Ngày 27-01-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Bậc độc thân Linh mục
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.
10:45 27/01/2015
BẬC ĐỘC THÂN LINH MỤC

1. Theo các sách Tin Mừng, khi Đức Giê-su gọi các môn đệ đầu tiên để làm cho các ông thành những kẻ “lưới người như lưới cá” (Mt 4,19 ; Mc 1,17 : x Lc 5,10}, các ông đã bỏ mọi sự và đi theo Người. (Lc 5,11 ; x Mt 4,20..22 ; Mt 1,18-20)

Đức Giê-su kể ra tất cả những dứt bỏ cần thiết vì Người và vì Tin Mừng , không phải chỉ dứt bỏ của cải vật chất như nhà cửa, ruộng vườn mà cả những người mình yêu quí nhất như ông bà, cha mẹ, con cái, anh chị em, bạn hữu (Lc 18,20).

Hai thứ đòi hỏi

Đức Giê-su đã không đòi các môn đệ của mình phải từ bỏ triêt để đời sống gia đình, dù đòi ai nấy phải dành chỗ nhất trong trái tim mình cho Người : “Ai yêu cha mẹ hơn Thầy thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai, con gái hơn Thấy thì không xứng với Thầy.” (Mt 10,17). Sự đòi hỏi phải từ bỏ cách thiết thực là dành riêng cho những ai muốn sống đời thánh hiến trong hàng linh mục hay bậc tu trì. Được Đức Giê-su kêu gọi, Gia-cô-bê, con ông Dê-bê-đê và Gio-an, em ông không chỉ bỏ thuyền, nơi các ông đang vá lưới, mà còn bỏ cả cha, người đang ở với các ông lúc bấy giờ (Mt 4,22 ; x Mc 1,20).

Những sự việc trên giúp chúng ta hiểu tại sao có luật của Hội Thánh về bậc độc thân. Thật vậy, Hội Thánh đã nghĩ và còn nghĩ rằng bậc dộc thân linh mục nằm trong lý đương nhiên của đời thánh hiến, hoàn toàn thuộc về Chúa Ki-tô, nhằm thực hiện cách ý thức lệnh truyền về đời sống thiêng liêng và công cuộc rao giảng Tin Mừng.

2. Tự nguyện sống độc thân

Trong Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu, đoạn nói về việc xa cách, từ bỏ người thân, Đức Giê-su dùng một kiểu nói sê-mít để chỉ một sự từ bỏ cần thiết khác vì Nước Trời là từ bỏ gia đình :”Có những người tự ý không kết hôn vì Nước Trời” ((Mt 19,12), nghĩa là tự nguyện sống độc thân để có thể hoàn toàn phục vụ Tin Mừng Nước Thiên Chúa (Mt 4,23 ; 9, 35 ; 24,34). Trong thư thứ nhất gửi tín hữu Co-rin-tô, thánh Phao-lô quả quyết mình đã dứt khoát chọn con đường này vì sự ăn ý chặt chẽ với quyết định trên : “Tôi muốn anh chị em không phải bận tâm lo lắng điều gì. Đàn ông không có vợ thì chuyên lo việc Chúa : họ tìm cách làm đẹp lòng Người, còn người có vợ thì lo lắng việc đời : họ tìm cách làm đẹp lòng vợ, thế là họ bị chia đôi” (1 Cr 7, 32-34) Đã hẳn, ai được gọi làm linh mục thì không được chia đôi. Công Đồng dạy : “Hiến mình sống đời độc thân phát xuất từ truyền thống đến từ Đức Ki-tô là điều đặc biệt thích hợp với đời sống linh mục. Nó vừa là dấu hiệu vừa là động lực của đức ái mục tử, một nguồn mạch phong phú sức sống thiêng liêng trên thế giới (PO 16).

Bên Hội Thánh Đông Phương, có nhiều linh mục lập gia đình cách chính đáng theo luật của họ. Nhưng các giám mục và nhiều linh mục vẫn sống độc thân. Sự khác biệt về kỷ luật giữa Hội Thánh Đông Phương và Tây Phương gắn liền với những điều kiện về thời gian và không gian. Theo sự xét đoán của Hội Thánh Công Giáo, sự đòi hỏi tiết dục hoàn toàn không phải là đòi hỏi của chính bản tính chức linh mục. Nó không thuộc về yếu tính của chức linh mục xét theo Bí Tích Truyền Chức và không bị áp đặt tuyệt đối cho mọi Hội Thánh. Tuy nhiên, nếu xét theo sự xứng hợp nên chăng thì tiết dục rất thích hợp với những đòi hỏi của Bí Tích Truyền Chức. Nó hợp với lý đương nhiên của việc hiến thánh.

3. Chúa Giê-su, gương mẫu đời hiến thánh

Lý tưởng cụ thể của bậc đời hiến thánh này là chính Chúa Giê-su, gương mẫu của tất cả mọi người, đặc biệt các linh mục. Chúa Giê-su đã sống độc thân và đã cống hiến tất cả sức lực của mình cho công cuộc rao giảng Nước Thiên Chúa và phục vụ loài người với tâm hồn rộng mở. Người đã sống độc thân vì Nước Trời (Mt 19,12), đã đặt ra một định hướng và định hướng này đã được nhiều người đi theo. Dựa vào Các Sách Tin Mừng, Nhóm Mười Hai là những người đầu tiên tham gia chức linh mục của Chúa Giê-su, nên các ông đã từ bỏ đời sống gia đình để đi theo Người. Các sách đó không bao giờ nói đến vợ con của các ông, dù thứa biết trước khi được Đức Giê-su kêu gọi, Ông Phê-rô đã có gia đình (Mt 8,14 : Mc 1.30 ; Lc 4,38).

4. Đề nghị trước khi thành luật

Đối với chức linh mục mới, Đức Giê-su không công bố luật mà chỉ đề nghị lý tưởng độc thân. Lý tưởng này mỗi lúc một được xác định trong Hội Thánh. Trong giai doạn đầu Ki-tô Giáo phổ biến và phát triển, một số dông linh mục có gia đình, được tuyển chọn và truyền chức theo nếp truyền thống Do-thái. Trong các thư gửi môn đệ Ti-mô-thê (1Tm 3 2-3) và Ti-tô (Tt 1,6), Thánh Phao-lô yêu cầu những ai được chọn làm linh mục phải là những người cha gương mẫu, những người chồng chỉ có một đời vợ. Đó là thời kỳ Hội Thánh đang được tổ chức, đang trong thời kỳ thử nghiệm xem điều gì thích hợp với lý tưởng và lời khuyên của Chúa hơn cả, xét về kỷ luật đời sống. Từ kinh nghiệm và suy nghĩ, Hội Thánh thấy kỷ luật về bậc độc thân mỗi ngày một thêm sáng tỏ và dần dà đã đặt độc thân thành luật trong Hội Thánh. Đó không phải chỉ là hiệu quả của một sự kiện pháp lý và kỷ luật, mà chính là sự chín muồi về ý thức của Hội Thánh trong vấn đầ nên chăng của bậc độc thân linh mục, vì những lý do không những có tính lịch sử và thực hành, mà còn phát xuất từ nhận thức mỗi lúc một rõ hơn giữa bậc độc thân và những đòi hỏi của chức linh mục.

5. Thích hợp và nên chăng

Công Đồng Va-ti-ca-nô II nêu lên những lý do về sự xúng hợp mật thiết giữa bậc độc thân và chức linh mục : “Bằng cách giữ mình đồng trinh hay sống độc thân vì Nước Trời, các linh mục tận hiến cho Chúa Ki-tô một cách mới mẻ đặc biệt. Các vị dễ gắn bó với Người hơn mà khộng bị phân chia, được tự do hơn để tận hiến cho Người và nhờ Người mà phục vụ Thiên Chúa và nhân loại, sẵn sàng mau mắn hơn trong việc phục vụ Triều Đại Người và công trình tái sinh sức sống siêu nhiên, có khả năng đón nhận tình phụ tử rộng rãi hơn trong Chúa Ki-tô. Khi gợi lại những hy lễ nhiệm mầu như Chúa muốn mà hôn lễ của Hội Thánh với Phu Quân duy nhất là một, các vị trở thành dấu hiệu sống động của thế giới tương lai đã hiện diện nhờ đức tin và đức ái, nơi con cái loài người sẽ không còn lấy vợ lấy chồng nữa” (PO 16 ; x Pastores do vobis 29, 50).

Đó là những lý do giúp mọi người nâng cao tâm hồn lên. Có thể tóm tắt những nét cốt yếu như sau : gắn bó hoàn toàn với Chúa Ki-tô, yêu mến và phụng sự Người với một tấm lòng không bị chia đôi (1 Cr 7, 32-33), luôn sẵn sàng phục vụ Vương Quốc của Thiên Chúa và hoàn thành những nhiệm vụ của linh mục trong Hội Thánh, sống một đời sống giống với đời sống ở bên kia thế giới một cách gương mẫu hơn. Điều đó có giá trị trong mọi thời và được coi như lý do và tiêu chuẩn cho mọi phán đoán và lựa chọn phù hợp với lời kêu mời từ bỏ mọi sự của Chúa Giê-su. Vì vậy Thượng Hội Đòng Giám Mục năm 1971 xác quyết : “Luật độc thân linh mục đang có hiệu lực trong Hội Thánh La Tinh phải được tuân hành trọn vẹn.” (Ench. Vat. IV, 1219) Vì thế, những năm gần đây, dù có những vận động và đòi hỏi quyết liệt của một số giáo dân và linh mục, luật này vẫn được duy trì.

6. Những trở ngại

Quả thật, luật độc thân hiện nay đang gặp những trờ ngại đôi khi rất trầm trọng trong các điều kiện chủ quan cũng như khách quan của linh mục. Hội Thánh đã cứu xét, nhưng nghĩ rằng có thể vượt qua được các khó khăn, nếu các linh mục tăng thêm đời sống nội tâm nhờ cầu nguyên, hy sinh, hãm mình, từ bỏ, mến Chúa yêu người và những trợ giúp khác tạo thế quân bình trong các mối tương giao với giáo dân, linh mục, giám mục, các đoàn thể trong giáo xứ và cộng đồng tín hữu.

Hội Thánh đang phải phải đương đầu với các đòi hỏi, phê bình và chỉ trích của một số thành phần bên trong cũng như bên ngoái. Để đối phó với não trạng, xu hướng và những quyến rũ của thế giới hiện đại, Hội Thánh luôn tỏ ra gắn bó và trung thành với lý tưởng Tin Mừng, vì nghĩ rằng ý thức về một sự hiến thánh hoàn toàn đã chín muồi trong bao thế kỷ vẫn còn lý do để tồn tại và hoàn thiện mỗi ngày một hơn.

Hội Thánh biết rõ và nhắc lại cho các linh mục và giáo dân rằng việc giữ luật độc thân rất thích hợp với chức linh mục của Tân Ước đã được Chúa ban cho, miễn là tất cả những ai thông phần chức tư tế của Đức Ki-tô nhờ Bí Tích Truyền Chức và toàn thể Hội Thánh, khiêm nhường và tha thiết khẩn xin (PO 16).

Vậy, cần phải xin ơn hiểu biết về giá trị của bậc độc thân linh mục và kiên trì gắn bó tuyệt đối với con người và công trình cứu chuộc của Chúa Ki-tô, đồng thời cầu xin cho biết cách triệt để từ bỏ. Hạnh phúc thay ai hiểu biết và bước đi trên con đường này.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Toàn văn Sứ điệp Mùa Chay 2015 của Đức Thánh Cha Phanxicô
LM. Trần Đức Anh OP dịch
11:01 27/01/2015
Toàn văn Sứ điệp Mùa Chay 2015 của Đức Thánh Cha Phanxicô

”Anh chị em hãy củng cố tâm hồn” (Gc 5,8)

Anh chị em thân mến,

Mùa Chay là một mùa canh tân đối với Giáo Hội, các cộng đoàn và mỗi tín hữu. Nhưng trên hết Mùa Chay là ”một mùa ân thánh' (2 Cr 6,2). Thiên Chúa không yêu cầu chúng ta điều gì mà trước đó Ngài không ban cho chúng ta: ”Chúng ta yêu mến vì Chúa đã yêu thương chúng ta trước” (1 Ga 4,19). Chúa không dửng dưng đối với chúng ta. Chúa quan tâm đến mỗi người chúng ta, Ngài biết đích danh chúng ta, chăm sóc và tìm kiếm chúng ta khi chúng ta bỏ Ngài. Chúa chú ý đến mỗi người chúng ta; tình thương ngăn cản không để cho Chúa dửng dưng đối với những gì xảy đến cho chúng ta. Nhưng xảy ra là khi chúng ta an mạnh và cảm thấy thoải mái, thì chắc chắn chúng ta quên những người khác (điều mà Chúa Cha không bao giờ làm), chúng ta không quan tâm đến những vấn đề của người khác, những đau khổ và bất công họ đang chịu... lúc ấy tâm hồn chúng ta rơi vào thái độ dửng dưng: trong khi tôi tương đối an mạnh và thoải mái, thì tôi quên những người không được an mạnh. Thái độ ích kỷ, dửng dưng này ngày nay có một chiều kích toàn cầu, đến độ chúng ta có thể nói đó là một thứ hoàn cầu hóa sự dửng dưng. Đó là một bất hạnh chúng ta cần đương đầu trong tư cách là Kitô hữu. Khi Dân Chúa trở về với tình thương của Chúa, thì họ tìm được những câu trả lời cho những vấn nạn mà lịch sử luôn đề ra cho họ. Một trong những thách đố khẩn cấp nhất mà tôi muốn dừng lại trong Sứ Điệp này chính là thách đố hoàn cầu hóa sự dửng dưng.

Dửng dưng đối với tha nhân và với Thiên Chúa cũng là một cám dỗ thực sự đối với các Kitô hữu chúng ta. Vì thế, trong mỗi Mùa Chay chúng ta cần nghe lời kêu của các Ngôn Sứ lên tiếng và thức tỉnh chúng ta. Thiên Chúa không dửng dưng đối với thế giới, Chúa yêu thương thế giới đến độ ban Con của Ngài để cứu độ mỗi người. Trong cuộc nhập thể, trong cuộc sống trần thế, trong cái chết và sống lại của Con Thiên Chúa có mở ra vĩnh viễn cánh cửa giữa Thiên Chúa và con người, giữa trời và đất. Và Giáo Hội như bàn tay giữ cho cánh cửa ấy mở rộng nhờ việc công bố Lời Chúa, cử hành các Bí tích, nhờ làm chứng tá đức tin hữu hiệu trong đức bác ái (Xc Gl 5,6). Tuy nhiên, thế giới có xu hướng khép kín vào mình và đóng kín cánh cửa qua đó Thiên Chúa đi vào thế giới và thế giới đến cùng Chúa. Vì thế bàn tay, là Giáo Hội, không bao giờ được ngạc nghiên nếu bị phủ nhận, bị đè bẹp và bị thương.

Vì vậy Dân Chúa cần canh tân, để không trở nên dửng dưng và không khép kín vào mình. Tôi muốn đề nghị với anh chị em 3 bước suy tư để đạt tới sự canh tân.

1. ”Nếu một chi thể đau, thì tất cả các chi thể khác cũng đau” (1 Cr 12,26) - Giáo Hội
Tình thương của Thiên Chúa phá vỡ thái độ khép kín chết chóc là sự dửng dưng, tình thương ấy được Giáo Hội trao tặng cho chúng ta qua giáo huấn, và nhất là qua chứng tá của Giáo Hội. Nhưng chúng ta chỉ có thể làm chứng về điều mà trước đó chúng ta cảm nghiệm. Kitô hữu là người để Thiên Chúa mặc cho chiếc áo lòng từ nhân và thương xót của Ngài, mặc lấy Chúa Kitô, để trở nên giống Chúa, là Tôi Tớ của Thiên Chúa và loài người. Phụng vụ Thứ Năm Tuần Thánh nhắc rõ điều đó cho chúng ta qua nghi thức rửa chân. Thánh Phêrô không muốn Chúa Giêsu rửa chân cho Ông, nhưng rồi đã hiểu rằng Chúa Giêsu không muốn đó chỉ là một ví dụ về cách thức chúng ta phải rửa chân cho nhau. Chỉ có người nào để cho Chúa Kitô rửa chân trước thì mới có thể thi hành việc phục vụ này. Chỉ người nào được ”dự phần” với Ngài (Ga 13,8) thì mới có thể phục vụ con người.

Mùa Chay là mùa thuận tiện để chúng ta để cho Chúa Kitô phục vụ và nhờ đó trở nên như Chúa. Điều này xảy ra khi chúng ta lắng nghe Lời Chúa và khi chúng ta lãnh nhận các bí tích, đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể. Trong đó chúng ta trở thành điều mà chúng ta lãnh nhận: trở nên Mình Chúa Kitô. Trong thân mình này, không có chỗ cho sự dửng dưng dường như thường ngự trị trong tâm hồn chúng ta. Vì ai thuộc về Chúa Kitô thì cũng thuộc về một thân mình duy nhất và trong Chúa chúng ta không thể dửng dưng đối với nhau. ”Vì thế nếu một chi thể đau, thì tất cả các chi thể cùng đau chung; và nếu một chi thể được vinh dự thì tất cả các chi thể khác cùng vui mừng với chi thể ấy” (1 Cr 12,26).

Giáo Hội là cộng đồng hiệp thông của các thánh vì các thánh tham dự vào cộng đồng ấy, và cũng vì đó là một sự hiệp thông những sự thánh: tình thương của Thiên Chúa được tỏ lộ cho chúng ta trong Chúa Kitô và tất cả các hồng ân của Chúa. Trong số các hồng ân này cũng có câu trả lời của những người để cho mình được tình thương của Chúa chiếm hữu. Trong cộng đồng hiệp thông của các thánh và trong sự tham dự vào những sự thánh, không ai sở hữu riêng cho mình, nhưng những gì họ có là để cho tất cả. Và vì chúng ta được liên kết với nhau trong Chúa, chúng ta cũng có thể làm được một cái gì đó cho những người ở xa, cho những người mà tự sức riêng chúng ta không bao giờ có thể đạt tới họ, vì cùng với họ và cho họ chúng ta cầu xin Thiên Chúa để tất cả chúng ta đều cởi mở đối với công trình cứu độ của Chúa.

2. ”Em ngươi ở đâu?” (St 4,9) - Các giáo xứ và các cộng đoàn
Những điều nói về Giáo Hội hoàn vũ thì cũng cần được biểu lộ trong đời sống của các giáo xứ và cộng đoàn. Trong các thực tại Giáo Hội này, chúng ta có làm cho mọi người cảm nghiệm được họ là thành phần của một thân mình duy nhất hay không? Đó có phải là một thân mình cùng lãnh nhận và chia sẻ những gì Thiên Chúa muốn ban hay không? Đó có phải là một thân mình biết và chăm sóc những phần tử yếu đuối nhất, nghèo khổ và bé nhỏ nhất hay không? Hoặc chúng ta chạy trốn trong một tình yêu đại đồng, dấn thân nơi xa xăm nhưng lại quên người nghèo Lazzaro ngồi ngay trước cánh cửa khép kín của nhà mình hay không? (Xc Lc 16,19-31).

Để lãnh nhận và làm cho những gì Chúa ban cho chúng ta được sinh hoa kết trái hoàn toàn, cần phải vượt qua những ranh giới của Giáo Hội hữu hình theo hai chiều hướng.

- Thứ nhất, bằng cách liên kết trong kinh nguyện với Giáo Hội thiên quốc. Khi Giáo Hội trần thế cầu nguyện, thì thiết lập một sự hiệp thông phục vụ và mưu ích cho nhau, bay lên trước nhan Thiên Chúa. Cùng với các thánh đã tìm được sự sung mãn trong Thiên Chúa, chúng ta là thành phần cộng đồng hiệp thông ấy, trong đó tình thương chiến thắng dửng dưng. Giáo Hội thiên quốc không chiến thắng vì đã quay lưng lại với những đau khổ của trần thế và vui hưởng một mình. Đúng hơn, các thánh đã có thể chiêm ngắm và vui mừng vì sự kiện, nhờ cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu, các vị đã vĩnh viễn chiến thắng thái độ dửng dưng, sự cứng lòng và oán thù. Bao lâu chiến thắng ấy của tình thương chưa thấm nhập vào toàn thể thế giới, thì các thánh còn đồng hành với chúng ta là những người lữ hành. Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Tiến sĩ Hội Thánh, đã viết với lòng xác tín rằng niềm vui trên trời vì chiến thắng của Tình thương chịu đóng đanh sẽ không trọn vẹn bao lâu còn một người trên trần thế phải chịu đau khổ và rên xiết: ”Con hy vọng sẽ không ngồi yên mà không làm gì trên trời, mong ước của con là còn tiếp tục làm việc cho Giáo Hội và cho các linh hồn” (Thư 254 ngày 14-7-1897).

Cả chúng ta cũng tham dự vào công phúc và niềm vui của các thánh và các ngài tham dự vào cuộc chiến đấu cũng như mong ước của chúng ta muốn được an bình và hòa giải. Niềm vui của các thánh vì chiến thắng của Chúa Kitô Phục Sinh là động lực thúc đẩy chúng ta vượt thắng bao nhiêu hình thức dửng dưng và cứng lòng.

Đàng khác, mỗi cộng đoàn Kitô được kêu gọi hãy vượt qua ngưỡng cửa nối kết họ với xã hội xung quanh, với những người nghèo và những người xa xăm. Giáo Hội tự bản chất là thừa sai, không co cụm vào mình, nhưng được sai tới tất cả mọi người. Sứ mạng của Giáo Hội là kiên nhẫn làm chứng về Đấng muốn mang tất cả thực tại và mỗi người về cùng Chúa Cha. Sứ mạng truyền giáo là điều mà tình thương không thể im lặng. Giáo Hội theo Chúa Giêsu Kitô trên con đường dẫn Giáo Hội tới con người, cho đến tận bờ cõi trái đất (Xc Cv 1,8). Như thế chúng ta có thể nhìn thấy nơi tha nhân người anh chị em mà Chúa Kitô đã chịu chết và sống lại cho họ. Những gì chúng ta nhận lãnh, thì chúng ta cũng lãnh nhận cho họ. Cũng thế, những gì những người anh chị em ấy sở hữu, chính là một món quà cho Giáo Hội và cho toàn thể nhân loại.

Anh chị em thân mến, tôi nồng nhiệt mong ước sao cho các nơi mà Giáo Hội hiện diện, - đặc biệt là các giáo xứ và cộng đoàn của chúng ta, - trở thành những hải đảo từ bi giữa lòng biển cả dửng dưng!

3. ”Anh chị em hãy cũng cố tâm hồn!” (Gc 5,8) - mỗi tín hữu
Cả với tư cách cá nhân, chúng ta cũng bị cám dỗ dửng dưng. Chúng ta bị tràn ngập những tin tức và hình ảnh kinh hoàng thuật cho chúng ta đau khổ của con người và đồng thời chúng ta cảm thấy mình không có khả năng can thiệp. Phải làm gì để không bị cái vòng kinh hoàng và bất lực ấy cuốn mất?

Trước tiên, chúng ta có thể cầu nguyện trong tình hiệp thông của Giáo Hội trần thế và thiên quốc. Chúng ta đừng coi nhẹ sức mạnh kinh nguyện của bao nhiêu người! Sáng kiến 24 giờ cho Chúa, mà tôi cầu mong sẽ được cử hành trong toàn thể Giáo Hội, kể cả ở cấp độ giáo phận, trong những ngày 13 và 14-3 tới đây, muốn biểu lộ sự cần thiết phải cầu nguyện.
Tiếp đến, chúng ta có thể giúp đỡ bằng những việc bác ái, đối với những người ở gần cũng như những người ở xa, nhờ bao nhiêu tổ chức bác ái của Giáo Hội. Mùa Chay là mùa thuận tiện để chứng tỏ sự quan tâm tới tha nhân qua một cử chỉ, dù là nhỏ bé nhưng cụ thể, nói lên sự tham dự của chúng ta vào nhân loại chung.

Thứ ba, sự đau khổ của tha nhân là một lời mời gọi hoán cải, vì nhu cầu của người anh em nhắc nhở cho tôi sự mong manh của đời tôi, sự lệ thuộc của tôi đối với Thiên Chúa và các anh chị em. Nếu chúng ta khiêm tốn cầu xin ơn Chúa và chấp nhận khả năng giới hạn của mình, thì chúng ta sẽ tín thác nơi tiềm năng vô biên chứa đựng trong tình thương của Thiên Chúa. Và chúng ta có thể chống lại cám dỗ của ma quỷ làm chúng ta tưởng mình có thể tự mình cứu thoát bản thân và thế giới.

Để khắc phục sự dửng dưng và sự tự phụ toàn năng của chúng ta, tôi muốn xin tất cả mọi người hãy sống Mùa Chay này như một hành trình huấn luyện tâm hồn, như ĐGH Biển Đức 16 đã nói (Thông điệp Deus caritas est, 31). Có một con tim từ bi không có nghĩa là có một tâm hồn yếu đuối. Ai muốn từ bi thì cần một con tim mạnh mẽ, kiên vững, khép kín đối với kẻ cám dỗ, nhưng cởi mở đối với Thiên Chúa. Một con tim để cho Thánh Linh thấu nhập và dẫn đi trên những con đường tình thương đưa tới các anh chị em. Xét cho cùng, đó là một con tim nghèo, nghĩa là nhận biết sự nghèo hèn của mình và xả thân cho tha nhân.

Vì thế, anh chị em thân mến, tôi muốn cùng với anh chị em cầu xin Chúa Kitô trong Mùa Chay này: ”Fac cor nostrum secundum cor tuum”, xin làm cho trái tim chúng con được nên giống Trái Tim Chúa” (Lời cầu trong Kinh cầu Thánh Tâm Chúa Giêsu). Như thế chúng ta sẽ có một con tim mạnh mẽ và từ bi, tỉnh thức và quảng đại, không để nó khép kín vào mình, không rơi vào vực thẳm của nạn hoàn cầu hóa sự dửng dưng.

Với mong ước ấy, tôi hứa cầu nguyện để mỗi tín hữu và mỗi cộng đoàn Giáo Hội tiến bước trong hành trình Mùa Chay với nhiều thành quả, và tôi xin anh chị em cầu nguyện cho tôi. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em và xin Đức Mẹ gìn giữ anh chị em.
Vatican ngày 4 tháng 10 năm 2014

Lễ Thánh Phanxicô Assisi
(LM. Trần Đức Anh OP dịch từ nguyên bản tiếng Ý)
 
Lại chuyện bà Nancy Pelosi, bị ĐTGM San Francisco quở mắng công khai.
Trần Mạnh Trác
18:55 27/01/2015


Chuyện về bà Pelosi thì dài và buồn cười lắm, nhưng khổ nỗi vì bà ta là một người 'có tai có tiếng' cho nên người ta phải bàn về bà.

Bà là dân biểu đơn vị San Francisco, từng là chủ tịch Hạ Viện khi đảng Dân Chủ còn giữ đa số. Khi đảng này thất thế, thông thường các vị chủ tịch bị mất ghế thì về hưu, nhưng bà ấy vẫn ở lại, giữ lấy chức thủ lãnh khối thiểu số.

Mặc dù bà Pelosi tự mô tả mình là một "người Công Giáo mộ đạo và siêng năng," nhưng mọi giới chức Công Giáo đều chỉ trích bà vì lập trường phá thai cuả bà. Đến nỗi ngay cả ở Vatican, Đức Hồng Y Raymond Leo Burke lúc còn là tổng trưởng Tối cao Pháp viện, đã nêu lên ý kiến là bà ấy nên bị dứt phép thông công thì tốt hơn (năm 2013).

Bà ấy là một thí dụ hoàn hảo cuả trường hợp mà một người Công Giáo tách rời những gì mình tin với cách sống hàng ngày, Đức Hồng Y nói:

"Đây là một ví dụ điển hình về những gì mà 'Chân Phước' (nay là Thánh) Gioan Phaolô II gọi là tình hình của một người Công Giáo, đã ly dị đức tin của mình ra khỏi đời sống công cộng và do đó không phục vụ anh chị em của mình một cách đúng lẽ - là phải bảo vệ và thúc đẩy sự sống của những trẻ chưa sinh vô tội và không thể tự vệ, bằng cách bảo vệ và thúc đẩy sự toàn vẹn của hôn nhân và gia đình."

Nhớ lại bà Pelosi đã bị từng khiển trách như vậy vào năm 2008 khi bà tuyên bố, "Tôi không nghĩ rằng bất cứ ai có thể cho bạn biết khi nào thì cuộc sống bắt đầu, khi nào thì cuộc sống của con người bắt đầu. Như tôi đã nói, Giáo Hội Công Giáo đã bỏ ra nhiều thế kỷ và vẫn đang còn thảo luận về vấn đề này."

Bà ta chẳng có một tí hiểu biết gì về thần học hay lịch sử cuả Giaó Hội cả, những câu tuyên bố như trên chỉ là những lời 'bịa ra' một cách 'xanh rờn.' Giới báo chí lúc đó đã chế nhạo bà với một 'hỗn danh' là 'thần học gia tự suy tự diễn'.

Các Giám mục Mỹ thì cho biết bà Pelosi đã "bóp méo" giáo huấn của Hội Thánh. Đức Hồng Y Edward Egan, lúc đó là tổng giám mục New York, cho biết Ngài đã cảm thấy "sốc" trước ý kiến đó cuả bà, Ngài nói:

"Những gì mà bà Pelosi nói về thần học và quan điểm cuả Giáo Hội liên quan đến phá thai thì không chỉ là những thông tin sai lạc mà thôi; mà, đặc biệt, là hoàn toàn không thể tin được trong thời buổi hiện tại."



Mới đây, nhân dịp bàn cãi về dự luật hạn chế phá thai những thai kỳ trên 20 tuần, bà đã bị chính vị Giám Mục cuả bà quở trách sau khi bà từ chối không cho biết ý kiến nếu một thai nhi ở tuần thứ 20 có là một con người hay không.

Khi được hỏi trực tiếp bởi một phóng viên, bà hướng câu hỏi vào một khía cạnh khác của cuộc tranh luận.

Một phóng viên của CNS hỏi: "một đứa trẻ chưa sinh lúc ở thai kỳ tuần thứ 20 có phải là một con người không?"

Bà Nancy Pelosi trả lời: "Bạn biết không, những gì chúng ta thường bàn trên diễn đàn Hạ Viện là những điều về việc các chính trị gia có nên xác định những ảnh hưởng đến sức khỏe của một người phụ nữ không, có nên xác định cuộc sống của cô ta, sức khỏe của họ, và vv. Tôi không nghĩ là các chính trị gia nên làm những điều đó. Và đó là lý do tại sao chúng tôi đang rất chống đối những gì đang xảy ra tại Hạ Viện. "

Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của San Francisco đã lên tiếng quở trách bà Pelosi như sau:

"Thực tế khoa học đã chứng minh rằng sự sống con người bắt đầu từ lúc thụ thai, điều này đã được Y Khoa chấp nhận trên 100 năm nay. Giáo huấn Công Giáo thừa nhận thực tế khoa học này, và đã luôn khẳng định việc huỷ diệt một con người vô tội là một sự dữ luân lý nghiêm trọng.

"Giáo Hội ngay từ đầu vẫn đã giảng dạy như thế, và đó là một giảng dạy phù hợp với những thể hiện trong luật tự nhiên, và do đó, không một người Công Giáo nào có một lương tâm tốt có thể đối lập được," Ngài nói.
 
Đức Phanxicô và sự thay đổi quan điểm của Mỹ về người Công Giáo
Vũ Van An
18:53 27/01/2015
Tổng Thống Obama ca ngợi Đức GH Phanxicô trong bài diễn văn về tình trạng liên bang của ông mới đây. Tuy nhiên, ai cũng đã rõ: trong suốt lịch sử Mỹ với gần 50 ông tổng thống thay phiên nhau cai trị đất nước Hoa Kỳ, mới chỉ có 3 ông làm chuyện này. Trước Obama, Johnson nhắc tới Đức Phaolô VI; Clinton nhắc tới Đức Gioan Phaolô II.

Tên tuổi Đức Phanxicô sẽ xuất hiện một lần nữa tại tòa nhà quốc hội Mỹ vào cuối năm nay khi ngài nhận lời mời tới đây đọc diễn văn, đây có lẽ là lần đầu tiên trong lịch sử. Đức TGM Bernardito Auza, thuộc Ủy Ban sắp xếp cuộc tông du Mỹ sắp tới của Đức Giáo Hoàng, cho hay: “Thực sự, ta có thể nói, điểm nổi bật của chuyến thăm Hoa Thịnh Đốn có thể là bài diễn văn ngài đọc với phiên họp lưỡng viện; với các đại diện Thượng và Hạ Nghị Viện”.

Tuy nhiên, bài diễn văn trên sẽ không chỉ là một điểm nổi bật mà thôi. Với một ông phó tổng thống Công Giáo và một ông chủ tịch Hạ Nghị Viện Công Giáo nhìn từ sau lưng ngài, bài diễn văn chắc chắn sẽ là một nhắc nhở sống động việc người Mỹ đã tiến bao xa trong việc khắc phục các thiên kiến và cuồng tín bài Công Giáo lâu đời của họ.

Sự cuồng tín nói trên bao gồm cả TT Thomas Jefferson, người, vào năm 1813, từng viết rằng: “Tôi tin rằng lịch sử chưa bao giờ cho ta một điển hình nào về việc một dân tộc nhiều linh mục lại duy trì được một chính phủ dân sự tự do… Tại mọi quốc gia và trong mọi thời đại, linh mục luôn thù nghịch đối với tự do”.

Trong phần lớn thế kỷ 19, người Công Giáo bị người Mỹ theo chủ trương coi người sinh ra ở địa phương trội hơn người nhập cư (nativists), phần lớn theo Thệ Phản, tố cáo là phá hoại cuộc thử nghiệm dân chủ của Mỹ. Đôi khi những lời tố cáo này kèm theo bạo lực.

Năm 1834, một tu viện tại Charlestown, Mass., đạ bị phóng hỏa. Năm 1844, một cuộc bạo động tại Philadelphia đã khiến 13 thiệt mạng và phá hủy hai nhà thờ. Trong cùng thập niên này, Hiệp Hội Thệ Phản Mỹ được thành lập để tố cáo “các nguyên tắc của bọn giáo hoàng” vì chúng bị coi như “phá sập tự do dân sự và tự do tôn giáo”.

Năm 1835, Lyman Beecher, một nhà giảng thuyết và là viện trưởng một chủng viện, hô hào xua đuổi người Công Giáo khỏi bất cứ khu định cư nào ở Phía Tây khi người Mỹ di chuyển ngày càng đông từ bờ biển Phía Đông tới đó. Oái oăm một điều, con gái ông là Harriet Beecher Stowe, lại là tác giả cuốn “Uncle Tom’s Cabin”, một tiểu thuyết nhằm tố cáo tội ác buôn bán nô lệ tại Hoa Kỳ.

Tổng Thống Ulysses S. Grant công khai lo ngại đối với một đất nước “một đàng thì có lòng yêu nước và thông minh, nhưng đàng khác lại dị đoan, có tham vọng và tham lam “. Vị anh hùng của cuộc Nội Chiến này cũng muốn các trường công lập “không bị pha trộn với thứ giáo huấn vô thần, ngoại đạo hay bè phái”, vốn tiêu cực ám chỉ một cách lộ liễu tới Đạo Công Giáo Rôma.

Năm 1928, Thống Đốc New York, Al Smith, là người Công Giáo đầu tiên tranh cử vào Tòa Bạch Ốc. Trong chiến dịch tranh cử, có cả một làn sóng cuồng tín bài Công Giáo. Người ta sợ ông Smith sẽ nhận lệnh trực tiếp từ giáo hoàng ở Rôma. Một số người cuồng tín còn phao tin rằng giáo hoàng có dự định dọn vào Toà Bạch Ốc nếu Smith trở thành tổng thống. Kết quả: Smith thua Herbert Hoover trong một cuộc thất bại “đất lở” (rất đậm).

Ngay sau này, vào năm 1960, một số mục sư Thệ Phản nổi tiếng, vì sợ một tổng thống Công Giáo, cũng đã vận động chống lại John F. Kennedy. Các mục sự này, trong đó có người quá cố Norman Vincent Peale, tác giả cuốn sách bán chạy nhất “The Power of Positive Thinking”, sợ rằng đức tin Công Giáo của JFK sẽ xung đột với các trách nhiệm tổng thống của ông.

Trong một diễn văn với một nhóm nhà lãnh đạo Thệ Phản ở Houston, Kennedy đã nổi tiếng bác bỏ những lời tố cáo như trên khi xác nhận sự độc lập bản thân và chính trị của ông đối với Giáo Hội Công Giáo trong các vấn đề chính sách công.

Ông chỉ thắng cuộc bầu cử rất xít xao và vẫn là người Công Giáo duy nhất ngụ trong Tòa Bạch Ốc.

Điều đáng lưu ý là Kennedy chỉ gặp Đức Giáo Hoàng có một lần. Khi yết kiến Đức Phaolô VI tại Rôma năm 1963, JFK thận trọng chỉ bắt tay Đức Giáo Hoàng chứ không hôn nhẫn như phép lịch sự thông thường của người Công Giáo.

Trong 50 năm qua, đã có nhiều cuộc gặp gỡ giữa các tổng thống Mỹ và các Đức Giáo Hoàng hơn trước, nhưng mới chỉ có hai vị giáo hoàng thực sự đặt chân vào Tòa Bạch Ốc. Năm 1979, TT Jimmy Carter, một người Baptist Miền Nam, chào đón Đức Gioan Phaolô II tại đây; năm 2008, George W. Bush, một người tin lành tái sinh, nghinh đón Đức Bênêđíctô XVI tại Sân Cỏ Phía Nam.

Dù hai đức Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI quyết định không làm vậy, nhưng các ngài có thể dễ dàng ngủ qua đêm tại Phòng Ngủ Lincoln như những vị khách, một điều không thể nào có được vào thời Jefferson và Grant.

Và khi Đức Phanxicô đọc diễn văn với Quốc Hội Mỹ, thì đây là một dấu chỉ rõ rệt khác cho thấy “thời gian quả đang thay đổi”.
 
Bài giảng tại Santa Marta: Cần cầu xin cho biết thực thi thánh ý Chúa mỗi ngày trong đời ta
Đặng Tự Do
19:09 27/01/2015
Chúng ta cần phải cầu nguyện với Chúa mỗi ngày để hiểu thánh ý muốn, tuân theo và thực hiện hoàn toàn ý muốn Ngài. Đó là thông điệp trọng tâm trong bài giảng Thánh Lễ sáng thứ Ba 27 tháng Giêng tại nhà nguyện Santa Marta.

Dựa trên bài đọc trong ngày, Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của ngài về một trong những nền tảng của đức tin chúng ta: đó là sự vâng phục thánh ý Chúa. Theo Đức Thánh Cha, con đường nên thánh cho mỗi Kitô hữu là thực thi thánh ý Chúa mỗi ngày trong đời ta.

"Chiều ngược lại bắt đầu tại Vườn Địa Đàng với thất bại của Adong khi ông bất tuân thánh ý Chúa. Và sự bất tuân đó giáng tai họa lên toàn thể nhân loại. Cả tội lỗi cũng là những hành vi bất tuân đối với Thiên Chúa, không làm theo thánh ý của Thiên Chúa. Chúa dạy chúng ta rằng tuân phục thánh ý Chúa là con đường phải theo, không có con đường nào khác. Và con đường ấy bắt đầu với Chúa Giêsu trên thiên đường, trong ước muốn tuân phục Chúa Cha. Còn ở trái đất này con đường ấy bắt đầu với Đức Mẹ: Mẹ đã nói gì với các thiên thần nhỉ? ‘Xin hãy làm cho tôi như lời Thánh Thiên Thần truyền’. Và với tiếng ‘Xin Vâng’ ấy với Thiên Chúa, Chúa chúng ta đã bắt đầu hành trình của Ngài giữa chúng ta. "

Nhiều chọn lựa trên chiếc khay

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng, tuy nhiên, vâng theo thánh ý Chúa không phải là dễ dàng. Ngay cả đối với Chúa Giêsu cũng không dễ dàng khi Ngài phải đối mặt với những cám dỗ trong hoang địa hoặc trong Vườn Cây Dầu. Nó cũng chẳng phải là dễ dàng cho các môn đệ của Ngài cũng như cho chúng ta, khi mỗi ngày chúng ta phải đối mặt với một khay của rất nhiều lựa chọn khác nhau và đó là lý do tại sao chúng ta cần ân sủng của Thiên Chúa.

"Tôi có cầu nguyện xin Chúa cho tôi lòng ao uớc thực thi thánh ý Ngài không, hay tôi chỉ tìm kiếm một sự thỏa hiệp vì tôi sợ thánh ý Chúa? Một điều nữa: khi cầu nguyện để biết thánh ý Chúa dành cho tôi và cuộc sống tôi về một quyết định mà tôi phải đưa ra ngay bây giờ. .. có rất nhiều điều trong cách thức mà chúng ta hành xử mọi thứ. ... Hãy cầu nguyện cho lòng ao ước được làm theo ý muốn của Thiên Chúa và cầu nguyện để biết ý muốn của Thiên Chúa. Và khi tôi biết ý muốn của Thiên Chúa rồi, thì hãy cầu nguyện lần thứ ba, để tuân theo thánh ý ấy. Để thực thi thánh ý ấy, chứ không phải là ý riêng tôi, nhưng là ý muốn của Ngài. Và tất cả điều này không dễ đâu. "

Mong muốn làm theo ý muốn của Thiên Chúa

Trong phần kết luận, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng chúng ta cần phải cầu nguyện để có lòng mong muốn làm theo thánh ý của Thiên Chúa, cầu nguyện để biết ý muốn của Thiên Chúa và một khi chúng ta biết điều này, hãy cầu nguyện cho có sức mạnh để đi tới và tuân theo ý muốn của Ngài.

"Chúa ban ân sủng của Ngài cho tất cả chúng ta để một ngày kia Ngài có thể nói về chúng ta như Ngài đã nói về nhóm đông đảo những người đi theo Ngài, những người ngồi xung quanh Ngài, cũng như chúng ta đã nghe trong bài Tin Mừng: "Đây là mẹ tôi và anh chị em của tôi. Ai thi hành thánh ý Thiên Chúa là anh em, chị em tôi và mẹ tôi." Thực thi thánh ý Chúa làm cho chúng ta trở thành một phần trong gia đình của Chúa Giêsu, gồm cha, mẹ, và anh chị em của Ngài."
 
Top Stories
Cardinal Filoni celebrates the 50th anniversary of the diocese of Xuan Loc, ''may families and parishes become God’s families''
Vatican Radio
10:55 27/01/2015
Xuan Loc - "Today I have the joy of celebrating with you the 50th anniversary of the creation of the diocese of Xuan Loc, which took place on October 14, 1965, by decision of the Blessed Pope Paul VI, who at the same time erected the Diocese Phu Cuong, to which also goes my greetings and my best wishes". This is what Card. Fernando Filoni, Prefect of the Congregation for the Evangelization of Peoples said on 24 January, during the Mass he presided in the Cathedral of the Diocese of Xuan Loc, almost at the end of his pastoral visit in Vietnam .

"I know that you, the faithful of Xuan Loc, have been preparing for this anniversary with a beautiful five-year program - the Cardinal recalled in his homily - which had 'The Family', at the center in reference to the Parish, to the mystery of the Church, to charity, to the proclamation of the Gospel, and in this year, to the mystery of the Eucharist".He had words of appreciation for the work carried out by the Bishops who succeeded at the head of the diocese, for the priests, men and women religious and lay people, encouraging them with words often repeated by Pope Francis: "Courage! Go ahead!".

This year marks the 50th anniversary of the conclusion of the Second Vatican Council and the missionary decree "Ad Gentes," with which the Conciliar Fathers asked that evangelization passes completely under the total competence of the local Churches, therefore we can say that "Xuan Loc is the result of the Council, and as local Church, in recent years, it has taken on the task of proclaiming the Gospel and making you the true family of God" highlighted Card. Filoni, citing the current pastoral theme:"To renew our faith so that our families and our parishes become God’s families".Referring to the Bible readings during Mass, Cardinal. Filoni recalled what the Prophet Isaiah says about the mission of Jesus: "The Spirit of the Lord is upon me, because he has anointed me to bring glad tidings to the poor. He has sent me to proclaim liberty to captives and recovery of sight to the blind, to let the oppressed go free". He stressed: "Is there a mission more beautiful, more noble, bigger than this? This is your mission today! Not another, just this"! Then he recalled the words of St. Paul:" Woe to me if I do not preach the Gospel" and stressed:" But where? When? And the answer is: everywhere and always"!

In Luke finally Jesus himself, in the synagogue of Nazareth, explains his mission: he was "consecrated to announce a message and a year of grace to the poor". The Cardinal concluded: "Dear brothers and sisters of Da Nang; dear brothers and sisters of Vietnam; I ask you to make yours this same mission, and with the same enthusiasm of the Apostles and the Missionaries that have brought you the faith, take it forward. How many people are waiting to know here and today, Christ. Good Apostolate"!
 
Message of His Holiness Pope Francis for Lent 2015
+ Pope Francis
10:59 27/01/2015
MESSAGE OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS FOR LENT 2015

“Make your hearts firm” (James5:8)

Dear Brothers and Sisters,

Lent is a time of renewal for the whole Church, for each communities and every believer. Above all it is a “time of grace” (2 Cor6:2). God does not ask of us anything that he himself has not first given us. “We love because he first has loved us” (1 Jn4:19). He is not aloof from us. Each one of us has a place in his heart. He knows us by name, he cares for us and he seeks us out whenever we turn away from him. He is interested in each of us; his love does not allow him to be indifferent to what happens to us. Usually, when we are healthy and comfortable, we forget about others (something God the Father never does): we are unconcerned with their problems, their sufferings and the injustices they endure … Our heart grows cold. As long as I am relatively healthy and comfortable, I don’t think about those less well off. Today, this selfish attitude of indifference has taken on global proportions, to the extent that we can speak of a globalization of indifference. It is a problem which we, as Christians, need to confront.

When the people of God are converted to his love, they find answers to the questions that history continually raises. One of the most urgent challenges which I would like to address in this Message is precisely the globalization of indifference. Indifference to our neighbour and to God also represents a real temptation for us Christians. Each year during Lent we need to hear once more the voice of the prophets who cry out and trouble our conscience. God is not indifferent to our world; he so loves it that he gave his Son for our salvation. In the Incarnation, in the earthly life, death, and resurrection of the Son of God, the gate between God and man, between heaven and earth, opens once for all. The Church is like the hand holding open this gate, thanks to her proclamation of God’s word, her celebration of the sacraments and her witness of the faith which works through love (cf. Gal5:6). But the world tends to withdraw into itself and shut that door through which God comes into the world and the world comes to him. Hence the hand, which is the Church, must never be surprised if it is rejected, crushed and wounded. God’s people, then, need this interior renewal, lest we become indifferent and withdraw into ourselves. To further this renewal, I would like to propose for our reflection three biblical texts.

1. “If one member suffers, all suffer together” (1 Cor 12:26)– The Church

The love of God breaks through that fatal withdrawal into ourselves which is indifference. The Church offers us this love of God by her teaching and especially by her witness. But we can only bear witness to what we ourselves have experienced. Christians are those who let God clothe them with goodness and mercy, with Christ, so as to become, like Christ, servants of God and others. This is clearly seen in the liturgy of Holy Thursday, with its rite of the washing of feet. Peter did not want Jesus to wash his feet, but he came to realize that Jesus does not wish to be just an example of how we should wash one another’s feet. Only those who have first allowed Jesus to wash their own feet can then offer this service to others. Only they have “a part” with him (Jn13:8) and thus can serve others. Lent is a favourable time for letting Christ serve us so that we in turn may become more like him. This happens whenever we hear the word of God and receive the sacraments, especially the Eucharist. There we become what we receive: the Body of Christ. In this body there is no room for the indifference which so often seems to possess our hearts. For whoever is of Christ, belongs to one body, and in him we cannot be indifferent to one another. “If one part suffers, all the parts suffer with it; if one part is honoured, all the parts share its joy” (1 Cor12:26). The Church is the communio sanctorumnot only because of her saints, but also because she is a communion in holy things: the love of God revealed to us in Christ and all his gifts. Among these gifts there is also the response of those who let themselves be touched by this love. In this communion of saints, in this sharing in holy things, no one possesses anything alone, but shares everything with others. And since we are united in God, we can do something for those who are far distant, those whom we could never reach on our own, because with them and for them, we ask God that all of us may be open to his plan of salvation.

2. “Where is your brother?” (Gen4:9)– Parishes and Communities

All that we have been saying about the universal Church must now be applied to the life of our parishes and communities. Do these ecclesial structures enable us to experience being part of one body? A body which receives and shares what God wishes to give? A body which acknowledges and cares for its weakest, poorest and most insignificant members? Or do we take refuge in a universal love that would embrace the whole world, while failing to see the Lazarus sitting before our closed doors (Lk16:19-31)? In order to receive what God gives us and to make it bear abundant fruit, we need to press beyond the boundaries of the visible Church in two ways. In the first place, by uniting ourselves in prayer with the Church in heaven. The prayers of the Church on earth establish a communion of mutual service and goodness which reaches up into the sight of God. Together with the saints who have found their fulfilment in God, we form part of that communion in which indifference is conquered by love. The Church in heaven is not triumphant because she has turned her back on the sufferings of the world and rejoices in splendid isolation. Rather, the saints already joyfully contemplate the fact that, through Jesus death and resurrection, they have triumphed once and for all over indifference, hardness of heart and hatred. Until this victory of love penetrates the whole world, the saints continue to accompany us on our pilgrim way. Saint Therese of Lisieux, a Doctor of the Church, expressed her conviction that the joy in heaven for the victory of crucified love remains incomplete as long as there is still a single man or woman on earth who suffers and cries out in pain: “I trust fully that I shall not remain idle in heaven; my desire is to continue to work for the Church and for souls” (Letter254, July 14, 1897). We share in the merits and joy of the saints, even as they share in our struggles and our longing for peace and reconciliation. Their joy in the victory of the Risen Christ gives us strength as we strive to overcome our indifference and hardness of heart.

In the second place, every Christian community is called to go out of itself and to be engaged in the life of the greater society of which it is a part, especially with the poor and those who are far away. The Church is missionary by her very nature; she is not self-enclosed but sent out to every nation and people. Her mission is to bear patient witness to the One who desires to draw all creation and every man and woman to the Father. Her mission is to bring to all a love which cannot remain silent. The Church follows Jesus Christ along the paths that lead to

every man and woman, to the very ends of the earth (cf. Acts1:8). In each of our neighbours, then, we must see a brother or sister for whom Christ died and rose again. What we ourselves have received, we have received for them as well. Similarly, all that our brothers and sisters possess is a gift for the Church and for all humanity.

Dear brothers and sisters, how greatly I desire that all those places where the Church is present, especially our parishes and our communities, may become islands of mercy in the midst of the sea of indifference!

3. “Make your hearts firm!” (James 5:8) – Individual Christians

As individuals too, we are tempted by indifference. Flooded with news reports and troubling images of human suffering, we often feel our complete inability to help. What can we do to avoid being caught up in this spiral of distress and powerlessness? First, we can pray in communion with the Church on earth and in heaven. Let us not underestimate the power of so many voices united in prayer! The 24 Hours for the Lord initiative, which I hope will be observed on 13-14 March throughout the Church, also at the diocesan level, is meant to be a sign of this need for prayer. Second, we can help by acts of charity, reaching out to both those near and far through the Church’s many charitable organizations. Lent is a favourable time for showing this concern for others by small yet concrete signs of our belonging to the one human family. Third, the suffering of others is a call to conversion, since their need reminds me of the uncertainty of my own life and my dependence on God and my brothers and sisters. If we humbly implore God’s grace and accept our own limitations, we will trust in the infinite possibilities which God’s love holds out to us. We will also be able to resist the diabolical temptation of thinking that by our own efforts we can save the world and ourselves.

As a way of overcoming indifference and our pretensions to self-sufficiency, I would invite everyone to live this Lent as an opportunity for engaging in what Benedict XVI called a formation of the heart (cf. Deus Caritas Est, 31). A merciful heart does not mean a weak heart. Anyone who wishes to be merciful must have a strong and steadfast heart, closed to the tempter but open to God. A heart which lets itself be pierced by the Spirit so as to bring love along the roads that lead to our brothers and sisters. And, ultimately, a poor heart, one which realizes its own poverty and gives itself freely for others. During this Lent, then, brothers and sisters, let us all ask the Lord: “Fac cor nostrum secundum cor tuum”: Make our hearts like yours(Litany of the Sacred Heart of Jesus). In this way we will receive a heart which is firm and merciful, attentive and generous, a heart which is not closed, indifferent or prey to the globalization of indifference. It is my prayerful hope that this Lent will prove spiritually fruitful for each believer and every ecclesial community. I ask all of you to pray for me. May the Lord bless you and Our Lady keep you.

From the Vatican, 4 October 2014 Feast of Saint Francis of Assisi
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ truyền giáo, rất hài lòng về chuyến viếng thăm Việt Nam
Lm. Trần Đức Anh, O.P, chuyển ý
10:57 27/01/2015
ROMA. Sáng ngày 26-1-2015, Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ truyền giáo, đã về đến Roma bằng an sau một tuần lễ viếng thăm khẩn trương tại Việt Nam, từ bắc chí nam.

Tháp tùng Đức Hồng Y trên đường về có Linh Mục Inhaxio Hồ Văn Xuân, Tổng đại diện Giáo Phận Sàigon.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Roberto Piermarini, Trưởng các ban tin tức của Đài Vatican, Đức Hồng Y Filoni đã bày tỏ sự hài lòng rất lớn về chuyến viếng thăm ngài thực hiện tại Việt Nam.

H. Cuộc viếng thăm của Đức Hồng Y có âm vang nào từ phía Giáo Hội tại Việt Nam?

Đ. Giáo Hội địa phương không những đón tiếp tôi rất tốt đẹp nhưng còn vượt quá tất cả những mong đợi của tôi. Dĩ nhiên với các Giám Mục tôi đã có một cuộc gặp rỡ rất huynh đệ, cuộc gặp gỡ rất đẹp với các linh mục, các nữ tu, các chủng sinh. Tại Việt Nam chúng ta có một Giáo Hội thật phong phú về ơn gọi - cả nam lẫn nữ - và tôi thấy các linh mục làm việc tốt đẹp và dấn thân trong rất nhiều hoạt động, một số hoạt động ấy tôi có dịp viếng thăm trong các giáo phận khác nhau. Rồi từ phía các tín hữu: tôi nói rằng lòng quí mến của các tín hữu Việt Nam phần nào giống như sóng thần (tsunami). Trước hết họ có một ý thức rất đặc biệt mình là Kitô hữu, một lòng đạo đức thật đáng khen và một lòng quí mến nồng nhiệt mà họ biểu lộ dào dạt một cách tự nhiên. Điều này cũng là nhân cách tiêu biểu của các tín hữu việt Nam, họ cảm thấy rất gần gũi và kính mến các linh mục, các Giám Mục, và hiển nhiên là trong trường hợp này, đối với Tổng trưởng Bộ truyền giào, và nhất là họ có một lòng quí mến sâu đậm đối với Đức Thánh Cha như nhiều lần họ bày tỏ. Vì thế, đó thực là một Giáo Hội hết sức sinh động, dấn thân, ngày qua ngày đáp ứng được những mong đợi, cả về mặt xã hội và nhân bản của đất nước. Tôi phải nói rằng đối với tôi, Việt Nam là một sự khám phá, mặc dù tôi đã có nhiều dịp được biết và đọc. Tôi cũng muốn nói lên một sự đánh giá cao về những gì đã và đang được Giáo Hội tại Việt Nam thực hiện.

H. Thưa Đức Hồng Y, có một sự đáp ứng, những phản ứng nào trong các cuộc nói chuyện ở cấp cao nhất đối với chính quyền Hà Nội hay không?

Đ. Tôi phải nói rằng tất cả các báo chí địa phương, tiếng Việt cũng như tiếng Anh, đã đăng tải, kể cả ở trang nhất, ngoài hình ảnh, cuộc gặp gỡ, và đánh giá cao sự cộng tác hiện có, sự cảm thông tốt đẹp giữa Giáo Hội Công Giáo, Tòa Thánh và dĩ nhiên là chính quyền địa phương. Và rồi tôi đích thân cảm nghiệm thấy điều đó trong các cuộc gặp gỡ mà tôi có dịp thực hiện: ngoài cuộc gặp gỡ ở cấp cao nhất với Ban tôn giáo chính phủ, tôi đã được mời gặp thủ tướng và ông bí thư đảng cộng sản ở Hà Nội. Thậm chí, khi tôi giã từ, Ông Phó trưởng ban tôn giáo đã đến Hà Nội tiễn chào tôi ở sân bay. Vì thế, ở mọi cấp, tôi thấy có sự quan tâm rất nhiều và tôi cũng muốn nói lên sự hài lòng, vì họ rất hài lòng về các cuộc gặp gỡ mà chúng tôi đã có, như vị đại diện Tòa Thánh không thường trú, Đức TGiám Mục Girelli đã có dịp thấy; như Đức Tổng Giám Mục Chủ tịch Hội đồng Giám Mục đã tháp tùng tôi và các Giám Mục khác hiện diện tại những cuộc gặp gỡ ấy. Vì thế tôi có thể nói rằng cả trên bình diện truyền thông - không kể báo chí - cả truyền hình cũng đã nhiều lần chiếu các cuộc gặp gỡ ấy, như họ đã nói với tôi.

H. Thưa Đức Hồng Y Filoni, xét về những giới hạn mà Giáo Hội Việt Nam còn gặp phải, cuộc viếng thăm mục vụ của Đức Hồng Y mở ra hy vọng nào?

Đ. Những giới hạn không thuộc lãnh vực đức tin và không nhắm chống lại đức tin: - như họ đã nói với tôi -, nhiều khi những giới hạn đó là những vấn đề đặc thù, một cách nào đó cần tìm ra một cuộc đối thoại đúng. Tôi muốn nói rằng những viễn tượng ở đây là viễn tượng truyền giáo: Việt Nam là một xã hội đang thay đổi mau lẹ trên bình diện kinh tế, xã hội, nhưng vẫn còn gắn liền theo truyền thống với những giá trị thuộc thế giới Phật giáo, Khổng giáo, những giá trị truyền thống của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, việc loan báo Tin Mừng cần tìm ra những hình thức, hội nhập làm sao để Tin Mừng có thể được hiểu và chấp nhận. Cũng có vấn đề các nhóm dân thiểu số, nơi mà chúng tôi có được những điều hài lòng về phương diện truyền giáo: ví dụ trong Giáo phận Hưng Hóa, khi viếng thăm một giáo xứ (Hòa Bình) tôi đã được thấy hơn 200 người chịu phép rửa tội, hầu hết là người dân tộc; và cả trong cuộc gặp gỡ ở Đà Nẵng, kỷ niệm 50 năm thành lập giáo phận, hơn 50 người dân tộc người lớn được rửa tội. Vì thế có một công việc có thể được thực hiện tốt đẹp nơi những người dân tộc. Tôi cũng đã thấy bao nhiêu nữ tu là người dân tộc và đây là điều mới mẻ mà dĩ nhiên trước đó tôi chưa được biết và sự kiện ấy giải thích một cách nào đó hoạt động mục vụ của những người đến từ môi trường những người dân tộc phục vụ cho những người dân tộc. Chúng tôi chưa có các linh mục trong lãnh vực này, nhưng có một sự dấn thân từ phía tất cả mọi người làm sao để có thể tìm ra những ơn gọi linh mục làm việc tốt cả trong môi trường những người dân tộc.

H. Cuộc viếng thăm của Đức Hồng Y diễn ra sau cuộc viếng thăm lần thứ hai của ĐGH tại Á châu: đâu là những viễn tượng được mở ra cho việc loan báo Tin Mừng tại Á châu, thưa Đức Hồng Y?

Đ. Đức Giáo Hoàng Phanxicô quan tâm đến việc loan báo Tin Mừng tại Á châu - giống như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo 2 nay là thánh, đã đặc biệt quan tâm, làm sao để ngàn năm này phải được dành cho việc loan báo Tin Mừng tại Á châu, với một quyết tâm xứng với đại lục to lớn này. Vì thế cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, tại Sri Lanka cũng như tại Philippines, nói lên một sự chú ý đặc biệt của ĐGH Phanxicô đối với đại lục này. Do đó chúng tôi hy vọng và cầu mong - chính các tín hữu Công Giáo cũng nói như vậy: bao nhiêu lần họ với với tôi: ”Xin Đức Hồng Y xin Đức Thánh Cha đến thăm chúng con. Không phải ngài chỉ bay trên Việt Nam chúng con, nhưng còn xuống thăm chúng con nữa”. Đây là điều thật đẹp vì hiển nhiên họ cảm thấy rằng Đức Giáo Hoàng mang theo mình một đà tiến truyền giáo mà tôi tin rằng tại đại lục này có thể tìm được một không gian rộng lớn”
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Phụ nữ được vinh thăng Hồng Y không?
Nguyễn Trọng Đa
18:47 27/01/2015
Giải đáp phụng vụ: Phụ nữ được vinh thăng Hồng Y không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Tôi hiểu rằng về mặt kỹ thuật bất cứ ai, thậm chí là một phụ nữ, có thể được vinh thăng Hồng Y, bởi vì một Hồng Y không buộc là một Giám mục hay linh mục. Xin cha làm rõ điều này. Thứ hai là, Đức Thánh Cha cũng là Giám mục Rôma. Ở Mumbai, Đức Hồng Y cũng được gọi là "Tổng Giám Mục", chứ không là Giám mục của Bombay. Tại sao vậy, thưa cha? - R. C., Mumbai, Ấn Độ.


Đáp: Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải phân biệt các câu hỏi khác nhau. Trước tiên, một phụ nữ có thể được vinh thăng Hồng Y không? Thứ hai là, phụ nữ có thể được tham gia vào việc bầu cử Giáo hoàng không? Cuối cùng, sự khác biệt giữa tổng giáo phận và giáo phận là gì?

Để trả lời câu hỏi thứ nhất, tôi có thể nói rằng câu trả lời là không.

Đúng là chức Hồng Y là một tước hiệu, chứ không là một chức thánh. Tuy nhiên cũng đúng là ngay từ ban đầu của sứ vụ, các Hồng Y đã được kết hợp với bậc giáo sĩ.

Các Hồng Y được chia thành ba đẳng – đẳng giám mục, đẳng linh mục và đẳng phó tế - mặc dù gần như tất cả các vị là thực sự Giám mục. Điều này là bởi vì trong thời gian đầu của Giáo Hội, cuộc bầu cử Giám mục Rôma đã được giới hạn cho các Giám mục của các giáo phận chung quanh Giáo Phận Rôma: Albano, Sabina-Poggio Mirteto, Porto Santa Ruffina, Velletri-Segni, Frascati, Palestrina và Ostia, vốn không còn là một giáo phận hoạt động và thường do vị đứng đầu Hồng Y Đoàn nắm giữ.

Ngoài các giáo phận này, còn có thêm các linh mục quan trọng nhất của giáo phận Rôma và các phó tế, thường là rất ít vào thời cổ và có trách nhiệm quản trị giáo phận. Sự phân bổ này vẫn được phản ánh trong sự phân bố các Hồng Y, trong đó có sáu Hồng Y Giám mục, 160 Hồng Y linh mục và 39 Hồng Y phó tế.

Theo dòng thời gian, tước Hồng Y được ban rộng rãi ban cho các Giám mục của các giáo phận khác, và các vị làm việc trong Giáo Triều Rôma. Tuy nhiên, sự kết nối với hàng giáo sĩ Rôma luôn được duy trì, bằng cách ban cho mỗi Hồng Y một nhà thờ tước hiệu, mà ngài có thể được nói là linh mục quản xứ danh dự hay phó tế danh dự.

Đúng là tước hiệu Hồng Y đã thỉnh thoảng được ban cho các vị không có chức linh mục, nhưng nói cho đúng, không được ban cho người không là giáo sĩ. Khi ấy, người đàn ông này gia nhập chính thức vào hàng giáo sĩ theo luật (và buộc sống độc thân) bằng cách nhận phép cắt tóc, và đây là một yêu cầu tối thiểu để được tấn phong Hồng Y. Thật không may, một số vị đã cư xử giống như hoàng tử hơn là giáo sĩ, và ít có ý định tiến tới chức linh mục.

Tuy nhiên, có nhiều vị tỏ ra xuất sắc. Quốc vụ khanh của Đức Thánh Cha Piô VII. Hổng y Ercole Consalvi (1757-1824), mãi là một phó tế, và đã là Hồng Y một năm trước khi được bổ nhiệm làm Quốc vụ khanh Tòa Thánh. Người ta nói rằng trên đường đi lưu vong, Napoleon Bonaparte đã nhận xét rằng Đức Hồng Y Consalvi, người không phải là một linh mục, đã là hơn một linh mục so với nhiều linh mục khác.

Kể từ thời Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII, tất cả các Hồng Y phải là Giám mục, nhưng Đức Giáo Hoàng có thể và thường ban một biệt lệ cho yêu cầu này, nếu yêu cầu đụng đến một vị được vinh thăng Hồng Y. Nói chung, tước Hồng Y như thế chỉ được ban cho một số linh mục, khi các vị đã hơn 80 tuổi.

Vì vậy, bởi vì trong lịch sử tước Hồng Y gắn liền với bậc giáo sĩ, tôi cần nói rằng đây là một cản trở cho phụ nữ để được tấn phong Hồng Y.

Điều này không có nghĩa là phụ nữ không có vai trò gì. Phụ nữ được tham gia một cách nào đó trong cuộc bầu cử Giám mục trong thời cổ đại, khi cuộc bầu cử này đã được thực hiện bởi các tín hữu nhóm họp lại. Chính hệ thống bầu cử này đã chọn thánh Ambrôxiô làm Giám mục. Nhưng nó cũng có thể gây các chia rẽ sâu sắc, và bị lèo lái bởi các thế lực chính trị. Cuối cùng hệ thống bầu cử ấy đã bị hủy bỏ.

Trong một số thời kỳ, mà thế quyền có ảnh hưởng mạnh trong việc bổ nhiệm Giám mục, một số nữ hoàng, chẳng hạn Isabella ở Castile (1451-1504), đã có vai trò không nhỏ trong việc lựa chọn Giám mục, mặc dù cuối cùng việc bổ nhiệm Giám mục là thuộc quyền của Giáo Hoàng.

Việc bầu cử Đức Giáo Hoàng bởi Hồng Y đoàn không phải là luật Chúa; và Hồng Y đoàn đã có quyền tương đối độc quyền trong việc bầu cử Giáo hoàng từ năm 1059. Tuy nhiên, nó được bắt nguồn từ truyền thống rất cổ xưa của sự hiệp thông giữa các Giáo Hội lân cận, vốn dần dần được điều chỉnh theo thời gian, để phản ánh tình hình hiện tại của Giáo Hội hoàn vũ.

Tuy nhiên, theo giả thuyết mà nói, theo một hệ thống hoàn toàn mới của việc bầu Giáo Hoàng, có lẽ rằng phụ nữ cũng có thể tham gia.

Cuối cùng, không là hoàn toàn đúng khi nói rằng Đức Giáo Hoàng cũng là Giám mục Rôma. Chính xác hơn phải nói rằng Giám mục Rôma là Đức Giáo Hoàng theo thực tế. Không thể có một Giáo hoàng không phải là Giám mục Rôma, mặc dù đã có các thời điểm khi Giáo Hoàng không cư trú trong thành phố. Qui chế độc đáo của Giáo phận Roma có nghĩa rằng nó không phải chính thức là một tổng giáo phận.

Không đi sâu vào chi tiết, tôi xin nói rằng một tổng giáo phận thường là một giáo phận quan trọng nhất và lâu đời nhất trong một giáo tỉnh, mà trong đó các giáo phận khác đã được tạo ra từ lãnh thổ lấy từ giáo phận gốc. Đức Tổng Giám Mục có các nhiệm vụ và trách nhiệm nhất định đối với các giáo phận khác của giáo tỉnh, mặc dù ngài không có bất cứ thực quyền nào trên họ. (Zenit.org 27-1-2015)

Nguyễn Trọng Đa
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ngoạn Mục
Dominic Đức Nguyễn
22:51 27/01/2015
NGOẠN MỤC
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Đứng trước cảnh núi rừng,
những cánh đồng và những đỉnh núi cao,
con người cảm thấy nhu cầu
ngợi khen Thiên Chúa về
những công trình tác tạo tuyệt vời của Ngài.
(Lời ĐGH Bênêđictô XVI)