Ngày 28-01-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Giáo Huấn Mới
Lm Vũđình Tường
00:49 28/01/2021
Đức Kitô có thói quen tham dự sinh hoạt ngày cuối tuần nơi hội đường. Hội đường là nơi giải thích về sách Ngũ Kinh. Lãnh đạo hội đường thường mời người tham dự có khả năng, hướng dẫn dân chúng để có tính mới mẻ, sinh động. Đức Kitô được mời giảng giải. Lời giảng của Ngài không chỉ gây xúc động mạnh trong tâm hồn người nghe, mà còn làm thay đổi cách suy nghĩ và ảnh hưỏng tới lối sống của họ. Người ta rất đỗi kinh ngạc. Người ta ca tụng về kiến thức, trí thông hiểu, và sự khôn ngoan, thông thái nơi Ngài.Giáo huấn của Ngài không phải chỉ thuần lập lại những gì các học giả khác đã lí giải, mà chính Ngài đưa ra những giải thích, hướng dẫn mới liên quan trực tiếp đến đời sống dân chúng. Người ta kháo với nhau,

'Người giảng dậy như kẻ có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư' Mk1,22.

Kinh sư thường dùng truyền thống làm bảo chứng cho việc giảng dạy. Phong tục và truyền thống nào trở thành gánh nặng cho dân đều được Đức Kitô sửa đổi cho hợp với tình yêu Chúa. Đức Kitô dùng chính uy quyền của Ngài để thay đổi, giảng dậy. Giáo huấn của Ngài cởi trói cho dân chúng, làm cho cuộc sống dễ thở hơn, thanh thản hơn. Có lần Ngài đặt thẳng vấn đề với các kinh sư.

'Ngày Sabbath được làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết đi?' Mk 3,4.

Theo Đức Kitô thì phong tục, tập quán, luật lệ là cho con người, chứ không phải con người làm nô lệ cho phong tục, tập quán

'Con Người làm chủ ngày Sabbath Mk 2,28.

Đức Kitô giảng dậy như Đấng có uy quyền. Uy quyền của Ngài đến từ Thiên Chúa bởi chính Ngài là Con Thiên Chúa. Nhớ lại ngày Đức Kitô chịu phép rửa, vừa bước lên bờ, Thánh Thần Chúa, dưới hình chim bồ câu, ngự xuống trên Ngài. Trên trời cao có tiếng phán bảo

'Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người' Mk 1,10.

Như thế uy quyền của Đức Kitô đến từ nơi Ngài, không phải do truyền thống. Uy quyền của Đức Kitô được thánh Gioan Tẩy Giả nhắc đến là uy quyền từ trời cao ban xuống Mk 1,8. Với Uy quyền đó, Đức Kitô loan báo cho toàn dân là Nước Thiên Chúa đến gần anh em; thực ra nước đó đang ở giữa anh em. Bởi nơi đâu Thiên Chúa hiện diện, nước Thiên Chúa hiển trị nơi đó.
Phúc âm thánh Marcô không nhắc đến điều Đức Kitô rao giảng với dân chúng. Từ những điều người ta ca tụng Ngài, chúng ta có thể đoán biết Người dậy dân chúng những điều liên quan đến cuộc sống của họ, những âu lo họ đang mắc phải, những lo lắng họ ngày đêm lo sợ, và những trông đợi họ đang mong chờ. Một nguồn tài liệu khác cũng giúp ta nhận biết điều Đức Kitô rao giảng. Từ môi miệng những kẻ chống đối Đức Kitô, chúng ta cũng đoán biết Đức Kitô rao giảng những gì? Đức Kitô đón chào những kẻ thu thuế và người tội lỗi. Ngài cho họ biết họ cũng là con cái Thiên Chúa. Đức Kitô giải thoát những sợ hãi nơi dân chúng. Ngài chữa bệnh cho kể đau yếu, bệnh tật. Nhiều lần Ngài ngăn cấm không cho ma quỉ lên tiếng nói về nguồn gốc, xuất xứ, Ngài là Đấng Thánh của Thiên Chúa. Bởi là Đấng Thánh nên Ngài không đối thoại với loài tồi tệ, xấu xa, chuyên gây tội. Ngài ra lệnh cho chúng 'câm miệng' và chúng phục tùng Ngài. Như thế Ngài có quyền trên ma quỉ.

Giáo Huấn của Đức Kitô và uy quyền Ngài gắn liền, luôn đi chung với nhau. Có lần Ngài nói với kẻ chống đối Ngài là Ngài có quyền tha tội.

'Để các ông biết, Con Người có quyền tha tội. Đức Kitô bảo người bại liệt: Ta truyền cho con, hãy đứng dậy, vác chõng đi về nhà. Người bại liệt liền đứng dậy, vãc chõng đi về nhà' Mk 2,11-12.

Dân chúng thích nghe Ngài giảng dậy bởi giáo huấn Ngài mới mẻ. Ngài nói với họ về tình yêu Chúa, lòng Chúa xót thương bao la, quảng đại hơn là án phạt của Thiên Chúa. Nghe Đức Kitô rao giảng, người ta có cảm tưởng Thiên Chúa đang ở giữa họ và Thiên Chúa là Thiên Chúa của họ. Thiên Chúa chia xẻ những lo âu, lo lắng, sầu khổ của dân Ngài, và Thiên Chúa cùng đồng hành với dân Ngài trong mọi tình huống của cuộc sống. Nghe Đức Kitô rao giảng, dân chúng cảm thấy Nước Thiên Chúa là cho họ, và cho những ai thành tâm đón nhận lời Chúa, và chân thành phục vụ tha nhân vì Danh thiên Chúa.

TiengChuong.org

New Teaching

Jesus' custom was to go to a synagogue on a Sabbath, and there he preached to the people. Synagogue leaders often invited a fresh, new, promising voice to teach in their synagogues. Jesus' teaching not only made tremendous impact on people, but actually His teaching changed their lives. They spoke highly of Him. They were amazed about His wisdom. They praised Him, saying that His teaching was not just revised old teaching, but actually it was a new teaching, and He taught with authority. Scribes often relied on customs and traditions as the sources of authority to interpret the Torah. Many of their customs and traditions were conservative, and were heavy burdens for the people, and they were weighty on punishment. Unlike the Scribes, Jesus taught the people about God's love, and mercy. He once asked the people who challenged Him 'Is it against the law on the Sabbath day to do good or to do evil; to save life or to kill? Mk 3,4. For Jesus, laws, and customs, and traditions were for people, not people for traditions. Jesus taught with authority. Jesus' authority was not derived from the ancient customs and traditions, but from within, from His personal authority. This personal authority was confirmed upon Him on the day of His Baptism. On that day, the Spirit came upon Him, and the voice of God from on high confirmed Jesus was the Son of God 'You are my Son, the Beloved, my favour rests on you' Mk.1,11. Jesus' authority came from God: The authority to proclaim, that God's kingdom was with the people, and for the people.

The text mentioned nothing about what Jesus taught the people. From what people praised about His teaching, we believe Jesus taught them about something, which was dear to their hearts, and some things which were relevant to their daily living, and something which they had longed for years to listen to. There was another source of information that let us know what Jesus taught the people, and that was the annoying voice from His opponents. Through their complaints, we know Jesus gave voice to the poor. He criticized regulations and customs that destroyed life. Jesus welcomed sinners and tax collectors. He ate with them to show, they too, were God's children, and God loved them. Jesus freed the people from fear, and brought them hope by curing all kinds of sicknesses and diseases. Several times Jesus ordered evil spirits to 'be quiet', and they obeyed Him. Jesus was the Holy One of God. The Holy One would not talk to the unholy, but just gave a command, and they obeyed. Jesus came to the world to set God's people free from the unholy ones.

Jesus' authority and His teaching were identical. His teachings had power, and His power was manifested through His teachings. He once told his opponents that He would prove to them that the Son of Man has power to forgive sin. He gave a command to the cripple to be healed. 'But to prove to you that the Son of Man has authority on earth to forgive sins, he said to the paralytic ' I order you: get up, pick up your stretcher, and go off home. And the man got up, picked up his stretcher at once and walked out in front of everyone'. Mk, 2:11f.

The people enjoyed listening to Jesus because His teaching was new. He talked more about God's love and mercy, and less about God's wrath and punishment. Listening to Jesus, the people felt, that the God, Jesus talked about was the personal God, Who was close to their hearts, Who walked with them in every circumstance and understood their hardships. Listening to Jesus, the people felt, that God's kingdom was close at hand, and for everyone who lived a life of loving God, and serving others in God's name.
 
Nhân chứng
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
10:09 28/01/2021
CHÚA NHẬT 4 MÙA THƯỜNG NIÊN: NHÂN CHỨNG (Đnl 18, 15-20; 1Cr 7, 32-35; Mc 1, 21-28)

Thiên Chúa đã chọn Môisê để dẫn dắt dân Chúa ra khỏi Ai-cập. Chúa trao phó cho Môisê quyền giảng dạy và quản trị. Chúa phán: Ta sẽ đặt vào miệng ngươi những lời của Ta, ngươi sẽ nói cho họ biết tất cả những điều Ta đã truyền cho ngươi. Môisê được diện kiến Thiên Chúa trong bụi gai cháy mà không bị tàn lụi. Chúa ban cho ông chiếc gậy chăn chiên để làm các sự lạ, biến rẽ biển đỏ và đập đá tuôn trào dòng nước cho dân. Chúa trao cho Môisê quyền hướng dẫn, giảng dạy và thánh hóa. Với sự hiểu biết và sức lực có hạn, Môisê hoàn toàn cậy nhờ vào ơn Chúa giúp. Ông đã thỉnh cầu Thiên Chúa và tuân hành theo ý muốn của Chúa trong mọi hoàn cảnh. Suốt 40 năm Dân Do-thái lưu lạc trong hoang địa, Môisê đã đồng hành với Dân qua mọi thách thức khó khăn và nguy hiểm.

Ngày xưa, Thiên Chúa truyền dạy chúng ta qua các tổ phụ, cha ông và các người đại diện, nay Thiên Chúa sai chính Con Một đến để mạc khải cho chúng ta về chân lý Nước Trời: Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài (Dt 1,1-2). Khi nghe Chúa Giêsu rao giảng, người ta đã kinh ngạc về giáo lý của Người vì Người dạy như Đấng có uy quyền. Qua Ngôi Lời, Thiên Chúa đã tác tạo mọi loài. Lời của Chúa có thể sáng tạo và biến đổi từ thể xác đến tâm hồn. Lời Chúa là lời quyền năng linh thiêng. Tất cả Lời Chúa đều là lời hằng sống, ban sinh lực và giáng phúc. Khi đi rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu đã thực hiện những phép lạ kèm theo. Các phép lạ là dấu chỉ để mọi người nhận biết Chúa là Đấng Thiên Sai.

Khi sai các Tông đồ rao giảng, Chúa Giêsu cũng ban quyền chữa lành cho các ngài. Với danh Chúa Giêsu Kitô sống lại từ cõi chết, các tông đồ đã nhiệt tình đem Tin Mừng đến muôn dân qua việc làm chứng, giảng dạy và làm phép lạ. Thánh Phaolô cũng được ơn chữa lành: Có ông thân sinh ông Púpliô đang liệt giường vì bị sốt và kiết lỵ. Ông Phaolô vào thăm, cầu nguyện, đặt tay trên ông và chữa khỏi (Cv 28,8). Thánh Philipphê thực hiện các dấu lạ: Đám đông một lòng chú ý đến những điều ông Philipphê giảng, bởi được nghe đồn và được chứng kiến những dấu lạ ông làm (Cv 8,6).

Trong thư gởi cho tín hữu Côrintô, thánh Phaolô khuyên răn mọi người hãy sống đẹp lòng Chúa qua những ơn gọi riêng. Vì lợi ích của anh chị em, chớ không phải gài bẫy anh em. Mọi ơn lành Chúa ban đều phải sinh hoa trái trong đời sống đạo. Dọc lịch sử Giáo Hội, bàn tay quan phòng của Chúa luôn hiện diện với con cái loài người. Chúng ta nhìn qua một chút những hồng ân từ trời ban xuống cho nhân loại qua các chứng nhân.

Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được trao ban cho Ngài. Chúa Giêsu thực hiện tất cả mọi thứ phép lạ qua chính lời nói, ý muốn và quyền năng của Ngài. Chúa có mọi uy quyền sáng tạo, tái tạo và biến đổi trong lời nói và việc làm. Chúa cũng đã ban cho một số vị được những ơn ấy là để giúp củng cố lòng tin của các tín hữu mọi nơi và mọi thời. Các ngài là những vị sống đời chiêm niệm và thần bí kết hợp mật thiết với Chúa và làm sự lạ để sáng danh Chúa.

Các vị thánh không làm phép lạ để khoe khoang, quảng cáo hay đề cao chính mình nhưng các ngài sống trong khiêm nhượng và phó thác. Hữu xạ tự nhiên hương. Thực hiện tất cả các sự lạ là hồng ân nhưng không Thiên Chúa ban tặng. Hầu hết các vị thánh này có một đời sống khổ hạnh, hy sinh hãm mình và sống chìm ngập trong ân sủng của Chúa. Ngay từ sinh thời, các Ngài đã là mẫu mực gương sáng cho mọi người. Sau khi mãn phần, Giáo Hội đã tôn phong nhân đức của các Ngài để mọi người tôn vinh danh Chúa và cầu khẩn. Sự chân thật và thánh thiện đi vào cuộc sống đời đời.

Chúng ta hãy đặt niềm tin tưởng nơi Chúa Kitô là đầu và cùng đích. Chúa luôn đồng hành với Giáo Hội qua mọi biến cố thăng trầm. Như Dân xưa đi trong sa mạc, họ đã chịu trăm nghìn thử thách và khổ đau để được thanh luyện. Họ đã trở thành Dân Riêng được Chúa yêu thương và đã chiếm hữu được miền Đất Hứa. Trong cuộc lữ hành trần thế, chúng ta cũng đang đối diện với muôn vàn chông gai thử thách. Lửa thử vàng, gian nan thử đức. Chúng ta hãy trung thành và kiên trì phấn đấu tới giây phút cuối. Triều thiên vinh thắng đang chờ mỗi người chúng ta nơi cuối cuộc hành trình.

Lạy Chúa, xin thêm đức tin để chúng con ra đi làm nhân chứng cho Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Amen.
 
Lời Thiên Chúa vs Lời người ta
Lm. Xuân Hy Vọng
10:12 28/01/2021
LỜI THIÊN CHÚA vs LỜI NGƯỜI TA

Kính thưa quý cộng đoàn Phụng vụ! Năm mới cũng mới sang, nhưng mọi thứ bất ổn, tai ương vẫn đang rình chờ thế giới nói chung, và chúng ta nói riêng. Hằng ngày, chúng ta dùng lời ăn, tiếng nói, dùng ngôn từ, lý lẽ để truyền tải suy nghĩ, ý tưởng, hầu liên kết với mọi người. Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta chỉ nói mà không làm, hoặc chẳng giữ lời mình nói, “ngôn hành bất nhất”, tất bật hành tung. Thế nhưng, Lời Chúa trong đời sống chúng ta hằng vang vọng, và tác động mạnh mẽ đến chúng ta.

Theo sách Đệ Nhị Luật, Thiên Chúa sẽ gầy dựng và ban cho dân Chúa một ngôn sứ, và vị ngôn sứ này nhân danh Chúa mà nói những gì Ngài truyền. Vì vậy, ngôn sứ còn được gọi là “thiên khẩu” (cái miệng của Thiên Chúa). Tất cả lời lẽ của vị tiên tri đều bắt nguồn từ Thiên Chúa, còn ai tự phụ nhân danh Chúa mà nói lời của riêng mình, hoặc mượn danh các thần khác mà nói, thì hậu quả khôn lường “và nếu kẻ nào không nghe lời của Ta mà ngươi sẽ nói nhân danh Ta, chính Ta sẽ xét xử nó…” (Đnl 18, 19). Tương tự, Thánh Phao-lô cũng dùng lời Chúa khuyên nhủ, răn dạy giáo đoàn Cô-rin-tô về việc hết lòng phục vụ Chúa, sống lo liệu chứ không lo lắng bận tâm, và hướng dẫn họ đến đời sống đoan chính, gắn bó thiết tha với Chúa mà không bị giằng co (x. 1Cr 7, 32.35). Vì lẽ “tất cả những gì viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng, và có ích cho việc giảng dạy, biện bác, sửa dạy, giáo dục để trở nên công chính” (2Tm 3, 16).

Hơn nữa, lời uy quyền này không phải qua trung gian như Mô-sê, hay các tiên tri xưa kia, mà chính từ Ngôi Lời, Con Thiên Chúa xuống thế làm người, là Lời của Thiên Chúa. Do đó, khi Đức Giê-su trở về quê Na-da-rét, Ngài tuân giữ lề luật, vào hội đường lắng nghe và giảng dạy, thì ai nấy đều sửng sốt về Ngài, “người ta kinh ngạc về giáo lý của Ngài, vì Ngài giảng dạy như Đấng có uy quyền, chứ không như các luật sĩ” (Mc 1, 22). Thời ấy, dân chúng còn chưa biết rõ thân phận của Ngài, nên họ phản ứng theo lệ thường dễ hiểu. Còn nay, chúng ta đã thông hiểu Đức Giê-su chính là Lời, Đấng trực tiếp thông truyền, chuyển tải, chuyện trò, hướng dẫn, dạy dỗ chúng ta mỗi lúc, đặc biệt khi đọc và suy gẫm Lời Chúa, lúc tham dự Thánh lễ, lãnh nhận các Bí tích và qua các biến cố trong đời sống thường nhật, trong gia đình, trong cộng đoàn, giáo xứ, hội dòng, v.v…, mà chúng ta vẫn là người đứng ngoài, không biết đón nhận sao! Mỗi lúc chúng ta tiếp xúc với Lời Chúa, lắng nghe, học hỏi và sống Lời Chúa qua Giáo hội, qua các thừa tác viên có chức thánh…, thì chính Đức Giê-su Ki-tô là Lời, trực tiếp ‘hàn thuyên’, thông truyền, răn dạy chúng ta. Thay vì chỉ sửng sốt, ngạc nhiên, chúng ta cần biết nhận ra, mở lòng đón nhận, ghi tạc trong tâm trí và thực hành Lời Chúa cách cụ thể trong mọi trạng huống cuộc đời.

Nhờ Lời uy quyền, ma quỷ khiếp run và tuân thủ ngay lập tức, “Chúa Giê-su quát bảo nó rằng: “Hãy im đi và ra khỏi người này! Thần ô uế liền dằn vặt người ấy, thét một tiếng lớn, rồi xuất khỏi người ấy” (Mc 1, 25-26); còn nữa “Ngài dùng uy quyền mà truyền lệnh cho cả thần ô uế và chúng vâng lệnh Ngài” (Mc 1, 27). Trong đoạn trần thuật bài Tin Mừng hôm nay, thần ô uế (ma quỷ) biết rõ và công bố danh tính của Đức Giê-su, nhưng tại sao Ngài bắt chúng im lặng? “Tôi biết ông là ai, là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (x. Mc 1, 24). Đơn giản vì có lẽ chúng biết Ngài, nhưng chúng chẳng bao giờ thờ lạy, phụng sự Ngài, và hơn thế, chúng còn xúi giục, sai khiên, lôi kéo con người chúng ta theo chúng, mà chẳng chịu tuân phục và vâng theo Thiên Chúa. Do đó, Đức Giê-su là Lời, bắt chúng câm nín, và nhờ Lời uy quyền này mà giải thoát người bị ám nói riêng, và cứu rỗi chúng ta nói chung. Cứ mỗi ngày, trong từng giây phút cuộc sống, Lời Chúa và vô vàn lời khác từ xã hội, từ thế giới, từ các lĩnh vực chuyên môn, lời bạn bè, lời mời mọc, lời người ta, v.v…diễn ra cùng một lúc, đòi hỏi chúng ta phải biện phân và phân định đâu là Lời uy quyền, đâu là Lời cứu độ, hầu tránh được lời lẽ mỹ miều dẫn đến hư vô, lời trần thế dối gian, và lời ‘hương thoảng gió bay’ để lại biết bao điều tổn hại, thương đau v.v…Duy chỉ Lời Chúa mới chính trực, công minh, cứu rỗi con người và giải thoát lời con người chúng ta khỏi cạm bẫy mơ hồ, ‘một dạ hai lòng’, đầy gian dối.

Lạy Chúa, xin cho Lời Ngài
Thắm đượm lòng con, lắng tai đón nhận.
Mở rộng tâm trí ân cần
Biện phân, phân định muôn phần chứa chan.
Lời Chúa trao ban bình an
Giữa muôn lời nói tràn lan mỗi ngày.
Lời Chúa nắm chặt đôi tay
Dẫn con về bến lạ thay ân tình. Amen!
 
Chỉ có Chúa là Đấng toàn năng và là Thánh
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
12:13 28/01/2021
Suy niệm Chúa nhật IV - Năm B

(Mc 1, 21-28)

Nếu như Chúa nhật III Thường niên, Đức Giêsu đã kêu gọi người ta hoán cải và tin theo Chúa (x. Mc 1, 14-20), thì Chúa nhật IV, Sứ vụ Thiên sai tiếp tục được thi hành. Người chữa lành những người bị quỉ ám, nhưng Lời Người là Chân lý, nên được lan truyền khắp mọi nơi một cách nhanh chóng, khiến cho những người mù sáng mắt, người què đi được, người điếc nghe được, nói chung là vui mừng sung sướng; mọi người đều...thán phục Người; các thần ô uế phải vâng lệnh (x. Mc 1, 21-28).

Chiêu mộ các môn đệ xong, Chúa Giêsu cùng với các ông tới Capharnaum. Tại hội đường, nơi cộng đoàn tụ họp để lắng nghe Lời Chúa và phổ biến Luật cũng như lời các Tiên tri, lần đầu tiên các môn đệ được nghe Chúa Giêsu giảng dạy (x. Mc 1, 21-22).

Hơn cả luật sĩ

Chúa Giêsu giảng dạy như Đấng có quyền, mọi ánh mắt của những người có mặt ở đó đổ dồn vào Người, còn thần ô uế thì buộc phải vâng lệnh và xuất ra khỏi người nó ám. Giáo huấn của Chúa Giêsu tương phản với lời giảng dạy của các thầy thông luật, dù họ chuyên về Kinh Thánh (Mc 1, 22).

Điều gì mới chăng? Thưa không, Người không dạy điều gì mới mẻ hoặc trái với giáo lý, cũng không mang đến một giáo lý mới. Chính uy nguyền và phong cảnh giảng dạy làm người ta khám phá ra cái mới. "Mới" là vì uy quyền của Người trên các thần ô uế : "Chúng vâng lệnh Người "(x. Mc 1, 25-26). Chúa Giêsu không tiếp chuyện, hay tranh luận với thần ô uế. Người đoạn tuyệt đối thoại với chúng. Và ta sẽ thấy câu trả lời vào cuối trình thuật cám dỗ trong hoang địa. Chúa Giêsu khẳng định : "Người là Chân Lý ".

Hơn một Tiên tri

Bài đọc I trích sách Đệ Nhị Luật (Đnl 18, 15-20), Môisen được coi là vị ngôn sứ vĩ đại nhất trong số các ngôn sứ; ông là trung gian giữa Thiên Chúa với loài người. Trung gian cần thiết, vì dân chúng sợ mặc khải trực tiếp từ Thiên Chúa nên họ nói : "Tôi không muốn thấy ngọn lửa vĩ đại này nữa, kẻo tôi phải chết " (Đnl 18, 16).

Và đây là những điều Môisen được biết và công bố. Chúa phán : "Ta sẽ gầy dựng giữa anh em của họ một tiên tri như ngươi " (Đnl 18, 15); Chúa sẽ đặt vào miệng vị đó những lời của Chúa, vị ấy sẽ nói cho dân lệnh Chúa truyền. Và nếu kẻ nào không nghe lời của Chúa qua miệng người ấy sẽ nói nhân danh Chúa, kẻ ấy sẽ chuốc lấy hậu quả thích đáng, như Chúa quả quyết : "chính Ta, Ta sẽ tính số với nó"(Đnl 18, 19). Từ chối Môisen hay một tiên tri là từ chối chính Chúa.

Dân sẽ mượn miệng ông, giọng nói của ông, để thân thưa với Thiên Chúa. Một cách nào đó, người ấy không thể nói điều gì khác hơn là Lời Thiên Chúa. Cuộc sống của ông là một cuộc sống hoàn toàn tùy thuộc vào Thiên Chúa.

Qua đoạn sách Đệ Nhị Luật, phụng vụ giúp chúng ta đọc lời nói đầu thể hiện sứ vụ công khai của Chúa Giêsu, Người hơn cả hơn Môisen: " Người giảng dạy người ta như Đấng có uy quyền " (Mc 1,22), Người là "Đấng Thánh của Thiên Chúa" (Mc 1, 24).

Cuộc chiến giữa Chúa Giêsu và thần ô uế

Tiếng thét của người bị thần ô uế ám và dằn vặt, nay được Chúa trừ là tiếng thét hư vô, không có nguồn gốc và không có Thiên Chúa. Chúa Giêsu không chạm vào người này, Người cũng không thuyết phục hắn. Người nói chuyện trực tiếp với hắn lúc Lời Chúa bị mắc kẹt trong sa mạc bởi sự dữ, bạo lực và tà thần, mỗi người chúng ta phải thường xuyên kiên trì chiến đấu.

Điều thần ô uế nói trong hội đường như thể nó tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa. Nhưng nó bị Chúa Giêsu quát và bảo : "Hãy im đi!" (Mc 1, 25). Như sách Đệ Nhị Luật đã nói (18, 19) chúng ta phải biết nghe lời Chúa, trong hành động của đức tin, đức cậy để lời ấy có thể triển nở trong ta, đụng chạm đến chúng ta, biến đổi chúng ta và hiệp nhất chúng ta...

Sự im lặng bắt buộc này có nghĩa là không còn thời gian nữa. Sự viễn mãn tràn đầy thánh thiện và ơn cứu độ mà Chúa Giêsu mang đến nhờ sự chết và phục sinh. Vì Người là " Đấng thánh của Thiên Chúa " (Mc 1, 24).

Đấng Thánh của Thiên Chúa

Trong thời đại dịch, người ta đặt câu hỏi "tại sao?" Tại sao thế giới lại rơi vào hố sâu tuyệt vọng, bất lực trước 1 con siêu vi khuẩn vô hình này? Tại sao Thiên Chúa lại không can thiệp khi con người kêu cầu trong đau đớn và thậm chí có người sợ hãi thất vọng? Vậy quyền năng Chúa ở đâu?

Chúng ta phải khẳng định rằng, nhiều người đã nhiều lần yêu cầu Chúa ra khỏi đời sống, mời Chúa ra khỏi trường học, khỏi chính phủ và họ không kêu cầu Chúa nữa. Chiều lòng người, Chúa lẳng lặng rút lui. Như thế thì sao có thể mong Chúa ban ơn và che chở khi con người khẩn thiết xin Chúa mặc kệ chúng ta? Ma quỉ đã từng nói với Chúa Giêsu: "Có chuyện gì giữa chúng tôi và ông?" (Mc 1, 25)

Trong cơn đại dịch, con người bị khủng hoảng về sức khỏe. Lúc con người tuyệt vọng thì bắt đầu cúi mình trước Thiên Chúa. Nhiều vị lãnh đạo trên thế giới nắm tay nhau để cầu nguyện và xin Chúa chúc lành, vì giờ đây họ tin rằng chỉ có Thiên Chúa là Đấng duy nhất có thể cứu giúp nhân loại đang trong cơn khốn đốn.

Phải chăng Thiên Chúa muốn chúng ta khiêm tốn nhận ra rằng sự hiểu biết, khôn ngoan của con người là giới hạn và cuộc sống danh vọng, tiền tài ở trần gian chỉ là hư vô. Chỉ có Chúa là Đấng quyền năng và là Thánh.

Lạy Chúa là Thiên Chúa quyền năng, chúng con tin tưởng, cậy trông, phó thác vào Chúa. Amen.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ 4 Mùa Quanh Năm B.31.1.2021
Lm Francis Lý văn Ca
12:54 28/01/2021
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Ngày của Chúa lại đến với chúng ta, đây là dịp để cộng đoàn tín hữu cùng quy tụ lại: tưởng niệm việc Chúa Kitô chịu chết và sống lại vinh quang. Để rồi cùng với Người, và trong Người, chúng ta đến với Thiên Chúa Cha. Chúng ta cùng liên kết với Người qua việc lắng nghe lời Kinh Thánh và lãnh nhận chính Mình Máu Người qua Thánh Thể.

Mỗi ngày Chủ Nhật chúng ta có dịp tụ họp cùng nhau, sau một tuần chúng ta phân tán vào trần thế, làm chứng tá cho Tin Mừng Chúa rao giảng. Ngày Chủ Nhật trở về, kiểm điểm một tuần đã qua mình đã làm gì ích lợi cho phần xác và linh hồn của mình và anh chị em? Sau đó, với ơn Chúa ban, chúng ta lại bắt đầu một tuần mới, với những cố gắng mới, hăng say mới trong con người mới.

Giờ đây, chúng ta cùng chung tiếng với ca đoàn xướng lên bài ca đầu lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Dân Dothái đã quyết định chọn giữa họ một một đấng trung gian để chuyển cầu những ý nguyện lên Thiên Chúa Giavê. Môisen đã cho họ biết đấng đó sẽ là trung gian cho họ. Đó là các tiên tri sau nầy.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô trình bày cho chúng ta ơn gọi của mỗi người: dù sống đời đôi bạn hay độc thân, đều có những ràn buộc riêng để sống trọn vẹn ơn gọi đó. Chúng ta nghe tư tưởng nầy của thánh Phaolô trong bài đọc sau đây.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Tư tưởng của bài Tin Mừng hôm nay cũng như những tuần kế tiếp, sau khi chọn các tông đồ đầu tiên, Chúa Giêsu bắt đầu đời sống công khai bằng việc rao giảng và chữa lành bệnh tật.


LỜI NGUYỆN GIÁO DÀN.

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Tin mừng hôm nay thuật lại câu chuyện người bị quỷ ám được chữa lành. Quyền năng Thiên Chúa tỏ hiện nơi Đức Kitô. Qua Đức Kitô, Đấng Trung Gian của Thiên Chúa, chúng ta dâng lên Ngài những ý nguyện cầu sau đây:

1. Chúng ta cầu nguyện cho những anh chị em đang chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân Công Giáo. Xin ban cho họ niềm tin và với tinh thần phó thác, tình yêu của họ luôn được vun trồng và con cái Chúa ban sẽ là niềm an ủi cho họ. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta cầu nguyện cho những anh chị em đang sống đời tận hiến trong các dòng tu nam nữ. Xin Chúa giúp chúng ta được trở thành những Ximong, Vêrônica, Mẹ Maria hay những thiếu nữ thành Giêrusalem, sẵn sàng đỡ nâng, chia sẻ những khó khăn của những ai đang sống đời hiến dâng. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Chúng ta cầu nguyện cho những người già lão, bệnh tật đang sống những chuỗi ngày cô đơn trong các tư gia, bệnh viện hoặc nhà dưỡng lão. Chúng ta nhớ đến những vị cao niên trong cộng đoàn xứ đạo, đang ốm đau hoặc cô đơn. Xin cho tất cả luôn vững lòng cậy trông vào Chúa. Vì Chúa là tất cả. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Trong ít giây thinh lặng, chúng con dâng lên Chúa những ý nguyện riêng tư của cá nhân hay gia đình xin chúng con cầu nguyện cho họ, trong thánh lễ hôm nay.......

* Sau ít giây thinh lặng, đọc câu kết như thường lệ:

Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Chúng ta cầu cho các linh hồn đã qua đời…những nạn nhân của Covid-19 (20) những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, Chúa đã sai Con Chúa đến trần gian để giao hòa thế gian với Chúa. Xin cho chúng con biết lắng nghe Lời của Con yêu dấu Chúa. Xin Chúa nhậm những lời cầu xin của chúng con dâng lên trước toà Chúa hôm nay. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:16 28/01/2021
3. Năm dấu đinh của Chúa Giê-su giống như năm lời biện hộ luôn luôn ở trước tòa Chúa Cha, thay cho nhân loại cầu ân. Thiên Chúa Cha vừa nhìn thấy năm vết đinh của Chúa Giê-su thì không thể không tha thứ cho tội nhân. (Thánh Ambrosius)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:28 28/01/2021
49. CÁ HEO BIẾN THÀNH CON BA BA

Bờ hồ Thanh Hà ở Nam Kinh thường bị cá heo đâm sập, Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương bèn hỏi cận thần:

- “Đó là do duyên cớ gì?”

Các đại quan biết hoàng để rất là kiêng kỵ, phạm điều kiêng kỵ là bay đầu, cho nên thì thầm bàn bạc:

- “Heo﹝豬﹞ và Chu﹝朱﹞cùng âm (1), tiên vàn không được nói. Nếu chúng ta nói đâm sập bờ hồ là “con ba ba” ﹝大黿﹞thì đồng âm với chữ “đại Nguyên”﹝大元﹞(2), hoàng đế mà nghe được thì nhất định là rất phấn khởi”.

Thế là các đại thần trả lời:

- “Bệ hạ, đâm sập bờ hồ là con ba ba ạ”.

Chu Nguyên Trang bèn hạ lệnh bắt tất cả con ba ba trong hồ, không lâu sau thì tất cả con ba ba đều đã bị bắt hết, nhưng cái bờ thì vẫn cứ bị đâm sập vì cá heo vẫn còn.

(Tuyết Đào tiểu thuyết)

Suy tư 49:

Có những công trình lớn vừa hoàn thành đã bị xuống cấp vì tội báo thành tích và nói dối của người có trách nhiệm; có những chung cư vừa xây xong thì vội vàng chống dột vì làm ăn tắc trách và dối trá của người chịu trách nhiệm.v.v...tất cả cũng chỉ vì sợ mất chức mất quyền, sợ “kiêng kỵ” với cấp trên mà mất nồi cơm gạo của mình, kết cuộc là dân vẫn khổ và công trình xuống cấp vẫn cứ tiếp tục...

Lấy tinh thần và trách nhiệm của người Ki-tô hữu bỏ vào trong công trình, thì dù cho công trình nhỏ nó vẫn là công trình chắc chắn đầy chất lượng; lấy tinh thần yêu thương của Phúc Âm bỏ vào trong công trình, thì dù công trình là cây cầu tre hay cầu khỉ, thì nó vẫn chứng tỏ được sự chắc chắn và tình thương của người làm cầu...

Cái bờ vẫn cứ bị sập vì các quan sợ nhà vua kiêng kỵ mà không dám nói sự thật, và vì tâng bốc nhà vua mà không giết cá heo là nguyên nhân làm cho bờ sập, cũng vậy, sự dối trá và nịnh bợ trong các công trình lớn nhỏ đều làm cho chính phủ và người dân bị thiệt hại, và là bằng chứng để cho thấy đất nước vẫn còn lạc hậu chậm tiến.

Dối trá trong bổn phận và trách nhiệm thì thiệt hại không lường được, vì nó tiếp tay với ma quỷ phá hoại công trình cứu chuộc của Thiên Chúa nơi chúng ta -những người Ki-tô hữu- và nơi tha nhân...

(1) 豬 đọc là “zhu” nghĩa là heo, lợn. 朱 cũng đọc là “zhu” nghĩa là họ Chu.

(2) 大元 là “đại Nguyên”, phát âm là [ta-yuan], 大黿 là “con ba ba”, cũng phát âm là [ta-yuan], đồng âm khác nghĩa.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Thứ Bẩy 30/1: Người là ai mà cả gió lẫn biển cũng đều vâng lệnh Người? Lm. Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
21:43 28/01/2021


PHÚC ÂM: Mc 4, 35-40 (Hl 35-41)

“Người là ai mà cả gió lẫn biển cũng đều vâng lệnh Người?”

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Ngày ấy, khi chiều đến, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Chúng ta hãy sang bên kia biển hồ”. Các ông giải tán đám đông; vì Người đang ở dưới thuyền, nên các ông chở Người đi. Cũng có nhiều thuyền khác theo Người. Chợt có một cơn bão lớn và những lớp sóng ùa vào thuyền đến nỗi sắp đầy nước. Và Người thì ở đàng lái dựa gối mà ngủ. Các ông đánh thức Người và nói: “Thưa Thầy, chúng con chết mất mà Thầy không quan tâm đến sao?” Chỗi dậy, Người đe gió và phán với biển rằng: “Hãy im đi, hãy lặng đi”. Tức thì gió ngừng biển lặng như tờ. Rồi Người nói với các ông: “Sao các con sợ hãi thế? Các con không có đức tin ư?” Bấy giờ các ông kinh hãi và nói với nhau rằng: “Người là ai mà cả gió lẫn biển cũng đều vâng lệnh Người?”

Đó là lời Chúa.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Müller cảnh báo: Biden đang đi tiên phong trong chiến dịch ‘triệt hạ Kitô Giáo khỏi văn hóa Tây Phương’
Đặng Tự Do
03:44 28/01/2021


Tuần đầu tiên sau khi ông Joe Biden nhậm chức đã được đánh dấu bằng hàng loạt các tuyên bố phản đối của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cũng như cá nhân các Hồng Y và Giám Mục. Điều này chưa từng xảy ra đối với các tổng thống Hoa Kỳ trước đây. Trước diễn biến chưa từng có này, Đức Hồng Y Gerhard Müller, nguyên tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã có một cuộc phỏng vấn với thông tấn xã Công Giáo Áo Kath.net vào ngày 26 tháng Giêng, để trình bày những ý kiến của ngài sau một tuần đầy những bất ngờ và thất vọng.

Toàn bộ cuộc phỏng vấn bằng tiếng Đức có thể xem tại đây.

Ký giả Martin Bürger có bài tường trình sau. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây.

Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Đức Hồng Y Gerhard Müller, nguyên tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã cảnh báo rằng chính phủ Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Joe Biden, “với quyền lực chính trị, truyền thông và sức mạnh kinh tế tập trung trong tay, đang đi đầu trong một chiến dịch tàn bạo tinh vi nhất trong thời gian 100 năm trở lại đây nhằm triệt hạ Kitô Giáo khỏi văn hóa Tây Phương”.

Trong một cuộc phỏng vấn với trang web tin tức Công Giáo nói tiếng Đức kath.net được phát hành vào hôm 26 tháng Giêng, Đức Hồng Y Müller cho biết có “những người Công Giáo, từ các giáo dân tốt cho đến những cấp cao nhất ở Vatican” đang “hạ thấp sinh mạng của hàng triệu trẻ em giờ đây sẽ trở thành nạn nhân của chiến dịch phá thai được phối hợp toàn cầu dưới cách nói hoa mỹ là ‘quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản’ bằng cách đổ tội do những khiếm khuyết trong tính cách của Tổng thống Trump”.

Đức Hồng Y giải thích rằng một người anh em đã nói với ngài rằng không nên giản lược mọi chuyện vào vấn đề phá thai mà thôi. “Anh ấy nói, rốt cuộc việc lật đổ Trump đã ngăn chặn nguy cơ lớn hơn nhiều rằng kẻ điên khùng này sẽ nhấn nút hạt nhân”, Đức Hồng Y kể lại như thế, trước khi giải thích rằng theo quan điểm của ngài, “đạo đức cá nhân và xã hội phải được ưu tiên hơn chính trị. Ranh giới đã bị vượt qua khi niềm tin và đạo đức bị bán đứng cho những tính toán chính trị. Tôi không thể ủng hộ một chính trị gia ủng hộ việc phá thai vì ông ta xây nhà tế bần, và không thể vì những điều tốt đẹp tương đối, mà phải chấp nhận cái ác tuyệt đối”.

Đức Hồng Y đã giải thích giáo huấn của Giáo hội về phá thai bằng cách tham chiếu đến Hiến Chế Mục Vụ Về Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay Gaudium Et Spes của Công đồng Vatican II, được công bố vào năm 1965, “Vì Chúa, là Thiên Chúa là Chúa sự sống, đã trao cho con người nhiệm vụ cao cả là bảo tồn sự sống, và họ phải chu toàn bổn phận ấy cách xứng hợp với con người. Do đó, sự sống ngay từ lúc thụ thai phải được giữ gìn hết sức cẩn thận; phá thai và sát nhi là những tội ác ghê tởm” (Gaudium Et Spes, 51).

Như thế, “điều xấu xa tự bản chất” không thể “được phép, chấp thuận và khuyến khích trong đời sống công cộng” bởi những người tự xưng mình là chính trị gia Công Giáo, trong khi đức tin chỉ được xem là một vấn đề riêng tư.

Vị Hồng Y người Đức và nguyên là giám mục Regensburg thừa nhận rằng “Trong hành động thực tế cụ thể, các Kitô hữu trong quốc hội hoặc chính phủ có thể không phải lúc nào cũng thành công trong việc thực thi luật luân lý tự nhiên ở mọi khía cạnh. Nhưng họ không bao giờ được tham gia, dù chủ động hay thụ động, vào cái ác. Ít nhất, họ phải phản đối nó và – trong chừng mực có thể – chống lại nó, ngay cả khi họ bị phân biệt đối xử vì làm như vậy”.

Đức Hồng Y Müller chỉ ra rằng bất kỳ ai “với tư cách là một Kitô hữu có lập trường chống lại khuynh hướng tuyên truyền của truyền thông chính mạch về LGBT, phá thai, hợp pháp hóa sử dụng ma túy, xóa bỏ sự khác biệt giới tính nam nữ, đều bị chỉ trích cay nghiệt là ‘cực hữu’ hoặc thậm chí là ‘Đức quốc xã’, mặc dù chính những người theo chủ nghĩa xã hội với hệ tư tưởng xã hội và sinh học Darwin của họ mới chính là những người mâu thuẫn công khai nhất với hình ảnh con người theo Kitô giáo”.

Trong vài ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống, Biden đã đảo ngược một số chính sách xã hội bảo thủ của cựu Tổng thống Donald Trump. Cụ thể, Biden đã ký một sắc lệnh hành pháp cho phép những người đàn ông “lẫn lộn về giới tính” tham gia vào các môn thể thao của phụ nữ và sử dụng phòng vệ sinh cũng như phòng thay quần áo của phụ nữ.

Trang web chính thức của Tòa Bạch Ốc cũng có một biểu mẫu liên hệ nơi công dân có thể chọn đại từ nhân xưng ưa thích của họ, như là một sự chuẩn thuận đối với ý thức hệ giới tính.

Hôm thứ Sáu, Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris đã đưa ra một tuyên bố chung nhân kỷ niệm 48 năm ngày Tòa án Tối cao đưa ra phán quyết khét tiếng trong vụ Roe kiện Wade, áp đặt việc phá thai theo yêu cầu đối với tất cả 50 tiểu bang.

Họ nói: “Chúng tôi cam kết sâu sắc là bảo đảm mọi người đều có quyền truy cập vào dịch vụ chăm sóc - trong đó có dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - bất kể thu nhập, chủng tộc, mã bưu điện, tình trạng bảo hiểm y tế, hoặc tình trạng di trú”.

Tuyên bố nói tiếp: “Chính quyền Biden-Harris cam kết luật hóa phán quyết Roe kiện Wade và bổ nhiệm các thẩm phán tôn trọng các tiền lệ cơ bản như phán quyết Roe. Chúng tôi cũng cam kết bảo đảm rằng chúng tôi sẽ nỗ lực xóa bỏ sự chênh lệch về sức khỏe giữa bà mẹ và trẻ sơ sinh, tăng cường khả năng tiếp cận các biện pháp tránh thai và hỗ trợ các gia đình về kinh tế để tất cả các bậc cha mẹ có thể thăng tiến gia đình mình một cách xứng đáng. Cam kết này mở rộng cho công việc quan trọng của chúng tôi về kết quả sức khỏe trên khắp thế giới”.

Vấn đề phá thai đã được đưa ra ngay trong cuộc họp báo đầu tiên của Tòa Bạch Ốc vào ngày Biden nhậm chức, khi thư ký báo chí Jen Psaki nói, “Tôi nghĩ chúng ta sẽ có nhiều điều để nói về Chính sách Thành phố Mexico trong những ngày tới. Nhưng tôi sẽ nhân cơ hội này để nhắc nhở tất cả các bạn rằng tổng thống là một người Công Giáo sùng đạo và là người thường xuyên đi lễ nhà thờ. Ông ấy bắt đầu ngày hôm nay với việc tham dự nhà thờ cùng gia đình vào sáng nay. Nhưng tôi không có bất cứ điều gì hơn cho bạn về điều đó”.

[Trong chương trình “Bạn và tôi đều ủng hộ Hillary Clinton” ngày 18 tháng Giêng, bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện, đã mạt sát 4 năm cầm quyền của Tổng thống Trump là một “tai họa cho nước Mỹ” và quyết liệt đổ lỗi cho những cử tri phò sinh đã gây ra cái tai họa ấy và gọi họ là những người phản bội nền dân chủ Mỹ.

Đáp lại, Đức Tổng Giám Mục Cordileone, là Giám Mục bản quyền của bà chủ tịch Hạ Viện, nói rằng nước Mỹ “thấm đẫm máu những người vô tội vì phá thai, và nó phải dừng lại”. Ngài nói thêm rằng “Không người Công Giáo nào có lương tâm trong sáng lại có thể ủng hộ phá thai”. Những kẻ tự xưng mình là Công Giáo thường xuyên đi lễ nhà thờ, năng lần chuỗi Mân Côi, mà lại đi hô hào phá thai chỉ là Công Giáo giả mạo, dùng đức tin để lừa người ta bỏ phiếu cho mình. Người Công Giáo thật sự phải biết tuân giữ và yêu mến luật Chúa, cũng như các giáo huấn của Giáo Hội.
]

Ngay trong chiến dịch tranh cử của mình, Biden đã tuyên bố ý định hủy bỏ Chính sách Thành phố Mexico, là chính sách chặn tài trợ của liên bang cho các tổ chức phi chính phủ cung cấp hoặc hỗ trợ phá thai.

Trong khi một số giám mục ở Hoa Kỳ, dẫn đầu bởi chủ tịch Hội Đồng Giám Mục, là Đức Tổng Giám Mục José Gomez, đã thể hiện sự phản đối của các ngài đối với lập trường của Biden về nhiều vấn đề, những người khác đã chỉ trích tuyên bố đó – đáng lưu ý nhất là Đức Hồng Y Blase Cupich của Chicago.

Tuy nhiên, Đức Hồng Y Müller nhấn mạnh rằng “một giám mục được phân biệt với các chính trị gia quyền thế và những người vận động cho một ý thức hệ bởi sự tuân phục của ngài đối với Lời Chúa được mặc khải. Ngài sẽ là một môn đệ lầm đường lạc lối nếu ngài tương đối hóa luật luân lý tự nhiên vì lợi ích chính trị của ngài hoặc vì lợi ích của bên này hoặc bên kia. Vì mọi người đều nhận ra những đòi hỏi của [luật luân lý tự nhiên] trong lương tâm của mình trên cơ sở lý trí của họ”.

“Vào thời các thánh tông đồ, khi những nhà cai trị chính trị và tôn giáo muốn cấm các ngài rao giảng giáo huấn của Chúa Kitô bằng cách đe dọa trừng phạt các ngài, các tông đồ trả lời đã trả lời rằng: ‘Chúng ta phải vâng lời Thiên Chúa hơn là con người’ (Cv 5:29)”, Đức Hồng Y Müller nói và nhấn mạnh rằng “Những người tương đối hóa cam kết rõ ràng đối với sự thánh thiêng của cuộc sống mỗi con người trên cơ sở các sở thích chính trị bằng các thủ đoạn chiến thuật và các hình thái ngụy biện đang công khai chống lại đức tin Công Giáo”.

Đức Hồng Y nói thêm: “Công đồng Vatican II và tất cả các giáo hoàng cho đến Đức Phanxicô đã mô tả việc cố ý giết một đứa trẻ trước và sau khi sinh là sự vi phạm nghiêm trọng nhất các điều răn của Thiên Chúa”.

Trong Didache /ˈdɪdəkeɪ/, nghĩa là Tuyển Tập Các Giáo Huấn Của Mười Hai Tông Đồ, một trong những tác phẩm Kitô Giáo sớm nhất có từ cuối thế kỷ thứ nhất hoặc đầu thế kỷ thứ hai, Giáo hội đã dạy rằng “ngươi không được giết một đứa trẻ bằng cách phá thai cũng như không được giết một đứa trẻ đã chào đời”.


Source:Life Site News
 
Anthony Fauci cho biết Biden sẽ xung đột dài dài với các Giám Mục khi lật ngược chính sách Thành phố Mexico trong những ngày tới
Đặng Tự Do
16:23 28/01/2021


Tiến sĩ Anthony Fauci nói với ban điều hành của Tổ chức Y tế Thế giới vào ngày 21 tháng Giêng rằng “ trong những ngày tới”, Joe Biden sẽ thu hồi “chính sách Mexico city”. Chính sách này nhằm ngăn chặn nguồn tài trợ của Hoa Kỳ cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài nào chủ trương thực hiện và thúc đẩy phá thai như một hình thức kế hoạch hóa gia đình.

Hành động này sẽ là một phần trong “cam kết rộng rãi hơn của tân tổng thống nhằm bảo vệ sức khỏe phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới tính trong nước và trên toàn thế giới”, Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia và hiện là cố vấn y tế chính của Biden cho biết như trên.

Ông đã đưa ra những lời bình luận này sau khi được chọn làm trưởng phái đoàn Hoa Kỳ tại Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO.

Được Tổng thống Ronald Reagan công bố lần đầu tiên trong một cuộc họp quốc tế ở Mexico City, chính sách này đã được các tổng thống đảng Cộng hòa ủng hộ kể từ đó và bị lật đổ bởi các tổng thống đảng Dân chủ.

Theo lệnh hành pháp vào ngày 23 tháng Giêng năm 2017, Tổng thống Donald Trump đã khôi phục chính sách đã bị người tiền nhiệm của ông, Tổng thống Barack Obama đình chỉ và ông đã mở rộng nó để tạo ra Chính sách Bảo vệ Cuộc sống trong Hỗ trợ Y tế Toàn cầu.

Tháng 8 năm ngoái, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh lúc đó là Alex Azar đã ban hành báo cáo thứ hai của chính quyền về việc thực hiện chính sách mở rộng. Ông cho biết thấy phần lớn các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, cụ thể 1,285 trong số 1,340 tổ chức đã phải tuân thủ chính sách của Tổng thống Trump, góp phần cứu sống hàng trăm triệu thai nhi trong những năm cầm quyền của Tổng thống Trump.

Trong một cuộc phỏng vấn với thông tấn xã CNS của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ ngay sau cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11, Mary FioRito của Trung Tâm Đạo Đức và Chính Sách Công Cộng nhận xét rằng:

“Quan điểm của Biden hoàn toàn không phù hợp với công chúng Mỹ, vì đa số người Mỹ, thậm chí một số người xác định là những người ‘phò lựa chọn’ tức là ‘phò phá thai’, cũng không muốn tiền thuế của họ được sử dụng cho các chương trình đẩy mạnh việc phá thai như một phương pháp kế hoạch hóa gia đình”. Việc dùng tiền thuế dân để đẩy mạnh việc phá thai ở hải ngoại càng đi ngược lại lòng dân hơn nữa.

Nhóm Biden cũng đã tuyên bố sẽ bãi bỏ Tu chính án Hyde lâu đời, trong đó cấm dùng tiền thuế liên bang trực tiếp tài trợ cho hoạt động phá thai theo yêu cầu.


Source:Crux
 
Tòa án tối cao ra phán quyết có lợi cho tù nhân yêu cầu linh mục khi hành quyết
Đặng Tự Do
16:23 28/01/2021


Hôm 25 tháng Giêng, Tòa án Tối cao đã ra phán quyết có lợi cho một tử tù Công Giáo yêu cầu sự hiện diện của một linh mục khi anh ta bị hành quyết.

Trong một loạt các lệnh được đưa ra vào sáng thứ Hai, tòa án đã bác bỏ phán quyết của Tòa án Phúc thẩm thứ Năm của Hoa Kỳ đối với Ruben Gutierrez, một tử tù Công Giáo ở Texas thách thức việc tiểu bang này cấm các tuyên úy có mặt tại các vụ hành quyết.

Ngoài việc bác bỏ phán quyết của Tòa án Phúc thẩm thứ Năm, Tòa án Tối cao cũng gửi trường hợp của Gutierrez trở lại các tòa án cấp dưới để xem xét lại, vì có nhiều nghi vấn trong bản án.

Ruben Gutierrez, bị dự trù tử hình vào lúc 5 giờ chiều ngày thứ Ba 16 tháng 6, năm ngoái 2020 tại nhà tù Cameron, Texas. Tuy nhiên, trong một diễn biến thật hi hữu, vào lúc 4g 15 chiều cùng ngày, tức là chỉ còn 45 phút nữa là thi hành án, Tòa Án Tối Cao ra lệnh ngưng thi hành án.

Lý do ngưng thi hành án là vì Bộ Cải Huấn tiểu bang từ chối không cho phép một linh mục Công Giáo tháp tùng với anh ta trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời.

Ruben Gutierrez sinh ngày 10 tháng 6 năm 1977. Vào ngày 5 tháng 9 năm 1998, tại Brownsville, Texas, y và hai đồng phạm đã vào văn phòng của bà Escolastica Harrison, một phụ nữ gốc Tây Ban Nha 85 tuổi với ý định cướp tiền của bà được giữ trong một két sắt. Nạn nhân bị đánh liên tiếp và đâm nhiều nhát vào đầu, khiến bà tử vong. Đối tượng và đồng phạm đã trốn khỏi nơi cư trú với ít nhất là 56, 000 Mỹ Kim. Ngày 14 tháng 5, 1999 cả ba tên bị bắt và bị giam giữ tại Trung Tâm Cải Huấn Cameron, Texas.

Gutierrez đã nhất mực kêu oan, nói rằng anh ta tham gia vào vụ cướp nhưng không thực hiện hành vi giết Harrison.

Anh ta đã yêu cầu tuyên úy Công Giáo của nhà tù của anh ta có mặt trong phòng hành quyết khi anh ta chết. Yêu cầu của Gutierrez đã bị từ chối do một lệnh của tiểu bang vào năm 2019 cấm các tuyên úy có mặt trong phòng hành quyết.

Mùa hè năm ngoái, Hội đồng Giám mục Công Giáo Texas đã gọi việc tiểu bang từ chối tuyên úy cho Gutierrez là “một sự từ chối nghiêm trọng về khả năng được tha thứ và cứu chuộc trong khi tiểu bang thực hiện hành vi bạo lực”

Đức Cha Daniel Flores, Giám Mục Brownsville, Texas, nói rằng quyết định của tiểu bang là “tàn nhẫn và vô nhân đạo”.


Source:Catholic News Agency
 
Hồng Y Quốc vụ khanh Parolin viếng thăm Cameroon như một dấu chỉ quan tâm của Đức Thánh Cha đối với châu Phi
Thanh Quảng sdb
17:02 28/01/2021
Hồng Y Quốc vụ khanh Parolin viếng thăm Cameroon như một dấu chỉ quan tâm của Đức Thánh Cha đối với châu Phi



Quốc vụ khanh Vatican sẽ viếng thăm nước Cameroon từ 28/2 cho đến ngày 3 tháng 2, trong chuyến viếng thăm, ngài sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo chính phủ, cử hành Thánh lễ tại Nhà thờ Bamenda để trao giây pallium cho Đức Tổng Giám Mục Fuanya, và thăm Trung tâm gia đình Hy vọng ở Yaoundé.

(Tin Vatican)

Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin sẽ đến Cameroon vào thứ Năm, 28 tháng Giêng, và chuyến thăm của ngài kéo dài đến ngày 3 tháng Hai.

ĐHY được tháp tùng bởi Đức Giám Mục Ivan Santus, một viên chức của Thánh Bộ Quan hệ với các Quốc gia của Quốc Vụ Khanh.

Chuyến thăm viếng nói lên dấu hiệu cho thấy sự quan tâm và chăm sóc của Đức Thánh Cha dành cho đất nước Cameroon và vùng Phi châu rộng lớn.

Chuyến viếng thăm nhằm thể hiện — một lần nữa và trong bối cảnh tình trạng nhân đạo khẩn cấp hiện nay do đại dịch — sự quan tâm của Giáo hội và của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với lục địa Châu Phi, một vùng đất giàu tính nhân văn nhưng ắp đầy những đau khổ to lớn.

Nó cũng được coi là một dấu hiệu cụ thể của “sự cam kết chung, hỗ trợ và đảm bảo cùng làm thăng tiến phẩm giá và điều thiện hảo cho tất cả mọi người, với lòng quan tâm và trắc ẩn, làm việc để hòa giải và hàn gắn, cũng như thúc đẩy sự tôn trọng và chấp nhận lẫn nhau. ”

Đức Thánh Cha kêu gọi những mối quan tâm này trong thông điệp của ngài trong Ngày Thế giới Hòa bình lần thứ 54, được cử hành ngày 1 tháng 1 năm 2021, với tựa đề: “Văn hóa mở ra một con đường dẫn đến hòa bình”.

Gặp gỡ Dân sự và Giáo hội

Các cuộc gặp gỡ với chính quyền đã được lên kế hoạch, kèm theo các cuộc hội tụ tôn giáo khác nhau.

Đức Hồng Y Parolin sẽ cử hành Bí tích Thánh Thể tại Nhà thờ Bamenda, trong đó Ngài sẽ trao giây pallium cho Đức Tổng Giám Mục Andrew Nkea Fuanya.

Đức Hồng Y Quốc vụ khanh cũng đến thăm "Trung tâm gia đình Hy vọng" ở Yaoundé.
 
Diễn hành thực phò sự sống tại San Francisco
Vũ Văn An
17:25 28/01/2021
Mặc dù vì Covid-19 một phần, phần khác để tránh những biến cố như đã diễn ra tại Capitol Hills dịp đầu năm nay, cuộc diễn hành phò sự sống toàn quốc năm nay đã được chuyển từ “thực” sang “ảo”. Thông cáo của Phòng Sự Vụ Công thuộc tổ chức “National Prayer Vigil for Life” ngày 26 tháng Giêng, 2020 nói như sau:

“Washington – chương trình trực tiếp dành cho buổi Toàn Quốc Canh Thức Cầu Nguyện Cho Sự Sống tối ngày 28 tháng Giêng dự tính diễn ra tại Vương Cung Thánh Đường Đền Thánh Quốc Gia Vô Nhiễm Thai ở Washington D.C., sẽ đóng cửa đối với công chúng và sẽ diễn ra một cách ảo. Sẽ có một vài phát tuyến và trực tuyến thay thế cho các buổi canh thức cầu nguyện diễn ra trong hai ngày 28-29 tháng Giêng, được liệt kê trong thông báo này.

Buổi Toàn Quốc Canh Thức Cầu Nguyện Cho Sự Sống năm 2021 (mọi thời gian là Giờ Miền Đông)

Thứ Năm, 28 tháng Giêng:

8:00 Tối Toàn Quốc Đọc Kinh Mân Côi phò Sự Sống

8:30 Tối Thánh Lễ Khai Mạc với Đức Tổng Giám Mục Joseph F. Naumann của Kansas City tại Kansas

9:45 Tối Giờ Thánh cho Sự Sống

11:00 Đêm Trực tuyến các giờ thánh do các Giám Mục hướng dẫn suốt đêm Thứ Sáu, 29 tháng Giêng:

8:00 Sáng Thánh Lễ Bế Mạc với Đức Tổng Giám Mục William E. Lori của Baltimore.

Các phát tuyến truyền hình trực tiếp vào ngày 28 tháng Giêng từ 8.00 đến 11:00 giờ đêm và vào ngày 29 tháng Giêng từ 8:00 đến 9:00 giờ sáng sẽ được cung cấp bởi Eternal Word Television Network (EWTN) và cũng sẽ sẵn có qua trực tuyến trên Trang Mạng của Vương Cung Thánh Đường.

Các giờ thánh do các Giám Mục hướng dẫn sẽ diễn ra trong hai ngày 28-29 tháng Giêng từ 11:00 giờ đêm – 8:00 giờ sáng. Tin tức về trực tuyến có sẵn trên trang mạng của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.

Năm nay, một đại xá được ban cho những ai tham dự Thánh Lễ Khai Mạc hay Thánh Lễ Bế Mạc và/hoặc Buổi Canh Thức Cầu Nguyện, bất kể là ảo hay đích thân (phải giữ các điều kiện thông thường khác để hưởng đại xá).



Diễn hành “thực” phò sự sống

Dù thế, Phong Trào Diễn Hành Phò Sự Sống Bờ Tây (Walk for Life West Coast) ngày 23 tháng Giêng, đã tố chức cuộc diễn hành “thực” phò sự sống tại San Francisco. Phong trào cung cấp bản tường trình sau đây:

“SAN FRANCISCO, ngày 23 tháng Giêng, 2021: Bất chấp các lo ngại về cả đại dịch COVID lẫn bất ổn chính trị, những người phò sự sống ở San Francisco đã tổ chức Cuộc Diễn hành Hàng năm lần thứ 17 ở Bờ Tây ngày hôm nay. Ban tổ chức dự kiến sẽ có hàng trăm người tham dự; nhưng hàng ngàn người đã xuất hiện. Đồng chủ tịch cuộc Diễn Hành, Eva Muntean, đã xúc động "Tôi đoán bây giờ tôi nên biết tốt hơn là hạ giá cam kết của những người phò sự sống. Tôi chưa bao giờ hạnh phúc khi sai lầm như thế!"

Ngày bắt đầu với Thánh lễ Diễn hành phò Sự sống hàng năm ở Bờ Tây, được cử hành lúc 10:30 sáng bởi Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone và 12 linh mục tại Nhà thờ Chính Tòa St. Mary. Sức chứa của Nhà thờ, theo quy định của Covid, là 480, và những người thờ phượng phải tràn ra quảng trường. Chỉ 2 ngày trước, Đức Tổng Giám Mục Cordileone đã đưa ra lời quở trách gây kinh ngạc đối với Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi "Không người Công Giáo nào có lương tâm tốt lại có thể ủng hộ việc phá thai. 'Quyền lựa chọn' là một màn khói để duy trì cả một ngành công nghiệp thu lợi nhuận từ một trong những tội ác kinh khủng nhất có thể tưởng tượng được. Đất nước chúng ta đã đẫm máu người vô tội, và việc này phải chấm dứt!”.

Lúc 12:30 giờ chiều, những người diễn hành tập trung tại Civic Center Plaza. Vì các quy định của Covid không có Tập Trung. Cha Joseph Fessio, S.J. và Mục sư Clenard Childress nói chuyện từ chiếc xe bán tải của đồng chủ tịch Walk Dolores Meehan. Cha Fessio đã dành một lời tri ân xúc động đến Joe Scheidler, cha đỡ đầu của phong trào phò sự sống, người đã qua đời vào tuần trước. Giọng đứt quãng, cha Fessio nói "Bạn làm tốt lắm, người tôi tớ tốt lành và trung thành". Mục sư Childress, người luôn ủng hộ cuộc Diễn Hành từ năm 2005 đã nói với đám đông rằng: "Các bạn là số sót... chưa bao giờ có cuộc Diễn hành phò sự sống ở Bờ Tây nào quan trọng hơn! Đây là thời điểm của đức tin. Đó là lý do tại sao các bạn ở đây ngay bây giờ. Các bạn không đến đây vì hoàn cảnh. Các bạn ở đây vì công lý!"

Meehan nói với đám đông "Các bạn là một số sót xinh đẹp. Tất cả các bạn đang đại diện cho những phụ nữ bị tổn thương vì phá thai, cho tất cả những đứa trẻ đã chết vì phá thai và cho tất cả những ai cần sự giúp đỡ của chúng ta hôm nay!" Tóm tắt ngày này, cô nói "Chúng ta vô cùng biết ơn Đức Mẹ và Sở Cảnh sát San Francisco đã cho chúng ta một biến cố an toàn như vậy!" Lần đầu tiên sau 17 năm không có sự đối kháng nào.

Muntean suy tư "Khi chúng ta bắt đầu Cuộc diễn hành, George W. Bush là Tổng thống. Chúng ta đã diễn hành qua bốn năm của chính phủ Bush, tám năm của Chính phủ Obama, bốn năm của Chính phủ Trump và chúng ta sẽ diễn hành qua suốt Chính phủ Biden….và bất cứ chính phủ nào đến sau đó! Chúng ta đã diễn hành dưới quyền ba Giáo hoàng và ba Tổng giám mục. Bất cứ ai ở Nhà Trắng, bất cứ ai ở Nhà Tiểu Bang, bất cứ ai ở nhà chó, chúng ta cũng sẽ không chùn bước hay thất bại. Chúng ta sẽ yêu thương và hòa bình gánh vác trách nhiệm của mình đối với những người nhỏ bé nhất trong chúng ta và đối với những người phụ nữ bị tổn thương vì phá thai. Nếu đây là điều mà những người phò sự sống có thể làm trong năm kỳ lạ này, tôi chỉ có thể nói là hãy đợi đến năm sau!"

Được thành lập vào năm 2005 bởi một nhóm cư dân Khu vực Vịnh San Francisco, sứ mệnh của Diễn Hành Phò Sự Sống Bờ Tây là thay đổi tri nhận của một xã hội cho rằng phá thai luôn là câu trả lời.
 
Toàn văn cuộc phỏng vấn của nguyên tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin dành cho thông tấn xã Công Giáo Áo Kath.Net
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
18:33 28/01/2021

Những ai tương đối hóa cam kết rõ ràng đối với sự thánh thiêng của cuộc sống mỗi con người dựa trên các sở thích chính trị bằng các thủ đoạn chiến thuật và các hình thái ngụy biện đang công khai chống lại đức tin Công Giáo. Giờ đây, chính phủ Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Joe Biden, với quyền lực chính trị, truyền thông và sức mạnh kinh tế tập trung trong tay, đang đi đầu trong một chiến dịch tàn bạo tinh vi nhất trong thời gian 100 năm trở lại đây nhằm triệt hạ Kitô Giáo khỏi văn hóa Tây Phương. Đó là những ý tưởng chính Đức Hồng Y Gerhard Müller, nguyên tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin đã đưa ra trong cuộc phỏng vấn dành cho thông tấn xã Công Giáo Áo Kath.Net.

Nguyên bản tiếng Đức có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Kath.net Thưa Đức Hồng Y, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, đã bày tỏ sự chỉ trích mạnh mẽ đối với chính sách phá thai của tân Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Mặt khác, có một số Giám Mục Hoa Kỳ đánh giá việc phê bình Biden của USCCB là thiếu khôn ngoan. Hồng Y Blase Cupich từ Chicago viết trên Twitter cá nhân của mình rằng Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ trong lễ nhậm chức của tân tổng thống đã đưa ra “một tuyên bố thiếu cân nhắc”. Đức Hồng Y thấy lời chỉ trích của USCCB đối với ông Joe Biden là chính đáng hay các Giám Mục đang phóng đại?

Đức Hồng Y Gerhard Müller: Một Giám Mục Công Giáo được phân biệt với các chính trị gia quyền thế và những người vận động cho một ý thức hệ bởi sự tuân phục của ngài đối với Lời Chúa được mặc khải. Ngài sẽ là một môn đệ lầm đường lạc lối nếu ngài tương đối hóa luật luân lý tự nhiên vì lợi ích chính trị của ngài hoặc vì lợi ích của bên này hoặc bên kia. Vì mọi người đều nhận ra những đòi hỏi của [luật luân lý tự nhiên] trong lương tâm của mình trên cơ sở lý trí của họ. Vào thời các thánh tông đồ, khi những nhà cai trị chính trị và tôn giáo muốn cấm các ngài rao giảng giáo huấn của Chúa Kitô bằng cách đe dọa trừng phạt các ngài, các tông đồ trả lời đã trả lời rằng: ‘Chúng ta phải vâng lời Thiên Chúa hơn là con người’ (Cv 5:29)”

Những ai tương đối hóa cam kết rõ ràng đối với sự thánh thiêng của cuộc sống mỗi con người dựa trên các sở thích chính trị bằng các thủ đoạn chiến thuật và các hình thái ngụy biện đang công khai chống lại đức tin Công Giáo. Công đồng Vatican II và tất cả các giáo hoàng cho đến Đức Phanxicô đã mô tả việc cố ý giết một đứa trẻ trước và sau khi sinh là sự vi phạm nghiêm trọng nhất các điều răn của Thiên Chúa.

Kath.net Đức Tổng Giám Mục Gomez, Chủ tịch USCCB giải thích với Tổng thống Joe Biden trong tuyên bố công khai của ngài rằng: “Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã dạy, chúng tôi không thể im lặng khi gần một triệu sinh mạng ở đất nước chúng ta bị hủy hoại do phá thai”. Giáo Hội dạy thế nào về vấn đề phá thai, thưa Đức Hồng Y?

Đức Hồng Y Gerhard Müller:: “Vì Chúa, là Thiên Chúa là Chúa sự sống, đã trao cho con người nhiệm vụ cao cả là bảo tồn sự sống, và họ phải chu toàn bổn phận ấy cách xứng hợp với con người. Do đó, sự sống ngay từ lúc thụ thai phải được giữ gìn hết sức cẩn thận; phá thai và sát nhi là những tội ác ghê tởm” (Vatican II, Hiến chế Mục vụ về Giáo hội trong Thế giới Hiện đại Gaudium et Spes, 51).

Kath.net Không chỉ trong ngày nhậm chức mà thôi nhưng nhiều lần tổng thống Joe Biden đã tự xưng là một tín hữu Công Giáo sùng đạo. Nhưng việc tuyên xưng này lại đi kèm với hàng loạt các tuyên bố phò phá thai, mới đây nhất là tuyên bố chính thức của ông ta vào lễ kỷ niệm 38 năm phán quyết Roe kiện Wade trong đó ông ấy nói rằng “Trong bốn năm qua, quyền được phá thai đã bị tấn công cực kỳ nghiêm trọng” và đưa ra lời loan báo rằng “Chúng tôi sẽ lại hỗ trợ lớn, cả về mặt tài chính, cho việc phá thai ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới”. Trong mắt Đức Hồng Y, việc tuyên xưng niềm tin Công Giáo như thế có đáng tin cậy không?

Đức Hồng Y Gerhard Müller: Có những người Công Giáo, từ các giáo dân tốt cho đến những nhân vật cao nhất ở Vatican, là những người bị ảnh hưởng bởi não trạng chống Trump mù quáng, đang chấp nhận hoặc tìm cách hạ thấp mọi thứ hiện đang được dùng để khởi động một chiến dịch chống lại các tín hữu Kitô và tất cả những người có thiện chí ở Hoa Kỳ.

Giờ đây, chính phủ Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Joe Biden, với quyền lực chính trị, truyền thông và sức mạnh kinh tế tập trung trong tay, đang đi đầu trong một chiến dịch tàn bạo tinh vi nhất trong thời gian 100 năm trở lại đây nhằm triệt hạ Kitô Giáo khỏi văn hóa Tây Phương

Thực tế là cuộc sống của hàng triệu trẻ em hiện đang trở thành nạn nhân của chiến dịch phá thai được phối hợp toàn cầu dưới cách nói hoa mỹ là ‘quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản’ bằng cách đổ tội cho những khiếm khuyết trong tính cách của Tổng thống Trump”

Một người anh em rất đáng kính đã trách móc tôi không nên giản lược mọi chuyện vào vấn đề phá thai mà thôi. Bởi vì với sự phế truất của Trump rốt cuộc việc lật đổ Trump đã ngăn chặn nguy cơ lớn hơn nhiều rằng kẻ điên khùng này có ngày sẽ nhấn nút hạt nhân”. Nguy cơ ấy không còn nữa. Nhưng tôi tin rằng đạo đức cá nhân và xã hội phải được ưu tiên hơn chính trị. Ranh giới đã bị vượt qua khi niềm tin và đạo đức bị bán đứng cho những tính toán chính trị. Tôi không thể ủng hộ một chính trị gia ủng hộ việc phá thai vì ông ta xây nhà tế bần, và không thể vì những điều tốt đẹp tương đối, mà phải chấp nhận cái ác tuyệt đối.

Kath.net Có những Giám Mục ở Hoa Kỳ nói công khai rằng Biden không hiệp thông đầy đủ với Giáo Hội Công Giáo vì những tuyên bố và hành động công khai của ông ta liên quan đến phá thai, chẳng hạn như Đức Tổng Giám Mục Denver, Samuel J. Aquila, và Đức Tổng Giám Mục Hiệu Tòa của Philadelphia, là Đức Cha Charles Chaput. Đức Tổng Giám Mục Chaput khẳng định rằng Biden không nên rước lễ vào lúc này. Ngược lại, Đức Hồng Y Wilton D. Gregory, Tổng Giám Mục Washington DC, nói rằng ngài sẽ cho Biden rước lễ bất kể chính sách ủng hộ phá thai nào mà Biden sẽ áp dụng từ Phòng Bầu dục. Thưa Đức Hồng Y, ngài đánh giá thế nào về điều này?

Đức Hồng Y Gerhard Müller: Một ý kiến ngớ ngẩn đã len lỏi, ngay cả trong những người Công Giáo, rằng đức tin chỉ đơn thuần là một vấn đề riêng tư và những điều xấu xa có thể được cho phép, chấp thuận và quảng bá trong cuộc sống công cộng.

Trong hành động thực tế cụ thể, các Kitô hữu trong quốc hội hoặc chính phủ có thể không phải lúc nào cũng thành công trong việc thực thi luật luân lý tự nhiên ở mọi khía cạnh. Nhưng họ không bao giờ được tham gia, dù chủ động hay thụ động, vào cái ác. Ít nhất, họ phải phản đối nó và – trong chừng mực có thể – chống lại nó, ngay cả khi họ bị phân biệt đối xử vì làm như vậy.

Bất cứ ai, với tư cách là một Kitô hữu, có lập trường chống lại khuynh hướng tuyên truyền của truyền thông chính mạch về LGBT, phá thai, hợp pháp hóa sử dụng ma túy, xóa bỏ sự khác biệt giới tính nam nữ, đều bị chỉ trích cay nghiệt là ‘cực hữu’ hoặc thậm chí là ‘Đức quốc xã’, mặc dù chính những người theo chủ nghĩa xã hội với hệ tư tưởng xã hội và sinh học Darwin của họ mới chính là những người mâu thuẫn công khai nhất với hình ảnh con người theo Kitô giáo.

Những người chống lại Đức Chúa Trời, Đấng đã tạo ra con người theo hình ảnh Ngài và giống Ngài – có nam có nữ - thường dễ dàng tập hợp lại với nhau, cấu kết chống lại những người công chính.

Kath.net Về cơ bản, các Giám Mục Mỹ có thể tin tưởng vào Đức Thánh Cha Phanxicô là ngài sẽ hoàn toàn ủng hộ dấn thân phò sinh của các ngài không, và có thể có những bất đồng ở hàng lãnh đạo cao nhất không trước sự nhạy cảm trong việc đối phó với một tổng thống đương nhiệm?

Đức Hồng Y Gerhard Müller: Đức Thánh Cha không bao giờ bỏ qua những lời rõ ràng nhất chống lại việc phá thai là tội giết người được tính toán trước, nếu không ngài đã bị lạm dụng thậm tệ bởi những người hoan hỉ viện dẫn ngài để đối lập với các giáo huấn trước đó của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16. Tôi hy vọng rằng sẽ không có ai chấp nhận ý tưởng phá thai và an tử như một sự trả giá cho việc chấp nhận người nhập cư và di cư ở biên giới với Mễ Tây Cơ, và từ đó chấp nhận những tội ác kinh tởm chống lại loài người với “sự im lặng”.

Kath.net Người Công Giáo Hoa Kỳ có thể và có nên chấp nhận quan điểm ủng hộ việc phá thai của tân tổng thống, như một nhượng bộ ngõ hầu có thể “đoàn kết” và “chữa lành vết thương” quốc gia không, thưa Đức Hồng Y?

Đức Hồng Y Gerhard Müller: Hòa giải là ân sủng mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta qua Chúa Giêsu Kitô. Đối với các Kitô hữu, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị, đây cũng phải là tiêu chuẩn cho lời nói và hành động của họ. Nhưng sự chia rẽ ý thức hệ trong xã hội không được khắc phục bằng cách một bên đẩy bên kia đến bờ vực, hình sự hóa và phá hủy họ, để cuối cùng tất cả các định chế từ truyền thông đến các tập đoàn quốc tế chỉ bị chi phối duy nhất bởi những đại diện của ý chí chủ đạo tư bản - xã hội chủ nghĩa.

Ở Hoa Kỳ, như trường hợp hiện nay ở Tây Ban Nha, chắc chắn rằng các trường học Công Giáo, các bệnh viện và các tổ chức phi lợi nhuận khác được tài trợ bởi công quỹ sẽ bị buộc phải thực hiện các hành vi trái đạo đức hoặc bị đóng cửa nếu vi phạm. Giờ đây, trước khi quá muộn, ngay cả những người ngây thơ nhất cũng cần phải nhận ra cuộc nói chuyện về hòa giải trong xã hội có ý nghĩa nghiêm túc hay đó chỉ là một thủ đoạn tuyên truyền.

Đặc biệt những người hô hào về sự hiệp nhất trong xã hội lớn tiếng nhất nên tự vấn lương tâm một cách nghiêm túc về những đóng góp của họ cho sự chia rẽ. Phương châm “Nếu bạn không muốn trở thành anh em với tôi, tôi sẽ đập đầu bạn” không phải là cách đúng đắn để đạt được sự hòa giải và tôn trọng lẫn nhau.

Kath.net Theo Đức Hồng Y, có thể có những phản ứng quyết liệt chống lại chính sách phò phá thai ở các khu vực nói tiếng Đức, như ở Áo, Đức và Thụy Sĩ không?

Đức Hồng Y Gerhard Müller: Sau một thời kỳ dài sống trong các chế độ chuyên chế, chúng ta đã có một truyền thống đáng buồn là có những giáo hội nhà nước trong Công Giáo Pháp, Áo và Bavaria kể từ thế kỷ 18 (tiêu biểu là các chủ thuyết Gallic, Febroni, và Josephin) [Các chủ thuyết này cổ vũ niềm tin cho rằng quyền lực dân sự - thường được đại diện bởi chế độ quân chủ hoặc nhà nước - đối với Giáo Hội Công Giáo tương đương với quyền lực của Đức Giáo Hoàng. Ta vâng phục Đức Giáo Hoàng thế nào thì cũng phải vâng phục các vua, chúa, quan quyền như thế. Đối lập với các thuyết này là thuyết Ultramontanism – Độc tôn Rôma – chỉ vâng phục Đức Giáo Hoàng – chú thích của người dịch]

Giáo Hội không còn được xác định bởi sứ mệnh thiêng liêng của mình là cứu rỗi tất cả loài người, nhưng bằng các việc phục vụ được phép hoạt động trong khuôn khổ công ích, tùy thuộc vào tình trạng của xã hội. Chúng ta chỉ có một cuộc Kulturkampf - đấu tranh văn hóa - chống lại chủ nghĩa chuyên chế của nhà nước Phổ và chống lại các hệ tư tưởng toàn trị, sự phản kháng này được đưa ra nhân danh sứ mệnh cao cả của các giáo sĩ (Pius XI., Thông điệp về các quan tâm cháy bỏng) [Kulturkampf là tiếng Đức, nghĩa là “đấu tranh văn hóa”. Đó là cuộc xung đột diễn ra từ năm 1872 đến năm 1878 giữa triều đình Phổ do Otto von Bismarck lãnh đạo và Giáo Hội Công Giáo do Đức Giáo Hoàng Pius IX lãnh đạo. Xung đột giữa hai bên là quyền kiểm soát hệ thống giáo dục Công Giáo và các bổ nhiệm trong nội bộ Giáo Hội – chú thích của người dịch]

Kể từ đó, mọi người đã công khai phục tùng các mục tiêu của nhà nước thế tục (cái gọi là sự liên quan mang tính hệ thống) và chỉ dám đối phó trong bầu khí cá nhân với tình trạng triệt hạ một cách hung hãn Kitô Giáo trong xã hội. Một Giám Mục ở Trung Âu ngày nay phải đối mặt với sự lựa chọn giữa việc tồn tại bằng cách tuân thủ các trào lưu xã hội hoặc bị những kẻ ngu dốt gán cho nhãn hiệu là một người cuồng tín, cực đoan.

Kath.net Trong khi ở Hoa Kỳ, tuyệt đại đa số các Giám Mục Công Giáo đều tham gia vào các hoạt động phò sinh, ví dụ như tại cuộc tuần hành phò sinh lớn nhất thế giới ở Washington DC; thì hầu như đã trở thành một thông lệ ở Đức là số các Giám Mục đến với các cuộc tuần hành phò sinh chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đức Hồng Y nhận định về điều này như thế nào?

Đức Hồng Y Gerhard Müller: Tôi không ở vị trí có thể đưa ra phán xét về hành vi của các Giám Mục riêng lẻ. Tôi luôn bị ấn tượng bởi Đức Cha Clemens August von Galen, người được tấn phong Giám Mục của giáo phận Münster vào ngày 18 tháng 10 năm 1933. Khẩu hiệu Giám Mục của ngài là: Nec laudibus-ne timore. Chúng ta không nên bị lung lay trước những lời khen ngợi hay phê bình của mọi người.

Kath.net Ở Ba Lan, các Giám Mục ở đó nổi bật với các hoạt động phò sinh. Đức Hồng Y có đánh giá cao nỗ lực của các ngài không?

Đức Hồng Y Gerhard Müller: Người Ba Lan đã phải chịu đựng đau khổ và chiến đấu cam go cho nền dân chủ pháp quyền và cho đức tin Công Giáo hơn bất kỳ dân tộc Âu châu nào khác trong 200 năm.

Tuy nhiên, có những định kiến ác ý đối với đất nước này. Ngay cả trong Giáo Hội cũng có những người chấp nhận một cách không phê phán những chỉ trích tào lao và các định kiến này. Sự cam kết phò sinh của các Giám Mục, linh mục và giáo dân Ba Lan bị gán cho là cuồng tín, và hành động theo một cảm giác về cơ bản là chủ nghĩa truyền thống quốc gia. Cách hành động của họ bị phê bình một cách ác ý là vẫn chưa chín muồi cho nền dân chủ sau một thời gian dài bị chế độ độc tài Cộng sản và Xã hội chủ nghĩa thống trị, theo sau sự cai trị lâu dài của ngoại bang.

Trớ trêu thay, những lời khuyên bảo dành cho người Ba Lan về các vấn đề dân chủ và cách đối phó với một xã hội thế tục hóa lại đến từ Đức và Áo, là những nơi thất bại nhất, đầu hàng nhanh nhất chủ nghĩa thế tục. Chúng ta nên cố ý thể hiện tình đoàn kết hơn nữa với anh chị em Công Giáo của chúng ta. Chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau những điều quan trọng và cùng nhau làm những điều tốt cho Giáo Hội Công Giáo trong thế giới ngày nay.


Source:Kath.net
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Phong Chức 11 Linh Mục và 10 Phó Tế tại Nhà thờ Chính tòa Phan thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:48 28/01/2021
“Trong bài Tin Mừng (Ga 17, 6-17), Chúa Giêsu đã cầu xin cho các môn đệ mình 2 điều: một là sự hiệp nhất, hai là thánh hiến. Đây chính là 2 điều quan trọng để sống giữa thế gian mà không thuộc về thế gian”. Đức Giám Mục Giuse Đỗ Mạnh Hùng đã nhắn nhủ như trên khi ngài chủ sự Lễ truyền chức Linh mục cho 11 Phó tế và chức Phó tế cho 10 Thầy (Khóa 7 & 8 ĐCV Xuân Lộc và 15 & 16 ĐCV Sài gòn) tại Nhà thờ Chính toà vào lúc 8g30 thứ Năm ngày 28-1-2021.

Đức cha Giuse chủ tế; đồng tế với ngài có cha Tổng đại diện, cha Giám đốc Đại Chủng viện thánh Giuse Sài gòn, cha Giám đốc Đại Chủng viện thánh Giuse Xuân lộc, cha Giám đốc Chủng viện thánh Nicôla Phan thiết, quý cha Hạt trưởng và khoảng 180 Linh mục trong và ngoài giáo phận. Các chủng sinh, tu sĩ nam nữ, thân nhân, ân nhân của các tiến chức chung lời tạ ơn và hiệp thông cầu nguyện.

Xem Hình

Sau bài Tin Mừng, trong phần Nghi Thức Truyền Chức Thánh, Đức Cha Giuse ban huấn từ.

Kính thưa cộng đoàn phụng vụ

1. Các bài đọc Kinh thánh trong thánh lễ hôm nay trình bày một điểm quan trọng trong Bí tích truyền chức là sự thánh hiến. Theo nguyên nghĩa, sự thánh hiến là tách rời một người hay một vật ra khỏi lãnh vực phàm tục, để dành riêng cho công việc thánh.

Qua Bí tích truyền chức, các phó tế và linh mục được thánh hiến một cách đặc biệt để thuộc trọn về Chúa. Đây là điều mà Chúa Giêsu đã khẳng định trong bài phúc âm chúng ta vừa nghe, khi nói về các tông đồ, những người đã được tuyển chọn, được tách khỏi thế gian để thuộc về Chúa, để thi hành Lời của Chúa.

“Lạy cha, những kẻ Cha đã chọn từ giữa thế gian mà ban cho con, con đã cho họ biết danh Cha. Họ thuộc vê Cha. ”. (Ga 17,6)

Tuy được thánh hiến thuộc về Thiên Chúa, nhưng các tông đồ lại được sai đi vào giữa thế gian để thánh hóa thế gian:

“Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần. Họ không thuộc về thế gian cũng như con đây không thuộc về thế gian ” (Ga 17,15-16)

Trong bài Tin Mừng này, Chúa Giêsu đã cầu xin cho các môn đệ mình 2 điều: một là sự hiệp nhất, hai là thánh hiến. Đây chính là 2 điều quan trọng để sống giữa thế gian mà không thuộc về thế gian.

a/ Điều thứ nhất, hiệp nhất: Kinh nghiệm cho thấy Linh mục tu sĩ nào không thân thiết với anh chị em cùng lý tưởng với mình, không gắn bó với Giáo Hội và với cộng đoàn của mình, thì Linh mục tu sĩ ấy dễ sa ngã hơn, dễ dàng bị thế gian lôi cuốn.

b/ Điều thứ hai, thánh hiến: Chỉ một mình Thiên Chúa là Đấng Thánh. Thánh hiến ai là làm cho người đó hoàn toàn thuộc về Chúa. Chúa Giêsu cầu xin Chúa Cha lấy Lời Chúa mà làm cho các môn đệ thuộc về Chúa một cách trọn vẹn. Ai đã trọn vẹn thuộc về Chúa thì cho dù người đó có sống giữa bao nguy hiểm quyến rũ của thế gian thì cũng không hề hấn gì. Ơn Chúa và tình yêu của Ngài giúp người ấy vượt thắng được những lôi kéo, cám dỗ của thế gian.

2. Các anh em ứng sinh sắp lên chức Phó tế thân mến,

Anh em sắp lên chức Phó tế. Phó tế có nhiệm vụ thánh hóa cộng đoàn qua 2 tác vụ chính: phục vụ bác ái và rao giảng Lời Chúa bằng lời nói và gương sáng.

Một cách cụ thể, anh em hãy lưu ý đến 5 điểm sau:

- Thứ nhất, anh em vui tươi phục vụ những người Chúa trao phó, nhất là phục vụ những người hèn kém, yếu đuối, như là phục vụ Chúa.

- Thứ hai, vì không ai có thể làm tôi hai chủ “vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của” anh em hãy lưu tâm, đừng để tiền của lôi cuốn. Sự khó nghèo sẽ giúp anh em thuộc về Chúa Kitô hơn.

- Thứ ba, anh em sẽ thi hành thừa tác vụ trong bậc độc thân. Bởi vì, độc thân vừa là dấu chỉ, vừa là động lực của bác ái mục vụ, đồng thời cũng là nguồn mạch phát sinh nhiều hoa trái trong thế gian.

- Thứ tư, thái độ khiêm tốn vâng lời bề trên sẽ giúp anh em nên giống Chúa Giêsu, luôn vâng theo ý Chúa Cha và làm đẹp lòng Chúa Cha.

- Thứ năm, việc rao giảng Lời Chúa hết sức quan trọng. Vì thế anh em hãy thực hiện với tâm niệm “Tin điều con đọc - Dạy điều con tin - Thi hành điều con dạy”.

3. Còn các tiến chức Linh mục thân mến,

Hôm nay, qua việc đặt tay của Giám Mục (x 1Tm 4,14; 2Tm 1,6), anh em trở nên một Alter Christus, một Chúa Kitô thứ hai, để phục vụ Chúa và Giáo Hội với 3 chức năng: Rao giảng, thánh hóa và mục tử.

a) Trước hết, anh em sẽ thi hành nhiệm vụ rao giảng. Soạn bài giảng kỹ lưỡng là một nhiệm vụ đòi hỏi nhiều cố gắng và kiên trì. Vào ngày 17 tháng 12 năm 2020 vừa qua, Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật các Bí Tích đã gởi một thông tư để nhắc về Chúa nhật Lời Chúa được Đức Thánh Cha Phanxicô thiết lập và ấn định cử hành hằng năm vào Chúa nhật thứ ba Thường niên (x. ĐTC. Phanxicô, Tông thư Aperuit illis, 30.9.2019) mà chúng ta vừa cử hành ngày Chúa nhật 24/1/2021 vừa qua.

Trong thông tư, các giám mục, linh mục và phó tế được nhắc phải ý thức chu toàn phận vụ giảng lễ với mối quan tâm đặc biệt. Thông tư viết: “Các vị mục tử trước tiên có trách nhiệm chủ yếu trong việc giải thích và giúp tất cả mọi người hiểu Thánh Kinh;... phải ý thức sâu sắc về yêu cầu phải làm cho Lời Chúa đi vào đời sống cộng đoàn.” (ĐTC. Phanxicô, Tự sắc Aperuit illis, 5; Homiletic Directory, 26).

b) Tiếp đến, anh em sẽ thánh hóa dân Chúa khi cử hành các Bí tích, đặc biệt khi cử hành Bí tích Thánh Thể, cử hành mầu nhiệm Chúa chịu chết và sống lại. Anh em cố gắng cùng với Chúa Giêsu mỗi ngày trong Thánh Lễ, để chết đi cho con người cũ và mặc lấy “con người mới” của yêu thương trong đời sống mới. Nhất là khi cử hành Bí tích Giải tội, anh em hãy bày tỏ lòng nhân từ thương xót của Chúa dành cho mọi hối nhân.

c) Sau hết, anh em thân mến, anh em sẽ liên kết với các Giám mục và các bề trên, để thi hành nhiệm vụ Thủ Lãnh và Mục Tử của Đức Kitô. Anh em hãy luôn ngắm nhìn gương sáng của Mục Tử tốt lành: Người không đến để được phục vụ nhưng để phục vụ. Người đến để tìm kiếm và cứu rỗi kẻ hư mất. Lãnh đạo theo gương Chúa Kitô được thực hiện cách sống động qua việc dấn thân phục vụ đoàn chiên Chúa.

Tất cả các tiến chức Phó tế và linh mục thân mến, ước gì từng giây, từng phút, và xuyên suốt đời mình, anh em luôn cảm nghiệm được lòng Chúa thương xót, để nói được như thánh Phaolô tông đồ: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kỉtô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi” (GI 2,20-21).

Xin Đức Mẹ Tàpao chúc lành và đồng hành với tất cả anh em trong sứ vụ sắp tới. Amen.

Sau phần huấn dụ, Đức cha Phong chức Phó tế cho các tiến chức.

Sau đó là nghi thức phong chức Linh mục. Các tiến chức phủ phục trước bàn thờ, cộng đoàn cầu nguyện sốt sắng với Kinh Cầu Các Thánh. Tiến chức nằm phủ phục dưới đất với cảm thức sâu xa về “cái bình sành dễ vở” nơi con người của mình.Thân phận con người với những giới hạn của bản thân luôn mỏng dòn, yếu đuối. Nhờ lời chuyển cầu của các Thánh và lời cầu nguyện của cộng đoàn dân Chúa mà tiến chức đón nhận thánh chức Linh mục.

Đức cha Giuse đã đặt tay lên đầu 11 Phó tế, lần lượt từng linh mục đặt tay trên đầu tiến chức. Với lời nguyện phong chức, các Phó tế đã trở thành Linh mục. Đức Giám Mục trao cho mỗi tân chức phẩm phục, mỗi tân Linh mục đến trước bàn thờ để được ĐGM xức dầu thánh hiến đôi tay và được trao chén thánh. Từng tân chức đón nhận cử chỉ “trao bình an” thân ái từ Giám mục và cha Tổng đại diện, các cha Giám đốc Chủng viện.

Với tư cách là Linh mục, các tân chức cùng đồng tế Thánh lễ trong phần Phụng vụ Thánh Thể.

Cuối thánh lễ, đại diện các tân chức cám ơn Đức cha, quý cha và cộng đoàn. Bó hoa tươi thắm dâng lên Đức cha với lòng hiếu thảo tri ân.

Mỗi lần dự lễ phong chức là mỗi lần dân Chúa mong ước giống như Thánh Phêrô qua những lời khuyên rất thực tế, sâu sắc và cảm động của ngài: “Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó… lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tuỵ. Đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên” (1 Pr 5,2-3).

Thánh Gioan tông đồ trong bữa tiệc ly đã để lại hình ảnh rất đẹp: tựa đầu vào ngực Chúa Giêsu (x.Ga 13,23). Linh mục là người dựa đầu vào Trái Tim Chúa Giêsu. Theo gương Thánh Gioan, nhiều linh mục đã dựa lòng mình vào Trái Tim Chúa Giêsu. Cử chỉ thân mật đó chủ yếu là để đón nhận. Đón nhận ơn sống mật thiết với Chúa, đón nhận ơn bình an của Chúa, đón nhận ơn sống hiện diện trước nhan thánh Chúa.

Linh mục là một hồng ân và là một huyền nhiệm. Là một hồng ân nên cần phải tạ ơn Chúa. Là một huyền nhiệm nên cần phải khám phá và quý trọng. Chúa Giêsu thiết lập chức Linh mục là vì và cho dân Chúa. Chức Linh mục đòi hỏi rất nhiều nơi các Linh mục, trong khi đó bản thân các Linh mục lại rất yếu đuối và giới hạn. Hãy cảm thông và cầu nguyện cho các Linh mục. Hãy cầu nguyện với Đức Mẹ xin cho Giáo Hội có nhiều Linh mục theo gương Chúa Giêsu.

Xin gửi đến bài thơ sáu câu của Đức Ông Thi sĩ Xuân Ly Băng như là lời khuyên nhủ của ngài dành cho 21 tân chức.

Ngày ngày cầu nguyện chăm chuyên.

Tôn thờ Thánh Thể đặt lên hàng đầu.

Thánh Kinh phải được đào sâu.

Mân Côi kính Mẹ khẩn cầu chớ quên.

Trông nom mục vụ ưu tiên.

Tỏa lan đức ái lời khuyên Tin mừng.

Ước mong các tân chức luôn ghi nhớ, hồng ân linh mục và phó tế là quà tặng và mầu nhiệm mà Chúa trao ban cho mình. Xin Đức Mẹ là Mẹ của các Linh mục luôn gìn giữ và ban ơn cho các tân chức trong ngày trọng đại này và mãi mãi, để các ngài trở nên một Giêsu thứ hai con của Mẹ. Amen.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tư liệu FABC: Suy tư thần học
Lm. Xuân Hy Vọng
10:15 28/01/2021
Tư liệu FABC số 52
CHƯƠNG 4: SUY TƯ THẦN HỌC


Phần 1: Một loại hình Thần học cho Thời đại Chúng ta

Đọc được những Dấu chỉ Thời đại. Một đặc điểm của Công đồng Va-ti-can II chính là sự quan tâm hoàn toàn mới mẻ của Giáo hội trong việc xem xét kỹ lưỡng “các dấu chỉ của thời đại”. Rõ ràng thần học đóng vai trò trợ giúp Giáo hội làm việc này nhờ Kinh thánh, Thánh truyền và Huấn quyền. Những gì đang diễn ra xung quanh và trong Giáo hội được các nhà thần học nhận định là “cứ liệu thần học” – đại loại là những gì họ phải để tâm lắng nghe. Thần học thực hiện được điều này cũng cần tới mọi ngành khoa học xã hội. Khá nhiều tiền lệ rõ ràng đã tồn tại, khi nhờ đến các nguồn liệu thế tục.

Nền thần học nhận thức từ lâu nhu cầu cần khám phá, cũng như trình bày kho tàng đức tin với sự hỗ trợ từ các khái niệm và dụng cụ triết học. Cùng với xác tín, thần học luân lý đang xem xét và sử dụng chọn lọc những tư tưởng của tâm lý học đương thời. Tuy nhiên, công việc suy tư thần học không được ngăn trở việc nhìn nhận và nêu ra luận điểm tương đồng hệ trọng trong tư tưởng các môn khoa học xã hội, khởi sự với việc dùng nó mà giải đáp nghi vấn: Đối tượng suy tư thần học? Đến từ đâu? Ảnh hưởng thế nào đối với các nhóm cấu thành xã hội?

Nói cách khác, Công đồng Va-ti-can II không hạ thấp một nền thần học mà chủ yếu lắng nghe Lời Chúa như dân Is-ra-en hay các thế hệ Ki-tô hữu đã làm; hơn thế, biết truy tầm nâng cấp trải nghiệm thời đại hiện nay, cũng như nhận nó làm chất liệu suy tư. Chúng ta mong mỏi chấm dứt chính sách độc quyền mà trong đó chỉ tận hưởng một kiểu suy tư thần học. Tại nhiều nơi thuộc Thế giới thứ Ba, chính sách độc quyền này bị tan vỡ nhờ tính hiệu quả minh chứng của một nền thần học biết chú tâm lắng nghe cảm nghiệm người nghèo ngày nay.

Cách thức Suy tư Thần học Mới mẻ. Thần học có thể được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, khi linh mục thuyết giảng, bố mẹ giải thích cho con gái biết tại sao “mọi người hành động như vậy” chẳng phải vì lí do nó làm, tất cả những điều này được gọi là suy tư thần học, cụ thể, họ cùng với người khác tìm kiếm Lời Chúa cho chúng ta hôm nay. Còn theo nghĩa hẹp, thần học là sinh hoạt của giới chuyên môn được đào luyện. Cốt lõi bé xíu trong giới thần học gia điêu luyện tự mình không thể thay đổi phong cách chiếm lĩnh của lối suy tư thần học. Họ có trách nhiệm trong chương trình đào tạo chủng sinh, việc lệ thuộc kinh tế vào trợ cấp Giáo hội cũng như cách tiếp cận cuộc sống theo khía cạnh tri thức, và giới hạn bản thân. Các linh mục ở những nơi đối mặt với 30% số người tham dự Thánh lễ và thấp hơn nữa, hoặc bố mẹ trăn trở tìm hiểu tình trạng con cái họ nhớ hết nội dung từ phương tiện truyền thông, những điều này tự nó không tạo ra cách thức suy tư thần học mới mẻ. Một vài phong trào mở rộng nhờ toàn thể Giáo hội địa phương mà họ là thành viên như nhà thần học chuyên môn, cha phó, bố mẹ, nếu xét một cách lý tưởng, họ cần đối thoại thật sự và cùng nhau kiếm tìm.

Nhà thần học mong muốn trau dồi cách thức suy tư thần học mới mẻ, chính là những ai sẽ phải tự làm quen hoàn toàn với cảm nghiệm sống nơi người nghèo ở một đất nước nào đó (qua cảm nghiệm đầu tay và lựa chọn chuyên tu) cũng như truyền thống và trải nghiệm của giai cấp lao động. Trong các lĩnh vực thần học cũng như khoa học xã hội, điều thiết yếu chính là con người với kỹ năng phân tích đáng kể và tư duy. Hơn cả sách vở, họ nắm bắt dữ liệu thô để suy tư từ cảm nghiệm của người nghèo và trăn trở chiến đấu nhằm thay đổi xã hội. Hơn nữa, những khả năng của giới chuyên môn dành hết cho công cuộc phục vụ này ắt hẳn muốn tạo ra một khuôn hình lý thuyết đa dạng mà có thể chứng tỏ kỹ năng nối kết thần học với các ngành khoa học xã hội trong cách thức hữu hiệu, và được bổ trợ nhờ trải nghiệm của người nghèo.

Phần 2: Giáo hội và Giới Lao động

Về phía Người lao động. Người lao động hiện diện tại AISA đã chú tâm lắng nghe khi Đức ông Ralph Salazar trình bày: “Vào năm 1891, Đức Giáo Hoàng Lê-ô XIII kiên định đặt Giáo hội về phía người lao động như Ngài viết trong thông điệp Rerum Novarum. Đức Giáo Hoàng khẳng định: người công nhân sở hữu quyền tự nhiên nhằm hình thành các tổ chức với cấu trúc thích hợp, để tự do hành động theo sáng kiến của bản thân”. Các tham dự viên công nhân đã bàng hoàn trước sự thật này mà họ chưa từng được nghe.

Tiếp đó, Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI quả quyết giáo huấn xã hội của Giáo hội “đồng hành với con người trong việc kiếm tìm”, nhưng không chỉ dừng lại ở việc khơi gợi lại những nguyên lý chung chung. Còn Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II diễn giải: bởi vì học thuyết xã hội của Giáo hội có nguồn gốc từ Tin Mừng, được lãnh nhận, rao truyền và thực hành trong Giáo hội, cho nên, nó luôn luôn tồn tại. Ngài gọi đó là “tiếng vang vọng của lương tâm con người” (tiếng lòng). Trước đó, Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đã khẳng định: những giáo huấn xã hội chẳng phải là mô hình được thêu dệt, mà là di sản sống động – giáo lý và thực hành – được phát triễn theo hoàn cảnh chuyển biến của thế giới. Theo lời quen thuộc của Ngài, Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI trực tiếp nêu rõ: “Điều đó phụ thuộc vào cộng đoàn Ki-tô giáo trong việc phân tích khách quan hoàn cảnh phù hợp với đất nước nơi họ đang sinh sống, để ánh sáng lời hằng sống của Thiên Chúa chiếu rọi và từ đó rút ra những nguyên lý suy tư, chuẩn mực đánh giá, cũng như đường hướng thực hiện dựa vào giáo huấn xã hội của Giáo hội” (Octogesima Adveniens, số 4).

Suy tư nối tiếp suy tư, tuyên bố này đến tuyên bố kia của các Đức Giáo Hoàng gần 100 năm qua lột tả những giáo huấn xã hội sau:
- “Công đoàn hay liên hiệp lao động, chỉ sử dụng luật lệ làm phương thế bảo vệ người lao động” (Lê-ô XIII);
- “Lương bổng được quyết định không nên bởi quan điểm lợi ích cá nhân, mà phải dựa trên hành động tạo ra công ăn việc làm càng nhiều càng tốt” (Pi-ô XI).

Trong thông điệp vĩ đại của Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II năm 1981, hàng loạt quả quyết về nỗ lực của người lao động:
- “Người lao động có quyền lập hội”.
- “Công đoàn Lao động chính là tiếng nói cho cuộc đấu tranh dành sự công bằng xã hội, cho quyền lợi người lao động, nhưng không phải là cuộc chiến chống lại người khác”.
- “Người lao động được hưởng những quyền lợi xã hội như chăm sóc sức khoẻ, nghỉ ngơi và giải trí, trợ cấp, bảo hiểm và môi trường làm việc lành mạnh”.
- “Học thuyết xã hội Công Giáo công nhận đình công hợp lệ theo những điều kiện và giới hạn thích hợp. Người lao động phải được đảm bảo quyền đình công, mà không phải chịu một hình phạt nào, kể cả cá nhân hay hình sự”.
- “Công việc là phương tiện mà nhờ đó con người trưởng thành trong tình hiệp thông với Chúa và được tham dự vào mầu nhiệm Vượt Qua”.
- “Lao động gắn liền với mầu nhiệm hoạt động sáng tạo của Thiên Chúa; qua lao động, mỗi người được thông phần vào kỳ công sáng tạo của Người”.

Vào năm 1961, Đức Giáo Hoàng Gio-an XXIII cũng tách biệt Giáo hội khỏi các lực lượng xã hội mà họ hầu hết chống lại sự thay đổi cơ cấu. Hơn nữa, Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI khẳng khái tuyên bố trong thông điệp Phát triển các Dân tộc (năm 1967): “Cuộc cách mạng nổi dậy – trừ phi tồn tại nghi vấn về một bạo chúa lâu đời rành rành đã xâm phạm nhân quyền cơ bản và gây ra thương tổn khủng khiếp cho công ích – sẽ sản sinh tình trạng bất công dưới dạng mới khác, huỷ hoại, và làm phương hại người dân hơn”. Nhờ ánh quang giác ngộ ròng rã 20 năm dưới thời độc tài chuyên quyền của Ferdinand Marcos, những lời này mang một tầm mức quan trọng tột bậc.

Tương tự, Hội đồng Giám mục năm 1971 cũng đã đưa ra tuyên ngôn xúc tiến công bình là một chiều kích hiến pháp cho việc rao truyền Tin Mừng. Và Giáo hội coi công cuộc loan báo công bằng cho thế giới, thì phải thực hành nó trong đời sống, cũng như cơ cấu của mình.

Phần 3: Những Suy tư tại AISA I

Ăn chay vì tình Hiệp nhất. AISA I bắt đầu giai đoạn suy tư thần học với một ngày ăn chay trong tình liên đới với người lao động. Các tham dự viên đồng ý chỉ dùng một bữa ăn và san sẻ với người công nhân mà họ viếng thăm suốt chương trình gặp gỡ–hoà nhập số tiền mà ban tổ chức góp nhặt để giúp họ phần nào. Cảm nghiệm qua sự đói nghèo của người lao động cũng là hành động liên đới với họ.

Giai đoạn suy tư thần học không thiên nhiều về mặt trí tuệ như phân tích, nhưng dành nhiều thời gian suy tư, biện phân trong tâm hồn sâu thẳm rằng Thiên Chúa hoạt động ra sao trong thực tế của người lao động. Chúng ta cảm nghiệm Chúa giữa họ thế nào? Chúng ta cảm nhận Chúa hiện diện trong lĩnh vực nào của cuộc sống người công nhân đang thách thức chúng ta giải đáp?

Suy tư của những Tham dự viên AISA

A. Tôi đã cảm nhận Chúa hoạt động nơi nào trong cuộc sống người lao động mà tôi gặp gỡ hay làm việc chung?

1. Tham dự viên Phi-luật-tân
- Chính Thiên Chúa sống trong sự nghèo khó của người lao động. Người thật sự hiện diện giữa dân của Người đang đau khổ. Như trong lịch sử, Thiên Chúa lắng nghe tiếng khóc than của muôn dân.
- Trong lời cam kết, niềm xác tín, lòng kiên trì nhẫn nại, niềm hy vọng và hiệp nhất mà họ sẽ đạt được chính nghĩa nhờ Chúa trợ giúp và hướng dẫn.
- Qua câu chuyện một công nhân đã san sẻ hết số tiền thu nhập 400 pê-sô/1 tuần với gia đình của ba công nhân khác đang bãi công. Thật sự, họ chia sẻ số tiền như vậy minh chứng cho sự hiện diện của Chúa giữa họ.
- Trên thực tế, là những người làm việc cho Giáo hội, chúng tôi vẫn ở đây cho dù người khác lên án chúng tôi.
- Tại làn ranh trực giác, nơi mà công nhân đấu tranh sinh tồn và khẳng định nhân phẩm của họ, và qua những người tổ chức luôn kiên định trong phận vụ, không mong được đền bù vật chất.

2. Tham dự viên Đông Á
- Thông qua khả năng chăm sóc người khác của người lao động, mặc dù họ đang khó khăn. Chúng tôi chứng kiến đời sống tâm linh giữa những người thể hiện lòng quan tâm đến người khác.
- Qua các bạn trẻ Hồng-Kông là những người bắt đầu đi tìm ý nghĩa cuộc đời dù cuộc sống vật chất sung túc. Chúng tôi cảm nhận được sự hiện diện của Chúa khi họ vươn lên trong đời sống đạo đức.
- Mặc dù không nhận được hỗ trợ, nhưng nhờ sự kiên trì, một phụ nữ trẻ Hàn Quốc tự thân lập nên công đoàn.
- Cuộc chiến của những người công nhân tại vùng giới ranh trực gác. Cốt lõi của đức tin chúng tôi chính là mầu nhiệm cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Ki-tô. Chúng tôi gặp gỡ Người qua đau khổ của mình. Là thành phần của nhiệm thể Chúa Ki-tô, chúng tôi cảm thấy chi thể khổ đau mỗi khi chứng kiến người lao động đau khổ.
- Qua sự giản dị đơn sơ của người lao động, không chỉ về phương diện vật chất, mà còn về lối sống. Những người giản đơn dễ kết hiệp với Chúa hơn những ai cầu kỳ phức tạp.
- Qua những người bị áp bức. Các quốc gia giàu có nên san sẻ của cải với nước nghèo.

3. Tham dự viên Nam Á
- Nhìn thấy khi người nghèo vất vả, gian khổ, đói nghèo, bị quấy rồi hay bị lạm dụng. Qua người lao động, chúng tôi chứng kiến sự đói khát mà Đức Giê-su chịu trên thập giá, cuộc thương khó Người đã trải qua, cũng như bao nhiêu phiền nhiễu, lạm dụng mà Người phải đối mặt trước quan Phong-xi-ô Phi-la-tô. Một số khác nhận được nguồn cảm hứng tiếp tục sống từ cảnh ngộ của người lao động.

B. Qua giáo huấn xã hội của Giáo hội, tôi đã được nghe Chúa nói những gì?

1. Tham dự viên Phi-luật-tân
- tiếp tục kết nối không chỉ với người công nhân mà còn với ban quản lý, bởi lẽ mỗi cá thể thật sự quan trọng,
- Người lao động phải có quyền tham gia đưa ra quyết định cũng như lập nên chính lịch sử của mình. Nhân phẩm, khả năng tạo ra và định hình vận mệnh cho bản thân; liên đới với người nghèo.
- Với nhân quyền, Giáo hội có khả năng giải quyết, giúp đỡ người dân, đặc biệt người nghèo, xoá đi những điều kiện kinh tế–chính trị và xã hội–văn hoá. Trách nhiệm của Ki-tô hữu là phục vụ, công bố công lý thay cho người nghèo. Giáo hội mở lòng trước cảnh ngộ họ như một phần chính yếu trong giáo huấn xã hội của Giáo hội.
- Bảo vệ quyền tổ chức và thành lập công đoàn, nâng cao quyền phụ nữ, và từ chối hai thái cực của chủ nghĩa tư bản cũng như chủ nghĩa cộng sản.

2. Tham dự viên Đông Á
- Chúng tôi phải hành động theo Lời Chúa. Giáo hội không chỉ có trách nhiệm nói lên lập trường, mà còn thực thi nữa. Giáo huấn xã hội cho chúng tôi thấy chiều kích rõ ràng hơn những gì Kinh Thánh nói nên hành động ra sao trong đời thường và giữ vững tầm nhìn mà chúng tôi cần trong công việc.
- Linh mục không nên bỏ lỡ cơ hội trình bày chống lại sự bất công. Một phần sứ mạng của ngài cũng là giúp đỡ các linh mục, tu sĩ khác hiểu rõ hơn về những vấn đề lao động.
- Một thành viên trong nhóm chúng tôi cảm nhận rằng thường dân chưa được tham gia trong tiến trình soạn thảo các giáo huấn xã hội này. Một thách đố cho Giáo hội chính là cho phép người dân thường tham dự vào việc triển khai xa hơn của giáo huấn xã hội.

3. Tham dự viên Nam Á
- các tín hữu nên lao động với số tiền lương công bằng và liên đới với người nghèo. Những linh mục nên học biết về giáo huấn xã hội của Giáo hội.
- Nên có chuyển biến về thái độ và cơ cấu trong Giáo hội, thay đổi trong hệ thống. Hầu hết các tín hữu đều cho rằng tính dục và đạo đức tính dục là vấn đề to lớn, trong khi chẳng bao giờ bàn về giáo huấn xã hội của Giáo hội. Có lẽ, họ lo sợ cuộc sống gặp nguy hiểm do những hậu thuẫn như vậy.
- Thiên Chúa có thể hoạt động qua các nguồn lực khác biệt, cho nên chúng tôi phải luôn sẵn sàng chung tay với họ. Hệ thống kinh tế khác có lẽ sẽ khởi sự từ mức độ cực nhỏ nhằm phá vỡ hệ thống tư bản chủ nghĩa đang chiếm lĩnh.

C. Tôi gặp phải vấn đề nào khi đối diện với thử thách của Chúa?

1. Tham dự viên Phi-luật-tân
- Nhu cầu tài chính không được đáp ứng vì sự kiểm soát liên miên từ nước ngoài trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hoá chúng tôi.
- Nhu cầu cá nhân cũng như gia đình.
- Nghi ngờ và những điều bất định: đức tin và lời cam kết của tôi mạnh mẽ hay sâu sắc rao sao? Chúng tôi thật sự đảm nhận được những công việc này chăng? Tôi có thể đi xa tới đâu? Người khác nói gì nếu tôi hành động thay cho người nghèo?
- Cảm thức thiếu thốn cao lương mỹ vị và cuộc sống sung túc.
- Hiểu biết nông cạn về những điều kiện của người nghèo và công việc điều hành ra sao, vd: hệ thống chính phủ và mọi sự ảnh hưởng đến người nghèo.
- Lo ngại an nguy. Làm việc cho người nghèo phải chịu rủi ro bị gán ghép là người theo cộng sản chủ nghĩa và bị các nhóm lực lượng vũ trang canh phòng và quân sự điều tra khám xét.
- Bị quân khủng bố đánh thuê và quân đội quấy nhiễu suốt thời gian đình công và biểu tình.
- Tranh chấp giữa các đảng phái cấp tiến và bảo thủ trong quốc hội.
- Thiếu thời gian và nguồn lực khác, nhằm đáp ứng cảnh ngộ người lao động và nhu cầu của họ.
- Hệ thống và cơ cấu tồn tại trong nhà máy và chính sách phản tuyên truyền hạn chế giáo dục và tổ chức người lao động.

2. Tham dự viên Đông Á
- Với tư cách không phải công nhân, nên chúng tôi không thể nắm rõ tình hình thực tế của họ được. Tuy nhiên, chúng tôi tự nhận thấy chúng tôi là thành phần của các phong trào và cũng có vai trò trong đó.
- Chúng tôi sợ phải bỏ rất nhiều, thậm chí cả cuộc sống mình. Chúng tôi cảm thấy không có sự hỗ trợ đầy đủ từ Giáo hội, nhiều người hiểu lầm chúng tôi, và phần chúng tôi, chúng tôi thiếu hiểu biết về chính gia đình mình cũng như sự tham gia của họ trong phong trào.
- Tính bất định duy trì mức độ cam kết và tham gia phong trào lao động, bất kể khi mất liên lạc.
- Sự khó khăn giúp mọi người giải đáp các vấn đề tại những quốc gia khác.

3. Tham dự viên Nam Á
- Thuộc nhóm thiểu số tại nhiều quốc gia cũng là xuất xứ của chúng tôi, ước chừng vỏn vẹn 1% toàn thể dân số, cho nên khó chi phối đất nước là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, linh mục cũng như giáo dân trước hết phải biết tới giáo huấn xã hội của Giáo hội. Chúng tôi có thể đến với người lao động nghèo, nhưng còn giới quản lý, và trên hết, chính phủ thì sao?
- Đối thoại với chính quyền chuyên chế về giáo huấn xã hội tựa như gỡ bỏ hết lợi tức của hệ thống tư bản. Có lẽ, tốt hơn hết nên bắt đầu với các hợp tác xã nhỏ tại những nơi bé nhỏ.
 
Thông Báo
Học Viện Công Giáo Việt Nam: Thông Báo Tuyển Sinh Chương Trình Cử Nhân Thần Học Và Cao Học Thần Học 2021-2022
Lm Vinh Sơn Nguyễn Cao Dũng
22:58 28/01/2021
Để chuẩn bị cho năm học 2021 – 2022, Học viện Công Giáo Việt Nam (HVCGVN) sẽ mở kỳ thi tuyển sinh viên cho các chương trình sau đây:

- “Chương trình Cử nhân Thần học” (S.T.B.) kéo dài năm năm, gồm hai giai đoạn: giai đoạn Triết học hai năm, và giai đoạn Thần học ba năm.

- “Chương trình Cao học Thần học” (S.T.L.) có hai chuyên ngành: Thần học Tín lý và Thần học Thánh kinh. Chương trình này gồm một năm Chuẩn bị và hai năm rưỡi cho chương trình chính thức.

- Ngoài ra, HVCGVN cũng mở kỳ thi tuyển cho những sinh viên đã hoàn thành chương trình Triết Học tại các Đại chủng viện hoặc các Học viện chính thức của Giáo hội, nay muốn học tiếp chương trình Thần học tại HVCGVN.

I. ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ DỰ THI TUYỂN SINH

A) Vào giai đoạn Triết học của “Chương trình Cử Nhân Thần Học”

§ 1) Chủng sinh, tu sĩ, và giáo dân đáp ứng đủ các điều kiện đòi buộc theo từng cấp độ học thuật, đều có quyền đăng ký thi tuyển để theo học tại Học viện.

§ 2) Để đăng ký thi tuyển vào chương trình S.T.B., thí sinh cần phải có:

a) Văn bằng Tốt nghiệp Phổ thông Trung học hoặc tương đương;

b) Văn bằng Cử nhân Đại học, hoặc một văn bằng hay trình độ tương đương;

§ 3) Được xem là có văn bằng hay trình độ tương đương khi:

a) Có thời lượng và các môn học tương ứng tối thiểu 2/3 với chương trình đào tạo của trình độ đó.

b) Có văn bằng hay chứng chỉ, kèm theo bảng điểm các môn đã học, được vị Bề trên bản quyền chứng thực;

c) Được vị đặc trách của Chu kỳ đào tạo S.T.B, do Hội đồng khoa ủy quyền, xem xét và chấp thuận.

B) Vào giai đoạn Thần học của “Chương trình Cử Nhân Thần Học”

§ 1) Đối với sinh viên đã hoàn thành Hai năm Triết học tại Khoa Thần Học của HVCG:

a) Để được nhận vào học Giai đoạn Thần học, sinh viên phải hoàn tất các môn học và thi đậu các kỳ thi thuộc Giai đoạn hai năm Triết học trước đó.

b) Sinh viên có điểm trung bình toàn Giai đoạn Triết học từ 75/100 sẽ được tuyển thẳng lên Giai đoạn Thần học.

c) Sinh viên có điểm trung bình Giai đoạn Triết học từ 60 - 74/100, phải trải qua kỳ thi chuyển giai đoạn về Triết học Tổng quát và về Anh ngữ do HVCGVN tổ chức.

§ 2) Đối với sinh viên chuyển từ trường khác sang HVCGVN:

a) Cần có Văn bằng Cử nhân Triết hoặc Chứng chỉ xác nhận đã hoàn tất chương trình Triết học do một Phân khoa triết hoặc Đại học Công Giáo cấp. Trong trường hợp này, sinh viên chỉ cần đậu kỳ thi Anh ngữ do HVCGVN tổ chức.

b) Hoặc có Chứng chỉ của Đại chủng viện hay Học viện (có dự thi và trúng tuyển đầu vào giai đoạn Triết), xác nhận đã hoàn tất chương trình Triết học (kéo dài 2 hay 3 năm) để vào học Thần học, với bảng điểm có điểm trung bình cộng các môn từ 75/100 trở lên. Trong trường hợp này, sinh viên phải dự kỳ thi đầu vào giai đoạn Thần học gồm bài thi về Triết học Tổng quát và về Anh ngữ do HVCGVN tổ chức.

c) Trong mọi trường hợp, sinh viên cần có giấy giới thiệu của Bề trên bản quyền, và nói rõ lý do chuyển trường.

C) Vào Năm Chuẩn bị của “Chương trình Cao Học Thần Học”

§ 1) Để được nhận vào chương trình Năm Chuẩn Bị Cao học Thần học, các sinh viên phải hoàn tất các môn học và thi đậu các kỳ thi thuộc Chương trình Cử nhân Thần học trước đó.

§ 2) Có bằng S.T.B với điểm trung bình từ 75/100 trở lên;

§ 3) Hoặc đã học xong chương trình Triết -Thần ở một Đại chủng viện hay một Học viện có chương trình đào tạo tương đương, với bảng điểm có điểm trung bình cộng các môn từ 75/100 trở lên.

II. THỦ TỤC VÀ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ THI

Hồ sơ đăng ký tham dự các kỳ thi Tuyển sinh gồm có:

- Đơn đăng ký theo mẫu của Văn phòng Học viện, có sự xác nhận cùng với ký tên và đóng dấu của vị Bề trên (đối với tu sĩ và ứng sinh các dòng tu), hoặc của Giám mục Giáo phận (đối với linh mục và chủng sinh), hoặc linh mục chánh xứ (đối với giáo dân) nơi thí sinh cư trú hợp pháp theo Giáo Luật.

- Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận học vị và bảng điểm (hoặc các giấy chứng nhận có trình độ tương đương) hội đủ yêu cầu của từng cấp độ học thuật mà sinh viên muốn đăng ký học;

- Bản sao Giấy Chứng nhận Rửa tội; Thêm sức, Linh mục, Tu sĩ…

- Bản sao hộ chiếu hoặc các loại giấy căn cước công dân khác;

- Ba tấm hình thẻ (4 x 6 cm) để dán vào đơn đăng ký và hồ sơ.

Toàn bộ hồ sơ có thể:

Nộp tại Văn phòng HVCGVN, 25 Đường Số 9, Bình Thọ, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh từ Thứ Hai đến Thứ Sáu trong tuần lúc 7g30 - 11g00, Chiều 14g – 15g30;

Hoặc gửi dưới dạng PDF qua địa chỉ điện thư của học viện: hocvienconggiao@gmail.com. Bản gốc các văn bằng, giấy chứng nhận sẽ trình Văn phòng Học viện khi nhập học.

III. THỜI GIAN NHẬN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ THI

Từ ngày ra Thông báo này đến hết ngày 18-5-2021. Sau khi xét duyệt hồ sơ, Học viện sẽ gửi thư điện tử tới các ứng sinh đã ghi danh, cho họ biết có đủ điều kiện hay không để tham gia kỳ thi tuyển. Đồng thời, Học viện cũng cho biết thời giờ và nơi chốn của kỳ thi.

IV. NGÀY TỔ CHỨC CUỘC THI

Thứ Năm – Thứ Sáu (03 & 04-6-2021).

V. NỘI DUNG BÀI THI

A) Thi vào Giai đoạn Triết học của “Chương trình Cử nhân Thần học”

- Khả năng Việt văn: Viết bài luận về một đề tài.

- Kiến thức căn bản về Đức tin Công Giáo: dựa trên Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo (Bản dịch của Ủy Ban Giáo lý Đức tin trực thuộc HĐGMVN).

- Khả năng Anh ngữ.

B) Thi vào Giai đoạn Thần học của “Chương trình Cử nhân Thần học”

- Kiến thức tổng quát các môn triết học: Viết bài luận tổng quát.

- Khả năng Anh ngữ.

C) Thi vào Năm Chuẩn bị cho “Chương trình Cao học Thần học”

- Kiến thức tổng quát về các môn Triết học và Thần học: Viết một Bài luận tổng quát.

- Kiến thức chuyên ngành: Viết một Bài luận về đề tài Tín lý hay Thánh kinh tùy chuyên ngành mình đã chọn.

- Khả năng Anh ngữ.

Học viện sẽ gửi đến các ứng sinh ghi danh những chỉ dẫn chi tiết hơn về việc chuẩn bị cho kỳ thi Tuyển sinh Năm học 2021 - 2022.

Ghi chú:

Năm học 2021-2022, HVCGVN tiếp tục mở các chương trình Ứng dụng Mục vụ, Đào tạo và sẽ khai giảng thêm những chương trình: Mục vụ Giáo lý, Mục vụ Truyền Giáo, Mục vụ Văn hóa.

HVCGVN ngày 28 tháng 01 năm 2021

Lm. Vinh Sơn Nguyễn Cao Dũng, SCJ

Tổng Thư ký HVCGVN





 
Văn Hóa
Giới Thiệu Từ điển Kơ Ho – Việt do Linh mục Đaminh Nguyễn Huy Trọng biên soạn
+ GM. Giuse Đinh Đưc Đạo
23:27 28/01/2021
Lời Giới Thiệu Từ “Từ điển Kơ Ho – Việt" do Linh mục Đaminh Nguyễn Huy Trọng biên soạn

Ngôn ngữ là yếu tố rất quan trọng trong công tác loan báo Tin Mừng cho muôn dân. Điều này Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XV đã xác quyết trong tông thư “Maximum Illud”: “Trong số những mục tiêu cần thiết cho đời sống một người truyền giáo, đương nhiên phải dành một vị trí tối quan trọng cho ngôn ngữ của những người mà nhà truyền giáo hiến mình để đem đến ơn cứu rỗi. Họ không được bằng lòng với một sự hiểu biết hời hợt về ngôn ngữ, nhưng phải có khả năng nói ngôn ngữ ấy một cách lưu loát và thông thạo. Vì về phương diện này, họ có nghĩa vụ đối với tất cả những người mà họ tiếp xúc, với những người có học cũng như những người thất học, và họ sẽ sớm nhận ra lợi ích mà việc thông thạo ngôn ngữ cống hiến cho họ trong nhiệm vụ chinh phục sự tin tưởng của dân chúng.” (MI 24).

Điều Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XV nói trên đây xác nhận công việc các nhà thừa sai truyền giáo đã từng làm trong suốt lịch sử công cuộc rao giảng Tin Mừng. Ngôn ngữ là một phương tiện rất quan trọng để thông truyền Tin Mừng hiệu quả và để con người có thể hiểu nhau hơn, vì có thể nói ngôn ngữ là cửa sổ của tâm hồn, bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm và cả những điều tinh anh linh thiêng ẩn tàng trong lòng của cá nhân cũng như của cả dân tộc. Do đó, biết được ngôn ngữ của tha nhân, người ta có thể đi vào mối tương giao chiều sâu của tâm hồn để thông truyền cũng như đón nhận những rung động sâu thẳm của nhau.

Ngoài việc học hỏi thông thạo ngôn ngữ của dân tộc mình tiếp cận, nhiều nhà thừa sai truyền giáo còn cộng tác làm hình thành và phát triển ngôn ngữ của nhiều dân tộc. Tại Việt Nam, chúng ta hãnh diện nhắc đến Linh mục Alexandre de Rhodes, tác giả cuốn từ điển “Việt - Bồ - La” và Linh mục Léopold Michel Cadière với nhiều tác phẩm nghiên cứu về Văn hóa, Tín ngưỡng và Ngôn ngữ Việt Nam. Đối với dân tộc Kơ Ho, năm 1933, Linh mục Jean Cassaigne (năm 1941 được tấn phong Giám mục) đã xuất bản cuốn “Lexique Kơ Hô - Français – Anamite”; năm 1949, Linh mục Jacques Dournes đã xuất bản cuốn từ điển “Dictionnaire Srê (Kơ Ho) – Français”.

Tiếp nối truyền thống của các nhà thừa sai truyền giáo người Pháp, Linh mục Đaminh Nguyễn Huy Trọng, thuộc giáo phận Đà Lạt, đã cống hiến cả cuộc đời để nghiên cứu Văn hóa, Tín ngưỡng và Ngôn ngữ của dân tộc Kơ Ho. Công việc này ngài đã làm với tất cả sức lực, khả năng tri thức và sự đam mê của “tình yêu truyền giáo” đối với dân tộc Kơ Ho. Tất cả kết quả của công trình nghiên cứu trên, Linh mục Đaminh Nguyễn Huy Trọng đã trao cho Học Viện Công Giáo Việt Nam.

Cuốn “Từ điển Kơ Ho – Việt” do Linh mục Đaminh Nguyễn Huy Trọng biên soạn, trong thực tế là kết quả làm việc của nhiều người, Việt cũng như Kơ Ho. Đây là công trình giá trị và rất đáng trân trọng, nhưng cũng còn nhiều hạn chế nên cần được hiệu đính và bổ túc như chính tác giả đã viết trong “Lời nói đầu”: “Đây cũng vẫn là công trình của rất nhiều người đi trước để lại, là sự nỗ lực của mọi người đang phục vụ tại các địa phương có anh em Kơ Ho sinh sống, là sự đóng góp của biết bao nhiêu lớp anh em Kơ Ho xưa nay. Riêng tôi là người góp phần thu tập, sắp đặt, ghi chú, tạm ổn định một số ý nghĩa, để đánh dấu một chặng đường, hy vọng nó sẽ được hiệu đính và bổ túc qua những người tâm huyết. Xin một lời cám ơn chân thành.” Ngoài ra, có một số từ ngữ cũng như văn phạm tiếng Việt trong cuốn từ điển này phản ánh thời đại được biên soan. Xin đón nhận công trình như tác giả đã để lại.

Xin cám ơn Linh mục Micae Yathu, OFM, một người con của hai dòng máu Kơ Ho – Việt và thông thạo cả hai ngôn ngữ, đã cẩn thận đọc và có những ý kiến trân trọng đối với cuốn từ điển và con người của tác giả.

Hôm nay, với tất cả sự cảm phục và biết ơn, tôi trân trọng giới thiệu cuốn “Từ điển Kơ Ho – Việt” của Linh mục Đaminh Nguyễn Huy Trọng, tin tưởng cuốn từ điển này sẽ trở thành dụng cụ hữu ích cho các nhà truyền giáo có sứ mệnh loan báo Tin Mừng và cho mọi người muốn hiểu biết văn hóa và con người Kơ Ho.

HVCGVN, ngày 14 tháng 9 năm 2020

+ Giuse Đinh Đức Đạo

Viện trưởng Học Viện Công Giáo Việt Nam

Giám mục giáo phận Xuân Lộc
 
VietCatholic TV
Bài giáo lý hàng tuần thứ Tư 27/1/2021 của Đức Phanxicô: Cầu nguyện bằng Sách Thánh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:39 28/01/2021


Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!

Hôm nay tôi muốn tập chú vào lời cầu nguyện mà chúng ta có thể bắt đầu bằng một đoạn Kinh Thánh. Những lời trong Sách Thánh không được viết ra để mãi bị giam cầm trên giấy cói, giấy da hay giấy thường, nhưng để được người cầu nguyện tiếp nhận, làm chúng đơm hoa trong lòng mình.

Lời Thiên Chúa đi vào cõi lòng ta.

Sách Giáo lý khẳng định rằng: “cầu nguyện nên đi kèm với việc đọc Sách Thánh” - không nên đọc Kinh thánh như một cuốn tiểu thuyết, mà phải kèm theo lời cầu nguyện - “để cuộc đối thoại diễn ra giữa Thiên Chúa và con người” (số 2653). Đây là nơi việc cầu nguyện dẫn anh chị em tới, vì nó là một cuộc đối thoại với Thiên Chúa. Câu Kinh Thánh đó cũng được viết cho tôi, cách đây nhiều thế kỷ, để mang lời Chúa đến với tôi. Nó được viết cho mỗi người chúng ta. Kinh nghiệm này xảy ra cho mọi tín hữu: một đoạn Kinh thánh, đã nghe nhiều lần rồi, bất ngờ, một ngày nào đó, nói với tôi, và soi sáng một hoàn cảnh sống của tôi. Nhưng điều cần thiết là tôi, ngày hôm đó, phải có mặt trong cuộc hẹn với Lời Chúa đó. Tôi phải ở đó, lắng nghe Lời Chúa. Mỗi ngày Thiên Chúa đi qua và gieo một hạt giống vào thửa đất cuộc đời chúng ta. Chúng ta không biết hôm nay liệu Người sẽ tìm thấy đất khô, đất cằn, hay đất tốt làm cho hạt giống đó mọc lên (xem Mc 4: 3-9). Việc chúng trở thành Lời hằng sống của Thiên Chúa cho chúng ta tùy thuộc vào chúng ta, vào lời cầu nguyện của chúng ta, vào tấm lòng rộng mở mà chúng ta dùng tiếp cận Kinh thánh. Đức Chúa Trời đi qua, liên tục và thông qua Kinh thánh. Và ở đây tôi xin trở lại với những gì tôi đã nói tuần trước, với những gì Thánh Augustinô đã nói: “Tôi sợ Thiên Chúa khi Người đi qua”. Tại sao ngài sợ? Sợ rằng ngài không lắng nghe Người. Sợ rằng tôi không nhận ra rằng Người là Chúa.

Qua lời cầu nguyện, một sự nhập thể mới diễn ra. Và chúng ta là “nhà tạm” nơi lời của Thiên Chúa muốn được chào đón và lưu giữ, để chúng có thể đến thăm thế giới. Đây là lý do tại sao chúng ta phải tiếp cận Kinh Thánh mà không có động cơ thầm kín, không khai thác nó. Tín hữu không biến Kinh Thánh thành điểm tựa cho quan điểm triết học và luân lý của riêng họ, nhưng vì họ hy vọng một cuộc gặp gỡ; người tín hữu biết rằng những lời đó được viết ra trong Chúa Thánh Thần, và do đó cũng trong cùng một Chúa Thánh Thần này, chúng phải được đón nhận và hiểu biết, để cuộc gặp gỡ có thể diễn ra.

Tôi hơi khó chịu khi nghe các Kitô hữu đọc những câu Kinh thánh như những con vẹt. “Ồ, vâng… Ồ, Chúa nói… Người muốn điều này…”. Nhưng anh chị em có gặp được Chúa, với câu đó hay không? Đó không phải là vấn đề chỉ thuộc về trí nhớ: đó là vấn đề thuộc ký ức của trái tim, nhằm mở cửa để anh chị em bước vào cuộc gặp gỡ với Chúa. Và lời đó, câu đó, dẫn anh chị em đến cuộc gặp gỡ với Chúa.

Do đó, chúng ta đọc Kinh thánh vì chúng “đọc chúng ta”. Và đó là một ơn thánh để có thể nhận ra chính mình trong đoạn văn ấy hoặc trong nhân vật ấy, trong tình huống này hoặc tình huống nọ.

Kinh thánh không được viết cho nhân loại cách chung, nhưng cho chúng ta, cho tôi, cho anh chị em, cho những người đàn ông và đàn bà bằng xương bằng thịt, những người đàn ông và đàn bà có tên riêng và tên họ, như tôi, như anh chị em. Và Lời Thiên Chúa, lời đầy Chúa Thánh Thần, khi được đón nhận với tấm lòng rộng mở, không để các sự vật y hệt như trước đây: không bao giờ. Một điều gì đó đang thay đổi. Và đó là ơn thánh và sức mạnh của Lời Thiên Chúa.

Truyền thống Kitô giáo rất phong phú về kinh nghiệm và suy tư về việc cầu nguyện bằng Sách Thánh. Đặc biệt, phương pháp “Lectio divina” đã được thành lập; nó bắt nguồn từ các giới đan sĩ, nhưng hiện nay nó cũng đã được thực hành bởi các Kitô hữu thường xuyên đi lại với các giáo xứ của họ. Trước hết, nó là vấn đề đọc một đoạn Kinh thánh một cách chăm chú: đây là Lectio divina, trước hết và quan trọng nhất là đọc đoạn Kinh thánh một cách chăm chú, hoặc hơn thế nữa: Tôi muốn nói với “một vâng phục” bản văn, để hiểu ý nghĩa trong và của chính nó. Sau đó, người ta bắt đầu đối thoại với Kinh thánh, để những lời đó trở thành một nguyên nhân cho việc suy gẫm và cầu nguyện: trong khi trung thành với bản văn, tôi bắt đầu tự hỏi nó “nói gì với tôi”. Đây là một bước tế nhị: chúng ta không được sa vào những giải thích chủ quan, nhưng chúng ta phải là một phần của lối sống Truyền thống, vốn liên kết mỗi chúng ta với Sách Thánh. Bước cuối cùng của Lectio divina là chiêm niệm. Ở chỗ này, các lời lẽ và suy nghĩ phải nhường chỗ cho tình yêu, như giữa những người yêu nhau đôi khi nhìn nhau trong im lặng. Bản Văn Kinh thánh vẫn còn đó, nhưng giống như một tấm gương, giống như một ảnh tượng để được chiêm niệm. Và nhờ cách này, có sự đối thoại.

Qua lời cầu nguyện, Lời Thiên Chúa đến ở trong chúng ta và chúng ta ở trong nó. Lời Chúa gợi hứng cho các ý định tốt và nâng đỡ hành động; nó đem lại cho chúng ta sức mạnh và sự thanh thản, và ngay cả lúc thách thức chúng ta, nó mang lại cho chúng ta sự bình yên. Vào những ngày "kỳ lạ" và khó hiểu, nó bảo đảm cho trái tim một cốt lõi tin tưởng và yêu thương bảo vệ nó khỏi các cuộc tấn công của kẻ ác.

Nhờ cách đó, Lời của Thiên Chúa trở thành xác thịt – tôi xin dùng kiểu nói này - nó trở thành xác thịt nơi những người tiếp nhận nó trong cầu nguyện. Trong một số bản văn cổ đại, có trực giác cho rằng các Kitô hữu đồng nhất hoàn toàn với Lời Chúa đến nỗi, ngay cả khi mọi Sách thánh bị thiêu rụi, "khuôn" của chúng vẫn được lưu giữ vì dấu ấn mà nó đã để lại trong cuộc đời các vị thánh. Quả là một phát biểu đẹp đẽ.

Đời sống Kitô hữu vừa là công trình vâng phục vừa là công trình sáng tạo. Một Kitô hữu tốt phải biết vâng phục, nhưng họ phải sáng tạo. Vâng phục, vì lắng nghe Lời Thiên Chúa; sáng tạo, bởi vì họ có Chúa Thánh Thần bên trong, Đấng thúc đẩy họ trở thành như vậy, dẫn dắt họ đi lên. Ở cuối một trong những dụ ngôn của Người, Chúa Giêsu đưa ra sự so sánh sau đây - Người nói, “bất cứ kinh sư nào đã được học hỏi về Nước Trời, thì cũng giống như chủ nhà kia lấy ra từ trong kho tàng của mình – cõi lòng mình - cả cái mới lẫn cái cũ” (Mt 13:52). Sách Thánh là một kho tàng vô tận. Xin Chúa ban cho tất cả chúng ta ơn biết rút ra nhiều điều hơn nữa từ đó, qua việc cầu nguyện.
 
Tiến sĩ George Weigel: Gương anh hùng của ĐTGM Gomez phê phán Biden bất kể Hồng Y Cupich ngăn cản
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:57 28/01/2021

Trong bài “In unprecedented move, Cardinal Cupich criticizes USCCB statement on Biden”, nghĩa là “Trong động thái chưa từng có, Hồng Y Cupich chỉ trích tuyên bố của USCCB về Biden”, Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, viết như sau:

Hồng Y Blase Cupich, tổng giám mục Chicago, đã sử dụng Twitter để đưa ra những lời chỉ trích gay gắt về tuyên bố chính thức của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, trong ngày lễ nhậm chức của ông Joe Biden.

Trong một liên khúc 4 Tweets vào hôm thứ Tư, Hồng Y Cupich nói rằng “Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã đưa ra một tuyên bố thiếu cân nhắc vào ngày nhậm chức của Tổng thống Biden. Bên cạnh thực tế là dường như không có tiền lệ để làm như vậy, tuyên bố chỉ trích Tổng thống Biden đã gây ngạc nhiên cho nhiều giám mục, những người đã nhận được nó chỉ vài giờ trước khi nó được phát hành”.

Ông nói thêm: “Tuyên bố được soạn thảo mà không có sự tham gia của Ban Thường Vụ, cũng chẳng có một cuộc tham vấn tập thể là một quy trình bình thường đối với những tuyên bố thay mặt và nhận được sự tán thành của các giám mục Hoa Kỳ”.

“Những thất bại về thể chế nội bộ liên quan phải được giải quyết, và tôi mong muốn được đóng góp vào tất cả các nỗ lực cho mục tiêu đó, để khi được linh hứng từ Phúc âm, chúng ta có thể xây dựng sự hiệp nhất của Giáo hội, và cùng nhau thực hiện công việc chữa lành quốc gia trong thời điểm khủng hoảng này”, Hồng Y Cupich nói.

Những lời chỉ trích công khai đối với USCCB được đưa ra sau khi Hồng Y Cupich công bố một tuyên bố riêng trên trang web của mình không bao gồm những lời chỉ trích ông Joe Biden của USCCB. Điều này diễn ra sau một loạt các phản ứng đối với Hồng Y Cupich từ các giám mục Hoa Kỳ ủng hộ tuyên bố của USCCB.


Trên tờ First Things ngày 21 tháng Giêng, Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và cũng là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vừa có bài nhận định sau liên quan đến các trục trặc giữa các Giám Mục Hoa Kỳ về vấn đề này.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Archbishop José Gomez: A Profile In Episcopal Courage

By George Weigel

Tổng Giám Mục José Gomez: Một diện mạo về lòng dũng cảm của Giám mục


Trong cuộc họp thường niên của các ngài vào tháng 11 năm ngoái, một số rất đông các giám mục Công Giáo của Hoa Kỳ nhận ra rằng việc Joe Biden được bầu vào chức vụ tổng thống đã đưa Giáo hội đến một điểm đáng quan ngại.

Vị Tổng thống vừa được đắc cử đã nói từ lâu, và với sự chân thành rõ ràng, về những cách thức mà đức tin Công Giáo của ông đã nâng đỡ ông trong những thời điểm đau khổ lớn lao, bao gồm cái chết của người vợ đầu tiên và của con trai ông. Ông thường xuyên tham dự thánh lễ và nổi tiếng là người thích khoe khoang về việc mang theo chuỗi hạt Mân Côi bên mình. Trong chiến dịch tranh cử năm 2020, ông trích lời Đức Thánh Cha Phanxicô, và thường nói về tình cảm của ông dành cho các nữ tu, cũng như viện dẫn học thuyết xã hội của Giáo hội như một nguồn gốc cho các quan điểm chính sách của ông.

Tuy nhiên, trong suốt sự nghiệp ở Thượng viện và tám năm làm phó tổng thống, Biden đã trở thành một người ủng hộ cứng rắn hơn bao giờ hết những cách giải thích cực đoan nhất về chế độ phá thai do phán quyết Roe chống Wade áp đặt lên đất nước vào năm 1973 và được củng cố bởi vụ Planned Parenthood kiện Casey vào năm 1992. Ông là một người ủng hộ nhiệt thành trong vụ Obergefell kiện Hodges, và rất hăng hái với “hôn nhân đồng tính”, và chính ông đã cử hành một đám cưới đồng tính như vậy khi còn là phó tổng thống. Bên cạnh đó không có sự tách biệt rõ ràng giữa các quan điểm chính sách gần đây của ông ta, và quan điểm của những người hô hào LGBT và “lý thuyết giới tính” hung hăng nhất. Hơn nữa, ông ta dường như không biết đến những mối đe dọa mà tất cả những điều này gây ra đối với tự do tôn giáo của các cơ sở Công Giáo và quyền lương tâm của người Công Giáo trong việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục và các lĩnh vực khác. Trong chiến dịch tranh cử sơ bộ năm 2020, ông Biden đã đi xa đến mức nói rằng, với tư cách là tổng thống, ông ta sẽ hủy bỏ quyền miễn trừ mua bảo hiểm tránh thai Obamacare (bao gồm một số thuốc phá thai) mà chính quyền sắp mãn nhiệm đã cấp cho Dòng Tiểu Muội Của Người Nghèo, là các nữ tu đã từ chối bao gồm các biện pháp tránh thai và thuốc phá thai trong bảo hiểm y tế cho nhân viên của các chị.

Cuộc họp tháng 11, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, đã đạt được điều mà một giám mục sau này mô tả là một “sự đồng thuận như sấm sét” rằng tình hình đã đến một điểm uốn; một giám mục khác nói rằng cuộc họp kết thúc với một “nhiệm vụ rõ ràng, mạnh mẽ” để hành động. Vậy thì phải làm gì?

Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục José Gomez của Los Angeles, đã quyết định chỉ định một Nhóm Công Tác Liên Hệ Với Chính Quyền Mới, nhóm này sẽ đề xuất một kế hoạch hành động trước các thách thức chưa từng có đối với sự thống nhất về bí tích và luân lý của Giáo hội. Nhóm Công tác sẽ do phó chủ tịch USCCB, Đức Tổng Giám Mục Allen Vigneron của Detroit, chủ trì; các thành viên giám mục của nhóm sẽ bao gồm chủ tịch của các ủy ban thường trực USCCB có liên quan; và nhóm sẽ đưa ra các khuyến nghị của mình cho chủ tịch USCCB là Đức Tổng Giám Mục Gomez càng sớm càng tốt.

Trong hai cuộc họp, Nhóm Công tác đã nhanh chóng đạt được sự đồng thuận và đưa ra các khuyến nghị của họ cho Đức Tổng Giám Mục Gomez. Như Đức Cha Gomez sau đó đã báo cáo với các giám mục, Nhóm Công tác đã đề xuất hai sáng kiến. Đầu tiên là một bức thư gửi cho tân tổng thống từ Đức Tổng Giám Mục Gomez, viết với tư cách là một mục tử. Bức thư hứa hẹn sẽ hỗ trợ cho chính quyền mới trong các lĩnh vực thỏa thuận. Nó cũng sẽ xác định các chính sách của chính quyền, bao gồm phá thai, mà các giám mục tin rằng vi phạm phẩm giá con người, và nó sẽ thúc giục tân tổng thống đánh giá lại lập trường của mình về những vấn đề này. Sáng kiến thứ hai do Nhóm Công tác đề xuất là phát triển một tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục về tính toàn vẹn Thánh thể của Giáo hội.

Điều thứ hai vẫn đang được phát triển — và sẽ được phát triển — nhưng Đức Tổng Giám Mục Gomez đã đồng ý với khuyến nghị của Nhóm Công tác rằng một đường lối đương đầu với tân tổng thống phải được ưu tiên thực hiện càng sớm càng tốt. Thay vì một lá thư, Đức Tổng Giám Mục Gomez đã quyết định đưa ra một tuyên bố công khai vào ngày ông Biden nhậm chức.

Tuy nhiên, một ngày trước lễ nhậm chức, Đức Hồng Y Blase Cupich của Chicago và Đức Hồng Y Joseph Tobin của Newark, cũng như Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre, Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, đã gây áp lực mạnh mẽ để buộc Đức Tổng Giám Mục Gomez không được đưa ra bất cứ tuyên bố nào. Đức Tổng Giám Mục Gomez đã chống lại những áp lực đó và dự định đưa ra tuyên bố của mình vào lúc 9 giờ sáng trong ngày nhậm chức, tức là ba giờ trước khi tổng thống mới tuyên thệ. Sau đó, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã can thiệp, yêu cầu trì hoãn việc đưa ra tuyên bố. Cách giải thích bác ái nhất về sự can thiệp chưa từng có này vào hành động được đề xuất của cả một Hội Đồng Giám Mục quốc gia là nó phản ánh mối quan ngại của Vatican rằng tuyên bố Công Giáo đầu tiên về vị tổng thống mới phải đến từ chính Đức Giáo Hoàng (như đã làm ngay sau trưa ngày 20 tháng Giêng, trong một thông điệp chúc mừng nhẹ nhàng). Cũng có thể suy đoán, không phải là vô lý, rằng những người tự nhận là đại diện cho Vatican, và có lẽ cho chính cả Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đã cố gắng để làm Tổng Giám Mục Gomez phải im lặng.

Trong một bài báo trực tuyến được xuất bản ở Mỹ, một quan chức Vatican giấu tên nói rằng Tòa Thánh đã không biết về một tuyên bố sắp xảy ra của Đức Tổng Giám Mục Gomez cho đến vài giờ trước khi lịch trình đưa ra tuyên bố này bị rò rỉ. Người ta tự hỏi ai có thể đưa ra những lo ngại về một tuyên bố như vậy với các quan chức Rôma vào phút cuối và thúc giục sự can thiệp của Vatican vào các vấn đề công chúng sự vụ tại Mỹ? Có ai, ở hai bên bờ Đại Tây Dương, cho rằng sự can thiệp như vậy chính xác là điều mà các truyền thuyết Tin Lành da đen cổ kính (chưa kể phim hoạt hình Thomas Nast) đã cảnh báo hàng thế kỷ? Liệu Tòa Thánh có cố gắng ngăn chặn hoặc trì hoãn hay không việc công bố các tuyên bố của chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức (một số vị đã có những phát biểu công khai gần đây rất xa lạ với các vấn đề đã được thiết định trong giáo lý và thực hành Công Giáo)? Tại sao thuyết tân độc tôn giáo quyền Rôma (ultramontanism) chỉ áp dụng cho Hoa Kỳ?

Đây là những câu hỏi thú vị cho tương lai.

Trong sự kiện này, tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Gomez được đưa ra ngay sau khi Tổng thống Biden hoàn thành bài diễn văn nhậm chức. Đó rõ ràng là một tuyên bố mục vụ, không phải là một tuyên ngôn chính trị. Giọng điệu của nó hoàn toàn tôn trọng và xa lánh chủ nghĩa giáo sĩ trị. Nó ghi nhận lòng mộ đạo được lặp lại và bày tỏ công khai của tân tổng thống trong “thời kỳ chủ nghĩa thế tục đang phát triển và hung hăng trong văn hóa Mỹ”. Tuyên bố cũng cam kết làm việc với chính quyền sắp tới về các vấn đề mà các giám mục đã nêu bật trong ấn bản gần đây nhất trong bản hướng dẫn của các ngài có tựa đề Hình Thành Lương Tâm Cho Các Tín Hữu Công Dân, chẳng hạn như chính sách nhập cư, cải cách tư pháp hình sự, chống phân biệt chủng tộc và trao quyền cho người nghèo. Tuyên bố cũng hoan nghênh “Lời kêu gọi hàn gắn và thống nhất quốc gia của Tổng thống Biden” và đề xuất một cuộc đối thoại với tân tổng thống và tân chính quyền về các bước xây dựng nền văn hóa sự sống ở Hoa Kỳ.

Và tuyên bố đã nêu bật đúng mức tầm quan trọng đạo đức độc đáo của các vấn đề cuộc sống, nhấn mạnh rằng việc cho phép phá thai “không chỉ là vấn đề cá nhân, mà nó còn đặt ra những câu hỏi cơ bản và rắc rối về tình huynh đệ, tình liên đới và sự hòa nhập trong cộng đồng nhân loại”. Do đó, Đức Tổng Giám Mục Gomez đã viết rằng vấn đề phá thai “là một vấn đề công bằng xã hội”, vì người Mỹ “ không thể bỏ qua thực tế rằng tỷ lệ phá thai cao hơn trong số những người nghèo và các sắc dân thiểu số, và phá thai thường xuyên được sử dụng để loại bỏ những thai nhi có khuyết tật bẩm sinh”.

Theo bất kỳ tiêu chuẩn hợp lý nào, tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Gomez đều là cân bằng và cẩn thận. Nếu không có những tranh cãi nổ ra trước và sau khi tuyên bố được đưa ra, một số người có thể cho rằng tuyên bố này quá cân bằng và quá cẩn thận. Tuy nhiên, cuộc tranh cãi đã làm người ta chú ý hơn đến lập trường vững chắc, rõ ràng và dứt khoát của tuyên bố về “ưu tiên tối thượng” của các vấn đề cuộc sống — và do đó làm tăng tác động của những phần trong tuyên bố mà các Hồng Y bất đồng ý kiến có thể đã phản đối đến mức họ đã cố gắng đập tan toàn bộ tài liệu này.

Sau đó vào cuối ngày nhậm chức, Đức Hồng Y Cupich đã đưa ra một tuyên bố, theo sau là một loạt các tweet, chê trách tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Gomez là “thiếu cân nhắc”, gây ra một “sự ngạc nhiên đối với nhiều giám mục”, và đó là kết quả của “những thất bại thể chế trong nội bộ” của USCCB. Liệu những bản án khắc nghiệt này có phản ánh ý kiến ở Rôma hay chỉ là ý kiến ở Chicago thì vẫn chưa rõ ràng. Trong mọi trường hợp, họ không chịu suy xét kỹ lưỡng.

Gợi ý cho rằng Đức Tổng Giám Mục Gomez cách nào đó đã hành động độc lập với Hội Đồng Giám Mục và do đó, là vô trách nhiệm, là một gợi ý tự nó là không công bằng và vô trách nhiệm. Tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục được soạn thảo theo các khuyến nghị của Nhóm công tác mà ngài đã chỉ định vào tháng 11. Những khuyến nghị đó lần lượt phản ánh sự đồng thuận rộng rãi giữa các giám mục được trình bày tại cuộc họp tháng 11 của USCCB. Hơn nữa, trong việc xác định các lĩnh vực thỏa thuận và bất đồng với chính quyền sắp tới, tuyên bố không vượt quá bất cứ điều gì USCCB đã nói trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ. Gợi ý rằng có một điều gì đó chưa từng có ở đây là làm sai lệch lịch sử. Điều thực sự chưa từng có, như Đức Tổng Giám Mục Gomez đã chỉ ra trong tuyên bố của mình, là hoàn cảnh của một tổng thống Hoa Kỳ, người tuyên xưng mình là một tín hữu Công Giáo sùng đạo và chân thành nhưng lại công khai cam kết tạo điều kiện cho những tệ nạn đạo đức nghiêm trọng. Không thừa nhận sự thật đó và không giải quyết vấn đề đó với tổng thống mới, sẽ khiến các giám mục phải trả giá đắt về phương diện tự trọng của các ngài và đánh mất sự tín nhiệm của công chúng.

Không một giám mục nào tham dự cuộc họp USCCB tháng 11 và lắng nghe cẩn thận những lo ngại được bày tỏ ở đó có thể bị bất ngờ trước nội dung tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Gomez. Tuyên bố phản ánh khá chính xác các chủ đề chính của cuộc họp đó: Có nhiều vấn đề đạo đức nghiêm trọng trong cuộc tranh luận về chính sách công đương thời, nhưng các vấn đề liên quan đến sự sống, như chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh, được ưu tiên hơn vì chúng đụng đến những vấn đề cơ bản liên quan đến phẩm giá con người và là những nguyên tắc đầu tiên của công lý. Một số người có thể ngạc nhiên rằng sao Đức Tổng Giám Mục Gomez lại có can đảm viết một lá thư thẳng thắn như vậy cho Tổng thống Biden, và ngài đã làm như vậy sau khi bị hai vị Hồng Y gây sức ép; nhưng bất kỳ sự ngạc nhiên nào như vậy đều tố cáo sự thiếu hiểu biết về người đàn ông này. Đức Tổng Giám Mục Gomez là một người trầm lặng và nhẹ nhàng, không tìm kiếm ánh đèn sân khấu; ngài không phải là một người viết các tweets tài ba; và ngài không thích đối đầu. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý hơn, ngài là một người có đức tin sâu sắc và lòng đạo đức vững chắc, là người đã nhận thức rõ vào tháng 11 rằng tình hình đã đạt đến điểm uốn và rằng uy tín truyền giáo của Giáo hội đang bị đe dọa vì điều đó. Ngài đưa ra một diện mạo về lòng dũng cảm của Giám mục vào thời điểm một vài người khác - những người thực sự là ngoài lề trong bi kịch này - đang đòi hỏi (với hy vọng là người ta không nhận ra được sự tương tự) một sự tái diễn cách tiếp cận nuông chiều đối với các quan chức Công Giáo được Theodore McCarrick ủng hộ từ lâu, đặc biệt là trong cuộc bầu cử năm 2004.

Trong nhiều tháng qua, một sự đồng thuận đã xuất hiện giữa các giám mục Hoa Kỳ, bao gồm hầu như toàn bộ hàng giáo phẩm lãnh đạo USCCB: Duy trì một bề mặt giả tạo về sự thống nhất giữa các giám mục là điều không đáng để phải hy sinh những sự thật mà Giáo hội phải nói ra. Những điều đó bao gồm sự thật về sự toàn vẹn bí tích của Giáo Hội và sự mạch lạc của Thánh Thể; sự thật về phẩm giá và giá trị bất khả xâm phạm của cuộc sống mỗi con người từ khi thụ thai cho đến khi chết tự nhiên; sự thật về tự do tôn giáo đầy đủ và các quyền lương tâm của những người từ chối hành động chống lại nhân phẩm; và sự thật về mối quan tâm của Giáo hội đối với sức khỏe tâm linh của các quan chức Công Giáo, những người, với bất kỳ mức độ chủ quan nào, lại đang tạo điều kiện cho những tệ nạn luân lý nghiêm trọng.

Trong bài phát biểu nhậm chức thường gây xúc động của mình, Tổng thống Biden đã kêu gọi chúng ta “chấm dứt cuộc nội chiến giữa màu đỏ và màu xanh” và tuyên bố niềm tin của ông rằng “chúng ta có thể làm được điều này nếu chúng ta mở rộng tâm hồn thay vì chai cứng trái tim mình”. Tôi nghi rằng Đức Tổng Giám Mục José Gomez đã được trao cho một bản sao bài diễn văn của tổng thống trước khi ông ấy nói. Nhưng, ơn Chúa quan phòng, tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục vào ngày nhậm chức là một lời mời của một mục tử đối với Tổng thống Biden hãy làm điều đó: hãy mở rộng tâm hồn mình để đón nhận sự trọn vẹn của chân lý Công Giáo. Đức Tổng Giám Mục, cũng như rất nhiều Hồng Y và giám mục đã ủng hộ ngài, xứng đáng được ghi nhận công lao to lớn vì đã can đảm làm điều đó, và sẽ tiếp tục làm việc để biến điểm uốn này thành một thời điểm đổi mới Phúc âm hóa Công Giáo, bất kể giá cả phải trả.


Source:First Things

 
Biden lại xung đột gay gắt với các Giám Mục Mỹ. Tuyên bố phản đối của Đức TGM Timothy Broglio
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:20 28/01/2021


1. Biden lại xung đột gay gắt với các Giám Mục Mỹ. Tuyên bố phản đối của Đức Tổng Giám Mục Timothy Broglio

Hôm thứ Hai, Joe Biden đã lại xung khắc mãnh liệt với các Giám Mục Hoa Kỳ khi bãi bỏ lệnh cấm chuyển đổi giới tính trong quân đội, để cho phép các quân nhân được phục vụ trên cơ sở giới tính tự khai của họ.

Hôm 25 tháng Giêng, Tòa Bạch Ốc thông báo rằng Biden đã ký một sắc lệnh hành pháp đảo ngược một số mệnh lệnh từ thời Tổng thống Trump về việc phục vụ của người chuyển giới trong quân đội.

Các sắc lệnh trước đây của Tổng thống Trump đã cấm chuyển đổi giới tính trong thời gian tại ngũ và cấm chấp nhận những tân binh với chẩn đoán là mắc chứng rối loạn giới tính.

Tuyên bố của Tòa Bạch Ốc viết:

“Tổng thống Biden tin rằng bản sắc giới tính không thể là một rào cản đối với các quân nhân tại ngũ và rằng sức mạnh của nước Mỹ được tìm thấy ở sự đa dạng.”

Lệnh của Biden nghiêm cấm một số hành động quân sự được thực hiện đối với các quân nhân chuyển đổi giới tính, chẳng hạn như “tách rời không tự nguyện, buộc giải ngũ và từ chối cho tái nhập ngũ hoặc tiếp tục phục vụ”. Lệnh mới cho phép quân nhân được “phục vụ theo bản sắc giới tính của họ, thay vì giới tính sinh học, sau khi quá trình chuyển đổi hoàn tất”.

Tổng thống Trump công bố lệnh cấm chuyển giới trong quân đội vào năm 2017 vì điều này đe dọa sức mạnh quân đội. Dưới thời Obama đã xảy ra các trường hợp nam quân nhân chuyển giới thành nữ quân nhân để né tránh khi đơn vị được phân công tham gia vào chiến trường Trung Đông. Một đánh giá năm 2016 của RAND Corporation ước tính có khoảng 2,450 quân nhân đã chuyển giới trong thời gian tại ngũ trong số khoảng 1.3 triệu binh sĩ Hoa Kỳ.

Vào tháng Giêng năm 2019, Tòa Án Tối Cao tuyên bố ủng hộ lệnh cấm của Tổng thống Trump không cho quân nhân tại ngũ chuyển giới và cấm quân đội không được tuyển mộ người chuyển giới.

Tuy nhiên, trong những tháng tiếp theo Bộ Quốc phòng đã công bố một chính sách mới cho phép những người được xác định là chuyển giới phục vụ trong quân đội, với các điều kiện rất nghiêm nhặt.

Đức Tổng Giám Mục Timothy Broglio, Tổng Giám Mục giáo phận quân đội Mỹ cho biết Giáo hội dạy rằng con người được tạo ra “theo hình ảnh và giống Thiên Chúa”. Ngài nhấn mạnh rằng “những lựa chọn cá nhân trong cuộc sống, cho dù liên quan đến việc bảo vệ thai nhi, sự thánh thiêng của hôn nhân và gia đình, hay sự chấp nhận giới tính sinh học do Chúa tạo ra, không nên chỉ dựa vào các thực tại tạm bợ trên trái đất này mà còn phải tính đến thực tại cuối cùng là chia sẻ sự sống của Thiên Chúa trên thiên đàng”.


Source:Catholic News Agency

2. Fauci cho biết Biden sẽ xung đột dài dài với các Giám Mục khi lật ngược 'chính sách Thành phố Mexico' trong 'những ngày tới'

Tiến sĩ Anthony Fauci nói với ban điều hành của Tổ chức Y tế Thế giới vào ngày 21 tháng Giêng rằng “ trong những ngày tới”, Joe Biden sẽ thu hồi “chính sách Mexico city”. Chính sách này nhằm ngăn chặn nguồn tài trợ của Hoa Kỳ cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài nào chủ trương thực hiện và thúc đẩy phá thai như một hình thức kế hoạch hóa gia đình.

Hành động này sẽ là một phần trong “cam kết rộng rãi hơn của tân tổng thống nhằm bảo vệ sức khỏe phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới tính trong nước và trên toàn thế giới”, Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia và hiện là cố vấn y tế chính của Biden cho biết như trên.

Ông đã đưa ra những lời bình luận này sau khi được chọn làm trưởng phái đoàn Hoa Kỳ tại Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO.

Được Tổng thống Ronald Reagan công bố lần đầu tiên trong một cuộc họp quốc tế ở Mexico City, chính sách này đã được các tổng thống đảng Cộng hòa ủng hộ kể từ đó và bị lật đổ bởi các tổng thống đảng Dân chủ.

Theo lệnh hành pháp vào ngày 23 tháng Giêng năm 2017, Tổng thống Donald Trump đã khôi phục chính sách đã bị người tiền nhiệm của ông, Tổng thống Barack Obama đình chỉ và ông đã mở rộng nó để tạo ra Chính sách Bảo vệ Cuộc sống trong Hỗ trợ Y tế Toàn cầu.

Tháng 8 năm ngoái, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh lúc đó là Alex Azar đã ban hành báo cáo thứ hai của chính quyền về việc thực hiện chính sách mở rộng. Ông cho biết thấy phần lớn các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, cụ thể 1,285 trong số 1,340 tổ chức đã phải tuân thủ chính sách của Tổng thống Trump, góp phần cứu sống hàng trăm triệu thai nhi trong những năm cầm quyền của Tổng thống Trump.

Trong một cuộc phỏng vấn với thông tấn xã CNS của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ ngay sau cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11, Mary FioRito của Trung Tâm Đạo Đức và Chính Sách Công Cộng nhận xét rằng:

“Quan điểm của Biden hoàn toàn không phù hợp với công chúng Mỹ, vì đa số người Mỹ, thậm chí một số người xác định là những người ‘phò lựa chọn’ tức là ‘phò phá thai’, cũng không muốn tiền thuế của họ được sử dụng cho các chương trình đẩy mạnh việc phá thai như một phương pháp kế hoạch hóa gia đình”. Việc dùng tiền thuế dân để đẩy mạnh việc phá thai ở hải ngoại càng đi ngược lại lòng dân hơn nữa.

Nhóm Biden cũng đã tuyên bố sẽ bãi bỏ Tu chính án Hyde lâu đời, trong đó cấm dùng tiền thuế liên bang trực tiếp tài trợ cho hoạt động phá thai theo yêu cầu.


Source:Crux

3. Tòa án tối cao ra phán quyết có lợi cho tù nhân yêu cầu linh mục khi hành quyết

Hôm 25 tháng Giêng, Tòa án Tối cao đã ra phán quyết có lợi cho một tử tù Công Giáo yêu cầu sự hiện diện của một linh mục khi anh ta bị hành quyết.

Trong một loạt các lệnh được đưa ra vào sáng thứ Hai, tòa án đã bác bỏ phán quyết của Tòa án Phúc thẩm thứ Năm của Hoa Kỳ đối với Ruben Gutierrez, một tử tù Công Giáo ở Texas thách thức việc tiểu bang này cấm các tuyên úy có mặt tại các vụ hành quyết.

Ngoài việc bác bỏ phán quyết của Tòa án Phúc thẩm thứ Năm, Tòa án Tối cao cũng gửi trường hợp của Gutierrez trở lại các tòa án cấp dưới để xem xét lại, vì có nhiều nghi vấn trong bản án.

Ruben Gutierrez, bị dự trù tử hình vào lúc 5 giờ chiều ngày thứ Ba 16 tháng 6, năm ngoái 2020 tại nhà tù Cameron, Texas. Tuy nhiên, trong một diễn biến thật hi hữu, vào lúc 4g 15 chiều cùng ngày, tức là chỉ còn 45 phút nữa là thi hành án, Tòa Án Tối Cao ra lệnh ngưng thi hành án.

Lý do ngưng thi hành án là vì Bộ Cải Huấn tiểu bang từ chối không cho phép một linh mục Công Giáo tháp tùng với anh ta trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời.

Ruben Gutierrez sinh ngày 10 tháng 6 năm 1977. Vào ngày 5 tháng 9 năm 1998, tại Brownsville, Texas, y và hai đồng phạm đã vào văn phòng của bà Escolastica Harrison, một phụ nữ gốc Tây Ban Nha 85 tuổi với ý định cướp tiền của bà được giữ trong một két sắt. Nạn nhân bị đánh liên tiếp và đâm nhiều nhát vào đầu, khiến bà tử vong. Đối tượng và đồng phạm đã trốn khỏi nơi cư trú với ít nhất là 56, 000 Mỹ Kim. Ngày 14 tháng 5, 1999 cả ba tên bị bắt và bị giam giữ tại Trung Tâm Cải Huấn Cameron, Texas.

Gutierrez đã nhất mực kêu oan, nói rằng anh ta tham gia vào vụ cướp nhưng không thực hiện hành vi giết Harrison.

Anh ta đã yêu cầu tuyên úy Công Giáo của nhà tù của anh ta có mặt trong phòng hành quyết khi anh ta chết. Yêu cầu của Gutierrez đã bị từ chối do một lệnh của tiểu bang vào năm 2019 cấm các tuyên úy có mặt trong phòng hành quyết.

Mùa hè năm ngoái, Hội đồng Giám mục Công Giáo Texas đã gọi việc tiểu bang từ chối tuyên úy cho Gutierrez là “một sự từ chối nghiêm trọng về khả năng được tha thứ và cứu chuộc trong khi tiểu bang thực hiện hành vi bạo lực”

Đức Cha Daniel Flores, Giám Mục Brownsville, Texas, nói rằng quyết định của tiểu bang là “tàn nhẫn và vô nhân đạo”.


Source:Catholic News Agency