Phụng Vụ - Mục Vụ
Sống Và Chia Sẻ Lời Chúa - Đây Là Chiên Thiên Chúa
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
13:38 14/01/2011
Sống và Chia sẻ Chúa nhật 2 TN/A: 16-01-11/2nd Sunday in Ordinary Time
Lời Chúa cho hôm nay: ĐÂY LÀ CHIÊN THIÊN CHÚA
* Look there! the Lamb of God *
* Alleluia. Ngôi Lời của Chúa đã thành người và sống ở giữa chúng ta… (Ga 1, 14)
* Kính chuyển: Các Gia đình - Qúy chức - Nhóm - Hội đoàn - Phong trào…
• BÀI ĐỌC 1: Isaia 49,3.5-6= Người là Đấng nhào lặn ra tôi, từ khi tôi còn trong lòng mẹ, để tôi thành người tôi trung./ Now the Lord has spoken, Who formed as His servant from the womb.
• BÀI ĐỌC 2: 1 Cor 1, 1-3= Kính gởi Hội thánh của Thiên Chúa ở Côrintô, những người đã được hiến thánh trong Đức Kitô Giêsu./ to the Church of God that is in Corinth, to you who have been sanctified in Jesus Christ.
• TIN MỪNG (Gospel): John 1,29-34= Khi ông Gioan thấy Đức Giêsu tiến về phía mình, liền nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa./ John the Baptist saw Jesus coming toward him and said: “Behold, the Lamb of God…”
A- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ ba bài đọc trên dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Linh: (Some points of Reflections, live out and share under the Power of Holy Spirit)
1/ Đấng xoá tội trần gian: Nhờ cái chết của Đức Giêsu mà nhân loại thoát khỏi tội lỗi đè lên như một gánh nặng, vì con người đã chìm đắm trong bóng tối và thù nghịch với Thiên Chúa: “Đây là Chiên |Thiên Chúa, đây đấng xoá bỏ tội trần gian.” (Ga 1,29) Đã bao lần tôi đã xúc phạm đến Chúa trong lời nói và việc làm, trong gia đình và ngoài xã hội, với bản thân và với tha nhân; nhưng tôi vẫn không nhận ra lỗi lầm mình và lòng thương xót cuả Ngài. Chia sẻ một cảm nghiệm thấy Chúa đang thương cứu giúp tôi hôm nay?
2- Phép Rửa trong Thánh Thần: Đây là công việc quan trọng của Đức Giêsu tức là xoá bỏ tội lỗi, bằng cách tuôn đổ Thánh Thần là dòng nước đem lại sự Sống: “Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép Rửa trong Thánh Thần.” (Ga 1,33) Bạn đã nhận phép Rửa để đón nhận ơn tái sinh, đổi mới, đó là học hỏi thêm giáo lý, chịu thêm phép bí tích để mỗi ngày nói năng, suy nghĩ, phản ứng hành động giống Chúa. Chia sẻ một chứng từ đổi mới của bạn hôm nay trong Gia đình, Nhóm…?
3- Người Tôi Tớ trung tín: Trong bài ca II về Người Tôi Tớ trung tín, tiên tri Isaia viết: “Giờ đây Đức Chúa lại lên tiếng, Người là Đấng nhào nặn ra tôi, từ khi tôi còn trong lòng mẹ, để tôi thành người tôi trung…Vì vậy, này Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ của Ta đến tận cùng trái đất.”(Is 49,5-6) Tôi thử xét lại cuộc đời tôi biết bao thăng trầm đều được bàn tay Chúa nâng đỡ, dẫn dắt, ủi an. Hiện giờ Ngài vẫn còn săn sóc và chờ đơị tôi. Chia sẻ vài hoa trái Thánh Linh tôi đang có hiên nay?
4- Tín hữu là dân thánh: Đây là cách xưng hô mà thánh Phaolô ưa thích, ông hay gọi Hội thánh là dân thánh của Đức Kitô nhập thế ở địa phương như sau: “Kính gởi Hội thánh cuả Thiên Chúa ở Corintô, những người đã được hiến thánh trong Đức Kitô Giêsu, được gọi là thánh…” (1Cor 1,2) Thánh ở đây là do ơn gọi làm tông đồ, mà Hội thánh thuộc về Thiên Chúa, nên các thành viên đều được thông phần sự thánh thiện của Chúa, mỗi Tín hữu đều được gọi là thánh. Chia sẻ niềm vui được gọi là dân thánh của bạn?
B- Câu Kinh Thánh bạn và tôi chọn làm Châm ngôn Sống tuần này: (The Best of God’s Word)
ĐÂY LÀ CHIÊN THIÊN CHÚA, ĐẤNG XOÁ BỎ TỘI TRẦN GIAN. (Gioan 1, 29)
Behold, the Lamb of God, who takes away the sin of the world
C-Bạn và tôi thực hành Lời Chúa (Action) 1/ Sửa mình khi qua một dịp may hay tai nạn. 2/ Năng thăm hỏi người ốm đau, nghèo khổ. 3/ Gíup đỡ vợ, chồng, con cháu việc nhà. 4/ Cộng tác, làm hòa trong Giáo xứ.
D- Cầu nguyện với Lời Chúa: Lạy Cha, ông Gioan đã làm chứng: Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người. Xin cho con biết Sống chứng nhân cho Chúa trong tha thứ, nhịn nhục và phục vụ từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội, để con xứng đáng là dân thánh của Chúa. Con noi gương Mẹ Maria luôn khiêm nhường đón nhận, vâng theo ý Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống hôm nay. Amen.
Lời hay ý đẹp: LỜI CHỨNG CỦA TA VỀ CHÚA CỨU THẾ LÀ ÁNH SÁNG CHO TRẦN GIAN TĂM TỐI
Our witness for Christ is the light for a world in darkness
* CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI (Ga 3, 30) Phó tế: Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com *
Lời Chúa cho hôm nay: ĐÂY LÀ CHIÊN THIÊN CHÚA
* Look there! the Lamb of God *
* Alleluia. Ngôi Lời của Chúa đã thành người và sống ở giữa chúng ta… (Ga 1, 14)
* Kính chuyển: Các Gia đình - Qúy chức - Nhóm - Hội đoàn - Phong trào…
• BÀI ĐỌC 1: Isaia 49,3.5-6= Người là Đấng nhào lặn ra tôi, từ khi tôi còn trong lòng mẹ, để tôi thành người tôi trung./ Now the Lord has spoken, Who formed as His servant from the womb.
• BÀI ĐỌC 2: 1 Cor 1, 1-3= Kính gởi Hội thánh của Thiên Chúa ở Côrintô, những người đã được hiến thánh trong Đức Kitô Giêsu./ to the Church of God that is in Corinth, to you who have been sanctified in Jesus Christ.
• TIN MỪNG (Gospel): John 1,29-34= Khi ông Gioan thấy Đức Giêsu tiến về phía mình, liền nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa./ John the Baptist saw Jesus coming toward him and said: “Behold, the Lamb of God…”
A- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ ba bài đọc trên dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Linh: (Some points of Reflections, live out and share under the Power of Holy Spirit)
1/ Đấng xoá tội trần gian: Nhờ cái chết của Đức Giêsu mà nhân loại thoát khỏi tội lỗi đè lên như một gánh nặng, vì con người đã chìm đắm trong bóng tối và thù nghịch với Thiên Chúa: “Đây là Chiên |Thiên Chúa, đây đấng xoá bỏ tội trần gian.” (Ga 1,29) Đã bao lần tôi đã xúc phạm đến Chúa trong lời nói và việc làm, trong gia đình và ngoài xã hội, với bản thân và với tha nhân; nhưng tôi vẫn không nhận ra lỗi lầm mình và lòng thương xót cuả Ngài. Chia sẻ một cảm nghiệm thấy Chúa đang thương cứu giúp tôi hôm nay?
2- Phép Rửa trong Thánh Thần: Đây là công việc quan trọng của Đức Giêsu tức là xoá bỏ tội lỗi, bằng cách tuôn đổ Thánh Thần là dòng nước đem lại sự Sống: “Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép Rửa trong Thánh Thần.” (Ga 1,33) Bạn đã nhận phép Rửa để đón nhận ơn tái sinh, đổi mới, đó là học hỏi thêm giáo lý, chịu thêm phép bí tích để mỗi ngày nói năng, suy nghĩ, phản ứng hành động giống Chúa. Chia sẻ một chứng từ đổi mới của bạn hôm nay trong Gia đình, Nhóm…?
3- Người Tôi Tớ trung tín: Trong bài ca II về Người Tôi Tớ trung tín, tiên tri Isaia viết: “Giờ đây Đức Chúa lại lên tiếng, Người là Đấng nhào nặn ra tôi, từ khi tôi còn trong lòng mẹ, để tôi thành người tôi trung…Vì vậy, này Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ của Ta đến tận cùng trái đất.”(Is 49,5-6) Tôi thử xét lại cuộc đời tôi biết bao thăng trầm đều được bàn tay Chúa nâng đỡ, dẫn dắt, ủi an. Hiện giờ Ngài vẫn còn săn sóc và chờ đơị tôi. Chia sẻ vài hoa trái Thánh Linh tôi đang có hiên nay?
4- Tín hữu là dân thánh: Đây là cách xưng hô mà thánh Phaolô ưa thích, ông hay gọi Hội thánh là dân thánh của Đức Kitô nhập thế ở địa phương như sau: “Kính gởi Hội thánh cuả Thiên Chúa ở Corintô, những người đã được hiến thánh trong Đức Kitô Giêsu, được gọi là thánh…” (1Cor 1,2) Thánh ở đây là do ơn gọi làm tông đồ, mà Hội thánh thuộc về Thiên Chúa, nên các thành viên đều được thông phần sự thánh thiện của Chúa, mỗi Tín hữu đều được gọi là thánh. Chia sẻ niềm vui được gọi là dân thánh của bạn?
B- Câu Kinh Thánh bạn và tôi chọn làm Châm ngôn Sống tuần này: (The Best of God’s Word)
ĐÂY LÀ CHIÊN THIÊN CHÚA, ĐẤNG XOÁ BỎ TỘI TRẦN GIAN. (Gioan 1, 29)
Behold, the Lamb of God, who takes away the sin of the world
C-Bạn và tôi thực hành Lời Chúa (Action) 1/ Sửa mình khi qua một dịp may hay tai nạn. 2/ Năng thăm hỏi người ốm đau, nghèo khổ. 3/ Gíup đỡ vợ, chồng, con cháu việc nhà. 4/ Cộng tác, làm hòa trong Giáo xứ.
D- Cầu nguyện với Lời Chúa: Lạy Cha, ông Gioan đã làm chứng: Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người. Xin cho con biết Sống chứng nhân cho Chúa trong tha thứ, nhịn nhục và phục vụ từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội, để con xứng đáng là dân thánh của Chúa. Con noi gương Mẹ Maria luôn khiêm nhường đón nhận, vâng theo ý Chúa trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống hôm nay. Amen.
Lời hay ý đẹp: LỜI CHỨNG CỦA TA VỀ CHÚA CỨU THẾ LÀ ÁNH SÁNG CHO TRẦN GIAN TĂM TỐI
Our witness for Christ is the light for a world in darkness
* CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI (Ga 3, 30) Phó tế: Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com *
Chọn và Gọi
Anmai, CSsR
13:44 14/01/2011
Chúa Nhật Thứ 2 Mùa Thường Niên, Năm A - Is 49, 3.5-6; 1 Cr 1, 1-3; Ga 1, 29-34
Mở lại Thánh Kinh, đọc đi đọc lại suốt hành trình cứu độ, suốt dòng lịch sử cứu độ chúng ta thấy Thiên Chúa chọn và gọi nhiều và nhiều người cộng tác vào chương trình cứu độ của Chúa.
Một cuộc đời hay một ơn gọi mà nhiều người chúng ta nhớ đến đó là khuôn mặt hết sức dễ thương của Samuen. Samuen cũng như các ngôn sứ được mời gọi để cộng tác với Thiên Chúa. Thiên Chúa chọn và gọi mỗi người một cách khác nhau. Trong trường hợp Samuen, Thiên Chúa đã dùng Thầy Tư tế Êli làm trung gian để giúp cậu thiếu niên này nhận biết tiếng gọi của Thiên Chúa và đáp lại. Mà Êli là một người sắp bị Thiên Chúa trừng phạt vì đã không sửa dạy con cái mình khi chúng nguyền rủa Thiên Chúa (1 Sm 3, 11-18).
Samuel là thế, còn Giêrêmia thì sao ?
Giêrêmia thì Chúa gọi trực tiếp. Chúa phán thẳng với Giêrêmia: "Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi; trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hoá ngươi, Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân."
Giêrêmia nghe những lời ấy hoảng quá và đã thốt lên "Ôi! Lạy Đức Chúa là Chúa Thượng, con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói! "
Sau nghe lời ấy Đức Chúa lại nói:
"Đừng nói ngươi còn trẻ ! Ta sai ngươi đi đâu, ngươi cứ đi; Ta truyền cho ngươi nói gì, ngươi cứ nói. Đừng sợ chúng, vì Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi",
Sau lời sấm ấy Chúa nói tiếp "Đây Ta đặt lời Ta vào miệng ngươi. Coi, hôm nay Ta đặt ngươi đứng đầu các dân các nước, để nhổ, để lật, để huỷ, để phá, để xây, để trồng. .. Còn ngươi, ngươi hãy thắt lưng. Hãy chỗi dậy! Hãy nói với chúng tất cả những gì Ta sẽ truyền cho ngươi. Trước mặt chúng, ngươi đừng run sợ; nếu không, trước mặt chúng, chính Ta sẽ làm cho ngươi run sợ luôn. Này, hôm nay, chính Ta làm cho ngươi nên thành trì kiên cố, nên cột sắt tường đồng chống lại cả xứ: từ các vua Giu-đa đến các thủ lãnh, các tư tế và toàn dân trong xứ. Chúng sẽ giao chiến với ngươi, nhưng sẽ không làm gì được, vì có Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi."
Dẫu là con người yếu đuối, mỏng dòn nhưng nhờ có Đức Chúa ở cùng Giêrêmia thì Giêrêmia đã hoàn thành sứ mạng Chúa trao phó. Nhiều lần nhiều lúc Giêrêmia cũng cảm thấy ngán ngẫm sứ mạng của mình. Giêrêmia cảm thấy mình quá nhỏ bé trước ơn gọi của Thiên Chúa nhưng rồi Giêrêmia cứ tín thác, cứ tín thác và hoàn thành sứ mạng Chúa trao một cách tốt đẹp.
Nhắc đến Samuel, nhắc đến Giêrêmia chúng ta cũng phải nhắc đến một khuôn mặt khá sáng giá được Chúa mời gọi trong Cựu Ước đó là Isaia. Ơn gọi của Isaia hết sức đặc biệt.
Sau khi nói qua nói lại với Đức Chúa, Isaia đã nhận được ý của Ngài và Isaia đã thổ lộ:
“Giờ đây Đức Chúa lại lên tiếng.
Người là Đấng nhào nặn ra tôi
từ khi tôi còn trong lòng mẹ
để tôi trở thành người tôi trung,
đem nhà Gia-cóp về cho Người
và quy tụ dân Israel chung quanh Người.
Thế nên tôi được Đức Chúa trân trọng,
và Thiên Chúa tôi thờ là sức mạnh của tôi.
Người phán: "Nếu ngươi chỉ là tôi trung của Ta
để tái lập các chi tộc Giacóp,
để dẫn đưa các người Israel sống sót trở về, thì vẫn còn quá ít.
Vì vậy, này Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân,
để ngươi đem ơn cứu độ của Ta đến tận cùng cõi đất."
Qua những tranh Thánh Kinh Cựu Ước, chúng ta thấy nhiều ơn gọi đặc biệt. Sang Tân Ước, chúng ta đọc chúng ta cũng sẽ thấy những ơn gọi đặc biệt cũng không kém. Một trong những ơn gọi đặc biệt đó là thánh Phaolô. Thánh Phaolô vừa trải lòng cho chúng ta: Tôi là Phaolô, bởi ý Thiên Chúa được gọi làm Tông Đồ của Đức Kitô Giêsu, và ông Xốtthênê là người anh em của chúng tôi, kính gửi Hội Thánh của Thiên Chúa ở Côrintô, những người đã được hiến thánh trong Đức Kitô Giêsu, được kêu gọi làm dân thánh, cùng với tất cả những ai ở bất cứ nơi nào kêu cầu danh Chúa của chúng ta, Đức Giê-su Kitô, là Chúa của họ và của chúng ta. Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa Giê-su Kitô ban cho anh em ân sủng và bình an.
Biết thân phận, biết con người mình mỏng dòn và yếu đuối để rồi kết đoạn thư này Phaolô đã nói: Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa Giê-su Ki-tô ban cho anh em ân sủng và bình an. Xin Thiên Chúa ban bình an và ân sủng ! Tại sao vậy ? Vì lẽ, khi có ân sủng và bình an của Chúa ở cùng thì con người mới hoàn thành được ơn gọi, hoàn thành lời mời gọi của Chúa dành cho mỗi người chúng ta.
Qua trang Tin mừng hết sức ngắn của Thánh Gioan mà chúng ta vừa nghe Gioan Tẩy Giả giới thiệu hay nói đúng hơn là xác định cho mọi người biết rằng "Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian. Chính Người là Đấng tôi đã nói tới khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi. Tôi đã không biết Người, nhưng để Người được tỏ ra cho dân Israel, tôi đến làm phép rửa trong nước." Và Gioan làm chứng thêm "Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người. Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: "Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần." Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn."
Gioan đã chứng thực Chúa Giêsu chính là Đấng mà Thiên Chúa tuyển chọn. Chúa Giêsu nghe tiếng Chúa Cha chọn, gọi để đi xuống trần gian ban ơn cứu độ cho con người ai cũng biết. Thế nhưng để sống trọn vẹn ơn gọi mà Thiên Chúa gọi Chúa Giêsu cũng trải qua không biết bao nhiêu là gian nan thử thách. Để sống trọn vẹn ơn gọi này, Chúa Giêsu không đi con đường nào khác ngoài con đường lắng nghe tiếng Chúa Cha, kết hợp mật thiết với Chúa Cha như Giêrêmia, như Isaia, như Samuel vậy.
Để thi hành Thánh Ý Chúa trong cuộc đời không phải là chuyện đơn giản. Phải sống trong thanh tịnh, trong lặng lẽ với Chúa mới có thể nghe tiếng Chúa và hoàn thành sứ mạng Chúa trao phó được.
Tâm tình lắng nghe tiếng Chúa và phó thác trong tay Chúa chúng ta vừa nghe trong Thánh Vịnh 40 đáp ca vừa rồi:
Tôi đã hết lòng trông đợi Chúa,
Người nghiêng mình xuống và nghe tiếng tôi kêu. Người kéo tôi ra khỏi hố diệt vong,
khỏi vũng lầy nhơ nhớp,đặt chân tôi đứng trên tảng đá, làm cho tôi bước đi vững vàng.
… Chúa chẳng thích gì tế phẩm và lễ vật, nhưng đã mở tai con;
lễ toàn thiêu và lễ xá tội, Chúa không đòi, con liền thưa: "Này con xin đến!
Trong sách có lời chép về con rằng: con thích làm theo thánh ý,
và ấp ủ luật Chúa trong lòng, lạy Thiên Chúa của con."
Đức công chính của Ngài, con loan truyền giữa lòng đại hội;
lạy Chúa, Ngài từng biết: con đâu có ngậm miệng làm thinh.
Đức công chính của Ngài, con chẳng giữ riêng lòng mình biết;
nhưng con đã nói lên đức trung tín và ơn cứu độ của Ngài,
chẳng giấu giếm chi cùng đại hội rằng Ngài thành tín và yêu thương.
… Thân phận con khốn khổ nghèo hèn, nhưng Chúa hằng nghĩ tới.
Ngài là Đấng phù trợ, là Đấng giải thoát con,
lạy Thiên Chúa con thờ, xin đừng trì hoãn!
Chúng ta cùng hiệp ý với Thánh Vịnh 40 để xin Chúa đến và ở lại với chúng ta để chúng ta chu toàn thánh ý Chúa trên cuộc đời chúng ta và hơn nữa, xin Ngài mãi mãi là Thiên Chúa chúng ta thờ, là Đấng phù trợ và là đấng giải thoát chúng ta.
Con đường của Chúa Giêsu đi là một con đường hết sức chông gai như chúng ta đã biết. Chúa Giêsu đã đến trong thế gian này để loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa để rồi biết bao nhiêu đau khổ, bao nhiêu thử thách đến với Chúa Giêsu. Thử thách cuối cùng chính là cái chết và là cái chết trên thập tự. Để hoàn thành sứ mạng ấy, Chúa Giêsu luôn thân thưa với Chúa là “Này con xin đến để thực thi ý Chúa”. Xin cho mỗi người chúng ta mặc lấy tâm tình của Chúa Giêsu để hoàn toàn tín thác cuộc đời chúng ta trong tay Chúa và quan trọng hơn nữa là xin cho chúng ta lời đáp trả xin vâng để hoàn thành ơn gọi mà Chúa đã chọn trên cuộc đời của mỗi người chúng ta.
Xin Chúa thêm sức cho chúng ta để chúng ta tiếp tục lần bước trên con đường về nhà Cha và hoàn thành ơn gọi mà Chúa trao phó.
Mở lại Thánh Kinh, đọc đi đọc lại suốt hành trình cứu độ, suốt dòng lịch sử cứu độ chúng ta thấy Thiên Chúa chọn và gọi nhiều và nhiều người cộng tác vào chương trình cứu độ của Chúa.
Một cuộc đời hay một ơn gọi mà nhiều người chúng ta nhớ đến đó là khuôn mặt hết sức dễ thương của Samuen. Samuen cũng như các ngôn sứ được mời gọi để cộng tác với Thiên Chúa. Thiên Chúa chọn và gọi mỗi người một cách khác nhau. Trong trường hợp Samuen, Thiên Chúa đã dùng Thầy Tư tế Êli làm trung gian để giúp cậu thiếu niên này nhận biết tiếng gọi của Thiên Chúa và đáp lại. Mà Êli là một người sắp bị Thiên Chúa trừng phạt vì đã không sửa dạy con cái mình khi chúng nguyền rủa Thiên Chúa (1 Sm 3, 11-18).
Samuel là thế, còn Giêrêmia thì sao ?
Giêrêmia thì Chúa gọi trực tiếp. Chúa phán thẳng với Giêrêmia: "Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi; trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hoá ngươi, Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân."
Giêrêmia nghe những lời ấy hoảng quá và đã thốt lên "Ôi! Lạy Đức Chúa là Chúa Thượng, con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói! "
Sau nghe lời ấy Đức Chúa lại nói:
"Đừng nói ngươi còn trẻ ! Ta sai ngươi đi đâu, ngươi cứ đi; Ta truyền cho ngươi nói gì, ngươi cứ nói. Đừng sợ chúng, vì Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi",
Sau lời sấm ấy Chúa nói tiếp "Đây Ta đặt lời Ta vào miệng ngươi. Coi, hôm nay Ta đặt ngươi đứng đầu các dân các nước, để nhổ, để lật, để huỷ, để phá, để xây, để trồng. .. Còn ngươi, ngươi hãy thắt lưng. Hãy chỗi dậy! Hãy nói với chúng tất cả những gì Ta sẽ truyền cho ngươi. Trước mặt chúng, ngươi đừng run sợ; nếu không, trước mặt chúng, chính Ta sẽ làm cho ngươi run sợ luôn. Này, hôm nay, chính Ta làm cho ngươi nên thành trì kiên cố, nên cột sắt tường đồng chống lại cả xứ: từ các vua Giu-đa đến các thủ lãnh, các tư tế và toàn dân trong xứ. Chúng sẽ giao chiến với ngươi, nhưng sẽ không làm gì được, vì có Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi."
Dẫu là con người yếu đuối, mỏng dòn nhưng nhờ có Đức Chúa ở cùng Giêrêmia thì Giêrêmia đã hoàn thành sứ mạng Chúa trao phó. Nhiều lần nhiều lúc Giêrêmia cũng cảm thấy ngán ngẫm sứ mạng của mình. Giêrêmia cảm thấy mình quá nhỏ bé trước ơn gọi của Thiên Chúa nhưng rồi Giêrêmia cứ tín thác, cứ tín thác và hoàn thành sứ mạng Chúa trao một cách tốt đẹp.
Nhắc đến Samuel, nhắc đến Giêrêmia chúng ta cũng phải nhắc đến một khuôn mặt khá sáng giá được Chúa mời gọi trong Cựu Ước đó là Isaia. Ơn gọi của Isaia hết sức đặc biệt.
Sau khi nói qua nói lại với Đức Chúa, Isaia đã nhận được ý của Ngài và Isaia đã thổ lộ:
“Giờ đây Đức Chúa lại lên tiếng.
Người là Đấng nhào nặn ra tôi
từ khi tôi còn trong lòng mẹ
để tôi trở thành người tôi trung,
đem nhà Gia-cóp về cho Người
và quy tụ dân Israel chung quanh Người.
Thế nên tôi được Đức Chúa trân trọng,
và Thiên Chúa tôi thờ là sức mạnh của tôi.
Người phán: "Nếu ngươi chỉ là tôi trung của Ta
để tái lập các chi tộc Giacóp,
để dẫn đưa các người Israel sống sót trở về, thì vẫn còn quá ít.
Vì vậy, này Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân,
để ngươi đem ơn cứu độ của Ta đến tận cùng cõi đất."
Qua những tranh Thánh Kinh Cựu Ước, chúng ta thấy nhiều ơn gọi đặc biệt. Sang Tân Ước, chúng ta đọc chúng ta cũng sẽ thấy những ơn gọi đặc biệt cũng không kém. Một trong những ơn gọi đặc biệt đó là thánh Phaolô. Thánh Phaolô vừa trải lòng cho chúng ta: Tôi là Phaolô, bởi ý Thiên Chúa được gọi làm Tông Đồ của Đức Kitô Giêsu, và ông Xốtthênê là người anh em của chúng tôi, kính gửi Hội Thánh của Thiên Chúa ở Côrintô, những người đã được hiến thánh trong Đức Kitô Giêsu, được kêu gọi làm dân thánh, cùng với tất cả những ai ở bất cứ nơi nào kêu cầu danh Chúa của chúng ta, Đức Giê-su Kitô, là Chúa của họ và của chúng ta. Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa Giê-su Kitô ban cho anh em ân sủng và bình an.
Biết thân phận, biết con người mình mỏng dòn và yếu đuối để rồi kết đoạn thư này Phaolô đã nói: Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa Giê-su Ki-tô ban cho anh em ân sủng và bình an. Xin Thiên Chúa ban bình an và ân sủng ! Tại sao vậy ? Vì lẽ, khi có ân sủng và bình an của Chúa ở cùng thì con người mới hoàn thành được ơn gọi, hoàn thành lời mời gọi của Chúa dành cho mỗi người chúng ta.
Qua trang Tin mừng hết sức ngắn của Thánh Gioan mà chúng ta vừa nghe Gioan Tẩy Giả giới thiệu hay nói đúng hơn là xác định cho mọi người biết rằng "Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian. Chính Người là Đấng tôi đã nói tới khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi. Tôi đã không biết Người, nhưng để Người được tỏ ra cho dân Israel, tôi đến làm phép rửa trong nước." Và Gioan làm chứng thêm "Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người. Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: "Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần." Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn."
Gioan đã chứng thực Chúa Giêsu chính là Đấng mà Thiên Chúa tuyển chọn. Chúa Giêsu nghe tiếng Chúa Cha chọn, gọi để đi xuống trần gian ban ơn cứu độ cho con người ai cũng biết. Thế nhưng để sống trọn vẹn ơn gọi mà Thiên Chúa gọi Chúa Giêsu cũng trải qua không biết bao nhiêu là gian nan thử thách. Để sống trọn vẹn ơn gọi này, Chúa Giêsu không đi con đường nào khác ngoài con đường lắng nghe tiếng Chúa Cha, kết hợp mật thiết với Chúa Cha như Giêrêmia, như Isaia, như Samuel vậy.
Để thi hành Thánh Ý Chúa trong cuộc đời không phải là chuyện đơn giản. Phải sống trong thanh tịnh, trong lặng lẽ với Chúa mới có thể nghe tiếng Chúa và hoàn thành sứ mạng Chúa trao phó được.
Tâm tình lắng nghe tiếng Chúa và phó thác trong tay Chúa chúng ta vừa nghe trong Thánh Vịnh 40 đáp ca vừa rồi:
Tôi đã hết lòng trông đợi Chúa,
Người nghiêng mình xuống và nghe tiếng tôi kêu. Người kéo tôi ra khỏi hố diệt vong,
khỏi vũng lầy nhơ nhớp,đặt chân tôi đứng trên tảng đá, làm cho tôi bước đi vững vàng.
… Chúa chẳng thích gì tế phẩm và lễ vật, nhưng đã mở tai con;
lễ toàn thiêu và lễ xá tội, Chúa không đòi, con liền thưa: "Này con xin đến!
Trong sách có lời chép về con rằng: con thích làm theo thánh ý,
và ấp ủ luật Chúa trong lòng, lạy Thiên Chúa của con."
Đức công chính của Ngài, con loan truyền giữa lòng đại hội;
lạy Chúa, Ngài từng biết: con đâu có ngậm miệng làm thinh.
Đức công chính của Ngài, con chẳng giữ riêng lòng mình biết;
nhưng con đã nói lên đức trung tín và ơn cứu độ của Ngài,
chẳng giấu giếm chi cùng đại hội rằng Ngài thành tín và yêu thương.
… Thân phận con khốn khổ nghèo hèn, nhưng Chúa hằng nghĩ tới.
Ngài là Đấng phù trợ, là Đấng giải thoát con,
lạy Thiên Chúa con thờ, xin đừng trì hoãn!
Chúng ta cùng hiệp ý với Thánh Vịnh 40 để xin Chúa đến và ở lại với chúng ta để chúng ta chu toàn thánh ý Chúa trên cuộc đời chúng ta và hơn nữa, xin Ngài mãi mãi là Thiên Chúa chúng ta thờ, là Đấng phù trợ và là đấng giải thoát chúng ta.
Con đường của Chúa Giêsu đi là một con đường hết sức chông gai như chúng ta đã biết. Chúa Giêsu đã đến trong thế gian này để loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa để rồi biết bao nhiêu đau khổ, bao nhiêu thử thách đến với Chúa Giêsu. Thử thách cuối cùng chính là cái chết và là cái chết trên thập tự. Để hoàn thành sứ mạng ấy, Chúa Giêsu luôn thân thưa với Chúa là “Này con xin đến để thực thi ý Chúa”. Xin cho mỗi người chúng ta mặc lấy tâm tình của Chúa Giêsu để hoàn toàn tín thác cuộc đời chúng ta trong tay Chúa và quan trọng hơn nữa là xin cho chúng ta lời đáp trả xin vâng để hoàn thành ơn gọi mà Chúa đã chọn trên cuộc đời của mỗi người chúng ta.
Xin Chúa thêm sức cho chúng ta để chúng ta tiếp tục lần bước trên con đường về nhà Cha và hoàn thành ơn gọi mà Chúa trao phó.
Sứ vụ giới thiệu Chiên Thiên Chúa
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
13:50 14/01/2011
Chúa Nhật Thứ 2 Mùa Thường Niên, Năm A
Trong trường kỳ biến động của lịch sử, gương mặt đích thực của Đức Kitô không ngừng được biểu tỏ qua những chứng từ sống động do hiệu quả mà Thập giá mang lại. Nhờ đó, con người từng bước nhận ra vai trò có tính quyết định của Đấng Thiên Sai đối với vận mệnh thiêng liêng mình trong hành trình kiếm tìm chân hạnh phúc. Đồng thời, chúng ta cũng được mời gọi thực thi sứ vụ giới thiệu Đấng “là Chiên Thiên Chúa” (Ga 1, 29) cho nhân loại trong tư cách ngôn sứ.
1. Đức Kitô – Con Chiên đích thực
Đức Kitô là Con Chiên đích thực trong cuộc Vuợt Qua mới. Ý nghĩa biểu tượng về “giá máu chiên” trong quan niệm truyền thống Do Thái đã được Tân ước vận dụng và nâng lên tầm mức siêu việt khi nói về giá Máu Cứu Chuộc của Đức Kitô. Cuộc mạc khải tước hiệu Chiên Thiên Chúa là tiến trình gặp gỡ thần nhiệm giữa Thiên Chúa và con người được biểu lộ sáng rõ ngay từ khi bắt đầu hành trình rao giảng của Đức Giêsu. Không phải là sự tình cờ hay do cảm tính mà Gioan Tiền Hô đã giới thiệu Đấng là Chiên Thiên Chúa, nhưng do sự thúc đẩy của Thần Khí:
“Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần. Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn” (Ga 1, 29 – 34)
Với tư cách là người “mở đường”, Gioan đã chứng thực điều hệ trọng nhất trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, hệ tại ở những gì mà Ngài đem đến cho nhân loại qua trung gian của Đấng đã tự nguyện làm Chiên “gánh” tội trần gian: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian” (Ga 1, 29b). Như vậy, của lễ xá tội mang lại cho con người ơn hòa giải để tái nhận lãnh ân sủng mà nguyên tổ đã đánh mất không thể là những lễ vật hữu hạn theo quan niệm Do Thái, mà phải là chính Con Chiên Thiên Chúa.
Con chiên trong Cựu ước đã đổ máu để cứu Ít-ra-en được sống về mặt thể lý và giúp họ thoát ách nô lệ, tiến về Đất Hứa, hưởng hoan lạc tự do. Con Chiên Thiên Chúa “đã nhập cuộc, gánh lấy thân phận con người, và nhất là gánh lấy tội lỗi của con người. Chính vì gánh lấy tội lỗi mà Người, Đấng hoàn toàn trong sạch, vô tội đã chịu hạ mình xếp hàng giữa những người tội lỗi xin Gioan rửa tội… Người hạ mình xuống để ta được nâng lên. Người trở nên nghèo hèn để ta được giàu có. Người làm con loài người để ta được làm con Thiên Chúa. Người trở nên yếu hèn để ta được nên mạnh mẽ. Người chịu nhục nhã để ta được vinh quang. Người nhận lấy thân phận nô lệ để ta được tự do. Người cam lòng chịu chết để trả lại cho ta sự sống” (theo Đức TGM Ngô Quang Kiệt).
Cuộc Vượt Qua của Đức Kitô mà đỉnh cao là tử nạn Thập Giá và Phục Sinh vinh hiển, là điển chứng thuyết phục nhất cho chứng từ của Gioan khi ông giới thiệu “Chiên Thiên Chúa” với người đương thời và cho nhân loại hôm nay.
2. Khi chúng ta là “con chiên”
Được cứu chuộc nhờ Máu Thánh của Con Chiên tuyệt đối tinh tuyền, hiền lành, khiêm nhường và đại lượng, chúng ta được sáp nhập vào sự sống của Đức Kitô và tham phần với Ngài trong sứ vụ làm chứng cho tình yêu Thập giá. Bổn phận « tiền hô » của chúng ta trong tâm thế những người đã « tắm mình trong Máu Con Chiên », được khởi đi từ việc ý thức sâu xa sự xả kỷ tận tuyệt của Đức Kitô, để cùng Người, tiếp tục tiến dâng của lễ đẹp đẽ, thơm tho lên Thiên Chúa.
Là những Kitô hữu, chúng ta hãnh diện khi được bạn bè lương dân gọi là « những con chiên của Chúa », và càng vui hơn khi được khen là « con chiên ngoan đạo ». Đó là danh thiêng tuyệt vời, nói lên mối tương giao mật thiết của chúng ta với Đức Kitô, Đấng đã cứu độ và « mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa ».
Là Kitô hữu mang danh « con chiên », chúng ta hãy lắng tâm đặt mình trong Bữa Tiệc Vượt Qua năm xưa để cám tạ, tri ân Chiên Thiên Chúa đã không tiếc mình hiến dâng Máu Thánh cứu độ ta.
Là Kitô hữu mang danh « con chiên », chúng ta luôn trân trọng, nâng niu, giữ gìn tấm áo trắng tinh tuyền mang dấu ấn của Con Chiên vô tỳ vết.
Là Kitô hữu mang danh « con chiên », chúng ta hãy là họa ảnh của Chiên Thiên Chúa hiền lành và khiêm nhường; sống động, hấp dẫn đối với hết thảy những ai đang thành tâm thiện chí dấn thân cho chân lý tối hậu ngay giữa đời thường.
Là Kitô hữu mang danh « con chiên », ước mong cuộc đời chúng ta là chứng tá hùng hồn theo gương Đức Kitô, vác chung Thập giá với những người đang đau khổ vì mất tự do tối thượng, không được sống xứng với phẩm giá của một con người đích thực.
Huyền thoại Ấn Độ có kể câu chuyện này: Thuở trái đất này còn hoang sơ, có một con thỏ tên là Pôlixa rất thương người, ai xin gì cũng cho, không bao giờ từ chối người nào.
Ngày kia, một lão ông lom khom chống gậy tới than thở với thỏ Pôlixa:
- Suốt mùa nước lũ vừa qua, lão không có gì để ăn, đói lả người, chắc lão sẽ chết nay mai thôi. Trước khi chết, lão chỉ xin một miếng thịt thỏ mà lão rất thèm thuồng bấy lâu. Vậy thỏ Pôlixa có cho lão được không?
Thỏ Pôlixa nhìn ông lão hom hem yếu đuối, tội nghiệp, liền nói:
- Được rồi, ông chờ cháu một lát.
Thế là Pôlixa vội đi kiếm củi, xếp thành đống, mồi lửa và nói:
- Ông chờ thịt cháu chín, rồi ông lấy ăn nhé!
Nói xong, thỏ chụm chân nhảy vào lửa. Bỗng nhiên, lửa tắt, ông lão biến mất. Thì ra đó là một vị thần được sai tới để thử lòng thỏ. Về sau để thưởng công, Thượng Đế đã cho thỏ Pôlixa về vui đùa mãi mãi bên mặt trăng.
Dù là huyền thoại nhưng hành vi cao thượng của chú thỏ Pôlixa gợi cho chúng ta liên tưởng đến sự hy sinh cao cả của một ai đó vì hạnh phúc tha nhân. “Chiên Thiên Chúa” được Gioan Tiền Hô giới thiệu trong Tin Mừng là Đấng đích thực đã đến giữa trần gian làm Người Tôi Trung Đau Khổ để cứu vớt nhân loại tội lỗi. Được lãnh hưởng hồng ân ấy, chúng ta hãy quảng đại đáp trả ân tình Chúa trong sứ vụ tận hiến cho hạnh phúc muôn người; như lời Chúa đã phán cùng tiên tri Isaia:
“…Vì vậy, này Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để người đem ơn cứu độ của Ta đến tận cùng cõi đất” (Is 49, 6b)
(ĐCV Vinh Thanh)
Trong trường kỳ biến động của lịch sử, gương mặt đích thực của Đức Kitô không ngừng được biểu tỏ qua những chứng từ sống động do hiệu quả mà Thập giá mang lại. Nhờ đó, con người từng bước nhận ra vai trò có tính quyết định của Đấng Thiên Sai đối với vận mệnh thiêng liêng mình trong hành trình kiếm tìm chân hạnh phúc. Đồng thời, chúng ta cũng được mời gọi thực thi sứ vụ giới thiệu Đấng “là Chiên Thiên Chúa” (Ga 1, 29) cho nhân loại trong tư cách ngôn sứ.
1. Đức Kitô – Con Chiên đích thực
Đức Kitô là Con Chiên đích thực trong cuộc Vuợt Qua mới. Ý nghĩa biểu tượng về “giá máu chiên” trong quan niệm truyền thống Do Thái đã được Tân ước vận dụng và nâng lên tầm mức siêu việt khi nói về giá Máu Cứu Chuộc của Đức Kitô. Cuộc mạc khải tước hiệu Chiên Thiên Chúa là tiến trình gặp gỡ thần nhiệm giữa Thiên Chúa và con người được biểu lộ sáng rõ ngay từ khi bắt đầu hành trình rao giảng của Đức Giêsu. Không phải là sự tình cờ hay do cảm tính mà Gioan Tiền Hô đã giới thiệu Đấng là Chiên Thiên Chúa, nhưng do sự thúc đẩy của Thần Khí:
“Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần. Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn” (Ga 1, 29 – 34)
Với tư cách là người “mở đường”, Gioan đã chứng thực điều hệ trọng nhất trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, hệ tại ở những gì mà Ngài đem đến cho nhân loại qua trung gian của Đấng đã tự nguyện làm Chiên “gánh” tội trần gian: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian” (Ga 1, 29b). Như vậy, của lễ xá tội mang lại cho con người ơn hòa giải để tái nhận lãnh ân sủng mà nguyên tổ đã đánh mất không thể là những lễ vật hữu hạn theo quan niệm Do Thái, mà phải là chính Con Chiên Thiên Chúa.
Con chiên trong Cựu ước đã đổ máu để cứu Ít-ra-en được sống về mặt thể lý và giúp họ thoát ách nô lệ, tiến về Đất Hứa, hưởng hoan lạc tự do. Con Chiên Thiên Chúa “đã nhập cuộc, gánh lấy thân phận con người, và nhất là gánh lấy tội lỗi của con người. Chính vì gánh lấy tội lỗi mà Người, Đấng hoàn toàn trong sạch, vô tội đã chịu hạ mình xếp hàng giữa những người tội lỗi xin Gioan rửa tội… Người hạ mình xuống để ta được nâng lên. Người trở nên nghèo hèn để ta được giàu có. Người làm con loài người để ta được làm con Thiên Chúa. Người trở nên yếu hèn để ta được nên mạnh mẽ. Người chịu nhục nhã để ta được vinh quang. Người nhận lấy thân phận nô lệ để ta được tự do. Người cam lòng chịu chết để trả lại cho ta sự sống” (theo Đức TGM Ngô Quang Kiệt).
Cuộc Vượt Qua của Đức Kitô mà đỉnh cao là tử nạn Thập Giá và Phục Sinh vinh hiển, là điển chứng thuyết phục nhất cho chứng từ của Gioan khi ông giới thiệu “Chiên Thiên Chúa” với người đương thời và cho nhân loại hôm nay.
2. Khi chúng ta là “con chiên”
Được cứu chuộc nhờ Máu Thánh của Con Chiên tuyệt đối tinh tuyền, hiền lành, khiêm nhường và đại lượng, chúng ta được sáp nhập vào sự sống của Đức Kitô và tham phần với Ngài trong sứ vụ làm chứng cho tình yêu Thập giá. Bổn phận « tiền hô » của chúng ta trong tâm thế những người đã « tắm mình trong Máu Con Chiên », được khởi đi từ việc ý thức sâu xa sự xả kỷ tận tuyệt của Đức Kitô, để cùng Người, tiếp tục tiến dâng của lễ đẹp đẽ, thơm tho lên Thiên Chúa.
Là những Kitô hữu, chúng ta hãnh diện khi được bạn bè lương dân gọi là « những con chiên của Chúa », và càng vui hơn khi được khen là « con chiên ngoan đạo ». Đó là danh thiêng tuyệt vời, nói lên mối tương giao mật thiết của chúng ta với Đức Kitô, Đấng đã cứu độ và « mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa ».
Là Kitô hữu mang danh « con chiên », chúng ta hãy lắng tâm đặt mình trong Bữa Tiệc Vượt Qua năm xưa để cám tạ, tri ân Chiên Thiên Chúa đã không tiếc mình hiến dâng Máu Thánh cứu độ ta.
Là Kitô hữu mang danh « con chiên », chúng ta luôn trân trọng, nâng niu, giữ gìn tấm áo trắng tinh tuyền mang dấu ấn của Con Chiên vô tỳ vết.
Là Kitô hữu mang danh « con chiên », chúng ta hãy là họa ảnh của Chiên Thiên Chúa hiền lành và khiêm nhường; sống động, hấp dẫn đối với hết thảy những ai đang thành tâm thiện chí dấn thân cho chân lý tối hậu ngay giữa đời thường.
Là Kitô hữu mang danh « con chiên », ước mong cuộc đời chúng ta là chứng tá hùng hồn theo gương Đức Kitô, vác chung Thập giá với những người đang đau khổ vì mất tự do tối thượng, không được sống xứng với phẩm giá của một con người đích thực.
Huyền thoại Ấn Độ có kể câu chuyện này: Thuở trái đất này còn hoang sơ, có một con thỏ tên là Pôlixa rất thương người, ai xin gì cũng cho, không bao giờ từ chối người nào.
Ngày kia, một lão ông lom khom chống gậy tới than thở với thỏ Pôlixa:
- Suốt mùa nước lũ vừa qua, lão không có gì để ăn, đói lả người, chắc lão sẽ chết nay mai thôi. Trước khi chết, lão chỉ xin một miếng thịt thỏ mà lão rất thèm thuồng bấy lâu. Vậy thỏ Pôlixa có cho lão được không?
Thỏ Pôlixa nhìn ông lão hom hem yếu đuối, tội nghiệp, liền nói:
- Được rồi, ông chờ cháu một lát.
Thế là Pôlixa vội đi kiếm củi, xếp thành đống, mồi lửa và nói:
- Ông chờ thịt cháu chín, rồi ông lấy ăn nhé!
Nói xong, thỏ chụm chân nhảy vào lửa. Bỗng nhiên, lửa tắt, ông lão biến mất. Thì ra đó là một vị thần được sai tới để thử lòng thỏ. Về sau để thưởng công, Thượng Đế đã cho thỏ Pôlixa về vui đùa mãi mãi bên mặt trăng.
Dù là huyền thoại nhưng hành vi cao thượng của chú thỏ Pôlixa gợi cho chúng ta liên tưởng đến sự hy sinh cao cả của một ai đó vì hạnh phúc tha nhân. “Chiên Thiên Chúa” được Gioan Tiền Hô giới thiệu trong Tin Mừng là Đấng đích thực đã đến giữa trần gian làm Người Tôi Trung Đau Khổ để cứu vớt nhân loại tội lỗi. Được lãnh hưởng hồng ân ấy, chúng ta hãy quảng đại đáp trả ân tình Chúa trong sứ vụ tận hiến cho hạnh phúc muôn người; như lời Chúa đã phán cùng tiên tri Isaia:
“…Vì vậy, này Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để người đem ơn cứu độ của Ta đến tận cùng cõi đất” (Is 49, 6b)
(ĐCV Vinh Thanh)
Biết Chúa phải tìm kiếm Chúa
Tuyết Mai
13:54 14/01/2011
Chúa Nhật Thứ 2 Mùa Thường Niên, Năm A
Gioan đã làm chứng rằng: "Tôi đã thấy Thánh Thần như chim bồ câu từ trời đáp xuống và ngự trên Ngài. Về phần tôi, tôi đã không biết Ngài. Nhưng Đấng sai tôi làm phép rửa trong nước phán bảo tôi: 'Ngươi thấy Thánh Thần ngự xuống trên ai, thì đó chính là Đấng làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần'. Tôi đã thấy và tôi làm chứng: chính Ngài là Con Thiên Chúa". (Ga 1, 29-34).
Ngay cả Thánh Gioan cũng nói: “về phần tôi, tôi đã không biết Ngài”. Thế thì con người tầm thường như chúng ta muốn được biết Ngài chúng ta phải làm sao?. Và Thánh Gioan đã nói thêm: “Đấng sai tôi làm phép rửa trong nước phán bảo tôi: 'Ngươi thấy Thánh Thần ngự xuống trên ai, thì đó chính là Đấng làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần'. Tôi đã thấy và tôi làm chứng: chính Ngài là Con Thiên Chúa". Thánh Gioan là con người thật đặc biệt do Thiên Chúa Cha đặt trong cung lòng của người đàn bà son sẻ có tên là Isave, chị họ của Đức Maria. Ngài có trọng trách đi trước là để báo cho toàn nhân loại được biết Có một Đấng đến sau tôi, tôi không đáng cởi dây giầy cho Ngài vì chính Ngài là Con Thiên Chúa. Đúng thời điểm thì ngài tự vào sa mạc mà ở, ăn châu chấu, và uống mật ong, mặc áo da lông cừu, và kêu gọi mọi người thống hối ăn năn. Ngài rửa tội cho rất nhiều người để họ nhận biết Thiên Chúa và ăn năn hối cải.
Người đời dân ngoại khi họ chưa được biết Chúa, họ vẫn sống dửng dưng theo đạo ông bà để lại, nhất là đạo làm người. Khi có trí khôn con người ai cũng biết sự việc của mình làm là đúng hay sai. Trí khôn càng tăng trưởng theo số tuổi của mình, biết thế nào là sướng hay khổ. Và qua cái khổ sẽ dậy con người biết đi tìm cái gì để giúp con người ta qua được cái khổ ải của cuộc đời ấy!. Có người đã bỏ miếng đất cha ông của mình mà đi tìm vàng. Có người thì rủ nhau qua bên Lào buôn bán làm ăn. Có người lên núi để tìm tổ yến và buôn bán yến. Có người bỏ quê hương qua xứ người để tìm kiếm những gì mà quê hương mình không có để sống được có tự do, cơ hội, và làm giầu. Đó là tất cả những gì con người mong được tìm kiếm cho ấm cái thân của mình. Điều đó cũng là tất cả những gì thật tầm thường mà hằng ngày con người ta vẫn tiếp tục tìm kiếm. Tìm thấy rồi thì vì lòng tham vẫn tiếp tục tìm và làm cho đến mãn đời của người ta; và thường khi tuổi đời xế bóng nhìn lại những gì mình cây cất, tích lũy, làm ra với những mánh mung của mình thì ra chiều khoái trá và thỏa mãn lắm!. Cho đó là thành công trên đường đời của mình. Nhưng khi về già lâm bệnh nằm đó! Đi cũng không đi được, ngồi cũng không, tất tất cần phải có người giúp đỡ; ngay cả chuyện vệ sinh của mình. Thưa lúc bấy giờ những con người thành công trên đường đời họ sợ gì nhất? Sợ đến độ họ không ngủ hay chợp mắt được? Họ sợ họ không biết đi về đâu sau cuộc sống này? Họ sợ tất cả những gì tội ác của họ đã gây ra trong quá khứ? Họ sợ tất cả!!!!.
Vâng, thưa tất cả con người chúng ta chỉ biết làm những gì rất là tầm thường để trước nhất nuôi cái bao tử, kế là có được chiếc xe để đi làm và đến được những nơi chúng ta cần đến để giải sầu!?. Rồi thì nơi ăn chốn ở, v.v…….. Mọi thứ cần trên đây thì thật là nhu cầu hằng ngày của con người. Khi chúng ta đại khái yên nơi yên chỗ mới kiếm tìm những gì cao siêu hơn nữa?. Nhất là nhìn thấy anh chị em Công Giáo cuối tuần thì đi Lễ. Hội nhóm nhau đi Ủy Lạo bà con những nơi có sự cố. Vui nhất là những ngày Lễ Hội của Công Giáo rất là đông, náo nhiệt, và rất vui. Tạo cho con người thêm niềm tin vào Thiên Chúa. Nhờ vào những anh chị em có tràn đầy lòng nhiệt huyết này!. Họ không nề hà những giờ rảnh rỗi để đi ủy lạo và động viên tinh thần những ai đói nghèo, cần được chia sẻ và ủi an.
Những con người có tràn đầy nhiệt huyết và có tấm lòng là tất cả mọi thành phần trong xã hội của chúng ta đây! Lý do họ đã bỏ thời giờ, công sức, để đóng góp cho một xã hội tươi tốt hơn; tất cả đều là tông đồ của Chúa; tất cả là Gioan của Chúa. Nhờ những Gioan và tông đồ, biết có Chúa, tìm đến Chúa, và sau cùng là nhận biết Chúa. Họ đã bỏ tất cả mà sống cho Chúa cho đến cùng. Vì họ hiểu được rằng chỉ có Chúa mới đem được cho họ kho tàng sống muôn đời. Không là những gì thế gian có thể ban tặng. Khi chúng ta biết có Chúa nhưng chưa nhận biết Chúa xin hãy đến với những con người đạo hạnh như Gioan và tông đồ của Chúa; để họ sẽ giẫn dắt chúng ta đi trên cùng con đường của Chúa. Sự tìm kiếm Chúa thật không luống công đâu thưa anh chị em. Vì Chúa là Thiên Chúa, là Chiên Thiên Chúa, là Đấng xóa tội trần gian. Theo Ngài chúng ta sẽ được giống như đàn chiên, ngày ngày được Vị Mục Tử nhân lành chăn dắt. Cuộc sống thật an bình và nhàn hạ. Ngài nghe biết tiếng kêu riêng của chúng ta và ngược lại. Ngài dắt chúng ta đến đồng cỏ xanh tươi với cỏ non và nước trong lành của suối mát. Ngài trông nom và gìn giữ chúng ta khỏi sự dữ; được ôm ấp vỗ về. Chúng ta không sợ và lo lắng chi. Cuộc sống an lành ngày ngày được cùng với ngài sống thật trọn vẹn; thì còn gì hơn phải không thưa anh chị em!. Muốn có được cuộc sống Thiên Đàng trên trần gian như thế thì chần chờ gì mà chúng ta không đi tìm kiếm Ngài?. Ngài là Kho Tàng chẳng bao giờ mất. Ngài là Sự Sống muôn đời và là Nơi Nương Tựa cũng không ai lấy cắp được nơi chúng ta; vì lấy sao được khi Chúa cấy ban cho chúng ta Kho Tàng ấy cất giấu thật sâu trong tâm hồn và trong trái tim của chúng ta.
Cảm tạ Thiên Chúa đã trao ban cho chúng con những Gioan có tràn đầy nhiệt huyết, có tấm lòng, và trái tim thật lớn, thật sống động trong xã hội của ngày hôm nay. Những Gioan này đã làm gương sáng trong mọi thời đại và thật đặc biệt đã không hổ thẹn với danh xưng của ngài là “Tiếng Kêu Trong Hoang Địa” Giới Thiệu cho mọi người đến để nhận biết Chiên Thiên Chúa, là Đấng muôn đời đầy quyền năng và hằng hữu. Ngài đến thế gian giảng dậy, hy sinh, và chết để Cứu Chuộc toàn thể nhân loại tội lỗi. Amen.
Gioan đã làm chứng rằng: "Tôi đã thấy Thánh Thần như chim bồ câu từ trời đáp xuống và ngự trên Ngài. Về phần tôi, tôi đã không biết Ngài. Nhưng Đấng sai tôi làm phép rửa trong nước phán bảo tôi: 'Ngươi thấy Thánh Thần ngự xuống trên ai, thì đó chính là Đấng làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần'. Tôi đã thấy và tôi làm chứng: chính Ngài là Con Thiên Chúa". (Ga 1, 29-34).
Ngay cả Thánh Gioan cũng nói: “về phần tôi, tôi đã không biết Ngài”. Thế thì con người tầm thường như chúng ta muốn được biết Ngài chúng ta phải làm sao?. Và Thánh Gioan đã nói thêm: “Đấng sai tôi làm phép rửa trong nước phán bảo tôi: 'Ngươi thấy Thánh Thần ngự xuống trên ai, thì đó chính là Đấng làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần'. Tôi đã thấy và tôi làm chứng: chính Ngài là Con Thiên Chúa". Thánh Gioan là con người thật đặc biệt do Thiên Chúa Cha đặt trong cung lòng của người đàn bà son sẻ có tên là Isave, chị họ của Đức Maria. Ngài có trọng trách đi trước là để báo cho toàn nhân loại được biết Có một Đấng đến sau tôi, tôi không đáng cởi dây giầy cho Ngài vì chính Ngài là Con Thiên Chúa. Đúng thời điểm thì ngài tự vào sa mạc mà ở, ăn châu chấu, và uống mật ong, mặc áo da lông cừu, và kêu gọi mọi người thống hối ăn năn. Ngài rửa tội cho rất nhiều người để họ nhận biết Thiên Chúa và ăn năn hối cải.
Người đời dân ngoại khi họ chưa được biết Chúa, họ vẫn sống dửng dưng theo đạo ông bà để lại, nhất là đạo làm người. Khi có trí khôn con người ai cũng biết sự việc của mình làm là đúng hay sai. Trí khôn càng tăng trưởng theo số tuổi của mình, biết thế nào là sướng hay khổ. Và qua cái khổ sẽ dậy con người biết đi tìm cái gì để giúp con người ta qua được cái khổ ải của cuộc đời ấy!. Có người đã bỏ miếng đất cha ông của mình mà đi tìm vàng. Có người thì rủ nhau qua bên Lào buôn bán làm ăn. Có người lên núi để tìm tổ yến và buôn bán yến. Có người bỏ quê hương qua xứ người để tìm kiếm những gì mà quê hương mình không có để sống được có tự do, cơ hội, và làm giầu. Đó là tất cả những gì con người mong được tìm kiếm cho ấm cái thân của mình. Điều đó cũng là tất cả những gì thật tầm thường mà hằng ngày con người ta vẫn tiếp tục tìm kiếm. Tìm thấy rồi thì vì lòng tham vẫn tiếp tục tìm và làm cho đến mãn đời của người ta; và thường khi tuổi đời xế bóng nhìn lại những gì mình cây cất, tích lũy, làm ra với những mánh mung của mình thì ra chiều khoái trá và thỏa mãn lắm!. Cho đó là thành công trên đường đời của mình. Nhưng khi về già lâm bệnh nằm đó! Đi cũng không đi được, ngồi cũng không, tất tất cần phải có người giúp đỡ; ngay cả chuyện vệ sinh của mình. Thưa lúc bấy giờ những con người thành công trên đường đời họ sợ gì nhất? Sợ đến độ họ không ngủ hay chợp mắt được? Họ sợ họ không biết đi về đâu sau cuộc sống này? Họ sợ tất cả những gì tội ác của họ đã gây ra trong quá khứ? Họ sợ tất cả!!!!.
Vâng, thưa tất cả con người chúng ta chỉ biết làm những gì rất là tầm thường để trước nhất nuôi cái bao tử, kế là có được chiếc xe để đi làm và đến được những nơi chúng ta cần đến để giải sầu!?. Rồi thì nơi ăn chốn ở, v.v…….. Mọi thứ cần trên đây thì thật là nhu cầu hằng ngày của con người. Khi chúng ta đại khái yên nơi yên chỗ mới kiếm tìm những gì cao siêu hơn nữa?. Nhất là nhìn thấy anh chị em Công Giáo cuối tuần thì đi Lễ. Hội nhóm nhau đi Ủy Lạo bà con những nơi có sự cố. Vui nhất là những ngày Lễ Hội của Công Giáo rất là đông, náo nhiệt, và rất vui. Tạo cho con người thêm niềm tin vào Thiên Chúa. Nhờ vào những anh chị em có tràn đầy lòng nhiệt huyết này!. Họ không nề hà những giờ rảnh rỗi để đi ủy lạo và động viên tinh thần những ai đói nghèo, cần được chia sẻ và ủi an.
Những con người có tràn đầy nhiệt huyết và có tấm lòng là tất cả mọi thành phần trong xã hội của chúng ta đây! Lý do họ đã bỏ thời giờ, công sức, để đóng góp cho một xã hội tươi tốt hơn; tất cả đều là tông đồ của Chúa; tất cả là Gioan của Chúa. Nhờ những Gioan và tông đồ, biết có Chúa, tìm đến Chúa, và sau cùng là nhận biết Chúa. Họ đã bỏ tất cả mà sống cho Chúa cho đến cùng. Vì họ hiểu được rằng chỉ có Chúa mới đem được cho họ kho tàng sống muôn đời. Không là những gì thế gian có thể ban tặng. Khi chúng ta biết có Chúa nhưng chưa nhận biết Chúa xin hãy đến với những con người đạo hạnh như Gioan và tông đồ của Chúa; để họ sẽ giẫn dắt chúng ta đi trên cùng con đường của Chúa. Sự tìm kiếm Chúa thật không luống công đâu thưa anh chị em. Vì Chúa là Thiên Chúa, là Chiên Thiên Chúa, là Đấng xóa tội trần gian. Theo Ngài chúng ta sẽ được giống như đàn chiên, ngày ngày được Vị Mục Tử nhân lành chăn dắt. Cuộc sống thật an bình và nhàn hạ. Ngài nghe biết tiếng kêu riêng của chúng ta và ngược lại. Ngài dắt chúng ta đến đồng cỏ xanh tươi với cỏ non và nước trong lành của suối mát. Ngài trông nom và gìn giữ chúng ta khỏi sự dữ; được ôm ấp vỗ về. Chúng ta không sợ và lo lắng chi. Cuộc sống an lành ngày ngày được cùng với ngài sống thật trọn vẹn; thì còn gì hơn phải không thưa anh chị em!. Muốn có được cuộc sống Thiên Đàng trên trần gian như thế thì chần chờ gì mà chúng ta không đi tìm kiếm Ngài?. Ngài là Kho Tàng chẳng bao giờ mất. Ngài là Sự Sống muôn đời và là Nơi Nương Tựa cũng không ai lấy cắp được nơi chúng ta; vì lấy sao được khi Chúa cấy ban cho chúng ta Kho Tàng ấy cất giấu thật sâu trong tâm hồn và trong trái tim của chúng ta.
Cảm tạ Thiên Chúa đã trao ban cho chúng con những Gioan có tràn đầy nhiệt huyết, có tấm lòng, và trái tim thật lớn, thật sống động trong xã hội của ngày hôm nay. Những Gioan này đã làm gương sáng trong mọi thời đại và thật đặc biệt đã không hổ thẹn với danh xưng của ngài là “Tiếng Kêu Trong Hoang Địa” Giới Thiệu cho mọi người đến để nhận biết Chiên Thiên Chúa, là Đấng muôn đời đầy quyền năng và hằng hữu. Ngài đến thế gian giảng dậy, hy sinh, và chết để Cứu Chuộc toàn thể nhân loại tội lỗi. Amen.
Nhờ dại nên khôn
Lm Vũđình Tường
19:45 14/01/2011
Thánh Kinh ghi lại nhiều tâm hồn khôn ngoan. Khôn ngoan đây không phải khôn ngoan trần thế, đến từ xã hội loài người mà là ơn Chúa ban cho người khiêm nhu.
Người khôn ngoan nhận biết mình khờ dại. Vì biết học khôn nên người dại trở thành khôn. Người đó lãnh đạo muôn dân được nhờ. Kẻ lãnh đạo tự nhận khôn hơn người gây đại hại cho đại chúng vì thiếu ơn khôn ngoan Chúa ban. Thiếu ơn Chúa vì thiếu khiêm nhường.
Gương Môisen
Yavê Thiên Chúa kêu gọi Môisen lãnh sứ vụ dẫn dân Chúa chọn thoát khỏi cảnh nô lệ Ai Cập. Môisen nhận biết sức yếu, tài hèn, ông sợ hãi thưa
Con là ai mà dám đến với Pharaô và đưa con cái Israel ra khỏi Ai Cập. Đức Chúa phán với ông. Ta sẽ ở với ngươi Xh 3,11
Môisen không tin vào sức riêng, tài riêng, ơn khôn ngoan riêng mà tin vào ơn Chúa, Lời Chúa. Ông hoàn thành sứ mạng cách tốt đẹp, dẫn dân thoát cảnh nô lệ.
Vua Salômôn
Vua Salômon không xin vàng bạc, sống lâu. Ông xin có được tâm hồn ngay thẳng, biết lắng nghe, biết phân biệt phải trái. Vì thế Đức Chúa ban cho ông
Một tâm hồn khôn ngoan minh mẫn, đến nỗi trước ngươi chẳng ai sánh bằng, sau ngươi chẳng ai bì kịp. 1V3, 12
Gương Tiên tri Isaiah và Giêrêmia
Đức Chúa làm cho miệng lưỡi tôi nên như gươm sắc bén, giấu tôi dưới bàn tay của Người. Người biến tôi thành mũi tên nhọn Is 49,2-3
Điều này cho biết tiên tri Isaiah không tự phụ, tự nhận tài ăn nói hoạt bát. Không nhận tài trí kiêu hùng nhưng đặt trọn niềm tin vào Chúa.
Đức Chúa gọi Giêrêmia làm ngôn sứ cho muôn dân. Ông sợ than lên
Con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói
Nhưng Đức Chúa nói với ông
Ta sai ngươi đi đâu, ngươi cứ đi
Ta truyền cho ngươi nói gì, ngươi cứ nói.
Đừng sợ vì Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi. Gr 1,6-7
Tất cả các nhà lãnh đạo dân riêng Chúa chọn là dân Israel. Họ được gọi để từ bỏ ý riêng để thực thi ý Chúa. Sống cho Chúa và kêu gọi mọi người sống thực thi ý Đức Chúa để được sống an vui.
Sau Đấng lãnh đạo tối cao là Đức Kitô sẽ không còn ai khác. Chính Ngài chọn ra một dân tộc Israel mới. Dân này được tuyển chọn trong muôn dân, muôn nước, thánh hiến bằng máu Ngài. Bất cứ ai chọn sống đường lối Chúa đều trở thành dân riêng của Chúa, được thừa hưởng sự sống Chúa ban. Trước khi Đấng lãnh đạo tối cao xuất hiện Ngài sai Gioan đi rao giảng về nước Chúa, kêu gọi thống hối ăn năn, chịu phép rửa, dấu chỉ của lòng thành. Khi thấy Đức Kitô tiến về phía mình, Gioan nói
Người đến sau tôi mà tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Gn 1,29-30
Đức Kitô
Đức Kitô tuyên bố với đám đông đến nghe Ngài giảng, Ngài nói
Tôi tự trời mà xuống không phải để làm theo ý tôi nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi Gn 6,38
Không phải chỉ cá nhân mới cần ơn tái sinh mà dân tộc nào cũng cần ơn tái sinh để được sống an vui.
Nhờ tái sinh trong Chúa mà nhận ơn cứu độ. Các tiên tri không ban ơn cứu độ nhưng hướng dẫn dân chúng quay trở về với Chúa để được sống. Đức Kitô vừa là đường vừa là Đấng ban ơn cứu độ. Vì thế đoàn dân mới có điểm đặc biệt. Đặc biệt vì dân này chọn từ bỏ ý riêng, sống thực hiện ý Chúa. Là dân riêng nên đời sống đức tin dân này ảnh hưởng nhiều đến mọi dân tộc. Khi họ sống trung tín với Chúa, muôn dân, muôn nước hưởng thái bình, thịnh trị. Khi họ sống bất trung, thất tín muôn dân, muôn nước gánh chịu cảnh lầm than. Vì sao? Vì dân mới bao gồm mọi thành phần của mọi dân tộc. Họ đi đúng đường mọi người đến được con đường sống; họ đi sai đường mọi người sẽ gặp hiểm nguy. Hình ảnh người lội nước trong trận lụt tại Queensland vừa qua để diễn tả khá trung thực hình ảnh dân Chúa chọn.
Hãy tưởng tượng đoàn người vượt nước lụt. Mặt nước đục ngàu, người đi không nhìn thấy dưới đó có cạm bẫy, thung lũng. Người đi đầu mạo hiểm bước đi từng bước, từng bước. Đoàn người theo sau cứ thế tiến bước, phỏng theo bước chân người đi trước. Người mở đường đi an toàn, người theo sau sẽ an toàn. Hình ảnh đoàn người lội nước diễn tả hình ảnh ơn tái sinh của đoàn dân Chúa chọn. Họ thống hối, ăn năn quay về đường công chính. Họ được sống trong an vui, hoan lạc của ơn nghĩa Chúa. Dân tộc nào tỉnh thức bước theo sẽ hưởng cùng nguồn vui, hoan lạc. Ơn tái sinh dân Chúa chọn trở thành biểu tượng ơn tái sinh cho những dân tộc tỉnh thức, vượt qua thung lũng nước đen tiến về đồi ánh sáng, có ánh dương chiếu dọi.
Nhà lãnh đạo dân tộc nào hướng dẫn dân chúng thống hối, sẽ đón nhận ơn tái sinh. Dân tộc đó sống trong thịnh vượng, an bình. Thịnh vượng, an bình nhờ sống thực thi tinh thần yêu thương, bác ái, đùm bọc, coi trọng công lí. Những nhân đức này có nguồn gốc từ hướng dẫn của vị lãnh đạo tối cao là Đức Kitô. Ngoài Ngài ra không định nghĩa xã hội nào thích hợp, không giải thích nào chính đáng và không lí luận nào hoàn thiện. Vì chính Ngài là tình yêu, là đường, sự sống và là sự thật. Sự thật thì không thể có hai, chỉ có một.
Chọn sống theo đường lối Chúa có Chúa ở cùng. Đức Kitô đặt họ làm ánh sáng muôn dân, để họ đem ơn cứu độ đến tận cùng cõi đất Is 49,6
Người khôn ngoan nhận biết mình khờ dại. Vì biết học khôn nên người dại trở thành khôn. Người đó lãnh đạo muôn dân được nhờ. Kẻ lãnh đạo tự nhận khôn hơn người gây đại hại cho đại chúng vì thiếu ơn khôn ngoan Chúa ban. Thiếu ơn Chúa vì thiếu khiêm nhường.
Gương Môisen
Yavê Thiên Chúa kêu gọi Môisen lãnh sứ vụ dẫn dân Chúa chọn thoát khỏi cảnh nô lệ Ai Cập. Môisen nhận biết sức yếu, tài hèn, ông sợ hãi thưa
Con là ai mà dám đến với Pharaô và đưa con cái Israel ra khỏi Ai Cập. Đức Chúa phán với ông. Ta sẽ ở với ngươi Xh 3,11
Môisen không tin vào sức riêng, tài riêng, ơn khôn ngoan riêng mà tin vào ơn Chúa, Lời Chúa. Ông hoàn thành sứ mạng cách tốt đẹp, dẫn dân thoát cảnh nô lệ.
Vua Salômôn
Vua Salômon không xin vàng bạc, sống lâu. Ông xin có được tâm hồn ngay thẳng, biết lắng nghe, biết phân biệt phải trái. Vì thế Đức Chúa ban cho ông
Một tâm hồn khôn ngoan minh mẫn, đến nỗi trước ngươi chẳng ai sánh bằng, sau ngươi chẳng ai bì kịp. 1V3, 12
Gương Tiên tri Isaiah và Giêrêmia
Đức Chúa làm cho miệng lưỡi tôi nên như gươm sắc bén, giấu tôi dưới bàn tay của Người. Người biến tôi thành mũi tên nhọn Is 49,2-3
Điều này cho biết tiên tri Isaiah không tự phụ, tự nhận tài ăn nói hoạt bát. Không nhận tài trí kiêu hùng nhưng đặt trọn niềm tin vào Chúa.
Đức Chúa gọi Giêrêmia làm ngôn sứ cho muôn dân. Ông sợ than lên
Con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói
Nhưng Đức Chúa nói với ông
Ta sai ngươi đi đâu, ngươi cứ đi
Ta truyền cho ngươi nói gì, ngươi cứ nói.
Đừng sợ vì Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi. Gr 1,6-7
Tất cả các nhà lãnh đạo dân riêng Chúa chọn là dân Israel. Họ được gọi để từ bỏ ý riêng để thực thi ý Chúa. Sống cho Chúa và kêu gọi mọi người sống thực thi ý Đức Chúa để được sống an vui.
Sau Đấng lãnh đạo tối cao là Đức Kitô sẽ không còn ai khác. Chính Ngài chọn ra một dân tộc Israel mới. Dân này được tuyển chọn trong muôn dân, muôn nước, thánh hiến bằng máu Ngài. Bất cứ ai chọn sống đường lối Chúa đều trở thành dân riêng của Chúa, được thừa hưởng sự sống Chúa ban. Trước khi Đấng lãnh đạo tối cao xuất hiện Ngài sai Gioan đi rao giảng về nước Chúa, kêu gọi thống hối ăn năn, chịu phép rửa, dấu chỉ của lòng thành. Khi thấy Đức Kitô tiến về phía mình, Gioan nói
Người đến sau tôi mà tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Gn 1,29-30
Đức Kitô
Đức Kitô tuyên bố với đám đông đến nghe Ngài giảng, Ngài nói
Tôi tự trời mà xuống không phải để làm theo ý tôi nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi Gn 6,38
Không phải chỉ cá nhân mới cần ơn tái sinh mà dân tộc nào cũng cần ơn tái sinh để được sống an vui.
Nhờ tái sinh trong Chúa mà nhận ơn cứu độ. Các tiên tri không ban ơn cứu độ nhưng hướng dẫn dân chúng quay trở về với Chúa để được sống. Đức Kitô vừa là đường vừa là Đấng ban ơn cứu độ. Vì thế đoàn dân mới có điểm đặc biệt. Đặc biệt vì dân này chọn từ bỏ ý riêng, sống thực hiện ý Chúa. Là dân riêng nên đời sống đức tin dân này ảnh hưởng nhiều đến mọi dân tộc. Khi họ sống trung tín với Chúa, muôn dân, muôn nước hưởng thái bình, thịnh trị. Khi họ sống bất trung, thất tín muôn dân, muôn nước gánh chịu cảnh lầm than. Vì sao? Vì dân mới bao gồm mọi thành phần của mọi dân tộc. Họ đi đúng đường mọi người đến được con đường sống; họ đi sai đường mọi người sẽ gặp hiểm nguy. Hình ảnh người lội nước trong trận lụt tại Queensland vừa qua để diễn tả khá trung thực hình ảnh dân Chúa chọn.
Hãy tưởng tượng đoàn người vượt nước lụt. Mặt nước đục ngàu, người đi không nhìn thấy dưới đó có cạm bẫy, thung lũng. Người đi đầu mạo hiểm bước đi từng bước, từng bước. Đoàn người theo sau cứ thế tiến bước, phỏng theo bước chân người đi trước. Người mở đường đi an toàn, người theo sau sẽ an toàn. Hình ảnh đoàn người lội nước diễn tả hình ảnh ơn tái sinh của đoàn dân Chúa chọn. Họ thống hối, ăn năn quay về đường công chính. Họ được sống trong an vui, hoan lạc của ơn nghĩa Chúa. Dân tộc nào tỉnh thức bước theo sẽ hưởng cùng nguồn vui, hoan lạc. Ơn tái sinh dân Chúa chọn trở thành biểu tượng ơn tái sinh cho những dân tộc tỉnh thức, vượt qua thung lũng nước đen tiến về đồi ánh sáng, có ánh dương chiếu dọi.
Nhà lãnh đạo dân tộc nào hướng dẫn dân chúng thống hối, sẽ đón nhận ơn tái sinh. Dân tộc đó sống trong thịnh vượng, an bình. Thịnh vượng, an bình nhờ sống thực thi tinh thần yêu thương, bác ái, đùm bọc, coi trọng công lí. Những nhân đức này có nguồn gốc từ hướng dẫn của vị lãnh đạo tối cao là Đức Kitô. Ngoài Ngài ra không định nghĩa xã hội nào thích hợp, không giải thích nào chính đáng và không lí luận nào hoàn thiện. Vì chính Ngài là tình yêu, là đường, sự sống và là sự thật. Sự thật thì không thể có hai, chỉ có một.
Chọn sống theo đường lối Chúa có Chúa ở cùng. Đức Kitô đặt họ làm ánh sáng muôn dân, để họ đem ơn cứu độ đến tận cùng cõi đất Is 49,6
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:14 14/01/2011
GIẢ TẠO QUÁ ĐÁNG
Có một cô gái mặc một cái váy lụa đi trên phố, vì sợ người khác không nhìn thấy mình mang váy đẹp, nên nhún nhún vai mà đi, cứ như thế mà đi rất lâu. Sau đó cô ta nhìn thấy một em bé, bèn hỏi:
- “Có ai nhìn thấy chị không ?”
Em bé nhìn quanh rồi nói:
- “Ở đây không có người”.
Cô ta nghe nói không có người, mới không nhún nhún vai nữa mà đi bình thường, sau đó tự nói một mình:
- “Đã không có người, thì ta thôi không nhún nữa vậy”.
Suy tư:
Ở đời có những người sống hai mặt: một mặt thật và một mặt giả. Mặt thật thì ở nơi vắng người hay trong gia đình thì chửi chị đánh em, bất hiếu với cha mẹ; mặt giả thì ở nơi công cộng, tập thể, thì cười cười nói nói, uốn lưỡi dẻo quẹo, lăng xăng chạy tới chạy lui phục vụ mọi người...
Ở đời có những người luôn trang bị cho mình hai cái mặt nạ: cái mặt nạ dễ thương và cái mặt nạ khó chịu. Cái mặt nạ dễ thương thì tử thái độ cho đến lời nói rất đơn sơ không biết gì khi ở nơi đông người, để được cảm tình của mọi người; cái mặt nạ khó chịu thì chửi chồng đánh vợ bạt tai con cái khi về nhà.
Giả tạo quá đáng sẽ bị người ta phát hiện và phát hiện nhanh, chẳng hạn khi người ác giả tạo làm người hiền thì sẽ bị lộ tẩy, bởi vì tâm của họ không có sự nhân ái bao dung; khi người kiêu ngạo giả tạo làm người khiêm tốn thì sẽ bị người ta phát hiện, bởi vì trong tâm họ không có sự khiêm tốn thật, nên lời nói và hành động của họ trở nên gượng ép ngượng ngùng...
Sống chân thật với những gì mình có là hay nhất, và người ta cũng dễ dàng thông cảm hơn với những khuyết điểm của mình hơn.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một cô gái mặc một cái váy lụa đi trên phố, vì sợ người khác không nhìn thấy mình mang váy đẹp, nên nhún nhún vai mà đi, cứ như thế mà đi rất lâu. Sau đó cô ta nhìn thấy một em bé, bèn hỏi:
- “Có ai nhìn thấy chị không ?”
Em bé nhìn quanh rồi nói:
- “Ở đây không có người”.
Cô ta nghe nói không có người, mới không nhún nhún vai nữa mà đi bình thường, sau đó tự nói một mình:
- “Đã không có người, thì ta thôi không nhún nữa vậy”.
Suy tư:
Ở đời có những người sống hai mặt: một mặt thật và một mặt giả. Mặt thật thì ở nơi vắng người hay trong gia đình thì chửi chị đánh em, bất hiếu với cha mẹ; mặt giả thì ở nơi công cộng, tập thể, thì cười cười nói nói, uốn lưỡi dẻo quẹo, lăng xăng chạy tới chạy lui phục vụ mọi người...
Ở đời có những người luôn trang bị cho mình hai cái mặt nạ: cái mặt nạ dễ thương và cái mặt nạ khó chịu. Cái mặt nạ dễ thương thì tử thái độ cho đến lời nói rất đơn sơ không biết gì khi ở nơi đông người, để được cảm tình của mọi người; cái mặt nạ khó chịu thì chửi chồng đánh vợ bạt tai con cái khi về nhà.
Giả tạo quá đáng sẽ bị người ta phát hiện và phát hiện nhanh, chẳng hạn khi người ác giả tạo làm người hiền thì sẽ bị lộ tẩy, bởi vì tâm của họ không có sự nhân ái bao dung; khi người kiêu ngạo giả tạo làm người khiêm tốn thì sẽ bị người ta phát hiện, bởi vì trong tâm họ không có sự khiêm tốn thật, nên lời nói và hành động của họ trở nên gượng ép ngượng ngùng...
Sống chân thật với những gì mình có là hay nhất, và người ta cũng dễ dàng thông cảm hơn với những khuyết điểm của mình hơn.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 2 TN A)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:16 14/01/2011
CHỦ NHẬT 2 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Ga 1, 29-34.
“Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xỏa bỏ tội trần gian”.
Anh chị em thân mến,
Trước tiên chúng ta cảm tạ Thiên Chúa đã gởi đến cho chúng ta một vị đại tiên tri, đó là thánh Gioan Tiền Hô, chính ngài đã giới thiệu Chúa Giê-su cho chúng ta: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian”, nhờ đó mà chúng ta biết được Chúa Giê-su là Đấng cứu độ nhân loại, là Đấng đã lập bí tích Rửa Tội để chúng ta được tái sinh làm con Thiên Chúa, và hòa giải chúng ta với Ngài qua bí tích Giải Tội.
Để trở thành người chuẩn bị đường cho Chúa Giê-su đến, thánh Gioan Tiền Hô đã có đủ ba điều kiện: được chọn, được sai đi và làm chứng.
Mỗi người Ki-tô hữu đang hiện diện trong xã hội hôm nay cũng là những người được chọn -không phải để chuẩn bị- nhưng là để làm chứng cách sống động cho tình yêu của Thiên Chúa ngay trong cuộc sống của mình, và như thế, mỗi người Ki-tô hữu cũng đã có ba điều kiện trên đây để làm chứng cho Tin Mừng.
Thiên Chúa đã chọn chúng ta không như đã chọn thánh Gioan Tiền Hô: công khai kèm theo dấu lạ, nhưng Ngài đã chọn chúng ta qua đức tin của cha mẹ, qua hoàn cảnh của cuộc sống, qua bao thăng trầm của đời người, để chúng ta càng hiểu thấu đáo hơn về tình yêu của Ngài đối với chúng ta.
Thiên Chúa đã chọn chúng ta và sai chúng ta đi làm chứng cho tình yêu hy sinh trên Thập Giá của Ngài. Ngài sai chúng ta đi vào trong những nơi phố chợ ồn ào náo nhiệt, nhưng ở đó có nhiều người tâm hồn đã lạnh tanh vì thiếu vắng tình yêu thương chân thật; Ngài sai chúng ta vào nơi công sở để rao giảng tin mừng Nước Trời bằng chính sự phục vụ chân tình của chúng ta; và cũng như thánh Gioan Tiền Hô đã vào trong hoang địa để suy tư tìm hiểu sứ mệnh của mình, Thiên Chúa cũng đưa chúng ta vào trong an tịnh của tâm hồn, không phải trong hoang địa, nhưng là sau những lần rước Thánh Thể hoặc viếng Thánh Thể, để qua xét mình kiểm thảo dưới ánh sáng Lời của Ngài chúng ta thấy mình rõ hơn...
Thiên Chúa đã chọn chúng ta và đã sai chúng ta đi, để sống những gì mình đã cảm nghiệm được trong đức tin của mình. Thánh Gioan Tiền Hô đã lấy mạng sống của mình để trả giá cho cuộc đời chứng nhân cho sự thật, ngài đã chết anh dũng như ngài đã sống can đảm giữa tội ác và thế lực của bạo chúa Hê-ro-đê.
Để sống những gì mình đã tin thì khó hơn là rao giảng bằng lời nói, bởi vì đức tin thì không thấy được, mà con người thời nay thì chỉ muốn thấy cho tường tận mới tin. Cho nên đời sống chứng nhân của người Ki-tô hữu rất quan trọng, do đó mà, khi con người thời nay đòi những dấu lạ mới tin, thì chúng ta đều có thể làm dấu lạ cách kỳ diệu, dấu lạ đó chính là sống yêu thương và phục vụ tha nhân cách chân thành, đó chính là dấu lạ như bài ca Hòa Bình của thánh Phan-xi-cô Khó Nghèo: đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm... đó chính là đức tin được thể hiện bằng hành động vậy.
Anh chị em thân mến,
Ngày xưa, Thánh Gioan Tiền Hô đã giới thiệu Chúa Giê-su cho các môn đệ của mình, thì ngày nay, mỗi người chúng ta giới thiệu Chúa Giê-su cho người anh em chị em của chúng ta, không chỉ bằng lời nói mà thôi, nhưng còn là bằng đời sống của chính mình: đời sống yêu thương và phục vụ, đó chính là cách giới thiệu khoa học nhất và rõ ràng nhất, mà chính các thánh đã thực hành trong cuộc sống của mình.
Câu hỏi gợi ý:
- Bạn có lần nào giới thiệu Chúa Giê-su cho người khác chưa ? Nếu có thì bằng cách nào ?
- Giả sử bạn là một người Kitô hữu nhưng rất lơ là với tín ngưỡng của mình, bạn có giật mình khi thấy có người nhắc nhở bạn là người Ki-tô hữu không ?
- Có lúc nào bạn muốn mình là thánh Gioan Tiền Hô không ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng: Ga 1, 29-34.
“Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xỏa bỏ tội trần gian”.
Anh chị em thân mến,
Trước tiên chúng ta cảm tạ Thiên Chúa đã gởi đến cho chúng ta một vị đại tiên tri, đó là thánh Gioan Tiền Hô, chính ngài đã giới thiệu Chúa Giê-su cho chúng ta: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian”, nhờ đó mà chúng ta biết được Chúa Giê-su là Đấng cứu độ nhân loại, là Đấng đã lập bí tích Rửa Tội để chúng ta được tái sinh làm con Thiên Chúa, và hòa giải chúng ta với Ngài qua bí tích Giải Tội.
Để trở thành người chuẩn bị đường cho Chúa Giê-su đến, thánh Gioan Tiền Hô đã có đủ ba điều kiện: được chọn, được sai đi và làm chứng.
Mỗi người Ki-tô hữu đang hiện diện trong xã hội hôm nay cũng là những người được chọn -không phải để chuẩn bị- nhưng là để làm chứng cách sống động cho tình yêu của Thiên Chúa ngay trong cuộc sống của mình, và như thế, mỗi người Ki-tô hữu cũng đã có ba điều kiện trên đây để làm chứng cho Tin Mừng.
Thiên Chúa đã chọn chúng ta không như đã chọn thánh Gioan Tiền Hô: công khai kèm theo dấu lạ, nhưng Ngài đã chọn chúng ta qua đức tin của cha mẹ, qua hoàn cảnh của cuộc sống, qua bao thăng trầm của đời người, để chúng ta càng hiểu thấu đáo hơn về tình yêu của Ngài đối với chúng ta.
Thiên Chúa đã chọn chúng ta và sai chúng ta đi làm chứng cho tình yêu hy sinh trên Thập Giá của Ngài. Ngài sai chúng ta đi vào trong những nơi phố chợ ồn ào náo nhiệt, nhưng ở đó có nhiều người tâm hồn đã lạnh tanh vì thiếu vắng tình yêu thương chân thật; Ngài sai chúng ta vào nơi công sở để rao giảng tin mừng Nước Trời bằng chính sự phục vụ chân tình của chúng ta; và cũng như thánh Gioan Tiền Hô đã vào trong hoang địa để suy tư tìm hiểu sứ mệnh của mình, Thiên Chúa cũng đưa chúng ta vào trong an tịnh của tâm hồn, không phải trong hoang địa, nhưng là sau những lần rước Thánh Thể hoặc viếng Thánh Thể, để qua xét mình kiểm thảo dưới ánh sáng Lời của Ngài chúng ta thấy mình rõ hơn...
Thiên Chúa đã chọn chúng ta và đã sai chúng ta đi, để sống những gì mình đã cảm nghiệm được trong đức tin của mình. Thánh Gioan Tiền Hô đã lấy mạng sống của mình để trả giá cho cuộc đời chứng nhân cho sự thật, ngài đã chết anh dũng như ngài đã sống can đảm giữa tội ác và thế lực của bạo chúa Hê-ro-đê.
Để sống những gì mình đã tin thì khó hơn là rao giảng bằng lời nói, bởi vì đức tin thì không thấy được, mà con người thời nay thì chỉ muốn thấy cho tường tận mới tin. Cho nên đời sống chứng nhân của người Ki-tô hữu rất quan trọng, do đó mà, khi con người thời nay đòi những dấu lạ mới tin, thì chúng ta đều có thể làm dấu lạ cách kỳ diệu, dấu lạ đó chính là sống yêu thương và phục vụ tha nhân cách chân thành, đó chính là dấu lạ như bài ca Hòa Bình của thánh Phan-xi-cô Khó Nghèo: đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm... đó chính là đức tin được thể hiện bằng hành động vậy.
Anh chị em thân mến,
Ngày xưa, Thánh Gioan Tiền Hô đã giới thiệu Chúa Giê-su cho các môn đệ của mình, thì ngày nay, mỗi người chúng ta giới thiệu Chúa Giê-su cho người anh em chị em của chúng ta, không chỉ bằng lời nói mà thôi, nhưng còn là bằng đời sống của chính mình: đời sống yêu thương và phục vụ, đó chính là cách giới thiệu khoa học nhất và rõ ràng nhất, mà chính các thánh đã thực hành trong cuộc sống của mình.
Câu hỏi gợi ý:
- Bạn có lần nào giới thiệu Chúa Giê-su cho người khác chưa ? Nếu có thì bằng cách nào ?
- Giả sử bạn là một người Kitô hữu nhưng rất lơ là với tín ngưỡng của mình, bạn có giật mình khi thấy có người nhắc nhở bạn là người Ki-tô hữu không ?
- Có lúc nào bạn muốn mình là thánh Gioan Tiền Hô không ?
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:18 14/01/2011
N2T |
9. Sám hối trong lòng thì ích lợi rất lớn, nếu con bừa bãi thì ích lợi sẽ mất đi.
(sách Gương Chúa Giê-su)Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:19 14/01/2011
MẸ VÀ CON
Con gái bảo lãnh bà mẹ qua Taiwan ở với mình vài tháng, thấy con gái không ở với chồng mà ở với người đàn ông khác, khuyên bảo không được bà nãn lòng, và con gái cũng bỏ rơi bà để bà lang thang ở đất khách quê người.
Được người giới thiệu, bà cặp bồ với một ông già người địa phương để sống qua ngày đoạn tháng...
Bà khóc nức nở khi đi dâng thánh lễ, bởi vì gần hai năm rồi bà không đến nhà thờ.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Con gái bảo lãnh bà mẹ qua Taiwan ở với mình vài tháng, thấy con gái không ở với chồng mà ở với người đàn ông khác, khuyên bảo không được bà nãn lòng, và con gái cũng bỏ rơi bà để bà lang thang ở đất khách quê người.
Được người giới thiệu, bà cặp bồ với một ông già người địa phương để sống qua ngày đoạn tháng...
Bà khóc nức nở khi đi dâng thánh lễ, bởi vì gần hai năm rồi bà không đến nhà thờ.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tự do tôn giáo: Cuộc vận động của Đức Giáo Hoàng vì hòa bình thế giới
Nguyễn Hoàng Thương
07:48 14/01/2011
Tự do tôn giáo: Cuộc vận động của Đức Giáo Hoàng vì hòa bình thế giới
Vatican City (AsiaNews) – Thuyết phục thế giới rằng "Hòa bình đích thực và lâu dài... qua tôn trọng quyền tự do tôn giáo trong tất cả sự tràn đầy của nó": với những từ ngữ chắc chắn, đây là ý hướng bao hàm trong trong diễn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trước ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh.
Trong một chuỗi đòi hỏi và thuyết phục, cụm từ "tự do tôn giáo" được đề cập đến 19 lần, gần năm lần mỗi trang, nhằm kêu gọi "các chính trị gia, các nhà lãnh đạo tôn giáo và mọi hạng người dân" dấn thân để thực hiện nghiêm túc điều đó. Vì lý do này, ngài tiếp tục liệt kê hàng loạt các bước để các chính phủ nên đưa ra hành động.
Như để trả lời mọi sự chống đối, và khuấy động sự lãnh đạm và không nghe thấy của thế giới, Đức Thánh Cha đã trích dẫn triết học và lịch sử, để nhắc nhở mọi người rằng "thực tế nó là nhân quyền đầu tiên, không chỉ vì về mặt lịch sử nó được thừa nhận đầu tiên mà còn vì nó chạm đến chiều kích cấu thành con người", đến nỗi "con người có thể được gọi là con người tôn giáo".
Đức Thánh Cha yêu cầu xã hội "loại bỏ ý niệm nguy hiểm về sự xung đột giữa quyền tự do tôn giáo và các nhân quyền khác, theo đó xem thường hoặc phủ nhận vai trò trung tâm của việc tôn trọng tự do tôn giáo trong việc bênh vực và bảo vệ phẩm giá con người cơ bản". Trong những năm gần đây, Trung Quốc, Myanmar và các nước phương Tây tiếp tục tự bảo vệ mình để chống lại tầm quan trọng của tự do tôn giáo, tuyên bố các quyền cụ thể về văn hoá hay thực dụng ("quyền thực phẩm và trang phục đến trước") để đẩy nó xuống vị trí cuối cùng. Đồng thời, Đức Thánh Cha lên án những toan tính đặt quyền tự do tôn giáo chống lại cái được cho là "các quyền mới" (linh mục đồng tính, nữ linh mục,. ..) "dù sao cũng chỉ là biểu hiện những ham muốn ích kỷ, thiếu nền tảng trong bản tính đích thực của con người".
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắc lại những khu vực của thế giới mà tự do tôn giáo bị làm nhục, trước tiên là Iraq và Ai Cập, nơi mà các vụ tấn công xảy ra tại Baghdad và Alexandria gợi ra một điệp khúc liên đới toàn cầu. Không giống như ngoại giao quốc tế, Đức Thánh Cha không chỉ dừng lại ở việc lên án chủ nghĩa khủng bố và đổ ra một ít nước mắt, nhưng ngài còn yêu cầu rằng "bất chấp những khó khăn và đe dọa", các chính phủ Trung Đông cần đảm bảo sự an toàn của những người thiểu số và đầy đủ quyền công dân cho các Kitô hữu, ngài đòi hỏi rằng sách giáo khoa – nhất là ở Ả Rập Saudi – phải được gạn lọc khỏi những ngôn từ hận thù; ngài cũng yêu cầu rằng, những nơi có công nhân di dân Kitô giáo (ở Tiểu Vương Quốc Ả Rãp Thống Nhất hay Saudi Arabia), "Giáo Hội Công Giáo có thể đưa ra các cơ cấu mục vụ thích hợp" cho việc chăm sóc của họ. Với sự rõ ràng tương tự, ngài yêu cầu chính phủ Pakistan không phải để sửa đổi, mà là "bãi bỏ" luật chống phỉ báng mang tiếng xấu.
Ngài cũng đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với Trung Quốc: Đức Giáo Hoàng bác bỏ "độc quyền của nhà nước về mặt xã hội" và kêu gọi "quyền tự chủ hoàn toàn của các tổ chức và tự do thực hiện sứ mạng của họ, phù hợp với các quy tắc quốc tế và các tiêu chuẩn trong lĩnh vực này". Và như thể để đề xuất một mô hình tới Bắc Kinh, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI dẫn ví dụ của Cuba, nơi mà sau hơn 75 năm, quan hệ ngoại giao với Vatican đã được phục hồi (Sau đó, ngài cũng dẫn những kinh nghiệm tích cực với Việt Nam, nơi mà nhà chức trách "đã chấp nhận việc bổ nhiệm một đại diện của tôi, người sẽ tỏ lộ mối lo lắng của kế vị Thánh Phêrô bằng cách viếng thăm các cộng đoàn Công Giáo yêu quý của nước đó").
Đức Giáo Hoàng cũng chỉ ngón tay về Phương Tây nơi mà nhân danh sự khoan dung và thuyết đa nguyên sai lạc để đẩy "tôn giáo ngày càng bị gạt ra bên lề xã hội. Người ta có xu hướng xem tôn giáo, tất cả các tôn giáo, như là thứ gì đó không quan trọng, xa lạ hoặc thậm chí gây bất ổn cho xã hội hiện đại, và cố gắng dùng các phương tiện khác nhau để ngăn chặn mọi ảnh hưởng của tôn giáo lên đời sống xã hội".
Đức Thánh Cha một lần nữa nhắc lại các tranh cãi về biểu tượng tôn giáo ở nơi công cộng và cấm treo thánh giá ở những nơi công cộng. Ngài đòi hỏi – nhất là ở Mỹ Châu Latinh - không gian xã hội cho các dấn thân của Kitô hữu trong lĩnh vực y tế và giáo dục, chống lại luật "vốn có thể tạo ra một loại độc quyền nhà nước đối với trường học".
Điều này từng bước thực hiện tự do tôn giáo theo một mục đích: "để tái khẳng định mạnh mẽ rằng tôn giáo không đại diện cho một vấn đề đối với xã hội, nó không phải là nguồn gốc của bất hòa hay xung đột". Ngược lại, "làm sao mà mọi người có thể phủ nhận sự đóng góp của các tôn giáo lớn của thế giới vào sự phát triển của nền văn minh? Việc tìm kiếm Thiên Chúa một cách chân thành đã dẫn đến tôn trọng hơn phẩm giá con người".
Đức Thánh Cha khẩn nài rằng "không có xã hội loài người nào tự ý từ bỏ sự đóng đóng góp thiết yếu của những người và những cộng đồng tôn giáo" và dẫn ra mẫu gương của Mẹ Têrêsa cho thấy "mức độ mà các dấn thân nảy sinh từ đức tin là có ích cho xã hội như một toàn thể".
Cuối cùng, thật là đáng giá khi nhắc lại huấn từ của Đức Thánh Cha đối với các nhà ngoại giao Vatican: "Các hoạt động của đại diện Giáo Hoàng ở các quốc gia và và các tổ chức quốc tế cũng là để phục vụ cho tự do tôn giáo" Vì thế, các viên chức Vatican không chỉ là làm trung gian hoặc làm giảm bớt mọi căng thẳng, mà còn để thực hiện việc đảm bảo tự do tôn giáo cho các Kitô hữu và cho tất cả các tín hữu.
Vatican City (AsiaNews) – Thuyết phục thế giới rằng "Hòa bình đích thực và lâu dài... qua tôn trọng quyền tự do tôn giáo trong tất cả sự tràn đầy của nó": với những từ ngữ chắc chắn, đây là ý hướng bao hàm trong trong diễn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trước ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh.
Trong một chuỗi đòi hỏi và thuyết phục, cụm từ "tự do tôn giáo" được đề cập đến 19 lần, gần năm lần mỗi trang, nhằm kêu gọi "các chính trị gia, các nhà lãnh đạo tôn giáo và mọi hạng người dân" dấn thân để thực hiện nghiêm túc điều đó. Vì lý do này, ngài tiếp tục liệt kê hàng loạt các bước để các chính phủ nên đưa ra hành động.
Như để trả lời mọi sự chống đối, và khuấy động sự lãnh đạm và không nghe thấy của thế giới, Đức Thánh Cha đã trích dẫn triết học và lịch sử, để nhắc nhở mọi người rằng "thực tế nó là nhân quyền đầu tiên, không chỉ vì về mặt lịch sử nó được thừa nhận đầu tiên mà còn vì nó chạm đến chiều kích cấu thành con người", đến nỗi "con người có thể được gọi là con người tôn giáo".
Đức Thánh Cha yêu cầu xã hội "loại bỏ ý niệm nguy hiểm về sự xung đột giữa quyền tự do tôn giáo và các nhân quyền khác, theo đó xem thường hoặc phủ nhận vai trò trung tâm của việc tôn trọng tự do tôn giáo trong việc bênh vực và bảo vệ phẩm giá con người cơ bản". Trong những năm gần đây, Trung Quốc, Myanmar và các nước phương Tây tiếp tục tự bảo vệ mình để chống lại tầm quan trọng của tự do tôn giáo, tuyên bố các quyền cụ thể về văn hoá hay thực dụng ("quyền thực phẩm và trang phục đến trước") để đẩy nó xuống vị trí cuối cùng. Đồng thời, Đức Thánh Cha lên án những toan tính đặt quyền tự do tôn giáo chống lại cái được cho là "các quyền mới" (linh mục đồng tính, nữ linh mục,. ..) "dù sao cũng chỉ là biểu hiện những ham muốn ích kỷ, thiếu nền tảng trong bản tính đích thực của con người".
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắc lại những khu vực của thế giới mà tự do tôn giáo bị làm nhục, trước tiên là Iraq và Ai Cập, nơi mà các vụ tấn công xảy ra tại Baghdad và Alexandria gợi ra một điệp khúc liên đới toàn cầu. Không giống như ngoại giao quốc tế, Đức Thánh Cha không chỉ dừng lại ở việc lên án chủ nghĩa khủng bố và đổ ra một ít nước mắt, nhưng ngài còn yêu cầu rằng "bất chấp những khó khăn và đe dọa", các chính phủ Trung Đông cần đảm bảo sự an toàn của những người thiểu số và đầy đủ quyền công dân cho các Kitô hữu, ngài đòi hỏi rằng sách giáo khoa – nhất là ở Ả Rập Saudi – phải được gạn lọc khỏi những ngôn từ hận thù; ngài cũng yêu cầu rằng, những nơi có công nhân di dân Kitô giáo (ở Tiểu Vương Quốc Ả Rãp Thống Nhất hay Saudi Arabia), "Giáo Hội Công Giáo có thể đưa ra các cơ cấu mục vụ thích hợp" cho việc chăm sóc của họ. Với sự rõ ràng tương tự, ngài yêu cầu chính phủ Pakistan không phải để sửa đổi, mà là "bãi bỏ" luật chống phỉ báng mang tiếng xấu.
Ngài cũng đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với Trung Quốc: Đức Giáo Hoàng bác bỏ "độc quyền của nhà nước về mặt xã hội" và kêu gọi "quyền tự chủ hoàn toàn của các tổ chức và tự do thực hiện sứ mạng của họ, phù hợp với các quy tắc quốc tế và các tiêu chuẩn trong lĩnh vực này". Và như thể để đề xuất một mô hình tới Bắc Kinh, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI dẫn ví dụ của Cuba, nơi mà sau hơn 75 năm, quan hệ ngoại giao với Vatican đã được phục hồi (Sau đó, ngài cũng dẫn những kinh nghiệm tích cực với Việt Nam, nơi mà nhà chức trách "đã chấp nhận việc bổ nhiệm một đại diện của tôi, người sẽ tỏ lộ mối lo lắng của kế vị Thánh Phêrô bằng cách viếng thăm các cộng đoàn Công Giáo yêu quý của nước đó").
Đức Giáo Hoàng cũng chỉ ngón tay về Phương Tây nơi mà nhân danh sự khoan dung và thuyết đa nguyên sai lạc để đẩy "tôn giáo ngày càng bị gạt ra bên lề xã hội. Người ta có xu hướng xem tôn giáo, tất cả các tôn giáo, như là thứ gì đó không quan trọng, xa lạ hoặc thậm chí gây bất ổn cho xã hội hiện đại, và cố gắng dùng các phương tiện khác nhau để ngăn chặn mọi ảnh hưởng của tôn giáo lên đời sống xã hội".
Đức Thánh Cha một lần nữa nhắc lại các tranh cãi về biểu tượng tôn giáo ở nơi công cộng và cấm treo thánh giá ở những nơi công cộng. Ngài đòi hỏi – nhất là ở Mỹ Châu Latinh - không gian xã hội cho các dấn thân của Kitô hữu trong lĩnh vực y tế và giáo dục, chống lại luật "vốn có thể tạo ra một loại độc quyền nhà nước đối với trường học".
Điều này từng bước thực hiện tự do tôn giáo theo một mục đích: "để tái khẳng định mạnh mẽ rằng tôn giáo không đại diện cho một vấn đề đối với xã hội, nó không phải là nguồn gốc của bất hòa hay xung đột". Ngược lại, "làm sao mà mọi người có thể phủ nhận sự đóng góp của các tôn giáo lớn của thế giới vào sự phát triển của nền văn minh? Việc tìm kiếm Thiên Chúa một cách chân thành đã dẫn đến tôn trọng hơn phẩm giá con người".
Đức Thánh Cha khẩn nài rằng "không có xã hội loài người nào tự ý từ bỏ sự đóng đóng góp thiết yếu của những người và những cộng đồng tôn giáo" và dẫn ra mẫu gương của Mẹ Têrêsa cho thấy "mức độ mà các dấn thân nảy sinh từ đức tin là có ích cho xã hội như một toàn thể".
Cuối cùng, thật là đáng giá khi nhắc lại huấn từ của Đức Thánh Cha đối với các nhà ngoại giao Vatican: "Các hoạt động của đại diện Giáo Hoàng ở các quốc gia và và các tổ chức quốc tế cũng là để phục vụ cho tự do tôn giáo" Vì thế, các viên chức Vatican không chỉ là làm trung gian hoặc làm giảm bớt mọi căng thẳng, mà còn để thực hiện việc đảm bảo tự do tôn giáo cho các Kitô hữu và cho tất cả các tín hữu.
Phong chân phước ĐGH Gioan Phaolô 2 ngày 1 tháng 5 tới
Trần Mạnh Trác
16:16 14/01/2011
Theo tin từ Vatican, Đức Giáo Hòang Gioan Phaolo 2 sẽ được phong chân phước ngày 1 tháng 5 tới, là Chúa Nhật thứ nhất mùa Phục Sinh nhân dịp lễ kính Lòng Thương Xót Chúa.
Đức Giáo hoàng Benedict XVI đã phê chuẩn nghị định cho việc phong chân phước trong buổi triều kiến của Đức Hồng Y Angelo Amato, tổng trưởng bộ Phong Thánh, ngày 14 tháng 1.
Vào buổi trưa cùng ngày, một bầu không khí hân hoan đã diễn ta tại Văn phòng báo chí của Tòa Thánh với các nhà báo từ khắp nơi trên thế giới đứng chờ tin tức của Nghị định phong chân phước.
Phát ngôn viên Tòa Thánh, cha Federico Lombardi, đã giải thích một số chi tiết của quá trình này và tiết lộ kế hoạch sơ khởi cho buổi lễ.
Phép lạ cần thiết cho tiến trình phong Chân Phước là sự khỏi bệnh tê thấp (parkinson) kỳ diệu của Sơ Marie Simon Pierre Normand, dòng 'Institut des Petites Soeurs des Maternites Catholiques' (Tiểu Muội) bên Pháp.
Năm 2001, Sơ Marie Simon Pierre, 44 tuổi, đang phục vụ như một y tá trong một bệnh viện phụ sản gần thành phố Arles, miền Nam nước Pháp, thì ngã bệnh.
Các bác sĩ chẩn đoán là bệnh Parkinson, cùng một lọai bệnh mà ĐGH Gioan Phaolo 2 phải chịu. Sau cái chết của Ngài vào ngày 2 tháng 4 năm 2005. Sơ mô tả tình trạng thần kinh của Sơ xấu đi đáng kể.
Các Sơ trong dòng "đã cầu nguyện không ngừng" cho Sơ Marie Simon Pierre.
Nhất là sau khi nhận tin một thể thức đặc biệt đã được chuẩn cấp cho việc phong chân phước của ĐGH Gioan Phaolo 2, nhà dòng bắt đầu cầu nguyện đến Ngài một cách trực tiếp.
"Các Chị em của tôi, từ tất cả các cộng đồng ở Pháp và ở châu Phi bắt đầu xin lên Đức Gioan Phaolo 2 chữa bệnh cho tôi. Họ cầu nguyện không ngừng, không mệt mỏi, ngay đến cả khi tôi đã được chữa lành", Sơ Marie Simon Pierre kể lại.
Sơ biết mình được chữa lành khi Sơ đã có thể cầm lấy bút và viết tên của mình trên một mảnh giấy.
"Và chữ viết của tôi là hoàn toàn rõ ràng! Tôi nằm trên giường mà ngỡ ngàng!. Chính xác hai tháng sau khi Đức Gioan Phaolo trở về nhà Cha thì tôi thức dậy lúc 4:30 sáng, ngạc nhiên vì đã có thể ngủ yên giấc. Tôi chợt đi ra khỏi giường: cơ thể của tôi không còn đau đớn, không có độ cứng và, bên trong, tôi đã cảm thấy không còn như trứơc ".
Tiêu chí cho một phép lạ là việc khỏi bệnh phải là ngay lập tức, lâu dài và không thể giải thích theo khoa học.
"Trường hợp khỏi bệnh của Sơ rõ ràng là một điều ngoại lệ vì chúng ta biết rằng bình thường chứng bệnh thần kinh này không thể chữa được. Không có tài liệu trong y học về trường hợp phục hồi của loại bệnh như thế", theo lời ông Andrea Tornielli, một nhà báo và tác giả ở Vatican, nói.
Nhưng con đường dẫn tới kết luận phép lạ không hoàn toàn suôn sẻ.
"Một trong những bác sĩ người Pháp điều trị Sơ không tin vào việc siêu nhiên. Khi nhìn thấy Sơ ấy đã được chữa lành, ông nói rằng nếu Sơ ấy khá hơn, thì có nghĩa rằng căn bệnh của Sơ đã không phải là bệnh Parkinson," ông Tornielli nói.
Theo các chuyên gia y tế, việc chẩn đoán bệnh Parkinson không phải là dễ dàng vì không có xét nghiệm cụ thể nào có thể chứng minh một người nào đó có điều kiện bệnh lý như vậy. Đồng thời cũng có thể là các bác sĩ đã chẩn đoán sai.
Vì thế mà quá trình đã bị kéo dài. Cuộc điều tra phải được thông qua giám mục của Arles, trước khi các tài liệu y tế có thể chuyển tới Vatican.
Nhiều ủy ban đã được thành lập để bàn thảo, bao gồm một ủy ban với 10 chuyên gia y tế. Những kết luận tuy không cần sự nhất trí của tất cả các chuyên gia, nhưng phải có đa số.
Bình luận về thời điểm phong thánh cho ĐGH Gioan Phaolo 2, cha Lombardi thừa nhận rằng tiến trình nhanh chóng đã được ĐGH thông qua một phần vì "danh tiếng lớn lao" của vị thánh nhân.
Sự qui định là tiến trình phong thánh chỉ thực hiện 5 năm sau khi qua đời.
Tuy nhiên, "không có góc cạnh nào bị bỏ qua," vị phát ngôn viên Vatican đảm bảo như thế. Ngài nhấn mạnh rằng "từng bước một của cuộc điều tra đã được hoàn thành kỹ lưỡng, không có việc gia giảm.."
Cha Lombardi giải thích sự lựa chọn ngày phong Chân Phước là đầy ý nghĩa vì Ngài đã qua đời chỉ một ngày trước lễ kính Lòng Thương Xót Chúa năm 2005. Năm đó, là Chúa Nhật ngày 03 tháng 4.
"Đối với những ai nghiên cứu triều đại của ĐGH Gioan Phaolo 2 thì biết đó là một ngày chủ nhật đặc biệt," theo lời Cha Lombardi.
Khi đức cố Giáo Hòang phong thánh cho Thánh Faustina Kowalska, ngài tuyên bố rằng chủ nhật sau lễ Phục sinh từ nay trở đi sẽ được gọi là "Ngày Chủ Nhật của Lòng Thương Xót Chúa."
Sơ Faustina đã thúc đẩy việc lần chuỗi Lòng Thưong Xót Chúa, là cách cầu nguyện sử dụng chuỗi tràng hạt, và cho biết những ai xưng tội và rước Mình Thánh trong Thánh Lễ Chúa Nhật sau lễ Phục sinh sẽ được ơn tha thứ mọi tội lỗi.
Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô đang được chuẩn bị cho một sự kiện chắc chắn là lớn, và sẽ thu hút khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới.
Người ta sẽ bốc mộ ĐGH Gioan Phaolo 2 và đặt dưới bàn thờ của nhà nguyện St Stephen trong Vương Cung Thánh đường Thánh Pherô, gần bên tượng Đức Mẹ Sầu Bi.
Bởi vì là quá sớm sau ngày chết, cho nên cơ thể của Ngài sẽ không được khai quật để kiểm tra, ít ra là không vào thời điểm này.
Một bảng đá cẩm thạch viết "Beatus Giovannus Paulus" sẽ dựng bên cỗ quan tài.
Ngôi mộ của chân phước Giáo hoàng Innocent XI đang ở bên dưới bàn thờ của nhà nguyện, sẽ được di chuyển đến gần bàn thờ Thánh Phêrô.
Đức Giáo hoàng Benedict XVI đã phê chuẩn nghị định cho việc phong chân phước trong buổi triều kiến của Đức Hồng Y Angelo Amato, tổng trưởng bộ Phong Thánh, ngày 14 tháng 1.
Vào buổi trưa cùng ngày, một bầu không khí hân hoan đã diễn ta tại Văn phòng báo chí của Tòa Thánh với các nhà báo từ khắp nơi trên thế giới đứng chờ tin tức của Nghị định phong chân phước.
Phát ngôn viên Tòa Thánh, cha Federico Lombardi, đã giải thích một số chi tiết của quá trình này và tiết lộ kế hoạch sơ khởi cho buổi lễ.
Phép lạ cần thiết cho tiến trình phong Chân Phước là sự khỏi bệnh tê thấp (parkinson) kỳ diệu của Sơ Marie Simon Pierre Normand, dòng 'Institut des Petites Soeurs des Maternites Catholiques' (Tiểu Muội) bên Pháp.
Năm 2001, Sơ Marie Simon Pierre, 44 tuổi, đang phục vụ như một y tá trong một bệnh viện phụ sản gần thành phố Arles, miền Nam nước Pháp, thì ngã bệnh.
Các bác sĩ chẩn đoán là bệnh Parkinson, cùng một lọai bệnh mà ĐGH Gioan Phaolo 2 phải chịu. Sau cái chết của Ngài vào ngày 2 tháng 4 năm 2005. Sơ mô tả tình trạng thần kinh của Sơ xấu đi đáng kể.
Các Sơ trong dòng "đã cầu nguyện không ngừng" cho Sơ Marie Simon Pierre.
Nhất là sau khi nhận tin một thể thức đặc biệt đã được chuẩn cấp cho việc phong chân phước của ĐGH Gioan Phaolo 2, nhà dòng bắt đầu cầu nguyện đến Ngài một cách trực tiếp.
"Các Chị em của tôi, từ tất cả các cộng đồng ở Pháp và ở châu Phi bắt đầu xin lên Đức Gioan Phaolo 2 chữa bệnh cho tôi. Họ cầu nguyện không ngừng, không mệt mỏi, ngay đến cả khi tôi đã được chữa lành", Sơ Marie Simon Pierre kể lại.
Sơ biết mình được chữa lành khi Sơ đã có thể cầm lấy bút và viết tên của mình trên một mảnh giấy.
"Và chữ viết của tôi là hoàn toàn rõ ràng! Tôi nằm trên giường mà ngỡ ngàng!. Chính xác hai tháng sau khi Đức Gioan Phaolo trở về nhà Cha thì tôi thức dậy lúc 4:30 sáng, ngạc nhiên vì đã có thể ngủ yên giấc. Tôi chợt đi ra khỏi giường: cơ thể của tôi không còn đau đớn, không có độ cứng và, bên trong, tôi đã cảm thấy không còn như trứơc ".
Tiêu chí cho một phép lạ là việc khỏi bệnh phải là ngay lập tức, lâu dài và không thể giải thích theo khoa học.
"Trường hợp khỏi bệnh của Sơ rõ ràng là một điều ngoại lệ vì chúng ta biết rằng bình thường chứng bệnh thần kinh này không thể chữa được. Không có tài liệu trong y học về trường hợp phục hồi của loại bệnh như thế", theo lời ông Andrea Tornielli, một nhà báo và tác giả ở Vatican, nói.
Nhưng con đường dẫn tới kết luận phép lạ không hoàn toàn suôn sẻ.
"Một trong những bác sĩ người Pháp điều trị Sơ không tin vào việc siêu nhiên. Khi nhìn thấy Sơ ấy đã được chữa lành, ông nói rằng nếu Sơ ấy khá hơn, thì có nghĩa rằng căn bệnh của Sơ đã không phải là bệnh Parkinson," ông Tornielli nói.
Theo các chuyên gia y tế, việc chẩn đoán bệnh Parkinson không phải là dễ dàng vì không có xét nghiệm cụ thể nào có thể chứng minh một người nào đó có điều kiện bệnh lý như vậy. Đồng thời cũng có thể là các bác sĩ đã chẩn đoán sai.
Vì thế mà quá trình đã bị kéo dài. Cuộc điều tra phải được thông qua giám mục của Arles, trước khi các tài liệu y tế có thể chuyển tới Vatican.
Nhiều ủy ban đã được thành lập để bàn thảo, bao gồm một ủy ban với 10 chuyên gia y tế. Những kết luận tuy không cần sự nhất trí của tất cả các chuyên gia, nhưng phải có đa số.
Bình luận về thời điểm phong thánh cho ĐGH Gioan Phaolo 2, cha Lombardi thừa nhận rằng tiến trình nhanh chóng đã được ĐGH thông qua một phần vì "danh tiếng lớn lao" của vị thánh nhân.
Sự qui định là tiến trình phong thánh chỉ thực hiện 5 năm sau khi qua đời.
Tuy nhiên, "không có góc cạnh nào bị bỏ qua," vị phát ngôn viên Vatican đảm bảo như thế. Ngài nhấn mạnh rằng "từng bước một của cuộc điều tra đã được hoàn thành kỹ lưỡng, không có việc gia giảm.."
Cha Lombardi giải thích sự lựa chọn ngày phong Chân Phước là đầy ý nghĩa vì Ngài đã qua đời chỉ một ngày trước lễ kính Lòng Thương Xót Chúa năm 2005. Năm đó, là Chúa Nhật ngày 03 tháng 4.
"Đối với những ai nghiên cứu triều đại của ĐGH Gioan Phaolo 2 thì biết đó là một ngày chủ nhật đặc biệt," theo lời Cha Lombardi.
Khi đức cố Giáo Hòang phong thánh cho Thánh Faustina Kowalska, ngài tuyên bố rằng chủ nhật sau lễ Phục sinh từ nay trở đi sẽ được gọi là "Ngày Chủ Nhật của Lòng Thương Xót Chúa."
Sơ Faustina đã thúc đẩy việc lần chuỗi Lòng Thưong Xót Chúa, là cách cầu nguyện sử dụng chuỗi tràng hạt, và cho biết những ai xưng tội và rước Mình Thánh trong Thánh Lễ Chúa Nhật sau lễ Phục sinh sẽ được ơn tha thứ mọi tội lỗi.
Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô đang được chuẩn bị cho một sự kiện chắc chắn là lớn, và sẽ thu hút khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới.
Người ta sẽ bốc mộ ĐGH Gioan Phaolo 2 và đặt dưới bàn thờ của nhà nguyện St Stephen trong Vương Cung Thánh đường Thánh Pherô, gần bên tượng Đức Mẹ Sầu Bi.
Bởi vì là quá sớm sau ngày chết, cho nên cơ thể của Ngài sẽ không được khai quật để kiểm tra, ít ra là không vào thời điểm này.
Một bảng đá cẩm thạch viết "Beatus Giovannus Paulus" sẽ dựng bên cỗ quan tài.
Ngôi mộ của chân phước Giáo hoàng Innocent XI đang ở bên dưới bàn thờ của nhà nguyện, sẽ được di chuyển đến gần bàn thờ Thánh Phêrô.
Đối với nhiều người, việc tuyên bố phong chân phước xác định tâm tình họ đã ôm ấp từ lâu
Bùi Hữu Thư
17:36 14/01/2011
WASHINGTON (CNS) – Việc loan tin Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II sắp được phong chân phước được rất nhiều người đón mừng như một sự xác tín về một điều họ đã linh cảm ngay từ khi những tiếng hô to: "Santo subito!" ("Phong Thánh Bây Giờ!!") vang dội khắp quảng trường Thánh Phêrô vào lễ an táng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.
Rất nhiều người trong đám dông là giới trẻ đã có cảm tình đặc biệt đối với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, triều đại giáo hoàng của ngài đã bắt đầu và chấm dứt với một lời chào mừng đặc biệt gửi cho các bạn trẻ.
Trong nghi lễ tấn phong của ngài năm 1978, Đức Thánh Cha mới được bầu lên đã nói với giới trẻ: “Các bạn là tương lai của thế giới, các bạn là niềm hy vọng của giáo hội, các bạn là niềm hy vọng của cha.”
Và những lời cuối cùng của ngài, được báo cáo là được gửi đi vài giờ trước khi ngài qua đời, cũng được gửi cho giới trẻ, để đáp lại sự kiện hàng ngàn bạn trẻ đã cầu nguyện và hát trong quảng trường Thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha nói: “Cha tìm kiếm và bây giờ các con đã đến với cha… Cha cám ơn các con.” Ngài qua đời ngày 2 tháng 4, năm 2005 hưởng thọ 84 tuổi.
Linh mục Thomas Rosica người Ba Tây, sáng lập viên và giám đốc điều hành đài truyền hình Gia Nã Đại “Muối và Ánh Sáng” (Salt and Light Television), nói không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, vì cha được nghe tin Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II được phong chân phước, trong khi cha đang tham dự một buổi họp tại Tây Ban Nha về Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới sắp tới.
Cha nói trong một lời tuyên bố ngày 14 tháng 1: "Một tiếng hoan hô vang dội như sấm sét nổi lên khi tất cả mọi người cùng đứng lên hô to, ngay sau khi được nghe tin về vụ phong chân phước.”
Linh mục giám đốc toàn quốc về Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2002 tại Toronto nói ngày phong chân phước 1 tháng 5, cũng không phải là một sự ngẫu nhiên, ngày đó cũng là ngày Chúa Nhật Lòng Thương Xót, mà cũng là ngày lễ Thánh Giuse Thợ, cũng được gọi là “Ngày tháng Năm” (May Day) trong niên lịch ngoài đời.
Rất nhiều người trong đám dông là giới trẻ đã có cảm tình đặc biệt đối với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, triều đại giáo hoàng của ngài đã bắt đầu và chấm dứt với một lời chào mừng đặc biệt gửi cho các bạn trẻ.
Trong nghi lễ tấn phong của ngài năm 1978, Đức Thánh Cha mới được bầu lên đã nói với giới trẻ: “Các bạn là tương lai của thế giới, các bạn là niềm hy vọng của giáo hội, các bạn là niềm hy vọng của cha.”
Và những lời cuối cùng của ngài, được báo cáo là được gửi đi vài giờ trước khi ngài qua đời, cũng được gửi cho giới trẻ, để đáp lại sự kiện hàng ngàn bạn trẻ đã cầu nguyện và hát trong quảng trường Thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha nói: “Cha tìm kiếm và bây giờ các con đã đến với cha… Cha cám ơn các con.” Ngài qua đời ngày 2 tháng 4, năm 2005 hưởng thọ 84 tuổi.
Linh mục Thomas Rosica người Ba Tây, sáng lập viên và giám đốc điều hành đài truyền hình Gia Nã Đại “Muối và Ánh Sáng” (Salt and Light Television), nói không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, vì cha được nghe tin Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II được phong chân phước, trong khi cha đang tham dự một buổi họp tại Tây Ban Nha về Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới sắp tới.
Cha nói trong một lời tuyên bố ngày 14 tháng 1: "Một tiếng hoan hô vang dội như sấm sét nổi lên khi tất cả mọi người cùng đứng lên hô to, ngay sau khi được nghe tin về vụ phong chân phước.”
Linh mục giám đốc toàn quốc về Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2002 tại Toronto nói ngày phong chân phước 1 tháng 5, cũng không phải là một sự ngẫu nhiên, ngày đó cũng là ngày Chúa Nhật Lòng Thương Xót, mà cũng là ngày lễ Thánh Giuse Thợ, cũng được gọi là “Ngày tháng Năm” (May Day) trong niên lịch ngoài đời.
Thánh Kinh Một Câu
Vũ Văn An
23:00 14/01/2011
Đấu năm nay, Dane Ortlund, một chủ bút kỳ cựu tại phân bộ Thánh Kinh của cơ sở Crossway Books, có yêu cầu một số những người được ông cho là học giả và mục tử biết quan tâm tới Thánh Kinh tóm tắt bộ sách này trong một câu. Và một số vị đã đáp ứng.
Dane Ortlund hiện sống tại Wheaton, Illinois, với vợ và hai con. Ông hiện làm việc cho cơ sở Crossway Books nhằm khích lệ người ta lấy Tin Mừng làm gốc rễ và nhắc nhở những người đang làm việc trong ngành đào tạo thần học và thuật lãnh đạo trong Giáo Hội rằng nhận thức tín lý của ta về Thiên Chúa nhằm mục đích cung cấp nhiên liệu, chứ không vượt quá nhận thức ngợi ca của ta về Người.
Ông mời gọi mọi người cùng ông sống “không còn sống cho mình nữa, mà sống cho Đấng đã chết và sống lại vì mình (2 Cor 5:15), hãy lấy Chúa làm niềm vui vì Người sẽ cho ta phỉ chí thỏa lòng (Tv 37:4), trình bày “ lời đáng tin cậy và đáng mọi người đón nhận: đó là Ðức Kitô Giêsu đã đến thế gian, để cứu những người tội lỗi, mà kẻ đầu tiên là tôi” (1 Tm 1:15), tỏ bày vinh quang Thiên Chúa (Rm 15:8-9), ơn thánh của Người (Eph 1:6) nơi Chúa Kitô (Cl 1:15-20). Đối với ông, phần gia nghiệp của ta được qui định trong Ai Ca 3:24:32: “Tôi tự nhủ: Ðức Chúa là phần sản nghiệp của tôi, vì thế nơi Người, tôi trông cậy. Ðức Chúa xử tốt với ai tin cậy Người, với ai hết lòng tìm kiếm Chúa. Biết thinh lặng đợi chờ, đợi chờ ơn cứu độ của Ðức Chúa, đó là một điều hay. Cũng là một điều hay cho người nào phải mang ách từ khi còn trẻ. Khi chính Chúa bắt nó phải mang, nó hãy cứ ngồi im lặng một mình, cứ đặt miệng nó trong bụi đất - may ra còn chút hy vọng nào chăng - nó cứ đưa má cho kẻ tát, chuốc lấy cho mình đầy nỗi nhuốc nhơ. Vì quả thật, Ðức Chúa chẳng bỏ rơi mãi mãi: có làm khổ, Người cũng xót thương, vì Người vốn từ bi cao cả”
Dĩ nhiên khi yêu cầu tóm lược Thánh Kinh vào một câu duy nhất, Dane Ortlund không khích lệ người ta bỏ đọc Thánh Kinh trong tất cả những nét phong phú của nó. Tuy nhiên, ông muốn người ta lưu ý đến sứ điệp nòng cốt của nó. Thực ra, vẫn có những tóm lược như thế ngay trong Thánh Kinh: các thánh vịnh rõ ràng tóm lược lịch sử Israel, Chúa Giêsu trong Tin Mừng Mátthêu 22:40 hay Tin Mừng Luca 24:25-26, Thánh Phaolô trong Thư Galát 5:14 hay Thư 1 Côrintô 15: 3-4 đều là các tóm lược có ý nghĩa.
Và sau đây là một số tóm lược nói trên:
1. Cốt truyện trong Cựu Ước có thể tóm lược như sau: đó là một trình thuật lịch sử về vị Thiên Chúa đang tiệm tiến, từ cõi hỗn mang, tái lập vương quốc mới đầy sáng tạo của Người trên nhân loại tội lỗi bằng lời và Thần Khí của Người qua lời hứa hẹn, qua giao ước và qua cứu vớt, kết quả là một ủy nhiệm có tính hoàn cầu để tín hữu mở rộng vương quyền mới đầy sáng tạo này và một kết án đối với những kẻ không tin, tất cả nhằm vinh quang Thiên Chúa; cốt truyện trong Tân Ước có thể tóm lược như sau: cuộc sống vâng phục có tính giao ước của Chúa Giêsu, các thử thách, cái chết có tính phán xét của kẻ có tội, và nhất là sự sống lại nhờ Thần Khí đã khai mở ra triều đại sáng tạo mới có tính cánh chung tuy đã đến nhưng chưa hoàn tất, nhờ ơn thánh được ban cho những ai có đức tin và kết quả là một ủy nhiệm có tính hoàn cầu để tín hữu mở rộng vương quốc mới đầy sáng tạo này và một kết án đối với kẻ không tin, tất cả nhằm vinh quang Thiên Chúa (Greg Beale).
2. Thiên Chúa gắn bó một cách đầy giao ước với thế gian đến độ, đã ban Con Một của Người để bất cứ ai tin Người Con này đều được sống đời đời! (Dan Block)
3. Thiên Chúa đang ở trong diễn trình tái tạo vũ trụ từng bị tội lỗi làm ra tồi tệ và giúp tất cả những ai chịu bước chân theo Chúa Giêsu trở nên thành viên của cộng đồng kỳ diệu và trường cửu từ đó phát sinh ra (Craig Blomberg).
4. Thánh Kinh kể cho ta việc Thiên Chúa Hóa Công đầy yêu thương đã tái lập nhân loại và vũ trụ sa đọa ra sao qua việc tái lập vương quốc của Người nhờ Chúa Giêsu Kitô, và qua việc ban sự sống để vinh danh Người (Darrell Bock).
5. Thiên Chúa hứa sẽ đem dân của Người về với Người và Người đang làm trọn những lời hứa ấy nhờ Chúa Kitô (Mark Dever).
6. Thiên Chúa chí thánh sai Con Một công chính của mình xuống chết vì kẻ tội lỗi bất chính để ta trở nên thánh thiện và sống hạnh phúc với Người mãi mãi (Kevin DeYoung).
7. Tập tành với Chúa Giêsu để trở nên nhân bản một lần nữa (Zack Eswine)
8. Thiên Chúa tự vinh danh Người qua việc cứu chuộc kẻ tội lỗi (John Frame)
9. Thiên Chúa Ba Ngôi ở đầu, ở giữa và ở cuối mọi sự, ‘vì mọi sự đều do Người (Đấng Hóa Công), nhờ Người (Đấng Nâng Đỡ và Cứu Chuộc) và quy hướng về Người (Đấng Phán Xét) (Rm 11:36) (Scott Hafemann).
10. Chúa Giêsu là Vua và là Đấng Cứu Thế đã được hứa ban (David Helm).
11. Sự chuyển dịch trong lịch sử từ sáng tạo cũ qua sáng tạo mới nhờ công cuộc cứu chuộc của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần nhằm cứu vớt và biến đổi con người và nơi chốn sa đọa cho vinh quang của Người và cho ích lợi của họ (Paul House).
12. Không như triết lý nhân bản, chân lý đích thực của Thánh Kinh quá phong phú, quá hấp dẫn, quá có tính bản thân, quá bao trùm, quá cao cả và thay đổi đời ta đến độ không thể giản lược vào một câu duy nhất (Gordon Hugenberger).
13. Thiên Chúa cứu chuộc công trình sáng tạo của Người bằng cách đặt chúng dưới quyền chúa tể của Chúa Giêsu Kitô (Kent Hughes).
14. ‘Thiên Chúa quá yêu thế gian đến độ ban Con Một của Người để bất cứ ai tin vào Người Con này sẽ không hư mất mà được sống đời đời” (Ga 3:16) (Andreas Kostenberger)
15. Thiên Chúa, Đấng dựng nên chúng ta và mọi loài, yêu thương chúng ta và hiến mình cho chúng ta để chúng ta được sống mãi mãi với Người như những tạo vật mới trong một sáng thế mới, đó quả là một tin mừng! (Phil Long).
16. Sứ điệp của Thánh Kinh là ơn thánh biến đổi của Thiên Chúa được tỏ bày một cách tuyệt vời nơi Chúa Giêsu Kitô (Sean Lucas).
17. Người Tình của linh hồn ta không chịu để truyện tình thơ mộng tan biến, nhưng khơi cho nó rực cháy mãi (Ray Ortlund).
18. Thiên Chúa dựng nên loài người để yêu thương họ, nhưng tất cả chúng ta đã từ khước tình yêu của Người, nên Thiên Chúa đã sai Con Một của Người mang lấy tội lỗi ta trên thánh giá để nhờ tin vào lễ hy sinh chuộc tội của Con Một này, ta được sống (Grant Osborne).
19. Thánh Kinh là bản ghi lời Chúa hứa và việc Người giải thoát ta nhờ Chúa Giêsu Kitô (George Robertson).
20. Sứ điệp Thánh Kinh có hai: cho người ta thấy họ có thể được cứu vớt khỏi tội ra sao nhờ tin vào sự đền tội của Chúa Kitô và họ phải sống suốt đời thế nào như là môn đệ của Thiên Chúa (Leland Ryken).
21. Thiên Chúa thống trị mọi loài vì vinh quang của Người, nhưng ta chỉ được vui hưởng nước cứu chuộc của Người trên trời mới đất mới nếu ta biết thống hối và tin vào Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, Đấng là Chúa Tể đã chịu đóng đinh và đã sống lại, Đấng từng hiến mình trên thánh giá để cứu vớt ta (Tom Schreiner).
22. Ngôi Lời đã trở nên xác phàm (Verbum caro factum est) (Mark Seifrid).
23. Toàn bộ trình thuật Thánh Kinh về thế giới là đây: Thiên Chúa làm ra nó, ta đánh bể nó, Chúa Giêsu hàn lại nó (Michael D. Williams).
24. Sứ điệp chính của Thánh Kinh là thế này: Thiên Chúa duy nhất chân thật bày tỏ vinh quang của Người chủ yếu qua việc cứu chuộc và tái lập công trình sáng tạo đã sa ngã của Người bằng cách làm nên trọn các lời hứa và các lệnh truyền có tính giao ước của Người qua ngôi vị vinh hiển và công trình đền tội của Chúa Kitô (Erik Thoennes).
25. Sách Thánh cho ta hay câu truyện chiếc Hoa Viên (Vườn Địa Đàng) đã được biến đổi thành Kinh Thành Hoa Viên ra sao, nhưng chỉ sau khi con rồng đã biến Hoa Viên đó thành một hoang địa vĩ đại, một nơi cư trú man dại cho loài cú và chó rừng, kéo dài đến tận lúc người dũng sĩ được đề cử đến để hạ sát con rồng, tự hy sinh mạng sống mình trong diễn trình ấy, và với máu mình đã thực hiện được sự biến đổi hoang địa thành Kinh Thành Hoa Viên kia (Doug Wilson).
26. Người, tức Thiên Chúa trong Chúa Kitô, sẽ thống trị muôn đời và mãi mãi; bởi vậy, hôm nay, nếu nghe thấy tiếng Người, bạn đừng cứng lòng nữa nhưng hãy tin vào Tin Mừng, vác thánh giá mình và theo Chúa Giêsu (Bob Yarbrough).
Dane Ortlund hiện sống tại Wheaton, Illinois, với vợ và hai con. Ông hiện làm việc cho cơ sở Crossway Books nhằm khích lệ người ta lấy Tin Mừng làm gốc rễ và nhắc nhở những người đang làm việc trong ngành đào tạo thần học và thuật lãnh đạo trong Giáo Hội rằng nhận thức tín lý của ta về Thiên Chúa nhằm mục đích cung cấp nhiên liệu, chứ không vượt quá nhận thức ngợi ca của ta về Người.
Ông mời gọi mọi người cùng ông sống “không còn sống cho mình nữa, mà sống cho Đấng đã chết và sống lại vì mình (2 Cor 5:15), hãy lấy Chúa làm niềm vui vì Người sẽ cho ta phỉ chí thỏa lòng (Tv 37:4), trình bày “ lời đáng tin cậy và đáng mọi người đón nhận: đó là Ðức Kitô Giêsu đã đến thế gian, để cứu những người tội lỗi, mà kẻ đầu tiên là tôi” (1 Tm 1:15), tỏ bày vinh quang Thiên Chúa (Rm 15:8-9), ơn thánh của Người (Eph 1:6) nơi Chúa Kitô (Cl 1:15-20). Đối với ông, phần gia nghiệp của ta được qui định trong Ai Ca 3:24:32: “Tôi tự nhủ: Ðức Chúa là phần sản nghiệp của tôi, vì thế nơi Người, tôi trông cậy. Ðức Chúa xử tốt với ai tin cậy Người, với ai hết lòng tìm kiếm Chúa. Biết thinh lặng đợi chờ, đợi chờ ơn cứu độ của Ðức Chúa, đó là một điều hay. Cũng là một điều hay cho người nào phải mang ách từ khi còn trẻ. Khi chính Chúa bắt nó phải mang, nó hãy cứ ngồi im lặng một mình, cứ đặt miệng nó trong bụi đất - may ra còn chút hy vọng nào chăng - nó cứ đưa má cho kẻ tát, chuốc lấy cho mình đầy nỗi nhuốc nhơ. Vì quả thật, Ðức Chúa chẳng bỏ rơi mãi mãi: có làm khổ, Người cũng xót thương, vì Người vốn từ bi cao cả”
Dĩ nhiên khi yêu cầu tóm lược Thánh Kinh vào một câu duy nhất, Dane Ortlund không khích lệ người ta bỏ đọc Thánh Kinh trong tất cả những nét phong phú của nó. Tuy nhiên, ông muốn người ta lưu ý đến sứ điệp nòng cốt của nó. Thực ra, vẫn có những tóm lược như thế ngay trong Thánh Kinh: các thánh vịnh rõ ràng tóm lược lịch sử Israel, Chúa Giêsu trong Tin Mừng Mátthêu 22:40 hay Tin Mừng Luca 24:25-26, Thánh Phaolô trong Thư Galát 5:14 hay Thư 1 Côrintô 15: 3-4 đều là các tóm lược có ý nghĩa.
Và sau đây là một số tóm lược nói trên:
1. Cốt truyện trong Cựu Ước có thể tóm lược như sau: đó là một trình thuật lịch sử về vị Thiên Chúa đang tiệm tiến, từ cõi hỗn mang, tái lập vương quốc mới đầy sáng tạo của Người trên nhân loại tội lỗi bằng lời và Thần Khí của Người qua lời hứa hẹn, qua giao ước và qua cứu vớt, kết quả là một ủy nhiệm có tính hoàn cầu để tín hữu mở rộng vương quyền mới đầy sáng tạo này và một kết án đối với những kẻ không tin, tất cả nhằm vinh quang Thiên Chúa; cốt truyện trong Tân Ước có thể tóm lược như sau: cuộc sống vâng phục có tính giao ước của Chúa Giêsu, các thử thách, cái chết có tính phán xét của kẻ có tội, và nhất là sự sống lại nhờ Thần Khí đã khai mở ra triều đại sáng tạo mới có tính cánh chung tuy đã đến nhưng chưa hoàn tất, nhờ ơn thánh được ban cho những ai có đức tin và kết quả là một ủy nhiệm có tính hoàn cầu để tín hữu mở rộng vương quốc mới đầy sáng tạo này và một kết án đối với kẻ không tin, tất cả nhằm vinh quang Thiên Chúa (Greg Beale).
2. Thiên Chúa gắn bó một cách đầy giao ước với thế gian đến độ, đã ban Con Một của Người để bất cứ ai tin Người Con này đều được sống đời đời! (Dan Block)
3. Thiên Chúa đang ở trong diễn trình tái tạo vũ trụ từng bị tội lỗi làm ra tồi tệ và giúp tất cả những ai chịu bước chân theo Chúa Giêsu trở nên thành viên của cộng đồng kỳ diệu và trường cửu từ đó phát sinh ra (Craig Blomberg).
4. Thánh Kinh kể cho ta việc Thiên Chúa Hóa Công đầy yêu thương đã tái lập nhân loại và vũ trụ sa đọa ra sao qua việc tái lập vương quốc của Người nhờ Chúa Giêsu Kitô, và qua việc ban sự sống để vinh danh Người (Darrell Bock).
5. Thiên Chúa hứa sẽ đem dân của Người về với Người và Người đang làm trọn những lời hứa ấy nhờ Chúa Kitô (Mark Dever).
6. Thiên Chúa chí thánh sai Con Một công chính của mình xuống chết vì kẻ tội lỗi bất chính để ta trở nên thánh thiện và sống hạnh phúc với Người mãi mãi (Kevin DeYoung).
7. Tập tành với Chúa Giêsu để trở nên nhân bản một lần nữa (Zack Eswine)
8. Thiên Chúa tự vinh danh Người qua việc cứu chuộc kẻ tội lỗi (John Frame)
9. Thiên Chúa Ba Ngôi ở đầu, ở giữa và ở cuối mọi sự, ‘vì mọi sự đều do Người (Đấng Hóa Công), nhờ Người (Đấng Nâng Đỡ và Cứu Chuộc) và quy hướng về Người (Đấng Phán Xét) (Rm 11:36) (Scott Hafemann).
10. Chúa Giêsu là Vua và là Đấng Cứu Thế đã được hứa ban (David Helm).
11. Sự chuyển dịch trong lịch sử từ sáng tạo cũ qua sáng tạo mới nhờ công cuộc cứu chuộc của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần nhằm cứu vớt và biến đổi con người và nơi chốn sa đọa cho vinh quang của Người và cho ích lợi của họ (Paul House).
12. Không như triết lý nhân bản, chân lý đích thực của Thánh Kinh quá phong phú, quá hấp dẫn, quá có tính bản thân, quá bao trùm, quá cao cả và thay đổi đời ta đến độ không thể giản lược vào một câu duy nhất (Gordon Hugenberger).
13. Thiên Chúa cứu chuộc công trình sáng tạo của Người bằng cách đặt chúng dưới quyền chúa tể của Chúa Giêsu Kitô (Kent Hughes).
14. ‘Thiên Chúa quá yêu thế gian đến độ ban Con Một của Người để bất cứ ai tin vào Người Con này sẽ không hư mất mà được sống đời đời” (Ga 3:16) (Andreas Kostenberger)
15. Thiên Chúa, Đấng dựng nên chúng ta và mọi loài, yêu thương chúng ta và hiến mình cho chúng ta để chúng ta được sống mãi mãi với Người như những tạo vật mới trong một sáng thế mới, đó quả là một tin mừng! (Phil Long).
16. Sứ điệp của Thánh Kinh là ơn thánh biến đổi của Thiên Chúa được tỏ bày một cách tuyệt vời nơi Chúa Giêsu Kitô (Sean Lucas).
17. Người Tình của linh hồn ta không chịu để truyện tình thơ mộng tan biến, nhưng khơi cho nó rực cháy mãi (Ray Ortlund).
18. Thiên Chúa dựng nên loài người để yêu thương họ, nhưng tất cả chúng ta đã từ khước tình yêu của Người, nên Thiên Chúa đã sai Con Một của Người mang lấy tội lỗi ta trên thánh giá để nhờ tin vào lễ hy sinh chuộc tội của Con Một này, ta được sống (Grant Osborne).
19. Thánh Kinh là bản ghi lời Chúa hứa và việc Người giải thoát ta nhờ Chúa Giêsu Kitô (George Robertson).
20. Sứ điệp Thánh Kinh có hai: cho người ta thấy họ có thể được cứu vớt khỏi tội ra sao nhờ tin vào sự đền tội của Chúa Kitô và họ phải sống suốt đời thế nào như là môn đệ của Thiên Chúa (Leland Ryken).
21. Thiên Chúa thống trị mọi loài vì vinh quang của Người, nhưng ta chỉ được vui hưởng nước cứu chuộc của Người trên trời mới đất mới nếu ta biết thống hối và tin vào Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, Đấng là Chúa Tể đã chịu đóng đinh và đã sống lại, Đấng từng hiến mình trên thánh giá để cứu vớt ta (Tom Schreiner).
22. Ngôi Lời đã trở nên xác phàm (Verbum caro factum est) (Mark Seifrid).
23. Toàn bộ trình thuật Thánh Kinh về thế giới là đây: Thiên Chúa làm ra nó, ta đánh bể nó, Chúa Giêsu hàn lại nó (Michael D. Williams).
24. Sứ điệp chính của Thánh Kinh là thế này: Thiên Chúa duy nhất chân thật bày tỏ vinh quang của Người chủ yếu qua việc cứu chuộc và tái lập công trình sáng tạo đã sa ngã của Người bằng cách làm nên trọn các lời hứa và các lệnh truyền có tính giao ước của Người qua ngôi vị vinh hiển và công trình đền tội của Chúa Kitô (Erik Thoennes).
25. Sách Thánh cho ta hay câu truyện chiếc Hoa Viên (Vườn Địa Đàng) đã được biến đổi thành Kinh Thành Hoa Viên ra sao, nhưng chỉ sau khi con rồng đã biến Hoa Viên đó thành một hoang địa vĩ đại, một nơi cư trú man dại cho loài cú và chó rừng, kéo dài đến tận lúc người dũng sĩ được đề cử đến để hạ sát con rồng, tự hy sinh mạng sống mình trong diễn trình ấy, và với máu mình đã thực hiện được sự biến đổi hoang địa thành Kinh Thành Hoa Viên kia (Doug Wilson).
26. Người, tức Thiên Chúa trong Chúa Kitô, sẽ thống trị muôn đời và mãi mãi; bởi vậy, hôm nay, nếu nghe thấy tiếng Người, bạn đừng cứng lòng nữa nhưng hãy tin vào Tin Mừng, vác thánh giá mình và theo Chúa Giêsu (Bob Yarbrough).
Top Stories
Chine, Hebei: les autorités tentent de s’approprier un orphelinat pour handicapés, tenu depuis plus de vingt ans par Mgr Jia Zhiguo, évêque « clandestin » de Zhengding
Eglises d'Asie
08:40 14/01/2011
Selon un communiqué en date du 11 janvier 2011, émanant de la Fondation du Cardinal Kung, établie aux Etats-Unis (1), le gouvernement chinois a averti Mgr Jia Zhiguo de son intention de reprendre, de gré ou de force, l’orphelinat pour enfants handicapés qu’il a fondé et dirige depuis plus de vingt ans.
Mgr Julius Jia Zhiguo, évêque « clandestin » du diocèse de Zhengding (Shijiazhuang) dans la province du Hebei, est notamment connu pour avoir été maintes fois arrêté par la police en raison de son refus d’adhérer aux instances « officielles » de l’Eglise en Chine. Il n’a jamais accepté de rejoindre l’Association patriotique des catholiques chinois, courroie de transmission de la politique religieuse gouvernementale et instance non reconnue par l’Eglise catholique.
Il y a environ une vingtaine d’années, un bébé handicapé était abandonné devant la porte de Mgr Jia Zhiguo. Cet enfant, le premier à être accueilli et élevé par le prélat, fut suivi de nombreux autres, déposés de la même manière, sur le pas de la porte de Mgr Jia, le bouche à oreille ayant répandu la nouvelle que « le bon évêque » les recueillait. Au fil des années, ce sont des centaines de bébés, handicapés ou gravement malades qui ont été laissés aux bons soins de ce « Monsieur Vincent » de Chine, qui les a tous pris en charge. Certains d’entre eux malheureusement ne purent survivre, mais tous ont été baptisés avant « de rejoindre la maison du Père », rapporte la Fondation du Cardinal Kung.
Mgr Jia a créé une communauté de religieuses ayant pour vocation spécifique le soin des enfants souffrant de handicap, et il a fondé un orphelinat à Wu Qiu, le village où il réside, dans le district de Jinzhou. De plus en plus de petits pensionnaires ont été accueillis et, aujourd’hui, ils sont près d’une centaine de garçons et filles. Sans aide de l’Etat, ni reconnaissance officielle, l’institut a fonctionné durant ces vingt années, le gouvernement fermant les yeux sur cette œuvre de charité qui était soutenue et appréciée au-delà même des frontières chinoises.
Agé de 75 ans, Mgr Jia Zhiguo a été consacré évêque de Zhengding (Shijiazhuang) en décembre 1980, avec mandat du pape. Depuis 2004, il a été arrêté 13 fois et totalise approximativement une vingtaine d’années en prison. Bien qu’il soit toujours étroitement surveillé par les autorités, l’évêque clandestin jouit d’un grand soutien de la part des fidèles de son diocèse où coexistent communautés « officielles » et « clandestines » (2). La Fondation du Cardinal Kung rappelle qu’à sa dernière remise en liberté, le 7 juillet dernier, « Mgr Jia, en présence des représentants du gouvernement, avait réaffirmé qu’il ne reconnaissait pas l’Association patriotique ni la Conférence des évêques « officiels ». Il avait ensuite déclaré qu’il était et serait toujours fermement soumis à l’autorité du Saint-Père ».
Fidèle à ses convictions, le prélat n’a pas assisté à l’ordination illicite (sans mandat pontifical) du P. Guo Jincai sur le siège de Chengde en novembre dernier (3). Il ne s’est pas non plus rendu à la 8e Assemblée nationale des représentants catholiques et ce malgré les intenses pressions dont il a fait l’objet, comme nombre d’évêques « officiels », qui avaient été « priés » d’assister à l’événement (4). Les autorités avaient menacé de saisir l’orphelinat si Mgr Jia ne se rendait pas à Pékin pour la 8e Assemblée nationale des représentants catholiques. L’évêque n’avait pas plié et il est à craindre que le regain d’intérêt du gouvernement pour l’orphelinat tenu par Mgr Jia soit une conséquence directe de l’opposition manifestée ostensiblement par l’évêque envers la politique religieuse gouvernementale.
Dès décembre 2010, rapporte en effet le communiqué de la Fondation du Cardinal Kung, M. Yin, du Département du Front Uni pour le Jinzhou, M. Guo, du Secrétariat politique, M. An, du Bureau des Affaires religieuses du Jinzhou, le secrétaire du Parti communiste de Wu Qiu et le directeur de la Sécurité publique de Shijiazhuang avaient rencontré à de multiples reprises Mgr Jia. Lors de ces réunions, l’évêque avait été prié de signer des documents cédant l’orphelinat au gouvernement chinois et ordonnant la dispersion de la trentaine de religieuses au service des enfants handicapés. Face à son refus, il avait été menacé d’être retenu pour une « durée indéterminée » en « session de travail ». Il lui avait alors été dit qu’« avec ou sans sa signature, l’orphelinat lui serait retiré (...) par la force s’il le fallait ».
Mgr Jia Zhiguo ayant dénoncé auprès du Bureau central des Affaires religieuses à Pékin les menaces et intimidations dont il était l’objet de la part des autorités locales, il lui a été répondu que ce type d’affaire relevait de la juridiction du Jinzhou.
Depuis vingt ans, le prélat et les trente religieuses de la congrégation dévouée à l’institution « se dépensent sans compter pour ces orphelins handicapés qui ont grandi dans l’amour et dépendent affectivement comme physiquement de ces personnes dévouées qui leur ont consacré leur vie. S’ils sont séparés d’eux par la force, ils souffriront de séquelles irréversibles », conclut le communiqué de la Fondation du Cardinal Kung, qui appelle toute personne de bonne volonté à demander aux ambassades de Chine que le gouvernement cesse son action envers l’orphelinat de Mgr Jia.
A l’heure où nous rédigeons cette dépêche, des sources locales nous informent que l’orphelinat aurait déjà été saisi par les autorités, les religieuses dispersées et les enfants « envoyés vers une destination inconnue ». Aucune information concernant Mgr Jia ne nous est parvenue (5).
(1) La Fondation du Cardinal Kung, créée à la mémoire du célèbre prélat dissident décédé en exil en 2000 aux Etats-Unis après avoir été détenu pendant une trentaine d’années par les autorités chinoises, est actuellement dirigée par son neveu et poursuit l’œuvre de résistance de l’ancien évêque de Shanghai en dénonçant les atteintes à la liberté religieuse en Chine.
(2) A propos Mgr Jia Zhiguo, voir EDA 533, 540
(3) Voir EDA 540
(4) La 8e Assemblée nationale des représentants catholiques, repoussée à plusieurs reprises par les autorités, s’est tenue du 7 au 9 décembre 2010 à Pékin et a élu Mgr Ma Yinglin, un évêque illégitime, à la tête de la Conférence épiscopale « officielle », ainsi que Mgr Fang Xingyao, évêque « officiel » mais reconnu par Rome, à la tête de l’Association patriotique, toutes deux institutions non reconnues par le Vatican. Voir EDA 539, 540, 541, 542
(5) Sources: Fondation du Cardinal Kung, 11 janvier 2011; Aide à l’Eglise en Détresse.
(Source: Eglises d'Asie, 14 janvier 2011)
Mgr Julius Jia Zhiguo, évêque « clandestin » du diocèse de Zhengding (Shijiazhuang) dans la province du Hebei, est notamment connu pour avoir été maintes fois arrêté par la police en raison de son refus d’adhérer aux instances « officielles » de l’Eglise en Chine. Il n’a jamais accepté de rejoindre l’Association patriotique des catholiques chinois, courroie de transmission de la politique religieuse gouvernementale et instance non reconnue par l’Eglise catholique.
Il y a environ une vingtaine d’années, un bébé handicapé était abandonné devant la porte de Mgr Jia Zhiguo. Cet enfant, le premier à être accueilli et élevé par le prélat, fut suivi de nombreux autres, déposés de la même manière, sur le pas de la porte de Mgr Jia, le bouche à oreille ayant répandu la nouvelle que « le bon évêque » les recueillait. Au fil des années, ce sont des centaines de bébés, handicapés ou gravement malades qui ont été laissés aux bons soins de ce « Monsieur Vincent » de Chine, qui les a tous pris en charge. Certains d’entre eux malheureusement ne purent survivre, mais tous ont été baptisés avant « de rejoindre la maison du Père », rapporte la Fondation du Cardinal Kung.
Mgr Jia a créé une communauté de religieuses ayant pour vocation spécifique le soin des enfants souffrant de handicap, et il a fondé un orphelinat à Wu Qiu, le village où il réside, dans le district de Jinzhou. De plus en plus de petits pensionnaires ont été accueillis et, aujourd’hui, ils sont près d’une centaine de garçons et filles. Sans aide de l’Etat, ni reconnaissance officielle, l’institut a fonctionné durant ces vingt années, le gouvernement fermant les yeux sur cette œuvre de charité qui était soutenue et appréciée au-delà même des frontières chinoises.
Agé de 75 ans, Mgr Jia Zhiguo a été consacré évêque de Zhengding (Shijiazhuang) en décembre 1980, avec mandat du pape. Depuis 2004, il a été arrêté 13 fois et totalise approximativement une vingtaine d’années en prison. Bien qu’il soit toujours étroitement surveillé par les autorités, l’évêque clandestin jouit d’un grand soutien de la part des fidèles de son diocèse où coexistent communautés « officielles » et « clandestines » (2). La Fondation du Cardinal Kung rappelle qu’à sa dernière remise en liberté, le 7 juillet dernier, « Mgr Jia, en présence des représentants du gouvernement, avait réaffirmé qu’il ne reconnaissait pas l’Association patriotique ni la Conférence des évêques « officiels ». Il avait ensuite déclaré qu’il était et serait toujours fermement soumis à l’autorité du Saint-Père ».
Fidèle à ses convictions, le prélat n’a pas assisté à l’ordination illicite (sans mandat pontifical) du P. Guo Jincai sur le siège de Chengde en novembre dernier (3). Il ne s’est pas non plus rendu à la 8e Assemblée nationale des représentants catholiques et ce malgré les intenses pressions dont il a fait l’objet, comme nombre d’évêques « officiels », qui avaient été « priés » d’assister à l’événement (4). Les autorités avaient menacé de saisir l’orphelinat si Mgr Jia ne se rendait pas à Pékin pour la 8e Assemblée nationale des représentants catholiques. L’évêque n’avait pas plié et il est à craindre que le regain d’intérêt du gouvernement pour l’orphelinat tenu par Mgr Jia soit une conséquence directe de l’opposition manifestée ostensiblement par l’évêque envers la politique religieuse gouvernementale.
Dès décembre 2010, rapporte en effet le communiqué de la Fondation du Cardinal Kung, M. Yin, du Département du Front Uni pour le Jinzhou, M. Guo, du Secrétariat politique, M. An, du Bureau des Affaires religieuses du Jinzhou, le secrétaire du Parti communiste de Wu Qiu et le directeur de la Sécurité publique de Shijiazhuang avaient rencontré à de multiples reprises Mgr Jia. Lors de ces réunions, l’évêque avait été prié de signer des documents cédant l’orphelinat au gouvernement chinois et ordonnant la dispersion de la trentaine de religieuses au service des enfants handicapés. Face à son refus, il avait été menacé d’être retenu pour une « durée indéterminée » en « session de travail ». Il lui avait alors été dit qu’« avec ou sans sa signature, l’orphelinat lui serait retiré (...) par la force s’il le fallait ».
Mgr Jia Zhiguo ayant dénoncé auprès du Bureau central des Affaires religieuses à Pékin les menaces et intimidations dont il était l’objet de la part des autorités locales, il lui a été répondu que ce type d’affaire relevait de la juridiction du Jinzhou.
Depuis vingt ans, le prélat et les trente religieuses de la congrégation dévouée à l’institution « se dépensent sans compter pour ces orphelins handicapés qui ont grandi dans l’amour et dépendent affectivement comme physiquement de ces personnes dévouées qui leur ont consacré leur vie. S’ils sont séparés d’eux par la force, ils souffriront de séquelles irréversibles », conclut le communiqué de la Fondation du Cardinal Kung, qui appelle toute personne de bonne volonté à demander aux ambassades de Chine que le gouvernement cesse son action envers l’orphelinat de Mgr Jia.
A l’heure où nous rédigeons cette dépêche, des sources locales nous informent que l’orphelinat aurait déjà été saisi par les autorités, les religieuses dispersées et les enfants « envoyés vers une destination inconnue ». Aucune information concernant Mgr Jia ne nous est parvenue (5).
(1) La Fondation du Cardinal Kung, créée à la mémoire du célèbre prélat dissident décédé en exil en 2000 aux Etats-Unis après avoir été détenu pendant une trentaine d’années par les autorités chinoises, est actuellement dirigée par son neveu et poursuit l’œuvre de résistance de l’ancien évêque de Shanghai en dénonçant les atteintes à la liberté religieuse en Chine.
(2) A propos Mgr Jia Zhiguo, voir EDA 533, 540
(3) Voir EDA 540
(4) La 8e Assemblée nationale des représentants catholiques, repoussée à plusieurs reprises par les autorités, s’est tenue du 7 au 9 décembre 2010 à Pékin et a élu Mgr Ma Yinglin, un évêque illégitime, à la tête de la Conférence épiscopale « officielle », ainsi que Mgr Fang Xingyao, évêque « officiel » mais reconnu par Rome, à la tête de l’Association patriotique, toutes deux institutions non reconnues par le Vatican. Voir EDA 539, 540, 541, 542
(5) Sources: Fondation du Cardinal Kung, 11 janvier 2011; Aide à l’Eglise en Détresse.
(Source: Eglises d'Asie, 14 janvier 2011)
Beloved Pope John Paul II to be beatified May 1
Nicole Winfield
09:06 14/01/2011
VATICAN CITY - The pope on Friday signed off on the miracle needed to beatify Pope John Paul II, and set May 1 as the date to honor one of the most beloved popes of all times as a model of saintliness for the church.
Pope Benedict XVI said in a decree that a French nun's recovery from Parkinson's disease was miraculous, the last step needed for beatification. A second miracle is needed for the Polish-born John Paul to be made a saint.
The May 1 ceremony, which Benedict himself will celebrate, is expected to draw hundreds of thousands of pilgrims to Rome - a major morale boost for a church reeling from a wave of violence against Christians and fallout from the clerical sex abuse scandal.
"This is a huge and important cause of joy," Warsaw Archbishop Kazimierz Nycz told reporters at his residence in the Polish capital.
Cardinal Stanislaw Dziwisz, John Paul's longtime secretary and friend, expressed "huge thanks" to Benedict for the decree. "We are happy today," he said.
Benedict put John Paul on the fast track to possible sainthood just weeks after he died in 2005, responding to the chants of "Santo Subito!" or "Sainthood immediately!" that erupted during his funeral.
Benedict waived the typical five-year waiting period before the process could begin, but he insisted that the investigation into John Paul's life be thorough so as to not leave any doubts about his virtues.
John Paul's beatification will nevertheless be the fastest on record, coming just over six years after his death and beating out Mother Teresa's then-record beatification in 2003 by a few days.
The last remaining hurdle in John Paul's case concerned the approval by Vatican-appointed panels of doctors and theologians, cardinals and bishops that the cure of French nun, Sister Marie Simon-Pierre, was a miracle due to the intercession of the late pope.
The nun has said she felt reborn when she woke up two months after John Paul died, cured of the disease that had made walking, writing and driving a car nearly impossible. She and her fellow sisters of the Congregation of Little Sisters of Catholic Maternity Wards had prayed to John Paul, who also suffered from Parkinson's.
On Friday, Sister Marie Simon-Pierre said John Paul was and continues to be an inspiration to her because of his defense of the unborn and because they both had Parkinson's.
John Paul "hasn't left me. He won't leave me until the end of my life," she told French Catholic TV station KTO and Italy's state-run RAI television.
Wearing a white habit and wire-rimmed glasses, she appeared in good health and showed no signs of tremors or slurred speech which are common symptoms of Parkinson's.
"John Paul II did everything he could for life, to defend life," she said. "He was very close to the smallest and weakest. How many times did we see him approach a handicapped person, a sick person?"
Last year, there were some questions about whether the nun's original diagnosis was correct. But in a statement Friday, the Congregation for the Causes of Saints said Vatican-appointed doctors had "scrupulously" studied the case and determined that her cure had no scientific explanation.
Once he is beatified, John Paul will be given the title "blessed" and can be publicly venerated. Many people, especially in Poland, already venerate him privately, but the ceremony will make it official.
Born in Wadowice, Poland, in 1920, Karol Wojtyla was the youngest pope in 125 years and the first non-Italian in 455 years when he was elected pope in 1978.
He brought a new vitality to the Vatican, and quickly became the most accessible modern pope, sitting down for meals with factory workers, skiing and wading into crowds to embrace the faithful.
His Polish roots nourished a doctrinal conservatism - opposition to contraception, euthanasia, abortion and women priests - that rankled liberal Catholics in the United States and Western Europe.
But his common touch also made him a crowd-pleasing superstar whose 26-year papacy carried the Roman Catholic Church into Christianity's third millennium and emboldened eastern Europeans to bring down the communist system.
He survived an assassination attempt in St. Peter's Square in 1981 - and then forgave the Turk who had shot him.
He was the most traveled pope ever, visiting more than 120 nations during the third-longest papacy and covering distance equal to nearly 1 1/2 trips to the moon.
After suffering for years from the effects of Parkinson's disease, he died in his Vatican apartment on April 2, 2005, at the age of 84.
While adored by Catholics, John Paul did not escape scrutiny about the clerical abuse scandal which came to light in the final years of his papacy. Many of the thousands of sexual abuse cases that emerged in Europe and beyond last year concerned crimes or cover-ups that occurred under his watch.
Vatican officials have said there was nothing in John Paul's record that called into question his path to beatification.
Carl Anderson, head of the Knights of Columbus, one of the world's largest Catholic fraternal service organizations, noted that John Paul's beatification process is not a "score card on his administration of the Holy See."
Rather, he said, it's a statement about his personal sanctity since beatification is way of holding up Catholics as models for the faithful.
"Pope John Paul's life is precisely such a model because it was lived beautifully and with love, respect and forgiveness for all," Anderson told the AP in an e-mail. "We saw this in the way he reached out to the poor, the neglected, those of other faiths, even the man who shot him. He did all of this despite being so personally affected by events of the bloodiest century in history."
Dziwisz, John Paul's most trusted friend who seemed at times impatient with the slow pace of the process, gave thanks on Friday from Krakow, where he is archbishop.
"We are happy that this process came to an end, that what people asked for - "Santo Subito" - was fulfilled," Dziwisz said. "I express great joy on behalf of the entire diocese of Krakow - and I think I am also authorized to express this on behalf of all of Poland."
We welcome user discussion on our site, under the following guidelines:
To comment you must first create a profile and sign-in with a verified DISQUS account or social network ID. Sign up here.
Comments in violation of the rules will be denied, and repeat violators will be banned. Please help police the community by flagging offensive comments for our moderators to review. By posting a comment, you agree to our full terms and conditions. Click here to read terms and conditions.
(Read more: http://thetimes-tribune.com/news/beloved-pope-john-paul-ii-to-be-beatified-may-1-1.1090335#ixzz1B1RIyShH)
Pope Benedict XVI said in a decree that a French nun's recovery from Parkinson's disease was miraculous, the last step needed for beatification. A second miracle is needed for the Polish-born John Paul to be made a saint.
The May 1 ceremony, which Benedict himself will celebrate, is expected to draw hundreds of thousands of pilgrims to Rome - a major morale boost for a church reeling from a wave of violence against Christians and fallout from the clerical sex abuse scandal.
"This is a huge and important cause of joy," Warsaw Archbishop Kazimierz Nycz told reporters at his residence in the Polish capital.
Cardinal Stanislaw Dziwisz, John Paul's longtime secretary and friend, expressed "huge thanks" to Benedict for the decree. "We are happy today," he said.
Benedict put John Paul on the fast track to possible sainthood just weeks after he died in 2005, responding to the chants of "Santo Subito!" or "Sainthood immediately!" that erupted during his funeral.
Benedict waived the typical five-year waiting period before the process could begin, but he insisted that the investigation into John Paul's life be thorough so as to not leave any doubts about his virtues.
John Paul's beatification will nevertheless be the fastest on record, coming just over six years after his death and beating out Mother Teresa's then-record beatification in 2003 by a few days.
The last remaining hurdle in John Paul's case concerned the approval by Vatican-appointed panels of doctors and theologians, cardinals and bishops that the cure of French nun, Sister Marie Simon-Pierre, was a miracle due to the intercession of the late pope.
The nun has said she felt reborn when she woke up two months after John Paul died, cured of the disease that had made walking, writing and driving a car nearly impossible. She and her fellow sisters of the Congregation of Little Sisters of Catholic Maternity Wards had prayed to John Paul, who also suffered from Parkinson's.
On Friday, Sister Marie Simon-Pierre said John Paul was and continues to be an inspiration to her because of his defense of the unborn and because they both had Parkinson's.
John Paul "hasn't left me. He won't leave me until the end of my life," she told French Catholic TV station KTO and Italy's state-run RAI television.
Wearing a white habit and wire-rimmed glasses, she appeared in good health and showed no signs of tremors or slurred speech which are common symptoms of Parkinson's.
"John Paul II did everything he could for life, to defend life," she said. "He was very close to the smallest and weakest. How many times did we see him approach a handicapped person, a sick person?"
Last year, there were some questions about whether the nun's original diagnosis was correct. But in a statement Friday, the Congregation for the Causes of Saints said Vatican-appointed doctors had "scrupulously" studied the case and determined that her cure had no scientific explanation.
Once he is beatified, John Paul will be given the title "blessed" and can be publicly venerated. Many people, especially in Poland, already venerate him privately, but the ceremony will make it official.
Born in Wadowice, Poland, in 1920, Karol Wojtyla was the youngest pope in 125 years and the first non-Italian in 455 years when he was elected pope in 1978.
He brought a new vitality to the Vatican, and quickly became the most accessible modern pope, sitting down for meals with factory workers, skiing and wading into crowds to embrace the faithful.
His Polish roots nourished a doctrinal conservatism - opposition to contraception, euthanasia, abortion and women priests - that rankled liberal Catholics in the United States and Western Europe.
But his common touch also made him a crowd-pleasing superstar whose 26-year papacy carried the Roman Catholic Church into Christianity's third millennium and emboldened eastern Europeans to bring down the communist system.
He survived an assassination attempt in St. Peter's Square in 1981 - and then forgave the Turk who had shot him.
He was the most traveled pope ever, visiting more than 120 nations during the third-longest papacy and covering distance equal to nearly 1 1/2 trips to the moon.
After suffering for years from the effects of Parkinson's disease, he died in his Vatican apartment on April 2, 2005, at the age of 84.
While adored by Catholics, John Paul did not escape scrutiny about the clerical abuse scandal which came to light in the final years of his papacy. Many of the thousands of sexual abuse cases that emerged in Europe and beyond last year concerned crimes or cover-ups that occurred under his watch.
Vatican officials have said there was nothing in John Paul's record that called into question his path to beatification.
Carl Anderson, head of the Knights of Columbus, one of the world's largest Catholic fraternal service organizations, noted that John Paul's beatification process is not a "score card on his administration of the Holy See."
Rather, he said, it's a statement about his personal sanctity since beatification is way of holding up Catholics as models for the faithful.
"Pope John Paul's life is precisely such a model because it was lived beautifully and with love, respect and forgiveness for all," Anderson told the AP in an e-mail. "We saw this in the way he reached out to the poor, the neglected, those of other faiths, even the man who shot him. He did all of this despite being so personally affected by events of the bloodiest century in history."
Dziwisz, John Paul's most trusted friend who seemed at times impatient with the slow pace of the process, gave thanks on Friday from Krakow, where he is archbishop.
"We are happy that this process came to an end, that what people asked for - "Santo Subito" - was fulfilled," Dziwisz said. "I express great joy on behalf of the entire diocese of Krakow - and I think I am also authorized to express this on behalf of all of Poland."
We welcome user discussion on our site, under the following guidelines:
To comment you must first create a profile and sign-in with a verified DISQUS account or social network ID. Sign up here.
Comments in violation of the rules will be denied, and repeat violators will be banned. Please help police the community by flagging offensive comments for our moderators to review. By posting a comment, you agree to our full terms and conditions. Click here to read terms and conditions.
(Read more: http://thetimes-tribune.com/news/beloved-pope-john-paul-ii-to-be-beatified-may-1-1.1090335#ixzz1B1RIyShH)
Vietnam: Mgr Leopoldo Girelli, nommé nonce à Singapour, sera le premier représentant non résident du Vatican pour le Vietnam
Eglises d'Asie
10:15 14/01/2011
Le 13 janvier 201, un communiqué du Bureau de presse du Saint-Siège a informé que le pape Benoît XVI avait confié la charge de premier représentant non résident au Vietnam à Mgr Leopoldo Girelli. Celui-ci a été nommé en même temps nonce apostolique à Singapour, délégué apostolique en Malaisie et à Brunei. Mgr Girelli était jusque-là nonce du Saint-Siège en Indonésie.
L’accord sur la nomination par le pape d’un représentant non résident du Saint-Siège pour le Vietnam avait été certainement l’élément essentiel des accords conclus lors de la deuxième réunion du groupe mixte de travail Vietnam-Vatican, qui s’était déroulée à Rome le 23 et 24 juin 2010. Il avait été, en tout cas, souligné comme tel dans le compte rendu publié séparément par les deux parties à l’issue des travaux (1).
S’agit-il là d’un pas important vers l’établissement de relations diplomatiques entre le Saint-Siège et l’Etat du Vietnam ? Si l’on connaît dans les grandes lignes le rôle que l’on envisage pour le représentant non résident, il est difficile encore aujourd’hui de déterminer quelles seront précisément ses attributions et ses prérogatives. Selon le compte rendu publié à l’issue des travaux de l’an dernier, le nouveau représentant assumera deux tâches parallèles, à savoir approfondir les relations entre les deux Etats et, en même temps, assurer les liens entre le Saint-Siège et l’Eglise catholique. Le compte rendu de l’époque avait également souligné que cette nomination d’un représentant non résident n’était qu’une première étape dans l’amélioration des relations entre le Vietnam et le Saint-Siège.
Mgr Girelli, âgé de 58 ans, est originaire de Predore, dans le diocèse de Bergame, en Italie. Il a été ordonné prêtre en 1978 et formé à l’école diplomatique du Saint-Siège de 1984 à 1987. A la sortie de ses études, il a été en poste, successivement, au Cameroun (1987-1991) et en Nouvelle-Zélande (1991-1993). Il a été ensuite rappelé à Rome à la Secrétairerie d’Etat où il a travaillé pendant huit ans jusqu’en 2001 avant d’être envoyé à la nonciature des Etats-Unis, où il est resté en poste jusqu’en 2006. Cette année-là, il était nommé nonce d’Indonésie et recevait la consécration épiscopale des mains de Mgr Angelo Sodano.
(1) Voir EDA 532
(Source: Eglises d'Asie, 14 janvier 2011)
L’accord sur la nomination par le pape d’un représentant non résident du Saint-Siège pour le Vietnam avait été certainement l’élément essentiel des accords conclus lors de la deuxième réunion du groupe mixte de travail Vietnam-Vatican, qui s’était déroulée à Rome le 23 et 24 juin 2010. Il avait été, en tout cas, souligné comme tel dans le compte rendu publié séparément par les deux parties à l’issue des travaux (1).
S’agit-il là d’un pas important vers l’établissement de relations diplomatiques entre le Saint-Siège et l’Etat du Vietnam ? Si l’on connaît dans les grandes lignes le rôle que l’on envisage pour le représentant non résident, il est difficile encore aujourd’hui de déterminer quelles seront précisément ses attributions et ses prérogatives. Selon le compte rendu publié à l’issue des travaux de l’an dernier, le nouveau représentant assumera deux tâches parallèles, à savoir approfondir les relations entre les deux Etats et, en même temps, assurer les liens entre le Saint-Siège et l’Eglise catholique. Le compte rendu de l’époque avait également souligné que cette nomination d’un représentant non résident n’était qu’une première étape dans l’amélioration des relations entre le Vietnam et le Saint-Siège.
Mgr Girelli, âgé de 58 ans, est originaire de Predore, dans le diocèse de Bergame, en Italie. Il a été ordonné prêtre en 1978 et formé à l’école diplomatique du Saint-Siège de 1984 à 1987. A la sortie de ses études, il a été en poste, successivement, au Cameroun (1987-1991) et en Nouvelle-Zélande (1991-1993). Il a été ensuite rappelé à Rome à la Secrétairerie d’Etat où il a travaillé pendant huit ans jusqu’en 2001 avant d’être envoyé à la nonciature des Etats-Unis, où il est resté en poste jusqu’en 2006. Cette année-là, il était nommé nonce d’Indonésie et recevait la consécration épiscopale des mains de Mgr Angelo Sodano.
(1) Voir EDA 532
(Source: Eglises d'Asie, 14 janvier 2011)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức TGM Leopoldo Girelli: Đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam
Lê Đình Thông
07:38 14/01/2011
ĐỨC TGM LEOPOLDO GIRELLI: ĐẠI DIỆN TÒA THÁNH TẠI VIỆT NAM
Paris (Tin tổng hợp).- Ngày 14-1-2011, Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI chính thức bổ nhiệm Đức TGM Leoldo Girelli làm đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam.
Theo nguồn tin ngoại giao, Đức Leopoldo Girelli hiện là Sứ thần Tòa thánh tại Indonexia. Việc bổ nhiệm này là một bước tiến mới trong quan hệ ngoại giao giữa Tòa thánh và Việt Nam, bắt đầu từ năm 2007. Nguyên tắc trao đổi đại diện ngoại giao giữa Tòa thánh và Việt Nam được loan báo từ tháng 6-2010. Với kinh nghiệm ngoại giao tại nhiều nước trong khu vực, vị đại diện đầu tiên của Tòa thánh sẽ thảo luận một số hồ sơ ưu tiên: việc thu hồi đất đai của Giáo hội (restitutions des terres) và các cơ sở giáo dục trên quy mô cả nước, theo giải thích của chuyên gia Régis Anouilh. Giáo hội quan tâm đặc biệt đến lãnh vực giáo dục và y tế. Các trường công giáo tại miền Bắc trước 1954, các trường công giáo tại miền Nam trước 1975, trong số có Viện Đại học Đà Lạt và Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X, đều bị Nhà nước tịch thu. Các bệnh viện, chẩn y viện công giáo cũng bị giải thể. Vấn đề đặt ra hiện nay là nhu cầu giáo dục, y tế hiện nay rất quan trọng, Nhà nước không đủ phương tiện và nhân sự để tự điều hành. Việc Nhà nước cho phép mở các đại học dân lập trong nước hiện nay là một tiền lệ cho phép Giáo hội mở lại trường đại học công giáo và các cơ sở giáo dục cấp 1 và 2, cũng như các cơ sở y tế tại Việt Nam trong thời gian sắp tới. Theo thống kê chính thức, hiện có ít nhất 6 triệu người công giáo tại Việt Nam trên tổng số 86 triệu.
Nguồn tin ngoại giao Tòa thánh được hãng thông tấn AFP trích thuật nói rằng Giáo hội công giáo tại Việt Nam được đánh giá là quan trọng nhất tại châu Á, sau Phi Luật Tân. Giáo hội hiện vẫn bị Nhà nước kiểm soát chặt chẽ. Việc thu hồi đất đai của Giáo hội là nhiệm vụ quan trọng nhất của vị đại diện ngoại giao Tòa thánh, căn cứ theo luật pháp quốc tế và các tiền lệ từng được áp dụng tại tất cả các nước Đông Âu. Trong diễn văn đọc trước ngoại giao đoàn ngày 10-1-2011, Đức Bênêdictô XVI tỏ ra hài lòng về việc chính quyền Việt Nam chấp nhận bổ nhiệm nhà ngoại giao này vào chức vụ đại diện không thường trú tại Việt Nam, qua các cuộc viếng thăm cộng đồng Công giáo quý mến tại Việt Nam, nhà ngoại giao này sẽ bày tỏ sự quan tâm ân cần của Người Kế Vị Thánh Phêrô. Một tài liệu ngoại giao Tòa thánh khác công bố cùng ngày nhắc lại cuộc gặp gỡ lần thứ hai của nhóm công tác chung giữa Tòa thánh và Việt Nam vào hai ngày 23 và 24-6-2010 nhằm đào sâu quan hệ giữa Tòa thánh và Việt Nam cũng như để thắt chặt mối quan hệ giữa Tòa thánh và Giáo hội công giáo Việt Nam.
Việc bổ nhiệm vừa nói diễn ra đúng một tuần lễ sau Đại lễ bế mạc Năm Thánh, kỷ niệm 350 năm thành lập hai đại diện tông tòa đầu tiên và 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam, cử hành trọng thể từ 4 đến 6-1 vừa qua tại Thánh địa La Vang, với sự hiện diện của ĐHY Ivan Divas, bộ trưởng Thánh bộ Phúc âm hóa các dân tộc và là đặc phái viên của Đức Bênêdictô XVI.
Tiểu sử Đức TGM Leopoldo Girelli
Đức TGM Leopoldo Girelli sinh ngày 13-3-1953 tại làng Predore thuộc giáo phận Bergamo, miền Bắc nước Ý.
- 1978: thụ phong linh mục
- 1984-1987: theo học tại Học viện Ngoại giao Tòa thánh
- 1987-1991: Tham vụ tại Tòa Sứ thần tại Camerun
- 1991-1993: Cố vấn tòa sứ thần tại New Zealand
- 1993-2001: chuyên viên bộ Ngoại giao Tòa thánh
- 2001-2006: cố vấn tòa sứ thần tại Washington
- Ngày 13-4-2006, ngài là tổng giám mục hiệu hòa Capri, sứ thần Tòa thánh tại Indonexia (dân số Indonexia 240 triệu đứng hàng thứ tư trên thế giới và là nước có nhiều người theo đạo Hồi nhất)
- Ngày 10-10-2006, ngài kiêm nhiệm sứ thần Tòa thánh tại Timor-Leste.
- Ngày 13-1-2011: Sứ thần Tòa thánh tại Singapore.
- Ngày 12-1-2011: Khâm sứ Tòa thánh tại Malaxia và Brunei Darussalam.
Giáo hội công giáo hiện có 1 tỷ 100 người trên thế giới. Theo điều 2 hiệp ước Latran ký năm 1929, nước Ý công nhận chủ quyền của Tòa thánh trong lãnh vực quốc tế.
Trong giáo triều, ĐHY Tarcisio Bertone hiện nay là bộ trưởng ngoại giao. Các nhà ngoại giao Tòa thánh thuộc đủ quốc tịch, trong số có Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Tốt (sinh ngày 15-4-1949) là sứ thần Tòa thánh tại Costa Rica. Các nhà ngoại giao Tòa thánh được đào tạo tại Học viện Ngoại giao Tòa thánh (Académie pontificale ecclésisatique).
Ngoại giao Tòa thánh có lịch sử lâu đời từ 1600 năm nay. Tòa thánh hiện thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 nước trên thế giới. (Việt Nam là quốc gia thứ 193).
Paris, ngày 14 tháng 1 năm 2011
Paris (Tin tổng hợp).- Ngày 14-1-2011, Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI chính thức bổ nhiệm Đức TGM Leoldo Girelli làm đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam.
Nguồn tin ngoại giao Tòa thánh được hãng thông tấn AFP trích thuật nói rằng Giáo hội công giáo tại Việt Nam được đánh giá là quan trọng nhất tại châu Á, sau Phi Luật Tân. Giáo hội hiện vẫn bị Nhà nước kiểm soát chặt chẽ. Việc thu hồi đất đai của Giáo hội là nhiệm vụ quan trọng nhất của vị đại diện ngoại giao Tòa thánh, căn cứ theo luật pháp quốc tế và các tiền lệ từng được áp dụng tại tất cả các nước Đông Âu. Trong diễn văn đọc trước ngoại giao đoàn ngày 10-1-2011, Đức Bênêdictô XVI tỏ ra hài lòng về việc chính quyền Việt Nam chấp nhận bổ nhiệm nhà ngoại giao này vào chức vụ đại diện không thường trú tại Việt Nam, qua các cuộc viếng thăm cộng đồng Công giáo quý mến tại Việt Nam, nhà ngoại giao này sẽ bày tỏ sự quan tâm ân cần của Người Kế Vị Thánh Phêrô. Một tài liệu ngoại giao Tòa thánh khác công bố cùng ngày nhắc lại cuộc gặp gỡ lần thứ hai của nhóm công tác chung giữa Tòa thánh và Việt Nam vào hai ngày 23 và 24-6-2010 nhằm đào sâu quan hệ giữa Tòa thánh và Việt Nam cũng như để thắt chặt mối quan hệ giữa Tòa thánh và Giáo hội công giáo Việt Nam.
Việc bổ nhiệm vừa nói diễn ra đúng một tuần lễ sau Đại lễ bế mạc Năm Thánh, kỷ niệm 350 năm thành lập hai đại diện tông tòa đầu tiên và 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam, cử hành trọng thể từ 4 đến 6-1 vừa qua tại Thánh địa La Vang, với sự hiện diện của ĐHY Ivan Divas, bộ trưởng Thánh bộ Phúc âm hóa các dân tộc và là đặc phái viên của Đức Bênêdictô XVI.
Tiểu sử Đức TGM Leopoldo Girelli
Đức TGM Leopoldo Girelli sinh ngày 13-3-1953 tại làng Predore thuộc giáo phận Bergamo, miền Bắc nước Ý.
- 1978: thụ phong linh mục
- 1984-1987: theo học tại Học viện Ngoại giao Tòa thánh
- 1987-1991: Tham vụ tại Tòa Sứ thần tại Camerun
- 1991-1993: Cố vấn tòa sứ thần tại New Zealand
- 1993-2001: chuyên viên bộ Ngoại giao Tòa thánh
- 2001-2006: cố vấn tòa sứ thần tại Washington
- Ngày 13-4-2006, ngài là tổng giám mục hiệu hòa Capri, sứ thần Tòa thánh tại Indonexia (dân số Indonexia 240 triệu đứng hàng thứ tư trên thế giới và là nước có nhiều người theo đạo Hồi nhất)
- Ngày 10-10-2006, ngài kiêm nhiệm sứ thần Tòa thánh tại Timor-Leste.
- Ngày 13-1-2011: Sứ thần Tòa thánh tại Singapore.
- Ngày 12-1-2011: Khâm sứ Tòa thánh tại Malaxia và Brunei Darussalam.
ĐHY Tarcisio Bertone - Bộ Trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh |
Trong giáo triều, ĐHY Tarcisio Bertone hiện nay là bộ trưởng ngoại giao. Các nhà ngoại giao Tòa thánh thuộc đủ quốc tịch, trong số có Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Tốt (sinh ngày 15-4-1949) là sứ thần Tòa thánh tại Costa Rica. Các nhà ngoại giao Tòa thánh được đào tạo tại Học viện Ngoại giao Tòa thánh (Académie pontificale ecclésisatique).
Ngoại giao Tòa thánh có lịch sử lâu đời từ 1600 năm nay. Tòa thánh hiện thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 nước trên thế giới. (Việt Nam là quốc gia thứ 193).
Paris, ngày 14 tháng 1 năm 2011
Nhà Tình Thương Martino Từ Phong, giáo phận Bắc Ninh
Nt. Emanuel Vũ Thị Hiên
08:42 14/01/2011
Hội dòng Đa Minh toạ lạc tại: Xuân Hoà, Đại Xuân, Quế võ, Bắc Ninh. Dưới sự dẫn dắt của Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt. Với sự khẩu hiệu “Tình Thương và Sự Sống”, Hội Dòng dấn thân vào hoạt động cứu vớt các thai nhi vô tội.
Năm 2009, được phép của Đức Cha giáo phận và cha Giám đốc Trung Tâm Thánh Mẫu Từ Phong Đaminh Nguyễn Văn Kinh, các ngài đã cho phép mở một “Mái Ấm Tình Thương” ở tại Trung Tâm Thánh Mẫu Từ Phong, làm nơi tiếp nhận những chị em mang thai ngoài ý muốn có nơi để dưỡng thai và sinh.
Để có được những chị em đến với Mái Ấm, chúng con phải liên hệ với các cha sở, các trung tâm y tế quen biết, nếu có chị em nào có ý định phá thai xin giới thiệu cho chúng con, hoặc chính chúng con khi biết sẽ đến tận nơi đón các chị em về.
Những ngày đầu khi tiếp nhận các chị em chúng tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn. Khi thì người thân của các chị em gây phiền toái vì đã cho các chị em trú ngụ ở đây.
Sau 2 năm hoạt động, đến nay Mái Ấm Tình Thương đã tiếp nhận 15 chị em. Và đã có 6 bé thơ ra đời khỏe mạnh và an lành. Hiện tại Mái Ấm đang có 4 chị đã sinh, và 4 chị đang mang thai những tháng cuối.
Có những chị em trước khi sinh con không có ý định nuôi con vì nhiều lí do tế nhị khác nhau. Nhưng sau khi sinh, không những muốn tiếp tục nuôi con mà người chồng tương lai của chị còn đón nhận luôn cả mẹ cả con về chăm sóc. Anh tâm sự: “bởi thấy tấm lòng can đảm của cô ấy đã giữ lại mạng sống vô tội mà lẽ ra đến nay bé không còn nữa!”
Còn chính bản thân các chị em tâm sự: “Lúc ban đầu khi đến với Mái Ấm, con không muốn giữ cái thai này lại, vì sợ đủ thứ tai tiếng và nhọc nhằn sau khi sinh con. Nhưng đến đây thấy các Sơ là những người dưng nước lã, mà lại tha thiết mong muốn con giữ lại con mình. Vậy thì làm sao con có thể dứt ruột để giết con mình được”. Đến nay, chị đã sinh mẹ tròn con vuông và chị tuyên bố: “không ai có thể tách rời mẹ con chúng con được”. Khi nghe những lời tâm sự của chị em, chúng con rất cảm động và thấy vui, vì chị đã kịp can đảm vượt dám vượt qua mọi áp lực của làng xóm láng giềng, với ước mong duy nhhất là tình mẫu tử suốt đời gắn bó bên nhau.
Mái ấm đã nhận Thánh Martino De Porres làm Bổn Mạng và ngày 3 tháng 11 năm 2010, Cha Đaminh Nguyễn Văn Kinh,Giám Đốc Trung Tâm cùng với 4 cha Dòng Đaminh đã dâng Thánh Lễ tại Trung Tâm để cầu nguyện cho các chị em cơ nhỡ và các sơ Đa Minh đang phục vụ tại Mái Ấm. Bài giảng trong thánh lễ kính Thánh Martino, cha Đaminh đã chia sẻ về tiểu sử Thánh Martino với biệt hiệu “Martino Bác Ái” – Bạn thân của người nghèo khổ và của loài vật vô tri đã đánh động tâm hồn các chị em và là động lực để chị em can đảm, sống bình an hơn. Tâm hồn bình an của chị em đã sinh ra một em bé gái ngay sau khi mừng lễ Bổn Mạng Martino. Bé gái này lẽ ra người mẹ và gia đình đã có ý định bỏ từ lâu, và ngay cả đến ngày sinh vẫn còn nuôi ý định đó với những lời trách móc khó nghe đối với các sơ phục vụ. Nhưng có lẽ Thánh Martino đã can thiệp để giờ đây bé gái được lớn khoẻ cùng với người mẹ ruột đang chăm sóc cho bé tại mái ấm này; tương lai của người mẹ rồi sẽ ra sao, không ai biết trước, nhưng chắc chắn món quà quí báu là đứa con dễ thương ngày một khôn lớn sẽ xoá tan mọi nghi kỵ đớn đau mà tới đây khi trở về gia đình người mẹ sẽ phải đối diện. Xin cầu chúc các chị em đã lỡ mang thai, hãy can đảm và quyết tâm bảo vệ sự sống cho chính đứa con của mình.
Nhà Tình Thương Martino Từ Phong, Email:nttmartino@yahoo.com
Năm 2009, được phép của Đức Cha giáo phận và cha Giám đốc Trung Tâm Thánh Mẫu Từ Phong Đaminh Nguyễn Văn Kinh, các ngài đã cho phép mở một “Mái Ấm Tình Thương” ở tại Trung Tâm Thánh Mẫu Từ Phong, làm nơi tiếp nhận những chị em mang thai ngoài ý muốn có nơi để dưỡng thai và sinh.
Để có được những chị em đến với Mái Ấm, chúng con phải liên hệ với các cha sở, các trung tâm y tế quen biết, nếu có chị em nào có ý định phá thai xin giới thiệu cho chúng con, hoặc chính chúng con khi biết sẽ đến tận nơi đón các chị em về.
Những ngày đầu khi tiếp nhận các chị em chúng tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn. Khi thì người thân của các chị em gây phiền toái vì đã cho các chị em trú ngụ ở đây.
Sau 2 năm hoạt động, đến nay Mái Ấm Tình Thương đã tiếp nhận 15 chị em. Và đã có 6 bé thơ ra đời khỏe mạnh và an lành. Hiện tại Mái Ấm đang có 4 chị đã sinh, và 4 chị đang mang thai những tháng cuối.
Có những chị em trước khi sinh con không có ý định nuôi con vì nhiều lí do tế nhị khác nhau. Nhưng sau khi sinh, không những muốn tiếp tục nuôi con mà người chồng tương lai của chị còn đón nhận luôn cả mẹ cả con về chăm sóc. Anh tâm sự: “bởi thấy tấm lòng can đảm của cô ấy đã giữ lại mạng sống vô tội mà lẽ ra đến nay bé không còn nữa!”
Còn chính bản thân các chị em tâm sự: “Lúc ban đầu khi đến với Mái Ấm, con không muốn giữ cái thai này lại, vì sợ đủ thứ tai tiếng và nhọc nhằn sau khi sinh con. Nhưng đến đây thấy các Sơ là những người dưng nước lã, mà lại tha thiết mong muốn con giữ lại con mình. Vậy thì làm sao con có thể dứt ruột để giết con mình được”. Đến nay, chị đã sinh mẹ tròn con vuông và chị tuyên bố: “không ai có thể tách rời mẹ con chúng con được”. Khi nghe những lời tâm sự của chị em, chúng con rất cảm động và thấy vui, vì chị đã kịp can đảm vượt dám vượt qua mọi áp lực của làng xóm láng giềng, với ước mong duy nhhất là tình mẫu tử suốt đời gắn bó bên nhau.
Mái ấm đã nhận Thánh Martino De Porres làm Bổn Mạng và ngày 3 tháng 11 năm 2010, Cha Đaminh Nguyễn Văn Kinh,Giám Đốc Trung Tâm cùng với 4 cha Dòng Đaminh đã dâng Thánh Lễ tại Trung Tâm để cầu nguyện cho các chị em cơ nhỡ và các sơ Đa Minh đang phục vụ tại Mái Ấm. Bài giảng trong thánh lễ kính Thánh Martino, cha Đaminh đã chia sẻ về tiểu sử Thánh Martino với biệt hiệu “Martino Bác Ái” – Bạn thân của người nghèo khổ và của loài vật vô tri đã đánh động tâm hồn các chị em và là động lực để chị em can đảm, sống bình an hơn. Tâm hồn bình an của chị em đã sinh ra một em bé gái ngay sau khi mừng lễ Bổn Mạng Martino. Bé gái này lẽ ra người mẹ và gia đình đã có ý định bỏ từ lâu, và ngay cả đến ngày sinh vẫn còn nuôi ý định đó với những lời trách móc khó nghe đối với các sơ phục vụ. Nhưng có lẽ Thánh Martino đã can thiệp để giờ đây bé gái được lớn khoẻ cùng với người mẹ ruột đang chăm sóc cho bé tại mái ấm này; tương lai của người mẹ rồi sẽ ra sao, không ai biết trước, nhưng chắc chắn món quà quí báu là đứa con dễ thương ngày một khôn lớn sẽ xoá tan mọi nghi kỵ đớn đau mà tới đây khi trở về gia đình người mẹ sẽ phải đối diện. Xin cầu chúc các chị em đã lỡ mang thai, hãy can đảm và quyết tâm bảo vệ sự sống cho chính đứa con của mình.
Nhà Tình Thương Martino Từ Phong, Email:nttmartino@yahoo.com
Tu nghị Dòng Anh Em Hèn Mọn Việt Nam
Vạn Thành
10:18 14/01/2011
Sài Gòn, sáng ngày 10/01/2011 Tỉnh Dòng Anh em Hèn mọn Việt Nam đã cử hành Tu nghị nhiệm kỳ 2011 – 2014.
Cha Giám tỉnh Phanxicô X. Vũ Phan Long đã chủ sự Nghi thức khai mạc Tu nghị trong bầu khí thánh thiện và huynh đệ tại nguyện đường Đamianô. Đây là Tu nghị diễn ra theo chu kỳ ba năm giữa nhiệm kỳ Giám Tỉnh. Theo nội quy riêng của Dòng thì Tu nghị này không bầu cử các chức vụ Giám Tỉnh và Phó Giám Tỉnh, nhưng bầu cử Ban Cố vấn Tỉnh Dòng. Các nhân sự khác sẽ được Hội đồng Tỉnh Dòng sắp xếp ở Đại hội hậu Tu nghị trong thời gian sau Tu nghị. Về tham dự Tu nghị lần này có 53 thành viên, trong đó có 25 thành viên theo chức vụ và 28 thành niên là đại biểu được anh em bầu chọn. Tu nghị diễn ra trong thời gian 5 ngày và sẽ kết thức vào ngày 15/01/2011.
Với chủ đề của Tu nghị: “SẴN SÀNG ĐÁP TRẢ QUÀ TẶNG PHÚC ÂM”, anh em Phan Sinh Việt Nam muốn tiếp tục đào sâu và áp dụng tinh thần của Tổng Tu nghị Toàn Dòng 2009 vào sứ mạng loan báo Tin Mừng của Tỉnh Dòng, trong bối cảnh Việt Nam và thế giới hôm nay.
Những ưu tiên của Tỉnh Dòng trong nhiệm kỳ này là công cuộc Phúc Âm Hóa, phục vụ người nghèo, bênh tật như: Anh Chị Em Dân tộc, Anh Chị Em bệnh nhân Phong, Anh Chị Em Di dân, Anh Chị Em Lương dân quốc nội và hải ngoại, những người bị gạt ra bên lề xã hội… Đó cũng là sứ vụ mà thánh Phanxixô đã thực hiện trong thời đại của ngài. Theo cánh diễn tả của vị Thánh Nghèo thì người nghèo là những “Anh Kitô” khác, cần được quan tâm và yêu thương. Đồng thời, đó cũng là lời mời gọi của Tổng Tu nghị Dòng năm 2009: “Chọn lựa căn bản của chúng ta (Anh em Phan sinh) là sống Phúc Âm như những anh em hèn mọn giữa những người hèn mọn”. Để thực hiện ưu tiên này, Anh em Hèn mọn đã và đang sống tinh thần của sứ vụ “Nới rộng lều” để đón nhận, liên đới, phục vụ và yêu thương họ. Đặc biệt, họ ý thức mình đón nhận quà tặng Tin Mừng từ Thiên Chúa và đến lượ mình phải trao tặng cho anh chị em khác.
Được biết, Dòng Anh em Hèn mọn, hay còn gọi là Dòng Phanxicô là Hội Dòng giáo sĩ, luật Giáo hòang đã xuất hiện trong lịch sử Hội thánh được hơn tám thế kỷ. Người sáng lập là thánh Phanxicô Assisi. Anh em Hèn mọn đã xuất hiện ở Việt Nam trong thời kỳ truyền giáo với nhiều đóng góp rất âm thầm nhưng cũng rất thiết thực trong công cuộc truyền bá đức tin cho người Công giáo Việt Nam. Và Dòng đã chính thức hiện diện ở Việt Nam được hơn 80 năm. Hiện nay tòan Dòng có 219 anh em (Linh mục và tu sĩ), hiện diện trong 9 Giáo phận ở Việt Nam.
Dòng Anh em Hèn mọn Việt Nam đã và đang âm thầm góp phần của mình vào sứ mạng xây dựng dựng Giáo Hội Chúa Kitô tại Việt Nam và Hải ngoại với tinh thần đơn sơ, khó nghèo và hòa bình theo linh đạo của Đấng Sáng lập. Hy vọng rằng, Tu nghị này là dịp anh em Phan Sinh nhìn lại đời sống của Tỉnh dòng và tìm ra những gợi hứng mới, để “Sẵn sàng đáp trả quà tặng Phúc Âm” cho con người và thế giới hôm nay.
Cha Giám tỉnh Phanxicô X. Vũ Phan Long đã chủ sự Nghi thức khai mạc Tu nghị trong bầu khí thánh thiện và huynh đệ tại nguyện đường Đamianô. Đây là Tu nghị diễn ra theo chu kỳ ba năm giữa nhiệm kỳ Giám Tỉnh. Theo nội quy riêng của Dòng thì Tu nghị này không bầu cử các chức vụ Giám Tỉnh và Phó Giám Tỉnh, nhưng bầu cử Ban Cố vấn Tỉnh Dòng. Các nhân sự khác sẽ được Hội đồng Tỉnh Dòng sắp xếp ở Đại hội hậu Tu nghị trong thời gian sau Tu nghị. Về tham dự Tu nghị lần này có 53 thành viên, trong đó có 25 thành viên theo chức vụ và 28 thành niên là đại biểu được anh em bầu chọn. Tu nghị diễn ra trong thời gian 5 ngày và sẽ kết thức vào ngày 15/01/2011.
Những ưu tiên của Tỉnh Dòng trong nhiệm kỳ này là công cuộc Phúc Âm Hóa, phục vụ người nghèo, bênh tật như: Anh Chị Em Dân tộc, Anh Chị Em bệnh nhân Phong, Anh Chị Em Di dân, Anh Chị Em Lương dân quốc nội và hải ngoại, những người bị gạt ra bên lề xã hội… Đó cũng là sứ vụ mà thánh Phanxixô đã thực hiện trong thời đại của ngài. Theo cánh diễn tả của vị Thánh Nghèo thì người nghèo là những “Anh Kitô” khác, cần được quan tâm và yêu thương. Đồng thời, đó cũng là lời mời gọi của Tổng Tu nghị Dòng năm 2009: “Chọn lựa căn bản của chúng ta (Anh em Phan sinh) là sống Phúc Âm như những anh em hèn mọn giữa những người hèn mọn”. Để thực hiện ưu tiên này, Anh em Hèn mọn đã và đang sống tinh thần của sứ vụ “Nới rộng lều” để đón nhận, liên đới, phục vụ và yêu thương họ. Đặc biệt, họ ý thức mình đón nhận quà tặng Tin Mừng từ Thiên Chúa và đến lượ mình phải trao tặng cho anh chị em khác.
Được biết, Dòng Anh em Hèn mọn, hay còn gọi là Dòng Phanxicô là Hội Dòng giáo sĩ, luật Giáo hòang đã xuất hiện trong lịch sử Hội thánh được hơn tám thế kỷ. Người sáng lập là thánh Phanxicô Assisi. Anh em Hèn mọn đã xuất hiện ở Việt Nam trong thời kỳ truyền giáo với nhiều đóng góp rất âm thầm nhưng cũng rất thiết thực trong công cuộc truyền bá đức tin cho người Công giáo Việt Nam. Và Dòng đã chính thức hiện diện ở Việt Nam được hơn 80 năm. Hiện nay tòan Dòng có 219 anh em (Linh mục và tu sĩ), hiện diện trong 9 Giáo phận ở Việt Nam.
Dòng Anh em Hèn mọn Việt Nam đã và đang âm thầm góp phần của mình vào sứ mạng xây dựng dựng Giáo Hội Chúa Kitô tại Việt Nam và Hải ngoại với tinh thần đơn sơ, khó nghèo và hòa bình theo linh đạo của Đấng Sáng lập. Hy vọng rằng, Tu nghị này là dịp anh em Phan Sinh nhìn lại đời sống của Tỉnh dòng và tìm ra những gợi hứng mới, để “Sẵn sàng đáp trả quà tặng Phúc Âm” cho con người và thế giới hôm nay.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Người Công Giáo và ''Death Panels''
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng
20:29 14/01/2011
NGƯỜI CÔNG GIÁO VÀ “DEATH PANELS.”
Năm 2009, khi Tổng Thống Obama và Đảng Dân Chủ, lúc đó đang chiếm đa số trong cả lưỡng viện quốc hội, đề nghị đưa vấn đề “chuẩn bị chết” (end-of-life planning) vào hệ thống Trợ Cấp Y Tế mới (the Overhaul Health Care System, có người còn gọi là Obama-Care); thì đảng Cộng Hòa, nổi bật nhất là bà Sarah Palin, nguyên ứng cử viên phó tổng thống, đã “la toáng” lên là Obama và đảng Dân Chủ đang “âm mưu” thành lập “những hội đồng của thần chết” (death panels) để “khuyến khích” việc chấm dứt sự chạy chữa cho những người già và những người đang có bệnh hiểm nghèo. Dân chúng đã biểu tình và trương những bảng phản đối có tính cách cực đoan như: “Obama lies, grandmamma dies” (Obama lừa dối, bà nội/ngoại phải chết). Sau đó đảng Dân Chủ đã phải nhượng bộ và bỏ chương trình này khỏi hệ thống Trợ Cấp Y Tế mới nói trên.
Tuy nhiên, ngày 1 tháng 1 năm 2011, Tổng Thống Obama đã dùng “đường tắt” để đạt mục đích kể trên. Ông Obama đã dùng quyền tổng thống để “ra luật” (regulation), do hiến pháp Hoa Kỳ cho phép, biến chương trình “chuẩn bị chết” thành luật, không cần phải có sự đồng ý của quốc hội, mà hiện nay đảng Cộng Hòa đang nắm đa số ở Hạ Viện. Luật này cho phép chính phủ trả “lệ phí” (bằng tiền thuế của dân chúng) cho các bác sĩ đóng vai trò “cố vấn” cho những bệnh nhân, khám bệnh hằng năm, làm sự chọn lựa có nên từ chối việc chạy chữa để chết hay không!
Đối với người Công Giáo, SỐNG hay CHẾT? Phải chọn lựa như thế nào? Trong trường hợp này, Giáo Hội đã dạy ra sao? Đây là một vấn đề rất khó giải quyết, đang ảnh hưởng đến mọi tầng lớp dân chúng.
Cách đây khá lâu, trong văn phòng của người y tá quân đội, người viết bài này đọc được một chứng chỉ, trình bày rất đẹp và được lộng kính đàng hoàng: “Chứng chỉ khám bệnh miễn phí do bác sĩ Jack Kevorkian cấp.” Ở hàng dưới cùng còn thêm phụ chú: “Chứng chỉ này chỉ có hiệu lực một lần.” Dĩ nhiên đây là một trong những lối khôi hài ý nhị của người Tây phương, vì ông bác sĩ kể trên đã chuyên môn giúp người ta tự tử (và đã bị phạt tù.) Ðến với ông ta, chỉ một lần là quá đủ.
Ở Âu, Mỹ hiện nay, nhiều người đang e ngại về một nghi vấn, theo đó những nhà tài phiệt đang toa rập với các chính phủ để tạo ra một phong trào nhằm dễ dàng chấm dứt mạng sống của những người già đang hưởng trợ cấp kinh tế và y tế, hay những người tàn tật, không còn sản xuất được nữa. Hằng năm, các công ty bảo hiểm và những chương trình y tế miễn phí đã phải bỏ ra một ngân sách khổng lồ cho lãnh vực này. Phong trào kể trên đã được che đậy bởi những khơi động lòng từ tâm của con người. Không ai muốn gây khó khăn, phiền toái cho những người thân của mình một khi họ lâm bệnh nan y hay trở thành tàn phế trọn đời. Do đó, họ dễ dàng ký tên vào bản tự quyết cho chính mình khi còn đang mạnh khỏe, vì e rằng lúc hữu sự họ sẽ không còn làm được việc đó. Ðiều này được mệnh danh là “di chúc sống” (living will), theo đó người ký tên nói rõ ước muốn của mình là sẽ từ chối mọi chữa chạy hoặc việc kéo dài cuộc sống nhờ các máy móc, khi không còn hi vọng gì nữa.
Trường hợp thứ hai: Một số người mang bệnh nan y đã tuyệt vọng và nhờ người khác giúp mình tự tử. Vì vậy mới có hiện tượng quái đản Jack Kevorkian. Trường hợp thứ ba: Thân nhân của người bệnh phải quyết định khi nào thì nên để cho bệnh nhân chết? Không riêng gì việc gỡ bỏ các máy móc, nhưng kể cả việc bỏ đói cho đến chết nữa? Người ta đã đặt tên cho điều này là “giết người cách êm ái” (Mercy Killing hay Euthanasia). Euthanasia, chữ Hi Lạp, mang ý nghĩa nguyên thủy là “cái chết dễ dàng” hay “chết lành.” Có hai lãnh vực cần để ý: giáo hội và xã hội.
GIÁO HUẤN CỦA GIÁO HỘI
Theo đức tin Công giáo, con người có thể hiệp nhất với Chúa Kitô để đối diện với sự đau khổ, thay vì chọn cái chết theo cách tự tử hay “giết người cách êm ái.”
Theo luân lý Công giáo, việc “giết người cách êm ái” thể theo lời yêu cầu của người bệnh, thì được kể là bệnh nhân đó đã tự tử. Nhưng nếu giết bệnh nhân mà không có ý kiến của người bệnh thì can tội cố sát.
Ngay cả việc giết người “theo lời yêu cầu” của bệnh nhân vẫn bị coi là một hành động trực tiếp diệt đi một mạng sống vô tội. Các bệnh nhân, dù trong trạng huống nào, vẫn luôn luôn có quyền được hưởng sự chăm sóc đặc biệt của cộng đồng nhân loại. Vì vậy việc giết người trong trường hợp này vẫn là một hành động diệt đi sự thiện hảo của sinh mạng con ngưỡi. Sinh mạng con người không là “tuyệt hảo”, chỉ có Chúa mới tuyệt hảo, nhưng sự thiện hảo đó đã là căn bản cho kinh nghiệm sống của nhân loại.
Truyền thống Công giáo dạy rằng việc giết người “theo đơn đặt hàng” này luôn luôn là một sự dữ vì nó đã đi ngược với nhân sinh và trật tự của xã hội. “Tuyên ngôn về việc giết người cách nhân đạo” (Declaration on Euthanasia) của thánh bộ Ðức Tin năm 1980 (do USCC xuất bản) đã nói rõ về vấn đề này: “Việc có thể xảy ra, qua lý do của sự kéo dài và đau đớn gần đến mức không chịu nổi, qua lý do cá nhân sâu xa hay những lý do khác, khiến người ta tin tưởng rằng họ có thể một cách hợp lệ xin được chết hay giúp người khác thực hiện điều này. Mặc dù trong những trường hợp đó mặc cảm tội lỗi có thể bớt đi hay hoàn toàn không có, nhưng sự sai lầm trong phán quyết mà lương tâm đã noi theo, có lẽ trong thiện ý, không làm thay đổi bản chất của sự giết người này, mà tự nó vẫn luôn luôn là điều phải tránh.” (Trg. 5).
Như vậy việc “giết người cách êm ái” không thể được coi là chính đáng với những lý do cân xứng. Nhiều người đã dùng “Thuyết cân xứng” (Pro-portionalism) để làm đề tài tranh luận về vấn đề này. Nhưng không có lý do nào cho phép người ta “cất quyền của Chúa” như ông William May đã viết: “Mặc dù chúng ta không có bổn phận phải tránh cái chết với bất cứ giá nào, chúng ta (vẫn) có bổng phận phải quí mến mạng sống và không nên cố ý làm sai lệch mục đích của sự sống và cho đó là sự dữ hay không tốt.” (Human Existence, Medicine, and Ethics, Chicago, 1977, p. 133). Việc giáo hội Công giáo cấm “giết người cách êm ái” - cách tình nguyện, không tình nguyện, hay không thể tình nguyện (những người không thể tự quyết định cho mình được nữa) - đã có từ trước tuyên ngôn nói trên của thánh bộ Ðức Tin. ÐGH Piô XII đã minh xác điều này trong tông huấn Nhiệm Thể (Mystici Corporis) năm 1943. Nhiều nhà thần học Tin Lành, như ông Dietrich Bonhoeffer đã trưng Kinh Thánh để minh chứng: “Các con không được giết kẻ vô tội và kẻ công chính.” (Ex. 23:7). Nhà tư tưởng nổi tiếng Albert Camus cũng phải kết luận rằng: “Ngay cả người không tin vào Chúa, tự tử (vẫn) không chính đáng.” (The Myth of Sisyphus, J. O’Brien dịch, N.Y. 1955, trg. v).
NHƯNG CÓ NÊN KÉO DÀI MẠNG SỐNG TRONG VÔ VỌNG?
Ngoài việc đã bàn ở trên, theo đà tiến bộ nhanh chóng của y khoa ngày nay, người ta bắt buộc phải nhìn đến khía cạnh khác của vấn đề này: Một vài phương tiện y khoa dùng để kéo dài mạng sống, một cách luân lý, có thể được coi như tùy nghi (optional). Theo bản tính tự nhiên của con người, không ai muốn chết và chỉ muốn tận dụng tất cả mọi phương tiện của y khoa để kéo dài cuộc sống. Nhưng ngược lại, ngạn ngữ có câu: “Việc chữa bệnh còn tệ hơn là căn bệnh.” (The cure is worse than the disease), chứng tỏ đã có người do dự trước một vài cách trị bệnh.
Vậy ai là người sẽ giúp bệnh nhân hay thân nhân của họ quyết định? Người đầu tiên, dĩ nhiên, chính là bệnh nhân. Nhưng người bệnh và gia đình của họ thường tìm sự cố vấn của các bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ “riêng” của gia đình. Vấn đề là các bác sĩ sẽ phải khuyên nhủ ra sao? Thường thì họ có một số “công thức” nào đó và tùy theo từng trường hợp để giúp các bệnh nhân. Ở đây, người ta cần xác định những phương tiện y khoa hợp lý (reasonable means) trong việc kéo dài sinh mạng con người.
THEO TRUYỀN THỐNG CÔNG GIÁO
Người ta có thể tìm thấy truyền thống Công Giáo về việc kéo dài mạng sống trong “Những hướng dẫn luân lý và tôn giáo về những tiện nghi sức khỏe trong Công Giáo.” (Ethical and Religious Directives for Catholics Health Facilities), đã được HÐGM Hoa Kỳ phê chuẩn từ năm 1971 và đang được Hội Sức Khỏe Công Giáo áp dụng. Theo đó: “Sự giết người cách êm ái” (Euthanasia) đã bị cấm trong tất cả mọi cách. Sự thiếu sót trong việc cung cấp những phương tiện thông thường (ordinary) để cứu mạng sống thì cũng quan trọng không kém Euthanasia. Tuy nhiên, cả y sĩ và bệnh nhân đều không bắt buộc phải dùng những phương tiện ngoại thường (extraordinary).” (Khoản 28).
Ðã có những khó khăn trong việc phân biệt thế nào là “thông thường” và thế nào là “ngoại thường.” Chính tuyên ngôn của thánh bộ Ðức Tin nói trên đã phải công nhận có sự khó khăn trong việc phân biệt này “bởi lý do tiến bộ nhanh chóng trong việc trị bệnh.” (Trg. 8). Ðể làm sáng tỏ vấn đề, HÐGM Hoa Kỳ, năm 1976 đã công bố tài liệu “Ðể sống trong Ðức Giêsu Kitô. Một suy tư mục vụ về đời sống đạo đức” (To Live in Christ Jesus. A Pastoral Reflection on the Moral Life), đã nói rằng: “Trong khi Euthanasia hay trực tiếp giết người là sai lầm trầm trọng, việc kéo dài mạng sống của một người sắp chết qua những phương tiện ngoại thường, không thể đi theo sau... Người ta có quyền từ chối việc chữa chạy xem ra không đem lại hi vọng khỏi bệnh nào và (còn) đặt gánh nặng cho họ và có thể cả gia đình họ nữa. Có những khi, ngưng việc chữa chạy trong vài cách của y khoa lại đạt luân lý hơn (và) để cho người sắp chết hưởng được những chăm sóc thân mật mà họ rất cần trong lúc lâm chung. Bởi vì mạng sống là ơn của Chúa, chúng ta phải rất quí trọng nó. Bởi vì sự chết là phần là mảnh của đời sống con người, là chính cửa ngõ để vào cõi hằng sống và trở về với Chúa, thì nó cũng phải rất được quí trọng.”
Như vậy, người ta phải vận dụng lý lẽ thông thường (common sense) và nghe theo tiếng nói của con tim, suy tư của lý trí, để xác định thế nào là thông thường và thế nào là ngoại thường.
VAI TRÒ CỦA THÂN NHÂN
Ðối với các trẻ thơ, những bệnh nhân không còn tự quyết định được nữa hay người bị bệnh thần kinh, người phải quyết định sẽ là chính thân nhân của họ. Vấn đề vẫn không thay đổi: Cần xác định việc chữa chạy là thông thường hay ngoại thường?
Ngoại thường như: Tiếp tục dùng máy tiếp hơi, thở thay người bệnh (respirator) để kéo dài cái chết; cắt dần các phần của cơ thể trong khi không còn hi vọng hồi phục hay sống được lâu hơn. Tôi đã quen một gia đình có bà mẹ gìa bị bệnh tiểu đường (diabetes). Bệnh trở nên trầm trọng dần dần, thoạt tiên bà bị cắt một chân và móc một mắt, rồi một tay và mắt thứ hai, sau đó chân thứ hai, cuối cùng bác sĩ đã đòi cắt cánh tay còn lại mà vẫn không chắc rằng bà sẽ còn sống được bao lâu nữa! Những người con của bà đã phải nói với viên y sĩ đó rằng: “Hãy để cho mẹ chúng tôi được chết với cánh tay còn lại, chúng tôi không thể nhìn thấy bà phải chịu đau khổ hơn nữa.” Bà đã qua đời trong tình thương của đầy đủ con cháu, và tôi đã làm lễ an táng cho bà.
Trường hợp các thân nhân nghi ngờ rằng người bệnh vẫn muốn được chữa chạy với tất cả mọi phương tiện ngoại thường, họ có thể quyết định cho người bệnh như họ quyết định cho chính mình trong một trường hợp tương tự.
Ðiều này đã đưa chúng ta trở lại vấn nạn của “di chúc sống.” Tài liệu này thường ấn định những điểm như sau: “Trong những trường hợp tôi bị mất khả năng trầm trọng về tinh thần hay thể lý và không còn lý do chính đáng để kỳ vọng sự bình phục, tôi không muốn được kéo dài sự sống bằng thuốc men, những phương tiện nhân tạo, hay những cố gắng chữa chạy qúa mức nào.”
Một điều đáng quan tâm ở đây là những phương tiện nhân tạo nói trên đã kể cả việc cho ăn trực tiếp qua các ống dẫn. Có nghĩa người ký tên trên bản văn đã chấp nhận cả việc bị bỏ đói cho đến chết, khi ống dẫn thức ăn bị tháo đi! Vấn đề luân lý lại phải đặt ra vì trường hợp này có thể được coi như tự tử, nhất là khi bản văn được chấp nhận đó mang tính cách pháp lý (đã được thị thực).
Gần đây, một hội tư nhân mang tên “Những quyết định về sức khỏe của người Mỹ” (American Health Decisions) đã mở cuộc thăm dò, và họ đã tìm thấy rằng dân chúng Mỹ sợ phải chết một mình, phải quấn khắp thân mình bằng những máy móc, ống dẫn nhân tạo, đồng thời họ không tin tưởng vào hệ thống y tế của nhà nước về việc có nên và khi nào thì ngắt điện (pull the plug) để cho họ chết. (Tin của Cox News Service ở Washington DC, do Larry Lipman viết).
Bản tin viết tiếp về những điểm chính mà cuộc thăm dò đạt được: Dân chúng không muốn chết khi đang còn bị gắn vào các máy móc. Họ muốn được chết với những thân nhân bên cạnh. Họ cho rằng hệ thống y tế đã quá chú tâm vào việc chữa bệnh mà không quan tâm đến những ước vọng về sự chết của họ. Dân chúng rất ngại phải thảo luận hay chuẩn bị cho cái chết của mình. Nhiều người vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa của “di chúc sống.” Ngay cả khi họ đã hiểu rằng đó là bản văn ghi lại những hướng dẫn về việc chăm sóc cho họ khi gần chết, họ vẫn không tin là hệ thống y tế sẽ làm theo ý của họ.
Dân chúng không muốn sự gần chết của họ sẽ trở nên gánh nặng về tài chánh và tình cảm cho gia đình của họ và họ muốn hủy bỏ những việc chữa chạy tốn kém. Nhưng họ sẵn sàng “tiêu đến đồng dollar cuối cùng” để giữ cho một người thân của họ sống còn.
Những người được thăm dò này, có thể đã chưa nhìn thấy, điều mà nhiều người nghi ngờ rằng hiện đang có những “dàn xếp ngầm” và lớn lao giữa những nhà tài phiệt và các phe nhóm chính trị, những người và phe nhóm này có ảnh hưởng trên cả những quyết định của các y sĩ ở bệnh viện. Họ chỉ làm việc cho quyền lợi phe nhóm của họ mà thôi, sinh mạng của các bệnh nhân đã trở thành thứ yếu.
Bình luận gia Carl Thomas, năm 1996 đã viết trên tờ Los Angeles Times, với tựa đề “Người chết thắng cuộc” (Death Man Wins) về việc cho phép các y sĩ giúp bệnh nhân tự tử rằng: “Như cựu bộ trưởng Y Tế (General Surgeon) C. Everett Koop và ông Francis Scheaffer, năm 1979 đã viết trong cuốn “Sự ghê gớm nào đã xảy ra cho nhân loại?” (Whatever happened to the Human Race?) cho rằng ngôn ngữ là dụng cụ quan trọng để thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của mình. Những mỹ từ như “quyền được chết” (right-to-die) và “chết trong nhân phẩm” (death with dignity) là những khẩu hiệu “đã mang ý nghĩa mới khi được các tòa án diễn giải. Quyền được chết có thể nghe rất êm tai, cho đến khi chúng ta nhận thấy rằng, một cách hợp pháp, nó có nghĩa là, anh có thể tự giết mình hay người nào đó có thể giết anh, ngay cả khi anh chưa muốn chết.”
Hôm 28/12/2010, trước việc T.T. Obama sắp biến “death panels” thành luật, ông Carl Thomas lại viết một bài bình luận nữa về chủ đề này, theo đó, ông lo rằng: “Khi chính phủ cho việc cắt giảm (những phí tổn về y tế) như “ưu tiên” cao nhất và “trả lương” cho các bác sĩ để khuyên những bệnh nhân, đến khám bệnh hàng năm, rằng họ có thể quyết định kết liễu mạng sống của họ thay vì tiếp tục việc chữa chạy…. Đó là bước tiến kế tiếp đưa đến việc tự tử có y sĩ trợ lực (như bác sĩ Kevorkian đã làm), và nếu không buộc ngừng lại, thì (điều này) sẽ đưa đến việc chính phủ cho phép ‘giết người cách êm ái.’ Euthanasia.”
Trong thực tế, đã có hai tiểu bang ở Mỹ là Oregon và Washington cho phép các y sĩ trợ giúp người muốn tự tử. Vì vậy, có lý do để người ta lo ngại rằng “death panels” có thể là một khởi đầu cho việc “giết người cách êm ái” được hợp lệ trên toàn quốc.
Tuần này, Hạ Viện Mỹ với đa số dân biểu là người của đảng Cộng Hòa sẽ biểu quyết “phá” (repeal) thành quả về chương trình Trợ Cấp Y Tế (Obama-care) của quốc hội khóa cũ. Nhưng điều này chỉ có tính cách tượng trưng, hầu như không thể thực hiện được vì sau đó còn phải có sự đồng ý của Thượng Viện mà đảng Dân Chủ vẫn đang nắm đa số. Ngay cả việc Thượng Viện đồng ý với Hạ Viện, ông Obama vẫn có thể dùng quyền của tổng thống để phủ quyết (Veto) kết quả đó của lưỡng viện Quốc Hội.
Những tranh luận nói trên càng làm cho quyết định của các bệnh nhân Công giáo, hay thân nhân của họ quan trọng hơn.
TÓM LẠI
Có hai cách tương đối thực tế giúp các bệnh nhân Công giáo hay thân nhân của họ quyết định:
1. Các bệnh nhân còn tỉnh trí phải tự nhận định, sau khi đã tham khảo, suy tư, và cầu nguyện, rằng phương thức chữa chạy có ngoại thường hay không? Ngay cả khi họ thấy rằng phương thức ấy chỉ tạm gọi là ngoại thường, họ vẫn có thể, một cách công tâm, theo đuổi việc chữa chạy đó.
2. Thân nhân của người bệnh, không còn tự quyết định cho mình được, bắt buộc phải thực hiện phương thức chữa chạy thông thường. Mặt khác, họ chỉ có thể từ chối phương thức ngoại thường khi có lời yêu cầu trước của bệnh nhân; nếu không, họ phải quyết định như cho chính họ vậy.
Năm 2009, khi Tổng Thống Obama và Đảng Dân Chủ, lúc đó đang chiếm đa số trong cả lưỡng viện quốc hội, đề nghị đưa vấn đề “chuẩn bị chết” (end-of-life planning) vào hệ thống Trợ Cấp Y Tế mới (the Overhaul Health Care System, có người còn gọi là Obama-Care); thì đảng Cộng Hòa, nổi bật nhất là bà Sarah Palin, nguyên ứng cử viên phó tổng thống, đã “la toáng” lên là Obama và đảng Dân Chủ đang “âm mưu” thành lập “những hội đồng của thần chết” (death panels) để “khuyến khích” việc chấm dứt sự chạy chữa cho những người già và những người đang có bệnh hiểm nghèo. Dân chúng đã biểu tình và trương những bảng phản đối có tính cách cực đoan như: “Obama lies, grandmamma dies” (Obama lừa dối, bà nội/ngoại phải chết). Sau đó đảng Dân Chủ đã phải nhượng bộ và bỏ chương trình này khỏi hệ thống Trợ Cấp Y Tế mới nói trên.
Tuy nhiên, ngày 1 tháng 1 năm 2011, Tổng Thống Obama đã dùng “đường tắt” để đạt mục đích kể trên. Ông Obama đã dùng quyền tổng thống để “ra luật” (regulation), do hiến pháp Hoa Kỳ cho phép, biến chương trình “chuẩn bị chết” thành luật, không cần phải có sự đồng ý của quốc hội, mà hiện nay đảng Cộng Hòa đang nắm đa số ở Hạ Viện. Luật này cho phép chính phủ trả “lệ phí” (bằng tiền thuế của dân chúng) cho các bác sĩ đóng vai trò “cố vấn” cho những bệnh nhân, khám bệnh hằng năm, làm sự chọn lựa có nên từ chối việc chạy chữa để chết hay không!
Đối với người Công Giáo, SỐNG hay CHẾT? Phải chọn lựa như thế nào? Trong trường hợp này, Giáo Hội đã dạy ra sao? Đây là một vấn đề rất khó giải quyết, đang ảnh hưởng đến mọi tầng lớp dân chúng.
Cách đây khá lâu, trong văn phòng của người y tá quân đội, người viết bài này đọc được một chứng chỉ, trình bày rất đẹp và được lộng kính đàng hoàng: “Chứng chỉ khám bệnh miễn phí do bác sĩ Jack Kevorkian cấp.” Ở hàng dưới cùng còn thêm phụ chú: “Chứng chỉ này chỉ có hiệu lực một lần.” Dĩ nhiên đây là một trong những lối khôi hài ý nhị của người Tây phương, vì ông bác sĩ kể trên đã chuyên môn giúp người ta tự tử (và đã bị phạt tù.) Ðến với ông ta, chỉ một lần là quá đủ.
Ở Âu, Mỹ hiện nay, nhiều người đang e ngại về một nghi vấn, theo đó những nhà tài phiệt đang toa rập với các chính phủ để tạo ra một phong trào nhằm dễ dàng chấm dứt mạng sống của những người già đang hưởng trợ cấp kinh tế và y tế, hay những người tàn tật, không còn sản xuất được nữa. Hằng năm, các công ty bảo hiểm và những chương trình y tế miễn phí đã phải bỏ ra một ngân sách khổng lồ cho lãnh vực này. Phong trào kể trên đã được che đậy bởi những khơi động lòng từ tâm của con người. Không ai muốn gây khó khăn, phiền toái cho những người thân của mình một khi họ lâm bệnh nan y hay trở thành tàn phế trọn đời. Do đó, họ dễ dàng ký tên vào bản tự quyết cho chính mình khi còn đang mạnh khỏe, vì e rằng lúc hữu sự họ sẽ không còn làm được việc đó. Ðiều này được mệnh danh là “di chúc sống” (living will), theo đó người ký tên nói rõ ước muốn của mình là sẽ từ chối mọi chữa chạy hoặc việc kéo dài cuộc sống nhờ các máy móc, khi không còn hi vọng gì nữa.
Trường hợp thứ hai: Một số người mang bệnh nan y đã tuyệt vọng và nhờ người khác giúp mình tự tử. Vì vậy mới có hiện tượng quái đản Jack Kevorkian. Trường hợp thứ ba: Thân nhân của người bệnh phải quyết định khi nào thì nên để cho bệnh nhân chết? Không riêng gì việc gỡ bỏ các máy móc, nhưng kể cả việc bỏ đói cho đến chết nữa? Người ta đã đặt tên cho điều này là “giết người cách êm ái” (Mercy Killing hay Euthanasia). Euthanasia, chữ Hi Lạp, mang ý nghĩa nguyên thủy là “cái chết dễ dàng” hay “chết lành.” Có hai lãnh vực cần để ý: giáo hội và xã hội.
GIÁO HUẤN CỦA GIÁO HỘI
Theo đức tin Công giáo, con người có thể hiệp nhất với Chúa Kitô để đối diện với sự đau khổ, thay vì chọn cái chết theo cách tự tử hay “giết người cách êm ái.”
Theo luân lý Công giáo, việc “giết người cách êm ái” thể theo lời yêu cầu của người bệnh, thì được kể là bệnh nhân đó đã tự tử. Nhưng nếu giết bệnh nhân mà không có ý kiến của người bệnh thì can tội cố sát.
Ngay cả việc giết người “theo lời yêu cầu” của bệnh nhân vẫn bị coi là một hành động trực tiếp diệt đi một mạng sống vô tội. Các bệnh nhân, dù trong trạng huống nào, vẫn luôn luôn có quyền được hưởng sự chăm sóc đặc biệt của cộng đồng nhân loại. Vì vậy việc giết người trong trường hợp này vẫn là một hành động diệt đi sự thiện hảo của sinh mạng con ngưỡi. Sinh mạng con người không là “tuyệt hảo”, chỉ có Chúa mới tuyệt hảo, nhưng sự thiện hảo đó đã là căn bản cho kinh nghiệm sống của nhân loại.
Truyền thống Công giáo dạy rằng việc giết người “theo đơn đặt hàng” này luôn luôn là một sự dữ vì nó đã đi ngược với nhân sinh và trật tự của xã hội. “Tuyên ngôn về việc giết người cách nhân đạo” (Declaration on Euthanasia) của thánh bộ Ðức Tin năm 1980 (do USCC xuất bản) đã nói rõ về vấn đề này: “Việc có thể xảy ra, qua lý do của sự kéo dài và đau đớn gần đến mức không chịu nổi, qua lý do cá nhân sâu xa hay những lý do khác, khiến người ta tin tưởng rằng họ có thể một cách hợp lệ xin được chết hay giúp người khác thực hiện điều này. Mặc dù trong những trường hợp đó mặc cảm tội lỗi có thể bớt đi hay hoàn toàn không có, nhưng sự sai lầm trong phán quyết mà lương tâm đã noi theo, có lẽ trong thiện ý, không làm thay đổi bản chất của sự giết người này, mà tự nó vẫn luôn luôn là điều phải tránh.” (Trg. 5).
Như vậy việc “giết người cách êm ái” không thể được coi là chính đáng với những lý do cân xứng. Nhiều người đã dùng “Thuyết cân xứng” (Pro-portionalism) để làm đề tài tranh luận về vấn đề này. Nhưng không có lý do nào cho phép người ta “cất quyền của Chúa” như ông William May đã viết: “Mặc dù chúng ta không có bổn phận phải tránh cái chết với bất cứ giá nào, chúng ta (vẫn) có bổng phận phải quí mến mạng sống và không nên cố ý làm sai lệch mục đích của sự sống và cho đó là sự dữ hay không tốt.” (Human Existence, Medicine, and Ethics, Chicago, 1977, p. 133). Việc giáo hội Công giáo cấm “giết người cách êm ái” - cách tình nguyện, không tình nguyện, hay không thể tình nguyện (những người không thể tự quyết định cho mình được nữa) - đã có từ trước tuyên ngôn nói trên của thánh bộ Ðức Tin. ÐGH Piô XII đã minh xác điều này trong tông huấn Nhiệm Thể (Mystici Corporis) năm 1943. Nhiều nhà thần học Tin Lành, như ông Dietrich Bonhoeffer đã trưng Kinh Thánh để minh chứng: “Các con không được giết kẻ vô tội và kẻ công chính.” (Ex. 23:7). Nhà tư tưởng nổi tiếng Albert Camus cũng phải kết luận rằng: “Ngay cả người không tin vào Chúa, tự tử (vẫn) không chính đáng.” (The Myth of Sisyphus, J. O’Brien dịch, N.Y. 1955, trg. v).
NHƯNG CÓ NÊN KÉO DÀI MẠNG SỐNG TRONG VÔ VỌNG?
Ngoài việc đã bàn ở trên, theo đà tiến bộ nhanh chóng của y khoa ngày nay, người ta bắt buộc phải nhìn đến khía cạnh khác của vấn đề này: Một vài phương tiện y khoa dùng để kéo dài mạng sống, một cách luân lý, có thể được coi như tùy nghi (optional). Theo bản tính tự nhiên của con người, không ai muốn chết và chỉ muốn tận dụng tất cả mọi phương tiện của y khoa để kéo dài cuộc sống. Nhưng ngược lại, ngạn ngữ có câu: “Việc chữa bệnh còn tệ hơn là căn bệnh.” (The cure is worse than the disease), chứng tỏ đã có người do dự trước một vài cách trị bệnh.
Vậy ai là người sẽ giúp bệnh nhân hay thân nhân của họ quyết định? Người đầu tiên, dĩ nhiên, chính là bệnh nhân. Nhưng người bệnh và gia đình của họ thường tìm sự cố vấn của các bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ “riêng” của gia đình. Vấn đề là các bác sĩ sẽ phải khuyên nhủ ra sao? Thường thì họ có một số “công thức” nào đó và tùy theo từng trường hợp để giúp các bệnh nhân. Ở đây, người ta cần xác định những phương tiện y khoa hợp lý (reasonable means) trong việc kéo dài sinh mạng con người.
THEO TRUYỀN THỐNG CÔNG GIÁO
Người ta có thể tìm thấy truyền thống Công Giáo về việc kéo dài mạng sống trong “Những hướng dẫn luân lý và tôn giáo về những tiện nghi sức khỏe trong Công Giáo.” (Ethical and Religious Directives for Catholics Health Facilities), đã được HÐGM Hoa Kỳ phê chuẩn từ năm 1971 và đang được Hội Sức Khỏe Công Giáo áp dụng. Theo đó: “Sự giết người cách êm ái” (Euthanasia) đã bị cấm trong tất cả mọi cách. Sự thiếu sót trong việc cung cấp những phương tiện thông thường (ordinary) để cứu mạng sống thì cũng quan trọng không kém Euthanasia. Tuy nhiên, cả y sĩ và bệnh nhân đều không bắt buộc phải dùng những phương tiện ngoại thường (extraordinary).” (Khoản 28).
Ðã có những khó khăn trong việc phân biệt thế nào là “thông thường” và thế nào là “ngoại thường.” Chính tuyên ngôn của thánh bộ Ðức Tin nói trên đã phải công nhận có sự khó khăn trong việc phân biệt này “bởi lý do tiến bộ nhanh chóng trong việc trị bệnh.” (Trg. 8). Ðể làm sáng tỏ vấn đề, HÐGM Hoa Kỳ, năm 1976 đã công bố tài liệu “Ðể sống trong Ðức Giêsu Kitô. Một suy tư mục vụ về đời sống đạo đức” (To Live in Christ Jesus. A Pastoral Reflection on the Moral Life), đã nói rằng: “Trong khi Euthanasia hay trực tiếp giết người là sai lầm trầm trọng, việc kéo dài mạng sống của một người sắp chết qua những phương tiện ngoại thường, không thể đi theo sau... Người ta có quyền từ chối việc chữa chạy xem ra không đem lại hi vọng khỏi bệnh nào và (còn) đặt gánh nặng cho họ và có thể cả gia đình họ nữa. Có những khi, ngưng việc chữa chạy trong vài cách của y khoa lại đạt luân lý hơn (và) để cho người sắp chết hưởng được những chăm sóc thân mật mà họ rất cần trong lúc lâm chung. Bởi vì mạng sống là ơn của Chúa, chúng ta phải rất quí trọng nó. Bởi vì sự chết là phần là mảnh của đời sống con người, là chính cửa ngõ để vào cõi hằng sống và trở về với Chúa, thì nó cũng phải rất được quí trọng.”
Như vậy, người ta phải vận dụng lý lẽ thông thường (common sense) và nghe theo tiếng nói của con tim, suy tư của lý trí, để xác định thế nào là thông thường và thế nào là ngoại thường.
VAI TRÒ CỦA THÂN NHÂN
Ðối với các trẻ thơ, những bệnh nhân không còn tự quyết định được nữa hay người bị bệnh thần kinh, người phải quyết định sẽ là chính thân nhân của họ. Vấn đề vẫn không thay đổi: Cần xác định việc chữa chạy là thông thường hay ngoại thường?
Ngoại thường như: Tiếp tục dùng máy tiếp hơi, thở thay người bệnh (respirator) để kéo dài cái chết; cắt dần các phần của cơ thể trong khi không còn hi vọng hồi phục hay sống được lâu hơn. Tôi đã quen một gia đình có bà mẹ gìa bị bệnh tiểu đường (diabetes). Bệnh trở nên trầm trọng dần dần, thoạt tiên bà bị cắt một chân và móc một mắt, rồi một tay và mắt thứ hai, sau đó chân thứ hai, cuối cùng bác sĩ đã đòi cắt cánh tay còn lại mà vẫn không chắc rằng bà sẽ còn sống được bao lâu nữa! Những người con của bà đã phải nói với viên y sĩ đó rằng: “Hãy để cho mẹ chúng tôi được chết với cánh tay còn lại, chúng tôi không thể nhìn thấy bà phải chịu đau khổ hơn nữa.” Bà đã qua đời trong tình thương của đầy đủ con cháu, và tôi đã làm lễ an táng cho bà.
Trường hợp các thân nhân nghi ngờ rằng người bệnh vẫn muốn được chữa chạy với tất cả mọi phương tiện ngoại thường, họ có thể quyết định cho người bệnh như họ quyết định cho chính mình trong một trường hợp tương tự.
Ðiều này đã đưa chúng ta trở lại vấn nạn của “di chúc sống.” Tài liệu này thường ấn định những điểm như sau: “Trong những trường hợp tôi bị mất khả năng trầm trọng về tinh thần hay thể lý và không còn lý do chính đáng để kỳ vọng sự bình phục, tôi không muốn được kéo dài sự sống bằng thuốc men, những phương tiện nhân tạo, hay những cố gắng chữa chạy qúa mức nào.”
Một điều đáng quan tâm ở đây là những phương tiện nhân tạo nói trên đã kể cả việc cho ăn trực tiếp qua các ống dẫn. Có nghĩa người ký tên trên bản văn đã chấp nhận cả việc bị bỏ đói cho đến chết, khi ống dẫn thức ăn bị tháo đi! Vấn đề luân lý lại phải đặt ra vì trường hợp này có thể được coi như tự tử, nhất là khi bản văn được chấp nhận đó mang tính cách pháp lý (đã được thị thực).
Gần đây, một hội tư nhân mang tên “Những quyết định về sức khỏe của người Mỹ” (American Health Decisions) đã mở cuộc thăm dò, và họ đã tìm thấy rằng dân chúng Mỹ sợ phải chết một mình, phải quấn khắp thân mình bằng những máy móc, ống dẫn nhân tạo, đồng thời họ không tin tưởng vào hệ thống y tế của nhà nước về việc có nên và khi nào thì ngắt điện (pull the plug) để cho họ chết. (Tin của Cox News Service ở Washington DC, do Larry Lipman viết).
Bản tin viết tiếp về những điểm chính mà cuộc thăm dò đạt được: Dân chúng không muốn chết khi đang còn bị gắn vào các máy móc. Họ muốn được chết với những thân nhân bên cạnh. Họ cho rằng hệ thống y tế đã quá chú tâm vào việc chữa bệnh mà không quan tâm đến những ước vọng về sự chết của họ. Dân chúng rất ngại phải thảo luận hay chuẩn bị cho cái chết của mình. Nhiều người vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa của “di chúc sống.” Ngay cả khi họ đã hiểu rằng đó là bản văn ghi lại những hướng dẫn về việc chăm sóc cho họ khi gần chết, họ vẫn không tin là hệ thống y tế sẽ làm theo ý của họ.
Dân chúng không muốn sự gần chết của họ sẽ trở nên gánh nặng về tài chánh và tình cảm cho gia đình của họ và họ muốn hủy bỏ những việc chữa chạy tốn kém. Nhưng họ sẵn sàng “tiêu đến đồng dollar cuối cùng” để giữ cho một người thân của họ sống còn.
Những người được thăm dò này, có thể đã chưa nhìn thấy, điều mà nhiều người nghi ngờ rằng hiện đang có những “dàn xếp ngầm” và lớn lao giữa những nhà tài phiệt và các phe nhóm chính trị, những người và phe nhóm này có ảnh hưởng trên cả những quyết định của các y sĩ ở bệnh viện. Họ chỉ làm việc cho quyền lợi phe nhóm của họ mà thôi, sinh mạng của các bệnh nhân đã trở thành thứ yếu.
Bình luận gia Carl Thomas, năm 1996 đã viết trên tờ Los Angeles Times, với tựa đề “Người chết thắng cuộc” (Death Man Wins) về việc cho phép các y sĩ giúp bệnh nhân tự tử rằng: “Như cựu bộ trưởng Y Tế (General Surgeon) C. Everett Koop và ông Francis Scheaffer, năm 1979 đã viết trong cuốn “Sự ghê gớm nào đã xảy ra cho nhân loại?” (Whatever happened to the Human Race?) cho rằng ngôn ngữ là dụng cụ quan trọng để thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của mình. Những mỹ từ như “quyền được chết” (right-to-die) và “chết trong nhân phẩm” (death with dignity) là những khẩu hiệu “đã mang ý nghĩa mới khi được các tòa án diễn giải. Quyền được chết có thể nghe rất êm tai, cho đến khi chúng ta nhận thấy rằng, một cách hợp pháp, nó có nghĩa là, anh có thể tự giết mình hay người nào đó có thể giết anh, ngay cả khi anh chưa muốn chết.”
Hôm 28/12/2010, trước việc T.T. Obama sắp biến “death panels” thành luật, ông Carl Thomas lại viết một bài bình luận nữa về chủ đề này, theo đó, ông lo rằng: “Khi chính phủ cho việc cắt giảm (những phí tổn về y tế) như “ưu tiên” cao nhất và “trả lương” cho các bác sĩ để khuyên những bệnh nhân, đến khám bệnh hàng năm, rằng họ có thể quyết định kết liễu mạng sống của họ thay vì tiếp tục việc chữa chạy…. Đó là bước tiến kế tiếp đưa đến việc tự tử có y sĩ trợ lực (như bác sĩ Kevorkian đã làm), và nếu không buộc ngừng lại, thì (điều này) sẽ đưa đến việc chính phủ cho phép ‘giết người cách êm ái.’ Euthanasia.”
Trong thực tế, đã có hai tiểu bang ở Mỹ là Oregon và Washington cho phép các y sĩ trợ giúp người muốn tự tử. Vì vậy, có lý do để người ta lo ngại rằng “death panels” có thể là một khởi đầu cho việc “giết người cách êm ái” được hợp lệ trên toàn quốc.
Tuần này, Hạ Viện Mỹ với đa số dân biểu là người của đảng Cộng Hòa sẽ biểu quyết “phá” (repeal) thành quả về chương trình Trợ Cấp Y Tế (Obama-care) của quốc hội khóa cũ. Nhưng điều này chỉ có tính cách tượng trưng, hầu như không thể thực hiện được vì sau đó còn phải có sự đồng ý của Thượng Viện mà đảng Dân Chủ vẫn đang nắm đa số. Ngay cả việc Thượng Viện đồng ý với Hạ Viện, ông Obama vẫn có thể dùng quyền của tổng thống để phủ quyết (Veto) kết quả đó của lưỡng viện Quốc Hội.
Những tranh luận nói trên càng làm cho quyết định của các bệnh nhân Công giáo, hay thân nhân của họ quan trọng hơn.
TÓM LẠI
Có hai cách tương đối thực tế giúp các bệnh nhân Công giáo hay thân nhân của họ quyết định:
1. Các bệnh nhân còn tỉnh trí phải tự nhận định, sau khi đã tham khảo, suy tư, và cầu nguyện, rằng phương thức chữa chạy có ngoại thường hay không? Ngay cả khi họ thấy rằng phương thức ấy chỉ tạm gọi là ngoại thường, họ vẫn có thể, một cách công tâm, theo đuổi việc chữa chạy đó.
2. Thân nhân của người bệnh, không còn tự quyết định cho mình được, bắt buộc phải thực hiện phương thức chữa chạy thông thường. Mặt khác, họ chỉ có thể từ chối phương thức ngoại thường khi có lời yêu cầu trước của bệnh nhân; nếu không, họ phải quyết định như cho chính họ vậy.
Văn Hóa
Con Chiên gánh tội
Mic. Cao Danh Viện
13:40 14/01/2011
Chúa Nhật Thứ 2 Mùa Thừng Niên
Con Chiên chẳng vướng tội tình
Hiến thân nên lễ tế sinh nguyên tuyền
Gánh muôn tội lỗi oan khiên
Vãn hồi sự sống trên miền dương gian
Con Chiên Ánh sáng muôn dân
Đem Ơn Cứu độ tận cùng muôn nơi
Phàm ai cầu khấn với Người
Người ban Ân sủng, ban đời Bình an
Con Chiên tràn ngập Thánh Thần
Đẹp lòng Thiên Chúa vô vàn dấu yêu
Khiêm cung hiền hậu mọi điều
Làm nên của lễ ban chiều tiến dâng
Con Chiên mời gọi hiến thân
Sống làm nhân chứng Tin Mừng yêu thương
Đời Ngôn sứ dẫu đoạn trường
Nhưng tình yêu vẫn đăng đường lên ngôi
Con Chiên Con Một Chúa Trời
Vì yêu nên nỗi sống đời Chiên Con
14/01/2011
Con Chiên chẳng vướng tội tình
Hiến thân nên lễ tế sinh nguyên tuyền
Gánh muôn tội lỗi oan khiên
Vãn hồi sự sống trên miền dương gian
Con Chiên Ánh sáng muôn dân
Đem Ơn Cứu độ tận cùng muôn nơi
Phàm ai cầu khấn với Người
Người ban Ân sủng, ban đời Bình an
Con Chiên tràn ngập Thánh Thần
Đẹp lòng Thiên Chúa vô vàn dấu yêu
Khiêm cung hiền hậu mọi điều
Làm nên của lễ ban chiều tiến dâng
Con Chiên mời gọi hiến thân
Sống làm nhân chứng Tin Mừng yêu thương
Đời Ngôn sứ dẫu đoạn trường
Nhưng tình yêu vẫn đăng đường lên ngôi
Con Chiên Con Một Chúa Trời
Vì yêu nên nỗi sống đời Chiên Con
14/01/2011
Thật cảm động khi nghe
Tuyết Mai
21:21 14/01/2011
Sáng sớm hôm qua khi con gái thứ hai của tôi ở trường nội trú (Dorm) kêu về hỏi mẹ là chừng nào lên đón cháu về để cháu đi thi lấy bằng lái xe (lần thứ ba)?. Sáng sớm mà được nghe cái giọng nói thật cáu kỉnh của con gái tôi, thì trái tim của tôi nó cảm thấy bị động và như muốn có được cái băng “band-aid” mà gián chỗ đau lại. Phần thì thấy con không thường ở nhà nên làm mẹ cứ muốn bù đắp cho cháu, vì chị cháu thì ở nhà được tất cả sự chăm sóc của cha mẹ. Nhưng sự cháu chọn ở trên trường có phải do ý muốn của chúng tôi đâu! Cháu thích được tự do cơ mà! Nhưng bậc làm cha làm mẹ thì cứ thương con; thường so đứa nọ với đứa kia. Nhưng thường cháu về nhà cuối tuần hay ngày lễ nghỉ thì cũng tội cho chúng tôi lắm! Vì tánh chướng của cháu nên không thích ngủ chung với chị; tôi cũng không hiểu vì sao?. Thế nên cái ghế sofa dưới phòng khách thì cháu làm thành cái giường ngủ của cháu; ngủ hôm nào cũng gần 11 giờ mới chịu dậy; không ai có thể kềm được những tiếng động rất thường ngày trong nhà bếp và tiếng nói chuyện giữa cha và thằng cháu út vào buổi sáng sớm trước khi đưa thằng nhỏ đi học. Ai làm động hay gây tiếng lớn cũng bị cháu bảo im cho cháu ngủ; thế có chết hay không cơ chứ! Cả nhà vì muốn hòa khí nên đành cũng chìu cháu cho qua những thời gian cháu ở nhà. Thương con như thế chẳng hiểu có làm cho con ra hư hay không?. Nhưng la cháu thì cảm thấy tội nghiệp nhất là ba cháu sau khi nhận lá thư trách móc của cháu đã cảm thấy chút nào ân hận (guilty).
Việc làm quá khứ của ông (đi học tiếp để tiến thân) thiết tưởng cũng chỉ vì nghĩ tương lai cho cả gia đình và cho các cháu mà thôi!. Nào ngờ trở thành cái tội thiếu trách nhiệm và bổn phận với vợ và các con. Đầu óc các con tôi nghĩ rằng ba chúng học có bằng cấp ra chẳng làm gì để có thêm tiền (income) nuôi gia đình mà mẹ thì phải ra ngoài đời kiếm tiền thay cho cha của chúng; để cha của chúng được ở nhà toàn thời gian mà đi học; nhất là với đồng lương ít ỏi của mẹ là điều mà chúng không thể nào hiểu nổi và cảm thông được. Nhưng ai nào ngờ vì lớn tuổi cũng chẳng ai thèm mướn; duy được hai điều lợi ích thật trước mắt là đã biết mà dìu dắt các con trên con đường học vấn và không ai khinh dể ông!? Hôm qua có được ít thời giờ tôi cắt nghĩa cho cháu hiểu thế nào là tình yêu thương thật sự có hy sinh của một gia đình mà chưa được làm chức cha mẹ thì con cái chưa có thể hiểu được đâu!. Bởi chúng con tất cả mọi đứa bây giờ chỉ hiểu được tình yêu thương của cha mẹ rất thực tế là qua những vật chất mà chúng con đòi hỏi, yêu cầu để có, và có được; còn không được thì coi như cha mẹ không thương yêu gì mình cả!??. Cho dù chúng hiểu rằng cha mẹ không thể chìu chúng những thứ vật chất xa xỉ ấy!. Vì sự an toàn của cả gia đình, nên vợ chồng chúng tôi mới đi kiếm thêm phone cho tôi và cho thằng cháu trai út. Đem phone về tôi nghe cháu nói chuyện rù rì với ai đó trên phone và chê rằng phone của nó chỉ là loại rẻ tiền, không tên hiệu, cũng chẳng có text được. Tôi nghe rất buồn nhưng đặt vào vị trí của cháu thì nửa thương xót và nửa bùi ngùi, vì cái phone bây giờ tệ nhất các bạn của nó có đều text được. Nhưng thôi, có thương, có xót, có muốn, không tiền thì cũng hoàn chẳng có ….. Không gì thực tế nhất là cách chúng tôi dậy con cái cho bằng là chúng phải cố gắng học tập. Bằng cấp càng cao thì cuộc sống càng thoải mái vừa giúp ích cho chính mình, gia đình, và anh chị em có nhu cầu. Con muốn gì bây giờ thì cứ đợi đấy đi, sau này con sẽ có được, và sẽ có hơn cha mẹ nhiều. Nói bao nhiêu thì cũng như nước đổ đầu vịt; chúng than thì chúng vẫn cứ than, cũng như chúng ta là cha mẹ hết than thở đứa này rồi lại đến than đứa kia. May mà chúng tôi chỉ có ba đứa con mà đã cảm thấy quá mệt mỏi chắc phần vì có con ở tuổi hơi muộn màng!?.
Trưa đến hai mẹ con đến DMV ở Santa Ana, tôi không ngớt không đọc kinh thưa anh chị em, vì sợ lắm khi cháu bị người ta đánh nó rớt. Lần rồi đây cả nhà chúng tôi phải chịu một trận khùng điên của cháu, vì cháu nhất định phải được đậu kỳ rồi! Không biết có phải bản tánh kiêu ngạo của cháu hay không? Hay vì không muốn xấu hổ với bạn bè vì đến giờ này mới đi thi lấy bằng lái xe ở cái tuổi 20?. Đây cũng là lý do mà cháu giận ba của cháu ghê lắm! Là đã cấm không cho cháu học thi lái xe. Vì thứ nhất chúng tôi không có xe, thứ hai cảm thấy cháu không cần có xe để có thể bị tai nạn. Đến DMV thật sớm ngồi chờ mãi vì họ không cho làm thủ tục sớm mà chỉ trước 15 phút mà thôi! Chắc do sự sắp xếp để cho có thứ tự và y như làm hẹn với bác sĩ vậy ấy mà! Mỗi xe thi, cần 20 đến 30 phút lận. Cháu thì đọc kinh phần của cháu, còn tôi thì đọc kinh phần của tôi. Cứ lẩm bẩm lậy Chúa lậy Mẹ xin cho con của con nó thi đậu lần này, vì nhất quá tam Mẹ ơi! Nó mà trượt thì chết cái trái tim đau yếu của con. Con mà nghe tin nó rớt con sẽ lái trả thẳng nó về trường Mẹ ạ! Chứ không thì nhà cửa chúng con lại thành than tro mất. Nhưng may quá độ 30 phút cháu quay trở lại, nhìn thấy cháu nhún nhẩy mừng rỡ trong xe, mà lòng tôi dâng lên Chúa Mẹ lời cảm tạ không ngừng nghỉ. Nhìn cháu vui mà lòng tôi còn vui hơn cháu nữa. Thế là cháu đã thi đậu rồi! Rõ ràng là Thánh Ý Chúa. Chúng con tảm tạ Ơn Ngài.
Điều thật cảm động tôi muốn chia sẻ cùng anh chị em là cháu thuật chuyện cho tôi nghe là việc cháu làm của buổi tối hôm trước. “Mẹ biết tối hôm qua con đã đọc một chuỗi 50 kinh, không phải cầu xin cho con được đậu có bằng lái xe đâu! Mà con xin Chúa cho con biết sống theo Thánh Ý Chúa. Con dâng cho Chúa tất cả! Và trong tâm con được nghe tiếng Chúa nói rằng nếu con còn giận cha của con thì con cũng sẽ không đậu được để có bằng lái xe đâu!. Con định rằng nếu ngày mai con thi rớt con sẽ rất bình tĩnh, và cư xử như một người lớn vậy! Và chấp nhận rằng đó là Thánh Ý Chúa. Tôi nghe qua mà lòng tôi thật chùng xuống và thật cảm động rơi cả nước mắt vì cháu cuối cùng rồi cũng đã được Chúa đánh động và lay cháu tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài. Hôm qua đây, tôi thấy cháu vui vẻ với ba của cháu trước khi đưa cháu đi thi mà lòng tôi cảm thấy thật là vui. Sự chống đối của cháu trước đây, tôi có cảm tưởng chắc cháu sẽ không tha thứ cho ba của cháu. Quả là phép nhiệm mầu từ Trên đã đổ xuống trên gia đình chúng tôi. Quả không cái vui nào cho bằng cháu được Chúa gõ nhẹ vào tâm hồn của cháu. Hôm qua đi thi thấy cháu đeo chuỗi trên cổ (chuỗi thắt bằng chỉ mầu tím đậm rất khiêm nhường và thật nhã), tôi cảm thấy vui vui trong bụng, và thầm cảm tạ Thiên Chúa quá đỗi.
Thật vậy thưa anh chị em! Cuộc đời của chúng ta ai cũng trải qua ba chìm bẩy nổi chín cái lênh đênh, nhưng có Chúa trong cuộc đời thì chẳng có hạnh phúc nào được so sánh cho bằng chúng ta luôn có Chúa bên cạnh và trong cõi lòng sâu thẳm của chúng ta. Khi chúng ta đã cố gắng làm tất cả trong khả năng của mình, sống hết mình vì lòng yêu mến, hết bổn phận và trách nhiệm, sống đẹp lòng Chúa, dù là những chuyện cỏn con hằng ngày; còn lại tất cả chúng ta hãy phó dâng cho Thiên Chúa định liệu và sắp xếp. Kết quả sẽ cho chúng ta gấp bội là sự bình an, tình yêu, và thoải mái. Đó mới thật sự là kho tàng mà chẳng mấy ai trên thế gian biết kiếm tìm. Cảm tạ Thiên Chúa đã nhận chúng con trong bầy chiên tốt lành của Chúa, vì cuộc đời trần gian này thường có rất nhiều chiên đi hoang và đi lạc, phải không thưa Chúa?. Amen.
Việc làm quá khứ của ông (đi học tiếp để tiến thân) thiết tưởng cũng chỉ vì nghĩ tương lai cho cả gia đình và cho các cháu mà thôi!. Nào ngờ trở thành cái tội thiếu trách nhiệm và bổn phận với vợ và các con. Đầu óc các con tôi nghĩ rằng ba chúng học có bằng cấp ra chẳng làm gì để có thêm tiền (income) nuôi gia đình mà mẹ thì phải ra ngoài đời kiếm tiền thay cho cha của chúng; để cha của chúng được ở nhà toàn thời gian mà đi học; nhất là với đồng lương ít ỏi của mẹ là điều mà chúng không thể nào hiểu nổi và cảm thông được. Nhưng ai nào ngờ vì lớn tuổi cũng chẳng ai thèm mướn; duy được hai điều lợi ích thật trước mắt là đã biết mà dìu dắt các con trên con đường học vấn và không ai khinh dể ông!? Hôm qua có được ít thời giờ tôi cắt nghĩa cho cháu hiểu thế nào là tình yêu thương thật sự có hy sinh của một gia đình mà chưa được làm chức cha mẹ thì con cái chưa có thể hiểu được đâu!. Bởi chúng con tất cả mọi đứa bây giờ chỉ hiểu được tình yêu thương của cha mẹ rất thực tế là qua những vật chất mà chúng con đòi hỏi, yêu cầu để có, và có được; còn không được thì coi như cha mẹ không thương yêu gì mình cả!??. Cho dù chúng hiểu rằng cha mẹ không thể chìu chúng những thứ vật chất xa xỉ ấy!. Vì sự an toàn của cả gia đình, nên vợ chồng chúng tôi mới đi kiếm thêm phone cho tôi và cho thằng cháu trai út. Đem phone về tôi nghe cháu nói chuyện rù rì với ai đó trên phone và chê rằng phone của nó chỉ là loại rẻ tiền, không tên hiệu, cũng chẳng có text được. Tôi nghe rất buồn nhưng đặt vào vị trí của cháu thì nửa thương xót và nửa bùi ngùi, vì cái phone bây giờ tệ nhất các bạn của nó có đều text được. Nhưng thôi, có thương, có xót, có muốn, không tiền thì cũng hoàn chẳng có ….. Không gì thực tế nhất là cách chúng tôi dậy con cái cho bằng là chúng phải cố gắng học tập. Bằng cấp càng cao thì cuộc sống càng thoải mái vừa giúp ích cho chính mình, gia đình, và anh chị em có nhu cầu. Con muốn gì bây giờ thì cứ đợi đấy đi, sau này con sẽ có được, và sẽ có hơn cha mẹ nhiều. Nói bao nhiêu thì cũng như nước đổ đầu vịt; chúng than thì chúng vẫn cứ than, cũng như chúng ta là cha mẹ hết than thở đứa này rồi lại đến than đứa kia. May mà chúng tôi chỉ có ba đứa con mà đã cảm thấy quá mệt mỏi chắc phần vì có con ở tuổi hơi muộn màng!?.
Trưa đến hai mẹ con đến DMV ở Santa Ana, tôi không ngớt không đọc kinh thưa anh chị em, vì sợ lắm khi cháu bị người ta đánh nó rớt. Lần rồi đây cả nhà chúng tôi phải chịu một trận khùng điên của cháu, vì cháu nhất định phải được đậu kỳ rồi! Không biết có phải bản tánh kiêu ngạo của cháu hay không? Hay vì không muốn xấu hổ với bạn bè vì đến giờ này mới đi thi lấy bằng lái xe ở cái tuổi 20?. Đây cũng là lý do mà cháu giận ba của cháu ghê lắm! Là đã cấm không cho cháu học thi lái xe. Vì thứ nhất chúng tôi không có xe, thứ hai cảm thấy cháu không cần có xe để có thể bị tai nạn. Đến DMV thật sớm ngồi chờ mãi vì họ không cho làm thủ tục sớm mà chỉ trước 15 phút mà thôi! Chắc do sự sắp xếp để cho có thứ tự và y như làm hẹn với bác sĩ vậy ấy mà! Mỗi xe thi, cần 20 đến 30 phút lận. Cháu thì đọc kinh phần của cháu, còn tôi thì đọc kinh phần của tôi. Cứ lẩm bẩm lậy Chúa lậy Mẹ xin cho con của con nó thi đậu lần này, vì nhất quá tam Mẹ ơi! Nó mà trượt thì chết cái trái tim đau yếu của con. Con mà nghe tin nó rớt con sẽ lái trả thẳng nó về trường Mẹ ạ! Chứ không thì nhà cửa chúng con lại thành than tro mất. Nhưng may quá độ 30 phút cháu quay trở lại, nhìn thấy cháu nhún nhẩy mừng rỡ trong xe, mà lòng tôi dâng lên Chúa Mẹ lời cảm tạ không ngừng nghỉ. Nhìn cháu vui mà lòng tôi còn vui hơn cháu nữa. Thế là cháu đã thi đậu rồi! Rõ ràng là Thánh Ý Chúa. Chúng con tảm tạ Ơn Ngài.
Điều thật cảm động tôi muốn chia sẻ cùng anh chị em là cháu thuật chuyện cho tôi nghe là việc cháu làm của buổi tối hôm trước. “Mẹ biết tối hôm qua con đã đọc một chuỗi 50 kinh, không phải cầu xin cho con được đậu có bằng lái xe đâu! Mà con xin Chúa cho con biết sống theo Thánh Ý Chúa. Con dâng cho Chúa tất cả! Và trong tâm con được nghe tiếng Chúa nói rằng nếu con còn giận cha của con thì con cũng sẽ không đậu được để có bằng lái xe đâu!. Con định rằng nếu ngày mai con thi rớt con sẽ rất bình tĩnh, và cư xử như một người lớn vậy! Và chấp nhận rằng đó là Thánh Ý Chúa. Tôi nghe qua mà lòng tôi thật chùng xuống và thật cảm động rơi cả nước mắt vì cháu cuối cùng rồi cũng đã được Chúa đánh động và lay cháu tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài. Hôm qua đây, tôi thấy cháu vui vẻ với ba của cháu trước khi đưa cháu đi thi mà lòng tôi cảm thấy thật là vui. Sự chống đối của cháu trước đây, tôi có cảm tưởng chắc cháu sẽ không tha thứ cho ba của cháu. Quả là phép nhiệm mầu từ Trên đã đổ xuống trên gia đình chúng tôi. Quả không cái vui nào cho bằng cháu được Chúa gõ nhẹ vào tâm hồn của cháu. Hôm qua đi thi thấy cháu đeo chuỗi trên cổ (chuỗi thắt bằng chỉ mầu tím đậm rất khiêm nhường và thật nhã), tôi cảm thấy vui vui trong bụng, và thầm cảm tạ Thiên Chúa quá đỗi.
Thật vậy thưa anh chị em! Cuộc đời của chúng ta ai cũng trải qua ba chìm bẩy nổi chín cái lênh đênh, nhưng có Chúa trong cuộc đời thì chẳng có hạnh phúc nào được so sánh cho bằng chúng ta luôn có Chúa bên cạnh và trong cõi lòng sâu thẳm của chúng ta. Khi chúng ta đã cố gắng làm tất cả trong khả năng của mình, sống hết mình vì lòng yêu mến, hết bổn phận và trách nhiệm, sống đẹp lòng Chúa, dù là những chuyện cỏn con hằng ngày; còn lại tất cả chúng ta hãy phó dâng cho Thiên Chúa định liệu và sắp xếp. Kết quả sẽ cho chúng ta gấp bội là sự bình an, tình yêu, và thoải mái. Đó mới thật sự là kho tàng mà chẳng mấy ai trên thế gian biết kiếm tìm. Cảm tạ Thiên Chúa đã nhận chúng con trong bầy chiên tốt lành của Chúa, vì cuộc đời trần gian này thường có rất nhiều chiên đi hoang và đi lạc, phải không thưa Chúa?. Amen.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trăng Lạnh Trên Cành Đông
Vũ Đình Huyến, Lm
22:08 14/01/2011
TRĂNG LẠNH TRÊN CÀNH ĐÔNG
Ảnh của Vũ Đình Huyến, Lm (CMC)
Trăng có sáng nhưng trăng bị khuyết
Một nữa buồn ánh nguyệt kém tươi
Trăng soi đáy nước lệ rơi
Nữa hồn phiêu bạt giữa trời đớn đau.
(Trích thơ của Triều Sương)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Vũ Đình Huyến, Lm (CMC)
Trăng có sáng nhưng trăng bị khuyết
Một nữa buồn ánh nguyệt kém tươi
Trăng soi đáy nước lệ rơi
Nữa hồn phiêu bạt giữa trời đớn đau.
(Trích thơ của Triều Sương)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền