi người đồng thanh đáp: “Cả làng không ai nhìn thấy, không ai biết họ chết thế nào, không ai biết họ chết lúc nào, khi nào, sau này chỉ nghe công an nói…” (mấy người quả quyết)…
Tôi hỏi tiếp: “Vậy, vì sao mấy anh em, chú cháu lại nhận là ném bom xăng xuống giếng trời đốt cháy họ?” Cụ Thành và mấy người nói: “Cũng chả biết, chắc họ đánh đau quá, bắt phải nhận thôi, chứ thằng Uy vừa ló mặt ra sân thượng đã bị người ta bắn gãy tay, còn thả chó ra đuổi cắn… thì ai có thể chạy sang tận sân nhà bên để ném bom xăng…?”
Vậy mà báo Công an Nhân dân ngày 10/01 (2020) đã cảng cổ ra vu khống rằng:” Chúng ta thấy rõ tính chất hung hãn, mất nhân tính, giết hại cán bộ của những đối tượng chống đối, các đối tượng phải trả giá cho hành vi tội ác của mình và dư luận cần nhận diện rõ điều đó để lên án, không thể ngụy biện với bất cứ lý do gì.”
NHỚ VỀ BÀ NGUYỄN THỊ NĂM
Lời cáo buộc “ngậm máu phun người” của Công an trong vụ thảm sát cụ Lê Đình Kình đã nhắc ta nhớ về vụ án bà
Cát Hanh Long (tên hiệu buôn của Bà ở Hải Phòng), tức Nguyễn Thị Năm, trong giai đoạn đầu gọi là “tiêu diệt địa chủ cường hào ác bá” ở Thái Nguyên (miền Bắc Việt Nam) giữa năm 1953, trước khi phong trào Cải cách ruộng đất lan rộng đến năm 1956.
Trước tháng 8/1945 thì:”Bà Năm đã ủng hộ Việt Minh 20.000 đồng tiền Đông Dương (giá trị bằng 700 lượng vàng) không kể vải vóc, lương thực. Tại “Tuần lễ vàng” ở Hải Phòng theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 9/1945, bà Năm cũng đã ủng hộ 100 lạng vàng nữa. Bà được cử làm Hội trưởng Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên ba năm liền. Các ngôi biệt thự của bà ở Hà Nội, Hải Phòng, ở đồn điền Đồng Bẩm đều là nơi qua lại, ăn ở, địa điểm liên lạc của cán bộ Việt Minh cao cấp. Hai con trai bà là Nguyễn Văn Hanh, Nguyễn Văn Cát đều theo Việt Minh đi bộ đội. Nguyễn Hanh từng tháp tùng đoàn đại biểu Chính phủ do các ông Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu, Cù Huy Cận...vào Huế nhận ấn kiếm khi vua Bảo Đại thoái vị.” (theo Tạp chí Luật sư Việt Nam, 18/9/2017)
Tài liệu khác còn cho biết Bà từng là ân nhân của nhiều cán bộ cấp cao Cộng sản như Lê Đức Thọ, Hoàng Hữu Nhân (Bí thư Thành uỷ Hải Phòng), Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh v.v…
Thế mà, bất nhẫn thay, tài liệu viết tiếp:”Bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long), 47 tuổi, đã bị quy là “địa chủ cường hào ác bá” và đã bị đem ra xử bắn ở Đồng Bẩm, tỉnh Thái Nguyên vào 29 tháng 5 âm lịch (tức 9 tháng 7) năm 1953 và được báo chí đương thời coi là phát súng hiệu cho một cuộc vận động "long trời lở đất".
Khi mẹ phạm tội ác tày trời, bị xử tử hình ở quê hương, hai người con trai là Nguyễn Văn Hanh, đang học tập ở Nam Ninh (Trung Quốc) bị điệu về nước, đưa ngay vào trại cải tạo; Nguyễn Văn Cát - chỉ huy bộ đội của Đại đoàn 308 đang chỉnh huấn ở nước bạn cũng bị bắt giải về giam ở Việt Bắc, không có bản án rõ ràng. Vợ ông Cát là Đỗ Ngọc Diệp đang hoạt động ở vùng địch hậu Bắc Ninh nên không bị bắt, nhưng lại được người ta khuyên cắt đứt quan hệ với con trai một địa chủ cường hào ác bá; bà Diệp không chịu,khi sửa sai sau này vợ chồng ông Cát - bà Diệp mới được đoàn tụ.
AI GIẾT BÀ NĂM -ÔNG HỒ LÀM GÌ?
Nhưng ai muốn giết Bà Năm và ông Hồ Chí Min có trách nhiệm gì không?
Theo Hoàng Tùng, nguyên Bí thư Trung ương đảng khóa V, nguyên Tồng Biên tập báo Nhân Dân viết trong hồi ký Những kỷ niệm về ông Hồ thì: “Thấy cố vấn Trung Quốc bảo phải xử tử Nguyễn Thị Năm, Hoàng Quốc Việt ủy viên Trung ương Đảng, ủy viên ban lãnh đạo Cải cách Ruộng đất trung ương, phụ trách Cải cách ở Thái Nguyên đến báo cáo với Hồ Chí Minh ý kiến của cố vấn. Hồ Chí Minh hứa với Hoàng Quốc Việt sẽ nói với Trường Chinh, Trưởng ban chỉ đạo trong cải cách ruộng đất nhưng ông không làm. Hơn nữa, Hồ Chí Minh đã giữ im lặng vì sợ gây mâu thuẫn với cố vấn Trung Quốc. Hồ Chí Minh nói: "Không ổn! Không thể mở đầu chiến dịch bằng cách nổ súng vào một phụ nữ, mà người phụ nữ ấy lại là người từng nuôi cán bộ cộng sản, là mẹ một trung đoàn trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam đang tại chức !". Cũng theo hồi ký của Hoàng Tùng thì: "Chọn địa chủ Nguyễn Thị Năm để làm trước là do có người mách cho cố vấn Trung Quốc". Họp Bộ Chính trị Hồ Chí Minh nói: "Tôi đồng ý người có tội thì phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào người đàn bà, mà người ấy lại giúp đỡ cho cách mạng.", "Người Pháp nói không nên đánh vào đàn bà, dù chỉ đánh bằng một cành hoa". Sau cố vấn Trung Quốc là La Quý Ba đề nghị mãi, Hồ Chí Minh nói: "Thôi, tôi theo đa số chứ tôi vẫn cứ cho là không phải", và họ cứ thế làm.”
Mặt khác, trong hồi ký Làm người là khó, Đoàn Duy Thành, Phó Thủ tướng giai đoạn 1982-1990 viết: "Khi chuẩn bị bắn Nguyễn Thị Năm, Bác Hồ đã can thiệp, Bác nói đại ý "Chẳng lẽ Cải cách Ruộng đất không tìm được một tên địa chủ cường hào gian ác là nam giới mà mở đầu đã phải bắn một phụ nữ địa chủ hay sao?" Nhưng cán bộ thừa hành báo cáo là đã hỏi cố vấn Trung Quốc và được trả lời "Hổ đực hay hổ cái đều ăn thịt người cả !" Thế là đem hành hình Nguyễn Thị Năm".
ĂN CHÁO ĐÁ BÁT
Nhưng câu hỏi của lịch sử là, tại sao khi ấy, trong cương vị lãnh đạo cao nhất của đảng và nhà nước mà ông Hồ Chí Minh không giám ra lệnh “ngưng hành quyết bà Nguyễn Thị Năm”. Và tại sao ông Hồ lại nghe theo ý phải giết bà Năm của Cố vấn Tầu La Qúy Ba?
Chẳng nhẽ ông Hồ khi ấy cũng chỉ là bù nhìn của Tầu hay sao?
Nhưng chuyện đảng “ăn cháo đá bát” bà Nguyễn Thị Năm vẫn kéo dài cho đến bây giờ, 67 năm sau ngày bà bị xử bắn.
Tài liệu về vụ án bà Năm trên Bách khoa Toàn thư (BKTT) mở viết:”Trong nhiều năm, ông Nguyễn Hanh cùng bà Diệp vẫn đứng đơn đề nghị các cá nhân và cơ quan có trách nhiệm thực hiện Nghị định số 28/CP của Chính phủ ban hành ngày 29 tháng 04 năm 1995, theo đó đề nghị của gia đình ông Hanh nhiều năm nay là nên xét thưởng Huân chương Kháng chiến chống Pháp và truy tặng danh hiệu Liệt sĩ cho bà Nguyễn Thị Năm. Dù đã nhiều lần lên tiếng yêu cầu từ năm 1995 đến năm 2014 qua những lá thư gửi lên địa phương và trung ương đòi phục hồi danh dự cho mẹ nhưng gia đình hoàn toàn không được hồi âm.” (BKTT)
Duy nhất, “từ tháng 3 năm 1987, Ban Tổ chức Trung ương đã chỉ đạo tỉnh Bắc Thái để ra văn bản (ngày 11.6.1987), nhưng cũng chỉ làm cái việc duy nhất là xác định lại thành phần giai cấp của bà Nguyễn Thị Năm là “tư sản địa chủ kháng chiến” (theo Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (viết trên báo Lao Động), ngày 22/07/2012)
Vậy tại sao lại có sự cố tình lảng tránh ghi công bà Nguyễn Thị Năm, mặc dù từ ông Hồ Chí Minh trở xuống đểu biết bà là ân nhân của đảng, là người đã đóng góp tài sản và nuôi ăn bộ đội trong nhiều năm?
Phải chăng, với thái độ kiêu ngạo Cộng sản gốc bần cố nông, lãnh đạo đảng CSVN chỉ biết lợi dụng lòng tốt của dân để củng cố quyền lực khi còn phải chiến đấu gian khổ. Nhưng sau khi thành công thì kết qủa là của riêng mình như đảng đã trở mặt với các thành viên của Câu Lạc Bộ Truyền thống kháng chiến (tên ban đầu là Câu lạc bộ Những người Kháng chiến cũ) ở miền Nam, trong đó có các đảng viên kỳ cựu như Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng và Trần Nam Trung.
Câu lạc bộ này, chính thức ra đời ngày 23/09/1986, nhưng bị Tổng Bí thư đảng Nguyễn Văn Linh ra lệnh đình chỉ hoạt động tứ tháng 03/1989 vì đảng cho rằng “các hoạt động đòi cởi mở của Câu Lạc Bộ đã đi qúa đà.”
Nên biết lệnh giải tán Câu Lạc Bộ của ông Nguyễn Văn Linh được thi hành sau khi có Phong trào sinh viên xuống đường đòi tự do ở Bắc Kinh, và các biến động chính trị làm tan rã Thế giới Cộng sản ở Đông u và khối Liên Xô.
Vì vậy, nếu vụ Đồng Tâm đã quy tụ được một khối quần chúng đứng sau cụ Lê Đình Kình để đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất, biến cụ thành một nông dân anh hùng ngay giữa Thủ đô Hà Nội thì không khỏi khiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, khó chịu. Do đó mà dư luận nhân dân có tư duy văn hóa đã không loại bỏ nghi ngờ là chính ông Trọng đã ra tay hạ sát cụ Kình để tiêu diệt uy tín và ngăn chặn ảnh hưởng của cuộc tranh đấu ở Đồng Tâm đến những vùng dân cư khác.
Cũng như bà Nguyễn Thị Năm bị đảng phản bội, nhưng vẫn được lịch sử ghi công thì Cụ Lê Đình Kình, dù bị mạ lỵ và vu khống nhưng con tim của dư luận người Việt trong và ngoài nước đã đứng về phía Cụ trong vụ Đồng Tâm. -/-
Phạm Trần
(01/020)
Văn Hóa
Chút Suy Tư Ngày Tết
Gioan Lê Quang Vinh
09:29 29/01/2020
Chút Suy Tư Ngày Tết
Người ta thường nói “vui như Tết”. Tết thì phải vui bởi vì người ta được sum họp trong gia đình, có cơ hội nghỉ ngơi, có thời gian thăm viếng nhau và nhất là có dịp hồi tâm mà tạ ơn Ông Trời cũng như cầu bình an nhân dịp thời tiết giao mùa.
Vì thế nói Tết không vui thì thấy xót xa. Mà quả thật Tết năm nay dường như thiên hạ ít vui, vì buôn bán ế ẩm, làm ăn khó khăn, xã hội bất an và dịch bệnh đe dọa. Đi đâu cũng thấy cảnh người ăn xin, bán vé số hoặc cảnh người mù ngồi bên vệ đường cô đơn, buồn tủi.
Và cái không vui nhất có lẽ là cảnh trái ngược trong việc mừng Xuân đón Tết. Bức tranh Tết được vẽ trên cả hai mặt của tờ giấy. Một mặt vẽ xe hơi sang trọng, trên xe là người có chức, có tiền hay các chức sắc tôn giáo được ưu đãi nhờ tham gia ủy ban đàn két, với rượu ngoại cầm trên tay, mặt bên kia là tranh vẽ người nghèo chạy gạo, con cái nheo nhóc, công nhân không được lãnh lương lãnh thưởng…
Trên mạng xã hội tràn lan những cảnh đời bất hạnh. Người thì mất nhà mất cửa. Người khác không thể về quê ăn Tết. Người khác nữa thì bệnh tật đau yếu mà không tiền chữa chạy.
Đúng là không vui. Nhưng điều làm ảnh hưởng sâu xa đến niềm vui của con người là gì? Nếu tín hữu thuộc mọi thành phần chịu khó đọc lại Giáo huấn của Hội Thánh vào những dịp đặc biệt trong năm, có lẽ chúng ta sẽ có câu trả lời cho các vấn nạn dễ dàng. Giáo Hội nhìn thấy rõ ràng điều chúng ta còn thiếu trong một xã hội thiếu niềm vui như thế.
Giáo Hội dạy: “Cần phải có một nhận thức rộng rãi và nhạy bén hơn bao giờ hết về nhu cầu đổi mới triệt để về con người và xã hội để có thể bảo đảm công lý, tình liên đới, sự trung thực và cởi mở”. (HTXH 577). Thiếu bốn điều mà Giáo Hội nhắc đến ấy thì không có đổi mới, không có niềm vui, không có yêu thương. Lẽ ra ngày Tết cần chúc nhau có bốn điều ấy: công lý, liên đới, trung thực, vởi mở.
Chúng ta cứ than là sao Tết không vui mà không tìm ra cách lý giải. Giáo Hội lý giải giúp rồi mà chúng ta lại không chú ý. Mà bởi vì không chú ý cho nên chúng ta chưa có “nhận thức rộng rãi và nhạy bén” về các vấn đề xã hội.
Có những người lên mạng là nói chuyện nước Mỹ bên kia bờ đại dương hay lên án hàng linh mục, giám mục. Chẳng hạn có kẻ sống ở VN chẳng biết gì về Mỹ mà cứ thích chửi tổng thống Trump, chê linh mục này sai để rồi đổ lỗi cho hàng giám mục. Nhưng chuyện trước mắt thì phớt lờ. Làm vậy để làm gì? Có thể do mặc cảm thua kém mà họ phải tỏ ra cho người khác biết là họ cũng có cái… mồm!!! Nhưng như thế là chưa có “nhận thức rộng rãi và nhạy bén” về các vấn đề xã hội!
Cũng có những người tham gia những ủy ban tìm tư lợi, dùng truyền thông giả danh Công Giáo để lâu lâu bài xích Công Giáo (có ủy ban mà Đức Cha Micae cho biết là tiêu tốn vài tỷ hàng năm), và khi họ dư ăn dư mặc, họ không quan tâm đến dân Chúa nữa. Như thê là chưa có “nhận thức rộng rãi và nhạy bén” về các vấn đề xã hội, mà chỉ lo vun vén cho riêng mình.
Chương kết thúc của bản Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội Công Giáo dành để trình bày “Vì Một Nền Văn Minh Tình Yêu”. Và Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã kết thúc chương này, cũng là kết thúc bản tóm lược HTXHCG bằng lời nguyện của Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu trong “Một Tâm Hồn”:
“Lạy Chúa, vào lúc xế bóng của cuộc đời này, con sẽ đến trước Chúa với hai bàn tay trắng, vì con không xin Chúa tính sổ việc con làm. Mọi việc được gọi là công lý của chúng con đều khiếm khuyết trước mặt Chúa. Vì thế, con cầu xin Chúa bảo bọc con trong công lý của Chúa và xin cho con được nhận từ tình yêu của Chúa sự sở hữu vĩnh cửu là chính Ngài”.
Như thế, để có văn minh thật, có tình yêu thật và có niềm vui thật, con người phải có “nhận thức rộng rãi và nhạy bén” về các vấn đề xã hội, đồng thời sống theo công lý và tình yêu của Chúa. Đừng trách sao Tết không vui nếu chính chúng ta không ý thức được điều mà Giáo Hội tiên liệu và khuyên dạy. Và khi chúng ta vui vì có tiền, có mối quan hệ rộng rãi… thì xin nhớ đến những người dân và người giáo dân nói riêng.
Gioan Lê Quang Vinh
Người ta thường nói “vui như Tết”. Tết thì phải vui bởi vì người ta được sum họp trong gia đình, có cơ hội nghỉ ngơi, có thời gian thăm viếng nhau và nhất là có dịp hồi tâm mà tạ ơn Ông Trời cũng như cầu bình an nhân dịp thời tiết giao mùa.
Vì thế nói Tết không vui thì thấy xót xa. Mà quả thật Tết năm nay dường như thiên hạ ít vui, vì buôn bán ế ẩm, làm ăn khó khăn, xã hội bất an và dịch bệnh đe dọa. Đi đâu cũng thấy cảnh người ăn xin, bán vé số hoặc cảnh người mù ngồi bên vệ đường cô đơn, buồn tủi.
Và cái không vui nhất có lẽ là cảnh trái ngược trong việc mừng Xuân đón Tết. Bức tranh Tết được vẽ trên cả hai mặt của tờ giấy. Một mặt vẽ xe hơi sang trọng, trên xe là người có chức, có tiền hay các chức sắc tôn giáo được ưu đãi nhờ tham gia ủy ban đàn két, với rượu ngoại cầm trên tay, mặt bên kia là tranh vẽ người nghèo chạy gạo, con cái nheo nhóc, công nhân không được lãnh lương lãnh thưởng…
Trên mạng xã hội tràn lan những cảnh đời bất hạnh. Người thì mất nhà mất cửa. Người khác không thể về quê ăn Tết. Người khác nữa thì bệnh tật đau yếu mà không tiền chữa chạy.
Đúng là không vui. Nhưng điều làm ảnh hưởng sâu xa đến niềm vui của con người là gì? Nếu tín hữu thuộc mọi thành phần chịu khó đọc lại Giáo huấn của Hội Thánh vào những dịp đặc biệt trong năm, có lẽ chúng ta sẽ có câu trả lời cho các vấn nạn dễ dàng. Giáo Hội nhìn thấy rõ ràng điều chúng ta còn thiếu trong một xã hội thiếu niềm vui như thế.
Giáo Hội dạy: “Cần phải có một nhận thức rộng rãi và nhạy bén hơn bao giờ hết về nhu cầu đổi mới triệt để về con người và xã hội để có thể bảo đảm công lý, tình liên đới, sự trung thực và cởi mở”. (HTXH 577). Thiếu bốn điều mà Giáo Hội nhắc đến ấy thì không có đổi mới, không có niềm vui, không có yêu thương. Lẽ ra ngày Tết cần chúc nhau có bốn điều ấy: công lý, liên đới, trung thực, vởi mở.
Chúng ta cứ than là sao Tết không vui mà không tìm ra cách lý giải. Giáo Hội lý giải giúp rồi mà chúng ta lại không chú ý. Mà bởi vì không chú ý cho nên chúng ta chưa có “nhận thức rộng rãi và nhạy bén” về các vấn đề xã hội.
Có những người lên mạng là nói chuyện nước Mỹ bên kia bờ đại dương hay lên án hàng linh mục, giám mục. Chẳng hạn có kẻ sống ở VN chẳng biết gì về Mỹ mà cứ thích chửi tổng thống Trump, chê linh mục này sai để rồi đổ lỗi cho hàng giám mục. Nhưng chuyện trước mắt thì phớt lờ. Làm vậy để làm gì? Có thể do mặc cảm thua kém mà họ phải tỏ ra cho người khác biết là họ cũng có cái… mồm!!! Nhưng như thế là chưa có “nhận thức rộng rãi và nhạy bén” về các vấn đề xã hội!
Cũng có những người tham gia những ủy ban tìm tư lợi, dùng truyền thông giả danh Công Giáo để lâu lâu bài xích Công Giáo (có ủy ban mà Đức Cha Micae cho biết là tiêu tốn vài tỷ hàng năm), và khi họ dư ăn dư mặc, họ không quan tâm đến dân Chúa nữa. Như thê là chưa có “nhận thức rộng rãi và nhạy bén” về các vấn đề xã hội, mà chỉ lo vun vén cho riêng mình.
Chương kết thúc của bản Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội Công Giáo dành để trình bày “Vì Một Nền Văn Minh Tình Yêu”. Và Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã kết thúc chương này, cũng là kết thúc bản tóm lược HTXHCG bằng lời nguyện của Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu trong “Một Tâm Hồn”:
“Lạy Chúa, vào lúc xế bóng của cuộc đời này, con sẽ đến trước Chúa với hai bàn tay trắng, vì con không xin Chúa tính sổ việc con làm. Mọi việc được gọi là công lý của chúng con đều khiếm khuyết trước mặt Chúa. Vì thế, con cầu xin Chúa bảo bọc con trong công lý của Chúa và xin cho con được nhận từ tình yêu của Chúa sự sở hữu vĩnh cửu là chính Ngài”.
Như thế, để có văn minh thật, có tình yêu thật và có niềm vui thật, con người phải có “nhận thức rộng rãi và nhạy bén” về các vấn đề xã hội, đồng thời sống theo công lý và tình yêu của Chúa. Đừng trách sao Tết không vui nếu chính chúng ta không ý thức được điều mà Giáo Hội tiên liệu và khuyên dạy. Và khi chúng ta vui vì có tiền, có mối quan hệ rộng rãi… thì xin nhớ đến những người dân và người giáo dân nói riêng.
Gioan Lê Quang Vinh
Món Nợ Mùa Xuân Của Hai Người
Sơn Ca Linh
22:11 29/01/2020
Như trái đất nợ mặt trời ánh sáng,
Như cơn mưa chiều nợ đám mây đen,
Như chú ong kia nợ đài hoa mật ngọt,
Lại một mùa xuân ta đã nợ em !
Nợ mang về cành hoa để “mặt trời em” thêm rỡ rạng,
Nợ mảnh đất tâm hồn đủ rộng mà đón những cơn mưa,
Nợ những giai điệu ngọt ngào để đài hoa không tiếc nuối,
Giờ mùa xuân đã qua biết lấy chi mà trả cho vừa?
Giờ ta mới biết,
không có “mặt trời em” “trái đất ta” sẽ ngừng quay miên viễn,
Không có mây mang mưa, mảnh đời ta thành cằn cỗi hoang vu.
Không có những đài hoa, mấy chú ong tìm đâu ra mật ngọt,
Ta không là mùa xuân nên em còn đợi mãi đến thiên thu.
Ta nợ em mùa xuân mang nụ cười nắng ấm,
Ta nợ em mùa xuân mảnh tâm hồn xanh ngát bao dung.
Ta nợ em mùa xuân lời ân cần, nghĩa yêu thương, son sắt,
Ta nợ em mùa xuân niềm vui, hạnh phúc đến muôn trùng.
Nên,
cho dù xuân có qua,
ta mãi mãi sẽ là mùa xuân của riêng em.
Sơn Ca Linh
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Canh Khổ Qua
Nguyễn Trung Tây Lm.
15:09 29/01/2020
CANH KHỔ QUA
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Ngày Tết ăn canh Khổ Qua,
Mong năm Canh Tý, khổ thôi ghé nhà!
(NTT)
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
Ngày Tết ăn canh Khổ Qua,
Mong năm Canh Tý, khổ thôi ghé nhà!
(NTT)
VietCatholic TV
Tin quá bi thảm từ Giáo phận Kansas City-St. Joseph: Cha sở, mới 33 tuổi, vừa bất ngờ tự sát
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
08:18 29/01/2020
Trong thông cáo báo chí đưa ra vào chiều thứ Ba 28 tháng Giêng, Giáo phận Kansas City-St. Joseph, đau đớn báo một tin quá bi thảm. Giám đốc Truyền thông Jeremy Lillig cho biết giáo phận đã được thông báo sáng 28 tháng Giêng về cái chết của Cha Evan Harkins sau khi ngài không dâng Thánh lễ sáng như thường lệ.
Lilling nói Cha Harkins rõ ràng đã tự kết liễu đời mình. Đó là kết luận của các viên chức trong giáo phận sau khi đến tận nơi quan sát tại nhà xứ trên Đại lộ King Hill vào sáng thứ Ba.
Cha Evan Harkins là người Mỹ gốc Pháp. Ngài có một kênh YouTube và thường đưa lên các videos giới thiệu về văn hóa Pháp. Tuy nhiên, ngày 25 tháng Giêng vừa qua, ngài đã đưa lên một video rất lạ. Trong video này, là video quý vị và anh chị em đang xem thấy đây, ngài hướng dẫn cách cạo râu, là điều chắc ai cũng biết. Chi tiết này khiến nhiều người nghĩ rằng ngài có vấn đề về tâm thần.
Thông cáo báo chí của giáo phận nhấn mạnh rằng: “Đối diện với tin tức bi thảm và đầy ngỡ ngàng này, chúng tôi yêu cầu anh chị em cầu nguyện cho Cha Harkins, gia đình ngài, và các giáo xứ và trường học, cũng như các cộng đồng mà ngài đã phục vụ. Xin cũng cầu nguyện cho tất cả các linh mục của chúng ta.”
Cha Harkins là Cha Sở tại Giáo xứ St. James và là quản xứ cho Giáo xứ St. Patricks. Ngài đã phục vụ tại giáo xứ St. James từ năm 2012 và được tiếng là một linh mục thánh thiện, và khiêm nhường, được nhiều người yêu mến.
Sau khi tin tức về cái chết của cha Harkins được loan truyền, người Công Giáo tại Missouri và nhiều nơi khác tại Hoa Kỳ phát biểu trên các mạng xã hội là họ bàng hoàng trước tin tức bi thảm không thể nào tin nổi này, và sẽ nhớ đến Cha Evan Harkins như một linh mục tốt lành, và kêu gọi cầu nguyện cho phần rỗi linh hồn của ngài.
Cha Harkins được thụ phong linh mục vào năm 2010, lúc mới 24 tuổi, còn ba tháng nữa mới đến tuổi 25 theo luật buộc. Tuy nhiên, ngài được đấng bản quyền chuẩn chước cho. Trong cuộc phỏng vấn với tờ Catholic Key, là tờ báo của giáo phận Kansas City-St. Joseph, khi được thụ phong linh mục, ngài cho biết đã bắt đầu nghĩ đến việc trở thành linh mục khi mới 8 tuổi.
Cha mẹ ngài ủng hộ ơn gọi của con. Cha Harkins là con lớn nhất trong gia đình có năm người con, ngài theo học tại một trường trung học của chủng viện, trước khi gia nhập đại chủng viện Kenrick ở St. Louis.
Cũng trong cuộc phỏng vấn với tờ Catholic Key vào năm 2010, cha Harkins cho biết lòng sùng kính Đức Mẹ là động lực chính khiến ngài dâng mình cho Chúa trong thừa tác vụ linh mục.
Cha nói: “Nhờ sự chuyển cầu của Đức Mẹ, tôi thăng tiến trong sự thánh thiện. Một linh mục đại diện cho Chúa Kitô, xá giải tội lỗi nhân danh Ngài phải nên giống Chúa Kitô càng ngày càng nhiều hơn, và một phần quan trọng giúp đạt được điều đó là gần gũi với Mẹ Người qua lời cầu nguyện.”
Cha Harkins cũng nói với tờ Catholic Key về nhiệt tình của ngài đối với chức tư tế.
Cha Joseph Kelly của Giáo Phận Springfield-Cape Girardeau viết trên Facebook rằng Cha Harkins “trên tôi vài lớp tại Kenrick, và tôi luôn luôn nhớ đến ngài như một chủng sinh khiêm tốn, an nhiên, cầu nguyện, luôn luôn vui vẻ, và có một tình yêu tuyệt vời đối với phụng vụ truyền thống.”
Cha Kelly đã yêu cầu mọi người cầu nguyện cho linh hồn của Cha Harkins, và “cho tất cả những ai đang phải vật lộn với trầm cảm, lo âu, và ý nghĩ tự tử. Cầu xin cho họ biết lúc nào cũng hy vọng, thậm chí ở giữa những khoảng khắc đen tối nhất trong cuộc đời”
Cha Cassidy Stinson của Giáo phận Richmond viết trên Twitter lời thỉnh cầu người Công Giáo cầu nguyện cho tất cả các linh mục.
“Tôi biết từ kinh nghiệm của chính mình rằng rất khó để tìm sự giúp đỡ và hỗ trợ khi bạn lại chính là người kêu gọi sự hỗ trợ đối với những người khác,” Cha Stinson viết.
Cha James Clark Memphis đã viết rằng ngài và Cha Harkins “ là những người bạn tốt trong chủng viện. Tôi không bao giờ nghĩ một điều như thế này có thể xảy ra. Xin Chúa ban cho Cha Harkins sự sống đời đời và an ủi gia đình ngài.”
Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng “tự nguyện hợp tác trong việc tự tử là trái với luật luân lý,” nhưng nói thêm rằng “Người tự sát vì những rối loạn tâm thần trầm trọng, quá lo âu và sợ hãi trước một thử thách, trước đau khổ hoặc sợ bị tra tấn, có thể được giảm bớt trách nhiệm.”
Sách Giáo Lý nói thêm: “Ta không được tuyệt vọng về phần rỗi đời đời của những người tự tử. Thiên Chúa có thể thu xếp cho họ có cơ hội sám hối để được ơn tha thứ, bằng những đường lối mà chỉ một mình Người biết. Hội Thánh vẫn cầu nguyện cho những người hủy hoại mạng sống mình.”
Source:Catholic News AgencyKC priest Harkins remembered as a 'good man and a good priest'
Lilling nói Cha Harkins rõ ràng đã tự kết liễu đời mình. Đó là kết luận của các viên chức trong giáo phận sau khi đến tận nơi quan sát tại nhà xứ trên Đại lộ King Hill vào sáng thứ Ba.
Cha Evan Harkins là người Mỹ gốc Pháp. Ngài có một kênh YouTube và thường đưa lên các videos giới thiệu về văn hóa Pháp. Tuy nhiên, ngày 25 tháng Giêng vừa qua, ngài đã đưa lên một video rất lạ. Trong video này, là video quý vị và anh chị em đang xem thấy đây, ngài hướng dẫn cách cạo râu, là điều chắc ai cũng biết. Chi tiết này khiến nhiều người nghĩ rằng ngài có vấn đề về tâm thần.
Thông cáo báo chí của giáo phận nhấn mạnh rằng: “Đối diện với tin tức bi thảm và đầy ngỡ ngàng này, chúng tôi yêu cầu anh chị em cầu nguyện cho Cha Harkins, gia đình ngài, và các giáo xứ và trường học, cũng như các cộng đồng mà ngài đã phục vụ. Xin cũng cầu nguyện cho tất cả các linh mục của chúng ta.”
Cha Harkins là Cha Sở tại Giáo xứ St. James và là quản xứ cho Giáo xứ St. Patricks. Ngài đã phục vụ tại giáo xứ St. James từ năm 2012 và được tiếng là một linh mục thánh thiện, và khiêm nhường, được nhiều người yêu mến.
Sau khi tin tức về cái chết của cha Harkins được loan truyền, người Công Giáo tại Missouri và nhiều nơi khác tại Hoa Kỳ phát biểu trên các mạng xã hội là họ bàng hoàng trước tin tức bi thảm không thể nào tin nổi này, và sẽ nhớ đến Cha Evan Harkins như một linh mục tốt lành, và kêu gọi cầu nguyện cho phần rỗi linh hồn của ngài.
Cha Harkins được thụ phong linh mục vào năm 2010, lúc mới 24 tuổi, còn ba tháng nữa mới đến tuổi 25 theo luật buộc. Tuy nhiên, ngài được đấng bản quyền chuẩn chước cho. Trong cuộc phỏng vấn với tờ Catholic Key, là tờ báo của giáo phận Kansas City-St. Joseph, khi được thụ phong linh mục, ngài cho biết đã bắt đầu nghĩ đến việc trở thành linh mục khi mới 8 tuổi.
Cha mẹ ngài ủng hộ ơn gọi của con. Cha Harkins là con lớn nhất trong gia đình có năm người con, ngài theo học tại một trường trung học của chủng viện, trước khi gia nhập đại chủng viện Kenrick ở St. Louis.
Cũng trong cuộc phỏng vấn với tờ Catholic Key vào năm 2010, cha Harkins cho biết lòng sùng kính Đức Mẹ là động lực chính khiến ngài dâng mình cho Chúa trong thừa tác vụ linh mục.
Cha nói: “Nhờ sự chuyển cầu của Đức Mẹ, tôi thăng tiến trong sự thánh thiện. Một linh mục đại diện cho Chúa Kitô, xá giải tội lỗi nhân danh Ngài phải nên giống Chúa Kitô càng ngày càng nhiều hơn, và một phần quan trọng giúp đạt được điều đó là gần gũi với Mẹ Người qua lời cầu nguyện.”
Cha Harkins cũng nói với tờ Catholic Key về nhiệt tình của ngài đối với chức tư tế.
Cha Joseph Kelly của Giáo Phận Springfield-Cape Girardeau viết trên Facebook rằng Cha Harkins “trên tôi vài lớp tại Kenrick, và tôi luôn luôn nhớ đến ngài như một chủng sinh khiêm tốn, an nhiên, cầu nguyện, luôn luôn vui vẻ, và có một tình yêu tuyệt vời đối với phụng vụ truyền thống.”
Cha Kelly đã yêu cầu mọi người cầu nguyện cho linh hồn của Cha Harkins, và “cho tất cả những ai đang phải vật lộn với trầm cảm, lo âu, và ý nghĩ tự tử. Cầu xin cho họ biết lúc nào cũng hy vọng, thậm chí ở giữa những khoảng khắc đen tối nhất trong cuộc đời”
Cha Cassidy Stinson của Giáo phận Richmond viết trên Twitter lời thỉnh cầu người Công Giáo cầu nguyện cho tất cả các linh mục.
“Tôi biết từ kinh nghiệm của chính mình rằng rất khó để tìm sự giúp đỡ và hỗ trợ khi bạn lại chính là người kêu gọi sự hỗ trợ đối với những người khác,” Cha Stinson viết.
Cha James Clark Memphis đã viết rằng ngài và Cha Harkins “ là những người bạn tốt trong chủng viện. Tôi không bao giờ nghĩ một điều như thế này có thể xảy ra. Xin Chúa ban cho Cha Harkins sự sống đời đời và an ủi gia đình ngài.”
Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng “tự nguyện hợp tác trong việc tự tử là trái với luật luân lý,” nhưng nói thêm rằng “Người tự sát vì những rối loạn tâm thần trầm trọng, quá lo âu và sợ hãi trước một thử thách, trước đau khổ hoặc sợ bị tra tấn, có thể được giảm bớt trách nhiệm.”
Sách Giáo Lý nói thêm: “Ta không được tuyệt vọng về phần rỗi đời đời của những người tự tử. Thiên Chúa có thể thu xếp cho họ có cơ hội sám hối để được ơn tha thứ, bằng những đường lối mà chỉ một mình Người biết. Hội Thánh vẫn cầu nguyện cho những người hủy hoại mạng sống mình.”
Source:Catholic News Agency