Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ủy ban quốc tế của Tòa Thánh hoàn tất cuộc điều tra các sự kiện tại Medjugorje
Đặng Tự Do
03:57 20/01/2014
Đức Cha Ratko Peric |
Mirjana Dragicevic-Soldo một trong 6 người cho là đã được thị kiến |
Cựu linh mục Tomislav Vlašić nay đã huyền chức |
ĐHY Tarcisio Bertone |
ĐHY Camillo Ruini |
Ủy ban đã báo cáo hoàn thành công việc của mình và sẽ trình kết quả nghiên cứu của mình cho Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Medjugorje nằm trong khu vực Herzegovina ở phía Tây của nước Bosnia và Herzegovina, cách thị trấn Mostar 25km về phiá Tây Nam và gần với biên giới Crotia. Medjugorje theo tiếng điạ phương có nghĩa là “giữa những đồi núi”. Thật vậy, địa điểm này ở cao độ 200m so với mặt biển với khí hậu mát mẻ miền Điạ Trung Hải.
Sáu thanh niên, thiếu nữ nói đã thấy Đức Mẹ hiện ra tại Medjugorje vào ngày 24/06/1981. Từ đó dòng người lũ lượt đến hành hương địa điểm này để cầu nguyện với Đức Mẹ dưới hai tước hiệu là “Đức Mẹ Medjugorje” hay “Đức Mẹ là Nữ Vương Hòa Bình”.
Trước những biến cố cho rằng đã thấy những thị kiến riêng, Giáo Hội luôn có những cuộc điều tra để có thể kết luận là “constat de supernaturalitate” – tính chất siêu nhiên được chứng thực hay “non constat de supernaturalitate” – tính chất không siêu nhiên được chứng thực – nói dễ hiểu là do người ta bày vẽ ra, không phải là thật.
Ngày 10 tháng Tư năm 1991, Hội Đồng Giám Mục Nam Tư đã đưa ra tại Zadar một tuyên bố nói rằng: “Hội Đồng không thể khẳng định rằng những sự kiện này có liên quan đến các cuộc hiện ra siêu nhiên và những mạc khải hay không”
Tiếp theo đó, ngày 02 Tháng 10 năm 1997, Đức Giám Mục Ratko Peric của giáo phận Mostar-Duvno thông báo rằng: “Trên cơ sở nghiên cứu cẩn trọng về trường hợp này của 30 chuyên gia của chúng tôi, với kinh nghiệm 5 năm coi sóc Giáo Phận này, trước những bất tuân phục đầy tai tiếng xung quanh hiện tượng này, trước những điều dối trá mà đôi lúc được đặt vào miệng của Đức Mẹ, trước sự lặp đi lặp lại bất thường của những ‘thông điệp’ trong hơn 16 năm qua, trước những cách thế kỳ lạ mà các vị linh giám của những người tự xưng là đã thấy thị kiến đi cùng với họ khắp thế giới để tuyên truyền, trước cách thức mô tả ‘Đức Mẹ’ hiện ra với ‘những người đã thấy thị kiến’, xác tín của tôi và quan điểm của tôi về các cuộc hiện ra hay mạc khải tại Medjugorje không chỉ dừng ở điểm non constat de supernaturalitate [tính siêu nhiên không được chứng minh ] mà còn phải nói rõ là constat de non supernaturalitate [tính không siêu nhiên đã được chứng minh] "
Trước tuyên bố phủ nhận của Đức Cha Ratko Peric, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, lúc bấy giờ là Tổng Giám Mục, thư ký của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, nói rằng những nhận xét của Đức Giám Mục Peric "cần được coi là biểu hiện của xác tín cá nhân của giám mục Mostar mà ngài có quyền bày tỏ trong tư cách là đấng bản quyền địa phương, nhưng đó vẫn chỉ là ý kiến cá nhân của ngài"
Trong lá thư ấy, Đức Tổng Giám mục Bertone cũng nhấn mạnh rằng "Tòa Thánh thường không đưa ra, ngay lập tức, quan điểm riêng của mình liên quan đến các hiện tượng được cho là siêu nhiên”.
Thánh Bộ Giáo lý Đức tin ủng hộ sự thận trọng mà các Giám Mục Nam Tư đã tuyên bố vào năm 1991 tại Zadar: đó là "Trên cơ sở các cuộc điều tra được tiến hành đến thời điểm này, không thể khẳng định rằng đó là một trường hợp của một cuộc hiện ra hoặc của một mạc khải siêu nhiên".
Vào tháng Hai năm 2008, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin thông báo với cha Tomislav Vlasic, vị linh giám của sáu thanh niên, thiếu nữ rằng ngài đã bị điều tra vì sự loan truyền các giáo lý không minh bạch, thao túng lương tâm, sự bất tuân phục trước những yêu cầu chính đáng của đấng bản quyền hợp pháp, và ra lệnh cho ngài cư trú tại một tu viện dòng Phanxicô ở Lombardy, tham gia một khóa huấn luyện về thần học và tâm linh, và chấm dứt các liên hệ với nhóm “Nữ Vương Hòa Bình”. Tháng Bảy năm 2009, cha Vlasic, đã tự ý xin được huyền chức.
Ngày 17 tháng Ba năm 2010, Tòa Thánh công bố rằng, theo yêu cầu của các giám mục Bosnia và Herzegovina, Tòa Thánh đã thành lập một ủy ban, đứng đầu là Đức Hồng Y Camillo Ruini, lúc ấy là Giám Quản Rôma, để điều tra hiện tượng Medjugorje.
Ngày 17 tháng Giêng 2014, ủy ban đã chính thức hoàn tất cuộc điều tra. Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin sẽ công bố kết luận chung cuộc về vấn đề này. “Constat de supernaturalitate” hay “non constat de supernaturalitate?” Khó có thể nói được. Tuy nhiên, diễn biến mới nhất sau có thể cho phép dự đoán phần nào:
Ngày 21 Tháng 10 năm 2013, Sứ thần Tòa Thánh tại Mỹ, thay mặt cho Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, cho biết là dưới ánh sáng của tuyên bố do các Đức Giám Mục Nam Tư đưa ra năm 1991 tại Zadar về các sự kiện tại Medjugorje, người Công Giáo, cho dù giáo sĩ hay giáo dân, "không được phép tham gia các cuộc họp, hội nghị, lễ kỷ niệm công cộng có thể bị lợi dụng để tăng sự khả tín cho ‘những cuộc hiện ra’ như thế”
“Năm châu Âu chống nạn phung phí thực phẩm”
Linh Tiến Khải
11:04 20/01/2014
Phỏng vấn Linh Mục Roberto D'Avanzo, giám đốc Caritas thánh Ambrosiana tổng giáo phận Milano bắc Italia
Năm 2014 là ”Năm châu Âu chống nạn phung phí thực phẩm”. Năm này có mục đích gây ý thức cho các dân tộc âu châu sống trong các xã hội giầu có tân tiến thừa bứa ý thức hơn đối với việc mua và dùng thực phẩm.
Khi tìm hiểu hệ thống thị trường sản xuất, di chuyển, đóng gói và tung vào thị trường tiêu thụ tại các nước Tây Âu tân tiến, người ta nhận ra một số luật lệ thương mại phải gọi là ”tàn ác”. Thứ nhất là luật giữ giá thị trường. Để giữ giá trên thị trường tiêu thụ các nông dân rất thường bị bắt buộc phải hủy bỏ số lượng rau trái sản xuất thặng dư. Điển hình như nông dân trên đảo Sicilia nam Italia, là nơi có các đồn điền trồng cam quít rất phong phú. Từ bao thập niên qua chính sách giữ giá thị trường tiêu thụ bắt buộc họ phải hủy bỏ hàng núi cam quít, bằng cách dùng xe ủi đất nghiền nát số cam quít sản xuất thặng dư để làm phân bón. Nông dân phải thường xuyên sống cảnh thấy mồ hôi nước mắt của họ bị các luật lệ của thị trường khinh thường vứt bỏ.
Thế rồi nếu theo đõi lộ trình của các nông sản từ lúc được gặt hái, chuyên chở tới các nhà máy sản xuất thực phẩm để được lựa chọn, rửa sạch, đóng thùng, đóng bịch, di chuyển vv... cho tới lúc được bầy bán trong các siêu thị, người ta mới nhận ra số thực phẩm bị lựa lọc và loại trừ vứt bỏ nhiều chừng nào. Tất cả rau trái bị dập, bị nát hay trầy trụa, dù chỉ là một tí hầu như đều bị loại bỏ. Vì tâm thức của khách hàng bỏ tiền ra mua, đòi hỏi mọi thứ đều phải nguyên vẹn, xinh đẹp, tươi mát, bắt mắt, nên tất cả những sản phẩm nào không đáp ứng các yêu sách đó đều bị loại bỏ và phế thải.
Trong tiến trình chuyên chở các sản phẩm đã được chuẩn bị sẵn sàng để phân phối trong hàng trăm ngàn siêu thị, thường cũng xảy ra sự hư hại: các thùng sản phẩm bị rơi, bị méo, bị rách vv... sẽ được loại bỏ một lần nữa.
Bên cạnh đó nghệ thuật quảng cáo bầy hàng ngày càng tinh vi, khiến cho các siêu thị ngày càng trở nên hấp dẫn đối với khách hàng tiêu thụ. Các chuyên viên quảng cáo, trưng bày đều là những người đã được huấn luyện có bài bản và rất sành tâm lý của khách hàng, nên cách trưng bầy trong các siêu thị, các màu sắc loại hàng cũng được nghiên cứu kỹ lưỡng, và cứ lâu lâu kiểu trưng bầy và sắp xếp lại được thay đổi sao cho ngày càng hấp dẫn hơn.
Ngoài hàng ngàn mặt hàng mà khách tiêu thụ tha hồ lựa chọn theo sở thích, yếu tố tâm lý thị hiếu, mầu sắc, mời mọc kích thích thú mua sắm của khách hàng, đến độ họ thường mua nhiều hàng hóa và thực phẩm hơn mức cần thiết cho cuộc sống thường ngày. Đó là chưa kể tới ”chiêu hạ giá” sản phẩm vào rất nhiều dịp khác nhau lại càng kích thích sở thích mua sắm của người tiêu thụ hơn nữa.
Trong số các sản phẩm và thực phẩm mỗi gia đinh mua về hàng tuần hay mỗi mười ngày, rất thường khi có nhiều thứ không cần thiết hay không hợp sở thích của mọi thành phần trong gia đình. Sau một thời gian để trong tủ lạnh hay chất đống đâu đó chúng đều bị vứt vào thùng rác, trong đó thường xuyên có nhiều thực phẩm như bánh, rau và trái cây. Chúng ta cứ nghĩ tới các thủ đô lớn đông người với hàng triệu hay hàng chục triệu dân cư trên thế giới, mỗi ngày có biết bao tấn thực phẩm còn tốt nguyên bị vứt vào thùng rác. Điển hình như Roma, một thủ đô có 4 triệu người. Mỗi ngày số bánh mì còn tốt nguyên nhưng là bánh cũ và ỉu bị vứt đi lên tới hàng tấn. Cứ thế mà nhân lên với số hàng trăm ngàn thành phố lớn nhỏ tại Âu châu và hàng triệu thành phố trên toàn thế giới, chúng ta có thể tưởng tượng được số thực phẩm phung phí nhiều chừng nào.
Hồi tháng 6 năm 2013 đề cập tới tệ nạn người dân các nước giầu tây âu phung phí thực phẩm Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói: ”Thực phẩm mà người ta vứt đi giống như thể thực phẩm bị ăn trộm từ bàn của người nghèo, của người đói”.
Theo tổ chức Lương Nông Quốc Tế FAO, có trụ sở tại Roma, một phần ba tổng số thực phẩm trên thế giới bị phung phí, tức tổng cộng lên tới 1,3 tỷ tấn hàng năm. Trong năm 2013 tính đổ đồng mỗi một người dân âu châu đã vửt đi 180 kí thực phẩm. Trong buổi tiếp kiến chung thứ tư hàng tuần ngày mùng 5 tháng 6 năm 2013 Đức Thánh Cha Phanxicô đã giải thích rằng ”nền văn hóa gạt bỏ đã khiến cho chúng ta trở thành vô cảm đối với các phung phí thực phẩm. Nó lại càng đáng phiền trách hơn nữa, khi tại khắp nơi trên thế giới rất tiếc có nhiều người và nhiều gia đình phải khổ đau vì đói và thiếu dinh dưỡng.” Trong video sứ điệp gửi cho chiến dịch ”Một gia đình nhân loại, thực phẩm cho mọi người” do Caritas quốc tế phát động, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trở lại với đề tài này và nhắc cho mọi người biết rằng các hành động thường ngày của từng người trong chúng ta có ảnh hưởng trên cuộc sống của những người sống gần hay xa chúng ta đang phải chịu đói khổ trên chính thân xác họ”.
Sau đậy chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bải phỏng vấn Linh Mục Roberto D'Avanzo, giám đốc Caritas thánh Ambrosiana về Năm châu Âu chống nạn phung phí thực phẩm.
Hỏi: Thưa cha, tại sao lại xảy ra tình trạng ngược đời như thế: người dân các nước âu châu giầu có thì vứt bỏ và phung phí thực phẩm, trong khi có hàng tỷ người trên thế giới lại đói khát, thiếu ăn và không đủ đinh dưỡng?
Đáp: Lý do là ở chính giữa có guồng máy ác độc, vì thế nhân loại cứ luôn luôn phải lắc lư giữa các thời điểm khó khăn hơn bị ghi dấu bởi các thiếu thốn, trong đó khi gặp các tình trạng khó khăn người ta học biết bằng lòng với cái ít ỏi và biết đánh giá cao sự ít ỏi đó, và những thời gian trong đó người ta hoàn toàn quên những gì đã bỏ lại sau lưng và các điều kiện sống của đa số các dân tộc trên thế giới, bằng cách thích ứng với các kiểu sống ghi dấu bởi các thái quá, bởi sự phung phí và không có khả năng chia sẻ. Thời gian khủng hoảng hiện nay, mà chúng ta đang trải qua cũng có thể trở thành ích lợi nếu nó giúp chúng ta thảo luận kiểu sống và tương quan của chúng ta với các tài nguyên của cải mà thiên nhiên cống hiến cho chúng ta.
Hỏi: Tại sao ngày nay người ta lại vẫn phung phí thực phẩm như vậy, có các lý do nào không thưa cha?
Đáp: Chắc chắn việc phung phí thực phẩm ngày nay liên quan tới các hệ thống sản xuất và tiêu thụ của các nước giầu, của các nước khá giả hơn. Một cách mâu thuẫn chúng ta cũng nhận thấy điều đó liên quan tới các thứ bệnh do thực phẩm gây ra. Vì thế một trong những chiến dịch đã được phát động tại các nước kỹ nghệ giầu nói trên đó là chiến dịch chống lại bệnh mập phì, là bệnh có nhiều trẻ em và người lớn mắc phải ngày nay. Như vậy, một đàng chúng ta bệnh tật vì cuộc sống phong phú giầu có của mình, đàng khác chúng ta lại rơi vào tình trạng tuyệt đối tiêu cực là bệnh khước từ hoàn toàn thực phẩm, khiến cho biết bao nhiêu thanh thiếu niên phải thiệt mạng.
Hỏi: Tổ chức Caritas Ambrosiana tham gia và tái đề nghị với Caritas quốc tế việc phát động chiến dịch ”Một gia đình, thực phẩm cho mọi người”. Trong sư điệp video Đức Thánh Cha Phanxicô đã khích lệ mọi người biết ”ý thức hơn đối với các lựa chọn thực phẩm”. Đâu là các sáng kiến trực tiếp mà Caritas Ambrogiana đang làm, thưa Cha?
Đáp: Tiền đề đối với chúng tôi đó là chiến dịch này của tổ chức Caritas Quốc Tế là một dịp ngoại thường giúp toàn cộng đoàn kitô chuẩn bị cho biến cố cuộc Triển Lãm Âu Châu diễn ra tại Milano này vào năm 2015. Nhưng nhất là nó là dịp đóng góp suy tư cho một loạt các sáng kiến nảy sinh, cả một cách rất là tự phát trong các năm này. Trong các giáo xứ đã phát triển ý tưởng thành lập các kho dự trữ thực phẩm, như là kết qủa các cuộc quyên góp định kỳ trong giáo xứ, hay kết qủa của các thỏa hiệp với siêu thị của khu vực có các thực phẩm dư thừa, hay các sản phẩm vì các lý do tầm thường chẳng hạn như việc đóng gói không hoàn hảo nên không thể bán được nữa, nhưng vẫn hoàn toàn còn tốt. Óc tưởng tượng của tình bác ái của các nhân viên của chúng tôi đã huy động cả một mạng lưới phân phối. Ngoài ra, trên bình diện giáo phận, chúng tôi cũng đang huy động ý tưởng thành lập một số các điểm chiến lược trong giáo phận Milano, tức các nơi để tích chứa các thực phẩm loại này, rồi phân phát cho người nghèo. Hay chúng tôi cũng đang tiến tới một chương trình rất hay đẹp đã được thực hiện tại Roma và các vùng ngoại ô Roma từ mấy năm nay. Đó là siêu thị thực phẩm, nơi các người nghèo có thể đến ”mua thực phẩm” mà không phải trả tiền. Họ chỉ cần tiếp xúc với các trung tâm lắng nghe và nhận thẻ để có thể tới nhận các thực phẩm này tại siêu thị bác ái. Đó là các sáng kiến nhằm giảm thiểu việc phung phí thực phẩm, và làm nảy sinh ra một tình liên đới đối với những ai phải vất vả đối phó với vần đề thực phẩm để sống. Thế nhưng chúng tôi cũng muốn thảo luận một chút về mô thức kinh tế và mô thức thị trường, mà các nước kỹ nghệ giầu đang theo đuổi. Chúng ta không được chỉ bằng lòng với việc khai thác các dư thừa, cả khi mục đích của nó là điều tốt đi nữa. Chúng ta muốn cùng nhau phát triển một suy tư, để trong một cách thức nào đó chúng ta đặt ra các tiền đề giúp thay đổi hệ thống sản xuất, thay đổi kiểu khai thác các tài nguyên thực phẩm của địa cầu, và với kết qủa là làm nảy sinh ra nhiều công bằng hơn, để trành cảnh ”kẻ ăn không hết, người lần không ra.” (RG 1-1-2014)
Năm 2014 là ”Năm châu Âu chống nạn phung phí thực phẩm”. Năm này có mục đích gây ý thức cho các dân tộc âu châu sống trong các xã hội giầu có tân tiến thừa bứa ý thức hơn đối với việc mua và dùng thực phẩm.
Khi tìm hiểu hệ thống thị trường sản xuất, di chuyển, đóng gói và tung vào thị trường tiêu thụ tại các nước Tây Âu tân tiến, người ta nhận ra một số luật lệ thương mại phải gọi là ”tàn ác”. Thứ nhất là luật giữ giá thị trường. Để giữ giá trên thị trường tiêu thụ các nông dân rất thường bị bắt buộc phải hủy bỏ số lượng rau trái sản xuất thặng dư. Điển hình như nông dân trên đảo Sicilia nam Italia, là nơi có các đồn điền trồng cam quít rất phong phú. Từ bao thập niên qua chính sách giữ giá thị trường tiêu thụ bắt buộc họ phải hủy bỏ hàng núi cam quít, bằng cách dùng xe ủi đất nghiền nát số cam quít sản xuất thặng dư để làm phân bón. Nông dân phải thường xuyên sống cảnh thấy mồ hôi nước mắt của họ bị các luật lệ của thị trường khinh thường vứt bỏ.
Thế rồi nếu theo đõi lộ trình của các nông sản từ lúc được gặt hái, chuyên chở tới các nhà máy sản xuất thực phẩm để được lựa chọn, rửa sạch, đóng thùng, đóng bịch, di chuyển vv... cho tới lúc được bầy bán trong các siêu thị, người ta mới nhận ra số thực phẩm bị lựa lọc và loại trừ vứt bỏ nhiều chừng nào. Tất cả rau trái bị dập, bị nát hay trầy trụa, dù chỉ là một tí hầu như đều bị loại bỏ. Vì tâm thức của khách hàng bỏ tiền ra mua, đòi hỏi mọi thứ đều phải nguyên vẹn, xinh đẹp, tươi mát, bắt mắt, nên tất cả những sản phẩm nào không đáp ứng các yêu sách đó đều bị loại bỏ và phế thải.
Trong tiến trình chuyên chở các sản phẩm đã được chuẩn bị sẵn sàng để phân phối trong hàng trăm ngàn siêu thị, thường cũng xảy ra sự hư hại: các thùng sản phẩm bị rơi, bị méo, bị rách vv... sẽ được loại bỏ một lần nữa.
Bên cạnh đó nghệ thuật quảng cáo bầy hàng ngày càng tinh vi, khiến cho các siêu thị ngày càng trở nên hấp dẫn đối với khách hàng tiêu thụ. Các chuyên viên quảng cáo, trưng bày đều là những người đã được huấn luyện có bài bản và rất sành tâm lý của khách hàng, nên cách trưng bầy trong các siêu thị, các màu sắc loại hàng cũng được nghiên cứu kỹ lưỡng, và cứ lâu lâu kiểu trưng bầy và sắp xếp lại được thay đổi sao cho ngày càng hấp dẫn hơn.
Ngoài hàng ngàn mặt hàng mà khách tiêu thụ tha hồ lựa chọn theo sở thích, yếu tố tâm lý thị hiếu, mầu sắc, mời mọc kích thích thú mua sắm của khách hàng, đến độ họ thường mua nhiều hàng hóa và thực phẩm hơn mức cần thiết cho cuộc sống thường ngày. Đó là chưa kể tới ”chiêu hạ giá” sản phẩm vào rất nhiều dịp khác nhau lại càng kích thích sở thích mua sắm của người tiêu thụ hơn nữa.
Trong số các sản phẩm và thực phẩm mỗi gia đinh mua về hàng tuần hay mỗi mười ngày, rất thường khi có nhiều thứ không cần thiết hay không hợp sở thích của mọi thành phần trong gia đình. Sau một thời gian để trong tủ lạnh hay chất đống đâu đó chúng đều bị vứt vào thùng rác, trong đó thường xuyên có nhiều thực phẩm như bánh, rau và trái cây. Chúng ta cứ nghĩ tới các thủ đô lớn đông người với hàng triệu hay hàng chục triệu dân cư trên thế giới, mỗi ngày có biết bao tấn thực phẩm còn tốt nguyên bị vứt vào thùng rác. Điển hình như Roma, một thủ đô có 4 triệu người. Mỗi ngày số bánh mì còn tốt nguyên nhưng là bánh cũ và ỉu bị vứt đi lên tới hàng tấn. Cứ thế mà nhân lên với số hàng trăm ngàn thành phố lớn nhỏ tại Âu châu và hàng triệu thành phố trên toàn thế giới, chúng ta có thể tưởng tượng được số thực phẩm phung phí nhiều chừng nào.
Hồi tháng 6 năm 2013 đề cập tới tệ nạn người dân các nước giầu tây âu phung phí thực phẩm Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói: ”Thực phẩm mà người ta vứt đi giống như thể thực phẩm bị ăn trộm từ bàn của người nghèo, của người đói”.
Theo tổ chức Lương Nông Quốc Tế FAO, có trụ sở tại Roma, một phần ba tổng số thực phẩm trên thế giới bị phung phí, tức tổng cộng lên tới 1,3 tỷ tấn hàng năm. Trong năm 2013 tính đổ đồng mỗi một người dân âu châu đã vửt đi 180 kí thực phẩm. Trong buổi tiếp kiến chung thứ tư hàng tuần ngày mùng 5 tháng 6 năm 2013 Đức Thánh Cha Phanxicô đã giải thích rằng ”nền văn hóa gạt bỏ đã khiến cho chúng ta trở thành vô cảm đối với các phung phí thực phẩm. Nó lại càng đáng phiền trách hơn nữa, khi tại khắp nơi trên thế giới rất tiếc có nhiều người và nhiều gia đình phải khổ đau vì đói và thiếu dinh dưỡng.” Trong video sứ điệp gửi cho chiến dịch ”Một gia đình nhân loại, thực phẩm cho mọi người” do Caritas quốc tế phát động, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trở lại với đề tài này và nhắc cho mọi người biết rằng các hành động thường ngày của từng người trong chúng ta có ảnh hưởng trên cuộc sống của những người sống gần hay xa chúng ta đang phải chịu đói khổ trên chính thân xác họ”.
Sau đậy chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bải phỏng vấn Linh Mục Roberto D'Avanzo, giám đốc Caritas thánh Ambrosiana về Năm châu Âu chống nạn phung phí thực phẩm.
Hỏi: Thưa cha, tại sao lại xảy ra tình trạng ngược đời như thế: người dân các nước âu châu giầu có thì vứt bỏ và phung phí thực phẩm, trong khi có hàng tỷ người trên thế giới lại đói khát, thiếu ăn và không đủ đinh dưỡng?
Đáp: Lý do là ở chính giữa có guồng máy ác độc, vì thế nhân loại cứ luôn luôn phải lắc lư giữa các thời điểm khó khăn hơn bị ghi dấu bởi các thiếu thốn, trong đó khi gặp các tình trạng khó khăn người ta học biết bằng lòng với cái ít ỏi và biết đánh giá cao sự ít ỏi đó, và những thời gian trong đó người ta hoàn toàn quên những gì đã bỏ lại sau lưng và các điều kiện sống của đa số các dân tộc trên thế giới, bằng cách thích ứng với các kiểu sống ghi dấu bởi các thái quá, bởi sự phung phí và không có khả năng chia sẻ. Thời gian khủng hoảng hiện nay, mà chúng ta đang trải qua cũng có thể trở thành ích lợi nếu nó giúp chúng ta thảo luận kiểu sống và tương quan của chúng ta với các tài nguyên của cải mà thiên nhiên cống hiến cho chúng ta.
Hỏi: Tại sao ngày nay người ta lại vẫn phung phí thực phẩm như vậy, có các lý do nào không thưa cha?
Đáp: Chắc chắn việc phung phí thực phẩm ngày nay liên quan tới các hệ thống sản xuất và tiêu thụ của các nước giầu, của các nước khá giả hơn. Một cách mâu thuẫn chúng ta cũng nhận thấy điều đó liên quan tới các thứ bệnh do thực phẩm gây ra. Vì thế một trong những chiến dịch đã được phát động tại các nước kỹ nghệ giầu nói trên đó là chiến dịch chống lại bệnh mập phì, là bệnh có nhiều trẻ em và người lớn mắc phải ngày nay. Như vậy, một đàng chúng ta bệnh tật vì cuộc sống phong phú giầu có của mình, đàng khác chúng ta lại rơi vào tình trạng tuyệt đối tiêu cực là bệnh khước từ hoàn toàn thực phẩm, khiến cho biết bao nhiêu thanh thiếu niên phải thiệt mạng.
Hỏi: Tổ chức Caritas Ambrosiana tham gia và tái đề nghị với Caritas quốc tế việc phát động chiến dịch ”Một gia đình, thực phẩm cho mọi người”. Trong sư điệp video Đức Thánh Cha Phanxicô đã khích lệ mọi người biết ”ý thức hơn đối với các lựa chọn thực phẩm”. Đâu là các sáng kiến trực tiếp mà Caritas Ambrogiana đang làm, thưa Cha?
Đáp: Tiền đề đối với chúng tôi đó là chiến dịch này của tổ chức Caritas Quốc Tế là một dịp ngoại thường giúp toàn cộng đoàn kitô chuẩn bị cho biến cố cuộc Triển Lãm Âu Châu diễn ra tại Milano này vào năm 2015. Nhưng nhất là nó là dịp đóng góp suy tư cho một loạt các sáng kiến nảy sinh, cả một cách rất là tự phát trong các năm này. Trong các giáo xứ đã phát triển ý tưởng thành lập các kho dự trữ thực phẩm, như là kết qủa các cuộc quyên góp định kỳ trong giáo xứ, hay kết qủa của các thỏa hiệp với siêu thị của khu vực có các thực phẩm dư thừa, hay các sản phẩm vì các lý do tầm thường chẳng hạn như việc đóng gói không hoàn hảo nên không thể bán được nữa, nhưng vẫn hoàn toàn còn tốt. Óc tưởng tượng của tình bác ái của các nhân viên của chúng tôi đã huy động cả một mạng lưới phân phối. Ngoài ra, trên bình diện giáo phận, chúng tôi cũng đang huy động ý tưởng thành lập một số các điểm chiến lược trong giáo phận Milano, tức các nơi để tích chứa các thực phẩm loại này, rồi phân phát cho người nghèo. Hay chúng tôi cũng đang tiến tới một chương trình rất hay đẹp đã được thực hiện tại Roma và các vùng ngoại ô Roma từ mấy năm nay. Đó là siêu thị thực phẩm, nơi các người nghèo có thể đến ”mua thực phẩm” mà không phải trả tiền. Họ chỉ cần tiếp xúc với các trung tâm lắng nghe và nhận thẻ để có thể tới nhận các thực phẩm này tại siêu thị bác ái. Đó là các sáng kiến nhằm giảm thiểu việc phung phí thực phẩm, và làm nảy sinh ra một tình liên đới đối với những ai phải vất vả đối phó với vần đề thực phẩm để sống. Thế nhưng chúng tôi cũng muốn thảo luận một chút về mô thức kinh tế và mô thức thị trường, mà các nước kỹ nghệ giầu đang theo đuổi. Chúng ta không được chỉ bằng lòng với việc khai thác các dư thừa, cả khi mục đích của nó là điều tốt đi nữa. Chúng ta muốn cùng nhau phát triển một suy tư, để trong một cách thức nào đó chúng ta đặt ra các tiền đề giúp thay đổi hệ thống sản xuất, thay đổi kiểu khai thác các tài nguyên thực phẩm của địa cầu, và với kết qủa là làm nảy sinh ra nhiều công bằng hơn, để trành cảnh ”kẻ ăn không hết, người lần không ra.” (RG 1-1-2014)
Đức Thánh Cha viếng thăm Giáo Xứ Thánh Tâm của Dòng Don Bosco, Roma
LM. Trần Đức Anh OP
11:15 20/01/2014
ROMA. Mặc dù trời mưa, hàng ngàn tín hữu đã nồng nhiệt đón tiếp ĐTC Phanxicô khi ngài đến viếng giáo xứ Thánh Tâm, do thánh Gioan Bosco thành lập cạnh Nhà Ga Trung ương Termini ở Roma chiều Chúa Nhật 19-1-2014.
Cuộc viếng thăm kéo dài gần 4 tiếng đồng hồ. Khi đến nơi vào lúc quá 4 giờ chiều, ĐTC đã gặp các giáo dân ở khuôn viên giáo xứ rồi trong một phòng, ngài gặp khoảng 60 người vô gia cư. Tiếp đến, trong một phòng khác, ngài gặp khoảng 100 người tị nạn, trong đó có một số người trẻ tị nạn đến Italia và đã trú ngụ tại đảo Lampedusa, cực nam Italia. Tham dự cuộc gặp gỡ cũng có đại diện của những người thiện nguyện trong xứ đạo. Rồi ĐTC gặp các trẻ em được rửa tội trong năm cùng với cha mẹ các em, các đôi vợ chồng mới cưới và các gia đình trẻ.
Ngài đã giải tội cho 5 người, trước khi bắt đầu cử hành thánh lễ vào khoảng 6 giờ chiều. Trong bài giảng, ĐTC đã quảng diễn lời thánh Gioan Tẩy giả làm chứng về Chúa Giêsu, là ”Chiên Thiên Chúa Đấng gánh tội trần gian” và ngài mời gọi các tín hữu hãy tín thác nơi Chúa Giêsu, Đấng không bao giờ làm cho chúng ta thất vọng: như chiên con trong sự yếu đuối, trong sự dịu dàng và yêu thương, Chúa đã đến để cất mọi tội lỗi của trần thế. Chúa Giêsu tha thứ tất cả, Chúa nhổ bỏ mọi tội lỗi.
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng ”Niềm tín thác nơi Chúa chính là chìa khóa thành công trong đời”.
Sau thánh lễ, ĐTC còn chào thăm các bệnh nhân và gặp cộng đoàn các cha dòng Don Bosco tại đây, trước khi gặp các bạn trẻ.
Trong các cuộc gặp gỡ, ĐTC đã cám ơn sự đón tiếp nồng nhiệt của giáo xứ và nói: ”Giữa anh chị em, tôi cảm thấy sự nồng nhiệt trong sự tiếp đón, như đang ở trong gia đình, như đang ở trong nhà mình. Xin cám ơn anh chị em..!”
Giáo xứ Thánh Tâm, ngay từ khi thành lập hồi năm 1879 vẫn được ủy thác cho các cha dòng Don Bosco coi sóc. Đây là xứ đạo thứ 4 ở Roma được ĐTC Phanxicô viếng thăm. Tuy chỉ có hơn 2 ngàn giáo dân, giáo xứ hoạt động rất tích cực trong việc mục vụ giới trẻ, và giúp đỡ những người vô gia cư cũng như người tị nạn. Cha sở Valerio Baresi SDB nói với đài Vatican:
”Trong vòng một năm, chúng tôi đón tiếp và tiếp xúc với hơn 300 người tị nạn, họ đến giáo xứ để tham gia những hoạt động khác nhau như các lớp học tiếng Ý và có thể theo học để lấy bằng trung học, lớp tập lái xe, tin học, cách tìm việc làm trên Internet, v.v. (RG 19-1-2014)
Ngài đã giải tội cho 5 người, trước khi bắt đầu cử hành thánh lễ vào khoảng 6 giờ chiều. Trong bài giảng, ĐTC đã quảng diễn lời thánh Gioan Tẩy giả làm chứng về Chúa Giêsu, là ”Chiên Thiên Chúa Đấng gánh tội trần gian” và ngài mời gọi các tín hữu hãy tín thác nơi Chúa Giêsu, Đấng không bao giờ làm cho chúng ta thất vọng: như chiên con trong sự yếu đuối, trong sự dịu dàng và yêu thương, Chúa đã đến để cất mọi tội lỗi của trần thế. Chúa Giêsu tha thứ tất cả, Chúa nhổ bỏ mọi tội lỗi.
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng ”Niềm tín thác nơi Chúa chính là chìa khóa thành công trong đời”.
Sau thánh lễ, ĐTC còn chào thăm các bệnh nhân và gặp cộng đoàn các cha dòng Don Bosco tại đây, trước khi gặp các bạn trẻ.
Trong các cuộc gặp gỡ, ĐTC đã cám ơn sự đón tiếp nồng nhiệt của giáo xứ và nói: ”Giữa anh chị em, tôi cảm thấy sự nồng nhiệt trong sự tiếp đón, như đang ở trong gia đình, như đang ở trong nhà mình. Xin cám ơn anh chị em..!”
Giáo xứ Thánh Tâm, ngay từ khi thành lập hồi năm 1879 vẫn được ủy thác cho các cha dòng Don Bosco coi sóc. Đây là xứ đạo thứ 4 ở Roma được ĐTC Phanxicô viếng thăm. Tuy chỉ có hơn 2 ngàn giáo dân, giáo xứ hoạt động rất tích cực trong việc mục vụ giới trẻ, và giúp đỡ những người vô gia cư cũng như người tị nạn. Cha sở Valerio Baresi SDB nói với đài Vatican:
”Trong vòng một năm, chúng tôi đón tiếp và tiếp xúc với hơn 300 người tị nạn, họ đến giáo xứ để tham gia những hoạt động khác nhau như các lớp học tiếng Ý và có thể theo học để lấy bằng trung học, lớp tập lái xe, tin học, cách tìm việc làm trên Internet, v.v. (RG 19-1-2014)
Tuyên bố của Hội Đồng Các Giáo Hội Thế về Syria: hòa giải và hàn gắn quốc gia qua việc xây dựng lòng tin
Vũ Văn An
18:49 20/01/2014
Bản Tin Zenit ngày 20 tháng Giêng cho đăng lời tuyên bố của Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới sau một hội nghị tham khảo có tính đại kết và quốc tế về Syria của tổ chức này tại Genève trong các ngày từ 15 tới 17 tháng Giêng vừa qua.
Lời kêu gọi khẩn cấp hành động cho một nền hòa bình công chính tại Syria
Các nhà lãnh đạo và đại biểu Giáo Hội Syria, Hội Đồng các Giáo Hội Trung Đông, Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới và Tòa Thánh (1) họp tại Genève từ ngày 15 tới ngày 17 tháng Giêng, năm 2014, để tham khảo việc tham dự Hội Nghị Hoà Bình Genève II sắp tới về Syria.
Các Kitô hữu duy trì sự hiện diện liên tục tại lãnh thổ Syria kề từ hừng đông của Kitô Giáo. Ngày nay, trong tư cách các Giáo Hội và các cơ quan bác ái có liên hệ với các Giáo Hội, chúng tôi hiện diện với nhân dân Syria trên căn bản hàng ngày cả bên trong xứ sở lẫn bên cạnh các người tị nạn. Trong lời hiệp thông này, chúng tôi muốn được cất cao tiếng nói của mình.
Chúng tôi quan tâm tới mọi người đang chịu ảnh hưởng của bạo lực bừa bãi và thảm họa nhân đạo tại Syria. Số trẻ em, đàn ông, đàn bà vô tội đang bị giết, bị thương, bị chấn thương và buộc phải ra khỏi nhà hiện đông vô kể. Chúng tôi nghe tiếng họ kêu than, vì biết rằng “một chi thể đau thì mọi chi thể cũng đều đau với nó” (1 Cor. 12).
Sẽ không có bất cứ giải pháp quân sự nào cho cuộc khủng hoảng của xứ sở này. Cố gắng trung thành với tình yêu Thiên Chúa dành cho mọi người, và trong bối cảnh luật lệ nhân đạo quốc tế, chúng tôi xin nêu lên các lời kêu gọi hành động và hướng dẫn xây dựng hòa bình này.
Chúng tôi kêu gọi qúy vị, những người tham dự Hội Nghị Genève II, hãy:
1. Mưu tìm việc chấm dứt ngay tức khắc mọi đối đầu và thù nghịch có võ trang tại Syria. Chúng tôi kêu gọi mọi bên trong cuộc tranh chấp này trả tự do cho mọi người đang bị giam giữ và bị bắt cóc. Chúng tôi khẩn khoản yêu cầu Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thi hành các biện pháp nhằm chấm dứt lưu lượng vũ khí và chiến binh ngoại quốc khỏi xâm nhập vào Syria.
2. Bảo đảm rằng mọi cộng đồng dễ bị tấn công tại Syria và các người tị nạn tại các nước láng giểng nhận được sự trợ giúp nhân đạo thỏa đáng. Nơi nào số dân đông đảo như thế gặp nguy cơ trầm trọng, thì quyền được hưởng trợ giúp đầy đủ là điều chủ yếu, phù hợp với luật lệ quốc tế và (chính sách) Trách Nhiệm Phải Bảo Vệ.
3. Khai triển một diễn trình toàn bộ và có tính bao gồm hướng tới việc thiết lập một nền hòa bình công chính và tái thiết Syria. Mọi thành phần của xã hội, bao gồm chính phủ, phe đối lập, và xã hội dân sự, phải được bao gồm trong một giải pháp Syria cho nhân dân Syria. Chúng tôi nhận ra nhu cầu khẩn thiết phải tích nhập trọn vẹn phụ nữ và người trẻ vào các diễn trình này.
Genève II phải được biến đổi thành một diễn trình xây dựng hòa bình, đáp ứng khát vọng chính đáng của toàn thể nhân dân Syria. Chúng tôi xin đưa ra các hướng dẫn sau đây:
Bất cứ diễn trình xây dựng hòa bình nào cũng phải do người Syria chủ đạo. Nó phải trong sáng và khả tín để người Syria tự quyết định tương lai cho đất nước họ. Một diễn trình như thế đòi hỏi sự giúp tay của Liên Đoàn Ả Rập, Liên Hiệp Quốc, và sự cam kết xây dựng của mọi phe phái có can dự vào cuộc tranh chấp này.
Mọi cố gắng phải được đưa ra nhằm bảo đảm hòa bình, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập của Syria. Bản chất đa sắc tộc, đa tôn giáo, đa tuyên tín và truyền thống của xã hội Syria phải được duy trì. Bức khảm sinh động của xã hội Syria đòi mọi công dân của nó phải được hưởng quyền lợi ngang nhau. Các nhân quyền, phẩm giá và tự do tôn giáo dành cho mọi người phải được cổ võ và bảo vệ theo qui luật quốc tế.
Là các Kitô hữu, chúng tôi đồng thanh lên tiếng kêu gọi một nền hòa bình chính đáng tại Syria. Để đạt được nền hòa bình này, chúng tôi cam kết hoạt động tay trong tay với các anh chị em Hồi Giáo, những người chúng tôi vốn chia sẻ cùng một lịch sử chung song song với các giá trị tâm linh và xã hội. Chúng tôi cố gắng hoạt động cho việc hòa giải và hàn gắn quốc gia xuyên qua việc xây dựng lòng tin.
“Phúc cho người xây dựng hòa bình” (Mt. 5).
(1) Các tham dự viên đến từ các quốc gia sau đây: Pháp, Đức, Ý, Iran, Libăng, Hòa Lan, Na Uy, Nga, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh và Hoa Kỳ. Các tham dự viên đại kết bao gồm Liên Minh ACT, Cộng Đồng Sant’Egidio, Liên Minh Luthêrô Thế Giới, Pax Christi Quốc Tế, Các Tôn Giáo Vì Hòa Bình, và Liên Đoàn Sinh Viên Kitô Giáo Thế Giới.
Lời kêu gọi khẩn cấp hành động cho một nền hòa bình công chính tại Syria
Các nhà lãnh đạo và đại biểu Giáo Hội Syria, Hội Đồng các Giáo Hội Trung Đông, Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới và Tòa Thánh (1) họp tại Genève từ ngày 15 tới ngày 17 tháng Giêng, năm 2014, để tham khảo việc tham dự Hội Nghị Hoà Bình Genève II sắp tới về Syria.
Các Kitô hữu duy trì sự hiện diện liên tục tại lãnh thổ Syria kề từ hừng đông của Kitô Giáo. Ngày nay, trong tư cách các Giáo Hội và các cơ quan bác ái có liên hệ với các Giáo Hội, chúng tôi hiện diện với nhân dân Syria trên căn bản hàng ngày cả bên trong xứ sở lẫn bên cạnh các người tị nạn. Trong lời hiệp thông này, chúng tôi muốn được cất cao tiếng nói của mình.
Chúng tôi quan tâm tới mọi người đang chịu ảnh hưởng của bạo lực bừa bãi và thảm họa nhân đạo tại Syria. Số trẻ em, đàn ông, đàn bà vô tội đang bị giết, bị thương, bị chấn thương và buộc phải ra khỏi nhà hiện đông vô kể. Chúng tôi nghe tiếng họ kêu than, vì biết rằng “một chi thể đau thì mọi chi thể cũng đều đau với nó” (1 Cor. 12).
Sẽ không có bất cứ giải pháp quân sự nào cho cuộc khủng hoảng của xứ sở này. Cố gắng trung thành với tình yêu Thiên Chúa dành cho mọi người, và trong bối cảnh luật lệ nhân đạo quốc tế, chúng tôi xin nêu lên các lời kêu gọi hành động và hướng dẫn xây dựng hòa bình này.
Chúng tôi kêu gọi qúy vị, những người tham dự Hội Nghị Genève II, hãy:
1. Mưu tìm việc chấm dứt ngay tức khắc mọi đối đầu và thù nghịch có võ trang tại Syria. Chúng tôi kêu gọi mọi bên trong cuộc tranh chấp này trả tự do cho mọi người đang bị giam giữ và bị bắt cóc. Chúng tôi khẩn khoản yêu cầu Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thi hành các biện pháp nhằm chấm dứt lưu lượng vũ khí và chiến binh ngoại quốc khỏi xâm nhập vào Syria.
2. Bảo đảm rằng mọi cộng đồng dễ bị tấn công tại Syria và các người tị nạn tại các nước láng giểng nhận được sự trợ giúp nhân đạo thỏa đáng. Nơi nào số dân đông đảo như thế gặp nguy cơ trầm trọng, thì quyền được hưởng trợ giúp đầy đủ là điều chủ yếu, phù hợp với luật lệ quốc tế và (chính sách) Trách Nhiệm Phải Bảo Vệ.
3. Khai triển một diễn trình toàn bộ và có tính bao gồm hướng tới việc thiết lập một nền hòa bình công chính và tái thiết Syria. Mọi thành phần của xã hội, bao gồm chính phủ, phe đối lập, và xã hội dân sự, phải được bao gồm trong một giải pháp Syria cho nhân dân Syria. Chúng tôi nhận ra nhu cầu khẩn thiết phải tích nhập trọn vẹn phụ nữ và người trẻ vào các diễn trình này.
Genève II phải được biến đổi thành một diễn trình xây dựng hòa bình, đáp ứng khát vọng chính đáng của toàn thể nhân dân Syria. Chúng tôi xin đưa ra các hướng dẫn sau đây:
Bất cứ diễn trình xây dựng hòa bình nào cũng phải do người Syria chủ đạo. Nó phải trong sáng và khả tín để người Syria tự quyết định tương lai cho đất nước họ. Một diễn trình như thế đòi hỏi sự giúp tay của Liên Đoàn Ả Rập, Liên Hiệp Quốc, và sự cam kết xây dựng của mọi phe phái có can dự vào cuộc tranh chấp này.
Mọi cố gắng phải được đưa ra nhằm bảo đảm hòa bình, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập của Syria. Bản chất đa sắc tộc, đa tôn giáo, đa tuyên tín và truyền thống của xã hội Syria phải được duy trì. Bức khảm sinh động của xã hội Syria đòi mọi công dân của nó phải được hưởng quyền lợi ngang nhau. Các nhân quyền, phẩm giá và tự do tôn giáo dành cho mọi người phải được cổ võ và bảo vệ theo qui luật quốc tế.
Là các Kitô hữu, chúng tôi đồng thanh lên tiếng kêu gọi một nền hòa bình chính đáng tại Syria. Để đạt được nền hòa bình này, chúng tôi cam kết hoạt động tay trong tay với các anh chị em Hồi Giáo, những người chúng tôi vốn chia sẻ cùng một lịch sử chung song song với các giá trị tâm linh và xã hội. Chúng tôi cố gắng hoạt động cho việc hòa giải và hàn gắn quốc gia xuyên qua việc xây dựng lòng tin.
“Phúc cho người xây dựng hòa bình” (Mt. 5).
(1) Các tham dự viên đến từ các quốc gia sau đây: Pháp, Đức, Ý, Iran, Libăng, Hòa Lan, Na Uy, Nga, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh và Hoa Kỳ. Các tham dự viên đại kết bao gồm Liên Minh ACT, Cộng Đồng Sant’Egidio, Liên Minh Luthêrô Thế Giới, Pax Christi Quốc Tế, Các Tôn Giáo Vì Hòa Bình, và Liên Đoàn Sinh Viên Kitô Giáo Thế Giới.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tu sĩ, Chủng sinh và Tiền Chủng sinh giáo phận Vinh mừng tất niên tại TGM Xã Đoài
Đức Tình
11:57 20/01/2014
Ngày 19/1/2014 là thời điểm thật đặc biệt trong những ngày cuối cùng của năm cũ đối với các Tu sĩ, Chủng sinh, Tiền Chủng sinh trong Giáo phận Vinh. Bởi ngày này, hơn 400 anh chị em đã quy tụ đầm ấm bên Vị Cha chung Phaolô để ôn lại một năm đã qua và chuẩn bị đón chào một năm mới.
Hình ảnh
Đây là lần thứ tư ngày hồng ân này được tổ chức dành cho những người theo ơn gọi dâng hiến. Là hồng ân vì những người “cùng hội cùng thuyền” được gặp gỡ, chia sẻ và hàn huyên với nhau. Đức Cha Phaolô đã dí dỏm chia sẻ: “Năm qua chúng ta không có dịp nhìn thấy nhau, hôm nay là cơ hội thuận lợi nhất để anh chị em gặp nhau, để cầu nguyện, để đồng hành với nhau…”.
Hồng ân thứ hai, có lẽ là suối nguồn dạt dào nhất mà Thiên Chúa, qua bàn tay của qúy Đức Cha và qúy Cha đã “lì xì” cho các Tu sĩ, Chủng sinh, Tiền Chủng sinh, đó là Thánh lễ Tất niên thật linh thiêng do Đức Cha Phaolô chủ sự. Trong không gian ấm cúng tại nhà Nhà nguyện Tòa Giám mục, từng con tim thổn thức và lòng sốt mến lạ lùng của những môn đệ theo Chúa trong ơn gọi dâng hiến như gói gọn tâm tình trong một năm đã qua. Mọi người hiện diện trong Thánh lễ càng cảm mến hơn bởi sự khích lệ chân thành của Đức Cha Phaolô: “Ơn gọi của chúng ta thật đặc biệt. Bởi từ trong lòng mẹ, Chúa đã gọi, đã nhớ đến và nắn nót chúng ta theo ý định tình thương của Người”.
Hồng ân nữa là buổi tiệc thấm đượm tình Cha con, tình huynh đệ. Các Tu sĩ, Chủng sinh, Tiền Chủng sinh được thỏa sức ca hát, cười vui trong những câu chuyện cuối năm, câu chuyện đời tu.
Có lẽ, hồng ân Ngày Tất niên không thể đếm được. Là ba, hay là cả trời hồng ân… Đón nhận hồng ân và trong tinh thần tống cựu, nghênh tân, Đức Cha Phaolô ân cần căn dặn các Tu sĩ, Chủng sinh, Tiền Chủng sinh: “Năm cùng tháng tận, nhìn lại quãng thời gian qua, nhiều khi có chao đảo, có nghi nan, hay ngã lòng, nhưng anh chị em phải nhớ lại lời Chúa, lời các ngôn sứ về ơn gọi đặc biệt của mình để vững bước”.
Ra về trong hân hoan, mọi Tu sĩ, Chủng sinh, Tiền Chủng sinh đều cảm nghiệm rõ hồng ân trong ngày đại phúc này và nỗ lực thực hiện lời căn dặn của Vị Cha Chung để tiếp tục dấn bước trên hành trình ơn gọi.
Hình ảnh
Đây là lần thứ tư ngày hồng ân này được tổ chức dành cho những người theo ơn gọi dâng hiến. Là hồng ân vì những người “cùng hội cùng thuyền” được gặp gỡ, chia sẻ và hàn huyên với nhau. Đức Cha Phaolô đã dí dỏm chia sẻ: “Năm qua chúng ta không có dịp nhìn thấy nhau, hôm nay là cơ hội thuận lợi nhất để anh chị em gặp nhau, để cầu nguyện, để đồng hành với nhau…”.
Hồng ân thứ hai, có lẽ là suối nguồn dạt dào nhất mà Thiên Chúa, qua bàn tay của qúy Đức Cha và qúy Cha đã “lì xì” cho các Tu sĩ, Chủng sinh, Tiền Chủng sinh, đó là Thánh lễ Tất niên thật linh thiêng do Đức Cha Phaolô chủ sự. Trong không gian ấm cúng tại nhà Nhà nguyện Tòa Giám mục, từng con tim thổn thức và lòng sốt mến lạ lùng của những môn đệ theo Chúa trong ơn gọi dâng hiến như gói gọn tâm tình trong một năm đã qua. Mọi người hiện diện trong Thánh lễ càng cảm mến hơn bởi sự khích lệ chân thành của Đức Cha Phaolô: “Ơn gọi của chúng ta thật đặc biệt. Bởi từ trong lòng mẹ, Chúa đã gọi, đã nhớ đến và nắn nót chúng ta theo ý định tình thương của Người”.
Hồng ân nữa là buổi tiệc thấm đượm tình Cha con, tình huynh đệ. Các Tu sĩ, Chủng sinh, Tiền Chủng sinh được thỏa sức ca hát, cười vui trong những câu chuyện cuối năm, câu chuyện đời tu.
Có lẽ, hồng ân Ngày Tất niên không thể đếm được. Là ba, hay là cả trời hồng ân… Đón nhận hồng ân và trong tinh thần tống cựu, nghênh tân, Đức Cha Phaolô ân cần căn dặn các Tu sĩ, Chủng sinh, Tiền Chủng sinh: “Năm cùng tháng tận, nhìn lại quãng thời gian qua, nhiều khi có chao đảo, có nghi nan, hay ngã lòng, nhưng anh chị em phải nhớ lại lời Chúa, lời các ngôn sứ về ơn gọi đặc biệt của mình để vững bước”.
Ra về trong hân hoan, mọi Tu sĩ, Chủng sinh, Tiền Chủng sinh đều cảm nghiệm rõ hồng ân trong ngày đại phúc này và nỗ lực thực hiện lời căn dặn của Vị Cha Chung để tiếp tục dấn bước trên hành trình ơn gọi.
Thông Báo
Thương nhớ ‘Cha già’ Ambrosiô cùng xóm đạo Rừng Lăng
Giáo dân Rừng Lăng
12:00 20/01/2014
Cuộc đời Cha Amrosio, cũng như bao tu sĩ khác đã tận hiến đời mình từ khi còn trẻ cho đến lúc già cho Giáo Hội. Dù phải trải qua bao sóng gió và thử thách, đặc biệt là quãng thời gian ‘học tập cải tạo’ đầy khắc nghiệt sau biến cố 30/4/1975, nhưng Ngài vẫn kiên trung phụng sự Thiên Chúa hết sức mình cho đến cuối đời.
Với cấp bậc Thiếu tá Tuyên Úy được nhiều ‘nể trọng’ trong quân đội VNCH và kể cả sau này, khi được trở về từ nhà tù cộng sản sau 13 năm bị đi cải tạo thừa khả năng và ‘tiêu chuẩn HO’ để đi tỵ nạn nước ngoài, nhưng dường như Cha muốn chọn những nơi chốn khó khăn, mà một trong những ‘dấu ấn’ ấy chính là một làng quê xa xôi hẻo lánh thuộc huyện Tư Nghĩa nằm ở tận mãi phía Tây của tỉnh Quảng Ngãi gần dãy Trường Sơn, nơi Cha Ambrosio đã bỏ nhiều công sức làm nên xóm đạo Rừng Lăng lớn mạnh một thời.
Từ ngôi nhà Chúa từ ‘mái tranh vách đất’ (đúng nghĩa) thừa kế từ cha Anton Phạm Huy Chương, Ngài đã biến nó trở nên to lớn khang trang và xinh đẹp. Vào khoảng cuối những năm 60s, một hôm có hai vị khách lạ Tây phương một nam một nữ ghé vào sân nhà thờ đứng trò chuyện với Cha. Sau này nghe Cha Ambrosio kể lại mọi người mới biết thì ra trong lúc tham quan địa danh nổi tiếng đồi Thiên Ấn nằm cạnh con sông Trà Khúc, từ trên cao dùng ống nhòm quan sát thành phố Quảng Ngãi họ đã tình cờ phát hiện từ xa có hình cây Thánh Giá lớn, chính là mặt tiền của nhà thờ Rừng Lăng. Vì ngạc nhiên và tò mò mà họ đã cất công tìm đến tận đây để được “mục sở thị”.
Cùng với lo việc đạo cho giáo dân Cha còn xây và thành lập trường tiểu học Khiết Tâm gồm hai dãy khoảng hơn chục phòng học. Ngôi trường này nằm hai bên nhà thờ, chính giữa là vườn hoa. Tất cả được bao quanh bởi khoảng vài chục nóc nhà giáo dân làm nên một quần thể xóm đạo rất yên bình và xinh đẹp một thời.
Đáng nói là số học sinh theo học tại ngôi trường này phần lớn lại là con em gia đình nông dân nghèo ngoại đạo trong vùng, mà về sau không ít gia đình vì cảm mến những việc tốt lành Cha đã làm, họ đã cho con cái theo đạo luôn. Mỗi dịp lễ phục sinh hằng năm luôn có đông tân tòng tham dự. Phương thức truyền đạo thiết thực và hữu hiệu này hiện nay nhiều cùng quê khó nghèo cả nước vẫn đang cần.
Không chỉ là ‘kiến trúc sư’ Cha Ambrosio còn kiêm luôn khâu tổ chức khi phải tự tìm các sĩ quan có khả năng sư phạm xin biệt phái sang lo chuyện dạy học, đó là các thầy Cát, Thăng, Hướng, Cung, Kính v.v… đúng theo chương trình bậc tiểu học của VNCH lúc bấy giờ. Ngoài ra, Ngài còn thành lập phong trào Hùng Tâm Dũng Chí cho thanh thiếu niên tham gia sinh hoạt học giáo lý mỗi ngày Chúa Nhật, mùa Hè tổ chức cho đi picnic xa còn những dịp lễ như Trung Thu, Giáng Sinh luôn có cắm trại trong khuôn viên rộng lớn của nhà thờ v.v…
Tuy nhiên, tất cả cũng chỉ là những ‘việc nhỏ’ so với cái nhiệm vụ chính đầy rủi ro bất trắc mà Ngài phải thi hành là thường xuyên đến thăm viếng và dâng Thánh lễ tại nhiều trại lính khác nhau trong phận sự của một linh mục tuyên úy Công Giáo.
Thời ấy chiến tranh ác liệt nên hiểm nguy đến tính mạng luôn rình rập Ngài. Còn nhớ có lần lễ 5g sáng Chúa Nhật giáo dân nhà thờ Rừng Lăng đọc hết hơn chuỗi tràng hạt rồi mà vẫn chưa thấy bóng dáng Cha sở đâu, mọi người bắt đầu ‘nhốn nháo’ sốt ruột… Chờ đến khi mặt trời mọc lên rồi mọi người mới hay tin lúc sáng sớm trên đường từ thị xã Quảng Ngãi về Răng Lăng chiếc xe Jeep của Cha bị ‘VC’ (Việt cộng) chận bắn tỉa ở cầu Ông Bố, cách nhà thờ khoảng vài km. May sao Cha cùng thầy Hướng (kiêm luôn lái xe) nhanh chân bỏ xe chạy núp vào lùm cây vệ đường đối diện nên ‘thoát nạn’. Rồi nhiều lần đang đi trên đoạn đường Quảng Ngãi - căn cứ Chu Lai (Tam Kỳ) Ngài bị du kích núp ven bờ ruộng hai bên đường ‘bắn tỉa’ nhưng không sao.
Cuối cùng rồi xóm đạo ấy sau biến cố 1975 cũng đã ‘tan tác’. Do Cha sở thì bị bắt còn đàn chiên vì hầu hết là gia đình lính, dân Công Giáo gốc Bắc di cư nên lo sợ cho sự an toàn của gia đình mà đành phải bỏ xứ chạy vào Nam thêm lần nữa.
Cha Ambrosio bị đi ‘học tập cải tạo’ biền biệt những 13 năm liền từ tháng 3/1975 và mãi đến năm 1988 mới được trả tự do. Đàn chiên thì đa phần ‘trôi dạt’ về vùng Long Khánh, số ít còn lại lên cao nguyên Ban Mê Thuột, Lâm Đồng lập nghiệp.
Mấy năm trở lại đây nhờ thông tin liên lạc thuận lợi nhiều giáo dân đã chẳng quản ngại đường xa đã ‘cất công’ đi tìm nhau, rồi ‘mò’ về lại ngôi nhà thờ Rừng Lăng thân thương năm xưa. Nhưng hỡi ôi! không biết tự bao giờ nó đã bị ‘chính quyền’ địa phương san thành bình địa, có lẽ vì ở một nơi quá hẻo lánh mà Giáo Hội không ai quan tâm chăng?
Còn ‘Cha già’ thì mọi người đã bảo nhau lần họp mặt thứ 3 vào đầu tháng 6 tới ở Biên Hòa nhất định sẽ rước Ngài về dâng Thánh lễ tạ ơn, nay cũng chỉ còn thấy trong mơ mà thôi! Xin tiễn biệt ‘Cha già’ Ambrosio với hoài mong chúng con sẽ cùng gặp lại Ngài ở một ‘xứ đạo Rừng Lăng’ khác vĩnh hằng hơn cái thế gian đầy bất trắc và hiểm nguy này.
Đôi hàng tiểu sử cha Ambrosio Đỗ Bích Ngô.
- 1946 – 1952 học tại Tiểu Chủng Viện Pio XII Hà Nội
- 1953 – 1959 học tại Đại Chủng Viện Xuân Bích
- 1959 – 1960 thực tập mục vụ tại Đà Lạt
- Ngày 07/9/1960 thụ phong Linh mục tại Vương Cung Thánh Đường Sàigòn do Đức Cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền
- 1961 – 1965 làm cha giáo tại Tiểu chủng viện Làng Sông (Qui Nhơn) và Cha sở Tân Dinh
- 1965 – 1975 phụ trách Tuyên Úy Công Giáo cho Sư Đoàn 2 tại Quảng Ngãi – Chu Lai
- 1975 – 1988 Ngài bị đưa đi ‘học tập cải tạo’ tại nhiều nơi
- 1988 – 2014 nghỉ hưu tại Nhà Hưu Dưỡng Linh mục gốc Hà Nội, ngã sáu Chợ Lớn nằm cạnh nhà thờ Thánh Nữ Jeanne D’Arc, 116/3 đường Hùng Vương, P9, Q5, Tp.HCM. Trong thời gian này Ngài tham gia làm Quản lý (2000 – 2005) và Giám đốc cho Nhà Hưu Dưỡng (2005 – 2010)
- Từ trần hồi 23g ngày 18/01/2014 do tuổi cao sức yếu
Alfonso, Giáo dân Rừng Lăng
Văn Hóa
Truyện Ngắn: Thằng Linh Thằng Lượm
Nguyễn Trung Tây, SVD
19:08 20/01/2014
□ Nguyễn Trung Tây
Truyện Ngắn: Thằng Linh Thằng Lượm
□ Chuyện kể rằng tại một vương quốc kia, có một thời lòng người ly tán khiến ngày Ba Mươi Tết, trẻ thơ mồ côi, không thân nhân, không nhà cửa…
Nhìn thấy lon sắt nằm lăn lóc bên vệ đường, tiền đạo Lượm cong người, bậm môi sút mạnh. Lon sắt nhấc bổng bay vèo vèo ngang qua nhánh cây khuynh diệp. Lon xoáy tròn lao tới đập thẳng nát vụn cửa kiếng căn nhà hộp. Thủy tinh vỡ chập chờn khuôn mặt hốt hoảng và nhịp chân nhanh nhanh người đàn bà mập tròn. Đẩy mạnh cánh cửa nhôm nhà hộp sang một bên, người đàn bà cúi nhìn kiếng cửa sổ vỡ vụn. Ngó nhìn quanh quẩn, ánh mắt người đàn bà rớt xuống trên hai khuôn mặt tái xanh. Sốc cao cao hai tay áo, bà ta chĩa ngón tay vào mặt hai thằng nhóc,
— Ơ! Cái quân mất dạy! Bà truyền đời cho chúng bay biết cơm không muốn ăn lại muốn ăn cám thì bà cho tụi bay xách sô đi rửa chuồng “nợn”!
Người đàn bà phóng tới, miệng hét to,
— Bắt nó! Bắt hai thằng đó mang lên Ban Trật Tự. Bắt nó! Ới bà con ơi! Đó, đó, hai cái thằng mặc áo thun màu đỏ đó. Các ông các bà, bắt nó hộ tôi…
Tiếng hét giật giọng mời gọi những bước chân quay lui nhìn theo bốn cẳng chân ống điếu quậy tung bụi đỏ góc đường trại tỵ nạn. Nhiều người bịt mũi, có người nhăn mặt, có người che mũi ắt xì, có người mở miệng lẩm bẩm chửi thề. Ngó nhìn quanh quẩn, không thấy ai hưởng ứng, người đàn bà thẹn thùng, đứng lại. Bà ta ôm ngực thở hắt, tiếng thở đứt quãng, ồ ề, hờ! hờ! hờ! Bà hậm hực, mắt dõi nhìn theo bóng hai thằng nhỏ đang dần dần mất hút.
Hôm nay Ba Mươi Tết. Chỉ còn mười mấy tiếng nữa thôi, không gian sẽ chuyển mình khoác vào người tà áo xuân. Tết! Nhưng trại tỵ nạn Sungai Besi, không khí Tết vẫn nhạt nhẽo lờ đờ nước hến. Ba Mươi Tết, cảnh sát Mã cấm đốt pháo cấm nổi lửa nấu bánh chưng. Tết Việt Nam không phải của người Mã, cho nên trại tỵ nạn vẫn sinh hoạt bình thường. Thịt heo vẫn bị cấm. Người vi phạm kỷ luật vẫn xách sô chùi rửa nhà vệ sinh. Hoạt động duy nhất trong trại có khả năng khơi dậy không khí rộn ràng ngày Tết xảy ra nơi hội trường lãnh thư; bởi Ba Mươi Tết năm nay rơi đúng vào ngày thứ Ba, cũng là ngày Hội Trăng Lưỡi Liềm Mã Lai ghé vào phát thư.
Trời xuân, nhưng nắng xích đạo hầm hập đập thẳng da mặt tỵ nạn. Trời đã quá trưa, mặt trời Mã Lai như thường lệ đều đặn hít vào khè ra lửa đỏ đốt cháy loang loáng hai làn da thiếu nhi mồ côi. Tiền đạo đội banh tiểu học Hùng Vương-thằng Lượm đổi hướng. Thay vì chạy về khu nhà Âu Cơ, nó quẹo trái chạy thẳng một lèo tới sân trường tiểu học Hùng Vương. Thủ quân đội banh Hùng Vương-thằng Linh chạy theo sau, miệng hét to,
— Đợi tao với! Lượm, đợi tao với!
Thằng Lượm tiếp tục phóng chạy, nhưng nhịp chân buông lơi chậm dần. Thằng Linh vượt lên, bắt theo kịp bạn. Phóng lên thềm gạch, hai thằng nhóc ngồi xuống bậc thềm dẫn vô cửa lớp, hơi thở cả hai nặng nề.
Trời xanh Giao Thừa yên lặng không gợn nhăn cơn gió, thằng Linh tay vuốt vuốt tóc, tay lau mồ hôi. Trời nắng Ba Mươi không hằn sâu đường mây, thằng Lượm im lìm nhìn về phía trước. Hội trường phát thư tiếp tục ồn ào nhộn nhịp bước chân người, tiếng xướng ngôn viên trên phòng Thông Tin,
— Phạm Thanh Nhàn, không rõ số tàu. Ngô thị Mai Phương, tàu PB 705. Vũ Hoàng Liêm, tàu PB 706.
Ba Mươi Tết, dân tỵ nạn hớn hở kéo nhau tới văn phòng thư tín, hoặc để lãnh thư hoặc chỉ để nhìn ngó khung cảnh rộn rịp mà tưởng đang ngắm chợ hoa Nguyễn Huệ. Bởi hội trường lãnh thư tưng bừng người, nhà cơm trống vắng hàng dài nhọc nhằn chờ đợi thau cơm. Rảnh rỗi, nhân viên hãng thầu người Hoa mặc áo thun quần đùi mồ hôi chảy nhễ nhãi đứng nhìn dân tỵ nạn Việt Nam hân hoan với ngân phiếu, mừng vui với tiền đô, buồn thiu với thư tín.
Có người rạng rỡ nụ cười săm soi nhìn tờ money order mang ba hàng số tiền in hình Nữ Thần Tự Do. Có người nhảy tưng tưng, hét to, “Happy New Year!”, khi nhìn thấy tờ giấy 20 đô la màu xanh hình tổng thống Andrew Jackson dấu giữa tờ giấy bạc thuốc lá. Có người nước mắt long lanh đỏ hoe trước trang thư mở rộng. Nơi hội trường lãnh thư, hàng người dài ngoằng tiếp tục xếp hàng rồng rắn, nóng nảy chờ đợi. Sau khung cửa kính, nhân viên bưu điện Mã sắc mặt lạnh lùng cú vọ, xòe ra những ngón tay khô khốc cầm thẻ tỵ nạn săm soi nhìn ngó.
Hai tay giơ cao vuốt vuốt những hạt mồ hôi lăn tròn trên khuôn mặt, thằng Linh khơi chuyện,
— Giờ mà có cây cà rem thì tuyệt cú mèo!
Thằng Lượm không hưởng ứng lời ước cây kem của bạn, nó tiếp tục im lìm nhìn xuống. Thằng Linh lại lên tiếng,
— Thư đâu?
Thằng Lượm lúng búng,
— Không phải thư của tao...
Nó vòng vo giải thích,
— Thư bên Đức, không phải thư bên Mỹ.
Thằng Linh xụ mặt, thở dài, vậy là đọi, đọi rỗng bao tử, đọi hốc mặt mày... Thằng Linh nuốt nuốt nước miếng, miệng nó sao đắng nghét. Một tuần nay nó thấy thằng Lượm chiều chiều bỏ, không ra sân dợt banh nữa. Tối tối trong khi đang chơi ở sân trường với đám bạn mồ côi, thằng Lượm bỏ về khu Âu Cơ đắp mền kín mít. Có lần thằng Linh thấy thằng Lượm nằm trên giường, khóc!
Tối hôm qua thấy bạn bỏ đi, thằng Linh bỏ đi theo. Về tới khu Âu Cơ, nó thấy giường của thằng Lượm trống trơn. Đi ra sân sau, thằng Linh giật mình, tim đập thình thịch. Nó thấy bóng trắng nhờ nhợ nhập nhòe đang ngồi một mình ở sân cỏ. Trống ngực thằng Linh đập rộn ràng, bình bịch! bình bịch! Thời gian gần đây tụi bạn Âu Cơ hay nói sân sau khu Âu Cơ có ma, con ma vú dài thoòng loòng, lưỡi đỏ lòm thè dài tới rốn đong đu trên những hàng cây khuynh diệp. Có đứa còn giơ tay vừa thề vừa nói chính mắt nhìn thấy con ma con gái bị hải tặc bắt ngồi khóc hu hu. Thằng Linh cố trấn tĩnh, cất giọng hỏi,
— Lượm? Phải mày không Lượm?
Bóng trắng không động đậy! Đâu đây tiếng khóc nho nhỏ nổi lên! Thằng Linh nhấc hai cẳng chân tính bỏ chạy. Nhưng nó nhíu mày, dừng bước, bởi nhận ra hình dạng gầy ốm quen thuộc của thằng Lượm. Thằng Linh hoàn hồn. Bước tới mấy bước, nó ngồi xuống cạnh bên thằng Lượm,
— Lượm! Mày làm tao hú hồn. Mày, mày làm sao vậy? Sao lại ngồi đây?
Thằng Lượm thôi không khóc nhưng cũng không trả lời. Thằng Linh giơ tay choàng qua vai bạn. Thằng Lượm không phản ứng. Năm phút sau, nó đứng dậy bỏ thẳng về giường kéo mền che kín mít. Thằng Linh lẽo đẽo đi theo sau, mặt buồn thiu. Nó cũng leo lên giường, tay gác lên trán, mắt nhìn trần nhà, nghĩ ngợi lung tung. Lượm ơi, nói đi, mày sao vậy? Thằng Linh thương thằng anh em kết nghĩa của nó nhiều thật nhiều.
…Hồi mới tới đảo Bidong, nó với thằng Lượm, hai đứa cũng bày đặt chích máu ăn thề. Phải gọi là chích máu ăn thề, bởi vì hai đứa nhát thỏ đế, sợ đau, chỉ dám dùng cây kim khâu chích đầu ngón tay mà thôi, chứ không dám dùng dao lam Gillette cắt đầu ngón tay lấy máu. Thằng Linh đi kiếm con Hoa Tiểu Thư, mượn cái kim khâu và mấy cây nhang. Mượn kim khâu thì dễ òm bởi vì chị Hương của con Hoa thêu đẹp như vẽ, trong nhà đầy kim khâu đít vàng. Nhưng khi thằng Linh nhắc tới mấy cây nhang, con Hoa Tiểu Thư lắc đầu,
— Tao Công Giáo, trong nhà không có nhang cúng.
Thằng Linh đi thẳng lên chùa. Rình rình không có ai, nó len lén rút mấy cây nhang để ngay trên bàn thờ Phật. Thằng Lượm thì chạy đi kiếm con Thủy, nhờ con Thủy chôm của ba nó rượu đế. Chuyện này phải vô cùng bí mật, bởi nếu cảnh sát Mã Lai biết, ba con Thủy và thằng Lượm thúi hẻo luôn. Con Thủy làm mặt nghiêm, hỏi thằng Lượm,
— Lượm lấy rượu để làm chi vậy? Con nít ranh bày cũng bày đặt rượu chè,
Thằng Lượm nóng gà, tính cự nự con Thủy mấy câu. Nhưng thấy mặt con nhỏ da trắng hồng hồng, thằng Lượm sạo ke,
— Để bóp chân cho thằng Linh. Thằng Linh đá banh, bị bầm chân, phải lấy rượu bóp tan máu bầm.
Mang rượu về tới nhà, chờ tới tối, hai đứa rủ nhau đi ra sân sau khu Âu Cơ xì xụp đốt nhang, khấn vái kết nghĩa huynh đệ,
— Trên có trời, dưới có đất, con và thằng Lượm kết nghĩa anh em…
Nói tới đây, thằng Linh tịt ngòi. Thằng Lượm nhắc bạn,
— Có phước cùng hưởng, có nạn cùng chia.
Thằng Linh hích cùi chỏ vào ngực thằng Lượm,
— Tới phiên mày! Mày nói đi.
Bị bán cái, thằng Lượm lắp bắp nhắc lại nguyên câu,
— Trên có trời, dưới có đất, con và thằng Linh kết nghĩa huynh đệ. Có phước cùng hưởng, có nạn cùng chia.
Thằng Linh lớn hơn mấy tháng, được làm đại ca. Thằng Lượm nhỏ hơn, làm tiểu đệ. Hai đứa khấn xong, thằng Linh lấy đầu kim chích vào ngón tay của nó và ngón tay của thằng Lượm cho máu đỏ chảy xuống ly rượu. Hai đứa mắt nhắm chặt lại chia nhau uống cạn ly rượu đế kết nghĩa. Thằng Linh hồi đó còn tính rủ cả con Hoa Tiểu Thư vào cho đủ ba người như ba anh em Lưu Bị, Vân Trường, và Trương Phi. Nhưng thằng Lượm phản đối quyết liệt,
— Con Hoa Tiểu Thư điệu thấy mồ. Lại hay nhõng nhẽo, hơi chút là khóc nhè. Mày thích thì đi mà kết nghĩa với nó. Coi chừng tụi mày hóa ra vợ chồng, đẻ con một bầy, thúi hẻo!
Thằng Linh thở dài. Thì có bao giờ nó dám kêu ca chi đâu. Nhưng chiều hôm qua ông bầu đội banh Hùng Vương hỏi thủ quân Linh tại sao tiền đạo Lượm gần đây không chịu dợt banh nữa. Anh Cường than thở, “Còn mấy ngày nữa thôi, đội banh mình đấu với đội banh trường Tàu. Không dợt banh, sao đá với người ta?"
Nghe anh Cường càm ràm, thủ quân Linh sụ mặt. Thì cũng bởi ông bầu Cường, mới tháng trước thôi, đội banh trường Tàu kết nghĩa với trường tiểu học Hùng Vương ghé vào trại tỵ nạn đấu giao hữu. Nhờ công lừa bóng sút banh của tiền đạo Lượm, đội banh thiếu niên trại tỵ nạn ghi được bàn thắng ngay trong mười lăm phút hiệp đầu. Tan hiệp một, đội nhà dẫn với tỷ số 1-0. Trong giờ giải lao, thằng Linh thấy ông trưởng trại thì thào to nhỏ vào tai anh Cường. Sang hiệp hai, thằng Linh thấy anh Cường giữ lại thằng Lượm, không cho ra sân banh. Trong sân, thủ quân Linh cứ ngóng mắt nhìn về phía đội nhà đợi chờ tiền đạo Lượm phóng ra sân cỏ. Nhưng thằng Lượm vẫn cứ ngồi yên trên ghế, cạnh anh Cường. Khi tiếng còi kết thúc trận đấu ré lên trên sân cỏ, tuýt! tuýt! tuýt!, tỷ số giữa hai đội banh 1-2, phần thắng nghiêng về đội Tàu. Thằng Linh hậm hực, tức bầu Cường kềm chân tiền đạo Linh, nếu không đội banh Hùng Vương đã dứt đẹp đội banh trường Tàu. Tức anh Cường, nhưng nói không được, nó…ghét ông bầu! Gặp bầu Cường xa xa, thủ quân Linh lơ lơ cúi mặt tìm đường né. Thấy thằng Linh thái độ lạ, anh Cường gọi thằng Linh vào văn phòng,
— Sao gặp anh mà cứ né né, làm như không muốn gặp mặt vậy?
Bị bầu Cường chiếu tướng, thằng Linh ngập ngừng. Nó cúi đầu, ngón chân di di lên nền đất đen. Anh Cường xuống giọng,
— Có gì thì cũng phải nói cho anh biết chứ...
Thế là thằng Linh vỡ òa tung tóe trong nước mắt,
— Sao anh Cường không cho thằng Lượm ra sân?
Anh Cường cười xòa! Anh lôi từ trong túi quần cái khăn mù xoa trắng tinh, lau lau những hàng nước mắt lăn dài trên khuôn mặt của thủ quân Linh.
Giờ này nằm trên giường, gác hai tay dưới gáy, thằng Linh nghĩ ngợi lung tung. Nó muốn nói Lượm ơi, chỉ còn mấy ngày nữa thôi. Gắng lên đi Lượm! Gắng lên! Mình dứt đẹp đội banh trường Tàu… Nhưng mới chỉ nghĩ được tới đó, mắt thằng Linh trĩu nặng, cơn buồn ngủ kéo ập tới bịt kín đôi mắt của nó. Thằng Linh lòng dặn lòng, mình sẽ chỉ nhắm mắt lại một phút, đúng một phút thôi, rồi sẽ mở mắt ra ngay…
Khi nó mở mắt ra, bình minh ngày Ba Mươi Tết rực rỡ bên khung cửa sổ, cái mền rêu xanh đã rớt xuống sàn đất từ lúc nào. Nhìn sang bên cạnh, thằng Linh thấy thằng Lượm đang nằm bên cạnh, người thằng Lượm cong lại như con tôm, miệng chảy nước miếng nhễu nhão xuống cái áo thun trắng đục…
Tan lớp, thằng Lượm rủ thằng Linh đi lãnh thư anh nó từ Mỹ gửi qua. Thằng Linh hí hửng, bỏ ăn trưa đi theo bạn. Nó nghĩ, có tiền rồi, chắc chắn thằng Lượm sẽ dẫn nó chạy ra căng-tin mua hai khúc bánh mì kẹp cá thu hộp, có ớt đỏ, dưa leo. Tụi nó sẽ nấu một nồi chè đậu xanh với bột báng nước dừa cho mấy đứa bạn thân trong khu Âu Cơ đón mừng Giao Thừa tối nay. Thằng Linh biết thằng Lượm chắc chắn sẽ gọi con Thủy Sún tới. Riêng nó, nó sẽ gọi con Hoa Tiểu Thư. Thằng Linh cũng biết con Hoa hơi điệu, giọng nhão băng, nhưng nó thích con Hoa mặt trắng đẹp như bôi phấn, môi đỏ như đào hát cải lương. Nó cũng sẽ nói với thằng Lượm mua ngay một cái ao thun mới, quần đùi hiệu Adidas, và đôi dép mới để đón Giao Thừa, tiện thể chụp hình cho ông anh thằng Lượm coi. Thằng Linh biết là thằng Lượm thế nào cũng đưa cho nó tiền mua cái áo mới, bởi vì cái áo thun đỏ thằng Linh mặc đã thủng lỗ. Nhưng thằng Linh sẽ từ chối. Nó là đại ca, chỉ có cho đi, chứ không nhận! Thằng Linh cũng sẽ nhắc nhở thằng Lượm là thế nào tụi nó cũng phải mời anh Cường tới ăn chung chén chè.
Trong khi đang vẽ bức tranh tương lai với tờ ngân phiếu, thằng Linh thấy thằng Lượm bước ra, hai tay trống rỗng, không thư, không tiền. Nhìn thấy thằng Linh xớ rớ đứng gần đó, thằng Lượm bỏ đi thẳng một nước. Thấy chó, thằng Lượm cúi xuống nhặt đá ném! Thấy lon sắt, thằng Lượm co chân sút bay. Hên không bị chộp cổ mang lên Văn Phòng An Ninh. Ở đó, thế nào cũng bị phạt, xách sô nhựa rửa mười mấy cái nhà vệ sinh trong trại tỵ nạn. Thằng Linh gãi gãi tai lầm bầm trong miệng,
— Giao Thừa mà chùi cầu tiêu thì thiệt là trúng mánh! Thúi hẻo cả năm!
Nắng trưa ngày Ba Mươi Tết tiếp tục nhặt từng cục than hồng quẳng ném tung tóe xuống trại tỵ nạn. Thằng Linh sờ bụng, bụng óp eo đói meo. Thằng Linh hỉnh hỉnh lỗ mũi hít hít mùi thịt bò chiên thơm mùi hành tỏi từ căn nhà hộp nồng nàn bay tới. Thằng Linh nhớ tới bánh chưng ăn với củ kiệu ngon bá cháy. Giờ này mà có bánh chưng, nó dám nuốt chửng một hơi hết nguyên một cái. Thằng Linh nuốt nước miếng, nhìn ngó quanh quẩn. Lưỡi nó khô ran, miệng sao đắng ngét. Thằng Linh lục lục túi quần đùi. Nó lôi ra cục bi, rồi một cục kẹo xinh gôm. Thằng Linh cẩn thận gỡ tờ giấy trắng của cục kẹo xinh gôm màu hồng. Nó bẻ cục kẹo vuông be bé ra làm hai phần bằng nhau. Đưa cho thằng Lượm một nửa, nửa phần còn lại, thằng Linh bỏ thẳng vào mồm nhai nhóp nhép. Giơ cao tờ giấy trắng đục, thằng Linh chăm chú nhìn hình in con khủng long đang vươn cao đầu dáng vẻ đe dọa. Nó ngần ngừ, nhưng rồi cũng quay sang đưa cho thằng Lượm miếng giấy in hình khủng long,
— Cho chú em.
Nhìn hình in, thằng Lượm mặt tươi roi rói. Một tay cầm tờ giấy in, tay kia cầm nửa cục kẹo xinh gôm màu hồng đưa thẳng vào miệng, nhai tóp tép! Tiền đạo Lượm bất chợt dừng lại, mặt nghi ngờ,
— Ở đâu mà mày có cục kẹo xinh gôm vậy? Nói thật đi. Mày chôm của thằng Toàn Mập, có đúng không?
Thằng Linh phản ứng cấp kỳ,
— Tầm bậy! Thằng Toàn Mập hết đồ viện trợ lâu rồi em ạ. Cục kẹo xinh gôm này cô Cao Ủy Christine cho tao sáng nay, hai cục lận. Tao cho con Hoa Tiểu Thư một cục. Mày không tin, đi mà hỏi con Hoa…
Thằng Linh đổi đề tài,
— Ê, chiều nay, tan học, tụi mình đi dợt banh nhé… Anh Cường hỏi sao lâu rồi không thấy mày…
Thằng Lượm ngần ngừ,
— Thằng Minh Hô... Tao, tao ghét nó…
Thằng Linh trợn mắt, sửng cổ cò, giọng điệu bọ hung,
— Lại cái thằng cà chớn!!!
Nhận xét về tiền đạo đội banh Hùng Vương, anh Cường nói,
— Tiền đạo Lượm đá banh như trâu cui, nhưng nhát như cáy, lại hay tủi thân...
Thằng Linh nhớ có lần, trong khi đang dợt banh, thằng Lượm lơ là sút banh đập vỡ nát khung cửa sổ kiếng thư viện. Anh Cường nổi giận, la tiền đạo Lượm mấy câu. Có thế thôi, tiền đạo Lượm nước mắt ngắn dài ngồi thụp xuống sân cỏ, ôm mặt khóc hu hu!!! Thằng Linh biết lý do tại sao thằng Lượm tủi thân hay khóc nhè. Nhưng nó sẽ không bao giờ nói cho bầu Cường biết. Chuyện đó, nó chỉ giữ kín cho riêng mình nó mà thôi.
Nhưng đừng có thấy thằng Lượm nhỏ con mà coi thường. Thằng Lượm đã dẫn banh xuống khung thành thì đố có ai mà cản được. Thế nào cũng lủng lưới, ôm nguyên rổ banh về nhà. Bởi thế có lần hậu vệ Minh Hô nổi cáu. Minh Hô nổi cáu, Minh Hô canh me đợi tiền đạo Lượm hào hứng dẫn banh xuống. Minh Hô đưa chân ra. Thằng Lượm né không kịp, té lăn lăn mấy vòng trên sân cỏ, máu xịt đỏ lỗ mũi! Thủ quân Linh nhào tới đập hậu vệ Minh Hô te tua!!!
Tối hôm đó, thằng Lượm sốt nặng, rên hừ hự, người nóng như cục than hồng. Thằng Linh chạy ra ngoài hàng rào bứt một nắm lá khuynh diệp, rồi chạy đi nhổ lén mấy bụi sả trồng trong sân khu nhà hộp tiền chế. Về tới khu Âu Cơ, nó dấu anh Cường nổi lửa nấu nước xông hơi cho thằng Lượm. Nó còn te te chạy sang nhà con Hoa Tiểu Thư xin thuốc cảm. Con Hoa lắc đầu,
— Tao không có. Nhưng tao biết thằng xì thẩu Toàn Mập có mấy vỉ thuốc cảm dấu ở dưới gối đó...
Thằng Linh gãi gãi tai,
— Cho tao mượn mấy đồng tiền Mã, được không?”
Con Hoa lắc lắc đầu,
— Tiền ở đâu mà có!
Thằng Linh tiu nghỉu chạy về khu Âu Cơ. Nhìn lên giường thằng Toàn Mập, thằng Linh thấy trống trơn, ngoại trừ cái gối bông. Nó đi ngang qua giường thằng Toàn Mập! Rồi làm vẻ như ngứa chân, thằng Linh ngồi thụp xuống gãi gãi. Ngang tầm cái gối của thằng Toàn Mập, thằng Linh nhè nhẹ lật lên. Nó nhìn thấy vỉ thuốc như lời con Hoa nói. Nó còn thấy dưới gối mấy tờ giấy tiền Mã. Thằng Linh biết con nhà Toàn Mập có ông cậu người Mã gốc Tàu chủ tiệm vàng ở Kuala Lumpur. Nhờ có cậu, thằng Toàn Mập nhận đồ viện trợ thường xuyên. Thấy tiền, thằng Linh ngần ngừ, nhưng nó chép miệng, thôi kệ, khi có tiền, nó sẽ trả lại cho con nhà Toàn Mập. Chôm được tiền, thằng Linh chạy ra căng tin Tàu mua ngay tô cháo huyết dê nóng mang về cho thằng Lượm. Vừa xông nước nóng nấu lá khuynh diệp và lá sả xong, thấy tô cháo huyết nóng, không nói một lời, tiền đạo Lượm ngồi dậy húp xùm xụp, thoáng chốc cạn đáy.
Ngày hôm sau, thằng Lượm hỏi thằng Linh,
— Tiền đâu mà mày có?
Thằng Linh ậm ừ không trả lời. Không biết ai nói, cuối cùng cũng lòi ra vụ thằng Linh ăn cắp sả khu nhà hộp và chôm thuốc của thằng Toàn Mập. Thằng Linh đoán chắc tại con Hoa Tiểu Thư lẻo mép. Nhưng vụ nó chôm tiền, cả con Hoa Tiểu Thư và thằng Lượm đều không biết chi. Ngày hôm sau, thấy Toàn Mập ngồi khóc hu hu kêu mất tiền, thằng Lượm nhìn thằng Linh, mặt bọ hung! Nhưng thằng Linh miệng huýt sáo, làm mặt ngây thơ... Một tháng sau, nhận được tiền chú nó bên Mỹ gửi qua, thằng Linh yên lặng trả lại dưới gối Toàn Mập, vừa tiền thuốc vừa tiền giấy mà nó đã chôm, đủ nguyên, không thiếu một xu…
Thằng Linh giơ tay lau lau những hạt mồ hôi đang lăn dài trên vầng trán. Bây giờ nó đã hiểu tại sao thằng Lượm không chiu ra sân dợt banh nữa. Nhưng Lượm ơi! Sao tối hôm qua, ngồi khóc trên sân cỏ?
Nắng xế trưa xích đạo tiếp tục đốt lửa chiếu sáng sân trường tiểu học nơi có hai thằng nhỏ mồ côi đang ngồi yên lặng trầm tư. Tiếng pháo từ khu phố Tàu của thủ đô Kuala Lumpur tiếp tục nổ đì đùng. Sân gạch xi măng ngùn ngụt bốc lên hơi nóng phả vào mặt hai thằng bé. Trời cao tiếp tục len lỏi chui xuyên qua những lỗ hổng trên mái tôn xanh xanh màu thép. Nắng trời buông mình rớt xuống nghiêng nghiêng điểm chấm hoa trời, hoa trời nở tung trên hai mảnh áo thun mồ côi. Một cánh chim én mùa Xuân bay sà xuống sát mặt đất trong khi thằng Lượm bất chợt cất tiếng,
— Chiều nay tao lên chùa…đốt nhang cúng một năm cho ba tao.
Thằng Linh tư nhiên thấy sân gạch mở rộng với ba thằng Lượm và bao nhiêu người thanh niên khác đang chòi đạp ngụp lặn trong làn nước xanh. Đứng bên cạnh thằng Linh, thằng Lượm khóc gào gọi ba. Thằng Lượm hốt hoảng quỳ xuống lạy. Nó lạy Trời, lạy Phật, và lạy cả ngư phủ Thái Lan. Nhưng tiếng khóc của thằng Lượm vẫn không át được tiếng đạn bắn thẳng vào những mảng tóc đen nhấp nhô. Trời, Phật, và ngư phủ đều nhắm mắt không thấy thằng Lượm quỳ lạy giữa sàn tàu gỗ. Sóng tiếp tục đẩy tới. Trời tiếp tục xanh trong. Máu tiếp tục loang lổ. Chỉ trong thoáng chốc, ba thằng Lượm cùng bao nhiêu người thanh niên trên chuyến tàu định mệnh biến tan. Nước biển vịnh Thái Lan vẫn xanh xanh, màu xanh ngây thơ vô tội, màu xanh đậm đặc dịu hiền. Không còn chút chi vương vấn lẫn lộn trên làn nước xanh, dù chỉ một gợn máu đỏ tươi.
Thằng Linh mắt hoe hoe đỏ. Tự nhiên nó muốn khóc. Nhưng nó gồng lên, làm mặt cứng. Đại ca mà! Không thể khóc nhè vớ vẩn… Thằng Linh vội vàng đứng lên để cản lại những hàng nước mắt bắt đầu đọng quanh mi,
— OK, chiều nay tụi mình lên chùa.
Nhưng nó lại ngồi thụp xuống,
— Ơ! Mà mày đã có nhang chưa?
Thằng Lượm gật đầu,
— Có, có rồi. Con Thủy cho tao mười cây…
Thằng Linh cắt ngang,
— Thủy? Con Thủy nào?
— Thủy, con Thủy Sún, chứ còn con Thủy nào ở đây?
Thằng Linh làm bộ,
— Tao tưởng mày nói con Thủy Ghẻ…
Thằng Lượm dính bẫy tại chỗ,
— Con Thủy Ghẻ dữ như quỷ. Ai thèm chơi với nó. Lần trước tao ghé nhà con Thủy Ghẻ xin nó chút rượu. Tao vừa mới mở miệng ra, nó làm cái mặt bọ hung cất giọng cự nự, “Mới bây lớn mà đã bày đặt rượu chè”. Tao ghét, bỏ đi thẳng một nước sang nhà con Thủy Sún. Con Thủy Sún chỉ tội bị sâu ăn siết mấy cái răng cửa mà thôi, chứ tính tình hiền khô…
Thằng Linh bĩu môi,
— Thôi đi, mày khỏi vòng vo tam quốc, cả khu Âu Cơ đứa nào cũng biết là mày khoái con Thủy Sún...
Bị chọc đúng vào ngay lỗ rốn, thằng Lượm quê một cục,
— Thì cũng như mày khoái con Hoa Tiểu Thư mà thôi. Con gái con đứa, điệu thấy mà phát ớn!
Thằng Linh ăn miếng trả miếng,
— Thì con Thủy Sún cũng vậy thôi. Điệu giàn trời. Nhìn muốn nóng lạnh!
Thằng Linh nhìn thằng Lượm. Thằng Lượm nhìn thằng Linh. Cả hai đứa yên lặng, rồi cả hai cùng phá ra cười tung tóe. Dứt tràng cười, thằng Linh hỏi,
— Ê, miếng giấy in đâu rồi?
Thằng Lượm móc tay vào túi quần, kiếm tờ giấy in,
— Mày cho tao cái hình in con khủng long rồi đó nhe. Thằng nào ba xạo, chết xuống địa ngục, quỷ sứ cắt đứt phăng cái lưỡi…
Thằng Linh lên giọng đại ca,
— Ai thèm xạo ke như chú em. Đưa đây. Đưa tay trái ra đây.
Thằng Lượm chìa tay trái ra. Thằng Linh le lưỡi liếm tờ giấy màu trắng đục có hình chú khủng long màu đỏ tươi. Nó dí nguyên cả tấm hình lên làn da đen cháy nơi cổ tay khẳng khiu thằng Lượm. Di di chà chà tới lui, thằng Linh cuối cùng lôi tờ giấy màu trắng đục ra, hình con khủng long đỏ tươi rõ nét hiện ra trên cánh tay trái thằng Lượm. Thằng Lượm cúi nhìn hình con khủng long, mũi hỉnh hỉnh,
— Nước miếng mày thúi òm!
Thằng Linh kê nhẹ,
— Đừng có làm tàng. Mày thì ngon hơn ai. Tối qua, mày chui lén vô giường tao ngủ ké, nước miếng chảy hôi rình cái gối của tao… Chút nữa về tới nhà, tao bắt chú em mang ra vòi nước chà xà phòng giặt sạch. Nếu không tao đưa mày lên Ban Trật Tự…
Thằng Linh chống hai tay vào eo, sửa giọng,
— Bà truyền đời cho mày biết, cơm không ăn lại muốn ăn cám, thế thì hôm nay Giao Thừa, bà sẽ cho mày đi rửa chuồng "nợn"…
Thằng Lượm nhột nhạt, quê một cục với thằng Linh. Nó bĩu môi,
— Mày làm như ngon lắm…
— Không ngon hơn ai, nhưng ngon hơn chú em là được rồi.
Thằng Lượm chưa kịp phản pháo, thằng Linh đã đứng dậy, hai tay nó phủi phủi bụi cát ở hai bên hông quần đùi,
— Thôi, tụi mình về nhà đi!
Thằng Lượm đứng lên, mặt mũi ngớ ngẩn,
— Về nhà? Nhà nào?
Thằng Linh trợn mắt,
— Mày mát vừa vừa thôi, về nhà Âu Cơ chứ còn nhà nào. Về nhà tìm thằng Toàn Mập mượn tiền nó. Tối nay tụi mình nấu chè đón Giao Thừa.
Thằng Lượm nhìn thẳng vào mặt thằng Linh,
— Sao mày biết thằng Toàn Mập có tiền?
Thằng Linh hỉ hỉ lỗ mũi, nó cự nự,
— Mày đừng có làm tàng! Sáng nay, thằng con nhà Toàn khoe cậu nó mới ghé vào trại lì xì cho nó tiền Tết…
Chỉ còn khoảng mười tiếng đồng hồ nữa thôi, Giao Thừa sẽ ghé thăm trại tỵ nạn. Trời xanh cuối năm bỗng dưng nổi gió. Gió chiều Ba Mươi Tết thổi tung tóe những sợi tóc rối bù cháy vàng hoe hoe của hai thằng bé mồ côi. Một đứa bước tới, vừa bước đi vừa lấy năm ngón tay vuốt vuốt những sợi tóc bám phủ ngổn ngang trên trán. Thằng thứ hai chậm rãi đi theo phía sau, mặt nó cúi xuống, nhìn cánh tay trái có hình con khủng long đỏ tươi rõ nét, miệng cười tươi. Hai thằng nhỏ mồ côi cuối cùng bắt kịp nhau trên con đường dẫn về khu Âu Cơ trại tỵ nạn. Bóng hai thằng nhỏ đổ thật dài, sau cùng loang lổ, nhạt nhòe, rồi biến mất ngay tại ngõ quẹo dãy nhà long house trại tỵ nạn Sungai Besi. Những tràng pháo sớm từ hướng thủ đô Kuala Lumpur tiếp tục nổ đì đùng, tạch tạch, đùng! tạch tạch, đùng!
□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.com
Truyện Ngắn: Thằng Linh Thằng Lượm
□ Chuyện kể rằng tại một vương quốc kia, có một thời lòng người ly tán khiến ngày Ba Mươi Tết, trẻ thơ mồ côi, không thân nhân, không nhà cửa…
Nhìn thấy lon sắt nằm lăn lóc bên vệ đường, tiền đạo Lượm cong người, bậm môi sút mạnh. Lon sắt nhấc bổng bay vèo vèo ngang qua nhánh cây khuynh diệp. Lon xoáy tròn lao tới đập thẳng nát vụn cửa kiếng căn nhà hộp. Thủy tinh vỡ chập chờn khuôn mặt hốt hoảng và nhịp chân nhanh nhanh người đàn bà mập tròn. Đẩy mạnh cánh cửa nhôm nhà hộp sang một bên, người đàn bà cúi nhìn kiếng cửa sổ vỡ vụn. Ngó nhìn quanh quẩn, ánh mắt người đàn bà rớt xuống trên hai khuôn mặt tái xanh. Sốc cao cao hai tay áo, bà ta chĩa ngón tay vào mặt hai thằng nhóc,
— Ơ! Cái quân mất dạy! Bà truyền đời cho chúng bay biết cơm không muốn ăn lại muốn ăn cám thì bà cho tụi bay xách sô đi rửa chuồng “nợn”!
Người đàn bà phóng tới, miệng hét to,
— Bắt nó! Bắt hai thằng đó mang lên Ban Trật Tự. Bắt nó! Ới bà con ơi! Đó, đó, hai cái thằng mặc áo thun màu đỏ đó. Các ông các bà, bắt nó hộ tôi…
Tiếng hét giật giọng mời gọi những bước chân quay lui nhìn theo bốn cẳng chân ống điếu quậy tung bụi đỏ góc đường trại tỵ nạn. Nhiều người bịt mũi, có người nhăn mặt, có người che mũi ắt xì, có người mở miệng lẩm bẩm chửi thề. Ngó nhìn quanh quẩn, không thấy ai hưởng ứng, người đàn bà thẹn thùng, đứng lại. Bà ta ôm ngực thở hắt, tiếng thở đứt quãng, ồ ề, hờ! hờ! hờ! Bà hậm hực, mắt dõi nhìn theo bóng hai thằng nhỏ đang dần dần mất hút.
Hôm nay Ba Mươi Tết. Chỉ còn mười mấy tiếng nữa thôi, không gian sẽ chuyển mình khoác vào người tà áo xuân. Tết! Nhưng trại tỵ nạn Sungai Besi, không khí Tết vẫn nhạt nhẽo lờ đờ nước hến. Ba Mươi Tết, cảnh sát Mã cấm đốt pháo cấm nổi lửa nấu bánh chưng. Tết Việt Nam không phải của người Mã, cho nên trại tỵ nạn vẫn sinh hoạt bình thường. Thịt heo vẫn bị cấm. Người vi phạm kỷ luật vẫn xách sô chùi rửa nhà vệ sinh. Hoạt động duy nhất trong trại có khả năng khơi dậy không khí rộn ràng ngày Tết xảy ra nơi hội trường lãnh thư; bởi Ba Mươi Tết năm nay rơi đúng vào ngày thứ Ba, cũng là ngày Hội Trăng Lưỡi Liềm Mã Lai ghé vào phát thư.
Trời xuân, nhưng nắng xích đạo hầm hập đập thẳng da mặt tỵ nạn. Trời đã quá trưa, mặt trời Mã Lai như thường lệ đều đặn hít vào khè ra lửa đỏ đốt cháy loang loáng hai làn da thiếu nhi mồ côi. Tiền đạo đội banh tiểu học Hùng Vương-thằng Lượm đổi hướng. Thay vì chạy về khu nhà Âu Cơ, nó quẹo trái chạy thẳng một lèo tới sân trường tiểu học Hùng Vương. Thủ quân đội banh Hùng Vương-thằng Linh chạy theo sau, miệng hét to,
— Đợi tao với! Lượm, đợi tao với!
Thằng Lượm tiếp tục phóng chạy, nhưng nhịp chân buông lơi chậm dần. Thằng Linh vượt lên, bắt theo kịp bạn. Phóng lên thềm gạch, hai thằng nhóc ngồi xuống bậc thềm dẫn vô cửa lớp, hơi thở cả hai nặng nề.
Trời xanh Giao Thừa yên lặng không gợn nhăn cơn gió, thằng Linh tay vuốt vuốt tóc, tay lau mồ hôi. Trời nắng Ba Mươi không hằn sâu đường mây, thằng Lượm im lìm nhìn về phía trước. Hội trường phát thư tiếp tục ồn ào nhộn nhịp bước chân người, tiếng xướng ngôn viên trên phòng Thông Tin,
— Phạm Thanh Nhàn, không rõ số tàu. Ngô thị Mai Phương, tàu PB 705. Vũ Hoàng Liêm, tàu PB 706.
Ba Mươi Tết, dân tỵ nạn hớn hở kéo nhau tới văn phòng thư tín, hoặc để lãnh thư hoặc chỉ để nhìn ngó khung cảnh rộn rịp mà tưởng đang ngắm chợ hoa Nguyễn Huệ. Bởi hội trường lãnh thư tưng bừng người, nhà cơm trống vắng hàng dài nhọc nhằn chờ đợi thau cơm. Rảnh rỗi, nhân viên hãng thầu người Hoa mặc áo thun quần đùi mồ hôi chảy nhễ nhãi đứng nhìn dân tỵ nạn Việt Nam hân hoan với ngân phiếu, mừng vui với tiền đô, buồn thiu với thư tín.
Có người rạng rỡ nụ cười săm soi nhìn tờ money order mang ba hàng số tiền in hình Nữ Thần Tự Do. Có người nhảy tưng tưng, hét to, “Happy New Year!”, khi nhìn thấy tờ giấy 20 đô la màu xanh hình tổng thống Andrew Jackson dấu giữa tờ giấy bạc thuốc lá. Có người nước mắt long lanh đỏ hoe trước trang thư mở rộng. Nơi hội trường lãnh thư, hàng người dài ngoằng tiếp tục xếp hàng rồng rắn, nóng nảy chờ đợi. Sau khung cửa kính, nhân viên bưu điện Mã sắc mặt lạnh lùng cú vọ, xòe ra những ngón tay khô khốc cầm thẻ tỵ nạn săm soi nhìn ngó.
Hai tay giơ cao vuốt vuốt những hạt mồ hôi lăn tròn trên khuôn mặt, thằng Linh khơi chuyện,
— Giờ mà có cây cà rem thì tuyệt cú mèo!
Thằng Lượm không hưởng ứng lời ước cây kem của bạn, nó tiếp tục im lìm nhìn xuống. Thằng Linh lại lên tiếng,
— Thư đâu?
Thằng Lượm lúng búng,
— Không phải thư của tao...
Nó vòng vo giải thích,
— Thư bên Đức, không phải thư bên Mỹ.
Thằng Linh xụ mặt, thở dài, vậy là đọi, đọi rỗng bao tử, đọi hốc mặt mày... Thằng Linh nuốt nuốt nước miếng, miệng nó sao đắng nghét. Một tuần nay nó thấy thằng Lượm chiều chiều bỏ, không ra sân dợt banh nữa. Tối tối trong khi đang chơi ở sân trường với đám bạn mồ côi, thằng Lượm bỏ về khu Âu Cơ đắp mền kín mít. Có lần thằng Linh thấy thằng Lượm nằm trên giường, khóc!
Tối hôm qua thấy bạn bỏ đi, thằng Linh bỏ đi theo. Về tới khu Âu Cơ, nó thấy giường của thằng Lượm trống trơn. Đi ra sân sau, thằng Linh giật mình, tim đập thình thịch. Nó thấy bóng trắng nhờ nhợ nhập nhòe đang ngồi một mình ở sân cỏ. Trống ngực thằng Linh đập rộn ràng, bình bịch! bình bịch! Thời gian gần đây tụi bạn Âu Cơ hay nói sân sau khu Âu Cơ có ma, con ma vú dài thoòng loòng, lưỡi đỏ lòm thè dài tới rốn đong đu trên những hàng cây khuynh diệp. Có đứa còn giơ tay vừa thề vừa nói chính mắt nhìn thấy con ma con gái bị hải tặc bắt ngồi khóc hu hu. Thằng Linh cố trấn tĩnh, cất giọng hỏi,
— Lượm? Phải mày không Lượm?
Bóng trắng không động đậy! Đâu đây tiếng khóc nho nhỏ nổi lên! Thằng Linh nhấc hai cẳng chân tính bỏ chạy. Nhưng nó nhíu mày, dừng bước, bởi nhận ra hình dạng gầy ốm quen thuộc của thằng Lượm. Thằng Linh hoàn hồn. Bước tới mấy bước, nó ngồi xuống cạnh bên thằng Lượm,
— Lượm! Mày làm tao hú hồn. Mày, mày làm sao vậy? Sao lại ngồi đây?
Thằng Lượm thôi không khóc nhưng cũng không trả lời. Thằng Linh giơ tay choàng qua vai bạn. Thằng Lượm không phản ứng. Năm phút sau, nó đứng dậy bỏ thẳng về giường kéo mền che kín mít. Thằng Linh lẽo đẽo đi theo sau, mặt buồn thiu. Nó cũng leo lên giường, tay gác lên trán, mắt nhìn trần nhà, nghĩ ngợi lung tung. Lượm ơi, nói đi, mày sao vậy? Thằng Linh thương thằng anh em kết nghĩa của nó nhiều thật nhiều.
…Hồi mới tới đảo Bidong, nó với thằng Lượm, hai đứa cũng bày đặt chích máu ăn thề. Phải gọi là chích máu ăn thề, bởi vì hai đứa nhát thỏ đế, sợ đau, chỉ dám dùng cây kim khâu chích đầu ngón tay mà thôi, chứ không dám dùng dao lam Gillette cắt đầu ngón tay lấy máu. Thằng Linh đi kiếm con Hoa Tiểu Thư, mượn cái kim khâu và mấy cây nhang. Mượn kim khâu thì dễ òm bởi vì chị Hương của con Hoa thêu đẹp như vẽ, trong nhà đầy kim khâu đít vàng. Nhưng khi thằng Linh nhắc tới mấy cây nhang, con Hoa Tiểu Thư lắc đầu,
— Tao Công Giáo, trong nhà không có nhang cúng.
Thằng Linh đi thẳng lên chùa. Rình rình không có ai, nó len lén rút mấy cây nhang để ngay trên bàn thờ Phật. Thằng Lượm thì chạy đi kiếm con Thủy, nhờ con Thủy chôm của ba nó rượu đế. Chuyện này phải vô cùng bí mật, bởi nếu cảnh sát Mã Lai biết, ba con Thủy và thằng Lượm thúi hẻo luôn. Con Thủy làm mặt nghiêm, hỏi thằng Lượm,
— Lượm lấy rượu để làm chi vậy? Con nít ranh bày cũng bày đặt rượu chè,
Thằng Lượm nóng gà, tính cự nự con Thủy mấy câu. Nhưng thấy mặt con nhỏ da trắng hồng hồng, thằng Lượm sạo ke,
— Để bóp chân cho thằng Linh. Thằng Linh đá banh, bị bầm chân, phải lấy rượu bóp tan máu bầm.
Mang rượu về tới nhà, chờ tới tối, hai đứa rủ nhau đi ra sân sau khu Âu Cơ xì xụp đốt nhang, khấn vái kết nghĩa huynh đệ,
— Trên có trời, dưới có đất, con và thằng Lượm kết nghĩa anh em…
Nói tới đây, thằng Linh tịt ngòi. Thằng Lượm nhắc bạn,
— Có phước cùng hưởng, có nạn cùng chia.
Thằng Linh hích cùi chỏ vào ngực thằng Lượm,
— Tới phiên mày! Mày nói đi.
Bị bán cái, thằng Lượm lắp bắp nhắc lại nguyên câu,
— Trên có trời, dưới có đất, con và thằng Linh kết nghĩa huynh đệ. Có phước cùng hưởng, có nạn cùng chia.
Thằng Linh lớn hơn mấy tháng, được làm đại ca. Thằng Lượm nhỏ hơn, làm tiểu đệ. Hai đứa khấn xong, thằng Linh lấy đầu kim chích vào ngón tay của nó và ngón tay của thằng Lượm cho máu đỏ chảy xuống ly rượu. Hai đứa mắt nhắm chặt lại chia nhau uống cạn ly rượu đế kết nghĩa. Thằng Linh hồi đó còn tính rủ cả con Hoa Tiểu Thư vào cho đủ ba người như ba anh em Lưu Bị, Vân Trường, và Trương Phi. Nhưng thằng Lượm phản đối quyết liệt,
— Con Hoa Tiểu Thư điệu thấy mồ. Lại hay nhõng nhẽo, hơi chút là khóc nhè. Mày thích thì đi mà kết nghĩa với nó. Coi chừng tụi mày hóa ra vợ chồng, đẻ con một bầy, thúi hẻo!
Thằng Linh thở dài. Thì có bao giờ nó dám kêu ca chi đâu. Nhưng chiều hôm qua ông bầu đội banh Hùng Vương hỏi thủ quân Linh tại sao tiền đạo Lượm gần đây không chịu dợt banh nữa. Anh Cường than thở, “Còn mấy ngày nữa thôi, đội banh mình đấu với đội banh trường Tàu. Không dợt banh, sao đá với người ta?"
Nghe anh Cường càm ràm, thủ quân Linh sụ mặt. Thì cũng bởi ông bầu Cường, mới tháng trước thôi, đội banh trường Tàu kết nghĩa với trường tiểu học Hùng Vương ghé vào trại tỵ nạn đấu giao hữu. Nhờ công lừa bóng sút banh của tiền đạo Lượm, đội banh thiếu niên trại tỵ nạn ghi được bàn thắng ngay trong mười lăm phút hiệp đầu. Tan hiệp một, đội nhà dẫn với tỷ số 1-0. Trong giờ giải lao, thằng Linh thấy ông trưởng trại thì thào to nhỏ vào tai anh Cường. Sang hiệp hai, thằng Linh thấy anh Cường giữ lại thằng Lượm, không cho ra sân banh. Trong sân, thủ quân Linh cứ ngóng mắt nhìn về phía đội nhà đợi chờ tiền đạo Lượm phóng ra sân cỏ. Nhưng thằng Lượm vẫn cứ ngồi yên trên ghế, cạnh anh Cường. Khi tiếng còi kết thúc trận đấu ré lên trên sân cỏ, tuýt! tuýt! tuýt!, tỷ số giữa hai đội banh 1-2, phần thắng nghiêng về đội Tàu. Thằng Linh hậm hực, tức bầu Cường kềm chân tiền đạo Linh, nếu không đội banh Hùng Vương đã dứt đẹp đội banh trường Tàu. Tức anh Cường, nhưng nói không được, nó…ghét ông bầu! Gặp bầu Cường xa xa, thủ quân Linh lơ lơ cúi mặt tìm đường né. Thấy thằng Linh thái độ lạ, anh Cường gọi thằng Linh vào văn phòng,
— Sao gặp anh mà cứ né né, làm như không muốn gặp mặt vậy?
Bị bầu Cường chiếu tướng, thằng Linh ngập ngừng. Nó cúi đầu, ngón chân di di lên nền đất đen. Anh Cường xuống giọng,
— Có gì thì cũng phải nói cho anh biết chứ...
Thế là thằng Linh vỡ òa tung tóe trong nước mắt,
— Sao anh Cường không cho thằng Lượm ra sân?
Anh Cường cười xòa! Anh lôi từ trong túi quần cái khăn mù xoa trắng tinh, lau lau những hàng nước mắt lăn dài trên khuôn mặt của thủ quân Linh.
Giờ này nằm trên giường, gác hai tay dưới gáy, thằng Linh nghĩ ngợi lung tung. Nó muốn nói Lượm ơi, chỉ còn mấy ngày nữa thôi. Gắng lên đi Lượm! Gắng lên! Mình dứt đẹp đội banh trường Tàu… Nhưng mới chỉ nghĩ được tới đó, mắt thằng Linh trĩu nặng, cơn buồn ngủ kéo ập tới bịt kín đôi mắt của nó. Thằng Linh lòng dặn lòng, mình sẽ chỉ nhắm mắt lại một phút, đúng một phút thôi, rồi sẽ mở mắt ra ngay…
Khi nó mở mắt ra, bình minh ngày Ba Mươi Tết rực rỡ bên khung cửa sổ, cái mền rêu xanh đã rớt xuống sàn đất từ lúc nào. Nhìn sang bên cạnh, thằng Linh thấy thằng Lượm đang nằm bên cạnh, người thằng Lượm cong lại như con tôm, miệng chảy nước miếng nhễu nhão xuống cái áo thun trắng đục…
Tan lớp, thằng Lượm rủ thằng Linh đi lãnh thư anh nó từ Mỹ gửi qua. Thằng Linh hí hửng, bỏ ăn trưa đi theo bạn. Nó nghĩ, có tiền rồi, chắc chắn thằng Lượm sẽ dẫn nó chạy ra căng-tin mua hai khúc bánh mì kẹp cá thu hộp, có ớt đỏ, dưa leo. Tụi nó sẽ nấu một nồi chè đậu xanh với bột báng nước dừa cho mấy đứa bạn thân trong khu Âu Cơ đón mừng Giao Thừa tối nay. Thằng Linh biết thằng Lượm chắc chắn sẽ gọi con Thủy Sún tới. Riêng nó, nó sẽ gọi con Hoa Tiểu Thư. Thằng Linh cũng biết con Hoa hơi điệu, giọng nhão băng, nhưng nó thích con Hoa mặt trắng đẹp như bôi phấn, môi đỏ như đào hát cải lương. Nó cũng sẽ nói với thằng Lượm mua ngay một cái ao thun mới, quần đùi hiệu Adidas, và đôi dép mới để đón Giao Thừa, tiện thể chụp hình cho ông anh thằng Lượm coi. Thằng Linh biết là thằng Lượm thế nào cũng đưa cho nó tiền mua cái áo mới, bởi vì cái áo thun đỏ thằng Linh mặc đã thủng lỗ. Nhưng thằng Linh sẽ từ chối. Nó là đại ca, chỉ có cho đi, chứ không nhận! Thằng Linh cũng sẽ nhắc nhở thằng Lượm là thế nào tụi nó cũng phải mời anh Cường tới ăn chung chén chè.
Trong khi đang vẽ bức tranh tương lai với tờ ngân phiếu, thằng Linh thấy thằng Lượm bước ra, hai tay trống rỗng, không thư, không tiền. Nhìn thấy thằng Linh xớ rớ đứng gần đó, thằng Lượm bỏ đi thẳng một nước. Thấy chó, thằng Lượm cúi xuống nhặt đá ném! Thấy lon sắt, thằng Lượm co chân sút bay. Hên không bị chộp cổ mang lên Văn Phòng An Ninh. Ở đó, thế nào cũng bị phạt, xách sô nhựa rửa mười mấy cái nhà vệ sinh trong trại tỵ nạn. Thằng Linh gãi gãi tai lầm bầm trong miệng,
— Giao Thừa mà chùi cầu tiêu thì thiệt là trúng mánh! Thúi hẻo cả năm!
Nắng trưa ngày Ba Mươi Tết tiếp tục nhặt từng cục than hồng quẳng ném tung tóe xuống trại tỵ nạn. Thằng Linh sờ bụng, bụng óp eo đói meo. Thằng Linh hỉnh hỉnh lỗ mũi hít hít mùi thịt bò chiên thơm mùi hành tỏi từ căn nhà hộp nồng nàn bay tới. Thằng Linh nhớ tới bánh chưng ăn với củ kiệu ngon bá cháy. Giờ này mà có bánh chưng, nó dám nuốt chửng một hơi hết nguyên một cái. Thằng Linh nuốt nước miếng, nhìn ngó quanh quẩn. Lưỡi nó khô ran, miệng sao đắng ngét. Thằng Linh lục lục túi quần đùi. Nó lôi ra cục bi, rồi một cục kẹo xinh gôm. Thằng Linh cẩn thận gỡ tờ giấy trắng của cục kẹo xinh gôm màu hồng. Nó bẻ cục kẹo vuông be bé ra làm hai phần bằng nhau. Đưa cho thằng Lượm một nửa, nửa phần còn lại, thằng Linh bỏ thẳng vào mồm nhai nhóp nhép. Giơ cao tờ giấy trắng đục, thằng Linh chăm chú nhìn hình in con khủng long đang vươn cao đầu dáng vẻ đe dọa. Nó ngần ngừ, nhưng rồi cũng quay sang đưa cho thằng Lượm miếng giấy in hình khủng long,
— Cho chú em.
Nhìn hình in, thằng Lượm mặt tươi roi rói. Một tay cầm tờ giấy in, tay kia cầm nửa cục kẹo xinh gôm màu hồng đưa thẳng vào miệng, nhai tóp tép! Tiền đạo Lượm bất chợt dừng lại, mặt nghi ngờ,
— Ở đâu mà mày có cục kẹo xinh gôm vậy? Nói thật đi. Mày chôm của thằng Toàn Mập, có đúng không?
Thằng Linh phản ứng cấp kỳ,
— Tầm bậy! Thằng Toàn Mập hết đồ viện trợ lâu rồi em ạ. Cục kẹo xinh gôm này cô Cao Ủy Christine cho tao sáng nay, hai cục lận. Tao cho con Hoa Tiểu Thư một cục. Mày không tin, đi mà hỏi con Hoa…
Thằng Linh đổi đề tài,
— Ê, chiều nay, tan học, tụi mình đi dợt banh nhé… Anh Cường hỏi sao lâu rồi không thấy mày…
Thằng Lượm ngần ngừ,
— Thằng Minh Hô... Tao, tao ghét nó…
Thằng Linh trợn mắt, sửng cổ cò, giọng điệu bọ hung,
— Lại cái thằng cà chớn!!!
Nhận xét về tiền đạo đội banh Hùng Vương, anh Cường nói,
— Tiền đạo Lượm đá banh như trâu cui, nhưng nhát như cáy, lại hay tủi thân...
Thằng Linh nhớ có lần, trong khi đang dợt banh, thằng Lượm lơ là sút banh đập vỡ nát khung cửa sổ kiếng thư viện. Anh Cường nổi giận, la tiền đạo Lượm mấy câu. Có thế thôi, tiền đạo Lượm nước mắt ngắn dài ngồi thụp xuống sân cỏ, ôm mặt khóc hu hu!!! Thằng Linh biết lý do tại sao thằng Lượm tủi thân hay khóc nhè. Nhưng nó sẽ không bao giờ nói cho bầu Cường biết. Chuyện đó, nó chỉ giữ kín cho riêng mình nó mà thôi.
Nhưng đừng có thấy thằng Lượm nhỏ con mà coi thường. Thằng Lượm đã dẫn banh xuống khung thành thì đố có ai mà cản được. Thế nào cũng lủng lưới, ôm nguyên rổ banh về nhà. Bởi thế có lần hậu vệ Minh Hô nổi cáu. Minh Hô nổi cáu, Minh Hô canh me đợi tiền đạo Lượm hào hứng dẫn banh xuống. Minh Hô đưa chân ra. Thằng Lượm né không kịp, té lăn lăn mấy vòng trên sân cỏ, máu xịt đỏ lỗ mũi! Thủ quân Linh nhào tới đập hậu vệ Minh Hô te tua!!!
Tối hôm đó, thằng Lượm sốt nặng, rên hừ hự, người nóng như cục than hồng. Thằng Linh chạy ra ngoài hàng rào bứt một nắm lá khuynh diệp, rồi chạy đi nhổ lén mấy bụi sả trồng trong sân khu nhà hộp tiền chế. Về tới khu Âu Cơ, nó dấu anh Cường nổi lửa nấu nước xông hơi cho thằng Lượm. Nó còn te te chạy sang nhà con Hoa Tiểu Thư xin thuốc cảm. Con Hoa lắc đầu,
— Tao không có. Nhưng tao biết thằng xì thẩu Toàn Mập có mấy vỉ thuốc cảm dấu ở dưới gối đó...
Thằng Linh gãi gãi tai,
— Cho tao mượn mấy đồng tiền Mã, được không?”
Con Hoa lắc lắc đầu,
— Tiền ở đâu mà có!
Thằng Linh tiu nghỉu chạy về khu Âu Cơ. Nhìn lên giường thằng Toàn Mập, thằng Linh thấy trống trơn, ngoại trừ cái gối bông. Nó đi ngang qua giường thằng Toàn Mập! Rồi làm vẻ như ngứa chân, thằng Linh ngồi thụp xuống gãi gãi. Ngang tầm cái gối của thằng Toàn Mập, thằng Linh nhè nhẹ lật lên. Nó nhìn thấy vỉ thuốc như lời con Hoa nói. Nó còn thấy dưới gối mấy tờ giấy tiền Mã. Thằng Linh biết con nhà Toàn Mập có ông cậu người Mã gốc Tàu chủ tiệm vàng ở Kuala Lumpur. Nhờ có cậu, thằng Toàn Mập nhận đồ viện trợ thường xuyên. Thấy tiền, thằng Linh ngần ngừ, nhưng nó chép miệng, thôi kệ, khi có tiền, nó sẽ trả lại cho con nhà Toàn Mập. Chôm được tiền, thằng Linh chạy ra căng tin Tàu mua ngay tô cháo huyết dê nóng mang về cho thằng Lượm. Vừa xông nước nóng nấu lá khuynh diệp và lá sả xong, thấy tô cháo huyết nóng, không nói một lời, tiền đạo Lượm ngồi dậy húp xùm xụp, thoáng chốc cạn đáy.
Ngày hôm sau, thằng Lượm hỏi thằng Linh,
— Tiền đâu mà mày có?
Thằng Linh ậm ừ không trả lời. Không biết ai nói, cuối cùng cũng lòi ra vụ thằng Linh ăn cắp sả khu nhà hộp và chôm thuốc của thằng Toàn Mập. Thằng Linh đoán chắc tại con Hoa Tiểu Thư lẻo mép. Nhưng vụ nó chôm tiền, cả con Hoa Tiểu Thư và thằng Lượm đều không biết chi. Ngày hôm sau, thấy Toàn Mập ngồi khóc hu hu kêu mất tiền, thằng Lượm nhìn thằng Linh, mặt bọ hung! Nhưng thằng Linh miệng huýt sáo, làm mặt ngây thơ... Một tháng sau, nhận được tiền chú nó bên Mỹ gửi qua, thằng Linh yên lặng trả lại dưới gối Toàn Mập, vừa tiền thuốc vừa tiền giấy mà nó đã chôm, đủ nguyên, không thiếu một xu…
Thằng Linh giơ tay lau lau những hạt mồ hôi đang lăn dài trên vầng trán. Bây giờ nó đã hiểu tại sao thằng Lượm không chiu ra sân dợt banh nữa. Nhưng Lượm ơi! Sao tối hôm qua, ngồi khóc trên sân cỏ?
Nắng xế trưa xích đạo tiếp tục đốt lửa chiếu sáng sân trường tiểu học nơi có hai thằng nhỏ mồ côi đang ngồi yên lặng trầm tư. Tiếng pháo từ khu phố Tàu của thủ đô Kuala Lumpur tiếp tục nổ đì đùng. Sân gạch xi măng ngùn ngụt bốc lên hơi nóng phả vào mặt hai thằng bé. Trời cao tiếp tục len lỏi chui xuyên qua những lỗ hổng trên mái tôn xanh xanh màu thép. Nắng trời buông mình rớt xuống nghiêng nghiêng điểm chấm hoa trời, hoa trời nở tung trên hai mảnh áo thun mồ côi. Một cánh chim én mùa Xuân bay sà xuống sát mặt đất trong khi thằng Lượm bất chợt cất tiếng,
— Chiều nay tao lên chùa…đốt nhang cúng một năm cho ba tao.
Thằng Linh tư nhiên thấy sân gạch mở rộng với ba thằng Lượm và bao nhiêu người thanh niên khác đang chòi đạp ngụp lặn trong làn nước xanh. Đứng bên cạnh thằng Linh, thằng Lượm khóc gào gọi ba. Thằng Lượm hốt hoảng quỳ xuống lạy. Nó lạy Trời, lạy Phật, và lạy cả ngư phủ Thái Lan. Nhưng tiếng khóc của thằng Lượm vẫn không át được tiếng đạn bắn thẳng vào những mảng tóc đen nhấp nhô. Trời, Phật, và ngư phủ đều nhắm mắt không thấy thằng Lượm quỳ lạy giữa sàn tàu gỗ. Sóng tiếp tục đẩy tới. Trời tiếp tục xanh trong. Máu tiếp tục loang lổ. Chỉ trong thoáng chốc, ba thằng Lượm cùng bao nhiêu người thanh niên trên chuyến tàu định mệnh biến tan. Nước biển vịnh Thái Lan vẫn xanh xanh, màu xanh ngây thơ vô tội, màu xanh đậm đặc dịu hiền. Không còn chút chi vương vấn lẫn lộn trên làn nước xanh, dù chỉ một gợn máu đỏ tươi.
Thằng Linh mắt hoe hoe đỏ. Tự nhiên nó muốn khóc. Nhưng nó gồng lên, làm mặt cứng. Đại ca mà! Không thể khóc nhè vớ vẩn… Thằng Linh vội vàng đứng lên để cản lại những hàng nước mắt bắt đầu đọng quanh mi,
— OK, chiều nay tụi mình lên chùa.
Nhưng nó lại ngồi thụp xuống,
— Ơ! Mà mày đã có nhang chưa?
Thằng Lượm gật đầu,
— Có, có rồi. Con Thủy cho tao mười cây…
Thằng Linh cắt ngang,
— Thủy? Con Thủy nào?
— Thủy, con Thủy Sún, chứ còn con Thủy nào ở đây?
Thằng Linh làm bộ,
— Tao tưởng mày nói con Thủy Ghẻ…
Thằng Lượm dính bẫy tại chỗ,
— Con Thủy Ghẻ dữ như quỷ. Ai thèm chơi với nó. Lần trước tao ghé nhà con Thủy Ghẻ xin nó chút rượu. Tao vừa mới mở miệng ra, nó làm cái mặt bọ hung cất giọng cự nự, “Mới bây lớn mà đã bày đặt rượu chè”. Tao ghét, bỏ đi thẳng một nước sang nhà con Thủy Sún. Con Thủy Sún chỉ tội bị sâu ăn siết mấy cái răng cửa mà thôi, chứ tính tình hiền khô…
Thằng Linh bĩu môi,
— Thôi đi, mày khỏi vòng vo tam quốc, cả khu Âu Cơ đứa nào cũng biết là mày khoái con Thủy Sún...
Bị chọc đúng vào ngay lỗ rốn, thằng Lượm quê một cục,
— Thì cũng như mày khoái con Hoa Tiểu Thư mà thôi. Con gái con đứa, điệu thấy mà phát ớn!
Thằng Linh ăn miếng trả miếng,
— Thì con Thủy Sún cũng vậy thôi. Điệu giàn trời. Nhìn muốn nóng lạnh!
Thằng Linh nhìn thằng Lượm. Thằng Lượm nhìn thằng Linh. Cả hai đứa yên lặng, rồi cả hai cùng phá ra cười tung tóe. Dứt tràng cười, thằng Linh hỏi,
— Ê, miếng giấy in đâu rồi?
Thằng Lượm móc tay vào túi quần, kiếm tờ giấy in,
— Mày cho tao cái hình in con khủng long rồi đó nhe. Thằng nào ba xạo, chết xuống địa ngục, quỷ sứ cắt đứt phăng cái lưỡi…
Thằng Linh lên giọng đại ca,
— Ai thèm xạo ke như chú em. Đưa đây. Đưa tay trái ra đây.
Thằng Lượm chìa tay trái ra. Thằng Linh le lưỡi liếm tờ giấy màu trắng đục có hình chú khủng long màu đỏ tươi. Nó dí nguyên cả tấm hình lên làn da đen cháy nơi cổ tay khẳng khiu thằng Lượm. Di di chà chà tới lui, thằng Linh cuối cùng lôi tờ giấy màu trắng đục ra, hình con khủng long đỏ tươi rõ nét hiện ra trên cánh tay trái thằng Lượm. Thằng Lượm cúi nhìn hình con khủng long, mũi hỉnh hỉnh,
— Nước miếng mày thúi òm!
Thằng Linh kê nhẹ,
— Đừng có làm tàng. Mày thì ngon hơn ai. Tối qua, mày chui lén vô giường tao ngủ ké, nước miếng chảy hôi rình cái gối của tao… Chút nữa về tới nhà, tao bắt chú em mang ra vòi nước chà xà phòng giặt sạch. Nếu không tao đưa mày lên Ban Trật Tự…
Thằng Linh chống hai tay vào eo, sửa giọng,
— Bà truyền đời cho mày biết, cơm không ăn lại muốn ăn cám, thế thì hôm nay Giao Thừa, bà sẽ cho mày đi rửa chuồng "nợn"…
Thằng Lượm nhột nhạt, quê một cục với thằng Linh. Nó bĩu môi,
— Mày làm như ngon lắm…
— Không ngon hơn ai, nhưng ngon hơn chú em là được rồi.
Thằng Lượm chưa kịp phản pháo, thằng Linh đã đứng dậy, hai tay nó phủi phủi bụi cát ở hai bên hông quần đùi,
— Thôi, tụi mình về nhà đi!
Thằng Lượm đứng lên, mặt mũi ngớ ngẩn,
— Về nhà? Nhà nào?
Thằng Linh trợn mắt,
— Mày mát vừa vừa thôi, về nhà Âu Cơ chứ còn nhà nào. Về nhà tìm thằng Toàn Mập mượn tiền nó. Tối nay tụi mình nấu chè đón Giao Thừa.
Thằng Lượm nhìn thẳng vào mặt thằng Linh,
— Sao mày biết thằng Toàn Mập có tiền?
Thằng Linh hỉ hỉ lỗ mũi, nó cự nự,
— Mày đừng có làm tàng! Sáng nay, thằng con nhà Toàn khoe cậu nó mới ghé vào trại lì xì cho nó tiền Tết…
Chỉ còn khoảng mười tiếng đồng hồ nữa thôi, Giao Thừa sẽ ghé thăm trại tỵ nạn. Trời xanh cuối năm bỗng dưng nổi gió. Gió chiều Ba Mươi Tết thổi tung tóe những sợi tóc rối bù cháy vàng hoe hoe của hai thằng bé mồ côi. Một đứa bước tới, vừa bước đi vừa lấy năm ngón tay vuốt vuốt những sợi tóc bám phủ ngổn ngang trên trán. Thằng thứ hai chậm rãi đi theo phía sau, mặt nó cúi xuống, nhìn cánh tay trái có hình con khủng long đỏ tươi rõ nét, miệng cười tươi. Hai thằng nhỏ mồ côi cuối cùng bắt kịp nhau trên con đường dẫn về khu Âu Cơ trại tỵ nạn. Bóng hai thằng nhỏ đổ thật dài, sau cùng loang lổ, nhạt nhòe, rồi biến mất ngay tại ngõ quẹo dãy nhà long house trại tỵ nạn Sungai Besi. Những tràng pháo sớm từ hướng thủ đô Kuala Lumpur tiếp tục nổ đì đùng, tạch tạch, đùng! tạch tạch, đùng!
□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.com
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Phút Cuối Ngày
Đặng Đức Cương
22:23 20/01/2014
Ảnh của Đặng Đức Cương
Cảm tạ Chúa một ngày đã hết
Bao nhọc nhằn cùng nổi lo toan
Bóng hoàng hôn giờ cũng sắp tàn
Bao lời kinh con dâng Chúa hôm nay
Giúp đời con vững mạnh bước đi
Che chở con khỏi lạc chốn u mê.
(Sr.Maria Nguyễn Ngọc)