Ngày 21-01-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:32 21/01/2014
CÂY VIẾT CỦA THÁNH THOMAS.
N2T

Thomas Aquino là một nhà thần học rất có tiếng tăm, vào lúc cuối đời đột nhiên ngừng không viết nữa. Thư ký của ngài trách vì sách viết chưa hoàn thành, Thomas nói: “Thầy Rui-qi-na ạ, trước đây nhiều tháng, lúc tôi cử hành thánh lễ, thể nghiệm được mấy việc thật huyền bí, từ đó trở đi, tôi liền mất đi sự hứng thú để viết sách. Bây giờ, mấy việc liên quan đến ngôi vị của Thiên Chúa, đối với tôi mà nói thật khô khan nhạt nhẽo”.
Như thế mà nói, một vị học giả phải như thế nào, mới trở thành nhà thần bí ?
Có một nhà thần bí sau khi xuống núi, lập tức có một người vô thần đến trước mặt chuyện trò, dùng giọng châm biếm nói: “Từ nguồn hoan lạc, ngài đem lại cho chúng tôi cái gì nào ?”
Nhà thần bí liền trả lời: “Tôi dự dịnh là trong áo của tôi bỏ đầy những bông hoa đem về tặng cho bạn bè. Nhưng ở đó, tôi đắm say trong mùi hương thơm của vườn hoa, thế là cởi áo bỏ xuống đựng đầy hoa là hoa.

Suy tư:
Khi viết lách thì nhà văn thường tưởng tượng, trí tưởng tượng càng phong phú thì câu truyện càng hấp dẫn ly kỳ, nhưng câu truyện của nhà văn càng sát với thực tế thì càng đánh động người đọc nhiều hơn.
Thánh Thomas Aquino viết nhiều sách về Thiên Chúa, nhất là về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, do sự cảm nghiệm đắm chìm trong ơn sủng mà ngài viết rất hay rất đúng về Thiên Chúa, nhưng khi đã thấy những bí nhiệm cao siêu về Thiên Chúa rồi, thì ngài không viết gì về Thiên Chúa nữa, bởi vì ngài biết trên thế gian này không có miệng lưỡi trí khôn nào của con người có thể hiểu biết về Thiên Chúa.
Khi bạn đã yêu rồi, thì tất cả các bức thư tình đều không thể so sánh với những lần cùng sánh vai người yêu dạo bước trên đường; khi bạn đã yêu rồi, thì cả ngàn bông hoa đẹp tặng cho người yêu, cũng không bằng một lần ôm người yêu vào lòng và nói “anh (em) yêu em (anh)”, bởi vì tình yêu không những là cảm nghiệm mà còn là trao cho và đón nhận.
Nếu bạn yêu Thiên Chúa thật sự, thì cả ngàn lời cầu nguyện cũng không bằng một lần bạn thực hiện lời của Ngài trong cuộc sống, đó chính là cảm nghiệm và sống cho tình yêu Thiên Chúa vậy.
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:39 21/01/2014
N2T

10. Hiến tế của linh mục là cung kính Thiên Chúa làm vui các thiên thần, vì thánh Giáo Hội mà nêu gương lương thiện, giúp đỡ người sống và làm cho người chết được an nghỉ trong Chúa, và khiến cho bản thân có tất cả những vinh dự.

(sách Gương Chúa Giê-su)
------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Tôi thú nhận: Chưa biết sống đạo mến Chúa
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:54 21/01/2014
TÔI THÚ NHẬN: CHƯA BIẾT SỐNG ĐẠO MẾN CHÚA

Mến Chúa - yêu người là một điệp khúc đặc trưng của Kitô hữu mà dường như ngay trẻ bé đã đến tuổi khôn đều thuộc nằm lòng. Nhiều đấng bậc đã triển khai điệp khúc ấy thành hai chiều kích của giới luật tình yêu có mối liên hệ hổ tương khắng khít như hai mặt của một đồng tiền. Hình thức triển khai này theo thiển ý thì dường như còn bất cập vì không thể nào đặt hai giới răn mến Chúa và yêu người kiểu song song ngang hàng nhau. Chúa Kitô đã nhiều lần khẳng định giới răn mến Chúa là giới răn thứ nhất và quan trọng nhất, con giới răn yêu người vi giống giới răn mến Chúa nên phải thuộc cấp hàng bên dưới. Không ai nói là cha giống con bao giờ. Kẻ hậu sinh giống bậc tiền bối chứ không ngược lại. Như thế việc mến Chúa chính là nền tảng để chúng ta sống yêu người cách hoàn hảo hơn, đúng và đẹp thiên ý hơn.

Vẫn có đó nhiều người biện bạch rằng người ta có thể sống đạo yêu người mà không cần giữ đạo mến Chúa, chằng hạn như nhiều anh chị em lương dân, bà con khác đạo vẫn có thể sống yêu thương tha nhân như chính mình như Kitô hữu và có khi còn hơn nhiều Kitô hữu. Tuy nhiên trong đức tin chúng ta có thể khẳng quyết rằng dẫu cho bà con lưong dân hay người khác đạo vẫn có thể thương người như thể thương thân hay sống từ bi hỉ xả nhưng sẽ gặp nhiều hạn chế khó vượt qua.

Một hạn chế thường tình khi sống đạo yêu người mà thiếu đạo mến Chúa đó là rất dễ bị giới hạn đối tương yêu thương. Người mà chúng ta yêu rất có thể chỉ trong vòng liên hệ huyết nhục, liên hệ cộng đoàn tôn giáo, liên hệ màu da, quốc tịch. Ngay cả nhiều anh em Do Thái giáo mà Thánh Kinh cho thấy cũng đã từng khó vượt qua ngưỡng cửa này. Nếu thiếu đạo mến Chúa thì tình yêu người của chúng ta cũng khó đến với những ai làm hại chúng ta, hoặc đối xử với chúng ta như kẻ thù địch. Một hạn chế nữa đó là nếu thiếu đạo mến Chúa thì chúng ta sẽ rất khó sống đạo yêu người cách toàn diện và đến cùng trong sự liên đới mật thiết sâu xa, nghĩa là cả về thể lý lẫn tâm linh, cả đời này lẫn đời sau với ý thức rõ ràng phần phúc của mình hệ tại ở việc mình có quan tâm đến phần phúc của tha nhân như thế nào.

Các bậc cha mẹ tràn trề tình phụ mẫu thường nhận việc anh chị em chúng nó yêu thương đùm bọc lẫn nhau, liên đới với nhau là cách thế chúng tỏ tình hiếu thảo tốt nhất đối với mình. Cũng tương tự, chính khi chúng ta biết sống yêu thương liên đới với nhau thực sự thì Thiên Chúa nhận đó là một cách thế tỏ lòng mến Ngài đẹp hơn cả. Chúa Giêsu đã từng nhắc khéo một vị luật sĩ rằng đừng hởi ai là người anh em của tôi mà phải tự hỏi tôi là anh em của những ai và rồi hãy đi và sống như người Samaritanô nhân hậu (x.Lc 10,29-37).

Phải chăng chúng ta từ phận con chiên đến hàng mục tử cao trọng trong Giáo Hội Công Giáo vẫn mới chỉ giữ luật yêu người ở mức độ như anh chị lương dân hay bà con khác đạo, những người chưa hoặc không biết luật mến Chúa, nếu không muốn nói rằng có lúc và có người còn thua nhiều anh chị em ấy? Một sự thật mà chúng ta không thể không nhìn nhận đó là vẫn có đó nhiều người chưa biết Chúa nhưng đang sống luật mến Chúa cách thiết thực vì họ đã biết yêu thương tha nhân cách nào đó như Chúa Kitô yêu thương.

Một ông cha phó trẻ đi thăm giáo dân chợt thấy hai thiếu nhi đánh lộn. Một đứa trạc tuổi mười hai còn đứa kia bé hơn chừng hai tuổi. Ngài thấy đưa lớn đánh đứa nhỏ còn đứa nhỏ thì cứ ôm đầu chịu trận. Ngài vội đến can ngăn và bảo: “Chúng con đừng đánh nhau! Sao con lớn mà đánh em bé? Chúa Giêsu dạy phải yêu thương cả kẻ thù”. Đứa lớn bỗng rơm rớm nước mắt lí nhí: “Thưa cha, hắn không phải là kẻ thù. Hắn là em con. Hắn ăn trộm tiền của mẹ đi chơi game lại còn trốn học nữa. Mẹ nói hắn không nghe, con phải đánh cho hắn chừa”. Ông cha phó chợt nhớ tới người anh cả Giêsu đã từng bện dây thừng làm roi sửa phạt mấy đứa em biến nhà Chúa thành hang trộm cướp, thành nơi buôn bán (x.Mt 21,13; Ga 2,16) và ngài tủm tỉm cười thầm.

Quả thật nếu tin Thiên Chúa là Cha Toàn Năng của hết mọi loài, mọi người và yêu mến Người hết lòng hết sức hết linh hồn và hết trí khôn thì chúng ta sẽ vượt qua những rào cản tự nhiên và tâm lý thường tình của kiếp người nhiều giới hạn. để rồi có thể chấp nhận và đón nhận cả những người khó thương và xem ra không đáng yêu chút nào. “Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy…”(Ga 14,22). Yêu mến Chúa thì phải biết yêu thương nhau như Chúa Kitô yêu thương chúng ta. Tình yêu của Chúa Kitô không chỉ thể hiện ở việc khoan dung tha thứ tội lỗi, chữa lành bệnh tật…theo chiều kích bao bọc chở che mà còn thể hiện bằng những lời sửa dạy, cảnh báo răn đe và có khi bằng cả chiếc roi thừng. Tất thảy những điều ấy đều là giáng phúc thi ân. Giáo Hội Công Giáo đã công thức hoá đạo yêu người qua kinh “Mười bốn mối thương người – Thương xác bảy mối và thương linh hồn bảy mối”.

Khi chưa yêu thương tha nhân với tình yêu hơn mức tự nhiên thường tình thì có thể chúng ta là kẻ nói dối khi cho rằng mình là người đang giữ đạo mến Chúa. Không dám nhận định hay phê bình kẻ này người kia, đấng này hay bậc nọ, chỉ xin thú nhận rằng bản thân tôi, dù là một linh mục nhưng vẫn chưa mến Chúa thực tâm, vẫn chưa yêu Chúa hết lòng một cách nào đó theo khả năng và hoàn cảnh hiện nay của mình vi cái tình của mình đối với quê hương Việt Nam, với Giáo Hội Việt nam đang như còn khập khiễng và bất cập.

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bộ trưởng người Hồi Giáo bày tỏ bất bình trước tình trạng bách hại Kitô hữu tại Trung Đông
Đặng Tự Do
06:19 21/01/2014
Trong một diễn biến có thể nói là họa hiếm, một bộ trưởng trong chính phủ của Vương Quốc Anh của thủ tướng David Cameron, là bà Sayeeda Warsi, một người Hồi Giáo đã viết bài cho tờ Quan Sát Viên Rôma của Tòa Thánh.

Hơn thế nữa, bà Sayeeda Warsi, Bộ trưởng Bộ Đức tin và Cộng đồng đã bày tỏ sự bất mãn của bà trước việc những người đồng đạo với bà đang đàn áp các Kitô hữu ở Trung Đông mỗi ngày một khốc liệt thêm.

Bà Warsi viết: "Sự trớ trêu cay đắng của cuộc khủng bố này bao gồm tẩy chay, phân biệt đối xử, lạm dụng, cưỡng bức cải đạo, tra tấn và thậm chí cả tàn sát đang diễn ra trong một khu vực mà Kitô giáo có nguồn gốc lâu đời ở đó,"

"Đôi khi có những trường hợp bách hại tập thể: người ta mắng mỏ các Kitô hữu thiểu số trước các sự kiện xảy ra cả ngàn dặm xa xôi. Đôi khi, một Kitô hữu chẳng qua chỉ là một một vật tế thần tiện tay vậy thôi".

Bà nói thêm:

"Những gì đang diễn ra là không thể chấp nhận được. Chính phủ Anh cam kết sẽ phản ứng trước những đàn áp như vậy, và đòi hỏi một sự đồng thuận chính trị quốc tế trong đáp trả chống lại những cuộc bách hại này”.
 
Sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi Diễn Đàn kinh tế thế giới ở Davos
LM. Trần Đức Anh OP
11:25 21/01/2014
DAVOS. ĐTC Phanxicô kêu gọi giới doanh nhân thế giới quan tâm tới phẩm giá con người, đặt kinh tế phục vụ công ích, chấm dứt tình trạng nhiều người bị gạt ra ngoài lề xã hội, chiến đấu chống nghèo đói và quan tâm đến người tị nạn.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong Sứ điệp gửi Diễn Đàn kinh tế thế giới lần thứ 44 đang tiến hành tại Davos, Thụy Sĩ, cho tới ngày 25-1 tới đây, với sự tham dự của 2.500 người, trong đó có 40 vị quốc trưởng và thủ tướng chính phủ, ông Tổng thư ký LHQ Ban Ki-Moon, chủ tịch Ngân hàng trung ương Âu châu Mario Draghi. Ngoài ra cũng có nhiều đại diện của các tôn giáo và các tổ chức phi chính phủ (Ong). Về phía Công Giáo có ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, ĐHY Luis Tagle, TGM Manila, ĐHY John Onayekan, TGM Abuja, Nigeria, Đức TGM giáo phận Dublin, Diarmuid Martin.

Dưới đây là bản dịch toàn văn sứ điệp của ĐTC, được ĐHY Turkson tuyên đọc chiều ngày 21-1-2014.

Kính gửi Giáo Sư Klaus Schwab
Chủ tịch điều hành Diễn Đàn Kinh Tế thế giới

Tôi rất biết ơn vì Giáo Sư đã mời tôi lên tiếng tại cuộc gặp gỡ thường niên của Diễn Đàn Kinh Tế thế giới, tiến hành như thường lệ tại Davos-Klosters vào cuối tháng này. Tin tưởng rằng cuộc gặp gỡ này sẽ mang lại cơ hội để suy tư sâu xa hơn về những nguyên nhân cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới trong những năm gần đây, tôi muốn cống hiến vài suy tư với hy vọng có thể làm cho cuộc thảo luận tại Diễn Đàn thêm phong phú và góp phần hữu ích vào công việc quan trọng của Diễn Đàn.

Thời đại chúng ta có những thay đổi đáng kể và những tiến bộ đầy ý nghĩa trong các lãnh vực khác nhau với những hệ luận quan trọng đối với đời sống của nhân loại. Thực vậy, ”chúng ta phải ca ngợi những biện pháp đã được đề ra để cải tiến an sinh của dân chúng trong các lãnh vực như săn sóc sức khỏe, giáo dục và truyền thông” (Niềm vui Phúc Âm, 52), không kể nhiều lãnh vực hoạt động khác của nhân loại, và chúng ta phải nhìn nhận vai trò cơ bản của các hoạt động kinh doanh tân thời trong việc tạo nên những thay đổi ấy, bằng cách kích thích và phát triển tiềm năng bao la của trí tuệ con người. Tuy nhiên, những thành công đã đạt được, cho dù đã giảm bớt nghèo đói cho nhiều người, nhưng chúng thường dẫn đến tình trạng gạt bỏ nhiều người hơn ra ngoài xã hội. Thực vậy, đa số dân chúng thời nay vẫn còn phải chịu tình trạng bất an hằng ngày, nhiều khi với những hậu quả bi thảm.

Trong bối cảnh cuộc gặp gỡ của quí vị, tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của các lãnh vực chính trị và kinh tế khác nhau trong việc thăng tiến một lối tiếp cận bao gồm, để ý đến phẩm giá của mỗi người và công ích. Tôi muốn nói đến một quan tâm cần phải có khi đề ra mỗi quyết định về chính trị và kinh tế, nhưng nhiều khi quan tâm ấy chỉ là một suy nghĩ mà thôi. Những người làm việc trong các lãnh vực này có một trách nhiệm rõ ràng đối với tha nhân, đặc biệt là những người mong manh, yếu thế nhất và dễ bị thương tổn. Thật là điều không thể chấp nhận được sự kiện mỗi ngày có hàng ngàn người tiếp tục chết vì đói, mặc dù có đủ số lượng thực phẩm và nhiều khi lương thực ấy bị phung phí. Cũng thế, chúng ta không thể không xúc động vì nhiều người tị nạn đang tìm kiếm những điều kiện tối thiểu để sống xứng đáng, chẳng những họ không được tiếp đón, nhưng nhiều khi bị chết đau thương trên đường di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác. Tôi biết những lời này thật là mạnh, và bi thảm, nhưng những lời này đều tìm cách khẳng định và thách thức khả năng của đại hội này làm sao kiến tạo được một sự khác biệt. Thực vậy, những người đã chứng tỏ khả năng của họ trong việc đổi mới và cải tiến cuộc sống của nhiều người qua tài năng và nghề nghiệp chuyên môn của họ có thể góp phần thêm bằng cách dùng những năng khiếu của họ để phục vụ những người vẫn còn sống trong nghèo khổ lầm than.

Vì thế, điều đang cần bây giờ là một sự ý thức mới mẻ, sâu xa và bao quát về trách nhiệm của tất cả mọi người. ”Doanh nghiệp là một ơn gọi, một ơn gọi cao quí, với điều kiện những người dấn thân trong doanh nghiệp thấy mình được thách thức vì một ý nghĩa lớn lao hơn trong cuộc sống” (Niềm Vui Phúc Âm, 203). Những người nam nữ ấy có thể phục vụ công ích một cách hữu hiệu hơn và làm cho các tài nguyên của thế giới này có thể được nhiều người sử dụng hơn. Tuy nhiên, sự gia tăng bình đẳng đòi phải một cái gì rộng lớn hơn là sự tăng trưởng kinh tế, tuy rằng nó giả thiết phải có sự tăng trưởng kinh tế. Trước tiên nó đòi ”phải có một nhân sinh quan siêu việt” (Biển Đức 16, Bác ái trong chân lý, 11), vì ”nếu không có viễn tượng về sự sống đời đời, thì những tiến bộ của con người trong thế giới này sẽ bị thiếu sinh khí (ibid.). Nó cũng đòi phải có những quyết định, những cơ cấu và tiến trình nhắm tiến tới sự phân phối quân bình hơn của cải, kiến tạo những nguồn mạch công ăn việc làm, và thăng tiến toàn diện cho người nghèo, không phải chỉ giới hạn vào vấn đề an sinh mà thôi.

Tôi xác tín rằng từ thái độ cởi mở như thế đối với siêu việt, một tâm thức mới về chính trị và kinh doanh có thể thành hình, một tâm thức có khả năng hướng dẫn mọi hoạt động kinh tế và tài chánh trong viễn tượng một lối tiếp cận hợp luân lý đạo đức, thực sự là nhân bản. Cộng đồng doanh nhân thế giới có thể cậy dựa nơi nhiều người nam nữ có đời sống lương thiện và thanh liêm cao độ, công việc của họ được gợi hứng và hướng dẫn nhờ những lý tưởng cao cả như sự trong sạch, quảng đại và quan tâm đối với sự phát triển đích thực của gia đình nhân loại. Tôi kêu gọi quí vị tận dụng những tiềm năng lớn lao này về mặt nhân bản và luân lý và đương đầu với thách đố này một cách quyết liệt và nhìn xa trông rộng. Tôi biết trong mỗi bối cảnh đều phải có những đòi hỏi về khoa học và chuyên nghiệp, nhưng tôi xin quí vị đảm bảo sao nhân loại được sự giàu sang phục vụ chứ không bị giàu sang cai trị.

Ông Chủ tịch và các bạn thân mến,

Tôi hy vọng rằng quí vị có thể nhìn thấy trong những lời vắn tắt này một dấu chỉ mối quan tâm mục vụ của tôi và như một đóng góp xây dựng để giúp cho hoạt động của quí vị trở nên cao thượng và nhiều thành quả hơn. Tôi tái cầu chúc cho cuộc gặp gỡ này được thành công, trong lúc tôi cầu xin Chúa chúc lành cho quí vị và các tham dự viên diễn Đàn, cũng như cho gia đình và hoạt động của quí vị.
Vatican ngày 17 tháng giêng năm 2014

+ Phanxicô
 
Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đi Vatican gặp ĐGH Phanxicô
Nguyễn Long Thao
12:32 21/01/2014
Washington 21/1/2014.- Như Vietcatholic đã loan tin trước đây rằng TT Obama mong gặp ĐGH Phanxicô. Hôm nay các hãng thông tấn quốc tế đều loan tin Tổng Thống Hoa Kỳ, Barack Obama sẽ gặp ĐGH Phanxicô tại Tòa Thánh Vatican vào ngày 27 tháng 3 năm 2014.

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, ông Jay Carney đã xác nhận tin trên và nói Tổng Thống Obama mong gặp ĐGH để cùng chia sẻ quyết tâm của hai vị trong cuộc chiến chống nghèo đói và tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng.

TT. Obama có chương trình viếng thăm Âu Châu vào hạ tuầng tháng 3 năm 2014. Theo lịch trinh, ngày 24-25 tháng Ba, Ông thăm Hòa Lan để tham dự cuộc họp thượng đỉnh An Ninh Nguyên Tử.

Ngày 26 Ông đến Bỉ tham dự phiên họp thượng đỉnh Mỹ - Âu Châu. Tại đây Tổng Thống cũng có phiên họp với vị Tổng Thư Ký khối Liên Minh Bắc Đại Tây Dương.

Tưởng cũng nên nhắc lại, kể từ thời Tổng Thống Eisenhower đến nay, qua hơn 60 năm, vị Tổng Thống nào của Hoa Kỳ cũng đến Vatican hội kiến với ĐGH. Tổng Thống Obama đã gặp ĐGH Bênêđictô XVI vào tháng 7 năm 2009 và vào ngày 27 tháng 3 tới đây, Ông sẽ gặp ĐGH Phanxicô lần đầu tiên.

Nguyễn Long Thao
 
Bộ tư pháp Ba Lan phanh phui chiến dịch bôi nhọ Đức Tổng Giám Mục Ignacy Tokarczuk của cộng sản
Đặng Tự Do
17:13 21/01/2014
ĐTGM Ignacy Tokarczuk
Bộ tư pháp Ba Lan vừa cho công bố hôm thứ Hai 20 tháng Giêng các văn bản từ kho lưu trữ của chế độ cộng sản Ba Lan cho thấy công an cộng sản đã tiến hành một chiến dịch nhằm bôi nhọ danh tiếng của Đức Tổng Giám Mục Ignacy Tokarczuk của giáo phận Przemysl, tuyên úy của phong trào Công đoàn Đoàn kết.

Công an cộng sản đã phối hợp với cơ quan tình báo Liên Xô, KGB, để tạo ra những giấy tờ giả mạo nhằm vu cáo Đức Tổng Giám Mục. Các tài liệu này vu cáo Đức Cha, lúc còn là một linh mục trẻ, đã hợp tác với Gestapo của Đức Quốc Xã để lùng bắt những người cộng sản khiến cho những người này sau đó bị tra tấn và bị giết bởi chế độ Quốc xã. Các tài liệu giả mạo được sử dụng làm cơ sở cho một báo cáo giật gân, được công bố trên một tạp chí tại Sicilia Ý Đại Lợi đã được chứng minh là nằm dưới sự kiểm soát của KGB.

Sau khi tài liệu này được công bố bởi một tạp chí ở “thế giới tự do”, hàng loạt những cuộc tấn công tới tấp của cộng sản đã nổ ra trong năm 1980.

Đức Tổng Giám Mục Tokarczuk đã bị chỉ trích công khai dữ dội, và chính phủ cộng sản Ba Lan đã mở một cuộc điều tra về quá khứ của ngài.

Đức Tổng Giám Mục cuối cùng vượt qua bão tố, và giữ chức vụ của mình cho đến khi ngài về hưu vào năm 1993. Đức Tổng Giám Mục đã qua đời vào năm 2012.

Đức Cha Wojciech Polak, tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Ba Lan đã lên tiếng ca ngợi việc làm có trách nhiệm của Bộ Tư Pháp Ba Lan khi công bố trước công chúng sự thật này.
 
Tính liên tục giữa Đức Phanxicô và Đức Bênêđíctô
Vũ Văn An
20:49 21/01/2014
Dù có nhiều dị biệt về phong thái, giữa Đức Phanxicô và Đức Bênêđíctô vẫn luôn có một sự liên tục rõ rệt. Điều này được hai tác giả trong tuần qua nhấn mạnh.

Một Giáo Hội nhỏ bé

Tác giả Thomas L. McDonald đề cập tới lời tiên đoán của thần học gia Joseph Ratzinger trong tác phẩm Faith and the Future do Nhà Franciscan Jerald Press ấn hành tại Chicago năm 1970.

“Từ cuộc khủng hoảng hôm nay, Giáo Hội ngày mai sẽ xuất hiện như một Giáo Hội đã mất mát nhiều. Giáo Hội sẽ trở nên bé nhỏ và sẽ phải bắt đầu lại, ít hay nhiều từ đầu. Giáo Hội sẽ không còn khả năng cư ngụ trong nhiều dinh thự được chính mình xây dựng thời thịnh đạt. Cùng với đà suy giảm trong con số tín đồ, Giáo Hội cũng sẽ mất nhiều đặc ân xã hội. Ngược với thời đại trước, Giáo Hội sẽ được nhìn như một hội tự nguyện nhiều hơn, chỉ vào được bằng quyết định tự do.

“Là một xã hội nhỏ, Giáo Hội sẽ đòi hỏi nhiều sáng kiến hơn nơi các hội viên cá thể. Điều chắc chắn là Giáo Hội sẽ khám phá ra nhiều hình thức thừa tác vụ và sẽ phong linh mục cho những Kitô hữu đang theo đuổi các nghề chuyên môn. Trong nhiều cộng đoàn nhỏ hơn hay trong các nhóm xã hội độc lập, chăm sóc mục vụ thông thường sẽ được cung cấp theo cách này. Song song với nó, thừa tác vụ toàn thời gian của chức linh mục vẫn hết sức cần thiết như thuở trước.

“Nhưng trong tất cả các thay đổi mà ta có thể đoán định này, Giáo Hội sẽ thấy yếu tính của mình mới mẻ trở lại và hoàn toàn xác tín vào điều vẫn luôn là tâm điểm của mình: đức tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi, vào Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người, vào sự hiện diện của Chúa Thánh Thần cho tới ngày tận thế. Trong đức tin và lời cầu nguyện, Giáo Hội sẽ tái nhận ra tâm điểm đích thực của mình và tái cảm nghiệm các bí tích như là việc thờ phượng Thiên Chúa chứ không như một chủ đề nghiên cứu bác học về phụng vụ.

“Giáo Hội sẽ là một Giáo Hội tâm linh nhiều hơn, không lạm dụng quyền lực chính trị, ve vãn phe Tả một ít phe Hữu một ít. Nó sẽ là thời khó khăn cho Giáo Hội, vì diễn trình kết tinh và gạn lọc sẽ hao phí nhiều năng lực quí giá của Giáo Hội. Nó sẽ làm Giáo Hội ra nghèo và biến Giáo Hội thành Giáo Hội của người nhu mì.

“Diễn trình trên càng gian khổ hơn vì Giáo Hội phải loại bỏ tâm thức hẹp hòi phe phái cũng như cái óc tự kỷ phô trương. Người ta có thể đoán trước việc này cần nhiều thời gian. Diễn trình này sẽ lâu dài và mệt nhọc giống con đường thoát chủ nghĩa duy tiến (progressivism) sai lầm thời hậu Cách Mạng Pháp, lúc đã có những giám mục nghĩ rằng khôn nhất nên nhạo báng các tín điều, thậm chí còn ngụ ý cho thấy sự hiện hữu của Thiên Chúa không hề là một điều chắc chắn, nếu muốn canh tân thế kỷ 19.

“Nhưng lúc các thử thách của việc gạn lọc này qua đi rồi, một sức mạnh lớn lao sẽ vọt lên từ một Giáo Hội được tâm linh và đơn giản hóa nhiều hơn.

“Con người trong một thế giới hoàn toàn bị kế hoạch hóa sẽ thấy mình cô đơn không bút nào tả xiết. Hoàn toàn không còn thấy Thiên Chúa đâu, họ sẽ cảm nhận được trọn vẹn sự khủng khiếp trong cảnh khốn cùng của mình. Rồi họ sẽ khám phá ra đoàn chiên tín hữu nhỏ bé như một thực tại hoàn toàn mới mẻ. Họ sẽ thấy đoàn chiên này như một niềm hy vọng cố ý để dành cho họ, một giải đáp cho điều bấy lâu nay họ hằng âm thầm tìm kiếm.

“Và do đó, điều xem ra chắc chắn đối với tôi là Giáo Hội sẽ phải đương đầu với những thời điểm khó khăn. Cuộc khủng hoảng thực sự chỉ mới bắt đầu. Chúng ta sẽ còn phải đương đầu với nhiều biến động khủng khiếp. Nhưng tôi cũng chắc chắn không kém về những gì cuối cùng sẽ xẩy ra: không phải một Giáo Hội của tôn sùng chính trị, là thứ Giáo Hội đã cùng chết với Gobel, nhưng là Giáo Hội của đức tin. Rất có thể Giáo Hội này không còn là sức mạnh xã hội trổi vượt nữa theo mức nó vốn là cho tới tận những ngày gần đây; nhưng Giáo Hội này sẽ hưởng được mùa trổ bông mới mẻ và được coi là mái ấm của con người, nơi họ tìm được sự sống và hy vọng quá bên kia sự chết”.

Điều đáng lưu ý: lời tiên đoán trên được đưa ra trong phần sách tựa là “Giáo Hội sẽ ra sao vào năm 2000” và tác giả viết nó vào cuối thập niên 1960, vài năm sau khi Vatican II kết thúc (sách được xuất bản lần đầu bằng tiếng Đức năm 1970). Chắc chắn, khi lên ngôi Giáo Hoàng, với danh hiệu Bênêđíctô XVI, tác giả của nó hẳn không thể không dùng nó làm cột mốc cho các hành động của mình.

Phải chăng Đức Phanxicô đang xây dựng Giáo Hội của Đức Bênêđíctô?

Đó là tựa đề một bài viết của Timothy Kirchoff. Theo tác giả này, trong Niềm Vui Tin Mừng, các đoạn 93-97, Đức Phanxiocô trình bày hai hình thức của “tính đời tâm linh” (spiritual worldliness). Và nếu so sánh các đoạn này với phần trích dẫn trên đây, ta thấy Đức Phanxicô và Đức Bênêđíctô quả có chung một viễn kiến về điều Giáo Hội cần trở nên trong những năm tới. Các điều gây trở ngại cho Giáo Hội được thần học gia Ratzinger dự ứng cũng chính là những gì được Đức Phanxicô coi là vấn nạn.

Như đã thấy trên đây, Giáo Hội bị tiên đoán là sẽ mất hết tiếng tăm xã hội và rất nhiều định chế của mình. Ta hãy so sánh lời tiên đoán ấy với việc Đức Phanxicô lên án hình thức tính đời tâm linh mà ngài gọi là chủ nghĩa ngộ đạo: “Cái tính đời tâm linh này lấp ló phía sau sự say sưa đối với lợi lộc xã hội và chính trị, hay hãnh diện về khả năng quản trị các vụ việc thực tế, hay bị ám ảnh bởi các chương trình tự giúp và tự thể hiện của mình. Nó cũng có thể được diễn dịch thành nỗi băn khoăn muốn được nhìn thấy, thành một cuộc sống xã hội tràn ngập ra mắt, hội họp, tiệc tùng tiếp tân. Nó cũng có thể dẫn tới não trạng kinh doanh ám ảnh bởi quản trị, thống kê, kế sách và lượng giá mà người thụ hưởng chính không phải là dân Chúa mà là Giáo Hội định chế”.

Ngoài việc coi các điều khoản của đức tin chỉ như “một mớ những ý niệm và tín liệu nhằm khuyến khích và soi sáng”, thứ ngộ đạo Công Giáo này tập chú vào việc duy trì các định chế và chương trình cho có mẽ: nó tìm kiếm chính các đặc ân xã hội và các cơ sở định chế mà thần học gia Ratzinger tiên đoán rằng Giáo Hội sẽ buộc mình phải sẵn sàng từ bỏ.

Trong số những cơ sở chắc chắn sẽ phải từ bỏ hiển nhiên là nhiều trường học, bệnh viện và cơ quan bác ái Công Giáo. Tại các nước Tây Phương, nhiều trường nhà xứ, thậm chí nhiều giáo xứ đã phải đóng cửa trong mấy thập niên qua. Áp lực văn hóa càng ngày càng gia tăng của điều ta vốn gọi là “chăm sóc sinh sản” (ngừa và phá thai) sẽ khiến nhiều bệnh viện Công Giáo phải đóng cửa. Việc thả lỏng các cuộc “hôn nhân” đồng tính từng dẫn tới việc đóng cửa nhiều cơ quan Công Giáo lo việc nhận con nuôi…

Đã đành mất các định chế này làm yếu đi sứ mệnh của ta. Nhưng không thiếu những người Công Giáo chỉ “tranh đấu” cho chúng vì chúng mang tên Công Giáo chứ chả quan tâm gì tới việc chúng có là thành phần yếu tính trong sứ mệnh của ta hay không. Người ta sợ rằng những người này có tính đời tâm linh.

Hình thức tính đời tâm linh thứ hai được Đức Phanxicô gọi là “chủ thuyết tân Pêlagiô chỉ quan tâm tới mình theo kiểu Prômêthê” (self-absorbed promethean neopelagianism), tức nền linh đạo luôn ám ảnh bởi luật lệ hay một số biểu hiện có tính lịch sử đặc thù về căn tính văn hóa và tôn giáo Công Giáo. Nhiều người đã phân tích và mổ xẻ ý nghĩa của kiểu nói này, nhưng thiển nghĩ Đức Phanxicô muốn nhắc lại điều Đức Bênêđíctô gọi là “tâm thức hẹp hòi phe phái cũng như cái óc tự kỷ phô trương cần phải loại bỏ”. Việc ám ảnh bám lấy một “phong cách Công Giáo đặc thù nào đó của quá khứ” và một thứ phân tích kiểu tòa án dị giáo xưa rất ăn khớp với nhãn hiệu "tâm thức hẹp hòi phe phái". Cũng thế, óc tự kỷ phô trương (pompous self-will) khá hiển nhiên trong tâm thức những người được Đức Phanxicô mô tả “muốn làm tướng của đoàn quân bại trận hơn là một binh nhì trong một đơn vị nhất định tiếp tục chiến đấu”.

Như bài “Đức Bênêđíctô bênh vực Đức Phanxicô về thị trường và đạo đức” (Vietcatholic 18/12/2013) đã chứng tỏ, càng so sánh Đức Phanxicô và Đức Bênêđíctô, ta càng dễ thấy có sự liên tục sâu sa giữa hai vị bất kể những dị biệt biểu kiến về phong thái.
 
Top Stories
Vietnam: Édification d’un temple dédié à un ancien dirigeant du parti communiste vietnamien
Eglises d'Asie
11:04 21/01/2014
Après Hô Chi Minh, le fondateur du parti communiste vietnamien, Lê Duân, secrétaire général de ce parti pendant de nombreuses années, devient à son tour l’objet d’un culte de vénération. Le 18 janvier 2014, les services du ministère de la culture, des sports et du tourisme ont organisé une cérémonie solennelle pour l’inauguration d’un temple dédié à ce haut dirigeant (1).

Ce sanctuaire est situé dans la commune de Câm My, province de Hà Tinh. Bien qu’il soit né en 1907 dans la province de Quang Tri, l’ancien secrétaire général du parti est, par sa famille, originaire du village de Phu’ong Cai dans la commune de Câm My.

Entouré de nombreux dignitaires du parti et des représentants des autorités locales, l’actuel chef de l’Eat, Truong Tân Sang, a présidé lui-même les cérémonies et a coupé le ruban symbolique, marquant ainsi l’ouverture du temple au public.

Le temple est construit selon l’architecture traditionnelle de ce genre d’édifices. À l’intérieur on y trouve trois autels et une statue de bronze; à l’extérieur, des arbres ont été plantée tout autour. Selon les renseignements fournis par la presse gouvernementale, les travaux de construction de ce sanctuaire ont duré trois ans et ont coûté l’équivalent de 250 000 $.

Lê Duân fut secrétaire général du parti communiste vietnamien de 1976 (date de la réunification officielle du Vietnam après la guerre) jusqu’en 1986, date de sa mort.

Auparavant, de 1960 à 1976, il avait exercé des fonctions équivalentes, sous le titre officiel de « secrétaire du comité central du parti des travailleurs » (nom du parti communiste vietnamien jusqu’en 1976). Il a donc occupé le poste de dirigeant suprême pendant une période de 26 ans. Selon les historiens, c’est lui qui, après Hô Chi Minh, a détenu les pouvoirs les plus étendus.

Il fait partie de la première génération des révolutionnaires vietnamiens. En 1928, il participe au mouvement de la « Jeunesse révolutionnaire » et en 1930, il est membre fondateur du parti communiste indochinois dont il devient vite un des dirigeants. En 1931 il est arrêté, condamné et emprisonné jusqu’en 1936, date à laquelle il sera libéré grâce à l’arrivée au pouvoir en France du Front populaire. En 1945 il devient membre du premier gouvernement de la république démocratique du Vietnam.

Durant la première guerre du Vietnam, de 1946 à 1954 (bataille de Diên Biên Phu et accords de Genève), il est responsable de des opérations pour l’ensemble du Sud-Vietnam.

Selon des travaux historiques récents, c’est lui qui engagea le Nord-Vietnam dans une lutte armée pour une prétendue libération du Sud lorsqu’il devint évident que les élections générales prévues par les accords de Genève n’auraient pas lieu. Il a joué un rôle très important dans la direction des opérations militaires qui ont abouti à la chute du Sud-Vietnam en 1975. Beaucoup, même au sein du parti communiste, lui reprochent la politique menée au Sud-Vietnam entre 1975 et 1986, une politique de répression sociale et de récession économique.

Ce n’est qu’après sa mort, après le sixième congrès du mois de décembre, que fut mise en œuvre la politique dite de rénovation (dôi moi, « changement » ) qui ouvrit la porte au développement économique tout en préservant le monopole du parti communiste

(1) Voir Dân Tri, le 19 janvier 2014: http://dantri.com.vn/chinh-tri/long-trong-to-chuc-le-khanh-thanh-den-tho-co-tong-bi-thu-le-duan-829546.htm.

(Souce: Eglises d'Asie, le 21 janvier 2014)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Caritas Phan Thiết tổ chức vui xuân 2014 cho trường tình thương Phan Rí Cửa
Hồng Hương
09:27 21/01/2014
Sáng thứ bảy ngày 18/1/2014, văn phòng Caritas Phan Thiết cùng các tình nguyện viên đã đến tổ chức buổi sinh hoạt và tặng quà cho 85 em học sinh lớp tình thương của giáo xứ Phan Rí Cửa, thị trấn Phan Rí Cửa, Tuy Phong, Bình Thuận.

Hình ảnh

Cha Phêrô Phan Ngọc Cẩm, chánh xứ Phan Rí Cửa và cũng là Hiệu trưởng của trường khai mạc buổi sinh hoạt. Cha cám ơn các cô giáo đã yêu thương và tận tình dạy dỗ các em cho dù trong hoàn cảnh trường lớp trong năm học này chưa được ổn định vì giáo xứ đang sửa nhà giáo lý. “Thêm một lớp học là bớt đi một nhà tù. Giáo dục được một học sinh nên người tốt là xây dựng một gia đình hạnh phúc góp phần cho xã hội phát triển. Các cô giáo đang là những chứng nhân âm thầm của Chúa Kitô từng ngày xây dựng Nước Trời giữa trần thế”, cha nói. Cha chúc các cô giáo và các em học sinh đón Tết Giáp Ngọ tràn đầy niềm vui và hạnh phúc. Thay mặt nhà trường, cha cám ơn Cha Giám đốc và Caritas Phan Thiết là đơn vị bảo trợ đã cùng đồng hành, hỗ trợ Trường tình thương Phan Rí Cửa trong 4 năm qua và hôm nay đến tổ chức vui Xuân cho các em.

Đại diện Caritas Phan Thiết cám ơn cha và chúc tuổi cha chính, cha phó và giáo xứ Phan Rí Cửa. Ngay sau đó là phần sôi động với các trò chơi vận động và động não được các em nhiệt tình tham gia. Kết thúc buổi sinh hoạt, mỗi em ra về hớn hở với phần quà trên tay.

Được thành lập cách đây 12 năm, Trường Tình Thương tại Phan Rí Cửa hiện đang là nơi học tập của 80 em học sinh nghèo từ lớp 1 đến lớp 5. Từ năm 2006, trường dạy theo chương trình phổ thông hiện hành hệ 12 năm. Học sinh của trường hầu hết có gia cảnh nghèo cơ nhỡ nên phần lớn các em lớn tuổi mới đến lớp. Giáo viên các lớp đã phải lặn lội đến từng nhà động viên học sinh, vận động phụ huynh cho các em tiếp tục đến lớp. Nơi đây, cô giáo hết lòng tận tâm với đám học trò nghèo với tâm nguyện “yêu thương và phục vụ”. Trải qua năm tháng, cô trò gắn bó với nhau không chỉ vì cái chữ mà còn bằng cả tấm lòng yêu thương quý mến nhau.
 
Tiệc Xuân thân hữu Taxi GXVN Paris để giúp các em mồ côi và khuyết tật
Thanh Hương
18:05 21/01/2014
Paris. Tối thứ bảy,18/01/2014, Hội Thân hữu Taxi, một trong năm ngành Liên Đới Nghề Nghiệp, mở Tiệc Xuân « TẤM LÒNG VÀNG » lần thứ 18, để các thân hữu và bạn bè gặp nhau vui xuân, đồng thời để « gây quỹ giúp các em mồ côi và khuyết tật tại Việt Nam ». Khoảng 500 thân hữu đã tới tham dự Tiệc Xuân Thân Hữu Taxi.

Từ 19 giờ, để chuẩn bị bữa tiệc, cả Ban Tân Đại Diện, vừa được bầu từ tháng 06.2013 đã có mặt đầy đủ: Chủ Tịch: anh Vũ Hoàng Thanh, Phó Chủ Tịch: anh Nguyễn Văn Báu, Thủ Quỹ: anh Trần Bá Lạc, Thư Ký: anh Vũ Văn Tập,Tâm Linh: anh Nguyễn Anh Hải.

Mở đầu tiệc xuân, Ông Tân Chánh Hội Trưởng, Vũ Hoàng Thanh, đã ngỏ lời chào mừng Đức Ông Mai Đức Vinh, Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam, Gs Trần Văn Cảnh, Đại diện Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp và các bạn bè quan khách. Ông cũng cám ơn tất cả mọi người đã đến dự Tiệc Xuân Thân Hữu Taxi hôm nay, vì quí vị là những mạnh thường quân, đã đồng hành, cộng tác, khuyến khích và giúp đỡ Hội Thân Hữu Taxi từ 18 năm qua. Chính nhờ quí vị mà Hội Thân Hữu Taxi đã có thể thực hiện được Tiệc Xuân TẤM LÒNG VÀNG và gửi được Quà Tết cho các em Mồ Côi và Khuyết Tật ở Việt Nam. Tết Quí Tỵ 2013 vừa qua, Hội Đã gửi chín ngàn tiền Âu châu (9000,00 euros) cho 9 Trại Mồ Côi và Khuyết Tật ở Việt Nam.

Xuân Giáp Ngọ 2014 ở Giáo Xứ Việt Nam Paris đã được Hội Thân Hữu Taxi khai trương trong tinh thần bác ái. Tiếp theo, một lịch trình Tết Giáp Ngọ đã được loan báo.

Chúa Nhật 26.01.2014: Tiệc Xuân của Hội Đồng Mục Vụ.

Thứ năm 30.01.2014: Giao Thừa, Lễ 20g00.

Thứ sáu 31.01.2014: Mồng Một Tết, Lễ 11g30.

Thứ bảy 08.02.2014: Cộng Đoàn Villiers le Bel.

Chúa Nhật 09.02.2014: Cộng Đoàn Cergy Pontoise.

Chúa Nhật 16.02.2014: Tết Cao Niên, Cộng Đoàn Ermont, Cộng Đoàn Marne La Vallée, Cộng Đoàn Antony.

Chúa Nhật 23.02.2014: Tết Thiếu Nhi Thánh Thể, Cộng Đoàn Sarcelles. Chúa Nhật 02.03.2014: Cộng Đoàn Seine Saint Denis, Nhóm Xây Dựng đốt Tết.

Tết đến nguyện chúc phúc thọ

Xuân về liên đới yêu thương


Paris, tối 18.01.2014

Thanh Hương
 
Những việc sửa soạn bên ngoài cho ngày lễ cưới
Lm Trần Bình Trọng
19:18 21/01/2014
Những việc sửa soạn bên ngoài cho ngày lễ cưới [1].

Bàn về việc sửa soạn tâm tư để bước vào đời sống hôn nhân, mà không đề cập đến việc sửa soạn bên ngoải cho ngày đám cưới thì e rằng có phần thiếu sót.

Sau khi làn sóng vượt biên của người Việt ra hải ngoại và sau khi Việt Nam gia nhập Tổ Chức Tự Do Mậu Dịch Hoàn Cầu, việc tổ chức đám cưới của ngưởi bản địa đã có ảnh hưởng đến việc tổ chức đám cưới Việt Nam, không những ở hải ngoại mà ngay tại Quê Hương nữa. Việc tổ chức đám cưới có thể gồm nhiều thứ sửa soạn bên ngoài, tuỳ theo tính tình và khả năng tài chính của cô dâu chú rể hay của gia đình hai họ.

Thường linh mục làm lễ cưới không đòi hỏi đôi tân hôn phải tổ chức đám cưới bên ngoài thế nào. Tổ chức đám cưới thật linh đình mà đôi tân hôn lơ là trong việc sửa soạn tâm tư tưởng cho đời sống hôn nhân thì linh mục làm đám cưới cũng chỉ có thể chung vui gượng trong ngày đám cưới thôi. Bài này đưa ra những cách thế tổ chức đám cưới, để mỗi cặp hôn nhân có thể chấm những lựa chọn khác nhau. Tuy nhiên để cho đám cưới của đôi tân hôn được thành sự thì chỉ cần có linh mục nhận lời hứa hôn nhân của cô dâu chú rể trước bàn thờ giáo xứ và hai người làm chứng đã thấy và nghe đôi tân hôn nói lên lời hứa hôn nhân.

Ghi danh học giáo lí hôn nhân tại nhà thờ

Trước hay sau khi hứa hôn, cặp dự bị hôn nhân cần đến ghi danh học giáo lí hôn nhân tại nhà thờ tối thiểu là sáu tháng trước khi làm đám cưới. Dựa vào đơn xin làm đám cưới, linh mục trong giáo xứ sẽ gọi đến để phỏng vấn sơ khởi, rồi hỏi một số câu hỏi và điền vào bản điều tra trước khi làm đám cưới gọi là : Pre-nuptial Investigation như tên, ngày sinh, tháng đẻ, ngày rửa tội, thêm sức, tên cha mẹ, rồi sắp xếp cho học những buổi học dự bị hôn nhân tại giáo xứ hay với giáo phận.

Chứng chỉ Rửa Tội và Thêm Sức

Nộp cho linh mục dạy giáo lí hôn nhân chứng chỉ Rửa Tội và Thêm Sức do Giáo Xứ mà đương sự lãnh nhận hai bí tích này cấp, không quá 6 tháng. Tại sao không quá 6 tháng? Sau khi một người cưới hỏi tại một nhà thờ, thì linh mục làm đám cưới thông báo cho cha xứ của nhà thờ mà đương sự đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội, để được ghi chú vào sổ rửa tội là đương sự đã cưới hỏi ở nhà thờ nọ kia vào ngày tháng năm đấy. Nếu linh mục nhận được giấy chứng chỉ rửa tội đã cấp nhiều năm trước khi làm đám cưới, thì theo giấy rửa tội thấy đương sự còn độc thân. Giả sử linh mục không nhận được giấy rửa tội cấp sau khi đương sự làm lễ cưới ở đâu đó, mà cứ theo giấy rửa tội cấp trước khi làm đám cưới, thì dĩ nhiên không phải là bằng chứng tin cậy được.

Vào những năm đầu của làn sóng di cư ra hải ngoại khi một linh mục Việt Nam làm đám cưới cho những cặp dự bị hôn nhân thì thường dễ dãi khi đương sự khai còn độc thân nhất là khi đương sự sinh hoạt trong hội đoàn nọ kia và có cha mẹ anh chị em cùng vượt biên. Hồi đó vì liên lạc với giáo xứ bên Quê nhà khó khăn, nên những linh mục làm đám cưới cho những cặp dự bị hôn nhân, cũng thường xét tình trạng độc thân, căn cứ vào sổ gia đình Công Giáo, hay giấy chứng nhận độc thân của linh mục Việt Nam cấp, khi đương sự vượt biên. Tuy nhiên đời nay đối với những cặp dự bị hôn nhân, không có thân nhân và bạn hữu làm chứng, thì linh mục phải điều tra tình trạng hôn nhân khác những năm trước đây.

Hai người làm chứng

Trước đám cưới, chú rể cần hai người làm chứng cho tình trạng độc thân của mình và cô dâu cũng cần hai người làm chứng đời sống độc thân của mình. Một trong hai người làm chứng phải là người Công Giáo, có thực hành đức tin và sống phù hợp với đường lối giáo huấn của Giáo Hội. Phụ huynh là những người làm chứng thích hợp nhất trong trường hợp này. Trong lễ cưới cần có hai người làm chứng là cô dâu chú rể có thực sự làm đám cưới trong nhà thờ

Ngày giờ lễ cưới và tiệc cưới

Lễ cưới và tiệc cưới có liên hệ, nghĩa là xếp đặt hai buổi lễ cưới và tiệc cưới thế nào cho khỏi cách xa nhau quá. Lễ cưới thường được xếp vào Thứ Bảy. Tuy nhiên lễ cưới không tuỳ thuộc vào tiệc cưới, nghĩa là không phải hễ có tiệc cưới là linh mục giáo xứ phải xếp đặt lễ cưới cho cô dâu chú rể vào cùng ngày có tiệc cưới vì những lí do khác nhau.

Thiệp cưới

Khi cho in thiệp cưới, cô dâu và chú rể cần phối kiểm với nhà thờ xem ngày giờ xin làm lễ cưới trong nhà thờ có được thoả thuận chưa.

Ghi danh hôn thú tại toà án đời

Hôn thú đời và hôn thú đạo tách biệt, nhưng có liên hệ. Ở Mĩ, trước khi làm đám cưới tại nhà thờ chừng một tháng, cô dâu chú rể đến toà án hôn phối dân sự của quận hay thành phố là nơi mình cư ngụ để ghi danh xin làm hôn thú. Rồi mang giấy Marriage Register đã điền của toà án và chứng chỉ hôn thú (Certificate of Marriage) chưa điền cũng của toà án trao cho linh mục sẽ làm đám cưới. Sau lễ cưới, linh mục làm đám cưới sẽ kí giấy Marriage Register, rồi gửi lại cho toà án, rồi điền và kí chứng chỉ hôn thú (Certificate of Marriage) trao lại cho cô dâu chú rể.

Có trường hợp kia một cặp dự bị hôn nhân Việt Nam học giáo lí hôn nhân ở nhà thờ Mĩ, do linh mục Mĩ làm giấy tờ và dạy giáo lí hôn nhân. Tuy nhiên cô dâu chú rể muốn mời một linh mục Việt Nam quen biết làm đám cưới. Sau đó mấy năm, cô dâu cần chứng chỉ hôn thú đời để xin việc làm có liên quan đến vấn đề an ninh của Mĩ, mới đến hỏi toà án đời. Tìm sổ sách không thấy ai kí giấy làm đám cưới. Hỏi qua lại giữa linh mục kế vị nhà thờ Mĩ và linh mục Việt Nam làm đám cưới, linh mục VN xác nhận có làm đám cưới cho cô. Toà án Mĩ giải quyết bằng cách điền lại hồ sơ Marriage Register với cùng ngày tháng năm cô đã lám đám cưới, gửi lại cho cô đem về cho linh mục VN đã làm đám cưới cho vợ chồng cô điền thêm và kí nhận. Tại sao không có giấy Marriage Register của cô đã kí trong trường hợp này? Trước khi làm đám cưới cặp dự bị hôn nhân thường phải trao giấy Marrige Register cho linh mục dạy giáo lí hôn nhân để kí. Trường hợp này linh mục dạy giáo lí hôn nhân lại không làm đám cưới. Rất ít trường hợp xẩy ra là cô dâu trao trực tiếp giấy Marriage Register cho linh mục khách, chỉ đến chừng nửa giờ trước khi làm đám cưới. Như vậy có thể giả sử rằng cô dâu quên trao giấy Marriage Register cho linh mục dạy giáo lí hôn nhân hoặc có trao mà linh mục dạy giáo lí hôn nhân quên trao giấy này cho linh mục khách đến làm đám cưới để kí và gửi về cho toà án. Cũng có thể xẩy ra là linh mục làm đám cưới quên hỏi linh mục dạy giáo lí hôn nhân hay quên hỏi đôi tân hôn xem giấy Marriage Register ở đâu để kí.

Tập Phụng Vụ Lễ cưới

Muốn làm tập Phụng Vụ Lễ hôn phối cho người đi dự lễ theo để có thể tham dự tích cực gồm lời nguyện, ba bài đọc Thánh Kinh, lời hứa hôn nhân, thánh ca.. có thể xin linh mục làm đám cưới chỉ dẫn để chọn những bài Thánh Kinh thích hợp theo bản dịch Công Giáo, cũng như tránh những bài hát lẳng lơ, tình tứ. Khi đến tập lễ cưới cần đem một số tập phụng vụ cho cô dâu chú rể và cho phụ dâu rể để theo dõi.

Hiểu biết ý nghĩa lới Chúa và lời hứa hôn nhân

Để cho việc nghe lời Chúa và chứng kiến lời hứa hôn nhân được thấm nhập vào tâm hồn và để cho việc trao lời hứa hôn nhân cảm nhận được ý nghĩa, đôi tân hôn cần đọc trước những bài Thánh kinh trong tập Phụng vụ Lễ cưới, cũng như lời hứa hôn nhân trong tập Phụng vụ để cho lời Chúa và lời hứa hôn nhân được ấp ủ trong tâm hồn. Do đó khi trao lời hứa hôn nhân, hai người có thể ý thức được tầm quan trọng của lời hứa hôn nhân Công Giáo, để khỏi lập lại lời hứa hôn nhân một cách máy móc. Thực tế đã có những cô dâu khi nói lên lời hứa hôn nhân mà nghẹn ngào vì cảm động.

Tham dự tích cực

Đám cưới là dịp vui mừng của cô dâu chú rể, của cha mẹ đôi tân hôn, của quan viên 8 họ và của bạn hữu, nên trong lễ cưới phụ huynh cần khuyến khích những người đi dự lễ cưới thưa kinh nguyện đối đáp với chủ tế để cho thánh lễ hôn phối được linh động, cho cô dâu chú rể lên tinh thần. Có những đám cưới thật buồn tẻ vì người đi dự lễ cưới, mặc dù là người Công Giáo, không biết hay không muốn thưa kinh đối đáp.

Ca Đoàn

Hát lễ cưới không phải là bổn phận của ca đoàn. Có những giáo xứ có hai ba ca đoàn trở lên. Muốn có ca đoàn hát lễ cưới cho lễ cưới được linh động, cần liên lạc với ca đoàn trưởng. Nếu muốn nhờ người quen hay khách dự tiệc cưới hát một bài solo lúc rước lễ, bài hát đó phải được thông qua với ca đoàn hay linh mục làm lễ cưới.

Những ai cần phải có mặt trong buổi tập lễ cưới

Những người cần có mặt trong buổi tập lễ cưới là cô dâu, chú rể, phụ dâu, phù rể (số phụ dâu phù rể có thể giới hạn hay không giới hạn tuỳ theo chính sách của mỗi cha sở hay tuỳ theo số chỗ ngồi cho đoàn phụ dâu phù rể), trẻ cầm bông, bé mang nhẫn, hai người đọc sách thánh phải là người Công Giáo, người quay phim, người chụp hình, cha mẹ của cô dâu chú rể để biết cách dẫn cô dâu lên trước cung thánh nếu muốn đi lên kiểu Tây, kiểu Mĩ, và tập cách đốt nến hôn nhân đầu lễ nếu có nến hôn nhân. Khi tập đám cưới có những giáo xứ cấm bận áo thung hay quần xà lỏn. Ngày giờ tập đám cưới thưòng được ấn định vào những buổi chiều tối hôm trước lễ cưới.

Vấn đề phụ rể

Đa số phụ rể thường không biết làm gì trong lễ cưới. Mặc dù tối hôm trước có đi tập, nhưng vì con trai thường không để ý hay không ghi chép xuống, nên trong lễ cưới không biết làm gì hay làm trật lất. Chẳng hạn khi chú rể đứng lên để cử hành nghi thức hôn phốu, mà phụ rể cứ ngồi tỉnh bơ, hoặc phụ rể lấy nhẫn đưa cho chú rể quá lâu, hoặc thay vì đưa nhẫn chú rể cho linh mục chủ tế để được trao lại cho cô dâu, thì lại đưa nhẫn cô dâu.

Vấn đề phụ dâu

Phụ dâu thì để ý hơn. Tuy nhiên có những phụ dâu thường đứng lên lay hoay sửa đuôi áo của cô dâu, gây chia trí cho cử toạ. Ngoài ra có những phụ dâu tự chọn áo phụ dâu ở tiệm cho thuê áo cưới mà không hỏi ý kiến những người hiểu biết. Do đó người ta thấy có những áo phụ dâu trong lễ cưới cụt ngủn, cũn cỡn trông thật lố lăng, không thích hợp ở nơi thờ phượng.

Muốn có lễ sinh giúp lễ?

Có những giáo xứ lớn và có tổ chức thì cắt đặt lễ sinh giúp lễ cưới. Có những giáo xứ di cư không có đủ lễ sinh để giúp lễ cưới hoặc nhà xa nên không thể cắt đặt các em giúp lễ cưới. Do đó nếu đôi tân hôn muốn có các em trong họ hàng giúp lễ cưới thì cần giàn xếp các em đến tập, vì giúp lễ cưới có phần khác biệt lễ Chúa Nhật. Rồi cơ cấu thiết kế cung thánh và cách bầu biện cũng như xếp đặt trên cung thánh mỗi nhà thờ có khác. Nếu không tập thì khi đến giúp lễ cưới thay vì giúp chủ tế và cô dâu chú rể, lại gây cản trở cho linh mục mục chú tế.

Bộ nến hôn nhân

Bộ nến gồm một cây nến lớn và hai cây nến nhỏ. Đầu lễ hai bà mẹ được mời lên thắp hai cây nến nhỏ tượng trưng cho cô dâu chú rể. Sau lời hứa hôn nhân, cô dâu chú rể lấy lửa ở hai cây nến nhỏ, thắp vào cây nến lớn ở giữa, rồi tắt hai cây nến nhỏ đi. Ý nghĩa ở đây được hiểu là cả hai trở nên một. Có thể mua bộ nến ở những tiệm sách đạo. Còn chân bộ nến có thể mượn của nhà thờ. Sau lễ đem bộ nến về làm kỉ niệm để thắp lên vào những dịp kỉ niệm hôn nhân, còn chân nến để lại trong nhà thờ cho những đám cưới sau có thể dùng.

Bông hoa

Liên lạc với Ban chưng hoa nhà thờ mấy tháng trước lễ cưới. Nếu mua bông đã chưng sẵn ở tiệm thì bảo họ chưng bông cho nhà thờ. Bông thường đặt ở giữa phía trước bàn thờ một bình. Nếu cung thánh lớn và cao thì cần để bình bông lớn và bông cao kẻo bị mất hút. Có thể đặt trước bàn đọc Lời Chúa một bình nữa hoặc đặt nơi khác trên cung thánh. Một số giáo xứ có thể có chính sách cho việc chưng bông và đặt bông. Nếu có hơn hai đám cưới cùng ngày, thì các cặp hôn nhân chia phí tổn về tiền bông. Hỏi văn phòng giaó xứ số điện thoại của những cô dâu cưới ngày đó để liên lạc. Thường đám cưới sớm nhất trong ngày có quyền chọn bông. Sau lễ cưới để lại bông trong nhà thờ cho đám sau dùng. Đám cưới sau cùng cũng để lại bông trong nhà thờ.

Bông giấy, gạo, giấy trải lối đi giữa lòng nhà thờ cho cô dâu bước lên.

Tuỳ chính sách của mỗi Giáo xứ. Có giáo xứ cho dùng những thứ trên. Có giáo xứ cấm. Có giaó xứ cho dùng nhưng sau đám cưới phải quét dọn sạch sẽ. Nếu không, có thể bị phạt tiền.

Cột bông giấy vào thành ghế giữa lối đi.

Đa số các giáo xứ cho cột bông giấy nhưng phải dùng giây nylông hay giây vải để cột, mà không được đóng bằng kim thép (staples) hay giây kẽm. Nếu cột giây kẽm thì khi cọ sát có thể làm trầy vẹc ni ở ghế. Nếu dùng băng keo cũng rất dễ quên không lột băng keo ra, lâu ngày sẽ làm phai mầu vẹc ni.

Thể lệ chụp hình đám cưới.

Để cho thánh lễ hôn nhân được trang nghiêm và thêm phần ý nghĩa, thường chính sách của Giáo xứ chỉ cho phép một người quay phim và một người chụp hình được chính thức đi lại trong giới hạn để thu hình. Nếu dùng giàn máy có chân, thì không được di chuyển chân máy trong thánh lễ. Nhiều nhà thờ cũng không cho dùng đèn gắn vào máy ảnh. Nhà thờ không phải là sân khấu công cộng để ai cũng có thể chụp hình. Hồi mới di cư sang Mĩ, trong những đám cưới thấy những người có máy hình chạy lung tung để chụp. Có thể có những người cầm máy hình đi lại là để khoe máy hình hay để gây chú ý. Có trường hợp xẩy ra trong thánh lễ khi một thanh niên kia bước lên cung thánh cao, ngồi bệt xuống sàn cung thánh, hai chân duỗi dài ra, thẳng về trước để thu hình. Thấy chướng tai gai mắt, một em giúp lễ được lệnh đến gần bảo xuống. Nói về vấn để chụp hình lễ cưới trong thánh lễ thì thấy đa số người bản điạ cũng như những sắc dân khác, họ biết kiềm chế và nếu không biết, trước lễ họ thường hỏi linh mục chủ tế xem có được phép dùng đèn chiếu không, nơi nào không được phép đứng để thu hình. Còn người mình thì không thấy, chưa thấy hay ít thấy ai hỏi.

Đúng giờ

Hồi mới sang Mĩ có nhiều đám cưới đến trễ cả giờ đồng hồ. Điều này cũng có thể hiểu được vì có những người ở xa, lại bị lạc đường. Có những đám cưới, cô dâu chú dể quên mang nhẫn cưới. Dĩ nhiên mọi người phải đợi cả giờ để đợi người mang nhẫn cưới đến nhà thờ. Nếu sau đó có đám cưới khác hay đến giờ sinh hoạt của nhóm khác trong nhà thờ, họ có thể khó chịu và bực bội với đám cưới trước, khiến linh mục làm đám cưới cũng mất mặt.

Việc rước lễ

Hôn nhân Công Giáo nối kết hai người nên một. Vì thế Giáo Hội khuyến khích cô dâu chú rể rước Mình Thánh Chúa, nếu là Công Giáo. Nếu cần xưng tội thì hẹn ngày giờ trước chứ không nên đợi tới giờ phút cuối cùng mới làm khi mọi người đều bận tâm với những việc sửa soạn khác. Lãnh nhận Bí tích Hôn nhân mà không lãnh nhận Bí tích Thánh thể thì làm giảm đi ý nghĩa của Bí tích Hôn nhân. Người Công Giáo tham dự lễ cưới cũng nên rước lễ. Đối với người ngoài Công Giáo thì Giáo Hội mời gọi hiệp nhất trong lời cầu nguyện. Tuy nhiên Giáo Hội không thể mời gọi người ngoài Công Giáo lên rước Mình Thánh Chúa.

Lời cảm tạ

Đại diện hai họ muốn ngỏ lời với quan khách thì có thể nói mấy phút sau khi linh mục chủ tế đọc lời nguyện kết thúc, lúc ngồi xuống. Cần hỏi xin linh mục chủ tế.

Nhường chỗ

Nếu sau lễ cưới có lễ cưới khác hoặc tang lễ thì đám cưới trước cần ra khỏi nhà thờ theo giờ phút nào theo sự chỉ dẫn của linh mục làm đám cưới.

Dọn dẹp

Sau thánh lễ hôn phối, bông gắn vào thành ghế, tập phụng vụ thánh lễ, nến hôn nhân và rác rưởi - nếu hàn ra - phải được dọn dẹp. Có giáo xứ ra chính sách phạt bằng hiện kim nếu sau đám cưới không thu dọn. Có giáo xứ VN ở Mĩ có thời đã phạt 75 mĩ kim cho những đám cưới dùng những thứ trên mà sau đám cưới không quét dọn sạnh sẽ nhà thờ để sữa soạn cho Lễ Vọng Chúa Nhật vào chiều Thứ Bảy.

Việc tham dự lễ cưới

Ðược mời dự những lễ cưới của nhiều người Việt ở hải ngoại, người ta thấy người đi lễ thưa thớt, lại không thấy có nhiều người thưa kinh nguyện đối đáp với chủ tế để cầu nguyện cho đôi tân hôn, cho thánh lễ hôn nhân được linh động, cho cô dâu chú rể được lên tinh thần. Không biết có phải họ không thuộc kinh hay không dám biểu lộ đức tin khi có sự hiện diện của người ngoài Công Giáo cũng đi dự lễ cưới chăng?

Vấn đề giờ giấc dự tiệc cưới

Khách đi dự tiệc cưới VN ở nhà hàng Trung Hoa tại Mĩ thường có thói quen đi trễ cả giờ đồng hồ, có khi 2 giờ. Sau mấy lần thấy người này đi trễ, người khác nghĩ rằng đến sớm phải đợi người đến trễ, nên họ cũng đi trễ, để khỏi phải đợi. Có nhiều đám cưới phải đợi cả hơn hai giờ sau mới khai mạc được. Có lẽ vì thế mà tiệc cưới Việt Nam ở nhà hàng Trung hoa kéo dài rất trễ, thường từ 6:00, 6:30 chiều tới 10, 11 giờ. Nếu có nhảy đầm, còn kéo dài thêm nữa. Chủ nhà hàng Trung Hoa cũng muốn chiều khách, nên tiếp viên biết ý chủ cũng chiều khách theo. Ba nhà hàng phục vụ đám cưới cho người Việt ở một miền kia đều do người Trung Hoa Chợ Lớn hay Hồng Kông làm chủ.

Nghe nói có linh mục kia vào những năm đầu di cư có thói quen đến nhà hàng dự tiệc cưới rất trễ. Tuy nhiên không ai phải đợi cả. Thường cuối tiệc linh mục đó mới mò đến. Vào mùa cưới hỏi, có tối linh mục đó đi dự ba tiệc cưới. Tiệc thứ nhất có mặt lúc 9:30 tối, để uống một lon bia, chúc mừng và chung vui với cô dâu chú rể và gia đình hai họ. Và hễ còn món gì đặc biệt thì cũng muốn thử để gọi là đưa cay thôi. Tiệc thứ hai lúc 10:00 tối uống một li rượu champage để chúc mừng và chung vui. Tiệc thứ ba lúc 10:30 tối, ăn một miếng bánh cưới cũng để chung vui và chúc mừng. Có thế thôi.

Vấn đề mở nhạc

Nhận thấy trong tiệc cưới ban nhạc thường cho mở nhạc quá lớn, không còn ai muốn nói với ai. Muốn nói người này phải nghiêng mình, hướng miệng vào sát tai ngươi kia mới hi vọng họ nghe được.

Vấn để quản trò

Hồi mới di cư sang Mĩ, thấy lớp người đứng tuổi đảm nhậm vai trò quản trò (Em Xi) trong tiệc cưới. Có những quản trò, đáng tuổi bố, gần tuổi ông của cô dâu chú rể - không biết có phải để tỏ ra mình cũng biết làm trò không - mà ép cô dâu chú rể diễn những màn có vẻ lố bịch và lộ liễu, khiến cô dâu chú rể mắc cở và khách dự tiệc cưới cũng thấy ngượng. Với thời gian, lớp quản trò này đã tự rút lui vào bóng tối để nhường chỗ cho lớp quản trò mới: trẻ trung, nhẹ nhàng và thức thời hơn.

Mời Chúa và Mẹ Người vào đời sống hôn nhân

Ðể cho đời sống hôn nhân có sự hiện diện của Chúa, người ta cần mời Chúa và Mẹ Người vào đời sống hôn nhân để Chúa và Mẹ Người cùng đồng hành và làm chủ đời sống hôn nhân. Nếu trong tiệc cưới Cana, Chúa đã biến đổi nước thành rượu để cho cô dâu chú rể khỏi bẽ mặt và cho đời sống hôn nhân khòi bị đổ vỡ sau này, Chúa cũng có thể biến đổi đời sống hôn nhân miễn là người ta mời Chúa và Mẹ Người vào đời sống hôn nhân.

[1]. Đa số tư tưởng trong bài này đã được tác giả cho in trong tập ‘Thể lệ xin làm đám cưới’ để phát cho mỗi cặp dự bị hôn nhân tại Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Mĩ vào những năm 1988-2000. Nay được sửa chữa, thêm bớt để phổ biến rộng rãi hơn trên mạng.

(Nguồn: http://www.mucvuvanbut.net)
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Một buổi sáng giàu kịch tính tại vườn hoa Lý Thái Tổ - Tưởng niệm 40 năm Hoàng Sa
Nguyễn Huệ Chi
10:46 21/01/2014
Đọc những lời “có cánh” của ông Dương Danh Dy trên BBC người ta cảm thấy có quyền hy vọng rằng năm nay buổi lễ tưởng niệm chẵn 40 năm Hoàng Sa mất về tay cướp biển Trung Cộng chắc phải có cái gì khác. Sao lại không nhỉ, dầu không nói ra thì như thông lệ, ai mà chẳng biết Nhà nước đã bật “đèn xanh” cho các báo được đề cập đến câu chuyện Hoàng Sa.

Hình ảnh

Mà gì chứ động đến những điều đã từng ứa máu trong trái tim mỗi người về quyền bảo vệ độc lập thiêng liêng của Tổ quốc thì phải biết, nói bao nhiêu và trong bao nhiêu ngày cho vơi cạn được! Bài vở phong phú mấy đi nữa cũng không thể nào gọi là vừa. Vì thế mới có hiện tượng các tờ báo đã rộ lên đưa tin, viết bài, khiến một người từng trải như ông Dương Danh Dy không khỏi khấp khởi trong bụng. Chúng tôi đều trong tâm trạng đó. Rồi lại có lá thư tha thiết của ông Nguyễn Khắc Mai gửi đến các vị lãnh đạo đất nước, mong một lễ tưởng niệm được diễn ra suôn sẻ và đầy xúc động trong sự “đồng thuận” giữa hai bên, dân chúng và nhà cầm quyền. Ai có lòng với dân với nước mà không mong như thế, không tưởng tượng trước trong đầu mình một hình ảnh “mỹ mãn” như thế. Một lễ tưởng niệm thật trang nghiêm, lại có sự góp mặt của ít ra cũng một vị lãnh đạo ở cấp nào đó, thôi thì không phải tối cao đi nữa ít ra cũng là đại biểu cho Hà Nội chẳng hạn, sẽ giải tỏa đi biết bao điều gây nên hố ngăn cách ngày càng sâu từ mấy chục năm qua, và là cơ hội ngàn vàng để thực hiện cái điều mà Hà Nội từng tuyên ngôn cao giọng cũng đã suốt mấy chục năm, kể từ đầu thập niên cuối thế kỷ XX cho đến tận hôm nay, nhưng vẫn chỉ là chuyện “bọt mép”: chuyện hòa giải hòa hợp giữa những lực lượng khác chính kiến với nhau do cuộc chiến bi thảm gây nên song chưa có cơ hội hàn gắn, trái lại càng thêm nứt rạn bởi những chính sách tệ hại mà “bên thắng cuộc” đã độc đoán thi hành.

Cố nhiên việc các báo đột nhiên im re từ hai ngày trước lễ kỷ niệm cũng đã cho ta ngửi thấy một cái gì đó có vẻ là bất thường. Dù sao, đã là hy vọng ấp ủ trong ngần ấy năm trời ai mà chịu để nguội tắt. Đó chính là những gì ám ảnh trí óc tôi trong buổi sáng mát lạnh ngày Chúa Nhật 20-1 tôi ngồi trên xe ôm đi ra bờ Hồ Gươm. Dúng 8 giờ rưỡi tôi xuống xe sát mép vườn hoa Chí Linh. Nhìn về phía tượng đài Lý Thái Tổ thấy người đã tập hợp rất đông, dàn thành một hàng về phía trái bức tượng, còn khắp công viên thì người đứng lố nhố và khuôn mặt nào như cũng có vẻ tươi tỉnh, trong lòng đột nhiên thấy bừng lên một niềm vui rạng rỡ. Lại thêm có cái gì như khói trắng từ dưới tượng đài bốc lên che mờ cả pho tượng. Ô, thế ra người ta đốt nhang nhiều đến thế kia ư? Hay đây là một thứ pháo xịt mua của các cửa hàng Tàu, đốt lên cho thêm long trọng? Nghĩ thế, tôi náo nức bước nhanh lên các bậc cấp và đi về phía tượng đài.

Và tôi đã… hoàn toàn vỡ mộng. Người biểu tình quả đến rất đông, mới 8 giờ rưỡi mà đã có trên một trăm, đủ cả mặt quen và lạ. Nào Nhóm Cánh Buồm với nhà giáo Phạm Toàn dẫn đầu, có các đệ tử đi sát theo sau. Nào nguyên Viện trưởng IDS Nguyễn Quang A với chiếc blouson nhung nâu vàng cũ quen thuộc và khuôn mặt quắc thước bởi một vết sẹo ở dưới gò má trái rất đặc trưng cho tính cách của anh. Nào nhà văn Dương Tường đôi mắt long lanh và lớp râu cằm trắng lởm chởm sáng nay chưa kịp cạo. Nào Ba Sàm cầm một cây sào inox trên là chiếc camera treo lủng lẳng nhằm thâu tóm tất cả quang cảnh đang sôi động trước mắt. Nào Thượng tá Nguyễn Văn Cung hai tay hai máy, không nói chỉ cười vì bận bịu tác nghiệp. Nào Nguyễn Xuân Diện chạy hết phía này sang phía nọ, mắt nhìn như muốn điểm xem có thiếu ai không. Rồi Nguyễn Lân Thắng, Đào Tiến Thi, Lê Anh Hùng, Bích Phượng, Hà Thị Xuân, Lã Việt Dũng…, đặc biệt Phan Châu Thành, người bạn cao lớn khỏe mạnh hôm trước còn tặng tôi cuốn cẩm nang Hoàng Sa Trường Sa hôm nay đã phải chống gậy đi rất khó khăn nhưng dáng bộ vẫn mạnh mẽ. Hai anh em ôm lấy nhau, cái ôm nồng nhiệt như đang ôm Hoàng Sa trong tay mình. Còn anh chị em đội bóng NoU thì đứng khắp nơi, đâu cũng nhìn thấy. Lại có cả rất nhiều dân oan với ảnh cụ Hồ đen trắng thời kháng chiến chống Pháp vừa đi vừa giơ lên ngang ngực như cho người ta biết mình không bao giờ quên câu khẩu hiệu “Người cày có ruộng” ông cụ nói thuở nào – có bà ở tận Bình Dương xa xôi cũng ở trong đoàn người này – mà điểm phân biệt họ với dân Hà Nội là cái dáng lam lũ, lếch thếch, nước da đen xạm vì dầu mưa dãi nắng. Đoàn người còn tiếp tục lũ lượt kéo tới, lát sau đã thấy vợ chồng GS toán học Nguyễn Đông Yên, anh chị ấy bị chậm chân một chút vì cứ tưởng buổi lễ sẽ cử hành trước tượng đài “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh” nên quanh quẩn đàng ấy khá lâu.

Nhưng tất cả cái khối người đông đảo ùn ùn kéo đến và hăm hở từ xa đều đột nhiên vỡ mộng như tôi, vì ai cũng như ai, bị ách cả lại chừng 20 mét trước tượng đài Lý Thái Tổ. Một tốp thợ đá đang chia nhau ngồi lầm lỳ cưa xẻ những phiến đá lớn nhỏ xung quanh tượng đài (mà chốc sau, khi đã vãn cuộc tôi đi quanh nhìn ngó mới biết các phiến đá họ cưa chỉ là cưa để lấy bụi nên ném vương vãi khắp nơi, hằn sâu lằn ngang lằn dọc như những chú chó đá há miệng cười trong truyện cổ tích, đến là khôi hài). Thì ra đám bụi bốc lên rất cao che mờ cả bức tượng mà vừa đến đầu đường tôi cứ tưởng là khói hương nghi ngút, chính là đám bụi đá do những người thợ đá “hành nghề không đúng lúc” này đây. Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau: một mưu kế đáng gọi là “kịp thời” nhưng cũng đáng gọi là “cùng kế” của đám bộ máy chức năng, cốt để cản trở buổi lễ mà họ cầm chắc là sẽ rất xúc động – mà sự xúc động của lòng dân thì chính là điều bất lợi với nhà cầm quyền nếu nó được tổ chức trọng thể. Dĩ nhiên, với người đã đến đây tưởng niệm thì bụi đá đâu có thấm gì. Người nào cũng hăng hái bước tới, sẵn sàng xông qua đám bụi không ngại lấm lem quần áo để áp sát tượng đài. Thì đã có đây rồi: một đám người mặc thường phục chờ sẵn làm thành hàng rào đẩy họ bật trở lại. Tôi nhìn lướt đám người lặng thinh mà bặm trợn: áo xanh cứt ngựa, áo xanh lá cây năm nay không có nhiều, có thể nói so với mọi năm là một con số không đáng kể, ngay trên khu vực tượng đài chỉ độ mươi lăm cậu là cùng. Nhưng kẻ khoác áo thường phục thì đông vô kể, đông hơn hẳn người biểu tình. Mới vào Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc có khác, bộ mặt của đội quân chức năng đã được cố tình “trang trí” lại cho hợp với tình thế mới, tuy rằng các xe cảnh sát vẫn đậu nhan nhản ở các ngả đường và vẫn phát oang oang những lời không có gì khác trước: “Đồng bào hãy giải tán ngay, không tụ tập đông người ở vườn hoa… lợi dụng vấn đề nhân quyền làm cho tình hình phức tạp…”.

“Chúng cho thợ mang máy cưa xẻ đá ngồi ngay trước tượng đài,gây tiếng ồn và bụi bay mù mịt, bảo là khu vực đang thi công… mặc dù chả có cái gì cần xây sửa ở chỗ này!”.

“Đây là một khối đá mà chính quyền Hà Nội cho mang vào ngay dưới chân tượng đài vua Lý, rồi dùng máy xẻ đá cắt ngang cắt dọc để gây tiếng ồn và bụi khói bay mù mịt, hòng ngăn cản lễ tưởng niệm được diễn ra trong sự trang nghiêm, thành kính”.

Cuộc xô lấn đã diễn ra liền ngay đó, kèm theo một “sự cố” có thể nói là mới mẻ: có những kẻ cầm sẵn nơi tay một chiếc loa to với âm lượng phát hết cỡ, đứng lẫn vào đám đông chĩa thẳng tận tai bà con và nói một câu lặp đi lặp lại: “Mời đồng bào giải tán ngay không tụ tập ở đây để thợ đá còn thi công cho kịp tổ chức lễ Tết nguyên đán”. Người nói không thay đổi âm lượng và khuôn mặt lạnh tanh không biểu cảm, nói liên miên lặp đi lặp lại có mỗi một câu, nhưng âm thanh phát ra thì xói vào tai với một cảm giác rởn người, nghe không ai chịu nổi. Chính tôi cũng đã bị chiếc loa ấy đẩy bật mình đi mặc dù không có ai đẩy cả. Chắc đây là một mưu kế mới học được của “ông anh” rồi, ngay cả chiếc loa cũng rất đáng ngờ là họ mới thửa được của Tàu và đề thêm chữ CAND vào đấy. Nhưng điều mà kẻ sinh sự không ngờ tới lại chính là chiếc loa tội nợ đó, bởi nó là nguyên cớ làm bùng lên một cơn giận dữ đột nhiên không ai có thể lường. Lập tức những tiếng hô: “Đả đảo bọn tay sai bán nước”, “Đả đảo bọn tay sai của Tàu Cộng” vang dội lên, muôn người như một chĩa miệng trở lại sát vào mặt kẻ cầm loa hô tiếp theo nhau, và dồn dập không ngớt, khiến tôi quan sát thấy rõ kẻ này có lúc đã phải chùn. Sự nhục nhã hình như đã bắt anh ta dao động trong giây lát. Anh Dương Tường ghé tai tôi nói: “Tôi thấy thương cho anh ta quá anh ạ, anh ta phải muối mặt làm một việc mà chắc trong thâm tâm cũng tự thấy tởm cho chính mình, nhưng lại không thể không làm”. Tôi gật đầu với anh, nhưng chưa kịp nói câu gì đã phải quay mặt lại ngay vì sau một lúc có vẻ như bị ứ nghẹn, tiếng loa lại tiếp tục cất lên với cái giọng đều đều rởn người như trước. Người đọc loa vẫn không có động thái nào tỏ ra giận dữ song loa thỉ vẫn chĩa sát vào tai đám người đối diện một cách thách thức, buộc họ phải né người hoặc lui một bước. Giữa tình thế “giáp mặt” đang căng như vậy, kịch tính bỗng nhiên đã nảy sinh. Khi chiếc loa chĩa vào J.B. Nguyễn Hữu Vinh thì anh đứng thẳng ngay người lại, nghiêm trang lật chiếc mũ phớt xuống, vểnh tai lên và nói: “Nào cứ phát lên, phát to lên, tôi sẵn sàng nghe đây”. Chiếc loa lần này đã không làm lay đảo được anh và mọi người nhìn anh hân hoan, cứ như một Lệnh Hồ Xung đang hiên ngang lâm trận và chiến thắng, đến nỗi một kẻ trẻ tuổi đi sát bên kẻ phát loa đã phải sấn đến cố dùng sức để ẩy con người gang thép đứng trước mình làm cho anh ta xốn mắt, và đành giải quyết bằng sức mạnh cái điều mà anh phát loa bất lực hoàn toàn. Video và hình ảnh tưởng niệm 40 năm Hoàng Sa

Cuộc mít tinh trước tượng đài thế là không tổ chức được. Anh Toàn rút ra một tờ giấy bảo: “Có mấy câu tưởng niệm liệt sĩ đây định để anh đọc, nhưng còn làm thế nào mà đọc bây giờ”. Tôi cười bảo: “Cứ cất vào túi làm kỷ niệm cái ngày lịch sử hôm nay. Biết đâu đấy, sách giáo khoa Cánh Buồm sẽ in nó”. Vậy mà, người Việt thật là dẻo dai và ứng biến thật linh động. Trong khi nhiều người “tai mắt” đang bận ứng phó với những kẻ phát loa cùng một đám lầm lầm đi theo với khí thế của vai và cơ bắp ở phía gần bức tượng thì ở một phía xa hơn, bà con đã nhân cơ hội tụ tập lại rất đông trước những bậc thềm đi xuống khoảng sân rộng nhìn ra mặt Hồ Gươm. Và thế là khẩu hiệu ở đâu rút ra liền, đủ loại đủ cỡ, trắng đỏ như bươm bướm: “Tẩy chay 16 chữ vàng và 4 tốt”, “Sang năm tới Hoàng Sa”, “Tổ quốc ghi công các anh hùng liệt sĩ”, có cả một băng rôn dài in hình liệt sĩ Ngụy Văn Thà trẻ trung với những lời trân trọng: “Đời đời nhớ ơn anh hùng Ngụy Văn Thà và đồng đội”… Phan Châu Thành đặt gậy sang một bên tay, rút từ trong xắc một tấm băng rất to màu xanh: “Đả đảo Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam – Quyết giành lại biển đảo của Tổ quốc” và mọi người cầm lấy giương cao lên. Không khí trang nghiêm của cuộc mít tinh bắt đầu. Mỗi tiếng hô dõng dạc “Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam”; “Các liệt sĩ Hoàng Sa đời đời bất diệt” thì tiếng hô đế theo rền vang làm chấn động cả quảng trường kèm theo mỗi người một cành hoa trắng bọc nilon từ đâu giơ cao lên đều tăm tắp. Cứ như thế có đến 15 phút và sự phấn khích lan tỏa trên nét mặt của hầu như tất cả những ai đang hiện diện. Có lẽ đây chính là cao trào của buổi sáng hôm nay và chắc chắn cái thông điệp nén trong lòng người dân Việt giờ đây đã có dịp phụt ra, bay đến tận tai Bắc Kinh.

Không ngờ phía những người biểu tình lại có được một thành công ngoài ý muốn, đám người cầm loa và những kẻ hộ vệ lật đật bỏ ngay việc đứng chắn trước tượng Lý Thái Tổ để phát loa, chia nhau chạy tới dẹp những người đang tụ tập và hô khẩu hiệu. Nhưng họ chỉ phí công. Mọi sự đã xong rồi. Người ta tản ra, người thì quay trở lại phía tượng Lý Thái Tổ để dâng hoa, bấy giờ đám thợ cưa đá cũng đã biến đâu mất tăm không còn một bóng nào nữa, tha hồ cho đồng bào tự do đặt hoa và khấn vái; người thì kéo ra phía con đường bao quanh Hồ Gươm chuẩn bị một cuộc biểu dương lực lượng như mọi lần. Đi đầu là các bà dân oan tay cầm ảnh cụ Hồ, dấn bước với gói bị lếch thếch. Chàng Ba Sàm cầm chiếc gậy inox lêu đêu đã kịp đi trước để quay cuộc diễu hành của bà con. Nhưng thế này thì gay go to cho các chú chức năng. Đã thua trong cuộc đọ sức vừa qua, vì sơ hở để cho đám đông vẫn cứ tập hợp để hô vang khẩu hiệu được, bây giờ mà lại để cho cuộc diễu hành thực hiện nữa thì rõ là hai bàn thua trông thấy. Thế là kẻ cầm loa cùng đội ngũ bỏ luôn loa, kêu gọi nhau tất lực chạy theo đám diễu hành. Họ chạy băng giữa đường Đinh Tiên Hoàng, hùng hổ xông lên trước đoàn, đẩy bật đoàn trở lại. Sức mạnh cơ bắp vốn được dùng quen thuộc mọi lần nay mới có dịp phô ra không còn giấu giếm. Đối tượng bị co kéo trước tiên và có lẽ cũng là chủ yếu chính là đám các dân oan. Người nào cũng bị những bàn tay to lớn lôi giật, làm cho dúi dụi, cướp phá cả đồ đạc trên tay, phải hai ba người hè nhau co kéo với họ kể từ chiếc dép mới thoát.

Một đám côn đồ với trật tự xúm vào đánh mấy phụ nữ
Nhìn những người thấp bé mặt đen đủi, nhễ nhại mồ hôi, tôi cứ thầm hỏi: “Vì sao họ lại là đối tượng hàng đầu của an ninh trong một cuộc biểu dương lực lượng nhẳm bày tỏ lòng yêu nước và mối thù không đội trời chung đối với lũ Tàu Cộng tàn bạo và vô cùng thâm hiểm thế nhỉ?”, “Họ là mối đe dọa thực sự của Đảng và Nhà nước đấy sao?”. Vừa đi vừa bần thần suy nghĩ mà thú thực tôi vẫn không sao tìm được lời giải cho mình. Chốc sau, khi cuộc diễu hành đã bị giải tán, một thanh niên đã bị hai kẻ thường phục ép sát giải đi ngược trở lại phía vườn hoa Lý Thái Tổ, các bà dân oan mệt nhọc lê gót trở về, đi qua chỗ tôi và các anh Phạm Toàn, Dương Tường đang ngồi nghỉ trên một chiếc ghế đá quay mặt ra Hồ Gươm, một bà dừng lại than thở với chúng tôi: “Các anh ơi, mẹ còn gì nữa đâu. Con mẹ chết trận, nhà mẹ chúng cướp rồi. Bây giờ mẹ lấy đường làm nhà đi khắp từ Nam ra Bắc. Tiện gặp biểu tình đây thì mẹ tham gia thôi”. Các anh Toàn và Tường an ủi mẹ, riêng tôi không hiểu sao chợt liên tưởng tới những cái chợ tại trung tâm Thủ
đô Hà Nội, chúng cũng bị cướp đi một cách trắng trợn và thương tâm như cuộc đời của mẹ vậy. Chúng bị bán sạch, để cho những tay doanh nhân hám lời chiếm lấy làm của riêng xây trung tâm thương mại, không chừa một cái nào; còn dân thì tất tật phải ra náu tạm tại các đường phố Phùng Hưng, hai bên bờ sông đường Láng, một vườn hoa gần đường Linh Lang, v.v. Nói chung cứ nơi nào náu được thì náu với lời hứa rất ngon lành của những kẻ đứng đầu thành phố, rằng đấy chỉ là trú tạm, ít lâu nữa sẽ trở về khi khu chợ đã “đàng hoàng to đẹp hơn”. Nhưng rồi có bao giờ người buôn bán lại được trở về chốn cũ nữa đâu vỉ chợ đã biến thành của riêng, còn đường phố Hà Nội thì vốn đã nhếch nhác lại nhếch nhác thêm một tầng nấc nữa. “Của chung ai khéo vẫy vùng nên riêng…”, sau này chắc khi viết lịch sử Thủ đô các ông Phan Huy Lê, Dương Trung Quốc… sẽ phải tính điểm cho mấy ngài Phạm Quang Nghị, Nguyễn Thế Thảo, nhất định là thế. Họ đã có công giảm bớt đi được những đường phố vốn trước rất đàng hoàng mà nay thì không bao giờ tìm thấy lại, trừ phi đẩy đám người buôn bán gọi là “tiểu thương” đang náu tạm ở những mái nhà lụp xụp kia gia nhập vào đám dân oan. Dám thế lắm. “Đất nước ngày nay có những người cứ phải đi phiêu lưu cùng trời cuối đất mà không biết đi đâu”, câu nói ấy của anh Hoàng Ngọc Hiến trong hội thảo kỷ niệm 35 năm văn học cách mạng ở đâu bỗng hiện ra ám ảnh tâm trí tôi.

Sau khi đám dân oan ghé lại tâm sự vài câu rồi đi được một chốc, bỗng chúng tôi lại nghe tiếp một giọng nói quen thuộc phát ra từ phía sau lưng: “Mấy người đứng dậy đi ngay đi, đừng ngồi ở nơi này mà mất trật tự. Và nhớ là đừng có nghe Nguyễn Quang A. Trong khi tôi đây đi bộ đội thì anh ta đi học nước ngoài”. Cái giọng không có loa mà không lẫn vào đâu được, đúng là anh cầm loa đối diện với bà con lúc nãy trước tượng đài. Bây giờ anh ta mới bộc lộ cá tính thật. Anh Dương Tường cười bảo: “Cậu ta cứ tưởng mấy bố này không đi bộ đội mà chỉ có mình cậu ta chắc. Thế mà lúc nãy cứ thương cho cậu ta bị dân hành”. Các cô gái trẻ đệ tử anh Toàn vẫn giọng nhỏ nhẹ nói: “Đây là vườn hoa mà anh ta ăn nói cứ như ông tướng”. Còn Anh Toàn đưa mắt nhìn theo bóng cậu ta: “Cậu ta đi nhanh quá chứ không thì bảo ngồi ghé xuống đây chơi với bọn mình ta đối thoại một lúc. Biết đâu có một mẫu người hay cho cuốn giáo khoa Cánh Buồm lấy làm đề tài được đấy”.

Nhân anh Nguyễn Đông Yên và vợ đi qua chào, tôi cũng đứng lên gọi xe taxi, kết thúc một buổi sáng được chứng kiến những vở chính kịch và hài kịch xen lẫn nhau trong cái ngày cách đây đúng 40 năm 74 người con chân chính của đất nước Việt Nam đã ngã xuống giữa biển khơi vì Tổ quốc. Chắc ngày ấy họ không thể đoán được 40 năm sau cái chết của họ lại có lắm chuyện đến là trớ trêu: kẻ hô hào rất nhiều về độc lập tự do – “không có gì quý hơn độc lập tự do” – thì có hay đâu từ mình lại nảy nòi ra một “đàn hậu sinh” trở thành phường quyết liệt chống phá người yêu nước đến là trơ trẽn, còn người dân bên phía chiến tuyến đối lập với họ – những “ngụy quân” trong cách nói đầu cửa miệng một thời của các ông lãnh đạo –, thì cũng có hay đâu nay lại tìm thấy ở họ một niềm an ủi làm cho mình thấy ấm lòng.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Giáo dân được phép giảng trong buổi cử hành phụng vụ Lời Chúa ngoài thánh lễ không?
Nguyễn Trọng Đa
20:28 21/01/2014
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi : Trong nghi thức của buổi Phụng Vụ Lời Chúa ngoài thánh lễ (vắng mặt linh mục hay phó tế), liệu một thừa tác viên giáo dân, nghĩa là một thầy đọc sách hoặc thầy giúp lễ được thiết định, có được phép giảng một bài ngắn để giải thích các bài đọc trong nghi thức này không? - S. F., Ý.


Đáp: Giáo dân có thể giảng trong một số trường hợp. Huấn thị "Redemptionis Sacramentum" của Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích năm 2004, trong số 161, nói:

"Như đã nói, với bản chất và vì tính quan trọng của nó, bài giảng được dành cho linh mục hoặc phó tế trong Thánh Lễ. Về những gì liên quan đến các hình thức giảng thuyết khác, nếu trong những hoàn cảnh đặc biệt thật sự cần thiết hay vì sự hữu ích đòi hỏi trong những trường hợp đặc biệt, giáo dân có thể được chấp nhận giảng trong nhà thờ hay trong nhà nguyện, ngoài Thánh Lễ, theo các quy tắc của giáo luật. Việc này có thể được chỉ trong những trường hợp cần thiết bổ khuyết các thừa tác viên có chức thánh quá ít trong một vài nơi; do đó, một trường hợp như thế, hoàn toàn ngoại lệ, không được phép trở nên một tục lệ thông thường, và cũng không được xem nó như là một sự thăng tiến chính thức của hàng giáo dân. Vả lại, mọi người đều phải nhớ rằng quyền ban phép chỉ thuộc thẩm quyền của các Đấng Bản Quyền sở tại mà thôi, và luôn luôn là ad actum, chứ không thuộc quyền ai khác, kể cả các linh mục hay phó tế” (Bản dịch tiếng Việt của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).

Một số chuyên viên giáo luật cho rằng huấn thị "Redemptionis Sacramentum", cùng với huấn thị "Ecclesiae de Mysterio" năm 1997 liên quan đến sự cộng tác của giáo dân với thừa tác vụ linh mục, là chặt chẽ hơn về việc giáo dân giảng thuyết so với Bộ Giáo Luật.

Điều này dường như thực sự là cố ý. Chắc chắn các tài liệu liên quan này đã được chấp thuận cách hợp lệ bởi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vì chính Ngài cũng đã ban hành Bộ Giáo luật.

Việc cấm giáo dân giảng thuyết là thậm chí còn nghiêm ngặt hơn, và Tòa Thánh còn đi xa hơn khi nói rằng Giám mục giáo phận không có thẩm quyền cho phép một giáo dân giảng thuyết.

Lý do tại sao Giám mục không thể cho phép giáo dân giảng thuyết đã được viện dẫn trong tài liệu năm 1997 nói trên: "Đây không chỉ là một qui định kỷ luật, nhưng là điều chạm đến các chức năng kết nối chặt chẽ với nhau của việc giảng dạy và thánh hóa " (Điều 3, số 1).

Về trường hợp cụ thể được trình bày bởi bạn đọc của chúng tôi trên đây, phiên bản tiếng Ý của Nghi thức cho Rước lễ ngoài Thánh Lễ nói trong chữ đỏ về việc giảng thuyết như sau: "31. Nếu thuận tiện, linh mục hay phó tế có thể giải thích ngắn gọn về bài đọc vừa đọc xong". Bởi vì có các công thức riêng biệt cho một thừa tác viên có chức thánh và một thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ trong các phần khác, nên khá rõ ràng rằng nghi thức không cho phép một giáo dân giảng thuyết.

Phiên bản tiếng Anh của nghi thức này không tiên liệu việc giảng thuyết. Chữ đỏ nói: "Có thể có một hoặc nhiều bài đọc, sau bài đầu tiên có hát Thánh vịnh hoặc bài thánh ca và một khoảnh khắc cầu nguyện thinh lặng. Việc cử hành phụng vụ Lời Chúa kết thúc với các lời nguyện tín hữu”.

Ngoài ra, nghi thức Ý được thiết kế cho các trường hợp đặc biệt cho các ngày trong tuần lễ, ví dụ, dành cho các bệnh viện, hoặc nhà ở cho người cao tuổi. Nghi thức không được thiết kế cho một buổi cử hành Phụng vụ Lời Chúa và cho Rước lễ ngoài thánh lễ trong ngày Chúa Nhật; việc này đòi hỏi một nghi thức đặc biệt, vốn vẫn còn khá hiếm ở nước Ý.

Tuy nhiên, bởi vì nghi thức này là cần thiết trong một số quốc gia, nên trong năm 1988 Tòa Thánh đã ban hành một số hướng dẫn tổng quát cho việc cử hành Phụng vụ ngày Chủ nhất, khi vắng linh mục, và việc này có thể được điều chỉnh bởi Hội đồng Giám mục quốc gia. Về bài giảng, tài liệu này nói:

"43. Để các người tham dự có thể ghi nhớ Lời Chúa, cần có lời giải thích các bài đọc hoặc một khoảng thời gian thinh lặng để suy niệm về những gì đã được nghe. Bởi vì chỉ có linh mục hoặc phó tế mới giảng thuyết được, nên điều ước muốn là rằng linh mục cần soạn bài giảng và trao cho người chủ tọa cộng đoàn đọc bài giảng ấy. Nhưng trong vấn đề này, cần tuân theo các quyết định của Hội đồng Giám mục".

Một số ít giáo phận ở Ý đã cho phép các cách khác nhau để cử hành phụng vụ lời Chúa ngày Chúa Nhật. Có giáo phận chỉ cho phép phó tế vĩnh viễn chủ trì buổi Phụng vụ, trong khi một số giáo phận khác đã cho phép giáo dân hướng dẫn buổi phụng vụ dưới sự chỉ đạo của một linh mục. Trong trường hợp này, ưu tiên là sử dụng bài suy niệm hoặc bài giảng do cha xứ soạn thảo, và bài này được đọc sau các bài đọc. Trong một số trường hợp, nhóm có thể tự mình soạn một bài để giải thích các bài đọc trong ngày.

Các hướng dẫn tương tự đã được ban hành ở các nước khác. Một hướng dẫn tiêu biểu của một giáo phận Mỹ nói về việc giảng thuyết như sau:

"Các lãnh đạo giáo dân phải được đào tạo trước, để được cho phép giảng tại một buổi phụng vụ Chúa Nhật khi vắng linh mục. Họ cũng phải được Đức Giám Mục chuẩn thuận. Các Phó tế có thể giảng, miễn là họ có năng quyền để làm như vậy. Cha xứ hoặc cha phó có thể cung cấp bài giảng cho người lãnh đạo giáo dân đọc, hoặc nếu Giám mục đã cho phép lãnh đạo giáo dân giảng, người này có thể tự soạn bài giảng theo cách riêng của mình”.

Còn các giáo phận khác chỉ dự trù một khoảng thời gian thinh lặng để suy niệm, nếu một lãnh đạo giáo dân hướng dẫn một buổi phụng vụ kiểu này.

Vì vậy, để trả lời cho độc giả của chúng tôi, một giáo dân có thẩm quyền có thể giảng trong một buổi cử hành Phụng Vụ Lời Chúa, hoặc trong các trường hợp khác, nếu được Giám mục giáo phận cho phép cách hợp lệ. Việc này cũng có thể được thực hiện trong một buổi cử hành phụng vụ Chúa Nhật, khi vắng linh mục, mặc dù ưu tiên là rằng lãnh đạo giáo dân đọc một bài giảng do linh mục soạn sẵn. (Zenit.org 21-1-2014)

Nguyễn Trọng Đa
 
Văn Hóa
Tiếng nhạc tình xuân
Trầm Hương Thơ
18:08 21/01/2014
TIẾNG NHẠC TÌNH XUÂN

Nghe Xuân đang réo gọi bên thềm
Trong lời gió thoảng của lặng êm
Ru cành mai nụ đơm đầy nhánh
Chúa đến trước nhà chúc tuổi thêm

Mở cửa hồn ra ngó lại mình
Có gì dâng Chúa đón bình minh?
Ôi! sao nghèo thế! sao nghèo thế!
Rỗng tuếch trong kho bạc bẽo tình

Cả năm thu vén được những gì?
Toàn là đá cuội thứ bỏ đi
Chất đầy phủ kín lòng yêu mến
Chiếm hết còn đâu chỗ Xuân thì

Nhìn Xuân đang đứng ở trước nhà
Mời gọi hồn ơi! hãy mở ra
Dọn rửa mau lên chờ đón rước
Xuân vào cho xứng ở hồn ta

Tiếng nhạc Tình Yêu giữa đất trời
Cung điệu giao hòa tỏa khắp nơi
Tình Quân chính Chàng là Xuân Thắm
Ướp đậm hồn em rất tuyệt vời!

Trầm Hương Thơ 21.01.2014
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chớm Xuân Về Trên Nương
Dominic Đức Nguyễn
22:16 21/01/2014
CHỚM XUÂN VỀ TRÊN NƯƠNG
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Xuân đã về rồi anh biết không?
Xa xôi em vẫn mãi chờ trông
Mai, đào hé nhụy nơi vườn cũ
Cúc trúc vươn mình đón nắng hồng
Rộn rã người người đi chợ tết…
(Trích thơ của Như Phương)