Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:54 11/01/2024
4. Dù cho Đức Chúa Giê-su chỉ vì yêu chúng ta mà đem mình trao cho chúng ta, như vậy khi rước lễ, thì chúng ta cũng phải vì yêu mà rước lễ.
(Thánh Francis de Sales)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:59 11/01/2024
50. MỘT NGÀY PHẠM ĐẾN BA NGƯỜI
Hy Ngang thường ngày ăn nói làm việc có thể nói được là khéo léo, nhưng ngày nọ lại xúc phạm liên tiếp đến ba người.
Hôm ấy, ông ta cùng bạn là Vị Trắc bàn chuyện về các thừa tướng của đời nhà Đường ai là người vô nhân thất đức nhất, Hy Ngang nhất thời buột miệng nói sai:
- “Vị An Thạch”. (là cha của Vị Trắc).
Lời vừa nói ra khỏi miệng thì cảm thấy mình nói sai, nên Hy Ngang xấu hổ kinh hoàng bỏ đi.
Trên đường đi thì gặp Cát Ôn, Cát Ôn thấy ông ta thần sắc không tốt thì hỏi ông ta sao vậy, Hy Ngang trong cơn hoảng loạn liền tránh tên Vị An Thạch, nói với Cát Ôn:
- “Vừa mới cùng với thượng thư Vị nói chuyện về đời nhà Đường thừa tướng nào vô nhân thất đức nhất, tôi liền nghĩ ngay đến Cát Tu”. (Cát Tu là chú của Cát Ôn) mà tôi nói sai thành Vị An Thạch.”
Nói xong thì cảm thấy nói sai nữa nên lật đật cưỡi ngựa mà đi, đi đến trước trại phủ của thượng thư họ Phòng, Phòng thấy ông ta thất hồn như vậy thì kéo vào trong hỏi nguyên do, Hy Ngang trong lúc ảo não thì nghĩ rằng lần này sẽ không nói tên Cát Tu, Vị An Thạch nữa, do đó bèn đem người thất đức nhất là Phòng Nhung ra nói, nhưng nào ngờ Phòng Nhung chính là phụ thân của Phòng !!
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 50:
Người vô đạo đức thì thời nào cũng có, người vô nhân thất đức thì ở đâu cũng có, và sự thất đức của họ vẫn còn làm kinh sợ cho đến hôm nay như Hitler, như Tần Thủy Hoàng.v.v... Người vô đạo đức là người không có lương tâm hoặc có lương tâm nhưng mà lương tâm đã chết, cho nên họ sống tàn ác hơn cả loài thú dữ, bởi vì thú dữ thì không ăn thịt đồng loại, nhưng người tàn ác vô nhân thất đức thì cắn xé giết hại luôn cả anh em đồng bào ruột thịt của mình để thỏa lòng tham lam độc ác của bản thân.
Người thông minh nói mười câu thì cũng có một câu sai, người ngu dốt nói mười câu thì cũng có một câu đúng, đó là một thực tế mà trong cuộc sống chúng ta có thể thấy được. Hi Ngang là một điển hình: một ngày xúc phạm đến ba người vô tâm thất đức mặc dù ông là người ăn nói khéo léo; xúc phạm đến người độc ác vô đạo đức mà Hy Ngang sợ hãi đến phải bỏ trốn từ chổ này đến chổ khác mà cũng không tránh khỏi, bởi vì các thừa tướng vô đạo đức quá nhiều, huống chi là chúng ta xúc phạm đến Thiên Chúa.
Mỗi ngày chúng ta xúc phạm đến Thiên Chúa không biết là bao nhiêu lần trong cuộc sống, nhưng chúng ta vẫn cứ nhởn nhơ sống trong tội mà không biết hối lỗi ăn năn, đó là vấn đề mà mỗi người trong chúng ta cần phải suy nghĩ và tự vấn lương tâm của mình...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Hy Ngang thường ngày ăn nói làm việc có thể nói được là khéo léo, nhưng ngày nọ lại xúc phạm liên tiếp đến ba người.
Hôm ấy, ông ta cùng bạn là Vị Trắc bàn chuyện về các thừa tướng của đời nhà Đường ai là người vô nhân thất đức nhất, Hy Ngang nhất thời buột miệng nói sai:
- “Vị An Thạch”. (là cha của Vị Trắc).
Lời vừa nói ra khỏi miệng thì cảm thấy mình nói sai, nên Hy Ngang xấu hổ kinh hoàng bỏ đi.
Trên đường đi thì gặp Cát Ôn, Cát Ôn thấy ông ta thần sắc không tốt thì hỏi ông ta sao vậy, Hy Ngang trong cơn hoảng loạn liền tránh tên Vị An Thạch, nói với Cát Ôn:
- “Vừa mới cùng với thượng thư Vị nói chuyện về đời nhà Đường thừa tướng nào vô nhân thất đức nhất, tôi liền nghĩ ngay đến Cát Tu”. (Cát Tu là chú của Cát Ôn) mà tôi nói sai thành Vị An Thạch.”
Nói xong thì cảm thấy nói sai nữa nên lật đật cưỡi ngựa mà đi, đi đến trước trại phủ của thượng thư họ Phòng, Phòng thấy ông ta thất hồn như vậy thì kéo vào trong hỏi nguyên do, Hy Ngang trong lúc ảo não thì nghĩ rằng lần này sẽ không nói tên Cát Tu, Vị An Thạch nữa, do đó bèn đem người thất đức nhất là Phòng Nhung ra nói, nhưng nào ngờ Phòng Nhung chính là phụ thân của Phòng !!
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 50:
Người vô đạo đức thì thời nào cũng có, người vô nhân thất đức thì ở đâu cũng có, và sự thất đức của họ vẫn còn làm kinh sợ cho đến hôm nay như Hitler, như Tần Thủy Hoàng.v.v... Người vô đạo đức là người không có lương tâm hoặc có lương tâm nhưng mà lương tâm đã chết, cho nên họ sống tàn ác hơn cả loài thú dữ, bởi vì thú dữ thì không ăn thịt đồng loại, nhưng người tàn ác vô nhân thất đức thì cắn xé giết hại luôn cả anh em đồng bào ruột thịt của mình để thỏa lòng tham lam độc ác của bản thân.
Người thông minh nói mười câu thì cũng có một câu sai, người ngu dốt nói mười câu thì cũng có một câu đúng, đó là một thực tế mà trong cuộc sống chúng ta có thể thấy được. Hi Ngang là một điển hình: một ngày xúc phạm đến ba người vô tâm thất đức mặc dù ông là người ăn nói khéo léo; xúc phạm đến người độc ác vô đạo đức mà Hy Ngang sợ hãi đến phải bỏ trốn từ chổ này đến chổ khác mà cũng không tránh khỏi, bởi vì các thừa tướng vô đạo đức quá nhiều, huống chi là chúng ta xúc phạm đến Thiên Chúa.
Mỗi ngày chúng ta xúc phạm đến Thiên Chúa không biết là bao nhiêu lần trong cuộc sống, nhưng chúng ta vẫn cứ nhởn nhơ sống trong tội mà không biết hối lỗi ăn năn, đó là vấn đề mà mỗi người trong chúng ta cần phải suy nghĩ và tự vấn lương tâm của mình...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Gặp gỡ Đức Kitô
Lm. Thái Nguyên
02:13 11/01/2024
GẶP GỠ ĐỨC KITÔ
Chúa Nhật 2 Thường Niên năm B : Ga 1,35-42
Gioan Tẩy Giả giới thiệu Ðức Giêsu cho hai môn đệ của mình là Anrê và Gioan. Họ rụt rè đi theo, chưa biết phải nói gì thì Chúa Giêsu mở lời: “Các anh tìm gì thế?”. Ngài khơi lên ước vọng để họ mạnh dạn nói ra: “Thưa Thầy, Thầy ở đâu?”. Hóa ra hai ông muốn đích thân gặp gỡ để biết được con người Giêsu như thế nào. Ngài đã nhẹ nhàng mời gọi: “Hãy đến mà xem!”. Họ đã đến và ở lại với Ngài.
Nơi gặp gỡ với Chúa Giêsu chắc chắn không phải là nhà cao cửa rộng, càng không phải là chỗ sang trọng hay vinh hoa phú quí, vì Ngài là một con người của sự nghèo khó “không nơi gối đầu”. Điều quan trọng là Ngài cho hai ông thấy con người thật của Ngài, đã tỏ mình ra cho họ một cách nào đó, khiến họ bị cuốn hút bởi con người Giêsu. Khi viết đoạn Tin Mừng này dù đã trôi qua khoảng 60 năm, nhưng thánh Gioan vẫn nhớ rõ:“Lúc đó vào khoảng bốn giờ chiều”. Cuộc hạnh ngộ đó đã hoàn toàn xoay hướng cuộc đời Gioan và Anrê, để từ đó hai ông bước theo Thầy Giêsu đến cùng trong cuộc đời tận hiến. Quả thật, “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy! Nghìn năm hồ dễ mấy ai quên”.
Sau khi gặp được Đức Giêsu, Anrê liền đi giới thiệu Ngài cho em mình là Simon, và dẫn ông đến gặp Ngài. Dường như mỗi lần Tin mừng Gioan đề cập đến Anrê thì liền sau đó, Anrê lại dẫn một ai đó đến với Đức Giêsu. Có lần đặc biệt là ông dẫn cậu bé đến gặp Ngài để dâng tặng “năm chiếc bánh và hai con cá”. Nhờ vậy mà có được một phép lạ cả thể cho hơn năm ngàn người ăn. Lần thứ ba, lúc Đức Giêsu vào Giêrusalem lần cuối, Anrê cũng đã giới cho mấy người Hy Lạp đến xin gặp Ngài. Nhân cơ hội đó mà Đức Giêsu tuyên bố một điều thật cao siêu về biến cố thập giá: “Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi” (Ga12, 32).
Có lẽ không ai không từng thao thức tìm kiếm một điều gì đó cho cuộc đời mình, nhất là các bạn trẻ đang có những ước mơ cho tương lai của mình. Câu hỏi của Đức Giêsu ngày xưa đối với các môn đệ cũng là câu hỏi mời gọi tôi xét lại xem: Tôi đang tìm gì? Nỗi khao khát nào đang chi phối đời tôi? Tiếng gọi nào đang vẫy gọi tôi? Tiền bạc, tiếng tăm, địa vị hay quyền thế? Hay tôi đang tìm kiếm một Ai đó để cho mình một hướng đi, một lý tưởng sống. Có những cuộc tìm kiếm và gặp gỡ rất ý nghĩa, nhưng thật ra chẳng có gì và cũng chẳng có ai đem lại cho đời ta một ý nghĩa thiêng liêng và cao cả ngoài Đức Giêsu.
Đại văn hào Dostoievski, người từng viết nhiều tác phẩm đồ sộ có giá trị vượt thời gian và không gian, ông thường chiêm ngưỡng Đức Giêsu trong Tin Mừng và đã cảm nhận được những điều tuyệt vời nơi con người của Ngài, nên đã tuyên xưng rằng: “Đối với tôi, không có gì đẹp đẽ, sâu xa, dễ mến, hợp lý và hoàn hảo cho bằng Đức Kitô, và hơn thế nữa, nếu ai chứng minh với tôi rằng Đức Giêsu ở ngoài chân lý, thì tôi không ngần ngại chọn ở lại với Đức Kitô hơn là chiều theo chân lý”.
Chúng ta thật có phúc khi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình Kitô giáo, nhưng điều đó không có nghĩa là ta đã thực sự gặp được Đức Giêsu và biết rõ về Ngài. Con đường từ nghe biết tới hiểu biết vẫn là một chặng đường xa. Còn xa hơn nữa con đường từ hiểu biết của cái đầu đến hiểu biết của con tim, tức là sự gặp gỡ Chúa trong chính tâm hồn mình. Đó mới là sự gặp gỡ có thể bứt phá mọi giới hạn của cái tôi, để hướng đến một sự dấn thân trọn vẹn cho tình yêu.
Chẳng ai thực sự gặp được Ðức Giêsu mà lại không nôn nao muốn giới thiệu Ngài cho người khác. Nhưng xem ra có điều gì đó mất mát trong việc giới thiệu này. Như Gioan Tẩy giả phải chia tay với các đồ đệ; như Anrê không được trọng dụng bằng Phêrô; và người ta nhớ đến hành vi quảng đại của em bé chứ không ai nhắc nhở tới Anrê làm gì. Thế mà hạnh phúc lại nằm trong việc chấp nhận tự xóa mình để trao ban. Gioan Tẩy giả và Anrê chắc chắn rất vui mừng khi thấy được Đức Giêsu và người mình giới thiệu gặp nhau. Bản chất của sự thiện là như thế, mất chẳng bao nhiêu nhưng được lại thì rất nhiều. Đức Giêsu là kho tàng cứ luôn phong phú khi được san sẻ cho mọi người.
Đã có lần nào tôi gặp được Chúa Giêsu trong cầu nguyện, trong thánh lễ, trong mọi biến cố lớn nhỏ, cả trong nỗi khắc khoải lo âu? Ngài vẫn đến với tôi trong mọi lúc, có thể qua một người thầy hay một người bạn, qua những người nghèo khổ, những người đang cô đơn và bị bỏ rơi. Họ là những cứ điểm mà tôi luôn có thể gặp Chúa Giêsu, và là những đối tượng đang cần được tôi đưa đến với Ngài. Nếu thực sự tôi đã gặp được Chúa, thì tôi lại là người trung gian để người khác gặp được Ngài.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Tuổi trẻ luôn ham chuộng những lạ thường,
vẫn thích tìm thần tượng để làm gương,
và xem đó như chính là lý tưởng,
để cho cuộc sống mình tỏa ngát hương,
nhưng xem ra có vẻ bất bình thường,
mà cứ tưởng mình vươn lên cao thượng.
Nhiều bạn trẻ muốn thành những ngôi sao,
và nôn nao cho mình được nổi tiếng,
nên không ngại làm những chuyện lạ kỳ,
mất tính cách của con người cao quí.
Chúng con thường băn khoăn thao thức,
nhưng không phải những háo hức mau qua,
mà tìm cho mình một ý nghĩa sâu xa,
nên không thể theo lối sống của người ta.
Hôm nay Chúa muốn biết con tìm gì?
Nếu thật lòng con đang đi tìm Chúa,
thì âm thầm lặng lẽ đến mà xem,
chỉ trong thanh tĩnh Chúa mới tỏ mình.
Xin cho con được một lần hạnh ngộ,
để Chúa chiếm mọi chỗ trong tâm hồn,
không còn phải bôn chôn tìm vui thú,
cũng không mong lợi danh hay chiếm hữu.
Tuy chọn Chúa chẳng làm con nổi tiếng,
nhưng tự do thoát khỏi mọi xích xiềng,
không còn chạy theo đam mê giả trá,
cũng chỉ là một chút bã phù hoa,
con hạnh phúc khi sống như mình là,
là chính con và Chúa là tất cả. Amen.
Ngày 12/01: Niềm Tin và sự được tha thứ – Nữ Tu Têrêsa Phùng Thị Yến – Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức
Giáo Hội Năm Châu
02:50 11/01/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô,
Bấy giờ, Đức Giê-su trở lại thành Ca-phác-na-um. Hay tin Người ở nhà, dân chúng tụ tập lại, đông đến nỗi ngoài cửa cũng không còn chỗ đứng. Người nói lời Thiên Chúa cho họ. Bấy giờ người ta đem đến cho Đức Giê-su một kẻ bại liệt, có bốn người khiêng. Nhưng vì dân chúng quá đông, nên họ không sao khiêng đến gần Người được. Họ mới dỡ mái nhà, ngay trên chỗ Người ngồi, làm thành một lỗ hổng, rồi thả người bại liệt nằm trên chõng xuống. Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giê-su bảo người bại liệt: “Này con, tội con được tha rồi.” Nhưng có mấy kinh sư đang ngồi đó, họ nghĩ thầm trong bụng rằng: “Sao ông này lại dám nói như vậy? Ông ta nói phạm thượng! Ai có quyền tha tội, ngoài một mình Thiên Chúa?” Tâm trí Đức Giê-su thấu biết ngay họ đang thầm nghĩ như thế, Người mới bảo họ: “Sao các ông lại nghĩ thầm trong bụng những điều ấy? Trong hai điều: một là bảo người bại liệt: ‘Tội con được tha rồi’, hai là bảo: ‘Đứng dậy, vác chõng mà đi’, điều nào dễ hơn Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội, -Đức Giê-su bảo người bại liệt-, Ta truyền cho con: Đứng dậy, vác chõng mà đi về nhà!” Người bại liệt đứng dậy, và lập tức vác chõng đi ra trước mặt mọi người, khiến ai nấy đều sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa. Họ bảo nhau: “Chúng ta chưa thấy vậy bao giờ!”
Đó là lời Chúa
Vai trò trung gian
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
03:32 11/01/2024
VAI TRÒ TRUNG GIAN
(Chúa Nhật II TN B)
Nghe hai từ trung gian, không ít người trong chúng ta cảm thấy khó chịu. Quả thật trong các hoạt động kinh doanh buôn bán cũng như trong các dịch vụ, hễ có trung gian là hầu như có “phết phẩy”, có những chi phí không như ý. Thế nhưng cần phải xác nhận rằng tác nhân trung gian vẫn còn đó vị trí và vai trò cần thiết không thể thiếu trong đời sống kinh tế, xã hội lẫn tâm linh.
Một chân lý trong niềm tin Kitô giáo: Thiên Chúa ban ơn cho con người thường là qua các trung gian. Ngoài việc trực tiếp phú ban linh hồn, thì Thiên Chúa ban cho chúng ta sự sống thể lý cùng những ơn lành khác đều thường qua các trung gian là tổ tiên, ông bà, bố mẹ, thầy cô, các vị mục tử trong Hội thánh…Ngược lại, để đến với Thiên Chúa thì các trung gian luôn có đó vị trí, vai trò cần thiết dường như là tất yếu theo chương trình Thiên Chúa đặt định.
Hai lần Thiên Chúa gọi Samuel, thế mà Samuel vẫn không nhận biết. Để có thể nhận ra tiếng Chúa phán, trẻ Samuel đã phải cần đến sự chỉ dạy của tư tế Hêli (x.1Sm 3,3b-10). Chính nhờ lời giới thiệu của thầy Gioan Tẩy Giả mà hai môn đệ mới tiếp cận được với Chúa Giêsu để rồi theo Người và ở lại với Người ngày hôm ấy. Nhờ một trung gian là Anrê mà Simon Phêrô đã đến gặp Chúa Giêsu và Hội Thánh chúng ta đã có được một vị Tông đồ nhiệt thành, vị Giáo hoàng tiên khởi (x.Ga 1,35-42). Thánh Tông đồ dân ngoại khẳng định rằng thân xác chúng ta là một trung gian để chúng ta kết hợp nên một với Chúa Kitô. Và thân xác chúng ta là Đền thờ, một trung gian để Chúa Thánh Thần ngự trong chúng ta (x.1Cor 6,13-20).
Qua các bài đọc của Thánh lễ Chúa Nhật II TN B, xin được đề ra vài tiêu chí của sự trung gian hầu cho các tác nhân trung gian thực sự là những chiếc cầu nối hữu hiệu, cách đặc biệt giữa Thiên Chúa và con người.
1.Biết Chúa và biết người: Anrê đã trở thành một người trung gian đích thực giữa Simon, anh mình với Chúa Giêsu là nhờ ngài vốn biết rõ anh mình. Chuyện anh em ruột biết rõ nhau là chuyện bình thường. Anh em như thể chân tay. Anrê còn là người biết Chúa Giêsu một cách nào đó, nhờ đã đến và ở với Chúa Giêsu ngày hôm ấy, sau khi được thầy Gioan Tẩy giả giới thiệu.
Thật dễ nhìn nhận rằng để làm trung gian thì cần phải biết cả hai phía. Tuy nhiên cái biết ở đây không dừng lại sự nhận thức bằng lý trí mà còn với cả sự gắn bó bằng ý chí. Không mến phục Giêsu hoặc không yêu thương anh mình thì Anrê chưa chắc đã đóng vai trò một trung gian.
2.Đựơc Chúa chọn gọi và trao phó trách nhiệm: Chúng ta nhận ra tiêu chí này qua vai trò của Gioan Tẩy Giả. Ngài là đấng được Thiên Chúa chọn gọi ngay từ trong dạ mẹ (x.Gr 1,4-5) Ngài được Chúa trao phó cho trách nhiệm làm tiếng hô trong hoang mạc là dọn đường cho đấng Thiên sai ngự đến (x.Is 40,1-5).
Vấn đề đặt ra là làm sao nhận ra được tiếng Chúa chọn gọi. Dễ được mấy ai có diễm phúc được Chúa Giêsu chọn gọi cách trực tiếp như các tông đồ ngày xưa. Nhìn vào cuộc đời vị Tiền Hô, chúng ta có thể xác định rằng tiếng Chúa gọi chúng ta thường qua các biến cố cuộc sống (các hiện tượng xảy ra với nhà Giacaria), qua việc dạy bảo của mẹ cha (việc ông Giacaria và bà Isave đặt tên cho con trẻ khác với truyền thống nói lên điều này), qua việc nghiền ngẫm Thánh Kinh (nếu thiếu yếu tố này thì Gioan sẽ khó nhận ra vai trò của mình qua lời tiên báo của Ngôn sứ Isaia ngày nào).
3. Được Hội Thánh chuẩn nhận: Cái tiêu chí này được thể hiện qua vai trò của Tư Tế Hêli. Dù rằng tư tế Hêli còn thiếu sót trong một vài trách nhiệm của mình như lơ là việc dạy bảo con cái khiến cho hai người con trai của ông là Khópni và Pinkhát ra hư hỏng (x.1Sm 2,22-35), nhưng không ai phủ nhận vai trò của ông trong việc hướng dẫn trẻ Samuel nhận biết và lắng nghe tiếng Chúa phán.
Chúng ta cần thú nhận rằng cái tiêu chí thứ ba này thường gây tranh luận cho nhiều người bên trong lẫn bên ngoài Hội Thánh, đặc biệt, với các anh em ly khai. Thế nhưng dòng lịch sử thánh minh định rõ rằng Thiên Chúa đã dùng con đường này, phương thức này. Phương thức này, con đường này đã manh nha hình thành trong thời Cựu Ước qua việc Thiên Chúa truyền lệnh cho Môsê cắt đặt Aaron làm Tư Tế và chọn chi tộc Lêvi lo việc tế tự (x.Xh 4,13-16; 28,1-5). Và đến thời Tân Ước, Chúa Giêsu đã minh nhiên thiết lập Hội Thánh trên các Tông đồ và trao quyền tài thẩm cho các ngài (x.Mt 16,13-19; Ga 20,19-23). Trong thực tế, dù là cá biệt, nhưng vẫn tồn tại hiện tượng “thầy cả Hêli”. Đời sống cá nhân vị thầy cả có điều gì lầm lỗi thì chẳng ai khẳng quyết nhưng chắc chắn thầy Hêli đã sai lỗi nhiều trong việc giáo dục con cái. Ước gì Kitô hữu chúng ta làm theo lời dạy của Chúa Cứu thế: “Các kinh sư và những người Pharisêu ngồi trên tòa Môsê mà giảng dạy. Vậy những gì họ nói thì anh em hãy làm, nhưng đừng theo hành động của họ…” (Mt 23,2-3).
Đến với Thiên Chúa, gặp gỡ Thiên Chúa là một diễm phúc của nhân loại chúng ta. Thiên Chúa đã tạo các trung gian là để cho mọi người có thể đến với Người, gặp gỡ Người cách thuận lợi dễ dàng và hữu hiệu theo hoàn cảnh, khả năng và điều kiện của từng người. Chính vì thế các tác nhân trung gian mãi luôn cần thiết cho nhân loại chúng ta. Tuy nhiên các tác nhân trung gian ấy vẫn ở bên ngoài chúng ta. Có một tác nhân gần gũi, thiết thân nhất với mỗi người chúng ta đó là chính con người, thân xác chúng ta. Chúa Kitô đã tự hiến thân mình trong hình bánh rượu hiến tế trên các bàn thờ. Con người, thân xác chúng ta là nơi Chúa muốn đến để nên một với chúng ta. Dù chẳng đáng Chúa ngự vào, nhưng với tâm hồn khiêm nhu, xin Chúa làm cho tâm hồn, thân xác chúng ta được lành mạnh thì chúng ta sẽ làm một với Chúa cách trọn vẹn. Và Nước Trời đang ở giữa chúng ta (x.Lc 17,21).
Ban Mê Thuột
Ngươi cứ nghe họ
Lm. Minh Anh
13:56 11/01/2024
CHỊU ĐỰNG
“Ngươi cứ nghe họ!”.
Trên xe lửa, một tu sĩ già vô tình phạm một lỗi nhỏ về luật hành lý; một nhân viên mắng thầy không thương xót. Tu sĩ trẻ ngồi bên nói, “Thầy cho anh ta một bài học!”. Thầy cười, “Ồ! Nếu một người như thế chịu đựng được bản thân cả đời, tôi lại không chịu đựng nổi anh ta vài phút sao? Chúa chịu đựng cả đời. Để biến đổi ai, Ngài thường lặng thinh!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Để biến đổi ai, Ngài thường lặng thinh!”. Đúng như vị tu sĩ già nhận định. Lời Chúa hôm nay cho thấy, để biến đổi một ai đó, một điều gì đó, Thiên Chúa thường áp dụng cho mình lối sư phạm ‘chịu đựng!’.
Bài đọc Samuel cho biết, dân đòi một vị vua, Chúa bảo Samuel, “Ngươi cứ nghe họ!”. Đòi một vị vua là một loại hình yêu sách chưa từng có trong Israel. Là một người chống chế độ bảo hoàng, Samuel nhẫn nại phân trần. Ông đưa ra các mối nguy. Bởi lẽ, tôn giáo của Israel là tôn giáo độc thần; chỉ Thiên Chúa là Vua, là Chúa của họ. Vì thế, ý tưởng về một vị vua loài người, đồng nghĩa với sự phạm thượng tày đình. Thiên Chúa cắn răng bảo Samuel, “Ngươi cứ nghe họ!”. Ngài chiều dân, Ngài ‘chịu đựng’ dân để biến đổi họ. Cả những sai lầm cũng có thể trở thành những khoảnh khắc của ân sủng và sự giác ngộ! Và một khi cảm nhận hồng ân được biến đổi, Israel cũng như bất cứ ai rồi sẽ thưa, “Lạy Chúa, tình thương Chúa đời đời con ca tụng!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Với bài Tin Mừng, nhiều người tuôn đến với Chúa Giêsu. “Người ta đem đến một kẻ bại liệt, có bốn người khiêng. Nhưng vì dân chúng quá đông, nên họ không sao đến gần Ngài được. Họ mới dỡ mái nhà, ngay trên chỗ Ngài ngồi, làm thành một lỗ hổng, rồi thả người bại liệt nằm trên chõng xuống”. Sự tê liệt của người này là biểu tượng của một tội lỗi nào đó; và với bất cứ một tội lỗi nào, mẫu số của nó vẫn luôn là một điều gì đó mà Thiên Chúa phải ‘chịu đựng’. Đó là một tội lỗi mà ‘ai đó’ mong được tha thứ nhưng không thể quay về với Chúa bằng nỗ lực riêng. Họ cần sự giúp đỡ của người khác, họ cần sự ‘chịu đựng’ của người khác hầu có thể trở về để được Chúa cứu chữa.
Chúa Giêsu đã chữa lành; và đặc biệt, Ngài tha tội cho anh. Chúng ta có thể làm sống lại phép lạ này khá thường xuyên cho mình nhờ việc xưng tội; đồng thời, làm sống lại phép lạ này thường xuyên hơn khi đưa những người khác đến toà giải tội. Với những lời của thừa tác viên Hội Thánh, “Ta tha tội cho con nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”, Chúa Giêsu tha tội cho chúng ta và cho tất cả những ai chúng ta dun dủi đến với Ngài.
Anh Chị em,
“Ngươi cứ nghe họ!”. Thiên Chúa muốn cứu tất cả mọi người. Ngài muốn mang lại sự chữa lành thực sự cho cuộc sống của bất cứ ai; nhưng Ngài muốn chữa lành họ ngang qua sự kiên nhẫn và ‘chịu đựng’ của bạn và tôi. Chúa Giêsu có thể đã tìm thấy người bại liệt, hoặc có thể chữa lành anh ấy từ xa; nhưng Ngài lại chọn để một số người mang anh ta đến cho Ngài. Ngài muốn chữa lành anh, nhưng nếu không có lòng bác ái của bốn người kia, việc chữa lành có thể không bao giờ xảy ra. Vậy Chúa Giêsu muốn gặp ai qua bạn và tôi? Làm thế nào tôi có thể trở thành một công cụ tốt hơn cho tình yêu Ngài?
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa ‘chịu đựng’ con gần như cả đời. Cho con biết ‘chịu đựng’ anh chị em con một đôi khi!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Ngày 13/01: Hai loại tội nhân – Lm. Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
23:38 11/01/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô,
Khi ấy, Đức Giê-su lại đi ra bờ biển hồ. Toàn thể dân chúng đến với Người, và Người dạy dỗ họ. Đi ngang qua trạm thu thuế, Người thấy ông Lê-vi là con ông An-phê, đang ngồi ở đó. Người bảo ông: “Anh hãy theo tôi!” Ông đứng dậy đi theo Người.
Khi Đức Giê-su đang dùng bữa tại nhà ông ấy, có nhiều người thu thuế và người tội lỗi cùng ăn với Đức Giê-su và các môn đệ, vì họ đông và đi theo Người. Những kinh sư thuộc nhóm Pha-ri-sêu thấy Người ăn uống với những kẻ tội lỗi và người thu thuế, thì nói với các môn đệ Người: “Sao ông ấy ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi?” Nghe thấy thế, Đức Giê-su nói với họ: “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.”
Đó là lời Chúa
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tổng thống Argentina chính thức mời Đức Thánh Cha Phanxicô về thăm quê hương
Thanh Quảng sdb
16:33 11/01/2024
Tổng thống Argentina chính thức mời Đức Thánh Cha Phanxicô về thăm quê hương
(Aleteia - John Burger)
Chuyến tông du chưa được lên lịch, nhưng đây là lần đầu tiên vị giáo hoàng 87 tuổi trở về thăm quê hương, kể từ sau khi được bầu làm Giám mục thành Rôma.
Tổng thống Argentina đã chính thức mời Đức Thánh Cha Phanxicô về thăm quê hương của Ngài.
Trong một bức thư được văn phòng tổng thống chia sẻ trên X, Tổng thống Javier Milei viết cho Đức Thánh Cha Phanxicô: “Ngài biết rõ rằng ngài không cần lời mời để về thăm Argentina. Tôi tha thiết mời Ngài về thăm Quê hương yêu dấu của chúng ta, theo ngày và địa điểm sẽ được ấn định, nhưng Ngài nên nhớ nhiều thành phố, tỉnh lỵ và thị trấn của chúng ta mong muốn được ngài viếng thăm và truyền tải thông điệp cho họ với tình con thảo.”
Vatican đã công bố vào năm ngoái rằng vị Giáo hoàng 87 tuổi dự định thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới các quốc gia Nam Mỹ kể từ khi Ngài rời quê hương của ngài vào năm 2013 để tham dự mật nghị bầu Giáo hoàng tại Rome.
Bức thư của TT Milei đề ngày 8 tháng 1 nhưng được Văn phòng Tổng thống công bố vào ngày 11 tháng 1. Được bầu vào chức vụ Tổng thống ngày 20 tháng 11 năm 2023, TT Milei nhận được một cuộc điện thoại từ ĐTC hai ngày sau đó. Được biết, TT Milei đã chính thức mời Đức Thánh Cha về thăm trong cuộc điện đàm đó.
Trong thư mời chính thức của mình, TT Milei bày tỏ hy vọng rằng chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha sẽ mang lại “kết quả hòa bình và tình huynh đệ”. Ông đảm bảo với Đức Phanxicô về “sự quan tâm cao cả nhất” và “sự tôn trọng đối với công việc và con người của ĐTC”.
Chưa có ngày được ấn định cho chuyến tông du này… Theo Thông tấn iMedia, chuyến tông du này cũng sẽ bao gồm các điểm dừng chân ở Uruguay, Brazil và Quần đảo Canary.
(Aleteia - John Burger)
Chuyến tông du chưa được lên lịch, nhưng đây là lần đầu tiên vị giáo hoàng 87 tuổi trở về thăm quê hương, kể từ sau khi được bầu làm Giám mục thành Rôma.
Tổng thống Argentina đã chính thức mời Đức Thánh Cha Phanxicô về thăm quê hương của Ngài.
Trong một bức thư được văn phòng tổng thống chia sẻ trên X, Tổng thống Javier Milei viết cho Đức Thánh Cha Phanxicô: “Ngài biết rõ rằng ngài không cần lời mời để về thăm Argentina. Tôi tha thiết mời Ngài về thăm Quê hương yêu dấu của chúng ta, theo ngày và địa điểm sẽ được ấn định, nhưng Ngài nên nhớ nhiều thành phố, tỉnh lỵ và thị trấn của chúng ta mong muốn được ngài viếng thăm và truyền tải thông điệp cho họ với tình con thảo.”
Vatican đã công bố vào năm ngoái rằng vị Giáo hoàng 87 tuổi dự định thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới các quốc gia Nam Mỹ kể từ khi Ngài rời quê hương của ngài vào năm 2013 để tham dự mật nghị bầu Giáo hoàng tại Rome.
Bức thư của TT Milei đề ngày 8 tháng 1 nhưng được Văn phòng Tổng thống công bố vào ngày 11 tháng 1. Được bầu vào chức vụ Tổng thống ngày 20 tháng 11 năm 2023, TT Milei nhận được một cuộc điện thoại từ ĐTC hai ngày sau đó. Được biết, TT Milei đã chính thức mời Đức Thánh Cha về thăm trong cuộc điện đàm đó.
Trong thư mời chính thức của mình, TT Milei bày tỏ hy vọng rằng chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha sẽ mang lại “kết quả hòa bình và tình huynh đệ”. Ông đảm bảo với Đức Phanxicô về “sự quan tâm cao cả nhất” và “sự tôn trọng đối với công việc và con người của ĐTC”.
Chưa có ngày được ấn định cho chuyến tông du này… Theo Thông tấn iMedia, chuyến tông du này cũng sẽ bao gồm các điểm dừng chân ở Uruguay, Brazil và Quần đảo Canary.
Tiến sĩ George Weigel: Thần Học Bối Cảnh Và Tuyên Ngôn Fiducia Supplicans
J.B. Đặng Minh An dịch
19:11 11/01/2024
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “‘CONTEXTUAL’ THEOLOGY AND FIDUCIA SUPPLICANS”, nghĩa là “Thần Học ‘Bối Cảnh’ Và Tuyên Ngôn Fiducia Supplicans.”
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Trong tông thư Ad Theologyam Promovendam, nghĩa là Thúc đẩy Thần học, được Đức Thánh Cha Phanxicô công bố vào ngày 1 tháng 11 năm 2023, Giáo hội được kêu gọi thực hiện thần học theo bối cảnh: Như tự sắc đã nói, thần học “về cơ bản phải phù hợp với bối cảnh... phải có khả năng đọc và giải thích Tin Mừng trong những điều kiện mà những người nam nữ sống hàng ngày, trong những môi trường địa lý, xã hội và văn hóa khác nhau.” Tuyên ngôn Fiducia Supplicans, tuyên bố về “phúc lành” do Đức Hồng Y Victor Manuel Fernández và Bộ Giáo lý Đức tin ban hành vào ngày 18 tháng 12 năm 2023, đáp ứng tiêu chuẩn đó tốt đến mức nào?
Không ổn một chút xíu nào cả. Hãy xem xét các “bối cảnh” mà Fiducia Supplicans bỏ qua.
Bối cảnh truyền thông. Các phương tiện truyền thông tức thời đưa tin rằng trong Fiducia Supplicans, Đức Giáo Hoàng đã ủy quyền cho các linh mục “ban phước” cho các cặp đồng giới, chấm hết. Họ chỉ tường thuật bao nhiêu đó thôi, bất kể bản thân Tuyên ngôn đã tuyên bố rằng những “phép lành” như vậy không được coi là phụng vụ, mà phải được yêu cầu một cách tự phát, và phải được tiến hành theo cách không chà đạp giáo huấn của Giáo hội về hôn nhân như “sự kết hợp toàn diện, ổn định và bất khả phân ly giữa một người nam và một người nữ, mở ra một cách tự nhiên cho việc sinh sản” (như Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra vào tháng 7 năm ngoái).
Hồng Y Fernández sau đó đã phàn nàn rằng những khác biệt rõ ràng mà Fiducia Supplicans do ngài tung ra có rất nhiều nhưng đã bị bỏ qua trong các báo cáo đầu tiên của các phương tiện truyền thông.
Tuy nhiên, nếu Đức Hồng Y không mong đợi chính xác kết quả đó, thì điều đó cho thấy ngài đã chẳng hề tính đến bối cảnh truyền thông toàn cầu mà Fiducia Supplicans sẽ được tiếp nhận. Và nếu vị Hồng Y thực sự không hài lòng với cách tài liệu của ngài được tường thuật, thì tại sao ngài không tái bối cảnh hóa Fiducia Supplicans (có thể nói như vậy) bằng cách chỉ trích các giáo sĩ đã nhanh chóng tiến hành “phước lành” đồng giới theo cách rõ ràng là đã được lên kế hoạch trước đó (ít nhất là để thu hút sự chú ý của giới truyền thông), với các cử chỉ chúc lành gần như mang tính phụng vụ, và điều đó đã làm mờ đi một cách rõ ràng các đường lối giáo lý và đạo đức mà vị Hồng Y cho rằng tài liệu của ngài đã rút ra?
Bối cảnh Tin Mừng và Văn hóa. Vài giờ sau khi Fiducia Supplicans được ban hành, tôi nhận được một cuộc điện thoại từ một tổng giám mục người Phi Châu, bày tỏ quan ngại sâu sắc về tác động của Tuyên ngôn đối với những nỗ lực của Giáo hội địa phương của ngài nhằm trở thành Giáo hội của các môn đệ truyền giáo mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi. Như vị tổng giám mục đã giải thích, Kitô hữu theo Tin lành Ngũ tuần ở địa phương rất kinh ngạc trước Fiducia Supplicans; người Hồi giáo địa phương cũng vậy; và sứ mệnh truyền giáo của Giáo Hội Công Giáo, do đó, đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Hồng Y Fernández và các đồng nghiệp Bộ Giáo Lý Đức Tin của ngài có tính đến “bối cảnh” của vị giám mục đó khi tạo ra Fiducia Supplicans hay không? Khi soạn thảo Tuyên ngôn, Đức Hồng Y và Bộ Giáo Lý Đức Tin có cân nhắc “sự khác biệt... môi trường địa lý, xã hội và văn hóa” của các Giáo hội địa phương ở “các vùng ngoại vi” Công Giáo, được triều đại giáo hoàng này tôn vinh và trích dẫn như nguồn suy tư thần học trong Ad Theologyam Promovendam? Có vẻ như hoàn toàn không. “Bối cảnh” giáo hội duy nhất mà tôi có thể nhận ra trong Fiducia Supplicans là của Giáo Hội Công Giáo Hời Hợt, bám vào tuyên bố hoàn toàn sai lầm rằng việc làm vui lòng Tinh thần Thời đại tai hại sẽ hiệu quả hơn về mặt truyền giáo so với việc hoán cải Tinh thần Thời đại bằng cách công bố thẳng thắn lời mời gọi của Tin Mừng (xem Mc 1:15).
Bối cảnh Thượng Hội đồng. Vấn đề “phúc lành” cho các cặp đồng giới đã được xem xét kỹ lưỡng vào tháng 10 vừa qua tại Thượng hội đồng 2023, nơi những mối quan ngại mà người bạn Phi Châu của tôi nêu ra đã được thảo luận. Nếu có bất kỳ sự đồng thuận nào đạt được tại Thượng hội đồng 2023, thì đó là Giáo hội không nên cho phép bất kỳ “phước lành” nào như vậy - đó là lý do tại sao chủ đề này không được đề cập trong Báo cáo tổng hợp cuối cùng của Thượng hội đồng. Vậy thì Fiducia Supplicans phản ánh bối cảnh đồng nghị mà triều đại giáo hoàng này đầu tư như thế nào? “Tính đồng nghị” có nghĩa là gì nếu sự đồng thuận của Thượng Hội Đồng có thể bị hủy bỏ bởi hành động đơn phương của một cơ quan Giáo triều, được ban hành mà không có bất kỳ sự tham vấn nghiêm chỉnh nào với các hội đồng giám mục trên thế giới? Điều đó có ý nghĩa gì đối với cuộc thảo luận trong tương lai về “tính đồng nghị” mà rất nhiều cá nhân giám mục - và thực sự có cả toàn bộ hội đồng giám mục - đã chỉ trích gay gắt, và trong một số trường hợp đã bác bỏ Fiducia Supplicans?
Bối cảnh ngôn ngữ. Fiducia Supplicans đang được trình bày như một sự phát triển thực sự trong thực hành mục vụ “phúc lành” cho những người bị thu hút đồng giới, tuy nhiên “phước lành” đó “không xác nhận hay biện minh cho bất cứ điều gì” (như Hồng Y Fernández sau này đã nói với The Pillar). Tuy nhiên, như các giám mục Cameroon đã lưu ý, “phước lành” báo hiệu sự tán thành đối với những gì được ban phước trong bất kỳ bối cảnh ngôn ngữ nào: một nhận xét thông thường nhấn mạnh điều chỉ có thể được mô tả là lối ngụy biện của Fiducia Supplicans.
Từ xưa, cách đây không lâu, Bộ Giáo Lý Đức Tin có trách nhiệm bảo vệ chân lý Công Giáo và thúc đẩy thần học chính thống một cách năng động là một nguồn giải thích rõ ràng. Điều này không còn đúng nữa. Và đó sẽ là một vấn đề trong giai đoạn chuyển tiếp giáo hoàng sắp tới và tại mật nghị tiếp theo.
Source:First Things
Ukraine có nguy cơ trở thành một cuộc chiến bị lãng quên, Đức Thánh Cha Phanxicô nói
Đặng Tự Do
19:13 11/01/2024
Giáo Hội Công Giáo theo nghi lễ Đông Ukraine cho biết hôm thứ Năm rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ mối quan ngại của mình rằng sự chú ý của quốc tế đang chuyển hướng khỏi cuộc chiến kéo dài gần hai năm của Nga chống lại Ukraine.
Theo Reuters, Giáo Hội Ukraine đề cập đến một lá thư mà nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine nhận được, trong đó Đức Phanxicô nói rằng ngài rất tiếc vì “trong tình hình quốc tế ngày càng bi thảm, cuộc chiến ở Ukraine có nguy cơ trở thành một cuộc lãng quên”.
Đức Giáo Hoàng được trích dẫn là đã trả lời một lá thư từ Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk nêu lên những lo ngại tương tự về chiến tranh, và thông báo cho Đức Giáo Hoàng vào ngày 29 tháng 12 về các cuộc không kích của Nga - cuộc không kích lớn nhất kể từ khi bắt đầu xung đột. Đức Phanxicô gọi các cuộc tấn công nhằm vào dân thường và cơ sở hạ tầng quan trọng là “thấp hèn” và “không thể chấp nhận được”, đồng thời nói thêm rằng chúng “không thể biện minh được bằng bất kỳ cách nào”. Trong tuyên bố, Đức Phanxicô kêu gọi cộng đồng quốc tế và tất cả những người liên quan đến cuộc xung đột hãy tìm kiếm các giải pháp hòa bình.
Trước đây, Đức Giáo Hoàng đã cầu xin hòa bình, với nhiều lời kêu gọi dành cho “Ukraine đã tử đạo”, ngài đã phải đối mặt với những lời chỉ trích ở một số khu vực Ukraine vì tỏ ra miễn cưỡng công khai chỉ trích Nga, đặc biệt là khi bắt đầu chiến tranh. Đặc phái viên hòa bình, Đức Hồng Y Matteo Zuppi người Ý, đã đến thăm Kyiv, Mạc Tư Khoa, Washington và Bắc Kinh, và được Đức Phanxicô giao nhiệm vụ giúp hồi hương trẻ em Ukraine từ Nga và các vùng lãnh thổ bị Nga tạm chiếm.
Nga tuyên bố sẵn sàng đàm phán hòa bình nếu Ukraine tính đến “thực tế mới”, ám chỉ sự thừa nhận rằng Nga kiểm soát khoảng 17,5% lãnh thổ Ukraine. Tuy nhiên, Zelenskiy đã bác bỏ mọi quan điểm cho rằng Mạc Tư Khoa quan tâm đến các cuộc đàm phán.
Source:Reuters
Giám mục Thiệu Chúc Mẫn của Ôn Châu lại bị bắt
Đặng Tự Do
19:15 11/01/2024
Đối với người Công giáo Trung Quốc, năm 2024 bắt đầu với vụ bắt giữ Đức Giám mục Phêrô Thiệu Chúc Mẫn (Shao Zhumin, 邵竹民), 61 tuổi của Ôn Châu, thuộc tỉnh Chiết Giang phía đông, các nguồn tin nói với AsiaNews.
Đức Cha Thiệu không được bọn cầm quyền Trung Quốc công nhận và do đó thường xuyên bị bọn cầm quyền địa phương bỏ tù để ngăn cản ngài thực hiện sứ vụ phục vụ cộng đồng Công giáo sôi động ở địa phương.
Lực lượng an ninh đã bắt giữ vị Giám Mục ngày 2 Tháng Giêng. Một nguồn tin cho biết: “Ngài được lệnh lấy theo quần áo cho mùa xuân, hạ, thu, đông”. “Điều này cho thấy tình hình của ngài không mấy hứa hẹn và có thể ngài sẽ bị giam giữ trong thời gian dài. Các tín hữu lo lắng vì họ thậm chí không biết ngài sẽ bị giam giữ ở đâu.”
Đức Cha Thiệu được tấn phong làm giám mục phụ tá với sự ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng vào năm 2011, và kế vị Đức Cha Vinh Sơn Chu Vệ Phương (Zhu Weifang, 朱卫芳) khi ngài qua đời vào tháng 9 năm 2016.
Tuy nhiên, với việc từ chối tham gia các cơ quan chính thức do bọn cầm quyền áp đặt đối với người Công giáo Trung Quốc, ngài chưa bao giờ được bọn cầm quyền công nhận. Xét thấy vị trí trống, chính phủ đã bổ nhiệm phụ trách giáo phận một thành viên của Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc, Cha Mã Tiến Sĩ (Ma Xianshi, 马先士).
Trong các lễ hội, Đức Giám mục Thiệu thường xuyên bị bắt giam để ngăn cản ngài chủ trì các lễ kỷ niệm công cộng tại một thành phố được mệnh danh là Giêrusalem của phương Đông vì các nhà thờ của nó.
Tuy nhiên, năm nay mọi chuyện đã khác đi một chút. Vài ngày trước lễ Giáng Sinh, ngày 16 tháng 12, Đức Cha Thiệu bị lực lượng an ninh bắt đi và hai ngày sau mới được thả.
Sau đó, vào ngày 24 và 25 tháng 12, ngài bị đưa đến huyện Thái Thuận (Taishun) để ngăn cản ngài cử hành Thánh lễ Giáng Sinh, nhưng ngài vẫn kể rằng ngài đã trải qua một trong những lễ Giáng Sinh yên bình nhất trong đời.
Việc bắt giữ ngài diễn ra sau đó, sau một lá thư mới mà Đức Giám mục Thiệu viết cho Cha Mã vào ngày 31 tháng 12, với lương tâm trong sáng rằng ngài phải phản đối những quyết định về giáo phận được đưa ra mà không có thẩm quyền của ngài.
Bức thư mà Đức Giám mục Thiệu đã công khai viết: “Tôi đã viết thư cho cha, bày tỏ mong muốn được gặp cha càng sớm càng tốt để thảo luận về giải pháp cho một số vấn đề phức tạp của giáo phận vào thời điểm này.
“Câu trả lời của cha là không thuận tiện cho cha gặp tôi. Vì thế tôi viết thư này để xin cha chuyển ý kiến của tôi đến các anh em linh mục và giáo dân.”
“Vào năm 2019, không có sự cho phép của tôi, đã có sự thay đổi trong các giáo xứ và việc thuyên chuyển các linh mục, cũng như việc hạ cấp trái phép Giáo phận Lý Thủy (Lishui) xuống địa vị giáo xứ trực thuộc Giáo phận Ôn Châu.
Liên quan đến việc phong chức cho các chủng sinh, Đức Cha Thiệu nhấn mạnh rằng
“Điều tương tự cũng áp dụng cho việc phong chức cho các chủng sinh. Theo luật của Giáo hội, cần phải được đích thân Giám mục giáo phận truyền chức hoặc có giấy ủy quyền của ngài.”
“Theo Bộ Giáo luật, bất cứ ai nhận chức thánh từ người không có thẩm quyền hợp pháp sẽ tự động bị vạ tuyệt thông.”
Bức thư dường như đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ phía các cơ quan Giáo hội “chính thức” ở Ôn Châu, những tổ chức dường như đứng sau vụ bắt giữ Đức Giám mục Thiệu.
Nguồn tin nói với AsiaNews: “Bây giờ, các tín hữu đang cầu nguyện cho ngài, cầu xin Chúa đưa ngài trở lại cộng đồng của mình càng sớm càng tốt”.
Source:Asia News
Bài giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Thói hư và nhân đức. 3. Tham ăn
Vũ Văn An
23:40 11/01/2024
Theo tin Tòa Thánh, nhân buổi yết kiến chung tại thính Đường Phaolô VI, Thứ tư, 10 tháng 1 năm 2024, Đức Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý mới về các thói hư và nhân đức. Hôm nay, ngài trình bầy phần nói về thói thăm ăn.
Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Trong hành trình dạy giáo lý của chúng ta, trên con đường dạy giáo lý mà chúng ta đang thực hiện, về các thói hư và nhân đức, hôm nay chúng ta sẽ xem xét thói xấu tham ăn. Tham ăn.
Tin Mừng nói gì với chúng ta về điều đó? Chúng ta hãy nhìn vào Chúa Giêsu. Phép lạ đầu tiên của Người, tại tiệc cưới Cana, tỏ lộ sự cảm thông của Người đối với niềm vui của con người: Người lo cho bữa tiệc được kết thúc tốt đẹp và ban cho cô dâu chú rể một lượng lớn rượu ngon. Trong tất cả sứ vụ của Người, Chúa Giêsu xuất hiện như một vị tiên tri rất khác biệt với Gioan Tẩy Giả: trong khi Gioan được nhớ đến vì lối sống khổ hạnh – ngài đã ăn những gì ngài tìm thấy trong sa mạc – thì ngược lại, Chúa Giêsu là Đấng Mêxia mà chúng ta thường thấy ở bàn ăn. Hành vi của Người gây ra tai tiếng ở một số nơi, bởi vì Người không chỉ nhân từ với những người tội lỗi, mà Người còn ăn uống với họ; và cử chỉ này chứng tỏ Người sẵn sàng hiệp thông và gần gũi với mọi người.
Nhưng thậm chí còn nhiều hơn thế nữa. Mặc dù thái độ của Chúa Giêsu đối với giới luật Do Thái cho thấy Người hoàn toàn tuân theo Lề Luật, nhưng Người vẫn tỏ ra thông cảm với các môn đệ của Người: khi họ thấy thiếu thốn, vì họ bứt lúa vì đói, Người biện minh cho họ bằng cách nhắc lại rằng ngay cả Vua Đavít và những người bạn đồng hành của ông cũng đã lấy bánh thánh (x. Mc 2:23-26). Và Chúa Giêsu khẳng định một nguyên tắc mới: khách dự tiệc cưới không được ăn chay khi có chàng rể ở với họ. Chúa Giêsu muốn chúng ta vui mừng trong sự đồng hành của Người. – Người giống như chàng rể của Giáo hội; nhưng Người cũng muốn chúng ta tham gia vào những đau khổ của Người, đó cũng là những đau khổ của những người nhỏ bé và nghèo khổ. Chúa Giêsu có tính phổ quát.
Một khía cạnh quan trọng khác. Chúa Giêsu loại bỏ sự phân biệt giữa thực phẩm trong sạch và thực phẩm không trong sạch, vốn là sự phân biệt do luật Do Thái đưa ra. Đây là lý do tại sao Kitô giáo không coi thực phẩm là ô uế. Và về điều này, Chúa Giêsu nói rõ ràng rằng điều làm cho một điều gì đó tốt hay xấu, thí dụ, điều xấu về thức ăn, không phải là chính thức ăn mà là mối quan hệ chúng ta có với nó. Và chúng ta thấy điều này khi một người có mối quan hệ không ổn định với thức ăn; chúng ta thấy cách họ ăn, họ ăn vội vã, như thể muốn no nhưng không bao giờ thấy no. Họ không có mối quan hệ tốt với thức ăn, họ là nô lệ của thức ăn. Và Chúa Giêsu coi trọng lương thực và việc ăn uống, ngay cả trong xã hội, nơi có nhiều sự mất cân bằng và nhiều bệnh lý hiển hiện. Một người ăn quá nhiều hoặc quá ít. Thường người ta ăn trong cô độc. Các rối loạn ăn uống – biếng ăn, háu ăn, béo phì – đang lan rộng. Và y học và tâm lý học đang cố gắng giải quyết mối quan hệ không tốt của chúng ta với thực phẩm. Một mối quan hệ không tốt với thực phẩm sẽ tạo ra tất cả những căn bệnh này, tất cả.
Đó là những căn bệnh, thường vô cùng đau đớn, chủ yếu liên quan đến những đau khổ về tinh thần và linh hồn. Có mối liên hệ giữa sự mất cân bằng tâm lý và cách tiêu thụ thực phẩm. Cách chúng ta ăn uống là biểu hiện của một điều gì đó ở bên trong: thiên hướng cân bằng hoặc không điều độ; khả năng tạ ơn hoặc cao ngạo về quyền tự chủ; sự tương cảm của những người chia sẻ miếng ăn cho người túng thiếu, hay sự ích kỷ của những người tích trữ mọi thứ cho riêng mình. Vấn đề này rất quan trọng. Hãy cho tôi biết anh chị em ăn uống như thế nào, tôi sẽ cho anh chị em biết anh chị em sở hữu loại tâm hồn nào. Trong cách ăn uống, chúng ta bộc lộ nội tâm, thói quen, thái độ tâm lý của mình.
Các Giáo phụ xưa đã đặt cho thói tham ăn cái tên là “gastrimargia” – gastromargy, một thuật ngữ có thể dịch là “sự điên rồ của cái bụng”. Sự tham ăn là “sự điên rồ của cái bụng”. Ngoài ra còn có câu tục ngữ ăn để sống chứ không phải sống để ăn – “sự điên rồ của cái bụng”. Đó là một thói hư bám vào một trong những nhu cầu thiết yếu của chúng ta, chẳng hạn như ăn uống. Chúng ta hãy cẩn thận về điều này.
Nếu chúng ta giải thích nó từ góc độ xã hội, thì thói tham ăn có lẽ là thói xấu nguy hiểm nhất đang giết chết hành tinh. Bởi vì tội lỗi của những người khuất phục trước một miếng bánh ngọt, xét về mọi mặt, không gây ra thiệt hại lớn, nhưng tính háu ăn mà với nó, chúng ta đã cướp bóc hàng hóa của hành tinh trong vài thế kỷ nay đang làm tổn hại đến tương lai của tất cả mọi người. Chúng ta đã giành lấy mọi thứ, để trở thành chủ nhân của vạn vật, trong khi mọi thứ đều được giao cho chúng ta quản lý chứ không phải để chúng ta khai thác. Thế thì đây là tội lớn, sự điên rồ của cái bụng là tội lớn: chúng ta đã từ bỏ danh hiệu con người, để nhận một danh xưng khác, “những người tiêu dùng”. Ngày nay chúng ta nói như vậy trong đời sống xã hội, những người tiêu dùng. Chúng ta thậm chí còn không hề lưu ý khi có người bắt đầu đặt cho chúng ta cái tên này. Chúng ta được tạo dựng để trở thành những người nam nữ “của Thánh Thể”, có khả năng tạ ơn, khôn khéo trong việc sử dụng đất đai, nhưng thay vào đó, mối nguy hiểm là chúng ta trở thành những kẻ săn mồi; và bây giờ chúng ta nhận ra rằng hình thức “ háu ăn” này đã gây ra rất nhiều tai hại cho thế giới. Chúng ta hãy cầu xin Chúa giúp chúng ta trên con đường sống điều độ, để nhiều hình thức tham ăn không chiếm lấy cuộc sống của chúng ta. Cảm ơn anh chị em.
Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!
Trong hành trình dạy giáo lý của chúng ta, trên con đường dạy giáo lý mà chúng ta đang thực hiện, về các thói hư và nhân đức, hôm nay chúng ta sẽ xem xét thói xấu tham ăn. Tham ăn.
Tin Mừng nói gì với chúng ta về điều đó? Chúng ta hãy nhìn vào Chúa Giêsu. Phép lạ đầu tiên của Người, tại tiệc cưới Cana, tỏ lộ sự cảm thông của Người đối với niềm vui của con người: Người lo cho bữa tiệc được kết thúc tốt đẹp và ban cho cô dâu chú rể một lượng lớn rượu ngon. Trong tất cả sứ vụ của Người, Chúa Giêsu xuất hiện như một vị tiên tri rất khác biệt với Gioan Tẩy Giả: trong khi Gioan được nhớ đến vì lối sống khổ hạnh – ngài đã ăn những gì ngài tìm thấy trong sa mạc – thì ngược lại, Chúa Giêsu là Đấng Mêxia mà chúng ta thường thấy ở bàn ăn. Hành vi của Người gây ra tai tiếng ở một số nơi, bởi vì Người không chỉ nhân từ với những người tội lỗi, mà Người còn ăn uống với họ; và cử chỉ này chứng tỏ Người sẵn sàng hiệp thông và gần gũi với mọi người.
Nhưng thậm chí còn nhiều hơn thế nữa. Mặc dù thái độ của Chúa Giêsu đối với giới luật Do Thái cho thấy Người hoàn toàn tuân theo Lề Luật, nhưng Người vẫn tỏ ra thông cảm với các môn đệ của Người: khi họ thấy thiếu thốn, vì họ bứt lúa vì đói, Người biện minh cho họ bằng cách nhắc lại rằng ngay cả Vua Đavít và những người bạn đồng hành của ông cũng đã lấy bánh thánh (x. Mc 2:23-26). Và Chúa Giêsu khẳng định một nguyên tắc mới: khách dự tiệc cưới không được ăn chay khi có chàng rể ở với họ. Chúa Giêsu muốn chúng ta vui mừng trong sự đồng hành của Người. – Người giống như chàng rể của Giáo hội; nhưng Người cũng muốn chúng ta tham gia vào những đau khổ của Người, đó cũng là những đau khổ của những người nhỏ bé và nghèo khổ. Chúa Giêsu có tính phổ quát.
Một khía cạnh quan trọng khác. Chúa Giêsu loại bỏ sự phân biệt giữa thực phẩm trong sạch và thực phẩm không trong sạch, vốn là sự phân biệt do luật Do Thái đưa ra. Đây là lý do tại sao Kitô giáo không coi thực phẩm là ô uế. Và về điều này, Chúa Giêsu nói rõ ràng rằng điều làm cho một điều gì đó tốt hay xấu, thí dụ, điều xấu về thức ăn, không phải là chính thức ăn mà là mối quan hệ chúng ta có với nó. Và chúng ta thấy điều này khi một người có mối quan hệ không ổn định với thức ăn; chúng ta thấy cách họ ăn, họ ăn vội vã, như thể muốn no nhưng không bao giờ thấy no. Họ không có mối quan hệ tốt với thức ăn, họ là nô lệ của thức ăn. Và Chúa Giêsu coi trọng lương thực và việc ăn uống, ngay cả trong xã hội, nơi có nhiều sự mất cân bằng và nhiều bệnh lý hiển hiện. Một người ăn quá nhiều hoặc quá ít. Thường người ta ăn trong cô độc. Các rối loạn ăn uống – biếng ăn, háu ăn, béo phì – đang lan rộng. Và y học và tâm lý học đang cố gắng giải quyết mối quan hệ không tốt của chúng ta với thực phẩm. Một mối quan hệ không tốt với thực phẩm sẽ tạo ra tất cả những căn bệnh này, tất cả.
Đó là những căn bệnh, thường vô cùng đau đớn, chủ yếu liên quan đến những đau khổ về tinh thần và linh hồn. Có mối liên hệ giữa sự mất cân bằng tâm lý và cách tiêu thụ thực phẩm. Cách chúng ta ăn uống là biểu hiện của một điều gì đó ở bên trong: thiên hướng cân bằng hoặc không điều độ; khả năng tạ ơn hoặc cao ngạo về quyền tự chủ; sự tương cảm của những người chia sẻ miếng ăn cho người túng thiếu, hay sự ích kỷ của những người tích trữ mọi thứ cho riêng mình. Vấn đề này rất quan trọng. Hãy cho tôi biết anh chị em ăn uống như thế nào, tôi sẽ cho anh chị em biết anh chị em sở hữu loại tâm hồn nào. Trong cách ăn uống, chúng ta bộc lộ nội tâm, thói quen, thái độ tâm lý của mình.
Các Giáo phụ xưa đã đặt cho thói tham ăn cái tên là “gastrimargia” – gastromargy, một thuật ngữ có thể dịch là “sự điên rồ của cái bụng”. Sự tham ăn là “sự điên rồ của cái bụng”. Ngoài ra còn có câu tục ngữ ăn để sống chứ không phải sống để ăn – “sự điên rồ của cái bụng”. Đó là một thói hư bám vào một trong những nhu cầu thiết yếu của chúng ta, chẳng hạn như ăn uống. Chúng ta hãy cẩn thận về điều này.
Nếu chúng ta giải thích nó từ góc độ xã hội, thì thói tham ăn có lẽ là thói xấu nguy hiểm nhất đang giết chết hành tinh. Bởi vì tội lỗi của những người khuất phục trước một miếng bánh ngọt, xét về mọi mặt, không gây ra thiệt hại lớn, nhưng tính háu ăn mà với nó, chúng ta đã cướp bóc hàng hóa của hành tinh trong vài thế kỷ nay đang làm tổn hại đến tương lai của tất cả mọi người. Chúng ta đã giành lấy mọi thứ, để trở thành chủ nhân của vạn vật, trong khi mọi thứ đều được giao cho chúng ta quản lý chứ không phải để chúng ta khai thác. Thế thì đây là tội lớn, sự điên rồ của cái bụng là tội lớn: chúng ta đã từ bỏ danh hiệu con người, để nhận một danh xưng khác, “những người tiêu dùng”. Ngày nay chúng ta nói như vậy trong đời sống xã hội, những người tiêu dùng. Chúng ta thậm chí còn không hề lưu ý khi có người bắt đầu đặt cho chúng ta cái tên này. Chúng ta được tạo dựng để trở thành những người nam nữ “của Thánh Thể”, có khả năng tạ ơn, khôn khéo trong việc sử dụng đất đai, nhưng thay vào đó, mối nguy hiểm là chúng ta trở thành những kẻ săn mồi; và bây giờ chúng ta nhận ra rằng hình thức “ háu ăn” này đã gây ra rất nhiều tai hại cho thế giới. Chúng ta hãy cầu xin Chúa giúp chúng ta trên con đường sống điều độ, để nhiều hình thức tham ăn không chiếm lấy cuộc sống của chúng ta. Cảm ơn anh chị em.
Thánh lễ cầu nguyện cho Đức Hồng Y Pell được cử hành nhân ngày giỗ đầu tiên của ngài
Vũ Văn An
23:41 11/01/2024
Matthew Santucci của hãng tin CNA, ngày 10 tháng 1 năm 2024, tường trình rằng một Thánh lễ cầu nguyện đã được tổ chức tại Rome vào tối thứ Ba để đánh dấu một năm ngày mất của Đức Hồng Y George Pell và để kỷ niệm sự nghiệp lừng lẫy trong giáo hội của Đức Hồng Y.
Nhà nguyện Domus Australia đã chật kín người để cử hành Thánh lễ do Đức Hồng Y Gerhard Müller cử hành. Tham dự có rất nhiều Hồng Y và giám mục, một loạt linh mục từ Rôma, các đại sứ của Tòa Thánh, và các tín hữu từ Rôma và nước ngoài đến cầu nguyện cho vị Hồng Y kính yêu.
Cha Joseph Hamilton, giám đốc Domus Australia và cựu thư ký của Đức Hồng Y Pell, đã nhận định trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với EWTN: “Tôi nghĩ Đức Hồng Y rất được yêu mến ở thành phố Rome này. Lời chứng của ngài được đánh giá rất cao và sự mất mát của ngài rất bất ngờ.”
“Tôi nghĩ rằng một Thánh lễ tuyệt vời để tưởng nhớ cuộc đời của ngài, để cầu nguyện cho linh hồn ngài được yên nghỉ, và xin ngài chuyển cầu ở đây trong nhà nguyện mà ngài đã trùng tu và yêu thích, tôi hy vọng sẽ mang lại niềm an ủi và ở một mức độ gần gũi nào đó đối với những người đã đau buồn vì Đức Hồng Y trong năm qua,” Cha Hamilton nói thêm trong cuộc phỏng vấn của ngài.
Đức Hồng Y Pell qua đời ở tuổi 81 vào ngày 10 tháng 1 năm 2023, sau khi bị ngừng tim sau cuộc thay khớp háng theo lịch trình vài ngày trước đó tại bệnh viện Salvator Mundi ở Rome. Trước đây ngài từng là tổng giám mục Sydney và Melbourne trước khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm ngài làm người đứng đầu Văn Phòng Thư ký Kinh tế của Vatican vào năm 2014, khiến ngài trở thành vị giám mục cấp cao nhất của Úc.
Trong bài giảng của ngài, Đức Hồng Y Müller đã suy gẫm về cuộc đời lừng lẫy của vị Hồng Y đã qua đời, đồng thời lưu ý rằng Đức Hồng Y Pell và Đức Giáo Hoàng Bênêđictô – người đã qua đời chưa đầy hai tuần trước vị Hồng Y – là “những gương mẫu của đức tin đích thực”.
Müller suy ngẫm về cuộc sống thời trẻ của ngài, lưu ý rằng vị Hồng Y này đã thể hiện “khả năng thể thao” tuyệt vời và “tài năng trí tuệ cao”, những điều sẽ mang lại cho ngài “một sự nghiệp rực rỡ trên thế giới”. Tuy nhiên, Đức Hồng Y Müller tiếp tục, Đức Hồng Y Pell đã tránh xa các mục tiêu trần tục và chọn “đi theo tiếng gọi của Chúa Kitô để phục vụ trong tư cách linh mục”.
Pell nổi tiếng vì trí thông minh nhanh nhạy và tầm vóc cao ngất ngưởng. Khi suy gẫm về mối quan hệ bản thân của ngài với cố Hồng Y, Đức Hồng Y Müller đã nhấn mạnh cam kết của Đức Hồng Y Pell đối với “hôn nhân và gia đình theo tinh thần của Chúa Kitô, những giáo huấn chống lại thuyết tương đối hóa của những người có tư tưởng thế tục từng tham gia Thượng Hội đồng về chủ đề này”.
Đức Hồng Y Müller cũng đề cập đến chương đen tối nhất trong cuộc đời của Đức Hồng Y Pell, được coi là “chứng từ vĩ đại về sự kiên nhẫn của người Kitô hữu”.
Đức Hồng Y Pell bị kết án vào ngày 11 tháng 12 năm 2018 với 5 tội danh lạm dụng tình dục khi còn làm tổng giám mục Melbourne vào cuối những năm 1990. Sau khi thụ án biệt giam 404 ngày, tòa án tối cao của Úc đã nhất trí hủy bỏ các bản án, dựa trên sự nghi ngờ hợp lý về thủ tục phúc thẩm, vào tháng 4 năm 2020.
“Ngài đã bị một đám đông khát máu truy đuổi không ngừng và biến mình thành nạn nhân của công lý bởi những kẻ kích động chống Công Giáo trên các phương tiện truyền thông và bộ máy cảnh sát,” Müller nhận xét về việc phỉ báng vị Hồng Y quá cố trên các phương tiện truyền thông chính thống.
Đức Giám Mục Phụ Tá Richard Umbers của Tổng giáo phận Sydney đã nói chuyện với EWTN sau Thánh lễ, lưu ý rằng buổi tối nay là cơ hội để đánh dấu “lễ kỷ niệm một người từng là con sư tử trong Giáo hội. Tôi nghĩ đó là sự ghi nhận xứng đáng cho một người rất quan trọng trong cuộc sống của nước Úc, nếu không nói là cả thế giới trên thực tế.”
Trong khi thừa nhận rằng Đức Hồng Y Pell là “cột thu lôi đối với Giáo hội”, Đức Cha Umbers giải thích rằng ngài là một người “có sức mạnh to lớn và lòng can đảm to lớn”.
Di sản của Đức Hồng Y Pell không chỉ giới hạn ở sự nhạy bén thần học hay những cải cách trong cách xử lý các vấn đề tài chính của Vatican, mà còn được thấy rõ ràng nhất trong sự hồi sinh của Giáo hội ở Sydney.
Đức Cha Umbers nói, “Tôi nghĩ tác động của Đức Hồng Y Pell rất rõ ràng ở Sydney. Ngài là một người đàn ông to lớn với tầm nhìn tuyệt vời, và 20 năm qua tại Tổng Giáo phận Sydney đã chứng kiến sự phát triển và lãnh đạo thực sự của một số người trẻ Công Giáo.”
Đức Cha Umbers nói thêm,“Bạn tìm thấy một môi trường ở đó khá đặc biệt. Rất nhiều cuộc sống, đặc biệt là trong lĩnh vực tuyên úy đại học. Ngài [Đức Hồng Y Pell] đã đầu tư rất nhiều vào lĩnh vực đó và rất quan tâm đến thế hệ lãnh đạo tiếp theo”.
Theo Cha Hamilton, một trong những điểm nổi bật trong di sản của Đức Hồng Y Pell sẽ là tấm gương về sức mạnh và sự hiệp nhất của ngài đối với Giáo hội khi Giáo hội trải qua một thời kỳ được đánh dấu bằng sự chia rẽ và bị sa lầy trong khủng hoảng.
“Chúng ta là một Giáo Hội Công Giáo, chúng ta có một đức tin, chúng ta có một giáo hoàng, chúng ta là một dân tộc. Nếu chúng ta sát cánh cùng nhau, chúng ta sẽ mạnh mẽ. Nếu chúng ta chia rẽ, chúng ta sẽ yếu đuối, và tôi nghĩ rằng lời chứng của ngài [Đức Hồng Y Pell] đối với chúng ta và di sản của ngài đối với Giáo hội là đây là một Giáo hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo, tông truyền mà ngài tự hào được phục vụ và ngài tự hào, một cách rất khiêm tốn, được làm người tuyên xưng. Tôi nghĩ điều đó để lại cho chúng ta một tấm gương sáng ngời và đáng kinh ngạc,” ngài nói.
Nhà nguyện Domus Australia đã chật kín người để cử hành Thánh lễ do Đức Hồng Y Gerhard Müller cử hành. Tham dự có rất nhiều Hồng Y và giám mục, một loạt linh mục từ Rôma, các đại sứ của Tòa Thánh, và các tín hữu từ Rôma và nước ngoài đến cầu nguyện cho vị Hồng Y kính yêu.
Cha Joseph Hamilton, giám đốc Domus Australia và cựu thư ký của Đức Hồng Y Pell, đã nhận định trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với EWTN: “Tôi nghĩ Đức Hồng Y rất được yêu mến ở thành phố Rome này. Lời chứng của ngài được đánh giá rất cao và sự mất mát của ngài rất bất ngờ.”
“Tôi nghĩ rằng một Thánh lễ tuyệt vời để tưởng nhớ cuộc đời của ngài, để cầu nguyện cho linh hồn ngài được yên nghỉ, và xin ngài chuyển cầu ở đây trong nhà nguyện mà ngài đã trùng tu và yêu thích, tôi hy vọng sẽ mang lại niềm an ủi và ở một mức độ gần gũi nào đó đối với những người đã đau buồn vì Đức Hồng Y trong năm qua,” Cha Hamilton nói thêm trong cuộc phỏng vấn của ngài.
Đức Hồng Y Pell qua đời ở tuổi 81 vào ngày 10 tháng 1 năm 2023, sau khi bị ngừng tim sau cuộc thay khớp háng theo lịch trình vài ngày trước đó tại bệnh viện Salvator Mundi ở Rome. Trước đây ngài từng là tổng giám mục Sydney và Melbourne trước khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm ngài làm người đứng đầu Văn Phòng Thư ký Kinh tế của Vatican vào năm 2014, khiến ngài trở thành vị giám mục cấp cao nhất của Úc.
Trong bài giảng của ngài, Đức Hồng Y Müller đã suy gẫm về cuộc đời lừng lẫy của vị Hồng Y đã qua đời, đồng thời lưu ý rằng Đức Hồng Y Pell và Đức Giáo Hoàng Bênêđictô – người đã qua đời chưa đầy hai tuần trước vị Hồng Y – là “những gương mẫu của đức tin đích thực”.
Müller suy ngẫm về cuộc sống thời trẻ của ngài, lưu ý rằng vị Hồng Y này đã thể hiện “khả năng thể thao” tuyệt vời và “tài năng trí tuệ cao”, những điều sẽ mang lại cho ngài “một sự nghiệp rực rỡ trên thế giới”. Tuy nhiên, Đức Hồng Y Müller tiếp tục, Đức Hồng Y Pell đã tránh xa các mục tiêu trần tục và chọn “đi theo tiếng gọi của Chúa Kitô để phục vụ trong tư cách linh mục”.
Pell nổi tiếng vì trí thông minh nhanh nhạy và tầm vóc cao ngất ngưởng. Khi suy gẫm về mối quan hệ bản thân của ngài với cố Hồng Y, Đức Hồng Y Müller đã nhấn mạnh cam kết của Đức Hồng Y Pell đối với “hôn nhân và gia đình theo tinh thần của Chúa Kitô, những giáo huấn chống lại thuyết tương đối hóa của những người có tư tưởng thế tục từng tham gia Thượng Hội đồng về chủ đề này”.
Đức Hồng Y Müller cũng đề cập đến chương đen tối nhất trong cuộc đời của Đức Hồng Y Pell, được coi là “chứng từ vĩ đại về sự kiên nhẫn của người Kitô hữu”.
Đức Hồng Y Pell bị kết án vào ngày 11 tháng 12 năm 2018 với 5 tội danh lạm dụng tình dục khi còn làm tổng giám mục Melbourne vào cuối những năm 1990. Sau khi thụ án biệt giam 404 ngày, tòa án tối cao của Úc đã nhất trí hủy bỏ các bản án, dựa trên sự nghi ngờ hợp lý về thủ tục phúc thẩm, vào tháng 4 năm 2020.
“Ngài đã bị một đám đông khát máu truy đuổi không ngừng và biến mình thành nạn nhân của công lý bởi những kẻ kích động chống Công Giáo trên các phương tiện truyền thông và bộ máy cảnh sát,” Müller nhận xét về việc phỉ báng vị Hồng Y quá cố trên các phương tiện truyền thông chính thống.
Đức Giám Mục Phụ Tá Richard Umbers của Tổng giáo phận Sydney đã nói chuyện với EWTN sau Thánh lễ, lưu ý rằng buổi tối nay là cơ hội để đánh dấu “lễ kỷ niệm một người từng là con sư tử trong Giáo hội. Tôi nghĩ đó là sự ghi nhận xứng đáng cho một người rất quan trọng trong cuộc sống của nước Úc, nếu không nói là cả thế giới trên thực tế.”
Trong khi thừa nhận rằng Đức Hồng Y Pell là “cột thu lôi đối với Giáo hội”, Đức Cha Umbers giải thích rằng ngài là một người “có sức mạnh to lớn và lòng can đảm to lớn”.
Di sản của Đức Hồng Y Pell không chỉ giới hạn ở sự nhạy bén thần học hay những cải cách trong cách xử lý các vấn đề tài chính của Vatican, mà còn được thấy rõ ràng nhất trong sự hồi sinh của Giáo hội ở Sydney.
Đức Cha Umbers nói, “Tôi nghĩ tác động của Đức Hồng Y Pell rất rõ ràng ở Sydney. Ngài là một người đàn ông to lớn với tầm nhìn tuyệt vời, và 20 năm qua tại Tổng Giáo phận Sydney đã chứng kiến sự phát triển và lãnh đạo thực sự của một số người trẻ Công Giáo.”
Đức Cha Umbers nói thêm,“Bạn tìm thấy một môi trường ở đó khá đặc biệt. Rất nhiều cuộc sống, đặc biệt là trong lĩnh vực tuyên úy đại học. Ngài [Đức Hồng Y Pell] đã đầu tư rất nhiều vào lĩnh vực đó và rất quan tâm đến thế hệ lãnh đạo tiếp theo”.
Theo Cha Hamilton, một trong những điểm nổi bật trong di sản của Đức Hồng Y Pell sẽ là tấm gương về sức mạnh và sự hiệp nhất của ngài đối với Giáo hội khi Giáo hội trải qua một thời kỳ được đánh dấu bằng sự chia rẽ và bị sa lầy trong khủng hoảng.
“Chúng ta là một Giáo Hội Công Giáo, chúng ta có một đức tin, chúng ta có một giáo hoàng, chúng ta là một dân tộc. Nếu chúng ta sát cánh cùng nhau, chúng ta sẽ mạnh mẽ. Nếu chúng ta chia rẽ, chúng ta sẽ yếu đuối, và tôi nghĩ rằng lời chứng của ngài [Đức Hồng Y Pell] đối với chúng ta và di sản của ngài đối với Giáo hội là đây là một Giáo hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo, tông truyền mà ngài tự hào được phục vụ và ngài tự hào, một cách rất khiêm tốn, được làm người tuyên xưng. Tôi nghĩ điều đó để lại cho chúng ta một tấm gương sáng ngời và đáng kinh ngạc,” ngài nói.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ngân Khánh Gm Phêrô Trần Đình Tứ - Lễ Tấn phong Giám mục_ Bài 4
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
01:26 11/01/2024
NGÂN KHÁNH GIÁM MỤC ĐỨC CHA PHÊRÔ TRẦN ĐÌNH TỨ - TƯỜNG THUẬT LỄ TẤN PHONG GIÁM MỤC
Xem Hình
Sau đây là hai bài tường thuật thánh lễ mừng Chúa Hiển Linh ngày 6.1.1999 do thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II chủ sự tại Đền thánh Phêrô. Trong thánh lễ đặc biệt này, thánh Gioan Phaolô II đã tấn phong Giám mục cho Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ cùng 8 vị Giám mục khác của nhiều quốc gia trên thế giới.
Trong bài này, chúng tôi chia là ba số:
- Số 1: Bài tường thuật của Cố Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tài, Nguyên Giám đốc Đài phát thanh Chân Lý Á Châu từ Philippines.
- Số 2: Bài tường thuật của Giáo phận Phú Cường.
- Số 3: Vài lời của người viết tri ân Đức Cha Phêrô.
Giờ đây, xin kính mời quý Độc giã cùng sống lại khung cảnh của lễ Hiển Linh - phong chức Giám mục của 25 năm về trước tại Đền thờ thánh Phêrô.
SỐ 1
TƯỜNG THUẬT THÁNH LỄ PHONG CHỨC GIÁM MỤC TRONG ĐỀN THỜ THÁNH PHÊRÔ NGÀY 6.1.1999
Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai Radio Veritas Asia.
Vatican - 06.01.1999 - Lúc 9 giờ Sáng thứ Tư mùng 6 tháng Giêng 1999, đúng ngày Lễ Hiển Linh, trong Ðền Thờ Thánh Phêrô, ĐTC (Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II - chú thích của người biên soạn) chủ sự thánh lễ trọng thể, và trong thánh lễ, ÐTC tôn phong 9 vị linh mục vừa được chọn làm Giám Mục. Hằng năm vào dịp Lễ Chúa Tỏ Mình cho các dân tộc, tức lễ Hiển Linh, ÐTC vẫn tôn phong một số vị được bổ nhiệm làm Giám Mục, nhằm đề cao tính cách hoàn vũ của sứ diệp Kitô gửi cho toàn thể nhân loại, được đại diện cách đây hai ngàn năm bởi Ba Vua, đến từ Ðông Phương, để thờ lạy Chúa Cứu Thế và Vua Hòa Bình.
Chính trong tính cách hoàn vũ này, các vị giám mục mới đến từ các quốc gia khác nhau: ba vị nguời Ý, hai vị người Tây Ban Nha, một vị người Pháp, một vị người Ái Nhĩ Lan, một vị người Ấn Ðộ và một vị người Việt Nam.
Chín vị giám mục mới giữ những chức vụ khác nhau:
- Bốn vị coi sóc giáo phận:
* (Chú thích của người biên soạn - Đức Cha) Cesare Mazzolari (Ý), giám mục giáo phận Rumbek, bên Sudan;
* (Đức Cha) Pierre Trần đình Tứ (Việt nam), giám mục giáo phận Phú Cường, Việt Nam;
* (Đức Cha) Raphael Cob Garcia (Tây Ban Nha), giám mục đại diện Tông Tòa coi sóc giáo phận Puvo, bên Ecuador;
* (Đức Cha) Mattew Moolakkattu (Ấn Ðộ, thuộc Dòng Bénédictin), Giám Mục Phụ Tá giáo phận Kottayam, bên Ấn Ðộ.
- Ba vị thuộc ngành ngoại giao:
* (Đức Cha) Alessandro D'Errico (Ý), sứ thần Tòa Thánh tại Pakistan;
* (Đức Cha) Salvatore Penacchio (Ý), sứ thần Tòa Thánh tại Rwanda;
* (Đức Cha) Alain Lebeaupin (Pháp), sứ thần Tòa Thánh tại Ecuador.
- Hai vị giữ chức vụ tại Giáo Triều:
* (Đức Cha) Diarmuid Martin (Ái Nhĩ Lan), thư ký Hội Ðồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình;
* (Đức Cha) José Luis Redrado Marchite (Tây Ban Nha, thuộc Dòng Thánh Gioan Thiên Chúa), thư ký Hội Ðồng Tòa Thánh về mục vụ nhân viên Y Tế.
Về phương diện tuổi tác: vị trẻ hơn cả năm nay 45 tuổi - vị cao niên nhất: 62 tuổi. Với 9 vị giám mục mới, con số các giám mục trên thế giới hiện nay là 4,492 vị, trong số này có 2,676 vị (tức hơn một nửa) do Ðức Gioan Phaolô II bổ nhiệm trong 20 năm làm Giáo Hoàng. Thực sự, ÐTC đã bổ nhiệm 2,859 vị, trong số này có 183 vị đã qua đời.
Trong Thánh Lễ Tấn Phong chín vị giám mục mới, Sau bài Phúc Âm nhắc lại biến cố Ba Vua từ Phương Ðông đến Giêrusalem, rồi Bêlem, để thờ lạy Chúa Hài Nhi mới sinh, thì ca đoàn cất hát bài Veni Creator, Spiritus, Cầu Xin Chúa Thánh Thần cho các vị sắp lãnh nhận trọn vẹn chức tư tế. Sau đó, trước khi tiến hành lễ nghi phong chức Giám Mục, ÐTC giảng về ý nghĩa của ngày lễ Hiển Linh cũng như về ý nghĩa của việc phong chức giám mục trong ngày lễ nầy. Kể từ khi lên kế vị thánh Phêrô trên ngai tòa Roma đến nay, ÐTC Gioan Phaolô II đã trực tiếp phong chức giám mục cho 277 vị giám mục; đó là không kể hàng ngàn vị giám mục đã được ngài bổ nhiệm trong vòng 20 năm qua.
ÐTC đã nhắn nhủ các vị sắp được phong chức giám mục như sau: "Cả anh em nữa, được tấn phong hôm nay đây, anh em được sai đi khắp thế giới, để kêu gọi các dân tộc của Trái đất này hợp thành một gia dình duy nhất".
ÐTC nhấn mạnh thêm rằng: Ánh sáng của Chúa Kitô chiếu dọi cho mọi người và mọi dân tộc, đang ước mong được gặp Thiên Chúa, cũng như chiếu dọi cho các Mục Ðồng và cho Ba Vua xưa kia. Nhắc lại lời của Thông Ðiệp Fides et Ratio, nói về mối liên kết giữa đức tin và lý trí: "Việc liên kết mật thiết giữa lý trí và đức tin, như hai cánh, nhờ đó tâm trí con người bay lên để chiêm ngưỡng chân lý", ÐTC quả quyết rằng Chúa Kitô, không những chỉ là ánh sáng soi đường của con người, nhưng còn là con đường cho con người "tiến thẳng về Thiên Chúa, nguồn mạch của sự sống". Chúa Kitô, đến trong thế gian để làm cho con người biết Chúa Cha, để giải thích cho con người rằng: "Có Thiên Chúa, để mạc khải cho con người khuôn mặt và danh thánh của Thiên Chúa". ÐTC nói: "Giáo Hội tiếp tục trong các thế kỷ sứ mệnh của Chúa mình: sự dấn thân thứ nhất của Giáo Hội là làm cho mọi người biết khuôn mặt của Chúa Cha, bằng việc phản chiếu ánh sáng của Chúa Kitô 'Lumen gentium' ánh sáng muôn dân, ánh sáng của Tình Yêu, của Chân Lý,của Hòa Bình. Vì thế, Thầy Chí Thánh đã sai các Tông Ðồ di khắp thế gian và ngày nay vẫn tiếp tục sai đi trong một Chúa Thánh Thần (sai đi) các giám mục, những người kế vị các Tông Ðồ". Cùng với sự sung mãn của chức linh mục, được lãnh nhận trong lễ nghi tấn phong Giám Mục, các Giám Mục do đó được gọi trở nên những thừa tác viên của việc mạc khải Thiên Chúa nơi con người.
Một cách đặc biệt, ÐTC nhắc đến tên của từng vị tân chức: các chư huynh Alessandro D`Errico, Salvatore Pennacchio và Alain Lebeaupin, được sai đi như những người đại diện Tòa Thánh tại Pakistan, Rwanda và Ecuador, tại đây các chư huynh sẽ là những chứng nhân của hiệp nhất và của hiêïp thông giữa các Giáo Hội địa phương với Tòa Thánh - Chư Huynh Cesare Mazzolari, giám mục Rumbek tại Sudan, "một dân tộc của miền đất này, từ nhiều năm chịu đau khổ mỗi ngày mỗi gia tăng, và đang chờ đợi một nền hòa bình bền bỉ, trong sự tôn trọng các quyền của mọi người, bắt đầu từ những nguời yếu hèn hơn hết". ÐTC ngỏ lời với Ðức Tân Giám Mục Phú Cường như sau: "Chư Huynh Phêrô Trần Ðình Tứ, chư huynh được gọi trở nên 'sứ giả của hy vọng' trong giáo phận Phú Cường, Việt Nam, giữa những anh chị em cùng đức tin, và đang bị thử thách bởi nhiều khó khăn" - Các chư huynh Diarmuid Martin và José Luis Redrado Marchite, sẽ tiếp tục công việc phục vụ quí giá trong Giáo Triều Roma, và hãy có trước mắt chân trời mênh mông của Giáo Hội. Chư huynh Rafael Cob Garcia, Giám Mục đại diện Tòa Thánh coi sóc giáo phận Puyo tại Ecuador và chư huynh Mattew Moolakkattu, Giám Mục Phụ Tá giáo phận Kottayam của các tín hữu thuộc lễ nghi Siro-Malabaresi, tại Ấn Ðộ. Hai vị này làm cho ÐTC nhớ lại Khóa Họp Thượng Hội Ðồng riêng về Châu Mỹ và Châu Á.
ÐTC mời gọi các vị tân Giám Mục đem đến khắp nơi, bằng lời giảng dạy và bằng việc làm, việc loan truyền vui mừng của Lễ Hiển Linh, trong đó Con Thiên Chúa đã mạc khải cho thế gian khuôn mặt của Chúa Cha, đầy tình thương nhân từ. Rồi ngài thêm: "Thế giới, nay ở trước ngưỡng cửa của Ngàn Năm thứ ba, hơn lúc nào hết, cần cảm nghiệm lòng nhân lành của Thiên Chúa, cần cảm thấy tình yêu thương của Thiên Chúa đối với mỗi một con người". "Có thể nói - vẫn lời của ÐTC - giữa ngàn năm thứ hai và thứ ba Giáo Hội được mời gọi mặc lấy ánh sáng của Chúa Kitô, để chiếu dọi như thành được xây cất trên đỉnh núi: Giáo Hội không thể giấu ẩn, bởi vì con người cần đón nhận sứ điệp của ánh sáng và của hy vọng và cần ca ngợi vinh danh Chúa Cha, Ðấng ngự trên trời. Ðây chính là bổn phận tông đồ và truyền giáo của tất cả các tín hữu, nhưng cách riêng của các Giám Mục, những kẻ được mời gọi đón nhận và đem đến cho người khác: Chúa Giêsu, hồng ân của Thiên Chúa cho thế gian".
Lễ nghi phong chức được khởi sự sau bài giảng của ÐTC. Tham dự thánh lễ tấn phong có nhiều Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục thuộc Giáo Triều Roma và các vị khác có liên lạc cách này cách khác với các tân chức. Riêng Ðức tân Giám Mục giáo phận Phú Cường, có Ðức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận, chủ tịch Hội Ðồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình và Ðức Cha Bùi Tuần, Giám Mục Long Xuyên từ Việt Nam đến, như thể đại diện cho các giám mục Việt Nam.
Cảm động hơn cả là lễ nghi phủ phục trong lúc hát Kinh Cầu các Thánh và lễ nghi đặt tay trên đầu các tân chức. Tiếp sau là lễ nghi trao Sách Phúc Âm, lễ nghi xức dầu và lễ nghi trao các phù hiệu Giám Mục: nhẫn, biểu hiệu của lòng trung thành - Mũ Giám Mục, biểu hiệu của sự thánh hiện đời sống - Gậy Giám Mục, biểu hiệu thừa tác vụ giám mục - Sách Phúc Âm, biệu hiểu việc rao giảng Lời Chúa, nhiệm vụ chính của Giám Mục. Sau đó, là lễ nghi chúc bình an của ÐTC và của các vị đàn anh trong Hàng Giám Mục cho các tân chức.
Lễ nghi phong chức kết thúc bằng việc "dẫn đưa các tân giám mục lên ngai tòa" bên cạnh ÐTC, trong khi đó cộng đoàn tín hữu vỗ tay chúc mừng thật dài. Các tân giám mục cùng đồng tế thánh lễ với ÐTC. Cuối lễ, trước khi ban phép lành, ca đoàn và cộng đoàn hân hoan hát kinh Te Deum, Tạ Ơn Thiên Chúa. Từ nay các ngài là những người kế vị các tông đồ và là những chủ chăn của dân Chúa.
Sau thánh lễ, Ðức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận, Ðức Cha Bùi Tuần, Giám Mục Long Xuyên, Ðức Ông Nguyễn Văn Phương, thuộc Bộ Truyền Giáo, Ðức Ông Nguyễn Văn Tốt, cố vấn Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Paris, anh chị em Liên Tu Sĩ Roma, các linh mục, nam nữ tu sĩ có liên lạc với Ðức tân Giám Mục và những thân nhân trong gia đình của ngài đến từ Hoa Kỳ, Pháp, Ðức... tụ họp tại Nhà Phát Diệm để dùng bữa cơm thân mật mừng Ðức tân Giám Mục giáo phận Phú Cường.
(Bài viết của Cố Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tài - Giám đốc đài phát thanh Chân Lý Á Châu).
SỐ 2
MỘT TƯỜNG THUẬT KHÁC TỪ QUÊ NHÀ
LỄ PHONG CHỨC GIÁM MỤC TẠI ĐỀN THÁNH PHÊRÔ
Ngày 6.1.1999, lễ Hiển Linh, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã chủ sự thánh lễ và tấn phong 9 vị Giám mục được bổ nhiệm thuộc 6 quốc gia. Trong đó có:
- 3 Tổng Giám mục (2 người Ý, 1 người Pháp) được bổ nhiệm làm sứ thần Tòa Thánh các nước;
- 2 Giám mục Chánh tòa (1 ở Soudan, 1 ở Việt Nam);
- 2 vị là Thư ký thuộc 2 Bộ tại Tòa Thánh;
- 1 vị là Giám Mục Phụ Tá Ấn Độ;
- 1 vị là Đại diện Tông tòa tại Equador.
Hai vị Phụ phong (trong nghi thức phong chức Giám mục) là Đức TGM (Tổng Giám mục - chú thích của người biên soạn) Giovanni Battista Re - Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh; và Đức TGM Francesco Monterini - Tổng Thư ký Bộ Giám mục, Tổng Thư ký Hồng Y đoàn.
Tham dự thánh lễ có khoảng 30 Hồng Y, 80 Giám mục ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh, khá đông linh mục, tu sĩ và khoảng 10.000 giáo dân thuộc các phái đoàn từ các nơi tụ về. Riêng phái đoàn Việt Nam, có Đức Tổng Giám Mục Fx. Nguyễn Văn Thuận, Đức Cha J.B. Bùi Tuần, Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tốt, cha Đaminh Trần Xuân Thảo, cha Antôn Hà Văn Minh (đang học tại Franfurt, Đức), các Đức Ông, các linh mục, tu sĩ đang sống tại Rôma và khoảng 12 người bà con của Đức Cha Phêrô. Tất cả là gần 100 người.
Thánh lễ dược cử hành cách long trọng và sốt sắng. Trong bài Huấn từ, Đức Thánh Cha đã nhắn nhủ các vị Giám mục được bổ nhiệm:
"Cả Anh em nữa, những vị được tấn phong Giám mục hôm nay, Anh em được sai đi khắp thế giới để kêu gọi các dân tộc của trái đất này hợp thành một gia đình duy nhất...
Thầy Chí Thánh đã sai các Tông đồ đi khắp thế gian, và ngày nay vẫn tiếp tục sai đi. Cũng trong cùng một Chúa Thánh Thần, các Giám mục, những người kế vị các Tông đồ, với sự sung mãn của chức Giám mục nhận được trong lễ nghi tấn phong Giám mục, cũng được mời gọi trở nên những Thừa tác viên mạc khải Thiên Chúa cho con người".
Đặc biệt, Đức Thánh Cha ngỏ lời với từng vị Tân Giám mục và nhắc đến trách vụ đặc thù của mỗi vị. Riêng đối với Đức Tân Giám mục Phú Cường, ngài đã âu yếm căn dặn như sau: "Và Hiền Huynh Phêrô Trần Đình Tứ, Hiền Huynh được mời gọi trở nên 'Sứ giả của hy vọng' trong Giáo phận Phú Cường, Việt Nam, giữa những Anh chị em cùng đức tin, bị thử thách bởi nhiều khó khăn".
Giây phút quan trọng vẫn là lúc Đức Thánh Cha đọc lời tấn phong chức Giám mục cho các Tân chức. Và cử chỉ gây xúc động cũng như mang nhiều ý nghĩa, vẫn là lúc Đức Thánh Cha chúc bình an và trao phù hiệu Giám mục cho các Tân chức:
- Trao nhẫn Giám mục: biểu hiện của lòng trung thành.
- Trao mũ Giám mục: biểu hiện của sự thánh thiện.
- Trao gậy Giám mục: biểu hiện thừa tác vụ Giám mục.
- Và trao Sách Phúc âm: biểu hiện của việc rao giảng Lời Chúa, nhiệm vụ chính của Giám mục.
*** Gặp gỡ - Viếng thăm - Trở lại quê nhà:
@ Lễ xong, Liên Tu sĩ Rôma tổ chức chào mừng Đức Tân Giám mục tại Foyer Phát Diệm và liên hoan trong bữa cơm thân mật do Đức Tân Giám mục khoản đãi.
@ Ngày hôm sau (07.01.1999), Phái đoàn của Đức Cha Phêrô được Đức Thánh Cha tiếp đón, an ủi, khích lệ và chúc lành.
@ Ngày 08.01.1999, Đức Tân Giám mục bay sang Hoa Kỳ để viếng thăm bà con thân nhân.
@ Ngày 21.01.1999, ngài trở về Việt Nam, chuẩn bị ra mắt giáo phận.
(Bài viết của Giáo phận Phú Cường).
*** Người biên soạn ghi chú thêm:
9 giờ 00 ngày 26.1.1999, tức sau khi lãnh chức Giám mục tròn 20 ngày, Đức Tân Giám mục Phêrô Trần Đình Tứ chính thức nhậm chức Giám mục Chánh tòa giáo phận Phú Cường trong thánh lễ Tạ ơn long trọng tại nhà thờ Chánh Tòa giáo phận Phú Cường...
SỐ 3
ĐÂU CHỈ LÀ KỶ NIỆM!
Thưa Đức Cha Phêrô kính mến, tất cả những diễn biến bên trên đã đi qua tròn 25 năm. Nghĩa là mọi sự cứ dần trôi xa. Thời gian cứ lớn lên theo tuổi Giám mục cũng như tuổi đời của Đức Cha.
Bây giờ nhìn lại những sự kiện mầu nhiệm do ơn Chúa của một phần tư thế kỷ, chúng con thấy quý biết bao nhiêu những khoảnh khắc lịch sử ấy.
Tìm lại tư liệu cũ và nhắc lại cả một dấu ấn lớn lao mà Thiên Chúa đã thể hiện nơi Đức Cha cho từng người chúng con, cho Giáo phận và Giáo Hội, chúng con không chỉ đơn giản là ôn lại kỷ niệm, không chỉ là làm sống lại lịch sử, nhưng quan trọng hơn, cần thiết hơn, ích lợi hơn, cao quí hơn, chúng con muốn cùng Đức Cha cảm tạ Thiên Chúa không phải chỉ bằng lời, mà bằng tấm lòng biết ơn Thiên Chúa vì những gì Người đã ban cho mỗi chúng con, qua sự hiện diện của Đức Cha, qua chính con người Đức Cha, dù khi còn lãnh đạo Giáo phận hay khi đã được nghỉ ngơi.
Những dấu mốc lịch sử cũng sẽ củng cố đức tin của chúng con. Vì hơn bất cứ điều gì đã và vẫn diễn ra trong đời sống nhân gian, những dấu mốc lịch sử thuộc về lãnh vực thánh được nhắc đến bên trên, rõ ràng là ân ban của Thiên Chúa, là sự sắp đặt nhiệm mầu của Thiên Chúa và là công trình thể hiện và ban phát tìnhyêu của Thiên Chúa.
Mỗi ngày đi qua, nếu không có những khoảnh khắc, không có những điểm dừng để nhìn lại, chắc chắn mọi sự chỉ là biến chuyển như bao biến chuyển của cuộc sống, cứ trôi, cứ trôi, mải miết trôi...
Nhưng cám ơn Chúa, chặng dừng của một phần tư thế kỷ trong thánh chức Giám mục của Đức Cha, khiến những ngày này, ngoài biết bao nhiêu tổ chức rộn ràng cho cuộc lễ, cho sự tiếp đón các khách quý xa gần, trong đạo, ngoài đời..., còn là cơ hội để chúng con nhìn lại, để thấy thật thẳm sâu và xác tín mạnh hơn, về phương diện con người, tất cả chúng ta đều tài hèn sức bé. Nhưng với Thiên Chúa, thì con người có bất toàn đến đâu, nếu Chúa muốn, đều có thể trở thành vĩ đại, mạnh mẽ, tươi sáng và tốt đẹp.
Một biến cố cần thiết để mỗi chúng con tích lũy thêm cho đức tin của mình, học nhiều hơn về những bài học giá trị của ơn thánh cho lý tưởng ơn gọi và sẽ càng nhìn nhận mãnh liệt hơn rằng: Chúa là Chủ của mọi trật tự. Chúa là chủ của mọi biến cố lịch sử. Chúa là chủ của mọi cuộc đời con người. Chúa là chủ của tất cả vinh quang và danh dự mà con người có được. Chúa là chủ của tất cả mọi vận mệnh trên toàn bộ cuộc đời. Chúa là chủ tất cả, và không có ai khác ngoài Chúa...
Chúng con không chỉ có nụ cười trên môi, không chỉ có những cái bắt tay trong ngày mừng Ngân khánh hồng phúc Giám mục của Đức Cha, không chỉ có những lời chúc mừng suông, không chỉ là một hộp quà hay một lẳng hoa để tạ mừng rồi hết...
Chúng con tin rằng, một khi mang theo trong tâm tư đời mình trọn vẹn dấu ấn lịch sử là chúng con đang thể hiện sự trân quý một cách mạnh mẽ, lòng biết ơn tuy âm thầm nhưng sâu lắng, tình yêu của bản thân tuy không thể hiện dữ dội nhưng luôn dâng trào, luôn thắm đầy đối với Đấng là Chủ Lịch Sử, Đấng có quyền năng thánh hóa mọi biến cố lịch sử của từng con người, của xã hội loài người và của toàn hội Thánh.
Không quên lịch sử, nhất là những mốc lịch sử của Giáo phận và Giáo Hội có liên quan đến Đức Cha, hoặc do chính Đức Cha trong tinh thần vâng phục Thánh ý mà góp phần làm nên, là chúng con cũng muốn dâng lên Đức Cha lòng quý mến và biết ơn của chúng con thay cho lời "cám ơn" mà chúng con có thể thốt ra trên môi miệng.
Chúng con cũng xác tín rằng, không chỉ nhắc đến góc lịch sử của một phần tư thế kỷ có liên quan đến Đức Cha, đúng hơn, mọi giây phút của lịch sử, nếu chúng con biết trân trọng, biết quí yêu, chắc chắn chúng con sẽ sống chết hết mình cho lý tưởng ơn gọi của mình, cho Giáo phận là Giáo Hội địa phương mà chúng con đang nhập cuộc từng ngày đây, cho sự trưởng thành ngày một hơn khi xả thân phục vụ Nước Chúa, phục vụ các linh hồn.
Đó là niềm ý thức, là những vang vọng, là sự chất chứa trong cõi hồn chúng con. Chúng con không muốn chỉ dâng lên Đức Cha những gì có thể thấy được, cầm nắm được. Bởi tin rằng, trên đời này, có những điều phi thể lý, những điều khó có thể đong đếm, luôn có những giá trị cao cả, những giá trị vượt thời gian, vượt cả tầm nhìn, thậm chí còn có thể vượt qua sự nhận biết.
Vì thế, chúng con muốn tìm lại những khoảnh khắc lịch sử, tuy không đầy đủ, tuy chỉ có thể xem là một trong những mảnh ghép, nhưng chúng con muốn có một món quà tinh thần nhất có thể, để kính dâng lên Đức Cha. Kính xin Đức Cha vui nhận tấm lòng sâu kín này. Xin Đức Cha ngày càng tận dụng thật nhiều ơn Chúa để có thể sống thêm với Giáo phận và với mỗi chúng con. Chúng con nguyện xin Chúa luôn đồng hành cùng Đức Cha để Đức Cha luôn bình an trong tâm hồn và mạnh mẽ nơi thể xác. Chúng con nguyện dâng lên Đức Cha lòng quý mến và biết ơn của chúng con. Xin Đức Cha cũng thêm lời cầu nguyện cho Giáo phận và cho mỗi chúng con trong các giờ kinh nguyện hằng ngày của Đức Cha.
Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG (biên soạn)
Xem Hình
Sau đây là hai bài tường thuật thánh lễ mừng Chúa Hiển Linh ngày 6.1.1999 do thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II chủ sự tại Đền thánh Phêrô. Trong thánh lễ đặc biệt này, thánh Gioan Phaolô II đã tấn phong Giám mục cho Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ cùng 8 vị Giám mục khác của nhiều quốc gia trên thế giới.
Trong bài này, chúng tôi chia là ba số:
- Số 1: Bài tường thuật của Cố Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tài, Nguyên Giám đốc Đài phát thanh Chân Lý Á Châu từ Philippines.
- Số 2: Bài tường thuật của Giáo phận Phú Cường.
- Số 3: Vài lời của người viết tri ân Đức Cha Phêrô.
Giờ đây, xin kính mời quý Độc giã cùng sống lại khung cảnh của lễ Hiển Linh - phong chức Giám mục của 25 năm về trước tại Đền thờ thánh Phêrô.
SỐ 1
TƯỜNG THUẬT THÁNH LỄ PHONG CHỨC GIÁM MỤC TRONG ĐỀN THỜ THÁNH PHÊRÔ NGÀY 6.1.1999
Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai Radio Veritas Asia.
Vatican - 06.01.1999 - Lúc 9 giờ Sáng thứ Tư mùng 6 tháng Giêng 1999, đúng ngày Lễ Hiển Linh, trong Ðền Thờ Thánh Phêrô, ĐTC (Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II - chú thích của người biên soạn) chủ sự thánh lễ trọng thể, và trong thánh lễ, ÐTC tôn phong 9 vị linh mục vừa được chọn làm Giám Mục. Hằng năm vào dịp Lễ Chúa Tỏ Mình cho các dân tộc, tức lễ Hiển Linh, ÐTC vẫn tôn phong một số vị được bổ nhiệm làm Giám Mục, nhằm đề cao tính cách hoàn vũ của sứ diệp Kitô gửi cho toàn thể nhân loại, được đại diện cách đây hai ngàn năm bởi Ba Vua, đến từ Ðông Phương, để thờ lạy Chúa Cứu Thế và Vua Hòa Bình.
Chính trong tính cách hoàn vũ này, các vị giám mục mới đến từ các quốc gia khác nhau: ba vị nguời Ý, hai vị người Tây Ban Nha, một vị người Pháp, một vị người Ái Nhĩ Lan, một vị người Ấn Ðộ và một vị người Việt Nam.
Chín vị giám mục mới giữ những chức vụ khác nhau:
- Bốn vị coi sóc giáo phận:
* (Chú thích của người biên soạn - Đức Cha) Cesare Mazzolari (Ý), giám mục giáo phận Rumbek, bên Sudan;
* (Đức Cha) Pierre Trần đình Tứ (Việt nam), giám mục giáo phận Phú Cường, Việt Nam;
* (Đức Cha) Raphael Cob Garcia (Tây Ban Nha), giám mục đại diện Tông Tòa coi sóc giáo phận Puvo, bên Ecuador;
* (Đức Cha) Mattew Moolakkattu (Ấn Ðộ, thuộc Dòng Bénédictin), Giám Mục Phụ Tá giáo phận Kottayam, bên Ấn Ðộ.
- Ba vị thuộc ngành ngoại giao:
* (Đức Cha) Alessandro D'Errico (Ý), sứ thần Tòa Thánh tại Pakistan;
* (Đức Cha) Salvatore Penacchio (Ý), sứ thần Tòa Thánh tại Rwanda;
* (Đức Cha) Alain Lebeaupin (Pháp), sứ thần Tòa Thánh tại Ecuador.
- Hai vị giữ chức vụ tại Giáo Triều:
* (Đức Cha) Diarmuid Martin (Ái Nhĩ Lan), thư ký Hội Ðồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình;
* (Đức Cha) José Luis Redrado Marchite (Tây Ban Nha, thuộc Dòng Thánh Gioan Thiên Chúa), thư ký Hội Ðồng Tòa Thánh về mục vụ nhân viên Y Tế.
Về phương diện tuổi tác: vị trẻ hơn cả năm nay 45 tuổi - vị cao niên nhất: 62 tuổi. Với 9 vị giám mục mới, con số các giám mục trên thế giới hiện nay là 4,492 vị, trong số này có 2,676 vị (tức hơn một nửa) do Ðức Gioan Phaolô II bổ nhiệm trong 20 năm làm Giáo Hoàng. Thực sự, ÐTC đã bổ nhiệm 2,859 vị, trong số này có 183 vị đã qua đời.
Trong Thánh Lễ Tấn Phong chín vị giám mục mới, Sau bài Phúc Âm nhắc lại biến cố Ba Vua từ Phương Ðông đến Giêrusalem, rồi Bêlem, để thờ lạy Chúa Hài Nhi mới sinh, thì ca đoàn cất hát bài Veni Creator, Spiritus, Cầu Xin Chúa Thánh Thần cho các vị sắp lãnh nhận trọn vẹn chức tư tế. Sau đó, trước khi tiến hành lễ nghi phong chức Giám Mục, ÐTC giảng về ý nghĩa của ngày lễ Hiển Linh cũng như về ý nghĩa của việc phong chức giám mục trong ngày lễ nầy. Kể từ khi lên kế vị thánh Phêrô trên ngai tòa Roma đến nay, ÐTC Gioan Phaolô II đã trực tiếp phong chức giám mục cho 277 vị giám mục; đó là không kể hàng ngàn vị giám mục đã được ngài bổ nhiệm trong vòng 20 năm qua.
ÐTC đã nhắn nhủ các vị sắp được phong chức giám mục như sau: "Cả anh em nữa, được tấn phong hôm nay đây, anh em được sai đi khắp thế giới, để kêu gọi các dân tộc của Trái đất này hợp thành một gia dình duy nhất".
ÐTC nhấn mạnh thêm rằng: Ánh sáng của Chúa Kitô chiếu dọi cho mọi người và mọi dân tộc, đang ước mong được gặp Thiên Chúa, cũng như chiếu dọi cho các Mục Ðồng và cho Ba Vua xưa kia. Nhắc lại lời của Thông Ðiệp Fides et Ratio, nói về mối liên kết giữa đức tin và lý trí: "Việc liên kết mật thiết giữa lý trí và đức tin, như hai cánh, nhờ đó tâm trí con người bay lên để chiêm ngưỡng chân lý", ÐTC quả quyết rằng Chúa Kitô, không những chỉ là ánh sáng soi đường của con người, nhưng còn là con đường cho con người "tiến thẳng về Thiên Chúa, nguồn mạch của sự sống". Chúa Kitô, đến trong thế gian để làm cho con người biết Chúa Cha, để giải thích cho con người rằng: "Có Thiên Chúa, để mạc khải cho con người khuôn mặt và danh thánh của Thiên Chúa". ÐTC nói: "Giáo Hội tiếp tục trong các thế kỷ sứ mệnh của Chúa mình: sự dấn thân thứ nhất của Giáo Hội là làm cho mọi người biết khuôn mặt của Chúa Cha, bằng việc phản chiếu ánh sáng của Chúa Kitô 'Lumen gentium' ánh sáng muôn dân, ánh sáng của Tình Yêu, của Chân Lý,của Hòa Bình. Vì thế, Thầy Chí Thánh đã sai các Tông Ðồ di khắp thế gian và ngày nay vẫn tiếp tục sai đi trong một Chúa Thánh Thần (sai đi) các giám mục, những người kế vị các Tông Ðồ". Cùng với sự sung mãn của chức linh mục, được lãnh nhận trong lễ nghi tấn phong Giám Mục, các Giám Mục do đó được gọi trở nên những thừa tác viên của việc mạc khải Thiên Chúa nơi con người.
Một cách đặc biệt, ÐTC nhắc đến tên của từng vị tân chức: các chư huynh Alessandro D`Errico, Salvatore Pennacchio và Alain Lebeaupin, được sai đi như những người đại diện Tòa Thánh tại Pakistan, Rwanda và Ecuador, tại đây các chư huynh sẽ là những chứng nhân của hiệp nhất và của hiêïp thông giữa các Giáo Hội địa phương với Tòa Thánh - Chư Huynh Cesare Mazzolari, giám mục Rumbek tại Sudan, "một dân tộc của miền đất này, từ nhiều năm chịu đau khổ mỗi ngày mỗi gia tăng, và đang chờ đợi một nền hòa bình bền bỉ, trong sự tôn trọng các quyền của mọi người, bắt đầu từ những nguời yếu hèn hơn hết". ÐTC ngỏ lời với Ðức Tân Giám Mục Phú Cường như sau: "Chư Huynh Phêrô Trần Ðình Tứ, chư huynh được gọi trở nên 'sứ giả của hy vọng' trong giáo phận Phú Cường, Việt Nam, giữa những anh chị em cùng đức tin, và đang bị thử thách bởi nhiều khó khăn" - Các chư huynh Diarmuid Martin và José Luis Redrado Marchite, sẽ tiếp tục công việc phục vụ quí giá trong Giáo Triều Roma, và hãy có trước mắt chân trời mênh mông của Giáo Hội. Chư huynh Rafael Cob Garcia, Giám Mục đại diện Tòa Thánh coi sóc giáo phận Puyo tại Ecuador và chư huynh Mattew Moolakkattu, Giám Mục Phụ Tá giáo phận Kottayam của các tín hữu thuộc lễ nghi Siro-Malabaresi, tại Ấn Ðộ. Hai vị này làm cho ÐTC nhớ lại Khóa Họp Thượng Hội Ðồng riêng về Châu Mỹ và Châu Á.
ÐTC mời gọi các vị tân Giám Mục đem đến khắp nơi, bằng lời giảng dạy và bằng việc làm, việc loan truyền vui mừng của Lễ Hiển Linh, trong đó Con Thiên Chúa đã mạc khải cho thế gian khuôn mặt của Chúa Cha, đầy tình thương nhân từ. Rồi ngài thêm: "Thế giới, nay ở trước ngưỡng cửa của Ngàn Năm thứ ba, hơn lúc nào hết, cần cảm nghiệm lòng nhân lành của Thiên Chúa, cần cảm thấy tình yêu thương của Thiên Chúa đối với mỗi một con người". "Có thể nói - vẫn lời của ÐTC - giữa ngàn năm thứ hai và thứ ba Giáo Hội được mời gọi mặc lấy ánh sáng của Chúa Kitô, để chiếu dọi như thành được xây cất trên đỉnh núi: Giáo Hội không thể giấu ẩn, bởi vì con người cần đón nhận sứ điệp của ánh sáng và của hy vọng và cần ca ngợi vinh danh Chúa Cha, Ðấng ngự trên trời. Ðây chính là bổn phận tông đồ và truyền giáo của tất cả các tín hữu, nhưng cách riêng của các Giám Mục, những kẻ được mời gọi đón nhận và đem đến cho người khác: Chúa Giêsu, hồng ân của Thiên Chúa cho thế gian".
Lễ nghi phong chức được khởi sự sau bài giảng của ÐTC. Tham dự thánh lễ tấn phong có nhiều Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục thuộc Giáo Triều Roma và các vị khác có liên lạc cách này cách khác với các tân chức. Riêng Ðức tân Giám Mục giáo phận Phú Cường, có Ðức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận, chủ tịch Hội Ðồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình và Ðức Cha Bùi Tuần, Giám Mục Long Xuyên từ Việt Nam đến, như thể đại diện cho các giám mục Việt Nam.
Cảm động hơn cả là lễ nghi phủ phục trong lúc hát Kinh Cầu các Thánh và lễ nghi đặt tay trên đầu các tân chức. Tiếp sau là lễ nghi trao Sách Phúc Âm, lễ nghi xức dầu và lễ nghi trao các phù hiệu Giám Mục: nhẫn, biểu hiệu của lòng trung thành - Mũ Giám Mục, biểu hiệu của sự thánh hiện đời sống - Gậy Giám Mục, biểu hiệu thừa tác vụ giám mục - Sách Phúc Âm, biệu hiểu việc rao giảng Lời Chúa, nhiệm vụ chính của Giám Mục. Sau đó, là lễ nghi chúc bình an của ÐTC và của các vị đàn anh trong Hàng Giám Mục cho các tân chức.
Lễ nghi phong chức kết thúc bằng việc "dẫn đưa các tân giám mục lên ngai tòa" bên cạnh ÐTC, trong khi đó cộng đoàn tín hữu vỗ tay chúc mừng thật dài. Các tân giám mục cùng đồng tế thánh lễ với ÐTC. Cuối lễ, trước khi ban phép lành, ca đoàn và cộng đoàn hân hoan hát kinh Te Deum, Tạ Ơn Thiên Chúa. Từ nay các ngài là những người kế vị các tông đồ và là những chủ chăn của dân Chúa.
Sau thánh lễ, Ðức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận, Ðức Cha Bùi Tuần, Giám Mục Long Xuyên, Ðức Ông Nguyễn Văn Phương, thuộc Bộ Truyền Giáo, Ðức Ông Nguyễn Văn Tốt, cố vấn Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Paris, anh chị em Liên Tu Sĩ Roma, các linh mục, nam nữ tu sĩ có liên lạc với Ðức tân Giám Mục và những thân nhân trong gia đình của ngài đến từ Hoa Kỳ, Pháp, Ðức... tụ họp tại Nhà Phát Diệm để dùng bữa cơm thân mật mừng Ðức tân Giám Mục giáo phận Phú Cường.
(Bài viết của Cố Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tài - Giám đốc đài phát thanh Chân Lý Á Châu).
SỐ 2
MỘT TƯỜNG THUẬT KHÁC TỪ QUÊ NHÀ
LỄ PHONG CHỨC GIÁM MỤC TẠI ĐỀN THÁNH PHÊRÔ
Ngày 6.1.1999, lễ Hiển Linh, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã chủ sự thánh lễ và tấn phong 9 vị Giám mục được bổ nhiệm thuộc 6 quốc gia. Trong đó có:
- 3 Tổng Giám mục (2 người Ý, 1 người Pháp) được bổ nhiệm làm sứ thần Tòa Thánh các nước;
- 2 Giám mục Chánh tòa (1 ở Soudan, 1 ở Việt Nam);
- 2 vị là Thư ký thuộc 2 Bộ tại Tòa Thánh;
- 1 vị là Giám Mục Phụ Tá Ấn Độ;
- 1 vị là Đại diện Tông tòa tại Equador.
Hai vị Phụ phong (trong nghi thức phong chức Giám mục) là Đức TGM (Tổng Giám mục - chú thích của người biên soạn) Giovanni Battista Re - Phụ tá Quốc vụ khanh Tòa Thánh; và Đức TGM Francesco Monterini - Tổng Thư ký Bộ Giám mục, Tổng Thư ký Hồng Y đoàn.
Tham dự thánh lễ có khoảng 30 Hồng Y, 80 Giám mục ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh, khá đông linh mục, tu sĩ và khoảng 10.000 giáo dân thuộc các phái đoàn từ các nơi tụ về. Riêng phái đoàn Việt Nam, có Đức Tổng Giám Mục Fx. Nguyễn Văn Thuận, Đức Cha J.B. Bùi Tuần, Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tốt, cha Đaminh Trần Xuân Thảo, cha Antôn Hà Văn Minh (đang học tại Franfurt, Đức), các Đức Ông, các linh mục, tu sĩ đang sống tại Rôma và khoảng 12 người bà con của Đức Cha Phêrô. Tất cả là gần 100 người.
Thánh lễ dược cử hành cách long trọng và sốt sắng. Trong bài Huấn từ, Đức Thánh Cha đã nhắn nhủ các vị Giám mục được bổ nhiệm:
"Cả Anh em nữa, những vị được tấn phong Giám mục hôm nay, Anh em được sai đi khắp thế giới để kêu gọi các dân tộc của trái đất này hợp thành một gia đình duy nhất...
Thầy Chí Thánh đã sai các Tông đồ đi khắp thế gian, và ngày nay vẫn tiếp tục sai đi. Cũng trong cùng một Chúa Thánh Thần, các Giám mục, những người kế vị các Tông đồ, với sự sung mãn của chức Giám mục nhận được trong lễ nghi tấn phong Giám mục, cũng được mời gọi trở nên những Thừa tác viên mạc khải Thiên Chúa cho con người".
Đặc biệt, Đức Thánh Cha ngỏ lời với từng vị Tân Giám mục và nhắc đến trách vụ đặc thù của mỗi vị. Riêng đối với Đức Tân Giám mục Phú Cường, ngài đã âu yếm căn dặn như sau: "Và Hiền Huynh Phêrô Trần Đình Tứ, Hiền Huynh được mời gọi trở nên 'Sứ giả của hy vọng' trong Giáo phận Phú Cường, Việt Nam, giữa những Anh chị em cùng đức tin, bị thử thách bởi nhiều khó khăn".
Giây phút quan trọng vẫn là lúc Đức Thánh Cha đọc lời tấn phong chức Giám mục cho các Tân chức. Và cử chỉ gây xúc động cũng như mang nhiều ý nghĩa, vẫn là lúc Đức Thánh Cha chúc bình an và trao phù hiệu Giám mục cho các Tân chức:
- Trao nhẫn Giám mục: biểu hiện của lòng trung thành.
- Trao mũ Giám mục: biểu hiện của sự thánh thiện.
- Trao gậy Giám mục: biểu hiện thừa tác vụ Giám mục.
- Và trao Sách Phúc âm: biểu hiện của việc rao giảng Lời Chúa, nhiệm vụ chính của Giám mục.
*** Gặp gỡ - Viếng thăm - Trở lại quê nhà:
@ Lễ xong, Liên Tu sĩ Rôma tổ chức chào mừng Đức Tân Giám mục tại Foyer Phát Diệm và liên hoan trong bữa cơm thân mật do Đức Tân Giám mục khoản đãi.
@ Ngày hôm sau (07.01.1999), Phái đoàn của Đức Cha Phêrô được Đức Thánh Cha tiếp đón, an ủi, khích lệ và chúc lành.
@ Ngày 08.01.1999, Đức Tân Giám mục bay sang Hoa Kỳ để viếng thăm bà con thân nhân.
@ Ngày 21.01.1999, ngài trở về Việt Nam, chuẩn bị ra mắt giáo phận.
(Bài viết của Giáo phận Phú Cường).
*** Người biên soạn ghi chú thêm:
9 giờ 00 ngày 26.1.1999, tức sau khi lãnh chức Giám mục tròn 20 ngày, Đức Tân Giám mục Phêrô Trần Đình Tứ chính thức nhậm chức Giám mục Chánh tòa giáo phận Phú Cường trong thánh lễ Tạ ơn long trọng tại nhà thờ Chánh Tòa giáo phận Phú Cường...
SỐ 3
ĐÂU CHỈ LÀ KỶ NIỆM!
Thưa Đức Cha Phêrô kính mến, tất cả những diễn biến bên trên đã đi qua tròn 25 năm. Nghĩa là mọi sự cứ dần trôi xa. Thời gian cứ lớn lên theo tuổi Giám mục cũng như tuổi đời của Đức Cha.
Bây giờ nhìn lại những sự kiện mầu nhiệm do ơn Chúa của một phần tư thế kỷ, chúng con thấy quý biết bao nhiêu những khoảnh khắc lịch sử ấy.
Tìm lại tư liệu cũ và nhắc lại cả một dấu ấn lớn lao mà Thiên Chúa đã thể hiện nơi Đức Cha cho từng người chúng con, cho Giáo phận và Giáo Hội, chúng con không chỉ đơn giản là ôn lại kỷ niệm, không chỉ là làm sống lại lịch sử, nhưng quan trọng hơn, cần thiết hơn, ích lợi hơn, cao quí hơn, chúng con muốn cùng Đức Cha cảm tạ Thiên Chúa không phải chỉ bằng lời, mà bằng tấm lòng biết ơn Thiên Chúa vì những gì Người đã ban cho mỗi chúng con, qua sự hiện diện của Đức Cha, qua chính con người Đức Cha, dù khi còn lãnh đạo Giáo phận hay khi đã được nghỉ ngơi.
Những dấu mốc lịch sử cũng sẽ củng cố đức tin của chúng con. Vì hơn bất cứ điều gì đã và vẫn diễn ra trong đời sống nhân gian, những dấu mốc lịch sử thuộc về lãnh vực thánh được nhắc đến bên trên, rõ ràng là ân ban của Thiên Chúa, là sự sắp đặt nhiệm mầu của Thiên Chúa và là công trình thể hiện và ban phát tìnhyêu của Thiên Chúa.
Mỗi ngày đi qua, nếu không có những khoảnh khắc, không có những điểm dừng để nhìn lại, chắc chắn mọi sự chỉ là biến chuyển như bao biến chuyển của cuộc sống, cứ trôi, cứ trôi, mải miết trôi...
Nhưng cám ơn Chúa, chặng dừng của một phần tư thế kỷ trong thánh chức Giám mục của Đức Cha, khiến những ngày này, ngoài biết bao nhiêu tổ chức rộn ràng cho cuộc lễ, cho sự tiếp đón các khách quý xa gần, trong đạo, ngoài đời..., còn là cơ hội để chúng con nhìn lại, để thấy thật thẳm sâu và xác tín mạnh hơn, về phương diện con người, tất cả chúng ta đều tài hèn sức bé. Nhưng với Thiên Chúa, thì con người có bất toàn đến đâu, nếu Chúa muốn, đều có thể trở thành vĩ đại, mạnh mẽ, tươi sáng và tốt đẹp.
Một biến cố cần thiết để mỗi chúng con tích lũy thêm cho đức tin của mình, học nhiều hơn về những bài học giá trị của ơn thánh cho lý tưởng ơn gọi và sẽ càng nhìn nhận mãnh liệt hơn rằng: Chúa là Chủ của mọi trật tự. Chúa là chủ của mọi biến cố lịch sử. Chúa là chủ của mọi cuộc đời con người. Chúa là chủ của tất cả vinh quang và danh dự mà con người có được. Chúa là chủ của tất cả mọi vận mệnh trên toàn bộ cuộc đời. Chúa là chủ tất cả, và không có ai khác ngoài Chúa...
Chúng con không chỉ có nụ cười trên môi, không chỉ có những cái bắt tay trong ngày mừng Ngân khánh hồng phúc Giám mục của Đức Cha, không chỉ có những lời chúc mừng suông, không chỉ là một hộp quà hay một lẳng hoa để tạ mừng rồi hết...
Chúng con tin rằng, một khi mang theo trong tâm tư đời mình trọn vẹn dấu ấn lịch sử là chúng con đang thể hiện sự trân quý một cách mạnh mẽ, lòng biết ơn tuy âm thầm nhưng sâu lắng, tình yêu của bản thân tuy không thể hiện dữ dội nhưng luôn dâng trào, luôn thắm đầy đối với Đấng là Chủ Lịch Sử, Đấng có quyền năng thánh hóa mọi biến cố lịch sử của từng con người, của xã hội loài người và của toàn hội Thánh.
Không quên lịch sử, nhất là những mốc lịch sử của Giáo phận và Giáo Hội có liên quan đến Đức Cha, hoặc do chính Đức Cha trong tinh thần vâng phục Thánh ý mà góp phần làm nên, là chúng con cũng muốn dâng lên Đức Cha lòng quý mến và biết ơn của chúng con thay cho lời "cám ơn" mà chúng con có thể thốt ra trên môi miệng.
Chúng con cũng xác tín rằng, không chỉ nhắc đến góc lịch sử của một phần tư thế kỷ có liên quan đến Đức Cha, đúng hơn, mọi giây phút của lịch sử, nếu chúng con biết trân trọng, biết quí yêu, chắc chắn chúng con sẽ sống chết hết mình cho lý tưởng ơn gọi của mình, cho Giáo phận là Giáo Hội địa phương mà chúng con đang nhập cuộc từng ngày đây, cho sự trưởng thành ngày một hơn khi xả thân phục vụ Nước Chúa, phục vụ các linh hồn.
Đó là niềm ý thức, là những vang vọng, là sự chất chứa trong cõi hồn chúng con. Chúng con không muốn chỉ dâng lên Đức Cha những gì có thể thấy được, cầm nắm được. Bởi tin rằng, trên đời này, có những điều phi thể lý, những điều khó có thể đong đếm, luôn có những giá trị cao cả, những giá trị vượt thời gian, vượt cả tầm nhìn, thậm chí còn có thể vượt qua sự nhận biết.
Vì thế, chúng con muốn tìm lại những khoảnh khắc lịch sử, tuy không đầy đủ, tuy chỉ có thể xem là một trong những mảnh ghép, nhưng chúng con muốn có một món quà tinh thần nhất có thể, để kính dâng lên Đức Cha. Kính xin Đức Cha vui nhận tấm lòng sâu kín này. Xin Đức Cha ngày càng tận dụng thật nhiều ơn Chúa để có thể sống thêm với Giáo phận và với mỗi chúng con. Chúng con nguyện xin Chúa luôn đồng hành cùng Đức Cha để Đức Cha luôn bình an trong tâm hồn và mạnh mẽ nơi thể xác. Chúng con nguyện dâng lên Đức Cha lòng quý mến và biết ơn của chúng con. Xin Đức Cha cũng thêm lời cầu nguyện cho Giáo phận và cho mỗi chúng con trong các giờ kinh nguyện hằng ngày của Đức Cha.
Lm JB NGUYỄN MINH HÙNG (biên soạn)
Church Documents
Thu Trinh News 12 Jan 2024
J.B. An Dang
20:26 11/01/2024
1. Quỹ thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng Âu Châu trước viễn tượng cuộc chiến với Nga
Một quan chức hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu đã đưa ra ý tưởng về quỹ trị giá 100 tỷ euro hay 110 tỷ Mỹ Kim để thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng Âu Châu trước cuộc chiến của Nga với Ukraine. Phát biểu tại Brussels hôm thứ Năm, Thierry Breton, ủy viên thị trường nội bộ của Liên Hiệp Âu Châu gọi đó là “tham vọng” và “tầm nhìn”, AFP đưa tin.
Ủy viên Pháp không đưa ra thông tin chi tiết về cách thức tài trợ cho quỹ tiềm năng và thừa nhận bất kỳ kế hoạch nào vẫn cần được tranh luận trong khối 27 quốc gia. Ông cho biết con số này là “đánh giá cá nhân của ông, điều mà tôi cho là cần thiết” để tăng đáng kể năng lực của ngành công nghiệp quốc phòng Âu Châu. Ông nói thêm rằng việc tăng cường khả năng tự trang bị vũ khí của Âu Châu là một “chủ đề quan trọng”.
Breton đã đưa ra một loạt sáng kiến quy mô nhỏ hơn nhằm tăng cường sản xuất đạn dược và các công ty quốc phòng của Liên Hiệp Âu Châu khi khối này gặp khó khăn trong việc trang bị vũ khí cho Kyiv và nạp đầy kho dự trữ của mình.
Ông khẳng định Liên Hiệp Âu Châu trước “tháng 3 và tháng 4” sẽ đạt được mục tiêu mà ông đặt ra là có khả năng sản xuất 1 triệu quả đạn pháo 155 ly mỗi năm.
2. Ukraine sẽ tổ chức cuộc đàm phán về công thức hòa bình lần thứ tư tại Davos vào hậu phương Chúa Nhật
Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ cho biết Thụy Sĩ và Ukraine sẽ tiếp đón khoảng 120 cố vấn an ninh quốc gia tới thị trấn nghỉ mát Davos của Thụy Sĩ vào hôm Chúa Nhật. Reuters đưa tin đây là cuộc họp mới nhất trong một loạt cuộc họp nhằm tập hợp sự ủng hộ cho kế hoạch hòa bình của Ukraine.
Đây là cuộc họp thứ tư thuộc loại này và là cuộc họp lớn nhất, sau các cuộc họp trước đó ở Copenhagen, Jeddah và gần đây nhất là ở Malta vào tháng 10. Nó dự kiến sẽ diễn ra trong thời gian Diễn đàn Kinh tế Thế giới, bắt đầu vào thứ Hai.
Các quan chức đã hy vọng cuộc họp ở Malta sẽ dẫn đến việc ấn định ngày tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu nhằm xây dựng một liên minh ủng hộ kế hoạch hòa bình 10 điểm của Ukraine, do Zelenskiy soạn thảo vào tháng 12 năm 2022. Tuy nhiên, các đồng chủ tịch đã giới hạn ở phạm vi đã đến lúc đưa ra tuyên bố chung đề cập đến cam kết của các bên tham gia về một nền hòa bình công bằng và lâu dài.
Đăng về cuộc họp trên X, Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ lưu ý rằng chương trình nghị sự là để các cố vấn an ninh quốc gia thảo luận về “các nguyên tắc của công thức hòa bình Ukraine cho một giải pháp lâu dài”. Nó sẽ được chủ trì bởi Ignazio Cassis, Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Sĩ và Andriy Yermak, nhà lãnh đạo văn phòng tổng thống Ukraine.
3. Bộ trưởng Hung Gia Lợi và Ukraine có thể gặp nhau vào cuối tháng này
Ngoại trưởng Hung Gia Lợi, Péter Szijjártó, cho biết ông có thể gặp người đồng cấp Ukraine vào ngày 29 Tháng Giêng.
Ông nói: “Tôi đã sẵn sàng và tôi tiếp tục dành ngày 29 Tháng Giêng cho cuộc họp này ở Uzhhorod.
Những cuộc gặp gỡ giữa quan chức cao cấp của hai nước rất hiếm khi xảy ra.
Szijjártó là ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu duy nhất thường xuyên tới Nga.
4. Tổng thống Estonia kêu gọi đầu tư quốc phòng lâu dài
Khi các nhà lãnh đạo Ukraine đến thăm Tallinn Thứ Năm, 11 Tháng Giêng, Tổng thống Estonia, Alar Karis, cho biết nước này “có cam kết lâu dài đóng góp 0,25% ngân sách quốc phòng trong giai đoạn 2024-2027 để cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine”.
Ông nói: “Hòa bình lâu dài đòi hỏi sự đầu tư lâu dài vào khả năng phòng thủ của chúng ta”.
Cần phải nâng cao năng lực của ngành công nghiệp quốc phòng Âu Châu, cung cấp cho Ukraine những gì nước này cần, không phải ngày mai mà là ngay hôm nay. Hành động kiên quyết của chúng ta phải ngăn chặn bất kỳ cuộc chiến tranh xâm lược nào nữa ở Âu Châu.
Ông nói tiếp rằng: “Chúng ta không nên đặt ra hạn chế nào đối với vũ khí mà chúng ta cung cấp cho Ukraine.”
“Lời kêu gọi của chúng tôi tới tất cả các đồng minh: chúng ta phải đóng góp nhiều hơn nữa cho quốc phòng. Nga và các chế độ độc tài khác đe dọa các giá trị và an ninh chung của chúng ta.”
“Nga không chỉ mong muốn chinh phục Ukraine. Với những kẻ độc tài khác, nó đã đưa ra một thách thức đối với thế giới dân chủ. Bằng cách sử dụng vũ khí mua được từ Bắc Hàn và các chủ thể nhà nước khác, Putin cũng đang đấu tranh với họ.
5. Điện Cẩm Linh cáo buộc Mỹ gây áp lực lên Âu Châu về việc tịch thu tài sản của Nga
Reuters đưa tin Mỹ đã bị Điện Cẩm Linh cáo buộc đang cố gắng gây áp lực lên các nước Âu Châu ủng hộ việc tịch thu tài sản bị đóng băng của Nga để tài trợ cho việc tái thiết Ukraine.
Trong bình luận với hãng tin RIA, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết: “Mỹ đang cố gắng gây áp lực lên người Âu Châu. Có một tình huống rất nghịch lý ở đây vì phần lớn tài sản của chúng tôi nằm ở Âu Châu chứ không phải ở Mỹ Châu.”
Peskov đang trả lời một báo cáo của Bloomberg được công bố hôm thứ Tư cho rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ, Tổng thống Joe Biden, đang ủng hộ luật cho phép họ tịch thu một số tài sản bị đóng băng của Nga để giúp chi trả cho việc tái thiết Ukraine.
Mỹ và các đồng minh đã cấm giao dịch với ngân hàng trung ương và bộ tài chính Nga, phong tỏa khoảng 300 tỷ Mỹ Kim tài sản có chủ quyền của Nga ở phương Tây. Động thái này diễn ra sau khi Putin đưa quân vào Ukraine vào tháng 2/2022.
Peskov trước đó đã nói rằng Mạc Tư Khoa có một danh sách các tài sản của Mỹ, Âu Châu và các nước khác sẽ bị tịch thu nếu các nước phương Tây thúc đẩy kế hoạch tịch thu tài sản của Nga.
Một quan chức hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu đã đưa ra ý tưởng về quỹ trị giá 100 tỷ euro hay 110 tỷ Mỹ Kim để thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng Âu Châu trước cuộc chiến của Nga với Ukraine. Phát biểu tại Brussels hôm thứ Năm, Thierry Breton, ủy viên thị trường nội bộ của Liên Hiệp Âu Châu gọi đó là “tham vọng” và “tầm nhìn”, AFP đưa tin.
Ủy viên Pháp không đưa ra thông tin chi tiết về cách thức tài trợ cho quỹ tiềm năng và thừa nhận bất kỳ kế hoạch nào vẫn cần được tranh luận trong khối 27 quốc gia. Ông cho biết con số này là “đánh giá cá nhân của ông, điều mà tôi cho là cần thiết” để tăng đáng kể năng lực của ngành công nghiệp quốc phòng Âu Châu. Ông nói thêm rằng việc tăng cường khả năng tự trang bị vũ khí của Âu Châu là một “chủ đề quan trọng”.
Breton đã đưa ra một loạt sáng kiến quy mô nhỏ hơn nhằm tăng cường sản xuất đạn dược và các công ty quốc phòng của Liên Hiệp Âu Châu khi khối này gặp khó khăn trong việc trang bị vũ khí cho Kyiv và nạp đầy kho dự trữ của mình.
Ông khẳng định Liên Hiệp Âu Châu trước “tháng 3 và tháng 4” sẽ đạt được mục tiêu mà ông đặt ra là có khả năng sản xuất 1 triệu quả đạn pháo 155 ly mỗi năm.
2. Ukraine sẽ tổ chức cuộc đàm phán về công thức hòa bình lần thứ tư tại Davos vào hậu phương Chúa Nhật
Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ cho biết Thụy Sĩ và Ukraine sẽ tiếp đón khoảng 120 cố vấn an ninh quốc gia tới thị trấn nghỉ mát Davos của Thụy Sĩ vào hôm Chúa Nhật. Reuters đưa tin đây là cuộc họp mới nhất trong một loạt cuộc họp nhằm tập hợp sự ủng hộ cho kế hoạch hòa bình của Ukraine.
Đây là cuộc họp thứ tư thuộc loại này và là cuộc họp lớn nhất, sau các cuộc họp trước đó ở Copenhagen, Jeddah và gần đây nhất là ở Malta vào tháng 10. Nó dự kiến sẽ diễn ra trong thời gian Diễn đàn Kinh tế Thế giới, bắt đầu vào thứ Hai.
Các quan chức đã hy vọng cuộc họp ở Malta sẽ dẫn đến việc ấn định ngày tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu nhằm xây dựng một liên minh ủng hộ kế hoạch hòa bình 10 điểm của Ukraine, do Zelenskiy soạn thảo vào tháng 12 năm 2022. Tuy nhiên, các đồng chủ tịch đã giới hạn ở phạm vi đã đến lúc đưa ra tuyên bố chung đề cập đến cam kết của các bên tham gia về một nền hòa bình công bằng và lâu dài.
Đăng về cuộc họp trên X, Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ lưu ý rằng chương trình nghị sự là để các cố vấn an ninh quốc gia thảo luận về “các nguyên tắc của công thức hòa bình Ukraine cho một giải pháp lâu dài”. Nó sẽ được chủ trì bởi Ignazio Cassis, Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Sĩ và Andriy Yermak, nhà lãnh đạo văn phòng tổng thống Ukraine.
3. Bộ trưởng Hung Gia Lợi và Ukraine có thể gặp nhau vào cuối tháng này
Ngoại trưởng Hung Gia Lợi, Péter Szijjártó, cho biết ông có thể gặp người đồng cấp Ukraine vào ngày 29 Tháng Giêng.
Ông nói: “Tôi đã sẵn sàng và tôi tiếp tục dành ngày 29 Tháng Giêng cho cuộc họp này ở Uzhhorod.
Những cuộc gặp gỡ giữa quan chức cao cấp của hai nước rất hiếm khi xảy ra.
Szijjártó là ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu duy nhất thường xuyên tới Nga.
4. Tổng thống Estonia kêu gọi đầu tư quốc phòng lâu dài
Khi các nhà lãnh đạo Ukraine đến thăm Tallinn Thứ Năm, 11 Tháng Giêng, Tổng thống Estonia, Alar Karis, cho biết nước này “có cam kết lâu dài đóng góp 0,25% ngân sách quốc phòng trong giai đoạn 2024-2027 để cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine”.
Ông nói: “Hòa bình lâu dài đòi hỏi sự đầu tư lâu dài vào khả năng phòng thủ của chúng ta”.
Cần phải nâng cao năng lực của ngành công nghiệp quốc phòng Âu Châu, cung cấp cho Ukraine những gì nước này cần, không phải ngày mai mà là ngay hôm nay. Hành động kiên quyết của chúng ta phải ngăn chặn bất kỳ cuộc chiến tranh xâm lược nào nữa ở Âu Châu.
Ông nói tiếp rằng: “Chúng ta không nên đặt ra hạn chế nào đối với vũ khí mà chúng ta cung cấp cho Ukraine.”
“Lời kêu gọi của chúng tôi tới tất cả các đồng minh: chúng ta phải đóng góp nhiều hơn nữa cho quốc phòng. Nga và các chế độ độc tài khác đe dọa các giá trị và an ninh chung của chúng ta.”
“Nga không chỉ mong muốn chinh phục Ukraine. Với những kẻ độc tài khác, nó đã đưa ra một thách thức đối với thế giới dân chủ. Bằng cách sử dụng vũ khí mua được từ Bắc Hàn và các chủ thể nhà nước khác, Putin cũng đang đấu tranh với họ.
5. Điện Cẩm Linh cáo buộc Mỹ gây áp lực lên Âu Châu về việc tịch thu tài sản của Nga
Reuters đưa tin Mỹ đã bị Điện Cẩm Linh cáo buộc đang cố gắng gây áp lực lên các nước Âu Châu ủng hộ việc tịch thu tài sản bị đóng băng của Nga để tài trợ cho việc tái thiết Ukraine.
Trong bình luận với hãng tin RIA, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết: “Mỹ đang cố gắng gây áp lực lên người Âu Châu. Có một tình huống rất nghịch lý ở đây vì phần lớn tài sản của chúng tôi nằm ở Âu Châu chứ không phải ở Mỹ Châu.”
Peskov đang trả lời một báo cáo của Bloomberg được công bố hôm thứ Tư cho rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ, Tổng thống Joe Biden, đang ủng hộ luật cho phép họ tịch thu một số tài sản bị đóng băng của Nga để giúp chi trả cho việc tái thiết Ukraine.
Mỹ và các đồng minh đã cấm giao dịch với ngân hàng trung ương và bộ tài chính Nga, phong tỏa khoảng 300 tỷ Mỹ Kim tài sản có chủ quyền của Nga ở phương Tây. Động thái này diễn ra sau khi Putin đưa quân vào Ukraine vào tháng 2/2022.
Peskov trước đó đã nói rằng Mạc Tư Khoa có một danh sách các tài sản của Mỹ, Âu Châu và các nước khác sẽ bị tịch thu nếu các nước phương Tây thúc đẩy kế hoạch tịch thu tài sản của Nga.
VietCatholic TV
Putin tê tái: 26 FSB tử trận khi truy nã 2 biệt kích Ukraine đầu độc 46 lính Nga. Lý do thả bom nhầm
VietCatholic Media
03:39 11/01/2024
1. Nga truy nã gay gắt những gián điệp đã đầu độc 46 binh sĩ Nga đang chạy trốn ở Crimea
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Saboteurs Who Poisoned 46 Russian Soldiers on the Run in Crimea: Report”, nghĩa là “báo cáo cho biết những gián điệp đã đầu độc 46 binh sĩ Nga đang chạy trốn ở Crimea.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Theo một báo cáo địa phương, những gián điệp Ukraine được cho là đã đầu độc 46 binh sĩ Nga và giết chết thêm hàng chục binh sĩ Nga khác đang chạy trốn ở vùng Crimea bị sáp nhập.
“ Ở Crimea, họ đã cố gắng bắt giữ những kẻ phá hoại đã đầu độc hơn 40 quân nhân của chúng tôi. Những tên tội phạm đã giết chết các viên chức FSB và biến mất”, kênh Telegram của Nga Snuffbox đưa tin hôm thứ Tư.
Kyiv ám chỉ vào tháng 5 năm 2023 rằng các vụ phá hoại sẽ gia tăng cường độ. Đã có nhiều cuộc tấn công trên đất Nga và các âm mưu ám sát trong suốt cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine của Tổng thống Vladimir Putin mà ông phát động vào tháng 2 năm 2022. Điện Cẩm Linh đã đổ lỗi phần lớn các vụ việc này cho “những kẻ phá hoại”—là những cá nhân được cho là đã thực hiện theo lệnh từ Ukraine
Diễn biến mới nhất xảy ra sau khi một nhóm du kích tự xưng là “Những chú hải âu chiến đấu Crimea” cho biết như trên vào đầu tháng 12 năm 2023 rằng nhóm này đã đầu độc giết chết 24 binh sĩ Nga và khiến 11 người khác phải vào bệnh viện sau khi cho họ ăn thức ăn và đồ uống bị nhiễm độc ở Simferopol, Crimea.
Putin sáp nhập bán đảo Hắc Hải vào năm 2014.
Vào cuối tháng 12, kênh Snuffbox của Điện Cẩm Linh đưa tin hai “kẻ phá hoại trẻ tuổi” đã đầu độc thêm nhiều binh sĩ ở Bakhchisarai, Crimea bằng bánh nướng và bia chứa liều lượng lớn thạch tín, thuốc diệt chuột và “một loại chất độc không rõ nguồn gốc mà các chuyên gia đang nghiên cứu”. Vụ việc được cho là đã khiến 22 người thiệt mạng và 14 người khác phải vào bệnh viện.
Tổng cộng đã có 46 binh sĩ Nga bị giết và 25 người khác phải nằm bệnh viện
Kênh này dẫn các nguồn tin giấu tên trong Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, và cảnh sát địa phương hôm thứ Tư cho biết “hai kẻ phá hoại trẻ tuổi trước đây đã đầu độc quân đội của chúng tôi ở Simferopol và Bakhchisarai” đã được tìm thấy tại một nhà riêng ở Yalta.
“Khi lực lượng an ninh ập đến các nghi phạm đã chống cự quyết liệt, sát hại 26 tay súng; Thật không may, không thể bắt giữ chúng. Hai tên đó đã tẩu thoát”, kênh Snuffbox của Điện Cẩm Linh cho biết.
“Những kẻ phá hoại hóa ra được trang bị vũ khí tốt và (chúng tôi không mong đợi điều này!) Chúng đã chuẩn bị kỹ lưỡng. Ngoài ra, ai đó có thể đã cảnh báo cho chúng về cuộc hành quân của chúng tôi”, nguồn tin FSB của kênh này cho biết. “Ngay khi lực lượng đặc biệt đến bắt họ, họ đã nổ súng Từ súng lục và vũ khí tự động. Chúng tôi chỉ bắn được vài phát để đáp trả. 26 binh sĩ của FSB tử trận tại hiện trường.”
Nguồn tin cho biết thêm: “Bọn tội phạm đã bỏ trốn khỏi hiện trường trên một chiếc xe hơi. Họ bỏ xe ở ngoại ô Yalta. Chúng tôi không biết những kẻ phá hoại hiện đang ở đâu.”
Kênh Snuffbox cho biết các quân nhân đồn trú ở Crimea đã được yêu cầu không nhận đồ ăn hoặc đồ uống từ người lạ “để tránh những vụ ngộ độc mới”.
2. Zelenskiy nói rằng Nga 'có thể bị ngăn chặn' khi ông phát biểu ở Lithuania
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã đến Vilnius, Lithuania. Chuyến thăm bất ngờ tới quốc gia thành viên NATO vùng Baltic sẽ chứng kiến Zelenskiy tới Tallinn và Riga sau Vilnius.
“Chúng tôi đã chứng minh rằng Nga có thể bị ngăn chặn. Bây giờ chúng ta cần chứng minh rằng chúng ta có khả năng giành được một nền hòa bình công bằng,” ông Zelenskiy nói tại một cuộc họp báo ở Vilnius.
Ông cũng bình luận về tầm quan trọng của việc Ukraine và Lithuania hợp tác cùng nhau, nói rằng điều đó là cần thiết để hai nước “không trở thành con tin về mặt địa lý và sẽ không cho phép Nga phá hủy tư cách nhà nước của chúng tôi và các bạn”.
“Cùng nhau, chúng ta phải xác định những quyết định nào sẽ mang lại cho chúng ta trong năm nay. Đây phải là những quyết định có lợi cho sự tự do của chúng ta”, ông nói.
Ông bày tỏ mong muốn được thấy những hành động tích cực đối với việc Ukraine trở thành thành viên NATO tại hội nghị thượng đỉnh NATO năm nay, đồng thời nói thêm rằng năm 2024 sẽ có ý nghĩa quyết định đối với Ukraine và các đồng minh của nước này. Phát biểu về hệ thống phòng không hiện đại, ông gọi đây là nhu cầu lớn nhất của đất nước mình.
3. Zelenskiy cảnh báo sự do dự của phương Tây về viện trợ cho Ukraine giúp Putin
Sự do dự của phương Tây về viện trợ cho Ukraine giúp ích cho Putin, Zelenskiy nói. Tổng thống Ukraine hiện đang thăm Vilnius, một trong những đồng minh trung thành nhất của Kyiv và bình luận của ông được đưa ra tại cuộc họp báo với người đồng cấp Lithuania Gitanas Nauseda.
AFP đưa tin rằng Tổng thống Zelenskiy cảnh báo rằng bất kỳ sự chậm trễ nào trong viện trợ của phương Tây cho Kyiv đã khuyến khích Điện Cẩm Linh sau gần hai năm kể từ cuộc xâm lược của Nga. Anh ta nói:
Putin sẽ không dừng lại. Ông ta muốn chiếm hữu chúng tôi hoàn toàn. Và đôi khi, sự bất an của các đối tác liên quan đến viện trợ tài chính và quân sự cho Ukraine chỉ làm tăng thêm lòng dũng cảm và sức mạnh của Nga.
Ngoài ra, Zelenskiy nói rằng Putin sẽ không dừng lại ở Ukraine mà sẽ tấn công các nước láng giềng khác trừ khi các đồng minh hợp lực để ngăn chặn ông ta:
Putin sẽ không kết thúc cuộc chiến này cho đến khi tất cả chúng ta cùng nhau kết liễu ông ấy. Chúng ta phải hiểu rằng Lithuania, Latvia, Estonia, Moldova có thể là nạn nhân tiếp theo nếu Ukraine không chống lại được Nga.
Bình luận của ông được đưa ra khi Ukraine phải đối mặt với các cuộc tấn công trên không mới từ Nga, khiến phải yêu cầu hỗ trợ nhiều hơn cho Kyiv, nơi mà Zelenskiy nói là “vô cùng thiếu” các hệ thống phòng không hiện đại. Ông nói thêm: “Hệ thống phòng không là thứ số một mà chúng tôi còn thiếu”.
Zelenskiy cho biết, trong những ngày gần đây, Nga đã tấn công Ukraine với tổng cộng 500 thiết bị – 70% trong số này đã bị phá hủy. Chuyến đi chính thức đầu tiên của tổng thống Ukraine vào năm 2024 sẽ tới Lithuania, Estonia và Latvia, tất cả đều là các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và hiện là thành viên Liên Hiệp Âu Châu và NATO.
4. Tình Báo Vương Quốc Anh nhận định về lý do không quân Nga thả bom nhầm
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “'Crew Fatigue', 'Inadequate Training' Behind Russia's Air Bomb Accidents—UK”, nghĩa là “Vương Quốc Anh nhận định rằng 'Phi hành đoàn mệt mỏi', 'Đào tạo không đầy đủ' là những lý do đằng sau các tai nạn ném bom nhầm ở Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Các quan chức quốc phòng Anh cho biết, việc thiếu đào tạo và mệt mỏi là nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn ném bom gần đây của phi công Nga.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, vụ tai nạn mới nhất xảy ra vào ngày 2 Tháng Giêng khi một chiến đấu cơ của Nga bay qua Petropavlovka, một thị trấn ở vùng Voronezh, phía nam Mạc Tư Khoa, đã “thả khẩn cấp” khối lượng chất nổ, làm hư hại 9 khu dân cư, may mắn không có ai thiệt mạng hoặc bị thương trong vụ việc.
Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy hậu quả của vụ nổ, bao gồm một miệng núi lửa lớn, các tòa nhà bị phá hủy và các mảnh vụn vương vãi. Thống đốc khu vực Alexander Gusev cho biết một số cư dân đã phải chuyển đến các cơ sở nhà ở tạm thời và những người bị ảnh hưởng sẽ được bồi thường.
Trong bản cập nhật hôm thứ Tư, Bộ Quốc phòng Anh đã đưa ra lời giải thích về hàng loạt vụ tai nạn. “Xu hướng tai nạn đạn dược liên tục của Nga có thể trở nên trầm trọng hơn do đào tạo không đầy đủ và sự mệt mỏi của phi hành đoàn, dẫn đến việc thực hiện chiến thuật kém trong các nhiệm vụ”, tổ chức này cho biết.
Sáu ngày sau sự việc “thả khẩn cấp”, một quả đạn không dẫn đường FAB-250 đã được phóng qua làng Rubizhne ở vùng Luhansk của Ukraine bị tạm chiếm. Nhà lãnh đạo Luhansk do Điện Cẩm Linh bổ nhiệm, Leonid Pasechnik, nói trên Telegram rằng không có ai bị thương trong sự việc hôm thứ Hai xảy ra trong các hoạt động chiến đấu.
Các lực lượng Nga đã phải đối mặt với những rủi ro khác vào năm 2023, chẳng hạn như khi hỏa lực thiện chiến bắn hạ một trong những chiến đấu cơ Su-35 quý giá của Mạc Tư Khoa vào cuối tháng 9 gần Tokmak, một thành phố ở Ukraine bị tạm chiếm gần tiền tuyến ở vùng Zaporizhzhia.
Vào ngày 20 tháng 4 năm 2023, một chiếc Su-34 đã vô tình ném bom thành phố biên giới Belgorod, để lại một miệng núi lửa rộng 60 feet mặc dù Thống đốc Vyacheslav Gladkov cho biết không có ai thiệt mạng trong vụ việc làm hư hại các tòa nhà.
Hãng thông tấn nhà nước Nga Tass hôm thứ Tư đưa tin rằng gã khổng lồ quốc phòng thuộc sở hữu nhà nước Rostec sẽ bắt đầu sản xuất một loại bom lượn mới “Drel”, được thiết kế để thả máy bay phản lực ở khoảng cách an toàn tới mục tiêu.
Cơ quan này cho biết, những quả bom này sử dụng đường dẫn dẫn đường để vận chuyển trọng tải mà các nhà phân tích phương Tây coi là bom chùm.
Theo các nhà phân tích được Reuters trích dẫn, bom Drel có thể được sử dụng để chống lại xe thiết giáp, cơ sở mặt đất, hệ thống phòng không và có thể chống lại sự gây nhiễu hoặc bị radar phát hiện.
Vào tháng 12, Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, báo cáo rằng Nga đã giảm hoạt động hàng không và ném bom lượn sau khi quân đội Ukraine bắn hạ 3 chiến binh-ném bom Su-34 của Nga.
5. NATO đạt được mục tiêu về trang thiết bị chính
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “NATO Hits Major Equipment Target”, nghĩa là “NATO đạt được mục tiêu về trang thiết bị chính.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Liên minh quân sự đông dân và hùng mạnh nhất thế giới đã lặng lẽ ăn mừng đạt được các mục tiêu về chi tiêu quan trọng trong năm nay, trong bối cảnh tái sinh đau đớn trước chủ nghĩa đế quốc Nga đang trỗi dậy ở Âu Châu.
Cuộc xâm lược toàn diện của Mạc Tư Khoa vào Ukraine - cuộc xâm lược nước láng giềng lần thứ ba trong 15 năm - cho thấy NATO hầu như sẵn sàng nhưng phần lớn không chuẩn bị để hỗ trợ Kyiv trong cuộc chiến sinh tồn. Liên minh 74 tuổi đã không tan rã như Vladimir Putin hy vọng, nhưng cũng chưa huy động được như Tổng thống Volodymyr Zelenskiy mong muốn.
Sự phản đối gay gắt về kỷ nguyên “chết não” của liên minh - như được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mô tả vào năm 2019 - nói chung là ở phía sau.
Giờ đây, NATO phải thực hiện lời thề ủng hộ Ukraine và xoay trục để gặp một Điện Cẩm Linh không bị ràng buộc. Quá trình chuyển đổi như vậy diễn ra chậm và tốn kém.
Các nhà lãnh đạo đồng minh đã đồng thanh về hai mục tiêu chi tiêu chính trong 10 năm tại hội nghị thượng đỉnh xứ Wales vào tháng 9 năm 2014. Họ cho biết đến năm 2024, các thành viên sẽ “tiến tới” hoặc vượt quá mức chi 2% GDP cho quân đội của họ, đồng thời cam kết 20% chi tiêu quốc phòng hàng năm cho các thiết bị mới và hoạt động nghiên cứu và phát triển có liên quan.
Khi thời hạn đến gần, bức tranh trở nên hỗn hợp. Phần lớn các quốc gia NATO vẫn chưa đạt đến ngưỡng 2%, khiến những nước đã đạt được điều đó phải thất vọng. NATO ước tính tính đến tháng 7 năm 2023, tất cả 31 quốc gia thành viên đã vượt mục tiêu chi tiêu 20%; dường như là một chiến thắng lớn cho một khối vốn thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các tranh chấp về chi tiêu.
Newsweek đã liên hệ với NATO qua email để yêu cầu bình luận.
Fabrice Pothier, cựu giám đốc hoạch định chính sách của NATO, nói với Newsweek: “Nếu bạn xem xét các mục tiêu đó theo cách kỹ thuật thì 20% cũng quan trọng như 2%. “Vấn đề không phải là bạn chi bao nhiêu, mà là bạn tiêu vào đâu.”
“Như cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã cho thấy, chúng ta thực sự cần phải bắt kịp một số công nghệ nhất định, bao gồm tác chiến điện tử, phòng không và nhiều công nghệ khác. Vì vậy, từ quan điểm kỹ thuật phòng thủ thuần túy, 20% là một vấn đề lớn.”
“Không chỉ là mua sẵn mà còn là đổi mới, hiện đại hóa và giữ vững lợi thế, bao gồm cả việc áp dụng các công nghệ mới nổi như Trí Tuệ Nhân Tạo.”
Thiết bị của NATO đã chứng minh được lợi thế của mình so với công nghệ của Nga ở Ukraine. Ngay cả những vũ khí cũ của liên minh cũng đang bị lực lượng của Kyiv sử dụng để gây ra tác động tàn phá. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Ukraine và NATO đã nói rõ rằng vũ khí và đạn dược của phương Tây quá ít và đến quá chậm.
Liên minh cần hồi sinh một cơ sở công nghiệp quân sự đã bị suy yếu bởi cái gọi là “cổ phần hòa bình” của thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, và bởi nhiều thập kỷ xung đột chống nổi dậy, cường độ thấp thống trị hai thập kỷ đầu của thế kỷ 21.
James Rogers, đồng sáng lập và giám đốc nghiên cứu tại Hội đồng cố vấn địa chiến lược của Vương quốc Anh, nói với Newsweek: “Thật tốt khi tất cả các đồng minh hiện đang đạt được mục tiêu đó”. “Điều đó có nghĩa là ngày càng có nhiều phần chi tiêu quân sự không được chi cho những thứ như nhân sự, lương hưu và tất cả những thứ tương tự. “
Rogers nói thêm: “Điều này rất tốt để kích thích cơ sở công nghiệp quốc phòng trong khu vực Euro-Atlantic và hơn thế nữa”. “Các quốc gia như Ba Lan đang mua một lượng lớn thiết bị quân sự mới của họ từ các quốc gia như Nam Hàn và điều này nói chung là tốt cho các kết nối xuyên khu vực Đại Tây Dương-Thái Bình Dương.”
Nhưng ngay cả trong bối cảnh thành công, vẫn còn đó những câu hỏi hóc búa. “Bạn đặt 20% này ở đâu?” Pothier hỏi. “Bạn có đặt nó vào việc phát triển một số công nghệ phát triển ở Âu Châu như phòng không hay không? Đây là điều người Pháp muốn làm, để lấp đầy một trong những lỗ hổng lớn nhất trong hộp công cụ quốc phòng của NATO và đặc biệt là Âu Châu.”
“Hay bạn thiên về công nghệ hiện có như hệ thống Patriot của Mỹ và hệ thống của Israel, đó là những gì Đức đang đề xuất?”
Ông nói thêm: “Những cuộc tranh luận này, có thể khá mang tính kỹ thuật, nhưng cũng có thể trở nên rất chính trị”. “Nếu hai cường quốc quân sự chính của Âu Châu đi theo những hướng khác nhau về nơi họ muốn đầu tư tiền, thì bạn sẽ không xây dựng được cơ sở công nghiệp quốc phòng cho một số công nghệ nhất định—như hệ thống phòng không—sẽ đủ mạnh để thực sự tạo ra loại sản xuất hàng loạt mà bạn cần.”
Trong trường hợp như vậy, các cường quốc NATO chính của Âu Châu sẽ bị “phân tán” do phụ thuộc vào các công nghệ khác nhau, Pothier nói.
Sẽ cần nhiều mục tiêu hơn. Ở sườn phía đông của NATO, các nhà lãnh đạo đang vận động chi tiêu nhiều hơn. Thủ tướng Estonia Kaja Kallas nói với Newsweek hồi tháng 5: “Chúng ta đang ở trong một thực tế an ninh mới và mọi người đều phải đóng góp phần mình”, đồng thời cam kết quốc gia vùng Baltic nhỏ bé của mình sẽ chi ít nhất 3% GDP cho quân đội.
Kỷ nguyên mới của NATO có thể vẫn cần được củng cố bằng các mục tiêu chi tiêu mới.
Rogers cho biết: “Những cam kết chi tiêu này đã được thống nhất vào năm 2014, đây là thời điểm ổn định hơn nhiều so với thời điểm hiện tại”. “Môi trường chiến lược đã xấu đi đáng kể kể từ đó.”
6. Chính quyền Lithuania phê duyệt 200 triệu euro hỗ trợ quân sự cho Ukraine
Gói hỗ trợ quân sự dài hạn trị giá 200 triệu euro cho Ukraine đã được chính phủ Lithuania phê duyệt. Kế hoạch gửi đạn dược, máy phát điện và hệ thống nổ cho Ukraine vào Tháng Giêng, cùng với xe thiết giáp chở quân M577 vào tháng 2, đã được Tổng thống Lithuania Gitanas Nausėda công bố trong cuộc họp báo chung ở Vilnius hôm thứ Tư với Tổng thống Zelenskiy.
Tổng thống Nausėda nói: “Chúng tôi tiếp tục hỗ trợ những người Ukraine dũng cảm trong cuộc chiến của họ bằng mọi cách: quân sự, kinh tế và chính trị”.
7. Zelenskiy cho biết ngành công nghiệp quốc phòng Nga có dấu hiệu chậm lại rõ ràng
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối thứ Tư 10 tháng Giêng, cho biết ngành công nghiệp quốc phòng Nga dường như đang chậm lại. “Có những dấu hiệu rõ ràng về sự chậm lại trong ngành công nghiệp quốc phòng của Nga”, ông Zelenskiy nói. “Nhưng để kết quả trừng phạt đạt 100% thì các kẽ hở của lệnh trừng phạt cũng phải bị chặn 100%”.
Tổng thống Zelenskiy đưa ra lập trường trên trong bối cảnh các quan chức Nga cho biết việc sản xuất thiết bị quân sự đã được đẩy mạnh. Sergei Chemezov, nhà lãnh đạo tập đoàn quốc phòng nhà nước Rostec, nói với Vladimir Putin vào tháng trước rằng việc sản xuất nhiều mặt hàng thiết bị cơ bản đã tăng đáng kể trong hai năm qua.
Chemezov cho biết sản xuất vũ khí nhỏ và đạn pháo đã tăng gấp 50 lần, sản xuất xe thiết giáp hạng nhẹ tăng gấp 5,5 lần và xe tăng tăng gấp 7 lần.
Trong bài phát biểu của mình, ông Zelenskiy cho biết cuộc họp giữa các chỉ huy Ukraine và các quan chức cấp bộ đã xem xét việc cung cấp vũ khí và thúc đẩy sản xuất trong nước. Ông nói, hậu cần “phải được tăng tốc”.
Những người tham gia thảo luận về phòng không – thường được coi là ưu tiên hàng đầu của Ukraine – một ngày sau khi các đơn vị phá hủy 18 trong số 51 hỏa tiễn của Nga, tỷ lệ bắn hạ thấp hơn nhiều so với bình thường. Các nhà chức trách cho rằng con số đó là do số lượng lớn hỏa tiễn đạn đạo do Nga bắn.
“Chúng tôi đã phân tích riêng biệt và chi tiết hoạt động của lực lượng không quân, của các lực lượng bảo vệ bầu trời của chúng ta”, ông Zelenskiy nói. “Kết quả của việc bắn hạ hỏa tiễn và máy bay không người lái của Nga. Những gì chúng tôi đã làm được. Và chúng ta cần phải làm gì.”
Ông nói: “Bất chấp tất cả các vấn đề trên thế giới, đường lối cẩn thận, rõ ràng của chúng tôi đối với mọi nhu cầu, mọi cơ hội, có thể cung cấp cho lực lượng phòng thủ mọi thứ họ cần”.
Zelenskiy cho biết Ukraine dự định sản xuất một triệu máy bay không người lái vào năm 2024.
8. Nguy cơ của Putin: dân chúng nổi dậy vũ trang trong bối cảnh phản ứng dữ dội về điều kiện chiến trường
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russians' Stark 'Armed Insurrection' Warning Amid Mobilization Backlash”, nghĩa là “Cảnh báo về 'cuộc nổi dậy vũ trang' của người Nga trong bối cảnh phản ứng dữ dội về huy động.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Người Nga cảnh báo rằng công chúng có thể kích động một cuộc nổi dậy vũ trang vì cách Điện Cẩm Linh đối xử với binh lính được huy động ở Ukraine.
Lời cảnh báo được đưa ra bởi người thân của những người đàn ông Nga bị gọi nhập ngũ dưới sự điều động một phần của Vladimir Putin vào cuối năm 2022, trong bối cảnh có thông tin cho rằng các binh sĩ bị cấm rời quân đội dù đã hoàn thành nhiệm kỳ.
Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia Andrey Kartapolov cho biết vào tháng 9 năm 2023 rằng những người Nga nhập ngũ tham chiến sẽ không bị luân chuyển ra khỏi Ukraine cho đến khi xung đột kết thúc. Ông cũng nói với hãng tin Fontanka của Nga trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Ba rằng “không cần thiết phải sa thải bất kỳ ai”.
Kartapolov nói thêm: “Mọi công dân Liên bang Nga chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ quân sự phải sẵn sàng bất cứ lúc nào, theo lệnh của Tổ quốc, để đến và hoàn thành nhiệm vụ”.
Tờ Mạc Tư Khoa Telegraph, có gần 90.000 người ghi danh, đã tổng hợp một số phản ứng từ người thân của những người được huy động trên mạng xã hội, viết: “Gia đình của những người được huy động dự đoán một cuộc nổi dậy vũ trang”.
Một người dùng Telegram được kênh này trích dẫn: “Họ sẽ tiến hành một cuộc nổi dậy vũ trang…chồng tôi không thể chịu đựng được tất cả những điều này nữa”.
“Đó chính xác là những gì chồng tôi nói,” một người dùng Telegram khác trả lời.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để yêu cầu bình luận qua email.
Kartapolov nói với Fontanka rằng việc thả những người đã nhập ngũ từ tháng 9 năm 2022 sẽ có lợi cho Ukraine.
“Bạn thấy đấy, những người này được huy động, họ đã chiến đấu được một năm rồi, họ đã trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Và bạn đề xuất tuyển dụng những người khác thay vì các chuyên gia trong lĩnh vực của họ, sau đó đào tạo họ trong thời gian dài? Đây chính xác là điều mà đối phương của chúng ta mong muốn”, ông ta nói.
Kartapolov nói thêm: “Các chàng trai đang chiến đấu, hãy cảm ơn họ vì điều đó. Cảm ơn bạn rất nhiều. Họ sẽ hoàn thành nhiệm vụ này.”
Người thân của binh lính Nga đã tích cực yêu cầu người thân của họ được phép về nhà.
Công chúng Nga đã “bị phản bội và tiêu diệt bởi chính nhà cầm quyền của chúng tôi”, kênh Telegram Đường Về Nhà, bao gồm các thành viên gia đình của quân đội Nga, cho biết vào tháng 11 năm 2023.
“Chúng tôi đã gặp rắc rối và bạn cũng đang gặp rắc rối. Chúng tôi nhớ tổng thống đã hứa rằng quân dự bị sẽ không bị triệu tập, các nhiệm vụ ở Ukraine chỉ được thực hiện bởi những tình nguyện viên chuyên nghiệp. Và sau đó những người thân yêu của chúng tôi được đưa đến Ukraine. Những lời hứa hóa ra đều trống rỗng. Nhiều người sẽ không bao giờ trở lại. Việc huy động hóa ra lại là một sai lầm khủng khiếp”, nhóm nói thêm.
RAND Corporation, một viện nghiên cứu và cố vấn của Mỹ, cho biết trong một báo cáo vào tháng 6/2023 rằng quân nhân Nga đang chiến đấu ở Ukraine sẽ không được phép rời đi cho đến khi thời gian huy động một phần được kết thúc bằng một nghị định khác.
“Hiện tại, lối thoát duy nhất - ngoài cái chết trong chiến đấu - là đến tuổi nghỉ hưu bắt buộc, xuất viện hoặc ngồi tù. Một số binh sĩ đã tự giải quyết vấn đề bằng cách đào ngũ”, tổ chức tư vấn cho biết.
9. Ít nhất 4 người đã bị thương trong các cuộc tấn công của Nga nhằm vào 9 tỉnh của Ukraine trong ngày qua.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Năm 11 Tháng Giêng, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska cho biết hai người bị thương ở thị trấn tiền tuyến Avdiivka thuộc tỉnh Donetsk.
Trong vùng Kherson, hai thường dân đã bị thương và đã có 73 cuộc tấn công nhằm vào khu vực này, làm hư hại một ngân hàng, một nhà máy, một cơ sở giáo dục và các tòa nhà dân sự khác.
Cô nhấn mạnh rằng hỏa tiễn S-300 đã được lực lượng Nga phóng vào tối thứ Ba, làm hư hại một trung tâm chăm sóc sức khỏe trẻ em. Không có thương vong nào được báo cáo sau vụ tấn công.
Các tỉnh Chernihiv, Dnipropetrovsk, Luhansk, Mykolaiv, Sumy và Zaporizhzhia cũng bị tấn công, nhưng cô cho biết may mắn là không có thương vong.
10. Thành phần chủ chiến ở Nga vẫn chiếm đa số
Theo một cuộc thăm dò do Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến Quốc gia phi đảng phái, gọi tắt là Norc, của Đại học Chicago công bố, đa số lên đến 63% người Nga tiếp tục ủng hộ cuộc xâm lược toàn diện chống lại Ukraine.
Như tờ Kyiv Independent đưa tin, cuộc thăm dò cho thấy 64% người Nga coi cuộc chiến chống Ukraine là biểu hiện của một “cuộc đấu tranh văn minh lớn hơn giữa Nga và phương Tây”. Cơ quan truyền thông này lưu ý rằng con số này giảm nhẹ so với cuộc thăm dò được thực hiện vào tháng 11 năm ngoái bởi tổ chức bỏ phiếu độc lập của Nga, Trung tâm Levada, trong đó 75% số người được hỏi cho biết họ ủng hộ chiến tranh.
Cũng có những hiểu biết sâu sắc về cách người Nga có thể tiếp cận cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, trong đó Vladimir Putin đang tìm kiếm nhiệm kỳ thứ năm; 66% số người được hỏi cho biết họ sẽ “có nhiều khả năng” bỏ phiếu cho ông hơn, trong khi mức độ ủng hộ ở thế hệ già thậm chí còn cao hơn.
11. Một người thiệt mạng và một trường học bị hư hại do cuộc không kích của Nga vào Kharkiv
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Năm 11 Tháng Giêng, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết một phụ nữ 48 tuổi đã thiệt mạng và một trường học bị phá hủy một phần sau các cuộc không kích của Nga nhằm vào tỉnh Kharkiv. Hai quả bom dẫn đường đã được lực lượng Nga phóng nhằm vào làng Vilkhuvatka ở quận Kupiansk.
Cô cho biết vụ tấn công xảy ra vào lúc 2h30 chiều giờ địa phương hôm thứ Tư, đồng thời nhấn mạnh rằng một trong những quả bom đã gây ra hỏa hoạn tại một trường học địa phương và phá hủy một phần trường học. Ngọn lửa được lực lượng cấp cứu dập tắt lúc 16h20. Các quan chức cho biết, một quả bom khác là nguyên nhân gây ra cái chết của người phụ nữ 48 tuổi sau khi nó rơi trúng khu dân cư của làng. Một cửa hàng và ít nhất 10 ngôi nhà cũng bị hư hại.
HY Fernández lên tiếng về cuốn sách quá sức kinh khủng của ngài đang gây phẫn nộ trên thế giới.
VietCatholic Media
05:57 11/01/2024
1. Hồng Y Fernández đáp lại sự phẫn nộ về cuốn sách khiêu dâm: 'Tôi chắc chắn sẽ không viết nó bây giờ'
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, có bài tường trình nhan đề “Cardinal Fernández responds to uproar over sexually explicit book: ‘I certainly would not write [that] now’”, nghĩa là “Hồng Y Fernández đáp lại sự phẫn nộ về cuốn sách khiêu dâm: 'Tôi chắc chắn sẽ không viết nó bây giờ'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Tuy nhiên, trước hết chúng tôi xin lưu ý quý vị và anh chị em chúng tôi trình bày bài này vì lòng yêu mến Giáo Hội, phần rỗi các linh hồn, muốn cảnh giác về một tình trạng nguy hiểm đang diễn ra trong Giáo Hội ngõ hầu tránh những lầm lạc xa lìa đức tin truyền thống của Giáo Hội; và không có ý chỉ trích ai. Dưới đây là bản dịch toàn văn bài báo.
Hồng Y Víctor Manuel Fernández, một trong những người quyền lực nhất ở Vatican, đã đáp lại những lời chỉ trích về cuốn sách ngài viết vào những năm 1990 về tâm linh và nhục dục.
“Tôi chắc chắn sẽ không viết như thế bây giờ,” Hồng Y Fernández, người phục vụ với tư cách là bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, nói với Crux, đồng thời lưu ý rằng ngài đã viết cuốn sách khi còn trẻ.
Hồng Y Fernández nói với Crux: “Rất lâu sau cuốn sách đó, tôi đã viết những cuốn nghiêm chỉnh hơn nhiều như 'Sức mạnh chữa lành của chủ nghĩa thần bí' và 'Sức mạnh biến đổi của chủ nghĩa thần bí'“.
Vị Hồng Y lưu ý rằng ngài đã hủy bỏ cuốn sách có chủ đề tình dục ngay sau khi nó được xuất bản và “không bao giờ cho phép nó được tái bản”. Ngài nói thêm rằng ngài viết nó cho những cặp vợ chồng trẻ “muốn hiểu rõ hơn về ý nghĩa tinh thần trong mối quan hệ của họ” nhưng sau đó nhận ra rằng nó “có thể bị hiểu sai”.
Hồng Y Fernández nói: “Đó là lý do tại sao tôi không nghĩ việc lan truyền nó vào lúc này là một điều tốt. Trên thực tế, tôi chưa cho phép và nó trái với ý muốn của tôi.”
Cuốn sách năm 1998 mô tả sự tương tác nhục dục tưởng tượng giữa Chúa Kitô và một thiếu nữ, trong đó liên hệ cực khoái của con người với sự thân mật thiêng liêng, và nói về các hoạt động tình dục trái phép được thực hiện theo cách “không phạm tội và không đánh mất ân sủng của Thiên Chúa hoặc cảm nghiệm về tình yêu của Ngài”.
Trong chương thứ bảy của cuốn sách, ngài Fernández đề cập đến chủ đề khiêu dâm và kích thích tình dục, nói rằng “phụ nữ… ít bị thu hút hơn đàn ông khi xem những bức ảnh có cảnh bạo lực tình dục, hình ảnh tình dục bầy đàn, v.v. Điều này không có nghĩa là cô ấy cảm thấy ít bị kích thích bởi nội dung khiêu dâm nặng hơn mà thay vào đó cô ấy thích và coi trọng điều này ít hơn.
Văn bản tiếp tục thảo luận về “khả năng đạt được một loại cực khoái thỏa mãn trong mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa, điều này không ngụ ý quá nhiều thay đổi về thể chất, mà chỉ đơn giản là Thiên Chúa có thể chạm vào trung tâm khoái cảm của tâm hồn-thể xác, để thỏa mãn bao gồm toàn bộ con người được trải nghiệm.”
Trước đó, trong chương thứ sáu, cuốn sách mô tả “một trải nghiệm về tình yêu, một cuộc gặp gỡ say đắm với Chúa Giêsu, mà một cô gái mười sáu tuổi đã kể cho tôi nghe.” Văn bản thảo luận về cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô tại Biển hồ Galilê khi Người tắm và nằm trên cát. Nó bao gồm một mô tả dài về những cái hôn và những vuốt ve cơ thể Ngài từ đầu đến chân khi Đức Mẹ đứng bên cạnh và chấp thuận cho phép cuộc gặp gỡ như thế diễn ra.
[Các nhà bình luận cho rằng tác giả nói dối quá trắng trợn vì có lẽ không một cô gái mười sáu tuổi nào có thể mô tả cho một linh mục một cách chi tiết những cử chỉ dục tình sống sượng như thế. Nhiều người cũng nói rằng những mô tả này là quá sức báng bổ. Trong khi những người khác bày tỏ lo ngại rằng Bộ Giáo Lý Đức Tin của Giáo Hội Công Giáo hiện nay đang được lãnh đạo bởi một người bị ám ảnh bởi tình dục]
Đây không phải là lần đầu tiên ngài Fernández phải đối mặt với những chỉ trích vì các văn bản khiêu dâm. Năm ngoái, cuốn sách đầu năm 1995 của ngài “Chữa lành vết thương cho tôi bằng miệng: Nghệ thuật hôn” đã xuất hiện trở lại, cũng có chủ đề khiêu dâm. Ngài cũng bảo vệ cuốn sách đó, khi nói rằng cuốn sách khiêu dâm đó là “sách giáo lý dành cho thanh thiếu niên của mục tử” và “không phải là một cuốn sách thần học”.
Vào giữa tháng 12 năm 2023, Bộ Giáo lý Đức tin, do ngài Fernández đứng đầu, đã công bố một tuyên bố cho phép các linh mục ban phép lành mục vụ “tự phát” cho “các cặp đồng giới” và các cặp vợ chồng khác trong “những hoàn cảnh bất thường”. Tuy nhiên, nó không cho phép ban phép lành phụng vụ, công nhận sự kết hợp dân sự, hoặc bất kỳ hành động nào làm cho việc ban phép lành giống như một cuộc hôn nhân.
Tuyên bố này đã nhận được những phản ứng trái chiều từ các giám mục trên khắp thế giới, trong đó các giám mục Phi Châu đưa ra một số lời chỉ trích gay gắt nhất.
Source:Catholic News Agency
2. Cuốn sách vừa được khám phá của Hồng Y Fernández có những đoạn văn nhầy nhụa dục tình với những hình ảnh khiêu dâm
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, có bài tường trình nhan đề “Rediscovered book by Cardinal Fernández features graphic erotic passages on ‘spirituality and sensuality’”, nghĩa là “Cuốn sách vừa được tái khám phá của Hồng Y Fernández có những đoạn văn khiêu dâm bằng hình ảnh về 'tâm linh và nhục dục'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tuy nhiên, trước hết chúng tôi xin lưu ý quý vị và anh chị em chúng tôi trình bày bài này vì lòng yêu mến Giáo Hội, phần rỗi các linh hồn, muốn cảnh giác về một tình trạng nguy hiểm đang diễn ra trong Giáo Hội ngõ hầu tránh những lầm lạc xa lìa đức tin truyền thống của Giáo Hội; và không có ý chỉ trích ai. Dưới đây là bản dịch toàn văn bài báo.
Một cuốn sách năm 1998 của Hồng Y Victor Manuel Fernández có các chủ đề mang tính khiêu dâm, khơi gợi tình dục đã được tái bản, có khả năng tăng thêm sự xem xét kỹ lưỡng đối với vị tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin của Vatican vốn đang bị nghi kỵ sau các lệch lạc trong Tuyên ngôn Fiducia Supplicans.
Với tựa đề “Niềm đam mê huyền bí: Tâm linh và nhục dục”, tác phẩm 26 tuổi này bao gồm những mô tả sinh động về quan hệ tình dục của con người và thảo luận về điều mà nhà thần học người Á Căn Đình mô tả là “cực khoái thần bí”.
Cuốn sách dài gần 100 trang cũng mô tả chi tiết cuộc gặp gỡ gợi tình tưởng tượng với Chúa Giêsu Kitô trên bờ biển Galilê, mà Fernández cho biết là dựa trên trải nghiệm tâm linh được một cô gái 16 tuổi tiết lộ cho ngài.
Cuốn sách, ban đầu được xuất bản ở Mễ Tây Cơ, đã thu hút sự chú ý mới vào ngày 8 Tháng Giêng bởi Caminante Wanderer, một blog Công Giáo theo chủ nghĩa truyền thống có trụ sở tại Á Căn Đình, mô tả “Niềm đam mê huyền bí” là “sự thiếu thận trọng” và “một dịp tội lỗi” đối với những độc giả tiềm năng.
Tương tự, trang web theo chủ nghĩa truyền thống của Ý Messa in Latino, hay thánh lễ Tiếng Latinh, cho biết cuốn sách “thực sự gây tai tiếng và báng bổ”.
Hồng Y Fernández đã không trả lời yêu cầu bình luận của EWTN News trước khi chúng tôi đăng bài này.
Đây không phải là lần đầu tiên một cuốn sách tập trung vào tình dục do nhà thần học người Á Căn Đình xuất bản trước đây đã gây tranh cãi.
Khi Tổng Giám Mục Fernández được bổ nhiệm làm nhà lãnh đạo Bộ Giáo lý Đức tin vào tháng 7 năm 2023, cuốn sách “Chữa lành tôi bằng miệng: Nghệ thuật hôn” năm 1995 của ngài lại xuất hiện và là chủ đề bị chỉ trích đáng kể.
Cuốn sách bị chỉ trích vì chủ đề và những mô tả khiêu dâm, đồng thời nhiều người cho rằng tác phẩm này không phù hợp với một linh mục độc thân.
Về phần mình, Tổng Giám Mục Fernández cho biết ngài không hề hối hận khi viết “Heal Me With Your Mouth”, mà ngài mô tả là “bài dạy giáo lý của mục tử dành cho thanh thiếu niên”, “không phải là một cuốn sách thần học”.
Tương tự như “Heal Me With Your Mouth”, cuốn “Mystical Passion” hay “Niềm đam mê huyền bí” không xuất hiện trong danh sách chính thức các ấn phẩm của Fernández được Vatican lưu hành khi ngài được công bố là nhà lãnh đạo mới của Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Phần lớn cuốn “Niềm đam mê huyền bí” tập trung vào truyền thống của Giáo Hội về tình yêu Thiên Chúa, nhưng đặc biệt tập trung vào cách cảm nhận trạng thái xuất thần thần linh không chỉ về mặt tinh thần mà còn về mặt thể xác. Tổng Giám Mục Fernández trích dẫn rất nhiều từ các vị thánh và các nhà thần bí như Thánh Augustinô, Thánh Gioan Thánh Giá, Thánh Teresa thành Ávila, và Chân phước Angela thành Foligno.
Tổng Giám Mục Fernández viết: “Lời chứng của các nhà thần bí cho chúng ta thấy rằng mối quan hệ với Chúa cũng có thể ảnh hưởng có lợi đến mức độ tình dục của con người, cho đến tính dục của người ấy”.
Tương quan [mang tính ngụ ngôn] giữa quan hệ thân mật của con người và sự thân mật của chúng ta với Thiên Chúa đã được khám phá từ lâu trong Giáo Hội Công Giáo, kể cả trong các tác phẩm như thần học về thân xác của Thánh Gioan Phaolô II.
Tuy nhiên, tác phẩm của Fernández nổi bật vì những mô tả đồ họa và sự tập trung vào khoái cảm tình dục không chỉ mang tính ngụ ngôn cho sự kết hợp thiêng liêng mà là một phần cấu thành nên nó, đặc biệt là trong các chương sau của tác phẩm.
Mô tả của Fernández về “một trải nghiệm về tình yêu, một cuộc gặp gỡ say đắm với Chúa Giêsu, mà một cô gái mười sáu tuổi đã kể cho tôi nghe,” nằm trong chương thứ sáu của cuốn sách, “Người đẹp của tôi, hãy đến”.
Đoạn văn nói về cuộc gặp gỡ Chúa Kitô ở Biển hồ Galilee khi Người tắm và nằm trên cát, đồng thời bao gồm một đoạn mô tả dài dòng về những nụ hôn và những vuốt ve cơ thể Người từ đầu đến chân.
Thật khó có thể tưởng tượng ra một cô gái mười sáu tuổi lại có thể kể cho một linh mục nghe một cách chi tiết về những cử chỉ dục tình như thế. Cũng thật khó có thể cho rằng một mô tả như thế không hề có tính cách báng bổ.
Xuyên suốt đoạn văn, Đức Mẹ được miêu tả là đứng bên cạnh và chấp thuận cho phép cuộc gặp gỡ diễn ra.
Phần cuối cùng của cuốn sách tập trung vào cực khoái của con người và mối liên hệ của nó với sự gần gũi thiêng liêng, thường sử dụng những mô tả đầy hình ảnh, và khiêu khích.
Ví dụ, trong một chương có tựa đề “Cực khoái của nam và nữ”, Fernández cung cấp một mô tả chi tiết, sâu rộng về quan hệ tình dục, đưa ra đánh giá của ngài về sự khác biệt trong sở thích và trải nghiệm cực khoái của nam và nữ.
Tuy nhiên, Fernández tiếp tục kết luận rằng “trong trải nghiệm huyền bí, Thiên Chúa chạm đến trung tâm tình yêu và niềm vui sâu sắc nhất, một trung tâm mà việc chúng ta là nam hay nữ không quan trọng lắm”.
Trong chương “Con đường dẫn đến cực khoái”, Fernandez gợi ý [một cách báng bổ] rằng các vị thánh đã trải qua khoái cảm tình dục khi kết hợp thần bí với Chúa.
“Một số vị thánh bắt đầu có những trải nghiệm say sưa về Thiên Chúa ngay sau khi họ hoán cải, hoặc trong cùng một lần hoán cải; những người khác, như Thánh Teresa thành Ávila, đã đạt được những kinh nghiệm này sau nhiều năm khô hạn về mặt thiêng liêng. Thánh Têrêsa thành Lisieux, mặc dù cảm thấy được Thiên Chúa yêu thương dịu dàng, nhưng chưa bao giờ có những cảm nghiệm rất 'gợi cảm' về tình yêu của Ngài, và dường như thánh nữ chỉ đạt được niềm vui tràn ngập và say đắm vào lúc chết, khi khuôn mặt của ngài được biến đổi và ngài đã nói những lời cuối cùng: ‘Lạy Chúa, ôi Chúa ơi, con yêu mến Chúa!'“
Vị Hồng Y dường như cũng đề cập đến mối quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính.
Sau khi viết rằng trải nghiệm về tình yêu thiêng liêng không nhất thiết “có nghĩa là, chẳng hạn, một người đồng tính nhất thiết sẽ không còn là đồng tính nữa,” Fernández lưu ý rằng “ân sủng của Chúa có thể cùng tồn tại với những yếu đuối và thậm chí với tội lỗi, khi có một điều kiện rất mạnh mẽ. Trong những trường hợp đó, người ta có thể làm những điều tội lỗi một cách khách quan, mà không cảm thấy tội lỗi, và không đánh mất ân sủng của Thiên Chúa hay cảm nghiệm về tình yêu của Ngài.”
Sau khi suy ngẫm về cách con người có thể đạt đến “một loại cực khoái viên mãn trong mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa”, Hồng Y viết trong chương “Thiên Chúa trong cơn cực khoái của một cặp” cho rằng Thiên Chúa có thể hiện diện “khi hai con người yêu nhau và đạt đến cực khoái; và cảm giác cực khoái đó, được trải nghiệm trước sự hiện diện của Chúa, cũng có thể là một hành động thờ phượng Chúa cao cả.”
Trong khi Fernández nói về “các cặp” trong mô tả của ngài về quan hệ tình dục, ngài hiếm khi đề cập một cách rõ ràng đến những cuộc hôn nhân thành sự, là điều mà Giáo hội dạy là bối cảnh duy nhất trong đó quan hệ tình dục là hợp pháp.
Trong một đoạn văn khác, nhà lãnh đạo Bộ Giáo Lý Đức Tin hiện nay lên án thủ dâm là ích kỷ nhưng mô tả các mối quan hệ tình dục đích thực chỉ là “cởi mở với người khác” một cách mơ hồ mà không đề cập đến việc cởi mở trong việc tạo ra cuộc sống mới.
Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng các quan hệ tình dục trong hôn nhân “vẫn luôn hướng tới việc sinh sản sự sống con người” và mô tả cả ý nghĩa hiệp nhất và sinh sản là “cả hai đều vốn có trong hành vi hôn nhân”.
Trong một đoạn văn đặc biệt sinh động, Fernández trích dẫn nhà thần học Hồi giáo thế kỷ 15 Al Sounouti, người đã ca ngợi Chúa vì đã tạo ra cơ quan sinh sản của nam giới “cứng và thẳng như những ngọn giáo” để họ có thể “gây chiến” với các bộ phận cơ thể tương ứng của phụ nữ.
Cuộc thảo luận về cuốn sách năm 1998 của Fernández diễn ra vào thời điểm mà sự lãnh đạo của vị Giám Mục người Á Căn Đình đối với Bộ Giáo Lý Đức Tin đang bị giám sát chặt chẽ sau khi xuất bản hướng dẫn ngày 18 tháng 12 về khả năng ban phước cho các cặp đồng giới. Tài liệu của Vatican, Fiducia Supplicans, đã bị chỉ trích rộng rãi vì sự mơ hồ và không hề tham khảo ý kiến rộng rãi hơn với các giám mục thế giới trước khi xuất bản.
Vào ngày 4 Tháng Giêng, Hồng Y Fernández đã đưa ra một thông cáo báo chí dài chưa từng có đến 2.000 từ làm rõ về Fiducia Supplicans. Việc làm rõ được đưa ra sau sự phản đối trên toàn thế giới, với toàn bộ hội đồng giám mục ở Phi Châu và Đông Âu cũng như các giám mục cá nhân ở Mỹ Châu Latinh, Âu Châu và Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ sẽ không cho phép các phép lành được mô tả trong khu vực pháp lý của họ.
Là cố vấn thần học lâu năm cho Giáo hoàng Phanxicô, Fernández được Đức Giáo Hoàng phong làm Hồng Y vào ngày 30 tháng 9 năm 2023, ngay sau khi ngài bắt đầu nhiệm vụ của mình tại Bộ Giáo Lý Đức Tin. Trong lá thư thông báo về việc bổ nhiệm, Đức Thánh Cha Phanxicô viết rằng ngài mong đợi Fernández sẽ thúc đẩy “kiến thức thần học” hơn là tập trung vào việc kỷ luật “những sai lầm về giáo lý”.'
Source:Catholic News Agency
3. Tình trạng đức tin Công Giáo ở Ba Lan thời hậu Covid
Từ năm 2019, đợt kiểm kê tín hữu cuối cùng trước đại dịch, đến năm 2022, tỷ lệ người Công Giáo Ba Lan tham dự Thánh lễ đã giảm 7,4%. Nhưng cũng có nhiều xu hướng tích cực.
Vào tháng 12, Viện Thống kê Giáo Hội Công Giáo đã công bố báo cáo thường niên về Giáo Hội Công Giáo ở Ba Lan, cuốn niên giám đầu tiên có dữ liệu thu được sau khi các hạn chế trong thời kỳ đại dịch được dỡ bỏ.
Mặc dù báo cáo có một số dữ liệu lạc quan, chẳng hạn như hầu hết trẻ em Ba Lan sinh năm 2022 đã được rửa tội, tuy nhiên, ấn phẩm này cho thấy sự suy giảm trong việc thực hành tôn giáo giống như các quốc gia Âu Châu-Đại Tây Dương khác. Thay vì là một nguyên nhân gây tuyệt vọng, việc suy giảm đức tin sau đại dịch toàn cầu đã truyền cảm hứng cho người Công Giáo, giáo sĩ cũng như giáo dân, để gia tăng lòng nhiệt thành truyền giáo của họ.
Từ năm 1980, Viện Thống kê Giáo Hội Công Giáo Ba Lan xuất bản báo cáo thống kê hàng năm cung cấp cái nhìn tổng quan định lượng toàn diện về Đạo Công Giáo ở Ba Lan.
Đương nhiên, số liệu thống kê được công bố rộng rãi nhất từ báo cáo là số người tham dự Thánh lễ, dựa trên số người tham dự được tiến hành vào Chúa Nhật trong tháng 10 tại tất cả khoảng 10.000 giáo xứ của Ba Lan. Mặc dù các yếu tố tùy ý như thời tiết hoặc các cậu giúp lễ (những người thường đếm) có thể ảnh hưởng đến kết quả, nhưng đây là một phương pháp đo lường việc thực hành tôn giáo đáng tin cậy hơn là bỏ phiếu. Năm 2022, 29,5% người Công Giáo Ba Lan tham dự Thánh lễ, trong khi 13,9% rước lễ. Con số này tăng nhẹ so với năm trước, khi số lượng người có thể tham dự Thánh lễ ở Ba Lan liên quan đến COVID bị hạn chế; vào năm 2022, là 28,3% có mặt trong Thánh lễ, và 12,9% nhận Bí tích Thánh Thể.
Vào những năm 1980, khi Giáo hội ở Ba Lan đi đầu trong cuộc đấu tranh của người dân Ba Lan chống lại sự áp bức của cộng sản, khoảng 50% người Công Giáo Ba Lan đã tham dự Thánh lễ. Trong những năm 1990 và đầu những năm 2000, con số đó giảm nhẹ, vẫn ổn định ở mức cao nhất là bốn mươi. Trong những năm 2010, tỷ lệ người Ba Lan đã được rửa tội tham dự Thánh lễ ở độ tuổi trên 30, đạt 36,9% với 16,7% được rước lễ vào năm 2019. So với năm 2018, tỷ lệ này giảm lần lượt là 1,3% và 0,6%. Xét rằng năm 2019—đối với Ba Lan cũng giống như năm 2002 đối với Hoa Kỳ—đã chứng kiến một cuộc tranh luận công khai lớn về lạm dụng tình dục trong Giáo Hội Công Giáo Ba Lan (năm đó, hầu như ngày nào cũng có những tiêu đề về chủ đề này), điều đáng chú ý là mức độ của sự suy giảm không còn sắc nét hơn.
Nhìn chung, trước những thay đổi to lớn đã diễn ra trong xã hội Ba Lan kể từ những năm 1980 - sự sụp đổ của chế độ cộng sản và sự thay thế của nó bằng chủ nghĩa tiêu dùng; sự qua đời của người con yêu dấu là Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, người mà đối với thế hệ trẻ ngày càng trở thành một nhân vật lịch sử xa xôi; và sự phát triển thịnh vượng của Ba Lan (từ năm 1990 đến năm 2018, GDP của Ba Lan bùng nổ với mức chóng mặt 381%)—tốc độ suy giảm chậm một cách đáng ngạc nhiên, với tỷ lệ tham dự Thánh lễ của Ba Lan giảm khoảng 3-5% mỗi thập kỷ.
Tuy nhiên, từ năm 2019, đợt kiểm kê tín hữu cuối cùng trước đại dịch, đến năm 2022, tỷ lệ người Công Giáo Ba Lan tham dự Thánh lễ đã giảm 7,4%. Về con số tuyệt đối, con số đó lên tới 1/5 số người Ba Lan đã tham gia Bí tích Thánh Thể Chúa Nhật trước đại dịch COVID. Báo cáo cũng chỉ ra sự sụt giảm liên tục về số lượng linh mục và chủng sinh.
Một số xu hướng tích cực
Tuy nhiên, báo cáo không hoàn toàn ảm đạm. Vào năm 2022, 302.165 trong số khoảng 305.000 trẻ sơ sinh Ba Lan được sinh ra—khoảng 99%—đã được rửa tội.
Trong khi đó, ở một số giáo phận miền nam và miền đông Ba Lan, số người tham dự thánh lễ vẫn ở mức độ chưa từng thấy ở Tây Âu kể từ đầu những năm 1960. Tại Giáo phận Tarnow, 61,5% người Công Giáo tham dự Thánh lễ vào năm 2022, trong khi 25,6% nhận Bí tích Thánh Thể. Điều này hoàn toàn trái ngược với Tổng giáo phận Szczecin-Kamień, nơi chỉ có 17,5% người Công Giáo tham dự Thánh lễ, và chỉ có 8,3% rước lễ.
Trong khi các phương tiện truyền thông phương Tây thường đưa tin về tình trạng học sinh Ba Lan bỏ học các lớp giáo dục tôn giáo tùy chọn trong trường học, thì xu hướng này hầu hết chỉ giới hạn ở các thành phố lớn, vì nhiều nơi chứng kiến hơn 9 trên 10 thanh niên Ba Lan tham gia học giáo lý. Ví dụ, tại các Giáo phận Tarnow và Przemysl ở đông nam Ba Lan, lần lượt 96,3% và 96,5% đã làm như vậy vào năm 2022.
Có một số số liệu thống kê đầy hy vọng khác không có trong báo cáo. Vào tháng 6 năm 2022, Giáo hội Ba Lan ước tính chỉ có 4.000 người hành hương Ba Lan sẽ tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 tại Lisbon; trên thực tế, nhiều hơn gấp sáu lần. Theo Đức Giám Mục Grzegorz Suchodolski, người chịu trách nhiệm mục vụ giới trẻ trong Hội đồng Giám mục Ba Lan, số lượng người Ba Lan tương đương chỉ có ở WYD ở Paris (1997) và Rôma (2000) (tất nhiên là không tính hai phiên bản được tổ chức tại chính Ba Lan). Trong khi đó, tại Đại hội Taizé Âu Châu vừa kết thúc ở Ljubljana, Slovenia, một sự kiện cầu nguyện đại kết, quốc tế thường niên được tổ chức vào dịp Năm Mới ở một thành phố khác, một phần ba số người tham gia là người Ba Lan.
Source:catholicworldreport.com
Tư Lệnh tình báo Nga tử trận ở Crimea. Trường hợp Gerasimov. Một lính Dù hạ một lúc 4 xe tăng Nga
VietCatholic Media
17:02 11/01/2024
1. Cả Ukraine và Nga đều xác nhận Tư Lệnh tình báo hàng đầu của Nga thiệt mạng trong cuộc tấn công ở Crimea. Còn Valery Gerasimov thì sao?
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Top Russian Commander Killed in Crimea Strike—Reports”, nghĩa là “Báo cáo cho biết Chỉ huy hàng đầu của Nga thiệt mạng trong cuộc tấn công ở Crimea.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Một chỉ huy hàng đầu của Nga đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công diễn ra vào ngày 4 Tháng Giêng, của quân Ukraine vào bán đảo Crimea.
Tin tức về cái chết của Đại tá Nga Vadim Nailyovich Ismagilov, chỉ huy Trung đoàn Tình báo Tín hiệu số 3 của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, được đưa ra sau khi có các báo cáo cho thấy một số sĩ quan cao cấp của Nga đã thiệt mạng khi quân đội Ukraine tấn công bộ chỉ huy của một đơn vị quân đội Nga gần Sevastopol ở Crimea vào ngày 4 Tháng Giêng,.
Trường Kỹ thuật và Chỉ huy Quân sự Cao cấp Chelyabinsk, nơi ông tốt nghiệp năm 2003, cho biết trên nền tảng mạng xã hội VKontakte hôm thứ Tư rằng lễ chia tay viên đại tá sẽ diễn ra tại Chelyabinsk vào ngày thứ Năm lúc 11 giờ sáng giờ địa phương.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Năm 11 Tháng Giêng, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov, xác nhận Ismagilov đã chết cùng với một số người khác nữa sẽ được cho biết sau.
Trung tâm Quân sự Ukraine, một tổ chức công, cho biết đại tá Nga “đã bị tiêu diệt ở Crimea”. Krym.realii, dự án Crimea của đài Radio Liberty Ukraine, cho biết trung đoàn của Ismagilov được gọi là “con mắt” của sư đoàn phòng không Crimea.
Kyiv cho biết họ đã tấn công sở chỉ huy và một đơn vị quân đội gần thành phố Yevpatoria trong các cuộc tấn công riêng biệt trên bán đảo Hắc Hải, nơi bị Putin sáp nhập vào năm 2014.
Sau cuộc tấn công ngày 4 tháng 1, Tư lệnh Lực lượng Không quân Ukraine Mykola Oleshchuk đã gửi lời cảm ơn đến các phi công và “tất cả những người đã lên kế hoạch cho hoạt động chiến đấu hoàn hảo” trong một tin nhắn trên Telegram.
Nga cho biết lực lượng phòng không của nước này đã bắn hạ 10 hỏa tiễn dẫn đường trên bầu trời Crimea và đã ngăn chặn nỗ lực của lực lượng Ukraine nhằm thực hiện một “cuộc tấn công khủng bố”. Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ cũng đã chặn 36 máy bay không người lái của Ukraine trên bán đảo.
Thượng Úy Andriy Yusov cũng cho biết hiện không thể xác nhận các báo cáo cho rằng Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nga, Valery Gerasimov, đã thiệt mạng trong cuộc tấn công đã gây ra cái chết của Đại tá Ismagilov.
“Đã có một hoạt động phức tạp của Lực lượng An ninh và Quốc phòng Ukraine nhắm vào các cơ sở quân sự ở Crimea bị tạm chiếm. Đặc biệt, trong nỗ lực của GUR, các kho hàng của địch đã bị tấn công và bị tổn thất đáng kể. Nhưng đối với cái chết được tường thuật rộng rãi của Gerasimov, các báo cáo hiện vẫn chưa được xác nhận,” Yusov nói.
Ông kể lại rằng những báo cáo ban đầu về cái chết của Gerasimov đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Nga, mà thường không phải là các cơ quan truyền thông đầu tiên lan truyền những loại “tin tức” như vậy.
“Do đó, thông tin này cần được xác minh bổ sung kỹ lưỡng. Đây sẽ là tin rất tốt cho tất cả chúng ta, nhưng chúng tôi hiện đang kiểm tra. Chúng tôi có thể khẳng định đội hình, nhân sự, lực lượng và phương tiện của quân xâm lược đã bị tiêu diệt. Đây đã là một tin rất tốt rồi. Và nếu Gerasimov kết thúc, đó sẽ là một phần thưởng tuyệt vời”, Yosov lưu ý.
2. Một lính Dù Ukraine bắn cháy 4 chiến xa Nga trong một trận duy nhất ở Marinka
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Calls For More US Javelins After Stunning Marinka Blitz”, nghĩa là “Ukraine kêu gọi thêm hỏa tiễn Javelin Mỹ sau trận tấn công chớp nhoáng của Marinka.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Các chiến binh Ukraine ở khu vực phía đông Donetsk cần thêm vũ khí chống tăng Javelin, một lữ đoàn Ukraine cho biết, sau khi một binh sĩ của họ hạ gục hàng loạt xe thiết giáp của Nga trong một cuộc tấn công duy nhất tại một trong những khu vực tranh chấp khốc liệt nhất ở tiền tuyến.
Hôm thứ Hai, lực lượng Dù Ukraine cho biết một lính Dù Ukraine đã sử dụng hỏa tiễn chống tăng Javelin để hạ gục 4 xe thiết giáp của Nga trong một trận chiến, cản trở hoạt động của Nga. Quân đội Ukraine cho biết, người lính này, được xác định là Andrii G., thuộc Lữ đoàn Dù xung kích số 79 của nước này được triển khai dọc tiền tuyến ở khu vực tranh chấp Donetsk.
Lực lượng Dù cho biết thêm: “Người lính khéo léo đã nâng số lượng thiết bị địch bị phá hủy của cá nhân mình lên 22 đơn vị”.
Yaroslav Chepurny, phát ngôn nhân của Lữ đoàn tấn công Dù số 79, nói với Newsweek rằng vụ phá hủy hàng loạt xe thiết giáp của Nga diễn ra xung quanh thị trấn Marinka ở Donetsk bị san bằng mà Nga cho biết họ đã chiếm được vào cuối năm ngoái.
Ông cho biết, vào tháng 2 năm 2023, Andrii G. đã tiêu diệt 3 xe tăng Nga và 5 xe chiến đấu bộ binh BMP của Mạc Tư Khoa chỉ trong một cuộc tấn công. Yaroslav nói thêm, hành động của anh ta “đã cứu được một tình huống rất khó khăn”. Ông nói, Andrii G. đã được Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trao tặng Huân chương Sao Vàng, khiến anh trở thành anh hùng của Ukraine.
Yaroslav cho biết, Javelin do Mỹ sản xuất là “vũ khí chống tăng mạnh mẽ” mà lữ đoàn đã học cách sử dụng “rất hiệu quả”. Ông nói thêm rằng quân đội Ukraine đang chiến đấu quanh khu vực Donetsk có thể sử dụng nhiều Javelin hơn, đồng thời cho biết việc chiến đấu quanh khu vực tiền tuyến này “rất khó khăn và chúng giúp ích cho chúng tôi rất nhiều”.
Theo Yaroslav, một người lính khác trong lữ đoàn đã sử dụng Javelin để tiêu diệt 40 thiết bị của Nga. Trong thông báo ban đầu hôm thứ Hai, Sư đoàn Dù 79 cho biết lính dù trong khu vực đã làm hư hại hoặc phá hủy 29 xe chiến đấu của Nga trong tuần kể từ đầu năm mới.
Theo Ngũ Giác Đài, Mỹ đã trang bị cho Ukraine hơn 10.000 hệ thống chống thiết giáp Javelin. Javelin, loại vũ khí mà Washington bắt đầu gửi tới Ukraine trong những tuần đầu của cuộc xâm lược toàn diện của Nga gần hai năm trước, là vũ khí vác vai mà các nhà phân tích nhanh chóng cho rằng đã giúp bộ binh hạng nhẹ của Ukraine hạ gục lực lượng cơ giới hóa đáng gờm của Nga.
Vào cuối tháng 8 năm 2023, gã khổng lồ quốc phòng Mỹ Lockheed Martin cho biết sẽ tăng gần gấp đôi tốc độ sản xuất Javelin hiện tại từ 2.100 chiếc mỗi năm lên chỉ dưới 4.000 chiếc vào năm 2026, hợp tác cùng với nhà thầu quốc phòng Mỹ Raytheon.
Nga cho biết vào cuối tháng 12 rằng lực lượng của họ hoàn toàn kiểm soát Marinka, điều mà Ukraine ban đầu phủ nhận. Nhưng Tướng Valery Zaluzhnyi, Tổng Tham Mưu Trưởng Ukraine, sau đó xác nhận rằng lực lượng Ukraine đã rút lui về sườn phía bắc của thị trấn.
Marinka đã được di tản, phần lớn bị bỏ lại trong đống đổ nát sau cuộc đụng độ giữa các lực lượng Ukraine đọ sức với các lực lượng được Nga và Mạc Tư Khoa hậu thuẫn.
Thị trấn nằm ở phía tây thủ đô khu vực, Thành phố Donetsk, gần một tập hợp các khu định cư trên tiền tuyến hiện tại trong khu vực.
Serhiy Hrabsky, một nhà phân tích quân sự và cựu đại tá quân đội Ukraine, nói với Newsweek ngay trước năm mới rằng sự kiểm soát của Ukraine đối với làng Novomykhailivka “sẽ xấu đi đáng kể” trước những bước tiến của Nga ở Marinka.
Novomykhailivka nằm ngay phía nam Marinka và Nga được cho là đã tiến tới khu định cư này trong những tuần gần đây. Đoạn phim định vị địa lý được công bố vào ngày 9 Tháng Giêng cho thấy lực lượng Nga đã tiến vào miền nam Novomykhailivka vào ngày 26 tháng 12, Viện Nghiên cứu Chiến tranh Hoa Kỳ cho biết trong phân tích mới nhất của mình.
Các nguồn tin Nga cho rằng quân đội Mạc Tư Khoa đang hy vọng tiến tới làng Heorhiivka, ngay phía tây Marinka, để chiếm thị trấn Kurakhove. Hrabsky nói với Newsweek hôm 27/12 rằng đây có thể là một chiến thuật trước khi Nga cố gắng tiến về biên giới Donetsk với vùng Dnipropetrovsk.
Tuy nhiên, các nhà phân tích phương Tây đặt câu hỏi liệu Nga có thể tiến hành các cuộc tấn công cơ giới hóa thành công hay không sau khi bị tổn thất đáng kể về xe thiết giáp. Việc Điện Cẩm Linh tấn công thị trấn Avdiivka, phía đông bắc Marinka, được cho là đã phải trả giá đắt bằng mạng sống của người Nga cũng như các thiết bị quân sự quan trọng như xe thiết giáp.
3. Iran chế tạo đặc biệt cho Nga một máy bay không người lái vừa tấn công vừa trinh sát
Sky News đưa tin, một máy bay không người lái tấn công mới có khả năng vừa tấn công vừa trinh sát đã được Iran phát triển cho cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Trong một bài viết độc quyền dành cho biên tập viên về an ninh và quốc phòng, Sky News trích dẫn một nguồn thông tin tuyên bố rằng một số đơn vị máy bay không người lái “có khả năng tấn công và trinh sát” – được gọi là Shahed-107 – có thể đã được cung cấp cho Nga trong một thỏa thuận ước tính trị giá hơn 2 triệu Mỹ Kim.
Nguồn tin cho biết động thái này phản ánh “công việc thiết kế quan trọng mà Iran đang tham gia để hỗ trợ lợi ích của Nga liên quan đến Ukraine”.
Cho đến nay lập trường của Iran hết sức lắt léo. Ban đầu, Bộ Ngoại giao Iran quyết liệt phủ nhận, bất kể các bằng chứng không thể chối cãi là xác các máy bay không người lái bị bắn hạ. Trong cuộc phản công giành lại các lãnh thổ trong khu vực Kharkiv, quân Ukraine còn tịch thu được tại Kupiansk, các máy bay không người lái Shahed-136 còn nguyên vẹn.
Ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu, Josep Borrell, tiết lộ rằng ông khá ngạc nhiên vì trong cuộc trò chuyện qua điện thoại với phía Iran, Bộ Trưởng Ngoại Giao nước này là Hossein Amir-Abdollahian, vẫn tiếp tục khẳng định rằng “Chính trị của chúng tôi là chúng tôi phản đối chiến tranh và sự leo thang chiến tranh ở Ukraine”.
Ngoại trưởng Iran nói “Cáo buộc Iran gửi hỏa tiễn cho Nga để sử dụng chống lại Ukraine là không có cơ sở. Chúng tôi có hợp tác trong các vấn đề quốc phòng với Nga, nhưng việc gửi vũ khí và máy bay không người lái chống lại Ukraine chắc chắn không phải là chính trị của chúng tôi.”
Sau đó, Ngoại trưởng Iran lại nói rằng Iran có gởi cho Nga một số máy bay không người lái, nhưng đó là trước cuộc xâm lược vào Ukraine.
Sự xuất hiện của Shahed-107 trên chiến trường Ukraine cho thấy Iran đã dấn thân rất sâu trong cuộc xâm lược Ukraine của Putin.
4. Nga hoảng hốt sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào thị trấn Nga có nhà máy điện hạt nhân
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia's Nuclear Plant Town Targeted in New Drone Attack”, nghĩa là “Thị trấn có nhà máy hạt nhân của Nga là mục tiêu trong cuộc tấn công bằng máy bay không người lái mới.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Theo truyền thông nhà nước Nga và một quan chức địa phương, Ukraine đã phóng một loạt máy bay không người lái qua biên giới vào Nga vào sáng sớm thứ Ba, trong đó một máy bay không người lái bị bắn hạ gần một trong những nhà máy điện hạt nhân của Mạc Tư Khoa.
Bộ Quốc phòng Nga báo cáo một số cuộc tấn công bằng máy bay không người lái từ Ukraine hôm thứ Ba, và cho biết lực lượng phòng không của nước này đã bắn hạ một máy bay không người lái trên vùng Belgorod, phá hủy 4 chiếc máy bay không người lái trên vùng Kursk và 2 chiếc khác trên vùng Oryol, tất cả đều gần biên giới với đông bắc Ukraine.
Nga sau đó cho biết họ đã chặn hai máy bay không người lái khác trên Kursk và Oryol, ngay sau đó là một máy bay không người lái khác trên vùng Bryansk.
Roman Starovoy, thống đốc vùng Kursk, cho biết một trong những máy bay không người lái của Ukraine đã bị bắn rơi trên khu vực Kurchatov của vùng Kursk. Theo hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti, nó đã bị phá hủy gần địa điểm của một nhà máy điện hạt nhân.
Nga báo cáo các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái gần như hàng ngày vào các khu vực biên giới mà nước này đổ lỗi cho Ukraine. Kyiv hiếm khi thừa nhận thực hiện các cuộc tấn công trên lãnh thổ Nga vì đây có thể là chủ đề gây tranh cãi đối với những người ủng hộ phương Tây.
Nga trước đây đã báo cáo về hoạt động của máy bay không người lái Ukraine gần nhà máy điện hạt nhân gần thị trấn Kurchatov. Vào tháng 9 năm 2023, Starovoyt cho biết cơ sở này không bị thiệt hại gì sau khi một máy bay không người lái đâm vào một tòa nhà trong thị trấn.
Cơ quan điều hành nhà máy hạt nhân nhà nước Nga, Rosenergoatom, cho biết ba máy bay không người lái của Ukraine đã tấn công vào nhà máy điện hạt nhân vào cuối tháng 10 năm 2023, nhưng chúng đã bị chặn mà không ảnh hưởng đến nhà máy.
Trong suốt cuộc chiến toàn diện, hiện đã gần chạm mốc hai năm, Mạc Tư Khoa và Kyiv đã liên tục cáo buộc nhau về việc gây nguy hiểm cho các cơ sở điện hạt nhân.
Kể từ những ngày đầu của cuộc chiến, Nga đã kiểm soát nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở miền nam Ukraine, với các hoạt động quân sự gần cơ sở này khiến toàn cầu lo ngại về một thảm họa hạt nhân. Sự an toàn của nhà máy được Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, gọi tắt là IAEA, một cơ quan giám sát của Liên Hiệp Quốc, giám sát chặt chẽ.
Nhà máy Zaporizhzhia là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Âu Châu, có sáu lò phản ứng. Một số sự việc trong 23 tháng qua đã làm gia tăng lo ngại cho cơ sở này, bao gồm cả việc cơ sở này bị ngắt kết nối nhiều lần khỏi đường dây điện chính vào tháng 8 năm 2022.
Vào ngày 3 Tháng Giêng, IAEA cho biết đã xảy ra 8 sự việc “mất điện hoàn toàn bên ngoài” tại nhà máy kể từ tháng 8 năm 2022. “Việc cắt điện thường xuyên vẫn là nguồn gây lo ngại nghiêm trọng về an toàn và an ninh”, như Cơ quan giám sát cho biết điện rất quan trọng để làm mát các lò phản ứng và các quy trình quan trọng khác ngay cả khi các lò phản ứng không hoạt động.
Ukraine cũng là nơi xảy ra một trong những thảm họa hạt nhân khét tiếng nhất thế giới khi một vụ nổ gây ra hỏa hoạn và giải phóng một lượng lớn chất phóng xạ từ địa điểm Chernobyl vào năm 1986. Vào thời điểm đó, Ukraine là một phần của Liên Xô.
Trong một tuyên bố khác vào sáng sớm thứ Năm 11 Tháng Giêng,, Bộ Quốc phòng Mạc Tư Khoa cho biết họ đã phá hủy một máy bay không người lái khác của Ukraine trên khu vực Saratov ở phía tây nam nước này.
ASTRA, kênh Telegram do các nhà báo độc lập của Nga điều hành, cho biết hai máy bay không người lái đã được sử dụng để tấn công phi trường quân sự Engels-2, nơi có một số máy bay ném bom chiến lược của Mạc Tư Khoa từng tấn công Ukraine.
Nga cho biết vào tháng 12 năm 2022 rằng ba người đã thiệt mạng tại căn cứ Engels-2, nằm ở vùng Saratov, sau một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine.
5. Chẩn đoán bất ngờ của một bác sĩ dành cho Putin
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Doctor Gives Putin Surprise Diagnosis”, nghĩa là “Bác sĩ Nga đưa ra chẩn đoán bất ngờ cho Putin.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một bác sĩ Nga đã bất ngờ chẩn đoán bệnh cho Tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Tư trong chuyến thăm đầu tiên của ông tới Chukotka ở vùng Viễn Đông của nước này.
Đánh giá được đưa ra sau khi ông Putin đến Anadyr, thủ phủ vùng Chukotka, bởi Denis Kloss, trưởng khoa Bệnh viện quận Chukotka. Nhà lãnh đạo Nga đang có chuyến công du khu vực đầu tiên trong năm.
Sức khỏe của Putin là chủ đề đồn thổi trong nhiều năm. Vào tháng 10 năm 2023, hàng trăm ngàn người Nga đã tìm kiếm thông tin trên công cụ tìm kiếm phổ biến nhất đất nước Yandex sau khi một tin đồn vô căn cứ rằng Putin bị ngừng tim gây xôn xao khắp thế giới.
Kloss đánh giá tình trạng của Putin là “xuất sắc”.
“Giọng nói vui vẻ, dáng đi vui vẻ. Cách anh ta thể hiện suy nghĩ: nó có thể tiếp cận được, nó có thể hiểu được. Thậm chí không có nhà lãnh đạo chính trị nào khác ở nước ngoài có sức khoẻ tốt như thế”, hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti đưa tin Kloss nói.
Bác sĩ khuyên Putin nên nghỉ ngơi nhiều hơn, nói rằng điều đó đóng vai trò quan trọng trong việc kéo dài tuổi thọ.
Ông cũng so sánh sức khỏe của người đàn ông 71 tuổi này tốt hơn sức khỏe của Tổng thống Joe Biden.
“Tuổi tác có tác động rất lớn đến Biden. Mặc dù ông ta có vẻ có lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh nhưng tuổi tác chắc chắn đã ảnh hưởng đến ông ta”, bác sĩ nói.
“Ít nhất hai giờ, đôi khi nhiều hơn một chút, vì có phòng tập thể dục, hồ bơi, tất cả những thứ này, một buổi tắm, hai tiếng rưỡi,” anh nói và nói thêm rằng giáo dục thể chất phải là một phần của cuộc sống.
“Ít nhất một giờ, ít nhất nửa giờ. Mọi người nên biết rằng mình phải dành thời gian cho việc này”, Tổng thống Nga nói.
Ông nói thêm: “Đây là một trong những chỉ số xã hội quan trọng nhất về sự phát triển của xã hội”.
Chia sẻ “bí quyết” để có cuộc sống khỏe mạnh, Putin nói: “Bạn cần phải yêu thích công việc mình làm. Đó là điều tôi yêu thích.”
Putin đang có chuyến công du bầu cử vòng quanh nước Nga trước cuộc bầu cử tổng thống nước này năm 2024, dự kiến được tổ chức vào ngày 17 tháng 3. Theo những thay đổi hiến pháp được thực hiện trước cuộc chiến ở Ukraine, Putin có thể sẽ tiếp tục nắm quyền cho đến năm 2036.
Putin tuyên bố vào tháng 12 rằng ông sẽ tái tranh cử. Nếu thành công, mà chắc chắn sẽ như thế, đây sẽ là nhiệm kỳ tổng thống Nga thứ năm của ông.
Vào năm 2023, Agentstvo, một trang điều tra của Nga, đã phát hiện ra rằng các cụm từ tìm kiếm “Putin đã chết”, “Putin đang hấp hối” và “Putin đã chết” đã nhận được hơn 417.000 lượt truy cập, với các truy vấn về cái chết được cho là của Putin xuất hiện trong 12 truy vấn hàng đầu có chứa tên của ông..
Tin đồn Putin bị ngừng tim và qua đời xuất hiện sau khi một bài đăng trên Telegram của kênh General SVR của Nga ngày 26/10 cho biết Putin đã qua đời tại dinh thự của ông ở Valdai vào lúc “20h42 tối theo giờ Mạc Tư Khoa”, làm dấy lên “một cuộc đảo chính ở Nga.”
Tài khoản Telegram, có gần nửa triệu người ghi danh, tuyên bố có thông tin nội bộ từ Điện Cẩm Linh, nhưng đã nhiều lần đăng tải thông tin sai lệch. Tác giả của kênh là ẩn danh.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng tuyên bố rằng Putin đã chết “chỉ là một trò lừa bịp khác” và rằng “mọi thứ đều ổn”.
6. Người Nga kinh ngạc khi thấy Ukraine có chỗ đứng vững chắc ở bờ trái sông Dnipro
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russians Bemoan Ukraine's Dnieper Left-Bank Foothold in Kherson: 'A Joke'“, nghĩa là “Người Nga than phiền về chỗ đứng vững chắc ở bờ trái Dnipro của Ukraine ở Kherson: 'Một trò đùa'.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Các blogger quân sự Nga đang than phiền về tình hình ở bờ đông sông Dnipro ở vùng Kherson của Ukraine.
Ukraine đã tiến hành các cuộc tấn công thường xuyên qua sông Dnipro sau khi giải phóng thành công thành phố Kherson và bờ tây sông vào cuối năm 2022. Quân đội của Kyiv đã đến khu vực bị tạm chiếm của Dnipro vào giữa tháng 10 năm 2023 sau một thời gian dài vượt sông.
Vào tháng 12, Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết quân đội của họ đã tiếp tục các hoạt động trên bộ ở bờ trái và đang duy trì các vị trí ở đó để tấn công lực lượng Nga.
Trong một bài đăng hôm thứ Ba, kênh Rybar Telegram, được liên kết với quân đội Nga, đã mô tả tình huống này là “một trò đùa”.
“Rybar đang phàn nàn về tình hình sông Dnipro, nói rằng mọi quyết định về hỏa lực pháo binh của Nga đều quá chậm, và máy bay Ukraine ngang nhiên bay qua Krynky, ở phía đông Kherson...Tướng Mikhail Teplinsky, người chỉ huy ở đây, không giúp ích gì cho tình hình.”
Thượng Tướng Mikhail Teplinsky được bổ nhiệm làm chỉ huy nhóm lực lượng Dnipro của Nga vào tháng 10 năm 2023.
“Phòng không của vùng Kherson là một trò đùa,” Rybar viết.
“Trên quy mô quốc gia và tại các khu vực cụ thể, các vấn đề đang được giải quyết trong sáu tháng qua liên quan đến việc đẩy lùi các cuộc tấn công lớn của máy bay không người lái và hỏa tiễn. Có nhiều phương tiện cho việc này ở vùng Kherson, nhưng vì lý do nào đó việc sử dụng chúng rất phức tạp do nhiều vấn đề quan liêu.”
Kết quả là, Rybar cho biết, máy bay và trực thăng của Ukraine đã “trở nên táo bạo” đến mức đôi khi chúng bay qua làng Krynky ở tả ngạn sông Dnipro và “tấn công các khu vực phía sau bằng cả hỏa tiễn dẫn đường và không dẫn đường”.
Rybar nói: “Nhưng họ không có thời gian để bắn hạ chúng vì đang chờ sự cho phép”.
Kênh này cũng mô tả tình hình tổ chức bắn pháo binh trong khu vực là “vô ích”.
Rybar cho biết: “Để một mục tiêu được phê duyệt (cho dù đó là khu vực vị trí của hệ thống hỏa tiễn phòng không hay nơi tập trung nhân sự), cần phải trình bày một slide có xác nhận và tọa độ bằng ảnh hoặc video”.
Rybar nói thêm: “Yếu tố con người vẫn là phần đau đớn nhất. “Mặc dù có thể trang bị cho chiến tuyến nhiều loại vũ khí và hệ thống khác nhau theo thời gian, nhưng việc đối phó với lối suy nghĩ cực kỳ chậm chạp của những người ra quyết định sẽ khó khăn hơn.”
Một kênh Telegram khác của Nga, được cho là do một người lính Nga được triển khai ở khu vực Kherson điều hành, cho biết hôm thứ Ba rằng 90% thiết bị được gửi đến khu vực này sẽ không được trả lại.
ОЙ У ЛУЗІ ЧЕРВОНА КАЛИНА
Tiến Sĩ George Weigel: Những vấn đề nghiêm trọng của Tuyên ngôn Fiducia. ĐTC: Ukraine bị lãng quên
VietCatholic Media
19:09 11/01/2024
1. Thần Học “Bối Cảnh” Và Tuyên Ngôn Fiducia Supplicans
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “‘CONTEXTUAL’ THEOLOGY AND FIDUCIA SUPPLICANS”, nghĩa là “Thần Học ‘Bối Cảnh’ Và Tuyên Ngôn Fiducia Supplicans.”
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Trong tông thư Ad Theologyam Promovendam, nghĩa là Thúc đẩy Thần học, được Đức Thánh Cha Phanxicô công bố vào ngày 1 tháng 11 năm 2023, Giáo hội được kêu gọi thực hiện thần học theo bối cảnh: Như tự sắc đã nói, thần học “về cơ bản phải phù hợp với bối cảnh... phải có khả năng đọc và giải thích Tin Mừng trong những điều kiện mà những người nam nữ sống hàng ngày, trong những môi trường địa lý, xã hội và văn hóa khác nhau.” Tuyên ngôn Fiducia Supplicans, tuyên bố về “phúc lành” do Đức Hồng Y Victor Manuel Fernández và Bộ Giáo lý Đức tin ban hành vào ngày 18 tháng 12 năm 2023, đáp ứng tiêu chuẩn đó tốt đến mức nào?
Không ổn một chút xíu nào cả. Hãy xem xét các “bối cảnh” mà Fiducia Supplicans bỏ qua.
Bối cảnh truyền thông. Các phương tiện truyền thông tức thời đưa tin rằng trong Fiducia Supplicans, Đức Giáo Hoàng đã ủy quyền cho các linh mục “ban phước” cho các cặp đồng giới, chấm hết. Họ chỉ tường thuật bao nhiêu đó thôi, bất kể bản thân Tuyên ngôn đã tuyên bố rằng những “phép lành” như vậy không được coi là phụng vụ, mà phải được yêu cầu một cách tự phát, và phải được tiến hành theo cách không chà đạp giáo huấn của Giáo hội về hôn nhân như “sự kết hợp toàn diện, ổn định và bất khả phân ly giữa một người nam và một người nữ, mở ra một cách tự nhiên cho việc sinh sản” (như Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra vào tháng 7 năm ngoái).
Hồng Y Fernández sau đó đã phàn nàn rằng những khác biệt rõ ràng mà Fiducia Supplicans do ngài tung ra có rất nhiều nhưng đã bị bỏ qua trong các báo cáo đầu tiên của các phương tiện truyền thông.
Tuy nhiên, nếu Đức Hồng Y không mong đợi chính xác kết quả đó, thì điều đó cho thấy ngài đã chẳng hề tính đến bối cảnh truyền thông toàn cầu mà Fiducia Supplicans sẽ được tiếp nhận. Và nếu vị Hồng Y thực sự không hài lòng với cách tài liệu của ngài được tường thuật, thì tại sao ngài không tái bối cảnh hóa Fiducia Supplicans (có thể nói như vậy) bằng cách chỉ trích các giáo sĩ đã nhanh chóng tiến hành “phước lành” đồng giới theo cách rõ ràng là đã được lên kế hoạch trước đó (ít nhất là để thu hút sự chú ý của giới truyền thông), với các cử chỉ chúc lành gần như mang tính phụng vụ, và điều đó đã làm mờ đi một cách rõ ràng các đường lối giáo lý và đạo đức mà vị Hồng Y cho rằng tài liệu của ngài đã rút ra?
Bối cảnh Tin Mừng và Văn hóa. Vài giờ sau khi Fiducia Supplicans được ban hành, tôi nhận được một cuộc điện thoại từ một tổng giám mục người Phi Châu, bày tỏ quan ngại sâu sắc về tác động của Tuyên ngôn đối với những nỗ lực của Giáo hội địa phương của ngài nhằm trở thành Giáo hội của các môn đệ truyền giáo mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi. Như vị tổng giám mục đã giải thích, Kitô hữu theo Tin lành Ngũ tuần ở địa phương rất kinh ngạc trước Fiducia Supplicans; người Hồi giáo địa phương cũng vậy; và sứ mệnh truyền giáo của Giáo Hội Công Giáo, do đó, đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Hồng Y Fernández và các đồng nghiệp Bộ Giáo Lý Đức Tin của ngài có tính đến “bối cảnh” của vị giám mục đó khi tạo ra Fiducia Supplicans hay không? Khi soạn thảo Tuyên ngôn, Đức Hồng Y và Bộ Giáo Lý Đức Tin có cân nhắc “sự khác biệt... môi trường địa lý, xã hội và văn hóa” của các Giáo hội địa phương ở “các vùng ngoại vi” Công Giáo, được triều đại giáo hoàng này tôn vinh và trích dẫn như nguồn suy tư thần học trong Ad Theologyam Promovendam? Có vẻ như hoàn toàn không. “Bối cảnh” giáo hội duy nhất mà tôi có thể nhận ra trong Fiducia Supplicans là của Giáo Hội Công Giáo Hời Hợt, bám vào tuyên bố hoàn toàn sai lầm rằng việc làm vui lòng Tinh thần Thời đại tai hại sẽ hiệu quả hơn về mặt truyền giáo so với việc hoán cải Tinh thần Thời đại bằng cách công bố thẳng thắn lời mời gọi của Tin Mừng (xem Mc 1:15).
Bối cảnh Thượng Hội đồng. Vấn đề “phúc lành” cho các cặp đồng giới đã được xem xét kỹ lưỡng vào tháng 10 vừa qua tại Thượng hội đồng 2023, nơi những mối quan ngại mà người bạn Phi Châu của tôi nêu ra đã được thảo luận. Nếu có bất kỳ sự đồng thuận nào đạt được tại Thượng hội đồng 2023, thì đó là Giáo hội không nên cho phép bất kỳ “phước lành” nào như vậy - đó là lý do tại sao chủ đề này không được đề cập trong Báo cáo tổng hợp cuối cùng của Thượng hội đồng. Vậy thì Fiducia Supplicans phản ánh bối cảnh đồng nghị mà triều đại giáo hoàng này đầu tư như thế nào? “Tính đồng nghị” có nghĩa là gì nếu sự đồng thuận của Thượng Hội Đồng có thể bị hủy bỏ bởi hành động đơn phương của một cơ quan Giáo triều, được ban hành mà không có bất kỳ sự tham vấn nghiêm chỉnh nào với các hội đồng giám mục trên thế giới? Điều đó có ý nghĩa gì đối với cuộc thảo luận trong tương lai về “tính đồng nghị” mà rất nhiều cá nhân giám mục - và thực sự có cả toàn bộ hội đồng giám mục - đã chỉ trích gay gắt, và trong một số trường hợp đã bác bỏ Fiducia Supplicans?
Bối cảnh ngôn ngữ. Fiducia Supplicans đang được trình bày như một sự phát triển thực sự trong thực hành mục vụ “phúc lành” cho những người bị thu hút đồng giới, tuy nhiên “phước lành” đó “không xác nhận hay biện minh cho bất cứ điều gì” (như Hồng Y Fernández sau này đã nói với The Pillar). Tuy nhiên, như các giám mục Cameroon đã lưu ý, “phước lành” báo hiệu sự tán thành đối với những gì được ban phước trong bất kỳ bối cảnh ngôn ngữ nào: một nhận xét thông thường nhấn mạnh điều chỉ có thể được mô tả là lối ngụy biện của Fiducia Supplicans.
Từ xưa, cách đây không lâu, Bộ Giáo Lý Đức Tin có trách nhiệm bảo vệ chân lý Công Giáo và thúc đẩy thần học chính thống một cách năng động là một nguồn giải thích rõ ràng. Điều này không còn đúng nữa. Và đó sẽ là một vấn đề trong giai đoạn chuyển tiếp giáo hoàng sắp tới và tại mật nghị tiếp theo.
Source:First Things
2. Ukraine có nguy cơ trở thành một cuộc chiến 'bị lãng quên', Đức Thánh Cha Phanxicô nói
Giáo Hội Công Giáo theo nghi lễ Đông Ukraine cho biết hôm thứ Năm rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ mối quan ngại của mình rằng sự chú ý của quốc tế đang chuyển hướng khỏi cuộc chiến kéo dài gần hai năm của Nga chống lại Ukraine.
Theo Reuters, Giáo Hội Ukraine đề cập đến một lá thư mà nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Ukraine nhận được, trong đó Đức Phanxicô nói rằng ngài rất tiếc vì “trong tình hình quốc tế ngày càng bi thảm, cuộc chiến ở Ukraine có nguy cơ trở thành một cuộc lãng quên”.
Đức Giáo Hoàng được trích dẫn là đã trả lời một lá thư từ Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk nêu lên những lo ngại tương tự về chiến tranh, và thông báo cho Đức Giáo Hoàng vào ngày 29 tháng 12 về các cuộc không kích của Nga - cuộc không kích lớn nhất kể từ khi bắt đầu xung đột. Đức Phanxicô gọi các cuộc tấn công nhằm vào dân thường và cơ sở hạ tầng quan trọng là “thấp hèn” và “không thể chấp nhận được”, đồng thời nói thêm rằng chúng “không thể biện minh được bằng bất kỳ cách nào”. Trong tuyên bố, Đức Phanxicô kêu gọi cộng đồng quốc tế và tất cả những người liên quan đến cuộc xung đột hãy tìm kiếm các giải pháp hòa bình.
Trước đây, Đức Giáo Hoàng đã cầu xin hòa bình, với nhiều lời kêu gọi dành cho “Ukraine đã tử đạo”, ngài đã phải đối mặt với những lời chỉ trích ở một số khu vực Ukraine vì tỏ ra miễn cưỡng công khai chỉ trích Nga, đặc biệt là khi bắt đầu chiến tranh. Đặc phái viên hòa bình, Đức Hồng Y Matteo Zuppi người Ý, đã đến thăm Kyiv, Mạc Tư Khoa, Washington và Bắc Kinh, và được Đức Phanxicô giao nhiệm vụ giúp hồi hương trẻ em Ukraine từ Nga và các vùng lãnh thổ bị Nga tạm chiếm.
Nga tuyên bố sẵn sàng đàm phán hòa bình nếu Ukraine tính đến “thực tế mới”, ám chỉ sự thừa nhận rằng Nga kiểm soát khoảng 17,5% lãnh thổ Ukraine. Tuy nhiên, Zelenskiy đã bác bỏ mọi quan điểm cho rằng Mạc Tư Khoa quan tâm đến các cuộc đàm phán.
Source:Reuters
3. Giám mục Thiệu Chúc Mẫn của Ôn Châu lại bị bắt
Đối với người Công Giáo Trung Quốc, năm 2024 bắt đầu với vụ bắt giữ Đức Giám Mục Phêrô Thiệu Chúc Mẫn (Shao Zhumin, 邵竹民), 61 tuổi của Ôn Châu, thuộc tỉnh Chiết Giang phía đông, các nguồn tin nói với AsiaNews.
Đức Cha Thiệu không được bọn cầm quyền Trung Quốc công nhận và do đó thường xuyên bị bọn cầm quyền địa phương bỏ tù để ngăn cản ngài thực hiện sứ vụ phục vụ cộng đồng Công Giáo sôi động ở địa phương.
Lực lượng an ninh đã bắt giữ vị Giám Mục ngày 2 Tháng Giêng. Một nguồn tin cho biết: “Ngài được lệnh lấy theo quần áo cho mùa xuân, hạ, thu, đông”. “Điều này cho thấy tình hình của ngài không mấy hứa hẹn và có thể ngài sẽ bị giam giữ trong thời gian dài. Các tín hữu lo lắng vì họ thậm chí không biết ngài sẽ bị giam giữ ở đâu.”
Đức Cha Thiệu được tấn phong làm Giám Mục Phụ Tá với sự ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng vào năm 2011, và kế vị Đức Cha Vinh Sơn Chu Vệ Phương (Zhu Weifang, 朱卫芳) khi ngài qua đời vào tháng 9 năm 2016.
Tuy nhiên, với việc từ chối tham gia các cơ quan chính thức do bọn cầm quyền áp đặt đối với người Công Giáo Trung Quốc, ngài chưa bao giờ được bọn cầm quyền công nhận. Xét thấy vị trí trống, chính phủ đã bổ nhiệm phụ trách giáo phận một thành viên của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc, Cha Mã Tiến Sĩ (Ma Xianshi, 马先士).
Trong các lễ hội, Đức Giám Mục Thiệu thường xuyên bị bắt giam để ngăn cản ngài chủ trì các lễ kỷ niệm công cộng tại một thành phố được mệnh danh là Giêrusalem của phương Đông vì các nhà thờ của nó.
Tuy nhiên, năm nay mọi chuyện đã khác đi một chút. Vài ngày trước lễ Giáng Sinh, ngày 16 tháng 12, Đức Cha Thiệu bị lực lượng an ninh bắt đi và hai ngày sau mới được thả.
Sau đó, vào ngày 24 và 25 tháng 12, ngài bị đưa đến huyện Thái Thuận (Taishun) để ngăn cản ngài cử hành Thánh lễ Giáng Sinh, nhưng ngài vẫn kể rằng ngài đã trải qua một trong những lễ Giáng Sinh yên bình nhất trong đời.
Việc bắt giữ ngài diễn ra sau đó, sau một lá thư mới mà Đức Giám Mục Thiệu viết cho Cha Mã vào ngày 31 tháng 12, với lương tâm trong sáng rằng ngài phải phản đối những quyết định về giáo phận được đưa ra mà không có thẩm quyền của ngài.
Bức thư mà Đức Giám Mục Thiệu đã công khai viết: “Tôi đã viết thư cho cha, bày tỏ mong muốn được gặp cha càng sớm càng tốt để thảo luận về giải pháp cho một số vấn đề phức tạp của giáo phận vào thời điểm này.
“Câu trả lời của cha là không thuận tiện cho cha gặp tôi. Vì thế tôi viết thư này để xin cha chuyển ý kiến của tôi đến các anh em linh mục và giáo dân.”
“Vào năm 2019, không có sự cho phép của tôi, đã có sự thay đổi trong các giáo xứ và việc thuyên chuyển các linh mục, cũng như việc hạ cấp trái phép Giáo phận Lý Thủy (Lishui) xuống địa vị giáo xứ trực thuộc Giáo phận Ôn Châu.
Liên quan đến việc phong chức cho các chủng sinh, Đức Cha Thiệu nhấn mạnh rằng
“Điều tương tự cũng áp dụng cho việc phong chức cho các chủng sinh. Theo luật của Giáo hội, cần phải được đích thân Giám mục giáo phận truyền chức hoặc có giấy ủy quyền của ngài.”
“Theo Bộ Giáo luật, bất cứ ai nhận chức thánh từ người không có thẩm quyền hợp pháp sẽ tự động bị vạ tuyệt thông.”
Bức thư dường như đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ phía các cơ quan Giáo hội “chính thức” ở Ôn Châu, những tổ chức dường như đứng sau vụ bắt giữ Đức Giám Mục Thiệu.
Nguồn tin nói với AsiaNews: “Bây giờ, các tín hữu đang cầu nguyện cho ngài, cầu xin Chúa đưa ngài trở lại cộng đồng của mình càng sớm càng tốt”.
Source:Asia News