Ngày 22-01-2025
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:30 22/01/2025

30. Con người ta nếu không chuyên việc tu sửa nội tâm, tạ tuyệt vạn vật, kết hợp thâm sâu với Thiên Chúa, thì học vấn và tất cả công việc của họ hoàn toàn không có gì gọi là chuyện lớn.

(sách Gương Chúa Giê-su)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"


--------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:37 22/01/2025
46. NGƯỜI DẮT TRÂU

Có một hoạn quan (thái giám) rất được hoàng đế thương yêu, nhận lệnh đi công vụ. Mỗi lần đi là ở một địa phương, nên học được văn hóa đầy tớ (1), thăm chùa du miếu, bái phật dâng hương, lại còn đến thư viện bàn về văn chương, nhưng các học trò đối với ông ta vừa chán ghét vừa coi thường.

Lúc ông ta bàn đến câu “Có người dắt trâu mà đi qua công đường” trong sách “Mạnh tử, Lương Huệ vương”, bèn hỏi học trò:

- “Các trò có biết danh tánh của người dắt trâu ấy là ai không?”

Một học trò cố ý chọc ghẹo ông ta, nói:

- “Đó là người mà đoạn văn phía dưới đã viết “vua thấy nó”. (2)

Hoạn quan nghe thì tán thành nói:

- “Đúng là tú tài giỏi ! Bác học cao nhã trình độ đến như thế là cùng !”

(Tuyết Đào Hài Sử)

Suy tư 46:

Những người từ hai bàn tay trắng làm nên sự nghiệp thì có hai loại: một là loại người có lòng thương người và luôn nhớ đến cảnh nghèo khổ trước đây của mình, hai là loại người chỉ biết hưởng thụ ích kỷ và học đòi làm sang.

Người học đòi văn hóa nô lệ tức là học đòi làm sang hưởng thụ là người ích kỷ và khoe khoang, họ là những người mà khi có tiền thì vung tay quá trán, là người kiểu cách hơn bậc thượng lưu, là kẻ đòi hỏi hưởng thụ như một nhu cầu cấp thiết và là người coi kiến thức nông cạn của mình thật vĩ đại cần phải khoe khoang cho mọi người biết, tắt một lời, họ là những người ươn ươn dở dở.

Những người Ki-tô hữu -không nhiều thì ít- đều có nghe và hiểu Lời Chúa dạy, cho nên cuộc sống của họ dù giàu sang hay nghèo khó, thì họ vẫn luôn sống đúng với những gì mà mình có theo tinh thần Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su đã dạy là yêu người như yêu mình.

Tên hoạn quan đã học đòi văn hóa nô lệ và lấy đó tác oai tác quái, nhưng người Ki-tô hữu thì học biết văn hóa của Tin Mừng, nên luôn đem tin vui đến cho tha nhân bằng cuộc sống gương mẫu của mình.

Người dắt trâu thì có gì là cao siêu và uyên bác, vậy mà tên thái giám lại đem ra bàn luận hạch sách các tú tài chân chính, đúng là nực cười. Cũng vậy, thực hành mến Chúa yêu người là giới răn quan trọng mà Đức Chúa Giê-su đã dạy, hà cớ gì phải khoe khoang khi thực hành việc bác ái !

(1) Là loại văn hóa bắt chước vua quan, quyền quý.

(2) Thật ra ý của nó là: Tề Tuyên vương nhìn thấy có người dắt trâu từ công đường mà đi qua.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info

---------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Ngày 23/01: Sức hút mang tên Giê-su – Lm. Antôn Nguyễn Thế Nhân, SSS
Giáo Hội Năm Châu
01:58 22/01/2025

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

Khi ấy, Đức Giê-su cùng với các môn đệ lui về phía Biển Hồ. Từ miền Ga-li-lê, người ta lũ lượt đi theo Người. Và từ miền Giu-đê, từ Giê-ru-sa-lem, từ xứ I-đu-mê, từ vùng bên kia sông Gio-đan và vùng phụ cận hai thành Tia và Xi-đôn, người ta lũ lượt đến với Người, vì nghe biết những gì Người đã làm. Người đã bảo các môn đệ dành sẵn cho Người một chiếc thuyền nhỏ, để khỏi bị đám đông chen lấn. Quả thế, Người đã chữa lành nhiều bệnh nhân, khiến tất cả những ai có bệnh cũng đổ xô đến để sờ vào Người. Còn các thần ô uế, hễ thấy Đức Giê-su, thì phủ phục trước mặt Người và kêu lên: “Ông là Con Thiên Chúa!” Nhưng Người cấm ngặt chúng không được tiết lộ Người là ai.

Đó là lời Chúa
 
Một phần sự thật
Lm Minh Anh
15:18 22/01/2025
MỘT PHẦN SỰ THẬT
“Nhưng Người cấm ngặt chúng không được tiết lộ Người là ai”.

Ngày kia, Satan đi dạo cùng đoàn đồ đệ, thầy trò quỷ vương thấy một người đàn ông đi trước nhặt một thứ gì đó bóng loáng. Một tên quỷ hỏi, “Thưa ngài, người ấy nhặt được gì vậy?”; “Một phần sự thật!”, Satan đáp. “Ngài không phiền khi người ấy chỉ tìm ra một phần sự thật?”, tên quỷ hỏi. “Không! Ta bảo đảm, y sẽ biến nó thành một tôn giáo!”.

Kính thưa Anh Chị em,

‘Một phần sự thật’ là những gì ma quỷ thường dùng để lừa phỉnh con người! Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu quở trách các thần ô uế và lệnh cho chúng không được tiết lộ Ngài là ai. Tại sao? Bởi lẽ, với danh tánh và con người Chúa Giêsu - Ngài là ai - ma quỷ luôn tìm cách nói lên ‘một phần sự thật’ - và ‘sự thật’ nó nói không bao giờ đáng tin!

Ma quỷ thường lừa dối chúng ta bằng cách nói một số sự thật theo cách ‘hơi sai lầm!’. Chúng khéo ‘trộn’ sự thật với những gì ‘không thật’ hoặc ‘ít thật’ để nói lên một sự thật. Vì thế, nó không xứng đáng để nói bất kỳ sự thật nào về Chúa Giêsu. Điều này cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc về việc loan báo Tin Mừng. Có nhiều người rao giảng Tin Mừng, nhưng không phải ‘mọi điều’ họ rao giảng đều hoàn toàn đáng tin! Vì một đôi khi, một số nhà giảng thuyết sẽ nói một điều gì đó khá đúng; nhưng sau đó, họ ‘cố ý’ hoặc ‘vô tình’ trộn sự thật đang được trình bày với những sai lầm nhỏ; và điều này dẫn đến một sự thật méo mó, mù mờ, ma mãnh! Bởi lẽ, ‘một phần sự thật’ sẽ gây nguy hại nhiều hơn một sự thật đích thực chưa được biết đến. Một sự thật ‘méo mó’ sẽ khiến nhiều người lạc lối!

Bài học đầu tiên là chúng ta phải cẩn thận trước những gì nghe được và đọc được; phân định xem chúng có hoàn toàn phù hợp với giáo huấn của Chúa Giêsu không. Đây là lý do cốt lõi để chúng ta dựa vào Lời Chúa, giáo huấn của Ngài - được mặc khải - qua Giáo Hội và trong Giáo Hội, thẩm quyền được Ngài bảo đảm. Vì thế, Lời Chúa, giáo lý của Hội Thánh, cuộc đời các thánh, các truyền thống và các huấn dụ của Hội Thánh phải luôn luôn là nền tảng cho tất cả những gì chúng ta nghe, đọc và được dạy.

Anh Chị em,

“Người cấm ngặt chúng không được tiết lộ Người là ai”. Ma quỷ đủ mưu mô để lừa gạt chúng ta khi chúng nói ‘một phần sự thật’ về Chúa Giêsu và các sự thật khác qua người này người kia. Vậy bạn và tôi tin tưởng vào Giáo Hội - Mẹ chúng ta - thế nào? Chắc chắn, Giáo Hội của chúng ta đầy những tội nhân, cũng như tất cả chúng ta là những tội nhân; nhưng Giáo Hội của chúng ta cũng tràn đầy sự viên mãn của sự thật; ở đó, không có ‘một phần sự thật’ mà chỉ có toàn bộ Sự Thật là chính Chúa Giêsu, Đấng là “Đường, là Sự Thật và là Sự Sống!”. Và chúng ta tin tưởng sâu sắc vào tất cả những gì Chúa Giêsu đã mặc khải và tiếp tục mặc khải qua Giáo Hội của Ngài. Hôm nay, bạn và tôi hãy dâng lời cầu nguyện và bày tỏ lòng biết ơn đối với thẩm quyền giảng dạy của Giáo Hội - cách riêng Đức Thánh Cha - và cam kết hoàn toàn chấp nhận thẩm quyền đó.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để con vui thích với ‘những gì bóng loáng’ nhặt được. Cho con biết quay về nhà mẹ - Giáo Hội - của con để có những của ăn bổ dưỡng và an toàn nhất!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Năm Thánh – Năm Hồng Ân
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
15:24 22/01/2025
Năm Thánh – Năm Hồng Ân
SUY NIỆM CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN – C
(Lc 1, 1-4; 4, 14-21)

Chúng ta đang sống trong giai đoạn đầu của Năm Thánh lệ thường 2025, Năm Hồng Ân đặc biệt, Năm mà chúng ta được mời gọi nhận biết Thiên Chúa là Cha nhân từ luôn tha thứ tội lỗi và hình phạt do tội lỗi chúng ta gây ra. Năm hoán cải và sám hối, năm hòa giải giữa người với người, và trên hết, Năm Thánh là năm được Chúa Kitô công bố là “Năm hồng ân của Thiên Chúa”.

Năm Thánh

Trong thời Cựu Ước, Luật Mô-sê đã ấn định và nói rõ mục đích của Năm Thánh: “Các ngươi sẽ công bố năm thứ năm mươi là năm thánh và sẽ tuyên cáo trong xứ lệnh ân xá cho mọi người sống tại đó. Đối với các ngươi, đó là thời kỳ toàn xá: mỗi người trong các ngươi sẽ trở về phần sở hữu của mình, mỗi người sẽ trở về dòng họ của mình. Đối với các ngươi, năm thứ năm mươi sẽ là thời kỳ toàn xá: các ngươi không được gieo, không được gặt lúa tự nhiên mọc, không được hái trong vườn nho không cắt tỉa. Vì đó là thời kỳ toàn xá, một năm thánh đối với các ngươi, các ngươi sẽ ăn hoa lợi của đồng ruộng” (Lê-vi, 25, 1-13).

Trong Tân Ước, Chúa Giêsu tự giới thiệu mình là Đấng làm cho Năm Thánh được trong Cựu Ước được ứng nghiệm, vì Người đến để “công bố năm hồng ân của Chúa” (Lc 4,19).

Theo nguyên gốc Latinh An-num Giu-bi-lê-i (Annum Jubilaei), Năm Thánh, được hiểu là Năm Hồng Ân hay Ðại Xá, là thời gian mà người tội lỗi hoán cải được ban ơn tha thứ các hình phạt do tội gây ra, con người phải thống hối và canh tân cũng như hòa giải với Thiên Chúa và anh chị em. Ðể được hưởng những ơn lành Thiên Chúa ban cho trong Năm Thánh này, Kitô hữu phải nhận thức trước hết Năm Thánh là nhằm thánh hóa cuộc sống, củng cố đức tin, tạo cơ hội thuận tiện để xây dựng tình liên đới và hiệp thông huynh đệ trong lòng Giáo Hội và thế giới, khuyến khích mọi người tuyên xưng đức tin một cách chân thành và sống động hơn nơi Ðức Kitô, Ðấng Cứu Ðộ duy nhất của nhân loại.

Giáo hội đươc sai đi công bố Năm Thánh

Nếu như Chúa Giêsu được Chúa Cha xức Dầu và sai đi vào dòng đời để cứu vớt những kẻ cơ hàn, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho biết bao con người, khai mở năm hồng ân để thi ân giáng phúc cho nhân loại, thì đến lượt mình, Người cũng trao lại sứ mạng đó cho Giáo hội: "Như cha đã sai Thầy, Thầy sai anh em" (Ga 20,21). Giáo hội cũng được xức dầu như Chúa Kitô và được sai đi. Người cũng ban tràn đầy Thánh Thần cho Giáo hội: "Hãy nhận lấy Thánh Thần" (Ga 20,22). Chúa Thánh Thần là linh hồn của sứ mạng Giáo hội, là Chúa Giêsu nối dài, tiếp nối mầu nhiệm nhập thể và sứ vụ của Chúa Giêsu đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó.

Người Kitô hữu được khuyên sống Năm Thánh

Chúng ta, những người được xức Dầu khi chịu Phép Rửa tội và Thêm Sức, được "thánh hiến" cho Thiên Chúa và được sai đi loan báo Tin Mừng. Sống đạo là bước theo Chúa Giêsu trong sự hướng dẫn của Chúa Thánh. Rập khuôn thầy Giêsu, điều đó chúng ta không làm nổi, nhưng với khả năng Chúa ban, chúng ta đủ sức thực thi những việc tha nhân đang cần chúng ta bằng tất cả đời sống.

Năm Thánh, Năm Hồng Ân là năm thực hiện công lý, thể hiện công bình và bác ái, và cũng là thể hiện lòng mến đối với mọi người, đặc biệt là đối với những người hèn mọn. Một sự trùng hợp kỳ diệu vì chúng ta đang sống trong Năm Thánh lệ thường (từ 24-12-2024 tới 28-12-2025).

Chúng ta cùng đưa ra những quyết định để học hỏi :

Đối với Thiên Chúa, năm nào cũng là Năm Hồng Ân, lúc nào cũng là Năm Thánh. Có ngày này, tháng nọ, năm kia là để nhắc nhở chúng ta đừng quá vui, quá buồn hoặc quá lo mà quên Chúa. Ngày xưa, chính Chúa Giêsu đã nhắc nhở chúng ta qua lệnh truyền, ai cũng phải loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó, đặc biệt là thực thi công lý, cụ thể là “loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm” (Lc 4,18-19), “sự giam cầm” có thể hiểu cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Trong đoạn Lc 4,14-21, Thánh Luca cho biết rằng, Đức Giêsu được quyền năng Thần Khí thúc đẩy nên Ngài trở về miền Galilê. Ngài giảng dạy trong các hội đường chí lý và chí tình nên được mọi người tôn vinh, do đó tiếng tăm Ngài đồn ra khắp vùng lân cận. Hữu xạ tự nhiên hương, đó là điều tất nhiên, không ai có thể chối cãi và phải tâm phục, khẩu phục.

Khi Người về quê hương Nagiarét, vào hội đường trong ngày sa-bát, rồi đứng lên đọc Sách Thánh. Họ trao cho Ngài cuốn sách ngôn sứ Isaia. Ngài mở ra, gặp đoạn chép rằng: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa” (Lc 4 :18-19). Đó là đoạn Kinh Thánh mà ngôn sứ Isaia đã đề cập Năm Hồng Ân (Is 61:1-3), tức là năm đặc biệt mà chúng ta gọi là Năm Thánh.

Lúc nào chúng ta cũng sống trong Năm Hồng Ân, bao nhiêu tuổi là bấy nhiêu Năm Hồng Ân. Trong Năm Thánh này, ước gì ai cũng tự nhủ như tác giả Thánh Vịnh thế này: “Lời Chúa hứa, lòng con ấp ủ, để chẳng bao giờ bội nghĩa bất trung” (Tv 119:11). Đồng thời cũng mong sao chúng ta can đảm bảo vệ sự sống, bảo vệ chân lý và công lý như Chúa Giêsu đã truyền dạy, để thế giới không còn tình trạng bất công, áp bức, bóc lột,… ai cũng được sống tự do đích thực đúng với nhân vị, nhân phẩm và nhân quyền.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tại sao sự thật sinh học là chìa khóa cho nền chính trị mới của chúng ta
Vũ Văn An
13:58 22/01/2025
Cha Patrick Briscoe, trên Our Sunday Visitor, ngày 21 tháng 1 năm 2025, viết rằng:

Sắc lệnh hành pháp gần đây của Tổng thống Trump tái khẳng định thực tại bất biến của giới tính sinh học (“Bảo vệ phụ nữ khỏi chủ nghĩa cực đoan về ý thức hệ giới tính và khôi phục sự thật sinh học cho Chính phủ liên bang”) đã thổi bùng lại cuộc trò chuyện văn hóa quan trọng nhất hiện nay. Cuộc trò chuyện đó — cuộc trò chuyện về chính ý nghĩa của con người: nam và nữ hiện thân — không phải là một trò hề trong chương trình nghị sự mới của Trump. Đó là sân khấu trung tâm.

Cho dù Tổng thống Trump có ý định chính xác theo cách này hay không, thì việc làm rõ thực tại nam và nữ không chỉ là vấn đề của một chính sách trong số nhiều chính sách; đó là nền tảng cần thiết cho mọi cuộc thảo luận về cuộc sống, gia đình và lợi ích chung.

‘Nam và nữ, Người đã tạo ra họ’

Là người Công Giáo, chúng ta khẳng định rằng sắc lệnh này phù hợp với những sự thật cơ bản về con người được mặc khải trong luật tự nhiên và Kinh thánh. Cốt lõi của giáo lý Công Giáo là niềm tin rằng Thiên Chúa đã tạo ra con người theo hình ảnh của Người, “Người đã tạo ra họ có nam có nữ” (St 1:27). Tính hai mặt của nam và nữ này không phải là một cấu trúc xã hội hay sự phân biệt tùy tiện, mà đúng hơn là sự phản ảnh của thiết kế Thần thiêng.

Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng sự khác biệt giữa nam và nữ được sắp xếp theo hướng bổ sung cho nhau của con người và sự phát triển của đời sống gia đình (2333). Bất cứ nỗ lực nào nhằm định nghĩa lại hoặc làm mờ đi những sự khác biệt này đều làm suy yếu phẩm giá con người và làm rối tung mục đích mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta.

Sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Trump đối đầu với sự nhầm lẫn về văn hóa xuất phát từ sự trỗi dậy của hệ tư tưởng giới tính — một hệ tư tưởng mà, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cảnh báo, tìm cách xóa bỏ sự khác biệt tự nhiên giữa nam và nữ để ủng hộ một bản sắc chủ quan, tự xác định. Trong thông điệp Laudato Si’ của mình, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cảnh báo về “hệ tư tưởng giới tính” như một nỗ lực áp đặt “tư duy công nghệ” lên bản sắc con người, tách biệt khỏi thực tại sinh học và thiêng liêng. Đức Thánh Cha kêu gọi các tín hữu chấp nhận cơ thể như một món quà từ Thiên Chúa và chống lại các phong trào văn hóa gieo rắc sự nhầm lẫn và tha hóa.

Sắc lệnh hành pháp nêu bật những tác động thực tế của việc phớt lờ thực tại sinh học. Khi hệ tư tưởng phái tính được áp đặt lên xã hội, phụ nữ và trẻ em gái là những người đầu tiên phải chịu đau khổ. Sự xói mòn các biện pháp bảo vệ dựa trên giới tính đe dọa sự an toàn của họ trong các nơi trú ẩn, quyền riêng tư của họ trong không gian riêng tư và sự công bằng trong các cuộc thi thể thao.

Ngoài các vấn đề về quyền riêng tư và công bằng, vấn đề giới tính và phái tính còn có những hậu quả sâu rộng đối với các cuộc thảo luận rộng rãi hơn trong xã hội.

Một nền văn hóa hết sức cần sự thật cơ bản

Khi chúng ta bác bỏ sự thật khách quan về nam và nữ, chúng ta không thể có những cuộc trò chuyện có ý nghĩa về rất nhiều thứ, bao gồm an ninh quốc gia và rủi ro quân sự trong thời chiến, nhưng cơ bản nhất là hôn nhân, chính sách gia đình và thậm chí là tính thánh thiêng của sự sống. Nếu bản sắc cơ bản của con người bị bỏ mặc cho sự diễn giải chủ quan, làm sao chúng ta có thể bảo vệ quyền được sống của thai nhi hoặc lập luận rằng tự tử có sự hỗ trợ là sự bác bỏ giá trị của cuộc sống mà một người có? Làm sao chúng ta có thể ủng hộ các cấu trúc gia đình bắt nguồn từ sự bổ sung của mẹ và cha? Nếu không thừa nhận thực tại, các sợi chỉ của cấu trúc xã hội gắn kết chúng ta sẽ bị tháo gỡ.

Những người chỉ trích lệnh này chắc chắn sẽ lập luận rằng nó loại trừ hoặc gạt ra ngoài lề những cá nhân gặp phải chứng rối loạn bản dạng phái tính.

Tuy nhiên, lệnh hành pháp, mặc dù là sự khẳng định hợp pháp về thực tế sinh học, nhưng lại tạo cơ hội cho Giáo hội đồng hành với những người đang đấu tranh với các vấn đề về bản dạng phái tính, cung cấp cho họ sự chăm sóc mục vụ bắt nguồn từ sự thật và tình yêu. Suy cho cùng, lòng cảm thương đích thực không bao giờ đòi hỏi ai đó phải từ bỏ sự thật.

Ngày nay, khi chủ nghĩa tương đối thống trị và chính trị bản dạng che khuất thực tại, thì sự sáng tỏ về vấn đề cơ bản này là một cảnh tượng đáng hoan nghênh. Một nền văn hóa của sự sống và một nền văn minh của tình yêu phải được xây dựng trên nền tảng vững chắc của sự thật — bắt đầu từ sự thật về con người chúng ta là nam và nữ, được tạo ra theo hình ảnh của Thiên Chúa.

Nhận ra rằng nền văn hóa đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi thực tại và cần một chút quản lý khủng hoảng là bước đầu tiên để chấp nhận những sự thật khách quan, không thể thay đổi.
 
Đức Cha Seitz cho biết nỗ lực của Tổng thống Trump chống lại người nhập cư gây ra nỗi sợ hãi trong cộng đồng biên giới
Vũ Văn An
14:13 22/01/2025

Tạp chí Crux số ngày 22 tháng 1 năm 2025 cho hay: Theo Giám mục Mark J. Seitz của El Paso, cuộc đàn áp người nhập cư không có giấy tờ của Tổng thống Donald Trump tại Hoa Kỳ đã làm dấy lên "mối quan ngại cấp bách về mặt đạo đức và nhân đạo".

Bộ An ninh Nội địa (DHS) đã ban hành một tuyên bố vào thứ Ba cho biết họ đang trao quyền cho các cơ quan liên bang để "thực thi luật nhập cư của chúng ta và bắt giữ những người nước ngoài phạm tội - bao gồm cả những kẻ giết người và hiếp dâm - đã nhập cư bất hợp pháp vào đất nước chúng ta".

"Những tên tội phạm sẽ không còn có thể ẩn náu trong các trường học và nhà thờ của Hoa Kỳ để tránh bị bắt. Chính quyền Trump sẽ không trói tay lực lượng thực thi pháp luật dũng cảm của chúng ta, thay vào đó tin tưởng họ sẽ sử dụng lẽ phải", tuyên bố cho biết.

“Chính quyền Biden-Harris đã lạm dụng chương trình ân xá nhân đạo để cho phép 1.5 triệu người di cư nhập cảnh vào đất nước chúng ta một cách bừa bãi. Tất cả những điều này đã bị dừng lại ngay từ ngày đầu tiên của Chính quyền Trump. Hành động này sẽ đưa chương trình ân xá nhân đạo trở lại mục đích ban đầu là xem xét những người di cư theo từng trường hợp cụ thể”, DHS tiếp tục.

Trong tuyên bố của riêng mình, ĐC Seitz – người có giáo phận Texas nằm trên biên giới với Mexico – cho biết ngài “đã thấy nhiều hành động quyết liệt từ chính quyền liên bang liên quan đến vấn đề nhập cư ảnh hưởng sâu sắc đến cộng đồng địa phương của chúng ta và làm dấy lên những lo ngại cấp bách về mặt đạo đức và nhân bản”.

“Việc chấm dứt chính sách về các địa điểm nhạy cảm của Bộ An ninh Nội địa đã gieo rắc nỗi sợ hãi vào trái tim cộng đồng của chúng ta, một cách vô cảm phủ lên các gia đình một lớp chăn lo lắng khi họ đang thờ phượng Chúa, tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đưa đón con cái đến trường”, vị giám mục nói.

“Chúng ta cũng đã chứng kiến việc đóng cửa biên giới nhanh chóng và bừa bãi đối với những người xin tị nạn và sự trở lại của chính sách Remain in Mexico được hình thành không đúng đắn, vi phạm quy trình tố tụng và hạn chế một số lựa chọn pháp lý dành cho những người dễ bị tổn thương nhất gõ cửa nhà chúng ta để tìm kiếm lòng trắc ẩn và sự hỗ trợ”, ĐC Seitz nói tiếp.

Chính sách Remain in Mexico được thiết lập vào năm 2019 trong chính quyền đầu tiên của Trump và yêu cầu những người di cư xin tị nạn tại Hoa Kỳ phải ở lại Mexico cho đến ngày ra tòa di trú Hoa Kỳ.

“Tôi xin gửi lời đến cộng đồng người nhập cư địa phương của chúng ta. Bất kể đức tin của bạn là gì và bạn đến từ đâu, chúng tôi sẽ biến nỗi lo lắng và sợ hãi của bạn thành của chúng tôi vào thời điểm này. Chúng tôi sát cánh cùng bạn trong thời điểm khủng hoảng gia đình và cá nhân này và cam kết đoàn kết với bạn, tin tưởng rằng Chúa, Chúa Giêsu Ki-tô, sẽ mang lại điều tốt đẹp ngay cả từ khoảnh khắc đau đớn này, và rằng thời điểm thử thách này sẽ chỉ là bước mở đầu cho cuộc cải cách thực sự, một xã hội hòa giải và công lý cho tất cả những người buộc phải di cư”, vị giám mục nói.

“Để ứng phó, Giáo phận El Paso sẽ tiếp tục giáo dục các tín hữu của chúng tôi về quyền của họ, cung cấp các dịch vụ pháp lý và làm việc với các nhà lãnh đạo cộng đồng của chúng tôi để giảm thiểu thiệt hại do việc thực thi luật nhập cư bừa bãi. Thông qua Quỹ hỗ trợ người tị nạn biên giới của chúng tôi, hợp tác với Viện biên giới Hope, chúng tôi đang chuẩn bị chuyển thêm viện trợ nhân đạo cho những người di cư bị mắc kẹt tại thành phố kết nghĩa Ciudad Juarez của chúng tôi,” ĐC Seitz cho biết.

Juarez là thành phố Mexico bên kia biên giới của El Paso.

Mặc dù Trump được người Công Giáo ủng hộ vì các chính sách của ông về phá thai và tự do tôn giáo, các giám mục Hoa Kỳ đã chỉ trích ông vì những nỗ lực mạnh mẽ của ông nhằm trục xuất những cư dân không có giấy tờ khỏi đất nước.
 
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói chuyện với những người Công Giáo ở giáo xứ Gaza sau lệnh ngừng bắn
Vũ Văn An
14:28 22/01/2025

Charles Collins, trên Crux ngày 22 tháng 1 năm 2025 tường trình rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết những người bị mắc kẹt trong một giáo xứ ở Gaza đã có một bữa ăn tử tế lần đầu tiên sau một thời gian dài, sau khi lệnh ngừng bắn được thiết lập giữa Israel và Hamas.

Phát biểu trong buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư, Đức Giáo Hoàng đã lặp lại tuyên bố thường xuyên của mình: "Chiến tranh luôn là một thất bại!"

"Hôm qua, tôi đã gọi điện, như tôi vẫn làm hàng ngày, đến giáo xứ Gaza: Họ rất vui! Có 600 người ở đó, giữa giáo xứ và trường đại học", Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói.

"Họ nói với tôi: 'Hôm nay chúng con ăn đậu lăng với thịt gà.' Một điều mà họ không quen làm trong những ngày này: Chỉ một ít rau, đôi khi... Họ rất vui! Nhưng chúng ta cầu nguyện cho Gaza, cho hòa bình và cho nhiều nơi khác trên thế giới. Chiến tranh luôn là một thất bại! Đừng quên: Chiến tranh là một thất bại. Và ai được lợi từ chiến tranh? Các nhà sản xuất vũ khí,” Đức Giáo Hoàng nói.

Hamas, nhóm Hồi giáo cai trị Gaza, đã tấn công Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, giết chết 1,200 người Israel và bắt hơn 200 người khác làm con tin.

Kể từ đó, Israel đã phát động một cuộc chiến chống lại Gaza, nơi bộ trưởng y tế cho biết hơn 46,000 người Palestine đã thiệt mạng.

Một thỏa thuận ba giai đoạn đã được đàm phán vào tuần trước bởi Hoa Kỳ, Ai Cập và Qatar, và 33 con tin Israel và gần 2,000 tù nhân và người bị giam giữ Palestine dự kiến sẽ được trả tự do trong giai đoạn đầu tiên kéo dài 42 ngày của lệnh ngừng bắn.

“Đây là một bước tiến đáng kể, mang lại hy vọng, nhưng không đánh dấu sự kết thúc của cuộc xung đột. Chúng ta cầu xin để đây là khởi đầu của nền hòa bình lâu dài. Chúng ta trông cậy vào các nỗ lực quốc tế để chấm dứt chiến tranh và tập trung vào tương lai của Trung Đông và Đất Thánh", Cha Gabriel Romanelli, linh mục giáo xứ Gaza, nói với văn phòng truyền thông của Tòa Thượng phụ Latinh Jerusalem.

"Tiếng nổ và máy bay không người lái cuối cùng đã dừng lại, mang lại sự nhẹ nhõm cho nhiều người. Một số người rời tu viện để kiểm tra nhà cửa hoặc những gì còn sót lại của họ. Một số người phát hiện ra nhà cửa của họ đã bị phá hủy hoàn toàn, trong khi những người khác vẫn chưa tìm thấy nhà cửa hoặc thậm chí không nhận ra khu phố mà họ từng sống", ngài nói.

Vị linh mục thừa nhận giai đoạn đầu tiên của quá trình tái thiết ở Gaza đầy thách thức.

"Người dân đang tuyệt vọng tìm kiếm sự hỗ trợ để giải quyết tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các nhu yếu phẩm như nước, nhiên liệu và thực phẩm. Khó khăn là rõ ràng, nhưng hy vọng và sự bền bỉ cũng vậy, vì cộng đồng vẫn nắm giữ khả năng trở lại trạng thái bình thường nào đó", Cha Romanelli nói.

"Chúng tôi cũng tập trung vào việc tổ chức đời sống mục vụ của giáo xứ Gaza. Điều này bao gồm đảm bảo an toàn cho mọi người, tiếp tục cầu nguyện và duy trì các hoạt động hàng ngày, bất chấp hoàn cảnh khó khăn", ngài nói.

“Cùng với Caritas và các Nữ tu của Mẹ Teresa, chúng tôi đang cung cấp hỗ trợ y tế cho người bệnh và người nghèo trong khả năng của mình. Ngoài ra, chúng tôi đã thành lập các hội nam nữ để thúc đẩy một môi trường làm giàu về mặt tinh thần, bao gồm tập trung vào phát triển ca đoàn và khuyến khích khám phá sâu hơn về đức tin”, vị linh mục cho biết.
 
Phó Tổng thống Vance tuyên thệ nhậm chức trên Kinh thánh của bà ngoại
Vũ Văn An
15:21 22/01/2025

J-P Mauro, trên Aleteia ngày 22/01/25, tường trình rằng Cả Trump và Vance đều tuyên thệ nhậm chức trên Kinh thánh có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống thời thơ ấu của họ, trong đó Trump cũng đã sử dụng Kinh thánh Lincoln lịch sử.

Trong khi lễ nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ phần lớn tuân theo thủ tục, có một khía cạnh cho phép hai nhà lãnh đạo mới của nhánh hành pháp thêm một chút nét cá nhân: Kinh thánh. Khi tuyên thệ nhậm chức, các nhà lãnh đạo được phép đặt tay lên bất cứ cuốn sách thánh nào mà họ chọn và trong trường hợp này, cả Phó Tổng thống Vance và Tổng thống Trump đều chọn những cuốn Kinh thánh có ý nghĩa đối với họ.

Phó Tổng thống mới đắc cử JD Vance là người đầu tiên tuyên thệ nhậm chức trong lễ nhậm chức tổng thống năm 2025. Ông đã đích thân lựa chọn Kinh thánh của mình, vì cuốn sách này từng thuộc về bà ngoại của ông, người - theo Kera News - đã giúp nuôi dạy Vance trong giai đoạn mẹ ông phải vật lộn với chứng nghiện ngập.

Theo như báo cáo, cuốn Kinh thánh này là Phiên bản King James được bà ngoại - hay "Mamaw" như ông quen gọi bà - tặng cho ông vào năm 2003, ngay trước khi ông lên đường huấn luyện với Thủy quân lục chiến với tư cách là một tân binh mới vào nghề. Mặc dù ông đã mang theo cuốn Kinh thánh của bà ngoại trong thời gian phục vụ, nhưng hành trình đức tin của ông vẫn chưa kết thúc.

Trong một chuyên mục năm 2020 được đăng trên Tạp chí The Lamp, Vance nhớ lại cuộc tranh luận về tôn giáo với bà ngoại của mình, thậm chí còn tự nhận mình là người vô thần. Tuy nhiên, càng tự xem xét bản thân, ông càng nhận ra rằng các giá trị Ki-tô giáo của "Mamaw" đã ảnh hưởng rất nhiều đến thế giới quan của ông. Ông viết rằng sau khi trở thành một người cha, điều này càng trở nên rõ ràng hơn với ông:

“Tôi nhận ra rằng có một phần trong tôi - phần tốt nhất - chịu ảnh hưởng từ Công Giáo. Đó là một phần trong tôi đòi hỏi tôi phải kiên nhẫn đối xử với con trai mình, và khiến tôi cảm thấy tồi tệ khi thất bại. Điều đó đòi hỏi tôi phải tiết chế tính khí của mình với mọi người, nhưng đặc biệt là gia đình tôi. Điều đó đòi hỏi tôi phải quan tâm nhiều hơn đến việc tôi được đánh giá như thế nào với tư cách là một người chồng và người cha hơn là một người kiếm thu nhập. Điều đó đòi hỏi tôi phải hy sinh uy tín nghề nghiệp vì lợi ích của gia đình. Điều đó đòi hỏi tôi phải buông bỏ sự oán giận và tha thứ ngay cả những người đã làm sai với tôi.

Kinh thánh của Lincoln

Sau lời tuyên thệ của Vance, Donald Trump đã tuyên thệ nhậm chức lần thứ hai, trong đó ông sử dụng hai cuốn Kinh thánh khác nhau. Cuốn đầu tiên là cuốn Kinh thánh mà mẹ ông tặng cho Trump khi ông theo học tại Trường tiểu học Sunday Church năm 1955, bìa sách có khắc tên ông. Cuốn Kinh thánh thứ hai là Kinh thánh Lincoln nổi tiếng, được Tổng thống Abraham Lincoln sử dụng trong lễ nhậm chức năm 1861 của ông.

Cuốn Kinh Thánh lịch sử quan trọng này của Hoa Kỳ hiện đã được sử dụng bốn lần tại các lễ nhậm chức tổng thống kể từ thời Lincoln. Cuốn Kinh thánh này đã được sử dụng hai lần để Tổng thống Barack Obama tuyên thệ, và Tổng thống Trump cũng đã sử dụng Kinh thánh Lincoln trong lễ nhậm chức đầu tiên của mình vào năm 2016.
 
Nữ Giám mục Anh Giáo Mariann Edgar Budde tấn công Tổng thống Donald Trump trong bài giảng
Đặng Tự Do
16:51 22/01/2025
Trong buổi cầu nguyện tại Nhà thờ quốc gia Washington hôm Thứ Ba, 21 Tháng Giêng, giám mục Anh Giáo của Washington đã trực tiếp tấn công Tổng thống Donald Trump khi ông và Phó Tổng thống JD Vance ngồi ở hàng ghế đầu.

“Xin cho tôi đưa ra lời cầu xin cuối cùng, thưa Tổng thống,” Nữ Giám mục Mariann Budde nói trong bài giảng dài 15 phút của bà. “Hàng triệu người đã đặt niềm tin vào ngài. Và như ngài đã nói với toàn quốc ngày hôm qua, ngài đã cảm nhận được bàn tay quan phòng của một vị Thiên Chúa yêu thương. Nhân danh Chúa của chúng ta, tôi cầu xin ngài hãy thương xót những người dân trong đất nước chúng ta đang sợ hãi,” Budde nói, khi bà nhìn thẳng về phía tổng thống.

“Có những đứa trẻ đồng tính nam, đồng tính nữ và chuyển giới trong các gia đình Dân chủ, Cộng hòa và độc lập, một số trẻ lo sợ cho tính mạng của mình.”

Sự việc này diễn ra chỉ một ngày sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố trong diễn từ nhậm chức rằng chính sách chính thức của chính phủ Hoa Kỳ sẽ là chỉ có hai giới tính: nam và nữ. Ông nói như sau:

“Tuần này, tôi cũng sẽ chấm dứt chính sách của chính phủ là cố gắng đưa chủng tộc và giới tính vào mọi khía cạnh của công chúng và tư nhân. Chúng ta sẽ xây dựng một xã hội không phân biệt màu da và dựa trên thành tích. Kể từ hôm nay, chính sách chính thức của chính phủ Hoa Kỳ sẽ là chỉ có hai giới tính: nam và nữ.”

Ngay trong ngày hôm đó, ông cũng ban hành một loạt sắc lệnh hành pháp, bao gồm một sắc lệnh có phần dành riêng để “công nhận rằng phụ nữ có sự khác biệt về mặt sinh học với nam giới”, một sắc lệnh tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia tại biên giới phía nam của đất nước và ban hành một số sắc lệnh khác liên quan đến nhập cư, bao gồm một sắc lệnh cố gắng xóa bỏ quyền công dân theo nơi sinh.

Dưới thời của Tổng thống Joe Biden, theo ý thức hệ giới tính, chính quyền cho rằng có ít nhất là 4 giới tính và vì thế một cơ quan gọi là DEIA được thành lập để bảo đảm rằng 2 giới tính mới được thêm vào không bị kỳ thị.

Tổng thống Donald Trump đã hủy bỏ nhiều sắc lệnh hành pháp của thời Tổng thống Biden và thực hiện nhiều sắc lệnh của riêng mình. Trong số các sắc lệnh mới, Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh mà ông gọi là “Chấm dứt các chương trình DEI và những ưu tiên của một thứ chính phủ cấp tiến và lãng phí”.

Trong một bản ghi nhớ gửi tới các quyền giám đốc văn phòng DEIA của chính phủ vào thứ Ba, Tổng thống Trump đã yêu cầu các nhân viên DEIA ở nhà. Ông cho họ ngồi không, vẫn được hưởng lương trong một thời gian.

Cùng với ý thức hệ giới tính, là ngành công nghiệp chuyển giới hái ra tiền. Nhiều người lo ngại rằng các quyết định quyết liệt của Tổng thống Trump sẽ gây ra rất nhiều chống đối.

Budde đã thách thức những mệnh lệnh này và nhiều lời lẽ hùng biện xung quanh chúng.

“Những người hái mùa màng và dọn dẹp tòa nhà văn phòng của chúng tôi; những người làm việc trong các trang trại gia cầm và nhà máy đóng gói thịt; những người rửa bát đĩa sau khi chúng tôi ăn ở nhà hàng và làm ca đêm ở bệnh viện, họ – họ có thể không phải là công dân hoặc không có giấy tờ hợp lệ. Nhưng phần lớn những người nhập cư không phải là tội phạm. Họ đóng thuế và là những người hàng xóm tốt,” Budde nói.

Budde từ lâu đã chỉ trích Tổng thống Donald Trump, và đã trở thành tiêu đề cho việc làm như vậy vào năm 2020 khi Tổng thống Donald Trump chụp một bức ảnh bên ngoài Nhà thờ Anh Giáo St. John tay cầm một quyển Kinh thánh. Cơ quan thực thi pháp luật đã sử dụng hơi cay để giải tán những người biểu tình đòi công lý chủng tộc, và Budde đã vô cùng phẫn nộ. Tờ Washington Post đưa tin vào thời điểm đó rằng Budde đã nói, “Mọi điều ông ta nói và làm đều nhằm mục đích kích động bạo lực... Chúng ta cần sự lãnh đạo về mặt đạo đức, và ông ta đã làm mọi cách để chia rẽ chúng ta.”

Sau buổi lễ vào thứ Ba, Dân biểu đảng Cộng hòa Hoa Kỳ Mike Collins đến từ Georgia đã đăng một đoạn video clip trên X về bài giảng của Budde cùng với dòng chữ, “Người thuyết giảng này nên được thêm vào danh sách trục xuất.”

Gần cuối bài giảng, Budde nói, “Tôi cầu xin ngài hãy thương xót, thưa ngài Tổng thống, những người trong cộng đồng của chúng ta có con cái sợ rằng cha mẹ chúng sẽ bị bắt đi. Và xin ngài hãy giúp những người đang chạy trốn khỏi vùng chiến sự và sự đàn áp trên chính quê hương của họ tìm thấy lòng trắc ẩn và sự chào đón ở đây. Chúa của chúng ta dạy chúng ta rằng chúng ta phải thương xót người lạ, vì tất cả chúng ta đều đã từng là người lạ trên vùng đất này.”

Khi được hỏi về buổi lễ vào thứ Ba, Tổng thống Donald Trump nói với các phóng viên Tòa Bạch Ốc rằng ông “không nghĩ đó là một buổi lễ tốt”.

Vào lúc 12:40 sáng thứ Tư, Tổng thống Donald Trump đã đăng trên trang mạng xã hội của mình về buổi lễ, gọi nó là “rất nhàm chán và không truyền cảm hứng”. Ông cũng gọi Budde là “một người theo đường lối cực tả cực đoan ghét tôi” và “đã đưa Giáo Hội của bà vào thế giới chính trị một cách tội lụy”.


Source:NPR
 
Bài Giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Năm Thánh 2025. Chúa Giêsu Kitô, Niềm Hy vọng của chúng ta. I. Thời thơ ấu của Chúa Giêsu. 2. Truyền tin. Maria lắng nghe và sẵn lòng
Vũ Văn An
17:08 22/01/2025

Theo tin Tòa Thánh, sáng nay, 22 tháng Giêng, 2025, trong buổi tiếp kiến chung, tại Phòng Yết kiến Phaolô VI, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về Năm Thánh 2025; và hôm nay, ngài trình bầy khía cạnh: Chúa Giêsu Kitô, Niềm Hy vọng của chúng ta. I. Thời thơ ấu của Chúa Giêsu. 2. "Truyền tin. Maria lắng nghe và sẵn lòng.

Sau đây là nguyên văn bài giáo lý tuần này của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp.

Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!

Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục các bài giáo lý của chu kỳ Năm Thánh về Chúa Giêsu Kitô, niềm hy vọng của chúng ta.

Ở phần đầu Tin mừng của mình, Luca cho thấy những hiệu quả nơi sức mạnh biến đổi của Lời Chúa, không những vươn tới các hành lang của Đền thờ, mà còn tới tận các căn nhà nghèo nàn của một phụ nữ trẻ, Maria, người đã đính hôn với Giuse, vẫn sống với gia đình mình.

Sau Jerusalem, sứ giả của những lời truyền tin thiêng liêng vĩ đại, Gabriel, được gửi đến một ngôi làng không bao giờ được nhắc đến trong Kinh thánh Do Thái: Na-da-rét. Vào thời điểm đó, đó là một ngôi làng nhỏ ở Galilê, ở một vùng xa xôi của Israel, một khu vực biên giới với những người ngoại đạo và sự ô nhiễm của họ.

Tại đó, thiên thần mang đến một thông điệp có hình thức và nội dung hoàn toàn chưa từng nghe đến, đến nỗi trái tim của Maria bị rung động, bối rối. Thay vì lời chào kinh điển, "Bình an cho bà", Gabriel nói với Đức Trinh Nữ bằng lời mời "Chào mừng!", "hãy vui mừng!", một lời chào thân thương trong lịch sử thánh thiêng, bởi vì các tiên tri sử dụng nó khi họ thông báo về sự xuất hiện của Đấng Mê-xi-a (xem Xp 3:14; Ge 2:21-23, Dcr 9:9). Đó là lời mời gọi vui mừng mà Chúa gửi đến dân của Người khi cuộc lưu đày kết thúc và Chúa làm cho sự hiện diện sống động và tích cực của Người được cảm nhận.

Ngoài ra, Chúa gọi Maria bằng một cái tên yêu thương chưa từng thấy trong lịch sử Kinh thánh: kecharitoméne, có nghĩa là "đầy ân sủng của Chúa". Maria đầy ân sủng của Thiên Chúa. Tên này nói rằng tình yêu của Thiên Chúa đã ngự trị trong một thời gian, và vẫn tiếp tục ngự trị trong trái tim của Maria. Người nói rằng bà “ân sủng” biết bao, và trên hết là ân sủng của Thiên Chúa đã hoàn thành trong bà một bản khắc nội tâm, biến bà thành kiệt tác của Người: đầy ân sủng.

Biệt danh yêu thương này, mà Thiên Chúa chỉ ban cho Maria, ngay lập tức đi kèm với lời trấn an: “Đừng sợ!”, “Đừng sợ!”: sự hiện diện của Chúa luôn ban cho chúng ta ân sủng không sợ hãi này, và vì vậy Người nói với Maria: “Đừng sợ!”. Thiên Chúa nói “Đừng sợ” với Abraham, Isaac và Moses trong lịch sử: “Đừng sợ!” (x. St 15:1; 26:24; Đnl 31:8; Gs 8:1). Và Người cũng nói với chúng ta: “Đừng sợ, hãy tiếp tục; đừng sợ!”. “Cha ơi, con sợ điều này”; “Và con sẽ làm gì khi…”. “Con xin lỗi, thưa Cha, con sẽ nói sự thật với Cha: Con đi xem bói”. “Con đi xem bói!”. “Ồ vâng, con đã xem chỉ tay rồi…”. Xin đừng sợ! Đừng sợ! Đừng sợ! Điều này tốt. “Ta là bạn đồng hành của con”: và Người nói điều này với Maria. “Đấng Toàn Năng”, Thiên Chúa của “điều không thể” (Lc 1:37) ở cùng Maria, cùng với và bên cạnh bà; Người là bạn đồng hành của bà, là đồng minh chính của bà, là “Ta-ở-cùng-con” vĩnh cửu (x. St 28:15; Xh 3:12; Tl 6:12).

Sau đó, Gabriel thông báo cho Trinh nữ về sứ mệnh của bà, làm vang vọng trong lòng bà nhiều đoạn Kinh thánh đề cập đến vương quyền và bản chất cứu thế của đứa trẻ phải được bà sinh ra, và đứa trẻ sẽ được trình bày như sự ứng nghiệm của những lời tiên tri cổ xưa. Lời đến từ trên cao gọi Maria làm mẹ của Đấng Mê-xi-a, Đấng Mê-xi-a dòng Đavít được mong đợi từ lâu. Mẹ là mẹ của Đấng Mê-xi-a. Người sẽ là vua, nhưng không phải theo cách của con người và xác thịt, mà theo cách thần linh, thiêng liêng. Tên của Người sẽ là “Giêsu”, có nghĩa là “Thiên Chúa cứu độ” (x. Lc 1:31; Mt 1:21), nhắc nhở mọi người mãi mãi rằng không phải con người cứu độ, mà chỉ có Thiên Chúa. Chúa Giêsu là Đấng sẽ hoàn thành những lời này của tiên tri Isaia: “Không phải một phái viên hay một sứ giả, nhưng chính sự hiện diện của Người đã cứu họ [bằng] tình yêu và lòng thương xót của Người” (Is 63:9).

Chức làm mẹ này làm rung động tận đáy lòng Maria. Và là một người phụ nữ thông minh, có khả năng đọc được các sự kiện (x. Lc 2:19,51), bà cố gắng hiểu, để phân định những gì đang xảy ra với mình. Maria không nhìn ra bên ngoài, mà nhìn vào bên trong. Và ở đó, trong sâu thẳm trái tim rộng mở và nhạy cảm của mình, Mẹ nghe thấy lời mời gọi tin tưởng vào Thiên Chúa, Đấng đã chuẩn bị cho Mẹ một “Lễ Hiện Xuống” đặc biệt. Cũng như lúc khởi đầu công trình sáng tạo (x. St 1:2), Thiên Chúa muốn nuôi dưỡng Đức Maria bằng Thánh Thần của Người, một sức mạnh có khả năng mở ra những gì đã khép lại mà không vi phạm nó, không xâm phạm đến quyền tự do của con người; Người muốn bao bọc Mẹ trong “những đám mây” hiện diện của Người (x. 1 Cr 10:1-2) vì Chúa Con sống trong Mẹ, và Mẹ sống trong Người.

Và Đức Maria được soi sáng bằng lòng tin tưởng: Mẹ là “ngọn đèn với nhiều ánh sáng”. Đức Maria chào đón Ngôi Lời trong chính xác thịt của mình và do đó khởi đầu sứ mệnh vĩ đại nhất từng được giao phó cho một người phụ nữ, cho một tạo vật nhân bản. Mẹ đặt mình vào việc phục vụ: Mẹ đầy đủ mọi thứ, không giống như một nô lệ nhưng là một cộng sự của Thiên Chúa Cha, đầy phẩm giá và thẩm quyền để quản lý, như Mẹ sẽ làm tại Cana, những món quà của kho tàng thần linh, để nhiều người có thể rút tỉa từ đó bằng cả hai tay.

Anh chị em thân mến, chúng ta hãy học từ Đức Maria, Mẹ của Đấng Cứu Thế và Mẹ của chúng ta, để chúng ta mở tai ra với Lời Chúa và chào đón và trân trọng Lời Chúa, để Lời Chúa biến đổi trái tim chúng ta thành nhà tạm của sự hiện diện của Người, trong những ngôi nhà hiếu khách nơi hy vọng lớn lên. Cảm ơn anh chị em!
 
VietCatholic TV
Số phận vẫn mỉm cười: Ukraine đánh trúng nhà máy Sukhoi. Đại Tướng Syrskyi: Nga thiệt hại rất nặng
VietCatholic Media
03:02 22/01/2025


1. Tướng Oleksandr Syrskyi: Năm ngoái Nga mất 434.000 quân, tức là 180.000 quân nhiều hơn so với năm 2023

Theo tổng tư lệnh Ukraine, lực lượng chiến đấu vì Mạc Tư Khoa đã phải chịu nhiều thương vong hơn vào năm 2024 so với năm trước, người đã vạch ra cái giá mà quân đội Nga phải trả cho cuộc xâm lược toàn diện của nhà độc tài Vladimir Putin.

Tướng Oleksandr Syrskyi cho biết hôm thứ Hai rằng Nga đã chịu hơn 434.000 thương vong vào năm ngoái, tăng mạnh so với số thương vong của Nga tại Ukraine vào năm 2023.

Nga có đà tiến trên chiến trường nhưng những thành tựu gần đây về lãnh thổ của nước này phải trả giá bằng tổn thất nhân sự lớn, một phần do cái gọi là “cuộc tấn công đẫm máu”.

Trong khi Mạc Tư Khoa nói rằng các chính sách huy động của họ đang bổ sung quân số, thì số lượng cao liên tục đặt ra câu hỏi về tính bền vững của cuộc xâm lược của Vladimir Putin. Trong khi đó, Ukraine phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt quân số và các vấn đề về huy động và số lượng đào ngũ cao.

Quân đội Ukraine cung cấp thông tin cập nhật hàng ngày về ước tính thương vong của phía Nga, bao gồm cả những người thiệt mạng và bị thương.

Theo ước tính mới nhất của Kyiv vào thứ Ba, có 1.600 thương vong của Nga trong 24 giờ trước đó, nâng tổng số thương vong kể từ khi chiến tranh bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022 lên 822.030.

Nhưng tiết lộ của Syrskyi với kênh truyền hình TSN của Ukraine đã nêu bật mức độ tổn thất nhân sự to lớn của Nga trong năm qua.

Ông cho biết lực lượng Mạc Tư Khoa đã chịu 434.000 thương vong vào năm ngoái do các cuộc tấn công vào các thành phố, chẳng hạn như về phía Pokrovsk, nơi đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu kiểm soát toàn bộ khu vực Donetsk của Mạc Tư Khoa.

Con số này cao hơn khoảng 180.000 so với ước tính của Kyiv cho năm 2023 là 252.570 thương vong của Nga, mặc dù Ukraine không phân tích chi tiết hơn về số người thiệt mạng và số người bị thương.

Thống kê hàng ngày của Ukraine sử dụng từ “thanh lý” cho đến ngày 23 tháng 8 năm 2023 mà không nêu rõ quân đội Nga bị thương hay tử trận. Kể từ đó, Kyiv đã đề cập đến “thiệt hại ước tính của đối phương”, bao gồm cả những người tử trận và bị thương.

Ông Syrskyi cũng cho biết vào thứ Hai rằng khoảng 150.000 quân Nga đã thiệt mạng vào năm ngoái và năm 2024 đã khiến Nga thiệt hại về nhân sự nhiều hơn so với hai năm trước đó của cuộc chiến cộng lại.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW cho biết hôm thứ Hai rằng bộ chỉ huy quân sự Nga có thể sẵn sàng chấp nhận mức thương vong kỷ lục, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 để giành được nhiều lãnh thổ hơn từ các cuộc tấn công tiêu hao.

Nga chưa cập nhật số liệu 6.000 binh sĩ thiệt mạng kể từ tháng 9 năm 2022. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết vào tháng 12 rằng 43.000 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng và 370.000 người bị thương mặc dù con số này bao gồm cả những binh sĩ bị thương nhiều hơn một lần.

Tướng Oleksandr Syrskyi nói với TSN: “Năm chiến đấu này đã khiến họ thiệt hại nhiều hơn hai năm trước cộng lại”.

ISW cho biết ngày 20 tháng Giêng: “Bộ chỉ huy quân sự Nga có thể sẵn sàng chấp nhận mức thương vong kỷ lục vào mùa Thu-Đông năm 2024, đặc biệt là từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2024... để đạt được lợi ích lãnh thổ lớn hơn tương đối từ các cuộc tấn công tiêu hao do bộ binh chỉ huy liên tục”.

Quân đội Nga có khả năng sẽ tiếp tục chịu tổn thất lớn và ISW đưa tin Mạc Tư Khoa đang tăng cường quân số bằng cách tuyển dụng phụ nữ vào các đơn vị tình nguyện.

Trong khi đó, Ukraine phải giải quyết các vấn đề về nhân lực của riêng mình, với Syrsky nói rằng việc huy động hiện tại không đáp ứng được nhu cầu của quân đội. Các chỉ huy Ukraine được cho là đã bị bắt gần đây và trong khi chi tiết về các cáo buộc vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng, một người đã bị bắt vì không thông báo cho chính quyền về một cuộc đào ngũ hàng loạt của quân đội.

[Newsweek: Russia Loses 180,000 More Troops Last Year Than in 2023: Ukraine]

2. Khi Tổng thống Donald Trump quay lại, Macron ám chỉ mục tiêu chi tiêu của NATO quá thấp

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ám chỉ rằng Pháp sẽ cần phải vượt quá mục tiêu chi tiêu hiện tại của NATO, đặc biệt là nếu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump rút quân đội Mỹ khỏi Âu Châu.

Trong khi nhiều nước Âu Châu khác đã tuyên bố kể từ khi chiến tranh ở Ukraine bắt đầu cách đây ba năm rằng chi tiêu quốc phòng phải vượt xa mục tiêu của NATO là ít nhất 2% GDP trong một thập niên qua, thì đây là lần đầu tiên Paris cân nhắc thực hiện quan điểm tương tự.

“Pháp hiện đang chi tiêu quốc phòng vượt quá 2 phần trăm GDP”, Macron phát biểu trong bài phát biểu năm mới trước quân đội, phát biểu trước khán giả là các quan chức quân sự và công nghiệp quốc phòng hàng đầu. “Nhưng liệu điều đó có đủ để đạt được khối lượng, chiều sâu và sự đổi mới để bảo vệ chúng ta trong một cuộc đối đầu lớn không? Liệu điều đó có đủ để chúng ta tổ chức trên quy mô Âu Châu và có phương tiện để chiến đấu không?”

Phát biểu chỉ một giờ trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump, tổng thống Pháp nói thêm: “Chúng ta sẽ làm gì ở Âu Châu vào ngày mai nếu đồng minh Hoa Kỳ của chúng ta rút tàu chiến khỏi Địa Trung Hải? Nếu [Hoa Kỳ] chuyển chiến binh của mình từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương thì sao? Đây là tất cả các kịch bản mà chúng ta cần chuẩn bị. Đây là tất cả các kịch bản mà chúng ta đang chuẩn bị.”

Đầu tháng này, Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết ông muốn các đồng minh NATO chi 5 phần trăm GDP cho quốc phòng - một con số được các quốc gia gần biên giới Nga ủng hộ, chẳng hạn như Ba Lan và Lithuania.

Một số thủ đô Âu Châu muốn chứng minh với Hoa Kỳ rằng họ đang nghiêm chỉnh trong việc phòng thủ quốc gia, vì lo ngại Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể rút khỏi NATO nếu không làm như vậy.

Tuần trước, người được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử làm bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, Pete Hegseth, cho biết ông sẽ “tìm cách bảo đảm rằng các đồng minh NATO của chúng ta thể hiện” cam kết mạnh mẽ đối với Điều 3 của liên minh, trong đó nêu rõ rằng các thành viên phải “chuẩn bị đầy đủ” để đối mặt với khủng hoảng.

Năm 2024, Pháp chi 2,06 phần trăm GDP cho quân đội, đạt mục tiêu của NATO lần đầu tiên kể từ khi đặt ra vào năm 2014.

Tuy nhiên, liên minh quân sự này được kỳ vọng rộng rãi sẽ đồng ý với mục tiêu cao hơn tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng 6 tại The Hague. Tổng thư ký Mark Rutte cho biết tuần trước rằng con số mới có thể sẽ ở mức trên 3 phần trăm. Bất kỳ sự gia tăng nào cũng cần có sự ủng hộ đồng thanh của tất cả các đồng minh — bao gồm cả Pháp.

Nhưng Macron nhấn mạnh rằng bất kỳ khoản tăng chi tiêu quốc phòng nào của các nước Âu Châu cũng nên có lợi cho ngành công nghiệp của lục địa này chứ không phải các công ty Mỹ.

Ông cho biết “Pháp bảo vệ và sẽ tiếp tục bảo vệ quyền ưu tiên của Âu Châu” đối với việc mua sắm vũ khí, đồng thời chỉ trích câu thần chú nổi tiếng của Pháp về việc xây dựng tổ hợp công nghiệp quân sự riêng của Âu Châu.

Tổng thống Pháp cho biết, để cạnh tranh trên trường quốc tế, Âu Châu sẽ cần củng cố ngành công nghiệp quốc phòng của mình và tạo ra những nhà vô địch châu lục - ngay cả khi Pháp không phải lúc nào cũng giành chiến thắng.

“Để thành công trong cuộc thi này, chúng ta cần đầu tư nhiều hơn, nhưng chúng ta cũng cần đơn giản hóa, tích hợp và đồng ý có những nhà vô địch Âu Châu”, ông nói với khán giả. “Hãy nói rõ ràng, chúng ta sẽ không phải lúc nào cũng là nhà vô địch Âu Châu, nhưng ít nhất chúng ta sẽ chắc chắn rằng các nhà vô địch Âu Châu có phạm vi toàn cầu “.

Ông nói thêm: “Sự đơn giản hóa có nghĩa là lựa chọn những gì tốt nhất ở Âu Châu và thoát khỏi logic mà chúng ta vẫn luôn áp dụng cho đến tận bây giờ, về cơ bản là tài trợ cho mọi người theo cùng một cách”, đồng thời ca ngợi sự phát triển chung của xe tăng, hệ thống phòng không và chương trình hỏa tiễn là “chìa khóa”.

Tổng thống Pháp chỉ trích sự phân mảnh của các nhà sản xuất vũ khí trong khối: Hoa Kỳ có tám nền tảng tác chiến trên bộ chính, trong khi Âu Châu có 62 nền tảng; Hoa Kỳ có sáu nền tảng tác chiến trên biển chính, trong khi Âu Châu có 47 nền tảng, ông cho biết.

Vào đầu ngày thứ Hai, Văn phòng Cartel Liên bang Đức đã chính thức chấp thuận một liên doanh giữa Rheinmetall của Đức và Leonardo của Ý. Sự hợp tác này — được coi là bước đầu tiên hướng đến sự hợp nhất rộng rãi hơn trong lĩnh vực vũ khí trên bộ của Âu Châu — nhằm mục đích sản xuất xe tăng và xe thiết giáp cho quân đội Ý.

[Politico: As Trump arrives, Macron hints NATO spending target is too low]

3. Lệnh đóng băng viện trợ của Tổng thống Donald Trump không ngăn vũ khí chảy vào Ukraine

Trong một trong những hành động đầu tiên của mình với tư cách là tổng thống, Ông Donald Trump đã ra lệnh đóng băng mọi viện trợ nước ngoài trong 90 ngày, nhưng Kyiv có thể tránh được hậu quả tồi tệ nhất của hành động này, các quan chức Ukraine cho biết hôm Thứ Ba, 21 Tháng Giêng.

“Về mặt tài trợ ngân sách, chúng tôi được bảo đảm. Chính quyền của Cựu Tổng thống Joe Biden đã chuyển toàn bộ số tiền theo sáng kiến ERA bao gồm 50 tỷ đô la cho Ngân hàng Thế giới”, Roksolana Pidlasa, nhà lãnh đạo ủy ban ngân sách tại quốc hội Ukraine, nói với POLITICO.

Trung tâm chống thông tin sai lệch của Nhà nước Ukraine cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Ba rằng viện trợ quân sự cho Ukraine cũng sẽ không bị ảnh hưởng vì sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump áp dụng cho viện trợ quốc tế theo “các chương trình phát triển” của các cơ quan Liên Hiệp Quốc, các sáng kiến gìn giữ hòa bình và các chương trình hỗ trợ người tị nạn.

“Ukraine nhận được hỗ trợ từ Hoa Kỳ theo các chương trình Rút vốn của Tổng thống, gọi tắt là PDA, Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine, gọi tắt là USAI và Tài trợ Quân sự Nước ngoài, gọi tắt là FMF. Sắc lệnh hành pháp không áp dụng cho các chương trình này”

Tuy nhiên, các chương trình tái thiết của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tại Ukraine dường như đang bị đình trệ.

Sắc lệnh hành pháp mà Tổng thống Donald Trump ký hôm thứ Hai không nêu rõ chương trình viện trợ nước ngoài nào của Hoa Kỳ sẽ bị đóng băng.

“ Ngành công nghiệp viện trợ nước ngoài và bộ máy hành chính của Hoa Kỳ không phù hợp với lợi ích của Hoa Kỳ và trong nhiều trường hợp là trái ngược với các giá trị của Hoa Kỳ. Họ phục vụ để làm mất ổn định hòa bình thế giới bằng cách thúc đẩy các ý tưởng ở các nước ngoài trái ngược trực tiếp với các mối quan hệ hài hòa và ổn định trong và giữa các quốc gia,” lệnh cho biết.

Báo cáo cũng cho biết thêm rằng tất cả nhà lãnh đạo các bộ và cơ quan chịu trách nhiệm về các chương trình hỗ trợ phát triển nước ngoài phải “ngay lập tức tạm dừng các nghĩa vụ và giải ngân mới” trong 90 ngày trong khi khoản viện trợ được xem xét để “đánh giá hiệu quả của chương trình và tính nhất quán với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ”.

Sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump dường như chủ yếu nhắm vào các chương trình do USAID điều hành, chịu trách nhiệm phân phối 22 tỷ đô la viện trợ dân sự và phát triển.

Maksym Samoiliuk, chuyên gia về chính sách tiền tệ và tài chính tại Trung tâm Chiến lược Kinh tế, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Kyiv, cho biết điều đó cũng gây tổn hại cho Ukraine vì nó bao gồm các sáng kiến như khôi phục các cơ sở năng lượng bị đánh bom và rà phá bom mìn.

USAID cũng tài trợ cho xã hội dân sự và các nhà báo độc lập của Ukraine.

Samoiliuk cho biết: “Câu hỏi đặt ra là sắc lệnh này sẽ được thực hiện chính xác như thế nào và liệu chính quyền Tổng thống Biden trước đây có chuẩn bị cho diễn biến như vậy và không chuyển tiền trước hay không”.

Hoa Kỳ là nhà tài trợ số 1 về viện trợ dân sự và quân sự cho Ukraine. | Roman Pilipey/AFP qua Getty Images

Phát ngôn nhân của USAID từ chối bình luận.

Văn bản của lệnh nêu rõ lệnh tạm dừng sẽ được Văn phòng Quản lý và Ngân sách thực thi, nhưng người được Tổng thống Donald Trump đề cử để điều hành văn phòng này, Russell T. Vought, vẫn chưa được Thượng viện chấp thuận.

Trong phiên điều trần tại Thượng viện, ông từ chối trả lời trực tiếp về việc liệu ông có cung cấp bất kỳ khoản viện trợ quân sự mới nào cho Ukraine hay không, nói rằng ông chỉ tuân thủ luật pháp.

Hoa Kỳ là nhà tài trợ viện trợ dân sự và quân sự số 1 cho Ukraine, mặc dù tổng thể Âu Châu còn hỗ trợ nhiều hơn.

Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần chỉ trích viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine, cho rằng Âu Châu nên trả nhiều hơn và gọi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy là “người bán hàng vĩ đại nhất”.

Trước khi rời nhiệm sở, Tổng thống Biden đã tăng cường viện trợ quân sự cho Kyiv.

[Politico: Trump’s aid freeze leaves weapons flowing to Ukraine]

4. Nhà máy sản xuất máy bay phản lực Su-25 của Nga bốc cháy sau cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa lớn

Một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại một nhà máy sản xuất máy bay tấn công mặt đất Su-25 ở vùng Smolensk của Nga, ngay sau khi Ukraine tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa quy mô lớn vào sáng thứ Ba.

Cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa được cho là nhắm vào Nhà máy Hàng không Smolensk, nơi sản xuất máy bay tấn công mặt đất Su-25 do Liên Xô thiết kế, cũng như hỏa tiễn Kh-55 và Kh-59. Những loại hỏa tiễn này được quân đội Nga sử dụng để tấn công Ukraine trong cuộc chiến đang diễn ra.

Trong suốt cuộc xung đột, Ukraine đã tìm cách tấn công các cơ sở ở Nga đóng vai trò hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của nước này. Các mục tiêu này bao gồm phi trường, nhà máy quân sự, kho đạn dược và nhà kho, cũng như các trung tâm dầu mỏ và nhà máy lọc dầu.

Andriy Kovalenko, nhà lãnh đạo Trung tâm chống thông tin sai lệch tại Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Ukraine, cho biết vụ tấn công nhằm vào Nhà máy Hàng không Smolensk. Ông nhấn mạnh mối liên hệ của nhà máy này với Bộ Quốc phòng Nga, nói rằng nhà máy này cung cấp phụ tùng cho máy bay Nga.

Kênh ASTRA Telegram, một dự án do các nhà báo Nga độc lập điều hành, cho biết một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại nhà máy sản xuất máy bay sau cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine. Kênh này đã công bố đoạn phim được cho là ghi lại cảnh cháy. Newsweek không thể xác minh độc lập thời điểm hoặc địa điểm quay video.

Andriy Kovalenko, nhà lãnh đạo Trung tâm Chống thông tin sai lệch tại Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Ukraine, cho biết trên Telegram vào thứ Ba: “Nhà máy Hàng không Smolensk đã bị tấn công. Nhà máy này tham gia vào quá trình sản xuất và hiện đại hóa máy bay quân sự, đặc biệt là máy bay tấn công Su-25.

Kovalenko cho biết thêm: “Nó cũng cung cấp dịch vụ đại tu và bảo dưỡng thiết bị hàng không, cho phép Liên bang Nga duy trì khả năng chiến đấu của các mẫu máy bay lỗi thời”.

“Nhà máy này có mối liên hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp khác của cơ sở công nghiệp quốc phòng Nga, cung cấp phụ tùng hoặc tham gia hợp tác để tạo ra các hệ thống máy bay hiện đại. Mỗi cuộc tấn công vào một nhà máy như vậy sẽ phá hủy khả năng duy trì lực lượng hàng không của riêng Nga ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu.”

Vasily Anokhin, thống đốc Smolensk, cho biết trên Telegram vào thứ Ba: “Lực lượng Phòng không của Bộ Quốc phòng Nga đã ngăn chặn nỗ lực của chế độ Kyiv nhằm thực hiện một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào các mục tiêu ở khu vực Smolensk. Theo thông tin sơ bộ từ Bộ Y tế khu vực, không có thương vong.

“Các đám cháy trên mái nhà đã được ghi nhận trên mặt đất và trên mái nhà của từng tòa nhà do các mảnh vỡ máy bay điều khiển từ xa rơi xuống. Cửa sổ của các tòa nhà dân cư cũng bị hư hại. Các dịch vụ khẩn cấp đang làm việc tại hiện trường vụ việc.”

Kyiv sẽ tiếp tục nhắm vào các địa điểm quân sự trên đất Nga. Ukraine và Nga đều đang nỗ lực giành lợi thế trên chiến trường trước các cuộc đàm phán hòa bình tiềm năng có thể được làm trung gian trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Hoa Kỳ Ông Donald Trump tại Tòa Bạch Ốc.

[Newsweek: Russian Su-25 Jet Factory in Flames After Massive Drone Strike]

5. Zelenskiy cho biết thỏa thuận hòa bình giữa Ukraine và Nga sẽ cần ít nhất 200.000 quân gìn giữ hòa bình

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy phát biểu tại một hội thảo tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ vào ngày 21 Tháng Giêng rằng cần phải có ít nhất 200.000 binh lính Âu Châu làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở mặt trận phía đông Ukraine để thực thi thỏa thuận hòa bình.

“Từ tất cả người Âu Châu? 200.000, đó là mức tối thiểu. Đó là mức tối thiểu, nếu không thì chẳng là gì cả,” Zelenskiy nói trong cuộc thảo luận.

Bình luận của Zelenskiy được đưa ra khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố sẽ nhanh chóng đàm phán chấm dứt chiến tranh. Mặc dù vẫn chưa có kế hoạch chi tiết nào được đề xuất, nhưng thỏa thuận này có thể sẽ đòi hỏi sự hiện diện của lực lượng gìn giữ hòa bình Âu Châu.

Tổng thống đắc cử Donald Trump, người trước đây nhấn mạnh rằng ông cần phải tham khảo ý kiến với Putin trước, đang nỗ lực sắp xếp một cuộc gặp với Ukraine, Zelenskiy cho biết.

Trong bài phát biểu của mình tại Davos, Zelenskiy đã nhấn mạnh sự mất cân bằng về năng lực quân sự, lưu ý rằng Nga có thể điều động 1,5 triệu quân so với 800.000 quân của Ukraine và 200.000 quân của Pháp. Zelenskiy đã loại trừ yêu cầu của Mạc Tư Khoa về việc giảm quy mô quân đội của nước này để đạt được thỏa thuận hòa bình.

Tổng thống Hoa Kỳ mới tiết lộ ít chi tiết về kế hoạch chấm dứt chiến tranh. Nhóm của ông ám chỉ rằng chính quyền mới sẽ tìm cách bảo vệ nền độc lập của Ukraine, mặc dù Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio cho biết cả Kyiv và Mạc Tư Khoa sẽ phải nhượng bộ để đạt được thỏa thuận hòa bình.

Trước đó trong bài phát biểu của mình, Zelenskiy đã kêu gọi các quốc gia Âu Châu đoàn kết chống lại sự xâm lược của Nga, đồng thời cảnh báo rằng các trận chiến có sự tham gia của binh lính Bắc Hàn hiện ở gần Davos hơn về mặt địa lý so với Bình Nhưỡng.

Zelenskiy cho biết: “Âu Châu phải khẳng định mình là một thế lực toàn cầu mạnh mẽ”, đồng thời nói thêm rằng mặc dù Hoa Kỳ vẫn là đồng minh không thể thiếu, Washington vẫn nghi ngờ khả năng đóng góp có ý nghĩa của Âu Châu vào an ninh toàn cầu.

Zelenskiy đã liên lạc với một số nhà lãnh đạo Âu Châu về triển vọng của một phái bộ gìn giữ hòa bình — một sáng kiến do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dẫn đầu.

Trong chuyến thăm Kyiv vào ngày 16 tháng Giêng, Thủ tướng Anh Keir Starmer cho biết Anh sẽ đóng “toàn bộ vai trò” của mình trong việc hỗ trợ các nỗ lực duy trì hòa bình lâu dài ở Ukraine.

[Kyiv Independent: Ukraine-Russia peace deal would require at least 200,000 peacekeepers, Zelensky says]

6. Đồng minh NATO gửi gói viện trợ mới cho Ukraine

Theo Bộ Quốc phòng Vilnius, Lithuania đã thông báo rằng nước này sẽ gửi một gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine, bao gồm cả máy bay điều khiển từ xa và các loại vũ khí khác vào ngày 21 tháng Giêng. Gói viện trợ mới này diễn ra ngay sau lễ nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ của Ông Donald Trump một lần nữa và sự hỗ trợ của Hoa Kỳ dành cho Ukraine có thể sớm giảm sút.

Việc Lithuania công bố một gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine sau lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump cho thấy sự ủng hộ của Âu Châu dành cho Kyiv sẽ tiếp tục, mặc dù viện trợ của Hoa Kỳ có thể không. Cuộc chiến có thể sớm thay đổi hoàn toàn khi tổng thống tái đắc cử trở lại nắm quyền, vì trước đó ông đã nói rằng ông có kế hoạch chấm dứt chiến tranh “trong vòng 24 giờ”.

Gói viện trợ quân sự của Lithuania dành cho Ukraine bao gồm máy bay điều khiển từ xa, máy ảnh nhiệt và xe nâng hàng có kính thiên văn nặng năm tấn do trong nước sản xuất.

Thông báo về gói viện trợ cũng nêu chi tiết các kế hoạch của Lithuania nhằm hỗ trợ Ukraine trong năm tới với hệ thống phòng không, đạn dược, máy bay điều khiển từ xa, chống máy bay điều khiển từ xa. Người Lithuania sẽ phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của họ; hỗ trợ Ukraine bằng cách tài trợ cho vũ khí được sản xuất tại Kyiv; và hỗ trợ đào tạo binh lính Ukraine và chăm sóc người bị thương. Lithuania cũng cho biết, cùng với Iceland, họ sẽ đóng góp cho Liên minh năng lực rà phá bom mìn, một tổ chức giúp củng cố sự hỗ trợ của các nhà tài trợ cho Ukraine trong lĩnh vực hoạt động rà phá bom mìn.

Sự ủng hộ liên tục của Vilnius đối với Ukraine diễn ra sau thông báo rằng đồng minh của Kyiv sẽ chuyển giao 4.500 máy bay điều khiển từ xa sản xuất trong nước với giá 5 triệu euro [5,17 triệu đô la], theo hãng tin chiến tranh Ukraine Militarnyi. Các máy bay điều khiển từ xa sẽ được giao lắp ráp hoàn chỉnh và đang được sản xuất bởi các công ty của Lithuania là Dangolakis, RSI Europe, Ltmiltech, Granta Autonomy và Unmanned Defense Systems.

Lithuania là một trong những đồng minh mạnh nhất của Ukraine kể từ khi chiến tranh nổ ra vào tháng 2 năm 2022 và Lithuania đã cung cấp viện trợ quân sự trị giá hơn 754 triệu euro [780 triệu đô la] và tổng hỗ trợ của họ cho Kyiv là “dài hạn” và lên tới hơn 1,5 tỷ euro [1,55 tỷ đô la].

Vilnius cũng đã cam kết dành 0,25 phần trăm GDP hàng năm để cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine, theo báo trực tuyến Kyiv Independent đưa tin.

Bộ trưởng Quốc phòng Lithuania Dovilė Šakalienė cho biết: “Chúng tôi không thể giảm tốc độ hỗ trợ cho Ukraine, vì bảo đảm an ninh cho Ukraine có nghĩa là phải chăm lo cho an ninh của chính chúng tôi. Chúng tôi có nhiều thời gian như Ukraine. Chúng tôi cũng đã loại bỏ các trở ngại về mặt hành chính, và từ giờ trở đi, hỗ trợ sẽ đến được Ukraine thậm chí còn nhanh hơn nữa”.

Sau cuộc gặp với Saulius Skvernelis, diễn giả của Lithuania Seimas, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết: “Chúng tôi rất biết ơn toàn thể người dân Lithuania vì sự ủng hộ của các bạn ngay từ khi chiến tranh bắt đầu. Chúng tôi biết ơn chính phủ của các bạn và Tổng thống Gitanas Nausėda. “

Ông nói thêm: “Chúng tôi rất vui vì trên con đường đầy thử thách hướng tới tư cách thành viên NATO này—với mọi khó khăn—người dân Lithuania và Lithuania luôn sát cánh cùng chúng tôi”.

Vẫn chưa rõ vũ khí và các viện trợ quân sự khác của Lithuania có giúp ích gì cho Ukraine trong cuộc chiến liên tục chống lại Nga hay không.

[Newsweek: NATO Ally Sends New Aid Package to Ukraine]

7. Thông điệp của Putin gửi Tổng thống Donald Trump nhân lễ nhậm chức

Putin đã chúc mừng Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump nhân lễ nhậm chức và nói với ông rằng Mạc Tư Khoa “sẵn sàng đối thoại” với chính quyền mới về cuộc chiến tranh Nga-Ukraine.

Tổng thống Donald Trump, người đã phục vụ nhiệm kỳ đầu tiên của mình tại Tòa Bạch Ốc từ năm 2017 đến năm 2021, đã nhiều lần tuyên bố rằng ông sẽ chấm dứt chiến tranh ở Ukraine “trong vòng 24 giờ” nếu ông thắng cử tổng thống năm 2020. Ông cũng đã nhiều lần nói rằng nếu được tái đắc cử, ông sẽ nhanh chóng chấm dứt chiến tranh ở Ukraine bằng cách nói chuyện với Putin.

“Điều quan trọng nhất là giải quyết tận gốc nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng”, Putin phát biểu trong một tuyên bố được phát trên phương tiện truyền thông nhà nước Nga và được tường thuật trên Telegram.

Điện Cẩm Linh cho biết vào tháng trước rằng Putin không được mời tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Trước khi chúc mừng Tổng thống đắc cử Donald Trump, nhà lãnh đạo Nga đã nhắm vào Tổng thống sắp mãn nhiệm Tổng thống Joe Biden vì sự đổ vỡ trong quan hệ giữa Washington và Mạc Tư Khoa, phần lớn là do cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine.

Trả lời tuyên bố của Tổng thống đắc cử Donald Trump rằng ông có thể nhanh chóng làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine, nhà lãnh đạo Nga cho biết ông mong muốn “một nền hòa bình lâu dài dựa trên sự tôn trọng lợi ích hợp pháp của tất cả mọi người, tất cả các quốc gia đang sinh sống trong khu vực này”.

“Về việc giải quyết tình hình, tôi muốn nhấn mạnh lại một lần nữa: mục tiêu không phải là một lệnh ngừng bắn ngắn hạn, không phải là một dạng tạm dừng để tập hợp lực lượng và tái vũ trang với mục đích tiếp tục cuộc xung đột sau đó”, ông nói.

Tổng thống Donald Trump đã gợi ý rằng cả Nga và Ukraine đều phải nhượng bộ trong cuộc chiến. Kyiv đã bác bỏ mọi đề xuất nhượng bộ lãnh thổ cho Mạc Tư Khoa, trong khi Putin yêu cầu Ukraine từ bỏ tham vọng gia nhập liên minh quân sự NATO.

Putin: “Chúng tôi thấy tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ mới đắc cử và các thành viên trong nhóm của ông về mong muốn khôi phục lại các mối liên hệ trực tiếp với Nga, vốn đã bị gián đoạn mà không phải do lỗi của chúng tôi bởi chính quyền sắp mãn nhiệm”, Putin phát biểu trong cuộc họp với Hội đồng An ninh Nga.

“Chúng tôi cũng nghe tuyên bố của ông về nhu cầu phải làm mọi thứ để ngăn chặn chiến tranh thế giới thứ ba. Tất nhiên, chúng tôi hoan nghênh thái độ này và chúc mừng Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ nhậm chức.”

CNN đưa tin hôm Chúa Nhật rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump dự kiến sẽ gọi điện cho Putin ngay sau khi ông tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ.

[Newsweek: Putin's Inauguration Message to Donald Trump]

8. Zelenskiy nói rằng ông muốn kết thúc chiến tranh ‘nhanh chóng nhưng công bằng và đáng tin cậy’ vào năm 2025

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy ngày 21 Tháng Giêng đã tái khẳng định cam kết chấm dứt chiến tranh của Nga vào năm 2025 “không chỉ nhanh chóng mà còn công bằng và đáng tin cậy”.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, Zelenskiy nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm người dân Ukraine có thể trở về nhà một cách an toàn và xây dựng lại cuộc sống.

“Chúng tôi muốn kết thúc chiến tranh trong năm nay - không chỉ nhanh chóng mà còn công bằng và đáng tin cậy cho tất cả chúng ta, cho người dân Ukraine,” ông nói. “Để họ có thể trở về nhà, sống trong an toàn và làm việc.”

Zelenskiy nhấn mạnh nhu cầu hợp tác mạnh mẽ của Âu Châu, kêu gọi các đồng minh cung cấp thông tin chính xác cho Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.

“Chúng tôi có mối quan hệ rất tốt với Tổng thống đắc cử Donald Trump”, ông nói và nói thêm rằng “những tiếng nói truyền bá thông tin sai lệch hoặc quan điểm ủng hộ Nga có thể gây ra rủi ro”.

Zelenskiy cũng bày tỏ lo ngại về những yêu cầu có thể có của Nga trong các cuộc đàm phán hòa bình, bao gồm lời kêu gọi Ukraine cắt giảm quân đội và từ bỏ tư cách thành viên NATO.

Vừa nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã cam kết sẽ nhanh chóng giải quyết cuộc chiến nhưng thừa nhận rằng cần phải tham khảo ý kiến với Putin.

Tổng thống Donald Trumpđã chỉ trích cách giải quyết xung đột của Putin vào ngày 20 tháng Giêng, tuyên bố rằng ông này đang “phá hủy nước Nga bằng cách không đạt được thỏa thuận”.

Tổng thống Donald Trumpnói Putin đang 'phá hủy nước Nga bằng cách không đạt được thỏa thuận' chấm dứt chiến tranh

Diễn đàn Davos, với chủ đề “Hợp tác vì Kỷ nguyên Thông minh”, quy tụ gần 3.000 đại biểu từ hơn 130 quốc gia, bao gồm 60 nguyên thủ quốc gia và chính phủ.

Các cuộc thảo luận bao gồm chiến lược phòng thủ Âu Châu, tương lai của NATO và đường lối “Hòa bình thông qua sức mạnh” của Ukraine, ủng hộ việc tận dụng sức mạnh quân sự và chính trị để bảo đảm một nền hòa bình công bằng.

Những diễn giả chính bao gồm Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski và Chủ tịch Nghị viện Âu Châu Roberta Metsola.

Sự xuất hiện của Zelenskiy diễn ra sau khi ông tham dự diễn đàn Tháng Giêng năm 2024, trùng với cuộc họp lần thứ tư về công thức hòa bình của Ukraine, mở đường cho hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu vào cuối năm đó.

[Kyiv Independent: Zelensky says he wants to end war 'quickly but fairly and reliably' in 2025]

9. Thứ trưởng Ngoại Giao Israel cho biết nước này đề xuất gửi vũ khí Nga bị tịch thu ở Li Băng tới Ukraine

Thứ trưởng Ngoại giao Israel Sharren Haskel đã đề xuất chuyển giao vũ khí của Nga mà Israel thu giữ ở Li Băng cho Ukraine trong cuộc họp ngày 21 Tháng Giêng với Đại sứ Ukraine Yevhen Korniychuk, đại sứ quán Ukraine đưa tin.

Sáng kiến này diễn ra sau cuộc xâm lược trên bộ của Israel vào miền Nam Li Băng vào tháng 9 năm 2024 như một phần của chiến dịch chống lại nhóm phiến quân Hezbollah do Iran hậu thuẫn.

Cuộc thảo luận cũng đề cập đến sự hợp tác quân sự giữa Iran và Nga, điều này gây ra rủi ro an ninh cho cả hai quốc gia. Mạc Tư Khoa và Tehran gần đây đã chính thức hóa quan hệ đối tác của họ, ký một thỏa thuận chiến lược vào ngày 17 tháng Giêng.

Đại sứ Ukraine cảm ơn Haskel về đề xuất này, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thừa nhận những mối đe dọa chung mà Ukraine và Israel phải đối mặt.

Đại sứ quán Ukraine bày tỏ hy vọng về một giải pháp tích cực cho sáng kiến này, mà họ gọi là bước tiến quan trọng trong việc tăng cường hợp tác.

Iran đã cung cấp cho Nga hàng ngàn máy bay điều khiển từ xa Shahed và hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn, những vũ khí thường được Nga sử dụng trong các cuộc tấn công vào các thành phố của Ukraine.

Ukraine đã ủng hộ Israel, bày tỏ sự đoàn kết sau vụ tấn công chết người của nhóm khủng bố Hamas vào tháng 10 năm 2023.

[Kyiv Independent: Israel proposes sending seized Russian weapons in Lebanon to Ukraine, deputy FM says]
 
Bước ngoặt: TT Trump họp báo, đe dọa Putin, hé lộ lá thư TT Biden. Zelensky: Tuần tới rất quan trọng
VietCatholic Media
15:03 22/01/2025


1. Tổng thống Donald Trump đưa ra cảnh báo cho Putin ‘thông minh’ về vấn đề Ukraine

Tổng thống Donald Trump đã đe dọa sẽ áp đặt thêm lệnh trừng phạt đối với Nga nếu Vladimir Putin không đồng ý đàm phán để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.

Tổng thống Donald Trump cho biết ông đang nói chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và rằng Tổng thống Hoa Kỳ sẽ sớm có cuộc trò chuyện với Tổng thống Nga, Reuters đưa tin.

Tổng thống Donald Trump cho biết ông có “sự hiểu biết rất sâu sắc với Putin” và nói rằng “ông ấy không tôn trọng mọi người”, đồng thời nói thêm rằng “ông ấy thông minh và hiểu biết”.

[Newsweek: Donald Trump Issues Ukraine Warning to 'Smart' Putin]

2. Người dẫn chương trình truyền hình nhà nước Nga thề rằng Mạc Tư Khoa sẽ nhấn chìm Luân Đôn

Một người dẫn chương trình truyền hình nhà nước Nga và là đồng minh của nhà độc tài Vladimir Putin đã đưa ra lời cảnh báo đáng ngại tới Vương quốc Anh trên truyền hình nhà nước.

Trên kênh Russia-1 hôm Thứ Ba, 21 Tháng Giêng, Vladimir Solovyov, một trong những nhân vật nổi tiếng nhất trong giới truyền thông được Điện Cẩm Linh hậu thuẫn, đã gợi ý rằng Nga nên nhấn chìm Vương quốc Anh.

Vương quốc Anh là một trong những nhà cung cấp viện trợ quân sự hàng đầu Âu Châu cho Ukraine trong chiến tranh. Thủ tướng Anh Keir Starmer đã có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Kyiv vào tuần trước kể từ khi nhậm chức vào tháng 7, nơi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết họ đã đồng ý “ít nhất 3,6 tỷ đô la Mỹ” viện trợ quân sự hàng năm.

Người tiền nhiệm của Starmer, Rishi Sunak, đã tuyên thệ sẽ tiếp tục hỗ trợ Kyiv “cho đến khi nào còn có thể”.

Solovyov bắt đầu bằng việc mang ra một tấm biển quân sự lớn từ khu vực Donetsk của Ukraine, nơi phần lớn bị Nga tạm chiếm, nơi giao tranh ác liệt vẫn đang diễn ra.

Ông đã đưa ra lời cảnh báo tới các quốc gia thành viên NATO là Đức và Pháp, cho rằng Nga sẽ sớm chiếm giữ các quốc gia này.

Người tuyên truyền của Điện Cẩm Linh tiếp tục ám chỉ rằng ông sẽ không thể lấy được tấm biển từ Luân Đôn vì nó sẽ ở dưới nước và ông vẫn chưa “thành thạo một môn thể thao dưới nước nào”.

Những người tuyên truyền của Điện Cẩm Linh thường xuyên cảnh báo về một cuộc chiến tranh thế giới sắp xảy ra và các cuộc không kích của Nga vào lãnh thổ NATO nhằm vào viện trợ và vũ khí mà chính quyền Tổng thống Joe Biden và các thành viên của liên minh quân sự cung cấp cho Kyiv.

Vào tháng 3 năm 2024, Putin đã bác bỏ những cáo buộc cho rằng ông sẽ ra lệnh tấn công một thành viên NATO.

“Những tuyên bố của họ về ý định bị cáo buộc của chúng tôi là tấn công Âu Châu sau Ukraine là hoàn toàn vô nghĩa”, Putin nói, đồng thời nói thêm rằng ngân sách quốc phòng của Washington cao hơn 10 lần so với Mạc Tư Khoa. “Theo quan điểm đó, chúng ta có tiến hành chiến tranh chống lại NATO không? Đó là lời nói dối”.

Trong thông điệp Ngày nhậm chức gửi tới Tổng thống Hoa Kỳ Ông Donald Trump vào thứ Hai, nhà lãnh đạo Nga cũng cho biết Nga đã lắng nghe “tuyên bố của [Tổng thống Donald Trump] về sự cần thiết phải làm mọi cách để ngăn chặn chiến tranh thế giới thứ ba”.

“Tất nhiên, chúng tôi hoan nghênh thái độ này và chúc mừng tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ nhậm chức”, Putin nói.

Anton Gerashchenko, cựu cố vấn của bộ trưởng nội vụ Ukraine, đã chia sẻ một video về chương trình phát sóng truyền hình nhà nước trên X, và viết: “Lưu ý, Âu Châu! Nhà tuyên truyền Nga Solovyev hứa sẽ 'mang theo các tấm biển từ Berlin, Bonn và Paris.' Ông ta nói thêm rằng ông ta sẽ không thể mang theo một tấm biển nào từ Luân Đôn vì nó sẽ chìm dưới nước. Tuy nhiên, Nga tuyên bố rằng họ không thực sự có ý định tấn công NATO.”

Người dẫn chương trình truyền hình nhà nước Nga Vladimir Solovyov cho biết: “Tôi thường cho mọi người xem [các tấm biển] từ Mariupol được giải phóng… chúng tôi mang chúng từ khắp mọi nơi như một lời nhắc nhở. Tôi sẽ đặt nó ở đây một cách tử tế. Còn về cách đối phương hành xử, hãy để chúng chuẩn bị. Tôi sẽ mang những tấm biển này từ Berlin, Bonn và Paris. Tôi sẽ không thể mang một tấm nào từ Luân Đôn, tôi vẫn chưa thành thạo một môn thể thao dưới nước. Do đó, tôi và đồng chí tướng [Andrey Gurulev] có lẽ sẽ không đi đủ sâu để gỡ tấm biển.”

Anh sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine, bất chấp những lời đe dọa từ các nhà tuyên truyền Nga. Tuần trước, Starmer và Zelenskiy đã ký một thỏa thuận hợp tác kéo dài 100 năm, với việc Anh cam kết hỗ trợ người Ukraine “lâu dài sau khi cuộc chiến khủng khiếp này kết thúc và Ukraine lại được tự do và thịnh vượng”.

[Newsweek: Russian State TV Host Vows Moscow Will Put London Underwater]

3. Đồng minh NATO của Mỹ điều động quân tới biên giới Nga

Thành viên mới nhất của NATO đã gửi hàng trăm quân tới Latvia như một phần của nhiệm vụ nhằm củng cố sườn phía đông của liên minh giáp với Nga.

Hơn 500 quân từ Thụy Điển đã đến quốc gia Baltic để tham gia lữ đoàn đa quốc gia do Canada chỉ huy trong nhiệm vụ mà Stockholm mô tả là quan trọng nhất kể từ khi trở thành thành viên thứ 32 của NATO vào tháng 3 năm 2024.

Thụy Điển đã thúc đẩy gia nhập NATO để ứng phó với mối đe dọa an ninh do Nga gây ra sau cuộc xâm lược Ukraine. Nước này đã gửi quân đến Latvia, nơi giáp biên giới với Nga và đồng minh Belarus. Là một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, Latvia đã nêu bật mối đe dọa do Mạc Tư Khoa gây ra sau cuộc chiến ở Ukraine.

Trong một tuyên bố, quân đội Thụy Điển cho biết một con tàu chở một phần tiểu đoàn bộ binh cơ giới số 71 từ Trung đoàn Nam Skåne đã đến Riga vào thứ Bảy, được không quân Thụy Điển và hải quân Thụy Điển và Latvia hộ tống.

Hình ảnh trong thông cáo báo chí bao gồm xe chiến đấu bọc thép bánh xích Swedish Combat Vehicle 90, gọi tắt là CV90, một mẫu xe đã được sử dụng ở Ukraine.

Quân đội Thụy Điển không nêu rõ quy mô của lực lượng này nhưng hãng thông tấn The Associated Press cho biết phái bộ này sẽ có sự tham gia của 550 binh sĩ Thụy Điển.

Họ sẽ nằm trong số tám lữ đoàn NATO dọc theo sườn phía đông của liên minh, đóng quân bên ngoài thị trấn Adazi, gần Riga.

Chỉ huy tiểu đoàn, Trung tá Henrik Rosdahl mô tả sự xuất hiện của quân Thụy Điển là một ngày lịch sử “nhưng đồng thời, đây cũng là trạng thái bình thường mới của chúng tôi”.

Thụy Điển trở thành thành viên gần đây nhất của NATO sau khi gia nhập liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương vào tháng 3 năm 2024, do động thái gây hấn của Nga ở Ukraine và lo ngại về tình hình an ninh ở Âu Châu mà hành động này gây ra.

Điều này đi theo bước chân của Phần Lan một năm trước đó, quốc gia cũng đã theo đuổi chính sách trung lập trong nhiều thập niên.

Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pal Jonsson nói về X: “Thụy Điển hiện diện tại Latvia với quân đội trong khuôn khổ Lực lượng Lục quân Tiên phong, gọi tắt là FLF của NATO. Đây là một cột mốc lịch sử. Là một phần trong phòng thủ tập thể của NATO, chúng tôi tăng cường an ninh cho khu vực Baltic và đoàn kết vì một tương lai an toàn hơn”.

Nhiệm vụ của tiểu đoàn Thụy Điển tại Latvia ban đầu sẽ kéo dài trong sáu tháng và tiểu đoàn sẽ tập trung vào việc định cư tại Trại Valdemar. Vào tháng 2, quyền hạn của tiểu đoàn sẽ được chuyển giao cho lữ đoàn.

Nga không được đề cập trực tiếp trong tuyên bố của Thụy Điển nhưng bối cảnh mối đe dọa do Mạc Tư Khoa gây ra rất rõ ràng và các cuộc tập trận do tiểu đoàn lên kế hoạch trong những tháng tiếp theo có khả năng trùng với thời điểm căng thẳng liên tục với Nga.

[Newsweek: America's NATO Ally Deploys Troops to Russian Border]

4. Phải chăng Tập Cận Bình đã từ chối vẫy tay chào Putin?

Putin đã mỉm cười và vẫy tay chào người đồng cấp Trung Quốc trong cuộc hội đàm trực tuyến hôm Thứ Ba, 21 Tháng Giêng, và một số người đặt câu hỏi trên mạng xã hội liệu Tập Cận Bình có đáp lại cử chỉ này hay không.

Trước dư luận cho rằng người Tầu ngày càng tỏ ra khinh miệt người Nga, Điện Cẩm Linh đã công bố một đoạn video đã chỉnh sửa về cuộc trao đổi này và được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.

Đoạn video do Điện Cẩm Linh chia sẻ có vẻ như đã được biên tập kém, và có thể thấy Tập Cận Bình giơ tay trước khi máy quay hướng về phía Putin. Đoạn clip đang được chia sẻ bởi các tài khoản có lượng người theo dõi lớn trên mạng xã hội. Hai người này đã duy trì mối quan hệ chặt chẽ kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Tập Cận Bình là đồng minh lớn thân cận nhất của Putin, và nhà lãnh đạo Nga đã nói rằng họ gọi nhau là bạn bè.

Trợ lý tổng thống Nga Yuri Ushakov cho biết hai bên đã có cuộc hội đàm “rất chi tiết” trong “bầu không khí thân thiện” vào thứ Ba. Họ đã thảo luận chi tiết về các vấn đề song phương và quốc tế, ông nói.

Một đoạn clip dài 8 giây do Điện Cẩm Linh công bố về những tương tác mở đầu của họ dường như cho thấy một Xi hơi ngượng ngùng sau khi Putin mỉm cười và vẫy tay chào ông. Xi rõ ràng đã không giơ tay lên để đáp lại cái vẫy tay của Putin, nhưng đoạn biên tập đã cắt ngang ông đột ngột và quay lại với tổng thống Nga.

Anton Gerashchenko, cựu cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, phát biểu trên X, nơi ông có hơn 600.000 người theo dõi, rằng Tập Cận Bình “không hề đáp lại” cử chỉ của Putin.

Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông nhà nước Trung Quốc vào tháng 10 năm 2023, Putin cho biết Tập Cận Bình “gọi tôi là bạn của ông ấy, và tôi gọi ông ấy là bạn của tôi”.

Tổng thống Nga nói thêm rằng có một câu nói, “Hãy cho tôi biết bạn của bạn là ai, và tôi sẽ cho bạn biết bạn là ai.” Ông nói tiếp: “Vì vậy, nếu bây giờ tôi khen ngợi Chủ tịch Tập Cận Bình, tôi sẽ cảm thấy không thoải mái chút nào—giống như tôi đang khen chính mình vậy. Vì vậy, tôi sẽ cố gắng khách quan.”

Putin mô tả người đồng cấp Trung Quốc của mình là “một trong những nhà lãnh đạo thế giới được công nhận”, người không “đưa ra quyết định nhất thời dựa trên tình hình hiện tại, ông đánh giá tình hình, phân tích và hướng tới tương lai”.

Hãng thông tấn nhà nước Nga RT, phát sóng trên X vào thứ Ba: “Putin và Tập Cận Bình mỉm cười và vẫy tay chào nhau trong cuộc họp video.”

Anton Gerashchenko, cựu cố vấn của bộ trưởng nội vụ Ukraine, trên X: “Putin và Tập Cận Bình đã có cuộc gọi điện thoại video. Putin vẫy tay. Tập Cận Bình không đáp lại cử chỉ đó.”

Bộ Ngoại giao Trung Quốc, về X: “Chủ tịch Tập Cận Bình bày tỏ sự sẵn sàng hợp tác với Tổng thống Putin trong năm tới để đưa quan hệ Trung Quốc - Nga lên tầm cao mới, giải quyết những bất ổn bên ngoài bằng quan hệ song phương ổn định và bền vững, thúc đẩy sự phát triển và thịnh vượng của cả hai nước, và duy trì sự công bằng và chính nghĩa quốc tế.”

Ông Tập nói với Putin rằng ông sẽ nỗ lực đưa quan hệ Trung Quốc - Nga lên “tầm cao mới” trong năm nay.

[Newsweek: Did Xi Jinping Refuse to Wave to Putin? What We Know]

5. Phản ứng của lính Bắc Hàn khi trở thành tù binh chiến tranh Ukraine

Một trong những người lính Bắc Hàn mới bị Ukraine bắt giữ gần đây cho biết ban đầu anh ta đã cố gắng tự tử, nhưng sau đó lại muốn xem phim tình cảm Nam Hàn.

“Anh ta đã bị thương trong một trận chiến, nhưng vẫn giữ được bình tĩnh cho đến khi xe cứu thương đến,” một trong những người lính của lữ đoàn tấn công số 95 nói với dịch vụ báo chí của Lực lượng Nhảy dù Ukraine trong một cuộc phỏng vấn video được công bố vào hôm Thứ Ba, 21 Tháng Giêng. “Chúng tôi đang hộ tống anh ta đến con đường nơi có một số trụ bê tông… và đột nhiên anh ta chạy và đập đầu vào trụ trong một cố gắng rõ ràng là muốn tự tử.”

Bắc Hàn đã cử khoảng 12.000 binh sĩ tham gia cùng đồng minh Nga trong nỗ lực trục xuất quân đội Ukraine khỏi khu vực Kursk của Nga sau cuộc tấn công bất ngờ của Kyiv vào tháng 8 năm ngoái.

Quân đội Bắc Hàn xuất hiện trên chiến trường vào cuối tháng 10 và kể từ đó đã mang tiếng xấu trong lòng người dân Ukraine vì dường như họ thà tự sát còn hơn đầu hàng.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết Bắc Hàn đã chứng kiến 4.000 binh lính thiệt mạng hoặc bị thương kể từ khi tham chiến.

Vào ngày 11 tháng Giêng, lực lượng Ukraine đã bắt sống được hai người Bắc Hàn; họ được đưa đến Kyiv, nơi cơ quan tình báo Nam Hàn đang hỗ trợ, để điều trị y tế và thẩm vấn.

Cả Điện Cẩm Linh lẫn Bình Nhưỡng, hai bên đã ký hiệp ước hợp tác vô hạn với nhau vào mùa hè năm ngoái, đều không xác nhận sự tham gia của Bắc Hàn vào cuộc chiến chống lại Ukraine. Kyiv thậm chí còn đưa tin rằng người Nga được chỉ thị đốt khuôn mặt của những người Bắc Hàn đã chết để khó nhận dạng.

Điều đó khiến việc bắt giữ hai người Bắc Hàn có giá trị tuyên truyền to lớn đối với Ukraine. Trong các cuộc thẩm vấn bằng video do Zelenskiy công bố, các tù binh chiến tranh Bắc Hàn cho biết họ được thông báo rằng họ đang bị gọi nhập ngũ đến Nga để huấn luyện và sau đó chiến đấu, và họ được cấp thẻ căn cước quân sự giả của Nga.

Lính dù Ukraine bắt giữ cả hai người cho biết họ tìm thấy một người lính bị thương trong chiến hào sau cuộc tấn công bất thành của Nga vào các vị trí của Ukraine.

“Anh ta nằm đó, đầu và cánh tay bị thương. Anh ta có một quả lựu đạn, một con dao và một chiếc xúc xích trên người. Tôi yêu cầu anh ta bỏ mọi thứ xuống, nhưng anh ta từ chối bỏ chiếc xúc xích vì đó là đồ ăn, vì vậy chúng tôi để anh ta giữ nó”, một người lính Ukraine cho biết.

Sau khi người lính Bắc Hàn cố gắng tự tử bằng cách đập đầu vào cột, lính dù đã chuyển giao anh ta cho một đơn vị khác.

“Anh ta đã bình tĩnh lại. Những người lính khác đã giải quyết vết thương và cho anh ta ăn. Sau đó, anh ta thậm chí còn yêu cầu bật phim tình cảm lãng mạn bằng tiếng Hàn cho anh ta xem”, người lính nói.

[Politico: Suicide and soap operas: North Koreans react to being Ukrainian POWs]

6. Đức đề xuất Liên Hiệp Âu Châu phản ứng cứng rắn hơn trước các mối đe dọa hỗn hợp từ Nga

Đức đang kêu gọi các nước Liên Hiệp Âu Châu có lập trường cứng rắn hơn đối với các mối đe dọa lai ghép đến từ Nga — bao gồm việc mở rộng chế độ trừng phạt của khối và hạn chế quyền tiếp cận Âu Châu của các phái bộ ngoại giao của Mạc Tư Khoa.

Theo Bộ Ngoại giao Đức tại Berlin, Ngoại trưởng Annalena Baerbock đã lưu hành các đề xuất do bộ của bà soạn thảo trước cuộc họp của các đối tác Âu Châu vào tuần tới tại Brussels “với mục đích mở đường cho các biện pháp phối hợp”.

Kể từ cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine năm 2022, Nga đã đẩy mạnh chiến dịch tấn công hỗn hợp — chẳng hạn như đốt phá, chiến dịch mạng và thông tin và phá hoại — trên khắp Âu Châu. Các ví dụ gần đây bao gồm cáo buộc cắt cáp năng lượng và cáp thông tin ở Biển Baltic, mà Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius mô tả là “phá hoại”.

Bộ ngoại giao Berlin đang tìm cách gia tăng hậu quả của những cuộc tấn công như vậy bằng cách áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với cái gọi là đội tàu ngầm của Nga - tàu chở dầu và khí đốt giúp Mạc Tư Khoa kiếm được hàng tỷ đô la từ việc bán nhiên liệu hóa thạch bất hợp pháp bằng các biện pháp lén lút - và bằng cách hạn chế thời gian công nhận và quyền tự do di chuyển của những người sở hữu hộ chiếu ngoại giao Nga, theo tài liệu mà POLITICO xem được.

Theo tài liệu, để giúp ngăn chặn nhiều cuộc tấn công lai trong tương lai, Bộ ngoại giao muốn tăng cường hợp tác với các công ty tư nhân, chẳng hạn như nhà cung cấp cáp, đồng thời tiến hành các cuộc kiểm tra sức chịu đựng thường xuyên đối với cơ sở hạ tầng quan trọng.

Đức hy vọng Liên Hiệp Âu Châu có thể thiết lập một chiến lược truyền thông chủ động hơn để làm rõ rằng Nga phải chịu trách nhiệm cho một số sự việc nhất định. Điều này có thể bao gồm các biện pháp giải mật thông tin tình báo để nêu rõ quan điểm.

Trong quá khứ, các chính phủ thấy khó có thể nhanh chóng và chắc chắn quy trách nhiệm cho Mạc Tư Khoa về các vụ tấn công.

[Politico: Germany proposes tougher EU response to hybrid threats from Russia]

7. Putin thảo luận về các cuộc đàm phán với Ukraine khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức

Putin đã nhắc lại tuyên bố rằng ông sẵn sàng tham gia đàm phán về cuộc chiến mà ông phát động ở Ukraine, liên quan đến chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump.

Vào ngày Tổng thống Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, Putin đã triệu tập một cuộc họp với các quan chức cao cấp, trong đó ông tuyên bố rằng Mạc Tư Khoa sẵn sàng đối thoại với chính quyền mới của Hoa Kỳ về cuộc xung đột ở Ukraine nếu các bên có thể loại bỏ “nguyên nhân gốc rễ” của cuộc chiến.

Tuy nhiên, Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW cho biết những bình luận của Putin và Ngoại trưởng Sergey Lavrov cho thấy Mạc Tư Khoa sẽ không thỏa hiệp về mục tiêu buộc Ukraine đầu hàng hoàn toàn.

Putin đã từng nói trước đây rằng ông sẵn sàng đàm phán, nhưng vì Ukraine không được nhắc đến trong bài phát biểu nhậm chức của Tổng thống Donald Trump nên người ta đang đồn đoán liệu tổng thống Hoa Kỳ có thể đưa Nga vào bàn đàm phán và thực hiện lời cam kết chấm dứt chiến tranh nhanh chóng hay không.

Biên bản cuộc họp của Hội đồng An ninh Nga tại Điện Cẩm Linh hôm thứ Hai đã nêu rõ Putin đã giới thiệu Lavrov để thảo luận về tác động của chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mạc Tư Khoa như Trung Đông.

Lavrov lưu ý đến sự khẳng định của Tổng thống Donald Trump rằng ông có thể chấm dứt chiến tranh một cách nhanh chóng và Ngoại trưởng nói thêm rằng lập trường của Nga bao gồm cả việc không chấp nhận tư cách thành viên NATO của Ukraine.

Sau đó, Putin phát biểu, hoan nghênh những bình luận của chính quyền Tổng thống Donald Trump trước ngày nhậm chức về việc muốn khôi phục lại các mối quan hệ trực tiếp với Mạc Tư Khoa, điều mà ông cho là đã trở nên tồi tệ trong nhiệm kỳ của Tổng thống Biden.

Tổng thống Nga cho biết Mạc Tư Khoa “sẵn sàng đối thoại” với chính quyền mới của Hoa Kỳ về cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng điều quan trọng nhất là phải loại bỏ tận gốc rễ của vấn đề.

Vào ngày 26 tháng 12, Lavrov đã xác định những nguyên nhân gốc rễ này là cáo buộc của Mạc Tư Khoa về sự mở rộng về phía đông của NATO và sự phân biệt đối xử của chính phủ Ukraine đối với người Nga và tiếng Nga.

Putin, Lavrov và các quan chức cao cấp khác gần đây đã tuyên bố rằng Điện Cẩm Linh sẽ không xem xét thỏa hiệp đối với các yêu cầu trước cuộc xâm lược toàn diện về việc Ukraine phải duy trì trung lập vĩnh viễn, hạn chế quân đội và loại bỏ chính phủ.

Putin cho biết hôm thứ Hai rằng sẽ không có lệnh ngừng bắn cho phép các lực lượng tập hợp lại và tái vũ trang, nhưng ISW cho biết rằng việc ông nhắc đến “hòa bình lâu dài” không có nghĩa là ông sẽ lùi bước trước những yêu cầu đòi hỏi “đầu hàng hoàn toàn” của Ukraine.

Sau khi trở lại Phòng Bầu dục, Tổng thống Donald Trump nói với các phóng viên rằng Putin nên tìm kiếm một thỏa thuận hòa bình, nếu không đất nước sẽ phải đối mặt với “rắc rối lớn”.

Putin phát biểu vào ngày 20 tháng Giêng: “Tôi nhấn mạnh rằng chúng tôi chưa bao giờ từ chối. Chúng tôi luôn sẵn sàng duy trì mối quan hệ hợp tác suôn sẻ với bất kỳ chính quyền Hoa Kỳ nào, như tôi đã nói nhiều lần”.

Tổng thống Donald Trump nói vào ngày 20 tháng Giêng: “Ông ấy nên thực hiện một thỏa thuận. Tôi nghĩ ông ấy đang hủy hoại nước Nga bằng cách không thực hiện một thỏa thuận”, Tổng thống Donald Trump tuyên bố. “Tôi nghĩ Nga sẽ gặp rắc rối lớn”.

Ông cho biết kế hoạch gặp mặt với Putin đang được tiến hành và CNN đưa tin cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo có thể diễn ra trong những ngày tới.

Ông cho biết ông có mối quan hệ tốt với Putin và hy vọng hai bên sẽ đạt được thỏa thuận, nhưng Ngoại trưởng Marco Rubio cho biết các cuộc đàm phán sẽ rất khó khăn và mỗi bên sẽ phải nhượng bộ một số điều.

[Newsweek: Putin Discusses Ukraine Negotiations as Trump Takes Office]

8. Tổng thống Donald Trump cho biết bức thư cựu Tổng thống Joe Biden gửi cho ông trước khi rời Tòa Bạch Ốc là một lá thư rất đẹp và tử tế

Trong cuộc họp báo chiều thứ Ba, Tổng thống Donald Trump đã chia sẻ một số chi tiết về lá thư mà cựu Tổng thống Joe Biden để lại cho ông tại Phòng Bầu dục, như thông lệ các tổng thống sắp mãn nhiệm thường làm cho người kế nhiệm.

Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Biden đã có mối quan hệ đầy sóng gió kể từ khi Tổng thống Donald Trump lần đầu tham gia chính trường trong cuộc đua tổng thống vào năm 2015. Tổng thống Biden, khi đó là phó tổng thống của Barack Obama, thường xuyên chỉ trích Tổng thống Donald Trump trong khi vận động tranh cử cho ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ lúc bấy giờ là Hillary Clinton.

Căng thẳng giữa hai người đàn ông tăng lên một bậc khi Tổng thống Biden trở thành ứng cử viên của đảng Dân chủ vào năm 2020, khiến ông phải đối đầu trực tiếp với Tổng thống đắc cử Donald Trump, người đang tranh cử nhiệm kỳ thứ hai. Tổng thống Biden trở nên đặc biệt tức giận khi Tổng thống Donald Trump truy đuổi con trai ông, Hunter, trong chiến dịch tranh cử, cáo buộc ông tham nhũng và tấn công gia đình Tổng thống Biden.

Tổng thống Donald Trump từ chối chấp nhận chiến thắng của Tổng thống Biden trong cuộc bầu cử năm 2020 và sự thù địch của ông đối với Tổng thống Biden lên đến đỉnh điểm vào cuộc bạo loạn tại Điện Capitol ngày 6 Tháng Giêng năm 2021, khi đám đông những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump tức giận đã xông vào Điện Capitol Hoa Kỳ sau khi Tổng thống Donald Trump thúc giục họ ngăn Quốc hội chứng nhận chiến thắng bầu cử của Tổng thống Biden.

Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump vẫn tiếp tục truyền thống của một tổng thống là viết thư cho người kế nhiệm và để lại một ghi chú tại Phòng Bầu dục cho Tổng thống Biden, mặc dù trước đó Tổng thống Trump đã chọn không tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống Biden.

“Đó là một lá thư mang tính truyền cảm hứng, bạn biết đấy, hãy tận hưởng nó, làm tốt công việc của mình,” Tổng thống Donald Trump nói với các phóng viên vào thứ Ba. “Quan trọng, rất quan trọng, công việc này quan trọng như thế nào.”

Tổng thống Donald Trump cho biết ông có thể công khai bức thư của Tổng thống Biden.

“Nhưng tôi có thể—tôi nghĩ đó là một lá thư hay,” tổng thống nói. “Tôi nghĩ tôi nên cho mọi người xem vì đó là một điều tích cực đối với ông ấy khi viết nó. Tôi đánh giá cao lá thư. Tôi đánh giá cao lá thư.”

Tổng thống Donald Trump đưa ra nhận xét sau khi công bố việc thành lập một công ty mới có tên là Stargate. Ông đưa ra thông báo này cùng với CEO của SoftBank Group Masayoshi Son, CEO của OpenAI Sam Altman và Chủ tịch Oracle Corp. Larry Ellison.

Mọi tổng thống kể từ Ronald Reagan đều viết một bức thư chúc mừng người kế nhiệm và để nó trong ngăn kéo bàn làm việc tại Phòng Bầu dục ngay trước khi rời Tòa Bạch Ốc vào cuối nhiệm kỳ.



9. Na Uy lạnh nhạt với yêu cầu tăng chi tiêu quốc phòng lớn của Tổng thống Donald Trump

Na Uy là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới, nhưng không tuân thủ yêu cầu của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump rằng các thành viên NATO phải tăng ngân sách quốc phòng lên 5 phần trăm GDP.

“Tôi đã chuẩn bị cho những cuộc thảo luận mới về các mục tiêu. Nhưng tôi nghĩ bạn cũng phải lưu ý rằng trong số 32 đồng minh sẽ có những quan điểm khác nhau về vấn đề này và cũng có những điểm khởi đầu khác nhau. Không phải tất cả mọi người đều đạt 2 phần trăm”, Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Bjørn Arild Gram nói với POLITICO.

Mục tiêu hiện tại của liên minh là 32 quốc gia thành viên chi ít nhất 2 phần trăm GDP cho quân đội của họ.

Không phải là Na Uy không chi tiêu nhiều hơn.

Quốc gia có đường biên giới Bắc Cực giáp với Nga này đã liên tục tăng ngân sách quốc phòng kể từ năm 2014, khi NATO đặt mục tiêu 2% GDP.

Năm đó, Na Uy đã chi 1,54 phần trăm GDP cho quân đội, xếp ở mức trung bình trong số các đồng minh NATO.

Năm nay, đất nước này đặt mục tiêu chi 2,16 phần trăm GDP cho quốc phòng, sau khi tăng ngân sách quân sự thêm 19,2 tỷ krone, hay 1,6 tỷ euro, lên 110,1 tỷ krone từ năm 2024 đến năm 2025.

Gram cho biết: “Chúng tôi sẽ tăng gần gấp đôi chi tiêu quốc phòng trong vài năm tới”, đồng thời nói thêm rằng mức tăng so với năm ngoái là mức tăng lớn nhất của Na Uy kể từ “lần tăng chi tiêu quốc phòng vào đầu những năm 1950 do Chiến tranh Bắc Hàn”.

Nhưng tăng từ 2 phần trăm lên 5 phần trăm là một bước nhảy vọt đối với hầu hết các thành viên liên minh, ngay cả Hoa Kỳ, quốc gia hiện đang chi 3,4 phần trăm GDP cho quân đội.

“Tôi nghĩ rằng đây cũng sẽ là một cuộc tranh luận ở Hoa Kỳ vì họ còn rất xa mục tiêu 5 phần trăm”, Gram nói.

Ông lập luận rằng chi tiêu theo tỷ lệ phần trăm GDP “không phải là tất cả”.

“Đối với Na Uy, GDP thay đổi nhiều hơn một chút so với hầu hết các quốc gia khác do sản lượng dầu và giá cả”, Gram cho biết.

Ông lưu ý rằng nền kinh tế của nước xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch đã suy giảm trong thời kỳ đại dịch khi giá dầu và khí đốt giảm mạnh do hoạt động kinh tế toàn cầu chậm lại. “Trong những năm đại dịch, chúng tôi đã đạt 2 phần trăm [GDP], nhưng điều đó không phải do ngân sách quốc phòng tăng nhiều như vậy. Mà là do GDP giảm”, ông nói.

Bất chấp lời cảnh báo đó, Gram cho biết mục tiêu cuối cùng của Na Uy là tăng ngân sách quốc phòng lên 3 phần trăm nền kinh tế vào cuối thập niên này.

Động lực lớn thúc đẩy chi tiêu cao hơn là chương trình mua sắm khinh hạm mới khổng lồ của đất nước. Na Uy đặt mục tiêu mua năm hoặc sáu tàu chiến chống ngầm, được trang bị trực thăng trên tàu.

“Đây là một đợt mua sắm rất lớn đối với chúng tôi,” Gram nói, trích dẫn tổng chi phí từ 20 đến 30 tỷ euro. “Về mặt kinh tế, đây sẽ là đợt mua sắm lớn nhất trong lịch sử quốc phòng hiện đại của Na Uy... Đây là một điều rất lớn.”

Na Uy đã tiếp cận Pháp, Đức, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ để thảo luận về quan hệ đối tác chiến lược tiềm năng nhằm đóng tàu và sẽ đưa ra quyết định cuối năm nay.

[Politico: Norway cool on Trump’s demand for a massive defense spending increase]

10. Khao khát hòa bình, Ukraine chào đón Tổng thống Donald Trump

Chỉ vài tháng trước, Kyiv đã rất lo sợ rằng nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Ông Donald Trump sẽ buộc Ukraine phải đầu hàng Vladimir Putin. Ngày nay, họ đang đặt hy vọng vào Tổng thống Donald Trump để chấm dứt ba năm tàn sát.

Tuần này, khi tụ họp tại Davos để tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới thường niên, người Ukraine và những người ủng hộ họ coi vị tổng thống mới nhậm chức của Hoa Kỳ là người phá vỡ thế bế tắc, có thể buộc Putin phải ngồi vào bàn đàm phán và cũng mở ra lối thoát cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.

“ Đó là sự lạc quan thực sự”, Kurt Volker, người từng phục vụ trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Donald Trump với tư cách là đại diện đặc biệt của Hoa Kỳ tại Ukraine, nói với POLITICO. “Năm 2024 giống như một năm chờ đợi. Chúng ta có các cuộc bầu cử, chúng ta có những sự xao nhãng, chính quyền Tổng thống Biden sẽ nói không, rồi họ sẽ nói có… Năm 2025 có vẻ giống như một năm hành động. Cuối cùng chúng ta cũng đang hành động”.

Kyiv không hề ảo tưởng: Rào cản đối với hòa bình không phải là người chiếm giữ Tòa Bạch Ốc, mà là người ở Điện Cẩm Linh. Nhưng khi đối mặt với sự liên tục nói không rồi nói có trong kỷ nguyên Tổng thống Biden so với sự gián đoạn của Tổng thống Donald Trump, người Ukraine dường như đã sẵn sàng để xem chuyến đi đầy mạo hiểm sẽ đưa họ đến đâu.

Bản thân Zelenskiy thừa nhận rằng Tổng thống Donald Trump cuối cùng có thể đưa Mạc Tư Khoa và Kyiv vào bàn đàm phán. “Tổng thống Donald Trump là một doanh nhân. Ông ấy biết cách gây áp lực”, Zelenskiy nói với một nhóm phóng viên hôm Thứ Ba, 21 Tháng Giêng, sau khi có bài phát biểu đầy nhiệt huyết trước đám đông tại Davos, đồng thời nói thêm rằng ông “hy vọng” về chính quyền mới.

Zelenskiy có thể bị thúc đẩy phải đưa ra những nhượng bộ mà cho đến gần đây có vẻ là không thể tưởng tượng được — ông có thể sẽ phải chấp nhận rằng Ukraine sẽ không thể quay trở lại biên giới trước chiến tranh (mặc dù ông sẽ không bao giờ công nhận vùng đất bị chinh phục là lãnh thổ của Nga) và rằng nỗ lực gia nhập NATO của nước này đã chết yểu. Điều đó đã rõ ràng từ cả những phát biểu của chính tổng thống tại Davos, và từ những người Ukraine đã đến đó để tập trung sự chú ý vào cuộc chiến ở quê hương họ và để thực hiện các thỏa thuận.

Sự khó đoán và sở thích dùng lời lẽ mạnh mẽ của Tổng thống Donald Trump có thể tạo cho Zelenskiy một lối thoát mà ông cần để thuyết phục người dân Ukraine mệt mỏi tham gia vào một thỏa thuận hòa bình thừa nhận thực tế trên thực địa: Lực lượng của Kyiv không có đủ nhân lực để chiếm lại Crimea bị tạm chiếm hoặc khu vực Donbas ở phía đông.

Nhưng nếu Zelenskiy chơi đúng bài, Putin có thể phải tự trả giá.

Lạm phát ở Nga đang ngoài tầm kiểm soát, lãi suất bị đóng băng một cách giả tạo ở mức cao ngất ngưởng là 21 phần trăm, thiếu hụt lao động và thương vong hàng loạt do chiến tranh — “điều này không thể bền vững trong xã hội”, Volker, cựu đại diện đặc biệt của Tổng thống Donald Trump tại Ukraine, cho biết.

Trong một lời kêu gọi rõ ràng tới những thôi thúc cơ bản của Tổng thống Donald Trump (và những quan điểm của ông ta), Zelenskiy đã chỉ trích Âu Châu trong bài phát biểu trước đám đông tại Davos vào thứ Ba, than thở về việc chi tiêu quốc phòng thiếu hiệu quả của Âu Châu, ủng hộ mục tiêu chi tiêu 5 phần trăm cho NATO của Tổng thống Donald Trump và chỉ trích Liên minh Âu Châu vì “tập trung nhiều hơn vào quy định hơn là tự do”.

“Tổng thống Donald Trump, ông ấy đã nói với tôi rằng… ông ấy sẽ làm mọi thứ để chấm dứt chiến tranh trong năm nay. Và tôi đã nói với ông ấy, 'chúng tôi là đối tác của ông,'“ Zelenskiy nói.

“Tổng thống Zelenskiy đã chơi rất tốt,” Volker nhận xét. “Bằng cách liên kết với những gì Tổng thống Donald Trump muốn, ông ấy đã nói rõ rằng vấn đề không phải là Ukraine. Vấn đề là Putin.”

Những tuần tiếp theo sẽ rất quan trọng đối với Kyiv và Mạc Tư Khoa.

[Politico: Desperate for peace, Ukraine embraces Trump]
 
Các nhà lãnh đạo Công Giáo và Chính thống gặp nhau ở Ukraine. 200 câu hỏi thường gặp về đức tin
VietCatholic Media
17:13 22/01/2025


1. Các nhà lãnh đạo Công Giáo và Chính thống giáo gặp nhau tại Ukraine khi các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga tăng cường

Những nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương và Giáo hội Chính thống giáo Ukraine đã họp để thảo luận về hợp tác đại kết, vài giờ trước khi Nga tiến hành cuộc ném bom dữ dội vào nước này.

Hôm 14 tháng Giêng, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, người lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Đông phương lớn nhất trong số 32 Giáo Hội Công Giáo Đông phương, đã gặp Thượng phụ Epiphanius I, lãnh đạo Giáo hội Chính thống giáo Ukraine, Giáo hội tự trị Ukraine được Thượng phụ Constantinople công nhận nhưng không được Giáo hội Chính thống giáo Nga công nhận

Cuộc họp diễn ra ngay trước cuộc tấn công qua đêm của lực lượng Nga, những người đã phóng hỏa tiễn vào cơ sở hạ tầng dân sự chiến lược ở phía tây Ukraine, khiến nhiều khu vực của đất nước này mất điện vào giữa mùa đông giá lạnh.

Do cuộc không kích diễn ra gần biên giới Ba Lan nên các máy bay phản lực của NATO phải được điều động để đáp trả.

Trong cuộc gặp ngày 14 tháng Giêng, hai nhà lãnh đạo Giáo hội đã thảo luận về các chuyến đi quốc tế gần đây của họ để củng cố sự ủng hộ cho Ukraine trước cuộc xâm lược đang diễn ra của Nga, và những nỗ lực của họ nhằm bảo đảm một thỏa thuận hòa bình: Tổng giám mục Shevchuk đã đến thăm nhà lãnh đạo cộng đồng Chính thống giáo, Đức Thượng phụ Đại kết Bácthôlômêô của Constantinople vào tháng 10 và Đức Thượng phụ Epiphanius đã đến Vatican để đàm phán vào tháng trước — chuyến thăm đầu tiên như vậy của nhà lãnh đạo OCU.

Trong những tuần gần đây, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ám chỉ rằng ngài sẽ chấp nhận lời mời từ lâu đến thăm Ukraine, mặc dù ngày giờ chuyến thăm vẫn chưa được ấn định, và các nhà ngoại giao ở Nga, Ukraine và Vatican đều kỳ vọng tình hình sẽ tiến triển hơn nữa khi Tổng thống Ông Donald Trump trở lại Tòa Bạch Ốc; Tổng thống đắc cử Donald Trump đã tuyên bố chấm dứt chiến tranh ở Ukraine sẽ là ưu tiên chính sách trước mắt.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã đưa việc làm trung gian hòa bình ở Ukraine trở thành ưu tiên chính, bao gồm việc bảo đảm sự trở về của hàng ngàn trẻ em Ukraine bị lực lượng Nga bắt cóc và trục xuất. Để đạt được mục đích đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử Hồng Y Matteo Zuppi đến thăm Mạc Tư Khoa, Kyiv và Washington với tư cách là đặc phái viên hòa bình cá nhân của mình.

Năm ngoái, hai linh mục Công Giáo đã được thả khỏi nhà tù Nga sau gần hai năm bị giam cầm. Mặc dù chi tiết vẫn chưa rõ ràng, nhưng người ta tin rằng các nhà ngoại giao từ Tòa thánh đã đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự tự do cho họ.

Tuy nhiên, bất chấp những lời đề nghị đó, các nhà lãnh đạo Ukraine, bao gồm cả người Công Giáo, đôi khi vẫn chỉ trích gay gắt các biện pháp can thiệp của Vatican, bao gồm cả những tuyên bố của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về cách tăng cường hợp tác giữa các Giáo hội, cụ thể là thông qua hoạt động của Hội đồng các Giáo hội và Tổ chức tôn giáo Ukraine, một cơ quan bao gồm tất cả các Giáo hội và cộng đồng tôn giáo trong nước.


Source:Pillar

2. 200 câu hỏi thường gặp và những câu trả lời về đức tin Công Giáo

Đức Ông Charles Pope, là cha tổng đại diện của tổng giáo phận Washington DC, và phụ trách một lớp Kinh Thánh tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Ngài đã viết một cuốn sách có nhan đề “200 Questions and Answers On the Catholic Faith”, nghĩa là “200 câu hỏi và những câu trả lời về đức tin Công Giáo”.

Chúng tôi sẽ lần lượt dịch ra tiếng Việt toàn bộ cuốn sách này.

Vài nét về tác giả:

Cha Charles Pope được thụ phong linh mục vào năm 1989 cho Tổng Giáo phận Washington, DC, sau khi theo học tại Chủng viện Mount St. Mary ở Emmitsburg, Maryland. Tại đó, ngài đã nhận được cả bằng Thạc Sĩ Thần học Cơ bản và bằng Thạc sĩ Thần học Đạo đức. Trước khi vào Chủng viện, ngài đã nhận được bằng Cử nhân Khoa học từ Đại học George Mason ở Virginia và làm việc một thời gian ngắn cho Quân đoàn Công binh Lục quân. Trong những năm đó, ngài cũng là một ca trưởng, chỉ huy dàn hợp xướng và nghệ sĩ đàn organ tại hai Giáo xứ Công Giáo.

Ngài đã phục vụ tại năm giáo xứ khác nhau trong 35 năm làm linh mục, 14 năm trong số đó là cha xứ tại hai giáo xứ khác nhau. Hiện tại ngài là Cha sở của Giáo xứ Holy Comforter–Saint Cyprian. Tôi cũng là tổng đại diện của Tổng giáo phận, đã phục vụ trong ban nhân sự linh mục, Hội đồng Linh mục và là một trong những Cố vấn cho Tổng giáo phận. Về mặt mục vụ, ngài đã phục vụ với tư cách là điều phối viên cho Legion of Mary và hiện là điều phối viên cho việc cử hành Thánh lễ La tinh đặc biệt. Ngài đã có nhiều buổi tĩnh tâm và nói chuyện cho giáo dân và giáo sĩ trên khắp Tổng giáo phận và, khi thời gian hiếm khi cho phép, ở những nơi khác trên cả nước.

Trong phần mở đầu, vị linh mục viết:

Cuộc sống đầy rẫy những câu hỏi. Theo một cách nào đó, đức tin của chúng ta bắt đầu bằng một câu hỏi. Vào ngày chịu phép rửa tội, bạn đã được hỏi một câu hỏi: “Bạn xin gì từ Giáo hội của Chúa?” Và bạn, hoặc người đỡ đầu của bạn, đã trả lời, “Phép rửa tội.” Những người lớn đã chịu phép rửa tội được hỏi thêm, “Phép rửa tội mang lại cho bạn điều gì?” Và một lần nữa, câu trả lời được đưa ra: “Sự sống vĩnh cửu.”

Vâng, cuộc sống đầy rẫy những câu hỏi, ngay từ lúc khởi đầu. Câu hỏi, từ tiếng Latin quaero, có nghĩa là tìm kiếm hoặc khám phá. Câu trả lời, khi bắt nguồn từ sự thật, cũng là những điều rất quý giá.

Các câu hỏi và câu trả lời sau đây đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau như phụng vụ, đời sống đạo đức, hôn nhân và gia đình, đạo đức sinh học, văn hóa và đức tin, lịch sử Giáo hội, hộ giáo, v.v.

Câu hỏi thứ nhất: Một trong những phản đối phổ biến của con trai trưởng thành của con về việc đi Nhà thờ là tất cả tội lỗi và sự giả hình trong Giáo Hội là không thể chấp nhận được đối với cháu. Cha có lời khuyên nào về cách phản ứng lại với điều này không?



Vâng, tất nhiên, đây là một trong những phản đối mà Chúa Giêsu phải đối mặt từ những người Pharisêu. Họ nói: “Người này chào đón những người tội lỗi và ăn uống với họ” (Luca 15:2). Thật là một điều đáng chú ý, Chúa Giêsu được tìm thấy giữa những người tội lỗi, thậm chí là giữa những kẻ đạo đức giả. Người không được tìm thấy ở những nơi hoàn hảo trong “Giáo Hội” tưởng tượng của chúng ta. Người không chỉ được tìm thấy ở những nơi hoặc nhóm được coi là đáng mong muốn, Người được tìm thấy ở nơi Người được tìm thấy: đó là giữa những người tội lỗi. Thật vậy, một hình ảnh tiêu biểu cho Giáo hội là Chúa Kitô, bị đóng đinh giữa hai tên trộm!

Đối với sự giả dối, chúng ta nên tự hỏi liệu có con người nào trên hành tinh này, ngoại trừ những vị thánh anh hùng nhất, hoàn toàn thoát khỏi vấn đề phổ biến này của con người không. Chắc chắn con trai của bạn không thể coi mình hoàn toàn thoát khỏi điều đó, phải không?

Về mặt sứ mệnh, Giáo hội là bệnh viện cho những người tội lỗi, và điều đó có nghĩa là những người tội lỗi sẽ được tìm thấy ở đó. Nhưng cũng ở đó, người ta tìm thấy phương dược, thuốc men là các bí tích, là sự khôn ngoan của Kinh thánh, là sự chữa lành, và sự khích lệ, cả sự khuyên răn nữa. Và vâng, những người tội lỗi… thậm chí một số người trong tình trạng nguy kịch. Chúng ta biết tội lỗi của mình. Đó là lý do tại sao chúng ta có tòa giải tội ở mọi giáo xứ. Tạ ơn Chúa, chúng ta luôn có chỗ cho thêm một người tội lỗi nữa.

Đối với những người tìm kiếm Chúa Kitô ngoài Giáo hội, nghĩa là ngoài Thân thể của Người: tôi muốn nói đó là điều không thể làm được. Chúa Kitô được tìm thấy với thân thể của Người, là Giáo hội. Người kết giao với những người tội lỗi và giữ họ gần gũi. Người kết hợp họ vào thân thể của Người qua phép rửa tội và tìm kiếm họ khi họ lạc lối.

Hãy nói với con trai bạn rằng Chúa Giêsu yêu thương những người tội lỗi và không ngại ngùng khi ở cùng họ và gọi họ là anh em của Ngài. Hãy tham gia cùng chúng tôi!

Câu hỏi thứ hai: Satan có biết Chúa Giêsu là Thiên Chúa không, hay hắn chỉ đang cám dỗ bản chất con người của Ngài?



Có vẻ như Satan và các tà linh khác biết Chúa Giêsu là Thiên Chúa, ít nhất là theo một cách chung chung nào đó. Kinh thánh tường thuật: Bất cứ khi nào các tà linh nhìn thấy Người, chúng sấp mình xuống trước mặt Người và kêu lên: “Người là Con Thiên Chúa” (Mc 3:11). Một lần khác, một con quỷ kêu lên: Tôi biết Người là ai-‐-‐Đấng Thánh của Thiên Chúa!” (Mc 1:24).

Có những đoạn văn tương tự (ví dụ Mc 1:34 và Lc 4:41).

Nói như vậy, chúng ta không nên kết luận rằng Satan có kiến thức toàn diện hoặc hoàn hảo về Chúa Giêsu, và toàn bộ kế hoạch cứu rỗi. Nếu Satan có kiến thức toàn diện như vậy, đặc biệt là về kế hoạch của Chúa, hắn sẽ không truyền cảm hứng cho việc đóng đinh Chúa Giêsu, vì chính qua cuộc thương khó của Chúa mà Satan đã bị đánh bại.

Do đó, có bằng chứng cho thấy Satan có hiểu biết cơ bản về thần tính và kế hoạch của Chúa Giêsu, nhưng hiểu biết đó bị hạn chế và có thể còn thiếu sót ở một mức độ nào đó, vì trí tuệ của hắn bị lu mờ bởi tội lỗi và những cơn thịnh nộ.

Tuy nhiên, khi Satan cám dỗ Chúa Giêsu, hắn chỉ có thể tấn công vào bản chất con người và ý chí con người của Ngài, mặc dù hắn biết Chúa Giêsu cũng là Thiên Chúa.

3. 200 câu hỏi thường gặp và những câu trả lời về đức tin Công Giáo

Đức Ông Charles Pope, là cha tổng đại diện của tổng giáo phận Washington DC, và phụ trách một lớp Kinh Thánh tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Ngài đã viết một cuốn sách có nhan đề “200 Questions and Answers On the Catholic Faith”, nghĩa là “200 câu hỏi và những câu trả lời về đức tin Công Giáo”.

Chúng tôi sẽ lần lượt dịch ra tiếng Việt toàn bộ cuốn sách này.

Câu hỏi thứ ba: Chúng ta gọi các linh mục của mình là “Cha”. Nhưng Chúa Giêsu dạy trong Kinh thánh rằng chúng ta không được gọi bất kỳ ai trên trái đất là “cha” (Mt 23:9). Làm sao con có thể giải thích tại sao chúng ta, những người Công Giáo, lại dùng thuật ngữ này để chỉ các linh mục?



Nếu mục đích của Chúa Giêsu là xóa bỏ việc sử dụng từ “cha” khi nói đến nam giới loài người, thì có vẻ như các tác giả Tân Ước khác không bao giờ nắm được ý hướng này. Chỉ riêng trong Tân Ước đã có 195 lần sử dụng từ “cha” để nói đến nam giới loài người trên trái đất. Do đó, có vẻ rõ ràng rằng việc hiểu lời của Chúa rằng chúng ta phải xóa bỏ hoàn toàn thuật ngữ này đối với bất kỳ ai, ngoài Chúa ra, hoàn toàn không được hỗ trợ bởi thực hành rõ ràng trong chính Kinh thánh.

Tập tục gọi linh mục là “Cha” của Công Giáo có nhiều ý nghĩa.

Theo một nghĩa nào đó, nó được hiểu như một thuật ngữ gia đình trìu mến. Các giáo xứ giống như một gia đình và sử dụng các thuật ngữ gia đình như “anh em” và “chị em” cho nam và nữ tu sĩ, “mẹ” cho bề trên của một nhóm nữ tu, và “cha” cho các linh mục.

Các linh mục bắt chước cha đẻ theo cách thiêng liêng. Cũng như cha ban sự sống, thức ăn, sự khích lệ và chỉ dẫn, các linh mục cũng ban cho chúng ta những điều này theo trật tự thiêng liêng. Các ngài ban sự sống thiêng liêng bằng quyền năng của Chúa tại giếng rửa tội, ban thức ăn qua Bí tích Thánh Thể và đáp ứng các nhu cầu thiêng liêng khác thông qua các bí tích khác và bằng sự chỉ dẫn và khích lệ.

Vì vậy, theo phép loại suy, chúng ta gọi các linh mục là “cha”. Thánh Phaolô tự gọi mình là cha: “... anh em có nhiều người hướng dẫn nhưng không có nhiều cha, vì tôi đã trở thành cha của anh em trong Chúa Giêsu Kitô qua Tin Mừng, hay 1 Cor 4:15. Vì anh em biết, như một người cha với con cái mình, chúng tôi đã khuyên nhủ và truyền cho mỗi người trong anh em hãy sống một cuộc đời xứng đáng với Thiên Chúa, hay 1 Thess 2:10. Timôthêô... như một người con với một người cha đã phục vụ tôi trong Tin Mừng. (Phil 2:22)

Chúng ta có thể thấy cách gọi các linh mục là “cha”, theo nghĩa này, không trái với các nguyên tắc Kinh thánh. Bản thân Thánh Phaolô cũng sử dụng thuật ngữ “cha” theo cách này.

Khi nói “Đừng gọi ai trên đất là Cha của các con”, Chúa Giêsu nhấn mạnh rằng Thiên Chúa là Đấng tối cao. Không có người cha trần gian nào, về mặt sinh học hay tâm linh, có thể cai trị hoặc thay thế được Cha trên trời. Thiên Chúa cuối cùng là Cha của mọi người cha, và chúng ta không bao giờ có thể gọi bất kỳ người đàn ông nào là “cha” như chúng ta gọi Thiên Chúa là “Cha”.

Câu hỏi thứ tư: Con không hiểu tại sao sự phản bội Chúa Giêsu của Giuđa lại quan trọng đến vậy. Chắc chắn các Thượng tế và những người khác muốn giết Ngài biết Ngài là ai và có thể tìm thấy Ngài mà không cần đến Giuđa. Và Thánh Phêrô chẳng phải cũng đã phản bội Chúa Giêsu bằng cách chối Chúa ba lần sao? Sự phản bội của Thánh Phêrô có ít gây hại hơn Giuđa không?



Trên thực tế, các nhà lãnh đạo Đền thờ có thể tìm thấy và bắt giữ Chúa Giêsu khi Người ở nơi công cộng nhưng, như Kinh thánh đã nói, họ sợ đám đông có thể nổi loạn vì hành động như vậy (ví dụ: Matt 21:46). Để tìm thấy Chúa Giêsu vào một khoảnh khắc riêng tư hơn chắc chắn sẽ cần nhiều “kiến thức bên trong” hơn, mà Giuđa có thể cung cấp.

Về mặt thần học, không ai có thể đặt tay lên Chúa Giêsu cho đến khi “giờ” của Người đến. Người luôn có thể tránh những nỗ lực bắt giữ của họ (ví dụ: Ga 8:20), cho đến khi Người tự nguyện hy sinh mạng sống mình. Điều này cũng có thể khiến các nhà lãnh đạo Đền thờ kết luận rằng họ cần thông tin nội bộ.

Trong khi Chúa có thể cho phép một cách khác để Chúa Giêsu bị bắt giữ, Giuđa đã làm ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Ngay cả người bạn thân thiết của tôi, người đã cùng ăn bánh với tôi, cũng trở mặt cùng tôi (Tv 41:9).

Sự phản bội và sự chối bỏ về cơ bản là khác nhau. Qua sự phản bội, Giuđa đã trao nộp Chúa Giêsu. Sự chối bỏ, mặc dù chắc chắn là tội lỗi, là phủ nhận sự liên kết với Chúa Giêsu, nhưng không phải là trao nộp Người. Do đó, nó ít gây hại cho Chúa Giêsu hơn những gì Giuđa đã làm.

Câu hỏi thứ năm: Bạn thân của con (từ hồi mẫu giáo) đang lặp lại lời thề hôn nhân. Con đã ủng hộ cô ấy khi cô ấy kết hôn trong Nhà thờ cách đây 10 năm và cô ấy cũng yêu cầu con làm như vậy lần này-‐-‐nhưng vấn đề là cô ấy đã rời khỏi Giáo Hội Công Giáo và buổi lễ này diễn ra tại một nhà thờ Giám lý. Con có được phép làm nhân chứng trong nghi thức lặp lại lời thề hôn nhân của cô ấy không? Con rất đau lòng khi cô ấy không còn tin vào nhiều giáo lý của Giáo hội nhưng có vẻ như cô ấy vẫn đang tìm kiếm sự viên mãn về mặt tinh thần.



Có những trường hợp mà một người Công Giáo không nên có mặt tại một đám cưới hoặc buổi lễ liên quan đến đám cưới. Ví dụ, khi một người Công Giáo kết hôn bên ngoài Giáo Hội mà không được phép hoặc khi một trong hai bên không đủ điều kiện để kết hôn (ví dụ: khi một hoặc cả hai đã kết hôn trước đó và chưa được phép tiêu hôn). Trong những trường hợp như vậy, người Công Giáo, thậm chí là thành viên gia đình, không nên tham dự các buổi lễ như vậy.

Tuy nhiên, trong trường hợp bạn mô tả, không có vấn đề gì về giáo luật liên quan.

Trước hết, đây không thực sự là một đám cưới hay lễ kỷ niệm một bí tích, mà chỉ là một lễ lặp lại lời thề cho một ngày kỷ niệm. Thứ hai, ngay cả khi đây là một cuộc hôn nhân thực sự, và giả sử cả hai đều được tự do kết hôn, thì có vẻ như, từ những gì bạn buồn bã nêu ra, cô ấy đã rời khỏi Giáo Hội Công Giáo bằng hành động chính thức. Do đó, cô ấy không có nghĩa vụ phải tuân theo tất cả các chuẩn mực Công Giáo về đám cưới, chẳng hạn như phải có một linh mục hoặc phó tế Công Giáo làm chứng cho cuộc hôn nhân của mình.

Do đó, chúng tôi yêu cầu phán đoán thận trọng từ phía bạn. Thông thường trong những trường hợp như vậy, chúng ta nên làm những gì tốt nhất để giữ cho mối quan hệ bền chặt và các kênh giao tiếp luôn thông suốt. Điều này có thể giúp người bạn ấy có thể quay trở lại Giáo hội. Việc trì hoãn tham dự một cách không cần thiết có thể gây tổn thương hoặc xa lánh và khiến khả năng người bạn ấy quay trở lại Giáo hội càng thấp hơn.

Việc bạn tham dự lễ lặp lại lời thề này, thậm chí là đứng ra ủng hộ cô ấy như một trong “đoàn tùy tùng đám cưới” không tự nó khẳng định quyết định rời khỏi Giáo hội của cô ấy. Thay vào đó, có vẻ như, đó là sự khẳng định cho mười năm chung sống, chắc chắn là điều đáng để ăn mừng.

4. Đức Giám Mục Ý và tờ báo của Hội Đồng Giám Mục phủ nhận các báo cáo của phương tiện truyền thông về việc chấp nhận đàn ông đồng tính vào chủng viện

Chủ tịch Ủy ban Giám mục Ý về Giáo sĩ và Đời sống Thánh hiến cùng tờ báo của Hội Đồng Giám Mục Ý đã phủ nhận các báo cáo của giới truyền thông rằng các chuẩn mực mới được phê duyệt về việc đào tạo chủng sinh Ý cho phép những người đàn ông đồng tính độc thân được nhận vào chủng viện.

Theo một bài báo trên Avvenire hay Tương Lai, “các chuẩn mực về việc không chấp nhận những người đồng tính vào chức linh mục không thay đổi”. Việc làm rõ này “trở nên cần thiết sau khi một số cơ quan báo chí đọc một cách phiến diện và không theo ngữ cảnh đoạn 44 của tài liệu đề cập chính xác đến chủ đề đồng tính luyến ái”.

Đức Giám Mục Stefano Manetti của Fiesole, chủ tịch Ủy ban Giám mục Ý về Giáo sĩ và Đời sống Thánh hiến, cho biết: “Khẳng định rằng đoạn văn này cho phép những người đàn ông đồng tính được nhận vào các chủng viện “không phải là cách diễn giải chính xác, bởi vì ngay từ đầu đoạn văn đã nhắc lại các chuẩn mực của giáo quyền”.

Năm 2016, Bộ Giáo sĩ của Vatican đã ban hành các quy định sửa đổi cho việc đào tạo chủng sinh và yêu cầu các hội đồng giám mục sửa đổi các quy định quốc gia của riêng họ theo các quy định của Vatican. Vào tháng 11 năm 2023, các giám mục Ý đã phê duyệt các quy định quốc gia đã sửa đổi của các ngài và đệ trình lên Vatican để phê duyệt cuối cùng. Bộ Giáo sĩ của Vatican đã phê duyệt các quy định quốc gia đã sửa đổi vào tháng 12 năm 2024 trong thời hạn ba năm và hội đồng giám mục Ý đã công bố chúng vào ngày 9 tháng Giêng.

Các chuẩn mực của Vatican năm 2016 đề cập đến chủ đề về nam giới có khuynh hướng đồng tính luyến ái trong các đoạn 199-201. Trích dẫn một tài liệu của Vatican năm 2005, đoạn 199 của các chuẩn mực của Vatican năm 2016 bắt đầu như sau:

Liên quan đến những người có khuynh hướng đồng tính luyến ái tìm cách được nhận vào Chủng viện, hoặc bị phát hiện ra tình trạng như vậy trong quá trình đào tạo, phù hợp với Huấn quyền của chính mình, “Giáo hội, trong khi tôn trọng sâu sắc những người được đề cập, không thể chấp nhận vào chủng viện hoặc vào chức thánh những người thực hành đồng tính luyến ái, thể hiện khuynh hướng đồng tính luyến ái sâu sắc hoặc ủng hộ cái gọi là 'văn hóa đồng tính'. Trên thực tế, những người như vậy thấy mình trong một tình huống cản trở nghiêm trọng đến việc họ có mối quan hệ đúng đắn với nam giới và phụ nữ”.


Source:Catholic World News

5. Nhà trừ tà cảnh báo: 9 hành động cần tránh khi chiến đấu với quỷ dữ

Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trong video được công bố hôm 6 Tháng Giêng, ngài đã trình bày tuyên bố mới nhất của Hiệp hội trừ tà quốc tế liên quan đến những lạm dụng của một số linh mục và những người thánh hiến trong lãnh vực trừ tà.

Trong tuyên bố này, Hiệp hội trừ tà quốc tế đã bày tỏ mối quan ngại về một số hành vi sai trái, bao gồm cả những hành vi do một số linh mục thực hiện, khiến các tín hữu tìm kiếm sự giúp đỡ bối rối khi có thể đang phải đối mặt với những hành động phi thường của ma quỷ.

Đức Ông Rossetti nhấn mạnh rằng, theo kỷ luật của Giáo Hội, trong một giáo phận, chỉ có các linh mục được đấng bản quyền địa phương giao nhiệm vụ mới có năng quyền trừ tà. Tuy nhiên, không thiếu các trường hợp, một số linh mục và những người thánh hiến cũng tự động tham gia trừ tà, và đôi khi họ hành động không khác gì một pháp sư.

Theo Đức Ông Rossetti, Hiệp hội, với khoảng 900 thành viên trừ tà trên toàn thế giới, đã đưa ra cảnh báo trong một nhằm “cung cấp những giải thích cần thiết để có thể hành động tốt trong việc ban phát lòng thương xót của Chúa thông qua chức vụ trừ tà”.

Hiệp hội đã xuất bản bài viết này vì “một số hoạt động mục vụ đã được nhận thấy rằng, thay vì phục vụ cho thân thể bị thương của Chúa Kitô, thì lại làm tăng thêm đau khổ và gây mất phương hướng”. Những những nhà trừ tà yêu cầu người Công Giáo lưu ý đến những quan sát này “để tránh những thái độ và phương pháp không phù hợp với công việc đích thực của Chúa Kitô”.

Văn bản này cũng chỉ ra rằng trong những năm gần đây, số lượng người tìm đến thầy trừ tà đã tăng lên vì mọi người tự hỏi hoặc tin rằng họ là “nạn nhân của một hành động phi thường của ma quỷ”, có thể là sự quấy nhiễu, ám ảnh, chiếm hữu hoặc phá hoại.

Tuy nhiên, các nhà trừ tà cảnh báo rằng có những trường hợp mà niềm tin này - đòi hỏi phải xác nhận bằng một cuộc kiểm tra nghiêm ngặt - thường được “những người không được đào tạo cụ thể về vấn đề này và không có lệnh từ người có thẩm quyền, hành động không đúng mực, gây ra sự nhầm lẫn trong cộng đồng dân Chúa”.

Hiệp hội Trừ tà Quốc tế cảnh báo về chín thực hành mục vụ sai lầm sau đây có thể làm mất phương hướng những người muốn thoát khỏi hành động phi thường của ma quỷ.

1. Sự ngẫu hứng và giật gân

Hiệp hội bắt đầu bằng việc chỉ trích thái độ của một số linh mục, những người tận hiến và giáo dân, những người không được đào tạo đầy đủ và không có lệnh của giám mục, “thay vì chuyển những trường hợp có thể bị ma quỷ hành động bất thường” cho một nhà trừ tà, lại sử dụng “các phương pháp giải thoát tùy tiện” không được giám mục cho phép.

“Thậm chí còn nghiêm trọng hơn khi họ ngăn cản các tín hữu tìm đến những nhà trừ tà chính thức của giáo phận mình, gợi ý rằng họ nên tìm những những nhà trừ tà nổi tiếng khác được coi là 'mạnh hơn' hoặc tuyên bố cần phải đối phó ngay trước các hoạt động ma quỷ phi thường mà họ đã phát hiện ra.”

2. Tập trung vào công việc của ma quỷ chứ không phải vào Phúc Âm

Hiệp hội chỉ ra rằng “thật đáng tiếc khi một số người, thay vì rao giảng Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô giải thoát con người khỏi ách nô lệ của sự dữ và tội lỗi, lại chỉ tập trung sự chú ý của họ vào sự hiện diện và hoạt động của ma quỷ”, khiến những người tìm kiếm sự giúp đỡ tin rằng “sự giải thoát chỉ phụ thuộc vào việc lặp đi lặp lại một cách bắt buộc các lời cầu nguyện và phước lành”, trong khi sự bình an của Chúa Kitô “chỉ có thể đạt được thông qua một cuộc sống bác ái, được nuôi dưỡng bằng lời Chúa, thông qua cầu nguyện, thông qua việc thường xuyên lãnh nhận các bí tích Thánh Thể và xưng tội, và thông qua lòng sùng kính đích thực đối với Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên Tội”.

3. Sự phân biệt thiếu thận trọng

Hiệp hội than thở rằng một số linh mục, bao gồm cả những những nhà trừ tà, đã bỏ qua “sự phân định nghiêm chỉnh và chặt chẽ được quy định bởi Praenotanda hay chỉ thị của Nghi lễ trừ tà” và sử dụng “tiêu chuẩn xa lạ với đức tin Công Giáo, xác nhận các khái niệm có nguồn gốc bí truyền hoặc Thời đại mới”. Bài báo cảnh báo rằng đây là một đường lối “không thể chấp nhận được và trái ngược với đức tin và giáo lý của Giáo hội”.

4. Thực hành mê tín

Hiệp hội cũng chỉ trích những người sử dụng các thủ tục mê tín, chẳng hạn như yêu cầu “ảnh chụp hoặc quần áo để xác định những điều xấu có thể xảy ra”, cũng như chạm vào “một số điểm nhất định trên cơ thể của tín hữu để 'chẩn đoán sự hiện diện của các thực thể ác tính' hoặc để 'trục xuất sự tiêu cực'“, hoặc gợi ý sử dụng không đúng cách các vật phẩm bí tích như nước, muối hoặc dầu thánh “mà một số người gọi là để 'trừ tà'“.

Bài báo cảnh báo rằng “đây là những thái độ không đúng đắn nuôi dưỡng tâm lý và tập tục mê tín, gây tổn hại đến phẩm giá của cơ thể, đền thờ của Chúa Thánh Thần và dẫn đến việc sử dụng ma thuật các vật phẩm được ban phước”.

5. Sự tham gia của những người không phù hợp

Bài báo nêu rằng “không thể chấp nhận được việc một số linh mục hoặc nhân viên mục vụ hợp tác với cái gọi là 'nhà ngoại cảm' hoặc những người được cho là có ân tứ” bằng cách gửi người đau khổ đến cho họ thay vì liên hệ với những những nhà trừ tà do các giám mục chỉ định.

“Tệ hơn nữa, khi chính những nhà trừ tà của giáo phận giao cho những người này nhiệm vụ mà Giáo hội đã giao phó cho họ, tức là nhiệm vụ phân định được ủy quyền về hoạt động ma quỷ phi thường thực sự.”

Hiệp hội nhắc nhở rằng những nhà trừ tà phải chịu trách nhiệm về nỗi đau khổ của người khác và “không quên dành thời gian để phân định cá nhân… để xác minh hành động phi thường có thể xảy ra của ma quỷ” và do đó cung cấp dịch vụ chăm sóc mục vụ cho các nạn nhân của hắn.

6. Không bao gồm khoa học y tế và tâm lý

Hiệp hội giải thích rằng những nhà trừ tà không chỉ tuân theo các tiêu chuẩn truyền thống để xác định xem một người có đang phải chịu đựng một hành động phi thường của ma quỷ hay không mà còn phải dựa vào kinh nghiệm của những những nhà trừ tà có uy tín và trong một số trường hợp, “theo lời khuyên của những người chuyên gia về y học và tâm thần học”.

Do đó, những những nhà trừ tà nhấn mạnh rằng người ta không thể “loại trừ việc tham khảo trước các khoa học tâm lý và tâm thần, cũng như các ngành khoa học tích cực khác, trong một số trường hợp có thể giúp hiểu được nguồn gốc của những căn bệnh không nhất thiết có nguồn gốc siêu nhiên”.

“Thái độ này không chỉ gây hiểu lầm mà còn khiến mọi người phải chịu những rủi ro không cần thiết, bỏ qua sự đóng góp đôi khi mang tính quyết định của các ngành y học và tâm lý hiện đại.”

7. Những phát biểu liều lĩnh và có hại

Hiệp hội kêu gọi mọi người không nên rơi vào “ham muốn lo lắng muốn xác định bằng mọi giá một hành động ma quỷ phi thường là nguyên nhân gây ra đau khổ cho ai đó”, đặc biệt là khi chưa có sự phân định nghiêm chỉnh trước đó.

8. Về phù thủy

Trong bài viết của mình, hiệp hội lưu ý rằng mặc dù việc thực hành ma thuật đã trở nên phổ biến, nhưng người ta không nên rơi vào “thái độ sợ hãi” khi coi đó là nguồn gốc của mọi điều xấu xa và bất hạnh có thể xảy đến với một người.

Những những nhà trừ tà chỉ ra rằng “lý lẽ thường tình và kinh nghiệm cũng dạy rằng khi một điều ác thực sự có thể do ma thuật gây ra, thì việc tập trung vào việc xác định nó” và bảo đảm với mọi người rằng họ là nạn nhân là vô ích và không liên quan đến sự giải thoát của họ, cũng như có hại, vì họ có thể bắt đầu bộc lộ “cảm giác căm thù” đối với những kẻ được cho là tác giả của lời nguyền.

Ngược lại, điều quan trọng là tập trung sự chú ý của con người “vào các phương thuốc ân sủng do Giáo hội ban tặng và con đường Kitô giáo cần theo”, dạy sự chắc chắn rằng “Thiên Chúa không bỏ rơi tạo vật của Người đang trải qua thử thách nhưng theo một cách nào đó, Người chịu đau khổ cùng với Người và đồng thời nâng đỡ và an ủi họ bằng ân sủng của Người”.

Tương tự như vậy, việc giảng dạy “niềm tin rằng mọi đau khổ, do bất kỳ điều ác nào có thể giáng xuống chúng ta trong cuộc sống, nếu được chấp nhận bằng tình yêu và sự dâng hiến cho Chúa, sẽ biến điều ác thành điều thiện.”

9. Chữa lành liên thế hệ (chữa lành cây phả hệ gia đình)

Hiệp hội cũng cảnh báo về sai lầm của cái gọi là “chữa lành liên thế hệ” và than thở rằng “một số linh mục và thậm chí một số những nhà trừ tà” thực hiện việc thực hành này “như một điều kiện 'sine qua non' (hoàn toàn cần thiết), nếu không thì sẽ không có sự chữa lành hay giải thoát, mà không nhận ra tác hại đối với đức tin của họ và của mọi người, cũng như hậu quả mà sau này họ có thể phải gánh chịu ở cấp độ hiện sinh.”

“Một số giám mục địa phương và hội đồng giám mục đã can thiệp vào lĩnh vực này, đưa ra những lý do về giáo lý chứng minh rằng thực hành này không có nền tảng Kinh thánh và thần học.” Hiệp hội đưa ra ví dụ về ghi chú giáo lý gần đây về chủ đề Hội đồng giám mục Tây Ban Nha.

Xua tan nỗi sợ hãi

Ngoài những thực hành trên, bài viết của hiệp hội cũng nhắc nhở độc giả rằng những những nhà trừ tà được kêu gọi để sự bình an của Chúa Kitô ngự trị trong họ, từ chối mọi hình thức sợ hãi vì “bất kể lý do gì gây ra nó, khi nó được nuôi dưỡng, nó sẽ dẫn đến sự suy yếu đức tin và mất niềm tin vào Chúa”.

Ma quỷ sử dụng nỗi sợ hãi “để biến con người thành nô lệ”; do đó, một linh mục sợ ma quỷ “trong khi thi hành chức thánh hoặc trong cuộc sống hằng ngày của mình thì không thể thi hành chức thánh trừ tà mà không phải đối mặt với những nguy hiểm nghiêm trọng cho đời sống tâm linh của mình, đặc biệt là nếu thay vì vun đắp lòng tin và phó thác hoàn toàn vào bàn tay thương xót của Thiên Chúa, ngài lại tìm cách giải quyết vấn đề bằng những thực hành ít nhiều mê tín dị đoan “.

Hiệp hội lưu ý rằng “Trong Kinh thánh, lời mời gọi đừng sợ hãi của Chúa được lặp lại ít nhất 365 lần”.

Trừ tà là một kinh nghiệm về Thiên Chúa và niềm vui

Bài báo chỉ ra rằng một số bộ phim đã góp phần tạo ra “một ý tưởng đen tối, đáng sợ và đáng sợ về bí tích trừ tà” cũng như nuôi dưỡng “sự tò mò bệnh hoạn về những điều siêu nhiên”.

Tuy nhiên, hiệp hội bảo đảm rằng kinh nghiệm cho thấy rằng chức thánh này “thấm nhuần niềm vui sâu sắc”, vì các thành viên của nó là những nhân chứng của “hành động mạnh mẽ của Chúa Kitô phục sinh” và sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm, của các thánh và các chân phước, và của các thiên thần là “những tôi tớ trung thành của Đấng Tối Cao”.

Hiệp hội Trừ tà Quốc tế lưu ý rằng: “Do đó, nhiệm vụ chính của mỗi những nhà trừ tà là mang lại sự bình an và hy vọng, tránh mọi cử chỉ hoặc hành vi gây ra sự nhầm lẫn và gây ra nỗi sợ hãi, theo lời mời của Thánh Phaolô: 'Hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Chúa Kitô'“.


Source:Catholic News Agency