Phụng Vụ - Mục Vụ
Ơn gọi
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
21:37 10/01/2012
Chúa nhật 2 quanh năm B (1Sam 3,3-10.19; 1Cor 6,13c-15a. 17-20; Ga 1, 35-42)
Thánh Gioan Tẩy Giả đã giới thiệu Chúa Giêsu với các môn đệ: Đây là Chiên Thiên Chúa. Lời giới thiệu thật đơn giản. Hai môn đệ đã đi theo Chúa. Họ muốn tìm hiểu về cuộc sống của Chúa. Chúa mời gọi: Hãy đến mà xem. Chúng ta không biết họ đã xem thấy gì. Nơi Chúa cư ngụ có lẽ rất đơn sơ và nghèo khó. Họ ở lại với Chúa ngày hôm đó. Hai môn đệ đã gặp Chúa và nhận ra Ngài chính là Đấng Messia, nghĩa là Đấng Kitô. Từ đó họ đã gọi nhau tìm đến với Chúa, Anrê mời Phêrô đến gặp Chúa. Khởi đầu Giáo Hội Chúa ở trần gian chỉ giản dị như thế. Chúa bắt đầu qui tụ các môn đệ. Ngài chọn và gọi các môn đệ từ những người ngư phủ. Ngư phủ không được học hỏi nhiều ở trường lớp. Họ không có địa vị chức quyền trong xã hội. Họ không phải là những người giầu có sang trọng. Chúa gọi họ là những người bình thường để thi hành những công việc ngoại thường.
Chúa gọi và chọn những kẻ Ngài muốn. Chính Chúa đã huấn luyện và sai họ ra đi rao giảng tin mừng. Các môn đệ đã sống cận kề bên Chúa. Chúa coi họ là bạn hữu đồng bàn. Chúa chấp nhận họ với cả con người từ những cách cư xử đôi khi cộc cằn, nóng giận và ghen tương. Chúa không loại trừ những yếu đuối và ý hướng thấp hèn xảy ra hằng ngày trong cuộc sống. Ba mươi năm sống trong cảnh gia đình Nazareth, Chúa Giêsu đã học hiểu được rất nhiều kinh nghiệm đối xử ở đời. Chúa đã không vào đền thờ tìm kiếm ơn gọi nơi các Luật Sĩ, Biệt phái và Tư Tế. Thật lạ, Chúa ra ngoài bãi biển, bờ sông, sườn núi và phố chợ để tìm người. Chúa đọc được tâm tư và nguyện vọng của riêng từng tâm hồn.
Ơn gọi là một mầu nhiệm. Như xưa, ông Encana và bà Anna đã cầu xin cùng Chúa và Chúa đã ban cho hai ông bà được một người con tên là Samuel. Ông bà hứa sẽ dâng đứa con cho Chúa. Ngay khi tuổi còn trẻ, Samuel đã ở trong đền thờ Chúa, nơi đặt Hòm Bia Thiên Chúa. Chúa đã gọi Samuel trong giấc ngủ. Cậu đã đáp lại tiếng Chúa: Lạy Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang nghe. Samuel đã lắng nghe và đáp lời Chúa suốt dọc cuộc đời. Ông đã sống trong ơn nghĩa của Chúa và thực thi các huấn lệnh của Ngài.
Chúa gọi Phaolô theo cách thức riêng biệt. Phaolô đã từng bách hại và đánh phá Giáo Hội Chúa, Chúa đã chọn ông trở thành tông đồ Dân Ngoại. Thơ của Thánh Phaolô gởi cho tín hữu Corintô đã nhắc nhở mọi Kitô hữu rằng thân xác của chúng ta là chi thể và là đền thờ của Chúa. Nhờ công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu trên thập giá, chúng ta được chung hưởng sự sống mới nơi Đức Kitô. Khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, mỗi người chúng ta được tháp nhập vào Nhiệm Thể của Chúa Kitô. Chúng ta trở nên chi thể của Đức Kitô được thông phần vào các chức vụ tư tế, tiên tri và làm vương đế đến cõi sống muôn đời. Thánh Phaolô dậy rằng: Thân xác không phải vì dâm dật, những kẻ tà dâm thì phạm tội trong thân xác mình. Một đòi hỏi vượt thắng những khát vọng bản năng.
Chúng ta có thể suy tư về ơn gọi của chính mình. Chúa gọi mỗi người theo ơn gọi bậc sống riêng trong những hoàn cảnh khác nhau. Ơn gọi nào cũng là ơn gọi thánh. Nên thánh trong bậc gia đình. Nên thánh trong bậc độc thân. Nên thánh trong ơn gọi tu trì. Có những ơn gọi tu Dòng, giữ ba lời khấn: Khó nghèo, Khiết tịnh và Vâng lời. Có những ơn gọi hiến dâng trong bậc tu Triều phục vụ tha nhân nơi xứ đạo, cộng đồng. Có những ơn gọi hiến thánh tại thế trong đời sống truyền giáo. Mỗi người tự lắng nghe tiếng Chúa để đáp lời: Lạy Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang lắng nghe. Biết lắng nghe là một khởi đầu tốt. Tiếng Chúa thì thầm qua mọi biến cố của cuộc đời. Cần có sự thinh lặng và tịnh tâm để nhận biết tiếng Chúa.
Con xin chia sẻ một chút về ơn gọi của con. Ơn gọi tu trì nhen nhúm khi con còn rất trẻ, mới học lớp ba, lớp bốn, con đã được vào đội giúp lễ của giáo xứ. Con có cơ hội học thuộc lòng những câu thưa La-tinh khi giúp lễ. Học biết những nghi thức phụng vụ tiền Công Đồng Vaticanô II. Rồi được gia nhập Tiểu Chủng Viện mới 11 tuổi và theo học hết chương trình Trung học. Từ sau năm 1975, những tháng ngày gian khó phải phấn đấu vất vả tư bề. Phần tinh thần bị khủng hoảng nhưng cũng có một vài phấn chấn như sinh hoạt giáo xứ và những năm trở về tu học từng lớp riêng. Con được nếm thử mọi gian khó từ những ngày tù đầy, lao động, thủy lợi, đắp đê, nằm bờ nằm bụi, ngâm mình dưới nước cả ngày, khuôn vác, ruộng rẫy gánh gồng… Thả về từ trại giam, tiếp theo là những tháng ngày bơ vơ không định hướng. Con phó thác cuộc đời trong tay Chúa. Con vượt biên, sống nơi trại tỵ nạn, thường trú nơi đất lạ quê người và đối diện với ngôn ngữ văn hóa khác biệt. Như em bé học vần, con khởi lại từ đầu với chữ nghĩa và trường lớp. Hình như tiếng mời gọi của Chúa cứ âm thầm dõi theo từng bước trên đường con đi. Mọi thuận lợi cứ mở cửa dẫn con vào: Hãy đến mà xem.
Con đã đến xem và đã ở lại. Cứ thế tiếp tục học tập qua những tháng ngày miệt mài trên ghế nhà trường Đại Chủng Viện tại Hoa Kỳ. Kết thúc ra trường, con được lãnh nhận thừa tác vụ linh mục. Rồi con nhận Bài Sai đến một giáo xứ lớn đa văn hóa. Như một người lính mới ra trường, cái gì cũng còn bỡ ngỡ, phải học và phải lắng nghe. Kinh nghiệm cho thấy những bài học nơi trường lớp và những thực hành nơi môi trường cụ thể có nhiều khác biệt. Nhớ rằng ngày xưa, Chúa sai các tông đồ từng hai người ra đi rao giảng tin mừng, khi trở về các ngài vui mừng hởn hở vì làm được nhiều sự lạ. Con về giúp xứ cả bao năm mà chẳng làm được sự lạ nào. Nhưng nhìn lại tất cả những gì đã qua, con lại nhận ra đó đều là sự lạ. Sự lạ của ơn gọi. Sự lạ của ơn phục vụ. Con chỉ là một con người tầm thường, dốt nát và yếu đuối nhưng sao Chúa lại gọi con làm việc trong nhà Chúa.
Đôi lúc trong khi cử hành thánh lễ, con thực sự đã lo ra tự hỏi mình là ai? Tại sao được ngồi ở ghế chủ tế trong nghi thức phụng vụ của cộng đoàn dân Chúa. Là một người di dân da vàng, tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha chỉ là ngôn ngữ thứ hai còn yếu kém, thế mà đứng chủ tế cử hành Thánh lễ tam ngữ cho cộng đoàn giáo xứ đa văn hóa như lễ các Dân Tộc, lễ Giáng Sinh, lễ đêm Vọng Phục Sinh với đầy đủ các nghi thức. Con chỉ biết phục vụ với tấm lòng chân thành yêu mến, khả năng giới hạn và sự hiểu biết ít ỏi. Con không hiểu việc Chúa đang thực hiện trong con. Hồng ân của Chúa thật bao la diệu vời. Hoàn toàn phó thác, con chỉ biết cảm tạ và ngợi khen Chúa, vì Chúa đã thực hiện những việc lạ lùng trước mắt chúng ta. Con không hiểu được mầu nhiệm ơn gọi. Chúa yêu con qúa nhiều. Con chỉ biết dâng lời cám tạ và đáp trả: Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy (Mt 10,8).
Lời thánh Phaolô gởi tín hữu Corintô luôn là lời nhắc nhở cho mỗi người chúng ta, vì chúng ta đã được mua chuộc bằng giá rất lớn. Hãy tôn vinh Thiên Chúa trong thân xác chúng ta. Trong bất cứ ơn gọi nào, chúng ta đều phải cố gắng phấn đấu không ngừng. Chúng ta không thể cậy dựa vào sự hiểu biết khôn ngoan hay sức mạnh của mình, mà hãy luôn cậy trông vào ơn Chúa giúp: Bởi vậy, ai tưởng mình đang đứng vững, thì hãy coi chừng kẻo ngã (1Cor 10,12). Đường theo Chúa còn dài và cuộc sống còn nhiều chông gai, chúng ta cần có những thời gian tĩnh lặng để lắng nghe tiếng Chúa. Chúng ta có thể lắng nghe lời Chúa qua Kinh Thánh, qua sự giảng dạy của Giáo hội, qua sự cầu nguyện, qua việc nhận lãnh các Bí Tích và qua những lời chỉ dạy khôn ngoan của các vị linh hướng.
Chúa mời gọi mỗi người: Đến cả đi, hỡi những người đang khát, nước đã sẵn đây! Dầu không có tiền bạc, cứ đến mua mà dùng; đến mua rượu mua sữa, không phải trả đồng nào (Is 55,1). Chúa ban ơn dồi dào cho chúng ta một cách nhưng không. Mỗi người đã lãnh nhận biết bao ơn lộc của Chúa. Xin cho nguồn ơn thánh của Chúa biến đổi tâm hồn chúng ta nên quảng đại và dám dấn thân làm nhân chứng cho Chúa trên mọi nẻo đường.
Thánh Gioan Tẩy Giả đã giới thiệu Chúa Giêsu với các môn đệ: Đây là Chiên Thiên Chúa. Lời giới thiệu thật đơn giản. Hai môn đệ đã đi theo Chúa. Họ muốn tìm hiểu về cuộc sống của Chúa. Chúa mời gọi: Hãy đến mà xem. Chúng ta không biết họ đã xem thấy gì. Nơi Chúa cư ngụ có lẽ rất đơn sơ và nghèo khó. Họ ở lại với Chúa ngày hôm đó. Hai môn đệ đã gặp Chúa và nhận ra Ngài chính là Đấng Messia, nghĩa là Đấng Kitô. Từ đó họ đã gọi nhau tìm đến với Chúa, Anrê mời Phêrô đến gặp Chúa. Khởi đầu Giáo Hội Chúa ở trần gian chỉ giản dị như thế. Chúa bắt đầu qui tụ các môn đệ. Ngài chọn và gọi các môn đệ từ những người ngư phủ. Ngư phủ không được học hỏi nhiều ở trường lớp. Họ không có địa vị chức quyền trong xã hội. Họ không phải là những người giầu có sang trọng. Chúa gọi họ là những người bình thường để thi hành những công việc ngoại thường.
Chúa gọi và chọn những kẻ Ngài muốn. Chính Chúa đã huấn luyện và sai họ ra đi rao giảng tin mừng. Các môn đệ đã sống cận kề bên Chúa. Chúa coi họ là bạn hữu đồng bàn. Chúa chấp nhận họ với cả con người từ những cách cư xử đôi khi cộc cằn, nóng giận và ghen tương. Chúa không loại trừ những yếu đuối và ý hướng thấp hèn xảy ra hằng ngày trong cuộc sống. Ba mươi năm sống trong cảnh gia đình Nazareth, Chúa Giêsu đã học hiểu được rất nhiều kinh nghiệm đối xử ở đời. Chúa đã không vào đền thờ tìm kiếm ơn gọi nơi các Luật Sĩ, Biệt phái và Tư Tế. Thật lạ, Chúa ra ngoài bãi biển, bờ sông, sườn núi và phố chợ để tìm người. Chúa đọc được tâm tư và nguyện vọng của riêng từng tâm hồn.
Ơn gọi là một mầu nhiệm. Như xưa, ông Encana và bà Anna đã cầu xin cùng Chúa và Chúa đã ban cho hai ông bà được một người con tên là Samuel. Ông bà hứa sẽ dâng đứa con cho Chúa. Ngay khi tuổi còn trẻ, Samuel đã ở trong đền thờ Chúa, nơi đặt Hòm Bia Thiên Chúa. Chúa đã gọi Samuel trong giấc ngủ. Cậu đã đáp lại tiếng Chúa: Lạy Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang nghe. Samuel đã lắng nghe và đáp lời Chúa suốt dọc cuộc đời. Ông đã sống trong ơn nghĩa của Chúa và thực thi các huấn lệnh của Ngài.
Chúa gọi Phaolô theo cách thức riêng biệt. Phaolô đã từng bách hại và đánh phá Giáo Hội Chúa, Chúa đã chọn ông trở thành tông đồ Dân Ngoại. Thơ của Thánh Phaolô gởi cho tín hữu Corintô đã nhắc nhở mọi Kitô hữu rằng thân xác của chúng ta là chi thể và là đền thờ của Chúa. Nhờ công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu trên thập giá, chúng ta được chung hưởng sự sống mới nơi Đức Kitô. Khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, mỗi người chúng ta được tháp nhập vào Nhiệm Thể của Chúa Kitô. Chúng ta trở nên chi thể của Đức Kitô được thông phần vào các chức vụ tư tế, tiên tri và làm vương đế đến cõi sống muôn đời. Thánh Phaolô dậy rằng: Thân xác không phải vì dâm dật, những kẻ tà dâm thì phạm tội trong thân xác mình. Một đòi hỏi vượt thắng những khát vọng bản năng.
Chúng ta có thể suy tư về ơn gọi của chính mình. Chúa gọi mỗi người theo ơn gọi bậc sống riêng trong những hoàn cảnh khác nhau. Ơn gọi nào cũng là ơn gọi thánh. Nên thánh trong bậc gia đình. Nên thánh trong bậc độc thân. Nên thánh trong ơn gọi tu trì. Có những ơn gọi tu Dòng, giữ ba lời khấn: Khó nghèo, Khiết tịnh và Vâng lời. Có những ơn gọi hiến dâng trong bậc tu Triều phục vụ tha nhân nơi xứ đạo, cộng đồng. Có những ơn gọi hiến thánh tại thế trong đời sống truyền giáo. Mỗi người tự lắng nghe tiếng Chúa để đáp lời: Lạy Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang lắng nghe. Biết lắng nghe là một khởi đầu tốt. Tiếng Chúa thì thầm qua mọi biến cố của cuộc đời. Cần có sự thinh lặng và tịnh tâm để nhận biết tiếng Chúa.
Con xin chia sẻ một chút về ơn gọi của con. Ơn gọi tu trì nhen nhúm khi con còn rất trẻ, mới học lớp ba, lớp bốn, con đã được vào đội giúp lễ của giáo xứ. Con có cơ hội học thuộc lòng những câu thưa La-tinh khi giúp lễ. Học biết những nghi thức phụng vụ tiền Công Đồng Vaticanô II. Rồi được gia nhập Tiểu Chủng Viện mới 11 tuổi và theo học hết chương trình Trung học. Từ sau năm 1975, những tháng ngày gian khó phải phấn đấu vất vả tư bề. Phần tinh thần bị khủng hoảng nhưng cũng có một vài phấn chấn như sinh hoạt giáo xứ và những năm trở về tu học từng lớp riêng. Con được nếm thử mọi gian khó từ những ngày tù đầy, lao động, thủy lợi, đắp đê, nằm bờ nằm bụi, ngâm mình dưới nước cả ngày, khuôn vác, ruộng rẫy gánh gồng… Thả về từ trại giam, tiếp theo là những tháng ngày bơ vơ không định hướng. Con phó thác cuộc đời trong tay Chúa. Con vượt biên, sống nơi trại tỵ nạn, thường trú nơi đất lạ quê người và đối diện với ngôn ngữ văn hóa khác biệt. Như em bé học vần, con khởi lại từ đầu với chữ nghĩa và trường lớp. Hình như tiếng mời gọi của Chúa cứ âm thầm dõi theo từng bước trên đường con đi. Mọi thuận lợi cứ mở cửa dẫn con vào: Hãy đến mà xem.
Con đã đến xem và đã ở lại. Cứ thế tiếp tục học tập qua những tháng ngày miệt mài trên ghế nhà trường Đại Chủng Viện tại Hoa Kỳ. Kết thúc ra trường, con được lãnh nhận thừa tác vụ linh mục. Rồi con nhận Bài Sai đến một giáo xứ lớn đa văn hóa. Như một người lính mới ra trường, cái gì cũng còn bỡ ngỡ, phải học và phải lắng nghe. Kinh nghiệm cho thấy những bài học nơi trường lớp và những thực hành nơi môi trường cụ thể có nhiều khác biệt. Nhớ rằng ngày xưa, Chúa sai các tông đồ từng hai người ra đi rao giảng tin mừng, khi trở về các ngài vui mừng hởn hở vì làm được nhiều sự lạ. Con về giúp xứ cả bao năm mà chẳng làm được sự lạ nào. Nhưng nhìn lại tất cả những gì đã qua, con lại nhận ra đó đều là sự lạ. Sự lạ của ơn gọi. Sự lạ của ơn phục vụ. Con chỉ là một con người tầm thường, dốt nát và yếu đuối nhưng sao Chúa lại gọi con làm việc trong nhà Chúa.
Đôi lúc trong khi cử hành thánh lễ, con thực sự đã lo ra tự hỏi mình là ai? Tại sao được ngồi ở ghế chủ tế trong nghi thức phụng vụ của cộng đoàn dân Chúa. Là một người di dân da vàng, tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha chỉ là ngôn ngữ thứ hai còn yếu kém, thế mà đứng chủ tế cử hành Thánh lễ tam ngữ cho cộng đoàn giáo xứ đa văn hóa như lễ các Dân Tộc, lễ Giáng Sinh, lễ đêm Vọng Phục Sinh với đầy đủ các nghi thức. Con chỉ biết phục vụ với tấm lòng chân thành yêu mến, khả năng giới hạn và sự hiểu biết ít ỏi. Con không hiểu việc Chúa đang thực hiện trong con. Hồng ân của Chúa thật bao la diệu vời. Hoàn toàn phó thác, con chỉ biết cảm tạ và ngợi khen Chúa, vì Chúa đã thực hiện những việc lạ lùng trước mắt chúng ta. Con không hiểu được mầu nhiệm ơn gọi. Chúa yêu con qúa nhiều. Con chỉ biết dâng lời cám tạ và đáp trả: Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy (Mt 10,8).
Lời thánh Phaolô gởi tín hữu Corintô luôn là lời nhắc nhở cho mỗi người chúng ta, vì chúng ta đã được mua chuộc bằng giá rất lớn. Hãy tôn vinh Thiên Chúa trong thân xác chúng ta. Trong bất cứ ơn gọi nào, chúng ta đều phải cố gắng phấn đấu không ngừng. Chúng ta không thể cậy dựa vào sự hiểu biết khôn ngoan hay sức mạnh của mình, mà hãy luôn cậy trông vào ơn Chúa giúp: Bởi vậy, ai tưởng mình đang đứng vững, thì hãy coi chừng kẻo ngã (1Cor 10,12). Đường theo Chúa còn dài và cuộc sống còn nhiều chông gai, chúng ta cần có những thời gian tĩnh lặng để lắng nghe tiếng Chúa. Chúng ta có thể lắng nghe lời Chúa qua Kinh Thánh, qua sự giảng dạy của Giáo hội, qua sự cầu nguyện, qua việc nhận lãnh các Bí Tích và qua những lời chỉ dạy khôn ngoan của các vị linh hướng.
Chúa mời gọi mỗi người: Đến cả đi, hỡi những người đang khát, nước đã sẵn đây! Dầu không có tiền bạc, cứ đến mua mà dùng; đến mua rượu mua sữa, không phải trả đồng nào (Is 55,1). Chúa ban ơn dồi dào cho chúng ta một cách nhưng không. Mỗi người đã lãnh nhận biết bao ơn lộc của Chúa. Xin cho nguồn ơn thánh của Chúa biến đổi tâm hồn chúng ta nên quảng đại và dám dấn thân làm nhân chứng cho Chúa trên mọi nẻo đường.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha mời gọi các phụ huynh cầu nguyện: Thiên Chúa biết rõ con cái họ hơn
Bùi Hữu Thư
17:38 10/01/2012
16 em bé được Đức Thánh Cha Benedict XVI rửa tội trong Nguyện Đường Sistine
VATICAN, ngày 9 tháng 1, 2012 (Zenit.org).- Theo truyền thống ngày Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Đức Thánh Cha Benedict XVI rửa tội cho một số trẻ em ngày Chúa Nhật, khuyên các phụ huynh hiểu cầu nguyện chính là bước đầu tiên trong việc dậy dỗ.
Đức Thánh Cha nói với nhóm phụ huynh quy tụ trong Nguyện Đường Sistine.
Suy niệm về các bài đọc trong Thánh Lễ, Đức Thánh Cha nói về Lời Chúa và các Bí Tích như những "suối nguồn cứu rỗi."
Ngài nói: "Người lớn là những người đầu tiên cần được nuôi dưỡng bằng những suối nguồn này để có thể giúp cho giới trẻ trưởng thành. Phụ huynh phải hy sinh nhiều, nhưng muốn cho đi nhiều thì chính họ cũng phải tiếp nhận, vì nếu không họ trở thành trống rỗng, và khô cạn. Phụ huynh không phải là các nguồn suối, cũng như các linh mục không phải là nguồn suối: mà chúng ta chỉ là những máng chuyển qua đó máu châu báu của Tình Yêu Thiên Chúa chẩy qua. Nếu chúng ta ngưng tiếp nhận từ nguồn suối tối hậu, thì chính chúng ta là những người đầu tiên sẽ cảm nhận các hậu quả tiêu cực và chúng ta sẽ không còn có thể giảng dậy cho người khác."
Trong ý hướng này, Đức Thánh Cha khuyên các phụ huynh nhớ rằng giáo dục phải được thực hiện đầu tiên bằng nhân chứng.
Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: "Nhà giáo chân chính không trói buộc mọi người với mình, người ấy không được chiếm đoạt họ như một sở hữu. Người ấy muốn đứa trẻ, hay môn đệ, phải học biết sự thật và thiết lập một mối tương quan cá nhân với nó. Nhà giáo phải làm bổn phận cho đến cùng, không được sao lãng và hiện diện một cách trung thành; nhưng mục tiêu là học sinh phải nghe được tiếng của sự thật nói với trái tim nó và đi theo tiếng nói này trên một hành trình cá nhân."
Nhưng, Đức Thánh Cha tiếp, khi ngài nhắc đến hình ảnh của việc Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, "Điều làm cho chúng ta hết sức an lòng khi dậy dỗ kẻ khác về đức tin" là biết rằng "chúng ta không cô đơn và chứng nhân của chúng ta được Chúa Thánh Thần trợ giúp."
Đức Thánh Cha khẳng định: "Điều hết sức quan trọng đối với các phụ huynh và các cha mẹ đỡ đầu là phải tin tưởng mạnh mẽ vào sự hiện diện và tác động của Chúa Thánh Thần, để kêu xin Ngài, và đón chào Ngài qua các kinh nguyện và bí tích. Chúa Thánh Thần là đấng thực sự soi sáng các trí óc, là đấng làm cho trái tim của các nhà giáo nồng cháy để họ biết cách truyền đạt kiến thức về tình yêu Chúa Kitô. Cầu nguyện là điều kiện đầu tiên cho việc giáo dục, vì khi cầu nguyện chúng ta tạo dựng được tình trạng sẵn sàng trong chúng ta để cho Chúa tác động, để trao phó con cái chúng ta cho Người, vì Chúa là đấng biết chúng trước chúng ta và biết rõ hơn chúng ta, và cũng biết hoàn toàn những gì là ngay lành của chúng nó. Và đồng thời, khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta cởi mở tầm hồn cho những linh ứng của Chúa, giúp chúng ta làm bổn phận tốt đẹp hơn, vì đây là trách nhiệm chúng ta phải hoàn tất. Các Bí Tích, nhất là Bí Tích Thánh Thể và Hòa Giải, cho phép chúng ta thi hành công việc giáo dục trong sự hiệp nhất với Chúa Kitô, trong sự hiệp thông với Người và tiếp tục được cải tiến qua sự tha thứ của Người. Cầu nguyện và bí tích giúp chúng ta có được ánh sáng khiến chúng ta vừa dịu dàng vừa mạnh mẽ, vừa hiền lành vừa kiên quyết, để chúng ta biết im lặng và chỉ nói khi đúng lúc, khi phản đối hay sửa sai một cách công bằng."
Cần học để như con trẻ
Đức Thánh Cha tiếp tục với chủ đề này trong diễn từ của ngài trước khi đọc kinh Truyền Tin.
Ngài suy tư về việc trở nên như con trẻ "là điều kiện căn bản tất cả chúng ta đều phải có. Không phải là ai ai cũng là phụ huynh, nhưng tất cả chúng ta chắc chắn đều là những con trẻ."
Đức Thánh Cha nói, như con trẻ, chúng ta mới có thể tiếp nhận đời sống như một quà tặng, "và, theo ý nghĩa này, 'trở nên' tình trạng chúng ta đang có: là chúng tra có thể trở nên con trẻ. Sự biến đổi này đánh dấu một thời điểm trưởng thành trong con người chúng ta, và trong mối tương quan của chúng ta với cha mẹ chúng ta, làm cho chúng hết sức biết ơn. Đây là một sự biến đổi giúp cho chúng ta cũng có thể trở thành các phụ huynh, không về thể lý mà về luân lý."
Đức Thánh Cha tiếp "Chúng ta cũng là trẻ em trong mối tương quan với Thiên Chúa. Chúa là nguồn gốc của mọi loài thọ tạo, Người là Cha của mọi con người một cách độc đáo: Chúa có với mỗi người chúng ta một mối tương quan cá nhân. Mỗi người trong chúng ta đều được Chúa yêu thương. Và trong mối tương quan với Chúa, chúng ta có thể nói là chúng ta được 'tái sinh', nghĩa là trở nên những gì chúng ta phải có. Điều này xẩy ra qua đức tin, qua một lời 'xin vâng' sâu xa và cá nhân với Chúa là Đấng nguồn cội và nền tảng của sự sống của chúng ta. Với lời 'xin vâng' này tôi lãnh nhận đời sống như một quà tặng của Cha trên Trời, một người Cha tôi không thấy nhưng tôi tin vào Người và trong đáy tim tôi cảm nhận Người là Cha và là Cha của mọi anh chị em tôi trong nhân loại, một người Cha thiện hảo và trung thành vô cùng."
VATICAN, ngày 9 tháng 1, 2012 (Zenit.org).- Theo truyền thống ngày Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Đức Thánh Cha Benedict XVI rửa tội cho một số trẻ em ngày Chúa Nhật, khuyên các phụ huynh hiểu cầu nguyện chính là bước đầu tiên trong việc dậy dỗ.
Đức Thánh Cha nói với nhóm phụ huynh quy tụ trong Nguyện Đường Sistine.
Suy niệm về các bài đọc trong Thánh Lễ, Đức Thánh Cha nói về Lời Chúa và các Bí Tích như những "suối nguồn cứu rỗi."
Ngài nói: "Người lớn là những người đầu tiên cần được nuôi dưỡng bằng những suối nguồn này để có thể giúp cho giới trẻ trưởng thành. Phụ huynh phải hy sinh nhiều, nhưng muốn cho đi nhiều thì chính họ cũng phải tiếp nhận, vì nếu không họ trở thành trống rỗng, và khô cạn. Phụ huynh không phải là các nguồn suối, cũng như các linh mục không phải là nguồn suối: mà chúng ta chỉ là những máng chuyển qua đó máu châu báu của Tình Yêu Thiên Chúa chẩy qua. Nếu chúng ta ngưng tiếp nhận từ nguồn suối tối hậu, thì chính chúng ta là những người đầu tiên sẽ cảm nhận các hậu quả tiêu cực và chúng ta sẽ không còn có thể giảng dậy cho người khác."
Trong ý hướng này, Đức Thánh Cha khuyên các phụ huynh nhớ rằng giáo dục phải được thực hiện đầu tiên bằng nhân chứng.
Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: "Nhà giáo chân chính không trói buộc mọi người với mình, người ấy không được chiếm đoạt họ như một sở hữu. Người ấy muốn đứa trẻ, hay môn đệ, phải học biết sự thật và thiết lập một mối tương quan cá nhân với nó. Nhà giáo phải làm bổn phận cho đến cùng, không được sao lãng và hiện diện một cách trung thành; nhưng mục tiêu là học sinh phải nghe được tiếng của sự thật nói với trái tim nó và đi theo tiếng nói này trên một hành trình cá nhân."
Nhưng, Đức Thánh Cha tiếp, khi ngài nhắc đến hình ảnh của việc Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, "Điều làm cho chúng ta hết sức an lòng khi dậy dỗ kẻ khác về đức tin" là biết rằng "chúng ta không cô đơn và chứng nhân của chúng ta được Chúa Thánh Thần trợ giúp."
Đức Thánh Cha khẳng định: "Điều hết sức quan trọng đối với các phụ huynh và các cha mẹ đỡ đầu là phải tin tưởng mạnh mẽ vào sự hiện diện và tác động của Chúa Thánh Thần, để kêu xin Ngài, và đón chào Ngài qua các kinh nguyện và bí tích. Chúa Thánh Thần là đấng thực sự soi sáng các trí óc, là đấng làm cho trái tim của các nhà giáo nồng cháy để họ biết cách truyền đạt kiến thức về tình yêu Chúa Kitô. Cầu nguyện là điều kiện đầu tiên cho việc giáo dục, vì khi cầu nguyện chúng ta tạo dựng được tình trạng sẵn sàng trong chúng ta để cho Chúa tác động, để trao phó con cái chúng ta cho Người, vì Chúa là đấng biết chúng trước chúng ta và biết rõ hơn chúng ta, và cũng biết hoàn toàn những gì là ngay lành của chúng nó. Và đồng thời, khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta cởi mở tầm hồn cho những linh ứng của Chúa, giúp chúng ta làm bổn phận tốt đẹp hơn, vì đây là trách nhiệm chúng ta phải hoàn tất. Các Bí Tích, nhất là Bí Tích Thánh Thể và Hòa Giải, cho phép chúng ta thi hành công việc giáo dục trong sự hiệp nhất với Chúa Kitô, trong sự hiệp thông với Người và tiếp tục được cải tiến qua sự tha thứ của Người. Cầu nguyện và bí tích giúp chúng ta có được ánh sáng khiến chúng ta vừa dịu dàng vừa mạnh mẽ, vừa hiền lành vừa kiên quyết, để chúng ta biết im lặng và chỉ nói khi đúng lúc, khi phản đối hay sửa sai một cách công bằng."
Cần học để như con trẻ
Đức Thánh Cha tiếp tục với chủ đề này trong diễn từ của ngài trước khi đọc kinh Truyền Tin.
Ngài suy tư về việc trở nên như con trẻ "là điều kiện căn bản tất cả chúng ta đều phải có. Không phải là ai ai cũng là phụ huynh, nhưng tất cả chúng ta chắc chắn đều là những con trẻ."
Đức Thánh Cha nói, như con trẻ, chúng ta mới có thể tiếp nhận đời sống như một quà tặng, "và, theo ý nghĩa này, 'trở nên' tình trạng chúng ta đang có: là chúng tra có thể trở nên con trẻ. Sự biến đổi này đánh dấu một thời điểm trưởng thành trong con người chúng ta, và trong mối tương quan của chúng ta với cha mẹ chúng ta, làm cho chúng hết sức biết ơn. Đây là một sự biến đổi giúp cho chúng ta cũng có thể trở thành các phụ huynh, không về thể lý mà về luân lý."
Đức Thánh Cha tiếp "Chúng ta cũng là trẻ em trong mối tương quan với Thiên Chúa. Chúa là nguồn gốc của mọi loài thọ tạo, Người là Cha của mọi con người một cách độc đáo: Chúa có với mỗi người chúng ta một mối tương quan cá nhân. Mỗi người trong chúng ta đều được Chúa yêu thương. Và trong mối tương quan với Chúa, chúng ta có thể nói là chúng ta được 'tái sinh', nghĩa là trở nên những gì chúng ta phải có. Điều này xẩy ra qua đức tin, qua một lời 'xin vâng' sâu xa và cá nhân với Chúa là Đấng nguồn cội và nền tảng của sự sống của chúng ta. Với lời 'xin vâng' này tôi lãnh nhận đời sống như một quà tặng của Cha trên Trời, một người Cha tôi không thấy nhưng tôi tin vào Người và trong đáy tim tôi cảm nhận Người là Cha và là Cha của mọi anh chị em tôi trong nhân loại, một người Cha thiện hảo và trung thành vô cùng."
ĐTC: tôn trọng sự sống và tự do tôn giáo
Jos. Tú Nạc, NMS
21:36 10/01/2012
Phải đối đầu với “những bất an sâu sắc” xuất phát bởi kinh tế, chính trị và những khủng hoảng xã hội khác mà đã ảnh hưởng tới thế giới, đó là sự cần thiết để “tái khám phá một cách kiên quyết đường lối của chúng ta” thông qua “những hình thức cam kết mới” và “những qui luật mới,” Đức thánh Cha đã đề cập trong Huấn Từ của Ngài trước ngoại giao đoàn được bổ nhiệm tới Tòa Thánh tại buổi yết triều truyền thống tổ chức vào đầu năm, diễn ra sáng thứ Hai, 9 tháng Một, 2012 tại Sành đường Regia .
Đức Thánh Cha Benedict đã xuất hiện trước các nhà lãnh đạo quốc gia và cộng đồng quốc tế, kêu gọi đối thoại và cải cách để “bảo đảm điều mà tất cả có thể dẫn đến một cuộc sống có giá trị xứng đáng” và thừa nhận khắp mọi nơi phẩm giá không thể chuyển nhượng của mỗi cá nhân con người và quyền căn bản của họ dù nam hay nữ.” Trong số những mối quan tâm của Vị Chủ Chăn là những hậu quả của giai đoạn sự suy thoái toàn cầu và không chỉ nhằm vào những gia đình và những cơ sở kinh doanh mà còn buộc nền kinh tế của những quốc gia nghèo nhất phải quỳ lụy và đe dọa đến tương lai giới trẻ. Đức Thánh Cha Benedict đã dành riêng trọng tâm Huấn Từ của Ngài đặc biệt cho giới trẻ, nhấn mạnh tầm quan trọng về những đòi hỏi của giáo dục và kêu gọi sự sáng tạo của những chính sách để bảo vệ gia đình và ủng hộ những tổ chức đào tạo có tính chất hàn lâm.
Một phần tối quan trọng của tông huấn này được tập trung vào đề tài tự do tôn giáo, điều mà được coi như “tối ưu của nhân quyền,” bởi lẽ, Ngài giải thích, nó công nhận “thực tế thiết yếu nhất của con người.” Vị Chủ Chăn đã đặc biệt tố giác bạo lực và cách đối xử bạc đãi của quyền lực gây tổn thương những Ki-tô hữu ở những quốc gia khác nhau. Ngài cũng lên án chủ nghĩa khủng bố dùng tôn giáo như một “lý do thoái thác để gạt sang một bên những điều luật của công lý và của luật pháp.” Đức Thánh Cha cũng đã nhắc nhở đến sự cần thiết để liên kết tôn trọng sự sáng tạo và tranh đấu chống lại đói nghèo.
Đức Thánh Cha Benedict đã xuất hiện trước các nhà lãnh đạo quốc gia và cộng đồng quốc tế, kêu gọi đối thoại và cải cách để “bảo đảm điều mà tất cả có thể dẫn đến một cuộc sống có giá trị xứng đáng” và thừa nhận khắp mọi nơi phẩm giá không thể chuyển nhượng của mỗi cá nhân con người và quyền căn bản của họ dù nam hay nữ.” Trong số những mối quan tâm của Vị Chủ Chăn là những hậu quả của giai đoạn sự suy thoái toàn cầu và không chỉ nhằm vào những gia đình và những cơ sở kinh doanh mà còn buộc nền kinh tế của những quốc gia nghèo nhất phải quỳ lụy và đe dọa đến tương lai giới trẻ. Đức Thánh Cha Benedict đã dành riêng trọng tâm Huấn Từ của Ngài đặc biệt cho giới trẻ, nhấn mạnh tầm quan trọng về những đòi hỏi của giáo dục và kêu gọi sự sáng tạo của những chính sách để bảo vệ gia đình và ủng hộ những tổ chức đào tạo có tính chất hàn lâm.
Một phần tối quan trọng của tông huấn này được tập trung vào đề tài tự do tôn giáo, điều mà được coi như “tối ưu của nhân quyền,” bởi lẽ, Ngài giải thích, nó công nhận “thực tế thiết yếu nhất của con người.” Vị Chủ Chăn đã đặc biệt tố giác bạo lực và cách đối xử bạc đãi của quyền lực gây tổn thương những Ki-tô hữu ở những quốc gia khác nhau. Ngài cũng lên án chủ nghĩa khủng bố dùng tôn giáo như một “lý do thoái thác để gạt sang một bên những điều luật của công lý và của luật pháp.” Đức Thánh Cha cũng đã nhắc nhở đến sự cần thiết để liên kết tôn trọng sự sáng tạo và tranh đấu chống lại đói nghèo.
Đức Hồng Y người Cuba kỳ vọng lớn chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng
Bảo Quốc
21:44 10/01/2012
Havana, Cuba – Đức Hồng Y Jaime Ortega của Havana đã nói với Đài Vatican trong tuần này, có kỳ vọng lớn ở Cuba cho chuyến viếng thăm sắp tới của Đức Giáo Hoàng Benedict đến đất nước từ 26-28 tháng 3.
“Có quá nhiều kỳ vọng cho sự kiện này. Đối với chúng tôi điều này thật ngạc nhiên khi Đức Giáo Hoàng chọn quốc gia của chúng tôi cùng với Mexico để đến Châu Mỹ Latinh”, Đức Hồng Y Ortega đã nói.
Đức Hồng Y cũng lưu ý rằng Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã được mời đến “một vài lần, kể từ khi Đức Hồng Y Bertone viếng thăm Cuba”, trùng với việc Raul Castro được chỉ định làm tân chủ tịch của đất nước.
“Chúng tôi đầy tràn hy vọng nơi Đức Thánh Cha, khi tôi nói chuyện với ngài về lời mời này, ngài cho biết sẽ thực hiện ước muốn tại Cuba trong trái tim của mình”, Đức Hồng Y nói thêm.
Đức Hồng Y sau đó nhớ lại chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II năm 1998 tới Cuba, ngài nói “đã để lại dấu ấn trên đất nước Cuba của chúng con”.
Đức Giáo Hoàng Benedict XVI sẽ đến Santiago, Cuba vào ngày 26 tháng 3 sau khi đã viếng thăm Mexico 3 ngày trước đó.
Trong quá trình lưu lại, ngài sẽ thực hiện viếng thăm đền thờ Our Lady of Charity ở El Cobre và có cuộc gặp với chủ tịch Raul Castro cũng như với các Giám mục Cuba.
Ngài cũng sẽ cử hành hai thánh lễ ngoài trời, một ở quảng trường Antonio Macedo Revolutin và một nơi khác là quảng trường Revolution ở Havana.
(Nguồn: http://www.ewtnnews.com/catholic-news/Americas.php?id=4603#ixzz1iyvDKF1Z)
“Có quá nhiều kỳ vọng cho sự kiện này. Đối với chúng tôi điều này thật ngạc nhiên khi Đức Giáo Hoàng chọn quốc gia của chúng tôi cùng với Mexico để đến Châu Mỹ Latinh”, Đức Hồng Y Ortega đã nói.
Đức Hồng Y cũng lưu ý rằng Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã được mời đến “một vài lần, kể từ khi Đức Hồng Y Bertone viếng thăm Cuba”, trùng với việc Raul Castro được chỉ định làm tân chủ tịch của đất nước.
“Chúng tôi đầy tràn hy vọng nơi Đức Thánh Cha, khi tôi nói chuyện với ngài về lời mời này, ngài cho biết sẽ thực hiện ước muốn tại Cuba trong trái tim của mình”, Đức Hồng Y nói thêm.
Đức Hồng Y sau đó nhớ lại chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II năm 1998 tới Cuba, ngài nói “đã để lại dấu ấn trên đất nước Cuba của chúng con”.
Đức Giáo Hoàng Benedict XVI sẽ đến Santiago, Cuba vào ngày 26 tháng 3 sau khi đã viếng thăm Mexico 3 ngày trước đó.
Trong quá trình lưu lại, ngài sẽ thực hiện viếng thăm đền thờ Our Lady of Charity ở El Cobre và có cuộc gặp với chủ tịch Raul Castro cũng như với các Giám mục Cuba.
Ngài cũng sẽ cử hành hai thánh lễ ngoài trời, một ở quảng trường Antonio Macedo Revolutin và một nơi khác là quảng trường Revolution ở Havana.
(Nguồn: http://www.ewtnnews.com/catholic-news/Americas.php?id=4603#ixzz1iyvDKF1Z)
Kỷ niệm Roe V. Wade thứ 39: Giới trẻ dấn thân hơn bao giờ hết
Trần Mạnh Trác
21:53 10/01/2012
Roe V. Wade là tên của một phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã hợp thức hóa phá thai.
Mọi người, dù chống hay ủng hộ, đều công nhận rằng con số phá thai là quá nhiều, nhưng không ai thỏa thuận về một giải pháp nhằm kềm hãm nó.
Trong khi đó, những người chủ trương cần phải đảo ngược phán quyết Roe V. Wade thì càng ngày càng đông hơn và cương quyết hơn.
Năm ngóai hằng trăm cuộc tuần hành đã diễn ra ở khắp các thành phố lớn bên Hoa Kỳ.
Một con số kỷ lục hơn 40 ngàn người đã tụ tập tại thành phố San Francisco, nơi mang tiếng là thành phố "ủng hộ phá thai" nhất hòan cầu mà không gặp một chống đối nào.
Tại Dallas, nơi vụ kiện Roe v. Wade đã bắt đầu, đám đông của 'ngày sự sống' đã đạt tới số 10.000, gấp đôi con số năm trước. Đòan biểu tình đã tạo ra một 'con sông người' 10 hàng ngang, chạy dài từ nhà thờ chánh tòa cho tới tòa án (gần 2 km).
Còn ở Washington DC, trước Tòa Án Tối Cao, hàng trăm ngàn người đã tụ tập vào ngày 24. Đông đến nỗi Dân Biểu Eric Cantor, thủ lãnh đa số, đã tuyên bố: "Giòng Thủy Triều đã chuyển."
Con số đó là không kể đám dân chúng ở mọi lứa tuổi đứng đầy đường phố DC.
Năm nay, mùa bầu cử sắp bắt đầu, sự nhiệt tình ở Washington DC có vẻ còn nóng hơn lên.
Riêng về khối Công Giáo mà thôi, ban tổ chức thánh lễ "cho sự sống" tại Washington DC (ngày 23 tháng 1) cho biết, vé cho các địa điểm hành lễ đã hết nhẵn.
Đó là sau khi họ đã sử dụng thêm hai trung tâm Verizon và Armory DC để có thể chứa được 28.000 người.
Bà Christa Lopiccolo, giám đốc điều hành về các vấn đề sự sống của tổng giáo phận DC, cho biết rằng "số lượng thanh niên tham dự mỗi ngày mỗi tăng trong những năm qua", chứng tỏ xã hội đã ý thức nhiều hơn rằng việc phá thai không phải là một giải pháp cho các vấn đề xã hội.
Bà Lopiccolo cho biết rằng còn rất nhiều thành phần khác cũng đã yêu cầu được tham dự thánh lễ nhưng không thể có vé vì nhu cầu quá cao.
Trong số những người tham dự thánh lễ, từ 80 đến 90 phần trăm được dự kiến là những người trẻ.
Số thanh thiếu niên tham dự là "đáng kể một cách rõ ràng", bà Lopiccolo nói, lưu ý rằng "thanh thiếu niên ngày nay đã lớn lên nhìn thấy các sonograms và các công nghệ khác làm sáng tỏ sự kỳ diệu của sự hình thành ra một con người."
Bởi vì thế, họ không thể chấp nhận cái ý tưởng rằng một em bé trong bụng mẹ chỉ là một "khối thịt", bà nói. Những người trẻ cũng đã "rất ý thức rằng nhiều thế hệ đã bị mất tích" do việc hợp pháp hóa phá thai ở Mỹ sau gần 40 năm.
"Mỗi ngày có nhiều người hơn đã tin vào sự thánh thiêng của cuộc sống, và họ mong muốn hành động để có tác động trên nền luật pháp ở đất nước này", theo lời bà Lopiccolo.
Nhắc lại, những cuộc tuần hành chống Roe V. Wade ở Washington DC (mà khối Công Giáo là một thành viên) đã liên tục đạt trên số vài trăm ngàn mỗi năm và liên tiếp đạt kỷ lục cao hơn năm trước đó.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Việt Nam Paris: Lễ Chúa Hiển Linh - Liên Đới Niềm Tin Rao Giảng Tin Mừng
Trần Văn Cảnh
14:41 10/01/2012
LỄ CHÚA HIỂN LINH: LIÊN ĐỚI NIỀM TIN RAO GIẢNG TIN MỪNG
Paris, Chúa Nhật 08.01.2012: Giáo Xứ Việt Nam Paris cử hành Lễ Chúa Hiển Linh, theo tinh thần « Liên đới Niềm Tin, để rao giảng Tin Mừng, thi đua xây dựng hang đá và vui vẻ chuẩn bị Tết Nhâm Thìn 2012 ».
1. Liên đới Niềm Tin Rao giảng Tin Mừng
Mở đầu Thánh lễ, Đức Ông chủ tế chào mừng cộng đoàn. Ngài thuật lời Ba Vua trong Phúc Âm thánh Mát Thêu: “Đức Vua dân Do Thái mới sinh ra ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên Phương Đông, nên chúng tôi đến bái lậy Người”. Rồi nhắc lại chủ đề mục vụ năm nay là “Liên Đới Niềm Tin”, ngài bày tỏ niềm vui được thấy các Địa điểm mục vụ, các Hội đoàn, Ban Nhóm công giáo tiến hành và nhất là các gia đình đã thể hiện cụ thể tinh thần liên đới niềm tin của mình bằng việc tham dự cuộc thi “ Hang đá Giáng Sinh 2012”. Ngài cũng chúc cho tất cả các gia đình và đặc biệt là các con em trong các gia đình biết tiếp tục thi đua xây dựng hang đá đời mình hầu liên đới niềm tin rao giảng Tin Mừng mà trở nên Ngôi Sao Sáng dẫn đường đến Chúa Kytô, nhất là trong dịp Đầu Năm Mới, khi chuẩn bị mừng Tết Nhâm Thìn 2012.
Nối tiếp ý tưởng mà Đức Ông đã gợi ra trong lời chào Công Đoàn, Thầy Phó Tế Tạ Đình Chung đã trích Phúc Âm thánh Mátthêu để phân tích hai thái độ phản ứng về tin Đấng Cứu Thế giáng sinh, trong lời chia sẻ Tin Mừng Lễ Chúa Hiển Linh hôm nay.
Thứ nhất là thái độ xôn xao và bồn chồn của dân thành Giêrusalem và thái độ bối rối, hoảng hốt của vua Hêrođê. Hêrođê hoảng hốt vì sợ cho địa vị của mình và bối rối tìm cách triệt hạ người cò thể sẽ tranh quyền mình, đưa đến cái chết của Các Thánh Anh Hài. Chết vì Đức Kytô khởi sự từ ngày Ngài Giáng Sinh, tiếp theo với sự tử đạo của Thánh Têphanô trong buổi đầu của Giáo Hội, tiếp theo với sự tử đạo của trăm, ngàn vạn các thánh tử đạo, trong đó có 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam, và tiếp theo với những cảnh tù tội, bắt bớ, sát hại liên tục các kytô hữu ngày nay.
Thái độ thứ hai là hớn hở vui mừng của Ba Vua. Họ là những nhà chiêm tinh từ phương Đông, theo dấu chỉ của ngôi sao lạ, lên đường đi tìm gặp “Đức Vua dân Do Thái mới sinh”. Dọc đường không ngần ngại hỏi bá tánh và lắng nghe cắt nghĩa lời Kinh thánh, họ biết rằng Vị lãnh tụ chăn dắt Ítrael sinh ra tại Bêlem, miền Giuđê. Họ lại thấy vì sao của Người xuất hiện. Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. Đến nơi, họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình thờ lậy Người. Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến.
Áp dụng vào đời sống kytô hữu hằng ngày, thầy phó tế mong cho mọi người sẽ can đảm và bền vững trung thành với Đức Tin, sẽ noi gương bắt chước thái độ ba vua mà vui vẻ, quảng đại và kiên nhẫn dấn thân đi tìm Chúa, tham gia tích cực vào việc rao giảng Tin Mừng, trở nên những ngôi sao dẫn đường cho những người khác, những người đang đi tìm Chúa.
2. Liên đới Niềm Tin: thi đua xây dụng hang đá
Kết lễ, theo lời mời của Thầy Phó Tế Phạm Bá Nha, ông Cao Trọng Nghĩa, Tổng Thư Ký của Ban Thường Vụ đã công bố kết quả cuộc thi Hang Đá 2012. Ông nói:
« Kính thưa Đức Ông Giám Đốc Giáo Xứ,
Kính thưa Quý Cha đồng tế, Quý Thầy và toàn thể Ông Bà Anh Chị Em,
Con xin đại diện Ban Thường Vụ Giáo Xứ và xin tuyên bố kết quả cuộc thi hang đá của GiáoXứ chúng ta năm nay.
Trước hết, con xin tổng kết rằng có tất cả 21 hang đá đã được xây dựng để tham dự cuộc thi, do 21 đơn vị, là: Đức Ông Mai Đức Vinh, Cộng Đoàn Ermont, Cộng Đoàn Villiers-Le-Bel, Cộng Đoàn Sarcelles-Garges, Cộng Đoàn Cergy, Hội Đao Binh Đức Mẹ, Hội Cursillo, Giới Trẻ Giáo Xứ, Nhóm Thư Viện, Nhóm Thân Hữu Taxi, Nhóm Phụ Huynh Thiếu Nhi Thánh Thể, Nhóm Gia Đình Công Giáo 93, Nhóm Gia Đình Trẻ, Nhóm Du Ca, Lớp Pháp Văn, và các gia đình: Gia dinh họ Lưu, Gia dinh Tran Phi Lam, Gia dinh Vũ Đình Lộc (2 hang đá), Gia đình Nguyễn Anh Trung, Gia đình Paul Chi, và Gia đình họ Giang.
Con cũng xin phép nhắc lại rằng trong cuộc thi này không có ai thắng mà cũng không có ai thua. Tất cả chúng ta đã tham gia tức là để thể hiện « Tinh Thần Liên Đới Niềm Tin » chủ đề của Năm Mục Vụ GiáoXứ Việt Nam Paris. Làm hang đá trước nhất là để chào đón Thiên Chúa Cứu Chuộc và thứ đến là tham gia sinh hoạt của Cộng Đồng.
Về cách thức chấm thi, trong những năm qua chúng ta đã thử những cách thức khác nhau: tất cả giáo dân đều được chấm để có tinh thần dân chủ, nhưng cách thức này gây nhiều xáo trộn cho ban tổng kết vì có nhiều người cho điểm nhiều lần. Những cuộc thi sau, Ban Giám Đốc đề cử một ủy ban chấm thi gồm 7 người; nhưng cách thức này cũng không vừa lòng mọi người.
Năm nay Ban giám đốc và Ban Thường Vụ đề nghị các thành phần được chấm điểm như sau: Ban Giám Đốc, Ban Cố Vấn, Ban Thường Vụ và đại diện, chủ tịch, trưởng của các địa điểm Muc Vụ, Phong Trào, Hội Đoàn, Nhóm, Ban. .v..v..
Hy vọng cách thức chấm thi này sẽ làm cho quý Ông Bà Anh Chị Em hài lòng hơn.
Con xin tuyên bố kết quả cuộc thi hang đá như sau.
Năm giải khuyến khích, mỗi giải 100 euros: các hang đá số 9, 13, 16, 17, và 20
Giải thứ III, 200 euros: hang đá số 6 ( Hội Thân hữu Taxi)
Giải thứ II, 300 euros: hang đá số 12 (Nhóm Thư Viện Giáo Xứ Việt Nam Paris)
Giải I, 500 euros: hang đá số 5 ( Giới Trẻ Giáo Xứ ).
Và cho mỗi hang đá khác, không trúng các giải nêu trên, đều được Giáo Xứ tặng món quà tinh thần gia bảo là cuốn sách « 60 năm Giáo Xứ VN Paris ».
3. Liên đới Niềm Tin: vui mừng chuẩn bị đón Tết Nhâm Thìn
Mỗi lần giải được công bố, cả cộng đoàn vui mừng vỗ tay chào mừng và khích lệ. Niềm vui này không ngừng ở đây, nhưng sẽ được tiếp tục lan sang việc vui mừng chuẩn bị đón Tết Nhâm Thìn, qua LỊCH TẾT mà Thầy Phó Tế NHA đã công bố như sau:
14.01.2012: Tiệc Xuân của Nhóm Thân Hữu Taxi
15.01.2012: Tiệc Xuân Nhâm Thìn của Hội Đồng Mục Vụ
22.01.2012: Lễ Giao Thừa tại Giáo Xứ, lễ 20 giớ
23.01.2012: Lễ Mồng Một Tết, lễ 11g30; Tết Cộng Đoàn Cergy
26.01.2012: Tết Lớp Pháp Văn
28.01.2012: Tết Cộng Đoàn Villiers Le Bel
29.01.2012: Tết Phong Trào Cursillo
05.02.2012: Tết Cộng Đoàn Marne La Vallée; Cao Niên; Và Giới Trẻ
12.02.2012: Tết Cộng Đoàn Sarcelles; Cộng Đoàn Antony
29.02.2012: Tết Cộng Đoàn Ermont; Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể
26.02.2012: Đốt Tết của Nhóm Xây Dựng
Nghe chia sẻ Lời Chúa, đi một vòng xem lại 21 hang đá đã được xây dựng dự thi, nghe đọc lịch Giáo Xứ chuẩn bị đón Tết Nhâm Thìn, có giáo dân nào mà không vui mừng, rạo rực ? Nhiều người nhớ lại những câu đối mà họ đã truyền miệng nhau trong những năm trước: 1980, 1983, 2000, 2003, 2004:
Liên đới từ xa xưa, giáo dân lòng mở rộng
Bác ái đến vạn đại, bổn đạo chí vươn cao
Sống có nghĩa nhân cùng dân nước
Ðời giữ chung thủy với Chúa Trời
Giáo Xứ Pa-ris, mỹ tục thuần phong truyền vạn tuế
Tiên Rồng Việt Nam, tình dân, nghĩa nước giữ muôn đời
Ðông người thăm viếng bởi văn hoá và văn vật nhiều
Hết xứ yên vui nhờ đức ái và thiên ân lớn
Bây giờ làng Văn Hoá
Mãi mãi xứ Ðức Tin
Paris, ngày 10 tháng 01 năm 2012
GS Trần Văn Cảnh
Chú thích
Hình đầu tiên: Hang đá Nhà Thờ Đức Bà Paris, ngày Lễ Ba Vua
Hình số 6: Hang đá giải III của Hội Thân Hữu Taxi GXVN
Hình số 12: Hang đá giải II của Nhóm Thư Viện GXVN
Hình số 5: Hang đá giải I của Giới Trẻ GXVN
Hình cuối cùng: Hang đá sân Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris, ngày Lễ Ba Vua
Paris, Chúa Nhật 08.01.2012: Giáo Xứ Việt Nam Paris cử hành Lễ Chúa Hiển Linh, theo tinh thần « Liên đới Niềm Tin, để rao giảng Tin Mừng, thi đua xây dựng hang đá và vui vẻ chuẩn bị Tết Nhâm Thìn 2012 ».
1. Liên đới Niềm Tin Rao giảng Tin Mừng
Nối tiếp ý tưởng mà Đức Ông đã gợi ra trong lời chào Công Đoàn, Thầy Phó Tế Tạ Đình Chung đã trích Phúc Âm thánh Mátthêu để phân tích hai thái độ phản ứng về tin Đấng Cứu Thế giáng sinh, trong lời chia sẻ Tin Mừng Lễ Chúa Hiển Linh hôm nay.
Thứ nhất là thái độ xôn xao và bồn chồn của dân thành Giêrusalem và thái độ bối rối, hoảng hốt của vua Hêrođê. Hêrođê hoảng hốt vì sợ cho địa vị của mình và bối rối tìm cách triệt hạ người cò thể sẽ tranh quyền mình, đưa đến cái chết của Các Thánh Anh Hài. Chết vì Đức Kytô khởi sự từ ngày Ngài Giáng Sinh, tiếp theo với sự tử đạo của Thánh Têphanô trong buổi đầu của Giáo Hội, tiếp theo với sự tử đạo của trăm, ngàn vạn các thánh tử đạo, trong đó có 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam, và tiếp theo với những cảnh tù tội, bắt bớ, sát hại liên tục các kytô hữu ngày nay.
Thái độ thứ hai là hớn hở vui mừng của Ba Vua. Họ là những nhà chiêm tinh từ phương Đông, theo dấu chỉ của ngôi sao lạ, lên đường đi tìm gặp “Đức Vua dân Do Thái mới sinh”. Dọc đường không ngần ngại hỏi bá tánh và lắng nghe cắt nghĩa lời Kinh thánh, họ biết rằng Vị lãnh tụ chăn dắt Ítrael sinh ra tại Bêlem, miền Giuđê. Họ lại thấy vì sao của Người xuất hiện. Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. Đến nơi, họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình thờ lậy Người. Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến.
Áp dụng vào đời sống kytô hữu hằng ngày, thầy phó tế mong cho mọi người sẽ can đảm và bền vững trung thành với Đức Tin, sẽ noi gương bắt chước thái độ ba vua mà vui vẻ, quảng đại và kiên nhẫn dấn thân đi tìm Chúa, tham gia tích cực vào việc rao giảng Tin Mừng, trở nên những ngôi sao dẫn đường cho những người khác, những người đang đi tìm Chúa.
2. Liên đới Niềm Tin: thi đua xây dụng hang đá
Kết lễ, theo lời mời của Thầy Phó Tế Phạm Bá Nha, ông Cao Trọng Nghĩa, Tổng Thư Ký của Ban Thường Vụ đã công bố kết quả cuộc thi Hang Đá 2012. Ông nói:
« Kính thưa Đức Ông Giám Đốc Giáo Xứ,
Kính thưa Quý Cha đồng tế, Quý Thầy và toàn thể Ông Bà Anh Chị Em,
Con xin đại diện Ban Thường Vụ Giáo Xứ và xin tuyên bố kết quả cuộc thi hang đá của GiáoXứ chúng ta năm nay.
Trước hết, con xin tổng kết rằng có tất cả 21 hang đá đã được xây dựng để tham dự cuộc thi, do 21 đơn vị, là: Đức Ông Mai Đức Vinh, Cộng Đoàn Ermont, Cộng Đoàn Villiers-Le-Bel, Cộng Đoàn Sarcelles-Garges, Cộng Đoàn Cergy, Hội Đao Binh Đức Mẹ, Hội Cursillo, Giới Trẻ Giáo Xứ, Nhóm Thư Viện, Nhóm Thân Hữu Taxi, Nhóm Phụ Huynh Thiếu Nhi Thánh Thể, Nhóm Gia Đình Công Giáo 93, Nhóm Gia Đình Trẻ, Nhóm Du Ca, Lớp Pháp Văn, và các gia đình: Gia dinh họ Lưu, Gia dinh Tran Phi Lam, Gia dinh Vũ Đình Lộc (2 hang đá), Gia đình Nguyễn Anh Trung, Gia đình Paul Chi, và Gia đình họ Giang.
Con cũng xin phép nhắc lại rằng trong cuộc thi này không có ai thắng mà cũng không có ai thua. Tất cả chúng ta đã tham gia tức là để thể hiện « Tinh Thần Liên Đới Niềm Tin » chủ đề của Năm Mục Vụ GiáoXứ Việt Nam Paris. Làm hang đá trước nhất là để chào đón Thiên Chúa Cứu Chuộc và thứ đến là tham gia sinh hoạt của Cộng Đồng.
Về cách thức chấm thi, trong những năm qua chúng ta đã thử những cách thức khác nhau: tất cả giáo dân đều được chấm để có tinh thần dân chủ, nhưng cách thức này gây nhiều xáo trộn cho ban tổng kết vì có nhiều người cho điểm nhiều lần. Những cuộc thi sau, Ban Giám Đốc đề cử một ủy ban chấm thi gồm 7 người; nhưng cách thức này cũng không vừa lòng mọi người.
Năm nay Ban giám đốc và Ban Thường Vụ đề nghị các thành phần được chấm điểm như sau: Ban Giám Đốc, Ban Cố Vấn, Ban Thường Vụ và đại diện, chủ tịch, trưởng của các địa điểm Muc Vụ, Phong Trào, Hội Đoàn, Nhóm, Ban. .v..v..
Hy vọng cách thức chấm thi này sẽ làm cho quý Ông Bà Anh Chị Em hài lòng hơn.
Con xin tuyên bố kết quả cuộc thi hang đá như sau.
Năm giải khuyến khích, mỗi giải 100 euros: các hang đá số 9, 13, 16, 17, và 20
Giải thứ III, 200 euros: hang đá số 6 ( Hội Thân hữu Taxi)
Giải thứ II, 300 euros: hang đá số 12 (Nhóm Thư Viện Giáo Xứ Việt Nam Paris)
Giải I, 500 euros: hang đá số 5 ( Giới Trẻ Giáo Xứ ).
Và cho mỗi hang đá khác, không trúng các giải nêu trên, đều được Giáo Xứ tặng món quà tinh thần gia bảo là cuốn sách « 60 năm Giáo Xứ VN Paris ».
3. Liên đới Niềm Tin: vui mừng chuẩn bị đón Tết Nhâm Thìn
Mỗi lần giải được công bố, cả cộng đoàn vui mừng vỗ tay chào mừng và khích lệ. Niềm vui này không ngừng ở đây, nhưng sẽ được tiếp tục lan sang việc vui mừng chuẩn bị đón Tết Nhâm Thìn, qua LỊCH TẾT mà Thầy Phó Tế NHA đã công bố như sau:
14.01.2012: Tiệc Xuân của Nhóm Thân Hữu Taxi
15.01.2012: Tiệc Xuân Nhâm Thìn của Hội Đồng Mục Vụ
22.01.2012: Lễ Giao Thừa tại Giáo Xứ, lễ 20 giớ
23.01.2012: Lễ Mồng Một Tết, lễ 11g30; Tết Cộng Đoàn Cergy
26.01.2012: Tết Lớp Pháp Văn
28.01.2012: Tết Cộng Đoàn Villiers Le Bel
29.01.2012: Tết Phong Trào Cursillo
05.02.2012: Tết Cộng Đoàn Marne La Vallée; Cao Niên; Và Giới Trẻ
12.02.2012: Tết Cộng Đoàn Sarcelles; Cộng Đoàn Antony
29.02.2012: Tết Cộng Đoàn Ermont; Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể
26.02.2012: Đốt Tết của Nhóm Xây Dựng
Nghe chia sẻ Lời Chúa, đi một vòng xem lại 21 hang đá đã được xây dựng dự thi, nghe đọc lịch Giáo Xứ chuẩn bị đón Tết Nhâm Thìn, có giáo dân nào mà không vui mừng, rạo rực ? Nhiều người nhớ lại những câu đối mà họ đã truyền miệng nhau trong những năm trước: 1980, 1983, 2000, 2003, 2004:
Liên đới từ xa xưa, giáo dân lòng mở rộng
Bác ái đến vạn đại, bổn đạo chí vươn cao
Sống có nghĩa nhân cùng dân nước
Ðời giữ chung thủy với Chúa Trời
Giáo Xứ Pa-ris, mỹ tục thuần phong truyền vạn tuế
Tiên Rồng Việt Nam, tình dân, nghĩa nước giữ muôn đời
Ðông người thăm viếng bởi văn hoá và văn vật nhiều
Hết xứ yên vui nhờ đức ái và thiên ân lớn
Bây giờ làng Văn Hoá
Mãi mãi xứ Ðức Tin
Paris, ngày 10 tháng 01 năm 2012
GS Trần Văn Cảnh
Chú thích
Hình đầu tiên: Hang đá Nhà Thờ Đức Bà Paris, ngày Lễ Ba Vua
Hình số 6: Hang đá giải III của Hội Thân Hữu Taxi GXVN
Hình số 12: Hang đá giải II của Nhóm Thư Viện GXVN
Hình số 5: Hang đá giải I của Giới Trẻ GXVN
Hình cuối cùng: Hang đá sân Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris, ngày Lễ Ba Vua
Khai mạc tuần lễ Quốc tế Di dân tại Giáo xứ Trung Chánh
Quân Tuấn Anh
21:34 10/01/2012
SAIGÒN - Chiều ngày 08/01/2012 các nhóm di dân của gần 30 giáo xứ trong giáo phận đã về tham dự ngày lễ khai mạc Tuần lễ Di dân tại Giáo xứ Trung Chánh, huyện Hoc Môn, Tp.HCM. Với những giáo xứ “kỳ cựu” về tổ chức cũng như chăm sóc mục vụ cho anh chị em di dân như Khiết Tâm, Phao Lô, Bình Thuận, Xuân Hiệp, Tam Hà, Tam Hải…thì năm nay lại có thêm những “gương mặt” mới tham dự chương trình dành cho những anh chị em di dân như Trung Chánh, Bến Cát, Chợ Cầu, Tân Mỹ, Bà Điểm, Tân Quy… Chương trình khai mạc tuần lễ di dân của Giáo phận Tp.HCM với chủ đề “Di dân – Chứng nhân Tin Mừng tình yêu và sự sống”.
Xem hình ảnh
Tham gia chương trình đặc biệt này có Đức giám mục Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám mục phó Giáo phận Phú Cường, Cha Gioan Nguyễn Văn Ty phó chủ tịch Ủy ban Di dân trực thuộc HĐGM Việt Nam, Cha Phao Lô Phạm Trung Dong chủ tịch Ủy ban di dân giáo phận, quý cha phó và thư ký Ủy ban di dân của giáo phận cùng các cha trong và ngoài hạt Hoc Môn và quý tu sĩ đang phục vụ các nhóm di dân tới tham dự.
Chương trình được bắt đầu với màn chào đón sôi động và thân thiện của BTC chương trình, tiếp đó là chương trình thi đố vui về sứ điệp quốc tế di dân năm 2012 với người dẫn chương trình dí dỏm, hoạt náo và vui tính Cha Px. Nguyễn Văn Thiệu đã làm tăng thêm sự hưng phấn tham gia thi đố vui của các anh chị em di dân các giáo xứ. Sau chương trình này là tiếp đón và chia sẻ với anh chị em di dân của Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám mục phó Giáo phận Phú Cường Tiếp theo đó là Thánh lễ đồng tế với khoảng 1500 bạn trẻ tham dự, cuối cùng là những tiết mục văn nghệ góp vui với ngày khai mạc của các giáo xứ.
Cũng như những chương trình dành cho anh chị em di dân trong những lần trước, năm nay anh chị em di dân Giáo xứ Khiết Tâm tham gia chương trình khai mạc này có thể nói là “kỷ lục” với khoảng 170 bạn trẻ, tuy những ngày cuối năm khá bận rộn với công việc cũng như chuẩn bị về quê ăn tết nhưng anh chị em di dân của Giáo xứ Khiết Tâm vẫn cố gắng tham gia nhiệt tình cho đến những giây phút cuối cùng với nghi thức sai đi đầy ấn tượng. Ngày khai mạc quốc tế di dân năm nay, được sự quan tâm của Cha Chánh xứ Khiết Tâm, các anh chị em di dân đã có những ngày họp mặt trước đó để học hỏi sứ điệp về ngày quốc tế di dân năm 2012 cũng như tập dượt các tiết mục văn nghệ góp vui cho ngày khai mạc và bế mạc. Cùng với chương trình tuần lễ di dân mà giáo phận đưa ra, trong tuần lễ đặc biệt này các anh chị em sẽ đọc kinh phòng trọ, Chầu Thánh Thể, lần hạt Mân Côi, thăm viếng phát quà cho các anh chị em di dân có hoàn cảnh khó khăn và tiếp tục học hỏi sứ điệp về ngày quốc tế di dân đồng thời sinh hoạt và chia sẽ cảm nhận về một tuần lễ quốc tế di dân vừa qua.
Xem hình ảnh
Tham gia chương trình đặc biệt này có Đức giám mục Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám mục phó Giáo phận Phú Cường, Cha Gioan Nguyễn Văn Ty phó chủ tịch Ủy ban Di dân trực thuộc HĐGM Việt Nam, Cha Phao Lô Phạm Trung Dong chủ tịch Ủy ban di dân giáo phận, quý cha phó và thư ký Ủy ban di dân của giáo phận cùng các cha trong và ngoài hạt Hoc Môn và quý tu sĩ đang phục vụ các nhóm di dân tới tham dự.
Chương trình được bắt đầu với màn chào đón sôi động và thân thiện của BTC chương trình, tiếp đó là chương trình thi đố vui về sứ điệp quốc tế di dân năm 2012 với người dẫn chương trình dí dỏm, hoạt náo và vui tính Cha Px. Nguyễn Văn Thiệu đã làm tăng thêm sự hưng phấn tham gia thi đố vui của các anh chị em di dân các giáo xứ. Sau chương trình này là tiếp đón và chia sẻ với anh chị em di dân của Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám mục phó Giáo phận Phú Cường Tiếp theo đó là Thánh lễ đồng tế với khoảng 1500 bạn trẻ tham dự, cuối cùng là những tiết mục văn nghệ góp vui với ngày khai mạc của các giáo xứ.
Cũng như những chương trình dành cho anh chị em di dân trong những lần trước, năm nay anh chị em di dân Giáo xứ Khiết Tâm tham gia chương trình khai mạc này có thể nói là “kỷ lục” với khoảng 170 bạn trẻ, tuy những ngày cuối năm khá bận rộn với công việc cũng như chuẩn bị về quê ăn tết nhưng anh chị em di dân của Giáo xứ Khiết Tâm vẫn cố gắng tham gia nhiệt tình cho đến những giây phút cuối cùng với nghi thức sai đi đầy ấn tượng. Ngày khai mạc quốc tế di dân năm nay, được sự quan tâm của Cha Chánh xứ Khiết Tâm, các anh chị em di dân đã có những ngày họp mặt trước đó để học hỏi sứ điệp về ngày quốc tế di dân năm 2012 cũng như tập dượt các tiết mục văn nghệ góp vui cho ngày khai mạc và bế mạc. Cùng với chương trình tuần lễ di dân mà giáo phận đưa ra, trong tuần lễ đặc biệt này các anh chị em sẽ đọc kinh phòng trọ, Chầu Thánh Thể, lần hạt Mân Côi, thăm viếng phát quà cho các anh chị em di dân có hoàn cảnh khó khăn và tiếp tục học hỏi sứ điệp về ngày quốc tế di dân đồng thời sinh hoạt và chia sẽ cảm nhận về một tuần lễ quốc tế di dân vừa qua.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chào Nhau Ngày Đẹp
Thérésa Nguyễn
22:27 10/01/2012
CHÀO NHAU NGÀY ĐẸP
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Sớm mai ơi…hãy cùng em bay nhé
Đôi cánh thiên thần gỏ cửa trời xanh
Gởi ước mơ theo ngọn gió trong lành
Và em biết ước mơ sẽ thành hiện thực.
(Trích thơ của Tóc Mai)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Sớm mai ơi…hãy cùng em bay nhé
Đôi cánh thiên thần gỏ cửa trời xanh
Gởi ước mơ theo ngọn gió trong lành
Và em biết ước mơ sẽ thành hiện thực.
(Trích thơ của Tóc Mai)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền