Ngày 13-01-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ở lại với Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:18 13/01/2012
Chúa nhật 2 thường niên B

Trên các chương trình tivi đều có mục quãng cáo. Sản phẩm quãng cáo thì cái gì cũng nhất, cái gì cũng đẹp cũng bền.Thông tin quãng cáo đã tác động mỗi ngày nhiều lần vào người xem tạo nên một ấn tượng mạnh.Từ đó trong tiềm thức, khách hàng sẽ tìm mua sản phẩm ấy.Quãng cáo là giới thiệu những gì là độc đáo nhất. Mục đích của giới thiệu là để biết nhau.Muốn giơí thiệu một người thì phải biết về người đó,tuỳ theo mối liên hệ giữa hai người mà mức độ biết nhau nhiều hay ít. Nếu không biết rõ về một người thì có thể giới thiệu sai về người ấy.

Trong Phúc Âm có đề cập đến việc giới thiệu.Có ba lời giới thiệu tiêu biểu. Chúa Cha giới thiệu Chúa Kitô: “Đây là con Ta yêu dấu,làm đẹp Ta mọi đàng”( Mt 4,17). Chúa Kitô giới thiệu Chúa Cha: ” Ai thầy Thầy là thấy Cha” (Ga 14,9) Gioan Tẩy Giả giới thiệu Chúa Kitô: “ Đây là Chiên Thiên Chúa.Đây Đấng xoá tội trần gian. . Người đến sau tôi nhưng quyền thế hơn tôi vì có trươc tôi …Ngài làm phép rửa trong Thánh Thần. ” ( x.Ga 1,29 –34). Trong khi toàn miền Giêrusalem và Giuđêa đang coi Gioan như thần tượng, thì chỉ vì để giới thiệu Chúa Kitô, Gioan đã từ giã sự nổi danh của mình và lặng lẽ rút lui. Chúa Kitô giới thiệu Chúa Cha bằng cách nói cho người nghe hãy nhìn vào chính Ngài.Gioan giới thiệu Chúa Kitô bằng cách nói cho người nghe đừng nhìn vào mình,nhưng nhìn thằng vào Chúa. Đây là cách giới thiệu chính xác nhất khi một người muốn giới thiệu cho người khác về Thiên Chúa.

Phúc Âm hôm nay kể câu chuyện: “Thấy Đức Kitô đi ngang qua, ông lên tiếng nói: đây là Chiên Thiên Chúa. Hai môn đệ nghe ông nói liền đi theo Đức Kitô” (Ga 1,36-37). Bấy giờ Gioan rất nổi tiếng. Những người Do thái ở Giêrusalem cử các Thầy Tư tế và Lêvi đến hỏi xem liệu ông có phải là Đức Kitô, là Êlia hoặc ngôn sứ không (Ga 1,19-23). Gioan trả lời trung thực: “Không! Tôi không phải là Đức Kitô” (Ga 1,20). Ông chỉ nhận mình là tiếng kêu trong hoang địa (1,23). Đức Kitô là Đấng đến sau ông, cao trọng hơn ông vì có trước ông (1,30). Đấng ấy được Thánh Thần xức dầu (1,33), và sẽ rửa mọi người trong Thánh Thần và lửa (1,33; Mt3,11). Đấng ấy cao trọng đến nỗi ông không đáng cởi dây giày cho Ngài (1,27). Nhiệm vụ của ông là làm cho mọi người và cả các môn đệ của ông hiểu đươc điều đó. Gioan mong ước khi có dịp sẽ giới thiệu cho các môn đệ về vị Thầy đích thực mà họ cần phải theo. Bởi thế, khi thấy Chúa Giêsu đi ngang qua, Gioan liền lên tiếng: “Đây là Chiên Thiên Chúa”. Hiểu ý thầy, hai môn đề liền đi theo Chúa Giêsu trong hân hoan. Thay vì nuối tiếc, Gioan đã hạnh phúc hối dục họ lên đường. Nếu hai môn đệ không muốn theo Chúa mà cứ nấn ná ở lại với Gioan thì giáo dục tôn giáo của Gioan đã thất bại. Nếu hai môn sinh cứ đòi ở lại với Gioan là dấu chứng Gioan chỉ nói về mình, gây ảnh hưởng cho mình. Lên đường theo Chúa như một khám phá mới của hai môn sinh là kết quả thành công của Gioan trong sứ mạng làm người dọn đường cho Chúa.

Chúa Giêsu quay lại và hỏi: Các anh tìm gì thế? Hai môn đệ đã không đi “tìm gì” mà là tìm một Con Người. Họ đi tìm Đức Kitô. Họ mang nặng nổi khát khao đi tìm một trái tim, một vị thầy. “Thưa Thầy, Thầy ở đâu?”. Câu hỏi ấy là câu hỏi muốn hiểu, muốn tìm đến và muốn ở lại với Thầy. Chúa Giêsu không trả lời là Ngài ở nơi này nơi kia và cũng không mời họ đến thăm chơi. Chúa nói “hãy đến mà xem” rồi sẽ biết. “Đến mà xem” là lời mời gọi đi vào cuộc gặp gỡ thân thiết. Trăm nghe không bằng mắt thấy “cứ đến mà xem” cũng là câu nói Philipphê thuyết phục Nathanael (Ga 1,46).Thánh sử Gioan kết thúc câu chuyện các môn đệ đầu tiên của Đức Kitô bằng hình ảnh: “Họ đến xem chỗ Người ở và ở lại với Người” (1,39).

Chỗ ở của Chúa Giêsu có gì hấp dẫn mà giữ chân các ông ở lại? Đầy đủ tiện nghi và sung túc chăng? Chắc chắn là không rồi, vì Chúa đã từng nói:” Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (Mt 8,20). Rày đây mai đó nên nơi Chúa ở là “khách sạn ngàn sao”, chẳng có gì hấp dẫn như biệt thự hay khách sạn mấy sao. Sự hấp dẫn các môn đệ chính là con người Chúa Giêsu. Chính cuộc sống và lời giảng dạy của Ngài đã hấp dẫn họ và họ nhận ra Ngài là Đấng Messia, Đấng Cứu Thế, vị Thầy mà họ đáng theo.

Chúa kêu gọi các môn đệ, trước hết để họ “ở lại với Ngài” trong bầu khí huynh đệ thân tình (x. Ga 1,35-39), rồi Ngài mới sai họ đi thi hành sứ vụ. Yêu thương nhau là một dấu chỉ, là chứng từ cốt yếu, là đòi hỏi tiên quyết và đồng thời cũng là điều kiện cơ bản của người môn đệ Đức Giêsu. “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35).

Đi tìm con người Đức Kitô là theo Ngài, thuộc về Ngài, ở với Ngài. Các môn đệ vui mừng hân hoan, họ muốn chia sẽ với người thân yêu nên khi trở về, Anrê gặp em là Simon, nói với em về Đấng mà mình đã gặp và dẫn em đến diện kiến Chúa. Simon được Chúa đổi tên thành Phêrô. Trên đá tảng Phêrô, Chúa xây Hội Thánh và cửa hoả ngục sẽ không thắng được. Một cuộc gặp gỡ. Một tình yêu có thể làm đảo lộn cả một cuộc đời. Khám phá ra tình yêu Thiên Chúa trong đời mình quả là một biến cố vô cùng quan trọng.Trong ánh sáng tình yêu của Thiên Chúa, những ai đã gặp Người đều thay đổi dần cuộc đời mình.

Gioan Tẩy Giả là mẫu mực cho người tông đồ hôm nay. Giới thiệu Chúa còn mình thì lặng lẽ rút lui để Chúa lớn lên. Bổn phận giới thiệu Chúa cho người khác là một ân sủng được trao ban. Thiên Chúa là tình yêu. Vậy lời giới thiệu trung thực nhất phải là lời ca ngợi về một Thiên Chúa tình thương.Để nói về tình thương, chúng ta phải có kinh nghiệm về tình thương.Cách chuyển thông chính xác nhất tình thương của Thiên Chúa là bản thân mỗi người yêu tha nhân với tấm lòng chân thành của mình.

Lời giới thiệu của Gioan Tẩy giả về Chúa Kitô rất ngắn. Điều đó nhắn nhủ rằng: Để giới thiệu về Chúa, chưa chắc đã cần nói nhiều.Vì nói nhiều chưa chắc đã là nói hay. Nói hay mà không đúng thì chỉ làm người nghe lạc lối. Để giới thiệu về Chúa cần nói đúng và sống điều mình rao giảng.Dung mạo đúng nhất của Thiên Chúa là tình yêu thương “ Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nổi ban Con Một của Ngài” (Ga 3,16) và tình yêu thương ấy là “ Không có tình yêu nào cao cả hơn tình thương của người hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13).

Để giới thiệu Chúa, tôi phải biết Chúa. Bài học đầu tiên của các môn đệ là “ở lại với Chúa”. Chỉ khi sống với Chúa mới biết Chúa. Vì thế, để giới thiệu về Chúa, phải biết Chúa. Để biết Chúa, chỉ có con đường duy nhất là sống với Chúa. Sống với Chúa chính là chuyên chăm học hỏi, suy niệm Lời Chúa và chiêm nghiệm trước Thánh Thể mỗi ngày để trở nên người giới thiệu Chúa cách trung thực và chính xác cho người khác.

Lạy Chúa, xin cho con nhìn thấy sự từ bỏ của Gioan và hai môn đệ mà xét lại bản thân. Con đang giới thiệu Chúa hay dùng Chúa để mình được lợi. Con đang theo Chúa hay chỉ theo người của Chúa. Xin cho con luôn chọn Chúa qua những chọn lựa nhỏ bé nhiều lần trong ngày để Chúa chiếm trọn cuộc sống con và để con thông hiệp vào cuộc sống Chúa nhờ đó con được ở lại với Chúa.

Và Lạy Chúa, xin ở lại với con, vì con yếu đuối, con cần Chúa đỡ nâng mỗi ngày trong đời con. Không có Chúa, con đâu còn nồng nhiệt hăng say. Xin ở lại với con vì con chỉ tìm Chúa, yêu Chúa và không đòi phần thưởng nào khác ngoài việc được yêu Chúa hơn. Amen.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:44 13/01/2012
TÊN GỌI BÍ MẬT
N2T

Có một gia đình từ cha đến con và ngay cả đứa ở đều thích nói khoác lác, mỗi người đều lấy tên của triều đình để xưng hô với nhau.
Một hôm, có người bạn đến chơi, gặp lúc phụ thân đi xa, con cả bèn đi ra nói:
- “Phụ vương xa giá đi rồi”.
Người bạn bèn hỏi mẹ của có nhà không, đứa con thứ hai trả lời:
- “Mẫu hậu đang yến tiệc phía sau ngự viên”.
Người bạn nghe hai anh em nói chuyện vượt qua thân phận, bèn tức giận bỏ đi. Khi đi được nửa đường thì gặp người bạn ấy, bèn đem chuyện hai đứa con ra nói với ông ta. Phụ thân hỏi:
- “Đứa nào nói như thế ?”
Thằng ở đứng phía sau trả lời:
- “Đó là thái tử và thứ tử nói đó”.
Người bạn càng thêm nổi giận, túm đánh đứa đầy tớ, phụ thân của hai đứa con ấy vội vàng căn ngăn, nói:
- “Khanh chớ vội buồn phiền, mọi việc phải nể mặt quả nhân chứ”.

Suy tư:
Có những người mà cuộc sống của họ tuy bình thường nhưng lại không bình thường, bởi vì từ cách ăn nói cho đến những thái độ của họ đều không giống như người khác, họ làm ra vẻ ta đây là người khác với những người khác: họ thích nói những lời lẽ chói tai ngược đời, họ có những cử chỉ như người mộng du, họ có những thái độ như người bị bệnh tâm thần, bởi vì họ muốn mình khác với mọi người, người ta gọi đó là lập dị.
Lập dị là làm khác người, là làm ngược với cuộc sống bình thường như bao người khác.
Lập dị có thể vì kiêu ngạo nên muốn làm khác người, lập dị có thể là vì muốn chơi trội hơn người khác, lập dị có thể là vì tính tình cổ quái, lập dị có thể là sống trong ảo tưởng...
Lập dị trong đời sống thiêng liêng của người Ki-tô hữu chính là tách biệt mình ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, thích sống theo ý riêng của mình và không muốn Thiên Chúa làm chủ tâm hồn mình.
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 2 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:47 13/01/2012
CHÚA NHẬT 2 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Ga 1, 35-42
“Các ông đã đến xem chỗ Đức Giê-su ở, và ở lại với Ngài”.


1- “Đến mà xem”.
Đức Chúa Giê-su mời gọi hai người môn đệ của thánh Gioan Tiền Hô: “Hãy đến mà xem”, và các ông đã đến xem, nhưng các ông đã xem thấy gì ? Không xem thấy gì cả và cũng không có gì đáng xem, ngoài cuộc sống của Đức Chúa Giê-su, chính cuộc sống này đã thu hút và giữ các ông lại bên Ngài và trở thành môn đệ của Ngài.

Hai môn đệ đầu tiên đã xem, nhưng họ không phê bình gì cả, cái mà họ thấy không phải là một vị bác học tài ba, cũng không phải là một anh hùng lẫm liệt oai phong, cũng chẳng phải là một nhân vật quan trọng nào khác trong cung điện nhà vua, nhưng họ nhìn thấy một con người rất thường như những người khác, cái rất thường này có một sức lôi cuốn đặc biệt trong cung cách giảng dạy, bởi vì lời giảng dạy của Đức Chúa Giê-su như Đấng có quyền uy ! Họ đã xem và thấy được Đấng Messia trong cách sống và lời giảng của Đức Chúa Giê-su, đó là sự hiền lành và khiêm tốn của Ngài.

Hai môn đệ đã xem thấy Chúa, và họ đã ở lại với Ngài, học hỏi nơi Ngài và sống chết với Ngài, bởi vì cuộc sống của các ngài cũng sao chép lại cuộc sống của Đức Chúa Giês-u, đó chính là đời sống khiêm tốn và phục vụ của các ngài.

Ngày hôm nay tuy chúng ta không thấy Đức Chúa Giê-su bằng xương bằng thịt, nhưng nhờ đức tin mà chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa và là môn đệ của Ngài, nhưng trong cuộc sống chúng ta có học hỏi noi gương của Ngài không ?

Có những lúc chúng ta mời những người ngoại giáo, những người “nguội lạnh” đến nhà thờ mà xem, nhưng khi họ đến nhà thờ để “xem” Chúa thì họ không nhìn thấy Chúa ở đâu cả, mà chỉ thấy chúng ta –những người Ki-tô hữu- đi dâng lễ mà giống như đi coi phim ở trong rạp hát: thanh niên nam nữ ngồi bên ngoài ghế đá trò chuyện tâm tình “ôm nhau xèo nẹo”; họ thấy chúng ta đang ngồi tán ngẫu hút thuốc lá khi linh mục đang giảng trong nhà thờ; họ thấy ông trùm mặt mày dữ tợn cầm cây roi mây đi lui đi tới như coi tù...

“Đến mà xem” tức là đến để sống với Đức Chúa Giê-su trong bí tích Thánh Thể.
“Đến mà xem” tức là đến để nhận sự hòa giải nơi bí tích Giải Tội.
“Đến mà xem”, xem rồi thì ra đi loan báo cái mình đã xem đã cảm nghiệm được cho tha nhân, đó chính là đời sống yêu thương và phục vụ của chúng ta.

2- “Chúng tôi đã gặp Đấng Messia”.
Đó là tiếng hô vui mừng của người tìm được kho tàng quý báu sau những ngày tháng mệt mỏi vất vả tìm kiếm, ông An-rê- một trong hai môn đệ đầu tiên- đã gặp và đã loan báo tin vui này cho em của mình là Phê-rô. Đây là một thái độ rất thường tình của con người: chia sẻ trước với người thân thiết những vui buồn của mình, đây cũng là thái độ của Đức Chúa Giê-su khi rao giảng tin mừng Nước Trời, trước tiên là cho người Do Thái, dân tộc của Ngài, sau đó mới đến mọi dân nước trên thế giới.

Có những lúc trong cuộc sống chúng ta đã gặp được Chúa, nhưng chúng ta không đem Chúa đến cho người nhà, có người Ki-tô hữu khi ra ngoài xã hội thì làm rất tốt bổn phận của người có đạo, nhưng về nhà thì lại cau có, chửi bới anh em trong nhà; có người đi đến các bệnh viện để truyền đạo, giúp đỡ bệnh nhân, nhưng cha mẹ già yếu ở nhà thì họ lại không chịu săn sóc, bỏ mặc cho người khác chăm nom; có người tiền dư bạc đống đem cúng cho cơ quan từ thiện này đến cơ quan từ thiện khác để lấy oai, nhưng anh em cháu chắt ruột thịt đói khổ thì một đồng cũng không bỏ ra cứu giúp, họ giúp đỡ người khác chỉ là quảng cáo lòng “thương người vô vị lợi” của mình mà thôi, còn thực chất yêu người thì nằm trên những dòng chữ “tạ ơn” của người chịu ơn họ.

Có những lúc chúng ta tìm Chúa nơi các nhà thờ to lớn, và chúng ta hứng thú phục vụ Chúa trong các nhà thờ ấy, nhưng lại không nhìn thấy Chúa trong nhà thờ nhỏ bé của họ đạo mình. Nếu chúng ta không gặp được Chúa nơi những người trong gia đình, nếu chúng ta không giới thiệu Chúa cho những người trong khu phố của mình, thì Chúa mà chúng ta đem giới thiệu cho người khác đó chỉ là “chúa dỏm” mà thôi.

“Lạy Đức Chúa Giê-su, mỗi ngày trong thánh lễ Chúa đều mời gọi chúng con hãy đến mà xem, xem tình yêu của Chúa đối với nhân loại và với chúng con trong bí tích Thánh Thể. Chúa mời gọi chúng con đến mà xem để sống với những gì mình đã xem thấy nơi Thánh Thể, đó chính là sự khiêm hạ của một Thiên Chúa làm người. Xin Chúa ban cho chúng con biết học hỏi nơi Chúa sự yêu thương và lòng khiêm hạ ấy, để chúng con hân hoan nói với người anh em chị em của con rằng: chúng tôi đã thấy Chúa, thấy Đấng Messia, Ngài đang ở trong anh, ở trong chị, Ngài đang ở trong tất cả những người đau khổ, và trong những người đang thành tâm tìm kiếm Ngài”. Xin Chúa nghe lời chúng con. Amen”
---------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:48 13/01/2012
N2T

6. Các linh hồn trong địa ngục có thể nhìn thấy tất cả những việc làm cho họ khổ, nhưng họ không thể thấy bất cứ việc gì làm cho họ bớt khổ.

(Thánh nữ Terese of Avila)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha lưu ý: định mệnh của chúng ta được nối kết với nhau
Bùi Hữu Thư
09:06 13/01/2012
Ngài nhấn mạnh nhu cầu tái khám phá các mối tương quan

VATICAN, ngày 12, tháng 1, 2012 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: muốn vượt thắng các thách đố thế giới phải đối phó ngày nay, chúng ta cần nhớ rằng "định mệnh của mỗi người trong chúng ta đều được liên kết với mọi người khác."

Đức Thánh Cha hôm nay nói như vậy khi ngài tiếp kiến các giới chức của Thành Phố Rôma, Vùng Lazio, và Tỉnh Rôma, trong một buổi tiếp xúc truyền thống để trao đổi các lời chúc tụng đầu năm.

Ngài nói: "Các thách đố chúng ta đang phải đối phó hiện nay rất nhiều và phức tạp, và chỉ có thể vượt thắng nếu chúng ta gia tăng ý thức là định mệnh của mỗi người trong chúng ta đều được liên kết với mọi người khác. Vì lý do này... chấp nhận, liên đới, và pháp lý là các giá trị nền tảng."

Đức Thánh Cha phân loại cuộc khủng hoảng ngày nay như "một cơ hội cho toàn thể cộng đồng duyệt lại các giá trị trên đó đời sống xã hội được dựng nên có tạo ra được một xã hội công lý, công bình và hiệp nhất không, hay còn cần phải suy nghĩ sâu xa để tái khám phá các giá trị... không những sẽ giúp cho việc phục hồi nền kinh tế, nhưng vẫn còn chú ý đến việc cổ võ cho sự thiện hảo toàn vẹn của nhân loại."

Theo Cơ Quan Truyền Thông Vatican Đức Thánh Cha Benedict XVI bầy tỏ quan điểm là gốc rễ của cuộc khủng hoảng hiện nay nằm trong "chủ nghĩa cá nhân của con người và dẫn đưa con người lại gần cái thế giới nhỏ bé của chính mình, chỉ lo trước hết cho việc thỏa mãn những nhu cầu và ước muốn của mình mà không lo lắng đến người khác."

Đức Thánh Cha lưu ý: Hậu quả của não trạng này là "nạn hiếm hoi về nhà cửa, khó khăn gia tăng cho giới trẻ tìm việc làm, sự cô đơn bao nhiêu người già nua phải cảm nhận, hiện tượng vô danh là đặc tính của đời sống đô thị (không ai biết đến ai), và đôi khi chỉ có những chú ý hời hợt đến các tình trạng của những người sống bên lề xã hội và nghèo khó."

Nhân bản hơn

Đức Thánh Cha nói bước đầu tiên trong việc tạo dựng một xã hội nhân bản hơn là "tái khám phá các mối tương quan như những thành phần cần thiết của đời sống chúng ta."

Ngài khẳng định: Con người được mời gọi để sống trong sự liên hệ với người khác và với Thiên Chúa, là Đấng duy nhất "có thể chào đón con người vô điều kiện và ban cho tình yêu vô biên."

Đức Thánh Cha Benedict XVBI tuyên bố: Các tổ chức phải nuôi dưỡng và gia tăng ý thức chúng ta là một thành phần của cùng một cấu trúc, phải khuyến khích các giá trị về chấp nhận, liên đới và pháp lý. Ngài mời gọi cử tọa phát triển các phương cách để thêu dệt con người vào tấm vải xã hội để cho "các cá nhân có thể học biết cách xem xét vị trí họ sống chung trong một 'đại gia đình.'"

Đức Thánh Cha tiếp: Chấp nhận phải đi đôi với liên đới, vì "bác ái và công lý đòi hỏi như vậy, vào những lúc cần thiết, những ai có tài nguyên nhiều nhất phải lo lắng cho những người thiếu thốn."

Gia đình

Đức Thánh Cha Benedict XVI nhấn mạnh là các tổ chức phải đặc biệt yểm trợ các gia đình, nhất là các gia đình đông đúc, và ngài mời gọi các giới chức "bảo vệ gia đình dựa trên hôn nhân như là một tế bào thiết yếu của xã hội." Họ cũng phải bầy tỏ tình liên đới với giới trẻ, "là những người bị tổn hại nhiều nhất vì nạn thất nghiệp,... phải ban hành các chính sách bảo đảm các dịch vụ với giá phải chăng và giúp cho việc bảo đảm cho có việc làm," với mục đích tránh nguy cơ là giới trẻ "sẽ trở thành nạn nhân của các tổ chức phạm pháp đang cám dỗ chúng bằng những phương cách kiếm tiền dễ dàng."

Cuối cùng Đức Thánh Cha chú ý đến nhu cầu "cổ võ một nền văn hóa pháp lý, giúp cho các công dân hiểu là luật pháp hiện hữu để chuyển tiếp những năng lực tích cực trong xã hội, và nhờ đó cổ võ cho lợi cích chung... Các cơ quan có trách vụ... cung cấp các dịch vụ công bằng và hợp lý, và cũng phải chú ý đến đạo luật mà Thiên Chúa đã ghi sâu trong tim con người, và tất cả mọi người có thể hiểu được qua sự suy luận."
 
Thư Ngỏ của các Vị Lãnh Đạo Tôn Giáo Hoa Kỳ về Hôn Nhân và Tự Do Tôn Giáo
Phaolô Phạm Xuân Khôi
22:07 13/01/2012
Hôn nhân và Tự do Tôn Giáo: Sự Tốt Lành Cơ Bản Là Hai Điều cùng nhau Đứng Vững hay Xụp Đổ.



Các Nhà Lãnh Đạo Tôn Giáo Cùng Nhau Liên Kết trong việc Hỗ Trợ Hôn Nhân và Tự Do Tôn Giáo

Hoa Thịnh Đốn (ngày 12 tháng 1, 2012) - Các nhà lãnh đạo của một số cộng đồng tôn giáo lớn nhất tại Hoa Kỳ đã cùng nhau liên kết trong một thư ngỏ gửi tất cả mọi người Hoa Kỳ để nói lên mối quan tâm chung của họ về hôn nhân và tự do tôn giáo.... Những vị ký tên gồm có các nhà lãnh đạo Anh giáo, Baptist, Công giáo, Truyền Đạo, Do Thái, Lutheran, Mormon, và cộng đồng Pentacost ở Hoa Kỳ. Đức Hồng Y được chỉ định Timothy Dolan, tổng giám mục New York và chủ tịch của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ, là một trong bốn giám mục Công giáo ký tên. Dưới đây là bản dịch Thư Ngỏ được đăng trong trang web của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ bằng tiếng Anh.


THƯ NGỎ

Các bạn thân mến:

Việc cổ võ và bảo vệ hôn nhân – sự kết hợp của một người nam và một người nữ như hai vợ chồng -- là một vấn đề công ích và phục vụ hạnh phúc của cặp vợ chồng, của con cái, của xã hội dân sự và mọi người. Ý nghĩa và giá trị của hôn nhân có trước và vượt trên bất kỳ xã hội, chính phủ, hoặc cộng đồng cụ thể nào. Nó là một ích lợi phổ quát và cơ chế nền tảng của tất cả mọi xã hội. Nó đi liền với bản chất của con người như nam và nữ, và với nhiệm vụ quan trọng là cưu mang và nuôi dưỡng con cái.

Như những nhà lãnh đạo tôn giáo của nhiều cộng đồng đức tin khác nhau một cách rộng rãi, chúng tôi liên kết cùng nhau để khẳng định rằng hôn nhân trong định nghĩa thật sự của nó phải được bảo vệ vì chính nó và vì lợi ích của xã hội. Chúng tôi cũng nhận ra những hậu quả nghiêm trọng của việc thay đổi định nghĩa này. Một trong những hậu quả -- là sự can thiệp vào quyền tự do tôn giáo của những người tiếp tục xác tín định nghĩa thực sự của “hôn nhân” – đòi hỏi sự chú ý đặc biệt trong các cộng đồng đức tin của chúng ta và trong toàn xã hội nói chung. Vì lý do này, chúng tôi cùng liên kết với nhau để nói lên với một tiếng nói duy nhất trong thư ngỏ này.

Một số người cho rằng mối đe dọa chính đối với tự do tôn giáo gây ra bởi “hôn nhân” đồng tính là việc chính quyền có thể bắt buộc các thừa tác viên tôn giáo phải chủ sự “những lễ cưới” như vậy. nếu không họ sẽ vi phạm luật dân sự hoặc hình sự. Trong khi chúng ta không thể hoàn toàn loại trừ tình trạng có thể xảy ra này, chúng tôi tin rằng Tu Chính Thứ Nhất (First Amendment) tạo ra một trở ngại rất cao cho một nỗ lực như thế.

Thay vào đó, chúng tôi tin rằng nguy cơ cấp bách nhất là điều này: sự ép buộc hay áp lực trên những cá nhân và tổ chức tôn giáo – trong mọi hoạt động của họ, ngoài các nghi lễ về tôn giáo -- phải coi các hành vi tình dục đồng tính tương đương về luân lý với hành vi tính dục trong hôn nhân. Chắc chắn rằng nhiều người và nhiều nhóm mà xác tín luân lý và tôn giáo của họ không cho phép các hành vi tình dục đồng tínhi sẽ chống lại sự cưỡng bách của pháp luật, và những cuộc xung đột giữa giáo hội và nhà nước sẽ xảy ra.

Những xung đột này sẽ có những hậu quả trầm trọng. Chúng sẽ xảy ra trong hàng loạt những phạm vi pháp lý rộng rãi, bởi vì thay đổi định nghĩa dân sự của “hôn nhân” không chỉ thay đổi một điều luật, nhưng cùng một lúc thay đổi hàng trăm, thậm chí hàng ngàn điều luật. Bằng một chữ ký, mọi luật lệ mà trong đó những quyền lợi tùy thuộc vào tình trạng hôn nhân -- như kỳ thị việc làm, trợ cấp thất nghiệp, nhận con nuôi, giáo dục, y tế, chăm sóc những người cao niên, gia cư, tài sản, và thuế má -- sẽ thay đổi để những quan hệ tình dục đồng tính phải được đối xử như là chúng là hôn nhân. Lần lượt, đòi hỏi này sẽ áp dụng cho những người và những nhóm tôn giáo trong cách cư xử bình thường trong nhiều nghề nghiệp và việc phục vụ tư hoặc công, bao gồm cả việc điều hành các trường học, bệnh viện, nhà dưỡng lão và các cơ sở gia cư khác, cung cấp các dịch vụ nhận con nuôi và tư vấn, cùng nhiều việc khác.

Như vậy, thí dụ, dịch vụ nhận con nuôi theo tôn giáo mà trong đó trẻ em được trao đặc biệt cho các cặp vợ chồng sẽ bị bắt buộc theo pháp luật phải trao cho những người đồng tính đã “kết hôn” theo dân sự. Những nhà tư vấn hôn nhân tôn giáo sẽ bị từ chối cấp bằng hành nghề chuyên môn của họ vì họ từ chối giúp đỡ làm tư vấn trong những liên hệ “kết hôn” đồng tính. Các chủ nhân tôn giáo cung cấp những ích lợi về sức khỏe (bảo hiểm) đặc biệt cho nhân viên kết hôn sẽ bị bắt buộc theo luật pháp phải mở rộng những lợi ích ấy cho những ‘người phối ngẫu” đồng tính. Các chủ nhân tôn giáo sẽ phải đương đầu với những vụ thưa kiện vì có bất kỳ hành vi chống lại, dù nhẹ nhàng thế nào đi nữa, với một nhân viên vì người ấy công khai “làm đám cưới” dân sự với người đồng phái tính. Điều này không phải là phỏng đoán vô cớ, vì những trường hợp như thế đã xảy ra.

Ngay cả khi những người và các nhóm tôn giáo thành công trong việc tránh trách nhiệm dân sự trong các trường hợp như thế, họ còn phải đương đầu với những trừng phạt khác của chính phủ -- như trở thành mục tiêu rút lại sự hợp tác, trợ cấp, hoặc các lợi ích khác của chính phủ.

Thí dụ, ở New Jersey, tiểu bang hủy bỏ tình trạng được miễn thuế của một nhà lều dọc bờ biển (boardwalk pavilion) được điều hành bởi giáo phái Methodist trong các dịch vụ tôn giáo bởi vì tổ chức tôn giáo này không nhận cho làm “đám cưới” đồng tính ở đó. San Francisco hủy bỏ 3,5 triệu đô la hợp đồng dịch vụ xã hội với Salvation Army bởi vì họ từ chối công nhận “quan hệ chung thân” đồng tính trong các chính sách về quyền lợi nhân viên của họ. Tương tự, Portland, Maine, đòi hỏi các tổ chức từ thiện Công Giáo phải mở rộng quyền lợi nhân viên vợ chồng cho “những cặp chung thân” đồng tính như một điều kiện tiếp nhận trợ cấp của quỹ quỹ phát triển gia cư và cộng đồng của thành phố.

Tóm lại, sự từ chối của các tổ chức tôn giáo này trong việc coi một liên hệ tính dục đồng tính như hôn nhân đánh dấu họ và các thành viên của họ là cuồng tín, biến họ thành đối tượng của một kho đầy các hình phạt và áp lực của chính quyền dành cho những kẻ kỳ thị chủng tộc. Những hình phạt này sẽ chỉ gia tăng cách thường xuyên hơn và nghiêm khắc hơn nếu “hôn nhân” dân sự được tái định nghĩa trong những phạm vi tài phán khác nữa. Vì khi đó, chính quyền sẽ bắt buộc mọi người phải công nhận đặc biệt những quan hệ mà chúng tôi, những nhà lãnh đạo tôn giáo ký tên dưới đây, và các cộng đồng đức tin mà chúng tôi đại diện, không thể phê chuẩn, theo lương tâm. Bởi vì luật pháp và chính quyền không những chỉ ép buộc và khuyến khích bằng phần thưởng mà còn giảng dạy (ở học đường), những sự thừa nhận này sẽ làm cho những nỗ lực của các tư nhân tư nhân muốn trừng phạt những người bảo vệ hôn nhân thành một sự hợp pháp hơn về luân lý.

Vì vậy, chúng tôi khuyến khích tất cả mọi người thiện tâm hãy bảo vệ hôn nhân như sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ, và cân nhắc cẩn thận những hậu quả sâu rộng đối với quyền tự do tôn giáo của tất cả mọi người Hoa Kỳ nếu hôn nhân bị tái định nghĩa. Chúng tôi đặc biệt thúc dục những người có trách nhiệm với ích lợi chung hãy hỗ trợ những đạo luật duy trì định nghĩa truyền thống của hôn nhân, và như thế tránh được mối đe dọa sự tự do tôn giáo của vô số tổ chức và công dân trong quốc gia này. Hôn nhân và tự do tôn giáo cả hai đã được đan kết một cách sâu xa vào cơ cấu của quốc gia này.

Chớ gì tất cả chúng ta có thể làm việc với nhau để củng cố và bảo tồn ý nghĩa duy nhất của hôn nhân và món quà quý giá của tự do tôn giáo.

Trọng kính:

Rev. Leith Anderson

President

National Association of Evangelicals

Johann Christoph Arnold

Senior Pastor

Bruderhof Communities

Randall A. Bach

President

Open Bible Churches

Dr. Gary M. Benedict

President

The Christian and Missionary Alliance

The Rev. John F. Bradosky

Bishop

North American Lutheran Church

Glenn Burris, Jr.

President

The Foursquare Church

Bishop H. David Burton

Presiding Bishop

The Church of Jesus Christ of Latter-day Saints

Dr. Ronald W. Carpenter, Sr.

Presiding Bishop

International Pentecostal Holiness Church

Rabbi Abba Cohen

Vice President for Federal Affairs

Washington Director

Agudath Israel of America

Most Rev. Salvatore J. Cordileone

Bishop of Oakland

Chairman

USCCB Subcommittee for the Promotion and Defense of Marriage

Nathan J. Diament

Executive Director for Public Policy

Union of Orthodox Jewish Congregations of America

Cardinal-designate Timothy M. Dolan

Archbishop of New York

President

United States Conference of Catholic Bishops

The Most Rev. Robert Duncan

Archbishop, Anglican Church in North America

Bishop, Anglican Diocese of Pittsburgh

Dr. Barrett Duke

Vice President for Public Policy and Research

Southern Baptist Ethics & Religious Liberty Commission

Rev. Jim Eschenbrenner

Executive Pastor

General Council of Christian Union Churches

Dr. William J. Hamel

President

Evangelical Free Church of America

Rev. Dr. Ron Hamilton

Conference Minister

Conservative Congregational Christian Conference

Rev. Dr. Matthew Harrison

President

Lutheran Church - Missouri Synod

John Hopler

Director

Great Commission Churches

Dr. Bill Hossler

President

Missionary Church, Inc.

Clyde M. Hughes

General Overseer

International Pentecostal Church of Christ

Rev. Kenneth D. Hunn

Executive Director

The Brethren Church

David W. Kendall

Bishop

Free Methodist Church USA

Dr. Richard Land

President

Southern Baptist Ethics & Religious Liberty Commission

Most Rev. William E. Lori

Bishop of Bridgeport

Chairman

USCCB Ad Hoc Committee for Religious Liberty

Dr. Jo Anne Lyon

Chair Board of General Superintendents

The Wesleyan Church

James W. Murray

Executive Director

General Association of General Baptists

Most Rev. Kevin C. Rhoades

Bishop of Ft. Wayne - South Bend

Chairman

USCCB Committee on Laity, Marriage, Family Life and Youth

Commissioner William A. Roberts

National Commander

The Salvation Army

Rocky Rocholl

President

Fellowship of Evangelical Churches

Rev. Samuel Rodriguez

President

National Hispanic Christian Leadership Conference

David T. Roller

Bishop

Free Methodist Church USA

Matthew A. Thomas

Bishop

Free Methodist Church USA

Dr. Joseph Tkach

President & Pastor General

Grace Communion International

Berten A. Waggoner

National Director

Vineyard USA

W. Phillip Whipple

Bishop

United Brethren in Christ Church, USA

Dr. John P. Williams, Jr.

Regional Director

Evangelical Friends Church, North America

David P. Wilson

General Secretary

Church of the Nazarene

Dr. George O. Wood

General Superintendent

Assemblies of God
 
Ấn Độ: Một trong các Giáo Hội truyền giáo nhất thế giới
Nguyễn Trọng Đa
20:27 13/01/2012
Ấn Độ: Một trong các Giáo Hội truyền giáo nhất thế giới

Một hội thảo tư vấn quốc gia xác nhận lòng nhiệt thành truyền giáo của Ấn Độ

ROMA - Có mặt tại 166 quốc gia, Giáo Hội Công Giáo tại Ấn Độ được xem là một trong các Giáo Hội truyền giáo nhất thế giới, theo nhận xét của hãng tin «Eglises d’Asie» (Các Giáo Hội châu Á), cơ quan ngôn luận của Hội Thừa sai Paris (MEP), trong bản tin ngày 13-1.

Ấn Độ, từ lâu được coi là một quốc gia truyền giáo, đã trở thành một trong những quốc gia gửi nhiều nhà truyền giáo Công giáo ra nước ngoài nhất. Gần đây một cuộc hội thảo “tư vấn quốc gia" tại Bangalore về đề tài truyền giáo ad extra (bên ngoài) đã xác nhận lòng nhiệt thành truyền giáo của Giáo Hội Công Giáo ở Ấn Độ, liên tục phát triển.

Được phối hợp tổ chức bởi Hội đồng Giám mục Công giáo Ấn Độ (CBCI), và Hội đồng các Bề Trên Thượng cấp Dòng tu (ICC), cuộc hội thảo đầu tiên về đề tài truyền giáo ad extra (bên ngoài) được tổ chức tại Bangalore vào tuần trước. Là người bảo trợ sự kiện này, Đức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Mumbai (Bombay) và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Ấn Độ CBCI, bày tỏ sự quan tâm của các báo cáo và các kết luận của những ngày hội thảo vì Giáo Hội phổ quát. Cũng tham dự cuộc hội thảo, Đức Giám mục Albert, Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Công giáo Ấn Độ (CBCI), mời các nhà tổ chức chuẩn bị một cuộc hội thảo thứ hai về tư vấn quốc gia này trong thời gian sắp tới, và Ngài bảo đảm là sẽ tham dự cách nhiệt tình.

Được gọi tên là ‘IMAC năm 2012’, cuộc hội thảo truyền giáo đầu tiên này đã được tổ chức tại Viện Thần Học của Hội đồng các Bề Trên Thượng cấp Dòng tu (ICC), ở Bangalore, bang Karnataka, Ấn Độ. Từ ngày 5 đến ngày 9-1, cuộc hội thảo qui tụ khoảng 40 tham dự viên đại diện cho 25 tổ chức truyền giáo, các Dòng tu và Giáo phận. Các Giám mục của Giáo Hội Công Giáo tại Ấn Độ, các Bề trên thượng cấp các Dòng truyền giáo, và chuyên gia Ấn Độ có kinh nghiệm truyền giáo ở nước ngoài, đã trao đổi ý kiến với nhau trong năm ngày, về vị trí ngày càng lớn của Giáo hội Ấn Độ trong việc truyền giáo trên thế giới.

Theo linh mục Balthazar Castelino, linh mục Ấn Độ của Hội Thừa Sai Paris (MEP) hiện đang truyền giáo tại Madagascar, các nhà truyền giáo được gửi đi từ Ấn Độ hiện có mặt tại 166 quốc gia. Cha đã thống kê có 6.543 nữ tu, 1.940 linh mục triều, 226 linh mục Dòng, và 159 nam tu sĩ đang truyền giáo ở nước ngoài. Tuy nhiên, cha nói rõ rằng số liệu thông kê này chưa đáng tin cậy lắm, vì dựa vào các thông tin rất hạn chế. Cha Balthazar, cũng là thư ký điều hành của Hội Đồng Giám Mục Madagascar, cho biết số lượng các nhà truyền giáo Ấn Độ hiện nay ở các nước trên thế giới hiện nay là khoảng 15.000 người. Cha nói rõ, con số này "là hoàn toàn không phóng đại," và sẽ gia tăng trong tương lai gần. Cha cho biết hơn 214 Dòng tu đang gửi nhiều tu sĩ quốc tịch Ấn Độ đi truyền giáo ở nước ngoài.

Một phát hiện mới tại IMAC năm 2012, đó là có ý kiến, cho rằng các nhà truyền giáo Ấn Độ tập trung chủ yếu ở châu Âu và châu Mỹ, đã bị bác bỏ bởi chứng từ của các tham dự viên cuộc hội thảo,và các số liệu thống kê được thực hiện cho cuộc hội thảo này. Thật ra, đại đa số các nhà truyền giáo Ấn Độ chủ yếu làm việc ở châu Phi, và châu Mỹ La tinh và khu vực Thái Bình Dương.

Cuối cuộc hội thảo, các đại biểu đã đưa ra một tuyên bố, trong đó các vị nhấn mạnh sự cần thiết phải nhanh chóng tạo ra một cơ cấu chính thức trong Giáo Hội Ấn Độ, cho phép không những đào tạo và chuẩn bị các nhà truyền giáo tương lai, mà còn cung cấp sự hỗ trợ hậu cần và tài chính cho sứ mạng truyền giáo ad extra (bên ngoài). Một dự án trang web và một trung tâm thông tin cho việc truyền giáo cũng đã được thảo luận. (ZENIT.org 13-1-2012)

Ghi chú

(1) Đức Hồng y Gracias gần đây đã được bầu làm Tổng thư ký Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC), một vị trí ông đã chính thức khánh thành vào ngày 1 tháng Giêng. Trong số những trách nhiệm khác trong các tổ chức giáo hội khác nhau, Đức Tổng Giám mục Gracias là thành viên của một số ủy ban tại Vatican.

(2) Giáo Hội Công Giáo tại Ấn Độ bao gồm ba nghi lễ Latinh, Syro-Malabar và Syro-Malankara.

(3) Xem IRC CBCI

Nguyễn Trọng Đa
 
Top Stories
Vietnam: La Commission ‘Justice et Paix’ du diocèse de Vinh dénonce les arrestations illégales de 17 catholiques par la Sécurité publique
Eglises d'Asie
08:11 13/01/2012
Depuis la fin du mois de juillet jusqu’à la fin de l’année 2011, la Sécurité publique a arrêté 17 catholiques, pour la plupart originaires des diocèses de Vinh et de Thanh Hoa. Ces arrestations, effectuées sans mandat d’arrêt, n’ont pas été conformes aux procédures prévues par la loi (1). Ces 17 catholiques ont été appréhendés, quelquefois dans la rue, quelquefois dans l’université...

... où ils étudiaient, souvent par des agents en civil. Ils ont souvent été piégés par de faux rendez-vous ou des invitations mensongères. Ce n’est qu’après leur arrestation, quelquefois plusieurs semaines plus tard, que les familles ont été informées du motif de leur arrestation et du lieu de leur détention. Dans un communiqué publié le 11 janvier 2012, la Commission ‘Justice et Paix’ du diocèse de Vinh, sans préjuger de l’innocence ou de la culpabilité des personnes arrêtées, dénonce le caractère illégal des arrestations. Dans sa conclusion, la commission met en cause la légitimité d’un pouvoir qui s’autorise de telles infractions. Nous traduisons ci-dessous l’intégralité du communiqué qui a été mis en ligne sur le site du diocèse de Vinh (2).

« Le concile Vatican II reconnaît le caractère laïc et indépendant des activités sociales et politiques. Dans leur domaine particulier, la communauté politique et l’Eglise sont indépendantes l’une de l’autre et autonomes. Cependant, à des titres différents, chacune est au service de l’homme dans sa vocation personnelle et sociale (GS 76). C’est pourquoi, conformément au dialogue et à l’esprit de collaboration préconisés par Benoît XVI à la Conférence épiscopale du Vietnam, nous estimons nécessaire de rendre publiques les considérations suivantes.

A différentes dates, le 30 juillet, le 3 août, le 5 août, le 7 août, le 16 août, le 27 août, le 5 septembre, le 19 septembre, le 24 décembre et le 29 décembre 2011, dans les provinces de Hô Chi Minh-Ville, de Da Nang et du Nghe An, les autorités ont arrêté de nombreuses personnes, pour la plupart des catholiques du diocèse de Vinh. Les arrestations ont eu lieu secrètement et n’ont pas été conformes aux procédures prévues par la loi.

En effet, le Code de procédure pénale vietnamien, à son article 80, stipule que toutes les formes d’arrestations – lorsqu’il ne s’agit pas de flagrant délit – doivent être strictement conformes aux dispositions suivantes : « Le mandat d’arrêt doit inscrire clairement la date, le nom et la fonction de celui qui ordonne l’arrestation, le nom, l’adresse de celui qui est arrêté et le motif de son arrestation. Le mandat d’arrêt doit comporter la signature et le sceau de celui qui le délivre. La personne chargée de l’arrestation doit lire le mandat d’arrêt, expliquer les droits et les devoirs de la personne arrêtée et établir un procès-verbal de l’arrestation.
Lorsque l’on effectue l’arrestation d’une personne à son domicile, il est nécessaire que des représentants des autorités de la commune, du district, de la ville soient présents et que les voisins de la personne arrêtée soient témoins. Lorsque l’arrestation se déroule dans le lieu où l’intéressé exerce sa profession, un représentant de l’organisme où l’intéressé travaille doit en être le témoin. Lorsque l’arrestation se déroule dans un autre lieu, elle doit être effectuée en présence de représentants des autorités de la commune, du district ou de la ville où elle a lieu. »

L’article 80 stipule qu’il est obligatoire d’établir publiquement un procès-verbal de l’arrestation : « Celui qui réalise l’arrestation doit dans tous les cas établir un procès-verbal. Celui-ci doit comporter clairement l’heure, la date et le lieu de l’arrestation ainsi que l’endroit où a été établi le procès-verbal. Il doit aussi consigner ce qu’il s’est passé, le déroulement des faits pendant l’arrestation, les objets et les documents qui ont été saisis, ainsi que les propos de la personne arrêtée.
Le procès-verbal doit être lu à la personne arrêtée ainsi qu’aux témoins de l’arrestation. La personne arrêtée, l’auteur de l’arrestation et les témoins doivent apposer leur signature au bas du procès-verbal. Si quelqu’un a une opinion différente ou est en désaccord avec le contenu du procès-verbal, il a le droit de le noter sur le procès-verbal lui-même et de signer. »

L’article 85 fait une obligation aux responsables d’avertir à temps de l’arrestation les personnes concernées : « La personne qui ordonne l’arrestation, la commission d’enquête qui accueille la personne arrêtée doivent avertir immédiatement la famille et les autorités de la commune, du district ou de la ville où l’organisme, l’organisation ou la personne arrêtée réside ou travaille. »

La Déclaration internationale des droits de l’homme de 1948 par les Nations Unies, organisation dont le Vietnam est membre depuis le 20 septembre 1977, stipule : « Personne ne peut être arrêté, détenu ou retenu arbitrairement. »

La Convention internationale des droits civils et politiques adoptée en 1966, entrée en vigueur en 1976, et à laquelle le Vietnam a adhéré le 4 septembre 982, affirme à l’article 9 concernant l’arrestation et la détention : « Tout individu a droit à la liberté et à la sécurité de sa personne. Nul ne peut faire l’objet d’une arrestation ou d’une détention arbitraires (…). Tout individu arrêté sera informé, au moment de son arrestation, des raisons de cette arrestation et recevra notification, dans le plus court délai, de toute accusation portée contre lui. »

La Constitution vietnamienne de 1992, amendée en 2001, affirme, à son article 71, que l’interdiction des arrestations et des détentions arbitraires fait partie des droits inviolables et absolus du citoyen : « Personne ne peut être arrêté sans décision du tribunal populaire, ou sans décision ou approbation du parquet populaire, à l’exception des cas de flagrant délit. L’arrestation et la détention des personnes doivent être conformes à la loi. »

Or, les arrestations citées plus haut, qui ont touché au total 17 citoyens catholiques et protestants sous des formes différentes, ont toutes été en infraction avec les dispositions du Code de procédure pénale citées plus haut. Le jugement concernant la culpabilité ou l’innocence des 17 personnes arrêtées sera rendu par le tribunal. La question à tirer au clair ici est de savoir si leur arrestation et leur détention par les organes de la Sécurité ont eu lieu en conformité ou en infraction avec la loi en vigueur.

L’opinion publique est très insatisfaite et même irritée de voir les autorités d’un Etat de droit arrêter aussi arbitrairement des citoyens. Arrêter des personnes pour des motifs définis est une obligation des détenteurs du pouvoir ou des forces de la Sécurité. Mais les détenteurs légitimes du pouvoir ne devraient pas se permettre d’effectuer des arrestations en contradiction avec les dispositions de la loi, car cela fait perdre sa légitimité à un Etat de droit et donne à penser à la population que sa sécurité n’est plus assurée. Cette façon de faire est en contradiction avec les conventions internationales, la Constitution ainsi que la législation vietnamiennes. »

(1) Voir dépêche EDA du 28 décembre 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/vietnam/l2019arrestation-d2019un-jeune-catholique-de-vinh-revet-toutes-les-apparences-d2019un-kidnapping
(2) http://giaophanvinh.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=8048

(Source: Eglises d'Asie, 13 janvier 2012)
 
Secularism in Sweden, where irreligious trends lead after decades
Edward Pentin
09:45 13/01/2012
ROME, JAN. 12, 2012 (Zenit.org).- To see how disturbing a secularist and increasingly irreligious society can become, one need only look to Sweden.

Abortion has been free on demand and available without parental consent in the country since 1975, resulting in the Nordic nation having the highest teenage abortion rate in Europe (22.5 per 1,000 girls aged 15-19 in 2009).

Swedish law does not in any way recognize the right to conscientious objection for health care workers (last year, the Swedish parliament overwhelmingly passed an order instructing Swedish politicians to fight against the rights of doctors to refuse to participate in abortion).

Meanwhile, sex education is graphic and compulsory, beginning at the age of six, and children from kindergarten age are taught cross-dressing and that whatever feels good sexually is OK. The age of consent is 15.

"We have so many violations of human dignity on so many levels, and so many problems when it comes to social engineering," explained Johan Lundell, secretary-general of the Swedish pro-life group Ja till Livet. "This has been going on for the past 70 years."

Lundell was a guest of ours recently at the Dignitatis Humanae Institute (Institute for Human Dignity) where he laid out a catalogue of offenses against human dignity in Swedish society. "We have the highest teenage abortion rate in Europe. Why? Because we say abortion is a human right, it doesn't kill anything, just takes away a pregnancy," he said. "And after 20 years of this, young people don't care any more. Why should they? For 10 to 15 years no one has even said abortion should be legal but rare."

Its sex education program, seen by some social liberals as groundbreaking but others as far too explicit, has been given by some as the principal reason for a low teenage pregnancy rate. But the high number of abortions among that age group are rarely discussed, nor are the figures disclosed. "No one talks about child abortions," said Lundell. "They're ashamed of them. Yet we're the only country in Europe where there's abortion on demand, there are no formal procedures, no parental consent, no informed consent."

Nor are the number of rapes in Sweden widely known or advertised. Yet according to Lundell, over the past 50 years -- during this era of loose sexual mores -- they have risen by "1,000 percent."

Lundell further noted that all other countries want to reduce the number of abortions, yet despite having 550 different government departments in Sweden, none has a mission to lower the number of terminations. "Children can see this is wrong, parents can see it's wrong, and as a society we don't want it and yet no one talks about it," Lundell added. "It's absurd."

He said that Sweden should "definitely" be taken as a warning to other countries pursuing secularist, socially liberal policies "because then you can see what the agenda is for people, and how the European Union and the United Nations are copying these Scandinavian ideas."

Returning to the subject of sex education, Lundell said Swedes generally don't bother any more trying to argue that homosexuality is genetic-- a common argument used to promote the same-sex agenda -- because the movement is now so fully accepted that it no longer needs this argument as a support. "In sex education books, they don't talk about someone being heterosexual or homosexual -- there are no such things because for them everyone is homosexual," he said.

Lundell referred to a brochure for children published by same-sex associations, and printed with the help of financing by the state. "They write positively about all kinds of sexuality, every kind, even the most depraved sexual acts, and it goes into all schools," he explained. "The information is put on Web sites, and school children are told about the Web sites so they can see it." Teachers, he said, are encouraged to ask students "What turns you on?" yet Lundell pointed out that if the chief executive of a company asked that at a business meeting, he'd be fired. "It would be sexual harassment," he said. "And yet you train people to do this to children?"

Some parents have made formal complaints, branding it as carnal knowledge, too candid for the classroom and labeling the lessons as "vulgar" and "too advanced." But the majority acquiesce to the curriculum, while the option to homeschool children is almost forbidden.

Yet to many outsiders, Sweden's popular image is of a fair, ordered, just and harmonious society -- the model example of a functioning welfare state. In many cases this is true if one looks at infant mortality rates, life expectancy, standard of health care and access to education. The level of poverty is also relatively low.

"It's long been said that if it is not possible to bring about a socialist world in Sweden, then it's not possible anywhere," said Lundell. "That's why some have tried to make it into a socialist paradise. But unlike in, say, Italy or Greece, in Sweden it's not about the socialism of finances but rather the socialism of families -- social engineering, which has been much more visible here than in southern Europe."

Per Bylund, a Swedish fellow at the Von Mises Institute, once described the all encompassing power of the state thus: "A significant difference between my generation and the preceding one is that most of us were not raised by our parents at all. We were raised by the authorities in state daycare centers from the time of infancy; then pushed on to public schools, public high schools, and public universities; and later to employment in the public sector and more education via the powerful labor unions and their educational associations. The state is ever-present and is to many the only means of survival -- and its welfare benefits the only possible way to gain independence."

Yet this social engineering has had dire consequences. Few European countries have witnessed such a rapid decline in the institution of marriage, nor such an expeditious rise in abortion. During the 1950s and first half of the 1960s, the marriage rate in Sweden was historically at its peak. Suddenly, the rate started dropping so quickly that it saw a decrease of about 50% in less than 10 years. No other country experienced such a rapid change.

Between 2000 and 2010, when the rest of Europe was showing signs of a reduction in annual abortion rates, the Swedish government says the rate increased from 30,980 to 37,693. The proportion of repeat abortions rose from 38.1% to 40.4% -- the highest level ever -- while the number of women having at least four previous abortions increased from 521 to approximately 750.

With the exception of a few stalwart campaigners such as Lundell, most Swedish Christians -- and particularly Christian politicians -- remain silent in the face of the countless social violations against human dignity. Little resistance is also given to attacks on religious freedom for Christians, with priority increasingly being given to Sharia law.

Judging by the figures, it could almost be said the faith has packed up altogether. At the end of 2009, 71.3% of Swedes belonged to the Lutheran Church of Sweden -- a number that has been decreasing by about one percentage point a year for the last two decades. Of them, only around 2% regularly attend Sunday services. Indeed, some studies have found Swedes to be one of the least religious people in the world and a country with one of the highest numbers of atheists. According to different studies carried out in the early 2000s, between 46% and 85% of Swedes do not believe in God.

Lundell said that although small, the Catholic Church has a good bishop and is helped by immigrants from Poland and Latin America. But Catholics are generally seen as outsiders with little influence and they are wary of overtly campaigning or being seen as "too tough," he said. Even Pentecostals are reticent to raise objections. "They are probably the only Pentecostal church in the world that doesn't," he added.

But despite all this, Lundell, whose organization is attracting a growing number of young people, remains hopeful -- and he remains ultimately loyal to his home country. "I'm so proud of Sweden I can't imagine moving away," he said. "But I am ashamed of the politics when it comes to the family, sexual politics and restrictions on freedom of religion."

"Whole parts of society aren't Sweden any more," he added. "So we will fight, and we will do so with more eagerness than ever."

(Edward Pentin is a freelance journalist and Communications Director at the Dignitatis Humanae Institute. He can be reached at epentin@zenit.org)
 
European Bishops comment on a new economic model: Recommend a community of solidarity, responsibility
comece.org
09:47 13/01/2012
ROME, JAN. 12, 2012 (Zenit.org).- The bishops of the Commission of the Bishops' Conferences of the European Community (COMECE) today published a commentary on what they term the concept of "a highly competitive social market economy."

This, they said, has become one of the treaty objectives of the European Union (EU) since the entry into force of the Lisbon Treaty.

In looking at how best to react to the current economic and financial crisis affecting Europe the bishops recommend that the EU become "a viable 'Community of Solidarity and Responsibility.'"

The roots of the term "social market economy" are found in Europe's philosophical, religious, and, in particular, Christian heritage, the COMECE commentary explains. It is a concept most commonly used in German-speaking countries, but it is also used in other countries, such as Poland.

The term usually means that the free and competitive market is placed in the context of the principle of solidarity in order to promote greater social equality, achieved through the role of the state.

Gift

The COMECE commentary goes into more detail about what this dimension of solidarity means. The concepts of "gift" and "reciprocity" are key to understanding this. Gift refers to the free action undertaken as part of solidarity.

This free action, along with the role of the state is vital, the bishops said. "Assistance rendered to others as a free form of active love and solidarity -- not motivated by obligation, with no expectation of receiving anything in return immediately or directly, and which often has its origin in religious faith -- must not be stifled, either through bureaucratic forms of state solidarity or through market solutions motivated by short-term considerations."

The commentary defends the free market from accusations of it being anti-social. "Ordered in the right way it can be a place for interactions that create relationships," it says.

It also insists that the market needs to be economically efficient and competitive, otherwise governments won't be able to raise enough revenue to pay for social welfare measures.

In addition, "the European market needs not only rules, particularly in the financial sector, but also virtue-based action on the part of all market participants, beginning with the entrepreneur and reaching to the consumer."

Thus, economic reform is not just a matter of more rules and regulations, but also a question of institutional ethics, morality and virtue.

Profit

What the bishops did criticize was an economic model that aims solely at the accumulation of profit. "This vision threatens to overshadow the social and ecological dimensions of quality of life, which often cannot be directly expressed in monetary terms, and ignores the impact of economic activity on others, especially the generations to come," the commentary states.

The commentary also calls for a reallocation of responsibilities between the European Union and its member states in order to guarantee a dignified standard of living for all.

The COMECE bishops came out in favor, in the long term, of what they called "a true world political authority with supranational structures and institutions is developed." Such a body, they said "should show due regard for the principles of justice and ecological responsibility."

"From the start, the project of European unification has been more than purely economic," the statement concluded. "It has been, and is, a political and moral project: it should serve justice and peace in Europe and worldwide.

(Full text: http://www.comece.org/site/en/home?SWS=ae8dbdebd69fcdb1efef0634a23781f6)
 
Inde: Présente dans 166 pays, l’Eglise catholique de l’Inde est l'une des plus missionnaires du monde
Eglises d'Asie
11:50 13/01/2012
L’Inde, longtemps considérée comme un pays de mission, est devenue l'une des nations qui envoie le plus de missionnaires catholiques à l’étranger. Une récente « consultation nationale » à Bangalore sur le thème de la mission ad extra (à l’étranger) vient de confirmer l’élan évangélisateur de l’Eglise catholique de l’Inde, en constante progression.

Organisée conjointement par la Conférence épiscopale catholique de l’Inde (CBCI) et la Conférence des supérieurs majeurs indiens (CRI ), le tout premier congrès traitant de la mission ad extra s’est tenu à Bangalore la semaine dernière. Parrainant l’événement, le cardinal Oswald Gracias, archevêque de Mumbai (Bombay) et président de la CBCI (1), a fait part de l’intérêt des comptes-rendus et des conclusions de ces journées d’études pour l’ensemble de l’Eglise universelle. Egalement présent, Mgr Albert, secrétaire général de la CBCI, a invité les organisateurs à préparer une deuxième édition de cette consultation nationale dans les délais les plus proches, assurant qu’il y participerait avec enthousiasme.

Baptisée IMAC 2012, cette première session missionnaire s’est tenue à l’Institut de théologie de la CRI, à Bangalore, dans l’Etat du Karnataka. Du 5 au 9 janvier, elle a rassemblé une quarantaine de participants représentant 25 organismes missionnaires, des congrégations religieuses et des diocèses. Des évêques de l’Eglise catholique de l’Inde (2), des supérieurs majeurs des congrégations missionnaires du pays, des spécialistes de la mission ad extra, ainsi que des missionnaires indiens ayant une longue expérience du terrain à l’étranger ont échangé durant cinq jours sur la place grandissante de l’Eglise de l’Inde dans la mission universelle.

Selon le P. Balthazar Castelino, prêtre indien des Missions Etrangères de Paris (MEP) actuellement en mission à Madagascar, les missionnaires envoyés par l’Inde sont aujourd’hui présents dans 166 pays. Il a recensé 6 543 religieuses, 1 940 prêtres réguliers, 226 prêtres diocésains et 159 religieux en mission, tout en précisant cependant le peu de fiabilité de ces statistiques, établies sur des informations très parcellaires. Le missionnaire, qui est également secrétaire administratif de la Conférence épiscopale de Madagascar, estime le nombre des missionnaires indiens actuellement sur le terrain à environ 15 000. Un chiffre qui, « loin d’être exagéré », sera amené à augmenter dans un futur proche, assure le P. Balthazar, lequel précise que plus de 214 congrégations religieuses envoient aujourd’hui des membres de nationalité indienne en mission à l’étranger.

Autre constatation faite par IMAC 2012, l’idée reçue selon laquelle les missionnaires indiens se concentreraient principalement en Europe et en Amérique s’est trouvée infirmée par les témoignages des participants et les statistiques établies pour le congrès. La très grande majorité de ces missionnaires serait à l’œuvre principalement en Afrique, ainsi qu’en Amérique latine et dans la zone Pacifique.

A l’issue de cette première consultation, les congressistes ont publié une déclaration dans laquelle ils ont souligné la nécessité de créer rapidement une structure officielle au sein de l’Eglise de l’Inde, permettant de former et de préparer les futurs missionnaires mais aussi d’apporter un soutien logistique et financier à l’évangélisation ad extra. Un projet de site Internet et de centre d’information ont également été évoqués (3).

(1) Le cardinal Gracias a été tout récemment élu secrétaire général de la Federation of Asian Bishops’ Conferences (FABC), une fonction qu’il a inaugurée officiellement le 1er janvier dernier. Entre autres responsabilités au sein de multiples organisations ecclésiales, Mgr Gracias est également membre de plusieurs commissions au Vatican.
(2) L’Eglise catholique en Inde est formée des trois rites latin, syro-malabar et syro-malankare.
(3) Cf. CRI, CBCI

(Source: Eglises d'Asie, 13 janvier 2012)
 
Asian experts and scholars meet, to promote culture and interreligious dialogue
Annie Lam
15:05 13/01/2012
Three day meeting in Bangkok ends, bringing together 50 Buddhist, Christian, Muslim, Confucian personalities as well as those from ethnic minorities. Indian Archbishop Thomas Menamparampil coordinated the event, explaining that the initiative is to address globalization and try to points of unity and exchange.

Bangkok (AsiaNews) – About 50 scholars of Asian cultural and religious studies on Buddhism, Christianity, Confucianism, Hinduism, Islam, Jainism, Taoism and of Ethnic Minority traditions gathered in Bangkok to address some pressing problems and respond to the needs of society today.

Issues of urgency of the contemporary world expressed at the three-day conference included violence, economic crisis, corruptions, cultural conflicts, damage to the environment, erosion of cultures and values as well as good governance in different countries.

The meeting was held at the Catholic-run Assumption University, Thailand, on Jan. 11-13, with the theme “Asian Cultures in Dialogue”. About 20 students of the university also attended.

Archbishop Thomas Menamparampil of Guwahati, India, (photo) the meeting coordinator, told AsiaNews Jan. 12 that this was the first initiative of its kind to “look for insights and inspirations from the culture and tradition that each scholar represents.”

“With the world becoming more and more globalized, there is every possibility for cultures, civilizations, and faiths to dialogue with each other, to listen to each others’ insights, and learn from each others’ wisdom,” the Salesian prelate noted.

Scholars from more than 10 countries and regions in Asia and the western countries, including Cambodia, China, Hong Kong, India, Lebanon, Macau, Philippines, Taiwan, Thailand, Turkey, United States and Vietnam, participated.

Other cultural and religious issues addressed at the colloquium included: dialogues between Confucian thought and Christianity, between Muslims and Christians, Buddhists and Muslims. Some scholars spoke on Asian values, actions of Taoism on ecology, challenge of business ethics in Chinese context and Confucian ethics in modern society.

Asked if such cultural exchanges may ease tensions in places where attacks on Christians, religious believers or ethnic minorities in Asia, the archbishop said that “it would definitely help a great deal, but the root cause of the tensions and grievances must be studied.”

The 75-year-old prelate told AsiaNews that his dream of bringing scholars from various traditions and cultures together for years was now realized. “I like the theme of the colloquium and hope this effort can continue,” he said.

“In the beginning, it was hard to communicate the concept to people that it was really worthwhile bringing people from different cultures and traditions together for a dialogue. Once clarified, many supported the idea,” he recalled.

Also heading the Office for Peace and Harmony of the Federation of Asian Bishops’ Conferences for 12 years, Archbishop Menamparampil said he would share this experience with other Asian bishops during FABC plenary assembly later this year.

The Tenth FABC Plenary Assembly will take place in Ho Chi Minh City, Vietnam, on November 19-23, 2012. The theme of the assembly is “FABC at Forty: Responding to the Challenges of Asia”, marking the 40th anniversary of the approval of the FABC Statutes by Pope Paul VI on November 16, 1972.

(Source: http://www.asianews.it/news-en/Asian-experts-and-scholars-meet,-to-promote-culture-and-interreligious-dialogue-23689.html)

 
Leaders warn that same-sex ‘marriage’ threatens religious liberty
Michelle Bauman
15:12 13/01/2012
Washington D.C., Jan 12, 2012 - Several dozen religious leaders joined together against redefining marriage in America, warning that such a move would have “far-reaching consequences” for religious freedom.

In a Jan. 12 open letter to all Americans, the leaders described marriage and religious liberty as “fundamental goods that stand or fall together.”

They noted that if the civil definition of marriage is changed to include same-sex couples, the government “will compel special recognition of relationships” that many communities “cannot, in conscience, affirm.”

Those who signed the letter included Cardinal-designate Timothy M. Dolan of New York – president of the U.S. bishops' conference – and Bishop Salvatore J. Cordileone of Oakland, chairman of the U.S. bishops’ Subcommittee for the Promotion and Defense of Marriage.

Bishop William E. Lori of Bridgeport, head of the bishops’ ad hoc Committee for Religious Liberty also signed the letter, along with Bishop Kevin C. Rhoades of Ft. Wayne - South Bend, who leads of the bishops’ Committee on Laity, Marriage, Family Life and Youth.

The bishops joined with more than 35 religious leaders representing a wide variety of communities across the United States, including Evangelical, Lutheran, Pentecostal, Anglican, Baptist, Methodist, Jewish and Mormon groups.

In their statement, they said that marriage is a universal and foundational institution that “precedes and transcends” any government, society or religious group. This, they explained, is because it is rooted in the nature of the human person as male and female and the children that are born from their union.

The religious leaders argued that changing the civil definition of marriage changes hundreds or even thousands of laws that are dependent upon marital status, including taxation, housing, property, employment discrimination and benefits, adoption, education and health care.

New laws in these areas will have “grave consequences” for religious individuals and groups who serve in schools, hospitals, nursing homes, adoption agencies, counseling centers and many other facilities, they said.

The leaders warned that religious groups are already being targeted as bigots for adhering to their firmly-held religious convictions.

The letter gave examples of “government punishments and pressures” against adoption agencies who object to placing children with homosexual couples, marriage counselors who deny counseling services to same-sex “married” couples and employers who do not wish to extend married health benefits to same-sex “spouses.”

They also pointed to situations in which religious groups across the country have faced other government sanctions, losing service contracts, grants and tax-exempt status because they refused to treat same-sex unions as marriages.

If civil marriage is redefined, the punishments will become “more frequent and more severe,” as the government forces religious people and groups to violate their beliefs by recognizing homosexual conduct “as the moral equivalent of marital sexual conduct.”

The religious leaders urged Americans to recognize that the union of one man and one woman is a fundamental institution that contributes to the “common good” of society.

They urged “all people of good will” to work together in supporting laws that protect both “the unique meaning of marriage and the precious gift of religious freedom.”

(Read more: http://www.ewtnnews.com/catholic-news/US.php?id=4658#ixzz1jNIttzTf)
 
House members press Obama administration on Vietnam human rights
Pete Kasperowicz
18:18 13/01/2012
Several House members on Thursday called on the Obama administration to take a tougher line on human rights violations in Vietnam.

House Foreign Affairs Committee Chairwoman Ileana Ros-Lehtinen (R-Fla.), ranking member Howard Berman (D-Calif.) and four other members wrote a four-page letter to Secretary of State Hillary Clinton asking for new details to be included in the State Department's upcoming human rights report.

Among other things, the letter said the U.S. should note that Vietnam'sgovernment is still silencing dissidents, repressing religion and violating the rights of ethnic and religious minorities in the country.

Rep. Ed Royce (R-Calif.), one of the letter's signatories, said it is significant that top committee members called for these changes to the Vietnam report. He said he hopes State moves up Vietnam as a "country of particular concern," a status that would require State to more actively work on improving the situation there.

Reps. Chris Smith (R-NJ), Zoe Lofgren (D-Calif.) and Loretta Sanchez (D-Calif.) also signed the letter to Clinton.

Lofgren, Sanchez, Wolf and Rep. Gerry Connolly (D-Va.) wrote a separate letter to David Shear, the U.S. ambassador to Vietnam, asking him to look into reports that some of Vietnam's drug treatment centers "operate as forced labor camps."

This letter is based on reports from Human Rights Watch (HRW) that what Vietnam calls "labor therapy" is actually forced labor that is doing little to rehabilitate participants, an issue the Ros-Lehtinen letter also mentions.

"On the contrary, the relapse rate for released detainees is estimated at 80 to 97 percent," the letter said. "Yet HRW has found that the Vietnamese government persists in using it, often lengthening detention periods without due process while prison officials profit off of selling the cheap or free labor."

The letter said forced labor is a violation of international law. The lawmakers ask Shear to "keep attention focused on the allegations detailed in the HRW report" and "call publicly for the closure of these centers."

(Source: http://thehill.com/blogs/floor-action/house/203913-house-members-press-obama-administration-on-vietnam-human-rights)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ khánh thành nhà thờ giáo xứ Nhất Tây, TGP Huế
Trương Trí
08:09 13/01/2012
HUẾ - Chỉ còn hơn một tuần lễ nữa là đến Tết Nguyên Đán Nhâm Thìn, hòa chung niềm vui với toàn Giáo Phận vừa tổ chức mừng Kim Khánh Linh Mục của Đức Tổng Giám Mục Stêphanô. Giáo xứ Nhất Tây hôm nay lại được Đức Tổng Giám Mục, Đức Giám Mục phụ tá F.X. Lê Văn Hồng và quý Cha về dâng Thánh Lễ tạ ơn và khánh thành ngôi Nhà Thờ vừa mới hoàn thành.

Xem hình ảnh

Trời mưa tầm tả lại kèm theo giá rét, đường sá xa xôi, thế nhưng đại diện các Dòng tu và các giáo xứ cũng không ngại ngùng để cùng chia sẽ niềm vui của giáo xứ Nhất Tây trong ngày trọng đại.

Đoàn đồng tế được rước dưới cơn mưa từ nhà xứ vào nhà thờ. Dẫn đầu là Thánh Giá đèn hầu, các lễ sinh và quý thầy Đại Chủng Viện, gần 100 Linh Mục, Đức Cha phụ tá và Đức Tổng Giám Mục chủ tế.

Trước Tiền đường, Đức Tổng Giám Mục, Đức Cha phụ tá và Đức Ông Jerome Nguyễn Ngọc Hàm đã cắt băng khánh thành ngôi Nhà Thờ mới.

Đại diện giáo xứ dâng lên Đức Tổng chìa khóa nhà thờ. Đức Tổng Giám Mục long trọng trao chìa khóa cho cha quản xứ Inhaxiô Lê Quang Hòa, biểu tỏ việc trao quyền cai quản Nhà Thờ và chăn dắt Đàn Chiên của Chúa mà Giáo Phận trao cho Ngài. Cha quản xứ tiến đến mở cửa Nhà Thờ và mời Đức Tổng Giám Mục, Đức Cha phụ tá cùng đoàn đồng tế và cộng đồng Dân Chúa tiến vào Nhà Thờ.

Cha quản xứ Inhaxiô Lê Quang Hòa dâng lời cảm tạ lên Đức Tổng Giám Mục, Đức Giám Mục phụ tá và quý Cha đồng tế cùng quý Ân nhân và cộng đoàn Dân Chúa đã không quản ngại mưa rét để quy tụ về đây, dâng Thánh lễ tạ ơn nhân dịp khánh thành Nhà Thờ Nhất Tây này. Ngài cũng nêu lại một vài sơ lược của sự phát triển giáo xứ qua 160 năm lãnh nhận Đức Tin.

Đức Tổng Giám Mục làm phép nước và thanh tẩy Bàn Thờ cũng như tường Nhà Thờ và cộng đoàn.

Nhà Thờ là nơi thờ phượng và tôn vinh Thiên Chúa, vì vậy phụng vụ Lời Chúa được khởi sự bằng việc đại diện giáo dân dâng sách Tin Mừng lên Đức Tổng Giám Mục chủ tế để Ngài trao trao tác vụ đọc sách.

Với bài Tin Mừng nêu việc Chúa Giêsu đã đánh đuổi những người buôn bán trong Đền Thờ vì “ Nhà Cha Ta là nơi cầu nguyện, không phải làm nơi buôn bán “. Trong bài giảng lễ, Đức Tổng đã nhắc nhở cộng đoàn giáo xứ phải lấy việc thờ phượng Chúa làm đầu. Đồng thời Ngài cũng nhấn mạnh mỗi một con người chúng ta đều có một tâm hồn là Đền Thờ cao quí nhất mà Chúa mong muốn chúng ta phải giữ gìn thanh sạch, không vết nhơ, không tì ố.

Sau bài giảng lễ, nghi thức Cung hiến Bàn Thờ bắt đầu với việc Đức Tổng Giám Mục xức dầu, xoa lên khắp bàn thờ, sau đó Ngài xông Hương trầm thơm ngát biểu hiện cho việc làm Vinh Danh Thiên Chúa lan tỏa lên trời cao. Tiếp đó Ngài làm phép nến và thắp sáng bàn thờ. Từ đây, tất cả đèn trong Nhà thờ được thắp sáng lên để tiếp tục Phụng vụ Thánh Thể.

Sau thánh lễ, ông Giacôbê Lê Phong, chủ tịch HĐGX thay mặt giáo xứ dâng lời cảm tạ và tri ân Đức Tổng Giám Mục, Đức Giám Mục phụ tá, Đức Ông Jerome và quý Cha đồng tế cùng cộng đoàn Dân Chúa đã không quản ngại mưa dầm giá rét để dâng Thánh lễ tạ ơn và mừng khánh thành ngôi Nhà Thờ Nhất Tây của giáo xứ.

Cộng đoàn giáo xứ xin tỏ lòng tri ân đối với cha quản xứ Inhaxiô Lê Quang Hòa, mặc dù ngài kiêm nhiệm giáo xứ Nhất Tây, lại cùng lúc phải làm hai ngôi Nhà Thờ Nhất Tây và nhà thờ giáo xứ chính Nhất Đông, Ngài vẫn ưu tiên dành kinh phí để hoàn thành nhà thờ Nhất Tây trước. Đồng thời tri ân cách đặc biệt cha Batôlômêô Nguyễn Xuân Hòa, ông bà Thomas Nan Ruddy và các ân nhân thuộc giáo xứ Thánh Tâm, Wichita Falls, Texas, Hoa Kỳ. Đây là những nghĩa tình lớn lao mà giáo xứ đã đón nhận để có thể hoàn thành ngôi Nhà Thờ khang trang này. Một mơ ước từ bao đời nay của chúng con nay đã thành hiện thực. Ngoài ra, ông chủ tịch HĐGX cũng bày tỏ lòng tri ân đối với các vị ân nhân trong nước và hải ngoại, bà con đồng hương đã đóng góp công của để góp sức trong việc xây dựng Nhà Thờ. Ông cũng cảm ơn những nhà thiết kế, thi công và tất cả thợ thầy, những công ty cung cấp vật liệu để xây dựng Nhà Thờ.

Đặc biệt, ông Lê Quang Thể đã hết sức lao nhọc suốt từ khi khởi công đến khi hoàn thành, không quản ngại nắng mưa. Ông đã theo sát công trình, tính toán nguyên vật liệu, kiểm soát việc thi công để tiết kiệm kinh phí, đồng thời không để xảy ra tai nạn. Sự nhiệt tình của ông đến nỗi bỏ cả công việc làm ăn ở gia đình chỉ để chăm lo việc hoàn thành Nhà Thờ, xin Chúa trả công bội hậu cho ông.

Sơ lược về Nhà Thờ và Giáo xứ Nhất Tây:

Giáo xứ Nhất Tây thuộc vùng đầm phá Tam Giang, thuộc xã Điền Hương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế chừng 50 km về hướng Đông Bắc.

Được thành lập năm 1853 từ giáo xứ Thanh Hương, dưới thời Cha Đức Cha Pellerin, nhưng người dân Nhất Tây đã được đón nhận Đức Tin từ thời Chúa Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên ( 1613 – 1635 ). Trãi qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, giáo dân Nhất Tây cũng ghánh chịu những cuộc bắt Đạo, nhất là thời Văn Thân. Một số giáo dân đã phải xuống thuyền trốn chạy theo phá Tam Giang, để rồi cập một bến khác và vẫn một lòng thờ phượng Chúa, sớm tối đọc kinh cầu nguyện, hình thành một giáo xứ Tân Mỹ thuộc hạt Thành Phố Huế hiện nay.

Giáo dân Nhất Tây quanh năm lam lũ nắng dãi mưa dầm với ruộng đồng, nhưng Đức Tin thì luôn phát triển không ngừng.

Ngôi Nhà thờ Nhất Tây đầu tiên bằng tranh tre được dựng lên từ rất sớm, cách phía sau ngôi Nhà Thờ hiện nay chừng 300m. Đến năm 1867, Cha Phêrô Võ Văn Liên cho xây dựng ngôi Nhà Thờ bằng gạch và lợp ngói. Qua bao đợt chiến tranh và thiên tai, năm 1972 ngôi Nhà Thờ bị sụp đổ hoàn toàn.

Ngày 17.5.2007, Đức Giám Mục phụ tá F.X. Lê Văn Hồng đã chủ sự nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi Nhà Thờ mới này.

Sau gần 4 năm, với biết bao biến động và suy thoái kinh tế, nhờ vào những tấm lòng hảo tâm của quý ân nhân. Tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ La Vang, ngôi Nhà Thờ đã hoàn thành trong niềm hân hoan của giáo xứ.
 
CĐCGVN Sydney hành hương đầu Năm Mới
Diệp Hải Dung
08:25 13/01/2012
Sáng thứ Sáu 13/01/2012 rất đông đủ giáo dân trong Cộng Đồng đã đến Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Bringelly Sydney hành hương kính Đức Mẹ nhân ngày 13 đầu năm mới 2012.

Mọi người tập trung trước tượng đài Đức Mẹ, Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Tòan xông hương Thánh tượng Đức Mẹ và dâng lời nguyện bắt đầu giờ đền tạ. Sau đó tất cả mọi người trở về hội trường Trung Tâm tham dự Thánh lễ.

Trong bài giảng Cha Tuyên úy Trưởng nói ngày hôm nay Thứ Sáu ngày13 mà đa số mọi người dị đoan đại kỵ, nhưng rất đông đủ giáo dân đến đây để hành hương kính Đức Mẹ, như thế chứng tỏ niềm tin của mọi người rất vững chắc. Chúng ta hãy học nơi Đức Mẹ, học về sự quyết tâm của Mẹ, phó thác và cậy trông vào Chúa. Mẹ sẵn sàng đón nhận tất cả những gì đến với Mẹ như Bảy Sự Thương Khó : Lúc nghe lời ông Simêon nói với Mẹ – Lúc trốn sang Ai Cập – Lúc lạc mất Con – Lúc Con vác Thánh Giá – Lúc Con chịu đóng đinh – Lúc hạ xác Con – Lúc táng xác Con.

Sau đó là nghi thức Xức Dầu Thánh cho những người già yếu bà bệnh nhân để cầu xin ơn Chúa chữa lành phần hồn cũng như phần xác. Kế tiếp quý Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Nguyễn Văn Tuyết và Cha Đặng Đình Nên cùng hiệp dâng Thánh lễ.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Tuyên úy Trưởng thông báo với mọi người về Thánh lễ mừng đón Giao Thừa năm Nhâm Thìn vào tối Chúa Nhật 22/01/2012 vào lúc 7 giờ 30 tối tại công viên Paul Keating Park Bankstown và đặc biệt qua ngày Thứ Hai 23/01/2012 (Mùng Một Tết) hành hương Minh Niên xông đất Trung Tâm với nghi thức Tạ ơn vào lúc 10 giờ sáng tiếp đến là Thánh lễ và Tiệc Mừng Xuân. Diệp Hải Dung
 
Thánh lễ tạ ơn tại Trung Tâm Thánh Mẫu TàPao
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
20:23 13/01/2012
Linh mục đoàn Phan Thiết kết thúc tuần tĩnh tâm bằng Thánh lễ Tạ ơn tại linh địa TàPao. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Đức Cha Mathêu Nguyễn Văn Khôi, Đức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi và Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan cùng đồng tế với 110 linh mục. Hàng ngàn khách hành hương về bên Mẹ TàPao hiệp dâng thánh lễ đầu năm mới.

Xem hình ảnh

Đức Cha Mathêu giảng lễ.

Hàng tháng cứ đến ngày 13, cộng đoàn Dân Chúa từ khắp nơi hành hương về đây, tại trung tâm hành hương Đức Mẹ TàPao này, để tham dự thánh lễ do Đức Giám Mục giáo phận cử hành để tôn vinh, cầu nguyện và tạ ơn Đức Mẹ. Hôm nay, ngày 13 của tháng đầu tiên trong năm mới 2012, sau 4 ngày tĩnh tâm sốt sắng, toàn thể các linh mục giáo phận tụ hội về đây để cùng với cộng đoàn tín hữu cử hành lễ trọng kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, để đặt toàn thể năm mới trong cánh tay từ mẫu của Mẹ và cầu xin Mẹ giúp mọi người biết noi gương Mẹ sống thời gian Chúa ban cách trọn vẹn nhất.

Năm 431, các nghị phụ đã họp công đồng Êphêxô để chống lại lạc thuyết Nestorius và khẳng định Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Công đồng long trọng tuyên bố: “Đấng Emmanuel thật sự là Thiên Chúa và vì lý do này Đức Trinh Nữ thật sự là Mẹ Thiên Chúa, vì Mẹ sinh ra, về mặt thể xác, Ngôi Lời nhập thể, Đấng xuất phát từ Thiên Chúa”. Sau lời tuyên bố của công đồng, các kitô hữu tại Êphêxô đã tổ chức một cuộc rước đèn vĩ đại và lớn tiếng kêu lên rằng: “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội”. Lời cầu khẩn này đã được toàn thể dân Chúa khắp hoàn cầu không ngừng lặp đi lặp lại mỗi ngày trong kinh Kính Mừng. Hôm nay đây, lời cầu nguyện ấy cũng đang được vang lên từ hàng ngàn trái tim của những người con hết lòng yêu mến Mẹ đang tụ họp tại trung tâm hành hương Đức Mẹ TàPao này.

Công đồng Vaticanô II, trong hiến chế tín lý về Giáo Hội Lumen Gentium cũng đã dạy: “Từ muôn đời, Đức Trinh Nữ đã được tiền định làm Mẹ Thiên Chúa cùng một lúc với việc nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa” (LG 61). “Thực vậy, khi sứ thần truyền tin, Đức Trinh Nữ Maria đã đón nhận Ngôi Lời Thiên Chúa trong tâm hồn cùng thân xác, và đem sự sống đến cho thế gian, nên được công nhận và tôn kính là Mẹ thật của Thiên Chúa và của Đấng Cứu Thế” (LG 53).

Đã mặc lấy xác phàm thì từ bậc vua chúa cho đến hàng lê thứ ai ai cũng có một người mẹ. Vì thế khi giáng sinh làm người với tấm thân nhân loại, Ngôi Hai Thiên Chúa cũng được sinh ra bởi một bà mẹ trần gian, đó là Đức Maria. Trong bài đọc II trích thư gửi giáo đoàn Galát, thánh Phaolô đã viết: “Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người phụ nữ, và sống dưới lề luật, để chuộc những ai sống dưới lề luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” (Gl 4,4-5). Cũng như một người mẹ trần gian chỉ sinh ra thân xác của đứa con, nhưng vẫn được gọi là mẹ của một con người toàn diện cả xác và hồn, cũng vậy, tuy Đức Maria chỉ cung cấp chất liệu làm nên thân xác của Chúa Giêsu, nhưng bởi vì thân xác ấy gắn liền một cách bất khả phân ly với linh hồn và thiên tính của Chúa Giêsu trong một ngôi vị duy nhất là Ngôi Hai Thiên Chúa, nên Mẹ cũng được gọi là Mẹ Thiên Chúa. Đây là đặc ân lớn nhất mà Mẹ là người duy nhất trong nhân loại đã nhận được, và đó cũng là nền tảng của những đặc ân khác như: vô nhiễm nguyên tội, đồng trinh trọn đời và lên trời cả hồn lẫn xác.

Với tước hiệu Mẹ Thiên Chúa, Đức Maria trở thành cao sang tuyệt vời vượt trên mọi thần thánh trên trời và mọi người dưới thế. Với tước hiệu cao cả ấy, có thể nói một cách khá nghịch lý rằng Đức Maria đã đạt tới biên giới của vô cùng. Và các thánh giáo phụ cũng thường ví Mẹ như vực thẳm của hồng ân, như đại dương của ơn thánh. Mẹ đã ý thức được hồng ân đặc biệt mà Thiên Chúa đã ban cho Mẹ, nên Mẹ thường xuyên suy gẫm, không những để dâng lời tạ ơn, mà còn để tìm mọi cách thực hiện trọn vẹn vai trò như ý Chúa muốn để đáp lại tình thương của Người.

Như chúng ta đã nghe trong đoạn Tin Mừng hôm nay, đứng trước mầu nhiệm Giáng Sinh và những sự kiện xảy ra chung quanh, Đức Maria “hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2,19). Đó là thái độ của niềm tin. Chính niềm tin và sự vâng phục thánh ý Thiên Chúa đã khiến cho Mẹ cưu mang Đấng Cứu Thế trong tâm hồn trước khi cưu mang Ngài trong thân xác. Vì lẽ đó điều trước tiên khiến cho Đức Maria trở thành Mẹ Thiên Chúa, thành người có phúc nhất trong các phụ nữ, chính là niềm tin và việc hiến dâng tâm hồn để vâng phục thánh ý Chúa, chứ không phải chỉ vì Đức Mẹ cưu mang cách thụ động Đấng Cứu Thế trong thân xác mình. Quả thế, công đồng Vaticanô II đã khẳng định: “Thiên Chúa không thu dụng Đức Maria một cách thụ động, nhưng đã để Ngài tự do cộng tác vào việc cứu rỗi nhân loại nhờ lòng tin và sự vâng phục của Ngài” (LG 56).

Điều này càng trở nên sáng tỏ hơn khi một hôm có người phụ nữ vì quá ngưỡng mộ Đức Giêsu nên đã buột miệng thốt lên trước mặt Ngài: “Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm!”, nhưng Ngài đáp lại: “Đúng hơn phải nói rằng: phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa” (Lc 11,27-28). Nói thế, Chúa Giêsu không có ý hạ bệ Mẹ Ngài, nhưng trái lại đã nâng bệ Mẹ Ngài lên một tầm cao mới. Trước mắt người phụ nữ trong câu chuyện hôm nay, Mẹ của Đức Giêsu được ngưỡng mộ trên một bệ tự nhiên là bệ lý lịch máu huyết, bệ của công khó cưu mang, của công trạng dưỡng dục. Nhưng Đức Giêsu đã không coi đó là đủ và xứng đáng đối với người mẹ yêu quí và đáng kính trọng của Ngài. Mẹ Ngài còn phải được ngưỡng mộ trên một cái bệ cao hơn thế nữa, đó là cái bệ của lòng tin và thi hành thánh ý Thiên Chúa. Đây không phải là bệ rồng, bệ ngọc, là thứ bệ mà người ta cố bám víu vào để nắm giữ quyền lực, hương thụ giàu sang vinh quang, nhưng đây là bệ phóng, từ đó Đức Mẹ đã phóng mình theo thánh ý của Thiên Chúa bằng những bước nhảy vọt của niềm tin, nhờ đó Mẹ đã đạt đến tầm cao tuyệt đỉnh với thiên chức làm Mẹ Thiên Chúa.

Với tư cách là siêu mẫu của Hội Thánh, Đức Maria cũng muốn mỗi người chúng ta bắt chước Mẹ để cùng đạt đến tầm cao của Mẹ. Đó không phải là điều không tưởng, nhưng có thật, một sự thật của Tin Mừng. Đúng vậy, một ngày nọ khi Chúa Giêsu đang giảng dạy, thì có người đến nói với Ngài: “Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy đang đứng ngoài kia, muốn gặp Thầy”. Ngài đáp lại: “Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” (Lc 8,20-21). Như vậy, bất kỳ ai nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực hành đều có thể được Ngài nhìn nhận và thực sự trở nên chẳng những anh em mà còn như mẹ của Ngài. Cũng như Đức Maria nhờ lắng nghe và thực hành Lời Chúa nên đã cưu mang và sinh hạ Con Thiên Chúa cho trần gian, thì mỗi người chúng ta nhờ lắng nghe và thực hành Lời Chúa cũng làm cho Chúa được cưu mang trong lòng chúng ta và sinh ra cho thế giới.

Hơn nữa, nếu Đức Maria đã được Thiên Chúa tiền định làm Mẹ Đức Kitô là Ngôi Hai nhập thể, thì Ngài cũng là Mẹ của Hội Thánh là Nhiệm Thể của Đức Kitô. Chính vì thế, từ trên thánh giá, Đức Kitô đã trối Đức Mẹ làm mẹ của thánh Gioan là đại diện của toàn thể Hội Thánh. Đặc biệt, với tư cách là tông đồ của Đức Kitô, đã từng dựa đầu vào ngực Chúa trong bữa tiệc ly và chứng kiến hy tế của Ngài trên thập giá, thánh Gioan cũng đại diện cho các linh mục là những người bước theo sát gót Đức Kitô và thể hiện hy tế thập giá của Ngài mỗi ngày trên bàn thờ. Và vì thế, một cách đặc biệt, Đức Mẹ cũng là Mẹ của các linh mục. Nơi Đức Maria, tước hiệu Mẹ Hội Thánh được gắn liền với tước hiệu Mẹ Thiên Chúa. Mẹ được Thiên Chúa cất nhắc lên một địa vị cao sang làm Mẹ Thiên Chúa là để Mẹ có nhiều thần thế hầu trợ giúp chúng ta cách hữu hiệu hơn. Vì thế, cùng với lòng tôn kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, mỗi người chúng ta cũng hãy yêu mến Mẹ là mẹ thật của chúng ta, luôn noi gương Mẹ để biết lắng nghe và thực hành thánh ý Thiên Chúa. Đó là cách tốt nhất để chúng ta thực hiện được “giấc mơ đẹp” của người kitô hữu đúng với tên gọi TàPao: đó là mơ một ngày nào đó được về bên Mẹ để cùng Mẹ vui hưởng hạnh phúc muôn đời với Thiên Chúa. (bài và hình từ gpphanthiet.org).

Sau thánh lễ, Đức Cha Matthêu đã lên linh đài Đức Mẹ TàPao kính viếng.

Kết thúc tuần tĩnh tâm, các linh mục trở về nhiệm sở, chuẩn bị công việc mục vụ Tết Nguyên Đán đang cận kề. Nhờ ơn lành của Đức Mẹ Tàpao, các linh mục trở nên những nhà giáo dục đức tin bằng đời sống huynh đệ vui tươi hạnh phúc.Ơn thánh làm cho hạt giống thiêng liêng vừa được đón nhận trong tuần phòng, cũng như tình hiệp thông bằng hữu linh mục được triển nở dồi dào trong tâm hồn và trong công việc mục vụ hàng ngày của các linh mục.

Bước vào năm 2012, Đức Cha Giuse đã gửi “Thư Mục Vụ Dịp Đầu Năm Mới” đến mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận. (x.gpphanthiet.org)

Năm mới này, đời sống giáo phận sẽ tập trung vào hai điểm:

- Sống mầu nhiệm Giáo Hội theo Thư Chung “Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010”.

Theo chọn lựa của Hội đồng Giám mục Việt Nam, năm 2012 Giáo Hội Công Giáo Việt Nam sẽ nỗ lực sống mầu nhiệm Giáo Hội như là “Dân Thiên Chúa, Thân Mình Chúa Kitô và Đền Thờ Chúa Thánh Thần”. Đây là những hình ảnh diễn tả mầu nhiệm Giáo Hội có cơ sở thánh kinh, nêu cao chiều kích Ba Ngôi, được Hiến chế Ánh Sáng Muôn Dân của Công Đồng Vatican II ưu tiên sử dụng (x. Lumen Gentium 17), nhấn mạnh đến tính lữ hành của lịch sử, tính hiệp thông trong công cuộc cứu rỗi cũng như tính linh thiêng trong ơn thánh hóa cho mọi người và mỗi người. Chính với ý nghĩa như thế, chúng ta được mời gọi thể hiện bằng trót tâm tình cảm tạ hồng ân Thiên Chúa cũng như bằng ý chí cộng tác tích cực làm cho ơn thánh được lan tỏa đến các tâm hồn. Cụ thể, với ý thức mình là Dân Thiên Chúa, chúng ta sẽ tôn vinh và thực hành Lời Chúa một cách năng động hơn; khi nhận mình là Thân Mình Chúa Kitô, chúng ta sẽ cử hành và sống bí tích Thánh Thể một cách mật thiết hơn; và khi biết mình là Đền Thờ Chúa Thánh Thần, chúng ta sẽ quan tâm đến chiều kích nội tâm của các việc đạo đức và việc cầu nguyện hơn, cả trong đời sống cá nhân cũng như trong đời sống gia đình và cộng đoàn.

Như vậy, trong niềm tin cũng như trong cử hành và trong mọi hoạt động, chúng ta sống giữa Giáo Hội như là mầu nhiệm bao gồm vừa chiều cao của ơn thánh vừa chiều ngang của cố gắng con người. Ai cũng được mời gọi để thể hiện mầu nhiệm Giáo Hội trong đời sống của mình. Các linh mục vốn là hiện thân sống động của hình ảnh “Thân mình Chúa Kitô”, hãy nương theo niên lịch phụng vụ hoặc dựa vào nhu cầu thực tế của cộng đoàn, để chọn ra những đề tài giáo huấn về mầu nhiệm Giáo Hội thích hợp với sự quan tâm của giáo dân nơi địa bàn mỗi giáo xứ. Hội Đồng mục vụ, các Hội đoàn, các giới và các gia đình là những tập thể mang đậm hình ảnh “Dân Thiên Chúa” hãy đặc biệt cổ võ cũng như lưu tâm nêu gương sống mầu nhiệm Giáo Hội cho mọi thành phần còn lại của giáo xứ mình. Còn những người sống đời thánh hiến vốn thể hiện hình ảnh “Đền thờ Chúa Thánh Thần” qua bậc sống với lời khấn, hãy tỏa sáng sự thánh thiện bằng việc cầu nguyện cũng như những hoạt động phục vụ âm thầm hay công khai tại nơi mình hiện diện. Mong rằng những gợi ý này sẽ giúp anh chị em trong giáo phận chúng ta sống mầu nhiệm Giáo Hội một cách cụ thể và sinh động.

- Sống lệnh truyền: “Hãy đi rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (Mc 16,15).

Cách riêng với giáo phận Phan Thiết, năm 2012 sẽ còn được ghi dấu bằng nỗ lực sống sứ vụ rao giảng Tin Mừng. Lặng nhìn cánh đồng truyền giáo của giáo phận còn bao la và thể theo nguyện vọng của nhiều thành phần dân Chúa, chúng ta sẽ tập trung xây dựng Giáo Hội địa phương theo hướng chọn lựa này. Theo số liệu của văn phòng Tòa Giám Mục, số nhân danh công giáo trong giáo phận hiện nay là 168.473, trên tổng dân số Bình Thuận là 1.169.450 người, như vậy có tỷ lệ khoảng 14,5%, tức là ở mức khá cao so với toàn quốc. Tỷ lệ này một cách cục bộ có thể làm cho chúng ta hãnh diện và hài lòng, nhưng vì bản chất của Giáo Hội là truyền giáo, nghĩa là người công giáo chỉ thực sự sống trọn vẹn như thành viên của Giáo Hội khi lên đường rao giảng Tin Mừng, nên chúng ta không được quyền ngưng nghỉ. Nếu Giáo Hội hiểu rõ gốc nguồn của mình thì cũng canh cánh bên lòng về sứ mạng hiện diện của mình. Không phải vì có Giáo Hội nên có sứ mạng truyền giáo, mà ngược lại, vì có lệnh “sai đi” của Chúa Giêsu nên mới dẫn tới việc thành lập Giáo Hội. Giáo Hội là để truyền giáo (x. Ad Gentes 2).

Hiểu như thế, giáo phận quyết tâm dành mọi nỗ lực cho lãnh vực này. Mọi thành phần dân Chúa, không phân biệt bậc sống và tuổi tác, từ linh mục, tu sĩ đến chủng sinh, đệ tử và giáo dân, ngay cả thiếu nhi và các bậc cao niên cũng như các bệnh nhân đều có thể tham gia tích cực bằng dâng hy sinh và cầu nguyện cho việc truyền giáo. Cách riêng một số hội dòng, hội đoàn thừa sai, theo đặc sủng của mình, nỗ lực dấn thân hoạt động truyền giáo theo hướng chung của giáo phận. Có thể là tái truyền giáo nhằm tìm kiếm và hướng dẫn những con chiên lạc vì nhiều lý do trở về sum họp với cộng đoàn giáo xứ; có thể là gián tiếp củng cố niềm tin cho những tín hữu khác bằng đời sống thấm đẫm gương sáng đức mến đối với Thiên Chúa cũng như đức ái đối với mọi người xung quanh; và cũng có thể là trực tiếp “đến với muôn dân”, nhất là đến với những anh chị em nghèo về mọi mặt, để giới thiệu Chúa Kitô và Tin Mừng cứu rỗi cho họ.

Trong nhãn giới này, năm nay giáo phận ước mơ mở thêm được một vài giáo điểm và ước mong nhận được những giúp đỡ cần thiết cả về tinh thần lẫn vật chất, nhất là trong dịp “Khánh nhật truyền giáo” để có thể thực hiện tốt công trình rao giảng Tin Mừng tại địa phương.

Anh chị em thân mến,

Năm mới cũng được khởi đầu bằng lễ Đức Mẹ Thiên Chúa, bổn mạng giáo phận, vì thế, như anh chị em đã cầu nguyện cách riêng cho sự bình an và sự hiệp thông giáo phận trong Tuần bát nhật Giáng Sinh vừa qua, xin anh chị em cũng tiếp tục cầu nguyện trong năm 2012 này, để những ước nguyện và chương trình của giáo phận được Chúa chúc lành và yểm trợ, nhất là nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, công cuộc truyền giáo sẽ đem lại kết quả.

“Lạy Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa, giáo phận chúng con được hân hạnh nhận Mẹ làm bổn mạng và được diễm phúc có Mẹ đồng hành trong suốt chiều dài đời sống. Xin dâng lên Mẹ Năm Mới với những dự định và chương trình mục vụ của giáo phận chúng con. Xin Mẹ thương nâng đỡ, cho từng người chúng con biết theo gương Mẹ, quyết nghe và thực hành Lời Chúa, để xứng đáng đón nhận những ơn lành Chúa ban qua bàn tay từ ái của Mẹ. Amen.”.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nhận định về cách bắt người sai pháp luật
Ban Công lý và Hòa bình GP Vinh
11:22 13/01/2012
VINH 11.01.2012 - Công đồng Vatican II công nhận tính trần thế và độc lập của sinh hoạt xã hội - chính trị. “Trong lĩnh vực riêng của mình, cộng đồng chính trị và Giáo Hội độc lập và tự trị với nhau. Tuy nhiên, dưới danh nghĩa khác nhau, cả hai cùng phục vụ con người, trong sứ mệnh cá nhân và xã hội” (GS 76). Do đó, theo định hướng “đối thoại thẳng thắn và cộng tác chân thành” mà Đức Bênêđictô XVI đã đề nghị với Hội đồng Giám mục Việt Nam, chúng tôi cảm thấy cần thiết công bố nhận định này.

Liên tục trong các thời gian khác nhau: 30/7, 3/8, 5/8, 7/8, 16/8, 27/8, 5/9, 19/9, 24/12 và 29/12/2011, trên địa bàn các tỉnh thành Tp.HCM, Hà Nội và Nghệ An, chính quyền đã bắt nhiều người, đa số họ là các giáo dân thuộc Giáo phận Vinh, một cách bí mật và không theo trình tự thủ tục pháp luật.

Thật vậy, Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam tại điều 80 quy định mọi hình thức bắt người mà không phải bắt phạm tội quả tang thì phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định sau:

“Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.

Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt.

Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người”.


Điều 84 quy định bắt buộc phải lập biên bản về việc bắt người cách công khai:

“Người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản.

Biên bản phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu bị tạm giữ và những khiếu nại của người bị bắt.

Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên”.


Điều 85 quy định bắt buộc phải thông báo kịp thời về việc bắt giữ cho những người liên quan:

“Người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết”.

Xem rộng hơn thì:

- Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế 1948 của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là quốc gia thành viên từ ngày 20/9/1977. Tại điều 9 đã quy định: “Không ai bị bắt, giam giữ hay lưu đày một cách tùy tiện”

- Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966, có hiệu lực năm 1976 mà Việt Nam đã gia nhập ngày 24/9/1982, tại điều 9 quy định rõ việc bắt giữ người: “Mọi người đều có quyền hưởng tự do và an toàn cá nhân. Không ai bị bắt hoặc bị giam giữ cách vô cớ. Bất cứ người nào bị bắt giữ đều phải được thông báo vào lúc bị bắt về những lý do họ bị bắt và phải được thông báo không chậm trễ về sự buộc tội đối với họ”.

- Hiến pháp Việt Nam 1992 đã được sửa đổi năm 2001, Điều 71 đã khẳng định quyền bất khả xâm phạm của công dân và tuyệt đối cấm việc bắt giữ người cách tùy tiện: “Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật”

Vậy mà trong các lần bắt người đã nêu trên, có tất cả 17 công dân Công giáo và Tin lành đã bị bắt theo các cách thức khác nhau nhưng tất cả đều sai với các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự đã nêu trên. Kết luận những người này có tội hay vô tội là công việc sẽ xảy ra tại tòa án. Vấn đề cần làm rõ là việc bắt giữ của cơ quan an ninh đúng hay sai pháp luật hiện hành?

Dư luận rất bất bình và bức xúc về việc chính quyền của một Nhà nước pháp quyền mà tùy tiện bắt công dân như vậy. Việc bắt người vì một lý do nhất định nào đó là quyền lực của nhà cầm quyền hay của lực lượng an ninh; nhưng cách bắt người sai pháp luật là điều mà một nhà cầm quyền chân chính không nên làm, vì nó làm mất đi sự chân chính của một Nhà nước pháp quyền và làm người dân thấy mất an ninh. Đây là những hành động đi ngược Công pháp quốc tế và trái Hiến pháp cũng như Pháp luật Việt Nam.
 
Văn Hóa
Lời gọi
Thanh Sơn
08:13 13/01/2012
Trên mặt biển hồ Galilêa
Những chàng ngư phủ suốt đêm qua
Lưới từng mẻ cá trên đầu sóng
Dạn dầy sương gió đã xông pha

Thuyền lên cập bến sáng hôm nay
Mẻ cá thật tươi buổi đầu ngày
Bỗng dưng LỜI gọi hồn xao xuyến
Bỏ lưới bỏ thuyền bước theo ngay

Phêrô cùng anh là Anrê
Hai chàng đầu tiên là môn đệ
Dọc theo biển hồ LỜI gọi tiếp
Anh em Gioan, Gacôbê

LỜI gọi uy quyền qúa công khai
Từ giã người cha bước theo Ngài
Vâng LỜI "lưới người" bỏ lưới cá
Trên đời chỉ một chẳng có hai

Theo LỜI mời gọi bước lên đường
Tâm reo hoan lạc của tình thương
Tông Đồ sứ vụ LỜI giao phó
Khó nhọc nhưng tim nở hoa hường

Hằng ngày con vẫn bước vào đời
Đem LỜI yêu thương đến mọi nơi
Với kẻ phong cùi, người đau khổ
Mang LỜI ủi an đến cho người

LỜI gọi sưởi ấm những tâm hồn
Buồn đau giá lạnh giữa hoàng hôn
Bữa nay đất bắc trời lạnh cóng
Cần miếng hơi ấm để trường tồn

LỜI gọi làm sứ vụ tình thương
LỜI gọi mở ra những con đường
LỜI là SỰ THẬT là SỰ SỐNG
LỜI gọi thi hành tỏa ngát hương

LỜI là CHÂN LÝ mãi tuyệt vời
LỜI ban ân phước đến mọi nơi
LỜI là Thần khí là lẽ sống
LỜI gọi con về lúc cuối đời.
 
Thơ Xuân
Kha Đông Anh
08:16 13/01/2012
MÙA XUÂN

Mùa Xuân phơi phới
Mùa Xuân rạng ngời
Lãng du năm mới
Tứ thơ tuyệt vời

Tình Xuân lai láng
Tình Xuân nồng nàn
Tình Xuân thơ mộng
Mơ ước đầy tràn

Mùa Xuân duyên dáng
Từng ngón nhẹ nhàng
Tà Xuân tha thướt
Ngơ ngẩn thời gian

Lời Xuân yêu dấu
Rót mật ngọt ngào
Niềm Xuân nô nức
Dệt khúc Xuân yêu

Ngày Xuân xanh biếc
Hoa lá đua chen
Lòng Xuân tha thiết
Môi Xuân cười hiền

Đàn chim tung cánh
Bay vút trời xanh
Líu lo tiếng hót
Đón chào mùa Xuân

Nàng Xuân bẽn lẽn
Duyên dáng bên hiên
Buông dòng tóc mượt
Thon bờ vai tiên

Mùa Xuân vừa đến
Cánh gió ru êm
Người người thương mến
Chân thành chúc Xuân

NHỊP ĐIỆU XUÂN

Tùng cắc tùng tùng tiếng trống lân
Rộn ràng nhịp Tết đón chào Xuân
Ong bay, bướm lượn cùng chim én
Đào nở, mai vàng với lay-ơn
Bầy cháu, đàn con khoe áo mới
Ông bà, cha mẹ được an tâm
Điệu Xuân rung nhịp cùng thơ nhạc
Hạnh phúc êm đềm vẫn chứa chan

NHỚ MẸ NGÀY XUÂN

Xuân đi rồi xuân lại về
Xuân đến rồi xuân lại đi
Ngày xưa một thời xa ngái
Con nhớ Mẹ lắm, Mẹ ơi!

Khói chiều bay lên trắng bếp
Mẹ vẫn quạnh quẽ thân cò
Thương Mẹ chưa hết lận đận
Buồn lòng con nỗi xa quê

Loanh quanh mãi chuyện cơm áo
Bôn ba vì chuyện công danh
Con đã hoá thành lỗi đạo
Đánh vần chữ hiếu không thành

Con sống nhờ nước mắt Mẹ
Đời con yếu đuối, đam mê
Khóc từ khi con còn nhỏ
Mẹ khóc trôi ngày tháng qua

Cứ mỗi độ xuân trở lại
Con thao thức nỗi ưu tư
Xuân về không còn Mẹ nữa
Bồi hồi kỷ niệm ngày xưa!

NỖI NIỀM XUÂN

Rộng ràng Tết đến, Xuân về
Mà nhiều người vẫn ưu tư bao điều!
Én chao nghiêng mỏi cánh chiều
Bướm, ong như cũng xuyến xao cuối trời
Cành e ấp những nụ mai
Sao chưa muốn nở cho ngày vàng hoe?
Bên đường dừng chổi đứng nghe
Người phu quét rác giao thừa chưa xong
Bước chân từng nhịp long đong
Trên tay xấp vé số buồn ai kia
Tết này lại phải xa quê
Vì tiền không có về nhà đón Xuân
Đời ai cũng khoảng trăm năm
Cớ sao người sướng, kẻ buồn lắt lay?
Bao mùa Xuân đã qua tay
Vẫn không được chút vui ngày Xuân sang
Nghe thơm mùi vị bánh chưng
Bao nhiêu ký ức vô thường càn khôn
Nén nhang thắp, khói bồn chồn
Bàn không kẹo, mứt, Tết buồn, Xuân ơi!
 
Xuân về trong an bình
Tuyết Mai
08:19 13/01/2012
Xuân Về Trong An Bình
(Năm Nhâm Thìn 2012)

Xuân Nhâm Thìn lại cho chúng ta trở về không khí của Xuân. Một cái xuân thật ấm áp tình Chúa và tình người. Những ngày vào Xuân, không khí trở nên se lạnh, nhưng rất ấm vì nhờ ánh nắng mặt trời có được thường xuyên hơn. Tiết xuân cho chúng ta không khí thật dễ thở, thật nhộn nhịp, thật tưng bừng khắp mọi chỗ, mọi nơi.

Xuân về cho chúng ta những ngày trở về cội nguồn. Biết cảm tạ Ba Ngôi Chúa Trời sẽ ban cho chúng ta suốt một năm dài no đủ. Biết nhớ đến cội nguồn là ông bà tổ tiên. Biết nghĩ đến nhau, tìm đến nhau, trong dòng tộc họ hàng. Tìm về người lớn nhất trong dòng tộc, kế đến là ông bà, bác, chú thím, cô dì, để chúc Tết. Các em trẻ thơ tuy không biết gì, nhưng chúng cũng rất vui nhộn, lăng xăng bên cha mẹ, xem cha mẹ và anh chị em trong nhà trang hoàng nhà cửa, cho đủ mầu sắc, của cái Xuân đang đến.

Từ trong ra ngoài nhà đều được thay đổi toàn diện, để hợp với mầu sắc của Tết Xuân. Nhà nào khá chúng ta thấy họ chưng những chậu hoa mai kiểng rất hiếm thấy, vàng có, đỏ có. Cây hoa mai như cây cổ thụ bé loại bon sai. Thân thì mập ú, cành thì cho hoa thật dầy và rợp cả bóng. Nhìn không chán mắt. Chung quanh trước nhà thì nào là cây hoa anh đào, hoa laydon, cúc, vạn thọ, nở rộ rực rỡ cả sắc mầu. Đẹp ơi là đẹp.

Mùa Xuân là mùa của sắc hương, ngoài hoa lá cành được bày bán khắp nơi ngoài phố, ngoài chợ, và khắp mọi ngả đường. Còn có những bóng dáng thật đẹp đẽ của các cô còn ở tuổi cắp sách đến trường. Những tà áo dài đủ sắc mầu được các cô thiếu nữ mặc lên, đẹp một cách hồn nhiên, không thể nào mà các anh không quay đầu lại “dòm, ngắm”. Mùa Tết là mùa các anh chàng thanh niên ít khi ở nhà lắm!. Ra ngoài để ngắm được cả hai thứ hoa mà hoa nào cũng đẹp. Đẹp lộng lẫy cũng có. Đẹp dịu dàng với mái tóc thề đen tuyền cũng có. Đẹp với dáng hao hao gầy cùng với những sự e lệ của các cô khi bắt gặp ánh mắt của mấy chàng chăm chăm nhìn cô.

Mùa Tết ai lại ở nhà thưa có phải?. Phải đi tham quan các chợ hoa chứ!. Và phải vào cho được những gian hàng bày bán những món ăn rất thuần túy của người Việt Nam mình. Ai cũng tỏ lộ sự vui vẻ với hết thảy mọi người. Người bán cũng hăng say mời mọc. Người mua cũng hết lòng và rất cởi mở để mở hầu bao. Vì Tết mà lị!. Một năm mới sắm Tết một lần. Một năm chúng ta mới mời cô Xuân vào nhà của mình. Để hy vọng trong năm được khá hơn năm cũ, do những gì mình bày biện trong nhà. Cái Tết đối với người Việt Nam quan trọng lắm!. Trên bàn thờ thì ít nhất cũng phải có khay ngũ quả, hai bình hoa laydon, và hương khói để cúng ông bà tổ tiên.

Rồi thì trên bàn khách thì nào là bánh chưng, bánh mứt, kẹo dưa, ôi thôi đủ loại. Để chứng tỏ rằng chúng ta sẽ được Thiên Chúa (ông Trời) chúc phúc cho một năm mới an khang và thịnh vượng.

Quần là áo lượt thì đã được đặt cắt may cả tháng trước rồi!. Nào là quần áo dài khăn đống cho ông bà, rồi các chị thì khỏi phải chê đã đi lựa vải và mầu áo cho thật nổi với những bông hoa nổi bật trên nền của chiếc áo dài. Các em nhỏ thì chúng vui nhất nhà vì được quần áo mới mặc vào mùa Tết. Nhất là các em được xúng xính trong những chiếc váy đầm xinh đẹp như những thiên thần. Cũng không kém phần đẹp đẽ nếu may mặc cho các em những chiếc áo dài khăn đống để đi thi “trẻ em đẹp” thì các em sẽ vui lắm lắm. Chúng trẻ trông chờ nhiều nhất là những chiếc bao lì xì do ông bà, cha mẹ, cô dì, chú bác, sẽ cho chúng.

Tết là Mùa đẹp nhất trong bốn mùa. Không khí như có gì rất nhiệm mầu đem lại cho chúng ta cái cảm tưởng rất an bình và rất hạnh phúc. Hòa bình nếu có cũng được hoàn toàn được hưởng thụ trong những ngày Tết Xuân. Vì không ai không trông chờ cái Tết. Vì không ai không biết đón Xuân. Vì không ai phủ nhận Tết Xuân đem đến trong lòng mọi người chúng ta sức sống mãnh liệt. Sức sống của thiên nhiên như gọi mời hết thảy chúng ta cùng nhảy múa. Chim chóc chúng ca hát trên đầu cành trước nhà. Bướm lượn lờ trên những cánh hoa. Bao nhiêu loài hoa chúng cùng khoe nhau những mầu sắc thắm. Thật là tuyệt đẹp. Đất trời như cùng chung nhau hòa lên những điệu nhạc mà chỉ riêng mùa Xuân mới có.

Gió nhè nhẹ thổi trên những khóm hoa, chúng đong đưa trước gió, hỏi ai còn buồn được nữa!. Tết nhất cũng chẳng ai đi đòi nợ ai. Tết nhất ai cũng tránh những lời thô lỗ thường dùng. Tết ai cũng vui vẻ và như muốn tìm đến với nhau vì tin và hy vọng rằng trong suốt một năm chúng ta hết thảy sẽ đối xử tốt với nhau hơn năm cũ. Chuyện xích mích năm cũ cũng ráng bỏ qua và xí xóa; tha thứ cho nhau để năm mới sẽ hoàn toàn mới và tốt đẹp hơn. Không nên dồn nén những gì gọi là buồn phiền của năm cũ. Cũng có rất nhiều người rộng rãi và độ lượng là họ xóa bỏ nợ nần cho những người thiếu nợ mà không có tiền để trả. Lại còn đến tặng họ chút đỉnh để đón Tết Xuân.

Lậy Thiên Chúa là Đấng rất nhân lành, xin ban cho tất cả chúng con từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội, biết sống trong an bình và trong Giới Luật của Chúa. Mở lòng chúng con ra để những anh chị em khó nghèo cũng được hưởng cái Tết. Cũng bánh chưng, kẹo mứt, bánh trái, và bao thư lì xì. Để anh chị em chúng con được cảm thấy tình người cũng bao la, cũng ấm áp, cũng rất chân thật, và cũng rất Xuân. Cảm tạ Chúa Xuân. Amen.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tìm Miền Nắng Ấm
Dominic Đức Nguyễn
22:26 13/01/2012
TÌM MIỀN NẮNG ẤM
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Bay muôn nơi khắp chân trời góc biển
Tìm tương lai hay mộng bến con thuyền
Vạn cánh chim không ngơi nghỉ ngày đêm
Vượt giông bão trên bước đời gian khổ.
(Trích thơ của Minh Tuấn)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
VietCatholic TV
Thế giới nhìn từ Vatican 6/1 - 13/01/2012
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:33 13/01/2012
1. Quan hệ giữa Bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu và Thánh Lễ

Kính thưa quý vị và anh chị em, tiếp tục loạt bài về các kinh nguyện Kitô Giáo, trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 11 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã đề cập đến mối quan hệ giữa Bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu và Thánh Lễ vẫn đang tiếp tục được cử hành liên tục khắp nơi trên thế giới. Ngài nói:

“Trong bí tích Thánh Thể, Giáo Hội đáp lại lệnh truyền của Chúa Giêsu: ‘Hãy làm việc này để nhớ đến Thầy’ trong kinh nguyện Thánh Thể và với những lời này bánh và rượu hoá thành Mình và Máu Chúa Kitô”.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh vì bánh và rượu được thánh hiến trong Thánh Lễ đã trở nên Mình và Máu Chúa Kitô, việc rước lễ tăng cường sức mạnh cho các tín hữu. Ngài nói tiếp:

“Xin cho việc cử hành bí tích Thánh Thể, theo lệnh truyền của Chúa Kitô, hiệp nhất chúng ta sâu xa hơn với lời cầu của Chúa Kitô trong Bữa Tiệc Ly và cho phép chúng ta, trong sự hiệp thông với Ngài, dâng hiến đời ta trọn vẹn hơn trong hy tế dâng lên Chúa Cha”.

Trong buổi triều yết chung, 120 nghệ nhân của một đoàn xiếc đã trình diễn trên hàng ghế đầu của Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục.

Một điểm đặc biệt nữa là một con cá sấu Cuba cũng được cho ra mắt Đức Thánh Cha. Con cá sấu này hiện nay dài 38 cm và sẽ sớm được đưa trở lại Cuba.

2. Ý nghĩa của bí tích Rửa Tội

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin cuối cùng của Mùa Giáng Sinh, Đức Thánh Cha đã khích lệ các tín hữu Công Giáo thể hiện đức tin bằng lời nói và việc làm.

Trước một số đông đảo các tín hữu đứng chật quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã giải thích ý nghĩa biến cố Chúa Giêsu chịu phép Rửa đối với những ai đã chịu bí tích Thánh Tẩy. Ngài nói:

“Phép Rửa là một sự tái sinh mới dọn đường cho các hoạt động của chúng ta. Nhờ đức tin chúng ta có thể gặp gỡ Chúa Kitô, nhưng chỉ có Ngài mới có thể biến chúng ta trở nên các Kitô hữu, và ban cho ý chí và lòng ao ước của chúng ta câu trả lời, phẩm giá và quyền năng trở thành con cái Thiên Chúa”.

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin cuối cùng của Mùa Giáng Sinh, Đức Thánh Cha đã kêu gọi các tín hữu Công Giáo, là những người đã chịu phép Rửa cần thể hiện ra cho mọi người thấy chúng ta là ai qua lời nói và việc làm.

“Với Đức Nữ Đồng Trinh Maria, Mẹ Chúa Kitô và tất cả những ai tin cậy nơi Ngài, chúng ta cầu xin ơn phù trợ để chúng ta sống đúng nghĩa là con cái Thiên Chúa không chi qua lời nói nhưng còn qua việc làm”.

Các tín hữu hành hương đã có một cơ hội đặc biệt để quây quần quanh cây thông Giáng Sinh cao đến 30 m. Cây thông này sẽ được dọn đi trong vài ngày sắp tới.

3. Đức Thánh Cha đã tiếp kiến ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh

Sáng ngày 9 tháng Giêng, Đức Thánh Cha đã tiếp kiến ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh gồm 182 vị đại sứ đến chúc mừng ngài nhân dịp đầu năm mới.

Sau lời chào mừng của vị Niên trưởng ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh, là Ông Alejandro Lalladares Lanza /a lei jan dro lal la da: riz lan dza/, Đại sứ của Honduras; Đại Sứ Jean-Claude Michel /Jawn kload mi tsel/ của Tiểu vương quốc Monaco là phó niên trưởng đã nói đến những biến cố nổi bật trong năm vừa qua, cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chánh, các thiên tai và khát vọng tự do của nhiều dân tộc, cũng như sự di cư của hàng triệu người lớn và trẻ em.

Trong lời đáp từ của ngài, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã kêu gọi những thay đổi trong công pháp quốc tế nhằm bảo đảm cho mọi người trên thế giới có cơ hội được sống đúng với phẩm giá của mình, được phát triển tài năng cho thiện ích của cộng đồng. Sau đó, Đức Thánh Cha đã liệt kê những thách đố trong năm 2012 bao gồm làn sóng bài Kitô Giáo, chủ nghĩa khủng bố và bạo lực chống lại các tín hữu Kitô tại vùng Trung Đông.

4. Đức Thánh Cha rửa tội cho 16 trẻ sơ sinh tại nguyện đường Sistina

Được vây quanh bởi các phù điêu đẹp nhất trên thế giới, hôm 8 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã đích thân rửa tội cho 16 trẻ sơ sinh trong nhà nguyện Sistina của Tòa Thánh.

Đức Thánh Cha đã sử dụng giếng nước rửa tội mới thay cho giếng nước đã được dùng từ năm 1996.

Trong bài giảng Đức Thánh Cha đã kêu gọi các bậc phụ huynh hãy nhận lãnh trách nhiệm thông truyền đức tin cho con cái mình.

“Giáo dục là một sứ vụ cấp bách; đôi khi còn rất khó khăn vì khả năng con người luôn hạn chế của chúng ta. Nhưng giáo dục cũng là một sứ vụ tuyệt vời vì nó được thực hiện trong sự cộng tác với Thiên Chúa, Đấng là nhà giáo dục đầu tiên và chân thật của mỗi con người”.

Theo Đức Thánh Cha, cách tốt nhất để giáo dục con trẻ là qua những gương sáng, qua lời cầu nguyện và các phép Bí Tích.

“Cha mẹ phải trao ban rất nhiều nhưng để có thể cho, trước hết họ phải lãnh nhận. Nếu không, họ trở nên trống rỗng và khô khan”.

Để thực sự giáo dục con trẻ, theo Đức Thánh Cha, các phụ huynh phải học biết cách dạy dỗ và cả cách thức làm sao đứng qua một bên.

“Một thầy giáo đích thực không gông cùm người khác vào với mình, không sở hữu họ.Trái lại, người thầy ấy phải làm sao cho con trẻ và môn sinh của mình học được chân lý và thiết lập một mối liên hệ cá vị với chân lý.”

Theo thông lệ hàng năm, Đức Thánh Cha đều đích thân rửa tội cho một số trẻ em trong Chúa Nhật ngay sau Lễ Hiển Linh là Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa. Ngày lễ này đánh dấu việc kết thúc Mùa Giáng Sinh.

5. Đức Thánh Cha được kể là một trong 10 nhân vật được ưa chuộng nhất tại Hoa Kỳ.

Theo một cuộc nghiên cứu của viện Gallup và tờ USA Today, Đức Thánh Cha là một trong 10 nhân vật được dân chúng Hoa Kỳ ngưỡng mộ nhất. Điểm đặc biệt là trong danh sách này, Đức Thánh Cha là người duy nhất không phải là công dân Hoa Kỳ.

6. Tài Liệu Mục Vụ với những chỉ dẫn và đề nghị cụ thể về việc cử hành Năm Đức Tin

Hôm 7 tháng Giêng, Bộ Giáo Lý Đức Tin đã công bố Tài Liệu Mục Vụ với những chỉ dẫn và đề nghị cụ thể về việc cử hành Năm Đức Tin bắt đầu từ ngày 11 tháng 10 năm nay, trùng vào dịp kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng chung Vatican 2 và sẽ kết thúc vào ngày lễ Chúa Kitô Vua 24 tháng 11 năm tới, 2013.

Mục tiêu của sáng kiến này theo Tông Thư Porta Fidei, nghĩa là Cánh Cửa Đức Tin, là nhằm đề cao sự hoán cải và canh tân trong cộng đoàn dân Chúa, đồng thời tái khám phá đức tin và biến các thành phần trong Giáo Hội trở nên những chứng nhân khả tín cho Tin Mừng.

Tài Liệu Mục Vụ này được Bộ Giáo Lý Đức Tin soạn thảo với sự cộng tác của một số cơ quan trung ương Tòa Thánh và một số Hồng Y, và Giám Mục tại các nước.

Tông Thư Porta Fidei đề nghị việc cử hành được thực hiện trên 4 bình diện khác nhau.

Trên bình diện Giáo Hội Hoàn Vũ, Văn kiện Tòa Thánh khuyến khích tổ chức các cuộc hành hương quốc tế của các tín hữu và các cuộc tụ tập trên quy mô thế giới như ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio De Janerio.

Trên bình diện quốc gia, Bộ Giáo Lý Đức Tin khích lệ việc tổ chức học hỏi đức tin, tái bản các văn kiện Công Đồng, sách Giáo Lý chung, cũng như cuốn toát yếu giáo lý Công Giáo, sử dụng các ngôn ngữ mới mẻ trong lãnh vực truyền thông, phim ảnh để phổ biến đức tin, soạn thảo các tài liệu có tính chất hộ giáo.

Trên bình diện giáo phận, Văn kiện Tòa Thánh cổ võ việc cử hành các buổi lễ nhân dịp khai mạc và bế mạc Năm Đức Tin; tổ chức ngày giáo phận học hỏi về Sách Giáo Lý chung; khuyến khích các đấng bản quyền công bố thư mục tử về đề tài đức tin; và tổ chức những buổi cử hành thống hối trong mùa Chay để xin Chúa tha thứ về những tội chống lại đức tin.

Trên bình diện giáo xứ, hội đoàn và phong trào, Văn Kiện Mục Vụ của Bộ Giáo Lý Đức Tin mời gọi các tín hữu đọc và suy gẫm Tông thư “Cánh Cửa Đức Tin” của Đức Thánh Cha về ý nghĩa và việc cử hành năm đức tin; phân phát Sách Giáo Lý chung của Hội Thánh Công Giáo hoặc các tài liệu khác thích hợp với các gia đình, là những Giáo hội tại gia đích thực và là những nơi đầu tiên để thông truyền đức tin.

Văn kiện Tòa Thánh đặc biệt cổ võ tổ chức các tuần đại phúc và các sáng kiến khác trong giáo xứ, tại nơi làm việc, để giúp các tín hữu tái khám phá hồng ân đức tin qua phép rửa tội và trách nhiệm làm chứng tá đức tin, với ý thức rằng ơn gọi Kitô, tự bản chất, cũng là ơn gọi làm việc tông đồ.

7. 600 năm ngày sinh của Thánh Jeanne d'Arc

600 năm trước đây vào ngày 6 tháng Giêng năm 1412, thánh nữ Jeanne d'Arc đã chào đời giữa các thực tại thê thảm của Giáo Hội và thế giới thời đó. Giáo Hội thời đó sống cuộc khủng hoảng ly giáo kéo dài 40 năm với một Giáo Hoàng và hai Ngụy Giáo Hoàng. Cùng với cảnh Giáo Hội bị xé rách đó là các cuộc chiến huynh đệ tương tàn giữa các quốc gia kitô, thê thảm nhất là cuộc chiến kéo dài 100 năm giữa Pháp và Anh.

Vào đầu năm 1429 Jeanne bắt đầu công trình giải phóng nước Pháp. Các chứng nhân đều cho biết thiếu nữ 17 tuổi này là một người rất mạnh mẽ, cương quyết và có khả năng thuyết phục những người lưỡng lự và thất đảm nhất. Chị vượt thắng mọi chướng ngại và gặp hoàng tử Pháp là vua Charles VII tương lai tại Poitiers.

Ngày 22 tháng 3 năm 1429 Jeanne đọc cho người ta viết một lá thư cho vua và quân binh nước Anh đang bao vây thành phố Orléans, đề nghị giải pháp hòa bình trong công lý giữa hai dân tộc nhân danh Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Lời đề nghị bị từ chối, khiến cho nàng phải dấn thân chiến đấu và giải phóng thành Orléans ngày mùng 8 tháng 5 năm đó. Jeane cũng tham dự lễ đăng quang của vua Chalres VII tại Reims ngày 17 tháng 7 năm 1429. Trong một năm Jeanne sống giữa quân lính và rao giảng Tin Mừng cho họ. Các chứng nhân đều công nhận lòng tốt, sự can đảm và trong sạch ngoại thường của nàng và mọi người đều gọi nàng là trinh nữ.

Cuộc khổ nạn của Jeanne bắt đầu ngày 23 tháng 5 năm 1430, khi nàng bị bắt làm tù binh. Ngày 23 tháng 12 nàng được dẫn tới thành Rouen để bị xét xử, bị kết án và bị thiêu sống ngày 30 tháng 5 năm 1431.

Năm 1920 Đức Giáo Hoàng Biển Đức XV đã phong thánh cho chị Jeanne d'Arc.

8. Ba Vua là ai?

Chủ đề của Đại Hội Giới Trẻ 2005 là “Chúng tôi đến thờ lậy Ngài”. Đó là câu Kinh Thánh trong Phúc Âm thánh Mátthêu trong trình thuật về Ba Vua đến thờ lậy Chúa Giêsu trong máng cỏ.

Cũng vì ý nghĩa của chủ đề này mà Đức Thánh Cha Bênêđictô 16 khi vừa đến Cologne (Köln đọc là /kơn/) đã đến Vương Cung Thánh Đường thành phố này để kính viếng di hài ba vị mà chúng ta hay gọi là Ba Vua, hay Ba Nhà Đạo Sĩ, hay Ba Nhà Chiêm Tinh.

Theo tục truyền thì xương cốt ba vua đã được lưu trữ tại Cologne từ năm 1164. Theo chuyện kể ba vua chết ở Ba Tư. Nhưng vào thế kỷ thứ 4, thánh Helen đã đưa di hài ba Ngài về Constantinople. Sau đó di cốt lại được đưa về Milan Ý.

Khi Hoàng Đế Frederick I (Barbarosa) của Đức đánh chiếm Milan vào năm 1162 thì Hoàng Đế đã ra lệnh cho vị Tổng Giám Mục Cologne đem di hài ba vua về để ở Cologne. Và từ đó đến nay, người ta vẫn tin rằng đó là di hài của ba vua được lưu trữ tại Vương Cung Thánh Đường Cologne. Dân chúng ở đây rất sùng kính di hài ba Vua. Từ sự sùng kính này, nên Đức có phong tục hát Ba Vua mà không nước nào có.

Trong dịp này Đức Thánh Cha đã giải thích về Ba Vua như sau:

“Tại sao các nhà Đạo Sĩ lại lên đường đến Bethlehem từ nơi rất xa? Câu trả lời có liên quan đến mầu nhiệm của “ngôi sao” mà họ đã thấy từ “Phương Đông” là ngôi sao mà họ nhận ra là ngôi sao của “Vua dân Do Thái”, nghĩa là ngôi sao ấy là dấu chỉ sự Giáng Sinh của Đấng Messiah.

Vì thế hành trình của họ được linh hứng bởi một niềm hy vọng mạnh mẽ, được thêm sức mạnh và được dẫn dắt bởi ánh sao đưa họ đến với Vua dân Do Thái, đến với vương quyền của chính Thiên Chúa. Đây là ý nghĩa thâm hậu của cuộc hành trình của chúng ta: để phục vụ cho vương quyền của Thiên Chúa trên thế gian.

Các nhà Đạo Sĩ lên đường vì ước muốn thâm sâu thúc giục họ bỏ lại sau lưng mọi thứ và bắt đầu cuộc hành trình. Như thể họ đã mong chờ ánh sao này từ lâu. Như thể cuộc hành trình này là một phần đã được tiền định trong đời họ, và cuối cùng đã đến lúc thực hiện.

Các con thân mến,

Đây là mầu nhiệm tiếng Chúa gọi ta, là mầu nhiệm của ơn gọi.

Đó là một phần đời của mọi tín hữu Kitô, nhưng đó đặc biệt tỏ tường nơi những ai mà Chúa Kitô đã kêu gọi bỏ lại mọi thứ để theo Ngài mật thiết hơn. Người chủng sinh cảm nghiệm vẻ đẹp của ơn gọi này trong một thời điểm ân sủng nói được như là lúc “bước vào yêu”.

Tâm hồn người chủng sinh ấy ngập tràn kinh ngạc, khiến người ấy thốt lên trong lời cầu nguyện: “Lạy Chúa, sao lại là con?” Nhưng tình yêu không có chữ tại sao; đó là một món qùa cho đi mà ta đáp lại bằng cách cho đi chính mình.

9. Giáo Hội hiện diện nhiều hơn trên các phương tiện truyền thông

Hơn 2 triệu người đã tìm thấy những câu trả lời về cuộc đời của Chúa Giêsu nhờ sáng kiến của các giáo sư Sử Học và Thần Học của Đại Học Navarra của Tây Ban Nha.

Trong khi đó, một web site khác có tên là Arguments tại địa chỉ www.arguments.es mở một chương trình dạy giáo lý cho trẻ em qua hàng loạt những tranh hoạt hình.

10. Một cuốn sách của một linh mục Dòng Chúa Cứu Thế người Việt được phát hành rộng rãi trên thế giới.

Pauline Publications vừa cho tái bản cuốn "Advancing The Culture Of Death: Euthanasia And Physician Assisted Suicide." dịch sang Tiếng Việt là: "Phát Triển Nền Văn Hóa Sự Chết: An Tử Và Trợ Tử.” tại 17 nước trên thế giới trong đó có Macau, Singapore, Thái Lan, Hương Cảng, Mã Lai Á, Namibia, Nairobi, Tanzania, Nam Phi, Uganda, Zambia, Đài Loan, Malta, Sudan, Nigeria, và Phi Luật Tân. Cuốn sách của linh mục tiến sĩ Phêrô Trần Mạnh Hùng được Freedom Publishing cho xuất bản lần đầu tại Úc vào năm 2006. Thần Học Gia hàng đầu của Úc Châu, Đức Hồng Y George Pell, Tổng Giám Mục Sydney, nhận định rằng cuốn sách của cha Hùng “bàn đến một trong những thách đố gai góc nhất trong xã hội đương đại”.

11. Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân của Hương Cảng vừa tròn 80 hôm 13 tháng Giêng.

Hồng Y Đoàn do đó chỉ còn 107 vị có quyền bầu Giáo Hoàng. Ngày 18 tháng 2 tới đây Đức Thánh Cha sẽ tấn phong Hồng Y cho 22 vị trong đó có Đức Giám Mục Gioan Thang Hán của Hương Cảng năm nay 73 tuổi.