Phụng Vụ - Mục Vụ
Thề một lòng, giữ Thánh Giá thân yêu
Lê Dân Việt
19:25 13/01/2010
Cứu Thánh Giá đau thương phải vươn tới
Vì Thánh Giá đau khổ phải hân hoan
Dù mất của, hay chận đánh giữa đàng
Vì danh Chúa, mang tấm lòng hăm hở
Tới Đồng Chiêm, không có gì cản trở
Vững niềm tin vào Thiên Chúa tình thương
Dẫu gẫy răng, hay quằn quại giữa đường
Vẫn hiên ngang, mặc dầu ta nhỏ bé
Phải làm sao, chứng minh đạo đẹp đẽ
Đã trường tồn qua hơn hai ngàn năm
Nay không thể, để đạo ra tối tăm
Danh Thiên Chúa, không để cộng phỉ báng
Thánh Giá kia, vì ai đã tan hoang
Nhìn Thánh Giá mà đau đớn ngút ngàn
Quyết dựng lại, Thánh Giá trên Núi Thờ
Đến Đồng Chiêm, ta quì gối suy tôn
Không để cộng, cho chúng nó lộng ngôn
Cây Thánh Giá, ta cùng nhau bảo tồn
Chung góp sức, xây danh Chúa ngời sáng
Danh Giêsu, phải đời đời bất diệt
Giữ Thánh Giá, ta cùng nhau thề nguyền
Dẫu có chết, dưới tay bọn thảo khấu
Vì danh Chúa, ta không thể làm ngơ
Thề một lòng, giữ Thánh Giá thân yêu.
(Bài thơ này nói lên lòng ngưỡng mộ
một nhà báo dũng cảm, can đảm JB Nguyễn Hữu Vinh
trên bước đường đấu tranh cho công lý, sự thật…
đã bị hành hung trên đường tới giáo xứ Đồng Chiêm)
Vì Thánh Giá đau khổ phải hân hoan
Dù mất của, hay chận đánh giữa đàng
Vì danh Chúa, mang tấm lòng hăm hở
Tới Đồng Chiêm, không có gì cản trở
Vững niềm tin vào Thiên Chúa tình thương
Dẫu gẫy răng, hay quằn quại giữa đường
Vẫn hiên ngang, mặc dầu ta nhỏ bé
Phải làm sao, chứng minh đạo đẹp đẽ
Đã trường tồn qua hơn hai ngàn năm
Nay không thể, để đạo ra tối tăm
Danh Thiên Chúa, không để cộng phỉ báng
Thánh Giá kia, vì ai đã tan hoang
Nhìn Thánh Giá mà đau đớn ngút ngàn
Quyết dựng lại, Thánh Giá trên Núi Thờ
Đến Đồng Chiêm, ta quì gối suy tôn
Không để cộng, cho chúng nó lộng ngôn
Cây Thánh Giá, ta cùng nhau bảo tồn
Chung góp sức, xây danh Chúa ngời sáng
Danh Giêsu, phải đời đời bất diệt
Giữ Thánh Giá, ta cùng nhau thề nguyền
Dẫu có chết, dưới tay bọn thảo khấu
Vì danh Chúa, ta không thể làm ngơ
Thề một lòng, giữ Thánh Giá thân yêu.
(Bài thơ này nói lên lòng ngưỡng mộ
một nhà báo dũng cảm, can đảm JB Nguyễn Hữu Vinh
trên bước đường đấu tranh cho công lý, sự thật…
đã bị hành hung trên đường tới giáo xứ Đồng Chiêm)
Gương sống quên mình vì tha nhân của người Vợ nhà tỉ phú Bill Gates
Lưu Vũ
19:37 13/01/2010
Là vợ của người đàn ông giàu nhất hành tinh nhưng Melinda không mấy quan tâm đến những cửa hàng thời trang sang trọng, những loại mỹ phẩm đắt tiền hay những tác phẩm nghệ thuật danh giá. Thay vào đó, suốt ngày bà chúi mũi vào những chuyện đại loại như... chu trình sống của con muỗi. Một người phụ nữ hơi bất thường chăng?
Ngay sau khi cưới nhau, vợ chồng Bill Gates bắt đầu làm từ thiện nhưng làm một cách dè dặt, trong đó có lần tặng máy vi tính xách tay cho các ngôi làng ở khu vực cận Sahara (Phi châu).
Nhưng rồi hai người nhận ra người dân lục địa đen cần thức ăn để no bụng và thuốc men để chống lại cái chết hơn là phần mềm Windows xa xỉ. Thế là họ tậu bao nhiêu là sách về các bệnh lây lan vì ký sinh trùng, về hệ miễn dịch, về cách phòng bệnh...
"Bạn không thể nói về chuyện tài trợ cho thuốc chống sốt rét nếu như bạn không hiểu rõ chu trình sống của con muỗi. Làm từ thiện không chỉ đơn giản là ký séc chi tiền",
Melinda nói.
"Tại sao lại phải nhọc công đến thế? "
Melinda có thể tận hưởng một cuộc sống trong nhung lụa, dành thời gian chăm sóc con cái.
"Khi cưới nhau, tôi và Bill định khi về già sẽ chia sẻ tiền bạc với người khác.. Lần đầu tiên chúng tôi đến châu Phi là nhân một chuyến đi săn năm 1993.
Chúng tôi không thể nào tận hưởng thiên nhiên hoang dã vì cảnh tượng mọi người đi chân đất, phụ nữ phải vừa bế con vừa xách nước đi hàng cây số và bởi lời mời từ một bộ lạc về việc dự buổi lễ cắt âm vật phụ nữ.
Sau đó về nhà, chúng tôi tìm đọc Báo cáo về phát triển thế giới năm 1993 và không khỏi giật mình. Trẻ con đang chết hàng loạt chỉ vì căn bệnh tiêu chảy và những loại bệnh cơ bản mà trẻ con ở nước chúng tôi đã được tiêm vắc-xin.
Chúng tôi tự thấy mình phải có trách nhiệm tìm hiểu sự thật và càng tìm hiểu, chúng tôi càng thấy không thể chờ vì bệnh tật không đợi chúng tôi. Tôi đi vòng quanh thế giới để xem điều gì đang xảy ra.
Nỗi sợ hãi khi quay về quá khủng khiếp đến độ tôi không dám hy vọng. Nhưng rồi bạn thấy đó, kinh tế đang thay da đổi thịt ở các nước phát triển và tự nó cải thiện mọi chuyện. Điều đó đã vực Bill và tôi dậy".
"Chúng ta có xem rẻ mạng sống của người Phi châu hơn mạng sống của chúng ta không? Bill và tôi cho rằng không có sinh linh nào mang giá trị hơn hay kém so với sinh linh khác. Chính sự công bằng này là lý do để quỹ từ thiện của chúng tôi hoạt động"
Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates (BMGF) bắt đầu hoạt động với quy mô nhỏ vào năm 1997 rồi chính thức khai trương vào năm 2000. Vợ chồng Gates đã cam kết sẽ trao tặng hết 95% tài sản khổng lồ của mình (hiện ước tính khoảng 46 tỉ USD). Vắc-xin và tạo hệ miễn dịch cho trẻ em là mục tiêu chính của quỹ.
Đến nay BMGF đã chi tổng cộng 28,8 tỉ USD. Hồi đầu năm, BMGF đã tặng cho Liên minh Vắc-xin và miễn dịch toàn cầu (Gavi) 750 triệu USD - một trong những món quà cá nhân lớn nhất lịch sử.
Những lần tài trợ trước đó của vợ chồng Bill Gates đã giúp tiêm phòng viêm gan siêu vi B cho 43 triệu trẻ em, giúp giảm 39% tỷ lệ trẻ em bị sởi....
Ngoài ra, BMGF còn chi mạnh cho các dự án khoa học nghiên cứu vắc-xin và thuốc men, trong đó phải kể đến chương trình trị giá 35 triệu USD để thử nghiệm vắc-xin chống sốt rét ở Zambia.
Hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên vì ông bà Gates không dành phần lớn tài sản của mình để lại cho con cái. Hiện họ đang có 3 đứa con nhỏ nhưng Melinda không tỏ ra lo lắng:
"Bất cứ lúc nào gia đình tôi nói tới chuyện tài sản, chúng tôi đều nói đến trách nhiệm phải trao tặng nó cho thế giới. Các con của chúng tôi đã có tài khoản riêng của chúng.
Không phải lúc nào chúng muốn mua gì cũng được nấy mà phải đợi đến những dịp như sinh nhật mới được tặng hay đợi cho đến khi chúng tự để dành đủ tiền".
Hiệp hội Bill & Melinda Gates đã chi bao nhiêu cho ai?
Tính đến đầu năm 2005, tỷ phú này đã cam kết số tiền 28 tỷ USD cho nhiều dự án cứu tế, từ thiện, y tế và giáo dục. Tức ông đã đem cho không đến 38% tổng tài sản của mình.
9,3 tỷ USD là tổng số tiền mà tỷ phú giàu nhất thế giới Bill Gates đã chi cho các công cuộc từ thiện cứu tế và giáo dục thông qua hiệp hội mang họ tên mình thành lập vào năm 2000.
Chúng được chia ra như sau:
- Sức khoẻ: 5,4 tỷ USD (gồm chi An lược sức khoẻ toàn cầu, 2,3 tỷ USD nghiên cứu trị HIV/AIDS, bệnh lao và y tế sinh sản, 1,5 tỷ USD;
các bệnh lây lan khác, 1,1 tỷ USD; nghiên cứu phát triển công nghệ y tế toàn cầu, 0,4 tỷ USD; nghiên cứu y tế, chiến dịch y tế toàn cầu…, 0,1 tỷ USD)
- Giáo dục: 2,4 tỷ USD
- Chương trình xây dựng thư viện toàn cầu: 0,3 tỷ USD
- Những dự án đặc biệt khác: 0,6 tỷ USD
- Các chương trình từ thiện ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương: 0,6 tỷ USD.
Hai vợ chồng Melinda và Bill Gates |
Nhưng rồi hai người nhận ra người dân lục địa đen cần thức ăn để no bụng và thuốc men để chống lại cái chết hơn là phần mềm Windows xa xỉ. Thế là họ tậu bao nhiêu là sách về các bệnh lây lan vì ký sinh trùng, về hệ miễn dịch, về cách phòng bệnh...
"Bạn không thể nói về chuyện tài trợ cho thuốc chống sốt rét nếu như bạn không hiểu rõ chu trình sống của con muỗi. Làm từ thiện không chỉ đơn giản là ký séc chi tiền",
Melinda nói.
"Tại sao lại phải nhọc công đến thế? "
Melinda có thể tận hưởng một cuộc sống trong nhung lụa, dành thời gian chăm sóc con cái.
"Khi cưới nhau, tôi và Bill định khi về già sẽ chia sẻ tiền bạc với người khác.. Lần đầu tiên chúng tôi đến châu Phi là nhân một chuyến đi săn năm 1993.
Chúng tôi không thể nào tận hưởng thiên nhiên hoang dã vì cảnh tượng mọi người đi chân đất, phụ nữ phải vừa bế con vừa xách nước đi hàng cây số và bởi lời mời từ một bộ lạc về việc dự buổi lễ cắt âm vật phụ nữ.
Sau đó về nhà, chúng tôi tìm đọc Báo cáo về phát triển thế giới năm 1993 và không khỏi giật mình. Trẻ con đang chết hàng loạt chỉ vì căn bệnh tiêu chảy và những loại bệnh cơ bản mà trẻ con ở nước chúng tôi đã được tiêm vắc-xin.
Chúng tôi tự thấy mình phải có trách nhiệm tìm hiểu sự thật và càng tìm hiểu, chúng tôi càng thấy không thể chờ vì bệnh tật không đợi chúng tôi. Tôi đi vòng quanh thế giới để xem điều gì đang xảy ra.
Nỗi sợ hãi khi quay về quá khủng khiếp đến độ tôi không dám hy vọng. Nhưng rồi bạn thấy đó, kinh tế đang thay da đổi thịt ở các nước phát triển và tự nó cải thiện mọi chuyện. Điều đó đã vực Bill và tôi dậy".
"Chúng ta có xem rẻ mạng sống của người Phi châu hơn mạng sống của chúng ta không? Bill và tôi cho rằng không có sinh linh nào mang giá trị hơn hay kém so với sinh linh khác. Chính sự công bằng này là lý do để quỹ từ thiện của chúng tôi hoạt động"
Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates (BMGF) bắt đầu hoạt động với quy mô nhỏ vào năm 1997 rồi chính thức khai trương vào năm 2000. Vợ chồng Gates đã cam kết sẽ trao tặng hết 95% tài sản khổng lồ của mình (hiện ước tính khoảng 46 tỉ USD). Vắc-xin và tạo hệ miễn dịch cho trẻ em là mục tiêu chính của quỹ.
Đến nay BMGF đã chi tổng cộng 28,8 tỉ USD. Hồi đầu năm, BMGF đã tặng cho Liên minh Vắc-xin và miễn dịch toàn cầu (Gavi) 750 triệu USD - một trong những món quà cá nhân lớn nhất lịch sử.
Những lần tài trợ trước đó của vợ chồng Bill Gates đã giúp tiêm phòng viêm gan siêu vi B cho 43 triệu trẻ em, giúp giảm 39% tỷ lệ trẻ em bị sởi....
Ngoài ra, BMGF còn chi mạnh cho các dự án khoa học nghiên cứu vắc-xin và thuốc men, trong đó phải kể đến chương trình trị giá 35 triệu USD để thử nghiệm vắc-xin chống sốt rét ở Zambia.
Hết lòng với người nghèo Phi châu |
"Bất cứ lúc nào gia đình tôi nói tới chuyện tài sản, chúng tôi đều nói đến trách nhiệm phải trao tặng nó cho thế giới. Các con của chúng tôi đã có tài khoản riêng của chúng.
Không phải lúc nào chúng muốn mua gì cũng được nấy mà phải đợi đến những dịp như sinh nhật mới được tặng hay đợi cho đến khi chúng tự để dành đủ tiền".
Hiệp hội Bill & Melinda Gates đã chi bao nhiêu cho ai?
Tính đến đầu năm 2005, tỷ phú này đã cam kết số tiền 28 tỷ USD cho nhiều dự án cứu tế, từ thiện, y tế và giáo dục. Tức ông đã đem cho không đến 38% tổng tài sản của mình.
9,3 tỷ USD là tổng số tiền mà tỷ phú giàu nhất thế giới Bill Gates đã chi cho các công cuộc từ thiện cứu tế và giáo dục thông qua hiệp hội mang họ tên mình thành lập vào năm 2000.
Chúng được chia ra như sau:
- Sức khoẻ: 5,4 tỷ USD (gồm chi An lược sức khoẻ toàn cầu, 2,3 tỷ USD nghiên cứu trị HIV/AIDS, bệnh lao và y tế sinh sản, 1,5 tỷ USD;
các bệnh lây lan khác, 1,1 tỷ USD; nghiên cứu phát triển công nghệ y tế toàn cầu, 0,4 tỷ USD; nghiên cứu y tế, chiến dịch y tế toàn cầu…, 0,1 tỷ USD)
- Giáo dục: 2,4 tỷ USD
- Chương trình xây dựng thư viện toàn cầu: 0,3 tỷ USD
- Những dự án đặc biệt khác: 0,6 tỷ USD
- Các chương trình từ thiện ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương: 0,6 tỷ USD.
Thập Giá
L.m Giuse Hoàng Kim Toan
22:06 13/01/2010
Cụ già Simeon nói về Chúa Giêsu: "Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng; và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà." (Lc 2, 34 – 35). Câu nói này bật lên bao suy nghĩ.
Ngã xuống hay đứng lên.
Ngã xuống điên cuồng như khung cảnh của buổi sáng của ngày kết án tử Chúa Giêsu: “Đóng đinh, đóng đinh nó vào thập giá”, lời hiệu triệu này không do quần chúng tự phát mà do Thượng tế, kỳ lão (những người đứng đầu trong dân khởi xướng). Có nhiều người xướng theo, đó là những con người đang cần có cái ăn, bởi cuộc sống lam lũ của họ phải chịu, không thể nghĩ xa hơn cái bụng. Họ là những con người đã chịu những áp lực của bạo quyền, họ nhọc nhằn gánh chịu biết bao tủi nhục để có được cái ăn từ kẻ bạo quyền ban phát cho. Chỉ có một con đường, xướng theo kẻ cầm quyền để có được cái tự do, có được cái ăn. Một số khác, xướng theo vì tính bầy đàn, thiếu mất độc lập, tự do trong suy nghĩ, tư tưởng, sự khôn ngoan, hiểu biết. Một số khác đã được uốn nắn tư tưởng, rèn luyện trong một hệ thống phi đạo đức…
Đứng lên: Đứng lên là hành vi của một con người đích thực. Nhận thức được sai lầm, họ là những con người can đảm đứng lên khỏi chỗ mình ngã. Kinh nghiệm về yếu đuối của mình và thấy được Tình Chúa yêu thương. Đứng lên để sống như một con người được giải thoát khỏi gông cùm của tội lỗi, một con người đích thực tự do trong ân sủng của Thiên Chúa. Trong số đông những người đứng lên sau vấp ngã của bản án xét xử, có thể thấy như viên đội trưởng đội hành hình, nhiều người đứng xa xa đấm ngực trở về, sau khi Chúa chịu chết trên Thập Giá. Đứng lên để sống nhân ái hơn, để người hơn trong cách đối xử với nhau, để sống đàng hoàng hơn, tử tế hơn. Đứng lên sống với nhau trong tình yêu của Thiên Chúa.
Dấu hiệu cho người đời chống báng.
Thập giá đã được dựng lên để xử tử Con Thiên Chúa mà Ngài đã không chết, Ngài đã sống lại. Đó là một điều thất bại nhất của những kẻ muốn loại trừ Thiên Chúa. Thập giá đang là mối đe dọa nhiều người lại trở thành dấu chỉ cứu thoát nhiều người, thế mới điên cho những kẻ mưu mẹo giết hại Thiên Chúa. Những kẻ tưởng rằng mình đã loại trừ Thiên Chúa ra khỏi trần thế bằng thập giá lại trở thành kẻ gánh chịu sức nặng Thập Giá vinh quang đè trong tâm khảm họ. Thập giá, dấu chỉ chiến thắng của trần thế lại trở thành dấu chỉ điên rồ của họ. Những con người trong quyền lực thống trị muốn bá chủ trần thế ấy lại một lần nữa ra công dẹp hết những cây thập giá. Càng dẹp bỏ lại càng điên cuồng trong mưu đồ suy tính và thực hiện của mình, vì Thập Giá kia đã trở thành dấu chỉ cứu rỗi. Chỉ có một lối ra khỏi sức đè nặng, phải trở về, phải sám hối, nếu không sẽ chết trong tội của mình.
Bộc lộ nhiều tâm tư.
Người kết án là người có quyền trong dân, muốn bảo vệ quyền hành, sự thống trị của mình, nên đã khởi xướng mưu đồ triệt hạ Chúa Giêsu, đóng đinh vào thập giá với tội chính trị. Chúa Giêsu không phải là nhà chính trị, cuộc đời của Ngài chỉ rao giảng về Nước Thiên Chúa, Ý định của Chúa Cha, cùng Chúa Thánh Thần, kêu gọi con người đón nhận giải thoát khỏi tội bằng việc sám hối, tin vào Thiên Chúa. Hoạt động của Ngài nhằm kêu gọi con người sống với nhau bằng tình yêu như anh chị em con một Cha trên trời.
Kêu gọi sống tình yêu lại là điều không thể chấp nhận đối với những người sống quen với bạo lực? Bạo lực là lá chắn bảo vệ quyền lợi của kẻ có quyền để có tiền. Không thể sống tình yêu như anh chị em một nhà, bởi vì như thế làm sao có bóc lột, bất công…Chính vì thế, kêu gọi và thực hiện công bình là lời kết án với chính con người dùng bạo quyền để cai trị. Chúa Giêsu phải chết, không phải vì lý do tạo lập công bình; nếu thế, kẻ ra lệnh lại tự tố cáo chính họ. Ghép qua tội đồ chính trị, người tạo lập công bình trở thành tội đồ phá vỡ an ninh, hòa bình. Đó là bộc lộ tâm tư đen tối của con người. Càng khuấy động dẹp bỏ thập giá lại càng bộc lộ mưu đồ tăm tối của mình, cho dù họ có thể làm bất cứ gì đi nữa vẫn không thể loại trừ thập giá được nữa, vì đó đã là chứng tích lịch sử, không ghi dấu bên ngoài mà trong tâm hồn của nhiều người. Chỉ có một điều để bộc lộ tâm tư trong sáng của mình là sám hối, đấm ngực trở về, bỏ đường lối bất công, bạo quyền của mình.
Lưỡi đòng đâm thấu tâm hồn bà.
Đức Maria là đại diện cho những con người công chính, trong sạch phải chịu lưỡi đòng đâm thâu tâm hồn. Đó là báo trước cho một thời gian dài của hy sinh để trở thành hiến tế trên Thập Giá cùng Chúa Giêsu. Với những con người theo Chúa, thật không dễ dàng, vì không phải mọi người đã trở về với Thiên Chúa. Chính vì thế, lưỡi gươm đã đâm thấu tâm hồn Mẹ Maria năm xưa vẫn còn đâm thấu nhiều tâm hồn theo Chúa. Lưỡi đòng ấy, muôn hình vạn trạng trong nhiều cách thi hành bạo lực khác nhau qua những thời đại. Lười đòng ấy, vẫn đâm thấu làm đau thương biết bao người, vì còn nhiều người vẫn dùng lưỡi đòng để chinh phục thế giới.
Còn chịu đau thương đến bao giờ? Chẳng thể trả lời, chỉ thấy một câu trả lời nơi Đức Maria là đứng vững trước Thập Giá. Im lặng cầu nguyện trước thập giá mỗi ngày, để sẵn sàng đón nhận cuộc thương khó của Chúa, đó là câu trả lời cho tất cả những con tim đang chịu những lưỡi đòng đâm xé.
Nguyện xin Mẹ Maria, người đã đón nhận tất cả cuộc đời của Chúa Giêsu, Con của Mẹ, cũng giúp chúng con đón nhận Chúa Giêsu trong tất cả cuộc đời chúng con, những khi hạnh phúc cũng như những khi phải chịu nhiều đau khổ. Xin Mẹ cầu bầu cho chúng con luôn đứng vững trước Thập Giá Chúa.
Ngã xuống hay đứng lên.
Ngã xuống điên cuồng như khung cảnh của buổi sáng của ngày kết án tử Chúa Giêsu: “Đóng đinh, đóng đinh nó vào thập giá”, lời hiệu triệu này không do quần chúng tự phát mà do Thượng tế, kỳ lão (những người đứng đầu trong dân khởi xướng). Có nhiều người xướng theo, đó là những con người đang cần có cái ăn, bởi cuộc sống lam lũ của họ phải chịu, không thể nghĩ xa hơn cái bụng. Họ là những con người đã chịu những áp lực của bạo quyền, họ nhọc nhằn gánh chịu biết bao tủi nhục để có được cái ăn từ kẻ bạo quyền ban phát cho. Chỉ có một con đường, xướng theo kẻ cầm quyền để có được cái tự do, có được cái ăn. Một số khác, xướng theo vì tính bầy đàn, thiếu mất độc lập, tự do trong suy nghĩ, tư tưởng, sự khôn ngoan, hiểu biết. Một số khác đã được uốn nắn tư tưởng, rèn luyện trong một hệ thống phi đạo đức…
Đứng lên: Đứng lên là hành vi của một con người đích thực. Nhận thức được sai lầm, họ là những con người can đảm đứng lên khỏi chỗ mình ngã. Kinh nghiệm về yếu đuối của mình và thấy được Tình Chúa yêu thương. Đứng lên để sống như một con người được giải thoát khỏi gông cùm của tội lỗi, một con người đích thực tự do trong ân sủng của Thiên Chúa. Trong số đông những người đứng lên sau vấp ngã của bản án xét xử, có thể thấy như viên đội trưởng đội hành hình, nhiều người đứng xa xa đấm ngực trở về, sau khi Chúa chịu chết trên Thập Giá. Đứng lên để sống nhân ái hơn, để người hơn trong cách đối xử với nhau, để sống đàng hoàng hơn, tử tế hơn. Đứng lên sống với nhau trong tình yêu của Thiên Chúa.
Dấu hiệu cho người đời chống báng.
Thập giá đã được dựng lên để xử tử Con Thiên Chúa mà Ngài đã không chết, Ngài đã sống lại. Đó là một điều thất bại nhất của những kẻ muốn loại trừ Thiên Chúa. Thập giá đang là mối đe dọa nhiều người lại trở thành dấu chỉ cứu thoát nhiều người, thế mới điên cho những kẻ mưu mẹo giết hại Thiên Chúa. Những kẻ tưởng rằng mình đã loại trừ Thiên Chúa ra khỏi trần thế bằng thập giá lại trở thành kẻ gánh chịu sức nặng Thập Giá vinh quang đè trong tâm khảm họ. Thập giá, dấu chỉ chiến thắng của trần thế lại trở thành dấu chỉ điên rồ của họ. Những con người trong quyền lực thống trị muốn bá chủ trần thế ấy lại một lần nữa ra công dẹp hết những cây thập giá. Càng dẹp bỏ lại càng điên cuồng trong mưu đồ suy tính và thực hiện của mình, vì Thập Giá kia đã trở thành dấu chỉ cứu rỗi. Chỉ có một lối ra khỏi sức đè nặng, phải trở về, phải sám hối, nếu không sẽ chết trong tội của mình.
Bộc lộ nhiều tâm tư.
Người kết án là người có quyền trong dân, muốn bảo vệ quyền hành, sự thống trị của mình, nên đã khởi xướng mưu đồ triệt hạ Chúa Giêsu, đóng đinh vào thập giá với tội chính trị. Chúa Giêsu không phải là nhà chính trị, cuộc đời của Ngài chỉ rao giảng về Nước Thiên Chúa, Ý định của Chúa Cha, cùng Chúa Thánh Thần, kêu gọi con người đón nhận giải thoát khỏi tội bằng việc sám hối, tin vào Thiên Chúa. Hoạt động của Ngài nhằm kêu gọi con người sống với nhau bằng tình yêu như anh chị em con một Cha trên trời.
Kêu gọi sống tình yêu lại là điều không thể chấp nhận đối với những người sống quen với bạo lực? Bạo lực là lá chắn bảo vệ quyền lợi của kẻ có quyền để có tiền. Không thể sống tình yêu như anh chị em một nhà, bởi vì như thế làm sao có bóc lột, bất công…Chính vì thế, kêu gọi và thực hiện công bình là lời kết án với chính con người dùng bạo quyền để cai trị. Chúa Giêsu phải chết, không phải vì lý do tạo lập công bình; nếu thế, kẻ ra lệnh lại tự tố cáo chính họ. Ghép qua tội đồ chính trị, người tạo lập công bình trở thành tội đồ phá vỡ an ninh, hòa bình. Đó là bộc lộ tâm tư đen tối của con người. Càng khuấy động dẹp bỏ thập giá lại càng bộc lộ mưu đồ tăm tối của mình, cho dù họ có thể làm bất cứ gì đi nữa vẫn không thể loại trừ thập giá được nữa, vì đó đã là chứng tích lịch sử, không ghi dấu bên ngoài mà trong tâm hồn của nhiều người. Chỉ có một điều để bộc lộ tâm tư trong sáng của mình là sám hối, đấm ngực trở về, bỏ đường lối bất công, bạo quyền của mình.
Lưỡi đòng đâm thấu tâm hồn bà.
Đức Maria là đại diện cho những con người công chính, trong sạch phải chịu lưỡi đòng đâm thâu tâm hồn. Đó là báo trước cho một thời gian dài của hy sinh để trở thành hiến tế trên Thập Giá cùng Chúa Giêsu. Với những con người theo Chúa, thật không dễ dàng, vì không phải mọi người đã trở về với Thiên Chúa. Chính vì thế, lưỡi gươm đã đâm thấu tâm hồn Mẹ Maria năm xưa vẫn còn đâm thấu nhiều tâm hồn theo Chúa. Lưỡi đòng ấy, muôn hình vạn trạng trong nhiều cách thi hành bạo lực khác nhau qua những thời đại. Lười đòng ấy, vẫn đâm thấu làm đau thương biết bao người, vì còn nhiều người vẫn dùng lưỡi đòng để chinh phục thế giới.
Còn chịu đau thương đến bao giờ? Chẳng thể trả lời, chỉ thấy một câu trả lời nơi Đức Maria là đứng vững trước Thập Giá. Im lặng cầu nguyện trước thập giá mỗi ngày, để sẵn sàng đón nhận cuộc thương khó của Chúa, đó là câu trả lời cho tất cả những con tim đang chịu những lưỡi đòng đâm xé.
Nguyện xin Mẹ Maria, người đã đón nhận tất cả cuộc đời của Chúa Giêsu, Con của Mẹ, cũng giúp chúng con đón nhận Chúa Giêsu trong tất cả cuộc đời chúng con, những khi hạnh phúc cũng như những khi phải chịu nhiều đau khổ. Xin Mẹ cầu bầu cho chúng con luôn đứng vững trước Thập Giá Chúa.
Tiệc cưới Cana
Đinh Lập Liễm
07:18 13/01/2010
CHÚA NHẬT 2 THƯỜNG NIÊN C
+++
A. DẪN NHẬP
Chúa nhật hôm nay có liên quan đến lễ Hiển linh và lễ Đức Giêsu chịu phép rửa vì trong cả ba lễ đó, Đức Giêsu đều tỏ vinh quang của mình ra dưới nhiều khía cạnh khác nhau.
Chúa nhật 2 thường niên hôm nay thuật lại việc Đức Giêsu làm phép lạ biến nước thành rượu là có ý hé mở cho các môn đệ một chút vinh quang của Ngài, mặc dầu giờ của Ngài chưa tới, để củng cố niềm tin cho những môn đệ mới được kêu gọi. Đồng thời cũng loan báo cho mọi người biết, qua việc thiếu rượu và biến nước thành rượu, Ngài sẽ lập một đạo mới thay thế cho đạo cũ không còn hợp thời.
Ngoài ra, việc Đức Giêsu đến dự tiệc cưới vào những ngày đầu sứ vụ công khai minh chứng rằng Ngài rất quan tâm đến đời sống hôn nhân gia đình và Ngài sẽ lập bí tích hôn phối.
Sự hiện diện của Đức Mẹ trong tiệc cưới này cũng nói lên vai trò rất đắc lực trong việc cầu bầu cho chúng ta trước mặt Thiên Chúa. Hãy sống theo phương châm: ”Per Mariam ad Jesum”.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Is 62,1-5
Sau khi đi lưu đầy về, tiên tri Isaia ca ngợi vinh quang của Giêrusalem và đất thánh. Nhìn ngược về quá khứ, ta thấy Israel đã được Thiên Chúa yêu thương, được coi như hôn thê của Ngài, nhưng Israel đã bất trung, phải đi lưu đầy vì những lầm lỗi, Giêrusalem trở nên hoang tàn. Tuy vậy, Thiên Chúa vẫn không ngớt yêu thương và tha thứ. Nay Thiên Chúa đưa Israel trở về, không còn bị người ta chế diễu là “đồ bị ruồng bỏ” và xứ sở không còn mang tiếng là “phận bạc duyên đơn”.
Bây giờ Giêrusalem hoan hỉ tưng bừng vì được thay đổi số phận, được Chúa yêu thương như người chồng rất mực yêu thương người vợ mới cưới, như tiên tri Isaia mô tả:”Như trai tài sánh duyên cùng thục nữ, Đấng tác tạo nên ngươi sẽ cưới ngươi về. Như cô dâu là niềm vui của chú rể, ngươi cũng là niềm vui của Thiên Chúa ngươi thờ (Is 62,5).
Lời tiên tri ấy đã được hoàn thành trong Đức Giêsu, Đấng đã thay thế trật tự cũ bằng trật tự mới. Điều này được tượng trưng bằng sự biến đổi nước thành rượu (Tin mừng).
+ Bài đọc 2: 1Cr 12,7-11
Thánh Phaolô thấy giáo đoàn Côrintô có sự chia rẽ, Ngài phải viết thư nhắc nhở họ. Trong đoạn thư hôm nay, thánh Phaolô nhắc lại cho họ ba điểm:
1) Những ân huệ, những tài năng, những chức vụ thì đa dạng, nhưng tất cả đều do Chúa Thánh Thần ban.
2) Những ân huệ do Thánh Thần ban thì khác nhau nơi từng người, người được ơn này, người được ơn khác.
3) Nhưng tất cả những ân ban đó đều nhằm mục đích chung của Hội thánh là để phục vụ. Việc Chúa ban cho Hội thánh nhiều ân sủng chứng tỏ rằng Chúa hằng trung tín với Hội thánh, là hiền thê của Ngài.
+ Bài Tin mừng: Ga 2,1-11
Bài Tin mừng hôm nay thuật lại việc Đức Giêsu làm nước hoá thành rượu tại tiệc cưới Cana. Bài tường thật này không nhằm mô tả phép lạ hoá nước thành rượu mà nói lên “một dấu chỉ đầu tiên” qua đó, Đức Giêsu bầy tỏ vinh quang của Ngài để các môn đệ tin vào Ngài.
a) Đức Giêsu cho thấy Ngài là Đấng Thiên sai khai mở một thời kỳ hoan lạc mới cho nhân loại. Thánh kinh thường hay dùng hình ảnh tiệc cưới để chỉ thời hoan lạc Messia, và hình ảnh chú rể để chỉ Đấng Cứu thế, và hình ảnh chú rể để chỉ Đấng Messia. Theo nghi lễ, hôn phu phải cung cấp rượu (c. 10), trong trường hợp này, hôn phu bước đi và Đức Giêsu một cách kín đáo để thay thế ông. Với tư cách là hôn phu của nhân loại, chính Ngài cung cấp rượu.
b) Đạo cũ của người Do thái đã lỗi thời không còn thích hợp, Ngài đến thiết lập một đạo mới thay thế cho đạo cũ. Việc thiết lập đạo mới này được tượng trưng bằng việc biến sáu chum nước thành sáu chum rượu ngon. Rượu ngon mới này ám chỉ rằng tín ngưỡng cũ quá bám víu vào hình thức bề ngoài, nay không thích hợp nữa.
c) Tuy giờ vinh quang của Đức Giêsu chưa tới, nghĩa là vinh quang ấy chỉ được biểu lộ trên thập giá, nhưng vì có lới yêu cầu của Đức Maria, nên Ngài đã tỏ chút vinh quang cho các môn đệ thấy và người ta thấy trước qua việc Ngài làm phép lạ cho nước hóa thành rượu.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Tiệc cưới tình thương
I. TIỆC CƯỚI TẠI CANA
1. Diễn tiến tiệc cưới
Vào ngày thứ ba tính từ khi rời Nazareth đến Galilê, tức là vào tuần đầu đời công khai của Đức Giêsu, có một tiệc cưới ở Cana. Có lẽ tiệc cưới này là của bà con thân thuộc gì đó. Mẹ Đức Giêsu cũng được mời và đã đến đó trước rồi. Đức Giêsu và các môn đệ đầu tiên cũng được mời dự tiệc cưới đó.
Theo phong tục của người Do thái, có rất nhiều nghi lễ và cuộc vui kéo dài từ 3 đến một tuần lễ, tùy theo tài sản của đôi bên, và cuộc lễ thường đuợc tổ chức vào ban đêm. Trường hợp của bà goá tái giá thì chỉ trong ba ngày. Đám cưới này chắc hẳn của đôi tân hôn còn trẻ.
Đám cưới mà Đức Giêsu đến dự có lẽ là của một bậc khá giả vì cần nhiều nước dự trữ để làm lễ tẩy, lại thêm một viên quản tiệc tức là ngưới đứng đầu trông nom cỗ bàn. Thường thường thì người Do thái rất tiết kiệm, nhưng trong những dịp vui này người ta không ngại tốn kém, tổ chức cho linh đình để lấy tiếng cho gia đình mình. Trong tiệc vui như thế này người ta không ăn uống bình thường như mọi ngày mà có thể nói được người ta “nhậu nhẹt”, chén tạc chén thù, có thể đi đến say sưa. Có lẽ chính vì đó mà xẩy ra cảnh “hết rượu”. Chủ nhà đó đã tính hụt. Điều này làm cho gia chủ và những người phục vụ rất lo lắng vì đang bữa tiệc mà hết rượu thì cả là một sự xấu hổ và nhục nhã cho gia đình.
Đứng trước cảnh lúng túng của gia chủ, Đức Maria đã có cách tháo gỡ thế bí cho gia chủ: Ngài nhờ Đức Giêsu giúp đỡ. Ngài âm thầm từ dưới bếp đi lên, ghé vào tai Đức Giêsu mà nói nhỏ: ”Họ hết rượu rồi”. Một lời gợi ý có tính cách van xin và đầy tin tưởng.
Đức Giêsu có phản ứng ngay và có tính cách lạnh nhạt:”Tôi với bà có can chi đâu, giờ tôi chưa đến”. Tiếng Việt nam và thói tục Việt nam nói như thế không có gì khó nghe cả. Những chàng thanh niên nhất là có địa vị, hay khi đã có gia đình và có con, khi nói với mẹ mình trước mặt một số người thường cũng hay dùng chữ “bà” với chữ “tôi”. Đối với người Việt nam, dùng chữ “bà” và “tôi” cũng vẫn thân mật. Tuy câu trả lời của Đức Giêsu có vẻ từ chối nhưng thực tế ai cũng hiểu lời ấy vẫn ngầm chứa sự đồng ý.
Giờ của Chúa tuy chưa tới, nhưng trước lời cầu xin của Đức Mẹ thì việc làm phép lạ phải đến trước “giờ”: 6 chum nước chứa được từ 800 đến 1200 lít đã biến thành rượu ngon. Đức Giêsu đã làm phép lạ đầu tiên để cứu đôi tân hôn khỏi khổ nguy trong ngày đầu hết đời sống hôn nhân, dầu chưa đến giờ của Ngài. Điều đó chứng tỏ Đức Giêsu rất quan tâm đến đời sống hạnh phúc của hôn nhân.
2. Ý nghĩa tiệc cưới
Phép lạ ở Cana liên kết Chúa nhật này với ngày lễ Hiển linh và lễ Đức Giêsu chịu phép rửa - tất cả là sự biểu lộ vinh quang của Ngài. Nếu chúng ta hiểu phép lạ ở Cana theo nghĩa đen, chúng ta sẽ giản lược nó thành một điều kỳ diệu chỉ trong nháy mắt là xong và giới hạn ý nghĩa của nó.
Thánh Gioan đã có dụng ý dùng từ “dấu lạ đầu tiên” để chỉ ý nghĩa sâu xa của nó và nó có giá trị trong mọi thời đại. Trong nỗ lực mô tả mối quan hệ giữa Thiên Chúa với dân Người, Kinh thánh dùng hình ảnh của hôn phu và hôn thê. Và để mô tả niềm vui mà Thiên Chúa tìm thấy ở giữa dân Người, Thiên Chúa dùng hình ảnh tiệc cưới.
Bài đọc 1 gợi lên cho chúng ta ý tưởng: dân Israel là hôn thê của Thiên Chúa đã bất trung, phải bị lưu đày, nhưng hôn phu của nàng là Thiên Chúa đã không quên nàng. Sẽ có một tiệc cưới mới. Thiên Chúa sẽ phục hưng dân Ngài. Lời hứa này đã được thực hiện khi dân chúng trở về từ chốn lưu đầy, nhưng đặc biệt hơn khi Đức Giêsu đến. Người ta không ngạc nhiên khi thấy Đức Giêsu khởi đầu sứ vụ công khai ở một tiệc cưới. Ở tiệc cưới ấy, người ta thiếu rượu. Cách nói này muốn ám chỉ tôn giáo cũ, giao ước cũ vẫn còn thiếu sót. Đã đến lúc mọi lời hứa phải đuợc thực hiện, cũng là thời kỳ của luật mới và tinh thần mới. Điều Đức Giêsu đã thực hiện ở Cana không phải là một việc làm hời hợt, nó nói lên điều phải xẩy ra trong suốt sứ vụ của Ngài. Hoá nước thành rượu là một biểu tượng của việc Ngài cần phải thực hiện. Bất cứ nơi nào Ngài đến, cái cũ được trở thành cái mới (McCarthy).
Đức Giêsu hiện diện trong tiệc cưới để cùng cảm thông niềm vui của con người, đồng thời cũng là dịp để Chúa thu phục niềm tin của các môn đệ mới theo Ngài.
Đối với việc Đức Giêsu và Đức Maria đi ăn cưới thì điều này rất bình thường trong cuộc sống của con người. Nhưng lần này khi đến tham dự tiệc cưới và thực hiện phép lạ hoá nước thành rượu, Đức Giêsu muốn nói lên mối quan tâm của Ngài đối với gia đình. Trong tiệc cưới này Ngài đã cứu cho gia đình nhà chủ tiệc một bàn thua hết rượu và để cho cuộc vui không bị gián đoạn. Như vậy, Đức Giêsu đặc biệt quan tâm đến đời sống gia đình. Ngài muốn làm nổi bật về vai trò của gia đình, nhất là tính bền vững của gia đình Công giáo. Đứng trước những khó khăn của cuộc sống gia đình, Chúa vạch ra một đuờng lối để cho gia đình luôn được êm ấm, hạnh phúc.
II. TIỆC CƯỚI VÀ HÔN NHÂN
1. Đức Giêsu lập bí tích hôn nhân.
Đức Giêsu đến dự tiệc cưới Cana là dấu chỉ Ngài sẽ lập bí tích hôn nhân sau này, Ngài quan tâm đến đời sống gia đình và chúc phúc cho hôn nhân.
Tại sao lại có hôn nhân ? Thánh Gioan Tông đồ nói:”Thiên Chúa là tình yêu”. Ngài là nguồn gốc của tình yêu, Ngài san sẻ tình yêu cho con người để họ yêu Ngài và yêu nhau. Vì thế ai cũng có tình yêu: trẻ con thì yêu cha mẹ, anh chị em, lớn lên thì có tình yêu nam nữ. Tình yêu luôn hướng đến sự kết hợp. Do đó, tình yêu nam nữ dẫn đến hôn nhân.
Hôn nhân là một hành vi tự nhiên và có tính cách nhân linh. Sở dĩ nói hôn nhân có tính cách nhân linh là vì con người không chỉ đến kết hợp với nhau do bản năng mà còn do sự suy nghĩ lựa chọn, tự do: tự đặt câu hỏi có nên kết hôn chăng, kết hôn với ai, vào lúc nào...
Mọi cuộc hôn nhân không phải phát xuất từ con người mà từ Thiên Chúa. Nói cách khác, Thiên Chúa đã tạo dựng con người có nam có nữ và cho họ kết hợp với nhau. Chính Đức Giêsu đã nói:”Vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly”(Mc 10,8-9).
Ta cần phân biệt hai loại hôn nhân: hôn nhân tự nhiên và hôn nhân theo bí tích. Những người ngoại giáo lấy nhau theo hôn nhân tự nhiên, đó là điều tốt và Chúa chúc lành cho họ. Chúng ta là những người công giáo, phải ý thức rằng Đức Kitô đã thiết lập bí tích hôn nhân, nên ngoài hôn nhân tự nhiên ra, chúng ta còn phải cử hành bí tích hôn phối theo bí tích để chính thức nên vợ nên chồng.
Hôn nhân theo bí tích có hai đặc tính: đơn hôn và vĩnh hôn. Đơn hôn là hôn phối một vợ một chồng, không chấp nhận chế độ đa thê hay đa phu. Còn vĩnh hôn là không được ly dị. Hai đặc tính này được trích ra từ Lời Chúa:”Cả hai sẽ thành một xương một thịt”(Mc 10,8) và “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly”(Mc 10,9)
2. Nền tảng của hôn nhân
Chúng ta phải khẳng định rằng tình yêu la nền tảng của hôn nhân. Chúng ta không thể xây dựng hôn nhân trên nền tảng khác như chức quyền, danh vọng, tiền của, sắc dục, những thứ đó dễ bị mai một và nếu không còn những thứ đó thì hôn nhân sẽ ra sao ? Vì thế, muốn đi đến hôn nhân phải có tình yêu trước đã. Đây là điều kiện tiên quyết “sine qua non”(không có không được), đúng như ông Alphonse Karr nói:”Hôn nhân không có tình yêu là ngày không có rạng đông”. Nếu mới gặp nhau lần đầu, anh A đã yêu chị B một cách say đắm. Anh không còn tìm hiểu làm gì, anh nói với cha mẹ cho cưới chị B. Anh cho là hai người tâm đầu ý hợp. Đấy chưa hẳn là tình yêu có nền tảng mà chỉ là “tiếng sét ái tình”.
Hoặc một anh tỷ phú muốn chọn cho mình một người vợ lý tưởng. Anh ta dùng máy móc để đo vòng ngực, vòng eo và vòng mông đúng tiêu chuẩn. Thêm vào một chút là cái mũi dọc dừa hơi cao, tóc mầu hung, con mắt lá răm, lông mày lá liễu... Anh coi vậy là người yêu lý tưởng ! Nhưng đấy đâu phải là người yêu mà chỉ là một con “robot”.
Muốn trở thành người yêu còn phải tìm hiểu tính tình, ước vọng, nghề nghiệp, sở trường sở đoản, gia đình của cô ta vì “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Sau đó, anh còn phải quyết định xem có nên lấy cô ấy không vì chưa nắm vững tương lai. Khi đã có một quyết định đứng đắn và dứt khoát thì phải nói đến sự “dấn thân” (engagement). Khi đã nói đến dấn thân thì luôn ngầm chứa một chút “liều” trong đó:
Một liều ba bảy cũng liều
Cầm bằng con trẻ chơi diều đứt dây.
(Ca dao)
Khi đã kết hôn thì vợ chồng phải thương yêu nhau tha thiết. Tình yêu vợ chồng phải noi theo và nắm giữ là theo mô hình của tình yêu giữa Chúa Giêsu và Hội thánh:”Nguời làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Kitô thương yêu Hội thánh và hiến mình vì Hội thánh”(Ep 5,25).
3. Hạnh phúc của hôn nhân.
Con người từ bẩm sinh, ai cũng muốn được hạnh phúc, kể cả người tự tử (theo Pascal). Nhưng hạnh phúc không phải là một cái gì tiền chế có sẵn đấy, muốn chọn bao nhiêu hay muốn mua bao nhiêu thì mua, nhưng hạnh phúc phải là cái gì do con người tạo ra. Hôn nhân thực ra chỉ là một cái hộp rỗng, chưa có hạnh phúc, phải bỏ gì vào đấy rồi mới lấy ra được vì nếu không bỏ hạnh phúc vào thì có gì mà lấy ra ? Hạnh phúc không phải tự nhiên mà có hay do người khác tặng cho mà hạnh phúc phải được trả bằng giá đắt.
Có nhiều cách để đạt tới hạnh phúc. Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến 3 phương cách tạo ra hạnh phúc: hy sinh, nhẫn nhục và thánh thiện.
a) Tinh thần hy sinh.
Không có tình yêu nào chỉ toàn mầu hồng, bay lượn trên không, mà tình yêu phải được dệt bằng hy sinh, đau khổ, gian nan, thử thách vì không có hoa hồng nào mà không có gai. Càng hy sinh nhiều, tình yêu càng sâu đậm, và hy sinh tỷ lệ thuận với hạnh phúc. Ông Chamfort nói:”Muốn thử nghiệm tình yêu, hãy bỏ tình yêu vào máy ép, nếu nó tiết ra chất nước hy sinh vô vị lợi, thì đó là tình yêu thật”. Một người vợ dấn thân theo chồng đã hy sinh tất cả để mưu cầu hạnh phúc cho gia đình, đã tâm sự:
Một ngày ba bận trèo non,
Lấy gì mà dòn mà đẹp hỡi anh.
Một ngày ba bận trèo đèo
Vì ai vú xếch, lưng eo hỡi chàng ?
(Ca dao)
b) Nhẫn nhục chịu đựng.
Bà De Scudéry nói:”Bắt đầu yêu là bắt đầu sống”, nhưng có người nói ngược lại: Bắt đầu yêu là bắt đầu chết. Vậy yêu là sống hay là chết ? Có lẽ chúng ta phải nói: yêu vừa là sống vừa là chết. Nhưng muốn cho tình yêu được trọn vẹn, bao giờ cũng phải nhịn nhục chịu đựng. Tại sao?
* Đã yêu thì phải chết:
“Yêu là chết trong lòng một ít” (Xuân Diệu)
Đã yêu thì phải chết, không chết trước thì chết sau:
- Chết trước: chết trước là phải nhẫn nại chờ đợi cho đến ngày kết hôn, phải giữ mình được trinh tiết:
Mẫu đơn nở cạnh nhà thờ,
Đôi ta trinh tiết để chờ lấy nhau.
(Ca dao)
- Chết sau: Trong cuộc sống gia đình sẽ có sự lộn xộn, xích mích, va chạm, bất hòa, không thể nào tránh được cảnh “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt”. Bao nhiêu sự khó khăn xẩy đến cho gia đình mà hai người phải kiên trì chịu đựng.
* Đã yêu thì phải nhẫn nhục:
Chúng ta có thể nói về tình yêu thật:
Đã yêu thì nhẫn
Đã nhẫn thì nhục
Vì thế mới có Nhẫn nhục.
Chữ nhẫn ở đây không phải là nhẫn vàng hay kim cương mà là nhẫn nại chịu đựng. Chúng ta phải chấp nhận sự nhẫn nại, đã nhẫn thì phải nhục, nhưng chắc chắn sẽ đi đến kết quả tốt:”Ai kiên nhẫn đến cùng thì sẽ được rỗi”(Mt 10,22).
Vì thế văn hào Hypolite Taine nói một cách mỉa mai:
“Người ta tìm hiểu nhau ba tuần
Yêu nhau ba tháng
Cãi nhau ba năm
Rồi chịu đựng 30 năm... để con cái lại trở về cái vòng luẩn quẩn”.
c) Đời sống thánh thiện.
Chìa khoá mở cửa vào chốn hạnh phúc là sự thánh thiện. Nếu vợ chồng yêu thương nhau như mối tình giữa Chúa Kitô và Hội thánh thì chắc chắn phải có đời sống thánh thiện. Phải rước Chúa vào trong đời sống gia đình. Bài Tin mừng hôm nay chứng tỏ chính nhờ Chúa mà gia đình ở Cana này không vỡ mộng hạnh phúc. Không có Chúa, làm sao gia đình tránh khỏi sự đau khổ phiền muộn lúc ban đầu.
Nhà nào có Chúa ngự trong gia đình thì nhà ấy có hạnh phúc. Kinh nghiệm cho hay những gia đình nào hay đi dự lễ, buổi tối đọc kinh trong gia đình thì gia đình ấy thường là sống yêu thương, nhường nhịn, thuận hoà, giúp đỡ nhau, họ vẫn cảm thấy hạnh phúc ngay khi gặp những khó khăn trong gia đình. Một trong các tiêu chuẩn hàng đầu phải có trong khi chọn người yêu để lập gia đình là sự thánh thiện, hay ít ra có đời sống đạo đức bình thường.
Truyện: Sẩy hết.
Có một chị kia muốn lập gia đình với một anh thanh niên trong xứ. Muốn hỏi ý kiến cha xứ xem chị ta có nên lấy anh ấy không.
Cha hỏi:
- Anh ấy thế nào ?
Chị thưa:
- Anh ấy có bằng Thạc sĩ, cha ạ.
Cha xứ trả lời:
- Hết sẩy. Còn gì nữa ?
- Anh ấy chơi dương cầm hay lắm.
- Hết sẩy.
- Anh ấy là hoạ sĩ nữa.
- Hết sẩy !
- Anh ấy lại có tài ngoại giao nữa.
- Hết sẩy !
- Anh ấy lại là con nhà giầu nữa.
- Hết sẩy.
- Nhưng còn một điều con hơi thắc mắc, đó là anh ta khô khan, không xưng tội rước lễ !
Cha xứ trợn mắt, lắc đầu:
- Ồ ! SẨY HẾT.
III. TIỆC CƯỚI VÀ ĐỨC MARIA.
“Người bảo gì thì cứ làm theo”. Mặc dầu câu trả lời của Đức Giêsu có vẻ từ chối:”Giờ con chưa đến”, nhưng Mẹ Maria cứ tin rằng, Con mình sẽ thực hiện theo lời yêu cầu của mình nên đã nói với gia nhân: ”Người bảo gì cứ làm theo”. Đức Mẹ biết Con mình rất hiếu thảo, không bao giờ làm buồn lòng cha mẹ. Do đó, khi đề xuất việc hết rượu với Con mình, Đức Mẹ tin chắc Con mình sẽ can thiệp, dĩ nhiên bằng phép lạ, dù trước đó Ngài chưa từng làm.
Điều này cũng nói lên giá trị thật sự trong lời bầu cử của Đức Mẹ đối với Con mình. Nói đến việc con cái hiếu thảo đối với cha mẹ, chúng ta liên tưởng đến một người con rất hiếu thảo, qúi trọng mẹ mình, không bao giờ muốn làm buồn lòng mẹ mình, đó là vua Salomôn trong Cựu ước. Trong sách Các vua có thuật lại khi mẹ của Salomon đi gặp ông, ông đi ra đón và sấp mình chào bà; đoạn ông ngồi trên ngai, đồng thời truyền đặt một ngai cho bà ngồi bên hữu, và nói:”Thưa mẹ, mẹ cần gì cứ nói, con không từ chối mẹ điều gì”( 1V 2,19-20).
Mẹ Maria có mặt trong tiệc cưới không phải là sự ngẫu nhiên mà do sự quan phòng của Thiên Chúa. Ngày nay Mẹ đang có mặt trong cuộc sống gia đình chúng ta. Mẹ cùng chia sẻ nỗi lo với mọi người chúng ta. Mẹ biết những khó khăn mà gia đình chúng ta đang gặp phải. Mẹ hiểu gia đình chúng ta đang thiếu những gì và cần gì. Mẹ đón nhận cái khổ của các gia đình như là cái khổ của mình. Chính vì thế khi cuộc sống gia đình gặp sóng gió, chúng ta tìm đến với Mẹ Maria. Mẹ sẵn sàng làm những gì có thể để giúp gia đình chúng ta như năm xưa Mẹ đã báo cho Chúa biết việc hết rượu. Nhờ Mẹ cầu bầu, Chúa lại sẽ làm phép lạ để cho rượu yêu thương trong hũ của gia đình chúng ta được đầy tràn (JKN).
Truyện: Xin tài trợ.
Linh mục Sylvano và mục sư Tin lành Henri cùng nhau đến lâu đài Pa-xi-an để xin hoàng tử trợ giúp tài chính cho dự án của mình.
Linh mục Sylvano có ý định xin tiền để xây nhà thờ. Còn mục sư Henri thì xin tiền để xây trường học.
Đến nơi, họ được hoàng tử Auguste tiếp kiến riêng từng người một. Người được vào trước là mục sư Henri. Nhưng chỉ vài phút sau người ta thấy mục sự bước ra với vẻ mặt buồn thiu, vì dự án không được hoàng tử chấp nhận.
Mục sư ngồi lại chờ linh mục Sylvano để cùng về chung. Ông hết sức ngạc nhiên khi thấy linh mục bước ra khỏi phòng tiếp kiến của hoàng tử, vẻ mặt hớn hở, tay xách một túi tiền khá nặng. Mục sự Henri liền thắc mắc hỏi:
- Tại sao linh mục lại được tài trợ như thế ?
Linh mục Sylvano trả lời:
- Dĩ nhiên đúng như vậy. Thoạt đầu hoàng tử chối từ lời xin của tôi. Nhưng khi nhìn qua bên cạnh thấy có hoàng thái hậu, tôi liền đến trước hoàng thái hậu để xin ngài bầu cử cho. Và hoàng tử đã đổi ý kiến, nghe lời khẩn cầu của hoàng thái hậu mà tài trợ cho dự án của tôi. Hoàng tử đã thưa với mẹ:”Mẹ đồng ý thì con cũng đồng ý”(D. Wahrheit, Món quà giáng sinh, 79-80).
“Mẹ đồng ý thì con cũng đồng ý”. Đó là điều mà câu chuyện trên đây muốn nhắc nhở.
Người công giáo chúng ta có lòng tôn sùng Đức Mẹ Maria. Chúng ta đến với Chúa Giêsu qua Mẹ Maria. Mẹ khẩn cầu cho chúng ta và cùng với chúng ta thì làm sao Chúa Giêsu có thể từ chối.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
+++
A. DẪN NHẬP
Chúa nhật hôm nay có liên quan đến lễ Hiển linh và lễ Đức Giêsu chịu phép rửa vì trong cả ba lễ đó, Đức Giêsu đều tỏ vinh quang của mình ra dưới nhiều khía cạnh khác nhau.
Chúa nhật 2 thường niên hôm nay thuật lại việc Đức Giêsu làm phép lạ biến nước thành rượu là có ý hé mở cho các môn đệ một chút vinh quang của Ngài, mặc dầu giờ của Ngài chưa tới, để củng cố niềm tin cho những môn đệ mới được kêu gọi. Đồng thời cũng loan báo cho mọi người biết, qua việc thiếu rượu và biến nước thành rượu, Ngài sẽ lập một đạo mới thay thế cho đạo cũ không còn hợp thời.
Ngoài ra, việc Đức Giêsu đến dự tiệc cưới vào những ngày đầu sứ vụ công khai minh chứng rằng Ngài rất quan tâm đến đời sống hôn nhân gia đình và Ngài sẽ lập bí tích hôn phối.
Sự hiện diện của Đức Mẹ trong tiệc cưới này cũng nói lên vai trò rất đắc lực trong việc cầu bầu cho chúng ta trước mặt Thiên Chúa. Hãy sống theo phương châm: ”Per Mariam ad Jesum”.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Is 62,1-5
Sau khi đi lưu đầy về, tiên tri Isaia ca ngợi vinh quang của Giêrusalem và đất thánh. Nhìn ngược về quá khứ, ta thấy Israel đã được Thiên Chúa yêu thương, được coi như hôn thê của Ngài, nhưng Israel đã bất trung, phải đi lưu đầy vì những lầm lỗi, Giêrusalem trở nên hoang tàn. Tuy vậy, Thiên Chúa vẫn không ngớt yêu thương và tha thứ. Nay Thiên Chúa đưa Israel trở về, không còn bị người ta chế diễu là “đồ bị ruồng bỏ” và xứ sở không còn mang tiếng là “phận bạc duyên đơn”.
Bây giờ Giêrusalem hoan hỉ tưng bừng vì được thay đổi số phận, được Chúa yêu thương như người chồng rất mực yêu thương người vợ mới cưới, như tiên tri Isaia mô tả:”Như trai tài sánh duyên cùng thục nữ, Đấng tác tạo nên ngươi sẽ cưới ngươi về. Như cô dâu là niềm vui của chú rể, ngươi cũng là niềm vui của Thiên Chúa ngươi thờ (Is 62,5).
Lời tiên tri ấy đã được hoàn thành trong Đức Giêsu, Đấng đã thay thế trật tự cũ bằng trật tự mới. Điều này được tượng trưng bằng sự biến đổi nước thành rượu (Tin mừng).
+ Bài đọc 2: 1Cr 12,7-11
Thánh Phaolô thấy giáo đoàn Côrintô có sự chia rẽ, Ngài phải viết thư nhắc nhở họ. Trong đoạn thư hôm nay, thánh Phaolô nhắc lại cho họ ba điểm:
1) Những ân huệ, những tài năng, những chức vụ thì đa dạng, nhưng tất cả đều do Chúa Thánh Thần ban.
2) Những ân huệ do Thánh Thần ban thì khác nhau nơi từng người, người được ơn này, người được ơn khác.
3) Nhưng tất cả những ân ban đó đều nhằm mục đích chung của Hội thánh là để phục vụ. Việc Chúa ban cho Hội thánh nhiều ân sủng chứng tỏ rằng Chúa hằng trung tín với Hội thánh, là hiền thê của Ngài.
+ Bài Tin mừng: Ga 2,1-11
Bài Tin mừng hôm nay thuật lại việc Đức Giêsu làm nước hoá thành rượu tại tiệc cưới Cana. Bài tường thật này không nhằm mô tả phép lạ hoá nước thành rượu mà nói lên “một dấu chỉ đầu tiên” qua đó, Đức Giêsu bầy tỏ vinh quang của Ngài để các môn đệ tin vào Ngài.
a) Đức Giêsu cho thấy Ngài là Đấng Thiên sai khai mở một thời kỳ hoan lạc mới cho nhân loại. Thánh kinh thường hay dùng hình ảnh tiệc cưới để chỉ thời hoan lạc Messia, và hình ảnh chú rể để chỉ Đấng Cứu thế, và hình ảnh chú rể để chỉ Đấng Messia. Theo nghi lễ, hôn phu phải cung cấp rượu (c. 10), trong trường hợp này, hôn phu bước đi và Đức Giêsu một cách kín đáo để thay thế ông. Với tư cách là hôn phu của nhân loại, chính Ngài cung cấp rượu.
b) Đạo cũ của người Do thái đã lỗi thời không còn thích hợp, Ngài đến thiết lập một đạo mới thay thế cho đạo cũ. Việc thiết lập đạo mới này được tượng trưng bằng việc biến sáu chum nước thành sáu chum rượu ngon. Rượu ngon mới này ám chỉ rằng tín ngưỡng cũ quá bám víu vào hình thức bề ngoài, nay không thích hợp nữa.
c) Tuy giờ vinh quang của Đức Giêsu chưa tới, nghĩa là vinh quang ấy chỉ được biểu lộ trên thập giá, nhưng vì có lới yêu cầu của Đức Maria, nên Ngài đã tỏ chút vinh quang cho các môn đệ thấy và người ta thấy trước qua việc Ngài làm phép lạ cho nước hóa thành rượu.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Tiệc cưới tình thương
I. TIỆC CƯỚI TẠI CANA
1. Diễn tiến tiệc cưới
Vào ngày thứ ba tính từ khi rời Nazareth đến Galilê, tức là vào tuần đầu đời công khai của Đức Giêsu, có một tiệc cưới ở Cana. Có lẽ tiệc cưới này là của bà con thân thuộc gì đó. Mẹ Đức Giêsu cũng được mời và đã đến đó trước rồi. Đức Giêsu và các môn đệ đầu tiên cũng được mời dự tiệc cưới đó.
Theo phong tục của người Do thái, có rất nhiều nghi lễ và cuộc vui kéo dài từ 3 đến một tuần lễ, tùy theo tài sản của đôi bên, và cuộc lễ thường đuợc tổ chức vào ban đêm. Trường hợp của bà goá tái giá thì chỉ trong ba ngày. Đám cưới này chắc hẳn của đôi tân hôn còn trẻ.
Đám cưới mà Đức Giêsu đến dự có lẽ là của một bậc khá giả vì cần nhiều nước dự trữ để làm lễ tẩy, lại thêm một viên quản tiệc tức là ngưới đứng đầu trông nom cỗ bàn. Thường thường thì người Do thái rất tiết kiệm, nhưng trong những dịp vui này người ta không ngại tốn kém, tổ chức cho linh đình để lấy tiếng cho gia đình mình. Trong tiệc vui như thế này người ta không ăn uống bình thường như mọi ngày mà có thể nói được người ta “nhậu nhẹt”, chén tạc chén thù, có thể đi đến say sưa. Có lẽ chính vì đó mà xẩy ra cảnh “hết rượu”. Chủ nhà đó đã tính hụt. Điều này làm cho gia chủ và những người phục vụ rất lo lắng vì đang bữa tiệc mà hết rượu thì cả là một sự xấu hổ và nhục nhã cho gia đình.
Đứng trước cảnh lúng túng của gia chủ, Đức Maria đã có cách tháo gỡ thế bí cho gia chủ: Ngài nhờ Đức Giêsu giúp đỡ. Ngài âm thầm từ dưới bếp đi lên, ghé vào tai Đức Giêsu mà nói nhỏ: ”Họ hết rượu rồi”. Một lời gợi ý có tính cách van xin và đầy tin tưởng.
Đức Giêsu có phản ứng ngay và có tính cách lạnh nhạt:”Tôi với bà có can chi đâu, giờ tôi chưa đến”. Tiếng Việt nam và thói tục Việt nam nói như thế không có gì khó nghe cả. Những chàng thanh niên nhất là có địa vị, hay khi đã có gia đình và có con, khi nói với mẹ mình trước mặt một số người thường cũng hay dùng chữ “bà” với chữ “tôi”. Đối với người Việt nam, dùng chữ “bà” và “tôi” cũng vẫn thân mật. Tuy câu trả lời của Đức Giêsu có vẻ từ chối nhưng thực tế ai cũng hiểu lời ấy vẫn ngầm chứa sự đồng ý.
Giờ của Chúa tuy chưa tới, nhưng trước lời cầu xin của Đức Mẹ thì việc làm phép lạ phải đến trước “giờ”: 6 chum nước chứa được từ 800 đến 1200 lít đã biến thành rượu ngon. Đức Giêsu đã làm phép lạ đầu tiên để cứu đôi tân hôn khỏi khổ nguy trong ngày đầu hết đời sống hôn nhân, dầu chưa đến giờ của Ngài. Điều đó chứng tỏ Đức Giêsu rất quan tâm đến đời sống hạnh phúc của hôn nhân.
2. Ý nghĩa tiệc cưới
Phép lạ ở Cana liên kết Chúa nhật này với ngày lễ Hiển linh và lễ Đức Giêsu chịu phép rửa - tất cả là sự biểu lộ vinh quang của Ngài. Nếu chúng ta hiểu phép lạ ở Cana theo nghĩa đen, chúng ta sẽ giản lược nó thành một điều kỳ diệu chỉ trong nháy mắt là xong và giới hạn ý nghĩa của nó.
Thánh Gioan đã có dụng ý dùng từ “dấu lạ đầu tiên” để chỉ ý nghĩa sâu xa của nó và nó có giá trị trong mọi thời đại. Trong nỗ lực mô tả mối quan hệ giữa Thiên Chúa với dân Người, Kinh thánh dùng hình ảnh của hôn phu và hôn thê. Và để mô tả niềm vui mà Thiên Chúa tìm thấy ở giữa dân Người, Thiên Chúa dùng hình ảnh tiệc cưới.
Bài đọc 1 gợi lên cho chúng ta ý tưởng: dân Israel là hôn thê của Thiên Chúa đã bất trung, phải bị lưu đày, nhưng hôn phu của nàng là Thiên Chúa đã không quên nàng. Sẽ có một tiệc cưới mới. Thiên Chúa sẽ phục hưng dân Ngài. Lời hứa này đã được thực hiện khi dân chúng trở về từ chốn lưu đầy, nhưng đặc biệt hơn khi Đức Giêsu đến. Người ta không ngạc nhiên khi thấy Đức Giêsu khởi đầu sứ vụ công khai ở một tiệc cưới. Ở tiệc cưới ấy, người ta thiếu rượu. Cách nói này muốn ám chỉ tôn giáo cũ, giao ước cũ vẫn còn thiếu sót. Đã đến lúc mọi lời hứa phải đuợc thực hiện, cũng là thời kỳ của luật mới và tinh thần mới. Điều Đức Giêsu đã thực hiện ở Cana không phải là một việc làm hời hợt, nó nói lên điều phải xẩy ra trong suốt sứ vụ của Ngài. Hoá nước thành rượu là một biểu tượng của việc Ngài cần phải thực hiện. Bất cứ nơi nào Ngài đến, cái cũ được trở thành cái mới (McCarthy).
Đức Giêsu hiện diện trong tiệc cưới để cùng cảm thông niềm vui của con người, đồng thời cũng là dịp để Chúa thu phục niềm tin của các môn đệ mới theo Ngài.
Đối với việc Đức Giêsu và Đức Maria đi ăn cưới thì điều này rất bình thường trong cuộc sống của con người. Nhưng lần này khi đến tham dự tiệc cưới và thực hiện phép lạ hoá nước thành rượu, Đức Giêsu muốn nói lên mối quan tâm của Ngài đối với gia đình. Trong tiệc cưới này Ngài đã cứu cho gia đình nhà chủ tiệc một bàn thua hết rượu và để cho cuộc vui không bị gián đoạn. Như vậy, Đức Giêsu đặc biệt quan tâm đến đời sống gia đình. Ngài muốn làm nổi bật về vai trò của gia đình, nhất là tính bền vững của gia đình Công giáo. Đứng trước những khó khăn của cuộc sống gia đình, Chúa vạch ra một đuờng lối để cho gia đình luôn được êm ấm, hạnh phúc.
II. TIỆC CƯỚI VÀ HÔN NHÂN
1. Đức Giêsu lập bí tích hôn nhân.
Đức Giêsu đến dự tiệc cưới Cana là dấu chỉ Ngài sẽ lập bí tích hôn nhân sau này, Ngài quan tâm đến đời sống gia đình và chúc phúc cho hôn nhân.
Tại sao lại có hôn nhân ? Thánh Gioan Tông đồ nói:”Thiên Chúa là tình yêu”. Ngài là nguồn gốc của tình yêu, Ngài san sẻ tình yêu cho con người để họ yêu Ngài và yêu nhau. Vì thế ai cũng có tình yêu: trẻ con thì yêu cha mẹ, anh chị em, lớn lên thì có tình yêu nam nữ. Tình yêu luôn hướng đến sự kết hợp. Do đó, tình yêu nam nữ dẫn đến hôn nhân.
Hôn nhân là một hành vi tự nhiên và có tính cách nhân linh. Sở dĩ nói hôn nhân có tính cách nhân linh là vì con người không chỉ đến kết hợp với nhau do bản năng mà còn do sự suy nghĩ lựa chọn, tự do: tự đặt câu hỏi có nên kết hôn chăng, kết hôn với ai, vào lúc nào...
Mọi cuộc hôn nhân không phải phát xuất từ con người mà từ Thiên Chúa. Nói cách khác, Thiên Chúa đã tạo dựng con người có nam có nữ và cho họ kết hợp với nhau. Chính Đức Giêsu đã nói:”Vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly”(Mc 10,8-9).
Ta cần phân biệt hai loại hôn nhân: hôn nhân tự nhiên và hôn nhân theo bí tích. Những người ngoại giáo lấy nhau theo hôn nhân tự nhiên, đó là điều tốt và Chúa chúc lành cho họ. Chúng ta là những người công giáo, phải ý thức rằng Đức Kitô đã thiết lập bí tích hôn nhân, nên ngoài hôn nhân tự nhiên ra, chúng ta còn phải cử hành bí tích hôn phối theo bí tích để chính thức nên vợ nên chồng.
Hôn nhân theo bí tích có hai đặc tính: đơn hôn và vĩnh hôn. Đơn hôn là hôn phối một vợ một chồng, không chấp nhận chế độ đa thê hay đa phu. Còn vĩnh hôn là không được ly dị. Hai đặc tính này được trích ra từ Lời Chúa:”Cả hai sẽ thành một xương một thịt”(Mc 10,8) và “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly”(Mc 10,9)
2. Nền tảng của hôn nhân
Chúng ta phải khẳng định rằng tình yêu la nền tảng của hôn nhân. Chúng ta không thể xây dựng hôn nhân trên nền tảng khác như chức quyền, danh vọng, tiền của, sắc dục, những thứ đó dễ bị mai một và nếu không còn những thứ đó thì hôn nhân sẽ ra sao ? Vì thế, muốn đi đến hôn nhân phải có tình yêu trước đã. Đây là điều kiện tiên quyết “sine qua non”(không có không được), đúng như ông Alphonse Karr nói:”Hôn nhân không có tình yêu là ngày không có rạng đông”. Nếu mới gặp nhau lần đầu, anh A đã yêu chị B một cách say đắm. Anh không còn tìm hiểu làm gì, anh nói với cha mẹ cho cưới chị B. Anh cho là hai người tâm đầu ý hợp. Đấy chưa hẳn là tình yêu có nền tảng mà chỉ là “tiếng sét ái tình”.
Hoặc một anh tỷ phú muốn chọn cho mình một người vợ lý tưởng. Anh ta dùng máy móc để đo vòng ngực, vòng eo và vòng mông đúng tiêu chuẩn. Thêm vào một chút là cái mũi dọc dừa hơi cao, tóc mầu hung, con mắt lá răm, lông mày lá liễu... Anh coi vậy là người yêu lý tưởng ! Nhưng đấy đâu phải là người yêu mà chỉ là một con “robot”.
Muốn trở thành người yêu còn phải tìm hiểu tính tình, ước vọng, nghề nghiệp, sở trường sở đoản, gia đình của cô ta vì “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Sau đó, anh còn phải quyết định xem có nên lấy cô ấy không vì chưa nắm vững tương lai. Khi đã có một quyết định đứng đắn và dứt khoát thì phải nói đến sự “dấn thân” (engagement). Khi đã nói đến dấn thân thì luôn ngầm chứa một chút “liều” trong đó:
Một liều ba bảy cũng liều
Cầm bằng con trẻ chơi diều đứt dây.
(Ca dao)
Khi đã kết hôn thì vợ chồng phải thương yêu nhau tha thiết. Tình yêu vợ chồng phải noi theo và nắm giữ là theo mô hình của tình yêu giữa Chúa Giêsu và Hội thánh:”Nguời làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Kitô thương yêu Hội thánh và hiến mình vì Hội thánh”(Ep 5,25).
3. Hạnh phúc của hôn nhân.
Con người từ bẩm sinh, ai cũng muốn được hạnh phúc, kể cả người tự tử (theo Pascal). Nhưng hạnh phúc không phải là một cái gì tiền chế có sẵn đấy, muốn chọn bao nhiêu hay muốn mua bao nhiêu thì mua, nhưng hạnh phúc phải là cái gì do con người tạo ra. Hôn nhân thực ra chỉ là một cái hộp rỗng, chưa có hạnh phúc, phải bỏ gì vào đấy rồi mới lấy ra được vì nếu không bỏ hạnh phúc vào thì có gì mà lấy ra ? Hạnh phúc không phải tự nhiên mà có hay do người khác tặng cho mà hạnh phúc phải được trả bằng giá đắt.
Có nhiều cách để đạt tới hạnh phúc. Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến 3 phương cách tạo ra hạnh phúc: hy sinh, nhẫn nhục và thánh thiện.
a) Tinh thần hy sinh.
Không có tình yêu nào chỉ toàn mầu hồng, bay lượn trên không, mà tình yêu phải được dệt bằng hy sinh, đau khổ, gian nan, thử thách vì không có hoa hồng nào mà không có gai. Càng hy sinh nhiều, tình yêu càng sâu đậm, và hy sinh tỷ lệ thuận với hạnh phúc. Ông Chamfort nói:”Muốn thử nghiệm tình yêu, hãy bỏ tình yêu vào máy ép, nếu nó tiết ra chất nước hy sinh vô vị lợi, thì đó là tình yêu thật”. Một người vợ dấn thân theo chồng đã hy sinh tất cả để mưu cầu hạnh phúc cho gia đình, đã tâm sự:
Một ngày ba bận trèo non,
Lấy gì mà dòn mà đẹp hỡi anh.
Một ngày ba bận trèo đèo
Vì ai vú xếch, lưng eo hỡi chàng ?
(Ca dao)
b) Nhẫn nhục chịu đựng.
Bà De Scudéry nói:”Bắt đầu yêu là bắt đầu sống”, nhưng có người nói ngược lại: Bắt đầu yêu là bắt đầu chết. Vậy yêu là sống hay là chết ? Có lẽ chúng ta phải nói: yêu vừa là sống vừa là chết. Nhưng muốn cho tình yêu được trọn vẹn, bao giờ cũng phải nhịn nhục chịu đựng. Tại sao?
* Đã yêu thì phải chết:
“Yêu là chết trong lòng một ít” (Xuân Diệu)
Đã yêu thì phải chết, không chết trước thì chết sau:
- Chết trước: chết trước là phải nhẫn nại chờ đợi cho đến ngày kết hôn, phải giữ mình được trinh tiết:
Mẫu đơn nở cạnh nhà thờ,
Đôi ta trinh tiết để chờ lấy nhau.
(Ca dao)
- Chết sau: Trong cuộc sống gia đình sẽ có sự lộn xộn, xích mích, va chạm, bất hòa, không thể nào tránh được cảnh “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt”. Bao nhiêu sự khó khăn xẩy đến cho gia đình mà hai người phải kiên trì chịu đựng.
* Đã yêu thì phải nhẫn nhục:
Chúng ta có thể nói về tình yêu thật:
Đã yêu thì nhẫn
Đã nhẫn thì nhục
Vì thế mới có Nhẫn nhục.
Chữ nhẫn ở đây không phải là nhẫn vàng hay kim cương mà là nhẫn nại chịu đựng. Chúng ta phải chấp nhận sự nhẫn nại, đã nhẫn thì phải nhục, nhưng chắc chắn sẽ đi đến kết quả tốt:”Ai kiên nhẫn đến cùng thì sẽ được rỗi”(Mt 10,22).
Vì thế văn hào Hypolite Taine nói một cách mỉa mai:
“Người ta tìm hiểu nhau ba tuần
Yêu nhau ba tháng
Cãi nhau ba năm
Rồi chịu đựng 30 năm... để con cái lại trở về cái vòng luẩn quẩn”.
c) Đời sống thánh thiện.
Chìa khoá mở cửa vào chốn hạnh phúc là sự thánh thiện. Nếu vợ chồng yêu thương nhau như mối tình giữa Chúa Kitô và Hội thánh thì chắc chắn phải có đời sống thánh thiện. Phải rước Chúa vào trong đời sống gia đình. Bài Tin mừng hôm nay chứng tỏ chính nhờ Chúa mà gia đình ở Cana này không vỡ mộng hạnh phúc. Không có Chúa, làm sao gia đình tránh khỏi sự đau khổ phiền muộn lúc ban đầu.
Nhà nào có Chúa ngự trong gia đình thì nhà ấy có hạnh phúc. Kinh nghiệm cho hay những gia đình nào hay đi dự lễ, buổi tối đọc kinh trong gia đình thì gia đình ấy thường là sống yêu thương, nhường nhịn, thuận hoà, giúp đỡ nhau, họ vẫn cảm thấy hạnh phúc ngay khi gặp những khó khăn trong gia đình. Một trong các tiêu chuẩn hàng đầu phải có trong khi chọn người yêu để lập gia đình là sự thánh thiện, hay ít ra có đời sống đạo đức bình thường.
Truyện: Sẩy hết.
Có một chị kia muốn lập gia đình với một anh thanh niên trong xứ. Muốn hỏi ý kiến cha xứ xem chị ta có nên lấy anh ấy không.
Cha hỏi:
- Anh ấy thế nào ?
Chị thưa:
- Anh ấy có bằng Thạc sĩ, cha ạ.
Cha xứ trả lời:
- Hết sẩy. Còn gì nữa ?
- Anh ấy chơi dương cầm hay lắm.
- Hết sẩy.
- Anh ấy là hoạ sĩ nữa.
- Hết sẩy !
- Anh ấy lại có tài ngoại giao nữa.
- Hết sẩy !
- Anh ấy lại là con nhà giầu nữa.
- Hết sẩy.
- Nhưng còn một điều con hơi thắc mắc, đó là anh ta khô khan, không xưng tội rước lễ !
Cha xứ trợn mắt, lắc đầu:
- Ồ ! SẨY HẾT.
III. TIỆC CƯỚI VÀ ĐỨC MARIA.
“Người bảo gì thì cứ làm theo”. Mặc dầu câu trả lời của Đức Giêsu có vẻ từ chối:”Giờ con chưa đến”, nhưng Mẹ Maria cứ tin rằng, Con mình sẽ thực hiện theo lời yêu cầu của mình nên đã nói với gia nhân: ”Người bảo gì cứ làm theo”. Đức Mẹ biết Con mình rất hiếu thảo, không bao giờ làm buồn lòng cha mẹ. Do đó, khi đề xuất việc hết rượu với Con mình, Đức Mẹ tin chắc Con mình sẽ can thiệp, dĩ nhiên bằng phép lạ, dù trước đó Ngài chưa từng làm.
Điều này cũng nói lên giá trị thật sự trong lời bầu cử của Đức Mẹ đối với Con mình. Nói đến việc con cái hiếu thảo đối với cha mẹ, chúng ta liên tưởng đến một người con rất hiếu thảo, qúi trọng mẹ mình, không bao giờ muốn làm buồn lòng mẹ mình, đó là vua Salomôn trong Cựu ước. Trong sách Các vua có thuật lại khi mẹ của Salomon đi gặp ông, ông đi ra đón và sấp mình chào bà; đoạn ông ngồi trên ngai, đồng thời truyền đặt một ngai cho bà ngồi bên hữu, và nói:”Thưa mẹ, mẹ cần gì cứ nói, con không từ chối mẹ điều gì”( 1V 2,19-20).
Mẹ Maria có mặt trong tiệc cưới không phải là sự ngẫu nhiên mà do sự quan phòng của Thiên Chúa. Ngày nay Mẹ đang có mặt trong cuộc sống gia đình chúng ta. Mẹ cùng chia sẻ nỗi lo với mọi người chúng ta. Mẹ biết những khó khăn mà gia đình chúng ta đang gặp phải. Mẹ hiểu gia đình chúng ta đang thiếu những gì và cần gì. Mẹ đón nhận cái khổ của các gia đình như là cái khổ của mình. Chính vì thế khi cuộc sống gia đình gặp sóng gió, chúng ta tìm đến với Mẹ Maria. Mẹ sẵn sàng làm những gì có thể để giúp gia đình chúng ta như năm xưa Mẹ đã báo cho Chúa biết việc hết rượu. Nhờ Mẹ cầu bầu, Chúa lại sẽ làm phép lạ để cho rượu yêu thương trong hũ của gia đình chúng ta được đầy tràn (JKN).
Truyện: Xin tài trợ.
Linh mục Sylvano và mục sư Tin lành Henri cùng nhau đến lâu đài Pa-xi-an để xin hoàng tử trợ giúp tài chính cho dự án của mình.
Linh mục Sylvano có ý định xin tiền để xây nhà thờ. Còn mục sư Henri thì xin tiền để xây trường học.
Đến nơi, họ được hoàng tử Auguste tiếp kiến riêng từng người một. Người được vào trước là mục sư Henri. Nhưng chỉ vài phút sau người ta thấy mục sự bước ra với vẻ mặt buồn thiu, vì dự án không được hoàng tử chấp nhận.
Mục sư ngồi lại chờ linh mục Sylvano để cùng về chung. Ông hết sức ngạc nhiên khi thấy linh mục bước ra khỏi phòng tiếp kiến của hoàng tử, vẻ mặt hớn hở, tay xách một túi tiền khá nặng. Mục sự Henri liền thắc mắc hỏi:
- Tại sao linh mục lại được tài trợ như thế ?
Linh mục Sylvano trả lời:
- Dĩ nhiên đúng như vậy. Thoạt đầu hoàng tử chối từ lời xin của tôi. Nhưng khi nhìn qua bên cạnh thấy có hoàng thái hậu, tôi liền đến trước hoàng thái hậu để xin ngài bầu cử cho. Và hoàng tử đã đổi ý kiến, nghe lời khẩn cầu của hoàng thái hậu mà tài trợ cho dự án của tôi. Hoàng tử đã thưa với mẹ:”Mẹ đồng ý thì con cũng đồng ý”(D. Wahrheit, Món quà giáng sinh, 79-80).
“Mẹ đồng ý thì con cũng đồng ý”. Đó là điều mà câu chuyện trên đây muốn nhắc nhở.
Người công giáo chúng ta có lòng tôn sùng Đức Mẹ Maria. Chúng ta đến với Chúa Giêsu qua Mẹ Maria. Mẹ khẩn cầu cho chúng ta và cùng với chúng ta thì làm sao Chúa Giêsu có thể từ chối.
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Đà lạt
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:27 13/01/2010
THA THỨ CHO AI ?
Một tín đồ Hồi giáo đi đến Mai-ca để hành hương, vừa tiến vào thánh điện thì phát hiện bên trong rất ít người đến dâng hương thì rất vui sướng, bởi vì ông ta có thể ung dung khoan thai sụp đầu bái lạy.
Bái lạy xong, ông ta quỳ xuống, trán sát đất, và nói:
- “Chúa A-la ạ, đời con chỉ có một nguyện vọng, là xin ban cho con đặc ân là suốt đời không mạo phạm đến Ngài.”
Chúa A-la vừa nghe như thế thì cười thành tiếng, nói:
- “Đó chính là yêu cầu của mỗi một tín đồ, nói cho Ta biết, nếu ta đáp ứng mỗi một người, thì Ta có thể tha thứ cho ai chứ ?”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Thiên Chúa rất nhân từ, Ngài chính là Đấng mà mọi người qua mọi thế hệ phải thờ lạy, dâng lời ca tụng và cầu xin ơn tha thứ, bởi vì Ngài chính là Thiên Chúa toàn năng đã tạo dựng nên vũ trụ vạn vật và con người.
Thời nay có những người Ki-tô hữu khi cầu nguyện, thì họ cầu xin Thiên Chúa ban cho họ ơn không xúc phạm đến Thiên Chúa toàn năng, thế nhưng trong cuộc sống thì họ đã không biết bao lần xúc phạm đến Ngài, nhất là xúc phạm đến tình yêu và sự thánh thiêng của Ngài:
- Họ cầu nguyện xin cho được ơn kính sợ Thiên Chúa để khỏi làm mất lòng Chúa, nhưng họ lại chửi rủa Thiên Chúa khi con cái gia đình hoặc bản thân bị nạn.
- Họ cầu nguyện xin cho được ơn khôn ngoan để biết phân biệt điều lành điều dữ, nhưng họ cứ theo điều dữ điều xấu để làm hại tha nhân.
- Họ cầu nguyện để xin được ơn sống hiền lành, nhưng họ vẫn cứ khinh mạn, chửi bới và cộc cằn thô lỗ với anh chị em của mình.
Thiên Chúa là Đấng nhân từ, nhưng Ngài cũng là Đấng rất công bằng, cho nên hể những ai làm điều ác thì chắc chắn sẽ rời xa khỏi Thiên Chúa chứ Thiên Chúa không bỏ họ, bởi vì Ngài là Thiên Chúa tình yêu.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Một tín đồ Hồi giáo đi đến Mai-ca để hành hương, vừa tiến vào thánh điện thì phát hiện bên trong rất ít người đến dâng hương thì rất vui sướng, bởi vì ông ta có thể ung dung khoan thai sụp đầu bái lạy.
Bái lạy xong, ông ta quỳ xuống, trán sát đất, và nói:
- “Chúa A-la ạ, đời con chỉ có một nguyện vọng, là xin ban cho con đặc ân là suốt đời không mạo phạm đến Ngài.”
Chúa A-la vừa nghe như thế thì cười thành tiếng, nói:
- “Đó chính là yêu cầu của mỗi một tín đồ, nói cho Ta biết, nếu ta đáp ứng mỗi một người, thì Ta có thể tha thứ cho ai chứ ?”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Thiên Chúa rất nhân từ, Ngài chính là Đấng mà mọi người qua mọi thế hệ phải thờ lạy, dâng lời ca tụng và cầu xin ơn tha thứ, bởi vì Ngài chính là Thiên Chúa toàn năng đã tạo dựng nên vũ trụ vạn vật và con người.
Thời nay có những người Ki-tô hữu khi cầu nguyện, thì họ cầu xin Thiên Chúa ban cho họ ơn không xúc phạm đến Thiên Chúa toàn năng, thế nhưng trong cuộc sống thì họ đã không biết bao lần xúc phạm đến Ngài, nhất là xúc phạm đến tình yêu và sự thánh thiêng của Ngài:
- Họ cầu nguyện xin cho được ơn kính sợ Thiên Chúa để khỏi làm mất lòng Chúa, nhưng họ lại chửi rủa Thiên Chúa khi con cái gia đình hoặc bản thân bị nạn.
- Họ cầu nguyện xin cho được ơn khôn ngoan để biết phân biệt điều lành điều dữ, nhưng họ cứ theo điều dữ điều xấu để làm hại tha nhân.
- Họ cầu nguyện để xin được ơn sống hiền lành, nhưng họ vẫn cứ khinh mạn, chửi bới và cộc cằn thô lỗ với anh chị em của mình.
Thiên Chúa là Đấng nhân từ, nhưng Ngài cũng là Đấng rất công bằng, cho nên hể những ai làm điều ác thì chắc chắn sẽ rời xa khỏi Thiên Chúa chứ Thiên Chúa không bỏ họ, bởi vì Ngài là Thiên Chúa tình yêu.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:29 13/01/2010
Chương 23:
VIỆC THIỆN
N2T |
1. Việc thiện là bằng cứ của ái tình.
(Thánh Gregory)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:31 13/01/2010
N2T |
342. Nếu công việc đối với nhân loại không phải là cái giá sinh tồn cuộc sống của con người, nhưng là mục đích của cuộc sống, thì nhân loại sẽ rất là hạnh phúc.
Đời thôi hết lận đận
LM. Minh Anh
18:40 13/01/2010
ĐỜI THÔI HẾT LẬN ĐẬN.
Trong tập thơ Mảnh Trăng Non, có lần thi hào Tagore đặt trên môi một người mẹ lời yêu cầu ngỏ với con mình:
“Nầy con, họ la lối, tranh giành, hoài nghi và tuyệt vọng,
họ cãi cọ không bao giờ thôi.
Hãy để đời con đến với họ như ngọn đuốc sáng,
bền vững tinh khôi, khiến họ say mê đến im lời.
Con ơi, hãy bước tới giữa những tấm lòng quạu cọ,
đoái nhìn họ với đôi mắt hiền từ,
như cái an bình bao dung của buổi chiều phủ trên một ngày tranh chấp.
Hỡi con, hãy để họ thấy mặt con như thấy ý nghĩa của muôn loài,
hãy để họ yêu con, và như thế, họ sẽ thương yêu nhau”.
Quý Anh Chị cùng các bạn trẻ thân mến,
Đọc lại những vần thơ trên, chúng ta liên tưởng đến những lời tương tự của một bà mẹ khác ngỏ với con mình qua trình thuật Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay. Đó là lời của Đức Maria ngỏ với Giêsu, khi cả hai cùng là khách mời của một tiệc cưới tại làng Cana. Hai người khách này hẳn đã chứng kiến cảnh rối bời của cô dâu chú rể cũng như đã cảm thông cái thấp thỏm lắng lo của nhà trai lẫn nhà gái khi họ biết rằng, tiệc chưa tàn - rượu đã hết.
Hết rượu là một bất trắc, bất trắc có thể đưa đến bất đồng.
Bất đồng dễ đưa đến bất hòa, bất hòa hẳn đưa đến bất hạnh.
Sợ rằng nhà tiệc có thể bất hạnh, Đức Maria đã tinh tế nhỏ to cùng con, “Họ hết rượu rồi”; và với những người ở đó, “Ngài bảo gì thì hãy làm theo!”. May thay, Đức Giêsu có đó; may hơn nữa, họ đã làm theo. Phép lạ xảy ra. Sự hiện diện của Đức Giêsu hôm ấy không chỉ tăng thêm niềm vui nhưng còn để giải cứu, một sự hiện diện cấp thiết và đúng lúc.
Với Đức Giêsu, phép lạ đã xảy ra, nước hoá thành rượu, nỗi buồn tan bay, toàn nhà tiệc hỷ hoan.
Qua Con Thiên Chúa, mầu nhiệm được thực hiện, rượu hoá thành máu, bánh biến nên thịt, niềm vui dâng cao, cả nhân loại no đầy.
Quý Anh Chị và các bạn,
Ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm về sự bất trắc đưa đến bất đồng, gây nên bất hòa và dẫn đến bất hạnh. Nhưng liệu mỗi người chúng ta có khó chịu khi được ví như những nhân vật bài thơ muốn ám chỉ, nghĩa là những con người có lẽ cũng đang lận đận, cãi cọ, la lối, tranh giành, hoài nghi và tuyệt vọng? Phải chăng chúng ta cũng là những con người vốn đang cần sự hiện diện của Đức Giêsu hơn bao giờ hết nhất là trong những ngày cuối năm khi bên ngoài thì lao xao, bên trong lại rạo rực… khi ngồi ngẫm nghĩ lại từng biến cố, từng sự việc một năm qua… bao hồng ân, bao tiếc xót; khi ngẫm nghĩ đến cái tương quan của mỗi người với Chúa, tương quan với gia đình, với anh chị em hay ngay cả với chính bản thân mình?
Giữa trăm bề thiếu thốn bất trắc, không chỉ thiếu rượu, chúng ta còn thiếu cả tình. Không chỉ thiếu tình chúng ta còn thiếu cả tâm. Không chỉ thiếu tâm chúng ta còn thiếu cả hồn… và bao nhiêu thiếu hụt khác, thiếu hiếu biết, thiếu cảm thông, thiếu tha thứ, thiếu quảng đại…
Chúng ta cũng cãi cọ chẳng bao giờ thôi và dường như không ít lần đối xử với nhau mà tâm hồn thật quạu cọ. Vì nhà chật, đường chật, túi chật mà lòng cũng chật; nếu quả như thế, chúng ta là những con người bất hạnh đáng thương hơn cả việc hết rượu mà hai họ nhà tiệc Cana phải trải qua.
Vậy thì hơn ai hết, hơn bao giờ hết, chúng ta cũng cần có sự hiện diện của Đức Maria và con của ngài thường xuyên hơn. Giêsu đó cũng đang bước tới nhìn chúng ta với đôi mắt hiền từ để đời mỗi người thôi hết lận đận, vì chỉ có Ngài “như ngọn đuốc sáng” và Lời của Ngài “bền vững tinh khôi” mới có thể khiến chúng ta “say mê đến im lời”. Im lời có nghĩa là tịnh khẩu. Nhưng tịnh khẩu không có nghĩa là im ắng, chịu đựng… nhưng để đắm chìm trong yêu thương và tha thứ, trong hối hận và ăn năn; tịnh khẩu để ngợi khen và cảm tạ, để nhịn nhục và ôn hòa.
“Hỡi con, hãy để họ thấy mặt con như thấy ý nghĩa của muôn loài,
Hãy để họ yêu con, và như thế họ sẽ thương yêu nhau”.
Vâng, có thấy được Giêsu, con người mới thấy được ý nghĩa cuộc sống, ý nghĩa ơn gọi cao cả của mỗi người.
Có biết được Giêsu, con người mới biết được chính mình, biết được tha nhân với tất cả những gì là đẹp đẽ nhất của hình ảnh Thiên Chúa.
Có được sự hiện diện của Giêsu, con người mới ngộ ra cái phù du tạm bợ của kiếp nhân sinh; ngộ ra cái quê hương thật của mình không ở tại chốn này.
Có gần gũi với Giêsu, con người mới tỉnh giấc trước cái bèo bọt chóng qua của nhan sắc, của tiền tài, của danh vọng; tỉnh giấc trước cái giới hạn èo uột của sức riêng mình.
Có yêu được Giêsu, con người mới có khả năng yêu thương tha nhân, có khả năng vượt qua mọi thiếu thốn, đứng trên mọi tranh chấp, tranh chấp từng danh hiệu, tranh chấp từng lời nói, tranh chấp từng tất đất, tranh chấp từng gang trời.
Tình yêu Ngài như ngọn lửa hồng làm sống lại cái bếp lò lạnh lẽo, vì tất cả cây cối trong rừng sẽ nên vô dụng cho một bếp lò nếu không có một ngọn lửa. Tình yêu Ngài như vò rượu ngon làm say ngất lòng người, niềm vui trọn vẹn; hơn thế nữa, vô tửu bất thành lễ.
Giêsu đó đủ sức giúp chúng ta về lại trong tình yêu. Vì chỉ có tình yêu mới có nội lực giải phóng, coi thường cái tạm thời, gạt bỏ mọi chướng ngại và xô đẩy cái tầm thường.
Chính Đức Giêsu, ngọn lửa yêu thương, Đấng sẽ khơi lên đóm than hồng trong những lúc hết củi, lửa tắt, lạnh lò… đời lận đận. Chính Đức Giêsu, rượu nồng hoan hỷ, Đấng sẽ đem lại niềm vui những khi hết rượu, tiệc tàn, cụt hứng… đời quạu cọ.
Dâng Thánh Lễ hôm nay, để đời thôi hết lận đận, chúng ta cùng cầu nguyện cho nhau hầu mỗi người biết mời cho được hai vị khách quý ấy vào tâm hồn, vào gia đình, vào cộng đoàn mình. Nhờ đó, năm mới sẽ là một năm hy vọng và tin yêu, một năm dư đầy rượu nồng và lửa ấm… nhưng xin đừng quên lời dặn của người mẹ, “Ngài bảo gì thì hãy làm theo!”, Amen.
Lm. Minh Anh (Gp. Huế)
Trong tập thơ Mảnh Trăng Non, có lần thi hào Tagore đặt trên môi một người mẹ lời yêu cầu ngỏ với con mình:
“Nầy con, họ la lối, tranh giành, hoài nghi và tuyệt vọng,
họ cãi cọ không bao giờ thôi.
Hãy để đời con đến với họ như ngọn đuốc sáng,
bền vững tinh khôi, khiến họ say mê đến im lời.
Con ơi, hãy bước tới giữa những tấm lòng quạu cọ,
đoái nhìn họ với đôi mắt hiền từ,
như cái an bình bao dung của buổi chiều phủ trên một ngày tranh chấp.
Hỡi con, hãy để họ thấy mặt con như thấy ý nghĩa của muôn loài,
hãy để họ yêu con, và như thế, họ sẽ thương yêu nhau”.
Quý Anh Chị cùng các bạn trẻ thân mến,
Đọc lại những vần thơ trên, chúng ta liên tưởng đến những lời tương tự của một bà mẹ khác ngỏ với con mình qua trình thuật Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay. Đó là lời của Đức Maria ngỏ với Giêsu, khi cả hai cùng là khách mời của một tiệc cưới tại làng Cana. Hai người khách này hẳn đã chứng kiến cảnh rối bời của cô dâu chú rể cũng như đã cảm thông cái thấp thỏm lắng lo của nhà trai lẫn nhà gái khi họ biết rằng, tiệc chưa tàn - rượu đã hết.
Hết rượu là một bất trắc, bất trắc có thể đưa đến bất đồng.
Bất đồng dễ đưa đến bất hòa, bất hòa hẳn đưa đến bất hạnh.
Sợ rằng nhà tiệc có thể bất hạnh, Đức Maria đã tinh tế nhỏ to cùng con, “Họ hết rượu rồi”; và với những người ở đó, “Ngài bảo gì thì hãy làm theo!”. May thay, Đức Giêsu có đó; may hơn nữa, họ đã làm theo. Phép lạ xảy ra. Sự hiện diện của Đức Giêsu hôm ấy không chỉ tăng thêm niềm vui nhưng còn để giải cứu, một sự hiện diện cấp thiết và đúng lúc.
Với Đức Giêsu, phép lạ đã xảy ra, nước hoá thành rượu, nỗi buồn tan bay, toàn nhà tiệc hỷ hoan.
Qua Con Thiên Chúa, mầu nhiệm được thực hiện, rượu hoá thành máu, bánh biến nên thịt, niềm vui dâng cao, cả nhân loại no đầy.
Quý Anh Chị và các bạn,
Ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm về sự bất trắc đưa đến bất đồng, gây nên bất hòa và dẫn đến bất hạnh. Nhưng liệu mỗi người chúng ta có khó chịu khi được ví như những nhân vật bài thơ muốn ám chỉ, nghĩa là những con người có lẽ cũng đang lận đận, cãi cọ, la lối, tranh giành, hoài nghi và tuyệt vọng? Phải chăng chúng ta cũng là những con người vốn đang cần sự hiện diện của Đức Giêsu hơn bao giờ hết nhất là trong những ngày cuối năm khi bên ngoài thì lao xao, bên trong lại rạo rực… khi ngồi ngẫm nghĩ lại từng biến cố, từng sự việc một năm qua… bao hồng ân, bao tiếc xót; khi ngẫm nghĩ đến cái tương quan của mỗi người với Chúa, tương quan với gia đình, với anh chị em hay ngay cả với chính bản thân mình?
Giữa trăm bề thiếu thốn bất trắc, không chỉ thiếu rượu, chúng ta còn thiếu cả tình. Không chỉ thiếu tình chúng ta còn thiếu cả tâm. Không chỉ thiếu tâm chúng ta còn thiếu cả hồn… và bao nhiêu thiếu hụt khác, thiếu hiếu biết, thiếu cảm thông, thiếu tha thứ, thiếu quảng đại…
Chúng ta cũng cãi cọ chẳng bao giờ thôi và dường như không ít lần đối xử với nhau mà tâm hồn thật quạu cọ. Vì nhà chật, đường chật, túi chật mà lòng cũng chật; nếu quả như thế, chúng ta là những con người bất hạnh đáng thương hơn cả việc hết rượu mà hai họ nhà tiệc Cana phải trải qua.
Vậy thì hơn ai hết, hơn bao giờ hết, chúng ta cũng cần có sự hiện diện của Đức Maria và con của ngài thường xuyên hơn. Giêsu đó cũng đang bước tới nhìn chúng ta với đôi mắt hiền từ để đời mỗi người thôi hết lận đận, vì chỉ có Ngài “như ngọn đuốc sáng” và Lời của Ngài “bền vững tinh khôi” mới có thể khiến chúng ta “say mê đến im lời”. Im lời có nghĩa là tịnh khẩu. Nhưng tịnh khẩu không có nghĩa là im ắng, chịu đựng… nhưng để đắm chìm trong yêu thương và tha thứ, trong hối hận và ăn năn; tịnh khẩu để ngợi khen và cảm tạ, để nhịn nhục và ôn hòa.
“Hỡi con, hãy để họ thấy mặt con như thấy ý nghĩa của muôn loài,
Hãy để họ yêu con, và như thế họ sẽ thương yêu nhau”.
Vâng, có thấy được Giêsu, con người mới thấy được ý nghĩa cuộc sống, ý nghĩa ơn gọi cao cả của mỗi người.
Có biết được Giêsu, con người mới biết được chính mình, biết được tha nhân với tất cả những gì là đẹp đẽ nhất của hình ảnh Thiên Chúa.
Có được sự hiện diện của Giêsu, con người mới ngộ ra cái phù du tạm bợ của kiếp nhân sinh; ngộ ra cái quê hương thật của mình không ở tại chốn này.
Có gần gũi với Giêsu, con người mới tỉnh giấc trước cái bèo bọt chóng qua của nhan sắc, của tiền tài, của danh vọng; tỉnh giấc trước cái giới hạn èo uột của sức riêng mình.
Có yêu được Giêsu, con người mới có khả năng yêu thương tha nhân, có khả năng vượt qua mọi thiếu thốn, đứng trên mọi tranh chấp, tranh chấp từng danh hiệu, tranh chấp từng lời nói, tranh chấp từng tất đất, tranh chấp từng gang trời.
Tình yêu Ngài như ngọn lửa hồng làm sống lại cái bếp lò lạnh lẽo, vì tất cả cây cối trong rừng sẽ nên vô dụng cho một bếp lò nếu không có một ngọn lửa. Tình yêu Ngài như vò rượu ngon làm say ngất lòng người, niềm vui trọn vẹn; hơn thế nữa, vô tửu bất thành lễ.
Giêsu đó đủ sức giúp chúng ta về lại trong tình yêu. Vì chỉ có tình yêu mới có nội lực giải phóng, coi thường cái tạm thời, gạt bỏ mọi chướng ngại và xô đẩy cái tầm thường.
Chính Đức Giêsu, ngọn lửa yêu thương, Đấng sẽ khơi lên đóm than hồng trong những lúc hết củi, lửa tắt, lạnh lò… đời lận đận. Chính Đức Giêsu, rượu nồng hoan hỷ, Đấng sẽ đem lại niềm vui những khi hết rượu, tiệc tàn, cụt hứng… đời quạu cọ.
Dâng Thánh Lễ hôm nay, để đời thôi hết lận đận, chúng ta cùng cầu nguyện cho nhau hầu mỗi người biết mời cho được hai vị khách quý ấy vào tâm hồn, vào gia đình, vào cộng đoàn mình. Nhờ đó, năm mới sẽ là một năm hy vọng và tin yêu, một năm dư đầy rượu nồng và lửa ấm… nhưng xin đừng quên lời dặn của người mẹ, “Ngài bảo gì thì hãy làm theo!”, Amen.
Lm. Minh Anh (Gp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH tiếp kiến phụ nữ làm Ngài té ngã trong đêm Giáng Sinh
Nguyễn Long Thao
09:12 13/01/2010
VATICAN CITY 13/01/10 – Nguồn tin từ tòa thánh Vatican cho biết hôm thứ Tư Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã gặp người phụ nữ làm Ngài té ngã trong đêm Giáng Sinh năm 2009 tại đền thờ thánh Phêrô.
LM. Federico Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh, cho biết ĐTC đã gặp người phụ nữ này cùng với gia đình cô sau buổi triều yết thường lệ vào các ngày thứ Tư dành cho công chúng.
Cô Maiolo, là người Thụy Sĩ gốc Ý, bị bệnh tâm thần, đả nhảy qua hàng rào an ninh và làm ĐGH té ngã trong lễ đêm Giáng Sinh năm 2009. Chính cô này vào lễ Giáng Sinh năm 2008 cũng đã nhảy qua hàng rào nhưng đã bị nhân viên an ninh ngăn chặn trước khi tới gần được ĐGH.
LM Lombardi cho biết cô Maiolo nói với ĐTC cô xin lỗi về những gì đã xảy ra trong khi đó ĐTC hỏi thăm sức khoẻ của cô và cho biết Ngài đã tha thứ cho cô. Linh Mục phát ngôn viên cũng cho biết Tòa Thánh đã không cho chụp hình cũng như quay video cuộc hội kiến này.
Trước đây mấy ngày thư ký riêng của ĐGH là Đức Cha Georg Gaenswein đã đến thăm cô Maiolo tại bệnh viện và cho biết ĐGH quan tâm đến sức khoẻ của cô
Nghiã cử ĐTC Bênêđictô XVI tiếp kiến cô Maiolo cũng giống sự kiện ĐGH Gioan Phaolô II vào tù thăm anh Mehmet Ali Agca, người Thổ Nhĩ Kỳ, là người đã bắn ĐGH Gioan Phaolô II vào năm 1981 tại quảng trường thánh Phêrô.
Cha Lombardi cho biết cuộc điều tra vụ cô Maiolo làm té ngã ĐGH vẫn còn tiếp diễn.
LM. Federico Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh, cho biết ĐTC đã gặp người phụ nữ này cùng với gia đình cô sau buổi triều yết thường lệ vào các ngày thứ Tư dành cho công chúng.
Cô Maiolo, là người Thụy Sĩ gốc Ý, bị bệnh tâm thần, đả nhảy qua hàng rào an ninh và làm ĐGH té ngã trong lễ đêm Giáng Sinh năm 2009. Chính cô này vào lễ Giáng Sinh năm 2008 cũng đã nhảy qua hàng rào nhưng đã bị nhân viên an ninh ngăn chặn trước khi tới gần được ĐGH.
LM Lombardi cho biết cô Maiolo nói với ĐTC cô xin lỗi về những gì đã xảy ra trong khi đó ĐTC hỏi thăm sức khoẻ của cô và cho biết Ngài đã tha thứ cho cô. Linh Mục phát ngôn viên cũng cho biết Tòa Thánh đã không cho chụp hình cũng như quay video cuộc hội kiến này.
Trước đây mấy ngày thư ký riêng của ĐGH là Đức Cha Georg Gaenswein đã đến thăm cô Maiolo tại bệnh viện và cho biết ĐGH quan tâm đến sức khoẻ của cô
Nghiã cử ĐTC Bênêđictô XVI tiếp kiến cô Maiolo cũng giống sự kiện ĐGH Gioan Phaolô II vào tù thăm anh Mehmet Ali Agca, người Thổ Nhĩ Kỳ, là người đã bắn ĐGH Gioan Phaolô II vào năm 1981 tại quảng trường thánh Phêrô.
Cha Lombardi cho biết cuộc điều tra vụ cô Maiolo làm té ngã ĐGH vẫn còn tiếp diễn.
Đức TGM thủ đô Haiti tử nạn vì động đất.
Nguyễn Long Thao
10:51 13/01/2010
Đức TGM thủ đô Haiti tử nạn vì động đất.
PARIS 13/01/10 - Thông tấn xã AP trích nguồn tin của một Linh Mục tại Pháp cho biết Đức Cha Joseph Serge Miot, Tổng Giám Mục thủ đô Port-au-Prince, đã tử nạn trong cuộc động đất xảy ra vào chiều ngày 12/1/10 tại Haiti.
Linh Mục Pierre Le Beller thuộc Trung Tâm Truyền Giáo Thánh Giacôbê có trụ sở tại Pháp nói, các linh mục thừa sai truyền giáo tại Port au Prince đã tìm thấy thi thể của Đức Tổng Giám Mục trong đống gách đổ nát. Văn phòng tòa Tổng Giám Mục đã sụp đổ sau trận động đất có cường độ 7.00 trên điạ chấn kế Ritchter.
PARIS 13/01/10 - Thông tấn xã AP trích nguồn tin của một Linh Mục tại Pháp cho biết Đức Cha Joseph Serge Miot, Tổng Giám Mục thủ đô Port-au-Prince, đã tử nạn trong cuộc động đất xảy ra vào chiều ngày 12/1/10 tại Haiti.
Linh Mục Pierre Le Beller thuộc Trung Tâm Truyền Giáo Thánh Giacôbê có trụ sở tại Pháp nói, các linh mục thừa sai truyền giáo tại Port au Prince đã tìm thấy thi thể của Đức Tổng Giám Mục trong đống gách đổ nát. Văn phòng tòa Tổng Giám Mục đã sụp đổ sau trận động đất có cường độ 7.00 trên điạ chấn kế Ritchter.
Đức Thánh Cha kêu gọi các cơ quan bác ái Công Giáo trợ giúp nạn nhân động đất Haiti.
Nguyễn Long Thao
11:18 13/01/2010
Đức Thánh Cha kêu gọi các cơ quan bác ái Công Giáo trợ giúp nạn nhân động đất Haiti.
VATICAN 13/01/10: Trong buổi triều yết dành cho công chúng vào ngày hôm qua Thứ tại Vatican, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã kêu gọi các cơ quan bác ái Công Giáo trên toàn thế giới hãy lập tức cứu trợ nạn nhân động đất tại Haiti
Ngỏ lời với các tín hữu hiện diện trong buổi triều yết, ĐTC cũng kêu gọi công đồng quốc tế và các cá nhân hãy mau chóng va rộng lượng giúp đỡ hàng triệu nạn nhân.
Ngài nói “Tôi kêu gọi lòng hảo tâm của mỗi người để những anh chị em của chúng ta đang trải qua thời gian đau thương và thiếu thốn nhận được sự tương trợ cụ thể và sự giúp đỡ hữu hiệu của cộng đồng quốc tế”
Về phần Giáo Hội Công Giáo, ĐTC tuyên bố: “Giáo Hội Công Giáo, qua các cơ quan bác ái của mình, sẽ lập tức cứu trợ để đáp ứng những nhu cấu cấp thời của dân chúng”.
Giáo Hội Công Giáo có một hệ thống cơ quan bác ái rộng khắp thế giới
Haiti là một quốc gia nghèo, trận động đất đã àm sụp đổ rất nhiều nhà cửa, chôn sống hàng ngàn người. Dân số Haiti vào khoảng 10 triệu người trong đó 80% là người Công Giáo và 16% là anh em Tin Lành.
VATICAN 13/01/10: Trong buổi triều yết dành cho công chúng vào ngày hôm qua Thứ tại Vatican, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã kêu gọi các cơ quan bác ái Công Giáo trên toàn thế giới hãy lập tức cứu trợ nạn nhân động đất tại Haiti
Ngỏ lời với các tín hữu hiện diện trong buổi triều yết, ĐTC cũng kêu gọi công đồng quốc tế và các cá nhân hãy mau chóng va rộng lượng giúp đỡ hàng triệu nạn nhân.
Ngài nói “Tôi kêu gọi lòng hảo tâm của mỗi người để những anh chị em của chúng ta đang trải qua thời gian đau thương và thiếu thốn nhận được sự tương trợ cụ thể và sự giúp đỡ hữu hiệu của cộng đồng quốc tế”
Về phần Giáo Hội Công Giáo, ĐTC tuyên bố: “Giáo Hội Công Giáo, qua các cơ quan bác ái của mình, sẽ lập tức cứu trợ để đáp ứng những nhu cấu cấp thời của dân chúng”.
Giáo Hội Công Giáo có một hệ thống cơ quan bác ái rộng khắp thế giới
Haiti là một quốc gia nghèo, trận động đất đã àm sụp đổ rất nhiều nhà cửa, chôn sống hàng ngàn người. Dân số Haiti vào khoảng 10 triệu người trong đó 80% là người Công Giáo và 16% là anh em Tin Lành.
Đức Hồng Y André Vingt Trois hiệp thông với các nạn nhân trong trận động đất tại Haiiti
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
11:45 13/01/2010
Vào lúc 16 giờ 53 phút giờ địa phương thứ ba ngày 12 tháng Giêng 2009 đã xảy ra trận động đất nằm cách thủ đô Haiti 15 km về hướng tây. Chưa có thống kê chính xác, nhưng người ta ước lượng có khoảng hàng trăm người thiệt mạng. Tổ chức Thầy Thuốc không biên giới đang chăm sóc 600 người bị thương. Đây là trận động đất khủng khiếp kể từ gần một thế kỷ nay.
Nhân dịp này, Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris, Chủ Tịch HĐGM Pháp đã gửi điện thư biểu lộ tình liên đới đến đức cha Louis Kébreau, Tổng Giám Mục Cap-Haitien, Chủ Tịch HĐGM Haiiti.
Trong thư, Đức Hồng Y Vingt-Trois muốn chia sẻ sự mất mát lớn lao gây ra do trận động đất và bày tỏ sự hiệp thông trong cầu nguyện đối với tất cả những nạn nhân đã thiệt mạng, bị thương cũng như tất cả gia đình của họ. Ngài cũng xin Thiên Chúa ban sức mạnh và lòng can đảm để họ sớm vượt qua được cơn thử thách đau thương này. « Với tất cả tấm lòng, chúng con ở bên cạnh với tất cả người dân trong đất nước của Đức Tổng trong cơn hoạn nạn này và chúng con muốn dâng lên Thiên Chúa các nạn nhân bị thiệt mạng hay bị thương cũng như toàn thể gia đình họ », vị Hồng Y Tổng Giám Mục Paris giãi bày.
Đức Hồng Y người Pháp cũng nhắc đến bề dày lịch sử về mối quan hệ giữa hai quốc gia và nhấn mạnh rằng đây là dịp để thể hiện một cách thực tế tình liên đới với tất cả các nạn nhân của trận động đất.
Sau cùng, vị Hồng Y Chủ tịch HĐGM Pháp thay mặt cho các tín hữu Pháp nói lên tình hiệp thông chặt chẽ trong cùng một thân thể của Đức Kitô. « Trong khi lặp lại lời đảm bảo trong cầu nguyện của toàn thể người Công Giáo Pháp, con xin bày tỏ với Đức Tổng tình huynh đệ và sự ủng hộ trong hoàn cảnh đau thương này », Hồng Y Vingt-Trois kết thúc bức điện thư.
(Theo http://www.eglise.catholique.fr/conference-des-eveques-de-france/textes-et-declarations/lettre-de-mgr-vingt-trois-adressee-au-president-de-la-conference-episcopale-haitienne--5903.html)
Nhân dịp này, Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris, Chủ Tịch HĐGM Pháp đã gửi điện thư biểu lộ tình liên đới đến đức cha Louis Kébreau, Tổng Giám Mục Cap-Haitien, Chủ Tịch HĐGM Haiiti.
Trong thư, Đức Hồng Y Vingt-Trois muốn chia sẻ sự mất mát lớn lao gây ra do trận động đất và bày tỏ sự hiệp thông trong cầu nguyện đối với tất cả những nạn nhân đã thiệt mạng, bị thương cũng như tất cả gia đình của họ. Ngài cũng xin Thiên Chúa ban sức mạnh và lòng can đảm để họ sớm vượt qua được cơn thử thách đau thương này. « Với tất cả tấm lòng, chúng con ở bên cạnh với tất cả người dân trong đất nước của Đức Tổng trong cơn hoạn nạn này và chúng con muốn dâng lên Thiên Chúa các nạn nhân bị thiệt mạng hay bị thương cũng như toàn thể gia đình họ », vị Hồng Y Tổng Giám Mục Paris giãi bày.
Đức Hồng Y người Pháp cũng nhắc đến bề dày lịch sử về mối quan hệ giữa hai quốc gia và nhấn mạnh rằng đây là dịp để thể hiện một cách thực tế tình liên đới với tất cả các nạn nhân của trận động đất.
Sau cùng, vị Hồng Y Chủ tịch HĐGM Pháp thay mặt cho các tín hữu Pháp nói lên tình hiệp thông chặt chẽ trong cùng một thân thể của Đức Kitô. « Trong khi lặp lại lời đảm bảo trong cầu nguyện của toàn thể người Công Giáo Pháp, con xin bày tỏ với Đức Tổng tình huynh đệ và sự ủng hộ trong hoàn cảnh đau thương này », Hồng Y Vingt-Trois kết thúc bức điện thư.
(Theo http://www.eglise.catholique.fr/conference-des-eveques-de-france/textes-et-declarations/lettre-de-mgr-vingt-trois-adressee-au-president-de-la-conference-episcopale-haitienne--5903.html)
Đức Thánh Cha kêu gọi cứu trợ nạn nhân động đất tại Haiti
LM Trần Đức Anh, OP
11:47 13/01/2010
VATICAN - ĐTC chia buồn và kêu gọi trợ giúp các nạn nhân vụ động đất dữ dội tại Haiti.
Vụ động đất ở độ 7 theo thước Richter đã xảy ra chiều ngày 12-1-2010, giờ địa phương, tại vùng thủ đô Port-au-Prince của Haiti làm cho hàng ngàn người thiệt mạng, phủ tổng thống, trụ sở quốc hội cũng như rất nhiều dinh thự, gia cư khác bị sụp đổ. Nhà thờ chính tòa thủ đô cũng bị sập. Cảnh tượng tàn phá được mô tả là không thể tượng tượng nổi.
Đức Sứ Thần Tòa Thánh Bernardito Auza, cho biết Đức TGM giáo phận Port-au-Prince, Serge Miot, 64 tuổi (1946) cũng bị thiệt mạng tại tòa GM trong vụ này. Tất cả các thánh đường lớn, chủng viện đã bị sụp đổ. Hàng trăm linh mục và chủng sinh ở dưới các đống gạch vụn.
Ngỏ lời với các tín hữu hành hương vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 13-1-2010, ĐTC nói:
”Giờ đây tôi muốn lên tiếng kêu gọi cho tình trạng thê thảm của Haiti. Tôi đặc biệt nghĩ đến dân chúng bị thương tổn trầm trọng, cách đây vài giờ, vì một cuộc động đất tàn phá, gây thiệt hại nặng nề về nhân mạng, đông đảo người không còn gia cư, bao nhiêu người mất tích và thiệt hại vật chất rất lớn lao. Tôi mời gọi tất cả hiệp ý với tôi cầu nguyện cùng Thiên Chúa cho các nạn nhân bị thiệt mạng trong thiên tai này và cho những người đang khóc thương người thân. Tôi bày tỏ sự gần gũi tinh thần với những người bị mất gia cư và tất cả những người bị thử thách bằng nhiều cách trong thiên tai lớn lao này, cầu xin Chúa ban ơn an ủi và nâng đỡ họ trong tình cảnh đau thương. Tôi kêu gọi lòng quảng đại của tất cả mọi người, để biểu lộ tình liên đới cụ thể và sự nâng đỡ hữu hiệu của cộng đồng quốc tế cho tất cả anh chị em đang trong sống tình cảnh túng thiếu và đau thương hiện nay. Giáo Hội Công Giáo sẽ không thiếu sót trong việc tích cực hoạt động ngay, qua các tổ chức bác ái để đáp ứng những nhu cầu cấp thiết nhất của dân chúng”.
Cộng đồng quốc tế đang tích cực động viên để cứu trợ các nạn nhân. Tổ chức Caritas Italia và một số nước khác đã khởi động chương trình cứu trợ khẩn cấp. Caritas Thụy Sĩ đã gửi cấp thời 250 ngàn quan để giúp các nạn nhân động đất tại Haiti. (SD 13-1-2010)
Vụ động đất ở độ 7 theo thước Richter đã xảy ra chiều ngày 12-1-2010, giờ địa phương, tại vùng thủ đô Port-au-Prince của Haiti làm cho hàng ngàn người thiệt mạng, phủ tổng thống, trụ sở quốc hội cũng như rất nhiều dinh thự, gia cư khác bị sụp đổ. Nhà thờ chính tòa thủ đô cũng bị sập. Cảnh tượng tàn phá được mô tả là không thể tượng tượng nổi.
Đức Sứ Thần Tòa Thánh Bernardito Auza, cho biết Đức TGM giáo phận Port-au-Prince, Serge Miot, 64 tuổi (1946) cũng bị thiệt mạng tại tòa GM trong vụ này. Tất cả các thánh đường lớn, chủng viện đã bị sụp đổ. Hàng trăm linh mục và chủng sinh ở dưới các đống gạch vụn.
Ngỏ lời với các tín hữu hành hương vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 13-1-2010, ĐTC nói:
”Giờ đây tôi muốn lên tiếng kêu gọi cho tình trạng thê thảm của Haiti. Tôi đặc biệt nghĩ đến dân chúng bị thương tổn trầm trọng, cách đây vài giờ, vì một cuộc động đất tàn phá, gây thiệt hại nặng nề về nhân mạng, đông đảo người không còn gia cư, bao nhiêu người mất tích và thiệt hại vật chất rất lớn lao. Tôi mời gọi tất cả hiệp ý với tôi cầu nguyện cùng Thiên Chúa cho các nạn nhân bị thiệt mạng trong thiên tai này và cho những người đang khóc thương người thân. Tôi bày tỏ sự gần gũi tinh thần với những người bị mất gia cư và tất cả những người bị thử thách bằng nhiều cách trong thiên tai lớn lao này, cầu xin Chúa ban ơn an ủi và nâng đỡ họ trong tình cảnh đau thương. Tôi kêu gọi lòng quảng đại của tất cả mọi người, để biểu lộ tình liên đới cụ thể và sự nâng đỡ hữu hiệu của cộng đồng quốc tế cho tất cả anh chị em đang trong sống tình cảnh túng thiếu và đau thương hiện nay. Giáo Hội Công Giáo sẽ không thiếu sót trong việc tích cực hoạt động ngay, qua các tổ chức bác ái để đáp ứng những nhu cầu cấp thiết nhất của dân chúng”.
Cộng đồng quốc tế đang tích cực động viên để cứu trợ các nạn nhân. Tổ chức Caritas Italia và một số nước khác đã khởi động chương trình cứu trợ khẩn cấp. Caritas Thụy Sĩ đã gửi cấp thời 250 ngàn quan để giúp các nạn nhân động đất tại Haiti. (SD 13-1-2010)
Haïti: Đức Tổng Giám Mục Port-au-Prince đã tử thương trong trận động đất
Bùi Hữu Thư
15:13 13/01/2010
Rôma, Thứ Tứ 13 tháng 1, 2010 (Le Monde vu de Rome) - Đức Tổng Giám Mục Joseph Serge-Miot Tổng Giám Mục Port-au-Prince đã qua đời trong trận động đất cường độ 7.0 tàn phá Haïti ngày thứ ba vừa qua và đã san bằng thủ đô nước này.
Cơ quan Truyền Giáo Misna tại Ý đã thông báo: thi thể của Đức Tổng Giám Mục đã được tìm thấy dưới đống gạch vụn của Tòa Tổng Giám Mục.
Theo các nhà thừa sai của Hội Thừa Sai Thánh Giacôbê, hiện diện tại Haïti bốn mươi năm nay, và xác nhận bởi Misna, Đức Giám Mục Charles Benoît, giám mục phụ tá cũng được thông báo là mất tích.
Đức Tổng Giám Mục Serge-Miot sanh năm 1946. Ngài được phong chức linh mục năm 1975, và được thánh hiến là Giám Mục năm 1997, lúc đầu là giám quản tông tòa. Ngài được phong chức Tổng Giám Mục Port-au-Prince từ ngày 1 tháng Ba năm 2008.
Theo các nhà thừa sai của Hội Thừa Sai Thánh Giacôbê, hiện diện tại Haïti bốn mươi năm nay, và xác nhận bởi Misna, Đức Giám Mục Charles Benoît, giám mục phụ tá cũng được thông báo là mất tích.
Đức Tổng Giám Mục Serge-Miot sanh năm 1946. Ngài được phong chức linh mục năm 1975, và được thánh hiến là Giám Mục năm 1997, lúc đầu là giám quản tông tòa. Ngài được phong chức Tổng Giám Mục Port-au-Prince từ ngày 1 tháng Ba năm 2008.
Cứu trợ Haiti: Hãy đóng góp qua những tổ chức có uy tín.
Lưu Hiền Đức
17:48 13/01/2010
Cứu trợ Haiti: Hãy đóng góp qua những tổ chức có uy tín.
Cục Điều Tra liên bang (FBI) và các công ty phần mềm khuyên chúng ta hãy cẩn thận khi đóng góp cho các tổ chức từ thiện nhằm cứu trợ Haiti. Với kỹ thuật tối tân, ngày nay nhiều người đã dùng phương tiện Internet để góp quỹ cứu trợ một cách nhanh nhất. FBI đã khám phá hàng ngàn các website gian lận lấy cắp hàng triệu dollar của người hảo tâm khi người ta đưa số tài khoản (bank account) của mình cho các website này rút tiền. Các công ty phần mềm bảo mật như McAfee và Symantec khuyến cáo chúng ta hãy vào thẳng website của các tổ chức từ thiện mà đóng góp chứ đừng click vào các link trong e-mail, ngay cả các link được gởi từ người thân hoặc bạn bè.
Cần lưu ý:
Không bao giờ lộ ra thông tin cá nhân (tên, ngày sinh, địa chỉ, số phone) và tài chính (bank account, số xã hội, credit card) của mình cho bất cứ ai gọi phone hoặc e-mail xưng danh đại diện cho tổ chức từ thiện nào đó. Thay vào đó, tự mình gọi phone thẳng cho các tổ chức uy tín mà mình biết: nhà thờ, American Red Cross, v..v..
Đóng góp trực tiếp cho các tổ chức từ thiện có tên tuổi và uy tín như nhà thờ, county. Không đóng góp qua trung gian bạn bè, người quen nhằm biết chắc tiền đóng góp được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao.
Cẩn thận với các e-mail có hình ảnh về thiên tai hoặc các e-mail có gởi attachment vì có nguy cơ bị nhiễm virus cho máy tính.
Tuyện đối cẩn thận với những người tự xưng mình là nạn nhân sống sót của thiên tai hoặc là những viên chức yêu cầu chúng ta đóng góp qua e-mail hoặc các website giao lưu trên internet (facebook, twitter, yahoo,...)
Tuyệt đối không click các link trên e-mail vì tên của người gởi cũng có thể bị giả mạo làm cho e-mail giống như được gởi từ người thân, bạn bè hoặc người quen biết. Thay vào đó, đánh thẳng tên website của tổ chức từ thiện mà mình biết vào browser trên internet
Cục Điều Tra liên bang (FBI) và các công ty phần mềm khuyên chúng ta hãy cẩn thận khi đóng góp cho các tổ chức từ thiện nhằm cứu trợ Haiti. Với kỹ thuật tối tân, ngày nay nhiều người đã dùng phương tiện Internet để góp quỹ cứu trợ một cách nhanh nhất. FBI đã khám phá hàng ngàn các website gian lận lấy cắp hàng triệu dollar của người hảo tâm khi người ta đưa số tài khoản (bank account) của mình cho các website này rút tiền. Các công ty phần mềm bảo mật như McAfee và Symantec khuyến cáo chúng ta hãy vào thẳng website của các tổ chức từ thiện mà đóng góp chứ đừng click vào các link trong e-mail, ngay cả các link được gởi từ người thân hoặc bạn bè.
Cần lưu ý:
Không bao giờ lộ ra thông tin cá nhân (tên, ngày sinh, địa chỉ, số phone) và tài chính (bank account, số xã hội, credit card) của mình cho bất cứ ai gọi phone hoặc e-mail xưng danh đại diện cho tổ chức từ thiện nào đó. Thay vào đó, tự mình gọi phone thẳng cho các tổ chức uy tín mà mình biết: nhà thờ, American Red Cross, v..v..
Đóng góp trực tiếp cho các tổ chức từ thiện có tên tuổi và uy tín như nhà thờ, county. Không đóng góp qua trung gian bạn bè, người quen nhằm biết chắc tiền đóng góp được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao.
Cẩn thận với các e-mail có hình ảnh về thiên tai hoặc các e-mail có gởi attachment vì có nguy cơ bị nhiễm virus cho máy tính.
Tuyện đối cẩn thận với những người tự xưng mình là nạn nhân sống sót của thiên tai hoặc là những viên chức yêu cầu chúng ta đóng góp qua e-mail hoặc các website giao lưu trên internet (facebook, twitter, yahoo,...)
Tuyệt đối không click các link trên e-mail vì tên của người gởi cũng có thể bị giả mạo làm cho e-mail giống như được gởi từ người thân, bạn bè hoặc người quen biết. Thay vào đó, đánh thẳng tên website của tổ chức từ thiện mà mình biết vào browser trên internet
Giáo phận Lyon nhập cuộc nhằm xoa dịu hậu quả của trận động đất tại Haiti
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
19:01 13/01/2010
Ngay sau khi trận động đất xảy ra tại Haiti, Đức Thánh Cha đã biểu lộ sự liên đới và kêu gọi mọi người hãy rộng lòng đối với những người gặp nạn. Đức Hồng Y Barbarin, Tổng Giám Mục giáo phận Lyon đã dựa trên lời kêu gọi này và nhường lời cho một linh mục gốc Haiti, phó xứ Saint Pierre de Vaise, cha Pierre Etienne trong biến cố này.
Đang trong kỳ tĩnh tâm với một số linh mục trong giáo phận, Đức Hồng Y Barbarin đã dâng thánh lễ cầu nguyện cho người dân Haiti. Ngài hiệu triệu lời kêu gọi lòng hảo tâm đối với quốc gia, vốn đã có quá nhiều người chết vì nghèo đói và bạo lực, đồng thời mời gọi mọi người hưởng ứng chiến dịch được phát động bởi tổ chức Cứu Tế Công Giáo nhằm giúp đỡ 3 triệu người gặp thảm họa.
Cha Pierre Etienne, tu sỹ thuộc hội các linh mục Monfort, hiện đang làm mục vụ trong giáo phận Lyon, đã kêu gọi mỗi người cầu nguyện « để giúp đỡ người dân nước tôi qua khỏi cơn khó khăn này ».
« Chúng tôi đã quen sống với những hoàn cảnh khó khăn », vị linh mục người Haiti nhấn mạnh. Nhưng « luôn luôn nhờ vào niềm tin của chúng tôi, niềm tin ấy được đặt vào Thiên Chúa của Sự Sống và của Lịch Sử mà chúng tôi có thể vượt qua những khó khăn ấy. Thảm kịch lần này chúng tôi cũng sẽ vượt qua với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và các Kitô hữu trên toàn thế giới. Cám ơn tất cả những ai có thể cụ thể hóa việc giúp đỡ bằng vật chất và tinh thần ».
« Đức Tổng Giám Mục của chúng tôi đã tử nạn trong thảm họa này (thi thể của đức cha Serge Miot, 64 tuổi đã được tìm thấy trong đống đổ nát của tòa tổng giám mục). Ngài yêu thương các linh mục của mình. Ngài cởi mở, uyên bác và rất gần gũi với các giáo dân. Tổng Giáo Phận Port au Prince trong tang tóc. Niềm hy vọng của chúng tôi giúp duy trì cuộc sống, cuộc chiến vì sự sống », cha Pierre Etienne kết thúc.
Chỉ còn vài ngày nữa sẽ đến Ngày Thế Giới về Di Dân, giáo phận Lyon muốn biểu lộ sự gần gũi, lời cầu nguyện, tấm lòng quảng đại của mình đối với tất cả người dân gốc Haiti trên địa bản giáo phận, đặc biệt đối với những ai đang lo lắng hay than khóc một trong những người thân của gia đình.
(Nguồn: http://lyon.catholique.fr/?Haiti-urgence-priere-et )
Đang trong kỳ tĩnh tâm với một số linh mục trong giáo phận, Đức Hồng Y Barbarin đã dâng thánh lễ cầu nguyện cho người dân Haiti. Ngài hiệu triệu lời kêu gọi lòng hảo tâm đối với quốc gia, vốn đã có quá nhiều người chết vì nghèo đói và bạo lực, đồng thời mời gọi mọi người hưởng ứng chiến dịch được phát động bởi tổ chức Cứu Tế Công Giáo nhằm giúp đỡ 3 triệu người gặp thảm họa.
Cha Pierre Etienne, tu sỹ thuộc hội các linh mục Monfort, hiện đang làm mục vụ trong giáo phận Lyon, đã kêu gọi mỗi người cầu nguyện « để giúp đỡ người dân nước tôi qua khỏi cơn khó khăn này ».
« Chúng tôi đã quen sống với những hoàn cảnh khó khăn », vị linh mục người Haiti nhấn mạnh. Nhưng « luôn luôn nhờ vào niềm tin của chúng tôi, niềm tin ấy được đặt vào Thiên Chúa của Sự Sống và của Lịch Sử mà chúng tôi có thể vượt qua những khó khăn ấy. Thảm kịch lần này chúng tôi cũng sẽ vượt qua với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và các Kitô hữu trên toàn thế giới. Cám ơn tất cả những ai có thể cụ thể hóa việc giúp đỡ bằng vật chất và tinh thần ».
« Đức Tổng Giám Mục của chúng tôi đã tử nạn trong thảm họa này (thi thể của đức cha Serge Miot, 64 tuổi đã được tìm thấy trong đống đổ nát của tòa tổng giám mục). Ngài yêu thương các linh mục của mình. Ngài cởi mở, uyên bác và rất gần gũi với các giáo dân. Tổng Giáo Phận Port au Prince trong tang tóc. Niềm hy vọng của chúng tôi giúp duy trì cuộc sống, cuộc chiến vì sự sống », cha Pierre Etienne kết thúc.
Chỉ còn vài ngày nữa sẽ đến Ngày Thế Giới về Di Dân, giáo phận Lyon muốn biểu lộ sự gần gũi, lời cầu nguyện, tấm lòng quảng đại của mình đối với tất cả người dân gốc Haiti trên địa bản giáo phận, đặc biệt đối với những ai đang lo lắng hay than khóc một trong những người thân của gia đình.
(Nguồn: http://lyon.catholique.fr/?Haiti-urgence-priere-et )
Top Stories
Reżim tuczy się kosztem Kościoła (Ba Lan)
Sebastian Karczewski
11:49 13/01/2010
Kościół katolicki mówi władzom w Hanoi: stop grabieży naszej własności. Cała ziemia jest własnością ludu, a państwo nią zarządza - ripostują komuniści i według tej zasady pozbawiają Kościół katolicki praw do budynków i gruntów. Wszelki opór jest brutalnie tłumiony, czego przykład mieliśmy przed tygodniem, gdy pobito wiernych broniących przed wysadzeniem krzyż na cmentarzu w Dong Chiem. Po tych wydarzeniach biskupi wietnamscy, potępiając przemoc, po raz kolejny wezwali władze do zmiany prawa, które dotyczy własności nieruchomości, i uznania własności prywatnej.
Kościół katolicki mówi władzom w Hanoi: stop grabieży naszej własności. Cała ziemia jest własnością ludu, a państwo nią zarządza - ripostują komuniści i według tej zasady pozbawiają Kościół katolicki praw do budynków i gruntów. Wszelki opór jest brutalnie tłumiony, czego przykład mieliśmy przed tygodniem, gdy pobito wiernych broniących przed wysadzeniem krzyż na cmentarzu w Dong Chiem. Po tych wydarzeniach biskupi wietnamscy, potępiając przemoc, po raz kolejny wezwali władze do zmiany prawa, które dotyczy własności nieruchomości, i uznania własności prywatnej.
Wietnamscy biskupi zaapelowali do władz o zmiany w ustawodawstwie dotyczącym własności nieruchomości i uznanie własności ziemi. Zaproponowali komunistycznym przywódcom nowe podejście do nabrzmiałych od dawna problemów dotyczących własności ziemi kościelnej, wzywając, aby przy rozwiązywaniu kwestii spornych zamiast prześladować katolików, rząd wkroczył na drogę uczciwego dialogu. W odpowiedzi komunistyczne środki przekazu rozpoczęły kampanię oszczerstw wymierzoną w katolików, oskarżając biskupów o rozsiewanie w kraju nienawiści.
Agresja komunistycznych władz Wietnamu przybrała na sile po tym, jak siły policyjne zniszczyły cmentarny krzyż w parafii Dong Chiem na obrzeżach Hanoi. Do rozproszenia protestującej przeciw temu rzeszy katolików ok. 1000 policjantów użyło gazu łzawiącego i psów. Wielu wiernych zostało brutalnie pobitych. Niedługo potem kilku wietnamskich biskupów, wśród których był również ks. abp Joseph Ngo Quang Kiet, metropolita Hanoi, odwiedziło parafię Dong Chiem, by wyrazić solidarność z wiernymi i potwierdzić kościelną własność ziemi, która jest w posiadaniu parafii od ponad stu lat. W odpowiedzi władze aresztowały pięciu wiernych, a teren parafii został odcięty od świata.
Nie był to pierwszy przypadek brutalności władz wobec katolików, którzy domagają się zwrotu własności Kościoła katolickiego bezprawnie zagrabionej przez komunistyczny reżim. W ostatnim czasie rządowe bezprawie komunistów przybrało na sile, a ci, którzy się jemu sprzeciwiają, uznawani są za "wichrzycieli", którzy "podburzają do buntu, fałszywie oskarżają władze, okazują brak szacunku dla narodu, sami łamią i ośmieszają prawo oraz zachęcają innych do lekceważenia go".
Jak zwraca uwagę Lana Nguyen, dziennikarka wietnamskiego portalu katolickiego VietCatholic.net, katolicy należą do tych grup społecznych, które komunistyczne władze postrzegają jako potencjalne zagrożenie dla reżimu. - Kościół katolicki jako jedna z najlepiej zorganizowanych społeczności, a jednocześnie mówiąca o złu socjalizmu i jego niesprawiedliwości stał się więc celem najbardziej narażonym na przemoc i prześladowania ze strony komunistów - podkreśla dziennikarka.
Z kolei o. Edward Osiecki SVD, współtwórca duszpasterstwa Wietnamczyków w Polsce, zwraca uwagę, że komuniści sowicie nagradzają swoich funkcjonariuszy. W tym celu powierzają im funkcje umożliwiające bogacenie się kosztem m.in. Kościoła. - To, co dziś się tam dzieje, przypomina rządy z czasów rzymskich, gdzie namiestnik wracający z bitwy odprowadzał część łupów do państwa, a część pozostawiał dla siebie - podkreśla.
Początki ewangelizacji Wietnamu sięgają pierwszych lat XVI wieku. W historii Kościoła katolickiego w tym kraju, choć naznaczonej licznymi prześladowaniami ze strony władców, do XX wieku widoczny był wyraźny rozwój. Sytuacja zmieniła się po przejęciu władzy przez reżim komunistyczny.
Gdy w 1954 roku dobiegło końca francuskie panowanie w Indochinach, w północnym Wietnamie rozpoczęła się inwazja reżimu komunistycznego. Dla Kościoła katolickiego w tym kraju oznaczało to początek nowego okresu prześladowań. Jeden z pierwszych jego etapów związany był z tzw. reformą rolną przeprowadzoną na przełomie 1955 i 1956 roku. Kościół posiadał liczne nieruchomości i obszary rolne, z których dochód przeznaczony był głównie na prowadzenie akcji charytatywnych i utrzymanie szkół. Dla komunistów był "obszarnikiem", którego należało siłą wywłaszczyć z posiadanych dóbr. "Reforma rolna", która pozbawiła własności Kościół katolicki w północnym Wietnamie, od 1975 roku dotknęła również własność kościelną w Wietnamie Południowym, będącym dotąd pod nadzorem Amerykanów. Od tego czasu dla komunistycznych władz w tym kraju wszystkie nieruchomości i grunty stanowią "własność państwa".
Przez dłuższy czas niewiele było słychać o podejmowanych przez Kościół katolicki próbach odzyskania swego mienia w Wietnamie. O sprawie stało się głośno, gdy 23 grudnia 2007 roku katolicy z Hanoi pierwszy raz wyszli na ulice. W pokojowej manifestacji 5 tys. osób domagało się wówczas od rządu zwrócenia Kościołowi siedziby dawnej delegatury apostolskiej w Toa-Kham-Su. Niedługo potem wierni z parafii Thai Ha wystąpili z żądaniem zwrócenia Kościołowi odebranych terenów, zakupionych przez ojców redemptorystów w 1928 roku.
Władze Wietnamu początkowo postanowiły ignorować żądania swoich obywateli. Wkrótce jednak podjęły decyzję o "rozwiązaniu problemu" z pomocą uzbrojonej w pałki policji, inicjując jednocześnie gwałtowne ataki na katolików w mediach. Choć w którymś momencie władze obiecały oddać obiekty nuncjatury Kościołowi, niedługo potem - zamiast rzeczywiście zwrócić je prawowitemu właścicielowi - zaprzeczyły własnym słowom, rozpoczynając wyburzanie budynków.
Dialog według komunistów
Wzmożone ostatnio żądania katolików odnoszące się do zwrotu własności kościelnej wydają się nie do przełknięcia dla komunistycznych władz. Zwłaszcza że w dobie gospodarczego otwarcia Wietnamu i wolnego rynku wartość nieruchomości znacznie wzrosła. Komuniści, wyznając teorię, według której "wszystkie grunty należą do narodu i są zarządzane przez państwo w imieniu ludu", zmuszają przywódców Kościoła do "darowania" własności państwu, po czym zgarniają je wyłącznie dla własnego zysku. Głośnym przykładem grabienia własności kościelnej jest niszczone przez władze od roku Papieskie Kolegium w Dalat, do "podarowania" którego lokalnym władzom zmuszony został ks. bp Piotr Nguyen Van Nhon, przewodniczący Konferencji Episkopatu Wietnamu. Warto w tym miejscu przypomnieć zagrabione w ostatnim czasie klasztory w Thien An, Vinh Long, Long Xuyen i Nha Trang, które zostały zrównane z ziemią przez buldożery, a na ich miejscu rozpoczęto budowę ośrodków turystycznych. Nie można zapomnieć o głośnej sprawie redemptorystów z parafii Thai Ha, prześladowanych za sprzeciw wobec odmowy zwrotu Kościołowi jego własności.
Wietnamscy biskupi kierują się niezwykle rozważnym działaniem w tej kwestii, poszukując dialogu z wietnamskim rządem. Wszystkie wspomniane powyżej sprawy dowodzą, że ten jednak nie jest zdolny do dialogu jako metody rozwiązywania sporów z obywatelami i wewnętrznych problemów. Zwłaszcza że - jak nietrudno zauważyć - przez "dobre współdziałanie" między państwem a Kościołem rozumie całkowite podporządkowanie tego ostatniego dyrektywom komunistycznej partii.
(Source: http://www.naszdziennik.pl/index.php?dat=20100113&typ=wi&id=wi01.txt)
Kościół katolicki mówi władzom w Hanoi: stop grabieży naszej własności. Cała ziemia jest własnością ludu, a państwo nią zarządza - ripostują komuniści i według tej zasady pozbawiają Kościół katolicki praw do budynków i gruntów. Wszelki opór jest brutalnie tłumiony, czego przykład mieliśmy przed tygodniem, gdy pobito wiernych broniących przed wysadzeniem krzyż na cmentarzu w Dong Chiem. Po tych wydarzeniach biskupi wietnamscy, potępiając przemoc, po raz kolejny wezwali władze do zmiany prawa, które dotyczy własności nieruchomości, i uznania własności prywatnej.
Wietnamscy biskupi zaapelowali do władz o zmiany w ustawodawstwie dotyczącym własności nieruchomości i uznanie własności ziemi. Zaproponowali komunistycznym przywódcom nowe podejście do nabrzmiałych od dawna problemów dotyczących własności ziemi kościelnej, wzywając, aby przy rozwiązywaniu kwestii spornych zamiast prześladować katolików, rząd wkroczył na drogę uczciwego dialogu. W odpowiedzi komunistyczne środki przekazu rozpoczęły kampanię oszczerstw wymierzoną w katolików, oskarżając biskupów o rozsiewanie w kraju nienawiści.
Agresja komunistycznych władz Wietnamu przybrała na sile po tym, jak siły policyjne zniszczyły cmentarny krzyż w parafii Dong Chiem na obrzeżach Hanoi. Do rozproszenia protestującej przeciw temu rzeszy katolików ok. 1000 policjantów użyło gazu łzawiącego i psów. Wielu wiernych zostało brutalnie pobitych. Niedługo potem kilku wietnamskich biskupów, wśród których był również ks. abp Joseph Ngo Quang Kiet, metropolita Hanoi, odwiedziło parafię Dong Chiem, by wyrazić solidarność z wiernymi i potwierdzić kościelną własność ziemi, która jest w posiadaniu parafii od ponad stu lat. W odpowiedzi władze aresztowały pięciu wiernych, a teren parafii został odcięty od świata.
Nie był to pierwszy przypadek brutalności władz wobec katolików, którzy domagają się zwrotu własności Kościoła katolickiego bezprawnie zagrabionej przez komunistyczny reżim. W ostatnim czasie rządowe bezprawie komunistów przybrało na sile, a ci, którzy się jemu sprzeciwiają, uznawani są za "wichrzycieli", którzy "podburzają do buntu, fałszywie oskarżają władze, okazują brak szacunku dla narodu, sami łamią i ośmieszają prawo oraz zachęcają innych do lekceważenia go".
Jak zwraca uwagę Lana Nguyen, dziennikarka wietnamskiego portalu katolickiego VietCatholic.net, katolicy należą do tych grup społecznych, które komunistyczne władze postrzegają jako potencjalne zagrożenie dla reżimu. - Kościół katolicki jako jedna z najlepiej zorganizowanych społeczności, a jednocześnie mówiąca o złu socjalizmu i jego niesprawiedliwości stał się więc celem najbardziej narażonym na przemoc i prześladowania ze strony komunistów - podkreśla dziennikarka.
Z kolei o. Edward Osiecki SVD, współtwórca duszpasterstwa Wietnamczyków w Polsce, zwraca uwagę, że komuniści sowicie nagradzają swoich funkcjonariuszy. W tym celu powierzają im funkcje umożliwiające bogacenie się kosztem m.in. Kościoła. - To, co dziś się tam dzieje, przypomina rządy z czasów rzymskich, gdzie namiestnik wracający z bitwy odprowadzał część łupów do państwa, a część pozostawiał dla siebie - podkreśla.
Początki ewangelizacji Wietnamu sięgają pierwszych lat XVI wieku. W historii Kościoła katolickiego w tym kraju, choć naznaczonej licznymi prześladowaniami ze strony władców, do XX wieku widoczny był wyraźny rozwój. Sytuacja zmieniła się po przejęciu władzy przez reżim komunistyczny.
Gdy w 1954 roku dobiegło końca francuskie panowanie w Indochinach, w północnym Wietnamie rozpoczęła się inwazja reżimu komunistycznego. Dla Kościoła katolickiego w tym kraju oznaczało to początek nowego okresu prześladowań. Jeden z pierwszych jego etapów związany był z tzw. reformą rolną przeprowadzoną na przełomie 1955 i 1956 roku. Kościół posiadał liczne nieruchomości i obszary rolne, z których dochód przeznaczony był głównie na prowadzenie akcji charytatywnych i utrzymanie szkół. Dla komunistów był "obszarnikiem", którego należało siłą wywłaszczyć z posiadanych dóbr. "Reforma rolna", która pozbawiła własności Kościół katolicki w północnym Wietnamie, od 1975 roku dotknęła również własność kościelną w Wietnamie Południowym, będącym dotąd pod nadzorem Amerykanów. Od tego czasu dla komunistycznych władz w tym kraju wszystkie nieruchomości i grunty stanowią "własność państwa".
Przez dłuższy czas niewiele było słychać o podejmowanych przez Kościół katolicki próbach odzyskania swego mienia w Wietnamie. O sprawie stało się głośno, gdy 23 grudnia 2007 roku katolicy z Hanoi pierwszy raz wyszli na ulice. W pokojowej manifestacji 5 tys. osób domagało się wówczas od rządu zwrócenia Kościołowi siedziby dawnej delegatury apostolskiej w Toa-Kham-Su. Niedługo potem wierni z parafii Thai Ha wystąpili z żądaniem zwrócenia Kościołowi odebranych terenów, zakupionych przez ojców redemptorystów w 1928 roku.
Władze Wietnamu początkowo postanowiły ignorować żądania swoich obywateli. Wkrótce jednak podjęły decyzję o "rozwiązaniu problemu" z pomocą uzbrojonej w pałki policji, inicjując jednocześnie gwałtowne ataki na katolików w mediach. Choć w którymś momencie władze obiecały oddać obiekty nuncjatury Kościołowi, niedługo potem - zamiast rzeczywiście zwrócić je prawowitemu właścicielowi - zaprzeczyły własnym słowom, rozpoczynając wyburzanie budynków.
Dialog według komunistów
Wzmożone ostatnio żądania katolików odnoszące się do zwrotu własności kościelnej wydają się nie do przełknięcia dla komunistycznych władz. Zwłaszcza że w dobie gospodarczego otwarcia Wietnamu i wolnego rynku wartość nieruchomości znacznie wzrosła. Komuniści, wyznając teorię, według której "wszystkie grunty należą do narodu i są zarządzane przez państwo w imieniu ludu", zmuszają przywódców Kościoła do "darowania" własności państwu, po czym zgarniają je wyłącznie dla własnego zysku. Głośnym przykładem grabienia własności kościelnej jest niszczone przez władze od roku Papieskie Kolegium w Dalat, do "podarowania" którego lokalnym władzom zmuszony został ks. bp Piotr Nguyen Van Nhon, przewodniczący Konferencji Episkopatu Wietnamu. Warto w tym miejscu przypomnieć zagrabione w ostatnim czasie klasztory w Thien An, Vinh Long, Long Xuyen i Nha Trang, które zostały zrównane z ziemią przez buldożery, a na ich miejscu rozpoczęto budowę ośrodków turystycznych. Nie można zapomnieć o głośnej sprawie redemptorystów z parafii Thai Ha, prześladowanych za sprzeciw wobec odmowy zwrotu Kościołowi jego własności.
Wietnamscy biskupi kierują się niezwykle rozważnym działaniem w tej kwestii, poszukując dialogu z wietnamskim rządem. Wszystkie wspomniane powyżej sprawy dowodzą, że ten jednak nie jest zdolny do dialogu jako metody rozwiązywania sporów z obywatelami i wewnętrznych problemów. Zwłaszcza że - jak nietrudno zauważyć - przez "dobre współdziałanie" między państwem a Kościołem rozumie całkowite podporządkowanie tego ostatniego dyrektywom komunistycznej partii.
(Source: http://www.naszdziennik.pl/index.php?dat=20100113&typ=wi&id=wi01.txt)
Komuniści boją się dosłownie wszystkich (Ba Lan)
Lana Nguyễn
11:51 13/01/2010
Lana Nguyen, dziennikarka wietnamskiego portalu katolickiego VietCatholic.net:
Sprawa wysadzonego krzyża na cmentarzu Dong Chiem nie jest wyizolowanym i pojedynczym incydentem w Wietnamie, kiedy to Kościół katolicki staje się obiektem brutalnego ataku ze strony lokalnych władz. Do podobnej demolki doszło przecież choćby w sierpniu ubiegłego roku w diecezji Vinh, gdzie zniszczono krzyż na cmentarzu parafii Bau Sen, który parafianie dopiero co wznieśli na wzgórzu w pobliżu swojego kościoła.
Za każdym razem rząd argumentuje, że tereny, na których wznoszone są krzyże, są własnością państwa, i że żadna grupa czy społeczność nie może twierdzić, iż jest właścicielem danej ziemi. W ich opinii, krzyż w Dong Chiem musiał zostać zburzony, ponieważ parafia nie posiadała zezwolenia na jego postawienie, a tym samym pogwałciła lokalne rozporządzenia. Oczywiście prawda leży zupełnie gdzie indziej. Za tą decyzją stały najwyższe władze krajowe, które w ten właśnie sposób chciały pokazać, że rząd w Hanoi posiada wolę i zdolności, by pognębić każdą opozycję. I nie chodzi tu tylko o katolików, lecz o wszystkich, którzy w jakikolwiek sposób kwestionują politykę prowadzoną przez komunistów. Tych, którzy podnoszą kwestie: oddawania za bezcen ziemi Chińczykom, wykorzystywania kobiet i dzieci do wręcz niewolniczych prac, eksploatacji boksytów, prześladowania aktywistów ugrupowań demokratycznych czy totalnego skorumpowania urzędów.
Wszystko to podwyższa temperaturę nastrojów społecznych do poziomu wrzenia i właśnie dlatego władze desperacko starają się to zatuszować. W związku z tym postrzegają każdą z grup społecznych jako potencjalne zagrożenie dla reżimu.
Innymi słowy, Kościół katolicki jako jedna z najlepiej zorganizowanych społeczności, a jednocześnie mówiąca o złu socjalizmu i jego niesprawiedliwości, stał się celem najbardziej narażonym na przemoc i prześladowania ze strony komunistów.
Dziś oczy wszystkich katolików zwrócone są na Dong Chiem, ale nie trzeba szukać daleko w pamięci szykan, na jakie narażeni są oni na co dzień. Te prześladowania zaczynają się od samej góry. Władze decydują o tym, kto może być księdzem, a kto nie, jakie seminaria będą działać, a które zostaną zamknięte. Wywierają także naciski przy wyborze biskupów. Katolickie szkoły i ich własności są przejmowane przez państwo, a każdemu, kto przeciw temu protestuje, szybko zamyka się usta. Szczególnie ciężko jest na terenach górskich i wiejskich, gdzie wciąż są wierni, lecz nie ma duchownych, którzy mogliby odprawiać nabożeństwa. Wielu ludzi w związku z tym zostało zmuszonych do porzucenia swojej wiary. Kiedy i takie środki nie pomagają, władze posuwają się do najbardziej brutalnych metod, takich jak obecnie w Dong Chiem.
Na koniec pragnęłabym dodać, że to wspaniałe uczucie wiedzieć, iż ktoś z zagranicy interesuje się naszym losem i że nie jesteśmy pozostawieni w tym sami sobie.
(Source: http://www.naszdziennik.pl/index.php?dat=20100113&typ=wi&id=wi02.txt)
Sprawa wysadzonego krzyża na cmentarzu Dong Chiem nie jest wyizolowanym i pojedynczym incydentem w Wietnamie, kiedy to Kościół katolicki staje się obiektem brutalnego ataku ze strony lokalnych władz. Do podobnej demolki doszło przecież choćby w sierpniu ubiegłego roku w diecezji Vinh, gdzie zniszczono krzyż na cmentarzu parafii Bau Sen, który parafianie dopiero co wznieśli na wzgórzu w pobliżu swojego kościoła.
Za każdym razem rząd argumentuje, że tereny, na których wznoszone są krzyże, są własnością państwa, i że żadna grupa czy społeczność nie może twierdzić, iż jest właścicielem danej ziemi. W ich opinii, krzyż w Dong Chiem musiał zostać zburzony, ponieważ parafia nie posiadała zezwolenia na jego postawienie, a tym samym pogwałciła lokalne rozporządzenia. Oczywiście prawda leży zupełnie gdzie indziej. Za tą decyzją stały najwyższe władze krajowe, które w ten właśnie sposób chciały pokazać, że rząd w Hanoi posiada wolę i zdolności, by pognębić każdą opozycję. I nie chodzi tu tylko o katolików, lecz o wszystkich, którzy w jakikolwiek sposób kwestionują politykę prowadzoną przez komunistów. Tych, którzy podnoszą kwestie: oddawania za bezcen ziemi Chińczykom, wykorzystywania kobiet i dzieci do wręcz niewolniczych prac, eksploatacji boksytów, prześladowania aktywistów ugrupowań demokratycznych czy totalnego skorumpowania urzędów.
Wszystko to podwyższa temperaturę nastrojów społecznych do poziomu wrzenia i właśnie dlatego władze desperacko starają się to zatuszować. W związku z tym postrzegają każdą z grup społecznych jako potencjalne zagrożenie dla reżimu.
Innymi słowy, Kościół katolicki jako jedna z najlepiej zorganizowanych społeczności, a jednocześnie mówiąca o złu socjalizmu i jego niesprawiedliwości, stał się celem najbardziej narażonym na przemoc i prześladowania ze strony komunistów.
Dziś oczy wszystkich katolików zwrócone są na Dong Chiem, ale nie trzeba szukać daleko w pamięci szykan, na jakie narażeni są oni na co dzień. Te prześladowania zaczynają się od samej góry. Władze decydują o tym, kto może być księdzem, a kto nie, jakie seminaria będą działać, a które zostaną zamknięte. Wywierają także naciski przy wyborze biskupów. Katolickie szkoły i ich własności są przejmowane przez państwo, a każdemu, kto przeciw temu protestuje, szybko zamyka się usta. Szczególnie ciężko jest na terenach górskich i wiejskich, gdzie wciąż są wierni, lecz nie ma duchownych, którzy mogliby odprawiać nabożeństwa. Wielu ludzi w związku z tym zostało zmuszonych do porzucenia swojej wiary. Kiedy i takie środki nie pomagają, władze posuwają się do najbardziej brutalnych metod, takich jak obecnie w Dong Chiem.
Na koniec pragnęłabym dodać, że to wspaniałe uczucie wiedzieć, iż ktoś z zagranicy interesuje się naszym losem i że nie jesteśmy pozostawieni w tym sami sobie.
(Source: http://www.naszdziennik.pl/index.php?dat=20100113&typ=wi&id=wi02.txt)
Czy będzie reakcja rządu? (Ba Lan)
Nasz Dziennik
11:53 13/01/2010
"Domagam się stanowczych i szybkich działań polskiego rządu w celu zajęcia stanowiska wobec prześladowanych w Wietnamie chrześcijan" - napisała Anna Sobecka, poseł na Sejm RP w liście otwartym skierowanym do Radosława Sikorskiego, ministra spraw zagranicznych. Zwraca w nim uwagę na dramatyczne doniesienia z tego kraju związane z wysadzeniem krzyża na jednym z cmentarzy i z brutalnym pobiciem wiernych, którzy usiłowali go bronić. "W tej sytuacji zasadne byłoby wystosowanie przez Ministerstwo Spraw Zagranicznych noty dyplomatycznej do komunistycznych władz w Hanoi oraz poruszenie tego problemu na forum Unii Europejskiej. Polski rząd powinien podjąć działania, aby Unia Europejska jako całość stanęła w obronie chrześcijan prześladowanych w innych krajach, w tym w Wietnamie" - czytamy w liście.
(Source: http://www.naszdziennik.pl/index.php?typ=wi&dat=20100113&id=wi06.txt)
(Source: http://www.naszdziennik.pl/index.php?typ=wi&dat=20100113&id=wi06.txt)
Święte prawo własności (Ba Lan)
Nasz Dziennik
11:55 13/01/2010
Ks. Waldemar Cisło, dyrektor polskiej sekcji organizacji Pomoc Kościołowi w Potrzebie:
Kościół potrzebuje własności, aby móc prowadzić normalną działalność, aby móc ewangelizować, modlić się. Trzeba podkreślić, że otrzymując od wiernych datki, przeznacza je na szlachetne cele. Dlatego powstają sierocińce, ochronki, dzieła charytatywne. W ten sposób realizowany jest często testament darczyńców, którzy na pewno nie życzyliby sobie, żeby ich własność przechodziła w ręce komunistów. Kościoła w Wietnamie na pewno nie można oskarżać o to, że jest bogaty. Posiada jakąś własność pozwalającą mu na funkcjonowanie. Pozbawianie go niej to uniemożliwianie pełnienia misji, do której jest powołany. Nie może być przyzwolenia na gwałcenie świętego prawa własności. not. MP
(Source: http://www.naszdziennik.pl/index.php?typ=wi&dat=20100113&id=wi04.txt)
Kościół potrzebuje własności, aby móc prowadzić normalną działalność, aby móc ewangelizować, modlić się. Trzeba podkreślić, że otrzymując od wiernych datki, przeznacza je na szlachetne cele. Dlatego powstają sierocińce, ochronki, dzieła charytatywne. W ten sposób realizowany jest często testament darczyńców, którzy na pewno nie życzyliby sobie, żeby ich własność przechodziła w ręce komunistów. Kościoła w Wietnamie na pewno nie można oskarżać o to, że jest bogaty. Posiada jakąś własność pozwalającą mu na funkcjonowanie. Pozbawianie go niej to uniemożliwianie pełnienia misji, do której jest powołany. Nie może być przyzwolenia na gwałcenie świętego prawa własności. not. MP
(Source: http://www.naszdziennik.pl/index.php?typ=wi&dat=20100113&id=wi04.txt)
Vietnam: Depuis l’agression policière du 6 janvier, les forces de police maintiennent la paroisse de Dông Chiêm en état de siège
Eglises d'Asie
11:56 13/01/2010
Depuis les événements survenus dans la paroisse de Dông Chiêm (Hanoi), qui ont ému l’ensemble de l’Eglise catholique au Vietnam, la tension est loin d’avoir diminué. Les autorités affrontent la résistance de la communauté paroissiale ainsi que la fougue de nombreux visiteurs venus de toutes parts manifester leur sympathie aux paroissiens. Les incidents, dont certains revêtent une certaine gravité, n’ont pas manqué depuis le 6 janvier, date à laquelle d’importantes forces de police ont abattu et détruit une croix monumentale dressée sur une petite montagne dominant le village.
Dès l’après-midi du 6 janvier, les catholiques sont accourus en groupes ou individuellement pour rendre visite à la paroisse victime de l’agression policière. Pour s’opposer à ce mouvement, les autorités locales ont essayé de mettre en place un véritable dispositif de siège. Dans la journée du 13 janvier, policiers et militaires bloquaient encore l’ensemble de la paroisse. Des monticules de terre destinés à empêcher la circulation ont été installés sur les routes. Des dizaines de panneaux rouges interdisant les rassemblements se dressent sur le chemin contournant la montagne où était la croix et sur la route conduisant à la paroisse. L’entrée du village est interdite aux engins motorisés. Malgré cela, nombreux sont les pèlerins et les visiteurs qui essayent de parvenir sur les lieux. Ils arrivent par des chemins détournés, quelquefois en barque par les rivières. Dans la journée du 11 janvier, la paroisse de Ham Long, une des plus grandes paroisses de Hanoi, avait même organisé un pèlerinage de 2 000 personnes. La police locale a voulu empêcher ce déplacement en réquisitionnant permis et papiers de voitures des conducteurs. Des pèlerins sont cependant parvenus à destination. D’autres sont restés bloqués à l’entrée du village.
Par ailleurs, le face-à-face entre les autorités et les catholiques continue. Dès l’après-midi du 6 janvier, les paroissiens avaient remplacé la croix détruite dans la nuit par deux nouvelles croix en bambou de grande taille. Le 8 janvier, cinq des personnes ayant participé à cette restauration de la croix ont été convoquées par les autorités et gardées pendant 24 heures pour interrogatoire. Trois d’entre elles ont été battues. Les prévenus ont également reçu l’ordre de démonter les nouvelles croix dressées à la place de l’ancienne.
Dans le cadre des efforts de la police pour isoler la paroisse des visiteurs et des pèlerins, des incidents ont éclaté. Dans l’après-midi du 11 janvier, c’est un journaliste catholique bien connu des lecteurs vietnamiens pour ces commentaires engagés sur l’actualité religieuse, Jean-Baptiste Nguyên Huu Vinh, qui en a été victime. Celui-ci, voulant recueillir les éléments d’un reportage sur les lieux, était transporté en motocyclette vers la paroisse par le P. Nguyên Van Liên, vicaire de Dông Chiêm. A 500 m de leur destination, près du poste de police, un monticule de terre placé à dessein sur la route les obligea à poser pied à terre. Alors que le journaliste essayait de prendre une photo des lieux, des hommes, certains en uniforme de la Sécurité, d’autres en civil, se sont précipités sur lui et l’ont tabassé pendant cinq minutes. Ses agresseurs l’ont ensuite laissé sur la route après lui avoir arraché son appareil photo. Le prêtre a ensuite transporté le journaliste chez des religieuses Amantes de la Croix qui l’ont soigné de multiples traumatismes. Le journaliste, aujourd’hui rétabli, a fait le récit de son agression à Radio Free Asia (émission en vietnamien du 12 janvier 2010). Quelque temps avant l’agression du journaliste, deux mutilés de guerre circulant en voiture à trois roues avaient été arrêtés et conduits vers une destination inconnue (1).
(1) Les informations utilisées pour cette dépêche ont été empruntées aux dépêches quotidiennes de l’agence VietCatholic News.
(Source: Eglises d'Asie, 13 janvier 2010)
Dès l’après-midi du 6 janvier, les catholiques sont accourus en groupes ou individuellement pour rendre visite à la paroisse victime de l’agression policière. Pour s’opposer à ce mouvement, les autorités locales ont essayé de mettre en place un véritable dispositif de siège. Dans la journée du 13 janvier, policiers et militaires bloquaient encore l’ensemble de la paroisse. Des monticules de terre destinés à empêcher la circulation ont été installés sur les routes. Des dizaines de panneaux rouges interdisant les rassemblements se dressent sur le chemin contournant la montagne où était la croix et sur la route conduisant à la paroisse. L’entrée du village est interdite aux engins motorisés. Malgré cela, nombreux sont les pèlerins et les visiteurs qui essayent de parvenir sur les lieux. Ils arrivent par des chemins détournés, quelquefois en barque par les rivières. Dans la journée du 11 janvier, la paroisse de Ham Long, une des plus grandes paroisses de Hanoi, avait même organisé un pèlerinage de 2 000 personnes. La police locale a voulu empêcher ce déplacement en réquisitionnant permis et papiers de voitures des conducteurs. Des pèlerins sont cependant parvenus à destination. D’autres sont restés bloqués à l’entrée du village.
Par ailleurs, le face-à-face entre les autorités et les catholiques continue. Dès l’après-midi du 6 janvier, les paroissiens avaient remplacé la croix détruite dans la nuit par deux nouvelles croix en bambou de grande taille. Le 8 janvier, cinq des personnes ayant participé à cette restauration de la croix ont été convoquées par les autorités et gardées pendant 24 heures pour interrogatoire. Trois d’entre elles ont été battues. Les prévenus ont également reçu l’ordre de démonter les nouvelles croix dressées à la place de l’ancienne.
Dans le cadre des efforts de la police pour isoler la paroisse des visiteurs et des pèlerins, des incidents ont éclaté. Dans l’après-midi du 11 janvier, c’est un journaliste catholique bien connu des lecteurs vietnamiens pour ces commentaires engagés sur l’actualité religieuse, Jean-Baptiste Nguyên Huu Vinh, qui en a été victime. Celui-ci, voulant recueillir les éléments d’un reportage sur les lieux, était transporté en motocyclette vers la paroisse par le P. Nguyên Van Liên, vicaire de Dông Chiêm. A 500 m de leur destination, près du poste de police, un monticule de terre placé à dessein sur la route les obligea à poser pied à terre. Alors que le journaliste essayait de prendre une photo des lieux, des hommes, certains en uniforme de la Sécurité, d’autres en civil, se sont précipités sur lui et l’ont tabassé pendant cinq minutes. Ses agresseurs l’ont ensuite laissé sur la route après lui avoir arraché son appareil photo. Le prêtre a ensuite transporté le journaliste chez des religieuses Amantes de la Croix qui l’ont soigné de multiples traumatismes. Le journaliste, aujourd’hui rétabli, a fait le récit de son agression à Radio Free Asia (émission en vietnamien du 12 janvier 2010). Quelque temps avant l’agression du journaliste, deux mutilés de guerre circulant en voiture à trois roues avaient été arrêtés et conduits vers une destination inconnue (1).
(1) Les informations utilisées pour cette dépêche ont été empruntées aux dépêches quotidiennes de l’agence VietCatholic News.
(Source: Eglises d'Asie, 13 janvier 2010)
Additional troops deployed, unrest continues at Dong Chiem
J.B. An Dang
17:16 13/01/2010
Dong Chiem has been virtually besieged by a large number of troops after the protest of thousands of local Catholics against the brutality of police and the destruction of the crucifix in the parish cemetery, a sacrilegious act condemned by bishops in Vietnam.
“We are going to make this hill the Hill of Crosses as the one in the city of Šiauliai, Lithuania,” said a college student of Hanoi after her group had managed to carry dozens of crosses to the top of the hill despite numerous roadblocks and police's effort to prevent them from reaching to the site.
Vietnam government now seems unable to stop a large scale protest not only from local Catholics but also from a much wider community of those who strongly denounce the sacrilegious act of the local authorities and the brutal attack of police against parishioners who tried to prevent the despicable crime on Jan 6 at Dong Chiem.
Since the news on the demolition of Dong Chiem crucifix and the assault on parishioners by police were first published on Catholic websites, parishioners from all over northern Vietnamese provinces have been making effort to come visit the poor farming village of Dong Chiem where faithful are still reeling from the shock of being targeted by police brutality..
In a gesture of defiance toward the government, hundreds of new crosses can be seen now at the very site where the destroyed crucifix once stood, and everyday thousands of people keep flocking to the site to pray and to erect their crosses there.
The local government has reapplied the old trick of using hired thugs, and delinquent juveniles to attack Catholics in order to threaten and hence minimize the number of pilgrims. One of them was JB Nguyen Huu Vinh, a Catholic freelance journalist, who had been beaten into unconsciousness on Jan. 11 while trying to take photos of the roadblock on the way to Dong Chiem
On hearing the news of the attack against Mr. Nguyen Huu Vinh and Fr. Nguyen Van Lien, assistant priest of Dong Chiem Parish, who was with the journalist at the time of the incident, and also the arrest against two other Catholics, more than 2000 of Catholics from Nghia Ai, a nearby parish, rushed to Dong Chiem in a rescue effort. With another thousand or more of local Catholics from Dong Chiem, they organized a massive protest at the People’s Committee Office, demanding the authority to reprimand its police for illegal attack and detain on innocent civilian and journalist, also the release of the victims' property as well as compensation for their injury.
Facing the fury of people, local authorities called for more troops and virtually besieged the village of Dong Chiem with huge dirt piles, roadblocks and checkpoints on the bridge of Ai Nang and other gateways.
Some Catholics from Hanoi, however, still managed to reach Dong Chiem by boat. Some even swam across the Vai River.
On Wednesday, Jan. 13, Fr. Jos. Pham Minh Trieu, the leader of a group of 1000 Catholics from Ham Long parish in the Hanoi metro, reported that his group had to abandon their plan of pilgrim at Dong Chiem. “Police had confiscated all driver licenses from our bus drivers,” he said.
Hundreds of Ham Long’s parishioners, however, did not give up. They travelled to Dong Chiem on their motorbikes. The group of Hanoi college students was among the lucky ones. They made it to the top of Nui Tho, or "Worship Mount", where they recite Stations of the Cross and erected their crosses.
Bishop Michael Hoang Duc Oanh of Kontum diocese, though could not visit to Dong Chiem in person had sent his letter of support to Archbishop of Ha Noi. His letter wrote "Your joy and sorrow is also mine". He disclosed that he was originally from the parish next to Dong Chiem; therefore, the tragic event at Dong Chiem on Jan 6 had such a profound impact on him.
"The Dong Chiem crucifix has been transformed into a powerful testimony of Good News and Love to be told to the whole world about our Jesus The Lord had died on the cross to redeem everyone, including those who assaulted him" the prelate wrote.
Catholic students managed to reach to the site |
New crosses erected |
Vietnam government now seems unable to stop a large scale protest not only from local Catholics but also from a much wider community of those who strongly denounce the sacrilegious act of the local authorities and the brutal attack of police against parishioners who tried to prevent the despicable crime on Jan 6 at Dong Chiem.
Since the news on the demolition of Dong Chiem crucifix and the assault on parishioners by police were first published on Catholic websites, parishioners from all over northern Vietnamese provinces have been making effort to come visit the poor farming village of Dong Chiem where faithful are still reeling from the shock of being targeted by police brutality..
In a gesture of defiance toward the government, hundreds of new crosses can be seen now at the very site where the destroyed crucifix once stood, and everyday thousands of people keep flocking to the site to pray and to erect their crosses there.
The local government has reapplied the old trick of using hired thugs, and delinquent juveniles to attack Catholics in order to threaten and hence minimize the number of pilgrims. One of them was JB Nguyen Huu Vinh, a Catholic freelance journalist, who had been beaten into unconsciousness on Jan. 11 while trying to take photos of the roadblock on the way to Dong Chiem
On hearing the news of the attack against Mr. Nguyen Huu Vinh and Fr. Nguyen Van Lien, assistant priest of Dong Chiem Parish, who was with the journalist at the time of the incident, and also the arrest against two other Catholics, more than 2000 of Catholics from Nghia Ai, a nearby parish, rushed to Dong Chiem in a rescue effort. With another thousand or more of local Catholics from Dong Chiem, they organized a massive protest at the People’s Committee Office, demanding the authority to reprimand its police for illegal attack and detain on innocent civilian and journalist, also the release of the victims' property as well as compensation for their injury.
Facing the fury of people, local authorities called for more troops and virtually besieged the village of Dong Chiem with huge dirt piles, roadblocks and checkpoints on the bridge of Ai Nang and other gateways.
Some Catholics from Hanoi, however, still managed to reach Dong Chiem by boat. Some even swam across the Vai River.
On Wednesday, Jan. 13, Fr. Jos. Pham Minh Trieu, the leader of a group of 1000 Catholics from Ham Long parish in the Hanoi metro, reported that his group had to abandon their plan of pilgrim at Dong Chiem. “Police had confiscated all driver licenses from our bus drivers,” he said.
Hundreds of Ham Long’s parishioners, however, did not give up. They travelled to Dong Chiem on their motorbikes. The group of Hanoi college students was among the lucky ones. They made it to the top of Nui Tho, or "Worship Mount", where they recite Stations of the Cross and erected their crosses.
Bishop Michael Hoang Duc Oanh of Kontum diocese, though could not visit to Dong Chiem in person had sent his letter of support to Archbishop of Ha Noi. His letter wrote "Your joy and sorrow is also mine". He disclosed that he was originally from the parish next to Dong Chiem; therefore, the tragic event at Dong Chiem on Jan 6 had such a profound impact on him.
"The Dong Chiem crucifix has been transformed into a powerful testimony of Good News and Love to be told to the whole world about our Jesus The Lord had died on the cross to redeem everyone, including those who assaulted him" the prelate wrote.
Vietnamese police search house of bauxite-mine critic
EarthTimes
19:03 13/01/2010
Hanoi Wed, 13 Jan 2010 - Police on Wednesday searched the Hanoi house of a professor who has criticized Chinese-run bauxite mines in Vietnam. A neighbour of Nguyen Hue Chi, a literature professor who runs the website Bauxite Vietnam, said he had seen police searching Chi's house.
The professor's website criticizes the bauxite mines run by the Chinese state aluminum company Chalco in central Vietnam on security and environmental grounds.
Contacted by telephone, Chi said he and investigators were "working together in a friendly manner."
Lawyer Cu Huy Ha Vu, who has filed a lawsuit against Vietnam's prime minister over the mines, said he was sure the search was related to the professor's website.
Vu said the original site had been taken down by unknown hackers two months ago. A replacement site can be accessed at boxitvn.wordpress.com.
Chalco has opened two bauxite-mining and -processing plants in central Vietnam in the past two years. Four more are under consideration.
The mines have been controversial since January 2009 when retired Senior General Vo Nguyen Giap, a veteran of the Vietnam War and respected former politician, wrote a letter to the prime minister opposing them on security grounds.
A number of Vietnamese scientists and National Assembly deputies also have criticized the mines for environmental reasons.
The government promised a full environmental impact assessment of the projects last summer but has not published any so far. DPA
(Source: http://www.earthtimes.org/articles/show/303451,vietnamese-police-search-house-of-bauxite-mine-critic.html)
The professor's website criticizes the bauxite mines run by the Chinese state aluminum company Chalco in central Vietnam on security and environmental grounds.
Contacted by telephone, Chi said he and investigators were "working together in a friendly manner."
Lawyer Cu Huy Ha Vu, who has filed a lawsuit against Vietnam's prime minister over the mines, said he was sure the search was related to the professor's website.
Vu said the original site had been taken down by unknown hackers two months ago. A replacement site can be accessed at boxitvn.wordpress.com.
Chalco has opened two bauxite-mining and -processing plants in central Vietnam in the past two years. Four more are under consideration.
The mines have been controversial since January 2009 when retired Senior General Vo Nguyen Giap, a veteran of the Vietnam War and respected former politician, wrote a letter to the prime minister opposing them on security grounds.
A number of Vietnamese scientists and National Assembly deputies also have criticized the mines for environmental reasons.
The government promised a full environmental impact assessment of the projects last summer but has not published any so far. DPA
(Source: http://www.earthtimes.org/articles/show/303451,vietnamese-police-search-house-of-bauxite-mine-critic.html)
Vietnam: La destrucción de la cruz de Dông Chiêm, ofensa a Dios y a la Iglesia (Tây Ban Nha)
Zenit
19:04 13/01/2010
Vietnam: La destrucción de la cruz de Dông Chiêm, ofensa a Dios y a la Iglesia (Tây Ban Nha)
http://www.zenit.org/rssspanish-33902
ROMA, miércoles, 13 enero 2010 (ZENIT.org).- Según el arzobispado de Hanoi, la destrucción de la cruz de Dông Chiêm por las autoridades es una profanación y una ofensa a Dios y a la Iglesia.
Su afirmación ha sido recogida por Eglises d'Asie, la agencia de las Misiones Extranjeras de País (MEP).
El 7 de enero, la oficina del arzobispo de Hanoi publicó un comunicado relativo a la destrucción de la cruz de la parroquia de Dông Chiêm por un importante efectivo de agentes comandados por las autoridades civiles.
Dirigiéndose al conjunto del clero y los fieles de la archidiódesis de Hanoi, en representación del arzobispo Joseph Ngo Quang Kiet, el padre John Le refleja en el comunicado la indignación general de la población católica ante los hechos que se desarrollaron el día anterior, muy pronto por la mañana, en una parroquia de Hanoi. El texto del comunicado se ha publicado en el sitio del arzobispado de Hanoi.
Además, el 8 de enero, el conjunto de los obispos de la parte norte de Vietnam ofreció oficialmente su apoyo a la parroquia de Dông Chiêm y a la archidiócesis de Hanoi en la nueva prueba que atraviesan.
El comunicado del arzobispado subraya que la cruz fue abatida por “fuerzas armadas dependientes de los poderes públicos”.
Recuerda que la montaña Tho, donde estaba la cruz, se eleva al lado de la iglesia y ha sido siempre propiedad de la parroquia desde su fundación hace más de cien años. Era el lugar donde la parroquia enterraba a los niños nacidos muertos o prematuramente fallecidos así como a las personas sin residencia, en los años 1945-46.
En la actualidad, la parroquia arrienda las tierras de esta montaña a personas que las quieran explotar.
El comunicado relata que, a las dos de la madrugada del 6 de enero, fuerzas armadas bajo el orden de los poderes públicos, integradas por entre seiscientos y mil efectivos, compuestas por milicianos, agentes de Seguridad y agentes de la policía de intervención, armados de fusiles, acompañados de perros policías, equipados de porras y granadas lacrimógenas, rodearon las parroquias de Nghia Ai, Thuy Hiên, y Dông Chiêm.
Tras bloquear todas las entradas, así como la región de la montaña Tho, empezaron a abatir y destruir la cruz de cemento que dominaba la montaña. A la vista de tal profanación, los fieles de Dông Chiêm gritaron pidiendo a las fuerzas del orden acabar con esta violación de un lugar sagrado. Pero la policía les lanzó granadas lacrimógenas. Un cierto número de fieles fueron cruelmente heridos. Dos están gravemente heridos en el hospital.
“Estamos profundamente afligidos por esta acción que ofende a la Cruz y a Cristo –dice el comunicado--. ¡Es una profanación! Ofender la Cruz, es ofender el símbolo más sagrado de la fe cristiana y de la Iglesia. Golpear brutalmente a personas inocentes sin medios de defensa es una acción bárbara e inhumana, que ofende gravemente a la dignidad humana. ¡Sí, es un acto de violencia ruda que debe ser condenado!”.
En la tarde del 6 de enero, tras su retiro mensual, los sacerdotes del decanato y el clero de la Archidiócesis de Hanoi acudieron a Dông Chiem para visitar a los párrocos y a los fieles, consolar a las víctimas de malos tratos y celebrar una misa por las intenciones de la parroquia de Dông Chiêm.
En representación del arzobispo Joseph Ngo Quang Kiet, el padre John Le invitó “en un espíritu de comunión eclesial, a los sacerdotes, religiosas y religiosos, seminaristas y todos nuestros hermanos y hermanas laicos a rezar activamente para que la parroquia de Dông Chiêm participe con confianza en el misterio de la Cruz de Cristo. Rezamos también para que nuestro país llegue a ser verdaderamente justo, democrático y civilizado, donde los sagrados valores son respetados y los derechos humanos protegidos”.
http://www.zenit.org/rssspanish-33902
ROMA, miércoles, 13 enero 2010 (ZENIT.org).- Según el arzobispado de Hanoi, la destrucción de la cruz de Dông Chiêm por las autoridades es una profanación y una ofensa a Dios y a la Iglesia.
Su afirmación ha sido recogida por Eglises d'Asie, la agencia de las Misiones Extranjeras de País (MEP).
El 7 de enero, la oficina del arzobispo de Hanoi publicó un comunicado relativo a la destrucción de la cruz de la parroquia de Dông Chiêm por un importante efectivo de agentes comandados por las autoridades civiles.
Dirigiéndose al conjunto del clero y los fieles de la archidiódesis de Hanoi, en representación del arzobispo Joseph Ngo Quang Kiet, el padre John Le refleja en el comunicado la indignación general de la población católica ante los hechos que se desarrollaron el día anterior, muy pronto por la mañana, en una parroquia de Hanoi. El texto del comunicado se ha publicado en el sitio del arzobispado de Hanoi.
Además, el 8 de enero, el conjunto de los obispos de la parte norte de Vietnam ofreció oficialmente su apoyo a la parroquia de Dông Chiêm y a la archidiócesis de Hanoi en la nueva prueba que atraviesan.
El comunicado del arzobispado subraya que la cruz fue abatida por “fuerzas armadas dependientes de los poderes públicos”.
Recuerda que la montaña Tho, donde estaba la cruz, se eleva al lado de la iglesia y ha sido siempre propiedad de la parroquia desde su fundación hace más de cien años. Era el lugar donde la parroquia enterraba a los niños nacidos muertos o prematuramente fallecidos así como a las personas sin residencia, en los años 1945-46.
En la actualidad, la parroquia arrienda las tierras de esta montaña a personas que las quieran explotar.
El comunicado relata que, a las dos de la madrugada del 6 de enero, fuerzas armadas bajo el orden de los poderes públicos, integradas por entre seiscientos y mil efectivos, compuestas por milicianos, agentes de Seguridad y agentes de la policía de intervención, armados de fusiles, acompañados de perros policías, equipados de porras y granadas lacrimógenas, rodearon las parroquias de Nghia Ai, Thuy Hiên, y Dông Chiêm.
Tras bloquear todas las entradas, así como la región de la montaña Tho, empezaron a abatir y destruir la cruz de cemento que dominaba la montaña. A la vista de tal profanación, los fieles de Dông Chiêm gritaron pidiendo a las fuerzas del orden acabar con esta violación de un lugar sagrado. Pero la policía les lanzó granadas lacrimógenas. Un cierto número de fieles fueron cruelmente heridos. Dos están gravemente heridos en el hospital.
“Estamos profundamente afligidos por esta acción que ofende a la Cruz y a Cristo –dice el comunicado--. ¡Es una profanación! Ofender la Cruz, es ofender el símbolo más sagrado de la fe cristiana y de la Iglesia. Golpear brutalmente a personas inocentes sin medios de defensa es una acción bárbara e inhumana, que ofende gravemente a la dignidad humana. ¡Sí, es un acto de violencia ruda que debe ser condenado!”.
En la tarde del 6 de enero, tras su retiro mensual, los sacerdotes del decanato y el clero de la Archidiócesis de Hanoi acudieron a Dông Chiem para visitar a los párrocos y a los fieles, consolar a las víctimas de malos tratos y celebrar una misa por las intenciones de la parroquia de Dông Chiêm.
En representación del arzobispo Joseph Ngo Quang Kiet, el padre John Le invitó “en un espíritu de comunión eclesial, a los sacerdotes, religiosas y religiosos, seminaristas y todos nuestros hermanos y hermanas laicos a rezar activamente para que la parroquia de Dông Chiêm participe con confianza en el misterio de la Cruz de Cristo. Rezamos también para que nuestro país llegue a ser verdaderamente justo, democrático y civilizado, donde los sagrados valores son respetados y los derechos humanos protegidos”.
Vietnamští biskupové se ohradili proti svévoli komunistické vlády (Tiệp Khắc)
Radio Vaticana
19:05 13/01/2010
Hanoj. Vietnamští biskupové jednoznačně vystoupili na obranu věřících, kteří byli surově zbiti při obraně kříže na hřbitově farnosti Dong Chiem nedaleko Hanoje. Několik stovek policistů zde 6.ledna na příkaz regionálních komunistických úřadů odstranilo pomocí výbušniny velký kříž a přitom zbili anebo zatkli každého, kdo se v inkriminované době nacházel poblíž hřbitova.
Biskupové severního Vietnamu vyjádřili svou solidaritu s Hanojským arcibiskupem a zároveň zděšení nad barbarským činem zničení posvátných symbolů víry a brutálním útokem proti místní katolické komunitě. Hanojský arcibiskup mons. Josef Ngo Quang Kiet spolu s deseti Severo-vietnamskými biskupy navštívili farnost Dong Chiem a oběti policejního útoku. Na protest proti barbarskému činu komunistických úřadů postavili věřící vzápětí a na stejném místě další kříž z bambusu. Potvrzují tak i vlastnické právo na dané území, které patří farnosti více jak sto let. V odpověď na tuto akci policie uvěznila pět katolíků a začala území střežit. Nový bambusový kříž však nestrhla. První případ komunistické svévole v letošním roce jeví stejné známky jako ty, které se udály v Tam Toa a Bau sen (v diecézi Vinh) a v Lon Ly (arcidiecéze Hue), kde se rovněž místní úřady zcela bezprávně zmocnily pozemků patřících farnosti a zničily budovy či křesťanské symboly, které na nich stály.
Severo-vietnamští biskupové ve svém prohlášení upozorňují vládu, aby nepřijímala opatření, která by mohla vytvořit „další znechucení, rozhořčení a nedůvěru obyvatelstva“ a zdůrazňují to, co již v minulosti vyjádřila Vietnamská biskupská konference o „potřebě změny zákonů o vlastnictví pozemků a nemovitostí“. Komunistická vláda v Hanoji totiž popírá vlastnická práva s tím, že půda patří lidu a spravuje ji stát. Biskupové poukazují na to, že soukromé vlastnictví je zaručeno Všeobecnou deklarací lidských práv, kterou je třeba respektovat. V závěru svého poselství biskupové vyjadřují svou ochotu „spolupracovat s vládou“ pro blaho země a při budování „velké rodiny“, v níž budou všichni moci žít v pokoji.
(Source: http://www.radiovaticana.cz/clanek.php4?id=12281)
Severo-vietnamští biskupové ve svém prohlášení upozorňují vládu, aby nepřijímala opatření, která by mohla vytvořit „další znechucení, rozhořčení a nedůvěru obyvatelstva“ a zdůrazňují to, co již v minulosti vyjádřila Vietnamská biskupská konference o „potřebě změny zákonů o vlastnictví pozemků a nemovitostí“. Komunistická vláda v Hanoji totiž popírá vlastnická práva s tím, že půda patří lidu a spravuje ji stát. Biskupové poukazují na to, že soukromé vlastnictví je zaručeno Všeobecnou deklarací lidských práv, kterou je třeba respektovat. V závěru svého poselství biskupové vyjadřují svou ochotu „spolupracovat s vládou“ pro blaho země a při budování „velké rodiny“, v níž budou všichni moci žít v pokoji.
(Source: http://www.radiovaticana.cz/clanek.php4?id=12281)
Vietnamští biskupové se ohradili proti svévoli komunistické vlády (Tiệp Khắc)
RadioVaticana.cz
19:06 13/01/2010
Vietnamští biskupové se ohradili proti svévoli komunistické vlády (Tiệp Khắc)
http://www.radiovaticana.cz/clanek.php4?id=12281
Hanoj. Vietnamští biskupové jednoznačně vystoupili na obranu věřících, kteří byli surově zbiti při obraně kříže na hřbitově farnosti Dong Chiem nedaleko Hanoje. Několik stovek policistů zde 6.ledna na příkaz regionálních komunistických úřadů odstranilo pomocí výbušniny velký kříž a přitom zbili anebo zatkli každého, kdo se v inkriminované době nacházel poblíž hřbitova.
Biskupové severního Vietnamu vyjádřili svou solidaritu s Hanojským arcibiskupem a zároveň zděšení nad barbarským činem zničení posvátných symbolů víry a brutálním útokem proti místní katolické komunitě. Hanojský arcibiskup mons. Josef Ngo Quang Kiet spolu s deseti Severo-vietnamskými biskupy navštívili farnost Dong Chiem a oběti policejního útoku. Na protest proti barbarskému činu komunistických úřadů postavili věřící vzápětí a na stejném místě další kříž z bambusu. Potvrzují tak i vlastnické právo na dané území, které patří farnosti více jak sto let. V odpověď na tuto akci policie uvěznila pět katolíků a začala území střežit. Nový bambusový kříž však nestrhla. První případ komunistické svévole v letošním roce jeví stejné známky jako ty, které se udály v Tam Toa a Bau sen (v diecézi Vinh) a v Lon Ly (arcidiecéze Hue), kde se rovněž místní úřady zcela bezprávně zmocnily pozemků patřících farnosti a zničily budovy či křesťanské symboly, které na nich stály.
Severo-vietnamští biskupové ve svém prohlášení upozorňují vládu, aby nepřijímala opatření, která by mohla vytvořit „další znechucení, rozhořčení a nedůvěru obyvatelstva“ a zdůrazňují to, co již v minulosti vyjádřila Vietnamská biskupská konference o „potřebě změny zákonů o vlastnictví pozemků a nemovitostí“. Komunistická vláda v Hanoji totiž popírá vlastnická práva s tím, že půda patří lidu a spravuje ji stát. Biskupové poukazují na to, že soukromé vlastnictví je zaručeno Všeobecnou deklarací lidských práv, kterou je třeba respektovat. V závěru svého poselství biskupové vyjadřují svou ochotu „spolupracovat s vládou“ pro blaho země a při budování „velké rodiny“, v níž budou všichni moci žít v pokoji.
http://www.radiovaticana.cz/clanek.php4?id=12281
Hanoj. Vietnamští biskupové jednoznačně vystoupili na obranu věřících, kteří byli surově zbiti při obraně kříže na hřbitově farnosti Dong Chiem nedaleko Hanoje. Několik stovek policistů zde 6.ledna na příkaz regionálních komunistických úřadů odstranilo pomocí výbušniny velký kříž a přitom zbili anebo zatkli každého, kdo se v inkriminované době nacházel poblíž hřbitova.
Biskupové severního Vietnamu vyjádřili svou solidaritu s Hanojským arcibiskupem a zároveň zděšení nad barbarským činem zničení posvátných symbolů víry a brutálním útokem proti místní katolické komunitě. Hanojský arcibiskup mons. Josef Ngo Quang Kiet spolu s deseti Severo-vietnamskými biskupy navštívili farnost Dong Chiem a oběti policejního útoku. Na protest proti barbarskému činu komunistických úřadů postavili věřící vzápětí a na stejném místě další kříž z bambusu. Potvrzují tak i vlastnické právo na dané území, které patří farnosti více jak sto let. V odpověď na tuto akci policie uvěznila pět katolíků a začala území střežit. Nový bambusový kříž však nestrhla. První případ komunistické svévole v letošním roce jeví stejné známky jako ty, které se udály v Tam Toa a Bau sen (v diecézi Vinh) a v Lon Ly (arcidiecéze Hue), kde se rovněž místní úřady zcela bezprávně zmocnily pozemků patřících farnosti a zničily budovy či křesťanské symboly, které na nich stály.
Severo-vietnamští biskupové ve svém prohlášení upozorňují vládu, aby nepřijímala opatření, která by mohla vytvořit „další znechucení, rozhořčení a nedůvěru obyvatelstva“ a zdůrazňují to, co již v minulosti vyjádřila Vietnamská biskupská konference o „potřebě změny zákonů o vlastnictví pozemků a nemovitostí“. Komunistická vláda v Hanoji totiž popírá vlastnická práva s tím, že půda patří lidu a spravuje ji stát. Biskupové poukazují na to, že soukromé vlastnictví je zaručeno Všeobecnou deklarací lidských práv, kterou je třeba respektovat. V závěru svého poselství biskupové vyjadřují svou ochotu „spolupracovat s vládou“ pro blaho země a při budování „velké rodiny“, v níž budou všichni moci žít v pokoji.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Các Giám Mục Perth ca ngợi thành công của Đại Hội Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam
Nguyễn Hiệp
08:19 13/01/2010
Trại Hè Sa Mạc và Đại Hội Nắng Hồng XII của Tổng Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam Úc Châu được tổ chức tại Ern Halliday Recreation Camp, Hillary Tây Úc Đại Lợi trong bốn ngày từ 07/01/10 và đã kết thúc hôm 10/01/10 vừa qua.
Các Giám Mục và linh mục Úc tham gia trong quá trình huấn luyện của trại hè đã lên tiếng nhiệt liệt khen ngợi tinh thần học hỏi của các huynh trưởng và cách thức tổ chức của Ban Tuyên Úy và Ban Mục Vụ Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc.
“Tôi không biết nói gì hơn là ca ngợi cộng đoàn Công Giáo Việt Nam nơi đây,” Đức Cha Barry James Hickey, Tổng Giám Mục Perth đã nói như trên trong cuộc phỏng vấn dành cho VietCatholic trong thánh lễ bế mạc.
Quan sát các trại sinh, ngài nhận xét như sau:
“Tôi rất vui được nói chuyện với các bạn trẻ. Tôi nhận thấy một nửa trong số các em được sinh ra trên đất Úc và một nửa sinh ra ở Việt Nam. Điều này nghĩa là họ đang trong tiến trình chuyển từ một nền văn hoá khác sang nền văn hoá Úc. Điều làm tôi hài lòng khi nói chuyện với họ và quan sát họ là họ đã cố mang được đức tin của mình từ Việt Nam sang đây và vẫn trung thành với đức tin ấy nơi đất nước Úc này. Khi rời khỏi đất nước, khỏi gia đình, khỏi giáo xứ nơi chôn nhau cắt rốn của mình thì nguy cơ đánh mất đi văn hóa và đức tin là rất lớn. Điều đó đã không xảy ra nơi đây vì họ có những linh mục nhiệt thành, những tu sĩ và anh chị em giáo dân với đức tin sống động. Những người trẻ đã đón nhận đức tin đó. Họ tin tưởng vững chắc. Như thế, họ chắc chắn sẽ là những người Công Giáo Việt Nam và Công Giáo Úc nhiệt thành và kiên vững trong đức tin. Vì thế tôi rất hài lòng thấy được điều này và khi nói chuyện với các em, các em đã cho tôi thấy họ hãnh diện thế nào được là người Công Giáo, là người Công Giáo Việt Nam, và là người Công Giáo Úc cũng như tích cực dự phần trong đời sống Giáo Hội tại Úc Châu. Tôi rất, rất là hài lòng được thấy điều này.”
Nhận định về Cộng Đoàn Công Giáo tại địa phương, ngài nói:
“Tôi không biết nói gì hơn là ca ngợi cộng đoàn Công Giáo Việt Nam nơi đây. Quý vị khán thính giả nên biết là khi những thuyền nhân đầu tiên đến đây, đã nhiều năm về trước hồi đó tôi chưa làm giám mục đâu, tôi chỉ là một linh mục bình thường thôi. Tôi đã chú ý đặc biệt những người mới đến và cùng với một thông dịch viên tôi đã chuyện trò với họ để yên tâm là họ có nơi để rửa tội cho con cái họ, rước lễ lần đầu, học hỏi giáo lý và tôi vui là họ đã nồng nhiệt đón nhận thiện chí của tôi dành cho họ. Giờ đây tôi là Tổng Giám Mục, tôi có thể nhìn lại 30 năm qua và có thể thấy những thành tích xuất sắc của họ, thấy cách thức họ truyền đạt đức tin cho con cháu, qua gia đình, qua những thế hệ nối tiếp. Tôi cũng đã được chứng kiến cách thức họ đóng góp cho các giáo xứ, tham gia vào ban đại diện các giáo xứ, ban tài chính, các ca đoàn và các hoạt động mục vụ. Khi nhìn đến nền kinh tế của quốc gia này tôi thấy những đóng góp lớn lao của họ cho nền kinh tế Úc trong các ngành kỹ nghệ, thương mãi (như mở các cửa hiệu và các xí nghiệp). Tôi cũng ghi nhận các thức họ đưa con cái mình vào các trường đại học với những ngành nghề chuyên môn như bác sĩ và giáo sư đại học.
Họ đóng góp rất lớn trước hết cho giáo hội, sau là cho xã hội này. Vì thế tôi không biết nói gì hơn là ca ngợi họ vì những điều họ đã và đang làm. Tôi tạ ơn Chúa đã cho họ đến đây.”
Dù chỉ vỏn vẹn bốn ngày nhưng đó đã là một cuộc hành trình dài của cả hai năm chuẩn bị, là kết quả của tinh thần hiệp nhất nên một trong yêu thương, một sự hợp tác trọn vẹn và hài hòa trong vui tươi của cả Cộng đoàn Công Giáo VN Tây Úc đã sát cánh bên nhau và cùng đồng hành để hỗ trợ Quý Ban Tuyên Úy và Ban Chấp Hành Liên Đoàn & Xứ Đoàn trong việc chuẩn bị và tổ chức cho Trại Hè & Đại Hội của Tổng Liên Đoàn được thành công mỹ mãn như những tâm tình biết ơn và ghi ơn của các Trại Sinh:
Thành công của "Nắng Hồng" cũng là những nét son đậm đã điểm tô cho tình Cộng Đoàn Công Giáo VN nơi đây trong mối liên hệ và sự quan tâm đặc biệt cho Tổng Liên Đoàn và cả Phong Trào TN.TT.VN. nhằm nâng đỡ những mầm non, tương lai của Cộng Đoàn và Giáo Hội trong niềm tin Kitô giáo này mỗi ngày mỗi lớn mạnh và hoạt động đắc lực hơn phục vụ cho tổng số 17 Xứ Đoàn trên toàn quốc Úc Châu.
Cụ thể và đặc biệt hơn là những tâm tình của Cha Phêrô Nguyễn Mộng Huỳnh - Quản Nhiệm Cộng Đoàn Công Giáo VN. Tây Úc đã dành cho Trại Hè Sa Mạc và Đại Hội Nắng Hồng như sau:
" Tôi về nhận nhiệm sở chưa tròn 11 tháng nhưng được tham dự vào việc bàn thảo và lên kế hoạch cho việc tổ chức trại của Ban Lãnh Đạo của Xứ Đoàn Thánh Tâm cùng với Ban Thường Vụ Hội Đồng Mục Vụ CĐ. Việc chuẩn bị cho Đại Hội Nắng Hồng đã xúc tiến từ năm 2008 trong việc gây quỹ trong ngày Father's Day. Nhưng chỉ thực sự bắt đầu vào khoảng gần cuối năm 2009 trong buổi họp định kỳ của Ban Thường Vụ ngày 14 tháng 8 năm 2009 với sự hiện diện của anh xứ đoàn trưởng Phương Nam và hai trưởng trong Ban Điều hành Xứ Đoàn Thánh Tâm. Trong buổi họp này các em chính thức yêu cầu sự giúp đỡ ý kiến của quý cha và Ban Thường Vụ trong việc gây quỹ, việc đưa đón các trại sinh, việc xử dụng Trung Tâm, và quan trọng nhất là phần ẩm thực cho Đại Hội. Sau khi bàn thảo và phân chia công tác Chủ Tịch Ban Thường Vụ Ông Lê Minh lãnh trách nhiệm là người trực tiếp trách nhiệm phần liên lạc giữa Ban Điều Hành Xứ Đoàn Thánh Tâm và Ban Thường Vụ CĐ cũng như cha Tổng Tuyên Úy Liên Đoàn Nguyễn Kim Sơn. Trong vòng 5 tháng những vấn đề cụ thể đã dần thành hình và việc phân chia công tác cho từng khâu cũng dần được thực hiện. Nên khi những trại sinh đầu tiên đặt chân đến Phi Trường Perth cho đến khi Đại Hội Nắng Hồng bế mạc mọi việc cứ tuần tự tiến hành nhịp nhàng.
Sự thành công tốt đẹp của Đại Hội là sự góp công góp của của toàn thể Cộng Đoàn Công Giáo Việtnam tại Perth. Nhưng những người trực tiếp hy sinh thời giờ và công sức cũng như tiền của cho Đại Hội là những người có tên dưới đây:
1/ Ông Lê Minh Chủ Tịch Cộng Đoàn người đã hy sinh rất nhiều để đi sát và nâng đỡ các em trong việc lên kế hoạch cũng như trong việc đốc thúc các em và những người có trách nhiệm ở các khâu làm việc nhịp nhàng ăn khớp với nhau. Và ông và toàn gia đinh cũng có mặt 24/24 trong suốt những ngày Đại Hội từ khâu chuẩn bị thức ăn, cho đến việc phụ trách phần thánh nhạc cho các buổi lễ trong Đại Hội. Không có ông chắc chắn ĐH không có được sự thành công như đã có. Tôi xin được qua đây gởi đến ông và gia đình lòng biết ơn sâu xa của tôi.
2/ Bà Đinh Thị Vẻ người trực tiếp lo phần ẩm thực cho những ngày Đại Hội. Bà có mặt trong bếp từ sáng sớm cho đến chiều tối để lo phần nấu nướng cũng như lo điều hành các ban ngành đoàn thể tới phụ giúp nấu ăn. Không có bà các bữa ăn không thể đầy đủ và ngon miệng như nhà hàng như đã được các trại sinh khen ngợi như vậy.Và Ông Nguyễn Đình Dương, Phó Nội Vụ là người cộng tác chặt chẽ với bà Vẻ trong khâu ẩm thực.
3/ Ông Hoàng Minh Tân và gia đình họ Hoàng. Ông Hoàng Minh Tân là Trưởng Ban Tài Chánh của CĐCGVN Perth. Thiếu ông việc gây quỹ không thành công được như vậy. Và trong những ngày Đại Hội Ông Tân và các người em là chị Đậu, Chị Mỵ, Chị Mai, và hai anh Tam và Tự đã phụ bếp cũng như lo việc chuyên chở đồ đạc và thức ăn cho Đại Hội.
4/ Cha Nguyễn Kim Sơn và gia đình đã lo quần áo. mũ, bảng tên, băng rôn, và những thứ linh tinh trong đại hội.
5/ Cha Tuyên Uý Xứ Đoàn Thánh Tâm Phạm Quang Hồng, và Sơ Trợ Úy Joanne Lê Linh đã theo sát các em cũng như bỏ rất nhiều thời gian làm việc với các em. Đặc biệt Cha Hồng đã bỏ cả tuần lễ mua vật liệu và làm các cổng trại giữa nắng hè thiêu đốt.
6/ Anh Phương Nam Xứ Đoàn Trưởng và Ban Điều Hành Xứ Đoàn Thánh Tâm Perth đã bỏ rất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị cũng như việc đưa đón trước cũng như sau khi ĐH bế mạc.
7/ Các cha Thi, Phong, Chiến đã làm tài xế xe Bus chuyên chở các em đi về cũng như có mặt trong ĐH với các em.
8/ Các ban ngành đoàn thể đã góp công trong việc nấu nướng. Đặc biệt Hội Phụ Nữ CGVN Tây Úc và gia đình Anh Chị Mai - Sơn.
9/ Anh Lê Hoàng đã lo âm thanh cho suốt buổi đại hội đặc biệt phần âm thanh và ánh sáng trong buổi văn nghệ bế mạc.
Sau hết nhưng không kém phần quan trọng là toàn thể quý vị phụ huynh và các em thiếu nhi trong Xứ Đoàn Thánh Tâm đã cộng tác chặt chẽ với cũng như nâng đỡ khuyến khích anh Xứ Đoàn Trưởng và ban Điều Hành Xứ Đoàn trong việc đón tiếp, tham dự và cổ võ trong mọi sinh hoạt trước cũng như sau kỳ ĐH.
Dĩ nhiên trong bất kỳ việc tổ chức nào cũng không thể hoàn hảo trăm phần trăm. Nhưng những khuyết điểm nếu có cũng không đáng kể và xảy ra ngoài ý muốn. Còn lại nói chung ĐH Nắng Hồng 12 được đánh giá là ĐH thành công nhất từ trước tới giờ. Riêng tôi, tôi thấy rằng sự thành công lớn nhất của Đại Hội Nắng Hồng 12 là sự thương yêu gắn bó của mọi thành viên trong CĐCGVN Tây Úc. Không có sự gắn bó thương yêu này sẽ không đạt được bất cứ một thành công nào. Và tôi nghĩ rằng đây mới là điểm son lớn nhất của Đai Hội Nắng Hồng được tổ chức tại Perth năm nay."
Vâng, "Nắng Hồng" đã kết thúc và những "Ngày Vàng" đó đã qua.. . nhưng dư âm của Nắng Hồng vẫn còn đó, còn đây và vẫn sẽ còn rất dài lâu khi tinh thần và lý tưởng phục vụ, hy sinh & làm tông đồ cũng như tình người, tình đồng đội & tình huynh đệ của các Trại Sinh đã dâng cao, dâng đầy và sẽ còn ấm mãi.
Vâng, xin cho tinh thần và những thành tựu hay những thành công mỹ mãn kia của "Nắng Hồng" sẽ bay thật xa đến mọi Xứ Đoàn và Cộng Đoàn mọi nơi... Xin cho Lý Tưởng của "Nắng Hồng" sẽ chói sáng mãi để nâng đỡ và hướng đạo những bước chân vui "Lên Đường" của các Trại Sinh trong sứ vụ phụng sự Chúa và phục vụ Giáo Hội ở mọi nơi, mọi nẻo đường các em bước tới và mong hẹn một "Nắng Hồng" XIII tại Sydney - NSW cho những ngày tháng vui của năm 2012.
Các Giám Mục và linh mục Úc tham gia trong quá trình huấn luyện của trại hè đã lên tiếng nhiệt liệt khen ngợi tinh thần học hỏi của các huynh trưởng và cách thức tổ chức của Ban Tuyên Úy và Ban Mục Vụ Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc.
“Tôi không biết nói gì hơn là ca ngợi cộng đoàn Công Giáo Việt Nam nơi đây,” Đức Cha Barry James Hickey, Tổng Giám Mục Perth đã nói như trên trong cuộc phỏng vấn dành cho VietCatholic trong thánh lễ bế mạc.
Quan sát các trại sinh, ngài nhận xét như sau:
“Tôi rất vui được nói chuyện với các bạn trẻ. Tôi nhận thấy một nửa trong số các em được sinh ra trên đất Úc và một nửa sinh ra ở Việt Nam. Điều này nghĩa là họ đang trong tiến trình chuyển từ một nền văn hoá khác sang nền văn hoá Úc. Điều làm tôi hài lòng khi nói chuyện với họ và quan sát họ là họ đã cố mang được đức tin của mình từ Việt Nam sang đây và vẫn trung thành với đức tin ấy nơi đất nước Úc này. Khi rời khỏi đất nước, khỏi gia đình, khỏi giáo xứ nơi chôn nhau cắt rốn của mình thì nguy cơ đánh mất đi văn hóa và đức tin là rất lớn. Điều đó đã không xảy ra nơi đây vì họ có những linh mục nhiệt thành, những tu sĩ và anh chị em giáo dân với đức tin sống động. Những người trẻ đã đón nhận đức tin đó. Họ tin tưởng vững chắc. Như thế, họ chắc chắn sẽ là những người Công Giáo Việt Nam và Công Giáo Úc nhiệt thành và kiên vững trong đức tin. Vì thế tôi rất hài lòng thấy được điều này và khi nói chuyện với các em, các em đã cho tôi thấy họ hãnh diện thế nào được là người Công Giáo, là người Công Giáo Việt Nam, và là người Công Giáo Úc cũng như tích cực dự phần trong đời sống Giáo Hội tại Úc Châu. Tôi rất, rất là hài lòng được thấy điều này.”
Nhận định về Cộng Đoàn Công Giáo tại địa phương, ngài nói:
“Tôi không biết nói gì hơn là ca ngợi cộng đoàn Công Giáo Việt Nam nơi đây. Quý vị khán thính giả nên biết là khi những thuyền nhân đầu tiên đến đây, đã nhiều năm về trước hồi đó tôi chưa làm giám mục đâu, tôi chỉ là một linh mục bình thường thôi. Tôi đã chú ý đặc biệt những người mới đến và cùng với một thông dịch viên tôi đã chuyện trò với họ để yên tâm là họ có nơi để rửa tội cho con cái họ, rước lễ lần đầu, học hỏi giáo lý và tôi vui là họ đã nồng nhiệt đón nhận thiện chí của tôi dành cho họ. Giờ đây tôi là Tổng Giám Mục, tôi có thể nhìn lại 30 năm qua và có thể thấy những thành tích xuất sắc của họ, thấy cách thức họ truyền đạt đức tin cho con cháu, qua gia đình, qua những thế hệ nối tiếp. Tôi cũng đã được chứng kiến cách thức họ đóng góp cho các giáo xứ, tham gia vào ban đại diện các giáo xứ, ban tài chính, các ca đoàn và các hoạt động mục vụ. Khi nhìn đến nền kinh tế của quốc gia này tôi thấy những đóng góp lớn lao của họ cho nền kinh tế Úc trong các ngành kỹ nghệ, thương mãi (như mở các cửa hiệu và các xí nghiệp). Tôi cũng ghi nhận các thức họ đưa con cái mình vào các trường đại học với những ngành nghề chuyên môn như bác sĩ và giáo sư đại học.
Họ đóng góp rất lớn trước hết cho giáo hội, sau là cho xã hội này. Vì thế tôi không biết nói gì hơn là ca ngợi họ vì những điều họ đã và đang làm. Tôi tạ ơn Chúa đã cho họ đến đây.”
Dù chỉ vỏn vẹn bốn ngày nhưng đó đã là một cuộc hành trình dài của cả hai năm chuẩn bị, là kết quả của tinh thần hiệp nhất nên một trong yêu thương, một sự hợp tác trọn vẹn và hài hòa trong vui tươi của cả Cộng đoàn Công Giáo VN Tây Úc đã sát cánh bên nhau và cùng đồng hành để hỗ trợ Quý Ban Tuyên Úy và Ban Chấp Hành Liên Đoàn & Xứ Đoàn trong việc chuẩn bị và tổ chức cho Trại Hè & Đại Hội của Tổng Liên Đoàn được thành công mỹ mãn như những tâm tình biết ơn và ghi ơn của các Trại Sinh:
Thành công của "Nắng Hồng" cũng là những nét son đậm đã điểm tô cho tình Cộng Đoàn Công Giáo VN nơi đây trong mối liên hệ và sự quan tâm đặc biệt cho Tổng Liên Đoàn và cả Phong Trào TN.TT.VN. nhằm nâng đỡ những mầm non, tương lai của Cộng Đoàn và Giáo Hội trong niềm tin Kitô giáo này mỗi ngày mỗi lớn mạnh và hoạt động đắc lực hơn phục vụ cho tổng số 17 Xứ Đoàn trên toàn quốc Úc Châu.
Cụ thể và đặc biệt hơn là những tâm tình của Cha Phêrô Nguyễn Mộng Huỳnh - Quản Nhiệm Cộng Đoàn Công Giáo VN. Tây Úc đã dành cho Trại Hè Sa Mạc và Đại Hội Nắng Hồng như sau:
" Tôi về nhận nhiệm sở chưa tròn 11 tháng nhưng được tham dự vào việc bàn thảo và lên kế hoạch cho việc tổ chức trại của Ban Lãnh Đạo của Xứ Đoàn Thánh Tâm cùng với Ban Thường Vụ Hội Đồng Mục Vụ CĐ. Việc chuẩn bị cho Đại Hội Nắng Hồng đã xúc tiến từ năm 2008 trong việc gây quỹ trong ngày Father's Day. Nhưng chỉ thực sự bắt đầu vào khoảng gần cuối năm 2009 trong buổi họp định kỳ của Ban Thường Vụ ngày 14 tháng 8 năm 2009 với sự hiện diện của anh xứ đoàn trưởng Phương Nam và hai trưởng trong Ban Điều hành Xứ Đoàn Thánh Tâm. Trong buổi họp này các em chính thức yêu cầu sự giúp đỡ ý kiến của quý cha và Ban Thường Vụ trong việc gây quỹ, việc đưa đón các trại sinh, việc xử dụng Trung Tâm, và quan trọng nhất là phần ẩm thực cho Đại Hội. Sau khi bàn thảo và phân chia công tác Chủ Tịch Ban Thường Vụ Ông Lê Minh lãnh trách nhiệm là người trực tiếp trách nhiệm phần liên lạc giữa Ban Điều Hành Xứ Đoàn Thánh Tâm và Ban Thường Vụ CĐ cũng như cha Tổng Tuyên Úy Liên Đoàn Nguyễn Kim Sơn. Trong vòng 5 tháng những vấn đề cụ thể đã dần thành hình và việc phân chia công tác cho từng khâu cũng dần được thực hiện. Nên khi những trại sinh đầu tiên đặt chân đến Phi Trường Perth cho đến khi Đại Hội Nắng Hồng bế mạc mọi việc cứ tuần tự tiến hành nhịp nhàng.
Sự thành công tốt đẹp của Đại Hội là sự góp công góp của của toàn thể Cộng Đoàn Công Giáo Việtnam tại Perth. Nhưng những người trực tiếp hy sinh thời giờ và công sức cũng như tiền của cho Đại Hội là những người có tên dưới đây:
1/ Ông Lê Minh Chủ Tịch Cộng Đoàn người đã hy sinh rất nhiều để đi sát và nâng đỡ các em trong việc lên kế hoạch cũng như trong việc đốc thúc các em và những người có trách nhiệm ở các khâu làm việc nhịp nhàng ăn khớp với nhau. Và ông và toàn gia đinh cũng có mặt 24/24 trong suốt những ngày Đại Hội từ khâu chuẩn bị thức ăn, cho đến việc phụ trách phần thánh nhạc cho các buổi lễ trong Đại Hội. Không có ông chắc chắn ĐH không có được sự thành công như đã có. Tôi xin được qua đây gởi đến ông và gia đình lòng biết ơn sâu xa của tôi.
2/ Bà Đinh Thị Vẻ người trực tiếp lo phần ẩm thực cho những ngày Đại Hội. Bà có mặt trong bếp từ sáng sớm cho đến chiều tối để lo phần nấu nướng cũng như lo điều hành các ban ngành đoàn thể tới phụ giúp nấu ăn. Không có bà các bữa ăn không thể đầy đủ và ngon miệng như nhà hàng như đã được các trại sinh khen ngợi như vậy.Và Ông Nguyễn Đình Dương, Phó Nội Vụ là người cộng tác chặt chẽ với bà Vẻ trong khâu ẩm thực.
3/ Ông Hoàng Minh Tân và gia đình họ Hoàng. Ông Hoàng Minh Tân là Trưởng Ban Tài Chánh của CĐCGVN Perth. Thiếu ông việc gây quỹ không thành công được như vậy. Và trong những ngày Đại Hội Ông Tân và các người em là chị Đậu, Chị Mỵ, Chị Mai, và hai anh Tam và Tự đã phụ bếp cũng như lo việc chuyên chở đồ đạc và thức ăn cho Đại Hội.
4/ Cha Nguyễn Kim Sơn và gia đình đã lo quần áo. mũ, bảng tên, băng rôn, và những thứ linh tinh trong đại hội.
5/ Cha Tuyên Uý Xứ Đoàn Thánh Tâm Phạm Quang Hồng, và Sơ Trợ Úy Joanne Lê Linh đã theo sát các em cũng như bỏ rất nhiều thời gian làm việc với các em. Đặc biệt Cha Hồng đã bỏ cả tuần lễ mua vật liệu và làm các cổng trại giữa nắng hè thiêu đốt.
6/ Anh Phương Nam Xứ Đoàn Trưởng và Ban Điều Hành Xứ Đoàn Thánh Tâm Perth đã bỏ rất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị cũng như việc đưa đón trước cũng như sau khi ĐH bế mạc.
7/ Các cha Thi, Phong, Chiến đã làm tài xế xe Bus chuyên chở các em đi về cũng như có mặt trong ĐH với các em.
8/ Các ban ngành đoàn thể đã góp công trong việc nấu nướng. Đặc biệt Hội Phụ Nữ CGVN Tây Úc và gia đình Anh Chị Mai - Sơn.
9/ Anh Lê Hoàng đã lo âm thanh cho suốt buổi đại hội đặc biệt phần âm thanh và ánh sáng trong buổi văn nghệ bế mạc.
Sau hết nhưng không kém phần quan trọng là toàn thể quý vị phụ huynh và các em thiếu nhi trong Xứ Đoàn Thánh Tâm đã cộng tác chặt chẽ với cũng như nâng đỡ khuyến khích anh Xứ Đoàn Trưởng và ban Điều Hành Xứ Đoàn trong việc đón tiếp, tham dự và cổ võ trong mọi sinh hoạt trước cũng như sau kỳ ĐH.
Dĩ nhiên trong bất kỳ việc tổ chức nào cũng không thể hoàn hảo trăm phần trăm. Nhưng những khuyết điểm nếu có cũng không đáng kể và xảy ra ngoài ý muốn. Còn lại nói chung ĐH Nắng Hồng 12 được đánh giá là ĐH thành công nhất từ trước tới giờ. Riêng tôi, tôi thấy rằng sự thành công lớn nhất của Đại Hội Nắng Hồng 12 là sự thương yêu gắn bó của mọi thành viên trong CĐCGVN Tây Úc. Không có sự gắn bó thương yêu này sẽ không đạt được bất cứ một thành công nào. Và tôi nghĩ rằng đây mới là điểm son lớn nhất của Đai Hội Nắng Hồng được tổ chức tại Perth năm nay."
Vâng, "Nắng Hồng" đã kết thúc và những "Ngày Vàng" đó đã qua.. . nhưng dư âm của Nắng Hồng vẫn còn đó, còn đây và vẫn sẽ còn rất dài lâu khi tinh thần và lý tưởng phục vụ, hy sinh & làm tông đồ cũng như tình người, tình đồng đội & tình huynh đệ của các Trại Sinh đã dâng cao, dâng đầy và sẽ còn ấm mãi.
Vâng, xin cho tinh thần và những thành tựu hay những thành công mỹ mãn kia của "Nắng Hồng" sẽ bay thật xa đến mọi Xứ Đoàn và Cộng Đoàn mọi nơi... Xin cho Lý Tưởng của "Nắng Hồng" sẽ chói sáng mãi để nâng đỡ và hướng đạo những bước chân vui "Lên Đường" của các Trại Sinh trong sứ vụ phụng sự Chúa và phục vụ Giáo Hội ở mọi nơi, mọi nẻo đường các em bước tới và mong hẹn một "Nắng Hồng" XIII tại Sydney - NSW cho những ngày tháng vui của năm 2012.
Giám mục người Việt đầu tiên tại Canada
BBC
09:37 13/01/2010
Giám mục người Việt đầu tiên tại Canada
Linh mục Vincent Nguyễn trở thành vị giám mục Công giáo gốc châu Á đầu tiên tại Canada trong buổi lễ long trọng cử hành tại Toronto.
Ngài Vincent Nguyễn, tên đầy đủ là Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, cũng là giám mục trẻ nhất tại Canada.
Từ Việt Nam, ngài vượt biên năm 1983. Ngài được tàu hàng của Nhật vớt và lưu lại Nhật Bản một năm.
Sau đó ngài sang định cư tại Canada với hai người anh. Tuy hoàn tất văn bằng cử nhân về cơ khí điện tại đại học Canada, ngài luôn nuôi mộng ước trở thành tu sĩ.
Ngài được thụ phong linh mục năm 1998.
Ngày 13/1/2010 ngài được phong chức Giám mục phụ tá Giáo phận Toronto, Canada.
Linh mục Nguyễn Kim Long, cha phó giáo sứ Tam Viên thuộc giáo phận Orange County, người có giai đoạn học và làm việc ở Canada cùng đức Tân giám mục Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, đánh giá về lễ phong chức này.
Linh mục Nguyễn Kim Long: Khi tôi đến Canada, tân giám mục Vincent Hiếu đã ở đó rồi. Tôi được kể lại, ngài vượt biên, sang Nhật rồi sang Canada đoàn tụ với người anh. Ngài bắt đầu học đại học, tốt nghiệp ngành cơ khí. Đến 1998 ngài được chịu chức linh mục. Sau đó được cử làm cha Phó, rồi làm cha Sở của địa phận Toronto. Mới đây ngài được chọn làm giám mục của Toronto.
Có thể nói con đường đi của cha Hiếu cũng đặc biệt vì ngài là con người rất nhẹ nhàng, con người không có cao lớn bề ngoài, giọng nói cũng như tính cách rất nhẹ nhàng. Trong cái niềm tin của chúng tôi, chúng tôi tin là Thiên Chúa đã chọn cái sự nhẹ nhàng để làm những chuyện lớn lao. Có thể nói con đường đi của ngài nó có những gian truân, rời đất nước, lăn lộn ở các trại tỵ nạn, rồi trong cái sự nhẹ nhàng của ngài, Thiên Chúa đã có một cái đường hướng để ngài làm chuyện lớn lao hơn, hữu ích hơn cho cộng đồng Việt Nam cũng như người công giáo Việt Nam.
BBC: Thưa linh mục, so với tỷ lệ giáo dân người Việt tại Canada, sự xuất hiện của một giám mục người Việt có ý nghĩa gì không?
Linh mục Nguyễn Kim Long: Rất quan trọng. Tỷ lệ người công giáo Việt Nam ở Canada, nhất là ở Toronto không có đông. Tại Toronto nơi tôi ở trước đây, có hơn 1 triệu tín hữu, công giáo Việt Nam có khoảng 5 hay 6 ngàn người thôi. Đó là tại tổng giáo phận tôi đang nói tới là Toronto đấy. Nay chúng ta có một giám mục người Việt thì đó là điều rất đặc biệt, tôi coi đây là sự trưởng thành cũng như đóng góp của người Công giáo Việt Nam cho địa phận Toronto.
Người Việt Nam ở Canada tôi nghe nói có khoảng 200 ngàn người. Sự đóng góp của người Việt cho nước Canada đa văn hóa cũng rất là mạnh. Rất có thể là qua những sự đóng góp như vậy, đất nước Canada nói chung cũng như các giám mục Công giáo đã nhận ra sự trưởng thành của người Công giáo Việt Nam. Các ngài quyết định chọn một vị giám mục Á châu đầu tiên cho Canada cũng như cho cộng đoàn Việt Nam nhỏ bé. Tôi thấy sự phong chức này rất có ý nghĩa và là niềm vui cho người Việt Nam nói chung, cũng như cho người Công giáo nói riêng.
Linh mục Vincent Nguyễn trở thành vị giám mục Công giáo gốc châu Á đầu tiên tại Canada trong buổi lễ long trọng cử hành tại Toronto.
Ngài Vincent Nguyễn, tên đầy đủ là Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, cũng là giám mục trẻ nhất tại Canada.
Từ Việt Nam, ngài vượt biên năm 1983. Ngài được tàu hàng của Nhật vớt và lưu lại Nhật Bản một năm.
Sau đó ngài sang định cư tại Canada với hai người anh. Tuy hoàn tất văn bằng cử nhân về cơ khí điện tại đại học Canada, ngài luôn nuôi mộng ước trở thành tu sĩ.
Ngài được thụ phong linh mục năm 1998.
Ngày 13/1/2010 ngài được phong chức Giám mục phụ tá Giáo phận Toronto, Canada.
Linh mục Nguyễn Kim Long, cha phó giáo sứ Tam Viên thuộc giáo phận Orange County, người có giai đoạn học và làm việc ở Canada cùng đức Tân giám mục Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, đánh giá về lễ phong chức này.
Linh mục Nguyễn Kim Long: Khi tôi đến Canada, tân giám mục Vincent Hiếu đã ở đó rồi. Tôi được kể lại, ngài vượt biên, sang Nhật rồi sang Canada đoàn tụ với người anh. Ngài bắt đầu học đại học, tốt nghiệp ngành cơ khí. Đến 1998 ngài được chịu chức linh mục. Sau đó được cử làm cha Phó, rồi làm cha Sở của địa phận Toronto. Mới đây ngài được chọn làm giám mục của Toronto.
Có thể nói con đường đi của cha Hiếu cũng đặc biệt vì ngài là con người rất nhẹ nhàng, con người không có cao lớn bề ngoài, giọng nói cũng như tính cách rất nhẹ nhàng. Trong cái niềm tin của chúng tôi, chúng tôi tin là Thiên Chúa đã chọn cái sự nhẹ nhàng để làm những chuyện lớn lao. Có thể nói con đường đi của ngài nó có những gian truân, rời đất nước, lăn lộn ở các trại tỵ nạn, rồi trong cái sự nhẹ nhàng của ngài, Thiên Chúa đã có một cái đường hướng để ngài làm chuyện lớn lao hơn, hữu ích hơn cho cộng đồng Việt Nam cũng như người công giáo Việt Nam.
BBC: Thưa linh mục, so với tỷ lệ giáo dân người Việt tại Canada, sự xuất hiện của một giám mục người Việt có ý nghĩa gì không?
Linh mục Nguyễn Kim Long: Rất quan trọng. Tỷ lệ người công giáo Việt Nam ở Canada, nhất là ở Toronto không có đông. Tại Toronto nơi tôi ở trước đây, có hơn 1 triệu tín hữu, công giáo Việt Nam có khoảng 5 hay 6 ngàn người thôi. Đó là tại tổng giáo phận tôi đang nói tới là Toronto đấy. Nay chúng ta có một giám mục người Việt thì đó là điều rất đặc biệt, tôi coi đây là sự trưởng thành cũng như đóng góp của người Công giáo Việt Nam cho địa phận Toronto.
Người Việt Nam ở Canada tôi nghe nói có khoảng 200 ngàn người. Sự đóng góp của người Việt cho nước Canada đa văn hóa cũng rất là mạnh. Rất có thể là qua những sự đóng góp như vậy, đất nước Canada nói chung cũng như các giám mục Công giáo đã nhận ra sự trưởng thành của người Công giáo Việt Nam. Các ngài quyết định chọn một vị giám mục Á châu đầu tiên cho Canada cũng như cho cộng đoàn Việt Nam nhỏ bé. Tôi thấy sự phong chức này rất có ý nghĩa và là niềm vui cho người Việt Nam nói chung, cũng như cho người Công giáo nói riêng.
Đến thăm Giáo điểm truyền giáo Tân Khai – Bình Long, Bình Phước
Nguyễn Hoàng Thương
10:16 13/01/2010
Đến thăm Giáo điểm truyền giáo Tân Khai – Bình Long, Bình Phước
Truyền giáo là căn tính, là trách nhiệm, bổn phận của người Kitô hữu từ hai ngàn năm nay kể từ khi Chúa Kitô lệnh truyền: “Anh em hãy ra đi loan báo Tin Mừng cho muôn dân” (Mt 28,19). Trong xã hội ngày nay, với biết bao vấn nạn, nhất là trào lưu thế tục, duy vật chất, việc loan báo Tin Mừng, loan báo nền văn minh tình thương khẩn thiết hơn bao giờ hết. Tại Việt Nam, chính quyền theo thuyết vô thần luôn tìm mọi cách ngăn cản sự phát triển của tôn giáo, nhưng không vì thế mà công cuộc truyền giáo không được các vị chủ chăn xem trọng.
Xem hình giáo điểm truyền giáo Tân Khai
Tại một vùng ven của tỉnh Bình Phước, thể theo nguyện vọng của khoảng 600 giáo dân lên vùng này lập nghiệp từ hơn 30 năm trước, Tòa Giám Mục Phú Cường đã thành lập một Giáo điểm truyền giáo vào năm 2007 với tên Giáo xứ Tân Khai để đáp ứng nhu cầu của giáo dân đồng thời cũng là nơi chăm sóc mục vụ và đời sống cho đồng bào dân tộc S’Tieng.
Đô thị hóa và hậu quả đối với người dân tộc Stiêng
Đầu năm 2010, truyền thông trong nước thường nhắc đến những thành quả trong việc phát triển kinh tế, cụ thể là trong năm 2009 vừa qua, GDP (Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm nội địa) của Việt Nam tăng 5,30% (1). Thậm chí tờ Tuổi Trẻ còn dẫn nguồn tin The Business Insider cho hay Việt Nam “trỗi dậy chóng mặt”(2). Nhưng cũng chính tờ Tuổi Trẻ cũng cho hay chênh lệch giàu nghèo ở đất Sài Gòn là gần 7 lần (2). Ngay tại Sài Gòn, một đô thị được xem như phát triển bật nhất Việt Nam mà chênh lệch giàu nghèo đã là 7 lần thì thử hỏi nếu so sánh giữa giới giàu có và giới nghèo khổ tại Việt Nam tỷ lệ đó là bao nhiêu?
Bình Dương, Bình Phước là hai tỉnh thuộc Sông Bé cũ, được xem là một trong những tỉnh thành công trong việc đô thị hóa, trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng người ta đâu có biết rằng chính sự thành công đó đã đẩy một lớp người nghèo khổ lại càng khổ cực hơn. Tại nơi vùng ven huyện Bình Long, những người dân tộc Stiêng, do hậu quả đô thị hóa, đất đai mất dần, họ phải sống cuộc sống nghèo khổ tiến sâu trong rừng cao su. Đô thị hóa cũng làm cho bản sắc văn hóa của họ bị mất dần cộng thêm trình độ dân trí thấp, không được quan tâm tạo điều kiện để có nghề kiếm sống nên họ luôn bị thua thiệt khi hòa nhập vào cuộc sống được gọi là “công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam.
Những mảnh đất canh tác của người dân tộc Stiêng dù nhỏ nhoi, ít ỏi giờ cũng không còn để mà trồng trọt, chăn nuôi kiếm sống. Cuộc sống của họ giờ chỉ làm thuê với thu nhập thấp và chủ yếu vẫn là đi mót mủ cao su để có cuộc sống đắp đổi qua ngày. Hiểu được nổi khổ cực đó, mỗi sáng Chúa Nhật hàng tuần, dù thiếu thốn trăm bề nơi xứ truyền giáo mới vừa được khai sinh hai năm, nhưng giáo xứ cũng thuê hai chuyến xe 25 chỗ (1,2 triệu đồng – khoảng 65 Mỹ kim) để đón đồng bào dân tộc Stiêng ở những sóc xa cách nhà thờ 5-7 cây số đến tham dự Thánh Lễ, sau đó họ được tham gia sinh hoạt, các lớp giáo lý, và được khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí trước khi giáo xứ lo cho buổi ăn sáng là gói mì đơn sơ.
Nhà thờ tạm cột gỗ, mái lá, vách trống trơn
Trò chuyện với chúng tôi sáng hôm 09/01/2010, Cha Phêrô Phan Như Ngân, linh mục chánh xứ giáo xứ Tân Khai cho hay việc giúp đỡ đồng bào nghèo người dân tộc Stiêng chủ yếu là vì lý do nhân đạo, việc theo đạo hay không ngài cho họ tùy nghi lựa chọn. Bởi vậy mà hai năm nay ngài chỉ mới rửa tội cho 6 người mặc dù hiện nay con số người dự tòng theo học giáo lý từ một năm đến một năm rưỡi đã lên đến 300 từ các sóc của người Stiêng: Sóc Răng, Sóc Lớn, Sóc Bưng, Sóc Dày, Sóc Đông Phất, Sóc
Năm 2007, khi được Tòa Giám Mục Giáo phận Phú Cường giao cho cha trách nhiệm về nhận xứ, cơ sở ban đầu chỉ là mảnh đất hoang sơ 6.000 mét vuông do giáo dân hiến tặng. Hai tháng trời, cha phải dâng Thánh Lễ ngoài trời, sau đó ngài xây dựng nhà thờ tạm bằng cột cây, mái lá, không tường, không vách cho đến giờ. Cũng một thời gian dài vị linh mục đã phải sinh sống trong một túp lều tạm bợ thô sơ, tứ bề hiu quạnh. Hiện nay, sau nhà thờ tạm là căn phòng đơn sơ dành cho cha xứ và hai thầy giúp xứ. Tuy thế, trong câu chuyện ngài luôn nói đến những mảnh đời thiếu thốn, không có công ăn việc làm, có được hạt gạo nuôi sống qua bữa đã là may mắn. Kỳ vọng của ngài là làm sao vận động để có thể mở lớp dạy nghề dài hạn để họ có thể kiếm việc làm nuôi sống gia đình chứ mót mủ chén (mủ cao su) thì đồng tiền kiếm được thiếu trước, hụt sau không đủ để họ nuôi sống gia đình. Ưu tư của vị linh mục vẫn luôn là vấn đề nhân sự, ngài nói hai thầy giúp xứ chỉ mới đến đây thôi, bởi vậy từ đầu ngài phải đào tạo giáo lý viên, điều kiện rất cần thiết cho công tác truyền giáo và ngài cũng đã gửi đi đào tạo các tác viên Tin Mừng. Ngài cũng cho hay cái nghèo, cái khó cũng làm cho người dân tộc đánh mất dần đi bản sắc văn hóa của họ, thế nên ngài đã tìm mọi cách để phục hồi nền văn hóa đó bằng cách đặt hàng những người đứng tuổi còn biết dệt nên những tấm váy truyền thống, cũng là tạo việc làm cho họ, để dành tặng cho những người được Thanh Tẩy. Đồng thời, có dịp là ngài cho tổ chức hội cồng chiêng để quy tụ họ cùng nhau múa hát trong khuôn viên nhà thờ. Và xây một ngôi thánh đường nghiêm chỉnh hơn cũng không nằm ngoài dự kiến của cha chánh xứ.
Những cuộc đời cơ cực giữa rừng cao su
Được hướng dẫn đi thăm các sóc lọt thỏm trong rừng cao su hôm 28/11/2009, anh chị em chúng tôi đã chứng kiến những mảnh đời, những hoàn cảnh nghèo khổ cùng cực thật xót xa trong những căn nhà tạm bợ xiêu vẹo.
- Đó là hình ảnh của một chị ốm nhom ngồi trên giường có hoàn cảnh rất đáng thương. Chị có tất cả 3 người con: đứa đầu được 12 tuổi thì chết đói, đứa út được 1 tháng tuổi thì cũng qua đời, còn lại một bé 9 tuổi “thì ốm như viên kẹo”, và chị bị chồng bỏ vì hoàn cảnh quá thê thảm. Mang trong người đủ thứ căn bệnh từ bao tử, sốt, viêm tử cung… nên người chị thật gầy gò, ốm yếu không làm gì nổi. Hôm chị đuối sức quá, một phần vì đói, may là Cha Phêrô hay tin vào cứu kịp chứ không thì đứa con 9 tuổi của chị đã ở lại bơ vơ không nơi nương tựa. Hôm chúng tôi đến, trong đoàn có chị Igner là bác sĩ đã khám bệnh, sau đó đã gởi thuốc cho chị nên bệnh tình phần nào thuyên giảm.
- Đó là hình ảnh 4 đứa bé ngồi trên chiếc giường tre ọp ẹp, mẹ bị ung thư chết khi còn rất trẻ, ba vào làm trong mỏ than 1 tháng mới về 1 lần. Làm nghề thợ mỏ rất khổ nhưng đồng tiền kiếm được chẳng là bao nhiêu, nhưng anh không còn cách chọn lựa. Bốn đứa trẻ giờ phải sống với bà ngoại, bà đã lớn tuổi nên cũng không làm được gì nhiều để giúp cháu, lại thêm người con trai nhỏ bị lao phổi, nên cứ túm tụm nhau mà sống khổ với nhau. Khi chúng tôi đến thăm, bà vừa cho xem hình con gái vừa khóc thật thảm thương. Trong bốn đứa nhỏ, có 1 trẻ bị vết rách ở cổ không biết bị con gì cắn đến nổi bị nhiễm trùng trầm trọng. Sau hôm chúng tôi đến, tuy bác sĩ Igner có cho thuốc và hướng dẫn về vệ sinh vế thương nhưng vẫn không thuyên giảm nên một chị trong nhóm đã gửi tiền để giúp họ nằm viện. Rõ thật, hoàn cảnh khổ lại càng khổ thêm.
Còn nhiều lắm những hình ảnh, những mảnh đời, những hoàn cảnh khổ mà bà con người dân tộc Stiêng phải cam chịu mà chúng tôi chứng kiến tận mắt. Mong sao cha Phêrô vận động mở được các lớp hướng nghiệp cho họ, để đời sống họ được cải thiện.
Thăm hỏi, tặng quà, giao lưu
Chuẩn nghèo ở Sài Gòn là 1 triệu đồng/tháng (khoảng hơn 50 Mỹ kim), nhưng đối với những người dân tộc sống trong các sóc giữa bố bề cây cao su lại là một số tiền rất lớn trong đời họ, bởi vậy mà những món quà nhỏ nhoi mà sáng ngày thứ Bảy 09/01/2010 chúng tôi mang đến như gạo, đường, nước tương, nước mắm, muối, dầu ăn, cá khô… được nhiều người trong họ xem như món quà Tết sớm. Hoàn cảnh của họ cùng cực đến nổi có người trong chúng tôi đùa vui muốn ở lại sinh sống với người dân tộc, cha xứ liền bảo nếu hằng ngày chỉ ăn cơm với muối được thì hãy ở lại.
Những đôi dép nhựa bị người ta xem là tầm thường ở chốn đô thị lại được các trẻ nhỏ đón nhận một cách hớn hở, mừng vui ra mặt. Và còn đó những đôi mắt trẻ thơ hồn nhiên ánh lên rạng rỡ khi màn hình máy chiếu chúng tôi mang theo trình chiếu vở kịch hài thiếu nhi cười vỡ bụng. Và cũng không hề thiếu niềm vui khi các em được quy tụ lại trong những trò chơi vận động do các bạn trẻ tổ chức.
Đây đó vang lên tiếng cồng chiêng vang vọng bản sắc văn hóa của người dân tộc. Tiết mục giao lưu múa cồng chiêng được cha xứ thếch đãi chúng tôi làm cho không khí thân mật lạ thường. Các cụ già rất nhiệt tình hăng say trong những điệu múa gần như thấm vào máu thịt của họ. Thế rồi hòa vào tiếng cồng chiêng là những bài hát ca ngợi Chúa mang âm hưởng của núi rừng. Cha xứ đã chủ động cùng thầy giúp xứ và anh chị em chúng tôi đã hòa nhịp vào điệu múa lời ca, không còn phân biệt dân tộc, giàu nghèo, người thành thị, người trong rừng sâu nữa mà chỉ còn tình người cùng một nước, con cùng một Cha trên trời đến với nhau bằng cả tấm lòng.
Thay lời kết
Công cuộc truyền giáo vẫn luôn khó khăn cho Giáo Hội Việt Nam khi mà tình trạng thiếu hụt nhân sự, thiếu linh mục, tu sĩ vẫn là thực trạng ngay cả trong những giáo phận lớn. Bên cạnh nhân sự thì kinh phí cho công cuộc truyền giáo vẫn là vấn đề nan giải vì trên thực tế đa số dân Việt Nam vẫn là những người phải chạy gạo từng bữa, nơi nơi khó nghèo chỉ có thể giúp nhau trong ngắn hạn. Đã vậy, việc xây dựng sửa chữa nhà thờ, và các công trình phụ cận không phải dễ dàng gì trong thời điểm mà luật lệ cứ rối tung lăm le bắt khó mọi người dân. Tuy nhiên, hạt gống đức tin 350 năm mà Giáo Hội Việt Nam đang mừng kính Năm Thánh vẫn luôn triển nở dù trải qua bao bách hại, ngược đãi của nhiều triều đại, nhiều thể chế cai trị. Thể chế chính trị nào rồi cũng sẽ qua đi nhưng đức tin vào thập giá, thập giá không bao giờ đổ cho dù con người tàn phá, vào Thiên Chúa giáng thế làm người, vào Chúa Kitô Phục Sinh mang lại ơn cứu độ cho trần gian thì trường tồn cho đến tận thế.
Lại một lần nữa anh chị em ca viên ca đoàn Giáo xứ Xóm Chiếu đất Sài thành chúng tôi, nhờ sự giúp sức của những ân nhân xa gần, lại được chia sẻ, cảm nhận đức khó nghèo của Chúa Giêsu Hài Đồng hai ngàn năm trước nơi những đồng bào dân tộc Stiêng ở Giáo xứ Tân Khai. Mong lắm thay những bàn tay nâng đỡ cho một giáo điểm truyền giáo vừa khai sinh:
Lm. Phêrô Phan Như Ngân – Chánh xứ Giáo xứ Tân Khai, Giáo Phận Phú Cường
Adress: Tổ 1, ấp 3, xã Tân Khai, Hớn Quản, Bình Phước, Việt Nam
Tel: 0084-651-3633900, Cellphone: 0084-909824257
Email: phanngankh@yahoo.com
Ghi chú:
1. GDP tăng 5,30 %, nhưng ai hưởng?
http://vietcatholic.org/News/Html/75520.htm
2. The Business Insider: Việt Nam “trỗi dậy chóng mặt”
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=358012&ChannelID=2
3. Chênh lệch giàu nghèo ở TP.HCM gần 7 lần
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=357168&ChannelID=3
Viết từ Sài gòn, những ngày Giáo Hội Việt Nam vác thánh giá,
Truyền giáo là căn tính, là trách nhiệm, bổn phận của người Kitô hữu từ hai ngàn năm nay kể từ khi Chúa Kitô lệnh truyền: “Anh em hãy ra đi loan báo Tin Mừng cho muôn dân” (Mt 28,19). Trong xã hội ngày nay, với biết bao vấn nạn, nhất là trào lưu thế tục, duy vật chất, việc loan báo Tin Mừng, loan báo nền văn minh tình thương khẩn thiết hơn bao giờ hết. Tại Việt Nam, chính quyền theo thuyết vô thần luôn tìm mọi cách ngăn cản sự phát triển của tôn giáo, nhưng không vì thế mà công cuộc truyền giáo không được các vị chủ chăn xem trọng.
Xem hình giáo điểm truyền giáo Tân Khai
Tại một vùng ven của tỉnh Bình Phước, thể theo nguyện vọng của khoảng 600 giáo dân lên vùng này lập nghiệp từ hơn 30 năm trước, Tòa Giám Mục Phú Cường đã thành lập một Giáo điểm truyền giáo vào năm 2007 với tên Giáo xứ Tân Khai để đáp ứng nhu cầu của giáo dân đồng thời cũng là nơi chăm sóc mục vụ và đời sống cho đồng bào dân tộc S’Tieng.
Đô thị hóa và hậu quả đối với người dân tộc Stiêng
Đầu năm 2010, truyền thông trong nước thường nhắc đến những thành quả trong việc phát triển kinh tế, cụ thể là trong năm 2009 vừa qua, GDP (Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm nội địa) của Việt Nam tăng 5,30% (1). Thậm chí tờ Tuổi Trẻ còn dẫn nguồn tin The Business Insider cho hay Việt Nam “trỗi dậy chóng mặt”(2). Nhưng cũng chính tờ Tuổi Trẻ cũng cho hay chênh lệch giàu nghèo ở đất Sài Gòn là gần 7 lần (2). Ngay tại Sài Gòn, một đô thị được xem như phát triển bật nhất Việt Nam mà chênh lệch giàu nghèo đã là 7 lần thì thử hỏi nếu so sánh giữa giới giàu có và giới nghèo khổ tại Việt Nam tỷ lệ đó là bao nhiêu?
Bình Dương, Bình Phước là hai tỉnh thuộc Sông Bé cũ, được xem là một trong những tỉnh thành công trong việc đô thị hóa, trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng người ta đâu có biết rằng chính sự thành công đó đã đẩy một lớp người nghèo khổ lại càng khổ cực hơn. Tại nơi vùng ven huyện Bình Long, những người dân tộc Stiêng, do hậu quả đô thị hóa, đất đai mất dần, họ phải sống cuộc sống nghèo khổ tiến sâu trong rừng cao su. Đô thị hóa cũng làm cho bản sắc văn hóa của họ bị mất dần cộng thêm trình độ dân trí thấp, không được quan tâm tạo điều kiện để có nghề kiếm sống nên họ luôn bị thua thiệt khi hòa nhập vào cuộc sống được gọi là “công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam.
Những mảnh đất canh tác của người dân tộc Stiêng dù nhỏ nhoi, ít ỏi giờ cũng không còn để mà trồng trọt, chăn nuôi kiếm sống. Cuộc sống của họ giờ chỉ làm thuê với thu nhập thấp và chủ yếu vẫn là đi mót mủ cao su để có cuộc sống đắp đổi qua ngày. Hiểu được nổi khổ cực đó, mỗi sáng Chúa Nhật hàng tuần, dù thiếu thốn trăm bề nơi xứ truyền giáo mới vừa được khai sinh hai năm, nhưng giáo xứ cũng thuê hai chuyến xe 25 chỗ (1,2 triệu đồng – khoảng 65 Mỹ kim) để đón đồng bào dân tộc Stiêng ở những sóc xa cách nhà thờ 5-7 cây số đến tham dự Thánh Lễ, sau đó họ được tham gia sinh hoạt, các lớp giáo lý, và được khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí trước khi giáo xứ lo cho buổi ăn sáng là gói mì đơn sơ.
Nhà thờ tạm cột gỗ, mái lá, vách trống trơn
Năm 2007, khi được Tòa Giám Mục Giáo phận Phú Cường giao cho cha trách nhiệm về nhận xứ, cơ sở ban đầu chỉ là mảnh đất hoang sơ 6.000 mét vuông do giáo dân hiến tặng. Hai tháng trời, cha phải dâng Thánh Lễ ngoài trời, sau đó ngài xây dựng nhà thờ tạm bằng cột cây, mái lá, không tường, không vách cho đến giờ. Cũng một thời gian dài vị linh mục đã phải sinh sống trong một túp lều tạm bợ thô sơ, tứ bề hiu quạnh. Hiện nay, sau nhà thờ tạm là căn phòng đơn sơ dành cho cha xứ và hai thầy giúp xứ. Tuy thế, trong câu chuyện ngài luôn nói đến những mảnh đời thiếu thốn, không có công ăn việc làm, có được hạt gạo nuôi sống qua bữa đã là may mắn. Kỳ vọng của ngài là làm sao vận động để có thể mở lớp dạy nghề dài hạn để họ có thể kiếm việc làm nuôi sống gia đình chứ mót mủ chén (mủ cao su) thì đồng tiền kiếm được thiếu trước, hụt sau không đủ để họ nuôi sống gia đình. Ưu tư của vị linh mục vẫn luôn là vấn đề nhân sự, ngài nói hai thầy giúp xứ chỉ mới đến đây thôi, bởi vậy từ đầu ngài phải đào tạo giáo lý viên, điều kiện rất cần thiết cho công tác truyền giáo và ngài cũng đã gửi đi đào tạo các tác viên Tin Mừng. Ngài cũng cho hay cái nghèo, cái khó cũng làm cho người dân tộc đánh mất dần đi bản sắc văn hóa của họ, thế nên ngài đã tìm mọi cách để phục hồi nền văn hóa đó bằng cách đặt hàng những người đứng tuổi còn biết dệt nên những tấm váy truyền thống, cũng là tạo việc làm cho họ, để dành tặng cho những người được Thanh Tẩy. Đồng thời, có dịp là ngài cho tổ chức hội cồng chiêng để quy tụ họ cùng nhau múa hát trong khuôn viên nhà thờ. Và xây một ngôi thánh đường nghiêm chỉnh hơn cũng không nằm ngoài dự kiến của cha chánh xứ.
Những cuộc đời cơ cực giữa rừng cao su
- Đó là hình ảnh của một chị ốm nhom ngồi trên giường có hoàn cảnh rất đáng thương. Chị có tất cả 3 người con: đứa đầu được 12 tuổi thì chết đói, đứa út được 1 tháng tuổi thì cũng qua đời, còn lại một bé 9 tuổi “thì ốm như viên kẹo”, và chị bị chồng bỏ vì hoàn cảnh quá thê thảm. Mang trong người đủ thứ căn bệnh từ bao tử, sốt, viêm tử cung… nên người chị thật gầy gò, ốm yếu không làm gì nổi. Hôm chị đuối sức quá, một phần vì đói, may là Cha Phêrô hay tin vào cứu kịp chứ không thì đứa con 9 tuổi của chị đã ở lại bơ vơ không nơi nương tựa. Hôm chúng tôi đến, trong đoàn có chị Igner là bác sĩ đã khám bệnh, sau đó đã gởi thuốc cho chị nên bệnh tình phần nào thuyên giảm.
- Đó là hình ảnh 4 đứa bé ngồi trên chiếc giường tre ọp ẹp, mẹ bị ung thư chết khi còn rất trẻ, ba vào làm trong mỏ than 1 tháng mới về 1 lần. Làm nghề thợ mỏ rất khổ nhưng đồng tiền kiếm được chẳng là bao nhiêu, nhưng anh không còn cách chọn lựa. Bốn đứa trẻ giờ phải sống với bà ngoại, bà đã lớn tuổi nên cũng không làm được gì nhiều để giúp cháu, lại thêm người con trai nhỏ bị lao phổi, nên cứ túm tụm nhau mà sống khổ với nhau. Khi chúng tôi đến thăm, bà vừa cho xem hình con gái vừa khóc thật thảm thương. Trong bốn đứa nhỏ, có 1 trẻ bị vết rách ở cổ không biết bị con gì cắn đến nổi bị nhiễm trùng trầm trọng. Sau hôm chúng tôi đến, tuy bác sĩ Igner có cho thuốc và hướng dẫn về vệ sinh vế thương nhưng vẫn không thuyên giảm nên một chị trong nhóm đã gửi tiền để giúp họ nằm viện. Rõ thật, hoàn cảnh khổ lại càng khổ thêm.
Còn nhiều lắm những hình ảnh, những mảnh đời, những hoàn cảnh khổ mà bà con người dân tộc Stiêng phải cam chịu mà chúng tôi chứng kiến tận mắt. Mong sao cha Phêrô vận động mở được các lớp hướng nghiệp cho họ, để đời sống họ được cải thiện.
Thăm hỏi, tặng quà, giao lưu
Những đôi dép nhựa bị người ta xem là tầm thường ở chốn đô thị lại được các trẻ nhỏ đón nhận một cách hớn hở, mừng vui ra mặt. Và còn đó những đôi mắt trẻ thơ hồn nhiên ánh lên rạng rỡ khi màn hình máy chiếu chúng tôi mang theo trình chiếu vở kịch hài thiếu nhi cười vỡ bụng. Và cũng không hề thiếu niềm vui khi các em được quy tụ lại trong những trò chơi vận động do các bạn trẻ tổ chức.
Đây đó vang lên tiếng cồng chiêng vang vọng bản sắc văn hóa của người dân tộc. Tiết mục giao lưu múa cồng chiêng được cha xứ thếch đãi chúng tôi làm cho không khí thân mật lạ thường. Các cụ già rất nhiệt tình hăng say trong những điệu múa gần như thấm vào máu thịt của họ. Thế rồi hòa vào tiếng cồng chiêng là những bài hát ca ngợi Chúa mang âm hưởng của núi rừng. Cha xứ đã chủ động cùng thầy giúp xứ và anh chị em chúng tôi đã hòa nhịp vào điệu múa lời ca, không còn phân biệt dân tộc, giàu nghèo, người thành thị, người trong rừng sâu nữa mà chỉ còn tình người cùng một nước, con cùng một Cha trên trời đến với nhau bằng cả tấm lòng.
Thay lời kết
Công cuộc truyền giáo vẫn luôn khó khăn cho Giáo Hội Việt Nam khi mà tình trạng thiếu hụt nhân sự, thiếu linh mục, tu sĩ vẫn là thực trạng ngay cả trong những giáo phận lớn. Bên cạnh nhân sự thì kinh phí cho công cuộc truyền giáo vẫn là vấn đề nan giải vì trên thực tế đa số dân Việt Nam vẫn là những người phải chạy gạo từng bữa, nơi nơi khó nghèo chỉ có thể giúp nhau trong ngắn hạn. Đã vậy, việc xây dựng sửa chữa nhà thờ, và các công trình phụ cận không phải dễ dàng gì trong thời điểm mà luật lệ cứ rối tung lăm le bắt khó mọi người dân. Tuy nhiên, hạt gống đức tin 350 năm mà Giáo Hội Việt Nam đang mừng kính Năm Thánh vẫn luôn triển nở dù trải qua bao bách hại, ngược đãi của nhiều triều đại, nhiều thể chế cai trị. Thể chế chính trị nào rồi cũng sẽ qua đi nhưng đức tin vào thập giá, thập giá không bao giờ đổ cho dù con người tàn phá, vào Thiên Chúa giáng thế làm người, vào Chúa Kitô Phục Sinh mang lại ơn cứu độ cho trần gian thì trường tồn cho đến tận thế.
Lại một lần nữa anh chị em ca viên ca đoàn Giáo xứ Xóm Chiếu đất Sài thành chúng tôi, nhờ sự giúp sức của những ân nhân xa gần, lại được chia sẻ, cảm nhận đức khó nghèo của Chúa Giêsu Hài Đồng hai ngàn năm trước nơi những đồng bào dân tộc Stiêng ở Giáo xứ Tân Khai. Mong lắm thay những bàn tay nâng đỡ cho một giáo điểm truyền giáo vừa khai sinh:
Lm. Phêrô Phan Như Ngân – Chánh xứ Giáo xứ Tân Khai, Giáo Phận Phú Cường
Adress: Tổ 1, ấp 3, xã Tân Khai, Hớn Quản, Bình Phước, Việt Nam
Tel: 0084-651-3633900, Cellphone: 0084-909824257
Email: phanngankh@yahoo.com
Ghi chú:
1. GDP tăng 5,30 %, nhưng ai hưởng?
http://vietcatholic.org/News/Html/75520.htm
2. The Business Insider: Việt Nam “trỗi dậy chóng mặt”
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=358012&ChannelID=2
3. Chênh lệch giàu nghèo ở TP.HCM gần 7 lần
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=357168&ChannelID=3
Viết từ Sài gòn, những ngày Giáo Hội Việt Nam vác thánh giá,
Hành hương Đức Mẹ Tàpao ngày đầu năm mới
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
18:57 13/01/2010
PHAN THIẾT - Mùa Xuân mới đang về. Xuân đem hy vọng đến. Xuân đẩy lui mây xám cuộc đời. Những rủi ro, Xuân mang đi. Điều may mắn, Xuân chở về. Xuân tặng mỗi nhà một cành Mai may mắn, một cành Đào thủy chung. Bó hoa niềm vui, Xuân trao tất cả. Cành lá phúc lộc, Xuân gởi tặng không. Trái tim băng giá, Xuân hâm cho nóng lại. Ánh mắt hận thù, Xuân nhỏ giọt yêu thương. Xuân kết chặt bàn tay nhân loại, để truyền cho nhau hơi ấm tình người. Đôi môi con người, Xuân điểm hoa cười, để mọi người cùng thốt nên lời: “Hạnh phúc nhé bạn”. Mỗi mùa xuân là một độc đáo của Chúa Xuân. Mẹ Maria là mùa xuân mới Thiên Chúa ban cho thế trần.
Hôm nay, ngày 13.1.2010, ngày hành hương đầu năm mới. Hàng ngàn người về bên Mẹ TàPao. Trời thật đẹp, một màu ngát xanh đại ngàn. Gió nhẹ dịu mát trong lành. Nắng lên, bầu trời ngập nắng vàng.
Giữa tuần tĩnh tâm năm, linh mục đoàn Giáo phận Phan thiết từ sáng sớm cùng hành hương đến với Mẹ TàPao hiệp dâng thánh lễ. Đoàn đồng tế gần trăm linh mục tiến lên lễ đài. Đội kèn Giáo xứ Vũ Hoà tấu vang khúc ca tán tụng Mẹ. Ca đoàn Giáo xứ Võ Đắt hoà vang ca nhập lễ.
Mở đầu thánh lễ, Đức cha Giuse Vũ Duy Thống ngỏ lời với cộng đoàn hành hương.
Trọng kính quý khách hành hương, như đã giới thiệu với tất cả quý vị ngay từ tháng trước, ngày 13 tháng giêng năm 2010, giữa lòng Năm Thánh của Giáo hội Công giáo Việt Nam, cộng đoàn hành hương chúng ta sẽ quây quần lại đây để cử hành niềm tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria với một tâm hồn cũng như với một bầu khí rất đặc biệt. Không biết là quý vị có thấy những nét đặc biệt của Thánh lễ hôm nay chưa ạ? Vâng, đặc biệt trước hết là trước mặt cộng đoàn đây có đông đảo các linh mục, hầu hết thuộc linh mục đoàn giáo phận Phan Thiết, cộng với một số linh mục trong những giáo phận liên hệ, giáo phận bạn vẫn có thói quen đến với Đức Trinh Nữ Maria tại vùng núi rừng Tàpao mỗi ngày 13 hàng tháng. Nét đặc biệt thứ hai, cùng với hai đấng tiền bối của giáo phận Phan Thiết là Đức Cha Nicolas, Đức Cha Phaolô cũng như chúng tôi hôm nay. Cách riêng còn có sự hiện diện của Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, GM giáo phận Nha Trang, ngài đang giảng phòng cho các linh mục Giáo phận Phan Thiết, hôm nay cũng dừng chân lại đây để chia sẻ niềm tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria với cộng đoàn chúng ta. Đây là một niềm vinh hạnh rất lớn cho Trung tâm hành hương Tàpao. Vì thế, xin cộng đoàn cũng dành cho ngài một tín hiệu reo vui! (vỗ tay). Và đặc biệt nữa, đây là ngày hành hương đầu năm gắn liền với sự hiện diện của linh mục đoàn, cũng có thể coi như ngày hành hương của các linh mục thuộc giáo phận Phan Thiết. Và như đã thưa với cộng đoàn từ tháng trước, ngày hành hương đầu năm cũng là ngày chúng ta đến với Đức Mẹ, nhìn vào Mẹ để chúc mừng Mẹ “mẹ tròn con vuông” trong mùa Giáng Sinh vừa qua và hướng nhìn vào năm mới, chúng ta cũng mừng tuổi mới Mẹ theo kiểu nói dân gian. Với tất cả những ý nguyện chúng ta đã dâng lên Mẹ trong giờ khấn vừa qua mà bảng ghi còn dựng lại ở đây, kèm theo những ước vọng riêng tư của mỗi người muốn tiến xa hơn trên đàng thánh đức. Hôm nay chúng ta hợp lòng để tạ ơn Chúa và đồng thời cũng để khấn xin với Đức Trinh Nữ Maria, xin Mẹ cũng chuyển cầu cùng Chúa để mỗi người mỗi nhà chúng ta cũng nhận được phước lành trong năm mới. Hôm nay, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh sẽ chia sẻ Lời Chúa cho cộng đoàn chúng ta. Vì vậy, Thánh lễ này, với sự hiện diện đặc biệt của linh mục đoàn, với sự hiện diện đặc biệt của các giám mục cũng như sự hiện diện đặc biệt của đông đảo quý ông bà anh chị em sẽ làm nên tinh thần sốt sắng, gắn bó với Đức Trinh Nữ Maria. Xin Mẹ cũng chuyển cầu cho mỗi người muôn phúc lành. Giờ đây, chúng ta bước vào Thánh lễ với tất cả tâm tình, với trái tim yêu mến của mình, xin Đức Mẹ cũng chuyển cầu để mỗi người cũng có được một bước sống nhẹ nhàng trong hướng đi tương lai.
Đức Cha Giuse Võ Đức Minh giảng lễ, suy niệm Tin mừng Ga 19, 25-27:
Thật là hạnh phúc cho chúng ta được quy tụ nơi đây dưới chân núi Tàpao để cùng với Đức Mẹ Tàpao tôn vinh Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót. Và nếu chúng ta chạy đến với Mẹ, Mẹ sẽ dạy chúng ta hãy không ngừng cảm tạ Thiên Chúa vì Thiên Chúa là tình yêu, Thiên Chúa luôn luôn yêu thương, Ngài rộng lòng tuôn đổ muôn ơn lành cho những ai tin tưởng, yêu mến và kính sợ Ngài. Kinh nghiệm của Mẹ cho chúng ta, vì vậy, kính thưa anh chị em, chạy đến với Mẹ, tin tưởng và gắn bó với Mẹ, chúng ta khao khát được trở nên “Mẹ nào con nấy”. Mẹ thật là diễm phúc bởi vì Mẹ đẹp lòng Chúa, Mẹ đầy ơn phúc, Mẹ lãnh nhận biết bao nhiêu ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa. Vì thế, chúng ta cách này cách kia, ở những cương vị khác nhau nhưng đều hướng về Mẹ, tin tưởng ở Mẹ, vì chúng ta muốn thật sự là người con của Mẹ. Chúng ta gọi Đức Maria là mẹ của mình, tại sao vậy? - Bài Phúc âm chúng ta vừa nghe nói lên cho chúng ta biết lý do đó. Chúa Giêsu khi chịu treo trên thập giá, Ngài đã có một lời trối tuyệt vời: “Này là Mẹ con, Này là Mẹ con”. Ngài nhìn vào Đức Maria và giới thiệu Đức Maria, mạc khải sứ mạng của Đức Maria cho người môn đệ yêu dấu và cho tất cả mọi thế hệ môn đệ: “Này là Mẹ con”. Người môn đệ năm xưa đã đón nhận Đức Mẹ về trong nhà mình, về trong cuộc đời của mình để mãi mãi có Mẹ đồng hành, an ủi, chia sẻ, nâng đỡ, bảo vệ và hướng dẫn cuộc đời. Hôm nay chúng ta nghe lại đoạn Phúc âm tuyệt vời đó, và chúng ta mỗi người, như muốn mở rộng trái tim của mình ra, mở rộng vòng tay của mình ra để đón nhận Mẹ vào trong cuộc đời của chúng ta. Vâng, lạy Mẹ Maria, chúng con tin vào Chúa Giêsu Kitô, chúng con nghe lời Chúa đã trối lại cho chúng con, cho nên chúng con xin đón nhận Mẹ về trong đời sống của chúng con, về trong gia đình của chúng con, về các giáo xứ của chúng con và ngay cả về trong xã hội của chúng con. Mẹ mãi mãi là Mẹ của chúng con. Và kính thưa anh chị em, nếu chúng ta, lời trối của Chúa Giêsu trên thập giá mở rộng ra để thấy rằng trong toàn bộ Kinh thánh mà chúng ta yêu mến, mà chúng ta đọc hằng ngày, mà chúng ta suy niệm thì chúng ta sẽ không ngần ngại nói rằng: Từ cuốn đầu tiên cho đến cuốn cuối cùng của sách Kinh thánh đều nói về Mẹ Maria. Tôi xin chia sẻ một vài tâm tình này để chúng ta hiểu được trọng tâm lời trối của Chúa Giêsu qua bài Phúc âm mà chúng ta vừa nghe.
Trong sách Sáng Thế, sau khi nguyên tổ của con người, Ađam - Evà đã phạm tội, đã bất trung đối với Thiên Chúa, thì vì tội lỗi, con người xa Thiên Chúa, con người không còn chỗ đứng trước mặt Thiên Chúa nữa, nhưng mà vì Thiên Chúa là người cha, Thiên Chúa giàu lòng thương xót, Thiên Chúa là tình yêu cho nên Ngài không nỡ ruồng rẫy con người, Ngài đã hứa sẽ ban Đấng Cứu Thế cho con người, mà Đấng Cứu Thế sẽ được sinh ra bởi một người nữ. Vì vậy, trong dòng lịch sử của Dân Chúa, niềm hy vọng đó luôn luôn được thắp sáng lên, được truyền đạt lại từ thế hệ này đến thế hệ khác. Thiên Chúa yêu thương, Ngài không từ bỏ chúng ta đâu, Ngài vẫn chăm sóc cho chúng ta, Ngài hứa đến một lúc nào đó sẽ có một người nữ sinh hạ Đấng cứu chuộc muôn dân. Vì vậy, niềm hy vọng từ đời này đến đời kia, từ gia đình này đến gia đình nọ được lan truyền, lan truyền mãi mãi. Và sau đó, tại một làng quê hẻo lánh tên là Nazaret, vào một ngày kia, Thiên thần Gabriel đã hiện ra và nói với một người nữ tên là Maria: Kính chào Bà, Bà hãy vui lên, bởi vì Thiên Chúa ở cùng Bà, Thiên Chúa đã tuyển chọn Bà, Bà trở nên Mẹ của Đấng Cứu Thế, Chúa Thánh Thần đến với Bà, uy quyền Đấng Tối Cao sẽ bao trùm Bà, Bà sẽ cưu mang một người con, Bà sẽ sinh hạ người con đó và người con đó chính là Đấng Cứu Thế, Đấng cứu chuộc muôn dân. Đức Maria, trong sự ngỡ ngàng, trong sự xao xuyến, Ngài không biết phải diễn tả tâm tình như thế nào trước hồng ân cao cả đó, Ngài chỉ biết cúi đầu để thưa với Thiên Chúa rằng: Vâng, con là tôi tớ của Chúa, con là đứa bé thấp hèn trước mặt Thiên Chúa, bởi đâu Chúa chọn con, Chúa nhìn đến con, một con người phận hèn, không có một giá trị gì đặc biệt ở giữa loài người, ở trong xã hội, vậy mà từ trời cao, Thiên Chúa đã nhìn đến con, đã chọn con, đã nâng con lên và cho con trở nên mẹ của Đấng Cứu Thế. Dầu ở cương vị rất là cao cả như vậy nhưng trước mặt Thiên Chúa, trước mặt mọi người và trong dòng lịch sử, con chỉ là một con người bé mọn. Này con là tôi tớ của Chúa, con xin vâng như lời Thiên thần truyền. Mà vì vậy, lời Thiên thần nói với Đức Maria để Đức Maria trở nên mẹ của Đấng Cứu Thế và quả thật Ngài đã cưu mang Con Thiên Chúa, Ngài đã sinh hạ Con Thiên Chúa trong cảnh nghèo hèn, nơi hang lừa máng cỏ tại Bêlem và chúng ta mới cử hành ngày 25 tháng 12 vừa qua. Cảnh đồng không mông quạnh, cảnh đơn sơ khó nghèo, cảnh hết sức đạm bạc, tại sao vậy? - Bởi vì, Thiên Chúa không chọn một lâu đài, Thiên Chúa không chọn một quyền lực mà Thiên Chúa chọn sự khó nghèo. Ở giữa đồng không mông quạnh, ở cánh đồng Bêlem, bạn với những người mục đồng, với những người chăn chiên, với những con người rất là nghèo khổ để từ đó bất cứ ai đều có thể cách này cách kia đến với Hài Nhi Giêsu, Con sinh ra từ lòng Đức trinh nữ Maria. Mọi người đều có quyền đến với Đấng Cứu Thế và Đấng Cứu Thế không có khước từ bất cứ ai, ai đến với Ngài đều đón nhận được tình yêu thương, đều đón nhận được nụ cười, đều đón nhận được hồng ân của chính Thiên Chúa. Vì vậy, trong giây phút đó tại Bêlem, Đức Maria hiểu rất rõ, Ngài là người mẹ, người mẹ riêng của Đức Giêsu với sứ mạng là Đấng cứu chuộc muôn dân, Đấng cứu thế. Mà rồi, Đức Mẹ tiếp tục đồng hành với Đức Giêsu, lắng nghe Đức Giêsu, yêu thương Đức Giêsu, đi sau lưng Đức Giêsu. Và khi hiểu rằng, để có thể thi hành sứ mạng cứu thế, để có thể tỏ bày tình yêu thương vô biên của Thiên Chúa cho loài người thì Đức Giêsu, người con chí ái của Mẹ Maria phải vác thánh giá trên vai đi vào cuộc khổ nạn và thậm chí bị đóng đinh trên thập giá. Và chính khi Ngài chịu đóng đinh trên thập giá thì đọc lại một lời Kinh thánh: Khi nào các ngươi đưa Con Người lên cao, khi các ngươi treo Con Người lên cao thì các ngươi sẽ biết Ta chính là Thiên Chúa. Đức Maria cũng hiểu câu nói đó, các môn đệ cũng hiểu câu nói đó. Vì thế, thưa anh chị em, khi Đức Giêsu được giương cao trên thập giá, bên ngoài Ngài vẫn được gọi là Đức Giêsu Nazaret nhưng dựa trên Kinh thánh, dựa trên những gì mà Thiên Chúa đã phán từ ngàn xưa thì lúc bấy giờ, Ngài tỏ bày vinh quang, Ngài là Thiên Chúa, trên thập giá Ngài là Thiên Chúa. Vì vậy, lời Ngài vừa tuyên bố mà chúng ta vừa nghe trong bài Phúc âm không phải chỉ là lời của một con người bình thường, Giêsu Nazaret, nhưng đó là lời của Thiên Chúa và lời của Thiên Chúa là lời mặc khải với tất cả uy quyền: “Này là Mẹ con”. “Này là Mẹ con”, Thiên Chúa tỏ bày ơn gọi, sứ mạng của Đức Maria như thế. Trước kia, thiên thần Gabriel chỉ nói: Bà sẽ thụ thai Con Thiên Chúa và sinh hạ Đấng Cứu Thế, Ngài là người mẹ riêng của Đức Giêsu Nazaret. Nhưng từ trên thánh giá, Thiên Chúa tỏ bày cho biết vai trò thật sự của Đức Mẹ đó là Mẹ của các tín hữu, Mẹ của mọi môn đệ Chúa Giêsu, Mẹ của mọi thế hệ môn đệ Chúa Giêsu, Mẹ của cả Hội thánh của Chúa Giêsu và nếu chúng ta không ngần ngại nói thêm, Mẹ của loài người. Vai trò của Đức Mẹ thật là lớn lao.
Lúc nãy, Đức Cha Giuse, Giám mục Giáo phận Phan Thiết giới thiệu tôi với anh chị em, một lời giới thiệu hết sức trang trọng, cám ơn Đức Cha Giuse, cám ơn tất cả anh chị em. Và chúng ta thấy, một lời giới thiệu của một giám mục nó trang trọng như vậy, còn đây là lời giới thiệu của chính Thiên Chúa về Đức Maria, không những là trang trọng mà còn là tuyệt vời như thế nào thưa anh chị em. Thiên Chúa đã tuyển chọn Đức Maria từ ngàn xưa, trong sách Sáng Thế đã nói về Mẹ như là một lời hứa, rồi qua dòng thời gian, Ngài đã xuất hiện để rồi cuối cùng, từ trên thập giá, Đức Giêsu trong vinh quang của Thiên Chúa, Ngài mặc khải tỏ bày vai trò đích thực của Đức Maria là người Mẹ. Vì thế, chúng ta chạy đến với Mẹ Maria, vì đó là lời giới thiệu của Thiên Chúa đối với chúng ta. Mẹ đầy ơn phúc, Mẹ với tấm lòng hiền mẫu, không những Mẹ an ủi những đứa con sầu khổ, không những Mẹ xoa dịu nước mắt của những đứa con gặp thử thách trong cuộc đời, Mẹ đem lại sự bình an, Mẹ đem lại tình yêu thương, Mẹ còn là sức mạnh để những ai phải phấn đấu trong cuộc đời này không bao giờ nản chí. Mẹ chính là niềm hy vọng cho tất cả những ai vươn về phía trước để xây dựng cuộc đời của mình, cuộc đời của người giáo sĩ, cuộc đời của người tu sĩ, cuộc đời của người trong bậc sống hôn nhân và gia đình, cuộc đời của người tín hữu hay là con người đang tìm hiểu trên bước đường đức tin của con người thành tâm thiện chí. Tất cả mọi hạng người như thế đều được quyền gọi Đức Maria là Mẹ của mình, bởi vì chính Thiên Chúa đã giới thiệu và trao ban cho tất cả như thế. Vì vậy, thưa anh chị em, ngày hôm nay ở chân núi Tàpao, chúng ta đến với Đức Mẹ Tàpao, Mẹ Maria với rất nhiều danh hiệu khác nhau nhưng Mẹ vẫn là người mà Thiên Chúa giới thiệu với chúng con: Này là Mẹ con. Mỗi người chúng con trong những thân phận và khao khát của mình, thao thức cho cuộc đời của mình, chúng con đều chạy đến quây quần bên Mẹ, chúng con thổ lộ những ước nguyện và khát vọng sâu xa nhất trong cuộc đời của chúng con cho Mẹ, chúng con tin tưởng ở nơi Mẹ và chúng con biết rằng, xưa nay chưa từng nghe có ai chạy đến cùng Đức Mẹ, xin Đức Mẹ bầu chữa cứu giúp mà Đức Mẹ chẳng nhậm lời. Do đó, với niềm tin tưởng sâu xa, chúng con phó thác đời sống của chúng con cho Mẹ, để Mẹ đem chúng con đến với Chúa Giêsu, hầu cùng với Chúa Giêsu chúng con tôn vinh Thiên Chúa là Cha trong đạo hiếu sâu xa mà Hội thánh đã dạy chúng con. Amen.
Cuối thánh lễ, ĐGM ban phép lành với ơn toàn xá. Nhiều đoàn hành hương tiếp tục lên núi viếng thánh tượng Đức Mẹ TàPao.
Đức Mẹ chính là thầy dạy đức tin và lòng yêu mến. Tin và yêu giống như đôi cánh giúp cho Mẹ bay lên rất cao, lên tới Thiên Chúa.Tin và yêu giống như dòng thác nước. Càng gặp đập ngăn cản càng dâng lên cao. Càng dâng lên cao sức mạnh càng tăng. Và khi đổ ào xuống sẽ phát sinh công hiệu lớn. Tin và yêu giống như chiếc chìa khóa có thể mở được cánh cửa khó mở nhất. Mở được cả cánh cửa nước trời, mở được cả tâm hồn của Thiên Chúa.
Hãy lắng nghe những lời giáo huấn của Đức Mẹ và hãy noi gương giáo dục của Đức Mẹ để sống tốt lành và thánh thiện hơn.
Giữa tuần tĩnh tâm năm, linh mục đoàn Giáo phận Phan thiết từ sáng sớm cùng hành hương đến với Mẹ TàPao hiệp dâng thánh lễ. Đoàn đồng tế gần trăm linh mục tiến lên lễ đài. Đội kèn Giáo xứ Vũ Hoà tấu vang khúc ca tán tụng Mẹ. Ca đoàn Giáo xứ Võ Đắt hoà vang ca nhập lễ.
Mở đầu thánh lễ, Đức cha Giuse Vũ Duy Thống ngỏ lời với cộng đoàn hành hương.
Trọng kính quý khách hành hương, như đã giới thiệu với tất cả quý vị ngay từ tháng trước, ngày 13 tháng giêng năm 2010, giữa lòng Năm Thánh của Giáo hội Công giáo Việt Nam, cộng đoàn hành hương chúng ta sẽ quây quần lại đây để cử hành niềm tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria với một tâm hồn cũng như với một bầu khí rất đặc biệt. Không biết là quý vị có thấy những nét đặc biệt của Thánh lễ hôm nay chưa ạ? Vâng, đặc biệt trước hết là trước mặt cộng đoàn đây có đông đảo các linh mục, hầu hết thuộc linh mục đoàn giáo phận Phan Thiết, cộng với một số linh mục trong những giáo phận liên hệ, giáo phận bạn vẫn có thói quen đến với Đức Trinh Nữ Maria tại vùng núi rừng Tàpao mỗi ngày 13 hàng tháng. Nét đặc biệt thứ hai, cùng với hai đấng tiền bối của giáo phận Phan Thiết là Đức Cha Nicolas, Đức Cha Phaolô cũng như chúng tôi hôm nay. Cách riêng còn có sự hiện diện của Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, GM giáo phận Nha Trang, ngài đang giảng phòng cho các linh mục Giáo phận Phan Thiết, hôm nay cũng dừng chân lại đây để chia sẻ niềm tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria với cộng đoàn chúng ta. Đây là một niềm vinh hạnh rất lớn cho Trung tâm hành hương Tàpao. Vì thế, xin cộng đoàn cũng dành cho ngài một tín hiệu reo vui! (vỗ tay). Và đặc biệt nữa, đây là ngày hành hương đầu năm gắn liền với sự hiện diện của linh mục đoàn, cũng có thể coi như ngày hành hương của các linh mục thuộc giáo phận Phan Thiết. Và như đã thưa với cộng đoàn từ tháng trước, ngày hành hương đầu năm cũng là ngày chúng ta đến với Đức Mẹ, nhìn vào Mẹ để chúc mừng Mẹ “mẹ tròn con vuông” trong mùa Giáng Sinh vừa qua và hướng nhìn vào năm mới, chúng ta cũng mừng tuổi mới Mẹ theo kiểu nói dân gian. Với tất cả những ý nguyện chúng ta đã dâng lên Mẹ trong giờ khấn vừa qua mà bảng ghi còn dựng lại ở đây, kèm theo những ước vọng riêng tư của mỗi người muốn tiến xa hơn trên đàng thánh đức. Hôm nay chúng ta hợp lòng để tạ ơn Chúa và đồng thời cũng để khấn xin với Đức Trinh Nữ Maria, xin Mẹ cũng chuyển cầu cùng Chúa để mỗi người mỗi nhà chúng ta cũng nhận được phước lành trong năm mới. Hôm nay, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh sẽ chia sẻ Lời Chúa cho cộng đoàn chúng ta. Vì vậy, Thánh lễ này, với sự hiện diện đặc biệt của linh mục đoàn, với sự hiện diện đặc biệt của các giám mục cũng như sự hiện diện đặc biệt của đông đảo quý ông bà anh chị em sẽ làm nên tinh thần sốt sắng, gắn bó với Đức Trinh Nữ Maria. Xin Mẹ cũng chuyển cầu cho mỗi người muôn phúc lành. Giờ đây, chúng ta bước vào Thánh lễ với tất cả tâm tình, với trái tim yêu mến của mình, xin Đức Mẹ cũng chuyển cầu để mỗi người cũng có được một bước sống nhẹ nhàng trong hướng đi tương lai.
Đức Cha Giuse Võ Đức Minh giảng lễ, suy niệm Tin mừng Ga 19, 25-27:
Thật là hạnh phúc cho chúng ta được quy tụ nơi đây dưới chân núi Tàpao để cùng với Đức Mẹ Tàpao tôn vinh Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót. Và nếu chúng ta chạy đến với Mẹ, Mẹ sẽ dạy chúng ta hãy không ngừng cảm tạ Thiên Chúa vì Thiên Chúa là tình yêu, Thiên Chúa luôn luôn yêu thương, Ngài rộng lòng tuôn đổ muôn ơn lành cho những ai tin tưởng, yêu mến và kính sợ Ngài. Kinh nghiệm của Mẹ cho chúng ta, vì vậy, kính thưa anh chị em, chạy đến với Mẹ, tin tưởng và gắn bó với Mẹ, chúng ta khao khát được trở nên “Mẹ nào con nấy”. Mẹ thật là diễm phúc bởi vì Mẹ đẹp lòng Chúa, Mẹ đầy ơn phúc, Mẹ lãnh nhận biết bao nhiêu ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa. Vì thế, chúng ta cách này cách kia, ở những cương vị khác nhau nhưng đều hướng về Mẹ, tin tưởng ở Mẹ, vì chúng ta muốn thật sự là người con của Mẹ. Chúng ta gọi Đức Maria là mẹ của mình, tại sao vậy? - Bài Phúc âm chúng ta vừa nghe nói lên cho chúng ta biết lý do đó. Chúa Giêsu khi chịu treo trên thập giá, Ngài đã có một lời trối tuyệt vời: “Này là Mẹ con, Này là Mẹ con”. Ngài nhìn vào Đức Maria và giới thiệu Đức Maria, mạc khải sứ mạng của Đức Maria cho người môn đệ yêu dấu và cho tất cả mọi thế hệ môn đệ: “Này là Mẹ con”. Người môn đệ năm xưa đã đón nhận Đức Mẹ về trong nhà mình, về trong cuộc đời của mình để mãi mãi có Mẹ đồng hành, an ủi, chia sẻ, nâng đỡ, bảo vệ và hướng dẫn cuộc đời. Hôm nay chúng ta nghe lại đoạn Phúc âm tuyệt vời đó, và chúng ta mỗi người, như muốn mở rộng trái tim của mình ra, mở rộng vòng tay của mình ra để đón nhận Mẹ vào trong cuộc đời của chúng ta. Vâng, lạy Mẹ Maria, chúng con tin vào Chúa Giêsu Kitô, chúng con nghe lời Chúa đã trối lại cho chúng con, cho nên chúng con xin đón nhận Mẹ về trong đời sống của chúng con, về trong gia đình của chúng con, về các giáo xứ của chúng con và ngay cả về trong xã hội của chúng con. Mẹ mãi mãi là Mẹ của chúng con. Và kính thưa anh chị em, nếu chúng ta, lời trối của Chúa Giêsu trên thập giá mở rộng ra để thấy rằng trong toàn bộ Kinh thánh mà chúng ta yêu mến, mà chúng ta đọc hằng ngày, mà chúng ta suy niệm thì chúng ta sẽ không ngần ngại nói rằng: Từ cuốn đầu tiên cho đến cuốn cuối cùng của sách Kinh thánh đều nói về Mẹ Maria. Tôi xin chia sẻ một vài tâm tình này để chúng ta hiểu được trọng tâm lời trối của Chúa Giêsu qua bài Phúc âm mà chúng ta vừa nghe.
Trong sách Sáng Thế, sau khi nguyên tổ của con người, Ađam - Evà đã phạm tội, đã bất trung đối với Thiên Chúa, thì vì tội lỗi, con người xa Thiên Chúa, con người không còn chỗ đứng trước mặt Thiên Chúa nữa, nhưng mà vì Thiên Chúa là người cha, Thiên Chúa giàu lòng thương xót, Thiên Chúa là tình yêu cho nên Ngài không nỡ ruồng rẫy con người, Ngài đã hứa sẽ ban Đấng Cứu Thế cho con người, mà Đấng Cứu Thế sẽ được sinh ra bởi một người nữ. Vì vậy, trong dòng lịch sử của Dân Chúa, niềm hy vọng đó luôn luôn được thắp sáng lên, được truyền đạt lại từ thế hệ này đến thế hệ khác. Thiên Chúa yêu thương, Ngài không từ bỏ chúng ta đâu, Ngài vẫn chăm sóc cho chúng ta, Ngài hứa đến một lúc nào đó sẽ có một người nữ sinh hạ Đấng cứu chuộc muôn dân. Vì vậy, niềm hy vọng từ đời này đến đời kia, từ gia đình này đến gia đình nọ được lan truyền, lan truyền mãi mãi. Và sau đó, tại một làng quê hẻo lánh tên là Nazaret, vào một ngày kia, Thiên thần Gabriel đã hiện ra và nói với một người nữ tên là Maria: Kính chào Bà, Bà hãy vui lên, bởi vì Thiên Chúa ở cùng Bà, Thiên Chúa đã tuyển chọn Bà, Bà trở nên Mẹ của Đấng Cứu Thế, Chúa Thánh Thần đến với Bà, uy quyền Đấng Tối Cao sẽ bao trùm Bà, Bà sẽ cưu mang một người con, Bà sẽ sinh hạ người con đó và người con đó chính là Đấng Cứu Thế, Đấng cứu chuộc muôn dân. Đức Maria, trong sự ngỡ ngàng, trong sự xao xuyến, Ngài không biết phải diễn tả tâm tình như thế nào trước hồng ân cao cả đó, Ngài chỉ biết cúi đầu để thưa với Thiên Chúa rằng: Vâng, con là tôi tớ của Chúa, con là đứa bé thấp hèn trước mặt Thiên Chúa, bởi đâu Chúa chọn con, Chúa nhìn đến con, một con người phận hèn, không có một giá trị gì đặc biệt ở giữa loài người, ở trong xã hội, vậy mà từ trời cao, Thiên Chúa đã nhìn đến con, đã chọn con, đã nâng con lên và cho con trở nên mẹ của Đấng Cứu Thế. Dầu ở cương vị rất là cao cả như vậy nhưng trước mặt Thiên Chúa, trước mặt mọi người và trong dòng lịch sử, con chỉ là một con người bé mọn. Này con là tôi tớ của Chúa, con xin vâng như lời Thiên thần truyền. Mà vì vậy, lời Thiên thần nói với Đức Maria để Đức Maria trở nên mẹ của Đấng Cứu Thế và quả thật Ngài đã cưu mang Con Thiên Chúa, Ngài đã sinh hạ Con Thiên Chúa trong cảnh nghèo hèn, nơi hang lừa máng cỏ tại Bêlem và chúng ta mới cử hành ngày 25 tháng 12 vừa qua. Cảnh đồng không mông quạnh, cảnh đơn sơ khó nghèo, cảnh hết sức đạm bạc, tại sao vậy? - Bởi vì, Thiên Chúa không chọn một lâu đài, Thiên Chúa không chọn một quyền lực mà Thiên Chúa chọn sự khó nghèo. Ở giữa đồng không mông quạnh, ở cánh đồng Bêlem, bạn với những người mục đồng, với những người chăn chiên, với những con người rất là nghèo khổ để từ đó bất cứ ai đều có thể cách này cách kia đến với Hài Nhi Giêsu, Con sinh ra từ lòng Đức trinh nữ Maria. Mọi người đều có quyền đến với Đấng Cứu Thế và Đấng Cứu Thế không có khước từ bất cứ ai, ai đến với Ngài đều đón nhận được tình yêu thương, đều đón nhận được nụ cười, đều đón nhận được hồng ân của chính Thiên Chúa. Vì vậy, trong giây phút đó tại Bêlem, Đức Maria hiểu rất rõ, Ngài là người mẹ, người mẹ riêng của Đức Giêsu với sứ mạng là Đấng cứu chuộc muôn dân, Đấng cứu thế. Mà rồi, Đức Mẹ tiếp tục đồng hành với Đức Giêsu, lắng nghe Đức Giêsu, yêu thương Đức Giêsu, đi sau lưng Đức Giêsu. Và khi hiểu rằng, để có thể thi hành sứ mạng cứu thế, để có thể tỏ bày tình yêu thương vô biên của Thiên Chúa cho loài người thì Đức Giêsu, người con chí ái của Mẹ Maria phải vác thánh giá trên vai đi vào cuộc khổ nạn và thậm chí bị đóng đinh trên thập giá. Và chính khi Ngài chịu đóng đinh trên thập giá thì đọc lại một lời Kinh thánh: Khi nào các ngươi đưa Con Người lên cao, khi các ngươi treo Con Người lên cao thì các ngươi sẽ biết Ta chính là Thiên Chúa. Đức Maria cũng hiểu câu nói đó, các môn đệ cũng hiểu câu nói đó. Vì thế, thưa anh chị em, khi Đức Giêsu được giương cao trên thập giá, bên ngoài Ngài vẫn được gọi là Đức Giêsu Nazaret nhưng dựa trên Kinh thánh, dựa trên những gì mà Thiên Chúa đã phán từ ngàn xưa thì lúc bấy giờ, Ngài tỏ bày vinh quang, Ngài là Thiên Chúa, trên thập giá Ngài là Thiên Chúa. Vì vậy, lời Ngài vừa tuyên bố mà chúng ta vừa nghe trong bài Phúc âm không phải chỉ là lời của một con người bình thường, Giêsu Nazaret, nhưng đó là lời của Thiên Chúa và lời của Thiên Chúa là lời mặc khải với tất cả uy quyền: “Này là Mẹ con”. “Này là Mẹ con”, Thiên Chúa tỏ bày ơn gọi, sứ mạng của Đức Maria như thế. Trước kia, thiên thần Gabriel chỉ nói: Bà sẽ thụ thai Con Thiên Chúa và sinh hạ Đấng Cứu Thế, Ngài là người mẹ riêng của Đức Giêsu Nazaret. Nhưng từ trên thánh giá, Thiên Chúa tỏ bày cho biết vai trò thật sự của Đức Mẹ đó là Mẹ của các tín hữu, Mẹ của mọi môn đệ Chúa Giêsu, Mẹ của mọi thế hệ môn đệ Chúa Giêsu, Mẹ của cả Hội thánh của Chúa Giêsu và nếu chúng ta không ngần ngại nói thêm, Mẹ của loài người. Vai trò của Đức Mẹ thật là lớn lao.
Lúc nãy, Đức Cha Giuse, Giám mục Giáo phận Phan Thiết giới thiệu tôi với anh chị em, một lời giới thiệu hết sức trang trọng, cám ơn Đức Cha Giuse, cám ơn tất cả anh chị em. Và chúng ta thấy, một lời giới thiệu của một giám mục nó trang trọng như vậy, còn đây là lời giới thiệu của chính Thiên Chúa về Đức Maria, không những là trang trọng mà còn là tuyệt vời như thế nào thưa anh chị em. Thiên Chúa đã tuyển chọn Đức Maria từ ngàn xưa, trong sách Sáng Thế đã nói về Mẹ như là một lời hứa, rồi qua dòng thời gian, Ngài đã xuất hiện để rồi cuối cùng, từ trên thập giá, Đức Giêsu trong vinh quang của Thiên Chúa, Ngài mặc khải tỏ bày vai trò đích thực của Đức Maria là người Mẹ. Vì thế, chúng ta chạy đến với Mẹ Maria, vì đó là lời giới thiệu của Thiên Chúa đối với chúng ta. Mẹ đầy ơn phúc, Mẹ với tấm lòng hiền mẫu, không những Mẹ an ủi những đứa con sầu khổ, không những Mẹ xoa dịu nước mắt của những đứa con gặp thử thách trong cuộc đời, Mẹ đem lại sự bình an, Mẹ đem lại tình yêu thương, Mẹ còn là sức mạnh để những ai phải phấn đấu trong cuộc đời này không bao giờ nản chí. Mẹ chính là niềm hy vọng cho tất cả những ai vươn về phía trước để xây dựng cuộc đời của mình, cuộc đời của người giáo sĩ, cuộc đời của người tu sĩ, cuộc đời của người trong bậc sống hôn nhân và gia đình, cuộc đời của người tín hữu hay là con người đang tìm hiểu trên bước đường đức tin của con người thành tâm thiện chí. Tất cả mọi hạng người như thế đều được quyền gọi Đức Maria là Mẹ của mình, bởi vì chính Thiên Chúa đã giới thiệu và trao ban cho tất cả như thế. Vì vậy, thưa anh chị em, ngày hôm nay ở chân núi Tàpao, chúng ta đến với Đức Mẹ Tàpao, Mẹ Maria với rất nhiều danh hiệu khác nhau nhưng Mẹ vẫn là người mà Thiên Chúa giới thiệu với chúng con: Này là Mẹ con. Mỗi người chúng con trong những thân phận và khao khát của mình, thao thức cho cuộc đời của mình, chúng con đều chạy đến quây quần bên Mẹ, chúng con thổ lộ những ước nguyện và khát vọng sâu xa nhất trong cuộc đời của chúng con cho Mẹ, chúng con tin tưởng ở nơi Mẹ và chúng con biết rằng, xưa nay chưa từng nghe có ai chạy đến cùng Đức Mẹ, xin Đức Mẹ bầu chữa cứu giúp mà Đức Mẹ chẳng nhậm lời. Do đó, với niềm tin tưởng sâu xa, chúng con phó thác đời sống của chúng con cho Mẹ, để Mẹ đem chúng con đến với Chúa Giêsu, hầu cùng với Chúa Giêsu chúng con tôn vinh Thiên Chúa là Cha trong đạo hiếu sâu xa mà Hội thánh đã dạy chúng con. Amen.
Cuối thánh lễ, ĐGM ban phép lành với ơn toàn xá. Nhiều đoàn hành hương tiếp tục lên núi viếng thánh tượng Đức Mẹ TàPao.
Đức Mẹ chính là thầy dạy đức tin và lòng yêu mến. Tin và yêu giống như đôi cánh giúp cho Mẹ bay lên rất cao, lên tới Thiên Chúa.Tin và yêu giống như dòng thác nước. Càng gặp đập ngăn cản càng dâng lên cao. Càng dâng lên cao sức mạnh càng tăng. Và khi đổ ào xuống sẽ phát sinh công hiệu lớn. Tin và yêu giống như chiếc chìa khóa có thể mở được cánh cửa khó mở nhất. Mở được cả cánh cửa nước trời, mở được cả tâm hồn của Thiên Chúa.
Hãy lắng nghe những lời giáo huấn của Đức Mẹ và hãy noi gương giáo dục của Đức Mẹ để sống tốt lành và thánh thiện hơn.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tình cảnh anh Nguyễn Hữu Vinh: Đã bị đánh lại còn bị triệu tập
PV Hà Nội
09:39 13/01/2010
HÀ NỘI - Sau khi bị đánh hội đồng tại Đồng Chiêm, ông J.B Nguyễn Hữu Vinh đã về Hà Nội để điều trị. Những ngày qua, bệnh tình của ông vẫn chưa ổn định. Nơi chiếc răng gẫy vẫn bị đau và nhói buốt và vẫn bị choáng. Anh chị em giáo hữu đã đến thăm ông sau khi bị trận đòn hội chợ ở Đồng Chiêm.
Trong khi đó, 14 giờ chiều ngày 13/1/2010, Cơ quan Cảnh sát điều tra CATPHN đã đưa giấy triệu tập ông lên làm việc ở Số 7, Thiền Quang để "Hỏi về một số việc liên quan".
Khi nhận giấy triệu tập ông Vinh đã hỏi lý do "việc liên quan" là việc gì không thấy ghi rõ ràng? Đồng thời ghi rõ vào biên nhận là đang chữa bệnh và chữa chấn thương nên chưa thể đi làm việc theo giấy triệu tập này. Nhưng công an tên Sơn vẫn ghi vào Giấy triệu tập là: "vào hồi 8 h00 ngày 14/1/2010"
Trong khi đó, 14 giờ chiều ngày 13/1/2010, Cơ quan Cảnh sát điều tra CATPHN đã đưa giấy triệu tập ông lên làm việc ở Số 7, Thiền Quang để "Hỏi về một số việc liên quan".
Khi nhận giấy triệu tập ông Vinh đã hỏi lý do "việc liên quan" là việc gì không thấy ghi rõ ràng? Đồng thời ghi rõ vào biên nhận là đang chữa bệnh và chữa chấn thương nên chưa thể đi làm việc theo giấy triệu tập này. Nhưng công an tên Sơn vẫn ghi vào Giấy triệu tập là: "vào hồi 8 h00 ngày 14/1/2010"
Hội SVCG TGP Hà Nội hành hương Đồng Chiêm
SVGT Hà Nội
09:49 13/01/2010
HÀ NỘI - Ngày 12/01/2010, ban điều hành Hội SVCG TGP Hà Nội cùng đại diện các nhóm SVCG trong toàn Giáo Tỉnh gồm 35 bạn sinh viên cùng hai quý Cha DCCT Thái Hà đã tới hành hương cùng hiệp thông trong lời cầu nguyện với Giáo Xứ Đồng Chiêm – điểm nóng trong suốt một tuần qua với bao sự kiện bất bình dư luận Công giáo trên toàn thế giới.
Trước tượng đài Đức Mẹ (Nhà Thờ Lớn), cả đoàn cùng đọc kinh cầu nguyện xin Đức Mẹ phù hộ gìn giữ và ban bình an cho chuyến hành trình của mình của chúng con. Lời hát “ Xin Vâng” được cất lên, như tiếp thêm sức mạnh, sức nóng của lửa tin yêu trong tâm hồn, trong ánh mắt nơi mỗi bạn trẻ nơi đây, đang sẵn sàng lên đường đến chia sẻ với những đau thương mất mát nơi anh chị em Đồng Chiêm mình.
“ Mẹ ơi, đời con dõi bước theo Mẹ, lòng con quyết noi gương Mẹ xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng Mẹ ơi đường đi phủ đầy bóng tối bẫy chông giăng tràn muôn lối. Xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng! Xin vâng ! Mẹ dạy con hai tiếng “xin vâng” hôm qua, hôm nay và ngày mai. Xin vâng! Mẹ dạy con hai tiếng “xin vâng” hôm qua hôm nay và suốt đời…”
Mới một ngày trước đó, tại Đồng Chiêm đã xảy ra những sự đàn áp giáo dân đến hành hương một cách dã man và tàn bạo, người ta xây vội những barrie ngoài đường lớn nhằm không để lọt một chiếc xe lớn nào vào khu vực Đồng Chiêm. Người ta đổ những đống đất tạm bợ chặn luôn cả đường vào GX Đồng Chiêm. Ứng trước tình huống đó bố đã liệu cho chúng con một hướng đi thuận lợi hơn. Và điểm dừng chân vào lúc 11h là giáo xứ Nghĩa Ải “ cửa ngõ” để đến với Đồng Chiêm. Tại đây đoàn chúng con đã được gặp gỡ và trò chuyện với Cha Xứ Nghĩa Ải và cùng trực tiếp lắng nghe Ngài kể lại những sự kiện động trời mới đêm ngày hôm trước: Hai thương binh bị công an đánh và bắt đi, nhà báo Nguyễn Hữu Vinh bị công an đánh đập dã man, hàng ngàn người dân hai GX Đồng Chiêm và Nghĩa Ải xuống đường tới UBND lên tiếng yêu cầu trả lời về tình hình của hai anh thương binh bị bắt đi không lý do..
Sau khi chào tạm biệt Cha Xứ Nghĩa Ải, cả đoàn chúng con tiếp tục hành trình đi bộ chừng 2km men theo con đường đê tiến tới trung tâm Đồng Chiêm. Suốt dọc con đường đi tới đâu, cả đoàn cũng nhận được ánh mắt thân thiện và những lời chào thân thuộc của những người dân bản địa – dù chúng con là những vị khách lạ - nhưng hình như không hè có khoảng cách nào phía trước – tất cả mọi người là anh em một nhà!
Tới nhà thờ GX Đồng Chiêm vào lúc 12h, đoàn chúng con cùng tham dự giờ cầu nguyện của các em thiếu nhi Đồng Chiêm. Thật dễ mến biết bao, những ánh mắt ngây thơ trong sáng, ngoan ngoãn quỳ gối trước bàn thờ và dân lên Chúa những lời ước nguyện hết sức đơn sơ: “ xin chớ để chúng con xa ngã trước cám dỗ và bảo vệ chúng con trước ma quỷ”
Những cây Thánh Giá của SVCG trong Giáo Tỉnh Hà Nội lại được cắm trồng trên Núi Thờ, Thánh Giá Chúa mãi còn đó như chưa bao giờ bị dỡ bỏ, mà trái lại như cao lớn thêm hơn nữa, lan tỏa uy nghi và sức mạnh không dễ gì bị khuất phục trước bất kì thế lực nào. Đứng trên đỉnh Núi Thờ, tiếng rít len lỏi qua vách núi, như những tiếng vọng của những thiên thần bé nhỏ đang được yên nghỉ nơi hầm núi suốt bao năm qua. Tiếng gió khẽ lùa qua khe áo, cho ta cảm giác lạnh lẽo – cái lạnh lẽo khi cường quyền bất chấp tính người đang chà đạp dày xéo nơi đây. Cho đến bao giờ, bao giờ những linh hồn kia mới thật sự được ngủ yên, tới bao giờ những kẻ giám xúc phạm Thánh Giá Chúa bị trừng trị? Cuộc sống biết bao giờ sẽ trở lại nơi thôn quê yên ả này khi mà tội ác đang tung hoành?
“ Chúng con xin cùng hiệp thông với quý Cha trong lời cầu nguyện, và xin Cha luôn vững tâm vì có sinh viên chúng con luôn luôn đồng hành và hướng về Đồng Chiêm mọi lúc mọi nơi” – đây là lời chào tạm biệt của anh Giuse Nguyễn Tiến Đạt với cha xứ Đồng Chiêm. Ngài rất vui khi giới trẻ SVCG ngày hôm nay luôn biết và luôn sẵn sàng làm minh chứng cho công lý và sự thật. Ngài chúc lành cho chuyến đi về của cả đoàn được bằng an cũng mong mọi người tiếp tục cầu nguyện cho Đồng Chiêm để công lý sớm trở về với đúng nghĩa của nó.
Lên xe trở về Hà Nội, mà hình ảnh Thánh Giá cứ còn mãi trong tâm khảm mỗi người. Ước mong ngày Thánh Giá Chúa được dựng lại, ước mong những linh hồn những thai nhi bé nhỏ nơi Núi Thờ được nghỉ yên an bài, ước mong công lý và sự thật được trao trả cho người Công Giáo, ước mong một cuộc sống an bình ấm no cho những người dân nơi Đồng Chiêm….một ngày nào đó, trong lời cầu nguyện và Chúa sẽ nhận lời của chúng con!
Trước tượng đài Đức Mẹ (Nhà Thờ Lớn), cả đoàn cùng đọc kinh cầu nguyện xin Đức Mẹ phù hộ gìn giữ và ban bình an cho chuyến hành trình của mình của chúng con. Lời hát “ Xin Vâng” được cất lên, như tiếp thêm sức mạnh, sức nóng của lửa tin yêu trong tâm hồn, trong ánh mắt nơi mỗi bạn trẻ nơi đây, đang sẵn sàng lên đường đến chia sẻ với những đau thương mất mát nơi anh chị em Đồng Chiêm mình.
“ Mẹ ơi, đời con dõi bước theo Mẹ, lòng con quyết noi gương Mẹ xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng Mẹ ơi đường đi phủ đầy bóng tối bẫy chông giăng tràn muôn lối. Xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng! Xin vâng ! Mẹ dạy con hai tiếng “xin vâng” hôm qua, hôm nay và ngày mai. Xin vâng! Mẹ dạy con hai tiếng “xin vâng” hôm qua hôm nay và suốt đời…”
Mới một ngày trước đó, tại Đồng Chiêm đã xảy ra những sự đàn áp giáo dân đến hành hương một cách dã man và tàn bạo, người ta xây vội những barrie ngoài đường lớn nhằm không để lọt một chiếc xe lớn nào vào khu vực Đồng Chiêm. Người ta đổ những đống đất tạm bợ chặn luôn cả đường vào GX Đồng Chiêm. Ứng trước tình huống đó bố đã liệu cho chúng con một hướng đi thuận lợi hơn. Và điểm dừng chân vào lúc 11h là giáo xứ Nghĩa Ải “ cửa ngõ” để đến với Đồng Chiêm. Tại đây đoàn chúng con đã được gặp gỡ và trò chuyện với Cha Xứ Nghĩa Ải và cùng trực tiếp lắng nghe Ngài kể lại những sự kiện động trời mới đêm ngày hôm trước: Hai thương binh bị công an đánh và bắt đi, nhà báo Nguyễn Hữu Vinh bị công an đánh đập dã man, hàng ngàn người dân hai GX Đồng Chiêm và Nghĩa Ải xuống đường tới UBND lên tiếng yêu cầu trả lời về tình hình của hai anh thương binh bị bắt đi không lý do..
Sau khi chào tạm biệt Cha Xứ Nghĩa Ải, cả đoàn chúng con tiếp tục hành trình đi bộ chừng 2km men theo con đường đê tiến tới trung tâm Đồng Chiêm. Suốt dọc con đường đi tới đâu, cả đoàn cũng nhận được ánh mắt thân thiện và những lời chào thân thuộc của những người dân bản địa – dù chúng con là những vị khách lạ - nhưng hình như không hè có khoảng cách nào phía trước – tất cả mọi người là anh em một nhà!
Tới nhà thờ GX Đồng Chiêm vào lúc 12h, đoàn chúng con cùng tham dự giờ cầu nguyện của các em thiếu nhi Đồng Chiêm. Thật dễ mến biết bao, những ánh mắt ngây thơ trong sáng, ngoan ngoãn quỳ gối trước bàn thờ và dân lên Chúa những lời ước nguyện hết sức đơn sơ: “ xin chớ để chúng con xa ngã trước cám dỗ và bảo vệ chúng con trước ma quỷ”
Những cây Thánh Giá của SVCG trong Giáo Tỉnh Hà Nội lại được cắm trồng trên Núi Thờ, Thánh Giá Chúa mãi còn đó như chưa bao giờ bị dỡ bỏ, mà trái lại như cao lớn thêm hơn nữa, lan tỏa uy nghi và sức mạnh không dễ gì bị khuất phục trước bất kì thế lực nào. Đứng trên đỉnh Núi Thờ, tiếng rít len lỏi qua vách núi, như những tiếng vọng của những thiên thần bé nhỏ đang được yên nghỉ nơi hầm núi suốt bao năm qua. Tiếng gió khẽ lùa qua khe áo, cho ta cảm giác lạnh lẽo – cái lạnh lẽo khi cường quyền bất chấp tính người đang chà đạp dày xéo nơi đây. Cho đến bao giờ, bao giờ những linh hồn kia mới thật sự được ngủ yên, tới bao giờ những kẻ giám xúc phạm Thánh Giá Chúa bị trừng trị? Cuộc sống biết bao giờ sẽ trở lại nơi thôn quê yên ả này khi mà tội ác đang tung hoành?
“ Chúng con xin cùng hiệp thông với quý Cha trong lời cầu nguyện, và xin Cha luôn vững tâm vì có sinh viên chúng con luôn luôn đồng hành và hướng về Đồng Chiêm mọi lúc mọi nơi” – đây là lời chào tạm biệt của anh Giuse Nguyễn Tiến Đạt với cha xứ Đồng Chiêm. Ngài rất vui khi giới trẻ SVCG ngày hôm nay luôn biết và luôn sẵn sàng làm minh chứng cho công lý và sự thật. Ngài chúc lành cho chuyến đi về của cả đoàn được bằng an cũng mong mọi người tiếp tục cầu nguyện cho Đồng Chiêm để công lý sớm trở về với đúng nghĩa của nó.
Lên xe trở về Hà Nội, mà hình ảnh Thánh Giá cứ còn mãi trong tâm khảm mỗi người. Ước mong ngày Thánh Giá Chúa được dựng lại, ước mong những linh hồn những thai nhi bé nhỏ nơi Núi Thờ được nghỉ yên an bài, ước mong công lý và sự thật được trao trả cho người Công Giáo, ước mong một cuộc sống an bình ấm no cho những người dân nơi Đồng Chiêm….một ngày nào đó, trong lời cầu nguyện và Chúa sẽ nhận lời của chúng con!
Thông báo của Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội về vụ việc Thánh Giá tại Đồng Chiêm
Hội Sinh viên CG TGP Hà Nội
09:57 13/01/2010
Thông báo của Hội Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội về vụ việc Thánh Giá tại Đồng Chiêm
HỘI SINH VIÊN CÔNG GIÁO TGP HÀ NỘI
Phòng C1 - Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội
40 Phố Nhà Chung - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Email: svcgtgphn@gmail.com
Kính gửi: Các bạn sinh viên Công giáo Tổng giáo phận Hà Nội,
Ngày 12 tháng 1 năm 2010 vừa qua, Ban điều hành Hội sinh viên Công giáo Tổng giáo phận Hà Nội chúng tôi đã đi kiểm chứng vụ việc Thánh Giá bị triệt hạ và giáo dân bị đánh đập tại giáo xứ Đồng Chiêm.
Như chúng tôi được biết thì vào đêm ngày 6 tháng 1 năm 2010, chính quyền đã huy động một lực lượng an ninh hùng hậu để triệt hạ Thánh Giá và đánh đập giáo dân một cách tàn nhẫn. Đây là một hành động không thể chấp nhận được đối với các nước văn minh tiến bộ trên thế giới và nó cũng đã đi ngược lại với truyền thống đạo đức của dân tộc Viêt Nam.
Sau khi đã lên đặt Thánh Giá và viếng Thánh Giá trên Núi Thờ, chúng tôi đã đến nhà các nạn nhân để thăm hỏi động viên nhưng không gặp được các nạn nhân mà chỉ gặp được người nhà của các nạn nhân vì các nạn nhân còn đang phải điều trị tại bệnh viện.
Đứng trước vụ việc chính quyền xúc phạm đến Thánh Giá và đánh đập giáo dân tại giáo xứ Đồng Chiêm, Hội Sinh Viên Công giáo Tổng giáo phận Hà Nội đưa ra lập trường, quan điểm và phương hướng như sau:
1. Là những người trí thức trẻ và là những chủ nhân của đất nước Việt Nam thân yêu trong tương lai, chúng ta không thể chấp nhận cách hành xử của chính quyền về sự việc Thánh Giá tại giáo xứ Đồng Chiêm.
2. Từng đoàn sinh viên sẽ về giáo xứ Đồng Chiêm để hành hương viếng Thánh Giá, thăm hỏi Cha xứ và bà con giáo dân trong tinh thần hiệp thông. Riêng những ngày hè sinh viên sẽ về làm việc bác ái và dạy học cho các em tại đây.
3. Thường xuyên thắp nến cầu nguyện cho chính quyền biết tôn trọng tự do tôn giáo và nhanh chóng xét lại Luật đất đai, như Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã bày tỏ trong bản “Quan điểm của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay” ngày 25 tháng 9 năm 2008.
Kính chúc các bạn luôn tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần.
Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2010
ĐẠI DIỆN cho 5.768 Hội viên Sinh viên Công Giáo
Giuse Nguyễn Tiến Đạt, Trưởng Hội
Maria Goretti Trần Thị Hoài, Phó Hội
Terexa Trần Thị Kiều, Thư Ký
Giuse Trần Ngọc Thuận, Văn Phòng
Giuse Nguyễn Đức Thịnh, Trưởng Ban Bác ái
Gioan Phan Văn Lưỡng, Trưởng Ban Phụng Vụ
Giuse Phạm Quốc Sử, Trưởng Ban Sinh Hoạt
Anphongso Trần Ngọc Nghinh, Trưởng Ban Truyền Thông
Giuse Nguyễn Văn Thịnh, Trưởng Ban Lễ Tân
Giuse Nguyễn Quang Thiệp, Trưởng Ban Mỹ Thuật
Giuse Trần Ngọc Quyết, Trưởng Ban Văn Nghệ
Giuse Nguyễn Văn Thống, Trưởng Sinh Viên Vinh
Giuse Lê Quang Anh, Trưởng Sinh Viên Thánh Hóa
Giuse Nguyễn Quang Hiệu, Trưởng Sinh Viên Phát Diệm
Giacobe Vũ Quốc Tỉnh, Trưởng Sinh Viên Bùi Chu
Giuse Nguyễn Văn Thập, Trưởng Sinh Viên Thái Bình
Giuse Nguyễn Trường Giang, Trưởng Sinh Viên Bắc Ninh
Giuse Phạm Công Chỉnh, Trưởng Sinh Viên Lạng Sơn
Giuse Trần Công Dương, Trưởng Sinh Viên Hưng Hóa
Giuse Đoàn Đức Thọ, Trưởng Sinh Viên Hải Hà
Phaolo Trần Quốc Trung, Trưởng Sinh Viên Nam Định
Giuse Nguyễn Văn Chuyên, Trưởng Sinh Viên Công Nghiệp
Đaminh Nguyễn Văn Tiền, Trưởng Sinh Viên Thạch Bích
Vensetlao Phạm Văn Đoan, Trưởng Sinh Viên Xuân Hòa
Giuse Bùi Văn Công, Trưởng Sinh Viên Xuân Mai
Giuse Đào Văn Thao, Trưởng Sinh Viên Cổ Nhuế
Phero Nguyễn Văn Đương, Trưởng Sinh Viên Phú Mỹ
Anton Nguyễn Văn Thạch, Trưởng Sinh Viên Di Trạch
Gioan Nguyễn Trọng Hiệp, Trưởng Sinh Viên Hà Nam
Phero Vũ Văn Thuận, Trưởng Sinh Viên Nông Nghiệp
Gioan Nguyễn Văn Ninh, Trưởng Sinh Viên Hà Thành.
HỘI SINH VIÊN CÔNG GIÁO TGP HÀ NỘI
Phòng C1 - Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội
40 Phố Nhà Chung - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Email: svcgtgphn@gmail.com
Kính gửi: Các bạn sinh viên Công giáo Tổng giáo phận Hà Nội,
Ngày 12 tháng 1 năm 2010 vừa qua, Ban điều hành Hội sinh viên Công giáo Tổng giáo phận Hà Nội chúng tôi đã đi kiểm chứng vụ việc Thánh Giá bị triệt hạ và giáo dân bị đánh đập tại giáo xứ Đồng Chiêm.
Như chúng tôi được biết thì vào đêm ngày 6 tháng 1 năm 2010, chính quyền đã huy động một lực lượng an ninh hùng hậu để triệt hạ Thánh Giá và đánh đập giáo dân một cách tàn nhẫn. Đây là một hành động không thể chấp nhận được đối với các nước văn minh tiến bộ trên thế giới và nó cũng đã đi ngược lại với truyền thống đạo đức của dân tộc Viêt Nam.
Sau khi đã lên đặt Thánh Giá và viếng Thánh Giá trên Núi Thờ, chúng tôi đã đến nhà các nạn nhân để thăm hỏi động viên nhưng không gặp được các nạn nhân mà chỉ gặp được người nhà của các nạn nhân vì các nạn nhân còn đang phải điều trị tại bệnh viện.
Đứng trước vụ việc chính quyền xúc phạm đến Thánh Giá và đánh đập giáo dân tại giáo xứ Đồng Chiêm, Hội Sinh Viên Công giáo Tổng giáo phận Hà Nội đưa ra lập trường, quan điểm và phương hướng như sau:
1. Là những người trí thức trẻ và là những chủ nhân của đất nước Việt Nam thân yêu trong tương lai, chúng ta không thể chấp nhận cách hành xử của chính quyền về sự việc Thánh Giá tại giáo xứ Đồng Chiêm.
2. Từng đoàn sinh viên sẽ về giáo xứ Đồng Chiêm để hành hương viếng Thánh Giá, thăm hỏi Cha xứ và bà con giáo dân trong tinh thần hiệp thông. Riêng những ngày hè sinh viên sẽ về làm việc bác ái và dạy học cho các em tại đây.
3. Thường xuyên thắp nến cầu nguyện cho chính quyền biết tôn trọng tự do tôn giáo và nhanh chóng xét lại Luật đất đai, như Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã bày tỏ trong bản “Quan điểm của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay” ngày 25 tháng 9 năm 2008.
Kính chúc các bạn luôn tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần.
Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2010
ĐẠI DIỆN cho 5.768 Hội viên Sinh viên Công Giáo
Maria Goretti Trần Thị Hoài, Phó Hội
Terexa Trần Thị Kiều, Thư Ký
Giuse Trần Ngọc Thuận, Văn Phòng
Giuse Nguyễn Đức Thịnh, Trưởng Ban Bác ái
Gioan Phan Văn Lưỡng, Trưởng Ban Phụng Vụ
Giuse Phạm Quốc Sử, Trưởng Ban Sinh Hoạt
Anphongso Trần Ngọc Nghinh, Trưởng Ban Truyền Thông
Giuse Nguyễn Văn Thịnh, Trưởng Ban Lễ Tân
Giuse Nguyễn Quang Thiệp, Trưởng Ban Mỹ Thuật
Giuse Trần Ngọc Quyết, Trưởng Ban Văn Nghệ
Giuse Nguyễn Văn Thống, Trưởng Sinh Viên Vinh
Giuse Lê Quang Anh, Trưởng Sinh Viên Thánh Hóa
Giuse Nguyễn Quang Hiệu, Trưởng Sinh Viên Phát Diệm
Giacobe Vũ Quốc Tỉnh, Trưởng Sinh Viên Bùi Chu
Giuse Nguyễn Văn Thập, Trưởng Sinh Viên Thái Bình
Giuse Nguyễn Trường Giang, Trưởng Sinh Viên Bắc Ninh
Giuse Phạm Công Chỉnh, Trưởng Sinh Viên Lạng Sơn
Giuse Trần Công Dương, Trưởng Sinh Viên Hưng Hóa
Giuse Đoàn Đức Thọ, Trưởng Sinh Viên Hải Hà
Phaolo Trần Quốc Trung, Trưởng Sinh Viên Nam Định
Giuse Nguyễn Văn Chuyên, Trưởng Sinh Viên Công Nghiệp
Đaminh Nguyễn Văn Tiền, Trưởng Sinh Viên Thạch Bích
Vensetlao Phạm Văn Đoan, Trưởng Sinh Viên Xuân Hòa
Giuse Bùi Văn Công, Trưởng Sinh Viên Xuân Mai
Giuse Đào Văn Thao, Trưởng Sinh Viên Cổ Nhuế
Phero Nguyễn Văn Đương, Trưởng Sinh Viên Phú Mỹ
Anton Nguyễn Văn Thạch, Trưởng Sinh Viên Di Trạch
Gioan Nguyễn Trọng Hiệp, Trưởng Sinh Viên Hà Nam
Phero Vũ Văn Thuận, Trưởng Sinh Viên Nông Nghiệp
Gioan Nguyễn Văn Ninh, Trưởng Sinh Viên Hà Thành.
Đồng Chiêm và Đá Góc Tường
Nguyễn Trung
10:22 13/01/2010
Đá góc tường (corner stone) hay đá nền móng (foundation stone) là tảng đá đầu tiên thợ xây dựng đặt xuống để từ đó các tảng đá khác sẽ theo chuẩn mực đó hình thành nên một tòa nhà. Do tầm quan trọng của nó nên từ xa xưa đá góc tường luôn được lựa chọn kỹ lưỡng, phải là tảng đá hoàn hảo nhất do thợ xây lựa chọn.
Điều này chỉ đúng với công trình xây dựng của con người.
Giáo Hội bao gồm toàn những con người yếu đuối và có nhiều tội lỗi. Giáo Hội nói lên điều này khi cử hành các thánh lễ bằng nghi thức xám hối trong đó mọi người công khai nhìn nhận tội lỗi của mình trước Thiên Chúa, vị chủ tế và anh chị em. Nhưng Giáo Hội tuyệt đối không phải là một công trình xây dựng của con người mà là của Thiên Chúa và được đặt trên Đá Góc Tường là Chúa Giê-su, Đấng Tử Nạn vì bị con người loại bỏ và đóng đinh vào thập giá, nhưng lại là Đấng Phục Sinh nhờ quyền năng Thánh Thần và trở thành thủ lĩnh của một dân tộc mới bước đi trong thế gian này, luôn bị bách hại, nhưng không thuộc về thế gian. Người tin biết rằng tận cùng điều Thiên Chúa sẽ làm không phải ở trong xác thịt mà cụ thể họ sẽ có danh lợi thú nơi thế gian này và khi chết đi sẽ được mồ yên mả đẹp (có khi còn được 1 cái lăng to đùng) nhưng ở nơi Đấng Phục Sinh.
Đá góc tường chỉ được đề cập 1 lần trong Cựu Ước (Tv 118:22) nhưng lại được nhắc đến 6 lần trong Tân Ước (Mt 21:42, Mc 12:10, Lc 20:17, Cv 4:11, Ep 2:20 and 1 Pr 2:7). Cả 3 Phúc Âm Nhất Lãm đều ghi lại chính lời của Đấng là Đá Góc Tường: Đức Giê-su bảo họ: “Các ông chưa bao giờ đọc câu này trong Kinh Thánh sao? Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta.”
Lịch sử cứu độ luôn lập đi lập lại duy nhất 1 kịch bản về đá góc tường. Những người có ơn gọi gia nhập Giáo Hội và nhất là những thủ lĩnh được chọn ra để dẫn dắt Dân Thiên Chúa đều là những người thấp hèn, kém cỏi và bất toàn, họ luôn bị thế gian xem thường và loại bỏ.
Ngày 6-1-2010 tại Đồng Chiêm đã lập lại tấn tuồng của người Do Thái ngày xưa. Giữa đêm khuya CSVN huy động lực lượng hùng hậu ăn lương toàn dân (gồm cả chó nữa) đến phá xập tượng thánh giá ở một nơi xa xôi đèo heo hút gió rồi hò reo chiến thắng trở về trên các báo đài lề phải như xưa nay vẫn làm (ta nhất định đúng, địch nhất định sai, ta nhất định thắng, địch nhất định thua). Người Do Thái ngày xưa chỉ bắt giết một mình Chúa Giê-su nhưng tha cho những ai đi theo Người nhưng đỉnh cao trí tuệ đánh phụ nữ bắt đàn bà, bêu xấu luôn một số giáo dân và giáo sỹ theo đúng như lời Chúa Giê-su đã báo trước về thân phận những ai đi theo Người.
Người Do Thái ngày xưa đã chiến thắng vẻ vang, đã dễ dàng loại bỏ đi một viên đá xấu xí cục mịch, nó không được làm đá góc tường đã đành mà cũng chẳng còn được dùng vào việc nào khác, bị vất đi lăn lóc bên vệ đường. Các Ki-tô hữu tiên khởi bị bắt giết liên tục trong 300 năm đầu tiên trong đế quốc La Mã (đế quốc này đã tiêu vong). Các Ki-tô hữu VN cũng bị bách hại trong 300 năm đầu tiên bởi các triều đình vua chúa Lê, Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn (các triều đình này cũng đã tiêu vong). 1 tượng thánh giá Đồng Chiêm đã bị đập xuống, 1 Tòa Khâm Sứ đã bị ủi xập, 1 nhà dòng Thánh Phao-lô ở Vĩnh Long đã bị san bằng (ta nhất định thắng mà). Nhưng đá góc tường của Giáo Hội Công Giáo đâu phải là các cơ sở vật chất đó (Giáo Hội tại Miền Nam sau 1975 đã bị mất tất cả các cơ sở giáo dục và y tế, rất nhiều giáo sỹ tu sỹ và giáo dân bị bắt đi cải tạo, một số chết rũ tù), càng không phải là các giám mục, linh mục tu sỹ hay giáo dân đâu nhưng là chính Chúa Giê-su.
Giáo Hội bao giờ cũng phải mang lấy sứ mạng loan báo Tin Mừng theo như lệnh truyền của Chúa Giê-su. Sứ mạng đó phải là vừa loan báo về Ơn Cứu Độ là điều sẽ đến trong Đấng Phục Sinh vừa giơ tay ra nâng đỡ những con người cùng khổ bị thế gian loại bỏ: Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức.
Giáo Hội Công Giáo Ba Lan không bao giờ có ý định lật đổ chính quyền cộng sản nhưng Giáo Hội phải đứng về phía những người thấp cổ bé miệng để bảo vệ quyền làm người của họ. Nhưng do bản chất độc tài cố hữu CS không thể cai trị một đất nước có nhân quyền nên chế độ CS Ba Lan họ đã tự đào thải mình.
Đứng trước bất công tham nhũng lan tràn trong xã hội, người nghèo bị áp bức cùng cực (các báo đài lề phải luôn có đầy rẫy các tin tức như thế), đất nước bị ngoại bang xâm lấn gò ép, ngư dân bị ngược đãi mà người dân còn không được quyền bầy tỏ lòng yêu nước chính đáng của mình, Giáo Hội Công Giáo VN do bản chất loan báo Tin Mừng của mình phải có tiếng nói đứng về phía người nghèo.
Có nhiều ý kiến kêu gọi các đấng bản quyền lên tiếng về các vấn đề nghiêm trọng của đất nước. Điều quan trọng nhất không phải là các lời khen chê của người đời nhưng vẫn là theo lương tâm các ngài trước mặt Chúa và theo đòi hỏi của Tin Mừng các ngài phải tự biết phải làm gì và không làm gì. Cuối cùng mọi người đều phải tự chịu trách nhiệm trước Đấng Phán Xét sau cùng về điều mình đã làm và đã không làm trong cuộc đời này.
Ngày hôm nay người ta có thể đập phá thánh giá ở một giáo xứ khác, một giáo phận khác mà tôi không lên tiếng, ngày mai họ cũng có thể làm như thế ngay ở giáo phận tôi và sẽ không có ai lên tiếng cho tôi đâu. Ngày hôm qua họ ủi xập Tòa Khâm Sứ, ngày mai họ sẽ ủi xập Giáo Hoàng Học Viện. Ngày hôm nay họ cắt đất nhượng biển bán Tây Nguyên thì ngày mai cái chỗ tôi đang ngồi cũng không còn vì cả đất nước cũng sẽ tiêu vong.
Thiền sư Nhất Hạnh đã từng nghĩ rằng mình bàng quan với thân phận người khác thì chế độ sẽ chiếu cố ưu đãi đặc biệt cho bản thân mình. Ông đã trở về trong vinh quang, được chủ tịch nước CHXHCNVN tiếp đón long trọng, được trải thảm đỏ đi khắp chiều dài đất nước để hoằng pháp, xây lên tu viện Bát Nhã trị giá hàng triệu đôla, báo đài rầm rộ đưa tin. Nhưng mới đây thiền sư vì là một vị chân tu nên phải nói lên lời chân thật rằng nhà nước CSVN đã dùng đến côn đồ. Nói như thế cũng như nói rằng CSVN chính là côn đồ.
Bản thân tôi nhìn ra điều gì nơi biến cố Đồng Chiêm. Một tượng thánh giá bằng bê tông cục mịch xấu xí ở một nơi đèo heo hút gió chẳng hề hấn gì đến tôi. Nhưng ngày mai vùng Đồng Chiêm sẽ lên quy hoạch thành sân gôn, thành nhà máy, thành khu đô thị cao cấp, nhà cửa ruộng vườn của dân sẽ bị thu hồi với giá đền bù rẻ như bèo, nhà thờ Đồng Chiêm sẽ chung số phận với nhà thờ Thủ Thiêm. Và lần hồi cũng tới cái nhà của tôi, giáo xứ của tôi, đất nước tôi cũng tan nát thôi.
Đồng Chiêm, 1 cái tên xa lạ quê mùa, có thể chẳng là gì cả. Nơi tôi ở, thế đứng của tôi vẫn còn vững như bàn thạch, tôi chưa có gì phải lo. Đồng Chiêm có phải là 1 dấu chỉ thời đại, người giáo dân Đồng Chiêm có mang thân phận chung với Đấng là Đá Góc Tường không, tôi có nhìn ra Người hay không, Người đang đi đi đâu đây? Quo Vadis?
Và tôi cũng đang đi đâu đây khi tôi hằng tuyên xưng Đức Giê-su Ki-tô hôm qua (chịu tử nạn và phục sinh) hôm nay (đang bị bầm dập nơi thân phận những người nghèo khổ) và ngày mai (sẽ đến trong vinh quang để phán xét và kết thúc lịch sử) vẫn là một ?
Sinh viên cầu nguyện dưới bệ chân Thánh giá bị phá |
Giáo Hội bao gồm toàn những con người yếu đuối và có nhiều tội lỗi. Giáo Hội nói lên điều này khi cử hành các thánh lễ bằng nghi thức xám hối trong đó mọi người công khai nhìn nhận tội lỗi của mình trước Thiên Chúa, vị chủ tế và anh chị em. Nhưng Giáo Hội tuyệt đối không phải là một công trình xây dựng của con người mà là của Thiên Chúa và được đặt trên Đá Góc Tường là Chúa Giê-su, Đấng Tử Nạn vì bị con người loại bỏ và đóng đinh vào thập giá, nhưng lại là Đấng Phục Sinh nhờ quyền năng Thánh Thần và trở thành thủ lĩnh của một dân tộc mới bước đi trong thế gian này, luôn bị bách hại, nhưng không thuộc về thế gian. Người tin biết rằng tận cùng điều Thiên Chúa sẽ làm không phải ở trong xác thịt mà cụ thể họ sẽ có danh lợi thú nơi thế gian này và khi chết đi sẽ được mồ yên mả đẹp (có khi còn được 1 cái lăng to đùng) nhưng ở nơi Đấng Phục Sinh.
Đá góc tường chỉ được đề cập 1 lần trong Cựu Ước (Tv 118:22) nhưng lại được nhắc đến 6 lần trong Tân Ước (Mt 21:42, Mc 12:10, Lc 20:17, Cv 4:11, Ep 2:20 and 1 Pr 2:7). Cả 3 Phúc Âm Nhất Lãm đều ghi lại chính lời của Đấng là Đá Góc Tường: Đức Giê-su bảo họ: “Các ông chưa bao giờ đọc câu này trong Kinh Thánh sao? Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta.”
Lịch sử cứu độ luôn lập đi lập lại duy nhất 1 kịch bản về đá góc tường. Những người có ơn gọi gia nhập Giáo Hội và nhất là những thủ lĩnh được chọn ra để dẫn dắt Dân Thiên Chúa đều là những người thấp hèn, kém cỏi và bất toàn, họ luôn bị thế gian xem thường và loại bỏ.
Ngày 6-1-2010 tại Đồng Chiêm đã lập lại tấn tuồng của người Do Thái ngày xưa. Giữa đêm khuya CSVN huy động lực lượng hùng hậu ăn lương toàn dân (gồm cả chó nữa) đến phá xập tượng thánh giá ở một nơi xa xôi đèo heo hút gió rồi hò reo chiến thắng trở về trên các báo đài lề phải như xưa nay vẫn làm (ta nhất định đúng, địch nhất định sai, ta nhất định thắng, địch nhất định thua). Người Do Thái ngày xưa chỉ bắt giết một mình Chúa Giê-su nhưng tha cho những ai đi theo Người nhưng đỉnh cao trí tuệ đánh phụ nữ bắt đàn bà, bêu xấu luôn một số giáo dân và giáo sỹ theo đúng như lời Chúa Giê-su đã báo trước về thân phận những ai đi theo Người.
Người Do Thái ngày xưa đã chiến thắng vẻ vang, đã dễ dàng loại bỏ đi một viên đá xấu xí cục mịch, nó không được làm đá góc tường đã đành mà cũng chẳng còn được dùng vào việc nào khác, bị vất đi lăn lóc bên vệ đường. Các Ki-tô hữu tiên khởi bị bắt giết liên tục trong 300 năm đầu tiên trong đế quốc La Mã (đế quốc này đã tiêu vong). Các Ki-tô hữu VN cũng bị bách hại trong 300 năm đầu tiên bởi các triều đình vua chúa Lê, Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn (các triều đình này cũng đã tiêu vong). 1 tượng thánh giá Đồng Chiêm đã bị đập xuống, 1 Tòa Khâm Sứ đã bị ủi xập, 1 nhà dòng Thánh Phao-lô ở Vĩnh Long đã bị san bằng (ta nhất định thắng mà). Nhưng đá góc tường của Giáo Hội Công Giáo đâu phải là các cơ sở vật chất đó (Giáo Hội tại Miền Nam sau 1975 đã bị mất tất cả các cơ sở giáo dục và y tế, rất nhiều giáo sỹ tu sỹ và giáo dân bị bắt đi cải tạo, một số chết rũ tù), càng không phải là các giám mục, linh mục tu sỹ hay giáo dân đâu nhưng là chính Chúa Giê-su.
Các bạn Sinh viên và học sinh lên đỉnh Núi Thờ |
Giáo Hội Công Giáo Ba Lan không bao giờ có ý định lật đổ chính quyền cộng sản nhưng Giáo Hội phải đứng về phía những người thấp cổ bé miệng để bảo vệ quyền làm người của họ. Nhưng do bản chất độc tài cố hữu CS không thể cai trị một đất nước có nhân quyền nên chế độ CS Ba Lan họ đã tự đào thải mình.
Đứng trước bất công tham nhũng lan tràn trong xã hội, người nghèo bị áp bức cùng cực (các báo đài lề phải luôn có đầy rẫy các tin tức như thế), đất nước bị ngoại bang xâm lấn gò ép, ngư dân bị ngược đãi mà người dân còn không được quyền bầy tỏ lòng yêu nước chính đáng của mình, Giáo Hội Công Giáo VN do bản chất loan báo Tin Mừng của mình phải có tiếng nói đứng về phía người nghèo.
Có nhiều ý kiến kêu gọi các đấng bản quyền lên tiếng về các vấn đề nghiêm trọng của đất nước. Điều quan trọng nhất không phải là các lời khen chê của người đời nhưng vẫn là theo lương tâm các ngài trước mặt Chúa và theo đòi hỏi của Tin Mừng các ngài phải tự biết phải làm gì và không làm gì. Cuối cùng mọi người đều phải tự chịu trách nhiệm trước Đấng Phán Xét sau cùng về điều mình đã làm và đã không làm trong cuộc đời này.
Ngày hôm nay người ta có thể đập phá thánh giá ở một giáo xứ khác, một giáo phận khác mà tôi không lên tiếng, ngày mai họ cũng có thể làm như thế ngay ở giáo phận tôi và sẽ không có ai lên tiếng cho tôi đâu. Ngày hôm qua họ ủi xập Tòa Khâm Sứ, ngày mai họ sẽ ủi xập Giáo Hoàng Học Viện. Ngày hôm nay họ cắt đất nhượng biển bán Tây Nguyên thì ngày mai cái chỗ tôi đang ngồi cũng không còn vì cả đất nước cũng sẽ tiêu vong.
Thiền sư Nhất Hạnh đã từng nghĩ rằng mình bàng quan với thân phận người khác thì chế độ sẽ chiếu cố ưu đãi đặc biệt cho bản thân mình. Ông đã trở về trong vinh quang, được chủ tịch nước CHXHCNVN tiếp đón long trọng, được trải thảm đỏ đi khắp chiều dài đất nước để hoằng pháp, xây lên tu viện Bát Nhã trị giá hàng triệu đôla, báo đài rầm rộ đưa tin. Nhưng mới đây thiền sư vì là một vị chân tu nên phải nói lên lời chân thật rằng nhà nước CSVN đã dùng đến côn đồ. Nói như thế cũng như nói rằng CSVN chính là côn đồ.
Bản thân tôi nhìn ra điều gì nơi biến cố Đồng Chiêm. Một tượng thánh giá bằng bê tông cục mịch xấu xí ở một nơi đèo heo hút gió chẳng hề hấn gì đến tôi. Nhưng ngày mai vùng Đồng Chiêm sẽ lên quy hoạch thành sân gôn, thành nhà máy, thành khu đô thị cao cấp, nhà cửa ruộng vườn của dân sẽ bị thu hồi với giá đền bù rẻ như bèo, nhà thờ Đồng Chiêm sẽ chung số phận với nhà thờ Thủ Thiêm. Và lần hồi cũng tới cái nhà của tôi, giáo xứ của tôi, đất nước tôi cũng tan nát thôi.
Đồng Chiêm, 1 cái tên xa lạ quê mùa, có thể chẳng là gì cả. Nơi tôi ở, thế đứng của tôi vẫn còn vững như bàn thạch, tôi chưa có gì phải lo. Đồng Chiêm có phải là 1 dấu chỉ thời đại, người giáo dân Đồng Chiêm có mang thân phận chung với Đấng là Đá Góc Tường không, tôi có nhìn ra Người hay không, Người đang đi đi đâu đây? Quo Vadis?
Và tôi cũng đang đi đâu đây khi tôi hằng tuyên xưng Đức Giê-su Ki-tô hôm qua (chịu tử nạn và phục sinh) hôm nay (đang bị bầm dập nơi thân phận những người nghèo khổ) và ngày mai (sẽ đến trong vinh quang để phán xét và kết thúc lịch sử) vẫn là một ?
Lậy Chúa, Con phải làm gi? hay Im lặng mà bước qua cây Thánh Giá?
Joseph Nguyễn Văn Thống
10:31 13/01/2010
Câu khẩu hiệu cho ngày Đại Hội Giới Trẻ Tổng giáo phận Hà Nội năm 2006 được tổ chức tại Giáo Phận Vinh đã lấy lời của Thánh Phaolô: “Lạy Chúa con phải làm gi"? Trước bối cảnh của Giáo hội Việt Nam đang gặp những luồng giông bão khắc nghiệt như hôm nay. Những cuộc tấn công của chế độ cộng sản đến niềm tin của người công giáo giật lên số: “ Cấp Báo” Những hành động giã man kèm theo những dụng cụ đàn áp: Súng ống, dùi cui, roi điện, hơi cay, ngay cả lưu đạn …tạo nên những cảnh đau thương cho người công giáo Việt Nam. Trước cảnh tượng đau lòng ấy đã làm biết bao con tim phải rụng rờn. Bao con tim phải xót xa, não lòng. Nếu là người trẻ chúng ta phải làm gi?
Chúng ta phải ngẫm suy về các thánh tử đạo Việt Nam.
Chúng ta biết rằng hằng năm mỗi dịp lễ kính nhớ các Thánh Tử đạo Việt Nam là mỗi lần ta lấy mẫu gương của các Ngài để soi chiếu vào cuộc đời của mỗi chúng ta.
Cách đây 400 năm lịch sử từ ngày hạt giống Tin Mừng gieo vãi đầu tiên đến Việt Nam từ đó đạo Công giáo đã chính thức được khai nguyên.. Và cũng lúc đó Cha ông của chúng ta sẵn sàng dùng chính mạng sống của mình để đón nhận Tin Mừng và làm chứng cho Tin Mừng. Cha ông của chúng ta chọn lựa Thánh Giá và chấp nhận từ bỏ vinh hoa phú quý trần gian.
Đúng vậy “Tử đạo” theo từ “Martyr” có nghĩa là “làm chứng”. cha ông của chúng ta đã làm chứng điều gi? Không phải các Ngài không muốn sống nhưng để làm chứng rằng sự sống trần thế này không phải là tuyệt đối, và vinh dự đời này không phải là vĩnh cửu
Như câu từ bao đời của người dân Việt Nam là “ Sống gửi, thác về” Với cái chết của mình các Ngài biết được rằng chết thì mới là cánh cửa để đi vào cuộc sống vĩnh hằng.
Chính vì lẽ đó mà Thánh Giá là biểu tượng cao quý của niềm tin nên các Ngài đã sống bằng một cuộc đời “làm chứng” để được sự sống vĩnh hằng với Thiên Chúa. Vì thế khi quan quyền thế gian đặt lựa chọn cho các Ngài là cái chết khi không bước qua cây Thánh Giá và được vinh hoa tràn thế khi bước qua Thánh Giá. Nhưng các Ngài đã lựa chọn Thánh Giá để nói lên sự trung thành với Thiên Chúa.
Im lặng đồng nghĩa với việc bước qua cây Thánh Giá.
Trong năm qua biết bao biến cố xảy đến cho giáo hội việt Nam, khi nhà cầm quyền dùng bạo lực đem đến đau thương cho người công giáo khắp nơi qua sự kiện Tòa khâm sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý…đặc biệt Đồng Chiêm cây Thánh Giá bị xúc phạm.
Vậy hôm nay chúng ta là con cháu của các Thánh tử đạo Việt Nam, chúng ta phải làm gì để giống như các Ngài? Chúng ta có muốn trở nên như các Ngài phải yêu lấy cây Thánh Giá là biểu tượng cao quý nhất của niềm tin vào Thiên Chúa không? Hay chúng ta cứ để cho Thánh Giá Chúa bị quyền lực thế gian xúc pham mà lòng chẳng đoái hoài. Xem đó như một cây Thánh Giá chẳng có ý nghĩa gì với đời mình. Rồi Việc của Đồng Chiêm là của Đồng Chiêm và Thánh Giá trên Núi Thờ là của Đồng Chiêm. Phải chăng chúng ta im lặng không sống mầu nhiệm hiệp thông cũng chính là việc chúng ta bước qua cây Thánh Giá để chọn lấy sự an phận?
Niềm hy vọng sẽ không bước qua cây Thánh Giá của người trẻ hôm nay!
Sau những ngày tang thương đến với Đồng chiêm và khi hay tin về Thánh Giá Chúa bị triệt hạ. Thì lập tức linh mục đoàn của giáo phận Hà Nội đã lên đường về Đồng chiêm, Rồi tiếp theo là các đoàn hành hương từ các giáo xứ khác nhau từ Thái Hà, Hàm Long. Nhà thờ lớn…đến để hiệp thông chia sẻ với nỗi đau của anh chị em giáo xứ Đồng Chiêm. Rồi thư hiệp thông của giám mục giáo phận Lạng sơn, Pleiku. Thư hiệp thông của linh mục đoàn giáo phận Bắc Ninh, giáo phận Vinh, giáo phận Thanh Hóa. Thư hiệp thông của liên đoàn công giáo Đức… Đặc biệt hơn là thư hiệp thông của các giám mục thuộc giáo tĩnh Miền Bắc. Sự kiện ấy thấy rõ sự hiệp thông mạnh mẽ của giáo hội Việt Nam vừa sau những ngày khai mạc Năm Thánh, nhưng chưa phải là tất cả. Sự hiệp thông với Đồng Chiêm, phải chăng giáo hội Việt Nam bắt đầu sống mầu nhiệm hiệp thông năm Thánh 2010?
Nhà cầm quyền Hà Nội đã mơ hồ khi tấn công anh JB. Nguyễn Hữu Vinh, một giáo dân nhiệt thành và can đảm đêm 11/1 vừa qua, khi anh đến hiệp thông với Đồng Chiêm. Điều đó nhà cầm quyền nhằm dập tắt sức nóng của giáo hội Việt Nam sống mầu nhiệm hiệp thông Năm Thánh chăng?
Nhưng sáng ngày 12/1, điều mà tôi thấy sự hiệp thông mạnh mẽ của người trẻ là Ban điều hành của Hội sinh Viên công giáo Tổng giáo phận Hà Nội và trưởng ban điều hành của các giáo phận miền bắc đã lên đường về Đồng Chiêm để đại diện cho các bạn sinh viên công giáo thuộc các giáo phận Vinh, Thanh Hóa, Hà Nội, Phát Diệm, Bùi Chu, Thái Bình, Hải Phòng, Bắc Ninh, Lạng sơn, Hưng Hóa…. Dẫn đầu đoàn là anh Giuse Đinh Tiến Đạt_ Trưởng hội và chị Mariagoretti Trần Thị Hoài_ Phó hội. Anh chị em đã lên đường để hiệp thông sẻ chia cùng cộng đoàn Đồng Chiêm, chắc chắn rằng người trẻ đã hiểu nỗi đau đó cũng chính là nỗi đau của chính mình vị Thánh giá Chúa bị xúc pham..
Việc người trẻ về Đồng chiêm sau sự kiện đau thương đêm 11/1 đối với anh em mình như là một tiếng nói mạnh mẽ “không sợ hãi” trước bạo quyền của thế gian. Phải chăng các bạn trẻ hôm nay đã tiếp nối các Thánh Tử Đạo ngày xưa không chịu bước qua Thánh Giá? để rồi lên đường ra đi làm chứng cho Chúa, lên đường lên tiếng bảo vệ cho “công lý và sự thật”
Hơn thế nữa, việc các bạn trẻ lên núi Chúa để ngắm suy mầu nhiệm Thập Giá như là niềm hy vọng rằng các bạn sẽ xây nhiều cây Thánh Giá trong môi trường hôm nay vì chính Thánh Giá là sự sống nên các bạn trẻ muốn có sự sống tốt đẹp phải bảo vệ Thánh Giá.
Chúng ta cùng cầu xin Chúa, Cho người trẻ hôm nay cũng như muôn người biết xây dựng cho mình cây Thánh giá ngày càng đẹp hơn trong môi trường hằng ngày và cho mỗi người hiểu được rằng: im lặng là đồng nghĩa với việc tiếp tay cho kẻ phá đạo lôi chúng ta bước qua cây Thánh Giá.
Hà Nội 13/1/2010
Chúng ta biết rằng hằng năm mỗi dịp lễ kính nhớ các Thánh Tử đạo Việt Nam là mỗi lần ta lấy mẫu gương của các Ngài để soi chiếu vào cuộc đời của mỗi chúng ta.
Cách đây 400 năm lịch sử từ ngày hạt giống Tin Mừng gieo vãi đầu tiên đến Việt Nam từ đó đạo Công giáo đã chính thức được khai nguyên.. Và cũng lúc đó Cha ông của chúng ta sẵn sàng dùng chính mạng sống của mình để đón nhận Tin Mừng và làm chứng cho Tin Mừng. Cha ông của chúng ta chọn lựa Thánh Giá và chấp nhận từ bỏ vinh hoa phú quý trần gian.
Đúng vậy “Tử đạo” theo từ “Martyr” có nghĩa là “làm chứng”. cha ông của chúng ta đã làm chứng điều gi? Không phải các Ngài không muốn sống nhưng để làm chứng rằng sự sống trần thế này không phải là tuyệt đối, và vinh dự đời này không phải là vĩnh cửu
Như câu từ bao đời của người dân Việt Nam là “ Sống gửi, thác về” Với cái chết của mình các Ngài biết được rằng chết thì mới là cánh cửa để đi vào cuộc sống vĩnh hằng.
Chính vì lẽ đó mà Thánh Giá là biểu tượng cao quý của niềm tin nên các Ngài đã sống bằng một cuộc đời “làm chứng” để được sự sống vĩnh hằng với Thiên Chúa. Vì thế khi quan quyền thế gian đặt lựa chọn cho các Ngài là cái chết khi không bước qua cây Thánh Giá và được vinh hoa tràn thế khi bước qua Thánh Giá. Nhưng các Ngài đã lựa chọn Thánh Giá để nói lên sự trung thành với Thiên Chúa.
Im lặng đồng nghĩa với việc bước qua cây Thánh Giá.
Trong năm qua biết bao biến cố xảy đến cho giáo hội việt Nam, khi nhà cầm quyền dùng bạo lực đem đến đau thương cho người công giáo khắp nơi qua sự kiện Tòa khâm sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý…đặc biệt Đồng Chiêm cây Thánh Giá bị xúc phạm.
Vậy hôm nay chúng ta là con cháu của các Thánh tử đạo Việt Nam, chúng ta phải làm gì để giống như các Ngài? Chúng ta có muốn trở nên như các Ngài phải yêu lấy cây Thánh Giá là biểu tượng cao quý nhất của niềm tin vào Thiên Chúa không? Hay chúng ta cứ để cho Thánh Giá Chúa bị quyền lực thế gian xúc pham mà lòng chẳng đoái hoài. Xem đó như một cây Thánh Giá chẳng có ý nghĩa gì với đời mình. Rồi Việc của Đồng Chiêm là của Đồng Chiêm và Thánh Giá trên Núi Thờ là của Đồng Chiêm. Phải chăng chúng ta im lặng không sống mầu nhiệm hiệp thông cũng chính là việc chúng ta bước qua cây Thánh Giá để chọn lấy sự an phận?
Niềm hy vọng sẽ không bước qua cây Thánh Giá của người trẻ hôm nay!
Sau những ngày tang thương đến với Đồng chiêm và khi hay tin về Thánh Giá Chúa bị triệt hạ. Thì lập tức linh mục đoàn của giáo phận Hà Nội đã lên đường về Đồng chiêm, Rồi tiếp theo là các đoàn hành hương từ các giáo xứ khác nhau từ Thái Hà, Hàm Long. Nhà thờ lớn…đến để hiệp thông chia sẻ với nỗi đau của anh chị em giáo xứ Đồng Chiêm. Rồi thư hiệp thông của giám mục giáo phận Lạng sơn, Pleiku. Thư hiệp thông của linh mục đoàn giáo phận Bắc Ninh, giáo phận Vinh, giáo phận Thanh Hóa. Thư hiệp thông của liên đoàn công giáo Đức… Đặc biệt hơn là thư hiệp thông của các giám mục thuộc giáo tĩnh Miền Bắc. Sự kiện ấy thấy rõ sự hiệp thông mạnh mẽ của giáo hội Việt Nam vừa sau những ngày khai mạc Năm Thánh, nhưng chưa phải là tất cả. Sự hiệp thông với Đồng Chiêm, phải chăng giáo hội Việt Nam bắt đầu sống mầu nhiệm hiệp thông năm Thánh 2010?
Nhà cầm quyền Hà Nội đã mơ hồ khi tấn công anh JB. Nguyễn Hữu Vinh, một giáo dân nhiệt thành và can đảm đêm 11/1 vừa qua, khi anh đến hiệp thông với Đồng Chiêm. Điều đó nhà cầm quyền nhằm dập tắt sức nóng của giáo hội Việt Nam sống mầu nhiệm hiệp thông Năm Thánh chăng?
Nhưng sáng ngày 12/1, điều mà tôi thấy sự hiệp thông mạnh mẽ của người trẻ là Ban điều hành của Hội sinh Viên công giáo Tổng giáo phận Hà Nội và trưởng ban điều hành của các giáo phận miền bắc đã lên đường về Đồng Chiêm để đại diện cho các bạn sinh viên công giáo thuộc các giáo phận Vinh, Thanh Hóa, Hà Nội, Phát Diệm, Bùi Chu, Thái Bình, Hải Phòng, Bắc Ninh, Lạng sơn, Hưng Hóa…. Dẫn đầu đoàn là anh Giuse Đinh Tiến Đạt_ Trưởng hội và chị Mariagoretti Trần Thị Hoài_ Phó hội. Anh chị em đã lên đường để hiệp thông sẻ chia cùng cộng đoàn Đồng Chiêm, chắc chắn rằng người trẻ đã hiểu nỗi đau đó cũng chính là nỗi đau của chính mình vị Thánh giá Chúa bị xúc pham..
Việc người trẻ về Đồng chiêm sau sự kiện đau thương đêm 11/1 đối với anh em mình như là một tiếng nói mạnh mẽ “không sợ hãi” trước bạo quyền của thế gian. Phải chăng các bạn trẻ hôm nay đã tiếp nối các Thánh Tử Đạo ngày xưa không chịu bước qua Thánh Giá? để rồi lên đường ra đi làm chứng cho Chúa, lên đường lên tiếng bảo vệ cho “công lý và sự thật”
Hơn thế nữa, việc các bạn trẻ lên núi Chúa để ngắm suy mầu nhiệm Thập Giá như là niềm hy vọng rằng các bạn sẽ xây nhiều cây Thánh Giá trong môi trường hôm nay vì chính Thánh Giá là sự sống nên các bạn trẻ muốn có sự sống tốt đẹp phải bảo vệ Thánh Giá.
Chúng ta cùng cầu xin Chúa, Cho người trẻ hôm nay cũng như muôn người biết xây dựng cho mình cây Thánh giá ngày càng đẹp hơn trong môi trường hằng ngày và cho mỗi người hiểu được rằng: im lặng là đồng nghĩa với việc tiếp tay cho kẻ phá đạo lôi chúng ta bước qua cây Thánh Giá.
Hà Nội 13/1/2010
Thư mời gọi hiệp thông cầu nguyện cho anh J.B Nguyễn Hữu Vinh
Joseph Nguyễn Văn Thống
10:42 13/01/2010
Cộng đoàn giáo phận Vinh tại Hà Nội
Thư mời gọi hiệp thông cầu nguyện cho anh J.B Nguyễn Hữu Vinh
Kính thưa anh chị em cộng đoàn Giáo phận Vinh tại Hà Nội,
Những ngày qua, mỗi chúng ta ai cũng đều biết việc anh J.B Nguyễn Hữu Vinh, người anh em trong cộng đoàn Giáo phận Vinh tại Hà Nội vào Đồng Chiêm để hiệp thông chia sẻ với anh chị em mình đang phải chịu đau khổ và cùng suy ngẫm mầu nhiệm Thập Giá trên Núi Thờ, nơi Thánh Giá đã bị nhà cầm quyền Hà Nội triệt hạ vào ngày 6/1 vừa qua.
Hành động vào Đồng Chiêm hiệp thông của anh J.B Nguyễn Hữu Vinh là một nghĩa cử tốt đẹp của người Công giáo, nói lên tinh thần liên đới hiệp thông của những anh chị em đồng đạo. Nhưng đang khi anh đang đi cùng cha phó xứ thì đã có một nhóm khoảng hơn chục người lao vào tấn công, làm trọng thương và lấy đi chiếc máy ảnh của anh. Đây là một hành động đáng lên án, nhất là khi nó diễn ra trước sự chứng kiến của những người mặc sắc phục công an, sĩ quan quân đội và các lực lượng chức năng khác nhưng họ không có bất cứ sự can thiệp nào, mặc cho tội ác xảy ra.
Chúng ta, cộng đoàn Giáo phận Vinh tại Hà Nội, yêu cầu nhà cầm quyền sở tại:
1. Điều tra để tìm ra kẻ đã làm hại anh Vinh và buộc chúng phải chịu trách nhiệm về hành động đánh người cách dã man trước pháp luật.
2. Trả lại tài sản là chiếc máy ảnh của anh J.B Nguyễn Hữu Vinh.
Trước những hình ảnh và tin tức về anh trên các mạng thông tin, chúng ta cảm thấy đau xót và thương cho người anh em của mình rất nhiều.
Mặc dù anh J.B Nguyễn Hữu Vinh bị đánh trọng thương chưa thể bình phục trong thời gian ngắn, nhưng hôm nay, ngày 13/1, cơ quan công an Hà Nội đã gửi giấy triệu tập anh với lý do rất mơ hồ là “để hỏi việc liên quan”.
Trước những đau thương mà anh J.B Nguyễn Hữu Vinh phải chịu, cộng đoàn chúng ta cùng hiệp thông chia sẻ với anh và gia đình trong hoàn cảnh lúc này, đặc biệt Cha Linh hướng cộng đoàn Jo Lưu Ngọc Quỳnh sẽ dâng thánh lễ hiệp thông để cầu nguyện cho anh JB Nguyễn Hữu Vinh.
Vậy xin kính mời anh chị em trong Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội cũng như tất cả các bạn bè thân hữu của anh J.B Nguyễn Hữu Vinh đến tham dự Thánh lễ hiệp thông này.
Thời gian: 18h30, Thứ sáu, ngày 15/1/2010
Địa điểm: Tại đền Thánh Giêrađô - Giáo Xứ Thái Hà - 180/2 Nguyễn Lương Bằng - Đống Đa - Hà Nội.
Nguyện xin Thiên Chúa, Mẹ Maria và Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu - Bổn mạng của Cộng đoàn con cái Giáo phận Vinh tại Hà Nội đổ tràn muôn phúc lành cho tất cả anh chị em trong năm mới này.
Thay mặt ban đại diện Cộng đoàn
Thư mời gọi hiệp thông cầu nguyện cho anh J.B Nguyễn Hữu Vinh
Kính thưa anh chị em cộng đoàn Giáo phận Vinh tại Hà Nội,
Những ngày qua, mỗi chúng ta ai cũng đều biết việc anh J.B Nguyễn Hữu Vinh, người anh em trong cộng đoàn Giáo phận Vinh tại Hà Nội vào Đồng Chiêm để hiệp thông chia sẻ với anh chị em mình đang phải chịu đau khổ và cùng suy ngẫm mầu nhiệm Thập Giá trên Núi Thờ, nơi Thánh Giá đã bị nhà cầm quyền Hà Nội triệt hạ vào ngày 6/1 vừa qua.
Hành động vào Đồng Chiêm hiệp thông của anh J.B Nguyễn Hữu Vinh là một nghĩa cử tốt đẹp của người Công giáo, nói lên tinh thần liên đới hiệp thông của những anh chị em đồng đạo. Nhưng đang khi anh đang đi cùng cha phó xứ thì đã có một nhóm khoảng hơn chục người lao vào tấn công, làm trọng thương và lấy đi chiếc máy ảnh của anh. Đây là một hành động đáng lên án, nhất là khi nó diễn ra trước sự chứng kiến của những người mặc sắc phục công an, sĩ quan quân đội và các lực lượng chức năng khác nhưng họ không có bất cứ sự can thiệp nào, mặc cho tội ác xảy ra.
Chúng ta, cộng đoàn Giáo phận Vinh tại Hà Nội, yêu cầu nhà cầm quyền sở tại:
1. Điều tra để tìm ra kẻ đã làm hại anh Vinh và buộc chúng phải chịu trách nhiệm về hành động đánh người cách dã man trước pháp luật.
2. Trả lại tài sản là chiếc máy ảnh của anh J.B Nguyễn Hữu Vinh.
Trước những hình ảnh và tin tức về anh trên các mạng thông tin, chúng ta cảm thấy đau xót và thương cho người anh em của mình rất nhiều.
Mặc dù anh J.B Nguyễn Hữu Vinh bị đánh trọng thương chưa thể bình phục trong thời gian ngắn, nhưng hôm nay, ngày 13/1, cơ quan công an Hà Nội đã gửi giấy triệu tập anh với lý do rất mơ hồ là “để hỏi việc liên quan”.
Trước những đau thương mà anh J.B Nguyễn Hữu Vinh phải chịu, cộng đoàn chúng ta cùng hiệp thông chia sẻ với anh và gia đình trong hoàn cảnh lúc này, đặc biệt Cha Linh hướng cộng đoàn Jo Lưu Ngọc Quỳnh sẽ dâng thánh lễ hiệp thông để cầu nguyện cho anh JB Nguyễn Hữu Vinh.
Vậy xin kính mời anh chị em trong Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội cũng như tất cả các bạn bè thân hữu của anh J.B Nguyễn Hữu Vinh đến tham dự Thánh lễ hiệp thông này.
Thời gian: 18h30, Thứ sáu, ngày 15/1/2010
Địa điểm: Tại đền Thánh Giêrađô - Giáo Xứ Thái Hà - 180/2 Nguyễn Lương Bằng - Đống Đa - Hà Nội.
Nguyện xin Thiên Chúa, Mẹ Maria và Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu - Bổn mạng của Cộng đoàn con cái Giáo phận Vinh tại Hà Nội đổ tràn muôn phúc lành cho tất cả anh chị em trong năm mới này.
Thay mặt ban đại diện Cộng đoàn
Đồng Chiêm bạo lực leo thang
Giáo dân Nghĩa Ải
12:01 13/01/2010
Nếu người giáo dân Đồng Chiêm có bệnh tình cần cấp cứu, chắc chắn họ sẽ được thân nhân cõng qua sông vào thời điểm này. Chính quyền xã An Phú, Huyện Mỹ Đức Hà Tây đổ đất lấp hết lối mà xe cơ giới có thể vào. Lập những trạm kiểm soát đa thành phần từ cảnh sát giao thông, công an xã, dân quân xã, đoàn viên thanh niên ngăn chặn không cho các phương tiện được phép vào Đồng Chiêm. Cùng với việc phong tỏa người khác vào Đồng Chiêm, bên trong chính quyền xã An Phú bắc nhiều loa chĩa vào nhà thờ, nhà dân liên tục đưa những lời lăng mạ, vu cáo các linh mục và giáo dân. Song song những biện pháp bắt giữ, triệu tập để ép cung, dọa dẫm, khủng bố tinh thần giáo dân sở tại. Chính quyền còn huy động thêm nhiều cảnh sát và thành lập thêm đội dân phòng để tăng cường sự dọa dẫm.
Trấn áp bằng bạo lực và vu cáo là cách mà chính quyền lựa chọn cho giáo dân Đồng Chiêm.
Từ đập phá thánh giá, đánh đàn bà, phụ nữ đến hành hung ký giả, vu cáo linh mục, tăng cường lực lượng vũ trang, ngăn chặn, cô lập giao thông.... còn bao lâu nữa chính quyền sẽ bắt cha xứ san phẳng nhà thờ. Từ những hành vi tội ác này đi đến hành vi tội ác tiếp theo không xa.Nhất là tội ác được bảo trợ từ phía kẻ nắm chính quyền thì khoảng cách càng gần hơn.
Đã lâu lắm rồi, từ thời kỳ cải cách ruộng đất cách đây nửa thế kỷ, hay cuộc phản đối của nông dân Thái Bình hơn chục năm qua thiết tưởng ở thời kỳ hội nhập, nhà nước pháp quyền, dân trí ngày càng cao như ngày nay sẽ không còn những cảnh máu đổ, bắt bớ, hành hung vô lý như vậy nữa. Nhưng không ngờ những hành động bạo lực ấy lại càng ngang nhiên, công khai ở cấp dưới và tinh vi ở cấp cao hơn.
Chiều ngày 12-1-2009 do bị chính quyền xã An Phú đổ đất lấp lối ra, Anh Nguyễn Hữu Vinh cùng cha phó xứ Đồng Chiêm đi xe máy đến xem đường. Anh Vinh chụp ảnh lại đống đất mới đổ, bất ngờ hàng chục thanh niên lao tới hành hung anh Vinh và cướp máy ảnh dưới sự giám sát của công an xã, cảnh sát cơ động, cán bộ quân đội. Sự việc xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật, có rất nhiều người dân và học sinh chứng kiến như vậy, nhưng chính quyền xã An Phú dửng dưng trả lời đơn khiếu nại của Cha phó xứ Đồng Chiêm Nguyễn Văn Liên là không biết, không thấy đơn từ hay ai báo cáo gì. Với sự việc công khai như vậy mà chính quyền xã An Phú không biết, thì dựa vào đâu họ nói các linh mục kích động giáo dân?
Hôm nay anh Nguyễn Hữu Vinh bị giấy triệu tập lên phòng cảnh sát điều tra Hà Nội để làm việc với lý do mập mờ ''có liên quan''.
Một người vừa bị đánh đập đến gẫy răng, u đầu, dập môi vết thương chưa đóng vảy lại bị công an triệu tập vì lý do ''đến nơi sẽ nói rõ''. Chúng ta hình dung nạn nhân bị hành hung đang đau đớn nằm, công an đến lạnh lùng gửi giấy triệu tập vì lý do ''đến nơi sẽ nói''. Chúng ta sẽ thấy sự nhân đạo của chính quyền đến đâu.
Chắc chắn phòng cảnh sát điều tra Hà Nội ( PC14) sẽ hỏi anh Vinh về việc anh bị hành hung dựa trên lá đơn của Linh Mục Nguyễn Văn Liên. Nhưng điều tra, xét hỏi anh Vinh có phải để mang lại công lý, sự thật, sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật hay không mới là chuyện cần bàn.
Có những bộ phim mà chúng ta xem sẽ thấy, cảnh sát xét hỏi người bị hại về những nhân chứng, vật chứng, bằng chứng liên quan. Sau đó những nhân chứng bị giết chết hay đột ngột thay đổi lời khai. Tang chứng, vật chứng bị thay đổi. Người bị hại không có gì chứng minh được bỗng dưng bị lật ngược thành tội vu khống. Điều ấy có xảy ra ngoài đời không, có việc như vậy ở nước CHXHCN Việt- Nam không? Hay chỉ có trên phim nước ngoài.? Điều này không khó để người dân Việt Nam nhận định.
Vụ án tòa Hà Nội xử Phạm Văn Trội, trú tại Chương Dương, Thường Tín thuộc Hà Tây cũ vì tội vu khống chính quyền đánh đập bản thân Trội. Phạm Văn Trội đi đến huyện Hữu Lũng - Lạng Sơn thăm bạn là Vi Đức Hồi. Khi về bị nhóm người mặc áo thường phục lao vào đánh đập, công an ở đó không làm gì những người kia, chỉ đợi đánh xong thì đưa anh Trội ra khỏi địa phận với lý do là ''hộ tống an toàn ra khỏi địa phương'' Phạm Văn Trội thuật lại việc bị đánh với các đài báo nước ngoài. Lập tức công an Hà Nội bắt và truy tố Trội ra tòa. Công an Hà Nội căn cứ vào lời khai của người làm chứng là công an xã huyện Hữu Lũng (?) là Trội đã vu khống chính quyền đánh người.!!!.
JB Nguyễn Hữu Vinh và linh mục Nguyễn Văn Liên có hy vọng trông chờ vào sự công minh của cơ quan điều tra Hà Nội trung thực tìm sự công bằng cho họ hay không ?
Chúng ta chờ đợi trong cầu nguyện.
Chắc anh Vinh và Linh Mục Liên sẽ liên tục bị xét hỏi về vụ việc này, họ sẽ bị xét hỏi với tư cách là nạn nhân, nhân chứng lại có vẻ mập mờ như bị can, bị cáo bị triệu tập. Mọi lo lắng, quan tâm của giáo dân sẽ bị chia lẻ, phân tán và hoang mang. Chưa kể đến tình huống kéo dài, tận dụng vụ việc này để hạn chế thời gian của anh Vinh, Linh Mục Liên khiến họ mệt mỏi, lo lắng. Và biết đâu sau cùng anh Vinh, Cha Liên sẽ bị quy tội vu khống. Nếu ở hiện trường không có nhân chứng nào dám đứng ra nói rõ sự việc.
Nếu trường hợp anh Vinh và Cha Liên bị quy tội vu khống, bị bắt giữ. Chính quyền đi bước tiếp theo là.....
Chúa sẽ an bài cho sự việc có kết cục rõ ràng.
Chúng ta còn Đạo hay không còn Đạo.
Những ngày tới Thiên Chúa sẽ soi sáng con đường của anh Vinh, Cha Liên và cả chúng ta nữa.
Trở lại với giáo dân Đồng Chiêm, có lẽ chưa bao giờ họ sống trong cảnh hoang mang như lúc này. Đường vào bị chặn, mùa màng, công việc đình trệ. nơm nớp lo thân phận mình, giáo xứ mình và sự an bình của cây Thánh Giá thiêng liêng dựng tạm bằng tre trên núi Thờ. Còn cả những lo lắng cho tính mạng, tài sản của đạo hữu khắp nơi về hiệp thông. Từng ấy mối lo, ngần ấy mối sợ. Trong lúc chính quyền liên tục từng ngày gia tăng hành động khủng bố tinh thần bằng nhiều phương tiện, thủ đoạn đổ lên đầu những người dân nghèo khổ Đồng Chiêm. Hơn lúc nào hết, giáo hội Việt Nam cần sự hiệp thông mạnh mẽ, sự chia sẻ, gánh vác của toàn thể giáo dân Việt Nam cũng như người Công Giáo trên toàn thế giới với mảnh đất nghèo một năm một vụ lúa như giáo xứ Đồng Chiêm.
Trấn áp bằng bạo lực và vu cáo là cách mà chính quyền lựa chọn cho giáo dân Đồng Chiêm.
Từ đập phá thánh giá, đánh đàn bà, phụ nữ đến hành hung ký giả, vu cáo linh mục, tăng cường lực lượng vũ trang, ngăn chặn, cô lập giao thông.... còn bao lâu nữa chính quyền sẽ bắt cha xứ san phẳng nhà thờ. Từ những hành vi tội ác này đi đến hành vi tội ác tiếp theo không xa.Nhất là tội ác được bảo trợ từ phía kẻ nắm chính quyền thì khoảng cách càng gần hơn.
Đã lâu lắm rồi, từ thời kỳ cải cách ruộng đất cách đây nửa thế kỷ, hay cuộc phản đối của nông dân Thái Bình hơn chục năm qua thiết tưởng ở thời kỳ hội nhập, nhà nước pháp quyền, dân trí ngày càng cao như ngày nay sẽ không còn những cảnh máu đổ, bắt bớ, hành hung vô lý như vậy nữa. Nhưng không ngờ những hành động bạo lực ấy lại càng ngang nhiên, công khai ở cấp dưới và tinh vi ở cấp cao hơn.
Chiều ngày 12-1-2009 do bị chính quyền xã An Phú đổ đất lấp lối ra, Anh Nguyễn Hữu Vinh cùng cha phó xứ Đồng Chiêm đi xe máy đến xem đường. Anh Vinh chụp ảnh lại đống đất mới đổ, bất ngờ hàng chục thanh niên lao tới hành hung anh Vinh và cướp máy ảnh dưới sự giám sát của công an xã, cảnh sát cơ động, cán bộ quân đội. Sự việc xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật, có rất nhiều người dân và học sinh chứng kiến như vậy, nhưng chính quyền xã An Phú dửng dưng trả lời đơn khiếu nại của Cha phó xứ Đồng Chiêm Nguyễn Văn Liên là không biết, không thấy đơn từ hay ai báo cáo gì. Với sự việc công khai như vậy mà chính quyền xã An Phú không biết, thì dựa vào đâu họ nói các linh mục kích động giáo dân?
Hôm nay anh Nguyễn Hữu Vinh bị giấy triệu tập lên phòng cảnh sát điều tra Hà Nội để làm việc với lý do mập mờ ''có liên quan''.
Một người vừa bị đánh đập đến gẫy răng, u đầu, dập môi vết thương chưa đóng vảy lại bị công an triệu tập vì lý do ''đến nơi sẽ nói rõ''. Chúng ta hình dung nạn nhân bị hành hung đang đau đớn nằm, công an đến lạnh lùng gửi giấy triệu tập vì lý do ''đến nơi sẽ nói''. Chúng ta sẽ thấy sự nhân đạo của chính quyền đến đâu.
Chắc chắn phòng cảnh sát điều tra Hà Nội ( PC14) sẽ hỏi anh Vinh về việc anh bị hành hung dựa trên lá đơn của Linh Mục Nguyễn Văn Liên. Nhưng điều tra, xét hỏi anh Vinh có phải để mang lại công lý, sự thật, sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật hay không mới là chuyện cần bàn.
Có những bộ phim mà chúng ta xem sẽ thấy, cảnh sát xét hỏi người bị hại về những nhân chứng, vật chứng, bằng chứng liên quan. Sau đó những nhân chứng bị giết chết hay đột ngột thay đổi lời khai. Tang chứng, vật chứng bị thay đổi. Người bị hại không có gì chứng minh được bỗng dưng bị lật ngược thành tội vu khống. Điều ấy có xảy ra ngoài đời không, có việc như vậy ở nước CHXHCN Việt- Nam không? Hay chỉ có trên phim nước ngoài.? Điều này không khó để người dân Việt Nam nhận định.
Vụ án tòa Hà Nội xử Phạm Văn Trội, trú tại Chương Dương, Thường Tín thuộc Hà Tây cũ vì tội vu khống chính quyền đánh đập bản thân Trội. Phạm Văn Trội đi đến huyện Hữu Lũng - Lạng Sơn thăm bạn là Vi Đức Hồi. Khi về bị nhóm người mặc áo thường phục lao vào đánh đập, công an ở đó không làm gì những người kia, chỉ đợi đánh xong thì đưa anh Trội ra khỏi địa phận với lý do là ''hộ tống an toàn ra khỏi địa phương'' Phạm Văn Trội thuật lại việc bị đánh với các đài báo nước ngoài. Lập tức công an Hà Nội bắt và truy tố Trội ra tòa. Công an Hà Nội căn cứ vào lời khai của người làm chứng là công an xã huyện Hữu Lũng (?) là Trội đã vu khống chính quyền đánh người.!!!.
JB Nguyễn Hữu Vinh và linh mục Nguyễn Văn Liên có hy vọng trông chờ vào sự công minh của cơ quan điều tra Hà Nội trung thực tìm sự công bằng cho họ hay không ?
Chúng ta chờ đợi trong cầu nguyện.
Chắc anh Vinh và Linh Mục Liên sẽ liên tục bị xét hỏi về vụ việc này, họ sẽ bị xét hỏi với tư cách là nạn nhân, nhân chứng lại có vẻ mập mờ như bị can, bị cáo bị triệu tập. Mọi lo lắng, quan tâm của giáo dân sẽ bị chia lẻ, phân tán và hoang mang. Chưa kể đến tình huống kéo dài, tận dụng vụ việc này để hạn chế thời gian của anh Vinh, Linh Mục Liên khiến họ mệt mỏi, lo lắng. Và biết đâu sau cùng anh Vinh, Cha Liên sẽ bị quy tội vu khống. Nếu ở hiện trường không có nhân chứng nào dám đứng ra nói rõ sự việc.
Nếu trường hợp anh Vinh và Cha Liên bị quy tội vu khống, bị bắt giữ. Chính quyền đi bước tiếp theo là.....
Chúa sẽ an bài cho sự việc có kết cục rõ ràng.
Chúng ta còn Đạo hay không còn Đạo.
Những ngày tới Thiên Chúa sẽ soi sáng con đường của anh Vinh, Cha Liên và cả chúng ta nữa.
Trở lại với giáo dân Đồng Chiêm, có lẽ chưa bao giờ họ sống trong cảnh hoang mang như lúc này. Đường vào bị chặn, mùa màng, công việc đình trệ. nơm nớp lo thân phận mình, giáo xứ mình và sự an bình của cây Thánh Giá thiêng liêng dựng tạm bằng tre trên núi Thờ. Còn cả những lo lắng cho tính mạng, tài sản của đạo hữu khắp nơi về hiệp thông. Từng ấy mối lo, ngần ấy mối sợ. Trong lúc chính quyền liên tục từng ngày gia tăng hành động khủng bố tinh thần bằng nhiều phương tiện, thủ đoạn đổ lên đầu những người dân nghèo khổ Đồng Chiêm. Hơn lúc nào hết, giáo hội Việt Nam cần sự hiệp thông mạnh mẽ, sự chia sẻ, gánh vác của toàn thể giáo dân Việt Nam cũng như người Công Giáo trên toàn thế giới với mảnh đất nghèo một năm một vụ lúa như giáo xứ Đồng Chiêm.
Thêm một hy vọng hòa giải đã qua
Trần Khuê
12:03 13/01/2010
Lại một lần nữa những người con Đất Việt, ít nhất là những người Công giáo Việt Nam, đau nhói trong tim vì câu chuyện Đồng Chiêm không đáng có vừa được viết trên mảnh đất Quê hương khi mà thế giới vừa bước sang năm 2010 với biết bao niềm hy vọng về một thế giới tốt đẹp hơn. Mọi người mơ về một thế giới tốt đẹp hơn trong đó tình liên đới, tình huynh đệ, tình yêu thăng tiến; mọi người mơ về một thế giới trong đó mọi người biết tôn trọng nhau. Thật cay đắng khi phải nghe lời nhận định của linh mục Pascal Nguyễn Ngọc Tĩnh: Những chuyện đã và đang xảy ra tại Việt Nam (đàn áp, dối trá, lừa đảo của nhà cầm quyền) là chuyện bình thường!
Phải chăng những chiến dịch đánh úp, áp bức, dùng người vô tội đánh người vô tội (thực ra nhóm « dân quân tự phát » cũng chỉ là những nạn nhân) thuộc bản chất của chế độ chính trị hiện nay tại Việt Nam?
Chúng ta vừa trải qua một năm 2009 đầy đen tối với những cách hành xử của các «chính trị gia» Việt Nam qua các sự kiện: Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý, Bát Nhã. Ngoài ra chúng ta còn phải kể tới sự thờ ơ của các nhà chức trách đối với những ngư dân khốn khổ bị những « người anh em » Trung cộng bắt ở Biển Đông và đòi tiền chuộc… ! Những ai hay biết về những gì đã xảy ra không thể không phẩn nộ! Nhiều nhà đấu tranh vì quyền con người đã lên tiếng cảnh tỉnh lương tâm mọi người, đặc biệt là lương tâm của các nhà cầm quyền, trên các diễn đàn khác nhau. Đây là hành động mạo hiểm cao quý của những con người dám sống cho người khác và xem người khác cũng là chính mình (Paul Ricoeur).
Lẽ ra năm 2010 phải là một năm khác, một năm tơi sáng hơn trong lãnh vực kinh tế cũng như nhân văn. Chắc chắn tất cả chúng ta đều đã hy vọng như vậy. Nhưng chúng ta đã sai ? Những gì đang xảy ra ở Đồng Chiêm làm chúng ta thất vọng! Lại phải chờ thêm hy vọng mới ? Hy vọng cho tới bao giờ ? Có lẽ chúng ta sẽ còn phải chờ mãi cho tới khi những lương tâm con người thức tỉnh; chúng ta còn phải chờ đến khi con người nhận ra rằng người thân cận của ta không phải chỉ là những người ruột thịt, người đồng đảng. Nếu như chúng ta chỉ xem những người ruột thịt, đồng đảng mới là người lân cận của mình thì những người khác xem mình và con cháu mình là ai?
Chúng ta cũng còn phải đặt câu hỏi: lương tâm nào? Lương tâm thức tỉnh phải là lương tâm ngay thẳng, lương tâm biết phân biệt phải trái. Nhà tư tưởng người Đức, Dietrich Bonhoeffer viết: «Những người theo Đức quốc xã nói: lương tâm tôi là Hít-le». Bi kịch là những người này đã hành động theo lương tâm được đặt trên nền tảng tư tưởng Phát-xít. Thế giới hôm nay nói chung và những người Âu châu nói riêng hổ thẹn đối với vết đen không thể tẩy xóa do Đức quốc xã gây ra trong lịch sử của nhân loại. Hy vọng lịch sử không lặp lại trên bất cứ miền đất nào của thế giới chúng ta!
Phải chăng những chiến dịch đánh úp, áp bức, dùng người vô tội đánh người vô tội (thực ra nhóm « dân quân tự phát » cũng chỉ là những nạn nhân) thuộc bản chất của chế độ chính trị hiện nay tại Việt Nam?
Chúng ta vừa trải qua một năm 2009 đầy đen tối với những cách hành xử của các «chính trị gia» Việt Nam qua các sự kiện: Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý, Bát Nhã. Ngoài ra chúng ta còn phải kể tới sự thờ ơ của các nhà chức trách đối với những ngư dân khốn khổ bị những « người anh em » Trung cộng bắt ở Biển Đông và đòi tiền chuộc… ! Những ai hay biết về những gì đã xảy ra không thể không phẩn nộ! Nhiều nhà đấu tranh vì quyền con người đã lên tiếng cảnh tỉnh lương tâm mọi người, đặc biệt là lương tâm của các nhà cầm quyền, trên các diễn đàn khác nhau. Đây là hành động mạo hiểm cao quý của những con người dám sống cho người khác và xem người khác cũng là chính mình (Paul Ricoeur).
Lẽ ra năm 2010 phải là một năm khác, một năm tơi sáng hơn trong lãnh vực kinh tế cũng như nhân văn. Chắc chắn tất cả chúng ta đều đã hy vọng như vậy. Nhưng chúng ta đã sai ? Những gì đang xảy ra ở Đồng Chiêm làm chúng ta thất vọng! Lại phải chờ thêm hy vọng mới ? Hy vọng cho tới bao giờ ? Có lẽ chúng ta sẽ còn phải chờ mãi cho tới khi những lương tâm con người thức tỉnh; chúng ta còn phải chờ đến khi con người nhận ra rằng người thân cận của ta không phải chỉ là những người ruột thịt, người đồng đảng. Nếu như chúng ta chỉ xem những người ruột thịt, đồng đảng mới là người lân cận của mình thì những người khác xem mình và con cháu mình là ai?
Chúng ta cũng còn phải đặt câu hỏi: lương tâm nào? Lương tâm thức tỉnh phải là lương tâm ngay thẳng, lương tâm biết phân biệt phải trái. Nhà tư tưởng người Đức, Dietrich Bonhoeffer viết: «Những người theo Đức quốc xã nói: lương tâm tôi là Hít-le». Bi kịch là những người này đã hành động theo lương tâm được đặt trên nền tảng tư tưởng Phát-xít. Thế giới hôm nay nói chung và những người Âu châu nói riêng hổ thẹn đối với vết đen không thể tẩy xóa do Đức quốc xã gây ra trong lịch sử của nhân loại. Hy vọng lịch sử không lặp lại trên bất cứ miền đất nào của thế giới chúng ta!
Thánh giá là cờ vua chiến thắng
+GM F.X. Nguyễn Văn Sang
12:05 13/01/2010
Gần đây, những chuỗi sự kiện đau thương tại núi thờ xứ Đồng Chiêm làm đau lòng những người công chính và nhất là anh chị em tín hữu theo đạo Chúa Kitô. Mở đầu là cuộc đập phá Thánh Giá – biểu tượng linh thiêng trọng đại của Chúa Kitô, rồi tới những cuộc xung đột đẫm máu làm thương tổn biết bao người vô tội; đó là chưa kể đến những dằn vặt tra tấn, áp lực về tinh thần đối với những người liên quan.
Lập tức có một số người trong chúng ta đã vội kêu lên như thách đố Chúa, bắt chước những tên lính xưa kia trên núi Calvario: Nếu ông là con Chúa Trời hãy xuống khỏi Thập Giá để chúng tôi tin hoặc ông hãy làm một dấu lạ từ trời… và sinh ra tư tưởng bi quan rằng Thánh giá chẳng qua là hai thanh gỗ bắt chéo vào nhau được dựng trên những nấm mồ; và bi thảm hơn nữa: lóng lánh trên người các ca sỹ diễn viên hoặc “tòng teng” trên đôi tai của phụ nữ, và cho rằng Thánh Giá – như lời phát biểu của nhân vật trong tiểu thuyết “Ruồi trâu”: cho một búa là tan. Cho nên, cũng có ít người rơi vào tình trạng bi quan chán nản trước những mảnh vụn của cây Thánh Giá bị đập vỡ và cho như thế là hết rồi.
Đúng thật như vậy, vì trên đồi Calvario, nếu chỉ có cây Thánh Giá cắm sâu vào lòng đất giữa hai người trộm cướp, thì Chúa Giêsu bị thất bại hoàn toàn và công trình của Người đến chỗ chấm dứt.
Hoặc cao trọng hơn nữa, một số người đề cao Thánh Giá như biểu tượng của tình yêu thương và tha thứ, nên cắn răng nhịn nhục chịu đựng tất cả.
Có biết đâu, Thánh Giá còn là cờ vua chiến thắng, là chìa khóa mở cửa vào sự sống đời đời. Cây Thánh Giá với tất cả vẻ tốt lành đẹp đẽ của nó sẽ dẫn chúng ta từ Calvario tới phục sinh vinh hiển. Chúng ta đã có nhiều bài ca tụng quyền năng và sức mạnh của cây Thánh Giá, theo như giáo lý Giáo hội đã dạy chúng ta (như bài của Gioan Lê Quang Vinh:”cờ Thánh giá phải được giương cao”, và “vì sao người công giáo dành cho cây Thánh giá một địa vị vô cùng đặc biệt”của cha Enmanuel Nguyễn Vinh Gioang, được đăng trên vietcatholic.net ngày 10/01/2010). Cũng có câu chuyện về một cuốn sách hay nhất ở mọi nơi mọi thời, rồi cuốn sách đó có thể thu tóm lại ở một chương, và một chương đó có thể thu tích lại trong một trang, một trang đó lại thu tích vào trong một dòng, và trong một dòng đó có thể thu tích vào một chữ, đó là Thánh Giá.
Nhưng trong thực tế cuộc đời và lịch sử, chúng ta cũng thấy rõ, Thánh giá không phải tượng trưng cho sự thất bại mà là nơi khơi nguồn ân sủng. Những chứng tích ấy, chúng ta không thể nào nói hết trong một chữ, một dòng, một chương, hay một cuốn sách. Lịch sử đạo Chúa Kitô đã phô bày những gương tích sáng lạn về vấn đề này: Thánh giá là cờ vua chiến thắng (Vexilla Regis) là niềm hy vọng độc nhất (Spes unica). Vua Clovis là vua đầu tiên của Pháp đã dùng cờ Thánh Giá đi đánh đông dẹp bắc và trở thành một vị vua gương mẫu. Chúng ta cũng thấy lịch sử gần đây, hình ảnh đồi Calvario và đồi thánh giá ở Lithunia (thuộc Liên Xô cũ, nay trở thành nước Cộng Hòa độc lập) làm chứng sức mạnh của Thánh giá, không chỉ nhẫn nhục yêu thương và tha thứ mà còn là sức mạnh của phục sinh vinh hiển (xem bài “Đồi Thập Giá xưa và nay” của Đinh Văn Tiến Hùng, vietcatholic.net ngày 10/01/2010).
Ngay trong lịch sử Giáo hội Việt Nam, chúng ta vừa kỷ niệm trọng thể ngày thành lập hai giáo phận đầu tiên và hàng giáo phẩm Việt Nam tại Sở Kiện – nơi sinh ra các đấng thánh tử đạo, những đấng đã cam đảm không bước qua Thánh giá để làm tròn tình nghĩa tử đối với Đức Ki tô phục sinh; chúng ta khai mạc Năm Thánh trên mảnh đất đã thấm mồ hôi và máu cha ông chúng ta trong những năm đầu Giáo hội tại Việt Nam. Và cây Thánh Giá đã được cắm tại Cửa Bạng (Thanh Hóa) đúng ngày lễ thánh cả Giuse, đã được nhân lên gấp triệu triệu và dù cho qua bao giông tố bão bùng vẫn hiên ngang mọc trên các Thánh đường, cắm trên các nấm mộ… như ngón tay chỉ đường về trời, loan báo sự phục sinh của vũ trụ mọi loài, cho đến ngày chung cuộc với trời mới và đất mới. Nhất là được cắm sâu trong lòng mỗi người tín hữu; và không chừng, nơi một số người Việt Nam thiện chí nữa.
Và cũng tình cờ, chúng ta cũng được xem trên truyền hình quốc tế có chiếu lại cảnh 60 năm kỷ niệm bức tường Berlin sụp đổ, và nhất là hình ảnh của các vị đứng đầu nước Nga (thủ tướng và tổng thống) sốt sáng làm dấu Thánh giá trong lễ Giáng sinh của Đạo Chính Thống (vào ngày Lễ Ba Vua của chúng ta), và sau lễ các ngài đã lần lượt được vị giáo phụ ôm hôn trước mặt tất cả mọi người (không chừng thân nhân gia đình các vị đã có người vào đội quân đập phá Thánh Giá ở đồi Lithunia chăng? Bây giờ, chính các ngài lại tôn vinh Thánh Giá trước con mắt mọi người trên thế giới).
Thế thì Thánh giá chẳng phải là cờ vua chiến thắng sao? So với mấy chục năm trước đây, Thánh Giá đã bị đập phá cách tàn bạo ở nhiều nơi trên đất nước của họ.
Ôi lạy Thánh Giá là niềm hy vọng duy nhất của đời chúng con, xin nâng đỡ và an ủi chúng con là con cái Chúa trên mảnh đất Việt Nam yêu thương này, nhất là anh chị em tín hữu và những người liên quan tại giáo xứ Đồng Chiêm. Thánh Giá bên ngoài đã bị phá đi nhưng sẽ triển nở trong các tâm hồn, như hạt giống làm thành cây Đức tin vĩ đại. Mong được như vậy. Amen.
Thái Bình, ngày 12 tháng 01 năm 2010
Lập tức có một số người trong chúng ta đã vội kêu lên như thách đố Chúa, bắt chước những tên lính xưa kia trên núi Calvario: Nếu ông là con Chúa Trời hãy xuống khỏi Thập Giá để chúng tôi tin hoặc ông hãy làm một dấu lạ từ trời… và sinh ra tư tưởng bi quan rằng Thánh giá chẳng qua là hai thanh gỗ bắt chéo vào nhau được dựng trên những nấm mồ; và bi thảm hơn nữa: lóng lánh trên người các ca sỹ diễn viên hoặc “tòng teng” trên đôi tai của phụ nữ, và cho rằng Thánh Giá – như lời phát biểu của nhân vật trong tiểu thuyết “Ruồi trâu”: cho một búa là tan. Cho nên, cũng có ít người rơi vào tình trạng bi quan chán nản trước những mảnh vụn của cây Thánh Giá bị đập vỡ và cho như thế là hết rồi.
Đúng thật như vậy, vì trên đồi Calvario, nếu chỉ có cây Thánh Giá cắm sâu vào lòng đất giữa hai người trộm cướp, thì Chúa Giêsu bị thất bại hoàn toàn và công trình của Người đến chỗ chấm dứt.
Hoặc cao trọng hơn nữa, một số người đề cao Thánh Giá như biểu tượng của tình yêu thương và tha thứ, nên cắn răng nhịn nhục chịu đựng tất cả.
Có biết đâu, Thánh Giá còn là cờ vua chiến thắng, là chìa khóa mở cửa vào sự sống đời đời. Cây Thánh Giá với tất cả vẻ tốt lành đẹp đẽ của nó sẽ dẫn chúng ta từ Calvario tới phục sinh vinh hiển. Chúng ta đã có nhiều bài ca tụng quyền năng và sức mạnh của cây Thánh Giá, theo như giáo lý Giáo hội đã dạy chúng ta (như bài của Gioan Lê Quang Vinh:”cờ Thánh giá phải được giương cao”, và “vì sao người công giáo dành cho cây Thánh giá một địa vị vô cùng đặc biệt”của cha Enmanuel Nguyễn Vinh Gioang, được đăng trên vietcatholic.net ngày 10/01/2010). Cũng có câu chuyện về một cuốn sách hay nhất ở mọi nơi mọi thời, rồi cuốn sách đó có thể thu tóm lại ở một chương, và một chương đó có thể thu tích lại trong một trang, một trang đó lại thu tích vào trong một dòng, và trong một dòng đó có thể thu tích vào một chữ, đó là Thánh Giá.
Nhưng trong thực tế cuộc đời và lịch sử, chúng ta cũng thấy rõ, Thánh giá không phải tượng trưng cho sự thất bại mà là nơi khơi nguồn ân sủng. Những chứng tích ấy, chúng ta không thể nào nói hết trong một chữ, một dòng, một chương, hay một cuốn sách. Lịch sử đạo Chúa Kitô đã phô bày những gương tích sáng lạn về vấn đề này: Thánh giá là cờ vua chiến thắng (Vexilla Regis) là niềm hy vọng độc nhất (Spes unica). Vua Clovis là vua đầu tiên của Pháp đã dùng cờ Thánh Giá đi đánh đông dẹp bắc và trở thành một vị vua gương mẫu. Chúng ta cũng thấy lịch sử gần đây, hình ảnh đồi Calvario và đồi thánh giá ở Lithunia (thuộc Liên Xô cũ, nay trở thành nước Cộng Hòa độc lập) làm chứng sức mạnh của Thánh giá, không chỉ nhẫn nhục yêu thương và tha thứ mà còn là sức mạnh của phục sinh vinh hiển (xem bài “Đồi Thập Giá xưa và nay” của Đinh Văn Tiến Hùng, vietcatholic.net ngày 10/01/2010).
Ngay trong lịch sử Giáo hội Việt Nam, chúng ta vừa kỷ niệm trọng thể ngày thành lập hai giáo phận đầu tiên và hàng giáo phẩm Việt Nam tại Sở Kiện – nơi sinh ra các đấng thánh tử đạo, những đấng đã cam đảm không bước qua Thánh giá để làm tròn tình nghĩa tử đối với Đức Ki tô phục sinh; chúng ta khai mạc Năm Thánh trên mảnh đất đã thấm mồ hôi và máu cha ông chúng ta trong những năm đầu Giáo hội tại Việt Nam. Và cây Thánh Giá đã được cắm tại Cửa Bạng (Thanh Hóa) đúng ngày lễ thánh cả Giuse, đã được nhân lên gấp triệu triệu và dù cho qua bao giông tố bão bùng vẫn hiên ngang mọc trên các Thánh đường, cắm trên các nấm mộ… như ngón tay chỉ đường về trời, loan báo sự phục sinh của vũ trụ mọi loài, cho đến ngày chung cuộc với trời mới và đất mới. Nhất là được cắm sâu trong lòng mỗi người tín hữu; và không chừng, nơi một số người Việt Nam thiện chí nữa.
Và cũng tình cờ, chúng ta cũng được xem trên truyền hình quốc tế có chiếu lại cảnh 60 năm kỷ niệm bức tường Berlin sụp đổ, và nhất là hình ảnh của các vị đứng đầu nước Nga (thủ tướng và tổng thống) sốt sáng làm dấu Thánh giá trong lễ Giáng sinh của Đạo Chính Thống (vào ngày Lễ Ba Vua của chúng ta), và sau lễ các ngài đã lần lượt được vị giáo phụ ôm hôn trước mặt tất cả mọi người (không chừng thân nhân gia đình các vị đã có người vào đội quân đập phá Thánh Giá ở đồi Lithunia chăng? Bây giờ, chính các ngài lại tôn vinh Thánh Giá trước con mắt mọi người trên thế giới).
Thế thì Thánh giá chẳng phải là cờ vua chiến thắng sao? So với mấy chục năm trước đây, Thánh Giá đã bị đập phá cách tàn bạo ở nhiều nơi trên đất nước của họ.
Ôi lạy Thánh Giá là niềm hy vọng duy nhất của đời chúng con, xin nâng đỡ và an ủi chúng con là con cái Chúa trên mảnh đất Việt Nam yêu thương này, nhất là anh chị em tín hữu và những người liên quan tại giáo xứ Đồng Chiêm. Thánh Giá bên ngoài đã bị phá đi nhưng sẽ triển nở trong các tâm hồn, như hạt giống làm thành cây Đức tin vĩ đại. Mong được như vậy. Amen.
Thái Bình, ngày 12 tháng 01 năm 2010
Thăm hỏi anh Nguyễn Hữu Vinh
Trương Phú Thứ
18:15 13/01/2010
THĂM HỎI ANH NGUYỄN HỮU VINH
Anh Vinh qúy mến,
Anh Vinh ơi, Trương Phú Thứ đây. Qua VietCatholic tôi ngậm ngùi đọc tin và nhìn hình ảnh Nguyễn Hữu Vinh bị công an cảnh sát của bạo quyền Hà Nội đánh gẫy răng sứt trán. Thiệt hết chỗ nói! Tôi theo dõi những bài viết của anh trên nhiều trang nhà (websites) khác nhau và thật sự cũng chẳng có gì ngạc nhiên khi nhìn tấm hình anh bị đánh nằm trên đường vào nhà thờ xứ Đồng Chiêm. Sống dưới một chế độ độc tài đảng trị cộng sản mà anh dám “múa bút” như vậy, quả thật anh là một chiến sĩ hàng đầu của tự do, dân chủ và nhân quyền.
Chắc anh cũng thừa biết cái đường lối thù hằn của nhà cầm quyền cộng sản đối với giáo hội Công giáo Việt Nam. Từ thù hằn bầm gan tím ruột đó, những người cộng sản đã tìm đủ mọi ngõ ngách để trù dập giáo hội. Hơn ai hết, anh là người đã chịu đựng kinh qua những cam khổ mà người cộng sản áp đặt trên “bọn có đạo”. Anh đã không câm nín, đã không mù lòa trước những đòn thù man rợ của người cộng sản và rồi thân xác anh cũng đã hứng chịu những đòn thù của bọn ác ôn côn đồ.
Hơn ba triệu đảng viên đảng cộng sản Việt Nam đã cắm đầu vào đống cát khi bọn bá quyền Trung cộng lấn đất chiếm biển là máu và nước mắt của cha ông ta. Bọn đảng viên này cấu kết với nhau thiết lập một hệ thống nhũng lạm ngang dọc chia phần miếng lớn miếng nhỏ, xa hoa nhẩy múa trên xương máu của nhân dân. Người cộng sản có đâu tình quê hương nghĩa đồng bào mà chỉ biết thi hành nghĩa vụ quốc tế và xây dựng sức mạnh của đảng là trên hết. Công tác trù dập giáo hội công giáo cũng chỉ là một trong những sách lược của người cộng sản để cai trị và sống còn mà thôi.
Anh đã có dịp miệt mài trên những nẻo đường đất nước và nhìn thấy rất nhiều những am miếu trên các trục lộ giao thông. Nhiều am miếu trên đất công được xây dựng không có quy họach ở nhiều nơi đã tạo nên những bất ổn về giao thông, nhiều khi lại còn gây ra mất trật tự và những tệ nạn xã hội. Thế nhưng nhà nước cũng không để mắt tới, bởi vì những am miếu đó không làm cho những người nắm quyền cai trị phải cúi đấu hổ thẹn.
Cây thánh giá trên mỏm núi cạnh nhà thờ xứ Đồng Chiêm lại được đảng cộng sản Việt Nam tận tình chiếu cố và huy động một lực lượng công an cảnh sát hung hậu để triệt hạ. Cây thánh giá đã đứng trên phần đất là tài sản của giáo xứ Đồng Chiêm từ nhiều thế hệ. Cây thánh giá đã làm đẹp cho quan cảnh thiên nhiên và tô điểm cho chế độ. Thế nhưng cây thánh giá đã bị công an cảnh sát của những người cộng sản triệt hạ và đập nát ra từng mảnh. Bởi vì cây thánh giá là ánh sáng của hòa bình và công lý, của yêu thương và bác ái. Người cộng sản chủ trương độc tài và sắt máu nên bị dị ứng với tự do dân chủ và công bằng bác ái. Hơn nữa cây thánh giá lại còn là biểu tượng của một “thế lực thù địch” mà người cộng sản thâm thù đến xương tủy.
Viết đến đây thì lại được tin anh bị cơ quan công an mời làm việc. Chắc hẳn cũng chỉ mấy câu hỏi vớ vẩn về việc anh đi Đồng Chiêm và những bài viết của anh thôi. Lập trường và ý chí của anh đã rõ. Bên cạnh anh là giáo hội Việt Nam, đằng sau anh là các đồng đạo và lương tâm thế giới. Anh cứ yên tâm và tĩnh dưỡng.
Mến chúc anh mau chóng bình phục để tiếp tục làm chứng nhân cho hòa bình và công lý. Có gì vui buồn thì gửi tôi cái điện thư nhé.
Rất quý mến,
Anh Vinh qúy mến,
Anh Vinh ơi, Trương Phú Thứ đây. Qua VietCatholic tôi ngậm ngùi đọc tin và nhìn hình ảnh Nguyễn Hữu Vinh bị công an cảnh sát của bạo quyền Hà Nội đánh gẫy răng sứt trán. Thiệt hết chỗ nói! Tôi theo dõi những bài viết của anh trên nhiều trang nhà (websites) khác nhau và thật sự cũng chẳng có gì ngạc nhiên khi nhìn tấm hình anh bị đánh nằm trên đường vào nhà thờ xứ Đồng Chiêm. Sống dưới một chế độ độc tài đảng trị cộng sản mà anh dám “múa bút” như vậy, quả thật anh là một chiến sĩ hàng đầu của tự do, dân chủ và nhân quyền.
Chắc anh cũng thừa biết cái đường lối thù hằn của nhà cầm quyền cộng sản đối với giáo hội Công giáo Việt Nam. Từ thù hằn bầm gan tím ruột đó, những người cộng sản đã tìm đủ mọi ngõ ngách để trù dập giáo hội. Hơn ai hết, anh là người đã chịu đựng kinh qua những cam khổ mà người cộng sản áp đặt trên “bọn có đạo”. Anh đã không câm nín, đã không mù lòa trước những đòn thù man rợ của người cộng sản và rồi thân xác anh cũng đã hứng chịu những đòn thù của bọn ác ôn côn đồ.
Hơn ba triệu đảng viên đảng cộng sản Việt Nam đã cắm đầu vào đống cát khi bọn bá quyền Trung cộng lấn đất chiếm biển là máu và nước mắt của cha ông ta. Bọn đảng viên này cấu kết với nhau thiết lập một hệ thống nhũng lạm ngang dọc chia phần miếng lớn miếng nhỏ, xa hoa nhẩy múa trên xương máu của nhân dân. Người cộng sản có đâu tình quê hương nghĩa đồng bào mà chỉ biết thi hành nghĩa vụ quốc tế và xây dựng sức mạnh của đảng là trên hết. Công tác trù dập giáo hội công giáo cũng chỉ là một trong những sách lược của người cộng sản để cai trị và sống còn mà thôi.
Anh đã có dịp miệt mài trên những nẻo đường đất nước và nhìn thấy rất nhiều những am miếu trên các trục lộ giao thông. Nhiều am miếu trên đất công được xây dựng không có quy họach ở nhiều nơi đã tạo nên những bất ổn về giao thông, nhiều khi lại còn gây ra mất trật tự và những tệ nạn xã hội. Thế nhưng nhà nước cũng không để mắt tới, bởi vì những am miếu đó không làm cho những người nắm quyền cai trị phải cúi đấu hổ thẹn.
Cây thánh giá trên mỏm núi cạnh nhà thờ xứ Đồng Chiêm lại được đảng cộng sản Việt Nam tận tình chiếu cố và huy động một lực lượng công an cảnh sát hung hậu để triệt hạ. Cây thánh giá đã đứng trên phần đất là tài sản của giáo xứ Đồng Chiêm từ nhiều thế hệ. Cây thánh giá đã làm đẹp cho quan cảnh thiên nhiên và tô điểm cho chế độ. Thế nhưng cây thánh giá đã bị công an cảnh sát của những người cộng sản triệt hạ và đập nát ra từng mảnh. Bởi vì cây thánh giá là ánh sáng của hòa bình và công lý, của yêu thương và bác ái. Người cộng sản chủ trương độc tài và sắt máu nên bị dị ứng với tự do dân chủ và công bằng bác ái. Hơn nữa cây thánh giá lại còn là biểu tượng của một “thế lực thù địch” mà người cộng sản thâm thù đến xương tủy.
Viết đến đây thì lại được tin anh bị cơ quan công an mời làm việc. Chắc hẳn cũng chỉ mấy câu hỏi vớ vẩn về việc anh đi Đồng Chiêm và những bài viết của anh thôi. Lập trường và ý chí của anh đã rõ. Bên cạnh anh là giáo hội Việt Nam, đằng sau anh là các đồng đạo và lương tâm thế giới. Anh cứ yên tâm và tĩnh dưỡng.
Mến chúc anh mau chóng bình phục để tiếp tục làm chứng nhân cho hòa bình và công lý. Có gì vui buồn thì gửi tôi cái điện thư nhé.
Rất quý mến,
Lời Vọng Từ Đồng Chiêm
JB. Giáp Trung
18:18 13/01/2010
Lời Vọng Từ Đồng Chiêm
Khi niềm tin được đổi bằng giá máu
Những tâm hồn một sáng đã đơm hoa
Họ đứng dậy trong kinh nguyện vang hoà
Dâng Thánh Giá một khúc ca cảm tạ
Khi đoàn người bước theo Thánh Giá
Tìm Sự Thật tìm Công Lý – Yêu Thương
Dù hiểm nguy một tậc dạ can trường
Thân quỵ ngã tim hồng trao hiến Chúa
Khi Thánh Giá – Cây Tin Yêu muôn thưở
Bao lớp người Kitô hữu cung nghinh
Bị phá đổ dưới tay quân bạo hành
Thì người ơi sao ta còn nín lặng ? !
Khi Đồng Chiêm lâm đớn đau cay đắng
Vì thay ta chiến đấu cho niềm tin
Vì thay ta canh thức giữ gìn
Thánh Giá Chúa ác nhân đang dòm ngó
Khi Núi Thờ rực sáng lên ngọn lửa
Mời gọi ta hướng thẳng phía bình mình
Là đồi cao Thánh Giá Chúa oai linh
Sau khổ đau là Phục Sinh vinh thắng
Khi Đồng Chiêm lâm đớn đau cay đắng
Nào lên đường nối kết hiệp thông
Trong niềm tin ngọn lửa mến kiên hùng
Đoàn người vui dưới cờ vàng Thánh Giá
Khi niềm tin được đổi bằng đau khổ
Những tâm hồn một sáng đã đơm hoa
Lời Đồng Chiêm vang tận cõi trời xa
Dựng thêm nào, muôn ngàn cây Thánh Giá !
13/1/2010
Khi niềm tin được đổi bằng giá máu
Những tâm hồn một sáng đã đơm hoa
Họ đứng dậy trong kinh nguyện vang hoà
Dâng Thánh Giá một khúc ca cảm tạ
Khi đoàn người bước theo Thánh Giá
Tìm Sự Thật tìm Công Lý – Yêu Thương
Dù hiểm nguy một tậc dạ can trường
Thân quỵ ngã tim hồng trao hiến Chúa
Khi Thánh Giá – Cây Tin Yêu muôn thưở
Bao lớp người Kitô hữu cung nghinh
Bị phá đổ dưới tay quân bạo hành
Thì người ơi sao ta còn nín lặng ? !
Khi Đồng Chiêm lâm đớn đau cay đắng
Vì thay ta chiến đấu cho niềm tin
Vì thay ta canh thức giữ gìn
Thánh Giá Chúa ác nhân đang dòm ngó
Khi Núi Thờ rực sáng lên ngọn lửa
Mời gọi ta hướng thẳng phía bình mình
Là đồi cao Thánh Giá Chúa oai linh
Sau khổ đau là Phục Sinh vinh thắng
Khi Đồng Chiêm lâm đớn đau cay đắng
Nào lên đường nối kết hiệp thông
Trong niềm tin ngọn lửa mến kiên hùng
Đoàn người vui dưới cờ vàng Thánh Giá
Khi niềm tin được đổi bằng đau khổ
Những tâm hồn một sáng đã đơm hoa
Lời Đồng Chiêm vang tận cõi trời xa
Dựng thêm nào, muôn ngàn cây Thánh Giá !
13/1/2010
Ngày 13.1: Cảnh sát phong tỏa Đồng Chiêm, nhưng giáo dân vượt sông, lội ruộng, leo núi tới cầu nguyện
An Hòa
18:25 13/01/2010
HÀ NỘI - Ngày 13/1/2010 chính quyền Hà Nội gia tăng kiểm soát và xách nhiễu người Công giáo.
Buổi sáng, CA đã gửi giấy triệu tập anh Nguyễn Hữu Vinh, đòi ngày mai anh phải tới cơ quan CSĐT làm việc. Trong khi đấy, các nhà thờ trong thành phố Hà Nội như Hàm Long, Thái Hà, Kẻ Sét, Nhà Thờ Lớn, Phùng Khoang, etc… đều có dân phòng và nhân viên an ninh giám sát ở các cổng ra vào.
Buổi trưa CA phong toả hoàn toàn Đồng Chiêm, khách hành hương dù đi bộ CA cũng không cho vượt qua khu vực hai đầu cầu Xây. Nhiều giáo dân đã lội bộ qua sông Vài trong thời tiết giá lạnh, nhưng cuối cùng việc này cũng bị ngăn chặn nốt.
Buổi tối 13/1, 22 h, CA còn đến khám hộ khẩu Tu viện MTG Hà Nội, 31 Nhà Chung, Hoàn Kiếm. CA khám xét phòng ngủ và cả tủ đựng quần áo của các nữ tu. Đi hết tầng 1, khi tới tầng 2, bị các nữ tu lớn tuổi phản đối dữ dội, CA mới thôi và ra về lúc 22 h 30. Đây là lần thứ 2 trong tuần CA đến khám hộ khẩu ở đây.
Tại Đồng Chiêm, đống đất lối đầu cầu Ái Nàng vẫn nguyên vẹn. Từ sáng sớm CA lại cho mấy xe ben chở đất đá đến lấp con đường dẫn vào Nghĩa Ải từ đầu cầu Xây, đến giữa trưa, không biết do xấu hổ hay do dân chửi bới quá, chính quyền lại cho máy xúc đến san bằng đồng đất đá ở đầu cầu Xây.
Trên con đường từ Hà Đông về Đồng Chiêm, chiều dài khoảng 40 km, có đến cả chục trạm CA, rình rập chặn xe, xét hỏi. Các anh lái xe ôm ở thị trấn Tế Tiêu, được CA “bỏ nhỏ” không chở khách về Đồng Chiêm. Chúng tôi hỏi các anh vì sao, thì được trả lời rằng: CA nói ở Đồng Chiêm đang có bạo loạn.
Tại lối vào trung tâm xã An Phú, khu vực cầu Xây, đầu phía bên Nghĩa Ải đi về xử Kẻ Sải, tức là phía tả ngạn sông Vài, cũng như bên phía An Phú, hữu ngạn sông Vài, đều có hàng chục CA, bộ đội và dân phòng án ngữ, kiểm soát người đi lại. Ngay cả cha xứ Nghĩa Ải, ở xã Hợp Thanh đi lại cũng bị gây khó dễ.
Trong khi đó, tại Đồng Chiêm và Nghĩa Ải, các sinh họat của giáo dân vẫn diễn ra bình thường. Sự gia tăng các nhân viên công lực trong ngoài làng không làm cho các tín hữu ở đây nao núng. Họ xác tín rằng hiệp thông với Chúa và hiệp thông với nhau là bổn phận của người Công giáo. Vì thế rất nhiều người Đồng Chiêm và Nghĩa Ải hôm nay đã tự động ra đường hướng dẫn, đưa đón, bảo vệ và dẫn đường cho khách hành hương.
Khác hẳn với không khí êm ả hôm qua, hôm nay các loa phóng thanh mới được tăng cường ở gần nhà thờ Đồng Chiêm, ra rả khủng bố suốt ngày. Giọng điệu ra ra sức bóp méo, xuyên tạc các việc làm của linh mục và giáo dân Đồng Chiêm, cũng như từ các nơi khác, đồng thời quy kết, chụp mũ cho c ác linh mục v à giáo dân những tội tày đình. Loa xã hôm nay đặc biệt “chiếu cố” đặc biệt đến cha phó xứ Giuse Nguyễn Văn Liên, khi quy kết cho ngài mời 3 thương binh và anh Nguyễn Hữu Vinh về Đồng Chiêm, đồng thời có dụng ý hạ uy tín ngài khi nhấn mạnh đến việc anh thương binh tên Công đã tàng trữ và vận chuyển ma tuý-số ma tuý mà CA khám thấy ở trong cái xe thương binh.
Trong khi đó, từ hôm qua, hệ thống internet của cha Bùi Quang Tào đã bị mất tín hiệu một cách khó hiểu. Ngài gọi điện thoại ra bưu điện để tìm kiếm sự trợ giúp thì đã được nhân viên ở đây trả lời với kiểu cách như là đã biết trước sự vụ. Bưu địên có cho 2 nam nhân viên vào chăm sóc “khách hàng” đặc biệt này, nhưng loay hoay mãi vẫn không làm cho internet của ngài chạy lại được.
Dường như những khó khăn cho người Công giáo ngày hôm nay đã được đổ đầy chén đắng bằng việc trong một buổi sáng, hai trang mạng của DCCT là dcctvn.net và mehangcuugiup.info đều bị tấn công và bị hư hỏng nặng, không thể tiếp tục đăng tải các thông tin liên quan đến vụ Đồng Chiêm. Chưa biết khi nào hai trang này có thể khắc phục được, nhưng không vì thế mà những hình ảnh và tin tức từ Đồng Chiêm lại không đến được với những người yêu mến sự thật và công lý.
Cuối ngày, chúng tôi nhận được tin báo anh Giuse Trần Đức Tiến, bị bắt giữ hôm qua và đưa đến số 7 Thuyền Quang để điều tra, hôm nay đã được thả về lúc 22h. Hôm 11/1/, khi vào Đồng Chiêm, thì anh Tiến đi chung với hai anh Công và anh Tĩnh, nhưng sau đó anh ở lại để về sau với những người khác, cho nên anh không bị bắt cùng ở chỗ cầu Ái Nàng.
Cứ theo cách thức hành xử vốn quen của nhà cầm quyền, chúng tôi đoán rằng trong những ngày tới nhà cầm quyền sẽ còn gia tăng phong toả Đồng Chiêm, dùng tiền bạc và quyền lực để phá hoại các trang mạng truyền thông công lý và sự thật, etc. Nhưng chúng tôi cũng tin rằng, những sự việc đen tối kia chỉ làm cho người Công giáo thêm vững tin vào Chúa Trời, thêm tưởng, yêu mến nhau hơn và cùng nhau dấn thân quyết liệt hơn để thờ phượng Chúa và phục vụ người nghèo./.
(Nguồn: CTV chuacuuthe.com)
Buổi sáng, CA đã gửi giấy triệu tập anh Nguyễn Hữu Vinh, đòi ngày mai anh phải tới cơ quan CSĐT làm việc. Trong khi đấy, các nhà thờ trong thành phố Hà Nội như Hàm Long, Thái Hà, Kẻ Sét, Nhà Thờ Lớn, Phùng Khoang, etc… đều có dân phòng và nhân viên an ninh giám sát ở các cổng ra vào.
Buổi trưa CA phong toả hoàn toàn Đồng Chiêm, khách hành hương dù đi bộ CA cũng không cho vượt qua khu vực hai đầu cầu Xây. Nhiều giáo dân đã lội bộ qua sông Vài trong thời tiết giá lạnh, nhưng cuối cùng việc này cũng bị ngăn chặn nốt.
Buổi tối 13/1, 22 h, CA còn đến khám hộ khẩu Tu viện MTG Hà Nội, 31 Nhà Chung, Hoàn Kiếm. CA khám xét phòng ngủ và cả tủ đựng quần áo của các nữ tu. Đi hết tầng 1, khi tới tầng 2, bị các nữ tu lớn tuổi phản đối dữ dội, CA mới thôi và ra về lúc 22 h 30. Đây là lần thứ 2 trong tuần CA đến khám hộ khẩu ở đây.
Tại Đồng Chiêm, đống đất lối đầu cầu Ái Nàng vẫn nguyên vẹn. Từ sáng sớm CA lại cho mấy xe ben chở đất đá đến lấp con đường dẫn vào Nghĩa Ải từ đầu cầu Xây, đến giữa trưa, không biết do xấu hổ hay do dân chửi bới quá, chính quyền lại cho máy xúc đến san bằng đồng đất đá ở đầu cầu Xây.
Trên con đường từ Hà Đông về Đồng Chiêm, chiều dài khoảng 40 km, có đến cả chục trạm CA, rình rập chặn xe, xét hỏi. Các anh lái xe ôm ở thị trấn Tế Tiêu, được CA “bỏ nhỏ” không chở khách về Đồng Chiêm. Chúng tôi hỏi các anh vì sao, thì được trả lời rằng: CA nói ở Đồng Chiêm đang có bạo loạn.
Tại lối vào trung tâm xã An Phú, khu vực cầu Xây, đầu phía bên Nghĩa Ải đi về xử Kẻ Sải, tức là phía tả ngạn sông Vài, cũng như bên phía An Phú, hữu ngạn sông Vài, đều có hàng chục CA, bộ đội và dân phòng án ngữ, kiểm soát người đi lại. Ngay cả cha xứ Nghĩa Ải, ở xã Hợp Thanh đi lại cũng bị gây khó dễ.
Trong khi đó, tại Đồng Chiêm và Nghĩa Ải, các sinh họat của giáo dân vẫn diễn ra bình thường. Sự gia tăng các nhân viên công lực trong ngoài làng không làm cho các tín hữu ở đây nao núng. Họ xác tín rằng hiệp thông với Chúa và hiệp thông với nhau là bổn phận của người Công giáo. Vì thế rất nhiều người Đồng Chiêm và Nghĩa Ải hôm nay đã tự động ra đường hướng dẫn, đưa đón, bảo vệ và dẫn đường cho khách hành hương.
Khác hẳn với không khí êm ả hôm qua, hôm nay các loa phóng thanh mới được tăng cường ở gần nhà thờ Đồng Chiêm, ra rả khủng bố suốt ngày. Giọng điệu ra ra sức bóp méo, xuyên tạc các việc làm của linh mục và giáo dân Đồng Chiêm, cũng như từ các nơi khác, đồng thời quy kết, chụp mũ cho c ác linh mục v à giáo dân những tội tày đình. Loa xã hôm nay đặc biệt “chiếu cố” đặc biệt đến cha phó xứ Giuse Nguyễn Văn Liên, khi quy kết cho ngài mời 3 thương binh và anh Nguyễn Hữu Vinh về Đồng Chiêm, đồng thời có dụng ý hạ uy tín ngài khi nhấn mạnh đến việc anh thương binh tên Công đã tàng trữ và vận chuyển ma tuý-số ma tuý mà CA khám thấy ở trong cái xe thương binh.
Trong khi đó, từ hôm qua, hệ thống internet của cha Bùi Quang Tào đã bị mất tín hiệu một cách khó hiểu. Ngài gọi điện thoại ra bưu điện để tìm kiếm sự trợ giúp thì đã được nhân viên ở đây trả lời với kiểu cách như là đã biết trước sự vụ. Bưu địên có cho 2 nam nhân viên vào chăm sóc “khách hàng” đặc biệt này, nhưng loay hoay mãi vẫn không làm cho internet của ngài chạy lại được.
Dường như những khó khăn cho người Công giáo ngày hôm nay đã được đổ đầy chén đắng bằng việc trong một buổi sáng, hai trang mạng của DCCT là dcctvn.net và mehangcuugiup.info đều bị tấn công và bị hư hỏng nặng, không thể tiếp tục đăng tải các thông tin liên quan đến vụ Đồng Chiêm. Chưa biết khi nào hai trang này có thể khắc phục được, nhưng không vì thế mà những hình ảnh và tin tức từ Đồng Chiêm lại không đến được với những người yêu mến sự thật và công lý.
Cuối ngày, chúng tôi nhận được tin báo anh Giuse Trần Đức Tiến, bị bắt giữ hôm qua và đưa đến số 7 Thuyền Quang để điều tra, hôm nay đã được thả về lúc 22h. Hôm 11/1/, khi vào Đồng Chiêm, thì anh Tiến đi chung với hai anh Công và anh Tĩnh, nhưng sau đó anh ở lại để về sau với những người khác, cho nên anh không bị bắt cùng ở chỗ cầu Ái Nàng.
Cứ theo cách thức hành xử vốn quen của nhà cầm quyền, chúng tôi đoán rằng trong những ngày tới nhà cầm quyền sẽ còn gia tăng phong toả Đồng Chiêm, dùng tiền bạc và quyền lực để phá hoại các trang mạng truyền thông công lý và sự thật, etc. Nhưng chúng tôi cũng tin rằng, những sự việc đen tối kia chỉ làm cho người Công giáo thêm vững tin vào Chúa Trời, thêm tưởng, yêu mến nhau hơn và cùng nhau dấn thân quyết liệt hơn để thờ phượng Chúa và phục vụ người nghèo./.
(Nguồn: CTV chuacuuthe.com)
Thư của Cộng Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Anh Quốc gửi Đức TGM Ngô Quang Kiệt
LM. Phêrô Nguyễn Tiến Đắc
18:37 13/01/2010
Ông ơi! Cái dân muốn phá!
Cá Gỗ
18:45 13/01/2010
Ông ơi! Cái dân muốn phá!
Ông phá làm chi thánh giá này
Ở nơi đồng vắng gió heo may
Quanh năm chỉ có lời than thở
Dân nghèo lầm lũi giữa luống cày
Ông biết do đâu dân khổ nghèo
Nai lưng kiếm sống còn gặp eo
Là do chủ nghĩa ông bày đặt
Bắt triệu người dân phải bước theo
Ông phá nữa không, tôi chỉ cho
Chẳng phải Đồng Chiêm gà khỉ ho
Cái dân muốn phá nơi Hà Nội
Cánh ông đập phá thật ra trò
Cái dân muốn phá ở giữa thành
Tốn tiền tốn của mà hư danh
Ông mà phá được dân hết khổ
Ông đã biết chưa? Cái Ba Đình!
Ông phá làm chi thánh giá này
Ở nơi đồng vắng gió heo may
Quanh năm chỉ có lời than thở
Dân nghèo lầm lũi giữa luống cày
Ông biết do đâu dân khổ nghèo
Nai lưng kiếm sống còn gặp eo
Là do chủ nghĩa ông bày đặt
Bắt triệu người dân phải bước theo
Ông phá nữa không, tôi chỉ cho
Chẳng phải Đồng Chiêm gà khỉ ho
Cái dân muốn phá nơi Hà Nội
Cánh ông đập phá thật ra trò
Cái dân muốn phá ở giữa thành
Tốn tiền tốn của mà hư danh
Ông mà phá được dân hết khổ
Ông đã biết chưa? Cái Ba Đình!
Thông cáo báo chí của Dân Biểu Loretta Sanchez lên án nhà nước Việt Nam triệt hạThánh Giá trên núi Thờ
Dân Biểu Loretta Sanchez
18:50 13/01/2010
Thông Cáo Báo Chí
Dân Biểu Loretta Sanchez
Địa Hạt Liên Bang 47th, California www.house.gov/sanchez
Ngày 13 tháng 1, 2010 714-621-0102
Lilly Ngọc Hiếu Nguyễn 714-621-0102
Sau giờ làm việc: 202-306-1440
DÂN BIỂU SANCHEZ LÊN ÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRIỆT PHÁ THÁNH GIÁ TRÊN NÚI THỜ
DB Sanchez kêu gọi Chính Phủ Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới lên tiếng cho giáo dân Xứ Đồng Chiêm
WASHINGTON, D.C. – Hôm nay, Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez (CA-47) kêu gọi Hạ Viện Quốc Hội bỏ Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC List) vì không tôn trọng quyền tự do tôn giáo. Bà lên án nhà cầm quyền Việt Nam đã triệt phá Thánh Giá Chúa trên Núi Thờ. Xin bấm vào đây để xem video phát biểu http://www.lorettasanchez.house.gov/index.php?option=com_content&task=view&id=694&Itemid=91.Lời phát biểu dịch bằng tiếng Việt đã được chuẩn bị như sau:
Kính thưa bà Chủ Tịch, tôi đứng đây hôm nay, đại diện cho các cử tri Việt-Mỹ, một lần nữa đem vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam đến Hạ Viện.
Thứ Tư tuần trước, lực lượng quân đội và công an Việt Nam đã làm nhiều giáo dân Giáo Xứ Đồng Chiêm bị trọng thương và đã triệt phá Thánh Giá Chúa trên Núi Thờ.Sự triệt phá của Thánh Giá là một dữ kiện trong các loạt hành động thiếu công lý và đầy bạo lực thực hiện bởi nhà cầm quyền Việt Nam để tịch thu tài sản của giáo xứ đã có lịch sử trên 100 năm.
Đây là một sự vi phạm nghiêm trọng quyền tự do ngôn luận, tôn giáo và biểu đạt ý kiến đã được bảo đảm của Hiệp Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị
Tôi rất kinh ngạc về lý do gì mà nhà cầm quyền Việt Nam vẫn có thể tiếp tục cách làm của họ mà vẫn không phải bị chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm nhân quyền như vậy.
Năm 2010, tôi hy vọng Hoa Kỳ sẽ quyết định một lập trường cứng rắng để gửi thông điệp rằng chúng ta không thể chấp nhận khi một nhà nước xữ dụng roi điện và hơi cay để đánh đập người dân và cướp quyền tự do phát biểu và tôn giáo của họ.
Năm 2010, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp của tôi sẽ cùng tôi mạnh mẽ lên tiếng cho các nhà dân chủ ôn hoà như luật sư Lê Công Định đã bị truy tố với tội hoạt động lật đổ chính quyền và có thể bị kết án tử hình vì đã biện hộ cho các dân oan cũng như các nhà dân báo.
Đây là lúc mà chúng ta phải bắt Việt Nam chịu trách nhiệm về các hành vi của họ và buộc họ phải tôn trọng các quyền dân sự và chính trịnh căn bản.
Dân Biểu Loretta Sanchez
Địa Hạt Liên Bang 47th, California www.house.gov/sanchez
Ngày 13 tháng 1, 2010 714-621-0102
Lilly Ngọc Hiếu Nguyễn 714-621-0102
Sau giờ làm việc: 202-306-1440
DÂN BIỂU SANCHEZ LÊN ÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRIỆT PHÁ THÁNH GIÁ TRÊN NÚI THỜ
DB Sanchez kêu gọi Chính Phủ Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới lên tiếng cho giáo dân Xứ Đồng Chiêm
WASHINGTON, D.C. – Hôm nay, Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez (CA-47) kêu gọi Hạ Viện Quốc Hội bỏ Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC List) vì không tôn trọng quyền tự do tôn giáo. Bà lên án nhà cầm quyền Việt Nam đã triệt phá Thánh Giá Chúa trên Núi Thờ. Xin bấm vào đây để xem video phát biểu http://www.lorettasanchez.house.gov/index.php?option=com_content&task=view&id=694&Itemid=91.Lời phát biểu dịch bằng tiếng Việt đã được chuẩn bị như sau:
Kính thưa bà Chủ Tịch, tôi đứng đây hôm nay, đại diện cho các cử tri Việt-Mỹ, một lần nữa đem vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam đến Hạ Viện.
Thứ Tư tuần trước, lực lượng quân đội và công an Việt Nam đã làm nhiều giáo dân Giáo Xứ Đồng Chiêm bị trọng thương và đã triệt phá Thánh Giá Chúa trên Núi Thờ.Sự triệt phá của Thánh Giá là một dữ kiện trong các loạt hành động thiếu công lý và đầy bạo lực thực hiện bởi nhà cầm quyền Việt Nam để tịch thu tài sản của giáo xứ đã có lịch sử trên 100 năm.
Đây là một sự vi phạm nghiêm trọng quyền tự do ngôn luận, tôn giáo và biểu đạt ý kiến đã được bảo đảm của Hiệp Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị
Tôi rất kinh ngạc về lý do gì mà nhà cầm quyền Việt Nam vẫn có thể tiếp tục cách làm của họ mà vẫn không phải bị chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm nhân quyền như vậy.
Năm 2010, tôi hy vọng Hoa Kỳ sẽ quyết định một lập trường cứng rắng để gửi thông điệp rằng chúng ta không thể chấp nhận khi một nhà nước xữ dụng roi điện và hơi cay để đánh đập người dân và cướp quyền tự do phát biểu và tôn giáo của họ.
Năm 2010, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp của tôi sẽ cùng tôi mạnh mẽ lên tiếng cho các nhà dân chủ ôn hoà như luật sư Lê Công Định đã bị truy tố với tội hoạt động lật đổ chính quyền và có thể bị kết án tử hình vì đã biện hộ cho các dân oan cũng như các nhà dân báo.
Đây là lúc mà chúng ta phải bắt Việt Nam chịu trách nhiệm về các hành vi của họ và buộc họ phải tôn trọng các quyền dân sự và chính trịnh căn bản.
Hội đồng Giám mục Việt Nam: Lên tiếng hay Không lên tiếng
Ban biên tập WHĐ
21:57 13/01/2010
Khi xảy ra vụ việc Đồng Chiêm cũng như các vụ việc Toà Khâm Sứ (Hà Nội), Tam Toà (Vinh) hay Loan Lý (Huế), Trang tin điện tử của HĐGMVN nhận được nhiều thư góp ý và một thắc mắc thường được nêu lên là: tại sao HĐGM không lên tiếng? Trong bối cảnh trên và trong tinh thần hiệp thông của Năm Thánh 2010, thiết tưởng một vài suy nghĩ cần được chia sẻ để soi sáng cho nhau trong đời sống của Hội Thánh.
Liên quan đến từng vụ việc cụ thể tại từng địa phương, hơn ai hết, vị giám mục sở tại vừa là người có trách nhiệm chăm sóc một phần Dân Thiên Chúa tại đây (x. GM số 11) vừa là người nắm rõ tình hình và bối cảnh của vấn đề, chính ngài là người đưa ra quyết định cụ thể để giải quyết. HĐGM không lên tiếng về từng vụ việc. Nói như thế không có nghĩa là HĐGM không quan tâm gì đến đời sống của Dân Chúa tại địa phương, và hoàn toàn im lặng trước những vấn đề liên quan đến đời sống của anh chị em tín hữu. HĐGM không lên tiếng về từng vụ việc nhưng HĐGM lên tiếng ở một tầm mức khác, bằng cách đưa ra những định hướng mang tính chủ đạo để mỗi địa phương áp dụng định hướng ấy vào hoàn cảnh cụ thể của mình. Ở đây, chúng tôi muốn quy chiếu vào bài “Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay” [1] để thấy được những định hướng căn bản này.
Trước hết, HĐGMVN lên tiếng nhằm mục đích góp phần xây dựng xã hội. Khi nhắc đến những vụ tranh chấp liên quan đến đất tôn giáo, HĐGM đặt những vụ tranh chấp này trong bối cảnh chung của toàn xã hội. Thật vậy, trong những năm gần đây, tranh chấp và khiếu kiện về đất đai là chuyện xảy ra hằng ngày trên mọi miền đất nước. Rất nhiều vụ tham nhũng liên quan đến đất đai bị phanh phui trên báo chí. Như thế, đây là vấn nạn chung của toàn xã hội chứ không của riêng giới công giáo. Có chăng vì giới công giáo là một tập thể lớn, và nhiều phương tiện truyền thông trong cũng như ngoài nước loan tin về những vụ tranh chấp đất đai liên quan đến giới công giáo, nên dễ tạo cảm tưởng chỉ có giới công giáo mới có chuyện tranh chấp đất đai. Hiểu như thế là nhìn nhận vấn đề chưa đúng với thực tế; hơn nữa có thể tạo ngộ nhận rằng đây không phải là vấn đề xã hội mà là vấn đề chính trị, dù được trình bày theo hướng bênh vực Nhà Nước hay chống lại Nhà Nước Việt Nam. Vì thế, khi HĐGM trình bày bối cảnh chung của xã hội hiện nay, các ngài cho thấy việc tranh chấp đất đai là vấn đề xã hội chứ không mang màu sắc chính trị, và khi lên tiếng về vấn đề này, các ngài muốn góp phần xây dựng xã hội cho tốt đẹp hơn.
Xây dựng xã hội tốt đẹp hơn là cùng nhau xây dựng một xã hội vì con người, một xã hội thực sự lấy dân làm gốc. Để giải quyết những vụ khiếu kiện về đất đai, cũng như bao Chính quyền khác trên toàn thế giới, Chính quyền Việt Nam phải dựa vào Luật và những Nghị định về đất đai để giải quyết. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rất nhiều người dân bất mãn về cách giải quyết của Chính quyền, đồng thời tình trạng “ăn đất” tiếp tục diễn ra dựa trên chính lề luật của Nhà Nước. Chính vì thế, câu hỏi căn bản được đặt ra là: Luật và những nghị định đó được xây dựng trên nền tảng nào? Luật lệ được đặt ra là để phục vụ con người và đời sống con người trong xã hội, sao cho ngày càng hài hoà và tốt đẹp hơn. Con người ở đây là mọi người dân chứ không chỉ là một nhóm hay một thiểu số nào đó được đặc quyền đặc lợi. Muốn xây dựng một xã hội vì con người, muốn ban hành những lề luật nhằm phục vụ con người, thì những lề luật đó phải được xây dựng trên nền tảng là những quyền căn bản của con người, những quyền căn bản được cả thế giới nhìn nhận và cả Việt Nam cũng nhìn nhận, ít là trên nguyên tắc. Chẳng nhẽ một đất nước tự hào mình dân chủ gấp trăm lần các đất nước khác, mà ngay cả những quyền căn bản nhất của con người cũng không được tôn trọng sao?
Hiểu như thế mới thấy được tại sao HĐGM đưa ra đề nghị sửa đổi Luật về đất đai [2] và yêu cầu việc sửa đổi này cần quan tâm đến quyền sở hữu của công dân, là một trong những quyền căn bản của con người, được khẳng định trong Hiến chương Liên hiệp quốc và được Việt Nam thừa nhận. Khi đưa ra đề nghị này, HĐGM thành tâm muốn góp phần xây dựng một xã hội vì con người, vì chỉ như thế mới có thể giải quyết tận gốc việc tranh chấp và khiếu kiện đất đai đang nở rộ khắp nơi, đồng thời lành mạnh hoá đất nước bằng cách xoá bỏ cơ hội của những người lợi dụng chức quyền để đàn áp người dân và kiếm tìm tư lợi.
Để thực sự xây dựng một xã hội vì con người, cần phải xây dựng xã hội theo định hướng phát triển toàn diện. Phát triển con người toàn diện là phát triển cả về thể lý, tri thức lẫn đạo đức và tinh thần. Phát triển xã hội toàn diện là phát triển về cả kinh tế lẫn văn hoá và tinh thần. Một đất nước tự hào về lịch sử bốn ngàn năm sẽ không dễ dàng phá huỷ những di tích có chiều dài lịch sử. Một dân tộc kiêu hãnh về bốn ngàn năm văn hiến sẽ không thể dễ dàng xoá bỏ các di tích tôn giáo và cơ sở thờ tự, vì lẽ tôn giáo đã góp phần giữ hồn của đất nước. Một xã hội với bốn ngàn năm văn hoá sẽ không chấp nhận dung túng cho cách giải quyết các vấn đề xã hội bằng sức mạnh của cơ bắp. Một loạt những khẳng định như thế được đặt ra để muốn nhấn mạnh sự phát triển toàn diện. Và cũng khi ấy mới hiểu được tại sao khi bàn đến việc tranh chấp đất đai, HĐGMVN lại nói đến những chuyện văn hoá như tránh sử dụng bạo lực trong lời nói cũng như trong hành động, việc truyền thông phải tôn trọng sự thật và phẩm giá của con người; đồng thời, cổ võ việc đối thoại chân thành [3] trong sự tương kính lẫn nhau. Bởi lẽ đó là cái làm nên nhân cách văn hoá của con người, làm nên nét văn hoá đáng kính của một dân tộc.
Với những suy nghĩ này, có thể khẳng định HĐGMVN đã lên tiếng và sẽ còn lên tiếng, không nhằm giải quyết từng vụ việc ở mỗi địa phương, nhưng đưa ra những định hướng căn bản nhằm góp phần xây dựng xã hội, một xã hội vì con người và một xã hội phát triển toàn diện.
--------------------------------
[1] Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay (Quan điểm), công bố ngày 27-9-2008
[2] x. Quan điểm, II, 1
[3] x. Quan điểm, II, 2 và 3
Nguồn: http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=8&Act=Detail&ID=1305&CateID=63
Liên quan đến từng vụ việc cụ thể tại từng địa phương, hơn ai hết, vị giám mục sở tại vừa là người có trách nhiệm chăm sóc một phần Dân Thiên Chúa tại đây (x. GM số 11) vừa là người nắm rõ tình hình và bối cảnh của vấn đề, chính ngài là người đưa ra quyết định cụ thể để giải quyết. HĐGM không lên tiếng về từng vụ việc. Nói như thế không có nghĩa là HĐGM không quan tâm gì đến đời sống của Dân Chúa tại địa phương, và hoàn toàn im lặng trước những vấn đề liên quan đến đời sống của anh chị em tín hữu. HĐGM không lên tiếng về từng vụ việc nhưng HĐGM lên tiếng ở một tầm mức khác, bằng cách đưa ra những định hướng mang tính chủ đạo để mỗi địa phương áp dụng định hướng ấy vào hoàn cảnh cụ thể của mình. Ở đây, chúng tôi muốn quy chiếu vào bài “Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay” [1] để thấy được những định hướng căn bản này.
Trước hết, HĐGMVN lên tiếng nhằm mục đích góp phần xây dựng xã hội. Khi nhắc đến những vụ tranh chấp liên quan đến đất tôn giáo, HĐGM đặt những vụ tranh chấp này trong bối cảnh chung của toàn xã hội. Thật vậy, trong những năm gần đây, tranh chấp và khiếu kiện về đất đai là chuyện xảy ra hằng ngày trên mọi miền đất nước. Rất nhiều vụ tham nhũng liên quan đến đất đai bị phanh phui trên báo chí. Như thế, đây là vấn nạn chung của toàn xã hội chứ không của riêng giới công giáo. Có chăng vì giới công giáo là một tập thể lớn, và nhiều phương tiện truyền thông trong cũng như ngoài nước loan tin về những vụ tranh chấp đất đai liên quan đến giới công giáo, nên dễ tạo cảm tưởng chỉ có giới công giáo mới có chuyện tranh chấp đất đai. Hiểu như thế là nhìn nhận vấn đề chưa đúng với thực tế; hơn nữa có thể tạo ngộ nhận rằng đây không phải là vấn đề xã hội mà là vấn đề chính trị, dù được trình bày theo hướng bênh vực Nhà Nước hay chống lại Nhà Nước Việt Nam. Vì thế, khi HĐGM trình bày bối cảnh chung của xã hội hiện nay, các ngài cho thấy việc tranh chấp đất đai là vấn đề xã hội chứ không mang màu sắc chính trị, và khi lên tiếng về vấn đề này, các ngài muốn góp phần xây dựng xã hội cho tốt đẹp hơn.
Xây dựng xã hội tốt đẹp hơn là cùng nhau xây dựng một xã hội vì con người, một xã hội thực sự lấy dân làm gốc. Để giải quyết những vụ khiếu kiện về đất đai, cũng như bao Chính quyền khác trên toàn thế giới, Chính quyền Việt Nam phải dựa vào Luật và những Nghị định về đất đai để giải quyết. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rất nhiều người dân bất mãn về cách giải quyết của Chính quyền, đồng thời tình trạng “ăn đất” tiếp tục diễn ra dựa trên chính lề luật của Nhà Nước. Chính vì thế, câu hỏi căn bản được đặt ra là: Luật và những nghị định đó được xây dựng trên nền tảng nào? Luật lệ được đặt ra là để phục vụ con người và đời sống con người trong xã hội, sao cho ngày càng hài hoà và tốt đẹp hơn. Con người ở đây là mọi người dân chứ không chỉ là một nhóm hay một thiểu số nào đó được đặc quyền đặc lợi. Muốn xây dựng một xã hội vì con người, muốn ban hành những lề luật nhằm phục vụ con người, thì những lề luật đó phải được xây dựng trên nền tảng là những quyền căn bản của con người, những quyền căn bản được cả thế giới nhìn nhận và cả Việt Nam cũng nhìn nhận, ít là trên nguyên tắc. Chẳng nhẽ một đất nước tự hào mình dân chủ gấp trăm lần các đất nước khác, mà ngay cả những quyền căn bản nhất của con người cũng không được tôn trọng sao?
Hiểu như thế mới thấy được tại sao HĐGM đưa ra đề nghị sửa đổi Luật về đất đai [2] và yêu cầu việc sửa đổi này cần quan tâm đến quyền sở hữu của công dân, là một trong những quyền căn bản của con người, được khẳng định trong Hiến chương Liên hiệp quốc và được Việt Nam thừa nhận. Khi đưa ra đề nghị này, HĐGM thành tâm muốn góp phần xây dựng một xã hội vì con người, vì chỉ như thế mới có thể giải quyết tận gốc việc tranh chấp và khiếu kiện đất đai đang nở rộ khắp nơi, đồng thời lành mạnh hoá đất nước bằng cách xoá bỏ cơ hội của những người lợi dụng chức quyền để đàn áp người dân và kiếm tìm tư lợi.
Để thực sự xây dựng một xã hội vì con người, cần phải xây dựng xã hội theo định hướng phát triển toàn diện. Phát triển con người toàn diện là phát triển cả về thể lý, tri thức lẫn đạo đức và tinh thần. Phát triển xã hội toàn diện là phát triển về cả kinh tế lẫn văn hoá và tinh thần. Một đất nước tự hào về lịch sử bốn ngàn năm sẽ không dễ dàng phá huỷ những di tích có chiều dài lịch sử. Một dân tộc kiêu hãnh về bốn ngàn năm văn hiến sẽ không thể dễ dàng xoá bỏ các di tích tôn giáo và cơ sở thờ tự, vì lẽ tôn giáo đã góp phần giữ hồn của đất nước. Một xã hội với bốn ngàn năm văn hoá sẽ không chấp nhận dung túng cho cách giải quyết các vấn đề xã hội bằng sức mạnh của cơ bắp. Một loạt những khẳng định như thế được đặt ra để muốn nhấn mạnh sự phát triển toàn diện. Và cũng khi ấy mới hiểu được tại sao khi bàn đến việc tranh chấp đất đai, HĐGMVN lại nói đến những chuyện văn hoá như tránh sử dụng bạo lực trong lời nói cũng như trong hành động, việc truyền thông phải tôn trọng sự thật và phẩm giá của con người; đồng thời, cổ võ việc đối thoại chân thành [3] trong sự tương kính lẫn nhau. Bởi lẽ đó là cái làm nên nhân cách văn hoá của con người, làm nên nét văn hoá đáng kính của một dân tộc.
Với những suy nghĩ này, có thể khẳng định HĐGMVN đã lên tiếng và sẽ còn lên tiếng, không nhằm giải quyết từng vụ việc ở mỗi địa phương, nhưng đưa ra những định hướng căn bản nhằm góp phần xây dựng xã hội, một xã hội vì con người và một xã hội phát triển toàn diện.
--------------------------------
[1] Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay (Quan điểm), công bố ngày 27-9-2008
[2] x. Quan điểm, II, 1
[3] x. Quan điểm, II, 2 và 3
Nguồn: http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=8&Act=Detail&ID=1305&CateID=63
Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội thăm hỏi gia đình Anh J.B Nguyễn Hữu Vinh
Paulus Lê Sơn
22:04 13/01/2010
HÀ NỘI - 18h ngày 13/01/2010, cộng đoàn Vinh tại Hà Nội đã đến gia đình phóng viên Công giáo J.B Nguyễn Hữu Vinh để hiệp thông chia sẻ với nỗi đau mà anh vừa phải gánh chịu do nhà cầm quyền cộng sản gây ra cho anh. Sau khi anh bị tấn công, đánh đập tại Đồng Chiêm chiều tối 12/01 khiến anh bị sứt đầu mẻ trán, gẫy răng. Đang khi điều dưỡng thương tích, anh lại bị nhận một giấy "Triệu tập" của nhà cầm quyền để "hỏi về việc liên quan" về chuyện gì cũng chưa rõ?
Hình ảnh Cộng đoàn Vinh ở Hà nội tới thăm anh Nguyễn hữu Vinh
Vấn đề là anh đang dưỡng thương nhưng vẫn bị câu lưu, sách nhiễu. Họ không từ thử đoạn nào, ngay cả khi anh đang bị thương.
Nhận thấy những khó khăn, gian nan, thử thách mà anh đang gánh chịu. Nhận thấy nhà cầm quyền cộng sản không còn tình người. Hòa chung nỗi đau của Giáo hội, Lm Gioan Lưu Ngọc Quỳnh - Linh hướng cho cộng đoàn vinh đã đồng hành cùng với cộng đoàn đến chia sẻ, hiệp thông với gia đình anh J.B Nguyễn Hữu Vinh.
Anh J.B nguyễn Hữu Vinh ở Giáo xứ Văn Hạnh thuộc Giáo phận Vinh.
Vấn đề là anh đang dưỡng thương nhưng vẫn bị câu lưu, sách nhiễu. Họ không từ thử đoạn nào, ngay cả khi anh đang bị thương.
Nhận thấy những khó khăn, gian nan, thử thách mà anh đang gánh chịu. Nhận thấy nhà cầm quyền cộng sản không còn tình người. Hòa chung nỗi đau của Giáo hội, Lm Gioan Lưu Ngọc Quỳnh - Linh hướng cho cộng đoàn vinh đã đồng hành cùng với cộng đoàn đến chia sẻ, hiệp thông với gia đình anh J.B Nguyễn Hữu Vinh.
Anh J.B nguyễn Hữu Vinh ở Giáo xứ Văn Hạnh thuộc Giáo phận Vinh.
Chế độ côn đồ
Ngô Nhân Dụng /Người-Việt
23:19 13/01/2010
Lực lượng vũ trang của chế độ Cộng Sản Việt Nam đã chọn lúc 2 giờ sáng ngày 6 Tháng Giêng năm 2010 để triệt hạ một cây Thập Tự Giá do đồng bào Công Giáo Ðồng Chiêm dựng lên trên núi, cũng giống như tấn công trong lúc đang đình chiến nhân ngày Tết. Theo một bản tin của đồng bào Thiên Chúa Giáo, chế độ đã huy động từ 500 đến một ngàn người, gồm công an và cảnh sát và tay sai, với súng ống, dùi cui, lựu đạn cay, mang theo cả chó công an chuyên nghiệp, bao vây phong tỏa giáo xứ Ðồng Chiêm, chặn tất cả các lối đi và khu vực Núi Thờ rồi bắt đầu triệt hạ và đập nát Thánh Giá.
Người không từng sống trong chế độ Cộng Sản thì không thể hiểu được một chính quyền có thể sử dụng bạo lực làm những hành động bất xứng như vậy đối một biểu tượng của tôn giáo. Nhất là sau khi những người đứng đầu chế độ đó như Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng đã tới La Mã bệ kiến Ðức Giáo Hoàng để chuẩn bị tái lập bang giao với Tòa Thánh Vatican.
Nhưng ai đã có kinh nghiệm sống với Cộng Sản Việt Nam thì hiểu. Ðây là một đảng cầm quyền không những vẫn coi các tôn giáo là kẻ thù giống như các chế độ Cộng Sản khác, mà còn thêm một đặc tính nữa là xưa nay họ vẫn quen dùng các thủ đoạn côn đồ với bất cứ người nào không tuân theo chính sách của đảng.
Hành động của chế độ Cộng Sản đập phá Thánh Giá trên ngọn núi chôn các ngôi mộ trong đó có những người theo đạo là một hành động vô luân không xã hội văn minh nào chấp nhận. Nhưng đó là một lối cư xử quen thuộc của một chế độ côn đồ, vì nó cũng không khác gì việc chính quyền Cộng Sản Việt Nam yêu cầu các chính quyền Mã Lai, Indonesia đục, phá những tấm bia tưởng niệm các thuyền nhân thiệt mạng trên con đường vượt biển để chạy trốn chế độ Cộng Sản. Rất may là các người lãnh đạo tại các nước Ðông Nam Á này vẫn còn có tình người và còn biết giữ gìn, tôn kính những giá trị của nền văn minh của nhân loại, cho nên đã họ cho phục hồi lại những tấm bia sau khi người tị nạn Việt Nam ở các nơi lên tiếng phản đối.
Khi giáo dân Ðồng Chiêm yêu cầu những kẻ căm thù tôn giáo hãy ngừng tay lại, đồng bào đã bị công an cảnh sát ném lựu đạn cay, một số đã bị đánh đập tàn nhẫn, hai người vốn là thương binh từng phục vụ cho chế độ đã bị bắt. Công an còn đổ tội cho một người “mang ma túy trên xe” giống như các hào lý thời Pháp thuộc bỏ rượu lậu vào vườn, ruộng người khác rồi đi tố cáo! Hành vi côn đồ của chế độ vẫn tiếp tục: Chính quyền đã bất chấp luật pháp, bất chấp tính người lắp thêm hàng loạt loa vào bốn phía nhà thờ, cứ suốt ngày ra rả để quấy nhiễu người dân ngay trong giấc ngủ! Buổi trưa ngày 11 Tháng Giêng 2010 một chiếc xe chở giáo dân đỗ ngoài cánh đồng lò gạch đã bị xịt hết hơi hai lốp trước. Trên thế giới ít có một chính quyền nào đối xử với dân của mình theo lối bần tiện, tiểu nhân như thế.
Nhưng đó là một đường lối “trước sau như một” của các chế độ bạo tàn. Kinh nghiệm đã cho thấy khi các tay công an tư tưởng, văn hóa của chế độ Cộng Sản không đủ lý lẽ để đối phó họ đã đóng vai côn đồ để đàn áp những người kêu gọi dân chủ cho nước Việt Nam, như các ông Phạm Quế Dương, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Văn Ðài, các bà Lê Thị Công Nhân, Trần Khải Thanh Thủy, Hồ Thị Bích Khương, vân vân. Côn đồ luôn luôn là một cánh tay đắc lực, một công cụ cần thiết của chế độ.
Một chế độ quen sử dụng côn đồ, cuối cùng chính họ cũng cư xử như côn đồ, cuối cùng sẽ trở thành côn đồ. Chính sách côn đồ của Cộng Sản Việt Nam cũng không khác gì những chế độ độc tài tàn bạo khác ở Congo hay Tân Cương; nhưng điều nguy hiểm cho cả xã hội ta là những hành động côn đồ đó lại được chế độ biện minh một cách trâng tráo. Họ sẵn sàng chối bỏ những sự thật hiển nhiên về tội lỗi do họ gây ra, mà không mảy may tỏ ra là biết xấu hổ.
Chính những thái độ trâng tráo đó gây tai hại cho nền tảng đạo lý của cả xã hội. Sau khi sống dưới một chế độ tàn bạo mà không biết xấu hổ, sẵn sàng gọi trắng là đen, đen là trắng, bất chấp sự thật; miệng nói chống tham nhũng, tay thò ra đòi tiền hối lộ; kinh nghiệm sống đó khiến cho nhiều người từ người lớn đến trẻ em, sau khi phải chứng kiến cảnh tượng đó lâu ngày cũng sẽ nhiễm thói quen đối xử với nhau như côn đồ và dần dần cũng tập thói quen sống trâng tráo không còn phân biệt thiện và ác nữa. Nền tảng đạo lý của cả xã hội bị phá nát.
Khi có những thanh niên Hà Nội cướp hoa trong những kỳ hội chợ Hoa Anh Ðào, năm này sang năm khác, chúng ta biết rằng các bạn trẻ này sinh ra hư hỏng không phải vì bản tính họ, không phải vì gia đình thiếu giáo dục; lý do chính là vì họ phải sống trong một hoàn cảnh xã hội nhiều thứ xấu quá. Không cần phải nói, ai cũng biết hoàn cảnh xấu đó là do chế độ Cộng Sản tạo ra. Như Soljenitsyn đã nhận xét, một chế độ dùng bạo lực áp bức người dân bao giờ cũng phải kèm theo một guồng máy dối trá để trốn tránh trách nhiệm, để vu oan giá họa cho những người không đồng ý kiến và không chịu khuất phục.
Ðồng bào giáo dân ở Ðồng Chiêm và các nơi khác trong vùng Hà Nội đã tới nhà thờ cầu nguyện, đầu chít khăn tang. Họ để tang cho cả nền đạo lý của đất nước đang bị chế độ Cộng Sản giết chết dần mòn.
Khi đọc bài giảng của Linh Mục Phạm Minh Triều nói với giáo dân xứ Ðồng Chiêm sau khi cây Thánh Giá bị công an côn đồ đập phá, chúng ta có thể biết trong xã hội Việt Nam vẫn có cái Thiện, khác với cái Ác mà chế độ là tiêu biểu. Vị linh mục nói, “Khi mà quyền lực bóng tối đã bao phủ thì chúng không còn cơ hội để nhìn ra ánh sáng.
Nhưng chúng ta không chống đối. Chúng ta không cầu nguyện để rồi Chúa làm cho những con người đã đập Thánh Giá của Chúa phải chết một cách bất ưng hoặc là gặp sự khốn khó. Ðức Tin Công Giáo của chúng ta không cho phép chúng ta làm điều ấy.”
Toàn thể các linh mục Tổng Giáo Phận Hà Nội tham dự kỳ tĩnh tâm tháng tại Tòa Giám Mục đã lên đường tới giáo xứ Ðồng Chiêm để chia sẻ cảnh tang tóc với giáo dân tại đây. Một bản tin viết: Vành khăn tang trắng xóa chít chặt mọi mái đầu từ già đến trẻ.
Cây Thánh Giá bằng tre được dựng vội tại hiện trường với cờ tang ủ rũ, những nén nhang cháy dở, là dấu tích của các hành động đàn áp.
Linh Mục Phạm Minh Triều đặt câu hỏi: “Tại sao không đi ra biên giới phương Bắc mà đòi hải đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc mở các tour du lịch, lấn chiếm; rồi các ngư dân của chúng ta đang bị đánh đập. Tại sao lại đi đàn áp tôn giáo từ Thái Hà, Tòa Khâm Sứ, rồi xứ Loan Lý, rồi Tam Tòa? Không chỉ Công Giáo, rồi còn chùa Bát Nhã nữa.”
Những gì công an côn đồ Cộng Sản đang làm ở Ðồng Chiêm, tháng trước họ đã diễn cùng một vở tuồng đó ở Bảo Lộc. Cũng dùng đám côn đồ quấy nhiễu (thuê 200 ngàn một ngày, theo lời một chị được thuê từ ngoài Bắc vào Bảo Lộc, chị nói thực với một ni cô). Cũng những ống loa gây ô nhiễm không khí thanh tịnh của nơi tu hành. Và sau 3 tháng, chế độ Cộng Sản đã đạt được mục tiêu: Giải tán 400 tăng ni Bát Nhã, buộc Thượng Tọa Thái Tuận chùa Phước Huệ gạt nước mắt tiễn các đứa con tinh thần của mình ra khỏi chùa. Và chế độ Cộng Sản vẫn giữ thái độ trâng tráo, chối biến trách nhiệm của họ!
Phó trưởng ban thường trực Ban Tôn giáo Chính phủ là Nguyễn Thanh Xuân đã mở một cuộc họp báo quốc tế ở Hà Nội chiều ngày 11 Tháng Giêng để “cung cấp thông tin chính thức” về thành tích phá tan tăng đoàn Bát Nhã của đảng Cộng sản. Ai không sống trong chế độ cộng sản thì không thể hiểu được cảnh tượng một viên chức chính quyền trâng tráo nói trái sự thật một cách tự nhiên như vậy! Những người có liêm sỉ không thể nào hiểu nổi tại sao đến bay giờ chính quyền còn có thể nói rằng các tăng ni Bát Nhã đã “tự nguyện rời khỏi chùa Phước Huệ, chính quyền chưa rõ họ trở về địa phương ra sao.”
Cùng một giọng điệu đó, ông Nguyễn Ngọc Ðông, phó chủ tịch Lâm Ðồng giải thích rằng các “Phật tử thị xã Bảo Lộc và các tăng sĩ tại chùa Phước Huệ” đã “yêu cầu tu sinh rời về địa phương theo ý kiến của GHPGVN.” Tất cả những người có mắt, có tai đều biết đó là những lời dối trá. Ðồng bào Phật tử không ai đang tâm chống các tăng ni đã chọn con đường chỉ biết tu tập để cứu độ chúng sinh. Nếu không có đám công an và đám côn đồ do họ thuê mướn đến quấy phá, làm áp lực, thì chùa Phước Huệ không nỡ lòng nào để các vị tăng ni đó ra đi.
Chế độ Cộng Sản đã chối bỏ trách nhiệm, và tiếp tục nói dối. Họ không dám nhận là chính họ quyết tâm phá không cho các tăng ni Bát Nhã tu tập ở cùng một nơi. Họ vẫn dùng luận điệu gian dối cũ khi giải thích, “Ðây là va chạm giữa các môn phái tôn giáo.” Họ tiếp tục nói dối khi “khẳng định chính quyền địa phương không gây bất cứ sức ép nào đối với các tu sinh.” Tất cả là những lời dối trá.
Linh Mục Phạm Minh Triều nhận xét: “Một tổ chức, một chính quyền nào mà xúc phạm đến biểu tượng tôn giáo thì chính quyền đó đang đi dần vào sự tự sát!” Linh Mục chỉ nói đến một chế độ tự sát, ông không có ý nói đến những con người nắm giữ chế độ đó. Ông đã kêu gọi các giáo dân hãy cầu nguyện cho cả những người đến đập phá Thánh Giá và đánh người ta. Tất cả chúng ta có thể chia sẻ những lời cầu nguyện này. Cầu nguyện cho những người đang đóng vai côn đồ sẽ nhìn thấy hành động của họ là sai lầm mà sửa đổi đi. Cầu cho những quen người nói dối sẽ tỉnh ngộ, thấy việc nói dối đó vô ích và từ nay không tiếp tục nữa. Hai điều nguyện này đạt được thì đó là đại phúc cho nước Việt Nam. Khi đồng bào chúng ta được sống trong một chế độ biết kính trọng tín ngưỡng của dân, biết tôn trọng sự thật, thì nền tảng đạo lý của dân tộc có thể bắt đầu được khôi phục.
(Nguồn: Người Việt Online, http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=106804&z=7)
Người không từng sống trong chế độ Cộng Sản thì không thể hiểu được một chính quyền có thể sử dụng bạo lực làm những hành động bất xứng như vậy đối một biểu tượng của tôn giáo. Nhất là sau khi những người đứng đầu chế độ đó như Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng đã tới La Mã bệ kiến Ðức Giáo Hoàng để chuẩn bị tái lập bang giao với Tòa Thánh Vatican.
Nhưng ai đã có kinh nghiệm sống với Cộng Sản Việt Nam thì hiểu. Ðây là một đảng cầm quyền không những vẫn coi các tôn giáo là kẻ thù giống như các chế độ Cộng Sản khác, mà còn thêm một đặc tính nữa là xưa nay họ vẫn quen dùng các thủ đoạn côn đồ với bất cứ người nào không tuân theo chính sách của đảng.
Hành động của chế độ Cộng Sản đập phá Thánh Giá trên ngọn núi chôn các ngôi mộ trong đó có những người theo đạo là một hành động vô luân không xã hội văn minh nào chấp nhận. Nhưng đó là một lối cư xử quen thuộc của một chế độ côn đồ, vì nó cũng không khác gì việc chính quyền Cộng Sản Việt Nam yêu cầu các chính quyền Mã Lai, Indonesia đục, phá những tấm bia tưởng niệm các thuyền nhân thiệt mạng trên con đường vượt biển để chạy trốn chế độ Cộng Sản. Rất may là các người lãnh đạo tại các nước Ðông Nam Á này vẫn còn có tình người và còn biết giữ gìn, tôn kính những giá trị của nền văn minh của nhân loại, cho nên đã họ cho phục hồi lại những tấm bia sau khi người tị nạn Việt Nam ở các nơi lên tiếng phản đối.
Khi giáo dân Ðồng Chiêm yêu cầu những kẻ căm thù tôn giáo hãy ngừng tay lại, đồng bào đã bị công an cảnh sát ném lựu đạn cay, một số đã bị đánh đập tàn nhẫn, hai người vốn là thương binh từng phục vụ cho chế độ đã bị bắt. Công an còn đổ tội cho một người “mang ma túy trên xe” giống như các hào lý thời Pháp thuộc bỏ rượu lậu vào vườn, ruộng người khác rồi đi tố cáo! Hành vi côn đồ của chế độ vẫn tiếp tục: Chính quyền đã bất chấp luật pháp, bất chấp tính người lắp thêm hàng loạt loa vào bốn phía nhà thờ, cứ suốt ngày ra rả để quấy nhiễu người dân ngay trong giấc ngủ! Buổi trưa ngày 11 Tháng Giêng 2010 một chiếc xe chở giáo dân đỗ ngoài cánh đồng lò gạch đã bị xịt hết hơi hai lốp trước. Trên thế giới ít có một chính quyền nào đối xử với dân của mình theo lối bần tiện, tiểu nhân như thế.
Nhưng đó là một đường lối “trước sau như một” của các chế độ bạo tàn. Kinh nghiệm đã cho thấy khi các tay công an tư tưởng, văn hóa của chế độ Cộng Sản không đủ lý lẽ để đối phó họ đã đóng vai côn đồ để đàn áp những người kêu gọi dân chủ cho nước Việt Nam, như các ông Phạm Quế Dương, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Văn Ðài, các bà Lê Thị Công Nhân, Trần Khải Thanh Thủy, Hồ Thị Bích Khương, vân vân. Côn đồ luôn luôn là một cánh tay đắc lực, một công cụ cần thiết của chế độ.
Một chế độ quen sử dụng côn đồ, cuối cùng chính họ cũng cư xử như côn đồ, cuối cùng sẽ trở thành côn đồ. Chính sách côn đồ của Cộng Sản Việt Nam cũng không khác gì những chế độ độc tài tàn bạo khác ở Congo hay Tân Cương; nhưng điều nguy hiểm cho cả xã hội ta là những hành động côn đồ đó lại được chế độ biện minh một cách trâng tráo. Họ sẵn sàng chối bỏ những sự thật hiển nhiên về tội lỗi do họ gây ra, mà không mảy may tỏ ra là biết xấu hổ.
Chính những thái độ trâng tráo đó gây tai hại cho nền tảng đạo lý của cả xã hội. Sau khi sống dưới một chế độ tàn bạo mà không biết xấu hổ, sẵn sàng gọi trắng là đen, đen là trắng, bất chấp sự thật; miệng nói chống tham nhũng, tay thò ra đòi tiền hối lộ; kinh nghiệm sống đó khiến cho nhiều người từ người lớn đến trẻ em, sau khi phải chứng kiến cảnh tượng đó lâu ngày cũng sẽ nhiễm thói quen đối xử với nhau như côn đồ và dần dần cũng tập thói quen sống trâng tráo không còn phân biệt thiện và ác nữa. Nền tảng đạo lý của cả xã hội bị phá nát.
Khi có những thanh niên Hà Nội cướp hoa trong những kỳ hội chợ Hoa Anh Ðào, năm này sang năm khác, chúng ta biết rằng các bạn trẻ này sinh ra hư hỏng không phải vì bản tính họ, không phải vì gia đình thiếu giáo dục; lý do chính là vì họ phải sống trong một hoàn cảnh xã hội nhiều thứ xấu quá. Không cần phải nói, ai cũng biết hoàn cảnh xấu đó là do chế độ Cộng Sản tạo ra. Như Soljenitsyn đã nhận xét, một chế độ dùng bạo lực áp bức người dân bao giờ cũng phải kèm theo một guồng máy dối trá để trốn tránh trách nhiệm, để vu oan giá họa cho những người không đồng ý kiến và không chịu khuất phục.
Ðồng bào giáo dân ở Ðồng Chiêm và các nơi khác trong vùng Hà Nội đã tới nhà thờ cầu nguyện, đầu chít khăn tang. Họ để tang cho cả nền đạo lý của đất nước đang bị chế độ Cộng Sản giết chết dần mòn.
Khi đọc bài giảng của Linh Mục Phạm Minh Triều nói với giáo dân xứ Ðồng Chiêm sau khi cây Thánh Giá bị công an côn đồ đập phá, chúng ta có thể biết trong xã hội Việt Nam vẫn có cái Thiện, khác với cái Ác mà chế độ là tiêu biểu. Vị linh mục nói, “Khi mà quyền lực bóng tối đã bao phủ thì chúng không còn cơ hội để nhìn ra ánh sáng.
Nhưng chúng ta không chống đối. Chúng ta không cầu nguyện để rồi Chúa làm cho những con người đã đập Thánh Giá của Chúa phải chết một cách bất ưng hoặc là gặp sự khốn khó. Ðức Tin Công Giáo của chúng ta không cho phép chúng ta làm điều ấy.”
Toàn thể các linh mục Tổng Giáo Phận Hà Nội tham dự kỳ tĩnh tâm tháng tại Tòa Giám Mục đã lên đường tới giáo xứ Ðồng Chiêm để chia sẻ cảnh tang tóc với giáo dân tại đây. Một bản tin viết: Vành khăn tang trắng xóa chít chặt mọi mái đầu từ già đến trẻ.
Cây Thánh Giá bằng tre được dựng vội tại hiện trường với cờ tang ủ rũ, những nén nhang cháy dở, là dấu tích của các hành động đàn áp.
Linh Mục Phạm Minh Triều đặt câu hỏi: “Tại sao không đi ra biên giới phương Bắc mà đòi hải đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc mở các tour du lịch, lấn chiếm; rồi các ngư dân của chúng ta đang bị đánh đập. Tại sao lại đi đàn áp tôn giáo từ Thái Hà, Tòa Khâm Sứ, rồi xứ Loan Lý, rồi Tam Tòa? Không chỉ Công Giáo, rồi còn chùa Bát Nhã nữa.”
Những gì công an côn đồ Cộng Sản đang làm ở Ðồng Chiêm, tháng trước họ đã diễn cùng một vở tuồng đó ở Bảo Lộc. Cũng dùng đám côn đồ quấy nhiễu (thuê 200 ngàn một ngày, theo lời một chị được thuê từ ngoài Bắc vào Bảo Lộc, chị nói thực với một ni cô). Cũng những ống loa gây ô nhiễm không khí thanh tịnh của nơi tu hành. Và sau 3 tháng, chế độ Cộng Sản đã đạt được mục tiêu: Giải tán 400 tăng ni Bát Nhã, buộc Thượng Tọa Thái Tuận chùa Phước Huệ gạt nước mắt tiễn các đứa con tinh thần của mình ra khỏi chùa. Và chế độ Cộng Sản vẫn giữ thái độ trâng tráo, chối biến trách nhiệm của họ!
Phó trưởng ban thường trực Ban Tôn giáo Chính phủ là Nguyễn Thanh Xuân đã mở một cuộc họp báo quốc tế ở Hà Nội chiều ngày 11 Tháng Giêng để “cung cấp thông tin chính thức” về thành tích phá tan tăng đoàn Bát Nhã của đảng Cộng sản. Ai không sống trong chế độ cộng sản thì không thể hiểu được cảnh tượng một viên chức chính quyền trâng tráo nói trái sự thật một cách tự nhiên như vậy! Những người có liêm sỉ không thể nào hiểu nổi tại sao đến bay giờ chính quyền còn có thể nói rằng các tăng ni Bát Nhã đã “tự nguyện rời khỏi chùa Phước Huệ, chính quyền chưa rõ họ trở về địa phương ra sao.”
Cùng một giọng điệu đó, ông Nguyễn Ngọc Ðông, phó chủ tịch Lâm Ðồng giải thích rằng các “Phật tử thị xã Bảo Lộc và các tăng sĩ tại chùa Phước Huệ” đã “yêu cầu tu sinh rời về địa phương theo ý kiến của GHPGVN.” Tất cả những người có mắt, có tai đều biết đó là những lời dối trá. Ðồng bào Phật tử không ai đang tâm chống các tăng ni đã chọn con đường chỉ biết tu tập để cứu độ chúng sinh. Nếu không có đám công an và đám côn đồ do họ thuê mướn đến quấy phá, làm áp lực, thì chùa Phước Huệ không nỡ lòng nào để các vị tăng ni đó ra đi.
Chế độ Cộng Sản đã chối bỏ trách nhiệm, và tiếp tục nói dối. Họ không dám nhận là chính họ quyết tâm phá không cho các tăng ni Bát Nhã tu tập ở cùng một nơi. Họ vẫn dùng luận điệu gian dối cũ khi giải thích, “Ðây là va chạm giữa các môn phái tôn giáo.” Họ tiếp tục nói dối khi “khẳng định chính quyền địa phương không gây bất cứ sức ép nào đối với các tu sinh.” Tất cả là những lời dối trá.
Linh Mục Phạm Minh Triều nhận xét: “Một tổ chức, một chính quyền nào mà xúc phạm đến biểu tượng tôn giáo thì chính quyền đó đang đi dần vào sự tự sát!” Linh Mục chỉ nói đến một chế độ tự sát, ông không có ý nói đến những con người nắm giữ chế độ đó. Ông đã kêu gọi các giáo dân hãy cầu nguyện cho cả những người đến đập phá Thánh Giá và đánh người ta. Tất cả chúng ta có thể chia sẻ những lời cầu nguyện này. Cầu nguyện cho những người đang đóng vai côn đồ sẽ nhìn thấy hành động của họ là sai lầm mà sửa đổi đi. Cầu cho những quen người nói dối sẽ tỉnh ngộ, thấy việc nói dối đó vô ích và từ nay không tiếp tục nữa. Hai điều nguyện này đạt được thì đó là đại phúc cho nước Việt Nam. Khi đồng bào chúng ta được sống trong một chế độ biết kính trọng tín ngưỡng của dân, biết tôn trọng sự thật, thì nền tảng đạo lý của dân tộc có thể bắt đầu được khôi phục.
(Nguồn: Người Việt Online, http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=106804&z=7)
Cuộc ‘hôn nhân’ nhiều xung đột?
Xuân Lộc
18:57 13/01/2010
Cuộc ‘hôn nhân’ nhiều xung đột?
Sau các vụ Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý, những gì đang diễn ra tại Đồng Chiêm trong những ngày qua một lần nữa cho thấy mối ‘quan hệ’ giữa Chính quyền Việt Nam và Giáo hội Công giáo tại Việt Nam có không ít căng thẳng và luôn ẩn chứa xung đột.
Có thể nói một trong những nguyên nhân chính – nếu không muốn nói là nguyên nhân sâu xa nhất – dẫn đến những căng thẳng và xung đột giữa chính quyền và người Công giáo đó là sự đối kháng, xung đột về quan điểm, cách sống.
Một bên luôn tìm mọi cách phủ nhận hay loại trừ các yếu tố tâm linh ra khỏi đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Còn một bên luôn đặt đời sống tâm linh làm trung tâm điểm cho mọi suy nghĩ, hành động của mình.
Chính vì điều đó, kể từ khi lên nắm chính quyền, người Cộng sản đã tìm mọi cách giới hạn hay thậm chí phá hủy, triệt hạ các sinh hoạt, hoạt động, biểu tượng tôn giáo nói chung và của người Công giáo nói riêng.
Bị giới hạn, theo dõi
Tại miền Bắc sau 1945 và tại miền Nam sau 1975, ngoài một số sinh hoạt tôn giáo thuần túy, hạn hẹp tại các cơ sở phụng tự giới hạn của mình, người Công giáo dường như không còn có chỗ đứng hay tiếng nói nào trong xã hội.
Các trường dạy Giáo lý, giáo dục đức tin cho con em bị tịch thu. Thậm chí trong nhiều năm, ngay cả các đại chủng viện cũng bị đóng cửa.
Rồi người Công giáo cũng không còn được phép, không còn có điều kiện để đóng góp trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, từ thiện bác ái. Đây là những hoạt động mà xã hội rất cần và họ lại có thế mạnh, và luôn được mời gọi dấn thân phục vụ.
Trước chuyến thăm Vatican của Chủ tịch nước, Đức Hồng Y (ĐHY) Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Fides và được đăng lại trên các trang mạng Công giáo.
Trong đó, khi nhìn lại 30 Giáo hội sống trong môi trường Việt Nam, ĐHY cho rằng sự thay đổi chính trị vào năm 1975 đã “lôi kéo theo nhiều mất mát và giới hạn cho Giáo Hội Công giáo tại Việt Nam”.
“Riêng Tổng Giáo phận Sàigòn đổi tên là Tổng Giáo phận Thành phố HCM, với nhiều mất mát”.
Chẳng hạn, “về cơ sở giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo: mất đi gần 400 cơ sở. Do đó không còn trường công giáo là nơi dạy giáo lý, giáo dục đức tin cho giới trẻ. Không còn bệnh viện công giáo, không còn những trung tâm từ thiện nhân đạo. Không còn những tổ chức hoạt động bác ái xã hội, chỉ còn cơ sở phụng tự”.
Mặc dù quan điểm, cách sống đối nghịch, mặc dù bị bất công đối xử, mặc dù chịu nhiều mất mát, cũng giống như các tôn giáo khác, Giáo hội Công giáo không còn cách nào khác ngoài việc phải chấp nhận ‘sống chung’ với chính quyền.
Trong cuộc ‘sống chung’ đó, Giáo hội giống như một ‘người vợ’ bị nô lệ, bị giam cầm. Muốn đi đâu khỏi ‘căn nhà’ của mình hay muốn nói cái gì, làm cái gì ngoài ‘chuyện bếp núc’ thì phải xin phép.
Ngay cả trong ‘chuyện bếp núc’, ‘nấu’ cái gì, ‘nấu’ như thế nào nhiều lúc cũng bị theo dõi, chất vấn, tra hỏi.
Bị đánh đập, bắt bớ
Trước sự giam cầm, bất công, đối xử đó, trong thời gian đầu của ‘cuộc sống chung’, cũng có một vài vụ phản kháng chống lại sự áp bức đó như vụ Trang Nứa, Quỳnh Lưu tại Giáo phận Vinh vào những năm 1950s. Nhưng rồi, tất cả đều bị dập tắt.
Vì hoàn cảnh lịch sử, vì biết không thể làm gì hơn, ‘người vợ’ này trong nhiều năm chỉ biết âm thầm chịu đựng.
Không còn những cơ sở để dạy giáo lý cho con em, không còn được phép tham gia vào các hoạt động xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, y tế, nhân đạo, người Công giáo chỉ biết coi gia đình và giáo xứ như là môi trường duy nhất để giáo dục, để sống đức tin của mình.
Nhưng sức người có hạn. Bị dồn nén hoài nên cũng có ngày ‘tức nước vỡ bờ’. Không thể mãi nhắm mắt làm ngơ trước những vô lý, bất công người Công giáo đã dám mạnh dạn nói lên tiếng nói của mình, ‘đòi’ lại quyền của mình.
Trong một cuộc gặp với chính quyền Hà Nội, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã mạnh dạn nói rằng: “tôn giáo là quyền tự nhiên con người được hưởng. .. Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải ân huệ ‘xin-cho’”.
Trong dịp Lễ Quan Thầy của Giáo phận Vinh, Đức Cha Phaolô Cao Đình Thuyên cũng đã thẳng thắn nói rõ: “Giáo hội không bạo động. Giáo hội không nổi dậy. Giáo hội chỉ đòi chân lý, đòi công bình, cho nên chúng ta phải làm sao để có thật sự tự do hoà bình, đó là điều chính”.
Nhưng khi mạnh dạn nói lên tiếng nói của mình, ‘đòi’ lại những quyền căn bản của mình, người Công giáo lại một lần nữa bị trù dập, bị đánh đập, bị bắt bớ, bị tra hỏi, bị kết án.
Những gì xảy ra tại Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý và trong những ngày này tại Đồng Chiêm là những ví dụ điển hình.
Vì dám thẳng thắn nói rằng ‘tôn giáo là quyền chứ không phải là một ân huệ’, Đức Tổng Kiệt đã bị trù dập. Vì dám ‘đòi’ lại và bảo vệ tài sản của mình giáo dân Thái Hà đã bị bắt bớ, kết án.
Chỉ vì dựng một cái lán ngay trên đất của mình để làm nơi che nắng che mưa vào các dịp lễ, linh mục và giáo dân tại Tam Tòa bị đánh đập. Chỉ vì muốn bảo vệ Thánh Giá – biểu tượng cao quý nhất của mình, người Công giáo Đồng Chiêm bị đánh đập.
Những căng thẳng, xung đột tại Đồng Chiêm sẽ không bao giờ xảy ra nếu Thánh Giá không bị xúc phạm, nếu quyền tự do tôn giáo hoàn toàn được tôn trọng.
Nhưng vẫn vững niềm tin
Nhưng dù dùng thủ đoạn, sức mạnh khác nhau để giới hạn, để đàn áp, để triệt hạ, họ vẫn không thể dập tắt được niềm tin nơi người Công giáo.
Và hình như khi bị trù dập, bị đánh đập, bị bắt bớ, bị tra hỏi và bị kết án một cách vô lý, một cách bất công, một cách tàn nhẫn, người Công giáo lại càng can đảm sống niềm tin của mình hơn.
Việc chính quyền triệt hạ Thánh Giá hay đánh đập giáo dân tại Đồng Chiêm không chỉ khơi dậy và hâm nóng niềm tin các linh mục, giáo dân Đồng Chiêm mà còn thiết chặt tình liên đới, hiệp thông giữa hàng triệu người Công giáo trong và ngoài nước.
Nếu không có chuyện xúc phạm đến Thánh Giá, nếu không có chuyện giáo dân bị đánh, chắc có ít ai biến đến Đồng Chiêm, tìm về với Đồng Chiêm như trong những ngày này.
Những hình ảnh từ Đồng Chiêm phát đi cho thấy một cây Thánh Giá bị hạ, nhiều cây ‘Thánh Giá’ ‘lớn nhỏ’ khác nhau đã và đang được dựng lên.
Lịch sử cũng cho thấy rằng nhiều vương quyền, đế chế, chế độ khác nhau đã từng tìm cách triệt hạ ‘Thánh Giá’, tiêu diệt những ai treo, mang, theo Thánh Giá đó nhưng rồi chính họ đã ‘chết’. Còn cây Thánh Giá ấy và những ai tin vào Thánh Giá đó vẫn mãi trường tồn.
Khi nào hết xung đột?
Khi chứng kiến những gì đang diễn biến tại Đồng Chiêm, có người tự hỏi tại sao chỉ mới cách đây một tháng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã có cuộc gặp được coi là lịch sử, thân thiện, với nhiều hứa hẹn tốt đẹp với Đức Giáo Hoàng Benedict XVI tại Vatican lại có một sự việc tồi tệ như vậy xảy ra?
Trong một bài viết mới nhất được đăng trên các trạng mạng Công giáo, linh mục Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh cho rằng ngài chẳng ngạc nhiên trước những sự việc đó vì “các quan chức cộng sản có thể có những vai diễn khác nhau nhưng đạo diễn duy nhất vẫn là đảng cộng sản”.
Theo ngài, “bắt tay Đức Giáo Hoàng, hay là triệt hạ Cây Thánh Giá, chỉ là những màn khác nhau của cùng một vở tuồng. Cộng sản Việt Nam với tôn giáo, ở đây chính xác là Công Giáo: Chiến thuật thay đổi tuỳ thời điểm, nhưng chiến lược thì không”.
Phải chăng vì muốn loại trừ đời sống tâm linh cũng như các biểu tượng và sinh hoạt tôn giáo ra khỏi đời sống xã hội, nên người ta có thể làm tất cả? Phải chăng vì điều đó mà ‘chiến thuật của họ thay đổi tùy thời điểm nhưng chiến lược thì không’?
Nếu vậy phải chăng cũng như các tôn giáo khác, Giáo hội Công giáo vẫn mãi không có tiếng nói, không có chỗ đứng và vẫn phải chịu cảnh đánh đập, bắt bớ, giam tù nếu dám mạnh dạn nói lên tiếng nói của mình, dám ‘đòi’ lại quyền của mình?
Và nếu vậy mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội hay ‘cuộc hôn nhân’ bắt đắc dĩ, ‘cuộc hôn nhân’ do thời cuộc đưa đẩy, sắp xếp này vẫn luôn căng thẳng và xung đột vẫn cứ xảy ra? Có ai dám chắc rằng Đồng Chiêm là vụ tranh chấp, xung đột cuối cùng?
Căng thẳng, xung đột chỉ có thể chấm dứt nếu các tôn giáo và Giáo hội Công giáo nói riêng không còn bị bất công đối xử, không còn bị áp bức.
Như lời Đức Cha Thuyên, “Giáo hội không bạo động. Giáo hội không nổi dậy”. Giáo hội càng không thể và không muốn thay thế chính quyền. “Giáo hội chỉ đòi chân lý, đòi công bình, cho nên chúng ta phải làm sao để có thật sự tự do hoà bình, đó là điều chính”.
Và khi có tự do, có hòa bình đó chắc chắn những vụ việc thật đáng tiếc, không nên có như Đồng Chiêm sẽ không bao giờ xảy ra.
Sau các vụ Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý, những gì đang diễn ra tại Đồng Chiêm trong những ngày qua một lần nữa cho thấy mối ‘quan hệ’ giữa Chính quyền Việt Nam và Giáo hội Công giáo tại Việt Nam có không ít căng thẳng và luôn ẩn chứa xung đột.
Có thể nói một trong những nguyên nhân chính – nếu không muốn nói là nguyên nhân sâu xa nhất – dẫn đến những căng thẳng và xung đột giữa chính quyền và người Công giáo đó là sự đối kháng, xung đột về quan điểm, cách sống.
Một bên luôn tìm mọi cách phủ nhận hay loại trừ các yếu tố tâm linh ra khỏi đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Còn một bên luôn đặt đời sống tâm linh làm trung tâm điểm cho mọi suy nghĩ, hành động của mình.
Chính vì điều đó, kể từ khi lên nắm chính quyền, người Cộng sản đã tìm mọi cách giới hạn hay thậm chí phá hủy, triệt hạ các sinh hoạt, hoạt động, biểu tượng tôn giáo nói chung và của người Công giáo nói riêng.
Bị giới hạn, theo dõi
Tại miền Bắc sau 1945 và tại miền Nam sau 1975, ngoài một số sinh hoạt tôn giáo thuần túy, hạn hẹp tại các cơ sở phụng tự giới hạn của mình, người Công giáo dường như không còn có chỗ đứng hay tiếng nói nào trong xã hội.
Các trường dạy Giáo lý, giáo dục đức tin cho con em bị tịch thu. Thậm chí trong nhiều năm, ngay cả các đại chủng viện cũng bị đóng cửa.
Rồi người Công giáo cũng không còn được phép, không còn có điều kiện để đóng góp trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, từ thiện bác ái. Đây là những hoạt động mà xã hội rất cần và họ lại có thế mạnh, và luôn được mời gọi dấn thân phục vụ.
Trước chuyến thăm Vatican của Chủ tịch nước, Đức Hồng Y (ĐHY) Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Fides và được đăng lại trên các trang mạng Công giáo.
Trong đó, khi nhìn lại 30 Giáo hội sống trong môi trường Việt Nam, ĐHY cho rằng sự thay đổi chính trị vào năm 1975 đã “lôi kéo theo nhiều mất mát và giới hạn cho Giáo Hội Công giáo tại Việt Nam”.
“Riêng Tổng Giáo phận Sàigòn đổi tên là Tổng Giáo phận Thành phố HCM, với nhiều mất mát”.
Chẳng hạn, “về cơ sở giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo: mất đi gần 400 cơ sở. Do đó không còn trường công giáo là nơi dạy giáo lý, giáo dục đức tin cho giới trẻ. Không còn bệnh viện công giáo, không còn những trung tâm từ thiện nhân đạo. Không còn những tổ chức hoạt động bác ái xã hội, chỉ còn cơ sở phụng tự”.
Mặc dù quan điểm, cách sống đối nghịch, mặc dù bị bất công đối xử, mặc dù chịu nhiều mất mát, cũng giống như các tôn giáo khác, Giáo hội Công giáo không còn cách nào khác ngoài việc phải chấp nhận ‘sống chung’ với chính quyền.
Trong cuộc ‘sống chung’ đó, Giáo hội giống như một ‘người vợ’ bị nô lệ, bị giam cầm. Muốn đi đâu khỏi ‘căn nhà’ của mình hay muốn nói cái gì, làm cái gì ngoài ‘chuyện bếp núc’ thì phải xin phép.
Ngay cả trong ‘chuyện bếp núc’, ‘nấu’ cái gì, ‘nấu’ như thế nào nhiều lúc cũng bị theo dõi, chất vấn, tra hỏi.
Bị đánh đập, bắt bớ
Trước sự giam cầm, bất công, đối xử đó, trong thời gian đầu của ‘cuộc sống chung’, cũng có một vài vụ phản kháng chống lại sự áp bức đó như vụ Trang Nứa, Quỳnh Lưu tại Giáo phận Vinh vào những năm 1950s. Nhưng rồi, tất cả đều bị dập tắt.
Vì hoàn cảnh lịch sử, vì biết không thể làm gì hơn, ‘người vợ’ này trong nhiều năm chỉ biết âm thầm chịu đựng.
Không còn những cơ sở để dạy giáo lý cho con em, không còn được phép tham gia vào các hoạt động xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, y tế, nhân đạo, người Công giáo chỉ biết coi gia đình và giáo xứ như là môi trường duy nhất để giáo dục, để sống đức tin của mình.
Nhưng sức người có hạn. Bị dồn nén hoài nên cũng có ngày ‘tức nước vỡ bờ’. Không thể mãi nhắm mắt làm ngơ trước những vô lý, bất công người Công giáo đã dám mạnh dạn nói lên tiếng nói của mình, ‘đòi’ lại quyền của mình.
Trong một cuộc gặp với chính quyền Hà Nội, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã mạnh dạn nói rằng: “tôn giáo là quyền tự nhiên con người được hưởng. .. Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải ân huệ ‘xin-cho’”.
Trong dịp Lễ Quan Thầy của Giáo phận Vinh, Đức Cha Phaolô Cao Đình Thuyên cũng đã thẳng thắn nói rõ: “Giáo hội không bạo động. Giáo hội không nổi dậy. Giáo hội chỉ đòi chân lý, đòi công bình, cho nên chúng ta phải làm sao để có thật sự tự do hoà bình, đó là điều chính”.
Nhưng khi mạnh dạn nói lên tiếng nói của mình, ‘đòi’ lại những quyền căn bản của mình, người Công giáo lại một lần nữa bị trù dập, bị đánh đập, bị bắt bớ, bị tra hỏi, bị kết án.
Những gì xảy ra tại Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý và trong những ngày này tại Đồng Chiêm là những ví dụ điển hình.
Vì dám thẳng thắn nói rằng ‘tôn giáo là quyền chứ không phải là một ân huệ’, Đức Tổng Kiệt đã bị trù dập. Vì dám ‘đòi’ lại và bảo vệ tài sản của mình giáo dân Thái Hà đã bị bắt bớ, kết án.
Chỉ vì dựng một cái lán ngay trên đất của mình để làm nơi che nắng che mưa vào các dịp lễ, linh mục và giáo dân tại Tam Tòa bị đánh đập. Chỉ vì muốn bảo vệ Thánh Giá – biểu tượng cao quý nhất của mình, người Công giáo Đồng Chiêm bị đánh đập.
Những căng thẳng, xung đột tại Đồng Chiêm sẽ không bao giờ xảy ra nếu Thánh Giá không bị xúc phạm, nếu quyền tự do tôn giáo hoàn toàn được tôn trọng.
Nhưng vẫn vững niềm tin
Nhưng dù dùng thủ đoạn, sức mạnh khác nhau để giới hạn, để đàn áp, để triệt hạ, họ vẫn không thể dập tắt được niềm tin nơi người Công giáo.
Và hình như khi bị trù dập, bị đánh đập, bị bắt bớ, bị tra hỏi và bị kết án một cách vô lý, một cách bất công, một cách tàn nhẫn, người Công giáo lại càng can đảm sống niềm tin của mình hơn.
Việc chính quyền triệt hạ Thánh Giá hay đánh đập giáo dân tại Đồng Chiêm không chỉ khơi dậy và hâm nóng niềm tin các linh mục, giáo dân Đồng Chiêm mà còn thiết chặt tình liên đới, hiệp thông giữa hàng triệu người Công giáo trong và ngoài nước.
Nếu không có chuyện xúc phạm đến Thánh Giá, nếu không có chuyện giáo dân bị đánh, chắc có ít ai biến đến Đồng Chiêm, tìm về với Đồng Chiêm như trong những ngày này.
Những hình ảnh từ Đồng Chiêm phát đi cho thấy một cây Thánh Giá bị hạ, nhiều cây ‘Thánh Giá’ ‘lớn nhỏ’ khác nhau đã và đang được dựng lên.
Lịch sử cũng cho thấy rằng nhiều vương quyền, đế chế, chế độ khác nhau đã từng tìm cách triệt hạ ‘Thánh Giá’, tiêu diệt những ai treo, mang, theo Thánh Giá đó nhưng rồi chính họ đã ‘chết’. Còn cây Thánh Giá ấy và những ai tin vào Thánh Giá đó vẫn mãi trường tồn.
Khi nào hết xung đột?
Khi chứng kiến những gì đang diễn biến tại Đồng Chiêm, có người tự hỏi tại sao chỉ mới cách đây một tháng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã có cuộc gặp được coi là lịch sử, thân thiện, với nhiều hứa hẹn tốt đẹp với Đức Giáo Hoàng Benedict XVI tại Vatican lại có một sự việc tồi tệ như vậy xảy ra?
Trong một bài viết mới nhất được đăng trên các trạng mạng Công giáo, linh mục Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh cho rằng ngài chẳng ngạc nhiên trước những sự việc đó vì “các quan chức cộng sản có thể có những vai diễn khác nhau nhưng đạo diễn duy nhất vẫn là đảng cộng sản”.
Theo ngài, “bắt tay Đức Giáo Hoàng, hay là triệt hạ Cây Thánh Giá, chỉ là những màn khác nhau của cùng một vở tuồng. Cộng sản Việt Nam với tôn giáo, ở đây chính xác là Công Giáo: Chiến thuật thay đổi tuỳ thời điểm, nhưng chiến lược thì không”.
Phải chăng vì muốn loại trừ đời sống tâm linh cũng như các biểu tượng và sinh hoạt tôn giáo ra khỏi đời sống xã hội, nên người ta có thể làm tất cả? Phải chăng vì điều đó mà ‘chiến thuật của họ thay đổi tùy thời điểm nhưng chiến lược thì không’?
Nếu vậy phải chăng cũng như các tôn giáo khác, Giáo hội Công giáo vẫn mãi không có tiếng nói, không có chỗ đứng và vẫn phải chịu cảnh đánh đập, bắt bớ, giam tù nếu dám mạnh dạn nói lên tiếng nói của mình, dám ‘đòi’ lại quyền của mình?
Và nếu vậy mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội hay ‘cuộc hôn nhân’ bắt đắc dĩ, ‘cuộc hôn nhân’ do thời cuộc đưa đẩy, sắp xếp này vẫn luôn căng thẳng và xung đột vẫn cứ xảy ra? Có ai dám chắc rằng Đồng Chiêm là vụ tranh chấp, xung đột cuối cùng?
Căng thẳng, xung đột chỉ có thể chấm dứt nếu các tôn giáo và Giáo hội Công giáo nói riêng không còn bị bất công đối xử, không còn bị áp bức.
Như lời Đức Cha Thuyên, “Giáo hội không bạo động. Giáo hội không nổi dậy”. Giáo hội càng không thể và không muốn thay thế chính quyền. “Giáo hội chỉ đòi chân lý, đòi công bình, cho nên chúng ta phải làm sao để có thật sự tự do hoà bình, đó là điều chính”.
Và khi có tự do, có hòa bình đó chắc chắn những vụ việc thật đáng tiếc, không nên có như Đồng Chiêm sẽ không bao giờ xảy ra.
Dân Biểu Trần Thái Văn Phản Đối CSVN Đàn Áp Giáo Xứ Đồng Chiêm
Dân Biểu Trần Thái Văn
19:00 13/01/2010
Dân Biểu Trần Thái Văn Phản Đối CSVN Đàn Áp Giáo Xứ Đồng Chiêm
Sacramento (CA) – Trong những ngày vừa qua cộng đồng Việt Nam đã rất xôn xao về những vi phạm mới nhất của chính quyền cộng sản Việt Nam tại giáo xứ Đồng Chiêm, Hà Nội, Việt Nam.
Văn phòng Dân biểu Tiểu bang California của chúng tôi rất quan tâm và đang theo dõi những vi phạm này của chính quyền Việt Nam. Nhà cầm quyền Việt Nam thường xuyên vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tự do dân chủ bất chấp sự lên án của dư luân thế giới. Đây là hành động trái ngược với những lời tuyên bố của các lãnh tụ là tại Việt Nam đã có những tiến bộ về nhân quyền và tôn giáo. Nhưng lần này cường độ vi phạm đã có phần gia tăng mức độ bạo hành. Trong năm qua chúng tôi đã nhiều lần phản đối về sự đối xử của nhà cầm quyền Việt Nam khi bắt giam, đánh đập thô bạo Mục Sư Nguyễn Công Chính tại Pleiku, cũng như xua đuổi tăng ni tại tu viện Bát Nhã.
Dân biểu Trần Thái Văn trong nỗ lực ngăn chặn bạo động và vi phạm nhân quyền và tôn giáo tại Việt Nam đang có những vận động thiết thực hơn với chính phủ Hoa Kỳ. Những lời lên án đã không làm cho chính quyền Việt Nam lưu tâm và thay đổi. Trong những tuần tới, Dân Biểu Trần Thái Văn sẽ có những phiên họp với Quốc Hội Liên Bang và chính phủ Hoa Kỳ. Chắc chắn đề tài và biện pháp về những vi phạm này sẽ được DB Trần Thái Văn đưa vào chương trình nghị sự.
Trong thời gian này, với tư cách là một dân biểu tiểu bang đại diện khu vực đông đảo cử tri người Việt, chúng tôi phản đối hành động thô bạo và vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của nhà cầm quyền Việt Nam tại giáo xứ Đồng Chiêm. CSVN phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và chấm dứt ngay những hành động vi phạm tôn giáo qua những sự hành hung tín đồ của bất kỳ tôn giáo nào.
Sacramento (CA) – Trong những ngày vừa qua cộng đồng Việt Nam đã rất xôn xao về những vi phạm mới nhất của chính quyền cộng sản Việt Nam tại giáo xứ Đồng Chiêm, Hà Nội, Việt Nam.
Văn phòng Dân biểu Tiểu bang California của chúng tôi rất quan tâm và đang theo dõi những vi phạm này của chính quyền Việt Nam. Nhà cầm quyền Việt Nam thường xuyên vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tự do dân chủ bất chấp sự lên án của dư luân thế giới. Đây là hành động trái ngược với những lời tuyên bố của các lãnh tụ là tại Việt Nam đã có những tiến bộ về nhân quyền và tôn giáo. Nhưng lần này cường độ vi phạm đã có phần gia tăng mức độ bạo hành. Trong năm qua chúng tôi đã nhiều lần phản đối về sự đối xử của nhà cầm quyền Việt Nam khi bắt giam, đánh đập thô bạo Mục Sư Nguyễn Công Chính tại Pleiku, cũng như xua đuổi tăng ni tại tu viện Bát Nhã.
Dân biểu Trần Thái Văn trong nỗ lực ngăn chặn bạo động và vi phạm nhân quyền và tôn giáo tại Việt Nam đang có những vận động thiết thực hơn với chính phủ Hoa Kỳ. Những lời lên án đã không làm cho chính quyền Việt Nam lưu tâm và thay đổi. Trong những tuần tới, Dân Biểu Trần Thái Văn sẽ có những phiên họp với Quốc Hội Liên Bang và chính phủ Hoa Kỳ. Chắc chắn đề tài và biện pháp về những vi phạm này sẽ được DB Trần Thái Văn đưa vào chương trình nghị sự.
Trong thời gian này, với tư cách là một dân biểu tiểu bang đại diện khu vực đông đảo cử tri người Việt, chúng tôi phản đối hành động thô bạo và vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của nhà cầm quyền Việt Nam tại giáo xứ Đồng Chiêm. CSVN phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và chấm dứt ngay những hành động vi phạm tôn giáo qua những sự hành hung tín đồ của bất kỳ tôn giáo nào.