Ngày 23-01-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 24/01: Ba điều rút ra từ dụ ngôn người gieo giống – Thầy Phanxicô Xavie Cao Văn Trí, CP.
Giáo Hội Năm Châu
01:36 23/01/2024

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô,

Khi ấy, Đức Giê-su lại bắt đầu giảng dạy ở ven Biển Hồ. Dân chúng tụ họp bên Người rất đông, nên Người phải xuống ngồi trên thuyền đang đậu dưới biển, còn tất cả dân chúng thì ở trên bờ. Người dùng dụ ngôn mà dạy họ nhiều điều. Trong lúc giảng dạy, Người nói với họ:

“Các người nghe đây! Người gieo giống đi ra gieo giống. Trong khi gieo, có hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất. Có hạt rơi trên sỏi đá, chỗ không có nhiều đất; nó mọc ngay, vì đất không sâu; nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô. Có hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt và không sinh hoa kết quả. Có những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nó mọc và lớn lên, sinh hoa kết quả: hạt được ba chục, hạt được sáu chục, hạt được một trăm.” Rồi Người nói: “Ai có tai để nghe thì hãy nghe!”

Khi còn một mình Đức Giê-su, những kẻ ở chung quanh Người cùng với Nhóm Mười Hai mới hỏi Người về các dụ ngôn. Người nói với các ông: “Phần anh em, mầu nhiệm Nước Thiên Chúa đã được ban cho anh em; còn với những người kia là những kẻ ở ngoài, thì cái gì cũng phải dùng dụ ngôn,để họ có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy, có lắng tai nghe cũng không hiểu, kẻo họ trở lại và được ơn tha thứ.”

Người còn nói với các ông: “Anh em không hiểu dụ ngôn này, thì làm sao hiểu được tất cả các dụ ngôn? Người gieo giống đây là người gieo Lời. Những kẻ ở bên vệ đường, nơi Lời đã gieo xuống, là những kẻ vừa nghe thì Xa-tan liền đến lấy đi Lời đã gieo nơi họ. Còn những kẻ được gieo trên nơi sỏi đá là những kẻ khi nghe Lời thì liền vui vẻ đón nhận, nhưng họ không đâm rễ mà là những kẻ nông nổi nhất thời; sau đó, khi gặp gian nan hay bị ngược đãi vì Lời, họ vấp ngã ngay. Những kẻ khác là những kẻ được gieo vào bụi gai: đó là những kẻ đã nghe Lời, nhưng những nỗi lo lắng sự đời, bả vinh hoa phú quý cùng những đam mê khác xâm chiếm lòng họ, bóp nghẹt lời khiến Lời không sinh hoa kết quả gì. Còn có những người được gieo trên đất tốt: đó là những kẻ nghe Lời và đón nhận, rồi sinh hoa kết quả, kẻ được ba chục, kẻ được sáu chục, kẻ được một trăm.”

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:51 23/01/2024

14. Hiệu nghiệm căn bản của bí tích Thánh Thể là làm cho con người hóa thành thần thánh, khiến họ giống như Thiên Chúa.

(Thánh Thomas Aquinas)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức ")


------------

http://www.vietcatholic.com

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:58 23/01/2024
60. NHÁT GAN TƯỞNG LÀ HĂNG HÁI

Trương Lượng đi xuống thành Kiến An, đột nhiên có binh lính Cao Lệ xuống chém giết.

Trương Lượng lâu nay là người nhát gan, nay thấy việc như thế thì sợ hãi nói không ra lời, chỉ có ngẫn người ra ngồi lì trên ghế.

Tướng sĩ thấy tình trạng như thế thì cho rằng Trương Lượng đã có dự kiến nên không mảy may sợ hãi, nên phấn chấn đánh nhau với quân Cao Lệ, cuối cùng thì binh Cao Lệ đại bại và rút lui, tướng sĩ trở về kiệu báo cáo với Trương Lượng, ông ta vẫn ngồi trên ghế hai chân duỗi thẳng run cầm cập !

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 60:

Nếu Trương Lượng run cầm cập bỏ chạy thì quân lính đã bị thua thảm hại, nhưng có lẽ vì quá sợ không dám chạy nên đã làm cho tướng sĩ có cái nhìn tốt về ông mà hăng hái đánh nhau chuyển bại thành thắng...Có người rất nhát gan nhưng vẫn làm bộ không sợ hãi nên đã vượt qua thử thách, có người can đảm hăng hái nhưng hay tính toán hơn thiệt nên trở thành nhát gan và thua thảm hại.

Nhưng trong đời sống tinh thần tu đức của người Ki-tô hữu thì không như thế, có người bình thường thì rất sợ nhậu nhẹt rượu chè, đĩ điếm, gái trai, nhưng vì sợ bạn bè cười nhạo là cù lần, là quê mùa nên đã trở thành “hăng hái” tham gia mọi việc không nên tham gia ấy, họ sợ bạn bè cười nhạo hơn là sợ mất ơn nghĩa với Thiên Chúa, cho nên họ đã thua trận trước cám dỗ...

Sợ hãi trước những cám dỗ là chuyện nên có, nhưng đừng vì sợ hãi để rồi nghe theo bạn bè xấu để trở nên hăng hái làm chuyện xấu xa. Đó là chuyện không bao giờ xảy ra cho người Ki-tô hữu.

Sợ hãi vì những cám dỗ là chuyện thường có đối với những tâm hồn ngay thẳng yêu mến Thiên Chúa, nhưng cám dỗ là thước đo “trình độ” yêu mến của mình đồi với Thiên Chúa và tha nhân trong cuộc sống đời thường...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-------------

http://www.vietcatholic.com

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Luôn luôn gieo
Lm. Minh Anh
14:51 23/01/2024

LUÔN LUÔN GIEO
“Người gieo giống đi ra gieo giống”.

Vào thập niên 1930, một du khách thám hiểm dãy Alpes, anh đến một dải đất trọc, rộng mênh mông. Bỗng anh sững sờ, vì giữa vùng đất cằn cỗi ấy, một cụ già đang lom khom với một ống sắt dài; ông dùng ống sắt đâm xuống làm thành những chiếc lỗ. Đoạn bốc ra từ chiếc túi những hạt nhỏ, ông gieo vào mỗi lỗ một hạt. Ông nói, “Tôi đã trồng hơn 100 ngàn hạt sồi. Có lẽ chỉ một phần mười sẽ mọc lên”. 20 năm sau, du khách kia về lại vùng đất hoang. Không thể tin được, một rừng sồi xinh đẹp trải dài hàng chục dặm!

Kính thưa Anh Chị em,

Câu chuyện cụ già trồng rừng đưa chúng ta về dụ ngôn “Người Gieo Giống” của Tin Mừng hôm nay. Dụ ngôn này rất thời sự. Chúa Giêsu ‘luôn luôn gieo’ Lời!

Rất nhiều người ngày nay lắng nghe Chúa Kitô qua vị đại diện của Ngài là Đức Giáo Hoàng, các thừa tác viên và các giáo dân nam nữ trung thành. Có một ‘cơn đói Giêsu’ trong thế giới ngày nay! Chưa bao giờ Giáo Hội lại mang ‘tính Công Giáo’ như vậy; những người nam nữ thuộc mọi chủng tộc và màu da đều tìm được sự che chở dưới đôi cánh của Giáo Hội. Chúa Kitô sai chúng ta đi khắp thế giới để gieo Lời, ‘luôn luôn gieo’, bất chấp những bóng tối của bức tranh toàn cảnh.

Biển, thuyền, bờ được thay thế bằng những địa điểm, những màn hình lớn nhỏ và các phương tiện truyền thông hiện đại. Tuy nhiên, Chúa Kitô hôm nay không khác hôm qua. Con người và sự thôi thúc ‘học cách yêu’ cũng không thay đổi. Ngay cả ngày nay, nhiều người tiếp nhận và hiểu Lời một cách trực tiếp hơn, nhờ ân sủng và sự thôi thúc của Thánh Thần… Đó là một mầu nhiệm! Dẫu thế, rất nhiều người cần được giải thích thêm, những giải thích mang tính cứu độ và có chủ ý hơn về mầu nhiệm Mặc Khải!

Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, Chúa Kitô vẫn chờ đợi hoa trái thánh thiện nơi mỗi Kitô hữu. Chúa Thánh Thần sẵn sàng giúp đỡ, ban ơn nhưng nếu không có sự hợp tác cá nhân của bạn và tôi với ý thức ‘luôn luôn gieo’ Lời ở bất cứ hoàn cảnh nào, thì thế giới vẫn luôn cồn cào vì ‘cơn đói Giêsu!’. Bởi thế, trước hết, cần có sự bền bỉ. Vì lẽ, nếu chúng ta phản ứng nửa vời, hoặc nếu bạn và tôi vẫn đứng ‘bên lề’ con đường Giêsu mà không đi vào đó, chúng ta sẽ dễ trở thành những con mồi cho quỷ dữ.

Thứ đến, hãy kiên trì cầu nguyện để hiểu biết và yêu mến Chúa Kitô ngày một sâu sắc hơn. Thánh Josemaria Escrivà nói, “Thánh mà không cầu nguyện? Tôi không tin sự thánh thiện này!”. Cuối cùng, tinh thần nghèo khó và quên mình là điều không thể thiếu đối với một môn đệ Kitô. Sự giàu có sẽ ngăn cản chúng ta, khiến chúng ta ‘nghẹt thở’.

Anh Chị em,

“Người gieo giống đi ra gieo giống”. Để có thể ‘luôn luôn gieo’, trước hết, tâm hồn chúng ta phải luôn thao thức và cần được chăm sóc. “Việc chăm sóc tâm hồn tựa hồ việc xới đất: nhổ cái ác, trồng cái thiện; bứng tróc niềm kiêu hãnh từ gốc rễ, vun quén sự khiêm nhường; vứt bỏ mọi tham lam và giữ lấy lòng thương xót; khinh thường sự ô uế và yêu thích sự trong trắng!” - Thánh Caesarius Arles. Một yếu tố cần thiết khác là biết chờ đợi, “Gieo là một cử chỉ tin tưởng và hy vọng; nhưng sau đó, bạn và tôi phải bước vào thời gian chờ đợi. Vì rằng, việc mọc lên là công việc của Chúa!” - Bênêđictô XVI.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin cứ dùng con như khí cụ bình an của Lời. Ngày nào con ngưng thở, ngày ấy con ngừng gieo!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tại sao chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng đến Vietnam bây giờ có thể thực hiện được
Vũ Văn An
16:44 23/01/2024

Luke Coppen, trên tạp chí The Pillar, ngày 20 tháng 1 năm 2024, cho rằng cho đến gần đây, chuyến viếng thăm của một giáo hoàng tới Việt Nam dường như chỉ là một điều huyền ảo, giống như một chuyến đi của giáo hoàng tới Bắc Cực hay sao Hỏa. Nhưng tuần này, nó bắt đầu có vẻ như là một khả thể thực sự.



Điều đó thật đáng ngạc nhiên, vì chưa có vị giáo hoàng nào từng đặt chân tới quốc gia Đông Nam Á có tên chính thức là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là quê hương của gần 100 triệu người, trong đó có khoảng 7 triệu người theo Công Giáo.

Điều đáng chú ý là Việt Nam là một quốc gia cộng sản độc đảng, vô thần chính thức và là một trong số ít quốc gia thiếu quan hệ ngoại giao đầy đủ với Tòa thánh.

Vì vậy, tại sao chuyến viếng thăm của Giáo hoàng đột nhiên có vẻ khả thi?

Một lịch sử đau thương

Câu trả lời: đó là kết quả của sự phát triển dần dần vào đầu thế kỷ 21, sau đó là một loạt tiến bộ nhanh chóng trong những tháng gần đây.

Thế kỷ 20 đã mang lại cho Tòa Thánh rất ít cơ hội để cải thiện mối quan hệ với Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam, do Hồ Chí Minh thành lập, lên nắm quyền ở miền Bắc Việt Nam vào năm 1954. Đảng này thiết lập quyền cai trị trên toàn quốc vào năm 1975, sau khi chính quyền miền Nam Việt Nam sụp đổ.

Tổng thống đầu tiên của miền Nam Việt Nam là Ngô Đình Diệm, một người Công Giáo tận tâm, bị coi là chống lại đa số người dân theo đạo Phật. Hòa thượng Thích Quảng Đức, người nổi tiếng tự thiêu vào năm 1963, đã làm như vậy để gọi là phản đối chính sách tôn giáo của Diệm. Diệm bị ám sát vài tháng sau vụ tự thiêu của Quảng Đức.

Những nhà cai trị cộng sản mới đến coi Giáo Hội Công Giáo là sản phẩm của chủ nghĩa thực dân Pháp (mặc dù nó có từ thế kỷ 16 ở Việt Nam), liên kết nó với miền Nam Việt Nam chống cộng, và gây khó khăn cho việc thực hành đức tin Công Giáo.

Trong số những người Công Giáo bị bách hại có Hồng Y tương lai Nguyễn Văn Thuận, cháu trai Diệm, người đã bị cầm tù 13 năm. Những thông điệp trong tù của ngài, ghi lại hành trình tâm linh đáng chú ý của ngài, đã được thu thập trong cuốn sách “Đường Hy Vọng”, và ngài được phong bậc Đáng Kính vào năm 2017.

Trong bối cảnh đau thương này, Thủ tướng Việt Nam lúc bấy giờ là Nguyễn Tấn Dũng đã gặp Đức Bênêđíctô XVI tại Vatican vào năm 2007. Đó là một bước đột phá quan trọng vì đây là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Việt Nam Cộng Sản hội đàm trực tiếp với một giáo hoàng.

Một cơ quan được gọi là Nhóm làm việc chung Việt Nam-Tòa Thánh đã tổ chức phiên họp đầu tiên vào năm 2009 và gặp nhau thường xuyên sau đó. Năm 2011, Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm đại diện ngoại giao đầu tiên đến Việt Nam. Đức Tổng Giám Mục người Ý Leopoldo Girelli được chỉ định làm “đại diện không thường trú” của Vatican tại Việt Nam.

‘Cuộc đối thoại cởi mở’

Tháng 3 năm 2023, Kỳ họp lần thứ 10 của Nhóm Công tác chung Việt Nam-Tòa Thánh đã đạt được bước đột phá. Một thông cáo báo chí cho biết hai bên “về cơ bản đã đồng thuận” về việc thành lập đại diện giáo hoàng thường trú tại Việt Nam.

Đó là lúc các sự kiện tăng tốc. Một thỏa thuận thành lập đại diện giáo hoàng thường trú tại thủ đô Hà Nội đã được ký kết trong chuyến thăm Vatican ngày 27 tháng 7 của Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng.

Vào ngày 7 tháng 8, ông Võ đã có chuyến đi đầu tiên tới trụ sở Hội đồng Giám mục Việt Nam tại Sài Gòn.

Giữa chuyến viếng thăm lịch sử của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới Mông Cổ vào tháng 9, một phái đoàn gồm 90 người Công Giáo Việt Nam và bảy giám mục đã tìm cách đưa ra lời mời Đức Giáo Hoàng đến thăm quê hương của họ.

Trong cuộc họp báo trên chuyến bay ngày 4 tháng 9 khi trở về từ Mông Cổ, Đức Giáo Hoàng đã được hỏi về triển vọng của chuyến tông du đến Việt Nam.

Ngài nói: “Với Việt Nam, cuộc đối thoại rất cởi mở, có những thăng trầm, nhưng nó cởi mở và đang dần tiến về phía trước. Có một số vấn đề nhưng đã được giải quyết.”

“Về chuyến hành trình đến Việt Nam, nếu tôi không đi, Đức Gioan XXIV chắc chắn sẽ đi! Thực sự sẽ có một chuyến viếng thăm, bởi vì đó là vùng đất xứng đáng để phát triển và được tôi yêu mến”.

Ngày 8 tháng 9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viết một bức thư cho cộng đồng Công Giáo Việt Nam, trong đó ngài mô tả các bước dẫn đến một thỏa thuận mang tính bước ngoặt cho phép Vatican có đại diện giáo hoàng thường trú.

Ngài nói: “Trên cơ sở sự tin cậy lẫn nhau được xây dựng từng bước trong những năm qua, được củng cố bởi các chuyến thăm hàng năm của phái đoàn Tòa Thánh và các cuộc họp của Nhóm làm việc chung Việt Nam-Tòa Thánh, cả hai bên đã có thể cùng nhau tiến về phía trước và sẽ có thể tiến bộ hơn nữa, thừa nhận sự hội tụ và tôn trọng sự khác biệt.”

Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng, chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày 4 tháng 10, cảm ơn ngài về bức thư và mời ngài đến thăm.

Vào tháng 12, có tin Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng cũng đã mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm, đánh dấu một bước đột phá lớn khác trong quan hệ Tòa Thánh-Việt Nam.

Tuần này, Đức Giáo Hoàng đã tiếp phái đoàn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó, “ngoại trưởng” Vatican, Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher cho biết ngài dự định thăm Việt Nam vào tháng 4 và Quốc vụ khanh Vatican, Đức Hồng Y Pietro Parolin, có thể sẽ du hành đến đó vào cuối năm nay.

“Chúng tôi sẽ thực hiện mọi việc dần dần,” Gallagher nhận xét và nói thêm rằng có một triển vọng thực sự về chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng tới Việt Nam.

Ngài nói: “Tuy nhiên, cần phải thực hiện thêm một số bước nữa trước khi điều đó thích hợp”.

Triển vọng tích cực

Ngoài tình trạng sức khỏe không ổn định của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trở ngại lớn cho chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng là thiếu quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa Việt Nam và Tòa Thánh.

Nhưng với tốc độ các mối quan hệ đã được tăng cường kể từ tháng 3, không phải là không có lý khi nghĩ rằng vấn đề này có thể được giải quyết.

Các nhà bình luận chỉ ra trường hợp của Myanmar (Miến Điện), một quốc gia Đông Nam Á có Phật giáo mạnh mẽ khác nhưng chưa bao giờ được một vị giáo hoàng viếng thăm.

Vào tháng 2 năm 2017, Vatican đề nghị thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ. Quốc hội Myanmar nhất trí thông qua đề xuất này vào tháng 3 năm đó. Vào tháng 5, hai quốc gia có chủ quyền tuyên bố rằng họ đã đồng ý thực hiện bước đi này. Và vào tháng 11, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã hạ cánh xuống Sân bay Quốc tế Yangon, khi bắt đầu chuyến thăm bốn ngày lịch sử.

Các nhà ngoại giao Tòa Thánh có thể có ý tưởng tăng tốc tương tự đối với Việt Nam. Liệu họ có thành công hay không không chỉ phụ thuộc vào sức khỏe của vị Giáo hoàng 87 tuổi mà còn phụ thuộc vào thiện chí tiếp tục của giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam.

Hiện tại, các điềm báo có vẻ tốt.
 
Im lặng ‘bối rối
Vũ Văn An
17:46 23/01/2024

J.D. Flynn của The Pillar, ngày 20 tháng 1, 2024, tường trình nguyên văn rằng: "Hôm thứ Hai, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp kiến Hiệp hội Nhà báo Quốc tế bên cạnh Tòa Thánh, một tổ chức được thành lập vào năm 1978 mà trước đây chưa từng có cuộc gặp mặt chính thức nào với Giám mục Rôma.



Bài phát biểu được chuẩn bị trước của Đức Giáo Hoàng cho cuộc gặp mặt đã cảm ơn cơ quan báo chí Vatican vì sự cống hiến của họ trong việc đưa tin về Vatican và đã hy sinh để làm điều đó. Bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng thậm chí còn nói rằng làm nhà báo là một ơn gọi, các phóng viên chọn 'chạm vào vết thương của xã hội và thế giới một cách bản vị', và khi làm như vậy là yêu thương thế giới.

Tất cả đều rất tốt đẹp. Nhưng ngay sau khi được công bố, bài phát biểu đã thu hút sự chú ý hoàn cầu, không chỉ vì giáo hoàng đã nói những điều tốt đẹp về các nhà báo.

Đúng hơn, những nhận xét của Đức Giáo Hoàng đã “được loan truyền” sau khi Frank Rocca của tờ Wall Street Journal đăng tweet phần bài phát biểu trong đó Đức Giáo Hoàng cảm ơn cơ quan báo chí Vatican vì 'sự tế nhị mà các bạn thường sử dụng khi nói về các vụ tai tiếng trong Giáo hội: có rất nhiều [tai tiếng] và tôi thường thấy ở các bạn một sự tế nhị tuyệt vời, một sự tôn trọng, một sự im lặng gần như - tôi có thể nói - 'đáng xấu hổ' [shameful silence]: cảm ơn các bạn vì thái độ này.'

Tôi nên lưu ý rằng bản dịch tiếng Anh chính thức, được công bố vài giờ sau đó, đã sử dụng cụm từ 'sự im lặng bối rối' [abashed silence].

Trong cả hai trường hợp, phần của bài phát biểu đều gây tranh cãi: Cảm ơn các bạn, các phóng viên – bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng nói – vì đã đưa tin về vụ bê bối của giáo hội một cách 'tế nhị' và với một kiểu 'im lặng'.

Bây giờ, tôi nghĩ có lẽ Đức Giáo Hoàng muốn nói rằng ngài đánh giá cao việc các nhà báo đã chọn cách đưa tin về các vụ tai tiếng lạm dụng một cách thận trọng liên quan đến những chi tiết sơ sài nhất về hành vi sai trái tình dục. Quả thực, đó là một quyết định mà những phóng viên như tôi thường xuyên phải vật lộn.

Khi báo cáo về cáo buộc lạm dụng và hành vi sai trái, điều có giá trị là cung cấp các chi tiết cụ thể, hữu hình. Những chi tiết đó giúp củng cố độ tin cậy của một câu chuyện. Chúng cũng có thể giúp các nạn nhân khác của lạm dụng tình dục suy nghĩ về trải nghiệm của chính họ và nói công khai về chúng. Và chúng giúp các nhà lãnh đạo Giáo hội xác định các khuôn mẫu và điểm yếu.

Và để công bằng cho bị cáo, tốt hơn hết là nên công khai các chi tiết của cáo buộc, để nếu họ muốn bác bỏ chúng, họ có thể giải quyết chúng một cách chuyên biệt, thay vì chỉ phủ nhận một khái niệm mơ hồ về 'hành vi sai trái' hoặc 'hành vi thiếu thận trọng'.

Nhưng đồng thời, người ta muốn tránh viết một cách tục tĩu hoặc với những chi tiết ghê gớm về cáo buộc lạm dụng, theo cách thiếu tôn trọng nạn nhân hoặc tạo ra một cảnh tượng về một sự kiện được cho là có thể gây chấn thương sâu xa.

Vì vậy, có sự cân bằng ở đó, và tôi nghĩ có thể Đức Giáo Hoàng đang cố gắng nhận ra điều đó.

Nhưng bài phát biểu đã không đề cập cách đó đối với nhiều nhà báo hoặc đối với hầu hết những người Công Giáo khác chú ý đến nó.

Và lý do có thể rất rõ ràng – dựa trên thành tích không rõ ràng trong quá khứ của Đức Giáo Hoàng về các quyết định liên quan đến lạm dụng, những sai lầm được thừa nhận của ngài trên mặt trận đó và cách Vatican xử lý các trường hợp như của Giám mục Gustavo Zanchetta, Hồng Y Jean-Pierre Ricard và Cha Marko Rupnik, không có bằng chứng rõ ràng cho thấy Đức Giáo Hoàng có cam kết đối với kiểu minh bạch mà người Công Giáo đã kêu gọi trong những năm gần đây.

Thật vậy, quy trình cải cách và trách nhiệm giải trình đặc trưng của Đức Giáo Hoàng - Vos estis lux mundi [các con là ánh sáng thế gian]- thiếu sự minh bạch thực sự đến mức thực tế không làm gì để đảm bảo với người Công Giáo rằng việc lạm dụng và việc che đậy nó đang được các quan chức giáo hội điều tra và xử lý nghiêm túc.

Khi một vị giáo hoàng bị chỉ trích vì không thiết lập được các quy trình minh bạch, việc khen ngợi 'sự im lặng đáng xấu hổ' của các phóng viên khó có thể nhận được sự đánh giá cao.

Cùng với đó là thực tế là trong báo cáo về McCarrick của Vatican, ít nhất một thành viên của cơ quan báo chí Vatican thừa nhận rằng ông đã không theo đuổi những tin đồn về cựu Hồng Y Theodore McCarrick vì ông lo ngại, một phần, về việc mất vị Hồng Y như một nguồn. Sự thừa nhận đó đã khiến một số nhà phê bình suy đoán rằng đoàn báo chí được thành lập của Vatican không phải lúc nào cũng sốt sắng trong việc đưa tin về các hành vi lạm dụng và hành vi sai trái - và đối với một số người, lời khen ngợi của Đức Giáo Hoàng đối với sự thận trọng của họ dường như đã xác nhận các giả thuyết về mối quan hệ cộng sinh qua lại giữa những người của Đức Giáo Hoàng và các phóng viên tòa án địa phương.

Về bối cảnh của tất cả những điều này, tôi muốn trực tiếp nói với các bạn một điều mà có lẽ các bạn đã biết: Trong khi Đức Giáo Hoàng ca ngợi các nhà báo và kêu gọi họ thực hiện công việc điều tra trong Giáo hội, thì việc đánh giá cao công việc đó không phải là điều phổ biến trong Giáo hội.

Khi nghĩ về cuộc cải cách và đổi mới của Giáo hội, tôi được gây dựng bởi số lượng giám mục đã đọc The Pillar và bày tỏ sự đánh giá cao về cam kết của chúng tôi trong việc điều tra các hành vi lạm dụng, che đậy và hành vi sai trái của các nhà lãnh đạo giáo hội. Tôi cảm thấy được khích lệ khi họ thường xuyên bảo chúng tôi “hãy tiếp tục”, vì điều đó có thể biểu thị sự cam kết của chính họ đối với việc quản lý tốt các giáo phận của họ.

Nhưng tôi cũng có thể nhớ lại thời điểm một quan chức cấp cao của Vatican khiển trách tôi vì đã 'làm tổn thương Giáo hội' bằng cách báo cáo sự hiện hữu của một cuộc điều tra Vos estis lux mundi. Ngài hỏi tôi tại sao, nếu tôi thực sự là một người Công Giáo yêu mến Giáo hội, tôi lại 'làm xấu hổ' Giáo Hội khi đưa tin về việc một giám mục đang bị điều tra.

Và tôi nghĩ về những gì đã xảy ra cách đây vài năm, sau khi The Pillar đưa tin về hành vi sai trái của một quan chức giáo hội cấp cao ở vị trí lãnh đạo. Ngay sau đó, một giám mục người Mỹ đã tiếp cận riêng với tôi để nói rằng việc báo cáo như vậy có thể hủy hoại cuộc sống của mọi người - và rằng nếu cuối cùng một giáo sĩ tự kết liễu đời mình vì việc chúng tôi báo cáo về hành vi sai trái của ngài, thì đó sẽ là trách nhiệm của chúng tôi phải gánh chịu trước Thiên Chúa, trong sự phán xét chúng tôi.

Tôi cám ơn vị giám mục về ý kiến phản hồi và xin ngài ban phước lành, nhưng tôi không đồng ý với ngài, như các bạn có thể tưởng tượng rõ ràng.

Tôi kể cho các bạn nghe những câu chuyện đó bởi vì đối với tôi, dường như chúng là bối cảnh cho cách giải thích những nhận xét của Đức Giáo Hoàng ở một số khía cạnh.

Trong một Giáo hội mà việc nói sự thật có thể bị coi là một hành động nổi loạn hoặc bất tuân, lời khen ngợi của Đức Giáo Hoàng đối với việc ‘im lặng’ trước cuộc khủng hoảng đạo đức lạm dụng dường như không bao giờ có kết quả tốt đẹp.

Tất nhiên, tôi không phải là thành viên của Hiệp hội Nhà báo Quốc tế được Vatican công nhận. Tôi biết một số nhà báo rất giỏi. Nhưng Đức Giáo Hoàng đã không nói chuyện với The Pillar trong trường hợp này. Tôi không chắc liệu ngài có khen ngợi công việc của chúng tôi hay không.

Chúng tôi nghĩ là có. Và do đó, cung cách ngài giải quyết các tai tiếng lạm dụng rõ ràng theo một tiến trình càng ngày càng minh bạch và nghiêm khắc. Trong tư cách Giáo Hoàng, tiếng nói của ngài buộc phải có những cung giọng khác nhau, ở đây, ngài nói với các nhà báo nói chung, không hẳn nói với “con cái trong nhà”, những người ngài biết rõ lòng chân thành.
 
Nhân Năm Cầu nguyện: Đức Thánh Cha Phanxicô thành lập Trường Cầu nguyện
Thanh Quảng sdb
17:51 23/01/2024
Nhân Năm Cầu nguyện: Đức Thánh Cha Phanxicô thành lập 'Trường Cầu nguyện'

Đang khi Năm Cầu nguyện diễn ra, Chủ tịch và Thứ trưởng Bộ Truyền giáo giải thích mục đích Năm thánh nhằm giúp người Công Giáo chuẩn bị cho Năm Thánh 2025, đồng thời thông báo rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thành lập “Trường Cầu nguyện” để khám phá các khía cạnh khác nhau của đời cầu nguyện như “hơi thở niềm tin” của mỗi Kitô hữu.

(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)

Chúa Nhật (21/1/2024), Đức Thánh Cha Phanxicô đã khai mạc Năm Cầu nguyện trước Năm Thánh 2025, kêu mời các tín hữu “sốt sắng cầu nguyện để chuẩn bị cho mình sống tròn đầy sự kiện tràn đầy ân sủng của Năm Thánh 2025 và trải nghiệm sức mạnh của niềm hy vọng nơi Thiên Chúa”.

Đức Thánh Cha giải thích Đức Thánh Cha giải thích: Năm Cầu nguyện, được dành “để tái khám phá giá trị to lớn và nhu cầu tuyệt đối của việc cầu nguyện, cầu nguyện trong đời sống cá nhân, trong đời sống Giáo hội, và trong thế giới”.

Văn phòng Báo chí Tòa Thánh hôm thứ Ba đã giới thiệu Năm Cầu nguyện tại cuộc họp báo do Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Phó Thánh Bộ Truyền giáo, và Đức ông Graham Bell, Thứ trưởng của Thánh Bộ, Thánh bộ có trách nhiệm điều phối Năm cầu nguyện sẽ xuất bản các tài liệu về cầu nguyện.

Các Hội đồng Giám mục với Năm Thánh của Giáo phận

Bộ Truyền giáo sẽ phát hành các tài liệu để giúp các tín hữu cử hành Năm, đồng thời nhấn mạnh sự sẵn sàng của Bộ cung cấp thêm thông tin cho các Hội đồng Giám mục và các đại diện của Giáo phận.

Đức Tổng Giám Mục Fisichella trình bày sự sẵn sàng của Bộ trong việc hỗ trợ Năm Cầu nguyện này, đồng thời cho biết công việc chuẩn bị cho Năm Thánh 2025 vẫn tiếp tục.

Đức Tổng Giám Mục cho biết: Khi Năm Thánh gần đến, những người hành hương có thể tìm hiểu thêm về Năm Thánh tại trang web Năm Thánh www.iubilaeum2025.va và các thông tin qua Ứng dụng.

Tái khám phá nhu cầu cầu nguyện hàng ngày của chúng ta

Đức Tổng Giám Mục Fisichella lưu ý Năm Cầu nguyện “không phải là một Năm đánh dấu bằng những sáng kiến cụ thể; đúng hơn, đây là thời gian đặc biệt để khám phá lại giá trị của việc cầu nguyện và sự cần thiết của việc cầu nguyện hàng ngày trong đời sống Kitô hữu của chúng ta”.

“Đây là thời điểm đặc biệt để tái khám phá giá trị của việc cầu nguyện và sự cần thiết của việc cầu nguyện hàng ngày trong đời sống Kitô hữu của chúng ta”.

Ngài nói, Năm là “thời gian để khám phá cách cầu nguyện và trên hết là cách giáo dục con người ngày nay về việc cầu nguyện, trong thời đại văn hóa kỹ thuật số này, để việc cầu nguyện có thể hữu hiệu và sinh hoa trái”.

Đức Tổng Giám Mục nói: “Chúng ta không thể phủ nhận thực tế là thời đại của chúng ta biểu hiện một nhu cầu sâu sắc về tâm linh”.

“Từ những người làm Dấu Thánh giá cho qua cho đến những người tham dự Bí tích Thánh Thể hàng ngày, có rất nhiều cách cầu nguyện mà không ai có thể mô tả đầy đủ được; chúng có thể là một giây phút cầu nguyện đơn sơ đến những khoảng khắc cầu nguyện chiêm niệm, cầu nguyện với những giọt lệ nhạt nhòa cảm mến!” ngài nói.

Đức Tổng Giám Mục Fisichella thừa nhận rằng lời cầu nguyện không thể bị rập khuôn theo một khuôn khổ có sẵn, “bởi vì nó là sự biểu hiện mối quan hệ cá nhân của người tín hữu với chính Thiên Chúa trong mối quan hệ mật thiết và độc nhất của niềm tin chúng ta”.

Lời cầu nguyện nuôi dưỡng đức tin của chúng ta

Ngài nói, Năm Cầu nguyện “phù hợp với bối cảnh này như một cách nuôi dưỡng mối quan hệ của chúng ta với Chúa, mang lại những giây phút nghỉ ngơi tinh thần thực sự. Nó giống như một ốc đảo được che chở khỏi những căng thẳng hàng ngày, nơi cầu nguyện trở thành chất dinh dưỡng cho đời sống đức tin Kitô giáo” với hy vọng và lòng bác ái."

Vì lý do này, Bộ Truyền giáo đã chuẩn bị một loạt tài liệu và cách thức cầu nguyện cho những tháng tới với ước mong có thể tạo thành một “bản giao hưởng” cho các hình thức cầu nguyện mà cộng đồng Kitô giáo và cá nhân tín hữu có thể xử dụng.

Như Đức Thánh Cha Phanxicô viết trong phần giới thiệu phần đầu của loạt bài “Ghi chú về cầu nguyện”: “Cầu nguyện là hơi thở của đức tin; đó là cách diễn đạt đúng đắn nhất của đức tin. Giống như tiếng kêu, phát ra từ trái tim của những người tin tưởng và phó thác bản thân mình” đối với Thiên Chúa."

Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh: Đây “sẽ không phải là một năm cản trở các sáng kiến của các Giáo hội địa phương, mà đúng hơn, nó phải được coi là một giai đoạn trong đó nhiều sáng kiến đã được hoạch định để hỗ trợ một cách hiệu quả, chính xác là vì nó lấy lời cầu nguyện làm nền tảng”.

ĐTGM nói tiếp: “Vì vậy, chúng ta không nên mong đợi một loạt các sự kiện cụ thể, nhưng thay vào đó là những ý tưởng và đề xuất, để lời cầu nguyện của Giáo hội một lần nữa có thể hồi sinh và để lại dấu ấn trong cuộc đời của mỗi người đã được rửa tội”.

Những cách thức đi kèm với lời cầu nguyện

Đức Tổng Giám Mục Fisichella tiếp tục gợi ý hai cách thế là suy niệm và đọc sách để hiểu rõ hơn giá trị của lời cầu nguyện.

Ngài đưa ra ví dụ về 38 bài giảng giáo lý mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày từ ngày 6 tháng 5 năm 2020 đến ngày 16 tháng 6 năm 2021, trong đó trình bày các hình thức cầu nguyện khác nhau, mà chúng có thể tìm đọc lại vì chúng chứa đựng nhiều gợi ý hữu ích. Thứ hai, ngài cho biết Thánh Bộ đang chuẩn bị một loạt sách có tựa đề “về việc cầu nguyện”.

Tuyển tập tám cuốn

Đức ông Graham Bell tiếp tục mô tả thêm về các dự án hiện tại của Bộ để chuẩn bị và hỗ trợ Năm Cầu nguyện này.

Đức ông cho hay: “Nhà xuất bản Vatican (LEV), bắt đầu xuất bản từ hôm nay, một loạt các văn bản nhỏ nhằm đào sâu các chiều kích khác nhau của việc cầu nguyện Kitô giáo,” do các tác giả nổi tiếng quốc tế, mà Thánh Bộ biên soạn cho việc Truyền giáo - Phần dành cho các câu hỏi cơ bản về việc truyền giáo trên thế giới.

Ngài lưu ý rằng loạt bài này, bao gồm tám tập, được cung cấp cho các Hội đồng Giám mục để cung cấp những trợ giúp hữu ích nhằm giúp các tín hữu đi sâu vào não trạng của việc cầu nguyện.

Cuốn sách đầu tiên mà Đức ông Bell giới thiệu với tựa đề: Việc cầu nguyện ngày nay, Một Thử Thách Cần Vượt Qua (LEV, 110 trang giá euro 8.50), với lời tựa của Đức Thánh Cha Phanxicô, được viết bởi Đức Hồng Y Angelo Comastri, một trong những tác giả nổi tiếng nhất về linh đạo, người trước đây từng giữ chức vụ Quốc vụ khanh Tòa Thánh và là Giám đốc Đền Thánh Phêrô.

Ngài giải thích, sách có sẵn tại các hiệu sách vào ngày 23 tháng 1, đưa ra những lời nhắc nhở về sự cần thiết của việc cầu nguyện và những lời dạy để có “một cái nhìn mới và một trái tim mới” bằng cách nêu bật những nhân vật đã làm chứng cho hoa trái của việc cầu nguyện, chẳng hạn như Thánh nữ Têrêsa thành Lisieux, Thánh Phanxicô Assisi, và Mẹ Têrêsa Calcutta.

'Với Chúa, mọi việc đều có thể'

Trong lời nói đầu, Đức ông Bell lưu ý, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại “cầu nguyện là hơi thở của đức tin; đó là cách diễn đạt đúng đắn nhất. Giống như tiếng kêu thầm kín phát ra từ trái tim của những người tin tưởng và phó thác mình cho Thiên Chúa”.

Đức Ông Bell thừa nhận: Đức Hồng Y Comastri nhấn mạnh “chỉ có lời cầu nguyện mới dành chỗ cho Thiên Chúa trong cuộc sống của chúng ta và trong lịch sử thế giới và với Thiên Chúa mọi sự đều có thể”.

Bảy cuốn nữa sẽ được xuất bản trong thời gian tới, bao gồm tác giả Gianfranco Ravasi, với cuốn “Cầu nguyện với các Thánh vịnh” (xb tháng 2 năm 2024); Juan López Vergara, với cuốn “Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu” (xb tháng 2 năm 2024); Paul Murray, OP, với cuốn “Cầu nguyện với các Thánh và Tội nhân” (xb tháng 3 năm 2024); Antonio Pitta, với cuốn “Dụ ngôn cầu nguyện” (xb tháng 3 năm 2024); và cuốn “Các tu sĩ nhiệt thành, Giáo hội cầu nguyện” (xb tháng 3 năm 2024); Catherine Aubin, với cuốn “Lời cầu nguyện của Đức Maria và các Thánh” (xb tháng 4 năm 2024); Ugo Vanni, với cuốn “Lời cầu nguyện Chúa Giêsu dạy chúng ta: Kinh Lạy Cha” (xb Tháng 4 năm 2024).

Đức Thánh Cha Phanxicô và “Trường Cầu Nguyện”

Cùng với những nguồn lực mà Bộ Truyền giáo chuẩn bị các trợ giúp mục vụ nhằm trình bày lại những cách thể hiện việc cầu nguyện khác nhau trong cộng đồng, trong gia đình, cho các linh mục, đan tu dòng kín, cho cộng đoàn và giới trẻ.

Đức Tổng Giám Mục Fisichella cho biết đây “không phải là những lời cầu nguyện mới, nhưng giúp chúng ta sống với nhận thức sâu sắc hơn về nhu cầu cầu nguyện hàng ngày”.

Chính Đức Thánh Cha trong năm nay sẽ thành lập một “Trường Cầu nguyện”.

“Trường cầu nguyện này”, Đức Tổng Giám Mục Fisichella giải thích, “sẽ là một loạt những khoảnh khắc gặp gỡ với các nhóm người cụ thể để cùng nhau cầu nguyện và hiểu rõ hơn về các hình thức cầu nguyện khác nhau: từ tạ ơn đến xin ơn; từ cầu nguyện chiêm niệm đến cầu nguyện bằng tiếng; từ tôn thờ đến cầu xin."

Các quan yếu Vatican kết luận bằng cách nhắc lại lời của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Tôi chắc chắn rằng các giám mục, linh mục, phó tế và giáo lý viên trong năm nay sẽ tìm ra những cách thích hợp để đặt lời cầu nguyện vào trọng tâm của sứ điệp hy vọng rằng Năm Thánh 2025 sẽ vang vọng lên trong thời điểm khó khăn này."
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ngân Khánh Gm Phêrô Trần Đình Tứ_ Bài 10
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
05:29 23/01/2024

Ngày 6.1.1971, trong phiên họp thường niên của Hội đồng Giám mục Việt Nam, các Giám mục quyết định thành lập Hội Thừa sai Việt Nam. Hội được thiết lập với mục đích trước tiên là làm việc truyền giáo, là tự hiến để được sai đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ công việc gì, miễn là đem Tin Mừng của Chúa đến với mọi người và đưa mọi người về với Chúa, với ơn cứu độ của Chúa.

Buổi ban đầu này, Hội Thừa sai Việt Nam được giao cho Đức Tổng Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim Điền, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế đảm nhận vai trò Tổng Đặc trách. Đức tổng giữ vai trò này chừng bốn năm. Đến cuối tháng 4.1975, do thời cuộc và nhiều khó khăn khác, mọi công tác của Hội Thừa Sai Việt Nam bị ngưng trệ.

Mãi đến tháng 10.1999, trong tuần họp thường niên của mình, Hội đồng Giám mục Việt Nam quyết định phục hồi Hội Thừa sai Việt Nam. Từ đây Hội Thừa sai Việt Nam bắt đầu một bước ngoặc mới, mở ra một trang sử mới cho Hội. Giai đoạn thứ II này, Hội được trao cho Đức Tân Giám mục Phêrô Trần Đình Tứ (Giám mục ngày 6.1.1999), Giám mục giáo phận Phú Cường đảm nhận vai trò Tổng Đặc trách.
Ngày 30.6.2012, một thông từ báo Phòng Báo chí Toà Thánh cho biết: Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhận đơn từ chức Giám mục Giáo phận Phú Cường của Đức Cha Phêrô vì lý do tuổi tác. Tuy nhiên, Đức Cha Phêrô vẫn tiếp tục giữ vai trò Đặc trách Hội Thừa sai Việt Nam mãi đến tháng 10.2020 (tổng cộng khoảng 21 năm).

Sau đây chúng ta cùng đọc lại hai văn bản quý có liên quan đến Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ. Đó là:

- Bài chúc mừng của Cha Phêrô Phan Như Ngân, lúc bấy giờ đang là Tổng Phụ trách Hội Thừa sai Việt Nam (hiện là Phó xứ giáo xứ Hoà Trung, Giáo phận Cần Thơ) nhân dịp Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ mừng Kim khánh Linh mục;
- Thư tri ân Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ của Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục Tổng Giáo phận Huế.

1. ĐẠI DIỆN HỘI THỪA SAI VIỆT NAM CHÚC MỪNG DỊP KIM KHÁNH LINH MỤC CỦA ĐỨC CHA PHÊRÔ TỨ.

Trọng kính Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, Giám mục Đặc trách Hội Thừa sai Việt Nam,

Trong bầu không khí trang trọng và đầy ý nghĩa của thánh lễ Tạ ơn hôm nay, chúng con thiết nghĩ, Đức Cha đang sống lại những hình ảnh của 50 năm trước, với tâm hồn đầy cảm xúc, hân hoan, Đức Cha đã tiến lên Bàn Thánh, để bắt đầu cho một hành trình mới.

Vòng thời gian nửa thế kỷ đã đi qua, với biết bao biến cố thăng trầm, buồn vui của Hội Thánh, của quê hương và của chính cuộc đời Đức Cha. Vậy mà hôm nay Đức Cha vẫn hiện diện khỏe mạnh, minh mẫn giữa chúng con. Đây quả là một hồng ân lớn, không phải ai cũng có được.

50 năm là điểm mốc thời gian rất đặc biệt, đáng để chúng ta nhìn lại, suy nghĩ và tạ ơn Thiên Chúa. Chúng con thấy lời của Đức Hồng Y Tổng trưởng Thánh Bộ Truyền giáo Fernando Filoni nói với Đức Cha thật súc tích và đầy đủ. 50 năm qua, Đức Cha đã làm cho ơn gọi của mình sinh hoa kết trái trong khi yêu mến phục vụ Hội Thánh cũng như xã hội. Chính vì thế, khi nhận ra công trình của Thiên Chúa nơi Đức Cha, Đức Hồng Y muốn tỏ bày lòng biết ơn của ngài đối với những công việc Đức Cha đã thực hiện cho Hội Thánh truyền giáo.

Riêng đối với Hội Thừa sai Việt Nam, kể từ khi tái lập năm 1999, chỉ trong vòng 16 năm, dưới sự hướng dẫn của Đức Cha, Hội đã có 31 linh mục, 1 phó tế, 22 thầy đang chờ tiến chức linh mục, 16 ứng sinh, cùng các cơ sở vật chất rộng rãi và giá trị đã và đang hình thành. Thành quả ấy là nhờ công ơn của Đức Cha.

Kính thưa Đức Cha, truyền giáo luôn được coi là căn tính của Giáo Hội. Và đó cũng là thách đố lớn nhất. Nhưng không phải ai cũng đủ khả năng, can đảm và nhiệt tình để "ra đi đến với muôn dân".

Hội Thừa sai Việt Nam rất biết ơn Đức Cha, vì khi đón nhận trách nhiệm đặc trách Hội do Hội Đồng Giám mục Việt Nam giao phó, Đức Cha cũng mang trên mình nhiều gánh nặng rồi. Ở thời điểm đó, Đức Cha vừa đảm nhận một giáo phận truyền giáo, với biết bao công việc phải làm, Đức Cha cũng phải đảm trách Ủy ban Phụng tự Hội đồng Giám mục. Đây là Ủy ban đòi hỏi chuyên môn và thật nhiều thời gian; các chức vụ Chủ tịch Ủy ban Nghệ thuật thánh, thành viên Hội đồng Giáo hoàng Đặc trách Đối thoại liên tôn; Đại biểu Giáo Hội Việt Nam tại các Đại hội Thánh Thể Quốc tế.

Mặc dù mang nhiều trách vụ, Đức Cha đã không từ chối Hội Thừa sai Việt Nam, trái lại, Đức Cha tự nguyện chất thêm lên vai mình, một gánh nặng nữa, vì Đức Cha yêu mến các linh hồn, yêu mến Hội Thừa sai.

Chúng con hết lòng cảm tạ Chúa đã gởi Đức Cha đến chúng con và trao chúng con trong tay Đức Cha để chúng con ngày càng trưởng thành và có được những gì chúng con đang có như ngày hôm nay.

Chúng con nguyện xin Chúa tiếp tục đồng hành và gìn giữ Đức Cha trong tay Chúa, để từng ngày đi qua, chúng con lại tiếp tục được thừa hưởng những ân phúc của Chúa qua bàn tay chăm sóc, dắt dìu của Đức Cha.

Chúng con hứa không ngừng cầu nguyện cho Đức Cha. Chúng con cũng xin Đức cha luôn nhớ đến chúng con trong các giờ kinh nguyện của Đức Cha.

Linh mục Phêrô Phan Như Ngân
Đại diện Hội Thừa sai Việt Nam

II. TRI ÂN CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM ĐỐI VỚI ĐỨC CHA PHÊRÔ TỨ VỀ HỘI THỪA SAI VIỆT NAM.

Huế, ngày 25/10/2020

Kính gửi:
Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ,
Nguyên Giám mục Giáo phận Phú Cường.
Nguyên Chủ tịch Ủy ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam.

Kính thưa Đức Cha,

Năm 1971, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chính thức thành lập Hội Thừa sai Việt Nam và giao cho Đức Tổng Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim Điền phụ trách. Do thời thế thay đổi, hoạt động của Hội Thừa sai Việt Nam đã bị ngưng trệ một thời gian. Cho đến năm 1999, vì Đức Tổng Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim Điền đã qua đời năm 1988, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chính thức trao trách nhiệm dẫn dắt Hội Thừa sai cho Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ. Từ đó đến nay, Đức Cha đã tận tâm tận lực lo cho Hội.

Vừa qua, do tuổi cao sức yếu, ngày 08 tháng 10 năm 2020 Đức Cha đã đệ đơn xin từ nhiệm. Hội đồng Giám mục, trong kỳ họp thường niên từ 12 đến 16 tháng 10 năm 2020 tại Trung tâm Mục vụ Tgp. Sài Gòn – Tp. HCM đã chấp thuận đơn xin từ nhiệm của Đức Cha và chính thức bổ nhiệm Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long, Giám mục Giáo phận Vinh, thay thế.

Qua lá thư này, thay lời cho Hội đồng Giám mục, tôi trân trọng cám ơn Đức Cha Phêrô đã hết lòng chèo chống con thuyền Hội Thừa sai Việt Nam vượt qua một chặng đường lịch sử đầy thử thách khó khăn để duy trì ước nguyện mở rộng biên cương truyền giáo của Hội đồng Giám mục.

Tôi tin rằng vị kế nhiệm Đức Cha Phêrô là Đức Cha Anphong sẽ tiếp tục bảo bọc và phát huy những gì Đức Cha Phêrô đã đạt được.
Kính chúc Đức Cha Phêrô tràn trề ân sủng, niềm vui và sức khoẻ.

Trong tình huynh đệ Giám mục,
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam.

+ Giuse Nguyễn Chí Linh
Tổng Giám mục Huế

Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG (biên soạn)


 
Cuộc đời Thánh Phaolô và sự trở lại
Đinh văn Tiến Hùng
17:47 23/01/2024

+ Cuộc đời Thánh Phaolô và sự trở lại +

Thánh Phaolô tông đồ, vị tông đồ cột trụ của Giáo hội sơ khai và vẫn còn là tông đồ nòng cốt của Giáo hội cho đến cùng. Tuy nhiên, Ngài là vị tông đồ không thuộc nhóm mười hai. Trái lại, Ngài còn có một quá khứ bách hại đạo Chúa nữa. Bởi đó càng nhớ ơn Ngài bao nhiêu, chúng ta càng thấy biến cố xoay đổi vị tông đồ cả quan trọng bấy nhiêu.

Chúng ta hãy nghe chính vị tông đồ nói về cuộc trở lại của mình : - "Tôi là người Do thái, sinh tại Tarsô, xứ Tarsus in Cilicia (Turkey), đã được nuôi nấng trong thành này (tức Giêrusalem) đã thụ giáo dưới chân Gamaliel, rập theo khuôn phép nhiệm nhặt của lề luật cha ông, nhiệt tâm thờ phượng Thiên Chúa cũng như các ông hết ngày hôm nay. Tôi đã bắt bớ đạo này, đến chết chóc cũng không từ, xiềng xích đã được các thượng tế cho cầm trát để thông tri cho đồng bào mà lên đường đi Damas, để bắt trói những người Kitô hữu ở đó và giải về Giêrusalem để trừng trị.

Số là dọc đường khi tới gần Đamas, thì vào lối giữa trưa thình lình tự trời, một ánh sáng chói lòa lóe rạng bao phủ lấy tôi, tôi ngã xuống nền đất, và nghe có tiếng nói với tôi : - Saulê, Saulê tại sao ngươi bắt bớ ta?

Tôi hỏi : "Thưa Ngài, Ngài là ai?". Và Ngài nói cùng tôi : "Ta là Giêsu Nazarét”

Ông lại nói : - Thiên Chúa của cha ông chúng ta đã tiền định cho anh được biết thánh ý Ngài, được thấy đấng công chính và nghe tiếng phát xuất tự miệng Ngài, vì anh sẽ là chứng tá cho Ngài trước mặt mọi người về điều anh đã thấy đã nghe. Và bây giờ sao còn lần lựa? Hãy chỗi dậy chịu thanh tẩy và chịu rửa mình cho sạch các tội của anh, miệng kêu khấn danh Ngài.

Xẩy ra là khi tôi về Giêrusalem, và cầu nguyện trong đền thờ, tôi đã được ngất trí, và được thấy Ngài phán bảo tôi: - Hãy mau ra khỏi Giêrusalem, vì chúng sẽ không đón nhận chứng của người về ta.

Tôi mới nói: - Lạy Chúa, họ biết lắm : chính tôi đã bỏ tù và đánh đòn khắp các hội đường những kẻ tin vào Chúa, và khi người ta đổ máu Stêphanô, chứng tá của Người, thì chính tôi đã có mặt và tán đồng, cùng canh giữ áo choàng cho những kẻ giết anh ấy.

Nhưng Ngài phán bảo : - Hãy đi, vì Ta sai ngươi đi xa, đến với dân ngoại (Cv 22-23) Những tường thuật này cho thấy kinh nghiệm trên đường Đamas không chỉ nơi cuộc trở lại của Phaolô mà còn ấn định những tư chất cá nhân trong đức tin và Tin Mừng của vị tông đồ. Tất cả đều tập chú vào Chúa Giêsu là đấng đã sống lại mà vẫn sống trong Giáo hội Người. Kinh nghiệm Đamas còn bao hàm sứ mệnh trao cho Phaolô rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại, một sứ mệnh thiết định tính cách phổ quát của Tin Mừng mà có lẽ Phaolô chưa nhận thấy ngay. Ngoài ra cuộc trở lại của Phaolô còn cho thấy ngay. Ngoài ra cuộc trở lại của Phaolô còn cho thấy quan niệm về sự kêu gọi và sự chọn lựa do Thiên Chúa thực hiện.

*Ngã ngựa Hồi tâm*

+ Trên đường Damas bắt người Ki-tô giáo,
Phao-lô ngã ngựa luồng sáng chói lòa,
“ Saulê ! Saulê ! Sao người theo bắt Ta? “
Tiếng vang lên Đấng Linh Thiêng truyền lệnh,

Phao-lô hỏi : “ Thưa Ngài là ai thế?
“ Ta là Jesus chính ngươi đang đi tìm.”
“ Vậy thưa Ngài giờ tôi phải làm gì? “
“ Hãy chỗi dậy ! Vào thành ngươi sẽ rõ. “

Từ đó Phao-lô thống hối trở lại,
Gieo rắc Tin Mừng đi khắp muôn nơi,
Là cột trụ tiên khởi của Giáo đoàn.
Và trở thành Tông đồ dân ngoại.

Giáo Hội vững bền hai mươi thế kỷ,
Hai Vị Thánh đưa Giáo Hội lên cao,
Thánh Phê-rô – Phao-lô thật quyền thế,
Muôn ngàn đời sáng chói Hai Vì Sao !

Lạy Thánh Phao-lô Ngài quyêt tâm trở lại,
Xin giúp con cuộc sống mới hồi sinh,
Yêu tha nhân và luôn biết quên mình.
Dù bao năm đắm chìm trong tội lỗi.

Suy niệm :

Những cú “ngã ngựa” trong đời tín hữu.
Biến cố ngã ngựa đã chia đôi cuộc đời Thánh Phaolô. Từ một kẻ thù, Chúa đã biến ngài thành một người bạn, một người tình. Từ một người đi lùng bắt những Kitô hữu, Chúa đã biến ngài trở thành người rao giảng về Người và sẵn sàng chết vì Người.

Phaolô đã viết những lời thật cảm động: “Không có gì có thể tách tôi ra khỏi lòng yêu mến của Đức Kitô. Dù là gian truân, bĩ cực, đói khát trần truồng, hiểm nguy, gươm giáo…. Tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay thiên phủ, dù hiện tại hay tương lai, dù quyền năng, dù chiều cao hay chiều sâu hay bất cứ tạo vật nào khác, không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi lòng yêu mến Thiên Chúa được thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta” (x. 2 Tm 4, 6-8; Rm 8, 18-19. 32. 33. 38. 39)

Nhìn vào biến cố “ngã ngựa” của Thánh Phaolô để rồi nhìn lại cuộc đời mình, biết đâu ta cũng gặp thấy rất nhiều những cú “ngã ngựa”. Có những cú “ngã ngựa” trong đời sống thiêng liêng liên hệ với Chúa; có những cú “ngã ngựa” trong đời sống tình cảm liên hệ với tha nhân; có những cú “ngã ngựa” trong đời sống chiến đấu nội tâm; và có những cú “ngã ngựa” trong đời sống xác thân bên ngoài như công ăn việc làm, học hành, danh dự, tình yêu, tương lai, hạnh phúc, sức khỏe…

Nhưng điều quan trọng là đừng nhìn “ngã ngựa” chỉ như một thất bại để rồi cuốn theo thất vọng quỵ ngã không gượng dậy được. Hãy nhìn “ngã ngựa” như một thất bại cho một thành công lớn hơn trong ơn thánh. Ăn trái cấm là một thất bại của Ađam – Evà trong quyền làm chủ, nhưng lại là một điều kiện bật mở chương trình cứu độ với việc Ngôi Hai Thiên Chúa làm người. “Tội hồng phúc” là thế. Cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá là một thất bại đau đớn trước mặt trần thế, lại là một thành công trong chiến thắng cứu độ vinh quang.

Và cú “ngã ngựa” của Thánh Phaolô hôm nay là một thất bại chấm dứt cuộc đời săn bắt Kitô hữu, nhưng lại là một thành công mở đầu cuộc sống lên đường truyền giáo của vị Tông đồ dân ngoại.

Như vậy người ngã ngựa không chỉ nhìn vào mình để cay cú cuộc đời, mà nhìn vào Chúa để tìm sức mạnh đứng lên trong ánh sánh niềm tin. Nếu “ngã ngựa” là điều không thể tránh được, thì điều quan trọng là luôn sẵn sàng để biết đứng dậy. Không phải khi ngã người ta trở nên mạnh mẽ mà là khi biết đứng dậy người ta mới chứng minh được bản lĩnh mạnh mẽ của mình.
( Trích một phần trong bài Suy niệm của Lm Giu-se Nguyễn Hữu An )

+ Lời nguyện cầu :

Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã tha thứ và mời gọi Thánh Phaolô làm tông đồ cho Chúa dù thánh nhân đã từng bách hại Chúa. Xin Chúa thương nhận những ước nguyện chúng con vừa dâng, và giúp chúng con luôn sống tâm tình hóan cải/ để chúng con biết kiến tạo sự hiệp nhất và yêu thương tha thứ trong những môi trường chúng con hiện diện. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.



 
Hành trình nhân chứng đức tin của Trương Vĩnh Ký
Phạm Bá Nha
17:50 23/01/2024

Hành trình nhân chứng đức tin của Trương Vĩnh Ký

Về mặt tôn giáo, nhiều người có cái nhìn chung về Petrus Trương Vĩnh Ký, là người vừa có lòng yêu nước vừa là tín hữu trung kiên tốt lành :

- Ông Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố viết : Cái gì đã hỗ trợ Petrus Ký trong nhiệm vụ; cái gì đã tạo nên hiệu quả cho những nỗ lực của ông cũng như sự thống nhất đời ông, đấy chính là tình YÊU NƯỚC của ông, tình yêu xứ Nam Kỳ mà ông thường gọi đùa là MẸ THÂN YÊU.

- Ông Jean Bouchet, sử gia Pháp đã viết kỹ hơn : Ta nhìn lại và rút tỉa ở cuộc đời tiên sinh một bài học qúi giá về lòng tin tưởng ở sức mạnh của chí cương quyết. Sự tin tưởng ấy chiến thắng tất cả mọi trở lực, miễn là nó bền bỉ và quả quyết. Thật là đẹp đẽ cuộc đời cần cù của tiên sinh, cuộc đời đem vinh dự về cho làng mạc quê hương và cho cả nước VN, nơi tiên sinh đã để lại nhiều công trình, nỗ lực lớn lao... Cuộc đời của tiên sinh tóm trong mấy chữ : bác học, tâm thuật và khiêm nhượng’’. (Jean Bouchot, Petrus Ký, savant et patriote cochinchinois. Nguyên Hương dịch : Petrus Trương Vĩnh Ký, một học giả Nam Kỳ, Saigon 1925 tr. 171)

- Tác giả Nguyên Hương cho rằng : Petrus Ký là tín đồ mộ đạo, nhưng không say mê cuồng tín, yêu nước nhưng trước thực trạng bi đát của nước nhà Trương Vĩnh Ký sáng suốt như ước đoán được những ngày tàn tạ suy vong khó tránh được cho xứ sở, nếu không kịp thời báo nguy. (Nguyên Hương. Petrus Trương Vĩnh Ký. Văn Hóa Tập San. tập XIV, tr. 1713)

- Ông Hồ Hữu Tường ghi nhận : Riêng đối với nhà trí thức Trương Vĩnh Ký, chuyến đi Pháp đánh dấu một cái quanh trọng đại trong tâm tình. Ở Pháp ông đã tiếp cận với nhiều nhà trí thức và xuyên qua những nhân vật này ông làm quen với những trào lưu tư tưởng tiến bộ Âu Châu. Là con chiên ngoan đạo, Trương Vĩnh Ký được vạch mây mù mà thấy được Thiên Chúa giáo nguyên thủy. Qua Mặc dù những tác phẩm về Thiên Chúa giáo nguyên thủy bị Tòa Thánh Vatican cấm đọc. Nhưng ông đã lén đọc và tiêm nhiễm cái tinh thần phục vụ đại chúng bình dân và nghèo khổ, mà Đức Giêsu và 12 Tông Đồ khi lập giáo đã truyền bá. Đây là một cuộc thay đổi âm thầm trong tâm tư. (Hồ hữu Tường, thuyết trình tại Trung Tâm Văn Bút Sàigòn, 28-7-1974).

- Quan thông ngôn Lê Phát Đạt gặp Petrus Ký sống trong cảnh thanh bần đã khoe tài làm giàu của mình, Petrus Ký khuyên : ‘‘Này cháu ơi, chớ vội vui mừng. Đương lúc vui, nên gẫm mà buồn lần lần đi. Đến khi nguy khốn dễ đuổi tan sầu não. Trong khổ cực, là biết nghĩ đến vui mừng, thì hãy vui. Việc gì cũng có trả có vay’’. (Hồ Hữu Tường, Hiện tượng Trương Vĩnh Ký, Bách Khoa Giai Phẩm, số 414, 1974).

Qua những nhận xét trên, trong bài này trình bày về Trương Vĩnh Ký là nhân chứng về sống đức tin trong thời kỳ bách đạo.

ĐẦU XANH ĐÃ VƯƠNG TỘI TÌNH GÌ?

Bà Nguyễn Thị Châu, người Cái Mơn, Vĩnh Long, là thân mẫu của nhà bác học Trương Vĩnh Ký (1837-1898) lập gia đình với ông Trương Chánh Thi, trở lại đạo Công Giáo và là võ quan dưới triều Minh Mạng, trấn đóng biên giới Cao Miên. Từ ngày lấy chồng, một mình ở nhà nuôi con. Con gái lớn mất khi còn nhỏ, trong thời gian chồng đi lính xa. Khi chồng về thì con gái đầu lòng đã chết mà chưa kịp đặt tên. Rút kinh nghiệm, lần này khi trả phép ông dặn vợ đặt tên cho những người con kế là : Sử, Ký, Đại, Việt. Vì thế, bà có hai con trai tiếp là Trương Chánh Sử và Trương Vĩnh Ký.

Ông Thi đã được cố Hòa, linh mục Thừa Sai đã dạy giáo lý, rửa tội và kết duyên nên nghĩa vợ chồng qua phép hôn phối. Chú rể đã 30 tuổi, cô dâu mới 18 xuân xanh. Một sự giằng co quyết liệt trong con người ông Thi là : Đã là quan thì phải bỏ đạo. Đây ông lại theo đạo lấy một tín đồ đạo gốc. Vì thế viên sỹ quan này là cái gai trong triều đình bấy giờ.

Trương Vĩnh Ký sinh ngày 06-12-1837, tại Cái Mơn, Vĩnh Long. Tên rửa tội là Jean Baptiste, tên thêm sức là Petrus. Vừa mới lọt lòng mẹ, bé chưa kịp khóc, thì Cái Mơn đã chìm trong mùa lửa cháy. Lửa bốc cháy khắp nơi, nên mẹ bé chỉ kịp vơ vội chiếc áo của chồng cuốn cho con, chạy xuống chiếc xuồng nhỏ theo ông bà ngoại chạy thoát quân lính triều đình truy bắt. Sau một ngày, ông ngoại dựng tạm chiếc lều tre trên bãi đất trống cho mẹ con thơ nương thân. Trong căn lều này, bé đã khóc 9 ngày 9 đêm. Cả nhà chỉ còn biết cầu nguyện. Ông ngoại của bé đã chuẩn bị cho bé chiếc quan tài bằng gỗ mít. Tới ngày thứ 10, bé im tiếng khóc. Được tin vợ sanh, ông Thi về thăm, thấy con ông ôm con khóc lặng người. Thời kỳ này, Minh Mạng ra 3 chỉ dụ ngày 06-01-1833, và ngày 25-01-1836 nhằm : ’’triệt hạ tận gốc tín đồ Gia Tô’’; và chỉ dụ ’’sát tả’’ ngày 05-06-1938. (Trương Vĩnh Ký, bi kịch muôn đời. Chương 1)

Năm Ký lên 3, bố về thăm và trước khi đi, ông xin ông ngoại đổi tên con là Trương Vĩnh Ký thay vì có chữ lót như Trương Chánh Ký. Không ngờ đó là lần cuối cha con vĩnh biệt nhau.

Năm 1840, mới lên 3 tuổi, Ký mang trên đầu 3 chiếc khăn tang : tháng 2, bà ngoại mất vì kiết lỵ. Tháng 6, ông ngoại bị lính triều đình đập vồ vào đầu, óc phụt ra ngoài, xác bị ném xuống rạch Cái Mơn. Tháng 9, đầu thời Thiệu Trị, bãi bỏ việc bảo hộ Cao Miên, và do sắc chỉ cấm đạo buộc binh lính, quan chức trong triều bỏ đạo. Lãnh binh Trương Chánh Thi về qui ẩn tại Cái Mơn và qua đời tại đây. Ông về vào đúng lúc làng quê đổ nát, tan tành, 20 người bị chém đầu, bị treo cổ, bị cột đá buông sông Cổ Chiên, 3 người bị lăng trì.

LỚN LÊN TRONG ĐỨC TIN

Đang lúc dân chúng tán loạn, Bà Châu ẵm vội hai anh em Sử-Ký chạy thoát khỏi vòng lửa đạn. Bà Châu tay dắt bé Sử, 4 tuổi, bên hông ẵm bé Ký. Ba mẹ con chạy dọc theo bờ rạch, thì có ông lão giả dạng chài lưới, gọi với rồi chở ba mẹ con đến một đống rơm ở đầu thôn. Ông bắt 3 người chui vào đấy. Ba mẹ con ở trong đó 3 ngày 3 đêm. Ngày ngày ông lén lút đem dúi cho giỏ cơm với mắm tép rang mặn. Sau khi tình hình yên ổn, ông đem ba mẹ con về dựng lều trên nền đất tro tàn đổ nát của thôn làng cũ. Mẹ góa con côi sống qua ngày. Ông lão chài kia bà đã nhận ra không ai xa lạ đó là thầy đồ Học, người Phật giáo và trí thức, không chịu ra làm quan. Ông mở lớp dạy trẻ con trong làng, về chữ thánh hiền. Những ngày êm ả này, có thày giảng tên Tám lui tới dạy kinh bổn. Còn anh em Sử đến nhà thày Học để học chữ. Ở nhà bà Châu dạy con về tục ngữ ca dao bằng những bài hát ru con. (sđd. Chương 2 và 3)

Đầu thời vua Thiệu Trị, việc ‘‘sát tả’’ giảm. Dân chúng dễ thở hơn. Gia đình bà Châu thật hạnh phúc. Cậu Sử khôn ngoan lanh lợi. Ký thông minh, sáng suốt trước mọi vấn đề. Đó là điều an ủi cho bà Châu. Thày Học thuyết phục bà Châu đem được Sử lên tỉnh Vĩnh Long học. Ký ở nhà vùi đầu vào thùng sách của bố để lại. Vì xưa bố là quan văn mà phải hành sự như là quan võ. Trong thùng sách có cuốn Thánh Kinh bằng tiếng La tinh, Ký không đọc được. Nhưng may quá thày Tám dạy Ký học Latin, trong 6 tháng Ký đã đọc và hiểu hết. Linh mục Thừa Sai Charles Emil Bouilleveaux Long (1823-1913) từ Paris đến phục vụ tại Cái Mơn, và nhờ Ký dạy tiếng Việt và sau này chính Cha đem Ký vào học ở tu viện Cái Nhum, vì chưa có chủng viện đào tạo.

Sóng gió lại đến, một hôm họ Cái Nhum bị bao vây, giáo dân hoảng sợ đem ảnh tượng chôn dưới đất, trong chum vại, đút vào bụi rậm ngoài vườn tược. Chủng viện Cái Nhum bị lục soát. Cố Long và Ký chạy thoát dọc theo bờ rạch, đi tới gần trưa mới thấy được chiếc xuồng, gọi vào xin chở qua bên kia sông Cổ Chiên. Xuồng vừa tới bờ, thì có một viên quan chạy tới để nhận hai ‘‘tà đạo’’. Ngay lúc ấy, Ký nhận ra viên sỹ quan là bố của hai người bạn học cùng lớp của thày Học. Viên sỹ quan già suy tư, nhìn trời và bày mưu bảo hai người nhảy xuống sông, đồng thời viên sỹ quan hô to.. bắt lấy.. bắt lấy. Nhưng không có ai nhảy theo. Thế là cha Long và Ký bơi thoát qua bên kia sông. Những lúc tán loạn ấy, bà Châu một mình chạy bán sống bán chết mặt chúi xuống bùn. Như nhiều lần trước, khi trở về nhà bà chỉ còn là đống tro tàn (sđd. Chương 8).

Năm 1848, trải qua một tháng trên đường đầy hiểm trở, nhiều lần tưởng chết, toàn ngủ bờ ngủ bụi, hay trong các chòi vịt, không dám vào nhà ai. Một lần ở trong vườn hoang, cha Long bị sốt rét, không chăn mền, nhờ một người trong xóm cho được cùi rơm, làm mồi lửa sưởi ấm cho cha. Sau cùng cố Long đã đưa Petrus Ký và 9 chủng sinh khác qua tới Pinalu, trung tâm truyền giáo ở Đông Dương, cách Nam Vang 6 dặm. Đây là nơi gặp gỡ nhiều chủng sinh các nước Á châu : Thái, Miên, Tàu, Lào, Triều Tiên. Cha Hòa làm giám đốc. Lớp học có 25 người, Ký học luôn đứng đầu lớp.

Năm 1852, sau 4 năm học, các Thừa Sai đã khám phá ra Ký là một thiên tài và chọn Ký gửi qua học bên Paulo Pénang, ở Mã Lai. Cùng đi có Vương Thừa Vũ người Trung Hoa, và Malachai người Xiêm. Ký là người nhỏ con nhất, lại mang nhiều sách nặng nhất. Giao thông khó khăn, đi băng rừng vượt núi qua ngả Xiêm mới tới được Mã Lai. Tới Pénang, Thừa Sai Dominique Lefebvre (1810-1865) ra tận bến tàu đón ba chủng sinh. Cha Lefebvre đã tới VN năm 1835, bị bắt giam rồi bị trục xuất về Pháp. Rồi từ Pháp cha đi Roma, về Ma Cao để trở lại Pénang. Ở Pénang Ký mải mê đọc sách trong thư viện, nhiều lần tới khuya quên ăn, chính cha Lefebvre dẫn vào bếp xin cơm cho Ký ăn. Những bài anh đọc tới lần thứ hai là kể như đã thuộc. Nhờ vậy, Ký thông thạo thêm 14 thứ tiếng. Ký đã được giải thưởng 100 bảng Anh do toàn quyền người Anh ở Pénang treo giải thưởng viết bằng tiếng Latin. Được tiền thưởng Ký ra chợ mua 8 sấp vải Bombay để dành tặng mẹ. Nhưng Ký nghĩ là không biết đem vải về mẹ có may mặc hay lại đem cho người khác. Vì khi ở bên nhà, lúc anh Sử tặng mẹ sấp vải thô dệt tay, mẹ không may, mẹ đem tặng cho bà cụ trong xóm. Nếu có mua được mớ tép, kho lên, mẹ húp chút nước, còn tép lại để cho hai con ăn. Ký nhớ, khi bà cụ ấy mất, mẹ qua viếng thấy bộ quần áo mới bà cụ mặc khi nằm xuống là vải mẹ tặng. Lúc ấy mẹ nói : cả đời thiếm ấy, khi nằm xuống mới có bộ quần áo mới. Đối với mẹ ‘‘cho là được’’. Ký còn định mua thêm như thuốc bắc, sâm cao ly... Nhưng Ký hoàn toàn thất vọng vì bà đã ra đi trước khi nhận quà của con, năm 1857.

Những năm ở Pénang, ai cũng công nhận Petrus Ký là thần đồng trong những bạn đồng khóa. Vì thế Ký được chọn đi La Mã học. Và mặc dù tinh hình chỉ dụ sát tả mới ban hành ngày 07-06-1857, ngày càng gắt gao tại VN, và nhiều cạm bẫy, Petrus Ký vẫn xin về thụ tang mẹ. Vì tội bất hiếu là tội nặng hơn các tội. Đấy là lý do Ký xin về, để che dấu muốn sống những ‘‘ngày trên thánh giá’’ như mọi người trong làng nước (sđd. Chương 15).

Năm 1858, cùng về VN với Petrus ký có Phan Thanh Long người Gia Định và Lê Huy Tốn người Ninh Bình. Tàu ghé Hạ Châu rồi mới về Bến Nghé (Saigon). Nghe tin Ký về, nhiều tác giả đến tặng sách. Ký mang về 11 thùng sách.

HÀNH TRÌNH ĐỨC TIN

Lần về cũng gian truân như khi đi, đất nước đang tràn ngập khói lửa vì lệnh cấm đạo. Hải cảng lớn không vào được, tàu đành ghé Cần Giờ. Ba học sinh và 11 thùng sách của Ký được chú Ba Cần Giờ chở đi trốn sâu vào rừng đước. Một lúc sau, chú cho thuyền tạt vào một chòi lá cao hơn mặt nước độ một thước. Nơi đây có cả bàn thờ Chúa. Ba người thở phào nhẹ nhõm, tắm rửa và đọc kinh chung. Chú Ba dọn cá nướng như ‘‘cả nước đón mừng ba cậu về’’. Trong bữa cơm, chú Ba kể mình ở Chợ Quán. Nhà bị đốt sạch như bao gia đình khác, chú đem Chúa ra đây thờ. Giáo dân chết như rạ. Chú Ba dặn ba thanh niên : Các chú về giữa thời loạn. Thánh giá đặt đầy giữa đường coi chừng đi qua dẫm lên, là chết. Chặt đầu, treo ngay ở chợ. Ban ngày đi tỏ vẻ phân vân, e dè, dò đường là.. coi như rồi. Đi đêm dễ hơn, đèn tù mù ít ai thấy rõ mặt.

Phan Thanh Long muốn về nhà trước, chiều lòng chú Ba chở Long cặp thuyền ở một khúc vắng, để Long về Gia Định. Ngay sau đó chú Ba nghe nhiều tiếng huyên náo. Thì ra vừa đi không xa, Phan Thanh Long bị bắt, đầu bị chặt treo ở ngoài chợ (Chương 17). Chú Ba thuê ghe chở Ký về Rạch Giá, từ đây về Long Xuyên. Sách vở để lại chòi vịt của chú Ba Cần Giờ. Trên ghe về Long Xuyên, Ký phải giả vờ làm người đau bụng đắp mền rên la mới qua được 6 điếm canh. Và sau cùng Ký về được đến Cái Mơn, không còn nhà thờ và chủng viện. Tất cả đều đổ nát. Vui mừng Ký gặp lại anh Sử vào buồi chiều, gần tối. Sử kể lại cho em về những ngày cuối của mẹ. Và lặp lại lời mẹ dặn : Đất nước này tổ tiên tạo lập, để lại phải giữ. Nhà mình đạo gốc, gì cũng không được bỏ đạo. Chúa sẽ cứu rỗi linh hồn hai con. Sử lúc ấy đã có vợ và 2 con. Sử khuyên em nên trở lại La Mã học như các Thừa Sai mong đợi. Ký trả lời : Em quyết về. Có thể đây là lần đầu tiên em không vâng lời các Thừa Sai. Dẫu mẹ không còn trên đời này, nhưng còn Quê Hương. Quê Hương mình trù phú lắm. Tổ tiên mình chạy dạt về đây, gặp hòn cù lao sình lầy, vô chủ. Nhưng có nước ngọt. Chịu cực trăm bề chịu khổ nghìn bề để tạo lập vùng đất mới cho con cháu... Anh đừng thất vọng; Em hoàn toàn không muốn làm linh mục, làm nhà truyền giáo. Em thấy mình không hợp với cương vị thiêng liêng mà Chúa ban. Em có đọc kỹ những chỉ dụ sát tả của nhà vua. Chúa cứu thoát em khỏi chết lần này. Em nghĩ, có chết, em sẽ chết trên đất nước mình, quê hương mình (Sđd. Chương 18).

Năm 1859, vui nhất là Ký gặp lại Thầy Học, Thừa Sai Hòa. Hai người đã khai tâm cho anh hồi còn nhỏ. Cha Hòa kể lại nhũng vụ tử đạo ở Cái Mơn, trong những ngày Ký không có nhà : Một hôm lính ập vào bắt thánh trùm họ Emmanuel Lê Văn Phụng, thánh linh mục Phêrô Đoàn Công Quý, điệu hai vị ra trước bàn thờ, lột trần trước nhà tạm, chém mỗi người 5 nhát gươm. Cùng bị bắt có 32 giáo dân (sđd. Chương 20).

Sau khi ở Penang về, Ký bỏ áo nhà tu. Thừa sai Hòa nhờ Petrus Ký dạy học tại chủng (tu) viện Cái Nhum, trong xứ Cái Mơn. Nhà thờ và tu viện đều mới được cất lại bằng tre, cây tạp, và lá dừa nước. Sáng anh tự nấu cơm ăn với mắm kho, chiều về thăm mộ mẹ. Tối anh chong đèn dầu soạn bài. Với phương pháp sư phạm mới, anh dạy tiếng Pháp và tiếng Latinh. Chủng sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Học hành mà thầy trò học sống hồi hộp lo sợ. Khi nào có ám hiệu báo động thì cả lớp quơ vội vàng giấy mực... chạy.

Một hôm trong thân mật, Thừa Sai Hòa lại đặt vấn đề với Petrus Ký là chọn anh gửi đi học bên La Mã. Nhưng Petrus Ký rất mực từ chối, viện lý do : con buồn, nhưng con không thể nào bỏ quê hương xứ sở mà đi đâu được. La Mã không có sức thu hút đối với con. Quê hương con nghèo, lạc hậu quá. Dân quê khốn khổ, khốn nạn quá. Vua quan kiêu căng và bạc nhược, đẩy dân chúng tới khốn cùng bạc nhược. Thừa sai Hòa khó mà làm thay đổi được quyết định của học trò ngoan đạo này. Ngài nói : Bây giờ thì cha hiểu được nền tảng xã hội VN mà con đã giảng cho cha. Đó là sự can thiệp của ông bà, quyền hành của người cha và lòng hiếu thảo của con cái.

Ngày 09-12-1858, tu viện Cái Nhum bốc cháy, nhà thờ Cái Mơn bị đốt. Trương Vĩnh Ký tìm đường chạy ra khỏi Cái Mơn. Chạy suốt đêm, mệt quá, tới sáng anh dừng lại trước căn nhà ven bờ sông Hàm Luông. May quá, chủ nhà đã lớn tuổi cho trú ngụ, tiếp đón và cho ăn uống tử tế. Chủ nhà tên là Quản Phụng bạn cùng đi lính và làm việc với bố Trương Vĩnh Ký bên Nam Vang. Đêm lửa cháy đó, Cái Mơn có 14 hương chức bị bắt. Hai nữ tu là Marthe Lành và Ngọt bị bắt giam. Ở nhà Quản Phụng ít bữa, vì sợ mình là ‘‘người có đạo’’ sẽ bị quan quân lùng bắt mà liên lụy đến chủ nhà, nên Petrus Ký xin đi khỏi nhà chủ (sđd. Chương 20).

Vừa ra khỏi nhà thì gặp đám lính đang rượt đuổi bốn tín đồ ‘‘Gia Tô’’ ở ngã ba Cây Gáo. Bốn người bị lột trần truồng, cột dây ở hai chân cho bò kéo ngược về chợ Tân Trụ. Sợ quá, anh trèo lên cây thị nhìn xuống thấy người ta bằm bốn người anh hùng tử đạo ra nhiều khúc. Người bu xem rất đông, nhưng không ai trong bốn người than khóc kêu ca. Không chịu nổi cảnh đau thương, anh vừa trụt xuống khỏi cây thị, thì bị bắt ngay. Quan quận là Trần Lĩnh ra lệnh trói anh vào gốc cây mận đầy kiến. Tới tối, nghe có tiếng người đến gần, anh nhắm mắt chờ một mũi gươm, một nhát vồ. Trần Lĩnh không giết mà cởi trói cho anh. Anh ngạc nhiên vì ông mới ra lệnh trói anh, bây giờ lại thả. Quan nói : Chạy đi. Ta không lệnh trói cậu thì quan huyện trói ta. Nhưng ta không thuộc bọn họ. Chiều hôm sau anh đi theo bờ rạch ra sông Hàm Luông rồi về sông Tiền. Nhiều ngày sau anh không ngờ mình lại vượt qua cái chết nhờ một người tốt như vậy.

Đang chờ thuê thuyền đi Bến Nghé, tìm lại 11 thùng sách gửi khi mới về nước, nhưng lại sợ ‘‘kẻ gian’’. Đứng mệt người, run sợ, thì có chiếc thuyền lan nhỏ rê vào bờ, cho quá giang. Chủ thuyền mời anh xuống. Rụt rè lo sợ bước vào khoang thuyền, anh thấy trong thuyền có bàn thờ Chúa. Qua tâm sự, biết người lái thuyền là cụ già 87 tuổi. Sau khi vợ con bị lính triều đình giết hết và đốt sạch nhà cửa. Ông đã dùng thuyền làm nhà ở và đón tiếp những tín hữu lánh nạn như Petrus Ký. Ông gọi lính triều đình là ‘‘quân Giuđa’’. Mỗi tháng ông giúp 5, 7 người thoát cảnh bắt bớ. Ông đã giúp anh tìm được nhà chú Ba Cần Giờ, có lều vịt. Nhưng chú Ba cũng bị giết. Chỉ còn người con trai 13 tuổi sống sót. Cậu bé tên Lo đã kể cho Ký hay, có một ông Trùm ở Chợ Quán bị giết vì khi đào vườn thấy Thánh Giá chôn giấu ở vườn sau nhà.

Petrus Ký được người tín cẩn dẫn đường trở về Chợ Quán bằng ghe nhỏ. Chợ Quán bị đốt đi đốt lại tới 6 lần, bị ruồng bắt và truy đuổi. Nhưng rồi nhà vẫn mọc lên, các Thừa Sai và tín hũu lại lục tục kéo nhau về. Từng nhà từng nhà, họ âm thầm giữ đạo. Trong một căn nhà lụp xụp, Petrus Ký gặp Thừa Sai Dominique Lefebvre, Ký tròn xoe mắt nhìn cha. Cha ôm Ký :

- Cha không nghĩ còn gặp lại con.

- Con cũng nghĩ không có ngày này.

Đêm ấy, hai cha con ngồi trên tấm giát tre, bên ấm trà, trước ngọn đèn tù mù. Ký nhìn cha :

- Vì sao cha trở lại nơi cha từng bị bắt, bị tống ngục và cũng là nơi ở chủng viện Pénang cha khuyên con đừng về. Cha Lefebvre từ tốn trả lời :

- Bổn phận của con là học. Bổn phận của cha là truyền giáo. Mỗi người phải hiểu rõ. Chúa cho con trí thông minh. Chúa muốn con phải làm nhiều việc cho đạo Thánh của Người. Còn cha đã hết thời đi học. Bổn phận cha là tới những nơi con chiên khổ cực cơ hàn nhất, bị giày xéo khốn cực nhất. Và Đức Giáo Hoàng Leo XIII khuyên cha trở lại đây, tiếp tục làm bổn phận của một thiên sứ.

- Thưa cha, con thấy tình hình nước con ngày càng căng thẳng. Các cha Thừa Sai và giáo dân đang là nạn nhân oan uổng của triều đình. Nhất là sau khi hạm đội Pháp nổ sùng chiếm Đà Nẵng.

Cha Lefebvre chậm rãi tiếp lời :

- Cha rất lo cho con, hãy còn chưa muộn, nếu con quyết định đi La Mã. Cha sẽ lo liệu cho con. Khi nào đất nước yên hàn con sẽ về.

Trương Vĩnh Ký nhìn cha nói :

- Thưa cha, dẫu thế nào đi nữa, con vẫn muốn ở lại đất nước con.

Một lần nữa, linh mục thừa sai này lại bất lực trước một thanh niên ngoan nết và ngoan đạo. Cha Lefebvre sau làm Giám Mục đầu tiên của Tây Đàng Trong (Sàigòn) từ năm 1844 tới 1863, và qua đời tại Marseille, ngày 30-04-1865 (sđd. Chương 21).

Tình hình trong đất liền thật gắt gao vì quân triều đình truy bắt gắt gao, Petrus Ký ra tạm lánh ra trú ngụ trong một chiếc lều lá ở Cần Giờ. Nhưng cũng không ổn, anh lại trở về sống chui rúc dưới hầm trong căn nhà lá ở Bến Nghé (nay là đường Nguyễn Huệ). Trong giai đoạn này, Thánh Linh mục Lê Văn Lộc và hàng chục giáo dân bị xử trảm, ở Trường Thi (nay là đường Hai Bà Trưng). Các Thừa Sai lại có dịp nhắc lại việc Petrus Ký đi La Mã, và thu xếp cho một sỹ quan hải quân Pháp chở đi. Ký khôn khéo từ chối.

Năm 1859, súng nổ ở Vũng Táu, rồi quân Pháp chiếm Gia Định. Thừa Sai Lefebvre giới thiệu Petrus Ký làm thông ngôn để giải quyết tranh chấp Pháp-Việt bằng thương lượng hơn là bằng súng đạn. Từ đây Petrus Ký làm hai việc song song, vừa quảng bá chữ quốc ngữ vừa bảo vệ quyền lợi dân tộc bằng tài ba ngoại giao (sđd. Chương 22).

THÀNH TÂM ĐẾN GIÂY PHÚT CUỐI ĐỜI

Cuối đời ông bị bệnh khái huyết, chính bà Thọ là vợ đã sắc thuốc và chăm sóc ông những ngày cuối. Những ngày trên giường bệnh, Petrus Ký cho gọi các con lại bên cạnh trăn trối, ông khuyên các con đừng vào dân Pháp, nước VN sẽ mất đi một công dân nếu một người trong các con nhập quốc tịch Pháp’’ (Le Vietnam perdra un citoyen, si l’un de vous adopte la nationalité française. x. Trương Vĩnh Lễ, Vietnam, Où est la vérité, tr; 33). Rồi hôm ấy chờ cho con cháu ngủ say, ông nói với bà Thọ :

- Sinh lão tử qui, không ai qua khỏi. Ở tuổi này tôi nghĩ tới trở về với Chúa cũng không sớm sủa gì nữa.

Bà Thọ nói :

- Chẳng ai sống đời được, có điều sống được ngày nào cho con cháu chúng mừng ngày đó. Chỉ mong ông cố thuốc thang và bớt làm việc. Đời ông, tôi chưa thấy lúc nào ông được nghỉ ngơi.

- Tôi thấy mình chưa làm việc được bao nhiêu... Nhưng coi lại, quả tôi cũng đã hết sức rồi. Sinh ra giữa thời loạn..., không phải không có lúc tôi mất phương, lạc hướng. Đó chính là lúc dễ ngộ nhận, dễ lầm lẫn nhất. Lầm lẫn trong nhà thì còn hy vọng con cháu tha thứ, chứ lầm lẫn việc đại sự của nước, của dân thì ai mà tha thứ cho. Với lại, dù ai rộng lượng khoan dung thì lương tâm mình làm thẩm phán lấy chính mình, sẽ không bao giờ để mình được thanh thản.

- Trước mặt Chúa tôi luôn thấy mình thành tâm, thành tâm ngay cả khi mình lầm lẫn. Tôi hiểu, người đời sinh lão tử qui, đường đi nước bước vắn vỏi lắm, nhưng ai có phận nấy, hễ nhập thế cuộc bất khả vô danh vị, cũng phải làm vai tuồng mình cho xong đã.

- Thôi ông à, ở đời ăn dễ, ở khó. Mọi việc để Chúa phán xét. Nghĩ ngợi nhiều thêm bệnh.

- Mọi việc tôi làm còn lưu lại đó. Việc đúng việc sai hãy để cho đời phán xét. Đời này chưa thì đời sau tiếp tục. Trong sáng như cụ Nguyễn Du mà còn phải kêu lên không biết 300 năm sau có ai hiểu được mình, huống hồ thân tôi. Nếu tôi có ra đi trước, bà nhắc các con cháu là gia tài cả đời tôi cần mẫn, chăm chút để lại cho chúng toàn là sách. Hãy giữ gìn, hãy nâng niu và hãy trao lại cho người biết qúi trọng nó (Năm 1958, sách đã trao tặng Viện Khảo Cổ Sàigòn).

Ông cố rán nói thêm : Con người sống không có sách, thật khó mà thoát khỏi cảnh ngu muội. Con người ngu muội khó mơ ước tới xã hôi văn minh, xã hội dân chủ, tự do.

Tới đây cơn bệnh hoành hành, làm ông ho rũ rợi. Ông ôm ngực, và lại ho từng tràng dài... Xong cơn họ, ông ngồi thở, như hụt hơi. Hôm ấy, như thường lệ, bà Thọ canh xong siêu thuốc, bưng lên hy vọng... Thì thấy ông gục mặt xuống mặt bàn, tay không rời quản bút, trên những trang tự điển của nhà văn Pháp Emile Littré (1801-1881) tặng, sách đang mở ở trang 465. Tay trái ông giữ cuốn ‘‘Bình Sanh’’. Tay phải vẫn cầm chặt cán bút, đầu ngòi bút chúc xuống, óng ánh sắc mực. Nhìn ông như đang làm việc, và như vừa ‘‘mới chợp mắt một tý’’.

Lấy hết can đảm, bà Thọ lay ông. Nhưng ông không dậy nữa. Chén thuốc cuối cùng đã rớt xuống bàn làm nhòe cả những trang sách. Bà Thọ lắc đầu : Ông ấy sống thuộc đời. Ông ấy đã ra đi thuộc Chúa. Hôm ấy là ngày 01-09-1898. Có mặt trong lúc này có các học trò là Trương Minh Ký, Diệp Văn Cương. Bạn là Huỳnh Tînh Của. Và vừa là học trò vừa là con rể Nguyễn Trọng Quản. Trương Minh Ký nói với bà Thọ : Thưa bác, bọn cháu, những môn sinh của thầy, xin cố gắng tiếp nối công trình thầy đang dang dở. Nhưng công trình của thầy đều vượt ra khỏi tầm tay của họ. Nó quá đồ sộ, mà trí thức đám học trò vẫn còn quá thấp so vớ bộ óc khổng lồ của thầy mình.

Trương Minh Ký người học trò trung thành nhất đã tìm được và đọc được trong ‘‘Cuốn sổ bình sanh’’, Trương Vĩnh Ký có ghi :

‘‘Quanh năm quẩn quẩn lối đường dài
Xô đẩy người vô giữa cuộc đời
Học thức gởi tên con mọt sách
Công danh rốt cuộc cái quan tài
Dạo hòn lũ kiến men chân bước
Bồ xối con sùng chăc lưỡi hoài
Cuốn sổ bình sanh công với tội
Tìm nơi thẩm phán để thừa khai’’

Và ông đã xin được khắc trên phần mộ bằng tiếng La tinh :

Xin hãy thương tôi, ít nhất là những bạn hữu tôi !
Kiến thức con người, có nó là nguồn sống.
Những ai sống và tin tôi, sẽ không phải chết đời đời.
(GS. Nguyễn Văn Trung dịch. Ba câu này còn tại nhà mồ Trương Vĩnh Ký)

Di ảnh đáng qúi của Trương Vĩnh Ký là đi đâu ông cũng mặc quốc phục Việt Nam.

--------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu tham khảo

- Hoàng Lại Giang, Trương Vĩnh Ký Bi kịch muôn đời. Truyện danh nhân.
Nhà xuất bản Văn Hóa và Thông Tin, Việt Nam, 07/2001.
- CAO THẾ DUNG,
. Trương Vĩnh Ký thân thế và hình trạng.
. Trương Vĩnh Ký trở về con đường văn hóa, văn học.
dân Chúa Âu Châu, số 191, 09-1998, ttr. 23-31.
 
VietCatholic TV
Gerasimov đang ở đâu? Quân Kadyrov đụng độ lính Nga. Lithuania hô hào viện trợ gấp cho Ukraine
VietCatholic Media
02:26 23/01/2024


1. Gerasimov ở đâu? Tướng hàng đầu của Putin mất tích hai tuần sau tin đồn qua đời

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Where Is Gerasimov? Putin's Top General Missing Two Weeks After Death Rumor”, nghĩa là “Gerasimov ở đâu? Tướng hàng đầu của Putin mất tích hai tuần sau tin đồn qua đời.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Tướng hàng đầu của Nga, Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov, đã không xuất hiện trước công chúng trong năm nay, và Điện Cẩm Linh vẫn chưa phản hồi trước những tin đồn về cái chết của ông sau cuộc tấn công của Ukraine vào Crimea bị sáp nhập trong tháng này, làm dấy lên thêm những đồn đoán về nơi ở của ông trên phương tiện truyền thông xã hội.

Người dùng mạng xã hội bắt đầu đặt câu hỏi về nơi ở của Gerasimov, người phụ trách các hoạt động chiến tranh của Nga ở Ukraine, vào ngày 4 Tháng Giêng sau khi Kyiv cho biết họ đã tấn công một sở chỉ huy quân sự của Nga gần Sevastopol và một đơn vị quân đội gần thành phố Yevpatoria, trong các cuộc tấn công riêng biệt vào bán đảo Hắc Hải, bị Putin sáp nhập vào năm 2014.

Tin đồn chưa được xác minh về việc Gerasimov bị giết ở Crimea bắt đầu lan truyền sau khi người dùng X, và Telegram chia sẻ một hình ảnh có nội dung hiển thị một thông báo được đăng bởi kênh Telegram của Nga có tên “Chủ nghĩa Sa hoàng thông thường”, có hơn 34.000 người ghi danh.

Thông điệp trong hình ảnh có nội dung: “Theo dữ liệu sơ bộ, Valery Gerasimov, người đang ở sở chỉ huy gần Sevastopol vào thời điểm xảy ra vụ tấn công, đã thiệt mạng trong cuộc tấn công vào Crimea.” Tuy nhiên, một cuộc tìm kiếm của Newsweek cho thấy thông báo được cho là do kênh “Chủ nghĩa Sa hoàng thông thường” đăng tải không tồn tại tại thời điểm viết bài.

Mặc dù không có bằng chứng cụ thể nào cho thấy Gerasimov đã thiệt mạng trong vụ tấn công Crimea, nhưng một số người đã đặt câu hỏi về sự im lặng của Điện Cẩm Linh về vấn đề này, hai tuần sau vụ việc.

Hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti đưa tin Gerasimov được nhìn thấy lần cuối trước công chúng vào ngày 29 tháng 12 khi ông được chụp hình trao giải thưởng nhà nước cho các quân nhân “xuất sắc” trong quá trình chiếm giữ Marinka ở vùng Donetsk của Ukraine.

Kể từ đó, ông không được các cơ quan truyền thông nhà nước trích dẫn hay đề cập đến, cũng như không xuất hiện trước công chúng.

Trong một bài xã luận có tựa đề “Tướng Gerasimov ở đâu và tại sao điều đó lại quan trọng?” được đăng vào hôm Chúa Nhật trên tờ Kyiv Post, Đại tá quân đội Hoa Kỳ đã nghỉ hưu Jonathan Sweet và cựu nhà kinh tế Mark Toth đã viết rằng mặc dù người ta nghi ngờ rằng Gerasimov đã chết, nhưng “sự vắng mặt liên tục của ông trên sân khấu công cộng và sự im lặng trên đài phát thanh của Mạc Tư Khoa cho đến nay về tình trạng của ông” là thú vị.

Các tác giả viết rằng thật “kỳ lạ” là Điện Cẩm Linh đã không phản hồi trước tin đồn rằng ông đã bị giết ở Crimea, vì “Cẩm Linh đã phủ nhận cái chết của chỉ huy Đô đốc Viktor Sokolov ngay sau vụ phóng hỏa tiễn Storm Shadow tấn công vào Trụ sở Hạm đội Hắc Hải” vào ngày 22 tháng 9 năm 2023.

“ Sự im lặng liên tục từ Điện Cẩm Linh có khả năng nói lên điều đó. Putin có lo lắng rằng Kyiv đang tích cực nhắm vào bộ chỉ huy cao cấp của mình không?” họ hỏi.

Năm ngoái, khi người ta không nhìn thấy Gerasimov trong nhiều tuần sau cuộc binh biến thất bại do cố lãnh đạo Tập đoàn Wagner Yevgeny Prigozhin lãnh đạo vào ngày 24 tháng 6 năm 2023, những tin đồn tương tự cũng xoay quanh tung tích của vị tướng này, với một số suy đoán về việc liệu ông có bị cách chức hay không. rằng Prigozhin đã tuyên bố một “cuộc tuần hành công lý”, kêu gọi Gerasimov và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu từ chức vì cách họ giải quyết cuộc chiến ở Ukraine.

Điện Cẩm Linh dường như đã nhanh chóng dập tắt những tin đồn đó và công bố một đoạn video cho thấy ông đang làm nhiệm vụ ở Ukraine chỉ một tuần sau khi tin đồn bắt đầu.

Vào thời điểm đó, Agentstvo, một cơ quan truyền thông điều tra độc lập bằng tiếng Nga, đưa tin: “Bằng cách này, bộ quân sự đã phản ứng với những tin đồn về việc anh ta bị loại khỏi hoạt động xuất hiện trên các kênh Telegram vào cuối tuần trước”.

Jaanika Merilo, một nhà cải cách và đổi mới công nghệ người Estonia gốc Ukraine, đã viết trên X vào đầu tháng này rằng cô ấy không nghĩ Gerasimov đã chết, “bất chấp những tin đồn hoặc mơ tưởng”.

“Gerasimov có 'thói quen' thỉnh thoảng biến mất. Vào mùa hè, người ta đồn rằng anh ta bị giết hoặc ít nhất bị thương. Không có bằng chứng về điều đó. Sau cuộc đảo chính của Prigozhin, ông ta biến mất trong nhiều tuần rồi xuất hiện trở lại. Không có lý do cụ thể nào để nghĩ tại sao bây giờ anh ta không xuất hiện trở lại,” cô viết. “Hãy nhớ rằng, đó là chiến tranh thông tin và nói chung chỉ là sương mù chiến tranh.”

2. Zelenskiy nói: 'Các cuộc đàm phán rất hiệu quả' với Tusk của Ba Lan

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết ông đã có “các cuộc đàm phán rất hiệu quả” với Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, người đã đến thăm Kyiv hôm thứ Hai 22 Tháng Giêng.

Ông nói: “Chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ không ngừng của Ba Lan và gói viện trợ quân sự mới dành cho Ukraine, cũng như một hình thức hợp tác mới nhằm mua vũ khí quy mô lớn hơn cho nhu cầu của Ukraine: một khoản vay của Ba Lan dành cho Ukraine,” và lưu ý rằng “những cơ hội cho tương lai sản xuất vũ khí chung” cũng được thảo luận.

Tại một cuộc họp báo, Tổng thống Ukraine cho biết hai nước sẽ có thể giải quyết các vấn đề bao gồm cả những vấn đề liên quan đến các cuộc biểu tình ở biên giới.

“Chúng tôi đã thảo luận với thủ tướng Ba Lan rằng tất cả các vấn đề quan trọng tồn tại đều có thể được giải quyết ở cấp chính phủ và công việc giải quyết vấn đề này sẽ sớm bắt đầu”.

Tusk nhấn mạnh 'tinh thần hữu nghị' để giải quyết bất đồng với Ukraine

Tại Kyiv, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk nói rằng không có gì quan trọng hơn việc hỗ trợ Ukraine trong nỗ lực chiến tranh chống lại Nga.

Theo văn phòng của ông, Tusk cũng nhấn mạnh rằng mặc dù có “một số xung đột lợi ích”, các bên sẽ làm việc “trên tinh thần hữu nghị để giải quyết mọi khác biệt nhanh nhất có thể”.

3. Quân của Kadyrov đụng độ với lính Nga ở Melitopol bị tạm chiếm

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Kadyrov's Troops Clash With Russian Soldiers in Occupied Melitopol: Video”, nghĩa là “Video cho thấy quân của Kadyrov đụng độ với lính Nga ở Melitopol bị tạm chiếm.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Đoạn phim về một cuộc đụng độ mới rõ ràng giữa các lực lượng Nga và các đồng minh Chechnya của họ đang lan truyền trên các kênh truyền thông xã hội của Nga và Ukraine, trong bối cảnh liên tục có báo cáo về các vấn đề về tinh thần và kỷ luật của các lực lượng Mạc Tư Khoa ở Ukraine bị tạm chiếm.

Đoạn video, được chia sẻ bởi một số blogger quân sự nổi tiếng ủng hộ chiến tranh của Nga và các kênh Chechnya, có mục đích chiếu cảnh một cuộc đối đầu bạo lực giữa lực lượng chính quy của Nga và lực lượng Chechnya tại một trạm kiểm soát ở thành phố Melitopol bị tạm chiếm và kiên cố ở miền nam Ukraine. Newsweek không thể xác minh độc lập đoạn phim và đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để yêu cầu bình luận.

Vakha Khambulatov, chỉ huy tiểu đoàn Chechen Vostok-Akhmat, được cho là đã tham gia vào cuộc đối đầu, bị cáo buộc tấn công một binh sĩ Nga trong cơn tức giận khi bị chặn lại ở trạm kiểm soát. Sau khi một quân nhân Nga không rõ danh tính đặt câu hỏi về mệnh lệnh trên giấy do Khambulatov đưa ra, những người lính Chechnya cùng với chỉ huy đã xuất hiện để đánh người lính và dùng súng lục đe dọa anh ta.

Kênh Visionary Telegram cho biết đoạn video về vụ ẩu đả đang gây ra tai tiếng ở Nga. Kênh này viết: “Vakha Khambulatov…và cấp dưới của ông ta đang đánh các sĩ quan quân cảnh đã dừng đoàn xe của họ mà không có lý do chính đáng”.

Bài viết cho biết thêm: “Chủ đề Chechnya nóng hổi đã hạ nhiệt trong kỳ nghỉ năm mới lại trở thành chủ đề hàng đầu trong chương trình nghị sự chính trị-quân sự”. Kênh này cho biết những diễn biến tiếp theo sẽ tiết lộ nhiều điều về những căng thẳng hiện nay đang gia tăng giữa người Chechnya và các đồng chí Nga của họ.

Kênh Telegram theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã đăng tải phản ứng giận dữ về video. Blogger nổi tiếng viết: “Không thể không phản ứng với điều này. “Đây là một thách thức trực tiếp… Đây có phải chính xác là những người bảo vệ được giao nhiệm vụ bảo vệ người dân thế giới Nga không?”

Trong khi đó, kênh thứ mười ba đã đi xa hơn khi kêu gọi trừng phạt bằng bạo lực. Kênh này nói rằng lính Nga canh gác các trạm kiểm soát phải đối mặt với những người Chechnya có vũ trang. Bài đăng cho biết: “Nếu có mối đe dọa đến tính mạng của bạn, thì bạn cần phải tháo súng máy khỏi dây an toàn và xả nó vào một khuôn mặt có râu xấu xí”, đề cập đến bộ râu đầy đặn đặc trưng của các chiến binh Chechnya theo đạo Hồi.

Căng thẳng đã tồn tại từ lâu giữa các đơn vị chính quy của Nga và các đơn vị Chechnya dưới sự chỉ huy của Ramzan Kadyrov. Ông là người mạnh mẽ ủng hộ Điện Cẩm Linh của Chechnya, người mà Mạc Tư Khoa cho phép cai trị nước cộng hòa Bắc Kavkaz như một thái ấp cá nhân để đổi lấy lòng trung thành với Tổng thống Vladimir Putin.

Sự cai trị của Kadyrov đã giúp Mạc Tư Khoa làm dịu đi khu vực bất ổn. Chechnya là chủ nhà của hai cuộc xung đột ly khai tàn bạo trong những năm 1990 và 2000, cuộc xung đột thứ hai do Putin giám sát. Cha của Kadyrov—Akhmad Kadyrov, người bị ám sát năm 2004—đã chiến đấu với Điện Cẩm Linh trong Chiến tranh Chechnya lần thứ nhất nhưng lại đổi phe để ủng hộ Mạc Tư Khoa trong cuộc chiến thứ hai.

Ramzan Kadyrov đã gửi lực lượng của mình đến Ukraine ngay từ đầu trong cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào đất nước này. Tuy nhiên, các đơn vị Chechnya đã bị người Ukraine cũng như người Nga chế nhạo rộng rãi vì những màn thể hiện hiệu quả nhưng không hiệu quả trong chiến đấu. Hành vi như vậy đã khiến họ có biệt danh là “Tiểu đoàn TikTok”, ám chỉ nhiều video trên mạng xã hội do các chiến binh Chechen sản xuất.

Được biết đến với cái tên “Kadyrovtsy” hay “Kadyrovites”, họ đã nhiều lần đụng độ với các đồng chí Nga của mình. Lực lượng vũ trang Ukraine cho biết vào tháng 11 năm 2022: “Mối quan hệ giữa những người lính nghĩa vụ và lực lượng xâm lược từ Cộng hòa Chechen trên lãnh thổ tạm thời bị tạm chiếm của tỉnh Donetsk vẫn căng thẳng,” lực lượng vũ trang Ukraine cho biết vào tháng 11 năm 2022. Nó diễn ra sau một sự việc ở Makiivka, Donetsk, trong đó ba binh sĩ xâm lược được cho là bị thương.

Bản thân Kadyrov cũng đã tham gia vào việc chống lưng cho Điện Cẩm Linh đi kèm với cuộc xâm lược toàn diện của Mạc Tư Khoa.

Nhà lãnh đạo Chechnya ban đầu lặp lại nhiều bất bình mà lãnh chúa Yevgeny Prigozhin, người với tư cách là lãnh đạo của Nhóm lính đánh thuê Wagner, đã chỉ trích gay gắt Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov.

Tuy nhiên, khi Prigozhin trở nên thẳng thắn hơn, Kadyrov lại giữ khoảng cách. Khi Prigozhin tiến hành cuộc đảo chính xấu số vào tháng 6 năm 2023, Kadyrov đã đề nghị người Chechnya của mình dập tắt cuộc binh biến.

Sau cái chết của Prigozhin vào tháng 8 năm 2023, Kadyrov đã than thở về “sự mất mát to lớn cho cả liên bang”.

Tuy nhiên, ông nói thêm: “Tôi đã yêu cầu ông ấy bỏ lại những tham vọng cá nhân để tập trung vào những vấn đề có tầm quan trọng tối cao của quốc gia… Mọi việc khác có thể giải quyết sau. Nhưng đó chính là con người của anh ta, Prigozhin, với tính cách sắt đá và mong muốn đạt được điều mình muốn ngay tại đây và ngay bây giờ.”

4. 'Đừng lo lắng', nhà lãnh đạo đối ngoại Liên Hiệp Âu Châu nói với người Ukraine khi các bộ trưởng tập trung vào Trung Đông

Đến cuộc họp đối ngoại sáng nay tại Brussels, nhà lãnh đạo chính sách đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu, Josep Borrell, cho biết: “Thực tế là chúng tôi đang tham gia tìm kiếm một giải pháp ở Trung Đông không có nghĩa là chúng tôi không tiếp tục hỗ trợ. Ukraine.”

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine dự kiến sẽ phát biểu tại phiên họp hôm nay thông qua hội nghị truyền hình.

Đừng lo lắng, đừng lo lắng, người Ukraine không phải lo lắng – sự hỗ trợ của Âu Châu vẫn tiếp tục mạnh mẽ hơn bao giờ hết và nó sẽ tiếp tục.

5. Kyiv cho biết Nga mất hơn 2.300 binh sĩ và 21 xe tăng trong ba ngày

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Loses Over 2,300 Soldiers and 21 Tanks in Three Days, Kyiv Says”, nghĩa là “Kyiv cho biết Nga mất hơn 2.300 binh sĩ và 21 xe tăng trong ba ngày.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Theo Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine, cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine đã khiến Mạc Tư Khoa tổn thất hơn 2.300 quân trong vài ngày qua.

Trong cuộc giao tranh từ thứ Bảy đến thứ Hai, quân đội Nga đã thiệt mạng 2.340 người, theo con số do Lực lượng vũ trang Ukraine tổng hợp được đăng trên Facebook. Điều này nâng tổng số quân Mạc Tư Khoa bị mất kể từ khi bắt đầu cuộc chiến gần hai năm trước lên tới 376.860 nhân sự, theo ước tính của Kyiv.

Ukraine cũng đưa tin Nga đã tấn công vào kho vũ khí quân sự của mình, mất 21 xe tăng, 34 xe thiết giáp và 28 hệ thống pháo binh trong 3 ngày qua.

Các quan chức Washington cho biết tổn thất về nhân sự và vũ khí của Mạc Tư Khoa đã khiến quá trình hiện đại hóa quân đội của nước này bị chậm lại 18 năm.

Bộ trưởng Lực lượng vũ trang Anh James Heappey ước tính Nga đã mất gần 302.000 nhân viên quân sự tính đến tháng 11 năm 2023. Phát biểu với các nhà lập pháp Anh, Heappey cho biết số lượng nhân viên Nga “thiệt mạng khi phục vụ trong các công ty quân sự tư nhân của Nga” vào thời điểm đó là không rõ ràng.

Vào ngày 30 tháng 12, Bộ Quốc phòng Anh báo cáo rằng số tổn thất trung bình hàng ngày của Nga trong năm 2023 đã tăng gần 300 quân mỗi ngày, so với mức trung bình tương tự vào năm 2022. Nếu con số đó không đổi, Mạc Tư Khoa sẽ có hơn 500.000 tổn thất trong cuộc chiến vào năm 2025, Bộ Quốc phòng cho biết.

Chính phủ Anh cho biết vào thời điểm báo cáo tháng 12: “Sự gia tăng mức trung bình hàng ngày, theo báo cáo của chính quyền Ukraine, gần như chắc chắn phản ánh sự suy thoái của lực lượng Nga”.

Ukraine cũng không tiết lộ số lượng binh sĩ thiệt mạng kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hồi đầu tháng cho biết Kyiv đã mất tới 215.000 quân chỉ riêng trong năm 2023. Ông cũng cho biết Ukraine đã mất hơn 28.000 vũ khí sau 12 tháng giao tranh. Newsweek không thể chứng minh các con số.

Vào thời điểm Shoigu đưa ra bình luận, Lực lượng Vũ trang Ukraine nói với Newsweek rằng họ “không bình luận về các báo cáo từ các nguồn của Nga về tổn thất của quân đội Ukraine”.

6. Điện Cẩm Linh cho biết Nga đang thực hiện “các biện pháp cần thiết” để bảo vệ công dân và cơ sở hạ tầng quan trọng của mình.

Mạc Tư Khoa tuyên bố rằng vụ pháo kích của Ukraine đã giết chết 27 người tại một khu chợ ở ngoại ô Donetsk. Kyiv đã bác bỏ trách nhiệm về những cái chết trên lãnh thổ bị tạm chiếm.

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết “Bộ Quốc phòng, lực lượng phòng không của chúng tôi và các cơ quan liên quan khác… đang thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ trước kiểu tấn công khủng bố này”.

Ông ta nói thêm:

Chế độ Kiev đang tiếp tục thể hiện mặt xấu xa của mình khi tấn công cơ sở hạ tầng dân sự. Họ đang tấn công người dân, thường dân.

Nga gọi Thủ đô của Ukraine là Kiev thay vì Kyiv như người Ukraine và phương Tây vẫn gọi.

7. Trụ sở bầu cử của Putin bị gián đoạn bởi những người vợ giận dữ của binh sĩ Nga

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's Election Headquarters Disrupted by Angry Wives of Russian Soldiers”, nghĩa là “Trụ sở bầu cử của Putin bị gián đoạn bởi những người vợ giận dữ của binh sĩ Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Những người vợ bất bình của các binh sĩ Nga được huy động gần đây đã đối đầu với một nhân viên tại trụ sở bầu cử của Putin.

Putin, người đã lãnh đạo Nga trong gần 25 năm với tư cách là tổng thống hoặc thủ tướng, đang tìm kiếm thêm một nhiệm kỳ nữa trong cuộc bầu cử tổng thống dự kiến diễn ra vào tháng 3. Mặc dù đang phải đối mặt với những thách thức, Putin có thể sẽ tái đắc cử với tỷ lệ chênh lệch lớn trong một cuộc cạnh tranh mà hầu hết các nhà quan sát quốc tế đều cho rằng sẽ bị thao túng.

Tuy nhiên, uy tín của tổng thống đã bị ảnh hưởng trong bối cảnh bất mãn trong nước và ngày càng có nhiều chỉ trích về cuộc chiến tiếp diễn của Nga ở Ukraine, sắp kỷ niệm hai năm. Các thành viên gia đình của quân đội Nga đặc biệt lên tiếng, một số công khai phản đối chiến tranh hoặc trực tiếp kêu gọi Putin.

Một đoạn video được chia sẻ lên X vào hôm Chúa Nhật bởi cố vấn nội vụ Ukraine Anton Gerashchenko cho thấy hai người phụ nữ đang trao đổi căng thẳng với một quan chức chiến dịch tranh cử của Putin khi đứng trong hành lang xung quanh có nhiều người chụp ảnh cuộc đối đầu.

Gerashchenko viết khi chia sẻ video: “Vợ của những người đàn ông được huy động ở Nga đã đến trụ sở bầu cử của Putin để tìm hiểu xem nên làm gì để đưa chồng họ trở lại nhà”. “Một đại diện của trụ sở đã kể cho họ nghe rất nhiều điều thú vị.”

Gerashchenko tiếp tục dịch một số câu trích dẫn có mục đích của người đại diện, bao gồm, “Chồng của bạn là người duy nhất muốn về nhà”, “Đàn ông là sinh vật độc nhất và muốn chiến đấu” và “Để những người chiến đấu trở về với gia đình của họ là làm nhục nhân phẩm của họ.”

Theo The Kyiv, người thân của ít nhất 500 binh sĩ Nga bị lực lượng Ukraine tàn sát ở khu vực Luhansk vào cuối năm 2022 sau khi bị đưa ra chiến trường với tư cách là “bia đỡ đạn” đã nhiều lần gửi cho Putin “bằng văn bản khiếu nại” yêu cầu trách nhiệm giải trình kể từ đó.

Đầu tháng này tại Mạc Tư Khoa, vợ, con gái và mẹ của các binh sĩ Nga được huy động đã phản đối chiến tranh và điều kiện sống cho những người thân yêu của họ bằng cách đặt hoa tại Mộ Chiến sĩ Vô danh trên bức tường Điện Cẩm Linh, theo The Moscow Times.

Nhà phân tích chính trị Nga Dmitry Oreshkin nói với hãng tin này: “Cuộc biểu tình, tuy chưa nguy hiểm lắm đối với chính quyền, đang được chú ý gấp đôi, đặc biệt là trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3”.

“ Cả Putin và nhóm của ông ấy đều không có kinh nghiệm trong một cuộc chiến kéo dài và tẻ nhạt,” ông tiếp tục. “Trong bối cảnh đó, hậu quả của sự phản đối của người thân có thể khó lường.”

Trong khi đó, hiện tại dường như cuộc chiến vẫn chưa có hồi kết khi cả hai nước không thể đồng ý về các điều khoản để bắt đầu đàm phán hòa bình.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy gần đây cũng bác bỏ quan điểm đồng ý với bất kỳ lệnh ngừng bắn nào, trong khi đánh giá của Bộ Quốc phòng Anh hồi đầu tháng kết luận rằng cuộc xung đột đã đi vào bế tắc.

8. Ngoại trưởng Lithuania hô hào giúp cho người Ukraine chiến thắng Putin

Ngoại trưởng Lithuania, Gabrielius Landsbergis, đã đến Brussels với sứ mệnh khôi phục sự hỗ trợ của Liên Hiệp Âu Châu dành cho Ukraine trước sự “điên rồ” tiếp tục của Nga.

Nếu Ukraine không thành công, chúng ta phải sẵn sàng trả lời câu hỏi rằng lúc đó ai sẽ kiềm chế được Nga đây? Và không có gì khác có thể kiềm chế được Nga, ngoài NATO và ngoài các nước gần nhất với Nga. Và điều đó cũng có nghĩa là đất nước của tôi. Nó cũng có nghĩa là Ba Lan. Điều đó cũng có nghĩa là các quốc gia khác ở sườn phía đông. Và vì vậy đây cũng là một cuộc chiến tự vệ của Âu Châu.

9. Xuất khẩu của Ukraine đạt bước đột phá nhờ thành công trước Hải quân Nga

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Achieves Big Breakthrough Due to Success Against Russian Navy”, nghĩa là “Ukraine đạt bước đột phá lớn nhờ thành công trước Hải quân Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Việc Ukraine trấn áp thành công hạm đội Hắc Hải của Nga đã khiến xuất khẩu ngũ cốc của Kyiv tăng lên mức cao nhất kể từ khi cuộc xâm lược của Mạc Tư Khoa bắt đầu.

Một bản cập nhật tình báo được Bộ Quốc phòng Anh chia sẻ lên X hôm thứ Hai lập luận rằng thành công là “gần như chắc chắn” do việc thiết lập tuyến đường vận chuyển hiệu quả trên Hắc Hải, bất chấp chiến tranh đang diễn ra. Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và hỏa tiễn của Kyiv đã đạt được thành công lớn trong việc tấn công các mục tiêu ở Crimea bị tạm chiếm, nơi đã bị Mạc Tư Khoa sáp nhập bất hợp pháp vào năm 2014.

Ukraine là một trong những nhà cung cấp cây trồng lớn nhất thế giới bao gồm dầu hướng dương, lúa mạch, ngô và lúa mì. Bộ Anh cho biết xuất khẩu trong tháng 12 đã vượt mức đạt được trong Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải, một thỏa thuận giữa Kyiv, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ do Liên Hiệp Quốc làm trung gian và có hiệu lực từ tháng 7 năm 2022 đến tháng 7 năm 2023.

Bản cập nhật cho biết: “Các cảng của Ukraine đã xuất khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp vào tháng 12 năm 2023 hơn bất kỳ thời điểm nào khác kể từ cuộc xâm lược của Nga, gần như chắc chắn là do việc mở lại các cảng Hắc Hải chính của Ukraine và thiết lập kênh xuất khẩu vận chuyển đơn phương”. “Ukraine đã ngăn cản phần lớn Hạm đội Hắc Hải của Nga hoạt động ở phía Tây Hắc Hải.

“Sức khỏe của tuyến xuất khẩu này rất quan trọng về lâu dài: cả về doanh thu xuất khẩu của Ukraine; và như một biểu tượng cho thấy cả hai bên sẵn sàng đình chỉ các cuộc tấn công vào hàng hải dân sự, mở đường cho việc giảm thiểu rủi ro và tăng cường thương mại cho tất cả mọi người ở Hắc Hải”.

Soái hạm Moskva của Hạm đội Hắc Hải của Nga đã bị Ukraine tiêu diệt trong những ngày đầu của cuộc chiến. Những tổn thất vẫn tiếp diễn kể từ đó, khi Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapp tháng trước nói rằng Nga đã mất 20% hạm đội Hắc Hải trong vòng 4 tháng.

Những tổn thất đáng kể gần đây bao gồm vụ phá hủy tàu đổ bộ lớn Novocherkassk của Nga vào tháng 12 và tiết lộ vào tuần trước rằng máy bay không người lái của Ukraine đã đánh chìm một tàu chiến hộ tống lớp Tarantul trong cùng tháng. Một cuộc tấn công hỏa tiễn vào tháng 9 năm 2023 nhằm vào trụ sở Hạm đội Hắc Hải của Nga ở Sevastopol cũng được cho là đã gây ra thiệt hại và thương vong đáng kể.

Các chuyên gia thân cận với Bộ Quốc phòng Ukraine nói với Newsweek vào tháng 9 rằng nỗ lực của Kyiv nhằm “phi quân sự hóa” hạm đội Hắc Hải là một phần trong chiến lược lớn hơn nhằm mục đích cuối cùng là chiếm lại bán đảo Crimea.

Thành công của Ukraine trong việc xuất khẩu qua hành lang Hắc Hải là một điều đáng ngạc nhiên sau những dự đoán rằng việc kết thúc Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải sẽ gây ra hậu quả tai hại. Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu cho thấy thỏa thuận này có thể được phục hồi khi đại sứ Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ cho biết vào tuần trước rằng “một số cuộc đàm phán nhất định” đã bắt đầu, theo Reuters.

Putin cáo buộc phương Tây lợi dụng thỏa thuận ngũ cốc trong khi bảo vệ quyết định của Điện Cẩm Linh chấm dứt thỏa thuận vào tháng 7. Ông lập luận rằng “việc tiếp tục 'thỏa thuận ngũ cốc' không còn ích lợi gì nữa vì nó đã không phục vụ được mục đích nhân đạo ban đầu của nó” và nói rằng Mạc Tư Khoa “có khả năng tự thay thế ngũ cốc của Ukraine”.
 
Đức Hồng Y Müller: Một Năm Không Có Đức Hồng Y George Pell. Đức Giám Mục Dorsonville qua đời đột ngột. Chúa Nhật Lời Chúa
VietCatholic Media
04:33 23/01/2024


1. Một Năm Không Có Đức Hồng Y George Pell

Đức Hồng Y Gerhard Müller, nguyên tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin vừa có bài viết trên tờ First Things nhan đề “ ONE YEAR WITHOUT GEORGE PELL”, nghĩa là “Một Năm Không Có Đức Hồng Y George Pell”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Chỉ mười ngày sau cái chết của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI vào đêm giao thừa năm 2022, chúng ta bàng hoàng trước tin Đức Hồng Y Pell cũng đã ra đi trước chúng ta vào nhà của Cha trên trời. Giữa cuộc chiến hiện nay vì “chân lý của Tin Mừng” (Galat 2:14), giáo hội lữ hành đã mất đi hai đại diện xuất sắc cho học thuyết tông truyền của mình. Chúng ta đau buồn trước sự ra đi của các ngài, nhưng đối với những người trong chúng ta, những người cùng niềm tin với Thánh Augustinô “rằng Giáo hội tiến bước an toàn trong cuộc lữ hành giữa những cuộc bách hại của thế giới và những niềm an ủi của Thiên Chúa”, chúng ta cảm ơn Chúa quan phòng vì đã ban cho chúng ta cả Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô và Đức Hồng Y Pell là gương mẫu của đức tin đích thực và là người ủng hộ mạnh mẽ cho chúng ta cùng Cha chúng ta ở trên trời.

Khi hàng tỷ tỷ người đến và đi qua nhiều thế hệ, người ta có thể nghi ngờ liệu có cá nhân nào có tầm quan trọng lâu dài hay không. Những nghi ngờ đó dễ dàng được xua tan khi chúng ta xem xét kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa. Thiên Chúa muốn “mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý nhờ Đấng trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người: đó là một con người, Chúa Giêsu Kitô” (1 Tim. 2:5). Khi chúng ta trông đợi với hy vọng về cuộc sống vĩnh cửu sắp đến, chúng ta biết ngay từ đầu rằng “Trong Đức Kitô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người.” (Êphêsô 1:4). Ngài gọi chúng ta bằng tên để chúng ta có thể được kể là con cái Thiên Chúa và thực sự được như vậy về bản chất và ân sủng. Hơn nữa, Ngài đã biến chúng ta thành những người cộng tác trong kế hoạch cứu độ phổ quát của Ngài. Ngài cho phép chúng ta tham gia vào việc hiện thực hóa vương quốc của Ngài trong thế giới này và trong trái tim mọi người. Điều này đạt được nhờ ân sủng cụ thể được ban cho mỗi người chúng ta theo mức độ Chúa đã ấn định cho chúng ta.

Một trong những người con yêu dấu mà Thiên Chúa đã gọi đích danh là anh George Pell của chúng ta. Sinh ra trong một gia đình theo Kitô giáo vào ngày 8 tháng 6 năm 1941, ngài lớn lên ở tiểu bang Victoria của Úc. Với khả năng thể thao và tài năng trí tuệ được bộc lộ rõ ràng từ thời còn đi học, một sự nghiệp rực rỡ trên thế giới sẽ mở ra cho ngài. Nhưng ngài quyết định đi theo lời kêu gọi của Chúa Kitô làm linh mục, một công việc đòi hỏi sự tận tâm và sẵn sàng hy sinh. Ngài đã hoàn thành việc học của mình tại Oxford nổi tiếng thế giới, nơi ngài luôn rất tự hào, với một luận án. Tiêu đề của nó là “Việc thực thi quyền lực trong Kitô giáo thời kỳ đầu từ khoảng năm 170 đến năm 270”. Nghiên cứu của vị linh mục trẻ tuổi Pell bao gồm nghiên cứu về thánh Irinê thành Lyons, người mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã tuyên bố là Tiến sĩ Hội Thánh. Nhà thần học vĩ đại nhất của thế kỷ thứ hai này đã thiết lập lối giải thích có giá trị về đức tin Công Giáo, phân biệt với thuyết ngộ đạo và các tà giáo khác trong mọi thời đại. Ngài dạy rằng Mặc khải duy nhất của Thiên Chúa trong Chúa Kitô đã được truyền lại cho chúng ta một cách trọn vẹn và bất biến trong Giáo hội qua Thánh Kinh, Truyền thống Tông đồ và chứng từ quy phạm của các Giám mục trong hàng kế vị các thánh Tông đồ. Lời giảng dạy của các tông đồ không thể được mở rộng một cách suy đoán cũng như không thể thích nghi trong thực hành phụng vụ và mục vụ với tinh thần đang thay đổi của thời đại - cũng như không thể hy sinh cho những ràng buộc chính trị và ngoại giao của chính trị giáo hội.

Với lòng dũng cảm lớn lao trước ngai vàng quyền lực và tiền bạc, chưa kể đến sự kiêu ngạo của những trí thức giả hiệu, Đức Hồng Y Pell đã trung thành và vị tha phục vụ Giáo hội tại Úc với tư cách là linh mục, và sau đó là giám mục của Melbourne và Sydney. Và cuối cùng, vào ngày 21 tháng 10 năm 2003, Đức Gioan Phaolô II đã tấn phong ngài làm Hồng Y của Giáo hội Rôma Thánh Thiện. Ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô trao trách nhiệm đặc biệt trong Giáo triều Rôma, và đã bổ nhiệm ngài vào Hội đồng Hồng Y mới và phong ngài làm tổng trưởng Hội đồng Kinh tế của Vatican. Về mặt cá nhân, tôi nhớ rất rõ cam kết của ngài đối với hôn nhân và gia đình theo tinh thần giáo huấn của Chúa Kitô – chống lại sự tương đối hóa của những người tham gia có tư tưởng thế tục tại Thượng Hội đồng về chủ đề này.

Nhưng đối phương không ngủ. Trong trường hợp của người tôi tớ trung thành George Pell, những lời của Chúa Giêsu đã được chứng minh là đúng một cách đáng kinh ngạc: “Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ các con. Họ sẽ làm tất cả những điều ấy chống lại anh em, vì anh em mang danh Thầy, bởi họ không biết Đấng đã sai Thầy. (Ga 15:20-21). Trong khi Đức Tổng Giám Mục George Pell chăm sóc các nạn nhân lạm dụng tình dục một cách mẫu mực và đầy lòng nhân ái trong thời gian ở Úc, ngài lại bị truy đuổi không ngừng bởi một đám đông khát máu và những kẻ kích động chống Công Giáo trên các phương tiện truyền thông và chính phủ. Ngài bị kết án oan sai và bị biệt giam trong 404 ngày, cho đến khi cuối cùng ngài được Tòa án Tối cao Úc trả tự do trong cuộc bỏ phiếu lịch sử hoàn toàn đồng thanh của 7 thẩm phán.

Với Nhật Ký Trong Tù ba tập của mình, ngài đã cho chúng ta một chứng từ tuyệt vời về sự kiên nhẫn của người Kitô hữu giữa những đau khổ bất công. Theo tiêu chuẩn của các giáo phụ, những thử thách của ngài ngay cả khi còn sống đã đặt ngài vào hàng ngũ các cha giải tội, những người ngay lập tức theo các vị tử đạo trong sự hiệp thông với các thánh. Theo tôi, Nhật Ký Trong Tù có giá trị văn học tương đương với cuốn Niềm An Ủi Của Triết Học của Boethius, được viết trong ngục tối của vị vua Gothic Theodoric. Tôi cũng nghĩ đến mục sư Tin lành Dietrich Bonhoeffer, viết những bức thư từ phòng giam của ông, nơi ông bị chính quyền Đức Quốc xã vô thần cầm tù. Cuộc bách hại Đức Hồng Y Pell cũng là cuộc bách hại các Kitô hữu tái diễn trong suốt lịch sử dưới những hình thức khác nhau.

Nếu bạn đang tìm kiếm niềm an ủi trong cơn khốn cùng của thời đại chúng ta và muốn bảo đảm với chính mình về lời của Chúa Kitô—”Đừng sợ, ta đã thắng thế gian” (Ga 16:33)—thì, ngoài Nhật Ký Trong Tù, bạn nên đọc bài luận cuối cùng của Đức Hồng Y Pell trên Festschrift. Tựa đề của nó là: “Giáo hội đau khổ trong một thế giới khổ đau”. Bài viết của Đức Hồng Y Pell kết thúc bằng việc tưởng nhớ Gilbert Keith Chesterton, “người tuyên bố mình là người ngoại giáo lúc 12 tuổi, người theo thuyết bất khả tri lúc 16 tuổi, trở thành người Anh giáo khi kết hôn, và được nhận vào Giáo hội vào năm 1922 ở tuổi 48. “

Đức Hồng Y Pell tiếp tục,

Trong cuốn sách nổi tiếng nhất của mình Chính thống giáo (1908), ngài viết về “chuyện tình lãng mạn ly kỳ của chính thống”. Đối với ngài, dễ dàng để thành dị giáo, dễ dàng để đưa thời đại lên hàng đầu. Việc rơi vào “bất kỳ cái bẫy sai sót và cường điệu nào trong số này” quả thực rất đơn giản. “Nhưng để tránh được tất cả những điều đó quả là một cuộc phiêu lưu quay cuồng; và trong tầm nhìn của tôi, cỗ xe thiên đàng bay ầm ầm qua các thời đại, những kẻ dị giáo buồn tẻ nằm ngổn ngang và phủ phục, sự thật quay cuồng điên dại nhưng đứng thẳng.”

Chính Đức Hồng Y Pell, gần cuối đời và làm việc trong vườn nho của Chúa, nói thêm: “Sau 80 năm sống cuộc sống Công Giáo, đây là tầm nhìn của tôi”.

Vào ngày 10 Tháng Giêng năm 2023, tại Rôma, Chúa đã phán với người tôi tớ trung thành của Ngài là George Pell: “Làm tốt lắm, hỡi đầy tớ ngay lành và đáng tin cậy, hãy đến cùng chung vui với chủ ngươi”.

Cầu xin cho ngài có thể yên nghỉ trong an bình.


Source:First Things


2. Bài Giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Chúa Nhật Lời Chúa

Lúc 9 giờ 30, sáng Chúa nhật, 21 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ trọng thể tại Đền thờ thánh Phêrô, nhân Chúa nhật Lời Chúa Lần thứ Năm, với sự tham dự của khoảng 6.000 tín hữu.

Đồng tế với Đức Thánh Cha, có hơn 20 Hồng Y và giám mục cùng với khoảng 150 linh mục. Trong thánh lễ, Đức Thánh Cha đã chủ sự nghi thức trao ban tác vụ đọc sách và giúp lễ cho hai nữ giáo dân và tám giáo lý viên, trong đó có hai phụ nữ Nam Hàn.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Chúng ta vừa nghe Chúa Giêsu nói với họ: “Hãy đến mà theo Thầy… Họ liền bỏ lưới mà đi theo Người” (Mc 1:17-18). Lời Chúa có sức mạnh to lớn, như chúng ta đã nghe trong bài đọc thứ nhất: “Có lời Chúa phán với ông Giôna: ‘Hãy chỗi dậy, đi đến Ninivê… và rao giảng cho họ… Thế là Giôna lên đường… theo lời Chúa dạy.” (Ga 3,1-3). Lời Chúa giải phóng sức mạnh của Chúa Thánh Thần, một sức mạnh thu hút mọi người đến với Thiên Chúa, giống như những ngư dân trẻ đã bị lời nói của Chúa Giêsu đánh động, và gửi những người khác, như Giôna, đến với những người xa cách Chúa. Lời kéo chúng ta đến với Thiên Chúa và sai chúng ta đến với người khác. Lời Chúa kéo chúng ta đến với Thiên Chúa và gửi chúng ta đến với người khác: đó là cách Lời Chúa hoạt động. Lời Chúa không khiến chúng ta thu mình lại, nhưng mở rộng trái tim, thay đổi hướng đi, lật đổ thói quen, mở ra những viễn cảnh mới và bộc lộ những chân trời chưa từng nghĩ tới.

Thưa anh chị em, đó chính là điều Lời Chúa muốn thực hiện nơi mỗi người chúng ta. Giống như các môn đệ đầu tiên, khi nghe những lời của Chúa Giêsu, đã bỏ lưới và bắt đầu một cuộc phiêu lưu kỳ thú, cũng vậy, trên bờ biển cuộc đời chúng ta, bên cạnh những chiếc thuyền của gia đình chúng ta và những tấm lưới của công việc hàng ngày của chúng ta, Lời Chúa làm cho chúng ta nghe thấy tiếng gọi của Chúa Giêsu. Lời Chúa mời gọi chúng ta cùng lên đường với Người vì lợi ích của người khác. Lời Chúa làm cho chúng ta trở thành những nhà truyền giáo, những sứ giả của Thiên Chúa và những chứng nhân cho một thế giới đang chìm đắm trong lời nói, nhưng lại khao khát chính lời mà nó thường bỏ qua. Giáo Hội sống nhờ động lực này: đó là được Chúa Kitô kêu gọi và lôi kéo đến với Người, Giáo Hội được sai đi vào thế giới để làm chứng cho Người. Đây là sự năng động trong Giáo hội.

Chúng ta không thể làm gì nếu không có lời Chúa và sức mạnh thầm lặng và khiêm tốn của Lời Chúa. Lời Chúa, như thể trong một cuộc đối thoại cá nhân, chạm đến trái tim, in sâu vào tâm hồn và đổi mới nó bằng sự bình an của Chúa Giêsu, khiến chúng ta, đến lượt mình, quan tâm đến người khác. Nếu chúng ta nhìn vào những người bạn của Chúa, những chứng nhân của Tin Mừng trong suốt lịch sử và các thánh, chúng ta thấy rằng Lời Chúa có tính quyết định đối với mỗi người trong số họ. Chúng ta hãy nghĩ đến vị đan sĩ đầu tiên, Thánh Antôn, người cảm thấy choáng ngợp bởi một đoạn Tin Mừng trong Thánh Lễ, đã bỏ mọi sự cho Chúa. Chúng ta nghĩ đến Thánh Augustinô, cuộc đời của ngài đã có một bước ngoặt quyết định khi lời Chúa mang lại sự chữa lành cho tâm hồn ngài. Chúng ta nghĩ đến Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, người đã khám phá ra ơn gọi của mình qua việc đọc các bức thư của Thánh Phaolô. Và chúng ta cũng nghĩ đến vị thánh mà tôi mang tên, Phanxicô Assisi, là vị sau khi cầu nguyện đã đọc trong Tin Mừng rằng Chúa Giêsu sai các môn đệ đi rao giảng và đã thốt lên: “Đó là điều Thầy muốn; đó là điều tôi khẩn cầu, đó là điều tôi mong muốn thực hiện bằng cả trái tim mình!” (THOMAS OF CELANO, Vita Prima, IX, 22). Cuộc sống của họ được thay đổi bởi lời sự sống, bởi lời Chúa.

Nhưng tôi tự hỏi: tại sao đối với nhiều người trong chúng ta, điều tương tự lại không xảy ra? Chúng ta nghe lời Chúa nhiều lần, nhưng nó đi vào tai này và đi ra tai kia: tại sao? Có lẽ bởi vì, như những nhân chứng đó đã nói rõ, chúng ta cần phải ngừng “làm điếc” lời Chúa. Đây là một mối nguy hiểm cho tất cả chúng ta: bị choáng ngợp bởi hàng loạt lời nói, chúng ta để lời Chúa lướt qua mình: chúng ta nghe nó, nhưng chúng ta không lắng nghe nó; chúng ta lắng nghe nó nhưng chúng ta không giữ nó; chúng ta giữ nó nhưng không để nó kích động chúng ta thay đổi. Hơn bất cứ điều gì, chúng ta đọc Kinh Thánh nhưng không cầu nguyện với Kinh Thánh, trong khi “cầu nguyện phải đi kèm với việc đọc Sách Thánh, để nó có thể trở thành một cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và người đọc” (Dei Verbum, 25). Chúng ta đừng quên hai khía cạnh cơ bản của việc cầu nguyện Kitô giáo: lắng nghe lời Chúa và thờ phượng Chúa. Chúng ta hãy nhường chỗ cho việc cầu nguyện và đọc những lời của Chúa Giêsu. Khi đó chúng ta sẽ có cùng trải nghiệm như những môn đệ đầu tiên đó. Trở lại với bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy có hai điều đã xảy ra sau khi Chúa Giêsu nói: “Họ bỏ lưới mà theo Người” (Mc 1:18). Họ rời đi và họ đi theo. Chúng ta hãy suy ngẫm vắn tắt về hai điều này.

Họ rời đi. Họ đã để lại gì? Con thuyền và lưới của họ, tức là cuộc sống mà họ đã trải qua cho đến lúc đó. Biết bao lần chúng ta đấu tranh để bỏ lại đằng sau sự an toàn, thói quen của mình, bởi vì những thứ này vướng víu chúng ta như cá mắc lưới. Tuy nhiên, những ai đáp lại lời này sẽ cảm nghiệm được sự chữa lành khỏi những cạm bẫy của quá khứ, bởi vì lời hằng sống mang lại ý nghĩa mới cho cuộc sống của họ và chữa lành ký ức bị tổn thương của họ bằng cách ghép vào đó sự tưởng nhớ đến Thiên Chúa và các công trình của Người dành cho chúng ta. Kinh Thánh gieo trong chúng ta sự tốt lành và nhắc nhở chúng ta thực sự là ai: con cái Thiên Chúa, được cứu độ và được yêu thương. “Những lời thơm ngát của Chúa” (THÁNH FRANCIS ASSISI, Thư gửi các tín hữu) giống như mật ong, mang lại hương vị cho cuộc sống của chúng ta và khiến chúng ta nếm được vị ngọt của Thiên Chúa. Lời Chúa nuôi dưỡng tâm hồn, xua tan nỗi sợ hãi và vượt qua nỗi cô đơn. Lời Chúa đã hướng dẫn các môn đệ bỏ lại đằng sau sự đơn điệu của cuộc sống tập trung vào thuyền và lưới, Lời Chúa cũng canh tân đức tin của chúng ta, thanh lọc đức tin, giải phóng nó khỏi cặn bã và đưa nó trở về nguồn gốc của nó, nguồn mạch thuần khiết của Tin Mừng. Khi thuật lại những điều kỳ diệu Thiên Chúa đã làm cho chúng ta, Kinh Thánh giải phóng đức tin tê liệt và làm cho chúng ta nếm trải lại cuộc sống Kitô giáo như chính bản chất của nó là một câu chuyện tình yêu với Chúa.

Các đệ tử cứ thế rời đi rồi đi theo. Theo bước chân của Thầy, họ tiến về phía trước. Vì lời Chúa Kitô không chỉ giải thoát chúng ta khỏi những gánh nặng chúng ta mang trong quá khứ và hiện tại; Lời Chúa cũng làm cho chúng ta trưởng thành trong sự thật và trong bác ái. Lời Chúa làm sống động trái tim, thách thức nó, thanh lọc nó khỏi thói đạo đức giả và lấp đầy nó bằng niềm hy vọng. Chính Kinh Thánh chứng thực rằng lời này là cụ thể và hiệu quả: “như mưa và tuyết” đối với đất đai (x. Is 55:10-11), như một thanh gươm sắc bén “phơi bày những cảm xúc và suy nghĩ trong lòng” (Dt 4:12), và một hạt giống bất diệt (1 Pr 1:23), nhỏ bé và ẩn giấu, nhưng vẫn nảy mầm và sinh hoa trái (x. Mt 13). “Đó là sức mạnh và quyền năng của Lời Chúa: Lời Chúa mang lại sự vững mạnh cho đức tin của con cái Giáo hội, cung cấp lương thực cho tâm hồn và nguồn mạch tinh tuyền và bất diệt của đời sống thiêng liêng” (Dei Verbum, 21).

Anh chị em thân mến, xin Chúa Nhật Lời Chúa giúp chúng ta hân hoan trở về với những nguồn mạch đức tin của chúng ta, được nảy sinh từ việc lắng nghe Chúa Giêsu, Lời hằng sống của Thiên Chúa. Xin nó giúp chúng ta, đang bị cản trở bởi những lời nói về Giáo hội, khám phá lại lời sự sống vang vọng trong Giáo hội! Nếu không, cuối cùng chúng ta sẽ nói về mình nhiều hơn là về Ngài, và chúng ta thường tập trung vào những suy nghĩ và vấn đề của chính mình hơn là vào Chúa Kitô và lời Ngài. Chúng ta hãy trở về với các nguồn, để cống hiến cho thế giới nguồn nước hằng sống mà nó khao khát nhưng không tìm thấy, và trong khi xã hội và các phương tiện truyền thông xã hội phản ánh sự bạo lực của ngôn từ, chúng ta hãy đến gần hơn và vun trồng lời nói thầm lặng của Thiên Chúa, Đấng mang lại ơn cứu độ, dịu dàng, không ồn ào và đi vào tâm hồn chúng ta.

Cuối cùng, chúng ta hãy tự hỏi mình một vài câu hỏi. Tôi phải dành chỗ nào cho lời Chúa ở nơi tôi sống? Giữa rất nhiều sách, tạp chí, tivi và điện thoại, Kinh Thánh ở đâu? Trong phòng của tôi, tôi có dễ dàng cầm được Phúc âm không? Tôi có đọc nó hàng ngày để trung thành với con đường sống của mình không? Tôi có mang theo một ít bản Phúc Âm để đọc không? Tôi thường nói về việc luôn mang theo Tin Mừng bên mình, trong túi, trong ví, trên điện thoại của chúng ta. Nếu Chúa Kitô yêu quý tôi hơn bất cứ điều gì khác, làm sao tôi có thể để Người ở nhà mà không mang theo lời Người? Và một câu hỏi cuối cùng: Tôi đã đọc qua ít nhất một trong bốn Phúc Âm chưa? Tin Mừng là cuốn sách sự sống. Nó đơn giản và ngắn gọn, tuy nhiên nhiều tín hữu thậm chí chưa bao giờ đọc một trong các sách Phúc Âm từ đầu đến cuối.

Anh chị em Tin Mừng, Kinh Thánh nói với chúng ta rằng Thiên Chúa là “tác giả của vẻ đẹp” (Kn 13:3). Chúng ta hãy để cho mình bị chinh phục bởi vẻ đẹp mà Lời Chúa mang vào cuộc sống của chúng ta.


Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana


3. Giáo phận Louisiana thông báo Đức Giám Mục Dorsonville qua đời đột ngột

Giáo phận Houma-Thibodaux, Louisiana, đã thông báo vào ngày 19 Tháng Giêng rằng Đức Giám Mục Mario Dorsonville qua đời vào ngày hôm đó do những biến chứng phát sinh từ các vấn đề sức khỏe gần đây. Đức Giám Mục Dorsonville, 63 tuổi, là người gốc Colombia, từng làm linh mục và Giám Mục Phụ Tá ở Washington trước khi được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm giám mục của Houma-Thibodaux vào ngày 1 tháng 2 năm 2023 và nhậm chức vào ngày 29 tháng 3.

Trong một tuyên bố ngày 19 Tháng Giêng được đăng trên mạng xã hội và trang web của giáo phận, Cha Simon Peter Engurait, tổng đại diện Giáo phận Houma-Thibodaux, nói: “Tôi vô cùng đau buồn và bàng hoàng khi thông báo với anh chị em rằng người mục tử yêu quý của chúng ta, Giám mục Mario Dorsonville, đã qua đời lúc 6:50 chiều tối nay sau khi ngài phải chịu đựng những biến chứng phát sinh từ những vấn đề sức khỏe gần đây.”

Vị tổng đại diện của giáo phận trong tuyên bố của mình cũng lưu ý: “Trái tim tôi tan nát khi báo tin này cho anh chị em vì đây không phải là loại thông điệp mà bất kỳ ai trong chúng ta mong đợi nhận được. Tôi biết rằng anh chị em sẽ có rất nhiều câu hỏi trong đầu. Tôi yêu cầu anh chị em kiên nhẫn với chúng tôi khi chúng tôi bắt đầu vượt qua những thời điểm không chắc chắn này. Trong lúc chờ đợi, tôi xin anh chị em hãy giữ ngài trong lời cầu nguyện của mình. Cầu xin cho sự yên nghỉ vĩnh viễn được ban cho Giám mục Dorsonville và cầu mong ánh sáng vĩnh viễn của Chúa sẽ chiếu rọi trên ngài. Amen.”

Đức Giám Mục Dorsonville được nhớ đến là “cựu phụ tá của chúng ta, đồng thời được ngưỡng mộ và là người bạn tốt đối với tất cả những ai biết ngài,” trong một lá thư ngày 20 Tháng Giêng gửi cho các linh mục và thành viên của Tổng Giáo phận Công Giáo La Mã ở Washington được gửi qua email bởi Giám Mục Phụ Tá Washington Juan Esposito, giám mục của tổng giáo phận, Tổng Đại Diện và Điều Hành của Giáo Triều.

Như đã lưu ý rằng Đức Giám Mục Dorsonville “đã được triệu tập đến Nhà của Cha tối qua”, Đức Giám Mục Esposito cho biết ngài đã chia sẻ tin tức này “với một trái tim nặng trĩu”.

“Những ai cảm động trước Đức Giám Mục Dorsonville đều biết ngài là một tâm hồn đặc biệt như thế nào,” Đức Giám Mục Esposito viết trong thư và nói thêm, “Sự thân thiện, nụ cười thân mật và lòng tốt nhân hậu của ngài đã sưởi ấm trái tim của tất cả những ai gặp ngài. Là một linh mục mãi mãi nhờ được thụ phong, ngài là một tôi tớ tốt lành và trung thành của Chúa mà ngài rất yêu mến và phục vụ với sự cống hiến nhiệt thành như vậy.”

Đức Cha Mario E. Dorsonville sinh ngày 31 tháng 10 năm 1960 tại Bogotá, Colombia, là con duy nhất của Leonor M. Rodríguez và Carlos J. Dorsonville. Ngài theo học tại Đại Chủng viện của Tổng Giáo phận Bogotá, nhận bằng cử nhân triết học năm 1981 và bằng cử nhân thần học năm 1985. Ngài được thụ phong linh mục vào ngày 23 tháng 11 năm 1985 tại Bogotá.

Sau khi được thụ phong, ngài phục vụ với tư cách là cha sở của giáo xứ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ, Bogotá (1986), cha sở giáo xứ San Jose de Calasanz, Bogotá (1987-1991), phó tuyên úy (1988-1991) và giáo sư đạo đức kinh doanh (1990- 1991) tại Đại học Quốc gia Colombia, Bogotá.

Đức Cha Dorsonville nhận bằng cử nhân thần học từ Đại học Pontificia Javeriana de Bogotá năm 1991 và bằng tiến sĩ mục vụ tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ năm 1996.

Từ năm 1992-1994, khi đang theo học tại Đại học Công Giáo, ngài đã hỗ trợ cộng đồng người gốc Tây Ban Nha vào cuối tuần tại các giáo xứ Good Shepherd và Christ the Redeemer ở Arlington, Virginia, đồng thời làm giảng viên tại trụ sở Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ ở Washington, DC. là giáo sư thần học và giáo lý tại Viện Nghiên cứu Mục vụ Tây Ban Nha ở Arlington từ năm 1993-1994.

Ngài trở lại Colombia một thời gian ngắn để làm tuyên úy và giáo sư đạo đức kinh doanh tại Đại học Quốc gia Colombia và giáo sư tư vấn mục vụ và giáo lý tại Đại Chủng viện của Tổng Giáo phận Bogotá từ năm 1995-1996.

Việc bổ nhiệm đầu tiên của ông trong Tổng Giáo phận Washington là cha sở giáo xứ của Giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức ở Bethesda, Maryland từ năm 1997 đến 2004. Ngài cũng từng là cha sở của Giáo xứ St. Mark the Evangelist ở Hyattsville, Maryland từ năm 2004 đến 2005 và là thành viên Hội đồng quản trị của Công ty Xuất bản Carroll từ năm 2001-2004.

Đức Cha Dorsonville từng là phó chủ tịch Tổ chức từ thiện Công Giáo của Tổng giáo phận Washington và giám đốc Trung tâm Công Giáo Tây Ban Nha từ năm 2005 đến năm 2015. Ngài đã hoàn thành chứng chỉ điều hành về quản lý phi lợi nhuận tại Đại học Georgetown vào năm 2009. Từ năm 2011 đến 2015, ngài giữ chức vụ phụ tá linh hướng của Chủng viện Thánh Gioan Phaolô II ở Washington, DC, đồng thời là cố vấn cho các linh mục mới được thụ phong.

Ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá cho Tổng giáo phận Washington vào ngày 20 tháng 3 năm 2015 và được tấn phong giám mục vào ngày 20 tháng 4 năm 2015. Sau đó, ngài giữ chức vụ tổng đại diện cho Tổng giáo phận Washington.

Trong khi phục vụ với tư cách là Giám Mục Phụ Tá ở Washington, Đức Giám Mục Dorsonville cũng là thành viên Ban Giám đốc của Hội đồng Công Giáo Maryland và là thành viên Ban Giám đốc của Tổ chức Từ thiện Công Giáo. Ngài phục vụ trong Hội đồng Linh mục của Tổng Giáo phận Washington và là thành viên của ban Cố vấn.

Đức cha Dorsonville là chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Di cư và Tị nạn của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ từ năm 2019-2022 và là thành viên của Ủy ban Công lý Gia đình và Phát triển Nhân văn, Ủy ban Tự do Tôn giáo và Ủy ban Ad Hoc Chống Phân biệt chủng tộc.

Đức Giám Mục Esposito kết thúc bức thư gửi người dân của Tổng Giáo phận Washington để chia sẻ tin tức về cái chết của Đức Giám Mục Dorsonville bằng cách nói thêm: “Thật vô cùng vui mừng khi chưa đầy một năm trước, chúng ta đã kỷ niệm Đức Giám Mục Dorsonville được bổ nhiệm làm Giám mục của Houma-Thibodaux, Louisiana.. Giờ đây, khi các gia đình thiêng liêng của ngài ở Houma-Thibodaux và Washington thương tiếc sự ra đi đột ngột của ngài, chúng ta hãy cùng nhau hiệp thông cầu nguyện cho linh hồn ngài được yên nghỉ trong niềm tin chắc chắn rằng cuộc đời của ngài đã thay đổi, nhưng không kết thúc. Cuộc sống trần thế của anh đã hoàn tất, xin cho người tôi tớ của Chúa, mục tử của các linh hồn, được hưởng cuộc sống vĩnh cửu với Chúa và tất cả các thánh trong thành phố ánh sáng và hòa bình trên trời. Ngoài những lời cầu nguyện của riêng anh chị em, mong anh chị em tìm thấy niềm an ủi khi dâng lên các Thánh lễ, những lời cầu nguyện và ý chỉ sẽ được dâng lên cho người bạn thân yêu của chúng ta và người anh linh mục của tôi.”
 
Phi công Nga thả bom nổ tung con đập Nga. Putin đưa phòng không bảo vệ cung điện bỏ mặc nơi khác
VietCatholic Media
16:12 23/01/2024


1. Báo cáo cho thấy Nga đánh bom đập của chính mình gần biên giới Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Bombs Own Dam Near Ukraine Border: Report”, nghĩa là “Báo cáo cho thấy Nga đánh bom đập của chính mình gần biên giới Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Theo một nhóm nhà báo Nga, Nga đã cho nổ tung một trong những con đập của chính mình vào thứ Hai.

Báo cáo về vụ việc không suy đoán liệu cuộc tấn công là có chủ ý hay là một cuộc tấn công vô tình của chính họ trong một nỗ lực thất bại nhằm tấn công mục tiêu Ukraine.

Chất nổ liên quan được cho là bom trên không FAB do Liên Xô thiết kế, một loại vũ khí nổi tiếng là không chính xác. Nga đã vô tình tấn công chính mình nhiều lần kể từ khi xâm chiếm Ukraine vào ngày 24/2/2022, lúc bắt đầu chiến tranh.

Trong tháng này, Nga đã tấn công lãnh thổ của mình bằng hỏa tiễn hai lần trong một ngày, trong khi đoạn video cho thấy một phi công trực thăng Nga làm nổ tung một chiếc xe tăng Nga đã được lan truyền rộng rãi vào tháng 11.

Vụ việc mới nhất được cho là xảy ra trong tuần này đã bị tiết lộ khi một bản tin trên kênh truyền thông xã hội Telegram của ASTRA, một nhóm các nhà báo độc lập của Nga bao gồm nhiều người đã bị Điện Cẩm Linh kiểm duyệt về tác phẩm của họ.

Vụ tấn công được cho là xảy ra ở vùng Belgorod, giáp biên giới với Ukraine. Khu vực này đã chứng kiến bạo lực gia tăng khi chiến tranh hoành hành và chỉ một tuần nữa là bước sang năm mới, Nga bắt đầu di tản cư dân khỏi khu vực sau khi 25 người được cho là đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Ukraine vào ngày 30 tháng 12.

Cuộc tấn công của Ukraine vào Belgorod ngay trước đêm giao thừa được cho là để trả đũa làn sóng không kích chết người gần đây của Nga, và các nhà phân tích cho rằng đây là một nỗ lực nhằm đưa chiến tranh về nhà với người dân Nga bình thường. Một người dân sợ hãi trong thành phố nói với Reuters rằng nếu vậy thì chiến thuật này tỏ ra hiệu quả khủng khiếp.

“Mọi người nhận ra rằng thực sự có một cuộc chiến đang diễn ra và giờ nó đã đến với Belgorod, có thể không phải lần đầu tiên nhưng là nghiêm trọng và đáng sợ nhất”.

Một bài đăng trên Telegram của ASTRA hôm thứ Hai cho biết: “Một máy bay Nga đã thả một quả bom trên không xuống một con đập ở vùng Belgorod.

“Ngày 21 Tháng Giêng,, một quả bom trên không FAB-250 được phát hiện ở một cái ao gần làng Ionovka.

“Theo ASTRA, con đập bị hư hỏng một phần do đạn rơi. Không có thương vong nào cả.”

Các con đập đã trở thành chiến trường quan trọng trong cuộc chiến và vào tháng 6 năm 2023, các nhà quan sát quốc tế đã kinh hoàng khi đập Kakhovka—một phần của nhà máy thủy điện—bị tấn công và sụp đổ. Nga và Ukraine đổ lỗi cho nhau về vi phạm này, mặc dù các chuyên gia nói với Newsweek rằng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Nga phải chịu trách nhiệm.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga và Bộ Quốc phòng Ukraine qua email để yêu cầu bình luận.

2. Máy bay không người lái Ukraine nhắm vào tài sản quý giá của Putin ở sâu bên trong nước Nga

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukrainian Drones Target Putin's Prized Assets Deep Inside Russia”, nghĩa là “Máy bay không người lái Ukraine nhắm vào tài sản quý giá của Putin ở sâu bên trong nước Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Cuộc tấn công vào trạm nhiên liệu gần St. Petersburg, Nga, là cuộc tấn công bằng máy bay không người lái mới nhất của Ukraine nhằm vào mục tiêu then chốt trong cuộc xâm lược toàn diện của Vladimir Putin.

Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào các mục tiêu trên lãnh thổ Nga được cho là do Kyiv chỉ đạo, mặc dù nước này thường không nhận trách nhiệm trực tiếp. Diễn biến này xảy ra sau một cuộc oanh tạc trên không của Mạc Tư Khoa vào Ukraine trong những tuần gần đây, đã tấn công cơ sở hạ tầng dân sự và thử thách hệ thống phòng không của Kyiv.

Hôm Chúa Nhật, Alexander Drozdenko, thống đốc khu vực Leningrad, đã chia sẻ hình ảnh trên mạng xã hội về một trạm chuyển tiếp nhiên liệu tại cảng Ust-Luga, nằm trên Vịnh Phần Lan và thuộc sở hữu của công ty khí đốt tự nhiên Novatek của Nga.

Kênh Telegram St. Petersburg Fontanka.ru đã đăng tải đoạn video quay cảnh các tàu chở dầu neo đậu gần đám cháy dữ dội và cho biết hai máy bay không người lái được phát hiện đang tiếp cận thành phố lớn thứ hai của Nga vào khoảng 1 giờ sáng nhưng đã đổi hướng và hướng về phía cảng.

Các cơ quan truyền thông Ukraine RBC Ukraine, Ukrainska Pravda và Hromadske nói rằng Cơ quan An ninh Ukraine đứng đằng sau vụ tấn công, mà Drozdenko cho biết không gây thương vong. Hãng thông tấn nhà nước Nga Tass cho biết, vụ việc đã làm hư hỏng 2 bồn chứa nhiên liệu và một trạm bơm.

RBC Ukraine đưa tin cư dân các thị trấn lân cận gần cảng đã báo cáo về âm thanh của máy bay không người lái và khoảng 150 người phải di tản khỏi địa điểm này.

Hromadske nói rằng trạm chuyển tiếp đã bị trúng một đòn tấn công chính xác. Cơ sở này được sử dụng để giải quyết nhiên liệu cung cấp cho quân đội Nga nên cuộc tấn công làm phức tạp thêm công tác hậu cần cho quân đội Nga. Vì trạm chuyển tiếp là địa điểm xuất khẩu quan trọng nên cuộc tấn công cũng giáng một đòn kinh tế vào Mạc Tư Khoa.

Cũng trong ngày Chúa Nhật, đã xảy ra một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào cơ sở quân sự Shcheglovsky Val ở thành phố Tula, nơi sản xuất hệ thống hỏa tiễn phòng không Pantsir-S, hãng tin Suspilne của Ukraine đưa tin.

Người dân báo cáo về một vụ nổ và hỏa hoạn mạnh ở quận Vô sản của thành phố, nằm cách Mạc Tư Khoa khoảng 100 dặm về phía nam, mặc dù Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đã bắn hạ máy bay không người lái trong khu vực.

Nguồn tin của Ukrainska Pravda cũng cho biết máy bay không người lái cũng đã tấn công các cơ sở quân sự ở Smolensk, gần biên giới với Ukraine, cũng như thành phố Orel. Một nguồn tin Ukraine nói với hãng tin này: “Công việc theo kế hoạch của Tổng cục Tình báo Chính đang được tiến hành”.

Theo các quan chức do Nga bổ nhiệm, vụ này xảy ra khi ít nhất 25 người thiệt mạng và 20 người bị thương do pháo kích tại một khu chợ ở thành phố Donetsk do Nga kiểm soát ở miền đông Ukraine hôm Chúa Nhật, mặc dù Kyiv vẫn chưa bình luận về vụ tấn công đó.

Hai ngày trước đó, một vụ hỏa hoạn đã bùng phát tại một kho chứa dầu ở Bryansk, miền nam nước Nga, sau khi các quan chức cho biết nó đã bị một máy bay không người lái của Ukraine bắn trúng. Nó đốt cháy 4 thùng dầu, khiến ngọn lửa lan rộng trên diện tích 10.763 feet vuông.

Báo cáo của Nga cho biết máy bay không người lái đã bị bắn hạ mà không gây thiệt hại, nhưng có dấu hiệu ở Kyiv cho thấy cuộc tấn công đánh dấu một giai đoạn mới trong chiến lược. Bộ trưởng Công nghiệp Chiến lược Ukraine Oleksandr Kamyshin nói rằng “chúng tôi đã bắn trúng mục tiêu. Điều này vượt qua kỷ lục 1.250 km.”

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin độc lập Meduza của Nga, Mykhailo Podolyak, cố vấn tổng thống Ukraine, đã được hỏi về cái chết của dân thường trong cuộc tấn công của Ukraine vào thành phố Belgorod của Nga vào ngày 30 tháng 12.

Podolyak nói rằng, theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Ukraine có quyền phá hủy mọi thứ liên quan đến quốc gia xâm lược, “kể cả trên lãnh thổ của mình”.

“Nga đang dần bắt đầu một cuộc chiến trên lãnh thổ của mình. Bởi vì cuộc chiến chớp nhoáng không có kết quả nên mọi thứ cuối cùng sẽ chuyển sang lãnh thổ Liên bang Nga”, Podolyak nói thêm.

3. Bộ trưởng Latvia nói việc ngăn chặn Nga sau này sẽ tốn kém hơn

Ngoại trưởng Latvia, Krišjānis Kariņš, nói với các phóng viên sáng thứ Hai 22 Tháng Giêng, rằng “chúng ta phải mở rộng tầm mắt và nhận ra rằng Nga sẽ không dừng cuộc chiến ở Ukraine - cách duy nhất để Nga dừng lại là nếu nó bị buộc phải dừng lại”.

Ông nói thêm: “Người Ukraine sẵn sàng chiến đấu. Người Ukraine cần sự hỗ trợ không do dự từ phương Tây của chúng ta – sự hỗ trợ của Liên minh Âu Châu.”

“Vì vậy, cuối cùng chúng ta phải đi đến quyết định bảo đảm rằng chúng ta có nguồn tài trợ cho Ukraine trong những năm tới, để họ có thể tiếp tục duy trì nỗ lực bảo vệ đất nước của mình.”

“Và chúng ta cũng phải bảo đảm rằng chúng ta cung cấp vũ khí và đạn dược mà họ cần để thực hiện nhiệm vụ này.”

“Đối với bất kỳ ai cho rằng việc hỗ trợ Ukraine là tốn kém và số tiền này nên được chi tiêu ở nơi khác thì tốt hơn, tôi chỉ có thể nói rằng nó sẽ chỉ đắt hơn trong tương lai. Nếu chúng ta không giúp Ukraine ngăn chặn Nga ngay bây giờ thì sau này chúng ta sẽ phải trả giá đắt hơn vì Nga sẽ không dừng lại.”

4. Nghị định của Putin gây ra những lời kêu gọi đáng ngại ở Alaska

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's Decree Triggers Ominous Alaska Calls”, nghĩa là “Nghị định của Putin gây ra những lời kêu gọi đáng ngại ở Alaska.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Putin đã ký một sắc lệnh mới liên quan đến việc nắm giữ bất động sản lịch sử của Mạc Tư Khoa ở nước ngoài, một động thái được các blogger theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan giải thích là nền tảng cho chủ nghĩa phục thù trong tương lai chống lại các nước láng giềng của Nga - và thậm chí cả Mỹ

Sắc lệnh, được Putin ký vào cuối tuần trước, phân bổ kinh phí cho việc tìm kiếm, ghi danh và bảo vệ hợp pháp tài sản của Nga ở nước ngoài, bao gồm cả tài sản trên các lãnh thổ cũ của Đế quốc Nga và Liên Xô.

Điều này sẽ bao gồm Alaska, các vùng phía Đông và Trung Âu, phần lớn Trung Á và một phần Scandinavia.

Bộ Ngoại giao Nga và Doanh nghiệp Quản lý Tài sản Nước ngoài của chính quyền Tổng thống được chỉ đạo thực hiện công việc, được lệnh tìm kiếm, ghi danh và bảo vệ “tài sản” được đề cập.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh lưu ý rằng “các thông số chính xác về những gì cấu thành tài sản hiện tại hoặc lịch sử của Nga là không rõ ràng”.

“Điện Cẩm Linh có thể sử dụng 'bảo vệ' tài sản được yêu cầu của mình ở các quốc gia nằm ngoài biên giới được quốc tế công nhận để thúc đẩy các cơ chế quyền lực mềm ở các quốc gia hậu Xô Viết và các quốc gia láng giềng nhằm mục đích gây bất ổn nội bộ.”

Một blogger quân sự ủng hộ chiến tranh, theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan nổi tiếng đã coi sắc lệnh này là một bước tiến tới các cuộc xung đột lãnh thổ mới với các nước láng giềng Nga, bao gồm cả Mỹ.

“Chúng tôi khuyên bạn nên bắt đầu với Alaska,” kênh Telegram Two Majors — có hơn 530.000 người ghi danh — viết. Ngoài ra, blogger này viết rằng Điện Cẩm Linh nên quan tâm đến “Dnipro Ukraine, Bessarabia, Đại công quốc Phần Lan, Armenia, Azerbaijan, Georgia, các quốc gia Trung Á thuộc Turkestan của Nga, hầu hết các tỉnh vùng Baltic và một phần đáng kể của Ba Lan”..”

“Tài sản có thể được tìm kiếm cả ở nơi trước kia là Cộng hòa Dân chủ Đức và ở các quốc gia thuộc Hiệp ước Warsaw khác,” kênh này viết, đề cập đến các khu vực thời Chiến tranh Lạnh ở Đức và các quốc gia Trung Âu khác dưới sự kiểm soát của Liên Xô. “Một đoàn thám hiểm gồm những người bảo vệ pháp lý chiến đấu đã lên đường đến Phi Châu,” nó nói thêm, có lẽ ám chỉ đến “Quân đoàn Phi Châu” đang phát triển của Mạc Tư Khoa.

Putin trước đây đã hạ thấp việc bán Alaska cho Mỹ vào năm 1867. Ông gọi thỏa thuận này là “quá hời” và nói rằng mọi người “không nên quá lo lắng về” sự kiện này. Tuy nhiên, một số đồng minh của ông cho rằng Mạc Tư Khoa có thể mở lại vấn đề này như một tranh chấp lãnh thổ.

ISW cho rằng những tham vọng như vậy là không hợp lý, nhưng phản ứng của các blogger quân sự Nga nói lên tình cảm phục thù sâu sắc trong cộng đồng chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Nga. Ở đó, những lời chỉ trích về cuộc chiến của Mạc Tư Khoa ở Ukraine bắt nguồn từ việc Nga không đạt được mục tiêu của mình và sự do dự rõ ràng của Putin trong việc ra lệnh huy động toàn quốc.

Có suy đoán rằng Điện Cẩm Linh có thể bắt đầu một đợt tổng động viên mới sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3 mà Putin chắc chắn sẽ giành chiến thắng. Nhà lãnh đạo Nga không có dấu hiệu hạ thấp các mục tiêu tối đa của mình ở Ukraine và Kyiv đang chuẩn bị cho một chiến dịch tấn công mới với quy mô lớn của Nga vào năm 2024.

5. Elina Valtonen, Ngoại trưởng Phần Lan, đã nhấn mạnh sự cần thiết phải có “khối lượng viện trợ lớn hơn đáng kể” và hỗ trợ lâu dài cho Ukraine.

Khi được hỏi về tầm quan trọng của Cơ sở Hòa bình Âu Châu, một công cụ mà Liên Hiệp Âu Châu đã sử dụng để cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine, Ngoại trưởng Phần Lan cho biết:

Phần Lan là một trong những nước ủng hộ Ukraine mạnh mẽ nhất, trên cơ sở đa phương cũng trên cơ sở song phương, mặc dù chúng tôi cho rằng điều quan trọng là Liên minh Âu Châu phải thống nhất trong vấn đề này và mỗi quốc gia đóng góp theo khả năng của mình, tận dụng bất kể phương tiện nào là cần thiết để đáp ứng nhu cầu trước mắt mà Ukraine hiện có, nhưng quan điểm của chúng tôi cũng rất vững chắc về vấn đề này: chúng ta phải tìm ra một cách chiến lược, lâu dài để tăng cường ngành công nghiệp quốc phòng chung của Âu Châu và khả năng của chúng ta.

6. Hàng Không Mẫu Hạm duy nhất của Hải quân Nga đang được đại tu. Các máy bay của nó vẫn phải đi chiến đấu

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “The Russian Navy’s Only Aircraft Carrier Is Stuck In Overhaul. So Her MiG-29 Fighters Have Gone To War In Ukraine.”, nghĩa là “Hàng Không Mẫu Hạm duy nhất của Hải quân Nga đang được đại tu. Các chiến đấu cơ MiG-29 của nó vẫn phải tham chiến ở Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh

Hải quân Nga đã đưa các chiến đấu cơ Mikoyan MiG-29KR mới lên Hàng Không Mẫu Hạm duy nhất của họ, là chiếc Đô đốc Kuznetsov già nua và không đáng tin cậy.

Nhưng chiếc Kuznetsov ọp ẹp đã được đại tu kể từ năm 2017. Chiếc chiến hạm cổ điển nặng 58.000 tấn của những năm 1980 có thể không bao giờ quay trở lại phục vụ tuyến đầu, khiến những chiếc MiG siêu thanh hai động cơ của nó bị mắc kẹt một cách hiệu quả.

Hải quân có thể đã tìm ra cách sử dụng khác cho khoảng 22 chiếc MiG-29KR còn sót lại trong số 24 chiếc mà hạm đội có được từ năm 2013: theo Trung tâm Chiến lược Quốc phòng Ukraine, họ đã triển khai chúng tới Crimea. Từ đó, các chiến đấu cơ này được tường trình đã săn lùng các tàu hải quân Ukraine.

Những chiếc MiG mới, sở hữu khả năng đa năng với vũ khí không đối không và không đối đất hiện đại, đã ngồi ngoài 18 tháng đầu tiên trong cuộc chiến kéo dài 23 tháng của Nga với Ukraine. Có lẽ cách đây đã lâu, như mùa thu năm ngoái, ít nhất hai chiếc MiG-29KR thuộc Trung đoàn hàng không tiêm kích độc lập số 100 đã bay từ căn cứ không quân Saky ở Crimea bị Nga tạm chiếm.

Những chiếc MiG hạng trung được cho là đã bay cùng với các chiến đấu cơ hạng nặng Sukhoi Su-30SM của hải quân Nga trong các cuộc tuần tra tìm kiếm các tàu hải quân Ukraine hoạt động ở phía Tây Hắc Hải.

Sau khi đánh đắm tàu khu trục Hetman Sahaydachniy, hải quân Ukraine không còn tàu chiến vũ trang cỡ lớn nào. Những gì họ có là rất nhiều hỏa tiễn, máy bay không người lái trên không và trên biển cùng những chiếc thuyền nhỏ chạy nhanh.

Những chiếc thuyền có thủy thủ đoàn vận chuyển lính biệt kích Ukraine đi đột kích vào lãnh thổ do Nga nắm giữ. Những chiếc thuyền robot chở đầy chất nổ xâm nhập vào các cảng để tấn công tàu chiến Nga.

Chiến đấu cơ siêu thanh đấu với tàu nhỏ có vẻ như là một cuộc chiến không công bằng, nhưng thủy thủ đoàn tàu Ukraine thường mang theo hỏa tiễn đất đối không vác vai. Vào tháng 8, một thủy thủ Ukraine đã bắn trúng một chiến đấu cơ Sukhoi của Nga, khiến nó bị hư hại và buộc nó phải quay trở lại căn cứ.

Bất chấp nguy hiểm, đừng sốc khi thấy thêm nhiều MiG-29KR trên bầu trời Ukraine. Một số máy bay MiG-29KR của hải quân Nga đang tuần tra trên Bắc Cực thuộc Nga, nhưng phần lớn lực lượng này - hơn chục máy bay phản lực - có thể sẵn sàng cho các hoạt động thời chiến.

Và không có vẻ như những chiếc MiG sẽ sớm phải bắt tay vào Kuznetsov. Trong khi Điện Cẩm Linh lạc quan dự đoán Hàng Không Mẫu Hạm có thể quay trở lại hạm đội trong năm nay, thì việc đại tu có thể kéo dài đến năm 2025.

Thậm chí còn có khả năng Kuznetsov sẽ không bao giờ gia nhập lại hạm đội. Hàng Không Mẫu Hạm sở hữu rất ít sức mạnh chiến đấu thực tế - có lẽ là quá ít để biện minh cho rủi ro mà thủy thủ đoàn phải chấp nhận mỗi khi tàu phi trường lão thành ra khơi.

Lần cuối cùng Kuznetsov được triển khai ngoài khơi Syria để tấn công phiến quân Syria vào năm 2016, lực lượng không quân của nó đã mất một chiếc MiG-29 và một chiếc Su-33 do thiết bị hãm bị lỗi. Các lãnh đạo hạm đội quyết định rằng Kuznetsov không an toàn cho các hoạt động bay trước đợt đại tu theo kế hoạch và đã chuyển các máy bay của mình — bao gồm cả những chiếc MiG còn sống sót — đến một căn cứ không quân ở Syria.

7. Zelenskiy đề xuất thay đổi quy định về quốc tịch Ukraine

Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, cho biết trong một video đăng trên mạng xã hội sáng thứ Hai 22 Tháng Giêng, rằng ông đang đệ trình dự thảo đề xuất lập pháp cho phép kiều bào nước ngoài có quốc tịch Ukraine trong khi vẫn giữ quốc tịch khác.

Nó sẽ cho phép tất cả người dân tộc Ukraine và con cháu của họ từ khắp nơi trên thế giới có được quyền công dân của chúng tôi. Tất nhiên, ngoại trừ công dân của nước xâm lược.

Tất cả những người, trong các làn sóng di cư khác nhau, đã bị buộc phải rời bỏ quê hương và cuối cùng đến Âu Châu, Hoa Kỳ, Canada, các nước Á Châu và Mỹ Châu Latinh.

Tất cả những người đã giúp đỡ chúng tôi dù ở xa quê hương hàng trăm, hàng ngàn km.

Những tình nguyện viên nước ngoài đã cầm vũ khí để bảo vệ Ukraine, tất cả những người đấu tranh cho tự do của Ukraine như thể đó là quê hương của họ. Và Ukraine sẽ trở thành như vậy đối với họ.

8. Phòng không Nga bị kéo mỏng hơn khi Putin bảo vệ Cung điện quý giá

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Air Defenses Stretched Thin as Putin Defends Prized Palace: Report”, nghĩa là “Báo cáo cho thấy phòng không Nga bị kéo mỏng ra hơn khi Putin bảo vệ Cung điện quý giá.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Kênh Telegram của Nga đưa tin lực lượng phòng không của Nga tại thành phố St. Petersburg và khu vực Leningrad xung quanh đang bị mỏng đi khi Vladimir Putin huy động phần lớn nguồn lực để bảo vệ dinh thự quý giá của mình tại Hồ Valdai.

Kênh VChK-OGPU, được cho là có thông tin nội bộ từ lực lượng an ninh Nga, cho biết hôm Chúa Nhật rằng, theo nguồn tin của họ, các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái gần đây vào St. Petersburg và khu vực Leningrad là do “sự thiếu hụt trầm trọng các phương tiện kỹ thuật để phát hiện các mục tiêu trên không nhỏ và hệ thống hỏa tiễn phòng không di động có khả năng bắn hạ chúng.”

Kênh Telegram cho biết hệ thống phòng không Pantsir-S1 của Nga “được triển khai để bảo vệ một cơ sở 'đặc biệt quan trọng' ở Valdai”.

Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào ngày 18 Tháng Giêng vào một kho dầu ở St. Petersburg. Nó đánh dấu lần đầu tiên một máy bay không người lái nhắm vào khu vực quê hương của Putin, là Leningrad, kể từ khi cuộc chiến toàn diện ở Ukraine bắt đầu. Một trong những máy bay không người lái được phóng trong cuộc tấn công đó đã bay qua dinh thự Valdai của Putin, RBC Ukraine đưa tin, trích dẫn một nguồn tin trong cơ quan đặc biệt.

Nơi ở của Putin ở Valdai nằm giữa vùng Tver và Novgorod của Nga, cách Điện Cẩm Linh khoảng 250 dặm.

“Sau khi bắt đầu chiến tranh, gần như toàn bộ Pantsir được cử đến để bảo vệ một cơ sở 'quan trọng chiến lược' ở Valdai, nơi có dinh thự của Tổng thống Liên bang Nga, một số đã đến khu vực chiến đấu và một khu phức hợp là ' mất tích' vào năm 2023, do một vụ tai nạn ở vùng Leningrad,” cơ quan VChK-OGPU cho biết.

Agentstvo, một cơ quan truyền thông điều tra độc lập bằng tiếng Nga, đã đưa tin vào Tháng Giêng năm 2023 rằng một hệ thống phòng không Pantsir-S1 đã được đặt gần nơi cư trú sau các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái bên trong lãnh thổ Nga. Nó mô tả ngôi nhà là “nơi giải trí cá nhân của Putin, người thân và bạn bè của ông”.

Newsweek được cựu tài phiệt lưu vong Mikhail Khodorkovsky, từng là người giàu nhất nước Nga trước khi phạm lỗi với Putin, cho biết rằng vào tháng 7 năm 2023, tổng thống Nga đã trốn khỏi Mạc Tư Khoa đến dinh thự Valdai của ông trong một cuộc binh biến do Tập đoàn Wagner hiện đã giải thể lãnh đạo.

Một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái khác của Ukraine gần thành phố St. Petersburg vào đêm Chúa Nhật đã tấn công một nhà ga xuất khẩu khí đốt lớn—Ust-Luga—gây ra một đám cháy lớn. Cơ quan An ninh Ukraine đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đó, Kyiv Post đưa tin.

Một nguồn tin cho biết: “Cuộc tấn công thành công vào nhà ga này không chỉ gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho đối phương, làm gián đoạn nguồn thu của họ cho cuộc chiến ở Ukraine mà còn làm gián đoạn chuỗi hậu cần nhiên liệu cần thiết cho quân đội Nga”.

“Động thái này về mặt chiến lược cản trở khả năng duy trì lực lượng của quân xâm lược, đánh dấu bước thụt lùi đáng kể trong hoạt động gây hấn đang diễn ra của họ”, tuyên bố nói thêm.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, trong phân tích mới nhất về cuộc xung đột ở Ukraine cho biết Mạc Tư Khoa đang “cải tổ Quân khu Leningrad với mục đích rõ ràng là chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thông thường tiềm tàng trong tương lai chống lại NATO và có thể đang sắp xếp các tài sản quân sự theo cách bố trí dọc biên giới với các thành viên NATO.”

Viện nghiên cứu cho biết các cuộc tấn công của Ukraine trong khu vực có thể thúc đẩy lực lượng Nga bố trí lại các hệ thống phòng không tầm ngắn dọc theo đường bay dự kiến của máy bay không người lái Ukraine để bảo vệ các mục tiêu tiềm năng có giá trị chiến lược.

“Các lực lượng Nga sử dụng các hệ thống tầm ngắn như Pantsir có thể không thể bao phủ tất cả các mục tiêu tiềm năng quan trọng ở tỉnh Leningrad nếu không đưa các hệ thống bổ sung vào khu vực, và việc Ukraine tiếp tục tấn công vào các khu vực sâu phía sau ở Nga có thể làm tăng áp lực lên không quân Nga trong chiến lược phòng thủ tổng thể,” ISW nói thêm.

9. Zelenskiy lật ngược tình thế Putin với Nghị định về lãnh thổ Nga

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Zelensky Turns Tables on Putin with Russian Territories Decree”, nghĩa là “Zelenskiy lật ngược tình thế với Putin với Nghị định về lãnh thổ Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Ukraine sẽ áp dụng các biện pháp mới để bảo vệ “bản sắc dân tộc của người Ukraine” sống ở Nga, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết hôm thứ Hai, đánh vào trung tâm của Mạc Tư Khoa và các tuyên bố cạnh tranh với Kyiv về bản sắc và lãnh thổ.

Nhà lãnh đạo Ukraine hôm thứ Hai cho biết ông đã ký một sắc lệnh “Về các lãnh thổ Liên bang Nga có người Ukraine sinh sống trong lịch sử”, mà ông nói sẽ chứng kiến “sự khôi phục sự thật về quá khứ lịch sử của Ukraine.”

Sắc lệnh liệt kê một số khu vực của Nga là “nơi sinh sống của người Ukraine trong lịch sử”, bao gồm các khu vực biên giới Bryansk, Kursk và Belgorod, và khu vực Krasnodar phía nam của Nga, nơi Mạc Tư Khoa đã tiến hành các cuộc tấn công vào Ukraine và được liên kết với bán đảo Crimea sáp nhập thông qua cầu Kerch quan trọng.

“Chúng ta phải thực hiện các bước không chỉ để tăng cường sự đoàn kết của Ukraine và người dân chúng ta mà còn hành động vì sự thống nhất về các quyền và tự do, sự thật về người Ukraine, sự thật về chúng ta và sự thật về lịch sử của chúng ta,” ông Zelenskiy nói trong cuộc họp báo ở Ukraine.

Các quan chức Ukraine sẽ phát triển một “kế hoạch bảo tồn bản sắc dân tộc của người Ukraine ở Liên bang Nga, bao gồm cả những vùng đất mà họ từng sinh sống trong lịch sử”, ông Zelenskiy nói.

Cựu Tổng thống Nga và hiện là nhà lãnh đạo hội đồng an ninh nước này, Dmitry Medvedev, hôm thứ Hai cho biết “không có gì để bình luận” về sắc lệnh của Zelenskiy, đồng thời nói thêm: “Người Ukraine là người Nga và Tiểu Nga là một phần của Nga”.

Putin cho biết Điện Cẩm Linh coi Ukraine là lãnh thổ lịch sử của Nga.

Medvedev gọi Ukraine là “một quốc gia độc lập trên các lãnh thổ lịch sử của Nga” trong một tuyên bố đăng trên mạng xã hội hồi đầu tháng này, đồng thời nói thêm rằng các tuyên bố xung đột sẽ là nguồn gốc của xung đột.

Nga đã ủng hộ các phong trào ly khai có thiện cảm với Mạc Tư Khoa ở miền đông Ukraine trong hơn một thập kỷ và tuyên bố vào tháng 9 năm 2022 rằng họ chính thức sáp nhập các vùng Donetsk, Kherson, Luhansk và Zaporizhzhia bao gồm các phần phía nam và phía đông Ukraine. Nga cũng sáp nhập bán đảo Crimea, được quốc tế công nhận là một phần của Ukraine, vào năm 2014.

Bản sắc văn hóa từ lâu đã là vũ khí mà Nga sử dụng để chống lại Ukraine. Ví dụ, các chuyên gia nói với Newsweek vào tháng 3 năm 2023 rằng Mạc Tư Khoa đã duy trì sự hiện diện văn hóa mạnh mẽ trên Bán đảo Crimea, tham gia vào cuộc thanh lọc sắc tộc trong nhiều thế kỷ để củng cố yêu sách của mình đối với lãnh thổ thông qua “Nga hóa”.

Zelenskiy cho biết hôm thứ Hai rằng “kế hoạch” mới sẽ bao gồm việc thu thập lời khai về các tội ác chống lại người dân tộc Ukraine, đàn áp chính trị, trục xuất và “cưỡng bức Nga hóa”.

Ông nói, Kyiv sẽ “tổ chức các sự kiện nhằm vạch trần những huyền thoại của Nga về Ukraine” và các trường học sẽ dạy “lịch sử thực sự của người dân tộc Ukraine ở những vùng đất mà họ sinh sống trong lịch sử nằm trong biên giới Liên bang Nga”.

Nhà lãnh đạo Ukraine cũng công bố dự thảo luật đề xuất rằng “tất cả người dân tộc Ukraine và con cháu của họ từ khắp nơi trên thế giới” sẽ có quyền được cấp hai quốc tịch Ukraine, ngoại trừ những người có quốc tịch Nga.

Đầu năm nay, Putin đã ký sắc lệnh đẩy nhanh quá trình cấp quốc tịch Nga cho người nước ngoài và người không quốc tịch. Mạc Tư Khoa cũng tạo điều kiện dễ dàng hơn cho chính quyền cấp quốc tịch Nga cho trẻ em Ukraine, điều mà Ukraine lên án là bất hợp pháp.

Vào giữa tháng 11, một cuộc điều tra cho thấy người Ukraine ở các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát buộc phải nhập quốc tịch Nga để đổi lấy quyền tiếp cận các dịch vụ cơ bản.

“Lương hưu không được cung cấp nếu không có hộ chiếu Nga, thực phẩm không được cung cấp nếu không có hộ chiếu Nga và các dịch vụ y tế không được cung cấp”, một người tị nạn Ukraine tên là Larysa nói với Liên minh Phát thanh Truyền hình Âu Châu.

Trong một bài luận sâu rộng được xuất bản trước khi Điện Cẩm Linh tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, Putin nói rằng “Việc Ukraine hóa thường được áp đặt đối với những người không coi mình là người Ukraine” trong suốt đầu thế kỷ 20.