Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:24 10/01/2019
28. NGƯỜI ĐA CẢM
Trầm Đồn Tử lên phố nghe đọc sách, lúc nghe đến đoạn Dương Văn Quảng bị vây khốn ở Liêu châu, trong không có lương thảo và ngoài thì không có binh cứu viện, ông ta mặt mày ủ rủ bèn thở dài, khi về đến nhà còn lẩm bẩm nói:
- “Có cách gì giúp ông ta giải vây chứ ?”
Cuối cùng vì buồn mà sinh bệnh.
Người trong nhà khuuyên ông ta nên đi đây đi đó để giải khuây, nhưng khi ông ta nhìn thấy nhiều người đang vác tre đi trên đường, thì lại buồn bả nói:
- “Cây tre mà vạt nhọn như thế, người đi đường bị đâm nhằm thì làm sao ?”
Thế là sau khi về nhà thì luôn lải nhải chuyện cây tre vạt nhọn và đâm, bệnh tình nặng thêm.
Người nhà vội vàng đi mời một bà đồng đến, bà đồng làm bộ giở mánh khoé nói:
- “Tôi đã kiểm tra sổ sinh tử ở âm phủ và viết lại y nguyên như thế này: ông lần sau sẽ biến thành con gái, lấy một ông chồng tên là Ma Ha, rất là xấu xí.”
Ông ta nghe như vậy càng thêm buồn bả, bệnh tình càng nặng thêm.
Bạn bè thân hữu đến an ủi, muốn ông ta thanh thoả, nhưng ông ta nói:
- “Nếu muốn lòng tôi được thanh thoả, thì phải làm cho Dương Văn Quảng được giải vây, kêu những người ta vác tre về nhà, bắt Ma Ha phải ly dị tôi mới được !!”
(Ứng hài lục)
Suy tư 28:
Người đa cảm thì khác với người nhiều chuyện, người nhiều chuyện thì khác với người nhiều việc, người nhiều việc thì khác với người có trách nhiệm...
Người đa cảm thì luôn âu sầu ủ rủ vì chuyện không đâu thế là tự mình làm khổ mình và gia đình; người nhiều chuyện thì không âu sầu ủ rủ nhưng gặp đâu nói đó, đem chuyện ông này nói qua chuyện bà nọ, thế là gây mất lòng mất bề người khác; người lắm chuyện thì chuyện gì cũng xía vô, chuyện này xía vô một chút, chuyện kia xía vô một chút, và cuối cùng vì nhiều chuyện mà trở thành không có chuyện gì để mà làm, thế là trở nên người lắm chuyện; người có trách nhiệm thì khi được giao cho việc gì thì họ tận tâm làm hết mình, họ sẽ làm công việc của mình thật chu toàn...
Người Ki-tô hữu là người không đa cảm âu sầu phiền muộn, nhưng họ luôn vui vẻ vì có niềm tin vào Đức Ki-tô phục sinh; họ không nhiều chuyện cũng không là người lắm chuyện, nhưng họ là những người biết làm nhiều công việc có ích cho cộng đoàn và tha nhân, và họ biết có trách nhiệm khi phục vụ mọi người, bởi vì họ biết rằng ở dưng là cội rễ mọi sự dữ, và mọi tội lỗi đều do lắm lời lắm chuyện mà ra.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Trầm Đồn Tử lên phố nghe đọc sách, lúc nghe đến đoạn Dương Văn Quảng bị vây khốn ở Liêu châu, trong không có lương thảo và ngoài thì không có binh cứu viện, ông ta mặt mày ủ rủ bèn thở dài, khi về đến nhà còn lẩm bẩm nói:
- “Có cách gì giúp ông ta giải vây chứ ?”
Cuối cùng vì buồn mà sinh bệnh.
Người trong nhà khuuyên ông ta nên đi đây đi đó để giải khuây, nhưng khi ông ta nhìn thấy nhiều người đang vác tre đi trên đường, thì lại buồn bả nói:
- “Cây tre mà vạt nhọn như thế, người đi đường bị đâm nhằm thì làm sao ?”
Thế là sau khi về nhà thì luôn lải nhải chuyện cây tre vạt nhọn và đâm, bệnh tình nặng thêm.
Người nhà vội vàng đi mời một bà đồng đến, bà đồng làm bộ giở mánh khoé nói:
- “Tôi đã kiểm tra sổ sinh tử ở âm phủ và viết lại y nguyên như thế này: ông lần sau sẽ biến thành con gái, lấy một ông chồng tên là Ma Ha, rất là xấu xí.”
Ông ta nghe như vậy càng thêm buồn bả, bệnh tình càng nặng thêm.
Bạn bè thân hữu đến an ủi, muốn ông ta thanh thoả, nhưng ông ta nói:
- “Nếu muốn lòng tôi được thanh thoả, thì phải làm cho Dương Văn Quảng được giải vây, kêu những người ta vác tre về nhà, bắt Ma Ha phải ly dị tôi mới được !!”
(Ứng hài lục)
Suy tư 28:
Người đa cảm thì khác với người nhiều chuyện, người nhiều chuyện thì khác với người nhiều việc, người nhiều việc thì khác với người có trách nhiệm...
Người đa cảm thì luôn âu sầu ủ rủ vì chuyện không đâu thế là tự mình làm khổ mình và gia đình; người nhiều chuyện thì không âu sầu ủ rủ nhưng gặp đâu nói đó, đem chuyện ông này nói qua chuyện bà nọ, thế là gây mất lòng mất bề người khác; người lắm chuyện thì chuyện gì cũng xía vô, chuyện này xía vô một chút, chuyện kia xía vô một chút, và cuối cùng vì nhiều chuyện mà trở thành không có chuyện gì để mà làm, thế là trở nên người lắm chuyện; người có trách nhiệm thì khi được giao cho việc gì thì họ tận tâm làm hết mình, họ sẽ làm công việc của mình thật chu toàn...
Người Ki-tô hữu là người không đa cảm âu sầu phiền muộn, nhưng họ luôn vui vẻ vì có niềm tin vào Đức Ki-tô phục sinh; họ không nhiều chuyện cũng không là người lắm chuyện, nhưng họ là những người biết làm nhiều công việc có ích cho cộng đoàn và tha nhân, và họ biết có trách nhiệm khi phục vụ mọi người, bởi vì họ biết rằng ở dưng là cội rễ mọi sự dữ, và mọi tội lỗi đều do lắm lời lắm chuyện mà ra.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:26 10/01/2019
76. Không nên vì sơ suất của mình mà khiến cho Thiên Chúa triệt hồi sự mịn màng bóng láng tâm hồn của con, thì con tha hồ thô lỗ bất trí.
(Thánh John Berchmans)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa C 13.1.2019
Lm Francis Lý văn Ca
03:27 10/01/2019
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Trong bầu khí của Mùa Giáng Sinh còn đọng lại, khi Giáo Hội mừng kính Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa hôm nay. Trong ngày lễ Giáng Sinh, Chúa Giêsu tỏ hiện dưới hình hài của một hài nhi bé nhỏ. Trong ngày lễ Hiển Linh, Ngài tỏ mình cho dân ngoại như là Đấng Cứu Thế. Hôm nay, Ngài tỏ hiện dưới hình thức một Người Con Yêu Dấu, được Thánh Thần ngự xuống để dẫn đưa Ngài vào sứ vụ mới.
Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta cầu xin Chúa, ban ơn để mỗi người trong chúng ta được trở thành con cái Thiên Chúa qua phép rửa tội, nhờ lửa nung đốt của Chúa Thánh Linh sẽ sống chứng nhân giữa đời và hoàn tất sứ vụ Chúa giao cho mỗi ngưởi trong chúng ta.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Isaia trình bày cho chúng ta: Thiên Chúa hứa ban Đấng Cứu Thế cho dân Ngài, nếu họ biết ăn năn hối cải. Đấng đó qua phép rửa của Gioan Tiền Hô đã bắt đầu đời sống công khai là Con Một Thiên Chúa.
TRƯỚC BÀI I:
Thánh Phaolô trong thư của Ngài gởi cho Titô trình bày cho chúng ta thấy, Thiên Chúa đã sai Đấng Cứu Chuộc là Đức Kitô qua đời sống chứng nhân của Ngài là hình ảnh tình yêu của Thiên Chúa được tỏ hiện.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Thánh sử Luca qua sự trình bày của Ngài, cho chúng ta thấy, Đức Kitô là Con Thiên Chúa qua Phép Rửa Tội, Ngài lãnh sứ vụ từ Ngôi Cha và qua sự hướng dẫn của Thánh Linh, Ngài sẽ hoàn tất sứ vụ mà Thiên Chúa Cha trao ban.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh Mục: Anh Chị Em thân mến,
Thiên Chúa luôn quan tâm đến những nhu cầu của con người trong cuộc sống. Chúng ta ký thác nơi Ngài những lời nguyện cầu sau đây:
1. Xin cho Hàng Giáo Phẩm luôn được tràn đầy Thánh Thần Khôn Ngoan để chăn dắt đoàn chiên Giáo Hội trần thế. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin Chúa cho cộng đoàn xứ đạo của chúng ta trong năm mới, luôn được yên vui, an bình và hạnh phúc, khi biết chạy đến kín múc nguồn ân sủng dồi dào nơi lòng Chúa xót thương. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho những anh chị em đang chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân luôn ý thức sự chuẩn bị về phần thiêng liêng cần thiết, để họ chuyên cần tham dự lớp giáo lý chuẩn bị hành trang đầy đủ cho cuộc sống tương lai của họ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho những gia đình vì hoàn cảnh phải phân ly, xin cho họ được tràn niềm hy vọng vào việc thắt lại mối giây hôn phối với gia đình con cái trong năm mới khi họ biết xót thương, thông cảm và tha thứ cho nhau. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho thân bằng quyến thuộc, những linh hồn mồ côi, những linh hồn chúng ta phải nhớ đến cách riêng do lòng hiếu thảo, được an nghỉ trong Nhà Chúa muôn đời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Qua việc Con Chúa chịu phép rửa, xin cho ban ơn cho chúng con sống tinh thần ơn phép rửa tội mà chúng con đã lãnh nhận. Xin Chúa đón nhận những tâm tư nguyện ước của chúng con dâng lên Chúa hôm nay. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Trong bầu khí của Mùa Giáng Sinh còn đọng lại, khi Giáo Hội mừng kính Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa hôm nay. Trong ngày lễ Giáng Sinh, Chúa Giêsu tỏ hiện dưới hình hài của một hài nhi bé nhỏ. Trong ngày lễ Hiển Linh, Ngài tỏ mình cho dân ngoại như là Đấng Cứu Thế. Hôm nay, Ngài tỏ hiện dưới hình thức một Người Con Yêu Dấu, được Thánh Thần ngự xuống để dẫn đưa Ngài vào sứ vụ mới.
Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta cầu xin Chúa, ban ơn để mỗi người trong chúng ta được trở thành con cái Thiên Chúa qua phép rửa tội, nhờ lửa nung đốt của Chúa Thánh Linh sẽ sống chứng nhân giữa đời và hoàn tất sứ vụ Chúa giao cho mỗi ngưởi trong chúng ta.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Isaia trình bày cho chúng ta: Thiên Chúa hứa ban Đấng Cứu Thế cho dân Ngài, nếu họ biết ăn năn hối cải. Đấng đó qua phép rửa của Gioan Tiền Hô đã bắt đầu đời sống công khai là Con Một Thiên Chúa.
TRƯỚC BÀI I:
Thánh Phaolô trong thư của Ngài gởi cho Titô trình bày cho chúng ta thấy, Thiên Chúa đã sai Đấng Cứu Chuộc là Đức Kitô qua đời sống chứng nhân của Ngài là hình ảnh tình yêu của Thiên Chúa được tỏ hiện.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Thánh sử Luca qua sự trình bày của Ngài, cho chúng ta thấy, Đức Kitô là Con Thiên Chúa qua Phép Rửa Tội, Ngài lãnh sứ vụ từ Ngôi Cha và qua sự hướng dẫn của Thánh Linh, Ngài sẽ hoàn tất sứ vụ mà Thiên Chúa Cha trao ban.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh Mục: Anh Chị Em thân mến,
Thiên Chúa luôn quan tâm đến những nhu cầu của con người trong cuộc sống. Chúng ta ký thác nơi Ngài những lời nguyện cầu sau đây:
1. Xin cho Hàng Giáo Phẩm luôn được tràn đầy Thánh Thần Khôn Ngoan để chăn dắt đoàn chiên Giáo Hội trần thế. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin Chúa cho cộng đoàn xứ đạo của chúng ta trong năm mới, luôn được yên vui, an bình và hạnh phúc, khi biết chạy đến kín múc nguồn ân sủng dồi dào nơi lòng Chúa xót thương. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho những anh chị em đang chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân luôn ý thức sự chuẩn bị về phần thiêng liêng cần thiết, để họ chuyên cần tham dự lớp giáo lý chuẩn bị hành trang đầy đủ cho cuộc sống tương lai của họ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho những gia đình vì hoàn cảnh phải phân ly, xin cho họ được tràn niềm hy vọng vào việc thắt lại mối giây hôn phối với gia đình con cái trong năm mới khi họ biết xót thương, thông cảm và tha thứ cho nhau. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho thân bằng quyến thuộc, những linh hồn mồ côi, những linh hồn chúng ta phải nhớ đến cách riêng do lòng hiếu thảo, được an nghỉ trong Nhà Chúa muôn đời. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Qua việc Con Chúa chịu phép rửa, xin cho ban ơn cho chúng con sống tinh thần ơn phép rửa tội mà chúng con đã lãnh nhận. Xin Chúa đón nhận những tâm tư nguyện ước của chúng con dâng lên Chúa hôm nay. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Dẫu là đá cũng nát tan ...
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
16:31 10/01/2019
Lại tai nạn thảm khốc!
Mới chưa đầy một tuần sau vụ ngã tư Bình Nhật còn chưa hết rúng động dư luận, chấn động tâm lý mọi người dân sẽ còn lâu mới có thể nguôi ngoai, thì trưa hôm qua, 8.1.2019, cả nước lại sửng sờ bởi tin tức về chiếc xe 52 chỗ chở giáo viên và sinh viên chạy ra phía ngoài ngọn đèo Hải Vân, lao thẳng xuống vực thẳm...
Hàng ngày với những tai nạn cứ không ngừng cộng thêm, thì lại càng thêm số người chết, thêm số vụ chết tập thể, thêm tâm lý sợ hãi, thêm nạn nhân thương vong, thêm hao tốn tài sản, hao tốn tiền của, thêm số người tàn tật, thêm số người lao tù, thêm số trẻ thơ xa cha mất mẹ, thêm số gia đình mất người thân, thêm tâm lý hoản sợ cho bất cứ ai khi đi đường, thêm âu lo cho người ở nhà trông đợi người thân trở về...
Xin nhắc lại tai nạn vừa rùng rợn, vừa đớn đau xảy ra ngay sau ngày Tết: chiều ngày 2.1.2019, tại ngã tư Bình Nhật (km 1936 QL 1), thuộc xã Nhật Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, trong khi đông đảo người dừng đèn đỏ, thì bất ngờ một xe container, từ phía sau lao tới với tốc độ thật nhanh, y như lao vào chốn không người.
Chiếc xe tiếp tục lao đi và cuốn thêm nhiều người trên đường, đến hơn 200 thước mới dừng lại. Khi đã dừng, chiếc container còn mang theo dưới gầm của nó nhiều phương tiện giao thông khác.
Nó để lại trên đoạn đường mà nó lao qua một bãi ngỗn ngang, nào xác người chết, người bị thương, tiếng kêu cứu, tiếng rên la thê thảm, những phương tiện và nhiều mảnh vỡ từ các phương tiện này văng tứ tung...
Người lái chiếc container định mệnh này là Phạm Thành Hiếu 32 tuổi, nghiện hêrôin nặng, có thể nghiện ma túy đá - thông thường, người ta nghiện ma túy đá trước. Sau một thời gian, ma túy đá sẽ gây cho người nghiện mất ngủ. Lúc này, người nghiện phải sử dụng hêrôin để có thể ngủ. Hêrôin tồn tại lâu giờ trong nước tiểu, còn ma túy đá lại được đào thải khá nhanh. Vì thế, thử nước tiểu sẽ khó tìm ra ma túy đá - Ngoài ra, độ cồn trong máu anh tài xế rất cao, chứng tỏ anh mới dùng rượu bia, và lái xe trong trạng thái hoàn toàn không tỉnh táo.
Theo báo cáo của Cục Cảnh sát Giao thông thuộc Bộ Công an Việt Nam: Chỉ tính trong bốn ngày nghỉ Tết Dương lịch 2019, trên cả nước có đến 163 tai nạn giao thông, gây chết chóc cho 111 người, đồng thời khiến 54 người khác bị thương.
Ngược thời gian xa hơn một chút, vào đêm 15.12.2018, đêm tuyển Việt Nam vô địch AFF, có đến 19 vụ tai nạn, giết chết 14 người, 10 người bị thương (VOV ngày 17.12.2018).
Theo Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, ngày 29.9.2018, cho biết, chỉ tính đến tháng 9.2018, toàn quốc có đến 13.242 vụ tai nạn giao thông, gây tử vong 6.012 người và 10.319 người bị thương. Trung bình mỗi ngày có 22 người chết vì tai nạn giao thông (VOV ngày 29.9.2018).
Nhưng chỉ sau đó ba tháng, ngày 3.1.2019, lãnh đạo Bộ Công an cho biết một con số đã vọt lên cách hãi hùng: Trong năm 2018, cả nước đã xảy ra hơn 18.700 vụ (không thấy nói con số chính xác). Số thương vong hơn 14.800 người (cũng không thấy nói chính xác). Trung bình mỗi ngày có 52 vụ tai nạn giao thông, khiến 23 người chết (VNExpress ngày 3.1.2019).
Đó là con số được báo cáo công khai. Ngoài những con số kinh sợ bên trên, ai có thể biết còn bao nhiêu vụ không được ghi nhận (chẳng hạn để bảo vệ thành tích của tỉnh hoặc thành phố là địa phương ít tai nạn giao thông, người ta sẽ ém đi). Tai nạn giao thông ở Việt Nam đang là tên trùm khủng bố ám ảnh nặng tâm lý của từng người Việt Nam.
Thời buổi mà giao thông trở nên nỗi ám ảnh kinh hoàn như thế, thì hình như không chỉ có đường bộ mới chết, mà đường sắt cũng chết, đường hàng không cũng chết, đường thủy cũng chết.
Người ta đi bộ cũng chết, sử dụng phương tiện nhỏ cũng chết, phương tiện lớn cũng chết, đúng luật cũng chết, sai luật cũng chết.
Đi vào ban đêm cũng chết, ban ngày cũng chết. Ra đường khi trời nắng cũng chết, trời mưa cũng chết. Đi chậm cũng chết, đi nhanh cũng chết. Vào đường lớn cũng chết, đường nhỏ cũng chết. Đi vào những ngày thường cũng chết, những ngày lễ hội càng chết...
Tai nạn giao thông tại Việt Nam nhiều và lớn đến nỗi truyền hình VOA ngày 3.1.2019 nhận định: "Tai nạn giao thông tại Việt Nam đang giết người ngang với thời chiến và còn hơn cả khủng bố".
Cái chết do tai nạn giao thông như chiếc búa của tử thần có thể bất ngờ giáng trên mạng sống của từng người bất cứ lúc nào.
Nó như một tên sát nhân chuyên nghiệp, tàn ác, vô cảm đang từng ngày, từng ngày cướp đi sinh mạng của vô số người. Nó cưới đi hạnh phúc của bao nhiêu gia đình. và để lại sự nát tan của bao nhiêu cuộc đời khác, những cuộc đời mà sống cũng như chết, sống không bằng chết...
Thấu xương thấu thịt những nỗi đau phận người, kẻ vô tâm nhất còn phải thốt lên: "Dẫu là đá cũng nát gan, lọ người" (Nguyễn Du - Truyện Kiều).
Mới chưa đầy một tuần sau vụ ngã tư Bình Nhật còn chưa hết rúng động dư luận, chấn động tâm lý mọi người dân sẽ còn lâu mới có thể nguôi ngoai, thì trưa hôm qua, 8.1.2019, cả nước lại sửng sờ bởi tin tức về chiếc xe 52 chỗ chở giáo viên và sinh viên chạy ra phía ngoài ngọn đèo Hải Vân, lao thẳng xuống vực thẳm...
Hàng ngày với những tai nạn cứ không ngừng cộng thêm, thì lại càng thêm số người chết, thêm số vụ chết tập thể, thêm tâm lý sợ hãi, thêm nạn nhân thương vong, thêm hao tốn tài sản, hao tốn tiền của, thêm số người tàn tật, thêm số người lao tù, thêm số trẻ thơ xa cha mất mẹ, thêm số gia đình mất người thân, thêm tâm lý hoản sợ cho bất cứ ai khi đi đường, thêm âu lo cho người ở nhà trông đợi người thân trở về...
Xin nhắc lại tai nạn vừa rùng rợn, vừa đớn đau xảy ra ngay sau ngày Tết: chiều ngày 2.1.2019, tại ngã tư Bình Nhật (km 1936 QL 1), thuộc xã Nhật Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, trong khi đông đảo người dừng đèn đỏ, thì bất ngờ một xe container, từ phía sau lao tới với tốc độ thật nhanh, y như lao vào chốn không người.
Chiếc xe tiếp tục lao đi và cuốn thêm nhiều người trên đường, đến hơn 200 thước mới dừng lại. Khi đã dừng, chiếc container còn mang theo dưới gầm của nó nhiều phương tiện giao thông khác.
Nó để lại trên đoạn đường mà nó lao qua một bãi ngỗn ngang, nào xác người chết, người bị thương, tiếng kêu cứu, tiếng rên la thê thảm, những phương tiện và nhiều mảnh vỡ từ các phương tiện này văng tứ tung...
Người lái chiếc container định mệnh này là Phạm Thành Hiếu 32 tuổi, nghiện hêrôin nặng, có thể nghiện ma túy đá - thông thường, người ta nghiện ma túy đá trước. Sau một thời gian, ma túy đá sẽ gây cho người nghiện mất ngủ. Lúc này, người nghiện phải sử dụng hêrôin để có thể ngủ. Hêrôin tồn tại lâu giờ trong nước tiểu, còn ma túy đá lại được đào thải khá nhanh. Vì thế, thử nước tiểu sẽ khó tìm ra ma túy đá - Ngoài ra, độ cồn trong máu anh tài xế rất cao, chứng tỏ anh mới dùng rượu bia, và lái xe trong trạng thái hoàn toàn không tỉnh táo.
Theo báo cáo của Cục Cảnh sát Giao thông thuộc Bộ Công an Việt Nam: Chỉ tính trong bốn ngày nghỉ Tết Dương lịch 2019, trên cả nước có đến 163 tai nạn giao thông, gây chết chóc cho 111 người, đồng thời khiến 54 người khác bị thương.
Ngược thời gian xa hơn một chút, vào đêm 15.12.2018, đêm tuyển Việt Nam vô địch AFF, có đến 19 vụ tai nạn, giết chết 14 người, 10 người bị thương (VOV ngày 17.12.2018).
Theo Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, ngày 29.9.2018, cho biết, chỉ tính đến tháng 9.2018, toàn quốc có đến 13.242 vụ tai nạn giao thông, gây tử vong 6.012 người và 10.319 người bị thương. Trung bình mỗi ngày có 22 người chết vì tai nạn giao thông (VOV ngày 29.9.2018).
Nhưng chỉ sau đó ba tháng, ngày 3.1.2019, lãnh đạo Bộ Công an cho biết một con số đã vọt lên cách hãi hùng: Trong năm 2018, cả nước đã xảy ra hơn 18.700 vụ (không thấy nói con số chính xác). Số thương vong hơn 14.800 người (cũng không thấy nói chính xác). Trung bình mỗi ngày có 52 vụ tai nạn giao thông, khiến 23 người chết (VNExpress ngày 3.1.2019).
Đó là con số được báo cáo công khai. Ngoài những con số kinh sợ bên trên, ai có thể biết còn bao nhiêu vụ không được ghi nhận (chẳng hạn để bảo vệ thành tích của tỉnh hoặc thành phố là địa phương ít tai nạn giao thông, người ta sẽ ém đi). Tai nạn giao thông ở Việt Nam đang là tên trùm khủng bố ám ảnh nặng tâm lý của từng người Việt Nam.
Thời buổi mà giao thông trở nên nỗi ám ảnh kinh hoàn như thế, thì hình như không chỉ có đường bộ mới chết, mà đường sắt cũng chết, đường hàng không cũng chết, đường thủy cũng chết.
Người ta đi bộ cũng chết, sử dụng phương tiện nhỏ cũng chết, phương tiện lớn cũng chết, đúng luật cũng chết, sai luật cũng chết.
Đi vào ban đêm cũng chết, ban ngày cũng chết. Ra đường khi trời nắng cũng chết, trời mưa cũng chết. Đi chậm cũng chết, đi nhanh cũng chết. Vào đường lớn cũng chết, đường nhỏ cũng chết. Đi vào những ngày thường cũng chết, những ngày lễ hội càng chết...
Tai nạn giao thông tại Việt Nam nhiều và lớn đến nỗi truyền hình VOA ngày 3.1.2019 nhận định: "Tai nạn giao thông tại Việt Nam đang giết người ngang với thời chiến và còn hơn cả khủng bố".
Cái chết do tai nạn giao thông như chiếc búa của tử thần có thể bất ngờ giáng trên mạng sống của từng người bất cứ lúc nào.
Nó như một tên sát nhân chuyên nghiệp, tàn ác, vô cảm đang từng ngày, từng ngày cướp đi sinh mạng của vô số người. Nó cưới đi hạnh phúc của bao nhiêu gia đình. và để lại sự nát tan của bao nhiêu cuộc đời khác, những cuộc đời mà sống cũng như chết, sống không bằng chết...
Thấu xương thấu thịt những nỗi đau phận người, kẻ vô tâm nhất còn phải thốt lên: "Dẫu là đá cũng nát gan, lọ người" (Nguyễn Du - Truyện Kiều).
Hồng Ân Tái Sinh - Lễ Chúa chịu Phép Rửa
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
21:35 10/01/2019
LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA - Chúa Nhật I THƯỜNG NIÊN
HỒNG ÂN TÁI SINH
Is 42,1-4.6-7; Cv 10,34-38; Lc 3,15-16.21-22
Hôm nay, chúng ta cử hành lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa tại sông Giođan. Biến cố này là gạch nối giữa đời sống ẩn dật và sứ vụ công khai của Chúa Giêsu. Sau khi chịu phép Rửa, Chúa Giêsu bắt đầu bước vào sứ vụ rao giảng Tin Mừng. Trong thánh lễ này, chúng ta tìm hiểu về sự khác biệt và ý nghĩa phép Rửa của Gioan Tẩy Giả, phép Rửa của Chúa Giêsu và phép Rửa của chúng ta.
1- Phép Rửa Gioan
Với tư cách là người dọn đường cho Đấng Mêsia, Gioan Tẩy Giả kêu gọi mọi người sám hối và hoán cải bằng việc đón nhận phép Rửa của ông. Nhờ gương sáng và lời nói đầy thuyết phục, Gioan đã thu hút dân chúng. Người ta lũ lượt kéo đến với Gioan để xin ông làm phép Rửa; nhiều người nghĩ rằng, Gioan chính là Đấng Mêsia mà họ đang trông chờ. Nhưng Gioan quả quyết rằng, ông không phải là Đấng Mêsia: “Phần tôi, tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước, nhưng có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần và bằng lửa” (Lc 3,16).
Như vậy, phép Rửa của Gioan là phép rửa bằng nước, là dấu chỉ bên ngoài để tỏ lòng sám hối và giúp quay trở về với Chúa, nhưng chưa phải là bí tích. Bởi thế, phép Rửa này không mang lại hiệu quả ơn tha tội khi lãnh nhận. Phép Rửa của Gioan là phép Rửa dọn đường cho phép Rửa của Chúa Giêsu sẽ được thiết lập sau này.
2- Phép Rửa của Chúa Giêsu
Trong Tin Mừng hôm nay, thánh Luca kể lại việc Chúa Giêsu đến với Gioan và xin ông làm phép rửa tại sông Giođan. Tại sao Chúa Giêsu lại xin Gioan làm phép rửa? Tại sao Người là Đấng Thánh của Thiên Chúa lại cần phải thống hối và thanh tẩy? Chắc chắn là không. Đây là ý nghĩa của việc Chúa Giêsu chịu phép Rửa này:
Trước hết, việc Chúa Giêsu chịu phép Rửa bởi Gioan là một hành vi tự hạ và khiêm tốn mà Người thực hiện theo ý định của Chúa Cha. Nếu biến cố nhập thể là bước khởi đầu mầu nhiệm tự hủy của Con Thiên Chúa. Như Thánh Phaolô đã nói: “Đức Giêsu Kitô, vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế” (Pl 2,6-7). Nay, qua biến cố phép Rửa, Chúa Giêsu đi thêm một bước nữa, đó là hạ mình xuống để hòa mình và liên đới với mọi tội nhân. Như thế, qua hành vi này, Chúa Giêsu sống tinh thần tự hạ, muốn trở nên giống chúng ta mọi đàng, ngoại trừ tội lỗi (x. Hr 4,15). Hơn nữa, theo các Giáo Phụ, việc Chúa Giêsu chịu phép Rửa là để thanh tẩy thay tội lỗi nhân loại. Cũng như trong mầu nhiệm nhập thể, Chúa Giêsu đã dìm mình trong bản tính nhân loại để thánh hóa bản tính ấy, nay Chúa Giêsu dìm mình trong dòng nước để thánh hóa dòng nước, nhờ đó mà thánh hóa nhân loại qua bí tích Rửa Tội.
Khi Chúa Giêsu chịu phép Rửa, thánh Luca tường thuật về ba dấu hiệu xảy ra: Dấu hiệu thứ nhất: “Trời mở ra.” Chúng ta nhớ lại: khi Ađam và Evà phạm tội, cửa thiên đàng đóng lại (St 3,23-24). Qua bao thế hệ, dân Chúa cầu khẩn: “Ước chi Ngài xé các tầng trời và ngự xuống” (Is 64,1). Nay đã đến lúc, nhờ Chúa Kitô, trời mở ra. Điều này nói lên rằng từ nay trời đất giao thông với nhau, con người được sống hiệp thông với Thiên Chúa.
Dấu hiệu thứ hai: “Chúa Thánh Thần ngự xuống như chim bồ câu.” Đây là mạc khải về Chúa Thánh Thần, Ngôi Ba Thiên Chúa. Người được sai đến và cùng với Chúa Giêsu khai mở một giai đoạn mới, giai đoạn cứu độ nhân loại. Chúa Thánh Thần luôn đồng hành với Chúa Giêsu trong hành trình rao giảng Tin Mừng. Chúa Thánh Thần được ban cho chúng ta qua Bí tích Rửa Tội. Người thánh hóa và dẫn đưa mỗi người về với Thiên Chúa.
Dấu hiệu thứ ba: là lời của Chúa Cha: “Con là con yêu dấu của Cha. Cha hài lòng về Con” (Lc 3,21-23). Đây là mạc khải về Chúa Cha. Người là Cha của Đức Giêsu và cũng là Cha của chúng ta. Người sai Chúa Con đến trong trần gian. Chúa Cha luôn hài lòng vì Chúa Con luôn làm theo ý định cứu độ của Chúa Cha.
Như thế, qua ba dấu hiệu trên mạc khải cho chúng ta biết về Thiên Chúa Ba Ngôi và vai trò mỗi ngôi vị trong chương trình cứu độ nhân loại.
3- Phép Rửa của người Kitô hữu
Nếu phép Rửa của Gioan là dấu chỉ bằng nước, mời gọi sám hối, thì phép Rửa của Chúa Giêsu là bí tích bằng nước và Thánh Thần. Phép Rửa này là một bí tích trong bảy bí tích vừa mời gọi hoán cải, vừa mang lại hiệu quả tha tội và thánh hóa cho những ai đón nhận.
Bí tích Rửa Tội tha thứ tội nguyên tổ và mọi tội cá nhân cũng như các hình phạt do tội, ban cho chúng ta sự sống thần linh. Đồng thời, nhờ phép Rửa, chúng ta được làm con cái Thiên Chúa, trở thành chi thể Chúa Kitô, được gia nhập và tham dự vào các sứ mạng của Hội Thánh (GLCG. số 1213).
Như vậy, chúng ta đón nhận phép Rửa không phải vì danh nghĩa làm Kitô hữu, nhưng là để sống tốt đời Kitô hữu. Vì thế, chúng ta được mời gọi luôn ý thức những hồng ân cao cả mà Thiên Chúa ban cho chúng ta qua phép Rửa Tội. Đồng thời, chúng ta cũng được mời gọi cố gắng mỗi ngày sống xứng đáng là con cái Chúa và biết làm chứng cho Chúa trong cuộc sống hằng ngày.
Lạy Chúa là Đấng hoàn toàn thánh thiện, Chúa đã cúi xuống để đón nhận phép Rửa tại sông Giođan, Chúa cũng đã lập phép Rửa để thanh tẩy và thánh hóa chúng con, xin cho mỗi người chúng con luôn sống xứng đáng là con cái của Chúa để chúng con trở thành những người con yêu dấu và hằng đẹp lòng Chúa. Amen!
HỒNG ÂN TÁI SINH
Is 42,1-4.6-7; Cv 10,34-38; Lc 3,15-16.21-22
Hôm nay, chúng ta cử hành lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa tại sông Giođan. Biến cố này là gạch nối giữa đời sống ẩn dật và sứ vụ công khai của Chúa Giêsu. Sau khi chịu phép Rửa, Chúa Giêsu bắt đầu bước vào sứ vụ rao giảng Tin Mừng. Trong thánh lễ này, chúng ta tìm hiểu về sự khác biệt và ý nghĩa phép Rửa của Gioan Tẩy Giả, phép Rửa của Chúa Giêsu và phép Rửa của chúng ta.
1- Phép Rửa Gioan
Với tư cách là người dọn đường cho Đấng Mêsia, Gioan Tẩy Giả kêu gọi mọi người sám hối và hoán cải bằng việc đón nhận phép Rửa của ông. Nhờ gương sáng và lời nói đầy thuyết phục, Gioan đã thu hút dân chúng. Người ta lũ lượt kéo đến với Gioan để xin ông làm phép Rửa; nhiều người nghĩ rằng, Gioan chính là Đấng Mêsia mà họ đang trông chờ. Nhưng Gioan quả quyết rằng, ông không phải là Đấng Mêsia: “Phần tôi, tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước, nhưng có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần và bằng lửa” (Lc 3,16).
Như vậy, phép Rửa của Gioan là phép rửa bằng nước, là dấu chỉ bên ngoài để tỏ lòng sám hối và giúp quay trở về với Chúa, nhưng chưa phải là bí tích. Bởi thế, phép Rửa này không mang lại hiệu quả ơn tha tội khi lãnh nhận. Phép Rửa của Gioan là phép Rửa dọn đường cho phép Rửa của Chúa Giêsu sẽ được thiết lập sau này.
2- Phép Rửa của Chúa Giêsu
Trong Tin Mừng hôm nay, thánh Luca kể lại việc Chúa Giêsu đến với Gioan và xin ông làm phép rửa tại sông Giođan. Tại sao Chúa Giêsu lại xin Gioan làm phép rửa? Tại sao Người là Đấng Thánh của Thiên Chúa lại cần phải thống hối và thanh tẩy? Chắc chắn là không. Đây là ý nghĩa của việc Chúa Giêsu chịu phép Rửa này:
Trước hết, việc Chúa Giêsu chịu phép Rửa bởi Gioan là một hành vi tự hạ và khiêm tốn mà Người thực hiện theo ý định của Chúa Cha. Nếu biến cố nhập thể là bước khởi đầu mầu nhiệm tự hủy của Con Thiên Chúa. Như Thánh Phaolô đã nói: “Đức Giêsu Kitô, vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế” (Pl 2,6-7). Nay, qua biến cố phép Rửa, Chúa Giêsu đi thêm một bước nữa, đó là hạ mình xuống để hòa mình và liên đới với mọi tội nhân. Như thế, qua hành vi này, Chúa Giêsu sống tinh thần tự hạ, muốn trở nên giống chúng ta mọi đàng, ngoại trừ tội lỗi (x. Hr 4,15). Hơn nữa, theo các Giáo Phụ, việc Chúa Giêsu chịu phép Rửa là để thanh tẩy thay tội lỗi nhân loại. Cũng như trong mầu nhiệm nhập thể, Chúa Giêsu đã dìm mình trong bản tính nhân loại để thánh hóa bản tính ấy, nay Chúa Giêsu dìm mình trong dòng nước để thánh hóa dòng nước, nhờ đó mà thánh hóa nhân loại qua bí tích Rửa Tội.
Khi Chúa Giêsu chịu phép Rửa, thánh Luca tường thuật về ba dấu hiệu xảy ra: Dấu hiệu thứ nhất: “Trời mở ra.” Chúng ta nhớ lại: khi Ađam và Evà phạm tội, cửa thiên đàng đóng lại (St 3,23-24). Qua bao thế hệ, dân Chúa cầu khẩn: “Ước chi Ngài xé các tầng trời và ngự xuống” (Is 64,1). Nay đã đến lúc, nhờ Chúa Kitô, trời mở ra. Điều này nói lên rằng từ nay trời đất giao thông với nhau, con người được sống hiệp thông với Thiên Chúa.
Dấu hiệu thứ hai: “Chúa Thánh Thần ngự xuống như chim bồ câu.” Đây là mạc khải về Chúa Thánh Thần, Ngôi Ba Thiên Chúa. Người được sai đến và cùng với Chúa Giêsu khai mở một giai đoạn mới, giai đoạn cứu độ nhân loại. Chúa Thánh Thần luôn đồng hành với Chúa Giêsu trong hành trình rao giảng Tin Mừng. Chúa Thánh Thần được ban cho chúng ta qua Bí tích Rửa Tội. Người thánh hóa và dẫn đưa mỗi người về với Thiên Chúa.
Dấu hiệu thứ ba: là lời của Chúa Cha: “Con là con yêu dấu của Cha. Cha hài lòng về Con” (Lc 3,21-23). Đây là mạc khải về Chúa Cha. Người là Cha của Đức Giêsu và cũng là Cha của chúng ta. Người sai Chúa Con đến trong trần gian. Chúa Cha luôn hài lòng vì Chúa Con luôn làm theo ý định cứu độ của Chúa Cha.
Như thế, qua ba dấu hiệu trên mạc khải cho chúng ta biết về Thiên Chúa Ba Ngôi và vai trò mỗi ngôi vị trong chương trình cứu độ nhân loại.
3- Phép Rửa của người Kitô hữu
Nếu phép Rửa của Gioan là dấu chỉ bằng nước, mời gọi sám hối, thì phép Rửa của Chúa Giêsu là bí tích bằng nước và Thánh Thần. Phép Rửa này là một bí tích trong bảy bí tích vừa mời gọi hoán cải, vừa mang lại hiệu quả tha tội và thánh hóa cho những ai đón nhận.
Bí tích Rửa Tội tha thứ tội nguyên tổ và mọi tội cá nhân cũng như các hình phạt do tội, ban cho chúng ta sự sống thần linh. Đồng thời, nhờ phép Rửa, chúng ta được làm con cái Thiên Chúa, trở thành chi thể Chúa Kitô, được gia nhập và tham dự vào các sứ mạng của Hội Thánh (GLCG. số 1213).
Như vậy, chúng ta đón nhận phép Rửa không phải vì danh nghĩa làm Kitô hữu, nhưng là để sống tốt đời Kitô hữu. Vì thế, chúng ta được mời gọi luôn ý thức những hồng ân cao cả mà Thiên Chúa ban cho chúng ta qua phép Rửa Tội. Đồng thời, chúng ta cũng được mời gọi cố gắng mỗi ngày sống xứng đáng là con cái Chúa và biết làm chứng cho Chúa trong cuộc sống hằng ngày.
Lạy Chúa là Đấng hoàn toàn thánh thiện, Chúa đã cúi xuống để đón nhận phép Rửa tại sông Giođan, Chúa cũng đã lập phép Rửa để thanh tẩy và thánh hóa chúng con, xin cho mỗi người chúng con luôn sống xứng đáng là con cái của Chúa để chúng con trở thành những người con yêu dấu và hằng đẹp lòng Chúa. Amen!
Hội viên tiên khởi
Lm Vũdình Tường
21:59 10/01/2019
Tuần qua Giáo Hội mừng kính lễ các học giả Phương Đông nhờ ánh sao chỉ đường đến thờ kính Chúa Hài Nhi. Đây là lần đẩu tiên Chúa tỏ mình ra cho dân ngoại nhận biết Con Thiên Chúa. Tuần này mừng kính ngày lễ Chúa chịu phép rửa dưới sông Giođan bởi thánh Gioan. Việc Đức Kitô chịu phép rửa mặc khải cho nhân loại biết thêm về căn tính, nguồn gốc của Đức Kitô. Đây được hiểu như là lần mặc khải thứ hai về Thiên tính của Đức Kitô. Sau khi Đức Kitô nhận phép rửa có nhiều sự kiện kì diệu, lạ lùng xuất hiện và những sự kiện này chưa từng xảy ra trong lịch sử nhân loại. Sự kiện lạ lùng đầu tiên là từ trên không có tiếng vang vọng như tiếng sấm phát ra: Đây là Con Ta hằng yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Ngài' Jn 1,29. Không ai trong đám đông hiện diện ngày hôm đó nhìn thấy người phát ra tiếng nói nhưng mọi người có mặt nghe được tiếng nói đó và đó là tiếng của Cha Đức Kitô phán bảo vì Ngài gọi Đức Kitô là 'Con Ta'. Như thế tiếng vang vọng đó là tiếng của Chúa Cha. Sự kiện lạ lùng thứ hai xảy ra là có chim bồ câu đến đậu trên Đức Kitô, hình ảnh của Chúa Thánh Thần, Ngôi Ba Thiên Chúa. Đức Kitô chịu phép rửa có sự hiện diện của một Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Thần.
Đức Kitô, Đấng vô tội, không cần lãnh nhận phép rửa từ tay Gioan nhưng Ngài khiêm nhường nhận phép rửa để gánh tội trần gian thay cho nhân loại. 'Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian'. Chúng ta vẫn tuyên xưng niềm tin đó trong các thánh lễ. Không giống như phép Thanh Tẩy chúng ta ngày nay lãnh nhận, phép rủa của Gioan không có công thức thanh tẩy như hiện nay. Phép rửa của Gioan nhấn mạnh đến việc đổ nước thanh tẩy và là dấu chỉ của xám hối, ăn năn. Chúng ta nhận bí tích Thanh Tẩy qua công thức: 'Ta rửa con Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần' , công thức này do chính Đức Kitô truyền dạy các tông đồ: Hãy đi giảng dậy muôn dân, rửa tội cho họ Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần Mk 16,15.
Có những điểm dị biệt và tương đồng giữa phép thanh tẩy của Gioan và phép thanh tẩy hiện nay Giáo Hội hướng dẫn.
Điểm dị biệt
Thứ nhất, bí tích thanh tẩy xác định chúng ta là thành phần của Giáo Hội Chúa nơi trần gian mà Đức Kitô Đấng thiết lập Giáo Hội là hội viên tiên khởi, hội viên đầu tiên. Đức Kitô mặc khải cho chúng ta biết Ngài là con Thiên Chúa và đó là căn tính của Ngài. Phép thanh tẩy Ngài nhận từ thánh Gioan không liên quan gì đến việc Ngài là Con Thiên Chúa nhưng qua bí tích thanh tẩy chúng ta trở thành thừa tự của Đức Kitô, là con cái sự sáng và là anh chị em trong đại gia đình Chúa.
Thứ hai, bí tích thanh tẩy xoá bổ tội tổ tông và tẩy xoá mội tội lỗi ta phạm từ trước. Đức Kitô Đấng vô tội nhưng Ngài chịu phép thanh tẩy để nhận lấy tội của toàn thể nhân loại. Đấng vô tội tự nguyện nhận tội thay cho nhân loại và dùng thập giá và đau khổ tẩy xoá tội trần gian.
Thứ ba, sách Sáng Thế Kí 1,2 tường thuật trong ngày sáng tạo có Thánh Thần Chúa bay là là mặt nước. Trong ngày Chúa Kitô lãnh nhận bí tích thanh tẩy có sự hiện diện của Thánh Thần Chúa, dấu chỉ của việc tái tạo do chính Đức Kitô thực hiện, bởi tội bất tuân của tổ phục làm cho tạo vật mất bản chất tinh tuyền thuở ban đầu.
Điểm tương đồng
Thứ nhất khi Đức Kitô lãnh nhận bí tích thanh tẩy có sự hiện diện của Ba Ngôi Thiên Chúa; chúng ta được thanh tẩy trong Ba Ngôi Thiên Chúa: Ngôi Cha, Ngôi Con và Thánh Thần. Ba Ngôi Thiên Chúa đến ngự trong linh hồn ta.
Thứ hai, khi lãnh nhận bí tích thanh tẩy Đức Kitô được Chúa Cha mặc khải là 'Người Con Yêu Dấu'. Khi lãnh nhận bí tích thanh tẩy chúng ta trở thành thừa tự của Đức Kitô, con riêng của Ngài.
Thứ ba, khi lãnh nhận bí tích thanh tẩy từ tay Gioan Đức Kitô cách nào đó xác nhận sứ mạng rao giảng của Gioan. Bí tích thanh tẩy giúp chúng ta trở thành sứ giả của Tin Mừng, tiếp nối công việc rao giảng Tin Mừng của Gioan và của chính Đức Kitô.
Thứ tư, khi lãnh nhận bí tích thanh tẩy Đức Kitô gánh tội trần gian. Khi chúng ta lãnh nhận bí tích thanh tẩy chúng ra được rửa sạch trong cái chết và sự sống lại của Đức Kitô. Ngài sống lại và không bao giờ chết nữa nên chúng ta được kết hợp với sự sống trường sinh của Ngài và tâm linh chúng ta sẽ không bao giờ chết nữa. Đức Kitô vác thập giá xoá tội trần gian, chúng ta cũng được mời gọi vác thập giá riêng mình bước theo Đức Kitô.
Bí tích thanh tẩy cho phép chúng ta được chia sẻ ba sứ mạng của Đức Kitô. Đó là thiên chức linh mục, tiên tri và vương đế. Chúng ta cầu xin hoàn thành tốt đẹp ba thiên chức đó và sống trung thành với lời hứa khi lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy.
TiengChuong.org
The Feast of the Epiphany we celebrated last Sunday, God revealed himself to all the nations. It was the first manifestation that Jesus is the Only Son of God. The second manifestation happened at the Baptism of Jesus, by John, at the Jordan's river. At the baptism of Jesus, God revealed to us the three persons of God. The first person is the God the Father. No one saw God the Father but at the River they heard God's loud thundering voice from on high saying: This is my Beloved Son, listen to him; the second person of God is Jesus who comes to the world to redeem the world. The third person of God appeared in the form of a dove, the Holy Spirit, descended upon Jesus. The entire Trinity was present at the Baptism of Jesus. Jesus had no need of the baptism of John but he took the baptism to remove all the sins of the world: Behold the Lamb of God, Who takes away the sin of the world Jn 1,29. Unlike today baptism the Church offers, John's baptism was mainly involved with the pouring of the water as the sign of repentance and forgiveness of sin. We are baptised in the formula handed down to us by Jesus when he gave the command to his Apostles that: Go out to the whole world and baptise them in the name of the Father and of the Son and of the Holy Spirit Mk 16,15.
There are differences and similarities between John's baptism and ours.
Differences
First, our baptism makes us to be a member of God's Church on earth and Jesus is the very First Member of the Church. Jesus is already God's Son and his baptism reveals his sonship, his identity to us that he is God himself. His baptism has nothing to do with he himself becoming of adopted God's son but rather through baptism we are incorporate into God's family by adoption and we are brothers and sisters in Jesus.
Second, our baptism wipes away the original sin and any personal sin; Jesus has committed no sin, he received the baptism to remove not his own personal sin but rather he takes our sins upon himself. The sinless One Who receives the sins of others and through His Passion he removed all the sins of the human race.
Third, at the first creation God' Spirit hovered upon the water (Gen 1:2). At Jesus' baptism the Spirit came upon him and in that sense Jesus renews the first creation which was tainted by the sin of disobedience.
Similarities
First, at Jesus' baptism the three persons of God was present; we are baptised into the three persons of God: God of the Father and God of the Son and God of the Holy Spirit. The Trinitarian God comes to our soul.
Second, at His baptism Jesus was proclaimed the "Beloved Son" of the Father; at our Baptism we become the beloved sons or daughters of God.
Third, Jesus received baptism at the Jordan's river to recognize John's mission; our Baptism empowers us to continue the mission of God's Church on earth.
Fourth at Jesus' baptism he takes upon Himself the sins of the whole world. At our baptism Christ removes our stains of sin by shedding his own blood on the cross to complete the acts of Redemption and we are asked to carry our own cross to follow Jesus.
Our baptism makes us to be sharers of the three fold offices of Jesus and they are: the role of a priest and prophet and king. We need to practice it daily and pray to be faithful to our baptismal calling.
Đức Kitô, Đấng vô tội, không cần lãnh nhận phép rửa từ tay Gioan nhưng Ngài khiêm nhường nhận phép rửa để gánh tội trần gian thay cho nhân loại. 'Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian'. Chúng ta vẫn tuyên xưng niềm tin đó trong các thánh lễ. Không giống như phép Thanh Tẩy chúng ta ngày nay lãnh nhận, phép rủa của Gioan không có công thức thanh tẩy như hiện nay. Phép rửa của Gioan nhấn mạnh đến việc đổ nước thanh tẩy và là dấu chỉ của xám hối, ăn năn. Chúng ta nhận bí tích Thanh Tẩy qua công thức: 'Ta rửa con Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần' , công thức này do chính Đức Kitô truyền dạy các tông đồ: Hãy đi giảng dậy muôn dân, rửa tội cho họ Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần Mk 16,15.
Có những điểm dị biệt và tương đồng giữa phép thanh tẩy của Gioan và phép thanh tẩy hiện nay Giáo Hội hướng dẫn.
Điểm dị biệt
Thứ nhất, bí tích thanh tẩy xác định chúng ta là thành phần của Giáo Hội Chúa nơi trần gian mà Đức Kitô Đấng thiết lập Giáo Hội là hội viên tiên khởi, hội viên đầu tiên. Đức Kitô mặc khải cho chúng ta biết Ngài là con Thiên Chúa và đó là căn tính của Ngài. Phép thanh tẩy Ngài nhận từ thánh Gioan không liên quan gì đến việc Ngài là Con Thiên Chúa nhưng qua bí tích thanh tẩy chúng ta trở thành thừa tự của Đức Kitô, là con cái sự sáng và là anh chị em trong đại gia đình Chúa.
Thứ hai, bí tích thanh tẩy xoá bổ tội tổ tông và tẩy xoá mội tội lỗi ta phạm từ trước. Đức Kitô Đấng vô tội nhưng Ngài chịu phép thanh tẩy để nhận lấy tội của toàn thể nhân loại. Đấng vô tội tự nguyện nhận tội thay cho nhân loại và dùng thập giá và đau khổ tẩy xoá tội trần gian.
Thứ ba, sách Sáng Thế Kí 1,2 tường thuật trong ngày sáng tạo có Thánh Thần Chúa bay là là mặt nước. Trong ngày Chúa Kitô lãnh nhận bí tích thanh tẩy có sự hiện diện của Thánh Thần Chúa, dấu chỉ của việc tái tạo do chính Đức Kitô thực hiện, bởi tội bất tuân của tổ phục làm cho tạo vật mất bản chất tinh tuyền thuở ban đầu.
Điểm tương đồng
Thứ nhất khi Đức Kitô lãnh nhận bí tích thanh tẩy có sự hiện diện của Ba Ngôi Thiên Chúa; chúng ta được thanh tẩy trong Ba Ngôi Thiên Chúa: Ngôi Cha, Ngôi Con và Thánh Thần. Ba Ngôi Thiên Chúa đến ngự trong linh hồn ta.
Thứ hai, khi lãnh nhận bí tích thanh tẩy Đức Kitô được Chúa Cha mặc khải là 'Người Con Yêu Dấu'. Khi lãnh nhận bí tích thanh tẩy chúng ta trở thành thừa tự của Đức Kitô, con riêng của Ngài.
Thứ ba, khi lãnh nhận bí tích thanh tẩy từ tay Gioan Đức Kitô cách nào đó xác nhận sứ mạng rao giảng của Gioan. Bí tích thanh tẩy giúp chúng ta trở thành sứ giả của Tin Mừng, tiếp nối công việc rao giảng Tin Mừng của Gioan và của chính Đức Kitô.
Thứ tư, khi lãnh nhận bí tích thanh tẩy Đức Kitô gánh tội trần gian. Khi chúng ta lãnh nhận bí tích thanh tẩy chúng ra được rửa sạch trong cái chết và sự sống lại của Đức Kitô. Ngài sống lại và không bao giờ chết nữa nên chúng ta được kết hợp với sự sống trường sinh của Ngài và tâm linh chúng ta sẽ không bao giờ chết nữa. Đức Kitô vác thập giá xoá tội trần gian, chúng ta cũng được mời gọi vác thập giá riêng mình bước theo Đức Kitô.
Bí tích thanh tẩy cho phép chúng ta được chia sẻ ba sứ mạng của Đức Kitô. Đó là thiên chức linh mục, tiên tri và vương đế. Chúng ta cầu xin hoàn thành tốt đẹp ba thiên chức đó và sống trung thành với lời hứa khi lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy.
TiengChuong.org
The first member
The Feast of the Epiphany we celebrated last Sunday, God revealed himself to all the nations. It was the first manifestation that Jesus is the Only Son of God. The second manifestation happened at the Baptism of Jesus, by John, at the Jordan's river. At the baptism of Jesus, God revealed to us the three persons of God. The first person is the God the Father. No one saw God the Father but at the River they heard God's loud thundering voice from on high saying: This is my Beloved Son, listen to him; the second person of God is Jesus who comes to the world to redeem the world. The third person of God appeared in the form of a dove, the Holy Spirit, descended upon Jesus. The entire Trinity was present at the Baptism of Jesus. Jesus had no need of the baptism of John but he took the baptism to remove all the sins of the world: Behold the Lamb of God, Who takes away the sin of the world Jn 1,29. Unlike today baptism the Church offers, John's baptism was mainly involved with the pouring of the water as the sign of repentance and forgiveness of sin. We are baptised in the formula handed down to us by Jesus when he gave the command to his Apostles that: Go out to the whole world and baptise them in the name of the Father and of the Son and of the Holy Spirit Mk 16,15.
There are differences and similarities between John's baptism and ours.
Differences
First, our baptism makes us to be a member of God's Church on earth and Jesus is the very First Member of the Church. Jesus is already God's Son and his baptism reveals his sonship, his identity to us that he is God himself. His baptism has nothing to do with he himself becoming of adopted God's son but rather through baptism we are incorporate into God's family by adoption and we are brothers and sisters in Jesus.
Second, our baptism wipes away the original sin and any personal sin; Jesus has committed no sin, he received the baptism to remove not his own personal sin but rather he takes our sins upon himself. The sinless One Who receives the sins of others and through His Passion he removed all the sins of the human race.
Third, at the first creation God' Spirit hovered upon the water (Gen 1:2). At Jesus' baptism the Spirit came upon him and in that sense Jesus renews the first creation which was tainted by the sin of disobedience.
Similarities
First, at Jesus' baptism the three persons of God was present; we are baptised into the three persons of God: God of the Father and God of the Son and God of the Holy Spirit. The Trinitarian God comes to our soul.
Second, at His baptism Jesus was proclaimed the "Beloved Son" of the Father; at our Baptism we become the beloved sons or daughters of God.
Third, Jesus received baptism at the Jordan's river to recognize John's mission; our Baptism empowers us to continue the mission of God's Church on earth.
Fourth at Jesus' baptism he takes upon Himself the sins of the whole world. At our baptism Christ removes our stains of sin by shedding his own blood on the cross to complete the acts of Redemption and we are asked to carry our own cross to follow Jesus.
Our baptism makes us to be sharers of the three fold offices of Jesus and they are: the role of a priest and prophet and king. We need to practice it daily and pray to be faithful to our baptismal calling.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thượng Phụ Kirill cảnh báo: Tên Phản Kitô khống chế mạng lưới điện toán toàn cầu
Anthony Nguyễn
17:21 10/01/2019
Sự phụ thuộc của mọi người vào điện thoại thông minh và công nghệ hiện đại có thể dẫn đến đến sự xuất hiện của tên Phản Kitô, nhà lãnh đạo của Giáo hội Chính thống Nga đã đưa ra lời cảnh báo trên hôm 8 tháng Giêng.
Trong một cuộc phỏng vấn với truyền hình nhà nước Nga, Đức Thượng Phụ Kirill nhận định rằng người dùng điện thoại thông minh nên cẩn thận khi sử dụng “các tiện ích trên mạng lưới toàn cầu”, vì nó dẫn đến những cơ hội để giành quyền kiểm soát toàn cầu trên nhân loại.
“Tên phản Kitô đang cố gắng khống chế mạng lưới điện toán toàn cầu để kiểm soát tất cả loài người,” ngài nói.
“Mỗi khi bạn sử dụng các tiện ích trên mạng lưới điện toán toàn cầu [ý ngài muốn nói đến các apps hay gadgets – chú thích của người dịch], dù muốn hay không, dù bạn có cho người ta biết vị trí của mình hay không, ai đó có thể tìm ra chính xác bạn đang ở đâu, chính xác những gì bạn quan tâm và chính xác những gì bạn lo sợ,” Đức Thượng Phụ Kirill nói với thông tấn xã Rossiya 1.
“Nếu không phải hôm nay, thì ngày mai các phương pháp và công nghệ thông tin có thể sẽ không chỉ cung cấp quyền truy cập vào tất cả thông tin này mà còn cho phép việc sử dụng những thông tin ấy vào bất cứ mục đích gì.”
“Hãy nghĩ đến tình huống khi quyền lực tập trung vào tay những người nắm được những kiến thức về những gì đang diễn ra trên thế giới. Một sự kiểm soát như vậy tiên báo sự khống chế của tên Phản Kitô.”
Đức Thượng Phụ Kirill nhấn mạnh rằng Chính Thống Giáo không chống lại các tiến bộ công nghệ, nhưng chống lại sự phát triển của một hệ thống nhằm kiểm soát bản sắc của con người.”
Trong một thập niên trở lại đây, đã bùng nổ hiện tượng cố gắng thu thập các chi tiết riêng tư của người dùng trên mạng lưới điện toán toàn cầu. Những mạng xã hội, như Facebook chẳng haạn, cố gắng biết địa chỉ, số phone, nơi sinh, ngày sinh, cha mẹ, anh em, bạn bè, học vấn, sở thích.. của người dùng trong khi đó các loại email như Yahoo, AOL đang ra sức “scan” tất cả mọi emails của người dùng để những nhà quảng cáo trên thế giới này có những hình ảnh rất rõ nét và chính xác bạn là ai, và thị hiếu của bạn là gì. Những điều ấy xác nhận những lo ngại của Đức Thượng Phụ Kirill là hoàn toàn có cơ sở.
Sự lan tràn các hình ảnh khiêu dâm trên mạng lưới điện toán toàn cầu càng củng cố thêm tiên đoán của Đức Thượng Phụ về sự khống chế của tên Phản Kitô.
Tuy nhiên, không phải tất cả người dùng phương tiện truyền thông xã hội cảm thấy thuyết phục trước những nhận định của Đức Thượng Phụ Kirill.
Đức Thượng Phụ quá gần gũi với Tổng thống Nga Vladimir Putin, là người tham gia tất cả các lễ kỷ niệm lớn của Chính Thống Giáo Nga và đã đi hành hương đến Núi Arlington và các địa điểm Chính thống nổi tiếng khác. Vào thời điểm các quyền tự do internet ngày càng bị hạn chế ở Nga - và các nhà chức trách được cho là đang cố gắng tạo ra một mạng internet độc lập của Nga - sự gần gũi này đã khiến một số người hoài nghi những nhận định xác đáng của Đức Thượng Phụ.
Source: BBC -Smartphone users warned to be careful of the Antichrist
Trong một cuộc phỏng vấn với truyền hình nhà nước Nga, Đức Thượng Phụ Kirill nhận định rằng người dùng điện thoại thông minh nên cẩn thận khi sử dụng “các tiện ích trên mạng lưới toàn cầu”, vì nó dẫn đến những cơ hội để giành quyền kiểm soát toàn cầu trên nhân loại.
“Tên phản Kitô đang cố gắng khống chế mạng lưới điện toán toàn cầu để kiểm soát tất cả loài người,” ngài nói.
“Mỗi khi bạn sử dụng các tiện ích trên mạng lưới điện toán toàn cầu [ý ngài muốn nói đến các apps hay gadgets – chú thích của người dịch], dù muốn hay không, dù bạn có cho người ta biết vị trí của mình hay không, ai đó có thể tìm ra chính xác bạn đang ở đâu, chính xác những gì bạn quan tâm và chính xác những gì bạn lo sợ,” Đức Thượng Phụ Kirill nói với thông tấn xã Rossiya 1.
“Nếu không phải hôm nay, thì ngày mai các phương pháp và công nghệ thông tin có thể sẽ không chỉ cung cấp quyền truy cập vào tất cả thông tin này mà còn cho phép việc sử dụng những thông tin ấy vào bất cứ mục đích gì.”
“Hãy nghĩ đến tình huống khi quyền lực tập trung vào tay những người nắm được những kiến thức về những gì đang diễn ra trên thế giới. Một sự kiểm soát như vậy tiên báo sự khống chế của tên Phản Kitô.”
Đức Thượng Phụ Kirill nhấn mạnh rằng Chính Thống Giáo không chống lại các tiến bộ công nghệ, nhưng chống lại sự phát triển của một hệ thống nhằm kiểm soát bản sắc của con người.”
Trong một thập niên trở lại đây, đã bùng nổ hiện tượng cố gắng thu thập các chi tiết riêng tư của người dùng trên mạng lưới điện toán toàn cầu. Những mạng xã hội, như Facebook chẳng haạn, cố gắng biết địa chỉ, số phone, nơi sinh, ngày sinh, cha mẹ, anh em, bạn bè, học vấn, sở thích.. của người dùng trong khi đó các loại email như Yahoo, AOL đang ra sức “scan” tất cả mọi emails của người dùng để những nhà quảng cáo trên thế giới này có những hình ảnh rất rõ nét và chính xác bạn là ai, và thị hiếu của bạn là gì. Những điều ấy xác nhận những lo ngại của Đức Thượng Phụ Kirill là hoàn toàn có cơ sở.
Sự lan tràn các hình ảnh khiêu dâm trên mạng lưới điện toán toàn cầu càng củng cố thêm tiên đoán của Đức Thượng Phụ về sự khống chế của tên Phản Kitô.
Tuy nhiên, không phải tất cả người dùng phương tiện truyền thông xã hội cảm thấy thuyết phục trước những nhận định của Đức Thượng Phụ Kirill.
Đức Thượng Phụ quá gần gũi với Tổng thống Nga Vladimir Putin, là người tham gia tất cả các lễ kỷ niệm lớn của Chính Thống Giáo Nga và đã đi hành hương đến Núi Arlington và các địa điểm Chính thống nổi tiếng khác. Vào thời điểm các quyền tự do internet ngày càng bị hạn chế ở Nga - và các nhà chức trách được cho là đang cố gắng tạo ra một mạng internet độc lập của Nga - sự gần gũi này đã khiến một số người hoài nghi những nhận định xác đáng của Đức Thượng Phụ.
Source: BBC -Smartphone users warned to be careful of the Antichrist
Giáo sĩ Hồi Giáo Ai Cập cứu hai nhà thờ Kitô khỏi bị đặt bom
Đặng Tự Do
17:47 10/01/2019
Một vụ đánh bom nhắm vào hai nhà thờ ở phía đông Cairo đã được ngăn chặn nhờ hành động kịp thời của một giáo sĩ Hồi giáo, Imam Saad Askar, là người đã la làng lên và báo cho cảnh sát.
Vụ việc xảy ra vào hôm thứ Bảy 5 tháng Giêng khi người Công Giáo tại nhà thờ Đức Trinh Nữ Maria đang chuẩn bị kết thúc mùa lễ Giáng sinh trong khi nhà thờ Abu Seifin của Chính Thống Giáo Coptic đang chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh tại quận Ezbat al-Haganah, thuộc thành phố Nasr, ở ngoại ô phía đông thủ đô Ai Cập.
Hai sinh viên của trường Đại Học al-Azhar nói với Imam Askar rằng họ thấy một người lạ lảng vảng quanh khu vực hai nhà thờ cùng với một chiếc vali. Cùng với công nhân đang làm việc trong đền thờ Hồi giáo Gouda tên là Shaaban Khalifa, 63 tuổi, Askar chạy theo người lạ mặt, nhưng hắn đã trốn khỏi hiện trường để lại cái vali trên một chiếc xe đẩy.
Imam Askar la làng lên để cảnh báo các tín hữu Kitô và Hồi Giáo đang có mặt tại hiện trường và gọi điện thoại báo cho cảnh sát.
Một video được đăng trên phương tiện truyền thông xã hội cho thấy các tín hữu trong đền thờ Hồi Giáo Gouda và các Kitô hữu trong hai nhà thờ Kitô đã nhanh chóng rời khỏi khu vực. Khi cảnh sát đến, họ đã thiết lập một khu cấm người qua lại.
Thiếu tá Mostafa Ebeid al-Azhari, từ đội tháo bom mìn của Tổng cục An ninh Cairo đã đến hiện trường và đích thân ông tháo gỡ được hai quả bom trước khi quả thứ ba phát nổ, giết chết viên thiếu tá can đảm này.
Source:Asia News - Imam foils deadly attack against church on the eve of Coptic Christmas
Vụ việc xảy ra vào hôm thứ Bảy 5 tháng Giêng khi người Công Giáo tại nhà thờ Đức Trinh Nữ Maria đang chuẩn bị kết thúc mùa lễ Giáng sinh trong khi nhà thờ Abu Seifin của Chính Thống Giáo Coptic đang chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh tại quận Ezbat al-Haganah, thuộc thành phố Nasr, ở ngoại ô phía đông thủ đô Ai Cập.
Hai sinh viên của trường Đại Học al-Azhar nói với Imam Askar rằng họ thấy một người lạ lảng vảng quanh khu vực hai nhà thờ cùng với một chiếc vali. Cùng với công nhân đang làm việc trong đền thờ Hồi giáo Gouda tên là Shaaban Khalifa, 63 tuổi, Askar chạy theo người lạ mặt, nhưng hắn đã trốn khỏi hiện trường để lại cái vali trên một chiếc xe đẩy.
Imam Askar la làng lên để cảnh báo các tín hữu Kitô và Hồi Giáo đang có mặt tại hiện trường và gọi điện thoại báo cho cảnh sát.
Một video được đăng trên phương tiện truyền thông xã hội cho thấy các tín hữu trong đền thờ Hồi Giáo Gouda và các Kitô hữu trong hai nhà thờ Kitô đã nhanh chóng rời khỏi khu vực. Khi cảnh sát đến, họ đã thiết lập một khu cấm người qua lại.
Thiếu tá Mostafa Ebeid al-Azhari, từ đội tháo bom mìn của Tổng cục An ninh Cairo đã đến hiện trường và đích thân ông tháo gỡ được hai quả bom trước khi quả thứ ba phát nổ, giết chết viên thiếu tá can đảm này.
Source:Asia News - Imam foils deadly attack against church on the eve of Coptic Christmas
Hoa Kỳ: Đêm Quốc gia Canh thức Cầu nguyện cho Sự Sống tại Thủ đô Washington
Lm. Nguyễn Tất Thắng, OP
18:43 10/01/2019
Đêm Quốc gia Canh thức Cầu nguyện cho Sự Sống sẽ được tổ chức tại Washington, từ chiều thứ năm, ngày 17 tháng 1 đến sáng thứ sáu, ngày 18 tháng 1, tại Vương cung Thánh đường Đền thờ Quốc gia Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Hơn 20.000 người hành hương từ khắp nơi trên toàn quốc sẽ tập trung tại Đền thờ để cầu nguyện cho việc chấm dứt phá thai trước ngày Diễn Hành cho Sự Sống vào tháng 3 hàng năm. Canh thức Cầu nguyện đánh dấu kỷ niệm 46 năm Tòa án Tối cao Hoa Kỳ quyết định năm 1973, hợp pháp hóa phá thai trong suốt chín tháng mang thai, qua 2 vụ tranh tụng Roe v. Wade và Doe v. Bolton. Kể từ những quyết định đó, hơn 60 triệu trường hợp phá thai đã được thực hiện hợp pháp tại Hoa Kỳ.
Vị chủ tế và và giảng lễ trong Thánh lễ khai mạc Canh thức sẽ là Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann của thành phố Kansas, KS, Chủ tịch Ủy ban Giám mục Hoa Kỳ vì Sự Sống. Nhiều giám mục và linh mục trong nước sẽ đồng tế với ngài trong Vương cung Thánh đường tầng trên từ 5:30 đến 7:30 p.m. Canh thức tiếp tục trong Vương cung Thánh đường tầng hầm với việc xưng tội, lần chuỗi Mân côi Quốc gia cho Sự Sống, Canh thức Cầu nguyện theo nghi thức Byzantine và Chầu Thánh Thể được hướng dẫn dắt bởi các chủng sinh suốt đêm cho đến sáng hôm sau. Kinh sáng vào thứ Sáu, ngày 18 tháng 1, bắt đầu lúc 6:00 sáng tại tầng hầm, sau đó là Phép lành vào lúc 6:30 sáng. Thánh lễ bế mạc của Canh thức sẽ diễn ra lúc 7:30 sáng tại tầng trên, với Đức Giám mục Barry Knestout của Richmond là vị chủ tế và giảng thuyết.
“Năm nay, Vatican ban ơn toàn xá một lần nữa, với các điều kiện thông thường, cho những ai tham gia vào buổi Quốc gia Canh thức Cầu nguyện cho Sự Sống, cũng như tham gia các cử hành thánh thiêng khác liên quan đến Diễn Hành cho Sự Sống vào tháng Ba.” Kat Talalas, phó Giám đốc vì Sự Sống thuộc Hội Đồng Giám Mục Hòa Kỳ (USCCB) nói: “Đây là cơ hội đặc biệt để ban ơn cho các người hành hương vì chứng tá, cầu nguyện và hy sinh của họ.”
"Chúng tôi mời tất cả các tín hữu trên toàn quốc tham gia cầu nguyện trong tuần Cửu Nhật cho Sự Sống, từ ngày 14-22 tháng 1" Talalas tiếp tục: "Hơn 100.000 người đã đăng ký để cầu nguyện cho tuần cửu nhật này vì tôn trọng Sự Sống con người. Ngay cả khi bạn không thể tham dự Canh thức Cầu nguyện vào tháng Ba, bạn vẫn luôn có thể liên kết vì sự sống thông qua cầu nguyện.” Buổi Quốc gia Canh thức Cầu nguyện cho Sự Sống được đồng tài trợ bởi Ban Thư ký các Hoạt động vì Sự sống của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ (USCCB), Vương cung Thánh đường Đền thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội và Đại học Công Giáo Hoa Kỳ.
Lm Nguyễn Tất Thắng, OP
Vị chủ tế và và giảng lễ trong Thánh lễ khai mạc Canh thức sẽ là Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann của thành phố Kansas, KS, Chủ tịch Ủy ban Giám mục Hoa Kỳ vì Sự Sống. Nhiều giám mục và linh mục trong nước sẽ đồng tế với ngài trong Vương cung Thánh đường tầng trên từ 5:30 đến 7:30 p.m. Canh thức tiếp tục trong Vương cung Thánh đường tầng hầm với việc xưng tội, lần chuỗi Mân côi Quốc gia cho Sự Sống, Canh thức Cầu nguyện theo nghi thức Byzantine và Chầu Thánh Thể được hướng dẫn dắt bởi các chủng sinh suốt đêm cho đến sáng hôm sau. Kinh sáng vào thứ Sáu, ngày 18 tháng 1, bắt đầu lúc 6:00 sáng tại tầng hầm, sau đó là Phép lành vào lúc 6:30 sáng. Thánh lễ bế mạc của Canh thức sẽ diễn ra lúc 7:30 sáng tại tầng trên, với Đức Giám mục Barry Knestout của Richmond là vị chủ tế và giảng thuyết.
“Năm nay, Vatican ban ơn toàn xá một lần nữa, với các điều kiện thông thường, cho những ai tham gia vào buổi Quốc gia Canh thức Cầu nguyện cho Sự Sống, cũng như tham gia các cử hành thánh thiêng khác liên quan đến Diễn Hành cho Sự Sống vào tháng Ba.” Kat Talalas, phó Giám đốc vì Sự Sống thuộc Hội Đồng Giám Mục Hòa Kỳ (USCCB) nói: “Đây là cơ hội đặc biệt để ban ơn cho các người hành hương vì chứng tá, cầu nguyện và hy sinh của họ.”
"Chúng tôi mời tất cả các tín hữu trên toàn quốc tham gia cầu nguyện trong tuần Cửu Nhật cho Sự Sống, từ ngày 14-22 tháng 1" Talalas tiếp tục: "Hơn 100.000 người đã đăng ký để cầu nguyện cho tuần cửu nhật này vì tôn trọng Sự Sống con người. Ngay cả khi bạn không thể tham dự Canh thức Cầu nguyện vào tháng Ba, bạn vẫn luôn có thể liên kết vì sự sống thông qua cầu nguyện.” Buổi Quốc gia Canh thức Cầu nguyện cho Sự Sống được đồng tài trợ bởi Ban Thư ký các Hoạt động vì Sự sống của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ (USCCB), Vương cung Thánh đường Đền thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội và Đại học Công Giáo Hoa Kỳ.
Lm Nguyễn Tất Thắng, OP
Lo âu của Đức Thánh Cha Phanxicô và kết quả cuộc bầu cử tại Cộng Hòa Dân Chủ Congo
Đặng Tự Do
20:16 10/01/2019
Hôm thứ Hai 7 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp gỡ thường niên với ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh. Trong dịp này, ngài đã đọc một thông điệp quan trọng về tình hình thế giới.
Đề cập đến Cộng hòa Dân chủ Congo, Đức Thánh Cha nói:
“Tôi đặc biệt quan tâm đến tình hình đang phát triển tại Cộng hòa Dân chủ Congo và tôi bày tỏ hy vọng rằng đất nước này có thể khôi phục sự hòa giải mà họ đã chờ đợi từ lâu và thực hiện một hành trình quyết định hướng đến phát triển, và như thế chấm dứt tình trạng bất an đang tiếp tục ảnh hưởng đến hàng triệu người, trong đó có nhiều trẻ em. Hướng đến mục tiêu này, việc tôn trọng kết quả của tiến trình bầu cử là yếu tố quyết định cho một nền hòa bình bền vững.”
Quốc gia tại miền Trung châu Phi này đã phải trải qua một giai đoạn khủng hoảng chính trị nghiêm trọng vì tổng thống nước này tham quyền cố vị. Theo hiến pháp, nhiệm kỳ thứ hai và cuối cùng của Tổng thống Joseph Kabila đã hết hạn vào ngày 20 tháng 12 năm 2016, nhưng ông tuyên bố sẽ tiếp tục nắm chính quyền và không chấp một cuộc bầu cử lại.
Cuộc tổng tuyển cử ban đầu được dự trù vào ngày 27 tháng 11 năm 2016, nhưng đã bị trì hoãn với lời hứa sẽ có tuyển cử vào cuối năm 2017. Lời hứa này sau đó cũng bị phản bội.
Tình trạng bất ổn - bao gồm các cuộc biểu tình và bạo động, đã diễn ra sau các cuộc buộc cho rằng tổng thống Joseph Kabila âm mưu duy trì quyền lực vô thời hạn.
Trước các áp lực của quốc tế và quốc nội, cuộc tổng tuyển cử đã được tổ chức tại Cộng hòa Dân chủ Congo vào ngày 30 tháng 12 năm 2018, để xác định người kế nhiệm Tổng thống Joseph Kabila.
Theo dự trù, kết quả sơ bộ phải được công bố vào ngày 6 tháng Giêng vừa qua, và kết quả cuối cùng được công bố vào ngày 15 tháng Giêng. Sau đó, lễ nhậm chức của tân tổng thống sẽ diễn ra vào ngày 18 tháng Giêng.
Tuy nhiên, vào ngày 5 tháng Giêng, ủy ban bầu cử loan báo rằng việc công bố kết quả sơ bộ sẽ bị trì hoãn, vì ủy ban chỉ mới kiểm được chưa đến một nửa số phiếu.
Các Giám Mục Cộng hòa Dân chủ Congo đã bày tỏ lo ngại ủy ban bầu cử có thể bị chi phối bởi đảng cầm quyền để kéo dài việc kiểm phiếu và cuối cùng thực hiện những trò gian lận.
Trong một diễn biến khá bất ngờ, vào ngày 10 tháng Giêng, ủy ban bầu cử đã tuyên bố Félix Tshisekedi, lãnh đạo đảng đối lập Liên minh Dân chủ và Tiến bộ Xã hội, là người chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Tổng thống đương nhiệm Kabila không đủ tư cách tranh cử nhiệm kỳ thứ ba. Ông và đảng cầm quyền, là Đảng Nhân dân Tái thiết và Dân chủ, ủng hộ ứng cử viên Emmanuel Ramazani Shadary, nguyên là Bộ trưởng Bộ Nội vụ, là người đã chính thức tranh cử như một ứng cử viên độc lập. Sau tuyên bố của ủy ban bầu cử, Tổng thống Kabila tuyên bố chấp nhận sự thất bại của Shadary.
Trong khi đó, Hội Đồng Giám Mục Cộng hòa Dân chủ Congo ra tuyên bố cho rằng kết quả bầu cử đã bị thao túng. Các Giám Mục tin rằng người thắng cử thực sự là ông Martin Fayulu, người về nhì trong cuộc đua. Các quan sát viên tin rằng lãnh tụ đối lập Tshisekedi đã đạt được mật ước với tổng thống Kabila.
Hai chính phủ Pháp và Bỉ ra tuyên bố nghi ngờ kết quả bầu cử. Trong khi đó, ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt nói chính phủ Anh “rất quan ngại về sự thao túng” kết quả bầu cử.
Source: Vatican News The people of DRC anxiously await outcome of Presidential election
Đề cập đến Cộng hòa Dân chủ Congo, Đức Thánh Cha nói:
“Tôi đặc biệt quan tâm đến tình hình đang phát triển tại Cộng hòa Dân chủ Congo và tôi bày tỏ hy vọng rằng đất nước này có thể khôi phục sự hòa giải mà họ đã chờ đợi từ lâu và thực hiện một hành trình quyết định hướng đến phát triển, và như thế chấm dứt tình trạng bất an đang tiếp tục ảnh hưởng đến hàng triệu người, trong đó có nhiều trẻ em. Hướng đến mục tiêu này, việc tôn trọng kết quả của tiến trình bầu cử là yếu tố quyết định cho một nền hòa bình bền vững.”
Quốc gia tại miền Trung châu Phi này đã phải trải qua một giai đoạn khủng hoảng chính trị nghiêm trọng vì tổng thống nước này tham quyền cố vị. Theo hiến pháp, nhiệm kỳ thứ hai và cuối cùng của Tổng thống Joseph Kabila đã hết hạn vào ngày 20 tháng 12 năm 2016, nhưng ông tuyên bố sẽ tiếp tục nắm chính quyền và không chấp một cuộc bầu cử lại.
Cuộc tổng tuyển cử ban đầu được dự trù vào ngày 27 tháng 11 năm 2016, nhưng đã bị trì hoãn với lời hứa sẽ có tuyển cử vào cuối năm 2017. Lời hứa này sau đó cũng bị phản bội.
Tình trạng bất ổn - bao gồm các cuộc biểu tình và bạo động, đã diễn ra sau các cuộc buộc cho rằng tổng thống Joseph Kabila âm mưu duy trì quyền lực vô thời hạn.
Trước các áp lực của quốc tế và quốc nội, cuộc tổng tuyển cử đã được tổ chức tại Cộng hòa Dân chủ Congo vào ngày 30 tháng 12 năm 2018, để xác định người kế nhiệm Tổng thống Joseph Kabila.
Theo dự trù, kết quả sơ bộ phải được công bố vào ngày 6 tháng Giêng vừa qua, và kết quả cuối cùng được công bố vào ngày 15 tháng Giêng. Sau đó, lễ nhậm chức của tân tổng thống sẽ diễn ra vào ngày 18 tháng Giêng.
Tuy nhiên, vào ngày 5 tháng Giêng, ủy ban bầu cử loan báo rằng việc công bố kết quả sơ bộ sẽ bị trì hoãn, vì ủy ban chỉ mới kiểm được chưa đến một nửa số phiếu.
Các Giám Mục Cộng hòa Dân chủ Congo đã bày tỏ lo ngại ủy ban bầu cử có thể bị chi phối bởi đảng cầm quyền để kéo dài việc kiểm phiếu và cuối cùng thực hiện những trò gian lận.
Trong một diễn biến khá bất ngờ, vào ngày 10 tháng Giêng, ủy ban bầu cử đã tuyên bố Félix Tshisekedi, lãnh đạo đảng đối lập Liên minh Dân chủ và Tiến bộ Xã hội, là người chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Tổng thống đương nhiệm Kabila không đủ tư cách tranh cử nhiệm kỳ thứ ba. Ông và đảng cầm quyền, là Đảng Nhân dân Tái thiết và Dân chủ, ủng hộ ứng cử viên Emmanuel Ramazani Shadary, nguyên là Bộ trưởng Bộ Nội vụ, là người đã chính thức tranh cử như một ứng cử viên độc lập. Sau tuyên bố của ủy ban bầu cử, Tổng thống Kabila tuyên bố chấp nhận sự thất bại của Shadary.
Trong khi đó, Hội Đồng Giám Mục Cộng hòa Dân chủ Congo ra tuyên bố cho rằng kết quả bầu cử đã bị thao túng. Các Giám Mục tin rằng người thắng cử thực sự là ông Martin Fayulu, người về nhì trong cuộc đua. Các quan sát viên tin rằng lãnh tụ đối lập Tshisekedi đã đạt được mật ước với tổng thống Kabila.
Hai chính phủ Pháp và Bỉ ra tuyên bố nghi ngờ kết quả bầu cử. Trong khi đó, ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt nói chính phủ Anh “rất quan ngại về sự thao túng” kết quả bầu cử.
Source: Vatican News The people of DRC anxiously await outcome of Presidential election
Xây dựng nhà thờ đầu tiên kể từ năm 1923 tại lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.
LM. Nguyễn Tất Thắng, OP
09:54 10/01/2019
Trên thực tế, việc xây dựng nhà thờ mới đã được Thủ tướng Ahmet Davutoğlu công bố vào năm 2015, trong cuộc họp với đại diện của các nhóm tôn giáo thiểu số không thuộc Hồi giáo tại dinh thự Dolmabahç. Vào thời điểm đó, cộng đồng Ki-tô Chính thống Syro hiện diện ở Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng kiến sự gia tăng đáng chú ý về số lượng tín hữu của họ, và những người tị nạn đến từ Syria do chiến tranh tàn phá.
Trong thời gian gần đây, có những dấu hiệu gia tăng chú ý về chính sách của lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đối với nhóm thiểu số Kitô giáo Syria, đến nỗi các nhà quan sát và bình luận đã nói về sự tồn tại của một "kế hoạch Thổ Nhĩ Kỳ" nhằm tái đề xuất Thổ Nhĩ Kỳ như một "quê hương" mới cho nhiều Kitô hữu Syria đang cư trú ở Syria và châu Âu. Tổ tiên của họ đã định cư trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Trong những năm đầu của cuộc xung đột Syria, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã thành lập một trại tị nạn có khả năng chứa 4.000 người, cho các Kitô hữu ở Syria dành riêng cho các Kitô hữu Syria.
Hiện tại, có khoảng 25 ngàn Kitô hữu Syria sống ở Thổ Nhĩ Kỳ, chủ yếu tập trung ở ngoại ô Istanbul. Nhiều người trong số họ sống ở các khu vực gần với nơi mà nhà thờ mới sẽ mọc lên.
LM. Nguyễn Tất Thắng, OP
Vatican thành lập đội lực sĩ điền kinh tranh tài quốc tế.
Nguyễn Long Thao
11:12 10/01/2019
Theo thỏa ước ký với Uỷ Ban Olympic Ý, đội lực sĩ của Vatican hiện nay tranh tài dưới lá cờ đội điền kinh Ý. Đội cũng đang tìm cách gia nhập Hiệp hội Liên đoàn điền kinh quốc tế để có thể tranh tài trong các cuộc thi như Thế Vận Hội cho các quốc gia nhỏ ở Âu Châu, Thế Vận Hội Điạ Trung Hải, Thế Vận Hội cho những người tang tật.
Việc thành lập đội lực sĩ thể hiện chính sách lâu đời của Tòa Thánh là khuyến khích thể thao như là phương tiện đối thoại, cổ vũ hòa bình và đoàn kết.
Đức ông Melchor Jose Sánchez de Toca y Alameda, đứng đầu bộ phận thể thao của Bộ văn hóa Toà Thánh nói:
“ Giấc mơ của chúng tôi là muốn nhìn thấy cờ Tòa Thánh Vatican tung bay với các lá cờ khác trong lễ khai mạc Thế Vận Hội.”
Đức Ông nói thêm: Đó là mục tiêu ngắn hạn hay trung hạn, nhưng ngay bây giờ đội điền kinh Tòa Thánh muốn tham gia các cuộc tranh tài có biệu tượng giá trị văn hóa. Và chẳng biết đâu chúng tôi cũng có thể đứng trên bục đài để lãnh nhận huy chương.
Chủ Tịch Thế Vận Hội Ý, ông Giovanni Malago hoan nghênh đội Vatican, ông nói một ngày nào đó đội Vatican có thể lấy đi của Ý một huy chương vàng.
Nguyễn Long Thao
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ khai mạc Tuần cầu nguyện cho hiệp nhất Kitô giáo vào ngày 18 tháng 1
Thanh Quảng sdb
15:15 10/01/2019
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ khai mạc Tuần cầu nguyện cho hiệp nhất Kitô giáo vào ngày 18 tháng 1
Tin từ Vatican cho hay Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự giờ Kinh chiều vào lúc 5:30 chiều thứ Sáu, ngày 18 tháng 1 năm 2019, tại Vương cung thánh đường Thánh Phaolô ngoài thành, để khai mạc Tuần lễ cầu nguyện cho hiệp nhất Kitô giáo.
Theo truyền thống, thì các vị tiền nhiệm của Đức Phanxicô đã chủ sự Giờ Kinh Chiều vào ngày Khai mạc và Thánh lễ bế mạc (vào ngày 25 tháng 1) cho Tuần lễ cầu nguyện này tại Rome, trước sự chứng kiến của các đại diện các Giáo phái Kitô giáo khác nhau.
Vì Đức Thánh Cha Phanxicô phải có mặt ở Panama tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới từ Thứ Tư ngày 23 tháng 1 đến Thứ Hai 28 tháng 1; nên có sự thay đổi phong tục này tại Roma trong tuần đại kết năm nay.
Chủ đề của Tuần Cầu Nguyện Hiệp nhất này được Giáo hội tại Indonesia lựa chọn cho Tuần lễ cầu nguyện tuyệt vời này, cũng vào những ngày 18 đến 25 tháng 1 năm 2019, đó là “Chúng ta phải theo Công lý và chỉ theo Công lý” (Trích từ Sách Ký luật 16: 18-20).
Hội đồng Đại kết Giáo hoàng và Thánh bộ Đức tin cùng nhau chuẩn bị chủ đề và các bản văn từ Kinh thánh cho Tuần lễ quan trọng này.
Tin từ Vatican cho hay Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự giờ Kinh chiều vào lúc 5:30 chiều thứ Sáu, ngày 18 tháng 1 năm 2019, tại Vương cung thánh đường Thánh Phaolô ngoài thành, để khai mạc Tuần lễ cầu nguyện cho hiệp nhất Kitô giáo.
Theo truyền thống, thì các vị tiền nhiệm của Đức Phanxicô đã chủ sự Giờ Kinh Chiều vào ngày Khai mạc và Thánh lễ bế mạc (vào ngày 25 tháng 1) cho Tuần lễ cầu nguyện này tại Rome, trước sự chứng kiến của các đại diện các Giáo phái Kitô giáo khác nhau.
Vì Đức Thánh Cha Phanxicô phải có mặt ở Panama tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới từ Thứ Tư ngày 23 tháng 1 đến Thứ Hai 28 tháng 1; nên có sự thay đổi phong tục này tại Roma trong tuần đại kết năm nay.
Chủ đề của Tuần Cầu Nguyện Hiệp nhất này được Giáo hội tại Indonesia lựa chọn cho Tuần lễ cầu nguyện tuyệt vời này, cũng vào những ngày 18 đến 25 tháng 1 năm 2019, đó là “Chúng ta phải theo Công lý và chỉ theo Công lý” (Trích từ Sách Ký luật 16: 18-20).
Hội đồng Đại kết Giáo hoàng và Thánh bộ Đức tin cùng nhau chuẩn bị chủ đề và các bản văn từ Kinh thánh cho Tuần lễ quan trọng này.
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân bênh vực Đức Thánh Cha trong quyết định bổ nhiệm Giám quản Tông tòa tại Hương Cảng
Đặng Tự Do
16:24 10/01/2019
Đức Cha Hạ Chí Thành giới thiệu Đức Hồng Y Thang Hán
Nhiều người Công Giáo tại Hương Cảng và cả trên thế giới đã cáo buộc Vatican “hạ mình” trước Trung Quốc một lần nữa trong việc bổ nhiệm Đức Hồng Y Gioan Thang Hán, một người nổi tiếng “phò Bắc Kinh”, làm Giám quản Tông tòa giáo phận Hương Cảng.
Người được trông đợi sẽ được bổ nhiệm vào vị trí này là Đức Cha Giuse Hạ Chí Thành (夏志誠, Ha Chi-shing), hiện là Giám Mục Phụ Tá Hương Cảng. Ngài rất được lòng người dân Hương Cảng vì lập trường ủng hộ dân chủ và tự do tôn giáo ở Hương Cảng và cả ở Hoa Lục.
Đức Hồng Y Gioan Thang Hán, từng là Giám Mục Hương Cảng, và chỉ mới giao lại chức vụ này 17 tháng trước đây cho Đức Cha Dương Minh Chương, người vừa qua đời. Việc bổ nhiệm một vị đã từng làm Giám Mục một giáo phận quay trở lại làm Giám quản Tông tòa cho chính giáo phận ấy là một điều không bình thường đối với nhiều người.
Đức Hồng Y Gioan Thang Hán nổi tiếng là người ủng hộ thỏa thuận Trung Quốc -Vatican nên việc bổ nhiệm ngài trong chức vụ Giám quản Tông tòa của giáo phận đã vấp phải những chỉ trích gay gắt từ những người trẻ Công Giáo, các chính trị gia, và các nhà trí thức. Đối với nhiều người, việc bổ nhiệm Đức Hồng Y Gioan Thang Hán là “một cách để Vatican câu giờ” và để bảo đảm rằng giai đoạn chuyển tiếp này “sẽ không gây khó khăn trong quan hệ với Bắc Kinh”.
Các nguồn tin của AsiaNews tại Hương Cảng cho rằng sự lựa chọn của Vatican - mặc dù không bình thường – vẫn có những thuận lợi vì giáo phận có thể tiếp tục làm việc hết công suất, trong khi chờ đợi việc bổ nhiệm giám mục mới.
Hơn nữa, một Giám quản Tông tòa “trung lập”, tức là một người không nằm trong số những ứng viên có thể được bổ nhiệm giám mục Hương Cảng, là cần thiết bởi vì ngài là người chịu trách nhiệm công bố danh tính vị giám mục mới.
Từ quan điểm này, việc không chỉ định Đức Cha Giuse Hạ Chí Thành làm Giám quản Tông tòa cho thấy ngài có khả năng được chọn là Giám Mục Hương Cảng trong tương lai gần.
Hôm 8 tháng Giêng, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân cũng lên tiếng bảo vệ quyết định của Tòa Thánh theo chiều hướng đó. Ngài cho rằng người giáo dân nên tôn trọng quyền của Đức Giáo Hoàng trong việc chọn người làm Giám quản Tông tòa. Ngài cũng nhấn mạnh rằng việc lựa chọn Đức Hồng Y Gioan Thang Hán, là người chỉ mới rời vị trí giám mục giáo phận cách đây hơn một năm, sẽ cho phép Giáo hội tại Hương Cảng ngay lập tức có một vị thành thạo công việc. Hơn nữa, ngài nhấn mạnh rằng nếu Đức Cha Giuse Hạ Chí Thành được chọn làm Giám quản Tông tòa thì điều này có nguy cơ khiến ngài rơi vào tình huống bối rối khi phải công bố giám mục mới. Cũng như nhiều người Hương Cảng khác, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân bày tỏ hy vọng của mình rằng Đức Cha Giuse Hạ Chí Thành sẽ được chọn làm Giám Mục Hương Cảng trong tương lai gần.
Cuối cùng, Đức Hồng Y than phiền rằng quá nhiều điều ở Hương Cảng đang “bị chính trị hóa”.
Source: Asia News - Card. Zen defends the Vatican in choosing John Tong as apostolic administrator
WYD 2019: Giới thiệu quốc gia chủ nhà Panama
Đặng Tự Do
21:36 10/01/2019
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 34, với chủ đề “Vâng, tôi đây nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần truyền” (Lc 1:38), sẽ diễn ra từ 22 đến 27 tháng Giêng tại thành phố Panama. Dưới đây là các chi tiết dành cho các ký giả Công Giáo từ Trung Tâm Báo Chí Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Panama.
Địa dư và dân số
Panama có tên gọi gọi chính thức là nước Cộng hoà Panama, là một quốc gia ở Trung Mỹ. Quốc gia này có biên giới với Costa Rica về phía tây, Colombia về phía đông nam, biển Caribê về phía bắc và Thái Bình Dương về phía nam. Thủ đô và thành phố lớn nhất là Panama City, đó là một đại đô thị và là nơi cư trú của hơn 2 triệu dân trong tổng số gần 4 triệu dân của nước này.
Panama rộng 75,420 km2, đứng thứ 110 về diện tích trong số các quốc gia thế giới, trong đó 74,320 km2 là đất liền và 1,080 km2 là biển và sông hồ. Panama có chiều dài duyên hải 2,490 km.
Rừng rậm bao phủ 40% diện tích đất liền Panama, tại đó có nhiều loài động thực vật nhiệt đới, một số không thấy được ở những nơi khác.
Theo thống kê vào tháng 7, 2018, Panama hiện có 3,800,600 dân trong đó người Công Giáo chiếm 85% và Tin Lành chiếm 15% còn lại.
Lịch sử cận đại
Trước khi người Tây Ban Nha đến vào thế kỷ 16, Panama là vùng đất của các bộ lạc bản địa người da đỏ. Panama tách khỏi Tây Ban Nha vào năm 1821 và gia nhập một liên hiệp mang tên Cộng hoà Đại Colombia. Đến khi Đại Colombia giải thể vào năm 1831, Panama trở thành Cộng hoà Colombia. Do được Hoa Kỳ giúp đỡ, Panama ly khai từ Colombia vào năm 1903, và cho phép Hoa Kỳ xây dựng kênh đào Panama từ năm 1904 đến 1914. Năm 1977, một hiệp định được ký kết theo đó Hoa Kỳ chuyển giao toàn bộ kênh đào cho Panama cho quốc gia này vào ngày 31 tháng 12 năm 1999.
Doanh thu từ thuế kênh đào tiếp tục chiếm một phần đáng kể trong thu nhập quốc dân của Panama. Tuy nhiên, thương mại, ngân hàng và du lịch cũng là các lĩnh vực đang phát triển và mang lại nhiều nguồn lợi lớn cho quốc gia này. Năm 2015, Panama đứng thứ 60 trên thế giới về chỉ số phát triển nhân bản. Kể từ năm 2010 đến nay, Panama giữ vững vị trí là quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh thứ nhì tại Mỹ Latinh.
Cơ cấu chính phủ
Panama theo chế độ dân chủ lập hiến, trong đó tổng thống Panama vừa là lãnh đạo quốc gia vừa là lãnh đạo chính phủ.
Cơ quan hành pháp gồm có Tổng thống, và 2 Phó Tổng thống, được bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Nội các được chỉ định bởi Tổng thống.
Cơ quan lập pháp bao gồm Quốc hội lập pháp lưỡng viện gồm 71 thành viên được bầu cử với nhiệm kỳ 5 năm.
Cơ quan tư pháp bao gồm Tối Cao Pháp Viện gồm 9 thẩm phán được chỉ định với nhiệm kỳ 10 năm; 5 tòa án tối cao, và 3 tòa thượng thẩm.
Tổng thống Panama Juan Carlos Varela
Tổng thống Panama hiện nay là ông Juan Carlos Varela /hʊ̈an ka:rlohs va:lera/. Ông sinh ngày 13 tháng 12 năm 1963 là một chính trị gia người Panama và là Tổng thống Panama từ năm 2014. Ông Varela từng là Phó Tổng thống Panama từ năm 2009 đến 2014. Trước đó, ông từng là Bộ trưởng Ngoại Giao từ tháng 7 năm 2009 đến tháng 8 năm 2011. Ông cũng từng là Chủ tịch của đảng Panameñistas là đảng chính trị lớn thứ ba ở Panama, từ năm 2006 đến 2016.
Tổng thống Juan Carlos Varela là một người Công Giáo nhiệt thành và là thành viên của phong trào Opus Dei. Ông là con của một gia đình giầu có vào bậc nhất tại Panama và đã từng theo học kỹ sư tại Hoa Kỳ. Năm 1992, ông kết hôn với nữ ký giả Lorena Castillo. Hai người đã có 3 người con.
Phủ tổng thống Panama có tên gọi là Palacio de las Garzas. Theo chương trình, lúc 9 giờ 45 sáng thứ Năm 24 tháng Giêng, chính quyền Panama sẽ chính thức đón tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô tại đây.
Sau các nghi thức lúc 10 giờ, Đức Thánh Cha sẽ gặp riêng Tổng thống Juan Carlos Varela. Sau 40 phút hội kiến, lúc 10 giờ 40, Đức Thánh Cha sẽ gặp chính quyền dân sự và đại diện các tầng lớp văn hóa xã hội Panama và ngoại giao đoàn tại dinh Bolivar gần đó.
Địa điểm diễn ra Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
Địa điểm diễn ra các biến cố chính của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là khu vực Cinta Costera. Cinta Costera là tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa là Vành đai Duyên hải. Cinta Costera là một dự án cải tạo đất rộng 26 ha (64 mẫu Anh) ở thành phố Panama, được hoàn thành vào năm 2009 với chi phí 189 triệu đô la.
Vành đai Duyên hải này kéo dài từ Paitilla đến El Chorrillo. Chính phủ Panama chia dự án thành hai phần gọi là Cinta Costera I và Cinta Costera II. Năm 2014, dự án Cinta Costera III được khai trương với những khoản đầu tư quốc tế rất lớn. Trong dự án này, Panama đã xây sân vận động Maracana, các đường xa lộ và hàng loạt các cầu vượt bao quanh khu vực khảo cổ Casco Viejo và khu thành cổ Panama, là nơi đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Trong thời gian xảy ra Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, Cinta Costera I được đặt tên là Campo Santa María la Antigua /ka:mpoh santa maˌrɪˈa latɪˈgʊa/. Antigua là tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là cổ xưa. Khi người Tây Ban Nha đến Panama vào thế kỷ 16, họ mang theo trong cuộc hành trình vượt biển một bức ảnh Đức Mẹ từ nhà thờ chánh tòa thành Seville, và gọi đó là bức ảnh Santa María la Antigua, hay Đức Mẹ Cố Hương, Đức Mẹ nơi nhà thờ chánh tòa cũ, ở quê hương Tây Ban Nha của họ. Bức ảnh này được tin tưởng đã mang đến nhiều phép lạ cho các tín hữu Panama. Vì thế, Giáo Hội Panama nhận Santa María la Antigua là quan thầy..
Campo được người dân Nam Mỹ dùng để chỉ các thảo nguyên mênh mông ít có cây cối. Campo Santa María la Antigua nếu dịch là “Cánh đồng Đức Mẹ thành Seville” có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khu vực này, được dùng chủ yếu cho các buổi học giáo lý và cho cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày thứ Năm 24 tháng Giêng, là một khu đô thị với các công viên rộng lớn, chứ không phải một vùng nông thôn.
Các biến cố khác như chặng đàng Thánh Giá ngày thứ Sáu 25 tháng Giêng, Đêm Canh Thức 26 tháng Giêng và thánh lễ bế mạc được tường trình sẽ diễn ra tại một khu vực rộng lớn hơn ở Cinta Costera II, nơi được đặt tên là Juan Pablo II, tức là Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong thời gian Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Source: WYD Panama Tài liệu của Ủy Ban Tổ Chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Panama
Địa dư và dân số
Panama có tên gọi gọi chính thức là nước Cộng hoà Panama, là một quốc gia ở Trung Mỹ. Quốc gia này có biên giới với Costa Rica về phía tây, Colombia về phía đông nam, biển Caribê về phía bắc và Thái Bình Dương về phía nam. Thủ đô và thành phố lớn nhất là Panama City, đó là một đại đô thị và là nơi cư trú của hơn 2 triệu dân trong tổng số gần 4 triệu dân của nước này.
Panama rộng 75,420 km2, đứng thứ 110 về diện tích trong số các quốc gia thế giới, trong đó 74,320 km2 là đất liền và 1,080 km2 là biển và sông hồ. Panama có chiều dài duyên hải 2,490 km.
Rừng rậm bao phủ 40% diện tích đất liền Panama, tại đó có nhiều loài động thực vật nhiệt đới, một số không thấy được ở những nơi khác.
Theo thống kê vào tháng 7, 2018, Panama hiện có 3,800,600 dân trong đó người Công Giáo chiếm 85% và Tin Lành chiếm 15% còn lại.
Lịch sử cận đại
Trước khi người Tây Ban Nha đến vào thế kỷ 16, Panama là vùng đất của các bộ lạc bản địa người da đỏ. Panama tách khỏi Tây Ban Nha vào năm 1821 và gia nhập một liên hiệp mang tên Cộng hoà Đại Colombia. Đến khi Đại Colombia giải thể vào năm 1831, Panama trở thành Cộng hoà Colombia. Do được Hoa Kỳ giúp đỡ, Panama ly khai từ Colombia vào năm 1903, và cho phép Hoa Kỳ xây dựng kênh đào Panama từ năm 1904 đến 1914. Năm 1977, một hiệp định được ký kết theo đó Hoa Kỳ chuyển giao toàn bộ kênh đào cho Panama cho quốc gia này vào ngày 31 tháng 12 năm 1999.
Doanh thu từ thuế kênh đào tiếp tục chiếm một phần đáng kể trong thu nhập quốc dân của Panama. Tuy nhiên, thương mại, ngân hàng và du lịch cũng là các lĩnh vực đang phát triển và mang lại nhiều nguồn lợi lớn cho quốc gia này. Năm 2015, Panama đứng thứ 60 trên thế giới về chỉ số phát triển nhân bản. Kể từ năm 2010 đến nay, Panama giữ vững vị trí là quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh thứ nhì tại Mỹ Latinh.
Cơ cấu chính phủ
Panama theo chế độ dân chủ lập hiến, trong đó tổng thống Panama vừa là lãnh đạo quốc gia vừa là lãnh đạo chính phủ.
Cơ quan hành pháp gồm có Tổng thống, và 2 Phó Tổng thống, được bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Nội các được chỉ định bởi Tổng thống.
Cơ quan lập pháp bao gồm Quốc hội lập pháp lưỡng viện gồm 71 thành viên được bầu cử với nhiệm kỳ 5 năm.
Cơ quan tư pháp bao gồm Tối Cao Pháp Viện gồm 9 thẩm phán được chỉ định với nhiệm kỳ 10 năm; 5 tòa án tối cao, và 3 tòa thượng thẩm.
Tổng thống Panama Juan Carlos Varela
Tổng thống Panama hiện nay là ông Juan Carlos Varela /hʊ̈an ka:rlohs va:lera/. Ông sinh ngày 13 tháng 12 năm 1963 là một chính trị gia người Panama và là Tổng thống Panama từ năm 2014. Ông Varela từng là Phó Tổng thống Panama từ năm 2009 đến 2014. Trước đó, ông từng là Bộ trưởng Ngoại Giao từ tháng 7 năm 2009 đến tháng 8 năm 2011. Ông cũng từng là Chủ tịch của đảng Panameñistas là đảng chính trị lớn thứ ba ở Panama, từ năm 2006 đến 2016.
Tổng thống Juan Carlos Varela là một người Công Giáo nhiệt thành và là thành viên của phong trào Opus Dei. Ông là con của một gia đình giầu có vào bậc nhất tại Panama và đã từng theo học kỹ sư tại Hoa Kỳ. Năm 1992, ông kết hôn với nữ ký giả Lorena Castillo. Hai người đã có 3 người con.
Phủ tổng thống Panama có tên gọi là Palacio de las Garzas. Theo chương trình, lúc 9 giờ 45 sáng thứ Năm 24 tháng Giêng, chính quyền Panama sẽ chính thức đón tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô tại đây.
Sau các nghi thức lúc 10 giờ, Đức Thánh Cha sẽ gặp riêng Tổng thống Juan Carlos Varela. Sau 40 phút hội kiến, lúc 10 giờ 40, Đức Thánh Cha sẽ gặp chính quyền dân sự và đại diện các tầng lớp văn hóa xã hội Panama và ngoại giao đoàn tại dinh Bolivar gần đó.
Địa điểm diễn ra Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
Địa điểm diễn ra các biến cố chính của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là khu vực Cinta Costera. Cinta Costera là tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa là Vành đai Duyên hải. Cinta Costera là một dự án cải tạo đất rộng 26 ha (64 mẫu Anh) ở thành phố Panama, được hoàn thành vào năm 2009 với chi phí 189 triệu đô la.
Vành đai Duyên hải này kéo dài từ Paitilla đến El Chorrillo. Chính phủ Panama chia dự án thành hai phần gọi là Cinta Costera I và Cinta Costera II. Năm 2014, dự án Cinta Costera III được khai trương với những khoản đầu tư quốc tế rất lớn. Trong dự án này, Panama đã xây sân vận động Maracana, các đường xa lộ và hàng loạt các cầu vượt bao quanh khu vực khảo cổ Casco Viejo và khu thành cổ Panama, là nơi đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Trong thời gian xảy ra Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, Cinta Costera I được đặt tên là Campo Santa María la Antigua /ka:mpoh santa maˌrɪˈa latɪˈgʊa/. Antigua là tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là cổ xưa. Khi người Tây Ban Nha đến Panama vào thế kỷ 16, họ mang theo trong cuộc hành trình vượt biển một bức ảnh Đức Mẹ từ nhà thờ chánh tòa thành Seville, và gọi đó là bức ảnh Santa María la Antigua, hay Đức Mẹ Cố Hương, Đức Mẹ nơi nhà thờ chánh tòa cũ, ở quê hương Tây Ban Nha của họ. Bức ảnh này được tin tưởng đã mang đến nhiều phép lạ cho các tín hữu Panama. Vì thế, Giáo Hội Panama nhận Santa María la Antigua là quan thầy..
Campo được người dân Nam Mỹ dùng để chỉ các thảo nguyên mênh mông ít có cây cối. Campo Santa María la Antigua nếu dịch là “Cánh đồng Đức Mẹ thành Seville” có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khu vực này, được dùng chủ yếu cho các buổi học giáo lý và cho cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày thứ Năm 24 tháng Giêng, là một khu đô thị với các công viên rộng lớn, chứ không phải một vùng nông thôn.
Các biến cố khác như chặng đàng Thánh Giá ngày thứ Sáu 25 tháng Giêng, Đêm Canh Thức 26 tháng Giêng và thánh lễ bế mạc được tường trình sẽ diễn ra tại một khu vực rộng lớn hơn ở Cinta Costera II, nơi được đặt tên là Juan Pablo II, tức là Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong thời gian Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Source: WYD Panama Tài liệu của Ủy Ban Tổ Chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Panama
WYD 2019: Giới thiệu Giáo Hội Công Giáo tại Panama
Đặng Tự Do
23:39 10/01/2019
Giáo Hội Công Giáo tại Panama
Theo thống kê vào tháng 7, 2018, Panama hiện có 3,230,000 người Công Giáo, tức là chiếm 85% trong tổng số 3,800,600 dân.
Giáo Hội tại Panama nhận Đức Mẹ Thành Seville, tiếng địa phương gọi là Santa María la Antigua /santa maˌrɪˈa latɪˈgʊa/, làm bổn mạng.
Giáo Hội tại Panama đã từng được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viếng thăm trong chuyến tông du của vị Giáo Hoàng Ba Lan vào tháng Ba năm 1983.
Giáo Hội tại Panama gồm một tổng giáo phận, 5 giáo phận, một miền Giám quản Tông tòa và một miền Phủ Doãn Tông tòa
Tổng giáo phận thủ đô Panama là giáo phận xưa nhất tại Mỹ Châu, đã được thành lập vào năm 1514 sau khi các nhà truyền giáo thuộc dòng Phanxicô đặt chân đến quốc gia này.
Hàng giáo phẩm Panama
Hàng giáo phẩm hiện nay của Panama gồm có một vị Hồng Y và 2 Tổng Giám Mục và 9 Giám Mục.
Đức Hồng Y José Luis Lacunza Maestrojuán sinh năm 1944, năm nay 74 tuổi, được tấn phong Giám Mục vào năm 1985. Ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong Hồng Y vào ngày 14 tháng Hai năm 2015. Diễn biến này gây sửng sốt cho nhiều người vì Đức Hồng Y cai quản một giáo phận tương đối nhỏ là giáo phận David với dân số chỉ có 415,500 người so với 1,729,000 người Công Giáo tại tổng giáo phận thủ đô Panama.
Theo niên giám 2017 của Tòa Thánh, giáo phận David có 26 giáo xứ, 47 linh mục trong đó có 13 linh mục triều và 33 linh mục dòng, 6 phó tế vĩnh viễn, 37 nam tu sĩ không có chức linh mục, 53 nữ tu và 8 chủng sinh.
2 vị Tổng Giám Mục của Panama là Đức Tổng Giám Mục José Dimas Cedeño Delgado và Đức Tổng Giám Mục José Domingo Ulloa Mendieta.
Đức Tổng Giám Mục José Dimas Cedeño Delgado, 85 tuổi, là Tổng Giám Mục Hiệu tòa của tổng giáo phận thủ đô Panama, và Đức Tổng Giám Mục José Domingo Ulloa Mendieta, 62 tuổi, là Tổng Giám Mục đương chức của tổng giáo phận này, và cũng là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Panama.
Theo niên giám 2017 của Tòa Thánh, tổng giáo phận thủ đô Panama có 1,729,000 tín hữu, 96 giáo xứ, 205 linh mục trong đó có 84 linh mục triều và 121 linh mục dòng, 68 phó tế vĩnh viễn, 236 nam tu sĩ không có chức linh mục, 256 nữ tu và 67 chủng sinh.
Tổng giáo phận thủ đô Panama có hai vị Giám Mục Phụ Tá là Đức Cha Pablo Varela Server, 76 tuổi và Đức Cha Uriah Ashley, 74 tuổi.
Bên cạnh các vị Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục đang làm mục vụ tại Panama, tưởng cũng nên kể thêm hai vị Giám Mục là người gốc Panama đang ở nước ngoài là Đức Tổng Giám Mục Mario Alberto Molina Palma cai quản tổng giáo phận Los Altos, của Guatemala và Đức Cha Julio César Terán Dutari hiện nghỉ hưu sau khi coi sóc miền Phủ Doãn Tông Tòa Santo Domingo của Ecuador trong 3 năm. Trước đó, ngài từng là Giám Mục Phụ Tá của thủ đô Quito trong 9 năm và Giám Mục Ibara trong 7 năm.
Sứ thần Tòa Thánh tại Panama
Từ năm 1923, Tòa Thánh và Panama đã thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ, và Đức Tổng Giám Mục Angelo Rotta là Sứ Thần Tòa Thánh tiên khởi tại Panama.
Vị Sứ Thần Tòa Thánh hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Mirosław Adamczyk, người Ba Lan, 56 tuổi.
Đức Cha Mirosław Adamczyk sinh ngày 16 tháng 7 năm 1962. Ngài được thụ phong linh mục vào ngày 16 tháng 5 năm 1985. Sau khi tốt nghiệp trường ngoại giao Tòa Thánh, ngài được tấn phong Tổng Giám Mục vào ngày 27 tháng Tư năm 2013. Ngài đã từng là Sứ Thần Tòa Thánh tại Giambia và Sierra Leone trước khi được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa Thánh tại Panama vào ngày 12 tháng 8, 2017.
Bài hát chủ đề chính thức của Đại hội Giới trẻ Thế giới Panama 2019.
Bài hát chính thức của Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 34 năm 2019 là bài “Hágase en mí, según tu palabra” (Xin làm cho tôi như lời sứ thần truyền) do nhạc sĩ Abdiel Jiménez, người Panama sáng tác, được lấy cảm hứng từ nhịp điệu đặc trưng của người Panama, và từ chủ đề chính thức đã được Đức Thánh Cha chọn “Vâng, tôi đây nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần truyền” (Lc 1:38).
Tối hôm 4 tháng 7 năm ngoái, trong bữa tiệc gây qũy hàng năm ATLAPA lần thứ 48 cho Đại chủng viện San José, bài hát được thu âm bằng 5 ngôn ngữ chính thức (Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Ý và Bồ Đào Nha) đã được ra mắt.
Jiménez vừa là một nhạc sĩ, vừa là một giáo lý viên và là một một giảng viên về Thánh vịnh tại giáo xứ Cristo Resucitado ở San Miguelito. Ông là tác giả của nhiều tác phẩm phụng vụ, và là thành viên của nhiều ca đoàn khác nhau tại Panama. Ông tốt nghiệp môn Khoa học Tôn giáo tại Đại Học La Universidad Católica Santa Maria La Antigua.
Bài thánh ca này sẽ được hát và thưởng thức trên khắp năm châu nhờ sự cộng tác của nhiều nhạc sĩ tài hoa trên thế giới.
Phiên bản tiếng Ý được soạn bởi nhạc sĩ Marco Frisina, người nổi tiếng với tác phẩm “Jesus Christ You Are My Life” (Chúa Giêsu Kitô là Sự sống của con). Phiên bản tiếng Bồ Đào Nha đã được dịch bởi Ziza Fernandes, người Brazil. Phiên bản tiếng Anh đã được Cha Robert Galea của Úc dịch, và phiên bản tiếng Pháp được dịch bởi các nhạc sĩ và nhà soạn nhạc tài năng của Cộng đồng Chemin Neuf ở Pháp.
Giới trẻ tại Panama
375,000 người trẻ Panama đã ghi danh tham dự với ban tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2019. Với các hoạt động nhộn nhịp, sáng tạo và đa dạng của giới trẻ tại quốc gia này như các cuộc rước, các chương trình văn nghệ, các khóa tĩnh tâm.. Giáo Hội tại Panama hy vọng sẽ có hơn nửa triệu bạn trẻ tham gia trong cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha vào ngày thứ Năm 24 tháng Giêng tại Campo Santa María la Antigua.
Hoa Kỳ, Á Căn Đình, Ba Tây là các nước được hy vọng là có đông đảo người trẻ tham gia vào biến cố này..
Source: WYD Panama Tài liệu của Ủy Ban Tổ Chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Panama
Theo thống kê vào tháng 7, 2018, Panama hiện có 3,230,000 người Công Giáo, tức là chiếm 85% trong tổng số 3,800,600 dân.
Giáo Hội tại Panama nhận Đức Mẹ Thành Seville, tiếng địa phương gọi là Santa María la Antigua /santa maˌrɪˈa latɪˈgʊa/, làm bổn mạng.
Giáo Hội tại Panama đã từng được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viếng thăm trong chuyến tông du của vị Giáo Hoàng Ba Lan vào tháng Ba năm 1983.
Giáo Hội tại Panama gồm một tổng giáo phận, 5 giáo phận, một miền Giám quản Tông tòa và một miền Phủ Doãn Tông tòa
Tổng giáo phận thủ đô Panama là giáo phận xưa nhất tại Mỹ Châu, đã được thành lập vào năm 1514 sau khi các nhà truyền giáo thuộc dòng Phanxicô đặt chân đến quốc gia này.
Hàng giáo phẩm Panama
Hàng giáo phẩm hiện nay của Panama gồm có một vị Hồng Y và 2 Tổng Giám Mục và 9 Giám Mục.
Đức Hồng Y José Luis Lacunza Maestrojuán sinh năm 1944, năm nay 74 tuổi, được tấn phong Giám Mục vào năm 1985. Ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong Hồng Y vào ngày 14 tháng Hai năm 2015. Diễn biến này gây sửng sốt cho nhiều người vì Đức Hồng Y cai quản một giáo phận tương đối nhỏ là giáo phận David với dân số chỉ có 415,500 người so với 1,729,000 người Công Giáo tại tổng giáo phận thủ đô Panama.
Theo niên giám 2017 của Tòa Thánh, giáo phận David có 26 giáo xứ, 47 linh mục trong đó có 13 linh mục triều và 33 linh mục dòng, 6 phó tế vĩnh viễn, 37 nam tu sĩ không có chức linh mục, 53 nữ tu và 8 chủng sinh.
2 vị Tổng Giám Mục của Panama là Đức Tổng Giám Mục José Dimas Cedeño Delgado và Đức Tổng Giám Mục José Domingo Ulloa Mendieta.
Đức Tổng Giám Mục José Dimas Cedeño Delgado, 85 tuổi, là Tổng Giám Mục Hiệu tòa của tổng giáo phận thủ đô Panama, và Đức Tổng Giám Mục José Domingo Ulloa Mendieta, 62 tuổi, là Tổng Giám Mục đương chức của tổng giáo phận này, và cũng là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Panama.
Theo niên giám 2017 của Tòa Thánh, tổng giáo phận thủ đô Panama có 1,729,000 tín hữu, 96 giáo xứ, 205 linh mục trong đó có 84 linh mục triều và 121 linh mục dòng, 68 phó tế vĩnh viễn, 236 nam tu sĩ không có chức linh mục, 256 nữ tu và 67 chủng sinh.
Tổng giáo phận thủ đô Panama có hai vị Giám Mục Phụ Tá là Đức Cha Pablo Varela Server, 76 tuổi và Đức Cha Uriah Ashley, 74 tuổi.
Bên cạnh các vị Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục đang làm mục vụ tại Panama, tưởng cũng nên kể thêm hai vị Giám Mục là người gốc Panama đang ở nước ngoài là Đức Tổng Giám Mục Mario Alberto Molina Palma cai quản tổng giáo phận Los Altos, của Guatemala và Đức Cha Julio César Terán Dutari hiện nghỉ hưu sau khi coi sóc miền Phủ Doãn Tông Tòa Santo Domingo của Ecuador trong 3 năm. Trước đó, ngài từng là Giám Mục Phụ Tá của thủ đô Quito trong 9 năm và Giám Mục Ibara trong 7 năm.
Sứ thần Tòa Thánh tại Panama
Từ năm 1923, Tòa Thánh và Panama đã thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ, và Đức Tổng Giám Mục Angelo Rotta là Sứ Thần Tòa Thánh tiên khởi tại Panama.
Vị Sứ Thần Tòa Thánh hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Mirosław Adamczyk, người Ba Lan, 56 tuổi.
Đức Cha Mirosław Adamczyk sinh ngày 16 tháng 7 năm 1962. Ngài được thụ phong linh mục vào ngày 16 tháng 5 năm 1985. Sau khi tốt nghiệp trường ngoại giao Tòa Thánh, ngài được tấn phong Tổng Giám Mục vào ngày 27 tháng Tư năm 2013. Ngài đã từng là Sứ Thần Tòa Thánh tại Giambia và Sierra Leone trước khi được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa Thánh tại Panama vào ngày 12 tháng 8, 2017.
Bài hát chủ đề chính thức của Đại hội Giới trẻ Thế giới Panama 2019.
Bài hát chính thức của Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 34 năm 2019 là bài “Hágase en mí, según tu palabra” (Xin làm cho tôi như lời sứ thần truyền) do nhạc sĩ Abdiel Jiménez, người Panama sáng tác, được lấy cảm hứng từ nhịp điệu đặc trưng của người Panama, và từ chủ đề chính thức đã được Đức Thánh Cha chọn “Vâng, tôi đây nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần truyền” (Lc 1:38).
Tối hôm 4 tháng 7 năm ngoái, trong bữa tiệc gây qũy hàng năm ATLAPA lần thứ 48 cho Đại chủng viện San José, bài hát được thu âm bằng 5 ngôn ngữ chính thức (Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Ý và Bồ Đào Nha) đã được ra mắt.
Jiménez vừa là một nhạc sĩ, vừa là một giáo lý viên và là một một giảng viên về Thánh vịnh tại giáo xứ Cristo Resucitado ở San Miguelito. Ông là tác giả của nhiều tác phẩm phụng vụ, và là thành viên của nhiều ca đoàn khác nhau tại Panama. Ông tốt nghiệp môn Khoa học Tôn giáo tại Đại Học La Universidad Católica Santa Maria La Antigua.
Bài thánh ca này sẽ được hát và thưởng thức trên khắp năm châu nhờ sự cộng tác của nhiều nhạc sĩ tài hoa trên thế giới.
Phiên bản tiếng Ý được soạn bởi nhạc sĩ Marco Frisina, người nổi tiếng với tác phẩm “Jesus Christ You Are My Life” (Chúa Giêsu Kitô là Sự sống của con). Phiên bản tiếng Bồ Đào Nha đã được dịch bởi Ziza Fernandes, người Brazil. Phiên bản tiếng Anh đã được Cha Robert Galea của Úc dịch, và phiên bản tiếng Pháp được dịch bởi các nhạc sĩ và nhà soạn nhạc tài năng của Cộng đồng Chemin Neuf ở Pháp.
Giới trẻ tại Panama
375,000 người trẻ Panama đã ghi danh tham dự với ban tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2019. Với các hoạt động nhộn nhịp, sáng tạo và đa dạng của giới trẻ tại quốc gia này như các cuộc rước, các chương trình văn nghệ, các khóa tĩnh tâm.. Giáo Hội tại Panama hy vọng sẽ có hơn nửa triệu bạn trẻ tham gia trong cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha vào ngày thứ Năm 24 tháng Giêng tại Campo Santa María la Antigua.
Hoa Kỳ, Á Căn Đình, Ba Tây là các nước được hy vọng là có đông đảo người trẻ tham gia vào biến cố này..
Source: WYD Panama Tài liệu của Ủy Ban Tổ Chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Panama
Top Stories
Phnom Penh marque le 40e anniversaire de la chute des Khmers Rouge
Églises d'Asie
10:36 10/01/2019
Durant le règne de terreur du régime Khmer Rouge, il y a quarante ans, la famine, les travaux forcés, la torture et les exécutions ont entraîné plus de deux millions de morts. Le 7 janvier, le premier ministre cambodgien Hun Sen a célébré le 40e anniversaire de la chute du régime en présence de plus de 60 000 Cambodgiens, au stade olympique de Phnom Penh.
Le 7 janvier, plus de 60 000 Cambodgiens se sont rassemblés au stade olympique de Phnom Penh afin de marquer le quarantième anniversaire de la chute du régime Khmer Rouge. Durant la cérémonie, le Premier ministre Hun Sen, qui est à la tête du gouvernement depuis 33 ans, a décrit le jour du 7 janvier comme la « seconde naissance » du Cambodge. Des fanfares et des danseuses traditionnelles Apsaras (« nymphes célestes ») ont pris part aux événements organisés par le gouvernement. Dans son discours, Hun Sen a remercié le Vietnam pour avoir « participé à la lutte pour la libération du Cambodge et de son peuple du régime génocidaire », et pour avoir contribué à l’avènement d’une nouvelle ère « d’indépendance, de liberté, de démocratie et de progrès social ». Le Premier ministre s’est également engagé à ouvrir le Cambodge à un « dialogue politique approfondi avec tous les partis, tous les cercles et avec la société civile ». Toutefois, Hun Sen n’a pas mentionné le principal parti d’opposition aujourd’hui dissous, le Parti du sauvetage national du Cambodge (CNRP), qui a été interdit par la Cour Suprême en novembre 2017 après avoir été accusé de conspirer afin de renverser le gouvernement. Le Premier ministre s’est au contraire engagé à lutter contre « les actions des membres extrémistes de l’opposition et contre les cercles étrangers qui les soutiennent ».
En 1975, le mouvement maoïste Khmer Rouge, dirigé par Pol Pot, a imposé un régime de terreur durant lequel plus de deux millions de Cambodgiens (soit près d’un quart de la population totale à l’époque) ont perdu la vie à cause de la famine, des tortures, des travaux forcés et des exécutions massives. Le régime s’est effondré quatre plus tard quand Hun Sen, un ancien Khmer Rouge, et l’armée vietnamienne sont entrés dans la capitale cambodgienne. Soutenus par près de 20 000 déserteurs cambodgiens, les quelque 100 000 soldats vietnamiens ont trouvé seulement une centaine de personnes à Phnom Penh après la fuite des Khmers Rouges. Par la suite, le Vietnam a continué de contrôler le pays durant plus d’une décennie, en plaçant Hun Sen à sa tête à l’aide de plusieurs dizaines de milliers de soldats. Sous la pression internationale et après de lourdes pertes (près de 25 000 morts), le Vietnam a retiré ses troupes en septembre 1989 avant de signer, deux ans plus tard, les Accords de Paris sur le Cambodge.
Le 16 novembre 2018, le tribunal international de Phnom Penh (CETC), parrainé par l’ONU, a condamné à perpétuité deux anciens dirigeants Khmer Rouge pour génocide : Nuon Chea, 92 ans, ancien bras droit de Pol Pot et chef du mouvement Khmer Rouge, et Khieu Samphan, 87 ans, ancien chef de l’État du Kampuchéa démocratique (le nom donné par les dirigeants Khmer Rouge à leur régime). L’Église catholique du Cambodge a elle aussi souffert aux mains des Khmers Rouges. Le processus de béatification de 35 martyrs – morts durant les persécutions lancées par le régime de Pol Pot – s’est ouvert en 2015. Parmi eux se trouve Mgr Joseph Chhmar Salas, premier vicaire apostolique de Phnom Penh, ainsi que 34 prêtres, laïcs, femmes, catéchistes et missionnaires, dont le père Pierre Rapin, MEP.
(Églises d'Asie - le 10/01/2019, Avec Asiansews)
Le 7 janvier, plus de 60 000 Cambodgiens se sont rassemblés au stade olympique de Phnom Penh afin de marquer le quarantième anniversaire de la chute du régime Khmer Rouge. Durant la cérémonie, le Premier ministre Hun Sen, qui est à la tête du gouvernement depuis 33 ans, a décrit le jour du 7 janvier comme la « seconde naissance » du Cambodge. Des fanfares et des danseuses traditionnelles Apsaras (« nymphes célestes ») ont pris part aux événements organisés par le gouvernement. Dans son discours, Hun Sen a remercié le Vietnam pour avoir « participé à la lutte pour la libération du Cambodge et de son peuple du régime génocidaire », et pour avoir contribué à l’avènement d’une nouvelle ère « d’indépendance, de liberté, de démocratie et de progrès social ». Le Premier ministre s’est également engagé à ouvrir le Cambodge à un « dialogue politique approfondi avec tous les partis, tous les cercles et avec la société civile ». Toutefois, Hun Sen n’a pas mentionné le principal parti d’opposition aujourd’hui dissous, le Parti du sauvetage national du Cambodge (CNRP), qui a été interdit par la Cour Suprême en novembre 2017 après avoir été accusé de conspirer afin de renverser le gouvernement. Le Premier ministre s’est au contraire engagé à lutter contre « les actions des membres extrémistes de l’opposition et contre les cercles étrangers qui les soutiennent ».
En 1975, le mouvement maoïste Khmer Rouge, dirigé par Pol Pot, a imposé un régime de terreur durant lequel plus de deux millions de Cambodgiens (soit près d’un quart de la population totale à l’époque) ont perdu la vie à cause de la famine, des tortures, des travaux forcés et des exécutions massives. Le régime s’est effondré quatre plus tard quand Hun Sen, un ancien Khmer Rouge, et l’armée vietnamienne sont entrés dans la capitale cambodgienne. Soutenus par près de 20 000 déserteurs cambodgiens, les quelque 100 000 soldats vietnamiens ont trouvé seulement une centaine de personnes à Phnom Penh après la fuite des Khmers Rouges. Par la suite, le Vietnam a continué de contrôler le pays durant plus d’une décennie, en plaçant Hun Sen à sa tête à l’aide de plusieurs dizaines de milliers de soldats. Sous la pression internationale et après de lourdes pertes (près de 25 000 morts), le Vietnam a retiré ses troupes en septembre 1989 avant de signer, deux ans plus tard, les Accords de Paris sur le Cambodge.
Le 16 novembre 2018, le tribunal international de Phnom Penh (CETC), parrainé par l’ONU, a condamné à perpétuité deux anciens dirigeants Khmer Rouge pour génocide : Nuon Chea, 92 ans, ancien bras droit de Pol Pot et chef du mouvement Khmer Rouge, et Khieu Samphan, 87 ans, ancien chef de l’État du Kampuchéa démocratique (le nom donné par les dirigeants Khmer Rouge à leur régime). L’Église catholique du Cambodge a elle aussi souffert aux mains des Khmers Rouges. Le processus de béatification de 35 martyrs – morts durant les persécutions lancées par le régime de Pol Pot – s’est ouvert en 2015. Parmi eux se trouve Mgr Joseph Chhmar Salas, premier vicaire apostolique de Phnom Penh, ainsi que 34 prêtres, laïcs, femmes, catéchistes et missionnaires, dont le père Pierre Rapin, MEP.
(Églises d'Asie - le 10/01/2019, Avec Asiansews)
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Dẫu là đá cũng nát gan...!
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
10:40 10/01/2019
Lại tai nạn thảm khốc!
Mới chưa đầy một tuần sau vụ ngã tư Bình Nhật còn chưa hết rúng động dư luận, chấn động tâm lý mọi người dân sẽ còn lâu mới có thể nguôi ngoai, thì trưa hôm qua, 8.1.2019, cả nước lại sửng sờ bởi tin tức về chiếc xe 52 chỗ chở giáo viên và sinh viên chạy ra phía ngoài ngọn đèo Hải Vân, lao thẳng xuống vực thẳm...
Hàng ngày với những tai nạn cứ không ngừng cộng thêm, thì lại càng thêm số người chết, thêm số vụ chết tập thể, thêm tâm lý sợ hãi, thêm nạn nhân thương vong, thêm hao tốn tài sản, hao tốn tiền của, thêm số người tàn tật, thêm số người lao tù, thêm số trẻ thơ xa cha mất mẹ, thêm số gia đình mất người thân, thêm tâm lý hoản sợ cho bất cứ ai khi đi đường, thêm âu lo cho người ở nhà trông đợi người thân trở về...
Xin nhắc lại tai nạn vừa rùng rợn, vừa đớn đau xảy ra ngay sau ngày Tết: chiều ngày 2.1.2019, tại ngã tư Bình Nhật (km 1936 QL 1), thuộc xã Nhật Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, trong khi đông đảo người dừng đèn đỏ, thì bất ngờ một xe container, từ phía sau lao tới với tốc độ thật nhanh, y như lao vào chốn không người.
Chiếc xe tiếp tục lao đi và cuốn thêm nhiều người trên đường, đến hơn 200 thước mới dừng lại. Khi đã dừng, chiếc container còn mang theo dưới gầm của nó nhiều phương tiện giao thông khác.
Nó để lại trên đoạn đường mà nó lao qua một bãi ngỗn ngang, nào xác người chết, người bị thương, tiếng kêu cứu, tiếng rên la thê thảm, những phương tiện và nhiều mảnh vỡ từ các phương tiện này văng tứ tung...
Người lái chiếc container định mệnh này là Phạm Thành Hiếu 32 tuổi, nghiện hêrôin nặng, có thể nghiện ma túy đá - thông thường, người ta nghiện ma túy đá trước. Sau một thời gian, ma túy đá sẽ gây cho người nghiện mất ngủ. Lúc này, người nghiện phải sử dụng hêrôin để có thể ngủ. Hêrôin tồn tại lâu giờ trong nước tiểu, còn ma túy đá lại được đào thải khá nhanh. Vì thế, thử nước tiểu sẽ khó tìm ra ma túy đá - Ngoài ra, độ cồn trong máu anh tài xế rất cao, chứng tỏ anh mới dùng rượu bia, và lái xe trong trạng thái hoàn toàn không tỉnh táo.
Theo báo cáo của Cục Cảnh sát Giao thông thuộc Bộ Công an Việt Nam: Chỉ tính trong bốn ngày nghỉ Tết Dương lịch 2019, trên cả nước có đến 163 tai nạn giao thông, gây chết chóc cho 111 người, đồng thời khiến 54 người khác bị thương.
Ngược thời gian xa hơn một chút, vào đêm 15.12.2018, đêm tuyển Việt Nam vô địch AFF, có đến 19 vụ tai nạn, giết chết 14 người, 10 người bị thương (VOV ngày 17.12.2018).
Theo Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, ngày 29.9.2018, cho biết, chỉ tính đến tháng 9.2018, toàn quốc có đến 13.242 vụ tai nạn giao thông, gây tử vong 6.012 người và 10.319 người bị thương. Trung bình mỗi ngày có 22 người chết vì tai nạn giao thông (VOV ngày 29.9.2018).
Nhưng chỉ sau đó ba tháng, ngày 3.1.2019, lãnh đạo Bộ Công an cho biết một con số đã vọt lên cách hãi hùng: Trong năm 2018, cả nước đã xảy ra hơn 18.700 vụ (không thấy nói con số chính xác). Số thương vong hơn 14.800 người (cũng không thấy nói chính xác). Trung bình mỗi ngày có 52 vụ tai nạn giao thông, khiến 23 người chết (VNExpress ngày 3.1.2019).
Đó là con số được báo cáo công khai. Ngoài những con số kinh sợ bên trên, ai có thể biết còn bao nhiêu vụ không được ghi nhận (chẳng hạn để bảo vệ thành tích của tỉnh hoặc thành phố là địa phương ít tai nạn giao thông, người ta sẽ ém đi). Tai nạn giao thông ở Việt Nam đang là tên trùm khủng bố ám ảnh nặng tâm lý của từng người Việt Nam.
Thời buổi mà giao thông trở nên nỗi ám ảnh kinh hoàn như thế, thì hình như không chỉ có đường bộ mới chết, mà đường sắt cũng chết, đường hàng không cũng chết, đường thủy cũng chết.
Người ta đi bộ cũng chết, sử dụng phương tiện nhỏ cũng chết, phương tiện lớn cũng chết, đúng luật cũng chết, sai luật cũng chết.
Đi vào ban đêm cũng chết, ban ngày cũng chết. Ra đường khi trời nắng cũng chết, trời mưa cũng chết. Đi chậm cũng chết, đi nhanh cũng chết. Vào đường lớn cũng chết, đường nhỏ cũng chết. Đi vào những ngày thường cũng chết, những ngày lễ hội càng chết...
Tai nạn giao thông tại Việt Nam nhiều và lớn đến nỗi truyền hình VOA ngày 3.1.2019 nhận định: "Tai nạn giao thông tại Việt Nam đang giết người ngang với thời chiến và còn hơn cả khủng bố".
Cái chết do tai nạn giao thông như chiếc búa của tử thần có thể bất ngờ giáng trên mạng sống của từng người bất cứ lúc nào.
Nó như một tên sát nhân chuyên nghiệp, tàn ác, vô cảm đang từng ngày, từng ngày cướp đi sinh mạng của vô số người. Nó cưới đi hạnh phúc của bao nhiêu gia đình. và để lại sự nát tan của bao nhiêu cuộc đời khác, những cuộc đời mà sống cũng như chết, sống không bằng chết...
Thấu xương thấu thịt những nỗi đau phận người, kẻ vô tâm nhất còn phải thốt lên: "Dẫu là đá cũng nát gan, lọ người" (Nguyễn Du - Truyện Kiều).
Mới chưa đầy một tuần sau vụ ngã tư Bình Nhật còn chưa hết rúng động dư luận, chấn động tâm lý mọi người dân sẽ còn lâu mới có thể nguôi ngoai, thì trưa hôm qua, 8.1.2019, cả nước lại sửng sờ bởi tin tức về chiếc xe 52 chỗ chở giáo viên và sinh viên chạy ra phía ngoài ngọn đèo Hải Vân, lao thẳng xuống vực thẳm...
Hàng ngày với những tai nạn cứ không ngừng cộng thêm, thì lại càng thêm số người chết, thêm số vụ chết tập thể, thêm tâm lý sợ hãi, thêm nạn nhân thương vong, thêm hao tốn tài sản, hao tốn tiền của, thêm số người tàn tật, thêm số người lao tù, thêm số trẻ thơ xa cha mất mẹ, thêm số gia đình mất người thân, thêm tâm lý hoản sợ cho bất cứ ai khi đi đường, thêm âu lo cho người ở nhà trông đợi người thân trở về...
Xin nhắc lại tai nạn vừa rùng rợn, vừa đớn đau xảy ra ngay sau ngày Tết: chiều ngày 2.1.2019, tại ngã tư Bình Nhật (km 1936 QL 1), thuộc xã Nhật Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, trong khi đông đảo người dừng đèn đỏ, thì bất ngờ một xe container, từ phía sau lao tới với tốc độ thật nhanh, y như lao vào chốn không người.
Chiếc xe tiếp tục lao đi và cuốn thêm nhiều người trên đường, đến hơn 200 thước mới dừng lại. Khi đã dừng, chiếc container còn mang theo dưới gầm của nó nhiều phương tiện giao thông khác.
Nó để lại trên đoạn đường mà nó lao qua một bãi ngỗn ngang, nào xác người chết, người bị thương, tiếng kêu cứu, tiếng rên la thê thảm, những phương tiện và nhiều mảnh vỡ từ các phương tiện này văng tứ tung...
Người lái chiếc container định mệnh này là Phạm Thành Hiếu 32 tuổi, nghiện hêrôin nặng, có thể nghiện ma túy đá - thông thường, người ta nghiện ma túy đá trước. Sau một thời gian, ma túy đá sẽ gây cho người nghiện mất ngủ. Lúc này, người nghiện phải sử dụng hêrôin để có thể ngủ. Hêrôin tồn tại lâu giờ trong nước tiểu, còn ma túy đá lại được đào thải khá nhanh. Vì thế, thử nước tiểu sẽ khó tìm ra ma túy đá - Ngoài ra, độ cồn trong máu anh tài xế rất cao, chứng tỏ anh mới dùng rượu bia, và lái xe trong trạng thái hoàn toàn không tỉnh táo.
Theo báo cáo của Cục Cảnh sát Giao thông thuộc Bộ Công an Việt Nam: Chỉ tính trong bốn ngày nghỉ Tết Dương lịch 2019, trên cả nước có đến 163 tai nạn giao thông, gây chết chóc cho 111 người, đồng thời khiến 54 người khác bị thương.
Ngược thời gian xa hơn một chút, vào đêm 15.12.2018, đêm tuyển Việt Nam vô địch AFF, có đến 19 vụ tai nạn, giết chết 14 người, 10 người bị thương (VOV ngày 17.12.2018).
Theo Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, ngày 29.9.2018, cho biết, chỉ tính đến tháng 9.2018, toàn quốc có đến 13.242 vụ tai nạn giao thông, gây tử vong 6.012 người và 10.319 người bị thương. Trung bình mỗi ngày có 22 người chết vì tai nạn giao thông (VOV ngày 29.9.2018).
Nhưng chỉ sau đó ba tháng, ngày 3.1.2019, lãnh đạo Bộ Công an cho biết một con số đã vọt lên cách hãi hùng: Trong năm 2018, cả nước đã xảy ra hơn 18.700 vụ (không thấy nói con số chính xác). Số thương vong hơn 14.800 người (cũng không thấy nói chính xác). Trung bình mỗi ngày có 52 vụ tai nạn giao thông, khiến 23 người chết (VNExpress ngày 3.1.2019).
Đó là con số được báo cáo công khai. Ngoài những con số kinh sợ bên trên, ai có thể biết còn bao nhiêu vụ không được ghi nhận (chẳng hạn để bảo vệ thành tích của tỉnh hoặc thành phố là địa phương ít tai nạn giao thông, người ta sẽ ém đi). Tai nạn giao thông ở Việt Nam đang là tên trùm khủng bố ám ảnh nặng tâm lý của từng người Việt Nam.
Thời buổi mà giao thông trở nên nỗi ám ảnh kinh hoàn như thế, thì hình như không chỉ có đường bộ mới chết, mà đường sắt cũng chết, đường hàng không cũng chết, đường thủy cũng chết.
Người ta đi bộ cũng chết, sử dụng phương tiện nhỏ cũng chết, phương tiện lớn cũng chết, đúng luật cũng chết, sai luật cũng chết.
Đi vào ban đêm cũng chết, ban ngày cũng chết. Ra đường khi trời nắng cũng chết, trời mưa cũng chết. Đi chậm cũng chết, đi nhanh cũng chết. Vào đường lớn cũng chết, đường nhỏ cũng chết. Đi vào những ngày thường cũng chết, những ngày lễ hội càng chết...
Tai nạn giao thông tại Việt Nam nhiều và lớn đến nỗi truyền hình VOA ngày 3.1.2019 nhận định: "Tai nạn giao thông tại Việt Nam đang giết người ngang với thời chiến và còn hơn cả khủng bố".
Cái chết do tai nạn giao thông như chiếc búa của tử thần có thể bất ngờ giáng trên mạng sống của từng người bất cứ lúc nào.
Nó như một tên sát nhân chuyên nghiệp, tàn ác, vô cảm đang từng ngày, từng ngày cướp đi sinh mạng của vô số người. Nó cưới đi hạnh phúc của bao nhiêu gia đình. và để lại sự nát tan của bao nhiêu cuộc đời khác, những cuộc đời mà sống cũng như chết, sống không bằng chết...
Thấu xương thấu thịt những nỗi đau phận người, kẻ vô tâm nhất còn phải thốt lên: "Dẫu là đá cũng nát gan, lọ người" (Nguyễn Du - Truyện Kiều).
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Năm 10/1/2019: 10 sự kiện tiêu biểu GHCGVN 2018
VietCatholic Network
01:52 10/01/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, Thứ Tư ngày 9 tháng 1, 2019.
2- Văn hóa thờ ơ đối nghịch với tình yêu Thiên Chúa.
3- Ý Cầu Nguyện của Đức Thánh Cha trong tháng 1/2019: Người Trẻ và Mẫu Gương của Đức Maria.
4- Đức Thánh Cha tiếp Ngoại Giao Đoàn cạnh Tòa Thánh
.
5- Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế Giới Các Bệnh Nhân, ngày 11/2/2019.
6- Thoáng nhìn chương trình của Đức Thánh Cha trong năm 2019.
7- Hội Đồng Giám Mục Công Giáo La Tinh Ấn Độ nhóm khóa họp 31.
8- Qatar tài trợ xây một nhà thờ Công Giáo Maronite ở Lebanon.
9- Cộng đoàn các nữ tu truyền giáo Comboni ở Bangui bị tấn công và cướp phá.
10- 10 sự kiện tiêu biểu của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam năm 2018.
11- Vườn rau Lộc Hưng ở Quận Tân Bình, Sài Gòn, bị lực lượng chức năng đến cưỡng chế.
12- Giới thiệu Thánh Ca: Tâm Tình Hòa Bình 2.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết: