Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Gióng và Thánh Gioan Tiền Hô
Nguyễn Trung Tây, SVD
02:15 09/01/2010
Thánh Gióng và Thánh Gioan Tiền Hô
Tương tự như Phù Đổng Thiên Vương, ngôn sứ Gioan Tiền Hô là một người cũng không màng danh lợi, không có những uẩn khúc về cái tôi, cái bản ngã.
Vào đời Hùng Vương thứ 6, người Ân từ phương Bắc kéo xuống tấn công vương quốc Văn Lang của người Việt Nam. Thế giặc mạnh như chém sắt chẻ tre, người Ân đi tới đâu, làng mạc biến thành bình địa tới đó. Nếu không có chú bé ba tuổi của làng Phù Đổng, tỉnh Bắc Ninh, vươn mình, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt, một mình một ngựa xông thẳng vào giặc Ân, hiện tình của nước Việt Nam ngày nay có thể đã thay đổi. Điểm lạ lùng là sau khi phá tan giặc ngoại xâm, Phù Đổng Thiên Vương không ghé vào thủ đô Phong Châu diện kiến Vua Hùng Vương. Nhưng thiên tướng cưỡi ngựa sắt lên núi Sóc Sơn, rồi biến mất. Cả một vương quốc Văn Lang không ai được dịp mở lời tri ân tới người hùng tuổi trẻ tài cao.
Chú bé ngày xưa của làng Phù Đổng là một thiên tướng với nhiều đặc điểm lạ kỳ. Một trong những điểm lạ kỳ nhất là chú không màng lợi danh, không để chữ tôi của mình lấn áp chữ tôi của đại cuộc. Chú xuất hiện trong một khoảng thời gian của lịch sử lập quốc. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của người trai thời loạn, chú bé yên lặng bỏ đi. Vua Hùng Vương mến tài, tri ân người hùng lập đền thờ ở làng Phù Đổng. Nhân gian xưng tụng, gọi tên Thánh Gióng.
Vào thời Đức Giêsu, người Do Thái bị gót giầy đô hộ của người La Mã chà đạp. Vào năm 63 B.C., dưới vó ngựa sắt của đoàn quân viễn chinh La Mã, thống tướng Pompey đặt những bước chân đầu tiên tiến vào kinh thành Giêrusalem. Thế là tình hình chính trị của vùng đất thánh lật sang một trang sử mới, trang sử bị bảo hộ dưới bàn tay sắt bọc nhung của Hoàng Đế Cêsar. Sống trong tình trạng bị ngoại bang đô hộ dầy xéo, người Do Thái vào những năm đầu tiên của công nguyên đêm ngày mong chờ Giavê Thiên Chúa sẽ sai một Đấng Xức Dầu tới. Đấng Xức Dầu này, tương tự như Vua Đavít, sẽ đứng lên lãnh đạo dân chúng đánh đuổi người La Mã ra khỏi vùng đất hứa. Dấu hiệu báo cho dân Do Thái biết Đấng Xức Dầu đã gần đến là sự tái xuất hiện của ngôn sứ Elijah, người đã được đưa về trời bằng một cỗ xe lửa (2Các Vua 2:11). Theo niềm tin, ngôn sứ Elijah sẽ tái xuất hiện, làm người tiền phong, mở đường dẫn lối cho Đấng Xức Dầu đến với dân Do Thái (Malaki 3:1, 23).
Ngày đó rồi cũng đã tới, xuất hiện trong sa mạc qua hình ảnh của ngôn sứ Elijah, ngôn sứ Gioan Tiền Hô mặc áo lạc đà (2Các Vua 1:8), sống bằng mật ong và châu chấu của hoang địa. Tự xưng mình là tiếng kêu trong sa mạc, ngôn sứ Tiền Hô kêu gọi dân chúng hãy thay đổi đời sống, hãy chuẩn bị con đường cho Đấng Xức Dầu. Tiếng kêu gọi của người ngôn sứ đã đánh động lương tâm của nhiều người Do Thái. Đáp trả lại lời mời gọi của tiếng kêu âm vang từ sa mạc, người người từ khắp các làng mạc của miền Nam Giuđê và kinh thành Giêrusalem tiếp tục kéo về vùng đất sỏi, nhận phép thanh tẩy bằng nước sông Giođan từ hai bàn tay của người ngôn sứ sa mạc. Thanh thế của Gioan vào năm thứ nhất Công Nguyên rất lớn. Ngay cả vua Hêrôđê Antipas cũng phải kính nể ngôn sứ Tiền Hô, mặc dầu bản thân của nhà vua bị người ngôn sứ công kích lên án về cuộc hôn nhân giữa ông với người chị dâu Hêrodias. Bởi vị thế khá đặc biệt của ngôn sứ thanh tẩy, có người lầm tưởng Gioan chính là Đấng Kitô mà họ đang mong đợi (Luca 3:15). Nhưng Gioan Tẩy Giả thẳng thắn lắc đầu phủ nhận. Không những thế, ông còn khẳng định một điều, ông chỉ là tiếng kêu trong sa mạc, tiếng kêu dọn đường cho Đấng Kitô (Máccô 1:2-3).
Tương tự như Phù Đổng Thiên Vương, ngôn sứ Gioan Tiền Hô là một người cũng không màng danh lợi, không có những uẩn khúc về cái tôi, cái bản ngã. Cả hai, Thánh Gióng và Gioan Tiền Hô đều hiểu rõ lý do tại sao mình đã xuất hiện trên cõi đời này. Cả hai đều biết nhiệm vụ mình sẽ phải thi hành trong một khoảng thời gian ngắn ngủi của trăm năm trong cõi trần gian. Bởi hiểu và biết, cả hai đều không chết đuối trong dòng sông với cái bản ngã của riêng mình. Nhưng sau khi hoàn thành sứ mệnh do trời cao trao tặng, cả hai yên lặng bỏ đi. Trong khi Phù Đổng bay lên núi Sóc Sơn rồi biến mất, Gioan Tiền Hô nhún nhường lên tiếng khẳng định thân thế của Đấng Xức Dầu Giêsu qua câu nói, “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian”, ngay khi nhận ra bóng dáng của Đức Giêsu (Gioan 1:29). Chưa hết, ngày hôm sau, lại một lần nữa, thấy Đấng Mêsia Giêsu đi ngang qua, ngôn sứ Gioan Tiền Hô tái xác nhận với hai người môn đệ về thân thế “Chiên Thiên Chúa” của Ngài. Bởi chứng từ của sư phụ, hai người môn đệ quyết định rời bỏ môn phái Tiền Hô, gia nhập môn phái Giêsu. Thấy hai người môn đệ đi theo những dấu chân của mình, Chiên Thiên Chúa quay lại hỏi, “Các anh đi tìm chi thế?” Anrê và người môn đệ kia trả lời, “Thưa Thầy, Thầy ở đâu?” Và bắt đầu từ giây phút đó, cả hai người môn đệ của Gioan trở thành hai tân môn đệ của Đức Giêsu (Gioan 1:35-39).
Suy Niệm
Làm người, ai chẳng có bản ngã. Cái tôi của bạn và cái tôi của tôi, cả hai đều được Thiên Chúa ban tặng ngay khi mình vừa được thụ thai trong lòng mẹ. Nhưng nếu bạn và tôi không khéo sử dụng cái bản ngã của riêng mình, chữ tôi có thể trở thành con dao hai lưỡi, nguy hại đến tính mạng tâm hồn của người đang sở hữu lưỡi dao. Khi biết sử dụng cái bản ngã của mình để làm sáng danh Thiên Chúa, hoặc vào những công tác vô vị lợi để xây dựng giáo xứ, hoặc làm việc bác ái lợi ích cho những người anh chị em thiếu may mắn hơn mình, đó là một cái bản ngã thiên đàng, cái bản ngã của Thánh Gióng và của Ngôn Sứ Gioan. Ngược lại, nếu chỉ sử dụng cái tôi cho những sở thích cá nhân của mình, không màng chi đến những lợi ích của tha nhân và của xã hội, cái tôi này không phải là cái bản ngã của Thánh Gióng và Ngôn Sứ Gioan. Cái tôi này chính là cái bản ngã hỏa ngục của người nhà giàu trong câu chuyện dụ ngôn Ông Nhà Giàu và Lazarô của Tin Mừng Luca 16:19-31.
Bởi Thánh Gióng và Thánh Tiền Hô đều sử dụng cái bản ngã của mình cho tha nhân, cho xã hội, và cho đại cuộc, cái tôi của họ là cái bản ngã thiên đàng. Thánh Gióng một mình một ngựa, dẹp tan giặc Ân, đem lại thanh bình, tiếng cười tiếng nói, tiếng chầy giã gạo đêm trăng, và tiếng hát quan họ Bắc Ninh tới vương quốc Văn Lang. Ngôn sứ Tiền Hô, nếu để cái tôi của ngài lên trên đại cuộc, thay vì dẫn người ta đến với Đấng Kitô, ông sẽ làm lơ không giới thiệu Chiên Thiên Chúa đến cho môn đệ của môn phái Tiền Hô và đám đông dân chúng đang lầm tưởng Gioan là Đấng Mêsia; hoặc ông sẽ giơ cao tay ngăn cản hai người môn đệ, trước khi họ có dịp cất bước ra đi lần theo vết chân của Chiên Thiên Chúa. Không! Ngôn sứ Gioan đã không làm như vậy. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ tiếng kêu dọn đường trong hoang địa, người ngôn sứ không ngần ngại, không tiếc nuối, nhưng chấp nhận biến mất sau bức màn nhung sân khấu để Chiên Thiên Chúa Giêsu bước lên khán đài chính. Đẹp thay những cái bản ngã thiên đàng của Thánh Gióng và Thánh Tiền Hô.
Lời Nguyện
Lạy Chúa, xin dạy con biết sử dụng cái tôi của riêng con để làm sáng danh Thiên Chúa, sáng danh Thiên Đàng, và sáng danh Đức Kitô.
www.nguyentrungtay.com
Tương tự như Phù Đổng Thiên Vương, ngôn sứ Gioan Tiền Hô là một người cũng không màng danh lợi, không có những uẩn khúc về cái tôi, cái bản ngã.
Vào đời Hùng Vương thứ 6, người Ân từ phương Bắc kéo xuống tấn công vương quốc Văn Lang của người Việt Nam. Thế giặc mạnh như chém sắt chẻ tre, người Ân đi tới đâu, làng mạc biến thành bình địa tới đó. Nếu không có chú bé ba tuổi của làng Phù Đổng, tỉnh Bắc Ninh, vươn mình, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt, một mình một ngựa xông thẳng vào giặc Ân, hiện tình của nước Việt Nam ngày nay có thể đã thay đổi. Điểm lạ lùng là sau khi phá tan giặc ngoại xâm, Phù Đổng Thiên Vương không ghé vào thủ đô Phong Châu diện kiến Vua Hùng Vương. Nhưng thiên tướng cưỡi ngựa sắt lên núi Sóc Sơn, rồi biến mất. Cả một vương quốc Văn Lang không ai được dịp mở lời tri ân tới người hùng tuổi trẻ tài cao.
Chú bé ngày xưa của làng Phù Đổng là một thiên tướng với nhiều đặc điểm lạ kỳ. Một trong những điểm lạ kỳ nhất là chú không màng lợi danh, không để chữ tôi của mình lấn áp chữ tôi của đại cuộc. Chú xuất hiện trong một khoảng thời gian của lịch sử lập quốc. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của người trai thời loạn, chú bé yên lặng bỏ đi. Vua Hùng Vương mến tài, tri ân người hùng lập đền thờ ở làng Phù Đổng. Nhân gian xưng tụng, gọi tên Thánh Gióng.
Vào thời Đức Giêsu, người Do Thái bị gót giầy đô hộ của người La Mã chà đạp. Vào năm 63 B.C., dưới vó ngựa sắt của đoàn quân viễn chinh La Mã, thống tướng Pompey đặt những bước chân đầu tiên tiến vào kinh thành Giêrusalem. Thế là tình hình chính trị của vùng đất thánh lật sang một trang sử mới, trang sử bị bảo hộ dưới bàn tay sắt bọc nhung của Hoàng Đế Cêsar. Sống trong tình trạng bị ngoại bang đô hộ dầy xéo, người Do Thái vào những năm đầu tiên của công nguyên đêm ngày mong chờ Giavê Thiên Chúa sẽ sai một Đấng Xức Dầu tới. Đấng Xức Dầu này, tương tự như Vua Đavít, sẽ đứng lên lãnh đạo dân chúng đánh đuổi người La Mã ra khỏi vùng đất hứa. Dấu hiệu báo cho dân Do Thái biết Đấng Xức Dầu đã gần đến là sự tái xuất hiện của ngôn sứ Elijah, người đã được đưa về trời bằng một cỗ xe lửa (2Các Vua 2:11). Theo niềm tin, ngôn sứ Elijah sẽ tái xuất hiện, làm người tiền phong, mở đường dẫn lối cho Đấng Xức Dầu đến với dân Do Thái (Malaki 3:1, 23).
Ngày đó rồi cũng đã tới, xuất hiện trong sa mạc qua hình ảnh của ngôn sứ Elijah, ngôn sứ Gioan Tiền Hô mặc áo lạc đà (2Các Vua 1:8), sống bằng mật ong và châu chấu của hoang địa. Tự xưng mình là tiếng kêu trong sa mạc, ngôn sứ Tiền Hô kêu gọi dân chúng hãy thay đổi đời sống, hãy chuẩn bị con đường cho Đấng Xức Dầu. Tiếng kêu gọi của người ngôn sứ đã đánh động lương tâm của nhiều người Do Thái. Đáp trả lại lời mời gọi của tiếng kêu âm vang từ sa mạc, người người từ khắp các làng mạc của miền Nam Giuđê và kinh thành Giêrusalem tiếp tục kéo về vùng đất sỏi, nhận phép thanh tẩy bằng nước sông Giođan từ hai bàn tay của người ngôn sứ sa mạc. Thanh thế của Gioan vào năm thứ nhất Công Nguyên rất lớn. Ngay cả vua Hêrôđê Antipas cũng phải kính nể ngôn sứ Tiền Hô, mặc dầu bản thân của nhà vua bị người ngôn sứ công kích lên án về cuộc hôn nhân giữa ông với người chị dâu Hêrodias. Bởi vị thế khá đặc biệt của ngôn sứ thanh tẩy, có người lầm tưởng Gioan chính là Đấng Kitô mà họ đang mong đợi (Luca 3:15). Nhưng Gioan Tẩy Giả thẳng thắn lắc đầu phủ nhận. Không những thế, ông còn khẳng định một điều, ông chỉ là tiếng kêu trong sa mạc, tiếng kêu dọn đường cho Đấng Kitô (Máccô 1:2-3).
Tương tự như Phù Đổng Thiên Vương, ngôn sứ Gioan Tiền Hô là một người cũng không màng danh lợi, không có những uẩn khúc về cái tôi, cái bản ngã. Cả hai, Thánh Gióng và Gioan Tiền Hô đều hiểu rõ lý do tại sao mình đã xuất hiện trên cõi đời này. Cả hai đều biết nhiệm vụ mình sẽ phải thi hành trong một khoảng thời gian ngắn ngủi của trăm năm trong cõi trần gian. Bởi hiểu và biết, cả hai đều không chết đuối trong dòng sông với cái bản ngã của riêng mình. Nhưng sau khi hoàn thành sứ mệnh do trời cao trao tặng, cả hai yên lặng bỏ đi. Trong khi Phù Đổng bay lên núi Sóc Sơn rồi biến mất, Gioan Tiền Hô nhún nhường lên tiếng khẳng định thân thế của Đấng Xức Dầu Giêsu qua câu nói, “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian”, ngay khi nhận ra bóng dáng của Đức Giêsu (Gioan 1:29). Chưa hết, ngày hôm sau, lại một lần nữa, thấy Đấng Mêsia Giêsu đi ngang qua, ngôn sứ Gioan Tiền Hô tái xác nhận với hai người môn đệ về thân thế “Chiên Thiên Chúa” của Ngài. Bởi chứng từ của sư phụ, hai người môn đệ quyết định rời bỏ môn phái Tiền Hô, gia nhập môn phái Giêsu. Thấy hai người môn đệ đi theo những dấu chân của mình, Chiên Thiên Chúa quay lại hỏi, “Các anh đi tìm chi thế?” Anrê và người môn đệ kia trả lời, “Thưa Thầy, Thầy ở đâu?” Và bắt đầu từ giây phút đó, cả hai người môn đệ của Gioan trở thành hai tân môn đệ của Đức Giêsu (Gioan 1:35-39).
Suy Niệm
Làm người, ai chẳng có bản ngã. Cái tôi của bạn và cái tôi của tôi, cả hai đều được Thiên Chúa ban tặng ngay khi mình vừa được thụ thai trong lòng mẹ. Nhưng nếu bạn và tôi không khéo sử dụng cái bản ngã của riêng mình, chữ tôi có thể trở thành con dao hai lưỡi, nguy hại đến tính mạng tâm hồn của người đang sở hữu lưỡi dao. Khi biết sử dụng cái bản ngã của mình để làm sáng danh Thiên Chúa, hoặc vào những công tác vô vị lợi để xây dựng giáo xứ, hoặc làm việc bác ái lợi ích cho những người anh chị em thiếu may mắn hơn mình, đó là một cái bản ngã thiên đàng, cái bản ngã của Thánh Gióng và của Ngôn Sứ Gioan. Ngược lại, nếu chỉ sử dụng cái tôi cho những sở thích cá nhân của mình, không màng chi đến những lợi ích của tha nhân và của xã hội, cái tôi này không phải là cái bản ngã của Thánh Gióng và Ngôn Sứ Gioan. Cái tôi này chính là cái bản ngã hỏa ngục của người nhà giàu trong câu chuyện dụ ngôn Ông Nhà Giàu và Lazarô của Tin Mừng Luca 16:19-31.
Bởi Thánh Gióng và Thánh Tiền Hô đều sử dụng cái bản ngã của mình cho tha nhân, cho xã hội, và cho đại cuộc, cái tôi của họ là cái bản ngã thiên đàng. Thánh Gióng một mình một ngựa, dẹp tan giặc Ân, đem lại thanh bình, tiếng cười tiếng nói, tiếng chầy giã gạo đêm trăng, và tiếng hát quan họ Bắc Ninh tới vương quốc Văn Lang. Ngôn sứ Tiền Hô, nếu để cái tôi của ngài lên trên đại cuộc, thay vì dẫn người ta đến với Đấng Kitô, ông sẽ làm lơ không giới thiệu Chiên Thiên Chúa đến cho môn đệ của môn phái Tiền Hô và đám đông dân chúng đang lầm tưởng Gioan là Đấng Mêsia; hoặc ông sẽ giơ cao tay ngăn cản hai người môn đệ, trước khi họ có dịp cất bước ra đi lần theo vết chân của Chiên Thiên Chúa. Không! Ngôn sứ Gioan đã không làm như vậy. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ tiếng kêu dọn đường trong hoang địa, người ngôn sứ không ngần ngại, không tiếc nuối, nhưng chấp nhận biến mất sau bức màn nhung sân khấu để Chiên Thiên Chúa Giêsu bước lên khán đài chính. Đẹp thay những cái bản ngã thiên đàng của Thánh Gióng và Thánh Tiền Hô.
Lời Nguyện
Lạy Chúa, xin dạy con biết sử dụng cái tôi của riêng con để làm sáng danh Thiên Chúa, sáng danh Thiên Đàng, và sáng danh Đức Kitô.
www.nguyentrungtay.com
Niềm vui dâng trào
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
12:29 09/01/2010
CHÚA NHẬT II THƯỜNG NIÊN, năm C
Ga 2, 1-12
Một trong những đoạn Tin Mừng được coi như đẹp nhất của thánh Gioan, chính là bài tường thuật về tiệc cưới Cana.Hôm nay, Chúa Giêsu, Mẹ Maria và các thánh tông đồ được mời dự tiệc cưới này. Chính trong tiệc cưới Cana, Mẹ Maria đã bầy tỏ tình mẫu tử sâu xa và chứng minh tình thương, sự quan tâm của mẹ đối với nhà đám.
Chúng ta phải đặt vào bối cảnh tiệc cưới Cana, chúng ta mới hiểu được thế nào là thiếu rượu, thế nào là danh dự của một nhà đám. Theo tập tục của người Do Thái, có lẽ đây là truyền thống rất đặc biệt, mỗi đám cưới được tổ chức và kéo dài trong suốt bảy ngày. Trong bảy ngày đó, nhà đám thết tiệc và khách được mời tha hồ uống rượu, ăn tiệc. Tại tiệc cưới Cana, cái trớ trêu là mới có ba ngày thì nhà đám đã hết rượu. Đây quả thực là một tai họa lớn đối với nhà đám, đặc biệt đối với chủ nhà. Ở đây, chúng ta nhận thấy sự bối rối thật khó xử của ông chủ. Hết rượu là một tai họa bất ngờ. Tuy nhiên, Mẹ Maria đảm cảm nhận ra điều khó xử của ông chủ nhà tiệc. Mẹ đã nhạy cảm và với tình mẫu tử sâu sắc của Người, Mẹ đã mạnh dạn và kín đáo nói với Chúa Giêsu: ” Họ hết rượu rồi “ ( Ga 2, 3 ). Quả thực đây là câu nói hết sức thân thương nhưng có tính cách nài nỉ van xin Con của Mẹ: Chúa Giêsu. Tuy nhiên, câu trả lời của Chúa Giêsu làm chúng ta hết sức sửng sốt: ” Tôi với bà có can chi ? Giờ tôi chưa đến “( Ga 2, 4 ). Câu trả lời của Chúa Giêsu không có nghĩa làm cho Mẹ của Người phật lòng. Câu nói này chỉ có nghĩa Chúa hoàn toàn tùy thuộc ý Chúa Cha. Giờ ở đây có nghĩa là giờ vinh quang sau cái chết và sự phục sinh của Ngài. Mẹ Maria không nao núng, không khó chịu, Mẹ hoàn toàn tin tưởng vào Chúa Giêsu và mong Con của Mẹ sẽ làm một điều gì đó cho nhà đám được vui và bảo toàn danh dự cho ông chủ và gia đình nhà đám. Mẹ bảo các gia nhân: ” Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo “ ( Ga 2, 5 ). Theo gợi ý của Mẹ Maria, Chúa Giêsu đã bảo các gia nhân và họ đã làm theo lời của Chúa Giêsu. Qua việc chấp hành của các gia nhân và đặc biệt qua sự van xin kín đáo của Mẹ Maria, Chúa Giêsu đã quyết định thực hiện phép lạ đầu tiên trong cuộc đời rao giảng công khai của Ngài. Đây là phép lạ đầu tiên để các phép lạ khác được thực hiện tiếp theo trong đời rao giảng của Ngài. Qua phép lạ này, Chúa Giêsu muốn bầy tỏ vinh quang của Ngài ngay hiện tại bây giờ và lúc này ( hic et nunc ).” Các môn đệ tin vào Người “ ( Ga 2, 11 ).
Mẹ Maria đã can thiệp, đã nài xin Chúa Giêsu và Chúa đã làm phép lạ. Nhờ đó, niềm tin của các tông đồ được củng cố và được triển nở vững mạnh. Nhờ lời van xin cách âm thầm, kín đáo của Mẹ Maria mà sáu chum nước lạnh đã biến thành 700 lít rượu hết sức ngon và đặc biệt để niềm vui của đôi tân hôn và khách dự tiệc được dâng trào, được trọn vẹn.
Hơn bao giờ hết, ngày hôm nay, Mẹ Maria vẫn ghé vào tai Chúa và nói: ” Họ hết rượu rồi “ để cho biết bao đôi tân hôn được vui tươi, nồng ấm trở lại. Để cho biết bao gia đình đang có nguy cơ tan vỡ được hàn gắn trong yêu thương. Để biết bao tâm hồn đang bị lung lạc vì thiếu niềm tin, được giữ vững đức tin và niềm tin thăng hoa, nở rộ.
Vâng, trong tiệc cưới Cana xưa, Chúa Giêsu đã làm cho nhà đám chứa chan, đầy ắp niềm vui vì rượu ngon uống hoài không hết. Nếu trong tiệc cưới Cana, ông chủ đám vẫn giữ được uy tín của mình và đôi tân hôn không bị mất mặt với bạn bè, với khách mời thì hôm nay, Chúa đang kêu mời tất cả mọi người chúng ta hãy sống yêu thương, hãy giữ vững niềm tin và đẩy lùi những âm u, thảm não của cuộc sống. Chúa muốn mọi môn đệ Chúa hãy nắm tay hiệp nhất, dựng xây một thế giới mới, thế giới đầy ắp tình yêu và tình người để rồi người người hân hoan đón nhận ơn cứu độ của Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, xin biến đổi tâm hồn chúng con để niềm vui ơn cứu độ được dâng trào, để người người nhận biết vinh quang của Chúa. Xin Mẹ Maria luôn ở bên chúng con và an ủi chúng con. Amen.
Ga 2, 1-12
Một trong những đoạn Tin Mừng được coi như đẹp nhất của thánh Gioan, chính là bài tường thuật về tiệc cưới Cana.Hôm nay, Chúa Giêsu, Mẹ Maria và các thánh tông đồ được mời dự tiệc cưới này. Chính trong tiệc cưới Cana, Mẹ Maria đã bầy tỏ tình mẫu tử sâu xa và chứng minh tình thương, sự quan tâm của mẹ đối với nhà đám.
Chúng ta phải đặt vào bối cảnh tiệc cưới Cana, chúng ta mới hiểu được thế nào là thiếu rượu, thế nào là danh dự của một nhà đám. Theo tập tục của người Do Thái, có lẽ đây là truyền thống rất đặc biệt, mỗi đám cưới được tổ chức và kéo dài trong suốt bảy ngày. Trong bảy ngày đó, nhà đám thết tiệc và khách được mời tha hồ uống rượu, ăn tiệc. Tại tiệc cưới Cana, cái trớ trêu là mới có ba ngày thì nhà đám đã hết rượu. Đây quả thực là một tai họa lớn đối với nhà đám, đặc biệt đối với chủ nhà. Ở đây, chúng ta nhận thấy sự bối rối thật khó xử của ông chủ. Hết rượu là một tai họa bất ngờ. Tuy nhiên, Mẹ Maria đảm cảm nhận ra điều khó xử của ông chủ nhà tiệc. Mẹ đã nhạy cảm và với tình mẫu tử sâu sắc của Người, Mẹ đã mạnh dạn và kín đáo nói với Chúa Giêsu: ” Họ hết rượu rồi “ ( Ga 2, 3 ). Quả thực đây là câu nói hết sức thân thương nhưng có tính cách nài nỉ van xin Con của Mẹ: Chúa Giêsu. Tuy nhiên, câu trả lời của Chúa Giêsu làm chúng ta hết sức sửng sốt: ” Tôi với bà có can chi ? Giờ tôi chưa đến “( Ga 2, 4 ). Câu trả lời của Chúa Giêsu không có nghĩa làm cho Mẹ của Người phật lòng. Câu nói này chỉ có nghĩa Chúa hoàn toàn tùy thuộc ý Chúa Cha. Giờ ở đây có nghĩa là giờ vinh quang sau cái chết và sự phục sinh của Ngài. Mẹ Maria không nao núng, không khó chịu, Mẹ hoàn toàn tin tưởng vào Chúa Giêsu và mong Con của Mẹ sẽ làm một điều gì đó cho nhà đám được vui và bảo toàn danh dự cho ông chủ và gia đình nhà đám. Mẹ bảo các gia nhân: ” Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo “ ( Ga 2, 5 ). Theo gợi ý của Mẹ Maria, Chúa Giêsu đã bảo các gia nhân và họ đã làm theo lời của Chúa Giêsu. Qua việc chấp hành của các gia nhân và đặc biệt qua sự van xin kín đáo của Mẹ Maria, Chúa Giêsu đã quyết định thực hiện phép lạ đầu tiên trong cuộc đời rao giảng công khai của Ngài. Đây là phép lạ đầu tiên để các phép lạ khác được thực hiện tiếp theo trong đời rao giảng của Ngài. Qua phép lạ này, Chúa Giêsu muốn bầy tỏ vinh quang của Ngài ngay hiện tại bây giờ và lúc này ( hic et nunc ).” Các môn đệ tin vào Người “ ( Ga 2, 11 ).
Mẹ Maria đã can thiệp, đã nài xin Chúa Giêsu và Chúa đã làm phép lạ. Nhờ đó, niềm tin của các tông đồ được củng cố và được triển nở vững mạnh. Nhờ lời van xin cách âm thầm, kín đáo của Mẹ Maria mà sáu chum nước lạnh đã biến thành 700 lít rượu hết sức ngon và đặc biệt để niềm vui của đôi tân hôn và khách dự tiệc được dâng trào, được trọn vẹn.
Hơn bao giờ hết, ngày hôm nay, Mẹ Maria vẫn ghé vào tai Chúa và nói: ” Họ hết rượu rồi “ để cho biết bao đôi tân hôn được vui tươi, nồng ấm trở lại. Để cho biết bao gia đình đang có nguy cơ tan vỡ được hàn gắn trong yêu thương. Để biết bao tâm hồn đang bị lung lạc vì thiếu niềm tin, được giữ vững đức tin và niềm tin thăng hoa, nở rộ.
Vâng, trong tiệc cưới Cana xưa, Chúa Giêsu đã làm cho nhà đám chứa chan, đầy ắp niềm vui vì rượu ngon uống hoài không hết. Nếu trong tiệc cưới Cana, ông chủ đám vẫn giữ được uy tín của mình và đôi tân hôn không bị mất mặt với bạn bè, với khách mời thì hôm nay, Chúa đang kêu mời tất cả mọi người chúng ta hãy sống yêu thương, hãy giữ vững niềm tin và đẩy lùi những âm u, thảm não của cuộc sống. Chúa muốn mọi môn đệ Chúa hãy nắm tay hiệp nhất, dựng xây một thế giới mới, thế giới đầy ắp tình yêu và tình người để rồi người người hân hoan đón nhận ơn cứu độ của Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, xin biến đổi tâm hồn chúng con để niềm vui ơn cứu độ được dâng trào, để người người nhận biết vinh quang của Chúa. Xin Mẹ Maria luôn ở bên chúng con và an ủi chúng con. Amen.
Sứ vụ đầu tiên của Chúa Giêsu
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
12:34 09/01/2010
CHÚA NHẬT 3 THƯỜNG NIÊN, năm C
Lc 1,1-4; 4,14-21
Sống nơi gia đình ẩn dật 30 tại làng quê Nagiarét, Chúa bắt đầu thực hiện sứ mạng công khai của Ngài. Khởi đầu sứ vụ, Ngài đã kêu gọi một số môn đệ đi theo Ngài. Ngài mở đầu sứ vụ đầu tiên của Chúa, tại Hội Đường Nagiarét quê hương của Ngài, Chúa Giêsu đã đọc đoạn Kinh Thánh trích lời ngôn sứ Isaia: ‘’Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi sai đi báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, tuyên cáo lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, loan tin cho người mù biết sẽ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố năm hồng ân của Chúa “.
Chúa nhật thứ III thường niên, năm C nhằm giới thiệu cho nhân loại, cho mọi người biết rõ con người của Chúa Giêsu, Người thực là Đấng Thiên Sai muôn dân hằng trông đợi, mong chờ. Tuy nhiên, cái trớ trêu và nghịch lý ở đây là tại quê nhà Nagiarét, dân chúng đã hững hờ, không nhận ra và không tiếp nhận Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai bởi vì họ chỉ nhìn Chúa Giêsu là người bình thường, dân dã, con bác thợ mộc Giuse và con bà Maria. Họ quay lưng lại với Chúa Giêsu. Sứ điệp của Chúa Giêsu là rao giảng Nước Thiên Chúa đã sắp tới, nên người ta phải sám hối và tin vào Tin Mừng. Công việc của thánh Luca trong đoạn Tin Mừng này và cốt lõi của Chúa nhật này là thông báo Lời Chúa, nói lên sứ điệp chính yếu của Chúa Giêsu. Luca muốn giảng dạy giáo lý. Thánh Luca, một người ngoại giáo trở lại muốn nhấn mạnh rằng thông điệp của Chúa Giêsu trước tiên là gửi cho người Do Thái và qua đó dần dần thông điệp ấy sẽ được thông báo cho dân ngoại, cho mọi người. Thánh Luca không có ý thuật lại cuộc đời của Chúa Giêsu vì Ngài không phải là nhà sử học nhưng Ngài chỉ là người thông đạt Lời Chúa, diễn tả lại giáo lý của Chúa Giêsu. Việc công bố Kinh Thánh, Lời Chúa qua ngôn sứ Isaia tại Hội Đường Nagiarét như tiên báo tất cả những sự việc sẽ xẩy ra sau đó. Chúa Giêsu đã dựa vào lời của ngôn sứ Isaia để đưa ra bản tóm lược về Nước Thiên Chúa và cho mọi người biết rằng việc trích dẫn Isaia nói lên nguồn cội và truyền thống không bao giờ bị cắt đứt. Sứ vụ đầu tiên của Chúa Giêsu, nói cách khác ba điểm then chốt của thông điệp Nagiarét là: “Những người nghèo, sự giải phóng và năm hồng ân”. Ba điểm này làm đảo lộn những gì người Do Thái đã nghe, đã sẵn có. Mới đầu nhiều người thán phục Chúa. Rồi họ đâm ra nghi ngờ. Sau đó, những người Nagiarét chối từ Ngài cách thẳng thừng. Họ tự nghĩ làm sao Đấng Cứu Thế lại đi rao giảng sự cứu thoát cho những người nghèo khó, những người thấp cổ bé họng, những người sầu khổ ? Làm sao giờ phút này và bây giờ lại là thời điểm của năm hồng ân ?
Người Nagiarét đã vấp phạm vì Chúa. Họ đã quay phắt 180 độ và quyết tâm khước từ Chúa. Ngôn sứ Isaia đã loan báo rằng những người Israen bị lưu đầy ở Babylon sẽ được trở về nơi cố hương bản quốc. Tin Mừng của Chúa Giêsu hôm nay là Tin Mừng cho những người nghèo.Thiên Chúa yêu thương họ và mãi mãi yêu thương họ. Thiên Chúa cứu vớt họ khỏi mọi tội và quảng đại hy sinh mạng sống để cứu họ nhờ Tình yêu và Thần khí..
Chúa loan báo Nước Thiên Chúa là loan báo năm hồng ân: năm ân huệ chứa chan, tội lỗi được tha, người áp bức được giải cứu, kẻ nô lệ được giải phóng. Loan báo năm hồng ân là xây dựng trời mới đất mới trong đó công bình, tình thương và an bình được tái lập.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con biết nhận ra Chúa nơi mọi người và biết nhận ra những dấu chỉ tình thương của Chúa. Amen.
Lc 1,1-4; 4,14-21
Sống nơi gia đình ẩn dật 30 tại làng quê Nagiarét, Chúa bắt đầu thực hiện sứ mạng công khai của Ngài. Khởi đầu sứ vụ, Ngài đã kêu gọi một số môn đệ đi theo Ngài. Ngài mở đầu sứ vụ đầu tiên của Chúa, tại Hội Đường Nagiarét quê hương của Ngài, Chúa Giêsu đã đọc đoạn Kinh Thánh trích lời ngôn sứ Isaia: ‘’Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi sai đi báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, tuyên cáo lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, loan tin cho người mù biết sẽ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố năm hồng ân của Chúa “.
Chúa nhật thứ III thường niên, năm C nhằm giới thiệu cho nhân loại, cho mọi người biết rõ con người của Chúa Giêsu, Người thực là Đấng Thiên Sai muôn dân hằng trông đợi, mong chờ. Tuy nhiên, cái trớ trêu và nghịch lý ở đây là tại quê nhà Nagiarét, dân chúng đã hững hờ, không nhận ra và không tiếp nhận Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai bởi vì họ chỉ nhìn Chúa Giêsu là người bình thường, dân dã, con bác thợ mộc Giuse và con bà Maria. Họ quay lưng lại với Chúa Giêsu. Sứ điệp của Chúa Giêsu là rao giảng Nước Thiên Chúa đã sắp tới, nên người ta phải sám hối và tin vào Tin Mừng. Công việc của thánh Luca trong đoạn Tin Mừng này và cốt lõi của Chúa nhật này là thông báo Lời Chúa, nói lên sứ điệp chính yếu của Chúa Giêsu. Luca muốn giảng dạy giáo lý. Thánh Luca, một người ngoại giáo trở lại muốn nhấn mạnh rằng thông điệp của Chúa Giêsu trước tiên là gửi cho người Do Thái và qua đó dần dần thông điệp ấy sẽ được thông báo cho dân ngoại, cho mọi người. Thánh Luca không có ý thuật lại cuộc đời của Chúa Giêsu vì Ngài không phải là nhà sử học nhưng Ngài chỉ là người thông đạt Lời Chúa, diễn tả lại giáo lý của Chúa Giêsu. Việc công bố Kinh Thánh, Lời Chúa qua ngôn sứ Isaia tại Hội Đường Nagiarét như tiên báo tất cả những sự việc sẽ xẩy ra sau đó. Chúa Giêsu đã dựa vào lời của ngôn sứ Isaia để đưa ra bản tóm lược về Nước Thiên Chúa và cho mọi người biết rằng việc trích dẫn Isaia nói lên nguồn cội và truyền thống không bao giờ bị cắt đứt. Sứ vụ đầu tiên của Chúa Giêsu, nói cách khác ba điểm then chốt của thông điệp Nagiarét là: “Những người nghèo, sự giải phóng và năm hồng ân”. Ba điểm này làm đảo lộn những gì người Do Thái đã nghe, đã sẵn có. Mới đầu nhiều người thán phục Chúa. Rồi họ đâm ra nghi ngờ. Sau đó, những người Nagiarét chối từ Ngài cách thẳng thừng. Họ tự nghĩ làm sao Đấng Cứu Thế lại đi rao giảng sự cứu thoát cho những người nghèo khó, những người thấp cổ bé họng, những người sầu khổ ? Làm sao giờ phút này và bây giờ lại là thời điểm của năm hồng ân ?
Người Nagiarét đã vấp phạm vì Chúa. Họ đã quay phắt 180 độ và quyết tâm khước từ Chúa. Ngôn sứ Isaia đã loan báo rằng những người Israen bị lưu đầy ở Babylon sẽ được trở về nơi cố hương bản quốc. Tin Mừng của Chúa Giêsu hôm nay là Tin Mừng cho những người nghèo.Thiên Chúa yêu thương họ và mãi mãi yêu thương họ. Thiên Chúa cứu vớt họ khỏi mọi tội và quảng đại hy sinh mạng sống để cứu họ nhờ Tình yêu và Thần khí..
Chúa loan báo Nước Thiên Chúa là loan báo năm hồng ân: năm ân huệ chứa chan, tội lỗi được tha, người áp bức được giải cứu, kẻ nô lệ được giải phóng. Loan báo năm hồng ân là xây dựng trời mới đất mới trong đó công bình, tình thương và an bình được tái lập.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con biết nhận ra Chúa nơi mọi người và biết nhận ra những dấu chỉ tình thương của Chúa. Amen.
''Con yêu dấu của Cha, con đẹp lòng Cha''
Tuyết Mai
14:36 09/01/2010
Khi Gioan rao giảng rằng: "Có Đấng đến sau tôi, nhưng quyền lực hơn tôi, tôi không xứng đáng cúi xuống cởi dây giày cho Người. Phần tôi, tôi đã rửa anh em trong nước, nhưng Người, Người sẽ rửa anh em trong Thánh Thần."
Và đã xảy ra là trong những ngày đó, Chúa Giêsu từ Nadarét xứ Galilêa đến và chịu phép rửa bởi Gioan ở sông Giođan. Khi vừa lên khỏi nước, Người liền thấy trời mở ra, thấy Thánh Thần như chim bồ câu ngự xuống trên mình. Và có tiếng từ trời phán: "Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha". (Mc 1, 6b-11).
Có tiếng từ Trời phán: "Con là con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha". Đây là tiếng nói thật yêu dấu của Đức Chúa Cha trên Trời đã dành ban thưởng cho người Con của mình. Tại sao Chúa Cha không có thể chỉ nói thật nhỏ nhẹ vào tai Con Trai cưng của mình, nhưng lại phán thẳng ra những tiếng nói vang dậy ấy và thấy Thánh Thần như chim bồ câu ngự xuống trên mình Ngài!? Dễ hiểu thôi thưa anh chị em, vì có phải Chúa Cha muốn xác tín cho tất cả mọi người nhân loại trên thế gian hiểu rằng Chúa Con Giêsu, Ngài thật là Con Thiên Chúa từ Trời mà đến thế gian để sống làm gương cho nhân loại, Ngài là ngôi Hai Thiên Chúa!? Lời phán của Thiên Chúa Cha có phải tóm gọn rất rõ và thiết yếu cho Chúa Con Giêsu là Ngài rất đẹp lòng Chúa Cha của Ngài qua sự vâng phục, tuân theo, luôn sống đẹp lòng Chúa Cha và luôn tuân theo thánh ý Cha của Ngài.
Qua hình thức Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa cũng nhắc nhở chúng ta hiểu rằng tuy Ngài là Con Thiên Chúa đó, mà Ngài cũng đã nhờ Thánh Gioan để làm phép Rửa cho Ngài, vì Ngài muốn làm gương tốt lành thánh thiện và sống động để nhắc nhở chúng ta rằng nhờ qua Phép Rửa mà chúng ta được trở thành con cái Thiên Chúa thực thụ. Qua quá trình sống trên thế gian, suốt 33 năm dài, chúng ta đã biết rất rõ cuộc đời và thân phận của Ngài như thế nào rồi! Có phải Lễ Giáng Sinh vừa qua đã nhắc nhở chúng ta thật nhiều về sự trông đợi cho một Đấng sẽ phải đến trong thế gian!? Đấng ấy sẽ mang lại cho thế gian sự bình an, hy vọng, và nhờ vào Đấng ấy đã giúp chúng ta rất nhiều trong sự khao khát tìm kiếm những sự ở trên trời, chứ không phải ở những thứ chóng qua chóng tàn của thế gian này!
Sự sinh hạ của Chúa Hài Đồng Giêsu, đã cho chúng ta thấy thật rõ mọi sự thế gian không là nghĩa lý gì, và không đáng là gì so sánh với Nước Trời của Ngài được, Nơi mà Chúa Hài Đồng Giêsu đã từ Trời mà đến thưa anh chị em! Có Chúa nào, Có Vua nào trên thế gian này, mà dám so sánh cho bằng một Thiên Chúa cao sang, nắm trong tay mọi uy quyền, toàn năng, hằng hữu và hằng cai trị trên khắp các tầng trời, dưới đất, và mọi sinh linh trên khắp mọi nơi mọi chỗ trên khắp vũ hoàn!? Ngài chẳng những sở hữu và tác tạo từ những loài có sự sống là cây cỏ, động vật, và con người; cho đến mọi thứ đang xoay chuyển trong vũ trụ mà ngay cả những thứ con mắt và trí thông minh thật hạn hẹp thật ngu muội của chúng ta cũng còn không có thể hiểu thấu hết cho nổi. Có phải tất cả các nhà bác học còn phải xác quyết rằng họ càng học cao bao nhiêu thì họ lại càng cảm thấy mình thật nhỏ bé và ngu dốt bấy nhiêu. Bởi có phải trí óc và sự sống của từng con người là đều do bàn tay tác tạo của Thiên Chúa mà ra!? Thế thì làm sao nhân loại chúng ta có ai lại dám vỗ ngực khoe khoang rằng chúng ta hiểu biết hết tất cả!? Và những ai đang có sự kiêu căng tự phụ đó, thì chính họ đang có sự chống đối với Thiên Chúa đó không!??? Chúng ta nên hiểu rằng Chúa chỉ cần cất đi hơi thở mà Chúa ban cho chúng ta nhưng không, cũng đủ làm cho chúng ta phải bỏ tất cả mọi sự mà chúng ta đang có đang sở hữu và đang là ngay khắc này!.
33 năm dài Chúa Giêsu sống trên thế gian không ngoài mục đích là làm gương cho chúng ta bắt chước theo Ngài sống một cuộc sống đầy thánh thiện, nhân lành, hòa bình, thương yêu, tha thứ, chịu đựng, nhẫn nại, và nhất là phải có sự hy sinh, để tất cả sự hy sinh vì thương yêu đó, sẽ luôn mang lại cho chúng ta sự sống vĩnh cửu trên Nước Thiên Đàng, và có phải đó mới là cuộc sống cùng đích và ý nghĩa sống trên thế gian này mới là thiết yếu, có giá trị nhân bản của con người, và là thiết thực hữu ích hay không??? Của cải trần gian, danh vọng, quyền hành là chi, có phải chúng chỉ mang lại cho chúng ta những sự phiền toái, dẫn đưa chúng ta đến sự tự hủy, tuyệt vọng, và là diệt vong!??. Mất hết niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng Tối Cao muôn đời hiển trị. Một khi chúng ta chọn Tiền Của trên tình yêu của Thiên Chúa thì thật là chúng ta đang sống trong sự mê muội và luôn say xỉn, trong giăng mắc của ma quỷ.
Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa ngày xưa, hình thức ấy đã làm cho Thiên Chúa Cha rất hài lòng và rất đẹp lòng. Ước gì cuộc sống của chúng ta hôm nay cũng có cố gắng để sống đẹp lòng Chúa luôn, vì cuộc sống ở đời này có được là bao? Ít có ai sống trên 100 năm mà có được hạnh phúc thật sự vì không ai qua được tứ ải là sinh, bệnh, lão, rồi tử. Bởi chính Chúa Giêsu Ngài cũng hiểu rất rõ rằng cuộc sống trần gian này tất cả đều dựa vào tiền tài, công danh, quyền hành, và sự nghiệp, thì mới có gọi là hạnh phúc trên con mắt rất thịt và rất trần tục này!
Có cha mẹ nào trên trần gian này lại không muốn dậy con cái của mình là ráng cố gắng học cho bằng với người ta, có bằng cấp để mai này có cuộc sống tương đối và không vất vả như cha mẹ bậy giờ!? Có cha mẹ nào lại nhẫn tâm nhìn thấy con cái mình vì không có học nên phải tay lấm chân bùn, đi ở đợ cho thiên hạ, nay bị đánh mai bị đập và chưa kể những vu oan giá họa và bị đổ trên đầu những lời chửi mắng và nhận không biết những hành vi bỉ ổi của những con người chỉ biết ăn trên ngồi trước và đòi hỏi mọi người phải kính nể??? Họ là những thành phần phá hoại trong xã hội và cho tổ quốc. Ấy, những phường mà chúng ta coi là đang cai trị một quốc gia như nước VN của chúng ta đây! Con dân đang phải bị đọa đầy vì những con người này khi khối óc, con tim, và linh hồn của họ đang bị nằm trong bàn tay của Satan điều khiển và nắm giữ, chỉ vì lòng tham lam và ước muốn của những sự rất tầm thường mà con người luôn sống trong tội lỗi mới có thể bán linh hồn của mình cho những sự việc như vậy!
Lậy Chúa Giêsu Ngài rất nhân từ của chúng con!
Chúng con là những con người luôn biện hộ cho mình là yếu đuối, xin ban cho chúng con có trái tim giống Chúa. Giúp chúng con có đôi mắt biết nhìn thấy những sự bất công, thiếu công bình, và bác ái, mà cố gắng sửa đổi nơi chính mình, chứ không đòi hỏi mình sửa đổi mọi người, vì đó là điều không thể tưởng và rất ích kỷ, khi cái Tôi của mình cần phải được sửa đổi trước. Giúp chúng con có nguồn sức mạnh từ Chúa, để chúng con có thể là đèn dầu được thắp sáng lên cho tất mọi nơi chúng con đến, hầu làm Sáng Danh Thiên Chúa qua ơn trợ giúp rất cần thiết của Chúa, Chúa ơi! Bởi không có nguồn trợ giúp của Chúa, chúng con chẳng khác nào là những loài sinh động vật rất vô dụng. Chúng con chỉ là những hạt cát trên những núi cát. Chúng con chỉ là loài rong rêu trong kiếp rong rêu, trong vũ trụ trong trái đất này mà thôi! Amen.
Và đã xảy ra là trong những ngày đó, Chúa Giêsu từ Nadarét xứ Galilêa đến và chịu phép rửa bởi Gioan ở sông Giođan. Khi vừa lên khỏi nước, Người liền thấy trời mở ra, thấy Thánh Thần như chim bồ câu ngự xuống trên mình. Và có tiếng từ trời phán: "Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha". (Mc 1, 6b-11).
Có tiếng từ Trời phán: "Con là con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha". Đây là tiếng nói thật yêu dấu của Đức Chúa Cha trên Trời đã dành ban thưởng cho người Con của mình. Tại sao Chúa Cha không có thể chỉ nói thật nhỏ nhẹ vào tai Con Trai cưng của mình, nhưng lại phán thẳng ra những tiếng nói vang dậy ấy và thấy Thánh Thần như chim bồ câu ngự xuống trên mình Ngài!? Dễ hiểu thôi thưa anh chị em, vì có phải Chúa Cha muốn xác tín cho tất cả mọi người nhân loại trên thế gian hiểu rằng Chúa Con Giêsu, Ngài thật là Con Thiên Chúa từ Trời mà đến thế gian để sống làm gương cho nhân loại, Ngài là ngôi Hai Thiên Chúa!? Lời phán của Thiên Chúa Cha có phải tóm gọn rất rõ và thiết yếu cho Chúa Con Giêsu là Ngài rất đẹp lòng Chúa Cha của Ngài qua sự vâng phục, tuân theo, luôn sống đẹp lòng Chúa Cha và luôn tuân theo thánh ý Cha của Ngài.
Qua hình thức Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa cũng nhắc nhở chúng ta hiểu rằng tuy Ngài là Con Thiên Chúa đó, mà Ngài cũng đã nhờ Thánh Gioan để làm phép Rửa cho Ngài, vì Ngài muốn làm gương tốt lành thánh thiện và sống động để nhắc nhở chúng ta rằng nhờ qua Phép Rửa mà chúng ta được trở thành con cái Thiên Chúa thực thụ. Qua quá trình sống trên thế gian, suốt 33 năm dài, chúng ta đã biết rất rõ cuộc đời và thân phận của Ngài như thế nào rồi! Có phải Lễ Giáng Sinh vừa qua đã nhắc nhở chúng ta thật nhiều về sự trông đợi cho một Đấng sẽ phải đến trong thế gian!? Đấng ấy sẽ mang lại cho thế gian sự bình an, hy vọng, và nhờ vào Đấng ấy đã giúp chúng ta rất nhiều trong sự khao khát tìm kiếm những sự ở trên trời, chứ không phải ở những thứ chóng qua chóng tàn của thế gian này!
Sự sinh hạ của Chúa Hài Đồng Giêsu, đã cho chúng ta thấy thật rõ mọi sự thế gian không là nghĩa lý gì, và không đáng là gì so sánh với Nước Trời của Ngài được, Nơi mà Chúa Hài Đồng Giêsu đã từ Trời mà đến thưa anh chị em! Có Chúa nào, Có Vua nào trên thế gian này, mà dám so sánh cho bằng một Thiên Chúa cao sang, nắm trong tay mọi uy quyền, toàn năng, hằng hữu và hằng cai trị trên khắp các tầng trời, dưới đất, và mọi sinh linh trên khắp mọi nơi mọi chỗ trên khắp vũ hoàn!? Ngài chẳng những sở hữu và tác tạo từ những loài có sự sống là cây cỏ, động vật, và con người; cho đến mọi thứ đang xoay chuyển trong vũ trụ mà ngay cả những thứ con mắt và trí thông minh thật hạn hẹp thật ngu muội của chúng ta cũng còn không có thể hiểu thấu hết cho nổi. Có phải tất cả các nhà bác học còn phải xác quyết rằng họ càng học cao bao nhiêu thì họ lại càng cảm thấy mình thật nhỏ bé và ngu dốt bấy nhiêu. Bởi có phải trí óc và sự sống của từng con người là đều do bàn tay tác tạo của Thiên Chúa mà ra!? Thế thì làm sao nhân loại chúng ta có ai lại dám vỗ ngực khoe khoang rằng chúng ta hiểu biết hết tất cả!? Và những ai đang có sự kiêu căng tự phụ đó, thì chính họ đang có sự chống đối với Thiên Chúa đó không!??? Chúng ta nên hiểu rằng Chúa chỉ cần cất đi hơi thở mà Chúa ban cho chúng ta nhưng không, cũng đủ làm cho chúng ta phải bỏ tất cả mọi sự mà chúng ta đang có đang sở hữu và đang là ngay khắc này!.
33 năm dài Chúa Giêsu sống trên thế gian không ngoài mục đích là làm gương cho chúng ta bắt chước theo Ngài sống một cuộc sống đầy thánh thiện, nhân lành, hòa bình, thương yêu, tha thứ, chịu đựng, nhẫn nại, và nhất là phải có sự hy sinh, để tất cả sự hy sinh vì thương yêu đó, sẽ luôn mang lại cho chúng ta sự sống vĩnh cửu trên Nước Thiên Đàng, và có phải đó mới là cuộc sống cùng đích và ý nghĩa sống trên thế gian này mới là thiết yếu, có giá trị nhân bản của con người, và là thiết thực hữu ích hay không??? Của cải trần gian, danh vọng, quyền hành là chi, có phải chúng chỉ mang lại cho chúng ta những sự phiền toái, dẫn đưa chúng ta đến sự tự hủy, tuyệt vọng, và là diệt vong!??. Mất hết niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng Tối Cao muôn đời hiển trị. Một khi chúng ta chọn Tiền Của trên tình yêu của Thiên Chúa thì thật là chúng ta đang sống trong sự mê muội và luôn say xỉn, trong giăng mắc của ma quỷ.
Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa ngày xưa, hình thức ấy đã làm cho Thiên Chúa Cha rất hài lòng và rất đẹp lòng. Ước gì cuộc sống của chúng ta hôm nay cũng có cố gắng để sống đẹp lòng Chúa luôn, vì cuộc sống ở đời này có được là bao? Ít có ai sống trên 100 năm mà có được hạnh phúc thật sự vì không ai qua được tứ ải là sinh, bệnh, lão, rồi tử. Bởi chính Chúa Giêsu Ngài cũng hiểu rất rõ rằng cuộc sống trần gian này tất cả đều dựa vào tiền tài, công danh, quyền hành, và sự nghiệp, thì mới có gọi là hạnh phúc trên con mắt rất thịt và rất trần tục này!
Có cha mẹ nào trên trần gian này lại không muốn dậy con cái của mình là ráng cố gắng học cho bằng với người ta, có bằng cấp để mai này có cuộc sống tương đối và không vất vả như cha mẹ bậy giờ!? Có cha mẹ nào lại nhẫn tâm nhìn thấy con cái mình vì không có học nên phải tay lấm chân bùn, đi ở đợ cho thiên hạ, nay bị đánh mai bị đập và chưa kể những vu oan giá họa và bị đổ trên đầu những lời chửi mắng và nhận không biết những hành vi bỉ ổi của những con người chỉ biết ăn trên ngồi trước và đòi hỏi mọi người phải kính nể??? Họ là những thành phần phá hoại trong xã hội và cho tổ quốc. Ấy, những phường mà chúng ta coi là đang cai trị một quốc gia như nước VN của chúng ta đây! Con dân đang phải bị đọa đầy vì những con người này khi khối óc, con tim, và linh hồn của họ đang bị nằm trong bàn tay của Satan điều khiển và nắm giữ, chỉ vì lòng tham lam và ước muốn của những sự rất tầm thường mà con người luôn sống trong tội lỗi mới có thể bán linh hồn của mình cho những sự việc như vậy!
Lậy Chúa Giêsu Ngài rất nhân từ của chúng con!
Chúng con là những con người luôn biện hộ cho mình là yếu đuối, xin ban cho chúng con có trái tim giống Chúa. Giúp chúng con có đôi mắt biết nhìn thấy những sự bất công, thiếu công bình, và bác ái, mà cố gắng sửa đổi nơi chính mình, chứ không đòi hỏi mình sửa đổi mọi người, vì đó là điều không thể tưởng và rất ích kỷ, khi cái Tôi của mình cần phải được sửa đổi trước. Giúp chúng con có nguồn sức mạnh từ Chúa, để chúng con có thể là đèn dầu được thắp sáng lên cho tất mọi nơi chúng con đến, hầu làm Sáng Danh Thiên Chúa qua ơn trợ giúp rất cần thiết của Chúa, Chúa ơi! Bởi không có nguồn trợ giúp của Chúa, chúng con chẳng khác nào là những loài sinh động vật rất vô dụng. Chúng con chỉ là những hạt cát trên những núi cát. Chúng con chỉ là loài rong rêu trong kiếp rong rêu, trong vũ trụ trong trái đất này mà thôi! Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Pháp chuẩn bị cho kỳ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Madrid 2011
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
17:08 09/01/2010
Chỉ còn 584 ngày nữa là đến kỳ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2011, Ủy Ban Quốc Gia về rao giảng Tin Mừng cho người trẻ loan báo trong một thông cáo được truyền đi ngày 7 tháng Giêng.
160 đại biểu đại diện cho 79 giáo phận và 15 cộng đoàn dòng tu trong phong trào phục vụ Giáo Hội nhóm họp tại Tòa Nhà của Hội Đồng Giám Mục Pháp vào Thứ Bảy ngày 9 tháng Giêng từ 09 giờ cho đến 17 giờ. Đây là buổi họp đầu tiên trên bình diện quốc gia nhằm chuẩn bị cho kỳ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2011 tại Madrid.
« Các giáo dân, linh mục và tu sĩ nam nữ cùng nhau bàn về việc chuẩn bị cho kỳ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới và về thời cơ thuận tiện này mang lại đối với việc truyền giảng Tin Mừng cũng như sự gia tăng đời sống thiêng liêng cho các bạn trẻ độ tuổi từ 18 đến 30. Các thành viên trong khóa họp đã trao đổi với cha Igea, đại diện của Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha về Ban Tổ Chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới », thông cáo khẳng định. Đại Hội Giới Trẻ Thế giới được Giáo Hội Công Giáo tổ chức kể từ năm 1986 quy tụ các bạn trẻ trên khắp hoàn cầu tại một thành phố lớn trước sự hiện của Đức Thánh Cha. Đây là ngày hội có quy mô lớn nhất dành cho người trẻ trên phạm vi thế giới.
Sau Sydney vào năm 2008, Madird chuẩn bị đón 1,5 triệu người trong kỳ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 26 sẽ được diễn ra từ ngày 16 đến 21 tháng 8 năm 2011. Sẽ có hơn 60 ngàn bạn trẻ đến từ Pháp. Chủ đề được Đức Thánh Cha chọn cho kỳ Đại Hội này là: « Anh em hãy bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Kitô Giêsu, hãy dựa vào đức tin mà anh em đã được thụ huấn » (x. Cl 2,7).
Để công việc chuẩn bị được chu đáo cho sự kiện này, Ủy Ban Quốc Gia về Rao Giảng Tin Mừng cho người trẻ đề nghị 4 lần gặp gỡ trên phạm vi toàn quốc. Các vị đại biểu và phụ trách nhóm hành hương sẽ gặp lại ở Taizé từ Chúa Nhật ngày 19 tháng 8 đến thứ Năm ngày 1 tháng 9 năm 2010 để tham dự một khóa huấn luyện và đào sâu đời sống thiêng liêng.
Nguồn: http://zenit.org/article-23143?l=french
160 đại biểu đại diện cho 79 giáo phận và 15 cộng đoàn dòng tu trong phong trào phục vụ Giáo Hội nhóm họp tại Tòa Nhà của Hội Đồng Giám Mục Pháp vào Thứ Bảy ngày 9 tháng Giêng từ 09 giờ cho đến 17 giờ. Đây là buổi họp đầu tiên trên bình diện quốc gia nhằm chuẩn bị cho kỳ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2011 tại Madrid.
« Các giáo dân, linh mục và tu sĩ nam nữ cùng nhau bàn về việc chuẩn bị cho kỳ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới và về thời cơ thuận tiện này mang lại đối với việc truyền giảng Tin Mừng cũng như sự gia tăng đời sống thiêng liêng cho các bạn trẻ độ tuổi từ 18 đến 30. Các thành viên trong khóa họp đã trao đổi với cha Igea, đại diện của Hội Đồng Giám Mục Tây Ban Nha về Ban Tổ Chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới », thông cáo khẳng định. Đại Hội Giới Trẻ Thế giới được Giáo Hội Công Giáo tổ chức kể từ năm 1986 quy tụ các bạn trẻ trên khắp hoàn cầu tại một thành phố lớn trước sự hiện của Đức Thánh Cha. Đây là ngày hội có quy mô lớn nhất dành cho người trẻ trên phạm vi thế giới.
Sau Sydney vào năm 2008, Madird chuẩn bị đón 1,5 triệu người trong kỳ Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 26 sẽ được diễn ra từ ngày 16 đến 21 tháng 8 năm 2011. Sẽ có hơn 60 ngàn bạn trẻ đến từ Pháp. Chủ đề được Đức Thánh Cha chọn cho kỳ Đại Hội này là: « Anh em hãy bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Kitô Giêsu, hãy dựa vào đức tin mà anh em đã được thụ huấn » (x. Cl 2,7).
Để công việc chuẩn bị được chu đáo cho sự kiện này, Ủy Ban Quốc Gia về Rao Giảng Tin Mừng cho người trẻ đề nghị 4 lần gặp gỡ trên phạm vi toàn quốc. Các vị đại biểu và phụ trách nhóm hành hương sẽ gặp lại ở Taizé từ Chúa Nhật ngày 19 tháng 8 đến thứ Năm ngày 1 tháng 9 năm 2010 để tham dự một khóa huấn luyện và đào sâu đời sống thiêng liêng.
Nguồn: http://zenit.org/article-23143?l=french
Vấn đề an ninh cho Đức Thánh Cha theo một giới chức có thẩm quyền: mọi sự được thực hiện rất toàn vẹn
Bùi Hữu Thư
18:22 09/01/2010
Rôma, Thứ Sáu 8 tháng 1, 2010 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI có “một dịch vụ an ninh rất tốt” theo lời của ông Salvatore Festa, phụ trách việc nối kết giữa Cảnh Sát Ý lo liệu cho việc an ninh tại Vatican với các giới chức có thẩm quyền tại Tòa Thánh.
Khi được báo L'Osservatore Romano phỏng vấn ngày 8 tháng 1, ông đã nhắc lại sự việc Đức Thánh Cha Benedict XVI bị một phụ nữ trẻ tên Susanna Maiolo tấn công vào lúc đầu của Thánh Lễ Giáng Sinh tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.
Sau biến cố này, người ta đã trách cứ cơ quan an ninh là đã không nhận biết Suzanna Maiolo, một người đã cố gắng lại gần Đức Thánh Cha. Nhưng theo các chuyên gia, “Ngay cả các máy rà tối tân nhất cũng không giúp cho nhận biết chắc chắn được một người.” Chưa kể sự khó khăn là nhận biệt một người giữa 20.000 người đang chờ đợi để bước vào vương cung thánh đường qua các trạm an ninh kiểm xoát.”
Ông Salvatore Festa nhắc lại: “Tối hôm đó, mọi sự tiến hành tốt đẹp, theo đúng các tiêu chuẩn thông thường. Việc kiểm xoát các tín hữu tham dự nghi thức tại vương cung thánh đường bên trong cũng như bên ngoài hết sức tinh tế. Tôi có thể đảm bảo với quý vị là không một cái kim không có phép cũng không được cho vào vương cung thánh đường.”
Tuy nhiên, ông công nhận: “Rõ ràng là các yếu tố liên hệ quá nhiều và thường khi hoàn toàn ngẫu nhiên và không thể tiên liệu trước.”
Trong buổi phỏng vấn, ông Salvatore Festa đã nói về việc huấn luyện các nhân viên phụ trách an ninh cho Đức Thánh Cha.
Ông giải thích: “Việc đầu tiên chúng tôi giảng dậy cho nhân viên an ninh là đảm bảo an ninh cho Đức Thánh Cha trong khi vẫn phải hoàn thành trách vụ đối với các tín hữu. Không thể ngăn cản không cho Đức Thánh Cha đến gần các hàng rào hay ngừng lại để chào hay ban phép lành cho những ai mong muốn, những ai tìm kiếm ngài hay những ai kêu gọi ngài.”
“Chính vì vậy mà các nhân viên an ninh cận vệ có những khả năng đặc biệt, họ có được nhờ được đặc biệt huấn luyện cho dịch vụ hộ tống. Họ phải theo học các khóa huấn luyện bổ túc để học hỏi các kỹ thuật mới.” Theo ông, các tiến bộ đạt được gần đây hết sức “quan trọng.” “Do đó Đức Thánh Cha được đảm bảo có một dịch vụ an ninh tốt đẹp nhất có thể.”
Ông cũng nhắc đến “một vòng đai an ninh thứ hai” để phòng ngừa các hiểm nguy có thể đến từ xa. Ông giải thích: Các “nhân viên an ninh” đã được huấn luyện để “nhận biết các phần tử nguy hiểm” và “để can thiệp nhanh chóng trong mọi hoàn cảnh.”
Khi được báo L'Osservatore Romano phỏng vấn ngày 8 tháng 1, ông đã nhắc lại sự việc Đức Thánh Cha Benedict XVI bị một phụ nữ trẻ tên Susanna Maiolo tấn công vào lúc đầu của Thánh Lễ Giáng Sinh tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.
Sau biến cố này, người ta đã trách cứ cơ quan an ninh là đã không nhận biết Suzanna Maiolo, một người đã cố gắng lại gần Đức Thánh Cha. Nhưng theo các chuyên gia, “Ngay cả các máy rà tối tân nhất cũng không giúp cho nhận biết chắc chắn được một người.” Chưa kể sự khó khăn là nhận biệt một người giữa 20.000 người đang chờ đợi để bước vào vương cung thánh đường qua các trạm an ninh kiểm xoát.”
Ông Salvatore Festa nhắc lại: “Tối hôm đó, mọi sự tiến hành tốt đẹp, theo đúng các tiêu chuẩn thông thường. Việc kiểm xoát các tín hữu tham dự nghi thức tại vương cung thánh đường bên trong cũng như bên ngoài hết sức tinh tế. Tôi có thể đảm bảo với quý vị là không một cái kim không có phép cũng không được cho vào vương cung thánh đường.”
Tuy nhiên, ông công nhận: “Rõ ràng là các yếu tố liên hệ quá nhiều và thường khi hoàn toàn ngẫu nhiên và không thể tiên liệu trước.”
Trong buổi phỏng vấn, ông Salvatore Festa đã nói về việc huấn luyện các nhân viên phụ trách an ninh cho Đức Thánh Cha.
Ông giải thích: “Việc đầu tiên chúng tôi giảng dậy cho nhân viên an ninh là đảm bảo an ninh cho Đức Thánh Cha trong khi vẫn phải hoàn thành trách vụ đối với các tín hữu. Không thể ngăn cản không cho Đức Thánh Cha đến gần các hàng rào hay ngừng lại để chào hay ban phép lành cho những ai mong muốn, những ai tìm kiếm ngài hay những ai kêu gọi ngài.”
“Chính vì vậy mà các nhân viên an ninh cận vệ có những khả năng đặc biệt, họ có được nhờ được đặc biệt huấn luyện cho dịch vụ hộ tống. Họ phải theo học các khóa huấn luyện bổ túc để học hỏi các kỹ thuật mới.” Theo ông, các tiến bộ đạt được gần đây hết sức “quan trọng.” “Do đó Đức Thánh Cha được đảm bảo có một dịch vụ an ninh tốt đẹp nhất có thể.”
Ông cũng nhắc đến “một vòng đai an ninh thứ hai” để phòng ngừa các hiểm nguy có thể đến từ xa. Ông giải thích: Các “nhân viên an ninh” đã được huấn luyện để “nhận biết các phần tử nguy hiểm” và “để can thiệp nhanh chóng trong mọi hoàn cảnh.”
Đức Thánh Cha kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ nhìn nhận Giáo Hội
LM. Trần Đức Anh, OP
09:02 09/01/2010
VATICAN - Trong buổi tiếp kiến sáng 7-1-2010, dành cho tân đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ Ông Kenan Gursoy đến trình quốc thư, ĐTC cầu mong chính phủ nước này gia tăng bảo vệ tự do tôn giáo cho các tín hữu Kitô.
Trong diễn văn chào mừng Ông Đại Sứ Gursoy, ĐTC nói: ”Các tín hữu Công Giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ quí chuộng tự do phụng tự được Hiến pháp quốc gia bảo đảm, và hài lòng vì có thể góp phần vào an sinh của các công dân khác, đặc biệt qua sự tham gia các hoạt động từ thiện và y tế... Tôi chắc chắn rằng chính phủ của Ông đại sứ sẽ tiếp tục làm những gì có thể để các tín hữu Công Giáo nhận được sự hỗ trợ cần thiết. Ngoài ra, Giáo Hội Công Giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ chờ đợi được nhìn nhận về mặt pháp lý dân sự. Sự nhìn nhận này sẽ giúp Giáo Hội Công Giáo được hưởng trọn vẹn tự do tôn giáo và đóng góp nhiều hơn cho xã hội”.
Trong bài diễn văn, ĐTC cũng nhắc đến cuộc viếng thăm của ngài tại Thổ Nhĩ Kỳ hồi năm 2006. Ngài ca ngợi chính phủ nước này đã giúp tạo điều kiện dễ dàng cho các phái đoàn tín hữu hành hương đến Thổ nhĩ kỳ trong năm thánh Phaolô, vị Đại Tông Đồ.
Sau cùng, ĐTC đề cao vai trò làm nhịp cầu giữa Âu và Á châu cũng như sự đóng góp và các sáng kiến của Thổ Nhĩ kỳ để mang lại hòa bình và sự ổn định cho miền Trung Đông, chấm dứt những xung đột quá lâu tại miền này. Ngài nói: ”Lịch sử thường chứng tỏ rằng các cuộc tranh chấp lãnh thổ và cạnh tranh chủng tộc chỉ có thể được giải quyết thỏa đáng nếu các khát vọng hợp pháp của mỗi bên được để ý tới, nhìn nhận những bất công quá khứ, và nếu cần phải sửa chữa lại”. ĐTC cho biết Tòa Thánh sẵn sàng hỗ trợ về mặt ngoại giao cho các sáng kiến trên đây của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.
Về phần Đại Sứ Gursoy, ngoài việc nhắc đến gần 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Tòa Thánh, ông khẳng định rằng Thổ muốn ”trở thành một thành viên trọn vẹn của Liên hiệp Âu Châu và có thể góp phần phòng ngừa cũng như giải quyết các xung đột giữa các nước Tây phương và thế giới Hồi giáo”.
Thổ nhĩ kỳ hiện có 76,8 triệu dân, đại đa số theo Hồi giáo. Kitô giáo cũng như các tôn giáo thiểu số phải chịu nhiều hạn chế, chẳng hạn việc xin phép xây cất thánh đường là điều rất khó xin được; ngoài ra vì Giáo Hội không có tư cách pháp nhân nên cũng không có quyền đứng tên để sở hữu tài sản, v.v. (SD 7-1-2010)
Trong diễn văn chào mừng Ông Đại Sứ Gursoy, ĐTC nói: ”Các tín hữu Công Giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ quí chuộng tự do phụng tự được Hiến pháp quốc gia bảo đảm, và hài lòng vì có thể góp phần vào an sinh của các công dân khác, đặc biệt qua sự tham gia các hoạt động từ thiện và y tế... Tôi chắc chắn rằng chính phủ của Ông đại sứ sẽ tiếp tục làm những gì có thể để các tín hữu Công Giáo nhận được sự hỗ trợ cần thiết. Ngoài ra, Giáo Hội Công Giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ chờ đợi được nhìn nhận về mặt pháp lý dân sự. Sự nhìn nhận này sẽ giúp Giáo Hội Công Giáo được hưởng trọn vẹn tự do tôn giáo và đóng góp nhiều hơn cho xã hội”.
Trong bài diễn văn, ĐTC cũng nhắc đến cuộc viếng thăm của ngài tại Thổ Nhĩ Kỳ hồi năm 2006. Ngài ca ngợi chính phủ nước này đã giúp tạo điều kiện dễ dàng cho các phái đoàn tín hữu hành hương đến Thổ nhĩ kỳ trong năm thánh Phaolô, vị Đại Tông Đồ.
Sau cùng, ĐTC đề cao vai trò làm nhịp cầu giữa Âu và Á châu cũng như sự đóng góp và các sáng kiến của Thổ Nhĩ kỳ để mang lại hòa bình và sự ổn định cho miền Trung Đông, chấm dứt những xung đột quá lâu tại miền này. Ngài nói: ”Lịch sử thường chứng tỏ rằng các cuộc tranh chấp lãnh thổ và cạnh tranh chủng tộc chỉ có thể được giải quyết thỏa đáng nếu các khát vọng hợp pháp của mỗi bên được để ý tới, nhìn nhận những bất công quá khứ, và nếu cần phải sửa chữa lại”. ĐTC cho biết Tòa Thánh sẵn sàng hỗ trợ về mặt ngoại giao cho các sáng kiến trên đây của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.
Về phần Đại Sứ Gursoy, ngoài việc nhắc đến gần 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Tòa Thánh, ông khẳng định rằng Thổ muốn ”trở thành một thành viên trọn vẹn của Liên hiệp Âu Châu và có thể góp phần phòng ngừa cũng như giải quyết các xung đột giữa các nước Tây phương và thế giới Hồi giáo”.
Thổ nhĩ kỳ hiện có 76,8 triệu dân, đại đa số theo Hồi giáo. Kitô giáo cũng như các tôn giáo thiểu số phải chịu nhiều hạn chế, chẳng hạn việc xin phép xây cất thánh đường là điều rất khó xin được; ngoài ra vì Giáo Hội không có tư cách pháp nhân nên cũng không có quyền đứng tên để sở hữu tài sản, v.v. (SD 7-1-2010)
Viếng thăm nguyện đưòng Do thái ở Rome là một hành động đi trên dây của ĐGH?
Phụng Nghi
11:23 09/01/2010
VATICAN CITY (CNS) - Một bức hí họa đăng trong ấn bản tháng giêng tờ báo của người Do thái ở nước Ý mô tả Đức giáo hoàng Benedict XVI đang vượt qua sông Tiber trên một sợi dây, cố giữ thăng bằng bằng một cây sào có một đầu ghi từ ngữ “đối thoại” còn đầu bên kia là “cải đạo”.
Trong lúc ngài chuẩn bị băng qua dòng sông Tiber để đi từ điện Vatican sang nguyện đường chính của người Do thái ở Rome vào ngày 17 tháng này, không một ai đã tiên đoán rằng cuộc hành trình này sẽ diễn tiến dễ dàng.
Khắp cộng đồng Do thái trên thế giới đang tiếp diễn một thái độ khó chịu về những quyết định của Đức giáo hoàng Benedict trong việc tiến hành thủ tục tuyên thánh cho Giáo hoàng Piô XII, trong việc tha vạ tuyệt thông cho vị giám mục đã chối bỏ nạn diệt chủng Do thái, và nơi việc ban hành một lời cầu nguyện cho người Do thái đã được cải biên trong phụng vụ ngày Thứ Sáu tuần thánh theo nghi thức Tridentino. Mức nhậy cảm của những hành động này đã nổi bật tại Rome.
Người Do thái đã sinh sống ở Rome cả trước khi Chúa Kitô ra đời, và hàng bao thế kỷ, sự tương tác giữa cộng đồng Do thái trong đô thị này với các vị giáo hoàng đã tạo thành một giòng lịch sử độc đáo về những mối liên lạc giữa Do thái giáo và Vatican, phần lớn là buồn thảm.
Giới chức thuộc Bảo tàng viện Do thái ở Rome, trú sở đặt trong khu nguyện đường, dự trù trưng bầy một cuộc triển lãm đặc biệt mô tả một phần trong lịch sử đó, dành cho Đức giáo hoàng Benedict và các khách viếng thăm trong những tháng tới đây.
Trọng tâm của cuộc triển lãm gồm có 14 tấm bảng trang trí do các nghệ sĩ Do thái thực hiện để ghi dấu ngày đăng quang của các Giáo hoàng Clement XII, Clement XIII, Clement XIV và Piô VI vào những năm 1700.
Từ hàng trăm năm, cộng đồng Do thái đã bị ép buộc phải tham gia vào các lễ hội đăng quang của các tân giáo hoàng – thường trong một cung cách làm hạ thấp phẩm giá.
Các nhóm trong thành phố được giao cho công tác phải trang hoàng những đoạn đường giáo hoàng sẽ đí qua, từ điện Vatican đến Vương cung thánh đường Thánh Gioan Lateran. Cộng đồng Do thái có trách nhiệm về con đường kéo dài giữa Đấu trường Colosseum và Khải hoàn môn Titus. Cổng này được dựng nên để mừng Đế quốc La mã chiến thắng người Do thái ở Jerusalem vào thế kỷ thứ nhất. Cuộc chiến thắng của Rome còn bao gồm cả việc phá hủy Đền thờ, là nơi cực thánh của Do thái giáo, và đài chiến thắng mô tả những tên lính Roma cướp đi các chân nến bảy ngọn và những đồ vật phụng tự khác của người Do thái.
Nguyện đưòng chính của người Do thái ở Rome toạ lạc chỉ cách điện Vatican chừng hai miles, trong khu vực đã một thời được gọi là “ghetto” Do thái của đô thị này. Từ ngữ ghetto khởi thuỷ được người Ý đặt ra để mô tả một khu vực trong thành phố nơi người Do thái bị ép buộc phải tập trung để sinh sống.
Vào năm 1555 – khi người Do thái đã bị trục xuất ra khỏi các nước Tây ban nha, Bồ đào nha, Anh và Pháp – Giáo hoàng Phaolô IV đã ra một sắc chỉ chính thức truyền cho những người Do thái ở Roma và khắp các Lãnh địa của Giáo hoàng “phải cư ngụ toàn bộ bên cạnh nhau trong các đường phố được chỉ định, và hoàn toàn cách biệt khu cư trú của người Kitô giáo.”
Giáo hoàng nói rằng thật “hoàn toàn vô lý và không thích đáng” nếu để cho người Do thái sống trù phú trong vùng đất người theo Kitô giáo, khi mà họ đã “bị Thiên Chúa kết án phải vĩnh viễn làm tôi đòi” vì thiếu niềm tin vào Chúa Giêsu.
Người Do thái ở Rome đã bị bó buộc phải sống trong khu “ghetto” như thế cho mãi đến khi các Lãnh địa Giáo hoàng bị hủy bỏ năm 1870. Dân số trong bốn dẫy phố của khu ghetto lên xuống trong khoảng từ 1750 đến 5000 người.
Cuộc viếng thăm nguyện đường Do thái của Đức giáo hoàng được dự trù trùng hợp với ngày 17 tháng giêng là ngày Giáo hội Công giáo nước Ý chọn làm ngày đối thoại giữa Công giáo và Do thái. Năm nay, ngày này cũng trùng vào lễ Shevat 2 trên niên lịch Do thái, đó là ngày cộng đồng Do thái ở Rome mừng kỷ niệm một phép lạ xảy ra trong khu ghetto cũ.
Tin tưởng rằng các thành viên trong cộng đồng Do thái đang hoạt động để đem vào nước các lý tưởng và sự tự do phát khởi từ cuộc Cách mạng Pháp – trong đó có vấn đề tách biệt giữa giáo hội và nhà nước – năm 1793 một đám đông đã nổi lửa đốt một trong những cổng vào ghetto, rõ rệt là có mưu đồ thiêu rụi mọi căn nhà trong khu đó nữa. Nhưng trời bỗng dưng tối sầm và một trận mưa lớn ào ạt đổ xuống dập tắt đám cháy và đẩy lui đám đông trở về nhà.
Năm 1870, hầu hết các ngôi nhà được triệt hạ sau khi các cổng ghetto được khai thông. Một nguyện đưiờng chính và mới, được xây cất trong khu vực này giữa những năm từ 1901 đến 1904, đó là nguyện đưiờng Đức giáo hoàng sẽ tới viếng thăm.
Chỉ cách nguyện đường này ít thước là một ngôi thánh đường mà lịch sử gắn liền với lịch sử của khu ghetto. Một tấm bảng trên cửa vào nhà thờ có trưng dẫn - bằng tiếng La tinh và Do thái – một câu trong sách tiên tri Isaia: “Suốt ngày Ta đưa tay kêu gọi một dân ngỗ nghịch, bọn người theo ý riêng mà đi trong đường tà.” Nhà thờ Thánh Grêgory đứng đối diện với lối vào khu ghetto và tấm bảng nói trên phản ảnh thái độ từ hàng bao thế kỷ của người Công giáo, cho rằng bất chấp tất cả những gì mà Chúa đã làm cho họ, người Do thái vẫn từ khước không nhận đấng cứu chuộc.
Trong khoảng giữa những năm từ 1572 đến 1848, các nhà thờ kế cận khu ghetto được dùng để xuất phát ra những “bài giảng o ép” nhằm thuyết phục người Do thái cải đạo theo Kitô giáo. Mỗi buổi chiều ngày thứ bẩy, do sắc lệnh của giáo hoàng, một bộ phận trong cộng đồng Do thái phải nghe một linh mục giảng thuyết về Đức Kitô, dùng chính các bài đọc Kinh Thánh mà cộng đoàn đã nghe sáng hôm đó tại nguyện đường Do thái.
Có truyền thuyết cho rằng nhiều người Do thái đã dùng sáp bịt kín lỗ tai trong những buổi giảng thuyết như thế.
Tuy mối liên lạc Công giáo–Do thái giáo đã được cải thiện lớn lao trong thế kỷ trước – đặc biệt là do giảng huấn của Công đồng Vatican II và thái độ cởi mở của Giáo hoàng Gioan Phaolô II -- bức tranh hí họa về vị giáo hoàng đi đong đưa trên dây đăng trên tờ nhật báo Pagine Ebraiche nói rõ ra rằng người ta đã không quên đi lịch sử độc đáo giữa cộng đồng Do thái ở Rome và các vị giáo hoàng.
Trong lúc ngài chuẩn bị băng qua dòng sông Tiber để đi từ điện Vatican sang nguyện đường chính của người Do thái ở Rome vào ngày 17 tháng này, không một ai đã tiên đoán rằng cuộc hành trình này sẽ diễn tiến dễ dàng.
Khắp cộng đồng Do thái trên thế giới đang tiếp diễn một thái độ khó chịu về những quyết định của Đức giáo hoàng Benedict trong việc tiến hành thủ tục tuyên thánh cho Giáo hoàng Piô XII, trong việc tha vạ tuyệt thông cho vị giám mục đã chối bỏ nạn diệt chủng Do thái, và nơi việc ban hành một lời cầu nguyện cho người Do thái đã được cải biên trong phụng vụ ngày Thứ Sáu tuần thánh theo nghi thức Tridentino. Mức nhậy cảm của những hành động này đã nổi bật tại Rome.
Người Do thái đã sinh sống ở Rome cả trước khi Chúa Kitô ra đời, và hàng bao thế kỷ, sự tương tác giữa cộng đồng Do thái trong đô thị này với các vị giáo hoàng đã tạo thành một giòng lịch sử độc đáo về những mối liên lạc giữa Do thái giáo và Vatican, phần lớn là buồn thảm.
Giới chức thuộc Bảo tàng viện Do thái ở Rome, trú sở đặt trong khu nguyện đường, dự trù trưng bầy một cuộc triển lãm đặc biệt mô tả một phần trong lịch sử đó, dành cho Đức giáo hoàng Benedict và các khách viếng thăm trong những tháng tới đây.
Trọng tâm của cuộc triển lãm gồm có 14 tấm bảng trang trí do các nghệ sĩ Do thái thực hiện để ghi dấu ngày đăng quang của các Giáo hoàng Clement XII, Clement XIII, Clement XIV và Piô VI vào những năm 1700.
Từ hàng trăm năm, cộng đồng Do thái đã bị ép buộc phải tham gia vào các lễ hội đăng quang của các tân giáo hoàng – thường trong một cung cách làm hạ thấp phẩm giá.
Các nhóm trong thành phố được giao cho công tác phải trang hoàng những đoạn đường giáo hoàng sẽ đí qua, từ điện Vatican đến Vương cung thánh đường Thánh Gioan Lateran. Cộng đồng Do thái có trách nhiệm về con đường kéo dài giữa Đấu trường Colosseum và Khải hoàn môn Titus. Cổng này được dựng nên để mừng Đế quốc La mã chiến thắng người Do thái ở Jerusalem vào thế kỷ thứ nhất. Cuộc chiến thắng của Rome còn bao gồm cả việc phá hủy Đền thờ, là nơi cực thánh của Do thái giáo, và đài chiến thắng mô tả những tên lính Roma cướp đi các chân nến bảy ngọn và những đồ vật phụng tự khác của người Do thái.
Nguyện đưòng chính của người Do thái ở Rome toạ lạc chỉ cách điện Vatican chừng hai miles, trong khu vực đã một thời được gọi là “ghetto” Do thái của đô thị này. Từ ngữ ghetto khởi thuỷ được người Ý đặt ra để mô tả một khu vực trong thành phố nơi người Do thái bị ép buộc phải tập trung để sinh sống.
Nguyện đường Do thái ở Rome |
Vào năm 1555 – khi người Do thái đã bị trục xuất ra khỏi các nước Tây ban nha, Bồ đào nha, Anh và Pháp – Giáo hoàng Phaolô IV đã ra một sắc chỉ chính thức truyền cho những người Do thái ở Roma và khắp các Lãnh địa của Giáo hoàng “phải cư ngụ toàn bộ bên cạnh nhau trong các đường phố được chỉ định, và hoàn toàn cách biệt khu cư trú của người Kitô giáo.”
Giáo hoàng nói rằng thật “hoàn toàn vô lý và không thích đáng” nếu để cho người Do thái sống trù phú trong vùng đất người theo Kitô giáo, khi mà họ đã “bị Thiên Chúa kết án phải vĩnh viễn làm tôi đòi” vì thiếu niềm tin vào Chúa Giêsu.
Người Do thái ở Rome đã bị bó buộc phải sống trong khu “ghetto” như thế cho mãi đến khi các Lãnh địa Giáo hoàng bị hủy bỏ năm 1870. Dân số trong bốn dẫy phố của khu ghetto lên xuống trong khoảng từ 1750 đến 5000 người.
Cuộc viếng thăm nguyện đường Do thái của Đức giáo hoàng được dự trù trùng hợp với ngày 17 tháng giêng là ngày Giáo hội Công giáo nước Ý chọn làm ngày đối thoại giữa Công giáo và Do thái. Năm nay, ngày này cũng trùng vào lễ Shevat 2 trên niên lịch Do thái, đó là ngày cộng đồng Do thái ở Rome mừng kỷ niệm một phép lạ xảy ra trong khu ghetto cũ.
Tin tưởng rằng các thành viên trong cộng đồng Do thái đang hoạt động để đem vào nước các lý tưởng và sự tự do phát khởi từ cuộc Cách mạng Pháp – trong đó có vấn đề tách biệt giữa giáo hội và nhà nước – năm 1793 một đám đông đã nổi lửa đốt một trong những cổng vào ghetto, rõ rệt là có mưu đồ thiêu rụi mọi căn nhà trong khu đó nữa. Nhưng trời bỗng dưng tối sầm và một trận mưa lớn ào ạt đổ xuống dập tắt đám cháy và đẩy lui đám đông trở về nhà.
Năm 1870, hầu hết các ngôi nhà được triệt hạ sau khi các cổng ghetto được khai thông. Một nguyện đưiờng chính và mới, được xây cất trong khu vực này giữa những năm từ 1901 đến 1904, đó là nguyện đưiờng Đức giáo hoàng sẽ tới viếng thăm.
Chỉ cách nguyện đường này ít thước là một ngôi thánh đường mà lịch sử gắn liền với lịch sử của khu ghetto. Một tấm bảng trên cửa vào nhà thờ có trưng dẫn - bằng tiếng La tinh và Do thái – một câu trong sách tiên tri Isaia: “Suốt ngày Ta đưa tay kêu gọi một dân ngỗ nghịch, bọn người theo ý riêng mà đi trong đường tà.” Nhà thờ Thánh Grêgory đứng đối diện với lối vào khu ghetto và tấm bảng nói trên phản ảnh thái độ từ hàng bao thế kỷ của người Công giáo, cho rằng bất chấp tất cả những gì mà Chúa đã làm cho họ, người Do thái vẫn từ khước không nhận đấng cứu chuộc.
Trong khoảng giữa những năm từ 1572 đến 1848, các nhà thờ kế cận khu ghetto được dùng để xuất phát ra những “bài giảng o ép” nhằm thuyết phục người Do thái cải đạo theo Kitô giáo. Mỗi buổi chiều ngày thứ bẩy, do sắc lệnh của giáo hoàng, một bộ phận trong cộng đồng Do thái phải nghe một linh mục giảng thuyết về Đức Kitô, dùng chính các bài đọc Kinh Thánh mà cộng đoàn đã nghe sáng hôm đó tại nguyện đường Do thái.
Có truyền thuyết cho rằng nhiều người Do thái đã dùng sáp bịt kín lỗ tai trong những buổi giảng thuyết như thế.
Tuy mối liên lạc Công giáo–Do thái giáo đã được cải thiện lớn lao trong thế kỷ trước – đặc biệt là do giảng huấn của Công đồng Vatican II và thái độ cởi mở của Giáo hoàng Gioan Phaolô II -- bức tranh hí họa về vị giáo hoàng đi đong đưa trên dây đăng trên tờ nhật báo Pagine Ebraiche nói rõ ra rằng người ta đã không quên đi lịch sử độc đáo giữa cộng đồng Do thái ở Rome và các vị giáo hoàng.
Top Stories
El régimen comunista vietnamita incrementa la represión contra los católicos (Tay Ban Nha)
Haztroir
14:29 09/01/2010
Los sacerdotes que no son ordenados por el Partido Comunista de Vietnam terminan en la cárcel.
REDACCION HO.- Asaltos policiales contra templos católicos, destrucción de símbolos e imágenes, asaltos para destruir cruces o imágenes de la Virgen y sacerdotes detenidos forman parte de la vida cotidiana de la Iglesia en Vietnam, el segundo país con más católicos del sureste asiático.
En Hanoi, quinientos policías atacaron en la madrugada del pasado miércoles a un grupo de fieles que trataban de defender la cruz de su cementerio, situado junto al templo parroquial. Las fuerzas de seguridad del régimen comunista habían entrado en el recinto para destruir la cruz, cuya presencia, según las autoridades, es ilegal.
La policía se presentó en la parroquia de Dong Chiem con perros, bombas lacrimógenas, explosivos y maquinaria para derribar la cruz y causaron varios heridos, dos de ellos graves.
Los ataques a los católicos se vienen sucediendo con la excusa de una ley que prohíbe la exhibición pública de símbolos religiosos. El régimen comunista vietnamita quiere recluir los símbolos religiosos al ámbito de la vida privada, de modo que nunca salgan de las viviendas de sus ciudadanos.
El 5 de noviembre pasado y con el mismo procedimiento fue destruida otra estatua de la Virgen María en el cementerio de la parroquia de Bau Sen, en la diócesis de Vinh.
Mientras tanto, el sacerdote católico Phan Van Loi sigue bajo arresto domiciliario desde hace diez años tras haber pasado otros ocho años en las cárceles del régimen:
"La cárcel fue una experiencia preciosa: vivir en la prisión me sirvió para ver la ferocidad y la inhumanidad del régimen comunista."
El sacerdote perteneció al movimiento Bloque 8406, que reclamaba libertades democráticas. El gobierno vietnamita le encarceló a él y al también sacerdote Nguyen Van Ly:
"Controlan el reclutamiento, la formación y la ordenación de los sacerdotes. Están presentes en las misas y no nos permiten tener publicaciones propias. ¿Es eso libertad?"
El padre Van Loi, que fue condenado a prisión por ser ordenado fuera del estamento religioso oficial controlado por el Partido Comunista vietnamita, denuncia el gobierno le ha cortado la línea de más de 30 tarjetas de telefonía móvil para impedir que hable con la prensa y las organizaciones extranjeras:
"Aunque no tengo la libertad de ejercer mis funciones de sacerdote en la parroquia, nadie me puede impedir la libertad de alma."
(Source: http://www.hazteoir.org/node/26980)
REDACCION HO.- Asaltos policiales contra templos católicos, destrucción de símbolos e imágenes, asaltos para destruir cruces o imágenes de la Virgen y sacerdotes detenidos forman parte de la vida cotidiana de la Iglesia en Vietnam, el segundo país con más católicos del sureste asiático.
La policía se presentó en la parroquia de Dong Chiem con perros, bombas lacrimógenas, explosivos y maquinaria para derribar la cruz y causaron varios heridos, dos de ellos graves.
Los ataques a los católicos se vienen sucediendo con la excusa de una ley que prohíbe la exhibición pública de símbolos religiosos. El régimen comunista vietnamita quiere recluir los símbolos religiosos al ámbito de la vida privada, de modo que nunca salgan de las viviendas de sus ciudadanos.
El 5 de noviembre pasado y con el mismo procedimiento fue destruida otra estatua de la Virgen María en el cementerio de la parroquia de Bau Sen, en la diócesis de Vinh.
Mientras tanto, el sacerdote católico Phan Van Loi sigue bajo arresto domiciliario desde hace diez años tras haber pasado otros ocho años en las cárceles del régimen:
"La cárcel fue una experiencia preciosa: vivir en la prisión me sirvió para ver la ferocidad y la inhumanidad del régimen comunista."
El sacerdote perteneció al movimiento Bloque 8406, que reclamaba libertades democráticas. El gobierno vietnamita le encarceló a él y al también sacerdote Nguyen Van Ly:
"Controlan el reclutamiento, la formación y la ordenación de los sacerdotes. Están presentes en las misas y no nos permiten tener publicaciones propias. ¿Es eso libertad?"
El padre Van Loi, que fue condenado a prisión por ser ordenado fuera del estamento religioso oficial controlado por el Partido Comunista vietnamita, denuncia el gobierno le ha cortado la línea de más de 30 tarjetas de telefonía móvil para impedir que hable con la prensa y las organizaciones extranjeras:
"Aunque no tengo la libertad de ejercer mis funciones de sacerdote en la parroquia, nadie me puede impedir la libertad de alma."
(Source: http://www.hazteoir.org/node/26980)
Vietnã: nova agressão policial em uma paróquia de Hanói (Bồ Đào Nha)
Zenit
14:30 09/01/2010
Policiais ferem fiéis que tentavam evitar a destruição de uma cruz
HANÓI, quinta-feira, 7 de janeiro de 2010 (ZENIT.org).- Forças policiais invadiram uma paróquia de Dong Chiem e destruiram uma cruz situada em cima de uma colina que está no território da paróquia, noticiou o site da arquidiocese de Hanói essa quarta-feira.
Alguns féis da paróquia presentes na colina no momento da destruição da cruz informaram por telefone os sacerdotes responsáveis pela paróquia.
A paróquia afetada pertence à arquidiocese de Hanói e está situada no distrito de My Duc, que funciona como capital administrativa, informou a agência de Missões Extrangeiras de Paris, Eglises d'Asie.
O pároco disse que às 7h30 da manhã foi avisado de que muitos policiais cercaram a cidade e se preparavam para destruir a cruz no alto da montanha.
Alertados desse risco, os fiéis chegaram até o lugar para tentar proteger a cruz.
Eles foram confrontados pela polícia. Dois deles ficaram gravemente feridos.
A operação policial para destruir a cruz começou durante a noite, por volta de três da madrugada.
Cerca de 500 agentes de segurança pública equipados com gás lacrimogêneo, cassetetes elétricos e rifles, acompanhados por cães da polícia, ainda se encontravam no lugar no momento da conversação telefônica.
Todas as entradas do povoado foram bloqueadas e ninguém podia entrar nem sair. Os próprios policiais transferiram os dois feridos para um lugar desconhecido, sem deixar que seus familiares os acompanhassem.
(Source: http://www.zenit.org/rssportuguese-23718)
HANÓI, quinta-feira, 7 de janeiro de 2010 (ZENIT.org).- Forças policiais invadiram uma paróquia de Dong Chiem e destruiram uma cruz situada em cima de uma colina que está no território da paróquia, noticiou o site da arquidiocese de Hanói essa quarta-feira.
Alguns féis da paróquia presentes na colina no momento da destruição da cruz informaram por telefone os sacerdotes responsáveis pela paróquia.
A paróquia afetada pertence à arquidiocese de Hanói e está situada no distrito de My Duc, que funciona como capital administrativa, informou a agência de Missões Extrangeiras de Paris, Eglises d'Asie.
O pároco disse que às 7h30 da manhã foi avisado de que muitos policiais cercaram a cidade e se preparavam para destruir a cruz no alto da montanha.
Alertados desse risco, os fiéis chegaram até o lugar para tentar proteger a cruz.
Eles foram confrontados pela polícia. Dois deles ficaram gravemente feridos.
A operação policial para destruir a cruz começou durante a noite, por volta de três da madrugada.
Cerca de 500 agentes de segurança pública equipados com gás lacrimogêneo, cassetetes elétricos e rifles, acompanhados por cães da polícia, ainda se encontravam no lugar no momento da conversação telefônica.
Todas as entradas do povoado foram bloqueadas e ninguém podia entrar nem sair. Os próprios policiais transferiram os dois feridos para um lugar desconhecido, sem deixar que seus familiares os acompanhassem.
(Source: http://www.zenit.org/rssportuguese-23718)
Polisi Vietnam Bentrok dengan Warga Katolik (tiếng Indonesia)
Voanews
14:32 09/01/2010
Gereja Katolik di Vietnam mengatakan polisi telah menghancurkan sebuah salib dan menyerang sekelompok umat Katolik di sebuah pemakaman paroki di dekat ibukota, Hanoi.
Para pejabat gereja hari Kamis mengatakan beberapa orang terluka dalam insiden di paroki Dong Chiem itu.
Dalam pernyataan, Keuskupan Agung Hanoi mengatakan sekitar 500 polisi bersenjata lengkap tiba di paroki hari Rabu, ketika para pastor dan asistennya sedang mengikuti acara retreat.
Pernyataan itu mengatakan sebuah unit zeni angkatan darat menggunakan bahan peledak untuk menghancurkan sebuah salib besar di makam paroki itu.
Pastor Paroki, Joseph Nguyen Van Huu mengutip umatnya yang mengatakan polisi menggunakan gas air mata dan pentungan untuk menghentikan orang-orang yang bergegas ingin melindungi salib itu.
Tidak ada laporan resmi mengenai insiden tersebut.
(Source: http://www.voanews.com/indonesian/2010-01-08-voa5.cfm)
Para pejabat gereja hari Kamis mengatakan beberapa orang terluka dalam insiden di paroki Dong Chiem itu.
Dalam pernyataan, Keuskupan Agung Hanoi mengatakan sekitar 500 polisi bersenjata lengkap tiba di paroki hari Rabu, ketika para pastor dan asistennya sedang mengikuti acara retreat.
Pernyataan itu mengatakan sebuah unit zeni angkatan darat menggunakan bahan peledak untuk menghancurkan sebuah salib besar di makam paroki itu.
Pastor Paroki, Joseph Nguyen Van Huu mengutip umatnya yang mengatakan polisi menggunakan gas air mata dan pentungan untuk menghentikan orang-orang yang bergegas ingin melindungi salib itu.
Tidak ada laporan resmi mengenai insiden tersebut.
(Source: http://www.voanews.com/indonesian/2010-01-08-voa5.cfm)
Vietnam: la protesta di vescovi e fedeli per il Crocifisso distrutto (tiếng Ý)
Radio Vaticana
14:33 09/01/2010
“Ora stiamo vivendo un grande dolore e siamo colpiti, perché quanto accaduto al Crocifisso è un sacrilegio contro Cristo, nostro Signore. È stato un vero sacrilegio, un insulto contro il simbolo più sacro della nostra fede”. Queste le parole di padre John Le Trong Cung, vicecancelliere della parrocchia di Dong Chiem, in Vietnam, dove è avvenuta la distruzione, il 6 gennaio scorso, del Crocifisso del cimitero, come riporta l’agenzia AsiaNews. La collina dove è avvenuto il fatto è di proprietà della parrocchia da più di cento anni e dal 1944 è usata come cimitero.
Le autorità vietnamite, però, negano ogni diritto di proprietà, perché, in un Paese comunista, “la terra appartiene al popolo e lo Stato la gestisce per il popolo”. Di fronte alla distruzione della Croce, i fedeli, insieme ad altri sacerdoti, sono subito accorsi a pregare per i feriti e per la parrocchia nel suo insieme. Ci sono state anche proteste nei confronti della polizia, che però ha reagito brutalmente. “Almeno una decina di persone sono state duramente bastonate – ha dichiarato padre Le Trong Cung – due di loro sono state ferite seriamente e portate in una clinica”. Inoltre cinque cattolici sono stati arrestati e portati in un luogo al momento sconosciuto. “L’aver assalito brutalmente inermi e innocenti civili è un atto selvaggio e inumano, che ferisce gravemente la dignità umana. Questa ottusa condotta va condannata”, ha affermato padre Le Trong Cung.
I presuli del Nord Vietnam, solidarizzando con l’arcivescovo di Hanoi, nella cui diocesi si trova la parrocchia di Dong Chiem, hanno espresso ieri il proprio sgomento per quanto accaduto e hanno chiesto al governo di non usare misure che possano creare “ulteriore malcontento, rabbia e sfiducia tra la popolazione”, e hanno invitato le autorità ad apportare un cambiamento “nelle leggi che regolano il possesso dei terreni e delle proprietà”. A conclusione del messaggio redatto ieri, i presuli hanno comunque confermato la volontà di “collaborare con il governo” per il bene del Paese e per la costruzione di “una grande famiglia” in cui tutti i membri possano coesistere in maniera pacifica. Intanto, mentre i media di Stato hanno ripreso la campagna diffamatoria contro i cattolici, alcuni fedeli, sfidando il governo, hanno edificato una nuova Croce di bambù nello stesso sito in cui era collocata la croce distrutta dalle forze di polizia. (F.C.)
Radio Vaticana
(Source: http://www.oecumene.radiovaticana.org/it1/Articolo.asp?c=348017)
Le autorità vietnamite, però, negano ogni diritto di proprietà, perché, in un Paese comunista, “la terra appartiene al popolo e lo Stato la gestisce per il popolo”. Di fronte alla distruzione della Croce, i fedeli, insieme ad altri sacerdoti, sono subito accorsi a pregare per i feriti e per la parrocchia nel suo insieme. Ci sono state anche proteste nei confronti della polizia, che però ha reagito brutalmente. “Almeno una decina di persone sono state duramente bastonate – ha dichiarato padre Le Trong Cung – due di loro sono state ferite seriamente e portate in una clinica”. Inoltre cinque cattolici sono stati arrestati e portati in un luogo al momento sconosciuto. “L’aver assalito brutalmente inermi e innocenti civili è un atto selvaggio e inumano, che ferisce gravemente la dignità umana. Questa ottusa condotta va condannata”, ha affermato padre Le Trong Cung.
I presuli del Nord Vietnam, solidarizzando con l’arcivescovo di Hanoi, nella cui diocesi si trova la parrocchia di Dong Chiem, hanno espresso ieri il proprio sgomento per quanto accaduto e hanno chiesto al governo di non usare misure che possano creare “ulteriore malcontento, rabbia e sfiducia tra la popolazione”, e hanno invitato le autorità ad apportare un cambiamento “nelle leggi che regolano il possesso dei terreni e delle proprietà”. A conclusione del messaggio redatto ieri, i presuli hanno comunque confermato la volontà di “collaborare con il governo” per il bene del Paese e per la costruzione di “una grande famiglia” in cui tutti i membri possano coesistere in maniera pacifica. Intanto, mentre i media di Stato hanno ripreso la campagna diffamatoria contro i cattolici, alcuni fedeli, sfidando il governo, hanno edificato una nuova Croce di bambù nello stesso sito in cui era collocata la croce distrutta dalle forze di polizia. (F.C.)
Radio Vaticana
(Source: http://www.oecumene.radiovaticana.org/it1/Articolo.asp?c=348017)
Będą interpelacje w sprawie prześladowań w Wietnamie - Komuniści wysadzili krzyż (Ba Lan)
Jacek Dytkowski
04:33 09/01/2010
Polscy parlamentarzyści będą interpelować do Ministerstwa Spraw Zagranicznych w sprawie represjonowania chrześcijan w Wietnamie. Posłowie sugerują Radosławowi Sikorskiemu wystosowanie noty dyplomatycznej do komunistycznych władz w Hanoi.
Posłowie wskazują również, że jako kraj członkowski powinniśmy poruszyć ten problem na forum Unii Europejskiej. Podobnego zdania są polscy europarlamentarzyści. To reakcja na wysadzenie w powietrze monumentalnego krzyża na jednym z cmentarzy i brutalne pobicie katolików, którzy usiłowali do tego nie dopuścić. Komunistyczne władze Wietnamu nasiliły prześladowania Kościoła katolickiego. 7 stycznia ciężko uzbrojeni funkcjonariusze policji zaatakowali na południowych peryferiach Hanoi wiernych z parafii Dong Chiem, którzy na klęczkach próbowali nie dopuścić do profanacji krzyża. Około 1000 policjantów z psami brutalnie spacyfikowało modlących się. Wiele osób skatowano pałkami do utraty przytomności. W tym czasie saperzy wysadzili monumentalny krzyż umieszczony na skale na miejscowym cmentarzu.
Trudno na razie stwierdzić, czy życie polskich katolików jest tam zagrożone. Nie udało nam się skontaktować z polską ambasadą w Hanoi. Piotr Paszkowski, rzecznik MSZ, obiecuje, że zorientuje się w sytuacji. - Pewnie monitorują wydarzenia, nasza placówka zawsze tak postępuje - twierdzi Paszkowski. Resort spraw zagranicznych nie udzielił nam jednak informacji na temat ewentualnych kroków dyplomatycznych w obronie chrześcijan w Wietnamie.
Senator Stanisław Zając (PiS) przyznaje, że zna trudne położenie chrześcijan w Wietnamie. - Występowaliśmy już między innymi w obronie wyznawców Chrystusa w Indiach. W momencie, kiedy akty agresji przybrały zdecydowanie na sile nie tylko tam, ale także w innych częściach świata, jakieś jednoznaczne stanowisko powinno się pojawić - uważa Zając. Zapewnia, że będzie rozmawiał w tej sprawie na najbliższym posiedzeniu Klubu Parlamentarnego PiS. - Żeby w podobny sposób jak w Indiach, choć może w nieco innej formie, zareagować na to, co się dzieje wobec chrześcijan na świecie - dodaje.
Poseł Gabriela Masłowska (PiS) otwarcie deklaruje, że złoży interpelację do MSZ w sprawie skierowania noty dyplomatycznej do władz Wietnamu, by wytłumaczyły swoje postępowanie wobec chrześcijan. - Nie możemy milczeć, tym bardziej jako parlamentarzyści i katolicy. Sprawa prześladowań katolików ma coraz większy zakres i staje się to naprawdę niebezpieczne. Dlatego bezwzględnie trzeba wystąpić do MSZ, żeby podjęło stosowne działania. Zrobię to jeszcze dzisiaj - deklaruje Masłowska.
Z kolei europoseł Jarosław Kalinowski przyznaje, że jeszcze niewiele wie o wydarzeniach w Wietnamie. - Sądzę natomiast, iż na pewno będzie jakaś inicjatywa ze strony europosłów, nie tylko polskich - zakłada Kalinowski.
Europoseł Paweł Kowal obiecuje, że zorientuje się w sytuacji i złoży interpelację do Komisji Europejskiej. - Na pewno wyślę to na piśmie i jeśli się uda, osobiście zadam w poniedziałek pytanie pani komisarz Catherine Ashton - oznajmia Kowal. Podobne zapewnienie o wystosowaniu interpelacji złożył w rozmowie z nami europoseł Konrad Szymański.
Poseł Artur Górski (PiS) jest przekonany o konieczności podjęcia tej sprawy na forum europejskim. - Nota jednego państwa z drugiej strony kuli ziemskiej nie będzie miała większego znaczenia. Uważam, że nasz rząd powinien podjąć działania, aby Unia Europejska jako całość stanęła w obronie chrześcijan prześladowanych w innych krajach - mówi Górski. Według niego, skoro Europa została zbudowana na prawach, wolnościach i swobodach człowieka, to powinna tych wartości bronić także poza swoimi granicami. - Niech będzie wiarygodna w tych hasłach, które głosi. Oczekuję w tej sprawie konkretnego działania, zdecydowanej interwencji od ministra spraw zagranicznych UE. Mam też nadzieję, że głos w obronie wietnamskich chrześcijan zabierze przewodniczący PE Jerzy Buzek - konkluduje poseł.
Polskę łączą z Wietnamem ożywione stosunki handlowe. - Wietnam jest ważnym partnerem gospodarczym Polski. Jesteśmy zainteresowani dalszym rozwijaniem współpracy handlowej i inwestycyjnej - mówił wicepremier Waldemar Pawlak w 2008 r. na spotkaniu z Vu Huy Hoangiem, ministrem przemysłu i handlu Wietnamu. Polska nie żałowała wsparcia dla wietnamskiego transportu morskiego. Decyzję o pożyczce na wietnamskie stocznie podjął w 1997 r. rząd Włodzimierza Cimoszewicza. Udzielono kredytu w wysokości 70 mln dolarów. W zamian Wietnam miał preferencyjnie traktować eksport polskich maszyn i urządzeń. Pomysł rządu krytykowała m.in. "Solidarność", bo umowa zbiegła się z upadkiem Stoczni Gdańskiej. W ostatnim natomiast okresie, na przełomie listopada i grudnia 2009 r., z oficjalną wizytą w Wietnamie przebywał Marek Sawicki, minister rolnictwa i rozwoju wsi. Strona wietnamska wyrażała wówczas zainteresowanie kupnem polskich produktów mleczarskich. Ponadto zachęcano Polskę do inwestowania w wietnamską branżę rolno-spożywczą. Jeżeli weźmiemy pod uwagę, że Wietnam jest jednym z najbiedniejszych państw świata, a podstawą jego gospodarki jest rolnictwo, wtedy okaże się, że mamy pewne formy nacisku.
(Source: http://www.naszdziennik.pl/index.php?dat=20100109&typ=wi&id=wi02.txt)
Posłowie wskazują również, że jako kraj członkowski powinniśmy poruszyć ten problem na forum Unii Europejskiej. Podobnego zdania są polscy europarlamentarzyści. To reakcja na wysadzenie w powietrze monumentalnego krzyża na jednym z cmentarzy i brutalne pobicie katolików, którzy usiłowali do tego nie dopuścić. Komunistyczne władze Wietnamu nasiliły prześladowania Kościoła katolickiego. 7 stycznia ciężko uzbrojeni funkcjonariusze policji zaatakowali na południowych peryferiach Hanoi wiernych z parafii Dong Chiem, którzy na klęczkach próbowali nie dopuścić do profanacji krzyża. Około 1000 policjantów z psami brutalnie spacyfikowało modlących się. Wiele osób skatowano pałkami do utraty przytomności. W tym czasie saperzy wysadzili monumentalny krzyż umieszczony na skale na miejscowym cmentarzu.
Trudno na razie stwierdzić, czy życie polskich katolików jest tam zagrożone. Nie udało nam się skontaktować z polską ambasadą w Hanoi. Piotr Paszkowski, rzecznik MSZ, obiecuje, że zorientuje się w sytuacji. - Pewnie monitorują wydarzenia, nasza placówka zawsze tak postępuje - twierdzi Paszkowski. Resort spraw zagranicznych nie udzielił nam jednak informacji na temat ewentualnych kroków dyplomatycznych w obronie chrześcijan w Wietnamie.
Senator Stanisław Zając (PiS) przyznaje, że zna trudne położenie chrześcijan w Wietnamie. - Występowaliśmy już między innymi w obronie wyznawców Chrystusa w Indiach. W momencie, kiedy akty agresji przybrały zdecydowanie na sile nie tylko tam, ale także w innych częściach świata, jakieś jednoznaczne stanowisko powinno się pojawić - uważa Zając. Zapewnia, że będzie rozmawiał w tej sprawie na najbliższym posiedzeniu Klubu Parlamentarnego PiS. - Żeby w podobny sposób jak w Indiach, choć może w nieco innej formie, zareagować na to, co się dzieje wobec chrześcijan na świecie - dodaje.
Poseł Gabriela Masłowska (PiS) otwarcie deklaruje, że złoży interpelację do MSZ w sprawie skierowania noty dyplomatycznej do władz Wietnamu, by wytłumaczyły swoje postępowanie wobec chrześcijan. - Nie możemy milczeć, tym bardziej jako parlamentarzyści i katolicy. Sprawa prześladowań katolików ma coraz większy zakres i staje się to naprawdę niebezpieczne. Dlatego bezwzględnie trzeba wystąpić do MSZ, żeby podjęło stosowne działania. Zrobię to jeszcze dzisiaj - deklaruje Masłowska.
Z kolei europoseł Jarosław Kalinowski przyznaje, że jeszcze niewiele wie o wydarzeniach w Wietnamie. - Sądzę natomiast, iż na pewno będzie jakaś inicjatywa ze strony europosłów, nie tylko polskich - zakłada Kalinowski.
Europoseł Paweł Kowal obiecuje, że zorientuje się w sytuacji i złoży interpelację do Komisji Europejskiej. - Na pewno wyślę to na piśmie i jeśli się uda, osobiście zadam w poniedziałek pytanie pani komisarz Catherine Ashton - oznajmia Kowal. Podobne zapewnienie o wystosowaniu interpelacji złożył w rozmowie z nami europoseł Konrad Szymański.
Poseł Artur Górski (PiS) jest przekonany o konieczności podjęcia tej sprawy na forum europejskim. - Nota jednego państwa z drugiej strony kuli ziemskiej nie będzie miała większego znaczenia. Uważam, że nasz rząd powinien podjąć działania, aby Unia Europejska jako całość stanęła w obronie chrześcijan prześladowanych w innych krajach - mówi Górski. Według niego, skoro Europa została zbudowana na prawach, wolnościach i swobodach człowieka, to powinna tych wartości bronić także poza swoimi granicami. - Niech będzie wiarygodna w tych hasłach, które głosi. Oczekuję w tej sprawie konkretnego działania, zdecydowanej interwencji od ministra spraw zagranicznych UE. Mam też nadzieję, że głos w obronie wietnamskich chrześcijan zabierze przewodniczący PE Jerzy Buzek - konkluduje poseł.
Polskę łączą z Wietnamem ożywione stosunki handlowe. - Wietnam jest ważnym partnerem gospodarczym Polski. Jesteśmy zainteresowani dalszym rozwijaniem współpracy handlowej i inwestycyjnej - mówił wicepremier Waldemar Pawlak w 2008 r. na spotkaniu z Vu Huy Hoangiem, ministrem przemysłu i handlu Wietnamu. Polska nie żałowała wsparcia dla wietnamskiego transportu morskiego. Decyzję o pożyczce na wietnamskie stocznie podjął w 1997 r. rząd Włodzimierza Cimoszewicza. Udzielono kredytu w wysokości 70 mln dolarów. W zamian Wietnam miał preferencyjnie traktować eksport polskich maszyn i urządzeń. Pomysł rządu krytykowała m.in. "Solidarność", bo umowa zbiegła się z upadkiem Stoczni Gdańskiej. W ostatnim natomiast okresie, na przełomie listopada i grudnia 2009 r., z oficjalną wizytą w Wietnamie przebywał Marek Sawicki, minister rolnictwa i rozwoju wsi. Strona wietnamska wyrażała wówczas zainteresowanie kupnem polskich produktów mleczarskich. Ponadto zachęcano Polskę do inwestowania w wietnamską branżę rolno-spożywczą. Jeżeli weźmiemy pod uwagę, że Wietnam jest jednym z najbiedniejszych państw świata, a podstawą jego gospodarki jest rolnictwo, wtedy okaże się, że mamy pewne formy nacisku.
(Source: http://www.naszdziennik.pl/index.php?dat=20100109&typ=wi&id=wi02.txt)
Reżim kontynuuje niszczenie Kościoła (Ba Lan)
Nasz Dziennik
04:38 09/01/2010
Tomasz Korczyński z polskiej sekcji organizacji Pomoc Kościołowi w Potrzebie:
Reżim komunistyczny od lat próbuje niszczyć Kościół, chrześcijaństwo w Wietnamie, ale ten kraj może stać się znakiem. Ja wysuwam taką tezę - Wietnam może być dla Azji takim pierwszym klockiem domina. Będzie on działał bardzo podobnie do tego, jak Polska wpłynęła na Europę. Przecież nikt nie przewidywał, że komunizm upadnie w Europie, a stało się to w sposób bezkrwawy. Dziś także nie wyobrażamy sobie, że reżim komunistyczny w Chinach może zniknąć. A kto wie, czy Wietnam nie będzie taką drugą Polską. Kościół stanowi dla tamtejszych katolików ostoję nie tylko religijną, lecz także demokratyczną i niepodległościową, czyli taką, która daje człowiekowi wolność. Tak samo było w Polsce, gdzie ludzie skupiali się wokół Kościoła, wokół swoich pasterzy, którzy bardzo jednoznacznie opowiadają się za demokracją, wolnością i poszanowaniem godności człowieka i jego praw, w tym prawa do wolności religijnej.
(Source: http://www.naszdziennik.pl/index.php?dat=20100109&typ=wi&id=wi03.txt)
Reżim komunistyczny od lat próbuje niszczyć Kościół, chrześcijaństwo w Wietnamie, ale ten kraj może stać się znakiem. Ja wysuwam taką tezę - Wietnam może być dla Azji takim pierwszym klockiem domina. Będzie on działał bardzo podobnie do tego, jak Polska wpłynęła na Europę. Przecież nikt nie przewidywał, że komunizm upadnie w Europie, a stało się to w sposób bezkrwawy. Dziś także nie wyobrażamy sobie, że reżim komunistyczny w Chinach może zniknąć. A kto wie, czy Wietnam nie będzie taką drugą Polską. Kościół stanowi dla tamtejszych katolików ostoję nie tylko religijną, lecz także demokratyczną i niepodległościową, czyli taką, która daje człowiekowi wolność. Tak samo było w Polsce, gdzie ludzie skupiali się wokół Kościoła, wokół swoich pasterzy, którzy bardzo jednoznacznie opowiadają się za demokracją, wolnością i poszanowaniem godności człowieka i jego praw, w tym prawa do wolności religijnej.
(Source: http://www.naszdziennik.pl/index.php?dat=20100109&typ=wi&id=wi03.txt)
To świętokradczy i nieludzki atak (Ba Lan)
Maria Popielewicz
04:40 09/01/2010
Świętokradztwem, które obraża wiarę katolicką, nazwał wyburzenie krzyża na parafialnym cmentarzu w Dong Chiem w archidiecezji Hanoi ojciec John Le Trong Cung, wicekanclerz tamtejszej kurii. Brutalny atak na bezbronnych i niewinnych wiernych broniących krzyża ocenił natomiast jako "dziki i nieludzki akt", który poważnie narusza ludzką godność. To absurdalne zachowanie musi być potępione - podkreślił. O swojej solidarności i modlitwie za rannych w czasie środowej akcji policji zapewnili kapłani i wierni z innych wietnamskich parafii.
Ojciec Peter Nguyen Van Khai CSsR, rzecznik redemptorystów w Hanoi, w rozmowie z "Naszym Dziennikiem" wyjaśnił, że na razie nie może przekazać więcej informacji, bo jest potrzeba, by pomagać ofiarom.
Według świadków, w akcji wyburzania krzyża wzięło udział nawet tysiąc policjantów. Katolików błagających, by nie usuwać krzyża, brutalnie zaatakowali funkcjonariusze. Co najmniej kilkanaście osób zostało pobitych, dwie z nich poważnie. Policja zabrała tych ludzi, ale początkowo nie było wiadomo dokąd. Natomiast ojciec Le Trong Cung poinformował portal VietCatholic News, że - jak się później okazało - zostały one przewiezione do szpitala w Te Tiýu, gdzie jednak nie podjęto leczenia. - Dopiero później kapłani wraz z parafianami ich odnaleźli. Zabrałem ich do szpitala w Viet Duc, gdzie zajęli się nimi lekarze - wyjaśnia wicekanclerz kurii w Hanoi.
- Teraz przeżywamy wielki ból i jesteśmy głęboko udręczeni, ponieważ to, co się stało z krzyżem, jest świętokradztwem wobec Chrystusa, Pana naszego. To prawdziwe świętokradztwo, zniewaga wobec najświętszych symboli naszej wiary - podkreśla o. Le Trong Cung. Wezwał on wszystkich kapłanów, siostry zakonne i wiernych do modlitwy, by Wietnam stał się krajem "sprawiedliwym, demokratycznym i obywatelskim, w którym święte wartości są szanowane, a prawa człowieka chronione".
Do modlitwy za Kościół w Wietnamie zachęca też o. Edward Osiecki SVD, współtwórca duszpasterstwa Wietnamczyków w Polsce. Zwraca jednocześnie uwagę na jeszcze jeden bardzo delikatny aspekt sprawy. Ten usunięty krzyż i zniszczona w listopadzie figura Matki Bożej były ustawione na cmentarzu, czyli wśród zmarłych przodków. - Trzeba wiedzieć, że dla katolików w Wietnamie cmentarz jest miejscem bardzo szczególnym. Zburzenie krzyża czy zniszczenie figury Matki Bożej na cmentarzu to dla nich nie tylko targnięcie się na symbole religijne, ale również pokazanie ludziom, że oni się nie liczą, bo ich zmarli się nie liczą - podkreśla werbista. - To jest najbardziej osobisty z ataków - dodaje.
Poróżnić wiernych i biskupów
Ojciec Osiecki zwraca również uwagę, że władze w Wietnamie chcą przez swoje działania rozdzielić Episkopat i wiernych. - Nakłaniają ich, by zachęcali wiernych do współpracy z władzami. Delikatnie sugerują biskupom, że od ich współpracy zależy ewentualna wizyta Papieża w Wietnamie, że wakujące diecezje i parafie będą obsadzone, a ponadto będzie łatwiej uzyskać zgodę na remont lub rozbudowę kościołów - wyjaśnia. Biskupi w poczuciu odpowiedzialności za pokój społeczny i w dobrej wierze zachęcają wiernych do współpracy, a tymczasem policja na rozkaz władz partyjnych podejmuje swoje akcje wtedy, kiedy biskupi czy proboszczowie i duszpasterze są chwilowo w parafii. W ten sposób wierni, którzy posłuchali biskupów, mogą czuć się oszukani, że oni ich zdradzili, bo z jednej strony zachęcali do współpracy, a z drugiej strony - władze robią dokładnie coś odwrotnego, niż obiecali biskupom. - To jest bardzo przewrotne poniżenie biskupów w oczach wiernych - podkreśla o. Osiecki. - Dumą Kościoła w Wietnamie są jednak biskupi, którzy w tak skomplikowanej sytuacji pełnią z godnością i w duchu jedności między sobą oraz ze Stolicą Apostolską swoje pasterskie obowiązki - dodaje werbista. Partia usiłuje na różne sposoby podzielić wewnętrznie Episkopat przez wybiórcze "przywileje", ograniczając jednych hierarchów, a drugim dając pozwolenia. - Wszystko jest podporządkowane jednej idei - pokazać, kto rządzi - ocenia o. Osiecki.
Przykładem dwulicowości władz wietnamskich może być zezwolenie na uroczystości otwierające Rok Jubileuszowy czy oddanie archidiecezji Hue terenów pod rozbudowę narodowego sanktuarium maryjnego w La Vang. Rząd oddał Kościołowi 130 tys. ze 150 tys. m kw. ziemi wokół niego, skonfiskowanych w 1975 roku. Dzięki temu będzie możliwość wybudowania nowej bazyliki. Pierwszy kościół został zburzony w 1972 r. w czasie wojny wietnamskiej. Na pozostałych 20 tys. m kw. władze zgodziły się zasadzić drzewa. Zaoferowały także, że wybudują cztery drogi prowadzące do sanktuarium. Prace rozpoczęły się już na początku grudnia zeszłego roku.
Jednocześnie niedługo przed ogłoszeniem decyzji o oddaniu ziemi pod rozbudowę sanktuarium władze, mimo licznych protestów Episkopatu wietnamskiego, wyburzyły budynek Papieskiego Kolegium w Dala, miejsca bardzo ważnego dla wietnamskich duchownych. Kolegium rozpoczęło działalność 13 września 1958 roku. Służyło jako główne seminarium duchowne aż do czasu, gdy komunistyczny rząd zawłaszczył obiekt w 1980 roku. Władze chcą w tym miejscu najpierw utworzyć park, a następnie sprzedać teren pod inwestycje.
Oczernić pasterzy
W oddzielanie biskupów od wiernych wpisują się także liczne ataki wymierzane w samych hierarchów, mające na celu ich zdyskredytowanie w oczach ludzi. Arcybiskup Hanoi Joseph Ngô Quang Kiýt, który był mocno zaangażowany w pomoc wiernym, został oczerniony w mediach. Na początku grudnia zeszłego roku zdecydował się złożyć rezygnację. - Wtedy delegacja miasta Hanoi pod przewodnictwem tej samej osoby, która prowadziła przeciw niemu oszczerczą kampanię, przyszła do biskupa z bożonarodzeniowymi życzeniami i prezentem. Arcybiskup, zachowując spokój, wyraził nadzieję, że ta wizyta jest wizytą dobrej woli - mówi o. Osiecki. Ale - jak się okazało - arcybiskup Kiýt słusznie się obawiał, bo do ataku na parafię doszło właśnie w jego diecezji, a wizytę delegacji opisano w prasie, co miało sugerować współpracę arcybiskupa z władzami. - Czyli chodziło wyraźnie o to, by samego arcybiskupa Kiýta postawić w dwuznacznej sytuacji i zdyskredytować w oczach wiernych - podkreśla werbista.
(Source: http://www.naszdziennik.pl/index.php?dat=20100109&typ=wi&id=wi04.txt)
Ojciec Peter Nguyen Van Khai CSsR, rzecznik redemptorystów w Hanoi, w rozmowie z "Naszym Dziennikiem" wyjaśnił, że na razie nie może przekazać więcej informacji, bo jest potrzeba, by pomagać ofiarom.
Według świadków, w akcji wyburzania krzyża wzięło udział nawet tysiąc policjantów. Katolików błagających, by nie usuwać krzyża, brutalnie zaatakowali funkcjonariusze. Co najmniej kilkanaście osób zostało pobitych, dwie z nich poważnie. Policja zabrała tych ludzi, ale początkowo nie było wiadomo dokąd. Natomiast ojciec Le Trong Cung poinformował portal VietCatholic News, że - jak się później okazało - zostały one przewiezione do szpitala w Te Tiýu, gdzie jednak nie podjęto leczenia. - Dopiero później kapłani wraz z parafianami ich odnaleźli. Zabrałem ich do szpitala w Viet Duc, gdzie zajęli się nimi lekarze - wyjaśnia wicekanclerz kurii w Hanoi.
- Teraz przeżywamy wielki ból i jesteśmy głęboko udręczeni, ponieważ to, co się stało z krzyżem, jest świętokradztwem wobec Chrystusa, Pana naszego. To prawdziwe świętokradztwo, zniewaga wobec najświętszych symboli naszej wiary - podkreśla o. Le Trong Cung. Wezwał on wszystkich kapłanów, siostry zakonne i wiernych do modlitwy, by Wietnam stał się krajem "sprawiedliwym, demokratycznym i obywatelskim, w którym święte wartości są szanowane, a prawa człowieka chronione".
Do modlitwy za Kościół w Wietnamie zachęca też o. Edward Osiecki SVD, współtwórca duszpasterstwa Wietnamczyków w Polsce. Zwraca jednocześnie uwagę na jeszcze jeden bardzo delikatny aspekt sprawy. Ten usunięty krzyż i zniszczona w listopadzie figura Matki Bożej były ustawione na cmentarzu, czyli wśród zmarłych przodków. - Trzeba wiedzieć, że dla katolików w Wietnamie cmentarz jest miejscem bardzo szczególnym. Zburzenie krzyża czy zniszczenie figury Matki Bożej na cmentarzu to dla nich nie tylko targnięcie się na symbole religijne, ale również pokazanie ludziom, że oni się nie liczą, bo ich zmarli się nie liczą - podkreśla werbista. - To jest najbardziej osobisty z ataków - dodaje.
Poróżnić wiernych i biskupów
Ojciec Osiecki zwraca również uwagę, że władze w Wietnamie chcą przez swoje działania rozdzielić Episkopat i wiernych. - Nakłaniają ich, by zachęcali wiernych do współpracy z władzami. Delikatnie sugerują biskupom, że od ich współpracy zależy ewentualna wizyta Papieża w Wietnamie, że wakujące diecezje i parafie będą obsadzone, a ponadto będzie łatwiej uzyskać zgodę na remont lub rozbudowę kościołów - wyjaśnia. Biskupi w poczuciu odpowiedzialności za pokój społeczny i w dobrej wierze zachęcają wiernych do współpracy, a tymczasem policja na rozkaz władz partyjnych podejmuje swoje akcje wtedy, kiedy biskupi czy proboszczowie i duszpasterze są chwilowo w parafii. W ten sposób wierni, którzy posłuchali biskupów, mogą czuć się oszukani, że oni ich zdradzili, bo z jednej strony zachęcali do współpracy, a z drugiej strony - władze robią dokładnie coś odwrotnego, niż obiecali biskupom. - To jest bardzo przewrotne poniżenie biskupów w oczach wiernych - podkreśla o. Osiecki. - Dumą Kościoła w Wietnamie są jednak biskupi, którzy w tak skomplikowanej sytuacji pełnią z godnością i w duchu jedności między sobą oraz ze Stolicą Apostolską swoje pasterskie obowiązki - dodaje werbista. Partia usiłuje na różne sposoby podzielić wewnętrznie Episkopat przez wybiórcze "przywileje", ograniczając jednych hierarchów, a drugim dając pozwolenia. - Wszystko jest podporządkowane jednej idei - pokazać, kto rządzi - ocenia o. Osiecki.
Przykładem dwulicowości władz wietnamskich może być zezwolenie na uroczystości otwierające Rok Jubileuszowy czy oddanie archidiecezji Hue terenów pod rozbudowę narodowego sanktuarium maryjnego w La Vang. Rząd oddał Kościołowi 130 tys. ze 150 tys. m kw. ziemi wokół niego, skonfiskowanych w 1975 roku. Dzięki temu będzie możliwość wybudowania nowej bazyliki. Pierwszy kościół został zburzony w 1972 r. w czasie wojny wietnamskiej. Na pozostałych 20 tys. m kw. władze zgodziły się zasadzić drzewa. Zaoferowały także, że wybudują cztery drogi prowadzące do sanktuarium. Prace rozpoczęły się już na początku grudnia zeszłego roku.
Jednocześnie niedługo przed ogłoszeniem decyzji o oddaniu ziemi pod rozbudowę sanktuarium władze, mimo licznych protestów Episkopatu wietnamskiego, wyburzyły budynek Papieskiego Kolegium w Dala, miejsca bardzo ważnego dla wietnamskich duchownych. Kolegium rozpoczęło działalność 13 września 1958 roku. Służyło jako główne seminarium duchowne aż do czasu, gdy komunistyczny rząd zawłaszczył obiekt w 1980 roku. Władze chcą w tym miejscu najpierw utworzyć park, a następnie sprzedać teren pod inwestycje.
Oczernić pasterzy
W oddzielanie biskupów od wiernych wpisują się także liczne ataki wymierzane w samych hierarchów, mające na celu ich zdyskredytowanie w oczach ludzi. Arcybiskup Hanoi Joseph Ngô Quang Kiýt, który był mocno zaangażowany w pomoc wiernym, został oczerniony w mediach. Na początku grudnia zeszłego roku zdecydował się złożyć rezygnację. - Wtedy delegacja miasta Hanoi pod przewodnictwem tej samej osoby, która prowadziła przeciw niemu oszczerczą kampanię, przyszła do biskupa z bożonarodzeniowymi życzeniami i prezentem. Arcybiskup, zachowując spokój, wyraził nadzieję, że ta wizyta jest wizytą dobrej woli - mówi o. Osiecki. Ale - jak się okazało - arcybiskup Kiýt słusznie się obawiał, bo do ataku na parafię doszło właśnie w jego diecezji, a wizytę delegacji opisano w prasie, co miało sugerować współpracę arcybiskupa z władzami. - Czyli chodziło wyraźnie o to, by samego arcybiskupa Kiýta postawić w dwuznacznej sytuacji i zdyskredytować w oczach wiernych - podkreśla werbista.
(Source: http://www.naszdziennik.pl/index.php?dat=20100109&typ=wi&id=wi04.txt)
Polscy parlamentarzyści ws. represjonowania chrześcijan w Wietnamie (Polish parliamentarians inquiring about oppressed christians in Vietnam)
Wiara.pl
04:49 09/01/2010
Dodane 2010-01-09 -- Polscy parlamentarzyści będą interpelować do Ministerstwa Spraw Zagranicznych w sprawie represjonowania chrześcijan w Wietnamie. Posłowie sugerują Radosławowi Sikorskiemu wystosowanie noty dyplomatycznej do komunistycznych władz Hanoi - pisze "Nasz Dziennik".
Posłowie wskazują również, że jako kraj członkowski powinniśmy poruszyć ten problem na forum Unii Europejskiej. Podobnego zdania są polscy europarlamentarzyści.
To reakcja na wysadzenie w powietrze monumentalnego krzyża na jednym z cmentarzy i brutalne pobicie katolików, którzy usiłowali do tego nie dopuścić.
(Source: http://info.wiara.pl/doc/408522.Polscy-parlamentarzysci-ws-represjonowania-chrzescijan-w)
Kpalion/Wikimedia (GNU FDL) © Sejm RP |
To reakcja na wysadzenie w powietrze monumentalnego krzyża na jednym z cmentarzy i brutalne pobicie katolików, którzy usiłowali do tego nie dopuścić.
(Source: http://info.wiara.pl/doc/408522.Polscy-parlamentarzysci-ws-represjonowania-chrzescijan-w)
Vietnamese bishops accuse the government crackdown on the destruction of the crucifix
Asia-News
09:35 09/01/2010
The brutal attack on the crucifix of the cemetery in Hanoi and the destruction of sacred symbols "ingredients of the policies" of the communist regime in resolving disputes. The bishops call for dialogue to find a peaceful solution. The faithful build a new bamboo cross; the police arrest five Catholics and close down the site.
Hanoi (AsiaNews) - The bishops of North Vietnam, in solidarity with the archbishop of Hanoi, have expressed dismay at the destruction of sacred symbols of faith and for the brutal attack on the Catholic community. At the end of a meeting held yesterday in the office of the archdiocese in the capital, the 10 bishops declared that the destruction of the crucifix in the churchyard of the parish of Dong Chiem, on 6 January, and violence against the faithful are "two ingredients of government policy in resolving disputes with religions".
Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet, archbishop of Hanoi, along with the North Vietnamese bishops personally visited the faithful of the parish of Dong Chiem, victims of the brutal police attack. In a gesture of defiance toward the government, the faithful erected a new cross in bamboo (see photo), in the same place where the cross destroyed in recent days was located. They want to affirm the right of ownership of the land that "has belonged to the parish for more than 100 years and will not be abandoned."
In response, the police arrested five Catholics and prevented access to the area. The place where they were conducted is currently unknown. The officers have so far not destroyed the new bamboo cross. The state media, however, have taken over the smear campaign against Catholics, accusing them of "fostering hatred" in the country.
Following Vietnamese President Nguyen Minh Triet’s visit to the Vatican and his meeting with Pope Benedict XVI, there were signs of hope that the pending conflict between the Church and the communist government could find "a peaceful solution through dialogue."
However, the attack against the faithful of the parish of Dong Chiem recalls the methods used against the faithful in Tam Toa and Bau Sen (in the diocese of Vinh) and Loan Ly (Archdiocese of Hue). The two dioceses were the scene of violence by government officials and police, which destroyed the symbols of faith, beat and arrested faithful and priests and seized the properties of Catholics.
The North Vietnamese bishops have warned the government not to use measures that might create "further discontent, anger and mistrust among the people" and reiterated the previous statements of the Bishops Conference, which call for a change "in the laws governing the possession of land and property". Hanoi denies these rights, because "the land belongs to the people" and "the State administers it". The bishops respond that the right to own private property is enshrined in the Universal Declaration of Human Rights and must be respected.
At the end of their message, the bishops confirm their willingness to "collaborate with the government" for the good of the country and the construction of a "big family" where all members can coexist peacefully.
Hanoi (AsiaNews) - The bishops of North Vietnam, in solidarity with the archbishop of Hanoi, have expressed dismay at the destruction of sacred symbols of faith and for the brutal attack on the Catholic community. At the end of a meeting held yesterday in the office of the archdiocese in the capital, the 10 bishops declared that the destruction of the crucifix in the churchyard of the parish of Dong Chiem, on 6 January, and violence against the faithful are "two ingredients of government policy in resolving disputes with religions".
Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet, archbishop of Hanoi, along with the North Vietnamese bishops personally visited the faithful of the parish of Dong Chiem, victims of the brutal police attack. In a gesture of defiance toward the government, the faithful erected a new cross in bamboo (see photo), in the same place where the cross destroyed in recent days was located. They want to affirm the right of ownership of the land that "has belonged to the parish for more than 100 years and will not be abandoned."
In response, the police arrested five Catholics and prevented access to the area. The place where they were conducted is currently unknown. The officers have so far not destroyed the new bamboo cross. The state media, however, have taken over the smear campaign against Catholics, accusing them of "fostering hatred" in the country.
Following Vietnamese President Nguyen Minh Triet’s visit to the Vatican and his meeting with Pope Benedict XVI, there were signs of hope that the pending conflict between the Church and the communist government could find "a peaceful solution through dialogue."
However, the attack against the faithful of the parish of Dong Chiem recalls the methods used against the faithful in Tam Toa and Bau Sen (in the diocese of Vinh) and Loan Ly (Archdiocese of Hue). The two dioceses were the scene of violence by government officials and police, which destroyed the symbols of faith, beat and arrested faithful and priests and seized the properties of Catholics.
The North Vietnamese bishops have warned the government not to use measures that might create "further discontent, anger and mistrust among the people" and reiterated the previous statements of the Bishops Conference, which call for a change "in the laws governing the possession of land and property". Hanoi denies these rights, because "the land belongs to the people" and "the State administers it". The bishops respond that the right to own private property is enshrined in the Universal Declaration of Human Rights and must be respected.
At the end of their message, the bishops confirm their willingness to "collaborate with the government" for the good of the country and the construction of a "big family" where all members can coexist peacefully.
Vescovi vietnamiti accusano la repressione del governo per la distruzione del crocefisso
Asia-News
09:36 09/01/2010
Il brutale attacco contro il crocefisso del cimitero di Hanoi e la distruzione di simboli sacri “ingredienti della politica” del regime comunista nel risolvere le dispute. I prelati chiedono dialogo per la ricerca di una soluzione pacifica. I fedeli costruiscono una nuova croce in bambù; la polizia arresta cinque cattolici e blinda la zona.
Hanoi (AsiaNews) – I vescovi del Nord Vietnam, in solidarietà con l'arcivescovo di Hanoi, esprimono sgomento per la distruzione di simboli sacri della fede e per il brutale attacco contro la comunità cattolica. Al termine di una riunione tenuta ieri nell’ufficio dell’arcidiocesi della capitale, i 10 prelati hanno dichiarato che la distruzione del crocefisso del cimitero della parrocchia di Dong Chiem, avvenuta il 6 gennaio scorso, e le violenze contro i fedeli sono “due ingredienti della politica governativa nel risolvere le dispute con le religioni”.
Mons. Joseph Ngo Quang Kiet, arcivescovo di Hanoi, insieme ai vescovi nord-vietnamiti ha visitato di persona i fedeli della parrocchia di Dong Chiem, vittime del brutale attacco della polizia. In un gesto di sfida verso il governo, i fedeli hanno edificato una nuova croce in bambù (nella foto), nello stesso luogo in cui era collocata la croce distrutta nei giorni scorsi. Essi intendono affermare il diritto di proprietà del terreno, che “appartiene da più di 100 anni alla parrocchia e non verrà abbandonato”.
In risposta, la polizia ha arrestato cinque cattolici e ha impedito l’accesso all’area. Al momento resta ignoto il luogo in cui sono stati condotti. Gli agenti non sono intervenuti per distruggere la nuova croce in bambù. I media di Stato, invece, hanno ripreso la campagna diffamatoria contro i cattolici, accusandoli di “fomentare l’odio” nel Paese.
All’indomani della visita del presidente vietnamita Nguyen Minh Triet in Vaticano e l’incontro con papa Benedetto XVI, sono emersi segnali di speranza perché i conflitti pendenti fra Chiesa e governo comunista potessero trovare “una soluzione pacifica attraverso il dialogo”.
Tuttavia, l’attacco contro i fedeli della parrocchia di Dong Chiem ricorda i metodi usati contro i fedeli a Tam Toa e Bau Sen (nella diocesi di Vinh) e a Loan Ly (arcidiocesi di Hue). Le due diocesi sono state teatro di violenze da parte di funzionari governativi e polizia, che hanno distrutto simboli della fede, picchiato e arrestato fedeli e sacerdoti, sequestrato le proprietà dei cattolici.
I vescovi nord-vietnamiti avvertono il governo a non usare misure che possono creare “ulteriore malcontento, rabbia e sfiducia tra la popolazione” e ribadiscono quanto già espresso in passato dalla Conferenza episcopale, che chiede un cambiamento “nelle leggi che regolano il possesso dei terreni e delle proprietà”. Hanoi nega ogni diritto, perché “la terra appartiene al popolo” e “lo Stato la amministra”. I vescovi rispondono che la proprietà privata è sancita nella Dichiarazione universale dei diritti umani e va rispettata.
A conclusione del loro messaggio, i vescovi confermano la volontà di “collaborare con il governo” per il bene del Paese e la costruzione di “una grande famiglia” in cui tutti i membri possano coesistere in maniera pacifica.
Hanoi (AsiaNews) – I vescovi del Nord Vietnam, in solidarietà con l'arcivescovo di Hanoi, esprimono sgomento per la distruzione di simboli sacri della fede e per il brutale attacco contro la comunità cattolica. Al termine di una riunione tenuta ieri nell’ufficio dell’arcidiocesi della capitale, i 10 prelati hanno dichiarato che la distruzione del crocefisso del cimitero della parrocchia di Dong Chiem, avvenuta il 6 gennaio scorso, e le violenze contro i fedeli sono “due ingredienti della politica governativa nel risolvere le dispute con le religioni”.
Mons. Joseph Ngo Quang Kiet, arcivescovo di Hanoi, insieme ai vescovi nord-vietnamiti ha visitato di persona i fedeli della parrocchia di Dong Chiem, vittime del brutale attacco della polizia. In un gesto di sfida verso il governo, i fedeli hanno edificato una nuova croce in bambù (nella foto), nello stesso luogo in cui era collocata la croce distrutta nei giorni scorsi. Essi intendono affermare il diritto di proprietà del terreno, che “appartiene da più di 100 anni alla parrocchia e non verrà abbandonato”.
In risposta, la polizia ha arrestato cinque cattolici e ha impedito l’accesso all’area. Al momento resta ignoto il luogo in cui sono stati condotti. Gli agenti non sono intervenuti per distruggere la nuova croce in bambù. I media di Stato, invece, hanno ripreso la campagna diffamatoria contro i cattolici, accusandoli di “fomentare l’odio” nel Paese.
All’indomani della visita del presidente vietnamita Nguyen Minh Triet in Vaticano e l’incontro con papa Benedetto XVI, sono emersi segnali di speranza perché i conflitti pendenti fra Chiesa e governo comunista potessero trovare “una soluzione pacifica attraverso il dialogo”.
Tuttavia, l’attacco contro i fedeli della parrocchia di Dong Chiem ricorda i metodi usati contro i fedeli a Tam Toa e Bau Sen (nella diocesi di Vinh) e a Loan Ly (arcidiocesi di Hue). Le due diocesi sono state teatro di violenze da parte di funzionari governativi e polizia, che hanno distrutto simboli della fede, picchiato e arrestato fedeli e sacerdoti, sequestrato le proprietà dei cattolici.
I vescovi nord-vietnamiti avvertono il governo a non usare misure che possono creare “ulteriore malcontento, rabbia e sfiducia tra la popolazione” e ribadiscono quanto già espresso in passato dalla Conferenza episcopale, che chiede un cambiamento “nelle leggi che regolano il possesso dei terreni e delle proprietà”. Hanoi nega ogni diritto, perché “la terra appartiene al popolo” e “lo Stato la amministra”. I vescovi rispondono che la proprietà privata è sancita nella Dichiarazione universale dei diritti umani e va rispettata.
A conclusione del loro messaggio, i vescovi confermano la volontà di “collaborare con il governo” per il bene del Paese e la costruzione di “una grande famiglia” in cui tutti i membri possano coesistere in maniera pacifica.
The Statement of the Diocesan Office of the Catholic Archdiocese of Hanoi on the Demolishment of The Holy Cross at Dong Chiem Parish
Rev. John Le Trong Cung
11:46 09/01/2010
The Diocesan Office of the Catholic Archdiocese of Hanoi states on the demolishment of the Holy Cross on the mount “Nui Tho” of Dong Chiem Parish (An Phu, My Duc, Hanoi) by the government’s armed forces on the 6th of January 2010 as follows:
THE DIOCESAN OFFICE
CATHOLIC ARCHDIOCESE OF HANOI
40 Nha Chung Street, Hanoi, Vietnam
January 7, 2010
To: Priests, the Religious men and women, Seminarians,
and all the faithful in the Archdiocese of Hanoi.
The Diocesan Office of the Catholic Archdiocese of Hanoi states on the demolishment of the Holy Cross on the mount “Nui Tho” of Dong Chiem Parish (An Phu, My Duc, Hanoi) by the government’s armed forces on the 6th of January 2010 as follows:
Mount “Nui Tho” (also called as Nui Che) next to Dong Chiem Church has always been in the ownership of Dong Chiem Parish since its establishment more than 100 years ago. It has served as a parish cemetery for children and homeless people during 1945-1946. Up till now, the parish has even been renting parts of the mount to farmers for cultivation.
At around two o’clock in the morning of January 6, a great mass of estimated 600 to 1000 police, security forces, and militiamen equipped with weapons, batons, tear gas, and police dogs besieged parishes of Nghĩa Ải, Tụy Hiền, Đồng Chiêm and blocked all the ways to mount “Nui Tho.” They then started destroying and demolishing the Holy Cross. Facing such an extreme act of sacrilege, parishioners of Dong Chiem begged the police to stop destroying their Cross. But, regrettably they were shot at close range with tear gas canisters by the armed forces. Among a dozen brutally beaten, two of them were seriously injured and are still hospitalized.
We are very grieved and shocked because such a desecration to the Cross was a grave offense against Christ, Our Lord. It was really sacrilege! To desecrate the Holy Cross is to insult the most sacred symbol of the Christian faith and of the Church. To brutally assault the unarmed, innocent civilians is a savage and inhumane act, offending gravely against human dignity. This gross conduct should be condemned!
Immediately in the afternoon of Jan 6, after their retreat, vicars forane and all priests throughout the Archdiocese had rushed to Dong Chiem to offer their sympathy, consolation to the pastor, parishioners, and the victims and concelebrate a Mass for the parish.
In the commUNI0N of the Church, we ask for fervent prayers from all priests, religious, seminarians, and all faithful for Dong Chiem parish to be steadfast in sharing the Cross of Christ. Let us pray for our country to become a nation of justice, democracy, and civilization, as well as for sacred values to be respected and human rights to be protected.
Respectfully,
Rev. John Le Trong Cung
Diocesan Office of the Archdiocese of Hanoi
THE DIOCESAN OFFICE
CATHOLIC ARCHDIOCESE OF HANOI
40 Nha Chung Street, Hanoi, Vietnam
January 7, 2010
To: Priests, the Religious men and women, Seminarians,
and all the faithful in the Archdiocese of Hanoi.
The Diocesan Office of the Catholic Archdiocese of Hanoi states on the demolishment of the Holy Cross on the mount “Nui Tho” of Dong Chiem Parish (An Phu, My Duc, Hanoi) by the government’s armed forces on the 6th of January 2010 as follows:
Mount “Nui Tho” (also called as Nui Che) next to Dong Chiem Church has always been in the ownership of Dong Chiem Parish since its establishment more than 100 years ago. It has served as a parish cemetery for children and homeless people during 1945-1946. Up till now, the parish has even been renting parts of the mount to farmers for cultivation.
At around two o’clock in the morning of January 6, a great mass of estimated 600 to 1000 police, security forces, and militiamen equipped with weapons, batons, tear gas, and police dogs besieged parishes of Nghĩa Ải, Tụy Hiền, Đồng Chiêm and blocked all the ways to mount “Nui Tho.” They then started destroying and demolishing the Holy Cross. Facing such an extreme act of sacrilege, parishioners of Dong Chiem begged the police to stop destroying their Cross. But, regrettably they were shot at close range with tear gas canisters by the armed forces. Among a dozen brutally beaten, two of them were seriously injured and are still hospitalized.
We are very grieved and shocked because such a desecration to the Cross was a grave offense against Christ, Our Lord. It was really sacrilege! To desecrate the Holy Cross is to insult the most sacred symbol of the Christian faith and of the Church. To brutally assault the unarmed, innocent civilians is a savage and inhumane act, offending gravely against human dignity. This gross conduct should be condemned!
Immediately in the afternoon of Jan 6, after their retreat, vicars forane and all priests throughout the Archdiocese had rushed to Dong Chiem to offer their sympathy, consolation to the pastor, parishioners, and the victims and concelebrate a Mass for the parish.
In the commUNI0N of the Church, we ask for fervent prayers from all priests, religious, seminarians, and all faithful for Dong Chiem parish to be steadfast in sharing the Cross of Christ. Let us pray for our country to become a nation of justice, democracy, and civilization, as well as for sacred values to be respected and human rights to be protected.
Respectfully,
Rev. John Le Trong Cung
Diocesan Office of the Archdiocese of Hanoi
Wietnam: Biskupi przeciw państwowej przemocy (Ba Lan)
Wiara.pl
13:13 09/01/2010
Biskupi z północnych diecezji Wietnamu należących do metropolii Hanoi wyrazili swe przygnębienie z powodu przemocy stosowanej przez władze wobec religii. Niepokoje w parafii Dong Chiem nadal trwają. Policja zablokowała dostęp do obszaru konfliktu i aresztowała pięciu aktywnych parafian.
Biskupi diecezji należących do Archidiecezji Hanoi spotkali się 8 stycznia br., w dwa dni po policyjnej napaści, w siedzibie arcybiskupiej w Hanoi. W opublikowanym oświadczeniu katoliccy hierarchowie stwierdzili, że są głęboko zaniepokojeni widząc jak zniszczenie świętych symboli wiary i brutalne ataki na wyznawców różnych religii stały się „dwoma głównymi środkami, które kształtują politykę władz w rozwiązywaniu problemów z innymi religiami i które zastosowano w parafiach w Tam Toa, w Bau Sen (diecezja Vinh) i w Loan Ly (archidiecezja Hue).
Wskazując na niebezpieczeństwo stosowania ekstremalnych środków przemocy, które mogą spowodować podejrzliwość, nieufność i niekontrolowany wybuch niezadowolenia wśród ludu wietnamskiego, biskupi powtarzają wezwanie Konferencji Episkopatu Wietnamskiego, by władze dokonały rewizji i stosownych zmian w prawie własnościowym.
Władze wietnamskie odmawiają innym wszelkich praw do własności, utrzymując, że w komunistycznym kraju „ziemia należy do ludu, a państwo zarządza nią w imieniu ludu”. Biskupi zażądali, by władze poważnie potraktowały prawo do posiadania prywatnej własności, jak to jest zapisane w Powszechnej Deklaracji Praw Człowieka: „Każdy człowiek, zarówno sam jak i wespół z innymi, ma prawo do posiadania własności” oraz „Nie wolno nikogo samowolnie pozbawiać jego własności.” (Art. 17).
Na zakończenie biskupi wyrazili dobrą wolę, że „Kościół w Wietnamie chce przyczyniać się do budowania wielkiej rodziny narodu, w której wszyscy członkowie mogliby pokojowo współistnieć we wzajemnym szacunku. Naszym zdaniem to powinno być powszechnym celem każdego systemu politycznego.”
Po spotkaniu z biskupami ks. Abp Józef Ngo Quang Kiet odwiedził w szpitalu parafian, pobitych brutalnie przez policję.
W geście sprzeciwu katolicy w Dong Chiem wykonali inny ogromny krzyż z bambusa i umieścili go dokładnie w miejscu zniszczonego. Policja natychmiast aresztowała pięciu z nich, ale powstrzymała się od usunięcia bambusowego. Nie wiadomo jednak, co dzieje się z uwięzionymi osobami.
Księża z całej archidiecezji przybywają do Dong Chiem, aby zapewnić o swoim wsparciu i pocieszyć parafian. Odprawiają koncelebrowane Msze święte. Uczestnicy nabożeństw demonstracyjnie noszą na głowach białe przepaski na znak żałoby.
Policja w tym rejonie kraju została postawiona w stan wysokiej gotowości. Kościół czyni wszystko, aby uspokoić nastroje. Jednak sytuacja w Dong Chiem może „wymknąć się spod kontroli” gdyż władze prowadzą w państwowych środkach przekazu wrogą kampanię, rozpowszechniając negatywne wyobrażenia o katolikach, fałszując prawdę, oczerniając religię i pobudzając nienawiść między katolikami i niekatolikami.
W ostatnich sporach z religiami „wynajęci bojówkarze” oraz „bezideowa młodzież” zostali wysłani przez władze przeciw katolickim księżom, buddyjskim mnichom i wyznawcom innych religii.
vietcatholic.net/Etek dodane 2010-01-09
(Source: źródło:J.B. An Dang/vietcatholic.net/News -- http://info.wiara.pl/doc/408677.Wietnam-Biskupi-przeciw-panstwowej-przemocy)
Biskupi diecezji należących do Archidiecezji Hanoi spotkali się 8 stycznia br., w dwa dni po policyjnej napaści, w siedzibie arcybiskupiej w Hanoi. W opublikowanym oświadczeniu katoliccy hierarchowie stwierdzili, że są głęboko zaniepokojeni widząc jak zniszczenie świętych symboli wiary i brutalne ataki na wyznawców różnych religii stały się „dwoma głównymi środkami, które kształtują politykę władz w rozwiązywaniu problemów z innymi religiami i które zastosowano w parafiach w Tam Toa, w Bau Sen (diecezja Vinh) i w Loan Ly (archidiecezja Hue).
Wskazując na niebezpieczeństwo stosowania ekstremalnych środków przemocy, które mogą spowodować podejrzliwość, nieufność i niekontrolowany wybuch niezadowolenia wśród ludu wietnamskiego, biskupi powtarzają wezwanie Konferencji Episkopatu Wietnamskiego, by władze dokonały rewizji i stosownych zmian w prawie własnościowym.
Władze wietnamskie odmawiają innym wszelkich praw do własności, utrzymując, że w komunistycznym kraju „ziemia należy do ludu, a państwo zarządza nią w imieniu ludu”. Biskupi zażądali, by władze poważnie potraktowały prawo do posiadania prywatnej własności, jak to jest zapisane w Powszechnej Deklaracji Praw Człowieka: „Każdy człowiek, zarówno sam jak i wespół z innymi, ma prawo do posiadania własności” oraz „Nie wolno nikogo samowolnie pozbawiać jego własności.” (Art. 17).
Na zakończenie biskupi wyrazili dobrą wolę, że „Kościół w Wietnamie chce przyczyniać się do budowania wielkiej rodziny narodu, w której wszyscy członkowie mogliby pokojowo współistnieć we wzajemnym szacunku. Naszym zdaniem to powinno być powszechnym celem każdego systemu politycznego.”
Po spotkaniu z biskupami ks. Abp Józef Ngo Quang Kiet odwiedził w szpitalu parafian, pobitych brutalnie przez policję.
W geście sprzeciwu katolicy w Dong Chiem wykonali inny ogromny krzyż z bambusa i umieścili go dokładnie w miejscu zniszczonego. Policja natychmiast aresztowała pięciu z nich, ale powstrzymała się od usunięcia bambusowego. Nie wiadomo jednak, co dzieje się z uwięzionymi osobami.
Księża z całej archidiecezji przybywają do Dong Chiem, aby zapewnić o swoim wsparciu i pocieszyć parafian. Odprawiają koncelebrowane Msze święte. Uczestnicy nabożeństw demonstracyjnie noszą na głowach białe przepaski na znak żałoby.
Policja w tym rejonie kraju została postawiona w stan wysokiej gotowości. Kościół czyni wszystko, aby uspokoić nastroje. Jednak sytuacja w Dong Chiem może „wymknąć się spod kontroli” gdyż władze prowadzą w państwowych środkach przekazu wrogą kampanię, rozpowszechniając negatywne wyobrażenia o katolikach, fałszując prawdę, oczerniając religię i pobudzając nienawiść między katolikami i niekatolikami.
W ostatnich sporach z religiami „wynajęci bojówkarze” oraz „bezideowa młodzież” zostali wysłani przez władze przeciw katolickim księżom, buddyjskim mnichom i wyznawcom innych religii.
vietcatholic.net/Etek dodane 2010-01-09
(Source: źródło:J.B. An Dang/vietcatholic.net/News -- http://info.wiara.pl/doc/408677.Wietnam-Biskupi-przeciw-panstwowej-przemocy)
Vietnamese bishops accuse the government crackdown on the destruction of the crucifix
Spero News
17:04 09/01/2010
Vietnamese bishops accuse the government crackdown on the destruction of the crucifix
The brutal attack on the crucifix of the cemetery in Hanoi and the destruction of sacred symbols "ingredients of the policies" of the communist regime in resolving disputes. The bishops call for dialogue to find a peaceful solution. The faithful build a new bamboo cross; the police arrest five.. .
Hanoi - The bishops of North Vietnam, in solidarity with the archbishop of Hanoi, have expressed dismay at the destruction of sacred symbols of faith and for the brutal attack on the Catholic community. At the end of a meeting held yesterday in the office of the archdiocese in the capital, the 10 bishops declared that the destruction of the crucifix in the churchyard of the parish of Dong Chiem, on 6 January, and violence against the faithful are "two ingredients of government policy in resolving disputes with religions".
Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet, archbishop of Hanoi, along with the North Vietnamese bishops personally visited the faithful of the parish of Dong Chiem, victims of the brutal police attack. In a gesture of defiance toward the government, the faithful erected a new cross in bamboo (see photo), in the same place where the cross destroyed in recent days was located. They want to affirm the right of ownership of the land that "has belonged to the parish for more than 100 years and will not be abandoned."
In response, the police arrested five Catholics and prevented access to the area. The place where they were conducted is currently unknown. The officers have so far not destroyed the new bamboo cross. The state media, however, have taken over the smear campaign against Catholics, accusing them of "fostering hatred" in the country.
Following Vietnamese President Nguyen Minh Triet’s visit to the Vatican and his meeting with Pope Benedict XVI, there were signs of hope that the pending conflict between the Church and the communist government could find "a peaceful solution through dialogue."
However, the attack against the faithful of the parish of Dong Chiem recalls the methods used against the faithful in Tam Toa and Bau Sen (in the diocese of Vinh) and Loan Ly (Archdiocese of Hue). The two dioceses were the scene of violence by government officials and police, which destroyed the symbols of faith, beat and arrested faithful and priests and seized the properties of Catholics.
The North Vietnamese bishops have warned the government not to use measures that might create "further discontent, anger and mistrust among the people" and reiterated the previous statements of the Bishops Conference, which call for a change "in the laws governing the possession of land and property". Hanoi denies these rights, because "the land belongs to the people" and "the State administers it". The bishops respond that the right to own private property is enshrined in the Universal Declaration of Human Rights and must be respected.
At the end of their message, the bishops confirm their willingness to "collaborate with the government" for the good of the country and the construction of a "big family" where all members can coexist peacefully.
The brutal attack on the crucifix of the cemetery in Hanoi and the destruction of sacred symbols "ingredients of the policies" of the communist regime in resolving disputes. The bishops call for dialogue to find a peaceful solution. The faithful build a new bamboo cross; the police arrest five.. .
Hanoi - The bishops of North Vietnam, in solidarity with the archbishop of Hanoi, have expressed dismay at the destruction of sacred symbols of faith and for the brutal attack on the Catholic community. At the end of a meeting held yesterday in the office of the archdiocese in the capital, the 10 bishops declared that the destruction of the crucifix in the churchyard of the parish of Dong Chiem, on 6 January, and violence against the faithful are "two ingredients of government policy in resolving disputes with religions".
In response, the police arrested five Catholics and prevented access to the area. The place where they were conducted is currently unknown. The officers have so far not destroyed the new bamboo cross. The state media, however, have taken over the smear campaign against Catholics, accusing them of "fostering hatred" in the country.
Following Vietnamese President Nguyen Minh Triet’s visit to the Vatican and his meeting with Pope Benedict XVI, there were signs of hope that the pending conflict between the Church and the communist government could find "a peaceful solution through dialogue."
However, the attack against the faithful of the parish of Dong Chiem recalls the methods used against the faithful in Tam Toa and Bau Sen (in the diocese of Vinh) and Loan Ly (Archdiocese of Hue). The two dioceses were the scene of violence by government officials and police, which destroyed the symbols of faith, beat and arrested faithful and priests and seized the properties of Catholics.
The North Vietnamese bishops have warned the government not to use measures that might create "further discontent, anger and mistrust among the people" and reiterated the previous statements of the Bishops Conference, which call for a change "in the laws governing the possession of land and property". Hanoi denies these rights, because "the land belongs to the people" and "the State administers it". The bishops respond that the right to own private property is enshrined in the Universal Declaration of Human Rights and must be respected.
At the end of their message, the bishops confirm their willingness to "collaborate with the government" for the good of the country and the construction of a "big family" where all members can coexist peacefully.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Hội Thiếu Nhi Thánh Thể Úc Châu: Phỏng vấn các huynh trưởng tham dự Đại Hội
Nguyễn Hiệp
09:58 09/01/2010
Đến với Trại Hè Sa Mạc & Đại Hội Nắng Hồng của Tổng Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam toàn quốc Úc Châu lần thứ XII – hôm nay đã bước sang ngày thứ ba trong bốn ngày liên tiếp được tổ chức tại Trại Ern Halliday Recreation Camp, một địa danh khá nổi tiếng, ngay cạnh bờ biển Ấn Độ Dương, cách trung tâm thành phố Perth khoảng 15 phút lái xe về hướng Bắc. Trung tâm này rất thuận lợi và đầy đủ tiện nghi cho những trại hè hay những khóa huấn luyện như Trại Hè Sa Mạc & Đại Hội Nắng Hồng năm nay.
Trọng tâm chính của ngày hôm nay dành cho các Trại Sinh là Chủ đề “Dấn Thân” với tám khóa huấn luyện dành cho bốn cấp (Dự Trưởng & Cấp 1 – 2 & 3) - mỗi cấp hai khóa về những Hệ thống tổ chức Xứ Đoàn, Bảo vệ trẻ em, Đạo đức tư cách của Trưởng, Giải quyết những Xung đột và Kỹ thuật chuyên môn tổ chức Trò chơi v.v…
Chương trình hôm nay cũng được xem kẽ với những phần Đố Vui Để Học Thánh Kinh, làm Kỷ Yếu và đặc biệt hôm nay cũng là ngày đánh dấu cho Tổng Liên Đoàn bước sang một bước tiến mới với việc bầu Tân Ban Chấp Hành cho niên khóa 2010-2012.
Một ngày vui trong đời của mọi Trại Sinh Nắng Hồng hôm nay đã kết thúc trong bóng đêm bằng chương trình Lửa Thiêng Thánh Thể chất chứa đầy những ý nghĩa Thánh kinh và óc sáng tạo tuyệt vời của các tâm hồn trẻ - trong đó với tiếng nhạc dồn dập như những tiếng sấm vang trời, các Trại Sinh đã quây quần quanh ánh lửa hồng để diễn lại và chứng kiến quang cảnh đầu tiên của Ông Bà Nguyên Tổ trong vườn Địa Đàng với hạnh phúc và những ân huệ Chúa ban để cai quản muông thú và địa cầu … Để nơi đây nói lên ý nghĩa rằng đâu có ánh lửa biểu trưng cho sự hiện diện của Thiên Chúa là nơi đó có chính Thiên Chúa ngự trị như trong Cựu ước Thiên Chúa đã hiện đến với Moisen qua ngọn lửa cháy trong bụi cây. Toàn thể Trại Sinh đã hô lớn Lời Nguyện Xin “Lửa Thiêng” để xin Thiên Chúa đến và ngự trị ở giữa họ và với họ đêm nay.
Đêm Lửa Thiêng Thánh Thể đã kéo dài tới khuya với nhiều những tiết mục văn nghệ rất đặc sắc, độc đáo do tất cả các Trại Sinh từ 17 Xứ Đoàn đóng góp và trình diễn đã ghi thật đậm nét cho Trại Hè Sa Mạc & Đại Hội Nắng Hồng Thứ XII năm 2010 năm nay trở thành Đại Hội đông nhất và sẽ đáng được ghi nhớ nhất.
Trại Hè và Đại Hội sẽ kết thúc vào ngày mai Chúa nhật 10/01/10 - hứa hẹn một ngày tươi sáng với nhiều kỷ niệm vui và đẹp cho mọi Trại Sinh Nắng Hồng năm nay.
Trọng tâm chính của ngày hôm nay dành cho các Trại Sinh là Chủ đề “Dấn Thân” với tám khóa huấn luyện dành cho bốn cấp (Dự Trưởng & Cấp 1 – 2 & 3) - mỗi cấp hai khóa về những Hệ thống tổ chức Xứ Đoàn, Bảo vệ trẻ em, Đạo đức tư cách của Trưởng, Giải quyết những Xung đột và Kỹ thuật chuyên môn tổ chức Trò chơi v.v…
Chương trình hôm nay cũng được xem kẽ với những phần Đố Vui Để Học Thánh Kinh, làm Kỷ Yếu và đặc biệt hôm nay cũng là ngày đánh dấu cho Tổng Liên Đoàn bước sang một bước tiến mới với việc bầu Tân Ban Chấp Hành cho niên khóa 2010-2012.
Một ngày vui trong đời của mọi Trại Sinh Nắng Hồng hôm nay đã kết thúc trong bóng đêm bằng chương trình Lửa Thiêng Thánh Thể chất chứa đầy những ý nghĩa Thánh kinh và óc sáng tạo tuyệt vời của các tâm hồn trẻ - trong đó với tiếng nhạc dồn dập như những tiếng sấm vang trời, các Trại Sinh đã quây quần quanh ánh lửa hồng để diễn lại và chứng kiến quang cảnh đầu tiên của Ông Bà Nguyên Tổ trong vườn Địa Đàng với hạnh phúc và những ân huệ Chúa ban để cai quản muông thú và địa cầu … Để nơi đây nói lên ý nghĩa rằng đâu có ánh lửa biểu trưng cho sự hiện diện của Thiên Chúa là nơi đó có chính Thiên Chúa ngự trị như trong Cựu ước Thiên Chúa đã hiện đến với Moisen qua ngọn lửa cháy trong bụi cây. Toàn thể Trại Sinh đã hô lớn Lời Nguyện Xin “Lửa Thiêng” để xin Thiên Chúa đến và ngự trị ở giữa họ và với họ đêm nay.
Đêm Lửa Thiêng Thánh Thể đã kéo dài tới khuya với nhiều những tiết mục văn nghệ rất đặc sắc, độc đáo do tất cả các Trại Sinh từ 17 Xứ Đoàn đóng góp và trình diễn đã ghi thật đậm nét cho Trại Hè Sa Mạc & Đại Hội Nắng Hồng Thứ XII năm 2010 năm nay trở thành Đại Hội đông nhất và sẽ đáng được ghi nhớ nhất.
Trại Hè và Đại Hội sẽ kết thúc vào ngày mai Chúa nhật 10/01/10 - hứa hẹn một ngày tươi sáng với nhiều kỷ niệm vui và đẹp cho mọi Trại Sinh Nắng Hồng năm nay.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Dòng Chúa Cứu Thế hiệp thông với giáo dân Đồng Chiêm
Dòng Chúa Cứu Thế
02:36 09/01/2010
Thư Hiệp Thông của Linh mục đoàn Giáo phận Bắc Ninh
LM Giuse Trần Quang Vinh
04:43 09/01/2010
THƯ HIỆP THÔNG CỦA LINH MỤC ĐOÀN
GIÁO PHẬN BẮC NINH
Bắc Ninh ngày 08/01/2010
Kính gửi: Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt
Trọng kính Đức Tổng Giám Mục Giuse.
Thật đau lòng và xót xa, qua thông tin của Văn Phòng Toà Tổng Giám Mục Hà Nội về Thánh Giá của “Núi Thờ” thuộc giáo xứ Đồng Chiêm Hà Nội bị triệt hạ bởi một lực lượng đông đảo Công An, Cảnh Sát có vũ trang và gây trọng thương cho một số giáo dân.
Thật đáng buồn, khi niềm vui giáng sinh, bầu khí Noel tưng bừng vẫn còn vang vọng khắp cùng trái đất cũng như mọi miền trên quê hương đất Việt, thì tại một miền quê hẻo lánh, Thánh Giá biểu tượng Đức Kitô lại bị xúc phạm nghiêm trọng.
Thật khó hiểu khi trước lễ Giáng Sinh, đồng bào công giáo khắp nơi đều được các vị lãnh đạo chính quyền đến thăm hỏi, chúc mừng, thì ngay sau lễ, tại một xứ đạo, giáo dân lại bị “Chính Quyền” hành hung đến trọng thương, chỉ vì họ tuyên xưng niềm tin, bảo vệ Thánh Giá mà họ tôn thờ…
Chúng con xin chia sẻ nỗi đau của Đức Tổng, khi thấy con chiên mình bị hành hung, con đường đối thoại vẫn chưa được khơi thông.
Chúng con xin cầu nguyện cho giáo xứ Đồng Chiêm được trở lại an bình, cầu nguyện cho các nạn nhân mau được bình phục.
Chúng con xin hiệp thông cầu nguyện, để trên quê hương đất Việt không còn những vụ việc đáng tiếc xẩy ra như Đồng Chiêm…; Các vị hữu trách giải quyết các vụ việc, biết lấy an dân làm đầu, để nhờ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, đất nước ta nhanh chóng phồn thịnh.
Xin Chúa nhân lành tha thứ cho những người đã xúc phạm đến Thánh Giá Chúa, và những hành vi tàn bạo với anh em đồng bào của mình.
Nguyện xin Chúa Hài Đồng ban cho Đức Tổng Giám Mục Giuse ơn mạnh sức và bình an.
Thay mặt Linh Mục Đoàn Giáo phận Bắc Ninh
LM Tổng Đại Diện
GIÁO PHẬN BẮC NINH
Bắc Ninh ngày 08/01/2010
Kính gửi: Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt
Trọng kính Đức Tổng Giám Mục Giuse.
Thật đau lòng và xót xa, qua thông tin của Văn Phòng Toà Tổng Giám Mục Hà Nội về Thánh Giá của “Núi Thờ” thuộc giáo xứ Đồng Chiêm Hà Nội bị triệt hạ bởi một lực lượng đông đảo Công An, Cảnh Sát có vũ trang và gây trọng thương cho một số giáo dân.
Thật đáng buồn, khi niềm vui giáng sinh, bầu khí Noel tưng bừng vẫn còn vang vọng khắp cùng trái đất cũng như mọi miền trên quê hương đất Việt, thì tại một miền quê hẻo lánh, Thánh Giá biểu tượng Đức Kitô lại bị xúc phạm nghiêm trọng.
Thật khó hiểu khi trước lễ Giáng Sinh, đồng bào công giáo khắp nơi đều được các vị lãnh đạo chính quyền đến thăm hỏi, chúc mừng, thì ngay sau lễ, tại một xứ đạo, giáo dân lại bị “Chính Quyền” hành hung đến trọng thương, chỉ vì họ tuyên xưng niềm tin, bảo vệ Thánh Giá mà họ tôn thờ…
Chúng con xin chia sẻ nỗi đau của Đức Tổng, khi thấy con chiên mình bị hành hung, con đường đối thoại vẫn chưa được khơi thông.
Chúng con xin cầu nguyện cho giáo xứ Đồng Chiêm được trở lại an bình, cầu nguyện cho các nạn nhân mau được bình phục.
Chúng con xin hiệp thông cầu nguyện, để trên quê hương đất Việt không còn những vụ việc đáng tiếc xẩy ra như Đồng Chiêm…; Các vị hữu trách giải quyết các vụ việc, biết lấy an dân làm đầu, để nhờ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, đất nước ta nhanh chóng phồn thịnh.
Xin Chúa nhân lành tha thứ cho những người đã xúc phạm đến Thánh Giá Chúa, và những hành vi tàn bạo với anh em đồng bào của mình.
Nguyện xin Chúa Hài Đồng ban cho Đức Tổng Giám Mục Giuse ơn mạnh sức và bình an.
Thay mặt Linh Mục Đoàn Giáo phận Bắc Ninh
LM Tổng Đại Diện
Thư Hiệp Thông của Tòa Giám Mục Kontum với Đồng Chiêm TGP Hà Nội
+ GM Micae Hoàng Đức Oanh
06:28 09/01/2010
Máu đào nhuộm thắm Đồng Chiêm
Ts Hai Tê Miệt Vườn
06:47 09/01/2010
Máu đào nhuộm thắm Đồng Chiêm,
Giúp người tín hữu trung kiên theo Thầy.
Ngày xưa Thầy bị phân thây,
Chết trên thánh giá mình đầy vết thương.
Thầy trò chung một con đường,
Hy sinh mạng sống vì thương loài người.
Mong cho họ hưởng cuộc đời,
Toàn chân thiện mỹ, sáng ngời lẽ ngay.
Giúp cho xã hội đổi thay,
Cuộc đời nhân thế đẹp thay mọi bề.
Chính nhờ ơn thánh tràn trề,
Từ cây thánh giá chẳng hề cạn vơi.
Mọi người thẳng tiến về trời,
Hiệp cùng thần thánh dâng lời tụng ca.
“Ai phục vụ Thầy thì hãy theo thầy; và Thầy ở đâu kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó.” (Ga 12, 26)
Giúp người tín hữu trung kiên theo Thầy.
Ngày xưa Thầy bị phân thây,
Chết trên thánh giá mình đầy vết thương.
Thầy trò chung một con đường,
Hy sinh mạng sống vì thương loài người.
Mong cho họ hưởng cuộc đời,
Toàn chân thiện mỹ, sáng ngời lẽ ngay.
Giúp cho xã hội đổi thay,
Cuộc đời nhân thế đẹp thay mọi bề.
Chính nhờ ơn thánh tràn trề,
Từ cây thánh giá chẳng hề cạn vơi.
Mọi người thẳng tiến về trời,
Hiệp cùng thần thánh dâng lời tụng ca.
“Ai phục vụ Thầy thì hãy theo thầy; và Thầy ở đâu kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó.” (Ga 12, 26)
Hãy tu thân tích đức: ''Trước những sai trái, cường quyền và bạo lực, ta không thể ngậm miệng không nói''
Jos. Tú Nạc, NMS
06:56 09/01/2010
Người xưa có câu: “Nhân vô thập toàn”, ý muốn nói trên đời không ai có thể tự hào rằng mình toàn chân, chí thiện và tuyệt mỹ. Bên cạnh, ngạn ngữ Pháp cũng nói: “Sai lầm là điều thông thường của con người” (l’erreur est humain). Nếu con người biết hành động của mình khuyết điểm, sai trái mà biết sửa chữa thì mới tiến bộ, bằng không thì tức gây cho mình nhiều hậu họa. Vì thế mà sách Nho đã dạy: “Không có cái hại nào lớn hơn bằng không chịu sửa mình “ để hướng đến “tu thân tích đức”.
Theo tinh thần Nho giáo, trình tự của con người phải theo nguyên tắc “tu, tề, trị, bình” – tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Tu thân vốn là điều mà ai sinh ra và làm người đều phải thực hiện trước nhất. Vì tu thân là tự sửa mình. Có sửa mình thì mới gột rửa được thói hư tật xấu, mới xua đi được cái điêu ngoa quỷ quyệt để vươn tới cái hay, cái đẹp, làm lành, lánh dữ; biết phân biệt đâu là thiện, đâu là ác; đâu là chính, đâu là tà. Không biết sửa mình ắt sẽ tụt hậu và đi đến tự hủy diệt.
Từ những lý do căn bản nào mà sách Nho lại nó “Không có cái hại nào lớn bằng không chịu sửa mình”?. Đó là trải qua những kinh nghiệm thực tế từ những căn bản sau đây:
Một học sinh lười biếng không chịu làm bài mà thầy không bắt gặp dần sẽ sinh ra lười biếng nhiều hơn. Nếu thầy bắt gặp và khiển trách cậu ta mượn bài của bạn để chép, có khi được điểm nhỏ lại kêu điểm to. Và như thế cậu ta sẽ sinh ra lừa thầy, dối bạn; dối trên lừa dưới.
Người ăn cắp cũng thế, lúc đầu trộm vặt, lúc sau trộm nhiều. Từ chỗ ăn cắp sinh ra ăn cướp, ăn cướp thì kèm đánh đánh người và thậm chí giết người không gớm tay, khi một tồ chức ăn cướp “hùng hậu” thì chúng có thể hùng hổ ăn cướp giữa ban ngày. Bao nhiêu tội lỗi chất chồng, chúng biến thành con người hư đốn trong xã hội, biến thành quỷ dữ - những “Satan thời đại”.
Không chịu sửa mình sẽ mang đến nhiều thảm họa. Là người phải hết sức chú trọng việc sửa mình – tu thân. Làm thế nào để sửa mình?
Chúng ta phải thường xuyên kiểm điểm những sai lầm tức khắc với lòng can đảm và chân thành để sửa sai. Trình Tử ngày xưa đã dùng hai cái lọ, một lọ bỏ đậu trắng; một lọ bỏ đậu đen. Đậu trắng tượng trưng cho việc làm tốt, đậu đen tượng trưng cho việc làm xấu. Lúc đầu, lọ đậu đen nhiều hơn lọ đậu trắng, ông day dứt ăn năn, từ ý thức và thiện chí của ông, sau này lọ đậu trắng nhiều hơn đậu đen. Ngày nay, dù thất học hay có học, là người hãy nên soi tấm gương ấy. Không Tử sở dĩ trọng thầy Nhan Hồi, học trò của mình, vì thầy không phạm lỗi đến hai lần (bất nhị quá).
Muốn hình thành ý thức tự kiểm đạo đức, con người cần phải đọc, học những tấm gương luân lý. Những kẻ lười biếng, thất học thì hãy khiêm cung mà học gương thày Mạnh Tử. Một hôm, thày Mạnh Tử đang học bỏ về nhà, Mạnh mẫu đang dệt, bà liền lấy kéo cắt miếng vải làm hai. Thày Mạnh Tử liền hỏi: “Tại sao mẹ làm như vậy?”, Mạnh mẫu trả lời: “Khúc vải này bị cắt làm hai trở thành vô dụng. Con đi học mà bỏ dở giữa chừng chẳng khác gì tấm vải này”. Từ đó, Mạnh Tử chăm lo đèn sách. Nhờ biết tu thân mà thầy Mạnh đã trở thành bậc đại hiền trong thiên hạ.
Muốn tu thân, con người cần phải biết lắng nghe những lời xây dựng của những người xung quanh. Các vị vua xưa để đất nước hư vong cũng vì không nghe những khuyên can của các bậc trung thần, mà lại đi nghe lời dua nịnh của những gian thần rồi đưa thân mình vào vòng tội lỗi, nhân dân lầm than, đất nước suy vi. Quanh ta, có biết bao bậc hiền tài đáng làm thầy ta, không nên vì giấu dốt. tự ái, ích kỷ mà bỏ qua. Vì đó là động lực giúp ta tu thân một cách hữu hiệu nhất.
Bên cạnh, chúng ta còn phải biết chuyển hướng hoạt động lợi ích cho dân, cho nước – cho đời. Nếu chỉ vì lợi ích cá nhân dễ sinh ra ích kỷ, tự tư tự lợi, biến của chung thành của riêng. Đó là nguồn gốc của tự hủy bản thân, một khái niệm rộng hơn là cả một triều đại. Trái lại, nếu con người biết xả thân làm việc cho lợi ích chung, cho dân, cho nước, cho dân tộc – quốc gia thì sẽ gặt hái được những đức tính cao quí của lòng vị tha, tình nhân loại làm cho đời mình thêm phần thanh cao, đất nước hưng thịnh.
Tại sao làm người phải tu thân? Vì để tích đức cho mình, cho người và cho con cháu về sau. Chúa Giê-su xưa đã phán dạy: “Hãy yêu thương người khác như chính bản thân mình”, hoặc đức Phật đã chủ trương “từ bi, bác ái”. Chúa và Phật đã nêu cao tinh thần từ bi và bác ái, xả thân cho hạnh phúc loài người, mở rộng lòng yêu thương nhân loại.
Công bằng và bác ái là những tiêu chuẩn để làm NGƯỜI và cũng để xây dựng xã hội. Một xã hội mà nơi đó không có cường quyền và bạo lực, dùi cui và lựu đạn để thực hiện công bằng và chân lý. Vậy muốn “tích đức” phải nói cho hay, làm cho phải - hệ quả của “tu thân”.
“Nói” là phát biểu ý kiến bộc lộ thái độ, tâm tình của mình về một vấn đề nào đó. “Làm” là thực hiện những điều đã nói thành hành động cụ thể, thiết thực. Người Việt Nam thường nói: “Lời nói phải đi đôi với việc làm”. Lời hay mà việc làm không phải, hay lời nói tốt mà hành động bỉ ổi thì làm sao mà “tích đức”. Bởi thế sách Tố thư có dạy “nói cho hay, làm cho phải” thế mới là “tu thân tích đức”.
Vậy thế nào là lời nói hay?
Ngược dòng lịch sử, ta vẫn vẳng nghe lời của bà Triệu: “Ta muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp làn sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Đông, quét sạch bờ cõi để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu còng lưng làm tỳ thiếp người ta”.
Xưa, vua nước Tấn cấm cố được Loan Danh, còn Loan Phường là con thì chạy thoát. Vua luôn lo lắng hậu họa. Một hôm, nhà vua đi du thuyền hỏi người lái thuyền Loan Phường giờ ở đâu, người lái thuyền trả lời: “Nếu nhà vua biết chăm lo, sửa sang chính sách, trong được lòng quan, ngoài thuận lòng dân thì con cháu nhà Loan còn làm gì được. Nếu nhà vua không chăm lo sửa sang chính sách thì nay cả những người ngồi trong thuyền này ai cũng là con cháu nhà Loan cả”. Vua khen chí lý, nhà vua quyết tâm thay đổi và chăm lo chính sách, nước Tấn chả mấy chốc mà cường thịnh. Quả một lời nói hay có thể cứu vãn cả một tiền đồ quốc gia, dân tộc.
Xét đến việc làm, thì ai là người mà không thể không ca ngợi Bá Lạc đài của vua Trụ, Cô Tô đài của Ngô Phù Sai; ai mà không ca than, lên án cái hung tàn, bạo ngược; ác ôn, côn đồ của vua Kiệt, chính sách đốt sách, chôn học trò, và công cuộc xây dựng Vạn lý trường thành của Tần Thủy Hoàng?
Đó là những công trình xây dựng bằng xương máu của nhân dân để mưu lấy “cái vui suốt sáng, trận cười thâu đêm” cho nhà vua; thỏa mãn cái độc tài, chuyên chế, ý thức nghi kỵ, hiềm thù của nhà vua. Những chương trình ấy có qui mô thật, nhưng chỉ mua được căm hờn, thù oán, đẩy nhà Thương, nhà Hạ, nhà Tần vào chốn bại vong!
Lịch sử Việt Nam còn nhãn tiền một Lê ngọa triều róc mía trên đầu nhà sư, thả người vào vạc dầu, chuồng cọp, hoang dâm vô độ đã mở đầu cho sự sụp đổ của nhà tiền Lê. Một Lê Tương Dực lập Cửu Trùng đài, xây nhà trăm nóc, tư thông với cung nhân tiền triều đã dẫn đến sự sụp đổ tất yếu thời hâu Lê. Hiển nhiên, hành động sai tất gây ra những hiểm họa không lường cho giang sơn, tổ quốc – không tu thân tất phải thất đức, thậm chí đến đời sau, “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”.
Nhưng thế nào là lời nói hay? Lời nói hay khác với lời nói khéo. Lời nói hay luôn hàm ẩn ý đẹp, chân thành không ác ý, lời nói trên căn bản ĐỨC và THIỆN; còn lời nói khéo dụng ý nịnh bợ, không xây dựng, dựa trên căn bản điêu ngoa, dối trá. Vì thế, hãy cảnh giác phân biệt giữa lời nói hay và lời nói khéo. Nhưng cũng có trường hợp lời nói vừa hay lại vừa khéo. Đó là lời nói phát xuất đến tuyệt đối của chân thành xây dựng.
Và thế nào là làm phải? Làm phải là việc làm trước nhất có lợi cho tha nhân, rồi đến xã hội, quốc gia. Khi hành động phải lắng nghe tiếng nói của lương tâm. Việc làm theo đừng ngay nẻo chính, lương tâm thanh thản, thoải mái; việc làm thất nhân ác đức, lương tâm cắn rứt, âu sầu – vì bị phán xét bởi tóa án lương tâm và sẽ bị trả giá.
Không Tử đã nói: “Hàm huyết phún nhân, tiên ô ngã khẩu” – ngậm máu phun người, máu dơ miệng mình. Câu nói muốn chỉ cho con người thấy sự liên quan giữa lời nói và việc làm để “tu thân tích đức”. Mồm leo lẻo những lời bẩn thỉu, vu oan giá họa, không can đảm nhận sai trái của mình vu vạ cho người khác. Những điều đó do đâu? Phải chăng từ tri thức thô thiển, dốt nát, mà tứ chi phát triển để dương oai thị lực, tác oai, tác quái đàn áp người hiền.
Trong “Gia huấn ca”, Nguyễn Trãi đã khuyên:
“Dù xây chín đợt phù đồ,
Không bằng làm phước cứu cho một người”
Làm đường, bắc cầu, những công tác xã hội đều là những việc phải, việc tốt. Nhưng cứu người, tôn trọng mạng sống con người là cao cả. Ai mà lại đi đánh người – người mình, hỏi chăng còn là nhân tính hay thú tính.
Một nhà triết học Đông phương đã nói: “Lời hay, việc phải ví như viên gạch, xây dựng con người lên cao; lời sai, việc quấy ví như con sâu, con mọt phá hủy con người đến tàn lụi”, chí lý thay! Con người ta ở đời bị chi phối đến tột đỉnh. Nói dối mãi trở thành quen miệng, phá phách mãi trở thành quen tay. Cần phải tu thân, làm điều hay, lẽ phải. Đó là chất sát trùng để thanh tẩy tâm hồn và trí tuệ. Hãy một lúc tĩnh tại để tìm về thiên lương.
Chúng ta cũng phải nhận rõ rằng “nói hay và làm phải là hai việc phải làm để tu thân tích đức”. Trước những sai trái, cường quyền và bạo lực, ta không thể ngậm miệng không nói; trói tay không làm mà tu thân được, mà tích đức được. Ta phải nói, phải hành động để đòi bình đẳng và công lý. An bình không phải tự nhiên sẵn đến, đương nhiên thỏa mãn; không bao giờ có sự bình yên không chiến đấu. Chúng ta hãy tự vấn có bao giờ có một sự tự do không trải qua gian nan, thử thách. An bình là mục tiêu của mọi hoạt động, mọi nỗ lực hiệp thông.
Theo tinh thần Nho giáo, trình tự của con người phải theo nguyên tắc “tu, tề, trị, bình” – tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Tu thân vốn là điều mà ai sinh ra và làm người đều phải thực hiện trước nhất. Vì tu thân là tự sửa mình. Có sửa mình thì mới gột rửa được thói hư tật xấu, mới xua đi được cái điêu ngoa quỷ quyệt để vươn tới cái hay, cái đẹp, làm lành, lánh dữ; biết phân biệt đâu là thiện, đâu là ác; đâu là chính, đâu là tà. Không biết sửa mình ắt sẽ tụt hậu và đi đến tự hủy diệt.
Từ những lý do căn bản nào mà sách Nho lại nó “Không có cái hại nào lớn bằng không chịu sửa mình”?. Đó là trải qua những kinh nghiệm thực tế từ những căn bản sau đây:
Một học sinh lười biếng không chịu làm bài mà thầy không bắt gặp dần sẽ sinh ra lười biếng nhiều hơn. Nếu thầy bắt gặp và khiển trách cậu ta mượn bài của bạn để chép, có khi được điểm nhỏ lại kêu điểm to. Và như thế cậu ta sẽ sinh ra lừa thầy, dối bạn; dối trên lừa dưới.
Người ăn cắp cũng thế, lúc đầu trộm vặt, lúc sau trộm nhiều. Từ chỗ ăn cắp sinh ra ăn cướp, ăn cướp thì kèm đánh đánh người và thậm chí giết người không gớm tay, khi một tồ chức ăn cướp “hùng hậu” thì chúng có thể hùng hổ ăn cướp giữa ban ngày. Bao nhiêu tội lỗi chất chồng, chúng biến thành con người hư đốn trong xã hội, biến thành quỷ dữ - những “Satan thời đại”.
Không chịu sửa mình sẽ mang đến nhiều thảm họa. Là người phải hết sức chú trọng việc sửa mình – tu thân. Làm thế nào để sửa mình?
Chúng ta phải thường xuyên kiểm điểm những sai lầm tức khắc với lòng can đảm và chân thành để sửa sai. Trình Tử ngày xưa đã dùng hai cái lọ, một lọ bỏ đậu trắng; một lọ bỏ đậu đen. Đậu trắng tượng trưng cho việc làm tốt, đậu đen tượng trưng cho việc làm xấu. Lúc đầu, lọ đậu đen nhiều hơn lọ đậu trắng, ông day dứt ăn năn, từ ý thức và thiện chí của ông, sau này lọ đậu trắng nhiều hơn đậu đen. Ngày nay, dù thất học hay có học, là người hãy nên soi tấm gương ấy. Không Tử sở dĩ trọng thầy Nhan Hồi, học trò của mình, vì thầy không phạm lỗi đến hai lần (bất nhị quá).
Muốn hình thành ý thức tự kiểm đạo đức, con người cần phải đọc, học những tấm gương luân lý. Những kẻ lười biếng, thất học thì hãy khiêm cung mà học gương thày Mạnh Tử. Một hôm, thày Mạnh Tử đang học bỏ về nhà, Mạnh mẫu đang dệt, bà liền lấy kéo cắt miếng vải làm hai. Thày Mạnh Tử liền hỏi: “Tại sao mẹ làm như vậy?”, Mạnh mẫu trả lời: “Khúc vải này bị cắt làm hai trở thành vô dụng. Con đi học mà bỏ dở giữa chừng chẳng khác gì tấm vải này”. Từ đó, Mạnh Tử chăm lo đèn sách. Nhờ biết tu thân mà thầy Mạnh đã trở thành bậc đại hiền trong thiên hạ.
Muốn tu thân, con người cần phải biết lắng nghe những lời xây dựng của những người xung quanh. Các vị vua xưa để đất nước hư vong cũng vì không nghe những khuyên can của các bậc trung thần, mà lại đi nghe lời dua nịnh của những gian thần rồi đưa thân mình vào vòng tội lỗi, nhân dân lầm than, đất nước suy vi. Quanh ta, có biết bao bậc hiền tài đáng làm thầy ta, không nên vì giấu dốt. tự ái, ích kỷ mà bỏ qua. Vì đó là động lực giúp ta tu thân một cách hữu hiệu nhất.
Bên cạnh, chúng ta còn phải biết chuyển hướng hoạt động lợi ích cho dân, cho nước – cho đời. Nếu chỉ vì lợi ích cá nhân dễ sinh ra ích kỷ, tự tư tự lợi, biến của chung thành của riêng. Đó là nguồn gốc của tự hủy bản thân, một khái niệm rộng hơn là cả một triều đại. Trái lại, nếu con người biết xả thân làm việc cho lợi ích chung, cho dân, cho nước, cho dân tộc – quốc gia thì sẽ gặt hái được những đức tính cao quí của lòng vị tha, tình nhân loại làm cho đời mình thêm phần thanh cao, đất nước hưng thịnh.
Tại sao làm người phải tu thân? Vì để tích đức cho mình, cho người và cho con cháu về sau. Chúa Giê-su xưa đã phán dạy: “Hãy yêu thương người khác như chính bản thân mình”, hoặc đức Phật đã chủ trương “từ bi, bác ái”. Chúa và Phật đã nêu cao tinh thần từ bi và bác ái, xả thân cho hạnh phúc loài người, mở rộng lòng yêu thương nhân loại.
Công bằng và bác ái là những tiêu chuẩn để làm NGƯỜI và cũng để xây dựng xã hội. Một xã hội mà nơi đó không có cường quyền và bạo lực, dùi cui và lựu đạn để thực hiện công bằng và chân lý. Vậy muốn “tích đức” phải nói cho hay, làm cho phải - hệ quả của “tu thân”.
“Nói” là phát biểu ý kiến bộc lộ thái độ, tâm tình của mình về một vấn đề nào đó. “Làm” là thực hiện những điều đã nói thành hành động cụ thể, thiết thực. Người Việt Nam thường nói: “Lời nói phải đi đôi với việc làm”. Lời hay mà việc làm không phải, hay lời nói tốt mà hành động bỉ ổi thì làm sao mà “tích đức”. Bởi thế sách Tố thư có dạy “nói cho hay, làm cho phải” thế mới là “tu thân tích đức”.
Vậy thế nào là lời nói hay?
Ngược dòng lịch sử, ta vẫn vẳng nghe lời của bà Triệu: “Ta muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp làn sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Đông, quét sạch bờ cõi để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu còng lưng làm tỳ thiếp người ta”.
Xưa, vua nước Tấn cấm cố được Loan Danh, còn Loan Phường là con thì chạy thoát. Vua luôn lo lắng hậu họa. Một hôm, nhà vua đi du thuyền hỏi người lái thuyền Loan Phường giờ ở đâu, người lái thuyền trả lời: “Nếu nhà vua biết chăm lo, sửa sang chính sách, trong được lòng quan, ngoài thuận lòng dân thì con cháu nhà Loan còn làm gì được. Nếu nhà vua không chăm lo sửa sang chính sách thì nay cả những người ngồi trong thuyền này ai cũng là con cháu nhà Loan cả”. Vua khen chí lý, nhà vua quyết tâm thay đổi và chăm lo chính sách, nước Tấn chả mấy chốc mà cường thịnh. Quả một lời nói hay có thể cứu vãn cả một tiền đồ quốc gia, dân tộc.
Xét đến việc làm, thì ai là người mà không thể không ca ngợi Bá Lạc đài của vua Trụ, Cô Tô đài của Ngô Phù Sai; ai mà không ca than, lên án cái hung tàn, bạo ngược; ác ôn, côn đồ của vua Kiệt, chính sách đốt sách, chôn học trò, và công cuộc xây dựng Vạn lý trường thành của Tần Thủy Hoàng?
Đó là những công trình xây dựng bằng xương máu của nhân dân để mưu lấy “cái vui suốt sáng, trận cười thâu đêm” cho nhà vua; thỏa mãn cái độc tài, chuyên chế, ý thức nghi kỵ, hiềm thù của nhà vua. Những chương trình ấy có qui mô thật, nhưng chỉ mua được căm hờn, thù oán, đẩy nhà Thương, nhà Hạ, nhà Tần vào chốn bại vong!
Lịch sử Việt Nam còn nhãn tiền một Lê ngọa triều róc mía trên đầu nhà sư, thả người vào vạc dầu, chuồng cọp, hoang dâm vô độ đã mở đầu cho sự sụp đổ của nhà tiền Lê. Một Lê Tương Dực lập Cửu Trùng đài, xây nhà trăm nóc, tư thông với cung nhân tiền triều đã dẫn đến sự sụp đổ tất yếu thời hâu Lê. Hiển nhiên, hành động sai tất gây ra những hiểm họa không lường cho giang sơn, tổ quốc – không tu thân tất phải thất đức, thậm chí đến đời sau, “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”.
Nhưng thế nào là lời nói hay? Lời nói hay khác với lời nói khéo. Lời nói hay luôn hàm ẩn ý đẹp, chân thành không ác ý, lời nói trên căn bản ĐỨC và THIỆN; còn lời nói khéo dụng ý nịnh bợ, không xây dựng, dựa trên căn bản điêu ngoa, dối trá. Vì thế, hãy cảnh giác phân biệt giữa lời nói hay và lời nói khéo. Nhưng cũng có trường hợp lời nói vừa hay lại vừa khéo. Đó là lời nói phát xuất đến tuyệt đối của chân thành xây dựng.
Và thế nào là làm phải? Làm phải là việc làm trước nhất có lợi cho tha nhân, rồi đến xã hội, quốc gia. Khi hành động phải lắng nghe tiếng nói của lương tâm. Việc làm theo đừng ngay nẻo chính, lương tâm thanh thản, thoải mái; việc làm thất nhân ác đức, lương tâm cắn rứt, âu sầu – vì bị phán xét bởi tóa án lương tâm và sẽ bị trả giá.
Không Tử đã nói: “Hàm huyết phún nhân, tiên ô ngã khẩu” – ngậm máu phun người, máu dơ miệng mình. Câu nói muốn chỉ cho con người thấy sự liên quan giữa lời nói và việc làm để “tu thân tích đức”. Mồm leo lẻo những lời bẩn thỉu, vu oan giá họa, không can đảm nhận sai trái của mình vu vạ cho người khác. Những điều đó do đâu? Phải chăng từ tri thức thô thiển, dốt nát, mà tứ chi phát triển để dương oai thị lực, tác oai, tác quái đàn áp người hiền.
Trong “Gia huấn ca”, Nguyễn Trãi đã khuyên:
“Dù xây chín đợt phù đồ,
Không bằng làm phước cứu cho một người”
Làm đường, bắc cầu, những công tác xã hội đều là những việc phải, việc tốt. Nhưng cứu người, tôn trọng mạng sống con người là cao cả. Ai mà lại đi đánh người – người mình, hỏi chăng còn là nhân tính hay thú tính.
Một nhà triết học Đông phương đã nói: “Lời hay, việc phải ví như viên gạch, xây dựng con người lên cao; lời sai, việc quấy ví như con sâu, con mọt phá hủy con người đến tàn lụi”, chí lý thay! Con người ta ở đời bị chi phối đến tột đỉnh. Nói dối mãi trở thành quen miệng, phá phách mãi trở thành quen tay. Cần phải tu thân, làm điều hay, lẽ phải. Đó là chất sát trùng để thanh tẩy tâm hồn và trí tuệ. Hãy một lúc tĩnh tại để tìm về thiên lương.
Chúng ta cũng phải nhận rõ rằng “nói hay và làm phải là hai việc phải làm để tu thân tích đức”. Trước những sai trái, cường quyền và bạo lực, ta không thể ngậm miệng không nói; trói tay không làm mà tu thân được, mà tích đức được. Ta phải nói, phải hành động để đòi bình đẳng và công lý. An bình không phải tự nhiên sẵn đến, đương nhiên thỏa mãn; không bao giờ có sự bình yên không chiến đấu. Chúng ta hãy tự vấn có bao giờ có một sự tự do không trải qua gian nan, thử thách. An bình là mục tiêu của mọi hoạt động, mọi nỗ lực hiệp thông.
Đồng Chiêm và cuộc khổ nạn theo Thập Giá
Nguyễn An Quý
06:59 09/01/2010
Cả thế giới bàng hoàng khi hay tin nhà cầm quyền Việt Nam đã dùng bạo lực để phá cây Thánh Giá được dựng tại một khu vực nghĩa trang của Giáo xứ Đồng Chiêm ở Núi Thờ. Được biết từ sáng sớm ngày 6 tháng 01 năm 2010 lúc 2 giờ sáng, nhà cầm quyền huyện Mỹ Đức đã dùng lực lượng vũ trang vào khoảng từ 600 đến cả ngàn người gồm công an, dân quân tự vệ, cảnh sát cơ động với đầy đủ súng ống, lựu đạn cay đủ loại, chó nghiệp vụ, dùi cui, và nhiều xe cơ giới để phong toả các ngả đường dẫn đến khu vực mà nhà cầm quyền mở cuộc tấn công triệt hạ Thánh Giá. Theo các tin tức từ Việt Nam cho hay, kế hoạch phá hủy Thánh Giá tại khu nghĩa trang Núi Thờ đã được nhà cầm quyền huyện Mỹ Đức chuẩn bị rất chu đáo vào một buổi họp được tổ chức tại Uỷ Ban Nhân Dân huyện Mỹ Đức vào ngày 03-01-2010. Khi thực hiện chuyện phá huỷ Thánh Giá thì huyện Mỹ Đức đã có sự hổ trợ của Thành phố Hà Nội về xe cộ, cho nên họ đã điều động được rất nhiều xe cộ để vận chuyển lực lượng vũ trang và nhiều xe cơ giới đuợc dùng vào cuộc tấn công phá huỷ Thánh Giá.. Nói như thế để mọi người biết rằng, việc phá huỷ Thánh Giá ở Đồng Chiêm là kế hoạch của nhà nước Việt Nam mà huyện Mỹ Đức là thành phần chủ chốt được nhà nước giao phó nhiệm vụ.
Chuyện tàn bạo và man rợ nhất là cuộc tấn công vào những giáo dân mà trong tay họ không có một tấc sắt giữa đêm khuya khi họ nghe tin và nóng lòng nên họ chạy đến quan sát sự việc tại hiện trường. Họ bị ném lựu đạn cay, bị đánh đập, bị xô té ngả người, đến nổi có nhiều giáo dân đã bị thương tích nặng trong đó có 2 giáo dân đang điều trị tại bệnh viện.
Nước mắt nào cho Đồng Chiêm khi nhìn thấy các nạn nhân là những người giáo dân chất phát hiền lành, mặt mày đầy máu me vì bị đánh đập dã man.
Sau khi nghe tin Thánh Giá bị phá huỷ, tôi nhìn vào các trang mạng với nổi lòng xót xa khi nhìn thấy những hình ảnh đầy bi thương của các giáo dân mặt mày đầy máu me nằm la liệt. Điều vô cùng cảm phục là khi nhìn hình ảnh các giáo dân ngồi bên cạnh chân Thập Giá đã bị phá huỷ, họ cùng nhau bày bàn thờ để tạ tội thay cho những kẻ vô thần đã cố tình phá hoại biểu tượng thiêng liêng nhất của người Kitô hữu, đúng như thông báo của Toà Giám Mục Hà Nội đã xác quyết: “Xúc phạm Thánh Giá là xúc phạm đến biểu tượng thánh thiêng nhất của đức tin Kitô giáo và Giáo hội”.
Qua vụ tấn công triệt hạ Thánh Giá và đàn áp, đánh đập giáo dân Đồng Chiêm một cách vô nhân đạo của nhà cầm quyền huyện Mỹ Đức là một hành động đàn áp tôn giáo của nhà nước cộng sản Việt Nam không thể chối cải được. Ngày 8 tháng 01 năm 2010 tất cả 9 vị Giám mục thuộc Giáo Tỉnh Hà Nội gồm Giáo phận Vinh, Bùi Chu, Lạng Sơn, Thanh Hoá, Hưng Hoá, Bắc Ninh, Phát Diệm đã cùng nhau đứng tên lên tiếng Hiệp thông với Đức TGM Hà Nội về nổi xót xa trong biến cố Đồng Chiêm. Thư Hiệp thông đã chia sẻ nổi đau thương qua hai sự kiện nổi bật trong vụ Đồng Chiêm, đó là: Thánh Giá đã bị triệt hạ- Một số giáo dân đã bị đánh đập.
Thư Hiệp Thông nhấn mạnh: "Chúng tôi nhận thấy rằng, hai yếu tố nêu trên là mẫu số chung đã được sử dụng để giải quyết những mâu thuẩn như tại Tam Toà và Bầu Sen(Giáo phận Vinh). Loan Lý ( Tổng Giáo phận Huế). Chúng tôi tự hỏi đó là chủ trương chung của Nhà Nước đối với các tranh chấp liên hệ đến các tôn giáo?”.
Câu hỏi của thư Hiệp thông mà 9 vị Giám mục miền Bắc đã đặt ra là một câu trả lời đích thực về chính sách tôn giáo của nhà nước VC, mà thế giới cần quan tâm, đó là việc chiếm đoạt tài sản của các tôn giáo là vấn đề then chốt trước sau như một và việc đàn áp các tín đồ của các tôn giáo khi họ lên tiếng, khi họ đòi hỏi công lý cũng trước sau như một của của chế độ cộng sản vô thần, không thể khác hơn. Đúng là mẫu số chung của những vụ như Tam Toà, Bầu Sen, Loan Lý, Đồng Chiêm và nhiều nơi khác nữa đều giống nhau y hệt là nhà nước chủ trương cưỡng chiếm tài sản và đàp áp giáo dân bằng bạo lực, khi tín đồ các tôn giáo có phản ứng
Trong những ngày đầu năm của năm 2010, giáo dân Đồng Chiêm đã thật sự đi vào cuộc khổ nạn theo Thập Giá. Họ đứng dưới chân Thập Giá đã bị đập phá tan nát với lòng quặn đau, nhiều giáo dân đã khóc và đã để tang, vì Thánh Giá là biểu tượng thiêng liêng của người Công giáo, Thánh Giá như một chiếc giường của Chúa Giêsu Kitô nằm chịu chết để cứu chuộc nhân loại, nhưng nay đã bị con người vô thần chà đạp một cách phi lý trước mặt họ.
Nguyện xin Chúa ban bình an và chúc lành cho những ai đang bị bách hại vì danh Chúa, xin Chúa nâng đỡ và ủi an những giáo dân và gia đình các nạn nhân xứ Đồng Chiêm được kiên vững trong đức tin. Xin hãy cùng nhau cầu nguyện ngày đêm cho những hình ảnh đen tối này sớm chấm dứt trên quê hương Việt Nam.
Chuyện tàn bạo và man rợ nhất là cuộc tấn công vào những giáo dân mà trong tay họ không có một tấc sắt giữa đêm khuya khi họ nghe tin và nóng lòng nên họ chạy đến quan sát sự việc tại hiện trường. Họ bị ném lựu đạn cay, bị đánh đập, bị xô té ngả người, đến nổi có nhiều giáo dân đã bị thương tích nặng trong đó có 2 giáo dân đang điều trị tại bệnh viện.
Nước mắt nào cho Đồng Chiêm khi nhìn thấy các nạn nhân là những người giáo dân chất phát hiền lành, mặt mày đầy máu me vì bị đánh đập dã man.
Sau khi nghe tin Thánh Giá bị phá huỷ, tôi nhìn vào các trang mạng với nổi lòng xót xa khi nhìn thấy những hình ảnh đầy bi thương của các giáo dân mặt mày đầy máu me nằm la liệt. Điều vô cùng cảm phục là khi nhìn hình ảnh các giáo dân ngồi bên cạnh chân Thập Giá đã bị phá huỷ, họ cùng nhau bày bàn thờ để tạ tội thay cho những kẻ vô thần đã cố tình phá hoại biểu tượng thiêng liêng nhất của người Kitô hữu, đúng như thông báo của Toà Giám Mục Hà Nội đã xác quyết: “Xúc phạm Thánh Giá là xúc phạm đến biểu tượng thánh thiêng nhất của đức tin Kitô giáo và Giáo hội”.
Qua vụ tấn công triệt hạ Thánh Giá và đàn áp, đánh đập giáo dân Đồng Chiêm một cách vô nhân đạo của nhà cầm quyền huyện Mỹ Đức là một hành động đàn áp tôn giáo của nhà nước cộng sản Việt Nam không thể chối cải được. Ngày 8 tháng 01 năm 2010 tất cả 9 vị Giám mục thuộc Giáo Tỉnh Hà Nội gồm Giáo phận Vinh, Bùi Chu, Lạng Sơn, Thanh Hoá, Hưng Hoá, Bắc Ninh, Phát Diệm đã cùng nhau đứng tên lên tiếng Hiệp thông với Đức TGM Hà Nội về nổi xót xa trong biến cố Đồng Chiêm. Thư Hiệp thông đã chia sẻ nổi đau thương qua hai sự kiện nổi bật trong vụ Đồng Chiêm, đó là: Thánh Giá đã bị triệt hạ- Một số giáo dân đã bị đánh đập.
Thư Hiệp Thông nhấn mạnh: "Chúng tôi nhận thấy rằng, hai yếu tố nêu trên là mẫu số chung đã được sử dụng để giải quyết những mâu thuẩn như tại Tam Toà và Bầu Sen(Giáo phận Vinh). Loan Lý ( Tổng Giáo phận Huế). Chúng tôi tự hỏi đó là chủ trương chung của Nhà Nước đối với các tranh chấp liên hệ đến các tôn giáo?”.
Câu hỏi của thư Hiệp thông mà 9 vị Giám mục miền Bắc đã đặt ra là một câu trả lời đích thực về chính sách tôn giáo của nhà nước VC, mà thế giới cần quan tâm, đó là việc chiếm đoạt tài sản của các tôn giáo là vấn đề then chốt trước sau như một và việc đàn áp các tín đồ của các tôn giáo khi họ lên tiếng, khi họ đòi hỏi công lý cũng trước sau như một của của chế độ cộng sản vô thần, không thể khác hơn. Đúng là mẫu số chung của những vụ như Tam Toà, Bầu Sen, Loan Lý, Đồng Chiêm và nhiều nơi khác nữa đều giống nhau y hệt là nhà nước chủ trương cưỡng chiếm tài sản và đàp áp giáo dân bằng bạo lực, khi tín đồ các tôn giáo có phản ứng
Trong những ngày đầu năm của năm 2010, giáo dân Đồng Chiêm đã thật sự đi vào cuộc khổ nạn theo Thập Giá. Họ đứng dưới chân Thập Giá đã bị đập phá tan nát với lòng quặn đau, nhiều giáo dân đã khóc và đã để tang, vì Thánh Giá là biểu tượng thiêng liêng của người Công giáo, Thánh Giá như một chiếc giường của Chúa Giêsu Kitô nằm chịu chết để cứu chuộc nhân loại, nhưng nay đã bị con người vô thần chà đạp một cách phi lý trước mặt họ.
Nguyện xin Chúa ban bình an và chúc lành cho những ai đang bị bách hại vì danh Chúa, xin Chúa nâng đỡ và ủi an những giáo dân và gia đình các nạn nhân xứ Đồng Chiêm được kiên vững trong đức tin. Xin hãy cùng nhau cầu nguyện ngày đêm cho những hình ảnh đen tối này sớm chấm dứt trên quê hương Việt Nam.
Cảm xúc viết về Đồng Chiêm
Hạnh Nguyên
07:14 09/01/2010
Ngay khi còn nhỏ, tôi rất thích xem nhũng bộ phim kinh dị, đặc biệt là phim về Dracula. Gây ấn tượng sâu sắc trong tôi là cảnh: Thánh Gía đâm ngập vào ngực Dracula, chấm dứt sự tồn tại của tên ác quỉ chuyên hút máu người ban đêm. Lớn lên, đã là người Công giáo có tri khôn và đủ trưởng thành, bộ hình Chết Lành - Chết Dữ thường được treo trên vách nhà những gia đình có đạo. Thánh Gía được cầm nơi tay vị Linh mục bên kẻ hấp hối động lại trong sâu thẳm trí óc tôi. Tôi không bao giờ quên được hình ảnh và ý nghĩa đối chọi nhau giữa cây Thánh Gía và tên quỷ đen đúa lại còn thêm cái đuôi dài vô cùng kinh tởm xấu xa.
Thánh giá khi xưa trên núi Sọ, đã mang lại ơn cứu độ cho con người.
Ngày nay Thánh Gía trên núi Thờ ở Gíao xứ Đồng Chiêm đang là cớ vấp phạm cho đám bạo quan địa phương Hà Nội không còn tính người. Câu tục ngữ xưa "Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan" xem ra không có đất sống trong thời buổi hiện tại ở VN, "Cướp ngày không đủ, quan tranh thủ cướp đêm".
80 năm qua (từ 1930 đến nay), người CSVN đã tự trang bị cho mình cái lý tưởng hoang đàng và những ước mơ không bao giờ có thật. Những hành động cướp đất Công Gíao liên tục được tính tóan và với mật độ ngày càng dày hơn. Tất cả đều xãy ra về đêm: từ Khâm Sứ, Thái Hà đến Tam Tòa, Loan Lý; từ Bàu Sen xứ Chày nay lại đến Núi Thờ Gíao xứ Đồng Chiêm. Tất cả có cùng một cách chiếm đọat: lực lượng trấn áp lên con số ngàn với dùi cui, khiêng đỡ, lựu đạn cay, chó nghiệp vụ...Về phía Gíao dân là: máu đổ, thương tích, tiếng rên xiết và khăn tang...
Công lý sẽ xét xử và án phạt dành cho họ như cách họ đối xử với Thánh giá trên Núi Thờ.
Thánh giá của người Công Gíao, biểu tưởng độc đáo, có một không hai và đầy tính nhân sinh. Đức Cha đã hưởng hưu của giáo phận tôi, khi Ngài còn đương nhiệm, rất thích dùng câu kinh Thánh nầy "Các con hãy vác Thánh giá mỗi ngày mà theo Ta". Câu trích chỉ có 11 từ, nhưng từ nào cũng đáng cho người nghe phải tâm đắc và gẫm suy. Một câu trích đầy tính tích cực với các từ: các con, vác, mỗi ngày...
Người Công Giáo xem Thánh Giá là Nguồn Cội, là Cầu Nối giữa tính Thiên Chúa và tính con người, là Máng Thông Ơn dồi dào và bất tận từ Thiên Chúa quyền năng với phận con người thấp hèn. Bởi thế mà Cha xứ tôi, hình như người thấu triệt ý niệm cao siêu của Thánh giá. Nhà Giáo dân nào cũng có bàn thờ, đi thăm các gia đình trong xứ, người vui ra mặt khi thấy Thánh giá được thượng tôn ở vị trí xứng đáng nhất.
- Ngày 20/07/2009 Thánh Giá của nhà thở Tam Tòa bị giam giữ. Ngày 06/01/2010, Thánh Giá trên Núi Thờ, Giáo xứ Đồng Chiêm bị triệt hạ cách điên cuồng
- Nơi tòa Khâm sứ tháng 9/2008, tượng ĐM Sầu Bi bị mang đi. Ngày 05/11/2009, tượng ĐM La Vang trên núi họ Bào Sen, xứ Chày lại bị cưỡng đọat.
Thật xót thương vô cùng cho những mốc thời gian không thể nào phai trong tâm trí người Công Gíao Việt Nam, về hình ảnh Thánh Gíá và Mẹ Maria nhân lành bị làm nhục.
Trong một đêm, tôi mộng thấy như vầy: chiến tranh xãy ra thật ác liệt nơi quần đảo Trường Sa giữa quân đội Tàu cộng và CSVN Tôi thắc mắc và hỏi ông Obama, Tổng thống Hoa Kỳ:
- Tại sao với mối quan hệ "môi hở, răng lạnh"; tại sao đã ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác tòan diện "16 chữ vàng".
Ông Obama chỉ cho tôi cái cột mốc mà Táu cộng mới xây trên đảo và hỏi tôi rằng:
- Cột mốc hình gì?
À! Bây giờ tôi mới nghiệm ra: cột mốc có hình Thánh Gíá. Đơn giản vậy thôi sao: chỉ vì cột mốc có hình Thánh Gía của Tàu cộng xây trên đảo mà CSVN phải mang quân ra, sẵn sàng đánh với anh bạn lánggiềng nước lớn dể lấy lại đảo.
- Đất liền có Thánh Gíá, CSVN tiêu diệt.
- Núi cao có Thánh Gía CSVN triệt hạ.
- Thế thì ở biển khơi, tại sao CSVN để Thánh Gíá tồn tại được
Với CSVN không chỉ có Mỹ và Trung Quốc là "diễn biến hòa bình". Kể từ năm 1930, Thánh Gíá luôn là kẻ thù, và là kẻ thù trước mắt và lâu dài... đến tận cùng chế độ của họ.
Thánh giá khi xưa trên núi Sọ, đã mang lại ơn cứu độ cho con người.
Ngày nay Thánh Gía trên núi Thờ ở Gíao xứ Đồng Chiêm đang là cớ vấp phạm cho đám bạo quan địa phương Hà Nội không còn tính người. Câu tục ngữ xưa "Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan" xem ra không có đất sống trong thời buổi hiện tại ở VN, "Cướp ngày không đủ, quan tranh thủ cướp đêm".
80 năm qua (từ 1930 đến nay), người CSVN đã tự trang bị cho mình cái lý tưởng hoang đàng và những ước mơ không bao giờ có thật. Những hành động cướp đất Công Gíao liên tục được tính tóan và với mật độ ngày càng dày hơn. Tất cả đều xãy ra về đêm: từ Khâm Sứ, Thái Hà đến Tam Tòa, Loan Lý; từ Bàu Sen xứ Chày nay lại đến Núi Thờ Gíao xứ Đồng Chiêm. Tất cả có cùng một cách chiếm đọat: lực lượng trấn áp lên con số ngàn với dùi cui, khiêng đỡ, lựu đạn cay, chó nghiệp vụ...Về phía Gíao dân là: máu đổ, thương tích, tiếng rên xiết và khăn tang...
Công lý sẽ xét xử và án phạt dành cho họ như cách họ đối xử với Thánh giá trên Núi Thờ.
Thánh giá của người Công Gíao, biểu tưởng độc đáo, có một không hai và đầy tính nhân sinh. Đức Cha đã hưởng hưu của giáo phận tôi, khi Ngài còn đương nhiệm, rất thích dùng câu kinh Thánh nầy "Các con hãy vác Thánh giá mỗi ngày mà theo Ta". Câu trích chỉ có 11 từ, nhưng từ nào cũng đáng cho người nghe phải tâm đắc và gẫm suy. Một câu trích đầy tính tích cực với các từ: các con, vác, mỗi ngày...
Người Công Giáo xem Thánh Giá là Nguồn Cội, là Cầu Nối giữa tính Thiên Chúa và tính con người, là Máng Thông Ơn dồi dào và bất tận từ Thiên Chúa quyền năng với phận con người thấp hèn. Bởi thế mà Cha xứ tôi, hình như người thấu triệt ý niệm cao siêu của Thánh giá. Nhà Giáo dân nào cũng có bàn thờ, đi thăm các gia đình trong xứ, người vui ra mặt khi thấy Thánh giá được thượng tôn ở vị trí xứng đáng nhất.
- Ngày 20/07/2009 Thánh Giá của nhà thở Tam Tòa bị giam giữ. Ngày 06/01/2010, Thánh Giá trên Núi Thờ, Giáo xứ Đồng Chiêm bị triệt hạ cách điên cuồng
- Nơi tòa Khâm sứ tháng 9/2008, tượng ĐM Sầu Bi bị mang đi. Ngày 05/11/2009, tượng ĐM La Vang trên núi họ Bào Sen, xứ Chày lại bị cưỡng đọat.
Thật xót thương vô cùng cho những mốc thời gian không thể nào phai trong tâm trí người Công Gíao Việt Nam, về hình ảnh Thánh Gíá và Mẹ Maria nhân lành bị làm nhục.
Trong một đêm, tôi mộng thấy như vầy: chiến tranh xãy ra thật ác liệt nơi quần đảo Trường Sa giữa quân đội Tàu cộng và CSVN Tôi thắc mắc và hỏi ông Obama, Tổng thống Hoa Kỳ:
- Tại sao với mối quan hệ "môi hở, răng lạnh"; tại sao đã ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác tòan diện "16 chữ vàng".
Ông Obama chỉ cho tôi cái cột mốc mà Táu cộng mới xây trên đảo và hỏi tôi rằng:
- Cột mốc hình gì?
À! Bây giờ tôi mới nghiệm ra: cột mốc có hình Thánh Gíá. Đơn giản vậy thôi sao: chỉ vì cột mốc có hình Thánh Gía của Tàu cộng xây trên đảo mà CSVN phải mang quân ra, sẵn sàng đánh với anh bạn lánggiềng nước lớn dể lấy lại đảo.
- Đất liền có Thánh Gíá, CSVN tiêu diệt.
- Núi cao có Thánh Gía CSVN triệt hạ.
- Thế thì ở biển khơi, tại sao CSVN để Thánh Gíá tồn tại được
Với CSVN không chỉ có Mỹ và Trung Quốc là "diễn biến hòa bình". Kể từ năm 1930, Thánh Gíá luôn là kẻ thù, và là kẻ thù trước mắt và lâu dài... đến tận cùng chế độ của họ.
Thái Hà thắp nến hiệp thông với Đồng Chiêm
Paulus Lê Sơn
13:22 09/01/2010
HÀ NỘI - Tối 09/01/2010, sau thánh lễ lúc 19h giáo xứ Thái Hà thắp nến cầu nguyện hiệp thông với giáo xứ Đồng Chiêm thuộc huyện Mỹ Đức, Thủ đô Hà Nội. Sau khi nhà cầm quyền cộng sản tấn công, đàn áp, đánh đập giáo dân giáo xứ Đồng Chiêm, khiến cho hàng trăm người trong giáo xứ bị thương, trong đó có hai nạn nhân bị trọng thương đặc biệt nghiêm trọng đang được điều trị tại trung tâm Hà Nội.
Hiệp thông cùng Giáo Hội
Ngay sau khi cuộc tấn công của nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội nhằm vào Giáo xứ Đồng Chiêm đêm mùng 05 rạng sáng mùng 06 tháng 01 năm 2010. Toàn thể Giáo hội Công giáo Việt Nam đã lên tiếng hiệp thông mạnh với Giáo xứ Đồng Chiêm, và cực lực lên án những hành động đàn áp dã mãn của nhà cầm quyền Hà Nội đối với Giáo dân giáo xứ Đồng Chiêm.
Cuộc tấn công của nhà cầm quyền Hà Nội với lực lượng hùng hậu nhằm vào cây Thánh Giá trên Núi Thờ (còn gọi là Núi Chẽ), đó không chỉ đơn thuần là cuộc phá bỏ một cây Thánh Giá bằng vật chất cụ thể, mà là một sự báng bổ, một hành động chà đạp lên “Niềm Tin, Đức Tin” của một tôn giáo lớn nhất trên hành tinh này. Chính vì sự báng bổ, phỉ báng vào Đức Tin của người Công giáo, chà đạp lên biểu tượng thiêng liêng nhất của người Công giáo là cây Thánh Giá, đã làm cho người Giáo hữu đã vô cùng đau lòng, xót xa.
Chúng ta thấy, với chế độ cộng sản vô thần, bạo lực và gian dối, tôn giáo là một thước đo, một gương phản chiếu rõ nét những tiêu cực, những điểm đen, bóng tối mà thể chế này đã gây ra cho cuộc sống của chúng ta.
Biểu tượng của người Công giáo là cây Thánh Giá, là hoa lá tốt tươi cho cuộc đời, là hạnh phúc cho muôn dân, là niềm tin và sự sống cho con người, là ơn cứu chuộc tội lỗi, là tình yêu và là sự sống, là chìa khóa mở cửa Thiên Đường, là sự hi vọng cho con người tội lỗi chúng ta. Thế nhưng, nhà cầm quyền cộng sản đã chà đạp lên tất cả những điều đó, họ đã phạm thượng đối với Thiên Chúa – Đấng cứu độ cho hết thảy mọi người sống trong nhơ nhớp lỗi tội.
Đau đớn thay! Họ những con người đã khiến cho Thiên Chúa một lần nữa chịu khổ nhục bằng những nhát búa, mũi khoan xé tan nát thân hình Thập Giá, không những thế, chế độ cộng sản - những con người bất tín, bất trung này còn mang thêm tội bất nhân, bất nghĩa với anh em đồng loại bằng dùi cui, hơi cay, súng ống. Giáo hội Công giáo không thể chấp nhận được những tội đồ mà chính thể cộng sản gây ra cho Giáo hội Công giáo qua vụ việc Đồng Chiêm.
Thần khí Thiên Chúa đã thúc bách các đấng bậc trong Hội thánh lên tiếng mạnh mẽ, và đó cũng là một sứ vụ của những mục tử được Thiên Chúa tuyển chọn trong cái thời đại vô thần này qua Thư Hiệp Thông của các Đức giám mục Giáo tỉnh Hà Nội, nhiều Thư hiệp Thông của các Đức Giám mục và các Linh mục trong toàn thể Giáo hội Việt Nam.
Trong tâm tình hiệp thông của Giáo hội, giáo xứ Thái Hà đã thắp nến cầu nguyện, nguyện xin cho Giáo xứ Đồng Chiên được bình an, hiệp nhất và mạnh mẽ làm chứng cho Chúa, cầu nguyện cho Linh mục chính xứ và phó xứ Đồng Chiêm được bình an, hiệp nhất, can trường, cầu xin cho Giáo hội được tự do hoàn toàn, cầu cho Công Lý và Sự Thật được hiển trị giao duyên trên đất nước Việt Nam thân yêu.
Thái Hà, nến Công Lý và Sự Thật luôn cháy sáng
Cuộc tấn công của nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội đối với Giáo xứ Đồng Chiêm diễn ra thật bất ngờ, gọn lẹ, chóng vánh và vô cùng tàn bạo với hàng trăm con người bị thương tích. Cây Thánh Giá – biểu tượng Thánh thiêng của người Công giáo bị đập bỏ bởi bàn tay ma quỉ lúc đêm khuya đã làm cho Giáo dân Đồng Chiêm và Giáo hữu Công giáo hết sức bàng hoàng, đau lòng.
Trong nỗi đau đó, Giáo dân giáo xứ Thái Hà đã thắp nến cầu nguyện ngay tối đầu tiên vụ việc xảy ra. Với những gì mà Giáo dân Giáo xứ Thái Hà đã từng phải gánh chịu trong các cuộc tấn công, chiếm đóng và đàn áp của cầm quyền cộng sản vào những năm vừa qua chưa nguôi ngoai, họ cảm thấy được những nỗi đau, những mất mát mà anh em đồng đạo của mình cũng vừa phải chịu đựng trong những ngày qua. Hơn thế nữa, đây là một nỗi đau chung của hàng tỉ người trên thế giới, sự xúc phạm của nhà cầm quyền cộng sản đến Thánh Giá là một sự phỉ báng đến Thiên Chúa, xúc phạm đến Niềm Tin, Đức Tin của người Công giáo.
Thái Hà cầu nguyện cho anh chị em đồng đạo được đầy tràn ân sủng của Thiên Chúa để họ có thêm lòng tin, cậy, mến vào Thiên Chúa toàn năng, toàn ái để họ can trường vượt lên trên tất cả mọi thử thách, gian nan trong cuộc đời, những thách đố mà người cộng sản đưa tới. Thái Hà thắp nến cầu nguyện cho Sự Thật – Công Lý được hiển trị trên quê hương đất nước Việt Nam, Thái Hà cũng cầu nguyện cho hàng ngũ lãnh đạo được sáng suốt khôn ngoan để xứng đáng là những con người chèo lái con thuyền tiến bước vững chắc trước phong ba bão táp.
Ước chi, hết thảy tín hữu nơi nơi, tay trong tay hiệp nhất nên một trong Thiên Chúa, đốt nến sáng chiếu rải ánh sáng Thiên Chúa đi đến cùng trời cuối đất cho cuộc đời mỗi ngày thêm đẹp tươi, để ánh sáng đó đẩy lùi bóng tối ma quỉ đang hoành hành trên đất nước Việt Nam.
Hà Nội 09/01/2010
Ngay sau khi cuộc tấn công của nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội nhằm vào Giáo xứ Đồng Chiêm đêm mùng 05 rạng sáng mùng 06 tháng 01 năm 2010. Toàn thể Giáo hội Công giáo Việt Nam đã lên tiếng hiệp thông mạnh với Giáo xứ Đồng Chiêm, và cực lực lên án những hành động đàn áp dã mãn của nhà cầm quyền Hà Nội đối với Giáo dân giáo xứ Đồng Chiêm.
Cuộc tấn công của nhà cầm quyền Hà Nội với lực lượng hùng hậu nhằm vào cây Thánh Giá trên Núi Thờ (còn gọi là Núi Chẽ), đó không chỉ đơn thuần là cuộc phá bỏ một cây Thánh Giá bằng vật chất cụ thể, mà là một sự báng bổ, một hành động chà đạp lên “Niềm Tin, Đức Tin” của một tôn giáo lớn nhất trên hành tinh này. Chính vì sự báng bổ, phỉ báng vào Đức Tin của người Công giáo, chà đạp lên biểu tượng thiêng liêng nhất của người Công giáo là cây Thánh Giá, đã làm cho người Giáo hữu đã vô cùng đau lòng, xót xa.
Chúng ta thấy, với chế độ cộng sản vô thần, bạo lực và gian dối, tôn giáo là một thước đo, một gương phản chiếu rõ nét những tiêu cực, những điểm đen, bóng tối mà thể chế này đã gây ra cho cuộc sống của chúng ta.
Biểu tượng của người Công giáo là cây Thánh Giá, là hoa lá tốt tươi cho cuộc đời, là hạnh phúc cho muôn dân, là niềm tin và sự sống cho con người, là ơn cứu chuộc tội lỗi, là tình yêu và là sự sống, là chìa khóa mở cửa Thiên Đường, là sự hi vọng cho con người tội lỗi chúng ta. Thế nhưng, nhà cầm quyền cộng sản đã chà đạp lên tất cả những điều đó, họ đã phạm thượng đối với Thiên Chúa – Đấng cứu độ cho hết thảy mọi người sống trong nhơ nhớp lỗi tội.
Đau đớn thay! Họ những con người đã khiến cho Thiên Chúa một lần nữa chịu khổ nhục bằng những nhát búa, mũi khoan xé tan nát thân hình Thập Giá, không những thế, chế độ cộng sản - những con người bất tín, bất trung này còn mang thêm tội bất nhân, bất nghĩa với anh em đồng loại bằng dùi cui, hơi cay, súng ống. Giáo hội Công giáo không thể chấp nhận được những tội đồ mà chính thể cộng sản gây ra cho Giáo hội Công giáo qua vụ việc Đồng Chiêm.
Thần khí Thiên Chúa đã thúc bách các đấng bậc trong Hội thánh lên tiếng mạnh mẽ, và đó cũng là một sứ vụ của những mục tử được Thiên Chúa tuyển chọn trong cái thời đại vô thần này qua Thư Hiệp Thông của các Đức giám mục Giáo tỉnh Hà Nội, nhiều Thư hiệp Thông của các Đức Giám mục và các Linh mục trong toàn thể Giáo hội Việt Nam.
Trong tâm tình hiệp thông của Giáo hội, giáo xứ Thái Hà đã thắp nến cầu nguyện, nguyện xin cho Giáo xứ Đồng Chiên được bình an, hiệp nhất và mạnh mẽ làm chứng cho Chúa, cầu nguyện cho Linh mục chính xứ và phó xứ Đồng Chiêm được bình an, hiệp nhất, can trường, cầu xin cho Giáo hội được tự do hoàn toàn, cầu cho Công Lý và Sự Thật được hiển trị giao duyên trên đất nước Việt Nam thân yêu.
Thái Hà, nến Công Lý và Sự Thật luôn cháy sáng
Cuộc tấn công của nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội đối với Giáo xứ Đồng Chiêm diễn ra thật bất ngờ, gọn lẹ, chóng vánh và vô cùng tàn bạo với hàng trăm con người bị thương tích. Cây Thánh Giá – biểu tượng Thánh thiêng của người Công giáo bị đập bỏ bởi bàn tay ma quỉ lúc đêm khuya đã làm cho Giáo dân Đồng Chiêm và Giáo hữu Công giáo hết sức bàng hoàng, đau lòng.
Trong nỗi đau đó, Giáo dân giáo xứ Thái Hà đã thắp nến cầu nguyện ngay tối đầu tiên vụ việc xảy ra. Với những gì mà Giáo dân Giáo xứ Thái Hà đã từng phải gánh chịu trong các cuộc tấn công, chiếm đóng và đàn áp của cầm quyền cộng sản vào những năm vừa qua chưa nguôi ngoai, họ cảm thấy được những nỗi đau, những mất mát mà anh em đồng đạo của mình cũng vừa phải chịu đựng trong những ngày qua. Hơn thế nữa, đây là một nỗi đau chung của hàng tỉ người trên thế giới, sự xúc phạm của nhà cầm quyền cộng sản đến Thánh Giá là một sự phỉ báng đến Thiên Chúa, xúc phạm đến Niềm Tin, Đức Tin của người Công giáo.
Thái Hà cầu nguyện cho anh chị em đồng đạo được đầy tràn ân sủng của Thiên Chúa để họ có thêm lòng tin, cậy, mến vào Thiên Chúa toàn năng, toàn ái để họ can trường vượt lên trên tất cả mọi thử thách, gian nan trong cuộc đời, những thách đố mà người cộng sản đưa tới. Thái Hà thắp nến cầu nguyện cho Sự Thật – Công Lý được hiển trị trên quê hương đất nước Việt Nam, Thái Hà cũng cầu nguyện cho hàng ngũ lãnh đạo được sáng suốt khôn ngoan để xứng đáng là những con người chèo lái con thuyền tiến bước vững chắc trước phong ba bão táp.
Ước chi, hết thảy tín hữu nơi nơi, tay trong tay hiệp nhất nên một trong Thiên Chúa, đốt nến sáng chiếu rải ánh sáng Thiên Chúa đi đến cùng trời cuối đất cho cuộc đời mỗi ngày thêm đẹp tươi, để ánh sáng đó đẩy lùi bóng tối ma quỉ đang hoành hành trên đất nước Việt Nam.
Hà Nội 09/01/2010
Bản nhạc: Ai sẽ lên tiếng
Thiện Bản
13:40 09/01/2010
Công văn kết án cha Giuse Nguyễn Văn Hữu của huyện Mỹ Đức
Chúa Cứu Thế.com
15:44 09/01/2010
Bài giảng tại nhà thờ Đồng Chiêm sau khi nhà cầm quyền CSVN triệt phá Thánh giá
LM Giuse Phạm Minh Triệu
18:47 09/01/2010
Bài giảng Linh mục Giuse Phạm Minh Triệu tại nhà thờ Đồng Chiêm
Thứ Tư ngày 06 tháng Giêng 2010)
Kính thưa quý Cha đồng tế, Kính thưa quý tu sĩ nam nữ, Cùng toàn thể anh chị em,
Và chúng tôi cũng có lời chào với tất cả các cán bộ, nhân viên an ninh đã trà trộn chung quanh nhà thờ để cùng với chúng tôi chứng kiến cái biến cố đau thương xảy ra trong ngày hôm nay.
Anh chị em thân mến,
Không phải phụng vụ Hội Thánh hôm nay do chúng ta Mừng Lễ Suy Tôn Thánh Giá. Nhưng mà xét cho cùng thì trong suốt cuộc đời và đức tin người tín hữu thì Thánh Giá Chúa Giêsu Kitô là đời sống, là sự sống, là dấu hiệu, và là hành vi suy tôn từng giây, từng phút, từng hơi thở của chúng ta. Sáng sớm hôm nay, sau khi chúng tôi dâng Thánh Lễ về đến phòng thì nhận được tin rằng chính quyền đã cho hơn 500 lực lượng quân đội, công an, cảnh sát, chó nghiệp vụ đến để bao vây Núi Thờ và đã đập tượng Thánh Giá Chúa xuống, trong đó có anh chị em chúng ta bị đánh trọng thương.
Chúng tôi lúc đó không ai nói điều gì; cũng không ai than trách điều gì. Chúng tôi nhìn lên Thánh Giá mà chúng tôi cảm nghiệm được rằng: "Lạy Chúa! Mầu nhiệm cuộc tử nạn của con Chúa không chỉ xảy ra cách đây hơn 2000 năm. Nhưng ngày hôm nay, tại giáo xứ Đồng Chiêm, những người con của Chúa, những người tín hữu của Chúa và chính Chúa đang bị người ta chà đạp, bị người ta đập phá, bị người ta chống đối".
Một tiếng sau, có một đài nước ngoài gọi điện phỏng vấn tôi rằng: "Cha nghĩ thế nào về việc người ta đập tượng Thánh Giá tại Núi Thờ, giáo xứ Đồng Chiêm?". Tôi trả lời rằng: "Điều hợp pháp hay không hợp pháp, không ai để ý đến. Nhưng một tổ chức, một chính quyền nào mà xúc phạm đến biểu tượng tôn giáo thì chính quyền đó đang đi dần vào sự tự sát!"
Mà quả thực, trong lịch sử dân tộc Việt Nam người ta kể chuyện rằng tại núi Cùng, ngày nay được gọi là công viên ở đường Hoàng Hoa Thám; cuối đời Lý khi mà Lý Long Đỉnh là một ông vua tàn ác, ăn chơi,… đàn áp tôn giáo, cụ thể là Phật Giáo, đã lên Chùa Núi Cùng bắt sư sãi nằm xuống rồi róc mía trên đầu sư sãi. Và quả báo, đó là toàn bộ gần trọn đời nhà Lý bị phân tán, và bị tan cơ sạt nghiệp chỉ vì đã làm những điều thất đức.
Người ta hỏi: "Thế còn việc đập tượng Thánh Giá thì Cha nghĩ thế nào về hậu quả của nó?".
Tôi trả lời: "Cái điều này không lạ gì với người Công Giáo chúng tôi, là bởi vì đức tin của chúng tôi là đức tin Mầu Nhiệm Thập Giá, Mầu Nhiệm Con Thiên Chúa chịu đau khổ mà ngày hôm nay người ta đập tượng Thánh Giá không có gì là ngạc nhiên đối với chúng tôi. Nhưng, chỉ có một điều ngạc nhiên rằng, cái lưỡi của nhà nước này, mới Lễ Giáng Sinh vừa qua vào Tòa Giám Mục, và các nhà thờ bắt chân, bắt tay, tặng lẵng hoa chúc mừng, Mừng Chúa Giáng Sinh. Và rồi mấy hôm sau chưa được hơn 10 ngày người ta vác búa đến, lực lượng quân đội, cảnh sát, chó nghiệp vụ đến, rồi mà […] kích tượng Thánh Giá xuống. Coi như là một sự sỉ nhục vào chính bản thân mình. Chẳng khác nào ngửa mặt lên trời nhổ nước bọt".
Điều đó là cái điều khó hiểu đối với chúng ta.
Vậy thì tôi muốn chia sẻ với chúng ta về nội dung chính của Thánh Lễ hôm nay. Đó là chúng ta Suy Tôn Thánh Giá. Tất cả các biến cố xảy ra từ sáng đến giờ và màu trắng khăn tang đội trên đầu ông bà và anh chị em, cũng như là màu máu, màu đỏ của các Cha đồng tế hôm nay nói lên rằng, một lần nữa Chúa lại chết cho thế gian và Chúa đã chọn chính đất của anh chị em Đồng Chiêm ở đây để dâng Thánh Lễ hy tế cứu độ trần gian;.
Để một lần nữa, Chúa cảnh báo những quyền lực của tối tăm và sự dữ là hãy ăn năn sám hối vì tội lỗi các ngươi. Một lần nữa, Chúa lại bị đóng đinh, bị đập phá, bị giết chết. Thật vậy, Thiên Chúa đã yêu thế gian và đã ban con một của Người cho chúng ta, như bài tin mừng chúng ta vừa nghe. Mà con một Thiên Chúa đã không chọn gì khác, không chọn ngai vàng, không chọn đất đai, không chọn địa vị quyền tước. Nhưng con một Thiên Chúa đã chọn chính cây thập giá -- là biểu tượng ô nhục đối với người Hy Lạp và người Do Thái. Chính con Thiên Chúa đã chọn lấy để làm phương tiện cứu độ trần gian.
Trong lời nguyện khi đi đàng Thánh Giá, chúng ta đọc rằng: Thánh Giá là chìa khóa mở cửa Thiên Đàng cho chúng con được vào. Thánh Giá là cờ vua cả toàn thắng dẫn chúng con đến nơi kính quốc. Thánh Giá là tàu cả giúp chúng con vượt qua biển cả.
Vậy thì, ngày hôm nay biểu tượng là Thánh Giá của Chúa bị đập vỡ thì còn đâu là chìa khóa cho chúng ta vào nước Trời nữa hay sao? Có phải là khi họ đập Thánh Giá rồi thì không còn chìa khóa vào nước Trời, không còn cờ chiến thắng nữa, không còn con tàu để cho chúng ta vượt qua biển đỏ được hay sao? Không. Đối với thế gian họ làm như vậy là một sự sai lầm. Bởi vì nếu Thiên Chúa đã dùng chính thập giá làm biểu tượng của sự chiến thắng thì không có một quyền lực nào từ hỏa ngục có thể dẫy lên để chiến thắng được Mầu Nhiệm Thập Giá Con Thiên Chúa. Hơn 2000 năm nay, Thánh Giá luôn là biểu tượng của tình yêu, của sự hòa giải và tha thứ. Đồng thời, Thánh Giá cũng là biểu tượng của sự hoán cải.
Chắc chắn quý ông bà và anh chị em đau khổ rất nhiều, thất vọng rất nhiều. Nhưng đối với Đức Tin, chúng ta biết rằng khi mà quyền lực bóng tối đã lợi dụng tối tăm để làm những việc thất đức, bất nhân, bất nghĩa như thế thì chính Thiên Chúa sẽ củng cố Đức Tin của chúng ta. Có thể một thập giá bằng sắt, bằng đá trên Núi Thờ bị hạ xuống nhưng sẽ nẩy sinh và làm lớn lên hàng trăm nghìn cây thập giá trong tâm hồn của chúng ta.
Có thể nói rằng, trong số anh chị em ở đây nếu mà chiều Thứ Tư này Cha Sở có về dâng Lễ thì cũng được một hai chục người là cùng. Nhưng mà ngày hôm nay Chúa Giêsu cùng với chúng ta trong Mầu Nhiệm Tử Nạn là biểu tượng Cứu Độ của Chúa bị quyền lực bóng tối đập vỡ, thì Chúa đã mời gọi tất cả chúng ta đông đảo quy tụ về đây và trên đầu để những chiếc khăn tang để nói lên rằng: "Con yêu mến Mầu Nhiệm Thập Giá của Chúa". Và chính sự đau khổ của Chúa trên thập giá một lần nữa mời gọi chúng ta hãy nhìn lại Đức Tin của chúng ta.
Đức Tin của chúng ta không phải là tin vào cây thập giá bằng gỗ và bằng sắt. Nhưng, Đức Tin của chúng ta tin vào cây thập giá mà Con Thiên Chúa đã dùng để Chết và Sống Lại để cứu độ chúng ta. Và cây Thánh Giá của chúng ta là cây Thánh Giá được ghi dấu ấn ngày chúng ta lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội. Chúng ta vẫn chú ý đến cây Thánh Giá đó mới là điều quan trọng. Và làm cho cây Thánh Giá đó sinh hoa kết trái; làm cho cây Thánh Giá trong cuộc đời của chúng ta trở thành chìa khóa, trở thành lá cờ chiến thắng, và trở thành con tàu vượt qua biển cả.
Đó mới là điều mà Giáo Hội muốn ta hướng tới. Chứ không phải là cây Thánh Giá bằng gỗ, bằng xi-măng mà quyền lực bóng tối ngờ nghệch bị lừa. Bởi vì chúng chỉ tin rằng sự sống của chúng là đời này, và hơi thở của chúng là tiền bạc. Trong Thánh Vịnh có câu rằng: "Kẻ ngu si tự hỏi làm chi có Chúa Trời?". Chúng hư đốn không còn biết làm những điều thiện.
Khi mà quyền lực bóng tối đã bao phủ thì chúng không còn cơ hội để nhìn ra ánh sáng. Nhưng chúng ta không chống đối. Chúng ta không cầu nguyện để rồi Chúa làm cho những con người đã đập Thánh Giá của Chúa phải chết một cách bất ưng hoặc là gặp sự khốn khó. Đức Tin Công giáo của chúng ta không cho phép chúng ta làm điều ấy.
Nhưng Đức Tin và Mầu Nhiệm Chúa Kitô Khổ Nạn và Phục Sinh mời gọi những con người đó hãy hoán cải đời sống nội tâm. Những đau khổ Chúa chịu chưa đủ hay sao mà còn chồng chất lên thân thể của Chúa những đau khổ khác. Những con cái của Chúa ngày hôm nay quanh năm lũ lụt chưa đủ hay sao mà còn tàn phá tâm hồn anh chị em nữa.
Tại sao không đi ra biên giới phương Bắc mà đòi hải đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc mở các tour du lịch, lấn chiếm; rồi… các ngư dân của chúng ta đang bị đánh đập. Tại sao lại đi đàn áp tôn giáo từ Thái Hà, tòa Khâm Sứ, rồi xứ Loan Lý, rồi Tam Tòa,… Không chỉ Công Giáo rồi còn chùa Bát Nhã nữa. Ngày hôm nay đến lượt giáo xứ Đồng Chiêm chúng ta.
Người Việt Nam chúng ta nói rằng, khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một Mẹ chớ hoài đá nhau. Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng. Trong khi luồn cúi ngoại bang lại đi đàn áp chính đồng bào của chúng ta. Tại sao phải gieo rắc những khăn tang trắng trên khuôn mặt hiền từ của các bé thơ nơi đồng quê chất phác của chúng ta. Tại sao lại chất những gánh nặng nề đau khổ trên những tâm hồn tháo vác, quanh năm lụt lội. Còn mỗi một Thánh Giá là biểu tượng của niềm hy vọng để vươn lên sống làm người, làm con Chúa, làm công dân tốt, làm một tín hữu tốt mà tại sao còn chà đạp lên cả biểu tượng là niềm hy vọng của chúng ta nữa?
Nếu không phải là một chính quyền thì là một tà quyền, mới làm những điều đó. Bởi vì một chính quyền không bao giờ làm điều thất đức đó. Và không bao giờ làm điều lén lút đó vào đêm tối. Chỉ có lực lượng của ma quỷ, trộm cắp và phường cú vọ thì mới làm những chuyện đó vào đêm tối. Còn con cái của ánh sáng chúng ta làm việc giữa ban ngày để mọi người nhìn thấy việc lành của chúng ta mà ngợi khen Thiên Chúa. Nói như thế là để cho mỗi người chúng ta cám ơn Chúa.
Quan điểm cá nhân, Đức Tin của chúng ta là cám ơn Chúa vì Chúa đã dùng Đồng Chiêm của chúng ta để thực hiện một hy tế. Mặc dù hy tế không đổ máu, nhưng đã làm cho tất cả các tín hữu Đồng Chiêm […], mà ngày hôm nay trong vòng mấy chục phút mà toàn thế giới đã biết rằng chính quyền cộng sản Việt Nam đã đập biểu tượng Thánh Giá, biểu tượng của Công Giáo trên toàn cõi Việt Nam, và không phải là lần thứ nhất mà nhiều lần khác. Thì những cái bắt tay, những cuộc đi ra nước ngoài gọi là du hành, những cuộc thăm viếng vào dịp Lễ Giáng Sinh, có phải là bàn tay sắt bọc nhung, có phải là củ cà-rốt và cây gậy để rồi xoa dịu cái mưu đồ chính trị không?
Còn nếu đúng là một thiện chí, nếu đúng là một sự thương dân thì không bao giờ đập vỡ biểu tượng niềm hy vọng sự sống của con người quanh năm chân đất, quanh năm đau khổ vì thiên tai còn mỗi một cây Thập Giá trên Núi Thờ là nơi linh thiêng thuộc miền quê yêu dấu thì người ta cũng dập tắt niềm hy vọng của chúng ta. Có phải là một chính quyền hay là một tà quyền? Có phải là những người nghiêm túc hay là phường tội lỗi?
Cho nên, kính thưa quý ông bà cùng toàn thể anh chị em,
Không phải hôm nay chúng ta trút giận lên đầu chính quyền hay người đã thực hiện hành vi đồi bại như thế. Nhưng, chúng ta quy tụ về đây để chúng ta một lần nữa học hỏi về Mầu Nhiệm Thập Giá, để chúng ta phân biệt đâu là ánh sáng và bóng tối.
Thứ nhất, để chúng ta một lần nữa được củng cố nhờ lời Chúa, củng cố Đức Tin là Chúa Giêsu không chọn vinh quang trần thế. Nhưng Chúa đã chọn Thập Giá -- Mầu Nhiệm của Sự Đau Khổ -- làm phương tiện để cứu độ chúng ta. Thì đến lượt chúng ta thì chúng ta hãy lấy biến cố đau thương này như là chìa khóa, như là cờ chiến thắng, như là tàu để vượt qua biển cả để cứu mình và cứu người khác khỏi tội lỗi và khỏi chết muôn đời.
Thứ hai, chúng ta phải thấy rằng Chúa đã chọn Đồng Chiêm của chúng ta để thực hiện những kỳ công vĩ đại này, thì chúng ta phải tự hào mà an ủi lẫn nhau để rồi chúng ta không chỉ trồng một cây Thánh Giá bằng gỗ, bằng xi-măng, bằng sắt trên Núi Thờ, mà chúng ta sẽ trồng, không những trong tâm hồn chúng ta, mà khắp vùng của khu vực này những cây Thánh Giá thiêng liêng và bất tử. Những cây Thánh Giá là tín lý công chính, bình an và yêu thương cùng với sự hòa giải.
Và điều thứ ba, chúng ta không có ý tưởng cầu nguyện cho những người đập phá phải gặp tai bay vạ gió nhưng chúng ta xin Chúa Giêsu một lần nữa -- đã chịu đau khổ vì nhân loại -- ban cho những người đã làm các việc hôm nay xấu xa đó biết ăn năn hối cải, làm cho các nhà chính quyền, những người mà suy nghĩ nhất thời chỉ vì quyền lợi vật chất tiền bạc mà làm những điều xấu xa đó biết ăn năn trở lại, để rồi được ơn cứu độ.
Và quan trọng nhất là mỗi người chúng ta phải rèn giũa Đức Tin của chúng ta qua những biến cố này để chúng ta trưởng thành hơn, trưởng thành hơn trong sự đau khổ, trưởng thành hơn trong Mầu Nhiệm Thập Giá của Chúa. Và đó mới chính là con đường mà người Kitô hữu chúng ta phải đi qua. Bởi vì đó chính là con đường mà Giêsu -- Thầy Chí Thánh -- của chúng ta đã đi qua.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con đang mang trên đầu những chiếc khăn tang màu trắng không phải chúng con vô tình, nhưng chúng con tin rằng nhờ biến cố với sự đau thương này, Chúa nhắc nhở tâm hồn mỗi người tín hữu chúng con rằng, chỉ có bước vào con đường Thập Giá, chỉ có tình yêu hy sinh của Thập Giá mới đem lại Ơn Cứu Độ cho con người.
Xin cho chúng con nhận rằng những đau thương mà chúng con chịu trong ngày hôm nay, nếu máu của chúng con đổ ra xuống đất Đồng Chiêm ngày hôm nay sẽ là hạt giống, sẽ là sự bắt đầu của một mùa vụ thu nếu Năm Thánh Sở Kiện vừa qua thật là hoành tráng, thật là sốt sắng trang nghiêm thế nào, thì chúng ta phải biết rằng hàng hai trăm năm trước, máu của các Anh Hùng Tử Đạo cũng đã đổ ra như chúng ta này hôm nay, mà chúng ta tin chắc một điều là như vậy.
Anh chị em có tin vào điều đó không?
CĐ (Cộng đoàn trả lời): Có!
Anh chị em có định xây dựng Thánh Giá trong tâm hồn chúng ta không?
CĐ (Cộng đoàn trả lời): Có!
Anh chị em có cầu nguyện cho những người đó ăn năn sám hối không?
CĐ (Cộng đoàn trả lời): Có!
Đó là con đường của chúng ta. Đó là Ơn Cứu Độ của chúng ta. Vậy, lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dùng Thánh Giá mà cứu độ trần gian xin ban cho chúng con, và cho kẻ thù chúng con nữa, được ơn ăn năn thống hối, để cùng nhau xây dựng một Giáo Hội, một đất nước an bình để mọi người dân Việt Nam chúng con được hưởng nền thái bình thịnh trị, nhờ Mầu Nhiệm Sự Chết và Sống Lại của Con Một Chúa. Amen.
CĐ: (vỗ tay)
Thứ Tư ngày 06 tháng Giêng 2010)
Kính thưa quý Cha đồng tế, Kính thưa quý tu sĩ nam nữ, Cùng toàn thể anh chị em,
Và chúng tôi cũng có lời chào với tất cả các cán bộ, nhân viên an ninh đã trà trộn chung quanh nhà thờ để cùng với chúng tôi chứng kiến cái biến cố đau thương xảy ra trong ngày hôm nay.
Không phải phụng vụ Hội Thánh hôm nay do chúng ta Mừng Lễ Suy Tôn Thánh Giá. Nhưng mà xét cho cùng thì trong suốt cuộc đời và đức tin người tín hữu thì Thánh Giá Chúa Giêsu Kitô là đời sống, là sự sống, là dấu hiệu, và là hành vi suy tôn từng giây, từng phút, từng hơi thở của chúng ta. Sáng sớm hôm nay, sau khi chúng tôi dâng Thánh Lễ về đến phòng thì nhận được tin rằng chính quyền đã cho hơn 500 lực lượng quân đội, công an, cảnh sát, chó nghiệp vụ đến để bao vây Núi Thờ và đã đập tượng Thánh Giá Chúa xuống, trong đó có anh chị em chúng ta bị đánh trọng thương.
Chúng tôi lúc đó không ai nói điều gì; cũng không ai than trách điều gì. Chúng tôi nhìn lên Thánh Giá mà chúng tôi cảm nghiệm được rằng: "Lạy Chúa! Mầu nhiệm cuộc tử nạn của con Chúa không chỉ xảy ra cách đây hơn 2000 năm. Nhưng ngày hôm nay, tại giáo xứ Đồng Chiêm, những người con của Chúa, những người tín hữu của Chúa và chính Chúa đang bị người ta chà đạp, bị người ta đập phá, bị người ta chống đối".
Một tiếng sau, có một đài nước ngoài gọi điện phỏng vấn tôi rằng: "Cha nghĩ thế nào về việc người ta đập tượng Thánh Giá tại Núi Thờ, giáo xứ Đồng Chiêm?". Tôi trả lời rằng: "Điều hợp pháp hay không hợp pháp, không ai để ý đến. Nhưng một tổ chức, một chính quyền nào mà xúc phạm đến biểu tượng tôn giáo thì chính quyền đó đang đi dần vào sự tự sát!"
Mà quả thực, trong lịch sử dân tộc Việt Nam người ta kể chuyện rằng tại núi Cùng, ngày nay được gọi là công viên ở đường Hoàng Hoa Thám; cuối đời Lý khi mà Lý Long Đỉnh là một ông vua tàn ác, ăn chơi,… đàn áp tôn giáo, cụ thể là Phật Giáo, đã lên Chùa Núi Cùng bắt sư sãi nằm xuống rồi róc mía trên đầu sư sãi. Và quả báo, đó là toàn bộ gần trọn đời nhà Lý bị phân tán, và bị tan cơ sạt nghiệp chỉ vì đã làm những điều thất đức.
Người ta hỏi: "Thế còn việc đập tượng Thánh Giá thì Cha nghĩ thế nào về hậu quả của nó?".
Tôi trả lời: "Cái điều này không lạ gì với người Công Giáo chúng tôi, là bởi vì đức tin của chúng tôi là đức tin Mầu Nhiệm Thập Giá, Mầu Nhiệm Con Thiên Chúa chịu đau khổ mà ngày hôm nay người ta đập tượng Thánh Giá không có gì là ngạc nhiên đối với chúng tôi. Nhưng, chỉ có một điều ngạc nhiên rằng, cái lưỡi của nhà nước này, mới Lễ Giáng Sinh vừa qua vào Tòa Giám Mục, và các nhà thờ bắt chân, bắt tay, tặng lẵng hoa chúc mừng, Mừng Chúa Giáng Sinh. Và rồi mấy hôm sau chưa được hơn 10 ngày người ta vác búa đến, lực lượng quân đội, cảnh sát, chó nghiệp vụ đến, rồi mà […] kích tượng Thánh Giá xuống. Coi như là một sự sỉ nhục vào chính bản thân mình. Chẳng khác nào ngửa mặt lên trời nhổ nước bọt".
Điều đó là cái điều khó hiểu đối với chúng ta.
Vậy thì tôi muốn chia sẻ với chúng ta về nội dung chính của Thánh Lễ hôm nay. Đó là chúng ta Suy Tôn Thánh Giá. Tất cả các biến cố xảy ra từ sáng đến giờ và màu trắng khăn tang đội trên đầu ông bà và anh chị em, cũng như là màu máu, màu đỏ của các Cha đồng tế hôm nay nói lên rằng, một lần nữa Chúa lại chết cho thế gian và Chúa đã chọn chính đất của anh chị em Đồng Chiêm ở đây để dâng Thánh Lễ hy tế cứu độ trần gian;.
Để một lần nữa, Chúa cảnh báo những quyền lực của tối tăm và sự dữ là hãy ăn năn sám hối vì tội lỗi các ngươi. Một lần nữa, Chúa lại bị đóng đinh, bị đập phá, bị giết chết. Thật vậy, Thiên Chúa đã yêu thế gian và đã ban con một của Người cho chúng ta, như bài tin mừng chúng ta vừa nghe. Mà con một Thiên Chúa đã không chọn gì khác, không chọn ngai vàng, không chọn đất đai, không chọn địa vị quyền tước. Nhưng con một Thiên Chúa đã chọn chính cây thập giá -- là biểu tượng ô nhục đối với người Hy Lạp và người Do Thái. Chính con Thiên Chúa đã chọn lấy để làm phương tiện cứu độ trần gian.
Trong lời nguyện khi đi đàng Thánh Giá, chúng ta đọc rằng: Thánh Giá là chìa khóa mở cửa Thiên Đàng cho chúng con được vào. Thánh Giá là cờ vua cả toàn thắng dẫn chúng con đến nơi kính quốc. Thánh Giá là tàu cả giúp chúng con vượt qua biển cả.
Vậy thì, ngày hôm nay biểu tượng là Thánh Giá của Chúa bị đập vỡ thì còn đâu là chìa khóa cho chúng ta vào nước Trời nữa hay sao? Có phải là khi họ đập Thánh Giá rồi thì không còn chìa khóa vào nước Trời, không còn cờ chiến thắng nữa, không còn con tàu để cho chúng ta vượt qua biển đỏ được hay sao? Không. Đối với thế gian họ làm như vậy là một sự sai lầm. Bởi vì nếu Thiên Chúa đã dùng chính thập giá làm biểu tượng của sự chiến thắng thì không có một quyền lực nào từ hỏa ngục có thể dẫy lên để chiến thắng được Mầu Nhiệm Thập Giá Con Thiên Chúa. Hơn 2000 năm nay, Thánh Giá luôn là biểu tượng của tình yêu, của sự hòa giải và tha thứ. Đồng thời, Thánh Giá cũng là biểu tượng của sự hoán cải.
Chắc chắn quý ông bà và anh chị em đau khổ rất nhiều, thất vọng rất nhiều. Nhưng đối với Đức Tin, chúng ta biết rằng khi mà quyền lực bóng tối đã lợi dụng tối tăm để làm những việc thất đức, bất nhân, bất nghĩa như thế thì chính Thiên Chúa sẽ củng cố Đức Tin của chúng ta. Có thể một thập giá bằng sắt, bằng đá trên Núi Thờ bị hạ xuống nhưng sẽ nẩy sinh và làm lớn lên hàng trăm nghìn cây thập giá trong tâm hồn của chúng ta.
Có thể nói rằng, trong số anh chị em ở đây nếu mà chiều Thứ Tư này Cha Sở có về dâng Lễ thì cũng được một hai chục người là cùng. Nhưng mà ngày hôm nay Chúa Giêsu cùng với chúng ta trong Mầu Nhiệm Tử Nạn là biểu tượng Cứu Độ của Chúa bị quyền lực bóng tối đập vỡ, thì Chúa đã mời gọi tất cả chúng ta đông đảo quy tụ về đây và trên đầu để những chiếc khăn tang để nói lên rằng: "Con yêu mến Mầu Nhiệm Thập Giá của Chúa". Và chính sự đau khổ của Chúa trên thập giá một lần nữa mời gọi chúng ta hãy nhìn lại Đức Tin của chúng ta.
Đức Tin của chúng ta không phải là tin vào cây thập giá bằng gỗ và bằng sắt. Nhưng, Đức Tin của chúng ta tin vào cây thập giá mà Con Thiên Chúa đã dùng để Chết và Sống Lại để cứu độ chúng ta. Và cây Thánh Giá của chúng ta là cây Thánh Giá được ghi dấu ấn ngày chúng ta lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội. Chúng ta vẫn chú ý đến cây Thánh Giá đó mới là điều quan trọng. Và làm cho cây Thánh Giá đó sinh hoa kết trái; làm cho cây Thánh Giá trong cuộc đời của chúng ta trở thành chìa khóa, trở thành lá cờ chiến thắng, và trở thành con tàu vượt qua biển cả.
Đó mới là điều mà Giáo Hội muốn ta hướng tới. Chứ không phải là cây Thánh Giá bằng gỗ, bằng xi-măng mà quyền lực bóng tối ngờ nghệch bị lừa. Bởi vì chúng chỉ tin rằng sự sống của chúng là đời này, và hơi thở của chúng là tiền bạc. Trong Thánh Vịnh có câu rằng: "Kẻ ngu si tự hỏi làm chi có Chúa Trời?". Chúng hư đốn không còn biết làm những điều thiện.
Khi mà quyền lực bóng tối đã bao phủ thì chúng không còn cơ hội để nhìn ra ánh sáng. Nhưng chúng ta không chống đối. Chúng ta không cầu nguyện để rồi Chúa làm cho những con người đã đập Thánh Giá của Chúa phải chết một cách bất ưng hoặc là gặp sự khốn khó. Đức Tin Công giáo của chúng ta không cho phép chúng ta làm điều ấy.
Nhưng Đức Tin và Mầu Nhiệm Chúa Kitô Khổ Nạn và Phục Sinh mời gọi những con người đó hãy hoán cải đời sống nội tâm. Những đau khổ Chúa chịu chưa đủ hay sao mà còn chồng chất lên thân thể của Chúa những đau khổ khác. Những con cái của Chúa ngày hôm nay quanh năm lũ lụt chưa đủ hay sao mà còn tàn phá tâm hồn anh chị em nữa.
Tại sao không đi ra biên giới phương Bắc mà đòi hải đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc mở các tour du lịch, lấn chiếm; rồi… các ngư dân của chúng ta đang bị đánh đập. Tại sao lại đi đàn áp tôn giáo từ Thái Hà, tòa Khâm Sứ, rồi xứ Loan Lý, rồi Tam Tòa,… Không chỉ Công Giáo rồi còn chùa Bát Nhã nữa. Ngày hôm nay đến lượt giáo xứ Đồng Chiêm chúng ta.
Người Việt Nam chúng ta nói rằng, khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một Mẹ chớ hoài đá nhau. Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng. Trong khi luồn cúi ngoại bang lại đi đàn áp chính đồng bào của chúng ta. Tại sao phải gieo rắc những khăn tang trắng trên khuôn mặt hiền từ của các bé thơ nơi đồng quê chất phác của chúng ta. Tại sao lại chất những gánh nặng nề đau khổ trên những tâm hồn tháo vác, quanh năm lụt lội. Còn mỗi một Thánh Giá là biểu tượng của niềm hy vọng để vươn lên sống làm người, làm con Chúa, làm công dân tốt, làm một tín hữu tốt mà tại sao còn chà đạp lên cả biểu tượng là niềm hy vọng của chúng ta nữa?
Nếu không phải là một chính quyền thì là một tà quyền, mới làm những điều đó. Bởi vì một chính quyền không bao giờ làm điều thất đức đó. Và không bao giờ làm điều lén lút đó vào đêm tối. Chỉ có lực lượng của ma quỷ, trộm cắp và phường cú vọ thì mới làm những chuyện đó vào đêm tối. Còn con cái của ánh sáng chúng ta làm việc giữa ban ngày để mọi người nhìn thấy việc lành của chúng ta mà ngợi khen Thiên Chúa. Nói như thế là để cho mỗi người chúng ta cám ơn Chúa.
Quan điểm cá nhân, Đức Tin của chúng ta là cám ơn Chúa vì Chúa đã dùng Đồng Chiêm của chúng ta để thực hiện một hy tế. Mặc dù hy tế không đổ máu, nhưng đã làm cho tất cả các tín hữu Đồng Chiêm […], mà ngày hôm nay trong vòng mấy chục phút mà toàn thế giới đã biết rằng chính quyền cộng sản Việt Nam đã đập biểu tượng Thánh Giá, biểu tượng của Công Giáo trên toàn cõi Việt Nam, và không phải là lần thứ nhất mà nhiều lần khác. Thì những cái bắt tay, những cuộc đi ra nước ngoài gọi là du hành, những cuộc thăm viếng vào dịp Lễ Giáng Sinh, có phải là bàn tay sắt bọc nhung, có phải là củ cà-rốt và cây gậy để rồi xoa dịu cái mưu đồ chính trị không?
Còn nếu đúng là một thiện chí, nếu đúng là một sự thương dân thì không bao giờ đập vỡ biểu tượng niềm hy vọng sự sống của con người quanh năm chân đất, quanh năm đau khổ vì thiên tai còn mỗi một cây Thập Giá trên Núi Thờ là nơi linh thiêng thuộc miền quê yêu dấu thì người ta cũng dập tắt niềm hy vọng của chúng ta. Có phải là một chính quyền hay là một tà quyền? Có phải là những người nghiêm túc hay là phường tội lỗi?
Cho nên, kính thưa quý ông bà cùng toàn thể anh chị em,
Không phải hôm nay chúng ta trút giận lên đầu chính quyền hay người đã thực hiện hành vi đồi bại như thế. Nhưng, chúng ta quy tụ về đây để chúng ta một lần nữa học hỏi về Mầu Nhiệm Thập Giá, để chúng ta phân biệt đâu là ánh sáng và bóng tối.
Thứ nhất, để chúng ta một lần nữa được củng cố nhờ lời Chúa, củng cố Đức Tin là Chúa Giêsu không chọn vinh quang trần thế. Nhưng Chúa đã chọn Thập Giá -- Mầu Nhiệm của Sự Đau Khổ -- làm phương tiện để cứu độ chúng ta. Thì đến lượt chúng ta thì chúng ta hãy lấy biến cố đau thương này như là chìa khóa, như là cờ chiến thắng, như là tàu để vượt qua biển cả để cứu mình và cứu người khác khỏi tội lỗi và khỏi chết muôn đời.
Thứ hai, chúng ta phải thấy rằng Chúa đã chọn Đồng Chiêm của chúng ta để thực hiện những kỳ công vĩ đại này, thì chúng ta phải tự hào mà an ủi lẫn nhau để rồi chúng ta không chỉ trồng một cây Thánh Giá bằng gỗ, bằng xi-măng, bằng sắt trên Núi Thờ, mà chúng ta sẽ trồng, không những trong tâm hồn chúng ta, mà khắp vùng của khu vực này những cây Thánh Giá thiêng liêng và bất tử. Những cây Thánh Giá là tín lý công chính, bình an và yêu thương cùng với sự hòa giải.
Và điều thứ ba, chúng ta không có ý tưởng cầu nguyện cho những người đập phá phải gặp tai bay vạ gió nhưng chúng ta xin Chúa Giêsu một lần nữa -- đã chịu đau khổ vì nhân loại -- ban cho những người đã làm các việc hôm nay xấu xa đó biết ăn năn hối cải, làm cho các nhà chính quyền, những người mà suy nghĩ nhất thời chỉ vì quyền lợi vật chất tiền bạc mà làm những điều xấu xa đó biết ăn năn trở lại, để rồi được ơn cứu độ.
Và quan trọng nhất là mỗi người chúng ta phải rèn giũa Đức Tin của chúng ta qua những biến cố này để chúng ta trưởng thành hơn, trưởng thành hơn trong sự đau khổ, trưởng thành hơn trong Mầu Nhiệm Thập Giá của Chúa. Và đó mới chính là con đường mà người Kitô hữu chúng ta phải đi qua. Bởi vì đó chính là con đường mà Giêsu -- Thầy Chí Thánh -- của chúng ta đã đi qua.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con đang mang trên đầu những chiếc khăn tang màu trắng không phải chúng con vô tình, nhưng chúng con tin rằng nhờ biến cố với sự đau thương này, Chúa nhắc nhở tâm hồn mỗi người tín hữu chúng con rằng, chỉ có bước vào con đường Thập Giá, chỉ có tình yêu hy sinh của Thập Giá mới đem lại Ơn Cứu Độ cho con người.
Xin cho chúng con nhận rằng những đau thương mà chúng con chịu trong ngày hôm nay, nếu máu của chúng con đổ ra xuống đất Đồng Chiêm ngày hôm nay sẽ là hạt giống, sẽ là sự bắt đầu của một mùa vụ thu nếu Năm Thánh Sở Kiện vừa qua thật là hoành tráng, thật là sốt sắng trang nghiêm thế nào, thì chúng ta phải biết rằng hàng hai trăm năm trước, máu của các Anh Hùng Tử Đạo cũng đã đổ ra như chúng ta này hôm nay, mà chúng ta tin chắc một điều là như vậy.
Anh chị em có tin vào điều đó không?
CĐ (Cộng đoàn trả lời): Có!
Anh chị em có định xây dựng Thánh Giá trong tâm hồn chúng ta không?
CĐ (Cộng đoàn trả lời): Có!
Anh chị em có cầu nguyện cho những người đó ăn năn sám hối không?
CĐ (Cộng đoàn trả lời): Có!
Đó là con đường của chúng ta. Đó là Ơn Cứu Độ của chúng ta. Vậy, lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dùng Thánh Giá mà cứu độ trần gian xin ban cho chúng con, và cho kẻ thù chúng con nữa, được ơn ăn năn thống hối, để cùng nhau xây dựng một Giáo Hội, một đất nước an bình để mọi người dân Việt Nam chúng con được hưởng nền thái bình thịnh trị, nhờ Mầu Nhiệm Sự Chết và Sống Lại của Con Một Chúa. Amen.
CĐ: (vỗ tay)
Thánh Giá Đồng Chiêm
Hót Kỳ Nhông
22:41 09/01/2010
THÁNH GIÁ ĐỒNG CHIÊM
Thời gian có ngày tháng năm,
2.00am 6/01/2010
Không lẽ hóa đêm dài nằm mộng mị?!
Giáo xứ Đồng Chiêm, hạ đẳng nghèo tiêu chí,
Náo động thiên lôi, giặc quỷ hoành hành!!...
Ì ầm bạo quyền,sặc sụa máu tanh,
Dùi cui điện, lựu đạn cay, bom tự chế…
đàn áp dân lành vô tội!
Vì đâu nên nỗi??!!!
Nghĩa trang đồng nhi tức tưởi khóc thầm!...
Cây THÁNH GIÁ lặng câm,
Nhìn đàn chiên,
Bị đánh toác máu đầu, nhầu thân thể,
Đánh cho sống dở chết dở,
Đánh cho tác tan cơ nhỡ lầm than!...
Ôi, những ông chủ-dân đen hiền lành,
Bị nô bộc-bọn cầm quyền gian trá,
Đánh cho tơi tả,
Tuần lễ đầu năm, MẦU NHIỆM lã chã ngậm ngùi!
Một năm thánh khởi dầu đen thui!
Người công giáo ơi, Thánh Giá Chúa tôi
Bị côn đồ chính quyền – XÚC PHẠM!
Tội ác ngang nhiên thách dám,
Hỏi NHÂN QUYỀN sao lịch lãm, làm ngơ??!!!
Chúa từ nhân, ấy chúng dại khờ,
Vâng, lạy Chúa vì giờ Người chưa tỏ?!
Cuộc trần gian chúng con cần hiểu rõ,
San phẳng quỷ ma mới mở ngõ thiên đường!...
Đất đai là gì, giành tư hữu nhiễu nhương?
Bô bô miệng tuyên truyền chủ trương ĐẢNG TRỊ!
Có nghĩa là DÂN-đăng ký!
NHÀ NƯỚC ta-quản lý tuốt tuồn tuôn!!!...
Lũ chóp bu một bọn con buôn,
Cán bộ đảng, tụng to mồm kinh “bọ xít”!
Vì con người, chỉ là lời “ít”,
Vì lãi “to” nên chúng quyết chặt rừng!!!
Tứng từng tưng!!!...
Tứng từng tưng!!!...
Cuối cơn hấp hối, trách đừng thác oan?!
Bởi gây nghiệp chướng bạo tàn,
Nên chi xuống hố liệu than nỗi gì?!!!
(Let’s the day perish!)
Thời gian có ngày tháng năm,
2.00am 6/01/2010
Không lẽ hóa đêm dài nằm mộng mị?!
Giáo xứ Đồng Chiêm, hạ đẳng nghèo tiêu chí,
Náo động thiên lôi, giặc quỷ hoành hành!!...
Ì ầm bạo quyền,sặc sụa máu tanh,
Dùi cui điện, lựu đạn cay, bom tự chế…
đàn áp dân lành vô tội!
Vì đâu nên nỗi??!!!
Nghĩa trang đồng nhi tức tưởi khóc thầm!...
Cây THÁNH GIÁ lặng câm,
Nhìn đàn chiên,
Bị đánh toác máu đầu, nhầu thân thể,
Đánh cho sống dở chết dở,
Đánh cho tác tan cơ nhỡ lầm than!...
Ôi, những ông chủ-dân đen hiền lành,
Bị nô bộc-bọn cầm quyền gian trá,
Đánh cho tơi tả,
Tuần lễ đầu năm, MẦU NHIỆM lã chã ngậm ngùi!
Một năm thánh khởi dầu đen thui!
Người công giáo ơi, Thánh Giá Chúa tôi
Bị côn đồ chính quyền – XÚC PHẠM!
Tội ác ngang nhiên thách dám,
Hỏi NHÂN QUYỀN sao lịch lãm, làm ngơ??!!!
Chúa từ nhân, ấy chúng dại khờ,
Vâng, lạy Chúa vì giờ Người chưa tỏ?!
Cuộc trần gian chúng con cần hiểu rõ,
San phẳng quỷ ma mới mở ngõ thiên đường!...
Đất đai là gì, giành tư hữu nhiễu nhương?
Bô bô miệng tuyên truyền chủ trương ĐẢNG TRỊ!
Có nghĩa là DÂN-đăng ký!
NHÀ NƯỚC ta-quản lý tuốt tuồn tuôn!!!...
Lũ chóp bu một bọn con buôn,
Cán bộ đảng, tụng to mồm kinh “bọ xít”!
Vì con người, chỉ là lời “ít”,
Vì lãi “to” nên chúng quyết chặt rừng!!!
Tứng từng tưng!!!...
Tứng từng tưng!!!...
Cuối cơn hấp hối, trách đừng thác oan?!
Bởi gây nghiệp chướng bạo tàn,
Nên chi xuống hố liệu than nỗi gì?!!!
(Let’s the day perish!)
Vụ việc Đồng Chiêm: những phản ứng từ Việt Nam đến Rôma
WHD
22:47 09/01/2010
Vụ việc Đồng Chiêm: những phản ứng từ Việt Nam đến Rôma
WHĐ (9.01.2010) – Theo Thông báo ngày 7-01-2010 của Tòa tổng giám mục Hà Nội, do linh mục Gioan Lê Trọng Cung ký tên, ngày 6-01-2010, tại giáo xứ Đồng Chiêm (xã An Phú, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội) thuộc tổng giáo phận Hà Nội, đã xảy ra vụ việc nghiêm trọng: Thánh Giá trên Núi Thờ của giáo xứ bị các lực lượng vũ trang của chính quyền triệt hạ và đập phá.
Tiếp đó, ngày hôm sau, 8-01-2010, các giám mục thuộc Giáo tỉnh Hà Nội đã về Tòa Tổng giám mục Hà Nội họp mặt tất niên và tổng kết năm 2009, đồng thời định hướng cho công tác mục vụ của Giáo tỉnh trong năm 2010. Trong dịp này, các Đức cha đã gửi tới Đức Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Bề trên Tổng giáo phận Hà Nội, lá thư hiệp thông, bày tỏ tình liên đới của 9 giáo phận trong giáo tỉnh đối với TGP Hà Nội về vụ việc mới diễn ra tại giáo xứ Đồng Chiêm.
Việc chính quyền triệt hạ Thánh giá trên Núi Thờ của giáo xứ Đồng Chiêm đã trở thành đế tài nóng hổi trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước, đạo cũng như đời.
Điểm nóng thu hút sự quan tâm của dư luận nhất vẫn là cách chính quyền huyện Mỹ Đức và xã An Phú thực thi lệnh cưỡng chế, giải tỏa công trình xây dựng trái phép (tức cây Thánh giá đặt trên Núi Thờ), thực hiện Nghị định 180 do Thủ tướng chính phủ ký ngày 7-12-2007 về việc “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị”.
Các giám mục của 9 giáo phận phía Bắc, khi bày tỏ tình hiệp thông với TGP Hà Nội, đã không giấu sự nghi ngại về cách hành xử của chính quyền trong những sự việc có tranh chấp, cụ thể tại Đồng Chiêm là hạ Thánh giá và đánh đập giáo dân. Thư hiệp thông viết: “Chúng tôi tự hỏi phải chăng đó là chủ trương chung của Nhà nước đối với các tranh chấp liên hệ tới các tôn giáo?”
Tin về sự kiện giáo xứ Đồng Chiêm nhanh chóng lan ra nước ngoài.
Tại Rôma (Italia), báo điện tử Zenit đã nhanh chóng đưa tin và bình luận về sự việc Đồng Chiêm.
Zenit là cơ quan truyền thông của giới công giáo Rôma, chuyên đưa tin tức và bài vở liên quan đến mọi mặt sinh hoạt của Giáo Hội tại Vatican và khắp nơi trên thế giới.
Trong bài viết nhan đề “Tại Việt Nam, Thánh giá bị triệt hạ, giáo dân bị đánh trọng thương” (bản tiếng Anh), báo điện tử Zenit thuật lại chi tiết việc chính quyền hạ cây Thánh giá dựng trên Núi Thờ vào sáng 6-01-2010: “Tại Đồng Chiêm, một số người Công giáo đã bị cảnh sát đánh bị thương trong khi đang cố gắng ngăn chặn nhà chức trách phá hủy Thánh giá dựng tại nghĩa trang giáo xứ. Cây Thánh giá này đã bị hư hại vì các vật liệu gây nổ vào hôm thứ tư. Các giáo hữu đã cố gắng bảo vệ Thánh giá nhưng hàng trăm cảnh sát cùng với lực lượng đặc nhiệm đã ra tay đánh đập họ”.
Bài báo cũng dẫn lời của linh mục Gioan Lê Trọng Cung, chánh văn phòng Tòa TGM Hà Nội, cho biết tình hình các nạn nhân: “Có ít nhất một chục người đã bị đánh đập dã man, hai người trong số họ đã bị thương nặng và được đưa tới một bệnh viện. Tuy nhiên, tại đây, họ không được điều trị. Sau đó, các linh mục và tín hữu đến thăm và đã đưa họ đi điều trị tại bệnh viện Việt Đức”.
Cha Lê Trọng Cung cho biết thêm: “Ngọn đồi, nơi dựng Thánh giá vốn thuộc sở hữu của giáo xứ trong hơn một thế kỷ qua”.
Cha giải thích: “Ngọn đồi đã được giáo xứ Đồng Chiêm dùng làm nghĩa trang lúc xảy ra nạn đói, khi ấy, vào khoảng từ giữa tháng 10-1944 đến tháng 5-1945, có đến hai triệu người chết. Nay chính quyền cộng sản bác bỏ quyền sở hữu của giáo xứ Đồng Chiêm, nói rằng: đất đai thuộc sở hữu toàn dân và được nhà nước quản lý”.
Báo Zenit cũng đã trích lời bình luận của cha chánh văn phòng tòa TGM Hà Nội: “Hiện chúng tôi rất đau buồn trước những gì đã xảy ra với Thánh giá. Đây thật sự là hành vi phạm thánh, chống lại Chúa Kitô. Một việc phạm thánh đích thực, xúc phạm đến biểu tượng niềm tin thánh thiêng nhất của chúng tôi. Hơn nữa việc tấn công thô bạo những thường dân vô tội, không có vũ trang còn là hành vi man rợ, vô nhân đạo, cần phải bị lên án”.
WHĐ (9.01.2010) – Theo Thông báo ngày 7-01-2010 của Tòa tổng giám mục Hà Nội, do linh mục Gioan Lê Trọng Cung ký tên, ngày 6-01-2010, tại giáo xứ Đồng Chiêm (xã An Phú, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội) thuộc tổng giáo phận Hà Nội, đã xảy ra vụ việc nghiêm trọng: Thánh Giá trên Núi Thờ của giáo xứ bị các lực lượng vũ trang của chính quyền triệt hạ và đập phá.
Tiếp đó, ngày hôm sau, 8-01-2010, các giám mục thuộc Giáo tỉnh Hà Nội đã về Tòa Tổng giám mục Hà Nội họp mặt tất niên và tổng kết năm 2009, đồng thời định hướng cho công tác mục vụ của Giáo tỉnh trong năm 2010. Trong dịp này, các Đức cha đã gửi tới Đức Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Bề trên Tổng giáo phận Hà Nội, lá thư hiệp thông, bày tỏ tình liên đới của 9 giáo phận trong giáo tỉnh đối với TGP Hà Nội về vụ việc mới diễn ra tại giáo xứ Đồng Chiêm.
Việc chính quyền triệt hạ Thánh giá trên Núi Thờ của giáo xứ Đồng Chiêm đã trở thành đế tài nóng hổi trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước, đạo cũng như đời.
Điểm nóng thu hút sự quan tâm của dư luận nhất vẫn là cách chính quyền huyện Mỹ Đức và xã An Phú thực thi lệnh cưỡng chế, giải tỏa công trình xây dựng trái phép (tức cây Thánh giá đặt trên Núi Thờ), thực hiện Nghị định 180 do Thủ tướng chính phủ ký ngày 7-12-2007 về việc “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị”.
Các giám mục của 9 giáo phận phía Bắc, khi bày tỏ tình hiệp thông với TGP Hà Nội, đã không giấu sự nghi ngại về cách hành xử của chính quyền trong những sự việc có tranh chấp, cụ thể tại Đồng Chiêm là hạ Thánh giá và đánh đập giáo dân. Thư hiệp thông viết: “Chúng tôi tự hỏi phải chăng đó là chủ trương chung của Nhà nước đối với các tranh chấp liên hệ tới các tôn giáo?”
Tin về sự kiện giáo xứ Đồng Chiêm nhanh chóng lan ra nước ngoài.
Tại Rôma (Italia), báo điện tử Zenit đã nhanh chóng đưa tin và bình luận về sự việc Đồng Chiêm.
Zenit là cơ quan truyền thông của giới công giáo Rôma, chuyên đưa tin tức và bài vở liên quan đến mọi mặt sinh hoạt của Giáo Hội tại Vatican và khắp nơi trên thế giới.
Trong bài viết nhan đề “Tại Việt Nam, Thánh giá bị triệt hạ, giáo dân bị đánh trọng thương” (bản tiếng Anh), báo điện tử Zenit thuật lại chi tiết việc chính quyền hạ cây Thánh giá dựng trên Núi Thờ vào sáng 6-01-2010: “Tại Đồng Chiêm, một số người Công giáo đã bị cảnh sát đánh bị thương trong khi đang cố gắng ngăn chặn nhà chức trách phá hủy Thánh giá dựng tại nghĩa trang giáo xứ. Cây Thánh giá này đã bị hư hại vì các vật liệu gây nổ vào hôm thứ tư. Các giáo hữu đã cố gắng bảo vệ Thánh giá nhưng hàng trăm cảnh sát cùng với lực lượng đặc nhiệm đã ra tay đánh đập họ”.
Bài báo cũng dẫn lời của linh mục Gioan Lê Trọng Cung, chánh văn phòng Tòa TGM Hà Nội, cho biết tình hình các nạn nhân: “Có ít nhất một chục người đã bị đánh đập dã man, hai người trong số họ đã bị thương nặng và được đưa tới một bệnh viện. Tuy nhiên, tại đây, họ không được điều trị. Sau đó, các linh mục và tín hữu đến thăm và đã đưa họ đi điều trị tại bệnh viện Việt Đức”.
Cha Lê Trọng Cung cho biết thêm: “Ngọn đồi, nơi dựng Thánh giá vốn thuộc sở hữu của giáo xứ trong hơn một thế kỷ qua”.
Cha giải thích: “Ngọn đồi đã được giáo xứ Đồng Chiêm dùng làm nghĩa trang lúc xảy ra nạn đói, khi ấy, vào khoảng từ giữa tháng 10-1944 đến tháng 5-1945, có đến hai triệu người chết. Nay chính quyền cộng sản bác bỏ quyền sở hữu của giáo xứ Đồng Chiêm, nói rằng: đất đai thuộc sở hữu toàn dân và được nhà nước quản lý”.
Báo Zenit cũng đã trích lời bình luận của cha chánh văn phòng tòa TGM Hà Nội: “Hiện chúng tôi rất đau buồn trước những gì đã xảy ra với Thánh giá. Đây thật sự là hành vi phạm thánh, chống lại Chúa Kitô. Một việc phạm thánh đích thực, xúc phạm đến biểu tượng niềm tin thánh thiêng nhất của chúng tôi. Hơn nữa việc tấn công thô bạo những thường dân vô tội, không có vũ trang còn là hành vi man rợ, vô nhân đạo, cần phải bị lên án”.
Thánh Giá: biểu tượng của yêu thương và tha thứ
Chu Văn
22:55 09/01/2010
Thánh Giá: biểu tượng của yêu thương và tha thứ
(Radio Veritas Asia 8/01/2010) - Kính thưa quý vị, các bạn thân mến. Tin tức và hình ảnh về vụ công an cộng sản Việt nam đập phá Thánh Giá trên Núi Thờ và hành hung một cách dả man giáo dân của giáo xứ Ðồng Chiêm, Tổng giáo phận Hà Nội, đã được truyền đi khắp thế giới. Nhiều hãng thông tấn quốc tế đã loan tải tin tức và bình luận về vụ việc. Nhiều người cũng đã bày tỏ bàng hoàng và xúc động trước hành động vô nhân đạo của người cộng sản Việt nam.
Tác giả Hoàng Gia Bảo, từ trong nước, có bài nhận định như sau:
"Những hình ảnh chụp tại hiện trường từ lúc trời còn tờ mờ sáng, hàng trăm police cùng cảnh sát cơ động hùng hổ xuất hiện với đèn rọi trên nón nghiệp vụ, cho đến khi các giáo dân bị đánh mặt mày be bét máu nằm lăn quay sát bên cái hàng rào làm bởi những tấm khiên, nhưng là để che chắn cho những kẻ đã gây ra thương tích chứ chẳng phải bảo vệ các nạn nhân. Sự ngược ngạo của những tấm ảnh này đã lột tả hết bản chất bất nhân của chế độ hiện nay.
Nhìn những tấm hình ấy, có lẽ không ít người xem đã không khỏi xúc động và băn khoăn. Vì sao lại có thể có một vụ đàn áp tàn nhẫn đến như vậy, khi chưa đầy mươi hôm truyền thông nhà nước còn hoan hỉ đưa tin các lãnh đạo Thành phô Hà Nội đã chịu khó lặn lội đến các giáo xứ họ đạo trong giáo phận để chúc mừng lễ Giáng Sinh người có đạo chúng ta. Vậy mà nay... tai ương lại vừa đổ ụp xuống giáo xứ Ðồng Chiêm này cũng bởi chính họ? Cái Tâm của những kẻ cầm quyền hiện nay mới thật đáng sợ làm sao!
Vụ đàn áp với qui mô hàng trăm cảnh sát cơ động như thế, xét về logic, không thể là việc làm đột xuất theo kiểu tối lên kế hoạch sáng thực hiện được. Thậm chí cũng không thể là vài ngày. Mà chắc chắn nó đã được lên phương án kỹ lưỡng, nhất là khi chúng ta xem xét đến yếu tố thời điểm khi xảy ra vụ việc này thì cha phụ trách Ðồng Chiêm lại bận dự tĩnh tâm tháng tại Tòa Tòa tổng giám mục Hà Nội. Ấy vậy mà chỉ mươi hôm trước, lãnh đạo Hà Nội vẫn cứ tay bắt mặt mừng các cha xứ, giáo dân như họ không hề biết gì về cơn giông bão 6/1 sắp xảy ra. Thật 'bái phục' cái tâm dã thú của họ!
Kinh nghiệm đối mặt với các chính thể cộng sản xưa nay cho chúng ta thấy rất khó có ai có thể chủ động qua mặt được họ, ngược lại tất cả chúng ta với những nếp suy nghĩ tử tế bình thường luôn trở thành nạn nhân của họ mà thôi.
Tuy nhiên cũng cần biết thêm kinh nghiệm rút ra từ các thể chế tàn bạo xưa nay cũng còn cho thấy, một khi họ bỗng dưng trở nên hung hãn với dân chúng, thì cũng là lúc họ đang tiến rất gần đến giờ thời khắc định mệnh của họ rồi đó.
Vụ Ðồng Chiêm xảy ra vào sáng sớm hôm 6 tháng Giêng năm 2010 làm chúng ta nhớ lại vụ san bằng Tòa khâm sứ hôm 18 tháng 9 năm 2008, cũng xảy ra từ khi mọi người còn đang ngủ. Nhưng bây giờ mức độ nương tay thì hình như họ đã cạn chẳng còn chút nào nữa. Ðây có thể là những dấu hiệu 'chuyển biến lịch sử' rất đáng quan tâm.
Về cá nhân các bạo chúa, một khi cái tâm của họ đã bị vật chất làm cho biến dạng thì hành vi luôn trở nên rất 'khó hiểu'. Muốn lý giải chúng ta không thể dùng sách vở, kinh kệ, lý thuyết kinh điển, mà chỉ có thể bằng chính hoàn cảnh mà họ đang bị lâm vào, may ra mới có thể hiểu được."
Trên đây là cảm nghĩ của tác giả Hoàng Gia Bảo.
Một phóng viên của Ban truyền thông Tổng giáo phận Hà nội ghi lại những hình ảnh cảm động như sau:
"Buổi chiều ngày 6 tháng Giêng năm 2010, ngày cây Thánh Giá tại Núi Thờ của giáo xứ Ðồng Chiêm bị chính quyền đập phá, chúng tôi tới Ðồng Chiêm.
Hình ảnh đầu tiên chúng tôi bắt gặp ấy là những vành khăn tang của những người dân Ðồng Chiêm. Từ già tới trẻ đều mang trên đầu vành khăng tang với vẻ mặt trầm tư đầy tâm sự.
Các linh mục trong tổng giáo phận, sau khi kết thúc tĩnh tâm tại Tòa tổng giám mục Hà nội, đã lên đường về chia sẻ nỗi niềm với con dân xứ Ðồng Chiêm.
Xe dừng lại, mọi người ai cũng nháo nhác hướng về Núi Thờ để tìm kiếm cây Thánh Giá. Sao lại có hai cây thánh giá trên đỉnh núi? Thấy có sự lạ, tôi hỏi người dân: "Sao mọi người nói là Thánh Giá đã bị hạ rồi cơ mà?"
Theo người dân cho biết: Cây Thánh Giá bằng xi măng đã bị những người cộng sản đập phá. Người dân mới dựng lại hai cây thánh giá bằng gỗ tre.
Phóng viên của ban truyền thông Tổng giáo phận Hà nội viết: "Thì ra là thế. Cây thánh giá bằng xi măng đã bị hạ và hiện giờ là những cây thánh giá bằng gỗ tre, những là cờ tang, những ngọn nến đang ở đó, trên đỉnh Núi Thờ".
Người dân cho phóng viên của ban truyền thông Tổng giáo phận Hà nội biết: Sau khi đập phá Thánh Giá, những người cộng sản đã bỏ đi hết. Người dân đã lập biên bản, yêu cầu ông trưởng thôn ký xác nhận sự việc, nhưng ông bảo là chẳng biết gì cả.
Trở lại ngôi thánh đường đã trên 100 tuổi được xây trên một núi đá, phóng viên thấy choáng ngộp trước một màu tang bao trùm nhà thờ. Thánh lễ ngoại lịch, lễ Suy tôn Thánh Giá, được cử hành từ lúc 4 giờ chiều. Có khoảng 40 linh mục đồng tế trong Thánh Lễ.
Lời mời gọi hiệp lòng suy tôn Thánh Giá Chúa Giêsu và tha thứ cho những người làm điều dữ luôn được gợi lên trong Thánh lễ.
Phóng viên ban truyền thông Tổng giáo phận Hà nội kể tiếp: "Kết thúc thánh lễ, chúng tôi thấy một đoàn người từ ngoài đường kép vào chay theo tốc độ ô tô. Lại gần chúng tôi chứng kiến cảnh la khóc và trong ô tô là 2 người phụ nữ mê mệt nằm trên xe với những miếng bông bằng vết thương. Hỏi ra thì chúng tôi mới rõ: 2 nạn nhân đêm qua bị cảnh sát đánh đã được đưa đến bệnh viện. Nhưng bây giờ họ trả về, không cho nằm tại bệnh viện nữa.
Ngay lập tức, chiếc xe chở các linh mục từ Hà nội vào đã đưa 2 nạn nhân lên xe đi cấp cứu. Một người đàn ông xuất hiện với vẻ hoảng hốt và chỉ sau phút chốc đã ngất xỉu nằm vật xuống đất. Thì ra đó là chồng của một nạn nhân khi nhìn thấy vợ mình."
Ðiều oái ăm nhứt theo ghi nhận của phóng viên ban truyền thông Tổng giáo phận Hà nội là: "Văng vẳng từ xa, chúng tôi nghe tiếng loa phóng thanh. Ðó là tiếng loa của chính quyền địa phương đang tuyên truyền về vụ việc Cây Thánh Giá. Những ngôn từ thấy cũng lạ: Giáo hội Việt nam đang sống trong Năm Thánh với chủ đề canh tân, sám hối và hòa giải..."
Ðối lại, cảm động nhứt là cảnh được ghi lại như sau: "Màn đêm buông xuống. Những tiếng kinh vang lên từ nhiều khu trong làng. Chúng tôi hỏi thì biết mọi người trong giáo xứ đang chia nhau đến nhà mấy ông cán bộ thôn đọc kinh cầu nguyện cho họ ăn năn sám hối".
Bài phóng sự chấm dứt với cảnh cha xứ "liên tục cho người đi đến các nhóm đến trấn an và yêu cầu không được làm điều gì gây thiệt hại cho gia đình cán bộ".
Ðược phóng viên của ban truyền thông Tổng giáo phận Hà nội trích thuật, cha xứ Ðồng Chiêm nói: "tôi thấy thương cho dân, thương thay cho cả cách hành xử của chính quyền nữa".
Quả thật, dù có bị ngược đãi, bách hại đến đâu, những người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu vẫn luôn nhìn thấy và tuyên xưng Thánh Giá như biểu tượng của tình yêu thương và tha thứ.
Chỉ có tình yêu thương và tha thứ mới là thái độ đáp trả đúng đắn trước những hành động thú tính dã man vô nhân đạo mà thôi.
Chúng tôi xin tạm ngưng chuyện tử tế tuần này tại đây. Xin thân ái chào quý vị và các bạn và hẹn gặp lại vào thứ Bảy tuần sau.
(Radio Veritas Asia 8/01/2010) - Kính thưa quý vị, các bạn thân mến. Tin tức và hình ảnh về vụ công an cộng sản Việt nam đập phá Thánh Giá trên Núi Thờ và hành hung một cách dả man giáo dân của giáo xứ Ðồng Chiêm, Tổng giáo phận Hà Nội, đã được truyền đi khắp thế giới. Nhiều hãng thông tấn quốc tế đã loan tải tin tức và bình luận về vụ việc. Nhiều người cũng đã bày tỏ bàng hoàng và xúc động trước hành động vô nhân đạo của người cộng sản Việt nam.
Tác giả Hoàng Gia Bảo, từ trong nước, có bài nhận định như sau:
"Những hình ảnh chụp tại hiện trường từ lúc trời còn tờ mờ sáng, hàng trăm police cùng cảnh sát cơ động hùng hổ xuất hiện với đèn rọi trên nón nghiệp vụ, cho đến khi các giáo dân bị đánh mặt mày be bét máu nằm lăn quay sát bên cái hàng rào làm bởi những tấm khiên, nhưng là để che chắn cho những kẻ đã gây ra thương tích chứ chẳng phải bảo vệ các nạn nhân. Sự ngược ngạo của những tấm ảnh này đã lột tả hết bản chất bất nhân của chế độ hiện nay.
Nhìn những tấm hình ấy, có lẽ không ít người xem đã không khỏi xúc động và băn khoăn. Vì sao lại có thể có một vụ đàn áp tàn nhẫn đến như vậy, khi chưa đầy mươi hôm truyền thông nhà nước còn hoan hỉ đưa tin các lãnh đạo Thành phô Hà Nội đã chịu khó lặn lội đến các giáo xứ họ đạo trong giáo phận để chúc mừng lễ Giáng Sinh người có đạo chúng ta. Vậy mà nay... tai ương lại vừa đổ ụp xuống giáo xứ Ðồng Chiêm này cũng bởi chính họ? Cái Tâm của những kẻ cầm quyền hiện nay mới thật đáng sợ làm sao!
Vụ đàn áp với qui mô hàng trăm cảnh sát cơ động như thế, xét về logic, không thể là việc làm đột xuất theo kiểu tối lên kế hoạch sáng thực hiện được. Thậm chí cũng không thể là vài ngày. Mà chắc chắn nó đã được lên phương án kỹ lưỡng, nhất là khi chúng ta xem xét đến yếu tố thời điểm khi xảy ra vụ việc này thì cha phụ trách Ðồng Chiêm lại bận dự tĩnh tâm tháng tại Tòa Tòa tổng giám mục Hà Nội. Ấy vậy mà chỉ mươi hôm trước, lãnh đạo Hà Nội vẫn cứ tay bắt mặt mừng các cha xứ, giáo dân như họ không hề biết gì về cơn giông bão 6/1 sắp xảy ra. Thật 'bái phục' cái tâm dã thú của họ!
Kinh nghiệm đối mặt với các chính thể cộng sản xưa nay cho chúng ta thấy rất khó có ai có thể chủ động qua mặt được họ, ngược lại tất cả chúng ta với những nếp suy nghĩ tử tế bình thường luôn trở thành nạn nhân của họ mà thôi.
Tuy nhiên cũng cần biết thêm kinh nghiệm rút ra từ các thể chế tàn bạo xưa nay cũng còn cho thấy, một khi họ bỗng dưng trở nên hung hãn với dân chúng, thì cũng là lúc họ đang tiến rất gần đến giờ thời khắc định mệnh của họ rồi đó.
Vụ Ðồng Chiêm xảy ra vào sáng sớm hôm 6 tháng Giêng năm 2010 làm chúng ta nhớ lại vụ san bằng Tòa khâm sứ hôm 18 tháng 9 năm 2008, cũng xảy ra từ khi mọi người còn đang ngủ. Nhưng bây giờ mức độ nương tay thì hình như họ đã cạn chẳng còn chút nào nữa. Ðây có thể là những dấu hiệu 'chuyển biến lịch sử' rất đáng quan tâm.
Về cá nhân các bạo chúa, một khi cái tâm của họ đã bị vật chất làm cho biến dạng thì hành vi luôn trở nên rất 'khó hiểu'. Muốn lý giải chúng ta không thể dùng sách vở, kinh kệ, lý thuyết kinh điển, mà chỉ có thể bằng chính hoàn cảnh mà họ đang bị lâm vào, may ra mới có thể hiểu được."
Trên đây là cảm nghĩ của tác giả Hoàng Gia Bảo.
Một phóng viên của Ban truyền thông Tổng giáo phận Hà nội ghi lại những hình ảnh cảm động như sau:
"Buổi chiều ngày 6 tháng Giêng năm 2010, ngày cây Thánh Giá tại Núi Thờ của giáo xứ Ðồng Chiêm bị chính quyền đập phá, chúng tôi tới Ðồng Chiêm.
Hình ảnh đầu tiên chúng tôi bắt gặp ấy là những vành khăn tang của những người dân Ðồng Chiêm. Từ già tới trẻ đều mang trên đầu vành khăng tang với vẻ mặt trầm tư đầy tâm sự.
Các linh mục trong tổng giáo phận, sau khi kết thúc tĩnh tâm tại Tòa tổng giám mục Hà nội, đã lên đường về chia sẻ nỗi niềm với con dân xứ Ðồng Chiêm.
Xe dừng lại, mọi người ai cũng nháo nhác hướng về Núi Thờ để tìm kiếm cây Thánh Giá. Sao lại có hai cây thánh giá trên đỉnh núi? Thấy có sự lạ, tôi hỏi người dân: "Sao mọi người nói là Thánh Giá đã bị hạ rồi cơ mà?"
Theo người dân cho biết: Cây Thánh Giá bằng xi măng đã bị những người cộng sản đập phá. Người dân mới dựng lại hai cây thánh giá bằng gỗ tre.
Phóng viên của ban truyền thông Tổng giáo phận Hà nội viết: "Thì ra là thế. Cây thánh giá bằng xi măng đã bị hạ và hiện giờ là những cây thánh giá bằng gỗ tre, những là cờ tang, những ngọn nến đang ở đó, trên đỉnh Núi Thờ".
Người dân cho phóng viên của ban truyền thông Tổng giáo phận Hà nội biết: Sau khi đập phá Thánh Giá, những người cộng sản đã bỏ đi hết. Người dân đã lập biên bản, yêu cầu ông trưởng thôn ký xác nhận sự việc, nhưng ông bảo là chẳng biết gì cả.
Trở lại ngôi thánh đường đã trên 100 tuổi được xây trên một núi đá, phóng viên thấy choáng ngộp trước một màu tang bao trùm nhà thờ. Thánh lễ ngoại lịch, lễ Suy tôn Thánh Giá, được cử hành từ lúc 4 giờ chiều. Có khoảng 40 linh mục đồng tế trong Thánh Lễ.
Lời mời gọi hiệp lòng suy tôn Thánh Giá Chúa Giêsu và tha thứ cho những người làm điều dữ luôn được gợi lên trong Thánh lễ.
Phóng viên ban truyền thông Tổng giáo phận Hà nội kể tiếp: "Kết thúc thánh lễ, chúng tôi thấy một đoàn người từ ngoài đường kép vào chay theo tốc độ ô tô. Lại gần chúng tôi chứng kiến cảnh la khóc và trong ô tô là 2 người phụ nữ mê mệt nằm trên xe với những miếng bông bằng vết thương. Hỏi ra thì chúng tôi mới rõ: 2 nạn nhân đêm qua bị cảnh sát đánh đã được đưa đến bệnh viện. Nhưng bây giờ họ trả về, không cho nằm tại bệnh viện nữa.
Ngay lập tức, chiếc xe chở các linh mục từ Hà nội vào đã đưa 2 nạn nhân lên xe đi cấp cứu. Một người đàn ông xuất hiện với vẻ hoảng hốt và chỉ sau phút chốc đã ngất xỉu nằm vật xuống đất. Thì ra đó là chồng của một nạn nhân khi nhìn thấy vợ mình."
Ðiều oái ăm nhứt theo ghi nhận của phóng viên ban truyền thông Tổng giáo phận Hà nội là: "Văng vẳng từ xa, chúng tôi nghe tiếng loa phóng thanh. Ðó là tiếng loa của chính quyền địa phương đang tuyên truyền về vụ việc Cây Thánh Giá. Những ngôn từ thấy cũng lạ: Giáo hội Việt nam đang sống trong Năm Thánh với chủ đề canh tân, sám hối và hòa giải..."
Ðối lại, cảm động nhứt là cảnh được ghi lại như sau: "Màn đêm buông xuống. Những tiếng kinh vang lên từ nhiều khu trong làng. Chúng tôi hỏi thì biết mọi người trong giáo xứ đang chia nhau đến nhà mấy ông cán bộ thôn đọc kinh cầu nguyện cho họ ăn năn sám hối".
Bài phóng sự chấm dứt với cảnh cha xứ "liên tục cho người đi đến các nhóm đến trấn an và yêu cầu không được làm điều gì gây thiệt hại cho gia đình cán bộ".
Ðược phóng viên của ban truyền thông Tổng giáo phận Hà nội trích thuật, cha xứ Ðồng Chiêm nói: "tôi thấy thương cho dân, thương thay cho cả cách hành xử của chính quyền nữa".
Quả thật, dù có bị ngược đãi, bách hại đến đâu, những người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu vẫn luôn nhìn thấy và tuyên xưng Thánh Giá như biểu tượng của tình yêu thương và tha thứ.
Chỉ có tình yêu thương và tha thứ mới là thái độ đáp trả đúng đắn trước những hành động thú tính dã man vô nhân đạo mà thôi.
Chúng tôi xin tạm ngưng chuyện tử tế tuần này tại đây. Xin thân ái chào quý vị và các bạn và hẹn gặp lại vào thứ Bảy tuần sau.
Hồi ký: Những câu chuyện về một thời: Cuộc nói chuyện với Đức Cha Cương
+GM. Phaolô Lê Đắc Trọng
10:49 09/01/2010
Cuộc nói chuyện với Đức Cha Cương Tại Nhà Khách Nhà Chung Hà Nội
Hồi 9 giờ sáng, ngày 9-6-1998.
- Đức Cha ở Vĩnh Trị bao lâu thì về Hà Nội?
- Từ 1952 – 1954. Bị thương ở chân. Lý do, bốt Vĩnh Trị ở nhà thờ bị vỡ, tôi ở nhà xứ. Đêm đến, một anh bảo vệ gài mìn ở cửa nhà; mìn nổ, tôi không biết mình có việc gì không? Mãi sau, có máu ở đầu gối mới biết. Máy bay về Ninh Bình đón người bị thương, họ cho đi Hà Nội. Báo Đức Cha Khuê, Ngài nói: “May quá, đang viết thơ mời về làm quản lý, lại gặp may”. Từ đó làm quản lý.
- Lúc này chưa đến hiệp định Geneve - năm 1954, thế lúc đó ai ở Toà Giám Mục, thơ ký, quản lý?
- Cha Quynh thơ ký và cha Mai quản lý, trước đây là cha Thư, nhưng khi tôi về, thì Đức Cha bảo nhận quản lý từ cha Mai, cha Quynh.
- Nhà in Têrêxa?
- Cha Mai và cha Quynh.
- Nhà xứ, Nhà Thờ Lớn? Có phải Cha Nghiêm?
- Không, Cha Chiểu, cha chính Mai.
- Đi Nam?
- Các ôtô lũ lượt của Chính phủ đến đón ở Nhà Chung. Người ta nằm kềnh càng, đưa họ sang Gia Lâm để đi Nam. ở Hàng Bột cũng có người tụ tập để đi, song ít hơn ở Nhà Chung. Trong các cha, có cha Ngà đi. Đức Cha Khuê định thu xếp cho cha chính Vinh đem Chủng Viện đi Nam, còn cha Mai ở lại. ý Đức Cha là cha Mai ở lại làm phó. Cha Vinh không chịu đi. Cha Mai đành đưa Chủng Viện đi.
Có cha Khuê (Bùi Chu, có lẽ là Phát Diệm) yêu cầu lấy Phủ Chủ Tịch (tức Dinh Toàn Quyền) làm nơi cho người di cư trú trọ trước khi đi Nam, song không được (Phủ Toàn Quyền cũ, sau Thượng Sứ Pháp ở, như De Lattre chẳng hạn, Decoux, nay rút về Nam) bỏ không. Nhưng có ông Cảnh là quản lý nhà đó không nghe. Tình trạng lúc đó thường là thế này, các cơ sở của Pháp, họ đi là mang đi hết các thứ, còn lại nhà không. Cũng như ở Nam Định, Toà Tỉnh Trưởng, Ngân Hàng (chỉ huy sở quân đội), họ đi để lại nhà không. Độ mấy giờ sau Việt Minh quần áo nâu xông vào, mấy người đến quét nhà dọn dẹp lấy. Trước đó, nhân dân có anh táo bạo vào nhặt nhạnh, vơ vét thứ nọ kia.
Về phía các cha di cư: Lúc nào Nhà Chung cũng có độ 90 cha trú ngụ để đi Nam. Cha trong địa phận, cha ngoài Địa phận. Các cha trong địa phận đến Nhà Chung phải làm 3 lễ. Các cha ngoài Địa phận phải làm 22 lễ một tháng. Lúc đi, các ngài mang cả chăn màn, khăn ăn, xiên muỗm của Nhà Chung. Mỗi ngày tiêu 4 vạn tiền thức ăn, mỗi ngày phải tiếp tế 2 quả trứng.
Các cha Hà Nội chống Đức Cha Khuê, đây là các cha thuộc Địa phận Hà Nội. Đức Cha yết thị các buồng “cấm các cha không được đi Nam”. Các cha lấy dao rạch đi, đem treo vào cửa nhà Đức Cha. Sáng ra Đức Cha trông thấy, gọi cha Cương bảo: “Cha xem, láo hơn là Cộng sản!”. Họ vẫn cứ đi.
Cha Cương mang “vạ” phải vào miền Nam. Các cha trông thấy bảo: “Cái thằng mang “vạ” vào đây”. “Vạ” là thế nào? Thư trong đó liệt kê cha nào được đi Nam, thí dụ trước đây đã lập bốt hay đã có vướng vấp gì với Việt Minh. Còn các cha khác phải về, ai không về bị treo chén (suspensio). Cha Tế được ở lại. Cha Liên phải về. Sau này, khi có lệnh Toà Thánh, mỗi cha phải gia nhập vào một Địa phận, không ở lung tung. Bấy giờ cha nào cha nấy ghi vào địa phận mình muốn. Lúc đó mới hết “vạ”.
Nhà Chung vắng, nhưng đã ra nhơ nhớp vì những người đến trú, nay bỏ đi hết. Phải đến xin ông Vĩnh Lợi 40 triệu để thuê dọn vệ sinh.
Lớp giáo lý: Bắt đầu mở ở nhà khách có độ vài chục người, sau đông thêm nhiều, đưa sang nhà hai tầng ở trường Thánh Mẫu. Sau đông quá, phải đưa sang sân trường Dũng Lạc, vào các buổi chiều ngày thứ hai.
Trường Đức Cha Tụng: Bắt buộc dạy chính trị do nhà nước – b•i trường Đức Cha Căn. Sau hiệp định Paris mở lại cho Hà Nội và Hải Phòng.
Liên Lạc Công Giáo: Yêu cầu gặp Đức Hồng Y, yêu cầu công nhận. Đức cha Khuê đóng cửa ở trên gác. Cha Căn ngoài nhà xứ.
Phái đoàn Ba Lan và Tiệp Khắc: Phái đoàn Ba Lan nhẹ nhàng; phái đoàn Tiệp Khắc nặng nề hơn nhiều. Ba Lan hầu như không làm lễ ở đâu. Nhưng phái đoàn Tiệp Khắc, Đức Cha Đơrabock thì làm lễ ở Cửa Bắc. Phái đoàn có đến chào Đức Cha, biếu quà, áo alba hay gì đó. Họ đi nhiều nơi như Phát Diệm, dự định đi Nam Định và không thấy. ở Vinh được đón tiếp hơn cả (ăn cam Vinh thoả thích). Ban tổ chức liên lạc ở Hà Nội có ông tham Điện, Ngô Tử Hạ, Bắc Lâm, Bưởi: ông Bắc Lâm và ông Bưởi hăng hái đấu tranh với Nhà Chung và Đức Cha; còn ông Điện và ông Ngô Tử Hạ là người tổ chức, đứng đàng sau chỉ đạo.
Nhà in Têrêxa, mua lại của ông Vĩnh Lợi, Mai Văn Hàm. Còn việc bán nhà in này cho nhà nước là do cha Mai đứng lên bán với giá sáu chục ngàn (tiền ta sau này), nhưng họ không trả, mà bắt đặt tài khoản vào Ngân Hàng. Chỉ có cha Mai được rút ra để lấy tiền ăn cho Nhà chung. Đức Cha đòi, song họ bảo là của cha Mai, không đưa cho ai. (Sau này 1972, sửa nhà thờ Nam Định, Đức Cha Khuê bảo tôi có số tiền đó ở Ngân Hàng Hà Nội “làm thế nào lấy về được thì lấy”. Tôi thấy khó khăn, chưa làm gì để xin rút tiền). Cha Mai khổ, vì Đức Cha bảo bán thì phải đưa tiền, nhưng không có mà đưa.
Các tài sản Nhà Chung: Mission étrangère
H - Các cha thừa sai có trao cho địa phận không? Có sang tên không ?
- Các cha đi, để lại các giấy tờ. Chưa có bàn giao bằng giấy tờ, chưa sang tên. Trong số đó có những nhà thuộc Vicariat Apostolique Hanoi. Những thứ này thì thuộc quyền Nhà Chung, không phải sang tên.
Họ nói, cái gì của MEP (Missions étrangères de Paris) – mà hầu hết các tài sản của Giáo phận là của MEP thì chúng thuộc ngoại kiều. Còn ở những nơi như Tiểu Chủng Viện, 86 Ngô Thời Nhiệm, 9/10 Lý Thường Kiệt, Bạch Mai: đề Vicariat là của mình. Cái nào thuộc MEP mà đang ở thì được quyền sử dụng - quyền quản lý là của nhà nước, nhà nước có trao thì chỉ là thương lượng và bàn giao cho Địa phận.
Vấn đề Đức Cha Căn - Đức Cha Tụng Bắc Ninh
Việc bầu Đức Cha Khuê rất phức tạp: Toà Thánh bắt Bề Trên Cả nhà MEP phải trao trả quyền cho Việt Nam, rồi Toà Thánh chọn Đức Cha Khuê. Nhưng các nhà l•nh đạo tôn giáo Pháp vẫn không biết mà cứ tưởng là Cố Năng (Caillon).
Khủng bố: Giết cố Fournier, cha nghe thế nào?
Có hai người đi xe ôtô đến nhà sách, nói đến khám bệnh cho cố Fournier. Chị bán sách bảo, cứ việc lên. Lúc lâu mới thấy xuống. Khi lên thì thấy ngài bị trói, nằm chết bên cạnh cái két, trói bằng dây thép. Chúng là bọn cướp tống tiền, chứ không vì lý do chính trị. (có người nói, vì cố không thích Việt Nam độc lập, nên họ giết). Cố giữ két vì làm quản lý cho các cha thừa sai, lắm tiền.
Vụ cha Dupont ở Kẻ Sở
Ngài bị giết vì chính trị. Lúc đó ngài có một nhóm mồ côi, một cha khác là Baron ở Tàu, cùng ở đó. Họ tưởng nhầm là cố Căn và họ đã giết cha. Còn cố Căn (Cantaloube) chạy thoát. Lúc đó nhóm cha Hoàng Mai Rĩnh đang lên mạnh, nghe đồn có người muốn tôn cha Rĩnh lên làm vua. Người ta nghi ngờ có bàn tay cha Rĩnh trong các vụ giết người đó, đặc biệt nhằm vào cố Căn. Cho nên cố Căn sau này ghét cha Rĩnh, nên nói đến cha Rĩnh thì ngài gọi là “Le Rĩnh” (Le Rĩnh có ý khinh bỉ).
Chú thích: Cố ghét cả tông tích cha Rĩnh, nên khi tôi ở Nam Định với cố Căn, tôi mở trường Lê Bảo Tịnh, có nhờ anh Hiền quê Phú ốc, con Cố Nhụ, lúc đó có hai thày học Đại Chủng Viện là Trinh và Thiện, sau này làm linh mục cả. Hiền là con cha Rĩnh, song không học hết Tiểu Chủng Viện thì về. Cố Căn thấy tôi nhờ Hiền dạy lớp nhì thì Cố có ý trách tôi.
Quỹ du học: Chỉ nghe mang máng, không biết ở đâu, là cái gì? Có thể là ruộng ở Tâng hay ở Đầm.
Tề hay giải phóng: Tề là khu vực người Pháp đã chiếm đóng và đặt lên chính quyền. Khu tề thường được bảo vệ bởi quân đội Pháp, có lính và những đồn bốt do dân lập nên, có súng ống để chống Việt Minh.
Giải phóng là khu vực ảnh hưởng của Việt Minh. Thỉnh thoảng quân đội Pháp về tấn công, quen gọi là nhảy dù, vì họ đi máy bay nhảy dù đến bất thần. Thầy Cương về quê, vùng giải phóng. Sau khi Đại Chủng Viện giải tán, thày bị bắt, bị dọa nạt, rồi đi làm việc dạy bình dân học vụ.
Hồi 9 giờ sáng, ngày 9-6-1998.
- Đức Cha ở Vĩnh Trị bao lâu thì về Hà Nội?
- Từ 1952 – 1954. Bị thương ở chân. Lý do, bốt Vĩnh Trị ở nhà thờ bị vỡ, tôi ở nhà xứ. Đêm đến, một anh bảo vệ gài mìn ở cửa nhà; mìn nổ, tôi không biết mình có việc gì không? Mãi sau, có máu ở đầu gối mới biết. Máy bay về Ninh Bình đón người bị thương, họ cho đi Hà Nội. Báo Đức Cha Khuê, Ngài nói: “May quá, đang viết thơ mời về làm quản lý, lại gặp may”. Từ đó làm quản lý.
- Lúc này chưa đến hiệp định Geneve - năm 1954, thế lúc đó ai ở Toà Giám Mục, thơ ký, quản lý?
- Cha Quynh thơ ký và cha Mai quản lý, trước đây là cha Thư, nhưng khi tôi về, thì Đức Cha bảo nhận quản lý từ cha Mai, cha Quynh.
- Nhà in Têrêxa?
- Cha Mai và cha Quynh.
- Nhà xứ, Nhà Thờ Lớn? Có phải Cha Nghiêm?
- Không, Cha Chiểu, cha chính Mai.
- Đi Nam?
- Các ôtô lũ lượt của Chính phủ đến đón ở Nhà Chung. Người ta nằm kềnh càng, đưa họ sang Gia Lâm để đi Nam. ở Hàng Bột cũng có người tụ tập để đi, song ít hơn ở Nhà Chung. Trong các cha, có cha Ngà đi. Đức Cha Khuê định thu xếp cho cha chính Vinh đem Chủng Viện đi Nam, còn cha Mai ở lại. ý Đức Cha là cha Mai ở lại làm phó. Cha Vinh không chịu đi. Cha Mai đành đưa Chủng Viện đi.
Có cha Khuê (Bùi Chu, có lẽ là Phát Diệm) yêu cầu lấy Phủ Chủ Tịch (tức Dinh Toàn Quyền) làm nơi cho người di cư trú trọ trước khi đi Nam, song không được (Phủ Toàn Quyền cũ, sau Thượng Sứ Pháp ở, như De Lattre chẳng hạn, Decoux, nay rút về Nam) bỏ không. Nhưng có ông Cảnh là quản lý nhà đó không nghe. Tình trạng lúc đó thường là thế này, các cơ sở của Pháp, họ đi là mang đi hết các thứ, còn lại nhà không. Cũng như ở Nam Định, Toà Tỉnh Trưởng, Ngân Hàng (chỉ huy sở quân đội), họ đi để lại nhà không. Độ mấy giờ sau Việt Minh quần áo nâu xông vào, mấy người đến quét nhà dọn dẹp lấy. Trước đó, nhân dân có anh táo bạo vào nhặt nhạnh, vơ vét thứ nọ kia.
Về phía các cha di cư: Lúc nào Nhà Chung cũng có độ 90 cha trú ngụ để đi Nam. Cha trong địa phận, cha ngoài Địa phận. Các cha trong địa phận đến Nhà Chung phải làm 3 lễ. Các cha ngoài Địa phận phải làm 22 lễ một tháng. Lúc đi, các ngài mang cả chăn màn, khăn ăn, xiên muỗm của Nhà Chung. Mỗi ngày tiêu 4 vạn tiền thức ăn, mỗi ngày phải tiếp tế 2 quả trứng.
Các cha Hà Nội chống Đức Cha Khuê, đây là các cha thuộc Địa phận Hà Nội. Đức Cha yết thị các buồng “cấm các cha không được đi Nam”. Các cha lấy dao rạch đi, đem treo vào cửa nhà Đức Cha. Sáng ra Đức Cha trông thấy, gọi cha Cương bảo: “Cha xem, láo hơn là Cộng sản!”. Họ vẫn cứ đi.
Cha Cương mang “vạ” phải vào miền Nam. Các cha trông thấy bảo: “Cái thằng mang “vạ” vào đây”. “Vạ” là thế nào? Thư trong đó liệt kê cha nào được đi Nam, thí dụ trước đây đã lập bốt hay đã có vướng vấp gì với Việt Minh. Còn các cha khác phải về, ai không về bị treo chén (suspensio). Cha Tế được ở lại. Cha Liên phải về. Sau này, khi có lệnh Toà Thánh, mỗi cha phải gia nhập vào một Địa phận, không ở lung tung. Bấy giờ cha nào cha nấy ghi vào địa phận mình muốn. Lúc đó mới hết “vạ”.
Nhà Chung vắng, nhưng đã ra nhơ nhớp vì những người đến trú, nay bỏ đi hết. Phải đến xin ông Vĩnh Lợi 40 triệu để thuê dọn vệ sinh.
Lớp giáo lý: Bắt đầu mở ở nhà khách có độ vài chục người, sau đông thêm nhiều, đưa sang nhà hai tầng ở trường Thánh Mẫu. Sau đông quá, phải đưa sang sân trường Dũng Lạc, vào các buổi chiều ngày thứ hai.
Trường Đức Cha Tụng: Bắt buộc dạy chính trị do nhà nước – b•i trường Đức Cha Căn. Sau hiệp định Paris mở lại cho Hà Nội và Hải Phòng.
Liên Lạc Công Giáo: Yêu cầu gặp Đức Hồng Y, yêu cầu công nhận. Đức cha Khuê đóng cửa ở trên gác. Cha Căn ngoài nhà xứ.
Phái đoàn Ba Lan và Tiệp Khắc: Phái đoàn Ba Lan nhẹ nhàng; phái đoàn Tiệp Khắc nặng nề hơn nhiều. Ba Lan hầu như không làm lễ ở đâu. Nhưng phái đoàn Tiệp Khắc, Đức Cha Đơrabock thì làm lễ ở Cửa Bắc. Phái đoàn có đến chào Đức Cha, biếu quà, áo alba hay gì đó. Họ đi nhiều nơi như Phát Diệm, dự định đi Nam Định và không thấy. ở Vinh được đón tiếp hơn cả (ăn cam Vinh thoả thích). Ban tổ chức liên lạc ở Hà Nội có ông tham Điện, Ngô Tử Hạ, Bắc Lâm, Bưởi: ông Bắc Lâm và ông Bưởi hăng hái đấu tranh với Nhà Chung và Đức Cha; còn ông Điện và ông Ngô Tử Hạ là người tổ chức, đứng đàng sau chỉ đạo.
Nhà in Têrêxa, mua lại của ông Vĩnh Lợi, Mai Văn Hàm. Còn việc bán nhà in này cho nhà nước là do cha Mai đứng lên bán với giá sáu chục ngàn (tiền ta sau này), nhưng họ không trả, mà bắt đặt tài khoản vào Ngân Hàng. Chỉ có cha Mai được rút ra để lấy tiền ăn cho Nhà chung. Đức Cha đòi, song họ bảo là của cha Mai, không đưa cho ai. (Sau này 1972, sửa nhà thờ Nam Định, Đức Cha Khuê bảo tôi có số tiền đó ở Ngân Hàng Hà Nội “làm thế nào lấy về được thì lấy”. Tôi thấy khó khăn, chưa làm gì để xin rút tiền). Cha Mai khổ, vì Đức Cha bảo bán thì phải đưa tiền, nhưng không có mà đưa.
Các tài sản Nhà Chung: Mission étrangère
H - Các cha thừa sai có trao cho địa phận không? Có sang tên không ?
- Các cha đi, để lại các giấy tờ. Chưa có bàn giao bằng giấy tờ, chưa sang tên. Trong số đó có những nhà thuộc Vicariat Apostolique Hanoi. Những thứ này thì thuộc quyền Nhà Chung, không phải sang tên.
Họ nói, cái gì của MEP (Missions étrangères de Paris) – mà hầu hết các tài sản của Giáo phận là của MEP thì chúng thuộc ngoại kiều. Còn ở những nơi như Tiểu Chủng Viện, 86 Ngô Thời Nhiệm, 9/10 Lý Thường Kiệt, Bạch Mai: đề Vicariat là của mình. Cái nào thuộc MEP mà đang ở thì được quyền sử dụng - quyền quản lý là của nhà nước, nhà nước có trao thì chỉ là thương lượng và bàn giao cho Địa phận.
Vấn đề Đức Cha Căn - Đức Cha Tụng Bắc Ninh
Việc bầu Đức Cha Khuê rất phức tạp: Toà Thánh bắt Bề Trên Cả nhà MEP phải trao trả quyền cho Việt Nam, rồi Toà Thánh chọn Đức Cha Khuê. Nhưng các nhà l•nh đạo tôn giáo Pháp vẫn không biết mà cứ tưởng là Cố Năng (Caillon).
Khủng bố: Giết cố Fournier, cha nghe thế nào?
Có hai người đi xe ôtô đến nhà sách, nói đến khám bệnh cho cố Fournier. Chị bán sách bảo, cứ việc lên. Lúc lâu mới thấy xuống. Khi lên thì thấy ngài bị trói, nằm chết bên cạnh cái két, trói bằng dây thép. Chúng là bọn cướp tống tiền, chứ không vì lý do chính trị. (có người nói, vì cố không thích Việt Nam độc lập, nên họ giết). Cố giữ két vì làm quản lý cho các cha thừa sai, lắm tiền.
Vụ cha Dupont ở Kẻ Sở
Ngài bị giết vì chính trị. Lúc đó ngài có một nhóm mồ côi, một cha khác là Baron ở Tàu, cùng ở đó. Họ tưởng nhầm là cố Căn và họ đã giết cha. Còn cố Căn (Cantaloube) chạy thoát. Lúc đó nhóm cha Hoàng Mai Rĩnh đang lên mạnh, nghe đồn có người muốn tôn cha Rĩnh lên làm vua. Người ta nghi ngờ có bàn tay cha Rĩnh trong các vụ giết người đó, đặc biệt nhằm vào cố Căn. Cho nên cố Căn sau này ghét cha Rĩnh, nên nói đến cha Rĩnh thì ngài gọi là “Le Rĩnh” (Le Rĩnh có ý khinh bỉ).
Chú thích: Cố ghét cả tông tích cha Rĩnh, nên khi tôi ở Nam Định với cố Căn, tôi mở trường Lê Bảo Tịnh, có nhờ anh Hiền quê Phú ốc, con Cố Nhụ, lúc đó có hai thày học Đại Chủng Viện là Trinh và Thiện, sau này làm linh mục cả. Hiền là con cha Rĩnh, song không học hết Tiểu Chủng Viện thì về. Cố Căn thấy tôi nhờ Hiền dạy lớp nhì thì Cố có ý trách tôi.
Quỹ du học: Chỉ nghe mang máng, không biết ở đâu, là cái gì? Có thể là ruộng ở Tâng hay ở Đầm.
Tề hay giải phóng: Tề là khu vực người Pháp đã chiếm đóng và đặt lên chính quyền. Khu tề thường được bảo vệ bởi quân đội Pháp, có lính và những đồn bốt do dân lập nên, có súng ống để chống Việt Minh.
Giải phóng là khu vực ảnh hưởng của Việt Minh. Thỉnh thoảng quân đội Pháp về tấn công, quen gọi là nhảy dù, vì họ đi máy bay nhảy dù đến bất thần. Thầy Cương về quê, vùng giải phóng. Sau khi Đại Chủng Viện giải tán, thày bị bắt, bị dọa nạt, rồi đi làm việc dạy bình dân học vụ.
Lời Thánh Giá
Jos. Tú Nạc, NMS
11:59 09/01/2010
LỜI THÁNH GIÁ
Mẹ ơi,
đừng khóc cho con,
ngước mắt nhìn con trong thiết tha trìu mến.
Giờ trọng đại linh thiêng bùng sáng
Bởi lời ca thiên sứ; lửa sáng bầu trời.
Người hỏi Cha mình: “Vì sao con phó thác…”
Và bảo Mẹ Người: “Thôi Mẹ hãy nín đi…”
Magdalena than khóc, thương đau.
Peter đắm chìm trong hồn mê phách tán…
Duy ở đó, Mẹ lẻ loi đứng lặng,
Không ai dám hướng về một cái nhìn vội vã qua mau.
(Trân trọng những giọt nước mắt Đồng Chiêm - Ý thơ “Crucifix” – Anna Akhmatova”)
Mẹ ơi,
đừng khóc cho con,
ngước mắt nhìn con trong thiết tha trìu mến.
Giờ trọng đại linh thiêng bùng sáng
Bởi lời ca thiên sứ; lửa sáng bầu trời.
Người hỏi Cha mình: “Vì sao con phó thác…”
Và bảo Mẹ Người: “Thôi Mẹ hãy nín đi…”
Magdalena than khóc, thương đau.
Peter đắm chìm trong hồn mê phách tán…
Duy ở đó, Mẹ lẻ loi đứng lặng,
Không ai dám hướng về một cái nhìn vội vã qua mau.
(Trân trọng những giọt nước mắt Đồng Chiêm - Ý thơ “Crucifix” – Anna Akhmatova”)
Thông Báo
Phân Ưu: Thân mẫu LM Đa-Minh Nguyễn Ngọc Long đã tạ thế
CĐCGVN Koln - Aachen
17:58 09/01/2010
Phân Ưu: Thân phụ của Sr Cecilia Đoàn thị Thanh Tú vừa qua đời
LM. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
13:19 09/01/2010
Phân Ưu
Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ xin phân ưu cùng
Sr. Cecilia Đoàn Thị Thanh Tú, dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt, Portland, OR,
và toàn thể gia quyến:
Ông Cố Phêrô Đoàn Ngọc Phương
đã được Chúa gọi về trưa ngày 3/1/2010
Hưởng thọ 70 tuổi.
Xin Thiên Chúa sớm cho linh hồn ông Cố vào chốn Thiên Đàng hưởng phước đời đời.
Chủ Tịch, Liên đoàn CGVNHK