Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 05/01: Niềm Vui có Chúa ở cùng - Suy Niệm: Linh mục Phaolô Nguyễn Trọng Thiên, SVD
Giáo Hội Năm Châu
04:21 04/01/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
Sau khi cho năm ngàn người được ăn no nê, lập tức, Đức Giê-su bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, về phía thành Bết-xai-đa, trong lúc Người giải tán đám đông. Sau khi cho họ đi, Người lên núi cầu nguyện. Chiều đến, chiếc thuyền đang ở giữa biển hồ, chỉ còn một mình Người ở trên đất. Người thấy các ông phải vất vả chèo chống vì gió ngược, nên vào khoảng canh tư đêm ấy, Người đi trên mặt biển mà đến với các ông, và Người định vượt các ông. Nhưng khi các ông thấy Người đi trên mặt biển, lại tưởng là ma, thì la lên. Quả thế, tất cả các ông đều nhìn thấy Người và đều hoảng hốt. Lập tức, Người bảo các ông: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!” Người lên thuyền với các ông, và gió lặng. Các ông cảm thấy bàng hoàng sửng sốt, vì các ông đã không hiểu phép lạ bánh hoá nhiều: lòng các ông còn chai đá!
Đó là lời Chúa
Một ngạc nhiên thích thú
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.
04:51 04/01/2022
Một ngạc nhiên thích thú
Gần đây trên truyền hình, máy vi tính và điện thoại thông minh, thường thấy xuất hiện nhiều tập albums các bài thánh ca chọn lọc, hình ành các nam nữ ca sĩ, kể cà linh mục, tu sĩ nam nữ, các ca doàn, các ban nhạc, hát và trinh bày thánh ca vào những Mùa Phụng Vụ và Các Lễ Lớn trong năm theo lịch các ngày lễ Công Giáo.
Sự xuất hiện này được coi như một hiện tượng, vì từ trước đến nay ít thấy hay không thấy thánh ca được trình bày trên màn truyền hình hay các mạng thông tin. Bây giờ thì việc đó xem ra như khá thông thường, do nhu cầu tìm hiểu văn hóa và thưởng thức nghệ thuật của nhiều người, kể cả những người ngoài Công Giáo. Thành ra đó được coi như một điều ngạc nhiên thích thú đối với nhiều người Công Giáo thường hay nghe đài hay xem hình trên các mạng thông tin..
Trong mục bình luận của một album thánh ca, có người ngoài Công Giáo viết rằng tuy không phải là Công Giáo nhưng nghe nhạc về Chúa, người ấy vẫn thấy hay và thích. Điều đáng nói là ngay cả những ca sĩ tên tuỗi như Đan Trường và Đàm Vĩnh Hưng hiện nay cũng bắt đầu hát thánh ca. Điều này có nghĩa là gì, nếu không phải là hai ca sĩ này đã thấy thánh ca bây giờ là loại hình “ăn khách”, hay nhận ra nét nghệ thuật trong nhiều bài thánh ca đó.
Nhiều người Công Giáo chắc không khỏi mừng thầm, khi thấy thánh ca được trình bày công khai trên truyền hình và trên mạng. Vui vì thánh ca được phổ biến; mừng vì biết đâu nhờ thánh ca, có người được nghe nói đến Chúa, đến Đức Mẹ và vô hình trung thánh ca trở thành một con đường đưa tới đạo.
Ngoài ra còn một điều khác cũng cần được nói đến, đó là sự phong phú của nền thánh nhạc Việt Nam. Việt Nam có một số lượng các bài thánh ca rất dồi dào mà ở đấy, có những bài hay thấm thía, được đánh giá cao về phẩm chất và nghệ thuật. Đây là niềm vinh dự chính đáng cho các nhạc sĩ sáng tác thánh ca và cũng là một phần thưởng tinh thần cao quí, đáng mọi người trân trọng. Diều cuối cùng không nên bỏ qua là các nhạc cụ cổ truyền Việt Nam như sáo trúc, đàn thập lục cũng đã được đưa vào phụng vụ
Những điều nói trên có thể được coi như một điểm thú vị cho những ai thích nghe loại nhạc và những bài hát hay, để thư giãn hay bồi bổ tâm hồn. Muốn thư giãn có thể ngồi một mình yên lặng nghe âm thanh những bài hát nổi tiếng không có lời mà chỉ có tiếng nhạc của sáo, vĩ cầm, lục huyền cầm hay xắc-xô-phôn (saxophone). Nếu ai đã nghe bài Bỏ Ngài Con Biết Theo Ai của Phan Kim trong album Nhạc Hòa Tấu Thánh Ca Saxophone qua tiếng kèn điêu luyện, khi thiết tha, khi trầm lắng có lẽ cảm nghiệm được điều này.
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.
Gần đây trên truyền hình, máy vi tính và điện thoại thông minh, thường thấy xuất hiện nhiều tập albums các bài thánh ca chọn lọc, hình ành các nam nữ ca sĩ, kể cà linh mục, tu sĩ nam nữ, các ca doàn, các ban nhạc, hát và trinh bày thánh ca vào những Mùa Phụng Vụ và Các Lễ Lớn trong năm theo lịch các ngày lễ Công Giáo.
Sự xuất hiện này được coi như một hiện tượng, vì từ trước đến nay ít thấy hay không thấy thánh ca được trình bày trên màn truyền hình hay các mạng thông tin. Bây giờ thì việc đó xem ra như khá thông thường, do nhu cầu tìm hiểu văn hóa và thưởng thức nghệ thuật của nhiều người, kể cả những người ngoài Công Giáo. Thành ra đó được coi như một điều ngạc nhiên thích thú đối với nhiều người Công Giáo thường hay nghe đài hay xem hình trên các mạng thông tin..
Trong mục bình luận của một album thánh ca, có người ngoài Công Giáo viết rằng tuy không phải là Công Giáo nhưng nghe nhạc về Chúa, người ấy vẫn thấy hay và thích. Điều đáng nói là ngay cả những ca sĩ tên tuỗi như Đan Trường và Đàm Vĩnh Hưng hiện nay cũng bắt đầu hát thánh ca. Điều này có nghĩa là gì, nếu không phải là hai ca sĩ này đã thấy thánh ca bây giờ là loại hình “ăn khách”, hay nhận ra nét nghệ thuật trong nhiều bài thánh ca đó.
Nhiều người Công Giáo chắc không khỏi mừng thầm, khi thấy thánh ca được trình bày công khai trên truyền hình và trên mạng. Vui vì thánh ca được phổ biến; mừng vì biết đâu nhờ thánh ca, có người được nghe nói đến Chúa, đến Đức Mẹ và vô hình trung thánh ca trở thành một con đường đưa tới đạo.
Ngoài ra còn một điều khác cũng cần được nói đến, đó là sự phong phú của nền thánh nhạc Việt Nam. Việt Nam có một số lượng các bài thánh ca rất dồi dào mà ở đấy, có những bài hay thấm thía, được đánh giá cao về phẩm chất và nghệ thuật. Đây là niềm vinh dự chính đáng cho các nhạc sĩ sáng tác thánh ca và cũng là một phần thưởng tinh thần cao quí, đáng mọi người trân trọng. Diều cuối cùng không nên bỏ qua là các nhạc cụ cổ truyền Việt Nam như sáo trúc, đàn thập lục cũng đã được đưa vào phụng vụ
Những điều nói trên có thể được coi như một điểm thú vị cho những ai thích nghe loại nhạc và những bài hát hay, để thư giãn hay bồi bổ tâm hồn. Muốn thư giãn có thể ngồi một mình yên lặng nghe âm thanh những bài hát nổi tiếng không có lời mà chỉ có tiếng nhạc của sáo, vĩ cầm, lục huyền cầm hay xắc-xô-phôn (saxophone). Nếu ai đã nghe bài Bỏ Ngài Con Biết Theo Ai của Phan Kim trong album Nhạc Hòa Tấu Thánh Ca Saxophone qua tiếng kèn điêu luyện, khi thiết tha, khi trầm lắng có lẽ cảm nghiệm được điều này.
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.
Đi Ra
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa –
10:48 04/01/2022
Đi Ra
(Thứ Năm sau Lễ Hiển Linh – 1Ga 4,19-5,4; Lc 4,14-22a)
Một lần kia khi trở về quê hương Nagiarét, Chúa Giêsu vào Hội đường và người ta trao cho Người cuốn sách ngôn sứ Isaia. Mở ngay ra Người gặp và đọc đoạn chép rằng: “Thần Khí của Đức Chúa là Chúa Thượng ngự trên tôi, vì Người đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi loan báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân, công bố một năm hồng ân của Đức Chúa…” (Is 61,1-2). Sau khi đọc xong Chúa Giêsu gấp sách lại, trao cho viên phụ trách đoạn ngồi xuống và nói: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà tai quý vị vừa nghe” (Lc 4,21).
Thánh sử Luca tường thuật rằng khán thính giả lúc bấy giờ không chỉ chăm chú nghe Chúa Giêsu nói mà còn thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người. Động thái thán phục minh chứng rằng Chúa Giêsu đã và đang thực hiện lời ngôn sứ Isaia. Để thực thi các việc mà Ngôn sứ Isaia kể ra đó là “loan báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân, công bố một năm hồng ân của Đức Chúa”, thì Chúa Giêsu đã theo tác động của Thánh Thần là ra đi.
Trước hết Người ra đi khỏi “cái mình là”: Vốn phận là phận của một vị Thiên Chúa quyền uy cao cả, thế mà Chúa Kitô đã đi ra khỏi phận vị của mình để mặc lấy thân phận tôi đòi, sống như người trần thế. Người lại còn đi ra khỏi thân phận một người bình thường để liên đới với nhân loại chúng ta cho đến cùng trong thân phận của một tội nhân, bị án tử hình trên thập giá (x.Pl 2,6-11).
Để rao giảng Tin Mừng cứu độ, Chúa Kitô đã đi ra khỏi sự yên ổn của bản thân để rồi sống kiếp “chim có tổ, chồn có hang, còn Con Người không có chỗ tựa đầu”(x.Lc 9,58). Ba năm rong duỗi trên các nẻo đường Palestine Chúa Kitô cho thấy Người đến không phải để cho người ta hầu hạ nhưng để hầu hạ người ta và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người (x.Mt 20,28).
Để loan báo Tin Mừng và phục vụ tha nhân đến cùng, các môn đệ Chúa Kitô phải biết ra đi như Thầy Chí Thánh. Điều cần ra đi trước hết đó là phận vị, chức tước của mình. Nếu còn quá dính chặt vào chức vị dù là thánh thiêng như “tư tế thừa tác”, giám mục, linh mục thì rất khó có thể sống mầu nhiệm tự hủy để phục vụ. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã từng nhắn nhủ các giám mục hãy nhớ rằng “giám mục” nguyên nghĩa là một thừa tác vụ hơn là chức vị.
Đã và đang có đó nhiều Kitô hữu thuộc mọi thành phần, nhất là hàng mục tử chưa mạnh dạn ra đi đến vùng ngoại biên như lời kêu gọi của Đức Phanxicô. Chước cám dỗ kiếm tìm sự bảo đảm trong khuôn viên nhà xứ, căn phòng thánh hay tòa Giám mục vẫn còn đó. Hoàn cảnh dịch bệnh đang xảy ra là một minh chứng cho động thái kiếm tìm sự an toàn cho bản thân với nhiều lý lẽ xem ra khá hữu lý nhưng thực chất còn quá ít chữ tình cống hiến. Một sự thật tại Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đó là các bề trên có vẻ ngại ngần sai bề dưới “ra đi như chiên đi giữa sói rừng” (x.Lc. 10,3). Có nhiều lý do, nhưng rất có thể có lý do này đó là chính bản thân mình chưa can đảm ra đi và vì thế ngại ngần sai thuộc cấp ra đi. Khi biết ra đi thì chúng ta sẽ biết đi ra, đi ra khỏi những gì chúng ta có và cả cái chúng ta là, nghĩa là biết sống tự do để cống hiến cho Tin Mừng cứu độ.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Thứ Năm sau Lễ Hiển Linh – 1Ga 4,19-5,4; Lc 4,14-22a)
Một lần kia khi trở về quê hương Nagiarét, Chúa Giêsu vào Hội đường và người ta trao cho Người cuốn sách ngôn sứ Isaia. Mở ngay ra Người gặp và đọc đoạn chép rằng: “Thần Khí của Đức Chúa là Chúa Thượng ngự trên tôi, vì Người đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi loan báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân, công bố một năm hồng ân của Đức Chúa…” (Is 61,1-2). Sau khi đọc xong Chúa Giêsu gấp sách lại, trao cho viên phụ trách đoạn ngồi xuống và nói: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà tai quý vị vừa nghe” (Lc 4,21).
Thánh sử Luca tường thuật rằng khán thính giả lúc bấy giờ không chỉ chăm chú nghe Chúa Giêsu nói mà còn thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người. Động thái thán phục minh chứng rằng Chúa Giêsu đã và đang thực hiện lời ngôn sứ Isaia. Để thực thi các việc mà Ngôn sứ Isaia kể ra đó là “loan báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân, công bố một năm hồng ân của Đức Chúa”, thì Chúa Giêsu đã theo tác động của Thánh Thần là ra đi.
Trước hết Người ra đi khỏi “cái mình là”: Vốn phận là phận của một vị Thiên Chúa quyền uy cao cả, thế mà Chúa Kitô đã đi ra khỏi phận vị của mình để mặc lấy thân phận tôi đòi, sống như người trần thế. Người lại còn đi ra khỏi thân phận một người bình thường để liên đới với nhân loại chúng ta cho đến cùng trong thân phận của một tội nhân, bị án tử hình trên thập giá (x.Pl 2,6-11).
Để rao giảng Tin Mừng cứu độ, Chúa Kitô đã đi ra khỏi sự yên ổn của bản thân để rồi sống kiếp “chim có tổ, chồn có hang, còn Con Người không có chỗ tựa đầu”(x.Lc 9,58). Ba năm rong duỗi trên các nẻo đường Palestine Chúa Kitô cho thấy Người đến không phải để cho người ta hầu hạ nhưng để hầu hạ người ta và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người (x.Mt 20,28).
Để loan báo Tin Mừng và phục vụ tha nhân đến cùng, các môn đệ Chúa Kitô phải biết ra đi như Thầy Chí Thánh. Điều cần ra đi trước hết đó là phận vị, chức tước của mình. Nếu còn quá dính chặt vào chức vị dù là thánh thiêng như “tư tế thừa tác”, giám mục, linh mục thì rất khó có thể sống mầu nhiệm tự hủy để phục vụ. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã từng nhắn nhủ các giám mục hãy nhớ rằng “giám mục” nguyên nghĩa là một thừa tác vụ hơn là chức vị.
Đã và đang có đó nhiều Kitô hữu thuộc mọi thành phần, nhất là hàng mục tử chưa mạnh dạn ra đi đến vùng ngoại biên như lời kêu gọi của Đức Phanxicô. Chước cám dỗ kiếm tìm sự bảo đảm trong khuôn viên nhà xứ, căn phòng thánh hay tòa Giám mục vẫn còn đó. Hoàn cảnh dịch bệnh đang xảy ra là một minh chứng cho động thái kiếm tìm sự an toàn cho bản thân với nhiều lý lẽ xem ra khá hữu lý nhưng thực chất còn quá ít chữ tình cống hiến. Một sự thật tại Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đó là các bề trên có vẻ ngại ngần sai bề dưới “ra đi như chiên đi giữa sói rừng” (x.Lc. 10,3). Có nhiều lý do, nhưng rất có thể có lý do này đó là chính bản thân mình chưa can đảm ra đi và vì thế ngại ngần sai thuộc cấp ra đi. Khi biết ra đi thì chúng ta sẽ biết đi ra, đi ra khỏi những gì chúng ta có và cả cái chúng ta là, nghĩa là biết sống tự do để cống hiến cho Tin Mừng cứu độ.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Ngày 06/01: Chúa đến và ở lại với chúng ta - Suy Niệm: Lm. Phaolô Nguyễn Văn Đồng
Giáo Hội Năm Châu
18:05 04/01/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.
Khi ấy, được đầy quyền năng Thần Khí, Đức Giê-su trở về miền Ga-li-lê, và tiếng đồn Người lan ra khắp vùng lân cận. Người giảng dạy trong các hội đường của họ, và được mọi người tôn vinh.
Rồi Đức Giê-su đến Na-da-rét, là nơi Người đã được dưỡng dục. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sa-bát, và đứng lên đọc Sách Thánh. Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ I-sai-a. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng: Thần Khí Đức Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Đức Chúa.
Đức Giê-su cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường rồi ngồi xuống. Trong hội đường, trăm con mắt đều đổ dồn về phía Người. Người bắt đầu nói với họ: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai quý vị vừa nghe.” Mọi người đều tán thành và thán phục những lời ân sủng từ miệng Người nói ra.
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:40 04/01/2022
33. Nếu Thiên Chúa vẫn chưa làm cho con thỏa lòng, thì lòng tham của con phải nói là quá lớn.
(Thánh Augustine)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:45 04/01/2022
58. TIỀN GIEO QUẺ
Người mê tín đi coi bói, trước tiên cúi đầu lạy thần sát đất kêu cộp cộp mấy cái, sau đó dùng mấy đồng tiền bụm trong hai tay và lắc mấy cái, sau đó thả đồng tiền trên hương án, coi đồng tiền sấp ngữa, và từ đó mà đoán tương lai hung kiết họa phúc. Đó là “tiền gieo quẻ”.
Tại sao phải dùng đồng tiền để gieo quẻ? Có người cười nhạo nói:
- “Tiền thật thần thông, có tiền thì ở đâu cũng đều linh nghiệm”.
(Lữ Viên Tùng Thoại)
Suy tư 58:
Tiền bạc thật thần thông quảng đại, nó có trăm tay vươn tới rất xa, có ngàn mắt nhìn rất rộng; nó có thể “mua” ông quan cách xa ngàn dặm, và có thể bán bạn bè cách cả đại dương;.
Tiền bạc thật có sức mạnh vô biên, nó có thể giết người này bò tù người kia dù họ không có tội; nó có thể bôi án hình sự trắng thành đen, và bôi đen thành trắng; nó có thể đội người này trên đầu và đạp người nọ xuống đất.
Tiền bạc thần thông thật đấy, nhưng nó bị hóa giải trước lời dạy của Chúa Giê-su: “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ (Mt 5, 3), của họ tức là của người Ki-tô hữu đấy, đừng để ma quỷ dùng tiền để mua linh hồn mình, và cũng đừng ham tiền mà bán linh hồn của mình cho ma quỷ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Người mê tín đi coi bói, trước tiên cúi đầu lạy thần sát đất kêu cộp cộp mấy cái, sau đó dùng mấy đồng tiền bụm trong hai tay và lắc mấy cái, sau đó thả đồng tiền trên hương án, coi đồng tiền sấp ngữa, và từ đó mà đoán tương lai hung kiết họa phúc. Đó là “tiền gieo quẻ”.
Tại sao phải dùng đồng tiền để gieo quẻ? Có người cười nhạo nói:
- “Tiền thật thần thông, có tiền thì ở đâu cũng đều linh nghiệm”.
(Lữ Viên Tùng Thoại)
Suy tư 58:
Tiền bạc thật thần thông quảng đại, nó có trăm tay vươn tới rất xa, có ngàn mắt nhìn rất rộng; nó có thể “mua” ông quan cách xa ngàn dặm, và có thể bán bạn bè cách cả đại dương;.
Tiền bạc thật có sức mạnh vô biên, nó có thể giết người này bò tù người kia dù họ không có tội; nó có thể bôi án hình sự trắng thành đen, và bôi đen thành trắng; nó có thể đội người này trên đầu và đạp người nọ xuống đất.
Tiền bạc thần thông thật đấy, nhưng nó bị hóa giải trước lời dạy của Chúa Giê-su: “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ (Mt 5, 3), của họ tức là của người Ki-tô hữu đấy, đừng để ma quỷ dùng tiền để mua linh hồn mình, và cũng đừng ham tiền mà bán linh hồn của mình cho ma quỷ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trong khi cơn bão đang hoành hành, vị linh mục vẫn tiếp tục dâng thánh lễ
Đặng Tự Do
05:57 04/01/2022
Hai linh mục đã trở thành những linh mục được quý mến nhất Phi Luật Tân sau khi hình ảnh các ngài cử hành thánh lễ bất chấp cơn bão đang tấn công ào ạt vào nhà thờ được lan truyền rộng rãi trên các mạng xã hội.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi video này trước khi chúng tôi tường trình chi tiết.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Vào ngày 16 tháng 12 năm 2021, khi cơn bão Rai đổ bộ mạnh vào Phi Luật Tân, tàn phá đất nước và giết chết gần 400 người, Cha Virgilio Salas vẫn tiếp tục cử hành Thánh lễ bất chấp những tiếng hú ghê rợn của gió bão đang lùa vào nhà thờ.
Hơn một tuần sau khi “siêu bão” Rai đi qua, đổ bộ vào miền trung và miền nam Phi Luật Tân từ ngày 16 tháng 12 năm 2021, thiệt hại về thiên tai này ngày càng tăng: 375 người chết và hàng trăm nghìn người hiện không có mái che đầu của họ, không có nước và không có điện. Những người sống sót đang tự tổ chức để giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt là thông qua mạng lưới các giáo xứ của họ.
Cha Virgilio Salas nói với ABS-CBN News rằng: “Ngay cả khi có bão tố, đức tin vẫn tiếp tục”. Ngài vẫn tiếp tục cử hành Thánh lễ và phát hình bất chấp những cơn gió dữ dội ập vào đảo Bohol, nơi có nhà thờ của ngài, vào ngày 16 tháng 12. Thật vậy, Vào ngày hôm đó, thánh lễ tại giáo xứ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Maria ở Tagbilaran, một thành phố nằm trên đảo Bohol được dự kiến vào lúc 4 giờ chiều. Một số ít tín hữu tham dự.
Bất chấp sức gió của cơn bão ngày càng dữ dội, Cha Virgilio Salas, với sự hỗ trợ của một linh mục khác của giáo xứ, tiếp tục cử hành thánh lễ và truyền hình trực tiếp trên Internet:
“Chúng tôi tiếp tục cử hành thánh lễ dù chỉ có vài người hiện diện. Giáo hội cam kết luôn cầu nguyện cho các tín hữu của mình,” Cha Salas nói với giới truyền thông sau đó. Vị linh mục khác giải thích rằng ngài cảm thấy vừa sợ hãi trước cơn bão vừa cảm thấy sự thanh thản của một người dành ưu tiên cho đời sống tinh thần của các tín hữu.
Chủ động đối mặt với cơn bão tiếp theo
Hai vị linh mục là người bản địa ở Bohol và đã quen với việc xảy ra bão: đó là lý do tại sao các ngài đầu tư vào một máy phát điện.
Các ngài cũng vận động cộng đồng áp dụng các biện pháp tốt hơn để đối phó với các cơn bão tái diễn. Về vấn đề này, các ngài đề cao nhu cầu thay đổi thái độ của người dân và chính quyền địa phương:
Chúng ta phản ứng nhiều hơn là chủ động. Chúng ta biết có một cơn bão đang đến, nhưng chúng ta không di chuyển cho đến khi nó xảy ra. Các trạm không thể cung cấp nước vì thiếu điện. Chúng tôi có thể chủ động bằng cách cung cấp máy phát điện cho các trạm bơm và cung cấp thiết bị chiếu sáng và khẩn cấp bằng năng lượng mặt trời.
Giáo xứ đã và đang làm phần việc của mình và tiếp tục khuyến khích người dân làm phần việc của mình, tại thời điểm này thông qua việc quyên góp thực phẩm, nước và đèn. Tất nhiên, các linh mục cũng đang hỗ trợ tinh thần cho họ:
Giữa cơn bão tố, các môn đệ hỏi Chúa Giêsu rằng “Thầy ơi chúng con chết đến nơi rồi mà Thầy chẳng lo gì sao. Và Chúa hỏi họ, “Tại sao anh em lại hèn tin như thế?”
Các linh mục cũng nhắc lại tình trạng nghèo hèn trong chuồng gia súc nơi Chúa Giêsu được sinh ra và vẽ ra sự song song giữa Lễ Giáng Sinh và việc giúp đỡ người khác:
“Ngay cả khi nó là một cái gì đó đơn giản như nước, hãy chia sẻ nguồn nước mà bạn có. Chúng tôi chúc tất cả mọi người một Giáng Sinh vui vẻ bất chấp thảm họa. Chúng tôi luôn ở đây để làm mọi thứ trong khả năng của mình cho bạn”.
Source:Aleteia
Mạc Tư Khoa săn trộm 102 giáo sĩ của Tòa Thượng phụ Alexandria, tạo thành Tòa Thượng Phụ Phi Châu
Đặng Tự Do
05:58 04/01/2022
Nội bộ của Chính Thống Giáo đã trở nên hết sức căng thẳng sau khi Chính Thống Giáo Nga “săn trộm” 102 giáo sĩ của Tòa Thượng phụ Alexandria, để hình thành “Tòa Thượng Phụ Phi Châu” của Chính Thống Giáo Nga.
Các quan sát viên cũng tin rằng các hoạt động ngoại giao nhộn nhịp giữa Đức Tổng Giám Mục Hilarion Alfeyev, chủ tịch Ủy Ban Đối ngoại Thánh Công Đồng Nga và Vatican trong các ngày qua không phải để chuẩn bị cho một cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và Đức Thượng Phụ Kirill; nhưng nhằm chuẩn bị cho một động thái vừa mới diễn ra hôm 29 tháng 12, và đang gây xao xuyến trong thế giới Chính Thống Giáo.
Tưởng cũng nên nhắc lại, ngày 5 tháng Giêng, 2019, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã chủ sự các nghi thức cầu nguyện tại Nhà thờ Chính tòa Thánh George của Tòa Thượng Phụ Constantinope, trước khi kết thúc các thủ tục ký kết Tomos, trao quyền tự trị cho Chính Thống Giáo Ukraine. Đức Theodore, Thượng Phụ Alexandria đã tham dự các nghi thức này. Sau đó, Tòa Thượng phụ Alexandria là một trong các tòa đã nhanh chóng công nhận Giáo Hội Chính Thống tân lập Ukraine.
Người Nga nói rằng việc công nhận Giáo Hội Chính thống Ukraine của Tòa Thượng phụ Alexandria sẽ không thể không có hậu quả; và nói thẳng rằng họ sẽ thành lập các giáo phận Chính Thống Giáo Nga trong các lãnh thổ Chính Thống Giáo khác, là một điều hết sức cấm kỵ trong Chính Thống Giáo.
Trong thời gian qua, một số thành phần trong Giáo hội Chính thống Nga đã ráo riết thành lập “Tòa Thượng Phụ Phi Châu của Chính Thống Giáo Nga” với mục tiêu là ảnh hưởng đến thẩm quyền hợp pháp của Đức Thượng Phụ Theodore.
Dưới đây là toàn văn tuyên bố của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa.
Thánh Công Đồng quyết định thành lập một Tòa Thượng Phụ tại Phi Châu
Người đứng đầu Ủy ban của Thánh Công Đồng về Mối quan hệ của Giáo hội với Xã hội và Truyền thông Đại chúng, Vladimir Legoida, đã báo cáo về các nghị quyết đã được Thánh Công Đồng của Giáo hội Chính thống Nga thông qua tại cuộc họp được tổ chức vào ngày 29 tháng 12 năm 2021, tại Dinh Thượng phụ và Thánh Công Đồng tại Tu viện Thánh Daniel ở Mạc Tư Khoa. Cuộc họp do Đức Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa và Toàn Nga chủ trì.
Ông Legoida cho biết Thánh Công Đồng đã nghe báo cáo của phó chủ tịch Ủy Ban Đối ngoại, là Đức Tổng Giám Mục Leonid của Yerevan và Armenia, về nhiều lời kêu gọi gửi tới Đức Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa và Toàn nước Nga từ các giáo sĩ của Giáo Hội Chính Thống Giáo của Alexandria để đưa họ về dưới sự giám hộ của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa (Biên bản số 100).
Ông Legoida nói: “Tổng kết cuộc thảo luận, Thánh Công Đồng tuyên bố rằng không thể từ chối một lời yêu cầu nào của các giáo sĩ của Giáo Hội Chính thống giáo Alexandria, là những người đã thiết tha kêu cầu đưa họ về dưới quyền giám hộ của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa”.
Ông nói thêm: “Về điểm này, Thánh Công Đồng đã quyết định rằng thể theo các kiến nghị của họ, 102 giáo sĩ của Tòa Thượng phụ Alexandria từ tám quốc gia ở Phi Châu, sẽ được chấp nhận thuộc thẩm quyền của Giáo hội Chính thống Nga”.
Thượng Hội Đồng Tòa Thánh quyết định rằng Tòa Giám Mục của Phi Châu được thành lập bao gồm Giáo phận Bắc Phi và Nam Phi và người đứng đầu Tòa Thượng Phụ của Phi Châu được mang tước hiệu Đức Thượng Phụ “Klin”.
Vladimir Legoida cũng báo cáo rằng Thánh Công Đồng đã quyết định rằng Giáo phận Bắc Phi sẽ bao gồm các giáo xứ của Chính Thống Giáo Nga ở Ai Cập, Tunisia và Maroc và vị giám mục của Giáo phận Bắc Phi có tước hiệu Giám Mục “Cairo và Bắc Phi”.
Ông Legoida cho biết thêm: “Hơn nữa, Thánh Công Đồng đã quyết định rằng Giáo phận Nam Phi sẽ bao gồm giáo xứ của Chính Thống Giáo Nga ở Cộng hòa Nam Phi”.
Ông nói: “Thánh Công Đồng quyết định rằng vị giám mục của Giáo phận Nam Phi được mang tước hiệu Giám Mục “của Johannesburg và Nam Phi”.
Theo ông Legoida, Thượng Hội đồng đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Leonid của Yerevan và Armenia làm Giám mục Thượng phụ cho Phi Châu, tức là Đức Thượng Phụ Klin, với chỉ thị cai trị Giáo phận Bắc Phi và làm Giám Quản Tông Tòa tạm thời của Giáo phận Nam Phi.
“Thánh Công Đồng cũng quyết định miễn nhiệm Đức Cha Leonid trong tư cách là Ủy Ban Đối ngoại, nhưng giữ lại nhiệm vụ của ngài là Giám Quản Tông Tòa tạm thời của Giáo phận Yerevan và Armenia”
Source:Orthodox Times
Phó thủ tướng Abazović của Montenegro mời Đức Thánh Cha Phanxicô sang thăm quốc gia này
Đặng Tự Do
05:59 04/01/2022
Phó Thủ tướng Dritan Abazović hôm nay có cuộc gặp với Giáo hoàng Francis tại Vatican.
Abazović là khách mời danh dự trong buổi Tiếp kiến Chung thứ Tư 29 tháng 12 tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục. Sau buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bước xuống bục chào quan khách, nhân dịp đó ngài đã có cuộc trò chuyện ngắn với Phó Thủ tướng Abazović.
Trong cuộc trò chuyện, Abazović mời Đức Thánh Cha đến thăm Montenegro và bằng cách đó, thực hiện ý nguyện của Emilije Ognjanović, người cha tinh thần là người gốc Montenegro, đang truyền giáo ở Á Căn Đình.
Đức Thánh Cha hóm hỉnh nói “Vì Cha Ognjanović, tôi cũng là người Montenegro”.
Sau cuộc trò chuyện, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng một món quà cho Phó Thủ tướng Abazović và các thành viên khác trong đoàn tùy tùng.
Sau buổi lễ, Phó Thủ tướng Abazović đã đến thăm Đại sứ quán Montenegro tại Vatican, nơi ông đã nói chuyện với Đại biện lâm thời tại Đại sứ quán cạnh Toà Thánh Gojko Čelebić.
Montenegro, có nghĩa là “Ngọn núi Đen”, là một quốc gia tại miền đông nam Âu Châu. Nước này giáp với biển Adriatic về phía tây nam, và có chung đường biên giới với Croatia về phía tây, Bosnia và Hercegovina về phía tây bắc, Serbia về phía đông bắc, Kosovo về phía đông và cuối cùng là Albania về phía đông nam.
Montenegro là quốc gia độc lập từ cuối Trung cổ tới năm 1918. Sau đó nước này là một phần của Nam Tư. Sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 21 tháng 5 năm 2006, Montenegro tuyên bố độc lập vào ngày 3 tháng 6 năm 2006. Ngày 28 tháng 6, Montenegro được trở thành thành viên thứ 192 của Liên Hợp Quốc.
Theo thống kê vào tháng 7 vừa qua, Montenegro có 607,100 dân. 72.1% theo Chính Thống Giáo. Người Công Giáo chỉ có 3.4% dân số sinh hoạt trong tổng giáo phận Bar và giáo phận Kotor.
Tổng giáo phận Bar có 12,000 người Công Giáo, sinh hoạt trong 19 giáo xứ, dưới sự coi sóc của 12 linh mục, 6 nam tu sĩ và 32 nữ tu.
Giáo phận Kotor có 8,300 người Công Giáo, sinh hoạt trong 25 giáo xứ, dưới sự coi sóc của 15 linh mục, 2 nam tu sĩ và 25 nữ tu.
Source:gov.me
Các nhà khoa học Pháp phát hiện ra biến thể Covid đột biến mới có thể kháng vắc xin hơn
Đặng Tự Do
07:02 04/01/2022
Diễn biến quan trọng trong 24 giờ qua là việc Tiến Sĩ Anthony Fauci than thở rằng các trường hợp nhiễm coronavirus tại Mỹ đang tăng vọt theo chiều thẳng đứng.
Bên cạnh đó còn có một diễn biến đáng âu lo khác là việc các nhà khoa học Pháp phát hiện ra biến thể Covid đột biến mới có thể kháng vắc xin mạnh hơn.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ một bài trên News.Com.au có nhan đề “French scientists discover new mutant Covid variant which could be more resistant to vaccines”, nghĩa là “Các nhà khoa học Pháp phát hiện ra biến thể Covid đột biến mới có thể kháng vắc xin hơn”.
Chuông báo động đang vang lên sau khi một biến thể Covid mới được phát hiện ở Pháp, trong đó một chuyên gia sức khỏe nổi tiếng coi đó là một dấu hiệu “đáng lo ngại”.
Thế giới y tế lại cảnh giác sau khi một biến thể Covid-19 đột biến mới xuất hiện ở Pháp gần đây.
Chủng mới, được gọi là “biến thể IHU” hoặc B. 1.640.2, lần đầu tiên được phát hiện tại quốc gia này vào tháng trước, nhưng hiện đang gây chú ý trên toàn cầu sau khi thu hút sự chú ý của các chuyên gia trên thế giới.
Ít nhất 12 trường hợp đã được xác nhận gần khu vực Marseilles, và người ta hiểu rằng nhiều bệnh nhân trong số đó đã phải nhập viện vì căn bệnh này.
Được cho là có liên quan đến việc du lịch đến quốc gia Phi Châu Cameroon, biến thể IHU có 46 đột biến mà các chuyên gia rất lo ngại, vì nhiều đột biến có thể có nghĩa là nó có khả năng kháng các loại vắc xin chúng ta hiện có nhiều hơn các biến thể khác.
Tuy nhiên, có một lưu ý tích cực hơn, chủng vi khuẩn mới dường như không lây lan nhanh chóng.
Biến thể này đã được phát hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Viện Bệnh viện Đại học Nhiễm trùng Địa Trung Hải, gọi tắt là IHU, nhưng vẫn chưa được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) điều tra.
Cũng không có bằng chứng cụ thể nào về việc nó đã tràn qua biên giới Pháp, mặc dù có những tuyên bố chưa được xác nhận rằng nó có thể đã vào đến Vương quốc Anh.
Giáo sư Philippe Colson của IHU, người đứng đầu bộ phận phát hiện ra biến thể, đã đăng thông tin chi tiết về chủng mới này trong một bài báo đăng trực tuyến vào tháng trước, hiện vẫn chưa được công bố trên một tạp chí y khoa nào.
Ông viết: “Chúng tôi thực sự có một số trường hợp về biến thể mới này ở khu vực địa lý Marseilles”.
“Chúng tôi đặt tên nó là 'biến thể IHU'. Hai bộ gen mới vừa được đệ trình”.
Bài báo khẳng định “bệnh nhân ban đầu” là một người đàn ông đã được tiêm phòng đầy đủ đã trở về Pháp ba ngày trước đó sau chuyến đi đến Cameroon vào tháng 11. Ông ta có kết quả dương tính ở Pháp sau khi phát triển “các triệu chứng hô hấp nhẹ” một ngày trước khi làm các xét nghiệm.
Bài báo cho biết tiếp rằng “Việc phát hiện sau đó bằng qPCR để tìm ba đột biến trong gen nhằm sàng lọc các biến thể, như được thực hiện một cách có hệ thống ở Pháp trong trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, cho thấy sự kết hợp khá lạ lùng trong đó bệnh nhân âm tính với L452R, dương tính với E484K và âm tính với E484Q… nghĩa là không tương ứng với mô hình của biến thể Delta liên quan đến hầu hết các ca nhiễm SARS-CoV-2 tại thời điểm đó”.
Một số bệnh nhân dương tính với Covid khác sống trong cùng khu vực - bao gồm một số trẻ em - cũng cho thấy “sự kết hợp giống nhau của các đột biến”.
Bài báo cho rằng sự xuất hiện của chủng mới đã chứng minh tầm quan trọng của việc kiểm tra kỹ lưỡng và “giám sát bộ gen”.
“Những quan sát này một lần nữa cho thấy chúng ta không thể đoán trước được về sự xuất hiện của các biến thể SARS-CoV-2 mới và sự du nhập của chúng từ nước ngoài, và chúng cho thấy sự khó khăn trong việc kiểm soát sự du nhập và lây lan sau đó,” và nói thêm rằng “còn quá sớm để suy đoán về các đặc điểm virus học, dịch tễ học hoặc lâm sàng của biến thể IHU dựa trên 12 trường hợp này”.
Nhà dịch tễ học và kinh tế học y tế Hoa Kỳ Eric Feigl-Ding là một trong số ngày càng nhiều các chuyên gia bên ngoài nước Pháp lên tiếng cảnh báo về biến thể mới. Vị bác sĩ được đào tạo tại Harvard đã lên Twitter hôm thứ Ba để lan truyền thông tin về biến thể trong đó “không có sự phối hợp điển hình”.
Trong một loạt tweet, ông nhấn mạnh rằng các biến thể mới liên tục bị phát hiện, nhưng không nhất thiết có nghĩa là chúng sẽ nguy hiểm hơn.
“Điều làm cho một biến thể trở nên nổi tiếng và nguy hiểm hơn là khả năng nhân lên của nó do số lượng đột biến mà nó có liên quan đến virus gốc,” ông viết.
“Đây là lúc nó trở thành một 'biến thể đáng lo ngại' - giống như Omicron, dễ lây lan hơn và né tránh khả năng miễn dịch trong quá khứ. Vẫn còn phải xem biến thể mới này sẽ thuộc loại nào.”
Nhưng ông đã chỉ ra một điểm dữ liệu mà ông nói là “đáng lo ngại” - thực tế là tỷ lệ ICU cao hơn nhiều ở khu vực của Pháp nơi xảy ra biến thể này, so với phần còn lại của đất nước.
Biến thể 'không đáng lo ngại'
Tuy nhiên, thực tế là hầu hết các mẫu dương tính được thu thập vào tháng 11 đã khiến nhiều người tin rằng nó có thể đã bị nghiền nát bởi biến thể Omicron có khả năng truyền nhiễm cao, bắt đầu xuất hiện trên khắp thế giới vào cuối tháng 11.
Ý tưởng đó cũng được tán đồng bởi nhà virus học trường Đại học Hoàng gia London, Tiến sĩ Tom Peacock. Ông là một trong những người đầu tiên phát ra tiếng chuông cảnh báo về biến thể Omicron vào năm ngoái.
Lên Twitter hôm thứ Ba, ông giải thích rằng mặc dù gần đây có rất nhiều sự quan tâm đến biến thể IHU, nhưng nó “thực sự có trước Omicron” và trong thời gian kể từ lần đầu tiên được phát hiện, chỉ có 20 chuỗi được tìm thấy, trong khi Omicron có khoảng 120 chuỗi trong một khoảng thời gian ngắn hơn.
Các biện pháp quyết liệt tại Pháp
Tin tức này được đưa ra khi Pháp công bố một kế hoạch mới để truy quét những người chưa được tiêm chủng.
Theo một dự luật mới được đề xuất, những cư dân chưa được tiêm phòng có thể bị cấm vào nhà hàng, quán bar và các địa điểm công cộng khác.
Nếu được thông qua, dự luật sẽ có hiệu lực từ ngày 15 tháng Giêng và sẽ thay thế hệ thống thẻ thông hành sức khỏe hiện tại, yêu cầu bằng chứng về việc tiêm chủng đầy đủ hoặc phục hồi từ Covid-19 trước khi một cá nhân có thể vào các địa điểm công cộng.
Nó sẽ cho phép các nhân viên thực hiện kiểm tra danh tính của khách hàng nếu thẻ vắc xin của họ bị nghi ngờ; và những địa điểm không kiểm tra tính xác thực đối với thẻ của khách hàng có thể bị phạt nặng.
Những người sử dụng thẻ giả sẽ phải đối mặt với 5 năm tù và bị phạt 75,000 € (khoảng A117,000 đô la Úc).
Source:News.com.au
Con số các thừa sai hy sinh trên đường truyền giáo
Đặng Tự Do
16:10 04/01/2022
Trước đây chúng tôi đã loan tin rằng có 16 thừa sai hy sinh trên đường truyền giáo theo số liệu cập nhật tính đến ngày 28 tháng 12. Hôm 30 tháng 12, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đưa ra con số cuối cùng là 22 vị, trong đó có 13 linh mục, 1 nam tu sĩ, 2 nữ tu, 6 giáo dân truyền giáo. Năm nay, số nhà truyền giáo bị giết nhiều nhất được ghi nhận ở Phi Châu, nơi 11 vị bị sát hại bao gồm 7 linh mục, 2 nữ tu, và 2 giáo dân bị giết, tiếp theo là Mỹ Châu, nơi có 7 nhà truyền giáo 4 linh mục, 1 nam tu sĩ, và 2 giáo dân bị giết. Ở Á Châu, 3 nhà truyền giáo gồm 1 linh mục, và 2 giáo dân đã bị giết, và Âu Châu, có một linh mục bị giết. Từ năm 2000 đến năm 2020, theo dữ liệu của chúng tôi, 536 nhà truyền giáo đã bị giết trên thế giới.
Như đã từng xảy ra trong một thời gian, danh sách các thừa sai bị giết hàng năm không chỉ xem xét các nhà truyền giáo theo nghĩa hạn hẹp, nhưng cố gắng ghi lại tất cả những người đã được rửa tội tham gia vào đời sống của Giáo hội đã bị giết một cách bạo lực, không chỉ “vì lòng thù hận đức tin”. Vì lý do này, chúng tôi không muốn sử dụng thuật ngữ “những vị tử vì đạo”, theo nguyên nghĩa là các “chứng nhân”, để không gây trở ngại cho sự phán xét mà cuối cùng Giáo hội có thể đưa ra đối với một số vị trong tiến trình tuyên phong sau này. Đồng thời, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “truyền giáo” cho tất cả những người đã được rửa tội, ý thức rằng “nhờ Bí tích Rửa tội của họ, mọi thành phần dân Chúa đều trở thành môn đệ truyền giáo. Tất cả những người đã được rửa tội, bất kể vị trí của họ trong Giáo Hội hay mức độ giảng dạy đức tin của họ, đều là những tác nhân của việc truyền bá Phúc Âm hóa”
Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, cho đến nay, chúng tôi có rất ít thông tin có thể thu thập được về tiểu sử và hoàn cảnh cái chết của các vị. Có thể, có những vị không hề thực hiện những chiến công hay hành động nổi bật, mà chỉ “đơn giản là” làm chứng về đức tin của các ngài trong bối cảnh xã hội nghèo khó, suy thoái, nơi bạo lực là quy luật của cuộc sống, quyền lực của nhà nước không có hoặc suy yếu do tham nhũng và các thỏa hiệp và trong đó hoàn toàn thiếu sự tôn trọng đối với sự sống và mọi quyền của con người. Một lần nữa những linh mục này, các nam nữ tu sĩ và giáo dân này, nhận thức được tất cả điều này, họ thường sinh ra ở cùng một vùng đất nơi họ chết, vì vậy họ không ngây thơ, nhưng bất chấp “mọi thứ khuyên bảo, răn đe buộc im lặng, cấm cản không cho tuyên bố đức tin, họ không thể không làm chứng” (Diễn từ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tại Budapest, ngày 14 tháng 9 năm 2021). Từ Phi Châu đến Mỹ Châu, từ Á Châu đến Âu Châu, họ chia sẻ cuộc sống hàng ngày với anh chị em của họ, với những rủi ro và nỗi sợ hãi, bạo lực và khó khăn, thiếu thốn, mang những cử chỉ nhỏ bé hàng ngày làm chứng nhân cho niềm hy vọng.
Các linh mục giáo xứ bị giết hại trong cộng đồng của các ngài, ở Phi Châu và Mỹ Châu, bị bọn tội phạm tra tấn, bắt cóc để tìm kiếm các tài sản không tồn tại. Các linh mục tham gia vào các công việc xã hội, như ở Haiti, đã bị giết để cướp đi những gì cần thiết để thực hiện các hoạt động đó, hoặc thậm chí bị giết bởi những người mà họ đang giúp đỡ, như ở Pháp, hoặc ở Venezuela, nơi một tu sĩ bị giết bởi những tên trộm trong cùng một ngôi trường nơi ngài dạy những người trẻ xây dựng tương lai; các nữ tu bị bọn cướp ở Nam Sudan rượt đuổi và giết chết một cách nhẫn tâm. Và vẫn còn nhiều giáo dân, với số lượng ngày càng tăng: các giáo lý viên bị giết trong các cuộc đụng độ vũ trang cùng với các cộng đồng họ đã hoạt động ở Nam Sudan; những thanh niên bị tay súng bắn tỉa giết chết trong khi cố gắng đưa hàng cứu trợ cho những người di tản chạy trốn khỏi các cuộc đụng độ giữa quân đội và du kích ở Miến Điện; một nhà truyền giáo giáo dân bị giết hại dã man bởi một tên ăn cắp điện thoại di động ở Peru; một thanh niên thiệt mạng vì mìn nổ ở Cộng hòa Trung Phi khi đi trên xe truyền giáo; một giáo lý viên bản địa, nhà hoạt động cho việc tôn trọng nhân quyền theo hình thức bất bạo động, đã bị giết ở Mễ Tây Cơ. Tất cả họ đều “không thể không làm chứng”
Source:Fides
Tổng thống Herzog, và Bộ trưởng Nội Vụ Shaked tuyên bố bảo vệ tự do thờ phượng, tự do tôn giáo
Đặng Tự Do
16:10 04/01/2022
Bình luận của họ được đưa ra trong bối cảnh có những tuyên bố công khai của những nhà lãnh đạo các Giáo Hội ở Israel, cho rằng các cuộc tấn công bằng lời nói và thể lý của những người Do Thái cực đoan chống lại các Kitô Hữu là tồi tệ hơn bao giờ hết.
Tổng thống Isaac Herzog và Bộ trưởng Nội vụ Ayelet Shaked từng khẳng định cam kết của họ đối với tự do thờ phượng và tự do tôn giáo tại Thánh Địa, và nói thêm rằng mọi hình thức phân biệt đối xử sẽ bị lên án. Ý kiến của họ diễn ra giữa một bối cảnh có các tuyên bố công khai của các nhà lãnh đạo các Giáo Hội ở Israel tuyên bố rằng các cuộc tấn công bằng lời nói và thể lý bởi những người Do Thái chống lại các Kitô hữu là tồi tệ hơn bao giờ hết.
Trong khi đánh giá cao hai tuyên bố, Đức Thượng phụ Chính thống giáo Hy Lạp Theophilos III nói: “Trong một quốc gia cam kết với các quyền lịch sử của các cộng đồng tôn giáo khác nhau, cũng như tự do tôn giáo, chúng ta không thể không lên tiếng trước các hoạt động ở Giêrusalem của các nhóm cực đoan, những người không đại diện cho Nhà nước Israel hoặc dân tộc Do Thái. Hành động của những kẻ cực đoan này là một cuộc tấn công trực tiếp chống lại các giá trị và lý tưởng chung của chúng ta mà chúng ta coi là thiết yếu cho trật tự tốt đẹp và sự hưng thịnh của cuộc sống chung. Vì thế, tất cả chúng ta phải làm việc cùng nhau để chặn đứng những tham vọng không kiềm chế này của tất cả những kẻ cực đoan trong cộng đồng của chúng ta vì hạnh phúc và sự an toàn của tất cả mọi người. Chúng tôi, những người đứng đầu các Giáo Hội, tái khẳng định cam kết tham gia vào cuộc đối thoại khẩn cấp về vấn đề này như đã nêu ra trong tuyên bố gần đây của chúng tôi”.
Mặc dù không nói rõ những người Do Thái này là ai, nhưng Đức Thượng Phụ đã chỉ ra rằng tham vọng của họ là Thánh Địa là nơi chỉ có người Do Thái mới được sinh sống. Đức Thượng Phụ Theophilos cho biết, chính vì lý do này mà các nhà lãnh đạo Giáo Hội Kitô đặc biệt đánh giá cao cam kết kiên định của Herzog đối với sự toàn vẹn, đa văn hóa, đa sắc tộc và đa tôn giáo của khu vực.
Tổng thống Isaac Herzog, Bộ trưởng Nội vụ Ayelet Shaked, và Đức Thượng Phụ Theophilos đã phát biểu trong buổi tiệc chiêu đãi Năm mới hàng năm do tổng thống Israel tổ chức cho các nhà lãnh đạo tinh thần và giáo dân của các Giáo Hội và cộng đồng Kitô Giáo. Tiệc chiêu đãi được tổ chức theo truyền thống giữa các ngày lễ Giáng Sinh Latinh và Đông phương. Khoảng 100 nhà lãnh đạo tinh thần và giáo dân đại diện cho các hệ phái Kitô Giáo đã lấp đầy hội trường chính tại Dinh thự của Tổng thống.
Source:Jerusalem Post
Linh mục Công Giáo, và 2 người khác bị bỏ tù theo luật chống cải đạo ở Madhya Pradesh
Đặng Tự Do
16:11 04/01/2022
Hôm 29 tháng 12, cảnh sát ở bang Madhya Pradesh của Ấn Độ tuyên bố đã bắt giữ ba người, bao gồm một linh mục của Giáo Hội Công Giáo và một Mục sư Tin lành bị cáo buộc đã dụ dỗ những người Ấn Giáo theo Kitô Giáo.
Cảnh sát tuyên bố rằng những người bị bắt bị cáo buộc là đã tham gia vào việc chiêu dụ tín đồ ở một ngôi làng trong huyện Jhabua, một trong những khu vực đông dân cư của tiểu bang.
Cảnh sát cho biết việc bắt giữ này được đưa ra trên cơ sở một khiếu nại được nộp tại một đồn cảnh sát địa phương ở quận Jhabua, trong đó tuyên bố rằng Cha Jam Singh Dindore, Mục sư Ansingh Ninama và một người tên là Mangu Mehtab Bhuriya đã dụ dân làng chuyển sang Kitô Giáo bằng cách hứa cung cấp cho họ giáo dục và điều trị miễn phí trong trường học và bệnh viện do các nhà truyền giáo điều hành. Cảnh sát cho biết cả ba vị này đều bị buộc tội theo Đạo luật Tự do Tôn giáo của Madhya Pradesh, năm 2021, được gọi là luật chống cải đạo.
Cảnh sát nói thêm người nộp đơn tố cáo được xác định là Tetiya Bariya, một dân làng. Người khiếu nại đã cáo buộc rằng “Vào ngày 26 tháng 12, Cha Jam Singh Dindore gọi tôi và Surti Bai một dân làng khác đến phòng cầu nguyện của ông ấy và bắt chúng tôi ngồi trong một cuộc họp hàng tuần kêu gọi cải đạo. Họ tưới nước lên chúng tôi và đọc Kinh thánh”.
Người khiếu nại nói thêm rằng anh ta đã được yêu cầu chuyển sang Kitô Giáo với lời đề nghị y tế và giáo dục miễn phí cho con cái của mình, nhưng anh ta đã từ chối và thông báo cho cảnh sát.
Từ đơn kiện này, một nhóm cảnh sát địa phương đã đến nơi ở của Cha Dindore vào chiều Chúa Nhật và bắt giữ ngài. Sau đó, cảnh sát đã bắt thêm hai người có liên quan đến vụ việc.
Tuy nhiên, các Nhà truyền giáo Kitô ở quận Jhabua đã cáo buộc rằng một chiến dịch bôi nhọ đang được thực hiện ở các khu vực ở Madhya Pradesh để chống lại họ.
Source:Kashmir News Service
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong tháng Giêng là: Cầu cho những người bị đàn áp về tôn giáo
Thanh Quảng sdb
17:47 04/01/2022
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong tháng Giêng là: Cầu cho những người bị đàn áp về tôn giáo
Đức Thánh Cha Phanxicô dành ý cầu nguyện đầu tiên của năm 2022 để chống lại sự phân biệt đối xử và đàn áp tôn giáo, ĐTC nhắc nhở chúng ta tự do tôn giáo không chỉ giới hạn ở sự tự do thờ phượng, nhưng còn gắn liền với tình huynh đệ.
(Tin Vatican)
Trong video của Đức Thánh Cha Phanxicô về ý cầu nguyện trong tháng Giêng năm 2022, ĐTC viết: “Làm sao chúng ta có thể cho phép cái xã hội vốn rất văn minh này, lại có những người bị bách hại chỉ vì họ công khai tuyên xưng đức tin của họ?”
Và "Tại sao mà nhiều tôn giáo thiểu số hiện đang bị phân biệt đối xử hoặc bị ngược đãi?"
Ý cầu nguyện tháng Giêng của Ngài đánh dấu sự khởi đầu năm thứ bảy của Chương trình Video Cầu nguyện của Đức Thánh Cha, một Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu của Đức Thánh Cha.
Trong thông điệp được công bố hôm thứ Ba 4/1/2022, Đức Thánh Cha chia sẻ việc bắt bớ những ai, chỉ vì họ công khai tuyên xưng đức tin của họ là “vô nhân đạo” và “điên rồ”.
Một hiện tượng trên toàn thế giới
Tổ chức từ thiện Công Giáo cho hay các Giáo hội đang cần đến sự trợ giúp (Aid to the Church in Need), đang phát tán thông điệp của tháng này, ghi nhận trong báo cáo hàng năm “Tự do tôn giáo trên thế giới” cho hay trên toàn thế giới, cứ ba quốc gia thì có một nước tự do tôn giáo bị vi phạm, chiếm khoảng 2/3 tổng dân số thế giới.
Theo báo cáo của ACN, hơn 646 triệu người tín hữu đang sống ở các quốc gia không tôn trọng tự do tôn giáo.
Công nhận người khác là anh chị em
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng “tự do tôn giáo không chỉ giới hạn ở sự tự do thờ phượng,” nhưng “cần chúng ta đánh giá cao những điểm khác biệt của người khác và nhìn nhận họ như là những anh chị em thực sự.”
Ngay cả khi có những khác biệt đáng kể, chẳng hạn như khác biệt về tôn giáo, thì cũng không nên “làm xứt mẻ tình đoàn kết tuyệt vời của việc liên đới với anh chị em khác”.
“Chúng ta hãy chọn con đường huynh đệ. Bởi vì chúng ta là anh chị em với nhau hoặc chúng ta bại trận”.
Trong tháng đầu tiên của năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta hãy cầu nguyện “cho những người bị đối xử phân biệt và bị đàn áp tôn giáo, có thể tìm thấy trong xã hội mà họ sống các quyền và phẩm giá có được từ việc trở thành anh chị em với nhau”.
Đức Thánh Cha Phanxicô dành ý cầu nguyện đầu tiên của năm 2022 để chống lại sự phân biệt đối xử và đàn áp tôn giáo, ĐTC nhắc nhở chúng ta tự do tôn giáo không chỉ giới hạn ở sự tự do thờ phượng, nhưng còn gắn liền với tình huynh đệ.
(Tin Vatican)
Trong video của Đức Thánh Cha Phanxicô về ý cầu nguyện trong tháng Giêng năm 2022, ĐTC viết: “Làm sao chúng ta có thể cho phép cái xã hội vốn rất văn minh này, lại có những người bị bách hại chỉ vì họ công khai tuyên xưng đức tin của họ?”
Và "Tại sao mà nhiều tôn giáo thiểu số hiện đang bị phân biệt đối xử hoặc bị ngược đãi?"
Ý cầu nguyện tháng Giêng của Ngài đánh dấu sự khởi đầu năm thứ bảy của Chương trình Video Cầu nguyện của Đức Thánh Cha, một Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu của Đức Thánh Cha.
Trong thông điệp được công bố hôm thứ Ba 4/1/2022, Đức Thánh Cha chia sẻ việc bắt bớ những ai, chỉ vì họ công khai tuyên xưng đức tin của họ là “vô nhân đạo” và “điên rồ”.
Một hiện tượng trên toàn thế giới
Tổ chức từ thiện Công Giáo cho hay các Giáo hội đang cần đến sự trợ giúp (Aid to the Church in Need), đang phát tán thông điệp của tháng này, ghi nhận trong báo cáo hàng năm “Tự do tôn giáo trên thế giới” cho hay trên toàn thế giới, cứ ba quốc gia thì có một nước tự do tôn giáo bị vi phạm, chiếm khoảng 2/3 tổng dân số thế giới.
Theo báo cáo của ACN, hơn 646 triệu người tín hữu đang sống ở các quốc gia không tôn trọng tự do tôn giáo.
Công nhận người khác là anh chị em
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng “tự do tôn giáo không chỉ giới hạn ở sự tự do thờ phượng,” nhưng “cần chúng ta đánh giá cao những điểm khác biệt của người khác và nhìn nhận họ như là những anh chị em thực sự.”
Ngay cả khi có những khác biệt đáng kể, chẳng hạn như khác biệt về tôn giáo, thì cũng không nên “làm xứt mẻ tình đoàn kết tuyệt vời của việc liên đới với anh chị em khác”.
“Chúng ta hãy chọn con đường huynh đệ. Bởi vì chúng ta là anh chị em với nhau hoặc chúng ta bại trận”.
Trong tháng đầu tiên của năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta hãy cầu nguyện “cho những người bị đối xử phân biệt và bị đàn áp tôn giáo, có thể tìm thấy trong xã hội mà họ sống các quyền và phẩm giá có được từ việc trở thành anh chị em với nhau”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội: Mừng hồng ân Ngọc – Kim – Ngân khánh Khấn dòng
Ban Văn Hóa Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội
11:31 04/01/2022
Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội: Mừng hồng ân Ngọc – Kim – Ngân khánh Khấn dòng
“Với lời nguyện tin yêu sắt son đời con, vững một lòng cậy trông Chúa không hề vơi. Qua bao năm lầm than hồng ân Chúa vẫn tuôn tràn, cho con luôn vững vàng trong ân tình Ngài chứa chan.” Lời ca đầy xác tín trên đây đã nối nhịp bước chân dìu các Bà, các Chị hân hoan tiến vào nguyện đường Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội trong Thánh lễ tạ ơn mừng Ngọc khánh, Kim khánh và Ngân khánh khấn dòng. Thánh lễ do Đức Tổng Giám Mục (TGM) Giuse Vũ Văn Thiên long trọng cử hành vào lúc 9h30 sáng thứ Ba, ngày 04/01/2022.
Xem Hình
Hôm nay là một ngày vui đặc biệt cho Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội, bởi đây là lần đầu tiên Hội dòng tổ chức cho các Bà, các Chị mừng Ngọc – Kim – Ngân khánh khấn dòng trong cùng một ngày. Trong số đó có 20 bà mừng Ngọc khánh, 1 bà mừng Kim khánh, và 7 chị mừng Ngân khánh. Chung chia trong niềm vui đó, các chị em đại diện từ các cộng đoàn của Hội dòng cũng trở về hiệp thông trong ngày hồng phúc. Dẫu có thiếu vắng gia đình, người thân, ân nhân, nhưng quý Bà, quý Chị mừng lễ hôm nay vẫn luôn ngập tràn tình yêu Chúa và đong đầy tình nghĩa chị em.
25 năm, 50 năm hay 60 năm đời hiến dâng. Một cột mốc, một chặng đường cũng đã đủ dài để quý bà, quý chị cùng dừng lại để nhìn về quá khứ với lòng tri ân. Dòng thời gian đã trôi với bao buồn vui, khó nhọc đè nặng trên vai. Dáng vẻ bên ngoài tuy đã thay đổi về chiều cao và sức nặng, khăn lúp hay kiểu áo đã bao lần đổi thay nhưng tình yêu Chúa, yêu đời dâng hiến nơi quý Bà, quý Chị vẫn luôn nồng thắm.
Đối với quý Bà mừng Ngọc khánh, đây là những chứng nhân lịch sử liền sau giai đoạn biến cố di cư 1954, số nữ tu còn lại với giáo phận rất ít, ơn gọi khan hiếm. Vì thế theo lời chỉ dạy của Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Như Khuê, các cha xứ đã kêu mời ơn gọi nơi các giáo xứ và các Bà là lớp đầu tiên đáp trả lại lời mời gọi đó. Các Bà đã phải trải qua quãng thời gian sống trong ơn gọi với nhiều vất vả, gian nan và khốn khó do hoàn cảnh của thời cuộc. Cho dù bị cấm đoán, dọa nạt, hay hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp cũng không làm các Bà chùn bước trong hành trình ơn gọi của mình. Bằng chứng là Thánh lễ khấn dòng của các Bà thời đó được diễn ra bất ngờ, âm thầm và thường là trong đêm tối (khấn chui).
Với 7 Chị mừng Ngân khánh, đây có thể coi là “điểm dừng chân” lý tưởng để quý Chị nhìn lại ơn gọi sau 25 năm Khấn dòng. Trải qua bao thăng trầm, với sự gián đoạn 7 năm Hội dòng không có Nhà Tập (1990 – 1997). Các Chị là lớp khấn đầu tiên kể từ khi Hội dòng có Nhà Tập trở lại (1995) và được tuyên khấn công khai, đánh dấu kết thúc cho thời kỳ tu chui, khấn chui. Với ơn Chúa, quý Chị vẫn cảm nghiệm được bàn tay Chúa luôn bao bọc chở che và hơn ai hết, quý Chị cảm nghiệm sâu nhất, rõ nhất tình yêu Thiên Chúa dành riêng cho mình. Các Chị là tấm gương sáng về lòng nhiệt tâm và trung thành cho các thế hệ đàn em.
Xuôi về hiện tại
Xuôi theo dòng năm tháng, giờ đây đôi vai đã nghiêng nghiêng bởi sức nặng cuộc đời, mái tóc đã bạc, lưng đã còng và đôi mắt đã mờ theo lớp bụi thời gian của quý Bà mừng Ngọc khánh và Kim khánh, nhưng nơi các Bà vẫn ngời lên sức mạnh của lòng tín trung và can đảm, là chứng nhân Đức tin và lịch sử sống động cho thế trẻ của Hội dòng noi theo.
Xác tín hơn nữa trong ơn gọi của đời thánh hiến theo linh đạo và Hiến chương Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội, ngày sau bài giảng của Đức TGM Giuse, quý Bà, quý Chị kỷ niệm hồng ân khấn dòng hôm nay đã long trọng lặp lại lời tuyên khấn trước sự chứng kiến của Đức TGM Giuse, cha Tổng Đại diện Antôn, quý cha và cộng đoàn hiện diện.
Biết ơn và tri ân
Nơi quý Bà, quý Chị mừng ngày kỷ niệm Khấn dòng hôm nay, chị em trong Hội Dòng đã đọc được những dòng chữ ân phúc, sống động mà Thiên Chúa đã ghi đậm nét trên trang sử của Hội dòng.
Tiếp nối tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, chị Tổng Phụ trách Têrêsa Trần Thị Nụ đã đại diện cho Hội dòng bày tỏ lòng biết ơn đến Đức TGM Giuse, quý Cha, đã hiện diện cầu nguyện đặc biệt cho Hội dòng và cho các chị em mừng kỷ niệm ngày hồng phúc hôm nay.
Với tấm lòng thảo kính, chị em Hội dòng đã dâng tặng các Bà, các Chị những bó hoa tươi thắm được đan kết bởi nhiều sắc màu tri ân như thay lời muốn nói.
Niềm vui và lòng tri ân đối với Chúa và mọi người trở nên đậm đà hơn khi quý Bà, quý Chị tiếp tục được quây quần bên vị Cha Chung, quý Cha, và quý chị em để chia sẻ bữa tiệc mừng đơn sơ nhưng ấm tình gia đình.
Tình yêu Đức Kitô được làm mới lại
Ước chi với việc mừng Ngọc – Kim – Ngân khánh hôm nay, các Bà các Chị sẽ tiếp tục làm mới lại tình yêu trong sáng, tươi đẹp thuở ban đầu đã dành cho Đức Giêsu. Đồng thời, làm vang xa lời tâm niệm mà quý bà quý chị đã lặp đi lặp lại mỗi ngày “Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí con”.
Ban Văn Hóa Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội
“Với lời nguyện tin yêu sắt son đời con, vững một lòng cậy trông Chúa không hề vơi. Qua bao năm lầm than hồng ân Chúa vẫn tuôn tràn, cho con luôn vững vàng trong ân tình Ngài chứa chan.” Lời ca đầy xác tín trên đây đã nối nhịp bước chân dìu các Bà, các Chị hân hoan tiến vào nguyện đường Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội trong Thánh lễ tạ ơn mừng Ngọc khánh, Kim khánh và Ngân khánh khấn dòng. Thánh lễ do Đức Tổng Giám Mục (TGM) Giuse Vũ Văn Thiên long trọng cử hành vào lúc 9h30 sáng thứ Ba, ngày 04/01/2022.
Xem Hình
Hôm nay là một ngày vui đặc biệt cho Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội, bởi đây là lần đầu tiên Hội dòng tổ chức cho các Bà, các Chị mừng Ngọc – Kim – Ngân khánh khấn dòng trong cùng một ngày. Trong số đó có 20 bà mừng Ngọc khánh, 1 bà mừng Kim khánh, và 7 chị mừng Ngân khánh. Chung chia trong niềm vui đó, các chị em đại diện từ các cộng đoàn của Hội dòng cũng trở về hiệp thông trong ngày hồng phúc. Dẫu có thiếu vắng gia đình, người thân, ân nhân, nhưng quý Bà, quý Chị mừng lễ hôm nay vẫn luôn ngập tràn tình yêu Chúa và đong đầy tình nghĩa chị em.
Để chuẩn bị tâm hồn xứng đáng cho ngày hồng ân trọng đại, trước đó các Bà các Chị đã có 5 ngày tĩnh tâm sốt sắng dưới sự hướng dẫn của cha đồng hành Phanxicô Xavie Cần Phạm Minh Thiết, OSB.
25 năm, 50 năm hay 60 năm đời hiến dâng. Một cột mốc, một chặng đường cũng đã đủ dài để quý bà, quý chị cùng dừng lại để nhìn về quá khứ với lòng tri ân. Dòng thời gian đã trôi với bao buồn vui, khó nhọc đè nặng trên vai. Dáng vẻ bên ngoài tuy đã thay đổi về chiều cao và sức nặng, khăn lúp hay kiểu áo đã bao lần đổi thay nhưng tình yêu Chúa, yêu đời dâng hiến nơi quý Bà, quý Chị vẫn luôn nồng thắm.
Đối với quý Bà mừng Ngọc khánh, đây là những chứng nhân lịch sử liền sau giai đoạn biến cố di cư 1954, số nữ tu còn lại với giáo phận rất ít, ơn gọi khan hiếm. Vì thế theo lời chỉ dạy của Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Như Khuê, các cha xứ đã kêu mời ơn gọi nơi các giáo xứ và các Bà là lớp đầu tiên đáp trả lại lời mời gọi đó. Các Bà đã phải trải qua quãng thời gian sống trong ơn gọi với nhiều vất vả, gian nan và khốn khó do hoàn cảnh của thời cuộc. Cho dù bị cấm đoán, dọa nạt, hay hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp cũng không làm các Bà chùn bước trong hành trình ơn gọi của mình. Bằng chứng là Thánh lễ khấn dòng của các Bà thời đó được diễn ra bất ngờ, âm thầm và thường là trong đêm tối (khấn chui).
Mừng Kim khánh hôm nay chỉ có bà Maria Phạm Thị Xuyến. Cũng do bối cảnh khó khăn của thời cuộc lúc bấy giờ, vào năm 1972 bà được Mẹ Bề trên Matta Nguyễn Thị Nhục nhận lời tuyên khấn lần đầu. Năm mươi năm đã trôi qua, giờ đây đầu gối đã chùn, chân bước đã chậm nhưng sự hiện diện sống động của bà hôm nay phần nào diễn tả lòng thương xót bao la của Thiên Chúa.
Với 7 Chị mừng Ngân khánh, đây có thể coi là “điểm dừng chân” lý tưởng để quý Chị nhìn lại ơn gọi sau 25 năm Khấn dòng. Trải qua bao thăng trầm, với sự gián đoạn 7 năm Hội dòng không có Nhà Tập (1990 – 1997). Các Chị là lớp khấn đầu tiên kể từ khi Hội dòng có Nhà Tập trở lại (1995) và được tuyên khấn công khai, đánh dấu kết thúc cho thời kỳ tu chui, khấn chui. Với ơn Chúa, quý Chị vẫn cảm nghiệm được bàn tay Chúa luôn bao bọc chở che và hơn ai hết, quý Chị cảm nghiệm sâu nhất, rõ nhất tình yêu Thiên Chúa dành riêng cho mình. Các Chị là tấm gương sáng về lòng nhiệt tâm và trung thành cho các thế hệ đàn em.
Xuôi về hiện tại
Xuôi theo dòng năm tháng, giờ đây đôi vai đã nghiêng nghiêng bởi sức nặng cuộc đời, mái tóc đã bạc, lưng đã còng và đôi mắt đã mờ theo lớp bụi thời gian của quý Bà mừng Ngọc khánh và Kim khánh, nhưng nơi các Bà vẫn ngời lên sức mạnh của lòng tín trung và can đảm, là chứng nhân Đức tin và lịch sử sống động cho thế trẻ của Hội dòng noi theo.
Chia sẻ niềm vui với chị em Hội dòng, trong bài giảng lễ Đức TGM Giuse nhấn mạnh đến vòng hoa với sắc vàng được đội trên đầu các Bà mừng Ngọc khánh và Kim khánh, đã nói lên niềm vui hân hoan, diễn tả sự thánh thiện, đồng thời là lý tưởng lời mời gọi nên thánh. Cùng với đó, theo lời trần tình của Đức TGM Giuse, các bà cao niên hôm nay chính là những tấm gương và là sự khích lệ cho chị em trẻ tuổi, những thế hệ sau này. Ngài cũng cầu chúc cho các bà luôn tràn ngập niềm vui trong tuổi già. Nhắc lại hành trình 25 năm, 50 năm hay 60 năm đó chính là dịp để các bà các chị nhìn lại chặng đường đã qua mà dâng lời tạ ơn Thiên Chúa.
Xác tín hơn nữa trong ơn gọi của đời thánh hiến theo linh đạo và Hiến chương Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội, ngày sau bài giảng của Đức TGM Giuse, quý Bà, quý Chị kỷ niệm hồng ân khấn dòng hôm nay đã long trọng lặp lại lời tuyên khấn trước sự chứng kiến của Đức TGM Giuse, cha Tổng Đại diện Antôn, quý cha và cộng đoàn hiện diện.
Biết ơn và tri ân
Nơi quý Bà, quý Chị mừng ngày kỷ niệm Khấn dòng hôm nay, chị em trong Hội Dòng đã đọc được những dòng chữ ân phúc, sống động mà Thiên Chúa đã ghi đậm nét trên trang sử của Hội dòng.
Tiếp nối tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, chị Tổng Phụ trách Têrêsa Trần Thị Nụ đã đại diện cho Hội dòng bày tỏ lòng biết ơn đến Đức TGM Giuse, quý Cha, đã hiện diện cầu nguyện đặc biệt cho Hội dòng và cho các chị em mừng kỷ niệm ngày hồng phúc hôm nay.
Với tấm lòng thảo kính, chị em Hội dòng đã dâng tặng các Bà, các Chị những bó hoa tươi thắm được đan kết bởi nhiều sắc màu tri ân như thay lời muốn nói.
Niềm vui và lòng tri ân đối với Chúa và mọi người trở nên đậm đà hơn khi quý Bà, quý Chị tiếp tục được quây quần bên vị Cha Chung, quý Cha, và quý chị em để chia sẻ bữa tiệc mừng đơn sơ nhưng ấm tình gia đình.
Tình yêu Đức Kitô được làm mới lại
Ước chi với việc mừng Ngọc – Kim – Ngân khánh hôm nay, các Bà các Chị sẽ tiếp tục làm mới lại tình yêu trong sáng, tươi đẹp thuở ban đầu đã dành cho Đức Giêsu. Đồng thời, làm vang xa lời tâm niệm mà quý bà quý chị đã lặp đi lặp lại mỗi ngày “Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí con”.
Ban Văn Hóa Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội
Văn Hóa
Sống Theo Văn Hóa Việt Nam
Phó tế Phạm Bá Nha
10:37 04/01/2022
ĂN ĐỂ SỐNG, KHÔNG SỐNG ĐỂ ĂN
Người VN coi nhẹ miếng ăn, không tham ăn. Như cha ông nhắc nhở mơ ước sống tới đầu bạc răng long. Ăn để sống, chứ không sống để ăn. Nhưng ít ai nghĩ đến sống là gì, sống ra sao mới đáng ăn. Nên không biết ăn là gì và ăn như thế nào mới đáng sống. Người ta cẩn thận bảo nhau: Miếng ăn là miếng nhục, miếng tồi tàn.
Cách đối sử trong ngày, ăn đối với người này thì nhỏ, mà với người khác lại lớn. Đúng Một miếng giữa làng bằng một làng xó bếp. Có người mất miếng ăn có vẻ bực bội, để lộ con người nhỏ nhen, vụn vặt, ích kỷ, thiếu văn hóa.
Ông cha ta rất hiếu khách, hướng miếng ăn cao cả cho mai sau hơn, nên các bà mẹ dặn con : Mình ăn thì hết, người ăn thì còn. “Còn” ở đây là tình nghĩa ảnh hưởng lâu dài, bác ái, giúp đỡ.
Anh đi đâu cũng ghé lại nhà
Nghèo em, em chịu, vịt gà đãi anh
Sống thành thật có gì đãi vậy. Miền nào có món ăn đó. Không cần đi chợ xa. Cá, ốc, ngao hến trong ao. Rau rợ trồng sẵn trong vườn. Gà vịt cả heo nuôi. Gạo thóc trong kho…
Gió đưa gió đẩy, về dẫy ăn còng
Về sông ăn cá, về đồng ăn cua
Nhưng ăn cũng có cách, qui tắc và pha trộn, mới bảo đảm sức khỏe lâu dài
-Ăn chậm, nhai kỹ, no lâu
Ăn nhanh, chóng đói, lại đau dạ dầy
-Muốn cho ngũ tạng được yên
Bớt ăn mấy miếng, nhịn thèm hơn đau
-Ăn cơm không rau, như đau không thuốc
-Ăn cơm có canh, như tu hành có bạn
Quan trọng, không gì đẹp bằng gói ghém thân tình trong bữa ăn mang hạnh phúc ấm no
-Rau tôm nấu với ruột bầu
Chồng khen vợ húp, gật đầu khen ngon
-Thương chồng nấu cháo le le
Nấu canh hoa lý, nấu chè hột sen
Bà mẹ dạy con gái’ cẩn thận khi ở bên nhà chồng
Con ơi! Mẹ bảo con này
Học buôn học bán cho tày người ta
Con đừng học thói chua ngoa
Họ hang ghét bỏ, người ta chê cười
Dù no, dù đói, cho tươi
Khoan ăn, bớt ngủ, liệu bài lo toan…
Sống thực tế hơn, miễn ‘no bụng’ là đủ, đâu cần ‘giầu sang, danh vọng, chức tước’
-Đói no có thiếp có chàng
Còn hơn chung đỉnh giàu sang một mình
-Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mồi
Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười.
Cười nói đâu cần sang giầu:
Ít nữa lấy chồng anh sẽ giúp cho
Giúp em một thúng xôi vò
Một con lợn béo, một vò rượu tăm (Ca Dao)
Làm ăn vất vả mấy cũng cam. Mùa nào thứ ấy, miễn đầy kho, đầy lẫm, để dành.
Tháng chạp là tháng ăn chơi
Tháng giêng giồng đậu giồng cà
Tháng ba cầy vỡ ruộng ra
Tháng tư làm mạ mưa sa
Ai ai cùng vợ cùng chồng
Chồng cày vợ cấy trong lòng vui thay
Tháng năm gặt hái đã xong
Nhờ trời một mẫu năm nong thóc đầy (Ca Dao)
Ăn uống qua ngòi bút văn hóa
Nhà văn VN chú trọng nhiều tới bữa ăn trong gia đình, giới thiệu món ăn, tùy miền
1) Nhà văn Vũ Bằng viết : Vẻ khi ăn uống sự thường. Cũng còn tiền định khó thương lọ là. Vì vậy, người ta thấy làm lạ, người VN rất lưu ý tới vấn đề ẩm thực. (Tạp Văn. Vũ Bằng, tr. 87)
2) Tiểu thuyết gia Bình Nguyên Lộc (Biên Hòa 1941- Ca 1987) tên thật Lê văn Tuấn, đã viết trên 30 tác phẩm. Trong tác phẩm ‘Rừng Mắm’, viết:
Hò ơ…tháng ba cơm gói ra hòn.
Muốn ăn trứng nhạn, phải lòn hang mai
(Những truyện ngắn hay nhất. nxb Sống Mới, 1973, tr. 15)
3) Nhà văn hiện đại Trà Lũ Trần Trung Lương (1935- nay), trợ bút báo GXVN, xuất bản 18 tác phẩm mang tên ‘Đất…’, 1999-2014. Trong cuốn ‘Đất Quê Hương 2’, nxb Hoa Lư, 2014, có 36 bài. Bài nào tác giả cũng mô tả món ăn VN. Hễ họp là có ăn uống, như: Miến Gà (tr. 6),. Cơm ta gắp món ăn chung trong đĩa (tr. 21). Rau muống luộc, cà ghém chấm mắm tôm (tr. 293). Phở Bò và Gỏi Cuốn (tr. 302)
4) Văn sỹ Đoàn Thị (Dung), trợ bút báo GXVN, được giải thưởng ‘Viết Về Nước Mỹ’ của ‘Việt Báo’, CA. Đã xuất bản hàng năm chung với nhiều tác giả. Mỗi cuốn trên 600 trang. Chúng tôi có các năm 2010,2011, 2016 và 2017. Bài mới trên Online, 12.2.2020, có tựa đề: Đất Lành’ có ghi ‘Món Suông’
5) Thi sỹ Nguyễn Trãi (1380-1442) trong thi tập Gia Huấn Ca khuyên con gái, cả con ăn đầy tớ trong nhà, để ý tới miếng cơm manh áo cho thận trọng, từng bữa cơm.
Cơm chưa chín, không cho khua xáo
Đứa say thóc, đứa giã gạo
Đứa bếp thời chủ việc dọn cơm
Ăn đoạn rồi, cho chúng nghỉ ngơi
Đèn ta sẽ soi trọn bếp lại
Đừng tin trẻ tôi đòi thơ dại (GHC 60-65)
6) Thi sỹ Hồ Huyền Qui viết trong ngụ ngôn Trinh Thử, 850 câu. Chuột đực dùng ‘món ăn’ để quyến dũ chuột bạch.
Rồng rồng theo na sớm trưa
Của đâu cho được dư thừa món ăn
Pha phôi chẳng quản nhọc nhằn
Chân le chân vịt, nào phân đêm ngày (c.55-58)
7) Thi sỹ Trần Tế Xương (1870-1907) khoe các món ăn trong ngày Tết
Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo
Tiền bạc trong kho chưa lãnh tiêu
Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quảy
Trà sen mượn hỏi, giá còn kiêu
Bánh đường sắp gói, e nồm chảy
Giò lụa toan làm, sợ nắng thiu
Thôi thế thì thôi, đành Tết khác
Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo (Tết)
8) Thú ‘ăn’ của Thi sỹ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1888-1939) là nhất. Trong bài Thú Ăn Chơi, ông kể các món ăn VN, như : Hà tươi ở Touranne, mắm Long Xuyên, cà Nghệ An, cá tra Sài gòn, rau bí Thuận An, sơn dương sò huyết Hòn Gay, cá đối Đồng Sành, lợn rừng Giáp Lai, nem Thủ Đức, rau Sắng Chùa Hương, hà (sò) Quảng Yên.
Thức ăn đến đó là thanh
Mở ra chỉ một múi chanh vắt vào
Nuốt trôi mát ruột làm sao
Lâu nay mới thèm ước mơ ăn hà (VN Độc Bản, 1971, tr.212
Các tôn giáo mơ ước ăn để sống mãi, đem ý nghĩa cho việc ăn uống vào nghi lễ. Các tôn giáo thờ kính tổ tiên, họ còn làm bữa cỗ, tưởng nhớ người đã khuất. Con người dành vật cao qúi dâng tiến thần linh xin thoát khỏi tai ương, đền bù lỗi phạm và ân huệ khác.
Các tôn giáo còn dạy tín hữu kiêng cữ và tại sao. Các triết gia suy nghĩ thức ăn thể xác. Họ cho thể xác đối nghịch tinh thần. Nên chủ trương nghiêm khắc với chính bản thân mình. Ăn uống đạm bạc thiếu dinh dưỡng.
Kitô, Do Thái, Hồi giáo cảm tạ Chúa vì ‘cho lương thực hang ngày’, kêu gọi chia sẻ cơm áo cho muôn lòai.
Phật giáo cấm sát sinh, vì tin rằng sinh vật có thể là ông bà, cha mẹ, bạn bè… đầu thai ở kiếp này, nên chỉ ăn thực vật.
Công Giáo được quyền ăn mọi sinh vật, thực vật trên trái đất (x. St 1, 28-29)
Hiệp thông ăn theo xã hội Công Giáo
Ngay khi cày cấy làm mùa, rõ ràng là hiệp thông qua nhiều giai đoạn mới xong
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông nước, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng (Ca Dao)
Ăn là hiệp thông, hòa nhập trong gia đình, cộng đoàn, dân tộc và nhân loại. Mỗi thành phần có nhiệm vụ xây dựng và hy sinh như những tế bào trong thân thể nhiệm mầu. Hiệp thông vào sự sống dẫn mỗi người chúng ta đến Giao ước mới, thiêng liêng mới mẻ vĩnh cửu (x. Mc 14,22-24) Đó là Bàn Tiệc Thánh (x. Mt 26, 26-28). Chúa đã lập Bí Tích Thánh Thể ở lại với loài người.
Thánh Phaolô diễn tả tha thiết về hiệp nhất: Khi ta nâng chén chúc tụng cảm tạ Thiên Chúa. Há chẳng phải dự phần vào Máu Đức Kitô ư? Và khi ta bẻ bánh, đó chẳng phải dự phần vào Thân Thể Ngài sao? Bởi vì chỉ có một tấm bánh và tất cả chúng ta chỉ một thân thể (1Cr 10, 16-17). Hiệp thông trong tình yêu, Động lực và mạnh nhất. Để tạo dựng sự sống. Bao người vất vả làm việc, đổ mồ hôi, nước mắt, thậm chí phải chết vì miếng cơm manh áo, vườn rau ao cá, bảo vệ đất nước quê hương. Hòa nhập là sẵn sàng chia sẻ những gì Chúa ban cho ai thiếu thốn túng bấn. Người giáo dân thực hiện bữa ăn Agape khi bẻ bánh ăn chung (x. Cv 2, 42)
MẶC XỨNG VỚI ĐẠO ĐỨC
Mặc theo phong tục VN. Quần áo không phải che thân, mà còn bảo vệ sự sống phẩm giá con người. Cái mặc là che thân, vỏ bên ngoài. Sống chân tình vẫn không là chuyện cái quần áo đơn giản.
Hơn nhau tấm áo manh quần
Thả ra mình trần cũng như ai.
Thi sỹ Nguyễn Trãi (1380-1442) dạy con thật kỹ
Ăn mặc chớ mỹ miều chải chuốt
Hình dung đừng ve vuốt ngắm trông
Một vừa hai phải thì xong
Giọt dài giọt vắn cũng không ra gì (GHC 9-12)
Ngày nay nét đẹp VN của áo dài. Văn hóa tình yêu mà không ai nghĩ tới bên ngoài. Chiếc áo dài, áo tứ thân, chiếc nón, dáng dấp quê hương dân tộc, thướt tha. Áo dài thành hình từ ba miền đất nước.
Chiếc áo quê hương dáng thướt tha
Non sông gấm vóc mở đôi tà
Tà bên Đông Hải lung linh sóng
Tà bên Trường Sơn rực rỡ hoa
Vạt rộng Nam phần theo cánh gió
Vòng eo Trung bộ thắt lưng ngà
Nhịp tim Hà Nội nhô gò ngực
Hương lúa ba miền thơm thịt da
(Lm Nguyễn Ngọc Sơn. Hội nhập văn hóa Công Giáo VN)
Và còn áo Bà Ba, lịch sự cho đình đám, lễ hội
Áo Bà Ba trắng không ngắn không dài
Sao anh không bận, bận hoài áo thung
Không hợp thời trang trong xã hội mới, quần gì mà như ‘cái trống thủng hai đầu’, bị tẩy chay:
Tháng tám có chiếu vua ra
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng
Người VN siêng năng chăm sóc chiếc áo cho sạch sẽ, gọn gàng và lịch sự
-Áo đen chẳng lẽ đen hoài
Mặc lâu củng trổ, nắng phai bạc mầu
-Cha đời cái áo rách vai
Mất chồng mất bạn vì mày áo ơi.
Mặc theo Công Giáo. Về ăn mặc, người Công Giáo có quan niệm khác biệt, hướng về lãnh vực tinh thần hơn quần áo, trang phục bên ngoài. Thánh Phaolô khuyên và đề nghị: Mặc lấy con người mớ. Theo hình ảnh Tạo Hóa (x. Cl 3, 10). ‘Mặc lấy Đức Kitô (x. Gl 3, 25). Mặc sao cho phù hợp ‘để chỉ có Đức Kitô, là tất cả và ở trong mọi người (x. Cl 3, 11)
Kết luận
Hai nét văn hóa vừa trình bày còn nhiều trao đổi. Bao giờ con người còn sống thì ăn mặc vẫn còn. Cần nhìn con người qua nhân phẩm, chứ đừng nhìn qua áo quần. Muốn đánh giá con người xin nhìn vào bên trong, đừng nhìn bên ngoài.
Xin nhắc lại Tin Mừng mà Gíao Hội VN dùng nhắc giáo dân trong mấy ngày vui Tết: Đừng lo lắng mạng sống… ăn, uống, mặc…Cha trên trời biết tất cả những thứ đó. Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa (x. 6, 25-34)
Ý tưởng phó thác cậy trông vào ngày mai của Tin Mừng này được nhiều nhạc sỹ Công Giáo phổ thành thánh ca, như bản ‘Đừng Lo Ngày Mai’ của Lm nhạc sỹ Giuse Vũ Mộng Thơ (+Pháp 2021)
ĐK. Đừng lo, đừng lo gì ngày mai
Hãy lo hãy lo tìm Nước Chúa
Chúa sẽ, Người sẽ ban cho ta, hạnh phúc,
hạnh phúc muôn đời
1.Chim trời, ngày không gieo, không thu
một được Chúa lo cho no
Hãy sống hãy sống đức tin
này Chúa thương tình
Người ban phúc vinh.
2.Bông huệ nào vất vả thêu đan
mặc còn đẹp còn quá Salomông
Này Chúa, này Chúa sẽ đoái thương tình
Người ban ơn phúc vinh.
Phạm Bá Nha
VietCatholic TV
Bi hùng: Siêu bão tốc vào nhà thờ, gió hú kinh hoàng, rét căm căm linh mục vẫn tiếp tục thánh lễ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:56 04/01/2022
1. Trong khi cơn bão đang hoành hành, vị linh mục vẫn tiếp tục dâng thánh lễ
Hai linh mục đã trở thành những linh mục được quý mến nhất Phi Luật Tân sau khi hình ảnh các ngài cử hành thánh lễ bất chấp cơn bão đang tấn công ào ạt vào nhà thờ được lan truyền rộng rãi trên các mạng xã hội.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi video này trước khi chúng tôi tường trình chi tiết.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Vào ngày 16 tháng 12 năm 2021, khi cơn bão Rai đổ bộ mạnh vào Phi Luật Tân, tàn phá đất nước và giết chết gần 400 người, Cha Virgilio Salas vẫn tiếp tục cử hành Thánh lễ bất chấp những tiếng hú ghê rợn của gió bão đang lùa vào nhà thờ.
Hơn một tuần sau khi “siêu bão” Rai đi qua, đổ bộ vào miền trung và miền nam Phi Luật Tân từ ngày 16 tháng 12 năm 2021, thiệt hại về thiên tai này ngày càng tăng: 375 người chết và hàng trăm nghìn người hiện không có mái che đầu của họ, không có nước và không có điện. Những người sống sót đang tự tổ chức để giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt là thông qua mạng lưới các giáo xứ của họ.
Cha Virgilio Salas nói với ABS-CBN News rằng: “Ngay cả khi có bão tố, đức tin vẫn tiếp tục”. Ngài vẫn tiếp tục cử hành Thánh lễ và phát hình bất chấp những cơn gió dữ dội ập vào đảo Bohol, nơi có nhà thờ của ngài, vào ngày 16 tháng 12. Thật vậy, Vào ngày hôm đó, thánh lễ tại giáo xứ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Maria ở Tagbilaran, một thành phố nằm trên đảo Bohol được dự kiến vào lúc 4 giờ chiều. Một số ít tín hữu tham dự.
Bất chấp sức gió của cơn bão ngày càng dữ dội, Cha Virgilio Salas, với sự hỗ trợ của một linh mục khác của giáo xứ, tiếp tục cử hành thánh lễ và truyền hình trực tiếp trên Internet:
“Chúng tôi tiếp tục cử hành thánh lễ dù chỉ có vài người hiện diện. Giáo hội cam kết luôn cầu nguyện cho các tín hữu của mình,” Cha Salas nói với giới truyền thông sau đó. Vị linh mục khác giải thích rằng ngài cảm thấy vừa sợ hãi trước cơn bão vừa cảm thấy sự thanh thản của một người dành ưu tiên cho đời sống tinh thần của các tín hữu.
Chủ động đối mặt với cơn bão tiếp theo
Hai vị linh mục là người bản địa ở Bohol và đã quen với việc xảy ra bão: đó là lý do tại sao các ngài đầu tư vào một máy phát điện.
Các ngài cũng vận động cộng đồng áp dụng các biện pháp tốt hơn để đối phó với các cơn bão tái diễn. Về vấn đề này, các ngài đề cao nhu cầu thay đổi thái độ của người dân và chính quyền địa phương:
Chúng ta phản ứng nhiều hơn là chủ động. Chúng ta biết có một cơn bão đang đến, nhưng chúng ta không di chuyển cho đến khi nó xảy ra. Các trạm không thể cung cấp nước vì thiếu điện. Chúng tôi có thể chủ động bằng cách cung cấp máy phát điện cho các trạm bơm và cung cấp thiết bị chiếu sáng và khẩn cấp bằng năng lượng mặt trời.
Giáo xứ đã và đang làm phần việc của mình và tiếp tục khuyến khích người dân làm phần việc của mình, tại thời điểm này thông qua việc quyên góp thực phẩm, nước và đèn. Tất nhiên, các linh mục cũng đang hỗ trợ tinh thần cho họ:
Giữa cơn bão tố, các môn đệ hỏi Chúa Giêsu rằng “Thầy ơi chúng con chết đến nơi rồi mà Thầy chẳng lo gì sao. Và Chúa hỏi họ, “Tại sao anh em lại hèn tin như thế?”
Các linh mục cũng nhắc lại tình trạng nghèo hèn trong chuồng gia súc nơi Chúa Giêsu được sinh ra và vẽ ra sự song song giữa Lễ Giáng Sinh và việc giúp đỡ người khác:
“Ngay cả khi nó là một cái gì đó đơn giản như nước, hãy chia sẻ nguồn nước mà bạn có. Chúng tôi chúc tất cả mọi người một Giáng Sinh vui vẻ bất chấp thảm họa. Chúng tôi luôn ở đây để làm mọi thứ trong khả năng của mình cho bạn”.
Source:Aleteia
2. Mạc Tư Khoa “săn trộm” 102 giáo sĩ của Tòa Thượng phụ Alexandria, tạo thành “Tòa Thượng Phụ Phi Châu”
Nội bộ của Chính Thống Giáo đã trở nên hết sức căng thẳng sau khi Chính Thống Giáo Nga “săn trộm” 102 giáo sĩ của Tòa Thượng phụ Alexandria, để hình thành “Tòa Thượng Phụ Phi Châu” của Chính Thống Giáo Nga.
Các quan sát viên cũng tin rằng các hoạt động ngoại giao nhộn nhịp giữa Đức Tổng Giám Mục Hilarion Alfeyev, chủ tịch Ủy Ban Đối ngoại Thánh Công Đồng Nga và Vatican trong các ngày qua không phải để chuẩn bị cho một cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và Đức Thượng Phụ Kirill; nhưng nhằm chuẩn bị cho một động thái vừa mới diễn ra hôm 29 tháng 12, và đang gây xao xuyến trong thế giới Chính Thống Giáo.
Tưởng cũng nên nhắc lại, ngày 5 tháng Giêng, 2019, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã chủ sự các nghi thức cầu nguyện tại Nhà thờ Chính tòa Thánh George của Tòa Thượng Phụ Constantinope, trước khi kết thúc các thủ tục ký kết Tomos, trao quyền tự trị cho Chính Thống Giáo Ukraine. Đức Theodore, Thượng Phụ Alexandria đã tham dự các nghi thức này. Sau đó, Tòa Thượng phụ Alexandria là một trong các tòa đã nhanh chóng công nhận Giáo Hội Chính Thống tân lập Ukraine.
Người Nga nói rằng việc công nhận Giáo Hội Chính thống Ukraine của Tòa Thượng phụ Alexandria sẽ không thể không có hậu quả; và nói thẳng rằng họ sẽ thành lập các giáo phận Chính Thống Giáo Nga trong các lãnh thổ Chính Thống Giáo khác, là một điều hết sức cấm kỵ trong Chính Thống Giáo.
Trong thời gian qua, một số thành phần trong Giáo hội Chính thống Nga đã ráo riết thành lập “Tòa Thượng Phụ Phi Châu của Chính Thống Giáo Nga” với mục tiêu là ảnh hưởng đến thẩm quyền hợp pháp của Đức Thượng Phụ Theodore.
Dưới đây là toàn văn tuyên bố của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa.
Thánh Công Đồng quyết định thành lập một Tòa Thượng Phụ tại Phi Châu
Người đứng đầu Ủy ban của Thánh Công Đồng về Mối quan hệ của Giáo hội với Xã hội và Truyền thông Đại chúng, Vladimir Legoida, đã báo cáo về các nghị quyết đã được Thánh Công Đồng của Giáo hội Chính thống Nga thông qua tại cuộc họp được tổ chức vào ngày 29 tháng 12 năm 2021, tại Dinh Thượng phụ và Thánh Công Đồng tại Tu viện Thánh Daniel ở Mạc Tư Khoa. Cuộc họp do Đức Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa và Toàn Nga chủ trì.
Ông Legoida cho biết Thánh Công Đồng đã nghe báo cáo của phó chủ tịch Ủy Ban Đối ngoại, là Đức Tổng Giám Mục Leonid của Yerevan và Armenia, về nhiều lời kêu gọi gửi tới Đức Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa và Toàn nước Nga từ các giáo sĩ của Giáo Hội Chính Thống Giáo của Alexandria để đưa họ về dưới sự giám hộ của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa (Biên bản số 100).
Ông Legoida nói: “Tổng kết cuộc thảo luận, Thánh Công Đồng tuyên bố rằng không thể từ chối một lời yêu cầu nào của các giáo sĩ của Giáo Hội Chính thống giáo Alexandria, là những người đã thiết tha kêu cầu đưa họ về dưới quyền giám hộ của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa”.
Ông nói thêm: “Về điểm này, Thánh Công Đồng đã quyết định rằng thể theo các kiến nghị của họ, 102 giáo sĩ của Tòa Thượng phụ Alexandria từ tám quốc gia ở Phi Châu, sẽ được chấp nhận thuộc thẩm quyền của Giáo hội Chính thống Nga”.
Thượng Hội Đồng Tòa Thánh quyết định rằng Tòa Giám Mục của Phi Châu được thành lập bao gồm Giáo phận Bắc Phi và Nam Phi và người đứng đầu Tòa Thượng Phụ của Phi Châu được mang tước hiệu Đức Thượng Phụ “Klin”.
Vladimir Legoida cũng báo cáo rằng Thánh Công Đồng đã quyết định rằng Giáo phận Bắc Phi sẽ bao gồm các giáo xứ của Chính Thống Giáo Nga ở Ai Cập, Tunisia và Maroc và vị giám mục của Giáo phận Bắc Phi có tước hiệu Giám Mục “Cairo và Bắc Phi”.
Ông Legoida cho biết thêm: “Hơn nữa, Thánh Công Đồng đã quyết định rằng Giáo phận Nam Phi sẽ bao gồm giáo xứ của Chính Thống Giáo Nga ở Cộng hòa Nam Phi”.
Ông nói: “Thánh Công Đồng quyết định rằng vị giám mục của Giáo phận Nam Phi được mang tước hiệu Giám Mục “của Johannesburg và Nam Phi”.
Theo ông Legoida, Thượng Hội đồng đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Leonid của Yerevan và Armenia làm Giám mục Thượng phụ cho Phi Châu, tức là Đức Thượng Phụ Klin, với chỉ thị cai trị Giáo phận Bắc Phi và làm Giám Quản Tông Tòa tạm thời của Giáo phận Nam Phi.
“Thánh Công Đồng cũng quyết định miễn nhiệm Đức Cha Leonid trong tư cách là Ủy Ban Đối ngoại, nhưng giữ lại nhiệm vụ của ngài là Giám Quản Tông Tòa tạm thời của Giáo phận Yerevan và Armenia”
Source:Orthodox Times
3. Phó thủ tướng Abazović của Montenegro mời Đức Thánh Cha Phanxicô sang thăm quốc gia này
Phó Thủ tướng Dritan Abazović hôm nay có cuộc gặp với Giáo hoàng Francis tại Vatican.
Abazović là khách mời danh dự trong buổi Tiếp kiến Chung thứ Tư 29 tháng 12 tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục. Sau buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bước xuống bục chào quan khách, nhân dịp đó ngài đã có cuộc trò chuyện ngắn với Phó Thủ tướng Abazović.
Trong cuộc trò chuyện, Abazović mời Đức Thánh Cha đến thăm Montenegro và bằng cách đó, thực hiện ý nguyện của Emilije Ognjanović, người cha tinh thần là người gốc Montenegro, đang truyền giáo ở Á Căn Đình.
Đức Thánh Cha hóm hỉnh nói “Vì Cha Ognjanović, tôi cũng là người Montenegro”.
Sau cuộc trò chuyện, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng một món quà cho Phó Thủ tướng Abazović và các thành viên khác trong đoàn tùy tùng.
Sau buổi lễ, Phó Thủ tướng Abazović đã đến thăm Đại sứ quán Montenegro tại Vatican, nơi ông đã nói chuyện với Đại biện lâm thời tại Đại sứ quán cạnh Toà Thánh Gojko Čelebić.
Montenegro, có nghĩa là “Ngọn núi Đen”, là một quốc gia tại miền đông nam Âu Châu. Nước này giáp với biển Adriatic về phía tây nam, và có chung đường biên giới với Croatia về phía tây, Bosnia và Hercegovina về phía tây bắc, Serbia về phía đông bắc, Kosovo về phía đông và cuối cùng là Albania về phía đông nam.
Montenegro là quốc gia độc lập từ cuối Trung cổ tới năm 1918. Sau đó nước này là một phần của Nam Tư. Sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 21 tháng 5 năm 2006, Montenegro tuyên bố độc lập vào ngày 3 tháng 6 năm 2006. Ngày 28 tháng 6, Montenegro được trở thành thành viên thứ 192 của Liên Hợp Quốc.
Theo thống kê vào tháng 7 vừa qua, Montenegro có 607,100 dân. 72.1% theo Chính Thống Giáo. Người Công Giáo chỉ có 3.4% dân số sinh hoạt trong tổng giáo phận Bar và giáo phận Kotor.
Tổng giáo phận Bar có 12,000 người Công Giáo, sinh hoạt trong 19 giáo xứ, dưới sự coi sóc của 12 linh mục, 6 nam tu sĩ và 32 nữ tu.
Giáo phận Kotor có 8,300 người Công Giáo, sinh hoạt trong 25 giáo xứ, dưới sự coi sóc của 15 linh mục, 2 nam tu sĩ và 25 nữ tu.
Source:gov.me
Diễn biến phức tạp: Biến thể mới hoành hành ở Mỹ. Israel cân nhắc tiêm liều thứ tư
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:52 04/01/2022
1. Omicron hiện chiếm 95% các ca nhiễm trùng Covid-19 mới của Hoa Kỳ
Biến thể Omicron đã gây ra 95.4% trường hợp nhiễm Covid-19 mới ở Mỹ vào tuần trước - cao hơn đáng kể so với tuần trước đó nữa, theo ước tính được công bố hôm thứ Ba 4 tháng Giêng của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ.
Trong bốn tuần qua, Omicron đã tăng nhanh chóng trong các con số ước tính, cụ thể là
Omicron chiếm 8.0% các trường hợp vào tuần kết thúc vào ngày 11 tháng 12
Nó tăng lên đến 37.9% các trường hợp vào tuần kết thúc vào ngày 18 tháng 12
Tiếp tục tăng đến 77.0% các trường hợp vào tuần kết thúc vào ngày 25 tháng 12
Và đến nay 95.4% các trường hợp vào tuần kết thúc vào ngày 1 tháng Giêng
Biến thể Delta chiếm gần như tất cả phần còn lại. Nói dễ hiểu là cho đến nay cứ 100 trường hợp nhiễm bệnh thì có 96 trường hợp là do Omicron và 4 trường hợp là do Delta.
CDC lưu ý rằng: Không phải mọi thử nghiệm Covid-19 đều được các nhân viên y tế gửi chuỗi gen bổ sung cần thiết để CDC phát hiện ra biến thể nào đã lây nhiễm cho bệnh nhân. CDC xử lý các mẫu và ngoại suy các ước tính của nó dựa trên thử nghiệm bổ sung đó.
Source:CNN
2. Đây là những gì một nghiên cứu sơ bộ của Israel cho thấy về mũi Covid-19 thứ tư
Một nghiên cứu sơ bộ của Israel cho thấy, liều thứ tư của vắc-xin Pfizer / BioNTech tăng cường kháng thể của một người lên gấp 5 lần trong thời gian một tuần, cổ vũ cho quyết định của nước này trong việc cung cấp liều tăng cường thứ hai cho các nhóm nguy cơ cao.
Nghiên cứu này là sơ bộ và vẫn chưa được đánh giá bởi các đồng nghiệp và cũng chưa được công bố trên một tạp chí y khoa.
“Đây là một tin tốt”, Thủ tướng Naftali Bennett, người đã chấp nhận quyết định đề xuất liều tăng cường thứ hai, nói. “Đó là một dấu hiệu cho thấy khả năng rất cao là liều thứ tư sẽ bảo vệ những người được tiêm chủng ở một mức độ tuyệt vời chống lại nhiễm trùng [và] ở một mức độ nào đó chống lại các triệu chứng nghiêm trọng.”
Hôm thứ Hai 3 tháng Giêng, Israel đã bắt đầu triển khai đợt thứ tư của vắc-xin Covid-19 cho những người từ 60 tuổi trở lên, cũng như các nhân viên y tế. Những cư dân bị suy giảm miễn dịch của Israel bắt đầu được tiêm mũi tăng cường thứ hai vào đêm giao thừa. Nhưng nghiên cứu này, được thực hiện tại Trung tâm Y tế Sheba ngay bên ngoài Tel Aviv, đã sử dụng các nhân viên bệnh viện khỏe mạnh làm đối tượng nghiên cứu của họ.
Người phát ngôn của Bennett cho biết kết quả đã làm tăng khả năng tiêm mũi thứ tư cho người dân nói chung, mặc dù quyết định cuối cùng sẽ thuộc về Tổng giám đốc Bộ Y tế Nachman Ash.
Trong 7 ngày qua, số ca mắc mới trung bình hàng ngày của Israel là 5,273, theo dữ liệu do Đại học Johns Hopkins tổng hợp. Mức trung bình cao nhất trong bảy ngày là 9,426 trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 9 năm ngoái.
Đầu tuần, Bennett dự đoán làn sóng hiện tại của nước này có thể đạt đỉnh 50,000 ca mỗi ngày. Hệ số R, số người có kết quả xét nghiệm dương tính trong 100 người xét nghiệm, đã tăng lên 1.91, nghĩa là cứ 100 người xét nghiệm thì có khoảng 2 người nhiễm bệnh, đó là một mức chưa từng thấy kể từ tháng 6 năm 2021.
Source:CNN
3. Khoảng 10-15% trường hợp Omicron ở Anh là tái nhiễm trùng, nhà khoa học hàng đầu của Anh cho biết
Theo nhà khoa học hàng đầu của nước này, Tiến sĩ Neil Ferguson, thành viên của Nhóm Cố vấn Khoa học về Các trường hợp Khẩn cấp (SAGE) của chính phủ Anh, số liệu cho thấy khoảng 10 đến 15% trường hợp Omicron ở Vương quốc Anh là tái nhiễm, tức là đã từng nhiễm coronavirus, bây giờ bị thêm lần nữa.
Ông “chắc chắn” rằng thực tế là biến thể mới “về cơ bản ít nghiêm trọng hơn” đã giúp Vương quốc Anh, ông nói với BBC Radio 4 vào thứ Ba.
“Nếu không, chúng ta sẽ thấy số ca bệnh trong bệnh viện cao hơn nhiều. Hơn thế nữa vắc-xin đang chống lại bệnh nặng và chống lại các kết quả nghiêm trọng, nhưng điều đó không có nghĩa là nó sẽ không gây khó khăn trong vài tuần đối với Hệ thống Chăm Sóc Sức Khoẻ của Anh.”
Ferguson cũng cho biết ông “lạc quan một cách thận trọng” rằng các trường hợp nhiễm bệnh ở London có thể đang giảm xuống.
Ông nói: “Tôi lạc quan một cách thận trọng rằng tỷ lệ lây nhiễm ở London trong nhóm tuổi 18-50, vốn là nhóm cao nhất trong dịch bệnh Omicron, có thể đã ở mức cao,” đồng thời nói thêm rằng còn quá sớm để nói một cách chắc chắn rằng liệu các ca bệnh có đang giảm xuống không.
Ferguson ước tính sẽ mất từ một đến ba tuần để các khu vực khác ở Anh chứng kiến sự sụt giảm con số các trường hợp của họ.
Tuy nhiên, sự trở lại của các trường học và các xu hướng phối hợp hiện tại khiến các nhà khoa học gặp khó khăn trong việc tìm hiểu liệu điều này sẽ tiếp tục giảm hay giảm ban đầu và sau đó là giữ nguyên như đã xảy ra vào tháng Bảy.
Ông cảnh báo, không giống như biến thể Delta, Omicron vẫn chưa có thời gian để tiếp cận các nhóm tuổi già có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Những nhóm có chung đặc điểm này có nhiều khả năng phải nhập viện hơn, điều này có thể dẫn đến “một dạng thức khác trong các trường hợp phải nhập viện”.
Source:CNN
Đau đớn: Fides báo cáo hoàn cảnh hy sinh của 13 linh mục. Tên trộm điện thoại hạ thủ một linh mục
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:09 04/01/2022
1. Con số các thừa sai hy sinh trên đường truyền giáo
Trước đây chúng tôi đã loan tin rằng có 16 thừa sai hy sinh trên đường truyền giáo theo số liệu cập nhật tính đến ngày 28 tháng 12. Hôm 30 tháng 12, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đưa ra con số cuối cùng là 22 vị, trong đó có 13 linh mục, 1 nam tu sĩ, 2 nữ tu, 6 giáo dân truyền giáo. Năm nay, số nhà truyền giáo bị giết nhiều nhất được ghi nhận ở Phi Châu, nơi 11 vị bị sát hại bao gồm 7 linh mục, 2 nữ tu, và 2 giáo dân bị giết, tiếp theo là Mỹ Châu, nơi có 7 nhà truyền giáo 4 linh mục, 1 nam tu sĩ, và 2 giáo dân bị giết. Ở Á Châu, 3 nhà truyền giáo gồm 1 linh mục, và 2 giáo dân đã bị giết, và Âu Châu, có một linh mục bị giết. Từ năm 2000 đến năm 2020, theo dữ liệu của chúng tôi, 536 nhà truyền giáo đã bị giết trên thế giới.
Như đã từng xảy ra trong một thời gian, danh sách các thừa sai bị giết hàng năm không chỉ xem xét các nhà truyền giáo theo nghĩa hạn hẹp, nhưng cố gắng ghi lại tất cả những người đã được rửa tội tham gia vào đời sống của Giáo hội đã bị giết một cách bạo lực, không chỉ “vì lòng thù hận đức tin”. Vì lý do này, chúng tôi không muốn sử dụng thuật ngữ “những vị tử vì đạo”, theo nguyên nghĩa là các “chứng nhân”, để không gây trở ngại cho sự phán xét mà cuối cùng Giáo hội có thể đưa ra đối với một số vị trong tiến trình tuyên phong sau này. Đồng thời, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “truyền giáo” cho tất cả những người đã được rửa tội, ý thức rằng “nhờ Bí tích Rửa tội của họ, mọi thành phần dân Chúa đều trở thành môn đệ truyền giáo. Tất cả những người đã được rửa tội, bất kể vị trí của họ trong Giáo Hội hay mức độ giảng dạy đức tin của họ, đều là những tác nhân của việc truyền bá Phúc Âm hóa”
Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, cho đến nay, chúng tôi có rất ít thông tin có thể thu thập được về tiểu sử và hoàn cảnh cái chết của các vị. Có thể, có những vị không hề thực hiện những chiến công hay hành động nổi bật, mà chỉ “đơn giản là” làm chứng về đức tin của các ngài trong bối cảnh xã hội nghèo khó, suy thoái, nơi bạo lực là quy luật của cuộc sống, quyền lực của nhà nước không có hoặc suy yếu do tham nhũng và các thỏa hiệp và trong đó hoàn toàn thiếu sự tôn trọng đối với sự sống và mọi quyền của con người. Một lần nữa những linh mục này, các nam nữ tu sĩ và giáo dân này, nhận thức được tất cả điều này, họ thường sinh ra ở cùng một vùng đất nơi họ chết, vì vậy họ không ngây thơ, nhưng bất chấp “mọi thứ khuyên bảo, răn đe buộc im lặng, cấm cản không cho tuyên bố đức tin, họ không thể không làm chứng” (Diễn từ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tại Budapest, ngày 14 tháng 9 năm 2021). Từ Phi Châu đến Mỹ Châu, từ Á Châu đến Âu Châu, họ chia sẻ cuộc sống hàng ngày với anh chị em của họ, với những rủi ro và nỗi sợ hãi, bạo lực và khó khăn, thiếu thốn, mang những cử chỉ nhỏ bé hàng ngày làm chứng nhân cho niềm hy vọng.
Các linh mục giáo xứ bị giết hại trong cộng đồng của các ngài, ở Phi Châu và Mỹ Châu, bị bọn tội phạm tra tấn, bắt cóc để tìm kiếm các tài sản không tồn tại. Các linh mục tham gia vào các công việc xã hội, như ở Haiti, đã bị giết để cướp đi những gì cần thiết để thực hiện các hoạt động đó, hoặc thậm chí bị giết bởi những người mà họ đang giúp đỡ, như ở Pháp, hoặc ở Venezuela, nơi một tu sĩ bị giết bởi những tên trộm trong cùng một ngôi trường nơi ngài dạy những người trẻ xây dựng tương lai; các nữ tu bị bọn cướp ở Nam Sudan rượt đuổi và giết chết một cách nhẫn tâm. Và vẫn còn nhiều giáo dân, với số lượng ngày càng tăng: các giáo lý viên bị giết trong các cuộc đụng độ vũ trang cùng với các cộng đồng họ đã hoạt động ở Nam Sudan; những thanh niên bị tay súng bắn tỉa giết chết trong khi cố gắng đưa hàng cứu trợ cho những người di tản chạy trốn khỏi các cuộc đụng độ giữa quân đội và du kích ở Miến Điện; một nhà truyền giáo giáo dân bị giết hại dã man bởi một tên ăn cắp điện thoại di động ở Peru; một thanh niên thiệt mạng vì mìn nổ ở Cộng hòa Trung Phi khi đi trên xe truyền giáo; một giáo lý viên bản địa, nhà hoạt động cho việc tôn trọng nhân quyền theo hình thức bất bạo động, đã bị giết ở Mễ Tây Cơ. Tất cả họ đều “không thể không làm chứng”
Source:Fides
2. Tổng thống Herzog, và Bộ trưởng Nội Vụ Shaked tuyên bố bảo vệ tự do thờ phượng, tự do tôn giáo
Bình luận của họ được đưa ra trong bối cảnh có những tuyên bố công khai của những nhà lãnh đạo các Giáo Hội ở Israel, cho rằng các cuộc tấn công bằng lời nói và thể lý của những người Do Thái cực đoan chống lại các Kitô Hữu là tồi tệ hơn bao giờ hết.
Tổng thống Isaac Herzog và Bộ trưởng Nội vụ Ayelet Shaked từng khẳng định cam kết của họ đối với tự do thờ phượng và tự do tôn giáo tại Thánh Địa, và nói thêm rằng mọi hình thức phân biệt đối xử sẽ bị lên án. Ý kiến của họ diễn ra giữa một bối cảnh có các tuyên bố công khai của các nhà lãnh đạo các Giáo Hội ở Israel tuyên bố rằng các cuộc tấn công bằng lời nói và thể lý bởi những người Do Thái chống lại các Kitô hữu là tồi tệ hơn bao giờ hết.
Trong khi đánh giá cao hai tuyên bố, Đức Thượng phụ Chính thống giáo Hy Lạp Theophilos III nói: “Trong một quốc gia cam kết với các quyền lịch sử của các cộng đồng tôn giáo khác nhau, cũng như tự do tôn giáo, chúng ta không thể không lên tiếng trước các hoạt động ở Giêrusalem của các nhóm cực đoan, những người không đại diện cho Nhà nước Israel hoặc dân tộc Do Thái. Hành động của những kẻ cực đoan này là một cuộc tấn công trực tiếp chống lại các giá trị và lý tưởng chung của chúng ta mà chúng ta coi là thiết yếu cho trật tự tốt đẹp và sự hưng thịnh của cuộc sống chung. Vì thế, tất cả chúng ta phải làm việc cùng nhau để chặn đứng những tham vọng không kiềm chế này của tất cả những kẻ cực đoan trong cộng đồng của chúng ta vì hạnh phúc và sự an toàn của tất cả mọi người. Chúng tôi, những người đứng đầu các Giáo Hội, tái khẳng định cam kết tham gia vào cuộc đối thoại khẩn cấp về vấn đề này như đã nêu ra trong tuyên bố gần đây của chúng tôi”.
Mặc dù không nói rõ những người Do Thái này là ai, nhưng Đức Thượng Phụ đã chỉ ra rằng tham vọng của họ là Thánh Địa là nơi chỉ có người Do Thái mới được sinh sống. Đức Thượng Phụ Theophilos cho biết, chính vì lý do này mà các nhà lãnh đạo Giáo Hội Kitô đặc biệt đánh giá cao cam kết kiên định của Herzog đối với sự toàn vẹn, đa văn hóa, đa sắc tộc và đa tôn giáo của khu vực.
Tổng thống Isaac Herzog, Bộ trưởng Nội vụ Ayelet Shaked, và Đức Thượng Phụ Theophilos đã phát biểu trong buổi tiệc chiêu đãi Năm mới hàng năm do tổng thống Israel tổ chức cho các nhà lãnh đạo tinh thần và giáo dân của các Giáo Hội và cộng đồng Kitô Giáo. Tiệc chiêu đãi được tổ chức theo truyền thống giữa các ngày lễ Giáng Sinh Latinh và Đông phương. Khoảng 100 nhà lãnh đạo tinh thần và giáo dân đại diện cho các hệ phái Kitô Giáo đã lấp đầy hội trường chính tại Dinh thự của Tổng thống.
Source:Jerusalem Post
3. Linh mục Công Giáo, và 2 người khác bị bỏ tù theo luật chống cải đạo ở Madhya Pradesh
Hôm 29 tháng 12, cảnh sát ở bang Madhya Pradesh của Ấn Độ tuyên bố đã bắt giữ ba người, bao gồm một linh mục của Giáo Hội Công Giáo và một Mục sư Tin lành bị cáo buộc đã dụ dỗ những người Ấn Giáo theo Kitô Giáo.
Cảnh sát tuyên bố rằng những người bị bắt bị cáo buộc là đã tham gia vào việc chiêu dụ tín đồ ở một ngôi làng trong huyện Jhabua, một trong những khu vực đông dân cư của tiểu bang.
Cảnh sát cho biết việc bắt giữ này được đưa ra trên cơ sở một khiếu nại được nộp tại một đồn cảnh sát địa phương ở quận Jhabua, trong đó tuyên bố rằng Cha Jam Singh Dindore, Mục sư Ansingh Ninama và một người tên là Mangu Mehtab Bhuriya đã dụ dân làng chuyển sang Kitô Giáo bằng cách hứa cung cấp cho họ giáo dục và điều trị miễn phí trong trường học và bệnh viện do các nhà truyền giáo điều hành. Cảnh sát cho biết cả ba vị này đều bị buộc tội theo Đạo luật Tự do Tôn giáo của Madhya Pradesh, năm 2021, được gọi là luật chống cải đạo.
Cảnh sát nói thêm người nộp đơn tố cáo được xác định là Tetiya Bariya, một dân làng. Người khiếu nại đã cáo buộc rằng “Vào ngày 26 tháng 12, Cha Jam Singh Dindore gọi tôi và Surti Bai một dân làng khác đến phòng cầu nguyện của ông ấy và bắt chúng tôi ngồi trong một cuộc họp hàng tuần kêu gọi cải đạo. Họ tưới nước lên chúng tôi và đọc Kinh thánh”.
Người khiếu nại nói thêm rằng anh ta đã được yêu cầu chuyển sang Kitô Giáo với lời đề nghị y tế và giáo dục miễn phí cho con cái của mình, nhưng anh ta đã từ chối và thông báo cho cảnh sát.
Từ đơn kiện này, một nhóm cảnh sát địa phương đã đến nơi ở của Cha Dindore vào chiều Chúa Nhật và bắt giữ ngài. Sau đó, cảnh sát đã bắt thêm hai người có liên quan đến vụ việc.
Tuy nhiên, các Nhà truyền giáo Kitô ở quận Jhabua đã cáo buộc rằng một chiến dịch bôi nhọ đang được thực hiện ở các khu vực ở Madhya Pradesh để chống lại họ.
Source:Kashmir News Service