Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Bẩy 23/1: Nhiệt thành lắng nghe lời Người – Lm. Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
01:43 22/01/2021
PHÚC ÂM: Mc 3, 20-21
“Những thân nhân của Người nói: ‘Người đã mất trí'”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy Chúa Giêsu cùng các môn đệ trở về nhà, và dân chúng đông đảo lại đổ xô tới, đến nỗi Người không dùng bữa được. Những thân nhân của Người hay tin đó, liền đi bắt Người, vì họ nói: “Người đã mất trí”.
Đó là lời Chúa.
Đáp trả ơn gọi Tông Đồ
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
05:46 22/01/2021
CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN NĂM B
ĐÁP TRẢ ƠN GỌI TÔNG ĐỒ
“Hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi thành những kẻ chài lưới người ta”. Tôi thấy trong lời Chúa mời gọi các tông đồ xưa cũng chính là lời Chúa mời gọi chúng ta, những tông đồ của Chúa hôm nay. Vậy, để theo Chúa, người tông đồ cần sống tốt ba nhiệm vụ căn bản:
1. Tinh thần nghèo khó.
Chúa chọn những ngư phủ đi theo Chúa. Họ là những người nghèo thực sự. Họ thuộc tầng lớp người "tay làm hàm nhai" đúng nghĩa. Họ cũng nghèo về học thức, về chữ nghĩa.
Điều quan trọng hơn, dù nghèo, các tông đồ theo Chúa không phải để có nhiều tiền hơn, đủ tiện nghi và sung túc hơn. Lời Chúa mời gọi không nhắm "theo Ta các ngươi sẽ nâng cao tay nghề, sẽ đánh bắt cá giỏi hơn, sẽ làm giàu...", nhưng lại là: "Các ngươi thành những kẻ chài lưới người ta”.
"Lưới người" thì làm gì có tiền, làm sao có thể cải thiện cuộc sống? Một lời mời gọi khá lạ lùng, nhưng dù là phận nghèo, các tông đồ vẫn bỏ mọi sự mà vâng theo.
Như Chúa Giêsu, Đấng đến trần gian chọn cho mình lối sống "không có chỗ tựa đầu", Đấng chấp nhận sinh ra ở ngoài đồng, sống ở trên đường và chết ở trên đồi, chúng ta phải tập cho mình lối sống nghèo khó ấy để chỉ một lòng toàn tâm xây dựng Nước Trời.
Hãy luôn khắc ghi: Ai muốn theo Chúa phải khấn giữ đức khó nghèo. Vì theo Chúa không phải là để có gì, nhưng là để sống với Chúa và sống như Chúa.
2. Nhanh chóng, không được do dự.
Lời mời gọi của Chúa Giêsu nhanh chóng được cả hai cặp anh em ruột: thánh Anrê và thánh Phêrô; thánh Giacôbê và thánh Gioan lắng nghe và thi hành. Từ nay họ không dừng lại ở nghề ngư phủ trên biển, trong nước, nhưng ngay từ cuộc gặp gỡ đầu tiên, Chúa lập tức xác định trách nhiệm của người được tuyển chọn: “Ta sẽ làm cho các ngươi thành những kẻ chài lưới người ta”.
Mau mắn đáp trả lời Chúa gọi là thái độ luôn luôn cần thiết của từng người tông đồ của Chúa. Mau mắn đáp trả ơn gọi của Chúa là đi theo Chúa, là tự để mình gắn bó với Chúa, thuộc về Chúa, ở với Chúa.
Mau mắn đáp trả còn cho biết các môn đệ vui mừng, hân hoan, hãnh diện vì được Chúa gọi. Họ nôn nóng muốn chia sẽ ngay cuộc sống của Chúa, tâm tư của Chúa, công việc của Chúa, niềm vui và nỗi buồn của Chúa…
Một tình yêu có thể làm đảo lộn cả một cuộc đời. Từ ngày được Chúa gọi, khám phá tình yêu của Chúa, cuộc đời các tông đồ rẽ sang hướng khác: vinh phúc hơn nhưng cũng khó khăn hơn; quan trọng hơn nhưng đòi hy sinh nhiều hơn. Từ nay, các tông đồ sẽ “lưới người”, chứ không chỉ “lưới cá”.
Thái độ đáp trả nhanh chóng không chút chần chừ, không so đo tính toán, không chậm trễ một khoảnh khắc nào của các tông đồ, đáng chúng ta học tập.
Mỗi chúng ta, nếu muốn làm môn đệ Chúa phải biết ưu tiên tìm kiếm Nước Trời, chọn Chúa là trên hết, và được do dự, không tiếc rẻ quá khứ, không bao giờ "ngoái đầu nhìn lại".
Chúa là gia nghiệp, là tất cả lẽ sống, là phần thưởng tốt nhất, mà người theo Chúa, một khi đã quyết theo, không được trì hoãn, nhưng vượt lên tất cả, dám hy sinh, dám cắt bỏ những thứ có thể cản bước trên đường theo Chúa để chỉ một mình Chúa là đích điểm cuối cùng phải đạt tới mà thôi.
3. Biết từ bỏ.
Hai cặp anh em ruột: thánh Anrê và thánh Phêrô; thánh Giacôbê và thánh Gioan một khi quyết tâm theo Chúa, họ lập tức bỏ chài lưới, bỏ thuyền, bỏ người thân dứt khoát ra đi. "Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà theo Người", hoặc: " Hai ông bỏ cha là Giêbêđê ở lại trên thuyền cùng với các người làm công, và đi theo Người".
Chúa Giêsu "không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế" (Phil 2, 6-7). Như Chúa, người tông đồ của Chúa phải biết từ bỏ.
Theo Chúa, chúng ta không vương vấn, lưu luyến, hay có những thỏa hiệp thầm kín có thể tổn hại ơn gọi. Cần phải sắp xếp hay dứt khoát gác lại những tương quan, những ràng buộc đến từ gia đình, bạn bè, tình cảm, nghề nghiệp…
Nhất là hấp dẫn của thú vui, hưởng lạc, khiến ta "vừa theo Chúa" lại muốn "ngoái lại đàng sau", càng phải hết sức cảnh giác, cắt tỉa, hy sinh mạnh mẽ, hy sinh đến cùng, chỉ một chọn lựa duy nhất của đời mình là Chúa thôi.
Người tông đồ luôn lưu ý: “Từ bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng”. Họ phải luôn khắc ghi lời Chúa hứa: “Ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau” (Mc 10, 28-31).
Nguyện xin Chúa trợ giúp để từng người nên tông đồ can đảm theo Chúa, dấn thân cho sự phát triển Nước Trời đến cùng, đến khi tàn hơi kiệt lực mà thôi.
ĐÁP TRẢ ƠN GỌI TÔNG ĐỒ
“Hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi thành những kẻ chài lưới người ta”. Tôi thấy trong lời Chúa mời gọi các tông đồ xưa cũng chính là lời Chúa mời gọi chúng ta, những tông đồ của Chúa hôm nay. Vậy, để theo Chúa, người tông đồ cần sống tốt ba nhiệm vụ căn bản:
1. Tinh thần nghèo khó.
Chúa chọn những ngư phủ đi theo Chúa. Họ là những người nghèo thực sự. Họ thuộc tầng lớp người "tay làm hàm nhai" đúng nghĩa. Họ cũng nghèo về học thức, về chữ nghĩa.
Điều quan trọng hơn, dù nghèo, các tông đồ theo Chúa không phải để có nhiều tiền hơn, đủ tiện nghi và sung túc hơn. Lời Chúa mời gọi không nhắm "theo Ta các ngươi sẽ nâng cao tay nghề, sẽ đánh bắt cá giỏi hơn, sẽ làm giàu...", nhưng lại là: "Các ngươi thành những kẻ chài lưới người ta”.
"Lưới người" thì làm gì có tiền, làm sao có thể cải thiện cuộc sống? Một lời mời gọi khá lạ lùng, nhưng dù là phận nghèo, các tông đồ vẫn bỏ mọi sự mà vâng theo.
Như Chúa Giêsu, Đấng đến trần gian chọn cho mình lối sống "không có chỗ tựa đầu", Đấng chấp nhận sinh ra ở ngoài đồng, sống ở trên đường và chết ở trên đồi, chúng ta phải tập cho mình lối sống nghèo khó ấy để chỉ một lòng toàn tâm xây dựng Nước Trời.
Hãy luôn khắc ghi: Ai muốn theo Chúa phải khấn giữ đức khó nghèo. Vì theo Chúa không phải là để có gì, nhưng là để sống với Chúa và sống như Chúa.
2. Nhanh chóng, không được do dự.
Lời mời gọi của Chúa Giêsu nhanh chóng được cả hai cặp anh em ruột: thánh Anrê và thánh Phêrô; thánh Giacôbê và thánh Gioan lắng nghe và thi hành. Từ nay họ không dừng lại ở nghề ngư phủ trên biển, trong nước, nhưng ngay từ cuộc gặp gỡ đầu tiên, Chúa lập tức xác định trách nhiệm của người được tuyển chọn: “Ta sẽ làm cho các ngươi thành những kẻ chài lưới người ta”.
Mau mắn đáp trả lời Chúa gọi là thái độ luôn luôn cần thiết của từng người tông đồ của Chúa. Mau mắn đáp trả ơn gọi của Chúa là đi theo Chúa, là tự để mình gắn bó với Chúa, thuộc về Chúa, ở với Chúa.
Mau mắn đáp trả còn cho biết các môn đệ vui mừng, hân hoan, hãnh diện vì được Chúa gọi. Họ nôn nóng muốn chia sẽ ngay cuộc sống của Chúa, tâm tư của Chúa, công việc của Chúa, niềm vui và nỗi buồn của Chúa…
Một tình yêu có thể làm đảo lộn cả một cuộc đời. Từ ngày được Chúa gọi, khám phá tình yêu của Chúa, cuộc đời các tông đồ rẽ sang hướng khác: vinh phúc hơn nhưng cũng khó khăn hơn; quan trọng hơn nhưng đòi hy sinh nhiều hơn. Từ nay, các tông đồ sẽ “lưới người”, chứ không chỉ “lưới cá”.
Thái độ đáp trả nhanh chóng không chút chần chừ, không so đo tính toán, không chậm trễ một khoảnh khắc nào của các tông đồ, đáng chúng ta học tập.
Mỗi chúng ta, nếu muốn làm môn đệ Chúa phải biết ưu tiên tìm kiếm Nước Trời, chọn Chúa là trên hết, và được do dự, không tiếc rẻ quá khứ, không bao giờ "ngoái đầu nhìn lại".
Chúa là gia nghiệp, là tất cả lẽ sống, là phần thưởng tốt nhất, mà người theo Chúa, một khi đã quyết theo, không được trì hoãn, nhưng vượt lên tất cả, dám hy sinh, dám cắt bỏ những thứ có thể cản bước trên đường theo Chúa để chỉ một mình Chúa là đích điểm cuối cùng phải đạt tới mà thôi.
3. Biết từ bỏ.
Hai cặp anh em ruột: thánh Anrê và thánh Phêrô; thánh Giacôbê và thánh Gioan một khi quyết tâm theo Chúa, họ lập tức bỏ chài lưới, bỏ thuyền, bỏ người thân dứt khoát ra đi. "Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà theo Người", hoặc: " Hai ông bỏ cha là Giêbêđê ở lại trên thuyền cùng với các người làm công, và đi theo Người".
Chúa Giêsu "không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế" (Phil 2, 6-7). Như Chúa, người tông đồ của Chúa phải biết từ bỏ.
Theo Chúa, chúng ta không vương vấn, lưu luyến, hay có những thỏa hiệp thầm kín có thể tổn hại ơn gọi. Cần phải sắp xếp hay dứt khoát gác lại những tương quan, những ràng buộc đến từ gia đình, bạn bè, tình cảm, nghề nghiệp…
Nhất là hấp dẫn của thú vui, hưởng lạc, khiến ta "vừa theo Chúa" lại muốn "ngoái lại đàng sau", càng phải hết sức cảnh giác, cắt tỉa, hy sinh mạnh mẽ, hy sinh đến cùng, chỉ một chọn lựa duy nhất của đời mình là Chúa thôi.
Người tông đồ luôn lưu ý: “Từ bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng”. Họ phải luôn khắc ghi lời Chúa hứa: “Ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau” (Mc 10, 28-31).
Nguyện xin Chúa trợ giúp để từng người nên tông đồ can đảm theo Chúa, dấn thân cho sự phát triển Nước Trời đến cùng, đến khi tàn hơi kiệt lực mà thôi.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:15 22/01/2021
28. Nước mắt khiêm tốn thú nhận tội của tội nhân là nguồn nước cứu họ.
(Thánh Augustine)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:19 22/01/2021
43. THÍCH VÒI TIỀN
Có một thư sinh thích vòi tiền (lợi dụng các mối quan hệ để đòi tiền người khác), hắn ta có người bạn thân đang làm tuần an ở một địa phương nọ.
Tuần an đoán rằng nhất định hắn ta sẽ đến vòi tiền, bèn âm thầm dặn dò thuộc hạ đem hai trăm lượng bạc làm thành một cái cùm khóa tay và làm thêm một sợi dây xích, rồi đem ngâm trong nước thuốc và nấu như một đồ bằng sắt.
Quả nhiên thư sinh đến nơi ở của tuần an, tuần an giận dữ nói:
- “Lẽ nào ngay cả người gác cổng của ta mà anh cũng vòi tiền sao? Đem khóa tay đến, đem hắn ta áp về nguyên quán”.
Thư sinh rất là phẫn nộ những cũng đành chịu.
Lúc gần đến biên giới nguyên quán, quan áp giải mới nói rõ:
- “Cái khóa (còng) này và sợi dây xích này đều là bằng bạc, tình cảm lão gia của tôi đối với ngài rất thâm hậu, cố ý tiển ngài như thế để che mắt che tai người khác”.
Thư sinh hớn hở lại vừa oán hận nói:
- “Ông ta đối với tôi như thế vẫn là quá quắt ! Nếu như cảm tình thâm hậu, thì làm thêm một cái cùm hai trăm lượng bạc nữa mới phải chứ !”
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 43:
Biết tính tình của bạn để giúp bạn là người hiểu rõ bạn bè, người ta gọi đó là bạn tri kỷ, tri kỷ là hiểu biết bạn bè như hiểu mình, tình bạn như thế thì sẽ làm cho cuộc sống của bạn bè và của mình ngày càng thăng tiến hơn.
Ở đời có những người bạn không ra bạn và thù không ra thù, họ chỉ biết cái lợi cho riêng mình và sẵn sàng phản phé bạn bè; cũng có những người bạn lợi dụng tình bạn của người khác để đục nước béo cò. Chưa biết tình cảm của bạn đối với mình thì chửi rủa, biết rồi thì lòng tham và tính ích kỷ nổi lên và muốn chiếm đoạt luôn cả gia tài bạn bè, đó là những người coi tình bạn như một sản phẩm nay tô hồng mai tô đen theo tính tham lam của bản thân mình...
Kiếm được người bạn khôn ngoan thì như kiếm được kho tàng, kiếm được người bạn có học thức thì như có ông thầy bên cạnh, kiếm được người bạn có tình bạn chân thật thì như có thuẫn đỡ sau lưng, kiếm được người bạn đạo đức thì bạn thật là người hạnh phúc, vì lòng đạo đức của bạn bè sẽ làm cho bạn ngày càng hấp dẫn hơn, bởi vì “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một thư sinh thích vòi tiền (lợi dụng các mối quan hệ để đòi tiền người khác), hắn ta có người bạn thân đang làm tuần an ở một địa phương nọ.
Tuần an đoán rằng nhất định hắn ta sẽ đến vòi tiền, bèn âm thầm dặn dò thuộc hạ đem hai trăm lượng bạc làm thành một cái cùm khóa tay và làm thêm một sợi dây xích, rồi đem ngâm trong nước thuốc và nấu như một đồ bằng sắt.
Quả nhiên thư sinh đến nơi ở của tuần an, tuần an giận dữ nói:
- “Lẽ nào ngay cả người gác cổng của ta mà anh cũng vòi tiền sao? Đem khóa tay đến, đem hắn ta áp về nguyên quán”.
Thư sinh rất là phẫn nộ những cũng đành chịu.
Lúc gần đến biên giới nguyên quán, quan áp giải mới nói rõ:
- “Cái khóa (còng) này và sợi dây xích này đều là bằng bạc, tình cảm lão gia của tôi đối với ngài rất thâm hậu, cố ý tiển ngài như thế để che mắt che tai người khác”.
Thư sinh hớn hở lại vừa oán hận nói:
- “Ông ta đối với tôi như thế vẫn là quá quắt ! Nếu như cảm tình thâm hậu, thì làm thêm một cái cùm hai trăm lượng bạc nữa mới phải chứ !”
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 43:
Biết tính tình của bạn để giúp bạn là người hiểu rõ bạn bè, người ta gọi đó là bạn tri kỷ, tri kỷ là hiểu biết bạn bè như hiểu mình, tình bạn như thế thì sẽ làm cho cuộc sống của bạn bè và của mình ngày càng thăng tiến hơn.
Ở đời có những người bạn không ra bạn và thù không ra thù, họ chỉ biết cái lợi cho riêng mình và sẵn sàng phản phé bạn bè; cũng có những người bạn lợi dụng tình bạn của người khác để đục nước béo cò. Chưa biết tình cảm của bạn đối với mình thì chửi rủa, biết rồi thì lòng tham và tính ích kỷ nổi lên và muốn chiếm đoạt luôn cả gia tài bạn bè, đó là những người coi tình bạn như một sản phẩm nay tô hồng mai tô đen theo tính tham lam của bản thân mình...
Kiếm được người bạn khôn ngoan thì như kiếm được kho tàng, kiếm được người bạn có học thức thì như có ông thầy bên cạnh, kiếm được người bạn có tình bạn chân thật thì như có thuẫn đỡ sau lưng, kiếm được người bạn đạo đức thì bạn thật là người hạnh phúc, vì lòng đạo đức của bạn bè sẽ làm cho bạn ngày càng hấp dẫn hơn, bởi vì “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 3 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:22 22/01/2021
CHÚA NHẬT 3 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Mc 1, 14-20.
“Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.”
Bạn thân mến,
Mục đích làm việc của bạn và tôi là để được có cơm ăn áo mặc, là để hy vọng góp phần làm đẹp xã hội, và cao quý hơn nữa là để có cơ hội giúp ích và phục vụ tha nhân trong hoàn cảnh cho phép. Đức Chúa Giê-su xuống thế làm người cũng có mục đích như chúng ta làm việc, tuy nhiên mục đích của Ngài vĩ đại hơn mục đích của chúng ta vạn phần, đó là để cứu chúng ta thoát khỏi sự chết và quyền lực của ma quỷ.
Lời rao giảng đầu tiên của Đức Chúa Giê-su là kêu gọi mọi người hãy sám hối và tin vào Tin Mừng, Tin Mừng mà Ngài rao giảng chính là bản thân Ngài, bởi vì Ngài chính là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình nay đã xuất hiện giữa thế gian, bởi vì Ngài chính là tâm điểm của niềm hoan lạc vĩnh cửu nay đã hiện diện giữa loài người, cho nên tin vào Ngài, nghe lời Ngài và thực hành lời của Ngài thì đó chính là niềm vui của bạn và tôi, và của tất cả những ai thành tâm yêu mến Ngài.
Sám hối để được xót thương đó là thân phận tội lỗi của chúng ta, sự sám hối này không phải xuống sống Gio-đan để được ông Gioan Tẩy Giả dìm đầu trong nước, nhưng là tin vào Đức Chúa Giê-su, tin vào Tin Mừng mà Ngài rao giảng và thành tâm làm theo thì sẽ được ơn cứu độ.
Bạn thân mến,
Bạn và tôi đã tin vào Đức Chúa Giê-su, tức là tin vào Tin Mừng mà Ngài rao giảng, nhưng trong cuộc sống chúng ta vẫn tin vào báo chí hơn tin vào Phúc Âm, chúng ta vẫn tin vào truyền hình và những trang mạng xã hội (facebook) hơn tin vào các bí tích, chúng ta tin vào những xa hoa phù phiếm hơn tin vào những lời dạy và lễ nghi thánh thiện của Giáo Hội.v.v...
Bạn và tôi đều xác tín rằng, chỉ có Đức Chúa Giê-su mới thực sự là Đấng cứu độ nhân loại khỏi ách thống trị của ma quỷ, chỉ có Ngài mới cứu chúng ta khỏi xiếng xích của sa-tan mà thôi. Vì thế, dù cho cuộc sống có đảo điên, thời thế có xoay chuyển, đời người có chết đi, thì bạn và tôi cũng sẽ kiên trì bền chí tin vào Đức Chúa Giê-su và lời dạy của Ngài qua Giáo Hội Công Giáo mà Ngài đã lập ra ở thế gian này...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng: Mc 1, 14-20.
“Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.”
Bạn thân mến,
Mục đích làm việc của bạn và tôi là để được có cơm ăn áo mặc, là để hy vọng góp phần làm đẹp xã hội, và cao quý hơn nữa là để có cơ hội giúp ích và phục vụ tha nhân trong hoàn cảnh cho phép. Đức Chúa Giê-su xuống thế làm người cũng có mục đích như chúng ta làm việc, tuy nhiên mục đích của Ngài vĩ đại hơn mục đích của chúng ta vạn phần, đó là để cứu chúng ta thoát khỏi sự chết và quyền lực của ma quỷ.
Lời rao giảng đầu tiên của Đức Chúa Giê-su là kêu gọi mọi người hãy sám hối và tin vào Tin Mừng, Tin Mừng mà Ngài rao giảng chính là bản thân Ngài, bởi vì Ngài chính là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình nay đã xuất hiện giữa thế gian, bởi vì Ngài chính là tâm điểm của niềm hoan lạc vĩnh cửu nay đã hiện diện giữa loài người, cho nên tin vào Ngài, nghe lời Ngài và thực hành lời của Ngài thì đó chính là niềm vui của bạn và tôi, và của tất cả những ai thành tâm yêu mến Ngài.
Sám hối để được xót thương đó là thân phận tội lỗi của chúng ta, sự sám hối này không phải xuống sống Gio-đan để được ông Gioan Tẩy Giả dìm đầu trong nước, nhưng là tin vào Đức Chúa Giê-su, tin vào Tin Mừng mà Ngài rao giảng và thành tâm làm theo thì sẽ được ơn cứu độ.
Bạn thân mến,
Bạn và tôi đã tin vào Đức Chúa Giê-su, tức là tin vào Tin Mừng mà Ngài rao giảng, nhưng trong cuộc sống chúng ta vẫn tin vào báo chí hơn tin vào Phúc Âm, chúng ta vẫn tin vào truyền hình và những trang mạng xã hội (facebook) hơn tin vào các bí tích, chúng ta tin vào những xa hoa phù phiếm hơn tin vào những lời dạy và lễ nghi thánh thiện của Giáo Hội.v.v...
Bạn và tôi đều xác tín rằng, chỉ có Đức Chúa Giê-su mới thực sự là Đấng cứu độ nhân loại khỏi ách thống trị của ma quỷ, chỉ có Ngài mới cứu chúng ta khỏi xiếng xích của sa-tan mà thôi. Vì thế, dù cho cuộc sống có đảo điên, thời thế có xoay chuyển, đời người có chết đi, thì bạn và tôi cũng sẽ kiên trì bền chí tin vào Đức Chúa Giê-su và lời dạy của Ngài qua Giáo Hội Công Giáo mà Ngài đã lập ra ở thế gian này...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Sám hối thay đổi đường đời
Lm. Nguyễn Xuân Trường
22:04 22/01/2021
SÁM HỐI THAY ĐỔI ĐƯỜNG ĐỜI
Phúc Âm tuần này kể chuyện Chúa Giêsu kêu gọi mọi người: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.” Một lời kêu gọi tuyệt vời, bởi vì: Sám hối thay đổi đường đời, rồi tin đi theo Chúa.
1. Sám hối đổi đời. Trong đời sống tôn giáo, sám hối đóng vai trò rất quan trọng. Sám hối không chỉ là nhìn nhận tội lỗi mình đã phạm rồi hối hận ăn năn, mà sám hối còn là thay đổi lối nhìn và quyết chí hành động thay đổi đường đời tốt đẹp hơn: Phải bỏ đường gian ác mà trở lại theo đường lối Chúa như diễn tả trong Bài Đọc Sách Thánh thứ nhất và Đáp Ca. Sám hối để rồi đi vào liên hệ tình nghĩa với Thiên Chúa là Cha và mọi người là anh em với nhau.
2. Tin đi theo Chúa. Tin vào Tin Mừng không chỉ là tin vào những triết lý khôn ngoan, những lời giáo huấn ăn ngay ở lành, những công thức đức tin, mà tin còn là đi theo Chúa, đi theo Chúa Giêsu Kitô – Đấng là Thiên Chúa làm người. Phúc Âm kể chuyện 4 môn đệ đầu tiên một khi gặp Chúa thì sẵn sàng bỏ mọi sự từ của cải vật chất đến gia đình cha mẹ anh em để đi theo Chúa.
Tại sao các môn đệ sẵn sàng từ bỏ mọi sự để đi theo Chúa? Bởi vì các ngài đã được soi sáng một tầm nhìn cao rộng hơn, vượt khỏi giới hạn vật chất để vươn tới tình nghĩa nhân loại như lời Chúa phán “Các anh hãy đi theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ lưới người như lưới cá.” Đồng thời, một Thiên Chúa là tình yêu đã tới ngỏ lời khiến cho các môn đệ như thể gặp “tiếng sét ái tình”, tất cả sự nghiệp thuyền chài, gia đình đều chả là gì so với mối tình ngập tràn yêu thương với Chúa. Vâng, tầm nhìn cao rộng và tin yêu mãnh liệt đã khiến các môn đệ lập tức theo Chúa để đổi đời các ông và đổi đời cả nhân loại này. Amen.
1. Sám hối đổi đời. Trong đời sống tôn giáo, sám hối đóng vai trò rất quan trọng. Sám hối không chỉ là nhìn nhận tội lỗi mình đã phạm rồi hối hận ăn năn, mà sám hối còn là thay đổi lối nhìn và quyết chí hành động thay đổi đường đời tốt đẹp hơn: Phải bỏ đường gian ác mà trở lại theo đường lối Chúa như diễn tả trong Bài Đọc Sách Thánh thứ nhất và Đáp Ca. Sám hối để rồi đi vào liên hệ tình nghĩa với Thiên Chúa là Cha và mọi người là anh em với nhau.
2. Tin đi theo Chúa. Tin vào Tin Mừng không chỉ là tin vào những triết lý khôn ngoan, những lời giáo huấn ăn ngay ở lành, những công thức đức tin, mà tin còn là đi theo Chúa, đi theo Chúa Giêsu Kitô – Đấng là Thiên Chúa làm người. Phúc Âm kể chuyện 4 môn đệ đầu tiên một khi gặp Chúa thì sẵn sàng bỏ mọi sự từ của cải vật chất đến gia đình cha mẹ anh em để đi theo Chúa.
Tại sao các môn đệ sẵn sàng từ bỏ mọi sự để đi theo Chúa? Bởi vì các ngài đã được soi sáng một tầm nhìn cao rộng hơn, vượt khỏi giới hạn vật chất để vươn tới tình nghĩa nhân loại như lời Chúa phán “Các anh hãy đi theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ lưới người như lưới cá.” Đồng thời, một Thiên Chúa là tình yêu đã tới ngỏ lời khiến cho các môn đệ như thể gặp “tiếng sét ái tình”, tất cả sự nghiệp thuyền chài, gia đình đều chả là gì so với mối tình ngập tràn yêu thương với Chúa. Vâng, tầm nhìn cao rộng và tin yêu mãnh liệt đã khiến các môn đệ lập tức theo Chúa để đổi đời các ông và đổi đời cả nhân loại này. Amen.
Thánh Lễ Chúa Nhật III Thường Niên 24/1 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
22:37 22/01/2021
Bài Ðọc I: Gn 3, 1-5. 10
“Dân thành tin tưởng nơi Chúa: họ công bố việc ăn chay”.
Trích sách Tiên tri Giona.
Lời Chúa phán cùng Giona rằng: “Hãy chỗi dậy và đi đến Ninivê, một thành phố lớn, và rao giảng cho nó điều Ta sẽ nói cho ngươi”. Giona chỗi dậy và đi đến Ninivê theo lời Chúa dạy. Ninivê là một thành phố lớn, rộng bằng ba ngày đàng, Giona tiến vào thành phố đi một ngày đàng, rồi rao giảng rằng: “Còn bốn mươi ngày nữa, Ninivê sẽ bị phá huỷ”. Dân thành tin tưởng nơi Chúa: họ công bố việc ăn chay và mặc áo nhặm, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Chúa thấy việc họ làm, vì họ bỏ đời sống xấu xa, Chúa bỏ ý định phạt họ, và Người không thực hiện điều đó.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 24, 4bc-5ab. 6-7bc. 8-9.
Ðáp: Lạy Chúa, xin dạy bảo con về lối bước của Ngài.
Xướng: Lạy Chúa, xin chỉ cho con đường đi của Chúa, xin dạy bảo con về lối bước của Ngài. Xin hướng dẫn con trong chân lý và dạy bảo con, vì Chúa là Thiên Chúa cứu độ con.
Xướng: Chúa nhân hậu và công minh, vì thế Ngài sẽ dạy cho tội nhân hay đường lối. Ngài hướng dẫn kẻ khiêm cung trong đức công minh, dạy bảo người khiêm cung đường lối của Ngài.
Xướng: Lạy Chúa, xin hãy nhớ lòng thương xót của Ngài, lòng thương xót tự muôn đời vẫn có. Xin hãy nhớ con theo lòng thương xót của Ngài, vì lòng nhân hậu của Ngài, thân lạy Chúa.
Bài Ðọc II: 1 Cr 7, 29-31
“Bộ mặt thế gian này đang qua đi”.
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, tôi nói cùng anh em điều này là: Thời giờ vắn vỏi; còn có cách là những ai có vợ, hãy ở như không có; những ai than khóc, hãy ăn ở như không than khóc; những kẻ hân hoan, hãy ăn ở như không hân hoan; những người mua sắm, hãy ăn ở như không có gì; những ai dùng sự đời này, hãy ăn ở như không tận hưởng, vì chưng bộ mặt thế gian này đang qua đi.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Mc 1, 15
Alleluia, alleluia! – Nước Chúa đã gần đến, hãy tin tưởng vào Phúc Âm. – Alleluia.
Phúc Âm: Mc 1, 14-20
“Anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Phúc Âm”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng nước Thiên Chúa, Người nói: “Thời giờ đã mãn và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Phúc Âm”. Ðang lúc đi dọc theo bờ biển Galilêa, Người thấy Simon và em là Anrê đang thả lưới xuống biển, vì các ông là những người đánh cá. Chúa Giêsu bảo các ông: “Hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những kẻ chài lưới người”. Lập tức các ông bỏ lưới theo Người. Ði xa hơn một chút nữa, Người thấy Giacôbê con ông Giêbêđê và em là Gioan đang xếp lưới trong thuyền, Người liền gọi các ông. Hai ông bỏ cha là Giêbêđê ở lại trên thuyền cùng với các người làm công, và đi theo Người.
Ðó là lời Chúa.
Thánh Phaolô tông đồ - Ơn gọi sai đi.
Giáo Hội Năm Châu
23:29 22/01/2021
Bắt đầu lúc 7g tối 23/1/2021
Cống hiến cuộc đời phụng sự Chúa
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
23:35 22/01/2021
Khi Chúa Giê-su “thấy ông Si-môn với người anh là An-rê, đang quăng lưới xuống biển, Ngài bảo họ: "Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá." Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Ngài.
Đi xa hơn một chút, Ngài thấy ông Gia-cô-bê và người em là ông Gio-an đang vá lưới ở trong thuyền, Ngài liền gọi các ông. Các ông bỏ cha mình là ông Dê-bê-đê ở lại trên thuyền với những người làm công, mà đi theo Ngài (Mc1,14-20).
Đối với nhiều người, nghề nghiệp quan trọng nhất đời, nghề nghiệp mang lại tiền bạc, lợi nhuận, cung ứng cho con người rất nhiều tiện ích. Bỏ một nghề béo bở, thu nhập cao là điều dại dột chẳng ai làm.
Nghề chài lưới trên biển hồ Ga-li-lê là nghề ổn định đem lại no đủ, hạnh phúc cho gia đình, dễ gì bỏ được. Thế mà khi nghe lời kêu gọi của Chúa Giê-su, Si-môn, An-rê, Gia-cô-bê và Gioan đã sẵn sàng buông bỏ hết để phụng sự Chúa Giê-su.
Hôm nay, nếu Chúa Giê-su kêu gọi chúng ta bỏ việc nhà để lo việc Chúa, chúng ta sẽ ứng xử ra sao?
Có người sẽ trả lời: “Lạy Chúa, con còn phải lo công việc gia đình, kiếm cơm áo gạo tiền nuôi vợ nuôi con. Chừng nào gia đình ổn định, con cái học thành tài, có cơ nghiệp hẳn hoi, mọi sự đâu vào đó cả… thì con sẽ làm việc Chúa sau.”
Nếu ai cũng trả lời như thế thì Giáo hội Chúa không bao giờ được phát triển, các linh hồn không được cứu độ, muôn dân không thể đón nhận Tin mừng và đạo thánh Chúa sẽ dậm chân tại chỗ.
Trong thời gian kinh tế Việt Nam gặp khó khăn nghiêm trọng, người dân quê tôi sống được là nhờ các vồng khoai, nương sắn.
Những dây khoai lang cố vươn mình ra, đâm nhiều chồi nhánh, cố tạo cho có thật nhiều củ ngon; Những cây khoai mì cố gắng vươn cao, phơi mình dưới ánh sáng mặt trời để quang hợp, để đón những cơn mưa trời… để tạo thật nhiều củ lớn… Những dây khoai, luống sắn đã nỗ lực đêm ngày để giúp người dân nghèo được no cơm ấm áo, trẻ nhỏ được cắp sách đến trường, người đau bệnh có thuốc men…
Đẹp thay những cống hiến âm thầm nhưng rất cần thiết đó!
Bên cạnh những nỗ lực không ngừng nghỉ của những loài cây lương thực, còn có những con trâu ngoan ngoãn kéo cày, những cặp bò cặm cụi kéo xe… từ hừng sáng đến hoàng hôn, để cống hiến thêm cho dân nghèo những bữa ăn nhiều dinh dưỡng, những chi phí về thuốc men, sách vở bút mực cho học sinh đến trường, những nhu yếu phẩm trong đời sống hằng ngày.
Đẹp biết bao, cần thiết biết bao những cống hiến kiên trì, âm thầm nhưng cũng rất đáng trân trọng đó!
Những vồng khoai, luống mì cũng như những gia súc trên đây chẳng được hưởng gì nhiều từ người chủ, nhưng đã cống hiến hết năng lực của mình để mang lại phúc lợi cho chủ.
Còn chúng ta thì sao? Chúng ta đã cống hiến cho “Chủ” của mình thế nào?
Chủ của chúng ta là Thiên Chúa. Ngài ban cho ta vô vàn hồng ân không kể xiết, chúng ta đã làm gì để đáp lại ơn nghĩa của Ngài?
Chúa sinh chúng ta làm người tuyệt vời chứ không phải làm thú vật, cây cối; Chúa ban cho ta từng hơi thở, từng hớp nước và tất cả những gì cần để được sống an vui khỏe mạnh như ngày hôm nay; Chúa ấp ủ chúng ta với vô vàn tình yêu và ân sủng; thậm chí còn ban cho chúng ta sự sống đời đời hạnh phúc viên mãn trên thiên quốc…
Vậy thì chúng ta đã làm gì để đền ơn đáp nghĩa, để cống hiến cho Chúa, để phụng sự Chúa chưa?
Chúa kêu mời chúng ta giới thiệu Ngài cho người khác, giúp họ nhận biết và yêu mến Chúa, chúng ta có sẵn sàng bỏ bớt công việc riêng tư của mình để làm việc cho Chúa chưa?
Lạy Chúa Thánh Thần,
Xin thắp lên ngọn lửa nhiệt thành trong lòng chúng con như Ngài đã làm cho các tông đồ xưa, để chúng con biết ưu tiên lo việc Chúa trước việc riêng của chúng con; ưu tiên lo cho Hội thánh hơn là lo việc nhà; dành nhiều nỗ lực cho việc cứu độ các linh hồn hơn là lo cho những nhu cầu bản thân.
Đi xa hơn một chút, Ngài thấy ông Gia-cô-bê và người em là ông Gio-an đang vá lưới ở trong thuyền, Ngài liền gọi các ông. Các ông bỏ cha mình là ông Dê-bê-đê ở lại trên thuyền với những người làm công, mà đi theo Ngài (Mc1,14-20).
Đối với nhiều người, nghề nghiệp quan trọng nhất đời, nghề nghiệp mang lại tiền bạc, lợi nhuận, cung ứng cho con người rất nhiều tiện ích. Bỏ một nghề béo bở, thu nhập cao là điều dại dột chẳng ai làm.
Nghề chài lưới trên biển hồ Ga-li-lê là nghề ổn định đem lại no đủ, hạnh phúc cho gia đình, dễ gì bỏ được. Thế mà khi nghe lời kêu gọi của Chúa Giê-su, Si-môn, An-rê, Gia-cô-bê và Gioan đã sẵn sàng buông bỏ hết để phụng sự Chúa Giê-su.
Hôm nay, nếu Chúa Giê-su kêu gọi chúng ta bỏ việc nhà để lo việc Chúa, chúng ta sẽ ứng xử ra sao?
Có người sẽ trả lời: “Lạy Chúa, con còn phải lo công việc gia đình, kiếm cơm áo gạo tiền nuôi vợ nuôi con. Chừng nào gia đình ổn định, con cái học thành tài, có cơ nghiệp hẳn hoi, mọi sự đâu vào đó cả… thì con sẽ làm việc Chúa sau.”
Nếu ai cũng trả lời như thế thì Giáo hội Chúa không bao giờ được phát triển, các linh hồn không được cứu độ, muôn dân không thể đón nhận Tin mừng và đạo thánh Chúa sẽ dậm chân tại chỗ.
Trong thời gian kinh tế Việt Nam gặp khó khăn nghiêm trọng, người dân quê tôi sống được là nhờ các vồng khoai, nương sắn.
Những dây khoai lang cố vươn mình ra, đâm nhiều chồi nhánh, cố tạo cho có thật nhiều củ ngon; Những cây khoai mì cố gắng vươn cao, phơi mình dưới ánh sáng mặt trời để quang hợp, để đón những cơn mưa trời… để tạo thật nhiều củ lớn… Những dây khoai, luống sắn đã nỗ lực đêm ngày để giúp người dân nghèo được no cơm ấm áo, trẻ nhỏ được cắp sách đến trường, người đau bệnh có thuốc men…
Đẹp thay những cống hiến âm thầm nhưng rất cần thiết đó!
Bên cạnh những nỗ lực không ngừng nghỉ của những loài cây lương thực, còn có những con trâu ngoan ngoãn kéo cày, những cặp bò cặm cụi kéo xe… từ hừng sáng đến hoàng hôn, để cống hiến thêm cho dân nghèo những bữa ăn nhiều dinh dưỡng, những chi phí về thuốc men, sách vở bút mực cho học sinh đến trường, những nhu yếu phẩm trong đời sống hằng ngày.
Đẹp biết bao, cần thiết biết bao những cống hiến kiên trì, âm thầm nhưng cũng rất đáng trân trọng đó!
Những vồng khoai, luống mì cũng như những gia súc trên đây chẳng được hưởng gì nhiều từ người chủ, nhưng đã cống hiến hết năng lực của mình để mang lại phúc lợi cho chủ.
Còn chúng ta thì sao? Chúng ta đã cống hiến cho “Chủ” của mình thế nào?
Chủ của chúng ta là Thiên Chúa. Ngài ban cho ta vô vàn hồng ân không kể xiết, chúng ta đã làm gì để đáp lại ơn nghĩa của Ngài?
Chúa sinh chúng ta làm người tuyệt vời chứ không phải làm thú vật, cây cối; Chúa ban cho ta từng hơi thở, từng hớp nước và tất cả những gì cần để được sống an vui khỏe mạnh như ngày hôm nay; Chúa ấp ủ chúng ta với vô vàn tình yêu và ân sủng; thậm chí còn ban cho chúng ta sự sống đời đời hạnh phúc viên mãn trên thiên quốc…
Vậy thì chúng ta đã làm gì để đền ơn đáp nghĩa, để cống hiến cho Chúa, để phụng sự Chúa chưa?
Chúa kêu mời chúng ta giới thiệu Ngài cho người khác, giúp họ nhận biết và yêu mến Chúa, chúng ta có sẵn sàng bỏ bớt công việc riêng tư của mình để làm việc cho Chúa chưa?
Lạy Chúa Thánh Thần,
Xin thắp lên ngọn lửa nhiệt thành trong lòng chúng con như Ngài đã làm cho các tông đồ xưa, để chúng con biết ưu tiên lo việc Chúa trước việc riêng của chúng con; ưu tiên lo cho Hội thánh hơn là lo việc nhà; dành nhiều nỗ lực cho việc cứu độ các linh hồn hơn là lo cho những nhu cầu bản thân.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Quan điểm phò phá thai cực đoan của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi
Đặng Tự Do
06:06 22/01/2021
Bà Nancy Pelosi sinh ngày 26 tháng Ba, 1940, nghĩa là còn mấy tháng nữa bà tròn 81 tuổi. Tuyệt đại đa số những người Công Giáo sẽ nghĩ rằng ở tuổi gần đất xa trời ấy bà phải tỏ ra lo lắng về phần rỗi linh hồn của mình và ngừng ủng hộ phá thai. Hy vọng của đại đa số những người Công Giáo chúng ta đối với bà Pelosi rất mong manh. Bà ấy có một tập hợp các lý thuyết để chống lại lập trường phò sinh của Giáo Hội.
Nhóm “Catholics for Choice” nghĩa là nhóm “Công Giáo phò phá thai” là một tổ chức nhỏ, nhưng được tài trợ rất mạnh với mục đích chính là nhằm đưa ra các “lý lẽ thần học” cho các chính trị gia tự xưng là Công Giáo nhưng ủng hộ việc phá thai. Ngày 24 tháng 8, 2008, nhóm này đã đưa Pelosi ra gặp gỡ giới truyền thông trong sự kiện “Meet the Press” của năm đó để trình các “lý luận thần học” biện minh cho chủ trương phò phá thai. Bà ta bác bỏ các giáo huấn của Giáo Hội liên quan đến phá thai và kêu gọi Giáo Hội “hoán cải, thay vì cứ tiếp tục bị ám ảnh bởi vấn đề phá thai.” Một ngày sau đó, Đức Tổng Giám Mục Donald Wuerl của Washington, D.C chính thức quở trách Pelosi về những tuyên bố do bà ta đưa ra.
Tháng Hai năm sau đó, 2009, bà ta xin gặp Tổng Giám Mục của mình là Đức Cha George Hugh Niederauer, Tổng Giám Mục San Francisco, là người cũng đã mạnh mẽ quở trách bà hồi tháng 8, 2008. Sau một cuộc tranh cãi nẩy lửa bà ta tuyên bố với ngài rằng lập trường chống phá thai của Đức Tổng Giám Mục là giáo điều, vụ luật. Trong khi lập trường phò phá thai của bà ấy là nhân văn, tiến bộ. Bà sẽ dành cuộc đời mình để chiến đấu cho quyền phá thai của phụ nữ và sẽ hiên ngang đứng trước mặt Chúa ở tòa phán xét!
Bực mình với Đức Tổng Giám Mục Niederauer, bà Pelosi sang tận Vatican để tranh luận với thần học gia nổi tiếng nhất trong thế giới Công Giáo là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16. Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 tiếp bà trong 15 phút sau buổi tiếp kiến chung thứ Tư 18/2/2009.
Thấy trước khả năng có thể bị lợi dụng, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 cấm không được chụp hình, không được mang theo các ký giả và nhiếp ảnh gia.
Theo Sandro Magister, ký giả người Ý chuyên về Vatican, sau 15 phút gặp gỡ bà Pelosi, chủ yếu dành để quở trách bà ta, Đức Bênêđíctô thứ 16 bước ra mặt rất buồn. Ngài truyền cho Phòng Báo Chí Tòa Thánh công bố tức khắc một bản tuyên bố có nội dung như sau:
“Sau buổi tiếp kiến chung, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ ngắn gọn với Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, cùng với đoàn tùy tùng của bà.
Đức Thánh Cha đã nhân cơ hội để nói về các yêu cầu của luật luân lý tự nhiên và giáo huấn nhất quán của Giáo hội về phẩm giá của cuộc sống con người từ khi thụ thai cho đến khi chết tự nhiên, là điều khích lệ mọi người Công Giáo, và đặc biệt là các nhà lập pháp, các luật gia và những người có trách nhiệm vì lợi ích chung của xã hội, phải hợp tác với tất cả những người nam nữ thiện chí trong việc tạo ra một hệ thống pháp luật công bằng có khả năng bảo vệ cuộc sống con người ở tất cả các giai đoạn phát triển của nó”.
Sau cuộc gặp gỡ với Đức Bênêđíctô thứ 16, bà Pelosi vẫn giữ một thái độ bác bỏ công lý cho các thai nhi, ủng hộ các chính sách phá thai cực đoan bao gồm phá thai muộn từ tiền nộp thuế của người dân, cả ở Hoa Kỳ cũng như ở hải ngoại, cũng như buộc các dòng tu Công Giáo như dòng Tiểu Muội Của Người Nghèo phải cung cấp thuốc phá thai trong kế hoạch chăm sóc sức khỏe của các nữ tu.
Pelosi sống ở vùng Pacific Heights của San Francisco. Báo cáo công bố tài chính năm 2016 của bà liệt kê trong số tài sản của bà có một ngôi nhà và vườn nho ở St. Helena, California, hai tòa nhà thương mại ở San Francisco và một dãy phố ở Loomis, California.
Trung tâm Responsive Politics ước tính vào năm 2014, giá trị tài sản của Pelosi là 101,273,023 Mỹ Kim, đứng thứ 8 trong số 25 thành viên giàu có nhất của Quốc hội.
Bà ta rất giàu, ở tuổi 80, bà ấy không cần làm gì cả, ngồi hưởng phước ăn không hết của, Nhưng bà vẫn muốn làm việc vì muốn cổ võ cho phá thai không phải ở Mỹ mà còn trên toàn thế giới.
Chúng ta nên cầu nguyện cho bà ấy nhưng với thái độ cố chấp và kiêu căng của bà, hy vọng bà ấy hoán cải là rất mong manh.
Source:Catholic News AgencyPope Benedict strongly rebukes Pelosi over abortion
Nhóm “Catholics for Choice” nghĩa là nhóm “Công Giáo phò phá thai” là một tổ chức nhỏ, nhưng được tài trợ rất mạnh với mục đích chính là nhằm đưa ra các “lý lẽ thần học” cho các chính trị gia tự xưng là Công Giáo nhưng ủng hộ việc phá thai. Ngày 24 tháng 8, 2008, nhóm này đã đưa Pelosi ra gặp gỡ giới truyền thông trong sự kiện “Meet the Press” của năm đó để trình các “lý luận thần học” biện minh cho chủ trương phò phá thai. Bà ta bác bỏ các giáo huấn của Giáo Hội liên quan đến phá thai và kêu gọi Giáo Hội “hoán cải, thay vì cứ tiếp tục bị ám ảnh bởi vấn đề phá thai.” Một ngày sau đó, Đức Tổng Giám Mục Donald Wuerl của Washington, D.C chính thức quở trách Pelosi về những tuyên bố do bà ta đưa ra.
Tháng Hai năm sau đó, 2009, bà ta xin gặp Tổng Giám Mục của mình là Đức Cha George Hugh Niederauer, Tổng Giám Mục San Francisco, là người cũng đã mạnh mẽ quở trách bà hồi tháng 8, 2008. Sau một cuộc tranh cãi nẩy lửa bà ta tuyên bố với ngài rằng lập trường chống phá thai của Đức Tổng Giám Mục là giáo điều, vụ luật. Trong khi lập trường phò phá thai của bà ấy là nhân văn, tiến bộ. Bà sẽ dành cuộc đời mình để chiến đấu cho quyền phá thai của phụ nữ và sẽ hiên ngang đứng trước mặt Chúa ở tòa phán xét!
Bực mình với Đức Tổng Giám Mục Niederauer, bà Pelosi sang tận Vatican để tranh luận với thần học gia nổi tiếng nhất trong thế giới Công Giáo là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16. Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 tiếp bà trong 15 phút sau buổi tiếp kiến chung thứ Tư 18/2/2009.
Thấy trước khả năng có thể bị lợi dụng, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 cấm không được chụp hình, không được mang theo các ký giả và nhiếp ảnh gia.
Theo Sandro Magister, ký giả người Ý chuyên về Vatican, sau 15 phút gặp gỡ bà Pelosi, chủ yếu dành để quở trách bà ta, Đức Bênêđíctô thứ 16 bước ra mặt rất buồn. Ngài truyền cho Phòng Báo Chí Tòa Thánh công bố tức khắc một bản tuyên bố có nội dung như sau:
“Sau buổi tiếp kiến chung, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ ngắn gọn với Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, cùng với đoàn tùy tùng của bà.
Đức Thánh Cha đã nhân cơ hội để nói về các yêu cầu của luật luân lý tự nhiên và giáo huấn nhất quán của Giáo hội về phẩm giá của cuộc sống con người từ khi thụ thai cho đến khi chết tự nhiên, là điều khích lệ mọi người Công Giáo, và đặc biệt là các nhà lập pháp, các luật gia và những người có trách nhiệm vì lợi ích chung của xã hội, phải hợp tác với tất cả những người nam nữ thiện chí trong việc tạo ra một hệ thống pháp luật công bằng có khả năng bảo vệ cuộc sống con người ở tất cả các giai đoạn phát triển của nó”.
Sau cuộc gặp gỡ với Đức Bênêđíctô thứ 16, bà Pelosi vẫn giữ một thái độ bác bỏ công lý cho các thai nhi, ủng hộ các chính sách phá thai cực đoan bao gồm phá thai muộn từ tiền nộp thuế của người dân, cả ở Hoa Kỳ cũng như ở hải ngoại, cũng như buộc các dòng tu Công Giáo như dòng Tiểu Muội Của Người Nghèo phải cung cấp thuốc phá thai trong kế hoạch chăm sóc sức khỏe của các nữ tu.
Pelosi sống ở vùng Pacific Heights của San Francisco. Báo cáo công bố tài chính năm 2016 của bà liệt kê trong số tài sản của bà có một ngôi nhà và vườn nho ở St. Helena, California, hai tòa nhà thương mại ở San Francisco và một dãy phố ở Loomis, California.
Trung tâm Responsive Politics ước tính vào năm 2014, giá trị tài sản của Pelosi là 101,273,023 Mỹ Kim, đứng thứ 8 trong số 25 thành viên giàu có nhất của Quốc hội.
Bà ta rất giàu, ở tuổi 80, bà ấy không cần làm gì cả, ngồi hưởng phước ăn không hết của, Nhưng bà vẫn muốn làm việc vì muốn cổ võ cho phá thai không phải ở Mỹ mà còn trên toàn thế giới.
Chúng ta nên cầu nguyện cho bà ấy nhưng với thái độ cố chấp và kiêu căng của bà, hy vọng bà ấy hoán cải là rất mong manh.
Source:Catholic News Agency
Chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi mắng các cử tri phò sinh là những người phản bội nền dân chủ Mỹ
Đặng Tự Do
06:15 22/01/2021
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cáo buộc những người phò sinh là đã đặt thái độ chống phá thai của họ lên trên các nguyên tắc của nền dân chủ. Bà Pelosi nói như trên trong lần xuất hiện mới nhất trên podcast của cựu Thượng nghị sĩ Hillary Clinton.
“Tôi nghĩ rằng Donald Trump đã có thể trở thành tổng thống là vì vấn đề quyền lựa chọn của phụ nữ”, Pelosi nói trong chương trình “Bạn và tôi đều ủng hộ Hillary Clinton” ngày 18 tháng Giêng. Bà ta mạt sát 4 năm cầm quyền của Tổng thống Trump là một “tai họa cho nước Mỹ” và quyết liệt đổ lỗi cho những cử tri phò sinh đã gây ra cái tai họa ấy.
Bà ta giải thích như sau: “Khi bạn lấy lòng tham của những người muốn cắt giảm thuế của họ, đó có thể là một con số nhỏ các cử tri, nhưng dù sao cũng là một con số, rồi sau đó bạn đặt vấn đề phá thai vào đó thì nó trở thành vấn đề. Nhiều người trong số này là những người rất tốt, chỉ có quan điểm của họ là có vấn đề. Họ đã sẵn sàng bán đứng toàn bộ nền dân chủ xuống sông chỉ vì một vấn đề đó”.
Pelosi nói rằng sự ủng hộ của các cử tri có niềm tin tôn giáo đối với Tổng thống Trump là một vấn đề “khiến tôi rất đau buồn trong tư cách là một người Công Giáo”.
Khi Clinton ra tranh cử chống lại Tổng thống Trump vào năm 2016, cương lĩnh của Đảng Dân chủ đã gây ra những quan ngại đặc biệt vì lập trường cực đoan ủng hộ việc phá thai. Cương lĩnh của đảng Dân Chủ vào năm đó, lần đầu tiên bao gồm lời kêu gọi hủy bỏ Tu chính án Hyde ngăn chặn việc sử dụng tiền thuế để thanh toán cho các ca phá thai theo ý muốn. Tu chính án này đã nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng trong suốt gần 50 năm tồn tại.
Cương lĩnh của đảng Dân Chủ vào năm 2016 nói thêm rằng “mọi phụ nữ nên có quyền truy cập” vào “phá thai an toàn và hợp pháp”.
Trên podcast ngày 18 tháng Giêng, Pelosi nói rằng khi Tổng thống Trump vào năm 2016 đưa ra một danh sách các thẩm phán mà ông sẽ bổ nhiệm nếu được làm tổng thống, nó giống như một “tiếng còi gọi chó [dog whistle] đối với những người theo đạo Tin lành, với những người Công Giáo và tất cả những người còn lại: phụ nữ không có quyền lựa chọn”.
Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng trong khi các vấn đề như nghèo đói và án tử hình không thể bị bỏ qua, việc chấm dứt phá thai vẫn là “ưu tiên tối thượng” đối với các giám mục “bởi vì việc phá thai diễn ra trong cung thánh của gia đình, và vì số sinh mạng bị tiêu diệt”.
Bà Clinton đáp lại rằng một trong những “điều trớ trêu khủng khiếp” của quan điểm ủng hộ sự sống là tỷ lệ phá thai ngày càng giảm dưới thời các tổng thống đảng Dân chủ. Bà cựu thượng nghị sĩ nói rằng “với các biện pháp tránh thai và giáo dục thích hợp và một cuộc trò chuyện không hạ nhục, các con số có thể tiếp tục giảm”.
“Vì vậy, những gì thực sự vô cùng buồn là cách những người, theo ý kiến và kinh nghiệm của tôi, vốn không xem vấn đề này là ưu tiên, đã sử dụng những câu hỏi, những mối quan tâm, và cả sự hiểu biết về đức tin chính đáng, để nắm được và sử dụng quyền hành,” bà Clinton nói.
Diễn nôm cho dễ hiểu là bà Hilary Clinton chê những người phò sinh đã không bầu cho bà ta là những người ngu xuẩn bị Tổng thống Trump lợi dụng.
Pelosi nói rằng những người phản đối phá thai nên hài lòng “với các biện pháp tránh thai” và nói rằng những người phản đối phá thai là những kẻ đạo đức giả vì bản thân họ không có gia đình đông con.
“Tất nhiên, nhiều người trong số này không có 13 đứa con,” Pelosi nói. “Và trong tư cách là người đã có 5 đứa con trong 6 năm chính xác đến từng ngày, tôi đã nói với các đồng nghiệp của mình, khi bạn có 5 đứa con trong vòng 6 năm, bạn có thể đến và nói chuyện với tôi trong tư cách là một người Công Giáo”.
Trong khi Clinton nói đúng rằng tỷ lệ phá thai đã giảm trong những năm 90, bà không đề cập đến việc ở Hoa Kỳ, tỷ lệ phá thai đạt đến đỉnh cao vào đầu những năm 80 và đã giảm thường xuyên kể từ đó, bất kể đảng chính trị nào đã nắm giữ chức vụ tổng thống.
Năm 2011, tỷ lệ phá thai ở Hoa Kỳ thấp hơn so với năm 1973, năm xảy ra vụ Roe kiện Wade dẫn đến việc hợp pháp hóa phá thai tại Hoa Kỳ.
Và mặc dù cả Clinton và Pelosi đều ghi nhận việc sử dụng các biện pháp tránh thai đã làm giảm tỷ lệ phá thai, Viện Guttmacher nhận thấy rằng tỷ lệ phá thai ở Hoa Kỳ bắt đầu giảm mạnh hơn bắt đầu từ năm 2008, nghĩa là rất lâu trước khi đòi buộc mua bảo hiểm tránh thai của Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng được Obama ban hành.
Source:Catholic News AgencySpeaker Pelosi implies religious pro-lifers are sellouts
“Tôi nghĩ rằng Donald Trump đã có thể trở thành tổng thống là vì vấn đề quyền lựa chọn của phụ nữ”, Pelosi nói trong chương trình “Bạn và tôi đều ủng hộ Hillary Clinton” ngày 18 tháng Giêng. Bà ta mạt sát 4 năm cầm quyền của Tổng thống Trump là một “tai họa cho nước Mỹ” và quyết liệt đổ lỗi cho những cử tri phò sinh đã gây ra cái tai họa ấy.
Bà ta giải thích như sau: “Khi bạn lấy lòng tham của những người muốn cắt giảm thuế của họ, đó có thể là một con số nhỏ các cử tri, nhưng dù sao cũng là một con số, rồi sau đó bạn đặt vấn đề phá thai vào đó thì nó trở thành vấn đề. Nhiều người trong số này là những người rất tốt, chỉ có quan điểm của họ là có vấn đề. Họ đã sẵn sàng bán đứng toàn bộ nền dân chủ xuống sông chỉ vì một vấn đề đó”.
Pelosi nói rằng sự ủng hộ của các cử tri có niềm tin tôn giáo đối với Tổng thống Trump là một vấn đề “khiến tôi rất đau buồn trong tư cách là một người Công Giáo”.
Khi Clinton ra tranh cử chống lại Tổng thống Trump vào năm 2016, cương lĩnh của Đảng Dân chủ đã gây ra những quan ngại đặc biệt vì lập trường cực đoan ủng hộ việc phá thai. Cương lĩnh của đảng Dân Chủ vào năm đó, lần đầu tiên bao gồm lời kêu gọi hủy bỏ Tu chính án Hyde ngăn chặn việc sử dụng tiền thuế để thanh toán cho các ca phá thai theo ý muốn. Tu chính án này đã nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng trong suốt gần 50 năm tồn tại.
Cương lĩnh của đảng Dân Chủ vào năm 2016 nói thêm rằng “mọi phụ nữ nên có quyền truy cập” vào “phá thai an toàn và hợp pháp”.
Trên podcast ngày 18 tháng Giêng, Pelosi nói rằng khi Tổng thống Trump vào năm 2016 đưa ra một danh sách các thẩm phán mà ông sẽ bổ nhiệm nếu được làm tổng thống, nó giống như một “tiếng còi gọi chó [dog whistle] đối với những người theo đạo Tin lành, với những người Công Giáo và tất cả những người còn lại: phụ nữ không có quyền lựa chọn”.
Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng trong khi các vấn đề như nghèo đói và án tử hình không thể bị bỏ qua, việc chấm dứt phá thai vẫn là “ưu tiên tối thượng” đối với các giám mục “bởi vì việc phá thai diễn ra trong cung thánh của gia đình, và vì số sinh mạng bị tiêu diệt”.
Bà Clinton đáp lại rằng một trong những “điều trớ trêu khủng khiếp” của quan điểm ủng hộ sự sống là tỷ lệ phá thai ngày càng giảm dưới thời các tổng thống đảng Dân chủ. Bà cựu thượng nghị sĩ nói rằng “với các biện pháp tránh thai và giáo dục thích hợp và một cuộc trò chuyện không hạ nhục, các con số có thể tiếp tục giảm”.
“Vì vậy, những gì thực sự vô cùng buồn là cách những người, theo ý kiến và kinh nghiệm của tôi, vốn không xem vấn đề này là ưu tiên, đã sử dụng những câu hỏi, những mối quan tâm, và cả sự hiểu biết về đức tin chính đáng, để nắm được và sử dụng quyền hành,” bà Clinton nói.
Diễn nôm cho dễ hiểu là bà Hilary Clinton chê những người phò sinh đã không bầu cho bà ta là những người ngu xuẩn bị Tổng thống Trump lợi dụng.
Pelosi nói rằng những người phản đối phá thai nên hài lòng “với các biện pháp tránh thai” và nói rằng những người phản đối phá thai là những kẻ đạo đức giả vì bản thân họ không có gia đình đông con.
“Tất nhiên, nhiều người trong số này không có 13 đứa con,” Pelosi nói. “Và trong tư cách là người đã có 5 đứa con trong 6 năm chính xác đến từng ngày, tôi đã nói với các đồng nghiệp của mình, khi bạn có 5 đứa con trong vòng 6 năm, bạn có thể đến và nói chuyện với tôi trong tư cách là một người Công Giáo”.
Trong khi Clinton nói đúng rằng tỷ lệ phá thai đã giảm trong những năm 90, bà không đề cập đến việc ở Hoa Kỳ, tỷ lệ phá thai đạt đến đỉnh cao vào đầu những năm 80 và đã giảm thường xuyên kể từ đó, bất kể đảng chính trị nào đã nắm giữ chức vụ tổng thống.
Năm 2011, tỷ lệ phá thai ở Hoa Kỳ thấp hơn so với năm 1973, năm xảy ra vụ Roe kiện Wade dẫn đến việc hợp pháp hóa phá thai tại Hoa Kỳ.
Và mặc dù cả Clinton và Pelosi đều ghi nhận việc sử dụng các biện pháp tránh thai đã làm giảm tỷ lệ phá thai, Viện Guttmacher nhận thấy rằng tỷ lệ phá thai ở Hoa Kỳ bắt đầu giảm mạnh hơn bắt đầu từ năm 2008, nghĩa là rất lâu trước khi đòi buộc mua bảo hiểm tránh thai của Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng được Obama ban hành.
Source:Catholic News Agency
Tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Cordileone đối với lời mạt sát những cử tri phò sinh của Nancy Pelosi
Đặng Tự Do
06:22 22/01/2021
Trong chương trình “Bạn và tôi đều ủng hộ Hillary Clinton” ngày 18 tháng Giêng, bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện, đã mạt sát 4 năm cầm quyền của Tổng thống Trump là một “tai họa cho nước Mỹ” và quyết liệt đổ lỗi cho những cử tri phò sinh đã gây ra cái tai họa ấy và gọi họ là những người phản bội nền dân chủ Mỹ.
Đáp lại những nhận xét này của bà Pelosi, Đức Tổng Giám Mục Salvatore J. Cordileone của tổng giáo phận San Francisco đã đưa ra tuyên bố sau.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Đức Tổng Giám Mục Salvatore J. Cordileone
Ngày 21 tháng Giêng năm 2021
Hôm thứ Hai, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã chỉ trích những cử tri phò sinh đã chọn dồn phiếu cho Donald Trump về vấn đề phá thai, và nói rằng lá phiếu của họ khiến bà ấy “rất đau lòng trong tư cách là một người Công Giáo” và cáo buộc họ “sẵn sàng bán đứng toàn bộ nền dân chủ xuống sông chỉ vì một vấn đề đó.”
Đức Cha Salvatore J. Cordileone, Tổng Giám mục San Francisco, đã đưa ra tuyên bố sau để đáp lại:
Tôi muốn bắt đầu với điều hiển nhiên: Nancy Pelosi không thể phát biểu thay mặt cho Giáo Hội Công Giáo. Bà ấy nói với tư cách là một nhà lãnh đạo quan trọng ở cấp cao của chính phủ và với tư cách là một cá nhân công dân. Và về vấn đề phẩm giá bình đẳng của cuộc sống con người khi còn trong bụng mẹ, bà ấy cũng đã đưa ra một điều mâu thuẫn trực tiếp với một quyền cơ bản của con người mà giáo huấn Công Giáo đã luôn ủng hộ trong 2,000 năm qua.
Các tín hữu Kitô luôn hiểu rằng điều răn “Ngươi không được giết người” phải được áp dụng cho mọi sự sống, kể cả sự sống còn trong bụng mẹ. Vào khoảng cuối thế kỷ thứ nhất, Thư của Thánh Ba-na-ba viết rằng: “Ngươi không được giết đứa trẻ bằng cách phá thai; Ngươi cũng không được giết nó sau khi nó đã được sinh ra”(# 19). Một nghìn, tám trăm sáu mươi lăm năm sau, Công Đồng Vatican II khẳng định: “Sự sống phải được bảo vệ hết sức cẩn thận ngay từ khi được thụ thai: phá thai và giết trẻ sơ sinh là những tội ác ghê tởm” (Gaudium et spes – Hiến Chế Mục Vụ Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay, số 51).
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục giáo huấn liên tục này. Phát biểu với các tham dự viên hội nghị, “Nói Có Với Cuộc Sống! Chăm Sóc Món Quà Quý Giá Của Cuộc Sống Trong Sự Mỏng Manh Của Nó” vào ngày 25 tháng 5 năm 2019, ngài đã lên án việc phá thai bằng những từ ngữ mạnh mẽ nhất có thể: “Có được phép giết một mạng người để giải quyết một vấn đề không?... Không bao giờ được phép. Không bao giờ, không bao giờ được phép giết một mạng người… để giải quyết một vấn đề. Phá thai không bao giờ là câu trả lời mà phụ nữ và gia đình tìm kiếm”. Và mới hôm qua (20 tháng Giêng 2021), Đức Tổng Giám Mục Gomez, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, đã nhắc lại tuyên bố của các Giám mục Hoa Kỳ rằng chống phá thai là “ưu tiên tối thượng của người Công Giáo”. Khi làm như vậy, ngài đã hành động đúng đắn và có tính tập thể trong vai trò Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, và tôi biết ơn ngài vì đã làm như vậy.
Tối thượng tất nhiên không có nghĩa là “duy nhất”. Chắc chắn có nhiều tệ nạn chúng ta phải đương đầu và nhiều thiện ích chúng ta phải theo đuổi. Trong bài phát biểu nhậm chức hôm qua, Tổng thống Biden đã đưa ra lời kêu gọi cảm động về sự đoàn kết và hàn gắn. Ông ấy đề nghị cái mà tôi gọi là “Kinh cầu thương xót” - đưa ra trước mắt quốc gia nỗi đau khổ của người dân trong nhiều vấn đề. Theo kinh nghiệm của tôi, những người ủng hộ cho những đứa trẻ chưa chào đời cũng làm việc siêng năng để phục vụ cho nhiều chính nghĩa như thế. Bà Chủ tịch Hạ viện Pelosi đã chọn tuần này để phủ nhận động cơ của hàng triệu người Công Giáo và những người khác vì đã chọn vấn đề chống phá thai là ưu tiên của họ và cáo buộc họ “bán đứng nền dân chủ”. Đây không phải là ngôn ngữ của thống nhất và hàn gắn. Bà ấy mắc nợ những cử tri này một lời xin lỗi.
Bản thân tôi không thể giả định rằng tôi biết những gì trong tâm trí của các cử tri Công Giáo khi họ bỏ phiếu cho ứng cử viên Tổng thống mà họ lựa chọn, bất kể ứng cử viên ưa thích của họ là ai. Có nhiều vấn đề liên quan đến các hậu quả luân lý rất nghiêm trọng mà người Công Giáo phải cân nhắc trong lương tâm ngay lành của mình khi bỏ phiếu. Nhưng có một điều rõ ràng là: Không một người Công Giáo nào có lương tâm ngay chính lại có thể ủng hộ việc phá thai. “Quyền được lựa chọn” là một hỏa mù nhằm duy trì cả một ngành công nghiệp thu lợi nhuận từ một trong những tệ nạn kinh khủng nhất có thể tưởng tượng được. Mảnh đất của chúng ta thấm đẫm máu của những người vô tội, và nó phải dừng lại.
Đó là lý do tại sao, với tư cách là những người Công Giáo, chúng tôi sẽ tiếp tục lên tiếng thay mặt những người không có tiếng nói để nói cho họ, cũng như tiếp cận, an ủi và hỗ trợ những người đang phải chịu đựng những vết sẹo sau khi phá thai. Chúng tôi sẽ làm như vậy, cho đến khi vùng đất của chúng ta cuối cùng thoát khỏi cái tội ác đáng khinh bỉ này.
+Đức Tổng Giám Mục Salvatore J. Cordileone
Source:San Francisco Archdiocese
Tổng Giám Mục Phó của Durban qua đời vì coronavirus
Đặng Tự Do
17:02 22/01/2021
Một vị Tổng Giám Mục Nam Phi được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm nhằm thay thế Đức Hồng Y Wilfried Napier làm tổng giám mục Durban đã qua đời vào hôm Chúa Nhật 17 tháng Giêng vì COVID-19.
Đức Cha Abel Gabuza đã được Đức Phanxicô bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Phó của Durban vào tháng 12 năm 2018, đã ở trong bệnh viện từ ngày 10 tháng Giêng, khi Đức Tổng Giám Mục Napier chia sẻ trên Twitter rằng vị Giám Mục Phó của ngài đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 và đang ở trong ICU.
“Đức Tổng Giám Mục đã không còn ở với chúng tôi ở Durban nữa. Hai năm ngắn ngủi nhưng trong thời gian đó, chúng tôi đã nhận ra ngài là một mục tử hiền lành, chu đáo và thân thiết,” Đức Tổng Giám Mục Napier cho biết như trên trong một tuyên bố được công bố vào sáng Chúa Nhật sau cái chết của Đức Cha Gabuza. “Qua sự dịu dàng, quan tâm và thân thiện của mình, ngài đã tác động tức khắc đến tất cả những người có đặc ân được quen biết với ngài. Đó là lý do bổ sung tại sao sự ra đi của ngài là một mất mát to lớn đối với chúng tôi và toàn thể Giáo hội ở Nam Phi”.
Cái chết của ngài xảy ra sau khi mười giám mục qua đời trong tuần thứ hai của tháng Giêng, từ 8 đến 14 tháng Giêng vì coronavirus.
Đức Cha Abel Gabuza sinh ngày 23 tháng Ba năm 1955. Ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Phó của Durban trong viễn tượng thay thế Đức Tổng Giám Mục Wilfried Napier. Trước đó, ngài là Giám Mục Kimberley trong 8 năm từ 2010 đến 2018.
Source:Crux
Đức Hồng Y Norberto Rivera Cabrera phải nhập viện vì coronavirus
Đặng Tự Do
17:03 22/01/2021
Năm 2021 đã được bắt đầu với những tin tức không may cho Giáo Hội. Trong tuần thứ hai của tháng Giêng, từ 8 đến 14 tháng Giêng, có đến 10 Giám Mục chết vì coronavirus.
Người trẻ nhất trong số các giám mục qua đời trong thời gian này là Đức Cha Moses Hamungole, 53 tuổi, Giám Mục giáo phận Monze, Zambia. Người lớn tuổi nhất là Tổng giám mục Ý Oscar Rizzato 91 tuổi, từng là quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng dưới thời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI.
Bốn giám mục qua đời cùng ngày, 13 tháng Giêng, tại ba lục địa khác nhau là Đức Tổng Giám Mục Philip Tartaglia của Glasgow, 70 tuổi; Đức Giám Mục Mario Cecchini, 87 tuổi của Fano, Ý; và Đức Hồng Y Eusébio Oscar Scheid, 88 tuổi, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa của Rio de Janeiro, Brazil; và Đức Cha Moses Hamungole, 53 tuổi, Giám Mục giáo phận Monze, Zambia.
Vị Giám mục đầu tiên qua đời trong tuần lễ kinh hoàng này là Đức Cha Cástor Oswaldo Azuaje Pérez, 69 tuổi, Giám Mục Trujillo, Venezuela. Ngài là giám mục người Venezuela đầu tiên chết vì COVID-19. Ít nhất 8 linh mục và một số nữ tu sĩ đã chết vì vi rút ở nước này.
Đức Cha Luis Adriano Piedrahita Sandoval, 74 tuổi của Santa Marta, Colombia, qua đời vào ngày 11 tháng Giêng. Nhập viện kể từ ngày 23 tháng 12, ngài là giám mục Colombia đầu tiên chết vì COVID-19.
Đức Tổng Giám Mục Tartaglia từng là lãnh đạo của cộng đồng Công Giáo lớn nhất Tô Cách Lan kể từ năm 2012. Ngài đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 sau lễ Giáng sinh và đang tự cô lập.
Được bạn bè và cả những kẻ thù đánh giá cao, cái chết của ngài khiến bà Nicola Sturgeon, Nữ Bộ trưởng đầu tiên của Tô Cách Lan rất đau buồn.
“Tôi rất lấy làm tiếc khi biết tin này. Đức Tổng Giám Mục Tartaglia là một người tốt lành được nhiều người yêu mến trong cộng đồng Công Giáo và cả bên ngoài nữa. Tôi luôn đánh giá cao những tương tác của tôi với ngài. Suy nghĩ của tôi hướng đến những người thân yêu của ngài và cộng đồng rộng lớn hơn. Cầu mong ngài yên nghỉ trong Chúa”, bà nói trên Twitter.
Cũng tại Tô Cách Lan, Đức Cha Vincent Logan, 79 tuổi, Giám Mục Hiệu Tòa của Dunkeld, qua đời ngày 14 tháng Giêng, một ngày sau cái chết của Đức Tổng Giám Mục Tartaglia.
Các giám mục khác qua đời trong tuần từ 8 đến 14 tháng Giêng là Giám mục người Ba Lan Adam Dyczkowski, 88 tuổi, Giám Mục Hiệu Tòa của giáo phận Zielona Góra-Gorzów - qua đời ngày 10 tháng Giêng; và Đức Cha Florentin Crihalmeanu, 61 tuổi, của Công Giáo nghi lễ Đông phương Cluj-Gherla ở Rumani, đã qua đời ngày 12 tháng Giêng.
Bên cạnh các Hồng Y và Giám Mục đã không qua khỏi, còn có các vị đang phải chiến đấu với virus Tầu độc địa.
Hôm thứ Bẩy 16 tháng Giêng, Đức Hồng Y Norberto Rivera Cabrera, cựu tổng giám mục của Thành phố Mexico, đã phải nhập viện, sau khi xét nghiệm dương tính với COVID-19.
Tổng giáo phận đã đưa ra một tuyên bố kêu gọi cầu nguyện cho Đức Hồng Y Rivera, cũng như tất cả những người bị ảnh hưởng bởi coronavirus.
Ước tính có khoảng 140,000 người đã chết ở Mễ Tây Cơ do căn bệnh quái ác này, trong đó có gần 100 linh mục - người mới nhất là Cha José Guadalupe Sanguino Fuentes, 88 tuổi và Cha Valentín Ramírez Tlaque, 68 tuổi, của tổng giáo phận Puebla. Cả hai vị đều qua đời vào thứ Tư tuần trước.
Source:Crux
Kathleen Domingo: Người Công Giáo không có lựa chọn nào khác hơn là van lạy Biden
Đặng Tự Do
17:05 22/01/2021
“Câu trả lời cho một quốc gia bị chia rẽ không phải là một Giáo Hội bị chia rẽ. Tôi nghĩ điều mà chúng ta cần phải có là một cuộc đối thoại nhất quán,” Cha Eugene Cho, chủ tịch “Bread for the World”, nghĩa là “Bánh Cho Trần Gian”, nói.
Nhận xét của ngài được đưa ra trong cuộc thảo luận trực tuyến hôm thứ Năm do Sáng kiến về Tư tưởng Xã hội Công Giáo và Đời sống Công cộng của Đại học Georgetown tổ chức với mục đích bàn về cách đức tin có thể hướng dẫn đất nước vượt qua thời kỳ hỗn loạn này.
Đối với Cha Cho, câu trả lời cho vấn đề nằm trong lời Chúa kêu gọi chúng ta yêu thương tất cả mọi người, chứ không chỉ những người mà chúng ta đồng ý.
“Chúng ta được kêu gọi để yêu tất cả mọi người, chứ chúng ta không chỉ được kêu gọi để yêu những người giống tôi, nghĩ giống tôi, cảm thấy giống tôi, tôn thờ như tôi; và tôi nghĩ chúng ta thậm chí nên công nhận cả những người không bầu như mình. Đây là những việc thực sự, thực sự khó khăn để thực hiện, nhưng theo Chúa Giêsu là một thử thách”.
Cuộc đối thoại mà Cha Cho đề nghị có thể là khó. Một trong những nguyên tắc của đối thoại là tìm ra những điểm chung giữa hai bên trong khi vẫn giữ được bản sắc của mình, chứ không phải là từ bỏ căn tính của mình để dĩ hòa vi quý. Như thế, không phải là đối thoại mà là đầu hàng. Ngay khi các Giám Mục trình bày giáo lý Công Giáo về cấm phá thai, linh mục James Martin, người cổ động cho ông Joe Biden, lập tức chụp mũ các ngài là dùng thứ “ngôn ngữ khinh miệt và thậm chí là mất nhân tính” và đòi hỏi rằng “Sai lầm của các nhà lãnh đạo Công Giáo phải được sửa chữa, đó là sai lầm mà Giáo Hội bây giờ cần phải ăn năn.” Mở miệng ra nói đến tín lý thì bị chụp ngay cho cái mũ là tung ra các diễn từ thù hận. Như thế thì khó đối thoại lắm.
Kathleen Domingo, lãnh đạo văn phòng phò sinh, công lý và hòa bình tại Tổng giáo phận Los Angeles, có vẻ thực tế hơn Cha Cho. Cô nghĩ các Giám mục Hoa Kỳ là những nhà lãnh đạo phi chính trị sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc gắn kết mọi người lại với nhau. Và cô nói rằng vấn đề phải bắt đầu với việc mở ra một mối quan hệ như thế nào đó với ông Joe Biden.
Cái khó là Biden là một người Công Giáo nhưng lại ủng hộ phá thai.
Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ cùng với một số cá nhân các giám mục đã lên tiếng phản đối những quan điểm này. Một nhóm làm việc đã được thành lập tại cuộc họp thường niên của hội đồng giám mục năm nay để giúp điều hướng mối quan hệ.
“Một điều mà tất cả chúng ta có thể đồng ý là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra nếu bốn năm tới xảy ra một cuộc chiến giữa Biden và Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ”.
Xét đến hoàn cảnh cụ thể hiện nay khi đảng Dân Chủ của ông Joe Biden đã nắm được cả Hành Pháp lẫn Lập Pháp, Kathleen Domingo nói: “Đã đến lúc chúng ta phải van xin ông ấy. Xin làm ơn, thưa ngài Biden, đừng biến việc phá thai trở thành tâm điểm trong nhiệm kỳ tổng thống của ông”.
“Chúng ta có lẽ sẽ không thể thay đổi ý định của ông ta về việc phá thai. Nhưng nếu ông ta không quyết liệt chạy theo điều đó thì chúng ta có thể cùng nhau làm những việc rất quan trọng.”
Source:Crux
Thông điệp lẫn lộn của Công Giáo gửi Biden cho thấy không phải hai phe tranh chấp mà là hai trái tim chia rẽ
Vũ Văn An
19:03 22/01/2021
Kẻ thù quỷ quyệt của Giáo Hội dường như đã thành công vẻ vang khi duy trì được truyền thống chia rẽ giữa Vatican và Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, mỗi lần có ngày nhậm chức của tân tổng thống nước này.
John L. Allen Jr., chủ bút tạp chí CruxNow, ngày 22 tháng 1 năm 2021, muốn nói như thế khi phân tích tin tức về các thông điệp lẫn lộn mà phía Giáo Hội Công Giáo gửi cho Biden.
Theo ông, trong số nhiều truyền thống xung quanh lễ nhậm chức tổng thống, người Công Giáo hình như đã tạo ra một truyền thống riêng của họ, đặc biệt khi đó là một tổng thống Dân chủ: các thông điệp lẫn lộn từ Vatican và Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ.
Mười hai năm trước, khi Barack Obama đắc cử, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã gửi một bức thư chúc mừng vào ngày 5 tháng 11, không giống thói quen chờ đến ngày nhậm chức, và tờ báo của Vatican, L'Osservatore Romano, đã hân hoan tràn trề về biểu tượng hy vọng trong chiến thắng của Obama. Sau đó, chủ biên lúc đó là Gian Maria Vian đã bảo vệ Obama trước các lời chỉ trích của phe phò sự sống, nhấn mạnh rằng ông ta không phải là một “tổng thống phò phá thai”.
Tất cả những điều đó hoàn toàn trái ngược với đường lối cứng rắn hơn của các giám mục Hoa Kỳ thời cố Hồng Y Francis George của Chicago, lúc đó là chủ tịch hội đồng, trên hết về vấn đề phá thai, và thỉnh thoảng một số khiếu nại hậu trường gay gắt ngỏ với Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Hôm thứ Tư, cả Vatican lẫn Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đều đưa ra các tuyên bố về lễ nhậm chức, và một lần nữa chúng ta lại thấy Câu chuyện Hai Giọng Điệu.
Lời chúc mừng ngắn gọn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô dành cho Tổng thống Joe Biden rất cao quí và tránh những lãnh vực có thể có bất đồng, trong khi một thông điệp dài hơn của Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez của Los Angeles, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, hứa hẹn cầu nguyện và ủng hộ nhưng cũng cảnh báo chính quyền mới đừng “thúc đẩy các tệ nạn đạo đức và đe dọa sự sống và phẩm giá của con người”, rõ ràng đã vẽ ra những đường phân rẽ rõ ràng về các vấn đề “phá thai, ngừa thai, hôn nhân, giới tính ”.
Theo hồ sơ, đây không phải là trường hợp "cảnh sát tốt / cảnh sát xấu", nghĩa là một chiến lược phối hợp giúp Đức Giáo Hoàng treo lơ lửng củ cà rốt trong khi các giám mục thì giơ cây roi. Cả với Obama lẫn với Biden, đó là một căng thẳng thực sự giữa Rôma và Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, không bên nào đặc biệt vui mừng với phương thức của bên kia.
Tuy nhiên, sự khác biệt giữa năm 2009 và năm 2021 là tám năm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Khi Obama nhậm chức, các giám mục Hoa Kỳ khá đoàn kết trong việc tập chú vào vấn đề phá thai, trong khi ngày nay có đủ “các giám mục của Đức Phanxicô” ở Hoa Kỳ để đưa ra một đối trọng lớn tiếng, một đối trọng gần gũi hơn với đường lối của Vatican.
Hôm thứ Tư, tiếng nói đó đến từ Đức Hồng Y Blase Cupich của Chicago, được nhiều người coi là một trong những đồng minh trung thành nhất của Đức Phanxicô trong số các giám mục Hoa Kỳ, người đã lên Twitter gọi tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Gomez là “thiếu cân nhắc” và phản đối điều được ngài mô tả là thiếu tham vấn để biết phải soạn thảo ra sao.
Cupich xem ra cũng đưa ra một cảnh báo cho rằng ngài không sẵn sàng bỏ qua điều này, khi nói rằng "phải giải quyết các thất bại định chế nội bộ có liên quan".
Như thế, hiện nay chúng ta có ba nhóm, chứ không phải hai, mâu thuẫn nhau trong cơ cấu quyền lực Công Giáo: Vatican, ban lãnh đạo Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ và một nhóm giám mục ngày càng có ảnh hưởng, những người bất đồng với sự lãnh đạo đó.
Một số người có thể thấy sự chia rẽ này thật đáng buồn, nhất là vào thời điểm lúc một tân tổng thống đang kêu gọi người Mỹ đoàn kết. Tuy nhiên, đây là cách hiểu kiểu “nửa ly nước đầy”: Trong một thời điểm khi “các sự kiện” dường như ai muốn nắm thế nào thì nắm, ít nhất cảnh trống đánh xuôi kèn thổi ngược phản ảnh trong những thông điệp đó có đức tính trung thực của nó.
Quan trọng hơn cả, đây không phải chỉ là, hoặc thậm chí chủ yếu, là căng thẳng giữa Rôma và Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, hoặc giữa Tổng Giám Mục Gomez và Hồng Y Cupich. Thay vào đó, đây là một đường đứt gãy chạy xuyên qua tâm trí của nhiều người Công Giáo Hoa Kỳ.
Nhiều người Công Giáo Hoa Kỳ thực sự muốn thấy Giáo hội hợp tác với chính phủ mới để giúp xây dựng một xã hội hậu đại dịch được đánh dấu bằng sự hòa nhập nhiều hơn, công bằng chủng tộc nhiều hơn, môi trường lành mạnh nhiều hơn và nhiều mục tiêu cấp bách khác.
Ở bình diện bản thân, nhiều người Công Giáo Hoa Kỳ thấy rất nhiều điều đáng ngưỡng mộ nơi Biden, không chỉ là đức tin Công Giáo sùng mộ của ông mà còn là cam kết của ông đối với sự đứng đắn bản thân, và họ không muốn nhìn thấy Giáo hội của họ - một Giáo Hội, dù sao, cũng là của cả tổng thống nữa- trở thành kẻ thù của ông ta, nhất là ngay từ ngày đầu tiên.
Tuy nhiên, giống như Gomez, nhiều người Công Giáo Hoa Kỳ cũng coi việc bảo vệ sự sống của thai nhi là “ưu tiên ưu việt” và đấu tranh để dung hòa sự nhiệt tình của họ đối với giọng điệu lịch thiệp và nghị trình đầy cảm thương của Biden với thực tại ông ta chắc chắn sẽ theo đuổi các chính sách về phá thai mà họ vốn không thể ủng hộ. Thí dụ, bác sĩ Anthony Fauci nói với Tổ chức Y tế Thế giới hôm thứ Năm rằng Biden đang chuẩn bị đảo ngược Chính sách Mexico City, cấm Hoa Kỳ tài trợ cho các nhóm ở nước ngoài cung cấp hoặc giới thiệu bệnh nhân đến các cơ sở phá thai.
Khi điều đó xảy ra, ít nhất một số người Công Giáo có khuynh hướng muốn dành cho Biden một cơ hội cảm thấy đau buồn và lo lắng về những gì có thể xảy ra sau đó.
Nói cách khác, coi các thông điệp hỗn hợp của ngày thứ Tư như một cuộc xung đột giữa hai phe phái riêng biệt không phải là toàn cảnh. Đúng, có một số giám mục có xu hướng gây chiến với Biden và có những giám mục khác muốn thực hiện một cuộc hòa bình riêng, và chắc chắn các ngài sẽ tiếp tục tranh cãi - trừ khi, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ tìm ra cách giải quyết những mâu thuẫn như vậy một cách im lặng hơn và ít công khai hơn.
John Allen kết luận rằng: Nếu bạn là một người Công Giáo cố gắng sống với đức tin thay vì lập trường đảng phái, một phần nào đó trong bạn chắc hẳn có thiện cảm với cả Rôma lẫn Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vào hôm thứ Tư, với cả Gomez lẫn Cupich. Ông mong những người Công Giáo này tìm được một công thức có tính ma thuật, có khả năng đoàn kết cả hai.
Đối với riêng Biden, Allen cho rằng: Với tư cách là tổng thống Công Giáo Rôma thứ hai của đất nước, mối liên hệ của Biden với Giáo Hội của ông chắc chắn sẽ là một phần của bi hài kịch trong nhiệm kỳ tổng thống của ông. Việc ông ta lèo lái ra sao vẫn còn phải chờ xem, nhưng có lẽ hoàn toàn không phải là một điều tồi tệ mà vào ngày đầu tiên, ông ta nhận được lời nhắc nhở cho thấy việc đó khó khăn và đòi hỏi ra sao.
Các Giám Mục Hoa Kỳ thúc giục Biden bác bỏ quyền phá thai sau lời tuyên bố gây lo ngại sâu xa của ông ta
Vũ Văn An
22:43 22/01/2021
Theo hãng tin CNA ngày 22 tháng Giêng, 2021, lời tuyên bố của Tổng thống Joe Biden ủng hộ việc phá thai hợp pháp vào ngày kỷ niệm Roe kiện Wade đã thu hút phản ứng nhanh chóng từ Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, Hội Đồng mà vị chủ tịch phò sinh cho biết không có tổng thống nào của Hoa Kỳ lại nên bảo vệ việc bác bỏ quyền sống của những đứa trẻ chưa sinh.
Hôm 22 tháng Giêng, vị đứng đầu Ủy ban Giám mục Hoa Kỳ về các hoạt động phò sinh, Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann của Thành phố Kansas ở Kansas cho biết, “Chúng tôi đặc biệt thúc giục tổng thống bác bỏ việc phá thai và cổ vũ việc trợ giúp phò sinh cho các phụ nữ và các cộng đồng đang cần được giúp đỡ”.
Ngài nói: “Thật đáng lo ngại và bi thảm khi bất cứ tổng thống nào cũng ca ngợi và cam kết luật lệ hóa một phán quyết của Tòa án Tối cao vốn phủ nhận quyền dân sự và nhân bản nền tảng nhất của các trẻ em chưa sinh, tức quyền sống, dưới sự ngụy trang hoa mỹ của một dịch vụ y tế”.
Hội đồng giám mục Hoa Kỳ đã phản hồi tuyên bố của Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris vào ngày kỷ niệm Roe kiện Wade, tức phán quyết năm 1973 của Tòa án tối cao quy định luật cho phép phá thai trên toàn quốc.
Tổng thống và phó tổng thống nhấn mạnh cam kết của họ về phá thai hợp pháp, nói rằng "Chính phủ Biden-Harris cam kết luật lệ hóa án lệnh Roe kiện Wade và bổ nhiệm các thẩm phán nhằm tôn trọng các tiền lệ căn bản giống như Roe".
Mặc dù Roe kiện Wade là một phán quyết quan yếu về quyền phá thai, nhưng tuyên bố không đích danh nói đến việc phá thai, thích dùng các từ ngữ hoa mỹ như “sức khỏe sinh sản” và “chăm sóc sức khỏe”.
Họ nói: “Trong bốn năm qua, sức khỏe sinh sản, bao gồm cả quyền được lựa chọn, đã bị tấn công không ngừng và nghiêm trọng. Khi chính phủ Biden-Harris bắt đầu vào thời điểm quan yếu này, nay là lúc chúng ta phải nỗ lực hết mình để bảo đảm rằng mọi cá nhân đều được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà họ cần”.
Hội đồng giám mục Hoa Kỳ cho biết lời tuyên bố đó đã định chất sai quyết định của Roe kiện Wade như là "một sự tiến bộ về quyền và sức khỏe của phụ nữ". Trong khi tuyên bố của Biden-Harris không đề cập đến tôn giáo, các giám mục cho biết người Công Giáo không thể ủng hộ việc phá thai.
Biden đã nhiều lần nhấn mạnh đến đạo Công Giáo của mình, tham dự Thánh lễ vào buổi sáng ngày nhậm chức và trích dẫn Thánh Augustinô thành Hippo trong bài diễn văn nhậm chức. Ông đã đặt một bức ảnh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Phòng Bầu dục.
Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức của Biden, Thư ký Báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki đã trích dẫn Đạo Công Giáo của Biden khi được hỏi về vấn đề phá thai.
Tại một cuộc họp báo ngày 20 tháng 1, Owen Jensen của EWTN News hỏi Psaki rằng Biden dự định làm gì liên quan đến Tu chính án Hyde và Chính sách Mexico City, những điều bị Biden phản đối vì chúng hạn chế tài trợ cho việc phá thai.
Psaki trả lời, “Chà, tôi nghĩ chúng ta sẽ có nhiều điều để nói về Chính sách Mexico City trong những ngày tới”.
Cô nói với các phóng viên, “Nhưng tôi chỉ nhân cơ hội này nhắc nhở tất cả các bạn rằng ông ấy (Biden) là một người Công Giáo sùng đạo và là người thường xuyên đi lễ nhà thờ. Ông ấy bắt đầu một ngày của mình với việc đi nhà thờ của mình vào sáng nay".
Tuy nhiên, trong tuyên bố của hội đồng giám mục, Đức Tổng Giám Mục Naumann nhấn mạnh giáo huấn của Giáo hội về phá thai.
Ngài nói, “Tôi nhân cơ hội này nhắc nhở tất cả những người Công Giáo rằng Sách Giáo lý quả quyết,‘Từ thế kỷ thứ nhất, Giáo hội đã khẳng định sự xấu xa luân lý của mọi vụ phá thai. Giáo huấn này không hề thay đổi và tiếp tục không thể thay đổi được’”.
Tuyên bố cũng nhấn mạnh trách nhiệm của các chính trị gia trong việc bác bỏ quyền phá thai.
Đức Tổng Giám Mục Naumann nói, “Các viên chức công cộng không những chịu trách nhiệm đối với niềm tin bản thân của họ, mà còn cả các hậu quả của các hành động công cộng của họ. Việc Roe nâng việc phá thai lên vị thế một quyền được bảo vệ và việc nó loại bỏ các hạn chế của tiểu bang đã mở đường cho cái chết bạo lực của hơn 62 triệu trẻ em vô tội chưa sinh và vô số phụ nữ phải trải qua nỗi đau mất mát, bị bỏ rơi và bạo lực".
Chủ tịch Đại học Phanxicô Steubenville, Fr. Dave Pivonka, cũng phản ứng với lời tuyên bố Biden-Harris, khi nói rằng “tuyên bố hung hãn phò phá thai… của họ đang gây đau buồn cho người Công Giáo trên toàn thế giới. Các chính sách mà họ đã hứa đưa ra có hại cho phẩm giá của con người và trái với giáo lý của Giáo hội”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường bác bỏ việc phá thai như một phần của nền “văn hóa vứt bỏ”, nhưng một số người ủng hộ quyền phá thai và các chính trị gia Hoa Kỳ, và những người ủng hộ họ, đã cố gắng cho rằng Đức Giáo Hoàng có một cách tiếp cận không đối đầu, khác với hầu hết các giám mục Hoa Kỳ.
Vào ngày lễ nhậm chức của Biden, Đức Tổng Giám Mục Jose Gomez của Los Angeles, với vai trò là chủ tịch hội đồng giám mục Hoa Kỳ, cho biết ngài cầu nguyện cho Biden. Ngài lưu ý các lĩnh vực thỏa thuận và bất đồng giữa các giám mục và Biden.
Đức Tổng Giám Mục Gomez nói trong một bản tuyên bố: “Các giám mục Công Giáo không phải là người tham gia đảng phái trong nền chính trị của quốc gia chúng ta. Chúng tôi là các mục tử chịu trách nhiệm đối với linh hồn của hàng triệu người Mỹ và chúng tôi là những người vận động cho nhu cầu của mọi người hàng xóm của chúng tôi".
Ngài nói: “Đối với các giám mục của quốc gia, sự bất công liên tục của việc phá thai vẫn là‘ưu tiên trổi vượt'’’, và ngài nói thêm rằng “trổi vượt này không có nghĩa là ‘chỉ’, và có rất nhiều thách thức và mối đe dọa đối với phẩm giá con người mà đất nước phải đối diện ngày nay”.
Đức Tổng Giám Mục Gomez cho hay: Các giám mục Hoa Kỳ sẽ tham gia với Biden nhằm khởi đầu “một cuộc đối thoại để giải quyết các nhân tố văn hóa và kinh tế phức tạp đang thúc đẩy việc phá thai và làm nản lòng các gia đình”.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nhìn Từ Trên Cao/From Above
Robert Helfman
17:50 22/01/2021
NHÌN TỪ TRÊN CAO/FROM ABOVE
Ảnh của Robert Helfman
Huy hoàng cao ốc chọc trời
Trên cao nhìn xuống đồ chơi tựa là !
(bt)
Ảnh của Robert Helfman
Huy hoàng cao ốc chọc trời
Trên cao nhìn xuống đồ chơi tựa là !
(bt)
VietCatholic TV
Gieo gió gặt bão: BLM bạo loạn chống Biden, đập phá trụ sở đảng Dân Chủ. Bắc Kinh đắc lợi tiếu hi hi
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:28 22/01/2021
Nhân dịp lễ nhậm chức cuả ông Biden, dưới áp lực của chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi, ngày 14 tháng Giêng, Ngũ Giác Đài đã phải đồng ý đưa 15,000 vệ binh quốc gia đến bảo vệ cho lễ nhậm chức của ông Joe Biden. Tuy nhiên, bà Pelosi vẫn tiếp tục thổi phồng các đồn đoán cho rằng phe ủng hộ ông Trump sẽ làm loạn ở Washington DC và mọi thủ phủ của các tiểu bang. Chính vì thế, thông tấn xã Reuters cho biết cuối cùng sau khi tuyên thệ nhậm chức và bắt tay một vài người, Joe Biden đã di chuyển đến Tòa Bạch Ốc trong một thành phố có rào chắn được canh gác bởi hơn 25,000 quân và không có hàng trăm nghìn khán giả thường đến dự nghi lễ bốn năm mới có một lần này.
Tuy vẫn có một vài trường hợp lẻ tẻ với một hai người đơn độc mang khẩu hiệu phản đối cuộc bầu cử gian lận, nhưng điều đó không có gì lạ Hoa Kỳ, đó phải gọi là một ngày nhàm chán thì đúng hơn.
Nhưng cái lạ là ở chỗ này, đáng lẽ phải có những đám đông tuá ra ăn mừng chiến thắng ở các ‘ổ kiến lửa’ cuả đảng Dân Chủ thì mới đúng. Nhưng thay vì vui mừng, họ lại tức giận đập phá để phản đối không phải ông Trump nhưng là ông Biden!
Sao lại phản đối ông Biden? Người đã hậu thuẫn cho họ từ nhiều năm qua, và suốt một chiều dài cuả cuộc tranh cử để gây khó khăn cho chính quyền Trump?
Phải chăng “gieo gió thì gặp bão”? Phải chăng sau khi “nuôi ong tay áo,” bây giờ chính quyền Dân Chủ mới này sẽ phải gánh chịu những hậu quả cuả việc “vuốt râu cọp” trước những đám “kiêu binh” nói trên?
Những ai lo lắng cho vận mạng cuả Hoa Kỳ thì đều mong mỏi việc chuyển tiếp sang chính quyền mới dù muốn hay không sẽ bắt đầu một thời gian để hàn gắn và xây dựng quốc gia. Nhưng những biến cố vừa xảy ra đã không báo hiệu một sự bắt đầu khả quan.
Tại Oregon, theo tin cuả AP, Reuter, New York Times, Hill, The Oregonian, OregonLive cho biết thì những người biểu tình chống chính phủ đã đập vỡ cửa sổ cuả trụ sở Đảng Dân chủ ở Portland.
Một nhóm khoảng 150 người đã tuần hành đến trụ sở của Đảng Dân chủ vào chiều thứ Tư như là một phần của bốn cuộc biểu tình diễn ra trong thành phố.
Mặc dù Cảnh sát Portland cho biết hai cuộc biểu tình “phần lớn hòa bình”, nhưng hai cuộc biểu tình khác đã “dẫn đến thiệt hại tài sản và những vụ bắt giữ.” Theo báo cáo thì một số người biểu tình đã đập vỡ cửa sổ cuả trụ sở đảng Dân chủ, khiến cảnh sát phải thực hiện “8 vụ bắt giữ có chọn lọc” vì các tội danh bao gồm trọng tội phá phách, sở hữu vũ khí và thiết bị để phá hoại và bạo loạn.
Cảnh sát cho biết đám đông đã vây bắt các viên chức cảnh sát và ném đồ vật vào họ, các viên chức cảnh sát đã phải ném khói cay để thoát thân.
Một số vũ khí đã được thu hồi, gồm có bom xăng, dao, dùi cui, bình xịt hóa chất và xà beng.
Tờ Los Angeles Times đưa tin rằng đám đông mặc đồ đen, đội mũ bảo hiểm và có áo giáp.
Khi tuần hành, họ cầm biểu ngữ với nội dung “Chúng tôi không muốn Biden - chúng tôi chỉ muốn trả thù”.
Họ cũng hô vang các khẩu hiệu “Black Lives Matter” và vô chính phủ.
Tờ New York Times đưa tin rằng những người biểu tình đã lật các thùng chứa rác và châm lửa đốt.
Một nhóm 150 người cũng đã đến văn phòng Di trú và Hải quan (ICE) của thành phố lúc 9 giờ tối, một số người có mang súng bắn đạn hơi cay, súng bắn đá, khiên và đá, ném vào tòa nhà.
Cảnh sát phải nhờ lực lượng liên bang đến giải tán đám đông đó.
Đảng Dân chủ Oregon cho biết rằng họ “thất vọng và thất vọng” trước những thiệt hại tại trụ sở chính.
Cũng theo The New York Times, một cuộc biểu tình khoảng 150 người cũng nổ ra ở Seattle. Họ đập vỡ các cửa sổ và sơn biểu tượng của chủ nghĩa vô chính phủ tại tòa án liên bang. Đám đông hô vang khẩu hiệu chống cả Tổng thống Trump lẫn ông Biden, và một tờ rơi được phát ra nói rằng, “Một chính quyền cuả đảng Dân Chủ không phải là một chiến thắng cho những người bị áp bức.”
The Seattle Times đưa tin, đám đông kêu gọi bãi bỏ Cơ quan Nhập cư và Hải quan, và họ đã đốt một lá cờ Mỹ bên ngoài tòa án di trú cuả liên bang.
Cảnh Sát Seattle báo cáo đã bắt giữ ba nghi phạm về tội gây thiệt hại tài sản, trộm cắp và hành hung. Những người biểu tình đã phá hoại “nhiều tòa nhà và công trình kiến trúc bằng những hình vẽ bậy”.
Ở Denver cũng có biểu tình, họ đã đốt cờ Mỹ và trong số người tham gia thấy có các thành viên Black Lives Matter, họ hô vang các khẩu hiệu chống cả Tổng thống Trump lẫn ông Joe Biden.
Tình hình này rất nguy hiểm cho Hoa Kỳ và chỉ có lợi cho Trung Quốc của Tập Cận Bình.
Source:Reuters
Tuần lễ thảm khốc của Giáo Hội với 10 Giám Mục qua đời vì coronavirus
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:00 22/01/2021
1. Tổng Giám Mục Phó của Durban qua đời vì coronavirus
Một vị Tổng Giám Mục Nam Phi được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm nhằm thay thế Đức Hồng Y Wilfried Napier làm tổng giám mục Durban đã qua đời vào hôm Chúa Nhật 17 tháng Giêng vì COVID-19.
Đức Cha Abel Gabuza đã được Đức Phanxicô bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Phó của Durban vào tháng 12 năm 2018, đã ở trong bệnh viện từ ngày 10 tháng Giêng, khi Đức Tổng Giám Mục Napier chia sẻ trên Twitter rằng vị Giám Mục Phó của ngài đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 và đang ở trong ICU.
“Đức Tổng Giám Mục đã không còn ở với chúng tôi ở Durban nữa. Hai năm ngắn ngủi nhưng trong thời gian đó, chúng tôi đã nhận ra ngài là một mục tử hiền lành, chu đáo và thân thiết,” Đức Tổng Giám Mục Napier cho biết như trên trong một tuyên bố được công bố vào sáng Chúa Nhật sau cái chết của Đức Cha Gabuza. “Qua sự dịu dàng, quan tâm và thân thiện của mình, ngài đã tác động tức khắc đến tất cả những người có đặc ân được quen biết với ngài. Đó là lý do bổ sung tại sao sự ra đi của ngài là một mất mát to lớn đối với chúng tôi và toàn thể Giáo hội ở Nam Phi”.
Cái chết của ngài xảy ra sau khi mười giám mục qua đời trong tuần thứ hai của tháng Giêng, từ 8 đến 14 tháng Giêng vì coronavirus.
Đức Cha Abel Gabuza sinh ngày 23 tháng Ba năm 1955. Ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Phó của Durban trong viễn tượng thay thế Đức Tổng Giám Mục Wilfried Napier. Trước đó, ngài là Giám Mục Kimberley trong 8 năm từ 2010 đến 2018.
Source:Crux
2. Tuần lễ thảm khốc của Giáo Hội với 10 Giám Mục qua đời vì coronavirus
Năm 2021 đã được bắt đầu với những tin tức không may cho Giáo Hội. Trong tuần thứ hai của tháng Giêng, từ 8 đến 14 tháng Giêng, có đến 10 Giám Mục chết vì coronavirus.
Người trẻ nhất trong số các giám mục qua đời trong thời gian này là Đức Cha Moses Hamungole, 53 tuổi, Giám Mục giáo phận Monze, Zambia. Người lớn tuổi nhất là Tổng giám mục Ý Oscar Rizzato 91 tuổi, từng là quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng dưới thời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI.
Bốn giám mục qua đời cùng ngày, 13 tháng Giêng, tại ba lục địa khác nhau là Đức Tổng Giám Mục Philip Tartaglia của Glasgow, 70 tuổi; Đức Giám Mục Mario Cecchini, 87 tuổi của Fano, Ý; và Đức Hồng Y Eusébio Oscar Scheid, 88 tuổi, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa của Rio de Janeiro, Brazil; và Đức Cha Moses Hamungole, 53 tuổi, Giám Mục giáo phận Monze, Zambia.
Vị Giám mục đầu tiên qua đời trong tuần lễ kinh hoàng này là Đức Cha Cástor Oswaldo Azuaje Pérez, 69 tuổi, Giám Mục Trujillo, Venezuela. Ngài là giám mục người Venezuela đầu tiên chết vì COVID-19. Ít nhất 8 linh mục và một số nữ tu sĩ đã chết vì vi rút ở nước này.
Đức Cha Luis Adriano Piedrahita Sandoval, 74 tuổi của Santa Marta, Colombia, qua đời vào ngày 11 tháng Giêng. Nhập viện kể từ ngày 23 tháng 12, ngài là giám mục Colombia đầu tiên chết vì COVID-19.
Đức Tổng Giám Mục Tartaglia từng là lãnh đạo của cộng đồng Công Giáo lớn nhất Tô Cách Lan kể từ năm 2012. Ngài đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 sau lễ Giáng sinh và đang tự cô lập.
Được bạn bè và cả những kẻ thù đánh giá cao, cái chết của ngài khiến bà Nicola Sturgeon, Nữ Bộ trưởng đầu tiên của Tô Cách Lan rất đau buồn.
“Tôi rất lấy làm tiếc khi biết tin này. Đức Tổng Giám Mục Tartaglia là một người tốt lành được nhiều người yêu mến trong cộng đồng Công Giáo và cả bên ngoài nữa. Tôi luôn đánh giá cao những tương tác của tôi với ngài. Suy nghĩ của tôi hướng đến những người thân yêu của ngài và cộng đồng rộng lớn hơn. Cầu mong ngài yên nghỉ trong Chúa”, bà nói trên Twitter.
Cũng tại Tô Cách Lan, Đức Cha Vincent Logan, 79 tuổi, Giám Mục Hiệu Tòa của Dunkeld, qua đời ngày 14 tháng Giêng, một ngày sau cái chết của Đức Tổng Giám Mục Tartaglia.
Các giám mục khác qua đời trong tuần từ 8 đến 14 tháng Giêng là Giám mục người Ba Lan Adam Dyczkowski, 88 tuổi, Giám Mục Hiệu Tòa của giáo phận Zielona Góra-Gorzów - qua đời ngày 10 tháng Giêng; và Đức Cha Florentin Crihalmeanu, 61 tuổi, của Công Giáo nghi lễ Đông phương Cluj-Gherla ở Rumani, đã qua đời ngày 12 tháng Giêng.
Source:Crux
3. Đức Hồng Y Norberto Rivera Cabrera phải nhập viện vì coronavirus
Bên cạnh các Hồng Y và Giám Mục đã không qua, còn có các vị đang phải chiến đấu với virus Tầu độc địa.
Hôm thứ Bẩy 16 tháng Giêng, Đức Hồng Y Norberto Rivera Cabrera, cựu tổng giám mục của Thành phố Mexico, đã phải nhập viện, sau khi xét nghiệm dương tính với COVID-19.
Tổng giáo phận đã đưa ra một tuyên bố kêu gọi cầu nguyện cho Đức Hồng Y Rivera, cũng như tất cả những người bị ảnh hưởng bởi coronavirus.
Ước tính có khoảng 140,000 người đã chết ở Mễ Tây Cơ do căn bệnh quái ác này, trong đó có gần 100 linh mục - người mới nhất là Cha José Guadalupe Sanguino Fuentes, 88 tuổi và Cha Valentín Ramírez Tlaque, 68 tuổi, của tổng giáo phận Puebla. Cả hai vị đều qua đời vào thứ Tư tuần trước.
Source:Crux
4. Kathleen Domingo: Người Công Giáo không có lựa chọn nào khác hơn là van lạy Biden
“Câu trả lời cho một quốc gia bị chia rẽ không phải là một Giáo Hội bị chia rẽ. Tôi nghĩ điều mà chúng ta cần phải có là một cuộc đối thoại nhất quán,” Cha Eugene Cho, chủ tịch “Bread for the World”, nghĩa là “Bánh Cho Trần Gian”, nói.
Nhận xét của ngài được đưa ra trong cuộc thảo luận trực tuyến hôm thứ Năm do Sáng kiến về Tư tưởng Xã hội Công Giáo và Đời sống Công cộng của Đại học Georgetown tổ chức với mục đích bàn về cách đức tin có thể hướng dẫn đất nước vượt qua thời kỳ hỗn loạn này.
Đối với Cha Cho, câu trả lời cho vấn đề nằm trong lời Chúa kêu gọi chúng ta yêu thương tất cả mọi người, chứ không chỉ những người mà chúng ta đồng ý.
“Chúng ta được kêu gọi để yêu tất cả mọi người, chứ chúng ta không chỉ được kêu gọi để yêu những người giống tôi, nghĩ giống tôi, cảm thấy giống tôi, tôn thờ như tôi; và tôi nghĩ chúng ta thậm chí nên công nhận cả những người không bầu như mình. Đây là những việc thực sự, thực sự khó khăn để thực hiện, nhưng theo Chúa Giêsu là một thử thách”.
Cuộc đối thoại mà Cha Cho đề nghị có thể là khó. Một trong những nguyên tắc của đối thoại là tìm ra những điểm chung giữa hai bên trong khi vẫn giữ được bản sắc của mình, chứ không phải là từ bỏ căn tính của mình để dĩ hòa vi quý. Như thế, không phải là đối thoại mà là đầu hàng. Ngay khi các Giám Mục trình bày giáo lý Công Giáo về cấm phá thai, linh mục James Martin, người cổ động cho ông Joe Biden, lập tức chụp mũ các ngài là dùng thứ “ngôn ngữ khinh miệt và thậm chí là mất nhân tính” và đòi hỏi rằng “Sai lầm của các nhà lãnh đạo Công Giáo phải được sửa chữa, đó là sai lầm mà Giáo Hội bây giờ cần phải ăn năn.” Mở miệng ra nói đến tín lý thì bị chụp ngay cho cái mũ là tung ra các diễn từ thù hận. Như thế thì khó đối thoại lắm.
Kathleen Domingo, lãnh đạo văn phòng phò sinh, công lý và hòa bình tại Tổng giáo phận Los Angeles, có vẻ thực tế hơn Cha Cho. Cô nghĩ các Giám mục Hoa Kỳ là những nhà lãnh đạo phi chính trị sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc gắn kết mọi người lại với nhau. Và cô nói rằng vấn đề phải bắt đầu với việc mở ra một mối quan hệ như thế nào đó với ông Joe Biden.
Cái khó là Biden là một người Công Giáo nhưng lại ủng hộ phá thai.
Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ cùng với một số cá nhân các giám mục đã lên tiếng phản đối những quan điểm này. Một nhóm làm việc đã được thành lập tại cuộc họp thường niên của hội đồng giám mục năm nay để giúp điều hướng mối quan hệ.
“Một điều mà tất cả chúng ta có thể đồng ý là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra nếu bốn năm tới xảy ra một cuộc chiến giữa Biden và Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ”.
Xét đến hoàn cảnh cụ thể hiện nay khi đảng Dân Chủ của ông Joe Biden đã nắm được cả Hành Pháp lẫn Lập Pháp, Kathleen Domingo nói: “Đã đến lúc chúng ta phải van xin ông ấy. Xin làm ơn, thưa ngài Biden, đừng biến việc phá thai trở thành tâm điểm trong nhiệm kỳ tổng thống của ông”.
“Chúng ta có lẽ sẽ không thể thay đổi ý định của ông ta về việc phá thai. Nhưng nếu ông ta không quyết liệt chạy theo điều đó thì chúng ta có thể cùng nhau làm những việc rất quan trọng.”
Source:Crux