Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:53 24/01/2015
CÁI GẬY KHÔNG NGHE LỜI
Có một ông lão đứng đầu đường quăng cây gậy xuống liên tục và đếm số, mỗi lần quăng xuống thì trong miệng đọc thành lời, người đi đường thấy vậy thì cảm thấy rất kỳ lạ, có một người nhịn không được bèn hỏi:
- “Ông cụ, ông quăng cây gậy như thế thì có ý gì ?”
Ông cụ trả lời:
- “Tôi đang cầu nguyện cùng trời xanh chỉ cho tôi biết tôi sẽ đi con đường nào, cho nên mỗi khi cầu nguyện xong thì quăng cây gậy xuống, coi thử nên đi về hướng nào.”
- “Vậy thì sao lại quăng xuống nhiều lần thế ?”
- “Bởi vì cây gậy không nghe lời của lão.”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)
Suy tư:
Cầu nguyện là xin Chúa ban cho mình biết được thánh ý của Ngài như thế nào để thi hành, mà thánh ý của Chúa không phải nơi cây gậy nhưng là ở trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, không phải nơi ý mình cầu xin nhưng là trong tâm mình phó thác lời cầu cho Chúa.
Cầu nguyện để xin Chúa hướng dẫn mình đi theo con đường nào là điều rất đẹp lòng Ngài, nhưng cứ quăng cây gậy cho đến khi chỉ đúng hướng mình muốn đi mới thôi thì không còn là xin Chúa chỉ đường nữa, mà là bắt Chúa phải đi theo hướng cây gậy của mình.
Có một vài người Ki-tô hữu cầm sẵn vài triệu đồng trong tay rồi cầu nguyện: “Lạy Chúa, đây là năm triệu đồng con dâng cho Chúa, nhưng Chúa phải nói với ông cha sở phải để con vào làm trong ban hội đồng giáo xứ mới được, bằng không thì lần sau con sẽ không cúng cho Chúa nữa”, thật tội nghiệp cho Chúa quá, bởi vì nếu không có mấy triệu đồng của họ thì Chúa chết đói và nhà Chúa sụp đổ mất...
Cầu nguyện và đóng góp cho nhà Chúa là hai việc khác nhau, nhưng giống nhau một điểm là lòng thành khi cầu nguyện và lòng thành khi đóng góp, bởi vì khi có lòng thành thì rất dễ dàng biết được đường hướng mà Chúa hướng dẫn mình đi.
Không phải cây gậy không biết nghe lời mình, nhưng chính bản thân mình không chịu nghe lời của Chúa khi xin Chúa một dấu chỉ qua cây gậy chỉ đường.
Lời Chúa chính là cây gậy chỉ đường cho người Ki-tô hữu đi trong cuộc sống của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Có một ông lão đứng đầu đường quăng cây gậy xuống liên tục và đếm số, mỗi lần quăng xuống thì trong miệng đọc thành lời, người đi đường thấy vậy thì cảm thấy rất kỳ lạ, có một người nhịn không được bèn hỏi:
- “Ông cụ, ông quăng cây gậy như thế thì có ý gì ?”
Ông cụ trả lời:
- “Tôi đang cầu nguyện cùng trời xanh chỉ cho tôi biết tôi sẽ đi con đường nào, cho nên mỗi khi cầu nguyện xong thì quăng cây gậy xuống, coi thử nên đi về hướng nào.”
- “Vậy thì sao lại quăng xuống nhiều lần thế ?”
- “Bởi vì cây gậy không nghe lời của lão.”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)
Suy tư:
Cầu nguyện là xin Chúa ban cho mình biết được thánh ý của Ngài như thế nào để thi hành, mà thánh ý của Chúa không phải nơi cây gậy nhưng là ở trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, không phải nơi ý mình cầu xin nhưng là trong tâm mình phó thác lời cầu cho Chúa.
Cầu nguyện để xin Chúa hướng dẫn mình đi theo con đường nào là điều rất đẹp lòng Ngài, nhưng cứ quăng cây gậy cho đến khi chỉ đúng hướng mình muốn đi mới thôi thì không còn là xin Chúa chỉ đường nữa, mà là bắt Chúa phải đi theo hướng cây gậy của mình.
Có một vài người Ki-tô hữu cầm sẵn vài triệu đồng trong tay rồi cầu nguyện: “Lạy Chúa, đây là năm triệu đồng con dâng cho Chúa, nhưng Chúa phải nói với ông cha sở phải để con vào làm trong ban hội đồng giáo xứ mới được, bằng không thì lần sau con sẽ không cúng cho Chúa nữa”, thật tội nghiệp cho Chúa quá, bởi vì nếu không có mấy triệu đồng của họ thì Chúa chết đói và nhà Chúa sụp đổ mất...
Cầu nguyện và đóng góp cho nhà Chúa là hai việc khác nhau, nhưng giống nhau một điểm là lòng thành khi cầu nguyện và lòng thành khi đóng góp, bởi vì khi có lòng thành thì rất dễ dàng biết được đường hướng mà Chúa hướng dẫn mình đi.
Không phải cây gậy không biết nghe lời mình, nhưng chính bản thân mình không chịu nghe lời của Chúa khi xin Chúa một dấu chỉ qua cây gậy chỉ đường.
Lời Chúa chính là cây gậy chỉ đường cho người Ki-tô hữu đi trong cuộc sống của mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 3 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:56 24/01/2015
Chúa Nhật 3 THƯỜNG NIÊN
Tin Mừng: Mc 1, 14-20
“Các anh hãy đi theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ lưới người như lưới cá”.
Anh chị em thân mến,
Hể nói đến từ bỏ, là những người Công Giáo thường hay nghĩ đến các linh mục, các dì phước, và cho rằng các vị ấy là những người từ bỏ mọi sự để đi theo Chúa. Họ đơn giản nghĩ rằng từ bỏ cha mẹ để đi tu là từ bỏ; từ chối kết hôn là từ bỏ; từ chối vinh hoa phú quý là từ bỏ... cho nên khi thấy một linh mục sống xa hoa là họ chê bai này nọ, khi thấy một nữ tu sống đài các thì họ không ưa, hoặc khi thấy một thanh niên muốn đi tu mà sống như những thanh niên khác thì họ đoán xa đoán gần: tướng đó mà tu cái nỗi gì !!!
Đức Chúa Giê-su mời gọi tất cả mọi người –không trừ một ai- từ bỏ mọi sự mà đi theo Chúa, Ngài mời gọi tất cả trở thành môn đệ của Ngài, tức là trở nên những người thánh thiện như Ngài.
Có ngừơi từ bỏ không lập gia đình nhưng lại tham tiền bạc, họ chưa từ bỏ; có người từ bỏ tiền bạc nhưng lại thích “đào sắc”, họ chưa từ bỏ; có người từ chối địa vị danh vọng nhưng lại sống như là công tử “Bạc Liêu”, họ chưa từ bỏ.
Đức Chúa Giê-su không trương bảng quảng cáo tài nghệ thần thông của mình để chiêu dụ môn sinh, Ngài cũng không hứa hẹn giàu sang phú quý gì cho những ai đi theo làm môn đệ của Ngài, Ngài chỉ nói: “Các anh hãy đi theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ lưới người như lưới cá”, và thế là An-rê và em là Phê-rô, Gia-cô-bê và em là Gioan đã từ bỏ mọi sự để đi theo làm môn đệ của Ngài. Các ông đã từ bỏ cha mẹ vợ con, đã từ bỏ nghề đánh cá truyền thống của gia đình để trở nên môn đệ của Đức Chúa Giê-su.
Cái “từ bỏ” mà Đức Chúa Giê-su muốn nơi chúng ta chính là từ bỏ cái tôi, cái ý riêng của mình, có thể nói đó là những “truyền thống” bám chắc sâu xa trong con người của mình, để đi theo làm môn đệ của Chúa, bởi vì dù cho anh là một linh mục hay một tu sĩ đã từ bỏ tình yêu cá nhân thường tình để đi làm môn đệ Chúa, mà anh không có từ bỏ cái tôi của mình, không từ bỏ ý riêng của mình, thì rồi từ từ anh sẽ đi kiếm những “tình yêu” vụng trộm khác; dù anh đã từ bỏ tất cả gia tài sự nghiệp mà chưa bỏ được ý riêng của mình, thì anh sẽ trở thành gánh nặng cho người khác. Cái tôi, cái ý riêng đó chính là bản thân tôi, là con người tôi; bỏ đi bản thân tôi, con người tôi thì chúng ta sẽ không còn gì để giữ lại, không còn gì để làm vướng tâm hồn chúng ta, nên chúng ta rất dễ dàng nhận được ân sủng của Thiên Chúa và thong dong đi theo Ngài mà “không thèm” ngó lui.
Trong vườn Cây Dầu, Đức Chúa Giê-su đã từ bỏ ý riêng để vâng theo thánh ý của Cha trên trời nên đã trở thành Đấng cứu chuộc nhân loại; Đức Mẹ Ma-ri-a đã từ bỏ ý riêng của mìng để vâng phục ý Thiên Chúa mà sinh hạ Đấng Mê-si-a, nên Mẹ đã trở thành Mẹ Thiên Chúa và Mẹ chúng sinh; các thánh cũng đã từ bỏ tất cả nên đã được Nước Trời làm gia nghiệp.
Anh chị em thân mến,
Ngày hôm nay mỗi một người Ki-tô hữu đều hiểu rằng không phải chỉ có những người “đi tu” mới từ bỏ mọi sự để làm môn đệ của Chúa, nhưng là tất cả những ai đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội, trở thành con cái của Thiên Chúa và trở nên môn đệ của Ngài, cũng đều được Đức Chúa Giê-su mời gọi từ bỏ mọi sự để đi theo Ngài.
Đức Chúa Giê-su không muốn chúng ta từ bỏ vợ con để theo Chúa, Ngài chỉ muốn chúng ta từ bỏ cái tôi tham sân si của mình; Đức Chúa Giê-su không muốn chúng ta từ bỏ công ăn việc làm để chết đói, nhưng Ngài muốn chúng ta từ bỏ cái ý riêng tham vọng của mình; Đức Chúa Giê-su cũng không muốn chúng ta từ bỏ bạn bè thân thiết, nhưng Ngài muốn chúng ta từ bỏ những thói quen không phù hợp với tinh thần Phúc Âm trong cuộc sống của mình.
Để kết luận bài suy niệm này, chúng ta mượn câu nói trong sách “Đường Hy Vọng” của đức cố Hồng Y Phan-xi-cô Nguyễn Văn Thuận để nhắc nhở mình mỗi ngày:
- “Bỏ tất cả mà chưa bỏ mình thì con chưa bỏ gì cả, vì chính mình con sẽ dần dần quơ góp lại những gì con đã bỏ trước.”
Thật đúng thay !
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Tin Mừng: Mc 1, 14-20
“Các anh hãy đi theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ lưới người như lưới cá”.
Anh chị em thân mến,
Hể nói đến từ bỏ, là những người Công Giáo thường hay nghĩ đến các linh mục, các dì phước, và cho rằng các vị ấy là những người từ bỏ mọi sự để đi theo Chúa. Họ đơn giản nghĩ rằng từ bỏ cha mẹ để đi tu là từ bỏ; từ chối kết hôn là từ bỏ; từ chối vinh hoa phú quý là từ bỏ... cho nên khi thấy một linh mục sống xa hoa là họ chê bai này nọ, khi thấy một nữ tu sống đài các thì họ không ưa, hoặc khi thấy một thanh niên muốn đi tu mà sống như những thanh niên khác thì họ đoán xa đoán gần: tướng đó mà tu cái nỗi gì !!!
Đức Chúa Giê-su mời gọi tất cả mọi người –không trừ một ai- từ bỏ mọi sự mà đi theo Chúa, Ngài mời gọi tất cả trở thành môn đệ của Ngài, tức là trở nên những người thánh thiện như Ngài.
Có ngừơi từ bỏ không lập gia đình nhưng lại tham tiền bạc, họ chưa từ bỏ; có người từ bỏ tiền bạc nhưng lại thích “đào sắc”, họ chưa từ bỏ; có người từ chối địa vị danh vọng nhưng lại sống như là công tử “Bạc Liêu”, họ chưa từ bỏ.
Đức Chúa Giê-su không trương bảng quảng cáo tài nghệ thần thông của mình để chiêu dụ môn sinh, Ngài cũng không hứa hẹn giàu sang phú quý gì cho những ai đi theo làm môn đệ của Ngài, Ngài chỉ nói: “Các anh hãy đi theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ lưới người như lưới cá”, và thế là An-rê và em là Phê-rô, Gia-cô-bê và em là Gioan đã từ bỏ mọi sự để đi theo làm môn đệ của Ngài. Các ông đã từ bỏ cha mẹ vợ con, đã từ bỏ nghề đánh cá truyền thống của gia đình để trở nên môn đệ của Đức Chúa Giê-su.
Cái “từ bỏ” mà Đức Chúa Giê-su muốn nơi chúng ta chính là từ bỏ cái tôi, cái ý riêng của mình, có thể nói đó là những “truyền thống” bám chắc sâu xa trong con người của mình, để đi theo làm môn đệ của Chúa, bởi vì dù cho anh là một linh mục hay một tu sĩ đã từ bỏ tình yêu cá nhân thường tình để đi làm môn đệ Chúa, mà anh không có từ bỏ cái tôi của mình, không từ bỏ ý riêng của mình, thì rồi từ từ anh sẽ đi kiếm những “tình yêu” vụng trộm khác; dù anh đã từ bỏ tất cả gia tài sự nghiệp mà chưa bỏ được ý riêng của mình, thì anh sẽ trở thành gánh nặng cho người khác. Cái tôi, cái ý riêng đó chính là bản thân tôi, là con người tôi; bỏ đi bản thân tôi, con người tôi thì chúng ta sẽ không còn gì để giữ lại, không còn gì để làm vướng tâm hồn chúng ta, nên chúng ta rất dễ dàng nhận được ân sủng của Thiên Chúa và thong dong đi theo Ngài mà “không thèm” ngó lui.
Trong vườn Cây Dầu, Đức Chúa Giê-su đã từ bỏ ý riêng để vâng theo thánh ý của Cha trên trời nên đã trở thành Đấng cứu chuộc nhân loại; Đức Mẹ Ma-ri-a đã từ bỏ ý riêng của mìng để vâng phục ý Thiên Chúa mà sinh hạ Đấng Mê-si-a, nên Mẹ đã trở thành Mẹ Thiên Chúa và Mẹ chúng sinh; các thánh cũng đã từ bỏ tất cả nên đã được Nước Trời làm gia nghiệp.
Anh chị em thân mến,
Ngày hôm nay mỗi một người Ki-tô hữu đều hiểu rằng không phải chỉ có những người “đi tu” mới từ bỏ mọi sự để làm môn đệ của Chúa, nhưng là tất cả những ai đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội, trở thành con cái của Thiên Chúa và trở nên môn đệ của Ngài, cũng đều được Đức Chúa Giê-su mời gọi từ bỏ mọi sự để đi theo Ngài.
Đức Chúa Giê-su không muốn chúng ta từ bỏ vợ con để theo Chúa, Ngài chỉ muốn chúng ta từ bỏ cái tôi tham sân si của mình; Đức Chúa Giê-su không muốn chúng ta từ bỏ công ăn việc làm để chết đói, nhưng Ngài muốn chúng ta từ bỏ cái ý riêng tham vọng của mình; Đức Chúa Giê-su cũng không muốn chúng ta từ bỏ bạn bè thân thiết, nhưng Ngài muốn chúng ta từ bỏ những thói quen không phù hợp với tinh thần Phúc Âm trong cuộc sống của mình.
Để kết luận bài suy niệm này, chúng ta mượn câu nói trong sách “Đường Hy Vọng” của đức cố Hồng Y Phan-xi-cô Nguyễn Văn Thuận để nhắc nhở mình mỗi ngày:
- “Bỏ tất cả mà chưa bỏ mình thì con chưa bỏ gì cả, vì chính mình con sẽ dần dần quơ góp lại những gì con đã bỏ trước.”
Thật đúng thay !
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:01 24/01/2015
N2T |
11. Ngài thường được yêu, nhưng không thường bị chiếm hữu.
(Thánh Lawrence of Brindisi)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”
-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:03 24/01/2015
LỆ THUỘC NGUYÊN TẮC
Cha sở thấy các cha phụ tá của mình thường từ chối ngồi tòa giải tội ngoài giờ quy định của giáo xứ khi có giáo dân muốn xưng tội, ngài nói với thư ký văn phòng:
- “Nếu có ai muốn xưng tội ngoài giờ quy định của giáo xứ thì anh mời họ đến gặp tôi, hoặc anh báo cho tôi.”
Thư ký hỏi ngài:
- “Con có thể nói họ đến xin các cha phụ tá giải tội được không ?”
- “Đừng, anh thấy đó, các ngài còn quá lệ thuộc vào nguyên tắc và giờ giấc, cứ nói với họ đến xưng tội với tôi là được rồi.”
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Cha sở thấy các cha phụ tá của mình thường từ chối ngồi tòa giải tội ngoài giờ quy định của giáo xứ khi có giáo dân muốn xưng tội, ngài nói với thư ký văn phòng:
- “Nếu có ai muốn xưng tội ngoài giờ quy định của giáo xứ thì anh mời họ đến gặp tôi, hoặc anh báo cho tôi.”
Thư ký hỏi ngài:
- “Con có thể nói họ đến xin các cha phụ tá giải tội được không ?”
- “Đừng, anh thấy đó, các ngài còn quá lệ thuộc vào nguyên tắc và giờ giấc, cứ nói với họ đến xưng tội với tôi là được rồi.”
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một linh mục Công giáo Syria tố cáo sự im lặng của thế giới Tây Phương trước vụ thảm sát tại Homs
Đặng Tự Do
03:01 24/01/2015
Một linh mục Công Giáo Syria đã lên tiếng than phiền sự im lặng của các phương tiện truyền thông phương Tây sau khi 15 người bị thiệt mạng và 50 người khác bị thương, trong một vụ nổ xe bom ở trung tâm thành phố Homs.
Cha Hilal Ziad nói rằng vụ nổ hôm 21 Tháng Giêng rõ ràng là nhắm vào các sinh viên đại học vì hầu hết các nạn nhân là những sinh viên. Tới nay vẫn chưa rõ ai chịu trách nhiệm về vụ tấn công này.
"Đâu là những phản ứng của phần còn lại của thế giới?" Cha Ziad hỏi. "Sau các vụ tấn công ở Paris mọi con mắt đều hướng về nước Pháp. Nhưng ở đây thì sao? Theo như tôi biết, chưa có bất kỳ phản ứng nào bởi bất cứ ai. Không một lời nào. Chỉ có sự im lặng. Syria và những đau khổ hàng ngày của người dân đang bị lãng quên. "
Tại Homs, thành phố lớn thứ 3 của Syria, lực lượng chính phủ đã giành lại quyền kiểm soát gần đây sau nhiều tháng chiến đấu với phiến quân. Trong khi khoảng 80,000 người Kitô hữu đã bỏ chạy, Cha Ziad đã ở lại để chăm sóc mục vụ cho những người không di tản kịp.
Cha Hilal Ziad nói rằng vụ nổ hôm 21 Tháng Giêng rõ ràng là nhắm vào các sinh viên đại học vì hầu hết các nạn nhân là những sinh viên. Tới nay vẫn chưa rõ ai chịu trách nhiệm về vụ tấn công này.
"Đâu là những phản ứng của phần còn lại của thế giới?" Cha Ziad hỏi. "Sau các vụ tấn công ở Paris mọi con mắt đều hướng về nước Pháp. Nhưng ở đây thì sao? Theo như tôi biết, chưa có bất kỳ phản ứng nào bởi bất cứ ai. Không một lời nào. Chỉ có sự im lặng. Syria và những đau khổ hàng ngày của người dân đang bị lãng quên. "
Tại Homs, thành phố lớn thứ 3 của Syria, lực lượng chính phủ đã giành lại quyền kiểm soát gần đây sau nhiều tháng chiến đấu với phiến quân. Trong khi khoảng 80,000 người Kitô hữu đã bỏ chạy, Cha Ziad đã ở lại để chăm sóc mục vụ cho những người không di tản kịp.
Đức Thánh Cha cổ võ các cộng đoàn dòng tu dấn thân đại kết
Lm. Trần Đức Anh OP
09:54 24/01/2015
VATICAN. ĐTC Phanxicô cổ võ các cộng đoàn dòng tu dấn thân cầu nguyện và hoạt động cho chính nghĩa đại kết các tín hữu Kitô.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 24-1-2015 dành cho 50 tham dự viên cuộc hội thảo đại kết các tu sĩ nam nữ, do Bộ các dòng tu tổ chức từ ngày 22 đến 25-1 này trong khuôn khổ tuần hiệp nhất và Năm Đời Sống Thánh Hiến. Hiện diện tại buổi tiếp kiến có ĐHY Tổng trưởng João Braz de Aviz, các chức sắc của Bộ cùng với nhiều đan sĩ và tu sĩ Công Giáo, Chính Thống, Anh giáo và Tin Lành.
Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, ĐTC đề cao tầm quan trọng của phong trào đại kết tu đức, cũng như của đời sống thánh hiến đối với sự hiệp nhất các tín hữu Kitô. Đời tu trì có một ơn gọi đặc thù trong việc thăng tiến sự hiệp nhất ấy. Hiện nay có nhiều cộng đoàn dòng tu hăng say dấn thân cho đối tượng ấy và cũng là những nơi ưu tiên gặp gỡ giữa các tín hữu Kitô thuộc các truyền thống khác nhau, như tu viện đại kết Taizé bên Pháp và Đan viện Bose ở bắc Italia.
ĐTC khẳng định rằng: ”không có hiệp nhất nếu không có sự hoán cải, kinh nguyện, đời sống thánh thiện. Đời sống thánh hiến là môi trường rất thuận tiện để thăng tiến 3 yếu tố vừa nói và vì thế có thể góp phần rất lớn cho chính nghĩa đại kết Kitô. Một trong những người tiên phong trong phong trào đại kết Kitô và là người cổ võ tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô là Cha Paul Couturier. Cha đã ví tất cả những người cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô, cũng như phong trào đại kết nói chung, như ”một đan viện vô hình” liên kết các Kitô hữu thuộc các Giáo Hội, các nước và đại lục khác nhau.
Và ĐTC nói: ”Anh chị em chính là những người linh hoạt đầu tiên của ”Đan viện vô hình này”. Tôi khích lệ anh chị em cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô và diễn đạt kinh nguyện này qua các thái độ và cử chỉ thường nhật” (SD 24-1-2015)
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 24-1-2015 dành cho 50 tham dự viên cuộc hội thảo đại kết các tu sĩ nam nữ, do Bộ các dòng tu tổ chức từ ngày 22 đến 25-1 này trong khuôn khổ tuần hiệp nhất và Năm Đời Sống Thánh Hiến. Hiện diện tại buổi tiếp kiến có ĐHY Tổng trưởng João Braz de Aviz, các chức sắc của Bộ cùng với nhiều đan sĩ và tu sĩ Công Giáo, Chính Thống, Anh giáo và Tin Lành.
Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, ĐTC đề cao tầm quan trọng của phong trào đại kết tu đức, cũng như của đời sống thánh hiến đối với sự hiệp nhất các tín hữu Kitô. Đời tu trì có một ơn gọi đặc thù trong việc thăng tiến sự hiệp nhất ấy. Hiện nay có nhiều cộng đoàn dòng tu hăng say dấn thân cho đối tượng ấy và cũng là những nơi ưu tiên gặp gỡ giữa các tín hữu Kitô thuộc các truyền thống khác nhau, như tu viện đại kết Taizé bên Pháp và Đan viện Bose ở bắc Italia.
ĐTC khẳng định rằng: ”không có hiệp nhất nếu không có sự hoán cải, kinh nguyện, đời sống thánh thiện. Đời sống thánh hiến là môi trường rất thuận tiện để thăng tiến 3 yếu tố vừa nói và vì thế có thể góp phần rất lớn cho chính nghĩa đại kết Kitô. Một trong những người tiên phong trong phong trào đại kết Kitô và là người cổ võ tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô là Cha Paul Couturier. Cha đã ví tất cả những người cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô, cũng như phong trào đại kết nói chung, như ”một đan viện vô hình” liên kết các Kitô hữu thuộc các Giáo Hội, các nước và đại lục khác nhau.
Và ĐTC nói: ”Anh chị em chính là những người linh hoạt đầu tiên của ”Đan viện vô hình này”. Tôi khích lệ anh chị em cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô và diễn đạt kinh nguyện này qua các thái độ và cử chỉ thường nhật” (SD 24-1-2015)
Đức Thánh Cha khuyến khích tìm hiểu và đối thoại với Hồi giáo
Lm. Trần Đức Anh OP
09:54 24/01/2015
VATICAN - Trong buổi tiếp kiến sáng 24-1-2015, dành cho 250 tham dự viên hội nghị quốc tế ở Roma nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Giáo Hoàng Học viện về Arâp và Hồi giáo học, gọi tắt là PISAI, ĐTC đề cao tầm quan trọng của sự lắng nghe, như điều kiện cần thiết trong tiến trình cảm thông lẫn nhau và sống chung hòa bình.
Ngài ca ngợi hoạt động của Học viện PISAI ”như một thuốc giải độc chống lại mọi hình thức bạo lực, vì giáo dục về việc khám phá và chấp nhận sự khác biệt như sự phong phú.... Cuộc đối thoại giữa Kitô và Hồi giáo đặc biệt đòi hỏi kiên nhẫn và khiêm tốn tháp tùng một nghiên cứu sâu rộng, vì sự phỏng chừng và ứng khẩu có thể gây hiệu quả ngược lại hoặc tạo nên sự khó chịu và bối rối. Cần có sự dấn thân lâu dài và liên tục để tránh tình trạng không được chuẩn bị đứng trước những hoàn cảnh và bối cảnh khác nhau”.
ĐTC nhận xét rằng Học viện Pisai cần được biết đến nhiều hơn trong số các Đại học và Học viện giáo hoàng ở Roma. Ngài mong ước Học viện này ngày càng trở thành điểm tham chiếu cho việc huấn luyện các tín hữu Kitô hoạt động trong lãnh vực đối thoại liên tôn, dưới sự hướng dẫn của Bộ giáo dục Công Giáo và với sự cộng tác chặt chẽ của Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn” (SD 24-1-2015)
Ngài ca ngợi hoạt động của Học viện PISAI ”như một thuốc giải độc chống lại mọi hình thức bạo lực, vì giáo dục về việc khám phá và chấp nhận sự khác biệt như sự phong phú.... Cuộc đối thoại giữa Kitô và Hồi giáo đặc biệt đòi hỏi kiên nhẫn và khiêm tốn tháp tùng một nghiên cứu sâu rộng, vì sự phỏng chừng và ứng khẩu có thể gây hiệu quả ngược lại hoặc tạo nên sự khó chịu và bối rối. Cần có sự dấn thân lâu dài và liên tục để tránh tình trạng không được chuẩn bị đứng trước những hoàn cảnh và bối cảnh khác nhau”.
ĐTC nhận xét rằng Học viện Pisai cần được biết đến nhiều hơn trong số các Đại học và Học viện giáo hoàng ở Roma. Ngài mong ước Học viện này ngày càng trở thành điểm tham chiếu cho việc huấn luyện các tín hữu Kitô hoạt động trong lãnh vực đối thoại liên tôn, dưới sự hướng dẫn của Bộ giáo dục Công Giáo và với sự cộng tác chặt chẽ của Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn” (SD 24-1-2015)
Thượng Phụ Chính Thống Giáo Nga Kirill tố cáo tỷ lệ phá thai đang lên cao tại Nga
Nguyễn Việt Nam
17:30 24/01/2015
Đức Thượng Phụ Kirill của Toà Thượng Phụ Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa nói hôm thứ Năm 22 tháng Giêng là chính quyền Nga phải tìm mọi cách giảm bớt tỷ lệ phá thai “quá sức hãi hùng” tại Nga.
Ngài liên kết tình trạng này với sự chối bỏ các chuẩn mực đạo đức trong thế giới phương Tây. Ngài nói:
"Người ta đang cổ xúy cho cái ý tưởng hoàn toàn ưu tiên cho tự do lựa chọn và từ chối các chuẩn mực đạo đức. Điều đó đã trở thành một quả bom nổ chậm cho nền văn minh phương Tây"
Đức Thượng Phụ đã nói như trên trong một bài phát biểu trước các nhà lập pháp. Bài nói chuyện của ngài được mô tả bởi các phương tiện truyền thông nhà nước như là diễn từ đầu tiên của người đứng đầu Giáo Hội Chính thống Nga tại viện Duma, tức là Hạ Nghị Viện của Nga sau chế độ cộng sản.
Ngài nói thêm:
"Nếu chúng ta có thể giảm bớt một nửa số ca nạo phá thai, chúng ta sẽ có sự tăng trưởng dân số ổn định và mạnh mẽ. Khả năng của Nga để đứng lên đối mặt với các chủ thuyết suy đồi và giả tạo phụ thuộc phần lớn vào lập trường tích cực của các dân biểu Nga".
Dân số của Nga đã giảm đáng kể từ giữa những năm 1990. Dân số Nga hiện nay là 142,500,000, so với 148,700,000 vào năm 1991.
Ngài liên kết tình trạng này với sự chối bỏ các chuẩn mực đạo đức trong thế giới phương Tây. Ngài nói:
"Người ta đang cổ xúy cho cái ý tưởng hoàn toàn ưu tiên cho tự do lựa chọn và từ chối các chuẩn mực đạo đức. Điều đó đã trở thành một quả bom nổ chậm cho nền văn minh phương Tây"
Đức Thượng Phụ đã nói như trên trong một bài phát biểu trước các nhà lập pháp. Bài nói chuyện của ngài được mô tả bởi các phương tiện truyền thông nhà nước như là diễn từ đầu tiên của người đứng đầu Giáo Hội Chính thống Nga tại viện Duma, tức là Hạ Nghị Viện của Nga sau chế độ cộng sản.
Ngài nói thêm:
"Nếu chúng ta có thể giảm bớt một nửa số ca nạo phá thai, chúng ta sẽ có sự tăng trưởng dân số ổn định và mạnh mẽ. Khả năng của Nga để đứng lên đối mặt với các chủ thuyết suy đồi và giả tạo phụ thuộc phần lớn vào lập trường tích cực của các dân biểu Nga".
Dân số của Nga đã giảm đáng kể từ giữa những năm 1990. Dân số Nga hiện nay là 142,500,000, so với 148,700,000 vào năm 1991.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khánh nhật Hôn Phối tại họ Xóm Mới, xứ Lưu Xá, TGP Hà Nội
Hạt Thanh Oai / Quốc Tuấn
10:42 24/01/2015
Khánh nhật Hôn Phối tại họ Xóm Mới, xứ Lưu Xá, Tổng Giáo Phận Hà Nội
Vẫn trong tinh thần của thánh kính Thánh Gia Thất, trong bối Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình với đề tài "Ơn gọi và sứ mệnh của gia đình trong Giáo Hội và trong thế giới".
Thứ Năm ngày 15 tháng 01 vừa qua, theo ý muốn tốt lành của các cụ các ông các bà giáo họ Xóm Mới, xứ Lưu Xá, hạt Thanh Oai mừng Khánh Nhật Hôn Phối cho 27 đôi.
Xem Hình
Thánh lễ này còn mang ý nghĩa tôn vinh các gia đình. Đặc biệt, các gia đình trong giáo xứ kỷ niệm Ngân khánh, Kim khánh và Ngọc khánh Hôn phối. Niềm vui lớn lao của các gia đình này chính là Chúa đã tác thành họ trong bí tích Hôn phối. Nên giờ đây, nhìn lại hồng ân cao cả đó, họ đã dâng lời Tạ ơn Chúa.
Theo diễn tiến đã được sắp đặt sẵn của buổi lễ, các đôi đã có thời gian chuẩn bị cho ngày lễ kỷ niệm này, cha xứ Luca cùng cha Phêrô đã ban bí tích hòa giải cho các đôi trước ngày lễ.
Trước giờ lễ cha đặc trách về giáo dân và gia đình đã chúc mừng các đôi và mời gọi họ lắng đọng tâm tình tạ ơn và phó thác cho Chúa những bước đường tới.
10 giờ Thánh lễ bắt đầu, trong bài chia sẻ Lời Chúa, cha Antôn đă nhấn mạnh đến tầm quan trọng hạnh phúc gia đình, những khó khăn gia đình gặp phải, cần có ơn Chúa và sự hy sinh và cảm thông hiểu biết của mỗi người...với lời chia sẻ theo cung điệu hỏi thưa, ngài phỏng vấn mấy đôi tiêu biểu, làm nên phần chứng từ sống động về gia đình của mỗi người
Các bài đọc hôm nay từ Cựu Ước đến Tân Ước thật là đẹp, đẹp về cách hành văn, đẹp về nội dung, nhất là đẹp tuyệt vời về cách sống trong gia đình. Nếu bài đọc I trích sách Đức Huấn Ca dạy con cái phải thảo cha kính mẹ, bài đọc II, thánh Phaolô khuyên những người làm vợ làm chồng, thì bài Tin Mừng nêu bật vai trò quan trọng của Thánh Giuse, mẫu gương cho bậc làm cha, làm chủ, làm chồng trong các gia đình.
Thảo kính cha mẹ
Để giữ cho gia đình hạnh phúc, Thiên Chúa đã ban cho Giới răn thứ Bốn trong Mười Điều răn: “Thứ Bốn thảo kính cha mẹ”,
Có nhiều kẻ làm con đã hỏi: Vậy, tước phẩm làm cha làm mẹ là thế nào để con cái phải tôn kính. Quyền bính cha mẹ tự đâu mà có?
Để có một cuộc sống đích thực, nhân loại phải có quyền bính, nếu không xã hội không thể có được, và phải đi tới nguyên tắc căn bản: không có Thiên Chúa, không có quyền bính. Vì thế, kẻ làm con, người làm bề dưới phải vâng lời cha mẹ, tùng phục người trên là vì thấy trong trật tự ổn định là quyền lực, là thế giá của Thiên Chúa. Đứa trẻ thấy quyền lực Thiên Chúa nơi cha mẹ, học trò ở nơi thầy cô, người dân thấy ở nhà cầm quyền. Phải, quyện lực của cha mẹ là do Thiên Chúa mà ra.
Chúa dạy: "Hãy tôn kính cha ngươi và mẹ ngươi ". Và Thánh Phaolô khuyên: "Hỡi những người con, hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự " (Cl 3, 20). "Vì đó là đẹp lòng Chúa" (Cl 3, 20). "Hãy tôn kính cha con và mẹ con"; "Đứa con nào mà đánh đập cha mẹ mình thì phải chết" ( Xh 20;21). Giới răn không nói yêu mến nhưng là tôn kính. Người ta yêu anh chị em, yêu tha nhân, song đối với cha mẹ, phải tôn kính. Đó là điều mà phận làm con, kẻ bề dưới ngày nay không muốn biết nữa.
Phu phụ tương kính như tân
Thiên Chúa dựng nên con người có nam có nữ giống hình ảnh Chúa, và cho hai người kết hợp với nhau nên một bằng mối giây loài người không thể tháo cới, để mỗi người phát triển nảy nở trong hạnh phúc, và sinh con cái nối giòng dõi loài người và Hội Thánh.
Khi nói thế, người chồng có thể đòi người vợ phụng tùng chồng một cách mù quáng không? Không, người này phải phục tùng người kia cho phải đạo, cả hai đều phải phục tùng Đức Kitô như toàn thể Giáo Hội.
Người nam có biết khi được làm đầu thì phải làm gì không? Thánh Phaolô kêu gọi: " Hỡi những người chồng, hãy yêu thương vợ mình, đừng đay nghiến nó" (Cl 3, 20).
Người ta thường nói: chồng là đầu gia đình, vợ là trái tim gia đình. Nói đúng hơn: chồng là cả hai, vừa là đầu, vừa là trái tim. Người ta cũng ví người chồng giữ vai trò như người lái thuyền, phải đưa thuyền đi đúng hướng, là bảo vệ sự an toàn cho mọi người trong thuyền, phục vụ mọi người với tình yêu thương, như yêu thương chính mình, để cùng nhau hướng tới hạnh phúc.
Cha mẹ tôn trọng và yêu mến con cái
Giới răn thứ Bốn này có hai chiều: con cái và cha mẹ, cha mẹ và con cái. Nếu con cái phải tôn kính cha mẹ, thì cha mẹ cũng phải tôn trọng, yêu mến con cái: "Hỡi những người cha, đừng nổi cơn phẫn nộ với con cái". Cha mẹ quí mến con cái, vì con cái trước hết không thuộc về các cha mẹ mà thuộc về Thiên Chúa. Con cái là kho tàng Thiên Chúa trao cho, một ngày kia Chúa sẽ đòi cha mẹ phải trả lẽ. Vậy, cha mẹ phải yêu quí, tôn trọng sự sống con cái, ngày từ khi còn trong lòng mẹ, chớ làm phương hại đến chúng. Tôn trọng con cái từ lúc còn thơ đến tuổi trưởng thành...
Chăm lo cho con cái về mặt tinh thần cũng như thể xác, nhất là linh hồn, vì trước hết chúng thuộc về Thiên Chúa. Cha mẹ không thể lên thiên đàng một mình, phải có con cái đi theo.
Khi có chuyện chẳng lành trong gia đình, lời thánh Phaolô sau đây như là khuôn vàng thước ngọc về lẽ sống và cách đối nhân xử thế của các thành viên trong gia đình: " Nếu người này có chuyện phải oán trách người kia. Như Chúa đã tha thứ cho anh em, anh em cũng hãy tha thứ cho nhau. Và trên hết mọi sự, anh em hãy có đức yêu thương, đó là dây ràng buộc điều toàn thiện".
Noi gương Mẹ Maria và Cha thánh Giuse, mỗi gia đình kitô giáo hãy đón rước Chúa Giêsu, lắng nghe Người, nói chuyện với Người, gìn giữ Người, che chở Người, lớn lên với Người, và như thế chúng ta mới phúc âm hóa gia đình, canh tân giáo xứ và cải tiến thế giới được. Hãy dành cho Chúa một chỗ trong trái tim và ngày sống của chúng ta.
Lạy Thánh Gia Chúa Giêsu, Đức Maria và thánh Giuse, xin chở che gìn giữ gia đình nhân loại chúng con. Amen.
Sau bài chia sẻ Lời Chúa các đôi hôn phối đã tiếp tục nắm tay nhau nhắc lại lời hứa trước khi kết hôn và trao nhẫn cưới cho nhau chung thủy với nhau.
Kết thúc Thánh lễ, cha đã trao ban Phép Lành Tòa Thánh cho các đôi hôn phối, và có một cụ đại diện nói lên lòng tạ ơn và cám ơn cha xứ Luca, cha Phêrô cha Antôn và có bó hoa tươi thắm dâng lên quý cha. Sau đó là các con cháu anh em đã có những bó hoa món qua chúc mừng cho các đôi phối và chụp hình kỷ niệm với nhau, ai cũng đầu thấy vui mừng và phấn khởi.
Hạt Thanh Oai
Ảnh Quốc Toàn
Vẫn trong tinh thần của thánh kính Thánh Gia Thất, trong bối Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình với đề tài "Ơn gọi và sứ mệnh của gia đình trong Giáo Hội và trong thế giới".
Thứ Năm ngày 15 tháng 01 vừa qua, theo ý muốn tốt lành của các cụ các ông các bà giáo họ Xóm Mới, xứ Lưu Xá, hạt Thanh Oai mừng Khánh Nhật Hôn Phối cho 27 đôi.
Xem Hình
Thánh lễ này còn mang ý nghĩa tôn vinh các gia đình. Đặc biệt, các gia đình trong giáo xứ kỷ niệm Ngân khánh, Kim khánh và Ngọc khánh Hôn phối. Niềm vui lớn lao của các gia đình này chính là Chúa đã tác thành họ trong bí tích Hôn phối. Nên giờ đây, nhìn lại hồng ân cao cả đó, họ đã dâng lời Tạ ơn Chúa.
Theo diễn tiến đã được sắp đặt sẵn của buổi lễ, các đôi đã có thời gian chuẩn bị cho ngày lễ kỷ niệm này, cha xứ Luca cùng cha Phêrô đã ban bí tích hòa giải cho các đôi trước ngày lễ.
Trước giờ lễ cha đặc trách về giáo dân và gia đình đã chúc mừng các đôi và mời gọi họ lắng đọng tâm tình tạ ơn và phó thác cho Chúa những bước đường tới.
10 giờ Thánh lễ bắt đầu, trong bài chia sẻ Lời Chúa, cha Antôn đă nhấn mạnh đến tầm quan trọng hạnh phúc gia đình, những khó khăn gia đình gặp phải, cần có ơn Chúa và sự hy sinh và cảm thông hiểu biết của mỗi người...với lời chia sẻ theo cung điệu hỏi thưa, ngài phỏng vấn mấy đôi tiêu biểu, làm nên phần chứng từ sống động về gia đình của mỗi người
Các bài đọc hôm nay từ Cựu Ước đến Tân Ước thật là đẹp, đẹp về cách hành văn, đẹp về nội dung, nhất là đẹp tuyệt vời về cách sống trong gia đình. Nếu bài đọc I trích sách Đức Huấn Ca dạy con cái phải thảo cha kính mẹ, bài đọc II, thánh Phaolô khuyên những người làm vợ làm chồng, thì bài Tin Mừng nêu bật vai trò quan trọng của Thánh Giuse, mẫu gương cho bậc làm cha, làm chủ, làm chồng trong các gia đình.
Thảo kính cha mẹ
Để giữ cho gia đình hạnh phúc, Thiên Chúa đã ban cho Giới răn thứ Bốn trong Mười Điều răn: “Thứ Bốn thảo kính cha mẹ”,
Có nhiều kẻ làm con đã hỏi: Vậy, tước phẩm làm cha làm mẹ là thế nào để con cái phải tôn kính. Quyền bính cha mẹ tự đâu mà có?
Để có một cuộc sống đích thực, nhân loại phải có quyền bính, nếu không xã hội không thể có được, và phải đi tới nguyên tắc căn bản: không có Thiên Chúa, không có quyền bính. Vì thế, kẻ làm con, người làm bề dưới phải vâng lời cha mẹ, tùng phục người trên là vì thấy trong trật tự ổn định là quyền lực, là thế giá của Thiên Chúa. Đứa trẻ thấy quyền lực Thiên Chúa nơi cha mẹ, học trò ở nơi thầy cô, người dân thấy ở nhà cầm quyền. Phải, quyện lực của cha mẹ là do Thiên Chúa mà ra.
Chúa dạy: "Hãy tôn kính cha ngươi và mẹ ngươi ". Và Thánh Phaolô khuyên: "Hỡi những người con, hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự " (Cl 3, 20). "Vì đó là đẹp lòng Chúa" (Cl 3, 20). "Hãy tôn kính cha con và mẹ con"; "Đứa con nào mà đánh đập cha mẹ mình thì phải chết" ( Xh 20;21). Giới răn không nói yêu mến nhưng là tôn kính. Người ta yêu anh chị em, yêu tha nhân, song đối với cha mẹ, phải tôn kính. Đó là điều mà phận làm con, kẻ bề dưới ngày nay không muốn biết nữa.
Phu phụ tương kính như tân
Thiên Chúa dựng nên con người có nam có nữ giống hình ảnh Chúa, và cho hai người kết hợp với nhau nên một bằng mối giây loài người không thể tháo cới, để mỗi người phát triển nảy nở trong hạnh phúc, và sinh con cái nối giòng dõi loài người và Hội Thánh.
Khi nói thế, người chồng có thể đòi người vợ phụng tùng chồng một cách mù quáng không? Không, người này phải phục tùng người kia cho phải đạo, cả hai đều phải phục tùng Đức Kitô như toàn thể Giáo Hội.
Người nam có biết khi được làm đầu thì phải làm gì không? Thánh Phaolô kêu gọi: " Hỡi những người chồng, hãy yêu thương vợ mình, đừng đay nghiến nó" (Cl 3, 20).
Người ta thường nói: chồng là đầu gia đình, vợ là trái tim gia đình. Nói đúng hơn: chồng là cả hai, vừa là đầu, vừa là trái tim. Người ta cũng ví người chồng giữ vai trò như người lái thuyền, phải đưa thuyền đi đúng hướng, là bảo vệ sự an toàn cho mọi người trong thuyền, phục vụ mọi người với tình yêu thương, như yêu thương chính mình, để cùng nhau hướng tới hạnh phúc.
Cha mẹ tôn trọng và yêu mến con cái
Giới răn thứ Bốn này có hai chiều: con cái và cha mẹ, cha mẹ và con cái. Nếu con cái phải tôn kính cha mẹ, thì cha mẹ cũng phải tôn trọng, yêu mến con cái: "Hỡi những người cha, đừng nổi cơn phẫn nộ với con cái". Cha mẹ quí mến con cái, vì con cái trước hết không thuộc về các cha mẹ mà thuộc về Thiên Chúa. Con cái là kho tàng Thiên Chúa trao cho, một ngày kia Chúa sẽ đòi cha mẹ phải trả lẽ. Vậy, cha mẹ phải yêu quí, tôn trọng sự sống con cái, ngày từ khi còn trong lòng mẹ, chớ làm phương hại đến chúng. Tôn trọng con cái từ lúc còn thơ đến tuổi trưởng thành...
Chăm lo cho con cái về mặt tinh thần cũng như thể xác, nhất là linh hồn, vì trước hết chúng thuộc về Thiên Chúa. Cha mẹ không thể lên thiên đàng một mình, phải có con cái đi theo.
Khi có chuyện chẳng lành trong gia đình, lời thánh Phaolô sau đây như là khuôn vàng thước ngọc về lẽ sống và cách đối nhân xử thế của các thành viên trong gia đình: " Nếu người này có chuyện phải oán trách người kia. Như Chúa đã tha thứ cho anh em, anh em cũng hãy tha thứ cho nhau. Và trên hết mọi sự, anh em hãy có đức yêu thương, đó là dây ràng buộc điều toàn thiện".
Noi gương Mẹ Maria và Cha thánh Giuse, mỗi gia đình kitô giáo hãy đón rước Chúa Giêsu, lắng nghe Người, nói chuyện với Người, gìn giữ Người, che chở Người, lớn lên với Người, và như thế chúng ta mới phúc âm hóa gia đình, canh tân giáo xứ và cải tiến thế giới được. Hãy dành cho Chúa một chỗ trong trái tim và ngày sống của chúng ta.
Lạy Thánh Gia Chúa Giêsu, Đức Maria và thánh Giuse, xin chở che gìn giữ gia đình nhân loại chúng con. Amen.
Sau bài chia sẻ Lời Chúa các đôi hôn phối đã tiếp tục nắm tay nhau nhắc lại lời hứa trước khi kết hôn và trao nhẫn cưới cho nhau chung thủy với nhau.
Kết thúc Thánh lễ, cha đã trao ban Phép Lành Tòa Thánh cho các đôi hôn phối, và có một cụ đại diện nói lên lòng tạ ơn và cám ơn cha xứ Luca, cha Phêrô cha Antôn và có bó hoa tươi thắm dâng lên quý cha. Sau đó là các con cháu anh em đã có những bó hoa món qua chúc mừng cho các đôi phối và chụp hình kỷ niệm với nhau, ai cũng đầu thấy vui mừng và phấn khởi.
Hạt Thanh Oai
Ảnh Quốc Toàn
Tập huấn giáo lý viên hạt Cửa Lò, GP Vinh
Ban Giáo Lý hạt Cửa Lò
13:27 24/01/2015
TẬP HUẤN GIÁO LÝ VIÊN GIÁO HẠT CỬA LÒ 2015
Cửa Lò, Vinh. Sáng ngày 22 tháng 01 năm 2015, giáo hạt Cửa Lò tổ chức tập huấn cho Giáo lý viên (GLV) theo lịch trình của giáo phận.
Về tham dự khai mạc tuần tập huấn có cha Phaolô Nguyễn Đức Vĩnh trưởng đoàn giáo lý giáo phận, cùng với quý cha trong giáo hạt Cửa Lò, một đội ngũ giảng viên trẻ gồm: Sơ Têrêxa Nguyễn Thị Thiên Hoàng Dòng Đaminh Thánh Tâm, Sơ Anna Cao Thị Ánh Hồng Dòng Mến Thánh Giá Vinh, Sơ Têrêxa Phạm Thị Chắt Dòng Thánh Phaolô, Sơ Anna Trần Thị Phượng Dòng Mến Thánh Giá Vinh, Sơ Têrêxa Nguyễn Thị Tường Vân Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ, Sơ Maria Gôrétti Nguyễn Thị Nguyệt Nga Dòng Thừa Sai Bác Ái Vinh, Sơ Anna Bùi Thị Mỹ Linh Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, Sơ Anna Nguyễn Thị Phúc Dòng Thừa Sai Bác Ái Vinh và thứ chín là Sơ Maria Bùi Thị Trường Dòng Đaminh Thánh Tâm.
Xem Hình
Với một đội ngũ gần 200 giáo lý viên đầy nhiệt tình và ham học hỏi cũng như chuẩn bị một tinh thần sẵn sàng đón nhận hồng ân của những ngày tập huấn, chắc nhắn toàn thể giáo hạt tràn đầy hứa hẹn một mùa bội thu ơn thánh trên cách đồng truyền giáo của hạt nhà.
Sau khi cha quản hạt trưởng Ban giáo lý đức tin giáo hạt có một vài tâm tình với quý đoàn giảng huấn, ngài cám ơn cha trưởng đoàn, quý Sơ giảng viên giáo phận, ngài cũng nhắc nhở động viên tình thần của anh chị em giáo lý viên và sau đó ngài đã công bố khai mạc tuần tập huấn. Cha trưởng đoàn tập huấn giáo phận nói lên mục đính của tuần tập huấn trong “Năm TÂN PHÚC-ÂM-HÓA ĐỜI SỐNG GIÁO XỨ VÀ CỘNG ĐOÀN”, sau đó GLV tản về các phòng học riêng để bắt đầu miệt mài với những giờ học.
Tập huấn năm nay Ban Giáo lý giáo phận đã có phương pháp chuyên biệt cho từng lớp từ Sơ Cấp 1 đến Vào Đời, vì vậy 9 Sơ phải đứng 9 lớp liên tục và mỗi ngày 7g lên lớp. Qúy Sơ giảng huấn, là người của Chúa, trong Chúa và luôn có Chúa, Quý giảng viên luôn trăn trở, thao thức để có được những phương pháp đặc dụng nhất, hầu chuyển tải cho đội ngũ thầy cô giáo lý viên những kiến thức giáo lý, sư phạm chuyên biệt của từng lớp một. Với lòng yêu mến đội ngũ GLV, lòng nhiệt tình, miệt mài quên đi bao nỗi vất vả, song với Đức mến và Đức ái, nên quý Sơ đã vượt qua, quên đi tất cả nỗi mệt nhọc của thân xác, và chúng tôi thấy nơi quý Sơ giảng viên lúc nào cũng vui tươi, trẻ khỏe và bừng bừng một khí thế tông đồ.
Sau 3 ngày tập huấn tuy thời gian ngắn ngủi, nhưng hầu như anh chị em giáo lý viên nào cũng vui vẻ và mãn nguyện với những giờ học mà mình đã được các giảng viên chuyển tải cho.
Hôm nayngày bế mạc “ ngày ra phòng của các chiến sĩ trung kiên của Chúa Thánh Thần”, sau những ngày miệt mài học tập, tĩnh tâm, cầu nguyện của đội ngũ giáo lý viên, một đại diện Ban giáo lý hạt lên có lời cảm tưởng sau 3 ngày tập huấn với những tâm tình cảm tạ tri ân.
“ Tuần tập huấn giáo lý 2015 của giáo hạt Cửa Lò được diễn ra trong các ngày vừa qua rất lọng trọng, sốt sắng trong không khí sum vầy và hiệp nhất đầy kết quả và thành công đến đây đã đi vào giờ bế mạc. Cho phép con đại diện ban ĐH giáo giáo hạt, thay lời cho toàn thể quý thầy cô giáo lý viên xin được có lời chào kính trọng, lời cảm ơn sâu đậm nhất, kính dâng lên quý cha, quý giảng viên của giáo phận cùng toàn thể thầy cô giáo lý viên trong toàn giáo hạt.
Giáo hạt Cửa Lò lớn mạnh rồi
Dư âm đồn thổi khắp nơi nơi,
Thầy cô hăng say nền giáo lý,
Thắp sáng tương lai thật tuyệt với.
Kính thưa Quý cha, quý Sơ trong ban giảng huấn, quý thầy cô GLV. Vâng nghe tiếng gọi thiêng liêng của Chúa, chấp nhận nguyện vọng của cộng đoàn, anh chị em giáo lý viên chúng con đã sẵn sàng lên đường gánh vác nhiệm vụ đi loan báo và vun trồng cho “vườn cây của Chúa”, hôm nay đây sự lên đường đó lại càng vững chãi và tự tin hơn, cũng nhờ vào sự thu nhập của thời gian tập huấn và học tập. Có được kết quả như hôm nay, xin cảm tạ hồng ân Thiên Chúa thật bao la, Ngài đã thúc đẩy, tác động để đấng bề trên của giáo phận bố trí cho chương trình này. Chúng con cám ơn Quý cha trong giáo hạt đã hướng dẫn sắp xếp thật chu đáo cho tuần tập huấn của giáo hạt và đặc biệt chúng con cám ơn Quý Sơ trong Ban giảng huấn đã đem hết khả năng và sự nhiệt tình để truyền cảm và trau dồi kiến thức về giáo lý, về nhân bản và về tất cả mọi lĩnh vực mà người giáo lý viên chúng con cần vươn lên và đạt tới.
Lời Sơ giáo huấn giảng viên,
Chúng con ghi nhận vươn lên hàng ngày,
Có được kết quả hôm nay
Chúng con thành thực tỏ bày cám ơn.
Kính thưa toàn thể anh chị em trong toàn giáo hạt kính mến. Làm giáo lý viên là một ơn gọi, một hồng ân thật cao cả mà Chúa đã trao ban gọi mời, vậy anh chị em GLV chúng ta đừng quá lo lắng vì trách nhiệm, mà chỉ đem hết sự nhiệt tình và lòng hăng say với trách nhiệm, vì sau chúng ta đã có ơn Chúa Thánh Linh tác động, có sự ưu ái giúp đỡ của hết mọi thành phần dân Chúa và đặc biệt hàng năm có được tuần tập huấn như hôm nay, tin chắc rằng từ đây chúng ta sẽ mạnh dạn ra đi để chăm sóc vun trồng cho vườn cây của Chúa mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững. Xin kính chúc Quý thầy cô GLV trong toàn giáo hạt luôn bình an và thành đạt, hạnh phúc trong gia đình, nhiệt tình trong nhiệm vụ.
“ Ngày xưa là khách sang ngang,
Ngày nay ở giữ tràng giang đưa đò,
Trường giang sóng cả gió to,
Vững tâm cầm lái đưa đò qua sông”
Kính thưa cha quản xứ, quản hạt, quý Hội đồng Mục vụ và toàn thể quý vị ban ngành trong giáo xứ Tân Lộc kính mến. Ban ĐH Giáo lý và toàn thể quý thầy cô giáo lý viên trong giáo hạt, đặc biệt tri ân cảm ơn giáo xứ Tân Lộc với những sự giúp đỡ rất thân tình và chu đáo mà cha quản hạt, quản xứ và HĐ Mục vụ, các ban ngành đã dành cho trong suốt thời gian qua, từ nơi ăn chốn nghỉ, đến sự nồng hậu đón tiếp thật chu toàn, xin cảm ơn các tiểu ban: Âm thanh, ánh sáng đã kịp thời phục vụ trong các thánh lễ, nơi sinh hoạt học tập, xin cảm ơn tiểu Ban ẩm thực các bà các chị đã vất vả khó nhọc chăm lo cho cơm ngon, canh ngọt, để đảm bảo sức khỏe cho quý ban giảng huấn, xin cảm ơn các gia đình trong giáo xứ Tân Lộc đã sẵn sàng hy sinh giúp đỡ, nhường nơi ăn chốn nghỉ cho các giáo xứ trong thời gian tập huấn vừa qua.
Tập huấn giáo hạt Cửa Lò.
Toàn thể bảy xứ hẹn hò về đây,
Tân Lộc chuẩn bị đủ đầy,
Là nơi hội ngộ sum vầy sớm hôm
Niềm vui tràn ngập xóm thôn
Biết bao lưu luyến tâm hồn chúng ta
Ngày mai dù có đi xa
Cũng không quên được thiết tha ân tình
Tân Lộc ai cũng chan hòa
Lòng ta rạo rực đậm đà cám ơn.
Ngày vui nào rồi cũng có giờ kết thúc, ngày hội nào rỗi cũng phải đến lúc chia tay, tất cả sẻ lần lượt ra đi về nơi nhiệm sở của mình, xin quý cha, quý Sơ cầu nguyện nâng đỡ anh chị em GLV, và anh chị em GLV hãy phát huy những kiến thức của tuần tập huấn mang lại, hầu làm rạng danh Thiên Chúa. Xin thánh Phê rô Nguyễn Khắc Tự, quan thầy GLV cầu cùng Chúa trả công cân xứng cho những công lao đóng góp của mọi thành phần dân Chúa đã tạo cho tuần tập huấn của giáo hạt đi đến thành công và kết quả”.
Giờ chầu bế mạc diễn ra trong một bầu khí thân thương trìu mến, lưu luyến và nhớ thương.của “ các chiến sĩ trung kiên của Chúa Thánh Thần”. Kính chúc toàn thể Quý Cha, Quý giảng viên, quý Ban ngành và gần 200 anh chị em GLV an bình và được nhiền hồng ân của Chúa Thánh Linh.
Ban GL hạt Cửa Lò
Cửa Lò, Vinh. Sáng ngày 22 tháng 01 năm 2015, giáo hạt Cửa Lò tổ chức tập huấn cho Giáo lý viên (GLV) theo lịch trình của giáo phận.
Về tham dự khai mạc tuần tập huấn có cha Phaolô Nguyễn Đức Vĩnh trưởng đoàn giáo lý giáo phận, cùng với quý cha trong giáo hạt Cửa Lò, một đội ngũ giảng viên trẻ gồm: Sơ Têrêxa Nguyễn Thị Thiên Hoàng Dòng Đaminh Thánh Tâm, Sơ Anna Cao Thị Ánh Hồng Dòng Mến Thánh Giá Vinh, Sơ Têrêxa Phạm Thị Chắt Dòng Thánh Phaolô, Sơ Anna Trần Thị Phượng Dòng Mến Thánh Giá Vinh, Sơ Têrêxa Nguyễn Thị Tường Vân Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ, Sơ Maria Gôrétti Nguyễn Thị Nguyệt Nga Dòng Thừa Sai Bác Ái Vinh, Sơ Anna Bùi Thị Mỹ Linh Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, Sơ Anna Nguyễn Thị Phúc Dòng Thừa Sai Bác Ái Vinh và thứ chín là Sơ Maria Bùi Thị Trường Dòng Đaminh Thánh Tâm.
Xem Hình
Với một đội ngũ gần 200 giáo lý viên đầy nhiệt tình và ham học hỏi cũng như chuẩn bị một tinh thần sẵn sàng đón nhận hồng ân của những ngày tập huấn, chắc nhắn toàn thể giáo hạt tràn đầy hứa hẹn một mùa bội thu ơn thánh trên cách đồng truyền giáo của hạt nhà.
Sau khi cha quản hạt trưởng Ban giáo lý đức tin giáo hạt có một vài tâm tình với quý đoàn giảng huấn, ngài cám ơn cha trưởng đoàn, quý Sơ giảng viên giáo phận, ngài cũng nhắc nhở động viên tình thần của anh chị em giáo lý viên và sau đó ngài đã công bố khai mạc tuần tập huấn. Cha trưởng đoàn tập huấn giáo phận nói lên mục đính của tuần tập huấn trong “Năm TÂN PHÚC-ÂM-HÓA ĐỜI SỐNG GIÁO XỨ VÀ CỘNG ĐOÀN”, sau đó GLV tản về các phòng học riêng để bắt đầu miệt mài với những giờ học.
Tập huấn năm nay Ban Giáo lý giáo phận đã có phương pháp chuyên biệt cho từng lớp từ Sơ Cấp 1 đến Vào Đời, vì vậy 9 Sơ phải đứng 9 lớp liên tục và mỗi ngày 7g lên lớp. Qúy Sơ giảng huấn, là người của Chúa, trong Chúa và luôn có Chúa, Quý giảng viên luôn trăn trở, thao thức để có được những phương pháp đặc dụng nhất, hầu chuyển tải cho đội ngũ thầy cô giáo lý viên những kiến thức giáo lý, sư phạm chuyên biệt của từng lớp một. Với lòng yêu mến đội ngũ GLV, lòng nhiệt tình, miệt mài quên đi bao nỗi vất vả, song với Đức mến và Đức ái, nên quý Sơ đã vượt qua, quên đi tất cả nỗi mệt nhọc của thân xác, và chúng tôi thấy nơi quý Sơ giảng viên lúc nào cũng vui tươi, trẻ khỏe và bừng bừng một khí thế tông đồ.
Sau 3 ngày tập huấn tuy thời gian ngắn ngủi, nhưng hầu như anh chị em giáo lý viên nào cũng vui vẻ và mãn nguyện với những giờ học mà mình đã được các giảng viên chuyển tải cho.
Hôm nayngày bế mạc “ ngày ra phòng của các chiến sĩ trung kiên của Chúa Thánh Thần”, sau những ngày miệt mài học tập, tĩnh tâm, cầu nguyện của đội ngũ giáo lý viên, một đại diện Ban giáo lý hạt lên có lời cảm tưởng sau 3 ngày tập huấn với những tâm tình cảm tạ tri ân.
“ Tuần tập huấn giáo lý 2015 của giáo hạt Cửa Lò được diễn ra trong các ngày vừa qua rất lọng trọng, sốt sắng trong không khí sum vầy và hiệp nhất đầy kết quả và thành công đến đây đã đi vào giờ bế mạc. Cho phép con đại diện ban ĐH giáo giáo hạt, thay lời cho toàn thể quý thầy cô giáo lý viên xin được có lời chào kính trọng, lời cảm ơn sâu đậm nhất, kính dâng lên quý cha, quý giảng viên của giáo phận cùng toàn thể thầy cô giáo lý viên trong toàn giáo hạt.
Giáo hạt Cửa Lò lớn mạnh rồi
Dư âm đồn thổi khắp nơi nơi,
Thầy cô hăng say nền giáo lý,
Thắp sáng tương lai thật tuyệt với.
Kính thưa Quý cha, quý Sơ trong ban giảng huấn, quý thầy cô GLV. Vâng nghe tiếng gọi thiêng liêng của Chúa, chấp nhận nguyện vọng của cộng đoàn, anh chị em giáo lý viên chúng con đã sẵn sàng lên đường gánh vác nhiệm vụ đi loan báo và vun trồng cho “vườn cây của Chúa”, hôm nay đây sự lên đường đó lại càng vững chãi và tự tin hơn, cũng nhờ vào sự thu nhập của thời gian tập huấn và học tập. Có được kết quả như hôm nay, xin cảm tạ hồng ân Thiên Chúa thật bao la, Ngài đã thúc đẩy, tác động để đấng bề trên của giáo phận bố trí cho chương trình này. Chúng con cám ơn Quý cha trong giáo hạt đã hướng dẫn sắp xếp thật chu đáo cho tuần tập huấn của giáo hạt và đặc biệt chúng con cám ơn Quý Sơ trong Ban giảng huấn đã đem hết khả năng và sự nhiệt tình để truyền cảm và trau dồi kiến thức về giáo lý, về nhân bản và về tất cả mọi lĩnh vực mà người giáo lý viên chúng con cần vươn lên và đạt tới.
Lời Sơ giáo huấn giảng viên,
Chúng con ghi nhận vươn lên hàng ngày,
Có được kết quả hôm nay
Chúng con thành thực tỏ bày cám ơn.
Kính thưa toàn thể anh chị em trong toàn giáo hạt kính mến. Làm giáo lý viên là một ơn gọi, một hồng ân thật cao cả mà Chúa đã trao ban gọi mời, vậy anh chị em GLV chúng ta đừng quá lo lắng vì trách nhiệm, mà chỉ đem hết sự nhiệt tình và lòng hăng say với trách nhiệm, vì sau chúng ta đã có ơn Chúa Thánh Linh tác động, có sự ưu ái giúp đỡ của hết mọi thành phần dân Chúa và đặc biệt hàng năm có được tuần tập huấn như hôm nay, tin chắc rằng từ đây chúng ta sẽ mạnh dạn ra đi để chăm sóc vun trồng cho vườn cây của Chúa mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững. Xin kính chúc Quý thầy cô GLV trong toàn giáo hạt luôn bình an và thành đạt, hạnh phúc trong gia đình, nhiệt tình trong nhiệm vụ.
“ Ngày xưa là khách sang ngang,
Ngày nay ở giữ tràng giang đưa đò,
Trường giang sóng cả gió to,
Vững tâm cầm lái đưa đò qua sông”
Kính thưa cha quản xứ, quản hạt, quý Hội đồng Mục vụ và toàn thể quý vị ban ngành trong giáo xứ Tân Lộc kính mến. Ban ĐH Giáo lý và toàn thể quý thầy cô giáo lý viên trong giáo hạt, đặc biệt tri ân cảm ơn giáo xứ Tân Lộc với những sự giúp đỡ rất thân tình và chu đáo mà cha quản hạt, quản xứ và HĐ Mục vụ, các ban ngành đã dành cho trong suốt thời gian qua, từ nơi ăn chốn nghỉ, đến sự nồng hậu đón tiếp thật chu toàn, xin cảm ơn các tiểu ban: Âm thanh, ánh sáng đã kịp thời phục vụ trong các thánh lễ, nơi sinh hoạt học tập, xin cảm ơn tiểu Ban ẩm thực các bà các chị đã vất vả khó nhọc chăm lo cho cơm ngon, canh ngọt, để đảm bảo sức khỏe cho quý ban giảng huấn, xin cảm ơn các gia đình trong giáo xứ Tân Lộc đã sẵn sàng hy sinh giúp đỡ, nhường nơi ăn chốn nghỉ cho các giáo xứ trong thời gian tập huấn vừa qua.
Tập huấn giáo hạt Cửa Lò.
Toàn thể bảy xứ hẹn hò về đây,
Tân Lộc chuẩn bị đủ đầy,
Là nơi hội ngộ sum vầy sớm hôm
Niềm vui tràn ngập xóm thôn
Biết bao lưu luyến tâm hồn chúng ta
Ngày mai dù có đi xa
Cũng không quên được thiết tha ân tình
Tân Lộc ai cũng chan hòa
Lòng ta rạo rực đậm đà cám ơn.
Ngày vui nào rồi cũng có giờ kết thúc, ngày hội nào rỗi cũng phải đến lúc chia tay, tất cả sẻ lần lượt ra đi về nơi nhiệm sở của mình, xin quý cha, quý Sơ cầu nguyện nâng đỡ anh chị em GLV, và anh chị em GLV hãy phát huy những kiến thức của tuần tập huấn mang lại, hầu làm rạng danh Thiên Chúa. Xin thánh Phê rô Nguyễn Khắc Tự, quan thầy GLV cầu cùng Chúa trả công cân xứng cho những công lao đóng góp của mọi thành phần dân Chúa đã tạo cho tuần tập huấn của giáo hạt đi đến thành công và kết quả”.
Giờ chầu bế mạc diễn ra trong một bầu khí thân thương trìu mến, lưu luyến và nhớ thương.của “ các chiến sĩ trung kiên của Chúa Thánh Thần”. Kính chúc toàn thể Quý Cha, Quý giảng viên, quý Ban ngành và gần 200 anh chị em GLV an bình và được nhiền hồng ân của Chúa Thánh Linh.
Ban GL hạt Cửa Lò
Đức Hồng Y Fernando Filoni thăm Mục vụ Giáo phận Đà Nẵng
Toma Trương Văn Ân
16:55 24/01/2015
Đức Hồng Y Fernando Filoni thăm Mục vụ Giáo phận Đà Nẵng và Chủ Sự Thánh Lễ Tạ Ơn Bế mạc Năm Thánh Kim Khánh Giáo phận, Mừng 400 năm Đón Nhận Tin Mừng.
Hình ảnh
Sáng 23.1.2015, sau khi ĐHY Tổng Trưởng Bộ Loan Báo Tin Mừng cùng với ĐHY Leopoldo, Đức Ông Benabe Nguyễn Văn Phương, Đức TGM Phao lô Bùi Văn Đọc- Chủ tịch HĐGM VN, Đức Cha Phê-rô Nguyễn Khảm – Phó tổng Thư ký HĐGM VN, Giám mục Gp Mỹ Tho và các Đức Cha của Giáo Tỉnh Huế thăm và khảo sát công trường xây dựng Vương Vung Thánh Đường La Vang. Lúc 7 giờ 30, Đoàn của Giáo phận Đà Nẵng vui mừng đón ĐHY và đoàn tháp tùng vào thăm đền Thánh Anre Phú Yên tại Phước Kiều.
Tại đền Phước Kiều, Cha Phao lô Trần Ngọc Hoàng (Quản nhiệm) đã giới thiệu với ĐHY và Đoàn sơ lược về tiểu sử của Chân Phước An-rê Phú Yên và lịch sử của Đền thánh.. ĐHY và Đoàn rất vui khi đứng trên mảnh đất thắm đẩm máu của Thánh nhân Tử Đạo đầu tiên của Giáo Hội Việt Nam vào ngày 26.7.1644. “ Giữ Nghĩa cùng Chúa cho đến hết hơi, cho đến trọn đời” lời của Chân Phước là ý lực sống của mỗi người.
Tiếp đó, ĐHY viếng thăm Giáo xứ Hội An. Trong lời chào mừng của Cha Marcello Đoàn Minh (Quản xứ Hội An), Ngài Đại diện cộng đoàn Giáo dân hân hoan vui mừng được ĐHY và Đoàn đến thăm. Ngài đã giới thiệu về Giáo xứ đầu tiên của Giáo Hội Việt Nam. Cộng đoàn Hội An có những bước thăng trầm trong suốt chiều dài lịch sử 400 năm hình thành và phát triển. Hội An và Phước Kiều là nơi các Cha Dòng Tên ngoài việc rao giảng Tin Mừng còn có một đóng góp rất lớn cho đất nước và dân tộc Việt Nam, đó là các Ngài đã sáng tạo ra chữ Quốc ngữ, dạy những kiến thức về khoa học… Với mục tiêu ban đầu nhằm dạy Đạo được dễ dàng hơn, về sau vì ưu điểm dể học dễ viết, chữ Quốc ngữ đã hoàn thiện dần cho đến ngày nay.
Đáp từ, ĐHY nồng nhiệt kính chào các ĐGM và Cộng đoàn đã đón tiếp Ngài rất long trọng. Ngài nói tiếp: “Anh em hãy vui mừng vì anh em là kết quả của Hạt Giống Tin Mừng cách đây 400 năm”, và Ngài vui mừng vì đã đặt chân đến nơi các Nhà thừa sai đầu tiên thực hiện công cuộc rao giảng Tin Mừng. tiếp đó, cộng Đoàn Hội An dâng kính tặng ĐHY bức tranh sơn dầu vẽ Phố cổ Hội An, và giải thích với Ngài rằng: nơi đây các Nhà truyền giáo đã đến cách đây 400 năm.
Trong dịp này, ĐHY và Đoàn đã thăm và dâng hương tại khu mộ các Nhà truyền giáo, làm phép bia đá kỷ niệm 400 năm hạt giống Tin Mừng được gieo vào đất Việt và làm phép tảng đá để khởi công xây dựng Trung tâm văn hóa lịch sử Buzomi tại khuôn viên Giáo xứ Hội An.
ĐHY và Đoàn về đến TGM Đà Nẵng lúc 15 giờ trong tiếng hoan hô, một rừng cách tay và mũ vẫy chào mừng. Sau đó chừng 30 phút, Ngài gặp Linh mục đoàn của Giáo phận. Trong huấn từ, Ngài mời gọi anh em Linh mục là ánh sáng, là muối đất, phải trở thành những mục tử nhân lành như lòng Chúa mong ước. Đức Thánh Cha mong muốn mỗi người, cách riêng anh em Linh mục cần ra khỏi chính mình để đến với anh em chưa nhận biết Chúa….trở thành đồng hình, đồng dạng với Chúa Ki-tô.
Đoàn rước bắt đầu cho Thánh Lễ tạ ơn bế mạc Năm Thánh Kim khánh Giáo phận, mừng 400 năm lúc 17 giờ. Có hơn 220 Cha, 12 Giám Mục của HĐGM VN và Đức TGM Leopoldo Girelli (Đại diện ĐTC không thường trú tại Việt Nam) cùng đồng tế với ĐHY. Ước tính số Giáo dân tham dự Thánh lễ chừng hơn 12 ngàn người.
Trước Thánh lễ, hoạt ca cảnh diễn lại bối cảnh Việt Nam trong những năm các Nhà truyền giáo của thế kỷ 15 và 16, những khó khăn trong việc rao giảng Tin Mừng vì bất đồng ngôn ngữ, đã trở thành chất xúc tác cho việc hình thành chữ Quốc ngữ ngày nay.
Tiếp đó, Cha Bonaventura Mai Thái (Giám đốc Trưng tâm Mục vụ) đọc những mốc cơ bản lược sử hình thành và phát triển, những thử thách khó khăn của Giáo phận Đà Nẵng.
Trong lời chào mừng của ĐGM Giáo phận, Đức Cha Giuse đã Đại diện cho cộng đoàn tỏ niềm vui và hạnh phúc vì được ĐHY đến thăm. Ngài đến với tư cách cá nhân vì Ngài yêu mến Việt Nam và cách riêng là Giáo Hội Việt Nam. Đối với trách vụ, Ngài là Bề trên trực tiếp của Giáo Hội Việt Nam. ĐGM nói lên niềm ao ước đã lâu cộng đoàn Giáo phận mong muốn ĐHY Tổng trưởng Bộ Loan báo Tin Mừng đến thăm, nay đã thành hiện thực. Đây là yếu tố giúp kéo người Tín hữu xích lại gần Chúa, thành những nhân tố tích cực trong Giáo Hội. Đức Cha đã chào mừng quý Đức Cha, quý Đức Ông, quí cha, quí Tu sĩ nam nữ và cộng đoàn, quí Đại diện Tôn Giáo bạn và Chính quyền đang hiện diện.
Một điều thú vị, một bé gái chừng 12 tuổi đã hát một ca khúc nước Ý ( ĐHY là người Ý), với giọng hát rất hay trong trẻo cao vút tặng cho ĐHY và mọi người hiện diện.
Trong Thánh lễ, sau phần Phụng vụ Lời Chúa, có 50 anh chị Tân tòng được lãnh nhận các bí tích nhập Đạo. có 4 ĐGM (Đức Cha Giáo phận, ĐTGM Phao Lô Chủ tịch HĐGM, ĐHY và Đức TGM Leopoldo Girelli) cùng rửa tội và ban phép Thêm sức cho các anh chị. Đây là món quà có ý nghĩa dâng lên ĐHY và cũng là dấu ấn đặc biệt trong đời của các anh chị giúp nâng đỡ và cũng cố Đức tin của họ.
Trong lời nguyện cộng đồng, dâng lên lời tạ ơn Thiên Chúa vì muôn ơn Ngài đã ban cho trong mọi hoàn cảnh và ghi ơn Tiền nhân đã dày công cho việc Truyền Giáo để mỗi người chúng con được ơn nhận biết Đức Tin. Mỗi người cũng phải làm cho Đức tin ngày một lớn và phải đem Đức tin đến với mọi người.
Cuối Thánh lễ, đội múa đồng diễn gồm 400 bạn trẻ tung rất nhiều bong bóng, vẫy mũ và những cử điệu của bài hát Đến Với Mọi Người, như lời mời gọi và xác tín nồng cháy Đức tin trong tâm hồn, chia sẻ Đức tin và rộng mở con tim tâm hồn với mọi người trong môi trường mình đang sống, đang làm việc.
Trước lúc kết thúc, ĐGM giáo phận đã làm nghi thức sai đi, một rừng đèn rực cháy, ngọn lửa sưởi ấm trong tương quan con người với nhau, ngọn lửa của canh tân đời sống, ngọn lửa của tình yêu chia sẻ, của hòa bình… ngọn lửa đốt cháy nồng nàn nhiệt huyết loan báo Tin Mừng cho mọi người.
Tiếp đó Cha Tổng Đại diện có lời cám ơn ĐHY, Đức Ông, các ĐGM, Bề trên các Dòng, quý Cha, quý Tu sĩ, hậu duệ của Dòng Tên, Đại diện Tôn Giáo bạn, Chính quyền, các cơ quan, ân nhân và mọi người …bằng nhiều cách khác nhau đã góp công, góp của cho sự kiện đặc biệt thành công tốt đẹp, xin Thiên Chúa chúc lành cho mọi người.
Sau Cha Tổng, Cha An tôn Trần Văn Trường, nguyên Tổng Đại diện Giáo phận đọc Sắc lệnh về việc ĐGM Giáo phận xin Tòa Thánh ban ơn Toàn xá trong dịp Năm Thánh Giáo phận, và Sắc lệnh ĐTC ban quyền cho ĐHY thay mặt Ngài chúc lành và ban ơn Toàn xá cho cộng đoàn Dân Chúa Giáo phận.
Phép lành với ơn Toàn xá, cộng đoàn được lãnh nhận đã khép lại Thánh lễ đặc biệt quan trọng này.
Được biết, các chuẩn bị cho Đại lễ từ Lễ tân, âm thanh, ánh sáng, các màn hình lớn lắp đặt nhiều nơi trong khuôn viên TGM và 2 bên hông nhà thờ, hơn 8000 phần ăn tối cho người tham dự….được tính toán đến từng chi tiết, cũng góp một phần cho sự thành công này.
Sáng hôm sau (24.1.2015), ĐHY đến viếng Đức Mẹ Sao Biển (cạnh nhà hưu dưỡng Dòng Thánh Phao lô) sau đó Ngài vào nhà Hưu dưỡng thăm các Nữ Tu, niềm vui tràn ngập nhà hưu, những nụ cười rạng rỡ, khóe mắt long lanh ngấn lệ hạnh phúc khi ĐHY thăm hỏi. Nhiều Nữ Tu lớn tuổi lâu nay không có dịp nói tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Ý, nay được nói chuyện với ĐHY và cũng rối rít ôn luyện.
Tiếp đó ĐHY đến làm phép khánh thành Trung tâm Mục vụ Giáo phận, thăm các chú Tiền Chủng sinh. Những tấm hình lưu niệm quý giá vội ghi, như ước mong có nhiều thời gian thêm nữa để đoàn con giáo phận được rối rít vây quanh người Cha kính mến.
Bịn rịn chia tay ĐHY, người Cha khả kính lúc 9 giờ tại phi trường Đà Nẵng trên hành trình Ngài vào thăm Tổng Giáo phận Sài Gòn, kết thúc chuyến thăm Mục vụ của Ngài tại Giáo phận Đà Nẵng.
Hình ảnh
Sáng 23.1.2015, sau khi ĐHY Tổng Trưởng Bộ Loan Báo Tin Mừng cùng với ĐHY Leopoldo, Đức Ông Benabe Nguyễn Văn Phương, Đức TGM Phao lô Bùi Văn Đọc- Chủ tịch HĐGM VN, Đức Cha Phê-rô Nguyễn Khảm – Phó tổng Thư ký HĐGM VN, Giám mục Gp Mỹ Tho và các Đức Cha của Giáo Tỉnh Huế thăm và khảo sát công trường xây dựng Vương Vung Thánh Đường La Vang. Lúc 7 giờ 30, Đoàn của Giáo phận Đà Nẵng vui mừng đón ĐHY và đoàn tháp tùng vào thăm đền Thánh Anre Phú Yên tại Phước Kiều.
Tại đền Phước Kiều, Cha Phao lô Trần Ngọc Hoàng (Quản nhiệm) đã giới thiệu với ĐHY và Đoàn sơ lược về tiểu sử của Chân Phước An-rê Phú Yên và lịch sử của Đền thánh.. ĐHY và Đoàn rất vui khi đứng trên mảnh đất thắm đẩm máu của Thánh nhân Tử Đạo đầu tiên của Giáo Hội Việt Nam vào ngày 26.7.1644. “ Giữ Nghĩa cùng Chúa cho đến hết hơi, cho đến trọn đời” lời của Chân Phước là ý lực sống của mỗi người.
Tiếp đó, ĐHY viếng thăm Giáo xứ Hội An. Trong lời chào mừng của Cha Marcello Đoàn Minh (Quản xứ Hội An), Ngài Đại diện cộng đoàn Giáo dân hân hoan vui mừng được ĐHY và Đoàn đến thăm. Ngài đã giới thiệu về Giáo xứ đầu tiên của Giáo Hội Việt Nam. Cộng đoàn Hội An có những bước thăng trầm trong suốt chiều dài lịch sử 400 năm hình thành và phát triển. Hội An và Phước Kiều là nơi các Cha Dòng Tên ngoài việc rao giảng Tin Mừng còn có một đóng góp rất lớn cho đất nước và dân tộc Việt Nam, đó là các Ngài đã sáng tạo ra chữ Quốc ngữ, dạy những kiến thức về khoa học… Với mục tiêu ban đầu nhằm dạy Đạo được dễ dàng hơn, về sau vì ưu điểm dể học dễ viết, chữ Quốc ngữ đã hoàn thiện dần cho đến ngày nay.
Đáp từ, ĐHY nồng nhiệt kính chào các ĐGM và Cộng đoàn đã đón tiếp Ngài rất long trọng. Ngài nói tiếp: “Anh em hãy vui mừng vì anh em là kết quả của Hạt Giống Tin Mừng cách đây 400 năm”, và Ngài vui mừng vì đã đặt chân đến nơi các Nhà thừa sai đầu tiên thực hiện công cuộc rao giảng Tin Mừng. tiếp đó, cộng Đoàn Hội An dâng kính tặng ĐHY bức tranh sơn dầu vẽ Phố cổ Hội An, và giải thích với Ngài rằng: nơi đây các Nhà truyền giáo đã đến cách đây 400 năm.
Trong dịp này, ĐHY và Đoàn đã thăm và dâng hương tại khu mộ các Nhà truyền giáo, làm phép bia đá kỷ niệm 400 năm hạt giống Tin Mừng được gieo vào đất Việt và làm phép tảng đá để khởi công xây dựng Trung tâm văn hóa lịch sử Buzomi tại khuôn viên Giáo xứ Hội An.
ĐHY và Đoàn về đến TGM Đà Nẵng lúc 15 giờ trong tiếng hoan hô, một rừng cách tay và mũ vẫy chào mừng. Sau đó chừng 30 phút, Ngài gặp Linh mục đoàn của Giáo phận. Trong huấn từ, Ngài mời gọi anh em Linh mục là ánh sáng, là muối đất, phải trở thành những mục tử nhân lành như lòng Chúa mong ước. Đức Thánh Cha mong muốn mỗi người, cách riêng anh em Linh mục cần ra khỏi chính mình để đến với anh em chưa nhận biết Chúa….trở thành đồng hình, đồng dạng với Chúa Ki-tô.
Đoàn rước bắt đầu cho Thánh Lễ tạ ơn bế mạc Năm Thánh Kim khánh Giáo phận, mừng 400 năm lúc 17 giờ. Có hơn 220 Cha, 12 Giám Mục của HĐGM VN và Đức TGM Leopoldo Girelli (Đại diện ĐTC không thường trú tại Việt Nam) cùng đồng tế với ĐHY. Ước tính số Giáo dân tham dự Thánh lễ chừng hơn 12 ngàn người.
Trước Thánh lễ, hoạt ca cảnh diễn lại bối cảnh Việt Nam trong những năm các Nhà truyền giáo của thế kỷ 15 và 16, những khó khăn trong việc rao giảng Tin Mừng vì bất đồng ngôn ngữ, đã trở thành chất xúc tác cho việc hình thành chữ Quốc ngữ ngày nay.
Tiếp đó, Cha Bonaventura Mai Thái (Giám đốc Trưng tâm Mục vụ) đọc những mốc cơ bản lược sử hình thành và phát triển, những thử thách khó khăn của Giáo phận Đà Nẵng.
Trong lời chào mừng của ĐGM Giáo phận, Đức Cha Giuse đã Đại diện cho cộng đoàn tỏ niềm vui và hạnh phúc vì được ĐHY đến thăm. Ngài đến với tư cách cá nhân vì Ngài yêu mến Việt Nam và cách riêng là Giáo Hội Việt Nam. Đối với trách vụ, Ngài là Bề trên trực tiếp của Giáo Hội Việt Nam. ĐGM nói lên niềm ao ước đã lâu cộng đoàn Giáo phận mong muốn ĐHY Tổng trưởng Bộ Loan báo Tin Mừng đến thăm, nay đã thành hiện thực. Đây là yếu tố giúp kéo người Tín hữu xích lại gần Chúa, thành những nhân tố tích cực trong Giáo Hội. Đức Cha đã chào mừng quý Đức Cha, quý Đức Ông, quí cha, quí Tu sĩ nam nữ và cộng đoàn, quí Đại diện Tôn Giáo bạn và Chính quyền đang hiện diện.
Một điều thú vị, một bé gái chừng 12 tuổi đã hát một ca khúc nước Ý ( ĐHY là người Ý), với giọng hát rất hay trong trẻo cao vút tặng cho ĐHY và mọi người hiện diện.
Trong Thánh lễ, sau phần Phụng vụ Lời Chúa, có 50 anh chị Tân tòng được lãnh nhận các bí tích nhập Đạo. có 4 ĐGM (Đức Cha Giáo phận, ĐTGM Phao Lô Chủ tịch HĐGM, ĐHY và Đức TGM Leopoldo Girelli) cùng rửa tội và ban phép Thêm sức cho các anh chị. Đây là món quà có ý nghĩa dâng lên ĐHY và cũng là dấu ấn đặc biệt trong đời của các anh chị giúp nâng đỡ và cũng cố Đức tin của họ.
Trong lời nguyện cộng đồng, dâng lên lời tạ ơn Thiên Chúa vì muôn ơn Ngài đã ban cho trong mọi hoàn cảnh và ghi ơn Tiền nhân đã dày công cho việc Truyền Giáo để mỗi người chúng con được ơn nhận biết Đức Tin. Mỗi người cũng phải làm cho Đức tin ngày một lớn và phải đem Đức tin đến với mọi người.
Cuối Thánh lễ, đội múa đồng diễn gồm 400 bạn trẻ tung rất nhiều bong bóng, vẫy mũ và những cử điệu của bài hát Đến Với Mọi Người, như lời mời gọi và xác tín nồng cháy Đức tin trong tâm hồn, chia sẻ Đức tin và rộng mở con tim tâm hồn với mọi người trong môi trường mình đang sống, đang làm việc.
Trước lúc kết thúc, ĐGM giáo phận đã làm nghi thức sai đi, một rừng đèn rực cháy, ngọn lửa sưởi ấm trong tương quan con người với nhau, ngọn lửa của canh tân đời sống, ngọn lửa của tình yêu chia sẻ, của hòa bình… ngọn lửa đốt cháy nồng nàn nhiệt huyết loan báo Tin Mừng cho mọi người.
Tiếp đó Cha Tổng Đại diện có lời cám ơn ĐHY, Đức Ông, các ĐGM, Bề trên các Dòng, quý Cha, quý Tu sĩ, hậu duệ của Dòng Tên, Đại diện Tôn Giáo bạn, Chính quyền, các cơ quan, ân nhân và mọi người …bằng nhiều cách khác nhau đã góp công, góp của cho sự kiện đặc biệt thành công tốt đẹp, xin Thiên Chúa chúc lành cho mọi người.
Sau Cha Tổng, Cha An tôn Trần Văn Trường, nguyên Tổng Đại diện Giáo phận đọc Sắc lệnh về việc ĐGM Giáo phận xin Tòa Thánh ban ơn Toàn xá trong dịp Năm Thánh Giáo phận, và Sắc lệnh ĐTC ban quyền cho ĐHY thay mặt Ngài chúc lành và ban ơn Toàn xá cho cộng đoàn Dân Chúa Giáo phận.
Phép lành với ơn Toàn xá, cộng đoàn được lãnh nhận đã khép lại Thánh lễ đặc biệt quan trọng này.
Được biết, các chuẩn bị cho Đại lễ từ Lễ tân, âm thanh, ánh sáng, các màn hình lớn lắp đặt nhiều nơi trong khuôn viên TGM và 2 bên hông nhà thờ, hơn 8000 phần ăn tối cho người tham dự….được tính toán đến từng chi tiết, cũng góp một phần cho sự thành công này.
Sáng hôm sau (24.1.2015), ĐHY đến viếng Đức Mẹ Sao Biển (cạnh nhà hưu dưỡng Dòng Thánh Phao lô) sau đó Ngài vào nhà Hưu dưỡng thăm các Nữ Tu, niềm vui tràn ngập nhà hưu, những nụ cười rạng rỡ, khóe mắt long lanh ngấn lệ hạnh phúc khi ĐHY thăm hỏi. Nhiều Nữ Tu lớn tuổi lâu nay không có dịp nói tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Ý, nay được nói chuyện với ĐHY và cũng rối rít ôn luyện.
Tiếp đó ĐHY đến làm phép khánh thành Trung tâm Mục vụ Giáo phận, thăm các chú Tiền Chủng sinh. Những tấm hình lưu niệm quý giá vội ghi, như ước mong có nhiều thời gian thêm nữa để đoàn con giáo phận được rối rít vây quanh người Cha kính mến.
Bịn rịn chia tay ĐHY, người Cha khả kính lúc 9 giờ tại phi trường Đà Nẵng trên hành trình Ngài vào thăm Tổng Giáo phận Sài Gòn, kết thúc chuyến thăm Mục vụ của Ngài tại Giáo phận Đà Nẵng.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đảng không sáng sao dân hết tối?
Phạm Trần
11:28 24/01/2015
ĐẢNG KHÔNG SÁNG SAO DÂN HẾT TỐI ?
Quyết định bưng bít sự thật của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng sau Hội nghị Trung ương 10 (từ ngày 05 đến 12/01/2015) đã gây hoang mang trong xã hội và làm yếu thêm sức đề kháng của dân tộc trước hiểm họa xâm lăng mới của Trung Quốc.
Bằng chứng này không đến từ điều được gọi là “những phần tử xấu”, “các thế lực thù địch”, hay “những kẻ cơ hội” mà từ sự thất vọng của nhiều người, kể cả ông Vũ Mão – nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng các khoá V, VI, VII, VIII, IX, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội.
Trong cuộc phỏng vấn của báo Giáo dục Việt Nam ngày 16/01/2015, ông Vũ Mão không giấu sự ngạc nhiên của ông khi thấy 20 Ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư không phải nạp bản “kê khai tài sản” để kiểm chứng sự trong sạch trước cuộc bỏ phiếu ngày 10/01/2015.
Ông nói: “ Tôi đặc biệt quan tâm tới vấn đề kê khai tài sản, lâu nay chúng ta đã làm nhưng vẫn mang tính hình thức. Kê khai thì cứ kê khai, chưa có sự xem xét, kiểm tra đích đáng. Đó là chưa nói tới việc công bố cho nhân dân biết. Trong khi chúng ta đề nhận thức đây là vấn đề mấu chốt của việc có tham nhũng hay không?”
Phân tích của ông Vũ Mão đưa ra vào lúc mạng xã hội Chân Dung Quyền Lực công bố nhiều văn bản, tài liệu khả tin và hình ảnh về khỏan tài sản khổng lồ không thể do đồng lương mà có của gia đình 2 Ủy viên Bộ Chính trị là Bộ trưởng Quốc phòng Đại tướng Phùng Quang Thanh và ông Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng.
Tuy nhiên, đảng đã không cho mở cuộc điều tra cũng như Ủy ban Trung ương đảng và cả Quốc hội cũng không dám hé răng trước Hội nghị Trung ương 10 khai mạc khiến dư luận quần chúng và cán bộ, đảng viên xầm xì râm ran khắp làng khắp xóm.
Dư luận xấu với hai Ủy viên Bộ Chính trị còn được bổ sung bởi những văn kiện có chữ ký và con dấu đỏ kèm theo hình ảnh chứng minh của mạng Chân Dung Quyền Lực về khối lượng tài sản trị giá hàng ngàn tỷ bạc của gia đình hai ông Thanh và Phúc. Việc này đã khiến mọi người quên đi nhanh chóng những lời nói tự khen Hội nghị Trung ương 10 “đã thành công tốt đẹp” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ông Vũ Mão cũng băn khoăn : “Khi nào Trung ương công bố phiếu tín nhiệm cho nhân dân biết? Chúng ta thấy đây là việc làm mới rất cần ủng hộ, có lẽ vì còn mới nên các đồng chí lãnh đạo Đảng đang tính toán cẩn trọng, nhưng theo tôi tiến tới nên công bố cho nhân dân biết kết quả. Nhân dân mong muốn được biết kết quả lấy phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị, qua đó thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo Đảng đối với vận mệnh của đất nước, đối với sự nghiệp xây dựng đổi mới đất nước.
Hơn nữa, chúng ta nói Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội, vậy thì nhân dân rất cần biết Đảng lãnh đạo thế nào, chịu trách nhiệm thế nào và nhân dân được giám sát ra sao? Chính Điều 4 của Hiến pháp đã quy định như thế! Một xã hội dân chủ, văn minh thì đó là chuyện rất bình thường.”
Tuy nhiên, đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì không “rất bình thường” chút nào vì, theo mạng báo Chân Dung Quyền Lực ngày 16/01/2015 thì ông Trọng chỉ được 135 phiếu “tín nhiệm cao” và 40 phiếu “tín nhiệm”, đứng hàng thứ 8 trong số 20 người lấy phiếu.
Trong khi đó thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại đứng đầu bảng tín nhiệm cao với 152 phiếu và 22 tín nhiệm. Ông Dũng là người từng bị Bộ Chính trị do ông Trọng đứng đầu đề nghị phải chịu một hình thức kỷ luật, nhưng bất thành, tại Hội nghị Trung ương 6 (từ 01-10 đến ngày 15-10-2012).
Tiếp ngay sau đó là Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang được 149 phiếu tín nhiệm cao và 30 tín nhiệm. Người thứ 3 là Bà Nguyễn Thị Kim Ngân với 145 phiếu tín nhiệm cao và 41 phiếu tín nhiệm.
Đáng chú ý là ông Trọng đứng dưới cả những Ủy viên, đáng lẽ phài đứng sau ông gồm Đại tướng Phùng Quang Thanh (Bộ trưởng Quốc phòng); Thượng tướng Ngô Xuân Lịch (Bí thư Trung uơng đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân); ông Ngô Xuân Dụ (Chủ nhiệm Ủy ban Kiềm tra Trung ương) và Đại tướng Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang.
Như vậy, lý do ông Trọng quyết định không công khai kết qủa bỏ phiếu cho dân biết đã được dư luận đồng thuận là nhằm bảo vệ thanh danh cho cá nhân ông mà thôi.
Nhưng càng che đậy, càng không thành thật với dân và với đảng viên vào thời đại không ai ngăn cấm được các tin đồn đóan lan nhanh trên mạng lưới thông tin điện tử thì uy tín của ông Trọng nói riêng và của Ban Chấp hành Trung ương nói chung chỉ chuốc thêm nghi ngờ của dư luận.
Biết như thế nhưng các viên chức đảng có trách nhiệm Thông tin lại cố lái những lỗi lầm và che đậy sự thật bằng các bài viết và lời tuyên bố lên án cái gọi là “các thế lực thù địch cũng như kẻ xấu đã lợi dụng để tấn công vào nước ta”, như tuyên bố của Thứ trường Thông tin &Truyền thông Trương Minh Tuấn với ViệtnamNet ngày 15/01/2015.
Ông Tuấn nói rằng: “ Hàng trăm trang mạng có máy chủ ở nước ngoài sử dụng chiêu bài nguy hiểm - xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu Đảng, Nhà nước, bôi nhọ, xúc phạm danh dự cán bộ lãnh đạo các cấp nhằm gây chia rẽ Đảng với nhân dân, giảm sút niềm tin của dân với Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết, tạo sự ngờ vực trong xã hội….Có thể gọi chung đây là tội phạm không gian ảo, vi phạm pháp luật VN. Loại tội phạm này có thể bị xếp vào những nguy cơ đe dọa an ninh lớn nhất cho đất nước. Như ở Anh tội phạm này bị xếp ngang hàng tội phạm tấn công khủng bố, thảm họa hạt nhân…”
Nếu đảng làm tòan việc tốt, cán bộ đảng viên biết thực hành nghiêm chỉnh lời ông Hồ Chí Minh dậy cán bộ từ buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam năm 1951 rằng đảng viên phải“ nói đi đôi với làm, phải gần gũi và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của dân, thật sự làm người đầy tớ trung thành của nhân dân” thì làm gì có chuyện đảng bị chỉ trích mà ông Tuấn nói ngược đi là “xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu Đảng, Nhà nước, bôi nhọ, xúc phạm danh dự cán bộ lãnh đạo…” ?
Ông Thứ trưởng Trương Minh Tuấn nên mạnh dạn hỏi ngay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xem đảng đã “nói đi đôi với làm” được mấy phần trăm đối với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI): “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” , ban hành ngày 16/01/2012 ?
Nếu ông Tuấn không dám hỏi thì đừng mơ sảng để vu họa cho các thông tin trên mạng báo xã hội là thuộc loại “tội phạm không gian ảo, vi phạm pháp luật VN” .
Nếu đảng trong sạch, những người bị nêu tên tham nhũng, có những hành vi bất chính, xâm phạm quyền làm chủ và tài sản của nhân dân chứng minh được mình liêm chính, chí công vô tư thì hãy truy tố kẻ tố cáo, vu oan cho mình ra trước luật pháp. Dư luận và công chính sẽ đứng về phiá những cán bộ, đảng viên gương mẫu để sẵn sàng lên án những kẻ mà đảng gọi là “thế lực thù địch” hay” những kẻ xấu”.
Rất tiếc đảng chưa bao giờ dám làm như thế mà người dân chỉ được nghe Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói đi nói lại từ năm 2013 rằng : “Cán bộ làm công tác chống tham nhũng mà tay đã nhúng chàm thì không thể chống được tham nhũng.”
Đó là câu nói “đúng”, nhưng chưa “trúng” vì tình trạng tham nhũng, lãng phí lúc nào cũng bị đảng cảnh giác là “vẫn còn nghiêm trọng” hay “mỗi ngày một tinh vi, phức tạp” nhưng lại chưa tìm ra những kẻ “tay đã nhúng chàm” thì dân phải thắc mắc và đảng có nhiệm vụ đáp ứng “quyền được thông tin” của dân theo quy định của Luật Báo chí.
Ngược lại, dân lại được ông Thứ trưởng Trương Minh Tuấn kêu gọị “cần phải cảnh giác, tẩy chay thông tin độc hại, không tiếp tay cho tội phạm thông tin ảo lan truyền thông tin.”
Hành động của ông Tuấn là phủi tay để trốn trách nhiệm cho Bộ Thông tin & Truyền Thông. Người dân chỉ tin vào những việc làm trong sáng và có tính thuyết phục của đảng và nhà nước. Người dân không có khả năng ngăn cản thông tin trên mạng điện tử tòan cầu, và tất nhiên đó không phải là nhiệm vụ của dân.
KHÔNG THỂ CẤM MẠNG XÃ HỘI
Vì vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới nói : “Hiện nay có khoảng hơn 30 triệu người Việt Nam đang sử dụng các mạng xã hội, đây là nhu cầu thiết yếu không thể ngăn cấm. Điều quan trọng phải thông tin chính xác, kịp thời mới định hướng tốt dư luận, nhất là trên mạng xã hội. Đây cũng là một nhiệm vụ mới mà Văn phòng Chính phủ cần phải làm tốt trong năm nay.” (Thành Chung, đài Tiếng nói Việt Nam/ Voice of Vietnam, VOV)
Cổng thông tin của Chính phủ cũng viết ngày 16/01/2015: “Người đứng đầu Chính phủ đặc biệt lưu ý, hiện nay hơn 30 triệu người Việt đang sử dụng các mạng xã hội, đó là nhu cầu không thể ngăn cấm. Điều quan trọng phải chủ động đưa thông tin cho chính xác trên mạng xã hội. “Các đồng chí ngồi đây đều tham gia mạng xã hội, có điện thoại để lên facebook xem thông tin. Trên mạng ai nói gì thì nói nhưng nếu có thông tin chính thống của Chính phủ thì người dân tin. Đây là nhiệm vụ mới, cần phải làm tốt hơn.”
Báo Sàigòn Giải phóng: “Chúng ta lên facebook là có thể xem được hết. Tôi được thông báo có hơn 30 triệu người dùng facebook. Thông tin không thể cấm được, vì đó nhu cầu thiết yếu, chính vì thế rất cần cung cấp các thông tin đúng đắn, chính xác, kịp thời. Ai nói gì thì nói nhưng có thông tin chính thống từ Chính phủ thì người dân mới có lòng tin. Đây là nhiệm vụ mới cần phải làm tốt”
Ông Dũng đã đưa ra lời tuyến bố mới mẻ này tại tại Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015 của Văn phòng Chính phủ, tổ chức tại Hà Nội ngày 15/01/2015.
Ông là người lãnh đạo cao cấp đầu tiên trong đảng nhìn nhận nhà nước “không thể ngăn cấm” hoạt động của các mạng xã hội ở Việt Nam, ngược lại với họat động chống các Bloggers (Nhà báo xã hội) và Tổ chức Xã hội Dân sự của hai bộ Thông tin&Truyền Thông và Bộ Công an.
Tuy nhiên, lời tuyên bố “biết nhìn vào sự thật” và công nhận “quyền được thông tin” của người dân của người đứng đầu Chính phủ đã không được đăng trên các báo diện tử của Trung ương đảng, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), báo Nhân dân, báo Quân dội Nhân dân và các cơ quan báo chí, truyền thông của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Tường thuật về Hội nghị của Văn phòng Chính phủ, TTXVN viết:”Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ đạo Văn phòng tiếp tục làm tốt công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện các chỉ đạo, đồng thời thực hiện tốt hơn nữa công tác bảo đảm hậu cần kỹ thuật, trong đó đặc biệt lưu ý tập trung đưa công nghệ thông tin, ứng dụng mạnh công nghệ thông tin vào hoạt động chỉ đạo điều hành để đảm bảo tính kịp thời, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Một trong những nhiệm vụ được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt nhấn mạnh là lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị, các cấp chuyên viên cần phát huy trách nhiệm của mình và đều có trách nhiệm trong thực hiện công tác thông tin truyền thông; kịp thời cung cấp các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý điều hành để toàn dân biết, toàn dân thực hiện, tạo sự đồng thuận, đồng lòng triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội thông qua hoạt động chỉ đạo, quản lý, điều hành bằng các quyết định của Chính phủ và đây cũng là quyền được cung cấp thông tin của người dân.”
Tin của TTXVN cũng được báo Quân đội Nhân dân đăng lại.
Và báo Nhân Dân chỉ dẫn chỉ thị của ông Dũng yêu cầu Văn phòng Chính phủ phải: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần nâng cao hiệu quả công việc, đẩy nhanh việc thực hiện Chính phủ điện tử đi đôi với chú trọng công tác bảo mật, coi đây là một công tác trọng tâm; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính. Ðồng thời, phát huy tinh thần trách nhiệm, làm tốt công tác thông tin truyền thông để tạo đồng thuận trong dư luận xã hội về sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Những vấn đề bức xúc nổi lên trong xã hội, thông qua các kênh thông tin, Văn phòng Chính phủ phải chủ động đề xuất để có hướng xử lý ngay.”
Vậy sự khác biệt giữa “đăng” và “không đăng” lời tuyên bố “không thể cấm được” mạng xa hội của người đứng đầu Chính phủ đã nói lên điều gì trong nội bộ Lãnh đạo của đảng ?
Thứ nhất, nó thể hiện sự thiếu thống nhất trong đường lỗi lãnh đạo thông tin.
Thứ hai, một tình trạng kình chống nhau giữa các lãnh đạo hàng đầu của đảng và Chính phủ đã xẩy ra ở vào thời kỳ “nhạy cảm” nhất trước Hội nghị đảng XII, tiếp theo sau kết qủa bỏ phiếu Bộ Chính trị và Ban Bí thư tại Hội nghị Trung ương 10.
Thứ ba, sự thể các cơ quan báo chí, truyền thông “ruột” của Ban Tuyên giáo Trung ương do Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh, người đứng thứ 13 với 122 phiếu tín nhiệm cao và 50 phiếu tín nhiệm trong cuộc bỏ phiếu ngày 10/01/2015 (theo Chân dung Quyền Lực) cũng có thể suy diễn như một phản ứng cá nhân đối với uy tín của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đứng đầu bảng phiếu tín nhiệm cao trong Bộ Chính trị.
Thứ tư, phản ảnh một tình trạng lúng túng không biết phải xử lý ra sao đối với lời tuyên bố “qúa mới” và “vượt ra ngoài vòng kiềm tỏa” của Ban Tuyến giáo và Bộ Thông tin & Truyền thông, sau khi ông Nguyễn Phú Trọng đề nghị và được Trung ương 10 đồng ý phải “đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng.”
Nhưng ai cũng thấy chỉ khi nào đảng trong sáng trong mọi lời nói và việc làm thì dân mới tin, một tình trạng đảng đang phải đối phó vất vả sau Hội nghị Trung ương 10.
Thật nguy nan là quyết định bưng bít chuyện nội bộ, dù có lợi nhất thời cho vị trí cầm quyền của một số lãnh đạo sẽ không tránh khỏi lợi dụng của nước láng giềng nhưng không thật lòng Trung Quốc. Vì sự mất đòan kết trong đảng và giữa đảng và nhân dân chỉ làm tiêu hao tiềm năng đề kháng của dân tộc trước tham vọng bá quyền ở Biển Đông của Bắc Kinh.
Bằng chứng xây dựng các căn cứ quân sự, trạm tiếp vận, sân bay và mở mang các đảo và bãi đá chiếm của Việt Nam và Phi Luật Tân ở Biển Đông trong 4 năm qua là mối nguy cơ Việt Nam sẽ mất quyền kiểm soát nguồn tài nguyên của mình ở khu vực Trường Sa.
Trước viễn ảnh như thế mà chỉ thấy lãnh đạo đảng và Quân đội nhân dân loay hoay lo chống đỡ và ăn nói hòa hoãn theo phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và nhất trí cùng nhau trở thành "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt" , theo chỉ dẫn của Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân năm 1991.
Một bài viết đăng trên báo Quân đội Nhân dân ngày 17/01/2015 của Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh đã phản ảnh sự hòa hoãn này: “ Năm 2015-năm kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước-là dịp tốt để hai bên cùng nhìn lại chặng đường đã qua và cùng hướng tới một chặng đường mới cho quan hệ hai nước. Trước sau như một, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Trung Quốc, chân thành mong muốn quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc ngày càng phát triển đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững, trong bối cảnh nhiều khu vực trên thế giới đang đầy rẫy các bất ổn, mọi con mắt đang hướng và đặt nhiều kỳ vọng vào châu Á.”
Ông Minh nói tiếp : “ Trên tinh thần đó, trong năm kỷ niệm 2015 và các năm tiếp theo, hai bên cần thúc đẩy hợp tác thực chất, tăng cường sự tin cậy chính trị giữa hai Đảng, hai nước. Các bộ, ngành và địa phương hai nước cần cùng nhau cố gắng thực hiện hiệu quả Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, đáp ứng nguyện vọng và đem lại lợi ích cho nhân dân hai bên. Để củng cố nền tảng vững chắc cho quan hệ hai nước, hai bên cần tích cực có nhiều hoạt động thiết thực nhằm tăng cường tình cảm hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước, đặc biệt giữa thế hệ trẻ hai nước.”
Nhưng lời nói ngọai giao “mềm như con giun” của ông Phạm Bình Minh không phản ảnh những gì Trung Quốc đang đối xử với Việt Nam ở Biển Đông, trên Vịnh Bắc Bộ và đất liền.
Vì vậy giữa tình hình chính trị nội bộ rối ren, bè phái của đảng và chính sách ngoại giao e dè, sợ bị Trung Quốc đánh úp của lãnh đạo Việt Nam không làm dân an lòng trước âm mưu chiếm đóng lãnh thổ ở Biển Đông ngày càng rõ ràng của Bắc Kinh.
Do đó, lời khuyên các cơ quan Chính phủ phải sử dụng mạng xã hội để thông tin nhanh đến dân của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị báo “chính thống của đảng” chận lại cần được Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng xử lý nếu ông không ra lệnh cho Ban Tuyên giáo cứ giữ kín mọi chuyện trước dân, kể cả chuyện Biển Đông, để cho ông được sáng đến hết nhiệm kỳ. -/-
Phạm Trần
(01/015)
Quyết định bưng bít sự thật của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng sau Hội nghị Trung ương 10 (từ ngày 05 đến 12/01/2015) đã gây hoang mang trong xã hội và làm yếu thêm sức đề kháng của dân tộc trước hiểm họa xâm lăng mới của Trung Quốc.
Bằng chứng này không đến từ điều được gọi là “những phần tử xấu”, “các thế lực thù địch”, hay “những kẻ cơ hội” mà từ sự thất vọng của nhiều người, kể cả ông Vũ Mão – nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng các khoá V, VI, VII, VIII, IX, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội.
Trong cuộc phỏng vấn của báo Giáo dục Việt Nam ngày 16/01/2015, ông Vũ Mão không giấu sự ngạc nhiên của ông khi thấy 20 Ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư không phải nạp bản “kê khai tài sản” để kiểm chứng sự trong sạch trước cuộc bỏ phiếu ngày 10/01/2015.
Ông nói: “ Tôi đặc biệt quan tâm tới vấn đề kê khai tài sản, lâu nay chúng ta đã làm nhưng vẫn mang tính hình thức. Kê khai thì cứ kê khai, chưa có sự xem xét, kiểm tra đích đáng. Đó là chưa nói tới việc công bố cho nhân dân biết. Trong khi chúng ta đề nhận thức đây là vấn đề mấu chốt của việc có tham nhũng hay không?”
Phân tích của ông Vũ Mão đưa ra vào lúc mạng xã hội Chân Dung Quyền Lực công bố nhiều văn bản, tài liệu khả tin và hình ảnh về khỏan tài sản khổng lồ không thể do đồng lương mà có của gia đình 2 Ủy viên Bộ Chính trị là Bộ trưởng Quốc phòng Đại tướng Phùng Quang Thanh và ông Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng.
Tuy nhiên, đảng đã không cho mở cuộc điều tra cũng như Ủy ban Trung ương đảng và cả Quốc hội cũng không dám hé răng trước Hội nghị Trung ương 10 khai mạc khiến dư luận quần chúng và cán bộ, đảng viên xầm xì râm ran khắp làng khắp xóm.
Dư luận xấu với hai Ủy viên Bộ Chính trị còn được bổ sung bởi những văn kiện có chữ ký và con dấu đỏ kèm theo hình ảnh chứng minh của mạng Chân Dung Quyền Lực về khối lượng tài sản trị giá hàng ngàn tỷ bạc của gia đình hai ông Thanh và Phúc. Việc này đã khiến mọi người quên đi nhanh chóng những lời nói tự khen Hội nghị Trung ương 10 “đã thành công tốt đẹp” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ông Vũ Mão cũng băn khoăn : “Khi nào Trung ương công bố phiếu tín nhiệm cho nhân dân biết? Chúng ta thấy đây là việc làm mới rất cần ủng hộ, có lẽ vì còn mới nên các đồng chí lãnh đạo Đảng đang tính toán cẩn trọng, nhưng theo tôi tiến tới nên công bố cho nhân dân biết kết quả. Nhân dân mong muốn được biết kết quả lấy phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị, qua đó thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo Đảng đối với vận mệnh của đất nước, đối với sự nghiệp xây dựng đổi mới đất nước.
Hơn nữa, chúng ta nói Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội, vậy thì nhân dân rất cần biết Đảng lãnh đạo thế nào, chịu trách nhiệm thế nào và nhân dân được giám sát ra sao? Chính Điều 4 của Hiến pháp đã quy định như thế! Một xã hội dân chủ, văn minh thì đó là chuyện rất bình thường.”
Tuy nhiên, đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì không “rất bình thường” chút nào vì, theo mạng báo Chân Dung Quyền Lực ngày 16/01/2015 thì ông Trọng chỉ được 135 phiếu “tín nhiệm cao” và 40 phiếu “tín nhiệm”, đứng hàng thứ 8 trong số 20 người lấy phiếu.
Trong khi đó thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại đứng đầu bảng tín nhiệm cao với 152 phiếu và 22 tín nhiệm. Ông Dũng là người từng bị Bộ Chính trị do ông Trọng đứng đầu đề nghị phải chịu một hình thức kỷ luật, nhưng bất thành, tại Hội nghị Trung ương 6 (từ 01-10 đến ngày 15-10-2012).
Tiếp ngay sau đó là Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang được 149 phiếu tín nhiệm cao và 30 tín nhiệm. Người thứ 3 là Bà Nguyễn Thị Kim Ngân với 145 phiếu tín nhiệm cao và 41 phiếu tín nhiệm.
Đáng chú ý là ông Trọng đứng dưới cả những Ủy viên, đáng lẽ phài đứng sau ông gồm Đại tướng Phùng Quang Thanh (Bộ trưởng Quốc phòng); Thượng tướng Ngô Xuân Lịch (Bí thư Trung uơng đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân); ông Ngô Xuân Dụ (Chủ nhiệm Ủy ban Kiềm tra Trung ương) và Đại tướng Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang.
Như vậy, lý do ông Trọng quyết định không công khai kết qủa bỏ phiếu cho dân biết đã được dư luận đồng thuận là nhằm bảo vệ thanh danh cho cá nhân ông mà thôi.
Nhưng càng che đậy, càng không thành thật với dân và với đảng viên vào thời đại không ai ngăn cấm được các tin đồn đóan lan nhanh trên mạng lưới thông tin điện tử thì uy tín của ông Trọng nói riêng và của Ban Chấp hành Trung ương nói chung chỉ chuốc thêm nghi ngờ của dư luận.
Biết như thế nhưng các viên chức đảng có trách nhiệm Thông tin lại cố lái những lỗi lầm và che đậy sự thật bằng các bài viết và lời tuyên bố lên án cái gọi là “các thế lực thù địch cũng như kẻ xấu đã lợi dụng để tấn công vào nước ta”, như tuyên bố của Thứ trường Thông tin &Truyền thông Trương Minh Tuấn với ViệtnamNet ngày 15/01/2015.
Ông Tuấn nói rằng: “ Hàng trăm trang mạng có máy chủ ở nước ngoài sử dụng chiêu bài nguy hiểm - xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu Đảng, Nhà nước, bôi nhọ, xúc phạm danh dự cán bộ lãnh đạo các cấp nhằm gây chia rẽ Đảng với nhân dân, giảm sút niềm tin của dân với Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết, tạo sự ngờ vực trong xã hội….Có thể gọi chung đây là tội phạm không gian ảo, vi phạm pháp luật VN. Loại tội phạm này có thể bị xếp vào những nguy cơ đe dọa an ninh lớn nhất cho đất nước. Như ở Anh tội phạm này bị xếp ngang hàng tội phạm tấn công khủng bố, thảm họa hạt nhân…”
Nếu đảng làm tòan việc tốt, cán bộ đảng viên biết thực hành nghiêm chỉnh lời ông Hồ Chí Minh dậy cán bộ từ buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam năm 1951 rằng đảng viên phải“ nói đi đôi với làm, phải gần gũi và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của dân, thật sự làm người đầy tớ trung thành của nhân dân” thì làm gì có chuyện đảng bị chỉ trích mà ông Tuấn nói ngược đi là “xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu Đảng, Nhà nước, bôi nhọ, xúc phạm danh dự cán bộ lãnh đạo…” ?
Ông Thứ trưởng Trương Minh Tuấn nên mạnh dạn hỏi ngay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xem đảng đã “nói đi đôi với làm” được mấy phần trăm đối với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI): “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” , ban hành ngày 16/01/2012 ?
Nếu ông Tuấn không dám hỏi thì đừng mơ sảng để vu họa cho các thông tin trên mạng báo xã hội là thuộc loại “tội phạm không gian ảo, vi phạm pháp luật VN” .
Nếu đảng trong sạch, những người bị nêu tên tham nhũng, có những hành vi bất chính, xâm phạm quyền làm chủ và tài sản của nhân dân chứng minh được mình liêm chính, chí công vô tư thì hãy truy tố kẻ tố cáo, vu oan cho mình ra trước luật pháp. Dư luận và công chính sẽ đứng về phiá những cán bộ, đảng viên gương mẫu để sẵn sàng lên án những kẻ mà đảng gọi là “thế lực thù địch” hay” những kẻ xấu”.
Rất tiếc đảng chưa bao giờ dám làm như thế mà người dân chỉ được nghe Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói đi nói lại từ năm 2013 rằng : “Cán bộ làm công tác chống tham nhũng mà tay đã nhúng chàm thì không thể chống được tham nhũng.”
Đó là câu nói “đúng”, nhưng chưa “trúng” vì tình trạng tham nhũng, lãng phí lúc nào cũng bị đảng cảnh giác là “vẫn còn nghiêm trọng” hay “mỗi ngày một tinh vi, phức tạp” nhưng lại chưa tìm ra những kẻ “tay đã nhúng chàm” thì dân phải thắc mắc và đảng có nhiệm vụ đáp ứng “quyền được thông tin” của dân theo quy định của Luật Báo chí.
Ngược lại, dân lại được ông Thứ trưởng Trương Minh Tuấn kêu gọị “cần phải cảnh giác, tẩy chay thông tin độc hại, không tiếp tay cho tội phạm thông tin ảo lan truyền thông tin.”
Hành động của ông Tuấn là phủi tay để trốn trách nhiệm cho Bộ Thông tin & Truyền Thông. Người dân chỉ tin vào những việc làm trong sáng và có tính thuyết phục của đảng và nhà nước. Người dân không có khả năng ngăn cản thông tin trên mạng điện tử tòan cầu, và tất nhiên đó không phải là nhiệm vụ của dân.
KHÔNG THỂ CẤM MẠNG XÃ HỘI
Vì vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới nói : “Hiện nay có khoảng hơn 30 triệu người Việt Nam đang sử dụng các mạng xã hội, đây là nhu cầu thiết yếu không thể ngăn cấm. Điều quan trọng phải thông tin chính xác, kịp thời mới định hướng tốt dư luận, nhất là trên mạng xã hội. Đây cũng là một nhiệm vụ mới mà Văn phòng Chính phủ cần phải làm tốt trong năm nay.” (Thành Chung, đài Tiếng nói Việt Nam/ Voice of Vietnam, VOV)
Cổng thông tin của Chính phủ cũng viết ngày 16/01/2015: “Người đứng đầu Chính phủ đặc biệt lưu ý, hiện nay hơn 30 triệu người Việt đang sử dụng các mạng xã hội, đó là nhu cầu không thể ngăn cấm. Điều quan trọng phải chủ động đưa thông tin cho chính xác trên mạng xã hội. “Các đồng chí ngồi đây đều tham gia mạng xã hội, có điện thoại để lên facebook xem thông tin. Trên mạng ai nói gì thì nói nhưng nếu có thông tin chính thống của Chính phủ thì người dân tin. Đây là nhiệm vụ mới, cần phải làm tốt hơn.”
Báo Sàigòn Giải phóng: “Chúng ta lên facebook là có thể xem được hết. Tôi được thông báo có hơn 30 triệu người dùng facebook. Thông tin không thể cấm được, vì đó nhu cầu thiết yếu, chính vì thế rất cần cung cấp các thông tin đúng đắn, chính xác, kịp thời. Ai nói gì thì nói nhưng có thông tin chính thống từ Chính phủ thì người dân mới có lòng tin. Đây là nhiệm vụ mới cần phải làm tốt”
Ông Dũng đã đưa ra lời tuyến bố mới mẻ này tại tại Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015 của Văn phòng Chính phủ, tổ chức tại Hà Nội ngày 15/01/2015.
Ông là người lãnh đạo cao cấp đầu tiên trong đảng nhìn nhận nhà nước “không thể ngăn cấm” hoạt động của các mạng xã hội ở Việt Nam, ngược lại với họat động chống các Bloggers (Nhà báo xã hội) và Tổ chức Xã hội Dân sự của hai bộ Thông tin&Truyền Thông và Bộ Công an.
Tuy nhiên, lời tuyên bố “biết nhìn vào sự thật” và công nhận “quyền được thông tin” của người dân của người đứng đầu Chính phủ đã không được đăng trên các báo diện tử của Trung ương đảng, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), báo Nhân dân, báo Quân dội Nhân dân và các cơ quan báo chí, truyền thông của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Tường thuật về Hội nghị của Văn phòng Chính phủ, TTXVN viết:”Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ đạo Văn phòng tiếp tục làm tốt công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện các chỉ đạo, đồng thời thực hiện tốt hơn nữa công tác bảo đảm hậu cần kỹ thuật, trong đó đặc biệt lưu ý tập trung đưa công nghệ thông tin, ứng dụng mạnh công nghệ thông tin vào hoạt động chỉ đạo điều hành để đảm bảo tính kịp thời, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Một trong những nhiệm vụ được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt nhấn mạnh là lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị, các cấp chuyên viên cần phát huy trách nhiệm của mình và đều có trách nhiệm trong thực hiện công tác thông tin truyền thông; kịp thời cung cấp các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý điều hành để toàn dân biết, toàn dân thực hiện, tạo sự đồng thuận, đồng lòng triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội thông qua hoạt động chỉ đạo, quản lý, điều hành bằng các quyết định của Chính phủ và đây cũng là quyền được cung cấp thông tin của người dân.”
Tin của TTXVN cũng được báo Quân đội Nhân dân đăng lại.
Và báo Nhân Dân chỉ dẫn chỉ thị của ông Dũng yêu cầu Văn phòng Chính phủ phải: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần nâng cao hiệu quả công việc, đẩy nhanh việc thực hiện Chính phủ điện tử đi đôi với chú trọng công tác bảo mật, coi đây là một công tác trọng tâm; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính. Ðồng thời, phát huy tinh thần trách nhiệm, làm tốt công tác thông tin truyền thông để tạo đồng thuận trong dư luận xã hội về sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Những vấn đề bức xúc nổi lên trong xã hội, thông qua các kênh thông tin, Văn phòng Chính phủ phải chủ động đề xuất để có hướng xử lý ngay.”
Vậy sự khác biệt giữa “đăng” và “không đăng” lời tuyên bố “không thể cấm được” mạng xa hội của người đứng đầu Chính phủ đã nói lên điều gì trong nội bộ Lãnh đạo của đảng ?
Thứ nhất, nó thể hiện sự thiếu thống nhất trong đường lỗi lãnh đạo thông tin.
Thứ hai, một tình trạng kình chống nhau giữa các lãnh đạo hàng đầu của đảng và Chính phủ đã xẩy ra ở vào thời kỳ “nhạy cảm” nhất trước Hội nghị đảng XII, tiếp theo sau kết qủa bỏ phiếu Bộ Chính trị và Ban Bí thư tại Hội nghị Trung ương 10.
Thứ ba, sự thể các cơ quan báo chí, truyền thông “ruột” của Ban Tuyên giáo Trung ương do Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh, người đứng thứ 13 với 122 phiếu tín nhiệm cao và 50 phiếu tín nhiệm trong cuộc bỏ phiếu ngày 10/01/2015 (theo Chân dung Quyền Lực) cũng có thể suy diễn như một phản ứng cá nhân đối với uy tín của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đứng đầu bảng phiếu tín nhiệm cao trong Bộ Chính trị.
Thứ tư, phản ảnh một tình trạng lúng túng không biết phải xử lý ra sao đối với lời tuyên bố “qúa mới” và “vượt ra ngoài vòng kiềm tỏa” của Ban Tuyến giáo và Bộ Thông tin & Truyền thông, sau khi ông Nguyễn Phú Trọng đề nghị và được Trung ương 10 đồng ý phải “đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng.”
Nhưng ai cũng thấy chỉ khi nào đảng trong sáng trong mọi lời nói và việc làm thì dân mới tin, một tình trạng đảng đang phải đối phó vất vả sau Hội nghị Trung ương 10.
Thật nguy nan là quyết định bưng bít chuyện nội bộ, dù có lợi nhất thời cho vị trí cầm quyền của một số lãnh đạo sẽ không tránh khỏi lợi dụng của nước láng giềng nhưng không thật lòng Trung Quốc. Vì sự mất đòan kết trong đảng và giữa đảng và nhân dân chỉ làm tiêu hao tiềm năng đề kháng của dân tộc trước tham vọng bá quyền ở Biển Đông của Bắc Kinh.
Bằng chứng xây dựng các căn cứ quân sự, trạm tiếp vận, sân bay và mở mang các đảo và bãi đá chiếm của Việt Nam và Phi Luật Tân ở Biển Đông trong 4 năm qua là mối nguy cơ Việt Nam sẽ mất quyền kiểm soát nguồn tài nguyên của mình ở khu vực Trường Sa.
Trước viễn ảnh như thế mà chỉ thấy lãnh đạo đảng và Quân đội nhân dân loay hoay lo chống đỡ và ăn nói hòa hoãn theo phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và nhất trí cùng nhau trở thành "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt" , theo chỉ dẫn của Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân năm 1991.
Một bài viết đăng trên báo Quân đội Nhân dân ngày 17/01/2015 của Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh đã phản ảnh sự hòa hoãn này: “ Năm 2015-năm kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước-là dịp tốt để hai bên cùng nhìn lại chặng đường đã qua và cùng hướng tới một chặng đường mới cho quan hệ hai nước. Trước sau như một, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Trung Quốc, chân thành mong muốn quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc ngày càng phát triển đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững, trong bối cảnh nhiều khu vực trên thế giới đang đầy rẫy các bất ổn, mọi con mắt đang hướng và đặt nhiều kỳ vọng vào châu Á.”
Ông Minh nói tiếp : “ Trên tinh thần đó, trong năm kỷ niệm 2015 và các năm tiếp theo, hai bên cần thúc đẩy hợp tác thực chất, tăng cường sự tin cậy chính trị giữa hai Đảng, hai nước. Các bộ, ngành và địa phương hai nước cần cùng nhau cố gắng thực hiện hiệu quả Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, đáp ứng nguyện vọng và đem lại lợi ích cho nhân dân hai bên. Để củng cố nền tảng vững chắc cho quan hệ hai nước, hai bên cần tích cực có nhiều hoạt động thiết thực nhằm tăng cường tình cảm hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước, đặc biệt giữa thế hệ trẻ hai nước.”
Nhưng lời nói ngọai giao “mềm như con giun” của ông Phạm Bình Minh không phản ảnh những gì Trung Quốc đang đối xử với Việt Nam ở Biển Đông, trên Vịnh Bắc Bộ và đất liền.
Vì vậy giữa tình hình chính trị nội bộ rối ren, bè phái của đảng và chính sách ngoại giao e dè, sợ bị Trung Quốc đánh úp của lãnh đạo Việt Nam không làm dân an lòng trước âm mưu chiếm đóng lãnh thổ ở Biển Đông ngày càng rõ ràng của Bắc Kinh.
Do đó, lời khuyên các cơ quan Chính phủ phải sử dụng mạng xã hội để thông tin nhanh đến dân của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị báo “chính thống của đảng” chận lại cần được Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng xử lý nếu ông không ra lệnh cho Ban Tuyên giáo cứ giữ kín mọi chuyện trước dân, kể cả chuyện Biển Đông, để cho ông được sáng đến hết nhiệm kỳ. -/-
Phạm Trần
(01/015)
Văn Hóa
Lá thư Paraguay : Khởi đầu năm mới 2015
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
13:46 24/01/2015
PARAGUAY – KHỞI ĐẦU NĂM MỚI 2015
Niên khóa mới
Ngày 6 tháng 1 hàng năm đúng vào ngày Lễ Hiển Linh, là ngày mà Tình Dòng Ngôi Lời Paraguay chúng tôi bắt đầu một niên khóa mới cho các em Thỉnh sinh bước vào Tập Viện và các em Tập sinh chính thức bắt đầu trở thành Tu sĩ qua nghi lễ Khấn Dòng.
Năm nay chúng tôi chỉ có 6 tân Tập sinh và 9 tân Khấn sinh thuộc 7 quốc gia khác nhau. Ơn gọi ở Nam Mỹ ngày càng hiếm nhưng không vì thế mà chúng tôi nhận bừa hay đào tạo các sơ sài vì chúng tôi luôn tâm niệm rằng chất lượng luôn quan trọng hơn số lượng và mỗi tu sĩ phải là một phản ảnh của Đức Ki-tô nơi trần gian trước những thế giới tục hóa và nhất là trong Năm về Đời Sống Thánh Hiến.
Đa số các Dòng Tu bên Nam Mỹ không dùng tu phục như các quốc gia Á Châu, và mỗi Thỉnh sinh trước khi vào Tập viện đều giới thiệu một chút văn hóa về xứ sở mình để mọi người được biết nét đặc trưng nhất. Còn nhớ những ngày đầu đến vùng truyền giáo, mình muốn mặc áo Dòng để “khoe” với mọi người mình là linh mục nhưng nhìn đi, nhìn lại chẳng có cha, thầy nào mặc nên cũng thấy hơi buồn. Mãi sau mới thấm thía câu nói “Áo Dòng không làm nên thầy tu” khi nhìn thấy các nhà truyền giáo Dòng Tên bên này làm được biết bao điều lớn lao mà khi được phỏng vấn hay chụp hình đưa lên báo chí thì chỉ thấy đơn giản họ ăn vận áo sơ mi cũ kỹ hay chỉ vọn vẹn áo pull dù nhiều người có học vị tiến sĩ. Nghĩ lại thấy mình nhiều lúc quá hình thức nên dần dần cũng phải thay đổi để sống sao cho hợp với văn hóa và nếp sống của từng nơi mình làm việc.
Mục Vụ mùa Hè 2015
Sau ngày lễ khấn Dòng, chúng tôi đã đồng hành với các em chủng sinh tiền tập để đến các giáo điểm xa thành phố giúp mục vụ mùa hè. Đến hẹn lại lên. Đoàn chúng tôi có 14 người gồm 10 em thỉnh sinh, 3 linh mục và một khấn sinh thực tập đến từ Zambia. Chúng tôi chia thành 5 nhóm để phụ trách 10 giáo điểm trong dịp này. Công việc mục vụ khá đơn giản là mỗi nhóm phụ trách 2 giáo điểm là thăm viếng từng nhà, tâm sự với họ và nếu có gia đình nào cần các bí tích như xức dầu bệnh nhân, xưng tội hay có những chuyện rối thì 3 anh em linh mục chúng tôi thay phiên nhau giải quyết. Các giáo điểm này khá xa với giáo xứ nên hàng năm chỉ có một thánh lễ và bởi thế khi chúng tôi đến dịp này thì người dân rất vui vì chỉ trong 3 tuần mà có được nhiều thánh lễ. Chính các em Thỉnh sinh cũng rất vui và lên tinh thần dù mỗi ngày các em phải đi bộ mấy chục cây số để thăm từng nhà và thời tiết tháng 1 phải nói là nóng cực kỳ.
Ở các giáo điềm vùng sâu, vùng xa này người dân rất nghèo về vật chất như nhà bé tí tẹo với trần nhà lợp bằng tôn và vách gỗ, không có nhà vệ sinh, thời tiết mùa hè nóng bức nhưng không có quạt máy mà chỉ ngồi dưới bóng cây để hóng mát. Tuy nhiên tinh thần họ rất giàu có và sẵn sàng cho đi tất cả những gì họ có trong nhà để nuôi sống các nhà truyền giáo trẻ tuổi trong những ngày mục vụ. Vì lẽ đó chúng không không mấy lo lắng chuyện ăn ở vì khi đến nhà nào nhằm vào buổi trưa hay buổi tối thì chúng tôi cùng ăn uống với họ và ngủ nghỉ ngay tại nhà họ dù không được tiện nghi như ở nhà mình.
Trong những ngày mục vụ này, chúng tôi cảm nghiệm một điều rằng Chúa rất tốt lành và cần đến bàn tay, đôi chân của những nhà truyền giáo. Trong bài diễn văn từ biệt Đức Thánh Cha Phan-xi-cô trong chuyến viếng thăm Philippines từ ngày 16 đến 19/1 vừa qua, ĐHY Tagle trẻ tuổi và tài năng của nước Phi Luật Tân đã nói đầy cảm hứng: “… Ngày mai ĐTC sẽ ra đi. Mọi người Phi Luật Tân cũng muốn đi theo ĐTC - không phải đến Rome - nhưng là đến những vùng ngoại vi, đến những khu ổ chuột, những nhà tù, bệnh viện, đến tới thế giới chính trị, tài chính, nghệ thuật, khoa học, văn hóa, giáo dục và truyền thông xã hội. Chúng con sẽ đi đến thế giới để mang tới ánh sáng của Chúa Giêsu, Chúa Giêsu là trung tâm của chuyến thăm mục vụ của ĐTC và là nền tảng của Giáo Hội. Chúng Con sẽ đi tới những nơi mà ánh sáng của Chúa Giê-su đang cần thiết ở đó….” (Xc. http://www.vietcatholic.org/News/Html/133780.htm). Chúng tôi đã ra đi theo tiếng gọi của Chúa.
Tháng 1 vẫn còn là tháng Hè và các anh em linh mục, tu sĩ thường tranh thủ nghỉ hè để lấy lại chúng sinh lực trước khi khởi đầu cho niên khóa mới vào tháng Hai. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cảm thấy thú vị trong chuyến mục vụ Hè vào tháng nóng nhất trong năm này với các em chủng sinh nơi các giáo điểm truyền giáo và xem đó như là kỳ nghỉ hè bổ ích vì vừa được giúp những người đang khao khát Lời Chúa, vừa được nếm những món ăn mộc mạc của người dân quê khi họ chia sẻ với mình tất cả những gì họ có. Chính các em chủng sinh cũng có thêm những trải nghiệm trong cuộc sống truyền giáo tương lai của các em là phần thưởng lớn nhất mà chúng tôi tôi có được trong những kỳ mục vụ hè hằng năm.
Vài suy nghĩ về bài sai mới
Sau 6 năm làm việc trong Chủng viện và đồng hành với các em chủng sinh Nam Mỹ thuộc nhiều giai đoạn trong đời tu đến từ nhiều nước khác nhau. Đầu tháng 2 năm 2015 này, chúng tôi sẽ làm việc trong môi trường mới sau khi được Bề Trên và Ban Cố Vấn chấp thuận đơn xin từ nhiệm không làm trong Chủng viện để đảm nhận một môi trường mục vụ khác nhằm phong phú thêm đời sống mục vụ truyền giáo. Có lẽ các Đấng Bề Trên có cái nhìn riêng của họ được ơn trên phù giúp nên đã bổ nhiệm chúng tôi làm việc ở một trường học lớn ở Thủ Đô với hơn 1.500 học sinh và gần 100 giáo viên, và kiêm nhiệm làm phó xứ của một giáo xứ duy nhất của Dòng ở thủ đô với một cựu giám tỉnh người Ái-nhĩ-lan làm cha xứ dù ước muốn của chúng tôi là làm một cha xứ ở miệt vườn quê nghèo. Là một tu sĩ với lời khấn vâng lời, sau khi trao đổi với Cha Giám Tỉnh và Ban Cố Vấn, chúng tôi đã chấp nhận bài sai mới này. Thật tình bài sai mới khiến chúng tôi suy nghĩ nhiều vì trường học mà chúng tôi sắp sửa đảm nhận không lạ gì với chúng tôi, vì năm ngoái khi người anh em linh mục người Ba-lan điều hành ngôi trường này đi nghỉ hè trong dịp ngân khánh linh mục, cha Bề trên đã bổ nhiệm chúng tôi làm quyền Tổng Giám đốc. Sau hai tháng làm việc với các giáo viên và học sinh ở trường này, họ đã ký một thỉnh nguyện thư với hàng trăm chữ ký của giáo viên và học sinh gởi Nhà Dòng xin chúng tôi làm việc với họ vì vị Tổng giám đốc người Ba-lan đã làm việc ở trường này 7 năm và nay họ muốn thay đổi. Khi được cha Bề Trên và Ban Cố Vấn tham khảo, tôi đã không muốn là người cơ hội khi người anh em mình đang vắng mặt để thay anh em này. Tuy nhiên, trong cuộc bổ nhiệm lần nay các vị trong Ban Cố Vấn đã thuyết phục chúng tôi vì làm việc ở trường học tư thục Công Giáo không phải đưa ai vào cũng được. Chính vì lẽ ấy chúng tôi đã chấp thuận nhưng trong lòng còn nhiều lo lắng vì không biết mình có làm được không vì “thuyền to thì sóng lớn”, chỉ biết trông cậy và phó thác vào Chúa với sự cầu bầu của Mẹ Maria.
Mấy ngày qua có đọc trên trang mạng và biết được ở một giáo xứ vùng quê thuộc Giáo phận Kontum đang xảy ra một sự việc đáng tiếc là nhà cầm quyền muốn trục xuất cha xứ và ra lệnh tháo gỡ ngôi nhà thờ tạm mà giáo dân đã dựng lên từ năm 2013. Giáo xứ Đăk Jâk thuộc Huyện Đăk Glei, Giáo Phận Kontum này chúng tôi biết khá rõ vì dịp mùa Vọng tháng 12 năm 2012 dịp chúng tôi về thọ tang người Mẹ qua đời, cha xứ Đa-minh Vũ đã mời chúng tôi giảng tĩnh tâm mùa Vọng cho giáo dân và chúng tôi đã ở đó 5 ngày trọn để sống với người dân và cha xứ. Ngày ấy chúng tôi nhìn thấy giáo dân kinh, thượng thật tội nghiệp vì phải ngồi dưới đất hay đứng tham dự thánh lễ ngoài trời với cung thánh dựng tạm để chủ tế dâng lễ và giảng tĩnh tâm. Chúng tôi rất thán phục giáo dân và cha xứ trẻ vì chỉ trong vòng một thời gian ngắn đã có mái lợp và ngôi nhà thờ tạm để che nắng, che mưa cho người dân tham dự thánh lễ cách sốt sắng. Vậy mà chính quyền do dân và vì dân không biết ơn lại còn đòi tháo gỡ và trục xuất cha xứ dù họ đã xin phép và thưa trình trước khi xây dựng. Ở bên đất nước nhỏ bé và lạc hậu Paraguay này, nếu một ai đó làm một điều gì ích lợi cho quốc gia thì được khuyến khích và trao tặng huân chương, bằng khen, nhất là các linh mục, các nhà truyền giáo nước ngoài khi muốn xây dựng nhà thờ, nhà nguyện hay các khu sinh hoạt để người dân tham dự nhằm giảm thiểu những tệ nạn xấu. Những việc làm như thế luôn được báo đài hoan nghênh và chính quyền từ trung ương đến địa phương đều hỗ trợ tích cực từ vật chất, đến tinh thần. Ấy vậy mà quốc gia Việt Nam thân thương của chúng ta được xem là quốc gia ngàn năm văn hiến luôn bị làm khó dễ những chuyện không đâu khi mà chính quyền chẳng những không giúp đươc gì cho người dân, không làm cho đời sống tinh thần cũng như vật chất của người dân khá hơn mà lại còn làm tổn hại đến đời sống tâm linh của họ khi vu khống, kết án vô căn cứ và đòi triệt hạ những nơi thánh thiêng mà người dân và các linh mục đã khổ công gầy nên. Có lẽ mấy chục năm về trước những người lãnh đạo, những công an hành xử thiếu văn hóa còn có thể hiểu được vì họ không được đào tạo kỹ lưỡng, nhưng bây giờ đã là thế kỷ XXI rồi, nhiều cán bộ lãnh đạo, công an đã được đào tạo bài bản ở trong nước cũng như nước ngoài, có những người đã có học vị cao thì không thể chấp nhận lối hành xứ thiếu tình người được. Quí vị đừng bao giờ nghĩ rằng chúng tôi xây nhà thờ hay hội họp dâng lễ là chúng tôi chống phá chính quyền. Vị Thầy Giê-su của chúng tôi không dạy như thế. Nếu chính quyền làm đúng mà những ai chống phá và nói xấu thì quí vị có thế bắt nhốt hết vì đó là bọn phản động. Nhưng nếu chúng tôi không làm gì hại dân, hại nước nhưng luôn làm đẹp cho bộ mặt quê hương mà quí vị không muốn thì quí vị hãy xem lại cách hành xử của mình. Chúng tôi biết rằng từng lời nói, cử chỉ và hành động chúng tôi luôn được quí vị theo dõi nhưng chúng tôi không hề sợ hãi vì cảm thấy rằng chúng tôi không hề làm điều gì sai, không hề làm chính trị hay cổ xúy mọi người chống chính quyền.
Chúng tôi còn nhớ vào dịp giảng tĩnh tâm mùa Vọng năm 2012 ở giáo xứ Đăk Jâk, nơi đang có những điều không hay mấy ngày qua, chúng tôi thấy rất nhiều mật vụ theo dõi chúng tôi trong buổi lễ và những ngày chúng tôi với cha xứ đến các buôn làng để giải tội. Các quí vị cũng đã biết và đã nghe những lời chúng tôi rao giảng không hề có một chút gì là sai trái và phản động cả. Và ở quốc gia truyền giáo này, chúng tôi luôn nói những điều tốt đẹp về nước Việt Nam thân yêu của chúng ta dù đôi lúc cũng đau lòng khi phải nghe hay thấy những điều không muốn nghe, không muốn thấy ở quê hương mình. Xin quí vị hãy nhớ một điều là người dân nước Việt, ai cũng yêu mến quê hương mình và muốn quê hương mình giàu, đẹp, không có những bất công, không có những xung đột, không có những hiểu lầm đáng tiếc giữa chính quyền và người dân. Chúng tôi rất mong muốn điều đó và thiết nghĩ quí vị, những người lãnh đạo có học thức cũng mong muốn điều đó. Vậy quí vị hãnh hành động và hãy làm cho chúng tôi tin quí vị.
Năm 2015 đã bước qua gần được một tháng và có nhiều điều hay, dở luôn xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Ước mong năm 2015 này thế giới nói chung và nước Việt Nam thân yêu nói riêng luôn được sống trong hòa bình, thịnh vượng và các nhà cầm quyền luôn quan tâm đến người dân về vật chất cũng như tinh thần để mọi người, nhất là người dân nước Việt được sống trong an bình, hạnh phúc.
Paraguay, 24 tháng 01 năm 2015
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
Niên khóa mới
Ngày 6 tháng 1 hàng năm đúng vào ngày Lễ Hiển Linh, là ngày mà Tình Dòng Ngôi Lời Paraguay chúng tôi bắt đầu một niên khóa mới cho các em Thỉnh sinh bước vào Tập Viện và các em Tập sinh chính thức bắt đầu trở thành Tu sĩ qua nghi lễ Khấn Dòng.
Năm nay chúng tôi chỉ có 6 tân Tập sinh và 9 tân Khấn sinh thuộc 7 quốc gia khác nhau. Ơn gọi ở Nam Mỹ ngày càng hiếm nhưng không vì thế mà chúng tôi nhận bừa hay đào tạo các sơ sài vì chúng tôi luôn tâm niệm rằng chất lượng luôn quan trọng hơn số lượng và mỗi tu sĩ phải là một phản ảnh của Đức Ki-tô nơi trần gian trước những thế giới tục hóa và nhất là trong Năm về Đời Sống Thánh Hiến.
Mục Vụ mùa Hè 2015
Sau ngày lễ khấn Dòng, chúng tôi đã đồng hành với các em chủng sinh tiền tập để đến các giáo điểm xa thành phố giúp mục vụ mùa hè. Đến hẹn lại lên. Đoàn chúng tôi có 14 người gồm 10 em thỉnh sinh, 3 linh mục và một khấn sinh thực tập đến từ Zambia. Chúng tôi chia thành 5 nhóm để phụ trách 10 giáo điểm trong dịp này. Công việc mục vụ khá đơn giản là mỗi nhóm phụ trách 2 giáo điểm là thăm viếng từng nhà, tâm sự với họ và nếu có gia đình nào cần các bí tích như xức dầu bệnh nhân, xưng tội hay có những chuyện rối thì 3 anh em linh mục chúng tôi thay phiên nhau giải quyết. Các giáo điểm này khá xa với giáo xứ nên hàng năm chỉ có một thánh lễ và bởi thế khi chúng tôi đến dịp này thì người dân rất vui vì chỉ trong 3 tuần mà có được nhiều thánh lễ. Chính các em Thỉnh sinh cũng rất vui và lên tinh thần dù mỗi ngày các em phải đi bộ mấy chục cây số để thăm từng nhà và thời tiết tháng 1 phải nói là nóng cực kỳ.
Ở các giáo điềm vùng sâu, vùng xa này người dân rất nghèo về vật chất như nhà bé tí tẹo với trần nhà lợp bằng tôn và vách gỗ, không có nhà vệ sinh, thời tiết mùa hè nóng bức nhưng không có quạt máy mà chỉ ngồi dưới bóng cây để hóng mát. Tuy nhiên tinh thần họ rất giàu có và sẵn sàng cho đi tất cả những gì họ có trong nhà để nuôi sống các nhà truyền giáo trẻ tuổi trong những ngày mục vụ. Vì lẽ đó chúng không không mấy lo lắng chuyện ăn ở vì khi đến nhà nào nhằm vào buổi trưa hay buổi tối thì chúng tôi cùng ăn uống với họ và ngủ nghỉ ngay tại nhà họ dù không được tiện nghi như ở nhà mình.
Trong những ngày mục vụ này, chúng tôi cảm nghiệm một điều rằng Chúa rất tốt lành và cần đến bàn tay, đôi chân của những nhà truyền giáo. Trong bài diễn văn từ biệt Đức Thánh Cha Phan-xi-cô trong chuyến viếng thăm Philippines từ ngày 16 đến 19/1 vừa qua, ĐHY Tagle trẻ tuổi và tài năng của nước Phi Luật Tân đã nói đầy cảm hứng: “… Ngày mai ĐTC sẽ ra đi. Mọi người Phi Luật Tân cũng muốn đi theo ĐTC - không phải đến Rome - nhưng là đến những vùng ngoại vi, đến những khu ổ chuột, những nhà tù, bệnh viện, đến tới thế giới chính trị, tài chính, nghệ thuật, khoa học, văn hóa, giáo dục và truyền thông xã hội. Chúng con sẽ đi đến thế giới để mang tới ánh sáng của Chúa Giêsu, Chúa Giêsu là trung tâm của chuyến thăm mục vụ của ĐTC và là nền tảng của Giáo Hội. Chúng Con sẽ đi tới những nơi mà ánh sáng của Chúa Giê-su đang cần thiết ở đó….” (Xc. http://www.vietcatholic.org/News/Html/133780.htm). Chúng tôi đã ra đi theo tiếng gọi của Chúa.
Tháng 1 vẫn còn là tháng Hè và các anh em linh mục, tu sĩ thường tranh thủ nghỉ hè để lấy lại chúng sinh lực trước khi khởi đầu cho niên khóa mới vào tháng Hai. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cảm thấy thú vị trong chuyến mục vụ Hè vào tháng nóng nhất trong năm này với các em chủng sinh nơi các giáo điểm truyền giáo và xem đó như là kỳ nghỉ hè bổ ích vì vừa được giúp những người đang khao khát Lời Chúa, vừa được nếm những món ăn mộc mạc của người dân quê khi họ chia sẻ với mình tất cả những gì họ có. Chính các em chủng sinh cũng có thêm những trải nghiệm trong cuộc sống truyền giáo tương lai của các em là phần thưởng lớn nhất mà chúng tôi tôi có được trong những kỳ mục vụ hè hằng năm.
Vài suy nghĩ về bài sai mới
Sau 6 năm làm việc trong Chủng viện và đồng hành với các em chủng sinh Nam Mỹ thuộc nhiều giai đoạn trong đời tu đến từ nhiều nước khác nhau. Đầu tháng 2 năm 2015 này, chúng tôi sẽ làm việc trong môi trường mới sau khi được Bề Trên và Ban Cố Vấn chấp thuận đơn xin từ nhiệm không làm trong Chủng viện để đảm nhận một môi trường mục vụ khác nhằm phong phú thêm đời sống mục vụ truyền giáo. Có lẽ các Đấng Bề Trên có cái nhìn riêng của họ được ơn trên phù giúp nên đã bổ nhiệm chúng tôi làm việc ở một trường học lớn ở Thủ Đô với hơn 1.500 học sinh và gần 100 giáo viên, và kiêm nhiệm làm phó xứ của một giáo xứ duy nhất của Dòng ở thủ đô với một cựu giám tỉnh người Ái-nhĩ-lan làm cha xứ dù ước muốn của chúng tôi là làm một cha xứ ở miệt vườn quê nghèo. Là một tu sĩ với lời khấn vâng lời, sau khi trao đổi với Cha Giám Tỉnh và Ban Cố Vấn, chúng tôi đã chấp nhận bài sai mới này. Thật tình bài sai mới khiến chúng tôi suy nghĩ nhiều vì trường học mà chúng tôi sắp sửa đảm nhận không lạ gì với chúng tôi, vì năm ngoái khi người anh em linh mục người Ba-lan điều hành ngôi trường này đi nghỉ hè trong dịp ngân khánh linh mục, cha Bề trên đã bổ nhiệm chúng tôi làm quyền Tổng Giám đốc. Sau hai tháng làm việc với các giáo viên và học sinh ở trường này, họ đã ký một thỉnh nguyện thư với hàng trăm chữ ký của giáo viên và học sinh gởi Nhà Dòng xin chúng tôi làm việc với họ vì vị Tổng giám đốc người Ba-lan đã làm việc ở trường này 7 năm và nay họ muốn thay đổi. Khi được cha Bề Trên và Ban Cố Vấn tham khảo, tôi đã không muốn là người cơ hội khi người anh em mình đang vắng mặt để thay anh em này. Tuy nhiên, trong cuộc bổ nhiệm lần nay các vị trong Ban Cố Vấn đã thuyết phục chúng tôi vì làm việc ở trường học tư thục Công Giáo không phải đưa ai vào cũng được. Chính vì lẽ ấy chúng tôi đã chấp thuận nhưng trong lòng còn nhiều lo lắng vì không biết mình có làm được không vì “thuyền to thì sóng lớn”, chỉ biết trông cậy và phó thác vào Chúa với sự cầu bầu của Mẹ Maria.
Mấy ngày qua có đọc trên trang mạng và biết được ở một giáo xứ vùng quê thuộc Giáo phận Kontum đang xảy ra một sự việc đáng tiếc là nhà cầm quyền muốn trục xuất cha xứ và ra lệnh tháo gỡ ngôi nhà thờ tạm mà giáo dân đã dựng lên từ năm 2013. Giáo xứ Đăk Jâk thuộc Huyện Đăk Glei, Giáo Phận Kontum này chúng tôi biết khá rõ vì dịp mùa Vọng tháng 12 năm 2012 dịp chúng tôi về thọ tang người Mẹ qua đời, cha xứ Đa-minh Vũ đã mời chúng tôi giảng tĩnh tâm mùa Vọng cho giáo dân và chúng tôi đã ở đó 5 ngày trọn để sống với người dân và cha xứ. Ngày ấy chúng tôi nhìn thấy giáo dân kinh, thượng thật tội nghiệp vì phải ngồi dưới đất hay đứng tham dự thánh lễ ngoài trời với cung thánh dựng tạm để chủ tế dâng lễ và giảng tĩnh tâm. Chúng tôi rất thán phục giáo dân và cha xứ trẻ vì chỉ trong vòng một thời gian ngắn đã có mái lợp và ngôi nhà thờ tạm để che nắng, che mưa cho người dân tham dự thánh lễ cách sốt sắng. Vậy mà chính quyền do dân và vì dân không biết ơn lại còn đòi tháo gỡ và trục xuất cha xứ dù họ đã xin phép và thưa trình trước khi xây dựng. Ở bên đất nước nhỏ bé và lạc hậu Paraguay này, nếu một ai đó làm một điều gì ích lợi cho quốc gia thì được khuyến khích và trao tặng huân chương, bằng khen, nhất là các linh mục, các nhà truyền giáo nước ngoài khi muốn xây dựng nhà thờ, nhà nguyện hay các khu sinh hoạt để người dân tham dự nhằm giảm thiểu những tệ nạn xấu. Những việc làm như thế luôn được báo đài hoan nghênh và chính quyền từ trung ương đến địa phương đều hỗ trợ tích cực từ vật chất, đến tinh thần. Ấy vậy mà quốc gia Việt Nam thân thương của chúng ta được xem là quốc gia ngàn năm văn hiến luôn bị làm khó dễ những chuyện không đâu khi mà chính quyền chẳng những không giúp đươc gì cho người dân, không làm cho đời sống tinh thần cũng như vật chất của người dân khá hơn mà lại còn làm tổn hại đến đời sống tâm linh của họ khi vu khống, kết án vô căn cứ và đòi triệt hạ những nơi thánh thiêng mà người dân và các linh mục đã khổ công gầy nên. Có lẽ mấy chục năm về trước những người lãnh đạo, những công an hành xử thiếu văn hóa còn có thể hiểu được vì họ không được đào tạo kỹ lưỡng, nhưng bây giờ đã là thế kỷ XXI rồi, nhiều cán bộ lãnh đạo, công an đã được đào tạo bài bản ở trong nước cũng như nước ngoài, có những người đã có học vị cao thì không thể chấp nhận lối hành xứ thiếu tình người được. Quí vị đừng bao giờ nghĩ rằng chúng tôi xây nhà thờ hay hội họp dâng lễ là chúng tôi chống phá chính quyền. Vị Thầy Giê-su của chúng tôi không dạy như thế. Nếu chính quyền làm đúng mà những ai chống phá và nói xấu thì quí vị có thế bắt nhốt hết vì đó là bọn phản động. Nhưng nếu chúng tôi không làm gì hại dân, hại nước nhưng luôn làm đẹp cho bộ mặt quê hương mà quí vị không muốn thì quí vị hãy xem lại cách hành xử của mình. Chúng tôi biết rằng từng lời nói, cử chỉ và hành động chúng tôi luôn được quí vị theo dõi nhưng chúng tôi không hề sợ hãi vì cảm thấy rằng chúng tôi không hề làm điều gì sai, không hề làm chính trị hay cổ xúy mọi người chống chính quyền.
Chúng tôi còn nhớ vào dịp giảng tĩnh tâm mùa Vọng năm 2012 ở giáo xứ Đăk Jâk, nơi đang có những điều không hay mấy ngày qua, chúng tôi thấy rất nhiều mật vụ theo dõi chúng tôi trong buổi lễ và những ngày chúng tôi với cha xứ đến các buôn làng để giải tội. Các quí vị cũng đã biết và đã nghe những lời chúng tôi rao giảng không hề có một chút gì là sai trái và phản động cả. Và ở quốc gia truyền giáo này, chúng tôi luôn nói những điều tốt đẹp về nước Việt Nam thân yêu của chúng ta dù đôi lúc cũng đau lòng khi phải nghe hay thấy những điều không muốn nghe, không muốn thấy ở quê hương mình. Xin quí vị hãy nhớ một điều là người dân nước Việt, ai cũng yêu mến quê hương mình và muốn quê hương mình giàu, đẹp, không có những bất công, không có những xung đột, không có những hiểu lầm đáng tiếc giữa chính quyền và người dân. Chúng tôi rất mong muốn điều đó và thiết nghĩ quí vị, những người lãnh đạo có học thức cũng mong muốn điều đó. Vậy quí vị hãnh hành động và hãy làm cho chúng tôi tin quí vị.
Năm 2015 đã bước qua gần được một tháng và có nhiều điều hay, dở luôn xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Ước mong năm 2015 này thế giới nói chung và nước Việt Nam thân yêu nói riêng luôn được sống trong hòa bình, thịnh vượng và các nhà cầm quyền luôn quan tâm đến người dân về vật chất cũng như tinh thần để mọi người, nhất là người dân nước Việt được sống trong an bình, hạnh phúc.
Paraguay, 24 tháng 01 năm 2015
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.