Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 20/01: Nhóm 12 - Ở với Chúa Giêsu – Lm. Phêrô Nguyễn Doãn Khôi, MSC
Giáo Hội Năm Châu
02:05 19/01/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
Khi ấy, Đức Giê-su lên núi và gọi những kẻ Người muốn. Các ông đến với Người. Người lập Nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người, và để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền trừ quỷ. Người lập Nhóm Mười Hai gồm có: ông Si-môn -Người đặt tên là Phê-rô-, ông Gia-cô-bê con ông Dê-bê-đê, và ông Gio-an em ông Gia-cô-bê -Người đặt tên cho hai ông là Bô-a-nê-ghê, nghĩa là con của thiên lôi-, rồi đến các ông An-rê, Phi-líp-phê, Ba-tô-lô-mê-ô, Mát-thêu, Tô-ma, Gia-cô-bê con ông An-phê, Ta-đê-ô, Si-môn thuộc nhóm Nhiệt Thành, và Giu-đa Ít-ca-ri-ốt là chính kẻ nộp Người.
Đó là lời Chúa
Ánh sáng Giêsu xuất hiện
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
10:16 19/01/2023
Ánh sáng Giêsu xuất hiện
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật III - Năm A
(Mt 12, 12-23 )
"Tại Galilêa các dân tộc và dân chúng thấy một ánh sáng vĩ đại" (Is 9, 1-4 ). Ánh sáng vĩ đại ấy là ai nếu không phải là Chúa Giêsu. Thật thế, Chúa Giêsu xuất hiện giữa dân chúng, như ánh bình minh rạng ngời buổi sáng, xua tan bóng tối đêm đen. Dân chúng thấy Ngài như thấy ánh sáng huy hoàng… xuất hiện cho người ngồi trong bóng tối sự chết (x.Mt 12, 16), ánh sáng ấy nay tỏ rạng công khai khi rao giảng : "Hãy hối cải, vì nước Trời đã gần đến" (Mt 12, 17). Sứ mạng của Ðấng Cứu Thế trước tiên nhằm đổi mới nội tâm con người, để chính họ sẽ cải tạo vạn vật.
Isaia loan báo
Tiên tri Isaia loan báo cho chúng ta biết: thời Ðấng Cứu Thế sẽ đổi mới hẳn mặt đất này; trước sự suy đồi, mọi nơi sẽ trở nên rạng vinh. Ông không nói đến những thay đổi vật chất. Ông trực tiếp đi vào cơ sở của hạnh phúc con người: Dân đi trong tối tăm sẽ nhìn thấy một ánh sáng lớn. Thiên hạ sẽ hân hoan như trong mùa gặt hái, như trong buổi thắng trận. Vì mọi ách nô lệ, mọi sức đàn áp sẽ bị đập tan (x. Is 9, 1-14).
Thánh Matthêô đã hiểu bài Isaia như vậy nên đã đưa lời tiên tri đó vào phần đầu của bài Tin Mừng hôm nay để giới thiệu công việc của Chúa Giêsu Kitô, khi Người xuất hiện ra đi hoạt động. Chúng ta cùng xem hoạt động của Chúa Giêsu.
Ánh sáng Chúa Giêsu
Matthêu giải thích, Chúa Giêsu "rời bỏ thành Nadarét, đến ở miền duyên hải, thành Capharnaum, giáp ranh đất Giabulon và Nepthali". Với địa danh chính xác như thế, nhưng mục đích của tác giả không phải là cung cấp cho chúng ta những chỉ dẫn du lịch. Ý tưởng thần học của Matthêu được giải thích ngay : "Để ứng nghiệm lời đã phán bởi miệng tiên tri Isaia" (Bài đọc I).
Ứng nghiệm điều gì? Giabulon và Nepthali là hai vùng thuộc miền Bắc lúc ấy đang bị sát nhập vào vương quốc Asyri. Thật là hổ người khi nhớ lại quá khứ thất bại và bị đuổi ra ngoài. Tuy nhiên, vị tiên tri với niềm tin vững mạnh đã tuyên bố : "Dân ngồi trong tối tăm đã thấy ánh sáng huy hoàng". Nói cách khác, Isaia muốn khơi lên niềm hy vọng nơi những người tin cậy Chúa, Đấng giải thoát họ, nên ông không ngần ngại nói về ơn cứu rỗi. Đó là sức mạnh của Lời Chúa, Lời thực hiện những gì đã tuyên bố, Isaia gợi lên niềm vui đến từ đức tin : "Dân chúng vui mừng trước nhan Chúa như nhà nông vui mừng trong mùa gặt". Thánh Vịnh một lần nữa vang lời động viên : "Tôi tin rằng tôi sẽ được nhìn xem những ơn lành của Chúa trong cõi nhân sinh. Hãy chờ đợi Chúa, hãy sống can trường, hãy phấn khởi tâm hồn và chờ đợi Chúa". Niềm tin này khiến chúng ta vui mừng vì lời hứa của Thiên Chúa được thực hiện : "Chúa là sự sáng và là Đấng cứu độ tôi ". Sự sáng ấy nay cụ thể hóa nơi con người Đức Giêsu Kitô, thánh Matthêu xác định : Chúa Giêsu lui về Galilêa. Người rời bỏ thành Nadarét, đến ở miền duyên hải, thành Capharnaum, giáp ranh đất Giabulon và Nepthali, để ứng nghiệm lời đã phán bởi miệng tiên tri Isaia rằng: "Hỡi đất Giabulon và đất Nepthali, đường dọc theo biển, bên kia sông Giođan, Galilêa của ngoại bang! Dân ngồi trong tối tăm đã thấy ánh sáng huy hoàng; ánh sáng đã xuất hiện cho người ngồi trong bóng sự chết".
Bước theo Chúa Giêsu cần phải hối cải
Ánh bình minh đã ló rạng, từ trên cao chiếu soi dân ngồi trong bóng tối là chính Chúa Giêsu Kitô. Ai bước vào trong ánh sáng ấy cần phải : "Hối cải" nghĩa là đi từ bóng tối ra ánh sáng, từ tội lỗi sang đời sống là con cái Chúa, từ tuyệt vọng đến hy vọng, từ chán nản đến vui mừng. Và Chúa muốn ánh sáng ấy chiếu soi mọi người; nên Chúa đã chọn các môn đệ như những người phụ tá.
Khi Chúa Giêsu gọi các môn đệ của mình "Hối cải". Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta rằng, dù thuộc về Phaolô, Phêrô hay Apôlô cũng chỉ có một Đức Kitô. Mọi con mắt phải hướng về Ngài, chính Ngài cứu chuộc chúng ta. Vì thế, khi gọi các môn đệ, là để các ông trở nên những chứng nhân của Tin Mừng, nên thánh Phaolô có thể nói : "Đức Kitô không sai tôi đi rửa tội, mà là đi rao giảng Tin Mừng, không phải bằng lời nói khôn khéo, kẻo thập giá của Đức Kitô ra hư không". Phaolô được chọn, để loan báo một Đấng Cứu Thế bị đóng đinh cho thế gian.
Ngày nay Chúa cũng mời gọi chúng ta mang vào thế giới sứ điệp sự thật và tình thương của Ngài. Chúng ta hãy sẵn sàng tham gia vào sứ mạng này và nhất là cầu nguyện xin Chúa đừng để những chia rẽ và tranh chấp giữa các tín hữu Kitô làm lu mờ khả năng chiếu tỏa của Tin Mừng.
Theo giáo huấn của thánh Phaolô, chúng ta được mời gọi loại bỏ gương mù chia rẽ nơi chúng ta để mang sứ điệp của Chúa Kitô Phục Sinh cho tất cả mọi người. Chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa cho sớm đến ngày Giáo Hội được hoàn toàn hiệp nhất. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật III - Năm A
(Mt 12, 12-23 )
"Tại Galilêa các dân tộc và dân chúng thấy một ánh sáng vĩ đại" (Is 9, 1-4 ). Ánh sáng vĩ đại ấy là ai nếu không phải là Chúa Giêsu. Thật thế, Chúa Giêsu xuất hiện giữa dân chúng, như ánh bình minh rạng ngời buổi sáng, xua tan bóng tối đêm đen. Dân chúng thấy Ngài như thấy ánh sáng huy hoàng… xuất hiện cho người ngồi trong bóng tối sự chết (x.Mt 12, 16), ánh sáng ấy nay tỏ rạng công khai khi rao giảng : "Hãy hối cải, vì nước Trời đã gần đến" (Mt 12, 17). Sứ mạng của Ðấng Cứu Thế trước tiên nhằm đổi mới nội tâm con người, để chính họ sẽ cải tạo vạn vật.
Isaia loan báo
Tiên tri Isaia loan báo cho chúng ta biết: thời Ðấng Cứu Thế sẽ đổi mới hẳn mặt đất này; trước sự suy đồi, mọi nơi sẽ trở nên rạng vinh. Ông không nói đến những thay đổi vật chất. Ông trực tiếp đi vào cơ sở của hạnh phúc con người: Dân đi trong tối tăm sẽ nhìn thấy một ánh sáng lớn. Thiên hạ sẽ hân hoan như trong mùa gặt hái, như trong buổi thắng trận. Vì mọi ách nô lệ, mọi sức đàn áp sẽ bị đập tan (x. Is 9, 1-14).
Thánh Matthêô đã hiểu bài Isaia như vậy nên đã đưa lời tiên tri đó vào phần đầu của bài Tin Mừng hôm nay để giới thiệu công việc của Chúa Giêsu Kitô, khi Người xuất hiện ra đi hoạt động. Chúng ta cùng xem hoạt động của Chúa Giêsu.
Ánh sáng Chúa Giêsu
Matthêu giải thích, Chúa Giêsu "rời bỏ thành Nadarét, đến ở miền duyên hải, thành Capharnaum, giáp ranh đất Giabulon và Nepthali". Với địa danh chính xác như thế, nhưng mục đích của tác giả không phải là cung cấp cho chúng ta những chỉ dẫn du lịch. Ý tưởng thần học của Matthêu được giải thích ngay : "Để ứng nghiệm lời đã phán bởi miệng tiên tri Isaia" (Bài đọc I).
Ứng nghiệm điều gì? Giabulon và Nepthali là hai vùng thuộc miền Bắc lúc ấy đang bị sát nhập vào vương quốc Asyri. Thật là hổ người khi nhớ lại quá khứ thất bại và bị đuổi ra ngoài. Tuy nhiên, vị tiên tri với niềm tin vững mạnh đã tuyên bố : "Dân ngồi trong tối tăm đã thấy ánh sáng huy hoàng". Nói cách khác, Isaia muốn khơi lên niềm hy vọng nơi những người tin cậy Chúa, Đấng giải thoát họ, nên ông không ngần ngại nói về ơn cứu rỗi. Đó là sức mạnh của Lời Chúa, Lời thực hiện những gì đã tuyên bố, Isaia gợi lên niềm vui đến từ đức tin : "Dân chúng vui mừng trước nhan Chúa như nhà nông vui mừng trong mùa gặt". Thánh Vịnh một lần nữa vang lời động viên : "Tôi tin rằng tôi sẽ được nhìn xem những ơn lành của Chúa trong cõi nhân sinh. Hãy chờ đợi Chúa, hãy sống can trường, hãy phấn khởi tâm hồn và chờ đợi Chúa". Niềm tin này khiến chúng ta vui mừng vì lời hứa của Thiên Chúa được thực hiện : "Chúa là sự sáng và là Đấng cứu độ tôi ". Sự sáng ấy nay cụ thể hóa nơi con người Đức Giêsu Kitô, thánh Matthêu xác định : Chúa Giêsu lui về Galilêa. Người rời bỏ thành Nadarét, đến ở miền duyên hải, thành Capharnaum, giáp ranh đất Giabulon và Nepthali, để ứng nghiệm lời đã phán bởi miệng tiên tri Isaia rằng: "Hỡi đất Giabulon và đất Nepthali, đường dọc theo biển, bên kia sông Giođan, Galilêa của ngoại bang! Dân ngồi trong tối tăm đã thấy ánh sáng huy hoàng; ánh sáng đã xuất hiện cho người ngồi trong bóng sự chết".
Bước theo Chúa Giêsu cần phải hối cải
Ánh bình minh đã ló rạng, từ trên cao chiếu soi dân ngồi trong bóng tối là chính Chúa Giêsu Kitô. Ai bước vào trong ánh sáng ấy cần phải : "Hối cải" nghĩa là đi từ bóng tối ra ánh sáng, từ tội lỗi sang đời sống là con cái Chúa, từ tuyệt vọng đến hy vọng, từ chán nản đến vui mừng. Và Chúa muốn ánh sáng ấy chiếu soi mọi người; nên Chúa đã chọn các môn đệ như những người phụ tá.
Khi Chúa Giêsu gọi các môn đệ của mình "Hối cải". Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta rằng, dù thuộc về Phaolô, Phêrô hay Apôlô cũng chỉ có một Đức Kitô. Mọi con mắt phải hướng về Ngài, chính Ngài cứu chuộc chúng ta. Vì thế, khi gọi các môn đệ, là để các ông trở nên những chứng nhân của Tin Mừng, nên thánh Phaolô có thể nói : "Đức Kitô không sai tôi đi rửa tội, mà là đi rao giảng Tin Mừng, không phải bằng lời nói khôn khéo, kẻo thập giá của Đức Kitô ra hư không". Phaolô được chọn, để loan báo một Đấng Cứu Thế bị đóng đinh cho thế gian.
Ngày nay Chúa cũng mời gọi chúng ta mang vào thế giới sứ điệp sự thật và tình thương của Ngài. Chúng ta hãy sẵn sàng tham gia vào sứ mạng này và nhất là cầu nguyện xin Chúa đừng để những chia rẽ và tranh chấp giữa các tín hữu Kitô làm lu mờ khả năng chiếu tỏa của Tin Mừng.
Theo giáo huấn của thánh Phaolô, chúng ta được mời gọi loại bỏ gương mù chia rẽ nơi chúng ta để mang sứ điệp của Chúa Kitô Phục Sinh cho tất cả mọi người. Chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa cho sớm đến ngày Giáo Hội được hoàn toàn hiệp nhất. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Lên núi
Lm. Minh Anh
15:02 19/01/2023
LÊN NÚI
“Chúa Giêsu lên núi và gọi những kẻ Ngài muốn gọi”.
Napoléon tiến quân chinh phục Ai Cập. Sau nhiều tuần vượt biển, đoàn quân của ông đổ bộ tại một chân núi; lập tức, ông buộc mọi người tiến lên đỉnh. Một buổi sáng, từ đỉnh núi, ông yêu cầu mọi người nhìn xuống; bên dưới, tất cả xà lan, tàu thuyền của họ đang bốc cháy theo lệnh ông! Thông điệp ông gửi cho đoàn quân là “Quyết thắng!”, không còn chọn lựa nào khác. Đoạn, ông gọi tên các vị chỉ huy và một số binh lính mà ông đã nghiên cứu lý lịch từng người; ông hỏi han gia đình, gốc gác, chiến tích mà người ấy đã có được. Bằng cách này, ông truyền cảm hứng cho họ. Và ông đã chiến thắng! Napoléon quả là một thiên tài quân sự bẩm sinh!
Kính thưa Anh Chị em,
Trong Tin Mừng hôm nay, hình ảnh Napoléon được gặp lại nơi Chúa Giêsu; có khác chăng, Ngài không đốt một chiếc thuyền nào, cũng không cần nghiên cứu trước lý lịch của một ai. Như Napoléon và binh lính lên núi, Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài cũng lên núi; ông gọi tên, Ngài cũng gọi tên! Đó là “những kẻ Ngài muốn gọi”; và Ngài trao cho họ sứ vụ. Thế nhưng, trao sứ vụ và gọi tên chỉ xảy ra sau khi Thầy trò ‘lên núi’. Tại sao? Một câu hỏi thú vị!
Hành động đem môn đệ ‘lên núi’ của Chúa Giêsu mang một ý nghĩa sâu sắc. Núi là biểu tượng cho hành trình của người môn đệ tiến về phía Chúa Cha, điểm đến cuộc đời họ; đó là dấu chỉ cho thấy người môn đệ đang mỗi ngày tiến về phía Ngài; và núi cũng tiết lộ rằng, người môn đệ chỉ được gọi tên, được trang bị để lên đường chỉ sau lần gọi đầu tiên họ ‘lên núi’ gặp Ngài.
‘Núi’ mà người môn đệ được mời gọi đi lên trước hết là cầu nguyện. Hàng ngày, họ ‘lên núi’ để gặp Chúa của mình trong cầu nguyện; họ tìm kiếm Ngài cách bền bỉ, mật thiết và thâm tín. Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta đến với Ngài, đến nơi Ngài mong mỏi để mỗi người “ở với Ngài”, cùng Ngài đắm chìm trong sự hiện diện vinh quang của Cha. Trừ khi ‘lên núi’ với Chúa Giêsu, chúng ta sẽ không bao giờ trang bị đủ cho mình những gì cần thiết để hoàn thành sứ vụ. ‘Lên núi’ không chỉ với xác thân, lời cầu, nhưng cả với tư tưởng lẫn tâm hồn. Người môn đệ Giêsu phải luôn hướng thượng, suy nghĩ và hành động vượt trội chứ không tầm thường, bé nhỏ.
Tin Mừng còn nói đến việc gọi tên Nhóm Mười Hai. Không ai biết điều này có liên quan đến việc Thầy trò ‘lên núi’ hay không, nhưng một điều thú vị là, sau khi Thầy trò ‘lên núi’, Marcô liệt kê danh sách mười hai vị, và điều này cũng mang một ý nghĩa đặc biệt! Trong mọi đấng bậc, Chúa Giêsu gọi tôi bằng tên để tôi ở bên Ngài. Gọi tên tôi, Ngài chạm đến nơi sâu thẳm tâm hồn tôi; ở đó, Ngài đào sâu những vực thẳm. Ngài biết tôi là ai, tôi thế nào; tâm tưởng tôi làm sao. Gọi tôi bằng tên chỉ vì Ngài xót thương, bất chấp tôi bất xứng đến mức nào, kể cả đến mức ‘Giuđa Iscariot’; bởi lẽ, Ngài luôn hy vọng, vì Ngài là Thiên Chúa xót thương. Thư Do Thái hôm nay thổ lộ, “Ta sẽ dung thứ những điều gian ác chúng làm, sẽ không còn nhớ đến lỗi lầm của chúng”.
Anh Chị em,
“Chúa Giêsu lên núi và gọi những kẻ Ngài muốn gọi”. Không khôn ngoan kiểu thế gian như Napoléon, Chúa Giêsu mời bạn và tôi ‘lên núi’ với Ngài trong yêu thương để gặp Chúa Cha mỗi ngày; Ngài không cưỡng bức nhưng ‘làm gương’, vì Ngài biết việc ‘lên núi’ là sống còn của hồn tông đồ. Ngài gọi tên mỗi người mà không cần hỏi ai trước; Ngài gọi bạn và tôi với tất cả những gì chúng ta là; Ngài không đòi hỏi, cũng không đợi bạn và tôi tốt hơn. Không! Ngài gọi tên chúng ta từng ngày để bạn và tôi liên kết với Ngài, ở với Ngài; từ đó, truyền cho chúng ta tình yêu, sinh lực và sức sống, ngõ hầu mỗi người ra đi làm chứng cho Ngài cách tự do và tự nguyện.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa gọi con ‘lên núi’ để con được ở với Ngài. Xin cho con không ngại mỗi ngày ‘lên núi’ để múc lấy sức sống, hầu con sẵn sàng ‘xuống núi’ làm chứng cho Tin Mừng!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:08 19/01/2023
7. Khi đời sống của chúng ta đã cùng tận, thì chúng ta sẽ bị đối chiếu theo tiêu chuẩn của tình yêu mà chịu phán xét.
(Thánh Gioan Thánh Giá)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:10 19/01/2023
40. TRẺ EM KHOE BỐ
Nước Tề có hai em bé, em nào cũng khoe bố của mình giỏi.
Bố của một trong hai em bé thường hay hoá trang thành con chó, ban đêm lẻn vào nhà của người ta ăn trộm; bố của em bé kia vì phạm tội nên bị chặt chân.
Em bé con của người ăn trộm nói:
- “Bố của tớ khác với nhiều người, ông mặc cái áo da có đuôi, không ai có được cái áo như thế cả.”
Em bé con của người bị chặt chân nói:
- “Như vậy có gì là lạ chứ, mùa đông mọi người đều phải mặc thêm áo quần, duy chỉ có bố tớ là không phải mặc thêm quần dài.”
( Hàn Phi Tử )
Suy tư 40:
Trẻ em thì rất ngây thơ, nên trước mặt trẻ em những việc làm của người lớn đều phải cẩn thận, bằng không hậu quả khó lường.
Có một câu chuyện về trẻ em như thế này: “Ông bố có một đứa con trai còn nhỏ, sáng nào cũng vậy, khi nghe chuông nhà thờ đổ vang lên thì ông ta thường đánh thức con trai dậy để đi lễ, nhưng ông thì không đi, nhưng khi đứa con trai mắt nhắm mắt mở đến nhà thờ thì ông ta lại tiếp tục ngủ.
Vài tháng sau, tối nào con trai cũng hỏi bố:
- “Bố nè, con đã lớn chưa?”
Ông bố không thèm trả lời, nhưng đứa bé cứ hỏi hoài thì ông bực mình hỏi lại: “Mày hỏi để làm gì?”
Đứa con trai trả lời rất ngây thơ: “Để buổi sáng khỏi đi lễ như bố vậy!!!”
Ai có tai thì nghe và hiểu !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Nước Tề có hai em bé, em nào cũng khoe bố của mình giỏi.
Bố của một trong hai em bé thường hay hoá trang thành con chó, ban đêm lẻn vào nhà của người ta ăn trộm; bố của em bé kia vì phạm tội nên bị chặt chân.
Em bé con của người ăn trộm nói:
- “Bố của tớ khác với nhiều người, ông mặc cái áo da có đuôi, không ai có được cái áo như thế cả.”
Em bé con của người bị chặt chân nói:
- “Như vậy có gì là lạ chứ, mùa đông mọi người đều phải mặc thêm áo quần, duy chỉ có bố tớ là không phải mặc thêm quần dài.”
( Hàn Phi Tử )
Suy tư 40:
Trẻ em thì rất ngây thơ, nên trước mặt trẻ em những việc làm của người lớn đều phải cẩn thận, bằng không hậu quả khó lường.
Có một câu chuyện về trẻ em như thế này: “Ông bố có một đứa con trai còn nhỏ, sáng nào cũng vậy, khi nghe chuông nhà thờ đổ vang lên thì ông ta thường đánh thức con trai dậy để đi lễ, nhưng ông thì không đi, nhưng khi đứa con trai mắt nhắm mắt mở đến nhà thờ thì ông ta lại tiếp tục ngủ.
Vài tháng sau, tối nào con trai cũng hỏi bố:
- “Bố nè, con đã lớn chưa?”
Ông bố không thèm trả lời, nhưng đứa bé cứ hỏi hoài thì ông bực mình hỏi lại: “Mày hỏi để làm gì?”
Đứa con trai trả lời rất ngây thơ: “Để buổi sáng khỏi đi lễ như bố vậy!!!”
Ai có tai thì nghe và hiểu !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chủ Đích
Lm Vũđình Tường
18:30 19/01/2023
Đức Kitô sinh xuống trần gian không phải do ngẫu nhiên, mà có chủ đích. Ngài là quà tặng Thiên Chúa ban cách riêng cho nhân loại. Ngài xuống trần gian làm công việc cứu độ toàn dân. Hơn bảy trăm năm trước tiên tri Isaiah đã loan báo Tin Vui cho toàn dân. Đức Kitô sẽ sinh tại Belem; sau đó gia đình thánh gia di tản, tạm trú bên Ai Cập. Một thời gian sau sẽ trở về và cư ngụ tại Nazareth. Những tiên báo này lần lượt được mặc khải và xảy ra đúng như những gì đã tiên báo. Những tiên báo cho biết Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi nhân loại, để mặc cho tội lỗi hành hạ vì tội bất tuân. Việc Chúa thực hiện ngoài khả năng hiểu biết, dự đoán của nhân loại.Thiên Chúa, theo cách riêng của Ngài, thời gian do Ngài ấn định, Ngài sai Con Một xuống trần gian làm công việc tiêu diệt thần chết, giải thoát con người khỏi ách thống trị của ma quỉ là kẻ tạo biến loạn, gây chia rẽ, tranh chấp, hằn thù, gian tham, bởi chúng là đầu mối của mọi sự tội.
Việc Đức Kitô rao giảng, Ngài xuống thế làm người, chết đau thương trên thập tự, phục sinh khải hoàn và hiện ra với các môn đệ, tất cả đều chung một mục đích đó là mặc khải tình yêu vô bờ của Thiên Chúa. Qua Đức Kitô, Kitô hữu nhận ra tình Chúa vô biên. Đức Kitô chính là ánh sáng tình yêu Chúa dành cho nhân loại. Mục đồng và Ba Vua Phương Đông là hai nhóm người đầu tiên đến gặp Con Thiên Chúa Giáng Trần và lòng họ tràn ngập niềm vui. Chúa Giáng Sinh là Tin Vui cho những tâm hồn thiện tâm và là nguồn đau khổ, sợ hãi cho những ai chọn sống trong bóng tối. Ngày Chúa Giáng Sinh đánh dấu ngày khởi đầu cho trận chiến giữa thần linh và ác thần.
Nghe tin thánh Gioan Tiền Hô bị bắt, Đức Kitô bắt đầu công khai rao giảng tại Capernaum, một thành vùng biên giới giữa hai thành Zebulun và Naphtali. Dây chính là tên của hai chi tộc con cái Israel. Nơi họ cư ngụ trở thành tên miền. Vùng lãnh thổ này là một phần của miền Đất Hứa Chúa hứa ban riêng cho Ngài. Bởi tranh chấp nội bộ, anh em bất hoà nên bị dân ngoại chiếm đóng, thống trị. Khi con người phạm tội; tội làm cho tâm hồn họ trở nên mù quáng gần như đen tối. Điều này gây xáo trộn, rối loạn hệ thống liên hệ, tình cảm con người dành cho nhau. Tội làm cho việc tôn thờ Thiên Chúa trở nên lơ là, rời rạc trước khi bị quên lãng. Tội là nguyên nhân làm mờ tối tâm hồn, lu mờ đức tin, bôi lọ luôn cả nơi tội nhân sống. Đức Kitô đến Capernaum đem ánh Sáng Chúa chiếu dọi tâm hồn con người, kêu gọi họ trở về làm hoà cùng Thiên Chúa. Công việc rao giảng của Đức Kitô cũng là công việc rao giảng của chính Thiên Chúa, bởi
'Người Con không thể tự mình làm bất cứ điều gì, ngoại trừ điều Người thấy Chúa Cha làm; vì điều gì Chúa Cha làm, thì người Con cũng làm như vậy' Gn 5,19.
Tại Capernaum, Đức Kitô rao giảng điều Gioan rao giảng. Kêu gọi con người thống hối với niềm tin Nước Thiên Chúa đang đến gần. Điều này xác định điều Gioan rao giảng không phải của chính ông mà chính là Thiên Chúa mặc khải cho ông biết. Đức Kitô cũng đón nhận môn đệ Gioan. Việc này biểu lộ Đức Kitô đón bất cứ ai thành tâm đến với Ngài. Gioan rao giảng riêng cho một dân tộc; Đức Kitô rao giảng cho mọi dân tộc, mọi thế hệ, mọi thời đại. Lời Ngài đi chung với lời của Đấng thần linh.
Người ta ca tụng Ngài rao giảng lời mới mẻ, lại có uy quyền. Lời Ngài rao giảng đi chung với hành động. Điều này trở thành mục vụ chữa lành không phải chỉ chữa lành tâm hồn không mà thôi, mà đồng thời chữa lành cả thân xác. Sau cuộc khổ nạn, Đức Kitô Phục Sinh vinh hiển. Nhiều lần Ngài hiện ra với môn đệ. Trước khi về trời Ngài sai các ông đi rao giảng Tin Mừng Phục Sinh bởi Tin Mừng Phục Sinh gắn liền với sự sống trường sinh Ngài ban cho những ai đặt niềm tin nơi Ngài.
Khởi đầu thời kì rao giảng Đức Kitô tuyển chọn môn đệ không theo thói thường thế gian là chọn người quyền thế, giầu sang, có thế lực trong dân, để trở thành lãnh đạo tương lai. Đức Kitô chọn theo cách riêng của Ngài. Ngài chú trọng đến con tim và tâm hồn con người. Để trở thành môn đệ Đức Kitô, người đó cần có đời sống đơn sơ. Đơn sơ cả về đời sống thường nhật lẫn đời sống tâm linh, cần có lòng yêu mến, sẵn sàng tin theo Đức Kitô, cần khiêm hạ trong cõi lòng. Tất cả những điều đó cần thiết để trở thành môn đệ Đức Kitô.
Chính Ngài chọn mười hai người, gọi các ông là tông đồ, huấn luyện riêng cho các ông. Dậy các ông chấp nhận nhược điểm của mình, và tha thứ cho thiếu sót, yếu đuối của anh em. Trước khi về cùng Chúa Cha, Ngài trao vào tay Tông đồ nhiệm vụ coi sóc Giáo Hội; ngày nay được biết đến là Giáo Hội Đức Kitô thiết lập nơi trần gian. Tông đồ trung thành với giáo huấn Đức Kitô và truyền lại cho thế hệ con cháu. Dậy họ trung thành, yêu mến và sống cho Đức Kitô. Kể từ ngày đó môn đệ nhận biết Đức Kitô cùng đồng hành với họ trong thần khí. Các ông hoàn toàn lệ thuộc vào hướng dẫn, chỉ bảo, khai sáng của chính Thần Khí Chúa, Đấng luôn cùng đồng hành với Giáo Hội Chúa nơi trần gian.
Học từ các tông đồ, Kitô hữu học yêu mến, trung thành, phó thác đời mình cho Chúa và học chấp nhận thiếu sót của chính mình và của anh em.
TiengChuong.org
For A Purpose
Jesus came into this world, not by an accident, but He is God's special gift, who, out of his love for mankind, sent His only Son to the world to do the saving mission. Several hundred years earlier before the birth of Jesus, Isaiah had prophesied that Jesus would be born in Bethlehem, and that the holy family would live in exile in Egypt, and then returned not to their hometown but to Nazareth. These significant events, one by one, slowly unfolded exactly as the prophet had prophesied. The prophecy affirmed that God would never leave the humanity to die in their sin, the sin of disobedience. God, in a mysterious way and unknown to us, would one day exercise God's mighty power to defeat the forces of evil, and that was Jesus' saving mission on earth. Jesus' teachings, his birth, death, and resurrection would all reveal the boundless God's love for mankind. God's love is made visible through Jesus, who is the light for the world. The shepherds and Magi were the first two groups of people to meet God's Son. The meetings enlightened their hearts. The birth of Jesus was good news for people of goodwill, and those who prefer to live in darkness would live in fear. His birth is the beginning of the battle between good and evil.
Hearing John the Baptist was arrested, Jesus went to Capernaum, the borders of Zebulun and Naphtali were the two tribes of Israel; the land was named after the people. The land presently was occupied by the Gentile imperial power. Darkness in human hearts would not only darken the land; but darkened also the whole network of human relationships, including their faith in God. When people sin, both the land and its people were darkened. Jesus came to Capernaum to show God's love and mercy and brought them back to God. Jesus began his public ministry which was also God's public ministry because
'The Son can do nothing by himself.... but whatever the Father does the Son does too' Jn 5,19.
In Capernaum, Jesus proclaimed the same theme that John did. John called the people to repent and believe that the kingdom of God is close at hand. This was to confirm what John proclaimed was not of his own, but God revealed it to him. Jesus also accepted John's disciples to be his own. This acceptance indicates Jesus would welcome anyone who came to him. John's preaching was preserved for a chosen race. Jesus expanded it to everyone; and brought it to a higher level, the level of the spirit.
People praised Jesus saying his teaching was new and he taught with authority. Furthermore, His teaching was accompanied by actions, his healing ministry. Jesus himself rose from the dead and appeared multiple times to his apostles, and that implied Jesus had defeated the power of death forever.
The criteria for choosing his disciples were not based on social power, wealth, and personal talents, but rather a simplicity in life, a willingness to follow, and a humble of heart, which are vital conditions in becoming Jesus' disciples. He handed pick the twelve and they accompanied him in his public ministry. He formed them, changed their profession, called them apostles, and taught them to forgive each other's weaknesses. The apostles had faith first and then slowly come to understanding.
Before returning to the Father, Jesus entrusted his public ministry into their hands, which today is known as the Church. The apostles remain faithful to Jesus' teaching and teach the next generations to do the same. They were faithful to Jesus' teaching; and believed that he was not with them in a physical form as he used to be, but in spirit. The apostles relied heavily on the Spirit, who would guide, govern, lead, and be their trusted companion in their journey. We learn from the apostles to love; and accept ours and each other's limitations.
Việc Đức Kitô rao giảng, Ngài xuống thế làm người, chết đau thương trên thập tự, phục sinh khải hoàn và hiện ra với các môn đệ, tất cả đều chung một mục đích đó là mặc khải tình yêu vô bờ của Thiên Chúa. Qua Đức Kitô, Kitô hữu nhận ra tình Chúa vô biên. Đức Kitô chính là ánh sáng tình yêu Chúa dành cho nhân loại. Mục đồng và Ba Vua Phương Đông là hai nhóm người đầu tiên đến gặp Con Thiên Chúa Giáng Trần và lòng họ tràn ngập niềm vui. Chúa Giáng Sinh là Tin Vui cho những tâm hồn thiện tâm và là nguồn đau khổ, sợ hãi cho những ai chọn sống trong bóng tối. Ngày Chúa Giáng Sinh đánh dấu ngày khởi đầu cho trận chiến giữa thần linh và ác thần.
Nghe tin thánh Gioan Tiền Hô bị bắt, Đức Kitô bắt đầu công khai rao giảng tại Capernaum, một thành vùng biên giới giữa hai thành Zebulun và Naphtali. Dây chính là tên của hai chi tộc con cái Israel. Nơi họ cư ngụ trở thành tên miền. Vùng lãnh thổ này là một phần của miền Đất Hứa Chúa hứa ban riêng cho Ngài. Bởi tranh chấp nội bộ, anh em bất hoà nên bị dân ngoại chiếm đóng, thống trị. Khi con người phạm tội; tội làm cho tâm hồn họ trở nên mù quáng gần như đen tối. Điều này gây xáo trộn, rối loạn hệ thống liên hệ, tình cảm con người dành cho nhau. Tội làm cho việc tôn thờ Thiên Chúa trở nên lơ là, rời rạc trước khi bị quên lãng. Tội là nguyên nhân làm mờ tối tâm hồn, lu mờ đức tin, bôi lọ luôn cả nơi tội nhân sống. Đức Kitô đến Capernaum đem ánh Sáng Chúa chiếu dọi tâm hồn con người, kêu gọi họ trở về làm hoà cùng Thiên Chúa. Công việc rao giảng của Đức Kitô cũng là công việc rao giảng của chính Thiên Chúa, bởi
'Người Con không thể tự mình làm bất cứ điều gì, ngoại trừ điều Người thấy Chúa Cha làm; vì điều gì Chúa Cha làm, thì người Con cũng làm như vậy' Gn 5,19.
Tại Capernaum, Đức Kitô rao giảng điều Gioan rao giảng. Kêu gọi con người thống hối với niềm tin Nước Thiên Chúa đang đến gần. Điều này xác định điều Gioan rao giảng không phải của chính ông mà chính là Thiên Chúa mặc khải cho ông biết. Đức Kitô cũng đón nhận môn đệ Gioan. Việc này biểu lộ Đức Kitô đón bất cứ ai thành tâm đến với Ngài. Gioan rao giảng riêng cho một dân tộc; Đức Kitô rao giảng cho mọi dân tộc, mọi thế hệ, mọi thời đại. Lời Ngài đi chung với lời của Đấng thần linh.
Người ta ca tụng Ngài rao giảng lời mới mẻ, lại có uy quyền. Lời Ngài rao giảng đi chung với hành động. Điều này trở thành mục vụ chữa lành không phải chỉ chữa lành tâm hồn không mà thôi, mà đồng thời chữa lành cả thân xác. Sau cuộc khổ nạn, Đức Kitô Phục Sinh vinh hiển. Nhiều lần Ngài hiện ra với môn đệ. Trước khi về trời Ngài sai các ông đi rao giảng Tin Mừng Phục Sinh bởi Tin Mừng Phục Sinh gắn liền với sự sống trường sinh Ngài ban cho những ai đặt niềm tin nơi Ngài.
Khởi đầu thời kì rao giảng Đức Kitô tuyển chọn môn đệ không theo thói thường thế gian là chọn người quyền thế, giầu sang, có thế lực trong dân, để trở thành lãnh đạo tương lai. Đức Kitô chọn theo cách riêng của Ngài. Ngài chú trọng đến con tim và tâm hồn con người. Để trở thành môn đệ Đức Kitô, người đó cần có đời sống đơn sơ. Đơn sơ cả về đời sống thường nhật lẫn đời sống tâm linh, cần có lòng yêu mến, sẵn sàng tin theo Đức Kitô, cần khiêm hạ trong cõi lòng. Tất cả những điều đó cần thiết để trở thành môn đệ Đức Kitô.
Chính Ngài chọn mười hai người, gọi các ông là tông đồ, huấn luyện riêng cho các ông. Dậy các ông chấp nhận nhược điểm của mình, và tha thứ cho thiếu sót, yếu đuối của anh em. Trước khi về cùng Chúa Cha, Ngài trao vào tay Tông đồ nhiệm vụ coi sóc Giáo Hội; ngày nay được biết đến là Giáo Hội Đức Kitô thiết lập nơi trần gian. Tông đồ trung thành với giáo huấn Đức Kitô và truyền lại cho thế hệ con cháu. Dậy họ trung thành, yêu mến và sống cho Đức Kitô. Kể từ ngày đó môn đệ nhận biết Đức Kitô cùng đồng hành với họ trong thần khí. Các ông hoàn toàn lệ thuộc vào hướng dẫn, chỉ bảo, khai sáng của chính Thần Khí Chúa, Đấng luôn cùng đồng hành với Giáo Hội Chúa nơi trần gian.
Học từ các tông đồ, Kitô hữu học yêu mến, trung thành, phó thác đời mình cho Chúa và học chấp nhận thiếu sót của chính mình và của anh em.
TiengChuong.org
For A Purpose
Jesus came into this world, not by an accident, but He is God's special gift, who, out of his love for mankind, sent His only Son to the world to do the saving mission. Several hundred years earlier before the birth of Jesus, Isaiah had prophesied that Jesus would be born in Bethlehem, and that the holy family would live in exile in Egypt, and then returned not to their hometown but to Nazareth. These significant events, one by one, slowly unfolded exactly as the prophet had prophesied. The prophecy affirmed that God would never leave the humanity to die in their sin, the sin of disobedience. God, in a mysterious way and unknown to us, would one day exercise God's mighty power to defeat the forces of evil, and that was Jesus' saving mission on earth. Jesus' teachings, his birth, death, and resurrection would all reveal the boundless God's love for mankind. God's love is made visible through Jesus, who is the light for the world. The shepherds and Magi were the first two groups of people to meet God's Son. The meetings enlightened their hearts. The birth of Jesus was good news for people of goodwill, and those who prefer to live in darkness would live in fear. His birth is the beginning of the battle between good and evil.
Hearing John the Baptist was arrested, Jesus went to Capernaum, the borders of Zebulun and Naphtali were the two tribes of Israel; the land was named after the people. The land presently was occupied by the Gentile imperial power. Darkness in human hearts would not only darken the land; but darkened also the whole network of human relationships, including their faith in God. When people sin, both the land and its people were darkened. Jesus came to Capernaum to show God's love and mercy and brought them back to God. Jesus began his public ministry which was also God's public ministry because
'The Son can do nothing by himself.... but whatever the Father does the Son does too' Jn 5,19.
In Capernaum, Jesus proclaimed the same theme that John did. John called the people to repent and believe that the kingdom of God is close at hand. This was to confirm what John proclaimed was not of his own, but God revealed it to him. Jesus also accepted John's disciples to be his own. This acceptance indicates Jesus would welcome anyone who came to him. John's preaching was preserved for a chosen race. Jesus expanded it to everyone; and brought it to a higher level, the level of the spirit.
People praised Jesus saying his teaching was new and he taught with authority. Furthermore, His teaching was accompanied by actions, his healing ministry. Jesus himself rose from the dead and appeared multiple times to his apostles, and that implied Jesus had defeated the power of death forever.
The criteria for choosing his disciples were not based on social power, wealth, and personal talents, but rather a simplicity in life, a willingness to follow, and a humble of heart, which are vital conditions in becoming Jesus' disciples. He handed pick the twelve and they accompanied him in his public ministry. He formed them, changed their profession, called them apostles, and taught them to forgive each other's weaknesses. The apostles had faith first and then slowly come to understanding.
Before returning to the Father, Jesus entrusted his public ministry into their hands, which today is known as the Church. The apostles remain faithful to Jesus' teaching and teach the next generations to do the same. They were faithful to Jesus' teaching; and believed that he was not with them in a physical form as he used to be, but in spirit. The apostles relied heavily on the Spirit, who would guide, govern, lead, and be their trusted companion in their journey. We learn from the apostles to love; and accept ours and each other's limitations.
Để năm mới bình an và hạnh phúc
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
22:35 19/01/2023
Để năm mới bình an và hạnh phúc
Suy Niệm Lễ Mồng Một Tết Năm Quý Mão 2023
(Mt 6, 25-34)
Nhâm Dần vừa qua, Quý Mão đã tới :
Kính dâng lời chúc đầu Xuân
Mừng xuân Quý Mão thiên ân chan hòa
Xuân về hạnh phúc muôn nhà
An khang – thịnh vượng chan hòa nơi nơi
Phúc – Lộc – Thọ đến muôn người
Vạn sự như ý, lộc Trời như mơ.
Ngày Tết, mọi nhà ngoài bánh chưng bánh tét, hoa đào, hoa mai… có lẽ không gì nhiều bằng “lời chúc”. Vì thế, ai cũng muốn dành những lời chúc tốt đẹp nhất cho gia đình, người thân, bạn bè trong những ngày này và ngược lại, ai cũng muốn mình được nhận nhiều những lời chúc như:
Đầu xuân năm mới chúc BÌNH AN
Chúc luôn TUỔI TRẺ chúc AN KHANG
Chúc sang năm mới nhiều TÀI LỘC
Công thành danh toại chúc VINH QUANG
Chúc nhau.
. Phúc, lộc, thọ.
. Phú, qúi, thọ, khang, ninh.
. Đa tử, đa tôn, đa phú qúi.
. Thăng quan tiến chức
. Buôn may bán đắt, nhất bán vạn lợi, một vốn bốn lời.
Đối với các cha chúng ta thường chúc:
. Thánh thiện,
. Khôn ngoan,
. Khỏe mạnh.
Con cháu chúc ông bà
Sống lâu sức khỏe
Trẻ mãi không già
Yêu thương thuận hòa
Cửa nhà sung túc
Hạnh phúc khang an
Ơn trên thương ban
Suốt năm may mắn
Làm ăn phấn chấn
Phúc, lộc, thọ, tài
Ông bà hưởng trọn
Những câu chúc mà chúng ta trao cho nhau trong những ngày đầu xuân. Tất cả đều muốn hướng về một tiền đồ thật sáng lạn trong tương lai, đi kèm với một đời sống vật chất thật phong phú. Chìa khóa để những lời cầu chúc chúng ta dành cho nhau trở thành hiện thực là:
Hãy tin tưởng vào Chúa
Chúa mới chính là gia nghiệp, là cùng đích mà con người cần phải kiếm tìm và đó cũng chính là sự tồn tại của con người. Chúa Giêsu dạy chúng ta tin tưởng vào sự quan phòng của Cha trên Trời, Ðấng nuôi dưỡng mọi loài chim trời và điểm trang cho hoa huệ ngoài đồng, Ngài là Ðấng thấu biết mọi điều chúng ta cần. Chúa Giêsu dạy: “Các con chớ áy náy lo lắng mà nói rằng : Chúng ta sẽ ăn gì, uống gì lấy gì mà mạc? Vì chưng, dân ngoại tìm kiếm những điều đó. Nhưng Cha các con biết rõ các con cần đến những điều ấy“(Mt 6, 31-32). Và Người mời gọi chúng ta hãy đặt lên hàng đầu việc “tìm kiếm nước của Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn các điều đó, Người sẽ ban them cho“(Mt 6, 33). Niềm tin vào sự quan phòng không thế chỗ cho những nỗ lực chiến đấu để hướng đến một cuộc sống đúng với phẩm giá con người, nhưng giải phóng chúng ta khỏi những nỗi bận tâm về của cải và những nỗi sợ hãi trong tương lai.
Thế giới chúng ta đang sống là một thế giới mà đồng tiền thống trị và điều khiển mọi sự. Con người bị chi phối và nghiêng chiều về nó, sẵn lòng phàm hóa mọi sự, bỏ Chúa ra khỏi đời sống, chẳng tin tưởng vào Thiên Chúa nữa. Lời Chúa mời gọi chúng ta tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa tình yêu.
Chúa là hạnh phúc của đời ta
Phúc cho người nào nói được như tác giả Thánh Vịnh: “ Duy có nơi Thiên Chúa, hồn tôi mong được an nghỉ, tự nơi Người, ơn tế độ cho tôi. Duy có Người là tảng đá, là ơn tế độ cho tôi, là đồn trú của tôi, tôi sẽ không hề mảy may nao núng!” (Tv 61, 2-3). Người ấy sẽ không thất vọng vì họ cậy dựa vào Đấng Toàn Năng. Điều này không có nghĩa là người ấy sẽ được chở che khỏi mọi thử thách, nhưng niềm tin vào Thiên Chúa đã đủ cho họ. Chìa khóa hạnh phúc rất đơn giản : hạnh phúc thật chỉ thấy ở nơi Thiên Chúa. Chúng ta phải can đảm đặt hy vọng tuyệt đối ở nơi Thiên Chúa, không phải nơi tiền của, nơi sự thành công thế gian, hay nơi người đời, nhưng là ở nơi Thiên Chúa. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể lấp đầy những khát vọng sâu xa nhất của lòng người” (Thư gửi các bạn trẻ trường Công Giáo Twickenham).
“Các con chớ áy náy về ngày mai” (Mt 6, 34). Tương lai mỗi người đều nằm trong tay quyền năng và sự quan phòng của Thiên Chúa. Chúa luôn muốn mọi người nghĩ đến cùng đích của cuộc sống mình. Với tình thương và lòng nhân hậu của Chúa, chúng ta luôn tin tưởng và phó thác, bởi Ngài là người Cha luôn muốn những điều tốt nhất cho con cái.
Từ cái giây phút linh thiêng khi trời đất giao hòa, năm cũ bàn giao cho năm mới. Chúng ta họp nhau đâu để cầu xin Thiên Chúa tuôn đổ muôn vàn ơn phúc cho năm mới qua những lời chúng ta đã muốn cầu chúc cho nhau sức khỏe, điều lành, điều tốt. Và chính ngay lúc khởi đầu của Năm Mới, chúng ta \ muốn mọi sự cũ phải được qua đi, cái mới, cái đẹp phải loé rạng, tỏa sáng. Vậy thì trong thánh lễ Tân Niên nay, chúng ta hãy đặt tin tưởng, cậy trông và phó thác vào Chúa. Bởi tất cả mọi sự đều do Chúa, đều bởi Ngài như lời thánh vịnh viết: “Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay” (Tv 36, 5).
Năm Quý Mão
Nhâm Dần qua, Quý Mão tới. Mão là năm thứ tư trong chu kỳ tính âm lịch theo mười hai địa chi. Mèo chỉ có trong 12 con giáp của Việt Nam.
Mèo được văn hóa quan niệm và hiểu rất khác, thậm trí trái ngược nhau. Nếu người Trung Quốc tin rằng con mèo là sứ giả của điềm lành. Người Campuchia thường dùng mèo như vật dâng cúng trong các lễ hội cầu mưa. Thì ở Nhật Bản, mèo là con vật báo điềm dữ. Tại Rôma, mèo đã là biểu tượng cho tự do và được coi là thần bảo hộ cho các bà nội trợ.
Mèo ở Châu Phi tượng trưng cho sự tài giỏi, có khả năng thấu thị, giống như những nhà tiên tri. Mèo rất được quý trọng tại Bắc Mỹ. Người ta coi mèo tượng trưng cho kẻ có chí lớn, biết cách đạt được mục đích. Người Đông phương ngưỡng mộ vẻ đẹp và sự huyền bí của mèo.
Về mặt tôn giáo, Phật giáo coi mèo là con vật vô cảm, không biết xúc động. Đạo Hồi dành cho mèo một vị trí của kẻ được trọng vọng, ngoại trừ mèo đen. Họ tin rằng con mèo có bộ lông đen mượt cùng với cặp mắt xanh lè là kẻ có nhiều ma thuật.
Mèo dạy ta rất nhiều điều trong cuộc sống. Cụ thể như cách mèo ứng phó với tình huống, phản ứng với mọi thứ chung quanh, những cảm xúc của mèo... tất cả có thể giúp con người nhìn lại thế giới quan của mình. Thông qua mèo, ta có thể học được cách yêu mến bản thân, sống giây phút hiện tại, mở lòng tin tưởng đối với Chúa và tha nhân.
Nhân dịp bước sang năm Quý Mão cầu chúc mọi người Năm Mới nhiều sức khỏe, khang an, thịnh vượng, phát đạt, thăng tiến về tinh thần cũng như vật chất nhờ hồng ân Thiên Chúa tặng ban. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Lễ Mồng Một Tết Năm Quý Mão 2023
(Mt 6, 25-34)
Nhâm Dần vừa qua, Quý Mão đã tới :
Kính dâng lời chúc đầu Xuân
Mừng xuân Quý Mão thiên ân chan hòa
Xuân về hạnh phúc muôn nhà
An khang – thịnh vượng chan hòa nơi nơi
Phúc – Lộc – Thọ đến muôn người
Vạn sự như ý, lộc Trời như mơ.
Ngày Tết, mọi nhà ngoài bánh chưng bánh tét, hoa đào, hoa mai… có lẽ không gì nhiều bằng “lời chúc”. Vì thế, ai cũng muốn dành những lời chúc tốt đẹp nhất cho gia đình, người thân, bạn bè trong những ngày này và ngược lại, ai cũng muốn mình được nhận nhiều những lời chúc như:
Đầu xuân năm mới chúc BÌNH AN
Chúc luôn TUỔI TRẺ chúc AN KHANG
Chúc sang năm mới nhiều TÀI LỘC
Công thành danh toại chúc VINH QUANG
Chúc nhau.
. Phúc, lộc, thọ.
. Phú, qúi, thọ, khang, ninh.
. Đa tử, đa tôn, đa phú qúi.
. Thăng quan tiến chức
. Buôn may bán đắt, nhất bán vạn lợi, một vốn bốn lời.
Đối với các cha chúng ta thường chúc:
. Thánh thiện,
. Khôn ngoan,
. Khỏe mạnh.
Con cháu chúc ông bà
Sống lâu sức khỏe
Trẻ mãi không già
Yêu thương thuận hòa
Cửa nhà sung túc
Hạnh phúc khang an
Ơn trên thương ban
Suốt năm may mắn
Làm ăn phấn chấn
Phúc, lộc, thọ, tài
Ông bà hưởng trọn
Những câu chúc mà chúng ta trao cho nhau trong những ngày đầu xuân. Tất cả đều muốn hướng về một tiền đồ thật sáng lạn trong tương lai, đi kèm với một đời sống vật chất thật phong phú. Chìa khóa để những lời cầu chúc chúng ta dành cho nhau trở thành hiện thực là:
Hãy tin tưởng vào Chúa
Chúa mới chính là gia nghiệp, là cùng đích mà con người cần phải kiếm tìm và đó cũng chính là sự tồn tại của con người. Chúa Giêsu dạy chúng ta tin tưởng vào sự quan phòng của Cha trên Trời, Ðấng nuôi dưỡng mọi loài chim trời và điểm trang cho hoa huệ ngoài đồng, Ngài là Ðấng thấu biết mọi điều chúng ta cần. Chúa Giêsu dạy: “Các con chớ áy náy lo lắng mà nói rằng : Chúng ta sẽ ăn gì, uống gì lấy gì mà mạc? Vì chưng, dân ngoại tìm kiếm những điều đó. Nhưng Cha các con biết rõ các con cần đến những điều ấy“(Mt 6, 31-32). Và Người mời gọi chúng ta hãy đặt lên hàng đầu việc “tìm kiếm nước của Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn các điều đó, Người sẽ ban them cho“(Mt 6, 33). Niềm tin vào sự quan phòng không thế chỗ cho những nỗ lực chiến đấu để hướng đến một cuộc sống đúng với phẩm giá con người, nhưng giải phóng chúng ta khỏi những nỗi bận tâm về của cải và những nỗi sợ hãi trong tương lai.
Thế giới chúng ta đang sống là một thế giới mà đồng tiền thống trị và điều khiển mọi sự. Con người bị chi phối và nghiêng chiều về nó, sẵn lòng phàm hóa mọi sự, bỏ Chúa ra khỏi đời sống, chẳng tin tưởng vào Thiên Chúa nữa. Lời Chúa mời gọi chúng ta tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa tình yêu.
Chúa là hạnh phúc của đời ta
Phúc cho người nào nói được như tác giả Thánh Vịnh: “ Duy có nơi Thiên Chúa, hồn tôi mong được an nghỉ, tự nơi Người, ơn tế độ cho tôi. Duy có Người là tảng đá, là ơn tế độ cho tôi, là đồn trú của tôi, tôi sẽ không hề mảy may nao núng!” (Tv 61, 2-3). Người ấy sẽ không thất vọng vì họ cậy dựa vào Đấng Toàn Năng. Điều này không có nghĩa là người ấy sẽ được chở che khỏi mọi thử thách, nhưng niềm tin vào Thiên Chúa đã đủ cho họ. Chìa khóa hạnh phúc rất đơn giản : hạnh phúc thật chỉ thấy ở nơi Thiên Chúa. Chúng ta phải can đảm đặt hy vọng tuyệt đối ở nơi Thiên Chúa, không phải nơi tiền của, nơi sự thành công thế gian, hay nơi người đời, nhưng là ở nơi Thiên Chúa. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể lấp đầy những khát vọng sâu xa nhất của lòng người” (Thư gửi các bạn trẻ trường Công Giáo Twickenham).
“Các con chớ áy náy về ngày mai” (Mt 6, 34). Tương lai mỗi người đều nằm trong tay quyền năng và sự quan phòng của Thiên Chúa. Chúa luôn muốn mọi người nghĩ đến cùng đích của cuộc sống mình. Với tình thương và lòng nhân hậu của Chúa, chúng ta luôn tin tưởng và phó thác, bởi Ngài là người Cha luôn muốn những điều tốt nhất cho con cái.
Từ cái giây phút linh thiêng khi trời đất giao hòa, năm cũ bàn giao cho năm mới. Chúng ta họp nhau đâu để cầu xin Thiên Chúa tuôn đổ muôn vàn ơn phúc cho năm mới qua những lời chúng ta đã muốn cầu chúc cho nhau sức khỏe, điều lành, điều tốt. Và chính ngay lúc khởi đầu của Năm Mới, chúng ta \ muốn mọi sự cũ phải được qua đi, cái mới, cái đẹp phải loé rạng, tỏa sáng. Vậy thì trong thánh lễ Tân Niên nay, chúng ta hãy đặt tin tưởng, cậy trông và phó thác vào Chúa. Bởi tất cả mọi sự đều do Chúa, đều bởi Ngài như lời thánh vịnh viết: “Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay” (Tv 36, 5).
Năm Quý Mão
Nhâm Dần qua, Quý Mão tới. Mão là năm thứ tư trong chu kỳ tính âm lịch theo mười hai địa chi. Mèo chỉ có trong 12 con giáp của Việt Nam.
Mèo được văn hóa quan niệm và hiểu rất khác, thậm trí trái ngược nhau. Nếu người Trung Quốc tin rằng con mèo là sứ giả của điềm lành. Người Campuchia thường dùng mèo như vật dâng cúng trong các lễ hội cầu mưa. Thì ở Nhật Bản, mèo là con vật báo điềm dữ. Tại Rôma, mèo đã là biểu tượng cho tự do và được coi là thần bảo hộ cho các bà nội trợ.
Mèo ở Châu Phi tượng trưng cho sự tài giỏi, có khả năng thấu thị, giống như những nhà tiên tri. Mèo rất được quý trọng tại Bắc Mỹ. Người ta coi mèo tượng trưng cho kẻ có chí lớn, biết cách đạt được mục đích. Người Đông phương ngưỡng mộ vẻ đẹp và sự huyền bí của mèo.
Về mặt tôn giáo, Phật giáo coi mèo là con vật vô cảm, không biết xúc động. Đạo Hồi dành cho mèo một vị trí của kẻ được trọng vọng, ngoại trừ mèo đen. Họ tin rằng con mèo có bộ lông đen mượt cùng với cặp mắt xanh lè là kẻ có nhiều ma thuật.
Mèo dạy ta rất nhiều điều trong cuộc sống. Cụ thể như cách mèo ứng phó với tình huống, phản ứng với mọi thứ chung quanh, những cảm xúc của mèo... tất cả có thể giúp con người nhìn lại thế giới quan của mình. Thông qua mèo, ta có thể học được cách yêu mến bản thân, sống giây phút hiện tại, mở lòng tin tưởng đối với Chúa và tha nhân.
Nhân dịp bước sang năm Quý Mão cầu chúc mọi người Năm Mới nhiều sức khỏe, khang an, thịnh vượng, phát đạt, thăng tiến về tinh thần cũng như vật chất nhờ hồng ân Thiên Chúa tặng ban. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tiếp Tổng thống Paraguay vào thứ Sáu tuần này
Đặng Tự Do
05:45 19/01/2023
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tiếp Tổng thống Paraguay, Mario Abdo Benítez, trong buổi yết kiến vào thứ Sáu tuần này, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, đã cho biết như trên.
Ông Abdo đã tới Rôma, nơi ông sẽ ở thăm Ý thứ Ba đến thứ Bảy, cùng với đệ nhất phu nhân Silvana López. Như một phần trong chuyến công du, phái đoàn Paraguay sẽ được vị giáo hoàng người Á Căn Đình tiếp.
Đây là chuyến thăm thứ hai của Tổng thống Paraguay tới Tòa Thánh sau chuyến thăm vào tháng 11 năm 2018, khi Abdo Benítez mời Đức Giáo Hoàng đến thăm đất nước lần thứ hai sau chuyến đi của ngài vào tháng 7 năm 2015.
Trong tổng số 9 triệu 600 ngàn dân, có 89.6% theo Công Giáo. Giáo Hội tại đây có một tổng giáo phận, 11 giáo phận, một giáo phận quân đội và 2 miền Giám Quản Tông Tòa.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã thăm quốc gia này từ 16 tháng 5 đến 18 tháng 5, 1988. Vị Giáo Hoàng thứ hai đến thăm quốc gia này là Đức Thánh Cha Phanxicô từ ngày 10 tháng 7 đến 12 tháng 7, 2015.
Sau cuộc gặp gỡ với tổng thống Paraguay, ngày hôm sau, 21 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng sẽ tiếp kiến Tổng thống Ecuador, Guillermo Lasso, người đã bắt đầu chuyến công du Âu Châu vào hôm thứ Sáu tuần trước, chuyến công du đã đưa anh đến Tây Ban Nha và cũng sẽ đến Thụy Sĩ để tham gia Diễn đàn Davos.
Source:unionradio.net
Đức Ratzinger, một Augustinô hiện đại. Cách đọc lịch sử dưới ánh sáng của sự sống vĩnh cửu
Đặng Tự Do
05:46 19/01/2023
Sandro Magister, một ký giả kỳ cựu người Ý chuyên về Vatican, có bài viết nhan đề “Ratzinger, moderno Agostino. Come leggere la storia alla luce della vita eterna”, nghĩa là “Đức Ratzinger, một Augustinô hiện đại. Cách đọc lịch sử dưới ánh sáng của sự sống vĩnh cửu”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Cuộc đời của Joseph Ratzinger có khá nhiều điểm chung với cuộc đời của Thánh Augustinô, tiến sĩ Hội Thánh mà ngài yêu mến nhất. Không phải ngẫu nhiên mà trong thông điệp “Spe Salvi Facti Sumus”, hay “Chúng Ta Được Cứu Rỗi Trong Hy Vọng” năm 2007, là thông điệp rõ ràng nhất của chính ngài, được viết hoàn toàn bởi chính tay ngài, ngài đã kể lại chính xác những gì đã xảy ra với Thánh Augustinô, khi thấy mình bất ngờ được kêu gọi cai quản Giáo hội thay vì cống hiến hết mình cho một cuộc sống nghiên cứu.
“Tất cả những gì ngài muốn là được phục vụ cho sự thật. Ngài không cảm thấy mình có ơn gọi sống đời mục tử, nhưng sau đó nhận ra rằng Thiên Chúa kêu gọi ngài làm mục tử giữa những người khác và do đó cống hiến cho mọi người món quà chân lý”: đây là điều Đức Bênêđíctô XVI đã nói trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư 9 tháng Giêng, 2008, trong đó ngài dành trọn diễn từ của mình để nói về “Người Cha vĩ đại nhất của Giáo hội Latinh.”
Trên thực tế, ngay cả khi là giám mục và sau đó là giáo hoàng, Đức Ratzinger vẫn luôn là một nhà thần học. Và “Spe Salvi,” dành riêng cho niềm hy vọng Kitô giáo, là một trong những điểm nổi bật trong giáo huấn của ngài, trong cuộc đối đầu trực tiếp với nền văn hóa hiện đại. Chống lại ảo tưởng rằng có một giải pháp trần thế cho những bất công của thế giới, Đức Thánh Cha Bênêđíctô viết – “chính câu hỏi về công lý cấu thành lập luận thiết yếu, và trong bất kỳ trường hợp nào là lập luận mạnh mẽ nhất, ủng hộ niềm tin vào sự sống vĩnh cửu”.
Roberto Pertici, giáo sư lịch sử đương đại tại Đại học Bergamo, đã phân tích sâu xa tầm nhìn về lịch sử mà với thông điệp này, Joseph Ratzinger đã giao phó cho chúng ta như di sản của ngài, trong những thời điểm khó khăn này cho nhân loại và cho Giáo hội.
Source:Sandro Magister
Hàng ngàn người tham dự tang lễ của Thánh Phanxicô thời hiện đại ở Ý
Đặng Tự Do
05:47 19/01/2023
Hàng ngàn người đã tham dự tang lễ ngày 17 Tháng Giêng của Biagio Conte, nhà truyền giáo giáo dân sáng lập Hiệp Hội Truyền Giáo Hy vọng và Bác ái, là người còn được gọi là “Thánh Phanxicô thời hiện đại.”
Đức Cha Corrado Lorefice, tổng giám mục Palermo, Ý, và là giáo chủ của Sicily, là người chủ tế chính trong Thánh lễ, được đồng tế bởi nhiều giám mục và linh mục.
Lễ tang được tổ chức tại nhà thờ Palermo, nơi đã chật kín chỗ.
Theo các số liệu chính thức, khoảng 1.500 tín hữu đã có mặt bên trong nhà thờ, và ít nhất 9.000 người theo dõi buổi lễ trên các màn hình khổng lồ đặt bên ngoài và xung quanh nhà thờ.
Trong bài giảng của mình, Đức Tổng Giám Mục Lorefice nhấn mạnh rằng Conte “đã cầu nguyện với niềm tin tưởng vào Thiên Chúa, là kim chỉ nam, là Sao Bắc Đẩu cho cuộc sống của anh.”
Conte, 59 tuổi, qua đời vào ngày 12 Tháng Giêng vì bệnh ung thư ruột kết, theo hãng tin SIR của Hội Đồng Giám Mục Ý.
Lorefice tạ ơn Chúa vì món quà Conte “cho thành phố Palermo, cho Giáo hội và cho thế giới,” bởi vì “anh là một Kitô hữu giáo dân trung thành, một người anh em tin vào Lời Chúa cho đến cùng.”
Đức Tổng Giám Mục lưu ý rằng cuộc đời của Conte là một “bằng chứng đơn giản và mạnh mẽ về tình yêu rõ ràng của anh đối với Tin Mừng” và anh đã chiến đấu ôn hòa bằng việc ăn chay để chứng minh rằng “có thể chống lại mọi hình thức bạo lực, mọi cấu trúc và hình thức mafia, và không cần đến bạo lực.”
Cha Giuseppe Vitrano nêu bật chứng tá của Conte, sống ở Palermo, thủ phủ của Sicily, “một vùng đất tử vì đạo vì sự hoành hành của Mafia,” và thêm rằng “Mafia có thể bị đánh bại bằng sự thánh thiện của cuộc sống.”
Sau cái chết của Conte, Đức Tổng Giám Mục Lorefice mời mọi người cầu nguyện và “thực hiện những cử chỉ bác ái, hòa giải và hòa bình cụ thể”.
Anh Biagio Conte sinh ra ở Palermo vào năm 1963.
Năm 16 tuổi, anh bắt đầu làm việc tại một công ty xây dựng do gia đình làm chủ.
Sau đó, anh chuyển đến Florence và sau đó sống như một ẩn sĩ ở vùng núi nội địa Sicily.
Sau đó, anh ấy đã thực hiện một chuyến hành hương đi bộ đến Assisi và câu chuyện của anh ấy đã lan truyền trên các phương tiện truyền thông ở khắp nước Ý.
Trước khi đến sống ở Phi Châu với tư cách là một nhà truyền giáo, Conte đã ghé qua Palermo để chào tạm biệt những người thân của mình, nhưng khi nhìn thấy hoàn cảnh của những người dân nghèo trong thành phố, anh đã quyết định ở lại, và vào năm 1993, anh đã thành lập Hiệp Hội Truyền Giáo Hy vọng và Bác ái.
Kể từ thời điểm đó, nhiều ngôi nhà khác nhau dành cho người nghèo của thành phố đã được xây dựng, bao gồm cả một nơi trú ẩn cho phụ nữ, nơi ít nhất một nghìn phụ nữ theo thời gian đã tìm được một nơi để sống với mái che trên đầu.
Conte, thường được gọi là “Anh Biagio,” mặc một chiếc áo choàng màu nâu như các tu sĩ Dòng Anh Em Hèn Mọn và mang theo một cây quyền trượng, đồng thời cũng được chú ý vì những cuộc tuyệt thực và phản đối yêu cầu chính quyền dân sự quan tâm nhiều hơn đến những người cần giúp đỡ
Source:Catholic News Agency
Đức Thánh Cha nâng một nữ giáo dân và 5 người khác lên gần với tiến trình phong thánh
Thanh Quảng sdb
16:08 19/01/2023
Đức Thánh Cha nâng một nữ giáo dân và 5 người khác lên gần với tiến trình phong thánh
Đức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn các sắc lệnh nâng sáu người đến gần hơn với việc phong thánh, các vị Đáng kính này có nguồn gốc từ Ý và Tây Ban Nha, bao gồm một nữ giáo dân, một nữ tu và bốn linh mục.
(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)
Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Năm (19/1/2023) đã châu phê sắc lệnh của Bộ Phong thánh xin phong thánh cho bốn linh mục và hai phụ nữ.
Một nữ cư sĩ người Ý là một trong số các tân ứng viên. Tôi Tớ Chúa Bertilla Antoniazzi chỉ sống được 20 năm, từ 1944 đến 1964, ở Veneto của Ý.
Cô nhập bệnh viện Vicenza khi mới 9 tuổi vì chứng khó thở nghiêm trọng do viêm nội tâm mạc thấp khớp, căn bệnh buộc cô phải nằm ở nhà...
Với sức mạnh tinh thần lớn lao, cô hiểu rằng sứ mệnh của cô là an ủi những người đau khổ, và đưa các tội nhân và các linh hồn về với Chúa qua việc hiến dâng mạng sống và bệnh tật của mình. Và cô ấy đã không bao giờ lùi bước.
Cô thiết lập một nhóm bạn bao gồm các bác sĩ và y tá để trao đổi thường xuyên với các bệnh nhân.
Hoàn toàn tín thác vào Chúa trong tâm tình cầu nguyện, cô không bao giờ phàn nàn, kể cả trong hai năm cuối cùng của cuộc đời khi cô phải chiến đấu với căn bệnh.
Trong chuyến hành hương đến Lộ Đức năm 1963, cô không xin Đức Mẹ chữa bệnh, nhưng xin Đức Mẹ giúp mình nên thánh.
Những sắc lệnh khác
Các sắc lệnh khác được ban hành hôm thứ Năm liên quan đến các đức tính anh hùng của bốn ứng viên nam và hai nữ, tất cả đều đến từ Ý và Tây Ban Nha, sau đây là danh sách các vị:
- Nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Miguel Costa y Llobera, Giáo Sĩ của Nhà Thờ Chính Tòa Majorca; sinh ngày 10 tháng 3 năm 1854 tại Pollensa (Tây Ban Nha) và mất ngày 16 tháng 10 năm 1922 tại Majorca (Tây Ban Nha);
- Nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Gaetano Francesco Mauro, linh mục giáo phận, Đấng sáng lập Dòng Giáo lý viên cho các vùng Nông thôn; sinh ngày 13 tháng 4 năm 1888 tại Rogliano, Ý và qua đời tại Montalto Uffugo, Ý, vào ngày 31 tháng 12 năm 1969;
- Nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Giovanni Barra, linh mục giáo phận; sinh ngày 13 tháng 1 năm 1914 tại Riva di Pinerolo, Ý và qua đời tại Turin, Ý, ngày 28 tháng 1 năm 1975;
- Nhân đức anh hùng của Tôi tớ Chúa Vicente López de Uralde Lazcano, linh mục thuộc Tu đoàn Đức Mẹ; sinh ngày 22 tháng 1 năm 1894 tại Vitoria, Tây Ban Nha và mất tại Cádiz, Tây Ban Nha vào ngày 15 tháng 9 năm 1990;
- Nhân đức anh hùng của Tôi tớ Chúa Maria Margherita Diomira của Ngôi Lời Nhập Thể (tên khai sinh là Maria Allegri), thuộc Tu hội Nữ tử Chúa Chiên lành; sinh ngày 26 tháng 4 năm 1651 tại Firenzuola, Ý và qua đời tại Florence, Ý vào ngày 17 tháng 12 năm 1677;
- Nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Bertilla Antoniazzi, Nữ Giáo Dân sốt sắng; sinh ngày 10 tháng 11 năm 1944 tại San Pietro Mussolino, Ý và qua đời tại Vicenza, Ý vào ngày 22 tháng 10 năm 1964.
Đức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn các sắc lệnh nâng sáu người đến gần hơn với việc phong thánh, các vị Đáng kính này có nguồn gốc từ Ý và Tây Ban Nha, bao gồm một nữ giáo dân, một nữ tu và bốn linh mục.
(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)
Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Năm (19/1/2023) đã châu phê sắc lệnh của Bộ Phong thánh xin phong thánh cho bốn linh mục và hai phụ nữ.
Một nữ cư sĩ người Ý là một trong số các tân ứng viên. Tôi Tớ Chúa Bertilla Antoniazzi chỉ sống được 20 năm, từ 1944 đến 1964, ở Veneto của Ý.
Cô nhập bệnh viện Vicenza khi mới 9 tuổi vì chứng khó thở nghiêm trọng do viêm nội tâm mạc thấp khớp, căn bệnh buộc cô phải nằm ở nhà...
Với sức mạnh tinh thần lớn lao, cô hiểu rằng sứ mệnh của cô là an ủi những người đau khổ, và đưa các tội nhân và các linh hồn về với Chúa qua việc hiến dâng mạng sống và bệnh tật của mình. Và cô ấy đã không bao giờ lùi bước.
Cô thiết lập một nhóm bạn bao gồm các bác sĩ và y tá để trao đổi thường xuyên với các bệnh nhân.
Hoàn toàn tín thác vào Chúa trong tâm tình cầu nguyện, cô không bao giờ phàn nàn, kể cả trong hai năm cuối cùng của cuộc đời khi cô phải chiến đấu với căn bệnh.
Trong chuyến hành hương đến Lộ Đức năm 1963, cô không xin Đức Mẹ chữa bệnh, nhưng xin Đức Mẹ giúp mình nên thánh.
Những sắc lệnh khác
Các sắc lệnh khác được ban hành hôm thứ Năm liên quan đến các đức tính anh hùng của bốn ứng viên nam và hai nữ, tất cả đều đến từ Ý và Tây Ban Nha, sau đây là danh sách các vị:
- Nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Miguel Costa y Llobera, Giáo Sĩ của Nhà Thờ Chính Tòa Majorca; sinh ngày 10 tháng 3 năm 1854 tại Pollensa (Tây Ban Nha) và mất ngày 16 tháng 10 năm 1922 tại Majorca (Tây Ban Nha);
- Nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Gaetano Francesco Mauro, linh mục giáo phận, Đấng sáng lập Dòng Giáo lý viên cho các vùng Nông thôn; sinh ngày 13 tháng 4 năm 1888 tại Rogliano, Ý và qua đời tại Montalto Uffugo, Ý, vào ngày 31 tháng 12 năm 1969;
- Nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Giovanni Barra, linh mục giáo phận; sinh ngày 13 tháng 1 năm 1914 tại Riva di Pinerolo, Ý và qua đời tại Turin, Ý, ngày 28 tháng 1 năm 1975;
- Nhân đức anh hùng của Tôi tớ Chúa Vicente López de Uralde Lazcano, linh mục thuộc Tu đoàn Đức Mẹ; sinh ngày 22 tháng 1 năm 1894 tại Vitoria, Tây Ban Nha và mất tại Cádiz, Tây Ban Nha vào ngày 15 tháng 9 năm 1990;
- Nhân đức anh hùng của Tôi tớ Chúa Maria Margherita Diomira của Ngôi Lời Nhập Thể (tên khai sinh là Maria Allegri), thuộc Tu hội Nữ tử Chúa Chiên lành; sinh ngày 26 tháng 4 năm 1651 tại Firenzuola, Ý và qua đời tại Florence, Ý vào ngày 17 tháng 12 năm 1677;
- Nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Bertilla Antoniazzi, Nữ Giáo Dân sốt sắng; sinh ngày 10 tháng 11 năm 1944 tại San Pietro Mussolino, Ý và qua đời tại Vicenza, Ý vào ngày 22 tháng 10 năm 1964.
Điều Đức Bênêđíctô đã thấy: Signore, ti amo
Vu Van An
16:22 19/01/2023
Linh mục thần học gia Robert P. Imbelli, ngày 5 tháng 1 năm 2023, ngày an táng Đức Bênêđíctô XVI, trên First Things, có bài viết rất sâu sắc về Đức cố Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI:
Qua nhiều đợt “thu hẹp quy mô” liên tiếp và sự chia tay đầy đau đớn với nhiều cuốn sách quý giá, tôi đã cẩn thận giữ lại một tập: số 17 của bộ sách đáng nể được Herder và Herder xuất bản trước và trong Công đồng Vatican II với nhan đề chung là Quaestiones Disputatae [Những Vấn đề đang Tranh luận]. Cuốn sách mỏng, Revelation and Tradition [Khải huyền và Truyền thống], bao gồm ba tiểu luận, một của Karl Rahner và hai của Joseph Ratzinger. Tôi đã mua nó khi tôi còn là một chủng sinh đang học năm cuối ở Rôma trong phiên họp cuối cùng của Công đồng. Đương nhiên tôi rất háo hức được đọc tác phẩm của hai periti [chuyên viên] của Công đồng, và tôi sẵn lòng bỏ ra một nghìn hai trăm lire, tương đương với giá bìa là 1.95 đô la.
Tôi đã phần nào quen thuộc với Rahner, nhưng đây là cuộc gặp gỡ chính thức đầu tiên của tôi với Ratzinger. Bài tiểu luận của Rahner tôi thấy khoa trương; nhưng bài của Ratzinger không chỉ trong suốt - mà còn tỏa sáng. Điều nó gây ấn tượng đối với tôi, khi còn là một sinh viên thần học trẻ tuổi, là việc hiểu mặc khải như một giao tiếp bản thân, và do đó đòi hỏi chủ thể phải tiếp nhận một cách yêu thương và đầy đức tin. Ba câu đặc biệt có tính “mặc khải”. Ratzinger khẳng định rằng “Mặc khải hơn cả kinh thánh giống như thực tại vượt quá thông tin về nó... Vì mặc khải luôn luôn và chỉ trở thành thực tại khi có đức tin.” Và “thực tại thực sự xảy ra trong mặc khải Kitô giáo không là gì và không gì khác hơn là chính Chúa Kitô.”
Rõ ràng trong những nhận xét này là cam kết của Ratzinger đối với tính bất khả phân ly giữa thần học và linh đạo. Thần học với tư cách là “đức tin tìm kiếm sự hiểu biết” phát sinh từ một mặc khải, được đưa ra và được chấp nhận, mà chủ đề xác định là Chúa Giêsu Kitô. Mặc khải, được hiểu như vậy, có tính cảm nghiệm, liên hệ và xúc cảm—phong phú hơn nhiều so với cách tiếp cận có tính tuyên bố hạn hẹp của các sách giáo khoa thần học. Đây là cách hiểu về mặc khải đã được trình bày một cách có thẩm quyền trong Dei Verbum, Hiến Chế Tín Lý về Mặc Khải Thiên Chúa của Vatican II, mà Joseph Ratzinger đã đóng một vai trò quan trọng trong việc soạn thảo.
Cuộc gặp gỡ nghiêm túc tiếp theo của tôi với Ratzinger diễn ra vài năm sau đó. Tôi là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Yale vào cuối những năm 60 đầy biến động, dự kiến sẽ bắt đầu giảng dạy tại Chủng viện Saint Joseph ở Dunwoodie vào mùa thu năm 1970. Bên cạnh triển vọng giảng dạy lần đầu tiên đầy khó khăn, còn có thách thức về việc sử dụng bản văn nào. Các sách giáo khoa đã bị loại bỏ. Các bài báo tình cờ thì rất nhiều, mỗi bài thăm dò theo kiểu làm thử và khám phá. Không có gì cung cấp nhiều hơn thức ăn cầm tay, không phải thực chất mà các chủng sinh năm thứ nhất cần đến.
Ratzinger đến giải cứu. Sự trợ giúp của ngài là một cuốn sách mà từ đó đã trở thành một tác phẩm kinh điển về thần học, được dịch ra hai mươi thứ tiếng: Introduction to Christianity [Nhập môn Kitô giáo]. Nó bắt nguồn từ những bài giảng được giảng dạy ở Tübingen vào năm 1967, được xuất bản vào năm sau bằng tiếng Đức, và được dịch sang tiếng Anh vào năm 1969—đúng lúc để dùng làm tài liệu chính cho khóa giảng của tôi ở Dunwoodie. Tôi dám nói rằng có lẽ đây là lần đầu tiên cuốn sách được sử dụng trong một khóa học thần học ở Hoa Kỳ. Tôi dạy cuốn sách hàng năm trong tám năm làm việc tại Dunwoodie, và sau đó thường là trong các buổi hội thảo sau đại học tại Cao đẳng Boston. Cuốn sách đã có ảnh hưởng quyết định đối với nhiều sinh viên trong hơn năm mươi năm kể từ lần đầu tiên xuất hiện.
Một số đặc điểm của cuốn sách đáng được nêu bật vì chúng vẫn còn phù hợp cho đến tận ngày nay. Thứ nhất, với tầm nhìn sáng suốt mà Ratzinger đã nhìn thấy, trong vòng vài năm sau khi Công đồng kết thúc, sự phản bội phổ biến đối với các nguyên tắc nền tảng và các khẳng định chủ đạo của Công đồng. Trong “Lời nói đầu” mùa hè năm 1968, ngài lập luận: “Câu hỏi về nội dung và ý nghĩa thực sự của đức tin Kitô giáo ngày nay bị bao trùm trong một màn sương mù mịt mù hơn bất cứ giai đoạn nào trước đó trong lịch sử”. Và ngài dựa vào câu chuyện dân gian về “Hans Clever” [Hans Khôn khéo]—người đã đổi cục vàng của mình lấy những đồ vật ít giá trị hơn cho đến khi chỉ còn lại một viên đá mài—để buộc tội những nhà thần học đã “dần dần làm giảm các yêu cầu của đức tin.” Vài năm sau, ngài sẽ tóm tắt sự phản bội bằng cách than trách rằng “họ đã đổi rượu thành nước và gọi nó là ‘aggiornamento’”.
Thứ hai, cuốn sách được cấu trúc như một bài suy niệm thần học-linh đạo về Kinh Tin kính Các Tông đồ. Sự lựa chọn có ý nghĩa quan trọng, vì nguồn gốc của nó là sự trao đổi trong Phép Rửa, trong đó người tân tòng cam kết sống một cuộc sống được biến đổi, từ bỏ những quyền lực làm suy giảm con người và tuyên xưng niềm tin ban sự sống vào Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Thật vậy, Ratzinger đã mạnh dạn đặt mục tiêu cho cuốn sách của mình: “giúp hiểu lại đức tin như một điều gì đó làm cho nhân tính thực sự trở thành khả hữu trong thế giới ngày nay.”
Thứ ba, trọng tâm của vấn đề (và của cuốn sách) là viễn kiến Kitô học của nó. Một lần nữa, cách tiếp cận của Ratzinger hoàn toàn mang tính thần học và bản thân mạnh mẽ. Ngài viết: “Đức tin Kitô giáo không chỉ là sự lựa chọn ủng hộ nền tảng tâm linh cho thế giới. Công thức trung tâm của nó không phải là 'Tôi tin vào điều gì đó', mà là 'Tôi tin vào Ngài'. Đó là cuộc gặp gỡ với con người Giêsu, và trong cuộc gặp gỡ này, nó trải nghiệm ý nghĩa của thế giới như một con người.” Chính Chúa Giêsu là người đặt cơ sở và làm cho sự hiện hữu của con người biến đổi thành khả hữu: điều mà truyền thống gọi là theosis hay thần hóa.
Như mọi khi với Ratzinger, suy tư của ngài kết hợp lòng trung thành và tính sáng tạo. Ngài ghê tởm những cách diễn đạt được đóng gói sẵn, cái mà John Henry Newman gọi là “những chữ không có thực chất”. Trong một lời nhận xét gay gắt được viết trước Công đồng Vatican II, nhà thần học trẻ viết: “Có lẽ không có gì... đã gây hại cho việc rao giảng nhiều hơn là làm mất uy tín mà nó phải gánh chịu khi chỉ đưa ra các công thức không còn là tài sản trí thức sống động của những người đang công bố chúng.” Và, sau Công đồng, ngài ta thán rằng căn bệnh vẫn y nguyên, ngoại trừ việc “các công thức giáo điều” giờ đây thường được thay thế bằng “các khẩu hiệu thế tục,” được tuyên bố một cách tuyệt đối chắc chắn.
Trong Introduction to Christianity [Nhập môn Kitô giáo], Ratzinger đã phác thảo một cách tiếp cận Kitô học trung thành với truyền thống ngàn năm của Giáo hội, nhưng được tô bằng ngôn ngữ mới mẻ liên bản vị. Chúa Giêsu Kitô là Ađam mới, Ađam cánh chung, Đấng được xác định bởi tính tương quan toàn diện: Người Con hiện hữu từ Chúa Cha, vì lợi ích của con người nam nữ ở mọi thời đại. Chúa Giêsu Kitô không chỉ thiết lập bí tích Thánh Thể. Toàn bộ con người của Người là Thánh Thể: lòng biết ơn đối với Chúa Cha, sự tự hiến cho nhiều người. Và Người không ngừng thánh hiến Giáo Hội của Người, bằng sự hy sinh yêu thương của Người, như một dân tộc Thánh Thể.
Điều đã rõ ràng trong Introduction to Christianity [Nhập môn Kitô giáo] là cuộc khủng hoảng của Giáo hội hậu Vatican II, cốt lõi của nó, là một cuộc khủng hoảng Kitô học. Rượu biến đổi là Chúa Giêsu Kitô bị pha loãng bởi những người chỉ cầu khẩn ngài như một hình mẫu đầy cảm hứng cho các mục đích xã hội lặt vặt, hoặc giản lược bác bỏ Người như một nhân vật hầu như không được biết đến từ thế kỷ thứ nhất của “kỷ nguyên chung”. Chính sự biện phân này đã thúc đẩy Đức Bênêđictô sáng tác bộ ba tác phẩm Jesus of Nazareth [Chúa Giêsu thành Nadarét]. Ngài bày tỏ mối quan tâm mục vụ của mình một cách sâu sắc trong lời nói đầu của tập đầu tiên: “Đây là một tình huống đầy kịch tính đối với đức tin, bởi vì điểm quy chiếu của nó đang bị nghi ngờ: Tình bạn mật thiết với Chúa Giêsu, điều mà mọi sự phụ thuộc vào, có nguy cơ biến thành mây khói.” Chỉ nhờ mối liên hệ sống động với Chúa Giêsu, Đấng là đường, là sự thật và là sự sống, chúng ta mới có thể tiếp cận được tình yêu của Chúa Ba Ngôi, trong đó vạn vật sống, vận động và hiện hữu.
Kể từ lần gặp gỡ đầu tiên với các tác phẩm của Joseph Ratzinger, chàng chủng sinh trẻ tuổi đó đã trở thành (làm sao có thể được?) một cụ ông đã tám mươi tuổi. Tôi đã dạy các khóa học về thần học của Joseph Ratzinger, đã viết những bài báo đánh giá cao tầm nhìn thần học của ngài, và đã thu được lợi ích bản thân từ sự khôn ngoan tâm linh của ngài. Đối với tôi, những bài giảng của ngài với tư cách là giáo hoàng là nguồn hiểu biết sâu sắc và cam kết mới để theo Chúa Kitô. Và trong gần 58 năm làm linh mục của tôi, thần học sâu sắc của ngài về phụng vụ đã là một ngôi sao chỉ đường cho chính tôi.
Trong lời mở đầu cho tập đầu tiên của Tuyển Tập Tác Phẩm của mình, Đức Bênêđictô XVI đã viết: “Đối với tôi, phụng vụ của Giáo Hội đã là thực tại trung tâm của đời tôi từ thời thơ ấu, và... nó đã trở thành trung tâm của những nỗ lực thần học của tôi.” Với chiều sâu và sự phong phú trong các tác phẩm phụng vụ của ngài, thật là một minh chứng đáng buồn cho sự hời hợt thần học của nhiều người chỉ trích ngài khi họ giản lược buộc tội ngài thích linh mục cử hành Thánh lễ quay lưng lại với cộng đoàn hơn. Ngoài sự kiện thực nghiệm này là các Thánh lễ mà Đức Bênêđictô cử hành tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô luôn là “coram populo” [hướng về giáo dân], mối quan tâm của ngài ít liên quan đến vị trí thể lý cho bằng định hướng tâm linh.
Tất nhiên, điều đang bị đe dọa có tính Kitô học: ý nghĩa duy nhất và phổ quát của Chúa Giêsu Kitô. Như tôi đã viết, trong đời sống và thần học hiện đại của Giáo hội, thường có vẻ như chúng ta là một “cơ thể bị chặt đầu”, một tập hợp tự quy chiếu vào chính mình, tiến hành (theo lời của Hồng Y Cantalamessa) “etsi Christus non daretur”—như thể Chúa Kitô không tồn tại. Nhưng Ratzinger nhấn mạnh, trong cuốn sách tuyệt vời The Spirit of the Liturgy [Tinh thần Phụng vụ] lộng lẫy của ngài, “điều quan trọng là cùng nhau nhìn lên Chúa. Giờ đây không phải là vấn đề đối thoại mà là vấn đề thờ phượng chung, lên đường hướng về Đấng sẽ đến”.
Đối với người thợ khiêm nhường này trong vườn nho của Chúa, hòa hợp với nhịp điệu của năm phụng vụ, điều xem ra chắc chắn có tính quan phòng là phụng vụ rửa tội của ngài được cử hành vào Đêm Vọng Phục Sinh và phụng vụ an táng của ngài vào Đêm Vọng Hiển Linh. Lễ Hiển Linh luôn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với vị giáo hoàng thần học gia. Nó hợp nhất các niềm hy vọng của Israel và các quốc gia. Nó tích hợp ánh sáng của đức tin và ánh sáng của lý trí. Trong số những bài giảng đáng nhớ của Đức Bênêđictô, những bài giảng về Lễ Hiển Linh có một sức hấp dẫn đặc biệt.
Trong bài giảng nhân Lễ Hiển Linh đầu tiên trong triều đại giáo hoàng của ngài, Đức Bênêđictô XVI nói:
Giáo hội là thánh thiện, nhưng bao gồm những người nam và nữ với những giới hạn và lỗi lầm của họ. Chính Chúa Kitô, chỉ một mình Chúa Kitô, khi ban Chúa Thánh Thần cho chúng ta, có thể biến đổi sự khốn khổ của chúng ta và không ngừng đổi mới chúng ta. Ngài là ánh sáng của các dân tộc, lumen gentium, Đấng đã chọn soi sáng thế giới thông qua Giáo hội của Người. “Làm sao điều này có thể xảy ra được?”, chúng ta cũng tự hỏi mình bằng những lời mà Đức Trinh Nữ từng nói với Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel. Và chính Mẹ, Mẹ Chúa Kitô và Mẹ Giáo Hội, cho chúng ta câu trả lời: với mẫu gương của Mẹ về sự sẵn sàng hoàn toàn có đó cho thánh ý Thiên Chúa—“fiat mihi secundum verbum tuum” [xin làm cho tôi như điều ngài nói] (Lc 1:38)—Mẹ dạy chúng ta trở thành một “biểu lộ ” của Chúa, mở lòng chúng ta ra cho quyền năng ân sủng và trung thành tuân theo lời của Con Mẹ, ánh sáng thế gian và cùng đích của lịch sử.
Nếu âm nhạc của Mozart luôn làm Ratzinger thích thú bởi chiều sâu nhân bản của nó, thì âm nhạc của Bach đã củng cố ngài bởi chứng tá cao cả và lời kêu gọi đức tin. Do đó, thật phù hợp khi tôi đang nghe Oratorio Giáng sinh của Bach thì được tin về cái chết của Đức Bênêđíctô. Cantata thứ tư, dành cho ngày đầu năm mới, kết thúc bằng một bản hợp xướng cầu nguyện nhẹ nhàng:
Xin Chúa Giêsu cai quản khởi đầu của con,
Xin Chúa Giêsu luôn ở bên cạnh con.
Xin Chúa Giêsu hướng dẫn cảm xúc của con,
Xin một mình Chúa Giêsu là niềm khao khát của con.
Xin Chúa Giêsu ở trong suy nghĩ của con.
Lạy Chúa Giêsu, xin đừng để con dao động bao giờ.
Thật phù hợp với cuộc hành trình và tầm nhìn của cả cuộc đời ngài, khi Joseph Ratzinger hấp hối, những lời cuối cùng của ngài là: “Signore, ti amo.” [Lạy Chúa, con yêu mến Chúa]
Văn Hóa
Dù Chưa Một Lần Làm Mẹ
Nt. Anna Hiền Linh - MTGQN
10:19 19/01/2023
Dù Chưa Một Lần Làm Mẹ
Tình mẫu tử là sợi dây thiêng liêng cao cả nhất của người mẹ dành cho đứa con của mình; và cũng là mối tương quan tinh thần sâu đậm và bền bĩ nhất của mỗi con người, từ khi mới là bào thai trong lòng mẹ cho đến lúc người mẹ nhắm mắt xuôi tay. Tình yêu cao cả đó mỗi người trong chúng ta ai ai cũng cảm nhận được và không thể nào từ chối. Tình yêu của mẹ luôn luôn đong đầy và rộng mở, luôn luôn tha thứ và đón nhận, luôn luôn hy sinh và sẵn sàng chịu thiệt thòi, mất mát vì đứa con của mình: “Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ...”. Vâng, tình mẫu tử đúng là như thế! Tình mẹ được ví như đại dương mênh mông mà chúng ta không thể nào đo lường được. Hình ảnh cao đẹp ấy như ăn sâu vào cuộc sống khi chúng ta được ở bên và được lớn lên trong vòng tay của cha mẹ, được uống những giọt sữa nóng từ bầu sữa mẹ, được nghe tiếng ru hời mỗi buổi trưa hè, được sưởi hơi ấm từ lòng mẹ trong những ngày lạnh giá và được cất tiếng nói đầu đời gọi mẹ gọi ba…
Thế nhưng có những con người, có những mảnh đời ao ước dù chỉ một lần được gọi hai tiếng mẹ cha, một lần được nằm trong vòng tay ấm áp của mẹ mỗi khi đêm về, một lần được tựa đầu vào vai mẹ ngủ gà ngủ gật, một lần được mẹ mớm cho muỗng cháo, muỗng cơm, một lần được mẹ tập cho những bước đi chập chững đầu tiên hay ước ao cảm nhận được một chút về sự ngọt ngào từ dòng sữa mẹ... mà vẫn chưa hề chạm tới! Nhiều và rất nhiều đáng lẽ ra phải được hưởng một cách trọn vẹn, vậy mà …!
Ai đã làm cho những cuộc đời, những đứa trẻ phải sống một cuộc sống như vậy? Phải chăng vì Thượng đế bất công? Không! Thượng đế không bất công nhưng con người đã đối xử với nhau cách bất bằng và bất thường. Con người đã lạm dụng tự do để hưởng thụ, thoả mãn những nhu cầu quá đáng và sai lệch, trái với quy luật tự nhiên mà Thiên Chúa đã ân ban. Có những người mẹ không muốn làm mẹ, những người cha không muốn làm cha và đành lòng chối bỏ trách nhiệm … để từ đó có biết bao đứa trẻ lớn lên thiếu vắng tình mẹ, mất mát tình cha mà đáng lẽ ra nó phải được ấp ủ như bao đứa trẻ khác.
Biết bao em thơ, khi vừa mở mắt chào đời đã bị bao phủ bởi cả một bầu trời xám xịt; và may mắn, trong “đám mây đen” ấy, đã xuất hiện những bàn tay dịu dàng và cả khô ráp của các ni cô, nữ tu…; những con người đã một đời âm thầm phục vụ, đang cúi xuống để bồng ẵm những phận đời bất hạnh mà hình như, trong tiếng khóc của những em bé ấy đang vọng lên tiếng kêu than hờn trách cuộc đời:
Trong tang thương đau xót tủi lệ hờn
Nghẹn đắng lòng thốt tiếng... mẹ cha ơi !!!!
Sao bỏ con bơ vơ lạc nẽo đời
Giữa mịt mù trùng khơi ngàn sóng dữ
(Phận mồ côi - Thái Tài)
Từ nay tiếng gọi đầu đời của nó chỉ có “xơ bà và xơ ơi!”; suốt ngày quanh quẩn bên xơ, để rồi, trong tâm hồn của các em lại se thắt một nỗi đau xé ruột, mỗi lần nghe cất lên đâu đó những giai điệu và lời ca “Ba ngọn nến lung linh” của nhạc sĩ Ngọc Lễ: “Lung linh lung linh tình mẹ tình cha. Lung linh lung linh cùng một mái nhà…”.
Còn đâu chung một mái nhà, còn đâu tình mẹ, tình cha và còn đâu “ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng…”, giờ chỉ còn lại một ngọn nến hắt hiu trong đêm bên cạnh các xơ. Từng muỗng cháo, từng lời ru tiếng hát, từng giọt sữa nơi vành môi, từng bước chân đầu đời đều do chính bàn tay của các nữ tu chăm sóc, dắt dìu và bao lâu nay:
Em mong được một vòng tay ấm
Có cha yêu mẹ ẵm vui đùa
Ngắm bình minh sáng say sưa
Tay cầm chong chóng gió lùa thổi quay
Bỗng phút chốc buồn cay khóe mắt
Giấc mơ hồng vụt tắt còn đâu
Bước chân lẳng lặng âu sầu
Thương em khóc tủi dòng châu lại trào.
(Sarika Nguyễn)
Thật “buồn cay khoé mắt” vì em đã không biết thế nào là vòng tay ấm của mẹ, bờ vai vững chắc của cha; không cảm nhận được ánh mắt dịu dàng trìu mến của mẹ, lời răn bảo nhẹ nhàng ấm áp của cha; không trải nghiệm được tình yêu mà hai trái tim đã đan kết để tạo thành hoa trái tốt đẹp và sự cao quý là chính bản thân mình…
Những em “mồ côi” đó đã bước vào đời, đã lớn lên bằng chính đôi tay của những người tận hiến, những người không có kinh nghiệm làm mẹ. Chính những con người đó đã cúi xuống để bế các em lên và đưa các em vào đời bằng chính đôi tay của “những người mẹ chưa bao giờ làm mẹ” theo ý nghĩa nhân sinh thường tình.
Là những nữ tu Công giáo (hay những ni cô bên Phật giáo), việc chăm sóc các em ngay từ lúc mới lọt lòng mẹ là một việc thật không đơn giản tí nào. Mặc dù có vụng về, có thiếu sót trong các thao tác chăm sóc trẻ sơ sinh đối với một người chưa có kinh nghiệm về nuôi con, nhưng các chị, các bà, các cô… đã làm với tất cả sự cố gắng vì lòng yêu mến dành cho con người, những tạo vật mang phẩm giá cao cả là “ảnh hình Thượng Đế”, là “anh em với nhau trong đại gia đình con cái Chúa”; hay với người nữ tu Mến Thánh Giá, thì đó chính là “tình yêu dành cho Đức Kitô Chịu Đóng Đinh”… !
Trong một cuộc gặp gỡ chuyện trò với người chị em đã và đang phục vục vụ tại nhà Cô Nhi viện trong Hội dòng, chúng tôi hàn huyên với nhau những chuyện vui buồn, những khó khăn trong sứ vụ cũng như những câu chuyện thú vị nơi môi trường mình đang phục vụ…, có người chị em đã chia sẻ mà nội dung xin được tóm kết như sau:
Với lứa tuổi này, bạn bè chị giờ đây tất cả đều đã thành đạt, đứa thì giám đốc, đứa thì bác sĩ, giáo viên hay bèo nhất là cũng làm chủ một hãng xưởng nào đó. Riêng chị, chị đang làm giám đốc một nơi không có thương hiệu, không đối tác, không hợp đồng, không có tiền lương, không có sự cạnh tranh, không sợ phá sản, không chạy đua sản phẩm, không cần đánh bóng thương hiệu… Nơi chị làm việc chỉ có tình yêu, niềm tin và sự phó thác. Công việc giám đốc của chị là thức khuya dậy sớm để chăm sóc cho các em từ khi chưa rụng rốn cho đến khi trưởng thành, thuộc mọi lứa tuổi. Lo cho cái ăn, cái mặc, tập cho từng nét chữ, bập bẹ ầu ơ từng câu kinh tiếng hát, từng tiếng cảm ơn, xin lỗi… Thật lòng mà nói chẳng dễ tí nào khi phải làm mẹ với từng ấy đứa con có thể nói thuộc “mọi chi tộc” như thế. Và mỗi lứa tuổi đối diện với những khó khăn khác nhau nhưng chị vẫn vui vẻ phục vụ trong tình yêu, niềm tin và sự quan phòng của Chúa. Chị đã từng nghĩ đi tu là thoát khỏi cảnh bồng bế, ru hời, thức khuya dậy sớm chăm từng giọt sữa cho con… và thực tế không những không có mà còn phải nhiều hơn, nhưng trong cái “tưởng chừng” ấy chị nhận ra một điều: Tất cả là do tình yêu và sự quan phòng của Chúa, chính Ngài đã đồng hành cùng chị trong cuộc sống nên mọi công việc chị làm đều tập trung vào Đấng mình đã chọn lựa, bước theo và gắn bó trọn đời. Chức vụ của chị không phải để hưởng lợi từ đồng lương tháng hay để thăng quan tiến chức, nhưng trong vai trò làm “giám đốc” của những đứa con đang cần tình yêu thương từ những người mẹ chưa một lần làm mẹ ấy chị đã dành hết tình yêu thương và sự hy sinh âm thầm từng giờ, từng đêm bên cạnh những đứa trẻ bị bỏ rơi để đem lại sự ủi an và hạnh phúc cho các em. Chị không sợ phá sản hay thua lỗ, không cần chạy đua sản phẩm, không cần đánh bóng thương hiệu, không bôn ba đi tìm hợp đồng hay lo chạy vạy để làm ăn với đối tác…Vì chị chỉ có một đối tác với bản hợp đồng làm ăn duy nhất và bền vững đó là Đức Kitô Chịu Đóng Đinh.
Và chị bộc bạch cách xác tín rằng: “chúng ta đã trải qua bao mùa Covid, đối diện với những cơn dịch bệnh khá nguy hiểm xem ra gần như “phá sản” nhưng vẫn còn tồn tại và các con khoẻ mạnh khôn lớn như ngay hôm nay. Điều đó cho chúng ta thấy được Thiên Chúa luôn luôn yêu thương, chăm sóc và đồng hành với chúng ta trong từng sứ vụ theo cách riêng của Ngài.Vàn vì chúng ta không phải là một Tập đoàn hay Công ty nhưng là một cộng đoàn của sự hiệp nhất trong tình yêu, niềm tin và hy vọng. Có Chúa Giêsu Thánh Thể là trung tâm cho mọi sinh hoạt trong ngày nên chúng ta luôn cảm nhận rằng: Thiên Chúa là ông chủ lớn nhất và mọi việc làm của ta đều làm theo sự chỉ đạo ấy…”.
Gần đây chúng ta cũng thấy nhan nhản trên báo đài, trên các kênh truyền hình người ta bàn tán xôn xao về sự cố “ngã ngựa” (phá sản hoặc tù tội) của nhiều đại gia tầm cỡ về bất động sản, cổ phần, cổ phiếu… Cuộc đời là thế ! Có người xem ra rất thành công trên thương trường nhưng cuối cũng cũng đành ngã mũ chào thua với hai từ “phá sản”; vẻ hào nhoáng của đồng tiền sớm đến vội đi trong chốc lát; và đây là điều xảy ra “ngoài dự án” nhưng chắc chắn là điều đương nhiên trong “quy luật của thương trường”! Có thành công tức phải có thất bại. Và trên thương trường ấy, chuyện thành công cũng như thất bại là chuyện “thường ngày ở huyện” không thể nào tránh khỏi.
Với thương trường làm ăn và câu chuyện hàn huyên của người chị em cho chúng ta thấy được sự tồn tại và phát triển của con người không nằm trong vẻ hào nhoáng bên ngoài nhưng luôn luôn tồn tại bằng chính niềm tin, tình yêu và sự hy sinh. Chúng ta, những người nữ tu đã và đang bước theo Đức Kitô trên con đường tận hiến trong ơn gọi Mến Thánh Giá nói chung và những ai đang thi hành sứ mạng trong công việc chăm sóc, dạy dỗ các em Cô Nhi viện nói riêng, chúng ta cùng nhau cộng tác và lấy tình mẫu tử để chăm sóc các em. Dù biết rằng điều này thật không đơn giản tí nào, nhưng với tất cả niềm tin, tình yêu, sự hy sinh âm thầm của những công việc nhỏ nhặt xem ra tầm thường đó chúng ta sẽ mang lại cho các em hơi ấm của tình người, giúp các em lớn lên từ chính đôi bàn tay và trái tim của những người mẹ chưa một lần làm mẹ ấy.
Nt. Anna Hiền Linh - MTGQN
Tình mẫu tử là sợi dây thiêng liêng cao cả nhất của người mẹ dành cho đứa con của mình; và cũng là mối tương quan tinh thần sâu đậm và bền bĩ nhất của mỗi con người, từ khi mới là bào thai trong lòng mẹ cho đến lúc người mẹ nhắm mắt xuôi tay. Tình yêu cao cả đó mỗi người trong chúng ta ai ai cũng cảm nhận được và không thể nào từ chối. Tình yêu của mẹ luôn luôn đong đầy và rộng mở, luôn luôn tha thứ và đón nhận, luôn luôn hy sinh và sẵn sàng chịu thiệt thòi, mất mát vì đứa con của mình: “Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ...”. Vâng, tình mẫu tử đúng là như thế! Tình mẹ được ví như đại dương mênh mông mà chúng ta không thể nào đo lường được. Hình ảnh cao đẹp ấy như ăn sâu vào cuộc sống khi chúng ta được ở bên và được lớn lên trong vòng tay của cha mẹ, được uống những giọt sữa nóng từ bầu sữa mẹ, được nghe tiếng ru hời mỗi buổi trưa hè, được sưởi hơi ấm từ lòng mẹ trong những ngày lạnh giá và được cất tiếng nói đầu đời gọi mẹ gọi ba…
Thế nhưng có những con người, có những mảnh đời ao ước dù chỉ một lần được gọi hai tiếng mẹ cha, một lần được nằm trong vòng tay ấm áp của mẹ mỗi khi đêm về, một lần được tựa đầu vào vai mẹ ngủ gà ngủ gật, một lần được mẹ mớm cho muỗng cháo, muỗng cơm, một lần được mẹ tập cho những bước đi chập chững đầu tiên hay ước ao cảm nhận được một chút về sự ngọt ngào từ dòng sữa mẹ... mà vẫn chưa hề chạm tới! Nhiều và rất nhiều đáng lẽ ra phải được hưởng một cách trọn vẹn, vậy mà …!
Ai đã làm cho những cuộc đời, những đứa trẻ phải sống một cuộc sống như vậy? Phải chăng vì Thượng đế bất công? Không! Thượng đế không bất công nhưng con người đã đối xử với nhau cách bất bằng và bất thường. Con người đã lạm dụng tự do để hưởng thụ, thoả mãn những nhu cầu quá đáng và sai lệch, trái với quy luật tự nhiên mà Thiên Chúa đã ân ban. Có những người mẹ không muốn làm mẹ, những người cha không muốn làm cha và đành lòng chối bỏ trách nhiệm … để từ đó có biết bao đứa trẻ lớn lên thiếu vắng tình mẹ, mất mát tình cha mà đáng lẽ ra nó phải được ấp ủ như bao đứa trẻ khác.
Biết bao em thơ, khi vừa mở mắt chào đời đã bị bao phủ bởi cả một bầu trời xám xịt; và may mắn, trong “đám mây đen” ấy, đã xuất hiện những bàn tay dịu dàng và cả khô ráp của các ni cô, nữ tu…; những con người đã một đời âm thầm phục vụ, đang cúi xuống để bồng ẵm những phận đời bất hạnh mà hình như, trong tiếng khóc của những em bé ấy đang vọng lên tiếng kêu than hờn trách cuộc đời:
Trong tang thương đau xót tủi lệ hờn
Nghẹn đắng lòng thốt tiếng... mẹ cha ơi !!!!
Sao bỏ con bơ vơ lạc nẽo đời
Giữa mịt mù trùng khơi ngàn sóng dữ
(Phận mồ côi - Thái Tài)
Từ nay tiếng gọi đầu đời của nó chỉ có “xơ bà và xơ ơi!”; suốt ngày quanh quẩn bên xơ, để rồi, trong tâm hồn của các em lại se thắt một nỗi đau xé ruột, mỗi lần nghe cất lên đâu đó những giai điệu và lời ca “Ba ngọn nến lung linh” của nhạc sĩ Ngọc Lễ: “Lung linh lung linh tình mẹ tình cha. Lung linh lung linh cùng một mái nhà…”.
Còn đâu chung một mái nhà, còn đâu tình mẹ, tình cha và còn đâu “ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng…”, giờ chỉ còn lại một ngọn nến hắt hiu trong đêm bên cạnh các xơ. Từng muỗng cháo, từng lời ru tiếng hát, từng giọt sữa nơi vành môi, từng bước chân đầu đời đều do chính bàn tay của các nữ tu chăm sóc, dắt dìu và bao lâu nay:
Em mong được một vòng tay ấm
Có cha yêu mẹ ẵm vui đùa
Ngắm bình minh sáng say sưa
Tay cầm chong chóng gió lùa thổi quay
Bỗng phút chốc buồn cay khóe mắt
Giấc mơ hồng vụt tắt còn đâu
Bước chân lẳng lặng âu sầu
Thương em khóc tủi dòng châu lại trào.
(Sarika Nguyễn)
Thật “buồn cay khoé mắt” vì em đã không biết thế nào là vòng tay ấm của mẹ, bờ vai vững chắc của cha; không cảm nhận được ánh mắt dịu dàng trìu mến của mẹ, lời răn bảo nhẹ nhàng ấm áp của cha; không trải nghiệm được tình yêu mà hai trái tim đã đan kết để tạo thành hoa trái tốt đẹp và sự cao quý là chính bản thân mình…
Những em “mồ côi” đó đã bước vào đời, đã lớn lên bằng chính đôi tay của những người tận hiến, những người không có kinh nghiệm làm mẹ. Chính những con người đó đã cúi xuống để bế các em lên và đưa các em vào đời bằng chính đôi tay của “những người mẹ chưa bao giờ làm mẹ” theo ý nghĩa nhân sinh thường tình.
Là những nữ tu Công giáo (hay những ni cô bên Phật giáo), việc chăm sóc các em ngay từ lúc mới lọt lòng mẹ là một việc thật không đơn giản tí nào. Mặc dù có vụng về, có thiếu sót trong các thao tác chăm sóc trẻ sơ sinh đối với một người chưa có kinh nghiệm về nuôi con, nhưng các chị, các bà, các cô… đã làm với tất cả sự cố gắng vì lòng yêu mến dành cho con người, những tạo vật mang phẩm giá cao cả là “ảnh hình Thượng Đế”, là “anh em với nhau trong đại gia đình con cái Chúa”; hay với người nữ tu Mến Thánh Giá, thì đó chính là “tình yêu dành cho Đức Kitô Chịu Đóng Đinh”… !
Trong một cuộc gặp gỡ chuyện trò với người chị em đã và đang phục vục vụ tại nhà Cô Nhi viện trong Hội dòng, chúng tôi hàn huyên với nhau những chuyện vui buồn, những khó khăn trong sứ vụ cũng như những câu chuyện thú vị nơi môi trường mình đang phục vụ…, có người chị em đã chia sẻ mà nội dung xin được tóm kết như sau:
Với lứa tuổi này, bạn bè chị giờ đây tất cả đều đã thành đạt, đứa thì giám đốc, đứa thì bác sĩ, giáo viên hay bèo nhất là cũng làm chủ một hãng xưởng nào đó. Riêng chị, chị đang làm giám đốc một nơi không có thương hiệu, không đối tác, không hợp đồng, không có tiền lương, không có sự cạnh tranh, không sợ phá sản, không chạy đua sản phẩm, không cần đánh bóng thương hiệu… Nơi chị làm việc chỉ có tình yêu, niềm tin và sự phó thác. Công việc giám đốc của chị là thức khuya dậy sớm để chăm sóc cho các em từ khi chưa rụng rốn cho đến khi trưởng thành, thuộc mọi lứa tuổi. Lo cho cái ăn, cái mặc, tập cho từng nét chữ, bập bẹ ầu ơ từng câu kinh tiếng hát, từng tiếng cảm ơn, xin lỗi… Thật lòng mà nói chẳng dễ tí nào khi phải làm mẹ với từng ấy đứa con có thể nói thuộc “mọi chi tộc” như thế. Và mỗi lứa tuổi đối diện với những khó khăn khác nhau nhưng chị vẫn vui vẻ phục vụ trong tình yêu, niềm tin và sự quan phòng của Chúa. Chị đã từng nghĩ đi tu là thoát khỏi cảnh bồng bế, ru hời, thức khuya dậy sớm chăm từng giọt sữa cho con… và thực tế không những không có mà còn phải nhiều hơn, nhưng trong cái “tưởng chừng” ấy chị nhận ra một điều: Tất cả là do tình yêu và sự quan phòng của Chúa, chính Ngài đã đồng hành cùng chị trong cuộc sống nên mọi công việc chị làm đều tập trung vào Đấng mình đã chọn lựa, bước theo và gắn bó trọn đời. Chức vụ của chị không phải để hưởng lợi từ đồng lương tháng hay để thăng quan tiến chức, nhưng trong vai trò làm “giám đốc” của những đứa con đang cần tình yêu thương từ những người mẹ chưa một lần làm mẹ ấy chị đã dành hết tình yêu thương và sự hy sinh âm thầm từng giờ, từng đêm bên cạnh những đứa trẻ bị bỏ rơi để đem lại sự ủi an và hạnh phúc cho các em. Chị không sợ phá sản hay thua lỗ, không cần chạy đua sản phẩm, không cần đánh bóng thương hiệu, không bôn ba đi tìm hợp đồng hay lo chạy vạy để làm ăn với đối tác…Vì chị chỉ có một đối tác với bản hợp đồng làm ăn duy nhất và bền vững đó là Đức Kitô Chịu Đóng Đinh.
Và chị bộc bạch cách xác tín rằng: “chúng ta đã trải qua bao mùa Covid, đối diện với những cơn dịch bệnh khá nguy hiểm xem ra gần như “phá sản” nhưng vẫn còn tồn tại và các con khoẻ mạnh khôn lớn như ngay hôm nay. Điều đó cho chúng ta thấy được Thiên Chúa luôn luôn yêu thương, chăm sóc và đồng hành với chúng ta trong từng sứ vụ theo cách riêng của Ngài.Vàn vì chúng ta không phải là một Tập đoàn hay Công ty nhưng là một cộng đoàn của sự hiệp nhất trong tình yêu, niềm tin và hy vọng. Có Chúa Giêsu Thánh Thể là trung tâm cho mọi sinh hoạt trong ngày nên chúng ta luôn cảm nhận rằng: Thiên Chúa là ông chủ lớn nhất và mọi việc làm của ta đều làm theo sự chỉ đạo ấy…”.
Gần đây chúng ta cũng thấy nhan nhản trên báo đài, trên các kênh truyền hình người ta bàn tán xôn xao về sự cố “ngã ngựa” (phá sản hoặc tù tội) của nhiều đại gia tầm cỡ về bất động sản, cổ phần, cổ phiếu… Cuộc đời là thế ! Có người xem ra rất thành công trên thương trường nhưng cuối cũng cũng đành ngã mũ chào thua với hai từ “phá sản”; vẻ hào nhoáng của đồng tiền sớm đến vội đi trong chốc lát; và đây là điều xảy ra “ngoài dự án” nhưng chắc chắn là điều đương nhiên trong “quy luật của thương trường”! Có thành công tức phải có thất bại. Và trên thương trường ấy, chuyện thành công cũng như thất bại là chuyện “thường ngày ở huyện” không thể nào tránh khỏi.
Với thương trường làm ăn và câu chuyện hàn huyên của người chị em cho chúng ta thấy được sự tồn tại và phát triển của con người không nằm trong vẻ hào nhoáng bên ngoài nhưng luôn luôn tồn tại bằng chính niềm tin, tình yêu và sự hy sinh. Chúng ta, những người nữ tu đã và đang bước theo Đức Kitô trên con đường tận hiến trong ơn gọi Mến Thánh Giá nói chung và những ai đang thi hành sứ mạng trong công việc chăm sóc, dạy dỗ các em Cô Nhi viện nói riêng, chúng ta cùng nhau cộng tác và lấy tình mẫu tử để chăm sóc các em. Dù biết rằng điều này thật không đơn giản tí nào, nhưng với tất cả niềm tin, tình yêu, sự hy sinh âm thầm của những công việc nhỏ nhặt xem ra tầm thường đó chúng ta sẽ mang lại cho các em hơi ấm của tình người, giúp các em lớn lên từ chính đôi bàn tay và trái tim của những người mẹ chưa một lần làm mẹ ấy.
Nt. Anna Hiền Linh - MTGQN
VietCatholic TV
Tái diễn trò biển người ở Bakhmut: 820 lính Nga tử trận cùng 19 chiến xa. Viện trợ khổng lồ 2,5 tỷ
VietCatholic Media
03:12 19/01/2023
1. Tấn công biển người vào Bakhmut, 820 binh sĩ Nga bị loại khỏi vòng chiến, 2 phần 3 quân Wagner thương vong
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Năm mùng 19 tháng Giêng, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết trên chiến tuyến dài 1.300 kilômét giữa quân Ukraine và quân Nga, trong 24 giờ qua, chiến sự sôi động nhất là tại thành phố Bakhmut.
Tại thành phố Soledar, quân Ukraine đã rút ra khỏi thành phố từ chiều thứ Hai, 16 Tháng Giêng, và tập trung tại vùng ngoại ô phía Tây, nơi họ tiếp tục tấn công quân Wagner.
Giao tranh xung quanh Bakhmut đã diễn ra ác liệt trong nhiều tháng và các quan chức Ukraine trước đó cho biết chỉ còn 10% dân số trước chiến tranh vẫn còn ở lại bên trong thành phố.
Trong ngày thứ Tư 18 Tháng Giêng, quân Nga đã pháo kích vào thành phố Bakhmut gây ra 13 đám cháy. Lợi dụng tình thế đó, quân Nga tấn công biển người vào thành phố. 18 cuộc tấn công theo cùng một chiêu thức như thế đã diễn ra. Tất cả đều thất bại. Ít nhất 500 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 9 xe tăng và 10 xe thiết giáp. Pháo binh quân Ukraine được tường trình đã bắn suốt ngày đêm để ngăn chặn các cuộc tấn công biển người của quân Nga. Quân Ukraine cũng chiếm được ưu thế trên không. Quân Nga chỉ có một lợi thế duy nhất là có quân số đông đảo lên đến 50.000 quân gấp từ 8 đến 10 lần quân số của các lực lượng phòng thủ Ukraine trong thành phố.
Wagner đã ném khoảng 40.000 chiến binh vào Bakhmut và Soledar, hầu hết là các tù hình sự được trùm du đảng Wager Yevgeny Prigozhin tuyển mộ từ các nhà tù. Theo Thứ trưởng Hanna Maliar, khoảng 2 phần 3 các lực lượng Wagner đã chịu thương vong trong chiến trường Bakhmut và Soledar. Nga phải bổ sung quân từ các tân binh mới bị gọi nhập ngũ.
Cô cho biết các cuộc tấn công của Nga cũng xảy ra Avdiivka nhưng đã không thành công. Tại Orikhiv và Huliaipole, quân Nga tấn công vào một tiểu đoàn Địa Phương Quân Ukraine. Giao tranh diễn ra trong vài giờ, trước khi quân Nga tháo chạy bỏ lại hàng trăm xác đồng đội.
Theo tin mới nhận được, một máy bay trực thăng Ka-52 trong nhóm máy bay yểm trợ cho quân Nga cũng bị bắn rơi. Các tuyên truyền viên Nga đã lên giây cót tinh thần cho dân chúng Nga bằng cách cao rao các tính năng siêu phàm của loại máy bay không người lái có tên là Merlin-VR đang được thử nghiệm trước khi sản xuất đại trà. Thứ trưởng Hanna Maliar cho biết một máy bay loại này vừa bị bắn hạ trên bầu trời Orikhiv bởi một quân nhân Địa Phương Quân Ukraine bằng một khẩu tiểu liên bình thường. Xác chiếc máy bay đã được đưa về thủ đô Kyiv, và có lẽ sẽ được đưa sang cho các đối tác của Ukraine tìm hiểu.
Nga đang “ở thế phòng thủ” ở Novopavlivka và Kherson.
Trong 24 giờ qua, quân xâm lược Nga đã tiến hành 22 cuộc không kích và thực hiện hơn 50 cuộc tấn công bằng nhiều hệ thống phóng hỏa tiễn.
Đáp lại, không quân Ukraine đã tung ra 13 cuộc tấn công vào các khu vực tập trung quân của Nga, cũng như 3 cuộc tấn công vào các vị trí của hệ thống hỏa tiễn phòng không.
Các đơn vị hỏa tiễn và pháo binh Ukraine đã đánh trúng một sở chỉ huy của đối phương, một khu vực tập trung quân xâm lược, cũng như một hệ thống tác chiến điện tử.
Trong 24 giờ qua, 820 binh sĩ Nga bị loại khỏi vòng chiến cùng với 9 xe tăng, 10 xe thiết giáp, 5 hệ thống pháo.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 18 Tháng Giêng, Nga đã mất khoảng 117.770 quân ở Ukraine. Tổng thiệt hại chiến đấu của đối phương còn bao gồm 3.130 xe tăng, 6.225 xe thiết giáp, 2.108 hệ thống pháo, 442 hỏa tiễn phóng hàng loạt, 220 hệ thống tác chiến phòng không, 287 máy bay, 276 máy bay trực thăng, 1.876 máy bay không người lái, 749 hỏa tiễn hành trình, 17 tàu chiến, 4.889 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 190 đặc biệt đơn vị thiết bị.
2. Nghị viện Âu Châu kêu gọi Đức gửi xe tăng Leopard tới Ukraine
Hôm thứ Tư 18 Tháng Giêng, Nghị viện Âu Châu đã thông qua báo cáo năm 2022 về việc thực hiện Chính sách An ninh và Quốc phòng chung, trong đó đặc biệt bao gồm lời kêu gọi Thủ tướng Đức Olaf Scholz gửi xe tăng Leopard 2 tới Ukraine để đẩy lùi sự xâm lược của Nga.
“Trong báo cáo thường niên năm 2022 về việc thực hiện Chính sách Quốc phòng và An ninh Chung, được thông qua vào thứ Tư với 459 phiếu thuận, 93 phiếu chống và 85 phiếu trắng, Nghị viện Âu Châu kêu gọi triển khai ngay vũ khí hiện đại và máy bay thế hệ tiếp theo, cũng như hệ thống phòng thủ tiên tiến, hối thúc Thủ tướng Đức Scholz giao xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 cho Ukraine ngay lập tức”, tài liệu viết.
Người ta nhấn mạnh rằng Ukraine đang bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của mình trong các biên giới được quốc tế công nhận và rất cần viện trợ quân sự cũng như vũ khí hạng nặng để giành chiến thắng trong cuộc chiến.
Trong một báo cáo khác, được thông qua ngày hôm nay với 407 phiếu thuận, 92 phiếu chống và 142 phiếu trắng, Liên Hiệp Âu Châu và các quốc gia thành viên cho biết về sự cần thiết phải tăng cường hỗ trợ quân sự, chính trị và nhân đạo cho Ukraine và tăng cường phòng thủ để chống lại các mối đe dọa của Nga đối với an ninh Âu Châu..
Báo cáo của Nghị viện Âu Châu nhấn mạnh rằng phản ứng của Liên Hiệp Âu Châu đối với cuộc chiến tranh xâm lược của Nga chống lại Ukraine đang được các chế độ độc tài trên thế giới theo dõi chặt chẽ và sẽ ảnh hưởng lớn đến cách họ hành xử trên trường quốc tế. Cụ thể, Trung Quốc sẽ xâm lược Đài Loan và các quốc gia Đông Nam Á nếu Nga có thể giành được chiến thắng tại Ukraine. Đại biểu của Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic cũng nhận định rằng nếu Nga thắng được tại Ukraine, chiến tranh giữa Nga với các quốc gia này là không thể tránh khỏi như đã được hô hào nhiều lần tại Duma quốc gia của Nga.
Như đã đưa tin, trong năm qua, Liên Hiệp Âu Châu đã phân bổ 19 tỷ EUR viện trợ cho Ukraine. Vào ngày 17 Tháng Giêng, Ủy ban Âu Châu đã giải ngân đợt đầu tiên trị giá 3 tỷ EUR trong gói Hỗ trợ tài chính vĩ mô lên tới 18 tỷ EUR cho Ukraine.
3. Mỹ chuẩn bị hoàn tất gói viện trợ khổng lồ 2,5 tỷ USD cho Ukraine
Hoa Kỳ chuẩn bị hoàn tất gói viện trợ quân sự khổng lồ cho Ukraine với tổng số vũ khí trị giá khoảng 2,5 tỷ USD, bao gồm - lần đầu tiên - xe chiến đấu Stryker, hai nguồn tin thông báo về đợt viện trợ tiếp theo nói với CNN. Một trong những nguồn tin cho biết, gói này vẫn chưa được hoàn thiện, nhưng có thể đến trước cuối tuần.
Gói mới là một trong những gói lớn nhất được công bố kể từ khi chiến tranh bắt đầu vào tháng 2 năm ngoái, theo một nguồn tin. Nó sẽ bao gồm nhiều Xe chiến đấu Bradley bọc thép hơn, kết hợp với Strykers, là một sự leo thang đáng kể trong các phương tiện bọc thép mà Hoa Kỳ đã cam kết cung cấp cho Ukraine để chiến đấu chống lại Nga. Nguồn tin cho biết các phương tiện bảo vệ phục kích kháng mìn, được gọi là MRAP, cũng nằm trong danh sách.
Thông báo này dự kiến sẽ không bao gồm xe tăng hoặc hỏa tiễn tầm xa mà Ukraine đã nhiều lần yêu cầu. Mỹ dự kiến sẽ gửi cho Ukraine thêm đạn dược cho các hệ thống pháo và hệ thống hỏa tiễn HIMARS đã nhất quán trong các gói viện trợ gần đây.
Các quan chức Ukraine đã vận động mạnh mẽ để Washington cung cấp các hỏa tiễn tầm xa hơn được gọi là Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân đội, gọi tắt là ATACMS, có tầm bắn khoảng 200 dặm hay 300 km. Chính quyền Biden đã từ chối gửi chúng vì sợ leo thang xung đột với Nga. Chính quyền cũng chưa thông qua việc gửi xe tăng M1 Abrams vì những phức tạp về hậu cần và bảo trì.
Chính quyền Biden cũng dự định cung cấp thêm 125 triệu đô la hỗ trợ năng lượng cho Ukraine, theo Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ. Khoản tài trợ, sẽ được rút ra từ Đạo luật phân bổ bổ sung Ukraine năm 2023 được thông qua vào tháng 12, dựa trên các khoản đóng góp hiện có để hỗ trợ Ukraine đối mặt với các cuộc tấn công từ Nga.
“USAID sẽ sử dụng 125 triệu đô la để mua sắm các thiết bị quan trọng bao gồm tua-bin khí bổ sung, máy biến áp tự ngẫu cao áp, thiết bị sửa chữa trạm biến áp phân phối và nguồn điện dự phòng cho các dịch vụ cấp nước và sưởi ấm khu vực của Kyiv”.
4. Zelenskiy tái khẳng định ưu tiên gia nhập NATO của Ukraine: Liên minh là “sự bảo đảm an ninh tốt nhất cho chúng tôi”
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Tư một lần nữa nhắc lại mong muốn Ukraine gia nhập NATO, nói với các nhà lãnh đạo tập trung tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới rằng liên minh này là “sự bảo đảm an ninh tốt nhất cho chúng tôi”.
“Bảo đảm an ninh là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với chúng tôi,” Zelenksy nói. “Chúng tôi hiểu rằng tại thời điểm này, chúng tôi vẫn chưa đạt được điều đó, thật không may, Nga hiểu rất rõ điều này và họ làm hết sức mình để ngăn không cho chúng tôi tham gia. Nhưng chúng tôi đang trên đường tiến tới NATO, bởi vì NATO là sự bảo đảm an ninh tốt nhất cho chúng tôi, cho đất nước của chúng tôi, cho con cái của chúng tôi.”
Hôm thứ Ba, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger nói rằng trong khi Ukraine phải được hỗ trợ, Nga nên có cơ hội trở thành một thành viên của trật tự toàn cầu.
Khi được hỏi về nhận xét của Kissinger về vị trí của Nga trên thế giới, Zelenskiy cho biết “Nga đã giành được một vị trí trong số những kẻ khủng bố.”
“Ưu tiên của chúng tôi hôm nay, nhiệm vụ chính trị của chúng tôi hôm nay là nhìn thấy các nhà lãnh đạo và nhân vật chính trị khác nhau, những người vẫn còn rất liên quan hoặc có liên quan cho đến gần đây, để họ có thể nhận ra sai lầm lớn mà Putin đã phạm phải, để họ nhận ra đây là sự gây hấn của Nga,” Zelenskiy nói thêm.
5. Cảnh sát Nga bắt giữ 4 người đặt hoa tại đài tưởng niệm Ukraine ở Mạc Tư Khoa
Bốn người đã bị cảnh sát bắt giữ sau khi đặt hoa tại một đài tưởng niệm tạm thời ở trung tâm Mạc Tư Khoa cho các nạn nhân của cuộc tấn công ở thành phố Dnipro của Ukraine, tổ chức giám sát nhân quyền độc lập của Nga OVD-Info cho biết hôm thứ Ba.
“Lực lượng an ninh đã bắt giữ hai người đang đặt hoa. Hai người khác đang cầm hoa đi về hướng đó cũng bị bắt. Bây giờ cả bốn người đều đang ở trong xe cảnh sát,” OVD-Info cho biết trên kênh Telegram chính thức của mình.
Đài tưởng niệm nhà văn Ukraine Lesya Ukrainka đã biến thành “một đài tưởng niệm tự phát để tưởng nhớ các nạn nhân của vụ tấn công hỏa tiễn ở Dnipro,” OVD-Info cho biết. Trong một tin nhắn trên Telegram, nhiều người Nga đã hô hào đặt hoa tại đài tưởng niệm này để chứng minh rằng “không phải người Nga nào cũng khốn nạn như Putin”.
Những người bị bắt đã bị đưa đến đồn cảnh sát Dorogomilovo ở Mạc Tư Khoa, theo OVD-Info. Một luật sư của OVD-Info, Anastasia Kostova, đã đến đồn cảnh sát để giúp đỡ họ.
Ít nhất 45 người chết khi một hỏa tiễn của Nga tấn công một khu chung cư ở Dnipro hôm thứ Bảy, một trong những cuộc tấn công đơn lẻ nguy hiểm nhất trong cuộc chiến.
6. Zelenskiy cung cấp thêm thông tin chi tiết về các giáo viên và cư dân địa phương đã hỗ trợ hoạt động giải cứu vụ tai nạn Brovary
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Tư đã cung cấp thêm thông tin chi tiết về các hoạt động cấp cứu tại địa điểm máy bay trực thăng Brovary gặp nạn, trong đó các giáo viên mẫu giáo và người dân địa phương đã hỗ trợ di tản và giúp đỡ những người bị thương.
Chiến dịch giải cứu kéo dài hơn chín giờ và một cuộc điều tra hình sự về vụ việc đang được Cơ quan An ninh Ukraine tiến hành, tổng thống Zelenskiy cho biết trong bài phát biểu video hàng đêm của mình.
“Hàng trăm người đã tham gia dập lửa, tìm kiếm và giải cứu những người bị thương, đồng thời thực hiện các hoạt động điều tra ban đầu – lực lượng cấp cứu, cảnh sát, binh sĩ Vệ binh Quốc gia, bác sĩ, nhà tâm lý học, binh sĩ của Cơ quan An ninh Ukraine,” Zelenskiy nói. “Tôi cảm ơn tất cả mọi người tham gia vào chiến dịch giải cứu này ngày hôm nay.”
“Tôi muốn cảm ơn các nhà giáo dục của trường mẫu giáo trên lãnh thổ nơi chiếc trực thăng bị rơi,” Zelenskiy nói thêm. “Cảm ơn vì hành động táo bạo của bạn, vì đã đưa bọn trẻ ra ngoài.”
“Tôi cũng muốn cảm ơn những cư dân bình thường của Brovary, đặc biệt là bà Diana, bà Nadia và những người khác đã giúp đỡ cả trẻ em và những người bị thương,” tổng thống nói.
“Tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới tất cả những người đã mất đi người thân của mình!”
Zelenskiy tái khẳng định rằng 25 người bị thương trong vụ rơi máy bay trực thăng, trong đó có 11 trẻ em và 14 người đã thiệt mạng, trong đó có một trẻ em.
“Chúng ta đã mất đi những người chuyên nghiệp, những người yêu nước và những nhà quản lý đáng tin cậy. Bộ trưởng Denys Monastyrskyi, thứ trưởng Yevhen Yenin và các đồng nghiệp của họ đã thiệt mạng trong vụ tai nạn không phải là những người có thể dễ dàng thay thế”, ông Zelenskiy nói về các quan chức Bộ Nội vụ thiệt mạng trong vụ tai nạn. “Đó thực sự là một tổn thất lớn đối với nhà nước. Xin chia buồn cùng các gia đình”.
7. Tổng Thư Ký NATO tự tin Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hoàn tất quá trình gia nhập cho Phần Lan và Thụy Điển
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm thứ Tư bày tỏ tin tưởng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hoàn tất thủ tục để các nước Bắc Âu Phần Lan và Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu.
“Tôi tin tưởng rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hoàn tất quá trình gia nhập cho Phần Lan và Thụy Điển,” ông Stoltenberg phát biểu tại một hội thảo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, đồng thời cho biết thêm rằng ông không biết khi nào điều này sẽ xảy ra.
Ông lưu ý rằng đây sẽ là “quá trình gia nhập nhanh nhất trong lịch sử hiện đại của NATO”. “Thông thường, việc gia nhập NATO phải mất nhiều năm. Chưa đầy một năm kể từ khi Phần Lan và Thụy Điển áp dụng.”
Hãy nhớ rằng: Các quyết định của NATO được đưa ra trên cơ sở đồng thuận, có nghĩa là tất cả 30 quốc gia thành viên liên minh phải chấp thuận hai quốc gia tham gia. Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên duy nhất lên tiếng phản đối tư cách thành viên của họ, với lý do lo ngại khủng bố.
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trong bài phát biểu qua video trước diễn đàn hôm thứ Tư một lần nữa nhắc lại mong muốn Ukraine gia nhập NATO, nói rằng liên minh “là sự bảo đảm an ninh tốt nhất cho chúng ta, cho đất nước của chúng ta, cho trẻ em của chúng ta.”
8. Zelenskiy kêu gọi các đồng minh nhanh chóng hành động chống lại sự xâm lược của Nga: “Thế giới không được chần chừ hôm nay và mãi mãi”
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã sử dụng bài phát biểu của mình tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới để kêu gọi đưa ra quyết định nhanh hơn để chống lại sự xâm lược của Nga đối với đất nước của ông.
“Các chế độ chuyên chế đang lấn át các chế độ dân chủ. Nga cần ít hơn một giây để bắt đầu cuộc chiến.... Thời gian mà thế giới tự do sử dụng để suy nghĩ được nhà nước khủng bố sử dụng để giết người. Ukraine và các đồng minh của họ đã chống lại nó trong gần một năm, giai đoạn này đã chứng minh rằng tất cả các hành động kịp thời của chúng ta đều mang lại kết quả tích cực,” ông nói qua video trước những người tham gia diễn đàn ở Davos, Thụy Sĩ.
Zelenskiy cho biết “thế giới đã do dự” khi Nga chiếm Crimea vào năm 2014 và sau đó khi họ cố gắng xâm chiếm cả nước vào tháng 2 năm 2022.
Ông nói: “Thế giới không được do dự hôm nay và mãi mãi,” đồng thời nói thêm rằng “thế giới phải thực hiện nhanh hơn Nga thực hiện các động thái mới của mình”.
“Việc cung cấp hệ thống phòng không cho Ukraine phải vượt qua các cuộc tấn công hỏa tiễn tiếp theo của Nga.... Việc khôi phục an ninh và hòa bình ở Ukraine phải vượt qua các cuộc tấn công của Nga vào an ninh và hòa bình ở các quốc gia khác,” Zelenskiy nói.
Ông cho biết lần cuối cùng ông phát biểu tại diễn đàn là 3 năm trước, khi thế giới đang chiến đấu với Covid-19.
“Trong ba năm tới, chúng ta sẽ thảo luận về những thách thức và mối đe dọa mới ở Davos. Điều này có nghĩa là gì? nó có nghĩa là chúng ta chắc chắn sẽ vượt qua mối đe dọa hiện tại. Lần đầu tiên tôi phát biểu, thế giới nhận rõ và đánh giá đúng mức một mối đe dọa, đoàn kết để chống lại nó, thế giới đã chiến thắng. Nếu lịch sử lặp lại như lần đầu tiên ấy, thế giới và sẽ luôn chiến thắng”, Tổng thống Ukraine nói.
Vô tri bất mộ: Thánh Augustinô và Thánh Phanxicô hiện đại là những ai mà biết bao người thương mến?
VietCatholic Media
05:44 19/01/2023
1. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tiếp Tổng thống Paraguay vào thứ Sáu tuần này
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tiếp Tổng thống Paraguay, Mario Abdo Benítez, trong buổi yết kiến vào thứ Sáu tuần này, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, đã cho biết như trên.
Ông Abdo đã tới Rôma, nơi ông sẽ ở thăm Ý thứ Ba đến thứ Bảy, cùng với đệ nhất phu nhân Silvana López. Như một phần trong chuyến công du, phái đoàn Paraguay sẽ được vị giáo hoàng người Á Căn Đình tiếp.
Đây là chuyến thăm thứ hai của Tổng thống Paraguay tới Tòa Thánh sau chuyến thăm vào tháng 11 năm 2018, khi Abdo Benítez mời Đức Giáo Hoàng đến thăm đất nước lần thứ hai sau chuyến đi của ngài vào tháng 7 năm 2015.
Trong tổng số 9 triệu 600 ngàn dân, có 89.6% theo Công Giáo. Giáo Hội tại đây có một tổng giáo phận, 11 giáo phận, một giáo phận quân đội và 2 miền Giám Quản Tông Tòa.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã thăm quốc gia này từ 16 tháng 5 đến 18 tháng 5, 1988. Vị Giáo Hoàng thứ hai đến thăm quốc gia này là Đức Thánh Cha Phanxicô từ ngày 10 tháng 7 đến 12 tháng 7, 2015.
Sau cuộc gặp gỡ với tổng thống Paraguay, ngày hôm sau, 21 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng sẽ tiếp kiến Tổng thống Ecuador, Guillermo Lasso, người đã bắt đầu chuyến công du Âu Châu vào hôm thứ Sáu tuần trước, chuyến công du đã đưa anh đến Tây Ban Nha và cũng sẽ đến Thụy Sĩ để tham gia Diễn đàn Davos.
Source:unionradio.net
2. Đức Ratzinger, một Augustinô hiện đại. Cách đọc lịch sử dưới ánh sáng của sự sống vĩnh cửu
Sandro Magister, một ký giả kỳ cựu người Ý chuyên về Vatican, có bài viết nhan đề “Ratzinger, moderno Agostino. Come leggere la storia alla luce della vita eterna”, nghĩa là “Đức Ratzinger, một Augustinô hiện đại. Cách đọc lịch sử dưới ánh sáng của sự sống vĩnh cửu”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Cuộc đời của Joseph Ratzinger có khá nhiều điểm chung với cuộc đời của Thánh Augustinô, tiến sĩ Hội Thánh mà ngài yêu mến nhất. Không phải ngẫu nhiên mà trong thông điệp “Spe Salvi Facti Sumus”, hay “Chúng Ta Được Cứu Rỗi Trong Hy Vọng” năm 2007, là thông điệp rõ ràng nhất của chính ngài, được viết hoàn toàn bởi chính tay ngài, ngài đã kể lại chính xác những gì đã xảy ra với Thánh Augustinô, khi thấy mình bất ngờ được kêu gọi cai quản Giáo hội thay vì cống hiến hết mình cho một cuộc sống nghiên cứu.
“Tất cả những gì ngài muốn là được phục vụ cho sự thật. Ngài không cảm thấy mình có ơn gọi sống đời mục tử, nhưng sau đó nhận ra rằng Thiên Chúa kêu gọi ngài làm mục tử giữa những người khác và do đó cống hiến cho mọi người món quà chân lý”: đây là điều Đức Bênêđíctô XVI đã nói trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư 9 tháng Giêng, 2008, trong đó ngài dành trọn diễn từ của mình để nói về “Người Cha vĩ đại nhất của Giáo hội Latinh.”
Trên thực tế, ngay cả khi là giám mục và sau đó là giáo hoàng, Đức Ratzinger vẫn luôn là một nhà thần học. Và “Spe Salvi,” dành riêng cho niềm hy vọng Kitô giáo, là một trong những điểm nổi bật trong giáo huấn của ngài, trong cuộc đối đầu trực tiếp với nền văn hóa hiện đại. Chống lại ảo tưởng rằng có một giải pháp trần thế cho những bất công của thế giới, Đức Thánh Cha Bênêđíctô viết – “chính câu hỏi về công lý cấu thành lập luận thiết yếu, và trong bất kỳ trường hợp nào là lập luận mạnh mẽ nhất, ủng hộ niềm tin vào sự sống vĩnh cửu”.
Roberto Pertici, giáo sư lịch sử đương đại tại Đại học Bergamo, đã phân tích sâu xa tầm nhìn về lịch sử mà với thông điệp này, Joseph Ratzinger đã giao phó cho chúng ta như di sản của ngài, trong những thời điểm khó khăn này cho nhân loại và cho Giáo hội.
Source:Sandro Magister
3. Hàng ngàn người tham dự tang lễ của Thánh Phanxicô thời hiện đại ở Ý
Hàng ngàn người đã tham dự tang lễ ngày 17 Tháng Giêng của Biagio Conte, nhà truyền giáo giáo dân sáng lập Hiệp Hội Truyền Giáo Hy vọng và Bác ái, là người còn được gọi là “Thánh Phanxicô thời hiện đại.”
Đức Cha Corrado Lorefice, tổng giám mục Palermo, Ý, và là giáo chủ của Sicily, là người chủ tế chính trong Thánh lễ, được đồng tế bởi nhiều giám mục và linh mục.
Lễ tang được tổ chức tại nhà thờ Palermo, nơi đã chật kín chỗ.
Theo các số liệu chính thức, khoảng 1.500 tín hữu đã có mặt bên trong nhà thờ, và ít nhất 9.000 người theo dõi buổi lễ trên các màn hình khổng lồ đặt bên ngoài và xung quanh nhà thờ.
Trong bài giảng của mình, Đức Tổng Giám Mục Lorefice nhấn mạnh rằng Conte “đã cầu nguyện với niềm tin tưởng vào Thiên Chúa, là kim chỉ nam, là Sao Bắc Đẩu cho cuộc sống của anh.”
Conte, 59 tuổi, qua đời vào ngày 12 Tháng Giêng vì bệnh ung thư ruột kết, theo hãng tin SIR của Hội Đồng Giám Mục Ý.
Lorefice tạ ơn Chúa vì món quà Conte “cho thành phố Palermo, cho Giáo hội và cho thế giới,” bởi vì “anh là một Kitô hữu giáo dân trung thành, một người anh em tin vào Lời Chúa cho đến cùng.”
Đức Tổng Giám Mục lưu ý rằng cuộc đời của Conte là một “bằng chứng đơn giản và mạnh mẽ về tình yêu rõ ràng của anh đối với Tin Mừng” và anh đã chiến đấu ôn hòa bằng việc ăn chay để chứng minh rằng “có thể chống lại mọi hình thức bạo lực, mọi cấu trúc và hình thức mafia, và không cần đến bạo lực.”
Cha Giuseppe Vitrano nêu bật chứng tá của Conte, sống ở Palermo, thủ phủ của Sicily, “một vùng đất tử vì đạo vì sự hoành hành của Mafia,” và thêm rằng “Mafia có thể bị đánh bại bằng sự thánh thiện của cuộc sống.”
Sau cái chết của Conte, Đức Tổng Giám Mục Lorefice mời mọi người cầu nguyện và “thực hiện những cử chỉ bác ái, hòa giải và hòa bình cụ thể”.
Anh Biagio Conte sinh ra ở Palermo vào năm 1963.
Năm 16 tuổi, anh bắt đầu làm việc tại một công ty xây dựng do gia đình làm chủ.
Sau đó, anh chuyển đến Florence và sau đó sống như một ẩn sĩ ở vùng núi nội địa Sicily.
Sau đó, anh ấy đã thực hiện một chuyến hành hương đi bộ đến Assisi và câu chuyện của anh ấy đã lan truyền trên các phương tiện truyền thông ở khắp nước Ý.
Trước khi đến sống ở Phi Châu với tư cách là một nhà truyền giáo, Conte đã ghé qua Palermo để chào tạm biệt những người thân của mình, nhưng khi nhìn thấy hoàn cảnh của những người dân nghèo trong thành phố, anh đã quyết định ở lại, và vào năm 1993, anh đã thành lập Hiệp Hội Truyền Giáo Hy vọng và Bác ái.
Kể từ thời điểm đó, nhiều ngôi nhà khác nhau dành cho người nghèo của thành phố đã được xây dựng, bao gồm cả một nơi trú ẩn cho phụ nữ, nơi ít nhất một nghìn phụ nữ theo thời gian đã tìm được một nơi để sống với mái che trên đầu.
Conte, thường được gọi là “Anh Biagio,” mặc một chiếc áo choàng màu nâu như các tu sĩ Dòng Anh Em Hèn Mọn và mang theo một cây quyền trượng, đồng thời cũng được chú ý vì những cuộc tuyệt thực và phản đối yêu cầu chính quyền dân sự quan tâm nhiều hơn đến những người cần giúp đỡ
Source:Catholic News Agency
Háo thắng, quân Nga chịu thương vong rất cao ở Soledar. Quân Putin khiếp sợ vũ khí mới của Ukraine
VietCatholic Media
16:36 19/01/2023
1. Tình báo Hoa Kỳ phủ nhận quyền kiểm soát của Nga đối với Soledar. Quân Nga đang tử trận với tỷ lệ rất cao
Tình báo Mỹ tuyên bố rằng các trận chiến khốc liệt đang diễn ra gần Soledar và Bakhmut của khu vực Donetsk. Tuy nhiên, người Nga không có toàn quyền kiểm soát thành phố Soledar như họ đã tuyên bố từ thứ Tư tuần trước.
Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia, đã cho biết như trên.
Theo Tướng Kirby, tính đến sáng 19 Tháng Giêng, phía Mỹ không coi thành phố Soledar là do người Nga đơn phương chiếm giữ.
Theo lời của ông, các trận chiến khốc liệt đang diễn ra ở khu vực này của Donbas, đặc biệt là gần Soledar, nơi vẫn còn tranh chấp quyền kiểm soát lãnh thổ, theo ước tính của phía Mỹ.
Tướng Kirby lưu ý rằng người Nga đã đạt được tiến bộ dần dần trong những ngày gần đây, nhưng điều này đã khiến họ phải trả giá đắt. Trên thực tế, họ đang lấp đầy các vị trí của Ukraine bằng xác chết của chính họ. Những nỗ lực như vậy chủ yếu được dẫn dắt bởi Prigozhin và Tập đoàn Wagner của ông ta, với sự hỗ trợ của quân đội Nga.
Tướng Kirby cho rằng Prigozhin muốn được coi là phù hợp hơn là Bộ Quốc Phòng Nga và quân Wagner của ông ta là không thể thiếu trên chiến trường so với các lực lượng vũ trang chính quy của Nga. Do đó, căng thẳng đang dai dẳng giữa Bộ Quốc phòng Nga và Tập đoàn Wagner do Prigozhin đứng đầu.
Trong quá khứ Nga đã nhiều lần tuyên bố 'chiến thắng' ở Bakhmut, nhưng các trận chiến khốc liệt vẫn tiếp diễn. Quân phòng thủ Ukraine đang tổ chức phòng thủ và không cho phép quân xâm lược Nga chiếm được các thành phố như Bakhmut và Soledar.
Tướng Kirby nhận xét rằng về lý thuyết một nhóm quân mất đi 1 phần 3 quân số thì không còn khả năng duy trì hiệu quả các hoạt động tấn công. Quân của Prigozhin được tường trình đã gánh chịu thương vong lên đến 2 phần 3 trong tổng số 40.000 quân tại hai mặt trận ở thành phố Bakhmut và thành phố Soledar. Với số người chết và bị thương cao như thế, khả năng Tập đoàn Wagner của ông ta giành được chiến thắng càng ngày càng bấp bênh.
Theo Igor Girkin, Tập đoàn Wagner và các chỉ huy Nga tại mặt trận Donetsk dường như không có chiến thuật nào khác ngoài biển người. Hiệu quả của chiến thuật này ở thành phố Bakhmut dường như chỉ là nhằm giết chết bớt các tù hình sự được Prigozhin tuyển mộ từ các nhà tù Nga hơn là nhằm đạt được một chiến thắng quân sự.
2. Đức sẽ đưa xe tăng tới Ukraine nếu Mỹ cũng làm như thế.
Đức sẽ gửi xe tăng do Đức sản xuất tới Ukraine nếu như Hoa Kỳ cũng đồng ý làm tương tự như thế, một nguồn tin chính phủ ở Berlin nói với Reuters, khi các đối tác NATO vẫn chưa thống nhất được cách tốt nhất để trang bị vũ khí cho Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga.
Ukraine đã cầu xin vũ khí hiện đại của phương Tây, đặc biệt là xe tăng chiến đấu hạng nặng, để nước này có thể lấy lại động lực sau một số thành công trên chiến trường vào nửa cuối năm 2022 trước các lực lượng xâm lược Nga vào tháng 2 năm ngoái.
Berlin có quyền phủ quyết đối với bất kỳ quyết định xuất khẩu xe tăng Leopard của mình, là loại xe tăng do quân đội các nước đồng minh NATO triển khai trên khắp Âu Châu và được các chuyên gia quốc phòng coi là phù hợp nhất cho Ukraine.
Trong những ngày gần đây, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nhiều lần nhấn mạnh điều kiện rằng xe tăng Mỹ cũng phải được gửi tới Ukraine, nguồn tin chính phủ Đức nói như trên với Reuters.
Tưởng cũng nên nhắc lại là Đức đang chịu áp lực rất nặng phải gởi xe tăng hạng nặng cho Ukraine sau khi Vương Quốc Anh gởi 14 xe tăng Challenger 2 cho Kyiv. Thêm vào đó, hôm thứ Tư 18 Tháng Giêng, Nghị viện Âu Châu đã đưa ra một lời kêu gọi đặc biệt gởi đến Thủ tướng Đức Olaf Scholz, yêu cầu ông gửi xe tăng Leopard 2 tới Ukraine để đẩy lùi sự xâm lược của Nga.
Báo cáo của Nghị viện Âu Châu nhấn mạnh rằng phản ứng của Liên Hiệp Âu Châu đối với cuộc chiến tranh xâm lược của Nga chống lại Ukraine đang được các chế độ độc tài trên thế giới theo dõi chặt chẽ và sẽ ảnh hưởng lớn đến cách họ hành xử trên trường quốc tế. Cụ thể, Trung Quốc sẽ xâm lược Đài Loan và các quốc gia Đông Nam Á nếu Nga có thể giành được chiến thắng tại Ukraine. Đại biểu của Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic cũng nhận định rằng nếu Nga thắng được tại Ukraine, chiến tranh giữa Nga với các quốc gia này là không thể tránh khỏi như đã được hô hào nhiều lần tại Duma quốc gia của Nga.
3. Tướng hồi hưu Mỹ khẳng định: Vũ khí mới nhất của Ukraine sẽ khiến cả Hải quân lẫn Không quân Nga phải lo lắng
Trước việc Vương Quốc Anh tuyên bố sẽ gởi cho Ukraine ngay tức khắc 14 xe tăng hạng nặng Challenger 2; và Ba Lan cũng gởi 14 chiếc xe tăng Leopard 2, trong một chương trình truyền hình trên đài Rossiya 1, Vladimir Solovyov, một tuyên truyền viên của Điện Cẩm Linh đã trấn an người Nga rằng Putin sẽ sớm tung ra một loại xe tăng gọi là T14 Armanta. Khi được hỏi về tuyên bố này, Trung tướng Hoa Kỳ đã nghỉ hưu Ben Hodges, người từng là chỉ huy các lực lượng Hoa Kỳ ở Âu Châu nói rằng ông miễn cưỡng không muốn bình luận về các tuyên bố nhảm nhí của các tuyên truyền viên Nga. Đồng thời, ông tiên đoán rằng với gói hỗ trợ mới lên đến 2.5 tỷ Mỹ Kim, Ukraine sẽ có trong tay những vũ khí mới nhất khiến cả Hải quân lẫn Không quân Nga phải lo lắng.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine's Newest Weapon Should Worry Russia's Navy, Air Force: Ex-General”, nghĩa là “Tướng hồi hưu Mỹ khẳng định: Vũ khí mới nhất của Ukraine sẽ khiến cả Hải quân lẫn Không quân Nga phải lo lắng”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Trung tướng Hoa Kỳ đã nghỉ hưu Ben Hodges hôm thứ Tư nói rằng một loại vũ khí mà Hoa Kỳ được tường trình sẽ sớm cung cấp cho Ukraine sẽ gây hoang mang trong hàng ngũ quân đội của Nga.
Politico đưa tin, chính quyền của Tổng thống Joe Biden trong tuần này sẽ công bố gói vũ khí mới cho lực lượng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy. Theo báo cáo, gói hàng bao gồm một số lượng không xác định xe thiết giáp Stryker—một loại phương tiện quân sự có thể được trang bị súng máy hoặc súng phóng lựu—và Bom Đường kính Nhỏ Phóng từ Mặt đất, còn được gọi là GLSDB.
Trong khi ý tưởng về việc Hoa Kỳ gửi xe thiết giáp Strykers tới Ukraine trước đây đã nhận được một số sự chú ý của giới truyền thông, Hodges đã viết trên Twitter hôm thứ Tư về tác động tiềm ẩn mà GLSDB có thể gây ra đối với cuộc chiến.
Hodges, người trước đây từng là tướng chỉ huy của Quân đội Hoa Kỳ ở Âu Châu, cho biết: “GLSDB sẽ giảm bớt không gian an toàn cho người Nga”
Ông nói thêm: “Cuộc sống sắp bắt đầu trở nên rất khó chịu đối với hải quân, không quân và những người giải quyết đạn dược của Nga ở Crimea, dọc theo 'cây cầu trên đất liền'... và hy vọng sẽ sớm xảy ra đối với các đội sửa chữa trên Cầu Kerch”.
Reuters đưa tin lần đầu tiên vào cuối tháng 11 rằng Ngũ Giác Đài đang cân nhắc quyết định gửi cho Ukraine các quả bom đường kính nhỏ. Hãng tin này mô tả những quả bom này là rẻ tiền và có khả năng được trang bị trên các hỏa tiễn có sẵn trong kho vũ khí của Ukraine.
GLSDB sẽ cho phép quân đội của Zelenskiy “tấn công xa phía sau phòng tuyến của Nga khi phương Tây phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu mua thêm vũ khí,” Reuters viết.
Tập đoàn SAAB đã phát triển GLSDB với sự hợp tác của Boeing. Trên trang web của mình, SAAB mô tả GLSDB được dẫn đường bằng GPS có hiệu quả cao với khả năng tham gia từ mọi góc độ và có thể sử dụng được trong mọi điều kiện thời tiết.
Mặc dù gói vũ khí mới của Mỹ dành cho Ukraine được cho là sẽ cung cấp thêm đạn dược và xe thiết giáp, nhưng dự kiến sẽ không bao gồm xe tăng. Zelenskiy và các quan chức Ukraine khác đã nhiều lần yêu cầu xe tăng, nhưng Ngũ Giác Đài tuyên bố họ tin rằng Ukraine đã được cung cấp đủ xe tăng từ các nước khác.
Tuần trước, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tuyên bố nước ông sẽ sớm chuyển giao một đại đội xe tăng Leopard do Đức sản xuất cho Ukraine. Trong khi đó, Pháp đã cung cấp cho ông Zelenskiy một số “xe tăng hạng nhẹ” AMX-10 RC và Vương quốc Anh gần đây đã tuyên bố sẽ cung cấp cho Ukraine xe tăng Challenger 2.
Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby cho biết: “Chúng ta tin rằng việc cung cấp xe tăng hiện đại sẽ giúp ích và cải thiện đáng kể khả năng chiến đấu của Ukraine ở nơi họ đang chiến đấu và chiến đấu hiệu quả hơn trong tương lai”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ để xin bình luận.
4. Boris Johnson tuyên bố rằng Putin sẽ không dám sử dụng vũ khí hạt nhân
Trong cuộc phỏng vấn dành cho các phóng viên báo chí hôm thứ Năm 19 Tháng Giêng, cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson, hiện đang có mặt tại Diễn Đàn Kinh Tế thế giới ở Davos đã được hỏi nghĩ gì Putin đang nghĩ gì trong đầu và liệu có cơ hội đàm phán hay không?
Johnson nói rằng ông hết sức ngưỡng mộ tổng thống Zelenskiy và khí phách anh hùng của người dân Ukraine. Ông cảnh báo rằng có lẽ chúng ta đã dành quá nhiều thời gian cho nỗi ám ảnh Putin và lo lắng về việc leo thang xung đột.
Johnson nói rằng ông đã nghe những lo ngại này trước khi chấp thuận cung cấp vũ khí chống tăng vác vai cho Ukraine.
“Làm thế nào bạn có thể không leo thang chống lại một tên đang gây ra một cuộc chiến tổng lực chông lại dân thường?”
Johnson khẳng định Putin sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân, đồng thời so sánh tổng thống Nga với “thằng béo trong phim Dickens muốn làm da thịt chúng ta sởn gai ốc”. Hắn ta chỉ hù dọa cho chúng ta sợ.
Johnson chỉ ra rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ gây ra tình trạng tê liệt kinh tế. Thêm vào đó, các quốc gia đang tiếp tục mang đến cho hắn ta những lợi ích vì lập trường lưng chừng của họ sẽ nhanh chóng quay sang chống lại anh ta.
“Hắn ta sẽ không làm điều đó đâu,” Ông Johnson nói.
5. Zelenskiy nói rằng mùa đông đã làm chậm tiến độ của cuộc chiến
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết cuộc chiến có vẻ không tốt kể từ khi nó bắt đầu và mùa đông đã làm chậm tiến độ.
“Cuộc chiến có vẻ không tốt, nó đã không tốt ngay từ đầu và vào mùa đông, nó chậm lại đối với những khu vực mà các khó khăn là dễ hiểu. Mọi người đều mệt mỏi – thiên nhiên, con người và cảm ơn Chúa, cả kẻ thù nữa.”
Ông mô tả các cuộc giao tranh hàng ngày ở phía đông và tiến trình đó đã chậm lại, nhưng ông nói thêm rằng người dân Ukraine đứng vững và đoàn kết chống lại cuộc xâm lược của Nga.
“Chúng tôi đang đứng vững, kiên quyết. Tôi biết ơn tất cả các chiến binh của chúng tôi, những người còn sống và những người đã mất vì sự dũng cảm của họ,” ông nói. “Điều đó thực sự khó khăn, nhưng chúng tôi cũng mạnh mẽ bên trong quốc gia chúng tôi... Chúng tôi đoàn kết, chúng tôi có tổ chức, bởi vì chúng ta có động lực. Không phải chúng tôi khơi mào chiến tranh, mà chính chúng tôi là người phải kết thúc nó.”
Ông cảm ơn các đồng minh phương Tây đã hỗ trợ về đạn dược và kinh tế, đồng thời nói rằng sự hỗ trợ liên tục sẽ bảo đảm rằng Ukraine thành công trong cuộc chiến này.
6. Zelenskiy yêu cầu các nhà lãnh đạo tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới một phút im lặng để vinh danh các nạn nhân vụ tai nạn máy bay trực thăng
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đang yêu cầu những người tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos dành một phút mặc niệm cho các nạn nhân của vụ tai nạn máy bay trực thăng ở vùng ngoại ô Brovary của Kyiv và những người khác đã thiệt mạng trong chiến tranh.
“14 gia đình Ukraine đã mất người thân ngày hôm nay và nhiều gia đình khác đang mất người thân hàng ngày vì chiến tranh,” Zelenskiy nói. “Tôi sẽ yêu cầu các bạn tôn vinh ký ức về những người Ukraine đã mất bằng một phút mặc niệm,” ông nói thêm.
“Cảm ơn vì phút giây này,” Zelenskiy nói trong bài phát biểu ảo của mình sau phút im lặng “Chỉ một phút thôi, nhưng lưu giữ ký ức của biết bao người.”
Bộ trưởng Nội vụ Ukraine và những người khác trong ban lãnh đạo của ông đã thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay trực thăng hôm thứ Tư.
Cơ quan An ninh Ukraine, SBU, đã mở một cuộc điều tra về vụ tai nạn và đăng trên Facebook rằng “một số phiên bản của thảm kịch đang được xem xét.” Chúng bao gồm: “Vi phạm quy tắc bay, trục trặc kỹ thuật của trực thăng, và hành động cố ý phá hủy trực thăng.” Không có gợi ý nào từ các quan chức Ukraine khác về sự tham gia của Nga trong vụ tai nạn này.
“Mọi cái chết đều là hậu quả của chiến tranh,” Zelenskiy nói khi được CNN hỏi về vụ tai nạn sau phát biểu của ông. “Đây không phải là một tai nạn, đây là chiến tranh. Và chiến tranh không chỉ diễn ra trên chiến trường, có nhiều hướng chiến tranh khác nhau.”
Ông nói thêm: “Mọi thứ đang xảy ra, hỏa tiễn bắn trúng người dân của chúng tôi, những gì đang xảy ra với các trường mẫu giáo, trường học mọi cái chết đều là hậu quả của chiến tranh.
7. Nội các Ukraine mặc niệm các nạn nhân vụ rơi trực thăng Brovary
Nội các Ukraine hôm thứ Tư đã tổ chức một phút mặc niệm cho các nạn nhân của vụ tai nạn máy bay trực thăng ở Brovary.
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal phát biểu trong cuộc họp Nội các: “Chúng ta hãy tưởng nhớ tất cả những người đã chết trong thảm kịch khủng khiếp này bằng một phút mặc niệm.
“Denys Monastyrsky, Yevhen Yenin và Yuriy Lubkovych sẽ luôn được nhớ đến như những chuyên gia thực thụ, những người đáng tin cậy và tử tế, những người yêu nước của quê hương chúng ta. Họ đã làm rất nhiều cho chiến thắng của chúng ta và một Ukraine tốt đẹp hơn. Chúng ta sẽ luôn nhớ đến họ”, ông nói.
“Một lần nữa, tôi xin gửi lời chia buồn chân thành tới gia đình của tất cả các nạn nhân, đặc biệt là những bậc cha mẹ đã mất con ngày hôm nay,” Thủ tướng nói thêm. “Không có từ ngữ nào có thể diễn tả được sự đau buồn và đau đớn khủng khiếp. Mong tất cả các nạn nhân được yên nghỉ”.
8. Putin Bị Đồng Minh Thân Thiết Phản Bội Giúp Đỡ Ukraine Sau Lưng ông ta
Bulgaria, hay còn gọi là Bảo Gia Lợi, một quốc gia nghèo trong vùng Balkan, và thường phải dựa vào Nga. Trong số các quốc gia trong vùng Balkan, Bulgaria được coi là thân thiết với Nga nhất. Tuy nhiên, khi cuộc xâm lược Ukraine của Putin nổ ra, Bulgaria đã chọn đứng hẳn về phía Ukraine.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Betrayed by Close Ally Who Helped Out Ukraine Behind His Back”, nghĩa là “Putin Bị Đồng Minh Thân Thiết Phản Bội Giúp Đỡ Ukraine Sau Lưng ông ta.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Theo các báo cáo mới, chính phủ cũ của Bulgaria đã bí mật đề nghị hỗ trợ Kyiv trong giai đoạn đầu của cuộc xâm lược Ukraine của Nga.
Quốc gia vùng Balkan này ngăn cách về mặt địa lý với Ukraine bởi Rumani. Bulgaria vừa là thành viên Liên Hiệp Âu Châu và NATO, nhưng cũng có lịch sử duy trì quan hệ gần gũi với Mạc Tư Khoa hơn nhiều nước láng giềng.
Tuy nhiên, chính phủ có trụ sở tại Sofia vào mùa xuân năm 2022 “đã trở thành một trong những nhà xuất khẩu dầu diesel lớn nhất sang Ukraine và có thời điểm đáp ứng 40% nhu cầu của Ukraine,” cựu bộ trưởng tài chính Bulgaria Assen Vassilev nói với tờ báo Die Welt của Đức.
“Chúng tôi ước tính rằng khoảng một phần ba số đạn dược mà quân đội Ukraine cần trong giai đoạn đầu của cuộc chiến đến từ Bulgaria,” cựu thủ tướng Kiril Petkov nói với tờ báo.
Các tuyên bố đã được chứng thực bởi Kyiv. Ngoại trưởng Ukraine kể lại việc các lực lượng vũ trang Ukraine đã phải vật lộn như thế nào để duy trì nguồn cung cấp đạn dược vào mùa xuân.
“Chúng tôi biết rằng các nhà kho của Bulgaria có số lượng lớn đạn dược cần thiết nên Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã cử tôi đến gặp thủ tướng Kiril Petkov để xin những vật liệu cần thiết,” Dmytro Kuleba nói với nhật báo Đức.
trước khi nói thêm rằng ông sẽ “luôn biết ơn ông ấy vì đã sử dụng tất cả kỹ năng chính trị của mình để tìm ra giải pháp” cho tình trạng thiếu nhiên liệu và đạn dược.
Kuleba tin rằng chính phủ khi đó ở Sofia “đã quyết định đứng về phía đúng đắn của lịch sử và giúp chúng tôi tự bảo vệ mình trước một kẻ thù mạnh hơn nhiều”.
Ngoại trưởng Kuleba sau đó cho biết Thủ tướng Petkov đã hứa sẽ làm “mọi thứ trong khả năng của mình” để hỗ trợ Kyiv, mặc dù nhà lãnh đạo Bulgaria đã thừa nhận rằng điều đó “không dễ” thực hiện.
Thủ tướng Petkov nói với Die Welt rằng việc giao hàng chủ yếu thông qua các trung gian được chính phủ ủy quyền. Điều này sau đó đã được lặp lại bởi Kuleba.
Chỉ vài ngày sau khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, Petkov đã sa thải bộ trưởng quốc phòng Stefan Yanev sau khi ông này chọn sử dụng mô tả của Mạc Tư Khoa về “chiến dịch quân sự đặc biệt” thay vì thuật ngữ “chiến tranh”.
“Bộ trưởng Quốc phòng của tôi không thể dùng từ chiến dịch thay cho từ chiến tranh. Bạn không thể gọi đó là một chiến dịch khi hàng nghìn binh sĩ của bên này và bên kia đã thiệt mạng,” cựu thủ tướng nói trong một tuyên bố trên truyền hình, theo Reuters.
“Mối quan tâm của Bulgaria không phải là cúi đầu xuống. Khi chúng ta thấy điều gì đó mà chúng ta không đồng ý, điều gì đó quá rõ ràng, chúng ta không thể giữ im lặng,” ông nói.
Một cuộc thăm dò được công bố vào tháng 4 năm 2022 cho thấy tỷ lệ ủng hộ dành cho Tổng thống Nga Vladimir Putin ở quốc gia nhỏ bé Balkan giảm mạnh, khi mức độ ủng hộ dành cho ông giảm một nửa so với nghiên cứu được thực hiện vào năm trước.
Vào tháng 5, quốc hội Bulgaria đã bỏ phiếu thông qua việc gửi hỗ trợ kỹ thuật cho các lực lượng vũ trang của Ukraine nhưng không gửi viện trợ quân sự trực tiếp cho Kyiv.
Tháng sau, Petkov cho biết Sofia đã “hết sức” để hỗ trợ nỗ lực chiến tranh.
“Chúng tôi đã hỗ trợ những người tị nạn đang chạy đến, chúng tôi đã gửi tất cả các loại viện trợ nhân đạo, chúng tôi cũng tham gia sửa chữa vũ khí hạng nặng của Ukraine và chúng tôi tuân theo mọi lệnh trừng phạt chống lại Nga,” ông nói với truyền thông địa phương vào tháng 6.
Lễ tang quan trọng nhất lịch sử Công Giáo Úc thời cận đại. Những người Nga tử tế bị bắt ở Moscow
VietCatholic Media
16:59 19/01/2023