Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:26 14/01/2025
23. Nghĩa đức với bình an là tương quan với nhau, nếu muốn bình an thì trước hết phải thực hành nghĩa đức.
(Thánh Augustinus)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:32 14/01/2025
39. ĐẾN TAY THÌ CHUA
Thí sinh Trương Đẩu Kiều sao chép lại bài văn của một tác giả nổi tiếng và đem đi thi.
Quan chấm thi coi thì đương nhiên cho là Trương Đẩu Kiều viết, và nghĩ rằng bài viết không được hay, nhíu cặp lông mày, lấy viết đánh dấu vòng trên bài văn.
Trương Đẩu Kiều đem chuyện này tố cáo với học quan Văn Liên Sơn, Văn Liên Sơn liền kể cho anh ta nghe hài kịch “Tô Thái” như sau:
“Phụ thân của Tô Thái làm sinh nhật, con trưởng dâng lên một ly rượu chúc thọ, phụ thân uống xong thì khen: “Rượu ngon”. Đứa con thứ hai thường không làm cho phụ thân vui lòng cũng dâng một ly rượu để chúc thọ, phụ thân chưa uống đã chửi: “Rượu chua !”
Vợ của đứa con thứ hai thấy vậy, bèn lén mượn ly rượu của chị dâu cả đến trước mặt chúc thọ, bởi vì phụ thân cũng không thích người con dâu thứ hai này, nên vừa uống vừa chửi: “Rượu chua !”
Con dâu thứ không phục, nói: “Đây là rượu lấy từ nhà anh cả đó”.
Phụ thân nổi giận chửi: “Vợ chồng tụi bây là rượu mốc, rượu đến trên tay tụi bây thì đã chua rồi !”
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 39:
Đi sao chép lại bài của người khác rồi xào lại vài chữ thì dĩ nhiên là “chua” rồi; đem văn của người khác làm văn của mình thì không những “chua” mà còn “thiu” nữa, bởi vì đó không phải là những suy tư và tư tưởng của mình...
Đời có nhiều cái nên sao chép lại như: sao chép lại đức hạnh của người khác để noi theo, sao chép lại tính siêng học của người khác để học hành làm việc chuyên cần hơn, sao chép lại tính khiêm nhượng của người khác để chức vụ và bổn phận của mình nổi bật hơn, sao chép lại sự hiền lành nhân ái của người khác để mình hiền từ hơn.v.v...tất cả những điều ấy của người khác thì nên sao chép lại, bởi vì đức hạnh là bởi Thiên Chúa mà đến.
Thời nay “bệnh” sao chép lại lấy suy tư của người khác làm của mình thì rất nhiều, vì những người sao chép lại ấy không có lương tâm chân chính của một người Ki-tô hữu, mà lương tâm chân chính của người Ki-tô hữu là luôn làm theo sự thật và lẽ công bằng.
Khi đã ghét nhau rồi thì rượu ngon cũng thành rượu chua, cũng vậy, nếu người Ki-tô hữu không có một lương tâm chân chính thì dù cho sao chép lại cái hay cái đẹp của người khác, thì cũng như rượu chua mà thôi: gượng ép và khách sáo !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Thí sinh Trương Đẩu Kiều sao chép lại bài văn của một tác giả nổi tiếng và đem đi thi.
Quan chấm thi coi thì đương nhiên cho là Trương Đẩu Kiều viết, và nghĩ rằng bài viết không được hay, nhíu cặp lông mày, lấy viết đánh dấu vòng trên bài văn.
Trương Đẩu Kiều đem chuyện này tố cáo với học quan Văn Liên Sơn, Văn Liên Sơn liền kể cho anh ta nghe hài kịch “Tô Thái” như sau:
“Phụ thân của Tô Thái làm sinh nhật, con trưởng dâng lên một ly rượu chúc thọ, phụ thân uống xong thì khen: “Rượu ngon”. Đứa con thứ hai thường không làm cho phụ thân vui lòng cũng dâng một ly rượu để chúc thọ, phụ thân chưa uống đã chửi: “Rượu chua !”
Vợ của đứa con thứ hai thấy vậy, bèn lén mượn ly rượu của chị dâu cả đến trước mặt chúc thọ, bởi vì phụ thân cũng không thích người con dâu thứ hai này, nên vừa uống vừa chửi: “Rượu chua !”
Con dâu thứ không phục, nói: “Đây là rượu lấy từ nhà anh cả đó”.
Phụ thân nổi giận chửi: “Vợ chồng tụi bây là rượu mốc, rượu đến trên tay tụi bây thì đã chua rồi !”
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 39:
Đi sao chép lại bài của người khác rồi xào lại vài chữ thì dĩ nhiên là “chua” rồi; đem văn của người khác làm văn của mình thì không những “chua” mà còn “thiu” nữa, bởi vì đó không phải là những suy tư và tư tưởng của mình...
Đời có nhiều cái nên sao chép lại như: sao chép lại đức hạnh của người khác để noi theo, sao chép lại tính siêng học của người khác để học hành làm việc chuyên cần hơn, sao chép lại tính khiêm nhượng của người khác để chức vụ và bổn phận của mình nổi bật hơn, sao chép lại sự hiền lành nhân ái của người khác để mình hiền từ hơn.v.v...tất cả những điều ấy của người khác thì nên sao chép lại, bởi vì đức hạnh là bởi Thiên Chúa mà đến.
Thời nay “bệnh” sao chép lại lấy suy tư của người khác làm của mình thì rất nhiều, vì những người sao chép lại ấy không có lương tâm chân chính của một người Ki-tô hữu, mà lương tâm chân chính của người Ki-tô hữu là luôn làm theo sự thật và lẽ công bằng.
Khi đã ghét nhau rồi thì rượu ngon cũng thành rượu chua, cũng vậy, nếu người Ki-tô hữu không có một lương tâm chân chính thì dù cho sao chép lại cái hay cái đẹp của người khác, thì cũng như rượu chua mà thôi: gượng ép và khách sáo !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 15/01: Người nên giống Ta mọi đàng – Lm. Giuse Vũ Ngọc Tuyển, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
02:16 14/01/2025
Bài trích thư gửi tín hữu Híp-ri.
Thưa anh em, vì con cái thì đều chung một huyết nhục, nên Đức Giê-su đã cùng mang lấy huyết nhục đó. Như vậy, nhờ cái chết của Người, Người đã tiêu diệt tên lãnh chúa gây ra sự chết, tức là ma quỷ, và đã giải thoát những ai vì sợ chết mà suốt đời sống trong tình trạng nô lệ. Vì những kẻ được Người giúp đỡ không phải là các thiên thần, mà là con cháu Áp-ra-ham. Bởi thế, Người đã phải nên giống anh em mình về mọi phương diện, để trở thành một vị Thượng Tế nhân từ và trung tín trong việc thờ phượng Thiên Chúa, hầu đền tội cho dân. Vì bản thân Người đã trải qua thử thách và đau khổ, nên Người có thể cứu giúp những ai bị thử thách.
Đó là lời Chúa
Nóng lòng
Lm Minh Anh
14:21 14/01/2025
NÓNG LÒNG
“Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng mạc chung quanh, Thầy còn rao giảng ở đó nữa!”.
Năm 1961, John Kennedy nóng lòng đưa con người lên mặt trăng và trở về trái đất an toàn. Hàng triệu người nghĩ điều này thật viển vông! Nhưng với NASA thì không! 1969, cả thế giới vui mừng khi xem những thước phim chiếu cảnh Neil Amstrong đi bộ trên ‘Chị Hằng’ và trở về địa cầu bình an; nhưng mấy ai biết, những thước phim này đã từng được ‘xem trước’ cả ngàn lần trong trí tưởng tượng của các chuyên viên NASA.
Kính thưa Anh Chị em,
Không phải muốn đưa con người lên mặt trăng và trở về, Chúa Giêsu muốn đưa cả nhân loại định cư vĩnh viễn trên trời, tận cung lòng Cha. Trong Tin Mừng hôm nay, các môn đệ thưa với Chúa Giêsu, “Mọi người đang tìm Thầy”; Ngài bảo, “Chúng ta hãy đi nơi khác… Thầy còn rao giảng ở đó nữa!”. Tại sao Ngài ‘nóng lòng’ cho việc rao giảng đến thế?
Trước hết, Ngài ‘nóng lòng’ vì tình yêu của Ngài đối với Chúa Cha luôn thúc bách Ngài. Ngài khao khát Cha và cùng Chúa Cha, Ngài khao khát con người. Vì thế, càng kết hiệp với Cha, Chúa Giêsu càng khao khát con người như Cha hằng khao khát. Tin Mừng cho biết, “Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó”. Cha và khao khát của Cha chính là động lực bên trong khiến Ngài ‘nóng lòng’.
Một điều khác khiến Chúa Giêsu ‘nóng lòng’ chính là tình yêu và lòng thương xót đối với con người, điều này buộc Ngài cống hiến hết mình mà không dè giữ. “Cả thành xúm lại trước cửa” - một mô tả không thể sống động hơn - và Ngài dạy dỗ, chữa lành bệnh tật và trừ quỷ. Và thú vị hơn, vì “Ngài nên giống anh em mình mọi đàng” - bài đọc một - nên Chúa Giêsu còn muốn ‘anh em Ngài nên giống Ngài mọi đàng!’. Ngài ‘nóng lòng’ muốn họ nhận biết Cha của Ngài cũng là Cha của họ; công cuộc mở rộng Vương Quốc của Ngài cũng là công cuộc của họ. Vì thế, Ngài không mệt mỏi có mặt nhiều nơi, làm nhiều việc từ sáng sớm đến chiều tối và không ngừng thúc đẩy bản thân phải làm nhiều hơn.
Vậy đâu là động lực bên trong của bạn? Như Chúa Giêsu, Chúa Cha phải là động lực hàng đầu. Để được vậy, chúng ta phải khao khát Chúa Cha; điều này thể hiện khi chúng ta khát khao cầu nguyện. Những cuộc gặp gỡ Thiên Chúa sẽ mang lại ánh sáng và sức mạnh cho mọi cuộc gặp gỡ. Qua cầu nguyện, tình yêu dành cho tha nhân được nhen nhóm, chúng ta cống hiến mà không dè giữ; qua cầu nguyện, chúng ta trở nên những con người sống cho người khác; và cũng qua cầu nguyện, chúng ta ‘nóng lòng’ cứu các linh hồn như Chúa Giêsu ‘nóng lòng!’.
Anh Chị em,
“Chúng ta hãy đi nơi khác!”. Ước gì động lực bên trong của Chúa Giêsu cũng là động lực bên trong của bạn và tôi! Để được vậy, hãy bắt chước Ngài! Trước hết, tìm kiếm, khao khát Chúa Cha; yêu mến và nuôi dưỡng khát khao này bằng cầu nguyện. Tiếp đến, như Chúa Giêsu, chúng ta ưu tư chữa lành con người, “Chăm sóc những người bệnh tật đủ loại không phải là một “hoạt động tùy chọn” đối với Giáo Hội, không! Nó không phải là điều gì đó thêm vào. Với Chúa Giêsu, như Chúa Giêsu, nó là một phần không thể thiếu trong sứ mệnh của Giáo Hội. Và sứ mệnh này là mang sự dịu dàng của Thiên Chúa đến với một nhân loại đang đau khổ!” - Phanxicô.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con hiểu rằng, “quỳ gối” phải là những thước phim “được coi trước” hàng ngàn lần; nhờ đó, con mới có thể ‘nóng lòng’ như Chúa!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng mạc chung quanh, Thầy còn rao giảng ở đó nữa!”.
Năm 1961, John Kennedy nóng lòng đưa con người lên mặt trăng và trở về trái đất an toàn. Hàng triệu người nghĩ điều này thật viển vông! Nhưng với NASA thì không! 1969, cả thế giới vui mừng khi xem những thước phim chiếu cảnh Neil Amstrong đi bộ trên ‘Chị Hằng’ và trở về địa cầu bình an; nhưng mấy ai biết, những thước phim này đã từng được ‘xem trước’ cả ngàn lần trong trí tưởng tượng của các chuyên viên NASA.
Kính thưa Anh Chị em,
Không phải muốn đưa con người lên mặt trăng và trở về, Chúa Giêsu muốn đưa cả nhân loại định cư vĩnh viễn trên trời, tận cung lòng Cha. Trong Tin Mừng hôm nay, các môn đệ thưa với Chúa Giêsu, “Mọi người đang tìm Thầy”; Ngài bảo, “Chúng ta hãy đi nơi khác… Thầy còn rao giảng ở đó nữa!”. Tại sao Ngài ‘nóng lòng’ cho việc rao giảng đến thế?
Trước hết, Ngài ‘nóng lòng’ vì tình yêu của Ngài đối với Chúa Cha luôn thúc bách Ngài. Ngài khao khát Cha và cùng Chúa Cha, Ngài khao khát con người. Vì thế, càng kết hiệp với Cha, Chúa Giêsu càng khao khát con người như Cha hằng khao khát. Tin Mừng cho biết, “Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó”. Cha và khao khát của Cha chính là động lực bên trong khiến Ngài ‘nóng lòng’.
Một điều khác khiến Chúa Giêsu ‘nóng lòng’ chính là tình yêu và lòng thương xót đối với con người, điều này buộc Ngài cống hiến hết mình mà không dè giữ. “Cả thành xúm lại trước cửa” - một mô tả không thể sống động hơn - và Ngài dạy dỗ, chữa lành bệnh tật và trừ quỷ. Và thú vị hơn, vì “Ngài nên giống anh em mình mọi đàng” - bài đọc một - nên Chúa Giêsu còn muốn ‘anh em Ngài nên giống Ngài mọi đàng!’. Ngài ‘nóng lòng’ muốn họ nhận biết Cha của Ngài cũng là Cha của họ; công cuộc mở rộng Vương Quốc của Ngài cũng là công cuộc của họ. Vì thế, Ngài không mệt mỏi có mặt nhiều nơi, làm nhiều việc từ sáng sớm đến chiều tối và không ngừng thúc đẩy bản thân phải làm nhiều hơn.
Vậy đâu là động lực bên trong của bạn? Như Chúa Giêsu, Chúa Cha phải là động lực hàng đầu. Để được vậy, chúng ta phải khao khát Chúa Cha; điều này thể hiện khi chúng ta khát khao cầu nguyện. Những cuộc gặp gỡ Thiên Chúa sẽ mang lại ánh sáng và sức mạnh cho mọi cuộc gặp gỡ. Qua cầu nguyện, tình yêu dành cho tha nhân được nhen nhóm, chúng ta cống hiến mà không dè giữ; qua cầu nguyện, chúng ta trở nên những con người sống cho người khác; và cũng qua cầu nguyện, chúng ta ‘nóng lòng’ cứu các linh hồn như Chúa Giêsu ‘nóng lòng!’.
Anh Chị em,
“Chúng ta hãy đi nơi khác!”. Ước gì động lực bên trong của Chúa Giêsu cũng là động lực bên trong của bạn và tôi! Để được vậy, hãy bắt chước Ngài! Trước hết, tìm kiếm, khao khát Chúa Cha; yêu mến và nuôi dưỡng khát khao này bằng cầu nguyện. Tiếp đến, như Chúa Giêsu, chúng ta ưu tư chữa lành con người, “Chăm sóc những người bệnh tật đủ loại không phải là một “hoạt động tùy chọn” đối với Giáo Hội, không! Nó không phải là điều gì đó thêm vào. Với Chúa Giêsu, như Chúa Giêsu, nó là một phần không thể thiếu trong sứ mệnh của Giáo Hội. Và sứ mệnh này là mang sự dịu dàng của Thiên Chúa đến với một nhân loại đang đau khổ!” - Phanxicô.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con hiểu rằng, “quỳ gối” phải là những thước phim “được coi trước” hàng ngàn lần; nhờ đó, con mới có thể ‘nóng lòng’ như Chúa!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tác phẩm Hy Vọng của Đức Thánh Cha Phanxicô đã có mặt trên các tiệm sách và thư viện trên 80 quốc gia
Thanh Quảng sdb
02:43 14/01/2025
Tác phẩm “Hy Vọng (Hope) của Đức Thánh Cha Phanxicô đã có mặt trên các tiệm sách và thư viện trên 80 quốc gia
Tác phẩm “Hy Vọng (Hope) được mong đợi và chào đón rộng rãi đã có mặt trên các tiệm sách vào thứ Ba, ngày 14 tháng 1 năm 2025, của 80 quốc gia trong Năm Thánh này; tác phẩm bao gồm những hồi ức được kể lại, giai thoại, hình ảnh và các yếu tố được cung cấp riêng cho độc giả.
(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)
Tác phẩm cũng được xuất bản bằng Anh ngữ tại Hoa Kỳ qua nhà xuất bản Random House và tại Vương quốc Anh, thông qua nhà xuất bản Viking.
Tác phẩm lần đầu tiên mang tính lịch sử
Trong một thông cáo báo chí trước sự kiện này, nhà xuất bản Random House tiết lộ rằng văn bản độc đáo này ban đầu được cho là sẽ được xuất bản sau khi Đức Thánh Cha qua đời.
Tuy nhiên, nhân dịp Năm Thánh Hy vọng, ngài đã quyết định được đưa ra phát hành văn bản này vào đầu Năm Thánh.
Hình ảnh và tài liệu trong tác phẩm được Đức Thánh Cha đích thân cung cấp.
Cuốn sách được bổ sung thêm nhiều hình ảnh đáng chú ý, bao gồm cả tài liệu riêng tư và chưa công bố do chính Đức Thánh Cha cung cấp.
Tác phẩm được biên soạn trong sáu năm, tác phẩm được hoàn chỉnh vào những năm đầu của thế kỷ XX, bằng tiếng Ý do Đức Thánh Cha kể lại cuộc di cư dũng cảm của tổ tiên ngài đến châu Mỹ Latinh.
Văn bản tiếp tục kể về thời thơ ấu của ngài, những đam mê và mối bận tâm của tuổi trẻ, ơn gọi, cuộc sống trưởng thành và toàn bộ triều đại Giáo hoàng của ngài cho đến ngày nay.
Lời tường thuật và giai thoại
Kể lại những ký ức của mình, Đức Thánh Cha đề cập đến những khoảnh khắc quan trọng của triều đại Giáo hoàng của mình và nhiều vấn đề quan trọng, gây tranh cãi của thời đại chúng ta hiện nay, bao gồm các cuộc chiến đang hoành hành trên thế giới, tương lai của Giáo hội và tôn giáo, chính sách xã hội, di cư, khủng hoảng môi trường, phụ nữ, phát triển công nghệ và tình dục.
Hơn nữa, Tác phẩm “Hy Vọng (Hope) bao gồm nhiều tiết lộ, giai thoại và bí mật.
Nhà xuất bản Random House mô tả đây là một hồi ký ly kỳ và rất nhân văn, cảm động và đôi khi hài hước, đại diện cho "câu chuyện của một cuộc đời".
Hơn nữa, nhà xuất bản còn gọi đây là "một di chúc đạo đức và tinh thần cảm động sẽ hấp dẫn độc giả trên toàn thế giới và sẽ là di sản hy vọng của Đức Thánh Cha Phanxicô cho các thế hệ tương lai.
Tác phẩm “Hy Vọng (Hope) được mong đợi và chào đón rộng rãi đã có mặt trên các tiệm sách vào thứ Ba, ngày 14 tháng 1 năm 2025, của 80 quốc gia trong Năm Thánh này; tác phẩm bao gồm những hồi ức được kể lại, giai thoại, hình ảnh và các yếu tố được cung cấp riêng cho độc giả.
(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)
Tác phẩm cũng được xuất bản bằng Anh ngữ tại Hoa Kỳ qua nhà xuất bản Random House và tại Vương quốc Anh, thông qua nhà xuất bản Viking.
Tác phẩm lần đầu tiên mang tính lịch sử
Trong một thông cáo báo chí trước sự kiện này, nhà xuất bản Random House tiết lộ rằng văn bản độc đáo này ban đầu được cho là sẽ được xuất bản sau khi Đức Thánh Cha qua đời.
Tuy nhiên, nhân dịp Năm Thánh Hy vọng, ngài đã quyết định được đưa ra phát hành văn bản này vào đầu Năm Thánh.
Hình ảnh và tài liệu trong tác phẩm được Đức Thánh Cha đích thân cung cấp.
Cuốn sách được bổ sung thêm nhiều hình ảnh đáng chú ý, bao gồm cả tài liệu riêng tư và chưa công bố do chính Đức Thánh Cha cung cấp.
Tác phẩm được biên soạn trong sáu năm, tác phẩm được hoàn chỉnh vào những năm đầu của thế kỷ XX, bằng tiếng Ý do Đức Thánh Cha kể lại cuộc di cư dũng cảm của tổ tiên ngài đến châu Mỹ Latinh.
Văn bản tiếp tục kể về thời thơ ấu của ngài, những đam mê và mối bận tâm của tuổi trẻ, ơn gọi, cuộc sống trưởng thành và toàn bộ triều đại Giáo hoàng của ngài cho đến ngày nay.
Lời tường thuật và giai thoại
Kể lại những ký ức của mình, Đức Thánh Cha đề cập đến những khoảnh khắc quan trọng của triều đại Giáo hoàng của mình và nhiều vấn đề quan trọng, gây tranh cãi của thời đại chúng ta hiện nay, bao gồm các cuộc chiến đang hoành hành trên thế giới, tương lai của Giáo hội và tôn giáo, chính sách xã hội, di cư, khủng hoảng môi trường, phụ nữ, phát triển công nghệ và tình dục.
Hơn nữa, Tác phẩm “Hy Vọng (Hope) bao gồm nhiều tiết lộ, giai thoại và bí mật.
Nhà xuất bản Random House mô tả đây là một hồi ký ly kỳ và rất nhân văn, cảm động và đôi khi hài hước, đại diện cho "câu chuyện của một cuộc đời".
Hơn nữa, nhà xuất bản còn gọi đây là "một di chúc đạo đức và tinh thần cảm động sẽ hấp dẫn độc giả trên toàn thế giới và sẽ là di sản hy vọng của Đức Thánh Cha Phanxicô cho các thế hệ tương lai.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Vatican tìm cách làm trung gian cho hòa bình ở Trung Đông
Vũ Văn An
13:34 14/01/2025
Elise Ann Allen của Crux, ngày 14 tháng 1 năm 2025, tường trình rằng Hôm thứ Hai, Quốc vụ khanh Vatican, Hồng Y Pietro Parolin người Ý đã tổ chức một cuộc họp với các đại diện của Đức Giáo Hoàng trên khắp Trung Đông để thảo luận về hậu quả của các cuộc xung đột khu vực và nhu cầu hòa bình, cũng như tầm quan trọng của các Ki-tô hữu ở Trung Đông.
Trong vài ngày qua, ĐHY Parolin đã có mặt ở Jordan để tham dự lễ cung hiến Nhà thờ Chúa Giêsu chịu phép rửa tội, tọa lạc tại Bethany Beyond the Jordan, được cho là nơi Chúa Giêsu chịu phép rửa tội, trên bờ sông Jordan.
Theo thông cáo của Vatican, vào ngày 13 tháng 1, Đức Hồng Y Parolin đã chủ trì một cuộc họp tại Amman với các đại diện của Đức Giáo Hoàng tại nhiều quốc gia Trung Đông, bao gồm Bahrain, Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Jordan, Iran, Iraq, Kuwait, Oman, Qatar, Syria và Yemen.
Ngoài ra còn có sự hiện diện của các đại diện của Giáo hoàng từ Israel, Palestine và Lebanon, những bên chủ chốt trong cuộc chiến đang diễn ra ở Gaza.
Theo thông cáo, các chủ đề được đề cập trong cuộc họp bao gồm nhiều cuộc khủng hoảng khu vực và tình hình giáo hội của mỗi quốc gia được đại diện, cũng như "những dấu hiệu hy vọng hữu hình ở một số quốc gia này".
Ngoài ra, cuộc họp còn thảo luận về "tình hình nhân đạo nghiêm trọng" của những người ở các khu vực xung đột và nhu cầu tăng cường liên đới từ cộng đồng quốc tế.
Thông cáo cho biết "Hy vọng rằng sẽ sớm chấm dứt thù địch trên mọi mặt trận và Trung Đông có thể trở thành vùng đất hòa bình, nơi các Ki-tô hữu vẫn là yếu tố thiết yếu của sự chung sống huynh đệ giữa các tôn giáo khác nhau và sự tiến bộ của các quốc gia tương ứng".
Cuộc họp, trong số những việc khác, đã cung cấp cho Parolin một nền tảng để thúc đẩy lời kêu gọi đàm phán và ngừng bắn của Vatican ở Gaza, và nó cũng minh họa cho mong muốn của Tòa thánh trong việc đóng vai trò là người hòa giải cho các cuộc xung đột, khủng hoảng và căng thẳng ảnh hưởng đến khu vực.
Vào hôm thứ Hai, ĐHY Parolin cũng đã có một cuộc điện đàm riêng với Tổng thống mới của Lebanon, Joseph Aoun, người được bầu vào ngày 9 tháng 1, chấm dứt tình trạng bế tắc chính trị kéo dài nhiều năm và tình trạng không có tổng thống.
Lebanon đã không có tổng thống kể từ tháng 10 năm 2022 và được điều hành bởi một chính phủ lâm thời trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng do sự bùng nổ của các cuộc giao tranh giữa nhóm Hezbollah của Lebanon và Israel.
Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 11 tháng 1 với Vatican News, nền tảng thông tin chính thức do nhà nước điều hành của Vatican, ĐHY Parolin gọi cuộc bầu cử của Aoun là "một dấu hiệu tích cực".
Ngài cho biết trong hai năm qua khi Lebanon không có chính phủ, Vatican đã nhấn mạnh rằng việc bầu một tổng thống "là rất quan trọng đối với sự liên tục và tồn tại của đất nước như hiện tại... một đất nước mà sự đa dạng về xã hội, chính trị và tôn giáo cùng tồn tại".
“Chúng tôi chân thành hy vọng rằng cuộc bầu cử này sẽ đánh dấu một giai đoạn mới cho Lebanon, nơi tất cả các lực lượng chính trị cùng nhau tìm ra tiếng nói chung và hành động vì lợi ích của đất nước, đặc biệt là đối với các cải cách mà đất nước đang rất cần”, ngài nói.
ĐHY Parolin phàn nàn về sự thất bại chung của ngoại giao trong việc giải quyết các cuộc xung đột hiện tại ở Trung Đông, bao gồm cả cuộc chiến ở Gaza, ngài nói rằng, “Thật đáng buồn khi chúng ta dường như đã mất khả năng đàm phán và rằng, như người ta vẫn nói, sức mạnh lấn át luật pháp”.
Ngài nói rằng nguyên nhân là do thiếu “lòng tin cơ bản”, nhấn mạnh rằng để đàm phán và đối thoại có hiệu quả, “cần phải có ít nhất một mức độ tin tưởng tối thiểu ở bên kia”.
“Cần phải có thiện chí gặp nhau ở giữa, để hiểu hoặc ít nhất là xem xét nghiêm túc lý do của bên kia. Đây là những lý do khiến đàm phán trở nên khó khăn như vậy hiện nay”, ngài nói và cho biết các tổ chức quốc tế được thành lập để thúc đẩy đối thoại không có khả năng làm như vậy.
Về việc đạt được hòa bình, Parolin nhấn mạnh cần phải vượt qua sự chia rẽ và coi nhau là kẻ thù.
Ngài cho biết, “một nền hòa bình công bằng” phải được “xây dựng trên luật pháp quốc tế và các tuyên bố của Liên hợp quốc. Đây là những công cụ mà cộng đồng quốc tế có thể sử dụng để điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia và giữa các cộng đồng quốc gia”.
ĐHY Parolin gọi lễ cung hiến Nhà thờ Phép rửa của Chúa Giêsu là dấu hiệu hy vọng trong một khu vực bị xung đột tàn phá.
Ngài cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiện diện của Kitô giáo ở Trung Đông, mà ngài cho biết vượt ra ngoài sắc tộc, và nói thêm rằng, “Người Ả Rập cũng có nghĩa là Kitô hữu vì có một cộng đồng Kitô giáo bắt nguồn từ lịch sử của những vùng đất này”.
Liên quan đến cuộc chiến ở Syria và sự sụp đổ gần đây của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, ĐHY Parolin bày tỏ hy vọng rằng “một kỷ nguyên mới có thể bắt đầu cho Syria, nơi tất cả công dân sẽ có cùng các quyền và đặc quyền”.
“Đây là khái niệm về quyền công dân mà Tòa thánh cũng đề xuất cho tất cả các quốc gia: tất cả công dân đều bình đẳng, có quyền bình đẳng và nghĩa vụ bình đẳng trước pháp luật”, ngài cho biết.
Những từ ngữ chỉ hy vọng trong Kinh thánh
Vũ Văn An
14:29 14/01/2025
Daniel Esparza, trên tạp chí Aleteia xuất bản ngày 14/01/25, viết rằng: Trong các ngôn ngữ Kinh thánh của tiếng Do Thái và tiếng Hy Lạp, các từ chỉ hy vọng — qavah, yachal và elpis — cung cấp những hiểu biết sâu sắc về ý nghĩa tâm linh của nó.
Hy vọng hay đức cậy là nền tảng của đức tin Ki-tô giáo, được đan xen trong Kinh thánh như một lời hứa và một cách sống. Trong các ngôn ngữ Kinh thánh của tiếng Do Thái và tiếng Hy Lạp, các từ chỉ hy vọng — qavah, yachal và elpis — cung cấp những hiểu biết sâu sắc về ý nghĩa tâm linh của nó. Từ Kinh thánh của Do Thái đến Tân Ước, hy vọng được thể hiện như một sự tin tưởng tích cực, năng động vào những lời hứa của Thiên Chúa.
Qavah: Chờ đợi trong căng thẳng (קָוָה)
Trong tiếng Do Thái, từ qavah truyền tải hy vọng như một hình thức chờ đợi. Bắt nguồn từ hình ảnh một sợi dây bị kéo căng, qavah ngụ ý cảm thức căng thẳng và mong đợi. Đó không phải là sự chờ đợi thụ động, nhàn rỗi mà là sự mong đợi tích cực bắt nguồn từ sự tin tưởng. Sự căng thẳng này thừa nhận thực tại của cuộc đấu tranh trong khi vẫn kiên định bám chặt vào sự chắc chắn về lòng thành tín của Thiên Chúa.
Isaia 40:31 đã diễn tả điều này một cách tuyệt đẹp: “Nhưng những ai trông đợi (qavah) Chúa sẽ đổi mới sức mạnh của mình; họ sẽ bay cao như chim ưng; họ sẽ chạy mà không mệt mỏi; họ sẽ đi mà không mòn mỏi.”
Ở đây, qavah nhấn mạnh đến sức mạnh biến đổi của việc chờ đợi Chúa. Đó là một hy vọng tiếp thêm sinh lực, ngay cả khi đang mệt mỏi và đấu tranh.
Từ này cũng xuất hiện trong Thánh vịnh 130:5–6: “Tôi trông đợi (qavah) Chúa, linh hồn tôi trông đợi, và tôi trông cậy lời Người.”
Đoạn văn này bằng cách nào đó ghép qavah với lời Chúa, nhấn mạnh đến sự đáng tin cậy của những lời hứa thần thiêng. Hy vọng theo nghĩa này là bám chặt vào lòng thành tín của Chúa, ngay cả khi hoàn cảnh có vẻ ảm đạm.
Yachal: Sự kiên nhẫn chịu đựng (יָחַל)
Gần giống với qavah, từ tiếng Do Thái yachal mang ý tưởng về hy vọng bền bỉ. Trong khi qavah ám chỉ sự căng thẳng khi chờ đợi, yachal nhấn mạnh đến sự kiên nhẫn cần có để duy trì hy vọng đó. Thuật ngữ này thường xuất hiện trong bối cảnh nơi lời hứa của Chúa vẫn chưa được thực hiện, mời gọi các tín đồ kiên trì trong đức tin.
Trong Ai Ca 3:21–24, tiên tri Jeremiah viết: “Nhưng tôi nhớ lại điều này, và vì thế tôi có hy vọng (yachal): Tình yêu thương của Chúa không bao giờ chấm dứt; lòng thương xót của Người không bao giờ chấm dứt; chúng mới mẻ mỗi buổi sáng; lòng thành tín của Người thật lớn lao”.
Giữa đống đổ nát của Jerusalem, hy vọng của Jeremiah không phụ thuộc vào hoàn cảnh của ông mà phụ thuộc vào bản chất bền bỉ của tình yêu Chúa.
Sự kiên nhẫn của yachal ngụ ý một niềm tin sâu sắc rằng thời điểm của Chúa là hoàn hảo. Nó thừa nhận nỗi đau khi chờ đợi trong khi vẫn kiên định tin rằng lời hứa của Chúa sẽ thành hiện thực.
Elpis: Kỳ vọng tự tin (ἐλπίς)
Trong Tân Ước tiếng Hy Lạp, elpis là từ chính để chỉ hy vọng. Không giống như cách sử dụng từ tiếng Anh hiện đại, thường ám chỉ sự không chắc chắn (“Tôi hy vọng điều đó xảy ra”), elpis truyền đạt kỳ vọng đầy tin tưởng. Nó có nghĩa là sự đảm bảo, không phải sự nghi ngờ, vì nó dựa trên bản chất không thay đổi của Chúa.
Trong Rô-ma 5:3–5, Thánh Phao-lô viết: “Không những thế, chúng ta lại vui mừng trong những đau khổ của mình, vì biết rằng đau khổ sinh ra sự kiên nhẫn, sự kiên nhẫn sinh ra đức tính, và đức tính sinh ra hy vọng (elpis), và hy vọng không làm chúng ta hổ thẹn, vì tình yêu của Thiên Chúa đã được đổ vào lòng chúng ta qua Chúa Thánh Thần.”
Đối với Thánh Phao-lô, hy vọng gắn liền sâu sắc với công việc biến đổi của Chúa Thánh Thần. Đó không phải là một cảm xúc thoáng qua, mà là một thiên hướng ổn định của triết lý sống [ethos]của người ta, bất kể điều gì xảy ra.
Kỳ vọng tự tin của elpis được nhấn mạnh thêm trong Thư Do Thái 6:19: “Chúng ta có hy vọng (elpis) này như một cái neo cho linh hồn, vững chắc và an toàn.”
Ẩn dụ này nắm bắt được bản chất không lay chuyển của hy vọng Kitô giáo, điều giúp các tín đồ vững vàng trong những cơn bão táp của cuộc sống.
Bối cảnh văn hóa của hy vọng
Các khái niệm tiếng Do Thái về qavah và yachal xuất hiện từ một nền văn hóa nhận thức sâu sắc về sự bất định của cuộc sống. Đối với người dân Israel, hy vọng bắt nguồn từ mối quan hệ giao ước của họ với Chúa. Từ cuộc Xuất hành đến cuộc lưu đày ở Babylon, hy vọng của họ dựa trên lời hứa giải cứu và phục hồi của Chúa.
Ngược lại, thuật ngữ tiếng Hy Lạp elpis ám chỉ bối cảnh trí tuệ và triết học của thế giới Hy Lạp. Trong khi văn hóa Hy Lạp thường coi hy vọng là không chắc chắn, thì Tân Ước đã định nghĩa lại nó là sự tin tưởng chắc chắn vào kế hoạch cứu chuộc của Chúa. Sự chuyển đổi này của elpis làm nổi bật bản chất cấp tiến của hy vọng Kitô giáo.
Các chiều kích thần học của hy vọng
Hiểu biết về hy vọng trong Kinh thánh có mối quan hệ sâu sắc. Nó không chỉ đơn thuần là mong muốn về một tương lai tốt đẹp hơn. Mà đúng hơn là sự tin tưởng tích cực vào lời hứa của Chúa, dựa trên bản chất và công việc của Người. Khía cạnh quan hệ này được thể hiện rõ trong toàn bộ Kinh thánh, nơi hy vọng không thể tách rời khỏi đức tin và đức mến.
Giáo lý Công Giáo dạy rằng “hy vọng là nhân đức đối thần mà nhờ đó chúng ta mong muốn vương quốc thiên đàng và sự sống vĩnh cửu là hạnh phúc của mình, đặt niềm tin vào lời hứa của Chúa Kitô và không dựa vào sức mạnh của riêng mình, nhưng vào sự giúp đỡ của ân sủng Chúa Thánh Thần” (GLCG 1817).
Định nghĩa này nhấn mạnh rằng hy vọng không phải tự sinh ra mà là một món quà từ Thiên Chúa, được nuôi dưỡng bởi ân sủng và được duy trì thông qua lời cầu nguyện và các bí tích. Trong Rô-ma 8:24–25, Thánh Phao-lô viết, “Vì trong sự trông cậy (elpis) này, chúng ta đã được cứu. Nhưng hy vọng thấy được thì không phải là hy vọng. Vì ai trông mong điều mình thấy? Nhưng nếu chúng ta trông mong điều mình không thấy, thì chúng ta kiên nhẫn chờ đợi.” Ở đây, Thánh Phao-lô nắm bắt được sự căng thẳng của hy vọng Ki-tô giáo, hướng đến sự ứng nghiệm những lời hứa của Thiên Chúa trong khi tin cậy vào lòng thành tín của Người trong hiện tại.
Thông điệp hy vọng trong Kinh thánh mời gọi chúng ta neo giữ cuộc sống của mình trong lòng thành tín của Thiên Chúa, để những lời hứa của Người nâng đỡ chúng ta vượt qua mọi thử thách. Chính hy vọng này — chắc chắn, kiên nhẫn và đầy hy vọng — sẽ biến đổi cuộc sống của chúng ta và kêu gọi chúng ta làm chứng cho thế giới về lòng nhân từ không lay chuyển của Thiên Chúa.
Bài viết này dựa trên những hiểu biết sâu sắc từ Etymological Dictionary of Biblical Hebrew: Based on the Commentaries of Samson Raphael Hirsch [Từ điển từ nguyên của tiếng Hebrew trong Kinh thánh: Dựa trên các bình luận của Samson Raphael Hirsch] và Etymological Dictionary of Greek (2010) by Robert Beekes [Từ điển từ nguyên tiếng Hy Lạp (2010) của Robert Beekes]. Các bình luận được cung cấp thông tin từ các nguồn này nhưng không đầy đủ hoặc mang tính quyết định. Độc giả được khuyến khích tham khảo các văn bản gốc để nghiên cứu sâu hơn và hiểu rõ hơn.
Đức Giáo Hoàng và Các Tổng thống Mỹ
Vũ Văn An
14:57 14/01/2025
Brad Miner, trên the Catholic Thing, Thứ Ba, ngày 14 tháng 1 năm 2025, cho hay: Trước khi rời nhiệm sở, Joe Biden sẽ không gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô như đã định. Các vụ cháy rừng ở Los Angeles đã chấm dứt điều đó – hay ít nhất là chúng ta được biết như vậy. Nhưng kế hoạch ban đầu khiến tôi tò mò về những cuộc gặp như vậy và ý nghĩa của chúng. Đó là một lịch sử phức tạp nhưng đôi khi có ý nghĩa quan trọng.
Nếu bạn tìm kiếm trên Internet, bạn có thể sẽ đọc thấy rằng tổng thống đầu tiên đến thăm một vị giáo hoàng là Woodrow Wilson vào năm 1919. Điều đó không đúng, thậm chí không đúng chút nào, trừ khi bạn thêm từ tại chức (sitting). Lúc đó, đúng vậy, Wilson, người đang ở châu Âu sau Thế chiến thứ nhất để tham dự Hội nghị hòa bình Paris (1919-1920), là "người hiện đang chiếm giữ Nhà Trắng" đầu tiên đến thăm Tông điện.
Một sự khác biệt nữa: một số cựu tổng thống đã gặp các vị giáo hoàng (hoặc cố gắng gặp), và các tổng thống đương nhiệm đã gặp những người đàn ông sẽ trở thành giáo hoàng. Trong hạng mục sau này, Franklin Delano Roosevelt đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Vatican Hồng Y Eugenio Pacelli tại nhà riêng của tổng thống ở Hyde Park trong chuyến thăm Hoa Kỳ năm 1936 của Đức Piô XII tương lai. Một cuộc gặp tương tự đã diễn ra tại Rome khi George W. Bush gặp Đức Hồng Y Joseph Ratzinger tại lễ tang của Đức Gioan Phaolô II.
Nhưng trước thế kỷ 20, các cuộc gặp chính thức với một vị giáo hoàng tại Hoa Kỳ sẽ không được chào đón dù chúng khả hữu. Chưa từng có vị giáo hoàng nào vượt Đại Tây Dương cho đến chuyến thăm lịch sử của Đức Phaolô VI tới Hoa Kỳ vào năm 1965. Đức Phaolô cuối cùng đã đến thăm hai mươi quốc gia và là người đầu tiên đi ra khỏi châu Âu. Tại New York, ngài đã gặp Lyndon Johnson tại Khách sạn Waldorf-Astoria.
Nếu Đức Piô XII hoặc Đức Gioan XXIII quyết định là người đầu tiên đến thăm Hoa Kỳ, có lẽ các vị đã không được mời đến Nhà Trắng. Nếu John F. Kennedy thoát khỏi vụ ám sát và giành được nhiệm kỳ thứ hai, tôi ngờ rằng Đức Phaolô VI sẽ được chào đón ở đó. Nhưng trước khi bầu ra vị tổng thống Công Giáo đầu tiên của chúng ta, chủ nghĩa bài Công Giáo còn sót lại đã ngăn cản điều đó.
Nhưng trước cuộc tiếp kiến năm 1919 của Wilson với Đức Benedict XV, không dưới bốn cựu tổng thống đã đến thăm một giáo hoàng khi ở Rome: Martin Van Buren và Millard Fillmore đã gặp riêng Đức Pius IX vào năm 1855. Pio Nono cũng đã gặp Franklin Pierce vào năm 1857.
Ulysses S. Grant đã gặp Đức Leo XIII vào năm 1878, chỉ khoảng một năm sau khi nhiệm kỳ thứ hai của Grant kết thúc. Đây có phải là dấu hiệu ban đầu cho thấy chủ nghĩa bài Công Giáo chính thức đang suy yếu không? Có lẽ vậy.
Sau khi rời nhiệm sở, Theodore Roosevelt muốn gặp Đức Pius X tại Vatican, và vị giáo hoàng đã đồng ý, nhưng với điều kiện là Roosevelt không được triệu tập một nhóm Tin lành đang làm việc để cải đạo người Công Giáo ở Rome. Roosevelt thậm chí còn không biết có một nhóm như vậy, nhưng ông đã bực mình và từ chối. (Một câu chuyện thú vị: Vào năm 1869, gia đình Roosevelt đang thực hiện chuyến du ngoạn vòng quanh châu Âu và đã có cuộc gặp với Đức Pius IX, trong đó Teddy 11 tuổi đã hôn chiếc nhẫn của giáo hoàng!)
Tổng thống mới qua đời Jimmy Carter có vinh dự là tổng thống đầu tiên tiếp đón một giáo hoàng tại Nhà Trắng. Mọi tổng thống sau này đều đã làm như vậy - ngoại trừ Joe Biden, người có nhiệm kỳ tổng thống không trùng với chuyến thăm duy nhất của Francis tới Hoa Kỳ.
Nhưng Biden đã có một số cuộc gặp với Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Vatican. Điều này cũng đúng với các Tổng thống Eisenhower, Kennedy, Johnson, Nixon, Ford, Carter, Reagan, Bush 41, Clinton, Bush 43, Obama và Trump. Những điều từng không thể tưởng tượng được trong nền chính trị Hoa Kỳ đã trở nên rất quan trọng, vì các vị đứng đầu nhành hành pháp của Hoa Kỳ đã tìm kiếm lá phiếu Công Giáo đôi khi khó nắm bắt và thường không thể đoán trước.
Những cuộc gặp gỡ tại Vatican này - hãy thành thật mà nói - thường chỉ là những buổi chụp ảnh. Họ rất thân thiện, và việc hôn nhẫn là chuyện của quá khứ, mặc dù Joe Biden đã nhiều lần suýt hôn Đức Phanxicô theo cách không phù hợp nhất. Nhưng ông ấy làm vậy với tất cả mọi người.
Trong các cuộc gặp giữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Donald Trump, sự thân thiện thường thấy không che giấu được sự căng thẳng tiềm ẩn phát sinh từ những bất đồng của họ về vấn đề nhập cư - hay như phía Giáo hoàng trong cuộc tranh cãi sẽ nói, là di cư - như thể hàng triệu người từ Châu Phi đến Châu Âu và từ Châu Mỹ Latinh đến Hoa Kỳ là những đàn chim hoặc bướm theo bản năng.
Tổng thống Trump và Giáo hoàng Francis có thể sẽ gặp lại nhau, và - chắc chắn - sẽ có căng thẳng trong phòng.
Không bao giờ có bất cứ căng thẳng nào khi Ronald Reagan và Đức Giáo Hoàng John Paul II gặp nhau, vì họ đã gặp nhau bốn lần. Chưa bao giờ có mối liên hệ chặt chẽ hơn giữa Vatican và Nhà Trắng như khi hai người đàn ông đó cùng nhau ngồi lại với nhau.
Cuộc gặp đầu tiên của họ là vào ngày 7 tháng 6 năm 1982, một năm sau khi cả hai đều sống sót sau các vụ ám sát. Rõ ràng là hai người đàn ông đã gắn kết với nhau vì điều đó, nhưng điều khiến họ gần nhau hơn nhiều – chắc chắn là cuộc chiến chống lại chủ nghĩa cộng sản.
Đức John Paul bị bắn vào ngày lễ Đức Mẹ Fatima. Khi Đức Trinh Nữ Maria nói chuyện với trẻ em vào năm 1917, ngài đã cảnh báo về những gì sẽ xảy ra sau Cách mạng Nga. Karol Wojtyla đã phải đối diện với sự trỗi dậy của chủ nghĩa cộng sản ở Ba Lan, giống như Reagan đã từng đối diện ở Hollywood.
Trên khắp phương Tây, chính sách hậu chiến là kiềm chế chủ nghĩa cộng sản. Nhưng vị tổng thống và giáo hoàng này lại có một kế hoạch khác, mà Reagan đã công khai trong một bài phát biểu tại Notre Dame chỉ sáu tuần sau khi ông bị bắn: "Phương Tây sẽ không kiềm chế chủ nghĩa cộng sản, mà sẽ vượt qua chủ nghĩa cộng sản". Họ sẽ "gạt bỏ nó như một chương kỳ lạ trong lịch sử loài người mà những trang cuối cùng thậm chí đang được viết".
Trước khi được bầu làm tổng thống, Reagan đã được truyền cảm hứng từ chuyến thăm Ba Lan năm 1979 của Đức John Paul. Vị Giáo hoàng đã thực hiện điều mà chỉ có thể gọi là một cuộc tấn công trực diện vào chủ nghĩa cộng sản, và điều đó đã chứng minh với Reagan rằng cuộc đối đầu táo bạo với Đế chế Ác quỷ chính là chìa khóa để đẩy nhanh sự sụp đổ của nó.
Như Paul Kengor đã viết: "Giáo hoàng John Paul II đã đến để nhắc nhở những người Ba Lan đồng hương và thế giới rằng có một vị Chúa và họ có quyền tự do tôn thờ vị Chúa đó. Reagan hỏi: ‘Liệu Điện Kremlin có bao giờ trở lại như cũ không? Liệu có ai trong chúng ta (ưu tư) về vấn đề đó không?’”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam Tại Canada
Lm JB Nguyễn Đức Vượng o.p
17:08 14/01/2025
Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam Tại Canada (Galgary)
VietCatholic TV
Lính bắn tỉa ám sát chỉ huy Nga, Ukraine thắng lớn. Khu nhà giàu LA tan hoang, kế gian của bọn trộm
VietCatholic Media
02:42 14/01/2025
1. Ukraine phục kích bộ chỉ huy quân đoàn 2 của Nga trong cuộc tấn công bắn tỉa
Theo cơ quan tình báo GUR của Kyiv, các tay súng bắn tỉa của tình báo quân đội Ukraine đã tấn công vào các sĩ quan quân đội Nga hoạt động gần thành phố tiền tuyến Pokrovsk trong một “cuộc phục kích” trên lãnh thổ do Mạc Tư Khoa kiểm soát.
Mạc Tư Khoa đã giao tranh tại Pokrovsk trong nhiều tháng, trong khi Kyiv thường xuyên báo cáo rằng giao tranh ác liệt nhất dọc tuyến đầu là ở khu vực phía đông thành phố.
Trung tâm hậu cần do Ukraine nắm giữ, nằm gần rìa phía tây của vùng Donetsk mà Nga từ lâu đã muốn chiếm hoàn toàn, được coi là thị trấn “pháo đài”, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống phòng thủ của Ukraine ở phía đông và kết nối với các thành phố phòng thủ quan trọng khác.
Hôm Chúa Nhật, các tay bắn tỉa của quân Ukraine được báo cáo đã kết thúc mạng sống của một nhóm sĩ quan trong bộ chỉ huy quân đoàn 2 vũ trang tổng hợp gần thành phố tiền tuyến Pokrovsk.
Các nhà phân tích phương Tây và blog theo dõi chiến tranh nổi tiếng của Ukraine, Deep State, cho biết Nga không chiến đấu bên trong thành phố, mà đã bỏ qua Pokrovsk về phía nam và tiến về phía biên giới của vùng Dnipropetrovsk của Ukraine.
Cơ quan tình báo GUR của Kyiv đã chia sẻ một đoạn video mà họ cho biết cho thấy cảnh lực lượng đặc nhiệm nhắm vào một nhóm sĩ quan Nga ở khu vực xung quanh Pokrovsk bằng “bắn tỉa” trong một “cuộc phục kích thành công”.
Đoạn phim quay ban đêm dường như cho thấy quân đội Ukraine đang theo dõi hoạt động của bộ chỉ huy Nga trước khi các sĩ quan bị trúng đạn.
Các chiến binh Ukraine đã “loại bỏ” quân đội Nga, GUR cho biết. “Các hoạt động chiến đấu đằng sau phòng tuyến của đối phương nhằm tiêu diệt những kẻ xâm lược và cắt đứt các tuyến đường hậu cần của chúng vẫn tiếp tục”, cơ quan này nói thêm. Hậu cần rất quan trọng để duy trì lực lượng được cung cấp và hiệu quả trong trận chiến.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết hôm Chúa Nhật rằng lực lượng của họ đã chiếm được làng Yantarne, phía nam Pokrovsk, và một thị trấn ở vùng Kharkiv đông bắc Ukraine. Mạc Tư Khoa cho biết hôm thứ Bảy rằng họ đã chiếm được Shevchenko, ngay phía tây nam Pokrovsk.
Bộ Tổng tham mưu Ukraine sáng Chúa Nhật cho biết họ đã “ngăn chặn” 77 cuộc tấn công của Nga xung quanh Pokrovsk trong 24 giờ trước đó, với việc máy bay Nga hỗ trợ quân đội “xông pha” vào các vị trí của Ukraine tại một số thị trấn.
Cơ quan tình báo quân sự GUR của Ukraine cho biết: “Đoạn video cho thấy kết quả của một cuộc phục kích thành công vào quân xâm lược Nga ở khu vực Pokrovsk thuộc vùng Donetsk: lực lượng tình báo quân sự đặc nhiệm đã tiêu diệt một nhóm sĩ quan Muscovite bằng hỏa lực bắn tỉa”.
Kyiv có thể sẽ tiếp tục nhắm vào quân đội Nga trong các hoạt động tương tự, dẫn đến lễ nhậm chức của Tổng thống Hoa Kỳ Ông Donald Trump vào cuối tháng này. Tổng thống đắc cử đã cam kết chấm dứt chiến tranh ở Ukraine chỉ trong một ngày và dự kiến sẽ cố gắng ít nhất là một số hình thức thỏa thuận với Putin.
[Newsweek: Ukraine Ambushes Russian Troops in Fatal Sniper Attack]
2. Đức công bố đợt giao hàng đầu tiên pháo tự hành RCH 155 như đã hứa
Đức đã chuyển giao lô đầu tiên gồm 54 khẩu pháo tự hành RCH 155 theo như đã hứa, Ngoại trưởng nước này Boris Pistorius cho biết trong một cuộc họp báo vào ngày 13 tháng Giêng.
Sáu trong số 54 khẩu lựu pháo sẽ ở lại Đức để huấn luyện quân nhân Ukraine.
“Ukraine có thể tin tưởng vào chúng tôi, và đây (việc chuyển giao) là một tín hiệu. Và Đức đã sẵn sàng chịu trách nhiệm ở Âu Châu,” Pistorius được trích dẫn khi nói tại thành phố Kassel của Đức, nơi sản xuất lựu pháo.
Đại sứ Ukraine tại Đức, Oleksii Makeiev, đã tượng trưng tiếp nhận lô hàng đầu tiên tại chỗ. Ukraine đã yêu cầu RCH 155 vào tháng 7 năm 2022.
Lựu pháo tự hành RCH-155 là sự kết hợp mới giữa xe thiết giáp chở quân GTK Boxer với tháp pháo tự động của PzH 2000.
Nó bắn đạn pháo 155 ly tới khoảng cách lên tới 54 km. Nó có thể di chuyển nhanh trên đường hoặc địa hình với tốc độ hơn 100 km/giờ do có đế bánh xe giống như xe thiết giáp hạng nặng.
Ukraine là quốc gia đầu tiên nhận được RCH 155 mới.
[Kyiv Independent: Germany announces first deliveries of promised RCH 155 self-propelled howitzers]
3. Kho dầu chiến lược của Nga cho máy bay ném bom hạt nhân sử dụng đã bốc cháy sang đến ngày thứ năm
Theo thống đốc khu vực, đám cháy tại một kho dầu của Nga cung cấp cho máy bay ném bom tầm xa của nước này đã kéo dài sang ngày thứ năm sau khi Ukraine tấn công địa điểm này bằng máy bay điều khiển từ xa.
“Lượng khói cũng như diện tích đám cháy đang giảm dần”, Roman Busargin, thống đốc khu vực Saratov, cho biết trong hôm Chúa Nhật, 12 Tháng Giêng.
Busargin cho biết vào sáng thứ Tư rằng các thành phố Saratov và Engels, ngay phía đông nam, đã bị tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào đêm qua và một tòa nhà công nghiệp không xác định đã bị hư hại.
Quân đội Ukraine cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã tấn công một cơ sở dầu mỏ của Nga cung cấp nhiên liệu cho phi trường quân sự Engels-2 và các máy bay ném bom chiến lược của Nga đồn trú tại đó, gây ra một “vụ hỏa hoạn lớn”.
Ukraine liên tục tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Nga mà họ cho là đang hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Mạc Tư Khoa. Kyiv cũng đã nhiều lần tấn công căn cứ không quân Engels, còn được gọi là Engels-2. Căn cứ này có các máy bay ném bom chiến lược Tu-95 và Tu-160 của Nga, đã phóng hỏa tiễn tấn công Ukraine trong suốt gần ba năm chiến tranh toàn diện.
Căn cứ không quân Engels-2 là nơi đồn trú của các máy bay ném bom thuộc lực lượng không quân tầm xa của Nga, có khả năng thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân và tầm xa thông thường. Engels-2 cách biên giới Ukraine khoảng 300 dặm, nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
Busargin cho biết hôm thứ Tư rằng không có thương vong trong các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào kho dầu Engels. Bộ Quốc phòng Mạc Tư Khoa cho biết trong một tuyên bố rằng họ đã chặn được 32 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine trong đêm, bao gồm 11 máy bay trên vùng Saratov, nhưng không báo cáo bất kỳ thiệt hại nào.
Kyiv cho biết hoạt động này được thực hiện bởi các nhóm tình báo và máy bay điều khiển từ xa của Ukraine, với sự hỗ trợ từ “các thành phần khác” của quân đội. Việc tấn công vào các căn cứ dầu mỏ tạo ra các vấn đề hậu cần nghiêm trọng cho các máy bay ném bom tầm xa của Nga và “làm giảm đáng kể khả năng tấn công các thành phố yên bình và các mục tiêu dân sự của Ukraine”, Bộ Tổng tham mưu cho biết.
Ukraine cũng đã tiến hành các cuộc tấn công vào nhà máy lọc dầu Taneco ở khu vực Tatarstan của Nga vào thứ Bảy, nơi mà một quan chức Ukraine mô tả là một trong những “nhà máy lọc dầu lớn nhất và hiện đại nhất” của Nga.
Roman Busargin, thống đốc khu vực Saratov, cho biết hôm Chúa Nhật, 12 Tháng Giêng: “Khu vực xảy ra hỏa hoạn tại một nhà máy công nghiệp ở Engels đã giảm 80%. Lượng khói cũng giảm đáng kể”.
Quân đội Ukraine cho biết trong một tuyên bố trên Facebook vào thứ Tư: “Nhiều vụ nổ đã được ghi nhận trong khu vực mục tiêu và một đám cháy lớn đã bùng phát. Chính quyền địa phương xác nhận rằng 'cơ sở công nghiệp' đã bị tấn công. Cần lưu ý rằng kho dầu này cung cấp nhiên liệu cho phi trường quân sự Engels-2, nơi có căn cứ không quân chiến lược của đối phương.”
Chính quyền sẽ tiếp tục dập tắt đám cháy tại Engels, trong khi Ukraine có thể sẽ tiếp tục nỗ lực gây thiệt hại cho các cơ sở dầu mỏ của Nga sâu trong lãnh thổ Nga.
[Newsweek: Strategic Russian Oil Depot Used by Nuclear Bombers Ablaze for Fifth Day]
4. Nhà máy hóa chất Bryansk bị tấn công từ trên không, truyền thông Nga đưa tin
Một nhà máy hóa chất ở tỉnh Bryansk của Nga được cho là đã bị hư hại trong một cuộc không kích vào đêm ngày 13 tháng Giêng, truyền thông Nga đưa tin.
Thống đốc khu vực Alexander Bogomaz báo cáo rằng các đơn vị phòng không của Nga đã đẩy lùi một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa trên Bryansk. Vào buổi tối muộn, kênh tin tức Astra Telegram đưa tin rằng nhà máy hóa chất Bryansk đã bị tấn công — có thể là do một hỏa tiễn ATACMS tầm xa — và đăng tải cảnh quay cho thấy các vụ nổ tại địa điểm này.
Theo Andrii Kovalenko, nhà lãnh đạo trung tâm chống thông tin sai lệch của Ukraine, nhà máy hóa chất Bryansk sản xuất thuốc súng và thuốc nổ.
“Điều này rất quan trọng đối với việc sản xuất đạn pháo và hỏa tiễn cho quân đội Nga”, Kovalenko cho biết trong bài đăng trên Telegram sau vụ tấn công bị cáo buộc.
“Doanh nghiệp này là một trong những yếu tố quan trọng của ngành công nghiệp quân sự Nga.”
Nhà máy này được cho là đã bị hư hại trong một cuộc tấn công trước đó vào tháng 11.
Kovalenko cũng cho biết vào ngày 13 Tháng Giêng rằng các vụ nổ đã xảy ra tại nhà máy vi điện tử “Kremniy El” ở Bryansk, mặc dù các nguồn tin của Nga chưa đưa tin về một cuộc tấn công vào địa điểm đó và tờ Kyiv Independent không thể xác minh được tuyên bố này.
“Kremniy El” trước đó đã bị tấn công tấn công vào tháng 10 năm 2024 và tháng 8 năm 2023.
Nhà máy sản xuất các phụ tùng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất quốc phòng của Nga, bao gồm hệ thống phòng không Pantsir và hệ thống hỏa tiễn Iskander.
[Kyiv Independent: Bryansk chemical plant hit in aerial attack, Russian media says]
5. Tổng thống Biden cho biết Putin đã không đạt được bất kỳ mục tiêu chiến lược nào của ông ta ở Ukraine
Putin đã không đạt được bất kỳ mục tiêu chiến lược nào của mình ở Ukraine, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết trong bài phát biểu về chính sách đối ngoại vào ngày 13 tháng Giêng.
Phát biểu của Tổng thống Biden được đưa ra khi nhiệm kỳ tổng thống của ông sắp kết thúc và cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine đã gần đến năm thứ ba.
Tổng thống Biden đã suy ngẫm về hồ sơ chính sách đối ngoại của mình, bao gồm vai trò của ông trong cuộc chiến của Ukraine chống lại Nga, một tuần trước khi Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Ông Donald Trump nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng. Tổng thống bảo vệ các chính sách của chính quyền mình và cho biết chúng đã ngăn cản Putin đạt được mục tiêu của ông.
“Khi Putin xâm lược Ukraine, ông ta nghĩ rằng mình có thể chiếm được Kyiv chỉ trong vài ngày”, Tổng thống Biden nói.
“Sự thật là, kể từ khi cuộc chiến đó bắt đầu, tôi là người duy nhất đứng ở trung tâm của Kyiv, không phải ông ấy, Putin chưa bao giờ làm thế.”
Tổng thống Biden đến thăm Kyiv vào tháng 2 năm 2023, trở thành tổng tư lệnh duy nhất của Hoa Kỳ đến thăm một khu vực chiến sự không do lực lượng Hoa Kỳ kiểm soát.
“Putin đã không đạt được bất kỳ mục tiêu chiến lược nào của mình”, Tổng thống Biden nói.
“Cho đến nay, ông ta đã thất bại trong việc khuất phục Ukraine, không phá vỡ được sự thống nhất của NATO và không đạt được những thành tựu lớn về lãnh thổ. Vẫn còn nhiều việc phải làm, chúng ta không thể bỏ cuộc.”
Tổng thống Biden ca ngợi việc xây dựng liên minh và sự sẵn sàng cung cấp viện trợ quân sự của Washington, cho biết Hoa Kỳ đã tập hợp 50 quốc gia để sát cánh cùng Ukraine và cung cấp “số lượng lớn đạn dược” cùng các hỗ trợ quan trọng khác cho Kyiv.
Bài phát biểu cũng đề cập đến hiệu quả của các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ trong việc làm suy yếu nền kinh tế Nga.
Tổng thống Biden cho biết Hoa Kỳ đã “ban hành các lệnh trừng phạt chưa từng có và liên tục để giữ Ukraine trong cuộc chiến... Nga đang phải vật lộn để thay thế những gì họ đã mất trên chiến trường về mặt thiết bị quân sự và chiến binh và đồng rúp đang chịu áp lực rất lớn”.
Tổng thống Biden nhắc lại phát biểu trước đó của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, người đã nói vào ngày 12 Tháng Giêng rằng Tòa Bạch Ốc đang chuẩn bị một nền tảng chính sách vững chắc về Ukraine để chuyển giao cho chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump sắp tới.
“Chúng tôi đã đặt nền móng cho chính quyền tiếp theo để họ có thể bảo vệ tương lai tươi sáng của người dân Ukraine,” Tổng thống Biden nói.
Tổng thống đắc cử Donald Trump trước đây đã chỉ trích sự hỗ trợ quân sự của Hoa Kỳ cho Ukraine và hứa sẽ đàm phán để chấm dứt chiến tranh. Ông được cho là đang trong quá trình lên kế hoạch cho một cuộc gặp trực tiếp với Putin, dự kiến diễn ra vào thời điểm không xác định sau khi ông nhậm chức.
Tổng thống Biden đã thúc giục quốc hội Hoa Kỳ tiếp tục gửi viện trợ cho Ukraine ngay cả khi Tổng thống đắc cử Donald Trump phản đối việc hỗ trợ thêm. Trong bài phát biểu vào ngày 10 tháng Giêng, Tổng thống Biden cho biết ông đã làm mọi thứ có thể để giúp Ukraine trong thời gian tại nhiệm
[Kyiv Independent: Putin has failed to meet any of his strategic objectives in Ukraine, Biden says]
6. Ukraine sẵn sàng trao trả tù binh chiến tranh Bắc Hàn cho Kim Chính Ân hoặc tìm ‘cách khác’, Zelenskiy nói
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết vào ngày 12 tháng Giêng, Ukraine đã chuẩn bị trả tự do cho những người lính Bắc Hàn bị bắt nếu nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân có thể đàm phán để trả tự do cho các tù binh chiến tranh, gọi tắt là POW Ukraine tại Nga.
Ngoài ra, Kyiv sẵn sàng tìm kiếm các lựa chọn khác cho những người lính Bắc Hàn không muốn quay trở lại, ông cho biết.
Những phát biểu của Zelenskiy được đưa ra một ngày sau khi tổng thống tuyên bố vào ngày 11 Tháng Giêng rằng lực lượng Ukraine đã bắt giữ hai tù binh chiến tranh Bắc Hàn tại Kursk của Nga. Những người lính bị thương đang bị giam giữ bởi Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU và được cho là đang được chăm sóc y tế.
“Ngoài những người lính đầu tiên bị bắt ở Bắc Hàn, chắc chắn sẽ còn nhiều người khác nữa”, Zelenskiy phát biểu qua kênh Telegram chính thức của mình vào ngày 12 tháng Giêng.
“ Chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi quân của chúng ta có thể bắt được nhiều hơn nữa.”
Theo Zelenskiy, Ukraine đã chuẩn bị trao trả quân nhân Bắc Hàn trong các cuộc trao đổi tù nhân trong tương lai hoặc tìm kiếm “những cách khác” để giải quyết những người lính bị bắt nhưng không muốn quay trở lại Bắc Hàn.
“Ukraine sẵn sàng trao trả người dân của mình cho Kim Chính Ân nếu ông ấy có thể tổ chức trao đổi họ để lấy những người lính của chúng tôi đang bị giam giữ ở Nga”, ông nói.
“Đối với những người lính Bắc Hàn không muốn trở về, có thể có một số cách khác. Đặc biệt, những người Nam Hàn muốn mang lại hòa bình gần hơn bằng cách truyền bá sự thật bằng tiếng Hàn về cuộc chiến này sẽ có cơ hội này.”
Zelenskiy đã đăng tải đoạn video ghi lại cảnh thẩm vấn của SBU đối với hai tù binh chiến tranh, do các phiên dịch viên người Nam Hàn làm trung gian. Trong video, một trong những người lính bị bắt nói rằng anh ta muốn trở về Bắc Hàn, trong khi người kia trả lời rằng anh ta muốn sống ở Ukraine.
Khoảng 12.000 binh lính Bắc Hàn đã bị gọi nhập ngũ tại Tỉnh Kursk, nơi Ukraine đã tiến hành cuộc tấn công bất ngờ qua biên giới vào tháng 8 năm 2024. Theo các quan chức Hoa Kỳ và Ukraine, quân nhân Bắc Hàn đã phải chịu thương vong lớn khi chiến đấu cùng lực lượng Nga.
Phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc John Kirby cho biết vào ngày 27 tháng 12 rằng một số binh lính Bắc Hàn được cho là đã tự sát thay vì đầu hàng quân đội Ukraine vì lo sợ gia đình họ sẽ bị nhắm đến vì vụ bắt giữ họ.
Ngày 11 tháng Giêng, Zelenskiy cho biết việc bắt giữ tù binh chiến tranh Bắc Hàn là một nhiệm vụ khó khăn vì lực lượng Nga và Bắc Hàn đang nỗ lực hết sức để che giấu bằng chứng về sự liên quan của Bình Nhưỡng.
[Kyiv Independent: Ukraine ready to return North Korean POWs to Kim Chính Ân or find 'other ways,' Zelenskiy says]
7. Cập nhật về cháy rừng ở LA: Nguy cơ cháy rừng nghiêm trọng đe dọa California trong nhiều ngày
Gió mạnh Santa Ana và độ ẩm thấp sẽ tiếp tục thổi bùng ngọn lửa ở Nam California cho đến thứ Tư 15 Tháng Giêng, khi lính cứu hỏa vẫn đang chiến đấu với nhiều đám cháy rừng ở Los Angeles.
Văn phòng Cơ quan Thời tiết Quốc gia, gọi tắt là NWS Los Angeles đã đưa ra cảnh báo vào hôm Thứ Bẩy, 11 Tháng Giêng, rằng tình hình sẽ khiến thành phố này phải chịu nguy cơ hỏa hoạn nghiêm trọng. Tính đến Chúa Nhật, đám cháy Palisades, là đám cháy lớn nhất trong thành phố, chỉ mới được khống chế 11 phần trăm.
Gió mạnh và điều kiện khô hạn gây ra mối đe dọa đáng kể đến tính mạng và tài sản vì chúng tạo ra môi trường lý tưởng cho cháy rừng bùng phát và lan rộng nhanh chóng.
Số người chết vì hỏa hoạn đã lên tới 16 người và thêm 16 người được báo cáo là mất tích. Theo Cal Fire, hơn 12.300 công trình đã bị phá hủy, với nhiều công trình có nguy cơ hơn khi điều kiện thời tiết vẫn tiếp diễn.
NWS đã ban hành cảnh báo đỏ trên khắp Nam California, kéo dài đến 6 giờ tối thứ Tư 15 Tháng Giêng.
Các cảnh báo bao gồm các Quận Los Angeles, Ventura, Orange, San Bernardino và Riverside, nơi gió đông bắc từ 15 đến 30 dặm/giờ, với tốc độ gió giật lên tới 75 dặm/giờ ở các vùng núi, dự kiến sẽ làm lan rộng các đám cháy rừng. Tính đến sáng Chúa Nhật, tốc độ gió giật đã đạt từ 30 đến 40 dặm/giờ.
Chris Harvey, phát ngôn nhân của Cal Fire, đã cảnh báo vào Chúa Nhật rằng máy bay chữa cháy có khả năng không thể cất cánh để chữa cháy do gió quá lớn. Trước đó, điều này đã xảy ra vào tuần trước khi các đội cứu hỏa chiến đấu với ngọn lửa.
Độ ẩm ban ngày sẽ duy trì ở mức từ 10 đến 20 phần trăm, và ít có khả năng phục hồi vào ban đêm, khiến công tác chữa cháy trở nên phức tạp hơn.
NWS dự báo tình hình gió sẽ yếu dần vào thứ Năm 16 Tháng Giêng.
Theo Cal Fire, đám cháy Palisades hiện đã được khống chế 11 phần trăm và đã lan rộng lên 23.654 mẫu Anh tính đến Chúa Nhật, với lệnh di tản mới được ban hành cho một số khu vực của Brentwood và Encino.
Đám cháy Eaton gần Altadena đã được khống chế 15 phần trăm và đã lan rộng ra 14.005 mẫu Anh.
Đám cháy Kenneth rộng 1.052 mẫu Anh và đã được khống chế 90 phần trăm, còn đám cháy Hurst rộng 799 mẫu Anh và đã được khống chế 76 phần trăm.
Cơ quan Thời tiết Quốc gia, Los Angeles, cho biết trong một thông báo: “Những cơn gió này kết hợp với không khí khô và thảm thực vật khô sẽ duy trì mối đe dọa cháy rừng trong khu vực. Tiếp tục thực hành an toàn phòng cháy bằng cách tránh làm việc tạo ra tia lửa, báo cáo bất kỳ khói nào và luôn cập nhật thông tin. Thu thập các vật dụng bạn sẽ cần, trong trường hợp bạn phải di tản.”
Rose Schoenfeld, nhà khí tượng học của Cơ quan Thời tiết Quốc gia, nói với tờ Los Angeles Times: “Mối quan tâm của chúng tôi là gió sẽ tăng vào đêm nay và sau đó vào thứ Hai đến thứ Tư. Nhìn chung, thời gian kéo dài của điều này không có vẻ tốt.”
Don Fregulia, giám đốc bộ phận điều hành của Cal Fire, cho biết với tờ LA Times: “Chúng tôi đang sử dụng mọi công cụ trong hộp công cụ của mình để dập tắt đám cháy này. Nhưng… phải mất nhiều ngày, nhiều tuần làm việc.”
Điều kiện thời tiết nguy hiểm cháy rừng sẽ kéo dài đến giữa tuần khi gió Santa Ana mạnh lên. NWS dự đoán khả năng có thể có sự tạm dừng vào thứ năm hoặc thứ sáu, với độ ẩm tăng và khả năng mưa nhẹ, mang lại hy vọng cho các nỗ lực ngăn chặn.
[Newsweek: LA Wildfires Update: Critical Fire Risk Threatens California for Days]
8. Kẻ trộm cải trang thành lính cứu hỏa trong số 29 người bị bắt ở California
Theo Cảnh sát trưởng Quận Los Angeles Robert Luna, một người đàn ông cải trang thành lính cứu hỏa đã bị bắt giữ tại Malibu khi đang đột nhập vào một ngôi nhà trong lúc xảy ra cháy rừng.
Cảnh sát trưởng Luna phát biểu tại cuộc họp báo hôm Chúa Nhật rằng nghi phạm nằm trong số 29 người bị bắt giữ trong vụ cháy, nhiều người bị giam giữ vì tội cướp bóc.
Các vụ bắt giữ diễn ra trong bối cảnh các vụ cháy rừng tàn khốc vẫn đang hoành hành ở Nam California, trở nên trầm trọng hơn do gió Santa Ana mạnh và độ ẩm thấp.
Các vụ hỏa hoạn đã giết chết 24 người và 16 người khác được báo cáo mất tích. Theo CAL FIRE, hơn 12.300 công trình đã bị phá hủy. Khoảng 150.000 người đang phải tuân thủ lệnh di tản, khiến nhà cửa của họ dễ bị cướp bóc trong trường hợp khẩn cấp.
Cảnh sát trưởng Luna cho biết đã có 25 vụ bắt giữ tại khu vực cháy Eaton và bốn vụ bắt giữ tại khu vực cháy Palisades. Luna cho biết một nghi phạm cải trang thành lính cứu hỏa đã bị bắt giữ khi đang cố gắng cướp một ngôi nhà ở Malibu.
“Khi tôi ở khu vực Malibu, tôi nhìn thấy một người đàn ông trông giống lính cứu hỏa. Và tôi hỏi anh ta có ổn không vì anh ta đang ngồi. Luna nói với các phóng viên: “Tôi không biết là chúng tôi đã còng tay anh ta”.
“Lính cứu hỏa đã giao anh ta cho Sở Cảnh sát Los Angeles vì anh ta ăn mặc giống lính cứu hỏa, trong khi thực tế không phải vậy. Anh ta vừa bị bắt quả tang đang đột nhập vào nhà người khác. Vì vậy, đó là những vấn đề mà các thành viên tuyến đầu và cảnh sát của chúng tôi đang phải giải quyết.”
Sau khi hàng chục ngàn người được di tản khỏi các khu phố giàu có Pacific Pallisades và Brentwood vào thứ Ba tuần trước, Luna cho biết ít nhất hai người đã bị bắt vì tội cướp bóc trong vòng một ngày sau khi di tản.
Để ứng phó với tình trạng cướp bóc, chính quyền đã áp dụng lệnh giới nghiêm hàng ngày từ 6 giờ tối. đến 6 giờ sáng ở Los Angeles và các khu vực lân cận, bao gồm Malibu và Santa Monica. Những người vi phạm sẽ phải đối mặt với tội danh nhẹ và tiền phạt lên tới 1.000 đô la.
Luna cũng tuyên bố điều động 400 binh sĩ Vệ binh Quốc gia để hỗ trợ bảo vệ các khu vực di tản và ngăn chặn tình trạng cướp bóc tiếp diễn, dự kiến sẽ có thêm quân tiếp viện.
Charlie Kirk, người sáng lập và giám đốc điều hành của nhóm bảo thủ Turning Point USA, đã viết trên X: “Không thể tin được. Những tên trộm đang cải trang thành lính cứu hỏa để đột nhập vào những ngôi nhà bỏ hoang. Cho đến nay đã có gần 30 người bị bắt. Hãy ném cuốn sách vào những con người đáng khinh này. Nêu tên và bêu xấu họ. Không được có sự khoan nhượng.”
Gavin Newsom, Thống đốc California, trả lời Kirk trên X: “Hoàn toàn đồng ý. Đây là loại tội phạm tồi tệ nhất - chuyên săn lùng những người dễ bị tổn thương nhất. Họ sẽ bị truy tố.”
Dự báo thời tiết nguy hiểm dễ gây cháy rừng sẽ kéo dài đến giữa tuần, trong khi Cơ quan Thời tiết Quốc gia dự đoán cháy rừng có thể sẽ lắng dịu vào thứ năm hoặc thứ sáu. Chính quyền cho biết họ sẽ tiếp tục thực thi lệnh giới nghiêm và tăng cường các biện pháp an ninh để bảo vệ các khu vực di tản khỏi những kẻ cướp bóc
[Newsweek: Burglar Dressed As Firefighter Among 29 Arrested in California]
9. ‘Người Ukraine có thể giúp người Mỹ bảo vệ mạng sống’ — Zelenskiy cho biết Kyiv sẵn sàng cử lính cứu hỏa đến California
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết vào ngày 12 tháng Giêng, Ukraine đang chuẩn bị cử lực lượng cấp cứu, bao gồm 150 lính cứu hỏa, đến tiểu bang California của Hoa Kỳ để hỗ trợ dập tắt các đám cháy rừng đã tàn phá khu vực này trong những ngày gần đây.
Các vụ cháy rừng đã tàn phá thành phố Los Angeles trong tuần qua, giết chết ít nhất 16 người, khiến hàng trăm ngàn cư dân phải di dời và phá hủy hoặc làm hư hại hơn 10.000 công trình.
“Hôm nay, tôi đã chỉ thị cho Bộ trưởng Nội vụ Ukraine và các nhà ngoại giao của chúng tôi chuẩn bị cho khả năng lực lượng cấp cứu của chúng tôi sẽ tham gia dập tắt cháy rừng ở California,” Zelenskiy phát biểu trong bài phát biểu buổi tối ngày 12 tháng Giêng.
“Tình hình ở đó cực kỳ khó khăn, và người Ukraine có thể giúp người Mỹ bảo vệ mạng sống. Vấn đề này đang được giải quyết, và thông qua các kênh thích hợp, chúng tôi đã đề nghị hỗ trợ cho phía Mỹ. Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn 150 lính cứu hỏa.”
Bộ trưởng Nội vụ Ihor Klymenko và một nhóm nhà ngoại giao đang xem xét tình hình, bộ này cho biết.
Lời đề nghị hỗ trợ của Zelenskiy được đưa ra ba ngày sau khi Ông Donald Trump Jr., con trai của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Ông Donald Trump, phản ứng trước vụ cháy rừng ở Los Angeles bằng cách đổ lỗi cho Ukraine trên mạng xã hội.
“Ồ, tất nhiên là sở cứu hỏa LA đã quyên góp một số thiết bị của họ cho Ukraine,” Tổng thống đắc cử Donald Trump. Jr. cho biết trong một bài đăng trên X vào ngày 8 tháng Giêng.
Sở Cứu hỏa Quận Los Angeles đã gửi thiết bị dư thừa đến Ukraine vào năm 2022, sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga. Viện trợ bao gồm ủng, vòi, áo giáp và thuốc men.
Khoản quyên góp này có thể không tác động đến việc ứng phó với cuộc khủng hoảng hiện tại, vốn đã trở nên trầm trọng hơn do gió mạnh, vấn đề nhân sự và tình trạng thiếu nước.
[Kyiv Independent: 'Ukrainians can help Americans protect lives' — Zelensky says Kyiv ready to send firefighters to California]
10. Khu phố của Kamala Harris bị đe dọa khi đám cháy ở Los Angeles chuyển hướng
Khu phố Brentwood của Phó Tổng thống Kamala Harris lại bị đe dọa sau khi đám cháy Palisades ở Quận Los Angeles bùng phát vào đêm thứ Sáu, 10 Tháng Giêng,.
Các vụ cháy rừng đã tàn phá Nam California vào tuần qua và khiến 16 người chết và 16 người khác bị mất tích, theo Cơ quan giám định y khoa Quận Los Angeles. Theo Sở Lâm nghiệp và Phòng cháy chữa cháy California, gọi tắt là CAL Fire, vụ cháy Palisades, bắt đầu vào thứ Ba, đã thiêu rụi 23.654 mẫu Anh và chỉ mới được khống chế 11 phần trăm. Theo các quan chức, hai người đã thiệt mạng và ba người khác bị thương trong vụ cháy Palisades. Trong khi đó, hơn 5.000 công trình đã bị phá hủy trong vụ cháy Palisades, theo ước tính của CAL Fire, bao gồm một số ngôi nhà của người nổi tiếng, như ngôi nhà Malibu của Paris Hilton.
Đám cháy Palisades lan rộng về phía đông vào đêm thứ Sáu 10 Tháng Giêng, khiến phần lớn cộng đồng giàu có Brentwood phải di tản.
Harris, cùng với một số người nổi tiếng, bao gồm ngôi sao bóng rổ Lebron James và diễn viên kiêm cựu Thống đốc California Arnold Schwarzenegger, sống ở khu vực Brentwood.
Phó tổng thống có lịch sử lâu dài về dịch vụ công tại tiểu bang California quê hương bà. Trước đây, bà từng giữ chức vụ công tố viên quận San Francisco và Bộ Trưởng Tư Pháp California, trước khi trở thành thượng nghị sĩ Hoa Kỳ từ California từ năm 2017 đến năm 2021.
Thư ký báo chí của Harris, Ernie Apreza, cho biết đầu tuần này rằng nhà của phó tổng thống đã được lệnh di tản vào hôm thứ Ba. Ông cho biết không có ai ở nhà khi lệnh di tản được ban hành.
“Đêm qua, khu phố của Phó Tổng thống ở Los Angeles đã được lệnh di tản,” ông viết trên X, vào thứ Tư. “Không có ai ở nhà bà ấy vào thời điểm đó. Bà ấy và Đệ nhị Quý ông đang cầu nguyện cho sự an toàn của những người dân California, những người ứng cứu đầu tiên anh hùng và nhân viên Mật vụ.”
Phó Tổng thống Kamala Harris cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư, “Tôi kêu gọi người dân ở những khu vực bị ảnh hưởng hãy lắng nghe các viên chức địa phương, hãy cảnh giác và di tản ngay lập tức nếu được yêu cầu... Là một người con tự hào của California, tôi biết thiệt hại mà cháy rừng gây ra cho những người hàng xóm và cộng đồng của chúng ta. Tôi cũng biết rằng tác động thường kéo dài rất lâu sau khi đám cháy được dập tắt. Khi chúng ta ứng phó và khi người dân California phục hồi, tôi sẽ bảo đảm rằng chính quyền của chúng ta liên lạc thường xuyên với các viên chức tiểu bang và địa phương. “
Thống đốc California Gavin Newsom cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Năm, “Tổng thống Biden và Chính quyền của ông là những đối tác tuyệt vời trong cuộc chiến đang diễn ra của chúng ta chống lại các vụ cháy rừng chưa từng có này. Ngoài việc tài trợ nhiều hơn cho liên bang và hoàn trả quan trọng, Tổng thống đã chỉ đạo các nguồn lực chữa cháy để bổ sung vào hàng ngàn lực lượng đã có mặt trên thực địa. Và nhờ Tuyên bố về Thảm họa Lớn của Tổng thống, người dân California có thể bắt đầu nộp đơn xin hỗ trợ của liên bang để giúp họ phục hồi sau những vụ cháy rừng tàn khốc này.”
CAL Fire cho biết trong bản cập nhật sáng thứ Bảy rằng gió từ bắc đến đông bắc sẽ tăng dần vào thứ Bảy và gió Santa Ana từ trung bình đến mạnh có khả năng sẽ quay trở lại vào tuần tới, “tạo ra điều kiện thời tiết nguy hiểm cho cháy rừng”.
[Newsweek: Kamala Harris' Neighborhood Under Threat as Los Angeles Fire Shifts]
11. Ba Lan phủ nhận việc cấm phái đoàn Slovakia bay tới Mạc Tư Khoa qua không phận Ba Lan
Bộ Ngoại giao Ba Lan đã bác bỏ tuyên bố của nhà lập pháp cực hữu người Slovakia Andrej Danko rằng Warsaw không cho phép một phái đoàn Slovakia bay tới Mạc Tư Khoa qua không phận Ba Lan, kênh Polsat News đưa tin vào ngày 12 tháng Giêng.
“Chúng tôi không từ chối chuyến bay; phía Slovakia chỉ gửi cho chúng tôi những giấy tờ không đầy đủ... khi họ được yêu cầu hoàn thiện, họ đã thông báo cho chúng tôi về việc thay đổi lộ trình”, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Ba Lan cho biết.
Phái đoàn do Danko, chủ tịch Đảng Dân tộc Slovakia, gọi tắt là SNS kiêm phó chủ tịch quốc hội, và Tibor Gaspar, thành viên đảng Smer (Hướng đi) của Thủ tướng Robert Fico dẫn đầu, đã đến Mạc Tư Khoa vào ngày 12 Tháng Giêng để thảo luận về nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho Slovakia.
Nhà dân tộc chủ nghĩa thân Nga Danko trước đó đã cáo buộc Warsaw ngăn chặn chuyến bay vào không phận của mình, buộc máy bay phải bay qua Cộng hòa Tiệp và Đức.
“Tôi không hiểu lập trường của Ba Lan, nhưng tôi coi đó là thực tế”, ông nói.
Các đại biểu Slovakia dự kiến sẽ gặp gỡ đại diện của Duma Quốc gia Nga và các quan chức chính phủ khác. Theo Gaspar, nhóm sẽ hỏi liệu công ty năng lượng nhà nước Gazprom của Nga có thể tiếp tục cung cấp khí đốt cho Slovakia hay không bất chấp quyết định của Ukraine về việc dừng vận chuyển khí đốt của Nga qua lãnh thổ của mình.
Việc ngừng cung cấp khí đốt của Nga qua Ukraine đã làm gia tăng căng thẳng giữa Kyiv và Bratislava. Fico, người đã chỉ trích viện trợ quân sự cho Ukraine và lệnh trừng phạt đối với Nga, đã đe dọa cắt giảm năng lượng và hỗ trợ nhân đạo sau khi thỏa thuận quá cảnh hết hạn.
Bất chấp những nỗ lực của Liên Hiệp Âu Châu nhằm cai nghiện nhiên liệu hóa thạch của Nga sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, các quốc gia như Slovakia và Hung Gia Lợi vẫn phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga.
Đoàn dự kiến sẽ trở về Slovakia vào ngày 15 tháng Giêng.
[Kyiv Independent: Poland denies banning Slovak delegation's flight to Moscow through Polish airspace]
12. Fico cáo buộc Zelenskiy “cầu xin” và “tống tiền” các nhà lãnh đạo Âu Châu để được hỗ trợ
Thủ tướng Slovakia Robert Fico gọi Ukraine là đối tác không đáng tin cậy và cáo buộc Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tống tiền các nhà lãnh đạo Âu Châu để được hỗ trợ tại cuộc họp quốc hội vào ngày 10 tháng Giêng.
“Zelenskiy đi khắp Âu Châu, chỉ để cầu xin và tống tiền người khác” ông ta nói.
Sau đó, Fico đã đăng một video từ cuộc họp lên trang Facebook của mình, kèm theo một số trích dẫn của ông.
Cuộc họp do phe đối lập triệu tập nhằm tìm lời giải thích cho cuộc gặp gần đây giữa Fico với Vladimir Putin tại Mạc Tư Khoa và đặt câu hỏi về chính sách năng lượng trong tương lai của Slovakia.
Fico tuyên bố rằng Zelenskiy đã phá vỡ thỏa thuận vận chuyển khí đốt giữa Nga và Azerbaijan vốn có lợi cho Slovakia.
Kyiv đã chấm dứt việc vận chuyển khí đốt của Nga vào ngày 1 tháng Giêng, với lý do từ chối tài trợ cho cuộc chiến của Nga. Slovakia, quốc gia trước đây đã nhập khẩu khí đốt của Nga qua Ukraine, đã lên tiếng lo ngại về tác động kinh tế của quyết định này.
Fico cho biết Slovakia có thể dừng viện trợ nhân đạo cho Ukraine, cắt giảm hoặc hủy bỏ các phúc lợi xã hội cho người tị nạn Ukraine và ngừng cung cấp điện khẩn cấp cho Ukraine. Ông cũng đề xuất sử dụng quyền phủ quyết của Slovakia đối với các quyết định của Liên Hiệp Âu Châu làm đòn bẩy chống lại Kyiv.
“Chuyện này phải chấm dứt thôi,” ông nói, và nói thêm rằng đôi khi ông “chán ngấy” Zelenskiy.
Sau đó, Fico mô tả Nga là đối tác năng lượng đáng tin cậy, tuyên bố, “Nga chưa bao giờ lừa dối chúng tôi, không giống như Ukraine.” Ông cũng nhớ lại một sự việc năm 2009, khi ông tuyên bố rằng giới lãnh đạo Ukraine đã từ chối cung cấp khí đốt cho Slovakia trong một cuộc khủng hoảng, gọi đó là “người Ukraine điển hình”.
Fico đã gặp Putin tại Điện Cẩm Linh trong chuyến thăm vào ngày 22 tháng 12 để thảo luận về nguồn cung cấp khí đốt. Chuyến thăm của nhà lãnh đạo thân Nga này đã bị các quan chức Liên Hiệp Âu Châu và Ukraine chỉ trích nặng nề.
[Kyiv Independent: Fico accuses Zelenskiy of 'begging' and 'blackmailing' European leaders for support]
Lý do xe tăng Ukraine có thể làm mưa làm gió. Bắc Hàn tử trận hàng loạt, Hán Thành tiết lộ bí mật
VietCatholic Media
15:40 14/01/2025
1. Lần đầu tiên kể từ năm 2022, Ukraine có thể có lợi thế về xe tăng so với Nga
Lần đầu tiên trong cuộc chiến kéo dài 35 tháng của Nga với Ukraine, quân đội Ukraine có thể có lợi thế về xe tăng so với quân đội Nga. Nhưng chỉ ở một số đoạn nhất định của tuyến đầu dài 800 dặm.
“Xe tăng của chúng tôi chỉ có thể hoạt động từ các vị trí được che chắn”, một blogger người Nga phàn nàn trong một bức thư dài được dịch bởi nhà phân tích người Estonia WarTranslated.
Khi phải bắn từ các vị trí bắn ngụy trang cách xa hàng dặm phía sau chiến tuyến, xe tăng Nga về cơ bản là những khẩu pháo không chính xác—và không phải là phương tiện chiến đấu tấn công hàng đầu như những nhà thiết kế mong muốn.
Ngược lại, xe tăng Ukraine hoạt động “tự do hơn”, blogger này khẳng định.
Tất cả đều phụ thuộc vào máy bay điều khiển từ xa, như thường thấy trong một cuộc chiến ngày càng bị chi phối bởi các hệ thống rô-bốt đủ loại. “Đối phương đã đạt được quy mô và sự đa dạng cần thiết trong máy bay điều khiển từ xa của mình và đã mài giũa chiến thuật để sử dụng chúng”, blogger giải thích.
Bất cứ nơi nào dọc theo tuyến đầu nơi người Ukraine đã điều động được hai nhóm máy bay điều khiển từ xa cỡ đại đội, mỗi nhóm có vài chục người điều khiển, xe tăng Nga “đơn giản là không đến được tiền tuyến để tấn công”. Chúng bị máy bay điều khiển từ xa bắn trúng cách xa hàng dặm phía sau tuyến tiếp xúc.
Xe tăng Ukraine tận hưởng không phận an toàn hơn, blogger này tuyên bố. “Hoạt động máy bay điều khiển từ xa của chúng tôi yếu hơn nhiều” do tình trạng gây nhiễu sóng vô tuyến nghiêm trọng của Ukraine và kiểm soát phẩm chất kém trong sản xuất máy bay điều khiển từ xa do các quan chức tham nhũng của Điện Cẩm Linh giám sát.
Vì vậy, xe tăng Ukraine có thể lăn bánh đến ngay giới tuyến để giao chiến trực tiếp với lực lượng Nga bằng pháo và súng máy của họ. Sự cứu rỗi duy nhất của người Nga là kho hỏa tiễn chống tăng có điều khiển bắn từ vai dồi dào của họ, blogger viết.
Lợi thế xe tăng được cho là của Ukraine khi cuộc chiến tranh rộng lớn hơn đang tiến tới năm thứ tư đại diện cho một sự đảo ngược kể từ năm 2022. Vào thời điểm đó, các lữ đoàn Ukraine “hiếm khi sử dụng hỏa lực trực tiếp bằng xe tăng” do Nga có lợi thế rất lớn về pháo binh và không quân. Máy bay điều khiển từ xa nhỏ và máy gây nhiễu máy bay điều khiển từ xa vẫn chưa biến đổi chiến trường và nghiêng lợi thế xe tăng về phía Ukraine.
Ngoại lệ cho động thái mới là ở Kursk ở phía tây nước Nga, nơi một lực lượng mạnh của Ukraine đang chiến đấu để giữ quyền kiểm soát 250 dặm vuông đất Nga mà họ đã chiếm được vào tháng 8. Điện Cẩm Linh đã cung cấp cho các trung đoàn và lữ đoàn của mình ở Kursk những máy bay điều khiển từ xa sợi quang tốt nhất, được điều khiển thông qua các tín hiệu truyền qua các sợi cáp mỏng—và không thể bị gây nhiễu bằng các phương tiện truyền thống.
Máy bay điều khiển từ xa sợi quang của Nga đã giúp ngăn chặn một cuộc tấn công của Ukraine dọc theo rìa phía bắc của Kursk vào ngày 5 tháng Giêng. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy máy bay điều khiển từ xa chống nhiễu mới đã tấn công xe tăng Ukraine, bao gồm cả xe tăng M-1 Abrams tốt nhất do Mỹ sản xuất và xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất.
Nhưng Cẩm Linh chỉ cung cấp máy bay điều khiển từ xa mới cho “các khu vực ưu tiên” bao gồm Kursk, blogger giải thích. Điều đó khiến các đơn vị ở các khu vực khác phải sử dụng máy bay điều khiển từ xa thường không hoạt động—và khi chúng hoạt động, chúng sẽ nhanh chóng bị Ukraine gây nhiễu.
Lợi thế máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã trở thành lợi thế xe tăng khi cuộc chiến tiếp diễn. Hỏa tiễn chống tăng của Nga làm giảm lợi thế này, nhưng lý do chính khiến Ukraine không thể tận dụng lợi thế thiết giáp để đẩy lùi những thành quả gần đây của Nga có thể là do tình trạng thiếu hụt bộ binh dai dẳng.
“Mặc dù họ có thể thiếu bộ binh để giữ những khu vực rộng lớn... nhưng họ vẫn là một đối thủ đáng gờm”, blogger này cảnh báo.
[Forbes: For The First Time Since 2022, Ukraine May Have A Tank Advantage Over Russia]
2. Phương Tây phải cho Putin thấy rằng ‘Nga không còn là một đế chế nữa’, Boris Johnson nói
Cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trực tuyến với Delfi rằng phương Tây phải truyền đạt cho Vladimir Putin rằng Nga không còn là một đế chế nữa, đồng thời gọi nhà lãnh đạo Nga là “một thằng ngốc chết tiệt”.
Johnson so sánh với Đế quốc Anh khi cho rằng mặc dù đế quốc từng vĩ đại nhất thế giới này hầu như không còn gì sót lại, Vương quốc Anh vẫn hài lòng với vai trò hậu đế quốc của mình.
Nói về bối cảnh cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine, cựu thủ tướng kêu gọi Ukraine gia nhập NATO và chỉ trích đường lối “mơ hồ kéo dài” của liên minh này đối với Kyiv.
Trong nhiệm kỳ từ năm 2019 đến năm 2022, Johnson là một trong những người ủng hộ trung thành nhất của Ukraine khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu, ông đã đến thăm đất nước này nhiều lần trong suốt cuộc chiến. Cựu lãnh đạo chính phủ Anh nói với hãng tin Baltic rằng cuộc chiến của Nga là “cổ hủ và man rợ” và Mạc Tư Khoa cần phải biết rằng Estonia, Latvia, Lithuania và các quốc gia khác cũng không còn là một phần của đế chế Nga nữa.
Khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga sắp kỷ niệm 3 năm, lực lượng Nga vẫn tiếp tục xâm lược khoảng 20% lãnh thổ có chủ quyền của Ukraine. Mạc Tư Khoa đã tuyên bố sáp nhập bất hợp pháp bốn khu vực bị tạm chiếm một phần vào tháng 9 năm 2022, ngoài Bán đảo Crimea của Ukraine bị tạm chiếm vào năm 2014.
[Kyiv Independent: West must show Putin that 'Russia is no longer an empire,' Boris Johnson says]
3. Một đội quân dã chiến của Nga đã thiết lập trụ sở chính trong một tòa nhà gần Pokrovsk. Một quả đạn của Ukraine đã phá hủy tòa nhà.
Nếu có vẻ như lực lượng Ukraine đã thiết lập được hệ thống truy lùng các sĩ quan chỉ huy Nga và cho nổ tung họ trong hầm trú ẩn kiên cố gần đây.
Bị áp đảo về hỏa lực, quân số và đang ở thế phòng thủ mặc dù Nga chịu tổn thất nặng nề khi cuộc chiến tranh rộng lớn hơn của Nga với Ukraine đang bước sang năm thứ tư, quân đội Ukraine đang cố gắng phá vỡ sự chỉ huy và kiểm soát của Nga nhằm làm chậm các cuộc tấn công của Nga.
Cuộc tấn công mới nhất, vào hôm Chúa Nhật, 12 Tháng Giêng, là một cuộc tấn công đầy kịch tính. Khi một máy bay điều khiển từ xa của Ukraine quan sát từ trên cao, một số loại đạn tấn công sâu—có vẻ như là một hỏa tiễn, bom hoặc hỏa tiễn hành trình—đã tấn công một tòa nhà cao tầng bị bỏ hoang ở Novohrodivka mà Quân đoàn vũ trang hỗn hợp Cận vệ số 2 của Nga đã biến thành một sở chỉ huy tạm thời.
“Hoạt động này là một phần của một loạt các cuộc tấn công nhắm vào các sở chỉ huy của lực lượng xâm lược theo hướng Donetsk”, bộ tổng tham mưu Ukraine đưa tin. Các cuộc đột kích gần đây khác của Ukraine đã nhắm vào trụ sở Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến 810 của Nga trong và xung quanh Kursk ở phía tây nước Nga.
Hiện vẫn chưa có thông tin chi tiết nào về thương vong của người Nga tại Novohrodivka, nhưng có thể là rất lớn. Toàn bộ một phần của tòa nhà cao tầng dường như đã sụp đổ trong cuộc không kích, gợi lại những cuộc giao tranh đẫm máu và tàn khốc nhất trong đống đổ nát của thành phố Toretsk, cách đó 25 dặm về phía đông bắc.
Novohrodivka đang ở bờ vực đổ máu của cuộc tấn công của Nga hướng tới Pokrovsk, một thành phố pháo đài neo giữ tiền tuyến ở Donestk, miền đông Ukraine. Chiếm giữ những gì còn lại của Pokrovsk bị bom tàn phá là một trong những mục tiêu chính của Nga trong tháng thứ 35 của cuộc chiến tranh rộng lớn hơn. Bảo vệ thành phố là một trong những mục tiêu hàng đầu của Ukraine.
Việc Tập đoàn quân vũ trang hợp thành Cận vệ số 2, quản lý hơn chục trung đoàn và lữ đoàn, đang cố thủ ở Novohrodivka là tin xấu đối với lực lượng đồn trú của Ukraine tại Pokrovsk, vốn đang rất cần quân tiếp viện sau khi một đơn vị mới đến - Lữ đoàn cơ giới số 155 - bắt đầu tan rã trước khi đến được Pokrovsk.
Từ Novohrodivka, quân đội Nga có thể tấn công Pokrovsk bằng hầu hết các loại vũ khí hỏa lực gián tiếp, bao gồm cả máy bay điều khiển từ xa nổ tầm ngắn.
Nhưng vị trí gần của quân Nga với Pokrovsk cũng khiến họ nằm trong tầm bắn của các loại vũ khí tầm ngắn của đơn vị đồn trú Pokrovsk—và các máy bay điều khiển từ xa giám sát đông đảo nhất: mắt xích đầu tiên trong “chuỗi tiêu diệt” kết thúc bằng việc các sở chỉ huy của Nga phát nổ.
Khi trận chiến chính ở Pokrovsk bắt đầu trong những ngày hoặc tuần tới và lực lượng Nga sẽ tiến gần hơn đến thành phố, các chỉ huy và ban tham mưu của họ cũng sẽ tiến gần hơn đến thành phố.
Người Ukraine sẽ tìm kiếm họ và chuẩn bị tấn công bằng hỏa tiễn, rocket và bom.
[The Sun: A Russian Field Army Set Up Its HQ In A Building Near Pokrovsk. A Ukrainian Munition Brought Down The Building.]
4. Anh sẽ tài trợ sản xuất vũ khí phòng không, tầm xa tại Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Umerov cho biết
Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov cho biết vào ngày 13 Tháng Giêng sau cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey tại Luân Đôn rằng Anh sẽ tài trợ cho việc sản xuất các hệ thống phòng không và vũ khí tầm xa ở Ukraine.
Bộ Trưởng Umerov nói: “Anh đã đầu tư vào việc sản xuất vũ khí của chúng tôi và sự hợp tác này vẫn đang tiếp tục - cụ thể là nguồn tài trợ sẽ được chuyển hướng vào việc sản xuất hệ thống phòng không và vũ khí tầm xa”.
Umerov đã gặp Healey để thảo luận về hợp tác song phương vào năm 2025 trong các lĩnh vực an ninh quan trọng.
Bộ trưởng cho biết: “Anh tái khẳng định cam kết cung cấp hỗ trợ liên tục và toàn diện để củng cố vị thế của Ukraine trên cả chiến trường và trên trường quốc tế”.
“Chúng tôi dự đoán sẽ nhận được sự hỗ trợ tăng cường về quân sự, chính trị và kinh tế từ các đồng minh Anh trong năm nay.”
Umerov không cung cấp thêm thông tin chi tiết về cách Luân Đôn sẽ tài trợ cho ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine.
Theo Umerov, vào năm 2025, Ukraine có kế hoạch chi kỷ lục 35 tỷ đô la cho sản xuất vũ khí, trong đó 17 tỷ đô la sẽ được chính phủ Ukraine tài trợ. Phần còn lại có thể được hỗ trợ bởi các đồng minh, ông nói thêm.
Kyiv đã tăng cường sản xuất máy bay điều khiển từ xa trong nước trong năm qua, cũng như phát triển hỏa tiễn mới. Nhiều máy bay điều khiển từ xa trên không, trên biển và trên bộ đã được phát triển và thường được sử dụng thành công cho nhiệm vụ trinh sát, chiến đấu và các nhiệm vụ khác trong suốt cuộc chiến toàn diện với Nga.
Trong những tháng gần đây, Ukraine đã ủng hộ việc phát triển “hỏa tiễn-máy bay điều khiển từ xa” tầm xa, UAV được nâng cấp với động cơ phản lực có thể hoạt động như các phương án thay thế cho hỏa tiễn hành trình. Kyiv đã công bố các loại máy bay lai Palianytsia và Peklo vào nửa cuối năm 2024.
Zelenskiy cho biết Ukraine đặt mục tiêu sản xuất ít nhất 30.000 máy bay điều khiển từ xa tầm xa vào năm 2025 và đã tiến hành thử nghiệm thành công đầu tiên một loại hỏa tiễn mới của Ukraine có tên gọi là Ruta (Rue).
[Kyiv Independent: UK to finance production of air defense, long-range weapons in Ukraine, Umerov says]
5. Cố vấn an ninh quốc gia mới cho biết cuộc gọi của Tổng thống đắc cử Donald Trump và Putin dự kiến diễn ra trong tương lai gần
Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Ông Donald Trump và Putin dự kiến sẽ có cuộc điện đàm “trong những ngày và tuần tới”, Mike Waltz, người được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử làm cố vấn an ninh quốc gia, nói với ABC News vào ngày 12 tháng Giêng.
Bình luận của Waltz được đưa ra ngay sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố vào ngày 9 Tháng Giêng rằng kế hoạch cho cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo đã được lên kế hoạch.
“Các công tác chuẩn bị đang được tiến hành”, Waltz trả lời ABC News khi được hỏi về cuộc họp sắp tới.
“ Bạn không thể ký kết thỏa thuận nếu không có mối quan hệ hoặc đối thoại nào đó với phía bên kia và chúng tôi chắc chắn sẽ thiết lập điều đó trong những tháng tới.”
Waltz không ấn định ngày cho cuộc họp đã lên kế hoạch. Khi được hỏi liệu các cuộc đàm phán có bao gồm Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hay không, ông cho biết định dạng của cuộc họp vẫn chưa được xác định.
Waltz cho biết: “Chúng tôi vẫn chưa thiết lập khuôn khổ chính xác cho vấn đề này, chúng tôi đang nghiên cứu vấn đề đó, nhưng tôi mong đợi một cuộc gọi, ít nhất là trong những ngày và tuần tới, vì vậy đó sẽ là một bước tiến và chúng tôi sẽ thực hiện từ đó”.
Thụy Sĩ đã bày tỏ mong muốn tổ chức cuộc gặp trực tiếp giữa Tổng thống đắc cử Donald Trump và Putin, Nicolas Bideau, nhà lãnh đạo bộ phận truyền thông tại Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ, cho biết vào ngày 12 tháng Giêng. Waltz không cung cấp bất kỳ thông tin nào về địa điểm diễn ra cuộc họp sắp tới.
Điện Cẩm Linh ngày 10 Tháng Giêng cho biết họ “hoan nghênh” việc Tổng thống đắc cử Donald Trump sẵn sàng đối thoại về cuộc chiến của Nga với Ukraine, nhưng cho biết chưa có kế hoạch cụ thể nào được đưa ra và cuộc gặp trực tiếp sẽ không diễn ra cho đến sau lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump vào ngày 20 tháng Giêng.
Trước đó, Mạc Tư Khoa đã bác bỏ các điều khoản trong đề xuất hòa bình do nhóm của Tổng thống đắc cử Donald Trump tiết lộ, trong đó có nội dung đóng băng tiền tuyến, hoãn tư cách thành viên NATO của Ukraine trong 20 năm và điều động lực lượng gìn giữ hòa bình Âu Châu trên thực địa.
Mặc dù Waltz không đi sâu vào chi tiết về nội dung các cuộc đàm phán hoặc kế hoạch hòa bình, ông đã đề cập đến “vấn đề nhân lực” của Ukraine và cho biết Kyiv có thể giải quyết chúng bằng cách hạ độ tuổi nghĩa vụ quân sự từ 26 xuống 18.
“Nếu người dân Ukraine đã yêu cầu toàn thế giới ủng hộ nền dân chủ, chúng tôi cũng cần họ ủng hộ nền dân chủ... Chúng tôi cần thấy những vấn đề về nhân lực được giải quyết”, ông nói.
Waltz cũng cho biết sẽ không “thực tế” khi mong đợi quân đội Nga rút toàn bộ khỏi các khu vực bị tạm chiếm của Ukraine, bao gồm cả Crimea.
[Kyiv Independent: Trump, Putin call expected in near future, incoming national security adviser says]
6. Ukraine cho biết Nga tiến hành không kích kép vào viện dưỡng lão ở Kursk
Theo báo cáo, lực lượng Nga đã tấn công một viện dưỡng lão của Ukraine vào tối Chúa Nhật, 12 Tháng Giêng, để trả đũa cho đợt tấn công mới của Kyiv vào khu vực Kursk.
Tiến trình giữa Nga và Ukraine một lần nữa bị đình trệ trong mùa đông, khi giao tranh hàng năm đã tạm lắng do thời tiết xấu khiến việc tiến quân theo cả hai hướng trở nên khó khăn. Ngoài ra, sự thay đổi giữa chính quyền Tổng thống Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump thứ hai đã khiến tương lai của cuộc xung đột trở nên mù mờ nhất khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tìm kiếm một giải pháp giữa hai quốc gia đã ở trong tình trạng chiến tranh kể từ tháng 2 năm 2022 sau khi Putin phát động cuộc xâm lược.
Ukraine vẫn giữ được chỗ đứng ở vùng biên giới Kursk của Nga, nơi lực lượng Kyiv đã chiếm được trong một cuộc tấn công chớp nhoáng vào tháng 8 năm 2024. Ukraine đã tìm cách thay đổi nhịp độ và giọng điệu của cuộc xung đột bằng cách đưa cuộc chiến đến tận ngưỡng cửa của Nga, và cuộc tấn công thành công vào Kursk dường như đã làm được điều đó.
Tuần trước, Ukraine đã tiếp tục tiến vào Kursk, cố gắng giành lại một số lãnh thổ đã mất giữa cuộc tấn công đầu tiên vào tháng 8 và cuối năm.
Sau đó, Ukraine đã leo thang cuộc tấn công xuyên biên giới vào cuối tuần với một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào các mục tiêu của Nga mà Kyiv tuyên bố là địa điểm của các cơ sở quân sự bí mật. Động thái mới này đã khiến Điện Cẩm Linh bất ngờ, với kết quả cuối cùng của cuộc tấn công vẫn chưa rõ ràng, nhưng có thông tin cho rằng nó đã thúc đẩy Nga trả đũa.
Tờ báo Ukraine The Kyiv Independent đưa tin rằng Nga đã thực hiện “cuộc không kích kép” vào một viện dưỡng lão ở thành phố Sudzha, Kursk, khiến một phụ nữ bị thương và sau đó tử vong vì vết thương vào sáng Chúa Nhật.
Cuộc tấn công cũng được cho là đã gây ra “thiệt hại nặng nề” cho viện dưỡng lão, phá hủy toàn bộ cửa sổ và cửa ra vào.
Theo UA Wire, phát ngôn nhân quân đội Ukraine Oleksiy Dmitrashkovsky đã nói với các phóng viên vào Chúa Nhật, “Máy bay Nga đã thực hiện hai cuộc không kích vào khu vực xung quanh viện dưỡng lão Sudzha. Hậu quả là một người phụ nữ bị thương ở cánh tay. Thật không may, bà đã tử vong vì vết thương vào sáng hôm đó.”
Ông nói thêm: “Câu hỏi hiện nay là phải di dời những người này đến đâu. Hầu hết là người già, nhiều người bị khuyết tật, bệnh Parkinson, tình trạng sau đột quỵ và một người bị bệnh tâm thần. Tình trạng hiện tại của những người này khá nghiêm trọng”.
Theo Dmitrashkovsky, có khoảng 2.000 người sống trong khu vực hiện do Ukraine kiểm soát. Ông không giải thích lý do tại sao Nga lại tấn công một viện dưỡng lão trong khu vực của Nga, cho dù nó nằm dưới sự kiểm soát của Ukraine.
Tuy nhiên, Nga đã tấn công một viện dưỡng lão của Ukraine vào những ngày đầu của cuộc xâm lược. Theo hãng tin Associated Press, phiến quân được Điện Cẩm Linh hậu thuẫn đã tấn công viện dưỡng lão ở Luhansk vào tháng 3 năm 2022, khiến hàng chục bệnh nhân cao tuổi và khuyết tật bị mắc kẹt trong cơ sở này mà không có nước hoặc điện.
Một vụ tấn công vào viện dưỡng lão khác xảy ra vào tháng 9 năm 2024 khi một quả bom dẫn đường của Nga đã phá hủy một viện dưỡng lão ở Ukraine, khiến một phụ nữ 78 tuổi thiệt mạng và 14 người bị thương.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trong bài phát biểu tại căn cứ không quân Ramstein của Hoa Kỳ ở Đức tuần trước đã phát biểu: “Chúng ta đã tiến một chặng đường dài đến mức thành thật mà nói, sẽ thật điên rồ nếu bây giờ chúng ta bỏ cuộc và không tiếp tục xây dựng các liên minh quốc phòng mà chúng ta đã tạo ra - đặc biệt là khi họ đã giúp chúng ta phát triển và củng cố sức mạnh quốc phòng chung của chúng ta”.
Ông nói thêm: “Bất kể điều gì đang diễn ra trên thế giới, mọi người đều muốn cảm thấy chắc chắn rằng đất nước của họ sẽ không chỉ bị xóa khỏi bản đồ. Điều đó từng phụ thuộc vào một số ít các thủ đô lớn, nhưng giờ đây nó phụ thuộc vào tất cả chúng ta—về cách chúng ta hợp tác với nhau, mức độ sẵn sàng của chúng ta để sở hữu tương lai của mình và mức độ chúng ta có thể thuyết phục các đối tác của mình đứng về phía chúng ta. Chúng ta càng thể hiện quyết tâm bảo vệ lợi ích của mình—thì các đối tác của chúng ta, và đặc biệt là Hoa Kỳ, sẽ càng quan tâm đến việc ở lại bên chúng ta.”
Ukraine sẽ tiếp tục cuộc tấn công Kursk trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng. Vào thời điểm đó, cuộc xung đột có thể diễn biến theo chiều hướng khác tùy thuộc vào chương trình nghị sự của tổng thống đắc cử.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã cố gắng làm trung gian cho một số thỏa thuận giữa Nga và Ukraine chỉ vài ngày sau khi ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2024, nhưng sau đó thừa nhận tình hình có thể khó khăn hơn dự đoán ban đầu.
“Tôi nghĩ thực sự khó khăn hơn sẽ là tình hình Nga-Ukraine,” ông nói, so sánh nó với cuộc xung đột Israel-Gaza. “Tôi thấy điều đó khó khăn hơn.”
[Newsweek: Russia Launches Double Airstrike on Nursing Home in Kursk—Ukraine]
7. Bộ trưởng Quốc phòng Đức phủ nhận Scholz chặn đề xuất cung cấp gói vũ khí trị giá 3 tỷ đô la cho Ukraine, cho biết quyết định đang chờ
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã phủ nhận thông tin trên phương tiện truyền thông rằng Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã chặn đề xuất về gói viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine trị giá 3 tỷ euro, hay 3,09 tỷ đô la, đồng thời cho biết thêm rằng quyết định về khoản tài trợ vẫn đang chờ.
“Không có lệnh phong tỏa nào cả. Chúng tôi đã chuẩn bị một gói viện trợ mới cho Ukraine tại Bộ Quốc phòng,” Pistorius nói với Tagesspiegel trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào ngày 13 tháng Giêng.
“Quyết định phê duyệt gói viện trợ hiện phải được quyết định về mặt chính trị... Ngay sau khi mọi câu hỏi được làm rõ, tôi mong đợi một quyết định tương ứng,” Pistorius nói thêm.
Spiegel đưa tin vào ngày 9 tháng Giêng, trích dẫn các nguồn tin không được tiết lộ, rằng Scholz đã chặn một đề xuất về gói viện trợ quân sự bổ sung, được cho là tuyên bố rằng khoản phân bổ hiện tại là 4 tỷ euro, hay 4,1 tỷ đô la, cho năm 2025, cũng như các khoản tiền từ khoản vay G7 trị giá 50 tỷ đô la được tài trợ bởi các tài sản bị đóng băng của Nga, sẽ là sự hỗ trợ đủ cho Ukraine.
Scholz cũng bày tỏ lo ngại rằng chính phủ mới có thể phải gánh những nghĩa vụ tài chính đáng kể sau cuộc bầu cử liên bang sớm vào tháng 2 nếu gói cứu trợ này được thông qua.
Dưới sự lãnh đạo của Scholz, Đức đã trở thành nhà tài trợ quân sự lớn thứ hai của Ukraine sau Hoa Kỳ. Tuy nhiên, thủ tướng vẫn thường bị chỉ trích vì đường lối thận trọng của ông đối với một số vấn đề quan trọng, chẳng hạn như việc từ chối cung cấp hỏa tiễn hành trình tầm xa Taurus cho Ukraine.
Theo Spiegel, kế hoạch hỗ trợ mới do Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock và Pistorius đề xuất là cung cấp thêm vũ khí, bao gồm ba hệ thống phòng không Iris-T, 10 khẩu pháo và nhiều đạn pháo hơn.
Pistorius và Baerbock hy vọng sẽ giành được sự ủng hộ của quốc hội cho đề xuất của họ trước cuộc bầu cử liên bang và trình bày đề xuất của họ như là “một tín hiệu quan trọng cho thấy sự ủng hộ vững chắc của Đức”.
Sau khi các phương tiện truyền thông đưa tin về cuộc phong tỏa vào ngày 10 tháng Giêng, Baerbock không xác nhận cũng không phủ nhận các báo cáo về việc cắt viện trợ.
Theo Spiegel, bất chấp sự thiếu ủng hộ của Scholz, Pistorius vẫn khẳng định lại sự ủng hộ của Đức trong cuộc họp của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine, còn được gọi là Ramstein, vào ngày 9 tháng Giêng.
Pistorius tuyên bố cung cấp gần 50 hỏa tiễn dẫn đường cho hệ thống phòng không Iris-T.
Các hỏa tiễn này, ban đầu được thiết kế cho Bundeswehr, đã được chuyển hướng trực tiếp từ khâu sản xuất sang Ukraine.
[Kyiv Independent: German Defense Minister denies Scholz blocked proposal for $3 billion arms package for Ukraine, says decision awaits]
8. Hán Thành báo cáo hàng ngàn thương vong của Bắc Hàn tại Kursk của Nga vì ‘thiếu hiểu biết về chiến tranh hiện đại’
Theo hãng thông tấn Yonhap của Nam Hàn, Cơ quan Tình báo Quốc gia Nam Hàn, gọi tắt là NIS tuyên bố vào ngày 13 Tháng Giêng rằng ít nhất 1.300 binh lính Bắc Hàn đã thiệt mạng và 2.700 người khác bị thương trong cuộc giao tranh ở Tỉnh Kursk của Nga.
NIS cho rằng nguyên nhân gây ra thương vong cao là do binh lính “thiếu hiểu biết về chiến tranh hiện đại”, bao gồm cả những nỗ lực “vô ích” của họ trong việc bắn hạ máy bay điều khiển từ xa tầm xa.
Quân đội Bắc Hàn đã được điều động đến Tỉnh Kursk vào mùa thu năm ngoái để hỗ trợ lực lượng Nga chống lại cuộc tấn công của Ukraine diễn ra vào ngày 6 tháng 8. Lực lượng Ukraine vẫn tiếp tục chiến đấu trong khu vực, tận dụng vị thế của họ cho các cuộc đàm phán tiềm năng trong tương lai.
Những phát biểu của NIS được đưa ra sau tuyên bố của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy vào ngày 9 Tháng Giêng rằng lực lượng Bắc Hàn chiến đấu cùng quân đội Nga đã chịu 4.000 thương vong, bao gồm cả tử trận và bị thương.
NIS đưa tin Bắc Hàn bị cáo buộc đã buộc binh lính của mình phải tự sát để tránh bị quân đội Ukraine bắt giữ.
Phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc John Kirby xác nhận vào ngày 27 tháng 12 rằng một số binh lính Bắc Hàn đã tự tử vì lo sợ gia đình họ sẽ bị trả thù nếu bị bắt.
Vào ngày 11 tháng Giêng, Zelenskiy tuyên bố bắt giữ hai người lính Bắc Hàn tại Kursk. Các tù nhân chiến tranh, gọi tắt là POW, được NIS xác định là thành viên của Tổng cục Trinh sát, cơ quan tình báo quân sự của Bắc Hàn, hiện đang bị Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU giam giữ và đang được chăm sóc y tế.
Zelenskiy đã chia sẻ đoạn video ghi lại cảnh SBU thẩm vấn tù binh chiến tranh với sự hỗ trợ của các phiên dịch viên người Nam Hàn. Trong video, một người lính bày tỏ mong muốn được trở về Bắc Hàn, trong khi người kia nói rằng anh ta muốn ở lại Ukraine.
[Kyiv Independent: 'Lack of understanding of modern warfare' — Seoul reports 4,000 North Korean casualties in Russia's Kursk Oblast]
9. Thụy Điển tăng cường sự hiện diện quân sự ở Biển Baltic sau nghi ngờ phá hoại cáp
Thụy Điển sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự ở Biển Baltic thông qua việc điều động ba tàu chiến và một máy bay trinh sát radar để ứng phó với nghi ngờ phá hoại một số tuyến cáp ngầm, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson cho biết vào ngày 12 tháng Giêng.
Kristersson phát biểu bên lề một hội nghị an ninh ở Salen: “Những tàu chiến này được đặt dưới sự chỉ huy của NATO và chúng được sử dụng để tạo ra những điều kiện tốt hơn cho bức tranh tình hình hàng hải ở Biển Baltic”.
Trong sáu tháng qua, một số tuyến cáp viễn thông và năng lượng bên dưới Biển Baltic đã bị hư hỏng, trong đó có bốn tuyến cáp viễn thông và một tuyến cáp điện bị đứt vào ngày 25 tháng 12.
Chỉ có hai trong số những sợi cáp của sự việc Giáng Sinh được sửa chữa cho đến ngày 7 tháng Giêng. Các nhà chức trách nghi ngờ tàu ngầm Eagle S của Nga là thủ phạm phá hoại.
Quyết định của Thụy Điển được đưa ra ngay sau quyết định được công bố bởi các đồng minh NATO gần đó là Phần Lan và Estonia về việc cử một hạm đội gồm 10 tàu NATO để bảo vệ cơ sở hạ tầng dưới Biển Baltic cho đến tháng 4.
Hạm đội ngầm ám chỉ một nhóm tàu chở dầu cũ kỹ, được bảo hiểm kém mà Nga sử dụng để tránh lệnh trừng phạt quốc tế đối với hoạt động buôn bán dầu mỏ của mình. Mạc Tư Khoa cũng sử dụng những tàu này để do thám.
NATO trước đó cho biết họ sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự ở Biển Baltic để nâng cao nhận thức tình hình và ngăn chặn các mối đe dọa tiềm tàng.
Các quan chức NATO đã lên tiếng báo động về số lượng ngày càng tăng các hoạt động phá hoại của Nga ở Âu Châu kể từ khi phương Tây ủng hộ Kyiv sau khi cuộc xâm lược toàn diện nổ ra vào năm 2022.
Phần Lan sẽ đăng cai hội nghị thượng đỉnh các quốc gia thành viên NATO có quyền tiếp cận Biển Baltic vào ngày 14 Tháng Giêng để giải quyết các mối đe dọa an ninh khu vực, bao gồm cả nghi ngờ phá hoại từ Nga, văn phòng tổng thống Phần Lan thông báo vào ngày 8 tháng Giêng.
[Kyiv Independent: Sweden to increase military presence in Baltic Sea following suspected cable sabotage]
10. Fico mời Zelenskiy đến Slovakia để thảo luận về việc vận chuyển khí đốt qua Ukraine; Zelenskiy trả lời
Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã đề xuất với Tổng thống Volodymyr Zelenskiy một cuộc gặp tại Slovakia để thảo luận về việc dừng vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine trong bài phát biểu vào ngày 13 Tháng Giêng.
“Được thôi. Hãy đến Kyiv vào thứ sáu,” Zelenskiy trả lời vài giờ sau đó.
Một ngày trước đó, Zelenskiy đã phản ứng với lời đe dọa của Fico về việc hạn chế viện trợ cho người dân Ukraine và cắt nguồn cung cấp điện do việc chấm dứt quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine đến Âu Châu. Zelenskiy cho biết Ukraine đã đề nghị hỗ trợ Slovakia trong thời gian thích ứng, nhưng “Fico đã ngạo mạn từ chối”.
Fico cho biết ông sẽ không phản hồi tuyên bố gần đây của Zelenskiy để tránh “leo thang căng thẳng hơn nữa”. Fico tuyên bố thay vào đó ông muốn tập trung vào “giải quyết tình hình bằng cách đóng cửa tuyến vận chuyển khí đốt”.
Thủ tướng Slovakia cho biết ông muốn tổ chức một cuộc gặp với Zelenskiy tại Slovakia gần biên giới với Ukraine “sớm nhất có thể”.
Fico tin rằng động thái này sẽ tạo ra “các điều kiện thuận lợi” để thảo luận về nguồn cung cấp khí đốt cho Slovakia và các quốc gia khác thông qua Ukraine cũng như các “giải pháp kỹ thuật” khả thi, xét đến việc chấm dứt hợp đồng giữa Ukraine và Nga vào ngày 31 tháng 12 năm 2024.
Fico cũng ước tính thiệt hại mà Slovakia phải gánh chịu do việc ngừng cung cấp khí đốt của Nga thông qua Ukraine là 500 triệu euro, hay 510 triệu đô la, mỗi năm.
Fico và người đồng cấp Hung Gia Lợi Viktor Orban là một trong những người phản đối mạnh mẽ nhất quyết định của Ukraine về việc dừng vận chuyển khí đốt của Nga. Bất chấp cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, Orban và Fico vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ hữu nghị với Putin, gặp gỡ ông và thúc đẩy các câu chuyện ủng hộ Nga ở Âu Châu.
Trước đó, Fico đã đe dọa sẽ cắt nguồn cung cấp điện cho Ukraine trong bối cảnh tình trạng mất điện ngày càng gia tăng do các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
Trong khi Liên Hiệp Âu Châu đã nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga sau cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, nhiều quốc gia, bao gồm Slovakia và Hung Gia Lợi, vẫn phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
[Kyiv Independent: Fico invited Zelensky to Slovakia to discuss gas transit via Ukraine; Zelensky responds]
11. Zelenskiy cho biết Fico đã từ chối lời đề nghị hỗ trợ cung cấp khí đốt của Kyiv
Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã từ chối lời đề nghị hỗ trợ của Ukraine sau khi Nga ngừng cung cấp khí đốt qua lãnh thổ Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết vào ngày 12 tháng Giêng.
Bình luận của Zelenskiy được đưa ra ngay sau khi Fico chỉ trích Ukraine là đối tác không đáng tin cậy và cáo buộc Zelenskiy “cầu xin và tống tiền” các nhà lãnh đạo Âu Châu.
“Chúng tôi đã đề nghị hỗ trợ người dân Slovakia trong quá trình họ thích nghi với việc không có đường ống vận chuyển khí đốt của Nga, nhưng Fico đã từ chối một cách ngạo mạn”, Zelenskiy cho biết trong một bài đăng trên X.
“Nhiều người ở Âu Châu đã cảnh báo ông rằng không làm gì và chờ đợi không phải là một lựa chọn. Bây giờ, ông ấy đang dùng đến quan hệ công chúng, lời nói dối và những lời buộc tội lớn tiếng để đổ lỗi cho người khác thay vì đổ lỗi cho chính mình”.
Ukraine đã không gia hạn thỏa thuận trước chiến tranh về việc vận chuyển khí đốt của Nga đến Âu Châu qua lãnh thổ Ukraine, thay vào đó để thỏa thuận hết hạn vào ngày 1 tháng Giêng. Kyiv đã nhiều lần cảnh báo rằng họ sẽ không gia hạn thỏa thuận để ngừng tài trợ cho cuộc chiến toàn diện của Nga.
Slovakia, vẫn phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga ngay cả khi các nước Liên Hiệp Âu Châu khác tìm được nhà cung cấp năng lượng thay thế, đã chỉ trích gay gắt quyết định của Ukraine. Fico đã đe dọa sẽ cắt đứt viện trợ nhân đạo và nguồn cung cấp điện cho Ukraine để trả đũa.
Zelenskiy lên án lời đe dọa của Fico, cáo buộc ông mở “mặt trận năng lượng thứ hai chống lại Ukraine” theo lệnh của Putin. Fico đã gặp Putin tại Mạc Tư Khoa vào ngày 22 tháng 12, một tuần trước khi thỏa thuận quá cảnh hết hạn.
Một phái đoàn gồm các nghị sĩ cực hữu Slovakia cũng đã khởi hành đến Mạc Tư Khoa vào ngày 12 Tháng Giêng để đàm phán với các quan chức chính phủ Nga về việc tiếp tục cung cấp khí đốt và các vấn đề khác.
Zelenskiy cho biết việc Fico từ chối tìm nhà cung cấp năng lượng thay thế là kết quả của lòng trung thành không đúng chỗ của ông đối với Nga.
“Nhưng vấn đề thực sự là ông ấy đã đặt cược vào Mạc Tư Khoa, không phải vào đất nước của mình, không phải vào một Âu Châu thống nhất và chắc chắn không phải vào lẽ thường”, Zelenskiy cho biết vào ngày 12 tháng Giêng.
“Ngay từ đầu, đó đã là một canh bạc thua lỗ”.
Zelenskiy cho biết ông hy vọng rằng Âu Châu và Hoa Kỳ sẽ hợp tác hiệu quả để đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng cho Âu Châu và “giải quyết những thách thức do sự thiển cận của một số nhân vật Âu Châu gây ra”.
[Kyiv Independent: Fico refused Kyiv's offers to help with gas supplies, Zelenskiy says]
12. Nga lên án lệnh trừng phạt mới của Hoa Kỳ đối với ngành năng lượng, cho biết sẽ tiếp tục các dự án dầu khí
Nga chỉ trích các lệnh trừng phạt mới nhất của Hoa Kỳ nhắm vào ngành năng lượng của mình vào ngày 11 tháng Giêng, mô tả chúng là một nỗ lực gây tổn hại đến nền kinh tế của Nga trong khi gây nguy cơ bất ổn trên thị trường toàn cầu. Mặc dù vậy, Bộ Ngoại giao nước này cho biết Nga sẽ tiếp tục theo đuổi các dự án dầu khí lớn.
Bộ này lên án hành động “thù địch” của Washington, được công bố vào ngày 10 tháng Giêng, và lưu ý rằng Nga sẽ xây dựng chiến lược chính sách đối ngoại của mình để đáp trả. Bộ này lập luận rằng các lệnh trừng phạt đại diện cho “một nỗ lực gây ra ít nhất một số thiệt hại cho nền kinh tế Nga, ngay cả khi phải trả giá bằng rủi ro làm mất ổn định thị trường thế giới khi nhiệm kỳ cầm quyền đáng xấu hổ của Tổng thống Joe Biden đang đến gần”.
Các lệnh trừng phạt đánh dấu các biện pháp rộng rãi nhất của Hoa Kỳ đối với các nguồn thu từ dầu khí của Nga. Chúng nhằm mục đích cung cấp cho Kyiv và chính quyền sắp tới của Ông Donald Trump đòn bẩy để đàm phán chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.
Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã trừng phạt Gazprom Neft, Surgutneftegas và 183 tàu tham gia vận chuyển dầu của Nga, nhiều tàu trong số đó thuộc đội tàu chở dầu cũ kỹ do các công ty không phải phương Tây điều hành.
Theo Bộ Tài chính Hoa Kỳ, Gazprom Neft và Surgutneftegas kết hợp sản xuất hơn 1 triệu thùng dầu mỗi ngày, tạo ra doanh thu ước tính 23 tỷ đô la mỗi năm.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hoan nghênh các lệnh trừng phạt, nói rằng chúng sẽ “gây ra một đòn đáng kể” cho Nga. “Nga càng ít doanh thu từ dầu mỏ... thì hòa bình sẽ sớm được khôi phục”, ông nói thêm.
[Kyiv Independent: Russia condemns new US sanctions on energy sector, says it will continue oil and gas projects]
Hi hữu: Khu phố Los Angeles cháy tan hoang như ngày tận thế, một bức tượng Đức Mẹ còn y nguyên
VietCatholic Media
17:08 14/01/2025
1. Đức Thánh Cha Phanxicô gửi lời cầu nguyện và chia buồn khi Los Angeles chiến đấu với cháy rừng
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi lời chia buồn tới các cộng đồng ở Los Angeles bị ảnh hưởng bởi các vụ cháy rừng tàn khốc đã phá hủy nhiều ngôi nhà và nhà thờ, bao gồm cả Nhà thờ Công Giáo Corpus Christi lịch sử.
Trong một bức điện tín do Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, công bố, Đức Giáo Hoàng cho biết ngài “rất đau buồn trước sự mất mát về sinh mạng và sự tàn phá trên quy mô lớn” do các vụ cháy gần Los Angeles gây ra.
Đức Giáo Hoàng đã phó thác “linh hồn những người đã khuất cho lòng thương xót của Chúa toàn năng” và gửi “lời chia buồn chân thành đến những người đang đau buồn vì mất mát của họ”.
Tổng thống Joe Biden đã hủy chuyến thăm sắp tới tới Ý — trong đó có cuộc gặp với Đức Thánh Cha Phanxicô — để giải quyết cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Nam California.
Đức Tổng Giám Mục José Gomez của Los Angeles, khi phát biểu về thảm kịch trong một thánh lễ đặc biệt tại Nhà thờ Đức Mẹ Nữ Vương Các Thiên Thần, đã kêu gọi người Công Giáo trở thành “công cụ” của tình yêu Chúa giữa sự tàn phá.
Tổng giáo phận đã thiết lập một cổng thông tin quyên góp để giúp đỡ cộng đồng.
Các đám cháy bắt đầu vào thứ Ba và lan rộng nhanh chóng do điều kiện khô hạn và gió bão Santa Ana. Nhiều đám cháy vẫn chưa được kiểm soát trên hàng ngàn mẫu Anh khi lính cứu hỏa nỗ lực kiểm soát.
Trong số các công trình bị phá hủy có Nhà thờ Công Giáo Corpus Christi. Tuy nhiên, trong điều mà một số người coi là kỳ diệu, một bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh đã sống sót sau vụ hỏa hoạn thiêu rụi ngôi nhà của một giáo dân — vật duy nhất còn sót lại sau khi ngọn lửa thiêu rụi tòa nhà thành tro bụi.
Tổng giáo phận đang phối hợp với các cơ quan Công Giáo địa phương để cung cấp nguồn lực cho những người bị ảnh hưởng bởi hỏa hoạn.
Source:Catholic News Agency
2. Tổng giám mục Los Angeles: Người Công Giáo được kêu gọi trở thành 'công cụ' của Chúa trong các vụ cháy rừng chết người
Các đám cháy ở vùng ngoại ô Los Angeles vẫn tiếp tục bùng phát và thiêu rụi toàn bộ các khu dân cư khi Đức Tổng Giám Mục José Gomez hôm thứ Năm kêu gọi người Công Giáo hãy nhớ đến sự quý giá của mạng sống con người và biến mình thành “công cụ” của Chúa giữa sự tàn phá.
Đức Tổng Giám Mục đã đưa ra những nhận xét trên trong bài giảng tại một Thánh lễ đặc biệt được cử hành tại Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ các Thiên thần ở trung tâm thành phố Los Angeles. Nhà thờ chính tòa nằm cách rìa ngoài của Đám cháy Eaton hơn một chục dặm, đám cháy đang bùng cháy ở phía đông bắc của trung tâm thành phố.
“Đây là những ngày khó khăn và đầy thử thách đối với thành phố, quận và Giáo hội địa phương của chúng ta,” Đức Tổng Giám Mục cho biết. “Trong khi chúng ta cầu nguyện, các đám cháy rừng vẫn tiếp tục bùng cháy xung quanh chúng ta và, như chúng ta biết, thiệt hại vẫn tiếp tục tàn phá.”
“Hôm nay chúng ta được nhắc nhở rằng mỗi cuộc sống đều quý giá và mong manh biết bao,” ngài nói tiếp. “Chúng ta cũng được nhắc nhở rằng chúng ta là anh chị em, rằng mỗi người chúng ta — tất cả chúng ta đều thuộc về gia đình trong Thiên Chúa.”
Khi đặt ra câu hỏi tại sao Chúa “để những điều xấu xảy ra”, vị giám mục thừa nhận, “không có câu trả lời dễ dàng nào cả”.
“Nhưng điều đó không có nghĩa là không có câu trả lời”, ông nói, lập luận rằng “tình yêu là điều chúng ta cần ở thời điểm này”.
“Vào thời điểm này, Chúa đang kêu gọi mỗi người chúng ta trở thành công cụ để Người thể hiện tình yêu thương, lòng trắc ẩn và sự quan tâm của Người đối với những người đang đau khổ”, Đức Tổng Giám Mục nói.
Tượng Đức Mẹ Đồng Trinh của gia đình sống sót sau vụ cháy
Phần lớn tổng giáo phận đã phải vật lộn với đám cháy, đã phá hủy nhiều dãy nhà trong thành phố và khiến vô số tòa nhà bị đổ nát.
Các đám cháy bắt đầu vào thứ Ba và nhanh chóng lan rộng qua điều kiện khô hạn và gió bão Santa Ana thổi từ phía đông. Vào thứ Sáu, nhiều đám cháy đã bùng phát không được kiểm soát trên hàng ngàn mẫu Anh khi lính cứu hỏa nỗ lực kiểm soát đám cháy.
Trong số các công trình bị phá hủy có Nhà thờ Công Giáo Corpus Christi. Cư dân Los Angeles Sam Laganà nói với Angelus News, tạp chí của tổng giáo phận, rằng sự phá hủy là “quá nhiều” và “quá sức chịu đựng”.
Laganà nổi tiếng trong khu vực vì cung cấp “giọng nói sân vận động” cho Los Angeles Rams. Ông lớn lên ở Corpus Christi Parish và được dạy giáo lý ở đó.
Ông nói với Angelus rằng khi đám cháy bắt đầu vào đầu tuần này, ông đã “sử dụng nước từ vòi tưới vườn và bồn tắm nước nóng ở sân sau để dập tắt ngọn lửa bao quanh ngôi nhà mà ông đã ở 28 năm”, tạp chí đưa tin.
“Khi tôi rời đi, tôi đã cố gắng bảo vệ ngôi nhà của mình và hy vọng giữ cho ngôi trường Corpus Christi không bị cháy bằng cách tưới nước xuống sườn đồi,” ông nói. Ngôi trường hầu như không bị phá hủy.
Trong khi đó, giáo dân Corpus Christi Rick McGeagh nói với Angelus rằng gia đình ông phát hiện ngôi nhà của họ đã bị thiêu rụi vào thứ Tư.
Tuy nhiên, “phần duy nhất còn sót lại trong ngôi nhà của ông” là bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh mà gia đình ông đã lắp đặt lần đầu tiên khi họ chuyển đến đây gần 30 năm trước.
McGeagh chia sẻ với tạp chí rằng: “Bức tượng đó là của bà tôi, bà đã mất năm 1997”.
“Việc pho tượng sống sót, khi mọi thứ, ngay cả bếp lò Viking của chúng tôi, đều cháy rụi, tôi nghĩ là điều kỳ diệu. Không có cách nào giải thích được điều đó.”
Người dân Los Angeles đã tham dự Thánh lễ của Đức Tổng Giám Mục tại nhà thờ chính tòa ở trung tâm thành phố.
“Tôi cần sức mạnh của Chúa, như tất cả chúng ta đều cần,” ngài nói. “Tất cả chúng ta sẽ phải đối mặt với một chặng đường khó khăn phía trước để xây dựng lại nhà cửa, và Cha Liam Kidney phải xây dựng lại Giáo xứ Corpus Christi, và ngài ấy không đơn độc. Chúng tôi sẽ ở đó để giúp đỡ.”
Kidney, người đã là cha sở của giáo xứ kể từ năm 1999, nói với hãng tin rằng sự tàn phá của giáo xứ — và cả ngôi nhà của ngài sau gần một phần tư thế kỷ — “vẫn chưa thể nguôi ngoai”.
Nhưng vị linh mục cho biết thảm kịch này cuối cùng sẽ mang lại điều tốt đẹp cho một giáo xứ vẫn đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng COVID-19 gần năm năm trước.
“COVID đã xé nát chúng ta,” ngài nói. “Điều này sẽ đưa chúng ta lại gần nhau hơn.”
Phó tế, giáo dân cứu giáo xứ khi đám cháy bùng phát
Trong ít nhất một trường hợp khác, một giáo xứ đã được cứu bởi những giáo dân nhanh trí và may mắn có đủ nguồn lực để bảo vệ giáo xứ.
Angelus đưa tin rằng Phó tế José Luis Díaz và một nhóm giáo dân đã nỗ lực cứu Nhà thờ Sacred Heart ở Altadena khỏi đám cháy. Nỗ lực đó bao gồm việc phá vỡ ngói lợp và sử dụng vòi nước áp suất thấp để ngăn ngọn lửa.
Mặc dù giáo dân anh hùng đã cứu được nhà thờ, Diaz nói với Angelus rằng phần lớn phần còn lại của thành phố trông giống như một bãi chiến trường.
“Trông như chúng ta đang ở giữa chiến trường vậy. Mọi thứ đều bị xóa sổ,” anh nói. “Có rất nhiều ngôi nhà bị cháy, chỉ còn lại ống khói.”
Các nhân viên cấp cứu liên bang đã có mặt để hỗ trợ lực lượng ứng phó của tiểu bang và địa phương trong việc chống lại các đám cháy. Trực thăng đã xuất hiện trong suốt tuần để dội nước vào các bức tường lửa chỉ cách nhà vài feet. Thống đốc California Gavin Newsom đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về các đám cháy vào thứ Ba.
Tổng thống Joe Biden đã hủy chuyến thăm sắp tới tới Ý — chuyến đi ngoại giao cuối cùng trong nhiệm kỳ tổng thống của ông và bao gồm cuộc gặp đã lên kế hoạch với Đức Thánh Cha Phanxicô — để giải quyết các vụ cháy rừng chết người đang diễn ra ở Nam California.
Trong khi đó, Tổng giáo phận đang làm việc với các cơ quan Công Giáo địa phương để mang nguồn lực đến cho những người bị ảnh hưởng bởi đám cháy. Tổng giáo phận đã thiết lập một cổng thông tin quyên góp để nhận tiền giúp cộng đồng “phục hồi và xây dựng lại”.
Trong bài giảng hôm thứ năm, Đức Tổng Giám Mục Gomez cho biết những người Công Giáo ở Los Angeles “phải là những người mang lại niềm an ủi cho những người hàng xóm của chúng ta trong thời điểm thảm họa này”.
“Và chúng ta cũng phải là những người đứng bên cạnh họ và giúp họ xây dựng lại và tiến về phía trước với lòng can đảm, đức tin và hy vọng vào Chúa,” ngài nói. “Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ.”
Source:Catholic News Agency
3. Nhà thờ mới ở Jordan phản ánh mong muốn của quốc gia về mối quan hệ chặt chẽ hơn với Kitô giáo
Lễ khánh thành một nhà thờ lớn vào ngày 10 Tháng Giêng tại chính nơi Chúa Giêsu chịu phép rửa tội bởi Thánh Gioan Tiền Hô trên sông Jordan là một sự kiện có ý nghĩa biểu tượng quan trọng, cả về mặt tâm linh lẫn ngoại giao.
Điều này cũng phản ánh quyết tâm của vương quốc Hashemite trong việc thiết lập nơi đây thành điểm dừng chân thiết yếu cho những người hành hương đến Thánh Địa cũng như là thiên đường bình yên cho các tín hữu Kitô giáo trên toàn thế giới, những người ngày càng không muốn đến một khu vực bị chia cắt bởi các cuộc xung đột địa chính trị và sắc tộc-tôn giáo.
“Rất nhiều sự kiện và nhân vật trong Kinh thánh hội tụ tại đây đến nỗi chúng ta có thể nói rằng nơi này bao hàm toàn bộ kỳ vọng của Cựu Ước hướng đến sự Giáng Sinh của Chúa Kitô, sự biểu hiện của Chúa Cha,” Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa thánh Vatican, phát biểu tại buổi lễ cung hiến bàn thờ vào sáng thứ Sáu, cũng có sự tham dự của Đức Thượng phụ Giêrusalem, Hồng Y Pierbattista Pizzaballa và Hoàng tử Ghazi bin Muhammad, cháu trai của Vua Talal của Jordan và là anh em họ của Vua Abdullah II của Jordan.
Được khởi xướng sau khi nhà vua tặng một lô đất rộng 30.000 mét vuông (gần 7,5 mẫu Anh) ở ngoại ô di tích lịch sử Al-Maghtas (còn được gọi là Bethany Beyond the Jordan, ở vùng Qafra) vào năm 2003, dự án đã hoàn thành đúng vào dịp kỷ niệm 25 năm ngày hành hương lớn hàng năm, diễn ra vào mỗi Tháng Giêng xung quanh lễ kỷ niệm Chúa Kitô chịu phép rửa tội trong 25 năm qua. Lễ kỷ niệm này cũng trùng với lễ kỷ niệm Năm Thánh 2025 của Giáo Hội Công Giáo.
Toàn bộ địa điểm rửa tội lịch sử đã được xác định và phân loại là Di sản Thế giới của UNESCO cách đây khoảng 20 năm. Kể từ đó, nơi này đã trở thành chủ đề của công tác cải tạo mở rộng do chính quyền Jordan thực hiện và chuyển đổi thành một công viên du lịch thiên nhiên vẫn đang trong quá trình mở rộng.
Được điều hành bởi Dòng Ngôi Lời Nhập Thể, gọi tắt là IVE, nhà thờ Công Giáo mới này có diện tích khoảng 2.200 mét vuông và hiện là một trong những nhà thờ lớn nhất ở Trung Đông, bên cạnh Nhà thờ Mộ Thánh ở Giêrusalem và Nhà thờ Giáng Sinh ở Bethlehem. Đây là thành quả của nhiều năm hợp tác giữa Tòa Thượng phụ Latinh Giêrusalem và kiến trúc sư người Jordan Nadim Muasher, một thành viên của Hội Mộ Thánh. Chính Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16, trong chuyến thăm Jordan năm 2009, đã đặt viên đá nền móng cho tòa nhà, cùng với Vua Abdullah II.
Dự án, được tài trợ bởi tòa thượng phụ và một số tổ chức bác ái, cũng nhận được khoản tài trợ gần 1 triệu euro từ chính phủ Hung Gia Lợi thông qua chương trình “Hung Gia Lợi Helps”, được thiết kế để hỗ trợ các cộng đồng Kitô giáo đang gặp khó khăn trên khắp thế giới.
Nhà thờ được xây dựng bằng “tafouhi,” một loại đá màu vàng từ Hebron ở Bờ Tây, trong khi các cửa sổ kính màu được làm tại Li Băng theo phong cách có chủ đích giống với Nhà thờ Chartres thời trung cổ ở Pháp. Bàn thờ do Parolin thánh hiến tại Thánh lễ khánh thành là nơi lưu giữ thánh tích của Thánh John Paul II và các Thánh Tử đạo Damascus. Theo ước tính của Ủy ban Du lịch Jordan, buổi lễ có sự tham dự của khoảng 6.000 tín hữu — bao gồm khoảng 1.000 người bên trong tòa nhà. Trong số đó có khoảng 100 linh mục và 15 giám mục từ nhiều quốc gia.
Bài giảng của Đức Hồng Y Parolin tập trung vào mầu nhiệm của một Thiên Chúa đã chọn hiến mình làm của lễ để cứu rỗi nhân loại. Lấy ví dụ về thực tế là vùng Jordan này được coi là điểm địa lý thấp nhất trên thế giới, Đức Hồng Y chỉ ra rằng “chính tại đây, Thiên Chúa đã đến gặp chúng ta, như thể để ôm trọn vào vòng tay Người cả những người từ phương xa” và rằng “sự quan phòng của Thiên Chúa cũng đã bảo đảm rằng Giáo hội mà chúng ta thánh hiến ngày nay chia sẻ cùng một trục với Vương cung thánh đường Mộ Thánh ở Giêrusalem”.
Nhắc lại rằng phép rửa tội đánh dấu “sự khởi đầu của cuộc sống bất tử trong chúng ta”, ngài cũng kêu gọi nơi này trở thành “nơi đặc quyền để tất cả các tín hữu đổi mới phép rửa tội và lời cam kết của mình”, đặc biệt là trong năm thánh vừa mới bắt đầu.
Trên thực tế, nhà thờ mới cũng đã được chỉ định là nơi hành hương cho các tín hữu, những người có thể nhận được ơn toàn xá trong lễ kỷ niệm năm 2025 có chủ đề “Những người hành hương hy vọng”.
Đức Hồng Y Parolin cũng tuyên bố rằng sự hiện diện của ngài tại sự kiện mang tính biểu tượng này nhằm mục đích đưa ra “dấu hiệu hữu hình về sự gần gũi” từ toàn thể Giáo hội đối với các cộng đồng Kitô giáo ở Trung Đông, đặc biệt là trong bối cảnh xung đột Israel-Palestine đang diễn ra ở bên kia sông Jordan kể từ tháng 10 năm 2023 và có sự tham gia của các nước láng giềng, đặc biệt là Li Băng.
Số phận của các Kitô hữu trong khu vực càng trở nên bấp bênh hơn sau sự sụp đổ gần đây của chế độ Bashar Assad tại quốc gia láng giềng Syria trước các nhóm Hồi giáo cực đoan.
“Tôi muốn khuyến khích mọi người đừng để bị choáng ngợp bởi những khó khăn nghiêm trọng của thời điểm hiện tại và hãy tin tưởng rằng Thiên Chúa dẫn dắt lịch sử nhân loại, bất kể nó mang nhiều vết sẹo của bạo lực, tội lỗi và cái chết”, Đức Hồng Y Parolin nói.
Lặp lại lời kêu gọi hòa bình và trả tự do cho các tù nhân và con tin sau đó, Pizzaballa kêu gọi cầu nguyện cho “tất cả những người đang phải chịu đau khổ ở đất nước họ do thiếu an ninh, ổn định và hòa bình”, đồng thời nhấn mạnh rằng Jordan là một ngoại lệ trong khu vực.
Những nỗ lực bảo tồn di sản Kitô giáo
Quốc gia có đa số dân theo đạo Hồi, cụ thể là 97%, này tuy nhiên lại tự hào có nhiều địa điểm hành hương theo Kinh thánh, đã gánh chịu hậu quả nặng nề nhất từ các cuộc xung đột đang diễn ra, chứng kiến lượng khách du lịch giảm gần 70% trong năm qua.
“Chúng tôi cung hiến nhà thờ này để phục vụ công dân Jordan trước hết và phục vụ người dân khu vực Ả Rập hành hương đến Jordan,” Pizzaballa phát biểu trong một cuộc họp báo trước Thánh lễ cung hiến, đồng thời nói thêm rằng ông cũng muốn gửi lời mời đến các quốc gia thân thiện khác. “Hãy đến và đừng sợ,” ông nói. “Jordan là một quốc gia an toàn và ổn định.”
Và để khuyến khích các Kitô hữu, hay 2,1%, của đất nước — những người trong lịch sử đã hình thành nên một tầng lớp tinh hoa kinh tế xã hội — không di cư và thuyết phục khách du lịch từ thế giới Thiên chúa giáo, đặc biệt là phương Tây, đến thăm, chính quyền Hashemite đã tham gia mạnh mẽ vào một loạt các dự án khôi phục và nâng cao di sản đầy tham vọng. Họ hy vọng những sáng kiến này sẽ biến vương quốc này thành điểm dừng chân thiết yếu cho những người hành hương đến Đất Thánh.
Trong một cuộc phỏng vấn với National Catholic Register, đối tác tin tức chị em của CNA, vào đêm trước lễ khánh thành Nhà thờ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, Tổng giám mục Giovanni Pietro Dal Toso, sứ thần tòa thánh tại Jordan, đã ca ngợi những nỗ lực của chính phủ nhằm thúc đẩy sự hiện diện của Kitô giáo tại lãnh thổ này. Ông trích dẫn một ví dụ về tốc độ mà chính phủ phê duyệt một kế hoạch tài trợ cho việc khôi phục hoàn toàn địa điểm khảo cổ Machaerus, nơi giam cầm và hành quyết Thánh John the Baptist, nơi đã bị bỏ hoang trong nhiều thập niên.
“Jordan rất đáng được cảm ơn vì đã hỗ trợ nhân đạo và làm trung gian ngoại giao trong những năm gần đây trong cuộc xung đột giữa Israel và Palestine, và điều này có thể đã làm lu mờ những khía cạnh đáng chú ý khác”, ngài nói.
Ngài cũng nhìn thấy trong những cam kết lâu dài này một cơ hội có lợi cho sự xích lại gần nhau giữa quốc gia đóng vai trò chiến lược trong khu vực này và thế giới Kitô giáo.
“Trên hết, chính sách này cho thấy và đánh giá cao bản chất và sở hữu của Jordan”, ông kết luận, đồng thời nói thêm rằng nó giống như một lời nhắc nhở hiệu quả rằng “Kitô giáo không phải là thứ gì đó xa lạ với thế giới Ả Rập mà là một phần không thể thiếu của thế giới này”.
Theo quan điểm của ngài, lời nhắc nhở này càng quan trọng hơn vì việc tái thiết lịch sử hàng thế kỷ chính là nhân tố bảo đảm chính cho sự ổn định của khu vực.
Source:Catholic News Agency