Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 25/01: Biến Cố Cuộc Đời – Kính Thánh Phaolô Tông Đồ Trở Lại – Lm. Antôn Nguyễn Thế Nhân, SSS
Giáo Hội Năm Châu
02:06 24/01/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô,
Khi ấy, Đức Giê-su hiện ra với Nhóm Mười Một và nói với các ông rằng: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án. Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ.”
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:44 24/01/2024
15. Nếu con muốn rước Thánh Thể thì nên sống đời thánh thiện, và khiến con đáng được lãnh nhận ân sủng hằng ngày của Thánh Thể cách tốt đẹp.
(Thánh Augustine)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức ")
------------
http://www.vietcatholic.com
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:54 24/01/2024
61. TƯỞNG LẦM MÀ KHÔNG LẦM
Vào thời Minh Mục Tông, vợ của quận Thiệu Hưng là quận hầu Sầm mang thai sắp lâm bồn.
Một hôm, quận hầu Sầm đi ra khỏi nhà, có người đi bộ né không kịp nên tông vào ông ta và thế là bị trói đem vào trong phủ.
Quận hầu Sầm hỏi:
- “Mày làm việc gì?”
Đáp:
- “Coi tướng số”.
Quận hầu Sầm hàn hứng lên bèn hỏi:
- “Vợ của ta có thai, là “lộng chương hay là lộng ngõa” (1) .
Người tướng số không hiểu “lộng chương lộng ngõa” là gì nên trả lời hồ đồ:
- “Chương cũng lộng, ngõa cũng lộng”.
Quận hầu Sầm giận dữ nặng lời chỉ trích người coi tướng bất tài. Không đầy mấy ngày sau, vợ của ông ta sinh đôi một trai và một gái, người coi tướng nổi danh từ đó, được vinh dự là “coi tướng như thần”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 61:
Có những lời nói đoán mò nhưng lại đúng vào thời điểm nên được gọi là “coi tướng như thần”; có những lời nói đúng nhưng sai thời điểm nên bị coi là kẻ phá hoại. Con người ta thường hay phán đoán theo tình cảm cá nhân chứ ít khi phán đoán theo tinh thần Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su.
Sinh con trai hay con gái thì thời nay khoa học đều có thể biết vì có máy siêu âm, nhưng để biết tính tình của con tốt hay xấu thì chỉ có...trời mới biết được.
Thời nay người ta cậy vào sự tiến bộ khoa học của y khoa để giết con mình: mình thích con trai nhưng siêu âm thấy bào thai là con gái thì giết nó ngay trong bụng mẹ, gọi là phá thai, hoặc nếu không thích con trai nhưng bào thai là con trai thì giết đi, tất cả hành động này được gọi là tàn nhẫn vô nhân đạo và cha mẹ sẽ chịu tất cả những hậu quả trước mặt Thiên Chúa ngay đời này và đời sau, bởi vì con cái (con trai hay con gái) đều là món quà vô giá mà Thiên Chúa đã ban tặng cho cha mẹ...
Sinh con trai hay sinh con gái đều do Thiên Chúa chứ không phải do cha mẹ muốn, bởi vì Ngài biết gia đình này cần con trai hơn con gái, hoặc cần con gái hơn con trai, nhưng giết con từ trong bào thai là ý muốn của cha mẹ, bởi vì cha mẹ chỉ biết theo ý riêng của mình mà không nhìn thấy thánh ý của Thiên Chúa qua con cái của mình, cho nên trên thế gian hằng ngày vẫn có rất nhiều nhiều thai nhi bị giết chính tay cha mẹ ruột của mình.
Điều răn thứ năm của Thiên Chúa: chớ giết người.
Nhưng cha mẹ lại đi giết con ruột vì tính ích kỷ của mình, đó là hành động của kẻ sát nhân hơn mọi kẻ sát nhân.
(1) “Lộng chương” “lộng ngõa” ý nghĩa là “sinh con trai” “sinh con gái”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------------
http://www.vietcatholic.com
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Vào thời Minh Mục Tông, vợ của quận Thiệu Hưng là quận hầu Sầm mang thai sắp lâm bồn.
Một hôm, quận hầu Sầm đi ra khỏi nhà, có người đi bộ né không kịp nên tông vào ông ta và thế là bị trói đem vào trong phủ.
Quận hầu Sầm hỏi:
- “Mày làm việc gì?”
Đáp:
- “Coi tướng số”.
Quận hầu Sầm hàn hứng lên bèn hỏi:
- “Vợ của ta có thai, là “lộng chương hay là lộng ngõa” (1) .
Người tướng số không hiểu “lộng chương lộng ngõa” là gì nên trả lời hồ đồ:
- “Chương cũng lộng, ngõa cũng lộng”.
Quận hầu Sầm giận dữ nặng lời chỉ trích người coi tướng bất tài. Không đầy mấy ngày sau, vợ của ông ta sinh đôi một trai và một gái, người coi tướng nổi danh từ đó, được vinh dự là “coi tướng như thần”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 61:
Có những lời nói đoán mò nhưng lại đúng vào thời điểm nên được gọi là “coi tướng như thần”; có những lời nói đúng nhưng sai thời điểm nên bị coi là kẻ phá hoại. Con người ta thường hay phán đoán theo tình cảm cá nhân chứ ít khi phán đoán theo tinh thần Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su.
Sinh con trai hay con gái thì thời nay khoa học đều có thể biết vì có máy siêu âm, nhưng để biết tính tình của con tốt hay xấu thì chỉ có...trời mới biết được.
Thời nay người ta cậy vào sự tiến bộ khoa học của y khoa để giết con mình: mình thích con trai nhưng siêu âm thấy bào thai là con gái thì giết nó ngay trong bụng mẹ, gọi là phá thai, hoặc nếu không thích con trai nhưng bào thai là con trai thì giết đi, tất cả hành động này được gọi là tàn nhẫn vô nhân đạo và cha mẹ sẽ chịu tất cả những hậu quả trước mặt Thiên Chúa ngay đời này và đời sau, bởi vì con cái (con trai hay con gái) đều là món quà vô giá mà Thiên Chúa đã ban tặng cho cha mẹ...
Sinh con trai hay sinh con gái đều do Thiên Chúa chứ không phải do cha mẹ muốn, bởi vì Ngài biết gia đình này cần con trai hơn con gái, hoặc cần con gái hơn con trai, nhưng giết con từ trong bào thai là ý muốn của cha mẹ, bởi vì cha mẹ chỉ biết theo ý riêng của mình mà không nhìn thấy thánh ý của Thiên Chúa qua con cái của mình, cho nên trên thế gian hằng ngày vẫn có rất nhiều nhiều thai nhi bị giết chính tay cha mẹ ruột của mình.
Điều răn thứ năm của Thiên Chúa: chớ giết người.
Nhưng cha mẹ lại đi giết con ruột vì tính ích kỷ của mình, đó là hành động của kẻ sát nhân hơn mọi kẻ sát nhân.
(1) “Lộng chương” “lộng ngõa” ý nghĩa là “sinh con trai” “sinh con gái”.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------------
http://www.vietcatholic.com
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Xin hợp nhất chúng con nên một trong tình yêu Chúa
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
07:14 24/01/2024
Xin hợp nhất chúng con nên một trong tình yêu Chúa
SUY NIỆM LỄ THÁNH PHAOLÔ TÔNG ĐỒ TRỞ LẠI
(25/01/2024)
Nói đến thánh Phaolô là nói đến mầu nhiệm ơn gọi tông đồ cũng như sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa trên cuộc đời sứ vụ của ông.
Đọc Công vụ Tông tồ từ chương 8 trở đi, ta sẽ bắt gặp một chàng có tên gọi là Saolô, ở Tacxô, là người Do thái, trí thức, có thể nói ông là người đẹp trai, con nhà giầu, học giỏi, thông thạo nhiều thứ tiếng miền Do thái – Hy lạp, rất sùng đạo theo môn phái Gamaliên ở Giêrusalem, nhiệt thành đến nỗi, tham gia vào vụ giết Têphanô và rong ruổi mọi đường Đamát truy lùng các Kitô hữu.
Nói đến Phaolô là nói đến sử cải đạo của ông
Đối với Phaolô, con đường Damas là con đường thiên mệnh, con đường của Ý Trời. Con đường ấy đã thay đổi con người và cuộc đời của Phaolô 180 độ. Và con đường đó cũng đã thay đổi hoàn toàn chiều hướng của lịch sử nhân loại.
Trong ánh sáng huy hoàng, Chúa Kitô phục sinh đã ngỏ lời và đối thoại với Saolô. Thần Khí của Đấng Phục Sinh đã tác động và thay đổi hoàn toàn con người của ông. Ánh sáng ấy làm cho Saolô mù mắt, diễn tả sự mù quáng của ông trước việc bắt bớ các người Kitô hữu. Sự mù lòa còn tượng trưng cho sự “vô tri”: Saolô không thấy Thiên Chúa, không biết Thiên Chúa, mà cứ tưởng như mình biết.
Chúa Kitô Phục Sinh muốn nhờ Giáo hội, qua Phép rửa, giải thoát Saolô khỏi sự “u mê lầm lạc”, vô tri. Phaolô đã được thấy lại nhờ ánh sáng của Chúa qua Phép rửa, bấy giờ mới nhận biết Đức Kitô và khám phá ra Thiên Chúa, chính là Cha của Đức Giêsu Kitô. Phaolô ngã xuống đất và suốt ba ngày không nhìn thấy, không ăn, không uống, giống như người “chết rồi mới sống lại với Chúa”. Saolô được thông phần cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu, được Chúa Cha mạc khải cho biết mầu nhiệm Tử Nạn Phục Sinh của Chúa Giêsu. Từ đó trở nên “chứng nhân” được sai đi loan báo Tin mừng Phục Sinh cho các dân ngoại.
Rõ ràng là ý Trời, Trời đã can thiệp vào cuộc đời của Saolô bằng Tình yêu đặc biệt. Chính Thiên Chúa đã nói qua miệng ông Khanania, và Phaolô sau này lập đi lập lại nhiều lần. Thiên Chúa đã tuyển chọn Saolô một người duy nhất giữa muôn người. Cú ngã ngựa trên đường Đamat, biến Saolô thành chứng nhân vĩ đại là Phaolô, một người ngoài nhóm 12 tông đồ, để trao cho sứ mạng làm “Tông đồ Dân ngoại”, biệt danh này không ai có, ngoại trừ Phaolô. Và từ đây cuộc đời của Phaolô đã viết nên thiên anh hùng ca.Thiên anh hùng ca của vị Tông đồ đã sống và đã chết cho Đức Kitô.
Ý Trời, hay ý muốn của Chúa Giêsu, Người mà ông đã ghét cay ghét đắng, căm thù đến tận xương tủy, khi chưa có dịp gặp, mà chỉ nghe nói đến do những kẻ thù của Chúa. Nhưng khi ông đã gặp Chúa Giêsu, tất cả đều thay đổi.
Chúa Kitô Phục Sinh đã đổi mới tư tưởng và trái tim của Phaolô. Không biết Đức Giêsu tại thế, Phaolô đã ghét cay ghét đắng và sát hại không thương tiếc các môn đệ của Người. Giờ đây trái tim của Phaolô được Chúa Giêsu chiếm lĩnh như chiếm đoạt trái tim của người yêu ( Pl 3, 12 ). Và Phaolô trở nên như một “người tình” của Chúa Giêsu, đến nỗi Phaolô phải thú nhận: “Tôi sống nhưng không còn phải là tôi, mà là Chúa Kitô sống trong tôi” ( Gl 2, 20 ).
Đúng như Phaolô viết : “Tình yêu Chúa Kitô thúc bách chúng tôi” (2 Cr 5, 14), tất cả nhiệt tình nơi con người và cuộc đời Phaolô đều phát xuất từ mối tình đó: Tình yêu của Chúa Kitô là “chủ thể yêu thương Phaolô”, Tình yêu Chúa Kitô là “đối tượng mà Phaolô yêu mến”. Tâm trí của Phaolô đã hoàn toàn mở ra cho Chúa Kitô, và vì thế có khả năng mở rộng cho mọi người, Phaolô trở nên tất cả cho mọi người (1 Cr 9, 12), sẵn sàng làm mọi sự cho “Tin mừng Tình yêu” mà người rao giảng.
Phaolô hiên ngang được sống và được chết cho Chúa Kitô. Biết mình đã tin vào ai, Phaolô đã sung sướng sống nghèo, lấy việc lao động mà đổi miếng ăn, không để giáo hữu phải cung phụng mình (1Cr 9,3-18; 2 Cr11,8-10), sung sướng vì đã mất tất cả và chịu đủ thứ khốn khổ vì Chúa Kitô. Phaolô không ngại hùng hồn kể về những ”… lao tù đòn vọt, bao lần suýt chết, năm lần bị người do thái đánh bốn mươi roi bớt một, ba lần bị đánh đòn, một lần bị ném đá, ba lần bị đắm tàu, một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi”; Phải chịu đủ thứ nguy hiểm và ra vào tù nhiều lần.
Nói đến Phaolô là nói đến vị Tông đồ của mọi thời đại
Phaolô đã trở thành vị “Tông đồ của mọi thời đại”. Là Do thái với người Do thái, Hy lạp với người Hy lạp, là người tự do, nhưng trở thành nô lệ của mọi người để phục vụ mọi người ( 1 Cr 9, 19 – 21 ), Phaolô cũng có thể là Việt Nam với người Việt Nam, là Thái với người Thái, Phi với người Phi, Hàn quốc với người Hàn quốc.
Không những là “con người của Tình yêu”, Phaolô còn là “con người của chân lý”. Đối với Phaolô, chân lý là “Tin mừng Chúa Giêsu Kitô” “Chân Lý về một Tình Yêu mạnh hơn sự chết”, đã làm cho Chúa Giêsu trỗi dậy từ cõi chết, trở thành nơi hội tụ của toàn thể nhân loại, toàn thể thế giới thụ tạo của Thiên Chúa.
Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 57 ngày cầu nguyện cho sự Hiệp nhất các Kitô hữu, chúng ta cùng cầu xin Chúa cho chúng ta tuân hành giới luật yêu thương, hầu chúng ta có thể gặt hái được nhiều hoa trái. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện để nguyện vọng của Chúa Giêsu được hoàn thành, tất cả chúng nên một: tình hiệp nhất luôn luôn cao trọng hơn những xung đột. Amen.
Ngã đau mà lại sáng cho người Tông đồ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
14:06 24/01/2024
NGÃ ĐAU MÀ LẠI SÁNG CHO NGƯỜI TÔNG ĐỒ
(Lễ Thánh Phaolô trở lại 25-01)
Chẳng biết đang phi nước kiệu hay phi nước đại, nhưng đã ngã ngựa thì không tróc vảy cũng trầy da. Chàng thanh niên Phaolô trên đường Đamát dường như khó quên cú ngã năm nào. Chính vì thế mà Ngài, thánh Phaolô sau này thường xuyên nhắc lại biến cố ngã ngựa này. Cũng có thể có đau phần nào nhưng điều chính yếu là sau cú ngã ấy Ngài đã sáng ra, đã ngộ ra nhiều chân lý khiến cho cuộc đời, lối đi của Ngài đổi thay hoàn toàn. Phaolô đã ngộ ra những gì sau cú ngã ấy? Thật nhiều sự, nhưng xin liệt kê đôi điều:
1. Để thành công thì nguyên lòng nhiệt thành vẫn chưa đủ:
Quả thật, để hoàn tất một dự định lớn, để đạt đích lý tưởng đặt ra thì ta không thể không có lòng nhiệt thành. Người có lòng nhiệt thành là người luôn can đảm đi đầu trong những việc khó và đó là những việc phải làm và nên làm. Không ngại gian nguy, không sợ vất vả… sẵn sàng đối diện với chông gai và cả thất bại đó là những đức tính của người nhiệt thành.
Dưới góc độ này thì ta có thể nói Phaolô có thừa sự nhiệt thành. Những nghĩ rằng nhóm người theo ông Kitô là thứ lạc đạo, là mầm mống nguy hại cho dân tộc, cho tôn giáo chính truyền, chàng thanh niên Phaolô tình nguyện xông pha tiền tuyến để tiêu diệt. Sau khi trở lại thì sự nhiệt thành của Phaolô càng rõ nét hơn nhiều. Dù gian nguy, dù khốn khó, không gì ngăn được bước chân người nhiệt thành Phaolô. Trong số các tông đồ hình như ít ai chịu thử thách khốn khó nhiều như Phaolô: “năm lần bị người Do Thái đánh bốn mươi roi bớt một; ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị đắm tàu; một đêm một ngày lênh đênh trên biển khơi” (2Cr 11,24-25).
Tuy nhiên nhờ cú ngã tại Đamát, Phaolô ngộ ra rằng chỉ nguyên sự nhiệt thành thôi vẫn chưa đủ. Một câu nói theo dạng công thức toán học như đã phổ biến với người sống trong xã hội được gọi là “xã hội chủ nghĩa”: nhiệt thành cộng với ngu dốt bằng phá hoại (nhiệt thành + ngu dốt = phá hoại). Ngu dốt ở đây không phải chỉ là không biết mà gồm cả cái sự biết không đúng, biết không đủ, biết một chiều… Nhờ cú ngã, Phaolô đã sáng ra cái sự thật này: cuồng tín là một hình thức “ngu dốt”.
2. Có lòng nhiệt thành và sự hiểu biết (có tri thức) vẫn chưa đủ:
Nói về sự học hay xét về mặt kiến thức thì khó có ai bì với Phaolô. Xuất thân từ một gia đình khá giả, lại được làm môn sinh của Gamalien, một vị tôn sư lỗi lạc, Phaolô đáng làm thầy của tất cả các tông đồ còn lại. Đọc kỷ các bài giảng thuyết của Ngài trong sách Công Vụ Tông Đồ hay thẩm định kiến thức và văn chương của Ngài qua các bức thư lớn nhỏ, chúng ta dễ dàng chân nhận sự uyên bác của thánh nhân. Có thể nói là tài ăn nói của Ngài bị hạn chế (Ngài có tật nói lắp), nhưng kiến thức của Ngài thật khó có ai sánh bì.
Thế nhưng Phaolô đã cảm nhận, đúng hơn là đã ngộ ra rằng nguyên chỉ sự nhiệt thành và kiến thức rộng vẫn chưa đủ cho người Tông đồ của Đức Kitô. Cần phải có sự cảm nghiệm rằng mình được yêu thương một cách nhưng không. Ngài đã xác nhận điều này nhiều lần, cách riêng với các môn đệ thân tín: “Sở dĩ tôi được xót thương là vì Đức Giêsu Kitô muốn tỏ bày tất cả lòng đại lượng của Người nơi tôi là kẻ đầu tiên, mà đặt tôi làm gương cho những ai sẽ tin vào Người để được sống muôn đời” (1Tm 1,16). Chính khi cảm nghiệm mình được yêu thương một cách vô điều kiện, nghĩa là không vì sự gì tốt đẹp nơi mình, thì ta sẽ sẵn sàng quảng đại hiến dâng cho tha nhân, vì như thánh nhân thú nhận: Tình yêu của Đức Kitô thúc bách tôi.
3. Trong đời hoạt động tông đồ, nỗ lực một mình là không đủ, cần có sự hợp tác của nhiều người trong tinh thần hiệp nhất và sự hiệp thông.
Con Thiên Chúa làm người không đơn thương độc mã trong hành trình rao giảng Tin mừng. Người đã chọn gọi 12 tông đồ góp sức, đã chọn gọi 72 môn đệ chung phần. Chứng nhân tập thể luôn có thế giá ưu việt. Phaolô đã ngộ ra rằng để xây dựng Nước Trời ngay tại trần thế này thì Chúa dùng mỗi người mỗi việc, mỗi cách thế khác nhau. Người thì làm ngôn sứ, kẻ thì làm thầy dạy, người thì chữa bệnh, kẻ thì phân biệt Thần khí… Ngài đã dùng hình ảnh các chi thể trong thân thể để minh họa sự cần thiết lẫn nhau trong việc xây dựng nước Chúa (x.1Cr 12). “Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người mỗi cách, là vì ích chung” (1Cr 12,7). Trong công cuộc xây dựng Nước Chúa thì “Phaolô trồng, Apôlô tưới, còn Thiên Chúa mới làm cho mọc lên” (1Cr 3,6).
Để gìn giữ sự hiệp nhất, cần thiết phải có sự hiệp thông giữa các thành phần. Đặc biệt trong đời tông đồ chứng nhân, sự hiệp thông như là một trong những nguyên nhân quan trọng làm nên sự thành công. Người sống trong tình hiệp thông với tha nhân là người đang cùng chung một sức sống với người khác. Sống hiệp thông thì không chỉ “một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”, mà thực sự như lời thánh Công đồng Vatican II “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con nguời mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ” (MV số 1). Thánh Phaolô đã sống tình hiệp thông này cách cụ thể: “Tôi đã trở nên yếu với những người yếu, để chinh phục những người yếu. Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người. Vì Tin mừng, tôi làm tất cả những điều đó, để cùng được thông chia phần phúc của Tin Mừng” (1Cr 9,22-23).
4. Mọi sự đều là hồng ân:
Để ngộ ra chân lý này, Phaolô cảm nghiệm và thú nhận sự hèn yếu của mình. Ngài chỉ là đứa trẻ sinh non, là vị tông đồ rốt hết và không xứng làm tông đồ của Chúa Kitô. Dù đã nỗ lực hết mình nhưng vẫn còn đó nhiều điều Ngài muốn Ngài lại không làm còn những điều Ngài không muốn thì Ngài lại làm (x.Rm 7,17-20). Hơn nữa, cái dằm trong xác thịt của Ngài luôn làm Ngài nhức nhối và khiến cho ma quỷ thường xuyên vã mặt Ngài (x 2Cr 7-8). Chính vì thế Ngài đã không ngần ngại lặp đi lặp lại rằng Ngài không có gì để mà khoe khoang hay hãnh diện ngoài những yếu đuối của Ngài (x.2Cr 11,30; 12, 5).
Xuất phát từ thái độ khiêm nhu, chân thành nhìn nhận con người của mình, không chút che đậy hay lấp liếm thì ta sẽ dễ dàng nhận ra hồng ân nhưng không của Thiên Chúa. Từ chỗ nhìn nhận hồng ân của Chúa thì ta sẽ thấy quyền năng vô biên của Người. Phải, “điều mà thế gian cho là điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để làm cho những người khôn ngoan phải xấu hổ; điều mà thế gian cho là yếu hèn, thì Thiên Chúa đã chọn để làm cho những gì là mạnh mẽ phải hổ ngươi” (1Cr 1, 27).
5. Yêu thương là chu toàn mọi lề luật (Rm 14,8).
Trước ân tình vô biên và nhưng không của Thiên Chúa, thì chẳng có sự đáp trả nào của chúng ta được gọi là cân xứng. Tình yêu mới đáp lại tình yêu. Giả như tôi có nói được nhiều thứ tiếng, làm được nhiều phép lạ… mà không có bác ái thì thì chỉ phèng la não bạt (x.1Cr 13). “Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo” (Cl 3,14).
Cú ngã của Thánh Phaolô không chỉ mở mắt thánh nhân mà con mở luôn con tim của Ngài. Ngài nhân ra mọi sự rồi sẽ qua đi, kể cả đức tin lẫn đức cậy. Duy chỉ đức ái mới tồn tại vạn đại thiên thu (x.1Cr 13,13).
MỘT VÀI TÂM TÌNH TỰ KIỂM CỦA NGƯỜI TÔNG ĐỒ:
Ngã đau hay bị xây xước là chuyện như cơm bữa của kiếp người, dĩ nhiên ngoại trừ Mẹ Maria, người được Thiên Chúa ưu ái gìn giữ cách đặc biệt. Thoặt sinh ra, tôi đã ở trong tội. Chập chững bước vào đời, nhiều lần té đau, ngã nặng. “Đa thọ đa nhục; đa phú đa ưu” vốn là kinh nghiệm của người xưa xác nhận với cháu con hậu thế. Cuộc đời tông đồ không thể tránh những vấp váp, thất bại mặt này hay mặt khác, trong đời sống cá nhân hay trong các hoạt động tông đồ. Thế nhưng, sau mỗi lần vấp ngã, ta có ngộ thêm được điều gì hữu ích?
1. Lòng nhiệt thành của ta có gia tăng hay bị giảm sút sau những cái ngã? Tôi có quên đi và bỏ lại đằng sau những thất bại, vấp ngã để lao mình về phía trước? Để có được điều này, xin ghi nhớ một trong những tính cách của Chúa là “hay quên tội lỗi của con người”. Tâm tình của tác giả Thánh Vịnh và hầu chắc đây là tâm tình của vua Đavít: “Nếu Chúa tôi nhớ hoài sự lỗi, thì nào ai chịu nỗi được ư?”. Tuy nhiên cũng cần xét lại cung cách sống được gọi là nhiệt thành. Không dám so sánh với các thánh Tông đồ ngày xưa, chỉ cần nhìn lại sự dấn thân của các nhà truyền giáo đã gieo rắc Tin mừng trên quê hương đất Việt chúng ta ngày nào gần đây. Người tông đồ hôm nay có thực sự bị tiện nghi vật chất hay tâm lý hưởng thụ làm chùn chân bước?
2. Tôi có thấy ra một trong những nguyên nhân khiến tôi gặp thất bại hay bị vấp ngã đó là vì tôi không biết hay biết không đúng, biết chưa đủ? “Sự học như con thuyền đi nước ngược. Không tiến, ắt lùi”. Với người tông đồ thì việc không ngừng nâng cao kiến thức, không ngừng hoàn thiện tri thức là một đòi hỏi có tình tất yếu. “Mù dẫn mù, cả hai sẽ lăn cù xuống hố” (Mt 15,14). Nếu ta mù thật thì có lẽ tác hại có phần hạn chế. Đằng này ta bị lệch lạc trong cái nhìn mà cứ tưởng mình thấy rõ, nhìn đúng thì thật lắm tai hại khó lường. Một thánh Giám Mục đã từng nói: Một linh mục tội lỗi thì làm thiệt hại cho Hội Thánh ít hơn là một linh mục lầm lạc, vì thiếu học hỏi. Đã là linh mục thì dường như có tâm lý là đã biết hết mọi sự? Không ai dám to gan vỗ ngực về điều này, thế nhưng việc ít trau dồi kiến thức, ít rèn luyện tri thức là một thiếu sót. Các giáo phận đã nỗ lực bù đắp thiếu sót này bằng một hai dịp “thường huấn” cho các linh mục. Tuy nhiên, chừng ấy vẫn không đủ so với đà tiến bộ và phát triển của xã hội hôm nay, chưa kể thực chất hiệu năng những lần thường huấn ra sao. Phải công nhận rằng các chuyên gia về các lãnh vực đạo, đời hiện nay không là hiếm. Tuy nhiên vẫn còn đó tâm lý đồng hóa các chuyên gia với người chức trọng, quyền cao hoặc với người lãnh đạo. Đang là chủng sinh, vốn liếng âm nhạc của tôi ở bậc thường. Bỗng sau khi lãnh nhận thiên chức, người ta phong tôi lên hàng nhạc sư. Căn bản thần học của tôi năm cuối ở Chủng Viện có thể chưa đủ điểm trung bình, thế nhưng sau khi thụ phong linh mục, tôi có thể đinh ninh rằng mình nói gì cũng đúng. Dù rằng cần phải tin vào ơn hiện sủng (ơn đấng bậc), nhưng ân sủng của Chúa không loại bỏ tự nhiên.
3. Tinh thần hợp tác, hiệp nhất và sự hiệp thông giữa những người tông đồ như thế nào? Đã từng có nhận định: một người Việt Nam làm việc độc lập có thể bằng ba, bốn người Tây phương. Nhưng mười người Việt Nam làm việc chung thì chỉ bằng một phần ba của năm, sáu người Tây phương cộng tác. Không biết lời nhận định ở trên có phản ánh đúng thực trạng hoạt động tông đồ của Hội Thánh Việt Nam chăng? Dẫu sao, chúng ta cũng cần giật mình để tự kiểm về tinh thần hợp tác, hiệp nhất. Có lẽ điều cần tự kiểm trước tiên đó là sự hiệp thông giữa những người muốn theo sát Chúa Kitô trên con đường rao giảng Tin Mừng, phụng sự Chúa, phục vụ tha nhân.
4. Thái độ khiêm nhu, tâm tình cảm tạ: Ngay sau ngày tuyên khấn hay lãnh nhận thiên chức Linh mục, Giám mục là những ngày “đại Lễ tạ ơn”. Các bài diễn văn cám ơn của tân khấn sinh hay của tân chức luôn đượm nét khiêm nhu và tâm tình cảm tạ. Dường như ngay sau khi đón nhận một hồng ân vô giá người ta dễ thấy sự “nhưng không” từ trời và sự bất xứng của bản thân. Thế rồi năm tháng dần trôi, cùng với nhiều thành công trong cuộc sống, trong đời hoạt động tông đồ, cùng với sự trân trọng và tôn kính có phần “thái quá” của giáo dân, thì sự khiêm nhu và tâm tình cảm tạ vơi dần. Sự hống hách, độc quyền, độc đoán… là những biểu hiện của thực trạng này.
5. Thiên Chúa là Tình yêu. Chính vì thế Đức ái phải là điểm tới của mọi hoạt động tông đồ. Là người tông đồ, có khi nào tôi tự kiểm về trái tim của mình đã lớn rộng thêm được bao nhiêu sau nhiều năm tháng hoạt động tông đồ? Khi đánh giá một chương trình hành động, một công trình thực hiện hay một quá trình xây dựng cộng đoàn, xây dựng giáo xứ, giáo phận, tôi có đặt tiêu chí đức ái lên hàng đầu không? Một giáo xứ lớn mạnh không phải là một giáo xứ đã có những công trình xây dựng đồ sộ… mà là đã có tâm tình yêu thương, liên đới, chia sẻ không chỉ với bà con đồng đạo mà còn với anh chị em lương dân, bà con khác đạo, khác niềm tin, khác chính kiến. Có chăng sự kiện càng xây dựng thì càng thêm sự chia rẽ, bất đồng? Càng ở lâu một xứ nào đó thì càng chất gánh nặng lên bà con tín hữu?
Ban Mê Thuột
Chúa quyền năng, vì Chúa là Đấng Thánh
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
14:08 24/01/2024
CHÚA QUYỀN NĂNG, VÌ CHÚA LÀ ĐẤNG THÁNH
Suy niệm Chúa nhật IV - Năm B
(Mc 1, 21-28)
Nếu như Chúa nhật III Thường niên, Đức Giêsu đã kêu gọi người ta theo Chúa, hoán cải vì Nước Trời gần đến (x. Mc 1, 14-20). Bước sang Chúa nhật IV, Sứ vụ Thiên sai tiếp tục được thi hành. Người chữa lành những người bị quỉ ám, nhưng Lời Người là Chân lý, nên được lan truyền khắp mọi nơi một cách nhanh chóng, khiến cho những người mù sáng mắt, người què đi được, người điếc nghe được, nói chung là vui mừng sung sướng; mọi người đều...thán phục Người; các thần ô uế phải vâng lệnh (x. Mc 1, 21-28).
Chiêu mộ các môn đệ xong, Chúa Giêsu cùng với các ông tới Capharnaum. Tại hội đường, nơi cộng đoàn tụ họp để lắng nghe Lời Chúa và phổ biến Luật cũng như lời các Tiên tri, lần đầu tiên các môn đệ được nghe Chúa Giêsu giảng dạy (x. Mc 1, 21-22).
Hơn cả luật sĩ
Lúc ấy Chúa Giêsu giảng dạy như Đấng có quyền, mọi ánh mắt của những người có mặt ở đó đổ dồn vào Người, còn thần ô uế thì buộc phải vâng lệnh và xuất ra khỏi người nó ám. Giáo huấn của Chúa Giêsu tương phản với lời giảng dạy của các thầy thông luật, dù họ chuyên về Kinh Thánh (Mc 1, 22).
Điều gì mới chăng? Thưa không, Người không dạy điều gì mới mẻ hoặc trái với giáo lý, cũng không mang đến một giáo lý mới. Chính uy nguyền và phong cảnh giảng dạy làm người ta khám phá ra cái mới. Đồng thời, mới, là vì uy quyền của Người trên các thần ô uế : "Chúng vâng lệnh Người "(x. Mc 1, 25-26). Chúa Giêsu không tiếp chuyện, hay tranh luận với thần ô uế. Người đoạn tuyệt đối thoại với chúng. Và ta sẽ thấy câu trả lời vào cuối trình thuật cám dỗ trong hoang địa. Chúa Giêsu khẳng định : "Người là Chân Lý ".
Hơn một Tiên tri
Bài đọc I trích sách Đệ Nhị Luật (Đnl 18, 15-20), chúng ta thấy Môisen được coi là vị ngôn sứ vĩ đại nhất trong số các ngôn sứ; ông là trung gian giữa Thiên Chúa với loài người. Ông trung gian cần thiết, vì dân chúng sợ mặc khải trực tiếp từ Thiên Chúa nên họ nói : "Tôi không muốn thấy ngọn lửa vĩ đại này nữa, kẻo tôi phải chết " (Đnl 18, 16).
Và đây là những điều Môisen được biết và công bố. Chúa phán : "Ta sẽ gầy dựng giữa anh em của họ một tiên tri như ngươi " (Đnl 18, 15); Chúa sẽ đặt vào miệng vị đó những lời của Chúa, vị ấy sẽ nói cho dân lệnh Chúa truyền. Và nếu kẻ nào không nghe lời của Chúa qua miệng người ấy sẽ nói nhân danh Chúa, kẻ ấy sẽ chuốc lấy hậu quả thích đáng, như Chúa quả quyết : "chính Ta, Ta sẽ tính số với nó"(Đnl 18, 19). Từ chối Môisen hay một tiên tri là từ chối chính Chúa.
Dân sẽ mượn miệng ông, giọng nói của ông, để thân thưa với Thiên Chúa. Một cách nào đó, người ấy không thể nói điều gì khác hơn là Lời Thiên Chúa. Cuộc sống của ông là một cuộc sống hoàn toàn tùy thuộc vào Thiên Chúa.
Qua đoạn sách Đệ Nhị Luật, phụng vụ giúp chúng ta đọc lời nói đầu thể hiện sứ vụ công khai của Chúa Giêsu, Người hơn cả hơn Môisen: " Người giảng dạy người ta như Đấng có uy quyền " (Mc 1,22), Người là "Đấng Thánh của Thiên Chúa" (Mc 1, 24).
Cuộc chiến giữa Chúa Giêsu và thần ô uế
Tiếng thét của người bị thần ô uế ám và dằn vặt, nay được Chúa trừ là tiếng thét hư vô, không có nguồn gốc và không có Thiên Chúa. Chúa Giêsu không chạm vào người này, Người cũng không thuyết phục hắn. Người nói chuyện trực tiếp với hắn lúc Lời Chúa bị mắc kẹt trong sa mạc bởi sự dữ, bạo lực và tà thần, mỗi người chúng ta phải thường xuyên kiên trì chiến đấu.
Điều thần ô uế nói trong hội đường như thể nó tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa. Nhưng nó bị Chúa Giêsu quát và bảo : "Hãy im đi!" (Mc 1, 25). Như sách Đệ Nhị Luật đã nói (18, 19) chúng ta phải biết nghe lời Chúa, trong hành động của đức tin, đức cậy để lời ấy có thể triển nở trong ta, đụng chạm đến chúng ta, biến đổi chúng ta và hiệp nhất chúng ta...
Sự im lặng bắt buộc này có nghĩa là không còn thời gian nữa. Sự viễn mãn tràn đầy thánh thiện và ơn cứu độ mà Chúa Giêsu mang đến nhờ sự chết và phục sinh. Vì Người là " Đấng thánh của Thiên Chúa " (Mc 1, 24).
Đấng Thánh của Thiên Chúa
Việc trục xuất thần ô uế ra khỏi người bị nó ám được coi như cuộc chiến giữa Chúa Giêsu và thần dữ. Thần dữ cố gắng ngăn chặn nguy hiểm: "Có chuyện gì giữa chúng tôi và ông?" (Mc 1, 25) Chúa Giêsu quát bảo nó rằng: "Hãy im đi và ra khỏi người này!" (Mc 1, 25) Cuộc chiến vẫn tiếp tục trong cơn co giật của bệnh nhân đang bị dằn vặt dữ dội và kêu lớn tiếng. Sức mạnh của Chúa Giêsu làm chủ sự dữ là những cái con người đang bị nắm giữ với lo âu sợ hãi và tự hỏi, "Điều này có nghĩa là gì? " (Mc 1, 27).
Giờ đây, bức màn che dậy được vén lên, mầu nhiệm của Chúa Giêsu và "bí mật" của Người hé mở : Đây là một giáo lý mới! Có thể đây là thời thiên sai mới chăng? Chúa Giêsu có thật là Đấng Mêsia không? Người truyền cho các thần ô uế và chúng vâng theo; chứng tỏ Người mạnh hơn Sự dữ. Nhưng chính ma quỉ nhập nhằng khi tỏ lộ về thân thế Chúa Giêsu: Người là Đấng Thánh, Đấng Thánh của Thiên Chúa !(Mc 1, 24) Thánh là thuộc tính của chính Thiên Chúa. Chúa bắt nó : "Im đi ! " (Mc 1, 25). Còn đám đông dân chúng thì vẫn chưa sẵn sàng tiếp nhận, nên kinh ngạc.
Chúng ta cũng thế, khi ta hoang mang về sự sinh tồn của mỗi chúng ta, và thấy các cuộc chiến giữa Sự Thiện và Sự Ác xảy quanh ta và trong chúng ta, chúng ta tự đặt câu hỏi: Chúa Giêsu là ai đối với cá nhân tôi và toàn thể nhân loại?
Đời sống người Kitô hữu là một cuộc chiến không ngừng chống lại cám dỗ và loại trừ sự dữ. Sống theo Chúa Giêsu, con người sẽ không bao giờ nô lệ cho bản năng và ma quỉ. Để được như thế, chúng ta thành tâm nguyện xin mỗi ngày: "Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng xin cứu chúng con khỏi sự dữ" (Kinh Lạy Cha). Amen.
Cuốn theo Thần Khí
Lm. Minh Anh
15:32 24/01/2024
CUỐN THEO THẦN KHÍ
“Hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, mà loan báo Tin Mừng!”.
“Thập giá, cột thu lôi của ân sủng, làm tắt cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, để chỉ còn lại ánh sáng của tình yêu Ngài! Trên đường Đamas, một Saolô hung hãn đã bị cột thu lôi của ân sủng quật ngã, và người này đã ‘cuốn theo Thần Khí’ của Đấng Phục Sinh!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Hôm nay, Giáo Hội kính nhớ một con người đã bị “cột thu lôi của ân sủng quật ngã”; đúng hơn, một vị thánh mà sự cải đạo của ngài, có thể nói, là một trong những sự kiện quan trọng nhất sau biến cố chết và sống lại của Chúa Giêsu vào những năm đầu Kitô giáo. Bởi lẽ, ân sủng của Ngài đã biến đổi Phaolô, một con người đã để mình ‘cuốn theo Thần Khí’.
Phaolô cho biết, trước khi được Chúa tỏ mình, ông “đã nhiệt thành phục vụ Thiên Chúa”; tuy nhiên, theo cách rất phá hoại! Phaolô đàn áp những người tin “Đạo mới”; và rồi, cuộc hiện ra của Ngài trên đường Đamas với câu hỏi, “Saun, Saun, sao ngươi bắt bớ ta?”, kèm theo câu trả lời lạnh lùng, “Ta là Giêsu Nazareth mà ngươi đang bắt bớ” đã khiến Phaolô dừng bước - bài đọc một. Từ đó, Đấng Phục Sinh đã biến “Saun”, có nghĩa là ‘tìm kiếm, đòi hỏi và khát vọng’, thành một “Phaolô”, có nghĩa là ‘hèn mọn, nhỏ bé và khiêm tốn’. Phaolô đã chỗi dậy, tiến về phía trước, ‘cuốn theo Thần Khí’, phục vụ Chúa theo một cách rất khác. Thay vì bắt bớ những người tin, Phaolô loan báo tình yêu của Ngài như lệnh truyền, “Hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, mà loan báo Tin Mừng!” - Thánh Vịnh đáp ca.
“Tôi ngã xuống đất”; “Ánh sáng chói loà kia làm cho tôi không còn trông thấy”. Một nghịch lý mang nhiều ý nghĩa! Không chỉ trong bóng tối, con người không nhìn thấy; nhưng ngay cả trong ánh sáng, nó cũng mù loà! Lúc Phaolô tưởng mình sáng, đó là lúc tối tăm nhất đời ông. Phaolô buộc phải nhắm mắt để thấy rằng, sự bốc đồng theo kế hoạch riêng mình là mù tối, và tình yêu trong trái tim Đấng Phục Sinh thật ngời sáng. Ngài quật Phaolô xuống tận đất; để sau đó, nâng ông lên đến mức vị “Tông Đồ Dân Ngoại”. Thế nhưng, hình ảnh đẹp nhất vẫn là khúc phim người ta cầm tay dắt Phaolô vào thành, một ‘Phaolô chập chững’ trong hành trình của ‘một con người mới’ ‘cuốn theo Thần Khí’ trong Chúa Kitô!
Anh Chị em,
“Hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, mà loan báo Tin Mừng!”. Mệnh lệnh của Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay - theo Đức Phanxicô - “Là một mệnh lệnh mang chiều kích truyền giáo của đức tin! Hoặc đức tin có chiều kích truyền giáo, hoặc không phải là đức tin. Đức tin không phải là điều gì đó chỉ dành cho riêng tôi, để tôi có thể lớn lên với nó: đây là một tà giáo ngộ đạo! Đức tin luôn dẫn bạn thoát ra khỏi chính mình, đi ra ngoài và truyền tải nó! Đức tin được truyền đạt, được cống hiến, trên hết bằng chứng tá, “Hãy đi, để mọi người thấy anh sống thế nào!”. Trong việc truyền bá đức tin, hành động vì đức tin, có Chúa luôn đồng hành với tôi. Tôi không bao giờ đơn độc. Chính Chúa, Đấng truyền đạt đức tin, ở cùng tôi; miễn sao tôi để mình được tự do ‘cuốn theo Thần Khí’ của Ngài!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, chớ gì cột thu lôi ân sủng Chúa quật ngã con mỗi khi con mải mê chạy theo những phù phiếm của thế gian. Cho con mềm mại ‘cuốn theo Thần Khí’ mỗi ngày!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:01 24/01/2024
16. Người không biết mỗi ngày chuẩn bị rước Thánh Thể, dù cho mỗi năm rước lễ một lần, thì họ cũng sẽ không biết chuẩn bị.
(Thánh Ambrosius)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức ")
-------------
http://www.vietcatholic.com
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:06 24/01/2024
62. NHẬN GÁI ĐĨ LÀM MẸ
Ở trong tỉnh Phúc Kiến có một cô gái làm đĩ, mặc dù dung mạo không còn sắc sảo như trước, nhưng vẫn còn mấy phần nhan sắc, nhưng tìm nơi để kiếm chồng thì hình như không được như ý.
Lại có một con trai của người Phúc Kiến, từ nhỏ đã tiến cung làm hoạn quan, nghe nói mẹ ở Thượng Kiến bèn sai người đi mời mẹ đến đoàn tụ.
Bà mẹ rất phấn khởi đi đến đợi ngoài cung, hoạn quan vừa nhìn thấy mẹ mình tuổi đã lớn, dung mạo khó coi, bèn nói với người hầu:
- “Đây không phải là mẹ của ta, mẹ của ta làm gì mà xấu như xạ xoa thế này?”
Nói xong thì nghênh ngang bỏ đi.
Sau đó, người hầu thấy ông ta ham hư vinh, bèn đến Phúc Kiến tìm kiếm người phụ nữ đẹp, thì tìm được gái đĩ ấy và đem về cung. Quả nhiên tên hoạn quan bái kiến nhận gái đĩ làm mẹ mình.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 62:
Người ta có thể nhận giặc làm mẹ vì hiểu lầm chứ không ai nhận đĩ làm mẹ, nhưng trên cõi đời này không có chuyện gì mà không xảy ra, cho nên chuyện nhận đĩ làm mẹ thì cũng có thật.
Chuyện tên hoạn quan vì thích hư vinh mà nhận gái đĩ làm mẹ, cũng giống như chuyện người Ki-tô hữu vì tham lam những sự thế gian mà nhận ma quỷ làm chúa, làm cha mẹ của mình vậy. Họ là những người con cái của Thiên Chúa nhưng đã phủ nhận Ngài là cha của mình, họ là những người môn đệ của Đức Chúa Giê-su nhưng lại nhận mình là đệ tử của ma quỷ khi họ đã vì hư vinh mà chối bỏ ân sủng của bí tích Rửa Tội là nguồi mạch mọi ân sủng của Thiên Chúa...
Thời nay hình như không ai nhận gái đĩ làm mẹ vì khoa học ngày càng tiến bộ để xác minh lý lịch, nhưng thời nay vẫn còn có rất nhiều người mang danh Kitô hữu vui lòng nhận ma quỷ là phụ mẫu của mình, họ không cậy nhờ đến ân sủng của Thiên Chúa để “xác minh lý lịch” thiêng liêng của mình, nhưng lại dựa vào sự dối gạt danh vọng phù phiếm của ma quỷ để làm cho mình trở thành con cái của nó.
Thảm hại thay !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.com
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ở trong tỉnh Phúc Kiến có một cô gái làm đĩ, mặc dù dung mạo không còn sắc sảo như trước, nhưng vẫn còn mấy phần nhan sắc, nhưng tìm nơi để kiếm chồng thì hình như không được như ý.
Lại có một con trai của người Phúc Kiến, từ nhỏ đã tiến cung làm hoạn quan, nghe nói mẹ ở Thượng Kiến bèn sai người đi mời mẹ đến đoàn tụ.
Bà mẹ rất phấn khởi đi đến đợi ngoài cung, hoạn quan vừa nhìn thấy mẹ mình tuổi đã lớn, dung mạo khó coi, bèn nói với người hầu:
- “Đây không phải là mẹ của ta, mẹ của ta làm gì mà xấu như xạ xoa thế này?”
Nói xong thì nghênh ngang bỏ đi.
Sau đó, người hầu thấy ông ta ham hư vinh, bèn đến Phúc Kiến tìm kiếm người phụ nữ đẹp, thì tìm được gái đĩ ấy và đem về cung. Quả nhiên tên hoạn quan bái kiến nhận gái đĩ làm mẹ mình.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 62:
Người ta có thể nhận giặc làm mẹ vì hiểu lầm chứ không ai nhận đĩ làm mẹ, nhưng trên cõi đời này không có chuyện gì mà không xảy ra, cho nên chuyện nhận đĩ làm mẹ thì cũng có thật.
Chuyện tên hoạn quan vì thích hư vinh mà nhận gái đĩ làm mẹ, cũng giống như chuyện người Ki-tô hữu vì tham lam những sự thế gian mà nhận ma quỷ làm chúa, làm cha mẹ của mình vậy. Họ là những người con cái của Thiên Chúa nhưng đã phủ nhận Ngài là cha của mình, họ là những người môn đệ của Đức Chúa Giê-su nhưng lại nhận mình là đệ tử của ma quỷ khi họ đã vì hư vinh mà chối bỏ ân sủng của bí tích Rửa Tội là nguồi mạch mọi ân sủng của Thiên Chúa...
Thời nay hình như không ai nhận gái đĩ làm mẹ vì khoa học ngày càng tiến bộ để xác minh lý lịch, nhưng thời nay vẫn còn có rất nhiều người mang danh Kitô hữu vui lòng nhận ma quỷ là phụ mẫu của mình, họ không cậy nhờ đến ân sủng của Thiên Chúa để “xác minh lý lịch” thiêng liêng của mình, nhưng lại dựa vào sự dối gạt danh vọng phù phiếm của ma quỷ để làm cho mình trở thành con cái của nó.
Thảm hại thay !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.com
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐHY Giuse Trần Nhật Quân kêu gọi Hồng Y tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin từ chức
Đặng Tự Do
04:54 24/01/2024
Sau khi ra Tuyên ngôn Fiducia Supplicans ban phép lành cho các cặp đồng tính luyến ái, nhà lãnh đạo Bộ Giáo lý Đức tin, Đức Hồng Y Víctor Manuel Fernández, đang phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ nhiều giáo hội quốc gia và một số giáo sĩ trên toàn cầu.
Phản ứng mới nhất đến từ cựu giám mục Hương Cảng, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, người nói rằng Đức Hồng Y Fernández đã gán “sự tốt lành nội tại” cho một “tội trọng” và do đó phạm tội “dị giáo”, Đức Hồng Y viết trong một tuyên bố ngày 20 Tháng Giêng: “Vậy thì chẳng lẽ ông ấy không nên từ chức hoặc bị cách chức sao?”
Đức Hồng Y Hương Cảng đặc biệt đề cập đến việc chúc phúc cho các cặp đồng tính, điều mà Vatican đã bật đèn xanh lần đầu tiên trong tuyên bố được Tòa Thánh công bố ngày 18 tháng 12.
Tuyên bố “Fiducia Supplicans”– có phụ đề “Về ý nghĩa mục vụ của các phép lành” - nói rằng một linh mục Công Giáo có thể ban phước cho một cặp đồng giới hoặc một cặp vợ chồng chưa kết hôn khác miễn là đó không phải là một phép lành phụng vụ chính thức và không tạo ấn tượng rằng Giáo Hội Công Giáo đang chúc phúc cho sự kết hợp như thể đó là một cuộc hôn nhân. Tuyên bố nhấn mạnh rằng sẽ không có sự thay đổi nào trong giáo lý của Giáo hội về hôn nhân và tính dục.
Lỗi hoàn toàn chủ quan
Đức Hồng Y Quân giải thích rằng tài liệu gợi ý rằng những mối quan hệ như vậy cũng có thể có điều gì đó tốt đẹp, đồng thời chỉ ra rằng “đây là một sai lầm hoàn toàn chủ quan. Theo sự thật khách quan thì hành vi này là một tội trọng và không bao giờ có thể tốt được”.
Đức Hồng Y Quân trước đây đã cáo buộc Đức Thánh Cha Phanxicô làm các tín hữu lo lắng bằng những câu trả lời không rõ ràng về các vấn đề luân lý tình dục, đặc biệt là về việc chúc lành cho các cặp đồng tính.
Với tư cách là tân Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, Đức Hồng Y Fernández đã soạn thảo “Fiducia Supplicans”, được Đức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn.
Những tuyên bố tiêu cực 'có thể hiểu được'
Phản ứng trước tuyên bố của một số hội đồng giám mục trên khắp thế giới đã thúc đẩy Bộ đưa ra văn bản làm rõ vào ngày 4 Tháng Giêng được ký bởi Đức Hồng Y Fernández và Đức Ông. Armando Matteo, thư ký ban giáo lý của Bộ.
Gọi những tuyên bố tiêu cực của một số hội đồng giám mục là “có thể hiểu được”, Bộ cho biết những tuyên bố này “không thể được hiểu là sự phản đối về mặt giáo lý, bởi vì tài liệu này rõ ràng và dứt khoát” về giáo huấn của Giáo hội về hôn nhân và tính dục.
Bộ cũng cho biết rằng cần phải cân nhắc về mặt văn hóa khi áp dụng đề xuất của tuyên bố, đặc biệt là ở các quốc gia nơi đồng tính luyến ái bị đặt ngoài vòng pháp luật, đó là trường hợp của nhiều quốc gia Phi Châu.
Tuyên bố của Bộ Giáo Lý Đức Tin cho biết: “Nếu có luật lên án hành động đơn thuần tuyên bố mình là người đồng tính luyến ái thì phải ngồi tù và trong một số trường hợp là tra tấn và thậm chí tử hình, thì không cần phải nói rằng việc ban phước lành sẽ là thiếu thận trọng”.
Trong tuyên bố ngày 20 Tháng Giêng, Đức Hồng Y Quân cảnh báo rằng các phép lành sẽ gây ra sự nhầm lẫn giữa các tín hữu. Trong bối cảnh này, ngài kêu gọi Vatican cũng phải buộc các linh mục người Đức tuân theo các quy tắc giáo luật nhất định.
Kể từ năm 2022, một số linh mục ở Đức đã chính thức ban phép lành cho các cặp đồng tính luyến ái. Các nghi lễ vi phạm các quy định hiện hành của Vatican về việc các linh mục ban phép lành trong các buổi lễ tại nhà thờ. Tuy nhiên, lệnh trừng phạt chưa bao giờ được áp dụng ở nhiều nơi.
Đức Hồng Y Quân cũng nhấn mạnh rằng nhiệm vụ của các mục tử là nhắc nhở mọi người về những giáo huấn và thánh ý của Thiên Chúa. Ngài nói: “Chúc lành cho tội lỗi là trái ngược với thánh ý Thiên Chúa”.
Source:Our Sunday Visitor
Chế độ độc tài ở Nicaragua trục xuất ba linh mục; vị giám mục lưu vong gặp Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
04:56 24/01/2024
Nhà nghiên cứu Martha Patricia Molina báo cáo rằng chế độ độc tài của Tổng thống Daniel Ortega và vợ ông, Phó Tổng thống Rosario Murillo, đã trục xuất khỏi Nicaragua ba linh mục thuộc cùng một giáo đoàn sau khi hủy bỏ tư cách pháp nhân của giáo đoàn trước đó. Hai trong số các linh mục là người Mễ Tây Cơ.
Tác giả của báo cáo “Nicaragua: Một Giáo hội bị đàn áp?”, trong đó trình bày chi tiết hàng trăm cuộc tấn công của chế độ độc tài chống lại Giáo hội Công giáo trong những năm gần đây, đã báo cáo về vụ bắt cóc và trục xuất linh mục người Mễ Tây Cơ Ezequiel Buenfil, một thành viên của Dòng Truyền giáo Mễ Tây Cơ có tên là Dòng Đấng Cứu Thế Chí Thánh.
Trong một bài đăng ngày 20 Tháng Giêng trên X, Molina nói rằng “bắt đầu từ ngày 14 Tháng Giêng, các linh mục thuộc dòng Đấng Cứu Thế Chí Thánh của Giáo phận León đã nhận được những lời đe dọa từ cảnh sát khi họ đang trở về sau khi cử hành Thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Tôma Tông đồ ở Corinto. Kể từ ngày đó Cha Ezequiel Buenfil và Cha Erick Figueroa biến mất và sau đó bị trục xuất.”
Các ngài phụ trách cả giáo xứ Calvary-Our Lady of the Abandoned ở thị trấn El Viejo thuộc Tỉnh Chinandega.
Vào ngày 16 Tháng Giêng, Bộ Nội vụ đã công bố lệnh hủy bỏ tư cách pháp nhân và ghi danh của 16 tổ chức phi chính phủ, 10 trong số đó là các tổ chức Công giáo và Tin lành. Nhóm này bao gồm các Tu sĩ Truyền giáo Thánh hiến của Tổ chức Chúa Cứu Thế và các Truyền giáo của Hiệp hội Đức Mẹ.
Tiếp theo, chế độ độc tài đã trục xuất Cha David Pérez, cũng thuộc Dòng Truyền giáo Thánh hiến của Chúa Cứu Thế, người “phụ trách Giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở khu phố William Fonseca của thành phố León”.
Molina cảnh báo: “Với việc hủy bỏ tư cách pháp nhân, hai ngôi nhà thuộc nhà dòng có nguy cơ bị tịch thu”.
Theo trang web của họ, các Tu sĩ Truyền giáo Thánh hiến của Chúa Cứu Thế là “một hiệp hội công khai những người sống một đời sống chiêm niệm-truyền giáo”.
Họ hiện diện tại “Giáo phận Iztapalapa (Thành phố Mễ Tây Cơ), Giáo phận Cancún-Chetumal (bang Quintana Roo, Mễ Tây Cơ), tại Giáo phận Estelí (Nicaragua) và Giáo phận León-Chinandega (Nicaragua)”.
Vụ bắt cóc và trục xuất ba linh mục xảy ra chưa đầy một tuần sau khi chế độ độc tài phóng thích khỏi nơi giam giữ và trục xuất về Rôma hai giám mục, 15 linh mục và hai chủng sinh, trong đó có Đức Cha Rolando Álvarez, người đã bị giam cầm 500 ngày.
Vào ngày 20 Tháng Giêng, giám mục phụ tá của Managua, là Đức Cha Silvio José Báez, đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican. Do những mối đe dọa từ chế độ Ortega, Đức Cha Báez đã sống lưu vong từ năm 2019 ở Miami, nơi ông thường cử hành Thánh lễ Chúa Nhật tại Giáo xứ Thánh Agatha.
Vị giám mục đã đăng vào ngày 20 Tháng Giêng rằng “Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời tôi đến thăm ngài và hôm nay đã tiếp đón tôi tại Vatican. Tôi đánh giá cao tình cảm anh em và những lời nói khôn ngoan của ngài”.
“Ngài đã xác nhận tôi làm giám mục phụ tá của Managua và bày tỏ với tôi sự quan tâm cũng như tình yêu của ngài dành cho Nicaragua. Chúng tôi đã quyết định gặp nhau nhiều lần nữa trong năm nay”, ngài nói thêm.
Khi kết thúc Thánh lễ Chúa Nhật ngày 14 Tháng Giêng tại St. Agatha's, Đức Cha Báez đã loan báo về việc trả tự do và trục xuất các giáo sĩ và chủng sinh, đồng thời nói rằng “chế độ độc tài tội phạm Sandinista của Daniel Ortega đã không thể đánh bại quyền năng của Thiên Chúa” và rằng tất cả những người bị trục xuất đều “vô tội”.
Source:Catholic News Agency
Các linh mục bị cách chức sau khi tuyên bố Thánh lễ hậu Vatican II là không liên quan
Đặng Tự Do
04:57 24/01/2024
Giám mục của Covington đã hủy bỏ việc cho phép hai linh mục phục vụ trong giáo phận của mình sau khi các ngài công khai bác bỏ việc cử hành Thánh lễ đương thời theo nghi thức Rôma là “không liên quan”.
Đức Giám Mục John C. Iffert ngày 16 Tháng Giêng đã yêu cầu Cha Shannon Collins từ chức linh mục quản nhiệm Giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức ở Park Hills, ngoại ô Covington. Cha Sean Kopczynski cũng bị cách chức cha sở giáo xứ. Đức Cha cũng loại bỏ năng quyền giảng dạy, hoặc cử hành các bí tích của các linh mục.
Mặc dù các ngài không được phép cử hành Thánh lễ một cách công khai, nhưng các linh mục có thể cử hành Thánh lễ riêng cho chính họ, những người thân trong gia đình và các thành viên của Dòng Truyền giáo Thánh Gioan Tẩy Giả, một cộng đồng tôn giáo non trẻ ở Covington do các ngài thành lập.
Các nhà truyền giáo của Dòng Truyền giáo Thánh Gioan Tẩy Giả là một hiệp hội công khai của các tín hữu chuyên cử hành phụng vụ và các bí tích theo Sách lễ Rôma năm 1962. Đức Cha Roger J. Foys của Covington, người đã nghỉ hưu vào năm 2021, đã chính thức thành lập cộng đồng này như một hiệp hội công khai của các tín hữu vào năm 2019, mặc dù các linh mục đã phục vụ trong giáo phận ít nhất là từ năm 2011.
Đức Giám Mục Iffert, người đã lãnh đạo Giáo phận Covington từ năm 2021, cho biết trong một lá thư ngày 17 Tháng Giêng gửi các thành viên của Giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức rằng ngài đã tước bỏ năng quyền của các linh mục sau khi biết rằng Cha Collins “đã giảng trong giáo xứ rằng Hy tế Thánh của Thánh lễ, như được cử hành trong phụng vụ Công Giáo Rôma hiện nay, là 'không liên quan', 'không còn gì liên quan đến cái cũ', và rằng việc cải cách phụng vụ được thúc đẩy bởi lòng căm thù đối với người Công Giáo truyền thống và các phụng vụ cổ xưa của Rôma.”
Theo bức thư, “Cả Cha Collins và Cha Kopczynski đều duy trì những lỗi lầm này và từ chối cơ hội từ bỏ chúng. Điều này khiến họ không đủ điều kiện được phép cử hành các Bí tích một cách công khai bằng cách sử dụng Sách lễ Rôma năm 1962 và không được lãnh đạo một giáo xứ tòng nhân như giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức.”
Giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức được thành lập vào năm 2016 để phục vụ những người Công Giáo muốn thờ phượng bằng tiếng Latinh theo Sách lễ Rôma năm 1962, ấn bản cuối cùng trước những cải cách phụng vụ của Công đồng Vatican II.
Là một “giáo xứ tòng nhân”, giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức phục vụ một cộng đồng độc đáo, không phải một khu vực địa lý được chỉ định. Cộng đồng này được giao phó cho sự lãnh đạo của Cha Collins và Cha Kopczynski, trước đây là thành viên của Dòng Cha Thương Xót ở Bowling Green, Kentucky, được thụ phong linh mục năm 2000 nhưng đã rời cộng đồng đó để thành lập Dòng Truyền giáo Thánh Gioan Tẩy Giả.
Theo một câu chuyện năm 2019 trên Messenger, tờ báo của Giáo phận Covington, các linh mục không coi mình là người sáng lập một cộng đồng tôn giáo, mà đúng hơn là mở rộng gia sản của các Cha dòng Lòng Thương Xót.
Cha Collins là cựu giám đốc Tu viện Thánh Thể Đức Mẹ Các Thiên Thần ở Hanceville, Alabama, do Mẹ Angelica thành lập. Ngài đã xuất hiện trên EWTN và trên các phương tiện truyền thông Công Giáo khác.
Trong thư của mình, Đức Giám Mục Iffert viết, “Tôi không xem nhẹ hành động này” và cho biết ngài đã tham khảo ý kiến của tổng đại diện giáo phận, linh mục đoàn, đại diện tư pháp và các giám mục khác khi ngài xác định cách giải quyết tình huống.
Ngài nói: “Đã có thời gian, tôi thực sự quan ngại về khả năng lãnh đạo mục vụ của giáo xứ. “Tôi đã cố gắng giải quyết những mối quan tâm đó trong cuộc trò chuyện và sửa lỗi huynh đệ với các linh mục này, những người là anh em và con cái của tôi. Rất tiếc là tôi đã không thể làm được điều đó.”
Theo một câu chuyện ngày 19 Tháng Giêng trên tờ Messenger, Dòng Truyền giáo Thánh Gioan Tẩy Giả, chứ không phải giáo phận, sở hữu tòa nhà dùng làm nhà thờ nơi Giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức thờ phượng, và coi đó là nhà nguyện của nhà dòng.
Một thông báo trên trang web của giáo xứ cho biết rằng hiện tại “không có Thánh lễ, xưng tội hoặc các nghi thức bí tích nào khác … trong tương lai gần” được tổ chức tại nhà thờ.
Source:Our Sunday Visitor
Bài giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Thói hư và nhân đức. 5. Lòng tham
Vũ Văn An
14:02 24/01/2024
Theo tin Tòa Thánh, nhân buổi yết kiến chung tại thính Đường Phaolô VI, Thứ tư, 24 tháng 1 năm 2024, Đức Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý mới về các thói hư và nhân đức. Hôm nay, ngài trình bầy phần nói về lòng tham.
Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Chúng ta tiếp tục bài giáo lý về các thói hư và nhân đức, và hôm nay chúng ta sẽ nói về lòng tham, một hình thức quyến luyến tiền bạc khiến con người không thể rộng lượng.
Nó không phải là tội chỉ liên quan đến những người có tài sản lớn, mà là một tội liên quan đến mọi người, thường không liên quan gì đến số dư ngân hàng. Đó là bệnh của trái tim, không phải của ví tiền.
Phân tích của các giáo phụ sa mạc về thói hư này cho thấy lòng tham thậm chí có thể còn bám vào các đan sĩ ra sao, những người sau khi từ bỏ những tài sản thừa kế khổng lồ, trong cảnh cô độc của phòng tu vẫn đã bám vào những đồ vật ít giá trị: họ không cho mượn, họ không chia sẻ chúng và thậm chí ít sẵn sàng cho chúng đi hơn. Sự gắn bó với những điều nhỏ nhặt, làm mất đi sự tự do. Đối với họ, những đồ vật đó trở thành một thứ vật thần mà họ không thể tách rời khỏi. Một kiểu trở về trạng thái những đứa trẻ ôm chặt đồ chơi của mình và lặp đi lặp lại: “Nó là của tao! Nó là của tao!". Trong câu này ẩn chứa một mối quan hệ rối loạn với thực tại, điều có thể dẫn đến các hình thức tích trữ có tính ép buộc và tích lũy bệnh lý.
Để chữa lành căn bệnh này, các đan sĩ đã đề xuất một phương pháp quyết liệt nhưng rất hiệu quả: suy niệm về cái chết. Dù một người tích lũy của cải trên thế giới này đến mức nào, chúng ta có thể tuyệt đối chắc chắn một điều: chúng sẽ không vào quan tài cùng với chúng ta. Chúng ta không thể mang theo tài sản với mình! Ở đây sự vô nghĩa của thói hư này được bộc lộ. Mối ràng buộc sở hữu mà chúng ta tạo ra với các đồ vật chỉ là biểu kiến, bởi vì chúng ta không phải là chủ nhân của thế giới: trái đất mà chúng ta yêu quý này thực ra không phải của chúng ta, và chúng ta di chuyển ở đó như những người xa lạ và những người hành hương (x. Lv 25:23).
Những xem xét đơn giản này cho phép chúng ta nhận ra sự điên rồ của lòng tham nhưng cũng là lý do sâu xa nhất của nó. Đó là một nỗ lực để xua tan nỗi sợ chết: nó tìm kiếm sự an toàn mà trên thực tế sẽ sụp đổ ngay khi chúng ta cầm chúng trong tay. Hãy nhớ đến câu chuyện ngụ ngôn về người đàn ông ngu ngốc, mảnh đất của anh ta đã mang lại cho anh ta một mùa màng bội thu, và anh ta tự ru mình với những suy nghĩ làm thế nào để mở rộng kho của mình để chứa tất cả mùa màng. Người đàn ông đã tính toán mọi thứ, lên kế hoạch cho tương lai. Tuy nhiên, anh ta vẫn chưa xem xét yếu tố chắc chắn nhất trong cuộc sống: cái chết. "Ngu xuẩn!" Tin Mừng nói. “Đêm nay người ta đòi linh hồn của ngươi; còn những gì ngươi đã chuẩn bị thì sẽ về tay ai?”
Trong các trường hợp khác, chính kẻ trộm cung cấp dịch vụ này cho chúng ta. Ngay cả trong Tin Mừng, chúng cũng xuất hiện rất nhiều lần và mặc dù công việc của chúng có thể đáng chê trách nhưng nó có thể trở thành một lời khuyên răn bổ ích. Vì thế, Chúa Giêsu đã rao giảng trong Bài Giảng Trên Núi: “Các con đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt, rỉ sét ăn mòn và kẻ trộm đột nhập lấy trộm, nhưng hãy tích lũy cho mình những kho tàng trên trời, nơi không có sâu mọt, rỉ sét làm hư nát và là nơi kẻ trộm không lẻn vào lấy trộm” (Mt 6:19-20). Một lần nữa, theo lời kể của các giáo phụ sa mạc, câu chuyện kể về một tên trộm đã làm bất ngờ vị đan sĩ đang ngủ và đánh cắp một số tài sản mà ngài cất giữ trong phòng tu. Khi tỉnh dậy, không hề băn khoăn về những gì đã xảy ra, vị đan sĩ bắt đầu lần theo dấu vết của tên trộm và khi tìm thấy hắn, thay vì đòi đồ đã đánh cắp, ngài giao lại vài thứ còn sót lại và nói: “Ngươi quên lấy những thứ này!”
Anh chị em thân mến, chúng ta có thể là chủ của cải mình sở hữu, nhưng điều ngược lại thường xảy ra: cuối cùng chúng chiếm hữu chúng ta. Một số người giàu có không còn tự do, thậm chí không còn thời gian để nghỉ ngơi, phải trông chừng vì việc tích lũy của cải cũng đòi hỏi phải giữ gìn chúng cho an toàn. Họ luôn trăn trở, bởi một gia sản được xây dựng bằng bao nhiêu mồ hôi nhưng có thể tan biến chỉ trong chốc lát. Họ quên mất giáo huấn Tin Mừng, vốn cho rằng sự giàu có tuy tự nó không là một tội lỗi, nhưng chắc chắn nó là một gánh nặng. Thiên Chúa không nghèo: Người là Chúa của mọi sự, nhưng, như Thánh Phaolô viết, “Người vốn giàu, nhưng vì anh em mà trở nên nghèo, để bởi sự nghèo của Người, anh em có thể trở nên giàu có” (2 Cr 8:9).
Đây là điều mà kẻ keo kiệt không hiểu được. Lẽ ra anh ta có thể là nguồn phước lành cho nhiều người, nhưng thay vào đó anh ta lại rơi vào ngõ cụt của sự khốn khổ. Và cuộc sống của kẻ keo kiệt thật xấu xí. Tôi nhớ trường hợp của một người đàn ông tôi gặp ở giáo phận kia, một người đàn ông rất giàu có và mẹ anh ta bị bệnh. Anh ấy đã kết hôn. Anh em thay phiên nhau chăm sóc mẹ, buổi sáng mẹ ăn sữa chua. Người đàn ông này đưa cho bà một nửa vào buổi sáng để có thể cho bà nửa còn lại vào buổi chiều và nhờ thế để dành một nửa sữa chua. Đây là lòng tham, đây là sự dính bén vào đồ vật. Sau đó, người đàn ông này qua đời, và những lời bình luận của những người đến dự buổi cầu nguyện là: “Nhưng, các bạn có thể thấy người đàn ông này chẳng có gì trên người cả, anh để lại mọi sự”. Rồi họ giễu cợt một chút: “Không, không, họ không thể đóng quan tài vì anh ấy muốn mang theo mọi thứ bên mình”. Lòng tham này khiến người khác cười nhạo: cuối cùng chúng ta phải dâng thân xác và linh hồn cho Chúa và chúng ta phải bỏ lại tất cả. Chúng ta hãy cẩn thận! Và chúng ta hãy quảng đại, quảng đại với mọi người và quảng đại với những người cần chúng ta nhất. Cảm ơn anh chị em.
Thông điệp Ngày Truyền thông của Đức Thánh Cha: Trí tuệ Thông minh không bao giờ có thể thay thế trí tuệ của trái tim con người
Thanh Quảng sdb
17:24 24/01/2024
Thông điệp Ngày Truyền thông của Đức Thánh Cha: Trí tuệ Thông minh (AI) không bao giờ có thể thay thế trí tuệ của trái tim con người
Trong thông điệp Ngày Thế giới Truyền thông Thế giới lần thứ 58, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi nhân loại trau dồi trí tuệ của trái tim trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI).
(Tin Vatican - Francesca Merlo)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố sứ điệp Ngày Truyền thông Thế giới năm 2024, tập trung vào chủ đề: Trí tuệ nhân tạo (AI) và Trí tuệ của Trái tim: Hướng tới một Truyền thông Nhân bản Trọn vẹn.
Ngày Thế giới Truyền thông được tổ chức vào ngày 12 tháng 5, chủ đề năm nay gắn liền với thông điệp của Đức Thánh Cha về Ngày Hòa bình Thế giới, dành cho việc phát triển các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI).
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang “ảnh hưởng triệt để đến thế giới thông tin và truyền thông, và thông qua nó, đến những nền tảng nhất định của cuộc sống trong xã hội”, Đức Thánh Cha nói trong thông điệp Ngày Truyền thông của mình và nói thêm rằng “những thay đổi này ảnh hưởng đến tất cả mọi người”.
Vì vậy, Đức Thánh Cha tự hỏi, “làm thế nào chúng ta có thể vẫn là con người trọn vẹn và hướng dẫn sự biến đổi văn hóa này để phục vụ một mục đích tốt đẹp?”
Bắt đầu từ trái tim
Khi trả lời câu hỏi này, Đức Thánh Cha lưu ý rằng “vào thời điểm này trong lịch sử, đang có nguy cơ làm giàu về công nghệ và nghèo nàn về nhân loại, những suy tư của chúng ta phải bắt đầu từ trái tim con người”.
ĐTC nhắc nhớ, trong Kinh thánh, trái tim được coi là điểm hội tụ tự do và đề ra các quyết định, "tượng trưng cho sự chính trực và đoàn kết, đồng thời gắn kết cảm xúc, mong muốn và ước mơ của chúng ta lại.”
Tuy nhiên, ĐTC tiếp tục nhấn mạnh trái tim, trên hết, là “nơi nội tâm của cuộc gặp gỡ của chúng ta với Thiên Chúa”.
ĐTC nói: “Sự khôn ngoan của trái tim là nhân đức giúp chúng ta hòa nhập tổng thể và các bộ phận của nó, các quyết định và hậu quả của chúng, sự cao quý và sự dễ bị tổn thương của chúng ta, quá khứ và tương lai, cá tính và tư cách thành viên của chúng ta trong một cộng đồng rộng lớn hơn."
Cơ hội và nguy cơ
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng sự khôn ngoan như đã nói không thể tìm được từ máy móc.
Mặc dù thuật ngữ "trí tuệ nhân tạo (AI)" đã thay thế thuật ngữ "máy học", ĐTC nói, "việc sử dụng từ 'trí thông minh' có thể gây hiểu nhầm."
Đức Thánh Cha giải thích việc lưu trữ dữ liệu giống như máy móc thì chưa đủ, vì những dữ liệu này phải có ý nghĩa và “chỉ con người” mới có khả năng làm cho nó có ý nghĩa và làm được điều này.
Đức Thánh Cha cảnh báo: “Tùy thuộc vào khuynh hướng của trái tim, mọi thứ trong tầm tay của chúng ta đều trở thành cơ hội hoặc mối nguy hại”.
ĐTC lưu ý rằng công nghệ mô phỏng đằng sau thuật toán AI có thể hữu ích trong một số lĩnh vực cụ thể.
Tuy nhiên, ĐTC nói thêm, việc sử dụng AI trở nên “nghịch lý khi nó bóp méo mối quan hệ của chúng ta với người khác và với thực tế”.
Trên thực tế, điều cực kỳ quan trọng là phải biết rằng nếu nó rơi vào tay kẻ xấu, những công cụ như vậy có thể dẫn đến “các tình huống đáng lo ngại”.
Trí tuệ nhân tạo (AI) phải được quản lý, Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định, đồng thời thừa nhận rằng, cũng như trong mọi bối cảnh của con người, “con người quy định là chưa đủ”.
Sự phát triển của nhân loại
Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi người cùng nhau phát triển, “trong nhân loại và với tư cách là nhân loại”, ĐTC nhắc lại tất cả chúng ta đều được thách thức thực hiện một bước nhảy vọt về chất để trở thành “một xã hội đa tạp, đa sắc tộc, đa nguyên, đa tôn giáo và đa văn hóa”.
Nói về thông tin, Đức Thánh Cha cảnh báo rằng “thông tin không thể tách rời khỏi các mối quan hệ sống động”.
ĐTC giải thích rằng các mối quan hệ liên quan đến cơ thể và sự hòa nhập vào thế giới thực, nhưng chúng cũng liên quan đến trải nghiệm của con người về “lòng trắc ẩn và sự chia sẻ”.
Với suy nghĩ này, Đức Thánh Cha Phanxicô đề cập đến nhiều phóng viên đã bị thương hoặc thiệt mạng đang khi làm nhiệm vụ, khi họ cố gắng cho thế giới thấy những gì chính họ đã chứng kiến.
Đức Thánh Cha nói: “Chỉ bằng cách tiếp xúc trực tiếp với nỗi đau của trẻ thơ, của những người nam nữ, chúng ta mới có thể cảm nghiệm được sự vô lý của chiến tranh”.
Một vấn nạn cho hôm nay và tương lai
Khi kết thúc thông điệp Ngày Truyền thông Thế giới, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại rằng “tùy chúng ta quyết định liệu chúng ta sẽ trở thành mồi cho các thuật toán hay sẽ nuôi dưỡng trái tim mình bằng sự tự do mà nếu không có nó thì chúng ta không thể phát triển về trí tuệ”.
ĐTC kết luận, chỉ cùng nhau, chúng ta mới có thể nâng cao khả năng phân định và cảnh giác cũng như khả năng nhìn mọi thứ dưới ánh sáng của sự thành tựu của chúng.
Sau đó, Đức Thánh Cha cầu nguyện để nhân loại không bao giờ mất phương hướng và sự khôn ngoan vốn có trước mọi công nghệ hiện đại có thể quật ngã chúng ta.
Đức Thánh Cha nói rằng trí tuệ có thể giúp chúng ta “đưa các hệ thống trí tuệ nhân tạo vào phục vụ lãnh vực truyền thông hoàn hảo của con người”.
Trong thông điệp Ngày Thế giới Truyền thông Thế giới lần thứ 58, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi nhân loại trau dồi trí tuệ của trái tim trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI).
(Tin Vatican - Francesca Merlo)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố sứ điệp Ngày Truyền thông Thế giới năm 2024, tập trung vào chủ đề: Trí tuệ nhân tạo (AI) và Trí tuệ của Trái tim: Hướng tới một Truyền thông Nhân bản Trọn vẹn.
Ngày Thế giới Truyền thông được tổ chức vào ngày 12 tháng 5, chủ đề năm nay gắn liền với thông điệp của Đức Thánh Cha về Ngày Hòa bình Thế giới, dành cho việc phát triển các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI).
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang “ảnh hưởng triệt để đến thế giới thông tin và truyền thông, và thông qua nó, đến những nền tảng nhất định của cuộc sống trong xã hội”, Đức Thánh Cha nói trong thông điệp Ngày Truyền thông của mình và nói thêm rằng “những thay đổi này ảnh hưởng đến tất cả mọi người”.
Vì vậy, Đức Thánh Cha tự hỏi, “làm thế nào chúng ta có thể vẫn là con người trọn vẹn và hướng dẫn sự biến đổi văn hóa này để phục vụ một mục đích tốt đẹp?”
Bắt đầu từ trái tim
Khi trả lời câu hỏi này, Đức Thánh Cha lưu ý rằng “vào thời điểm này trong lịch sử, đang có nguy cơ làm giàu về công nghệ và nghèo nàn về nhân loại, những suy tư của chúng ta phải bắt đầu từ trái tim con người”.
ĐTC nhắc nhớ, trong Kinh thánh, trái tim được coi là điểm hội tụ tự do và đề ra các quyết định, "tượng trưng cho sự chính trực và đoàn kết, đồng thời gắn kết cảm xúc, mong muốn và ước mơ của chúng ta lại.”
Tuy nhiên, ĐTC tiếp tục nhấn mạnh trái tim, trên hết, là “nơi nội tâm của cuộc gặp gỡ của chúng ta với Thiên Chúa”.
ĐTC nói: “Sự khôn ngoan của trái tim là nhân đức giúp chúng ta hòa nhập tổng thể và các bộ phận của nó, các quyết định và hậu quả của chúng, sự cao quý và sự dễ bị tổn thương của chúng ta, quá khứ và tương lai, cá tính và tư cách thành viên của chúng ta trong một cộng đồng rộng lớn hơn."
Cơ hội và nguy cơ
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng sự khôn ngoan như đã nói không thể tìm được từ máy móc.
Mặc dù thuật ngữ "trí tuệ nhân tạo (AI)" đã thay thế thuật ngữ "máy học", ĐTC nói, "việc sử dụng từ 'trí thông minh' có thể gây hiểu nhầm."
Đức Thánh Cha giải thích việc lưu trữ dữ liệu giống như máy móc thì chưa đủ, vì những dữ liệu này phải có ý nghĩa và “chỉ con người” mới có khả năng làm cho nó có ý nghĩa và làm được điều này.
Đức Thánh Cha cảnh báo: “Tùy thuộc vào khuynh hướng của trái tim, mọi thứ trong tầm tay của chúng ta đều trở thành cơ hội hoặc mối nguy hại”.
ĐTC lưu ý rằng công nghệ mô phỏng đằng sau thuật toán AI có thể hữu ích trong một số lĩnh vực cụ thể.
Tuy nhiên, ĐTC nói thêm, việc sử dụng AI trở nên “nghịch lý khi nó bóp méo mối quan hệ của chúng ta với người khác và với thực tế”.
Trên thực tế, điều cực kỳ quan trọng là phải biết rằng nếu nó rơi vào tay kẻ xấu, những công cụ như vậy có thể dẫn đến “các tình huống đáng lo ngại”.
Trí tuệ nhân tạo (AI) phải được quản lý, Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định, đồng thời thừa nhận rằng, cũng như trong mọi bối cảnh của con người, “con người quy định là chưa đủ”.
Sự phát triển của nhân loại
Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mọi người cùng nhau phát triển, “trong nhân loại và với tư cách là nhân loại”, ĐTC nhắc lại tất cả chúng ta đều được thách thức thực hiện một bước nhảy vọt về chất để trở thành “một xã hội đa tạp, đa sắc tộc, đa nguyên, đa tôn giáo và đa văn hóa”.
Nói về thông tin, Đức Thánh Cha cảnh báo rằng “thông tin không thể tách rời khỏi các mối quan hệ sống động”.
ĐTC giải thích rằng các mối quan hệ liên quan đến cơ thể và sự hòa nhập vào thế giới thực, nhưng chúng cũng liên quan đến trải nghiệm của con người về “lòng trắc ẩn và sự chia sẻ”.
Với suy nghĩ này, Đức Thánh Cha Phanxicô đề cập đến nhiều phóng viên đã bị thương hoặc thiệt mạng đang khi làm nhiệm vụ, khi họ cố gắng cho thế giới thấy những gì chính họ đã chứng kiến.
Đức Thánh Cha nói: “Chỉ bằng cách tiếp xúc trực tiếp với nỗi đau của trẻ thơ, của những người nam nữ, chúng ta mới có thể cảm nghiệm được sự vô lý của chiến tranh”.
Một vấn nạn cho hôm nay và tương lai
Khi kết thúc thông điệp Ngày Truyền thông Thế giới, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại rằng “tùy chúng ta quyết định liệu chúng ta sẽ trở thành mồi cho các thuật toán hay sẽ nuôi dưỡng trái tim mình bằng sự tự do mà nếu không có nó thì chúng ta không thể phát triển về trí tuệ”.
ĐTC kết luận, chỉ cùng nhau, chúng ta mới có thể nâng cao khả năng phân định và cảnh giác cũng như khả năng nhìn mọi thứ dưới ánh sáng của sự thành tựu của chúng.
Sau đó, Đức Thánh Cha cầu nguyện để nhân loại không bao giờ mất phương hướng và sự khôn ngoan vốn có trước mọi công nghệ hiện đại có thể quật ngã chúng ta.
Đức Thánh Cha nói rằng trí tuệ có thể giúp chúng ta “đưa các hệ thống trí tuệ nhân tạo vào phục vụ lãnh vực truyền thông hoàn hảo của con người”.
Church Documents
BRK4TL-News26Jan2024
VietCatholic Media
19:00 24/01/2024
BRK4TL-NewsUK27Jan2024
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Thảo Ly cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Sau đây là các tin liên quan đến tình hình tại Ukraine
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em thêm lời cầu nguyện cho anh chị em Ukraine đang trải qua những giờ khắc thử thách và khó khăn. Và xin cầu nguyện cho linh hồn những người của cả hai bên đã thiệt mạng trong cuộc chiến.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
1. Phát ngôn nhân của Putin phản ứng trước nỗ lực tuyển dụng người Nga của CIA
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's Spokesman Responds to CIA Efforts to Recruit Russians”, nghĩa là “Phát ngôn nhân của Putin phản ứng trước nỗ lực tuyển dụng người Nga của CIA.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Dmitry Peskov, phát ngôn nhân của Putin, hôm thứ Ba đã chế nhạo Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ, gọi tắt là CIA, vì đăng một đoạn video cố gắng tuyển dụng các sĩ quan tình báo Nga làm điệp viên nhị trùng.
CIA đã đăng video lên X, Facebook và Telegram vào thứ Hai. Đoạn clip bằng tiếng Nga được thiết kế như một thông điệp gửi tới các cơ quan tình báo Nga, cố gắng thuyết phục họ hợp tác với Mỹ bằng cách đề cập đến các cáo buộc tham nhũng của chính phủ Putin.
Hãng thông tấn nhà nước Nga Tass đưa tin Peskov nói đùa rằng lẽ ra CIA nên đăng video lên VKontakte, một nền tảng mạng xã hội được sử dụng rộng rãi ở Nga.
Peskov nói: “Ai đó nên nói với CIA rằng VKontakte ở đây phổ biến hơn nhiều so với X bị cấm và VKontakte có lượng khán giả lớn hơn nhiều”.
Bài đăng hôm thứ Hai không phải là lần đầu tiên CIA cố gắng tuyển dụng điệp viên nhị trùng của Nga. Vào tháng 5 năm 2023, cơ quan này đã đăng một video tương tự lên các nền tảng mạng xã hội nhằm vào những công dân ở Nga phản đối cuộc chiến ở Ukraine hoặc không hài lòng với cuộc sống ở đất nước họ.
Peskov cũng đề cập đến đoạn video trước đó, nói với các phóng viên vào tháng 5 rằng ông không chú ý đến nó nhưng nói rằng ông “tin chắc rằng các cơ quan đặc biệt của chúng tôi đang giám sát không gian này theo cách cần thiết”.
Theo Tass, vào thời điểm đó, Peskov cho biết: “Tất cả chúng ta đều biết rất rõ rằng CIA và các cơ quan tình báo phương Tây khác không giảm hoạt động của họ trên lãnh thổ đất nước chúng ta”.
Trong khi Peskov phớt lờ các đoạn video thì CIA báo cáo đã đạt được thành công với chiến dịch này.
Một quan chức CIA nói với Newsweek: “Chúng tôi nhận thấy người Nga tiếp cận nhiều hơn nhờ các video”.
Reuters đã cung cấp bản dịch tiếng Anh một số phần trong video tuyển dụng mới của CIA. Hãng tin này viết đoạn clip có một người đàn ông miêu tả một nhân viên giấu tên của cơ quan tình báo quân đội Nga “tự nhận mình là một người yêu nước, yêu nước Nga và từng phục vụ như một lính dù”.
“Tôi có đủ can đảm để đối mặt với sự phản bội này không?” Người đàn ông nói trong video, theo Reuters, khi anh ta xem những bức ảnh trong ngôi nhà thiếu ánh sáng của mình.
Hình ảnh những chiếc xe hơi sang trọng, một túi tiền và những người ăn mặc bảnh bao đang nâng cốc sau đó hiện lên trên màn hình.
Diễn giả tiếp tục: “Giới lãnh đạo cao nhất đã bán đất nước để lấy cung điện và du thuyền vào thời điểm binh lính của chúng ta đang nhai khoai tây thối và bắn bằng vũ khí thời tiền sử. Người dân của chúng ta buộc phải đưa hối lộ để tìm việc làm.”
Đoạn clip kết thúc với cảnh người đàn ông đứng ngoài trời tuyết trong khi liên lạc với CIA bằng điện thoại di động.
Một phát ngôn viên của CIA nói với Newsweek đoạn video cho thấy có bao nhiêu người Nga “bị buộc phải hy sinh rất nhiều và phải đương đầu với rất nhiều khó khăn lúc này”.
Phó Giám đốc CIA David Cohen cũng đề cập đến thông điệp của video khi phát biểu tại Bảo tàng Gián điệp Quốc tế hôm thứ Hai, gọi nó “về cơ bản là một lời chào hàng với những người ở Nga, những người không hài lòng với chế độ, những người nhìn thấy một tương lai tốt đẹp hơn cho nước Nga, một tương lai mà thẳng thắn mà nói chúng ta có thể giúp họ đạt được thành tựu nếu họ làm việc cho chúng tôi.
BRK4TL-NewsUK26Jan2024
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Thảo Ly cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Sau đây là các tin liên quan đến tình hình tại Ukraine
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em thêm lời cầu nguyện cho anh chị em Ukraine đang trải qua những giờ khắc thử thách và khó khăn. Và xin cầu nguyện cho linh hồn những người của cả hai bên đã thiệt mạng trong cuộc chiến.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
1. Trực thăng Đức sẽ được trao cho Ukraine trong trận chiến chống lại Hạm đội Hắc Hải của Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Gets Helicopter Boost in Battle Against Russia's Black Sea Fleet”, nghĩa là “Ukraine được tăng cường trực thăng trong trận chiến chống lại Hạm đội Hắc Hải của Nga”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Đức sẽ tặng sáu máy bay trực thăng đa năng cho Ukraine, Berlin cho biết hôm thứ Tư, nhằm tăng cường lực lượng của Kyiv ở Hắc Hải để chống lại hạm đội hải quân của Nga.
Bộ Quốc phòng Đức cho biết Kyiv sẽ nhận được 6 máy bay trực thăng Sea King Mk41 từ lực lượng vũ trang Đức, dự kiến sẽ đến nước này trong 6 tháng tới.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Sea King là “một chiếc trực thăng mạnh mẽ và đã được chứng minh sẽ giúp ích cho người Ukraine trong nhiều lĩnh vực: từ trinh sát trên Hắc Hải đến vận chuyển binh lính”.
Đức đã công bố kế hoạch chuyển giao trực thăng tại cuộc họp của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine, với khoảng 50 đồng minh của Kyiv phối hợp hỗ trợ cho nước này.
Pistorius nói thêm: “Đây là chuyến giao hàng đầu tiên của Đức thuộc loại này.”
“Cảm ơn Đức!” Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết trong một bài đăng gửi tới X. “Cùng nhau, chúng ta mạnh mẽ hơn!”
Berlin mô tả Sea King là “con ngựa thồ của hàng không hải quân” và chúng đã hoạt động từ giữa những năm 1970. Ban đầu được thiết kế để vận chuyển quân đội, thiết bị và thực hiện nhiệm vụ cấp cứu trên biển, Sea King có tầm hoạt động khoảng 1.500 km. Đức cho biết, các trực thăng đổ bộ, hoạt động trong mọi thời tiết có thể được trang bị súng máy hạng nặng cho các nhiệm vụ của lực lượng đặc biệt.
Sea Kings sẽ cải thiện khả năng không quân và hải quân của Ukraine trong và xung quanh Hắc Hải, một chiến trường quan trọng trong cuộc chiến kéo dài gần hai năm. Kyiv đã liên tục tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào hạm đội Hắc Hải của Mạc Tư Khoa, một phần dựa trên Bán đảo Crimea bị sáp nhập, sử dụng lực lượng đặc biệt của mình để thực hiện các cuộc đổ bộ lên lãnh thổ.
Bộ Quốc phòng Anh hôm thứ Hai cho biết Ukraine đã ngăn chặn được phần lớn hạm đội Nga hoạt động ở phía Tây Hắc Hải, hỏa tiễn và máy bay không người lái của nước này khiến khu vực này trở nên nguy hiểm đối với lực lượng hải quân Mạc Tư Khoa.
Đầu tháng này, Australia cho biết họ sẽ không gửi phi đội trực thăng Taipan hiện đã ngừng hoạt động tới Ukraine, bất chấp yêu cầu từ Kyiv về việc tiếp nhận chúng. Úc đã cho nghỉ hưu Taipans vào năm 2023 sau một vụ tai nạn chết người khi tập luyện khiến 4 người thiệt mạng.
Michael Shoebridge, giám đốc cơ quan tư vấn quốc phòng và an ninh, Strategic Analysis Australia, nói với Sky News Australia: “Người Ukraine rất cần trực thăng quân sự.”
Tuy nhiên, Bộ trưởng Công nghiệp Quốc phòng Australia, Pat Conroy cho biết các máy bay trực thăng này không ở “tình trạng hoạt động bình thường”.
Pistorius của Đức hôm thứ Ba cho biết Berlin cũng sẽ bổ sung cho hệ thống phòng không của Ukraine, cung cấp thêm hệ thống IRIT-T và súng phòng không Gepard như một phần trong khoản viện trợ quân sự trị giá 6 tỷ euro (6,5 tỷ Mỹ Kim) đã cam kết cho Kyiv kể từ tháng 2 năm 2022. Đức là quốc gia Âu Châu đóng góp lớn nhất về thiết bị quân sự cho Ukraine, nhưng đã phải đối mặt với những chỉ trích vì từ chối gửi hỏa tiễn tầm xa Taurus tới nước này.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức cho biết thêm, duy trì hệ thống phòng không của Ukraine là “ưu tiên số 1”.
Vào tháng 11, Đức và Pháp cho biết họ sẽ đi đầu trong việc tăng cường hệ thống phòng không của Ukraine, củng cố mạng lưới trên bộ của Kyiv.
Ukraine sử dụng nhiều hệ thống phòng không khác nhau, từ hệ thống Patriot do Mỹ cung cấp để đánh chặn hỏa tiễn siêu thanh của Nga cho đến súng máy cỡ nòng lớn thường được sử dụng để bắn hạ máy bay không người lái kamikaze Shahed do Iran thiết kế mà Mạc Tư Khoa thường xuyên phóng vào đất nước bị chiến tranh tàn phá.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết: “Năm nay, ưu tiên chính là tăng cường phòng không để bảo vệ các thành phố và thị trấn của chúng ta, cũng như bảo vệ các vị trí tiền tuyến, điều này sẽ có tác động đến tình hình chiến lược và nỗ lực chiến tranh nói chung”.
BRK4TL-News28Jan2024
[Thảo Ly]
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Thảo Ly cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Lược thuật các tin chính trong ngày hôm nay của chúng tôi.
Các giám mục Âu châu và Phi châu nhóm họp về giới trẻ
Tổng giáo phận Ernakulam Angamaly vẫn chưa được bình an về phụng vụ
Các nạn nhân bị lạm dụng nêu lên quan ngại về cuốn sách đáng buồn nôn của Hồng Y Fernández
Sau đây là phần tin chi tiết cùng các tin khác.
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
1. Các giám mục Âu châu và Phi châu nhóm họp về giới trẻ
Trong những ngày này, từ 23 đến 26 tháng Giêng, đại diện của Liên Hội đồng Giám mục Âu châu, gọi tắt là CCEE và Liên Hội đồng Giám mục Phi châu và Madagascar, gọi tắt là SECAM, đang nhóm họp tại Nairobi, thủ đô Kenya, về chủ đề “Hiệp hành: Phi châu và Âu châu trên đường đến với nhau”.
Mỗi Liên Hội đồng Giám mục cử mười đại biểu tham dự cuộc gặp gỡ dài bốn ngày này, cùng với tám người thuộc ban điều hợp và trợ lý. Sinh hoạt này là thành phần quyết tâm của các Hội đồng Giám mục liên tục dấn thân thăng tiến tình hiệp thông và liên đới giữa Giáo hội tại Phi châu và Âu châu.
Cha Raphael Simbine, Tổng thư ký Liên Hội đồng Giám mục Phi châu và Madagascar, nói thêm rằng trọng tâm của cuộc gặp gỡ là lắng nghe tiếng nói của người trẻ tại hai đại lục và nhìn nhận vai trò quyết định của họ trong việc hình thành tương lai Giáo hội”. Cụ thể, các bài trình bày và các cuộc thảo luận xoay quanh vấn đề hiểu rõ Giáo hội đồng hành đang hình thành, trong bối cảnh Tông hiến cải tổ Giáo triều Roma, công bố hồi tháng Ba năm 2022. Cuộc hội luận là một dấu chỉ chứng tỏ sức mạnh của đối thoại và cộng tác liên đại lục, trước những thách đố và cơ may của Giáo hội tại hai đại lục.
Hai Liên Hội đồng Giám mục Phi châu và Âu châu bắt đầu gặp gỡ, đối thoại và cộng tác với nhau qua những cuộc hội luận từ năm 2004.
2. Đức Tổng Giám Mục Oklahoma: Tòa án tối cao xem xét việc thi hành án tử hình có thể là nguyên nhân dẫn đến việc bãi bỏ
Tòa án Tối cao Hoa Kỳ công bố hôm thứ Hai rằng họ sẽ xem xét trường hợp của một người đàn ông Oklahoma bị tử hình, người có thể đã bị kết án sai, một quyết định mà tổng giám mục Thành phố Oklahoma nói có thể giúp mọi người tôn trọng hơn nữa “phẩm giá sự sống” đối với tất cả mọi người.
Richard Glossip bị kết án lần đầu tiên vào năm 1998 vì cáo buộc ra lệnh cho một người giúp việc tại một nhà nghỉ Glossip đã tìm cách sát hại chủ nhà trọ. Glossip phần lớn bị kết án dựa trên lời khai của người giúp việc này.
Kể từ khi anh ta bị kết án lần đầu, hai cuộc điều tra độc lập đã phát hiện ra những vấn đề nghiêm trọng trong phiên tòa xét xử anh ta, bao gồm các cáo buộc về hành vi sai trái của cảnh sát và những chỉ dẫn được cho là không chính xác được đưa ra cho bồi thẩm đoàn trong vụ án.
Tiểu bang Oklahoma trước đó đã thừa nhận sai sót và yêu cầu Tòa phúc thẩm Hình sự Oklahoma hủy bỏ bản án của Glossip và cho anh ta xét xử lại, nhưng tòa án đó đã từ chối làm như vậy và ra lệnh tiếp tục xử tử Glossip.
Viết cho các thẩm phán Tòa án Tối cao vào tháng 5 năm 2023, Bộ trưởng Tư pháp Đảng Cộng hòa của Oklahoma, Gentner Drummond, nói rằng “dựa trên việc xem xét cẩn thận các thông tin mới được đưa ra ánh sáng, bao gồm cả báo cáo của một luật sư độc lập do tiểu bang chỉ định, bản án tử hình của Glossip không thể được duy trì.” Tòa án Tối cao sau đó đã cho phép hoãn thi hành án Glossip.
Theo lệnh ngày 22 Tháng Giêng, Tòa án Tối cao đã đồng ý quyết định liệu tiểu bang Oklahoma có vi phạm các quyền hiến định của Glossip hay không khi các công tố viên ngăn chặn bằng chứng cho thấy nhân chứng chính của họ đang được bác sĩ tâm thần chăm sóc. Tờ New York Times đưa tin, nếu Tòa án Tối cao tuân theo các thông lệ thông thường của mình, họ sẽ xét xử các tranh luận trong vụ kiện bắt đầu từ tháng 10.
Đức Tổng Giám Mục Paul Coakley của Thành phố Oklahoma, người thường lên tiếng chống lại án tử hình, cho biết trong một tuyên bố với CNA rằng việc Tòa án Tối cao đồng ý xem xét lại trường hợp của Glossip “mang lại hy vọng thúc đẩy hơn nữa nguyên nhân hướng tới một ngày bãi bỏ án tử hình”.
“Với bằng chứng mới và việc bang Oklahoma thừa nhận sai sót trong vụ án khiến Tòa án tối cao phải xem xét lại - là những vấn đề dường như ngày càng phổ biến - chúng ta có thể thấy rõ lý do để xem xét lại hành vi bạo lực đã được thể chế hóa đối với những người bị giam giữ vì chúng tôi hy vọng sẽ tôn trọng các quy định của pháp luật, phẩm giá cuộc sống của tất cả mọi người”, Đức Tổng Giám Mục Coakley nói với CNA.
Theo Mạng lưới Vận động Công Giáo, một tổ chức vận động quốc gia phản đối án tử hình, kể từ năm 1976, khi Tòa án Tối cao khôi phục hình phạt tử hình ở Hoa Kỳ một cách hiệu quả, Oklahoma đã ghi nhận số vụ hành quyết bình quân đầu người cao nhất.
Glossip là thành viên trong một vụ kiện trước đó được đưa lên Tòa án Tối cao vào năm 2015, trong đó tòa án cuối cùng đã ra phán quyết ủng hộ việc tiếp tục sử dụng thuốc an thần midazolam, một loại thuốc mà các nhà phê bình cho rằng đã gây ra nỗi đau tột cùng trong một số vụ hành quyết gây tranh cãi ở bang Ohio, Arizona và Oklahoma.
Glossip đã tranh luận cùng với hai tù nhân khác rằng midazolam không chắc chắn có tác dụng bình thường và có thể dẫn đến một cuộc hành quyết đau đớn, vi phạm điều cấm của Tu chính án thứ tám về hình phạt tàn bạo và bất thường.
Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, phản ánh bản cập nhật do Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành vào năm 2018, mô tả án tử hình là “không thể chấp nhận được” và là “sự tấn công vào quyền bất khả xâm phạm và phẩm giá của con người” (Số 2267). Sự thay đổi này phản ánh một sự phát triển trong giáo lý Công Giáo trong những năm gần đây.
Thánh Gioan Phaolô II, gọi án tử hình là “tàn nhẫn và không cần thiết”, đã khuyến khích các Kitô hữu “ủng hộ sự sống một cách vô điều kiện” và nói rằng “phẩm giá của sự sống con người không bao giờ bị tước bỏ, ngay cả trong trường hợp một người đã phạm tội. đại ác.” Các giám mục Hoa Kỳ thường xuyên lên tiếng ủng hộ án chung thân cho những kẻ giết người bị kết án, ngay cả những kẻ đã phạm những tội ác ghê tởm.
Oklahoma archbishop: Supreme Court review of execution could further cause of abolition
https://www.catholicnewsagency.com/news/256628/oklahoma-archbishop-supreme-court-review-of-execution-could-further-cause-of-abolition
BRK4TL-News27Jan2024
[Thảo Ly]
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Thảo Ly cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Lược thuật các tin chính trong ngày hôm nay của chúng tôi.
Đức Thánh Cha tiếp kiến các ký giả cạnh Vatican
Nhật Ký Trừ Tà số 275: Satan chế nhạo phụ nữ phá thai
Rabbi trưởng của Rôma bày tỏ 'sự thất vọng to lớn' với lập trường của Vatican về Gaza
Sau đây là phần tin chi tiết cùng các tin khác.
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
1. Đức Thánh Cha tiếp kiến các ký giả cạnh Vatican
Lúc 8 giờ sáng, ngày 22 tháng Giêng năm 2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến Hiệp hội Quốc tế các ký giả ghi danh tại Vatican. Ngài đề cao ơn gọi của sứ vụ này và mời gọi họ vượt thắng những thành kiến, những phán đoán hời hợt nhưng luôn phục vụ sự thật.
Hiệp hội này hiện quy tụ 250 thành viên, gồm các ký giả, nhiếp ảnh gia, và các nhân viên truyền thông khác. Hiện diện tại buổi tiếp kiến, có 150 người với ông Chủ tịch Hiệp hội là Loup Bermond de Sennevile, phái viên của báo Công Giáo Pháp-La Croix.
Đức Thánh Cha nói: “Tôi cám ơn anh chị em vì những cố gắng trong việc duy trì cái nhìn, biết đi sâu hơn cái vẻ bề ngoài, biết lãnh hội cốt tính, không muốn chiều theo sự hời hợt của những thiên kiến và những công thức tiền chế của thứ thông tin kịch nghệ, là thứ thông tin, đứng trước sự khó khăn trong việc tìm kiếm sự thật, nên muốn dễ dàng xếp loại các sự kiện và những ý kiến theo những khuôn khổ có sẵn. Tôi khích lệ anh chị em tiến bước trên con đường này, biết liên kết thông tin với suy tư, nối kết lời nói với lắng nghe, phân định với tình thương”.
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến nhận xét của một ký giả lão thành ghi danh tại Vatican, nhắc nhở các ký giả chống lại xu hướng bẩm sinh của truyền thông đại chúng, lèo lái hình ảnh Giáo hội: “Thực vậy, các phương tiện truyền thông có xu hướng bóp méo tin tức tôn giáo. Sự bóp méo theo sự chỉ đạo từ bên trên hoặc do ý thức hệ, hoặc do ảnh hưởng từ dưới hoặc vì muốn tìm kiếm những gì là ngoạn mục. Hậu quả là một sự thông tin biến dạng hai lần về hình ảnh Giáo Hội.”
Sau cùng, Đức Thánh Cha nói rằng: “Đó không phải là điều dễ dàng, nhưng sự cao cả của ký giả chuyên về Vatican hệ tại tâm hồn tinh tế cùng với tài năng ký giả. Vẻ đẹp của công việc anh chị em quanh người kế vị thánh Phêrô là đặt nền tảng công việc ấy trên đá tảng vững chắc là trách nhiệm trong sự thật, không trên những cát lún của những điều tầm phào và những quan điểm ý thức hệ; nó hệ tại ở chỗ không che giấu thực tại và những lầm than của nó, không “bọc đường” những căng thẳng, nhưng đồng thời không tạo nên những huyên náo vô ích, trái lại cố gắng nắm bắt điều cốt yếu, dưới ánh sáng bản chất của Giáo hội”.
BRK4TL-News26Jan2024
[Thảo Ly]
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Thảo Ly cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Lược thuật các tin chính trong ngày hôm nay của chúng tôi.
Băng đảng võ trang ở Haiti đòi ba triệu Mỹ kim tiền chuộc mạng
Lịch sử tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô Giáo
ĐỒNG HÀNH VỚI UKRAINE
Sau đây là phần tin chi tiết cùng các tin khác.
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
1. Băng đảng võ trang ở Haiti đòi ba triệu Mỹ kim tiền chuộc mạng
Báo chí tại Haiti, số ra ngày 22 tháng Giêng vừa qua, cho biết những kẻ bắt cóc tám người, trong đó có sáu nữ tu Dòng thánh Anna ở Haiti, đòi Giáo hội phải trả ba triệu Mỹ kim tiền chuộc mạng các nữ tu mà họ bắt cóc hôm 19 tháng Giêng vừa qua.
Tin trên đây do báo chí loan tại nhưng chưa được xác nhận chính thức. Chi tiết về những người bị bắt cóc, đặc biệt là quốc tịch của họ, cũng chưa được phổ biến.
Tổng giáo phận thủ đô Port-au-Prince và Hội đồng tu sĩ Haiti tuyên bố dành ngày thứ Tư 24 tháng Giêng làm ngày cầu nguyện, suy niệm và chầu Mình Thánh Chúa trong tất cả các giáo xứ và cộng đoàn tu trì. Tất cả các tín hữu Haiti được mời gọi tổ chức một chuỗi kinh nguyện liên tục để các nữ tu được trả tự do cùng với người tài xế xe buýt và một hành khách khác.
Đức Cha Max Leroys Mesidor, Tổng giám mục Giáo phận Port-au-Prince và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Haiti và cha Morachel Bonhomme, Chủ tịch Hội đồng tu sĩ nước này, ra thông cáo chung hôm 22 tháng Giêng vừa qua, và nói rằng: “Họ hãy chấm dứt sự chà đạp phẩm giá bất khả xâm phạm của các con cái Thiên Chúa!”
Hai vị lãnh đạo mạnh mẽ lên án vụ bắt cóc tám người vừa nói, đồng thời bày tỏ liên đới với tất cả những người khác bị bắt cóc, và khẳng định rằng: “Đã đến lúc đưa ra những biện pháp cần thiết để bài trừ tận gốc rễ tệ nạn bắt cóc và bạo lực của các nhóm võ trang xô đẩy đất nước vào một tình trạng ngày càng hỗn độn”. Hai vị cũng kêu gọi những kẻ bắt cóc hãy trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho tất cả những người bị cóc và chấm dứt những hành động hèn hạ và gian ác làm nhơ bẩn phần đất thánh thiêng mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta”.
Mặt khác, Đức Cha Pierre-André Dumas, Giám mục Giáo phận Anse-à-Veau và Miragoâne, cũng là chủ chăn của các nữ tu, đã tình nguyện làm con tin thay cho những người bị bắt cóc và nói: “Các anh hãy bắt tôi thay vào chỗ của họ. Tôi sẵn sàng”.
Đức Cha cho biết một linh mục trong giáo phận của ngài đang làm việc trong khu xóm tồi tàn và một nữ tu thừa sai bác ái của Mẹ Têrêsa Calcutta cũng sẵn sàng làm con tin thay”.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Thảo Ly cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Sau đây là các tin liên quan đến tình hình tại Ukraine
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em thêm lời cầu nguyện cho anh chị em Ukraine đang trải qua những giờ khắc thử thách và khó khăn. Và xin cầu nguyện cho linh hồn những người của cả hai bên đã thiệt mạng trong cuộc chiến.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
1. Phát ngôn nhân của Putin phản ứng trước nỗ lực tuyển dụng người Nga của CIA
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's Spokesman Responds to CIA Efforts to Recruit Russians”, nghĩa là “Phát ngôn nhân của Putin phản ứng trước nỗ lực tuyển dụng người Nga của CIA.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Dmitry Peskov, phát ngôn nhân của Putin, hôm thứ Ba đã chế nhạo Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ, gọi tắt là CIA, vì đăng một đoạn video cố gắng tuyển dụng các sĩ quan tình báo Nga làm điệp viên nhị trùng.
CIA đã đăng video lên X, Facebook và Telegram vào thứ Hai. Đoạn clip bằng tiếng Nga được thiết kế như một thông điệp gửi tới các cơ quan tình báo Nga, cố gắng thuyết phục họ hợp tác với Mỹ bằng cách đề cập đến các cáo buộc tham nhũng của chính phủ Putin.
Hãng thông tấn nhà nước Nga Tass đưa tin Peskov nói đùa rằng lẽ ra CIA nên đăng video lên VKontakte, một nền tảng mạng xã hội được sử dụng rộng rãi ở Nga.
Peskov nói: “Ai đó nên nói với CIA rằng VKontakte ở đây phổ biến hơn nhiều so với X bị cấm và VKontakte có lượng khán giả lớn hơn nhiều”.
Bài đăng hôm thứ Hai không phải là lần đầu tiên CIA cố gắng tuyển dụng điệp viên nhị trùng của Nga. Vào tháng 5 năm 2023, cơ quan này đã đăng một video tương tự lên các nền tảng mạng xã hội nhằm vào những công dân ở Nga phản đối cuộc chiến ở Ukraine hoặc không hài lòng với cuộc sống ở đất nước họ.
Peskov cũng đề cập đến đoạn video trước đó, nói với các phóng viên vào tháng 5 rằng ông không chú ý đến nó nhưng nói rằng ông “tin chắc rằng các cơ quan đặc biệt của chúng tôi đang giám sát không gian này theo cách cần thiết”.
Theo Tass, vào thời điểm đó, Peskov cho biết: “Tất cả chúng ta đều biết rất rõ rằng CIA và các cơ quan tình báo phương Tây khác không giảm hoạt động của họ trên lãnh thổ đất nước chúng ta”.
Trong khi Peskov phớt lờ các đoạn video thì CIA báo cáo đã đạt được thành công với chiến dịch này.
Một quan chức CIA nói với Newsweek: “Chúng tôi nhận thấy người Nga tiếp cận nhiều hơn nhờ các video”.
Reuters đã cung cấp bản dịch tiếng Anh một số phần trong video tuyển dụng mới của CIA. Hãng tin này viết đoạn clip có một người đàn ông miêu tả một nhân viên giấu tên của cơ quan tình báo quân đội Nga “tự nhận mình là một người yêu nước, yêu nước Nga và từng phục vụ như một lính dù”.
“Tôi có đủ can đảm để đối mặt với sự phản bội này không?” Người đàn ông nói trong video, theo Reuters, khi anh ta xem những bức ảnh trong ngôi nhà thiếu ánh sáng của mình.
Hình ảnh những chiếc xe hơi sang trọng, một túi tiền và những người ăn mặc bảnh bao đang nâng cốc sau đó hiện lên trên màn hình.
Diễn giả tiếp tục: “Giới lãnh đạo cao nhất đã bán đất nước để lấy cung điện và du thuyền vào thời điểm binh lính của chúng ta đang nhai khoai tây thối và bắn bằng vũ khí thời tiền sử. Người dân của chúng ta buộc phải đưa hối lộ để tìm việc làm.”
Đoạn clip kết thúc với cảnh người đàn ông đứng ngoài trời tuyết trong khi liên lạc với CIA bằng điện thoại di động.
Một phát ngôn viên của CIA nói với Newsweek đoạn video cho thấy có bao nhiêu người Nga “bị buộc phải hy sinh rất nhiều và phải đương đầu với rất nhiều khó khăn lúc này”.
Phó Giám đốc CIA David Cohen cũng đề cập đến thông điệp của video khi phát biểu tại Bảo tàng Gián điệp Quốc tế hôm thứ Hai, gọi nó “về cơ bản là một lời chào hàng với những người ở Nga, những người không hài lòng với chế độ, những người nhìn thấy một tương lai tốt đẹp hơn cho nước Nga, một tương lai mà thẳng thắn mà nói chúng ta có thể giúp họ đạt được thành tựu nếu họ làm việc cho chúng tôi.
BRK4TL-NewsUK26Jan2024
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Thảo Ly cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Sau đây là các tin liên quan đến tình hình tại Ukraine
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em thêm lời cầu nguyện cho anh chị em Ukraine đang trải qua những giờ khắc thử thách và khó khăn. Và xin cầu nguyện cho linh hồn những người của cả hai bên đã thiệt mạng trong cuộc chiến.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
1. Trực thăng Đức sẽ được trao cho Ukraine trong trận chiến chống lại Hạm đội Hắc Hải của Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Gets Helicopter Boost in Battle Against Russia's Black Sea Fleet”, nghĩa là “Ukraine được tăng cường trực thăng trong trận chiến chống lại Hạm đội Hắc Hải của Nga”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Đức sẽ tặng sáu máy bay trực thăng đa năng cho Ukraine, Berlin cho biết hôm thứ Tư, nhằm tăng cường lực lượng của Kyiv ở Hắc Hải để chống lại hạm đội hải quân của Nga.
Bộ Quốc phòng Đức cho biết Kyiv sẽ nhận được 6 máy bay trực thăng Sea King Mk41 từ lực lượng vũ trang Đức, dự kiến sẽ đến nước này trong 6 tháng tới.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Sea King là “một chiếc trực thăng mạnh mẽ và đã được chứng minh sẽ giúp ích cho người Ukraine trong nhiều lĩnh vực: từ trinh sát trên Hắc Hải đến vận chuyển binh lính”.
Đức đã công bố kế hoạch chuyển giao trực thăng tại cuộc họp của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine, với khoảng 50 đồng minh của Kyiv phối hợp hỗ trợ cho nước này.
Pistorius nói thêm: “Đây là chuyến giao hàng đầu tiên của Đức thuộc loại này.”
“Cảm ơn Đức!” Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết trong một bài đăng gửi tới X. “Cùng nhau, chúng ta mạnh mẽ hơn!”
Berlin mô tả Sea King là “con ngựa thồ của hàng không hải quân” và chúng đã hoạt động từ giữa những năm 1970. Ban đầu được thiết kế để vận chuyển quân đội, thiết bị và thực hiện nhiệm vụ cấp cứu trên biển, Sea King có tầm hoạt động khoảng 1.500 km. Đức cho biết, các trực thăng đổ bộ, hoạt động trong mọi thời tiết có thể được trang bị súng máy hạng nặng cho các nhiệm vụ của lực lượng đặc biệt.
Sea Kings sẽ cải thiện khả năng không quân và hải quân của Ukraine trong và xung quanh Hắc Hải, một chiến trường quan trọng trong cuộc chiến kéo dài gần hai năm. Kyiv đã liên tục tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào hạm đội Hắc Hải của Mạc Tư Khoa, một phần dựa trên Bán đảo Crimea bị sáp nhập, sử dụng lực lượng đặc biệt của mình để thực hiện các cuộc đổ bộ lên lãnh thổ.
Bộ Quốc phòng Anh hôm thứ Hai cho biết Ukraine đã ngăn chặn được phần lớn hạm đội Nga hoạt động ở phía Tây Hắc Hải, hỏa tiễn và máy bay không người lái của nước này khiến khu vực này trở nên nguy hiểm đối với lực lượng hải quân Mạc Tư Khoa.
Đầu tháng này, Australia cho biết họ sẽ không gửi phi đội trực thăng Taipan hiện đã ngừng hoạt động tới Ukraine, bất chấp yêu cầu từ Kyiv về việc tiếp nhận chúng. Úc đã cho nghỉ hưu Taipans vào năm 2023 sau một vụ tai nạn chết người khi tập luyện khiến 4 người thiệt mạng.
Michael Shoebridge, giám đốc cơ quan tư vấn quốc phòng và an ninh, Strategic Analysis Australia, nói với Sky News Australia: “Người Ukraine rất cần trực thăng quân sự.”
Tuy nhiên, Bộ trưởng Công nghiệp Quốc phòng Australia, Pat Conroy cho biết các máy bay trực thăng này không ở “tình trạng hoạt động bình thường”.
Pistorius của Đức hôm thứ Ba cho biết Berlin cũng sẽ bổ sung cho hệ thống phòng không của Ukraine, cung cấp thêm hệ thống IRIT-T và súng phòng không Gepard như một phần trong khoản viện trợ quân sự trị giá 6 tỷ euro (6,5 tỷ Mỹ Kim) đã cam kết cho Kyiv kể từ tháng 2 năm 2022. Đức là quốc gia Âu Châu đóng góp lớn nhất về thiết bị quân sự cho Ukraine, nhưng đã phải đối mặt với những chỉ trích vì từ chối gửi hỏa tiễn tầm xa Taurus tới nước này.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức cho biết thêm, duy trì hệ thống phòng không của Ukraine là “ưu tiên số 1”.
Vào tháng 11, Đức và Pháp cho biết họ sẽ đi đầu trong việc tăng cường hệ thống phòng không của Ukraine, củng cố mạng lưới trên bộ của Kyiv.
Ukraine sử dụng nhiều hệ thống phòng không khác nhau, từ hệ thống Patriot do Mỹ cung cấp để đánh chặn hỏa tiễn siêu thanh của Nga cho đến súng máy cỡ nòng lớn thường được sử dụng để bắn hạ máy bay không người lái kamikaze Shahed do Iran thiết kế mà Mạc Tư Khoa thường xuyên phóng vào đất nước bị chiến tranh tàn phá.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết: “Năm nay, ưu tiên chính là tăng cường phòng không để bảo vệ các thành phố và thị trấn của chúng ta, cũng như bảo vệ các vị trí tiền tuyến, điều này sẽ có tác động đến tình hình chiến lược và nỗ lực chiến tranh nói chung”.
BRK4TL-News28Jan2024
[Thảo Ly]
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Thảo Ly cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Lược thuật các tin chính trong ngày hôm nay của chúng tôi.
Các giám mục Âu châu và Phi châu nhóm họp về giới trẻ
Tổng giáo phận Ernakulam Angamaly vẫn chưa được bình an về phụng vụ
Các nạn nhân bị lạm dụng nêu lên quan ngại về cuốn sách đáng buồn nôn của Hồng Y Fernández
Sau đây là phần tin chi tiết cùng các tin khác.
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
1. Các giám mục Âu châu và Phi châu nhóm họp về giới trẻ
Trong những ngày này, từ 23 đến 26 tháng Giêng, đại diện của Liên Hội đồng Giám mục Âu châu, gọi tắt là CCEE và Liên Hội đồng Giám mục Phi châu và Madagascar, gọi tắt là SECAM, đang nhóm họp tại Nairobi, thủ đô Kenya, về chủ đề “Hiệp hành: Phi châu và Âu châu trên đường đến với nhau”.
Mỗi Liên Hội đồng Giám mục cử mười đại biểu tham dự cuộc gặp gỡ dài bốn ngày này, cùng với tám người thuộc ban điều hợp và trợ lý. Sinh hoạt này là thành phần quyết tâm của các Hội đồng Giám mục liên tục dấn thân thăng tiến tình hiệp thông và liên đới giữa Giáo hội tại Phi châu và Âu châu.
Cha Raphael Simbine, Tổng thư ký Liên Hội đồng Giám mục Phi châu và Madagascar, nói thêm rằng trọng tâm của cuộc gặp gỡ là lắng nghe tiếng nói của người trẻ tại hai đại lục và nhìn nhận vai trò quyết định của họ trong việc hình thành tương lai Giáo hội”. Cụ thể, các bài trình bày và các cuộc thảo luận xoay quanh vấn đề hiểu rõ Giáo hội đồng hành đang hình thành, trong bối cảnh Tông hiến cải tổ Giáo triều Roma, công bố hồi tháng Ba năm 2022. Cuộc hội luận là một dấu chỉ chứng tỏ sức mạnh của đối thoại và cộng tác liên đại lục, trước những thách đố và cơ may của Giáo hội tại hai đại lục.
Hai Liên Hội đồng Giám mục Phi châu và Âu châu bắt đầu gặp gỡ, đối thoại và cộng tác với nhau qua những cuộc hội luận từ năm 2004.
2. Đức Tổng Giám Mục Oklahoma: Tòa án tối cao xem xét việc thi hành án tử hình có thể là nguyên nhân dẫn đến việc bãi bỏ
Tòa án Tối cao Hoa Kỳ công bố hôm thứ Hai rằng họ sẽ xem xét trường hợp của một người đàn ông Oklahoma bị tử hình, người có thể đã bị kết án sai, một quyết định mà tổng giám mục Thành phố Oklahoma nói có thể giúp mọi người tôn trọng hơn nữa “phẩm giá sự sống” đối với tất cả mọi người.
Richard Glossip bị kết án lần đầu tiên vào năm 1998 vì cáo buộc ra lệnh cho một người giúp việc tại một nhà nghỉ Glossip đã tìm cách sát hại chủ nhà trọ. Glossip phần lớn bị kết án dựa trên lời khai của người giúp việc này.
Kể từ khi anh ta bị kết án lần đầu, hai cuộc điều tra độc lập đã phát hiện ra những vấn đề nghiêm trọng trong phiên tòa xét xử anh ta, bao gồm các cáo buộc về hành vi sai trái của cảnh sát và những chỉ dẫn được cho là không chính xác được đưa ra cho bồi thẩm đoàn trong vụ án.
Tiểu bang Oklahoma trước đó đã thừa nhận sai sót và yêu cầu Tòa phúc thẩm Hình sự Oklahoma hủy bỏ bản án của Glossip và cho anh ta xét xử lại, nhưng tòa án đó đã từ chối làm như vậy và ra lệnh tiếp tục xử tử Glossip.
Viết cho các thẩm phán Tòa án Tối cao vào tháng 5 năm 2023, Bộ trưởng Tư pháp Đảng Cộng hòa của Oklahoma, Gentner Drummond, nói rằng “dựa trên việc xem xét cẩn thận các thông tin mới được đưa ra ánh sáng, bao gồm cả báo cáo của một luật sư độc lập do tiểu bang chỉ định, bản án tử hình của Glossip không thể được duy trì.” Tòa án Tối cao sau đó đã cho phép hoãn thi hành án Glossip.
Theo lệnh ngày 22 Tháng Giêng, Tòa án Tối cao đã đồng ý quyết định liệu tiểu bang Oklahoma có vi phạm các quyền hiến định của Glossip hay không khi các công tố viên ngăn chặn bằng chứng cho thấy nhân chứng chính của họ đang được bác sĩ tâm thần chăm sóc. Tờ New York Times đưa tin, nếu Tòa án Tối cao tuân theo các thông lệ thông thường của mình, họ sẽ xét xử các tranh luận trong vụ kiện bắt đầu từ tháng 10.
Đức Tổng Giám Mục Paul Coakley của Thành phố Oklahoma, người thường lên tiếng chống lại án tử hình, cho biết trong một tuyên bố với CNA rằng việc Tòa án Tối cao đồng ý xem xét lại trường hợp của Glossip “mang lại hy vọng thúc đẩy hơn nữa nguyên nhân hướng tới một ngày bãi bỏ án tử hình”.
“Với bằng chứng mới và việc bang Oklahoma thừa nhận sai sót trong vụ án khiến Tòa án tối cao phải xem xét lại - là những vấn đề dường như ngày càng phổ biến - chúng ta có thể thấy rõ lý do để xem xét lại hành vi bạo lực đã được thể chế hóa đối với những người bị giam giữ vì chúng tôi hy vọng sẽ tôn trọng các quy định của pháp luật, phẩm giá cuộc sống của tất cả mọi người”, Đức Tổng Giám Mục Coakley nói với CNA.
Theo Mạng lưới Vận động Công Giáo, một tổ chức vận động quốc gia phản đối án tử hình, kể từ năm 1976, khi Tòa án Tối cao khôi phục hình phạt tử hình ở Hoa Kỳ một cách hiệu quả, Oklahoma đã ghi nhận số vụ hành quyết bình quân đầu người cao nhất.
Glossip là thành viên trong một vụ kiện trước đó được đưa lên Tòa án Tối cao vào năm 2015, trong đó tòa án cuối cùng đã ra phán quyết ủng hộ việc tiếp tục sử dụng thuốc an thần midazolam, một loại thuốc mà các nhà phê bình cho rằng đã gây ra nỗi đau tột cùng trong một số vụ hành quyết gây tranh cãi ở bang Ohio, Arizona và Oklahoma.
Glossip đã tranh luận cùng với hai tù nhân khác rằng midazolam không chắc chắn có tác dụng bình thường và có thể dẫn đến một cuộc hành quyết đau đớn, vi phạm điều cấm của Tu chính án thứ tám về hình phạt tàn bạo và bất thường.
Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, phản ánh bản cập nhật do Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành vào năm 2018, mô tả án tử hình là “không thể chấp nhận được” và là “sự tấn công vào quyền bất khả xâm phạm và phẩm giá của con người” (Số 2267). Sự thay đổi này phản ánh một sự phát triển trong giáo lý Công Giáo trong những năm gần đây.
Thánh Gioan Phaolô II, gọi án tử hình là “tàn nhẫn và không cần thiết”, đã khuyến khích các Kitô hữu “ủng hộ sự sống một cách vô điều kiện” và nói rằng “phẩm giá của sự sống con người không bao giờ bị tước bỏ, ngay cả trong trường hợp một người đã phạm tội. đại ác.” Các giám mục Hoa Kỳ thường xuyên lên tiếng ủng hộ án chung thân cho những kẻ giết người bị kết án, ngay cả những kẻ đã phạm những tội ác ghê tởm.
Oklahoma archbishop: Supreme Court review of execution could further cause of abolition
https://www.catholicnewsagency.com/news/256628/oklahoma-archbishop-supreme-court-review-of-execution-could-further-cause-of-abolition
BRK4TL-News27Jan2024
[Thảo Ly]
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Thảo Ly cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Lược thuật các tin chính trong ngày hôm nay của chúng tôi.
Đức Thánh Cha tiếp kiến các ký giả cạnh Vatican
Nhật Ký Trừ Tà số 275: Satan chế nhạo phụ nữ phá thai
Rabbi trưởng của Rôma bày tỏ 'sự thất vọng to lớn' với lập trường của Vatican về Gaza
Sau đây là phần tin chi tiết cùng các tin khác.
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
1. Đức Thánh Cha tiếp kiến các ký giả cạnh Vatican
Lúc 8 giờ sáng, ngày 22 tháng Giêng năm 2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến Hiệp hội Quốc tế các ký giả ghi danh tại Vatican. Ngài đề cao ơn gọi của sứ vụ này và mời gọi họ vượt thắng những thành kiến, những phán đoán hời hợt nhưng luôn phục vụ sự thật.
Hiệp hội này hiện quy tụ 250 thành viên, gồm các ký giả, nhiếp ảnh gia, và các nhân viên truyền thông khác. Hiện diện tại buổi tiếp kiến, có 150 người với ông Chủ tịch Hiệp hội là Loup Bermond de Sennevile, phái viên của báo Công Giáo Pháp-La Croix.
Đức Thánh Cha nói: “Tôi cám ơn anh chị em vì những cố gắng trong việc duy trì cái nhìn, biết đi sâu hơn cái vẻ bề ngoài, biết lãnh hội cốt tính, không muốn chiều theo sự hời hợt của những thiên kiến và những công thức tiền chế của thứ thông tin kịch nghệ, là thứ thông tin, đứng trước sự khó khăn trong việc tìm kiếm sự thật, nên muốn dễ dàng xếp loại các sự kiện và những ý kiến theo những khuôn khổ có sẵn. Tôi khích lệ anh chị em tiến bước trên con đường này, biết liên kết thông tin với suy tư, nối kết lời nói với lắng nghe, phân định với tình thương”.
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến nhận xét của một ký giả lão thành ghi danh tại Vatican, nhắc nhở các ký giả chống lại xu hướng bẩm sinh của truyền thông đại chúng, lèo lái hình ảnh Giáo hội: “Thực vậy, các phương tiện truyền thông có xu hướng bóp méo tin tức tôn giáo. Sự bóp méo theo sự chỉ đạo từ bên trên hoặc do ý thức hệ, hoặc do ảnh hưởng từ dưới hoặc vì muốn tìm kiếm những gì là ngoạn mục. Hậu quả là một sự thông tin biến dạng hai lần về hình ảnh Giáo Hội.”
Sau cùng, Đức Thánh Cha nói rằng: “Đó không phải là điều dễ dàng, nhưng sự cao cả của ký giả chuyên về Vatican hệ tại tâm hồn tinh tế cùng với tài năng ký giả. Vẻ đẹp của công việc anh chị em quanh người kế vị thánh Phêrô là đặt nền tảng công việc ấy trên đá tảng vững chắc là trách nhiệm trong sự thật, không trên những cát lún của những điều tầm phào và những quan điểm ý thức hệ; nó hệ tại ở chỗ không che giấu thực tại và những lầm than của nó, không “bọc đường” những căng thẳng, nhưng đồng thời không tạo nên những huyên náo vô ích, trái lại cố gắng nắm bắt điều cốt yếu, dưới ánh sáng bản chất của Giáo hội”.
BRK4TL-News26Jan2024
[Thảo Ly]
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Thảo Ly cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Lược thuật các tin chính trong ngày hôm nay của chúng tôi.
Băng đảng võ trang ở Haiti đòi ba triệu Mỹ kim tiền chuộc mạng
Lịch sử tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô Giáo
ĐỒNG HÀNH VỚI UKRAINE
Sau đây là phần tin chi tiết cùng các tin khác.
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
1. Băng đảng võ trang ở Haiti đòi ba triệu Mỹ kim tiền chuộc mạng
Báo chí tại Haiti, số ra ngày 22 tháng Giêng vừa qua, cho biết những kẻ bắt cóc tám người, trong đó có sáu nữ tu Dòng thánh Anna ở Haiti, đòi Giáo hội phải trả ba triệu Mỹ kim tiền chuộc mạng các nữ tu mà họ bắt cóc hôm 19 tháng Giêng vừa qua.
Tin trên đây do báo chí loan tại nhưng chưa được xác nhận chính thức. Chi tiết về những người bị bắt cóc, đặc biệt là quốc tịch của họ, cũng chưa được phổ biến.
Tổng giáo phận thủ đô Port-au-Prince và Hội đồng tu sĩ Haiti tuyên bố dành ngày thứ Tư 24 tháng Giêng làm ngày cầu nguyện, suy niệm và chầu Mình Thánh Chúa trong tất cả các giáo xứ và cộng đoàn tu trì. Tất cả các tín hữu Haiti được mời gọi tổ chức một chuỗi kinh nguyện liên tục để các nữ tu được trả tự do cùng với người tài xế xe buýt và một hành khách khác.
Đức Cha Max Leroys Mesidor, Tổng giám mục Giáo phận Port-au-Prince và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Haiti và cha Morachel Bonhomme, Chủ tịch Hội đồng tu sĩ nước này, ra thông cáo chung hôm 22 tháng Giêng vừa qua, và nói rằng: “Họ hãy chấm dứt sự chà đạp phẩm giá bất khả xâm phạm của các con cái Thiên Chúa!”
Hai vị lãnh đạo mạnh mẽ lên án vụ bắt cóc tám người vừa nói, đồng thời bày tỏ liên đới với tất cả những người khác bị bắt cóc, và khẳng định rằng: “Đã đến lúc đưa ra những biện pháp cần thiết để bài trừ tận gốc rễ tệ nạn bắt cóc và bạo lực của các nhóm võ trang xô đẩy đất nước vào một tình trạng ngày càng hỗn độn”. Hai vị cũng kêu gọi những kẻ bắt cóc hãy trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho tất cả những người bị cóc và chấm dứt những hành động hèn hạ và gian ác làm nhơ bẩn phần đất thánh thiêng mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta”.
Mặt khác, Đức Cha Pierre-André Dumas, Giám mục Giáo phận Anse-à-Veau và Miragoâne, cũng là chủ chăn của các nữ tu, đã tình nguyện làm con tin thay cho những người bị bắt cóc và nói: “Các anh hãy bắt tôi thay vào chỗ của họ. Tôi sẵn sàng”.
Đức Cha cho biết một linh mục trong giáo phận của ngài đang làm việc trong khu xóm tồi tàn và một nữ tu thừa sai bác ái của Mẹ Têrêsa Calcutta cũng sẵn sàng làm con tin thay”.
VietCatholic TV
Thổ Nhĩ Kỳ cho Thụy Điển vào NATO. Lính Nga tháo chạy: 24h mất 22 xe tăng, 59 thiết giáp, 51 cỗ pháo
VietCatholic Media
02:25 24/01/2024
1. Ukraine tiết lộ khung thời gian đưa F-16 ra mặt trận
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Reveals Timeframe for F-16s' Arrival to the Front”, nghĩa là “Ukraine tiết lộ khung thời gian đưa F-16 ra mặt trận.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Ukraine cho biết các phi công của họ đã được huấn luyện với các hướng dẫn viên phương Tây về máy bay F-16 và chiếc máy bay mà Kyiv từ lâu đã kêu gọi để chống lại sự xâm lược của Nga có thể được sử dụng trong trận chiến vào cuối năm nay.
Phát ngôn nhân của Lực lượng Không quân Ukraine, Yurii Ihnat, nói với đài truyền hình quốc gia rằng các đồng minh của Kyiv đang “đào tạo phi công của chúng tôi một cách rất, rất bí mật”.
Ông nói hôm thứ Hai: “Quá trình này đang được tiến hành, các phi công đã bay trên bầu trời cùng với người hướng dẫn”, như một phần trong “kế hoạch hành động rõ ràng của các đối tác trong khuôn khổ liên minh hàng không của chúng tôi”.
Nó diễn ra sau bình luận của Ngoại trưởng Dmytro Kuleba vào tuần trước trên truyền hình địa phương rằng các máy bay F-16 sẽ được sử dụng vào cuối năm nay và việc chuẩn bị cho cuộc không kích đầu tiên của máy bay này vào không phận Ukraine “đang được tiến hành theo kế hoạch”.
Vào tháng 8 năm 2023, Washington cuối cùng đã ủy quyền cho các đồng minh cung cấp cho Kyiv các máy bay do Mỹ sản xuất, có hệ thống điện tử hàng không và radar hiện đại hơn là bản nâng cấp của Lực lượng Không quân Ukraine trước đây dựa vào các máy bay phản lực MiG và Sukhoi thời Liên Xô.
Một nhóm gồm 14 quốc gia đã cam kết cung cấp máy bay và hỗ trợ huấn luyện nhưng vẫn chưa chắc chắn về thời điểm chúng sẽ đến và được sử dụng trong chiến tranh.
Đan Mạch cho biết họ sẽ tặng 19 chiếc F-16 cho Ukraine, 14 chiếc trong số đó dự kiến sẽ đến trong năm nay và 5 chiếc còn lại dự kiến vào năm 2025. Nhưng như Newsweek đã đưa tin trước đó trong tháng này, Bộ Quốc phòng Đan Mạch xác nhận lô hàng 6 chiếc F16 đầu tiên đã được dự kiến chuyển giao trong quý 2 năm 2024— chậm sáu tháng so với dự kiến ban đầu.
Bỉ và Na Uy cũng đã đồng ý cung cấp cho Ukraine hàng chục chiếc F-16 để chiến đấu, trong khi Hà Lan sẽ là nhà tài trợ lớn nhất, đóng góp 42 máy bay phản lực.
Ihnat không cung cấp thông tin chi tiết về khóa đào tạo phi công Ukraine nhưng vào tháng 12, Bộ Quốc phòng Anh cho biết nhóm phi công Ukraine đầu tiên đã được đào tạo cơ bản trước khi chuyển đến Đan Mạch.
Vào tháng 10, Ihnat đã nói rằng các chiến đấu cơ F-16 đầu tiên có thể xuất hiện ở Ukraine vào mùa xuân năm 2024 và khoảng 150 chiếc trong số đó sẽ đủ để bảo vệ không phận nước này.
Ihnat trước đó đã nói rằng sáu phi công tiên tiến đang lái những chiếc F-16 ở Đan Mạch và sẽ sẵn sàng vào mùa xuân. Nhóm ít kinh nghiệm nhất đang được đào tạo ở Anh và có thể chưa sẵn sàng cho đến năm 2025. Một nhóm đào tạo trung cấp ở Arizona dự kiến sẽ tốt nghiệp vào cuối năm nay, theo một cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Mỹ.
2. Kyiv cho biết Nga mất 960 quân, 124 phương tiện, 51 hệ thống pháo binh trong một ngày
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Loses 960 Troops, 124 Vehicles, 51 Artillery Systems in a Day: Kyiv”, nghĩa là “Kyiv cho biết Nga mất 960 quân, 124 phương tiện, 51 hệ thống pháo binh trong một ngày.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Quân đội Kyiv cho biết trong một bản cập nhật hôm thứ Ba rằng Nga đã mất 960 binh sĩ, tổng cộng 124 xe chiến đấu bọc thép, xe quân sự và xe nhiên liệu cùng 51 hệ thống pháo binh chỉ trong một ngày.
Là một phần trong bản cập nhật hàng ngày về cuộc chiến, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine đăng tải số liệu về tổn thất về quân đội và trang thiết bị của Nga. Mạc Tư Khoa đã mất 960 binh sĩ trong 24 giờ qua, theo số liệu thương vong mới nhất của quân đội Nga, nâng tổng số lên 377.820.
Bản cập nhật cho biết, Nga cũng đã mất tổng cộng 6.214 xe tăng, 11.548 xe chiến đấu bọc thép, 11.956 phương tiện và thùng nhiên liệu, 8.947 hệ thống pháo binh và 331 máy bay phản lực quân sự trong cuộc chiến đang diễn ra.
Hãng tin độc lập tiếng Nga Vazhnye Istorii ngày 18 Tháng Giêng, đưa tin rằng, vào mùa thu năm 2022, bộ chỉ huy quân sự Nga đã điều động hàng ngàn binh sĩ chưa được chuẩn bị lên tiền tuyến ở Ukraine nhằm ngăn chặn cuộc tấn công của Ukraine vào Svatove, một địa phương thành phố ở vùng phía đông Luhansk.
Một phụ huynh của một quân nhân Nga nhập ngũ theo sắc lệnh động viên một phần của Putin vào tháng 9 năm 2022 nói với hãng tin này rằng con trai 23 tuổi của bà đã bị bắt và buộc phải chiến đấu ở Ukraine.
“Dưới áp lực, cháu đã bị đưa ra mặt trận bằng vũ lực. Cháu không muốn”, Lyudmila Khovalkina, 51 tuổi, nói.
“Các chàng trai hoàn toàn không muốn đi và tỏ ra phẫn nộ: 'Chúng tôi có gia đình. Chúng tôi làm việc, mặc dù chúng tôi nhận được đồng lương khốn khổ, nhưng chúng tôi sống và sẽ sống nhờ chúng. Nhưng chúng tôi không cần chiến tranh”, Khovalkina nói. Bà nói thêm rằng con trai bà đã viết tin nhắn cuối cùng cho bà từ một nơi nào đó gần Svatove, rằng anh ta không có đủ trang thiết bị quân sự và đột nhiên ngừng liên lạc với bà.
3. Ukraine hạ gục các thiết bị gây nhiễu Silok của Nga
Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “Russia Deploys Silok Jammers To Ground Ukraine’s Drones. Ukraine Hunts Down The Siloks With, You Guessed It, Drones.”, nghĩa là “Nga triển khai thiết bị gây nhiễu Silok để hạ cánh máy bay không người lái của Ukraine. Ukraine săn lùng các Silok bằng gì, hãy đoán thử xem, chính là bằng máy bay không người lái”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Ánh Tuyết.
Lực lượng Nga ở Ukraine triển khai thiết bị gây nhiễu vô tuyến Silok nhằm phá vỡ các liên kết vô tuyến giữa máy bay không người lái Ukraine và người điều khiển chúng.
Nhưng người Ukraine đã hạ gục một số Silok chính bằng những chiếc máy bay không người lái. Gần đây nhất, một chiếc máy bay bốn cánh Mavic từ đơn vị Aerobomber của Ukraine đã ném bom bằng lựu đạn vào một chiếc Silok gắn trên giá ba chân — và đã phá hủy nó.
Biến cố đó thêm vào danh sách mỉa mai các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào các hệ thống chống máy bay không người lái Silok. Bên cạnh đó còn có các vụ pháo binh Ukraine bắn trúng radar phản pháo của Nga. Một quả bom dẫn đường bằng GPS của Ukraine đã làm nổ tung thiết bị gây nhiễu GPS của Nga. Và rất nhiều ví dụ về máy bay không người lái của Ukraine ném bom các thiết bị gây nhiễu máy bay không người lái của Nga.
Nga mở rộng cuộc chiến với Ukraine vào tháng 2 năm 2022 với lực lượng tác chiến điện tử đáng sợ nhất thế giới: các máy dò radar và vô tuyến chồng chéo, hệ thống kiểm soát gây nhiễu tự động và hàng trăm thiết bị gây nhiễu lớn và nhỏ.
Hiện tại, rõ ràng là các hệ thống tác chiến điện tử của Nga không phải lúc nào cũng hoạt động tốt trong điều kiện chiến đấu thực tế căng thẳng. “Hóa ra, những thiết bị như vậy chỉ có hiệu quả tại các cơ sở huấn luyện của Nga”, quân đội Ukraine tuyên bố sau khi Lữ đoàn tấn công miền núi số 128 của quân đội Ukraine chiếm được một bộ Silok vào tháng 9 năm 2022.
Silok tự động phát hiện và gây nhiễu các liên kết vô tuyến của máy bay không người lái trong phạm vi lên tới 2,5 dặm. Để phòng thủ tĩnh, nó nằm trên một giá ba chân. Nó cũng có thể di chuyển trên một chiếc xe tải. Chiếc Silok đầu tiên tiếp cận lực lượng tiền tuyến vào năm 2018 và tham gia trò chơi chiến tranh ở tỉnh Orenburg ở miền Tây nước Nga cùng năm.
Theo Điện Cẩm Linh, chiếc Silok trong cuộc tập trận Orenburg đã giúp đẩy lùi một đàn 10 máy bay không người lái đang thực hiện cuộc tấn công giả vào một sở chỉ huy. Nhưng màn trình diễn của Silok ở Ukraine lại... kém xuất sắc. Lực lượng Ukraine trước đó đã tấn công Siloks vào tháng 6 và tháng 10 năm 2022
Không rõ chính xác tại sao Siloks không phải lúc nào cũng có thể gây nhiễu các máy bay không người lái săn lùng chúng. Có thể các nhà điều hành máy bay không người lái của Ukraine đã làm nản lòng hoạt động gây nhiễu của Nga bằng cách thường xuyên thay đổi tần số vô tuyến.
Cũng có thể Silok thiếu độ nhạy để phát hiện máy bay không người lái và khả năng gây nhiễu nó. Nói cách khác, có thể nó không tốt lắm. Và chắc chắn chẳng ích gì khi tình báo Ukraine có quyền truy cập vào một Silok nguyên vẹn kể từ khi Lữ đoàn 128 chiếm được một bản sao vào cuối năm 2022.
4. Ngũ Giác Đài cho biết binh sĩ Ukraine sắp hết đạn vì không có tiền của Mỹ
Một quan chức Ngũ Giác Đài cho biết hôm thứ Ba rằng các binh sĩ Ukraine ở tiền tuyến đang cạn kiệt đạn dược và các vũ khí cần thiết khác để chống lại quân xâm lược Nga, một quan chức Ngũ Giác Đài cho biết hôm thứ Ba, khi nguồn tài trợ của Mỹ hỗ trợ cuộc chiến đã hết.
Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Thiếu Tướng Pat Ryder, nói với các phóng viên rằng kể từ tháng 12, Washington đã không thể gửi viện trợ quân sự cần thiết khẩn cấp cho Ukraine ở mức tương tự như hai năm trước.
Đó là vì Ngũ Giác Đài đã sử dụng toàn bộ số tiền Quốc hội phân bổ để bổ sung kho dự trữ của Mỹ cung cấp cho Ukraine và vẫn chưa phê duyệt nguồn tài trợ mới. Tổng thống Joe Biden năm ngoái đã gửi yêu cầu bổ sung khẩn cấp tới Quốc hội, bao gồm khoảng 60 tỷ Mỹ Kim tài trợ bổ sung cho Ukraine, nhưng yêu cầu đó đã bị đình trệ ở Quốc Hội vì các thành viên Quốc Hội yêu cầu thay đổi chính sách biên giới.
Gói hỗ trợ mới nhất dành cho Ukraine, được công bố vào ngày 27/12, bao gồm 250 triệu Mỹ Kim mua pháo, phòng không và các loại vũ khí khác.
Thiếu Tướng Pat Ryder đã phát biểu với các phóng viên sau cuộc họp trực tuyến của Nhóm liên hệ quốc phòng Ukraine do Mỹ dẫn đầu, một liên minh gồm các chỉ huy quân sự và quốc phòng quốc tế tập trung hỗ trợ Ukraine. Ngũ Giác Đài thường công bố các gói viện trợ lớn cho Ukraine sau mỗi cuộc họp của nhóm liên lạc, nhưng điều đó không xảy ra vào hôm thứ Ba do thiếu gói bổ sung.
Thiếu Tướng Pat Ryder cho biết, Bộ Quốc Phòng đã bắt đầu phân chia viện trợ thành các gói nhỏ hơn vào mùa thu vừa qua với dự đoán nguồn vốn sẽ cạn kiệt. Mặc dù Mỹ vẫn đang cung cấp vũ khí cho Ukraine từ đợt viện trợ gần đây nhất, nhưng sự chậm lại đó đã bắt đầu ảnh hưởng đến kế hoạch và hoạt động của quân đội Ukraine.
Hiện tại, chính phủ Ukraine đã thông báo với Bộ Quốc phòng rằng họ lo ngại rằng các đơn vị đang sắp hết đạn dược, Thiếu Tướng Pat Ryder nói.
“Nếu không có nguồn tài trợ, chúng tôi sẽ không thể bắt kịp tốc độ mà chúng tôi đã cung cấp cho Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột này”.
Bộ Quốc Phòng có thể tiếp tục thực hiện các đơn đặt hàng hiện có theo hợp đồng bằng cách sử dụng nguồn vốn từ Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine. Nhưng đó là ở quy mô nhỏ hơn so với số vũ khí mà Bộ Quốc Phòng đã cung cấp trực tiếp từ kho vũ khí hiện có.
Đó là lý do tại sao Ngũ Giác Đài tập trung vào “sự cần thiết phải trả lời các câu hỏi của Quốc hội để họ có thể tiến tới quyết định thông qua một bản bổ sung”, bà nói.
Thiếu tướng Pat Ryder cũng cho biết việc thiếu kinh phí đã buộc Ngũ Giác Đài phải “tạm dừng” gửi thêm vũ khí từ kho vũ khí của mình “do ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội chúng ta”.
“Điều này tất nhiên ngăn cản chúng tôi đáp ứng những nhu cầu cấp thiết nhất trên chiến trường, bao gồm những thứ như đạn pháo, vũ khí chống tăng, máy bay đánh chặn phòng không”.
Ryder nói thêm, việc thiếu kinh phí bổ sung cũng ngăn cản Bộ Quốc phòng có thể cung cấp cho Ukraine các hệ thống và thiết bị cần thiết để xây dựng quân đội của mình trong thời gian dài, cũng như giúp họ duy trì các hệ thống mà Mỹ đã cung cấp.
“Xung đột vẫn chưa lắng xuống. Và trên thực tế, cường độ vẫn cao dựa trên hoạt động của Nga”.
Thiếu Tướng Pat Ryder cho biết, Nga đã tiếp tục bắn phá binh lính và dân thường Ukraine bằng hỏa tiễn đạn đạo và hành trình, cũng như máy bay không người lái tấn công, nhằm cố gắng áp đảo khả năng phòng không của họ.
Ngoài đạn dược và đạn pháo, Ukraine rất cần các máy bay đánh chặn để chống lại các cuộc tấn công của Nga.
Một tin tốt là nỗ lực quốc tế cung cấp chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine đang tiếp tục được tiến hành. Một số phi công Ukraine đang được đào tạo tại căn cứ Không quân ở Mỹ và mục tiêu là Ukraine sẽ bắt đầu vận hành máy bay phản lực vào cuối năm nay.
5. Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển
Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ hôm thứ Ba đã phê chuẩn nỗ lực gia nhập NATO của Thụy Điển và Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan hiện dự kiến sẽ ký kết việc gia nhập.
Việc phê chuẩn đã được quốc hội thông qua với số phiếu 287 trên 55.
Động thái của Thổ Nhĩ Kỳ, diễn ra sau 20 tháng thương lượng ngoại giao với Stockholm và Washington, khiến Hung Gia Lợi trở thành quốc gia NATO cuối cùng vẫn tiếp tục cản trở Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự gồm 31 thành viên.
Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson: “Hôm nay chúng ta tiến một bước gần hơn tới việc trở thành thành viên chính thức của NATO”.
Trước đó vào thứ Ba, Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán đã liên hệ với Kristersson, đề nghị ông xuống Budapest và đàm phán về việc gia nhập NATO, một ý tưởng đã bị Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billström nhanh chóng bác bỏ.
Thụy Điển nộp đơn xin tham gia vào tháng 5/2022, sau khi Nga xâm lược Ukraine khiến quốc gia Scandinavi này từ bỏ tính trung lập truyền thống.
Các quan chức Hung Gia Lợi đã nhiều lần trấn an những người đồng cấp Thụy Điển rằng Budapest sẽ không phải là quốc gia cuối cùng bỏ phiếu về việc Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự. Xét cho cùng, cả hai đều là thành viên của Liên minh Âu Châu - không giống như Thổ Nhĩ Kỳ bên ngoài Liên Hiệp Âu Châu.
Trong những tháng gần đây, các nhà ngoại giao và quan chức phương Tây không tập trung vào Orbán mà vào Erdoğan. Nhà lãnh đạo cầm quyền lâu năm của Thổ Nhĩ Kỳ, người chỉ trích cách đối xử lỏng lẻo của Stockholm với những người chỉ trích đối với đảng cầm quyền của ông, được coi là nhân vật trung tâm trong cuộc phản kháng trước việc Thụy Điển nộp đơn xin NATO.
Dựa trên đánh giá đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã tập trung nỗ lực ngoại giao của mình vào Ankara. Bên lề hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo NATO ở Lithuania nửa năm trước, Stoltenberg đã môi giới cho cái bắt tay lịch sự giữa Erdoğan và Kristersson để tiến tới việc gia nhập.
Hung Gia Lợi, mặc dù cũng có sự trì hoãn tương tự, nhưng chưa bao giờ được coi trọng như vậy. Đối với các nhà ngoại giao phương Tây, lập trường của Hung Gia Lợi chỉ là nhằm chứng minh mình quan trọng. Họ nói, Orbán chỉ hy vọng chứng minh được sự liên quan của mình bằng cách đưa ra một cuộc tranh cãi giống như cách ông làm trong việc hoạch định chính sách hàng ngày của Liên Hiệp Âu Châu.
“Lần này Orbán đã tiến quá xa,” một quan chức Thụy Điển giấu tên nói thoải mái về tâm trạng ở Stockholm. “Ngay cả Erdoğan ngày nay cũng có vẻ chân thật hơn.”
Nhưng Budapest không hài lòng với việc Thụy Điển chỉ ra sự thụt lùi về dân chủ của mình; Liên Hiệp Âu Châu đã chặn hàng tỷ Mỹ Kim chuyển khoản sang Hung Gia Lợi vì nước này không đáp ứng các tiêu chuẩn pháp quyền của Liên Hiệp Âu Châu.
Sự chậm trễ của Hung Gia Lợi đang gây ra mối lo ngại thực sự đối với các quốc gia tiền tuyến mong muốn thấy Thụy Điển, với vị thế quân sự và chiến lược hùng mạnh trên Biển Baltic, gia nhập liên minh.
“Điều này sẽ củng cố toàn bộ Liên minh và an ninh khu vực. Tôi hy vọng Hung Gia Lợi sẽ sớm làm điều tương tự và cuối cùng chúng ta sẽ có thành viên thứ 32 của NATO”, Tổng thống Latvia Edgars Rinkēvičs viết.
Kaja Kallas, Thủ tướng Estonia, viết: “Hy vọng rằng việc phê chuẩn cuối cùng sẽ nhanh chóng diễn ra ngay bây giờ”.
6. Thống đốc cho biết số người chết tăng lên sáu người trong cuộc không kích của Nga vào Kharkiv
Thống đốc khu vực Oleh Syniehubov cho biết ít nhất 6 người đã thiệt mạng trong các cuộc không kích của Nga vào Kharkiv vào sáng thứ Ba.
“Thật không may, một phụ nữ 21 tuổi khác đã chết do các cuộc tấn công của Nga. Lực lượng cấp cứu đưa thi thể nạn nhân ra khỏi đống đổ nát của ngôi nhà. Tổng cộng có 6 người chết do vụ pháo kích vào buổi sáng ở Kharkiv”, Syniehubov nói trên Telegram.
Văn phòng Tổng thống Ukraine cho biết một hỏa tiễn cũng giết chết một phụ nữ 43 tuổi và làm hư hại 2 trường học và 8 tòa nhà cao tầng ở Pavlohrad, một thành phố công nghiệp ở khu vực phía đông Dnipro.
7. Orbán mời Thủ tướng Thụy Điển đàm phán về nỗ lực của NATO
Nếu bạn muốn gia nhập NATO, hãy đến và nói chuyện với tôi - đó là thông điệp mới nhất của Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán gửi Thủ tướng Thụy Điển.
“Hôm nay tôi đã gửi thư mời tới Thủ tướng Ulf Kristersson... đến thăm Hung Gia Lợi để đàm phán về việc Thụy Điển gia nhập NATO,” Orbán cho biết hôm thứ Ba.
Văn phòng của Kristersson không trả lời ngay lập tức lời mời của Orbán.
Động thái chấp thuận của Thổ Nhĩ Kỳ gây áp lực lên Hung Gia Lợi, nước đã nhiều lần bảo đảm với các quan chức Thụy Điển rằng họ sẽ không phải là nước cuối cùng trong liên minh chấp thuận đơn xin của Thụy Điển.
Hung Gia Lợi đã phàn nàn về sự chỉ trích của Thụy Điển đối với tình trạng dân chủ của nước này. Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia yêu cầu Thụy Điển hành động cứng rắn hơn đối với những người bất đồng chính kiến với chính phủ Erdogan, cũng đã yêu cầu Washington chấp thuận bán chiến đấu cơ F-16.
8. Nga đã thực hiện một loạt các cuộc tấn công vào Ukraine, khiến 5 người thiệt mạng và ít nhất 40 người khác bị thương, trong đó một câu lạc bộ thể thao ở trung tâm Kyiv là một trong nhiều tòa nhà dân sự bị hư hại.
Các cuộc tấn công vào sáng sớm nhằm vào thủ đô Ukraine và Kharkiv, với còi báo động không kích lúc 5h43 sáng giờ địa phương. Khoảng một giờ sau, hàng loạt vụ nổ xảy ra và các mảnh vụn cháy từ trên trời rơi xuống.
Tổng tư lệnh Ukraine Valerii Zaluzhnyi cho biết lực lượng phòng không đã bắn hạ 21 trong số 41 hỏa tiễn của đối phương trong khi những hỏa tiễn khác vượt qua được. Hai người thiệt mạng và 35 người bị thương khi một khu chung cư ở Kharkiv bị trúng đạn và bốc cháy.
Tại Kyiv, một quả đạn của Nga đã rơi xuống nóc câu lạc bộ thể thao Lokomotiv, gần ga xe lửa phía nam. Nó làm vỡ ban công và cửa sổ của tòa nhà 15 tầng đối diện và trong khu ký túc xá dành cho công nhân hỏa xa, gia đình và sinh viên. Ba quận khác đã được tấn công.
Một cư dân cho biết: “Nó thật đáng sợ.”
“Có tiếng kim loại vang lên và sau đó cửa sổ của chúng tôi bị thổi bay. Tôi tìm thấy kính trên mặt mình. Người Nga thật điên rồ. Họ không quan tâm đến mạng sống con người.
Tôi thực sự hy vọng rằng thế giới sẽ giúp chúng tôi. Chúng ta cần được hỗ trợ nhiều hơn vì đối phương của chúng ta mạnh hơn Mỹ. Theo tôi, Mỹ đang ngấm ngầm sợ Nga.”
9. Bị cấm vận công nghiệp quốc phòng Nga phá hủy tủ lạnh để lấy 'phụ tùng'
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia's Defense Industry Strips Fridges for 'Spare Parts': UK Official”, nghĩa là “Quan chức Anh cho biết công nghiệp quốc phòng Nga phá hủy tủ lạnh để lấy 'phụ tùng'.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo một quan chức hàng đầu của Anh, cuộc chiến ở Ukraine đã khiến quân đội Nga phải phụ thuộc vào các thiết bị lấy từ tủ lạnh đã qua sử dụng.
James Kariuki, phó đại diện thường trực của Vương quốc Anh tại Liên Hiệp Quốc, cho biết trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tại New York hôm thứ Hai rằng quân đội Mạc Tư Khoa đã “lùi lại 18 năm” sau gần hai năm chiến tranh.
Kariuki lên án Nga mua vũ khí và thiết bị từ các nước như Bắc Hàn và Iran, đồng thời bác bỏ tuyên bố của Nga về việc “bảo vệ quyền của những người nói tiếng Nga ở Ukraine”.
Kariuki nói: “Việc hiện đại hóa quân đội của Nga đã bị lùi lại 18 năm. “Bây giờ ngành công nghiệp quốc phòng của Nga đang tháo dỡ các bộ phận của tủ lạnh...Và để làm gì? Để mất hơn một nửa diện tích đất mà nó đã chiếm giữ kể từ tháng 2 năm 2022 và 1/5 Hạm đội Hắc Hải?”
Ông nói thêm: “Cuộc chiến này không mang lại lợi ích cho ai, không phải người Nga và chắc chắn không phải người Ukraine”.
Ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã tăng đáng kể việc sản xuất vũ khí và thiết bị vào năm ngoái, bất chấp các lệnh trừng phạt quốc tế khiến việc sản xuất trở nên khó khăn hơn kể từ khi cuộc xâm lược Ukraine bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Một báo cáo do hãng thông tấn nhà nước Nga Tass công bố cho biết, hơn 2.200 xe chiến đấu bọc thép, 1.400 xe hỏa tiễn và pháo binh, 1.400 xe thiết giáp và hơn 10.600 xe hơi đã được sản xuất vào năm 2023.
Mạc Tư Khoa đã và đang củng cố kho vũ khí của mình với sự trợ giúp của máy bay không người lái cảm tử “Shahed” của Iran và các phụ tùng từ Iran, cũng như những gì được cho là vận chuyển hỏa tiễn đạn đạo và đạn pháo từ Bắc Hàn.
Tuy nhiên, khi chiến tranh kéo dài, quân đội của Vladimir Putin cũng mất đi trang thiết bị và nhân lực với tốc độ chóng mặt.
Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine hôm thứ Hai cho biết Nga đã có 2.340 binh sĩ thiệt mạng và mất 21 xe tăng, 34 xe thiết giáp và 28 hệ thống pháo kể từ ngày thứ Bảy.
Tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nơi Kariuki phát biểu hôm thứ Hai, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cáo buộc Mỹ đã gửi vũ khí “cũ kỹ” cho quân đội Ukraine trong chiến tranh.
Trong số 68 tỷ Mỹ Kim viện trợ quân sự mà Mỹ gửi cho Ukraine, gần 90% đã được trả lại cho ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ để chế tạo vũ khí mới hoặc thay thế những vũ khí được gửi đến Ukraine từ kho dự trữ của Mỹ, theo một báo cáo được The Washington Post công bố Tháng mười một năm 2017.
Trong cuộc họp hôm thứ Hai, ông Lavrov được cho là đã tuyên bố rằng mục tiêu chính của viện trợ Mỹ cho Ukraine là nâng cấp kho vũ khí của nước này trong khi “các đồ cũ kỹ đang được sử dụng ở Ukraine”, lập luận rằng chính phủ Mỹ đang coi chiến tranh “như một dự án kinh doanh sinh lời”.
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân kêu gọi Hồng Y tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin từ chức
VietCatholic Media
04:50 24/01/2024
1. Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân kêu gọi Hồng Y tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin từ chức
Sau khi ra Tuyên ngôn Fiducia Supplicans ban phép lành cho các cặp đồng tính luyến ái, nhà lãnh đạo Bộ Giáo lý Đức tin, Đức Hồng Y Víctor Manuel Fernández, đang phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ nhiều giáo hội quốc gia và một số giáo sĩ trên toàn cầu.
Phản ứng mới nhất đến từ cựu giám mục Hương Cảng, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, người nói rằng Đức Hồng Y Fernández đã gán “sự tốt lành nội tại” cho một “tội trọng” và do đó phạm tội “dị giáo”, Đức Hồng Y viết trong một tuyên bố ngày 20 Tháng Giêng: “Vậy thì chẳng lẽ ông ấy không nên từ chức hoặc bị cách chức sao?”
Đức Hồng Y Hương Cảng đặc biệt đề cập đến việc chúc phúc cho các cặp đồng tính, điều mà Vatican đã bật đèn xanh lần đầu tiên trong tuyên bố được Tòa Thánh công bố ngày 18 tháng 12.
Tuyên bố “Fiducia Supplicans”– có phụ đề “Về ý nghĩa mục vụ của các phép lành” - nói rằng một linh mục Công Giáo có thể ban phước cho một cặp đồng giới hoặc một cặp vợ chồng chưa kết hôn khác miễn là đó không phải là một phép lành phụng vụ chính thức và không tạo ấn tượng rằng Giáo Hội Công Giáo đang chúc phúc cho sự kết hợp như thể đó là một cuộc hôn nhân. Tuyên bố nhấn mạnh rằng sẽ không có sự thay đổi nào trong giáo lý của Giáo hội về hôn nhân và tính dục.
Lỗi hoàn toàn chủ quan
Đức Hồng Y Quân giải thích rằng tài liệu gợi ý rằng những mối quan hệ như vậy cũng có thể có điều gì đó tốt đẹp, đồng thời chỉ ra rằng “đây là một sai lầm hoàn toàn chủ quan. Theo sự thật khách quan thì hành vi này là một tội trọng và không bao giờ có thể tốt được”.
Đức Hồng Y Quân trước đây đã cáo buộc Đức Thánh Cha Phanxicô làm các tín hữu lo lắng bằng những câu trả lời không rõ ràng về các vấn đề luân lý tình dục, đặc biệt là về việc chúc lành cho các cặp đồng tính.
Với tư cách là tân Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, Đức Hồng Y Fernández đã soạn thảo “Fiducia Supplicans”, được Đức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn.
Những tuyên bố tiêu cực 'có thể hiểu được'
Phản ứng trước tuyên bố của một số hội đồng giám mục trên khắp thế giới đã thúc đẩy Bộ đưa ra văn bản làm rõ vào ngày 4 Tháng Giêng được ký bởi Đức Hồng Y Fernández và Đức Ông. Armando Matteo, thư ký ban giáo lý của Bộ.
Gọi những tuyên bố tiêu cực của một số hội đồng giám mục là “có thể hiểu được”, Bộ cho biết những tuyên bố này “không thể được hiểu là sự phản đối về mặt giáo lý, bởi vì tài liệu này rõ ràng và dứt khoát” về giáo huấn của Giáo hội về hôn nhân và tính dục.
Bộ cũng cho biết rằng cần phải cân nhắc về mặt văn hóa khi áp dụng đề xuất của tuyên bố, đặc biệt là ở các quốc gia nơi đồng tính luyến ái bị đặt ngoài vòng pháp luật, đó là trường hợp của nhiều quốc gia Phi Châu.
Tuyên bố của Bộ Giáo Lý Đức Tin cho biết: “Nếu có luật lên án hành động đơn thuần tuyên bố mình là người đồng tính luyến ái thì phải ngồi tù và trong một số trường hợp là tra tấn và thậm chí tử hình, thì không cần phải nói rằng việc ban phước lành sẽ là thiếu thận trọng”.
Trong tuyên bố ngày 20 Tháng Giêng, Đức Hồng Y Quân cảnh báo rằng các phép lành sẽ gây ra sự nhầm lẫn giữa các tín hữu. Trong bối cảnh này, ngài kêu gọi Vatican cũng phải buộc các linh mục người Đức tuân theo các quy tắc giáo luật nhất định.
Kể từ năm 2022, một số linh mục ở Đức đã chính thức ban phép lành cho các cặp đồng tính luyến ái. Các nghi lễ vi phạm các quy định hiện hành của Vatican về việc các linh mục ban phép lành trong các buổi lễ tại nhà thờ. Tuy nhiên, lệnh trừng phạt chưa bao giờ được áp dụng ở nhiều nơi.
Đức Hồng Y Quân cũng nhấn mạnh rằng nhiệm vụ của các mục tử là nhắc nhở mọi người về những giáo huấn và thánh ý của Thiên Chúa. Ngài nói: “Chúc lành cho tội lỗi là trái ngược với thánh ý Thiên Chúa”.
Source:Our Sunday Visitor
2. Chế độ độc tài ở Nicaragua trục xuất ba linh mục; vị giám mục lưu vong gặp Đức Thánh Cha Phanxicô
Nhà nghiên cứu Martha Patricia Molina báo cáo rằng chế độ độc tài của Tổng thống Daniel Ortega và vợ ông, Phó Tổng thống Rosario Murillo, đã trục xuất khỏi Nicaragua ba linh mục thuộc cùng một giáo đoàn sau khi hủy bỏ tư cách pháp nhân của giáo đoàn trước đó. Hai trong số các linh mục là người Mễ Tây Cơ.
Tác giả của báo cáo “Nicaragua: Một Giáo hội bị đàn áp?”, trong đó trình bày chi tiết hàng trăm cuộc tấn công của chế độ độc tài chống lại Giáo Hội Công Giáo trong những năm gần đây, đã báo cáo về vụ bắt cóc và trục xuất linh mục người Mễ Tây Cơ Ezequiel Buenfil, một thành viên của Dòng Truyền giáo Mễ Tây Cơ có tên là Dòng Đấng Cứu Thế Chí Thánh.
Trong một bài đăng ngày 20 Tháng Giêng trên X, Molina nói rằng “bắt đầu từ ngày 14 Tháng Giêng, các linh mục thuộc dòng Đấng Cứu Thế Chí Thánh của Giáo phận León đã nhận được những lời đe dọa từ cảnh sát khi họ đang trở về sau khi cử hành Thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Tôma Tông đồ ở Corinto. Kể từ ngày đó Cha Ezequiel Buenfil và Cha Erick Figueroa biến mất và sau đó bị trục xuất.”
Các ngài phụ trách cả giáo xứ Calvary-Our Lady of the Abandoned ở thị trấn El Viejo thuộc Tỉnh Chinandega.
Vào ngày 16 Tháng Giêng, Bộ Nội vụ đã công bố lệnh hủy bỏ tư cách pháp nhân và ghi danh của 16 tổ chức phi chính phủ, 10 trong số đó là các tổ chức Công Giáo và Tin lành. Nhóm này bao gồm các Tu sĩ Truyền giáo Thánh hiến của Tổ chức Chúa Cứu Thế và các Truyền giáo của Hiệp hội Đức Mẹ.
Tiếp theo, chế độ độc tài đã trục xuất Cha David Pérez, cũng thuộc Dòng Truyền giáo Thánh hiến của Chúa Cứu Thế, người “phụ trách Giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở khu phố William Fonseca của thành phố León”.
Molina cảnh báo: “Với việc hủy bỏ tư cách pháp nhân, hai ngôi nhà thuộc nhà dòng có nguy cơ bị tịch thu”.
Theo trang web của họ, các Tu sĩ Truyền giáo Thánh hiến của Chúa Cứu Thế là “một hiệp hội công khai những người sống một đời sống chiêm niệm-truyền giáo”.
Họ hiện diện tại “Giáo phận Iztapalapa (Thành phố Mễ Tây Cơ), Giáo phận Cancún-Chetumal (bang Quintana Roo, Mễ Tây Cơ), tại Giáo phận Estelí (Nicaragua) và Giáo phận León-Chinandega (Nicaragua)”.
Vụ bắt cóc và trục xuất ba linh mục xảy ra chưa đầy một tuần sau khi chế độ độc tài phóng thích khỏi nơi giam giữ và trục xuất về Rôma hai giám mục, 15 linh mục và hai chủng sinh, trong đó có Đức Cha Rolando Álvarez, người đã bị giam cầm 500 ngày.
Vào ngày 20 Tháng Giêng, Giám Mục Phụ Tá của Managua, là Đức Cha Silvio José Báez, đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican. Do những mối đe dọa từ chế độ Ortega, Đức Cha Báez đã sống lưu vong từ năm 2019 ở Miami, nơi ông thường cử hành Thánh lễ Chúa Nhật tại Giáo xứ Thánh Agatha.
Vị giám mục đã đăng vào ngày 20 Tháng Giêng rằng “Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời tôi đến thăm ngài và hôm nay đã tiếp đón tôi tại Vatican. Tôi đánh giá cao tình cảm anh em và những lời nói khôn ngoan của ngài”.
“Ngài đã xác nhận tôi làm Giám Mục Phụ Tá của Managua và bày tỏ với tôi sự quan tâm cũng như tình yêu của ngài dành cho Nicaragua. Chúng tôi đã quyết định gặp nhau nhiều lần nữa trong năm nay”, ngài nói thêm.
Khi kết thúc Thánh lễ Chúa Nhật ngày 14 Tháng Giêng tại St. Agatha's, Đức Cha Báez đã loan báo về việc trả tự do và trục xuất các giáo sĩ và chủng sinh, đồng thời nói rằng “chế độ độc tài tội phạm Sandinista của Daniel Ortega đã không thể đánh bại quyền năng của Thiên Chúa” và rằng tất cả những người bị trục xuất đều “vô tội”.
Source:Catholic News Agency
3. Các linh mục bị cách chức sau khi tuyên bố Thánh lễ hậu Vatican II là 'không liên quan'
Giám mục của Covington đã hủy bỏ việc cho phép hai linh mục phục vụ trong giáo phận của mình sau khi các ngài công khai bác bỏ việc cử hành Thánh lễ đương thời theo nghi thức Rôma là “không liên quan”.
Đức Giám Mục John C. Iffert ngày 16 Tháng Giêng đã yêu cầu Cha Shannon Collins từ chức linh mục quản nhiệm Giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức ở Park Hills, ngoại ô Covington. Cha Sean Kopczynski cũng bị cách chức cha sở giáo xứ. Đức Cha cũng loại bỏ năng quyền giảng dạy, hoặc cử hành các bí tích của các linh mục.
Mặc dù các ngài không được phép cử hành Thánh lễ một cách công khai, nhưng các linh mục có thể cử hành Thánh lễ riêng cho chính họ, những người thân trong gia đình và các thành viên của Dòng Truyền giáo Thánh Gioan Tẩy Giả, một cộng đồng tôn giáo non trẻ ở Covington do các ngài thành lập.
Các nhà truyền giáo của Dòng Truyền giáo Thánh Gioan Tẩy Giả là một hiệp hội công khai của các tín hữu chuyên cử hành phụng vụ và các bí tích theo Sách lễ Rôma năm 1962. Đức Cha Roger J. Foys của Covington, người đã nghỉ hưu vào năm 2021, đã chính thức thành lập cộng đồng này như một hiệp hội công khai của các tín hữu vào năm 2019, mặc dù các linh mục đã phục vụ trong giáo phận ít nhất là từ năm 2011.
Đức Giám Mục Iffert, người đã lãnh đạo Giáo phận Covington từ năm 2021, cho biết trong một lá thư ngày 17 Tháng Giêng gửi các thành viên của Giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức rằng ngài đã tước bỏ năng quyền của các linh mục sau khi biết rằng Cha Collins “đã giảng trong giáo xứ rằng Hy tế Thánh của Thánh lễ, như được cử hành trong phụng vụ Công Giáo Rôma hiện nay, là 'không liên quan', 'không còn gì liên quan đến cái cũ', và rằng việc cải cách phụng vụ được thúc đẩy bởi lòng căm thù đối với người Công Giáo truyền thống và các phụng vụ cổ xưa của Rôma.”
Theo bức thư, “Cả Cha Collins và Cha Kopczynski đều duy trì những lỗi lầm này và từ chối cơ hội từ bỏ chúng. Điều này khiến họ không đủ điều kiện được phép cử hành các Bí tích một cách công khai bằng cách sử dụng Sách lễ Rôma năm 1962 và không được lãnh đạo một giáo xứ tòng nhân như giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức.”
Giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức được thành lập vào năm 2016 để phục vụ những người Công Giáo muốn thờ phượng bằng tiếng Latinh theo Sách lễ Rôma năm 1962, ấn bản cuối cùng trước những cải cách phụng vụ của Công đồng Vatican II.
Là một “giáo xứ tòng nhân”, giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức phục vụ một cộng đồng độc đáo, không phải một khu vực địa lý được chỉ định. Cộng đồng này được giao phó cho sự lãnh đạo của Cha Collins và Cha Kopczynski, trước đây là thành viên của Dòng Cha Thương Xót ở Bowling Green, Kentucky, được thụ phong linh mục năm 2000 nhưng đã rời cộng đồng đó để thành lập Dòng Truyền giáo Thánh Gioan Tẩy Giả.
Theo một câu chuyện năm 2019 trên Messenger, tờ báo của Giáo phận Covington, các linh mục không coi mình là người sáng lập một cộng đồng tôn giáo, mà đúng hơn là mở rộng gia sản của các Cha dòng Lòng Thương Xót.
Cha Collins là cựu giám đốc Tu viện Thánh Thể Đức Mẹ Các Thiên Thần ở Hanceville, Alabama, do Mẹ Angelica thành lập. Ngài đã xuất hiện trên EWTN và trên các phương tiện truyền thông Công Giáo khác.
Trong thư của mình, Đức Giám Mục Iffert viết, “Tôi không xem nhẹ hành động này” và cho biết ngài đã tham khảo ý kiến của tổng đại diện giáo phận, linh mục đoàn, đại diện tư pháp và các giám mục khác khi ngài xác định cách giải quyết tình huống.
Ngài nói: “Đã có thời gian, tôi thực sự quan ngại về khả năng lãnh đạo mục vụ của giáo xứ. “Tôi đã cố gắng giải quyết những mối quan tâm đó trong cuộc trò chuyện và sửa lỗi huynh đệ với các linh mục này, những người là anh em và con cái của tôi. Rất tiếc là tôi đã không thể làm được điều đó.”
Theo một câu chuyện ngày 19 Tháng Giêng trên tờ Messenger, Dòng Truyền giáo Thánh Gioan Tẩy Giả, chứ không phải giáo phận, sở hữu tòa nhà dùng làm nhà thờ nơi Giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức thờ phượng, và coi đó là nhà nguyện của nhà dòng.
Một thông báo trên trang web của giáo xứ cho biết rằng hiện tại “không có Thánh lễ, xưng tội hoặc các nghi thức bí tích nào khác … trong tương lai gần” được tổ chức tại nhà thờ.
Source:Our Sunday Visitor
Nga thiệt hại hàng tỷ Mỹ Kim trong vụ tấn công mới nhất của Kyiv. Ukraine có hệ thống phòng thủ mới
VietCatholic Media
15:53 24/01/2024
1. Thiệt hại của Nga có thể lên đến hàng tỷ Mỹ Kim trong vụ tấn công thành phố St. Petersburg
Theo tờ Newsweek, Nga có thể mất hàng tỷ Mỹ Kim khi máy bay không người lái của Ukraine tấn công vào các trung tâm dầu mỏ quan trọng. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Nga có thể mất hàng tỷ Mỹ Kim xuất khẩu dầu nếu Ukraine tấn công thành công các kho nhiên liệu chính của nước này ở biển Baltic.
Vào ngày 18 Tháng Giêng, Ukraine đã phát động một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào một cảng dầu ở St. Petersburg, cách biên giới Ukraine khoảng 620 dặm. Nó đánh dấu lần đầu tiên một máy bay không người lái nhắm vào khu vực quê hương của Putin, Leningrad, kể từ khi cuộc chiến toàn daiện ở Ukraine bắt đầu vào tháng 2 năm 2022.
Một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái khác của Ukraine gần thành phố St. Petersburg vào đêm Chúa Nhật đã tấn công một nhà máy xuất khẩu khí đốt lớn — nhà máy ngưng tụ khí đốt Novatek PJSC ở cảng Ust-Luga — gây ra một đám cháy lớn và làm ngừng cung cấp nhiên liệu. Tờ Kyiv Post đưa tin Ust-Luga là cảng Baltic lớn nhất của Nga và Cơ quan An ninh Ukraine đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đó.
Nếu Ukraine tấn công thành công hai kho dầu lớn của Nga ở Biển Baltic là Ust-Luga và Primorsk, nước này có thể ngừng xuất khẩu 1,5 triệu thùng dầu mỗi ngày. Điều này có thể khiến đất nước mất hàng tỷ Mỹ Kim, Bloomberg đưa tin hôm thứ Ba.
Bloomberg đưa tin, trích dẫn dữ liệu ngành, lượng dầu được vận chuyển qua hai kho cảng dầu hàng ngày chiếm hơn 40% tổng lượng dầu thô xuất khẩu bằng đường biển của Mạc Tư Khoa từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2023.
Nga phụ thuộc vào ngành xuất khẩu dầu mỏ và năng lượng, chiếm khoảng 30% doanh thu ngân sách của đất nước, và rất quan trọng để tài trợ cho cuộc chiến đang diễn ra của Mạc Tư Khoa ở nước láng giềng Ukraine. Năm 2023, Nga vượt qua Saudi Arabia và trở thành nhà cung cấp dầu lớn nhất cho Trung Quốc.
Nhà phân tích dầu khí Nga Mikhail Krutikhin nói với tờ báo độc lập Nga Novaya Gazeta vào tháng 9 năm 2023 rằng các công ty dầu mỏ, do các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên cuộc chiến ở Ukraine, đã nhận thấy việc bán mọi thứ ra nước ngoài sẽ có lợi hơn.
Krutikhin nói: “Nghĩa là xuất khẩu càng nhiều càng tốt và kiếm được ít nhất một số tiền ở đó. “Hơn nữa, điều này đang xảy ra trên khắp đất nước; ngay cả ở Viễn Đông, tình trạng thiếu nhiên liệu cũng đã bắt đầu được cảm nhận. Họ xuất khẩu mọi thứ có thể.”
Một nguồn tin của Cơ quan An ninh Ukraine nói với Kyiv Post rằng cuộc tấn công thành công vào cảng dầu ở Ust-Luga “không chỉ gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho đối phương, làm gián đoạn nguồn thu của họ cho cuộc chiến ở Ukraine, mà còn làm gián đoạn chuỗi hậu cần của nước này”. nhiên liệu cần thiết cho quân đội Nga.
“ Động thái này về mặt chiến lược cản trở khả năng duy trì lực lượng của quân xâm lược, đánh dấu bước thụt lùi đáng kể trong hoạt động gây hấn đang diễn ra của họ”.
Trong khi đó, kênh Telegram của Nga cho biết lý do khiến các cuộc tấn công của Ukraine có thể tiến sâu vào lãnh thổ Nga là do hệ thống phòng không của nước này ở thành phố St. Petersburg và khu vực Leningrad xung quanh bị dàn mỏng. Putin đã huy động phần lớn nguồn lực của mình để bảo vệ dinh thự quý giá của mình ở Hồ Valdai.
Kênh VChK-OGPU, được cho là có thông tin nội bộ từ lực lượng an ninh Nga, cho biết hôm Chúa Nhật rằng, theo nguồn tin của họ, các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái gần đây vào St. Petersburg và khu vực Leningrad là do “sự thiếu hụt trầm trọng các phương tiện kỹ thuật để phát hiện”. các mục tiêu trên không nhỏ và hệ thống hỏa tiễn phòng không di động có khả năng bắn hạ chúng.”
Kênh Telegram cho biết hệ thống phòng không Pantsir-S1 của Nga “được triển khai để bảo vệ một cơ sở 'đặc biệt quan trọng' ở Valdai”. Newsweek vẫn đang nỗ lực xác minh báo cáo của VChK-OGPU.
2. Các hệ thống phòng không được dựng lên xung quanh thành phố St. Petersburg
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russians Fret as Video Shows Air Defenses Erected Around Putin's Hometown”, nghĩa là “Người Nga lo lắng khi video cho thấy hệ thống phòng không được dựng lên xung quanh quê hương của Putin.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một đoạn video xuất hiện cho thấy quân đội Nga đang triển khai nhiều hệ thống phòng không S-300 xung quanh quê hương của Vladimir Putin, là thành phố St. Petersburg, sau các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái gần đây vào khu vực Leningrad.
Kênh tin tức Telegram độc lập của Nga ASTRA đã chia sẻ một đoạn clip dài 36 giây vào thứ Ba cho thấy một người dân địa phương phản ứng tiêu cực với nhiều hệ thống phòng không S-300 được lắp đặt trong khu vực.
“Thật là một cụm quỷ tha ma bắt,” người đàn ông nói. “Có vẻ như họ đang đặt chúng ở khắp mọi nơi trong khu vực. Những chiếc S-300... đang được bố trí khắp St. Petersburg. Vì vậy, các bạn, chúng ta đang chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất.”
Đoạn clip được đưa ra trong bối cảnh có nhiều thông tin cho rằng lực lượng phòng không của Nga tại thành phố St. Petersburg và khu vực Leningrad xung quanh đang bị mỏng đi khi Putin đã huy động phần lớn nguồn lực để bảo vệ dinh thự quý giá của mình tại Hồ Valdai.
Vào ngày 18 Tháng Giêng, Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào một kho dầu ở St. Petersburg, đánh dấu lần đầu tiên một máy bay không người lái tấn công vào khu vực quê hương của Putin kể từ khi cuộc chiến toàn diện ở Ukraine bắt đầu vào tháng 2 năm 2022. Một trong những máy bay không người lái được phóng trong cuộc tấn công đó bay qua dinh thự Valdai của Putin, một cung điện nằm giữa vùng Tver và Novgorod của Nga, cách Điện Cẩm Linh khoảng 250 dặm.
Cuộc tấn công thứ hai gần thành phố St. Petersburg vào đêm Chúa Nhật đã tấn công một nhà ga xuất khẩu khí đốt lớn ở cảng Ust-Luga—cảng Baltic lớn nhất của Nga—gây ra một đám cháy lớn và làm ngừng cung cấp nhiên liệu. Tờ báo Kyiv Post đưa tin Cơ quan An ninh Ukraine đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đó.
Kênh VChK-OGPU, được cho là có thông tin nội bộ từ lực lượng an ninh Nga, cho biết hôm Chúa Nhật rằng, theo nguồn tin của họ, các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái gần đây vào St. Petersburg và khu vực Leningrad là do “sự thiếu hụt trầm trọng các phương tiện kỹ thuật để phát hiện”. các mục tiêu trên không nhỏ và hệ thống hỏa tiễn phòng không di động có khả năng bắn hạ chúng.” Newsweek đang cố gắng xác minh những báo cáo này.
Kênh Telegram cho biết hệ thống phòng không Pantsir-S1 của Nga “được triển khai để bảo vệ một cơ sở 'đặc biệt quan trọng' ở Valdai”, kênh Telegram cho biết, đề cập đến nhà ở Valdai của tổng thống Nga; Theo cơ quan điều tra độc lập Agentstvo, cung điện là “nơi giải trí cá nhân của Putin, người thân và bạn bè của ông”.
“Sau khi bắt đầu chiến tranh, gần như toàn bộ Pantsir được cử đến để bảo vệ một cơ sở 'quan trọng chiến lược' ở Valdai, nơi có dinh thự của Tổng thống Liên bang Nga, một số đã đến khu vực chiến đấu và một khu phức hợp là ' mất tích' vào năm 2023, do một vụ tai nạn ở vùng Leningrad,” VChK-OGPU cho biết.
3. Ukraine tiết lộ hệ thống phòng thủ mới trong cuộc chiến với Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Reveals New Defense System in War With Russia”, nghĩa là “Ukraine tiết lộ hệ thống phòng thủ mới trong cuộc chiến với Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Ukraine vừa giới thiệu một công cụ mới để tăng cường phòng thủ trong cuộc chiến đang diễn ra với Nga.
Mykhailo Fedorov, Bộ trưởng chuyển đổi kỹ thuật số của Ukraine, đồng thời là phó thủ tướng của nước này, cho biết như trên hôm thứ Ba rằng công cụ mới nhất của Kyiv để gây nhiễu máy bay không người lái FPV hay góc nhìn thứ nhất của Nga “đã được sử dụng tích cực bởi Quân đội Ukraine.”
Fedorov cho biết hệ thống “AD Counter FPV” gắn trên ba chân được phát triển bởi các thành viên của chương trình nghiên cứu Brave1 của Ukraine, được Ukraine triển khai vào tháng 4 như một phần trong nỗ lực đẩy nhanh sự phát triển của công nghệ quân sự.
Hệ thống di động này hoạt động bằng cách gây nhiễu liên lạc vô tuyến giữa máy bay không người lái của Nga và người điều khiển chúng trong vòng chưa đầy một giây. Fedorov cho biết hệ thống này nặng chưa đến 3 kg và có thể được lắp đặt trên các phương tiện giao thông.
Fedorov cho biết: “Hệ thống tạo ra tiếng ồn trắng trong dải tần số vô tuyến 850-940 MHz và máy bay không người lái FPV mất liên lạc với người điều khiển và trở nên không thể kiểm soát được”. “Bán kính hoạt động là từ 250 mét, ngay cả khi khoảng cách giữa máy bay không người lái và người điều khiển máy bay không người lái là 3.000 m.”
“Hệ thống bắt đầu hoạt động nhanh chóng sau khi bật, không quá 0,5 giây”, ông nói thêm. “Các nhà phát triển đã tạo ra một bản sửa đổi khác của AD Counter FPV—ở dạng ba lô. Nó cũng được quân đội tích cực sử dụng, nó đã chứng tỏ mình là một vật dụng không thể thiếu “.
Máy bay không người lái, hay phương tiện bay không người lái, đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh Nga-Ukraine, trong đó Ukraine đã phụ thuộc rất nhiều vào cái gọi là “đội quân máy bay không người lái” trong hầu hết cuộc xung đột.
Theo Viện nghiên cứu Royal United Services của Anh, Kyiv đã mất khoảng 10.000 máy bay không người lái mỗi tháng, bao gồm cả máy bay không người lái cảm tử, đạn dược và máy bay không người lái trinh sát.
Máy bay không người lái được sản xuất trong nước và được các đồng minh tặng cho Ukraine vẫn gây thiệt hại nặng nề cho lực lượng và thiết bị của Nga trên chiến trường, đồng thời được sử dụng để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga.
Nga đang đẩy mạnh chương trình máy bay không người lái của riêng mình nhằm xóa sạch những gì từng là lợi thế đáng kể đối với Ukraine, khiến các biện pháp đối phó của Kyiv càng trở nên quan trọng hơn.
Fedorov nói với Newsweek vào tháng trước rằng Ukraine khó “cạnh tranh với Nga về số lượng” vì Mạc Tư Khoa có nhiều tiền hơn để phát triển và sản xuất máy bay không người lái của mình.
Ngoài việc tăng cường sản xuất trong nước, Nga đã sử dụng một số lượng lớn máy bay không người lái “Shahed” của Iran trong các cuộc không kích vào Ukraine, mặc dù Ukraine tuyên bố đã tiêu diệt thành công tỷ lệ lớn máy bay không người lái.
Phiên bản nâng cấp trang bị động cơ phản lực của UAV do Iran thiết kế, Shahed-238, được cho là sẽ gây ra nhiều thách thức hơn cho lực lượng phòng không Ukraine trong việc bắn hạ.
Các báo cáo gần đây trên các kênh Telegram của quân đội Nga cho biết, một trong những phi công lái máy bay không người lái cảm tử FPV giỏi nhất của Mạc Tư Khoa, được biết đến với biệt danh “Moses”, đã thiệt mạng ở miền nam Ukraine vào tuần trước.
4. Tổng thư ký NATO thừa nhận đạn mới sẽ không tới Ukraine trong nhiều năm
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “NATO Chief Admits New Bullets Won't Arrive in Ukraine for Years”, nghĩa là “Tổng thư ký NATO thừa nhận đạn mới sẽ không tới Ukraine trong nhiều năm.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Liên minh này cho biết các loại đạn pháo dành cho lực lượng Ukraine sẽ được sản xuất theo hợp đồng mới được NATO tiết lộ có thể chưa sẵn sàng trong tối đa 3 năm.
NATO hôm thứ Ba công bố một thỏa thuận trị giá 1,2 tỷ Mỹ Kim để sản xuất hàng trăm ngàn viên đạn pháo 155 ly, cụ thể là khoảng 220.000 viên đạn pháo.
Theo thỏa thuận của Cơ quan Hỗ trợ và Mua sắm NATO, gọi tắt là NSPA, thay mặt cho các thành viên liên minh, họ sẽ chuyển đạn pháo sang Ukraine hoặc giữ chúng để làm kho riêng.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói với các phóng viên tại trụ sở NATO ở Brussels rằng cuộc chiến do Nga khơi mào “đã trở thành một trận chiến về đạn dược”. Tuy nhiên, có thể phải mất một thời gian nữa quân đội Ukraine mới có thể sử dụng loại đạn mới.
Sau khi Stoltenberg phát biểu tại cuộc họp báo, tổng giám đốc NSPA Stacy Cummings cho biết hợp đồng sẽ cho phép giao đạn 155ly tới các quốc gia và “thời gian giao hàng dự kiến cho các đơn đặt hàng hôm nay là trong vòng 24 đến 36 tháng.”
Trong khi một đại diện của NATO nói với Reuters rằng đợt giao hàng đầu tiên có thể được thực hiện vào cuối năm 2025, và một số loại đạn dược sẽ không được chuyển đến Ukraine cho đến năm 2027.
Gần hai năm tham chiến, Kyiv đã phàn nàn về tình trạng thiếu đạn pháo và lo ngại lực lượng của họ có thể hết đạn trước khi các đồng minh đồng ý hỗ trợ quân sự thêm, vốn đang bị đình trệ ở Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu.
Đầu tháng này, Gustav Gressel, chuyên gia chính sách cao cấp tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Âu Châu, nói với Newsweek rằng mối lo ngại đối với Kyiv trong năm 2024 là “chúng tôi chưa tăng cường sản xuất đạn dược cho ngay cả đạn pháo và đạn súng cối đơn giản đến mức cần thiết để có thể mang lại cho Ukraine ưu thế về hỏa lực.”
Ông nói: “Chúng tôi vẫn chưa giải quyết được nhiều vấn đề về chuỗi cung ứng và công nghiệp đằng sau rất nhiều loại đạn dược thông minh mà chúng tôi đã giao cho Ukraine”.
Ông nói thêm: “Có rất nhiều sự thiếu hụt trong danh sách các loại đạn phức tạp hơn chỉ là đạn pháo,” và liên quan đến sản xuất công nghiệp quốc phòng, “một số quốc gia đã tăng cường nhưng các quốc gia khác thì không”.
Theo ước tính của Liên minh Âu Châu, Nga đang phóng hơn 20.000 quả đạn pháo mỗi ngày vào Ukraine. Oleksandr Tarnavskyi, chỉ huy các hoạt động của Ukraine cho biết hồi tháng 12 rằng Ukraine đã tăng từ việc bắn 8.000 quả đạn pháo mỗi ngày trong cuộc phản công vào mùa hè xuống chỉ còn 2.000 quả trong những tuần gần đây.
Vào tháng 3 năm 2023, Liên minh Âu Châu cam kết cung cấp đạn pháo cho Kyiv trong thời gian 12 tháng bằng cách bổ sung vào kho dự trữ hiện có thông qua các hợp đồng mua sắm chung và tăng năng lực sản xuất. Liên Hiệp Âu Châu đã không thực hiện được lời hứa cung cấp một triệu viên đạn pháo vào năm 2023, mặc dù Brussels cho biết họ kỳ vọng ngành công nghiệp quốc phòng Âu Châu sẽ tăng cường sản xuất.
5. Ba Lan và các quốc gia Baltic kêu gọi cấm nhập khẩu nhôm và khí tự nhiên hóa lỏng từ Nga
Bộ Trưởng Ngoại Giao Ba Lan Radosław Sikorski cho biết Ba Lan và các nước vùng Baltic đang kêu gọi cấm nhập khẩu nhôm và khí tự nhiên hóa lỏng của Nga đối với gói trừng phạt thứ 13 của Liên minh Âu Châu đối với Mạc Tư Khoa vì hành động xâm lược Ukraine của nước này.
Liên Hiệp Âu Châu đang hướng tới việc tập hợp nhiều biện pháp hơn trước lễ kỷ niệm lần thứ hai của cuộc chiến Ukraine vào cuối tháng Hai. Nhưng các nhà ngoại giao cho biết họ sắp hết các lựa chọn để có đủ sự hỗ trợ từ các nước thành viên Liên Hiệp Âu Châu, Reuters đưa tin.
Ba Lan và các nước vùng Baltic là những nước ủng hộ nhiệt thành nhất các biện pháp trừng phạt trước mỗi gói hàng mới.
Quan chức Ba Lan cho biết, các nước này cũng đang đề xuất thêm các biện pháp chống lách luật trừng phạt và thắt chặt các lệnh trừng phạt trong lĩnh vực hàng không.
Họ cũng muốn mở rộng danh sách để bao gồm các sản phẩm có thể được sử dụng để chế tạo máy bay không người lái và điều chỉnh các biện pháp ngành áp đặt lên Nga với các biện pháp chống lại Belarus trong một nỗ lực khác nhằm ngăn chặn hành vi gian lận.
Một nhà ngoại giao cao cấp của Liên Hiệp Âu Châu cho biết: “Các mặt hàng lớn đã bị xử phạt và những mặt hàng lớn còn lại như khí tự nhiên hóa lỏng và hạt nhân chưa bị”.
Nhà ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu cho biết mỗi gói mới đang được tiến hành để bịt các lỗ hổng và có một danh sách dài các thực thể và cá nhân mới có thể được thêm vào.
Gói trước đó, được thỏa thuận vào tháng 12, đã cố gắng thông qua hai lệnh cấm mới – kim cương và khí tự nhiên hóa lỏng, được gọi là propan và butan.
Gói này đã cấm nhập khẩu kim cương trực tiếp của Nga kể từ ngày 1 tháng 1, với lệnh cấm gián tiếp được áp dụng vào tháng 3 với sự phối hợp của Nhóm G7.
Một nguồn ngoại giao thứ hai cho biết:
Gói thứ 13 đang ở giai đoạn phôi thai. Chúng tôi có thể bỏ chặn một thứ khỏi danh sách đó nhưng chúng tôi mong đợi sẽ có nhiều danh sách mới khác… Có sự thúc đẩy để đưa thêm nhiều công ty của các nước thứ ba vào nhưng đó là một vấn đề lớn vì nó gây rủi ro cho quan hệ thương mại.
6. Nga cáo buộc Mỹ tặng vũ khí 'cũ' cho Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Accuses US of Giving Ukraine 'Old Junk' Weapons”, nghĩa là “Nga cáo buộc Mỹ tặng vũ khí 'cũ' cho Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Khi phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ở thành phố New York hôm thứ Hai, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cáo buộc Hoa Kỳ cung cấp cho Ukraine vũ khí “cũ kỹ” trong khi xây dựng tổ hợp quân sự của nước này.
Vào tháng 11, tờ Washington Post đưa tin rằng trong số 68 tỷ Mỹ Kim viện trợ quân sự mà Quốc hội đã phê duyệt cho Ukraine, gần 90% số tiền đó quay trở lại Mỹ để chế tạo vũ khí mới hoặc thay thế những vũ khí được gửi đến Ukraine từ kho dự trữ của Mỹ. Tờ Post viết rằng một quan chức Ukraine cho biết “mọi tiểu bang ở Mỹ đều đóng góp vào nỗ lực này”, từ đó tạo ra nhiều việc làm cho người Mỹ hơn.
Hãng thông tấn nhà nước Nga Sputnik cho biết, ông Lavrov trích dẫn con số 90% với Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, nhưng ông cũng tuyên bố mà không đưa ra bằng chứng rằng Mỹ đang cập nhật vũ khí bằng quỹ hỗ trợ cho Kyiv trong khi “đồ cũ cổ xưa của họ đang được sử dụng ở Ukraine”. “
Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga cho biết Mỹ đang coi cuộc xung đột ở Ukraine “không phải là một cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người... mà là một dự án kinh doanh sinh lời”.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và Bộ Ngoại giao Nga qua email vào tối thứ Hai để bình luận.
Ông Lavrov cũng cho biết cuộc chiến mà Putin phát động vào tháng 2/2022 “không nhằm vào Ukraine hay người dân Ukraine”. Thay vào đó, ông tuyên bố Nga “bị buộc phải tiến hành một chiến dịch quân sự chống lại chế độ tội phạm của Kiev, vốn đã vượt quá giới hạn vì cảm thấy mình không bị trừng phạt và không sẵn lòng…từ bỏ cuộc chiến chống lại chính công dân của mình ở. phía nam và đông nam Ukraine và chính sách phân biệt đối xử hoàn toàn đối với người Ukraine nói tiếng Nga, những người vẫn chiếm đa số ở quốc gia đó.” Nga gọi Thủ đô của Ukraine là Kiev thay vì Kyiv như người Ukraine và các nước phương Tây vẫn gọi.
Quan chức Nga còn tuyên bố thêm rằng phương Tây đang kiểm soát chính phủ Kyiv và “đã âm thầm trang bị vũ khí cho Ukraine cũng như chuẩn bị cho cuộc chiến chống lại Nga” trong nhiều năm.
Ở những nơi khác trong bài phát biểu của mình trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, ông Lavrov đã chỉ trích “công thức hòa bình” do Tổng thống Ukraine Vladimir Zelenskiy đề xuất, trong đó sẽ khôi phục sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine (bao gồm cả Crimea) và thành lập một tòa án đặc biệt để truy tố tội ác chiến tranh của Nga.
Ông Lavrov nói: “Tất cả những công thức này là con đường dẫn đến hư không”. “Washington, Luân Đôn, Paris và Brussels càng sớm nhận ra điều này thì càng tốt cho cả Ukraine và phương Tây, những quốc gia mà 'cuộc thập tự chinh' chống lại Nga đã tạo ra những rủi ro rõ ràng, về danh tiếng và sự tồn tại. Tôi khuyên bạn nên lắng nghe điều này một cách cẩn thận khi vẫn còn thời gian “.
7. Reuters đưa tin Ý sẽ sử dụng chức vụ lãnh đạo Nhóm 7 nền dân chủ lớn của mình để thách thức nhận thức ngày càng tăng rằng Nga đang chiến thắng ở Ukraine và phương Tây đang mệt mỏi với cuộc chiến.
Ý sẽ làm chủ tịch G7, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp và Canada, trong suốt năm 2024 và sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh vào tháng 6.
Lần đầu tiên đưa ra các ưu tiên của Ý, một nguồn tin quen thuộc với kế hoạch G7 của Ý cho biết các vấn đề cốt lõi trong chương trình nghị sự của các nhà lãnh đạo sẽ bao gồm xung đột ở Trung Đông, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, phát triển ở Phi Châu, hợp tác với Trung Quốc và trí tuệ nhân tạo.
Nguồn tin không được ủy quyền công khai nói về kế hoạch của Ý cho biết, giống như trong hai nhiệm kỳ chủ tịch G7 gần đây nhất, cuộc chiến ở Ukraine cũng sẽ là một vấn đề đáng cân nhắc.
Sự hỗ trợ kiên định thời chiến của phương Tây dành cho Kyiv dường như đã lung lay trong những tháng gần đây trong bối cảnh tranh cãi chính trị ở Washington và Brussels đã cản trở việc cung cấp vũ khí và tài trợ rất cần thiết.
Tuy nhiên, nguồn tin cho biết các nhà lãnh đạo G7 quyết tâm thể hiện rằng họ vẫn hoàn toàn cam kết với Kyiv và không thể mạo hiểm để lộ dấu hiệu yếu kém hai năm sau khi Nga xâm chiếm nước láng giềng.
Nguồn tin cho biết: “ Chúng ta phải thay đổi quan điểm về Ukraine”, đồng thời cho biết thêm rằng Putin đã mất đi ảnh hưởng đáng kể về tài chính, quân sự và ngoại giao kể từ cuộc xâm lược.
Ý đang lên kế hoạch tổ chức 20 cuộc họp cấp bộ trưởng trong nhiệm kỳ chủ tịch G7, bắt đầu bằng cuộc họp kéo dài ba ngày từ 13 đến 15 tháng 3 về công nghiệp, công nghệ và số hóa, nhằm chú ý đến cuộc cách mạng AI đang phát triển nhanh chóng.
Nguồn tin cho biết Thủ tướng Giorgia Meloni đã nói rằng những mối nguy hiểm do Trí Tuệ Nhân Tạo gây ra sẽ là vấn đề then chốt đối với chức chủ tịch G7 của Ý và bà sẽ dành một phiên họp cho chủ đề này tại hội nghị thượng đỉnh ngày 13-15 tháng 6 ở Puglia.
8. Phản ứng của Mỹ trước báo cáo của Putin về Alaska
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “US Laughs Off Putin Alaska Reports: 'He's Not Getting It Back'“, nghĩa là “Mỹ cười nhạo báo cáo của Putin về Alaska: 'Ông ấy sẽ không lấy lại được'.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã bác bỏ các báo cáo cho rằng chủ nghĩa phục thù của Putin có thể mở rộng tới tận Alaska sau khi Điện Cẩm Linh ban hành sắc lệnh mới liên quan đến việc nắm giữ bất động sản lịch sử của Nga ở nước ngoài.
Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Vedant Patel cười lớn trong cuộc họp báo hôm thứ Hai khi được hỏi về mục đích tuyên bố chủ quyền của Mạc Tư Khoa đối với Alaska: “Tôi đại diện cho tất cả chúng tôi trong chính phủ Hoa Kỳ để nói rằng chắc chắn rằng ông ấy sẽ không lấy lại được nó”.
Putin tuần trước đã ký một biện pháp mới chỉ đạo và tài trợ cho chính quyền tổng thống và Bộ Ngoại giao trong việc “tìm kiếm bất động sản ở Liên bang Nga, Đế quốc Nga cũ, Liên Xô cũ, ghi danh quyền hợp lệ...và bảo vệ pháp lý đối với tài sản này”..”
Phạm vi và mục đích của biện pháp này không rõ ràng. Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh qua email để bình luận.
Các blogger theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã lợi dụng tài liệu với ngôn từ mơ hồ để kêu gọi Nga gây hấn chống lại các quốc gia hiện đang kiểm soát vùng đất từng thuộc về Nga, trong số đó có Hoa Kỳ, các quốc gia NATO ở Đông và Trung Âu, và một số quốc gia Trung Á.
Trong khi đó, các tài khoản mạng xã hội thân Ukraine lại tuyên bố không chính xác rằng Putin đã sử dụng sắc lệnh để tuyên bố việc Nga bán Alaska cho Mỹ năm 1867 là bất hợp pháp hoặc bất hợp pháp.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao và Tòa Bạch Ốc qua email để yêu cầu bình luận về sắc lệnh của Putin.
Tổng thống Nga trước đó đã nói rằng những người đồng hương của ông “không nên nóng giận” về thỏa thuận “tốn kém”, mặc dù các đồng minh của ông cũng gợi ý rằng Mạc Tư Khoa có thể mở lại vấn đề này như một tranh chấp lãnh thổ.
Dmitry Medvedev - cựu tổng thống và thủ tướng Nga, người từng được coi là người kế nhiệm tiềm năng của Putin trước khi bị loại - cũng nói đùa về tuyên bố chủ quyền của Mạc Tư Khoa đối với Alaska trong một bài đăng trên X.
Medvedev nói “Vậy thì thế này. Chúng tôi đã chờ đợi nó được trả lại bất cứ ngày nào. Bây giờ chiến tranh là điều không thể tránh khỏi”, Medvedev nói thêm và kết thúc bài đăng của mình bằng một biểu tượng cảm xúc gây cười.
Chủ nghĩa phục thù là cốt lõi của nhà nước Nga tân Sa hoàng của Putin và là một trong những động lực thúc đẩy hành động gây hấn liên tục của Mạc Tư Khoa chống lại Ukraine trong thập kỷ qua, cho dù ở Crimea, ở khu vực phía đông Donbas vào năm 2014, hay việc ông tuyên bố sáp nhập phần lớn miền Nam và miền đông Ukraine vào năm 2022
Năm 2021, Putin xuất bản một bài luận dài tuyên bố rằng người Nga, người Ukraine và người Belarus thực sự là một dân tộc và bác bỏ khái niệm về một quốc gia Ukraine độc lập.
Putin viết: “Từng bước, Ukraine bị kéo vào một trò chơi địa chính trị nguy hiểm nhằm biến Ukraine thành rào cản giữa Âu Châu và Nga, bàn đạp chống lại Nga”.
“ Không thể tránh khỏi, đã đến lúc khái niệm 'Ukraine không phải là Nga' không còn là một lựa chọn nữa. Cần có khái niệm 'chống Nga' mà chúng tôi sẽ không bao giờ chấp nhận”, ông nói.
9. Điện Cẩm Linh hôm thứ Ba cho biết quân đội Nga không nhắm vào dân thường khi tấn công các vật thể ở Ukraine khi được yêu cầu bình luận về điều mà Ukraine cho là các cuộc tấn công chết người của Nga vào các thành phố Kyiv và Kharkiv.
Các quan chức Ukraine hôm thứ Ba cho biết Nga đã tiến hành một cuộc không kích hàng loạt vào các thành phố, khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và hơn 60 người khác bị thương, Reuters đưa tin.
Khi được hỏi liệu cuộc tấn công này có phải là phản ứng của Mạc Tư Khoa đối với điều mà Nga nói là cuộc tấn công bằng pháo binh của Ukraine vào thành phố Donetsk do Nga kiểm soát ở miền đông Ukraine hôm Chúa Nhật khiến 27 người thiệt mạng hay không, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với các phóng viên:
Không, bạn không thể nói như vậy. Chúng tôi đang tiếp tục hoạt động quân sự đặc biệt của mình và quân đội của chúng tôi không tấn công các cơ sở xã hội, khu dân cư cũng như không tấn công dân thường, không giống như chế độ Kyiv.
Peskov đã tuyên bố như trên bất chấp thực tế là tất cả các nơi bị tấn công đều không phải là các mục tiêu quân sự.