Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:51 06/01/2020
31. Lấy khăn tay che mặt, mặt áo quần thô thiển, cúi mặt mà đi thì không phải là chuyện khó, nhưng chứng cứ thật của đức khiêm tốn là sự nhẫn nại.
(Thánh Bernard)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
---------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:57 06/01/2020
9. CƯỜI NGƯỜI TRỘM CHỮ
Giữa năm bắc Tống Chân Tông, có Dương Đại Niên, Tiền Văn Hy, Yến Vô Hiến cùng nhau làm thơ, họ đều mô phỏng viết lại thơ của Lý Thương Ẩn, tự gọi là “Tây Khôn Thể”.
Về sau, rất nhiều văn sĩ trẻ tuổi cũng đều bắt chước mà làm theo, ăn sống nuốt tươi từ trong tác phẩm của Lý Thương Âm, chép lại hơn phân nửa, chắp chắp vá vá và tự cho là tác phẩm của mình.
Một lần nọ, ở trong cung thết tiệc, có mời người đến diễn kịch giúp vui, có một tiết mục đóng giả làm Lý Thương Ẩn mặc áo cũ kỷ dơ bẩn lên khán đài, nói với những người dưới đài:
- “Tôi chỉ vẻn vẹn là một chức viên của viện Sùng Văn, mỗi ngày có biết bao bao là người đến hái, thu nhặt, các vị coi tôi giống như cái gì chứ ?”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 9:
Thiên Chúa rất công bằng, Ngài ban cho mỗi người có một tài năng riêng để góp phần xây dựng thế giới này ngày càng đẹp hơn theo ý muốn của Ngài.
Trí tuệ thì ai cũng có, chỉ có điều là trí tuệ nhiều hoặc trí tuệ ít mà thôi, nhưng đem trí tuệ của mình để ăn cắp chữ nghĩa của người khác thì là người xảo trá, đem trí tuệ của mình để hại người là bất nhân, đem trí tuệ của mình để lừa dối người khác là bất nghĩa. Tất cả điều ấy đều đi ngược lại với ý của Thiên Chúa vì không có sự công bằng trong cách đối xử với nhau...
Lấy chữ nghĩa của người khác làm của mình thì gọi là “đạo văn”, “đạo văn” tức là ăn trộm chữ nghĩa trí tuệ của người khác để làm giàu cho mình, cũng có nghĩa là họ đem đạo đức biến thành trộm đạo, để bôi đen lương tâm của mình cho phù hợp với hành vi ma giáo của mình.
Ăn cắp chữ nghĩa của người khác là hành vi đáng chê cười, nhưng lấy chữ nghĩa của người khác làm món hàng kinh doanh thu lợi cho mình thì đáng nguyền rủa hơn, bởi vì họ là những người như ma quỷ rình mò ăn cướp thành quả mồ hôi nước mắt và trí tuệ của người khác.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Giữa năm bắc Tống Chân Tông, có Dương Đại Niên, Tiền Văn Hy, Yến Vô Hiến cùng nhau làm thơ, họ đều mô phỏng viết lại thơ của Lý Thương Ẩn, tự gọi là “Tây Khôn Thể”.
Về sau, rất nhiều văn sĩ trẻ tuổi cũng đều bắt chước mà làm theo, ăn sống nuốt tươi từ trong tác phẩm của Lý Thương Âm, chép lại hơn phân nửa, chắp chắp vá vá và tự cho là tác phẩm của mình.
Một lần nọ, ở trong cung thết tiệc, có mời người đến diễn kịch giúp vui, có một tiết mục đóng giả làm Lý Thương Ẩn mặc áo cũ kỷ dơ bẩn lên khán đài, nói với những người dưới đài:
- “Tôi chỉ vẻn vẹn là một chức viên của viện Sùng Văn, mỗi ngày có biết bao bao là người đến hái, thu nhặt, các vị coi tôi giống như cái gì chứ ?”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 9:
Thiên Chúa rất công bằng, Ngài ban cho mỗi người có một tài năng riêng để góp phần xây dựng thế giới này ngày càng đẹp hơn theo ý muốn của Ngài.
Trí tuệ thì ai cũng có, chỉ có điều là trí tuệ nhiều hoặc trí tuệ ít mà thôi, nhưng đem trí tuệ của mình để ăn cắp chữ nghĩa của người khác thì là người xảo trá, đem trí tuệ của mình để hại người là bất nhân, đem trí tuệ của mình để lừa dối người khác là bất nghĩa. Tất cả điều ấy đều đi ngược lại với ý của Thiên Chúa vì không có sự công bằng trong cách đối xử với nhau...
Lấy chữ nghĩa của người khác làm của mình thì gọi là “đạo văn”, “đạo văn” tức là ăn trộm chữ nghĩa trí tuệ của người khác để làm giàu cho mình, cũng có nghĩa là họ đem đạo đức biến thành trộm đạo, để bôi đen lương tâm của mình cho phù hợp với hành vi ma giáo của mình.
Ăn cắp chữ nghĩa của người khác là hành vi đáng chê cười, nhưng lấy chữ nghĩa của người khác làm món hàng kinh doanh thu lợi cho mình thì đáng nguyền rủa hơn, bởi vì họ là những người như ma quỷ rình mò ăn cướp thành quả mồ hôi nước mắt và trí tuệ của người khác.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thập kỷ qua dẫy đầy chết chóc, bạo lực và thương đau cho giới trẻ
Thanh Quảng sdb
01:25 06/01/2020
Thập kỷ qua dẫy đầy chết chóc, bạo lực và thương đau cho giới trẻ
UNICEF, mộtTổ chức Bảo vệ Trẻ em của Liên Hợp Quốc ghi nhận trong thập kỷ qua nhiều tang thương, chết chóc và lạm dụng nhắm vào trẻ em, làm gia tăng gấp ba lần so với các thập kỷ khác!
(Robin Gomes – Tin Vatican)
Tổ chức Bảo vệ Trẻ em của Liên Hợp Quốc xác định có hơn 170.000 vụ việc vi phạm nghiêm trọng tới trẻ em qua những tranh chấp chiến tranh và các thảm họa khác; cứ tính trung bình thì có tới 45 vụ vi phạm xảy ra hàng ngày, khiến thập kỷ vừa qua trở thành một thập kỷ đầy thảm họa chết chóc đối với trẻ em.
Hôm thứ Hai ngày 30/12/2019, bà Henrietta Fore, Giám đốc điều hành Quỹ UNICEF đã than thở rằng: Các cuộc tấn công vào trẻ em tiếp tục gia tăng, vì các bên tham chiến không tôn trọng những quy tắc căn bản nhất của chiến tranh là phải bảo vệ trẻ em. Bà lưu ý rằng số lượng các quốc gia bị cuốn hút vào các cuộc xung đột cao nhất kể từ năm 1989, khi công ước Quốc tế về Quyền lợi trẻ em được ký kết.
Trước những xung đột vũ trang bạo lực giết chóc nhắm vào trẻ em, khiến chúng buộc lòng phải rời khỏi mái ấm gia đình chạy trốn khỏi bạo lực và chết chóc! Bà cho hay chiến tranh triền miên đã gây nên bao nhiều cuộc tương tàn đổ máu và cướp đi nhiều sinh mạng trẻ thơ!
Năm 2018, Liên Hợp Quốc ghi nhận hơn 24.000 vụ vi phạm nghiêm trọng đối với trẻ em, bao gồm chết chóc, bắt cóc, bạo lực tình dục, từ chối những giúp đỡ nhân đạo, lam dụng sức lao động trẻ vị thành niên, trường học và bệnh viện cũng bị tấn công!
Trong khi các nỗ lực giám sát và báo cáo được tăng cường, thì con số những vi phạm đã nhẩy vọt hơn gấp rưỡi lần so với con số được ghi nhận vào những năm 2010.
Những tấn công và bạo lực đối với trẻ em đã không ngừng gia tăng trong suốt năm 2019. Trong nửa đầu năm, Liên Hợp Quốc ghi nhận hơn 10.000 vụ việc vi phạm đối với trẻ em – có thể con số thực thật còn cao hơn nhiều đang xảy ra ở các khu vực xung đột ở phía bắc Syria, miền đông Dân chủ Cộng hòa Congo (DRC) và miền đông Ukraine.
Khi năm 2019 sắp kết thúc, thì các cuộc tấn công và bạo lực đối với trẻ em còn tăng vọt mặc dù Tổ chức Bảo vệ Trẻ em của Liên Hợp Quốc đã kêu gọi tất cả các bên tham chiến hãy tuân thủ nghĩa vụ phải giữ luật pháp quốc tế và chấm dứt ngay các hành vi vi phạm đến trẻ em và nhắm vào thường dân vô tội bao gồm trường học, bệnh viện và các cơ sở hạ tầng của đất nước. Tổ chức Bảo vệ Trẻ em của Liên Hợp Quốc kêu gọi các quốc gia có tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế hãy mạnh mẽ dùng uy tín của mình mà bảo vệ trẻ em. (Nguồn: Tin tức Liên Hợp Quốc / UNICEF)
UNICEF, mộtTổ chức Bảo vệ Trẻ em của Liên Hợp Quốc ghi nhận trong thập kỷ qua nhiều tang thương, chết chóc và lạm dụng nhắm vào trẻ em, làm gia tăng gấp ba lần so với các thập kỷ khác!
(Robin Gomes – Tin Vatican)
Tổ chức Bảo vệ Trẻ em của Liên Hợp Quốc xác định có hơn 170.000 vụ việc vi phạm nghiêm trọng tới trẻ em qua những tranh chấp chiến tranh và các thảm họa khác; cứ tính trung bình thì có tới 45 vụ vi phạm xảy ra hàng ngày, khiến thập kỷ vừa qua trở thành một thập kỷ đầy thảm họa chết chóc đối với trẻ em.
Hôm thứ Hai ngày 30/12/2019, bà Henrietta Fore, Giám đốc điều hành Quỹ UNICEF đã than thở rằng: Các cuộc tấn công vào trẻ em tiếp tục gia tăng, vì các bên tham chiến không tôn trọng những quy tắc căn bản nhất của chiến tranh là phải bảo vệ trẻ em. Bà lưu ý rằng số lượng các quốc gia bị cuốn hút vào các cuộc xung đột cao nhất kể từ năm 1989, khi công ước Quốc tế về Quyền lợi trẻ em được ký kết.
Trước những xung đột vũ trang bạo lực giết chóc nhắm vào trẻ em, khiến chúng buộc lòng phải rời khỏi mái ấm gia đình chạy trốn khỏi bạo lực và chết chóc! Bà cho hay chiến tranh triền miên đã gây nên bao nhiều cuộc tương tàn đổ máu và cướp đi nhiều sinh mạng trẻ thơ!
Năm 2018, Liên Hợp Quốc ghi nhận hơn 24.000 vụ vi phạm nghiêm trọng đối với trẻ em, bao gồm chết chóc, bắt cóc, bạo lực tình dục, từ chối những giúp đỡ nhân đạo, lam dụng sức lao động trẻ vị thành niên, trường học và bệnh viện cũng bị tấn công!
Trong khi các nỗ lực giám sát và báo cáo được tăng cường, thì con số những vi phạm đã nhẩy vọt hơn gấp rưỡi lần so với con số được ghi nhận vào những năm 2010.
Những tấn công và bạo lực đối với trẻ em đã không ngừng gia tăng trong suốt năm 2019. Trong nửa đầu năm, Liên Hợp Quốc ghi nhận hơn 10.000 vụ việc vi phạm đối với trẻ em – có thể con số thực thật còn cao hơn nhiều đang xảy ra ở các khu vực xung đột ở phía bắc Syria, miền đông Dân chủ Cộng hòa Congo (DRC) và miền đông Ukraine.
Khi năm 2019 sắp kết thúc, thì các cuộc tấn công và bạo lực đối với trẻ em còn tăng vọt mặc dù Tổ chức Bảo vệ Trẻ em của Liên Hợp Quốc đã kêu gọi tất cả các bên tham chiến hãy tuân thủ nghĩa vụ phải giữ luật pháp quốc tế và chấm dứt ngay các hành vi vi phạm đến trẻ em và nhắm vào thường dân vô tội bao gồm trường học, bệnh viện và các cơ sở hạ tầng của đất nước. Tổ chức Bảo vệ Trẻ em của Liên Hợp Quốc kêu gọi các quốc gia có tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế hãy mạnh mẽ dùng uy tín của mình mà bảo vệ trẻ em. (Nguồn: Tin tức Liên Hợp Quốc / UNICEF)
Nhận định đầu năm của tờ La Croix. Triển vọng Việt Nam có tân Hồng Y trong năm 2020.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:36 06/01/2020
Vào mỗi dịp đầu năm, tờ La Croix, nghĩa là Thánh Giá, đều đưa ra những nhận định về các hoạt động của Đức Giáo Hoàng trong năm mới. Theo thông lệ đó, năm nay tờ La Croix cũng đưa ra một bài nhận định nhan đề “Pope Francis begins the most important year of his pontificate - Curia reform, new cardinals and trips to unexpected places will shape pope's 2020”, nghĩa là “Đức Giáo Hoàng Phanxicô bắt đầu năm quan trọng nhất trong triều Giáo Hoàng của mình - Cải cách Giáo Triều, các tân Hồng Y và những chuyến đi đến những nơi bất ngờ sẽ định hình năm 2020 của Đức Giáo Hoàng”. Tác giả bài viết là Robert Mickens, phóng viên thường trú của tờ La Croix tại Rôma.
Chúng tôi chỉ thực sự quan tâm đến triển vọng Giáo Hội Việt Nam trong năm nay có tân Hồng Y hay không. Do đó, chỉ xin dịch phần nói về các tân Hồng Y. Quý vị và anh chị em muốn đọc toàn bộ bài nhận định của tờ La Croix, xin nhấn vào đây.
Một số người theo dõi các diễn biến tại Vatican đang nói rằng Tông Hiến Praedicate Evangelium, nghĩa là Rao giảng Tin Mừng, sẽ được công bố vào ngày 22 tháng Hai, Lễ Ngai Tòa Thánh Phêrô. Nhưng bất kể khi nào văn kiện này được công bố, Tông Hiến mới về Giáo triều Rôma sẽ là hành động quản trị quan trọng nhất cho đến nay trong triều đại giáo hoàng này.
Lãnh đạo mới tại Giáo Triều Rôma và trên thế giới
Cố nhiên, tiếp theo việc công bố Tông Hiến mới này, là việc công bố các đạo luật và quy định mới cho hoạt động hàng ngày của các văn phòng tại Vatican. Và, đáng chú ý nhất, nó sẽ được đánh dấu bằng một sự thay đổi chấn động và rộng khắp hàng lãnh đạo trong Giáo Triều Rôma.
Chín Hồng Y hiện đang đứng đầu các cơ quan chủ chốt của Vatican đã vượt quá tuổi nghỉ hưu 75 và vị thứ mười, là người vừa hoàn thành năm năm tại vị, sẽ đến tuổi từ chức vào tháng Sáu. Dự kiến tất cả các vị này sẽ được thay thế vào một thời điểm nào đó không quá lâu sau khi Tông Hiến mới được công bố.
Dưới đây là danh sách các vị và cơ quan của các Hồng Y sắp về hưu: Marc Ouellet (Bộ Giám mục), Giuseppe Versaldi (Bộ Giáo dục Công Giáo), Beniamino Stella (Bộ Giáo sĩ), Luis Ladaria (Bộ Giáo Lý Đức Tin), Leonardo Sandri (Bộ Các Giáo Hội Đông phương), Mauro Piacenza (Tòa Ân Giải Tối Cao), Gianfranco Ravasi (Bộ Văn hóa), Angelo Comastri (Giám quản Đền Thờ Thánh Phêrô), Giuseppe Bertello (Thống đốc Quốc gia Thành Vatican) và Robert Sarah (Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích).
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng sẽ đưa ra một số bổ nhiệm quan trọng đối với một số giáo phận quan yếu trên thế giới. Các tổng giáo phận Manila (Phi Luật Tân), Atlanta (Hoa Kỳ) và Caracas (Venezuela) - chẳng hạn - hiện đang trống tòa.
Hiện nay, trong toàn Giáo Hội cũng có nhiều vị đã quá tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn phải tiếp tục gánh vác việc lãnh đạo các giáo phận, và tổng giáo phận – trong số này có 18 vị Hồng Y. Bắt đầu với Đức Hồng Y Christoph Schönborn của Vienna, chỉ trong một vài tuần nữa, 9 vị Hồng Y nữa sẽ bước sang tuổi 75 trong suốt năm 2020.
Đức Giáo Hoàng có thể sẽ yêu cầu một số vị tiếp tục giữ chức vụ hiện nay thêm một vài năm nữa, nhưng có thể dự kiến là, trong nhiều trường hợp, ngài sẽ thay thế bằng những vị khác vì đây là cơ hội để ngài thay đổi hàng lãnh đạo.
Các Tân Hồng Y và quy tắc cho Mật Nghị bầu Tân Giáo Hoàng
Hiện có 124 Hồng Y dưới 80 tuổi, nghĩa là có đủ điều kiện tham dự Mật Nghị bầu Tân Giáo Hoàng. Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục ấn định số Hồng Y cử tri tối đa là 120 vị. Điều này cũng được xác nhận bởi các vị tiền nhiệm gần đây nhất của Đức Phanxicô.
Trong điều kiện bình thường, số các Hồng Y cử tri sẽ không trở về mức tối đa 120 cho đến ngày 12 tháng 11 tới, khi Đức Hồng Y Donald Wuerl, Tổng Giám mục về hưu của Washington, kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của ngài.
Từ tháng 3 năm 2021 đến tháng 11 năm 2021, sẽ có năm vị nữa đạt đến tuổi 80.
Như thế, ít có khả năng Đức Thánh Cha tấn phong Tân Hồng Y trong năm 2020. Nhưng đây là một điều không ai dám nói chắc.
Lý do thứ nhất là vì các nhu cầu liên quan đến việc thay đổi hàng lãnh đạo mới tại Giáo Triều Rôma và trên thế giới.
Lý do thứ hai là Đức Phanxicô cũng có quyền tự do thay đổi con số tối đa các Hồng Y cử tri, như các vị Giáo Hoàng khác đã làm trong nhiều thế kỷ, vì Hồng Y Đoàn là phát minh hoàn toàn của con người. Vấn đề là liệu Đức Phanxicô sẽ thực sự làm như vậy hay không.
Ngay cả khi không thay đổi số tối đa các Hồng Y cử tri, không có gì ngăn ngài vượt quá giới hạn một lần nữa, như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã làm trong một vài dịp khác.
[Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn được bổ nhiệm Tổng Giám Mục Sàigòn vào ngày 1 tháng Ba năm 1998, và 5 năm sau được tấn phong Hồng Y ngày 21 tháng 10 năm 2003. Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn được bổ nhiệm Tổng Giám Mục Hà Nội vào ngày 13 tháng Năm năm 2010, và hơn 4 năm sau được tấn phong Hồng Y ngày 14 tháng Hai năm 2015.
Tuy nhiên, không nhất thiết phải chờ một thời gian nào đó để một vị Giám Mục hay Tổng Giám Mục được phong Hồng Y. Một trường hợp điển hình là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16. Đức Ratzinger được bổ nhiệm Tổng Giám Mục Munich và Freising vào ngày 24 tháng Ba, 1977. Ngài chính thức được tấn phong Tổng Giám Mục và nhận tòa vào ngày 28 tháng Bẩy, 1977. Chưa đầy một tháng sau, ngày 27 tháng Sáu, 1977, ngài được tấn phong Hồng Y.
Vấn đề chủ yếu là nhu cầu mục vụ. Từ ngày 1 tháng Tư, 2018, khi Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn qua tuổi 80, Việt Nam không còn cử tri Hồng Y nào.]
Cho đến nay Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn chưa ban hành luật pháp và các quy tắc cập nhật cần phải được tuân thủ một khi Trống Ngôi Giáo Hoàng và một vị Giáo Hoàng mới được bầu lên. Sự cần thiết phải cập nhật dưới hình thức một tông hiến là rất cấp bách vì hiện tại không có quy tắc hay nghi thức nào cho việc từ chức của một vị Giáo Hoàng.
Ngoài ra, một số thay đổi nhất định trong cấu trúc và chức năng của Giáo Triều Rôma cũng sẽ phải được đưa vào tông hiến mới. Một trong số đó có thể sẽ liên quan đến chức vụ Hồng Y Nhiếp Chính, là vị Hồng Y làm công việc quản trị Tòa Thánh khi trống ngôi Giáo Hoàng.
Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm chức vụ Hồng Y Nhiếp Chính (hiện là Đức Hồng Y Kevin Farrell). Nhưng trong bản dự thảo Tông Hiến Praedicate Evangelium, có đề nghị rằng Hồng Y Nhiếp Chính nên là vị điều phối viên của Hội đồng Kinh tế Tòa Thánh (hiện là Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám mục Munich và thành viên trong nhóm các Hồng Y Cố Vấn cho Đức Thánh Cha Phanxicô).
Source:La CroixPope Francis begins the most important year of his pontificate
Chúng tôi chỉ thực sự quan tâm đến triển vọng Giáo Hội Việt Nam trong năm nay có tân Hồng Y hay không. Do đó, chỉ xin dịch phần nói về các tân Hồng Y. Quý vị và anh chị em muốn đọc toàn bộ bài nhận định của tờ La Croix, xin nhấn vào đây.
Một số người theo dõi các diễn biến tại Vatican đang nói rằng Tông Hiến Praedicate Evangelium, nghĩa là Rao giảng Tin Mừng, sẽ được công bố vào ngày 22 tháng Hai, Lễ Ngai Tòa Thánh Phêrô. Nhưng bất kể khi nào văn kiện này được công bố, Tông Hiến mới về Giáo triều Rôma sẽ là hành động quản trị quan trọng nhất cho đến nay trong triều đại giáo hoàng này.
Lãnh đạo mới tại Giáo Triều Rôma và trên thế giới
Cố nhiên, tiếp theo việc công bố Tông Hiến mới này, là việc công bố các đạo luật và quy định mới cho hoạt động hàng ngày của các văn phòng tại Vatican. Và, đáng chú ý nhất, nó sẽ được đánh dấu bằng một sự thay đổi chấn động và rộng khắp hàng lãnh đạo trong Giáo Triều Rôma.
Chín Hồng Y hiện đang đứng đầu các cơ quan chủ chốt của Vatican đã vượt quá tuổi nghỉ hưu 75 và vị thứ mười, là người vừa hoàn thành năm năm tại vị, sẽ đến tuổi từ chức vào tháng Sáu. Dự kiến tất cả các vị này sẽ được thay thế vào một thời điểm nào đó không quá lâu sau khi Tông Hiến mới được công bố.
Dưới đây là danh sách các vị và cơ quan của các Hồng Y sắp về hưu: Marc Ouellet (Bộ Giám mục), Giuseppe Versaldi (Bộ Giáo dục Công Giáo), Beniamino Stella (Bộ Giáo sĩ), Luis Ladaria (Bộ Giáo Lý Đức Tin), Leonardo Sandri (Bộ Các Giáo Hội Đông phương), Mauro Piacenza (Tòa Ân Giải Tối Cao), Gianfranco Ravasi (Bộ Văn hóa), Angelo Comastri (Giám quản Đền Thờ Thánh Phêrô), Giuseppe Bertello (Thống đốc Quốc gia Thành Vatican) và Robert Sarah (Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích).
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng sẽ đưa ra một số bổ nhiệm quan trọng đối với một số giáo phận quan yếu trên thế giới. Các tổng giáo phận Manila (Phi Luật Tân), Atlanta (Hoa Kỳ) và Caracas (Venezuela) - chẳng hạn - hiện đang trống tòa.
Hiện nay, trong toàn Giáo Hội cũng có nhiều vị đã quá tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn phải tiếp tục gánh vác việc lãnh đạo các giáo phận, và tổng giáo phận – trong số này có 18 vị Hồng Y. Bắt đầu với Đức Hồng Y Christoph Schönborn của Vienna, chỉ trong một vài tuần nữa, 9 vị Hồng Y nữa sẽ bước sang tuổi 75 trong suốt năm 2020.
Đức Giáo Hoàng có thể sẽ yêu cầu một số vị tiếp tục giữ chức vụ hiện nay thêm một vài năm nữa, nhưng có thể dự kiến là, trong nhiều trường hợp, ngài sẽ thay thế bằng những vị khác vì đây là cơ hội để ngài thay đổi hàng lãnh đạo.
Các Tân Hồng Y và quy tắc cho Mật Nghị bầu Tân Giáo Hoàng
Hiện có 124 Hồng Y dưới 80 tuổi, nghĩa là có đủ điều kiện tham dự Mật Nghị bầu Tân Giáo Hoàng. Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục ấn định số Hồng Y cử tri tối đa là 120 vị. Điều này cũng được xác nhận bởi các vị tiền nhiệm gần đây nhất của Đức Phanxicô.
Trong điều kiện bình thường, số các Hồng Y cử tri sẽ không trở về mức tối đa 120 cho đến ngày 12 tháng 11 tới, khi Đức Hồng Y Donald Wuerl, Tổng Giám mục về hưu của Washington, kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của ngài.
Từ tháng 3 năm 2021 đến tháng 11 năm 2021, sẽ có năm vị nữa đạt đến tuổi 80.
Như thế, ít có khả năng Đức Thánh Cha tấn phong Tân Hồng Y trong năm 2020. Nhưng đây là một điều không ai dám nói chắc.
Lý do thứ nhất là vì các nhu cầu liên quan đến việc thay đổi hàng lãnh đạo mới tại Giáo Triều Rôma và trên thế giới.
Lý do thứ hai là Đức Phanxicô cũng có quyền tự do thay đổi con số tối đa các Hồng Y cử tri, như các vị Giáo Hoàng khác đã làm trong nhiều thế kỷ, vì Hồng Y Đoàn là phát minh hoàn toàn của con người. Vấn đề là liệu Đức Phanxicô sẽ thực sự làm như vậy hay không.
Ngay cả khi không thay đổi số tối đa các Hồng Y cử tri, không có gì ngăn ngài vượt quá giới hạn một lần nữa, như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã làm trong một vài dịp khác.
[Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn được bổ nhiệm Tổng Giám Mục Sàigòn vào ngày 1 tháng Ba năm 1998, và 5 năm sau được tấn phong Hồng Y ngày 21 tháng 10 năm 2003. Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn được bổ nhiệm Tổng Giám Mục Hà Nội vào ngày 13 tháng Năm năm 2010, và hơn 4 năm sau được tấn phong Hồng Y ngày 14 tháng Hai năm 2015.
Tuy nhiên, không nhất thiết phải chờ một thời gian nào đó để một vị Giám Mục hay Tổng Giám Mục được phong Hồng Y. Một trường hợp điển hình là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16. Đức Ratzinger được bổ nhiệm Tổng Giám Mục Munich và Freising vào ngày 24 tháng Ba, 1977. Ngài chính thức được tấn phong Tổng Giám Mục và nhận tòa vào ngày 28 tháng Bẩy, 1977. Chưa đầy một tháng sau, ngày 27 tháng Sáu, 1977, ngài được tấn phong Hồng Y.
Vấn đề chủ yếu là nhu cầu mục vụ. Từ ngày 1 tháng Tư, 2018, khi Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn qua tuổi 80, Việt Nam không còn cử tri Hồng Y nào.]
Cho đến nay Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn chưa ban hành luật pháp và các quy tắc cập nhật cần phải được tuân thủ một khi Trống Ngôi Giáo Hoàng và một vị Giáo Hoàng mới được bầu lên. Sự cần thiết phải cập nhật dưới hình thức một tông hiến là rất cấp bách vì hiện tại không có quy tắc hay nghi thức nào cho việc từ chức của một vị Giáo Hoàng.
Ngoài ra, một số thay đổi nhất định trong cấu trúc và chức năng của Giáo Triều Rôma cũng sẽ phải được đưa vào tông hiến mới. Một trong số đó có thể sẽ liên quan đến chức vụ Hồng Y Nhiếp Chính, là vị Hồng Y làm công việc quản trị Tòa Thánh khi trống ngôi Giáo Hoàng.
Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm chức vụ Hồng Y Nhiếp Chính (hiện là Đức Hồng Y Kevin Farrell). Nhưng trong bản dự thảo Tông Hiến Praedicate Evangelium, có đề nghị rằng Hồng Y Nhiếp Chính nên là vị điều phối viên của Hội đồng Kinh tế Tòa Thánh (hiện là Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám mục Munich và thành viên trong nhóm các Hồng Y Cố Vấn cho Đức Thánh Cha Phanxicô).
Source:La Croix
Sáu thách thức lớn của Đức Phanxicô trong năm 2020
Vũ Văn An
17:41 06/01/2020
Chuyên viên kỳ cựu về Vatican, Andrea Gagliarducci, cho rằng trong năm 2020, Đức Phanxicọ sẽ có 6 thách thức lớn (http://www.mondayvatican.com/vatican/pope-francis-six-challenges-for-2020).
Theo chuyên viên trên, việc các cặp vợ chồng, nhất là mấy ông chồng, đến năm thứ 7 của cuộc hôn nhân thường hay có hội chứng gọi là “ngứa ngáy năm thứ 7” là một hiện tượng đã được lên tài liệu đầy đủ. Không hiểu giữa Đức Phanxicô và các tín hữu của ngài, đến năm thứ 7 của triều đại ngài, có cùng thứ ngứa ngáy hay không thì không ai rõ. Nhưng điều chắc chắn là đến thời điểm này, ngài đã có thể tạo hình đầy đủ cho ý niệm của ngài về Giáo Hội.
Một cách cụ thể, trong năm 2020, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ làm 6 việc sau đây: ký ban hành Tông Huấn Thượng Hội Đồng về vùng Amazon, ký ban hành Tông hiến cải tổ Giáo Triều Praedicate Evangelium; ngoài ra, ngài còn phải đương đầu với 4 thách đố quốc tế tại Trung Hoa, Á Căn Đình, Hoa Kỳ và Ba Tây.
Bản văn đầu tiên sẽ được ban hành năm nay chắc chắn là Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng về Vùng Amazon. Một số nguồn tin cho rằng văn kiện này đã sẵn sàng từ giữa tháng 12 vừa qua để được công bố. Bản văn sẽ xác nhận điều vốn được gọi là “luật trừ Amazon” và dự thảo một số nghi lễ đặc thù cho vùng này, thiết lập một quyền tài phán (jurisdiction) đặc thù mới.
Nếu đúng như thế, thì nhiều lãnh thổ khác chắc chắn cũng sẽ yêu cầu được hưởng một quyền tài phán đặc thù tương tự, khởi đầu chắc chắn là Giáo Hội Đức. Vì ở đấy, một hội đồng có tính trói buộc (mặc nhiên bị Đức Phanxicô chỉ trích) đang diễn ra. Hội đồng này nhắm có được nhiều quyền tự trị hơn trong các vấn đề như luân lý tính dục và việc quản trị tình huống các người ly dị và tái hôn.
Gagliarducci cho rằng: thực ra, vấn đề lớn đối với văn kiện về Thượng Hội Đồng Amazon là chủ nghĩa lục địa Mỹ Latinh. Đức Phanxicô không tha thiết đối với việc thay đổi tín lý. Nếu phải thay đổi tín lý, thì chỉ là vì cách tiếp cận thực tiễn của ngài mà thôi. Tuy nhiên, di sản của ngài phần lớn có tính địa chính trị. Và một trong các di sản đó là việc đánh giá cao lục địa Mỹ Latinh, theo giấc mơ của Simon Bolivar về một việc thống nhất phản thực dân.
Trong đệ nhất lục cá nguyệt của năm 2020, bản văn cải tổ Giáo Triều cũng có thể được ký công bố. Bản dự thảo đã được duyệt đi duyệt lại, đọc đi đọc lại nhiều lần; nó đã được sửa đổi nhiều lần và hiện đang được các Hội Đồng Giám Mục khắp thế giới, hoặc ít nhất, những vị nhận được nó, góp phần tu chính.
Mục tiêu chính của cuộc cải tổ là thay đổi não trạng của Giáo Triều. Do đó, các phòng sở vẫn chỉ là các phòng sở, với các chức vụ kéo dài 5 năm, trong khi các chức vụ có tính quá khứ (historical) sẽ biến mất. Thí dụ chức chamberlain (nhiếp chính) sẽ không còn được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm mà là một chức vụ cứ luật (de jure), chức phối trí viên của Hội Đồng Kinh Tế.
Các động thái trên cho thấy Đức Giáo Hoàng Phanxicô không thích định chế. Ngài sử dụng định chế hơn là duy trì nó. Ngài sẽ thực thi quan điểm của ngài, nếu cần, ngài sẵn sàng tu chính luật lệ.
Khung cảnh quốc tế cũng sẽ quan trọng trong năm 2020. Đức Giáo Hoàng Phanxicô không phải là vị Giáo Hoàng lý thuyết mà là một vị Giáo Hoàng thực tiễn. Chủ nghĩa thực tiễn của ngài cũng sẽ ảnh hưởng tới “hoạt động địa chính trị” của ngài. Vì thế, trong năm nay, sẽ có 4 thách thức quốc tế lớn để ngài phải quan tâm.
Thứ nhất là Trung Hoa. Sẽ có những Giám Mục khác phải được bổ nhiệm với việc chấp thuận của cả hai bên: Tòa Thánh và Chính Phủ Trung Quốc. Từ lúc có thoả thuận tạm thời với Trung Hoa về việc bổ nhiệm các Giám Mục, chỉ có 2 Giám Mục đã được bổ nhiệm. Giống như các liên hệ thông thường giữa Trung Hoa và Tòa Thánh, sẽ có tình huống 1 bước tiến, 2 bước lùi.
Gagliarducci trưng bằng cớ: Tòa Thánh có gian hàng tại cuộc triển lãm Trồng Vườn tại Bắc Kinh nhưng không được nhà cầm quyền Trung Quốc cho phép in và phân phối các bản sao Thông điệp Laudato Si’ cho các người tham dự. Bảo tàng viện Vatican trưng bầy các công trình của mình tại Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, nhưng cuộc triển lãm các công trình của Trung Hoa tại Vatican không bao giờ diễn ra.
Một vấn đề quốc tế khác liên hệ tới Hoa Kỳ. Cuối tháng 11, người Hoa Kỳ sẽ được kêu gọi bỏ phiếu để bầu tổng thống. Tòa Thánh và nhất là Đức Phanxicô sẽ hành động ra sao đối với Donald Trump, người sẽ ứng cử lần thứ hai? Có phải sẽ im lặng ủng hộ ứng cử viên Dân Chủ, vì xét thấy trong các vấn đề nóng bỏng như di dân và môi trường, Tòa Thánh và Tổng thống Hoa Kỳ có nhiều quan điểm rất khác nhau? Và đâu sẽ là quan điểm của Đức Tổng Giám Mục Gomez, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, vì ngài vốn là một di dân?
Từ Bắc xuống Nam Mỹ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ phải xem xét các liên hệ với Ba Tây của Jair Bolsonaro. Vị tân tổng thống này rõ ràng bất đồng với Đức Giáo Hoàng về nhiều vấn đề tế nhị, như kỹ nghệ vũ khí, ý định của Bolsaro di chuyển tòa đại sứ Batây ở Do Thái về Giêrusalem, và việc hòa nhập lục địa Mỹ Latinh. Dù gì, Ba Tây vẫn còn là quốc gia Công Giáo nổi bật nhất thế giới. Liệu sẽ có cuộc gặp gỡ giữa Bolsaro và Đức Giáo Hoàng? Đức Giáo Hoàng từng gặp đệ nhất phu nhân của Ba Tây ngày 13 tháng 12 vừa qua, khi ngài khánh thành trụ sở mới của Qũy Scholas Occurentes ở Rôma. Liệu sẽ có cuộc gặp gỡ với chính tổng thống vào năm nay?
Cuối cùng là Á Căn Đình. Đức Giáo Hoàng Phanxicô có lẽ sẽ không viếng thăm quê hương của ngài trong năm 2020. Từ ngày được bầu làm Giáo Hoàng, ngài chưa bao giờ về đó. Chưa có lịch trình du hành chính thức, nhưng các chuyến đi sắp tới bao gồm Nam Sudan và Iraq, nếu điều kiện cho phép, và rồi ngài muốn viếng thăm Nam Dương, Đông Timor, và Papua New Guinea. Cũng có thể ngài sẽ đi Hung Gia Lợi để dự Đại hội Thánh Thể Quốc tế.
Chính phủ mới của Ông Fernandez ở Á Căn Đình là một thách đố đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Fernandez không hẳn có mối liên hệ xấu với ngài, trái với liên hệ lạnh nhạt của cựu tổng thống Macri. Fernandez khi nói về ngài, luôn dùng kiểu nói “el Querido Papa Francisco” (Đức Giáo Hoàng Phanxicô thân yêu). Ngài cũng đã gặp Đệ nhất Phu nhân trong cùng biến cố trong đó ngài gặp Đệ nhất Phu nhân Ba Tây.
Một trong điều chủ yếu trong mối liên hệ là luật phá thai. Fernandez hứa với cử tri của ông ta là sẽ ra luật về vấn đề này; Giáo Hội dĩ nhiên không muốn thế. Tuy nhiên, các phần khác của nghị trình Fernandez nói chung hòa hợp với nghị trình của Đức Phanxicô. Không có nhiều căng thẳng giữa đôi bên.
Theo chuyên viên trên, việc các cặp vợ chồng, nhất là mấy ông chồng, đến năm thứ 7 của cuộc hôn nhân thường hay có hội chứng gọi là “ngứa ngáy năm thứ 7” là một hiện tượng đã được lên tài liệu đầy đủ. Không hiểu giữa Đức Phanxicô và các tín hữu của ngài, đến năm thứ 7 của triều đại ngài, có cùng thứ ngứa ngáy hay không thì không ai rõ. Nhưng điều chắc chắn là đến thời điểm này, ngài đã có thể tạo hình đầy đủ cho ý niệm của ngài về Giáo Hội.
Một cách cụ thể, trong năm 2020, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ làm 6 việc sau đây: ký ban hành Tông Huấn Thượng Hội Đồng về vùng Amazon, ký ban hành Tông hiến cải tổ Giáo Triều Praedicate Evangelium; ngoài ra, ngài còn phải đương đầu với 4 thách đố quốc tế tại Trung Hoa, Á Căn Đình, Hoa Kỳ và Ba Tây.
Bản văn đầu tiên sẽ được ban hành năm nay chắc chắn là Tông huấn Hậu Thượng Hội Đồng về Vùng Amazon. Một số nguồn tin cho rằng văn kiện này đã sẵn sàng từ giữa tháng 12 vừa qua để được công bố. Bản văn sẽ xác nhận điều vốn được gọi là “luật trừ Amazon” và dự thảo một số nghi lễ đặc thù cho vùng này, thiết lập một quyền tài phán (jurisdiction) đặc thù mới.
Nếu đúng như thế, thì nhiều lãnh thổ khác chắc chắn cũng sẽ yêu cầu được hưởng một quyền tài phán đặc thù tương tự, khởi đầu chắc chắn là Giáo Hội Đức. Vì ở đấy, một hội đồng có tính trói buộc (mặc nhiên bị Đức Phanxicô chỉ trích) đang diễn ra. Hội đồng này nhắm có được nhiều quyền tự trị hơn trong các vấn đề như luân lý tính dục và việc quản trị tình huống các người ly dị và tái hôn.
Gagliarducci cho rằng: thực ra, vấn đề lớn đối với văn kiện về Thượng Hội Đồng Amazon là chủ nghĩa lục địa Mỹ Latinh. Đức Phanxicô không tha thiết đối với việc thay đổi tín lý. Nếu phải thay đổi tín lý, thì chỉ là vì cách tiếp cận thực tiễn của ngài mà thôi. Tuy nhiên, di sản của ngài phần lớn có tính địa chính trị. Và một trong các di sản đó là việc đánh giá cao lục địa Mỹ Latinh, theo giấc mơ của Simon Bolivar về một việc thống nhất phản thực dân.
Trong đệ nhất lục cá nguyệt của năm 2020, bản văn cải tổ Giáo Triều cũng có thể được ký công bố. Bản dự thảo đã được duyệt đi duyệt lại, đọc đi đọc lại nhiều lần; nó đã được sửa đổi nhiều lần và hiện đang được các Hội Đồng Giám Mục khắp thế giới, hoặc ít nhất, những vị nhận được nó, góp phần tu chính.
Mục tiêu chính của cuộc cải tổ là thay đổi não trạng của Giáo Triều. Do đó, các phòng sở vẫn chỉ là các phòng sở, với các chức vụ kéo dài 5 năm, trong khi các chức vụ có tính quá khứ (historical) sẽ biến mất. Thí dụ chức chamberlain (nhiếp chính) sẽ không còn được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm mà là một chức vụ cứ luật (de jure), chức phối trí viên của Hội Đồng Kinh Tế.
Các động thái trên cho thấy Đức Giáo Hoàng Phanxicô không thích định chế. Ngài sử dụng định chế hơn là duy trì nó. Ngài sẽ thực thi quan điểm của ngài, nếu cần, ngài sẵn sàng tu chính luật lệ.
Khung cảnh quốc tế cũng sẽ quan trọng trong năm 2020. Đức Giáo Hoàng Phanxicô không phải là vị Giáo Hoàng lý thuyết mà là một vị Giáo Hoàng thực tiễn. Chủ nghĩa thực tiễn của ngài cũng sẽ ảnh hưởng tới “hoạt động địa chính trị” của ngài. Vì thế, trong năm nay, sẽ có 4 thách thức quốc tế lớn để ngài phải quan tâm.
Thứ nhất là Trung Hoa. Sẽ có những Giám Mục khác phải được bổ nhiệm với việc chấp thuận của cả hai bên: Tòa Thánh và Chính Phủ Trung Quốc. Từ lúc có thoả thuận tạm thời với Trung Hoa về việc bổ nhiệm các Giám Mục, chỉ có 2 Giám Mục đã được bổ nhiệm. Giống như các liên hệ thông thường giữa Trung Hoa và Tòa Thánh, sẽ có tình huống 1 bước tiến, 2 bước lùi.
Gagliarducci trưng bằng cớ: Tòa Thánh có gian hàng tại cuộc triển lãm Trồng Vườn tại Bắc Kinh nhưng không được nhà cầm quyền Trung Quốc cho phép in và phân phối các bản sao Thông điệp Laudato Si’ cho các người tham dự. Bảo tàng viện Vatican trưng bầy các công trình của mình tại Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, nhưng cuộc triển lãm các công trình của Trung Hoa tại Vatican không bao giờ diễn ra.
Một vấn đề quốc tế khác liên hệ tới Hoa Kỳ. Cuối tháng 11, người Hoa Kỳ sẽ được kêu gọi bỏ phiếu để bầu tổng thống. Tòa Thánh và nhất là Đức Phanxicô sẽ hành động ra sao đối với Donald Trump, người sẽ ứng cử lần thứ hai? Có phải sẽ im lặng ủng hộ ứng cử viên Dân Chủ, vì xét thấy trong các vấn đề nóng bỏng như di dân và môi trường, Tòa Thánh và Tổng thống Hoa Kỳ có nhiều quan điểm rất khác nhau? Và đâu sẽ là quan điểm của Đức Tổng Giám Mục Gomez, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, vì ngài vốn là một di dân?
Từ Bắc xuống Nam Mỹ, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ phải xem xét các liên hệ với Ba Tây của Jair Bolsonaro. Vị tân tổng thống này rõ ràng bất đồng với Đức Giáo Hoàng về nhiều vấn đề tế nhị, như kỹ nghệ vũ khí, ý định của Bolsaro di chuyển tòa đại sứ Batây ở Do Thái về Giêrusalem, và việc hòa nhập lục địa Mỹ Latinh. Dù gì, Ba Tây vẫn còn là quốc gia Công Giáo nổi bật nhất thế giới. Liệu sẽ có cuộc gặp gỡ giữa Bolsaro và Đức Giáo Hoàng? Đức Giáo Hoàng từng gặp đệ nhất phu nhân của Ba Tây ngày 13 tháng 12 vừa qua, khi ngài khánh thành trụ sở mới của Qũy Scholas Occurentes ở Rôma. Liệu sẽ có cuộc gặp gỡ với chính tổng thống vào năm nay?
Cuối cùng là Á Căn Đình. Đức Giáo Hoàng Phanxicô có lẽ sẽ không viếng thăm quê hương của ngài trong năm 2020. Từ ngày được bầu làm Giáo Hoàng, ngài chưa bao giờ về đó. Chưa có lịch trình du hành chính thức, nhưng các chuyến đi sắp tới bao gồm Nam Sudan và Iraq, nếu điều kiện cho phép, và rồi ngài muốn viếng thăm Nam Dương, Đông Timor, và Papua New Guinea. Cũng có thể ngài sẽ đi Hung Gia Lợi để dự Đại hội Thánh Thể Quốc tế.
Chính phủ mới của Ông Fernandez ở Á Căn Đình là một thách đố đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Fernandez không hẳn có mối liên hệ xấu với ngài, trái với liên hệ lạnh nhạt của cựu tổng thống Macri. Fernandez khi nói về ngài, luôn dùng kiểu nói “el Querido Papa Francisco” (Đức Giáo Hoàng Phanxicô thân yêu). Ngài cũng đã gặp Đệ nhất Phu nhân trong cùng biến cố trong đó ngài gặp Đệ nhất Phu nhân Ba Tây.
Một trong điều chủ yếu trong mối liên hệ là luật phá thai. Fernandez hứa với cử tri của ông ta là sẽ ra luật về vấn đề này; Giáo Hội dĩ nhiên không muốn thế. Tuy nhiên, các phần khác của nghị trình Fernandez nói chung hòa hợp với nghị trình của Đức Phanxicô. Không có nhiều căng thẳng giữa đôi bên.
Cải tổ giáo triều Roma là dấu ấn quan trọng nhất của triều đại Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào năm 2020.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
18:04 06/01/2020
ĐGH Phanxicô luôn nhấn mạnh rằng Giáo Hội mang tính chất truyền giáo nên văn kiện mới sẽ đặt vị trí đầu tiên nơi Bộ Loan báo Tin Mừng chứ không phải Bộ Giáo lý Đức tin. Theo dự thảo Tông Hiến Các con hãy loan báo Tin Mừng- Praedicate Evangelium về việc cải tổ giáo triều Roma của ĐGH Phanxicô, tất cả 15 bộ phận độc lập của giáo triều Roma sẽ được gọi là “Bộ” (Dicastery) có quyền pháp lý ngang nhau. Từ ngữ này đã từng được áp dụng cho một số cơ quan mới được ĐGH Phanxicô thành lập. Siêu Bộ Loan báo Tin Mừng (Super-Dicastery) bao gồm Bộ Rao giảng Tin Mừng cho các Dân tộc hoặc thường gọi là Bộ Truyền giáo và Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Tân Phúc Âm hóa, được ĐGH Bênêđictô XVI lập vào năm 2010. Bộ này sẽ có thêm phân Bộ phụ trách Hội đồng Giám mục thuộc các xứ truyền giáo không thuộc Bộ các Giáo hội Đông phương. Bộ Cổ vũ Phát triển Nhân bản Toàn diện được thiết lập để tháp nhập công việc độc đáo trước đó của các Hội đồng Toà thánh về Công lý và Hoà bình, Hội Đồng Tâm, và Chăm Sóc Mục Vụ Di Dân và Các Nhân Sự Y Tế, làm cho bộ trở nên nhất quán và hiệp nhất hơn. Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống. Hai cơ quan mới này sẽ dành nhiều vị trí trách nhiệm hơn cho các giáo dân. Bộ Kinh tế có quyền trên mọi hoạt động kinh tế của Tòa Thánh và quốc gia Vatican. Bộ Truyền thông gồm các văn phòng truyền thông. Hội đồng Văn hóa thuộc Bộ Giáo dục. Cơ quan bác ái của ĐGH sẽ trở thành Bộ Bác ái. Ngoài ra còn các Tòa án, Hội đồng Giáo Hoàng và các Phủ Giáo Hoàng có trách nhiệm riêng trực thuộc Đức Giáo Hoàng.
Tông Hiến Các con hãy loan báo Tin Mừng đặt giáo triều Roma phục vụ Đức Giáo Hoàng và Giám mục đoàn. Các Bộ sẽ không còn là một “cơ quan” ở giữa Đức Giáo Hoàng và Giám mục đoàn nhưng là một định chế phục vụ cả hai. Phủ Quốc vụ khanh Toà thánh, tương tự như Phủ Thủ tướng gồm 3 Phân bộ: Phân Bộ Tổng vụ, giám sát các công việc chung của Giáo triều Rôma; Phân Bộ Ngoại giao, chịu trách nhiệm về hoạt động ngoại giao của Tòa Thánh; Phân Bộ Nhân viên, có nhiệm vụ giám sát các nhân viên ngoại giao của Tòa Thánh trên toàn thế giới. Toà thánh hiện có 183 Toà Sứ thần và Toà Khâm sứ Toà thánh trên toàn thế giới, cùng với các vị Đại diện Toà thánh tại 10 quốc gia và 25 tổ chức quốc tế.
Theo ĐGH Phanxicô, những thay đổi về giáo triều Roma là cần thiết để phục vụ nhân loại tốt hơn. Theo dự thảo Tông Hiến mới, chỉ có Phủ quốc vụ khanh và Hội đồng mới về kinh tế của Tòa Thánh là do một vị Hồng Y đứng đầu, còn các Bộ và cơ quan khác, vị đứng đầu không nhất thiết phải là Hồng Y. ĐTC Phanxicô nhấn mạnh nguyên tắc chủ yếu là tinh thần cải tổ trong việc cải tổ giáo triều Roma, đó là ”cải tổ giáo triều không phải chỉ là thay đổi nhân sự, - chắc chắn là điều này đang và được tiến hành - nhưng nhất là cải tổ bằng sự hoán cải nơi nhân sự. Theo ĐTC, không phải chỉ thực hiện việc thường huấn, nhưng nhất là phải có sự hoán cải và thanh tẩy liên tục. Nếu không có sự thay đổi não trạng, thì những cố gắng về phương diện chức năng sẽ vô ích”.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Lễ Chúa Hiển Linh 06/01/2020
J.B. Đặng Minh An dịch
21:45 06/01/2020
Năm nay, tại nhiều nơi trên thế giới, Lễ Chúa Hiển Linh - trước đây gọi là Lễ Ba Vua - được cử hành vào ngày Chúa Nhật 5 tháng Giêng. Tuy nhiên, tại Vatican, và nhiều nơi khác, lễ này được cử hành đúng ngày chính lễ.
Lúc 10 giờ sáng, thứ Hai 6 tháng Giêng, tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã chủ sự Lễ Hiển Linh cùng với khoảng 8 ngàn tín hữu.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Trong bài Tin Mừng (Mt 2:1-12), chúng ta đã nghe Ba vị Đạo sĩ bắt đầu với việc nêu lên lý do tại sao họ đến: “Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người xuất hiện từ phương Đông và chúng tôi đến để triều bái Người” (câu 2). Thờ lạy là cùng đích và là mục tiêu cuộc hành trình của họ. Thật vậy, khi họ đến Bêlem, “họ thấy Hài Nhi cùng với Đức Maria thân mẫu Người, họ liền sấp mình thờ lạy Người” (câu 11). Một khi chúng ta mất đi cảm thức thờ lạy, thì chúng ta đánh mất đi định hướng của đời sống Kitô, vốn là một cuộc hành trình hướng về Chúa, chứ không phải hướng về chính mình. Tin Mừng cảnh báo chúng ta về nguy cơ này, vì bên cạnh các đạo sĩ, Tin Mừng cũng trình bày những người khác là những người không có khả năng thờ lạy.
Trước hết là vua Hêrôđê, người dùng từ thờ lạy, nhưng chỉ để lừa lọc. Ông yêu cầu các Đạo sĩ thông báo cho ông về nơi ở của Hài Nhi “để Ta cũng đến để bái thờ Người” (câu 8). Thực tế, Hêrôđê chỉ tôn thờ chính mình, cho nên ông muốn tận diệt Hài Nhi bằng một lời nói dối. Điều này dạy chúng ta điều gì? Thưa, khi chúng ta không tôn thờ Thiên Chúa, chúng ta đi đến chỗ tôn thờ chính mình. Cũng thế, đời sống Kitô hữu khi không tôn thờ Thiên Chúa có thể trở thành một cách thức kín đáo để khẳng định chính mình và những khả năng của mình: đó là những Kitô hữu không biết thờ phượng, tức là những người không biết cầu nguyện qua việc phượng tự. Đó là một nguy cơ nghiêm trọng: chúng ta bắt Chúa phục vụ chúng ta chứ không phải là chúng ta phục vụ Ngài. Đã bao nhiêu lần chúng ta nhầm lẫn giữa lợi ích của Tin Mừng và tư lợi của chúng ta, bao nhiêu lần chúng ta khoác chiếc áo tôn giáo lên thứ này thứ khác thuận tiện cho chúng ta, bao nhiêu lần chúng ta mập mờ giữa quyền năng Thiên Chúa nhắm phục vụ tha nhân, với quyền lực thế gian để phục vụ chính mình!
Bên cạnh Hêrôđê, Tin Mừng còn nhắc đến có những người khác không có khả năng thờ lạy: họ là các thượng tế và kinh sư. Họ chỉ cho Hêrôđê biết chính xác nơi Đấng Mêsia được sinh ra ở đâu: tại Bêlem, miền Giuđê (x. câu 5). Họ biết những lời tiên tri và có thể viện dẫn chính xác. Họ biết nơi phải đi – vì họ là các đại thần học gia, rất đại tài! - nhưng họ không đi. Ở đây, chúng ta cũng có thể rút ra một bài học. Trong đời sống Kitô, biết thôi thì chưa đủ đâu: trừ phi chúng ta ra khỏi chính mình, trừ phi chúng ta gặp gỡ tha nhân và thờ phượng, chúng ta không thể biết Chúa đâu. Những hiệu quả thần học và mục vụ chẳng có ích bao nhiêu, thậm chí là vô ích, nếu chúng ta không biết bái quỳ; nếu chúng ta không biết quỳ xuống như những vị Đạo sĩ, là những người không chỉ có kiến thức hoạch định một chuyến đi, mà còn dám lên đường và cúc cung thờ lạy. Khi thờ phượng, chúng ta nhận ra rằng đức tin không chỉ đơn thuần là một tập hợp các tín lý tốt đẹp, nhưng còn là một mối tương quan với một Ngôi Vị sống động là Đấng chúng ta được mời gọi để yêu mến Ngài. Chính qua cuộc gặp gỡ mặt đối mặt với Chúa Giêsu mà chúng ta nhận biết Ngài là ai. Qua việc tôn thờ, chúng ta khám phá ra rằng đời sống Kitô là một câu chuyện tình với Thiên Chúa, trong đó những ý tưởng hay đẹp thôi thì chưa đủ, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải có khả năng đặt Ngài ở vị trí trung tâm của đời ta, như một người đang yêu vẫn làm đối với người mình yêu. Đây là điều mà Giáo Hội phải trở thành, đó là trở nên một người yêu tôn thờ Chúa Giêsu, Phu Quân của mình.
Khi bắt đầu một năm mới, cầu xin cho chúng ta biết tái khám phá một cách mới mẻ rằng thờ phượng là một đòi hỏi của đức tin. Nếu chúng ta biết quỳ gối trước Chúa Giêsu, chúng ta sẽ vượt thắng cám dỗ cất bước trên con đường riêng của mình. Bởi vì thờ lạy là thực hiện một cuộc xuất hành lớn để thoát ra khỏi hình thái lớn nhất của sự ràng buộc là sự nô lệ cho chính mình. Thờ phượng là đặt Chúa ở vị trí trung tâm, chứ không phải là chính chúng ta. Thờ lạy là trả mọi thứ trở lại đúng trật tự của chúng, và đặt Chúa ở vị trí đầu tiên. Thờ lạy là đặt kế hoạch của Chúa quan trọng hơn thời gian của riêng tôi, hơn quyền đáng được hưởng của tôi, va hơn không gian của riêng tôi. Thờ lạy là chấp nhận lời dạy của Kinh thánh: “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi” (Mt 4:10). Thiên Chúa của ngươi: thờ lạy là nhận thức rằng cả Thiên Chúa và chúng ta thuộc về lẫn nhau. Thờ lạy nghĩa là có thể trò chuyện với Ngài một cách tự do và thân mật; nghĩa là đặt để cuộc sống của chúng ta nơi Ngài và để Ngài bước vào cuộc sống của chúng ta. Thờ lạy nghĩa là mang niềm an ủi của Ngài đến cho thế giới. Thờ lạy là khám phá ra rằng khi cầu nguyện chỉ cần nói: “Lạy Chúa và Thiên Chúa của con!” (Ga 20:28), và để chúng ta được bao phủ trong tình yêu dịu dàng của Ngài.
Thờ lạy là đến với Chúa Giêsu, không phải với một danh sách những nguyện vọng, nhưng với một thỉnh cầu duy nhất là được ở với Người. Thờ lạy là khám phá ra rằng niềm vui và sự bình an đang gia tăng cùng với những lời tán tụng và tri ân. Khi chúng ta thờ lạy, chúng ta để cho Chúa Giêsu chữa lành và biến đổi chúng ta. Khi chúng ta thờ lạy, chúng ta để cho Chúa có thể biến đổi chúng ta bằng tình yêu của Ngài, thắp sáng giữa bóng tối của chúng ta, ban cho chúng ta sức mạnh giữa những yếu đuối của chúng ta; và ban ơn can đảm cho chúng ta giữa những thử thách. Thờ phượng có nghĩa là tập trung vào những gì là thiết yếu: gạt bỏ đi những thứ vô dụng và nghiện ngập gây mê trái tim và làm tâm trí chúng ta rối loạn. Trong thờ phượng, chúng ta học cách bác bỏ những gì không nên tôn thờ như thần tài, thần tiêu dùng, thần khoái lạc, thần thành công, và thần bản ngã. Thờ phượng có nghĩa là cúi thấp xuống trước Đấng Tối Cao và khám phá ra trong sự hiện diện của Ngài rằng sự vĩ đại của cuộc sống không hệ tại ở việc sở hữu thứ này thứ khác, nhưng là ở tình yêu. Thờ phượng có nghĩa là nhận ra rằng tất cả chúng ta đều là anh chị em trước mầu nhiệm của một tình yêu có khả năng bắc cầu mọi khoảng cách: đó là gặp gỡ sự thiện ở tận cội nguồn; đó là tìm thấy nơi Thiên Chúa sự gần gũi, và lòng can đảm để đến gần người khác. Thờ phượng có nghĩa là biết cách im lặng trước sự hiện diện của Lời Chúa và học cách sử dụng những từ không làm tổn thương ai nhưng mang lại ủi an.
Thờ phượng là một hành động của tình yêu thay đổi cuộc sống của chúng ta. Nó liên quan đến những gì các vị Đạo Sĩ đã làm. Đó là mang vàng đến với Chúa và nói với Chúa rằng không có gì quý hơn Người. Đó là dâng hương cho Chúa và nói với Ngài rằng chỉ khi kết hợp với Ngài, cuộc sống của chúng ta mới có thể bay lên tới thiên đường. Đó là dâng lên Ngài mộc dược, là hương thơm xoa dịu những người bị bầm tím và thương tổn, và hứa với Ngài rằng chúng ta sẽ giúp đỡ những người hàng xóm bị thiệt thòi và đau khổ, mà chính Người đang hiện diện nơi những người ấy. Chúng ta thường biết cách cầu nguyện - chúng ta cầu xin Chúa, chúng ta cảm tạ Ngài - nhưng Giáo Hội phải tiến về phía trước trong lời cầu nguyện phượng thờ của mình; chúng ta phải lớn lên trong việc thờ phượng. Đây là sự khôn ngoan mà chúng ta phải học mỗi ngày. Cầu nguyện bằng cách thờ phượng: lời cầu nguyện phượng thờ.
Anh chị em thân mến, hôm nay mỗi người trong chúng ta có thể tự hỏi: “Tôi có phải là một tín hữu Kitô biết thờ phượng không?” Nhiều Kitô hữu cầu nguyện nhưng họ không thờ phượng. Chúng ta hãy tự hỏi mình câu hỏi này: “Chúng ta có dành thời gian để thờ phượng trong lịch trình hàng ngày của chúng ta và chúng ta có dành chỗ cho việc thờ phượng trong cộng đồng của chúng ta không? Với tư cách là một Giáo Hội, liệu chúng ta có muốn đưa vào thực hành những lời chúng ta đã cầu nguyện trong Thánh Vịnh ngày hôm nay: “Lạy Chúa, tất cả mọi dân tộc trên trái đất sẽ tôn thờ Chúa”? Được như thế thì trong việc thờ phượng, chúng ta cũng sẽ khám phá, như các vị Đạo Sĩ, ý nghĩa của cuộc hành trình của chúng ta. Và cũng giống như các vị Đạo Sĩ, chúng ta cũng sẽ trải nghiệm “một niềm vui lớn” (Mt 2: 10).
Source:Holy See Press OfficeSanta Messa nella Solennità dell’Epifania del Signore, 06.01.2020
Lúc 10 giờ sáng, thứ Hai 6 tháng Giêng, tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã chủ sự Lễ Hiển Linh cùng với khoảng 8 ngàn tín hữu.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Trong bài Tin Mừng (Mt 2:1-12), chúng ta đã nghe Ba vị Đạo sĩ bắt đầu với việc nêu lên lý do tại sao họ đến: “Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người xuất hiện từ phương Đông và chúng tôi đến để triều bái Người” (câu 2). Thờ lạy là cùng đích và là mục tiêu cuộc hành trình của họ. Thật vậy, khi họ đến Bêlem, “họ thấy Hài Nhi cùng với Đức Maria thân mẫu Người, họ liền sấp mình thờ lạy Người” (câu 11). Một khi chúng ta mất đi cảm thức thờ lạy, thì chúng ta đánh mất đi định hướng của đời sống Kitô, vốn là một cuộc hành trình hướng về Chúa, chứ không phải hướng về chính mình. Tin Mừng cảnh báo chúng ta về nguy cơ này, vì bên cạnh các đạo sĩ, Tin Mừng cũng trình bày những người khác là những người không có khả năng thờ lạy.
Trước hết là vua Hêrôđê, người dùng từ thờ lạy, nhưng chỉ để lừa lọc. Ông yêu cầu các Đạo sĩ thông báo cho ông về nơi ở của Hài Nhi “để Ta cũng đến để bái thờ Người” (câu 8). Thực tế, Hêrôđê chỉ tôn thờ chính mình, cho nên ông muốn tận diệt Hài Nhi bằng một lời nói dối. Điều này dạy chúng ta điều gì? Thưa, khi chúng ta không tôn thờ Thiên Chúa, chúng ta đi đến chỗ tôn thờ chính mình. Cũng thế, đời sống Kitô hữu khi không tôn thờ Thiên Chúa có thể trở thành một cách thức kín đáo để khẳng định chính mình và những khả năng của mình: đó là những Kitô hữu không biết thờ phượng, tức là những người không biết cầu nguyện qua việc phượng tự. Đó là một nguy cơ nghiêm trọng: chúng ta bắt Chúa phục vụ chúng ta chứ không phải là chúng ta phục vụ Ngài. Đã bao nhiêu lần chúng ta nhầm lẫn giữa lợi ích của Tin Mừng và tư lợi của chúng ta, bao nhiêu lần chúng ta khoác chiếc áo tôn giáo lên thứ này thứ khác thuận tiện cho chúng ta, bao nhiêu lần chúng ta mập mờ giữa quyền năng Thiên Chúa nhắm phục vụ tha nhân, với quyền lực thế gian để phục vụ chính mình!
Bên cạnh Hêrôđê, Tin Mừng còn nhắc đến có những người khác không có khả năng thờ lạy: họ là các thượng tế và kinh sư. Họ chỉ cho Hêrôđê biết chính xác nơi Đấng Mêsia được sinh ra ở đâu: tại Bêlem, miền Giuđê (x. câu 5). Họ biết những lời tiên tri và có thể viện dẫn chính xác. Họ biết nơi phải đi – vì họ là các đại thần học gia, rất đại tài! - nhưng họ không đi. Ở đây, chúng ta cũng có thể rút ra một bài học. Trong đời sống Kitô, biết thôi thì chưa đủ đâu: trừ phi chúng ta ra khỏi chính mình, trừ phi chúng ta gặp gỡ tha nhân và thờ phượng, chúng ta không thể biết Chúa đâu. Những hiệu quả thần học và mục vụ chẳng có ích bao nhiêu, thậm chí là vô ích, nếu chúng ta không biết bái quỳ; nếu chúng ta không biết quỳ xuống như những vị Đạo sĩ, là những người không chỉ có kiến thức hoạch định một chuyến đi, mà còn dám lên đường và cúc cung thờ lạy. Khi thờ phượng, chúng ta nhận ra rằng đức tin không chỉ đơn thuần là một tập hợp các tín lý tốt đẹp, nhưng còn là một mối tương quan với một Ngôi Vị sống động là Đấng chúng ta được mời gọi để yêu mến Ngài. Chính qua cuộc gặp gỡ mặt đối mặt với Chúa Giêsu mà chúng ta nhận biết Ngài là ai. Qua việc tôn thờ, chúng ta khám phá ra rằng đời sống Kitô là một câu chuyện tình với Thiên Chúa, trong đó những ý tưởng hay đẹp thôi thì chưa đủ, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải có khả năng đặt Ngài ở vị trí trung tâm của đời ta, như một người đang yêu vẫn làm đối với người mình yêu. Đây là điều mà Giáo Hội phải trở thành, đó là trở nên một người yêu tôn thờ Chúa Giêsu, Phu Quân của mình.
Khi bắt đầu một năm mới, cầu xin cho chúng ta biết tái khám phá một cách mới mẻ rằng thờ phượng là một đòi hỏi của đức tin. Nếu chúng ta biết quỳ gối trước Chúa Giêsu, chúng ta sẽ vượt thắng cám dỗ cất bước trên con đường riêng của mình. Bởi vì thờ lạy là thực hiện một cuộc xuất hành lớn để thoát ra khỏi hình thái lớn nhất của sự ràng buộc là sự nô lệ cho chính mình. Thờ phượng là đặt Chúa ở vị trí trung tâm, chứ không phải là chính chúng ta. Thờ lạy là trả mọi thứ trở lại đúng trật tự của chúng, và đặt Chúa ở vị trí đầu tiên. Thờ lạy là đặt kế hoạch của Chúa quan trọng hơn thời gian của riêng tôi, hơn quyền đáng được hưởng của tôi, va hơn không gian của riêng tôi. Thờ lạy là chấp nhận lời dạy của Kinh thánh: “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi” (Mt 4:10). Thiên Chúa của ngươi: thờ lạy là nhận thức rằng cả Thiên Chúa và chúng ta thuộc về lẫn nhau. Thờ lạy nghĩa là có thể trò chuyện với Ngài một cách tự do và thân mật; nghĩa là đặt để cuộc sống của chúng ta nơi Ngài và để Ngài bước vào cuộc sống của chúng ta. Thờ lạy nghĩa là mang niềm an ủi của Ngài đến cho thế giới. Thờ lạy là khám phá ra rằng khi cầu nguyện chỉ cần nói: “Lạy Chúa và Thiên Chúa của con!” (Ga 20:28), và để chúng ta được bao phủ trong tình yêu dịu dàng của Ngài.
Thờ lạy là đến với Chúa Giêsu, không phải với một danh sách những nguyện vọng, nhưng với một thỉnh cầu duy nhất là được ở với Người. Thờ lạy là khám phá ra rằng niềm vui và sự bình an đang gia tăng cùng với những lời tán tụng và tri ân. Khi chúng ta thờ lạy, chúng ta để cho Chúa Giêsu chữa lành và biến đổi chúng ta. Khi chúng ta thờ lạy, chúng ta để cho Chúa có thể biến đổi chúng ta bằng tình yêu của Ngài, thắp sáng giữa bóng tối của chúng ta, ban cho chúng ta sức mạnh giữa những yếu đuối của chúng ta; và ban ơn can đảm cho chúng ta giữa những thử thách. Thờ phượng có nghĩa là tập trung vào những gì là thiết yếu: gạt bỏ đi những thứ vô dụng và nghiện ngập gây mê trái tim và làm tâm trí chúng ta rối loạn. Trong thờ phượng, chúng ta học cách bác bỏ những gì không nên tôn thờ như thần tài, thần tiêu dùng, thần khoái lạc, thần thành công, và thần bản ngã. Thờ phượng có nghĩa là cúi thấp xuống trước Đấng Tối Cao và khám phá ra trong sự hiện diện của Ngài rằng sự vĩ đại của cuộc sống không hệ tại ở việc sở hữu thứ này thứ khác, nhưng là ở tình yêu. Thờ phượng có nghĩa là nhận ra rằng tất cả chúng ta đều là anh chị em trước mầu nhiệm của một tình yêu có khả năng bắc cầu mọi khoảng cách: đó là gặp gỡ sự thiện ở tận cội nguồn; đó là tìm thấy nơi Thiên Chúa sự gần gũi, và lòng can đảm để đến gần người khác. Thờ phượng có nghĩa là biết cách im lặng trước sự hiện diện của Lời Chúa và học cách sử dụng những từ không làm tổn thương ai nhưng mang lại ủi an.
Thờ phượng là một hành động của tình yêu thay đổi cuộc sống của chúng ta. Nó liên quan đến những gì các vị Đạo Sĩ đã làm. Đó là mang vàng đến với Chúa và nói với Chúa rằng không có gì quý hơn Người. Đó là dâng hương cho Chúa và nói với Ngài rằng chỉ khi kết hợp với Ngài, cuộc sống của chúng ta mới có thể bay lên tới thiên đường. Đó là dâng lên Ngài mộc dược, là hương thơm xoa dịu những người bị bầm tím và thương tổn, và hứa với Ngài rằng chúng ta sẽ giúp đỡ những người hàng xóm bị thiệt thòi và đau khổ, mà chính Người đang hiện diện nơi những người ấy. Chúng ta thường biết cách cầu nguyện - chúng ta cầu xin Chúa, chúng ta cảm tạ Ngài - nhưng Giáo Hội phải tiến về phía trước trong lời cầu nguyện phượng thờ của mình; chúng ta phải lớn lên trong việc thờ phượng. Đây là sự khôn ngoan mà chúng ta phải học mỗi ngày. Cầu nguyện bằng cách thờ phượng: lời cầu nguyện phượng thờ.
Anh chị em thân mến, hôm nay mỗi người trong chúng ta có thể tự hỏi: “Tôi có phải là một tín hữu Kitô biết thờ phượng không?” Nhiều Kitô hữu cầu nguyện nhưng họ không thờ phượng. Chúng ta hãy tự hỏi mình câu hỏi này: “Chúng ta có dành thời gian để thờ phượng trong lịch trình hàng ngày của chúng ta và chúng ta có dành chỗ cho việc thờ phượng trong cộng đồng của chúng ta không? Với tư cách là một Giáo Hội, liệu chúng ta có muốn đưa vào thực hành những lời chúng ta đã cầu nguyện trong Thánh Vịnh ngày hôm nay: “Lạy Chúa, tất cả mọi dân tộc trên trái đất sẽ tôn thờ Chúa”? Được như thế thì trong việc thờ phượng, chúng ta cũng sẽ khám phá, như các vị Đạo Sĩ, ý nghĩa của cuộc hành trình của chúng ta. Và cũng giống như các vị Đạo Sĩ, chúng ta cũng sẽ trải nghiệm “một niềm vui lớn” (Mt 2: 10).
Source:Holy See Press Office
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội ngộ đồng hương hai giáo phận Vinh – Hà Tĩnh tại Hoa Kỳ
Nguyễn Quân
12:12 06/01/2020
Hội ngộ đồng hương hai giáo phận Vinh – Hà Tĩnh tại Hoa Kỳ: Sức mạnh cội nguồn, dấu ấn niềm tin và nét đẹp đời phục vụ.
Cuộc hạnh ngộ đồng hương hai giáo phận Vinh – Hà Tĩnh (Vinh – Hà) tại Nhà Thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thuộc thành phố Atlanta, tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ đã diễn ra từ 31/12/2019 đến 01/01/2020. Sự hiện diện của Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long – Giám Mục Giáo phận Vinh, cha Bênađô Trần Xuân Thùy – Quản lý Tòa Giám Mục, quí Cha, tu sĩ, chủng sinh và giáo dân hai giáo phận đang sống và làm việc tại Hoa Kỳ đã tạo nên một cuộc gặp gỡ trọn vẹn, ý nghĩa và giàu cảm xúc.
Xem Hình
Trải qua bao năm tháng thế cuộc nổi trôi, thế sự thăng trầm, những giá trị và tinh hoa văn hóa, tinh thần, tâm linh tự bao đời trên mảnh đất thiêng liêng của hai giáo phận Vinh – Hà đã được chưng cất, gìn giữ vẹn nguyên và hình thành nên cái cốt cách, bản sắc của người giáo dân nơi đây. Những giá trị và vẻ đẹp đó đã được lan tỏa nơi những bước chân hăng say loan báo Tin Mừng Tình Yêu khắp thế giới, nơi những tâm hồn đang sẵn sàng dấn thân phục vụ anh chị em giữa lòng nhân loại, và nơi những người đang cống hiến và đóng góp cho các nhu cầu khác nhau của con người khắp năm châu.
Đó cũng chính là những hạt giống của tình yêu thánh hiến được gieo vãi, nảy mầm khắp muôn nơi và trổ sinh nhiều hoa trái ngọt lành, đang âm thầm tận hiến và dấn bước theo tiếng gọi của Trời cao để phục vụ với tất cả con tim và lòng nhiệt thành tông đồ, để chia sẻ những gánh nặng và trăn trở mục vụ của Giáo Hội Hoa Kỳ. Họ là những linh mục đang coi sóc đoàn chiên Chúa tại nhiều cộng đoàn giáo xứ. Họ là những chủng sinh đang theo học chương trình đạo tạo triết học và thần học tại các chủng viện, học viện Công Giáo. Họ là những tu sĩ nam nữ đang miệt mài, hăng say và hiến dâng cho lẽ sống Tin Mừng tại các hội dòng. Họ là các bạn trẻ đang lắng nghe tiếng Chúa mời gọi để sẵn sàng cất vang hành khúc lên đường, ngõ hầu góp phần hướng nhân loại nhìn về Nước Trời mai sau trong hạnh phúc vĩnh cửu. Bên cạnh những hạt giống của tình yêu thánh hiến là hương thơm của đời sống phục vụ. Họ là những người giáo dân đang hết mình cống hiến và xây đắp một xã hội văn minh, tiến bộ và thấm nhuần những giá trị Phúc Âm giữa lòng nhân loại.
Về bên nhau trong cuộc hạnh ngộ ý nghĩa tại Atlanta thuộc tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ năm nay (31/12/2019 - 01/01/2020), các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và đông đảo giáo dân Vinh – Hà cảm nghiệm sâu sắc hơn về mầu nhiệm Giáo Hội hiệp thông, về sứ vụ loan báo Tin Mừng, về bức tranh Vinh - Hà sinh động đầy ắp những kỷ niệm và cảm xúccùng những trăn trở sâu nặng, về dấu ấn tình quê và những giá trị nhân văn cao đẹp tại xứ người. Họ đến từ những tiểu bang khác nhau nhưng cùng chung nguồn cội, niềm tin sắt son, cùng hướng về sự liên đới trong hy vọng và trao ban, cùng nắm tay nhau để làm bùng cháy ngọn lửa thiêng nơi mỗi tâm hồn ngõ hầu tỏa hương thơm cho đời, cho người.
Sợi dây ân sủng đã nối kết gần 200 tham dự viên để cùng cảm nhận bầu khí linh thánh qua các giờ lễ, kinh nguyện, sám hối và chầu Thánh Thể. Ở đó, họ được chìm đắm trong những giây phút lắng đọng nội tâm để trở về với sa mạc của tâm hồn ngõ hầu kín múc những dòng thánh lộc giữa những ngày ân điển. Tình hiệp thông sâu xa đã quy tụ các tham dự viên trong một chuỗi sự kiện và sinh hoạt ý nghĩa để chia sẻ những trăn trở mục vụ,những khó khăn của giáo phận nhà, những thao thức về thực hành sống đạo nơi xứ người và những hoạch định cho các cuộc hội ngộ đồng hương kế tiếp.Những bữa ăn huynh đệ bên vị Giám mục khả kính đã giúp mỗi tham dự viên cảm nhận bầu khí “tình cha nặng trĩu gắn tình con.” Bên cạnh đó, chương trình văn nghệ diễn tả những thông điệp về tình đồng hương, về đời tận hiến, về âm hưởng mùa Giáng Sinh và về vẻ đẹp của mùa xuân đã tô đậm thêm những cảm xúc của niềm vui và bình an trong ngày đầu năm.Tuy không phải là cái tết truyền thống của người Việt Nam, nhưng mỗi người vẫn cảm nhận được một cách đủ đầy hơi ấm và cái nồng nàn của tình Chúa và tình người.
Đức Cha Anphong, trong phần quảng diễn lời Chúa của thánh lễ cao điểm buổi chiều 01/01/2020, đã nhấn mạnh đến ý nghĩa việc chọn Đức Maria làm Bổn Mạng của hai giáo phận Vinh – Hà (Đức Maria hồn xác lên Trời và Đức Maria Mẹ Thiên Chúa). Sự đồng hành của Mẹ đã mang lại biết bao niềm vui, sự ủi an, muôn ngàn phúc lộc và lòng can đảm giúp đoàn con cái Vinh – Hà tiến bước trong cuộc lữ hành đức tin bất chấp những thời khắc tối tăm bao phủ, những lúc nặng trĩu u buồn. Vị chủ tế cũngphác họa hình ảnhMẹ Maria với dung mạo Nữ Vương Hòa Bìnhđể kêu mời mỗi linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo dân hãy trở nên những khí cụ của tình yêu cứu độ mang bình an đến cho muôn người.Đức Cha Anphong cũng đề cao những yểm trợ về tinh thần và vật chất của nhiều cá nhân cũng như tập thể dành cho giáo phận nhà trong nhiều năm qua.Đó là những viên gạch của hi sinh, quảng đại và bác ái thúc đẩy sự thăng tiến và phát triển của đại gia đình giáo phận tại quê nhà.
Cuộc hạnh ngộ đồng hương Vinh – Hà đầu tiên được khép lại với nhiều dấu ấn và cảm xúc.Gói lại ân tình trước giờ chia tay, mọi người cùng trao cho nhau những lời chúc, những nhắn nhủ thân tình cùng với lời hứa hẹn đối với cuộc hội ngộ lần sau. Đây là khởi điểm đáng mừng tạo nên nhịp cầu kết nối giữa những người cùng chung cội nguồn, thổi một luồng sinh khí mới cho những tâm hồn tận hiến và bày tỏ một khát khao lên đường để gieo rắc Tin Mừng Tình Yêu và làm lan tỏa hương thơm đời phục vụ.
Sau cuộc hạnh ngộ đồng hương Vinh – Hà, Đức Giám Mục Anphong và cha Quản lý Bênađô đã gặp gỡ các linh mục, tu sĩvà chủng sinh giáo phận Vinh đang tu học và làm việc ở Hoa Kỳ tạithành phố Chatsworth, Georgia. Trong cuộc hội ngộ này, vị chủ chăn giáo phậnđã lắng nghe, động viên, giải đáp và chia sẻ những kinh nghiệm, khó khăn cũng như những cơ hội và hành trang của việc tu học tại Mỹ. Trước sự chứng kiến của Đức Cha Anphong, ban điều hành mới củahội linh mục, tu sĩ và chủng sinh giáo phận Vinh tại Hoa Kỳ nhiệm kỳ 2020-2021 được ra mắtbao gồm: linh mục Antôn Vũ Đình Minh, nữ tu Maria Chu Thị Hữu và thầy Giuse Nguyễn Minh Quân. Dấu mốc quan trọng này sẽ góp phần thúc đẩy tính hiệu quả về chiều rộng lẫn chiều sâucác hoạt độngcủa hội linh mục, tu sĩ và chủng sinh giáo phận Vinh đang làm việc và tu học tại Hoa Kỳ.
Ban Truyền Thông LM-TS-CS GP Vinh tại Hoa Kỳ
Cuộc hạnh ngộ đồng hương hai giáo phận Vinh – Hà Tĩnh (Vinh – Hà) tại Nhà Thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thuộc thành phố Atlanta, tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ đã diễn ra từ 31/12/2019 đến 01/01/2020. Sự hiện diện của Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long – Giám Mục Giáo phận Vinh, cha Bênađô Trần Xuân Thùy – Quản lý Tòa Giám Mục, quí Cha, tu sĩ, chủng sinh và giáo dân hai giáo phận đang sống và làm việc tại Hoa Kỳ đã tạo nên một cuộc gặp gỡ trọn vẹn, ý nghĩa và giàu cảm xúc.
Xem Hình
Trải qua bao năm tháng thế cuộc nổi trôi, thế sự thăng trầm, những giá trị và tinh hoa văn hóa, tinh thần, tâm linh tự bao đời trên mảnh đất thiêng liêng của hai giáo phận Vinh – Hà đã được chưng cất, gìn giữ vẹn nguyên và hình thành nên cái cốt cách, bản sắc của người giáo dân nơi đây. Những giá trị và vẻ đẹp đó đã được lan tỏa nơi những bước chân hăng say loan báo Tin Mừng Tình Yêu khắp thế giới, nơi những tâm hồn đang sẵn sàng dấn thân phục vụ anh chị em giữa lòng nhân loại, và nơi những người đang cống hiến và đóng góp cho các nhu cầu khác nhau của con người khắp năm châu.
Đó cũng chính là những hạt giống của tình yêu thánh hiến được gieo vãi, nảy mầm khắp muôn nơi và trổ sinh nhiều hoa trái ngọt lành, đang âm thầm tận hiến và dấn bước theo tiếng gọi của Trời cao để phục vụ với tất cả con tim và lòng nhiệt thành tông đồ, để chia sẻ những gánh nặng và trăn trở mục vụ của Giáo Hội Hoa Kỳ. Họ là những linh mục đang coi sóc đoàn chiên Chúa tại nhiều cộng đoàn giáo xứ. Họ là những chủng sinh đang theo học chương trình đạo tạo triết học và thần học tại các chủng viện, học viện Công Giáo. Họ là những tu sĩ nam nữ đang miệt mài, hăng say và hiến dâng cho lẽ sống Tin Mừng tại các hội dòng. Họ là các bạn trẻ đang lắng nghe tiếng Chúa mời gọi để sẵn sàng cất vang hành khúc lên đường, ngõ hầu góp phần hướng nhân loại nhìn về Nước Trời mai sau trong hạnh phúc vĩnh cửu. Bên cạnh những hạt giống của tình yêu thánh hiến là hương thơm của đời sống phục vụ. Họ là những người giáo dân đang hết mình cống hiến và xây đắp một xã hội văn minh, tiến bộ và thấm nhuần những giá trị Phúc Âm giữa lòng nhân loại.
Về bên nhau trong cuộc hạnh ngộ ý nghĩa tại Atlanta thuộc tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ năm nay (31/12/2019 - 01/01/2020), các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và đông đảo giáo dân Vinh – Hà cảm nghiệm sâu sắc hơn về mầu nhiệm Giáo Hội hiệp thông, về sứ vụ loan báo Tin Mừng, về bức tranh Vinh - Hà sinh động đầy ắp những kỷ niệm và cảm xúccùng những trăn trở sâu nặng, về dấu ấn tình quê và những giá trị nhân văn cao đẹp tại xứ người. Họ đến từ những tiểu bang khác nhau nhưng cùng chung nguồn cội, niềm tin sắt son, cùng hướng về sự liên đới trong hy vọng và trao ban, cùng nắm tay nhau để làm bùng cháy ngọn lửa thiêng nơi mỗi tâm hồn ngõ hầu tỏa hương thơm cho đời, cho người.
Sợi dây ân sủng đã nối kết gần 200 tham dự viên để cùng cảm nhận bầu khí linh thánh qua các giờ lễ, kinh nguyện, sám hối và chầu Thánh Thể. Ở đó, họ được chìm đắm trong những giây phút lắng đọng nội tâm để trở về với sa mạc của tâm hồn ngõ hầu kín múc những dòng thánh lộc giữa những ngày ân điển. Tình hiệp thông sâu xa đã quy tụ các tham dự viên trong một chuỗi sự kiện và sinh hoạt ý nghĩa để chia sẻ những trăn trở mục vụ,những khó khăn của giáo phận nhà, những thao thức về thực hành sống đạo nơi xứ người và những hoạch định cho các cuộc hội ngộ đồng hương kế tiếp.Những bữa ăn huynh đệ bên vị Giám mục khả kính đã giúp mỗi tham dự viên cảm nhận bầu khí “tình cha nặng trĩu gắn tình con.” Bên cạnh đó, chương trình văn nghệ diễn tả những thông điệp về tình đồng hương, về đời tận hiến, về âm hưởng mùa Giáng Sinh và về vẻ đẹp của mùa xuân đã tô đậm thêm những cảm xúc của niềm vui và bình an trong ngày đầu năm.Tuy không phải là cái tết truyền thống của người Việt Nam, nhưng mỗi người vẫn cảm nhận được một cách đủ đầy hơi ấm và cái nồng nàn của tình Chúa và tình người.
Đức Cha Anphong, trong phần quảng diễn lời Chúa của thánh lễ cao điểm buổi chiều 01/01/2020, đã nhấn mạnh đến ý nghĩa việc chọn Đức Maria làm Bổn Mạng của hai giáo phận Vinh – Hà (Đức Maria hồn xác lên Trời và Đức Maria Mẹ Thiên Chúa). Sự đồng hành của Mẹ đã mang lại biết bao niềm vui, sự ủi an, muôn ngàn phúc lộc và lòng can đảm giúp đoàn con cái Vinh – Hà tiến bước trong cuộc lữ hành đức tin bất chấp những thời khắc tối tăm bao phủ, những lúc nặng trĩu u buồn. Vị chủ tế cũngphác họa hình ảnhMẹ Maria với dung mạo Nữ Vương Hòa Bìnhđể kêu mời mỗi linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo dân hãy trở nên những khí cụ của tình yêu cứu độ mang bình an đến cho muôn người.Đức Cha Anphong cũng đề cao những yểm trợ về tinh thần và vật chất của nhiều cá nhân cũng như tập thể dành cho giáo phận nhà trong nhiều năm qua.Đó là những viên gạch của hi sinh, quảng đại và bác ái thúc đẩy sự thăng tiến và phát triển của đại gia đình giáo phận tại quê nhà.
Cuộc hạnh ngộ đồng hương Vinh – Hà đầu tiên được khép lại với nhiều dấu ấn và cảm xúc.Gói lại ân tình trước giờ chia tay, mọi người cùng trao cho nhau những lời chúc, những nhắn nhủ thân tình cùng với lời hứa hẹn đối với cuộc hội ngộ lần sau. Đây là khởi điểm đáng mừng tạo nên nhịp cầu kết nối giữa những người cùng chung cội nguồn, thổi một luồng sinh khí mới cho những tâm hồn tận hiến và bày tỏ một khát khao lên đường để gieo rắc Tin Mừng Tình Yêu và làm lan tỏa hương thơm đời phục vụ.
Sau cuộc hạnh ngộ đồng hương Vinh – Hà, Đức Giám Mục Anphong và cha Quản lý Bênađô đã gặp gỡ các linh mục, tu sĩvà chủng sinh giáo phận Vinh đang tu học và làm việc ở Hoa Kỳ tạithành phố Chatsworth, Georgia. Trong cuộc hội ngộ này, vị chủ chăn giáo phậnđã lắng nghe, động viên, giải đáp và chia sẻ những kinh nghiệm, khó khăn cũng như những cơ hội và hành trang của việc tu học tại Mỹ. Trước sự chứng kiến của Đức Cha Anphong, ban điều hành mới củahội linh mục, tu sĩ và chủng sinh giáo phận Vinh tại Hoa Kỳ nhiệm kỳ 2020-2021 được ra mắtbao gồm: linh mục Antôn Vũ Đình Minh, nữ tu Maria Chu Thị Hữu và thầy Giuse Nguyễn Minh Quân. Dấu mốc quan trọng này sẽ góp phần thúc đẩy tính hiệu quả về chiều rộng lẫn chiều sâucác hoạt độngcủa hội linh mục, tu sĩ và chủng sinh giáo phận Vinh đang làm việc và tu học tại Hoa Kỳ.
Ban Truyền Thông LM-TS-CS GP Vinh tại Hoa Kỳ
Giáo đoàn La Vang Seattle mừng lễ bổn mạng
Nguyễn An Quý
17:58 06/01/2020
TUKWILA. Giáo Đoàn La Vang là một trong 5 Giáo Đoàn thuộc giáo xứ CTTĐVN Seattle. Giáo Đoàn được thành lập vào ngày 15 tháng 3 năm 2015 do sự phát triển lớn mạnh của giáo xứ Giáo Đoàn La Vang gồm các gia đình cư ngụ chung quanh nhà thờ giáo xứ gồm các thành phố: Sea-Tac, Tukwila, Burien, South West và phía South Seattle, Des Moines, Federal Way, Auburn, Tacoma và một số gia đình thuộc thành phố Kent, Renton.
Xem Hình
Hôm nay Chúa Nhật Lễ Hiển Linh, giáo Đoàn La Vang mừng kính lễ Mẹ Thiên Chúa, Bổn mạng của Giáo Đoàn một cách trọng thể vào lúc 11giờ 30. Đúng 11:30 một ca viên trong Ca Đoàn Cecilia đọc lời dẫn lễ. Lời dẫn lễ vừa dứt, ca đoàn hài bài ca nhập lễ, quý linh mục cùng đoàn đại diện Giáo Đoàn La Vang dưới cờ hiệu của Giáo Đoàn cùng với nghi đoàn cung nghinh Thánh giá tiến lên cung thánh theo tiếng hát của ca Đoàn.
Mở đầu thánh lễ, cha chánh xứ ngỏ lời chào mừng toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện, ngài nói: Hôm nay Giáo Hội mừng kính lễ Chúa Hiển Linh còn được quen gọi là lễ Ba Vua. Dâng thánh lễ hôm nay có cha Nguyễn Sơn Miên, Cha Trần Hữu Lân. Hiện diện trong thánh lễ có quý soeur, quý thầy, các thành viên gia đình thuộc Giáo Đoàn La Vang và các Giáo Đoàn, Hội Đoàn tham dự. Hôm nay chúng ta cùng hiệp ý với Giáo Đoàn La Vang mừng lễ kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, Bổn mạng của Giáo Đoàn. Xin cho một tràng pháo tay để chúc mùng và chào đón nhau trong niềm vui của năm mới 2020. ( tiếng vỗ tay vang dội và kéo dài khá lâu ) Tân linh mục Nguyễn Thanh Nhân chủ tế thánh lễ.
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa. Bài Đọc I trích sách Tiên tri Isaia: Hãy đứng lên, hãy toả sáng ra, hỡi Giêrusalem! Vì sự sáng của ngươi đã tới, vì vinh quang của Chúa đã bừng dậy trên mình ngươi".
Tin Mừng Thánh Matthêu giới thiệu câu chuyện về ba vị đạo sĩ theo ánh sao lạ tìm đến nơi Hài Nhi sinh ra: "Đời vua Hêrôđê, có mấy nhà đạo sĩ từ Ðông phương tìm đến Giê-rusalem. Các ông nói: "Vua người Do-thái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Ðông phương, và chúng tôi đến để triều bái Người". Nghe nói thế, vua Hêrôđê bối rối, và tất cả Giêrusalem cùng với nhà vua. Vua đã triệu tập tất cả các đại giáo trưởng và luật sĩ trong dân, và hỏi họ cho biết nơi mà Ðức Kitô sinh hạ. Họ tâu nhà vua rằng: "Tại Bêlem thuộc xứ Giuđa, vì đó là lời do Ðấng Tiên tri đã chép: Cả ngươi nữa, hỡi Bêlem, đất Giuđa, không lẽ gì ngươi bé nhỏ hơn hết trong các thành trì của Giuđa, vì tự nơi ngươi sẽ xuất hiện một thủ lãnh, Người đó sẽ chăn nuôi Israel dân tộc của Ta". Bấy giờ Hêrôđê ngầm triệu tập mấy nhà đạo sĩ tới, cặn kẽ hỏi han họ về thời giờ ngôi sao đã hiện ra. Rồi vua đã phái họ đi Bêlem và dặn rằng: "Các khanh hãy đi điều tra cẩn thận về Hài Nhi, rồi khi đã gặp thấy, hãy báo tin lại cho Trẫm, để cả Trẫm cũng đến triều bái Người". Nghe nhà vua nói, họ lên đường. Và kìa ngôi sao họ xem thấy ở Ðông phương, lại đi trước họ, mãi cho tới nơi và đậu lại trên chỗ Hài Nhi ở. Lúc nhìn thấy ngôi sao, họ hết sức vui mừng. Và khi tiến vào nhà, họ đã gặp thấy Hài Nhi và Bà Maria Mẹ Người, và họ đã quỳ gối xuống sụp lạy Người. Rồi, mở kho tàng ra, họ đã dâng tiến Người lễ vật: vàng, nhũ hương và mộc dược. Và khi nhận được lời mộng báo đừng trở lại với Hêrôđê, họ đã qua đường khác trở về xứ sở mình ".
Linh mục chánh xứ Đào Xuân Thành phụ trách giảng lễ. Trong bài giảng, ngài nhấn mạnh về đức tin vững mạnh của ba nhà đạo sĩ, ngài nói: "hôm nay cùng với giáo hội mừng lễ Hiển Linh, lễ Hiển Linh còn gọi là lễ Ba Vua. Ba Vua là ba đạo sĩ, mỗi vị một phương đã nhìn thấy ánh sao lạ và cùng tìm về nơi Hài Nhi sinh ra. Cả ba nhà đạo sĩ đã có một niềm tin sắc son, một niềm tin vững mạnh nên khi nhìn thấy ngôi sao lạ, cả ba vị đều lên đường theo sự hướng dẫn của vì sao. Không biết Ba Vua từ nước nào một cách chính xác nên thường đuợc gọi các ngài đến từ Phương Đông. Các ngài đã nhờ ánh sao dẫn đường đến tận nơi Đấng Hài Nhi sinh ra. Ba Vị đạo sĩ đã bái lại Đấng Hài Nhi và dâng những lễ vật như vàng, nhũ hương và mộc được....
Ngài tiếp: trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao ánh sao lạ dẫn đường cho chúng ta đến gần Chúa. Nhưng nhiều khi chúng ta làm ngơ trước ánh sáo lạ dẫn đường như Vua Hêrôdê ngày xưa...Nhân ngày lễ Ba Vua, xin cho mỗi người chúng ta luôn được ánh sao lạ dẫn đường để chúng ta biết đi đúng đường của Chúa... Hôm nay cùng với gia đình Giáo Đoàn La Vang mừng lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, Bổn Mạng của Giáo Đoàn. Giáo Đoàn La Vang được thành lập cùng với Giáo Đoàn Mẫu Tâm khi giáo xứ phát triển và lớn mạnh. Nhiều thành viên trong Giáo Đoàn La Vang đã giúp giáo xứ rất nhiều công việc. Chúng ta cùng cầu nguyên cho Giáo Đoàn được thăng tiến. Chúc mừng Giáo Đoàn La Vang trong ngày mừng lễ Bổn Mạng..."
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Thánh Thể. Sau lời nguyện kết lễ, vị chủ tịch Giáo Đoàn cám ơn quý cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện.Trước khi kết thúc lời cám ơn ông chủ tịch Giáo Đoàn La Vang nói: "Sau thánh lễ Giáo Đoàn chúng con trân trọng kính mời quý cha, quý thầy, quý soeur, quý Ông Bà Anh Chị Em thuộc Giáo Đoàn La vang. Ca Đoàn Cêcilia, quý đại diện các Giáo Đoàn, Hội Đoàn và toàn thể quý vị vui lòng đến tham dự tiệc mừng tại Hội trường giáo xứ. Trân trọng kính cám ơn quý cha và quý vị.
Trước khi kết thúc thánh lễ, cha chánh xứ cùng quý cha ban phép lành trọng thể chúc mừng cho toàn thể các thành viên trong Giáo Đoàn La Vang hiện diện.
Trước khi kết thúc Thánh Lễ, cha chánh xứ tuyên dương các Giáo Đoàn, ngài nói: "Trong dịp Giáng Sinh năm nay 5 Giáo Đoàn đã hăng say thực hiện mỗi Giáo Đoàn một Máng Cỏ rất đẹp, mỗi máng cỏ mang một sắc thái và ý nghĩa riêng rất sinh động, xin mời các vị Chủ Tịch của Giáo Đoàn bước lên để đón nhận Bằng Tri Ân về công lao của những anh chị em trong từng Giáo Đoàn đã hợp tác để thực hiện Máng Cỏ của Giáo Đoàn." Cha chánh xứ đã ân cần trao tặng Bằng Tri Ân cho từng vị chủ tích dưới tràng pháo tay của giáo dân hiện diện.
Đúng 1 giờ, cha chánh xứ khai mạc buổi tiệc qua phút cầu nguyện và xin Chúa chúc lành cho những của ăn của bữa tịệc. Sau lời khai mạc của cha chánh xứ, anh Lưu Công Tiên đại diện Hội Đồng Mục Vụ và Hội Đồng Tài Chánh đã có lời chúc mừng Giáo Đoàn trong ngày lễ Bổn Mạng, anh Lưu Công Tiên cũng lả một thành viên thuộc Giáo Đoàn La Vang. Khá đông đảo giáo dân tham dự tiệc gồm đại diện các Giáo Đoàn, Hội Đoàn và các gia đình thuộc Giáo Đoàn La Vang, đặc biệt có sự hiện diện của Ca Đoàn Cecilia và các anh chị đang theo học lớp dự tòng. Bữa tiệc thật vui nhộn với chương trình văn nghệ nhạc sống khá phong phú. Nhiều anh chị em đã tham gia chương trình văn nghệ giúp cho bữa tiệc thêm phần sinh động. Bữa tiệc chấm dứt vào lúc 3 giờ chiều, mọi người ra về trong tâm tình tạ ơn.
Nguyễn An Quý
Xem Hình
Hôm nay Chúa Nhật Lễ Hiển Linh, giáo Đoàn La Vang mừng kính lễ Mẹ Thiên Chúa, Bổn mạng của Giáo Đoàn một cách trọng thể vào lúc 11giờ 30. Đúng 11:30 một ca viên trong Ca Đoàn Cecilia đọc lời dẫn lễ. Lời dẫn lễ vừa dứt, ca đoàn hài bài ca nhập lễ, quý linh mục cùng đoàn đại diện Giáo Đoàn La Vang dưới cờ hiệu của Giáo Đoàn cùng với nghi đoàn cung nghinh Thánh giá tiến lên cung thánh theo tiếng hát của ca Đoàn.
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa. Bài Đọc I trích sách Tiên tri Isaia: Hãy đứng lên, hãy toả sáng ra, hỡi Giêrusalem! Vì sự sáng của ngươi đã tới, vì vinh quang của Chúa đã bừng dậy trên mình ngươi".
Tin Mừng Thánh Matthêu giới thiệu câu chuyện về ba vị đạo sĩ theo ánh sao lạ tìm đến nơi Hài Nhi sinh ra: "Đời vua Hêrôđê, có mấy nhà đạo sĩ từ Ðông phương tìm đến Giê-rusalem. Các ông nói: "Vua người Do-thái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Ðông phương, và chúng tôi đến để triều bái Người". Nghe nói thế, vua Hêrôđê bối rối, và tất cả Giêrusalem cùng với nhà vua. Vua đã triệu tập tất cả các đại giáo trưởng và luật sĩ trong dân, và hỏi họ cho biết nơi mà Ðức Kitô sinh hạ. Họ tâu nhà vua rằng: "Tại Bêlem thuộc xứ Giuđa, vì đó là lời do Ðấng Tiên tri đã chép: Cả ngươi nữa, hỡi Bêlem, đất Giuđa, không lẽ gì ngươi bé nhỏ hơn hết trong các thành trì của Giuđa, vì tự nơi ngươi sẽ xuất hiện một thủ lãnh, Người đó sẽ chăn nuôi Israel dân tộc của Ta". Bấy giờ Hêrôđê ngầm triệu tập mấy nhà đạo sĩ tới, cặn kẽ hỏi han họ về thời giờ ngôi sao đã hiện ra. Rồi vua đã phái họ đi Bêlem và dặn rằng: "Các khanh hãy đi điều tra cẩn thận về Hài Nhi, rồi khi đã gặp thấy, hãy báo tin lại cho Trẫm, để cả Trẫm cũng đến triều bái Người". Nghe nhà vua nói, họ lên đường. Và kìa ngôi sao họ xem thấy ở Ðông phương, lại đi trước họ, mãi cho tới nơi và đậu lại trên chỗ Hài Nhi ở. Lúc nhìn thấy ngôi sao, họ hết sức vui mừng. Và khi tiến vào nhà, họ đã gặp thấy Hài Nhi và Bà Maria Mẹ Người, và họ đã quỳ gối xuống sụp lạy Người. Rồi, mở kho tàng ra, họ đã dâng tiến Người lễ vật: vàng, nhũ hương và mộc dược. Và khi nhận được lời mộng báo đừng trở lại với Hêrôđê, họ đã qua đường khác trở về xứ sở mình ".
Linh mục chánh xứ Đào Xuân Thành phụ trách giảng lễ. Trong bài giảng, ngài nhấn mạnh về đức tin vững mạnh của ba nhà đạo sĩ, ngài nói: "hôm nay cùng với giáo hội mừng lễ Hiển Linh, lễ Hiển Linh còn gọi là lễ Ba Vua. Ba Vua là ba đạo sĩ, mỗi vị một phương đã nhìn thấy ánh sao lạ và cùng tìm về nơi Hài Nhi sinh ra. Cả ba nhà đạo sĩ đã có một niềm tin sắc son, một niềm tin vững mạnh nên khi nhìn thấy ngôi sao lạ, cả ba vị đều lên đường theo sự hướng dẫn của vì sao. Không biết Ba Vua từ nước nào một cách chính xác nên thường đuợc gọi các ngài đến từ Phương Đông. Các ngài đã nhờ ánh sao dẫn đường đến tận nơi Đấng Hài Nhi sinh ra. Ba Vị đạo sĩ đã bái lại Đấng Hài Nhi và dâng những lễ vật như vàng, nhũ hương và mộc được....
Ngài tiếp: trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao ánh sao lạ dẫn đường cho chúng ta đến gần Chúa. Nhưng nhiều khi chúng ta làm ngơ trước ánh sáo lạ dẫn đường như Vua Hêrôdê ngày xưa...Nhân ngày lễ Ba Vua, xin cho mỗi người chúng ta luôn được ánh sao lạ dẫn đường để chúng ta biết đi đúng đường của Chúa... Hôm nay cùng với gia đình Giáo Đoàn La Vang mừng lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, Bổn Mạng của Giáo Đoàn. Giáo Đoàn La Vang được thành lập cùng với Giáo Đoàn Mẫu Tâm khi giáo xứ phát triển và lớn mạnh. Nhiều thành viên trong Giáo Đoàn La Vang đã giúp giáo xứ rất nhiều công việc. Chúng ta cùng cầu nguyên cho Giáo Đoàn được thăng tiến. Chúc mừng Giáo Đoàn La Vang trong ngày mừng lễ Bổn Mạng..."
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Thánh Thể. Sau lời nguyện kết lễ, vị chủ tịch Giáo Đoàn cám ơn quý cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện.Trước khi kết thúc lời cám ơn ông chủ tịch Giáo Đoàn La Vang nói: "Sau thánh lễ Giáo Đoàn chúng con trân trọng kính mời quý cha, quý thầy, quý soeur, quý Ông Bà Anh Chị Em thuộc Giáo Đoàn La vang. Ca Đoàn Cêcilia, quý đại diện các Giáo Đoàn, Hội Đoàn và toàn thể quý vị vui lòng đến tham dự tiệc mừng tại Hội trường giáo xứ. Trân trọng kính cám ơn quý cha và quý vị.
Trước khi kết thúc thánh lễ, cha chánh xứ cùng quý cha ban phép lành trọng thể chúc mừng cho toàn thể các thành viên trong Giáo Đoàn La Vang hiện diện.
Trước khi kết thúc Thánh Lễ, cha chánh xứ tuyên dương các Giáo Đoàn, ngài nói: "Trong dịp Giáng Sinh năm nay 5 Giáo Đoàn đã hăng say thực hiện mỗi Giáo Đoàn một Máng Cỏ rất đẹp, mỗi máng cỏ mang một sắc thái và ý nghĩa riêng rất sinh động, xin mời các vị Chủ Tịch của Giáo Đoàn bước lên để đón nhận Bằng Tri Ân về công lao của những anh chị em trong từng Giáo Đoàn đã hợp tác để thực hiện Máng Cỏ của Giáo Đoàn." Cha chánh xứ đã ân cần trao tặng Bằng Tri Ân cho từng vị chủ tích dưới tràng pháo tay của giáo dân hiện diện.
Đúng 1 giờ, cha chánh xứ khai mạc buổi tiệc qua phút cầu nguyện và xin Chúa chúc lành cho những của ăn của bữa tịệc. Sau lời khai mạc của cha chánh xứ, anh Lưu Công Tiên đại diện Hội Đồng Mục Vụ và Hội Đồng Tài Chánh đã có lời chúc mừng Giáo Đoàn trong ngày lễ Bổn Mạng, anh Lưu Công Tiên cũng lả một thành viên thuộc Giáo Đoàn La Vang. Khá đông đảo giáo dân tham dự tiệc gồm đại diện các Giáo Đoàn, Hội Đoàn và các gia đình thuộc Giáo Đoàn La Vang, đặc biệt có sự hiện diện của Ca Đoàn Cecilia và các anh chị đang theo học lớp dự tòng. Bữa tiệc thật vui nhộn với chương trình văn nghệ nhạc sống khá phong phú. Nhiều anh chị em đã tham gia chương trình văn nghệ giúp cho bữa tiệc thêm phần sinh động. Bữa tiệc chấm dứt vào lúc 3 giờ chiều, mọi người ra về trong tâm tình tạ ơn.
Nguyễn An Quý
Gia đình tu sĩ giáo phận Xuân Lộc họp mặt- chúc Tết Canh Tý quý Đức Cha
Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P
21:47 06/01/2020
Với truyền thống tốt đẹp hằng năm, khi cận kề Tết Nguyên Đán, gia đình tu sĩ giáo phận có cơ hội gặp gỡ, học hỏi và chúc Tết quý Đức Cha.
Vì thế, sáng Chúa Nhật 5/1, tại Tòa Giám Mục Xuân Lộc, gần 800 tu sĩ nam nữ gồm quý cha, thầy, dì, tập sinh của các hội dòng trong giáo phận cũng như các cộng đoàn dòng tu đang phục vụ trong giáo phận đã có mặt để tham dự ngày truyền thống đáng quý này.
Không chỉ là những thời gian dành cho nhau, chia sẻ tình mến thương, nhưng ngày truyền thống này vẫn luôn là cơ hội để mọi người lắng nghe những huấn từ quý Đức Cha Giáo phận.
Xem Hình
Do đó, sau những giây phút viếng, cầu nguyện, tưởng nhớ và tri ân quý Đức Cha Giáo phận đã qua đời, các tu sĩ đã đón chào Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Giáo phận cũng như lắng nghe những huấn từ của Đức Cha Giáo phận.
Trong huấn đức chia sẻ, Đức Cha Giáo phận đã đề cập đến bốn điểm nhấn trong sứ vụ mà các hội dòng, tu hội, từng tu sĩ cần thực hiện bao gồm:
Hãy làm cho cộng đoàn dân Chúa được đạo đức, thánh thiện hơn: nhưng người tu sĩ chỉ làm được việc làm khi chính họ nối được với nguồn sống là Đức Giêsu Kitô. Bởi khi tu sĩ, cộng đoàn, dòng tu có được nguồn đích thực từ nơi Đức Giêsu Kitô, người khác sẽ nhận ra cuộc sống của tu sĩ thật thanh thoát nhẹ nhàng, chẳng bị ràng buộc bởi vật chất, tình cảm thế gian hay quyền bính. Với họ, chỉ có Chúa là đủ. Ngược lại, khi không có sự kết nối này, đời sống họ sẽ thật tẻ nhạt, chẳng có gì để nói, để hấp dẫn và lôi cuốn người khác sống đạo đức, thánh thiện hơn.
Hãy làm cho cộng đoàn dân Chúa được hiệp nhất- yêu thương nhau: họ sẽ chỉ làm được điều này khi chính trong cộng đoàn của họ có được sự hiệp nhất, có tình yêu thương lẫn nhau.
Hãy làm cho cộng đoàn dân Chúa được cảm nghiệm lòng thương xót của Chúa trên cuộc đời họ: để thực hiện điều này, trước hết, người tu sĩ phải chính là người cần và nhận ra lòng thương xót của Chúa trên cuộc đời của mình,“Phải thấm nhuần lòng thương xót trước đã”, Đức Cha nhấn mạnh. Nhờ đó, họ mới có thể làm cho đoàn dân hiểu, cảm nghiệm lòng thương xót của Chúa. “Hãy truyền đạt lòng thương xót của Chúa cho người khác bằng lối sống, chứ không bằng lý thuyết suông.”
Hãy làm cho cộng đoàn dân Chúa được trở nên cộng đoàn bác ái hơn, bởi như Đức Cha đã từng nói, ở bất cứ nơi đâu thiếu lòng bác ái đối với những người yếu kém, người đau khổ, không chia sẻ, đỡ nâng những nhu cầu thiết yếu của người nghèo, nơi đó, khó có thể trở nên một cộng đoàn nói và loan truyền tình yêu Chúa đích thực.
Nhưng đừng quên “Cầu nguyện”, Đức Cha Giáo phận nhấn mạnh khi kết thúc huấn đức, bởi đó là sức mạnh để người tu sĩ làm được tất cả mọi chuyện, và đó cũng là nguồn sức mạnh mà Giáo phận đang trông chờ và tín thác cho các dòng tu những lời cầu nguyện cho Giáo phận.
Đây không chỉ là lời mời gọi, nhưng còn là một sứ mạng mà Đức Cha Giáo phận đã trao cho từng tu sĩ hay mỗi cộng đoàn dòng tu. Đó cũng là một minh chứng để họ cho thấy sự thuộc về trong cùng một gia đình giáo phận với những thao thức và chương trình mục vụ chung, mà ngay trong lời ngỏ đầu với các tu sĩ, Đức Cha Giuse đã mở lời“ Xin các tu sĩ -dù là hội dòng nào, ở đâu, nhưng khi đến phục vụ và làm việc tại Giáo phận Xuân Lộc, hãy coi như đây là nhà của mình”. Bên cạnh đó, Đức Cha Giuse bày tỏ rằng” Giáo phận mong ước thấy tu sĩ của mình hạnh phúc”. Hạnh phúc này, như Đức Cha nhấn mạnh, không đến do thành công công việc, hay bất cứ điều gì khác, nhưng là một hạnh phúc nội tại, sâu thẳm vì có Chúa. Vì thế, cho dẫu trong bất kỳ tình cảnh thế nào, tu sĩ của giáo phận vẫn hạnh phúc vì nhận ra mình sống trong tình yêu của Chúa là Cha.
Không chỉ được lắng nghe Đức Cha Giáo phận huấn từ, nhưng trong ngày họp mặt truyền thống này, các tu sĩ cũng được nghe Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân, Giám Mục Phụ Tá chia sẻ về chương trình mục vụ của Giáo phận năm 2019-2020.
Sau những giờ phút giải lao, quý tu sĩ cũng được lắng nghe chủ đề vừa mang tính học hỏi, nhưng cũng gợi lên những suy tư “Huấn luyện người tu sĩ trẻ hướng đến sự phát triển toàn diện”- do Cha Vinh Sơn Phạm Xuân Hưng, O.P trình bàydựa trên Tông Huấn “Đức Kitô đang sống”.
Thánh Lễ cầu nguyện cho gia đình tu sĩ Giáo phận được Đức Cha Giuse cùng Đức Cha Gioan, và quý Cha cử hành cũng vào buổi sáng họp mặt này. Đồng thời, trong ý lễ Chúa Hiển Linh, cộng đoàn cũng đã sốt sắng để cầu xin cho những ai chưa nhận ra được Đức Giêsu Kitô là Đấng Cứu Độ con người, của họ sẽ có cơ hội nhận ra, biết, tin và yêu mến Người.
Vì khao khát mong muốn mọi người được cứu độ như Thiên Chúa muốn, cùng với sứ mạng truyền giáo trong Giáo Hội, đặc biệt nơi người tu sĩ, trong bài giảng, dưới ánh sáng Tin Mừng ngày lễ, Đức Cha Giuse đã đi từ thực trạng trên thế giới, tại Việt Nam và nhỏ hơn tại địa bàn Xuân Lộc, để đặt ra cho những tu sĩ của giáo phận sự thao thức về thực tại này. Đức Cha nói rằng, cho dẫu Giáo phận Xuân Lộc là một giáo phận có số người Công Giáo đông nhất so với các giáo phận khác, nhưng con số đó mới chỉ là khoảng 30%, còn lại là khoảng 70% người chưa biết Chúa.Đức Cha như thay mỗi người để cật vấn “Thực trạng này có làm cho tôi, cho cộng đoàn, cho hội dòng tôi băn khoăn?”
Ngài nói rằng, người tu sĩ không chỉ tìm kiếm hạnh phúc cho chính mình trong việc tìm kiếm, gặp Chúa, nhưng khi còn biết bao nhiêu người khác chưa hạnh phúc vì họ chưa được nghe, chưa được biết, thậm chí đã được rửa tội nhưng lại quay lưng lại với Chúa…thì họ không thể ngồi yên, không thể không thao thức và trăn trở. Nếu ba nhà đạo sĩ, nhờ ánh sao trên bầu trời dẫn họ đến gặp Hài Nhi Giê su, là Đấng Cứu Thế, thì những tu sĩ, cũng cần phải trở nên những ngôi sao dưới dất, chiếu soi trên đường đi – như bao người đã từng sống- để nhờ đó, mỗi tu sĩ, cộng đoàn dòng tu cũng có thể soi đường, đưa người khác đến gặp Chúa, và để cho cuộc đời của những người khác cũng hạnh phúc giống như mình.
Trước khi nhận lãnh phép lành cuối lễ từ quý Đức Cha, Cha Đa Minh Đinh Viết Tiên, O.P – trong vai trò đại diện liên tu sĩ giáo phận- đã dâng lên quý Đức Cha lời tri ân vì luôn quan tâm, yêu thương và hỗ trợ cho các hội dòng, tu sĩ giáo phận có được đời sống tinh thần, thiêng liêng để hoàn thành sứ mạng được giao phó, cũng như cảm nhận sự thuộc về trong đại gia đình Giáo phận Xuân Lộc. Cũng cùng trong tâm tình này, những lời chúc Tết quý Đức Cha trong năm Canh Tý của đại gia đình tu sĩ giáo phận cũng được kính dâng lên.
Được ủy thác từ Đức Cha Giáo phận, Đức Cha Phụ tá đã chúc tết tu sĩ thật dí dỏm“Cầu chúc quý tu sĩ trong năm Canh Tý này sẽ được sa vào …hũ gạo…là Chúa Ki tô”.
Ngày họp mặt truyền thống và chúc tết quý Đức Cha của gia đình tu sĩ đã kết thúc thật tốt đẹp, không chỉ với những món ăn tinh thần, thiêng liêng, ân sủng, nhưng còn thêm được những chất dưỡng nuôi vật chất qua bữa tiệc trưa do Đức Cha Giáo phận thiết đãi.
Tin và hình ảnh: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P
Vì thế, sáng Chúa Nhật 5/1, tại Tòa Giám Mục Xuân Lộc, gần 800 tu sĩ nam nữ gồm quý cha, thầy, dì, tập sinh của các hội dòng trong giáo phận cũng như các cộng đoàn dòng tu đang phục vụ trong giáo phận đã có mặt để tham dự ngày truyền thống đáng quý này.
Không chỉ là những thời gian dành cho nhau, chia sẻ tình mến thương, nhưng ngày truyền thống này vẫn luôn là cơ hội để mọi người lắng nghe những huấn từ quý Đức Cha Giáo phận.
Xem Hình
Do đó, sau những giây phút viếng, cầu nguyện, tưởng nhớ và tri ân quý Đức Cha Giáo phận đã qua đời, các tu sĩ đã đón chào Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Giáo phận cũng như lắng nghe những huấn từ của Đức Cha Giáo phận.
Trong huấn đức chia sẻ, Đức Cha Giáo phận đã đề cập đến bốn điểm nhấn trong sứ vụ mà các hội dòng, tu hội, từng tu sĩ cần thực hiện bao gồm:
Hãy làm cho cộng đoàn dân Chúa được hiệp nhất- yêu thương nhau: họ sẽ chỉ làm được điều này khi chính trong cộng đoàn của họ có được sự hiệp nhất, có tình yêu thương lẫn nhau.
Hãy làm cho cộng đoàn dân Chúa được cảm nghiệm lòng thương xót của Chúa trên cuộc đời họ: để thực hiện điều này, trước hết, người tu sĩ phải chính là người cần và nhận ra lòng thương xót của Chúa trên cuộc đời của mình,“Phải thấm nhuần lòng thương xót trước đã”, Đức Cha nhấn mạnh. Nhờ đó, họ mới có thể làm cho đoàn dân hiểu, cảm nghiệm lòng thương xót của Chúa. “Hãy truyền đạt lòng thương xót của Chúa cho người khác bằng lối sống, chứ không bằng lý thuyết suông.”
Hãy làm cho cộng đoàn dân Chúa được trở nên cộng đoàn bác ái hơn, bởi như Đức Cha đã từng nói, ở bất cứ nơi đâu thiếu lòng bác ái đối với những người yếu kém, người đau khổ, không chia sẻ, đỡ nâng những nhu cầu thiết yếu của người nghèo, nơi đó, khó có thể trở nên một cộng đoàn nói và loan truyền tình yêu Chúa đích thực.
Nhưng đừng quên “Cầu nguyện”, Đức Cha Giáo phận nhấn mạnh khi kết thúc huấn đức, bởi đó là sức mạnh để người tu sĩ làm được tất cả mọi chuyện, và đó cũng là nguồn sức mạnh mà Giáo phận đang trông chờ và tín thác cho các dòng tu những lời cầu nguyện cho Giáo phận.
Đây không chỉ là lời mời gọi, nhưng còn là một sứ mạng mà Đức Cha Giáo phận đã trao cho từng tu sĩ hay mỗi cộng đoàn dòng tu. Đó cũng là một minh chứng để họ cho thấy sự thuộc về trong cùng một gia đình giáo phận với những thao thức và chương trình mục vụ chung, mà ngay trong lời ngỏ đầu với các tu sĩ, Đức Cha Giuse đã mở lời“ Xin các tu sĩ -dù là hội dòng nào, ở đâu, nhưng khi đến phục vụ và làm việc tại Giáo phận Xuân Lộc, hãy coi như đây là nhà của mình”. Bên cạnh đó, Đức Cha Giuse bày tỏ rằng” Giáo phận mong ước thấy tu sĩ của mình hạnh phúc”. Hạnh phúc này, như Đức Cha nhấn mạnh, không đến do thành công công việc, hay bất cứ điều gì khác, nhưng là một hạnh phúc nội tại, sâu thẳm vì có Chúa. Vì thế, cho dẫu trong bất kỳ tình cảnh thế nào, tu sĩ của giáo phận vẫn hạnh phúc vì nhận ra mình sống trong tình yêu của Chúa là Cha.
Không chỉ được lắng nghe Đức Cha Giáo phận huấn từ, nhưng trong ngày họp mặt truyền thống này, các tu sĩ cũng được nghe Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân, Giám Mục Phụ Tá chia sẻ về chương trình mục vụ của Giáo phận năm 2019-2020.
Sau những giờ phút giải lao, quý tu sĩ cũng được lắng nghe chủ đề vừa mang tính học hỏi, nhưng cũng gợi lên những suy tư “Huấn luyện người tu sĩ trẻ hướng đến sự phát triển toàn diện”- do Cha Vinh Sơn Phạm Xuân Hưng, O.P trình bàydựa trên Tông Huấn “Đức Kitô đang sống”.
Thánh Lễ cầu nguyện cho gia đình tu sĩ Giáo phận được Đức Cha Giuse cùng Đức Cha Gioan, và quý Cha cử hành cũng vào buổi sáng họp mặt này. Đồng thời, trong ý lễ Chúa Hiển Linh, cộng đoàn cũng đã sốt sắng để cầu xin cho những ai chưa nhận ra được Đức Giêsu Kitô là Đấng Cứu Độ con người, của họ sẽ có cơ hội nhận ra, biết, tin và yêu mến Người.
Vì khao khát mong muốn mọi người được cứu độ như Thiên Chúa muốn, cùng với sứ mạng truyền giáo trong Giáo Hội, đặc biệt nơi người tu sĩ, trong bài giảng, dưới ánh sáng Tin Mừng ngày lễ, Đức Cha Giuse đã đi từ thực trạng trên thế giới, tại Việt Nam và nhỏ hơn tại địa bàn Xuân Lộc, để đặt ra cho những tu sĩ của giáo phận sự thao thức về thực tại này. Đức Cha nói rằng, cho dẫu Giáo phận Xuân Lộc là một giáo phận có số người Công Giáo đông nhất so với các giáo phận khác, nhưng con số đó mới chỉ là khoảng 30%, còn lại là khoảng 70% người chưa biết Chúa.Đức Cha như thay mỗi người để cật vấn “Thực trạng này có làm cho tôi, cho cộng đoàn, cho hội dòng tôi băn khoăn?”
Ngài nói rằng, người tu sĩ không chỉ tìm kiếm hạnh phúc cho chính mình trong việc tìm kiếm, gặp Chúa, nhưng khi còn biết bao nhiêu người khác chưa hạnh phúc vì họ chưa được nghe, chưa được biết, thậm chí đã được rửa tội nhưng lại quay lưng lại với Chúa…thì họ không thể ngồi yên, không thể không thao thức và trăn trở. Nếu ba nhà đạo sĩ, nhờ ánh sao trên bầu trời dẫn họ đến gặp Hài Nhi Giê su, là Đấng Cứu Thế, thì những tu sĩ, cũng cần phải trở nên những ngôi sao dưới dất, chiếu soi trên đường đi – như bao người đã từng sống- để nhờ đó, mỗi tu sĩ, cộng đoàn dòng tu cũng có thể soi đường, đưa người khác đến gặp Chúa, và để cho cuộc đời của những người khác cũng hạnh phúc giống như mình.
Trước khi nhận lãnh phép lành cuối lễ từ quý Đức Cha, Cha Đa Minh Đinh Viết Tiên, O.P – trong vai trò đại diện liên tu sĩ giáo phận- đã dâng lên quý Đức Cha lời tri ân vì luôn quan tâm, yêu thương và hỗ trợ cho các hội dòng, tu sĩ giáo phận có được đời sống tinh thần, thiêng liêng để hoàn thành sứ mạng được giao phó, cũng như cảm nhận sự thuộc về trong đại gia đình Giáo phận Xuân Lộc. Cũng cùng trong tâm tình này, những lời chúc Tết quý Đức Cha trong năm Canh Tý của đại gia đình tu sĩ giáo phận cũng được kính dâng lên.
Được ủy thác từ Đức Cha Giáo phận, Đức Cha Phụ tá đã chúc tết tu sĩ thật dí dỏm“Cầu chúc quý tu sĩ trong năm Canh Tý này sẽ được sa vào …hũ gạo…là Chúa Ki tô”.
Ngày họp mặt truyền thống và chúc tết quý Đức Cha của gia đình tu sĩ đã kết thúc thật tốt đẹp, không chỉ với những món ăn tinh thần, thiêng liêng, ân sủng, nhưng còn thêm được những chất dưỡng nuôi vật chất qua bữa tiệc trưa do Đức Cha Giáo phận thiết đãi.
Tin và hình ảnh: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P
VietCatholic TV
Xin đón xem phóng sự: Nỗi kinh hoàng của Kitô hữu Trung Đông trước tiếng hú ghê rợn của chiến tranh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
00:45 06/01/2020
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về Tuần lễ Di cư từ 5 đến 11 tháng Giêng 2020
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:27 06/01/2020
Tuần lễ Di cư sẽ được Giáo Hội tại Hoa Kỳ cử hành từ 5 đến 11 tháng Giêng 2020. Trong dịp này, Ủy ban Di cư của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã đưa ra thông cáo báo chí sau đây.
Trên toàn cầu, có hơn 70 triệu người đã bị buộc rời khỏi nhà mình do bất ổn chính trị, bạo lực và kinh tế khó khăn. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thách thức mọi người chuyển từ một nền văn hóa thờ ơ, sang một nền văn hóa liên đới. Điều này sẽ giúp chúng ta đón nhận những người nghèo khổ và bị thiệt thòi, và những người đang phải vật lộn để tìm một cuộc sống tốt hơn.
Trong gần nửa thế kỷ, Tuần lễ Di cư đã được cử hành tại Hoa Kỳ để làm nổi bật tình hình của những người nhập cư và tị nạn và hiệp nhất trong lời cầu nguyện để đồng hành với họ. Chủ đề cho Tuần lễ Di cư năm nay, được cử hành từ 5 đến 11 tháng Giêng, là “Cổ vũ cho một Giáo Hội và một thế giới dành cho tất cả mọi người”, trong đó chúng ta sẽ suy tư làm sao Giáo Hội có thể trở thành nơi chào đón tất cả con cái Chúa.
Đức Cha Dorsonville, Giám Mục Phụ Tá của Washington và là chủ tịch Ủy ban Di cư của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho biết: “Theo một nguyên tắc sáng lập đất nước chúng ta, chúng ta luôn chào đón những người nhập cư và tị nạn, và thông qua các dịch vụ xã hội và các việc lành phúc đức của Giáo Hội, chúng ta đã đồng hành cùng anh chị em của chúng ta trong việc giúp họ hội nhập vào cuộc sống hàng ngày của người Mỹ. Tuần lễ di cư quốc gia là một cơ hội để Giáo Hội kết hợp trong lời cầu nguyện và trong việc thực hiện viễn kiến của Đức Thánh Cha là chào đón những người nhập cư và tị nạn vào cộng đồng của chúng ta và cung cấp những cơ hội phát triển cho họ và cho tất cả những người có thiện chí.”
Trong khi đó, Đức Cha Edward Weisenburger, Giám Mục giáo phận Tucson cũng đã đưa ra một tuyên bố khác, trong đó ngài cảnh báo rằng chính sách “Lưu lại tại Mễ Tây Cơ” của chính phủ Hoa Kỳ đã và đang đặt những người di cư, là những người dễ bị tổn thương, trước nguy cơ bị bắt cóc, hãm hiếp, bị tống tiền, gánh chịu bạo lực, bị lôi cuốn vào các hoạt động băng đảng và các mối nguy hiểm khác.
Ngài chua chát nhận xét rằng “Cái gọi là Migrant Protection Protocol,” nghĩa là “Giao Thức Bảo Vệ Người Di Dân”, “thật ra là một chính sách không cung cấp sự bảo vệ nào hết cho những người dễ bị tổn thương nhất này, và thực tế đã khiến họ gặp nguy hiểm đáng kể ở các thành phố không thể hỗ trợ đầy đủ cho họ. Vì những lý do đó, tôi kêu gọi những người có thiện chí phải phản đối chính sách này và cùng tôi truyền đạt sự phản đối này tới các phái đoàn Quốc Hội của chúng ta.”
Các giao thức bảo vệ người di cư, thường được gọi là chính sách “Lưu lại tại Mễ Tây Cơ”, đã được Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ công bố vào tháng Giêng năm 2019. Theo chính sách này từ 50,000 đến 60,000 người xin tị nạn, chủ yếu là các gia đình có trẻ em, vẫn phải ở lại các thành phố bên kia biên giới Mễ Tây Cơ như Tijuana, Juarez, Nuevo Laredo và Matamoros trong khi các đơn di trú của họ được cứu xét bởi các tòa án di trú. Đó là một thủ tục có thể mất nhiều năm.
Đức Cha Weisenburger đã sang phía Mễ Tây Cơ nhiều lần. Ngài cho biết số lượng người bị buộc sống bên kia biên giới đông quá khả năng cứu tế của các thành phố, các tổ chức viện trợ nhân đạo và chính phủ Mễ Tây Cơ.
Đức Cha tường trình rằng: “Điều kiện vệ sinh ở một số khu vực rất tệ hại. Trong một số khu vực có đến 2,500 người chia sẻ với nhau 3 nhà vệ sinh. Phụ nữ mang thai chỉ nhận được một chai nước mỗi ngày. Các gia đình và trẻ em phải sống trong các lều dã chiến trên những vỉa hè.”
Ngài nhấn mạnh rằng: “Ngoài những điều kiện vô nhân đạo mà người dân phải chịu đựng, họ còn bị tống tiền và bắt cóc bởi các băng đảng. 364 vụ hãm hiếp và tấn công đã được báo cáo tại một thành phố và các mối đe dọa bạo lực hàng ngày vẫn tiếp tục diễn ra khi các gia đình không có tiền để trả.”
Source:USCCBU.S. Catholic Church Stands in Solidarity with Immigrants and Refugees Observation of National Migration Week: January 5-11, 2020
Trên toàn cầu, có hơn 70 triệu người đã bị buộc rời khỏi nhà mình do bất ổn chính trị, bạo lực và kinh tế khó khăn. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thách thức mọi người chuyển từ một nền văn hóa thờ ơ, sang một nền văn hóa liên đới. Điều này sẽ giúp chúng ta đón nhận những người nghèo khổ và bị thiệt thòi, và những người đang phải vật lộn để tìm một cuộc sống tốt hơn.
Trong gần nửa thế kỷ, Tuần lễ Di cư đã được cử hành tại Hoa Kỳ để làm nổi bật tình hình của những người nhập cư và tị nạn và hiệp nhất trong lời cầu nguyện để đồng hành với họ. Chủ đề cho Tuần lễ Di cư năm nay, được cử hành từ 5 đến 11 tháng Giêng, là “Cổ vũ cho một Giáo Hội và một thế giới dành cho tất cả mọi người”, trong đó chúng ta sẽ suy tư làm sao Giáo Hội có thể trở thành nơi chào đón tất cả con cái Chúa.
Đức Cha Dorsonville, Giám Mục Phụ Tá của Washington và là chủ tịch Ủy ban Di cư của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho biết: “Theo một nguyên tắc sáng lập đất nước chúng ta, chúng ta luôn chào đón những người nhập cư và tị nạn, và thông qua các dịch vụ xã hội và các việc lành phúc đức của Giáo Hội, chúng ta đã đồng hành cùng anh chị em của chúng ta trong việc giúp họ hội nhập vào cuộc sống hàng ngày của người Mỹ. Tuần lễ di cư quốc gia là một cơ hội để Giáo Hội kết hợp trong lời cầu nguyện và trong việc thực hiện viễn kiến của Đức Thánh Cha là chào đón những người nhập cư và tị nạn vào cộng đồng của chúng ta và cung cấp những cơ hội phát triển cho họ và cho tất cả những người có thiện chí.”
Trong khi đó, Đức Cha Edward Weisenburger, Giám Mục giáo phận Tucson cũng đã đưa ra một tuyên bố khác, trong đó ngài cảnh báo rằng chính sách “Lưu lại tại Mễ Tây Cơ” của chính phủ Hoa Kỳ đã và đang đặt những người di cư, là những người dễ bị tổn thương, trước nguy cơ bị bắt cóc, hãm hiếp, bị tống tiền, gánh chịu bạo lực, bị lôi cuốn vào các hoạt động băng đảng và các mối nguy hiểm khác.
Ngài chua chát nhận xét rằng “Cái gọi là Migrant Protection Protocol,” nghĩa là “Giao Thức Bảo Vệ Người Di Dân”, “thật ra là một chính sách không cung cấp sự bảo vệ nào hết cho những người dễ bị tổn thương nhất này, và thực tế đã khiến họ gặp nguy hiểm đáng kể ở các thành phố không thể hỗ trợ đầy đủ cho họ. Vì những lý do đó, tôi kêu gọi những người có thiện chí phải phản đối chính sách này và cùng tôi truyền đạt sự phản đối này tới các phái đoàn Quốc Hội của chúng ta.”
Các giao thức bảo vệ người di cư, thường được gọi là chính sách “Lưu lại tại Mễ Tây Cơ”, đã được Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ công bố vào tháng Giêng năm 2019. Theo chính sách này từ 50,000 đến 60,000 người xin tị nạn, chủ yếu là các gia đình có trẻ em, vẫn phải ở lại các thành phố bên kia biên giới Mễ Tây Cơ như Tijuana, Juarez, Nuevo Laredo và Matamoros trong khi các đơn di trú của họ được cứu xét bởi các tòa án di trú. Đó là một thủ tục có thể mất nhiều năm.
Đức Cha Weisenburger đã sang phía Mễ Tây Cơ nhiều lần. Ngài cho biết số lượng người bị buộc sống bên kia biên giới đông quá khả năng cứu tế của các thành phố, các tổ chức viện trợ nhân đạo và chính phủ Mễ Tây Cơ.
Đức Cha tường trình rằng: “Điều kiện vệ sinh ở một số khu vực rất tệ hại. Trong một số khu vực có đến 2,500 người chia sẻ với nhau 3 nhà vệ sinh. Phụ nữ mang thai chỉ nhận được một chai nước mỗi ngày. Các gia đình và trẻ em phải sống trong các lều dã chiến trên những vỉa hè.”
Ngài nhấn mạnh rằng: “Ngoài những điều kiện vô nhân đạo mà người dân phải chịu đựng, họ còn bị tống tiền và bắt cóc bởi các băng đảng. 364 vụ hãm hiếp và tấn công đã được báo cáo tại một thành phố và các mối đe dọa bạo lực hàng ngày vẫn tiếp tục diễn ra khi các gia đình không có tiền để trả.”
Source:USCCB