Ngày 22-01-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Các Ngày Lễ Tết
Lm Đan Vinh
00:10 22/01/2020


Lễ đón Giao Thừa đầu Xuân

Mt 5,1-10 Tám Mối Phúc Thật

Lời Chúc Hạnh Phúc Đầu Xuân

1. LỜI CHÚA:

“Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,3)

2. CÂU CHUYỆN:

1) HẠNH PHÚC ĐÒI TA LUÔN PHẤN ĐẤU:

Vào một buổi sáng đẹp trời, chú cún con chạy đến bên mẹ và hỏi:

- Mẹ ơi, hạnh phúc ở đâu?

Mẹ cún con mỉm cười đáp:

- Hạnh phúc nằm ở chiếc đuôi xinh xắn của con đó!

Cún con thích lắm, ngày nào chú cũng ngắm nghía chiếc đuôi của mình, vừa nhảy vừa vẫy vẫy chiếc đuôi! Nhưng rồi bỗng một hôm, chú cún con buồn bã chạy đến bên mẹ:

- Mẹ ơi, tại sao con chẳng bao giờ nắm giữ được hạnh phúc vậy?

Mẹ khẽ vuốt ve cún con và đáp:

- Chỉ cần con tự tin bước về phía trước, hạnh phúc sẽ tự đi theo con thôi!!!

2) HẠNH PHÚC Ở TRONG LÒNG CHÚNG TA:

Ngày xưa, có một bầy yêu tinh tập hợp lại với nhau để lên kế hoạch làm hại con người. Một con yêu tinh lên tiếng: "Chúng ta nên giấu cái gì quý giá của con người. Nhưng mà cái đó là cái gì?"

Một con yêu tinh khác lên tiếng: "Chúng ta nên giấu hạnh phúc của con người. Không có nó, ngày đêm con người sẽ phải khổ sở. Nhưng vấn đề là chúng ta sẽ giấu hạnh phúc nơi nào mà con người không thể tìm thấy được."

Một con yêu tinh cho ý kiến: "Chúng ta sẽ quẳng hạnh phúc lên đỉnh núi cao nhất thế giới."

Con yêu tinh khác phản đối: "Con người rất khỏe mạnh, chuyện trèo lên đỉnh núi đối với họ không có gì khó khăn."

"Vậy thì chúng ta sẽ đem hạnh phúc ném xuống đáy biển sâu."

"Không được, con người rất tò mò. Họ sẽ chế tạo ra những con tàu hiện đại để đi xuống tận đáy biển. Rồi tất cả mọi người sẽ biết."

Một con yêu tinh trẻ có ý kiến: "Hay là chúng ta đem giấu hạnh phúc ở một hành tinh khác."

Con yêu tinh già phản đối: "Không được, con người rất thông minh. Càng ngày họ càng thám hiểm nhiều hành tinh khác đấy thôi."

Suy nghĩ hồi lâu, có một con yêu tinh già lụ khụ lên tiếng: "Tôi biết phải giấu hạnh phúc ở đâu rồi. Hãy giấu nó ở chính bên trong con người. Đa số con người đi tìm hạnh phúc ở khắp chốn, khắp nơi và bao giờ họ cũng thấy người khác hạnh phúc hơn mình. Bản thân họ thì chẳng bao giờ quan tâm. Giấu nó ở đó thì con người không bao giờ tìm thấy!!!"

Tất cả các con yêu tinh đều đồng ý. Và kể từ đó, rất nhiều người mãi miết kiếm tìm hạnh phúc ở những nơi nào khác mà không biết rằng nó đang nằm ngay trong lòng mình.

3) NGƯỜI GIÀU CŨNG KHÓC:

PAUL GETTY là ông chủ một hãng dầu lớn nhất tại Anh Quốc. Khu đất ông ở rộng bốn mươi mẫu tây. Tài sản của ông trị giá hàng tỷ mỹ kim. Thế mà mỗi ngày ông đều phải thức dậy làm việc từ lúc ba giờ sáng. Chung quanh ông lúc nào cũng có tới mười người cảnh sát bảo vệ. Mỗi ngày, ông nhận được hàng trăm cú điện thoại và những lời đe dọa ám sát… Ông đã phải thốt lên rằng: “Tôi là người đau khổ nhất và chẳng bao giờ cảm nghiệm được thế nào là hạnh phúc !”.

3. THẢO LUẬN:

1) Hạnh phúc thực sự là gì?

2) Làm thế nào để đạt được hạnh phúc thực sự trong cuộc sống hiện tại và mai sau?

4. SUY NIỆM:

Năm cũ sắp qua nhường chỗ cho năm mới đang tới. Trong dịp này, chúng ta thường chúc cho nhau những điều tốt đẹp. Chẳng hạn: Chúc cho đông con nhiều cháu, phát tài phát lộc, khỏe mạnh sống lâu… Những lời cầu chúc thường qui về ba chữ: Phúc, Lộc, Thọ. Tóm lại là chúc nhau được hạnh phúc trong Năm Mới. Nhưng thế nào là hạnh phúc thực sự?

1) Hạnh phúc là gì?

Hạnh phúc là tình trạng thỏa mãn khi đạt được những điều mong ước mà người đời thường mong ước như Phúc, Lộc và Thọ. Tuy nhiên không nhất thiết cứ có đông con nhiều cháu, cứ sở hữu nhiều nhà cửa tiền bạc, chức cao quyền trọng hoặc được sống lâu trăm tuổi là đương nhiên có hạnh phúc… Vì lòng tham con người vô đáy như người đời thường nói: “Được voi đòi tiên”, “Đứng núi này trông núi nọ”…

Người ta cũng thường chúc nhau khỏe mạnh. Nhưng khỏe mạnh vẫn chưa phải là thứ hạnh phúc thực sự. Vì nếu sức khỏe là hạnh phúc, thì chắc hẳn những nhà lực sĩ sẽ là người hạnh phúc nhất. Thế nhưng, không phải vậy. Bởi vì có những người dù đau yếu, sức khỏe èo uột, thế mà nụ cười vẫn tươi nở trên môi, đang khi những nhà vô địch Ô-lim-pic sức khỏe vô địch lại thường âu lo có ngày sẽ bị soán ngôi vô địch như người ta thường nói: “Cao nhân tất hữu cao nhân trị”.

Rất nhiều người đã mong ước kiếm nhiều tiền để được sống an nhàn như người ta thường nói: “Có tiền mua tiên cũng được: Đồng tiền là Tiên là Phật; Là sức bật của tuổi trẻ; Là sức khỏe của tuổi già; Là cái đà của danh vọng; Là cái lọng để che thân; Là cán cân của công lý; Là triết lý của cuộc đời”... Nhưng thực ra “Người giàu cũng khóc!” Biết bao gia đình nông dân việt Nam đang sống vất vả trên mảnh đất ruộng nhưng gia đình hạnh phúc. Rồi đột nhiên có dự án làm đường đi qua khu đất nhà của họ, biến đất ruộng trở nên quý giá “Tấc đất tấc vàng”, tiền bạc rủng rỉnh. Nhưng từ khi bán đất lấy tiền lấy vàng, gia đình được ở nhà cao cửa rộng, có đủ xe máy xịn, tivi màu, máy lạnh máy giặt… nhưng gia đình con cái bỏ học ăn chơi sa đà vào nghiện hút xì-ke ma túy, vợ ngày ngày chơi đề, chồng thì nhậu nhẹt vợ nọ con kia… gia đình xào xáo dẫn đến chỗ ly hôn và bất hạnh.

2) Hạnh phúc thực sự do đâu ?

Hạnh phúc thật sự không nhất thiết do tiền bạc, chức quyền, sắc đẹp, sức khỏe... dù rằng những điều đó đều là ưu điểm có thể mang lại cho chúng ta niềm vui trong một lúc nào đó. Vậy hạnh phúc đích thật ở đâu?

Thực ra: Con người chúng ta không những gồm thân xác mà còn có linh hồn nữa. Cơm áo gạo tiền hay tiền bạc vật chất, địa vị chức quyền, sắc đẹp, tài năng, sức khỏe, sống lâu… chỉ đáp ứng được những nhu cầu về thể xác bên ngoài và không bền lâu, nên đã không thực sự mang lại hạnh phúc. Điều quan trọng để có hạnh phúc là một tâm hồn bình an và nhiều niềm vui như Đức Ma-ri-a, sau khi được bà chị Ê-li-sa-bét khen là người có phúc, đã dâng lời ca tụng Thiên Chúa như sau: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa. Thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi” (Lc 1,46-47).

Dù thân xác chúng ta có gặp những tai nạn rủi ro và những điều trái ý, nhưng người có đức tin vẫn luôn phó thác vào Thiên Chúa và gặp được niềm vui hạnh phúc trong sự nhẫn nhịn chịu đựng tha nhân, quảng đại tha thứ cho những kẻ thù ghét bách hại mình, như Phó tế Tê-pha-nô khi bị kết án ném đá sắp chết, vẫn mở miệng cầu xin Chúa: “Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này” (Cv 7,60), hoặc như Đức Giê-su khi bị treo trên thập giá sắp chết cầu xin với Chúa Cha: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34).

Như thế, hạnh phúc phải bắt nguồn từ Thiên Chúa là nguồn mạch mang lại hạnh phúc đích thực. Nơi nào có Chúa hiện diện thì nơi ấy sẽ có bình an hạnh phúc như Người đã hứa: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi. Tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28-29).

3) Cho thì có phúc hơn là nhận (Cv 20,35):

Trong một buổi hội thảo về hạnh phúc gồm 50 người tham dự. Diễn giả khởi đầu bằng một hoạt động tập thể. Ông đưa cho mỗi người một quả bóng và yêu cầu họ viết tên của mình lên trái bóng bằng chiếc bút lông. Sau đó, số bóng được thu hết lại trong giỏ rồi được đưa sang một phòng khác.

Rồi 50 người này lại được tập trung sang phòng chứa bóng và được yêu cầu hãy tìm quả bóng có ghi tên mình trong thời hạn 5 phút. Mọi người đều lao vào giỏ xô đẩy nhau để tìm kiếm quả bóng tên mình và căn phòng trở nên hỗn loạn, khi hết 5 phút mà ít có người tìm được quả bóng tên mình.

Sau đó, vị diễn giả lại yêu cầu mỗi người tự nhặt lên một quả bóng bất kỳ rồi tìm chuyển cho người có tên ghi trên bóng. Chỉ trong vòng 5 phút, ai nấy đều đã có được quả bóng tên mình.

Lúc này, vị diễn giả mới dẫn vào đề tài về hạnh phúc: Trong cuộc sống, mỗi người đều hối hả đi tìm hạnh phúc của mình, nhưng thực ra lại không biết chúng nằm ở đâu.

Hạnh phúc của chúng ta nằm xen lẫn với hạnh phúc của người khác. Hãy tìm cách làm cho người xung quanh có được hạnh phúc của họ, rồi chúng ta cũng sẽ được người khác mang lại hạnh phúc cho ta. Cũng như câu chuyện trên cho thấy: khi náo loạn đi tìm bóng thì sẽ không tìm thấy. Còn khi mỗi người cầm bóng trao cho kẻ khác thì chính họ cũng sẽ được người khác trao quả bóng hạnh phúc cho mình. Hãy cứ cho đi rồi sẽ được nhận lại: “Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy" (Lc 6,38).

4) Phương thế để được hạnh phúc thực sự là sống Tám Mối Phúc:

Hạnh phúc không ở đâu xa, nó luôn ở bên cạnh mình hoặc ở trong lòng mình. Có điều chúng ta quên điều này nên cứ đi tìm hạnh phúc ở nơi đâu khác và cuối cùng đành chịu mất nó.

Để luôn có hạnh phúc nghĩa là có Chúa ở cùng, là luôn có tình yêu của Chúa trong lòng, thì chúng ta phải thực hành Tám Mối Phúc bằng cách quên mình vị tha, ứng xử công bình nhân ái, như lời Chúa dạy trong Tin Mừng hôm nay: Sống khiêm hạ nghèo khó, luôn ăn ở hiền lành, chấp nhận đi con đường hẹp: “qua đau khổ vào trong vinh quang”, luôn khát khao nên người công chính, biết chạnh thương những kẻ bất hạnh, có tâm hồn trong sạch, luôn ăn ở thuận hòa, sẵn sàng chịu bách hại vì sống công chính, chấp nhận bị sỉ nhục vì danh Chúa...

Niềm hạnh phúc luôn có Chúa ở cùng, cũng chính là hạnh phúc mà chúng ta cần phải cầu chúc cho nhau trong giờ phút đón Giao Thừa và trong Năm Mới này. Dù chúng ta ít nhiều vẫn còn chịu đau khổ và gặp những điều trái ý, nhưng nếu thực sự có Chúa ở cùng, chắc chắn chúng ta vẫn cảm thấy vui mừng và hy vọng, bình an và hạnh phúc như thánh Phao-lô đã chia sẻ: “Tâm hồn tôi chứa chan niềm an ủi và tràn ngập nỗi vui mừng trong mọi cơn gian nan khốn khó” (2 Cr 7,4b).

5. LỜI CẦU:

Lạy Chúa Giê-su. Xin cho chúng con quyết tâm thực thi tinh thần Tám Mối Phúc của Chúa trong Tin Mừng hôm nay, thể hiện qua cách suy nghĩ, nói năng và cách ứng xử khiêm tốn, vị tha, luôn nhẫn nhịn chịu đựng, từ bi nhân hậu, sẵn sàng tha thứ cho tha nhân noi gương Chúa khi xưa, để tâm hồn chúng con luôn được bình an, lạc quan vui vẻ từ giờ phút đón Giao Thừa này, như dấu chỉ chúng con sẽ được an bình hạnh phúc trong suốt năm nay và hạnh phúc ấy sẽ kéo dài mãi ở đời sau.- AMEN.

Mùng Một Tết Phó thác vào tình thương quan phòng cùa Thiên Chúa

Mt 6,25-34

1. LỜI CHÚA:

Chúa phán: “Vậy anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy” (Mt 6,34).

2. CÂU CHUYỆN:

1) HỌA PHÚC KHÓ LƯỜNG:

Có một người đi biển, gặp cơn bão lớn, chìm tàu, anh may mắn sống còn và trôi dạt vào một hoang đảo. Muốn tồn tại, anh phải tự lo tất cả từ hai bàn tay trắng. Một cái nhà nhỏ trú mưa trú nắng, hàng rào chống thú dữ, tự làm quần áo che thân, tìm kiếm thức ăn. Khó nhất là lửa. Khó khăn lắm anh mới dùng đá đập vào nhau để có được lửa. Anh nuôi lửa cẩn thận, không để lửa tắt. Một đêm nọ, khi anh đi tìm săn tìm thức ăn về, thì anh thấy ngôi nhà của mình đã cháy rụi! Một cơn gió lốc làm ngọn lửa bùng lên và cháy rụi căn nhà anh. Bao nhiêu công khó gầy dựng cái “gia sản” tối thiểu để được sống còn bây giờ ra tro bụi! Anh ngửa mặt lên trời than trách sao Chúa lại có thể đối xử với anh tệ bạc đến thế!

Mệt mỏi và chán nản, anh ngủ thiếp đi trong đêm thảm họa ấy!

Bừng con mắt dậy, trong ánh nắng bình minh rực rỡ của ngày mới trên hoang đảo, anh chợt thấy một vết chấm to xa xa trên bờ biển. Nhìn kỹ, anh nhận ra đó là một con tàu.

“Chúng tôi đã thấy ngọn lửa làm hiệu của anh. Chúng tôi đến cứu giúp anh đây!”. Những người trên tàu đã tìm gặp anh và nói với anh như thế.

Anh chắp tay ngửa mặt lên trời, nghẹn ngào nói: “Tạ ơn Chúa! Xin tha thứ cho con!”

2) TÁI ÔNG THẤT MÃ, AN TRI HỌA PHÚC

Sách Hoài Nam Tử có ghi lại một câu chuyện dạy đời như sau:

Một ông lão ở gần biên giới giáp với nước Hồ phía Bắc nước Tàu, gần bên Trường thành có nuôi một con ngựa. Một hôm con của ông lão dẫn ngựa ra gần biên giới cho nó ăn cỏ, vì lơ đễnh nên con ngựa vọt chạy qua bên nước Hồ mất dạng. Những người trong xóm nghe tin đến chia buồn với ông lão. Ông lão bình tỉnh nói: “Các ông bà đừng lo cho tôi. Biết đâu con ngựa chạy mất kia sau này sẽ đem lại những điều tốt cho tôi”. Vài tháng sau, con ngựa chạy mất tự nhiên quay về nhà, dẫn theo một con ngựa của nước Hồ, cao lớn và mạnh mẽ. Người trong xóm hay tin liền đến chúc mừng ông lão và nhắc lại lời ông đã nói trước đó. Ông lão không tỏ vẻ vui mừng mà nói: “Ông bà đừng vội chia vui với tôi. Biết đâu việc được ngựa Hồ nầy về sau sẽ dẫn đến tai họa cho tôi”.

Quả nhiên con trai của ông lão rất thích cưỡi ngựa, thấy con ngựa Hồ cao lớn mạnh mẽ thì thích lắm, liền nhảy lên lưng cỡi nó chạy đi. Con ngựa Hồ chưa thuần nết, chưa quen người nên nhảy loạn lên, khiến đứa con trai ông lão bị ngựa Hồ hất xuống đất, bị gãy một xương đùi thành ra bị què chân mang cảnh tật nguyền. Người trong xóm vội đến chia buồn với ông lão vì không ngờ con ngựa không tốn tiền mua nầy lại gây ra tai họa cho con trai của ông như thế. Ông lão thản nhiên nói: “Xin các vị cũng đừng lo cho tôi, con tôi bị ngã gãy chân, tuy bất hạnh đó, nhưng biết đâu nhờ cái họa nầy mà về sau sẽ biến thành phúc đó”.

Một năm sau, nước Hồ kéo quân sang xâm lấn Trung nguyên. Các trai tráng trong vùng biên giới đều phải sung vào quân ngũ để ngăn chặn giặc Hồ. Quân Hồ thiện chiến, đánh tan đạo quân mới nhập ngũ và nhiều trai tráng đều bị tử trận, riêng con trai ông lão vì bị què chân được miền đi lính, nên còn sống sót.

3. THẢO LUẬN:

1) Qua câu chuyện “Tái ông thất mã, an tri họa phúc” nghĩa là: Lão ông mất ngựa, họa hay là phúc?, bạn suy nghĩ thế nào về các điều phúc họa trong cuộc sống của bạn?

2) Tin Mừng trong thánh lễ Mùng Một Tết hôm nay dạy thế nào về sự quan phòng của Thiên Chúa trước những điều may rủi gặp phải giữa đời thường?

4. SUY NIỆM:

1) Nội dung Tin Mừng ngày đầu Năm Mới:

Tin Mừng Thánh lễ ngày đầu Năm Mới hôm nay, Đức Giê-su đã dạy môn đệ đừng quá lo lắng về đời sống cho bản thân nhưng phải tin cậy vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa qua ba ví dụ cụ thể như sau:

Một là loài chim trời không gieo không gặt nhưng Cha trên trời vẫn nuôi sống chúng.

Về việc sống lâu thì dù lo lắng cũng không thể kéo dài đời mình thêm một vài gang tấc!

Về cơm ăn áo mặc: Như loài hoa huệ ngoài đồng không kéo sợi may mặc, thế mà Cha trên trời vẫn cho chúng mặc áo đẹp hơn long bào của vua Sa-lo-mon vinh hoa tột bậc.

Từ đó Đức Giê-su dạy các môn đệ phải biết phó thác cậy trông vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa: Nếu loài chim trời chẳng đáng giá là bao, và loài hoa đồng nội chỉ sớm nở tối tàn mà Cha trên trời còn chăm sóc cho như thế, phương chi con cái loài người chúng ta còn đáng giá hơn muôn phần lại không được Thiên Chúa quan phòng gìn giữ sao? Và Đức Giê-su kết luận: "Vậy đừng quá lo lắng về ngày mai. Ngày mai cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày đó".

2) Phân biệt lo liệu với lo lắng:

“Đừng quá lo lắng” không có nghĩa là “không cần lo liệu”. Người biết lo liệu là người khôn ngoan. Tùy sự tính toán lo liệu mà người ta có thể thấy mức độ khôn ngoan của một người. Chúa phán: “Quả thế, ai trong anh em muốn xây một cái tháp, mà trước tiên lại không ngồi xuống tính toán phí tổn, xem mình có đủ để hoàn thành không? Kẻo lỡ ra, đặt móng rồi mà không có khả năng làm xong, thì mọi người thấy vậy sẽ lên tiếng chê cười mà bảo: ‘Anh ta đã khởi công xây, mà chẳng có sức làm cho xong việc’. Hoặc có vua nào đi giao chiến với một vua khác, mà trước tiên lại không ngồi xuống bàn tính xem mình có thể đem một vạn quân ra, đương đầu với đối phương dẫn hai vạn quân tiến đánh mình chăng? Nếu không đủ sức, thì khi đối phương còn ở xa, ắt nhà vua đã phải sai sứ đi cầu hòa”. (Lc.14,28).

Biết lo liệu không chỉ để làm tốt công việc thường nhật, mà còn thăng tiến trong Đức Tin, trong đàng Nhân Đức. Đó không chỉ là nỗ lực bình thường của con người mà còn là ơn Chúa Thánh Thần. như lời cầu xin ơn Thánh Thần trong lễ ban phwps Thêm Sức:

“Lạy Chúa, xin ban Chúa Thánh Thần, Đấng an ủi đến trong những người này. Xin ban cho nhứng người này thần trí khôn ngoan và thông hiểu; thần trí lo liệu và sức mạnh; thần trí suy biết và đạo đức; xin ban cho người này đầy ơn kính sợ Chúa. Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con”

3) Phải tránh thói ỷ lại lười biếng và vô trách nhiệm:

Chim trời tuy không phải vất vả gieo gặt như loài người, nhưng chúng cũng phải bay đi đó đây để tìm mồi. Hoa huệ ngoài đồng tuy không phải dệt may nhưng cũng phải đâm rễ tìm chất bổ dưỡng. Đàng khác chính Đức Giê-su đã nói: "Ngày nào có cái khổ của ngày ấy" (Mt 6,34).

Không những Đức Giê-su không muốn chúng ta rơi vào thói hư lười biếng vô trách nhiệm, mà còn muốn ta phải chịu khó làm việc để góp phần làm cho môi trường mình đang sống ngày một an toàn sạch đẹp hơn, cho thế giới này ngày một hoàn thiện hơn. Ngay từ khi dựng nên loài người, Thiên Chúa đã ra lệnh cho họ phải canh tác trái đất và làm chủ vạn vật. Trong dụ ngôn về những nén bạc (x. Mt 25,15-25), Đức Giê-su đã đòi mỗi đầy tớ phải làm lợi cho chủ gấp đôi các nén bạc được trao, chứ không được mang đi chôn giấu. Như vậy, chúng ta có bổn phận phải lo lắng, tiên liệu cho tương lai. Điều Chúa không chấp nhận là quá lo lắng về vật chất, coi nó là cùng đích đời mình.

4) Tiên vàn phải lo tìm kiếm Nước Thiên Chúa:

Người môn đệ Đức Giê-su phải coi trọng Nước Thiên Chúa. Những điều khác cũng cần phải quan tâm, nhưng không được coi chúng hơn Nước Thiên Chúa. Người ta thường coi tiền bạc vật chất là số một và có khả năng giải quyết được mọi vấn đề của con người. Nhưng thực tế chứng minh suy nghĩ ấy thật sai lầm. Thực ra tiền bạc của cải là phương tiện cần để giúp con người có đời sống tốt hơn như người ta thường nói: “Phú quý sinh lễ nghĩa, bần cùng sinh đạo tặc”. Nhưng của cải tự nó không mang lại hạnh phúc. Nó chỉ tốt khi chúng ta biết dùng nó như phương tiện, như đầy tớ của chúng ta. Nhưng tên đầy tớ tiền bạc này lại rất có uy, rất dễ tự coi mình là ông chủ lúc nào không hay. Khi nó đã nắm quyền làm chủ, nó sẽ bắt chúng ta là đầy tớ phải phụng sự nó với bất cứ giá nào.

Ưu tiên tìm nước Thiên Chúa là phải chịu khó làm việc với hết khả năng, tìm kiếm đối sách và nhìn xa trông rộng để giải quyết các vấn đề mới phát sinh theo khả năng của mình. Cần tránh thái độ ỷ lại vào tình thương và quyền năng của Thiên Chúa. Khi gặp sự khó, chúng ta tránh thụ động, nhưng phải biết chủ động xin ơn Thánh thần soi sáng để tìm ra cách giải quyết theo gương mẫu và lời dạy của Đức Giê-su trong Tin Mừng. Cần thực hành lời người xưa dạy: “Hãy làm hết sức mình, rồi trời sẽ giúp”, hoặc: “Hãy thắp sáng lên ngọn đèn, chứ đừng ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối”.

5. LỜI CẦU:

Lạy Chúa Giê-su. Hôm nay Chúa đã dạy chúng con phải biết ưu tiên tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính, còn những thứ khác như ăn gì mặc gì, thì phó thác vào tình thương quan phòng của Chúa Cha trên trời. Xin cho chúng con ý thức rằng: “Đồng tiền chính là đầy tớ tốt nhưng lại là ông chủ xấu”. Nhờ biết sử dụng đồng tiền phụng sự cho Nước Chúa và phục vụ tha nhân, mà chúng con sẽ có bình an nội tâm và sẽ nên chứng nhân của Chúa trước mặt người đời, góp phần xây dựng một thế giới mới là Nước Trời đời sau.- AMEN.

Mùng Hai Tết Hãy hiếu kính Ông Bà Cha Mẹ

Mt 15,1-6

1. LỜI CHÚA:

Chúa phán: “Thiên Chúa đã dạy: Ngươi hãy thờ cha kính mẹ. Kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử. Còn các ông, các ông lại bảo: Ai nói với cha với mẹ rằng: Những gì con có để giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, thì người ấy không phải thờ cha kính mẹ nữa” Như thế, các ông dựa vào truyền thống của các ông mà hủy bỏ lời Thiên Chúa” (Mt 15,4-6).

2. CÂU CHUYỆN:

Một người đàn ông kia sống chung với người cha cao niên và đứa con trai mới năm tuổi của anh ta. Một hôm người cha của anh do tuổi già nên tay thường bị run, và có lần đã làm bể bát chén kiểu đắt tiền khi đang ăn cơm, nên anh ta ra vườn nhặt một chiếc gáo dừa mang về gọt dũa làm thành một cái chén bằng gáo dừa để bố anh ta dùng. Đứa con trai của anh ta thấy vậy liền hỏi lý do tại sao thì anh trả lời con rằng: Để ông nội con dùng chén này ăn cơm nếu có run tay làm rơi cũng không bị bể.

Một hôm anh ta thấy đứa con trai của anh đang loay hoay dùng dao chơi với một chiếc gáo dừa. Sợ con bị đứt tay anh liền ngăn cản. Khi được hỏi tại sao làm như vậy thì được đứa con trả lời: “Con thấy bố cho ông nội ăn cơm bằng chiếc gáo dừa để khỏi bị bể, nên con cũng chuẩn bị trước cho bố một cái, để sau này khi bố già dùng sẽ không bị bể nếu bị run tay giống như ông nội bây giờ!”.

3. THẢO LUẬN: Bạn sẽ làm gì để thể hiện lòng hiếu thảo với cha mẹ ông bà trong dịp Tết và trong thời gian sắp tới?

4. SUY NIỆM:

1) Bổn phận thảo kính cha mẹ:

Ba ngày Tết, sau ngày Mùng Một dành Tạ Ơn Chúa xin ơn bình an Năm Mới, thì ngày Mùng Hai dành để Kính nhớ Tổ Tiên và Ông Bà Cha Mẹ. Có lẽ không ai trong chúng ta lại không biết câu thơ đã trở thành câu ca dao và bài hát bất tử về đạo làm con: “Uống nước nhớ nguồn. Làm con phải hiểu. Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…”. Hay: “Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ hơn là đi tu”…

Và chắc không ai trong chúng ta lại không biết nhạc phẩm Lòng mẹ của cố nhạc sĩ Y Vân: “Lòng mẹ bao la như biển thái bình…”

Với người Ki-tô hữu, ai cũng nằm lòng Mười Điều Răn, trong đó, ba điều răn đầu tiên dành cho Chúa, ngay sau đó, điều răn thứ tư dành cho cha mẹ. “Thứ bốn: Thảo kính cha mẹ”. Người Công Giáo có tháng 11, tháng cầu cho các tín hữu đã qua đời, cũng là dịp đặc biệt nhớ về ông bà cha mẹ đã an nghỉ. Hằng ngày, người Công Giáo tham dự Thánh Lễ luôn kính nhớ nguyện cầu cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ: “Xin Chúa cũng nhớ đến anh chị em chúng con đang an nghỉ trong niềm hy vọng sống lại, và mọi người, đặc biệt là các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ…” (Kinh Nguyện Thánh Thể).

Ngày Tết cũng là ngày hội vui của đại gia đình. Ai cũng mong ngày Tết được đoàn tụ với người thân trong gia đình. Mọi người Việt Nam đều muốn được đón giờ phút thiêng liêng ngày đầu xuân bên cha mẹ, ông bà và con cháu.

2) Phương cách tỏ lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ:

Sự hiếu thảo không chỉ được biểu lộ trong những ngày Lễ Tết, nhưng còn phải thể hiện trong suốt thời gian sống chung với ông bà cha mẹ trong gia đình.

Phải sống thế nào cho tròn chữ hiếu với tổ tiên ông bà cha mẹ. Nếu cha mẹ chúng ta còn khỏe, con cái phải tạ ơn Chúa vì Chúa đã ban cho chúng ta cha mẹ là lá chắn che chở suốt đời mình.

Nếu cha mẹ già yếu, con cháu không được xem thường và coi các ngài như gánh nặng. Hãy nói với các ngài bằng những lời thưa gởi hiếu kính, cảm thông với những sự lẩm cẩm của các ngài và đừng bao giờ tỏ thái độ vô lễ to tiếng cãi lại hoặc khinh thường cáu gắt với các ngài. Hãy luôn tôn trọng các ngài vì chính các ngài cũng đã từng phải kiên nhẫn ân cần chăm sóc, cho bú mớm và lau dọn vệ sinh khi ta còn thơ bé.

Khi cha mẹ qua đời, con cái hãy năng đọc kinh cầu nguyện, xin lễ và làm các việc lành để các ngài sớm được về thiên đàng. Hãy lập bàn kính nhớ tổ tiên bên cạnh và thấp hơn bàn thờ Chúa. Hãy năng đọc kinh cầu nguyện cho ông bà cha mẹ vào giờ kinh tối gia đình hằng ngày hoặc trong những ngày Giỗ Tết.

3) Làm gì trong những ngày này?:

Xin đừng phụ công ơn dưỡng dục của các bậc sinh thành. Hãy sống sao cho đúng phận làm con, vì như câu ca dao người xưa dạy:

“Công cha như núi thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

“Sóng trước vỗ đâu, sóng sau vỗ đó”. Chúng ta cư xử với cha mẹ mình thế nào thì con cái của chúng ta sau này cũng sẽ đối xử với chúng ta như vậy.

Dịp Xuân Mới, bạn sẽ mua biếu quà gì cụ thể để tỏ lòng hiếu thảo đối với cha mẹ ông bà còn sống và những đấng bề trên đã qua đời?

5. LỜI CẦU:

Lạy Thiên Chúa là Chúa của Mùa Xuân đất trời. Xin chúc lành cho ngày họp mặt của gia đình chúng con hôm nay. Xin liên kết mọi người chúng con trong tình yêu của Cha. Xin cho mọi thành viên trong gia đình chúng con biết trân trọng giây phút xum vầy trong ngày đầu Xuân, coi đó là hồng ân Cha ban để sống trọn tình con thảo với tổ tiên ông bà cha mẹ và sống yêu thương huynh đệ với anh chị em trong gia đình ruột thịt của chúng con. Xin cho chúng con một Năm Mới an lành và hạnh phúc trong bàn tay quan phòng của Cha.- Amen.

Mùng Ba Tết Nguyên Đán : Ai không làm việc thì cũng đừng ăn

Mt 25,14-30

1. LỜI CHÚA:

"Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa. Ai có nói, thì nói lời Thiên Chúa; ai phục vụ, thì phục vụ bằng sức mạnh Thiên Chúa ban. Như thế, trong mọi việc, chúng ta tôn vinh Thiên Chúa nhờ Đức Giê-su Ki-tô" (1Pr 4,10-11).

2.CÂU CHUYỆN: SỰ TÍCH CON TRÂU ĐI CÀY

Ngày xưa, khi thế gian mới được tạo thành, Thượng Đế đã sai một vị thần từ trời xuống trần mang theo 1 bao hạt lúa và 1 bao cỏ để gieo trên mặt đất. Thượng Đế đã dặn đi dặn lại vị thần gieo trồng là phải gieo hạt lúa làm thức ăn cho loài người trước rồi mới được gieo cỏ làm thức ăn cho loài vật. Nhưng khi xuống tới trần gian, do mãi mê ngắm phong cảnh tuyệt đẹp khác lạ ở trần gian nên thần gieo trồng đã quên lời dặn nên đã gieo cỏ trước gieo lúa. Từ đó, cỏ không cần trồng mà vẫn mọc lên khắp nơi và thú vật không cần lao động vẫn có dư cỏ ăn, đang khi loài người muốn có gạo phải chịu vất vả cày bừa gieo trồng mà vẫn bị bữa no bữa đói. Thượng Đế thấy vậy liền phạt tội vị thần gieo trồng tắc trách này phải bị hóa kiếp thành con Trâu để giúp loài người cày bừa trước khi gieo lúa và khi nào ăn hết cỏ mới được lên thiên đường. Nhưng rồi do cỏ mọc nhanh nên Trâu không sao ăn hết được, nên Trâu cứ phải tiếp tục chịu cảnh vất vả cày bừa để chịu đền tội và không sao thoát được kiếp làm trâu để có thể trở lại thiên đường.

Câu chuyện dạy chúng ta bài học: phải luôn làm việc cách nghiêm túc và chăm chỉ để có cái ăn như câu người ta thường nói: "Tay làm hàm nhai, tai quai miệng trễ". Hoặc như câu tục ngữ phương Tây: “Hãy làm hết sức mình rồi trời sẽ giúp”. Tránh thái độ ở không lười biếng không chịu làm việc mà chỉ biết ngồi “há miệng chờ sung rụng”.

3. THẢO LUÂN:

1) Thánh Kinh dạy gì về việc lao động bằng trí óc và tay chân?

2) Mỗi tín hữu chúng ta cần làm gì trong Năm Mới này?

4. SUY NIỆM:

Có người nghĩ rằng con người làm bá chủ thiên nhiên và có toàn quyền làm chủ trái đất mà quên rằng Thiên Chúa mới là Đấng sáng tạo và làm chủ vũ trụ vạn vật. Tin mừng Gio-an đã cho biết về công trình Thiên Chúa tạo dựng và cứu chuộc như sau: “Lúc khởi đầu, đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa, nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tao thành” (Ga 1,1-3). Hôm nay, Hội Thánh muốn các tín hữu hiểu biết giá trị của công việc tạo dựng của Thiên Chúa và dạy chúng ta phải tích cực cộng tác với Thiên Chúa để góp phần hoàn thiện thiên nhiên như Chúa đã tự nhủ khi sáng tạo nên loài người: “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất” (St 1,26).

1) Loài người được trao quyền làm chủ thiên nhiên:

Sau khi sáng tạo trời đất, Thiên Chúa đã trồng một vườn cây ở Ê-đen về phía Đông, và đặt vào đó con người do ngài dựng nên… “Thiên Chúa khiến từ đất mọc lên đủ mọi thứ cây, trông thì đẹp, ăn thì ngon, với cây trường sinh ở giữa vườn, và cây cho biết điều thiện điều ác” (St 2,9). Như vậy, Thiên Chúa không muốn con người ở không, nhưng đòi họ phải làm việc. Bởi vì: “Nhàn cư vi bất thiện”. Từ đây con người phải làm việc theo thánh ý Thiên Chúa và chỉ làm việc thành công khi biết cậy dựa vào ơn Chúa giúp như tác giả Thánh Vịnh đã viết: “Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công” (Tv 127,1).

2) Gương sáng lao động của thánh gia Na-da-rét:

Khi xuống thế làm người, Đức Giê-su đã được sinh ra trong một gia đình lao động nghèo khó tại làng Na-da-rét: Cha nuôi của Người là ông Giu-se hành nghề thợ mộc, còn mẹ đẻ là bà Ma-ri-a thì chăm lo công việc nội trợ phục vụ chồng con. Riêng trẻ Giê-su thì ngoan ngoãn hiếu thảo vâng lời cha mẹ (x. Lc 2,51), chia sẻ nỗi vất vả của cha mẹ, luôn qui hướng mọi việc theo thánh ý Chúa Cha (x. Lc 22,41), và làm vui lòng Ngài (x. Lc 2,46; Ga 4,34).

Trong khi đi giảng đạo, Đức Giê-su đã đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng Nước Trời, kèm theo việc chữa lành mọi thứ tật bệnh. Người đặt nặng công việc phục vụ hơn là giữ Luật Mô-sê. Do đó Người đã chữa bệnh trong ngày sa-bát là ngày bị Luật cấm làm việc. Người đã trả lời cho các đầu mục Do thái như sau: "Ngày sa-bát được làm ra vì con người, chứ không phải con người vì ngày sa-bát” (Mc 2,27-28). Đức Giê-su cũng khẳng định vai trò ngang hàng với Thiên Chúa trong công việc như sau: “Cho đến nay Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc” (Ga 5,17).

3) Phải chăm chỉ làm việc để phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân:

Tin Mừng hôm nay thuật lại dụ ngôn của Đức Giê-su về những nén bạc nhằm dạy môn đệ phải cộng tác để làm lợi thêm các nén bạc vật chất tinh thần được Chúa trao phó như sau:

Có một ông chủ sắp đi xa liền gọi các đầy tớ đến mà trao phó tài sản của ông: người này năm nén, người kia ba nén, người khác một nén tùy khả năng mỗi người. Điều ông muốn nơi các đầy tớ là sự chăm chỉ làm việc theo ý của ông và không chấp nhận sự lười biếng. Khi ông chủ trở về và đòi các đầy tớ tính sổ: người đã lãnh năm nén ba nén bạc đều đã làm lợi thêm gấp đôi nên được chủ khen thưởng. Trái lại, người lãnh một nén do bất tín và biếng nhác đã mang nén bạc của chủ đi chôn vì sợ bị phạt thay vì yêu mến làm lợi thêm cho chủ. Cuối cùng anh ta đã bị mất tất cả những gì đang có.

4) “Ai không chịu làm thì cũng đừng ăn!”:

Thời Giáo Hội sơ khai, tông đồ Phao-lô nghe biết có một số tín hữu ở Thê-xa-lô-ni-ca lười biếng làm việc vì nghĩ rằng sắp đến ngày tận thế, ngài đã viết thư khuyên họ như sau: "Khi còn ở với anh em, chúng tôi đã chỉ thị cho anh em: ai không chịu làm thì cũng đừng ăn! Thế mà chúng tôi nghe nói: trong anh em có một số người sống vô kỷ luật, chẳng làm việc gì, mà việc gì cũng xen vào. Nhân danh Chúa Giê-su Ki-tô, chúng tôi truyền dạy và khuyên nhủ những người ấy hãy ở yên mà làm việc, để có của nuôi thân. Phần anh em, hãy làm việc thiện, đừng sờn lòng nản chí!” (2 Tx 3,10-13). Rồi khi từ biệt các tín hữu ở Ê-phê-sô, Phao-lô đã chia sẻ kinh nghiệm về sự làm việc như sau: "Chính anh em biết rõ: những gì cần thiết cho tôi và cho những người sống với tôi, đôi tay này đã tự cung cấp. Tôi luôn tỏ cho anh em thấy rằng phải giúp đỡ những người đau yếu bằng cách làm lụng vất vả như thế, và phải nhớ lại lời Chúa Giê-su đã dạy: Cho thì có phúc hơn là nhận." (Cv 20,33-35).

5) Chúng ta phải làm gì?

Trong Kinh Tiền Tụng Thánh lễ Mùng Ba Tết, Hội Thánh đã ca tụng Thiên Chúa như sau: "Cha còn sai Con Một giáng trần, để chia sẻ thân phận người lao động và thực hiện chương trình cứu độ muôn dân. Quả vậy, Người đã bắt chước Cha hoạt động không ngừng, nêu gương cho chúng con biết chuyên cần làm việc, không những để no cơm ấm áo, và góp phần xây dựng xã hội loài người mà còn để làm trạng Danh Cha, và mở rộng Nước Trời ngay tại thế ".

Ông Tê-tu-li-a-nô dạy người tín hữu phải làm mọi việc với tinh thần đức Tin như sau: “Dù khi thức dậy hay đi ngủ, dù khi ăn hay khi làm một việc gì quan trọng, hãy bắt đầu bằng dấu thánh giá”. Thánh Phao-lô đã khuyên các tín hữu phải làm mọi sự để qui hướng về Thiên Chúa: “Vậy, dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1 Cr 10,31). Mỗi người chúng ta hãy làm việc theo đúng luật và phù hợp với thánh ý Thiên Chúa khi sử dụng những gì Chúa trao như: Sự sống, thời gian, tài năng, của cải, con cái... và cần ý thức rằng: chúng ta sẽ phải trả lẽ trước tòa phán xét sau này.

5. LỜI CẦU:

Lạy Chúa. Trong cuộc sống hằng ngày, đôi lúc chúng con vẫn còn có thái độ lười biếng, chưa tích cực cộng tác với Chúa để chu toàn nhiệm vụ được Chúa và Hội Thánh trao phó. Chúng con cũng thường hay kêu trách Chúa khi cầu xin những điều chúng con nghĩ là tốt mà không được như ý. Xin Chúa giúp chúng con biết sử dụng những gì ở trong tầm tay để phục vụ Chúa và tha nhân. Xin cho chúng con sau này được Chúa cho vào Nước Trời hưởng Tôn nhan Chúa đến muôn đời.- Amen.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:11 22/01/2020

3. Đặt một ngọn đèn nhỏ trước mặt bạn, thì tốt hơn là đặt một ngọn đèn lớn phía sau lưng bạn.

(Thánh Leo giáo hoàng)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")


------------

http://www. vietcatholic.net

https://www. facebook.com/jmtaiby

http://nhantai. info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:17 22/01/2020
24. CƯỜI ĐỂ NHẪN NHỤC

Lâu Sư Đức là người ôn thuận thận trọng, chưa một lần hiềm khích với người khác.

Năm nọ, đứa em trai được trao cho chức thích sứ ở Châu Đại, Sư Đức khuyên bảo em:

- “Đến Châu Đại, đừng có so đo phân bì với người khác về những chuyện nhỏ nhặt nhé”.

Em trai nói:

- “Từ nay về sau dù cho người ta có nhổ vào mặt em thì em cũng không tranh cãi, chỉ lau đi là xong chuyện”.

Sư Đức lắc đầu nói:

- “Đó chính là chuyện mà anh đang lo đó a ! Phàm có ai nhổ vào mặt em thì nhất định là họ hận em, nếu lúc ấy mà chùi đi thì hoá ra là làm cho họ coi em là kẻ thù sao? Nếu người ta nhổ vào mặt em, thì nên cười mà nhận, đợi chút xíu thì nó sẽ khô đi mà thôi !”.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 24:

Nhẫn nhục là một đức tính không phải tự nhiên mà có, nhưng cần phải luyện tập và ước ao được sống nhẫn nhục mới có thể đạt được sự nhẫn nhục trong cuộc sống.

Chữ “nhẫn” viết theo tiếng Trung Quốc thì hai chữ “tâm và đao” ghép lại thành chữ “忍 nhẫn”, với ý nghĩa là khi chúng ta chịu nhẫn nhục thì giống như lưỡi đao đâm vào tim mình, rất đau và thống khổ, bởi vì khi im lặng trước một lời nhục mạ hoặc làm ngơ trước một cử chỉ nhạo báng mình, thì chẳng khác chi lấy đao đâm vào quả tim của mình vậy...

Chữ “nhẫn” được “viết” theo tinh thần của Phúc Âm thì là chữ “yêu nằm bên cạnh chữ thập giá”, với ý nghĩa là vì yêu Đức Chúa Giê-su nơi tha nhân mà chúng ta chịu nhẫn nhục, vì yêu Đức Chúa Giê-su đang hiện diện trong cộng đoàn mà chúng ta nhẫn nhục.

Vì yêu thương nên người Ki-tô hữu mới nhẫn nhục anh em, chứ không phải vì sợ người khác hận mình, đó là tinh thần của Đức Chúa Giê-su đã dạy khi Ngài bị đóng đinh trên thập giá vì yêu thương chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-------

http://www. vietcatholic.net

https://www. facebook.com/jmtaiby

http://nhantai. info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:57 22/01/2020

4. Hiền lành thường tốt hơn là nghiêm khắc, bởi vì nghiêm khắc làm cho người ta lạc mất và sinh ra cám dỗ, hiền lành thì không như thế, nó làm cho con người ta dịu dàng lắng xuống.

(Thánh Tillo)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:07 22/01/2020
25. COI TRỌNG COI KHINH

Nguyễn Tịch rất ít khi bị khuôn phép ràng buộc, lâu nay chỉ biết làm “mắt trắng mắt xanh” (1), phàm hể thấy người tầm thường tuân giữ khuôn phép, thì lấy “con mắt trắng dã” để đối lại.

Ông ta nói với mọi người:

- “Lễ nghĩa, không phải lập ra để cho tôi”.

Năm nọ mẹ ông ta chết, bạn là Kê Hỷ đến phúng điếu, chiếu theo nề nếp mà hành lễ, Nguyễn Tịch bèn lấy “mắt trắng dã” để đối đãi, Kê Hỷ rất buồn bèn bỏ về.

Em của Kê Hỷ là Kê Khang biết tính cách của Nguyễn Tịch, nên khi đi phúng điếu thì mang theo rượu và đàn, Nguyễn Tịch vừa thấy thì rất cao hứng nên dùng “con mắt xanh” để đối đãi !

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 25:

Khuôn phép, lễ nghĩa, quy tắc được lập ra không phải vì một cá nhân nào cả, nhưng là vì sự văn minh trật tự của nhân loại, con người ta sống mà không lễ nghĩa, không quy tắc, không khuôn phép thì là một tập thể ô hợp mất trật tự hơn cả loài ong loài kiến sống có tổ chức trật tự...

Người coi thường quy tắc, khuôn phép, lễ nghĩa thì không thể là một người mẫu mực được, lại càng không thể trở thành người lãnh đạo, bởi vì sự vô tổ chức của họ sẽ làm cho cộng đoàn loạn và không có khuôn phép, quy tắc...

Người Ki-tô hữu có rất nhiều khuôn phép, quy tắc và lễ nghĩa ngay trong Thánh Kinh và trong giáo huấn của Giáo Hội, nhưng tất cả những quy tắc, khuôn mẫu ấy đã được Đức Chúa Giê-su tóm gọn trong hai điều, đó là kính mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận như chính mình. Bởi vì nếu chúng ta giữ đúng khuôn phép tuân hành quy tắc lễ nghĩa mà không có đức ái, thì chỉ là những rô bô chỉ biết tuân theo những lập trình sẵn có trong bộ nhớ, chứ không biết hành xử như một con người có quả tim biết yêu thương và phục vụ lẫn nhau.

Khuôn phép, quy tắc, lễ nghĩa sẽ vô nghĩa nếu chúng ta không tuân giữ, nó càng vô nghĩa hơn khi chúng ta chỉ tuân giữ cách máy móc mà không có một tâm hồn tích cực tuân giữ vì yêu thương.

(1) Mắt trắng mắt xanh nghĩa là "coi trọng lễ khinh".

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)

----------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Hái Lộc Đầu Năm
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
19:29 22/01/2020
Mồng Một Tết

Chúa Nhật Lời Chúa lần đầu tiên được cử hành vào Chúa Nhật thứ ba mùa thường niên 26/01. Chúa Nhật Lời Chúa đã được ĐTC Phanxicô công bố với Tông thư dưới dạng Tự sắc “Aperuit illis - Người mở trí cho các ông”. Đây là một ngày đặc biệt để khuyến khích tất cả các tín hữu đọc và suy niệm Kinh Thánh.

Văn kiện được công bố vào ngày 30 tháng 9, phụng vụ kính nhớ thánh Giêrônimô, cũng là ngày kỷ niệm 1600 năm ngày mất của dịch giả Kinh thánh nổi tiếng, người đầu tiên dịch bộ Cựu Ước từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Latinh. Chính Thánh nhân là người đã nói: “Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô”. Việc chọn ngày công bố Tông thư trùng với ngày mất của thánh Giêrônimô với một chủ ý khuyến khích việc nghiên cứu và chú giải Kinh Thánh trong năm nay, nhằm tôn vinh con người và công trình của Thánh Giêrônimô.

Tại Vatican, Chúa Nhật Lời Chúa sẽ được tổ chức vào lúc 10 giờ 26/01, ĐTC Phanxicô sẽ chủ sự thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô.(x.Vatican News Tiếng Việt).

Ngày Mồng Một Tết Nguyên Đán, cầu bình an cho năm mới, các Nhà thờ đều tổ chức hái lộc Lời Chúa đầu xuân.

1. Từ hái lộc ngày xuân trong xã hội.

Hái lộc ngày Xuân là một trong những phong tục ngày Tết ở Việt Nam. Vào lúc Giao thừa và trong ngày Tết, dân chúng có tục lệ đi hái lộc Xuân. Họ thường đến đình chùa, miếu làng để xin lộc xin ơn, cầu phúc cầu tài.

Lộc có hai nghĩa: là nhánh cây non, như người ta thường nói: cây nẩy lộc. Lộc cũng có nghĩa là bổng lộc, phúc lộc của trời, của thiên nhiên ban không cho.

Vì là một mầm non vừa nhú ra từ thân cây, từ kẽ lá, hoặc một nhánh cây non, nên lộc tượng trưng cho một sức sống vừa phát sinh và sẽ phát triển mạnh mẽ, hứa hẹn một tương lai sáng lạng đang chờ ở phía trước. Vào thời điểm đầu xuân, những mầm non như vậy không có nhiều, nên trong thực tế người ta bẻ những nhánh cây non đem về treo trước nhà hoặc chưng trên bàn thờ với hy vọng rước được sức sống mới về nhà, đồng thời cũng cầu mong đem được phúc lộc về cho gia đình.Truyền thống tin vào sức sống của thiên nhiên, tin vào ơn trời tự nó là điều tốt.

2. Đến hái lộc Lời Chúa trong các Nhà thờ

Đối với người Công Giáo “hái Lộc Xuân” là “hái lộc thánh”. Ngày Mồng Một Tết, ngày linh thiêng nhất trong Năm, ngày cầu bình an cho Năm Mới. Mỗi xứ đạo đều tổ chức hái Lộc đầu Xuân.

Lộc Thánh là những câu Lời Chúa được tuyển chọn trong Thánh Kinh. Lộc được treo trên những nhánh mai vàng rực rỡ đặt trên Cung Thánh. Sau bài giảng, Cha chủ tế hái Lộc Thánh Đầu Xuân rồi đến các Tu sĩ nam nữ. Lần lượt Hội Đồng Mục Vụ, các đoàn thể, đại diện gia đình lên hái Lộc.

Sau Thánh Lễ, mọi người ra về mang theo niềm vui và hạnh phúc, bình an và Ơn Thánh. Gia đình sum họp trước Bàn Thờ đọc kinh nguyện, dâng một Năm Mới lên Chúa và Đức Me. Người cha hoặc mẹ trịnh trọng mở Lộc Thánh đọc cho cả nhà nghe. Mỗi Lộc thích hợp với từng gia đình. Lộc Thánh được đặt trang trọng trên bàn thờ, dưới chân thập giá. Câu chuyện ngày Tết đi thăm nhau thường hàn huyên về Lộc Lời Chúa mỗi nhà.

Lời Chúa dạy có thể xếp thành nhiều loại.

a. Loại tích cực:

- Hãy đi rao giảng Tin Mừng khắp thế gian ( Mc 16, 15)

- Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con. Các con hãy nhận lấy Thánh Thần (Ga 20, 24)

b. Loại tiêu cực:

- Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được no nê, vì các ngươi sẽ phải đói ( Lc 6, 25)

- Ai vả má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa (Lc 6, 29)

c. Loại pha cả tích cực và tiêu cực:

- Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó vì Nước Trời là của họ (Mt 5, 3)

- Vì danh Thầy các con sẽ bị mọi người ghen ghét, nhưng ai bền đỗ đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu độ (Mt 10, 22)

Trên nguyên tắc: đã là Lời Chúa thì lời nào cũng soi sáng hướng dẫn và nuôi dưỡng con người, có lời khuyên bảo, có lời răn đe, có lời hứa hẹn với điều kiện … và tất nhiên nếu muốn sống theo Lời Chúa cũng đòi hỏi rất nhiều hy sinh.

Người Công Giáo, dù vẫn phải biết tiên liệu mọi công việc với tất cả tinh thần trách nhiệm, cũng phải luôn biết tin tưởng phó thác trong tay Chúa Quan Phòng về tất cả những gì liên quan tới tương lai, tránh mọi thứ tò mò không lành mạnh về vấn đề này (x GLHTCG số 2115).

Khi hái lộc Lời Chúa, người Công Giáo không nhằm cầu may hay để tìm biết tương lai hậu vận … nhưng là để chọn cho mình và cho cả gia đình mình một trong nhiều Lời Chúa, để cả gia đình thực hành cách đặc biệt trong suốt năm. Trong khi chồi lộc cây cối đem lại cho người hái hình ảnh một sức sống phát sinh và đang phát triển, thì lộc Lời Chúa lại đi lên tới chính Đấng “nhờ Người mà muôn vật được tạo thành”, vì Lời Người “ là ngọn đèn soi cho chúng ta bước, là ánh sáng chỉ đường cho ta đi” (x. Tv 118, 105); “Lời Chúa là sức thiêng cứu rỗi mọi tín hữu” (Mc 17); “bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời” ( Ga 6, 68). “Trong lời Thiên Chúa, có năng lực lớn lao có thể nâng đỡ và ban sinh lực cho Hội Thánh, còn đối với con cái Hội Thánh thì thành sức mạnh cho đức tin, lương thực cho linh hồn, nguồn sống tinh tuyền và trường tồn cho đời sống thiêng liêng” (MK 21, trích dẫn trong GLHTCG số 114).

Nhận định như trên, thì dù Lời Chúa khuyên bảo hay răn đe, dù diễn tả dưới hình thức tích cực hay tiêu cực, tất cả đều đem lại ánh sáng và sự sống cho con người. Tuy nhiên, trong thực tế, vào thời điểm đầu năm, tâm lý chung của con người là chỉ muốn nghe những điều tích cực, những điều đem lại niềm vui và hạnh phúc. Vì thế nên nhiều khi có những trường hợp xảy ra là: người bắt được câu không vừa ý thì len lén treo lại và hái câu khác, hoặc đem về giấu đi để khi đi lễ chiều hái câu khác.

Rút kinh nghiệm này, nhiều cha quản xứ, khi soạn các câu lộc Lời Chúa, đã chỉ chọn những câu tích cực, để khi rút được ai cũng bằng lòng, và tình trạng đổi lại hoặc giấu giếm không xảy ra nữa. Như vậy xem ra đã giải quyết được một phần vấn đề. Phần vấn đề còn lại là làm cách nào để cũng áp dụng những Lời Chúa mà nhiều người cho là chói tai? Vì có lúc Chúa sẽ hỏi: “Thế còn những câu sau đây, sẽ chẳng có ai thi hành áp dụng sao? – “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” ( Lc 9,23); “ Vì danh Thầy anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng ai bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát” ( Mt 10,22).

Có cha xứ đã trả lời: “Vào những thời điểm phụng vụ thích hợp, như mùa Chay, tuần Thánh … con sẽ giải thích cho dân chúng để họ vui lòng chấp nhận những giáo huấn khác của Tin Mừng đòi hỏi nhiều hy sinh”. Có lẽ Chúa sẽ trả lời: ‘cũng tạm được thôi, nhưng…”. Nhưng cách tốt nhất vẫn là giải thích và chuẩn bị tinh thần giáo dân trước để ngay từ ngày đầu xuân, họ có thể đón nhận đầy đủ giáo huấn của Chúa Giêsu, những điều dễ đón nhận cũng như những điều xem ra chướng tai (Ga 6,60). Như lời Thánh Phaolô: “Hãy rao giảng Lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện, hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ” (2 Tim 4,2). (ĐGM Phaolô Nguyễn Văn Hòa, {x.VietCatholic News (01 Feb 2011)}.

3. Chúa là Lộc Đầu Xuân của mỗi gia đình

Lời Thánh Vịnh 27 nói lên niềm cậy trông: “Tôi vững vàng tin tưởng, sẽ được thấy ân lộc Chúa ban trong cõi đất dành cho kẻ sống. Hãy cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên nào ! Hãy cậy trông vào Chúa”. Vững vàng tin tưởng và cậy trông vì người Kitô hữu xác tín vào Lời Chúa Giêsu dạy: “Các con cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ thì sẽ mở cho” (Mt 7,7).

Không phải bây giờ người ta mới hái lộc. Từ ngàn xưa, thửơ địa đàng đã có chuyện người con gái đi hái lộc đầu xuân rồi. Ngày khai sinh vũ trụ đã được sách Sáng Thế kể lại:“Trời đất trống không mông quạnh và tối tăm bao phủ, Thiên Chúa phán: Hãy có ánh sáng. Và đã có ánh sáng. Thiên Chúa thấy ánh sáng thật là tốt lành. Thiên Chúa phán: Đất hãy xanh um thảo mộc tươi tốt. Và đã xảy ra như vậy. Đất lên màu xanh. Cây có quả đã sinh quả. Cây có hoa đã nở hoa. Thiên Chúa thấy màu xanh thật tốt lành. Thiên Chúa đã làm hai cái đèn, cái lớn cai quản ban ngày, cái nhỏ cai quản ban đêm. Thêm vào Ngài trang điểm bầu trời bằng các sao. Thiên Chúa thấy thế thật tốt lành” (St 1,1–4).

Đó là ngày Tết đầu tiên của nhân loại. Ns.Trầm Hương rất thi vị trong bài ca “Bước chân người hái lộc trường sinh”: vũ trụ chào đời, mùa xuân về theo gió, nắng phủ cho rừng lá xanh, muôn hoa xinh tươi vẫy gọi. Thiên Chúa chúc lành trao quyền làm chủ muôn loài cho Nguyên Tổ với một điều kiện duy nhất là phải tuân phục: “Mọi cây trong vườn ngươi đều được ăn. Nhưng cây ”sự biết tốt xấu” ngươi không được ăn, vì chưng ngày nào ngươi ăn nó, tất ngươi phải chết” (St 2,16–17). Ađam, Evà phơi phới trong hạnh phúc mùa xuân địa đàng.

Thế rồi một hôm, Evà đi dạo một mình trong vườn Eđen, ngang qua cây biết lành biết dữ. Bước chân Evà rạo rực đi hái lộc trường sinh nhưng xui xẻo gặp phải Satan quyến rũ. Lời Satan đường mật: Evà, Evà ơi, cô có muốn giữ mãi nhan sắc tuyệt vời này không? hay cô có muốn bằng Đức Chúa Trời không?

Evà phản kháng:không dám đâu, không dám đâu, đừng dụ dỗ tôi, Thiên Chúa đã dặn kỹ lắm rồi. Sau một hồi đôi co lý sự, con rắn ngọt ngào: ”Chẳng chết chóc gì đâu, Thiên Chúa biết ngày nào người hái lộc ấy mà ăn mắt các ngươi sẽ mở ra và các ngươi sẽ nên như Thiên Chúa, biết cả tốt xấu” (St 3,4–5). Người thiếu nữ thấy giấc mơ đẹp như màu hồng của trái táo “nhìn thì đã thấy sướng mắt” (St 3,6). Nàng đã hái. Nàng đã ăn. Nàng chia cho chồng với ước mơ hão huyền là chồng được thông minh như Thiên Chúa.

Còn Ađam thì sao? Một cuộc đấu tranh quyết liệt giữa tiếng lương tâm và lời nài nỉ của người yêu: ăn đi anh, ăn đi, đây là cơ hội ngàn vàng, cơ hội chúng ta bằng Đức Chúa Trời đó anh; Ađam đừng ăn, nếu ăn sẽ vi phạm luật Chúa truyền, đừng, xin đừng. “Và ông đã ăn” (St 3,6). Lời Thánh Kinh ngắn gọn diễn tả sự yếu đuối, nhu nhược đến sa ngã của Ađam trước cám dỗ quá ư dịu ngọt. Thôi rồi, xong hết cả rồi, còn đâu địa đàng, còn đâu ân nghĩa Thiên Chúa dành cho ngươi, Ađam ơi !

“Mắt họ liền mở ra và họ thấy mình trần truồng nên kết lá vả che thân” (St 3,7). Lời bài ca “Vườn Địa Đàng” của Trầm Hương man mác buồn: Ađam, anh đi về đâu đó, bên kia, bên kia trời lộng gió, tiếng Giavê vẫy gọi trong nắng chiều. Ađam, anh đi về đâu đó, Ađam, quên đi lời Thiên Chúa, hái trái trăng ngon ngọt nhưng đắng cay. Ađam, sao anh lại chạy trốn, bóng Giavê đứng đợi bên gió ngàn. Ađam, quên ân tình Thiên Chúa, xoá tan đi nụ cười trong nắng mai.

Kể từ đó Địa Đàng đóng ngõ cài then. Xuân Địa Đàng đã thành mùa đông ảm đạm cho trần thế. Kinh Thánh viết về một nỗi đớn đau làm sao: “Những gai cùng góc nó sẽ mọc lên cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ lả ngoài đồng nội. Mồ hôi đẫm mặt, ngươi mới có bánh ăn cho đến lúc ngươi về lại với bụi đất” (St 3,18–19).

Đó là sự tích hái lộc đầu năm, mùa xuân êm đềm thành chìm vắng lặng lẽ.

Và cũng từ đó lời kinh cầu luôn vang vọng qua các thế hệ “Trời cao hãy đỏ sương xuống và ngàn mây hãy mưa Đấng Chuộc Tội. Trời cao hãy đỏ sương xuống và ngàn mây hãy mưa đấng cứu đời”. Nhân loại đã biết mình thiếu thốn lộc gì, họ đã muốn giơ tay hái Lộc Trời Cao.

Thiên Chúa đã nghe tiếng vọng cầu kinh. Lộc Trời Cao đã gởi xuống đất thấp, Lộc Đấng Cứu Thế. Con Thiên Chúa vào đời trồng cây Thập giá. Lộc Thập giá của Ngài nối lại tình người với tình thánh. Thánh giá Chúa Kitô là nhịp cầu liên kết con người với Thiên Chúa và con người với nhau. Sự giao hoà ấy nẩy Lộc Bình An. Tặng vật cao quý mà Chúa lưu lại cho nhân loại là Lộc Bình An: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con, bình an mà thế gian không thể ban được” (Ga 14, 27). Sau khi Phục sinh, gặp các môn đệ, lời đầu tiên của Chúa là: “Bình an cho các con” (Ga 20,19). Tám ngày sau, trở lại thăm họ, Chúa vẫn một lời chào: “Bình an cho các con” (Ga 20,26). Sai các môn đệ ra đi truyền giáo Chúa căn dặn: “Vào nhà nào, trước tiên hãy nói: bình an cho nhà này” (Lc 10,5).

Bình an không chỉ là lời cầu chúc mà còn là sự sống để ban tặng cho nhau. Lộc Bình An là chính Chúa, ai xa lìa Ngài là đánh mất sự bình an.

Chúa là Lộc Đầu Xuân của mỗi gia đình, mỗi người. Một ngày có Chúa sẽ tràn đầy xuân hạnh phúc và lộc bình an.

Lối vào vườn Eđen, dấu chân người xưa hái lộc vẫn còn in nét vẫy gọi.

Lối lên đồi Canvê, lời chúc bình an vẫn mãi vọng ngân.

Chúa ơi, đầu năm hái lộc thánh, xin cho con lộc hạnh phúc và bình an trong ơn nghĩa Chúa.
 
Tâm Tình Tất Niên
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
19:44 22/01/2020
Thánh Lễ Tất Niên

Is 63,7-9; 1 Cr 1,3-9; Lc 1,39-56

Chúng ta đang ở trong một thời khắc đặc biệt, khi năm cũ sắp chấm dứt, năm mới sắp ló dạng. Theo tục truyền, ngày cuối năm, chính xác là cứ đến ngày 23 tháng Chạp hằng năm, ông Táo hay ông Công là “thần bếp” trong mỗi gia đình, cưỡi cá chép về thiên giới để chầu yết và báo cáo cho Ngọc Hoàng biết tất cả mọi chuyện đã xãy ra ở hạ giới, chuyện tích cực cũng như tiêu cực. Năm qua quả là một năm nhiều bất trắc, rủi ro hơn là thuận lợi đối với người dân Việt Nam do nhân tai và thiên tai xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt là ở miền Trung. Dù là câu chuyện có tính thần thoại, nhưng nó cũng nhắc nhở con người ý thức có một Ai đó trên cao vẫn hằng quan tâm theo dõi mọi sinh hoạt của con người hạ giới.

Đối với hầu hết mọi người Việt, những ngày Tất Niên là những ngày bận rộn. Người đi xa lo về quê ăn tết; chủ lo tiền công trả cho thợ; thương gia thì tranh thủ kiếm tiền; gia đình nào cũng phải mua sắm gì đó để gọi là “hương vị ba ngày tết.” Tất Niên tất nhiên là tất bật! Vì tất bật nên dễ tai nạn trên đường! Nên cũng phải thận trọng khi lái xe.

Theo truyền thống văn hóa tốt lành người Việt Nam, Tất Niên là dịp để bày tỏ lòng biết ơn nhau, bỏ qua những thiếu sót trong năm cũ, và cầu chúc cho nhau những điều tốt lành trong năm mới. Chúc tết là một nét đẹp của văn hóa. Tuy nhiên, ngày hôm nay, xem ra điều chính yếu lại trở thành điều tùy phụ. Nên có người chép miệng: “Phong hoa, phong tục, phong thư. Trong ba phong ấy, người ta thích nhất “phong bì!”

Đối với chúng ta, những người Kitô hữu, Tất Niên là dịp để chúng ta cảm tạ Thiên Chúa và tri ân mọi người vì những gì chúng ta đón nhận trong năm qua. Đồng thời, đây cũng là thời khắc để cầu xin Chúa tiếp tục tuôn đổ phúc lành cho mỗi người trong năm mới.

Bởi thế, tạ ơn và chúc tụng Thiên Chúa là tâm tình chính yếu mà mỗi người Kitô hữu phải có luôn mãi trong từng ngày sống, đặc biệt là trong những ngày Tất Niên và Xuân mới. Bởi lẽ, trong cái nhìn đức tin, chúng ta xác tín rằng tất cả là hồng ân. Nếu chúng ta có là gì cũng là nhờ ơn Đức Chúa. Theo thần học, Thánh Lễ (eucaristia) là nghi thức tạ ơn tuyệt hảo mà chúng ta dâng lên để cảm tạ Thiên Chúa. Trong ý nghĩa đó, Lời Chúa của thánh lễ Tất Niên giúp chúng ta đào sâu về tâm tình tạ ơn này.

Tiên tri Isaia trong bài đọc I, nhắc nhở chúng ta hãy “dâng lời ca tụng Đức Chúa…, vì những gì Người đã thực hiện, bởi lòng Người đầy thương xót và lắm nghĩa giàu ân” (Is 63,7). Cựu Ước đã có kinh nghiệm về một vị Thiên Chúa giàu lòng thương xót, luôn hiện diện và luôn che chở mỗi người, nhưng vẫn là vị Thiên Chúa còn vô hình. Tân Ước giới thiệu với chúng ta một vị Thiên Chúa hữu hình mà chúng ta có thể tới gần, đụng chạm. Người là hiện thân lòng thương xót Thiên Chúa, Người là Con Thiên Chúa, là Đức Giêsu Kitô thành Nadarét. Nhờ Người, chúng ta đón nhận từ ơn này tới ơn khác (x. Ga 1,16).

Theo đó, trong thư 1 Côrintô, thánh Phaolô bày tỏ: “Tôi hằng cảm tạ Thiên Chúa của tôi vì anh em, về ân huệ Người đã ban cho anh em nơi Đức Kitô Giêsu. Quả vậy, trong Đức Kitô Giêsu, anh em đã trở nên phong phú về mọi phương diện, vì được nghe lời Chúa và hiểu biết mầu nhiệm Người” (1 Cr 1,4).

Nhờ Đức Giêsu Kitô, chúng ta đón nhận được ơn làm con Thiên Chúa, được hưởng ơn cứu độ, được trở thành chi thể trong Nhiệm Thể Chúa Kitô, tức là Giáo Hội, được nuôi dưỡng mình bằng các bí tích, được lắng nghe Lời Chúa mỗi ngày và được hứa ban phần thưởng Nước Trời mai sau.

Chân dung của Đức Maria được thánh Luca trình bày trong bài Tin Mừng trở thành khuôn mẫu và lý tưởng cho tất cả chúng ta. Mẹ là người đã quảng đại để cộng tác vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa khi thưa “xin vâng.” Mẹ đã vội vã mang Chúa Giêsu đến cho gia đình ông Dacaria và bà Êlisabét. Xét cho cùng, lý tưởng đời sống Kitô hữu là bước theo Chúa Kitô, là yêu mến và mang Chúa đến cho người khác. Mỗi người chúng ta được mời gọi chiêm ngắm và học hỏi Đức Maria để sống và thi hành tốt sứ vụ của mình.

Tâm tình của Đức Maria hôm nay phải là tâm tình của chúng ta mỗi ngày đối với Thiên Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa… Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả.”

Xin cho cuộc đời của mỗi chúng ta trở nên lời cảm tạ chân thành, sinh động và mạnh mẽ để trở thành chứng nhân niềm hy vọng, liên đới, phó thác, an vui… dẫu cuộc đời vẫn còn đó những khó khăn, hoạn nạn, khổ đau. Hy vọng rằng những chuyện tiêu cực, buồn phiền sẽ đi vào dĩ vãng cùng với năm cũ. Và thánh lễ tạ ơn Tất Niên này sẽ thắp lên ngọn lửa tin yêu, đầy hy vọng, để nối dài vòng tay yêu thương của mỗi người chúng ta trong mỗi cộng đoàn và giang rộng đến tận những nơi và những ai đang cần, đang mong, đang chờ đợi chúng ta như một quà tặng hiến dâng!

Nhân dịp Tết đến Xuân về, xin gửi tới anh chị em những lời chúc sau đây:

NĂM mới xin tiễn năm cũ qua

MỚI đón tân xuân đến mọi nhà

CHÚC mọi người thêm nhiều hoan hỷ

MỪNG vui khắp chốn rộn lời ca

HẠNH – dung - lễ - nghĩa ngời tâm ngọc

PHÚC lộc, công, danh rạng ý Trời!

Amen!

ĐCV Vinh Thanh- Nghệ An

http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Chúa Nhật III Thường Niên
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
19:52 22/01/2020


Chúa Giêsu, Ánh Sáng muôn dân
Is 8,23-9,3; 1Cr 1,10-13.17; Mt 4,12-23

Trong thánh lễ Chúa Nhật III này, chúng ta suy niệm về chủ đề mà phụng vụ Lời Chúa hôm nay gợi lên: “Chúa Giêsu là ánh sáng muôn dân.”

1- Ánh sáng đến từ đêm tối

Trong bài đọc I, hình ảnh được dùng ở đây là ánh sáng. Tiên tri Isaia nói về Galilê là mảnh đất của dân ngoại, những con người không thanh sạch và nhỏ bé, thấp hèn. Nhưng trong cái nhìn tiên tri của Isaia, đây là nơi mà ánh sáng của Thiên Chúa sẽ xuất hiện và “dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi” (Is 9,1). Dưới ánh sáng của mạc khải Tân Ước, chúng ta nhận ra ánh sáng mà Isaia loan báo đó chính là Đức Giêsu, Người là ánh sáng soi chiếu cho muôn dân.

Trong bài đọc II, thánh Phaolô nói với dân chúng ở Côrintô, những người được coi là đã đón nhận ánh sáng Chúa Kitô, ánh sáng đó đã đến với họ để soi chiếu lòng trí họ nhận ra con đường dẫn tới ơn cứu độ. Tuy nhiên, khốn thay có những tranh chấp, xung đột và chia rẽ đã xảy ra giữa cộng đoàn vì lòng trung thành và trung tín của họ. Ánh sáng của Chúa Kitô đã bị giảm thiểu và hiểu một cách sai lạc. Họ tranh luận nhau: “Tôi thuộc về ông Phaolô, tôi thuộc về ông Apôlô, tôi thuộc về ông Kêpha, tôi thuộc về Đức Kitô. Thế ra Đức Kitô bị chia năm xẻ bảy rồi ư?” (1 Cr 1,12-13). Thế ra, thay vì tập trung vào Chúa Kitô, họ lại tập trung vào các Tông Đồ, những người rao giảng về Chúa Kitô. Và như thế có một sự cắt đứt với ánh sáng ở giữa họ: một số thì trung thành hơn với thánh Phêrô, một số thì trung thành hơn với Phaolô hay Apôlô hơn là trung thành với Chúa Giêsu. Điều này đã mang đến cho cộng đoàn những bóng tối về sự chia rẽ, thiếu sự hiệp nhất. Điều này là một sự nhắc nhở rất ý nghĩa cho chúng ta, những tông đồ của Chúa, các giám mục, linh mục, giáo dân, các cô thầy giáo, những người hướng dẫn… chúng ta không được chiếm chỗ của Chúa Kitô nơi dân chúng, không được cạnh tranh với Người. Bởi Người là ánh sáng cho muôn người và khi dân chúng đến với chúng ta, chúng ta phải hướng họ đến với Chúa Kitô như Phaolô đã làm.

2- Chúa Giêsu, ánh sáng thật

Trong bài Tin Mừng, chúng ta thấy Chúa Giêsu bước vào một khoảnh khắc của bóng tối, tương tự như trong bài đọc I, Isaia nói tới, dân bước đi trong đêm tối. Ở đây là bóng tối gì vậy? Gioan Tẩy Giả đã bị bắt và bị bỏ tù. Đó là một giây phút rất đen tối của xã hội lúc bấy giờ đối với các môn đệ của Gioan và cả các môn đệ của Chúa Giêsu, những người được Gioan giới thiệu đến với Người. Nhưng đây là khoảnh khắc đêm tối không biết làm sao để hướng tới ánh sáng, bởi vì khi Gioan Tẩy Giả bị bắt, Chúa Giêsu rút lui và lánh qua miền Galilê, đến ở Caphácnaum, một thành ven biển hồ Galilê. Người đến với đoàn dân ngoại, không trong sạch và bị khinh thường, từ đó ánh sáng đã bừng lên chiếu rọi mọi người.

Theo thánh Mátthêu, việc Chúa Giêsu rút lui để đến Galilê, nơi dân ngoại sinh sống là để ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia đã nói: Ánh sáng sẽ đến và ánh sáng Chúa Kitô đến với một thông điệp mở đầu: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần” (Mt 4,17).

Nước Trời không phải là triều đại của thế giới này, nhưng là triều đại đến từ trên cao. Nước Thiên Chúa rất gần, đang đến với chúng ta và nó đến với chúng ta qua Galilê, qua một dân tộc bị ngờ vực, một dân tộc không thanh sạch. Ánh sáng sẽ đến. Nước Thiên Chúa đang đến với chúng ta. Nên chúng ta phải hoán cải đời sống. Vì Chúa đang đến với chúng ta, nên những gì không thuộc về Thiên Chúa cần phải từ bỏ và quay về với Chúa, trở về với ánh sáng này. Nước Thiên Chúa đang đến với chúng ta, vậy ngay bây giờ, chúng ta hãy chọn lựa để thuộc về Thiên Chúa. Nhưng chúng ta phải từ bỏ những sự lệ thuộc, những dính bén của chúng ta với những gì mà chúng ngăn cản chúng ta đến với ánh sáng Chúa Kitô.

3- Để nên ánh sáng cho đời

Có một cách thế khác để ánh sáng của Nước Thiên Chúa đến với dân chúng ở Galilê: Chúa Giêsu gọi 4 môn đệ đầu tiên của mình không ở Giêrusalem, thành thánh, nhưng ở miền quê Galilê. Phêrô, Anrê, Gioan và Giacôbê. Người mời gọi họ: “Hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ lưới người như lưới cá” (Mt 4,19). Đây là lời mời gọi khác: Nước Thiên Chúa đã đến gần. Nào hãy đến và theo tôi. Tôi sẽ tôn trọng các anh, những ngư phủ. Tôi biết khả năng của các anh. Tôi biết các anh giỏi về mặt gì. Nào, hãy đến và theo tôi, tôi sẽ biến đổi các anh trở thành những kẻ lưới người. Cũng là một nghề, nhưng có gì đó khác biệt bởi vì từ đây, họ trở thành những người phục vụ Nước Trời. Họ sẽ trở thành những kẻ đánh bắt cá người như là ánh sáng đến chiếu soi và hướng dẫn họ đến với ánh sáng Chúa Kitô. Ngày hôm nay, Giáo Hội mời gọi tất cả chúng ta tham gia vào sứ vụ loan báo Tin Mừng cho thế giới. Đây là sứ vụ cao cả, đòi hỏi chúng ta phải từ bỏ như các môn đệ đầu tiên để có thể lên đường theo Chúa và loan báo Nước Trời. Tất cả chúng ta đều được mời gọi: Hãy theo tôi. Tôi sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ loan báo Tin Mừng cho con người hôm nay.

Như thế, lời mời gọi của Chúa Giêsu không chỉ dừng lại ở việc là xa lánh các tội lỗi, nhưng còn làm cho mình sẵn sàng trở thành người phục vụ Nước Thiên Chúa, nhờ đó qua tôi, trong mọi sự, tôi trở thành một ngư phủ, một cảnh sát, một thầy, cô giáo, một doanh nhân, một thương gia… tôi có thể đưa những người khác tới ánh sáng Nước Trời trong Chúa Kitô. Nhờ ánh sáng đó soi sáng, chúng ta đã được thoát cảnh tối tăm của u mê, tội lỗi, và giúp chúng ta sẵn sàng phục vụ Người. Amen!

ĐCV Vinh Thanh- Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lời chúc mừng Năm mới của Đức Thánh Cha gửi dân chúng Á Châu
Thanh Quảng sdb
16:36 22/01/2020
Lời chúc mừng Năm mới của Đức Thánh Cha gửi dân chúng Á Châu

Vào cuối buổi Triều yết thứ Tư hôm qua (22/1/20), Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào chúc những ai sửa soạn mừng tết Âm Lịch. Nhân dịp này ngài cũng kêu gọi mọi người hãy cầu nguyện cho hòa bình, đối thoại và đoàn kết giữa các quốc gia.
(Tin Vatican)
Tết Nguyên đán là đầu năm của nhiều dân tộc ở châu Á. Tết Âm lịch được tính theo mặt trăng và năm tới là năm Canh Tý sẽ rơi vào ngày 25 tháng 1 sắp tới, tại Á châu và nhiều nơi khác trên thế giới, triệu triệu người sẽ mừng Tết Nguyên đán.
Tôi xin gửi lời chào thân ái, và những lời cầu chúc khang an tươi sáng cho suốt năm Canh Tý và ĐTC cũng mời gọi mọi người hãy cầu nguyện cho hòa bình, cho sự đối thoại và tình đoàn kết giữa các quốc gia. Đây là những món quà rất cần thiết cho thế giới ngày nay.
 
Tổng thống Donald Trump sẽ tham dự cuộc Tuần Hành cho Sự Sống vào thứ Sáu này
Trần Mạnh Trác
21:58 22/01/2020
Washington DC, ngày 22 tháng 1 2020 / 04:53 ( CNA ).- Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đích thân đọc diễn văn trong cuộc Tuần Hành cho Sự Sống (March for Life) vào ngày thứ Sáu này, điều này làm cho ông trở thành vị tổng thống đầu tiên xuất hiện trong lịch sử 47 năm của cuộc tuần hành.

“Hẹn gặp các bạn vào ngày thứ Sáu này... tại đại hội!” Ông Tổng thống viết như vậy trong khi tweet lại một đoạn video cuả cuộc Tuần Hành hồi năm ngoái.

Cô Jeanne Mancini, chủ tịch March for Life, tuyên bố rằng ban tổ chức ở Washington, DC, cảm thấy hân hạnh một cách sâu sắc được chào đón TT Trump đến với cuộc Tuần Hành.

“Ông sẽ là vị tổng thống đầu tiên trong lịch sử tham dự và chúng tôi rất vui mừng khi thấy rằng ông sẽ được trải nghiệm trực tiếp sự hăng say của chúng tôi về Sự Sống và sự bảo vệ những đứa trẻ chưa sinh,” cô nói.

Cô cũng ca ngợi những nỗ lực mà TT Trump và chính phủ của ông đã đạt được trong việc tăng cường bảo vệ pháp lý cho người chưa sinh.

“Từ việc bổ nhiệm các thẩm phán và nhân viên liên bang ủng hộ sự sống, bãi bỏ việc giảm tiền thuế cho người phá thai ở đây và ở nước ngoài, kêu gọi chấm dứt phá thai ở thai kỳ muộn, Tổng thống Trump và Chính quyền của ông đã nhất quán là những nhà vô địch cho Sự Sống cũng như cho cuộc Tuần Hành. Chúng tôi rất biết ơn về tất cả những thành tựu ủng hộ sự sống này và mong muốn đạt được nhiều chiến thắng hơn trong tương lai.”

Nhiều chính sách ủng hộ sự sống của TT Trump - như khôi phục và mở rộng Chính sách Thành phố Mexico, trong đó cấm các viện trợ của Hoa Kỳ cho các tổ chức nước ngoài đã thực hiện hoặc thúc đẩy phá thai trong kế hoạch hóa gia đình - đã được Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ ca ngợi, mặc dù các giám mục vẫn thường xuyên chỉ trích ông về các cuộc đàn áp những người nhập cư.

Trong cuộc Tuần Hành cho Sự Sống năm nay còn có các diễn giả chính trị khác như Đệ nhất phu nhân cuả Louisiana là bà Donna Hutto Edwards, Dân biểu Steve Scalise (R-LA), thượng nghị sĩ tiểu bang Katrina Jackson (D-LA) và Dân biểu Chris Smith (R-NJ).

Trong khi ông Trump sẽ là tổng thống Mỹ đầu tiên phát biểu trực tiếp trước cuộc Tuần Hành, Tổng thống Ronald Regan và Tổng thống George W. Bush cũng đã gửi thông điệp đến cuộc Tuần Hành qua điện thoại.

Trong thông điệp năm 2004, Ông Bush đã cảm ơn những người tuần hành vì “sự tận tụy của họ trong sự nghiệp cao quý này và khuyến khích họ tiếp tục trong sự văn minh và tôn trọng để nhắc nhở tất cả đồng bào của chúng ta rằng mọi cuộc sống là thiêng liêng và đáng được bảo vệ,” theo tin cuả New York Times.

Năm 2017, Phó Tổng thống Mike Pence đã là chính trị gia cao cấp nhất đọc diễnvăn tại cuộc Tuần Hành. Ông khuyến khích người tham dự hãy để phong trào ủng hộ sự sống được biết đến vì tình yêu, không phải vì tức giận... hãy để nó được biết đến vì lòng trắc ẩn, không phải vì đối đầu.

Năm 2018, Chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Paul Ryan đã tới phát biểu trong khi Tổng thống Trump gửi một cuốn băng video thâu tại Vườn hồng cuả Tòa Bạch Cung.

Năm ngoái, TT Trump cũng đã gửi một thông điệp được ghi âm trước, được Phó Tổng thống Pence và phu nhân Karen Pence đọc trực tiếp như sau:

“Khi nhìn vào mắt một đứa trẻ sơ sinh, chúng ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của con người và sự vĩ đại của sự sáng tạo của Thiên Chúa, chúng ta biết rằng mọi cuộc sống đều có ý nghĩa và mọi cuộc sống đều đáng được bảo vệ, lời cuả ông Trump hồi năm ngoái. Tôi sẽ luôn bảo vệ quyền đầu tiên trong Tuyên ngôn độc lập cuả Hoa Kỳ, là quyền sống.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phóng sự làm phép nhà xứ cuả Gx Các Thánh Tử Đạo VN- St Petersburg Florida
Trần Mạnh Trác
16:18 22/01/2020
Xem hình ảnh

Cách đây hơn 4 năm chúng tôi bất ngờ ‘bắt gặp’ và đã viết phóng sự về một cộng đoàn Công Giáo VN nhỏ bé nhưng cũng đã có từ năm 75 ở Largo, (thuộc giáo phận St Petersburg) Florida. Cộng đoàn được cai quản bởi một linh mục VN trẻ có một lịch sử mà chúng tôi gọi là ‘éo le’, là Cha Gioan Nguyễn Vũ Việt, là cháu và cũng chịu nhiều cảnh tù tội như Chú cuả mình là linh mục Tù Nhân Lương Tâm nổi tiếng ‘bị bịt miệng’, Cha Nguyễn Văn Lý.

Giống như một cái nợ ‘Nhân Duyên’ (mượn ngôn ngữ Nhà Phật), chúng tôi đã trở lại làm phóng sự hằng năm, riêng năm 2019 thì không, và vì thế mà nhân dịp Tết Canh Tý 2020 này, chúng tôi đã trở lại một lần nữa.

Như thể được chơi một trò ‘chơi ú bắt’ thời niên thiếu, một ngạc nhiên lý thú đã đợi chúng tôi: chứng kiến cảnh làm phép ‘Nhà Xứ’ mới.

Nhưng không phải như tôi đã nghĩ sẽ là một nhà xứ ở khu đất mà họ mua 2 năm trước, nhưng mà là một nhà xứ cuả một giáo xứ cũ cuả Mỹ có lịch sử 60 năm, là Gx Transfiguration Catholic Church (Nhà thờ Chuá Biến Hình), nằm trong lòng thành phố St Petersburg có nhiều cổ tích diễm lệ cuả Florida.

Transfiguration Catholic Church vừa mới ăn mừng kỷ niệm 60 thành lập một cách hoành tráng nhưng cũng như nhiều nhà thờ có vị trí ‘nội thành’ (inner city) ở Mỹ, vì sự thay đổi dân cư, đã trở thành vắng vẻ không đủ chi tiêu và các Giáo Phận phải đóng cửa.

Cái ‘Nhân Duyên’ (hoặc là cái may) cuả Transfiguration Catholic Church và Cộng Đoàn Các Thánh Tử Đạo VN ở Largo là đúng vào lúc nhà thờ này đóng cửa thì Cộng Đoàn VN cũng có chương trình xây dựng một nhà thờ mới, mà ngôi nhà thờ (Mỹ) này lại nằm ở giữa khu sinh hoạt của người VN, từ nhà ở cho đến nhiều trung tâm thương mại Á Châu.

Cho nên có lẽ đây là một trường hợp ‘win-win’ (cả hai bên cùng có lợi) cho Giáo Phận St Petersburg và cho Cộng Đoàn VN. Cộng đoàn bỗng nhiên không còn là một ‘thí điểm truyền giáo’ (mission) nữa, cũng không là một giáo xứ thể nhân (personal parish) mà sẽ là một Giáo xứ lãnh thổ với tên gọi Holy Martyrs of Vietnam Parish.

Có lãnh thổ (tức là có đất đai) thì tất nhiên có nhiều quyền lợi, như đất thì rộng (10 acres) sẵn có lợi tức từ việc cho thuê đất và cơ sở, nhưng cũng sẽ có những trách nhiệm đối với dân cư trong đất cuả mình, mà điều ít nhất là chăm sóc mục vụ cho một số giáo dân ít ỏi cuả Mỹ và Mễ còn ở gần. Hy vọng người Việt chúng ta cũng sẽ mở rộng vòng tay đón nhận những người bạn ‘thiểu số’ này, ít ra là ‘cũng phải cho bằng’ việc họ đã đón nhận chúng ta khi còn ‘chân ướt chân ráo’ đến tỵ nạn ở vùng đất tạm dung (bây giờ đã trở thành chốn nưong thân vĩnh viễn).

Khu vực chung quanh nhà thờ là một khu an ninh có nhà giá hạ, giá trung bình từ 115 đến 230 ngàn USD (theo data cuả Zillow). Tôi nghĩ nơi này sẽ giống như các nhà thờ VN khác ở Mỹ, sẽ mau mắn thu hút người Việt đến định cư và trở thành một khu sinh động (revitalized, ) và nếu như thế thì tương lai cuả giáo xứ sẽ vững chãi bền lâu.

Trong lúc chia sẻ lời Chuá, cha xứ Nguyễn Vũ Việt đã trích bài đọc 1 trong phần ‘Kinh Sách’ hàng ngày để mô tả những ân sủng mà Cộng Đoàn đã được Chuá ban cho như thế nào:

(Sách Đệ Nhị Luật, 6:10) …; khi anh em được những thành lớn và đẹp mà anh em đã không xây, (11) những nhà đầy mọi thứ của cải mà anh em đã không để vào đó, những bể nước đào sẵn mà anh em đã không đào, những vườn nho và vườn ô-liu mà anh em đã không trồng; khi anh em được ăn uống no nê, (12) thì phải ý tứ đừng quên ĐỨC CHÚA, Đấng đã đưa anh em ra khỏi đất Ai-cập, khỏi cảnh nô lệ.

Trong phần ‘Kinh Sách’ ngày hôm nay, như thể báo trước tương lai cuả Cộng Đoàn Công Giáo VN ở đây, Sách Đệ Nhị Luật đã thêm vào:

(7:7) ĐỨC CHÚA đã đem lòng quyến luyến và chọn anh em, không phải vì anh em đông hơn mọi dân, thật ra anh em là dân nhỏ nhất trong các dân. (8) Nhưng chính là vì yêu thương anh em…(11) Vậy anh em phải tuân giữ các mệnh lệnh, thánh chỉ, quyết định mà hôm nay tôi truyền cho anh em đem ra thực hành. (12) Nếu anh em nghe, giữ và đem ra thực hành các quyết định này, thì bù lại, đối với anh em, ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh em, sẽ giữ giao ước và tình thương mà Người đã thề hứa với cha ông anh em. (13) Người sẽ yêu thương anh em, chúc phúc cho anh em, sẽ làm cho anh em nên đông đúc. Người sẽ chúc phúc làm cho lòng dạ và đất đai của anh em sinh hoa kết quả: lúa mì, rượu mới, dầu tươi, lứa bò, lứa chiên, ở trên đất mà Người đã thề với cha ông anh em là sẽ ban cho anh em.

Quả là một hy vọng cho một tương lai xán lạn ngay trước thềm năm mới. Xin hẹn gặp lại quí độc giả trong một phóng sự về Tết ở đây.
 
Thư Của Đức Cha Chủ Tịch Ủy Ban Kinh Thánh Gởi Cộng Đồng dân Chúa.
+GM Vincent Nguyễn Văn Bản
17:24 22/01/2020
Thư Của Đức Cha Chủ Tịch Ủy Ban Kinh Thánh Gởi Cộng Đồng dân Chúa.

Kính gởi quý linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh, và toàn thể anh chị em tín hữu thân mến,

Nhân dịp Đức Thánh Cha Phan-xi-cô thiết lập Chúa Nhật Lời Chúa, và Hiệp Hội Thánh Kinh Công Giáo đề nghị cử hành Năm Lời Chúa, tôi có hai điều muốn trình bày với quý linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và toàn thể anh chị em tín hữu như sau:

1. Chúa Nhật LỜI CHÚA

Trong ngày lễ kính thánh Giê-rô-ni-mô vừa qua (30/09/2019), Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã ban Tông sắc Aperuit Illis (Ngài đã mở trí cho họ) để thiết lập Chúa Nhật thứ III mùa Thường Niên là Chúa Nhật Lời Chúa: “Vì thế, tôi ấn định ngày Chúa Nhật thứ III mùa Thường Niên được dành riêng để cử hành, để suy tư và để công bố Lời Chúa.” Lý do chọn ngày Chúa Nhật này vì nó thường nằm trong tuần lễ cầu nguyện cho các kitô hữu họp nhất, từ ngày 18/01 đến ngày 25/01: “ Vậy, Chúa Nhật Lời Chúa này sẽ được định vào lúc thích hợp của giai đoạn này trong năm, khi mà chúng ta được mời gọi để củng cố những mối liên hệ với cộng đoàn do thái và cầu nguyên cho sự hiệp nhất các ki tô hữu.” (số 3).

Mục đích của việc dành riêng một ngày Chúa Nhật cho việc cử hành trọng thể Lời Chúa trước hết là làm nổi bật “Mốì tương quan giữa Đấng Phục Sinh, cộng đoàn các tín hữu và Kinh Thánh thật là cần thiết cho căn tính của chúng ta” (số I), và “cho phép làm cho Giáo Hội sống lại cử chỉ của Đấng Phục Sinh, cũng mở cho chúng ta kho làng của Lời Người để chúng ta có thể là những người loan báo về sự phong phú không thể tát cạn này trong thế giới” (số 2).

Đức Thánh Cha đề nghị chúng ta sống Chúa Nhật này một cách trọng thể. Ngài viết : “Cách đặc biệt, trong Chúa Nhật này, cần nhấn mạnh đến việc công bố Lời Chúa và thích ứng bài giảng để làm cho việc phục vụ Lời Chúa trở nên rõ ràng hơn." (số 3).

Ngài cũng đề nghị cách thực hành tại mỗi giáo xứ: “Các linh mục ở giáo xứ có thể tìm ra hình thức tương xứng nhất để đặt cuốn Kinh Thánh, hay một trong các sách của bộ Kinh Thánh, cho toàn thế cộng đoàn, để làm nổi bật tầm quan trọng của việc tiếp tục đọc bản văn trong đời sống hàng ngày, để đào sâu bản văn và để cầu nguyện với Kinh Thánh, trong khi tham chiếu bằng cách thế đặc biệt cho Lectio Divina." (số 3).

Ngài nhấn mạnh đến vai trò của bài giảng trong cử hành phụng vụ, không chỉ riêng với các thừa tác viên phục vụ Lời, mà còn với những người đặt mình lắng nghe Lời : “Cách riêng, bài giảng mang lấy mội nhiệm vụ rất đặc biệt, bởi vì nó có được một đặc tính gần như là bí tích” (Niềm Vui Tin Mừng, n. 142).

Dẫn vào chiều sâu trong Lời Chúa, trong một cách nói đơn giản và phù hợp với người nghe, cũng cho phép vị linh mục giúp khám phá “vẻ đẹp của những hình ảnh mà Thiên Chúa dùng để khuyến khích thực hành điều thiện. Đó là một cơ hội mục vụ không được bỏ qua.” (số 4).

Năm 2020 là năm đầu tiên chúng ta cử hành Chúa Nhật Lời Chúa, trùng vào ngày 26 tháng 1, cũng là Mùng Hai Tết dành để Kính nhớ Ông Bà Tổ tiên. Để hưởng ứng lời mời gọi của Đức Thánh Cha, xin quý cha Quản Xứ, quý Bề trên các cộng đoàn, tổ chức một thánh lễ đặc biệt, có những hình thức thật ý nghĩa đế làm nổi bật vai trò của Lời Chúa trong cử hành phụng vụ. Ước mong anh chị em tín hữu tham dự với lòng sốt sắng và đặt mình lắng nghe Lời Chúa, để Lời Ngài trở thành ánh sáng dẫn đường cho tất cả chúng ta.

2. NĂM LỜI CHÚA

Trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Hiệp Hội Kinh Thánh Công Giáo và hướng về 1.600 năm ngày mất của thánh Giê-rô-ni-mô, Hiệp Hội Kinh Thánh Công Giáo cũng mời gọi toàn thể Giáo Hội cử hành “Năm Lời Chúa”, từ Chúa Nhật I Mùa Vọng (01/12/19) đến ngày lễ kính thánh Giê-rô-ni-mô (30/09/2020).

Để hưởng ứng lời mời gọi của Hiệp Hội Kinh Thánh Công Giáo, Ủy Ban Kinh Thánh (UBKT), trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, sẽ cố gắng cập nhật những tin tức liên quan đến việc cử hành Năm Lời Chúa, đăng tải những bài suy niệm, bài giảng, bài học hỏi về Lời Chúa, trên trang web của UBKT: http://www.kinhthanhvn.net/ để mọi người tham khảo. Hơn nữa, để Lời Chúa thấm nhập vào đời sống dân Chúa, và trở thành trung tâm của đời sống cộng đoàn cũng như của từng tín hữu, UBKT sẽ cố gắng quy tụ nhiều thành phần dân Chúa, để cùng nhau suy tư và tìm ra những phương thức thích hợp giúp cho Lời Chúa thực sự trở thành nguồn sống cho mọi người.

Chúng ta cùng nhau cầu nguyện và hành động cho việc yêu mến, học hỏi, chia sẻ và sống Lời Chúa trong từng gia đình, từng cộng đoàn, trong các giáo xứ, và toàn thể Giáo Hội.

Xin Chúa chúc lành cho tất cả anh chị em.

Thân mến,

Vincent Nguyễn Văn Bản

Giám mục Ban Mê Thuột

Chủ Tịch ủy ban Kinh Thánh trực thuộc HĐGMVN
 
VietCatholic TV
Cuốn -Từ thẳm sâu tâm hồn chúng tôi- trở thành sách bán chạy nhất tại Pháp
Giáo Hội Năm Châu
03:15 22/01/2020
Báo Ý La Stampa cho biết La Procure, cửa hàng sách Công Giáo quan trọng nhất ở Paris, cách Nhà thờ Saint-Sulpice nổi tiếng vài bước, đã bị bão theo đúng nghĩa đen, từ hôm 15 tháng Giêng, khách hàng chen chân để mua cho được cuốn sách. Thoạt đầu, nhà sách nhận được 300 đơn đặt hàng cho ngày ra mắt 15 tháng Giêng. Chỉ vài ngày sau, con số này đã tăng gấp ba lần. Điều tương tự cũng đã xảy ra ở các nhà sách khác ở Paris, chẳng hạn như chuỗi các nhà sách lớn Fnac, và trên các trang web tương ứng của họ.

Charles de Bistournet-Castelmerle, tweet rằng “3 giờ sau khi nhận được lô sách Des profondeurs de nos coeurs, tất cả các cuốn sách của chúng tôi đều đã được bán hết, thậm chí không kịp bày lên kệ: tất cả mọi người đều muốn phiên bản đầu tiên, hai vị đồng ký tên.

Nhiều người mua nó để tặng cho các linh mục của họ.

Thật là một sư gắn bó sâu sắc. ”

“Des profondeurs de nos coeurs”, nghĩa là “Từ thẳm sâu tâm hồn chúng tôi”, cuốn sách của Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah, về luật độc thân linh mục đang trở thành sách bán chạy nhất. “Nó đang được bán ra ào ào, rất tốt”, nguồn tin của Pháp xác nhận với tờ Vatican Insider.

Trận đánh hội đồng Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah trên các phương tiện truyền thông đã có một tác dụng ngược lại là quảng cáo không công cho cuốn sách. Đầu tiên, nhiều người kinh ngạc vì cuốn sách được cho là sự can thiệp bất ngờ của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đối với một vấn đề nhức nhối liên quan đến vận mệnh của Giáo Hội.

Từ đầu đến cuối sự nghiệp của ngài, Đức Ratzinger/Bênêđíctô đã tạo ra một số kiệt tác thần học sáng ngời nhất trong truyền thống vĩ đại. Không kể cuốn mới nhất này, Đức Ratzinger/Bênêđíctô đã viết 68 cuốn sách, 50 bài khảo luận Thần học, 3 thông điệp, và 3 Tông huấn. Tất cả các cuốn sách của ngài đều là những sách bán rất chạy. Trong bối cảnh ngài về hưu, ít viết lách hơn, cuốn “Des profondeurs de nos coeurs” càng trở nên quý hiếm.

Trưa ngày 14 tháng Giêng, Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein nói với hãng tin ANSA của Ý rằng: “Tôi có thể khẳng định rằng sáng nay tôi đã hành động theo những chỉ thị của Đức Giáo Hoàng Danh Dự và tôi đã yêu cầu Đức Hồng Y Robert Sarah tiếp xúc với các nhà xuất bản của cuốn sách và yêu cầu họ xóa tên Đức Bênêđíctô XVI với tư cách là đồng tác giả của cuốn sách, và xóa chữ ký của ngài khỏi phần giới thiệu và cả phần kết luận nữa. ”

Đức Tổng Giám Mục Gänswein nói tiếp rằng: “Đức Giáo Hoàng Danh Dự biết rằng Đức Hồng Y đang chuẩn bị một cuốn sách và đã gửi cho ngài một văn bản về chức tư tế cho phép ngài sử dụng nó theo ý muốn. Tuy nhiên, ngài không chấp nhận một dự án cho một cuốn sách đồng tác giả và ngài đã không nhìn thấy hoặc đồng thuận với tờ bìa. Đó là một sự hiểu lầm, và không có gì để nghi ngờ về lòng trung thành tốt lành của Đức Hồng Y Sarah. ”

Đức Hồng Y Sarah sau đó đã tweet rằng: “Xét vì những cuộc bút chiến gây ra bởi việc công bố cuốn sách ‘Từ thẳm sâu tâm hồn chúng tôi’, tên tác giả của cuốn sách cho các ấn phẩm trong tương lai đã được quyết định là: ‘Đức Hồng Y Sarah, với sự đóng góp của Đức Bênêđictô XVI’. Tuy nhiên, toàn văn vẫn hoàn toàn không thay đổi. ”

Trước chuyển biến này, nhà xuất bản Fayard nói họ không thể nào sửa kịp cho nên phiên bản đầu tiên vẫn ghi Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah là đồng tác giả. Cái vụ lộn xộn “đồng tác giả” hay không này, lại thúc bách người dân Pháp chen chân nhau mua cho bằng được bản đầu tiên. Chính vì thế, Charles de Bistournet-Castelmerle, mới tweet rằng “tous veulent la première version, co-signée”, “mọi người ai cũng muốn mua cho được phiên bản đầu tiên, đồng ký tên”.

Nhà xuất bản Fayard chỉ in bản tiếng Pháp. Cha Joseph Fessio, linh mục dòng Tên, người sáng lập và là chủ nhiệm nhà xuất bản Ignatius Press, chịu trách nhiệm in bản tiếng Anh “From the Depths of Our Hearts”, cho biết nhà xuất bản của ngài tiếp tục xuất bản cuốn sách theo dự trù trong đó Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah là đồng tác giả.


Source:La Stampa
 
Đau buồn - Xúc phạm Thánh Thể nghiêm trọng tại Bangalore, ẵm trọn tất cả các thùng tiền nhà thờ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:12 22/01/2020
1. Phạm thánh nghiêm trọng tại Bangalore, ẵm luôn tất cả các thùng tiền nhà thờ. Tổng giáo phận phạt tạ

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Trong thông cáo báo chí gởi cho các thông tấn xã Công Giáo trên thế giới vào chiều thứ Tư 22 tháng Giêng, tổng giáo phận Bangalore, Ấn Độ cho biết một vụ phạm thánh nghiêm trọng vừa diễn ra.

Thông cáo cho biết nhà thờ Công Giáo Thánh Phanxicô thành Assisi tại quận Kengeri, của thành phố Bengaluru đã bị phá hoại vào đêm thứ Ba rạng sáng thứ Tư 22 tháng Giêng. Thành phố này trước đây gọi là Bangalore. Tuy nhiên vì địa danh này quá khét tiếng nên chính quyền Ấn đã đổi tên thành Bengaluru để thu hút du khách.

Như quý vị và anh chị em thấy trong đoạn video này, những kẻ gian tham gia trong vụ tấn công đã dùng búa đập tan nhà tạm, đổ Mình Thánh Chúa ra khắp nơi, xô đổ các thứ trên cung thánh, lục soát và cướp đi các áo lễ trong tủ áo, và đập phá các bức tượng.

Chúng đã ẵm theo tất cả các thùng tiền trong nhà thờ.

Đức Tổng Giám Mục Peter Machado của tổng giáo phận Bangalore cho biết: “Tôi không chỉ bị sốc nặng mà còn rất đau buồn vì việc mạo phạm đối với Chúa Thánh Thể trong nhà thờ đó”.

Đức Cha đã cấp tốc đến ngay hiện trường sau khi Cha Satish, tu sĩ Dòng Capuchin, chánh xứ nhà thờ thông báo cho ngài về vụ tấn công.

Theo nhận xét ban đầu của cảnh sát, bọn phá hoại này tấn công nhà thờ này vì lòng thù hận đức tin là chủ yếu. Khi thấy các thùng tiền dễ lấy chúng mới sinh lòng tham. Nếu chúng chỉ muốn trộm cắp, có lẽ sau khi lấy được các thùng tiến trong nhà thờ chúng đã cao bay xa chạy.

Đức Tổng Giám Mục Peter Machado nói: “Tất cả chúng ta đều biết đây là một sự bất kính và bất lương nghiêm trọng đối với Thiên Chúa và là Cứu Chúa của chúng ta. Đây là một vấn đề rất đáng quan tâm, không chỉ đối với giáo dân của Giáo xứ Thánh Phanxicô thành Assisi mà còn đối với tình cảm tôn giáo của mọi người trong Tổng giáo phận. ”

“Trong những trường hợp như thế này, cả tổng giáo phận chúng ta phải làm việc phạt tạ trong tất cả các nhà thờ và nhà nguyện cho hành động báng bổ và vô nghĩa này”.

“Do đó, tôi yêu cầu anh chị em tập trung tại các nhà thờ vào ngày Thứ Sáu, ngày 24 tháng Giêng, đó là Ngày Phạt tạ trong Tổng Giáo Phận để ca ngợi, thờ phượng và tôn vinh Chúa Thánh Thể một cách rất đặc biệt. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho những người đã dám xúc phạm đến Chúa qua hành động phạm thánh nghiêm trọng này”.

“Cuối cùng, tôi đã kêu gọi các linh mục giáo xứ chầu Mình Thánh Chúa liên tục trong ngày này, ít nhất từ 12 giờ trưa đến tối để tôn kính công khai Mình Thánh Chúa trong tất cả các nhà thờ và nhà nguyện của Tổng giáo phận. ”

2. Giám mục Robson của Tô Cách Lan bị buộc tội đạo văn trong luận án tiến sĩ

Hôm thứ Sáu 17 tháng Giêng, Đại học Giáo hoàng Grêgôriô cho biết họ sẽ xem xét luận án tiến sĩ của Đức Cha Stephen Robson, Giám Mục giáo phận Dunkeld, Tô Cách Lan sau khi có những tố cáo là ngài đã đạo văn trong luận án tiến sĩ của mình 16 năm về trước khi còn là một linh mục.

Một tuyên bố đề ngày 17 tháng Giêng của trường Đại Học nói nhà trường đã quyết định tiến hành đánh giá cẩn thận luận án đang được đề cập, phù hợp với những gì đã được thiết lập trong Chuẩn mực đạo đức của nhà trường.

Đại học Giáo hoàng Grêgôriô coi đạo văn là một hành động vi phạm đạo đức đại học rất nghiêm trọng vì “lấy tài sản trí tuệ bằng văn bản hoặc nội dung tác phẩm của người khác, dù chỉ một phần, là thiếu công bằng và sự thật”.

Trích dẫn chính sách đối với hành vi đạo văn của trường đại học, tuyên bố cho biết thêm: “Cáo buộc về tội đạo văn liên quan đến luận án tiến sĩ gây nên sự chú ý đặc biệt của trường đại học. ”

Đức Cha Robson, người bị cáo buộc, nói với thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA rằng, ngài không bao giờ cố ý thực hiện bất kỳ hành vi đạo văn nào, nhưng ngài sẽ chấp nhận bất kỳ hậu quả nào có thể đến từ những lời buộc tội.

“Tôi có thể khẳng định dứt khoát rằng tôi hoàn toàn không bao giờ bất kỳ ý định đạo văn trong bất kỳ tác phẩm nào của mình, ” Đức Cha Stephen Robson, Giám Mục giáo phận Dunkeld, Tô Cách Lan, nói với CNA hôm 14 tháng Giêng.

Nhận xét của vị giám mục là nhằm đáp lại một bài báo năm 2019 trên tạp chí học thuật Analecta Cisterciensia, được viết bởi chủ biên của tạp chí này, là Cha Alkuin Schachenmayr, một linh mục dòng Xitô Nhặt Phép sống trong một tu viện ở Áo.

Bài báo khẳng định rằng “hình như có hàng chục đoạn trong luận án của Đức Cha Robson giống hệt như hoặc tương tự một cách đáng kể với các văn bản được công bố bởi các học giả khác, nhưng Đức Cha không nhắc đến các học giả này trong luận án của mình. ”

Đức Cha Robson không đưa ra lời giải thích nào về lý do tại sao có sự giống nhau như thế trong luận án tiến sĩ của ngài và tác phẩm của những người khác.

Nhưng ngài đã nói với CNA rằng “công việc của tôi được kiểm tra ở mỗi giai đoạn bởi Cha Herbert Alphonso là người giám sát công việc của tôi, nay đã qua đời. Tôi nhắc lại, tôi không hề cố ý thực hiện bất kỳ hành vi đạo văn nào, nhưng sẽ chấp nhận bất kỳ hậu quả nào có thể đến từ những lời buộc tội. Tôi chỉ đơn giản là cố gắng để hiểu Thánh Bernard tốt hơn một chút. ”

Đức Cha Robson đã hoàn thành luận án của mình tại Đại học Giáo Hoàng Grêgôriô của Rôma vào năm 2003. Luận án có tựa đề “Được đầy thần khí và quyền năng của ngôn sứ Êlia (Lc 1:17), linh đạo có tính tiên tri và cải cách của Thánh Bernard thành Clairvaux được minh chứng trong các Thư của ngài”.

Luận án tiến sĩ này đã được trao giải Premio Bellarmino năm 2004 của trường đại học. Đó là giải thưởng hàng năm được trao cho luận án tốt nhất được hoàn thành tại trường đại học này.

3. Các nhà lãnh đạo Quốc hội nêu lên tình cảnh của các nhà truyền giáo Hoa Kỳ trong các nhà tù Trung Quốc

Hơn một chục thành viên của Quốc hội đã yêu cầu Tổng thống Trump can thiệp với phiá Trung Quốc để trả tự do các mục sư Hoa Kỳ bị cầm tù tại Trung Quốc, khi hai nước ký kết giai đoạn một của một hiệp định thương mại.

Sáu thượng nghị sĩ và bảy thành viên Hạ viện đã gửi thư cho Tổng thống hôm thứ Hai, yêu cầu ông nêu ra các trường hợp của một số công dân Hoa Kỳ đã bị giam giữ hoặc cầm tù tại Trung Quốc, trong các cuộc đàm phán với các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Trong số những người Mỹ bị giam giữ có hai nhà truyền giáo đang làm việc tại Trung Quốc và Miến Điện. Một người bị kết án bảy năm tù; và một người lãnh án tù chung thân.

Lá thư của các thành viên đã được gửi tới Tòa Bạch Ốc vì Mỹ và Trung Quốc dự kiến sẽ hoàn tất giai đoạn đầu tiên của một thỏa thuận thương mại vào hôm thứ Tư.

Một trong hai nhà bị cầm tù là mục sư John Cao, thường trú nhân hợp pháp ở Bắc Carolina. Mục sư John Cao, là một nhà truyền giáo người Hoa, dạy học tại Miến Điện trước khi bị bắt vào tháng 3 năm 2018, khi trên đường từ Miến Điện trở về thăm Trung Quốc.

Mục sư Cao bị kết án bảy năm tù giam vì bị cáo buộc “tổ chức đưa người vượt biên trái phép”. Tổ chức Liên hợp quốc nói Mục sư Cao bị giam giữ tùy tiện, bị ép cung và đã yêu cầu trả tự do cho vị Mục sư ngay lập tức.

Trường hợp thứ hai là trường hợp mục sư David Lin, đã bị Trung Quốc giam giữ vào năm 2006 trong khi chờ phê duyệt để xây dựng một nhà thờ. Mục sư David Lin bị cáo buộc quyên góp trái phép và bị kết án chung thân. Bản án sau đó đã được giảm xuống thành 24 năm tù.

“Chúng tôi viết thư này để bày tỏ quan ngại sâu sắc của chúng tôi về việc nhà cầm quyền Trung Quốc giam giữ tùy tiện các công dân và thường trú nhân Mỹ ở Trung Quốc, ” các thành viên Quốc Hội viết.

4. Phó Tổng thống Mike Pence sẽ tới Vatican vào tuần tới để gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Văn phòng của phó tổng thống Pence đã xác nhận với thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA vào hôm thứ Năm rằng Phó Tổng thống dự kiến sẽ được Đức Thánh Cha tiếp trong chuyến công du nước ngoài vào tuần tới. Không có chi tiết nào được công bố về các chủ đề có thể được thảo luận tại cuộc họp của hai vị.

Tuy nhiên, các quan sát viên tin rằng hầu chắc Phó Tổng thống Pence, một người Công Giáo, sẽ nêu ra vấn đề về tình trạng đàn áp tôn giáo tại Trung Quốc. Một báo cáo mới của chính phủ Hoa Kỳ cho biết tình trạng vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc đã trở nên tồi tệ hơn trong năm ngoái, 2019, và đặc biệt nhấn mạnh đến việc leo thang các cuộc đàn áp nhắm vào người Công Giáo sau khi Trung Quốc đạt được thỏa thuận với Vatican vào năm 2018.

Chuyến thăm của Phó Tổng thống diễn ra ngay sau khi Đại sứ tự do tôn giáo của Hoa Kỳ tới Vatican để ra mắt Sáng kiến Các Niềm Tin từ Tổ phụ Ápraham, được tổ chức vào hôm thứ Ba tại dinh thự chính thức của Đại sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa thánh, là bà Callista Gingrich.

Trong chuyến đi này, Đại sứ Brownback, và Đại sứ Gingrich cũng đã gặp Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher, Ngoại trưởng Tòa Thánh.

Tháng Ba năm ngoái, trong chuyến công du Đài Loan và Hương Cảng kéo dài một tuần, Đại sứ Brownback nói rằng Trung Quốc đang “gây chiến tranh với đức tin”, khi ghi nhận sự gia tăng phân biệt đối xử của nhà cầm quyền Bắc Kinh đối với người Hồi giáo, Công Giáo và Phật giáo.

Trong chuyến thăm của mình, ông Brownback đã lên tiếng chỉ trích thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc hồi năm ngoái.

“Kể từ khi thỏa thuận tạm thời này được công bố vào năm ngoái, việc sách nhiễu các thành viên của cộng đồng Công Giáo vẫn tiếp tục diễn ra và ngày càng trắng trợn. ”

Đại sứ Brownback than thở rằng “không ai biết chi tiết những gì đã được thỏa thuận ngoại trừ Vatican và chính phủ Trung Quốc”. Trong tư cách là một Đại Sứ của chính phủ Hoa Kỳ ông nhìn nhận việc không công bố nội dung thỏa thuận là đặc quyền riêng của mỗi thực thể có chủ quyền. Tuy nhiên, trong tư cách là một tín hữu Công Giáo ông cảnh báo rằng đó là một khe hở cho bọn cầm quyền Bắc Kinh lợi dụng. “Khi muốn giật sập những cây thánh giá khỏi nóc nhà thờ, họ nói rằng đó là theo thỏa thuận với Vatican, ” ông nói trong cuộc họp báo tại Hương Cảng.

5. Tòa Thánh đã chọn được Giám Mục Hương Cảng nhưng trì hoãn công bố để giáo dân khỏi ngỡ ngàng

Tòa Thánh đã trì hoãn tuyên bố việc lựa chọn vị giám mục tiếp theo của Hương Cảng trong bối cảnh lo ngại rằng hàng giáo sĩ và giáo dân địa phương sẽ rất là ngỡ ngàng. Vị được chọn là Cha Phêrô Thái Huệ Văn (Choy Wai-man - 蔡蕙文), một người được xem là có cảm tình với chính quyền Cộng sản Trung Quốc. Thông tấn xã Catholic News gọi tắt là CNA cho biết như trên.

Giáo phận Hương Cảng đã trống tòa kể từ tháng Giêng năm 2019, khi Đức Cha Micae Dương Minh Chương (Yeung Ming- cheung - 楊鳴章) qua đời đột ngột. Kể từ khi Đức Cha Chương qua đời, giáo phận đã tạm thời được coi sóc bởi Đức Hồng Y Gioan Thang Hán (Tong Hon - 湯漢), 81 tuổi, là người tiền nhiệm của Đức Cha Chương, đã nghỉ hưu từ năm 2017.

Tòa Thánh dường như đã muốn bổ nhiệm Đức Cha Hạ Chí Thành (Ha Chi-shing - 夏志誠), hiện là Giám Mục Phụ Tá, lên làm Giám Mục Chính Tòa Hương Cảng. Tuy nhiên, việc bổ nhiệm này có lẽ đã vấp phải những chống đối gay gắt của phía Trung Quốc nên giải pháp hiện nay là Đức Hồng Y Gioan Thang Hán, năm nay đã 81 tuổi, quay trở lại làm Giám Quản Tông Tòa của chính giáo phận mình đã từng làm Giám Mục Chính Tòa, một việc chưa từng có trong lịch sử Giáo Hội.

Đức Cha Hạ Chí Thành đã bị loại vì ngài được xem là người có lập trường gần gũi với Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân (Zen Ze-kiun - 陳日君), và thường cùng với vị Hồng Y tham gia tích cực vào các cuộc biểu tình đòi tự do. Trong một bài giảng đầy nước mắt, hồi tháng Sáu, 2019, Đức Cha Giuse Hạ Chí Thành, nói rằng ngài rất xúc động khi nhìn thấy những người trẻ trong những ngày qua khi ngài đi bộ từ trung tâm giáo phận đến nhà thờ.

“Họ chỉ muốn lên tiếng về quan ngại của mình. Họ đáng phải gánh chịu bạo lực như thế sao? Tôi không thể hiểu tại sao Hương Cảng đã trở thành như ngày hôm nay. Chúng ta chỉ muốn sống tự do. Chúng ta không đáng được hưởng tự do hay sao? ”

Các quan chức cao cấp của Giáo hội tại Rôma, Hương Cảng và Hoa lục đã xác nhận độc lập với CNA rằng quyết định bổ nhiệm Cha Thái Huệ Văn làm giám mục tiếp theo của Hương Cảng đã nhận được sự chấp thuận cuối cùng tại Rôma. Cha Thái Huệ Văn hiện là một trong bốn linh mục đại diện trong giáo phận Hương Cảng.

Việc bổ nhiệm Cha Thái Huệ Văn chưa được công bố vì việc bổ nhiệm này có thể được coi là một cái tát vào mặt những người tham gia các cuộc biểu tình chính trị đang diễn ra tại đây.

Các nguồn tin ở Hương Cảng và Rôma đã nói với CNA rằng chính Đức Hồng Y Gioan Thang Hán đã khuyên không nên thông báo về việc bổ nhiệm Cha Thái Huệ Văn.

“Tình hình [ở Trung Quốc và Hương Cảng] rất tế nhị và không ai muốn làm mọi thứ trở nên khó khăn hơn. Nó sẽ được thông báo [khi có thể] và tất cả chỉ có như thế, ” một quan chức cao cấp ở Rôma nói với CNA.