Ngày 18-01-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Vì yêu, Chúa liều thân gánh tội trần
Lm Nguyễn Xuân Trường
00:03 18/01/2020

Phúc Âm tuần này ông Gioan giới thiệu Chúa Giêsu: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian.” Lời giới thiệu ngắn gọn nhưng diễn tả trọn vẹn sứ mạng cứu độ của Chúa luôn được Giáo hội nhắc lại tới 4 lần trong mỗi thánh lễ. Lặp lại nhiều như thế để chúng ta khắc ghi vào tâm trí rằng: Chúa Giêsu yêu thương đến độ liều thân hy sinh gánh tội cho nhân loại. Đây là một Tin Mừng vĩ đại.

Vì yêu nên Chúa không giết chết nhân loại tội lỗi, mà ngược lại Chúa chịu chết như con chiên hiến tế để cứu chuộc các tội nhân. Chúa yêu liều thân cứu độ.

Vì yêu nên Chúa không dùng công lý để kết tội, mà dùng tình thương để tha tội cho trần gian. Chúa yêu dù có tội nhiều cũng xí xóa hết.

Vì yêu nên Chúa không đầy đọa nhân loại tội lỗi, nhưng lại gánh lấy những đau khổ tội lỗi của loài người. Chúa yêu Chúa gánh nỗi đau của nhân loại.

Tạ ơn Chúa vì yêu đã liều thân gánh tội trần gian. Loài người sẽ không ỷ nại rằng: cứ phạm tội đi, Chúa thương tha thứ hết. Làm người ai làm vậy. Nhưng để đáp lại tình yêu Chúa, loài người sẽ cố gắng tránh phạm tội làm mất lòng Chúa, và noi gương Chúa sẵn lòng hy sinh tha thứ, sẵn lòng gánh lấy niềm đau của nhau.

Và chúng ta đừng quên hưởng niềm vui ơn phúc mỗi khi đi tham dự thánh lễ là đi dự tiệc Chiên Thiên Chúa như lời linh mục xướng lên trước khi hiệp lễ: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian! Phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa.” Amen.

 
Chúa Nhật Thứ Hai Quanh Năm 19/1/2020 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
00:59 18/01/2020
Bài Ðọc I: Is 49, 3. 5-6

"Ta đặt ngươi như ánh sáng các dân tộc, để ngươi nên ơn cứu độ của Ta".

Trích sách Tiên tri Isaia.

Chúa đã phán cùng tôi: "Hỡi Israel, ngươi là tôi tớ Ta, vì Ta được vinh danh nơi ngươi".

Và bây giờ, Chúa phán, Người đã huấn luyện tôi khi tôi còn trong lòng mẹ, để tôi trở nên tôi tớ Người, để đem Giacóp về cho Người, và quy tụ Israel quanh Người. Tôi được ca tụng trước mắt Chúa và Thiên Chúa là sức mạnh của tôi. Người đã phán: "Làm tôi tớ Ta chẳng có là bao, để tái lập các chi họ Giacóp, để dẫn đưa các người Israel sống sót trở về; này đây Ta đặt ngươi như ánh sáng các dân tộc để ơn cứu độ của Ta tràn lan khắp địa cầu".

Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 39, 2 và 4ab. 7-8a. 8b-9. 10

Ðáp: Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Chúa (c. 8a và 9a).

Xướng: Con đã cậy trông, con đã cậy trông ở Chúa, Ngài đã nghiêng mình về bên con, và Ngài đã nghe tiếng con kêu cầu. Ngài đã đặt trong miệng con một bài ca mới, bài ca mừng Thiên Chúa chúng ta.

Xướng: Hy sinh và lễ vật thì Chúa chẳng ưng, nhưng Ngài đã mở rộng tai con. Chúa không đòi hỏi lễ toàn thiêu và lễ đền tội, bấy giờ con đã thưa: "Này con xin đến".

Xướng: Như trong quyển vàng đã chép về con: lạy Chúa, con sung sướng thực thi ý Chúa, và pháp luật Chúa ghi tận đáy lòng con.

Xướng: Con đã loan truyền đức công minh Chúa trong Ðại Hội, thực con đã chẳng ngậm môi, lạy Chúa, Chúa biết rồi.

Bài Ðọc II: 1 Cr 1, 1-3

"Nguyện cho anh em được ân sủng và bình an của Thiên Chúa, Cha chúng ta".

Khởi đầu thư thứ I của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Phaolô, do thánh ý Chúa, được kêu gọi làm Tông đồ của Chúa Giêsu Kitô, và Sôtênê, anh em chúng tôi, kính chào Hội Thánh Chúa ở Côrintô, những người được thánh hoá trong Chúa Giêsu Kitô, được kêu gọi nên thánh, làm một với tất cả mọi người khắp nơi đang kêu cầu thánh danh Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta: Nguyện chúc cho anh em được ân sủng và bình an của Thiên Chúa Cha chúng ta, và của Chúa Giêsu Kitô.

Ðó là lời Chúa.

Alleluia: 1 Sm 3, 9

Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe, Chúa có lời ban sự sống đời đời. - Alleluia.

Phúc Âm: Ga 1, 29-34

"Ðây Chiên Thiên Chúa, đây Ðấng xoá tội trần gian".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, ông Gioan thấy Chúa Giêsu tiến về phía mình liền nói: "Ðây Chiên Thiên Chúa, đây Ðấng xoá tội trần gian. Này tôi đã nói về Ngài: Một người đến sau tôi, nhưng đã có trước tôi, vì Ngài cao trọng hơn tôi. Và tôi, tôi đã không biết Ngài, nhưng để Ngài được tỏ mình ra với Israel, nên tôi đã đến làm phép rửa trong nước". Và Gioan đã làm chứng rằng: "Tôi đã thấy Thánh Thần như chim bồ câu từ trời đáp xuống và ngự trên Ngài. Về phần tôi, tôi đã không biết Ngài. Nhưng Ðấng sai tôi làm phép rửa trong nước phán bảo tôi: "Ngươi thấy Thánh Thần ngự xuống trên ai, thì đó chính là Ðấng làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần". Tôi đã thấy và tôi làm chứng: chính Ngài là Con Thiên Chúa".

Ðó là lời Chúa.
 
Đây Chiên Thiên Chúa, Đây Đấng Xóa Tội Trần Gian
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:22 18/01/2020
Suy Niệm Chúa Nhật II Thường Niên - Năm A

(Ga 1, 29-34)

Phụng vụ Chúa Nhật II thường niên A làm cho chúng ta nhớ lại chủ đề của lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa. Nhưng Isaia trình bày về người Tôi Tớ cách mới mẻ hơn (Bài đọc I) và Phúc Âm cũng thế, nói về phép rửa của Chúa Giêsu nhưng trong bản văn của Gioan. Tại sao có sự lặp lại này, khi chúng ta bước vào mùa phụng vụ mới?

Có lúc chúng ta cần phải nghe một lần nữa, để bổ sung hay làm sáng tỏ các mầu nhiệm. Tuần trước, lời Chúa mời gọi chúng ta sống chức phận làm con. Đó là điều cần thiết. Tuần này, lời Chúa mời gọi chúng ta đặt mình vào vị trí của Gioan Tẩy Giả để thấy được kế hoạch của Thiên Chúa đối với nhân loại.

Xem Video và nghe bài giảng

Tin Mừng hôm nay trình bày nhân vật Gioan Tẩy Giả như sau: "Khi ấy, ông Gioan thấy Chúa Giêsu tiến về phía mình" (Ga 1, 29). "Thấy Chúa Giêsu tiến về mình", đây là một hành động tương lai, tiếng Hy bá còn diễn tả ‘ngày mai’. Nhưng tương lai này có sự liên tục với Giao Ước cũ, vì Gioan Tẩy Giả đã không nói về chính mình, lời của ông được rút ra từ Cựu Ước đan vào nhau để làm sáng tỏ các mầu nhiềm. Bằng từ ‘ngày mai’, chúng ta khởi đầu một ngày mới, Năm Phụng vụ mới bắt đầu. Gioan Tẩy Giả thấy sự huy hoàng rực rỡ của Giao Ước mới tiến lên thì nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian."

Đây là Chiên Thiên Chúa

Gioan Tẩy Giả khẳng định, Chúa Giêsu là Chiên duy nhất chết thay cho đoàn chiên là nhân loại chúng ta. Không những thế, Người còn phục hồi tất cả những ai sống trên trần gian này và cứu chuộc mang về cho Thiên Chúa Cha. Một người chết thay cho toàn dân, để tất cả vâng phục Thiên Chúa; chỉ một mình Người đã chịu chết để cứu chuộc muôn người… Thật thế, con người đã trở nên hư hỏng, sống trong tội lỗi là lý do tại sao Chúa Cha đã cho Con của Ngài tới làm giá chuộc muôn người (x. Ga 3,16; Mc 10, 45), vì Người là đầu và tất cả mọi sự ở trong Người. Để tất cả chúng ta sống trong Người, Người đã vui lòng chịu chết và hiến tế vì chúng ta, Người đã chết thay cho chúng ta, và sống lại vì chúng ta. Người là Chiên thật xóa bỏ tội trần gian.

Đấng xóa tội trần gian

Tội lỗi là nguồn gốc và là căn nguyên của sự chết, làm thế nào thoát khỏi cái chết đời đời? Chắc chắn phải hủy diệt sự chết. Con Chiên đã chịu chết và sống lại, mầm mống sự chết bị tiêu tan, tội lỗi được tẩy xóa, còn tội nào khiền chúng ta phải chết nữa không? Khi cử hành lễ hy sinh của Con Chiên trong niềm vui, thánh Phaolô nói rằng: "Hỡi sự chết, chiến thắng của ngươi ở đâu? Hỡi sự chết, nọc đâu của người ở đâu? "(1 Cor 15,55 ; Os 13,14... " Ðức Kitô đã chuộc chúng ta cho khỏi bị nguyền rủa vì Lề Luật " (Gal 3, 13), để chúng ta có thể thoát khỏi lời nguyền của tội lỗi.

Gioan là mẫu người đi tìm Chúa

Gioan Tẩy Giả là một tiên tri, biết nhận ra Thiên Chúa giữa loài người. Nhưng làm thế nào ông biết Thiên Chúa ẩn tàng trong nhân loại? Ông thừa nhận là: "Tôi đã không biết Người" (Ga 1, 31,33). Tuyên bố của ông thật là lạ, vì Chúa Giêsu và Gioan là anh em họ hàng với nhau, hai bà mẹ đã viếng thăm nhau, Chúa Giêsu và Gioan đã gặp nhau, ấy vậy mà ông vấn lặp đi lặp lại cách khẳng định điệp từ : "Tôi đã không biết Người."

Có hai yếu tố : Gioan biết phân biệt ngày hoàn tất lời các ngôn và ngày Giêsu người anh em họ với mình tỏ mình là Chiên Thiên Chúa. Ông quan sát dưới ánh sáng của Chúa Thánh Thần. Gioan không phải là người lặp lại lời ngôn sứ Isaia. Ông đọc đi đọc lại Thánh Kinh và sách các ngôn sứ, nhưng ông đã làm theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần: "Đấng sai tôi làm phép rửa trong nước phán bảo tôi" (Ga 1, 33). Quả thật, Ngôi Lời Thiên Chúa lần đầu tiên mặc khải trong xác phàm, vậy là câu Gioan nói : "Tôi đã không biết Người", cho thấy, trước khi biết Đấng hoàn tất lời hứa, cần phải đón nhận lời các ngôn sứ và Thánh Kinh. Gioan đã thất bại khi tuyên xưng : "Tôi đã không biết Người". Ông bối rối khi vẫn chưa chính thức công nhận người thực hiện lời hứa, ông xác định rõ ràng Chúa Giêsu là Ngôi Lời làm người, lời hứa của Thiên Chúa để cứu chuộc nhân loại. Thì ra, khi con người bất lực, ân sủng của Chúa Thánh Thần là ngọn đuốc chiếu sáng tâm linh. Gioan quả là mẫu người lý tưởng trong sự nhận biết và đi tìm Chúa. Ông đã trở thành "Tẩy Giả" thực hiện đầy đủ ơn gọi của mình, ông không nói như là tiếng vọng của tiên tri Isaia, Gioan đã viết lời tiên tri một lần nữa và tham gia trong việc thực hiện lời hứa. Có như vậy, ông mới thực sự biết Thiên Chúa và sống đến cùng ơn gọi của mình và làm chứng cho mọi người biết rằng : "Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian"(Ga 1, 29).

Gioan là người lồng tiếng truyền đi sứ điệp mà ông đã được ủy thác. Sứ điệp Gioan truyền thật là một công thức đẹp và độc đáo, được lặp đi lặp lại ở tất cả các Bí tích Thánh Thể, được thể hiện dưới ánh mắt thân mật và yêu thương nhất của Thiên Chúa. "Đây là Chiên Thiên Chúa". Đây sự tuyển chọn Abraham và giao ước với nhà Đavid, đây là người Tôi Tớ đau khổ và là Chiên Vượt Qua. Đây là Đấng Cứu Thế muôn dân mong đợi. Đây là Con Thiên Chúa.

Gioan kết luận: "Tôi đã thấy và tôi làm chứng: chính Người là Con Thiên Chúa"(Ga 1, 34). Đó là lời chứng và cũng là lời giải thích của Gioan về sự nhận biết và tôn thờ cũng như đón nhận Lời Chúa để thông phần vinh quan với Người; hành động đức tin biến chúng ta thành người tôi tớ hợp nhất với người môn đệ dưới chân Thánh Giá: "Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian." Ngôi Lời bị ăn, vị Linh mục dương cao Mình Thánh Chúa lên cho chúng ta thờ lạy, chúng ta sẵn sàng công bố: "Đây là mầu nhiệm đức tin."...

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ



 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:22 18/01/2020

39. Lề luật của Đức Chúa Giê-su chính là lệnh cho chúng ta chịu đựng lẫn nhau, nếu chúng ta yêu mến Chúa thì chúng ta rất dễ dàng nhẫn nại trước những nhược điểm của người khác và yêu mến tha nhân.

(Thánh Augustine)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")


--------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:31 18/01/2020
21. MỘT ĐOÀN “KHÁCH TIÊN”

Chúc Chi Sơn, Đường Bá Hổ và Trương Mộng Tấn ở tại Tô Châu đều là những người có hành vi thái độ giống như người khùng.

Một lần nọ, họ đi xuống Vân Thiên giả làm người ăn xin, tay gõ bản tre, hát bài “hoa sen rụng” đi ăn xin, sau đó dùng tiền xin được mua rượu đi vào trong một cái miếu nơi hoang dã và uống quên trời quên đất.

Lại một lần khác, họ lại xé rách quần áo, tay cầm gậy trúc xanh, chen vào vùng Hổ San, hát lên một bài đạo tình hoá duyên của đạo sĩ.

Có một du khách làm thơ rất chậm, Chúc Chi Sơn bèn tiến lên phía trước viết nhanh một bài thơ, nét chữ thanh thoát như mây khói, sau đó đột nhiên bỏ đi, du khách tìm tung tích ông ta nhưng tìm không ra, thế là truyền miệng nói đó là “kh21. MỘT ĐOÀN “KHÁCH TIÊN”

Chúc Chi Sơn, Đường Bá Hổ và Trương Mộng Tấn ở tại Tô Châu đều là những người có hành vi thái độ giống như người khùng.

Một lần nọ, họ đi xuống Vân Thiên giả làm người ăn xin, tay gõ bản tre, hát bài “hoa sen rụng” đi ăn xin, sau đó dùng tiền xin được mua rượu đi vào trong một cái miếu nơi hoang dã và uống quên trời quên đất.

Lại một lần khác, họ lại xé rách quần áo, tay cầm gậy trúc xanh, chen vào vùng Hổ San, hát lên một bài đạo tình hoá duyên của đạo sĩ.

Có một du khách làm thơ rất chậm, Chúc Chi Sơn bèn tiến lên phía trước viết nhanh một bài thơ, nét chữ thanh thoát như mây khói, sau đó đột nhiên bỏ đi, du khách tìm tung tích ông ta nhưng tìm không ra, thế là truyền miệng nói đó là “khách tiên”.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 21:

Vì bất mãn cuộc sống mà có người giả điên giả khùng để trêu đời, vì hận đời có quá nhiều bất công nên có những người chữ nghĩa mưu lược đầy mình giả điếc giả câm...

Có người giả điên, có người giả câm giả điếc, lại có người giả “khùng khùng mát mát” nhưng tâm trí thì minh mẫn hiểu rõ nhân tình thế thái hơn những người khác.

Người Ki-tô hữu khác với những người khác ở chỗ họ hiểu được chuyện nhân tình thế thái, họ hiểu được trần gian là bể khổ, là có nhiều bất công và áp bức nhưng họ không giả câm giả điếc, họ không giả khùng giả điên, trái lại họ càng sống cho ra sống để làm chứng cho Phúc Âm của Chúa, là dùng cuộc sống công bằng bác ái và yêu thương của mình để xây dựng một xã hội trần thế tốt đẹp như ý Thiên Chúa muốn.

Người không có đức tin thì thích giả khùng giả điếc để hưởng thụ một mình trong sự giả điên giả khùng của mình.

Người có đức tin thì không thích hưởng thụ một mình, nhưng biết đem cái mình biết mình hiểu ra giúp người, như vậy họ là những sứ giả tình yêu của Thiên Chúa, chứ không phải là “khách tiên” như người ta tưởng...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


--------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đọc sách Từ thẳm sâu tâm hồn chúng tôi - Đức Bênêđíctô giải thích lịch sử luật độc thân linh mục
Đặng Tự Do
09:48 18/01/2020
Độc thân linh mục bắt buộc đã là một nguồn gây tranh cãi kể từ Công Đồng Vatican II. Trong số các lập luận chống lại luật độc thân linh mục, ngày nay, rõ ràng có một nhu cầu cấp bách là phải có thêm nhiều linh mục. Bên cạnh đó, còn có truyền thống lâu đời cho phép linh mục được kết hôn trong Chính Thống Giáo và nhiều cộng đồng Công Giáo Đông phương khác. Cho nên, nhiều người lập luận rằng nếu độc thân linh mục chỉ là một kỷ luật của Giáo Hội Tây phương, không phải là một tín lý, thì kỷ luật ấy có thể được thay đổi. Hơn nữa, nhiều người lý luận rằng một linh mục có gia đình sẽ có những lợi thế thiết thực. Thí dụ, các nền văn hóa ở nhiều miền truyền giáo thường có cái nhìn tiêu cực với những người độc thân, xem họ là một người “ngoài hành tinh”, không đáng tin tưởng. Nhiều người cũng tin rằng chức tư tế sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với các thanh niên, nếu không ngăn cấm việc kết hôn. Một số người cũng tin rằng các vụ lạm dụng tình dục giáo sĩ có thể được giảm bớt. Nhiều người tin vào điều này một cách cực đoan đến mức tranh luận rằng lẽ ra Giáo Hội không nên truyền chức linh mục cho những người nam độc thân, mà chỉ nên truyền chức cho những người đã kết hôn và có một đời sống gia đình ổn định!

Thượng Hội Đồng Amazon dường như mang đến hy vọng rằng một chức tư tế không ngăn cấm việc kết hôn, ban đầu hạn chế trong một phạm vi địa lý nhất định, với các giới hạn trong các hoàn cảnh được xác định một cách khắt khe, cuối cùng có thể trở thành một thực tại tràn lan trong Giáo Hội Latinh. Việc phong chức linh mục cho các viri probati, tức là những người đã có gia đình nhưng có đức hạnh được chứng minh, trong các miền truyền giáo sẽ tạo ra tiền lệ cần thiết cho việc dần dần tái xác định thần học về luật độc thân linh mục để tiến đến bãi bỏ luật này.

Đức Bênêđíctô giải thích thế nào về lịch sử của luật độc thân linh mục? Dưới đây là lập luận của ngài trích từ cuốn “Des Profondeurs de nos cœurs”, nghĩa là “Từ sâu thẳm tâm hồn chúng tôi”. Bản tiếng Pháp vừa được phát hành hôm 15 tháng Giêng. Xin đăng tải cả phần tiếng Pháp trích từ cuốn sách và phần dịch sang tiếng Việt của chúng tôi.

1. Célibataires ou continents, pour célébrer l’Eucharistie

Trés vite – nous ne savons pas exactement quand, mais en tout cas très rapidement –, la célébration régulière, et même quotidienne, de l’Eucharistie est devenue essentielle pour l’Église. Le pain “supersubstantiel” est en même temps le pain “quotidien” de l’Église. Cela eut une conséquence importante qui, précisément, hante aujourd’hui l’Église.


1. Độc thân hay kiêng khem để cử hành Thánh Thể

Rất sớm - chúng ta không biết chính xác là khi nào, nhưng dẫu sao rất nhanh chóng - việc cử hành Thánh Thể thường xuyên và thậm chí hàng ngày đã trở nên thiết yếu đối với Giáo Hội. Bánh “siêu thực thể” đồng thời là lương thực “hàng ngày” của Giáo Hội. Và điều này đã có một hậu quả quan trọng, trên thực tế, chi phối Giáo Hội ngày nay.

Dans la conscience commune d’Israël, les prêtres étaient rigoureusement tenus de respecter l’abstinence sexuelle dans les périodes où ils exerçaient le culte et étaient donc en contact avec le mystère divin. La relation entre l’abstinence sexuelle et le culte divin fut absolument claire dans la conscience commune d’Israël. À titre d’exemple, je voudrais rappeler l’épisode de David qui, fuyant Saül, pria le prêtre Achimélek de lui donner du pain: Le prêtre répondit à David: “Je n’ai pas de pain ordinaire sous la main, il n’y a que des pains consacrés: tes hommes pourront en manger s’ils se sont gardés de rapports avec les femmes.” David répondit au prêtre: “Oui, bien sûr ! Nous nous sommes abstenus de rapports avec les femmes depuis trois jours” (1 S 21, 5f). Étant donné que les prêtres de l’Ancien Testament ne devaient se consacrer au culte que durant des périodes déterminées, le mariage et le sacerdoce étaient compatibles.

Theo nhận thức luân lý thông thường của người Do Thái, các tư tế được yêu cầu một cách nghiêm ngặt phải giữ sự kiêng khem tình dục trong thời kỳ họ thực hiện việc thờ phượng, và qua đó tiếp xúc với mầu nhiệm thánh thiêng. Mối quan hệ giữa kiêng quan hệ tình dục và việc phượng tự Thiên Chúa là hoàn toàn rõ ràng trong nhận thức luân lý thông thường của người Do Thái. Để nêu một ví dụ, tôi muốn nhắc lại cảnh Đavít, bỏ chạy Saolô, cầu xin tư tế Akhimeléc cho anh chút bánh. Vị tư tế trả lời Đavít rằng: “Tôi không có sẵn bánh thường, chỉ có bánh thánh hiến, miễn là các đầy tớ đã giữ mình, không gần gũi đàn bà.” Đavít trả lời vị tư tế: “Phải, chúng tôi không gần gũi đàn bà trong ba ngày rồi” (1 Sam 21: 5f). Vì các tư tế của Cựu Ước không hiến mình cho việc thờ phượng ngoại trừ trong những thời kỳ nhất định, hôn nhân và chức tư tế không đối kháng với nhau.

Mais, en raison de la célébration eucharistique régulière et souvent même quotidienne, la situation des prêtres de l’Église de Jésus-Christ se trouve radicalement changée. Désormais, leur vie entière est en contact avec le mystère divin. Cela exige de leur part l’exclusivité à l’égard de Dieu. Cela exclut par conséquent les autres liens qui, comme le mariage, embrassent toute la vie. De la célébration quotidienne de l’Eucharistie, qui implique un état de service de Dieu permanent, naquit spontanément l’impossibilité d’un lien matrimonial. On peut dire que l’abstinence sexuelle qui était fonctionnelle s’est transformée d’elle-même en une abstinence ontologique. Ainsi, sa motivation et sa signification étaient changées de l’intérieur et en profondeur.

Nhưng, vì việc cử hành Thánh Thể thường xuyên và thường là diễn ra hàng ngày, tình hình của các linh mục trong Giáo Hội Chúa Giêsu Kitô thay đổi một cách triệt để. Giờ đây, toàn bộ cuộc sống của họ tiếp xúc với mầu nhiệm thánh thiêng. Điều này đòi hỏi họ dành độc quyền cho Thiên Chúa. Hệ quả là điều này loại trừ mọi ràng buộc khác, giống như hôn nhân, nó bao trùm toàn bộ cuộc sống. Từ việc cử hành Bí tích Thánh Thể hàng ngày, là điều bao hàm tình trạng phụng sự vĩnh viễn cho Thiên Chúa, tự động nảy sinh sự bất khả thi của một mối quan hệ hôn nhân. Ta có thể nói rằng sự kiêng khem tình dục có chức năng tự biến thành một sự kiêng khem bản thể. Do đó, động lực và ý nghĩa của người ấy đã thay đổi từ bên trong và sâu sắc.

De nos jours, on affirme trop facilement que tout cela ne serait que la conséquence d’un mépris de la corporéité et de la sexualité. La critique selon laquelle le fondement du célibat sacerdotal serait une conception manichéenne du monde a déjà été formulée au IVe siècle. Elle fut cependant immédiatement repoussée de manière décisive par les Pères de l’Église qui y mirent fin pour un certain temps.

Trong thời đại của chúng ta, người ta nói quá dễ dàng rằng tất cả những điều này chẳng qua chỉ là hậu quả của một sự khinh miệt thân xác và miệt thị tình dục. Những lời chỉ trích theo đó nền tảng của sự độc thân linh mục là một quan niệm của đạo Mani về thế giới đã được hình thành từ thế kỷ thứ 4. Tuy nhiên, điều này đã ngay lập tức bị các Giáo phụ bác bỏ một cách quyết liệt và đặt dấu chấm hết cho nó sau một thời gian.

Un tel jugement est erroné. Pour le démontrer, il suffit de rappeler que l’Église a toujours considéré le mariage comme un don octroyé par Dieu dès le paradis terrestre. Toutefois, l’état conjugal concerne l’homme dans sa totalité, or le service du Seigneur exigeant également le don total de l’homme, il ne semble pas possible de réaliser simultanément les deux vocations. Ainsi, l’aptitude à renoncer au mariage pour se mettre totalement à la disposition du Seigneur est devenue un critère pour le ministère sacerdotal.

Đánh giá như vậy là sai lầm. Để chứng minh điều này, chỉ cần nhớ rằng Giáo Hội luôn coi hôn nhân là một món quà được Thiên Chúa ban tặng bắt đầu từ vườn địa đàng trần thế. Tuy nhiên, trạng thái vợ chồng liên quan con người trong tổng thể của mình, nhưng vì sự phụng sự Chúa cũng đòi hỏi không kém sự trao ra tổng thể con người, nên dường như không thể hiện thực hoá cả hai ơn gọi cùng một lúc. Do đó, thái độ từ bỏ hôn nhân để làm cho mình hoàn toàn sẵn sàng cho Chúa đã trở thành một tiêu chí cho thừa tác vụ linh mục.

Quant à la forme concrète du célibat dans l’Église ancienne, il convient encore de souligner que les hommes mariés ne pouvaient recevoir le sacrement de l’Ordre que s’ils s’étaient engagés à respecter l’abstinence sexuelle, donc à vivre le mariage dit “de saint Joseph”. Une telle situation semble avoir été tout à fait normale au cours des premiers siècles. Il existait un nombre suffisant d’hommes et de femmes qui considéraient qu’il était raisonnable et possible de vivre de cette manière en se donnant ensemble au Seigneur.

Còn về các hình thức cụ thể của đời sống độc thân trong Giáo Hội sơ khai, điều đáng nhấn mạnh là những người đàn ông đã lập gia đình không thể nhận bí tích truyền chức thánh nếu họ không cam kết sẽ tôn trọng việc kiêng khem tình dục, và do đó, họ phải sống cuộc sống hôn nhân được gọi là hôn nhân “của Thánh Giuse.” Một tình huống như vậy đã được xem là hoàn toàn bình thường trong những thế kỷ đầu tiên. Nhiều người nam nữ cho rằng điều đó là hợp lý và có thể sống theo cách này bằng cách hiến trọn thân mình cho Chúa.

2. “Le Seigneur est mon partage et ma coupe” (Psaume 16:5)

Dans l’Ancien Testament, les lévites renoncent à posséder une terre. Dans le Nouveau Testament, cette privation se transforme et se renouvelle: les prêtres, parce qu’ils sont radicalement consacrés à Dieu, renoncent au mariage et à la famille. […] Le véritable fondement de la vie du prêtre, le sel de son existence, la terre de sa vie est Dieu lui-même. Le célibat, qui vaut pour les évêques dans toute l’Église orientale et occidentale et, selon une tradition qui remonte à une époque proche de celle des apôtres, pour les prêtres en général dans l’Église latine, ne peut être compris et vécu en définitive que sur ce fondement.


2. Chúa là phần gia nghiệp con được hưởng, là chén phúc lộc dành cho con (Tv 16:5)

Trong Cựu Ước, các tư tế Lêvi từ bỏ quyền sở hữu đất đai. Trong Tân Ước, sự từ bỏ này được chuyển hóa và đổi mới: các linh mục, vì được thánh hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa, từ bỏ hôn nhân và gia đình[...] Nền tảng thực sự của cuộc đời linh mục, muối cho sự tồn tại của ngài, đất đai của cuộc đời ngài là chính Thiên Chúa. Sống độc thân, áp dụng cho các giám mục khắp các Giáo hội Đông và Tây và, theo một truyền thống bắt nguồn từ thời đại rất gần với thời các tông đồ, áp dụng cho các linh mục nói chung trong Giáo hội Latinh, không thể hiểu và sống dứt khoát nếu không có nền tảng này.
 
Vương Cung Thánh Đường bị tấn công khi diễn ra nghi thức nhậm chức Tổng Giám Mục Santiago de Chile
Đặng Tự Do
15:56 18/01/2020
Thánh lễ nhận tòa ngày 11 tháng Giêng của Đức Tổng Giám Mục Celestino Aós với tư cách là Tân Tổng Giám Mục của thủ đô Santiago de Chile đã diễn ra trong màn khói lựu đạn cay. Một số thanh niên quá khích đã mở ba lô gần phía trước nhà thờ và ném lựu đạn cay vào ngôi thánh đường trong lúc thánh lễ đang diễn ra.

Một bài đăng trên Instagram của portadasoñada, tự mô tả là một cơ quan truyền thông độc lập và tự quản lý của nhóm này, đã đăng một đoạn video về vụ việc, mà chúng cho là để tố cáo thẩm quyền Công Giáo cao nhất nước này vì sự im lặng và đồng lõa của các ngài trước các tội ác của nhà cầm quyền.

Liên Hợp Quốc đã cảnh báo với các bằng chứng cụ thể về nhiều hình thức vi phạm nhân quyền của cảnh sát và giới quân nhân ở Chí Lợi kể từ tháng Mười vừa qua cho đến nay. Các vi phạm này bao gồm việc sử dụng vũ lực quá mức và không cần thiết, đôi khi dẫn đến thương tích hoặc tử vong, cũng như việc tra tấn, hãm hiếp và giam giữ tùy tiện những người biểu tình.

Các cuộc biểu tình chống chính phủ đã bắt đầu vào giữa tháng 10 tại Santiago trước đề nghị tăng giá vé tàu điện ngầm. Đề nghị này đã bị đình chỉ. Tuy nhiên, các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn, trong đó những người phản kháng mở rộng sự bất bình của họ đối với sự bất bình đẳng trong xã hội và chi phí chăm sóc sức khỏe quá cao.

Một số nhà thờ trên khắp Chí Lợi đã bị tấn công, cướp bóc và thậm chí bị đốt cháy trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống chính phủ ở nước này.

Tờ La Tercera ở Chí Lợi đã báo cáo rằng hiệu trưởng của Đại học Giáo hoàng Chí Lợi, là cha Ignacio Sánchez, đã có mặt trong Thánh lễ nhận tòa của Đức Tổng Giám Mục Aós.

“Tôi thấy một người đổ ra trên mặt đất một số lọ trông giống như những ống đựng hơi cay, trước khi họ rút chốt ném tới tấp vào nhà thờ,” Cha Schechez nói. “Thật đáng tiếc là nhiều người không biết rằng trong khi đòi hỏi tự do và dân chủ, họ cần phải hành động như những người biết yêu mến tự do và dân chủ. Họ cần có sự tôn trọng đối với các giáo đường, hành xử đàng hoàng và hợp đạo lý”.

Trong thực tế, các Giám Mục đã liên tục kêu gọi các lực lượng an ninh phải tôn trọng nhân quyền. Trong một tuyên bố vào ngày 24 tháng 10 năm 2019, tức là ngay sau khi bạo lực ban đầu nổ ra, các Giám Mục đã tuyên bố “hiệp nhất trong nỗi buồn với người thân của những người đã bị thiệt mạng và rất nhiều người bị thương”. Các ngài nói thêm “Chúng tôi kêu gọi tất cả mọi người người đang biểu tình hãy phát biểu ý kiến của mình một cách ôn hòa và các cơ quan có thẩm quyền phải tôn trọng các quyền cơ bản và đối xử đúng đắn đối với những người bị giam giữ.”

Trong một tuyên bố ngày 8 tháng 11, Đức Cha Aós, lúc đó đang là Giám Quản Tông Tòa của Santiago, cho biết “Chúng ta đừng cố gắng biện minh cho bất kỳ hình thái bạo lực nào, bạo lực luôn luôn là xấu, và dẫn đến bạo lực nhiều hơn nữa”. Ngài cũng đề nghị một “Hiệp ước xã hội” và những thay đổi về cấu trúc, quyền hạn của cá nhân và hiến pháp để giúp khắc phục khủng hoảng.

Trong bài giảng ngày 11 tháng Giêng, giữa màn hơi cay, Đức Tổng Giám Mục Aós cảnh báo rằng “Chúng ta đã, đang và sẽ còn phải trải qua những ngày đầy kích động, chia rẽ và bạo lực,” và cảnh báo rằng “Sự chia rẽ, bất công, dối trá và bạo lực trái với tinh thần Kitô giáo, và những cam kết trong bí tích rửa tội của chúng ta.”

“Không có Kitô hữu nào có thể là những người bàng quang. Càng không thể là một người lên án, hay quay sang dùng đến bạo lực. Tất cả chúng ta phải tự hỏi, ý muốn của Thiên Chúa đối với tôi là gì? Hay nói cho dễ hiểu hơn, Chúa Kitô sẽ làm gì trong hoàn cảnh của tôi?”

Đức Cha Celestino Aós sinh ngày 6 tháng Tư, 1945. Sau khi học xong Triết và Thần học, ngài gia nhập dòng Anh Em Hèn Mọn Capuchin ngày 15 tháng 8, 1964 và được thụ phong linh mục ngày 30 tháng 8, 1968.

Năm 2007 trong khi là Chưởng lý của giáo phận Valparaiso, ngài can đảm đưa ra phán quyết bênh vực một cha giám đốc chủng viện trước các tố cáo lạm dụng tính dục của một cựu chủng sinh. Sau các cuộc điều tra kéo dài của cảnh sát, phán quyết của ngài được xác nhận là đúng. Dù vậy, vì chuyện này, ngài vẫn tiếp tục bị chỉ trích.

Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Copiapó vào ngày 25 tháng 7, 2014. Ngày 23 tháng Ba 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm ngài làm Giám Quản Tông Tòa Santiago de Chile. Ngày 27 tháng 12, 2019 Đức Thánh Cha bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám Mục Chính Tòa Santiago de Chile.


Source:Catholic News Agency
 
Văn Kiện Tự Do Tôn Giáo của Ủy Ban Thần học Quốc Tế: Ghi chú
Vũ Văn An
19:51 18/01/2020
[31] Về các hệ luận thần học của ý niệm hữu thể nhân bản như là hình ảnh của Thiên Chúa, xin xem Ủy Ban Thần học Quốc tế, Communion et service, 2 (Documents II, tr. 450-464).

[32] Xem Ủy Ban Thần học Quốc tế, Dignité et droits de la personne humaine (1983), 2.2.1 (Documents I, tr. 306-307); và Communion et service, số 40-43 (Documents II, tr. 457-459).

[33] Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, số 1778.

[34] Xem Thánh Thomas d’Aquin, Summa Theologiae, Ia-IIae, q. 19, a. 5, trong Opera omnia iussu Leonis XIII P.M. edita, vol. 6, Ex Typographia Polyglotta, Romae, 1891, tr. 145-146.

[35] Công đồng Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, số 16.

[36] Công đồng Vatican II, Hiến chế tín lý Dei Verbum (18 tháng 11, 1965), số 5.

[37] Xem Ủy Ban Thần học Quốc tế, Mémoire et réconciliation : l’Église et les fautes du passé (2000), 5.c (Documents II, tr. 307-308).

[38] Trong văn hóa La Mã, Virgil mô tả với cái nhìn sâu sắc cách nữ thần Juno, để trả thù Aeneas, gửi Furie Alecto đi gieo hận thù và chia rẽ trong trái tim của cư dân thành phố Latium, với kết quả hữu hiệu là một cuộc chiến tàn khốc, đầy ghen tị và hận thù, nổ bùng, và người anh hùng trẻ tuổi không thể đạt được mục tiêu của mình. XemVirgile, Aeneis,VII, 341-405, trong O. Ribbeck (ed.), P. Vergilii Maronis Opera, Lipsiae, Teubner, 1895, tr. 554-557.

[39] Công đồng Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, số 25a : « Nhân vị, tự bản chất, tuyệt đối vốn cần một đời sống xã hội, là và phải là nguyên lý, là chủ thể và cùng đích của mọi định chế”.

[40] Xem E. Kant, Phê bình Lý trí Thực tiễn, Phần đầu, cuốn một, chương III; Ủy Ban Thần học Quốc tế, À la recherche d'une éthique universelle, số 84 (Documents II, p. 607) : «Con người nằm ở trung tâm trật tự chính trị và xã hội vì họ là một cùng đích chứ không phải một phương tiện”.

[41] Xem Ủy Ban Thần học Quốc tế, À la recherche d'une éthique universelle, số 41 (Documents II, p. 582-583) ; Hợp tuyển Học thuyết Xã hội của Giáo Hội, số 110, 149.

[42] Xem Ủy Ban Thần học Quốc tế, À la recherche d'une éthique universelle, số 38 (Documents II, p. 580-581).

[43]Xem Ủy Ban Thần học Quốc tế, Communion et service, số 41-45 (Documents II, tr. 457-460); Foi et inculturation, 1.6 (Documents II, tr.34).

[44] Xem J. Ratzinger - Đức Bênêđictô XVI, « La molteplicazione dei diritti e la distruzione dell’idea di diritto », trong Liberare la libertà. Fede e politica nel terzo millennio, Cantagalli, Siena, 2018, tr. 9-15 (Bản tiếng Pháp: Libérer la Liberté, Foi et politique, Parole et Silence, Paris, 2018).

[45] Nhân dịp kỷ niệm sáu mươi năm Tuyên ngôn Nhân quyền, Tòa Thánh đã lưu ý rằng ngày nay đang có vấn đề thừa nhận tùy tiện các lựa chọn và khuynh hướng thuần túy, bị thao túng về mặt ý thức hệ, vốn ít liên quan đến quyền con người đích thực. Trong nhiều trường hợp, khả năng những nội dung này có thể đại diện cho phẩm giá của con người phổ quát không thực sự được khảo sát theo tiêu chuẩn nó đóng góp hữu hiệu vào thiện ích chung. Xem Đức Tổng Giám Mục S. M. Tommasi, Lên tiếng tại Piên họp thường lệ thứ sáu của Hội Đồng Nhân Quyền , 10 tháng 12 năm 2007, Genève.

[46] Ủy Ban Thần học Quốc tế, Communion et service, số 36 (Documents II, tr. 455).

[47] Xem Thánh Gioan Phaolô II, Tông thư Mulieris Dignitatem (15 tháng 8, 1988), số 12-16 (AAS 80 [1988], 1681-1692).

[48] Xem Thánh Gioan Phaolô II, Tông huấn Familiaris consortio (22 tháng 11, 1981), số 22-24 (AAS 74 [1982], tr. 84-91; Tông thư Mulieris dignitatem, số 1 (AAS 88 [1988], tr. 1653-1655).

[49] Xem Thánh Gioan Phaolô II, Tông huấn Familiaris consortio, số 4-10, 36-41 (AAS 74 [1982], tr. 84-91, 126-133). Xem các thách đố gần đây do Đức Phanxicô nhận diện, Tông huấn Amoris Laetitia (19 tháng 3, 2016), số 50-56 (AAS 108 [2016], tr. 331-335). Xem Ủy Ban Thần học Quốc tế, À la recherche d'une éthique universelle, số 35, 92 (Documents II, tr. 578-579 ; 611).

[50] Đó chính là một trong các đóng góp hiện được Paul Ricœur tiếp nhận. Xin xem Temps et récit, 1. L’intrigue et le récit historique, Seuil, Paris, 1983.

[51] Xem Công đồng Vatican II, Hiến chế Tín lý Dei Verbum, số 7-8 ; Hiến chế Tín lý Lumen Gentium (21 tháng 11, 1964), số 3-4 v.v... Cũng nên xem Ủy Ban Thần học Quốc tế, Thèmes choisis d’ecclésiologie (1984), 1 (Documents I, tr. 326-329).

[52] Xem Hợp tuyển Học thuyết Xã hội của Giáo Hội, số 151.

[53] Về chủ đề này, cuộc đối thoại J. Habermas – J. Ratzinger vẫn còn là một tham chiếu, Raison et religion. La dialectique de la sécularisation, Salvator, Paris, 2010.

[54] Xem Đức Phanxicô, Thông điệp Laudato Si’ (24 tháng 5, 2015), số 137-162 (AAS 107 [2015], tr. 902-912).

[55] Khái niệm về các cơ quan trung gian ban đầu thuộc về học thuyết xã hội của Giáo hội. Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã đề ra nó trong Thông điệp Rerum Novarum (ngày 15 tháng 5 năm 1891) ở số 10-11 (về gia đình) và các số 38 và 41 (đối với các hiệp hội khác: societates / sodalitates) (ASS 23 [1891], trang 646, 665-666). Thánh Gioan XXIII trong Thông điệp Mater et Magistra (15 tháng 5 năm 1961), số 52 (AAS 53 [1961], trang 414), khẳng định: "Chúng ta cũng cho là cần thiết việc các cơ quan trung gian và các sáng kiến xã hội đa dạng, mà nhờ đó, việc 'xã hội hóa' được thể hiện và thực hiện trước nhất, được hưởng một quyền tự chủ hữu hiệu trước các cơ quan công quyền, họ được theo đuổi các thiện ích cụ thể của họ trong mối quan hệ hợp tác trung thành giữa họ với nhau và phụ thuộc vào các yêu cầu của thiện ích chung. Không kém phần cần thiết là các cơ quan xã hội này được hiện diện dưới hình thức một cộng đồng thực sự; điều này có nghĩa là các thành viên của họ sẽ được coi và đối xử như những ngôi vị, được khuyến khích tham gia tích cực vào cuộc sống của họ”. Thánh Gioan Phaolô II nhắc lại điều này trong Thông điệp Centesimus annus (ngày 1 tháng 5 năm 1991), số 13 (AAS 83 [1991], trang 809-810). Ý tưởng có tính quyết định không phải là ý tưởng "cơ quan", mà là ý tưởng "trung gian". Mỗi nhóm trung gian phải ý thức được chức năng làm trung gian của mình giữa lòng toàn bộ xã hội và để phục vụ thiện ích chung.

[56] Xem Hợp tuyển Học thuyết Xã hội của Giáo Hội, số 185-186, 394; cũng nên xem Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, số 1880-1885, về nguyên tắc phụ đới.

[57] Về đề tài này, xin xem Công đồng Vatican II, Sắc lệnh Inter mirifica (4 tháng 12, 1963) ; Thánh Gioan Phaolô II, Tông thư Le progrès rapide (24 tháng 1, 2005) (AAS 97 [2005], tr. 188-190) ; id., Thông điệp Redemptoris missio, số 37 (AAS 83 [1991], tr. 282-286) ; id., Thông điệp Ngày Truyền thông Xã hội Thế giới lần thứ 36: « Internet :Diễn đàn mới để Công bố Tin Mừng (24 tháng 1, 2002) (Enchiridion Vaticanum 21 [2002], tr. 29-36) ; Đức Phanxicô, Thông điệp Ngày Truyền thông Xã hội Thế giới lần thứ 50:«Truyền thông và Thương xót: Một Cuộc Gặp gỡ Phong phú” (24 tháng 1, 2016) (AAS 108 [2016], tr. 157-160) ; Hội đồng Giáo Hoàng về Truyền thông Xã hội, Giáo Hội và Internet (2 tháng 2, 2002), số 4.

[58]Xem S. C. Mimouni, Le Judaïsme ancien du VIe siècle avant notre ère au IIIe siècle de notre ère : des prêtres aux rabbins, Paris, Presses universitaires de France, Collection « Nouvelle Clio », 2012.

[59] Xem bình luận của Hợp tuyển Học thuyết Xã hội của Giáo Hội, số 379.

[60] Xem Pline le Jeune, Epistula X, 96 trong R.A.B. Mynors (ed.), C. Plini Secundi epistularum libri decem, Clarendon Press, Oxford 1963, tr. 338-340.

[61] Việc bách hại vì đức tin và việc tuyên xưng của phúc tử đạo đánh dấu suy tư của Sách Khải huyền , dưới ánh sáng của chứng nhân trung thành đầu hết là Chúa Kitô; xem Kh 1:5 ; 7:9-17 ; 13-14, v.v...

[62] Xem Thánh Augustinô, De civitate Dei, XIX, 17 (CCSL 48, 683-685).

[63] Chính Thánh Augustinô sẽ tiến đến chỗ phải chấp nhận sự cần thiết của việc "kiểm soát tôn giáo" từ phía Nhà nước. Sự thay đổi quan điểm này được trình bày như trở thành cần thiết bởi sự kiện này là những kẻ dị giáo và ly giáo, những người đầu tiên, đã kêu gọi "quyền lực dân sự" phải làm cho người ta nhìn nhận tính hợp pháp của của việc họ đi trệch về tôn giáo khỏi đức tin chính thống của Kitô giáo. Xem Thánh Augustinô, Epistula XCIII, 12-13.17 (CCSL 31A, tr. 175-176.179-180) ; cả Epistula CLXXIII, 10 (PL 33, col. 757) ; Sermo XLVI, 14 (CCSL 41, tr. 541).

[64] Trong các bối cảnh lịch sử rất khác, Gelase, Epistula “Famuli vestrae pietatis” ad Anastasium I imperatorem (494, DS347) ; Đức Lêô XIII, Thông điệp Immortale Dei (1 tháng 11, 1885), số 6 (ASS 18 [1885]), tr. 166), nói về sự phân biệt đúng đắn chứ không phải triệt để tách biệt giữa trật tự chính trị và trật tự tôn giáo.

[65] Công đồng Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, số 76. « Cộng đoàn chính trị và Giáo Hội, mỗi bên với lãnh vực riêng của mình, đều độc lập và tự trị. Tuy nhiên, dầu dưới danh hiệu khác nhau, cả hai cũng đồng phục vụ con người trong sứ mệnh cá nhân và xã hội. Tùy theo hoàn cảnh và địa phương, nếu cả hai càng duy trì được sự cộng tác lành mạnh, thì cả hai càng phục vụ lợi ích của con người một cách hữu hiệu hơn. Bởi vì con người không phải chỉ thu hẹp trong nhãn giới trần gian. Nhưng tuy sống trong lịch sử nhân loại, con người vẫn mang một sứ mệnh trường cửu”. Người ta cũng sẽ thấy Bộ Giáo lý Đức tin đóng góp nhiều điều chính xác: Note doctrinale à propos de questions sur l’engagement et le comportement des catholiques dans la vie politique (24 tháng 11, 2002), số 6.

[66] Xem Hợp tuyển Học thuyết Xã hội của Giáo Hội, số 167.

[67] Xem Hợp tuyển Học thuyết Xã hội của Giáo Hội, số 396.

[68] Muốn có một cái nhìn tổng thể rộng lớn có tính lịch sử và xã hội học về việc phát triển của điều tự gọi là “chủ nghĩa nhân bản chuyên nhất” (humanisme exclusif), hiểu như một nơi tham chiếu công cộng duy nhất, xin xem C. Taylor, L’Âge séculier, được P. Savidan dịch sang tiếng Anh, Les livres du nouveau monde, Seuil, Paris, 2011.

[69] Hiện tượng này cũng thường xảy ra ở các lục địa như châu Á, mặc dù trong một bối cảnh khác: "Việc giới hạn tự do tôn giáo trong nhiều hiến pháp được phát biểu bằng cách dùng câu 'miễn là điều này không trái với các nghĩa vụ công dân hoặc trật tự công cộng hoặc luân lý chính trực'; tuy nhiên, thiện ích chung và trật tự công cộng được xác định bởi các nhóm quyền lực và trong một số trường hợp, cụm từ 'tuân theo luật pháp, trật tự công cộng hoặc luân lý’ đã được sử dụng để bác bỏ tự do trên thực tế đối với một số nhóm nhất định” (Văn phòng Hội đồng Giám mục Châu Á về các mối quan tâm thần học, FABC Papers, số 112, "Tự do tôn giáo trong bối cảnh châu Á", trang 7). Đặc biệt trong tình huống các nhóm thiểu số, điều quan trọng là các cơ quan Nhà nước phải bảo đảm "việc tôn trọng bình đẳng đối với tất cả các tôn giáo", miễn là họ có thể duy trì ý hướng phổ quát về thiện ích chung (xem Infra số 70).

[70] Đức Phanxicô, Bài phát biểu trong cuộc gặp gỡ các nhà lãnh đạo của các tuyên tín tôn giáo khác tại Đại học Công Giáo « Notre-Dame du Bon Conseil » (Tirana, 21 tháng 9, 2014) (Enchiridion Vaticanum 30 [2014], tr. 1514-1524, 1515).

[71] Đề cập đến não trạng này, Bộ Giáo lý Đức tin nhắc nhớ rằng “Tuy nhiên, không tín hữu Kitô giáo nào có thể nại tới nguyên tắc đa nguyên và tự trị của giáo dân trong chính trị để ủng hộ các giải pháp có hại hoặc làm giảm việc bảo vệ các đòi hỏi đạo đức căn bản vì thiện ích chung của xã hội. (Ghi chú tín lý liên quan tới một số vấn đề về việc tham gia và hành vi của người Công Giáo trong đời sống chính trị, số 5).

[72] "Thưa Tổng Thống, ngoài ra, ngài đã sử dụng biểu thức đẹp đẽ 'chính sách thế tục tích cự' để gọi cách hiểu cởi mở hơn này. Tại thời điểm lịch sử này, khi các nền văn hóa đang ngày càng giao thoa, tôi xác tín sâu xa rằng một suy nghĩ mới mẻ về ý nghĩa thực sự và tầm quan trọng của chính sách thế tục đã trở nên cần thiết. Một mặt, điều thực sự có tính căn bản là nhấn mạnh tới việc phân biệt giữa chính trị và tôn giáo, để bảo đảm cả quyền tự do tôn giáo của công dân lẫn trách nhiệm của nhà nước đối với họ, và mặt khác, có được ý thức rõ ràng hơn về chức năng không thể thay thế của tôn giáo đối với sự đào tạo lương tâm và sự đóng góp mà nó có thể mang lại, cùng với các điển hình khác, cho việc tạo đồng thuận luân lý căn bản trong xã hội (Đức Bênêđíctô XVI, Rencontre avec les autorités à l’Élysée, Paris [12 tháng 9, 2008] ; La Documentation catholique 105 [2008], tr. 824-825).

[73] Thánh Gioan Phaolô II sử dụng phạm trù thiện ích của “hữu thể sống chung” (l’être-ensemble) để chỉ gia đình trong Thư Gửi Các Gia đình, Gratissimam sane (2 tháng 2, 1994), số 15 f (AAS 86 [1994], tr. 897). Đức Phanxicô nói tới “hiện hữu với nhau một cách gần gũi” để “cổ vũ việc thừa nhận lẫn nhau” (Tông huấn Amoris Laetitia, số 276-277 ; AAS 108 [2016], tr. 421-422).

[74] Đức Phanxicô từng nói tới “thế chiến hai diễn ra ‘từng mảng’ qua các tội ác, tàn sát, phá hủy...” trong bài giảng Thánh lễ tại Nghĩa trang Quân đội Redipuglia nhân dịp một trăm năm khởi đầu Thế chiến I, 13 tháng 9, 2014 (AAS 106 [2014], tr. 744).

[75] Theo thống kê của Cao ủy Liên hiệp quốc về người tị nạn, có khoảng 65.6 triệu người buộc phải rời bỏ nhà cửa trên thế giới, con số cao nhất từ trước đến nay, trong đó có 22.5 triệu người tị nạn (xem trang web chính thức: http://www.unhcr.org/data.html).

[76] Xem Đức Phanxicô, Bài phát biểu tại cuộc gặp gỡ về tự do tôn giáo với cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha và những người nhập cư khác (Philadelphia, ngày 26 tháng 9 năm 2015) (AAS 107 [2015], trang 1047-1052). Đối với bức tranh toàn cảnh đương thời, chúng ta có thể tham khảo: C. Grütters - D. Dzananovic (chủ biên), Di dân và Tự do Tôn giáo. Tiểu luận về sự tương tác giữa nghĩa vụ tôn giáo và luật di trú, Nhà xuất bản Wolf Legal, Nijmegen, 2018.

[77] Đức Piô XII đã nhắc nhở chúng ta, trong những thời điểm rất đen tối, về việc bảo vệ thiện ích căn bản này, đó là "quyền bất khả nhượng của con người được hưởng an toàn về mặt pháp lý, và chính nhờ đó được hưởng một phạm vi pháp luật cụ thể, được che chở chống lại mọi cuộc tấn công tùy tiện" (Thông điệp vô tuyến Đêm Vọng Giáng Sinh [24 tháng 12 năm 1942], số 4; AAS 35 [1943], trang 21-22).

[78] Xem Đức Bênêđictô XVI, «Đức tin, Lý trí và Đại học: các ký ức và suy tư" Bài phát biểu trong cuộc gặp gỡ các đại diện của thế giới khoa học tại Đại học Regensburg (ngày 12 tháng 9, 2006) (AAS 98 [2006], tr. 728-739).

[79] Xem một số tài liệu tham khảo của huấn quyền giáo hoàng về tính hỗ tương trong các liên hệ quốc tế, đặc biệt trong các vấn đề tôn giáo: Thánh Gioan XXIII, Pacem in terris, số 15 (AAS 55 [1963], trang 261; Thánh Phaolô VI, Ecclesiam suam, số 112 (AAS 56 [1964], trang 657); Thánh Gioan Phaolô II, Gặp gỡ những người Hồi giáo trẻ (Casablanca, 19 tháng 8 năm 1985 ) (AAS 78 [1986], trang 99): "Do đó, việc tôn trọng và đối thoại đòi phải có đi có lại trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt trong những gì liên quan đến các quyền tự do căn bản và một cách đặc biệt hơn, tự do tôn giáo. Chúng tạo điều kiện cho hoà bình và sự hiểu biết giữa các dân tộc. Chúng giúp cùng nhau giải quyết các vấn đề của nam giới và nữ giới ngày nay, đặc biệt những người trẻ tuổi "; id., Tông huấn Ecclesia in Europa (28 tháng 6 năm 2003), số 57 (AAS 95 [ 2003], tr. 684-685); Đức Bênêđictô, Cuộc gặp gỡ ngoại giao đoàn cạnh Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ (28 tháng 11 năm 2006) (AAS 98 [2006], trang 905-909); id., Cuộc gặp gỡ với đại diện các tôn giáo khác (Washington DC, ngày 17 tháng 4 năm 2008) (AAS 100 [2008], 327-330). Tông huấn Verbum Domini (ngày 30 tháng 9 năm 2010 ), số 120, cũng kêu gọi tính hỗ tương trong các vấn đề tự do tôn giáo (AAS 102 [2010], tr. 783-784).

[80] Người ta có thể xem các báo cáo về tình hình tự do tôn giáo trên thế giới, thường xuyên được trình bày bởi các định chế tham khảo như Kirche in Not (xem trang web chính thức http: // religious -freedom-report.org) hoặc Trung tâm nghiên cứu Pew (xem trang web chính thức http://www.pewresearch.org/).

[81] Xem Thánh Gioan Phaolô II, Thông điệp Evangelium Vitae (25 tháng 3, 1995), số 73-74 (AAS 87 [1995], tr. 486-488).

[82]Thánh Ambroise, Epist. extra coll. 14, 96, trong M. Zelzer (chủ biên), Epistularum liber decimus. Epistulae extra collectionem. Gesta concili Aquileiensis (CSEL 82/3), Hoelder-Pichler-Tempsky, Vindobonae 1982, tr. 287.

[83] Xem Công đồng Vatican II, Tuyên ngôn Ad Gentes (7 tháng 12, 1965), số 12. Người ta thấy một thí dụ cụ thể về sự suy nghĩ của các Giáo Hội địa phương có thể trong việc thể hiện giáo huấn của Ad Gentes 12 trong: Các Văn kiện của Hội nghị Liên đoàn các Giám mục Châu Á, số 138, "FABC ở tuổi bốn mươi: Đáp ứng phó các thách đố của châu Á: Hội nghị toàn thể của FABC lần thứ 10, 10-16 tháng 12 năm 2012, Việt Nam", tr. 1-84.

[84] Về mối tương quan giữa nhân học và thần học, xem Ủy Ban Thần học Quốc tế, Questions choisies de christologie (1979), III (Documents I, tr. 228-232) ; Théologie, christologie, anthropologie (1981), I, D (Documents I, tr. 249-252) ; Communion et service, số 52 (Documents II, tr. 462-463).

[85] Xem Thánh Gioan Phaolô II, Thông điệp Redemptor Hominis (4 tháng 3, 1979), số 10 (AAS 71 [79], tr. 274-275).

[86] Xem Đức Phanxicô, Thông điệp Laudato Si’, số 115-121 (AAS 107 [2015], tr. 893-895).

[87] Xem Đức Phanxicô, Tông huấn Evangelii Gaudium, số 93-97 (AAS 105 [2013], tr.1059-1061).

[88] Xem Đức Phanxicô, Bài phát biểu tại cuộc gặp gỡ về tự do tôn giáo với cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha và những người nhập cư khác (Philadelphia, 26 tháng 9, 2015) (AAS 107 [2015], tr. 1047-1052).

[89] Xem Thánh Phaolô VI, Thông điệp Ecclesiam suam, số 67-81 (AAS 56 [1964], p. 640-645); Thánh Gioan Phaolô II, Thông điệp Redemptoris Missio, số 55 (AAS 83 [1991], tr. 302-304) ; Đức Phanxicô, Tông huấn Evangelii Gaudium, số 250-251 (AAS 105 [2013], tr. 1120-1121). Xem các tài liệu rộng lớn được thu thập trong: Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối thoại Liên tôn, Đối thoại liên tôn trong giáo huấn chính thức của Giáo Hội Công Giáo, Từ Công đồng Vatican II đến Thánh Gioan Phaolô II (1963-2005), Các Tài liệu do Đức Cha Francesco Gioa thu thập, Éditions de Solesmes, Solesmes, 2006.

[90] Xem Thánh Gioan Phaolô II, Tông huấn Ecclesia in Asia (6 tháng 11, 1999), số 31 (AAS 92 [2000], tr. 501-503).

[91] Xem ibid., số 29 (AAS 92 [2000], tr. 498-499).

[92] Xem Thánh Gioan Phaolô II, Thông điệp Redemptoris Missio, số 57 (AAS 83 [1991], tr. 305).

[93] Xem Công đồng Vatican II, Tuyên ngôn Ad Gentes, số 12.

[94] Xem Công đồng Vatican II, Tuyên ngôn Nostra Aetate, số 2.

[95] Xem Công đồng Vatican II, Tuyên ngôn Dignitatis Humanae, số 2-4.

[96] Xem Thánh Phaolô VI, Thông điệp Ecclesiam suam, số 91 (AAS 56 [1964], tr. 648-649).

[97] «Không ai có thể sử dụng danh Thiên Chúa để thực hiện bạo lực! Giết người nhân danh Thiên Chúa là một tội phạm thượng lớn lao! Kỳ thị nhân danh Thiên Chúa là vô nhân đạo”: Đức Phanxicô, Gặp gỡ các nhà lãnh đạo các tuyên tín tôn giáo khác tại Đại học Công Giáo « Notre-Dame du Bon Conseil » (Tirana, 21 tháng 9, 2014) (Enchiridion Vaticanum 30 [2014], tr. 1514-1524, 1518).

[98] Xem Ủy Ban Thần học Quốc tế, Dieu Trinité, unité des hommes. Le monothéisme chrétien contre la violence (2014), số 64.

[99] Lời chứng đặc biệt được đưa ra bởi chúc thư của Cha Christian de Chergé, tu viện trưởng tu viện Xitô Notre-Dame de l'Atlas ở Thibirine và gần đây được tuyên bố là chân phước với mười tám vị tử đạo khác ở Algeria (ngày 8 tháng 12 năm 2018), cho thấy sức mạnh hợp nhất nghịch lý này của tình yêu dẫn đến giới hạn tử đạo. Xem Christian de Chergé, Lettres à un ami fraternel, Bayard, Paris, 2015.

[100] Xem Đức Phanxicô, Diễn từ với Hội Hiệp Sĩ Mộ Thánh (16 tháng 11, 2018) trong Osservatore Romano 21 tháng 11, 2018, Anno CLVIII/262 (2018), tr. 8.
 
Tuần lễ cầu nguyện tại Roma cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
21:11 18/01/2020
Giáo Hội Công Giáo cùng với nhiều Giáo hội Kitô khác cùng nhau cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô. Chủ đề năm nay “họ đối xử với chúng tôi một cách nhân đạo hiếm có” (Cv 28,2), được lấy cảm hứng từ đoạn Kinh Thánh liên quan đến sự cố đắm tàu của thánh Phaolô tại Malta (Cv 27,18 - 28,10). Đoạn Kinh Thánh giúp nhóm suy tư về đức tin của Thánh Phaolô trong sự Quan phòng của Thiên Chúa và về các nhân đức đại kết của lòng hiếu khách.

Những cử hành và những sáng kiến khác nhau sẽ được tổ chức tại Roma trong Tuần lễ cầu nguyện cho hiệp nhất Kitô giáo, bắt đầu từ ngày thứ Bảy ngày 18 và sẽ kết thúc vào thứ Bảy ngày 25 tháng 1 với Kinh chiều đại kết do Đức Giáo Hoàng Phanxicô chủ trì, vào lúc 17 giờ 30, tại Vương Cung Thánh Đường thánh Phaolô ngoại thành.

Các sinh hoạt đại kết được tổ chức như sau:

Thứ Sáu ngày 17 tháng 1

17.30 - 19.00 tại Đại học Giáo Hoàng Angelicum (Phòng XI, Largo Angelicum, 1): Hội nghị công khai của Đức Hồng Y Walter Kasper, nguyên Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đại kết Kitô giáo, như một phần của chu kỳ hội nghị công khai "Tòa tillard” 2019-2020.

Thứ Bảy ngày 18 tháng 1

17.00 tai VCTĐ thánh Phaolô ngoại thành: Cầu nguyện buổi tối với Cộng đồng Lutherano tại Roma.

18.00 tại Học viện Giáo hoàng Beda (Viale di San Paolo, 18): Cử hành đại kết. Giảng thuyết do Mục sư Daniel Pratt Morris Chapman, Thừa tác viên của Giáo hội Methodist tại Ponte Sant’Angelo, Roma.

18.00 tại Cộng đồng Don Orione (Via della Camilluccia, 140): Lịch sử và cầu nguyện đại kết.

Chúa Nhật ngày 19 tháng 1

11.00 tại Nhà thờ Giáo hội Baptist (Via delle Spighe, 6 - quận Centocelle): Chúa Giêsu cầu nguyện cho sự hiệp nhất của các môn đệ (Ga 17). Thờ phượng với chứng từ.

16.00 tại Nhà thờ Santa Brigida (Quảng trường Farnese): Cử hành Thánh Thể như một phần của cuộc hành hương đại kết của một Phái đoàn Phần Lan đến Roma. Chủ trì là linh mục Marco Pasinato, Giám quản giáo phận của Phần Lan. Giảng thuyết do Đức Giám Mục Teemu Laajasalo, thuộc Giáo hội Tin lành Lutheran Phần Lan. Những người tham gia khác: Tổng Giám Mục Elijah of Oulu, Giáo hội Chính thống Phần Lan; Giám mục Brian Farrell và linh mục Augustinus Sander OSB, Hội đồng Giáo hoàng về Đại kết Kitô giáo, Ca đoàn "Cantores Minores".

16.00 tại VCTĐ thánh Phaolô ngoại thành: Hội nghị công khai của Br. Enzo Bianchi về chủ đề Tuần lễ cầu nguyện cho hiệp nhất Kitô giáo.

17,00 tại VCTĐ thánh Phaolô ngoại thành: Cầu nguyện buổi tố bằng thánh ca với Cộng đồng Anh giáo ở Roma.

19.00 tại Christuskirche - Nhà thờ Giáo hội Tin Lành Lutheran của Roma (Via sicilia, 70): Kinh chiều đại kết. Giảng thuyết: Cha Dartmann SJ (Học viện Germanicum và Hungaricum). Phụng vụ: Hiệu trưởng Brandmayr và cha Jonas. Ca đoàn của Học viện Germanicum và Hungricum cùng Ca đoàn của Christuskirche.

Thứ hai ngày 20 tháng 1

17.30 tại Nhà thờ Santa Brigida (Piazza Farnese): Kinh chiều đại kết. Chủ trì do Đức Hồng Y Kurt Koch. Những người tham gia khác: ĐTGM Elijah of Oulu, Giáo hội Chính thống Phần Lan; ĐGM Teemu Laajasalo; linh mục Marco Pasinato, Giám quản Giáo phận Phần Lan. Giảng thuyết do Mục sư Pekka Huokuna, Tổng giám đốc, Hội đồng quốc gia của các Giáo hội tại Phần Lan; Ca đoàn "Cantores Minores".

18.00 tại VCTĐ thánh Phaolô ngoại thành: Kinh chiều với Giáo phận Chính thống Rumani của Ý do Đức Giám Mục Siluan chủ trì.

Thứ ba ngày 21 tháng 1

12,45 tại Trung tâm Anh giáo của Roma (Palazzo Doria Pamphilj, Piazza del Collegio Romano 2). Cử hành Thánh lễ. Đức Tổng Giám Mục Ian Ernest chủ trì. Đức ông Juan Usma Gómez giảng thuyết.

18.00 tại VCTĐ thánh Phaolô ngoại thành: Kinh chiều với Cộng đồng Valdese của Roma.

Thứ tư ngày 22 tháng 1

15.00 tại VCTĐ thánh Phaolô ngoại thành: Akathistos trước chiếc bình thánh Timoteo do Đức Giám Mục chủ trì cùng với các linh mục của Giáo phận Chính thống Rumani tại Ý.

18.00 tại VCTĐ thánh Phaolô ngoại thành: Kinh chiều với Cộng đồng Chính thống Coplic tại Roma.

18,30 tại Giáo xứ Chúa Giêsu Nazareth (Via Igino Giordani, 5): Đêm canh thức đại kết của giáo phận với sự hiện diện của Đức Hồng Y Angelo De Donatis, Tổng Đại Diện Giáo phận Rôma.

Thứ năm ngày 23 tháng 1

15.00 tại Giáo xứ S. Paola Romana (Via Duccio Galimberti, 9): Cử hành đại kết.

16,30 tại Centro Pro Unione (Via di Santa Maria dell'Anima, 30): Buổi chiều cầu nguyện và suy tư, với sự can thiệp của Đức Giám Mục Brian Farrell, Thư ký Hội đồng Giáo hoàng về Đại kết Kitô, Chủ nghĩa đại kết của Đức Giáo Hoàng Francis.

17.30 - 19.00 tại Đại học Giáo Hoàng Angelicum (Phòng XI • Largo Angelicum 1): Hội đồng đại hội thảo về đề tài "Ut unum sint 25 năm sau – Hoa quả, Thách thức và Hy vọng" do PCPUC phối hợp với Viện Đại kết Bossey (Thụy Sĩ) tổ chức.

18.00 tại VCTĐ thánh Phaolô ngoại thành: Kinh chiều với Cộng đồng Chính thống Nga tại Roma.

Thứ bảy ngày 25 tháng 1

17.30 tại VCTĐ thánh Phaolô ngoại thành: Kinh chiều đại kết do Đức Giáo Hoàng Phanxicô chủ trì.

Chúa Nhật 26 tháng 1

10,45 tại Nhà thờ Valdese (Piazza Cavour): Thờ phượng và trao đổi với giáo xứ Chúa Kitô Vua.

16.00 tại Nhà thờ thánh Phaolô trong thành (Via Nazionale, 16) - Các Giáo hội bước đi với nhau.

Cầu nguyện bằng tiếng Anh. Đức Tổng Giám Mục Ian Ernest giảng thuyết.
 
Biểu tình trước Tòa Giám Mục Munich kêu gọi Hồng Y Marx ăn năn sám hối
Đặng Tự Do
22:20 18/01/2020


Từ đầu mùa Vọng cho đến nay Giáo Hội tại Đức đã bắt đầu một tiến trình công nghị nhằm thay đổi các chuẩn mực và giáo lý phổ quát của Giáo Hội về đồng tính luyến ái, và đạo đức tình dục nói chung, cũng như các bí tích truyền chức thánh và hôn nhân. Các buổi hội thảo lôi cuốn đông đảo anh chị em giáo dân tham gia sôi nổi. Nhiều người bày tỏ mong muốn Giáo Hội bãi bỏ luật độc thân linh mục, phong chức cho phụ nữ, cho những người ly dị và tái hôn được rước lễ, công nhận các kết hiệp đồng tính. Các phương tiện truyền thông xã hội cũng đặc biệt chú ý loan tin. Ngay cả các chính trị gia cũng chú ý đến cuộc tranh luận sôi nổi này. Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier cũng lên tiếng kêu gọi Giáo Hội nên cho các tín hữu Tin Lành được rước Mình Thánh Chúa.

Tuy nhiên, nhiều người chỉ ra rằng tất cả những đề nghị này anh chị em Tin Lành đã thực hiện không sót một điều nào và còn hơn thế nữa, nhưng tỷ lệ bỏ đạo của họ là rất cao. Thêm vào đó, tất cả những vấn đề được mang ra thảo luận đều có liên quan đến toàn thể Giáo Hội. Hội Đồng Giám Mục Đức không thể mang lại hiệu lực pháp lý cho các nghị quyết về các vấn đề này, điều đó vượt quá khả năng của nó. Và chung cuộc tiến trình công nghị tại Đức sẽ chỉ tạo ra thêm những thất vọng sâu xa sau khi đã tạo ra biết bao các kỳ vọng mà chính các ngài hiểu hơn ai hết đó chỉ là những ảo vọng.

Trong bối cảnh đó, một cuộc biểu tình vừa nổ ra ngay trước Tòa Giám Mục Munich để kêu gọi Đức Hồng Y Reinhard Marx sám hối và ăn năn.

Đức Hồng Y Reinhard Marx và các Giám Mục Đức sẽ phải đối diện với các cuộc biểu tình phản kháng ngay trước Tòa Giám Mục của các vị. Những người biểu tình trước Tòa Giám Mục Munich hôm thứ Bẩy 18 tháng Giêng đã cho biết như trên.

Một nhóm giáo dân người Đức và cả những người đến từ các quốc gia khác đã tập trung cầu nguyện trong thầm lặng để yêu cầu chấm dứt tình trạng họ gọi là “che đậy và lừa dối” trong tiến trình công nghị gây tranh cãi đang diễn ra ở Đức, trong đó các Giám Mục Đức cam kết sẽ “đánh giá lại một cách mới mẻ” giáo huấn của Giáo Hội hoàn vũ về đồng tính luyến ái, và đạo đức tình dục nói chung, cũng như các bí tích truyền chức thánh và hôn nhân.

Những người biểu tình tại Munich đòi hỏi các Giám mục Đức phải có “sự rõ ràng và mạch lạc”. Tiến trình công nghị tại Đức đã được bắt đầu từ ngày 1 tháng 12 và phiên khoáng đại đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 30 tháng Giêng.

Trong số những người biểu tình phản kháng có Đức Tổng Giám Mục Carlo Viganò, nguyên Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ. Đây là lần đầu tiên vị Tổng Giám Mục gây nhiều tranh cãi này xuất hiện trước công chúng sau khi đưa ra những chỉ trích hàng lãnh đạo Giáo Hội vào tháng 8 năm 2018.

Bên cạnh đó còn có giáo sư Roberto de Mattei, chủ tịch của Lepanto Foundation, nhà văn người Đức Gabriela Kuby, giáo sư thần học người Áo Thomas Stark, nhà lãnh đạo phò sinh người Đức Edwig von Beverfoelde, và nhà hoạt động Công Giáo người Áo Alexander Tschugguel.

Trong cuộc họp báo bên lề cuộc biểu tình, giáo sư Roberto de Mattei và nhiều vị khác bày tỏ lo ngại rằng tiến trình công nghị kéo dài hai năm sẽ dẫn đến các đề xuất làm suy yếu giáo huấn của Giáo Hội, dẫn dắt Giáo Hội tại Đức vào tình trạng lạc giáo và cuối cùng truyền bá sự hỗn loạn giáo lý khắp Giáo Hội. Vì thế, họ yêu cầu Đức Hồng Y Marx ăn năn sám hối và chấm dứt những hành động gây hoang mang và rối loạn trong Giáo Hội.

Những người biểu tình cũng đã thúc giục người Công Giáo Đức đừng “góp phần vào tiến trình công nghị này” bằng cách từ chối nộp thuế Giáo Hội bắt buộc tại Đức, mà họ nói là đang được sử dụng để tài trợ cho tiến trình công nghị lầm lạc này.

Những người tham gia tập hợp dưới ngọn cờ Acies Ordinata, một Đạo Binh của Đức Mẹ, tập hợp các tín hữu để đánh bại kẻ thù của Giáo Hội.

“Chúng tôi cũng tạo thành một Đạo Binh của Đức Mẹ, và chúng tôi khẩn cầu Nữ vương các Thiên thần và các Thánh, và đặc biệt là Thánh Cajetan thành Thiene, đấng bảo trợ của Giáo Hội nơi chúng tôi được tập hợp, để hỗ trợ chúng tôi bảo vệ Đức tin và Văn minh Kitô giáo,” tuyên bố của những người biểu tình nói.

Trong tuyên bố này, những người biểu tình cũng xin Đức Thánh Cha Phanxicô làm rõ liệu ngài có đồng ý với “sự sai lệch giáo lý” do nhiều giám mục Đức cổ suý hay không.

Giờ cầu nguyện thầm lặng kết thúc bằng tiếng hát chung của những người biểu tình để bày tỏ tình yêu của họ đối với Giáo Hội qua bài hát Et unam Sanctam Catham Ec Churchiam (một Giáo Hội Công Giáo thánh thiện).


Source:National Catholic Register
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Truyền Chức Phó Tế và Mừng 57 Năm Thành Lập Giáo phận Đà Nẵng
Tô-ma Trương Văn Ân
21:07 18/01/2020
Trong niềm hân hoan vui mừng tạ ơn Thiên Chúa của cộng đoàn Giáo phận Đà Nẵng, mừng 57 năm thành lập (18.1.1963-2020).Giáo phận trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử,có một mốc đánh dấu cho sự phát triển của Giáo phận , Đó là bốn Người con ưu tú của Giáo phận được vào hàng Giáo Sỹ, trở thành Người Thợ Gặt cho Chúa. Đây là dấu chỉ tình yêu thương của Thiên Chúa cho Giáo Hội , cho con người.

Xem Hình

Vào lúc 9 giờ 30 Thứ bảy , 18.1.2020 , tại Nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng . Đức Cha Giuse - Giám mục Giáo phận đã Chủ sự Thánh lễ Truyền Chức Phó Tế cho 4 Đại Chủng Sinh của Giáo phận :

1. Thầy Tô-ma PHẠM PHÚ CƯỜNG , thuộc Giáo xứ Gia Phước.

2. Thầy Giuse NGUYỄN ĐÌNH THIÊN ÂN , thuộc Giáo xứ Thanh Đức.

3. Thầy Gioan Baotiuxita NGUYỄN TRẦN VŨ ĐỨC , thuộc Giáo xứ Thanh Đức .

4. Thầy Giuse NGUYỄN THANH TÙNG , thuộc Giáo xứ Trà Kiệu.

Sau phần Phụng vụ Lời Chúa , Cha Phan-xi-cô Xa-vi-ê Nguyễn Văn Thịnh- Phó Giám đốc Ơn Gọi , xướng tên từng ứng viên. Và Cha Bonaventura Mai Thái – Tổng Đại diện, đã xác quyết với Đức Giám Mục , các Ứng viên xứng đáng được lên Tiến Chức , sau khi đã cho rao điều tra 3 tuần tại khắp các cộng đoàn Tín hữu trong Giáo phận và hỏi ý kiến các Vị hữu trách. Trước cộng Đoàn , Đức Giám Mục đã long trọng tuyên bố các Tiến Chức được phong Phó tế , được vào Hàng Giáo sỹ của Giáo Hội. Những tràng pháo tay với niềm vui vỡ òa cùng dâng lời TẠ ƠN CHÚA.

Trong phần huấn dụ cộng đoàn , Đức Giám Mục đã lược lại lịch sử truyền Giáo của Giáo Hội Việt Nam qua hơn 400 năm, và sự hình thành và phát triển Giáo phận Đà Nẵng. Qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử , có lúc Giáo Hội bị đàn áp, bắt bớ, gian nan , có lúc thuận lợi . Nhưng tình yêu thương của Chúa luôn đong đầy, Giáo Hội vẫn kiên cường , sống động và hiệu quả cho con người , nơi vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng. Đức Giám Mục thống kê cho biết hiện nay Giáo phận Đà Nẵng có : hơn 72.000 Giáo dân , 51 Giáo xứ , 7 Giáo Họ Biệt lập, trong 5 Giáo Hạt. Có 112 Linh mục ( 87 Linh mục Giáo phận , 25 Linh mục Dòng), 35 Đại Chủng Sinh, hơn 200 Nữ Tu sỹ và 12 Hội đoàn .

Đức Giám Mục đã huấn giáo các Tiến chức về đời sống tận hiến , tin tưởng tín thác vào an bài của Thiên Chúa qua Giáo Hội hơn là cậy vào sức của mình, và trách vụ của Người Tu sỹ Giáo Hội Công Giáo sống theo Lời Chúa , theo các chuẩn mực và luật của Giáo Hội. Sau huấn Giáo các Tiến Chức đã xác quyết Đức tin , lòng yêu mến vào Thiên Chúa và Giáo Hội . Các Tiến Chức đã đặt đôi bàn tay của mình vào trong lòng bàn tay của Đức Giám Mục , đây là dấu chỉ một sự tín thác trọn vẹn với lời hứa Kính trọng và vâng phục Giáo Hội. Ngay sau khi cộng đoàn cùng khấn xin Đức Mẹ và Chư Thánh cùng cầu khẩn Ơn Thánh Chúa , Đức Giám Mục đã đặt tay trên từng Tiến Chức và đọc Lời Nguyện xin ơn ChúaThánh Thần xuống tràn đầy tâm hồn quý Tiến Chức. Quý Thầy được Đức Giám Mục mặc phẩm phục , trao sách Lời Chúa và trao hôn bình an, là những phần diễn nghĩa cho nghi lễ Phong Chức Phó tế.

TRước lúc kết thúc Thánh lễ , một Tân Phó tế Đại diện có lời cám ơn Đức Giám Mục Giáo phận , Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri – Giám mục Giáo phận Lạng Sơn- Cao Bằng, nguyên Giám mục Giáo phận Đà Nẵng. Cám ơn Cha Tổng Đại diện , quý Cha Giáo Đại Chủng Viện , Quý Cha nghĩa phụ , Cha Quản xứ và phó xứ Chính Tòa, cám ơn quý Tu Sỹ và Thân nhân Ân nhân , cám ơn Thầy cô và bạn bè , cám ơn tất cả những Ai , đã vì yêu thương nâng đỡ , dìu dắt , giáo huấn , giúp đỡ …. Để Quý Thầy có được ngày hôm nay.

Những tấm hình lưu niêm mang dấu ấn yêu thương Thiên Chúa dành cho Giáo phận Đà Nẵng trong ngày mừng 57 năm thành lập , cách đặc biệt Quý Thầy hiến thân phục vụ Giáo Hội , phục vụ dân Chúa trong đời sống tu trì của Hàng Giáo Sỹ Giáo Hội.

Xin Thiên Chúa ban muôn ơn phúc lành cho Giáo Hội , cho Giáo phận , cho Quý Tân chức và mỗi người chúng con. Để chúng con trở thành một cộng đoàn hiệp nhất , chia sẻ và yêu thương, sống loan báo Tin Mừng, theo Sứ vụ Thiên Chúa trao phó cho mỗi người chúng con.

Tô-ma Trương Văn Ân
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tết trong ngục tù Cộng Sản
Đinh Văn Tiến Hùng
20:52 18/01/2020
Tết là ngày trọng đại mang nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt nam.Tết gợi lên những vui tươi đầm ấm nhất của tình gia đình, thân tộc và bạn bè. Những với người tù chính trị Tết mất hết cả ý nghĩa trên.

Chỉ còn ba ngày nữa là Tết đến với chúng tôi, những người tù tại miền rừng núi thâm sơn chướng khí giá lanh này, nên người địa phương có câu ‘Nước Sơn la,ma Nghĩa lộ’.Hoa dại đang thi nhau phô sắc trên đỉnh núi mây mù giăng toả mà chúng tôi gọi là’Cổng trời’. Đứng trên nhìn xuông phía dưới chỉ toàn màu trắng đục. Ngồi trên phiến đá cùng người bạn tù, lấy hai củ khoai ăn lót dạ sau khi leo lên tới đỉnh đã thấm mệt. Ăn xong vẫn còn thấy bụng cồn cào, sợ không đủ sức làm, tôi nói với bạn:

- Chúng ta tìm quanh đây xem có gì ăn được không ?

- Ngoài măng còn gì nữa !

- Thôi cũng được, có còn hơn không.

Chúng tôi đứng lên kiếm một bụm măng non.Thật ra chẳng phải tìm kiếm khó khăn,vì đây là đỉnh vầu mọc nhiều hơn giang.Vầu là một loại giống cây tre, nhưng to và dài hơn nhiều,người Sơn cước dùng làm máng dẫn nước từ trên núi xuông bản làng. Măng vầu khi đã trồi khỏi mặt đất ăn rất đắng, nhưng còn chìm dưới đất ăn lại rất ngọt – nhiều người vì quá đói và thèm chất ngọt ăn nhiều bị sốt rét phù thủng – Hì hục đào bới mãi mới moi lên mặt đất một bụm măng bằng cổ tay. Đang ăn ngon lành anh bạn ngừng hỏi:

- Bạn trong ban tổ chức mừng Xuân, tối qua họp bàn có gì lạ không ?

- Truyền thống muôn đời không thay đổi.Văn nghệ đón Xuân, viết báo liếp (làm gì có tường), mỗi người ba cái bánh chưng bằng lòng bàn tay, ba gói thuốc lá Tam đảo, Đồ sơn, thịt trâu già xào với rau lang.

- Thôi cũng được, có còn hơn không!

Tôi mỉm cười vì câu nói chua xót hoà vốn của người bạn được nhắc lại.Sau khi chặt đủ chỉ tiêu mỗi người 10 cây giang, chúng tôi chuẩn bị hạ sơn khi ánh nắng đã lên cao,vì buổi chiều còn phải về sớm chẻ lạt cung cấp cho nhà bếp gói bánh.Vì đường dốc lại trơn trựơt không đủ sức vác cả bó xuông núi, nên mỗi người khắc tên mình vào từng cây. Đứng trên lao xuống và hô thật lớn:

- Xuống cây ! Xuống cây !

Tiếng hô vang vọng núi đồi để bạn tù phia dưới biết mà tránh cho an toàn. Khi lao hết số cây, chúng tôi men theo đường mòn xuống núi, tìm đủ số cây gom lại vác về trại. Khi băng qua dòng suối chúng tôi dừng lại rửa mặt chân tay.Tiếng nước chảy róc rách qua khe đá cùng với tiếng chày rơi đều đều vào lòng cối mà người Thiểu số đã lợi dụng sức nước chuyển động để giã gạo. Bọn cán ngố gọi là ‘Chiếc chày tự giác’ mà người dân tộc nhờ ‘Đỉnh cao trí tuệ’của cán bộ Bác Đảng hướng dẫn, đã biết vận dụng thiên nhiên thay cho sức người, cũng như chiếc xe ba gác kéo tay vang danh một thời của nhân dân tỉnh Kiến an để biến sức người thay sức ngựa.

Tôi đang bực mình vì sự khoe khoang ngu dốt của những đỉnh cao trí tuệ loài người, bỗng nghe tiếng cười vang của các cô gái Thái từ trên đỉnh đồi đi xuống lấy nước. Khi nhìn thấy những người tù ốm yếu, rách rưới, các cô e ngại dừng bước. Chúng tôi hiểu ý gật đầu làm hiệu rồi đi lên. Hai cô gái còn rất trẻ, nước da trắng trẻo, mặc quần đen áo trắng có riềm màu sặc sỡ nổi bật giữa núi đồi hoang dại. Nhưng với thân phận người tù có ‘tức cảnh sinh tình’cũng đành để lắng đọng trong tâm hồn mình. Theo đuổi những ý nghĩ quên cả sức nặng bó giang đè trên vai áo rách, chúng tôi lầm lũi theo con đường mòn về trại mà đâu hay mùa Xuân đang về trên cây cỏ rừng chiều hoang lạnh !

Chiều 30 Tết, khung cảnh trại tù được trang hoang sạch sẽ hơn mọi ngày. Ngay chiếc cổng tre ra vào hàng chữ đỏ nổi trên tấm vải vàng: ”Chúc mừng năm mới “.Trước các lán (nhà), khẩu hiệu được treo lên theo chỉ thị như: ”Lao động là vinh quang – Vui Xuân không quên học tập lao động tốt- Xuân về Bắc Nam xum họp, nhà nhà yên vui”.Trong hội trường phía trước là cờ đỏ sao vàng với hình Hồ chí Minh. Phía trên là hàng chữ ‘Không có gì quí hơn độc lập tự do’,dưới ảnh ‘Bác Hồ vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp chúng ta’. Chung quanh hội trường treo những tờ báo liếp được cắt dán loạn xạ từ những tờ báo Liên sô, Nhân dân, Quân đội hay Sài gòn giải phóng…với đủ các hình màu hí họa, các bài thơ và các câu châm ngôn của lãnh tụ như: ’Hoà bình phát sinh từ nòng súng (Mao chủ tịch)- Thiên tài chỉ có 10%, còn 90% nhờ lao động không ngừng (Lê-nin)- Không có gì qúi hơn độc lập tự do (Hồ chủ tịch)- Xưa yêu phong cảnh thiên nhiên đẹp, Mây gíó trăng hoa tuyết núi sông, Nay ở trong thơ nên có thép, Nhà thơ cũng phải biết xung phong (Bác Hồ với văn thi sĩ miền Bắc)- Bàn tay ta làm nên tất cả, Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

(Tố Hữu) – Mưa lớn coi như mưa nhỏ, mưa nhỏ coi như không mưa. Mỗi người tích cực làm việc bằng hai (Châm ngôn lao động trại).

Sở dĩ chúng tôi cóp nhặt tài liệu trong báo nhiều hơn là tự chế vì đa số anh em không muốn bộc lộ tâm tư mình.

Tối 30 thay vì tổ chức đón giao thừa, cán bộ cho chúng tôi nghỉ lao động sớm để chuẩn bị ngày mai đón Xuân mới.Vì thực ra nếu có tổ chức lấy gì mà đón giao thừa. Pháo thì không có. Đạn thì phải để cho bộ đội biên phòng ngăn giặc không đuợc bắn bậy. Đồ ăn lại không có tiêu chuẩn cho đêm 30. Khi ‘cửa chuồng’(danh từ tù viên đặt để chỉ nhà tù bằng tre nứa hai tầng giường giống chiếc chuồng gà khổng lồ) đóng lại, chúng tôi tụ tập từng nhóm. Người nhắc lại những kỷ niệm vui buồn về Xuân, vài anh ca nhè nhẹ những khúc nhạc Xuân quen thuộc. Nhóm Công Giáo quây quần quanh vị Tuyên trẻ tĩnh tâm ít phút trước khi dự Thánh lễ giao thừa âm thầm khó nghèo thật cảm động.

Khi tiếng cồng bằng trái bom vỡ vang dội núi rừng, trại tù hoàn toàn im lìm đen tối, nhường lại cho những âm thanh huyền bí núi rừng.Tiếng cựa mình của những bạn tù không ngủ, còn thao thức với những suy tư dằn vặt về thân phận mình và đồng bạn trong đêm Xuân đầu tiên biệt xứ. Giá lạnh sương đêm dâng lên mỗi lúc một nhiều, cùng với cơn đói cồn cáo ruột gan bào mòn thân xác….

Sáng ngày mùng 1 Tết, không phải thức dậy 6 giờ như ngày thường và đuợc miễm vác đá.Vì cứ mỗi sáng vừa nhảy xuống giường, đã nghe tiếng còi réo gọi của những tên quản giáo, bắt mọi người lao xuống suối vác một tảng đá chạy ngược lên đồi, xếp thành đống lớn chuẩn bị xây nhà tù biệt giam.Việc làm này không được miễn ngay cả những ngày mùa đông mưa phùn gíó bấc lạnh buốt da thịt,có lẽ cũng là tác dụng làm cho người tù tỉnh ngủ và quên lạnh.

Mùng Một Tết được ngủ đến 8 giờ sáng, nhưng mọi người đã thức dậy. Không khí trong phòng xôn xao hơn ngày thường, tiếng chào gọi chúc nhau:’Chúc năm mới khỏe mạnh! Chúc sớm xum họp với gia đình!’ Tôi đi một vòng chúc các bạn tù. Riêng anh TĐB người bạn rất thân cùng Binh chủng LLĐB–mấy hôm nay bị tiêu chảy còn quá yếu vẫn nằm trên giuờng.Tôi tiến đến vỗ nhẹ lên người anh: ”Chúc bạn sớm bình phục! Hãy cố gắng lên!’Anh khẽ gạt đầu rơm rớm nước mắt. Anh B và tôi đã cùng sống với nhau qua nhiều trại tù miền Bắc, cùng chia sẻ đắng cay tủi nhục để cố vượt qua mong có ngày trở về. Rồi tôi chuyển trại vào Nam và được phóng thích trước anh mấy tháng. Khi anh trở về chúng tôi vẫn liên lạc thường xuyên.Tôi sang Hoa kỳ định cư trước anh. Những ngày đầu vội vã bận rộn mưu sinh nơi quê nguời, tôi chưa kịp liên lạc cùng bạn bè nơi quê nhà, thì một hôm đọc báo qua lời Phân ưu mới biết anh đã vĩnh viễn ra đi. Ôi những năm tháng nghiệt ngã trong lao tù anh đã gượng sống mong ngày trở về, nhưng anh lại nằm xuống khi những ước vọng làm lại cuộc đời chưa thực hiện được….

Đúng 9 giờ cửa phòng giam mở, sắp hàng lên hội trường. Các đội lần lượt vào hội trường, trên tay mỗi người cầm một chiếc ghế tre để ngồi.Bọn cán bộ và vệ binh cũng có mặt đông đủ, quân phục gắn quân hàm (cấp bậc) và chúng không quên mang theo vũ khí. Một lát sau tên trại trưởng và cán bộ ‘khung’ bước vào sau tiếng hô nghiêm, mọi người đứng dậy.

Buổi lễ bắt đầu bằng nghi thức chào cờ và suy tôn lãnh tụ.Tiếp theo tên chính trị viên đọc thư chúc Tết của Chủ tịch Nước gửi đồng bào. Một trại viên (tù binh) đại diện đọc thư chúc Tết cán bộ và toàn thể trại viên (bài được soạn sẵn theo ý của chính trị viên). Sau cùng tên trại trưởng mang quân hàm thiếu tá vuốt áo ngay ngắn đứng lên, cất cao giọng thuộc lòng như vẹt:

“ Nhân danh thủ trưởng trại, đại diện Nhà nước, Đảng và cán bộ trại, tôi gửi lời chúc các anh trại viên một năm mới: học tập lao động tốt để sớm xum họp với gia đình. Nhà nước và Đảng luôn quan tâm đến các anh, đặc biệt năm nay lần đâu tiên các anh đuợc hưởng một cái Tết tại miền Bắc với 30 năm’ tiến mau, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Xã hội chủ nghĩa’. Miền Nam gọi, miền Bắc thưa. Suốt 20 năm chống Mỹ cứu nước, miền Bắc là hậu phương lớn chi viện cho miền Nam từ hạt gạo bẻ đôi, hạt muối cắn làm hai để mới có như ngày hôm nay. Nam Bắc đã thống nhất, nhưng hậu quả của Mỹ-ngụy để lại còn nặng nề cần phải cải tạo để miền Nam theo chân miền Bắc đi lên. Các anh là những người lầm đường, đã tiếp tay phá hoại Đất nưóc.Tội các anh trước nhân dân rất lớn, nhiều như lá rừng nước biển, nhưng các anh nếu biết thành tâm hối cải, học tập lao động tốt sẽ được nhân dân và nhà nước khoan hồng để sớm trở thành người công dân tốt, hữu ích cho gia đình và Đất nước….”

Gịong điệu này chúng tôi nghe đã quá chán không biết bao nhiêu lần mỗi khi lên lớp học chính trị. Chúng tôi tự hỏi: ”Không biết 30 năm xây dựng XHCN miền Bắc như thế nào, mà xe chở tù chạy suốt dọc đường qua các phố thị, làng mạc, chỉ thấy nhà cửa xiêu vẹo, ruộng vườn xác xơ. Hình ảnh hai phụ nữ gầy ốm xanh xao gồng người kéo cầy, cùng cụ già áo rách đẩy phía sau làm tôi không sao quên đuợc. Những nhà cũ kỹ từ thời Pháp còn sót lại lên mầu nâu xậm. Người đi bộ nhiều hơn xe đạp nơi các thành phố. Những ngôi nhà thờ, chùa chiền vắng tiếng chuông vì đã biến thành hợp tác xã nông nghiệp hay chăn nuôi. Nhưng chẳng thấy lúa gạo, trâu bò, gà vịt đâu cả, có lẽ đã chi viện cho miền Nam hết rồi.’Tiến mau, tiến mạnh, tiến vững chắc’ quá đến nỗi trẻ em không đuợc cắp sách đến trường, mùa đông ngồi trước căn nhà lá xiêu vẹo với chiếc áo rách mong manh, trông nhà cho cha mẹ đi lao động XHCN. Những cô gái dâng cả tuổi xuân cho Bác và Đảng trong Nông trường tập thể. Bao thanh niên vượt Trường sơn vào Nam để chôn xác nơi khe núi rừng sâu.

Mải suy tư tôi chẳng để ý tên thủ trưởng nói tiếp những gì cho tới khi mọi người lục tục ra khỏi hội trường, mặt trời đã gần đứng bóng. Đội nhà bếp thông báo anh em lãnh tiêu chuẩn ba ngày Tết. Mỗi ngừoi ba bánh chưng bằng lòng bàn tay, ba gói thuốc lá hay thuốc lào. Phần ăn trưa: một chén cơm (thực đơn cao cấp) vì ngày thường chỉ ăn khoai hay sắn, một chén thịt trâu hầm (tính luôn cả xương và da), một chén rau lang xào với ba miếng lòng bằng đốt ngón tay và nước chè tươi không giới hạn tiêu chuẩn.- Bữa ăn của một gia đình nghèo nhất tại miền Nam đón Xuân còn thịnh soạn hơn nhiều, nhưng đối với người tù đây là biến cố để đời.

Tối mùng một là chương trình văn nghệ đặc biệt mừng Xuân do các tù viên’ tự biên tự diễn’. Mở đầu là hoạt cảnh Táo cải tạo du Xuân do một tù viên đóng vai Táo quân hia mão chỉnh tề. Ông Táo mặt mày hí hửng, tay dắt xe đạp, vai mang cái đài (radio) và tay đeo chiếc đồng hồ hai cửa sổ ( những đồ này cán bộ vui vẻ cho mượn vui Xuân), lững thững bước ra, vạch ống tay áo xem giờ, vặn đài rú lên, cúi chào tứ phía, rồi cất cao giọng: ”Tôi là Táo cải tạo, trước khi về chầu Ngọc Hoàng Thượng Đế trình tâu mọi việc của trại trong suốt năm qua. Xin chúc Quí cán bộ sống lâu trăm tuổi, quí anh em trại viên học tập lao động tốt mau về đoàn tụ với gia đình..”

Đang thao thao, bỗng tiếng đài tít tít báo hiệu giờ điểm.Táo quân vội giơ đồng hồ lên xem hốt hoảng:”Chết rồi, đã đến giờ về chầu Ngọc Hoàng, ta phải’ khẩn trương’ không trễ mất, cũng may có cái xe đạp’tranh thủ’ cũng còn kịp.”Nói rồi dắt chiếc xe đạp chạy vào văng cả hia mão. Hội trường được dịp tha hồ vỗ tay cười la hét cổ vũ. Có vài anh còn hô to ‘Bis ! Bis !’. Bọn cán bộ cũng vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt. Nhưng chúng không ngờ màn hoạt cảnh vừa rồi anh em đã nghiên cứu trước và được cán bộ chính trị thông qua – với mục đích chế diễu phong trào “3 Đê” của cán bộ miền Bắc khi mới vào Nam sau 30/4/75 – đều ao ước có một chiếc xe Đạp mới, vai mang cái Đài và tay đeo Đồng hồ hai cửa sổ.

Những màn trình diễn tiếp theo gồm đơn ca, hợp ca, có cả vũ quạt, múa nón do tù viên giả gái trông khá hấp dẫn. Cuối cùng là kịch vui ‘Xã Xệ, Lý Toét du

Xuân’gồm hai màn độc đáo. Xen kẽ còn có vọng cổ rất mùi…Buổi trình diễn kéo dài tới khuya mới chấm dứt.

Sáng mùng 2 lại được dậy trễ, tiếp tục các trò chơi như kéo giây, nhạy bị, cướp cờ, chơi cờ tướng…Giải thưởng là báo ảnh, thuốc lào, thuốc lá và bánh chưng.Tiêu chuẩn thực đơn giống ngày mùng 1. Nhân dịp vui Xuân cho phát biểu ý kiến, chúng tôi đề nghị được thay đổi thực đơn và tăng thêm khẩu phần cơm (vì chỉ một chén cơm ăn vẫn còn đói) đã được cán bộ trả lời: ”Nơi miền rừng núi gạo rất hiếm, từ miền xuôi (đồng bằng) chuyển lên có định mức nhất định.Thịt heo, gà,vịt cũng thiếu, chỉ có thịt trâu do đồng bào thiểu số thông cảm chia bớt cho trại (thực tế đó là những con trâu già ốm không còn cầy bừa nổi nên thịt giai như cao su).Vì thế không thể thay đổi. Các anh chịu khó khắc phục đợi đến Xuân sau.

Tối mùng 2 xem chiếu phim. Nhờ công lao vất vả của đội trực phải lặn lội trên 10 cây số, gồng gánh khiêng vác máy và phim, vượt đồi lội suối mượn từ huyện về, gồm 3 bộ phim ‘đặc sắc’ là “Chiến thắng Điện biên – Giải phóng miền Nam và bác Hồ với thiếu nhi”.

Trước khi chiếu, cán bộ văn hoá huyện có dịp đề cao tuyên truyền từng phim. Phim thì cũ rích, ráp nối nên hay đứt.Tiếng’ thuyết minh’ rời rạc khó nghe, hoà với tiếng máy rè rè suốt 4 tiếng đồng hồ đưa nhiều tù viên vào giấc mộng du Xuân, chỉ bừng tỉnh khi tiếng vỗ tay trổi lên sau mỗi cuốn phim chấm dứt.

Cuộc vui nào rồi cũng qua mau, nhất là những cuộc vui gượng ép trong chốn ngục tù lại càng qua mau hơn chẳng để lại chút gì vấn vương.

Tập tục dân tộc Việt nam là nghỉ ít nhất là 3 ngày Tết, có nhiều nơi tại miền Nam kéo dài cả tuần với những Lễ Hội tưng bừng. Trong tù bọn cán bộ nói cho nghỉ 3 ngày, nhưng đến ngày mùng 3 chúng bày trò truyền thống ‘trồng cây nhớ ơn Bác’. Chỉ tiêu mỗi người 100 hốc sắn đào trên đồi đá khô cứng. Những tên cán bộ vờ vĩnh tham gia công tác, nhưng ở khu đất mềm trước ban chỉ huy và mỗi tên lãnh bao nhiêu hốc ai mà biết được, chỉ thấy chừng 1 tiếng sau chúng đã phủi tay về trại. Còn bọn chúng tôi hì hục tới 5,6 giờ chiều mới xong.Về trại còn phải lo tổng vệ sinh để sáng mùng 4 tiếp rục đi lao động sản xuất cho đủ chỉ tiêu và kịp thời vụ.

Rửa tay chân xong về trại lãnh khẩu phần mùng 3 Tết gồm hai củ khoai lang và chén rau luộc chấm muối thì trời đã tối. Đêm núi rừng xuống mau mang theo giá lạnh gió núi sương rừng tê buốt cả thân xác và tâm hồn.Từng người tù ngồi yên lặng trong bóng đêm, chậm chạp nhai từng miếng khoai như những con trâu già nhai lại. Chúng tôi đang nghĩ về thân phận mình và đặc biệt các bạn tù bị biệt giam nơi hốc đá phía sau đồi- về cuộc vui giả tạo vừa qua, về một chế độ coi con người thua thú vật.Tiếng từ điếu thuốc lào rít lên của người bạn tù. Những đóm lửa lập loè ma quái của đầu điếu thuốc đang cháy dở, mùi thơm thoang thoảng bay theo gió rừng.

Bụng càng cồn cào khi ăn hết hai củ khoai và chén rau rừng, tôi định bóc chiếc bánh chưng thứ ba còn lại ăn nốt. Nhưng lại thôi vì chợt nghĩ đến ngày mai cần ‘bồi dưỡng’ cho một ngày lao động kiệt lực.Tôi giơ tay lên vuốt mặt, không ngờ nước mắt mình đã trào ra. Các bạn tù chắc cũng đang mang một tâm trạng như mình. Lúc này tôi mới hiểu thấm thía câu “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”./.

Đinh văn Tiến Hùng

( Trích Hồi ký trong ngục tù Việt cộng )
 
Văn Hóa
Tết Và Mùi Hương Hoa Cũ
Sơn Ca Linh
08:26 18/01/2020
Quê mình thuở ấy,
Sau con nước “hăm ba tháng mười”,
Tất bật cho vụ mùa Đông Xuân xuống mạ.
Bọn trẻ chúng tôi,
Theo sau “bừa xốc”, “bừa răng” tranh nhau bắt cá.
Quần xăn quá gối,
Từng luống mạ xanh mẹ cấy trên đồng.
Gió xuyên bờ tre cùng giọt nắng xuân hồng,
Thi thoảng chiều về,
Lất phất hạt mưa phùn tươi xanh hàng dưa leo, luống cải.
Quanh mảnh sân quê,
Hàng vạn thọ mới trồng lá vương mùi ngai ngái.
Canh sao Tết nầy hoa nở đúng Mồng Một , Mồng Hai…

Rồi Tết ở quê tôi,
Vạn thọ nở đầy sân ngõ nhà ai,
Hoa mang sắc xuân từ đầu thôn cuối xóm.
Hoa nhoẻn miệng cười chào khách “đạp đất” nhà đến sớm,
Hoa nghiêm trang trên bàn thờ kính nhớ tổ tiên.
Hoa vàng tươi, rạng rỡ những nụ cười hiền,
Không chãnh chẹ, kiêu sa, chỉ một màu quê chân chất…

Khi chim én về, khi vạn thọ chớm bông là thấy Tết,
Nao nức lạ thường mùa Tháng Chạp quê tôi.
Râm ran khói lên, nhà ai đang “chạp mả” đây rồi,
Giữa đường lúa non xanh, bầy trẻ nhà ai khoe áo mới.
Chợ cuối năm, tiếng “trống ếch”, “trống chầu” nghe ơi ới,
Gạo nếp thơm, “đường muỗng” chờ bánh ít, bánh in.
Dẫu mái tranh nghèo miễn hoa nở tươi xinh,
Xuân vẫn thắm, vẫn nồng theo mùi hương vạn thọ.

Mùa xuân bây giờ,
Tìm lại chút màu hoa xưa sao quá khó,
Hoa chợ bán đầy
nhưng vạn thọ thưa vắng bên những đường quê.
Trời vẫn xanh, nắng vẫn đẹp, mà hình như én vẫn chưa về,
Không lẽ, chưa nghe thấy mùi hương và sắc vàng vạn thọ?

Sơn Ca Linh (Những ngày cuối năm Kỷ Hợi)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bức Tranh Ngày Đông
Lê Trị
00:01 18/01/2020
BỨC TRANH NGÀY ĐÔNG
Ảnh của Lê Trị

Thiên nhiên vâng lệnh của Trời
Đông về tuyết núi tuyệt vời vẽ tranh.
(bt)