Ngày 23-01-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 24/01: Chúa là nguồn vui của con – Lễ Thánh Phanxicô Salê - Suy Niệm: Lm. Giuse Trần Châu Đông
Giáo Hội Năm Châu
03:48 23/01/2022

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người. Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.

“Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.

“Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em. Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau.”

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:39 23/01/2022
Chương 45:

THÁNH KINH



THÁNH THƯ



“Tất cả những gì viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng, và có ích cho việc giảng dạy, biện bác, giáo dục để trở nên công chính.” (2 Tm 3, 16)

1. Không biết Thánh Kinh là không biết Đức Chúa Giê-su Ki-tô.

(Thánh Jerome)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:41 23/01/2022
76. TỨ MÃ NAN TRUY

Vị quan nọ ăn ở với một cô gái rất tương đắc.

Về sau, hai người không hợp nhau nữa, cô gái lợi dụng cơ hội lúc hôn nhau thì cắn lưỡi của vị quan nọ và bỏ đi.

Quan nọ vội vàng sai người cưỡi ngựa truy đuổi, lúc ấy Tống Lệ Thường đến thăm ông ta, thấy tình trạng như vậy thì nói đùa:

- “Ngài thật là “tứ mã không kịp lưỡi” ạ !(1)

(Trì Bắc Ngẫu Đàm)

Suy tư 76:

Lời đã nói ra thì bốn ngựa đuổi không kịp, hoặc lời đã nói ra mà ngựa không thèm đuổi theo đều là do cái lưỡi mà ra. Cái lưỡi lành lặn với tâm hồn bình an thì khi lời đã thốt ra, thì trăm ngựa đuổi còn không kịp, chứ bốn ngựa mà nhằm nhò gì, nhưng khi cái lưỡi đã bị người tình cắn đứt vì lòng dạ tệ bạc thì một con ngựa cũng chẳng thèm đuổi theo, vì lưỡi đã bị thương thì làm gì nói được !

Làm người quân tử trượng phu để lời nói của mình “tứ mã nan truy” thì người Ki-tô hữu không thèm làm, nhưng họ cố gắng làm một người Ki-tô hữu chân chính giữa mọi người, tức là uốn nắn cái lưỡi thật nhiều lần trước khi nói, để khỏi xúc phạm đến tha nhân, cũng như để khỏi làm hại một ai, bởi vì mọi phúc họa đều bởi cái lưỡi mà ra.

Có những người dùng cái lưỡi của mình để làm giàu, cũng như có người dùng cái lưỡi của mình để hại người; có người dùng cái lưỡi của mình để cứu người, cũng như có người bị tù tội cũng vì cái lưỡi của mình.

Hãy canh chừng cái lưỡi của mình để ma quỷ khỏi lợi dụng nó.

(1) Câu này thật ra là “tứ mã nan truy” là câu thành ngữ: lời của kẻ trượng phu đã nói ra thì bốn ngựa không đuổi kịp.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Đừng Để Đức Tin Một Lần Nữa Bị Lưu Đày
LM. Trương Đình Hiền
10:33 23/01/2022
Đừng Để Đức Tin Một Lần Nữa Bị “Lưu Đày”

(Chúa Nhật 3 TN C 2022)

Nếu ai hỏi một người Do Thái: “Điều gì quan trọng và quý giá nhất đối với dân tộc anh?”, chắc chắn sẽ nhận được câu trả lời “đó là Kinh Thánh”. Vâng, Kinh Thánh hay “Sách Lời Chúa” đó chính là gia bảo tinh thần đã cố kết, rèn luyện và đồng hành với dân tộc Israel trong suốt chiều dài lịch sử của họ; và có thể nói được, chính Kinh Thánh đã giúp dân tộc nầy giữ gìn “căn tính Do Thái” và giúp họ vượt qua mọi thăng trầm (lưu đày, nô lệ, mất nước…) để tồn tại và ngày nay phát triển thành một cường quốc.

Hèn chi, người Do Thái có truyền thống: mỗi ngày, trẻ em Do Thái đều được cha mẹ hướng dẫn chạm ngón tay vào Kinh Thánh, sau đó nhúng vào mật ong và nút lấy ngón tay với mật ong để ngụ ý rằng: Lời Chúa là mật ngọt, bồi bổ cho tâm hồn; dĩ nhiên, trẻ em Do Thái nào cũng được dạy bài học vỡ lòng chính là “bài học Kinh Thánh” !

Mà Kinh Thánh, Lời Chúa đối với dân tộc Israel, không chỉ là một thứ “kinh sách” quý giá và cần thiết để học hỏi, nghiên cứu, làm kim chỉ nam cho cuộc sống… mà còn phải long trọng cử hành, đọc, lắng nghe như chính sự hiện diện đầy quyền năng và sự sống thần linh của Thiên Chúa. Sách Nơkhêmia trong Bài đọc 1 hôm nay là một minh chứng sống động cho tâm tình và thái độ trên: “Tất cả dân chúng đều lắng tai nghe đọc sách luật. Thầy thư ký Esdras đứng trên bệ bằng cây mà đọc sách; thầy mở sách ra trước công chúng, vì thầy đứng nơi cao hơn mọi người. Khi thầy mở sách, thì tất cả đều đứng lên. Esdras chúc tụng Chúa là Thiên Chúa Cao Cả. Toàn dân đưa tay lên đáp lại: Amen, amen. Họ cúi mình và phủ phục trước Thiên Chúa, mặt họ cúi sát đất”.

Đó chính là một buổi cử hành “phụng vụ Lời Chúa” của cộng đoàn Israel sau cuộc hồi hương lần thứ ba vào thế kỷ thứ tư trước Công nguyên (khoảng năm – 445), khi họ vừa hoàn thành việc xây dựng vách tường thành Giêrusalem. Đây là cuộc cử hành Lời Chúa đầu tiên sau bao nhiêu năm lưu đày, bon chen tất bật với cuộc sống đầy nhiểu nhương nơi đất khách quê người; cùng với bao nhiêu cám dỗ của các nhu cầu “cơm áo gạo tiền”, những thói hư tật xấu của dân ngoại…. Vâng, dân Do Thái đã có một thời gần như quên lãng Lời Chúa và việc cùng nhau cử hành và lắng nghe Lời Chúa cách long trọng lại là một điều hiếm khi xảy đến khi họ còn trong kiếp nô lệ lưu đày; còn chung đụng với cách sống và xã hội ngoại đạo.

Hôm nay, trên mảnh đất của quê nhà, bên những bức tường thành Thánh Giêrusalem vừa được tái thiết, cộng đoàn hồi hương Do Thái được thầy tư tế Esdras công bố Lời Chúa. Họ hết sức cảm động đến bật khóc: lúc đó toàn dân khóc lóc khi nghe đọc các lời trong luật; họ trân trọng lắng nghe với thái độ cung kính thẳm sâu “Họ cúi mình và phủ phục trước Thiên Chúa, mặt họ cúi sát đất ”.

Ngày hôm nay rất nhiều người Kitô hữu cũng đang rơi vào tình trạng “lưu đày đức tin”; tính thế tục và não trạng ngoại đạo cũng đang chi phối nhiều gia đình, nhiều cộng đoàn. Người ta chẳng còn tha thiết gì đến việc họp nhau cử hành và lắng nghe Lời Chúa; nếu có, đôi khi chỉ là một sự gượng ép, chịu đựng bất đắc dĩ hay “kéo gai qua trổ” cho xong một “ván lễ”, một “cuộc lên lớp” giảo banh nhạt nhẽo… ! Phải chăng, cũng vì ý do nầy, mà Đức Giáo Hoàng Phanxico vào ngày 30.9.2019 đã quyết định thiết lập Chúa Nhật III TN, chính là Chúa Nhật hôm nay, làm ngày “Chúa Nhật Lời Chúa” để toàn thể dân Công Giáo cùng nhau “cử hành, suy tư và để công bố Lời Chúa” và “để sống Chúa nhật này như một ngày trọng thể”.

Và điểm quy chiếu trọn hảo cho hành vi đức tin đặc biệt nầy lại là chính Chúa Giêsu. Hôm nay, như Tin Mừng Luca tường thuật, Chúa Giêsu cử hành Lời Chúa tại hội đường quê hương, một việc làm, một cử hành mà Ngài đã thực hiện xuyên suốt trong cuộc đời 30 năm ẩn dật: “Người đến Nadarét, nơi Người sinh trưởng, và theo thói quen của Người, thì ngày nghỉ lễ, Người vào hội đường. Người đứng dậy để đọc sách”.

Việc dân Israel trở về quê hương và cử hành Lời Chúa trên nền của Đền Thờ Giêrusalem hay việc Chúa Giêsu trở về Nadarét và công bố Lời Chúa nơi hội đường quê hương, phải chăng Lời Chúa muốn nói với chúng ta rằng: mỗi người đều có một quê hương, một nơi chốn để trở về “hong lại niềm tin”, làm sống lại những “thói quen đạo đức”, những truyền thống thánh thiện mà đôi khi, vì cuộc sống xô bồ, bận bịu… chúng ta đã nhạt nhòa lãng quên hay đánh mất. Vâng, chúng ta “đừng để đức tin một lần nữa bị lưu đày” ! Và điều cần thiết trước tiên để làm cho đức tin, cho ngọn lửa đạo đức được cháy lên, hay cụ thể hơn, để Đức Kitô sống lại trong cuộc đời ta, đó chính là Lời Chúa, là Kinh Thánh. Bởi vì như Thánh Giêrônimô: “Không biết Kinh Thánh là không biết Đức Kito”.

Và Tin Mừng còn xác nhận: Lời Chúa không chỉ được Đức Kitô công bố suông mà Ngài còn làm cho Lời đó được ứng nghiệm trên cuộc đời của mình: “Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe”. Sự “ứng nghiệm:” mà Đức Kitô nói đó chính là: từ Cana tới Tibêriát, từ Magđala tới Giênêzarét, từ Capharnaum, tới Betsaiđa, xuyên qua Côrôzain…và thu hút cả những vùng xa xăm tận phía bắc với Tyrô, Siđon, rồi làm vang dậy xuống cả miền nam đến tận Thủ đô Giêrusalem…, đâu đâu cũng nghe tin vui: mù thấy, điếc nghe, què nhảy nhót, câm ca hát…; cả phung cùi cũng bỏ hoang mạc kéo về, dân chài rủ nhau đi làm đồ đệ… Cả một đoàn lũ dân nghèo mở cờ trong bụng, hạnh phúc tuyệt vời, vì từ nay được tuyên phong “Nước Trời là của họ” !

Thì ra, sứ điệp phụng vụ hôm nay còn muốn nói với chúng ta rằng: chúng ta phải làm cho Lời Chúa được ứng nghiệm trên chính cuộc sống của chúng ta; “ứng nghiệm” bằng đời sống bác ái, huynh đệ, bằng sự cảm thông chia sẻ, bằng sự phục vụ quên mình, bằng sự khiêm hạ khó nghèo và hoán cải… Đứng trước một thế giới quá nghèo nàn về chân lý và những giá trị của Phúc Âm, nhưng lại quá tất bật và bon chen trước các nhu cầu vật chất và hưởng thụ, người Kitô hữu cần phải làm chứng bằng sự chiến thắng của Chúa Kitô với tâm niệm “người ta sống không nguyên bởi bánh nhưng bởi mọi Lời do miệng Thiên Chúa phán ra”.

Chúa Nhật Lời Chúa hôm nay đang ở trong tuần lễ cầu nguyện cho hiệp nhất. Thật là ý nghĩa khi cuốn Kinh Thánh chính là trọng tâm của mọi nẻo đường hiệp thông, hiệp nhất dù là Do thái hay Tin Lành, Anh Giáo hay Công Giáo. Cuộc cử hành Lời Chúa của Chúa Giêsu nơi Hội đường phải chăng là hình ảnh của “cộng đoàn phụng vụ” tập họp chung quanh Ngài, là hình ảnh tiên báo một Hội Thánh duy nhất, hiệp thông và liên đới; một Hội Thánh mà trong thư gởi giáo đoàn Côrintô trong Bài đọc 2 hôm nay, Thánh Phaolô đã nhấn mạnh: “trong một Thánh Thần, tất cả chúng ta chịu phép rửa để làm thành một thân xác, cho dầu Do Thái hay Hy Lạp, tự do hay nô lệ, và tất cả chúng ta cùng uống trong một Thánh Thần…”.

Trước một thế giới đang tan hoang vì đại dịch Covid, và trước một năm mới đang cận kề mang theo nhiều thử thách, sứ điệp Lời Chúa hôm nay muốn thắp lên ngọn lửa tin yêu và hy vọng, vui mừng và hoan hỉ. Bởi vì, khi dân Chúa họp nhau cử hành Lời Chúa là khi nhận được tràn trào niềm vui: “Ngày hôm nay được thánh hoá dâng cho Chúa là Thiên Chúa chúng ta; anh chị em đừng mang tang chế, đừng than khóc”… vì ngày này là ngày thánh, dâng cho Chúa, đừng buồn sầu; vì niềm vui của Chúa là đồn luỹ của anh chị em!”.

Ước gì Ngày Chúa Nhật Lời Chúa hôm nay ai trong chúng ta cũng có được một “con tim đã vui trở lại”; vì quả thật, chúng ta đã cử hành, đã lắng nghe và đã được Lời Chúa ứng nghiệm trên chính cuộc đời mình: Chúa yêu thương chúng ta và Đức Kitô sắp trao thịt máu mình cho chúng ta. Amen.

Lm. Trương Đình Hiền
 
Cũng Là Lời Được Rao Giảng, Nhưng…
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa –
22:41 23/01/2022
Cũng Là Lời Được Rao Giảng, Nhưng…

Kitô hữu chúng ta tin nhận Chúa Giêsu Kitô chính là Ngôi Lời, là Lời mạc khải trọn vẹn và hoàn hảo của Thiên Chúa. “ Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta” (Ga 1,24). “Thuở xưa nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ, nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử” (Hr 1,1-2).

Thánh Công đồng Vatiacanô II khẳng định: “Thiên Chúa đã sai Con Ngài là Ngôi Lời vĩnh cửu, Đấng sáng soi mọi người, đến sống giữa loài người và nói cho họ nghe những điều kín nhiệm nơi Thiên Chúa (x.Ga 1,1-18). Bởi vậy, Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể “là người được sai đến với loài người”, “nói tiếng nói của Thiên Chúa (Ga 3,34) và hoàn thành công trình cứu rỗi của Chúa Cha đã giao phó cho Người thực hiện. (MK số 4). Tin Mừng Luca tường thuật lần kia khi vào hội đường, người ta trao cho Chúa Giêsu Sách Tiên tri Isaia. Người mở ra gặp đoạn chép rằng: “Thần khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin mừng cho kẻ nghèo hèn…” Gấp sách lại Chúa Giêsu nói: “Hôm nay đã ừng nghiệm lời Kinh Thánh mà tai quý vị vừa nghe” (x. Lc 4,16-21).

Theo Thánh Kinh thì người nghèo được hiểu không chỉ là những người thiếu ăn thiếu mặc mà còn là những người cô thế, kém phận, mẹ góa, con côi, người ngoại kiều, khách ngụ cư, những người tội lỗi biết khiêm nhu, những người đang bị áp bức cách bất công. Và khi Lời được loan báo đến với họ thì trở thành “tin mừng” và ngược có một số người khi Lời đến với họ thì là tin không vui có khi là “tin chẳng lành” theo cái nhìn tự nhiên.

Chúng ta cùng nghe một vài lời được loan báo cho người nghèo và người cậy dựa vào tiền bạc, của cải: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em. Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang đói, vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng” (Lc 6,20-21). “Thầy bảo thật với anh em, người giàu có khó vào Nước Trời. Thầy còn nói cho anh em biết: con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào Nước Thiên Chúa” (Mt 19,23-24). “Khốn cho các người là những kẻ giàu có, vì các người đã được phần an ủi của mình rồi” (Lc 6,24).

Với người tội lỗi biết khiêm nhu sám hối thì nhận lời: ‘Người này ra về được công chính hóa” con với người tự hào về công trạng “đạo đức” của mình thì nhận lời: “người này thi không được công chính hóa” (x.Lc 18,9-14). Đọc Tin mừng thì chúng ta thấy Chúa Giêsu vừa nói “phúc cho các ngươi” cũng vừa nói “khốn cho các ngươi”, tùy theo từng đối tượng. Đối tượng nhận lời “phúc cho các ngươi” thường là những “người nghèo”, theo nghĩa Thánh Kinh. Còn đối tượng hứng chịu lời “khốn cho các ngươi” thường là những người giàu có, cậy dựa vào của cải, nhiều người vai cao vị trọng trong Do Thái giáo thời bấy giờ.

Cụ già Simêon đã nói tiên tri về Chúa Giêsu dịp thánh Giuse và Mẹ Maria tiến dâng Hài nhi cho Thiên Chúa: “Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng, và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra” (Lc 2,34-35). Tin mừng ghi rằng đa số đám đông dân chúng thường hồ hỡi đón nhận lời rao giảng của Chúa Giêsu, nhưng có đó nhiều luật sĩ, biệt phái, thượng tế, kỳ lão không hồ hỡi mà trái lại còn căm giận tím gan tím ruột và tìm cách hãm hại Chúa.

Là Kitô hữu chúng ta đón nhận, sống lời Chúa và cũng có bổn phận rao giảng lời Chúa trong mọi hoàn cảnh. Thánh Phaolô khuyên bảo môn đệ Timôthê: “Hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ” (2Tim 4,2). Với sự nghiêm túc, lịch sự, chúng ta nói lời Chúa cho tha nhân có khi làm vui lòng người nghe mà cũng có một đôi khi không thể làm vui lòng người nghe được. Nếu chỉ chú tâm vào việc “làm vui lòng nhau” mà thôi thì rất có thể chưa phải là lời rao giảng. Ngạn ngữ Tây phương có lời: “Một nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì. Nhưng một nửa sự thật nhiều khi không phải là chân lý”.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cha Sở nhanh trí cứu được ngôi thánh đường và anh chị em giáo dân
Đặng Tự Do
04:00 23/01/2022


Vào đầu thiên niên kỷ này, các tín hữu Kitô chiếm 70% dân số tại Nigeria. Tuy nhiên, ngày nay sau các đợt bách hại liên tục, nhiều anh chị em phải di tản ra nước ngoài, các tín hữu Kitô Nigeria chỉ còn khoảng 50% dân số. Các đợt bách hại liên tục xảy ra đặc biệt là dưới thời tổng thống Hồi Giáo Muhammadu Buhari. Thay vì giữ trật tự trị an cho mọi công dân, ông ta để mặc cho các nhóm Hồi Giáo cực đoan như Boko Haram, và Fulani tấn công các tín hữu Kitô, nhằm hình thành quốc gia Hồi Giáo Nigeria.

Từ năm 2012, lại nảy sinh ra nhóm Indigenous People of Biafra, nghĩa là “Phong Trào Người Bản Địa Biafra”, gọi tắt là IPOB chủ trương tách bang Biafra thành một quốc gia Hồi Giáo độc lập khỏi Nigeria.

Tên cầm đầu IPOB, Mazi Nnamdi Kanu, thường được gọi là Ndi Igbo, đã bị bắt và hôm thứ Hai 17 tháng Giêng phải ra tòa. Trong ngày đó, bọn IPOB buộc mọi người phải ở nhà bãi thị, bãi khóa, đình công để phản đối chính phủ.

Tờ Vanguard của Nigeria, số ra ngày thứ Ba 18 tháng Giêng, kể lại câu chuyện nghẹt thở sau đây, xảy ra hôm 17 tháng Giêng.

Những người thờ phượng buổi sáng sớm tại Nhà thờ Công Giáo Thánh Têrêxa thành Calcutta, đã thoát hiểm trong đường tơ kẽ tóc khi một số thanh niên vác gậy gộc, chai lọ xông vào nhà thờ và ra lệnh giải tán những người thờ phượng.

Các thanh niên này cho biết họ là thành viên của IPOB, và nói thêm rằng những người thờ phượng không có lý do gì để bước ra khỏi nhà của họ vào một ngày lãnh đạo IPOB, Mazi Nnamdi Kanu phải ra hầu tòa.

Một phụ nữ cho biết nhà cô chỉ cách nhà thờ vài khu phố, và nhận định rằng chính sự khôn ngoan của cha xứ, là vị chủ tế trong thánh lễ, đã cứu vãn được tình hình.

Cô cho biết: “Sáng hôm qua tôi đã tham dự thánh lễ 5:30 sáng tại nhà thờ của tôi, Thánh Têrêxa thành Calcutta, gần ngã ba Ukaegbu”.

“Chúng tôi đã hoàn thành thánh lễ được một nửa thì một nhóm thanh niên, là thành viên của IPOB bước vào nhà thờ. Họ mang theo gậy gộc, chai lọ và đi thẳng lên bàn thờ”.

“Họ đến gặp cha xứ của chúng tôi, Cha Joseph và hỏi ngài tại sao lại dám cử hành thánh lễ vào một ngày mà chủ của họ phải ra tòa. Đám này rất đông người và rõ ràng là đang rất tức giận”.

“Mọi người trong nhà thờ đều nhón gót lên bỏ chạy. Đáng lẽ sẽ xảy ra một vụ giẫm đạp vì có rất nhiều người trong thánh lễ sáng hôm qua. Nhưng thấy cha xứ có vẻ bình tĩnh nên nhiều người đứng lại, một số người cũng không muốn bỏ lại cha xứ trong tình huống căng thẳng như thế.”

“Cha Joseph nói với họ rằng chúng tôi tổ chức thánh lễ hôm nay để cầu nguyện cho việc trả tự do cho Nnamdi Kanu. Ngài dùng chiến thuật ngoại giao để nói chuyện với họ, và thậm chí hỏi họ rằng họ thực sự ủng hộ Ndi Igbo hay chống lại Ndi Igbo? Bấy giờ họ nói không sao và nếu đúng như vậy thì OK, những người trong nhà thờ đứng về phía họ”.

“Họ kêu gọi mọi người tiếp tục thánh lễ. Một số người trong chúng tôi sợ đến mức chạy thẳng về nhà. Đám thanh niên này xin lỗi vị linh mục và bỏ đi”.

“Khi họ đi ra ngoài, họ thấy một người đạp xe ba gác. Không ai biết tại sao người đàn ông này lại ở ngoài đường trong ngày IPOB buộc mọi người phải ngồi ở nhà, người ta hầu như không nhìn thấy chiếc xe nào ở ngoài đường. Họ đánh người đàn ông và đốt cháy chiếc xe ba gác của anh ta”.

Nhiều trường học yêu cầu học sinh đừng đến trường, và tất cả các chợ búa vẫn đóng cửa.
Source:Vanguard News Nigeria
 
Hàng trăm nhà sư chạy trốn giao tranh ở Miến Điện
Đặng Tự Do
04:01 23/01/2022


Ở Loikaw, bang Kayah, khoảng 30 tu viện bị bỏ hoang, những người cư ngụ trong các tu viện này đã phải hối hả rời thị trấn trên hàng chục chiếc xe tải. Phóng viên AFP cho biết thêm, nhiều nhà sư cũng đã chạy trốn khỏi cuộc giao tranh đang diễn ra ở Demoso, cách đó vài km.

Hai thị trấn nằm cách thủ đô Naypyidaw 200 km về phía đông, trong nhiều ngày qua là nơi diễn ra các cuộc giao tranh dữ dội giữa phiến quân và lực lượng vũ trang. Quân đội Miến Điện đã tiến hành các cuộc không kích và pháo kích dữ dội.

Liên Hợp Quốc ước tính rằng một nửa dân số Loikaw đã buộc phải di tản và gần 90,000 người từ bang Kayah đã phải chạy trốn. Các phương tiện truyền thông địa phương đưa ra con số phải di dời lên tới hơn 170,000 người.

Ở Loikaw, các tay súng nổi dậy đã chiếm các nhà thờ và những ngôi nhà bỏ hoang. Một cảnh sát địa phương cho biết họ cũng phá cửa một nhà tù để lôi kéo những người bị giam giữ tham gia.

Miến Điện rơi vào hỗn loạn kể từ cuộc đảo chính quân sự ngày 1 tháng 2 năm 2021 lật đổ bà Aung San Suu Kyi và kết thúc một thập kỷ chuyển đổi dân chủ.

Các nhóm nổi dậy, thường bao gồm các công dân, đã vũ trang chống lại chính quyền và giao tranh đã gia tăng ở phía đông đất nước kể từ khi kết thúc gió mùa và bắt đầu mùa khô.

Vào đêm Giáng Sinh, ở bang Kayah, ít nhất 35 người đã thiệt mạng, thi thể của họ bị đốt cháy, trong một vụ thảm sát được đổ lỗi cho quân đội.

Đặc phái viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về Miến Điện, Tom Andrews, kêu gọi lãnh đạo quân đội Min Aung Hlaing “ngừng các cuộc tấn công trên không và trên bộ” vào Loikaw và mở các “hành lang viện trợ nhân đạo”.

Kể từ sau cuộc đảo chính, cộng đồng quốc tế đã không còn nhiều cơ hội để cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng. Chính phủ đã bịt miệng điếc tai trước lời kêu gọi của Liên hợp quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN.

Và, trong khi tình hình sức khỏe và nhân đạo đang ở mức nguy cấp, quân đội đang ngăn chặn việc vận chuyển hàng viện trợ và các dụng cụ y tế đến các khu vực có sức đề kháng mạnh của phiến quân.

Theo một tổ chức phi chính phủ địa phương, hơn 1,400 dân thường đã bị giết bởi lực lượng an ninh và hơn 11,000 người đã bị bắt.
Source:lapresse.ca
 
Nga tập kết quân ở biên giới, Ukraine mong mỏi Đức Thánh Cha sang thăm
Đặng Tự Do
04:01 23/01/2022


Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk nói: “Mỗi khi Đức Thánh Cha nói về Ukraine, mọi người bắt đầu tự hỏi họ là loại người nào, họ sống để làm gì, tại sao Đức Thánh Cha lại nói về họ. Và khi Đức Thánh Cha đến Ukraine, ngài sẽ mang theo sự chú ý, ủng hộ và cầu nguyện của tất cả các Kitô hữu trên thế giới với ngài”.

Theo nhà lãnh đạo hàng đầu của Công Giáo nghi lễ Đông phương, Ukraine đặc biệt cần chuyến thăm này trong ngày hôm nay, vì “Những năm gần đây Ukraine hầu như không được nghe nói đến, ít người trên thế giới nhớ về cuộc chiến ở miền Đông nước ta. Nó dường như trở thành một chủ đề được gọi là ngoài lề. Đó là lý do tại sao chúng tôi thực sự muốn một chuyến thăm như vậy diễn ra”.

Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav đã lặp đi lặp lại lời mời Đức Thánh Cha đến thăm Ukraine trong buổi tiếp kiến cuối cùng tại Vatican, diễn ra vào tháng 11 năm ngoái. Trong khi đó Nga đang tập trung quân đông đảo ở biên giới và có những lo âu rằng quân Nga có thể tấn công Ukraine bất cứ lúc nào.

Đầu tháng 12 vừa qua, sau chuyến viếng thăm Vatican, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav nhận định rằng Đức Thánh Cha Phanxicô có thể thăm Ukraine trong tương lai gần, ngài đưa ra lập trường trên tại Diễn đàn An ninh Kiev.

“Vài tuần trước, tôi đã có cơ hội trao đổi cá nhân với Đức Giáo Hoàng Phanxicô về Ukraine. Ngài rất lo lắng cho số phận của những người dân thường. Những người ngày nay có thể không được lắng nghe”.

“Chúng ta có tin tốt. Chúng tôi mong đợi chuyến thăm của ngài đến Ukraine sẽ sớm diễn ra. Điều này vẫn chưa được công bố, nhưng chúng ta đã sống trong dự đoán và chuẩn bị”.

Ngài nói: “Đây là một tín hiệu rất mạnh mẽ về sự ủng hộ đối với người dân và nhà nước của chúng ta”.
Source:Ukraine Catholic
 
Nữ tu được Đức Hồng Y Bergoglio xức dầu kẻ liệt đang trên con đường phong chân phước
Đặng Tự Do
04:02 23/01/2022


María Bernardetta dell'Immacolata sinh ra ở Ý năm 1918. Năm 17 tuổi, cô gia nhập Dòng Nữ Tu Khó Nghèo của Thánh Giuse.

Trong suốt cuộc đời của mình với tư cách là một nữ tu, sơ đã hiến mình cho việc đào tạo các linh mục và nữ tu. Ơn gọi của sơ đã đưa sơ đến Á Căn Đình, nơi sơ gặp Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giám Mục của Buenos Aires.

Mẹ Bề Trên Gregoria của Dòng Nữ Tu Khó Nghèo của Thánh Giuse cho biết:

“Sơ ấy trở lại Buenos Aires, nơi sơ ấy làm việc trong nhà tĩnh tâm linh thao của Thánh Y Nhã thành Loyola. Kế bên là tập viện Dòng Tên. Hồi đó, vị linh mục vừa là hiệu trưởng vừa là người đứng đầu nhà tập là Cha Jorge Mario Bergoglio, người ngày nay là Đức Giáo Hoàng Phanxicô”.

Tại Á Căn Đình, Sơ Bernardetta đã đồng hành với các chủng sinh trong hành trình đào tạo của các vị. Họ nói rằng nhiệt tình của sơ ấy đã truyền cảm hứng cho sự tin tưởng trong quá trình học tập.

“Sơ Bernarda đã thể hiện sự hỗ trợ đối với các chủng sinh khi họ cảm thấy nản lòng, sơ cổ vũ họ. Sơ ấy giống như người mẹ tinh thần của họ vậy”.

Sơ đã dành những năm cuối đời ở Rôma. Năm 2001, khi sức khỏe suy giảm, sơ nhận được một chuyến thăm đặc biệt.

“Tôi đã ở đây vào năm 2001 khi sơ ấy vẫn còn sống. Sơ ấy qua đời vào ngày 12 tháng 12. Và Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio đến vào ngày 2 tháng 12, và sơ ấy đã yêu cầu ngài xức dầu bệnh nhân cho mình. Ngài nói với sơ ấy rằng ngài sẽ trở lại vào tháng Hai, rằng sơ ấy không nên lo lắng. Sau đó, sơ ấy cám ơn Đức Hồng Y, nhưng bày tỏ lo ngại rằng ngài sẽ không còn gặp được sơ ấy nữa. Vì vậy, Đức Hồng Y đã xức dầu cho sơ ấy vào ngày hôm sau. 9 ngày sau sơ ấy mất.”

Tấm gương phục vụ của Sơ Bernardetta đã mở đường cho sự nghiệp phong chân phước của sơ đã được mở vào năm 2019. Dòng Nữ Tu Khó Nghèo của Thánh Giuse hy vọng sẽ hoàn thành giai đoạn địa phương vào năm tới và trình bày trường hợp của sơ lên Vatican.
Source:Rome Reports
 
Huấn dụ của Đức Thánh Cha trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 23/1
Đặng Tự Do
06:48 23/01/2022


Anh chị em thân mến, chào anh chị em,

Trong bài Tin Mừng của Phụng vụ hôm nay, chúng ta thấy Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng (x. Lc 4:14-21): đó là bài giảng đầu tiên của Chúa Giêsu. Ngài đến Nazareth, nơi Ngài lớn lên, và tham gia cầu nguyện trong hội đường. Ngài đứng dậy để đọc và, trong cuộn sách tiên tri Isaia, Chúa Giêsu tìm thấy đoạn văn liên quan đến Đấng Mêsia, Đấng công bố sứ điệp an ủi và giải phóng cho người nghèo và những người bị áp bức (x. Is 61: 1-2). Sau khi đọc, “mọi người đều dán mắt vào Ngài” (câu 20). Và Chúa Giêsu mở đầu với những lời này: “Hôm nay lời Kinh thánh này đã được ứng nghiệm” (câu 21). Chúng ta hãy tập trung vào cụm từ này “ngày hôm nay”. Đây là những lời đầu tiên trong lời rao giảng của Chúa Giêsu được tường thuật trong Phúc Âm Luca. Từ “hôm nay” được Chúa công bố, chỉ ra một “hôm nay” vượt qua mọi thời đại và luôn luôn có giá trị. Lời Chúa luôn là “hôm nay”. “Ngày hôm nay” bắt đầu: khi anh chị em đọc Lời Chúa, “ngày hôm nay” bắt đầu trong tâm hồn anh chị em, nếu anh chị em hiểu đúng. Hôm nay. Lời tiên tri của Isaia có từ nhiều thế kỷ trước, nhưng Chúa Giêsu, “với quyền năng của Thánh Linh” (câu 14), làm cho lời tiên tri ấy trở nên hiện hành và trên hết, làm cho lời tiên tri này hoàn thiện và chỉ ra con đường tiếp nhận Lời Thiên Chúa. Không giống một truyện cổ tích, không: ngày hôm nay. Chúa nói với tâm hồn của anh chị em ngày hôm nay.

Những người dân làng của Chúa Giêsu bị đánh động bởi lời của Ngài. Ngay cả khi họ bị bao phủ bởi những định kiến, họ không tin Ngài, họ nhận ra rằng giáo huấn của Ngài khác với giáo huấn của những người thầy khác (xem câu 22): họ cho rằng có nhiều điều hơn trong giáo huấn của Chúa Giêsu. Có điều gì? Thưa: Có sự xức dầu của Chúa Thánh Thần. Đôi khi, những bài giảng và giáo lý của chúng ta còn chung chung, trừu tượng, không chạm đến tâm hồn và cuộc sống của con người. Và tại sao? Thưa: Bởi vì những lời ấy thiếu sức mạnh của ngày hôm nay, điều mà Chúa Giêsu “lấp đầy ý nghĩa” với quyền năng của Thánh Linh là ngày nay. Hôm nay Người đang nói chuyện với anh chị em. Đúng vậy, đôi khi anh chị em nghe thấy những bài giảng rất kêu, những bài phát biểu được xây dựng tốt, tuy nhiên, những điều này không làm lay động trái tim và vì vậy mọi thứ vẫn như trước. Tôi nói điều này với sự tôn trọng nhưng với nỗi đau: Nhiều bài giảng cũng thế, quá trừu tượng, và thay vì đánh thức linh hồn các bài giảng ấy đưa người ta vào giấc ngủ. Khi các tín hữu bắt đầu nhìn đồng hồ - "khi nào điều này kết thúc?" - họ đang đưa linh hồn mình vào giấc ngủ. Khi rao giảng, chúng ta có nguy cơ này: nếu không có sự xức dầu của Thánh Linh, những lời rao giảng của chúng ta sẽ làm nghèo đi Lời Chúa, nó sẽ biến mất trong chủ nghĩa luân lý hoặc trong các khái niệm trừu tượng; trình bày Tin Mừng với sự tách rời, như thể nó đã hết thời, xa rời thực tế. Đó không phải là cách. Nhưng một lời nói mà sức mạnh của ngày hôm nay không có thì không xứng đáng với Chúa Giêsu và nó không giúp ích gì cho cuộc sống của con người. Vì lý do này, những người rao giảng phải là những người đầu tiên cảm nghiệm ngày hôm nay của Chúa Giêsu, để có thể truyền đạt điều đó trong ngày hôm nay của những người khác. Và nếu anh ta muốn giảng bài học, hội thảo, hãy để anh ta làm điều đó, nhưng ở một nơi khác, không phải vào thời điểm của bài giảng, nơi anh ta phải cung cấp Lời Chúa làm rung động lòng người.

Anh chị em thân mến, trong Chúa nhật Lời Chúa này, tôi muốn cảm ơn những người rao giảng và loan báo Tin Mừng, những người vẫn trung thành với Lời làm rung động trái tim, những người vẫn trung thành với “ngày hôm nay”. Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ, để họ có thể sống ngày hôm nay của Chúa Giêsu, sức mạnh ngọt ngào của Thánh Linh Ngài làm cho Kinh Thánh sống động. Thật vậy, Lời Chúa sống động và hữu hiệu (xem Dt 4:12), Lời Chúa thay đổi chúng ta, đi vào công việc của chúng ta, soi sáng cuộc sống hàng ngày của chúng ta, điều hòa và mang lại trật tự. Chúng ta hãy nhớ: Lời Chúa biến đổi mọi ngày thành “ngày hôm nay” mà Chúa nói với chúng ta. Vì vậy, chúng ta hãy cầm trên tay cuốn Phúc Âm, mỗi ngày một đoạn văn nhỏ để đọc đi đọc lại. Mang theo Phúc Âm trong túi hoặc ví của anh chị em, để đọc trong suốt cuộc hành trình, bất cứ lúc nào, và đọc một cách chậm rãi. Theo thời gian, chúng ta sẽ khám phá ra rằng những từ đó được tạo ra đặc biệt cho chúng ta, cho cuộc sống của chúng ta. Chúng sẽ giúp chúng ta đón nhận mỗi ngày với một cái nhìn tốt hơn, thanh thản hơn, bởi vì, khi Tin Mừng đi vào ngày hôm nay, thì Tin Mừng tràn ngập với Thiên Chúa. Tôi muốn đưa ra cho anh chị em một đề xuất. Vào các Chúa nhật của năm phụng vụ này, Tin Mừng của Thánh Luca, Tin Mừng của lòng thương xót, được công bố. Tại sao không đọc Tin Mừng một cách cá vị, toàn bộ, một bước nhỏ mỗi ngày? Từng bước nhỏ. Chúng ta hãy làm quen với Tin Mừng, Lời Chúa sẽ mang lại cho chúng ta sự mới mẻ và niềm vui của Chúa!

Lời Chúa cũng là ngọn hải đăng hướng dẫn con đường đồng nghị được phát động trong toàn Giáo hội. Trong khi chúng ta cam kết lắng nghe nhau, với sự chú ý và phân định - bởi vì nó không phải là để tìm hiểu ý kiến, không, mà là phân định Lời Chúa - chúng ta cùng nhau lắng nghe Lời Chúa và Chúa Thánh Thần. Và xin Đức Mẹ ban cho chúng ta sự kiên trì để nuôi dưỡng chúng ta bằng Tin Mừng mỗi ngày.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:

Anh chị em thân mến,

Hôm qua tại San Salvador, linh mục Dòng Tên Rutilio Grande García và hai giáo dân đồng hành đã được phong chân phước, cùng với linh mục Cosme Spessotto dòng Phanxicô, các ngài là các vị tử đạo của đức tin. Các ngài đã đứng về phía người nghèo, làm chứng cho Tin Mừng, sự thật và công lý cho đến độ đổ máu. Cầu mong tấm gương anh hùng của các ngài khơi dậy trong tất cả chúng ta ước muốn trở thành những người can đảm của tình huynh đệ và hòa bình. Một tràng pháo tay cho các tân Chân Phước!

Tôi theo dõi với lo ngại về sự gia tăng căng thẳng có nguy cơ giáng một đòn mới vào hòa bình ở Ukraine và đặt vấn đề về an ninh trên lục địa Âu Châu, với những hậu quả thậm chí còn rộng lớn hơn. Tôi thực hiện một lời kêu gọi chân thành cho tất cả những người có thiện chí, hãy nâng cao lời cầu nguyện của họ lên Thiên Chúa Toàn năng, để mọi hành động và sáng kiến chính trị có thể phục vụ tình anh em của con người, thay vì lợi ích đảng phái. Ai theo đuổi mục tiêu riêng của mình để làm tổn hại đến người khác thì coi thường ơn gọi làm người của chính mình, bởi vì tất cả chúng ta đã được tạo dựng thành anh em với nhau. Vì lý do này và với sự lo lắng, trước những căng thẳng hiện tại, tôi đề xuất rằng Thứ Tư tới, ngày 26 tháng Giêng, là một ngày cầu nguyện cho hòa bình.

Trong khuôn khổ của Tuần Cầu nguyện cho Hiệp nhất Kitô giáo, tôi đã chấp nhận đề nghị từ nhiều khu vực khác nhau và tuyên bố Thánh Irênê thành Lyons là Tiến sĩ Hội Thánh Hoàn vũ. Giáo lý của vị Thầy và Người Mục Tử Thánh thiện này giống như một cầu nối giữa Đông và Tây: đây là lý do tại sao chúng ta gọi ngài là Tiến sĩ Hiệp nhất, Tiến sĩ Unitatis. Cầu xin Chúa ban cho chúng ta, qua sự chuyển cầu của Ngài, để tất cả biết cùng làm việc vì sự hiệp nhất trọn vẹn của các Kitô hữu.

Và bây giờ tôi gửi lời chào đến tất cả anh chị em, các tín hữu thân yêu của Rôma và những người hành hương từ Ý và các nước khác. Tôi đặc biệt chào mừng gia đình thiêng liêng của Những Người Tôi Tớ Đau Khổ và Những Hướng Đạo Sinh Agesci của Lazio. Và tôi cũng thấy rằng có một nhóm đồng hương: Tôi xin chào những người Á Căn Đình có mặt tại đây. Và cả những người con của Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Chúc mọi người một ngày Chúa Nhật vui vẻ. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc một bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.


Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
 
Linh mục ở Burlington yêu cầu anh chị em giáo dân nói với Đức Giám Mục ngài có bị điên hay không?
Đặng Tự Do
16:03 23/01/2022

Linh mục Peter Williams cho biết Giáo phận Burlington đang cố gắng loại ngài khỏi vị trí Cha sở của giáo xứ vì ngài không chịu tiêm vắc xin, không chịu kiểm tra COVID-19 thường xuyên cũng như không chịu đeo khẩu trang y tế. Ngài đang yêu cầu anh chị em giáo dân của mình làm chứng cho ngài, vì theo ngài, giáo phận và gia đình ngài, đang cố gắng chứng minh rằng ngài không đủ sức khỏe và tinh thần cho công việc.

Vị linh mục không được chủng ngừa COVID-19, là Cha sở của giáo xứ Thánh Gia ở Springfield, Vermont, cách Burlington 120 dặm về phía đông nam.

“Là một người yêu nước và là một người ủng hộ tự do và quyền cá nhân, tôi không muốn ai xâm phạm đến quyền của mình với tư cách là một con người, cụ thể hơn là một công dân Hoa Kỳ, và đó là sự phản đối của tôi khi Đức Cha bắt đầu chỉ đạo vấn đề sức khỏe của tôi,” Cha Williams nói trong một video ngày 5 tháng Giêng, là video quý vị và anh chị em đang xem thấy đây.

Cha Williams đang đề cập đến lá thư hồi tháng 9 năm ngoái 2021 của Đức Cha Christopher Coyne, Giám Mục Burlington, gửi các giáo sĩ, trong đó ngài yêu cầu tất cả các linh mục phải tiêm phòng. Đức Cha Coyne nói rằng, bất kỳ giáo sĩ nào chọn tiếp tục không tiêm chủng đều phải kiểm tra COVID-19 hai tuần một lần và phải đeo khẩu trang y tế trong thời gian thi hành thừa tác vụ. Cha Williams, đã chọn không tiêm chủng, từ chối không kiểm tra định kỳ, cũng chẳng đeo khẩu trang y tế.

Cha Williams nói rằng sau đó ngài nhận được thư từ Đức Cha Coyne nói rằng ngài có 14 ngày để tuân thủ, nếu không ngài sẽ bị đình chỉ thừa tác vụ.

Cha Williams cho rằng theo giáo luật ngài có quyền tiếp tục phục vụ với tư cách là một Cha Sở, tiếp tục giữ chức vụ của mình. Ngài đã thuê một luật sư giáo luật và cho biết ngài sẽ đấu tranh vụ kiện cho đến khi Đức Cha Coyne chính thức loại bỏ ngài thông qua một quy trình giáo luật.

“Tôi không có ý định từ chức vì đó là công việc của tôi,” Cha Williams nói. “Đó là những gì tôi sẽ làm.”

Ngài cho biết giờ đây, gia đình ngài và giáo phận đang cố gắng chứng minh rằng ngài không khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. Nhưng ngài vẫn có đầy đủ sức khỏe như mọi khi.

“Bây giờ, tôi không biết các thành viên trong gia đình tôi đã đưa ra đánh giá đó như thế nào. Tất cả những gì họ cần làm là xem các video về Thánh lễ đang diễn ra hoặc gọi điện cho tôi, không có điều nào xảy ra cả.”

“Vụ án dường như xoay quanh sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần của tôi.”

Cha Williams nói rằng vì lợi ích của việc duy trì sự bình thường trong giáo xứ của mình, ngài đã không công khai các liên lạc thư từ của mình với Đức Cha giáo phận. Nhưng áp lực đã trở thành một gánh nặng quá lớn. Ngài nói thêm rằng nó đã làm tan nát trái tim ngài khi gia đình ngài vào cuộc.

Cha Williams nói rằng luật sư giáo luật của ngài đề nghị ngài nên thu thập một số tên của những người sẵn sàng làm chứng thay mặt ngài trước Đức Cha Coyne.

Trong tuyên bố của giáo phận gửi cho CNA, Đức Cha Coyne từ chối nói về nội dung của video “để bảo vệ danh thơm tiếng tốt của tất cả những người có liên quan”.

Tuyên bố cho biết “Tình hình mục vụ hiện nay ở Springfield là một hoàn cảnh khó khăn và đáng buồn mà Đức Cha Coyne đang quan tâm giải quyết đối với tất cả những người có liên quan, đặc biệt là người dân của Giáo xứ Thánh Gia”.

Giáo phận nhấn mạnh rằng: “Ưu tiên số một của Giáo phận Burlington là cung cấp các Bí tích và sự sung mãn của đời sống giáo xứ cho cộng đồng Công Giáo trong một môi trường an toàn nhằm bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của các linh mục và giáo dân của chúng ta”.

Khi được hỏi liệu tuyên bố của Cha Williams có đúng sự thật hay không, giáo phận nói với CNA rằng họ không bình luận về nội dung video của Cha Williams và nói thêm rằng các vấn đề nhân sự là riêng tư và giáo phận không thể thảo luận bất kỳ chi tiết nào.
Source:Catholic News Agency

 
Vị Giám Mục Ý bị nhiễm coronavirus đầu tiên cấm các thừa tác viên chưa tiêm vắc xin không được trao Mình Thánh Chúa
Đặng Tự Do
16:04 23/01/2022


Mình Thánh Chúa chỉ có thể được phân phát bởi các linh mục và thừa tác viên đã được tiêm chủng. Các thánh lễ chỉ có thể được cử hành bởi các linh mục đã được tiêm chủng hay đã nhiễm coronavirus trong vòng 180 ngày hay xét nghiệm âm tính với coronavirus không quá 48 giờ. Đây là yêu cầu được viết thành văn bản của Đức Cha Antonio Napolioni, giám mục Cremona, gửi đến các linh mục, phó tế và tu sĩ của giáo phận sau thông báo của Hội Đồng Giám Mục Ý, gọi tắt là CEI.

Đức Cha Antonio Napolioni đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng các tiêu chuẩn chống lại sự chống lại sự lây lan kinh hoàng của coronavirus, sau khi các chuẩn mực được CEI phổ biến trong những ngày gần đây, trong đó nhấn mạnh đến các giao thức phải tuân thủ để bảo đảm sự an toàn của các tín hữu trong các buổi cử hành và các hoạt động mục vụ.

Đức Giám Mục viết trong lá thư vừa được công bố: “Tôi không nhắc lại nhiều lý do biện minh cho yêu cầu này và tôi kêu gọi sự cảm thông mà đối với chúng ta, những người Kitô hữu nên là một nhân tố phân định sâu sắc hơn nữa”.

Đối với Đức Cha Napolioni, sự an toàn của các tín hữu là điều cơ bản. “Các tín hữu tham gia vào các cử hành của chúng ta, đôi khi đã báo cáo những nỗi sợ hãi và lo lắng, nên được tạo điều kiện để tin tưởng vào sự thận trọng cần thiết trong hành vi của chúng ta”. Vì lý do này, đối với các linh mục, để cử hành các buổi lễ, phải luôn chú ý rằng họ đang ở trong một trong ba điều kiện do luật quy định: tiêm chủng, phục hồi không quá 180 ngày hoặc xét nghiệm âm tính không quá 48 giờ.

Đức Cha Napolioni nói thêm: “Cá nhân tôi, tôi muốn Mình Thánh Chúa được phân phát, và hơn thế nữa, được mang đến cho các bệnh nhân, bởi các linh mục đã được tiêm chủng. Nếu điều này là không thể, một người phù hợp, một tu sĩ hoặc một giáo dân, đã được tiêm phòng phải được ủy thác làm việc này”.

Trước đó, Đức Cha Giacomo Cirulli của giáo phận miền nam nước Ý Teano-Calvi và Alife-Caiazzo cũng đã đưa ra một lá thư vào ngày 8 tháng Giêng trong đó yêu cầu Mình Thánh Chúa chỉ có thể được phân phát bởi các linh mục và thừa tác viên đã được tiêm chủng.

“Tôi nghiêm cấm việc phân phát Thánh Thể bởi các linh mục, phó tế, các tu sĩ và giáo dân không được tiêm chủng,” Đức Cha viết.

Đức Cha Cirulli tốt nghiệp Đại Học Y Khoa ở Napoli trước khi trở thành linh mục. Vị giám mục 69 tuổi đã nhập viện vì COVID-19 vào tháng 11 năm 2020 và đã bình phục.

Trong bối cảnh sự lan rộng của biến thể COVID-19 Omicron, có hơn 100,000 trường hợp nhiễm COVID-19 mới được ghi nhận ở Ý mỗi ngày trong hai tuần qua.


Source:adnkronos.com
 
Giáo Hội kêu gọi các nhà chức trách Bolivia có trách nhiệm và mạch lạc hơn khi đối mặt với đại dịch
Đặng Tự Do
16:05 23/01/2022


Trong bài giảng hôm Chúa Nhật 16 tháng Giêng, Đức Cha Sergio Gualberti, Tổng giám mục Santa Cruz, đã kêu gọi người dân Bolivia đoàn kết, cùng nhau nỗ lực bảo vệ sự sống và ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, đang gây ra đau đớn, đau khổ và chết chóc.

Đức Tổng Giám Mục Gualberti chỉ ra rằng, trong cuộc chiến chống lại đại dịch này, Giáo hội yêu cầu các nhà chức trách nêu gương và thể hiện sự khôn ngoan, và sự quan tâm đến cuộc sống và hạnh phúc của mọi công dân.

“Các nhà chức trách có trách nhiệm làm gương sáng và thể hiện sự tỉnh táo và khôn ngoan, chăm lo cho cuộc sống, dấn thân cho hạnh phúc của mọi công dân và tránh mọi thứ có thể gây ra sự nhầm lẫn, hoang mang và chia rẽ”, Đức Tổng Giám Mục Santa Cruz nói..

Đức Cha Gualberti cũng đề cập đến các phong trào từ chối tiêm chủng và các biện pháp an ninh chống lại Covid 19. Ngài xin người dân Bolivia đừng thúc đẩy các phong trào phản đối tiêm chủng, bởi vì tiêm chủng là phương tiện duy nhất trong tầm tay của chúng ta để bảo vệ sự sống.

“Đây không phải là thời điểm để xa rời mục tiêu chung này, không thể cổ vũ cho các hành động bất tuân thủ hoặc thúc đẩy các phong trào phản đối chiến dịch tiêm chủng và các biện pháp an toàn và sức khỏe, bởi vì chúng là phương tiện duy nhất trong tầm tay của chúng ta để bảo vệ sự sống”.

Đức Tổng Giám Mục Gualberti kết thúc thông điệp của ngài bằng cách nhắc lại những lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: “Từ quan điểm đạo đức, tôi tin rằng tất cả mọi người nên được tiêm chủng. Đó là một lựa chọn có đạo đức vì nếu anh chị em mạo hiểm sức khỏe và tính mạng của mình, anh chị em cũng mạo hiểm tính mạng của người khác”.


Source:eldeber.com.bo
 
Bài Giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ trao thừa tác vụ giáo lý viên, và đọc sách ngày 23/1/2022
J.B. Đặng Minh An dịch
23:02 23/01/2022


Lúc 9:30 sáng Chúa Nhật 23 tháng Giêng, Đức Thánh Cha đã cử hành Chúa Nhật thứ Ba Mùa Quanh Năm, là Chúa Nhật Lời Chúa.

Trong thánh lễ này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trao các thừa tác vụ giáo lý viên, và đọc sách cho anh chị em giáo dân lần đầu tiên tại Đền Thờ Thánh Phêrô.

Các ứng viên đã đến từ ba châu lục. Hai người đến từ vùng Amazon ở Peru được Đức Giáo Hoàng trao thừa tác vụ giáo lý viên, cùng với các ứng viên khác đến từ Brazil, Ghana, Ba Lan và Tây Ban Nha.

Ngài cũng đã trao thừa tác vụ đọc sách cho anh chị em giáo dân từ Hàn Quốc, Pakistan, Ghana và Ý.

Những người được gọi đến thừa tác vụ đọc sách đã được trao tặng một cuốn Kinh thánh, trong khi các giáo lý viên được giao phó một cây thánh giá. Cây thánh giá này là một bản sao của thánh giá mục vụ được sử dụng bởi các vị Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục và Gioan Phaolô II.

Trong số các ứng viên được Đức Thánh Cha Phanxicô trao thừa tác vụ trong thánh lễ này có chủ tịch Trung tâm Phòng thí nghiệm Rôma, được thành lập bởi Arnaldo Canepa, người đã cống hiến hơn 40 năm cuộc đời của mình cho việc dạy giáo lý cho trẻ em.

Do hạn chế đi lại liên quan đến sự bùng phát của biến thể omicron COVID-19, các ứng viên từ Cộng hòa Dân chủ Congo và Uganda đã không thể tham gia Thánh lễ, như kế hoạch ban đầu. Sự tham dự tại Đền Thờ Thánh Phêrô cũng được giới hạn chỉ 2,000 người.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Trong bài đọc thứ nhất và trong bài Tin Mừng, chúng ta thấy có hai hành vi song song. Tư tế Ezra nhấc cuốn sách lề luật của Thiên Chúa lên, mở nó ra và đọc to trước dân chúng. Trong hội đường Nazareth, Chúa Giêsu mở cuộn Sách Thánh và đọc một đoạn của Tiên tri Isaia trước sự chứng kiến của tất cả mọi người. Cả hai cảnh đều cho chúng ta thấy một thực tại cơ bản này: trọng tâm của đời sống dân thánh của Thiên Chúa và hành trình đức tin của chúng ta không phải là chính chúng ta và lời nói của chúng ta. Trọng tâm đó là Thiên Chúa và lời của Ngài.

Mọi thứ bắt đầu bằng lời Chúa nói với chúng ta. Nơi Đức Kitô, Ngôi Lời vĩnh cửu của Người, Chúa Cha “đã chọn chúng ta từ trước khi sáng thế” (Ep 1: 4). Nhờ Lời đó, Người đã tạo dựng vũ trụ: “Người đã nói, và nó đã hiện hữu” (Tv 33: 9). Từ thuở xưa, Người đã nói với chúng ta qua các ngôn sứ (x. Dt 1: 1), và cuối cùng, trong thời viên mãn (x. Gl 4, 4), Người đã gửi đến chúng ta chính Lời đó, là Con một của Người. Đó là lý do tại sao trong Tin Mừng, sau khi đọc sách Isaia, Chúa Giêsu nói một điều hoàn toàn bất ngờ: “Hôm nay lời Kinh thánh này đã được ứng nghiệm” (Lc 4:21). Được ứng nghiệm: lời Chúa không còn là một lời hứa nữa, nhưng bây giờ đã được ứng nghiệm. Trong Chúa Giêsu, lời hứa đã mang lấy xác thịt. Nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, Lời Chúa đã đến ở giữa chúng ta và mong muốn tiếp tục ở giữa chúng ta, để hoàn thành những mong đợi của chúng ta và chữa lành vết thương của chúng ta.

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy chăm chú nhìn vào Chúa Giêsu, như những người trong hội đường Nazareth xưa (xem câu 20). Họ dán mắt vào Ngài, vì Ngài là một người trong số họ, và tự hỏi, “Sự mới mẻ này là gì? Anh ta sẽ làm gì, con người này, là người mà mọi người đang bàn tán?” Còn chúng ta, chúng ta hãy đón nhận lời Người. Hôm nay, chúng ta hãy suy ngẫm về hai khía cạnh liên kết với nhau của điều này: lời mạc khải Thiên Chúa và lời dẫn chúng ta đến với con người. Ngôi Lời là trung tâm: mạc khải Thiên Chúa và dẫn chúng ta đến với con người.

Đầu tiên, Ngôi Lời mạc khải Thiên Chúa. Khi bắt đầu sứ vụ, khi bình luận về những lời của tiên tri Isaia, Chúa Giêsu đã loan báo một quyết định rõ ràng: Người đến để giải thoát những người nghèo và những người bị áp bức (xem câu 18). Bằng cách này, chính qua thánh thư, Ngài cho thấy thiên nhan Thiên Chúa là Đấng quan tâm đến sự nghèo khó của chúng ta và quan tâm đến số phận của chúng ta. Thiên Chúa không phải là một padrone, nghĩa là một vị lãnh chúa, xa cách và trên cao - một hình ảnh xấu xí nhưng không có thật của Thiên Chúa – nhưng Ngài mà là một Padre, một người Cha, luôn theo sát từng bước đi của chúng ta. Ngài không phải là người ngoài cuộc lạnh lùng, tách biệt và vô tình, một “Vị thần toán học”. Ngài là Thiên Chúa ở cùng chúng ta, nhiệt tình quan tâm đến cuộc sống của chúng ta và tham gia vào cuộc đời chúng ta, thậm chí chia sẻ những giọt nước mắt của chúng ta. Ngài không phải là vị thần trung lập và thờ ơ, mà là Thánh Linh, người yêu của nhân loại, bảo vệ chúng ta, khuyên bảo chúng ta, bênh vực chúng ta, nâng đỡ chúng ta và gánh chịu nỗi đau của chúng ta. Người luôn có mặt. Đây là “tin mừng” (câu 18) mà Chúa Giêsu loan báo trước sự kinh ngạc của tất cả mọi người: Thiên Chúa đang ở gần, và Ngài muốn chăm sóc cho tôi và cho anh chị em, cho tất cả mọi người. Cách thức của Thiên Chúa là gần gũi. Ngài thậm chí còn tự định nghĩa mình là sự gần gũi. Trong sách Đệ Nhị Luật, Thiên Chúa nói với mọi người: “có dân tộc nào được thần minh ở gần, như Thiên Chúa chúng ta, ở gần chúng ta” (Đnl 4: 7). Một vị thần của sự gần gũi, của sự gần gũi từ bi và dịu dàng. Ngài muốn giải tỏa những gánh nặng đè bẹp anh chị em, sưởi ấm cái lạnh giá mùa đông của anh chị em, để làm bừng sáng sự thê lương thường ngày của anh chị em và nâng đỡ những bước chân chùn bước của anh chị em. Ngài làm điều này bằng lời nói của Ngài, bằng lời thắp lên hy vọng trở lại giữa đống tro tàn của những nỗi sợ hãi của anh chị em, để giúp anh chị em tìm lại niềm vui khi thoát ra khỏi mê cung của nỗi buồn, để lấp đầy hy vọng vào cảm giác cô đơn của anh chị em. Người khiến anh chị em tiến về phía trước, không phải trong mê cung, mà là trên hành trình hàng ngày để tìm kiếm Người.

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy tự hỏi: chúng ta có mang trong lòng mình hình ảnh giải thoát này của Thiên Chúa, Thiên Chúa của sự gần gũi, từ bi và dịu dàng, hay chúng ta nghĩ về Người như một thẩm phán nhẫn tâm, một kế toán viên luôn ghi chép từng khoảnh khắc trong cuộc sống của chúng ta? Có phải đức tin của chúng ta tạo ra hy vọng và niềm vui, hay giữa chúng ta vẫn còn một đức tin vẫn bị đè nặng bởi nỗi sợ hãi, một đức tin khiếp sợ? Khuôn mặt của Thiên Chúa mà chúng ta công bố trong Hội Thánh là gì? Đấng Cứu Rỗi giải thoát và chữa lành, hay Thiên Chúa đáng sợ, người đè nặng chúng ta với cảm giác tội lỗi? Để hoán cải chúng ta hướng đến Thiên Chúa thật, Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta thấy phải bắt đầu từ đâu: từ lời của Người. Từ đó, bằng cách kể cho chúng ta câu chuyện về tình yêu thương của Thiên Chúa dành cho chúng ta, Chúa Giêsu giải phóng chúng ta khỏi những sợ hãi và định kiến về Thiên Chúa đã bóp nghẹt niềm vui đức tin. Ngôi Lời đã lật đổ những thần tượng giả dối, vạch trần những dự đoán của chúng ta, phá hủy tất cả những hình ảnh quá phàm tục của chúng ta về Thiên Chúa và đưa chúng ta trở lại nhìn thấy thiên nhan đích thật của Ngài, lòng thương xót của Ngài. Lời Chúa nuôi dưỡng và đổi mới đức tin: chúng ta hãy đặt Lời Chúa trở lại trung tâm của lời cầu nguyện và đời sống thiêng liêng của chúng ta! Chúng ta hãy đặt ở trung tâm lời mạc khải cho chúng ta biết Thiên Chúa là như thế nào. Lời kéo chúng ta đến gần Chúa.

Bây giờ là khía cạnh thứ hai: Lời Chúa dẫn chúng ta đến với con người. Đến với Chúa và đến với con người. Chính khi khám phá ra rằng Thiên Chúa là tình yêu thương nhân hậu, chúng ta đã vượt qua cám dỗ khép mình trong một tôn giáo chỉ dành cho sự thờ phượng bên ngoài, một tôn giáo không thể chạm đến và không thể biến đổi cuộc sống của chúng ta. Đây là sự thờ ngẫu tượng, dù được che đậy và tinh tế, nhưng nói cho cùng là tôn thờ ngẫu tượng. Lời Chúa thúc đẩy chúng ta đi ra khỏi chính mình và gặp gỡ anh chị em của chúng ta chỉ với sức mạnh âm thầm từ tình yêu giải phóng của Thiên Chúa. Đó chính là điều mà Chúa Giêsu cho chúng ta thấy trong hội đường Nazareth: Người đã được sai đến với những người nghèo - là tất cả chúng ta - để giải thoát họ. Ngài không đến để đưa ra một bộ quy tắc hoặc để cử hành một nghi lễ tôn giáo nào đó; đúng hơn, Người đã xuống đường phố của thế giới chúng ta để gặp gỡ nhân loại bị thương của chúng ta, để vuốt ve những khuôn mặt đang nhăn nheo vì đau khổ, để băng bó những trái tim tan vỡ và để giải thoát chúng ta khỏi các xiềng xích giam cầm linh hồn. Bằng cách này, Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta thấy cách thức thờ phượng đẹp lòng Thiên Chúa nhất: đó là quan tâm đến người lân cận. Chúng ta cần quay lại vấn đề này. Bất cứ khi nào trong Hội Thánh có những cám dỗ đến sự cứng nhắc, vốn là một sự đồi bại, bất cứ khi nào chúng ta nghĩ rằng việc tìm kiếm Chúa có nghĩa là trở nên cứng rắn hơn, với nhiều luật lệ hơn, những điều đúng đắn, những điều rõ ràng… thì đó không phải là cách. Khi nhìn thấy những đề xuất có phần cứng nhắc, chúng ta hãy nghĩ ngay: đây là một ngẫu tượng, không phải là Chúa. Thiên Chúa của chúng ta không phải như vậy.

Anh chị em thân mến, lời Chúa thay đổi chúng ta. Sự cứng nhắc không thay đổi chúng ta, nó che giấu chúng ta; Lời Chúa thay đổi chúng ta. Lời Chúa xuyên thấu tâm hồn chúng ta như một thanh gươm (xem Dt 4:12). Một mặt, Lời Chúa an ủi chúng ta bằng cách cho chúng ta thấy thiên nhan Chúa, mặt khác, Lời Chúa thách thức và làm phiền chúng ta, nhắc nhở chúng ta về những mâu thuẫn của chúng ta. Lời Chúa làm chúng ta rung động. Lời Chúa không mang lại hòa bình cho chúng ta bằng cái giá là chấp nhận một thế giới thống trị bởi bất công và đói kém, nơi mà cái giá luôn phải trả bởi những người yếu đuối nhất. Người nghèo luôn luôn phải trả giá. Lời Chúa thách thức thói tự biện minh cho mình khiến chúng ta đổ lỗi mọi điều sai trái cho người khác và các tình huống khác. Chúng ta cảm thấy đau đớn biết bao khi nhìn thấy anh chị em của mình chết trên biển vì không ai cho vào bờ! Và một số người làm điều này nhân danh Chúa. Lời Chúa mời gọi chúng ta bước ra ngoài trời, không che giấu sự phức tạp của các vấn đề, đằng sau cái cớ rằng “không thể làm được gì về điều đó” hoặc “đó là vấn đề của người khác”, hoặc “tôi có thể làm gì đây?”, “Hãy để yên như thế đi”. Lời Chúa thúc giục chúng ta hành động, kết hợp việc thờ phượng Chúa và chăm sóc cho con người. Vì thánh thư đã không được ban cho chúng ta để giải trí, dạy dỗ chúng ta bằng một tâm linh thiên thần, nhưng khiến chúng ta phải đi ra ngoài và gặp gỡ những người khác, đến gần vết thương của họ. Tôi đã nói đến sự cứng nhắc, rằng thuyết Pêlagiô hiện đại [dựa vào ý chí con người, đánh giá thấp tác động của ân sủng Chúa – chú thích của người dịch] là một trong những cám dỗ của Giáo hội. Và còn một cám dỗ khác nữa, đó là tìm kiếm một tâm linh thiên thần, ở một mức độ nào đó, đây là cám dỗ ngày nay: các phong trào ngộ đạo, một thuyết ngộ đạo, đề xuất một lời Chúa đưa anh chị em “vào quỹ đạo” và không làm cho anh chị em chạm vào thực tế. Ngôi Lời đã trở nên xác thịt (x. Ga 1,14) mong muốn trở nên xác phàm trong chúng ta. Lời của Người không loại bỏ chúng ta khỏi cuộc sống, nhưng đưa chúng ta vào cuộc sống, vào cuộc sống hàng ngày, lắng nghe những đau khổ của người khác và tiếng kêu của người nghèo, và nhìn ra những bạo lực và bất công đang làm tổn thương xã hội và thế giới của chúng ta. Lời Chúa thách thức chúng ta, với tư cách là các Kitô Hữu, đừng thờ ơ, nhưng hãy là những tín hữu Kitô năng động, sáng tạo, những Kitô Hữu tiên tri.

“Hôm nay” - Chúa Giêsu nói - “lời Kinh Thánh này đã được ứng nghiệm” (Lc 4:21). Ngôi Lời muốn mang xác thịt hôm nay, trong thời đại mà chúng ta đang sống, chứ không phải trong một tương lai lý tưởng nào đó. Một nhà thần bí người Pháp vào thế kỷ trước, người đã chọn trải nghiệm Tin Mừng ở vùng ngoại vi, đã viết rằng lời Chúa không phải là “một bức thư chết”; đó là tinh thần và sự sống… Sự lắng nghe mà lời Chúa đòi hỏi chúng ta là 'ngày hôm nay' của chúng ta: hoàn cảnh của cuộc sống hàng ngày của chúng ta và nhu cầu của người lân cận” (Madeleine Delbrêl, La joie de croire, Paris, 1968). Vậy chúng ta hãy tự hỏi: chúng ta có muốn noi gương Chúa Giêsu để trở thành thừa tác viên giải phóng và an ủi cho người khác, đưa lời nói vào hành động không? Chúng ta có phải là một Giáo hội ngoan ngoãn với Lời Chúa không? Một Giáo hội có khuynh hướng lắng nghe người khác, nỗ lực vươn tới để nâng cao anh chị em của chúng ta khỏi tất cả những gì áp bức họ, để gỡ bỏ các nút thắt của sợ hãi, giải phóng những người dễ bị tổn thương nhất khỏi nhà tù của nghèo đói, khỏi sự chán nản nội tâm và nỗi buồn, khỏi cuộc sống ngột ngạt? Chẳng lẽ đó không phải là những gì chúng ta muốn sao?

Trong cử hành này, một số anh chị em của chúng ta sẽ được chọn làm những người đọc sách và các giáo lý viên. Họ được mời gọi tham gia công việc quan trọng là phục vụ Tin Mừng của Chúa Giêsu, loan báo về Người, để niềm an ủi, niềm vui và sự giải thoát của Người có thể đến với mọi người. Đó cũng là sứ mệnh của mỗi người chúng ta: trở thành những sứ giả đáng tin cậy, những nhà tiên tri về lời Chúa trong thế giới. Do đó, chúng ta hãy phát triển lòng say mê đối với Kinh Thánh, chúng ta hãy sẵn sàng đào sâu lời Chúa, là điều mạc khải sự mới mẻ của Thiên Chúa và dẫn chúng ta đến tình yêu thương người khác một cách không mệt mỏi. Chúng ta hãy đặt lời Chúa làm trọng tâm của đời sống và hoạt động mục vụ của Hội Thánh! Bằng cách này, chúng ta sẽ được giải phóng khỏi mọi hình thái Pêlagiô cứng nhắc, khỏi mọi sự cứng nhắc, thoát khỏi ảo tưởng về một tâm linh đưa bạn “vào quỹ đạo”, không quan tâm đến việc chăm sóc anh chị em của chúng ta. Chúng ta hãy đặt lời Chúa làm trọng tâm của đời sống và hoạt động mục vụ của Hội Thánh. Chúng ta hãy lắng nghe lời đó, cầu nguyện với Lời Chúa và áp dụng vào thực tế.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
 
Văn Hóa
Henri De Lubac: Tư Tưởng Của Cha Teilhard De Chardin
Vũ Văn An
18:39 23/01/2022
Trong phần tiểu sử và sự nghiệp của Cha de Lubac, chúng tôi đã nhắc đến việc Cha Janssens, bề trên cả Dòng Tên, thoạt đầu cấm Cha de Lubac viết lách về Cha de Chardin. Nhưng dưới thời đức Gioan XXIII, với làn gió mới lạc quan thổi cùng khắp Giáo Hội, nhất là sau khi vị Thánh Giáo Hoàng này công bố sẽ triệu tập một công đồng chung để canh tân Giáo Hội, cũng chính Cha Janssens đã nhờ Cha de Lubac viết sách chính thức bênh vực quan điểm của Cha de Chradin trước làn sóng "bảo thủ" muốn mượn Vatican II để chính thức lên án Cha de Chardin. Dĩ nhiên, trong tư cách một thần học gia, Cha de Lubac không nói nhiều về các quan điểm khoa học của Cha de Chardin mà nhấn mạnh đến các điểm tôn giáo, nhất là viễn ảnh qui Kitô của Cha de Chardin.

Chúng tôi dựa vào Phần V trong “Henri de Lubac, Theology in History” [Henri De Lubac, Thần Học Trong Lịch Sử], bản tiếng Anh của Anne Englund Nash, IGNATIUS PRESS SAN FRANCISCO, 1996, để chuyển sang tiếng Việt:




1. Truyền thống và sự đổi mới trong lập trường về vấn đề Thiên Chúa của Cha Teilhard de Chardin

Dẫn nhập

Ở một trong những khía cạnh chính của nó, toàn bộ công trình của Cha Teilhard de Chardin có thể được coi là một bằng chứng rộng lớn, được đổi mới dưới viễn ảnh khoa học, về sự bất tử của linh hồn con người và về sự hiện hữu của Thiên Chúa; một bằng chứng được bổ túc bởi một nỗ lực tiến tới ngưỡng của đức tin Kitô giáo. Dù sao, đó cũng là một trong những ý định thường xuyên của tác giả của nó. Điều này có thể được diễn dịch rõ ràng từ rất nhiều khẳng định đích danh của ngài cũng như từ việc khảo sát các bài viết của ngài. Chúng ta thấy nó tự biểu lộ khá sớm. Những đường nét của nó đã được trình bầy, chẳng hạn, trong nghiên cứu lớn L'Hominisation [Diễn trình nhân hóa], một phác thảo sơ bộ về các nghiên cứu tiếp nối nhau về Phénomène humain [Hiện tượng con người], có niên biểu ngày 6 tháng 5 năm 1923 (1). Nhưng chính khoảng năm 1930, nó được hoàn thành trọn vẹn: do đó, trước hết là trong L'Esprit de la terre [Tinh thần trái đất] (1931) và trong loạt bài báo tương tự theo sau nó cách nhau không lâu (2), nhất là trong Comment je crois [Tôi tin ra sao)(1934). Chỉ cần lướt qua phụ đề của tác phẩm nhỏ cuối cùng này (3) là đủ để xác định điều này ngay lập tức.

Từ kế hoạch nền tảng này, chúng ta hãy xem cách phát biểu, một trong số nhiều cách phát biểu khác, trong một bản văn đề ngày 9 tháng 10 năm 1936 ở Bắc Kinh, viết cho Bộ Truyền giáo ở Rôma, theo yêu cầu của khâm sứ Tòa Thánh ở Trung Quốc: Quelques réflexions sur la conversation du monde [Một số Suy tư về việc làm cho thế giới trở lại]. Một chương trình được phác thảo ở đó mà Cha Teilhard de Chardin nghĩ nên được thực hiện trong ba giai đoạn, hoặc ba bước nối tiếp nhau — triết học, tín điều và luân lý:

“Bước đầu tiên sẽ bao gồm việc khai triển (dọc theo đường hướng philosophia perennis [triết học muôn thuở]: tính ưu việt của Hữu thể [being], Hành động và Quyền năng) một Vật lý học và Siêu hình học đúng đắn về Biến hóa. Tôi tin chắc rằng lối giải thích trung thành về những thủ đắc Khoa học và Tư tưởng mới dẫn dắt một cách hợp pháp, không phải tới một Chủ nghĩa biến hóa duy vật, mà tới một Chủ nghĩa biến hóa duy linh. Thế giới mà chúng ta biết không phát triển một cách ngẫu nhiên, mà nó bị chi phối về mặt cấu trúc bởi một Trung tâm hữu vị hội tụ toàn bộ vũ trụ” (4).

Ở đây chúng ta sẽ không đi vào chi tiết của chính việc lập luận. Điều đó sẽ cần một nghiên cứu lâu dài, một nghiên cứu phải được kết hợp với một cuộc nghiên cứu toàn bộ tư tưởng của Cha Teilhard. Hơn nữa, các bằng chứng do Cha Teilhard de Chardin đưa ra rất đa dạng, và cách trình bầy mỗi chứng cớ cũng rất khác nhau, ít nhất trong các sắc thái phát biểu, tùy theo các quan điểm đã được tiếp nhận và những người đối thoại mà tác giả nhắm đến trong suốt cuộc đời ngài (5). Chúng ta cũng sẽ không tiến hành một cuộc khảo sát có tính phê phán các bằng chứng này, ngoài việc chúng có thế nào chúng ta sẽ xem xét chúng như vậy. Chúng ta chỉ muốn phác thảo chỗ quanh co của chúng và rút ra các điểm chính của chúng bằng cách xem xét chúng, có thể nói như thế, từ bên ngoài — một chút theo cách chính Teilhard có thói quen xem xét con người, như một hiện tượng khách quan, để ghi nhận các đặc điểm chung nhất của chúng.

“Định đề ban đầu”

Ở khởi điểm, Cha Teilhard thường yêu cầu ngài được dành cho một điều — một điều duy nhất: điều mà ngài gọi là “định đề” hoặc “lựa chọn nền tảng” [fundamental option] ủng hộ hiện hữu, hoặc cho sự tốt lành của hiện hữu, giá trị hiện hữu; đôi khi ngài cũng nói: "tin vào thế giới", vào sự tốt lành của thế giới. Ngài buộc phải yêu cầu như vậy do kinh nghiệm tiếp xúc với những bộ óc không có tín ngưỡng. Một số chứng tỏ sẵn sàng chấp nhận định đề này ngay lập tức, do đó cung cấp nền tảng chung cho các nghiên cứu tiếp theo. Nhưng nhiều người khác thì ngoan cố hơn. Ngài viết vào ngày 11 tháng 5 năm 1923, trên con thuyền đưa ngài đến Trung Quốc, “giữa Sài Gòn và Hồng Kông”:

“Đêm qua, một cuộc trò chuyện dài với bác sĩ X.. và một hành khách khác về các chủ đề triết học luân lý. Chúng tôi đã tiến tới chỗ xác quyết rằng chúng tôi khác nhau ở những điểm nền tảng như: 'phải chăng hiện hữu tốt hơn là không hiện hữu?' Thực vậy, tôi thực sự tin rằng một lựa chọn nền tảng trong mọi suy nghĩ, một định đề không thể chứng minh nhưng từ đó suy ra tất cả, được tìm thấy ở đó. Nếu người ta thừa nhận rằng hiện hữu tốt hơn điều ngược lại, thì thật khó dừng lại mà không đi hết con đường đến tận Thiên Chúa. Nếu ai đó không thừa nhận điều đó, cuộc thảo luận sẽ không còn khả hữu nữa” (6).

Bài học này đã không bị lạc mất. Trong một số bài viết của mình, Cha Teilhard nhấn mạnh đến việc cảnh cáo độc giả của mình một cách chính thức: “Sẽ không có cấu trúc phản tỉnh nào khả hữu nếu không có sự lựa chọn ban đầu khiến chúng ta nghiêng về hiện hữu hơn là không hiện hữu, bằng cả trái tim lẫn lý trí” (7); hoặc một lần nữa: “Hiện hữu tốt hay xấu? Nghĩa là hỏi, hiện hữu hay không hiện hữu, điều nào tốt hơn? Bất chấp hình thức uyên bác và siêu hình của nó, thế lưỡng nan này, xét trong yếu tính, có tính thực tiễn, và nó đại diện cho một giải pháp thay thế có tính nền tảng trên đó, mặc nhiên hay minh nhiên, mọi người, bởi chính sự kiện được sinh ra, buộc phải tự tuyên bố chính mình" (8).

“Niềm tin vào hiện hữu”, hay “niềm tin vào thế giới”: ít nhất đây mới chỉ là một điểm xuất phát. Nhưng, từng bước một, đức tin ban đầu này (mà bản chất cần được nó chỉ rõ) nhất thiết sẽ tạo ra đức tin “vào một sự hoàn tất cuối cùng nào đó của muôn vật xung quanh chúng ta” (9). Nội dung của nó sẽ chỉ được mạc khải từng chút một: tuy nhiên, trên thực tế, theo một nghĩa nào đó, nó đã hàm chứa mọi điều. Thực vậy, theo mức độ khai triển bằng chứng, “niềm tin ban đầu” từ đó người ta xuất phát sẽ trải qua một loạt các mở rộng, làm cho chính xác, giải thích, đúng hơn, thay đổi (“lột xác”), để, vào cuối chuỗi lý luận, người từng theo Teilhard sẽ có thể nói với ngài rằng bây giờ họ tin “vào sự tốt lành và vào giá trị (không phải đầu tiên mà là cuối cùng) của mọi sự” (10): vì từ đó chúng sẽ xuất hiện với họ như được thiết lập trong Thiên Chúa. Đây là điều mà Mục sư Georges Crespy nhận xét, trong luận án của ông về Pensée théologique de Teilhard de Chardin [Tư tưởng Thần học của Teilhard de Chardin], khi phân tích tác phẩm nhỏ có tựa đề Comment je crois [Tôi tin ra sao], bắt đầu bằng lời tuyên xưng “đức tin vào thế giới”: ông kết luận, “Teilhard có can đảm để tin tưởng đến cùng vào các trực giác ban đầu của mình, ngài đã bí mật thấy trước rằng mục đích sẽ biện minh tất cả” (11).

"Vực thẳm thứ ba"

Hiện hữu mà từ đó chúng ta khởi hành, điều mà chúng ta lao vào trước khi thậm chí bắt đầu suy nghĩ hoặc hành động, được trình bầy với chúng ta, thoạt đầu, như một biến hóa. Theo phán đoán của Cha Teilhard de Chardin, điều đó không chỉ là một quan niệm khoa học; liên quan đến sự tiến bộ của khoa học, mà nó còn là sự thủ đắc ý thức, mà việc tri nhận nó, tuy vẫn còn mù mờ, nhưng ngày càng buộc ta phải chú ý (12). Từ đó trở đi, toàn bộ mối quan tâm của ngài là xác định rằng sự biến hóa này không xảy ra một cách “tình cờ”. Nó trở thành khả niệm đối với bất cứ ai chịu khó đọc các dấu hiệu; nó cung ứng một ý nghĩa, bởi vì trong nó vốn có một ý nghĩa. Ý nghĩa của nó nằm ở hướng đi của nó. Nó đạt đến đỉnh cao nơi con người, và hệ quả là con người là chìa khóa đưa vào vũ trụ.

Truyền thống triết học duy linh, đặc biệt là dưới hình thức Kitô giáo, biến con người thành “vua của sáng thế”. Giờ đây, theo nhận định của một số nhà tư tưởng hiện đại, truyền thống này hoàn toàn gắn liền với những trình bày tĩnh tụ của vũ trụ học cổ thời: khi cái sau sụp đổ, cái trước cũng sụp đổ theo. Vào thời điểm Cha Teilhard bắt đầu viết, một tác phẩm phổ biến chủ đề này một cách hùng hồn đã thành công rực rỡ: đó là cuốn Les Affirmations de la conscience moderne [Các Quả quyết của lương tâm hiện đại], của Gabriel Séailles (13). Ngày nay, nó vẫn là ý kiến của nhiều học giả, những người tìm liên minh với nhiều nhà triết học ít quan tâm đến vũ trụ học. Teilhard không tìm cách bảo vệ một lập trường cổ xưa chống lại họ bằng một khoa hộ giáo có tính phòng thủ giống như một trận đánh tập hậu. Ngài tiến hành việc chứng minh một cách khoa học rằng không những truyền thống cổ xưa về con người không bị phá hủy bởi sự xuất hiện của thời đại mới mà nó còn thấy mình được thiết lập vững chắc hơn, mặc dù ở một hình thức hoàn toàn mới. Như ngài giải thích, biến hóa là một “cuộc trực sinh [orthogenesis] vĩ đại của mọi sự sống, hướng tới tính tự phát nội tại hơn” (14). Xuyên suốt sự phức tạp hóa ngày càng tăng của các sinh vật và cuối cùng của hệ thần kinh, là sự “xuất hiện của ý thức”: có thể định nghĩa là trục của “sự hình thành vũ trụ” [cosmogenesis] (15). Không những phải thêm vào hai vực thẳm vô tận của Pascal, tức hai vực thẳm vĩ đại và nhỏ bé, một vực thẳm thứ ba, một vực thẳm sẽ đảo ngược toàn bộ tình hình: tức vực thẳm phức tạp vô tận, mà còn phải đặt nó đối lập với hai vực thẳm kia (16). “Vực thẳm thứ ba” này, một “vực thẳm tổng hợp” (17) kết thúc bằng việc trở thành trống rỗng nơi con người, nơi họ, biến hóa cuối cùng trở nên ý thức về chính mình (18): “Trong tinh thần con người, như trong một hoa trái độc đáo và không thể thay thế, người ta thấy toàn bộ sự sống thăng hoa được tập hợp lại với nhau, nghĩa là, toàn bộ giá trị vũ trụ của Trái đất” (19). Teilhard kết luận, “Nói thật, tôi nghi ngờ rằng có bất cứ khoảnh khắc nào có tính quyết định đối với hữu thể suy nghĩ hơn là khi, những chiếc vảy rơi khỏi mắt họ, họ phát hiện ra rằng họ không phải là một nguyên tố bị mất hút trong cảnh cô tịch của vũ trụ nhưng một ý chí sống phổ quát hội tụ và được thuần nhất hóa [homonized] trong họ” (20):

“Kể từ Galileo (theo nhận xét của Freud), trong mắt Khoa học, con người đã không ngừng đánh mất từng điều một các đặc ân cho đến lúc làm họ được coi là độc đáo trên thế giới. Về mặt thiên văn, trước hết, đến độ (giống như và với Trái đất), họ bị chìm lỉm trong sự vô danh mênh mông của các khối tinh tú; tiếp đến, về mặt sinh học, đến độ (như một động vật hoàn toàn khác), họ bị mất hút trong một số loài, chị em của họ; cuối cùng về mặt tâm lý, đến độ vực thẳm Vô thức đã được mở ra trong lòng cái Tôi của họ: nhờ ba mức độ nối tiếp nhau, trong bốn thế kỷ, tôi nói thực, con người dường như đã hoàn toàn tan hòa trở lại vào cái chung của vạn vật.

Bây giờ ở đây, khi được đặt trở lại lò luyện [crucible], cũng chính con người này đang trong diễn trình tái xuất hiện, hơn bao giờ hết, như người đứng đầu thiên nhiên: vì, chính để được đúc lại theo hướng chung của quá trình hình thành vũ trụ hội tụ, dưới mắt chúng ta, họ đang sở đắc khả thể và phẩm chất của việc hình thành, trong lòng thời gian và không gian, một điểm phổ quát hóa độc đáo cho chính chất thể của thế giới.... ” (21).

Pascal và Voltaire, như chúng ta đã nói, từng đồng ý trong việc thấy con người bị vũ trụ nghiền nát. Pascal cứu phẩm giá con người bằng cách xem xét tư duy trong họ, điều mà một số người đương thời của chúng ta không còn biết phải làm thế nào. Nhưng, bằng cách xem xét này, ông cũng đã không thể cứu con người: phân tích đến cùng, tất cả những gì ông cấp cho họ là biết rằng họ bị vũ trụ nghiền nát, trong khi “vũ trụ không biết gì về lợi thế của nó so với họ” (22). "Con người là gì trong vô tận?" Sự trổi vượt thực sự của con người này, chiến thắng của họ trước các thế lực mù quáng của vũ trụ, chỉ thực sự được tái lập bởi đức tin. Đó là điều Pascal đã chứng kiến với sự sụp đổ của vũ trụ học cổ thời: “Sự im lặng vĩnh cửu của những không gian vô tận này làm tôi sợ hãi.... ” Kể từ Pascal và Voltaire, khoa học đã tiến bộ; sau không gian, nó phát hiện ra thời khoảng [duration]; sự sụp đổ của vũ trụ học cổ thời đã lên đến tuyệt đỉnh, và con người dường như còn lạc lõng hơn nữa, nếu có thể nói, ở giữa vũ trụ (23). Một lần nữa, “một tiến bộ khoa học mang tính cách mạng đúng nghĩa đã lật ngược ý tưởng cho rằng con người hình thành chính mình và hoàn cảnh của mình trong thế giới”; một lần nữa, “thông qua cuộc cách mạng này, sự tự tin mà tinh thần có được nơi tinh thần bị đặt thành nghi vấn” (24). Sau đó, khi coi tính phức tạp vô tận như là đỉnh cao của sự biến hóa của vũ trụ, Teilhard đã tái lập con người, đồng thời, không những trong phẩm giá của họ mà cả trong việc họ thống trị hữu hiệu nữa. Ngài thấy rõ: “Vũ trụ là một thể bao la, trong đó chúng ta sẽ mất hút nếu nó không hội tụ vào Ngôi vị” (25); nhưng tất cả nỗ lực của ngài đều chỉ kết thúc ở việc thiết lập sự hội tụ này.

Liệu ngài có thiết lập nó đầy đủ chưa? Pascal nhìn thấy “chỉ có vô tận ở mọi phía”, nó bao bọc ông “như một nguyên tử và như một cái bóng chỉ tồn tại trong tích tắc mà không quay trở lại”; vũ trụ mà ông mô tả là một thế giới đã "mất hết cấu trúc" (26). Có phải Teilhard, khi xem xét các quy luật biến hóa, có nhiệm vụ trả lại cấu trúc cho thế giới này? Liệu lý thuyết về sự đồng nhất hóa [homonization] của ngài đã được chứng minh một cách tuyệt đối, ít nhất trong đường nét lập luận cốt yếu của nó? Có lẽ nó rất đáng được khảo sát một cách nghiêm túc. Ít nhất, khi phán đoán về nó, người ta không thể khẳng định rằng ngài đã không cố gắng chứng minh nó. Ở đây, chúng ta hãy lưu ý một cách đơn giản rằng Pascal và Voltaire không có gì để nói với chúng ta chống lại điều đó: vì cả Pascal và Voltaire đều không biết “cuộc khủng hoảng mới của tinh thần” mà Teilhard muốn đối đầu, và cả Pascal và Voltaire đều không thể thấy trước “sự thay đổi viễn ảnh” mà nhờ đó, Teilhard tin rằng ngài có thể kết luận “từ trước đến nay, dưới mắt chúng ta, có Quá khứ và Tương lai, có nghĩa là sự phát triển của Thế giới ” (27).

Kỳ tới: "Sự xuất hiện của tinh thần"
 
Một thoáng bên thềm Xuân hiệp hành
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
21:10 23/01/2022

MỘT THOÁNG BÊN THỀM XUÂN HIỆP HÀNH

Mỗi năm vào Thu, lá cây bắt đầu đổi sắc vàng và rơi rụng. Đến mùa Đông thì cây trụi lá, trơ ra những cành khô khẳng khiu. Nhưng sự sống, sức sống vẫn còn tiềm tàng trong những cành khô ấy. Tàn Đông, cây cối căng tràn nhựa sống, đâm chồi nảy lộc khi Xuân về. Chúng ta sẽ được thấy những cành lá xanh mơn mởn, rồi những chùm hoa tỏa hương sắc ngạt ngào trong hương Xuân.

Tất cả đến từ sự sống tiếm tàng trong cây. Sự sống đó đem lại thay đổi. Thay đổi từ bên trong, thể hiện ra bên ngoài và đem lại kết quả tươi đẹp. Có được như vậy là nhờ khí tiết của mùa Xuân với những tia nắng ấm áp, dịu dàng. Ba yếu tố quan trọng của mùa Xuân là sự sống, thay đổi và tươi mới. Đời sống của chúng ta cũng vậy, chúng ta cần có sự sống, để rồi có thay đổi và sẽ luôn luôn tươi mới.

Đã sinh ra làm kiếp người thì ai cũng có sự sống. Nhưng ở đây ta muốn nói đến sự sống thật, sự sống viên mãn, sống với đầy đủ ý nghĩa. Chúng ta đang sống nhưng nếu sống chỉ là những sinh hoạt của thể xác hay ngay cả những sinh hoạt của tâm hồn đi nữa thì đó cũng chỉ mới là hiện hữu chứ không phải sống thật.

Sống thật là sự sống đầy ý nghĩa, sống với mục đích và sống trong mối tương giao với nguồn sống là Thiên Chúa. Người tin Chúa được gọi là người “chết đi sống lại” hay là người được tái sinh. Tái sinh không phải là đầu thai kiếp khác nhưng thật sự là được lột xác. Là chết đi con người cũ tội lỗi, xấu xa và có sự sống của một con người mới. “Cho nên, phàm ai ở trong Đức Ki-tô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi.” (2 Cr 5,17)

Những người Kitô hữu thường ví sánh cuộc đời tin Chúa như được bước vào một mùa Xuân vĩnh cửu. Vĩnh cửu vì có Chúa là Chúa Xuân vĩnh hằng, không biến đổi theo thời gian hay không gian. Chúa Xuân này cũng không phải là một nhân vật tưởng tượng hay truyền thuyết, mà là một người của lịch sử. Từng sinh ra trong trần thế, sống với nhân loại và đụng chạm tới con người.

Những người tin Chúa thì trở nên con Chúa được sinh ra trong gia đình của Chúa, có sự sống của Người. Sự sống của Thiên Chúa luôn tuôn trào trong mỗi Kitô hữu và người đó tự nhiên được thay đổi như cây cỏ đến mùa Xuân thì được thay đổi. Sự thay đổi nầy mang tính cách liên tục, nghĩa là lúc nào cũng thay đổi cho nên đời sống sẽ luôn luôn tươi mới.

Trong Thánh lễ Khai mạc Thượng Hội đồng Giám mục 16 cấp Giáo phận vào lúc 8g Chúa nhật 28-11-2021 tại nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng đã chia sẻ với mọi người niềm hy vọng về một Giáo hội hiệp hành, đổi mới. Trong đó các tín hữu hăng say dấn thân, tham gia, biết lắng nghe nhau, cùng nhau tìm ra ánh sáng của Chúa Thánh Thần trên mọi tổ chức và mọi người, để đem lại một sức sống mới cho Tổng Giáo phận.

Có thể nói Thượng Hội đồng Giám mục 2023 là khởi đầu của 1 mùa Xuân mới trong Thiên niên kỷ thứ III của Giáo hội từ sau Công Đồng Vaticano II. Hướng đến một Giáo hội hiệp hành: Hiệp thông, Tham gia và Sứ vụ. Giáo hội được mời gọi trở nên “dấu chỉ và khí cụ” của sự hiệp thông với Thiên Chúa và hiệp nhất với nhân loại, bằng cách “cùng bước đi với nhau” trên con đường sứ mạng và lắng nghe Chúa Thánh Thần mời gọi hoán cải.

Kỳ Thượng Hội đồng Giám mục lần này sẽ kéo dài 3 năm, với 3 giai đoạn: giáo phận, châu lục, hoàn vũ. Giai đoạn đầu tiên ở cấp giáo phận bắt đầu vào tháng 10 năm 2021, giai đoạn châu lục dự kiến sẽ được tổ chức từ tháng 9-2022 đến tháng 3-2023 và giai đoạn hoàn vũ với sự tham dự của các vị Giám mục đến từ khắp thế giới sẽ diễn ra tại Rome vào tháng 10-2023 trên tinh thần “mỗi người lắng nghe mọi người; và mọi người lắng nghe Chúa Thánh Thần”.

Trong tinh thần đó, bài viết ngắn này chỉ là một chút cảm nhận phiến diện dưới góc độ của một người Kitô hữu được sinh hoạt trong đoàn thể Công Giáo tiến hành. Các tài liệu chuẩn bị, cẩm nang hướng dẫn cũng nhắc đến các phong trào giáo dân cũng như mọi thành phần khác trong Giáo hội đều được mời gọi tham gia tích cực vào đời sống hiệp hành.

Nhờ Bí tích Rửa tội và Thêm sức tất cả các tín hữu được mời gọi lắng nghe nhau để nhận ra sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, được ban cho những ân sủng và đặc sủng khác nhau để canh tân và xây dựng Giáo Hội, với tư cách là chi thể của Thân thể Chúa Kitô.

Một trong những mối quan tâm lớn của Đức Thánh Cha Phanxicô là làm sao đưa Giáo Hội hoàn vũ đi vào tiến trình hiệp hành như một lối sống và hành động: lắng nghe nhau và có thái độ mục vụ, đặc biệt đứng trước cám dỗ của chủ nghĩa duy giáo sĩ và thái độ cứng nhắc đã được Tin Mừng nhắc đến: “Ngài lật đổ những người cường quyền khỏi tòa cao, và nâng cao những người hèn mọn” (Lc 1,52).

Do ảnh hưởng của quá trình lịch sử và văn hóa, người Việt thường hay “cả nể, sợ mất lòng” và thói quen ứng xử: “tôn ti trật tự”, “kính trên nhường dưới”; nên thường “xưng khiêm, hô tôn” với các bậc giáo sĩ và rất e ngại khi phải góp ý cho “các đấng, các bậc” dễ đi đến cảm thức nhạt nhòa về Giáo hội.

Đồng thời với sự tiến bộ của xã hội, nhiều người cũng đòi hỏi sự dân chủ với trào lưu “giáo dân trị”. Nhấn mạnh vào những thiếu sót, tiêu cực cục bộ ở một số nơi rồi thay vì góp ý xây dựng lại đâm ra hằn học, kéo bè nhóm phái đả kích. Đồng thời với khuynh hướng đóng kín coi mình có đủ mọi câu trả lời cho mọi vấn đề nhân loại. Hãy nhớ rằng “người dưới và người trên thực sự tôn trọng lẫn nhau” thì mới có trao đổi dân chủ bình đẳng được.

Tất cả chúng ta đều đều có thể học và đón nhận cái gì đó từ người khác qua việc gặp gỡ, lắng nghe, đối thoại và phân định cho cộng đồng. Khi ai đó đứng ngoài bàng quan hoặc chỉ trích, đàm tiếu thì không phải là hiệp thông và tham gia mà là làm cho Giáo Hội suy yếu, nhiều người sẽ rời bỏ Giáo Hội và Giáo Hội có nguy cơ bị loại khỏi thế giới. Hiệp hành là cùng nhau bước đi trên một con đường để chu toàn sứ vụ trong Giáo Hội; để gặp gỡ, đối thoại, lắng nghe và phân định; để giúp anh chị em chúng ta nhận được ánh sáng và sự sống… (Đức TGM Giuse Nguyễn Năng)

Có thể nói một mùa Xuân mới trong Giáo Hội đã được mở ra để mời gọi tất cả mọi người cùng tham gia, theo ơn gọi riêng của mỗi người, cùng với thẩm quyền được Đức Kitô trao cho Giám mục đoàn có Giáo Hoàng đứng đầu. Nên cùng đi, nhưng có dẫn đầu. Cần lắng nghe Chúa Thánh Thần và lắng nghe nhau. “Anh em đừng dập tắt Thần Khí. Chớ khinh thường ơn nói tiên tri. Hãy cân nhắc mọi sự: điều gì tốt thì giữ lấy” (1 Tx 5,19-21).

Một năm mới bắt đầu với mùa Xuân sẽ là một cuộc lữ hành mới. Là người Công Giáo, trong cuộc lữ hành trần thế của mỗi người sẽ luôn có Chúa đồng hành và đó chính là hành trình đời sống đức tin. Xin tạ ơn vì muôn ơn lành Thiên Chúa đã ban cho mỗi người trong từng khoảnh khắc của cuộc đời. Cầu chúc mọi người được ơn Chúa Thánh Thần soi sáng để có những đóng góp xứng đáng cho Giáo Hội hiệp hành trong năm Nhâm Dần 2022.
 
VietCatholic TV
Quá hay: Cha Sở nhanh trí cứu được ngôi thánh đường và anh chị em giáo dân trong đường tơ kẽ tóc
VietCatholic Media
03:57 23/01/2022


1. Cha Sở nhanh trí cứu được ngôi thánh đường và anh chị em giáo dân

Vào đầu thiên niên kỷ này, các tín hữu Kitô chiếm 70% dân số tại Nigeria. Tuy nhiên, ngày nay sau các đợt bách hại liên tục, nhiều anh chị em phải di tản ra nước ngoài, các tín hữu Kitô Nigeria chỉ còn khoảng 50% dân số. Các đợt bách hại liên tục xảy ra đặc biệt là dưới thời tổng thống Hồi Giáo Muhammadu Buhari. Thay vì giữ trật tự trị an cho mọi công dân, ông ta để mặc cho các nhóm Hồi Giáo cực đoan như Boko Haram, và Fulani tấn công các tín hữu Kitô, nhằm hình thành quốc gia Hồi Giáo Nigeria.

Từ năm 2012, lại nảy sinh ra nhóm Indigenous People of Biafra, nghĩa là “Phong Trào Người Bản Địa Biafra”, gọi tắt là IPOB chủ trương tách bang Biafra thành một quốc gia Hồi Giáo độc lập khỏi Nigeria.

Tên cầm đầu IPOB, Mazi Nnamdi Kanu, thường được gọi là Ndi Igbo, đã bị bắt và hôm thứ Hai 17 tháng Giêng phải ra tòa. Trong ngày đó, bọn IPOB buộc mọi người phải ở nhà bãi thị, bãi khóa, đình công để phản đối chính phủ.

Tờ Vanguard của Nigeria, số ra ngày thứ Ba 18 tháng Giêng, kể lại câu chuyện nghẹt thở sau đây, xảy ra hôm 17 tháng Giêng.

Những người thờ phượng buổi sáng sớm tại Nhà thờ Công Giáo Thánh Têrêxa thành Calcutta, đã thoát hiểm trong đường tơ kẽ tóc khi một số thanh niên vác gậy gộc, chai lọ xông vào nhà thờ và ra lệnh giải tán những người thờ phượng.

Các thanh niên này cho biết họ là thành viên của IPOB, và nói thêm rằng những người thờ phượng không có lý do gì để bước ra khỏi nhà của họ vào một ngày lãnh đạo IPOB, Mazi Nnamdi Kanu phải ra hầu tòa.

Một phụ nữ cho biết nhà cô chỉ cách nhà thờ vài khu phố, và nhận định rằng chính sự khôn ngoan của cha xứ, là vị chủ tế trong thánh lễ, đã cứu vãn được tình hình.

Cô cho biết: “Sáng hôm qua tôi đã tham dự thánh lễ 5:30 sáng tại nhà thờ của tôi, Thánh Têrêxa thành Calcutta, gần ngã ba Ukaegbu”.

“Chúng tôi đã hoàn thành thánh lễ được một nửa thì một nhóm thanh niên, là thành viên của IPOB bước vào nhà thờ. Họ mang theo gậy gộc, chai lọ và đi thẳng lên bàn thờ”.

“Họ đến gặp cha xứ của chúng tôi, Cha Joseph và hỏi ngài tại sao lại dám cử hành thánh lễ vào một ngày mà chủ của họ phải ra tòa. Đám này rất đông người và rõ ràng là đang rất tức giận”.

“Mọi người trong nhà thờ đều nhón gót lên bỏ chạy. Đáng lẽ sẽ xảy ra một vụ giẫm đạp vì có rất nhiều người trong thánh lễ sáng hôm qua. Nhưng thấy cha xứ có vẻ bình tĩnh nên nhiều người đứng lại, một số người cũng không muốn bỏ lại cha xứ trong tình huống căng thẳng như thế.”

“Cha Joseph nói với họ rằng chúng tôi tổ chức thánh lễ hôm nay để cầu nguyện cho việc trả tự do cho Nnamdi Kanu. Ngài dùng chiến thuật ngoại giao để nói chuyện với họ, và thậm chí hỏi họ rằng họ thực sự ủng hộ Ndi Igbo hay chống lại Ndi Igbo? Bấy giờ họ nói không sao và nếu đúng như vậy thì OK, những người trong nhà thờ đứng về phía họ”.

“Họ kêu gọi mọi người tiếp tục thánh lễ. Một số người trong chúng tôi sợ đến mức chạy thẳng về nhà. Đám thanh niên này xin lỗi vị linh mục và bỏ đi”.

“Khi họ đi ra ngoài, họ thấy một người đạp xe ba gác. Không ai biết tại sao người đàn ông này lại ở ngoài đường trong ngày IPOB buộc mọi người phải ngồi ở nhà, người ta hầu như không nhìn thấy chiếc xe nào ở ngoài đường. Họ đánh người đàn ông và đốt cháy chiếc xe ba gác của anh ta”.

Nhiều trường học yêu cầu học sinh đừng đến trường, và tất cả các chợ búa vẫn đóng cửa.
Source:Vanguard News Nigeria

2. Hàng trăm nhà sư chạy trốn giao tranh ở Miến Điện

Ở Loikaw, bang Kayah, khoảng 30 tu viện bị bỏ hoang, những người cư ngụ trong các tu viện này đã phải hối hả rời thị trấn trên hàng chục chiếc xe tải. Phóng viên AFP cho biết thêm, nhiều nhà sư cũng đã chạy trốn khỏi cuộc giao tranh đang diễn ra ở Demoso, cách đó vài km.

Hai thị trấn nằm cách thủ đô Naypyidaw 200 km về phía đông, trong nhiều ngày qua là nơi diễn ra các cuộc giao tranh dữ dội giữa phiến quân và lực lượng vũ trang. Quân đội Miến Điện đã tiến hành các cuộc không kích và pháo kích dữ dội.

Liên Hợp Quốc ước tính rằng một nửa dân số Loikaw đã buộc phải di tản và gần 90,000 người từ bang Kayah đã phải chạy trốn. Các phương tiện truyền thông địa phương đưa ra con số phải di dời lên tới hơn 170,000 người.

Ở Loikaw, các tay súng nổi dậy đã chiếm các nhà thờ và những ngôi nhà bỏ hoang. Một cảnh sát địa phương cho biết họ cũng phá cửa một nhà tù để lôi kéo những người bị giam giữ tham gia.

Miến Điện rơi vào hỗn loạn kể từ cuộc đảo chính quân sự ngày 1 tháng 2 năm 2021 lật đổ bà Aung San Suu Kyi và kết thúc một thập kỷ chuyển đổi dân chủ.

Các nhóm nổi dậy, thường bao gồm các công dân, đã vũ trang chống lại chính quyền và giao tranh đã gia tăng ở phía đông đất nước kể từ khi kết thúc gió mùa và bắt đầu mùa khô.

Vào đêm Giáng Sinh, ở bang Kayah, ít nhất 35 người đã thiệt mạng, thi thể của họ bị đốt cháy, trong một vụ thảm sát được đổ lỗi cho quân đội.

Đặc phái viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về Miến Điện, Tom Andrews, kêu gọi lãnh đạo quân đội Min Aung Hlaing “ngừng các cuộc tấn công trên không và trên bộ” vào Loikaw và mở các “hành lang viện trợ nhân đạo”.

Kể từ sau cuộc đảo chính, cộng đồng quốc tế đã không còn nhiều cơ hội để cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng. Chính phủ đã bịt miệng điếc tai trước lời kêu gọi của Liên hợp quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN.

Và, trong khi tình hình sức khỏe và nhân đạo đang ở mức nguy cấp, quân đội đang ngăn chặn việc vận chuyển hàng viện trợ và các dụng cụ y tế đến các khu vực có sức đề kháng mạnh của phiến quân.

Theo một tổ chức phi chính phủ địa phương, hơn 1,400 dân thường đã bị giết bởi lực lượng an ninh và hơn 11,000 người đã bị bắt.
Source:lapresse.ca

3. Nga tập kết quân ở biên giới, Ukraine mong mỏi Đức Thánh Cha sang thăm

Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk nói: “Mỗi khi Đức Thánh Cha nói về Ukraine, mọi người bắt đầu tự hỏi họ là loại người nào, họ sống để làm gì, tại sao Đức Thánh Cha lại nói về họ. Và khi Đức Thánh Cha đến Ukraine, ngài sẽ mang theo sự chú ý, ủng hộ và cầu nguyện của tất cả các Kitô hữu trên thế giới với ngài”.

Theo nhà lãnh đạo hàng đầu của Công Giáo nghi lễ Đông phương, Ukraine đặc biệt cần chuyến thăm này trong ngày hôm nay, vì “Những năm gần đây Ukraine hầu như không được nghe nói đến, ít người trên thế giới nhớ về cuộc chiến ở miền Đông nước ta. Nó dường như trở thành một chủ đề được gọi là ngoài lề. Đó là lý do tại sao chúng tôi thực sự muốn một chuyến thăm như vậy diễn ra”.

Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav đã lặp đi lặp lại lời mời Đức Thánh Cha đến thăm Ukraine trong buổi tiếp kiến cuối cùng tại Vatican, diễn ra vào tháng 11 năm ngoái. Trong khi đó Nga đang tập trung quân đông đảo ở biên giới và có những lo âu rằng quân Nga có thể tấn công Ukraine bất cứ lúc nào.

Đầu tháng 12 vừa qua, sau chuyến viếng thăm Vatican, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav nhận định rằng Đức Thánh Cha Phanxicô có thể thăm Ukraine trong tương lai gần, ngài đưa ra lập trường trên tại Diễn đàn An ninh Kiev.

“Vài tuần trước, tôi đã có cơ hội trao đổi cá nhân với Đức Giáo Hoàng Phanxicô về Ukraine. Ngài rất lo lắng cho số phận của những người dân thường. Những người ngày nay có thể không được lắng nghe”.

“Chúng ta có tin tốt. Chúng tôi mong đợi chuyến thăm của ngài đến Ukraine sẽ sớm diễn ra. Điều này vẫn chưa được công bố, nhưng chúng ta đã sống trong dự đoán và chuẩn bị”.

Ngài nói: “Đây là một tín hiệu rất mạnh mẽ về sự ủng hộ đối với người dân và nhà nước của chúng ta”.
Source:Ukraine Catholic

4. Nữ tu được Đức Hồng Y Bergoglio xức dầu kẻ liệt đang trên con đường phong chân phước

María Bernardetta dell'Immacolata sinh ra ở Ý năm 1918. Năm 17 tuổi, cô gia nhập Dòng Nữ Tu Khó Nghèo của Thánh Giuse.

Trong suốt cuộc đời của mình với tư cách là một nữ tu, sơ đã hiến mình cho việc đào tạo các linh mục và nữ tu. Ơn gọi của sơ đã đưa sơ đến Á Căn Đình, nơi sơ gặp Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giám Mục của Buenos Aires.

Mẹ Bề Trên Gregoria của Dòng Nữ Tu Khó Nghèo của Thánh Giuse cho biết:

“Sơ ấy trở lại Buenos Aires, nơi sơ ấy làm việc trong nhà tĩnh tâm linh thao của Thánh Y Nhã thành Loyola. Kế bên là tập viện Dòng Tên. Hồi đó, vị linh mục vừa là hiệu trưởng vừa là người đứng đầu nhà tập là Cha Jorge Mario Bergoglio, người ngày nay là Đức Giáo Hoàng Phanxicô”.

Tại Á Căn Đình, Sơ Bernardetta đã đồng hành với các chủng sinh trong hành trình đào tạo của các vị. Họ nói rằng nhiệt tình của sơ ấy đã truyền cảm hứng cho sự tin tưởng trong quá trình học tập.

“Sơ Bernarda đã thể hiện sự hỗ trợ đối với các chủng sinh khi họ cảm thấy nản lòng, sơ cổ vũ họ. Sơ ấy giống như người mẹ tinh thần của họ vậy”.

Sơ đã dành những năm cuối đời ở Rôma. Năm 2001, khi sức khỏe suy giảm, sơ nhận được một chuyến thăm đặc biệt.

“Tôi đã ở đây vào năm 2001 khi sơ ấy vẫn còn sống. Sơ ấy qua đời vào ngày 12 tháng 12. Và Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio đến vào ngày 2 tháng 12, và sơ ấy đã yêu cầu ngài xức dầu bệnh nhân cho mình. Ngài nói với sơ ấy rằng ngài sẽ trở lại vào tháng Hai, rằng sơ ấy không nên lo lắng. Sau đó, sơ ấy cám ơn Đức Hồng Y, nhưng bày tỏ lo ngại rằng ngài sẽ không còn gặp được sơ ấy nữa. Vì vậy, Đức Hồng Y đã xức dầu cho sơ ấy vào ngày hôm sau. 9 ngày sau sơ ấy mất.”

Tấm gương phục vụ của Sơ Bernardetta đã mở đường cho sự nghiệp phong chân phước của sơ đã được mở vào năm 2019. Dòng Nữ Tu Khó Nghèo của Thánh Giuse hy vọng sẽ hoàn thành giai đoạn địa phương vào năm tới và trình bày trường hợp của sơ lên Vatican.
Source:Rome Reports

5. Lịch sử tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô Giáo

Năm 1908, Mục Sư Paul Wattson đang coi sóc một nhà thờ Anh giáo ở Graymoor, New York, đưa ra sáng kiến cử hành một tuần Tám Ngày cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô Giáo với sự hỗ trợ của các giám mục Anh giáo và Công Giáo, trong đó có Đức Hồng Y William O'Connell của Boston. Tuần Tám Ngày này bắt đầu vào ngày 18 tháng Giêng, lúc bấy giờ là Lễ Ngai Tòa Thánh Phêrô ở Rôma, và kết thúc vào ngày 25 tháng Giêng, Lễ Thánh Phaolô Trở Lại.

Năm sau, mục sư Wattson và toàn thể cộng đoàn Anh Giáo của ngài gia nhập Giáo Hội Công Giáo, và vào năm tiếp theo, tức là năm 1910, cựu mục sư Wattson đã được thụ phong linh mục.

Sáng kiến cử hành một tuần Tám Ngày cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô Giáo lan tràn nhanh chóng, và vào năm 1916, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 15, cổ vũ sáng kiến này trong toàn thể Giáo Hội và Tuần Tám ngày này chính thức mang tên Tuần Cầu Nguyện cho Hiệp Nhất Kitô Giáo.

Năm 1964, Công Đồng Vatican II ban hành Sắc Lệnh Đại Kết (Unitatis Redintegratio), và ngày 30/5/1995, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành thông điệp Ut Unum Sint, gồm có ba chương với những tựa đề: Sự dấn thân của Giáo Hội Công Giáo vào công cuộc đại kết; các kết quả của tiến trình đối thoại; và đường còn xa lắm không? Thông điệp đã kiểm điểm những thành quả của tiến trình đối thoại; và phác họa những bước còn phải tiếp tục.

Đây là hai văn kiện làm nền tảng cho Tuần Cầu Nguyện cho Hiệp Nhất Kitô Giáo.

Tưởng cũng nên nhắc lại, trong buổi tiếp kiến sáng 10-11 năm 2016 dành cho Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, Đức Thánh Cha đã minh định thế nào là Hiệp Nhất Kitô Giáo.

70 Hồng Y, Giám Mục thành viên, cùng với các vị cố vấn và viên chức tham dự khóa họp toàn thể của Hội đồng Tòa Thánh dưới quyền chủ tọa của Đức Hồng Y Chủ tịch Kurt Koch, về chủ đề “Sự hiệp nhất các tín hữu Kitô: kiểu mẫu nào cho sự hiệp thông trọn vẹn?”

Lên tiếng trong dịp này, sau khi nhấn mạnh sự hiệp nhất giữa các tín hữu Kitô như một đòi hỏi thiết yếu của đức tin chúng ta, một đòi hỏi xuất phát từ cốt tính của chúng ta như những người tin nơi Chúa Giêsu Kitô, Đức Thánh Cha cảnh giác chống lại 3 kiểu mẫu sai trái về sự hiệp nhất:

- Trước tiên “hiệp nhất không phải là kết quả những cố gắng của con người, hoặc là sản phẩm hoạt động ngoại giao của Giáo Hội, nhưng là một hồng ân đến từ trên cao. Loài người chúng ta không có khả năng tự mình kiến tạo sự hiệp nhất, và cũng không thể quyết đinh những hình thức và thời điểm khi nào. Trong bối cảnh đó, hiệp nhất là một hành trình, đòi phải kiên nhẫn, chờ đợi, kiên trì, vất vả và dấn thân. Hiệp nhất không xóa bỏ những xung đột và không loại trừ những tương phản. Đức Thánh Cha thường lập lại rằng hiệp nhất được thực hiện khi đồng hành, nghĩa là khi chúng ta gặp gỡ nhau như anh chị em, cầu nguyện, cộng tác với nhau trong việc loan báo Tin Mừng và phục vụ những người rốt cùng.”

- Thứ hai, hiệp nhất không phải là đồng nhất. Những truyền thống khác nhau về thần học, phụng vụ, linh đạo và giáo luật được phát triển trong thế giới Kitô, khi chúng ăn rễ chân thành trong truyền thống tông đồ, là một phong phú chứ không phải là một đe dọa cho sự hiệp nhất của Giáo Hội. Tìm cách dẹp bỏ những khác biệt ấy là đi ngược lại với Chúa Thánh Linh, Đấng hoạt động làm cho cộng đoàn tín hữu được phong phú nhờ các hồng ân khác nhau.

- Sau cùng hiệp nhất không phải là gộp vào nhau. Sự hiệp nhất các tín hữu Kitô không bao hàm một “sự đại kết lùi lại” khiến cho bên nào đó phải chối bỏ lịch sử đức tin của mình, và sự hiệp nhất này cũng không chấp nhận sự chiêu dụ tín đồ của nhau, vì hành động này là thuốc độc đối với hành trình đại kết.

Đức Thánh Cha nhắn nhủ rằng “Trước khi nhìn những điều chia cách của chúng ta, cũng cần nhận thức thiết yếu sự phong phú của những gì liên kết chúng ta, như Kinh Thánh, các bản tuyên xưng đức tin của các công đồng chung đầu tiên. Làm như thế các tín hữu Kitô có thể nhìn nhận nhau là anh chị em cùng tin nơi Chúa Giêsu Kitô là Chúa và là Đấng Cứu Độ duy nhất, dấn thân tìm kiếm cách thức vâng theo Lời của Chúa ngày hôm nay, Đấng muốn hiệp nhất tất cả chúng ta”
 
Đau lòng: Linh mục Mỹ yêu cầu anh chị em giáo dân làm chứng với Đức Giám Mục ngài chưa bị điên
VietCatholic Media
16:03 23/01/2022


1. Linh mục ở Burlington yêu cầu anh chị em giáo dân nói với Đức Giám Mục ngài có bị điên hay không?

Linh mục Peter Williams cho biết Giáo phận Burlington đang cố gắng loại ngài khỏi vị trí Cha sở của giáo xứ vì ngài không chịu tiêm vắc xin, không chịu kiểm tra COVID-19 thường xuyên cũng như không chịu đeo khẩu trang y tế. Ngài đang yêu cầu anh chị em giáo dân của mình làm chứng cho ngài, vì theo ngài, giáo phận và gia đình ngài, đang cố gắng chứng minh rằng ngài không đủ sức khỏe và tinh thần cho công việc.

Vị linh mục không được chủng ngừa COVID-19, là Cha sở của giáo xứ Thánh Gia ở Springfield, Vermont, cách Burlington 120 dặm về phía đông nam.

“Là một người yêu nước và là một người ủng hộ tự do và quyền cá nhân, tôi không muốn ai xâm phạm đến quyền của mình với tư cách là một con người, cụ thể hơn là một công dân Hoa Kỳ, và đó là sự phản đối của tôi khi Đức Cha bắt đầu chỉ đạo vấn đề sức khỏe của tôi,” Cha Williams nói trong một video ngày 5 tháng Giêng, là video quý vị và anh chị em đang xem thấy đây.

Cha Williams đang đề cập đến lá thư hồi tháng 9 năm ngoái 2021 của Đức Cha Christopher Coyne, Giám Mục Burlington, gửi các giáo sĩ, trong đó ngài yêu cầu tất cả các linh mục phải tiêm phòng. Đức Cha Coyne nói rằng, bất kỳ giáo sĩ nào chọn tiếp tục không tiêm chủng đều phải kiểm tra COVID-19 hai tuần một lần và phải đeo khẩu trang y tế trong thời gian thi hành thừa tác vụ. Cha Williams, đã chọn không tiêm chủng, từ chối không kiểm tra định kỳ, cũng chẳng đeo khẩu trang y tế.

Cha Williams nói rằng sau đó ngài nhận được thư từ Đức Cha Coyne nói rằng ngài có 14 ngày để tuân thủ, nếu không ngài sẽ bị đình chỉ thừa tác vụ.

Cha Williams cho rằng theo giáo luật ngài có quyền tiếp tục phục vụ với tư cách là một Cha Sở, tiếp tục giữ chức vụ của mình. Ngài đã thuê một luật sư giáo luật và cho biết ngài sẽ đấu tranh vụ kiện cho đến khi Đức Cha Coyne chính thức loại bỏ ngài thông qua một quy trình giáo luật.

“Tôi không có ý định từ chức vì đó là công việc của tôi,” Cha Williams nói. “Đó là những gì tôi sẽ làm.”

Ngài cho biết giờ đây, gia đình ngài và giáo phận đang cố gắng chứng minh rằng ngài không khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. Nhưng ngài vẫn có đầy đủ sức khỏe như mọi khi.

“Bây giờ, tôi không biết các thành viên trong gia đình tôi đã đưa ra đánh giá đó như thế nào. Tất cả những gì họ cần làm là xem các video về Thánh lễ đang diễn ra hoặc gọi điện cho tôi, không có điều nào xảy ra cả.”

“Vụ án dường như xoay quanh sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần của tôi.”

Cha Williams nói rằng vì lợi ích của việc duy trì sự bình thường trong giáo xứ của mình, ngài đã không công khai các liên lạc thư từ của mình với Đức Cha giáo phận. Nhưng áp lực đã trở thành một gánh nặng quá lớn. Ngài nói thêm rằng nó đã làm tan nát trái tim ngài khi gia đình ngài vào cuộc.

Cha Williams nói rằng luật sư giáo luật của ngài đề nghị ngài nên thu thập một số tên của những người sẵn sàng làm chứng thay mặt ngài trước Đức Cha Coyne.

Trong tuyên bố của giáo phận gửi cho CNA, Đức Cha Coyne từ chối nói về nội dung của video “để bảo vệ danh thơm tiếng tốt của tất cả những người có liên quan”.

Tuyên bố cho biết “Tình hình mục vụ hiện nay ở Springfield là một hoàn cảnh khó khăn và đáng buồn mà Đức Cha Coyne đang quan tâm giải quyết đối với tất cả những người có liên quan, đặc biệt là người dân của Giáo xứ Thánh Gia”.

Giáo phận nhấn mạnh rằng: “Ưu tiên số một của Giáo phận Burlington là cung cấp các Bí tích và sự sung mãn của đời sống giáo xứ cho cộng đồng Công Giáo trong một môi trường an toàn nhằm bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của các linh mục và giáo dân của chúng ta”.

Khi được hỏi liệu tuyên bố của Cha Williams có đúng sự thật hay không, giáo phận nói với CNA rằng họ không bình luận về nội dung video của Cha Williams và nói thêm rằng các vấn đề nhân sự là riêng tư và giáo phận không thể thảo luận bất kỳ chi tiết nào.


Source:Catholic News Agency

2. Vị Giám Mục Ý bị nhiễm coronavirus đầu tiên cấm các thừa tác viên chưa tiêm vắc xin không được trao Mình Thánh Chúa

Mình Thánh Chúa chỉ có thể được phân phát bởi các linh mục và thừa tác viên đã được tiêm chủng. Các thánh lễ chỉ có thể được cử hành bởi các linh mục đã được tiêm chủng hay đã nhiễm coronavirus trong vòng 180 ngày hay xét nghiệm âm tính với coronavirus không quá 48 giờ. Đây là yêu cầu được viết thành văn bản của Đức Cha Antonio Napolioni, giám mục Cremona, gửi đến các linh mục, phó tế và tu sĩ của giáo phận sau thông báo của Hội Đồng Giám Mục Ý, gọi tắt là CEI.

Đức Cha Antonio Napolioni đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng các tiêu chuẩn chống lại sự chống lại sự lây lan kinh hoàng của coronavirus, sau khi các chuẩn mực được CEI phổ biến trong những ngày gần đây, trong đó nhấn mạnh đến các giao thức phải tuân thủ để bảo đảm sự an toàn của các tín hữu trong các buổi cử hành và các hoạt động mục vụ.

Đức Giám Mục viết trong lá thư vừa được công bố: “Tôi không nhắc lại nhiều lý do biện minh cho yêu cầu này và tôi kêu gọi sự cảm thông mà đối với chúng ta, những người Kitô hữu nên là một nhân tố phân định sâu sắc hơn nữa”.

Đối với Đức Cha Napolioni, sự an toàn của các tín hữu là điều cơ bản. “Các tín hữu tham gia vào các cử hành của chúng ta, đôi khi đã báo cáo những nỗi sợ hãi và lo lắng, nên được tạo điều kiện để tin tưởng vào sự thận trọng cần thiết trong hành vi của chúng ta”. Vì lý do này, đối với các linh mục, để cử hành các buổi lễ, phải luôn chú ý rằng họ đang ở trong một trong ba điều kiện do luật quy định: tiêm chủng, phục hồi không quá 180 ngày hoặc xét nghiệm âm tính không quá 48 giờ.

Đức Cha Napolioni nói thêm: “Cá nhân tôi, tôi muốn Mình Thánh Chúa được phân phát, và hơn thế nữa, được mang đến cho các bệnh nhân, bởi các linh mục đã được tiêm chủng. Nếu điều này là không thể, một người phù hợp, một tu sĩ hoặc một giáo dân, đã được tiêm phòng phải được ủy thác làm việc này”.

Trước đó, Đức Cha Giacomo Cirulli của giáo phận miền nam nước Ý Teano-Calvi và Alife-Caiazzo cũng đã đưa ra một lá thư vào ngày 8 tháng Giêng trong đó yêu cầu Mình Thánh Chúa chỉ có thể được phân phát bởi các linh mục và thừa tác viên đã được tiêm chủng.

“Tôi nghiêm cấm việc phân phát Thánh Thể bởi các linh mục, phó tế, các tu sĩ và giáo dân không được tiêm chủng,” Đức Cha viết.

Đức Cha Cirulli tốt nghiệp Đại Học Y Khoa ở Napoli trước khi trở thành linh mục. Vị giám mục 69 tuổi đã nhập viện vì COVID-19 vào tháng 11 năm 2020 và đã bình phục.

Trong bối cảnh sự lan rộng của biến thể COVID-19 Omicron, có hơn 100,000 trường hợp nhiễm COVID-19 mới được ghi nhận ở Ý mỗi ngày trong hai tuần qua.


Source:adnkronos.com

3. Giáo Hội kêu gọi các nhà chức trách Bolivia có trách nhiệm và mạch lạc hơn khi đối mặt với đại dịch

Trong bài giảng hôm Chúa Nhật 16 tháng Giêng, Đức Cha Sergio Gualberti, Tổng giám mục Santa Cruz, đã kêu gọi người dân Bolivia đoàn kết, cùng nhau nỗ lực bảo vệ sự sống và ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, đang gây ra đau đớn, đau khổ và chết chóc.

Đức Tổng Giám Mục Gualberti chỉ ra rằng, trong cuộc chiến chống lại đại dịch này, Giáo hội yêu cầu các nhà chức trách nêu gương và thể hiện sự khôn ngoan, và sự quan tâm đến cuộc sống và hạnh phúc của mọi công dân.

“Các nhà chức trách có trách nhiệm làm gương sáng và thể hiện sự tỉnh táo và khôn ngoan, chăm lo cho cuộc sống, dấn thân cho hạnh phúc của mọi công dân và tránh mọi thứ có thể gây ra sự nhầm lẫn, hoang mang và chia rẽ”, Đức Tổng Giám Mục Santa Cruz nói..

Đức Cha Gualberti cũng đề cập đến các phong trào từ chối tiêm chủng và các biện pháp an ninh chống lại Covid 19. Ngài xin người dân Bolivia đừng thúc đẩy các phong trào phản đối tiêm chủng, bởi vì tiêm chủng là phương tiện duy nhất trong tầm tay của chúng ta để bảo vệ sự sống.

“Đây không phải là thời điểm để xa rời mục tiêu chung này, không thể cổ vũ cho các hành động bất tuân thủ hoặc thúc đẩy các phong trào phản đối chiến dịch tiêm chủng và các biện pháp an toàn và sức khỏe, bởi vì chúng là phương tiện duy nhất trong tầm tay của chúng ta để bảo vệ sự sống”.

Đức Tổng Giám Mục Gualberti kết thúc thông điệp của ngài bằng cách nhắc lại những lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: “Từ quan điểm đạo đức, tôi tin rằng tất cả mọi người nên được tiêm chủng. Đó là một lựa chọn có đạo đức vì nếu anh chị em mạo hiểm sức khỏe và tính mạng của mình, anh chị em cũng mạo hiểm tính mạng của người khác”.


Source:eldeber.com.bo