Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy hối cải, vì Nước Trời đã gần đến
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
11:04 22/01/2014
Suy niệm Chúa Nhật III - Năm A
(Mt 12, 12-23 )
Bước vào Chúa Nhật thứ III thường niên, chúng ta thấy Chúa Giêsu sau khi chịu phép rửa tại sông Giorđan, được Gioan giới thiệu cho mọi người biết Ngài là : "Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian " (Ga 1, 29). Điều các ngôn sứ đã báo trước nay được thực hiện : "Tại Galilêa các dân tộc và dân chúng thấy một ánh sáng vĩ đại" (Is 9, 1-4 (Hr 8, 23b - 9, 3). Ánh sáng vĩ đại ấy là ai nếu không phải là Chúa Giêsu. Thật thế, Chúa Giêsu xuất hiện giữa dân chúng, như ánh bình minh rạng ngời buổi sáng, xua tan bóng tối đêm đen. Dân chúng thấy Ngài như thấy ánh sáng huy hoàng… xuất hiện cho người ngồi trong bóng tối sự chết " (Mt 12, 16), ánh sáng ấy nay tỏ rạng công khai khi rao giảng : " Hãy hối cải, vì nước Trời đã gần đến" (Mt 12, 17).
Ánh sáng ấy là Chúa Giêsu
Matthêu giải thích, Chúa Giêsu " rời bỏ thành Nadarét, đến ở miền duyên hải, thành Ca-pharnaum, giáp ranh đất Giabulon và Nepthali". Với địa danh chính xác như thế, nhưng mục đích của tác giả không phải là cung cấp cho chúng ta những chỉ dẫn du lịch. Ý tưởng thần học của Matthêu được giải thích ngay : " để ứng nghiệm lời đã phán bởi miệng tiên tri Isaia " (Bài đọc I).
Ứng nghiệm điều gì? Giabulon và Nepthali là hai vùng thuộc miền Bắc lúc ấy đang bị sát nhập vào vương quốc A-sy-ri. Thật là hổ người khi nhớ lại quá thất bại và bị đuổi ra ngoài. Tuy nhiên, vị tiên tri với niềm tin vững mạnh đã tuyên bố : "Dân ngồi trong tối tăm đã thấy ánh sáng huy hoàng". Nói cách khác, Isaia muốn khơi lên niềm hy vọng nơi những người tin cậy Chúa, Đấng giải thoát họ, nên ông không ngần ngại nói về ơn cứu rỗi. Đó là sức mạnh của Lời Chúa, Lời thực hiện những gì đã tuyên bố, Isaia gợi lên niềm vui đến từ đức tin :" dân chúng vui mừng trước nhan Chúa như nhà nông vui mừng trong mùa gặt. " Thánh Vịnh một lần nữa vang lời động viên : "Tôi tin rằng tôi sẽ được nhìn xem những ơn lành của Chúa trong cõi nhân sinh. Hãy chờ đợi Chúa, hãy sống can trường, hãy phấn khởi tâm hồn và chờ đợi Chúa". Niềm tin này khiến chúng ta vui mừng vì lời hứa của Thiên Chúa được thực hiện : "Chúa là sự sáng và là Đấng cứu độ tôi ". Sự sáng ấy nay cụ thể hóa nơi con người Đức Giêsu Kitô, thánh Matthêu xác định : “Chúa Giêsu lui về Galilêa. Người rời bỏ thành Nadarét, đến ở miền duyên hải, thành Ca-pharnaum, giáp ranh đất Giabulon và Nepthali, để ứng nghiệm lời đã phán bởi miệng tiên tri Isaia rằng: "Hỡi đất Giabulon và đất Nepthali, đường dọc theo biển, bên kia sông Giođan, Galilêa của ngoại bang! Dân ngồi trong tối tăm đã thấy ánh sáng huy hoàng; ánh sáng đã xuất hiện cho người ngồi trong bóng sự chết".
Bước theo Chúa Giêsu cần phải hối cải
Ánh bình minh đã ló rạng, từ trên cao chiếu soi dân ngồi trong bóng tối là chính Chúa Giêsu Kitô. Ai bước vào trong ánh sáng ấy cần phải : " Hối cải"nghĩa là đi từ bóng tối ra ánh sáng, từ tội lỗi sang đời sống là con cái Chúa, từ tuyệt vọng đến hy vọng, từ chán nản đến vui mừng. Và Chúa muốn ánh sáng ấy chiếu soi mọi người; nên Chúa đã chọn các môn đệ như những người phụ tá.
Khi Chúa Giêsu gọi các môn đệ của mình "Hối cải". Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta rằng, dù thuộc về Phaolô, Phêrô hay Apôlô cũng chỉ có một Đức Kitô. Mọi con mắt phải hướng về Ngài, chính Ngài cứu chuộc chúng ta. Vì thế, khi gọi các môn đệ, là để các ông trở nên những chứng nhân của Tin Mừng, nên Thánh Phaolô có thể nói : " Đức Kitô không sai tôi đi rửa tội, mà là đi rao giảng Tin Mừng, không phải bằng lời nói khôn khéo, kẻo thập giá của Đức Kitô ra hư không. " Phaolô được chọn, để loan báo một Đấng Cứu Thế bị đóng đinh cho thế gian.
Ngày nay Chúa cũng mời gọi chúng ta mang vào thế giới sứ điệp sự thật và tình thương của Ngài. Chúng ta hãy sẵn sàng tham gia vào sứ mạng này và nhất là cầu nguyện xin Chúa đừng để những chia rẽ và tranh chấp giữa các tín hữu Kitô làm lu mờ khả năng chiếu tỏa của Tin Mừng.
Hối cải để hiệp nhất
Lời Chúa mời gọi chúng ta: " Hãy hối cải, vì nước Trời đã gần đến", vẫn luôn có tính chất thời sự của Tin Mừng. Sự quyết tâm hoán cải, trở về cùng Chúa Kitô là con đường dẫn đưa Giáo Hội đến sự hiệp thông hữu hình trọn vẹn vào thời kỳ Thiên Chúa thiết định. Các cuộc gặp gỡ đại kết trong thời gian gần đây gia tăng trên thế giới là một dấu chỉ chứng tỏ điều đó.
Trước giờ Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 23/1/2011, Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI đưa ra lời kêu gọi sau đây : "Ngày nay cũng vậy, để trở thành dấu chỉ và phương thế kết hiệp sâu xa với Thiên Chúa trong thế giới, các tín hữu Kitô chúng ta phải xây dựng cuộc sống trên 4 cột trụ, đó là: cuộc sống trên nền tảng đức tin của các Tông Ðồ được chuyển lại trong Truyền Thống sinh động của Giáo Hội, tình hiệp thông huynh đệ, Thánh Thể và kinh nguyện. Có thế, Giáo Hội mới được kết hiệp bền vững với Chúa Kitô và chu toàn sứ mạng của mình, dù có những chia rẽ nhưThánh Phaolô Tông Ðồ nói đến : "Hỡi anh em, tôi khuyên nhủ anh em tất cả hãy đồng tâm hiệp ý trong lời nói, để không có sự chia rẽ nơi anh em, nhưng hãy kết hiệp trọn vẹn trong tư tưởng và cảm thức" (1 Cr 1,10). Thực ra Thánh Tông Đồ đã biết trong cộng đoàn Kitô ở Côrintô, đã nảy sinh những bất thuận và chia rẽ; vì vậy, ngài nghiêm nghị viết thêm rằng: "Phải chăng Chúa Kitô bị chia rẽ sao?" (1,13). Ngài quả quyết mọi chia rẽ trong Giáo Hội là làm xúc phạm đến Chúa Kitô, Thủ Lãnh duy nhất và là Chúa, chúng ta luôn luôn có thể tái hiệp nhất, nhờ sức mạnh vô tận của ơn thánh Chúa.
Theo giáo huấn của thánh Phaolô, chúng ta được mời gọi loại bỏ gương mù chia rẽ nơi chúng ta để mang sứ điệp của Chúa Kitô Phục Sinh cho tất cả mọi người. Chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa cho sớm đến ngày Giáo Hội được hoàn toàn hiệp nhất. Amen.
(Mt 12, 12-23 )
Bước vào Chúa Nhật thứ III thường niên, chúng ta thấy Chúa Giêsu sau khi chịu phép rửa tại sông Giorđan, được Gioan giới thiệu cho mọi người biết Ngài là : "Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian " (Ga 1, 29). Điều các ngôn sứ đã báo trước nay được thực hiện : "Tại Galilêa các dân tộc và dân chúng thấy một ánh sáng vĩ đại" (Is 9, 1-4 (Hr 8, 23b - 9, 3). Ánh sáng vĩ đại ấy là ai nếu không phải là Chúa Giêsu. Thật thế, Chúa Giêsu xuất hiện giữa dân chúng, như ánh bình minh rạng ngời buổi sáng, xua tan bóng tối đêm đen. Dân chúng thấy Ngài như thấy ánh sáng huy hoàng… xuất hiện cho người ngồi trong bóng tối sự chết " (Mt 12, 16), ánh sáng ấy nay tỏ rạng công khai khi rao giảng : " Hãy hối cải, vì nước Trời đã gần đến" (Mt 12, 17).
Ánh sáng ấy là Chúa Giêsu
Matthêu giải thích, Chúa Giêsu " rời bỏ thành Nadarét, đến ở miền duyên hải, thành Ca-pharnaum, giáp ranh đất Giabulon và Nepthali". Với địa danh chính xác như thế, nhưng mục đích của tác giả không phải là cung cấp cho chúng ta những chỉ dẫn du lịch. Ý tưởng thần học của Matthêu được giải thích ngay : " để ứng nghiệm lời đã phán bởi miệng tiên tri Isaia " (Bài đọc I).
Ứng nghiệm điều gì? Giabulon và Nepthali là hai vùng thuộc miền Bắc lúc ấy đang bị sát nhập vào vương quốc A-sy-ri. Thật là hổ người khi nhớ lại quá thất bại và bị đuổi ra ngoài. Tuy nhiên, vị tiên tri với niềm tin vững mạnh đã tuyên bố : "Dân ngồi trong tối tăm đã thấy ánh sáng huy hoàng". Nói cách khác, Isaia muốn khơi lên niềm hy vọng nơi những người tin cậy Chúa, Đấng giải thoát họ, nên ông không ngần ngại nói về ơn cứu rỗi. Đó là sức mạnh của Lời Chúa, Lời thực hiện những gì đã tuyên bố, Isaia gợi lên niềm vui đến từ đức tin :" dân chúng vui mừng trước nhan Chúa như nhà nông vui mừng trong mùa gặt. " Thánh Vịnh một lần nữa vang lời động viên : "Tôi tin rằng tôi sẽ được nhìn xem những ơn lành của Chúa trong cõi nhân sinh. Hãy chờ đợi Chúa, hãy sống can trường, hãy phấn khởi tâm hồn và chờ đợi Chúa". Niềm tin này khiến chúng ta vui mừng vì lời hứa của Thiên Chúa được thực hiện : "Chúa là sự sáng và là Đấng cứu độ tôi ". Sự sáng ấy nay cụ thể hóa nơi con người Đức Giêsu Kitô, thánh Matthêu xác định : “Chúa Giêsu lui về Galilêa. Người rời bỏ thành Nadarét, đến ở miền duyên hải, thành Ca-pharnaum, giáp ranh đất Giabulon và Nepthali, để ứng nghiệm lời đã phán bởi miệng tiên tri Isaia rằng: "Hỡi đất Giabulon và đất Nepthali, đường dọc theo biển, bên kia sông Giođan, Galilêa của ngoại bang! Dân ngồi trong tối tăm đã thấy ánh sáng huy hoàng; ánh sáng đã xuất hiện cho người ngồi trong bóng sự chết".
Bước theo Chúa Giêsu cần phải hối cải
Ánh bình minh đã ló rạng, từ trên cao chiếu soi dân ngồi trong bóng tối là chính Chúa Giêsu Kitô. Ai bước vào trong ánh sáng ấy cần phải : " Hối cải"nghĩa là đi từ bóng tối ra ánh sáng, từ tội lỗi sang đời sống là con cái Chúa, từ tuyệt vọng đến hy vọng, từ chán nản đến vui mừng. Và Chúa muốn ánh sáng ấy chiếu soi mọi người; nên Chúa đã chọn các môn đệ như những người phụ tá.
Khi Chúa Giêsu gọi các môn đệ của mình "Hối cải". Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta rằng, dù thuộc về Phaolô, Phêrô hay Apôlô cũng chỉ có một Đức Kitô. Mọi con mắt phải hướng về Ngài, chính Ngài cứu chuộc chúng ta. Vì thế, khi gọi các môn đệ, là để các ông trở nên những chứng nhân của Tin Mừng, nên Thánh Phaolô có thể nói : " Đức Kitô không sai tôi đi rửa tội, mà là đi rao giảng Tin Mừng, không phải bằng lời nói khôn khéo, kẻo thập giá của Đức Kitô ra hư không. " Phaolô được chọn, để loan báo một Đấng Cứu Thế bị đóng đinh cho thế gian.
Ngày nay Chúa cũng mời gọi chúng ta mang vào thế giới sứ điệp sự thật và tình thương của Ngài. Chúng ta hãy sẵn sàng tham gia vào sứ mạng này và nhất là cầu nguyện xin Chúa đừng để những chia rẽ và tranh chấp giữa các tín hữu Kitô làm lu mờ khả năng chiếu tỏa của Tin Mừng.
Hối cải để hiệp nhất
Lời Chúa mời gọi chúng ta: " Hãy hối cải, vì nước Trời đã gần đến", vẫn luôn có tính chất thời sự của Tin Mừng. Sự quyết tâm hoán cải, trở về cùng Chúa Kitô là con đường dẫn đưa Giáo Hội đến sự hiệp thông hữu hình trọn vẹn vào thời kỳ Thiên Chúa thiết định. Các cuộc gặp gỡ đại kết trong thời gian gần đây gia tăng trên thế giới là một dấu chỉ chứng tỏ điều đó.
Trước giờ Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 23/1/2011, Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI đưa ra lời kêu gọi sau đây : "Ngày nay cũng vậy, để trở thành dấu chỉ và phương thế kết hiệp sâu xa với Thiên Chúa trong thế giới, các tín hữu Kitô chúng ta phải xây dựng cuộc sống trên 4 cột trụ, đó là: cuộc sống trên nền tảng đức tin của các Tông Ðồ được chuyển lại trong Truyền Thống sinh động của Giáo Hội, tình hiệp thông huynh đệ, Thánh Thể và kinh nguyện. Có thế, Giáo Hội mới được kết hiệp bền vững với Chúa Kitô và chu toàn sứ mạng của mình, dù có những chia rẽ nhưThánh Phaolô Tông Ðồ nói đến : "Hỡi anh em, tôi khuyên nhủ anh em tất cả hãy đồng tâm hiệp ý trong lời nói, để không có sự chia rẽ nơi anh em, nhưng hãy kết hiệp trọn vẹn trong tư tưởng và cảm thức" (1 Cr 1,10). Thực ra Thánh Tông Đồ đã biết trong cộng đoàn Kitô ở Côrintô, đã nảy sinh những bất thuận và chia rẽ; vì vậy, ngài nghiêm nghị viết thêm rằng: "Phải chăng Chúa Kitô bị chia rẽ sao?" (1,13). Ngài quả quyết mọi chia rẽ trong Giáo Hội là làm xúc phạm đến Chúa Kitô, Thủ Lãnh duy nhất và là Chúa, chúng ta luôn luôn có thể tái hiệp nhất, nhờ sức mạnh vô tận của ơn thánh Chúa.
Theo giáo huấn của thánh Phaolô, chúng ta được mời gọi loại bỏ gương mù chia rẽ nơi chúng ta để mang sứ điệp của Chúa Kitô Phục Sinh cho tất cả mọi người. Chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa cho sớm đến ngày Giáo Hội được hoàn toàn hiệp nhất. Amen.
Sám hối để biết mình và biết Chúa
Jos.Vinc. Ngọc Biển
11:09 22/01/2014
SÁM HỐI ĐỂ BIẾT MÌNH VÀ BIẾT CHÚA
Chúa Nhật III, Thường Niên, A
Trong tiến trình phát triển của con người, bình thường khi đã đến tuổi trưởng thành, chúng ta sẽ lựa chọn cho mình một định hướng làm động lực để chúng ta phấn đấu. Ước mơ đó có thể là bác sĩ, kỹ sư, nhà giáo... và chúng ta đều hy vọng cho ước mơ đó được thành hiện thực, để cuộc đời tương lai có ý nghĩa hơn.
Hôm nay, thánh Mátthêu thuật lại cho chúng ta biết Đức Giêsu khởi đầu sứ vụ công khai, Ngài đã kêu gọi dân chúng: "Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần" (Mt 4, 17); đồng thời Đức Giêsu cũng mời gọi các môn đệ đầu tiên để huấn luyện và sai các ông ra đi loan báo về Triều Đại đó của Thiên Chúa. Nước Thiên Chúa hay Triều Đại của Ngài chính là mơ ước hay mục đích của mỗi chúng ta.
1. "Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần"
Khi nói đến Nước Trời hay Triều Đại của Thiên Chúa, nhiều người cứ nghĩ đó là một nơi chốn được định vị rõ ràng, nhưng không phải vậy, đây là một tình trạng. Tình trạng đó là con người được hạnh phúc, bình an và tràn ngập yêu thương. Như vậy, cũng có thể chúng ta đã đạt được hay đang trên đường đi tìm kiếm. Dấu chỉ của những người đã đạt được chính là hạnh phúc vì có Chúa ở cùng. Khi có Chúa là nguồn hạnh phúc thì lúc ấy, chúng ta mới có “sổ đỏ”, và “hộ khẩu thường trú” để trở thành “công dân của Nước Trời” đúng nghĩa.
Tuy nhiên, để được nhận tấm thẻ căn cước, giấy thông hành để được Nước Trời thì điều kiện cần phải có, đó là “sám hối”.
Khi Đức Giêsu rao giảng Tin Mừng và nói: "Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần" (Mt 4, 17), lời mời gọi này như một động lực thôi thúc mạnh mẽ hơn sứ điệp mà Gioan đã mời gọi trước đó. Điều này cũng có nghĩa là Thiên Chúa chấm dứt họat động của Gioan Tẩy Giả (ông bị bắt cầm tù). Sứ vụ của Đức Giêsu được gạnh nối từ Gioan. Nếu Gioan loan báo về Đấng Mêsia, Ngài là Cứu Chúa, thì khi Đức Giêsu đến, Ngài đã chứng minh cho mọi người thấy, Ngài chính là Đấng mà Gioan đã loan báo. Gioan chỉ đóng vai trò giới thiệu, còn Đức Giêsu thì chính là nội dung của lời giới thiệu đó. Vì thế khi Gioan bị bắt và bị cầm tù, nhiệm vụ của ông đã xong, vai phụ phải lui vào hậu trường để nhân vật chính xuất hiện.
Tại sao, hai con người, nhưng cùng chung một sứ vụ và đều mời gọi dân chúng sám hối vì Triều Đại Thiên Chúa đang đến gần?
Thưa, vì thái độ sám hối là điều kiện cần để được cứu độ, nên tự nó cho thấy tầm quan trọng của hành vi sám hối. Quan trọng là vì: sám hối để biết Chúa là chân lý, là ánh sáng, là lẽ sống, là sự thật. Sám hối cũng chính là ý thức mình cần đến Chúa, đi theo Chúa và chọn Chúa là lý tưởng, là mục đích tối hậu của cuộc đời. Qua hành vi sám hối, con người dễ nhận biết mình yếu đuối, bất toàn, mong manh và mỏng dòn. Ý thức được điều đó, nên một triết gia lỗi lạc là Socrate đã mở đầu triết thuyết của ông bằng câu châm ngôn nổi tiếng: “Anh hãy tự biết mình” (Connais-toi, toi même).
Sám hối còn là để xác định đúng hướng và đi đúng đường, nhằm trách đi lạc và không đạt được mục tiêu. Triết gia Platon, đã nói: “Người chạy thì bao giờ cũng phải tới đích. Nếu không tới đích thì chạy mau lẹ đến đâu cũng bằng vứt đi”. Thánh Augustinô khen những người như vậy là những người “bene currit, sed extra viam - chạy nhanh đấy nhưng lạc đường”.
Thật vậy, người xưa thường nói: “Khôn chết, dại chết, biết là sống”. Sám hối chính là để biết mà được sống.
Sám hối cũng là điều kiện cần để ta lên đường đi tìm một cái gì đó tốt hơn, ý nghĩa và đảm bảo hơn. Nếu bốn môn đệ đầu tiên trong bài Tin Mừng hôm nay, các ông không có hy vọng, không khiêm tốn thì không thể nào ngay lập tức, bỏ cha, bỏ lưới để đi theo Đức Giêsu được.
Nếu có sám hối và tin vào Đức Giêsu thì mới dứt khoát và sẵn sàng ra đi để trở thành những kẻ lưới người như lưới cá. Có sám hối thì mới không bị vướng bận vào những chuyện phụ thuộc để toàn tâm toàn ý lo những việc chính yếu của sứ mạng.
Thật vậy, nếu không sám hối thì chúa tể của con người chính là cái bụng! Chỉ lo tìm kiếm những sự trần tục nhằm thỏa mãn xác thịt, cuốn theo những khuynh hướng thấp hèn, sa đọa, nhục dục mà quên đi Hạnh Phúc Vĩnh Hằng, còn sám hối và ý thức được thân phận giới hạn của con người thì mới biết:“ái mộ những sự Trên Trời”.
2. Sống sứ điệp lời Chúa
Linh mục nhạc sĩ Ân Đức đã sáng tác bài hát “Biết Chúa, biết con”, trong đó có đoạn viết như sau:
“Biết Chúa là Thiên Chúa độc nhất là Cha là Chúa trời đất.
Biết Chúa Vua muôn loài, biết Chúa thương con người.
Biết Chúa là tạo hóa là Đấng sinh thành nên con.
Biết con là tạo vật, một đời sống kiếp con người.
Biết con không là gì, chỉ là bụi cát mà thôi.
Biết con thân phàm hèn, mỏng giòn, muôn vàn yếu đuối.
Biết con bao tội tình để lòng xao xuyến khôn nguôi”.
Khi biết Chúa là Đấng yêu thương như vậy, thì còn đâu chuyện chia rẽ, ghen ghét, còn đâu chuyện tôi nhóm nọ, anh nhóm kia... bởi vì trong những yếu đuối, lỗi lầm của anh em, thì chính mình cũng đều mắc phải hết. Vì thế, chính mình cần phải sám hối trước và xây dựng tình hiệp nhất huynh đệ trong yêu thương. Thấy được bản chất của con người là hiếu thắng, nên trong cộng đoàn của ngài có những chuyện gây chia rẽ, nên thánh Phaolô đã nói: “Thưa anh em, nhân danh Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tôi khuyên tất cả anh em hãy nhất trí với nhau trong lời ăn tiếng nói, và đừng để có sự chia rẽ giữa anh em, nhưng hãy sống hòa thuận một lòng một ý với nhau” (1Cr 1,10). Khi cùng chung nhau một lý tưởng, một mục đích thì đâu còn có chuyện: “Tôi thuộc về Phaolô, tôi về phe Apôlô, còn tôi về phe Phêrô, và tôi thuộc về phe Chúa Kitô. Vậy Chúa Kitô bị phân chia rồi sao?” (1Cr 1,12-13a). Và, thánh Phaolô khuyên họ hãy hướng về Đức Giêsu để tìm ra con đường của mình mà đi tới chứ không phải nơi người này hay người kia.
Vậy, điều trước tiên, sám hối là quay trở về với Chúa, lấy Chúa làm mục đích cho cuộc đời mình mà vươn tới. Sám hối cũng là để xin ơn tha thứ và từ bỏ con đường tội lỗi, là một động tác gột rửa tâm hồn, để sống cho hợp với ý Chúa, đem lại bình an nội tâm và liên đới với mọi người.
Thứ đến, sám hối là làm mới lại tinh thần, canh tân đời sống và thay đổi não trạng cũ để đổi lấy tâm tình mới. Sám hối còn là trở nên trong sạch từ ý nghĩ đến hành động. Sám hối để xây dựng tình hiệp nhất, bác ái và yêu thương.
Cuối cùng, sám hối còn là để gắn bó với Chúa, hầu sẵn sàng ra đi loan báo Triều Đại của Thiên Chúa, trở thành những người chinh phục lưới người như lưới cá.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết đáp lại lời mời gọi của Chúa để sống tinh thần sám hối thật lòng, hầu có thể đón nhận Triều Đại của Thiên Chúa đến với chúng con cách trọn vẹn và sẵn sàng ra đi loan báo sứ mạng ấy cho mọi người. Amen.
Chúa Nhật III, Thường Niên, A
Trong tiến trình phát triển của con người, bình thường khi đã đến tuổi trưởng thành, chúng ta sẽ lựa chọn cho mình một định hướng làm động lực để chúng ta phấn đấu. Ước mơ đó có thể là bác sĩ, kỹ sư, nhà giáo... và chúng ta đều hy vọng cho ước mơ đó được thành hiện thực, để cuộc đời tương lai có ý nghĩa hơn.
Hôm nay, thánh Mátthêu thuật lại cho chúng ta biết Đức Giêsu khởi đầu sứ vụ công khai, Ngài đã kêu gọi dân chúng: "Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần" (Mt 4, 17); đồng thời Đức Giêsu cũng mời gọi các môn đệ đầu tiên để huấn luyện và sai các ông ra đi loan báo về Triều Đại đó của Thiên Chúa. Nước Thiên Chúa hay Triều Đại của Ngài chính là mơ ước hay mục đích của mỗi chúng ta.
1. "Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần"
Khi nói đến Nước Trời hay Triều Đại của Thiên Chúa, nhiều người cứ nghĩ đó là một nơi chốn được định vị rõ ràng, nhưng không phải vậy, đây là một tình trạng. Tình trạng đó là con người được hạnh phúc, bình an và tràn ngập yêu thương. Như vậy, cũng có thể chúng ta đã đạt được hay đang trên đường đi tìm kiếm. Dấu chỉ của những người đã đạt được chính là hạnh phúc vì có Chúa ở cùng. Khi có Chúa là nguồn hạnh phúc thì lúc ấy, chúng ta mới có “sổ đỏ”, và “hộ khẩu thường trú” để trở thành “công dân của Nước Trời” đúng nghĩa.
Tuy nhiên, để được nhận tấm thẻ căn cước, giấy thông hành để được Nước Trời thì điều kiện cần phải có, đó là “sám hối”.
Khi Đức Giêsu rao giảng Tin Mừng và nói: "Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần" (Mt 4, 17), lời mời gọi này như một động lực thôi thúc mạnh mẽ hơn sứ điệp mà Gioan đã mời gọi trước đó. Điều này cũng có nghĩa là Thiên Chúa chấm dứt họat động của Gioan Tẩy Giả (ông bị bắt cầm tù). Sứ vụ của Đức Giêsu được gạnh nối từ Gioan. Nếu Gioan loan báo về Đấng Mêsia, Ngài là Cứu Chúa, thì khi Đức Giêsu đến, Ngài đã chứng minh cho mọi người thấy, Ngài chính là Đấng mà Gioan đã loan báo. Gioan chỉ đóng vai trò giới thiệu, còn Đức Giêsu thì chính là nội dung của lời giới thiệu đó. Vì thế khi Gioan bị bắt và bị cầm tù, nhiệm vụ của ông đã xong, vai phụ phải lui vào hậu trường để nhân vật chính xuất hiện.
Tại sao, hai con người, nhưng cùng chung một sứ vụ và đều mời gọi dân chúng sám hối vì Triều Đại Thiên Chúa đang đến gần?
Thưa, vì thái độ sám hối là điều kiện cần để được cứu độ, nên tự nó cho thấy tầm quan trọng của hành vi sám hối. Quan trọng là vì: sám hối để biết Chúa là chân lý, là ánh sáng, là lẽ sống, là sự thật. Sám hối cũng chính là ý thức mình cần đến Chúa, đi theo Chúa và chọn Chúa là lý tưởng, là mục đích tối hậu của cuộc đời. Qua hành vi sám hối, con người dễ nhận biết mình yếu đuối, bất toàn, mong manh và mỏng dòn. Ý thức được điều đó, nên một triết gia lỗi lạc là Socrate đã mở đầu triết thuyết của ông bằng câu châm ngôn nổi tiếng: “Anh hãy tự biết mình” (Connais-toi, toi même).
Sám hối còn là để xác định đúng hướng và đi đúng đường, nhằm trách đi lạc và không đạt được mục tiêu. Triết gia Platon, đã nói: “Người chạy thì bao giờ cũng phải tới đích. Nếu không tới đích thì chạy mau lẹ đến đâu cũng bằng vứt đi”. Thánh Augustinô khen những người như vậy là những người “bene currit, sed extra viam - chạy nhanh đấy nhưng lạc đường”.
Thật vậy, người xưa thường nói: “Khôn chết, dại chết, biết là sống”. Sám hối chính là để biết mà được sống.
Sám hối cũng là điều kiện cần để ta lên đường đi tìm một cái gì đó tốt hơn, ý nghĩa và đảm bảo hơn. Nếu bốn môn đệ đầu tiên trong bài Tin Mừng hôm nay, các ông không có hy vọng, không khiêm tốn thì không thể nào ngay lập tức, bỏ cha, bỏ lưới để đi theo Đức Giêsu được.
Nếu có sám hối và tin vào Đức Giêsu thì mới dứt khoát và sẵn sàng ra đi để trở thành những kẻ lưới người như lưới cá. Có sám hối thì mới không bị vướng bận vào những chuyện phụ thuộc để toàn tâm toàn ý lo những việc chính yếu của sứ mạng.
Thật vậy, nếu không sám hối thì chúa tể của con người chính là cái bụng! Chỉ lo tìm kiếm những sự trần tục nhằm thỏa mãn xác thịt, cuốn theo những khuynh hướng thấp hèn, sa đọa, nhục dục mà quên đi Hạnh Phúc Vĩnh Hằng, còn sám hối và ý thức được thân phận giới hạn của con người thì mới biết:“ái mộ những sự Trên Trời”.
2. Sống sứ điệp lời Chúa
Linh mục nhạc sĩ Ân Đức đã sáng tác bài hát “Biết Chúa, biết con”, trong đó có đoạn viết như sau:
“Biết Chúa là Thiên Chúa độc nhất là Cha là Chúa trời đất.
Biết Chúa Vua muôn loài, biết Chúa thương con người.
Biết Chúa là tạo hóa là Đấng sinh thành nên con.
Biết con là tạo vật, một đời sống kiếp con người.
Biết con không là gì, chỉ là bụi cát mà thôi.
Biết con thân phàm hèn, mỏng giòn, muôn vàn yếu đuối.
Biết con bao tội tình để lòng xao xuyến khôn nguôi”.
Khi biết Chúa là Đấng yêu thương như vậy, thì còn đâu chuyện chia rẽ, ghen ghét, còn đâu chuyện tôi nhóm nọ, anh nhóm kia... bởi vì trong những yếu đuối, lỗi lầm của anh em, thì chính mình cũng đều mắc phải hết. Vì thế, chính mình cần phải sám hối trước và xây dựng tình hiệp nhất huynh đệ trong yêu thương. Thấy được bản chất của con người là hiếu thắng, nên trong cộng đoàn của ngài có những chuyện gây chia rẽ, nên thánh Phaolô đã nói: “Thưa anh em, nhân danh Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tôi khuyên tất cả anh em hãy nhất trí với nhau trong lời ăn tiếng nói, và đừng để có sự chia rẽ giữa anh em, nhưng hãy sống hòa thuận một lòng một ý với nhau” (1Cr 1,10). Khi cùng chung nhau một lý tưởng, một mục đích thì đâu còn có chuyện: “Tôi thuộc về Phaolô, tôi về phe Apôlô, còn tôi về phe Phêrô, và tôi thuộc về phe Chúa Kitô. Vậy Chúa Kitô bị phân chia rồi sao?” (1Cr 1,12-13a). Và, thánh Phaolô khuyên họ hãy hướng về Đức Giêsu để tìm ra con đường của mình mà đi tới chứ không phải nơi người này hay người kia.
Vậy, điều trước tiên, sám hối là quay trở về với Chúa, lấy Chúa làm mục đích cho cuộc đời mình mà vươn tới. Sám hối cũng là để xin ơn tha thứ và từ bỏ con đường tội lỗi, là một động tác gột rửa tâm hồn, để sống cho hợp với ý Chúa, đem lại bình an nội tâm và liên đới với mọi người.
Thứ đến, sám hối là làm mới lại tinh thần, canh tân đời sống và thay đổi não trạng cũ để đổi lấy tâm tình mới. Sám hối còn là trở nên trong sạch từ ý nghĩ đến hành động. Sám hối để xây dựng tình hiệp nhất, bác ái và yêu thương.
Cuối cùng, sám hối còn là để gắn bó với Chúa, hầu sẵn sàng ra đi loan báo Triều Đại của Thiên Chúa, trở thành những người chinh phục lưới người như lưới cá.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết đáp lại lời mời gọi của Chúa để sống tinh thần sám hối thật lòng, hầu có thể đón nhận Triều Đại của Thiên Chúa đến với chúng con cách trọn vẹn và sẵn sàng ra đi loan báo sứ mạng ấy cho mọi người. Amen.
Mừng Xuân: Nói về mến Chúa yêu người
Lm Fx Nguyễn hùng Oánh
11:29 22/01/2014
Trời đất và con người tạo nên ngày Xuân. Ghét trời, ghét người chằng có ngày Xuân bao giờ. Đúng ra phải nói luật mến Chúa Trời và yêu người ta làm ra ngày Xuân. Cụ thể năm nay mừng Xuân Giáp Ngọ. Năm nay Giáo Hội kêu gọi "Tân Phúc Âm hóa" “Nova Evangelizatio,New Evangelization”, xin ghi câu đối:
Phúc âm truyền giảng theo cách mới nhanh như ngựa
Ky-Tô hữu sống Lời phải canh tân mạnh chính mình
Luật mến Chúa có đối tượng là Chúa, là Ông Trời và phải yêu mến Chúa hết lòng hết sức trên hết mọi sự (xem Mt 22,36-38)
Luật yêu người có đối tượng là con người ta, bất cứ họ là ai và phải yên thương con người như Chúa yêu thương ta (x Mt 22, 39 và Ga 13,34).
Xin nghe Lời Chúa dạy: (Mt 22 34-40) "Nghe biết Ngài đã khóa miệng bè Sa đốc thì biệt phái tụ họp lại một chỗ. Đoạn một luật sỹ trong nhóm họ hỏi thử Ngài. Thưa Thầy, giới răn nào lớn nhất trong Lề luật? Ngài nói với người ấy: 'Ngươi hãy yên mến Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng ngươi, hết linh hồn ngươi,và hết trí khôn ngươi. Đó là giới răn lớn, giới răn đệ nhất. Thứ đến cũng giống như điều ầy:” Ngươi hãy yêu mến đồng loại như chính mình ngươi. Toàn thể Lể luật cùng các tiên tri đều quy vào hai giới răn ấy (cha Nguyễn thế Thuấn dịch).
"Thầy ban cho anh em một điềừ răn mới: là hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em". (Mandatum novum do nobis, ut diligatis invicem ; sicut dilexis vos. ut et vos diligatis invicem (Ga 13,34)
Các thánh dạy:
"Lý do Chúa sai từng nhóm gồm hai môn đệ đi rao giảng vì các giới răn bác ái dồn lại chỉ có hai giới răn: mến Chúa và yêu tha nhân" (Homé1ie de St Grégorien le grand. Le Seigneur envoie ses disciples {les Traductions et la Liturgie,Commission Internationale Franco phone Edts Cerf- Déclée de Brouwer – Mame, tome 1)
"Anh em thân mến, xin anh em cùng tôi nhắc lại hai điều đó là gì? Rõ ràng cần phải biết tường tận chứ không phải biết thoáng qua trong trí chốc lát thôi, để không bao giờ hai đều luật đó xóa mất trong lòng anh em. Hãy luôn nghĩ rằng: phải tuyệt đối yêu mến Thiên Chúa và yên mến tha nhân nghĩa là yêu mến Chúa hết lòng hết linh hồn và hết trí khôn và thương yêu tha nhân như là tôi thương tôi" (Bài giảng thánh Augustinô về Tin Mừng theo Gioan, Homélie de saint Augustin sur l’ Évangile de Jean, La liturgie des heures, Le cerf- Déclée dew Brouwer)
Lời nguyện trong Sách Lễ (Chúa Nhật 25 Mùa Thường niên)
Bản Latinh: Deus, qui sacrae legis omnia constituta in tua et proximi dilectione posuisti. da nobis, ut, tua praecépta servantes, ad vitam mereamur pervenire perpetuam. Per Dominum.
Bản tiếng Pháp: Seigneur, tu as voulu que toute loi consiste à t ‘aimer et à aimer son prochain: donnez-nous de garder tes commandements et de parvenir ainsi à la vie éternelle. Par Jésus. (Missel de l’ assemblée dominicale, Publications de Saint-André Éditions Brepols 1997)
Lời nguyện nầy Ủy Ban Phụng Tự Hội Đồng Giám Mục Việt Nam dịch năm 1992 và Các Phụng Vụ Giờ kinh dịch trước đó: Lạy Chúa, Chúa đã thu gọn toàn thể lề luật thánh vào giới răn độc nhất là mến Chúa yêu người ; xin giúp chúng con hằng vâng giữ điều Chúa truyền dạy, sau nầy đạt tới phúc trường sinh. Chúng con cầu xin …….
Chúng tôi nghĩ rằng dịch hai giời răn mến Chúa và yêu người thành một giới răn độc nhất trong khi hai giới răn nầy có đối tượng khác nhau thì không ổn. Không thể nghĩ rằng tôi mến Chúa là yêu người rổi hoặc tôi yêu người là tôi mến Chúa rồi nên không phải đi lễ, chịu các Bí tich v.v. Chúng tôi dịch: Lay Chúa, Chúa muốn tất cả lề luật cốt tại mến Chúa và yêu người: xin cho chúng con tuân giữ các điều răn Chúa như vậy chúng con được đạt tới đời sống vĩnh cửu. Chúng con cầu xin……
Trước năm 1975 có một linh mục ngoại quốc làm việc bác ái ở Sg, ngài chủ trương bác ái giúp người nghèo, tàn tật là quan trọng nhất, đọc kinh, lần hạt v.v là việc không cần thiết. Một thời gian sau, ngài hồi tục ! Thật sự cần ơn Chúa trước bằng Phụng vụ, bẳng đạo đức bình dân, mới có thể giúp người vững bền được.
Phúc âm truyền giảng theo cách mới nhanh như ngựa
Ky-Tô hữu sống Lời phải canh tân mạnh chính mình
Luật mến Chúa có đối tượng là Chúa, là Ông Trời và phải yêu mến Chúa hết lòng hết sức trên hết mọi sự (xem Mt 22,36-38)
Luật yêu người có đối tượng là con người ta, bất cứ họ là ai và phải yên thương con người như Chúa yêu thương ta (x Mt 22, 39 và Ga 13,34).
Xin nghe Lời Chúa dạy: (Mt 22 34-40) "Nghe biết Ngài đã khóa miệng bè Sa đốc thì biệt phái tụ họp lại một chỗ. Đoạn một luật sỹ trong nhóm họ hỏi thử Ngài. Thưa Thầy, giới răn nào lớn nhất trong Lề luật? Ngài nói với người ấy: 'Ngươi hãy yên mến Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng ngươi, hết linh hồn ngươi,và hết trí khôn ngươi. Đó là giới răn lớn, giới răn đệ nhất. Thứ đến cũng giống như điều ầy:” Ngươi hãy yêu mến đồng loại như chính mình ngươi. Toàn thể Lể luật cùng các tiên tri đều quy vào hai giới răn ấy (cha Nguyễn thế Thuấn dịch).
"Thầy ban cho anh em một điềừ răn mới: là hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em". (Mandatum novum do nobis, ut diligatis invicem ; sicut dilexis vos. ut et vos diligatis invicem (Ga 13,34)
Các thánh dạy:
"Lý do Chúa sai từng nhóm gồm hai môn đệ đi rao giảng vì các giới răn bác ái dồn lại chỉ có hai giới răn: mến Chúa và yêu tha nhân" (Homé1ie de St Grégorien le grand. Le Seigneur envoie ses disciples {les Traductions et la Liturgie,Commission Internationale Franco phone Edts Cerf- Déclée de Brouwer – Mame, tome 1)
"Anh em thân mến, xin anh em cùng tôi nhắc lại hai điều đó là gì? Rõ ràng cần phải biết tường tận chứ không phải biết thoáng qua trong trí chốc lát thôi, để không bao giờ hai đều luật đó xóa mất trong lòng anh em. Hãy luôn nghĩ rằng: phải tuyệt đối yêu mến Thiên Chúa và yên mến tha nhân nghĩa là yêu mến Chúa hết lòng hết linh hồn và hết trí khôn và thương yêu tha nhân như là tôi thương tôi" (Bài giảng thánh Augustinô về Tin Mừng theo Gioan, Homélie de saint Augustin sur l’ Évangile de Jean, La liturgie des heures, Le cerf- Déclée dew Brouwer)
Lời nguyện trong Sách Lễ (Chúa Nhật 25 Mùa Thường niên)
Bản Latinh: Deus, qui sacrae legis omnia constituta in tua et proximi dilectione posuisti. da nobis, ut, tua praecépta servantes, ad vitam mereamur pervenire perpetuam. Per Dominum.
Bản tiếng Pháp: Seigneur, tu as voulu que toute loi consiste à t ‘aimer et à aimer son prochain: donnez-nous de garder tes commandements et de parvenir ainsi à la vie éternelle. Par Jésus. (Missel de l’ assemblée dominicale, Publications de Saint-André Éditions Brepols 1997)
Lời nguyện nầy Ủy Ban Phụng Tự Hội Đồng Giám Mục Việt Nam dịch năm 1992 và Các Phụng Vụ Giờ kinh dịch trước đó: Lạy Chúa, Chúa đã thu gọn toàn thể lề luật thánh vào giới răn độc nhất là mến Chúa yêu người ; xin giúp chúng con hằng vâng giữ điều Chúa truyền dạy, sau nầy đạt tới phúc trường sinh. Chúng con cầu xin …….
Chúng tôi nghĩ rằng dịch hai giời răn mến Chúa và yêu người thành một giới răn độc nhất trong khi hai giới răn nầy có đối tượng khác nhau thì không ổn. Không thể nghĩ rằng tôi mến Chúa là yêu người rổi hoặc tôi yêu người là tôi mến Chúa rồi nên không phải đi lễ, chịu các Bí tich v.v. Chúng tôi dịch: Lay Chúa, Chúa muốn tất cả lề luật cốt tại mến Chúa và yêu người: xin cho chúng con tuân giữ các điều răn Chúa như vậy chúng con được đạt tới đời sống vĩnh cửu. Chúng con cầu xin……
Trước năm 1975 có một linh mục ngoại quốc làm việc bác ái ở Sg, ngài chủ trương bác ái giúp người nghèo, tàn tật là quan trọng nhất, đọc kinh, lần hạt v.v là việc không cần thiết. Một thời gian sau, ngài hồi tục ! Thật sự cần ơn Chúa trước bằng Phụng vụ, bẳng đạo đức bình dân, mới có thể giúp người vững bền được.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Những tín hiệu bi quan về Hội Nghị Geneva II
Đặng Tự Do
05:08 22/01/2014
Ông Ban Ki-moon, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, đã thu lại lời mời Iran tham dự Hội Nghị được dự trù diễn ra vào thứ Tư 22 tháng Giêng tại Montreux và sau đó tại Geneva. Thêm vào đó, đã có các rạn nứt được ghi nhận trong phe đối lập Syria. Đó là những tín hiệu bi quan về khả năng hội nghị quốc tế này có thể đem lại hòa bình cho một đất nước đã trải qua gần 3 năm chiến tranh với con số tử vong 126,000 người và 300,000 trẻ mồ côi.
Quyết định của ông Ban Ki-moon đã được đưa ra sau khi chính quyền Teheran nói là họ không chấp nhận tham dự hội nghị nếu các nước kiên trì đòi thực hiện một quyết định đã được đưa ra hồi tháng Sáu năm 2012 theo đó chính quyền của tổng thống Bashar al-Asad bắt buộc phải ra đi như là tiền đề cho một quá trình chuyển đổi chính trị tại Syria.
Iran với dân số 79,854,000 người trong đó 89% dân số theo Hồi Giáo Shiite, là quốc gia có đông người Hồi Giáo Shiite nhất trong vùng Trung Đông. Nước này ủng hộ chính quyền của tổng thống Bashar al-Asad, là người theo Hồi Giáo Alawites, một nhánh của Hồi Giáo Shiite, chống lại phiến quân Hồi Giáo thánh chiến đang quyết liệt muốn xây dựng một nhà nước Hồi Giáo Sunni tại Syria.
Điểm thống nhất chung của phe đối lập Syria là mơ ước về một nhà nước Hồi Giáo theo luật Sharia. Các tín hữu Kitô lo ngại rằng các cường quốc sẽ chiều theo tham vọng chung này của các phe phái thánh chiến hầu thống nhất họ lại thành một khối đối trọng với tổng thống Bashar al-Asad. Đó là cơn ác mộng của các tín hữu Kitô nước này.
Quyết định của ông Ban Ki-moon đã được đưa ra sau khi chính quyền Teheran nói là họ không chấp nhận tham dự hội nghị nếu các nước kiên trì đòi thực hiện một quyết định đã được đưa ra hồi tháng Sáu năm 2012 theo đó chính quyền của tổng thống Bashar al-Asad bắt buộc phải ra đi như là tiền đề cho một quá trình chuyển đổi chính trị tại Syria.
Iran với dân số 79,854,000 người trong đó 89% dân số theo Hồi Giáo Shiite, là quốc gia có đông người Hồi Giáo Shiite nhất trong vùng Trung Đông. Nước này ủng hộ chính quyền của tổng thống Bashar al-Asad, là người theo Hồi Giáo Alawites, một nhánh của Hồi Giáo Shiite, chống lại phiến quân Hồi Giáo thánh chiến đang quyết liệt muốn xây dựng một nhà nước Hồi Giáo Sunni tại Syria.
Điểm thống nhất chung của phe đối lập Syria là mơ ước về một nhà nước Hồi Giáo theo luật Sharia. Các tín hữu Kitô lo ngại rằng các cường quốc sẽ chiều theo tham vọng chung này của các phe phái thánh chiến hầu thống nhất họ lại thành một khối đối trọng với tổng thống Bashar al-Asad. Đó là cơn ác mộng của các tín hữu Kitô nước này.
Malaysia: Đức Tổng Giám Mục của Kuala Lumpur kêu gọi người Công Giáo đừng sợ
Đặng Tự Do
08:49 22/01/2014
Những kẻ đầu cơ chính trị ở Mã Lai đang ráo riết tổ chức những cuộc biểu tình chống Công Giáo với hàng triệu người |
Cảnh sát Malaysia đã cáo buộc chủ biên của tờ báo Công Giáo Herald tại Malaysia tội kích động nổi loạn. Selangor, một trong 13 tiểu bang của quốc gia, được cai quản bởi một tiểu vương đã ra lệnh rằng người ngoài Hồi giáo không được sử dụng thuật ngữ "Allah" để dịch từ “God” (Thiên Chúa) trong tiếng Anh. Theo sau lệnh của tiểu vương Sharafuddin Idris Shah, 325 cuốn Kinh Thánh bằng tiếng Mã Lai đã bị tịch thu.
Kitô hữu tại Malaysia đã sử dụng từ “Allah” (như người Việt chúng ta dùng từ “Chúa”) ít nhất là là từ năm 1852. Hàng trăm năm nay không có vấn đề gì.
Trước sự vô lý này cha Lawrence Andrew, chủ biên của tờ Herald, nói rằng các giáo xứ Công Giáo ở Selangor sẽ tiếp tục sử dụng thuật ngữ này. Các đảng phái lớn bé đua nhau tổ chức những cuộc biểu tình có lúc đông đến hàng trăm ngàn người trong một chiến dịch khủng bố tinh thần người Công Giáo.
"Tôi đau buồn sâu sắc trước các sự kiện gần đây liên quan đến việc sử dụng các ngôn từ mạ lị và đốt hình nộm của Cha Lawrence Andrew, trong cuộc tấn công chống lại các cộng đồng Kitô hữu," Đức Tổng Giám Mục Murphy Pakiam cho biết như trên trong một lá thư mục vụ đề ngày ngày 18 tháng Giêng.
Ngài nói tiếp:
"Thật là tồi tệ khi một số nhóm đang mưu toan tổ chức các cuộc biểu tình khổng lồ và những cuộc tuần hành trên đường phố. Những hành động vô nghĩa của những nhóm người đã gây ra rất nhiều khó chịu, lo lắng và thậm chí giận dữ giữa những công dân Malaysia. Hơn nữa, sự ủng hộ cho những hành động như thế của một số các nhà lãnh đạo chính trị và sự im lặng không thể giải thích được của những chính trị gia khác đã trút thêm dầu vào lửa đến mức dường như cuộc khủng hoảng đang lan rộng không kiểm soát được.”
“Tôi kêu gọi các tín hữu Công Giáo phải mạnh mẽ để đương đầu với những nghịch cảnh và tiếp tục tuyên xưng đức tin của chúng ta với lòng can đảm và quyết tâm." ngài nói thêm.
Mã Lai Á có 29,6 triệu dân 60% Hồi giáo, Phật giáo 19%, 6 % theo đạo Hindu, 6% Tin Lành, và 3% Công Giáo. Hồi giáo được coi là quốc giáo.
Các chia rẽ giữa các cộng đoàn kitô là gương mù gương xấu cần vượt thắng
Linh Tiến Khải
11:46 22/01/2014
Các chia rẽ giữa các cộng đoàn kitô là gương mù gương xấu cần vượt thắng. Chúng làm suy yếu sự đáng tin cậy và hiệu lực dấn thân rao giảng Tin Mừng của chúng ta và có nguy cơ làm trống rỗng quyền năng của Thập Giá Chúa.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến chung các tín hữu và du khách hành hương tại quảng trường Thánh Phêrô sáng thứ tư 22-1-2014.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói về Tuần cầu nguyện cho hiệp nhất các tín hữu Kitô đã bắt đầu từ thứ bẩy tuần vừa qua và sẽ kết thúc vào thứ bẩy tới đây, ngày lễ Thánh Phaolô hoán cải. Đức Thánh Cha nói:
Sáng kiến tinh thần qúy báu này lôi cuốn các cộng đoàn kitô từ hơn một trăm năm nay. Đây là thời gian dành để cho lời cầu nguyện cho sự hiệp nhất của tất cả mọi người đã được rửa tội theo ý muốn của Chúa Kitô: ”ước chi tất cả chỉ là một” (Ga 17,21). Hằng năm một nhóm đại kết của một vùng trên thế giới, dưới sự hướng dẫn của Hội Đồng Đại Kết các Giáo Hội Kitô và của Hội Đồng Tòa Thánh thăng tiến sự hiệp nhất của các tín hữu kitô, gợi ý đề tài và chuẩn bị các tài liệu cho Tuần cầu nguyện. Năm nay các tài liệu đến từ các Giáo Hội và cộng đoàn Canada, và quy chiếu về câu hỏi thánh Phaolô đưa ra cho kitô hữu Côrintô: ”Phải chăng Chúa Kitô bị chia rẽ?” (1 Cr 1,13).
Chắc chắn Chúa Kitô đã không bị chia rẽ. Nhưng chúng ta phải chân thành đau đớn thừa nhận rằng các cộng đoàn của chúng ta tiếp tục sống các chia rẽ là gương mù gương xấu. Sự chia rẽ giữa các kitô hữu chúng ta là một gương mù gương xấu. Không có một từ khác: một gương mù gương xấu! Thánh Phaolô viết: ”Mỗi người trong anh em nói: ”Tôi thuộc về Apollo”, ”Tôi thuộc về Cefa”, ”Tôi thuộc về Chúa Kitô” (1,12). Cả những người tuyên xưng Chúa Kitô như thủ lãnh của họ không được thánh Phaolô vỗ tay tán đồng, bởi vì họ đã dùng danh Chúa Kitô để chia rẽ nhau bên trong cộng đoàn kitô. Nhưng Danh Chúa Kitô tạo sự hiệp thông và hiệp nhất, chứ không chia rẽ! Bí tích Rửa Tội và Thập Giá là các yếu tố nòng cốt của việc là môn đệ kitô mà chúng ta có chung. Trái lại các chia rẽ làm suy yếu sự đáng tin cậy và hiệu lực dấn thân rao truyền Tin Mừng của chúng ta và có nguy cơ làm trống rỗng quyền năng của Thập Giá (x. 1,17).
Thánh Phaolô quở trách các tín hữu Côrintô vì các tranh luận của họ, nhưng người cũng cám tạ Chúa ”vì ơn thánh của Thiên Chúa đã được ban cho anh em nơi Đức Kitô Giêsu, bởi vì nơi Người anh em đã được trở nên phong phú về mọi phương diện, phong phú vì được nghe lời Chúa và hiểu biết mầu nhiệm của Người” (1 Cr 1,4-5). Các lời này không phải chỉ là một hình thức đơn sơ, mà là dấu chỉ mà thánh nhân trông thấy trước hết - và người thực sự vui mừng vì điều này - đó là các ơn Thiên Chúa ban cho cộng đoàn. Đức Thánh Cha rút tỉa ra từ thái độ này của thánh Phaolô kết luận sau đây:
Thái độ này của Tông Đồ Phaolô là một khích lệ đối với chúng ta và mọi cộng đoàn kitô vui mừng thừa nhận các ơn thánh của Thiên Chúa hiện diện trong các cộng đoàn khác. Mặc dù nỗi khổ đau của các chia rẽ rất tiếc còn tồn tại, chúng ta hãy tiếp nhận các lời của thánh Phaolô như là một lời mời gọi vui mừng một cách chân thành về những ơn thánh, mà Thiên Chúa đã rộng ban cho các anh chị em kitô khác. Chúng ta có cùng bí tích Rửa Tội, cùng Chúa Thánh Thần, Đấng đã ban các ơn thánh cho chúng ta, chúng ta hãy nhận biết và vui mừng.
Thật là xinh đẹp nhận biết ơn thánh, mà Thiên Chúa chúc phúc cho chúng ta và còn hơn thế nữa, tìm thấy nơi các kitô hữu khác một cái gì đó, mà chúng ta cần đến, một cái gì mà chúng ta có thể nhận lấy như một ơn từ các anh chị em khác của chúng ta. Nhóm Canada đã soạn các tài liệu của Tuần cầu nguyện này đã không mời gọi các cộng đoàn nghĩ tới điều mà chúng ta có thể trao ban cho các anh chị em kitô khác, nhưng đã khích lệ các cộng đoàn gặp gỡ nhau để hiểu điều tất cả có thể nhận được từ các cộng đoàn khác. Điều này đòi hỏi một cái gì hơn nữa. Nó đòi hỏi nhiều lời cầu nguyện, nó đòi hỏi sự khiêm nhường, nó đòi hỏi suy tư và hoán cải liên tục. Chúng ta hãy tiến bước trên con đường này, bằng cách cầu nguyện cho sự hiệp nhất của các tín hữu kitô, để cho gương mù gương xấu giảm đi và không còn giữa chúng ta nữa. Xin cám ơn.
Kết thúc bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Anh chị em thân mến, giáo huấn của thánh Phaolô nhắc nhớ cho chúng ta biết rằng chúng ta là con cái của Thiên Chúa, qua Bí tích Rửa Tội, và chúng ta là môn đệ của Chúa Giêsu vác thập giá và theo Người. Nhưng vượt ngoài các cộng đoàn của chúng ta có các người con khác của Thiên Chúa, các môn đệ khác, mà cũng như chúng ta, họ được mời gọi nên thánh.
Đức Thánh Cha đã chào mọi tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô đặc biệt một nhóm sinh viên Học viện đại học Bossey. Ngài cầu chúc các học hỏi nghiên cứu của họ giúp thăng tiến cuộc đối thoại đại kết. Ngài cũng chào một nhóm các linh mục tuyên úy quân đội Anh quốc và phái đoàn của Liên hiệp Do thái Chicago. Đức Thánh Cha cũng chào các đoàn hành hương đến từ các nước Argentina, Mehicô, Brasil, cách riêng nhóm các linh mục giáo phận Catanduva, cũng như một đoàn hành hương đến từ Ai Cập và các nước A rập. Ngài xin Chúa ban sự hiệp nhất cho các kitô hữu để họ sống sự khác biệt như là nét phong phú và trông thấy nơi người khác một người anh em cần tiếp đón và yêu thương.
Chào các tham dự viên cuộc họp của các chuyên viên phối hợp công tác Tông đồ Biển và Đức Hồng Y Antonio Maria Vegliò, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh đặc trách hoạt động này, Đức Thánh Cha khích lệ họ là tiếng nói của các công nhân phải sống xa các người thân và đương đầu với các tình trạng nguy hiểm và khó khăn. Ngài cũng chào các thành viên lực lượng cảnh sát vùng Macherio và Sovico do Đức Hồng Y Dionigi Tettamanzi hướng dẫn.
Chào đông đảo các bạn trẻ hiện diện tại quảng trường, Đức Thánh Cha cầu mong thánh Phaolô là mẫu gương môn đệ theo Chúa rao giảng Tin Mừng cho họ. Ngài xin các anh chị em đau yếu dâng khổ đau của họ để cầu nguyện cho sự hiệp nhất giữa các tín hữu kitô, và nhắn nhủ các cặp vợ chồng mới cưới lấy hứng từ thánh Tông Đồ dân ngoại, thừa nhận quyền tối thượng của Thiên Chúa và tình yêu của Ngài trong cuộc sống gia đình.
Cũng như mọi khi Đức Thánh Cha đã bắt tay chào thăm vuốt ve an ủi hàng trăm bệnh nhân ngồi trên xe lăn.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến chung các tín hữu và du khách hành hương tại quảng trường Thánh Phêrô sáng thứ tư 22-1-2014.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói về Tuần cầu nguyện cho hiệp nhất các tín hữu Kitô đã bắt đầu từ thứ bẩy tuần vừa qua và sẽ kết thúc vào thứ bẩy tới đây, ngày lễ Thánh Phaolô hoán cải. Đức Thánh Cha nói:
Sáng kiến tinh thần qúy báu này lôi cuốn các cộng đoàn kitô từ hơn một trăm năm nay. Đây là thời gian dành để cho lời cầu nguyện cho sự hiệp nhất của tất cả mọi người đã được rửa tội theo ý muốn của Chúa Kitô: ”ước chi tất cả chỉ là một” (Ga 17,21). Hằng năm một nhóm đại kết của một vùng trên thế giới, dưới sự hướng dẫn của Hội Đồng Đại Kết các Giáo Hội Kitô và của Hội Đồng Tòa Thánh thăng tiến sự hiệp nhất của các tín hữu kitô, gợi ý đề tài và chuẩn bị các tài liệu cho Tuần cầu nguyện. Năm nay các tài liệu đến từ các Giáo Hội và cộng đoàn Canada, và quy chiếu về câu hỏi thánh Phaolô đưa ra cho kitô hữu Côrintô: ”Phải chăng Chúa Kitô bị chia rẽ?” (1 Cr 1,13).
Chắc chắn Chúa Kitô đã không bị chia rẽ. Nhưng chúng ta phải chân thành đau đớn thừa nhận rằng các cộng đoàn của chúng ta tiếp tục sống các chia rẽ là gương mù gương xấu. Sự chia rẽ giữa các kitô hữu chúng ta là một gương mù gương xấu. Không có một từ khác: một gương mù gương xấu! Thánh Phaolô viết: ”Mỗi người trong anh em nói: ”Tôi thuộc về Apollo”, ”Tôi thuộc về Cefa”, ”Tôi thuộc về Chúa Kitô” (1,12). Cả những người tuyên xưng Chúa Kitô như thủ lãnh của họ không được thánh Phaolô vỗ tay tán đồng, bởi vì họ đã dùng danh Chúa Kitô để chia rẽ nhau bên trong cộng đoàn kitô. Nhưng Danh Chúa Kitô tạo sự hiệp thông và hiệp nhất, chứ không chia rẽ! Bí tích Rửa Tội và Thập Giá là các yếu tố nòng cốt của việc là môn đệ kitô mà chúng ta có chung. Trái lại các chia rẽ làm suy yếu sự đáng tin cậy và hiệu lực dấn thân rao truyền Tin Mừng của chúng ta và có nguy cơ làm trống rỗng quyền năng của Thập Giá (x. 1,17).
Thánh Phaolô quở trách các tín hữu Côrintô vì các tranh luận của họ, nhưng người cũng cám tạ Chúa ”vì ơn thánh của Thiên Chúa đã được ban cho anh em nơi Đức Kitô Giêsu, bởi vì nơi Người anh em đã được trở nên phong phú về mọi phương diện, phong phú vì được nghe lời Chúa và hiểu biết mầu nhiệm của Người” (1 Cr 1,4-5). Các lời này không phải chỉ là một hình thức đơn sơ, mà là dấu chỉ mà thánh nhân trông thấy trước hết - và người thực sự vui mừng vì điều này - đó là các ơn Thiên Chúa ban cho cộng đoàn. Đức Thánh Cha rút tỉa ra từ thái độ này của thánh Phaolô kết luận sau đây:
Thái độ này của Tông Đồ Phaolô là một khích lệ đối với chúng ta và mọi cộng đoàn kitô vui mừng thừa nhận các ơn thánh của Thiên Chúa hiện diện trong các cộng đoàn khác. Mặc dù nỗi khổ đau của các chia rẽ rất tiếc còn tồn tại, chúng ta hãy tiếp nhận các lời của thánh Phaolô như là một lời mời gọi vui mừng một cách chân thành về những ơn thánh, mà Thiên Chúa đã rộng ban cho các anh chị em kitô khác. Chúng ta có cùng bí tích Rửa Tội, cùng Chúa Thánh Thần, Đấng đã ban các ơn thánh cho chúng ta, chúng ta hãy nhận biết và vui mừng.
Thật là xinh đẹp nhận biết ơn thánh, mà Thiên Chúa chúc phúc cho chúng ta và còn hơn thế nữa, tìm thấy nơi các kitô hữu khác một cái gì đó, mà chúng ta cần đến, một cái gì mà chúng ta có thể nhận lấy như một ơn từ các anh chị em khác của chúng ta. Nhóm Canada đã soạn các tài liệu của Tuần cầu nguyện này đã không mời gọi các cộng đoàn nghĩ tới điều mà chúng ta có thể trao ban cho các anh chị em kitô khác, nhưng đã khích lệ các cộng đoàn gặp gỡ nhau để hiểu điều tất cả có thể nhận được từ các cộng đoàn khác. Điều này đòi hỏi một cái gì hơn nữa. Nó đòi hỏi nhiều lời cầu nguyện, nó đòi hỏi sự khiêm nhường, nó đòi hỏi suy tư và hoán cải liên tục. Chúng ta hãy tiến bước trên con đường này, bằng cách cầu nguyện cho sự hiệp nhất của các tín hữu kitô, để cho gương mù gương xấu giảm đi và không còn giữa chúng ta nữa. Xin cám ơn.
Kết thúc bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Anh chị em thân mến, giáo huấn của thánh Phaolô nhắc nhớ cho chúng ta biết rằng chúng ta là con cái của Thiên Chúa, qua Bí tích Rửa Tội, và chúng ta là môn đệ của Chúa Giêsu vác thập giá và theo Người. Nhưng vượt ngoài các cộng đoàn của chúng ta có các người con khác của Thiên Chúa, các môn đệ khác, mà cũng như chúng ta, họ được mời gọi nên thánh.
Đức Thánh Cha đã chào mọi tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô đặc biệt một nhóm sinh viên Học viện đại học Bossey. Ngài cầu chúc các học hỏi nghiên cứu của họ giúp thăng tiến cuộc đối thoại đại kết. Ngài cũng chào một nhóm các linh mục tuyên úy quân đội Anh quốc và phái đoàn của Liên hiệp Do thái Chicago. Đức Thánh Cha cũng chào các đoàn hành hương đến từ các nước Argentina, Mehicô, Brasil, cách riêng nhóm các linh mục giáo phận Catanduva, cũng như một đoàn hành hương đến từ Ai Cập và các nước A rập. Ngài xin Chúa ban sự hiệp nhất cho các kitô hữu để họ sống sự khác biệt như là nét phong phú và trông thấy nơi người khác một người anh em cần tiếp đón và yêu thương.
Chào các tham dự viên cuộc họp của các chuyên viên phối hợp công tác Tông đồ Biển và Đức Hồng Y Antonio Maria Vegliò, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh đặc trách hoạt động này, Đức Thánh Cha khích lệ họ là tiếng nói của các công nhân phải sống xa các người thân và đương đầu với các tình trạng nguy hiểm và khó khăn. Ngài cũng chào các thành viên lực lượng cảnh sát vùng Macherio và Sovico do Đức Hồng Y Dionigi Tettamanzi hướng dẫn.
Chào đông đảo các bạn trẻ hiện diện tại quảng trường, Đức Thánh Cha cầu mong thánh Phaolô là mẫu gương môn đệ theo Chúa rao giảng Tin Mừng cho họ. Ngài xin các anh chị em đau yếu dâng khổ đau của họ để cầu nguyện cho sự hiệp nhất giữa các tín hữu kitô, và nhắn nhủ các cặp vợ chồng mới cưới lấy hứng từ thánh Tông Đồ dân ngoại, thừa nhận quyền tối thượng của Thiên Chúa và tình yêu của Ngài trong cuộc sống gia đình.
Cũng như mọi khi Đức Thánh Cha đã bắt tay chào thăm vuốt ve an ủi hàng trăm bệnh nhân ngồi trên xe lăn.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Hướng về án phong thánh cho nhà truyền giáo Matteo Ricci .
Pt Huỳnh Mai Trác
12:29 22/01/2014
Hồ sơ án phong thánh cho linh mục Dòng Tên Matteo Ricci người Ý, đấng đến truyền giáo ở Trung Hoa vào thế kỷ XVI đựơc xem xét lại kể từ ngày 10 tháng 1 năm 2014 .
Đức giáo Hòang Phanxicô rất ngưỡng mộ Matteo Ricci và xem ngài như một nhà truyền giáo xuất sắc mà Ngài đã nhiều lần nhắc nhở như một nhà truyền giáo gương mẫu .
Vào ngày 29 tháng 11 năm 2013, Đức Giáo Hòang, ngỏ lời cùng các dòng tu về thân phận của linh mục Dòng Tên Matteo Ricci : “Chúng ta lấy làm tiếc những thất bại về công cuộc truyền giáo vì chúng ta thiếu sự can đảm . Chúng ta hãy suy nghĩ kỷ lưỡng về việc từ chối sáng kiến của linh mục Matteo Ricci vào thế kỷ XVI” .
Ngài đã làm một công việc hết sức mới mẽ ở thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII là hội nhập văn hóa Kitô giáo vào văn hóa của Trung Hoa .
“Ngày nay hồ sơ phong thánh đã được gởi đến Bộ Phong thánh từ Đức Giám Mục Claudio Guiliodori thuộc địa phận Macerata (phía Nam nước Ý), nơi sinh trưởng của nhà truyền giá vĩ đại vào năm 1552 và đã qua đời vào năm 1610 tại Bắc Kinh .
Matteo Ricci là một trong những linh mục Dòng Tên đầu tiên đã đến Trung Hoa, ngài đã học tiếng nói và văn hóa Trung Hoa . Ngài đã yêu mến nền văn hóa này và trở thành một “Văn nhân” lỗi lạc và là một người ngọai quốc trở thành một nhân vật lịch sử của Trung quốc . Ngài đuợc Hòang Đế Quang Hy mời tham dự triều chính của nhà vua .
Những cố gắng truyền bá Phúc Âm lúc đầu rất thành công, sau đó có những hiểu lầm về những lề thói văn hóa và thủ tục của người Trung Hoa, Tòa Thánh không mấy tin tưởng việc hội nhập văn hóa do Linh mục Ricci đề nghị . Tiếp theo đó là những cuộc bách hại các Ki tô hữu rất dã man tại Trung Hoa .
Theo như Đức Giám Mục Guiliodori, ý nghĩa của cuộc phong thánh cho linh mục Ricci là mong muốn của Giáo Hội Trung Hoa . Ngài hy vọng với sự thỏa thuận của Đức Giáo Hòang Phanxicô, là một sự khích lệ cho công cuộc truyền giáo và đối thọai với Trung quốc .
Đức Giáo Hòang đặc biệt chú ý đến vùng Châu Á, và xem như một vùng cần tái truyền bá Phúc Âm, không phải bởi vì Matteo Ricci là thuộc Dòng Tên, nhưng bởi vì lúc còn là một linh mục trẻ, Ngài cũng đã từng mơ ước theo chân thánh Phanxicô Xaviê đến truyền giáo tại các vùng Châu Á như Nhật bổn và Trung Hoa . (Nguồn tin: VIS)
Đức Phanxicô kêu gọi hoà bình cùng lúc Genève II bắt đầu nhóm họp
Vũ Văn An
17:12 22/01/2014
Ngày 22 tháng Hai, khi các nhà ngoại giao cao cấp của thế giới tụ tập về Montreux, Thụy Sĩ, để khai mạc Hội Nghị Thượng Đỉnh Genève II về hòa bình Syria, Đức Phanxicô đã lên tiếng kêu gọi hòa bình cho quốc gia này.
Trong buổi yết kiến chung vào thứ Tư qua, ngài hy vọng rằng Hội Nghị Hòa Bình Genève II sẽ đem lại việc kết thúc bạo lực từng gây cái chết cho hàng trăm ngàn người. Ngài nói: “Tôi cầu xin Chúa tác động trái tim mọi người để, nhờ chỉ biết xem sét thiện ích lớn hơn của nhân dân Syria, đã quá ư chịu thử thách, họ sẽ không trừ bất cứ một cố gắng nào để khẩn thiết đến với nhau nhằm chấm dứt bạo lực và kết thúc tranh chấp, từng gây nên không biết bao đau khổ”.
Nội chiến từng ác liệt diễn ra giữa các lực lượng của TT Bashir al-Assad và các lược lượng đối lập Syria. Ước lượng đã có hơn 100,000 người bị giết trong cuộc tranh chấp kéo dài đã ba năm nay. Vào ngày 7 tháng Chín, Đức Phanxicô đã kêu gọi 1 Ngày Cầu Nguyện và Ăn Chay cho Syria có sự tham gia của tín hữu khắp thế giới. Từ đó, ngài liên tục kêu gọi phải có một giải pháp hòa bình cho cuộc tranh chấp.
Đức Phanxicô kết luận “Tôi cầu chúc cho dân tộc Syria yêu dấu một con đường cuơng quyết tiến tới hòa giải, hòa hợp và tái thiết với sự tham gia của mọi công dân, trong đó, mỗi người tìm thấy nơi người khác không phải một kẻ thù, một người cạnh tranh mà là một người anh em để đón tiếp và ôm hôn”.
Phái đoàn Tòa Thánh tham dự các cuộc thương thuyết của Genève II
Cũng theo tin Zenith ngày 22 tháng Giêng, một phái đoàn của Tòa Thánh đã được mời tham dự Hội Nghị Hòa Bình Genève II về Syria bắt đầu hôm nay tại Montreux, Thụy Sĩ.
Phát ngôn viên Tòa Thánh, Federico Lombardi, cho hay Đức TGM Silvano Tomasi, Đại Diện Tòa Thánh cạnh LHQ, và Đức Ông Alberto Ortega Martin, một viên chức của Phủ Quốc Vụ Khanh, sẽ tham gia các cuộc thương thuyết.
Nói với Đài Phát Thanh Vatican hôm 22 tháng Giêng, Đức TGM Tomasi cho hay: ưu tiên tuyệt đối của các cuộc thương thuyết này là đáp ứng yêu cầu của nhân dân Syria muốn chấm dứt bạo lực, chết chóc và hủy diệt. Ngài cho biết: vào khoảng 130,000 người đã chết và nhiều làng đã bị tiêu hủy hoàn toàn.
Đứng trước thực tại ấy, cộng đồng quốc tế đang tìm cách đáp ứng “với một ý thức liên đới” để tìm “một thoả hiệp có thể chấp nhận được” hầu có thể khởi đầu các cuộc thương thuyết hữu hiệu.
Đức TGM Mario Zenari, Sứ Thần Tòa Thánh tại Damascus, thì nói với Đài Vatican rằng "thời kỳ xả hơi đang được mở ra, dù chúng tôi biết trong những ngày tới sẽ có rất nhiều khó khăn”. Ngài nói thêm: “chỉ một sự kiện họ chịu gặp nhau và bắt đầu nói chuyện với nhau cũng là một điều gì đó rồi. Đã đến lúc phải chấm dứt cơn thác chết chóc và hủy diệt này để phục hồi luật nhân đạo”.
Dù hội nghị đã đang diễn ra rồi, nhưng các cuộc thương thuyết mặt đối mặt chỉ bắt đầu vào thứ Sáu tới giữa chính phủ Syria và phe đối lập. Đây là cuộc thương thuyết đầu tiên kể từ ngày cuộc tranh chấp khởi diễn các nay 3 năm.
Sau hội nghị về Syria tại Vatican vào tuần trước, Tòa Thánh đã lên tiếng kêu gọi một cuộc ngừng bắn ngay tức khắc và các cố gắng hòa giải và tái thiết. Tòa Thánh cũng tỏ ý hy vọng rằng thỏa hiệp gần đây về chương trình hạch nhân của Iran sẽ có tác dụng tích cực đối với các cuộc thương thuyết.
AFP cho hay các viên chức không mấy hy vọng sẽ có khai thông, nhưng đồng thời ghi nhận rằng đem chế độ của TT Bashar al-Assad và phe đối lập tới ngồi chung một bàn thương thuyết đã là dấu hiệu có tiến bộ rồi.
Trong buổi yết kiến chung vào thứ Tư qua, ngài hy vọng rằng Hội Nghị Hòa Bình Genève II sẽ đem lại việc kết thúc bạo lực từng gây cái chết cho hàng trăm ngàn người. Ngài nói: “Tôi cầu xin Chúa tác động trái tim mọi người để, nhờ chỉ biết xem sét thiện ích lớn hơn của nhân dân Syria, đã quá ư chịu thử thách, họ sẽ không trừ bất cứ một cố gắng nào để khẩn thiết đến với nhau nhằm chấm dứt bạo lực và kết thúc tranh chấp, từng gây nên không biết bao đau khổ”.
Nội chiến từng ác liệt diễn ra giữa các lực lượng của TT Bashir al-Assad và các lược lượng đối lập Syria. Ước lượng đã có hơn 100,000 người bị giết trong cuộc tranh chấp kéo dài đã ba năm nay. Vào ngày 7 tháng Chín, Đức Phanxicô đã kêu gọi 1 Ngày Cầu Nguyện và Ăn Chay cho Syria có sự tham gia của tín hữu khắp thế giới. Từ đó, ngài liên tục kêu gọi phải có một giải pháp hòa bình cho cuộc tranh chấp.
Đức Phanxicô kết luận “Tôi cầu chúc cho dân tộc Syria yêu dấu một con đường cuơng quyết tiến tới hòa giải, hòa hợp và tái thiết với sự tham gia của mọi công dân, trong đó, mỗi người tìm thấy nơi người khác không phải một kẻ thù, một người cạnh tranh mà là một người anh em để đón tiếp và ôm hôn”.
Phái đoàn Tòa Thánh tham dự các cuộc thương thuyết của Genève II
Cũng theo tin Zenith ngày 22 tháng Giêng, một phái đoàn của Tòa Thánh đã được mời tham dự Hội Nghị Hòa Bình Genève II về Syria bắt đầu hôm nay tại Montreux, Thụy Sĩ.
Phát ngôn viên Tòa Thánh, Federico Lombardi, cho hay Đức TGM Silvano Tomasi, Đại Diện Tòa Thánh cạnh LHQ, và Đức Ông Alberto Ortega Martin, một viên chức của Phủ Quốc Vụ Khanh, sẽ tham gia các cuộc thương thuyết.
Nói với Đài Phát Thanh Vatican hôm 22 tháng Giêng, Đức TGM Tomasi cho hay: ưu tiên tuyệt đối của các cuộc thương thuyết này là đáp ứng yêu cầu của nhân dân Syria muốn chấm dứt bạo lực, chết chóc và hủy diệt. Ngài cho biết: vào khoảng 130,000 người đã chết và nhiều làng đã bị tiêu hủy hoàn toàn.
Đứng trước thực tại ấy, cộng đồng quốc tế đang tìm cách đáp ứng “với một ý thức liên đới” để tìm “một thoả hiệp có thể chấp nhận được” hầu có thể khởi đầu các cuộc thương thuyết hữu hiệu.
Đức TGM Mario Zenari, Sứ Thần Tòa Thánh tại Damascus, thì nói với Đài Vatican rằng "thời kỳ xả hơi đang được mở ra, dù chúng tôi biết trong những ngày tới sẽ có rất nhiều khó khăn”. Ngài nói thêm: “chỉ một sự kiện họ chịu gặp nhau và bắt đầu nói chuyện với nhau cũng là một điều gì đó rồi. Đã đến lúc phải chấm dứt cơn thác chết chóc và hủy diệt này để phục hồi luật nhân đạo”.
Dù hội nghị đã đang diễn ra rồi, nhưng các cuộc thương thuyết mặt đối mặt chỉ bắt đầu vào thứ Sáu tới giữa chính phủ Syria và phe đối lập. Đây là cuộc thương thuyết đầu tiên kể từ ngày cuộc tranh chấp khởi diễn các nay 3 năm.
Sau hội nghị về Syria tại Vatican vào tuần trước, Tòa Thánh đã lên tiếng kêu gọi một cuộc ngừng bắn ngay tức khắc và các cố gắng hòa giải và tái thiết. Tòa Thánh cũng tỏ ý hy vọng rằng thỏa hiệp gần đây về chương trình hạch nhân của Iran sẽ có tác dụng tích cực đối với các cuộc thương thuyết.
AFP cho hay các viên chức không mấy hy vọng sẽ có khai thông, nhưng đồng thời ghi nhận rằng đem chế độ của TT Bashar al-Assad và phe đối lập tới ngồi chung một bàn thương thuyết đã là dấu hiệu có tiến bộ rồi.
Giấy tờ thủ bút của ĐGH Gioan Phaolô II sẽ được in thành sách
Nguyễn Long Thao
18:49 22/01/2014
WARSAW, Poland —22/1/2014.- Bản tin của AP đánh đi từ Warsaw, thủ đô Ba Lan cho biết vị bí thư của ĐGH Gioan Phaolô II “đã không có can đảm” đốt hết các giấy tờ của ĐGH Gioan Phaolô II khi Ngài tạ thế và một số giấy tờ còn lại sẽ được in thành sách.
Sách có tựa đề “Tất Cả Đều Trong Tay Của Chúa : Những Ghi Chú Cá Nhân 1962-2003”. Nội dung cuốn sách là những suy tư về tôn giáo của ĐGH Gioan Phaolô II từ thời còn là Giám mục ở Ba Lan vào năm 1962 đến tháng 3 năm 2003 là năm Ngài còn trong ngôi vị Giáo Hoàng.
Vị bí thư của ĐGH Gioan Phaolô II, bây giờ là Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, cho báo chí biết nguyên nhân Ngài giữ lại một số giấy tờ tài liệu là vì các sử gia sau này đã thất vọng khi tất cả các giấy tờ của ĐGH Piô XII đã bị đốt hết theo ước nguyện của Giáo Hoàg quá cố.
Theo di chúc, ĐGH Gioan Phaolô II đã yêu cầu vị bí thư và tất cả các giới chức phụ tá của Ngài trong suốt 40 năm phải đốt hết các giấy tờ của Ngài. Tuy nhiên ĐHY Stanislaw Dziwisz đã giữ lại một số tài liệu và được gom góp lại để xuất bản thành sách, được phát hành nhân dịp ĐGH Gioan Phaolô II được phong thánh vào ngày 27 tháng 4 năm 2014.
ĐHY Stanislaw Dziwisz cho biết Ngài đã đốt tất cả những thư từ, giấy tờ bắt buộc phải đốt, nhưng Ngài cũng nói sẽ là một lỗi lầm nếu đốt tất cả những giấy tờ mà nội dung nói lên nội tâm của ĐGH. Ngài nhấn mạnh “Giữ những tài liệu này là tôi đã tuân theo ý nguyện của ĐGH.
Theo ông Henryk Wozniakowski, giám đốc nhà xuất bản sách Công Giáo Znak, những những giấy tờ, thủ bút của ĐGH Gioan Phaolô II bắt đầu được viết bằng tiếng Ba Lan, sau này được viết bằng tiếng Ý, kể cả tiếng Tây Ban Nha.
Ông Agnieszka Rudziewicz, vị chủ bút của nhà xuất bản nói những giấy tờ được in lại là những chứng tích phi thường của linh đạo, là một chứng tích con đường nên thánh của ĐGH Gioan Phaolô II. Vị chủ bút này cũng cho biết các độc giả đừng kỳ vọng tim thấy những “cảm giác mạnh” trong tác phẩm này.
Tưỏng cũng cần nhắc lại ĐGH Gioan Phaolô II tạ thế năm 2005, hưởng thọ 84 tuổi, ở trong ngôi Giáo Hoàng 26 năm.
Nguyễn Long Thao
Sách có tựa đề “Tất Cả Đều Trong Tay Của Chúa : Những Ghi Chú Cá Nhân 1962-2003”. Nội dung cuốn sách là những suy tư về tôn giáo của ĐGH Gioan Phaolô II từ thời còn là Giám mục ở Ba Lan vào năm 1962 đến tháng 3 năm 2003 là năm Ngài còn trong ngôi vị Giáo Hoàng.
Vị bí thư của ĐGH Gioan Phaolô II, bây giờ là Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, cho báo chí biết nguyên nhân Ngài giữ lại một số giấy tờ tài liệu là vì các sử gia sau này đã thất vọng khi tất cả các giấy tờ của ĐGH Piô XII đã bị đốt hết theo ước nguyện của Giáo Hoàg quá cố.
Theo di chúc, ĐGH Gioan Phaolô II đã yêu cầu vị bí thư và tất cả các giới chức phụ tá của Ngài trong suốt 40 năm phải đốt hết các giấy tờ của Ngài. Tuy nhiên ĐHY Stanislaw Dziwisz đã giữ lại một số tài liệu và được gom góp lại để xuất bản thành sách, được phát hành nhân dịp ĐGH Gioan Phaolô II được phong thánh vào ngày 27 tháng 4 năm 2014.
ĐHY Stanislaw Dziwisz cho biết Ngài đã đốt tất cả những thư từ, giấy tờ bắt buộc phải đốt, nhưng Ngài cũng nói sẽ là một lỗi lầm nếu đốt tất cả những giấy tờ mà nội dung nói lên nội tâm của ĐGH. Ngài nhấn mạnh “Giữ những tài liệu này là tôi đã tuân theo ý nguyện của ĐGH.
Theo ông Henryk Wozniakowski, giám đốc nhà xuất bản sách Công Giáo Znak, những những giấy tờ, thủ bút của ĐGH Gioan Phaolô II bắt đầu được viết bằng tiếng Ba Lan, sau này được viết bằng tiếng Ý, kể cả tiếng Tây Ban Nha.
Ông Agnieszka Rudziewicz, vị chủ bút của nhà xuất bản nói những giấy tờ được in lại là những chứng tích phi thường của linh đạo, là một chứng tích con đường nên thánh của ĐGH Gioan Phaolô II. Vị chủ bút này cũng cho biết các độc giả đừng kỳ vọng tim thấy những “cảm giác mạnh” trong tác phẩm này.
Tưỏng cũng cần nhắc lại ĐGH Gioan Phaolô II tạ thế năm 2005, hưởng thọ 84 tuổi, ở trong ngôi Giáo Hoàng 26 năm.
Nguyễn Long Thao
Top Stories
Vietnam: Entre 150 et 200 prisonniers politiques sont détenus au Vietnam selon Human Rights Watch
Eglises d'Asie
16:37 22/01/2014
Tels sont les propos tenus à Bangkok, le 21 janvier 2014, par le représentant de l’ONG américaine Human Rights Watch (HRW), lors de la présentation du rapport annuel de son organisation sur l’état des droits de l’homme dans le monde (2).
Il a souligné en particulier que le Vietnam devançait désormais la Birmanie pour le nombre de prisonniers politiques, qui, a-t-il ajouté, est sans doute le plus élevé de tous les pays de l’Asie du Sud-Est.
Il a par la suite fait connaître les estimations de l’association humanitaire en ce domaine. Les prisons vietnamiennes hébergent, selon lui, entre 150 et 200 personnes, arrêtées pour avoir mené des activités ou tenu des propos en faveur des droits de la population. Le rapport dresse également la liste de 63 personnes arrêtées pour ces motifs en 2013.
Le rapport de l’organisation souligne encore que le Vietnam ne possède pas d’institutions judiciaires indépendantes et que les sentences portées contre les dissidents ne tiennent compte que des intérêts du Parti, de l’État et du gouvernement.
HRW relève encore que les droits au rassemblement, à la liberté d’expression et à la liberté religieuse ne sont toujours pas respectés. La population n’est pas autorisée à organiser librement les manifestations ou à participer à des débats d'opinion. Les blogueurs sont arrêtés et poursuivis en justice. Pour faire taire les plus ardents d’entre eux, on utilise même des articles de la législation réprimant les fraudes fiscales.
De très nombreux cas concrets ont été cités : le procès de l’avocat Lê Quôc Quân, les affaires des blogueurs Truong Duy Nhât, les arrestations et les condamnations infligées par le tribunal du Nghê An à 14 jeunes catholiques, ou encore la répression exercée par les autorités gouvernementales contre le caodaïsme, le bouddhisme Hoa Hao, le bouddhisme unifié, ainsi que différentes confessions protestantes des hauts plateaux du Centre Vietnam.
Le rapport commente également l’adoption par l’Assemblée nationale, au mois de novembre dernier, d’une nouvelle constitution amendée. Bien que celle-ci affirme la souveraineté du peuple, elle comporte cependant nombreuses failles et ne garantit pas les droits de l'homme les plus élémentaires.
(1) cf Radio free Asia, 21 janvier 2014
(2) Dans le rapport annuel 2014, on trouvera le chapitre sur le Vietnam à l’adresse : http://www.hrw.org/world-report/2014/country-chapters/vietnam?page=2
(Source: Eglises d'Asie, le 22 janvier 2014)
Tin Đáng Chú Ý
Hội Nghị Genève II về hòa Bình Syria đã bắt đầu tại Thụy Sĩ
Vũ Văn An
04:45 22/01/2014
Theo tin BBC, một hội nghị rộng lớn nhằm tìm giải pháp cho cuộc tranh chấp đã kéo dài 3 năm ở Syria từng gây ra cái chết cho 100,000 người đang diễn ra tại Thụy Sĩ.
Chính phủ Syria và phe đối lập cùng tham dự hội nghị thượng đỉnh Genève II cùng với các đồng minh quốc tế của họ.
Tổng Thư Ký LHQ Ban Ki-moon nói với các đại biểu rằng họ đang đối diện với “một thách đố khủng khiếp”, nhưng đây là một cơ may để “tạo ra một khởi đầu mới”.
Tuy nhiên, các phóng viên nói người ta không mong sớm có khai thông lớn lao. Vấn đề then chốt mà không bên nào chịu nhúc nhích là tương lai của TT Bashar al-Assad. Các dị biệt cũng đã được bóc trần vào hôm trước hội nghị thượng đỉnh, khi một phúc trình được công bố nhằm tố cáo chính phủ Syria tội tra tấn và xử tử hàng loạt.
Các cuọc thương thuyết trực tiếp sẽ bắt đầu tại Genève vào hôm thứ Sáu. Đây sẽ là lần đầu tiên Chính Phủ Syria và phe đối lập gặp nhau mặt đối mặt kể từ khi cuộc tranh chấp khởi đầu, một cuộc tranh chấp, thêm vào số tử vong, còn khiến hàng triệu người Syria phả rời cư.
‘Nâng cao hy vọng’
Khai mạc hội nghị thượng đỉnh, trong đó, khoảng 40 ngoại trưởng sẽ lên tiếng, Ông Ban thúc giục các bên dấn thân “một cách nghiêm chỉnh và xây dựng” vào các cuộc thương thảo. Ông nói: “Chúng ta biết rằng tiến tới điểm này vốn đã là một đoạn đường khó khăn rồi. Chúng ta đã để mất nhiều thì giờ qúy giá và rất nhiều sinh mạng. Xin cho tôi được nói thẳng, các thách đố trước mặt qúy vị và trước mặt tất cả chúng ta thật khủng khiếp. Nhưng sự hiện diện của qúy vị ở đây nâng cao hy vọng của chúng ta”.
Ông nói rằng thảm họa tại Syria hết sức bao trùm với việc phớt lờ hết sức rộng lớn đối với luật nhân đạo, nhưng người Syria vẫn “đoàn kết trong tình yêu quê hương của họ”.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng các cuộc thương thảo “sẽ không đơn giản, sẽ không nhanh chóng”, nhưng “trên vai mọi tham dự viên, đang có một trách nhiệm lịch sử”.
Ông cũng nhắc lại chủ trương trước sau như một của ông rằng Iran, nước đã bị rút lại lời mời tham dự hội nghị thượng đỉnh, phải được tham dự hội nghị này.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói rằng cuộc nổi dậy từng khởi diễn như một diễn trình hòa bình, nhưng rồi “thảm họa thay, chế độ Assad đã đáp ứng hết cuộc biểu tình hòa bình này tới cuộc biểu tình hòa bình nọ bằng bạo lực mỗi ngày mỗi gia tăng”. Ông cho hay sẽ “không hề có triển vọng” hòa bình trong khi Ông Assad còn tại quyền.
Trong một nhận định đầy giận dữ, ngoại trưởng Syria Walid Muallem tuyên bố rằng một số quốc gia tham dự các cuộc thương thảo hòa bình trước đây vốn khuyến khích chủ nghĩa khủng bố và “tay họ dính đầy máu nhân dân Syria”. Ông cho hay các lân bang của Syria đã “nổi lửa” trên xứ sở ông và “đem vào những tên khủng bố từ khắp mọi nơi trên thế giới. Quốc gia độc lập Syria sẽ làm tất cả những gì cần thiết để tự bảo vệ mình”.
‘Kiên nhẫn và kiên tâm’
Phóng viên ngoại giao của BBC là Bridget Kendall cho hay: tổng thư ký LHQ không muốn các cuộc thương thảo hòa bình của ông rơi vào trận võ mồm, nên quan tâm chính của LHQ là tạo được một thứ đối thoại khởi đầu nào đó về các biện pháp có thể giúp đỡ được nhân dân Syria đang bị vây khốn.
Cô cho hay đang có lời đồn là sẽ có những cuộc ngừng bắn địa phương và các cơ quan nhân đạo có thể lui tới những khu đang vị vây khốn, nhưng đây là điều khó có thể xẩy ra vào lúc này, vì không chắc gì chính phủ Assad đã chịu nhượng bộ, và phái đoàn đối lập ít có ảnh hưởng đối với nhiều nhóm đối lập đang chiến đấu ở Syria.
Các phái đoàn quốc tế tại Genève II cho biết ít có hy vọng có khai thông, và ta chỉ nên coi các cuộc thương thảo như là bước đầu của diễn trình.
Một viên chức cao cấp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói với Hãng Agence France-Presse rằng “mọi người cần hiểu rằng đây là bước đầu của một diễn trình… Và do đó, tuyệt đối đòi phải kiên nhẫn và kiên tâm”.
Ngoại Trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier tuyên bố: “Chúng ta cần có những mong ước chừng mực. Chúng ta sẽ không thấy hòa bình chiến thắng trong những cuộc thảo luận này”.
Ông Muallem trước đó cho biết Damascus “cam kết hoạt động cho sự thành công của hội nghị này nên đây là bước đầu tiên trên đường tiến tới cuộc đối thoại giữa người Syria trên đất Syria”.
Vào đầu tuần này, LHQ rút lại lời mời Iran tham dự hội nghị, vì cho hay nước này miệng thì chấp nhận Thông Cáo Chhung Genève, tức kế hoạch đạt tới một cơ chế cai trị chuyển tiếp cho Syria được thỏa thuận trong một hội nghị năm 2012 do LHQ bảo trợ, nhưng sau đó đã không chịu ký thự.
Tổng thống Iran Hasan Rouhani, hôm thứ Hai, cho hay “thiếu các tay chơi có ảnh hưởng tại hội nghị” có nghĩa khó “thành công trong việc diệt trừ chủ nghĩa khủng bố… và khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng Syria của nó”.
Còn truyền thông nhà nước thi cho rằng theo ông, "hội nghị Genève đã thất bại ngay trước khi bắt đầu”.
'Xêda'
Một phúc trình bởi ba cựu công tố viên tội ác chiến tranh, được công bố hôm thứ Ba, tố cáo Syria tra tấn và xử tử có hệ thống khoảng 11,000 tù nhân kể từ ngày có cuộc nổi dậy vào tháng Ba, 2011.
Phúc trình này dựa vào chứng cớ của một nhiếp ảnh viên quân cảnh đào ngũ, chỉ được gọi là Xêda, là người cùng với nhiều người khác đã lén đưa khoảng 55,000 hình ảnh kỹ thuật số về những tù nhân bị giết ra khỏi Syria.
Hoa Kỳ và LHQ phản ứng một cách “kinh tởm” đối với các cáo buộc này. Nhưng phát ngôn viên của Syria thì cho hay phúc trình này không có một chút khả tín nào vì nó được đặt hàng bởi Qatar, là nước tài trợ cho một nhóm bạo loạn.
Tưởng cũng nên biết rằng khi các phái đoàn vừa tới Montreux, phe đối lập chính là Liên Minh Quốc Gia và Chính Phủ Syria nhanh chóng trình bày nghị trình của họ về tương lai của Ông Assad.
Hãng thông tấn Sana của Syria nói rằng Ngoại Trưởng Syria Walid Muallem tuyên bố: “Các vấn đề liên quan tới tổng thống và chế độ là lằn ranh đỏ đối với nhân dân Syria. Không ai được đụng tới tổng thống”.
Badr Jamous, tổng thư ký của Liên Minh Quốc Gia, nói với Reuters rằng: “chúng tôi sẽ không chấp nhận ít hơn việc loại bỏ tên tội phạm Bashar al-Assad và thay đổi chế độ và buộc các tên sát nhân phải chịu tính sổ”.
Chính phủ Syria và phe đối lập cùng tham dự hội nghị thượng đỉnh Genève II cùng với các đồng minh quốc tế của họ.
Tổng Thư Ký LHQ Ban Ki-moon nói với các đại biểu rằng họ đang đối diện với “một thách đố khủng khiếp”, nhưng đây là một cơ may để “tạo ra một khởi đầu mới”.
Tuy nhiên, các phóng viên nói người ta không mong sớm có khai thông lớn lao. Vấn đề then chốt mà không bên nào chịu nhúc nhích là tương lai của TT Bashar al-Assad. Các dị biệt cũng đã được bóc trần vào hôm trước hội nghị thượng đỉnh, khi một phúc trình được công bố nhằm tố cáo chính phủ Syria tội tra tấn và xử tử hàng loạt.
Các cuọc thương thuyết trực tiếp sẽ bắt đầu tại Genève vào hôm thứ Sáu. Đây sẽ là lần đầu tiên Chính Phủ Syria và phe đối lập gặp nhau mặt đối mặt kể từ khi cuộc tranh chấp khởi đầu, một cuộc tranh chấp, thêm vào số tử vong, còn khiến hàng triệu người Syria phả rời cư.
‘Nâng cao hy vọng’
Khai mạc hội nghị thượng đỉnh, trong đó, khoảng 40 ngoại trưởng sẽ lên tiếng, Ông Ban thúc giục các bên dấn thân “một cách nghiêm chỉnh và xây dựng” vào các cuộc thương thảo. Ông nói: “Chúng ta biết rằng tiến tới điểm này vốn đã là một đoạn đường khó khăn rồi. Chúng ta đã để mất nhiều thì giờ qúy giá và rất nhiều sinh mạng. Xin cho tôi được nói thẳng, các thách đố trước mặt qúy vị và trước mặt tất cả chúng ta thật khủng khiếp. Nhưng sự hiện diện của qúy vị ở đây nâng cao hy vọng của chúng ta”.
Ông nói rằng thảm họa tại Syria hết sức bao trùm với việc phớt lờ hết sức rộng lớn đối với luật nhân đạo, nhưng người Syria vẫn “đoàn kết trong tình yêu quê hương của họ”.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng các cuộc thương thảo “sẽ không đơn giản, sẽ không nhanh chóng”, nhưng “trên vai mọi tham dự viên, đang có một trách nhiệm lịch sử”.
Ông cũng nhắc lại chủ trương trước sau như một của ông rằng Iran, nước đã bị rút lại lời mời tham dự hội nghị thượng đỉnh, phải được tham dự hội nghị này.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói rằng cuộc nổi dậy từng khởi diễn như một diễn trình hòa bình, nhưng rồi “thảm họa thay, chế độ Assad đã đáp ứng hết cuộc biểu tình hòa bình này tới cuộc biểu tình hòa bình nọ bằng bạo lực mỗi ngày mỗi gia tăng”. Ông cho hay sẽ “không hề có triển vọng” hòa bình trong khi Ông Assad còn tại quyền.
Trong một nhận định đầy giận dữ, ngoại trưởng Syria Walid Muallem tuyên bố rằng một số quốc gia tham dự các cuộc thương thảo hòa bình trước đây vốn khuyến khích chủ nghĩa khủng bố và “tay họ dính đầy máu nhân dân Syria”. Ông cho hay các lân bang của Syria đã “nổi lửa” trên xứ sở ông và “đem vào những tên khủng bố từ khắp mọi nơi trên thế giới. Quốc gia độc lập Syria sẽ làm tất cả những gì cần thiết để tự bảo vệ mình”.
‘Kiên nhẫn và kiên tâm’
Phóng viên ngoại giao của BBC là Bridget Kendall cho hay: tổng thư ký LHQ không muốn các cuộc thương thảo hòa bình của ông rơi vào trận võ mồm, nên quan tâm chính của LHQ là tạo được một thứ đối thoại khởi đầu nào đó về các biện pháp có thể giúp đỡ được nhân dân Syria đang bị vây khốn.
Cô cho hay đang có lời đồn là sẽ có những cuộc ngừng bắn địa phương và các cơ quan nhân đạo có thể lui tới những khu đang vị vây khốn, nhưng đây là điều khó có thể xẩy ra vào lúc này, vì không chắc gì chính phủ Assad đã chịu nhượng bộ, và phái đoàn đối lập ít có ảnh hưởng đối với nhiều nhóm đối lập đang chiến đấu ở Syria.
Các phái đoàn quốc tế tại Genève II cho biết ít có hy vọng có khai thông, và ta chỉ nên coi các cuộc thương thảo như là bước đầu của diễn trình.
Một viên chức cao cấp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói với Hãng Agence France-Presse rằng “mọi người cần hiểu rằng đây là bước đầu của một diễn trình… Và do đó, tuyệt đối đòi phải kiên nhẫn và kiên tâm”.
Ngoại Trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier tuyên bố: “Chúng ta cần có những mong ước chừng mực. Chúng ta sẽ không thấy hòa bình chiến thắng trong những cuộc thảo luận này”.
Ông Muallem trước đó cho biết Damascus “cam kết hoạt động cho sự thành công của hội nghị này nên đây là bước đầu tiên trên đường tiến tới cuộc đối thoại giữa người Syria trên đất Syria”.
Vào đầu tuần này, LHQ rút lại lời mời Iran tham dự hội nghị, vì cho hay nước này miệng thì chấp nhận Thông Cáo Chhung Genève, tức kế hoạch đạt tới một cơ chế cai trị chuyển tiếp cho Syria được thỏa thuận trong một hội nghị năm 2012 do LHQ bảo trợ, nhưng sau đó đã không chịu ký thự.
Tổng thống Iran Hasan Rouhani, hôm thứ Hai, cho hay “thiếu các tay chơi có ảnh hưởng tại hội nghị” có nghĩa khó “thành công trong việc diệt trừ chủ nghĩa khủng bố… và khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng Syria của nó”.
Còn truyền thông nhà nước thi cho rằng theo ông, "hội nghị Genève đã thất bại ngay trước khi bắt đầu”.
'Xêda'
Một phúc trình bởi ba cựu công tố viên tội ác chiến tranh, được công bố hôm thứ Ba, tố cáo Syria tra tấn và xử tử có hệ thống khoảng 11,000 tù nhân kể từ ngày có cuộc nổi dậy vào tháng Ba, 2011.
Phúc trình này dựa vào chứng cớ của một nhiếp ảnh viên quân cảnh đào ngũ, chỉ được gọi là Xêda, là người cùng với nhiều người khác đã lén đưa khoảng 55,000 hình ảnh kỹ thuật số về những tù nhân bị giết ra khỏi Syria.
Hoa Kỳ và LHQ phản ứng một cách “kinh tởm” đối với các cáo buộc này. Nhưng phát ngôn viên của Syria thì cho hay phúc trình này không có một chút khả tín nào vì nó được đặt hàng bởi Qatar, là nước tài trợ cho một nhóm bạo loạn.
Tưởng cũng nên biết rằng khi các phái đoàn vừa tới Montreux, phe đối lập chính là Liên Minh Quốc Gia và Chính Phủ Syria nhanh chóng trình bày nghị trình của họ về tương lai của Ông Assad.
Hãng thông tấn Sana của Syria nói rằng Ngoại Trưởng Syria Walid Muallem tuyên bố: “Các vấn đề liên quan tới tổng thống và chế độ là lằn ranh đỏ đối với nhân dân Syria. Không ai được đụng tới tổng thống”.
Badr Jamous, tổng thư ký của Liên Minh Quốc Gia, nói với Reuters rằng: “chúng tôi sẽ không chấp nhận ít hơn việc loại bỏ tên tội phạm Bashar al-Assad và thay đổi chế độ và buộc các tên sát nhân phải chịu tính sổ”.
Văn Hóa
23 tháng Chạp: Táo thần Vietcatholic chầu trời
Thanh Sơn (Đức Quốc)
11:09 22/01/2014
TÁO VIETCATHOLIC
CHẦU TRỜI 2014
Ngựa đá vào nhà
Đi xa lặn lội
Táo vội te tua
Chạy bủa về nhà
Viet-ca-tho-lic
Cầm lịch lên chầu
Trình tâu Thánh Thượng.
*
Muôn tâu Thánh Thượng
Thần là táo quân
Chạy sút cả quần
Gần xuân báo cáo
Nhiều chuyện vô đạo
Xảy ra khắp nơi
Cả bốn phương trời
Dâng lời muốn tấu
*
Đầu tiên tin xấu
Nhìn thấu năm qua
Ở nơi quê nhà
Thật là tơi tả
Toàn chuyện buồn bã
Mà đảng ra rả
Từ xã tới thôn
Toàn lũ cô hồn
Hết khôn dồn dại
Đất nước băng hoại
Phân loại ra đây
Thì có mà đầy
Viết dầy mấy thiên
Triền miên chẳng hết
Mà ngày gần tết
Thần chỉ đúc kết
Những vết chính thôi.
*
Đầu năm Quốc Hội
Khoe vội đưa ra
Hiến Pháp quốc gia
Mở ra góp ý
Công lý thực thi
Muôn dân tức thì
Ly kỳ ý kiến
Ngỡ rằng thăng tiến
Lên tiếng thảo ngay
Ý hay trình bày
Bảy hai trí thức
Thảo ngay một bức
Lập tức đề ra
Luật lệ quốc gia
Thật là ngay chính
Chữ ký danh tính
Nghị trình mấy chục
Hội Đồng Giám Mục
Một mực cùng nhau
Thảo mau ý kiến
Tự do thăng tiến
Chục vạn dân hiền
Ký liền hưởng ứng
Tưng bừng khắp nơi
Thật là tuyệt vời
Một trời hy vọng
*
Ai ngờ lật lọng
Là nghề đảng ma
Tên Trọng lú già
Ba hoa vô đạo
Ba xạo vô đối
Chuyên nghề nói dối
Gây rối khắp nơi
Đắc Kiên tức thời
Đưa lời phản đối
Nói dối lòi ra
Mặt hắn gian tà
Đúng là đảng cướp
Nhổ ra hôm trước
Nhơ nhuốc nuốt vào
Không còn lời nào
Để mà diễn tội.
Chủ tịch quốc hội
Tên gọi Hùng sói
Lời nói ba hoa
Nào là dân chủ
Diễn đủ thứ trò
Chăm lo cho đảng
Chuyên nghề nổ sảng
Phát hoảng bất ngờ
Nhiều lúc như ngơ
Mập mờ gian xảo
Lừa đảo chuyên nghề
Môm dê mép giải
Hiến Pháp phế thải
Bắt phải nhấn nút
Quyền dân mất hút
Một phút thông qua
Lại còn gian tà
Dân đã đồng ý
Rất là vô lý.
*
Còn tên ba xị
Vi xi thủ tướng
Gian tà tội vướng
Đem nướng Vinashin
Rồi đớp Vinaline
Bất tài tham nhũng
Chính là Ba Dũng
Quốc gia thâm thủng
Tham nhũng mọi đàng
Chẳng màng giữ nước
Nam Quan bán trước
Đất nước bán sau
Khắp cả phố tàu
Xuống tới Cà Mau
Lòng dân quặn đau
Kẻ trước người sau
Chống tàu giữ nước
Đảng rước giặc vào
Làm sao không hổ
Dân Việt khốn khổ
Muốn xổ chúng đi.
*
Chuyện dài thế kỷ
Liên lỉ thảm thương
Ở trên quê hương
Nhà thương nhà xác
Chẳng khác bao nhiêu
Kẻ nào đưa nhiều
Được chiều hết ý
Ai nghèo đưa tý
Bác sỹ để cho
Tự lo chết mặc.
*
Trẻ con chết sặc
Dày đặc khắp nơi
Chích ngừa khơi khơi
Chết dăm chục đứa
Vắc xin tàu khựa
Một vựa trong kho
Ôi thôi đủ trò
Vòng vo thối nát.
*
Rồi chuyện bi đát
Bát ngát quê hương
Xả lũ thảm thương
Dân chết đầy đường
Bò chương heo sình
Đảng vẫn biện minh
Xả đúng quy trình
Dân mình chết đuối
Bởi suối nước cao,
Bùn đỏ tuôn trào
Chúng còn bố láo
Quảng cáo trồng cây
Đất nầy tốt lắm
Đảng như hũ mắm
Nói lắm thêm hôi.
*
Chuyện tồi nhân quyền
Chính chuyên Việt Nam
Đã làm nổi tiếng
Chết điếng năm châu
Quốc tế yêu cầu
Tường trình sắp đến
Ngọn nến tự do
Chúng lo sút vó
Đàn áp đây đó
Thử ngó nhân quyền
Phương Uyên, N. Kha
Lớp trẻ chúng ta
Đứng ra tranh đấu
Sợ chi kẻ xấu
Đả cẩu la làng
Hiên ngang anh dũng
Nói đúng tim đen
Chúng vội tắt đèn
Còn hèn cắn lén.
*
Rồi tới Mỹ Yên
Liên miên sóng gió
Hành hương hôm đó
Chúng nó chận xe
Hăm he lên cướp
Giáo dân bắt được
Trói ngược kẻ gian
Đưa đến công an
Ngờ đâu cả đàn
Đều là chúng nó
Xúm vào xin xỏ
Nhờ có các cha
Giáo dân mới tha
Về nhà run rẩy
Nửa tháng sau đấy
Chúng lấy cớ gì
Bắt cóc mang đi
Một khi hai người
Giáo dân gương mẫu
Chúng mang đi giấu
Mỹ Yên tranh đấu
Lên thấu ủy ban
Hiên ngang đòi người
Đười ươi xin hứa
Ba bữa nữa thôi
Thế nào chúng tôi
Cũng mang về trả
Giấy tờ ký cả
Tưởng đã là yên
Ai ngờ đảo điên
Chúng liền trở mặt
Âm mưu sắp đặt
Súng sắt bủa vây
Tà quyền mặt dầy
Kéo đầy khắp cả
Đánh dân tơi tả
Đập cả tượng Thánh
Đúng loài bất chánh
Thi hành bất nhân
Chuyên hà hiếp dân
Truyền thông rần rần
Chẳng cần sự thật
Cướp giật la làng
Đổ sang người khác
Đúng là thuyết Mác
Của bác đem về
Chuyên nghề gian dối
Vô đối dương gian
*
Giờ thần tấu sang
Chuyên trang thế giới
Cuộc chiến đổi mới
Lan tới khắp nơi
Syria tả tơi
Rối bời khắp cả
Đánh nhau tơi tả
Suốt cả năm qua
Chết qúa nhiều người
Không lời tả xiết
Đau xót da diết
Chém giết khắp cùng
Cực đoàn truy lung
Khắp vùng Công Giáo
Diệt đạo diễn ra
Giết cả các cha
Không tha ai hết
Trăm ngàn người chết
Tới nay chưa hết
Thịt da bê bết
Máu chảy thành sông
Quân đội chơi ngông
Tấn công hóa học
Dân lành chết chóc
Ôi thôi lăn lóc
Phiến quân cướp bóc
Dân khóc ngập trời
Chúng lục khắp nơi
Giết người Công Giáo
Ai không bỏ đạo
Chém giết thẳng tay
Ngàn nỗi đắng cay
Giáo dân gặp phải.
*
Rồi lại Ai Cập
Giáo dân bầm dập
Đánh đập xảy ra
Chính Đức Thánh Cha
Giải hòa mấy bận
Nhưng vẫn lận đận
Cơn giận nổ ra
Trăm nhà thờ Chúa
Đốt của giết người
Sao lời tả thấu
Người dân tranh đấu
Cái xấu bỏ đi
Lật đổ tức thì
Morsi tổng thống
Ông này chơi ngông
Cậy đông hồi giáo
Ra luật bố láo
Cấm đạo gắt gao
Vơ vào quyền bính
Quân đội đem lính
Công chính can thiệp.
*
Giờ thần tâu tiếp
Sang chuyện Á châu
Thế giới phát rầu
Bởi chú ba tầu
Chuyên môn làm ẩu
Mà chẳng biết xấu
Đầu gấu ba hoa
Luật biển tự ra
Như là của chúng
Chẳng cần biết đúng
Đem súng dương oai
Hù dọa vậy hoài
Chẳng ai sợ hết
Lưỡi bò lết bết
Đòi lết kiếm ăn
Chẳng biết hôi tanh
Có ngày tanh banh
Sẽ xanh máu mặt
Chúng chuyên cài đặt
Đủ mặt độc hại
Chỉ có đứa dại
Mới lại kết thân
Với loài bất nhân
Chơi gần sẽ ngủm.
*
Kế bên chú Ủn
Được đủn lên ngôi
Mới hơn năm thôi
Ác tồi không tưởng
Giết luôn chú dượng
Chẳng chút tình thương
Nát bét như tương
Thịt xương chó gặm
Cô ruột sợ lắm
Mắt nhắm ngủm theo
Chém giết vèo vèo
Dân nghèo đói rét
Hắn còn nói phét
Hò hét chỉ tay
Sang ngay Nam Hàn
Hù dọa làm càn.
Tổng thống hồng nhan
Có ngán chút nào
Cho lính ra chào
Hỏi sao chú Ủn?
Tên này bủn rủn
Đẩy đủn làm le
Cuối cùng im re
Le te chết đói.
*
Nói chuyện Thái Lan
Cũng lắm gian nan
Áo vàng, áo đỏ
Chơi xỏ lẫn nhau
Nên chẳng đẹp màu
Nát nhàu tất cả
Biểu tình tơi tả
Vất vả dân tình
Thêm lắm bất bình
Chiếm dinh thủ tướng
Mấy ngày nay vướng
Cứ tưởng sẽ êm
Ai ngờ nổ thêm
Bên thềm máu đổ
Kiểu này là khổ
Lại tố nhau ra
Chẳng chịu làm hòa
Chờ tòa giải quyết.
*
Nước Phi thảm thiết
Bão giết thảm thương
Nát nhừ như tương
Bởi em Hải Yến
Em khiến gió vào
Bao nhiêu thành phố
Cây đổ nhà xiêu
Chết rất là nhiều
Tiêu điều khắp cả
Trăm ngàn tơi tả
Vất vả vô cùng
Thế giới đã chung
Tay cùng giúp đỡ
Tiếng lòng nức nở
Kẻ ở người đi
Nhân loại thực thi
Những gì Chúa dạy
Triệu triệu bàn tay
Vào ngay giúp đỡ
Thế giới mắc cở
Bởi mớ tàu phù
Đem lòng tư thù
Đầu ngu lớn xác
Nước Phi phản bác
Canh gác cấm vào
Qùa trao đem trả
Cậu cả đầu ngu
Cái nhục thiên thu
Tầu phù phải nhớ
Đừng nên lấy cớ
Chẳng nỡ cứu người
Đạo Trời đâu thế.
*
Thần tâu tiện thể
Xin kể Châu Phi
Nelson ra đi
Ghi vào lịch sử
Đạo Trời ông giữ
Bất tử trong tim
Luôn tìm chân lý
Một ý trong hồn
Đời ông kính tôn
Chí tôn Thiên Chúa
Ông không ham của
Nên chẳng tàn úa
Lời Chúa dẫn đi
Ông cứ thực thi
Xót gì thân thể
Nên ông được kể
Vào bậc vĩ nhân
Nguyên thủ xa gần
Ân cần tiễn biệt
Tinh thần bất diệt
Đặc biệt thăng hoa
Thế giới ngợi ca
Quốc gia nguyên thủ
Đông đủ cúi đầu
Thật lâu kính cẩn.
*
Bây giờ tấu qua
Cờ Hoa nước Mỹ
Dẫu bậc anh chị
Vẫn bị khó khăn
Đâu dễ dắt chăn
Thiện căn thế giới
Nhiều nước làm tới
Cũng quậy tả tơi
Nghe lén chuyện đời
Rối bời tai tiếng
Chết điếng vân vân
Rồi chuyện thoát thân
Edward Snowden
Rần rần báo chí
Đủ ý tin đưa
Nga Mỹ cù cưa
Chơi lừa nhau đấy
Nhìn thấy chẳng tin
Bảo mình vô tội.
*
Thần vội xin tâu
Chút chuyện Âu Châu
Có một bà bầu
Rất ngầu thủ tướng
Kiêm luôn đảng trưởng
Ngỡ sướng như tiên
Công việc triền miên
Liền liền đây đó
Bao nhiêu chuyện khó
Chứng tỏ năng quyền
Hai nhiệm kỳ liền
Liên miên thăng tiến
Bây giờ diện kiến
Nhiệm kỳ thứ ba
Giữ vững quốc gia
Mà còn lo ra
Cho cả Âu Châu
Đầu tầu kinh tế
Chuyện đâu phải dễ
Thế giới kính nể
Kinh tế quốc gia
Nước Đức nhà ta
Đàn bà có mấy
Để cho ta thấy
Được mấy tay phông
Đàn ông dám sánh.
*
Ngôi sao lóng lánh
Soi ánh trên cao
Thần xin kính chào
Nói vào chuyện đạo
Thật là độc đáo
Thần xin báo cáo
Công Giáo năm nay
Chuyện này rất mới
Thế giới hoang mang
Giáo Hoàng từ chức
Đây là chuyện thực
Giáo Hoàng Biển Đức
Tỉnh thức vô cùng
Tình Chúa thủy chung
Tập trung hết sức
Phục vụ hết mức
Tỉnh thức cân đo
Ngài muốn làm cho
Giáo Hội thăng tiến
Dâng hiến hết mình
Thật tình xin nghỉ
Cả đời chăm chỉ
Thiện chí trùng khơi
Mong được nghỉ ngơi
Cuối đời nguyện ngẫm
Với Chúa êm ấm
Sâu thẩm cao siêu
Cho cả giáo triều
Thương yêu bác ái
Thật là trọng đại
Xin mãi ơn lành
Thánh Thần ơn ban
Chứa chan Thần Khí
Vô cùng thi vị
Hơn trăm Hồng Y
Cùng vào mật nghị
Hội ý tháng ba
Cùng nhau bầu ra
Một Đức Thánh Cha
Suốt một ngày qua
Khói đen bay ra
Cả ba lần hết
Sang ngày kế tiếp
Bao nhiếp ảnh gia
Nhà ta theo dõi
Mong mỏi tập trung
Khắp cùng thế giới
Nguyện cầu mong đợi
Khói mới bốc ra
Vạn tiếng hòa ca
Đúng là “khói trắng”
Văng vẳng khắp nơi
Tiếng hô tung trời
Có Giáo hoàng mới
Phơi phới hân hoan
Nhìn lên lan can
Giáo Hoàng xuất hiện
Ngài xin cầu nguyện
Dâng hiến Thánh Linh
Ban xuống cho mình
Tâm xinh khó nghèo
Bước theo thánh ý
Thánh Vị tông đồ
Đức Phanxicô
Tông đồ nghèo khó
Phải có mùi chiên
Phục vụ nhân hiền
Ngài liền rửa chân
Cho các tù nhân
Cúi mình hôn chân
Ân cần nhân ái
Thật là trọng đại
Chẳng ngại ngần chi
Gương Chúa thực thi
Tức thì Lời Chúa
Nở thơm không úa
Từ thuở đời đời
Ngôi Lời dạy thế
Bất kể giàu nghèo
Ai theo hưởng phước
Ngài đã làm trước
Ta bước theo sau
Xoa dịu khổ đau
Anh em đồng loại
Sửa chữa băng hoại
Đối thoại cùng nhau
Thế giới tươi màu
Thương đau sẽ hết
Sự chết lui dần
Ngài dùng bản thân
Ân cần đổi mới
Hiến dâng thế giới
Trao tới Đức Mẹ
Xin Mẹ chở che
Lắng nghe lời nguyện
Còn bao nhiêu chuyện
Ngài khuyên giới trẻ
Đại Hội Ba Tây
Mấy triệu về đây
Lòng đầy phấn khởi
Một làn gió mới
Đem tới muôn dân
Của Chúa Thánh Thần
Ân cần thay đổi
Nhiều chuyện nóng hổi
Biến đổi muôn dân
Thần nhớ có lần
Chú bé nhanh chân
Chạy gần đến trước
Ngài kêu dừng bước
Bé bước lên xe
Ngài liền lắng nghe
Chú bé mong ước
Sau này bắt chước
Theo bước linh mục
Dâng đời phục vụ
Ngài đã chăm chú
Nhắn nhủ cậu nên
Học lên chăm chỉ
Sau này quyết chí
Thiên ý sẽ ban
Cậu bé hân hoan
Hứa ngoan chăm học
Như mặt trời mọc
Chú khóc hân hoan.
Rio chứa chan
Bãi biển tươi cười
Hơn ba triệu người
Tuyệt vời canh thức
Cùng Đức Thánh Cha
Ánh nến chan hòa
Hồng ân tất cả
Vất vả tan mau
Lời kinh đẹp màu
Cùng nhau tay nắm
Tình Chúa đằm thắm
Qủa lắm diệu kỳ
Khi ta ra đi
Thực thi lời Chúa
Lời Ngài muôn thuở
Mãi ở cùng ta
Lời Ngài thứ tha
Nở hoa bác ái
Khi hồn quảng đại
Đừng ai ngu dại
Phản lại Chúa Cha
Để mà rước họa.
*
Thần xin tấu qua
Món qùa đại hội
Lặn lội năm châu
Để cố lên chầu
Trình tâu ThánhThượng
Thịnh vượng năm nay
Ba ngày đại hội
Thánh Mẫu diễn ra
Ở xứ Cờ Hoa
Rất là đông đảo
Khỏi cần phải bảo
Thần báo sơ sơ
Giáo dân mong chờ
Mười lăm tháng tám
Bao đám về đây
Người cứ tràn đầy
Ngất ngây nghe giảng
Từ sáng tới đêm
Rồi thêm thánh lễ
Ôi nhiều vô kể
Thần đếm không xuể
Chỉ kể sơ qua
Còn qua nước khác
Nhưng thần đi lạc
Sang tận Úc Châu
Cha Chi đứng đầu
Hội đồng Tuyên Úy
Sinh hoạt một ý
Chống cộng cũng chì
Mỗi khi chúng đến
Giám Mục dễ mến
Đức Vicentê
Cũng hết chỗ chê
Dân việt rất mê
Lời cha nói thẳng
Xem chẳng ra gì
Cái bọn vi xi
Làm gì cũng ngán
Sinh hoạt trong sáng
Thần ráng Tấu thêm
Trước thềm năm mới
Mọi điều tấn tới
Thần mới bay đến
Tận bên Âu Châu
Kiếm tin lên chầu
Trình tâu Thượng Đế
Thần đây xin kể
Chuyện về Đức Quốc
Để Ngài thấu suốt
Thần buộc tấu ngay
Đại hội năm nay
Đổi thay gió mới
Giới trẻ phấn khởi
Là bởi ca đoàn
Lời hát hân hoan
Khai mạc Đại Hội
Buổi tối thứ bảy
Giới trẻ đảm đang
Mọi đàng đẹp đẽ
Ca đoàn tươi trẻ
Các bé dâng hoa
Rất là tài ba
Hài hòa trước sau
Kiệu nến hoa màu
Cùng nhau tiến rước
Theo nhịp trống chiêng
Khênh kiệu thiếu niên
Ngoan hiền vui vẻ
Một ngày giới trẻ
Đẹp đẽ tươi màu
Tới ngày hôm sau
Cùng nhau chung sức
Rạo rực khắp nơi
Bầu trời trong sáng
Thánh lễ khang trang
Mọi đàng vui vẻ
Hội thảo giới trẻ
Từ bé tới già
Tham gia tích cực
Mấy ngàn nhân lực
Một mực giúp nhau
Đẹp màu tất cả
Như bản hòa ca
Đề tài năm qua
Thiết tha trìu mến
Thánh Thần đưa đến
Ngọn nến canh tân
Nối kết tình thân
Ân cần Đại Hội.
Năm nay thần vội
Lặn lội lên đây
Báo cáo tỏ bày
Thần phải báo ngay
Cái ngày mới đây
Dân đầy thương tiếc
Tinh thần bất diệt
Của anh Việt Dũng
Anh cũng vang danh
Để lại tiếng lành
Cho dân tỵ nạn
Cộng sản xưa nay
Con người thẳng ngay
Tỏ bày rỏ cả
Không sợ vất vả
Mà đã rõ ràng
Hiên ngang chống cộng
Lời anh sôi động
Mở rộng năm châu
Anh luôn đi đầu
Mặc dầu chống nạng
Nhưng vẫn hiên ngang
Không màng gian khó
Xưa nay hiếm có
Chứng tỏ lời ca
Văn hoa rõ nét
Lời anh đanh thép
Rất ghét gian tà
Chút Qùa Quê Hương
Vấn vương từ giã
Anh đã ra đi
Bao người thương tiếc
Tinh thần bất diệt
Người Việt ghi nhớ.
*
Nhân ngày thần táo
Thần báo cáo ngay
Để Thánh Thượng hay
Thần đã tỏ bày
Mong ngày tươi sáng
Quê hương quang đãng
Đảng sản biến mau
Dân khỏi thương đau
Tươi màu đất nước.
*
Trước khi rời bước
Tung cước xuống trần
Ân cần kính chúc
Mọi người hạnh phúc
Đông đúc cháu con
Những vợ chồng son
Đẻ con năm ngựa
Nương tựa thủy chung
Cuối cùng thần chúc
Phong tục giữ gìn
Vững tin Vào Chúa
Đời chẳng tàn úa
Đầy lúa trong kho
Ấm no hạnh phúc
Thần xin kính chúc
Thánh thượng thực thi
Những gì thần tấu
Diệt đi cái xấu
Cả dấu vết luôn
Thế giới kính nể
Thân xin lui về
Đừng để qúa trễ.
Kính chúc vạn tuế
Vạn tuế vạn tuế
Vạn vạn vạn tuế.
Thanh Sơn 22.01.2014
Xuân trong ca dao và tục ngữ
Trầm Thiên Thu
11:31 22/01/2014
Theo sách “Le Khmer”, trước kia dân Việt ăn Tết theo Trung Quốc, nhưng cũng có thời gian dân Việt ăn Tết theo Chiêm Thành. Tết này bắt đầu vào tháng Hai âm lịch, có đủ lễ lạc, vui chơi, hát xướng, rượu chè,… trong ba ngày liên tiếp, nhưng người ta cũng đi thăm viếng nhau, và cũng có nhiều điều kiêng cữ. Trong mấy ngày ấy, dù gặp kẻ thù thì người ta cũng chào và chúc mừng nhau. Theo tục lệ người Chiêm, ngày ấy là ngày “xóa bỏ hờn giận”. Ý nghĩa Tết như vậy rất nhân bản, tốt lành và cao thượng.
Trẻ em còn vô tư nên háo hức mong Tết mau đến. Người lớn có những người cũng mong Tết, nhưng sự mong chờ của họ mang “ý nghĩa” khác hẳn so với trẻ em, thậm chí có người thực dụng, họ mong Tết để có lợi về vật chất.
Tuy nhiên, có những người không hề mong Tết, họ nghèo khổ quá nên họ sợ Tết, nếu có thể thì họ chỉ mong “đừng có Tết”. Buồn lắm thôi! Nhưng thời gian cứ luân phiên, tứ thời bát tiết tuần tự theo quy luật tự nhiên của đất trời. Cứ đến cuối năm thì những người nghèo lại “giật mình” như điện giật, như chớp bể mưa nguồn. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Tết đến sau lưng, ông vải thì mừng, con cháu thì lo”. Cái lo ngày thường đã khiến họ rối trí rồi, cái lo ngày Tết làm họ càng nhức đầu hơn. Nỗi niềm không biết tỏ cùng ai. Nỗi khổ cứ chồng chất, làm sao vui được!
Cả năm đầu tắt mặt tối, bán lưng cho trời bán mặt cho đất, từ sớm tới khuya không ngơi tay, thế mà vẫn chẳng thấy chút niềm vui: “Đi cày ba vụ, không đủ ăn ba ngày Tết”. Nghe người ta chúc giàu sang phú quý mà thêm mủi lòng, cũng đành cười gượng để gọi là Xuân. Người nghèo đáng thương biết bao!
Ngày Tết là dịp vui Xuân, bù đắp những ngày tháng cực nhọc vất vả suốt năm, có lợi cho cả tinh thần và thể lý. Nhưng thương thay, có những người “gọi là” nghỉ ngơi ăn Tết mà lòng vẫn lo ngay ngáy:
Bây giờ tư Tết đến nơi
Tiền thì không có sao nguôi tấm lòng
Nghĩ mình vất vả long đong
Xa nghe lại thấy Quảng Đông kéo còi
Về nhà công nợ nó đòi
Mà lòng bối rối đứng ngồi không yên
Khổ quá! Bình thường thì chẳng ai biết ai thế nào, nhìn thấy họ vất vả nhưng chưa chắc khổ, hoặc nhìn thấy họ nhàn hạ nhưng chưa chắc sướng. Có “cháy nhà mới lòi mặt chuột”. Kinh nghiệm dân gian cũng cho biết: “Khôn ngoan đến cửa quan mới biết, giàu có Ba mươi Tết mới hay”. Hoặc như ca dao phân tích:
Có, không: đến mùa Đông mới biết
Giàu, nghèo: ba mươi Tết mới hay
Chuyện giàu – nghèo đã vậy, như một quy luật muôn thuở, như “phần cứng” đã được “cài đặt” mặc định rồi, chẳng ai dám nhận mình hiểu hết ngọn nguồn.
Chuyện tình cảm đôi lứa cũng rắc rối, phiền toái. Bảo là yêu nhau nhưng hành động lại không thể hiện tình yêu đó. Cô nàng trách anh chàng: “Chiều Ba mươi anh không đi Tết, rạng ngày Mồng Một anh không đi lạy bàn thờ, hiếu trung mô nữa mà bảo em chờ uổng công”. Và rồi anh chàng cố gắng phân bua, biện minh cho sự “lỡ hẹn” của mình, mong cô nàng cảm thông: “Hôm Ba mươi anh mắc lo việc họ, sáng mồng Một anh bận việc làng, ông bà bên anh cũng bỏ huống chi bên nàng, nàng ơi!”. Nhiêu khê quá! Ai bày Tết nhất làm chi không biết!
Tết là thế đó. Tết vừa minh nhiên vừa mặc nhiên. Tết cũng có biết bao phong tục, nghi thức, lễ nghĩa,… mà người ta phải thực hiện – dù muốn hay không. Một trong các nghi thức chứng tỏ lễ nghĩa là nhớ ơn người khác: “Mồng một tết Cha, mồng hai tết Chú, mồng ba tết Thầy”. Đó là “công thức” chung. Riêng nam giới hoặc quý ông đã có vợ thì có “kiểu” lễ nghĩa khác một chút, nhưng cũng không ngoài chuyện nhớ ơn. Ca dao nói:
Mồng một thì ở nhà cha
Mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy
Tết còn là dịp nhắc nhở người ta phải sống chân thật, không được lọc lừa, giả dối, ăn không nói có,…
Hễ ai mà nói dối ai
Thì mồng một Tết, Ba Giai đến nhà
Đó là câu ca thể lục bát đã có từ khi Ba Giai và Tú Xuất còn sinh thời. Ba Giai là một biệt danh của một danh sĩ Việt Nam nổi tiếng hồi cuối thế kỷ XIX. Ông được biết nhiều bởi tài làm thơ châm biếm, với “đối tượng” chính là các quan lại tham nhũng, các trọc phú. Trong giai thoại dân gian, ông được biết đến là người trong cặp bài trùng với Tú Xuất. Tuy nhiên, theo lời truyền tụng trong dân gian và ý kiến của một số nhà nghiên cứu, Ba Giai còn có thể là tác giả của một thi phẩm chính luận “Hà Thành Chính Khí Ca”, gồm 140 câu thơ lục bát, được cho là sáng tác ngay sau khi Hà Nội bị quân Pháp xâm chiếm ngày 25-4-1882.
Ba Giai có tên thật là Nguyễn Văn Giai, không rõ năm sinh và năm mất. Có thể ông sống vào khoảng thời gian triều đại các vua Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức (1848-1883), người làng Hồ Khẩu, huyện Vĩnh Thuận (nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, TP Hà Nội). Ông là con thứ ba trong gia đình nên người ta gọi là Ba Giai. Gia cảnh nghèo khó, cha mẹ mất sớm, ông đi làm thuê để có tiền ăn học. Ông học giỏi, nhưng gặp lúc nước nhà lâm cảnh loạn lạc, nên ông không được đi thi. Không rõ Ba Giai gặp và kết bạn với Tú Xuất thế nào và lúc nào, có thể hai ông thường gặp nhau vào thời gian giữa hai lần quân Pháp đánh chiếm Hà Nội (1872 và 1882). Có lẽ cùng từ quan hệ học hành thi cử mà hai ông kết thân với nhau.
Tục ngữ có câu: “Mồng chín vía Trời, mồng mười vía Đất”. Có những thứ con người muốn mà không làm già được, thế nên người ta vẫn tin vào thần linh vô hình. Ngoài ra người ta còn có nhiều kiểu vui chơi trong mùa Xuân. Riêng vùng đất Nam Định có những câu ca dao giới thiệu những phiên chợ của họ một cách thú vị:
Mồng một chơi cửa, chơi nhà
Mồng hai chơi xóm, mồng ba chơi đình
Mông bốn chơi chợ Quả linh
Mồng năm chợ Trình, mồng sáu non Côi
Qua ngày mồng bảy nghỉ ngơi
Bước sang mồng tám đi chơi chợ Viềng
Chợ Viềng một năm mới có một phiên
Cái nón em đội cũng tiền anh mua
Ngày xưa, dân chúng chủ yếu là nông dân, công việc đồng áng theo mùa, có lúc vất vả nhưng có lúc lại nông nhàn. Vì thế, người ta ăn Tết không chỉ mấy ngày đầu Xuân mà người ta vui vẻ suốt tháng Giêng, rồi còn “lai rai” cả những tháng ngày kế tiếp:
Tháng Giêng là tháng ăn chơi
Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba rượu chè
Ca dao và tục ngữ là kho tàng văn chương quý giá, tuy bình dân nhưng vẫn sâu sắc và chứa nhiều bài học sống giá trị. Ngày Xuân có dịp đọc lại và ngẫm nghĩ về ca dao và tục ngữ thì thật là thú vị.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Những Tà Áo Trắng
Tấn Đạt
22:26 22/01/2014
Ảnh của Tấn Đạt
Có phải em mang trong áo bay
Ba phần gió thổi một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn mây trắng bay.
(Trích thơ của Nguyên Sa)
VietCatholic TV
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 16/01 - 22/01/2014
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
11:06 22/01/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Sáng 11 tháng Giêng khi đồng tế với Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, Tổng Giám Mục Genova, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia, Đức Thánh Cha đã nói về quan hệ của các linh mục với Chúa Giêsu. Ngài nói: “Linh mục chân chính là người được Thiên Chúa xức dầu để phục vụ Dân Chúa, linh mục có quan hệ mật thiết với Chúa Giêsu: khi thiếu quan hệ này, thì linh mục trở thành người không còn được xức dầu nữa, thành người thờ ngẫu tượng, thờ thần là cái tôi của mình.”
Đức Thánh Cha tố giác “những linh mục bị giải dầu, những thứ linh mục áp-phe, linh mục doanh nhân” đã gây hại dường nào cho Giáo Hội.
Trong thánh lễ đồng tế với Đức Hồng Y Mahony, nguyên Tổng Giám Mục Los Angeles, lúc 7 giờ sáng ngày 16 tháng Giêng tại nguyện đường nhà trọ thánh Marta ở Vatican, Đức Thánh Cha đã tái lên tiếng tố giác những tư tế hư hỏng, thay vì trao bánh sự sống cho dân thánh của Chúa, thì lại cho những lương thực có thuốc độc!
Chú giải bài đọc và thánh vịnh đáp ca được đọc trong thánh lễ, kể lại sự thất trận của quân Israel trước quân Philistin, Đức Thánh Cha nhận xét rằng dân Chúa thời ấy đã bỏ Chúa. Lúc ấy Lời Chúa trở nên “khan hiếm”, còn tư tế Elia già nua thì “nguội lạnh” và các con cái của ông thì “hư hỏng, làm dân chúng kinh hoàng và hành hạ họ”. Để chiến đấu chống quân Philistin, dân Israel dùng “hòm bia giao ước” như một vật ma thuật, một hình thức bề ngoài. Và thế là họ bị thất trận, hòm bia giao ước bị địch quân chiếm. Họ không có niềm tin đích thực nơi Thiên Chúa, nơi sự hiện diện thực sự của Ngài trong cuộc sống.
Đức Thánh Cha nói: “Đoạn Kinh Thánh này làm cho chúng ta phải suy nghĩ xem quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa, với Lời Chúa như thế nào: phải chăng đó chỉ là một quan hệ hình thức, hời hợt, một quan hệ xa lạ? Lời Chúa có đi vào, có thay đổi tâm hồn chúng ta hay không, có chút quyền năng nào hay không? Hay đó chỉ là một quan hệ hình thức trong khi tầm hồn chúng ta lại khép kín đối với Lời Chúa. Điều này làm chúng ta nghĩ đến bao nhiêu thất bại trong Giáo Hội, bao nhiêu chiến bại của Dân Chúa chỉ vì họ không cảm thấy có Chúa, không tìm Chúa, không để cho Chúa tìm họ! Và rồi sau khi thảm trạng xảy ra, người ta cầu nguyện: Lạy Chúa, làm sao điều ấy xảy ra được? Chúa đã làm cho chúng con bị các lân bang coi rẻ. Khinh miệt và nhạo cười bao quanh chúng con. Chúa biến chúng con thành sự nhạo cười cho dân các lân bang! Các nước lắc đầu chép miệng trước mặt chúng con.”
Đề cập đến những gương mù, những xì căng đan trong Giáo Hội, Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: “Chúng ta có xấu hổ không? Có bao nhiêu gương mù mà tôi không muốn nêu riêng rẽ ở đây, nhưng tất cả chúng ta đều biết, chúng ta biết rõ chúng ở đâu. Những xì căng đan mà một số người đã bị buộc phải trả bao nhiêu tiền. Thật là một ô nhục cho Giáo Hội. Chúng ta xấu hổ vì những xì căng đan, những chiến bại của các linh mục, giám mục, giáo dân? Lời Chúa trong những xì căng đan ấy thật là hiếm hoi! Họ không có quan hệ với Thiên Chúa! Họ có một địa vị trong Giáo Hội, một địa vị quyền lực, và thoải mái. Nhưng lời Chúa thì họ không có. Họ biện minh: ‘Nhưng tôi có huy chương mà! Tôi có mang thánh giá mà! Có đấy, nhưng cũng chỉ như những người Israel xưa kia tuy mang hòm bia giao ước nhưng không có quan hệ sinh động với Thiên Chúa và với Lời Chúa!
Đức Thánh Cha nói tiếp: “Tôi nghĩ đến Lời Chúa Giêsu nói về những kẻ gây gương mù gương xấu, và những hậu quả mà các xì căng đan này gây ra: từ sự sa đọa của dân Chúa, cho đến sự yếu nhược, và sự hư hỏng của các tư tế”.
Và Đức Thánh Cha kết luận bài giảng, hướng suy nghĩ của ngài đến dân Chúa: “Tội nghiệp dân! Tội nghiệp dân! Chúng ta không cho họ bánh sự sống để ăn; chúng ta không cho họ chân lý! Thậm chí bao nhiêu lần chúng ta cho họ ăn bánh bị nhiễm độc!
‘Hãy thức dậy, sao Chúa lại ngủ, Lạy Chúa’. Đó phải là lời cầu nguyện của chúng ta.
‘Hãy thức dậy, đừng khước từ chúng con muôn đời! Sao Chúa lại che dấu thiên nhan Ngài? Sao Chúa lại quên đi những phiền não và áp bức của chúng con?’
Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta đừng bao giờ quên đi Lời Chúa, là Lời hằng sống. Xin cho Lời Chúa đi vào tâm hồn chúng ta và không bao giờ quên dân thánh trung thành của Chúa, đang xin chúng ta nuôi dưỡng và bổ sức cho họ!”
2. Đức Thánh Cha nói để cầu nguyện người tín hữu không cần phải học một khóa Thần Học
Trong Thánh lễ sáng thứ Ba 14 tháng Giêng tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về những cách khác nhau để thờ phượng. Ngài phàn nàn rằng đôi khi có những Kitô hữu khinh thường những người cầu nguyện khiêm nhường.
Đức Thánh Cha nói:
"Bao nhiêu lần dân Chúa cảm thấy không được đón nhận bởi những người lẽ ra phải đưa ra những chứng tá cho họ; bởi các Kitô hữu, giáo dân, linh mục, giám mục ... Họ nói: 'Thật tội nghiệp, đám dân này chẳng hiểu cái gì ... Họ nên học một khóa thần học. "
Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm rằng việc rao giảng không phải cốt để chỉ trích người khác. Ngài mong người Công Giáo tránh xa mọi thứ đạo đức giả và chủ nghĩa duy luật.
3. Ai cố chìu lòng thế gian thì đang đánh mất địa vị làm con cái Chúa
Trong Thánh Lễ sáng thứ Sáu 17 tháng Giêng tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng những người Công Giáo cố gắng để hòa nhập vào sự "thống nhất thế gian", trong thực tế, đang đánh mất địa vị là con cái Thiên Chúa của họ.
Trích dẫn bài đọc từ Cựu Ước trong ngày, Đức Thánh Cha đã mô tả cách thức người Do Thái xin ông già Samuel chọn một vị vua cho họ, để họ có thể giống như các quốc gia khác. Ngài nói với thỉnh cầu đó, họ đã chọn con đường của thế gian, và thực tế là đang khước từ Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha nói:
"Cuộc sống bình thường của các tín hữu Kitô đòi hỏi họ phải trung thành với những giao ước của mình, và không đánh đổi với con đường thống nhất thế gian. Đó là sự cám dỗ của người dân, và cuả cả chúng ta nữa. Bao nhiêu lần, chúng ta quên đi Lời Chúa, quên đi những gì Chúa nói với chúng ta, để chạy theo những tư tưởng thời thượng, phải không? Ngay cả những lời lẽ lãng mạn kịch nghệ cũng là mốt thời trang, và chúng ta chìu theo những lời ấy, vì chúng thú vị hơn."
Đức Thánh Cha nói thêm rằng những sự thế gian làm cho con tim chúng ta mềm yếu, nhưng khi chúng ta mở lòng mình ra với Thiên Chúa, tâm hồn chúng ta sẽ được mạnh mẽ hơn.