Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Hiển Linh -C-
Lm. Jude Siciliano, OP
00:20 03/01/2019
Isaia 60: 1-6; Tvịnh 71; Êphêsô 3: 2-3a, 5-6; Mátthêu 2:1-12
Lễ Hiển Linh là một lễ rất xưa trong Giáo Hội. Giáo Hội ấn định vào ngày 6 tháng giêng vì đó là ngày Đông Chí, là ngày mừng ánh sáng trở lại và làm cho ngày càng dài hơn. Hiển Linh nghĩa là "tỏ ra" hay “hiện ra”. Và vì thế khi chúng ta mừng lễ Hiển Linh là chúng ta mừng Chúa Kitô là ánh sáng của thế gian. Ngài đến để xua tan tội lỗi và bóng tôi âm u.
Lễ này không phải chỉ là lễ dành riêng cho một tôn giáo hay một dân tộc nào. Vì Chúa Kitô là "ánh sáng của thế gian". Vì thế các nhà đạo sĩ diễn tả: người ngoại theo ánh sáng của ngôi sao để đi tìm Chúa Kitô vì Ngài là nguồn ánh sáng.
Khi đến mùa Giáng Sinh, trong các nhà thờ giáo xứ có tổ chức hoạt cảnh trình bày các nhà đạo sĩ đang quỳ gần máng cỏ trong thinh lặng. Nhưng, bài phúc âm hôm nay sống động hơn. Mô tả các nhà đạo sĩ đi từ xa đến, thăm hỏi về một vua mới sinh ra và theo ngôi sao họ tìm đến Chúa Kitô Hài Đồng. Các nhà đạo sĩ gặp Chúa Hài Đồng ở nhà chứ không phải ở trong hang đá ở Bêlem nơi Ngài sinh ra. Lễ Giáng Sinh mừng ngày Chúa Kitô giáng sinh. Thiên Chúa nhập thể làm người. Lễ Hiển Linh không phải là lễ Chúa Kitô giáng sinh. Các nhà đạo sĩ từ xa đến giúp chúng ta tôn vính ánh sáng cứu rỗi của Thiên Chúa cho tất cả loài người.
Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta cùng với các nhà đạo sĩ tìm đến nhà Chúa Kitô và thờ lạy Ấnh Sáng Thế Gian. Chúng ta cũng chấp nhận trách nhiệm của mình là phải soi sáng. Chúng ta không chỉ theo ánh sáng, nhưng chúng ta được mời gọi đem ánh sáng Chúa Kitô cho thế giới tối tăm của chúng ta. Đừng để hình ảnh máng cỏ và các nhà đạo sĩ trong thinh lặng đánh lừa chúng ta. Thánh Mátthêu nói là khi các nhà đạo sĩ đến, các vị "quỳ xuống và thờ lạy" Chúa Kitô nơi nhà Ngài. Họ để của lể xuống trước mặt Chúa Kitô Hài Đồng, và rồi trong đêm tối họ được bảo là nên trở về nước họ qua đường khác. Họ trở về nhà, họ đã thay đổi vì họ đã gặp được ánh sáng mà họ thờ lạy.
Ngôn sứ Isaia loan báo ánh sáng Thiên Chúa sẽ chiếu rọi vào dân chúng đang đấu tranh xây dựng lại đất nước và đời sống của họ sau thời gian bị lưu đày. Ngôn sự hứa là thành Giêrusalem bị sụp đổ sẽ được xây dựng lại "Hãy đứng lên, hãy bừng sáng lên, Giêrusalem!" Thành Giêrusalem mới sẽ chói lòa với ánh sáng của Thiên Chúa và "chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi. Tất cả những người từ Sơ va kéo đến, đều mang theo vàng với nhũ hương và loan truyền lời ca tụng Đức Chúa ".
Bởi thế, trong phúc âm thánh Mátthêu, người đầu tiên thờ lạy Chúa Kitô Hài Đồng không phải là thần sứ hay mục đồng (như trong phúc âm thánh Luca), nhưng là những nhà đạo sĩ dân ngoại. Họ quỳ xuống, bái lạy và dâng của lễ. Thiên Chúa đã mở cửa cho dân ngoại. Và họ nhanh chóng đáp lời. Đây là một chủ đề của phúc âm thánh Máthêu như ngôn sứ Isaia loan báo "chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi, vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước".
Trong phúc âm có điều khác lạ. Các thượng tế, kinh sư Do thái có Kinh Thánh và lời tiên tri về Đấng Mêsia sẽ đến. Nhưng họ lại không để ý đế sự giáng sinh của Ngài. Sau đó họ sẽ tìm cách giết Ngài. Nhưng, các nhà đạo sĩ đã được biết trước vì có ngôi sao, rồi sau đó có Kinh Thánh ghi nhận Chúa Giêsu là Đấng Mêsia. Các nhà đạo sĩ thờ lạy Đấng Mêsia. Khi đến Giêrusalem họ hỏi "Đức Vua dân Do thái mới sinh hiện ở đâu?" Trong câu hỏi đó không có gì đáng buồn cười, vì họ gọi Chúa Giêsu là "Đức Vua dân Do thái". Sau đó thì kẻ thù Chúa Giêsu để dòng chữ đó đó trên cây thập giá khi đóng đinh Ngài. Vua Herode và các người thân cận của ông từ chối Chúa Giêsu là Vua, nhưng những người dân ngoại lại không.
Chúng ta nên nhớ là thánh Mátthêu viết phúc âm cho người Do thái trở lại. Nên khi thánh Mátthêu nói câu chuyện về các nhà đạo sĩ, dân ngoại, thánh Mátthêu khuyến khích các người Do thái trở lại hãy đón tiếp niềm nở các người dân ngoại trở lại. Đây cũng là chủ đế ngay từ đầu của phúc âm thánh Máthêu. Nói một cách khác, bài phúc âm đọc hôm nay là tóm tắt toàn phúc âm: Chúa Giêsu là “sự xuất hiện” (Hiển Linh) của Đấng Mêsia và là sự thành toàn của Kinh Thánh Do thái. Các thủ lãnh chính trị bối rối khi nghe tin vua Do thái sinh ra. Nhưng Chúa Giêsu sẽ dựng xây một nước Israel mới, sẽ chấp nhận các người dân ngoại (Mt 8:11). Bài phúc âm hôm nay vang lại lời ngôn sứ Isaia diễn tả những ngày cuối cùng khi Giêrusalem dược chiếu tỏa như một ngôi sao sáng và thu hút tất cả các dân tộc "mang vàng và nhũ hương và loan truyền lời ca tụng Đức Chúa".
Tôi nghĩ đến nhiều người tốt lành mà tôi thường tiếp xúc, họ không cùng đức tin với chúng ta. Nhưng lòng tốt của họ luôn tỏa sáng, đây là điều mà chúng ta hãy nghĩ đến đó là ánh sáng của Thiên Chúa đang hiện diện ở trong đời sống của chính họ. Tôi muốn chia sẻ đức tin của tôi với họ bằng cách cho họ biết là Thiên Chúa đã ở với họ. Làm thế nào chúng ta nói được điều đó nếu không biết lên tiếng rao giảng. Vì hiển linh là "tỏ ra", thì chúng ta nên nói đến cách sống đức tin của chúng ta như thế nào để chứng tỏ có sự hiện diện của Chúa Kitô trong nhiều hành vi của mình. Việc các nhà đạo sĩ xuất hiện đến thờ lạy Chúa Giêsu Hài Đồng đáng lẽ giúp chúng ta nên phá bỏ ý những ý nghĩ là chúng ta khác với “người ngoại”. Lễ hôm nay nhắc chúng ta rằng Chúa Giêsu đã đến cho tất cả mọi người.
Đáp lại câu hỏi của các nhà đạo sĩ, vua Herode triệu tập các vị thượng tế, kinh sư và hỏi họ cho biết Đấng Kitô phải sinh ra ở đâu? Họ dùng lời ngôn sứ Mica trả lời "phần ngươi, hởi Bêlem, miền đất Giuđa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giuđa". Vậy thì Đâng Mêsia sinh ra ở nơi bé mọn. Và đây nữa thánh Mátthêu tóm tắt chủ đề của phúc âm. Thí dụ, thánh Máthêu nói về dụ ngôn Chúa Giêsu nói về ngày phán xét cuối cùng. Chúa Kitô chúc lành những người săn sóc những anh em bé nhỏ nhất. "Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là ngươi đã làm cho chính Ta vậy" (Mt 25:40).
Đức Chúa đến với chúng ta như thế nào? Ngài đến trong những người bé nhỏ nhất. Câu chuyện các nhà đạo sĩ được kể cho trẻ con là một câu chuyện về lễ Giáng Sinh. Trong khung cảnh máng cỏ các nhà đạo sĩ là những vị khách quý. Nhưng, chúng ta nên nhớ họ là những dân ngoại. Họ thách đố chúng ta hãy đón tiếp những dân ngoại trong chúng ta: người di cư, người vô gia cư người tù tội, người thất nghiệp v.v... Như khi chúng ta đón tiếp Chúa Kitô ở giữa những người bé mọn, chúng ta để ý thấy họ cũng như các nhà chiêm tinh đem quà quý báu đến cho chúng ta, bắt đầu với sự hiện diện của Chúa Kitô.
Câu chuyện các nhà đạo sĩ kết thúc bằng một điều thách thức. Khi biết vua Herode có ý xấu mời họ trở lại "Họ trở về xứ họ qua đường khác". Hình ảnh trong Kinh Thánh về "thay đường lối khác" nhắc đến việc gặp Chúa Giêsu thì đời sống chúng ta thay đổi... Đó không phải là điều xãy ra cho chúng ta trong mùa lễ Hiển Linh này sao? Chúng ta đã gặp Đức Chúa và sự gặp gở đó đã thay đổi đời sống chúng ta chưa?, cho dù chỉ một chút ít thôi?
Bạn có thói quen này về lễ Hiển Linh không? Đây là lễ chúng ta thường làm phép nhà cho chúng ta. Chúng ta đi chung quanh nhà hát bài BA VUA rồi rảy nước thánh trong mỗi phòng, cầu nguyện cho người ở trong phòng đó. Chúng ta cũng cầu nguyện cho khách đến nhà, bằng cách lấy phấn viết trên khung cửa vào 20+C+ M+B+19 Đó là những số chỉ năm 2019, và tên các nhà đạo sĩ. Và cũng là tiếng la tinh (Christus mansionem benedicat nghĩa là Chúa Kitô chúc lành cho nhà này). Chúng ta cầu nguyện cho những người vào nhà chúng ta năm nay, và họ sẽ được chúc phúc và sẽ được gặp Chúa Kitô trong chúng ta.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
THE EPIPHANY OF THE LORD
Isaiah 60: 1-6; Psalm 72; Ephesians 3: 2-3a, 5-6; Matthew 2: 1-12
Epiphany is an ancient feast in the church. The date was fixed on January 6 because that was the date of the winter solstice, which celebrated the rising of the sun god. Light was returning, the days growing longer. The word "epiphany" means "manifestation," or "appearance." Thus, we celebrate Christ as the Light of the World; he dispels our sin and darkness.
This feast is not just for one people, one religion; for Christ is the "Light of the World." That’s what the visit of the Magi represents; Gentiles following the light of the star to Christ, the source of light.
When Christmas is observed in parishes and dramatized in pageants, the Magi are depicted kneeling by the manger, immobile. But in today’s gospel the Magi are very much on the move. They travel a long distance, ask questions and then follow the star again to the Christ child. He is found in his home, not in Bethlehem, his birthplace. On Christmas we celebrated Christ’s birth, God-made-flesh. Epiphany is not a birth story; the Magi foreigners help us focus on celebrating the light of God’s saving presence for all peoples.
On this feast we arrive with the Magi at Christ’s home and do homage to the Light of the World. We also accept our responsibilities to be transparent. We not only follow the light of Christ, we are called to shine in a way that brings Christ’s light to the darkness of this world of ours. Don’t be fooled by the Nativity scenes and the immobile Magi. Matthew tells us when they arrived at Christ’s house they "prostrated themselves and did him homage." They laid their gifts before the Christ child and then, warned in a dream, depart for their country by another way. They leave to return home – changed by the Light to whom they gave homage.
Isaiah prophesied that God’s light would shine on the people as they struggled to rebuild their nation and their lives after the exile. He promised that the fallen city of Jerusalem would rise from its ashes. "Rise up in splendor Jerusalem!" The new city would shine with God’s glory and would draw the nations to it, offering their wealth in homage – "gold and frankincense" – and joining with the returned exiles in praising God.
Thus, in Matthew’s Gospel, the first to do homage to the Christ child were not the angels, or shepherds (that’s from Luke’s account), but the Gentile astrologers. They fall down, worship and offer their gifts. God has opened the door to the Gentiles and they are quick to respond. This will be a theme throughout Matthew’s Gospel, just as Isaiah prophesied, "Nations shall walk by your light and kings by your shining radiance."
There is a paradox in the Gospel account. The Jewish leaders had the Scriptures and the prophecies about the coming Messiah. Yet, they missed his birth. Later they will even conspire to put him to death. But the Magi, guided first by the star and then the Scriptures, accept Jesus as Messiah and worship him. When they arrive in Jerusalem they ask, "Where is the newborn king of the Jews?" There is no little irony in their question and the title they attribute to Jesus – "king of the Jews." Later that will be the inscription his enemies put on the cross at his crucifixion. Herod and his advisers reject Jesus, but not the Gentiles.
Remember that Matthew was writing for Jewish converts. So, in telling the story of the Magi foreigners, he was encouraging those converts to welcome the Gentiles who were coming into the church. This is a theme from the beginning of the gospel. In a way, today’s reading is a summary of the entire gospel: Jesus is the "appearance" (epiphany) of the Messiah and the fulfillment of the Hebrew Scriptures. The political powers are troubled at the news, but Jesus will establish a new Israel that will embrace the outsiders – the Gentiles (Matthew 8:11). Today’s gospel echoes the Isaiah reading which describes the final days when Jerusalem will shine like a bright star and draw all nations together, "bearing gold and frankincense and proclaiming the praises of the Lord."
I’m thinking of all the very good people I know who do not profess our faith. But goodness shines forth from them. It’s not hard to attribute this goodness to God’s presence and work in their lives. I want to share my faith with them by naming God’s presence already with them. How can we do that without sounding patronizing, judgmental, or "preachy?" Since "epiphany" means "manifestation" or "appearance," then we must look beyond the privacy of our own world of faith to show forth Christ’s presence in his many manifestations. The surprise of the Magi’s appearance worshiping the infant Jesus should break down the mental and physical barriers we have towards "others." Today reminds us that Jesus came for everyone.
To respond to the Magi’s inquiry Herod turned to the chief priests and the scribes of the people: "He inquired of them where the Christ was to be born." They respond by quoting the prophet Micah: "And you, Bethlehem, land of Judah, least among the rulers of Judah...." So, it is among the least that the Messiah will be born. Again, Matthew is summarizing a central theme in his gospel. For example, he repeats it in the parable of the Last Judgment. Christ blesses those who cared for the neediest saying, "I assure you, as often as you did it for one of my least sisters and brothers, you did it for me" (25:40).
How does the Lord come to us? He comes in the least. The story of the Magi is told to children as a Christmas tale. In our nativity sets they are depicted as distinguished visitors. But remember they were outsiders and, they challenge us to welcome the outsiders among us – immigrants, homeless, prisoners, unemployed, etc. When we do acknowledge Christ among the least we also notice they, like the Magi, bring valuable gifts to us, starting with the very presence of Christ.
The story of the Magi ends in a challenging way. When they learned of Herod’s evil intentions they, "left for their own country by another road." This biblical symbolism – a change of path – suggests that having found Jesus the encounter changed their lives. Is that what has begun to happen for us this Epiphany season? Have we met the Lord anew and has the encounter also changed our lives – even a little bit?
Do you have this Epiphany custom? On this feast we bless our homes. We process through the house singing, "We Three Kings," and sprinkle holy water in each room praying for the persons who will rest and work in them. We also pray for those will come as guests. It is also a custom to inscribe in chalk on the lintel of the door: 20+C+M+B+19. It is the year and the traditional initials for the Magi. Which is also the abbreviation of the Latin blessing: "Christus mansionem benedicat" ("Christ bless this home"). We pray that those who enter our homes this year will be blessed and find Christ among us.
Lễ Hiển Linh là một lễ rất xưa trong Giáo Hội. Giáo Hội ấn định vào ngày 6 tháng giêng vì đó là ngày Đông Chí, là ngày mừng ánh sáng trở lại và làm cho ngày càng dài hơn. Hiển Linh nghĩa là "tỏ ra" hay “hiện ra”. Và vì thế khi chúng ta mừng lễ Hiển Linh là chúng ta mừng Chúa Kitô là ánh sáng của thế gian. Ngài đến để xua tan tội lỗi và bóng tôi âm u.
Lễ này không phải chỉ là lễ dành riêng cho một tôn giáo hay một dân tộc nào. Vì Chúa Kitô là "ánh sáng của thế gian". Vì thế các nhà đạo sĩ diễn tả: người ngoại theo ánh sáng của ngôi sao để đi tìm Chúa Kitô vì Ngài là nguồn ánh sáng.
Khi đến mùa Giáng Sinh, trong các nhà thờ giáo xứ có tổ chức hoạt cảnh trình bày các nhà đạo sĩ đang quỳ gần máng cỏ trong thinh lặng. Nhưng, bài phúc âm hôm nay sống động hơn. Mô tả các nhà đạo sĩ đi từ xa đến, thăm hỏi về một vua mới sinh ra và theo ngôi sao họ tìm đến Chúa Kitô Hài Đồng. Các nhà đạo sĩ gặp Chúa Hài Đồng ở nhà chứ không phải ở trong hang đá ở Bêlem nơi Ngài sinh ra. Lễ Giáng Sinh mừng ngày Chúa Kitô giáng sinh. Thiên Chúa nhập thể làm người. Lễ Hiển Linh không phải là lễ Chúa Kitô giáng sinh. Các nhà đạo sĩ từ xa đến giúp chúng ta tôn vính ánh sáng cứu rỗi của Thiên Chúa cho tất cả loài người.
Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta cùng với các nhà đạo sĩ tìm đến nhà Chúa Kitô và thờ lạy Ấnh Sáng Thế Gian. Chúng ta cũng chấp nhận trách nhiệm của mình là phải soi sáng. Chúng ta không chỉ theo ánh sáng, nhưng chúng ta được mời gọi đem ánh sáng Chúa Kitô cho thế giới tối tăm của chúng ta. Đừng để hình ảnh máng cỏ và các nhà đạo sĩ trong thinh lặng đánh lừa chúng ta. Thánh Mátthêu nói là khi các nhà đạo sĩ đến, các vị "quỳ xuống và thờ lạy" Chúa Kitô nơi nhà Ngài. Họ để của lể xuống trước mặt Chúa Kitô Hài Đồng, và rồi trong đêm tối họ được bảo là nên trở về nước họ qua đường khác. Họ trở về nhà, họ đã thay đổi vì họ đã gặp được ánh sáng mà họ thờ lạy.
Ngôn sứ Isaia loan báo ánh sáng Thiên Chúa sẽ chiếu rọi vào dân chúng đang đấu tranh xây dựng lại đất nước và đời sống của họ sau thời gian bị lưu đày. Ngôn sự hứa là thành Giêrusalem bị sụp đổ sẽ được xây dựng lại "Hãy đứng lên, hãy bừng sáng lên, Giêrusalem!" Thành Giêrusalem mới sẽ chói lòa với ánh sáng của Thiên Chúa và "chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi. Tất cả những người từ Sơ va kéo đến, đều mang theo vàng với nhũ hương và loan truyền lời ca tụng Đức Chúa ".
Bởi thế, trong phúc âm thánh Mátthêu, người đầu tiên thờ lạy Chúa Kitô Hài Đồng không phải là thần sứ hay mục đồng (như trong phúc âm thánh Luca), nhưng là những nhà đạo sĩ dân ngoại. Họ quỳ xuống, bái lạy và dâng của lễ. Thiên Chúa đã mở cửa cho dân ngoại. Và họ nhanh chóng đáp lời. Đây là một chủ đề của phúc âm thánh Máthêu như ngôn sứ Isaia loan báo "chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi, vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước".
Trong phúc âm có điều khác lạ. Các thượng tế, kinh sư Do thái có Kinh Thánh và lời tiên tri về Đấng Mêsia sẽ đến. Nhưng họ lại không để ý đế sự giáng sinh của Ngài. Sau đó họ sẽ tìm cách giết Ngài. Nhưng, các nhà đạo sĩ đã được biết trước vì có ngôi sao, rồi sau đó có Kinh Thánh ghi nhận Chúa Giêsu là Đấng Mêsia. Các nhà đạo sĩ thờ lạy Đấng Mêsia. Khi đến Giêrusalem họ hỏi "Đức Vua dân Do thái mới sinh hiện ở đâu?" Trong câu hỏi đó không có gì đáng buồn cười, vì họ gọi Chúa Giêsu là "Đức Vua dân Do thái". Sau đó thì kẻ thù Chúa Giêsu để dòng chữ đó đó trên cây thập giá khi đóng đinh Ngài. Vua Herode và các người thân cận của ông từ chối Chúa Giêsu là Vua, nhưng những người dân ngoại lại không.
Chúng ta nên nhớ là thánh Mátthêu viết phúc âm cho người Do thái trở lại. Nên khi thánh Mátthêu nói câu chuyện về các nhà đạo sĩ, dân ngoại, thánh Mátthêu khuyến khích các người Do thái trở lại hãy đón tiếp niềm nở các người dân ngoại trở lại. Đây cũng là chủ đế ngay từ đầu của phúc âm thánh Máthêu. Nói một cách khác, bài phúc âm đọc hôm nay là tóm tắt toàn phúc âm: Chúa Giêsu là “sự xuất hiện” (Hiển Linh) của Đấng Mêsia và là sự thành toàn của Kinh Thánh Do thái. Các thủ lãnh chính trị bối rối khi nghe tin vua Do thái sinh ra. Nhưng Chúa Giêsu sẽ dựng xây một nước Israel mới, sẽ chấp nhận các người dân ngoại (Mt 8:11). Bài phúc âm hôm nay vang lại lời ngôn sứ Isaia diễn tả những ngày cuối cùng khi Giêrusalem dược chiếu tỏa như một ngôi sao sáng và thu hút tất cả các dân tộc "mang vàng và nhũ hương và loan truyền lời ca tụng Đức Chúa".
Tôi nghĩ đến nhiều người tốt lành mà tôi thường tiếp xúc, họ không cùng đức tin với chúng ta. Nhưng lòng tốt của họ luôn tỏa sáng, đây là điều mà chúng ta hãy nghĩ đến đó là ánh sáng của Thiên Chúa đang hiện diện ở trong đời sống của chính họ. Tôi muốn chia sẻ đức tin của tôi với họ bằng cách cho họ biết là Thiên Chúa đã ở với họ. Làm thế nào chúng ta nói được điều đó nếu không biết lên tiếng rao giảng. Vì hiển linh là "tỏ ra", thì chúng ta nên nói đến cách sống đức tin của chúng ta như thế nào để chứng tỏ có sự hiện diện của Chúa Kitô trong nhiều hành vi của mình. Việc các nhà đạo sĩ xuất hiện đến thờ lạy Chúa Giêsu Hài Đồng đáng lẽ giúp chúng ta nên phá bỏ ý những ý nghĩ là chúng ta khác với “người ngoại”. Lễ hôm nay nhắc chúng ta rằng Chúa Giêsu đã đến cho tất cả mọi người.
Đáp lại câu hỏi của các nhà đạo sĩ, vua Herode triệu tập các vị thượng tế, kinh sư và hỏi họ cho biết Đấng Kitô phải sinh ra ở đâu? Họ dùng lời ngôn sứ Mica trả lời "phần ngươi, hởi Bêlem, miền đất Giuđa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giuđa". Vậy thì Đâng Mêsia sinh ra ở nơi bé mọn. Và đây nữa thánh Mátthêu tóm tắt chủ đề của phúc âm. Thí dụ, thánh Máthêu nói về dụ ngôn Chúa Giêsu nói về ngày phán xét cuối cùng. Chúa Kitô chúc lành những người săn sóc những anh em bé nhỏ nhất. "Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là ngươi đã làm cho chính Ta vậy" (Mt 25:40).
Đức Chúa đến với chúng ta như thế nào? Ngài đến trong những người bé nhỏ nhất. Câu chuyện các nhà đạo sĩ được kể cho trẻ con là một câu chuyện về lễ Giáng Sinh. Trong khung cảnh máng cỏ các nhà đạo sĩ là những vị khách quý. Nhưng, chúng ta nên nhớ họ là những dân ngoại. Họ thách đố chúng ta hãy đón tiếp những dân ngoại trong chúng ta: người di cư, người vô gia cư người tù tội, người thất nghiệp v.v... Như khi chúng ta đón tiếp Chúa Kitô ở giữa những người bé mọn, chúng ta để ý thấy họ cũng như các nhà chiêm tinh đem quà quý báu đến cho chúng ta, bắt đầu với sự hiện diện của Chúa Kitô.
Câu chuyện các nhà đạo sĩ kết thúc bằng một điều thách thức. Khi biết vua Herode có ý xấu mời họ trở lại "Họ trở về xứ họ qua đường khác". Hình ảnh trong Kinh Thánh về "thay đường lối khác" nhắc đến việc gặp Chúa Giêsu thì đời sống chúng ta thay đổi... Đó không phải là điều xãy ra cho chúng ta trong mùa lễ Hiển Linh này sao? Chúng ta đã gặp Đức Chúa và sự gặp gở đó đã thay đổi đời sống chúng ta chưa?, cho dù chỉ một chút ít thôi?
Bạn có thói quen này về lễ Hiển Linh không? Đây là lễ chúng ta thường làm phép nhà cho chúng ta. Chúng ta đi chung quanh nhà hát bài BA VUA rồi rảy nước thánh trong mỗi phòng, cầu nguyện cho người ở trong phòng đó. Chúng ta cũng cầu nguyện cho khách đến nhà, bằng cách lấy phấn viết trên khung cửa vào 20+C+ M+B+19 Đó là những số chỉ năm 2019, và tên các nhà đạo sĩ. Và cũng là tiếng la tinh (Christus mansionem benedicat nghĩa là Chúa Kitô chúc lành cho nhà này). Chúng ta cầu nguyện cho những người vào nhà chúng ta năm nay, và họ sẽ được chúc phúc và sẽ được gặp Chúa Kitô trong chúng ta.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
THE EPIPHANY OF THE LORD
Isaiah 60: 1-6; Psalm 72; Ephesians 3: 2-3a, 5-6; Matthew 2: 1-12
Epiphany is an ancient feast in the church. The date was fixed on January 6 because that was the date of the winter solstice, which celebrated the rising of the sun god. Light was returning, the days growing longer. The word "epiphany" means "manifestation," or "appearance." Thus, we celebrate Christ as the Light of the World; he dispels our sin and darkness.
This feast is not just for one people, one religion; for Christ is the "Light of the World." That’s what the visit of the Magi represents; Gentiles following the light of the star to Christ, the source of light.
When Christmas is observed in parishes and dramatized in pageants, the Magi are depicted kneeling by the manger, immobile. But in today’s gospel the Magi are very much on the move. They travel a long distance, ask questions and then follow the star again to the Christ child. He is found in his home, not in Bethlehem, his birthplace. On Christmas we celebrated Christ’s birth, God-made-flesh. Epiphany is not a birth story; the Magi foreigners help us focus on celebrating the light of God’s saving presence for all peoples.
On this feast we arrive with the Magi at Christ’s home and do homage to the Light of the World. We also accept our responsibilities to be transparent. We not only follow the light of Christ, we are called to shine in a way that brings Christ’s light to the darkness of this world of ours. Don’t be fooled by the Nativity scenes and the immobile Magi. Matthew tells us when they arrived at Christ’s house they "prostrated themselves and did him homage." They laid their gifts before the Christ child and then, warned in a dream, depart for their country by another way. They leave to return home – changed by the Light to whom they gave homage.
Isaiah prophesied that God’s light would shine on the people as they struggled to rebuild their nation and their lives after the exile. He promised that the fallen city of Jerusalem would rise from its ashes. "Rise up in splendor Jerusalem!" The new city would shine with God’s glory and would draw the nations to it, offering their wealth in homage – "gold and frankincense" – and joining with the returned exiles in praising God.
Thus, in Matthew’s Gospel, the first to do homage to the Christ child were not the angels, or shepherds (that’s from Luke’s account), but the Gentile astrologers. They fall down, worship and offer their gifts. God has opened the door to the Gentiles and they are quick to respond. This will be a theme throughout Matthew’s Gospel, just as Isaiah prophesied, "Nations shall walk by your light and kings by your shining radiance."
There is a paradox in the Gospel account. The Jewish leaders had the Scriptures and the prophecies about the coming Messiah. Yet, they missed his birth. Later they will even conspire to put him to death. But the Magi, guided first by the star and then the Scriptures, accept Jesus as Messiah and worship him. When they arrive in Jerusalem they ask, "Where is the newborn king of the Jews?" There is no little irony in their question and the title they attribute to Jesus – "king of the Jews." Later that will be the inscription his enemies put on the cross at his crucifixion. Herod and his advisers reject Jesus, but not the Gentiles.
Remember that Matthew was writing for Jewish converts. So, in telling the story of the Magi foreigners, he was encouraging those converts to welcome the Gentiles who were coming into the church. This is a theme from the beginning of the gospel. In a way, today’s reading is a summary of the entire gospel: Jesus is the "appearance" (epiphany) of the Messiah and the fulfillment of the Hebrew Scriptures. The political powers are troubled at the news, but Jesus will establish a new Israel that will embrace the outsiders – the Gentiles (Matthew 8:11). Today’s gospel echoes the Isaiah reading which describes the final days when Jerusalem will shine like a bright star and draw all nations together, "bearing gold and frankincense and proclaiming the praises of the Lord."
I’m thinking of all the very good people I know who do not profess our faith. But goodness shines forth from them. It’s not hard to attribute this goodness to God’s presence and work in their lives. I want to share my faith with them by naming God’s presence already with them. How can we do that without sounding patronizing, judgmental, or "preachy?" Since "epiphany" means "manifestation" or "appearance," then we must look beyond the privacy of our own world of faith to show forth Christ’s presence in his many manifestations. The surprise of the Magi’s appearance worshiping the infant Jesus should break down the mental and physical barriers we have towards "others." Today reminds us that Jesus came for everyone.
To respond to the Magi’s inquiry Herod turned to the chief priests and the scribes of the people: "He inquired of them where the Christ was to be born." They respond by quoting the prophet Micah: "And you, Bethlehem, land of Judah, least among the rulers of Judah...." So, it is among the least that the Messiah will be born. Again, Matthew is summarizing a central theme in his gospel. For example, he repeats it in the parable of the Last Judgment. Christ blesses those who cared for the neediest saying, "I assure you, as often as you did it for one of my least sisters and brothers, you did it for me" (25:40).
How does the Lord come to us? He comes in the least. The story of the Magi is told to children as a Christmas tale. In our nativity sets they are depicted as distinguished visitors. But remember they were outsiders and, they challenge us to welcome the outsiders among us – immigrants, homeless, prisoners, unemployed, etc. When we do acknowledge Christ among the least we also notice they, like the Magi, bring valuable gifts to us, starting with the very presence of Christ.
The story of the Magi ends in a challenging way. When they learned of Herod’s evil intentions they, "left for their own country by another road." This biblical symbolism – a change of path – suggests that having found Jesus the encounter changed their lives. Is that what has begun to happen for us this Epiphany season? Have we met the Lord anew and has the encounter also changed our lives – even a little bit?
Do you have this Epiphany custom? On this feast we bless our homes. We process through the house singing, "We Three Kings," and sprinkle holy water in each room praying for the persons who will rest and work in them. We also pray for those will come as guests. It is also a custom to inscribe in chalk on the lintel of the door: 20+C+M+B+19. It is the year and the traditional initials for the Magi. Which is also the abbreviation of the Latin blessing: "Christus mansionem benedicat" ("Christ bless this home"). We pray that those who enter our homes this year will be blessed and find Christ among us.
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:27 03/01/2019
26. MUỐN ĂN TIẾNG CHUÔNG KÊU
Ở thôn nọ có ba lão nông phu từ trước đến nay không hề biết đến thành thị.
Một hôm, Giáp ngẫu nhiên làm một chuyến đi vô thành thị, sau khi trở về thì khoe với hai lão nông phu kia về những điều mình đã nghe và đã thấy, hai lão kia nghe xong thì trong lòng nổi lên cay cú muốn đi cho biết, bèn hẹn ngày kia sẽ đi du ngoạn.
Trên đường đi, Giáp nói:
- “Đi đến nơi đó nhớ không được tuỳ tiện nói lung tung đó nhé, bằng không thì dân thành thị sẽ cười cho, cần phải nghe tôi chỉ bảo.”
Khi đến trong thành, đột nhiên nghe tiếng chuông vang lên, Ất kinh ngạc hỏi:
- “Cái gì mà tiếng kêu nghe vang quá vậy ?”
Giáp nói:
- “Đó là tiếng chuông.”
Bính nói:
- “Để tôi đi đến đó mua nó ăn một bụng cho no càng”.
Giáp cười nói:
- “Ha ha, anh thật hoang đường ! Cái chuông ấy chẳng qua là dùng đất sét mà đúc, và dùng lửa mà nung thành đấy, làm sao có thể ăn được chứ ?”
Thật ra, Giáp cũng chỉ nhìn thấy cái khuôn bằng đất sét để đúc cái chuông đồng mà thôi, chứ chưa có tận mắt nhìn thấy cái chuông đồng nó kêu như thế nào !
(Ứng hài lục)
Suy tư 26:
Thấy cái khuôn đúc chuông thì khác với thấy cái chuông thật, cái khuôn đúc thì bằng đất sét, cái chuông thì bằng đồng gõ kêu nghe thanh thoát và vang xa.
Thấy người tài giỏi khiêm tốn và thấy người tài giỏi kiêu ngạo thì không giống nhau, người tài giỏi khiêm tốn thì giống như cái chuông đồng tiếng lành vang xa, người tài giỏi kiêu ngạo thì như cái khuôn đúc bằng đất chỉ đắc chí nhất thời và sẽ chẳng còn ai nghĩ đến, và có nghĩ tới chăng nữa thì cũng thương tiếc cho một nhân tài không toả sáng vì sự kiêu ngạo của họ...
Tiếng chuông đồng vang xa có hạn trong một vùng nhất định, nhưng việc làm của người tài giỏi khiêm tốn thì càng vang xa hơn khắp cùng bờ cõi trái đất, và làm cho tâm hồn mọi người được vui vẻ vì tinh thần và thái độ phục vụ của họ.
Tài giỏi mà kiêu ngạo thì chỉ hại mình và làm thương tổn người khác, bởi vì nơi họ không có sự thoả mãn của bình an; trái lại, tài giỏi mà khiêm tốn thì luôn tìm cách giúp đỡ tha nhân, xây dựng cộng đoàn, và là người đem lại đoàn kết và sự tín nhiệm nơi người khác.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ở thôn nọ có ba lão nông phu từ trước đến nay không hề biết đến thành thị.
Một hôm, Giáp ngẫu nhiên làm một chuyến đi vô thành thị, sau khi trở về thì khoe với hai lão nông phu kia về những điều mình đã nghe và đã thấy, hai lão kia nghe xong thì trong lòng nổi lên cay cú muốn đi cho biết, bèn hẹn ngày kia sẽ đi du ngoạn.
Trên đường đi, Giáp nói:
- “Đi đến nơi đó nhớ không được tuỳ tiện nói lung tung đó nhé, bằng không thì dân thành thị sẽ cười cho, cần phải nghe tôi chỉ bảo.”
Khi đến trong thành, đột nhiên nghe tiếng chuông vang lên, Ất kinh ngạc hỏi:
- “Cái gì mà tiếng kêu nghe vang quá vậy ?”
Giáp nói:
- “Đó là tiếng chuông.”
Bính nói:
- “Để tôi đi đến đó mua nó ăn một bụng cho no càng”.
Giáp cười nói:
- “Ha ha, anh thật hoang đường ! Cái chuông ấy chẳng qua là dùng đất sét mà đúc, và dùng lửa mà nung thành đấy, làm sao có thể ăn được chứ ?”
Thật ra, Giáp cũng chỉ nhìn thấy cái khuôn bằng đất sét để đúc cái chuông đồng mà thôi, chứ chưa có tận mắt nhìn thấy cái chuông đồng nó kêu như thế nào !
(Ứng hài lục)
Suy tư 26:
Thấy cái khuôn đúc chuông thì khác với thấy cái chuông thật, cái khuôn đúc thì bằng đất sét, cái chuông thì bằng đồng gõ kêu nghe thanh thoát và vang xa.
Thấy người tài giỏi khiêm tốn và thấy người tài giỏi kiêu ngạo thì không giống nhau, người tài giỏi khiêm tốn thì giống như cái chuông đồng tiếng lành vang xa, người tài giỏi kiêu ngạo thì như cái khuôn đúc bằng đất chỉ đắc chí nhất thời và sẽ chẳng còn ai nghĩ đến, và có nghĩ tới chăng nữa thì cũng thương tiếc cho một nhân tài không toả sáng vì sự kiêu ngạo của họ...
Tiếng chuông đồng vang xa có hạn trong một vùng nhất định, nhưng việc làm của người tài giỏi khiêm tốn thì càng vang xa hơn khắp cùng bờ cõi trái đất, và làm cho tâm hồn mọi người được vui vẻ vì tinh thần và thái độ phục vụ của họ.
Tài giỏi mà kiêu ngạo thì chỉ hại mình và làm thương tổn người khác, bởi vì nơi họ không có sự thoả mãn của bình an; trái lại, tài giỏi mà khiêm tốn thì luôn tìm cách giúp đỡ tha nhân, xây dựng cộng đoàn, và là người đem lại đoàn kết và sự tín nhiệm nơi người khác.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:28 03/01/2019
74. Giá trị một lời tán tụng Thiên Chúa trong nghịch cảnh, vượt qua giá trị của ngàn câu cám tạ Thiên Chúa trong hoàn cảnh thuận lợi.
(Thánh John Vianney)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Trở nên Ngôi Sao lạ giữa đời thường
Lm Đan Vinh
17:42 03/01/2019
LỄ HIỂN LINH A.B.C
Is 60,1-6 ; Ep 3,2-3a.5-6 ; Mt 2,1-12
I. HỌC LỜI CHÚA:
1.TIN MỪNG: Mt 2,1-12
(1) Khi Đức Giê-su ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giê-ru-sa-lem (2) và hỏi : “Đức Vua dân Do thái mới sinh, hiện ở đâu ? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người”. (3) Nghe tin ấy, vua Hê-rô-đê bối rối, và cả thành Giê-ru-sa-lem cũng xôn xao. (4) Nhà vua liền triệu tập tất cả các Thượng tế, các Kinh sư trong dân lại, và hỏi cho biết Đấng Ki-tô phải sinh ra ở dâu. (5) Họ trả lời : “Tại Bê-lem, miền Giu-đê, vì trong sách Ngôn sứ có chép rằng : (6) “Phần ngươi, hỡi Bê-lem, miền đất Giu-đa. Vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời”. (7) Bấy giờ Vua Hê-rô-đê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. (8) Rồi vua phái các vị ấy đi Bê-lem và dặn rằng: “Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người”. (9) Nghe Nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở mới dừng lại. (10) Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. (11) Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Ma-ri-a, liền sấp mình bái lạy Người, rồi mở bảo tráp lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến. (12) Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp Vua Hê-rô-đê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình”.
2. Ý CHÍNH:
Qua ánh sao lạ, Thiên Chúa đã soi sáng cho các đạo sĩ tìm đến thờ lạy Con Chúa mới giáng sinh, đang khi chính dân Do thái lại thờ ơ, thậm chí còn thù ghét và tìm cách hãm hại tiêu diệt Người.
3. CHÚ THÍCH:
-C 1-2: +Bê-lem: Một thị trấn nhỏ bé nằm cách thủ đô Giê-ru-sa-lem khoảng 7 cây số về phía Nam. Thị trấn này tuy nhỏ bé nhưng rất danh tiếng, vì là quê hương của vua Đa-vít. Bê-lem còn được Ngôn sứ Mi-kha tuyên sấm là nơi mà Đấng Cứu Thế sẽ ra đời (x. Mk 5,1). +Mấy nhà chiêm tinh: Là những đạo sĩ hay chiêm tinh gia đã từng đọc Thánh Kinh của Do thái giáo nên biết Đấng Thiên Sai sắp xuất hiện và muốn đi tìm gặp Người. Dựa vào lễ vật các ngài mang theo là những đặc sản của xứ A-ra-bi, nên người ta đóan các ngài từ xứ A-ra-bi mà đến. Đồng thời dựa vào số lễ vật, người ta cho rằng có 3 vị. Đến thế kỷ VIII, có người còn kể rõ tên của ba vị đạo sĩ ấy là: Men-ki-o (Melchior), Ban-thơ-da (Balthezar) và Gát-pa (Gaspar), đại diện cho ba châu lục bấy giờ là châu Âu (da trắng), châu Á (da vàng) và châu Phi (da đen).
-C 11-12: +Vàng, nhũ hương và mộc dược: Các giáo phụ đã giải thích: Vàng ám chỉ tước vị Vua; Nhũ hương chỉ chức vụ Thượng tế; Mộc dược chỉ con đường cứu thế của Đấng Thiên Sai là sẽ bị chết trên thập giá và được mai táng trong mồ. Tuy nhiên, ngày nay có người lại giải thích về ý nghĩa của ba lễ vật được các đạo sĩ dâng lên Hài Nhi Cứu Thế như sau: Vàng tượng trưng đức Tin vào Thiên tính của Đấng Thiên Sai; Nhũ hương tượng trưng đức Cậy là lời cầu nguyện như hương trầm bay lên để tôn vinh Chúa; Mộc dược tượng trưng cho đức Mến là những hy sinh và quyết tâm từ bỏ ý riêng để vâng theo ý Chúa.
4. CÂU HỎI:
1) Bạn biết gì về thành Bê-lem ?
2) Chiêm tinh gia là hạng người nào ?
3) Các ngài từ đâu đến và gồm bao nhiêu vị ?
4) Ba lễ vật là vàng, nhũ hương và mộc dược được dâng cho Hài nhi Cứu Thế bao hàm ý nghĩa ra sao ?
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: Thánh Phao-lô dạy các tín hữu: “Giữa một thế hệ sa đọa, anh em hãy tỏa sáng như những vì sao trên vòm trời” (Pl 2,15b).
2. CÂU CHUYỆN:
1) MÓN QUÀ CỦA ÁC-TA-BAN - VỊ ĐẠO SĨ THỨ TƯ :
HĂNG-RI VĂNG ĐAI-KƠ (Henry Van Dyke) có thuật lại câu chuyện nhan đề: “CÒN MỘT NHÀ ĐẠO SĨ KHÁC NỮA”, kể về nhân vật thứ tư là người lẽ ra đã cùng ba nhà đạo sĩ đi tìm Vua dân Do thái mới sinh. Nhân vật này tên là Ác-ta-ban (Artaban). Trong lúc chuẩn bị lên đường, Ác-ta-ban có mang theo một túi đựng những viên kim cương để dâng tặng cho vị ấu vương. Thế nhưng trên đường đến điểm hẹn, Ác-ta-ban đã phải dừng chân để giúp đỡ một người nghèo đói nằm bên vệ đường. Do đó khi đến nơi thì ông không còn thấy ba vị kia đâu. Dù vậy, ông vẫn kiên trì tiếp tục cuộc hành trình đi tìm Vua Cứu Thế. Trên đường tìm kiến, mỗi lần gặp một người khốn khổ, ông lại bán đi một viên kim cương để giúp đỡ. Sau nhiều năm, Ác-ta-ban đã dần dần trở thành một lão già ốm yếu, thế mà ông vẫn chưa gặp được Vua Do thái như lòng hằng mong ước.
Rồi 33 năm sau, khi đang trọ trong thành Giê-ru-sa-lem, Ác-ta-ban thấy cả thành xôn xao náo động vì cái tin nhà cầm quyền đang đem một tội nhân đi hành hình thập giá. Ác-ta-ban tò mò hoà theo dòng người đi xem. Khi nhìn thấy tội nhân đang vác cây thập tự bị té ngã nhiều lần, linh tính cho biết đó chính là vị Vua Cứu Thế mà ông hằng tìm kiếm. Ong liền đi theo Người trên đường thương khó. Rồi khi tội nhân bị đóng đinh và bị treo trên thập giá, Ông muốn đến gần ôm lấy vị Vua kia, nhưng không thể được vì bị bọn lính canh ngăn cản. Bỗng chốc Ác-ta-ban thấy vị Vua mở mắt ra nhìn ông và ông nghe thấy có tiếng thì thầm bên tai rằng: “Này Ác-ta-ban, con đừng buồn nữa. Ta cám ơn con vì bao năm qua đã nhiều lần con tặng quà cho Ta. Nhiều lần Ta đói con đã cho bánh ăn, Ta khát con đã cho nước uống, Ta rách rưới con đã cho đồ mặc, Ta là khách lạ con đã đón ta vào nhà ở trọ…”.
Nghe những lời ấy, Ác-ta-ban cảm thấy lòng tràn ngập niềm vui. Ông hiểu rằng: Các món quà xưa nay ông đã chia sẻ cho người nghèo là ông đã dâng tặng cho chính Vua Giê-su Cứu Thế. Món quà đó không nhất thiết phải là tiền bạc vật chất, nhưng còn là tình người, là sự thông cảm với những ai đang bị đau khổ, là thái độ khiêm tốn sẵn sàng phục vụ tha nhân vô vụ lợi.
2) CHIẾU TỎA ÁNH SÁNG TIN YÊU:
ARTHUR JONES là một tín hữu Công giáo đã xin gia nhập vào không lực Hoàng gia Anh. Anh được huấn luyện trong một trại lính cùng với 30 tân binh khác. Ngay đêm đầu tiên, anh đã phải cân nhắc: “Mình có nên quì gối đọc kinh như thói quen hằng ngày ở nhà không?”. Ban đầu anh hơi ngần ngại, nhưng rồi anh tự nhủ: “Chẳng lẽ mình lại hèn nhát không dám công khai biểu lộ đức tin vì sợ bị kẻ khác chế nhạo sao?”
Thế rồi anh liền quì gối đọc kinh như thói quen xưa nay. Khi vừa làm dấu kết thúc buổi cầu nguyện, mọi người đều biết anh là người Công Giáo và là người Công giáo duy nhất trong trại lính. Tuy nhiên, anh vẫn giữ thói quen quì gối cầu nguyện mỗi buổi tối và hành động của anh dẫn đến những cuộc tranh cãi.
Cuối khóa huấn luyện, có người đã nói với anh:
– Anh đúng là một Ki-tô hữu tốt nhất mà tôi đã gặp.
Anh liền đáp lại:
– Cám ơn bạn đã quá khen. Tôi không nghĩ mình là Ki-tô hữu tốt nhất đâu. Tôi chỉ là người tín hữu dám công khai biểu lộ đức tin của mình mà thôi.
Ánh sáng đức tin của anh tân binh đã tỏa sáng trong trại huấn luyện của không lực hoàng gia Anh đúng như lời Chúa Giê-su: “Anh em là ánh sáng thế gian” (x. Mt 5,14-16). Như ánh sao lạ đã dẫn đường cho các đạo sĩ xưa, thì ngôi sao Tin Mừng nơi mỗi tín hữu chúng ta hôm nay cũng sẽ chiếu soi giúp người đời nhận biết tin yêu Chúa.
3) SẴN SÀNG CỨU GIÚP KẺ ĐÃ GIẾT HẠI CON TRAI MÌNH:
Nhận được giấy báo hung tin: con trai yêu quí mới tử trận, nữ bá tước LITTRY vô cùng đau khổ. Tuy nhiên, bà vẫn cố gắng chu toàn công việc phục vụ các bệnh nhân trong bệnh viện do bà sáng lập năm 1870, ở thung lũng Marne, xứ Eperny gần mặt trận đang giao tranh. Ngày nọ, một thương binh người Đức được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Dù thương binh thuộc quân đội thù nghịch, nhưng bà bá tước vẫn vui vẻ tiếp nhận vào trong bệnh viện. Đến lúc soạn đồ đạc của người thương binh, bà bắt gặp một chiếc bóp và chiếc đồng hồ của cậu con trai Jacques của bà trong túi đồ của tên lính Đức kia. Bàng hoàng và tức giận, nhưng nữ bá tước Littry chỉ biết thốt lên lời cầu: “Lạy Chúa. Đây chính là kẻ đã giết chết con trai yêu quý của con!”. Nhưng ngay lúc đó một mảnh giấy trong chiếc bóp của Jacques rơi ra, bà nhặt lên và đọc thấy mấy hàng chữ của con trai viết thư cho bà: “…Mẹ yêu quý! con luôn nhớ đến mẹ và cầu nguyện cho mẹ. Nếu chẳng may con tử trận, xin mẹ đừng quá bi lụy, nhưng hãy can đảm chịu đựng đau khổ để cầu nguyện cho con…” Sau một hồi xúc động, bà Littry đã cúi xuống tiếp tục săn sóc vết thương cho tên lính Đức. Một giọt nước mắt của bà đã rơi xuống trên mặt tên lính Đức, giọt nước mắt lóng lánh như một hạt sương mai…!.
Nữ bá tước Littry đã để cho Ánh Sáng Tin Yêu xoá tan bóng tối thù hận, nhờ đó bà ngày càng tiến trên đường thánh thiện là thực thi tình mến Chúa yêu người, yêu cả kẻ thù của mình.
4) ÁNH SÁNG TỪ MỘT QUE DIÊM CŨNG ĐỦ CHIẾU SÁNG TRONG BÓNG ĐÊM:
Hôm ấy, đang khi vị linh mục giảng tĩnh tâm cho gần 500 tín hữu trong một hội trường rộng lớn về đề tài “Hãy làm gương sáng”, thì điện bị cúp trong toàn khu vực (cúp điện như đã định trước!). Cả hội trường chìm trong bóng tối.
Bấy giờ ngài bật lên một que diêm, giơ cao lên và cất tiếng hỏi: “Anh chị em có thấy ánh sáng từ que diêm nầy không?”
Mọi người trong hội trường đáp: “Thưa có”
Vị linh mục tiếp: “Dù bóng tối phủ dày nhưng chỉ cần ánh sáng của một que diêm cũng đủ cho nhiều người nhìn thấy. Như thế, ánh sáng của việc tốt, dù nhỏ bé đến đâu, cũng có thể tỏa sáng trước mắt nhiều người giữa một xã hội chứa đầy bóng tối tội lỗi.”
Sau đó, ngài mời gọi những ai mang theo hộp quẹt trong túi, hãy bật cho lửa sáng lên. Rất nhiều người hưởng ứng làm theo. Thế là bóng tối đã bị đẩy lùi, cả hội trường sáng lên nhờ rất nhiều ánh lửa nhỏ từ các hộp quẹt của những người hiện diện.
Bấy giờ vị linh mục tiếp: “Nếu mỗi người chúng ta cố gắng thực hiện một việc tốt mỗi ngày thì cuộc đời chúng ta sẽ tỏa sáng như những cây đèn chiếu sáng. Nhờ đó bóng tối của các thói hư như rượu chè cờ bạc và các tệ nạn xã hội như ma túy đĩ điếm sẽ bị đẩy lùi ra khỏi môi trường chúng ta đang sống.”
3. SUY NIỆM:
1) Ngôi sao lạ dẫn đường cho ba vị đạo sĩ: Khi Chúa Cứu Thế giáng sinh, trên bầu trời xuất hiện một ngôi sao lạ. Có lẽ nhiều người Do thái cũng đã nhìn thấy ngôi sao lạ kia, nhưng chỉ mấy nhà chiêm tinh hay đạo sĩ ngoại giáo mới nhận biết đó là dấu chỉ của vị Vua Thiên Sai. Rồi các ngài mau mắn đem theo lễ vật lên đường tìm kiếm Ấu Vương mới sinh. Các ngài đã bượt qua nhiều gian nan vất vả, không ngại đường xa vô định, không sợ hy sinh về sức khỏe, thời giờ và tiền bạc, không nản chí thất vọng khi gặp phải các trở ngại dọc đường. Chính vì đầy thiện chí như vậy nên cuối cùng các ngài đã gặp được Hài Nhi Cứu Thế, đã dâng tiến cho Người các lễ vật tượng trưng lòng thành, và đã được ơn Chúa hướng dẫn đi theo đường mới trở về quê hương mình.
2) Thái độ của vua chúa và các đầu mục dân Do Thái: Đang khi ấy vua Hê-rô-đê vì lo cho ngai vàng của mình, nên đã tìm cách sát hại Hài Nhi Cứu thế. Còn các thượng tế và kinh sư thì có thái độ dửng dưng. Các ông đã có thể dựa vào Thánh kinh để chỉ đường cho các đạo sĩ tìm đến Bê-lem gặp được Vị Vua Thiên Sai mới sinh, nhưng chính các ông lại không dấn thân đi tìm Người. Về sau cũng bọn người này đã mượn tay Tổng Trấn Phi-la-tô để lên án tử hình cho Vua Thiên Sai Giê-su và đóng đinh Người vào thập giá.
3) Thế giới hôm nay đang cần ánh sáng Tin Yêu dẫn đường : Ngày nay có nhiều người cũng đang tìm kiếm Chúa. Nhiều người muốn tin theo Chúa, nhưng không biết phải đi theo đường nào. Cũng như ba vị đạo sĩ khi xưa, họ cần được ánh sao dẫn đường. Ngày nay, Chúa không cho ngôi sao lạ trên trời, nhưng muốn mỗi tín hữu chúng ta trở thành một ngôi sao dẫn đường giúp anh em lương dân tìm gặp được Chúa. Ánh sao lạ đối với con người thời nay chính là lối sống chứng nhân bác ái, khiêm nhường phục vụ, sẵn sàng tha thứ hoà giải … Nhờ đó môi trường chúng ta đang sống sẽ ngày một trở nên công bình nhân ái hơn.
4) Trở nên ánh sao lạ giữa đời thường: Mỗi Ki-tô hữu phải là một ánh sao lạ cho người đời hôm nay: Hãy dùng lời nói, việc làm và cách ứng xử nhân ái làm dấu chỉ để giúp bạn bè và lương dân nhận biết tin yêu Chúa. Một nụ cười vui vẻ, một ánh mắt thân thiện, một lời khen thành thật, một việc làm khiêm hạ phục vụ của chúng ta cũng có thể phát ra ánh sáng giống như ngôi sao trên bầu trời như lời thánh Phao-lô : “Giữa một thế hệ sa đọa, anh em hãy tỏa sáng như những vì sao trên vòm trời” (Pl 2,15b). Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể là những ngôi sao sáng thực sự khi biết khiêm tốn cho mình lu mờ đi để Chúa Giê-su ngày một tỏa sáng trước mặt người đời hầu giúp họ nhận biết tin theo Chúa và được ơn cứu độ đời sau (x. Kh 2,28).
4.THẢO LUẬN:
Trong môi trường sống và làm việc hiện tại, bạn cần làm gì để chiếu sáng giúp tha nhân nhận biết tin yêu Chúa ?
5.NGUYỆN CẦU:
-LẠY CHÚA GIÊ-SU. Tạ ơn Chúa đã cho chúng con ánh sáng mặt trời mặt trăng, và các lọai ánh sáng phát xuất từ các nguồn năng lượng khác nhau trên mặt đất. Tạ ơn Chúa đã gọi chúng con là “Ánh sáng cho trần gian”. Đây là một niềm vinh dự nhưng đồng thời cũng là một trách nhiệm nặng nề cho chúng con. Xin cho ánh sáng của chúng con có sức đẩy lui bóng tối của hận thù và bất công, của buồn phiền và thất vọng ra khỏi những người chúng con tiếp xúc. Xin cho chúng con biết duy trì được ngọn lửa tin yêu mà Chúa đã thắp sáng trong lòng chúng con, và biết sẵn sàng vâng theo Lời Chúa trong từng phút giây cuộc sống.
-LẠY CHÚA. Cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối vẫn đang tiếp diễn trên thế gian và ngay trong lòng mỗi người chúng con. Ước chi chúng con đừng chỉ biết nguyền rủa bóng tối tội ác, mà cần làm cho ngọn đèn đức tin của chúng con luôn cháy sáng đức ái, để cả trái đất này đều được ngập tràn ánh sáng tình yêu của Chúa, nhờ đó sẽ giúp mọi người nhận biết Chúa và được tham phần hạnh phúc Nước Trời đời đời với chúng con.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Is 60,1-6 ; Ep 3,2-3a.5-6 ; Mt 2,1-12
I. HỌC LỜI CHÚA:
1.TIN MỪNG: Mt 2,1-12
(1) Khi Đức Giê-su ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giê-ru-sa-lem (2) và hỏi : “Đức Vua dân Do thái mới sinh, hiện ở đâu ? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người”. (3) Nghe tin ấy, vua Hê-rô-đê bối rối, và cả thành Giê-ru-sa-lem cũng xôn xao. (4) Nhà vua liền triệu tập tất cả các Thượng tế, các Kinh sư trong dân lại, và hỏi cho biết Đấng Ki-tô phải sinh ra ở dâu. (5) Họ trả lời : “Tại Bê-lem, miền Giu-đê, vì trong sách Ngôn sứ có chép rằng : (6) “Phần ngươi, hỡi Bê-lem, miền đất Giu-đa. Vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời”. (7) Bấy giờ Vua Hê-rô-đê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. (8) Rồi vua phái các vị ấy đi Bê-lem và dặn rằng: “Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người”. (9) Nghe Nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở mới dừng lại. (10) Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. (11) Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Ma-ri-a, liền sấp mình bái lạy Người, rồi mở bảo tráp lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến. (12) Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp Vua Hê-rô-đê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình”.
2. Ý CHÍNH:
Qua ánh sao lạ, Thiên Chúa đã soi sáng cho các đạo sĩ tìm đến thờ lạy Con Chúa mới giáng sinh, đang khi chính dân Do thái lại thờ ơ, thậm chí còn thù ghét và tìm cách hãm hại tiêu diệt Người.
3. CHÚ THÍCH:
-C 1-2: +Bê-lem: Một thị trấn nhỏ bé nằm cách thủ đô Giê-ru-sa-lem khoảng 7 cây số về phía Nam. Thị trấn này tuy nhỏ bé nhưng rất danh tiếng, vì là quê hương của vua Đa-vít. Bê-lem còn được Ngôn sứ Mi-kha tuyên sấm là nơi mà Đấng Cứu Thế sẽ ra đời (x. Mk 5,1). +Mấy nhà chiêm tinh: Là những đạo sĩ hay chiêm tinh gia đã từng đọc Thánh Kinh của Do thái giáo nên biết Đấng Thiên Sai sắp xuất hiện và muốn đi tìm gặp Người. Dựa vào lễ vật các ngài mang theo là những đặc sản của xứ A-ra-bi, nên người ta đóan các ngài từ xứ A-ra-bi mà đến. Đồng thời dựa vào số lễ vật, người ta cho rằng có 3 vị. Đến thế kỷ VIII, có người còn kể rõ tên của ba vị đạo sĩ ấy là: Men-ki-o (Melchior), Ban-thơ-da (Balthezar) và Gát-pa (Gaspar), đại diện cho ba châu lục bấy giờ là châu Âu (da trắng), châu Á (da vàng) và châu Phi (da đen).
-C 11-12: +Vàng, nhũ hương và mộc dược: Các giáo phụ đã giải thích: Vàng ám chỉ tước vị Vua; Nhũ hương chỉ chức vụ Thượng tế; Mộc dược chỉ con đường cứu thế của Đấng Thiên Sai là sẽ bị chết trên thập giá và được mai táng trong mồ. Tuy nhiên, ngày nay có người lại giải thích về ý nghĩa của ba lễ vật được các đạo sĩ dâng lên Hài Nhi Cứu Thế như sau: Vàng tượng trưng đức Tin vào Thiên tính của Đấng Thiên Sai; Nhũ hương tượng trưng đức Cậy là lời cầu nguyện như hương trầm bay lên để tôn vinh Chúa; Mộc dược tượng trưng cho đức Mến là những hy sinh và quyết tâm từ bỏ ý riêng để vâng theo ý Chúa.
4. CÂU HỎI:
1) Bạn biết gì về thành Bê-lem ?
2) Chiêm tinh gia là hạng người nào ?
3) Các ngài từ đâu đến và gồm bao nhiêu vị ?
4) Ba lễ vật là vàng, nhũ hương và mộc dược được dâng cho Hài nhi Cứu Thế bao hàm ý nghĩa ra sao ?
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: Thánh Phao-lô dạy các tín hữu: “Giữa một thế hệ sa đọa, anh em hãy tỏa sáng như những vì sao trên vòm trời” (Pl 2,15b).
2. CÂU CHUYỆN:
1) MÓN QUÀ CỦA ÁC-TA-BAN - VỊ ĐẠO SĨ THỨ TƯ :
HĂNG-RI VĂNG ĐAI-KƠ (Henry Van Dyke) có thuật lại câu chuyện nhan đề: “CÒN MỘT NHÀ ĐẠO SĨ KHÁC NỮA”, kể về nhân vật thứ tư là người lẽ ra đã cùng ba nhà đạo sĩ đi tìm Vua dân Do thái mới sinh. Nhân vật này tên là Ác-ta-ban (Artaban). Trong lúc chuẩn bị lên đường, Ác-ta-ban có mang theo một túi đựng những viên kim cương để dâng tặng cho vị ấu vương. Thế nhưng trên đường đến điểm hẹn, Ác-ta-ban đã phải dừng chân để giúp đỡ một người nghèo đói nằm bên vệ đường. Do đó khi đến nơi thì ông không còn thấy ba vị kia đâu. Dù vậy, ông vẫn kiên trì tiếp tục cuộc hành trình đi tìm Vua Cứu Thế. Trên đường tìm kiến, mỗi lần gặp một người khốn khổ, ông lại bán đi một viên kim cương để giúp đỡ. Sau nhiều năm, Ác-ta-ban đã dần dần trở thành một lão già ốm yếu, thế mà ông vẫn chưa gặp được Vua Do thái như lòng hằng mong ước.
Rồi 33 năm sau, khi đang trọ trong thành Giê-ru-sa-lem, Ác-ta-ban thấy cả thành xôn xao náo động vì cái tin nhà cầm quyền đang đem một tội nhân đi hành hình thập giá. Ác-ta-ban tò mò hoà theo dòng người đi xem. Khi nhìn thấy tội nhân đang vác cây thập tự bị té ngã nhiều lần, linh tính cho biết đó chính là vị Vua Cứu Thế mà ông hằng tìm kiếm. Ong liền đi theo Người trên đường thương khó. Rồi khi tội nhân bị đóng đinh và bị treo trên thập giá, Ông muốn đến gần ôm lấy vị Vua kia, nhưng không thể được vì bị bọn lính canh ngăn cản. Bỗng chốc Ác-ta-ban thấy vị Vua mở mắt ra nhìn ông và ông nghe thấy có tiếng thì thầm bên tai rằng: “Này Ác-ta-ban, con đừng buồn nữa. Ta cám ơn con vì bao năm qua đã nhiều lần con tặng quà cho Ta. Nhiều lần Ta đói con đã cho bánh ăn, Ta khát con đã cho nước uống, Ta rách rưới con đã cho đồ mặc, Ta là khách lạ con đã đón ta vào nhà ở trọ…”.
Nghe những lời ấy, Ác-ta-ban cảm thấy lòng tràn ngập niềm vui. Ông hiểu rằng: Các món quà xưa nay ông đã chia sẻ cho người nghèo là ông đã dâng tặng cho chính Vua Giê-su Cứu Thế. Món quà đó không nhất thiết phải là tiền bạc vật chất, nhưng còn là tình người, là sự thông cảm với những ai đang bị đau khổ, là thái độ khiêm tốn sẵn sàng phục vụ tha nhân vô vụ lợi.
2) CHIẾU TỎA ÁNH SÁNG TIN YÊU:
ARTHUR JONES là một tín hữu Công giáo đã xin gia nhập vào không lực Hoàng gia Anh. Anh được huấn luyện trong một trại lính cùng với 30 tân binh khác. Ngay đêm đầu tiên, anh đã phải cân nhắc: “Mình có nên quì gối đọc kinh như thói quen hằng ngày ở nhà không?”. Ban đầu anh hơi ngần ngại, nhưng rồi anh tự nhủ: “Chẳng lẽ mình lại hèn nhát không dám công khai biểu lộ đức tin vì sợ bị kẻ khác chế nhạo sao?”
Thế rồi anh liền quì gối đọc kinh như thói quen xưa nay. Khi vừa làm dấu kết thúc buổi cầu nguyện, mọi người đều biết anh là người Công Giáo và là người Công giáo duy nhất trong trại lính. Tuy nhiên, anh vẫn giữ thói quen quì gối cầu nguyện mỗi buổi tối và hành động của anh dẫn đến những cuộc tranh cãi.
Cuối khóa huấn luyện, có người đã nói với anh:
– Anh đúng là một Ki-tô hữu tốt nhất mà tôi đã gặp.
Anh liền đáp lại:
– Cám ơn bạn đã quá khen. Tôi không nghĩ mình là Ki-tô hữu tốt nhất đâu. Tôi chỉ là người tín hữu dám công khai biểu lộ đức tin của mình mà thôi.
Ánh sáng đức tin của anh tân binh đã tỏa sáng trong trại huấn luyện của không lực hoàng gia Anh đúng như lời Chúa Giê-su: “Anh em là ánh sáng thế gian” (x. Mt 5,14-16). Như ánh sao lạ đã dẫn đường cho các đạo sĩ xưa, thì ngôi sao Tin Mừng nơi mỗi tín hữu chúng ta hôm nay cũng sẽ chiếu soi giúp người đời nhận biết tin yêu Chúa.
3) SẴN SÀNG CỨU GIÚP KẺ ĐÃ GIẾT HẠI CON TRAI MÌNH:
Nhận được giấy báo hung tin: con trai yêu quí mới tử trận, nữ bá tước LITTRY vô cùng đau khổ. Tuy nhiên, bà vẫn cố gắng chu toàn công việc phục vụ các bệnh nhân trong bệnh viện do bà sáng lập năm 1870, ở thung lũng Marne, xứ Eperny gần mặt trận đang giao tranh. Ngày nọ, một thương binh người Đức được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Dù thương binh thuộc quân đội thù nghịch, nhưng bà bá tước vẫn vui vẻ tiếp nhận vào trong bệnh viện. Đến lúc soạn đồ đạc của người thương binh, bà bắt gặp một chiếc bóp và chiếc đồng hồ của cậu con trai Jacques của bà trong túi đồ của tên lính Đức kia. Bàng hoàng và tức giận, nhưng nữ bá tước Littry chỉ biết thốt lên lời cầu: “Lạy Chúa. Đây chính là kẻ đã giết chết con trai yêu quý của con!”. Nhưng ngay lúc đó một mảnh giấy trong chiếc bóp của Jacques rơi ra, bà nhặt lên và đọc thấy mấy hàng chữ của con trai viết thư cho bà: “…Mẹ yêu quý! con luôn nhớ đến mẹ và cầu nguyện cho mẹ. Nếu chẳng may con tử trận, xin mẹ đừng quá bi lụy, nhưng hãy can đảm chịu đựng đau khổ để cầu nguyện cho con…” Sau một hồi xúc động, bà Littry đã cúi xuống tiếp tục săn sóc vết thương cho tên lính Đức. Một giọt nước mắt của bà đã rơi xuống trên mặt tên lính Đức, giọt nước mắt lóng lánh như một hạt sương mai…!.
Nữ bá tước Littry đã để cho Ánh Sáng Tin Yêu xoá tan bóng tối thù hận, nhờ đó bà ngày càng tiến trên đường thánh thiện là thực thi tình mến Chúa yêu người, yêu cả kẻ thù của mình.
4) ÁNH SÁNG TỪ MỘT QUE DIÊM CŨNG ĐỦ CHIẾU SÁNG TRONG BÓNG ĐÊM:
Hôm ấy, đang khi vị linh mục giảng tĩnh tâm cho gần 500 tín hữu trong một hội trường rộng lớn về đề tài “Hãy làm gương sáng”, thì điện bị cúp trong toàn khu vực (cúp điện như đã định trước!). Cả hội trường chìm trong bóng tối.
Bấy giờ ngài bật lên một que diêm, giơ cao lên và cất tiếng hỏi: “Anh chị em có thấy ánh sáng từ que diêm nầy không?”
Mọi người trong hội trường đáp: “Thưa có”
Vị linh mục tiếp: “Dù bóng tối phủ dày nhưng chỉ cần ánh sáng của một que diêm cũng đủ cho nhiều người nhìn thấy. Như thế, ánh sáng của việc tốt, dù nhỏ bé đến đâu, cũng có thể tỏa sáng trước mắt nhiều người giữa một xã hội chứa đầy bóng tối tội lỗi.”
Sau đó, ngài mời gọi những ai mang theo hộp quẹt trong túi, hãy bật cho lửa sáng lên. Rất nhiều người hưởng ứng làm theo. Thế là bóng tối đã bị đẩy lùi, cả hội trường sáng lên nhờ rất nhiều ánh lửa nhỏ từ các hộp quẹt của những người hiện diện.
Bấy giờ vị linh mục tiếp: “Nếu mỗi người chúng ta cố gắng thực hiện một việc tốt mỗi ngày thì cuộc đời chúng ta sẽ tỏa sáng như những cây đèn chiếu sáng. Nhờ đó bóng tối của các thói hư như rượu chè cờ bạc và các tệ nạn xã hội như ma túy đĩ điếm sẽ bị đẩy lùi ra khỏi môi trường chúng ta đang sống.”
3. SUY NIỆM:
1) Ngôi sao lạ dẫn đường cho ba vị đạo sĩ: Khi Chúa Cứu Thế giáng sinh, trên bầu trời xuất hiện một ngôi sao lạ. Có lẽ nhiều người Do thái cũng đã nhìn thấy ngôi sao lạ kia, nhưng chỉ mấy nhà chiêm tinh hay đạo sĩ ngoại giáo mới nhận biết đó là dấu chỉ của vị Vua Thiên Sai. Rồi các ngài mau mắn đem theo lễ vật lên đường tìm kiếm Ấu Vương mới sinh. Các ngài đã bượt qua nhiều gian nan vất vả, không ngại đường xa vô định, không sợ hy sinh về sức khỏe, thời giờ và tiền bạc, không nản chí thất vọng khi gặp phải các trở ngại dọc đường. Chính vì đầy thiện chí như vậy nên cuối cùng các ngài đã gặp được Hài Nhi Cứu Thế, đã dâng tiến cho Người các lễ vật tượng trưng lòng thành, và đã được ơn Chúa hướng dẫn đi theo đường mới trở về quê hương mình.
2) Thái độ của vua chúa và các đầu mục dân Do Thái: Đang khi ấy vua Hê-rô-đê vì lo cho ngai vàng của mình, nên đã tìm cách sát hại Hài Nhi Cứu thế. Còn các thượng tế và kinh sư thì có thái độ dửng dưng. Các ông đã có thể dựa vào Thánh kinh để chỉ đường cho các đạo sĩ tìm đến Bê-lem gặp được Vị Vua Thiên Sai mới sinh, nhưng chính các ông lại không dấn thân đi tìm Người. Về sau cũng bọn người này đã mượn tay Tổng Trấn Phi-la-tô để lên án tử hình cho Vua Thiên Sai Giê-su và đóng đinh Người vào thập giá.
3) Thế giới hôm nay đang cần ánh sáng Tin Yêu dẫn đường : Ngày nay có nhiều người cũng đang tìm kiếm Chúa. Nhiều người muốn tin theo Chúa, nhưng không biết phải đi theo đường nào. Cũng như ba vị đạo sĩ khi xưa, họ cần được ánh sao dẫn đường. Ngày nay, Chúa không cho ngôi sao lạ trên trời, nhưng muốn mỗi tín hữu chúng ta trở thành một ngôi sao dẫn đường giúp anh em lương dân tìm gặp được Chúa. Ánh sao lạ đối với con người thời nay chính là lối sống chứng nhân bác ái, khiêm nhường phục vụ, sẵn sàng tha thứ hoà giải … Nhờ đó môi trường chúng ta đang sống sẽ ngày một trở nên công bình nhân ái hơn.
4) Trở nên ánh sao lạ giữa đời thường: Mỗi Ki-tô hữu phải là một ánh sao lạ cho người đời hôm nay: Hãy dùng lời nói, việc làm và cách ứng xử nhân ái làm dấu chỉ để giúp bạn bè và lương dân nhận biết tin yêu Chúa. Một nụ cười vui vẻ, một ánh mắt thân thiện, một lời khen thành thật, một việc làm khiêm hạ phục vụ của chúng ta cũng có thể phát ra ánh sáng giống như ngôi sao trên bầu trời như lời thánh Phao-lô : “Giữa một thế hệ sa đọa, anh em hãy tỏa sáng như những vì sao trên vòm trời” (Pl 2,15b). Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể là những ngôi sao sáng thực sự khi biết khiêm tốn cho mình lu mờ đi để Chúa Giê-su ngày một tỏa sáng trước mặt người đời hầu giúp họ nhận biết tin theo Chúa và được ơn cứu độ đời sau (x. Kh 2,28).
4.THẢO LUẬN:
Trong môi trường sống và làm việc hiện tại, bạn cần làm gì để chiếu sáng giúp tha nhân nhận biết tin yêu Chúa ?
5.NGUYỆN CẦU:
-LẠY CHÚA GIÊ-SU. Tạ ơn Chúa đã cho chúng con ánh sáng mặt trời mặt trăng, và các lọai ánh sáng phát xuất từ các nguồn năng lượng khác nhau trên mặt đất. Tạ ơn Chúa đã gọi chúng con là “Ánh sáng cho trần gian”. Đây là một niềm vinh dự nhưng đồng thời cũng là một trách nhiệm nặng nề cho chúng con. Xin cho ánh sáng của chúng con có sức đẩy lui bóng tối của hận thù và bất công, của buồn phiền và thất vọng ra khỏi những người chúng con tiếp xúc. Xin cho chúng con biết duy trì được ngọn lửa tin yêu mà Chúa đã thắp sáng trong lòng chúng con, và biết sẵn sàng vâng theo Lời Chúa trong từng phút giây cuộc sống.
-LẠY CHÚA. Cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối vẫn đang tiếp diễn trên thế gian và ngay trong lòng mỗi người chúng con. Ước chi chúng con đừng chỉ biết nguyền rủa bóng tối tội ác, mà cần làm cho ngọn đèn đức tin của chúng con luôn cháy sáng đức ái, để cả trái đất này đều được ngập tràn ánh sáng tình yêu của Chúa, nhờ đó sẽ giúp mọi người nhận biết Chúa và được tham phần hạnh phúc Nước Trời đời đời với chúng con.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giám Mục Thomas J. Olmsted đã gửi Tông huấn “Complete My Joy” đến các gia đình
LM Nguyễn Tất Thắng, O.P.
11:53 03/01/2019
Trong dịp kỷ niệm 15 năm được bổ nhiệm làm Giám mục giáo phận Phoenix và giáo phận kỷ niệm 50 năm được thành lập, Đức Giám Mục Thomas J. Olmsted đã gửi công bố Tông huấn về gia đình với tựa đề “Complete My Joy” (Hãy làm cho niềm vui của tôi được trọn vẹn) đến các Vợ Chồng và Cha Mẹ trong giáo phận Phoenix, Chúa Nhật lễ Thánh Gia ngày 30 tháng 12 năm 2018. Chủ đề dựa theo thư thánh Phaolô gửi cộng đoàn Philipphê: “Nếu quả thật sự liên kết với Đức Ki-tô đem lại cho chúng ta một niềm an ủi, nếu tình bác ái khích lệ chúng ta, nếu chúng ta được hiệp thông trong Thần Khí, nếu chúng ta sống thân tình và biết cảm thương nhau, thì xin anh em hãy làm cho niềm vui của tôi được trọn vẹn, là hãy có cùng một cảm nghĩ, cùng một lòng mến, cùng một tâm hồn, cùng một ý hướng như nhau.” (Phil 2,1-3)
Tài liệu khổ nhỏ dài 66 trang gồm 151 số được chia thành 5 phần chính sau phần giới thiệu:
1/ Bản chất gia đình”, 2/ Một khu vườn chứ không phải là khu rừng,
3/ Sứ vụ của mỗi gia đình Kitô,
4/ Đau khổ, tội lỗi và chữa lành,
5/ Tăng sức đời sống gia đình. ĐGM Olmsted khuyến khích cha mẹ dấn thân và dẫn gia đình họ gặp gỡ sâu xa hơn với Chúa Kitô.
Giáo phận có 1 triệu 200 ngàn tín hữu trong một cộng đoàn đa dạng, năng động và vững mạnh trong đức tin. Ngài xin mọi người thông thả đọc Tông huấn này trong tinh thần cầu nguyện với tâm hồn lắng nghe. Qua cách này, bạn có thể đón nhận điều mà Chúa dành cho bạn, thích hợp với cuộc hành trình của bạn cũng như hành trình của gia đình bạn. Qua những gia đình vững mạnh và liên đới, nhiều bạn có thể đã nhìn thấy đời sống gia đình thật tuyệt vời, cao quý và an vui nhờ sống trong ân sủng của Thiên Chúa. Những bạn khác thường xuyên nghĩ về sứ vụ gia đình và đang tìm kiếm thách đố. Tôi tin rằng bạn sẽ tìm thấy điều đó. Tôi cũng am hiểu rằng đối với nhiều người, niềm đau của gia đình mà họ đã cảm nghiệm hoặc đang cảm nghiệm bây giờ, đã làm tổn hại những hy vọng mà hạnh phúc trong một gia đình có thể đạt được. Đừng sợ hãi. Niềm hy vọng lớn lao vẫn tồn tại trong Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chiến thắng thế giới. Nếu chỗ đau thương này là nơi bạn tìm ra bạn trong lúc này, thì bạn có thể được lợi khi bắt đầu đọc từ chương 4 về đau thương, tội lỗi và chữa lành.
(Có thể đọc bản văn theo trang mạng địa phận Phoenix:
“Complete My Joy”
LM Nguyễn Tất Thắng, O.P.
Tài liệu khổ nhỏ dài 66 trang gồm 151 số được chia thành 5 phần chính sau phần giới thiệu:
1/ Bản chất gia đình”, 2/ Một khu vườn chứ không phải là khu rừng,
3/ Sứ vụ của mỗi gia đình Kitô,
4/ Đau khổ, tội lỗi và chữa lành,
5/ Tăng sức đời sống gia đình. ĐGM Olmsted khuyến khích cha mẹ dấn thân và dẫn gia đình họ gặp gỡ sâu xa hơn với Chúa Kitô.
Giáo phận có 1 triệu 200 ngàn tín hữu trong một cộng đoàn đa dạng, năng động và vững mạnh trong đức tin. Ngài xin mọi người thông thả đọc Tông huấn này trong tinh thần cầu nguyện với tâm hồn lắng nghe. Qua cách này, bạn có thể đón nhận điều mà Chúa dành cho bạn, thích hợp với cuộc hành trình của bạn cũng như hành trình của gia đình bạn. Qua những gia đình vững mạnh và liên đới, nhiều bạn có thể đã nhìn thấy đời sống gia đình thật tuyệt vời, cao quý và an vui nhờ sống trong ân sủng của Thiên Chúa. Những bạn khác thường xuyên nghĩ về sứ vụ gia đình và đang tìm kiếm thách đố. Tôi tin rằng bạn sẽ tìm thấy điều đó. Tôi cũng am hiểu rằng đối với nhiều người, niềm đau của gia đình mà họ đã cảm nghiệm hoặc đang cảm nghiệm bây giờ, đã làm tổn hại những hy vọng mà hạnh phúc trong một gia đình có thể đạt được. Đừng sợ hãi. Niềm hy vọng lớn lao vẫn tồn tại trong Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chiến thắng thế giới. Nếu chỗ đau thương này là nơi bạn tìm ra bạn trong lúc này, thì bạn có thể được lợi khi bắt đầu đọc từ chương 4 về đau thương, tội lỗi và chữa lành.
(Có thể đọc bản văn theo trang mạng địa phận Phoenix:
“Complete My Joy”
LM Nguyễn Tất Thắng, O.P.
Chương trình dầy đặc của Đức Thánh Cha Phanxicô trong năm 2019
Thanh Quảng sdb
16:21 03/01/2019
Chương trình dầy đặc của Đức Thánh Cha Phanxicô trong năm 2019
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ bận rộn với những chuyến tông du và chương trình cho năm 2019 như các chuyến tông du đến các Tiểu Vương quốc Ả Rập, Panama, Morocco, Bulgaria và Macedonia, cùng với các cuộc họp hội nghị thượng đỉnh của Tòa thánh trước vấn nạn lạm dụng tình dục, Thượng hội đồng vùng Amazon và tiếp tục các cuộc họp cải tổ Giáo triều Roma.
Cuộc họp mặt các ngoại giao đoàn
Vào tháng Giêng, Đức Phanxicô thường tham dự cuộc họp mặt thường niên với ngoại giao đoàn tại Tòa thánh, một dịp này, Ngài thường gửi tới tất cả một thông điệp chung cho cộng đồng quốc tế. Năm ngoái, Đức Thánh Cha đã dùng sự kiện kỷ niệm 70 năm Tuyên ngôn Nhân quyền như nền tảng để nhắc nhở cho toàn thế giới về quyền con người đang bị vi phạm trong thiên niên kỷ thứ ba này, đặc biệt là quyền sống.
Đại Hội Giới Trẻ ở Panama
Ngày 23-28/1/2019 ĐTC sẽ đi Panama tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 34. Trong một sứ điệp video ngắn được gửi ra vào tháng 11/2018, ĐTC đã mời gọi những người trẻ hãy rời bỏ nơi chốn an vị mà cùng với các bạn trẻ khác khắp nơi trên thế giới nhóm lên những ước mơ, lý tưởng với lòng can đảm...
Tông du các nước Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất
Tháng hai sẽ là tháng đặc biệt bận rộn của Đức Thánh Cha. Vào những ngày 3-5 tháng 2, Đức Thánh Cha Phanxicô lần đầu tiên đến thăm Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Chủ đề trọng tâm của chuyến tông du này xoay quanh các cuộc đối thoại liên tôn và sự đoàn kết giữa các thành viên của các tín ngưỡng khác nhau. Các nhà lãnh đạo của Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất đã tuyên bố năm 2019 là một Năm của sự khoan dung, với mục tiêu thúc đẩy một nền văn hóa bình đẳng tôn giáo.
Hội đồng Hồng Y và Cải cách Giáo triều
Từ ngày 18 đến 20 tháng 2, cuộc họp lần thứ 28 của Hội đồng Hồng Y sẽ diễn ra tại Vatican. Trọng tâm là việc tu chính Tông Hiến Pastor Bonus về hoạt động của Giáo triều Rôma. Một bản thảo Tông Hiến mới với tiêu đề “Praedicate evangelium” (Rao giảng Tin Mừng) đã được đệ trình lên Đức Thánh Cha Phanxicô vào tháng 12 năm ngoái. Tiêu đề này phản ảnh những nỗ lực giúp cho các cơ quan trong giáo triều Rôma nhạy bén hơn trước những nhu cầu của một Giáo Hội truyền giáo.
Cuộc họp tháng Hai bàn về chống lạm dụng
Có lẽ sự kiện mà ĐTC đang chờ đợi nhất trong năm 2019 sẽ diễn ra tại Vatican vào các ngày 21-24 / 2/2019, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp tất cả các vị Chủ tịch của các Hội đồng Giám mục để thảo luận về cách ngăn chặn lạm dụng trẻ vị thành niên và những người lớn dễ bị tổn thương. Đây là cuộc họp đầy hứa hẹn sẽ là một cuộc họp quan trọng trong cuộc chiến chống lại sự lạm dụng tình dục, cũng như lạm dụng quyền lực và lương tâm, do một số thành viên của Giáo hội lạm dụng. Tiếp chuyện với Giáo triều La Mã vào tháng 12 năm 2018, ĐTC cho biết không có lý do gì mà Giáo hội lại không hành xử theo con đường của chân lý và công lý.
Tông du đến Ma-rốc
Vào ngày 30-31 tháng 3, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tông du đến Ma-rốc, 33 năm sau chuyến viếng thăm lịch sử của Thánh Giáo hoàng John Paul II vào ngày 19 tháng 8 năm 1985, khi Ngài đến thăm Casablanca. ĐTC sẽ tiếp tục con đường của vị tiền nhiệm nhằm thúc đẩy sự hiểu biết hỗ tương và đối thoại liên tôn giữa Kitô hữu và Hồi giáo.
Tông du thăm viếng Bulgaria & Macedonia
Sau ít ngày nghỉ ngơi, vào cuối tháng Tư, Đức Thánh Cha lại lên đường qua Biển Adriatic để thăm viếng Bulgaria và Cộng hòa Macedonia thuộc nước Nam Tư cũ và vào những ngày đầu tháng Năm. Tại Bulgaria, ĐTC sẽ đến thăm các thành phố Sofia và Rakovski. Sau đó, Ngài đến thành phố Skopje của Macedonia, nơi Mẹ Teresa ở Calcutta, người sáng lập Hội Truyền giáo Bác ái, được sinh ra. Người Công Giáo ở hai quốc gia Balkan này là một thiểu số rất nhỏ so với đại đa số dân chúng là Chính thống giáo, vì vậy việc thúc đẩy đại kết là một trong những điểm nhắm của ĐTC.
ĐTC ao ước tới thăm Nhật Bản
Mặc dù chưa có một công bố chính thức nào nhưng ĐTC đã công khai nói với một nhóm hành hương Nhật Bản đến Vatican rằng Ngài hy vọng sẽ đến Nhật Bản vào năm 2019. Trong cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha nhắc nhớ họ là năm 1585, một nhóm 4 thanh niên Nhật Bản đã đến tại Rome với một số nhà truyền giáo Dòng Tên để triều yết Đức Thánh Cha Grêgôriô XIII.
Thượng Hội Đồng Giám mục vùng Amazon
Cuối năm Thượng hội đồng Giám mục vùng Amazon sẽ được nhóm họp vào tháng 10 để thảo luận về các vấn đề của vùng Lưu vực sông Amazon. ĐTC đã đề ra các chủ đề về Amazonia như là những con đường mới cho Giáo hội và một hệ sinh thái thích hợp cho toàn cầu. Nhiều chủ đề khác không bị giới hạn vào các lãnh vự sinh thái sẽ trở thành những tâm điểm cho 7 Hội Đồng Giám mục và 9 quốc gia trong vùng Amazon tham dự Thương Hội Đồng này.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ bận rộn với những chuyến tông du và chương trình cho năm 2019 như các chuyến tông du đến các Tiểu Vương quốc Ả Rập, Panama, Morocco, Bulgaria và Macedonia, cùng với các cuộc họp hội nghị thượng đỉnh của Tòa thánh trước vấn nạn lạm dụng tình dục, Thượng hội đồng vùng Amazon và tiếp tục các cuộc họp cải tổ Giáo triều Roma.
Cuộc họp mặt các ngoại giao đoàn
Vào tháng Giêng, Đức Phanxicô thường tham dự cuộc họp mặt thường niên với ngoại giao đoàn tại Tòa thánh, một dịp này, Ngài thường gửi tới tất cả một thông điệp chung cho cộng đồng quốc tế. Năm ngoái, Đức Thánh Cha đã dùng sự kiện kỷ niệm 70 năm Tuyên ngôn Nhân quyền như nền tảng để nhắc nhở cho toàn thế giới về quyền con người đang bị vi phạm trong thiên niên kỷ thứ ba này, đặc biệt là quyền sống.
Đại Hội Giới Trẻ ở Panama
Ngày 23-28/1/2019 ĐTC sẽ đi Panama tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 34. Trong một sứ điệp video ngắn được gửi ra vào tháng 11/2018, ĐTC đã mời gọi những người trẻ hãy rời bỏ nơi chốn an vị mà cùng với các bạn trẻ khác khắp nơi trên thế giới nhóm lên những ước mơ, lý tưởng với lòng can đảm...
Tông du các nước Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất
Tháng hai sẽ là tháng đặc biệt bận rộn của Đức Thánh Cha. Vào những ngày 3-5 tháng 2, Đức Thánh Cha Phanxicô lần đầu tiên đến thăm Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Chủ đề trọng tâm của chuyến tông du này xoay quanh các cuộc đối thoại liên tôn và sự đoàn kết giữa các thành viên của các tín ngưỡng khác nhau. Các nhà lãnh đạo của Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất đã tuyên bố năm 2019 là một Năm của sự khoan dung, với mục tiêu thúc đẩy một nền văn hóa bình đẳng tôn giáo.
Hội đồng Hồng Y và Cải cách Giáo triều
Từ ngày 18 đến 20 tháng 2, cuộc họp lần thứ 28 của Hội đồng Hồng Y sẽ diễn ra tại Vatican. Trọng tâm là việc tu chính Tông Hiến Pastor Bonus về hoạt động của Giáo triều Rôma. Một bản thảo Tông Hiến mới với tiêu đề “Praedicate evangelium” (Rao giảng Tin Mừng) đã được đệ trình lên Đức Thánh Cha Phanxicô vào tháng 12 năm ngoái. Tiêu đề này phản ảnh những nỗ lực giúp cho các cơ quan trong giáo triều Rôma nhạy bén hơn trước những nhu cầu của một Giáo Hội truyền giáo.
Cuộc họp tháng Hai bàn về chống lạm dụng
Có lẽ sự kiện mà ĐTC đang chờ đợi nhất trong năm 2019 sẽ diễn ra tại Vatican vào các ngày 21-24 / 2/2019, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp tất cả các vị Chủ tịch của các Hội đồng Giám mục để thảo luận về cách ngăn chặn lạm dụng trẻ vị thành niên và những người lớn dễ bị tổn thương. Đây là cuộc họp đầy hứa hẹn sẽ là một cuộc họp quan trọng trong cuộc chiến chống lại sự lạm dụng tình dục, cũng như lạm dụng quyền lực và lương tâm, do một số thành viên của Giáo hội lạm dụng. Tiếp chuyện với Giáo triều La Mã vào tháng 12 năm 2018, ĐTC cho biết không có lý do gì mà Giáo hội lại không hành xử theo con đường của chân lý và công lý.
Tông du đến Ma-rốc
Vào ngày 30-31 tháng 3, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tông du đến Ma-rốc, 33 năm sau chuyến viếng thăm lịch sử của Thánh Giáo hoàng John Paul II vào ngày 19 tháng 8 năm 1985, khi Ngài đến thăm Casablanca. ĐTC sẽ tiếp tục con đường của vị tiền nhiệm nhằm thúc đẩy sự hiểu biết hỗ tương và đối thoại liên tôn giữa Kitô hữu và Hồi giáo.
Tông du thăm viếng Bulgaria & Macedonia
Sau ít ngày nghỉ ngơi, vào cuối tháng Tư, Đức Thánh Cha lại lên đường qua Biển Adriatic để thăm viếng Bulgaria và Cộng hòa Macedonia thuộc nước Nam Tư cũ và vào những ngày đầu tháng Năm. Tại Bulgaria, ĐTC sẽ đến thăm các thành phố Sofia và Rakovski. Sau đó, Ngài đến thành phố Skopje của Macedonia, nơi Mẹ Teresa ở Calcutta, người sáng lập Hội Truyền giáo Bác ái, được sinh ra. Người Công Giáo ở hai quốc gia Balkan này là một thiểu số rất nhỏ so với đại đa số dân chúng là Chính thống giáo, vì vậy việc thúc đẩy đại kết là một trong những điểm nhắm của ĐTC.
ĐTC ao ước tới thăm Nhật Bản
Mặc dù chưa có một công bố chính thức nào nhưng ĐTC đã công khai nói với một nhóm hành hương Nhật Bản đến Vatican rằng Ngài hy vọng sẽ đến Nhật Bản vào năm 2019. Trong cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha nhắc nhớ họ là năm 1585, một nhóm 4 thanh niên Nhật Bản đã đến tại Rome với một số nhà truyền giáo Dòng Tên để triều yết Đức Thánh Cha Grêgôriô XIII.
Thượng Hội Đồng Giám mục vùng Amazon
Cuối năm Thượng hội đồng Giám mục vùng Amazon sẽ được nhóm họp vào tháng 10 để thảo luận về các vấn đề của vùng Lưu vực sông Amazon. ĐTC đã đề ra các chủ đề về Amazonia như là những con đường mới cho Giáo hội và một hệ sinh thái thích hợp cho toàn cầu. Nhiều chủ đề khác không bị giới hạn vào các lãnh vự sinh thái sẽ trở thành những tâm điểm cho 7 Hội Đồng Giám mục và 9 quốc gia trong vùng Amazon tham dự Thương Hội Đồng này.
2019 - Năm Quốc tế về Ngôn ngữ Bản địa
Thanh Quảng sdb
17:06 03/01/2019
2019 - Năm Quốc tế về Ngôn ngữ Bản địa
Ngày 28/1 tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc sẽ diễn ra một Đại hội Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO), được nhóm họp để đánh dấu kỷ niệm một năm.
Năm quốc tế về Ngôn ngữ bản địa năm nay là một cơ hội quan trọng để nâng cao nhận thức về mối quan tâm toàn cầu và nỗ lực của mọi người trên khắp thế giới nhằm bảo tồn các ngôn ngữ bản địa.
UNESCO đã ra mắt một trang web vào tháng 8 năm 2018, để giúp nâng cao nhận thức về nhu cầu cấp thiết bảo tồn, khôi phục và thúc đẩy các ngôn ngữ bản địa trên khắp thế giới.
Nhiều ngôn ngữ có nguy cơ tuyệt chủng
Theo cơ quan văn hóa của Liên Hiệp quốc thì có khoảng 6.000-7.000 ngôn ngữ trên thế giới hiện nay. Khoảng 97% dân số trên thế giới nói 4% các ngôn ngữ này, trong khi đó có 3% dân số thế giới nói 96% tất cả các ngôn ngữ còn lại.
Phần lớn các ngôn ngữ này, chủ yếu được nói bởi dân tộc thiểu số, nên nó có nguy cơ sẽ bị biến mất với tốc độ đáng báo động. Nếu không có biện pháp thích hợp để giải quyết vấn đề này, việc mất thêm ngôn ngữ và lịch sử, truyền thống và những kỷ niệm liên quan tới ngôn ngữ ấy sẽ làm giảm đi sự phong phú đa dạng về các ngôn ngữ trên toàn thế giới.
Bị đặt ra ngoài lề
Ngoài ra, dân thiểu số thường bị cô lập cả về chính trị và xã hội tại các quốc gia họ sinh sống, bởi vị trí địa lý của cộng đồng, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ và truyền thống riêng biệt của họ.
Tuy nhiên, họ không chỉ là những người đi đầu trong việc bảo vệ môi trường, mà ngôn ngữ của họ đại diện cho một hệ thống tri thức và giao tiếp phức tạp, cần được công nhận là nguồn lực quốc gia hầu giúp phát triển, xây dựng hòa bình và hòa giải.
Họ cũng phải được khuyến khích và thúc đẩy các nền văn hóa, phong tục và giá trị độc đáo của địa phương đã được tồn tại hàng ngàn năm. Ngôn ngữ bản địa làm phong phú tấm thảm của sự đa dạng văn hóa toàn cầu. Không có họ, thế giới sẽ bị nghèo đi!
Năm 2019 là năm Ngôn ngữ bản địa sẽ giúp chúng ta thúc đẩy và bảo vệ các ngôn ngữ bản địa và cải thiện cuộc sống của những người thiểu số nói chúng. Nó sẽ góp phần đạt được các mục tiêu được nêu trong Tuyên bố của Liên hợp quốc về quyền của người thiểu số và các mục tiêu phát triển bền vững được đề ra cho năm 2030.
Năm Ngôn ngữ Bản địa này cũng dự kiến sẽ tăng cường và củng cố nhiều công cụ thiết lập tiêu chuẩn được cộng đồng quốc tế áp dụng bao gồm các điều khoản cụ thể để thúc đẩy và bảo vệ các ngôn ngữ.
Bảng tóm tắt các số liệu về các ngôn ngữ bản địa:
- 7 nghìn ngôn ngữ được sử dụng trên toàn thế giới
- 370 triệu người thiểu số trên thế giới
- 90 quốc gia có các cộng đồng dân thiểu số
- 5 nghìn các nền văn hóa bản địa khác nhau
- 2680 ngôn ngữ bản địa đang gặp nguy cơ biến mất
Ngày 28/1 tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc sẽ diễn ra một Đại hội Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO), được nhóm họp để đánh dấu kỷ niệm một năm.
Năm quốc tế về Ngôn ngữ bản địa năm nay là một cơ hội quan trọng để nâng cao nhận thức về mối quan tâm toàn cầu và nỗ lực của mọi người trên khắp thế giới nhằm bảo tồn các ngôn ngữ bản địa.
UNESCO đã ra mắt một trang web vào tháng 8 năm 2018, để giúp nâng cao nhận thức về nhu cầu cấp thiết bảo tồn, khôi phục và thúc đẩy các ngôn ngữ bản địa trên khắp thế giới.
Nhiều ngôn ngữ có nguy cơ tuyệt chủng
Theo cơ quan văn hóa của Liên Hiệp quốc thì có khoảng 6.000-7.000 ngôn ngữ trên thế giới hiện nay. Khoảng 97% dân số trên thế giới nói 4% các ngôn ngữ này, trong khi đó có 3% dân số thế giới nói 96% tất cả các ngôn ngữ còn lại.
Phần lớn các ngôn ngữ này, chủ yếu được nói bởi dân tộc thiểu số, nên nó có nguy cơ sẽ bị biến mất với tốc độ đáng báo động. Nếu không có biện pháp thích hợp để giải quyết vấn đề này, việc mất thêm ngôn ngữ và lịch sử, truyền thống và những kỷ niệm liên quan tới ngôn ngữ ấy sẽ làm giảm đi sự phong phú đa dạng về các ngôn ngữ trên toàn thế giới.
Bị đặt ra ngoài lề
Ngoài ra, dân thiểu số thường bị cô lập cả về chính trị và xã hội tại các quốc gia họ sinh sống, bởi vị trí địa lý của cộng đồng, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ và truyền thống riêng biệt của họ.
Tuy nhiên, họ không chỉ là những người đi đầu trong việc bảo vệ môi trường, mà ngôn ngữ của họ đại diện cho một hệ thống tri thức và giao tiếp phức tạp, cần được công nhận là nguồn lực quốc gia hầu giúp phát triển, xây dựng hòa bình và hòa giải.
Họ cũng phải được khuyến khích và thúc đẩy các nền văn hóa, phong tục và giá trị độc đáo của địa phương đã được tồn tại hàng ngàn năm. Ngôn ngữ bản địa làm phong phú tấm thảm của sự đa dạng văn hóa toàn cầu. Không có họ, thế giới sẽ bị nghèo đi!
Năm 2019 là năm Ngôn ngữ bản địa sẽ giúp chúng ta thúc đẩy và bảo vệ các ngôn ngữ bản địa và cải thiện cuộc sống của những người thiểu số nói chúng. Nó sẽ góp phần đạt được các mục tiêu được nêu trong Tuyên bố của Liên hợp quốc về quyền của người thiểu số và các mục tiêu phát triển bền vững được đề ra cho năm 2030.
Năm Ngôn ngữ Bản địa này cũng dự kiến sẽ tăng cường và củng cố nhiều công cụ thiết lập tiêu chuẩn được cộng đồng quốc tế áp dụng bao gồm các điều khoản cụ thể để thúc đẩy và bảo vệ các ngôn ngữ.
Bảng tóm tắt các số liệu về các ngôn ngữ bản địa:
- 7 nghìn ngôn ngữ được sử dụng trên toàn thế giới
- 370 triệu người thiểu số trên thế giới
- 90 quốc gia có các cộng đồng dân thiểu số
- 5 nghìn các nền văn hóa bản địa khác nhau
- 2680 ngôn ngữ bản địa đang gặp nguy cơ biến mất
Đức Hồng Y Charles Bo đề nghị 5 điểm về lộ trình của Giáo Hội Á Châu.
LM. Nguyễn Tất Thắng, O.P.
17:15 03/01/2019
ĐHY Charles Bo, thuộc Tu Đoàn Salesian đã được bầu làm Chủ tịch Liên Hiệp Giám Mục Á Châu (FABC) tại cuộc họp của Ủy ban Trung ương Liên đoàn vào ngày 16 tháng 11. Ngài tiếp quản trách nhiệm từ ĐHY Ấn Độ Oswald Gracias, Tổng Giám mục của Bombay, kết thúc nhiệm kỳ thứ hai vào ngày 31 tháng 12.
Đức Hồng Y Charles Bo, nước Myanmar, Tân Chủ Tịch Liên Hiệp Giám Mục Á Châu nhận chức vào ngày 1.1.2019. Ngài đưa ra 5 điểm về hành trình của Giáo Hội Á Châu: công bình, hòa giải, quyền lợi dân bản địa và đối thoại như con đường dẫn đến công lý, hòa bình và thịnh vượng chung cho toàn thể Á Châu.
“Mong rằng bình minh của Năm Mới 2019 sẽ là một năm về Tình yêu nhập thể của Thiên Chúa chúng ta đang sống động, yêu thương và giải thoát” ĐHY Charles Bo, Tổng Giám Mục của Yangon viết trong sứ điệp Giáng Sinh như sau: “Sứ điệp Giáng sinh bổ sung quyết tâm của chúng ta để tiếp tục cuộc hành trình công lý và thịnh vượng của chúng ta đến tất cả mọi người ở Á Châu. Ánh sáng chiếu lên trên túp lều khiêm nhường ở Bêlem đã trở thành ánh sáng hy vọng cho tất cả chúng ta.”
ĐHY Bo đã viết: “Tôi muốn thấy năm cột mốc mà chúng ta cần có để đạt được trong cuộc phiêu lưu mục vụ xã hội ở Á Châu”, thêm vào những điều này là những gợi ý đúng đắn và có thể còn "nhiều gợi ý giá trị hơn nữa”
1. Rao giảng Tin mừng trong Thiên niên kỷ thứ ba thuộc về Giáo Hội Châu Á.
ĐHY Bo xem chỉ thị của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 dành cho Châu Á như một cột mốc cho mọi châu lục có nhiều dân cư nhất thế giới. Mục tiêu đã được phác họa trong Tông huấn “Giáo Hội tại Châu Á” được ĐGH công bố tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ vào năm 1999. ĐGH Gioan Phaolô 2 đã nhận định rằng trong thiên niên kỷ thứ nhất, Kitô giáo được thiết lập tại Âu Châu, thiên niên kỷ thứ hai tại Mỹ Châu và Phi Châu, và thiên niên kỷ thứ ba sẽ đến lượt Á Châu, ở nơi mà mùa gặt lớn của đức tin sẽ được gặt hái ở lục địa rộng lớn và sinh động này.
2. Công bằng kinh tế và môi trường
Như là cột mốc thứ hai, Chủ tịch FABC kêu gọi Giáo hội Á Châu đáp lại lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô vì công bằng kinh tế và môi trường, nói rằng nhiều người ở Á Châu đã từ chối quyền này. ĐGH Phanxicô đã diễn đạt những điều này Tông huấn “Niềm vui Tin mừng”(Evangelii Gaudium) và Thông điệp “Xin chúc tụng Chúa” (Laudato Si) về chăm sóc ngôi nhà chung.
3. Quyền lợi người bản địa
Mục tiêu thứ ba là nhu cầu cấp thiết để nhận ra sự hiện diện và quyền lợi của người bản địa, tạo thành số lớn người Công Giáo ở các khu vực rộng lớn của nhiều quốc gia trên lục địa. Nền kinh tế thị trường đã tạo ra sự hỗn loạn trong cuộc sống của họ để hòa hợp với thiên nhiên. Laudato Si nhắc nhở chúng ta tái tham gia với Giáo hội bản địa khẳng định quyền lợi của họ đối với tài nguyên và lối sống truyền thống.
4. Đối thoại với nghèo đói, văn hóa và tôn giáo
ĐHY Bo đề nghị “theo đuổi hòa bình thông qua cuộc đối thoại ba lần liên tục với nghèo đói, văn hóa và tôn giáo”, như là cam kết thứ tư của Giáo hội Á Châu. ĐHY nhìn nhân rằng ”việc làm của chúng ta với người nghèo và nhân phẩm của họ cần trở thành sân cỏ để chúng ta gặp gỡ các tôn giáo khác”. ĐHY coi bức tranh đá khảm văn hóa của Châu Á như một mời gọi về sự hiện diện của Giáo Hội để hội nhập văn hóa đức tin Kitô.
5. Hòa giải chủ yếu
Cuối cùng, cần lưu ý rằng các cuộc xung đột và chiến tranh lâu dài đang tiếp tục làm tổn thương và làm chảy máu một số khu vực ở Châu Á, ĐHY Chủ Tịch FABC kêu gọi Giáo hội Châu Á hòa giải chủ yếu như là Truyền Giáo Mới. Về vấn đề này, ĐHY Bo nhớ lại lời hô hào của Đức Giáo Hoàng Phanxicô ở Myanmar vào tháng 11 năm 2017. ĐGH kêu gọi Giáo hội “ không trả thù bằng thù oán, nhưng là một người chữa trị những vết thương đã được nhận hiện hoặc đã bị chôn dấu.” ĐHY nói: “ Nghèo đói, hận thù, xung đột của các nền văn hóa một lần nữa kêu gọi tất cả chúng ta tham gia sâu vào cuộc đối thoại ba lần với nghèo đói, văn hóa và tôn giáo”
Ngoài ra, ĐHY Tân Chủ Tịch FABC thừa nhận có nhiều thách thức khác ngoài năm thách thức mà ngài gợi ý và thúc giục Giáo hội Châu Á coi chúng là những cơ hội để giúp hướng dẫn tín hữu Châu Á trong mọi thời đại. Liên Đoàn Giám Mục Châu Á (FABC) là một Liên Đoàn gồm 19 Hội Đồng Giám Mục và 8 thành viên liên kết từ Nam, Đông Nam, Đông và Trung Á, nhằm mục đích thúc đẩy sự đoàn kết và đồng trách nhiệm giữa các thành viên của mình vì phúc lợi của Giáo hội và xã hội ở Châu Á và để thúc đẩy và bảo vệ bất cứ điều gì vì lợi ích lớn hơn.
LM. Nguyễn Tất Thắng, O.P.
Thư của Đức Thánh Cha Phanxicô gởi cho các Giám Mục Hoa Kỳ
Đặng Tự Do
17:20 03/01/2019
Các Giám Mục trên toàn cõi Hoa Kỳ đã bắt đầu năm mới 2019 với một tuần tĩnh tâm tại chủng viện Mundelein ở Chicago từ ngày 2 đến ngày 8 tháng Giêng. Nhân dịp này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gởi cho các Giám Mục Hoa Kỳ một bức thư trong đó ngài thúc giục một tinh thần “hoán cải” và “hiệp thông huynh đệ”, hơn là dựa thuần tuý vào các giải pháp hành chính đơn thuần.
Bức thư của Đức Thánh Cha dài 8 trang, tuy nhiên ngài khiêm tốn bắt đầu lá thư với những lời sau: “Với một vài dòng, tôi muốn gần gũi chư huynh đệ như một người anh em”.
Đức Thánh Cha cho biết ngài muốn khích lệ các Giám Mục gia tăng lời cầu nguyện, tập chú và sáng suốt trong những bước các ngài thực hiện để chống lại thứ “văn hóa lạm dụng” và đối phó với cuộc khủng hoảng về uy tín.
Hãy tập chú và sáng suốt
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “vào thời điểm bối rối và bất định này”, chúng ta cần phải tập chú và sáng suốt, để giải phóng con tim chúng ta khỏi những thỏa hiệp và những giả định sai lầm, để lắng nghe những gì Chúa yêu cầu chúng ta trong sứ mệnh mà Ngài đã trao cho chúng ta.
Đức Thánh Cha cũng cảnh báo rằng dù nhiều hành động có thể là “hữu ích, tốt và cần thiết”, chúng có thể không có “hương vị” của Tin Mừng. “Nói một cách đơn sơ là chúng ta phải cẩn thận để phương dược chữa trị không trở nên tồi tệ hơn căn bệnh”.
Đức Thánh Cha lưu ý rằng uy tín của Giáo hội đã bị sút giảm nghiêm trọng bởi “sự lạm dụng quyền lực, lạm dụng lương tâm và lạm dụng tình dục”, nhưng uy tín của Giáo hội còn xuống thấp hơn nữa bởi những nỗ lực che giấu và phủ nhận những lạm dụng này. Nỗ lực che đậy những tội lỗi và tội ác như thế, đã cho phép chúng tiếp tục xảy ra và gây hại lớn hơn.
Một cách tiếp cận mới
Theo Đức Thánh Cha, “cuộc chiến chống văn hóa lạm dụng, chống lại sự sa sút uy tín, những hoang mang và lầm lạc từ những điều này cùng với sự thiếu thuyết phục trong sứ mệnh truyền giáo của Giáo Hội khẩn thiết đòi hỏi nơi chúng ta một giải pháp mới và quyết liệt,” không chỉ đơn thuần là đưa ra “các sắc lệnh cứng rắn”, hay “tạo ra các ủy ban mới hoặc cải tiến các quy trình”. Nói cách khác, “giai đoạn mới này của Giáo Hội cần đến các Giám Mục là những người có khả năng dạy bảo những người khác làm thế nào phân định sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử dân Người chứ không chỉ đơn thuần là các nhà quản trị.” Đức Phanxicô nhấn mạnh thêm rằng, nhiệm vụ chính của chúng ta là nuôi dưỡng tinh thần phân định chia sẻ với nhau. Điều này, theo Đức Thánh Cha, “sẽ cho phép chúng ta đắm sâu trong thực tế, tìm cách đánh giá và lắng nghe thực tế từ nội tại của nó, mà không sa lầy trong nó”.
Sự đổi mới mà Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi liên quan đến “một nhận thức đồng đoàn rằng chúng ta là những người tội lỗi cần phải liên tục hoán cải,” điều này “sẽ cho phép chúng ta tham gia vào sự hiệp thông thân ái với người dân của mình.” Phương thức này đòi hỏi chúng ta phải quyết liệt từ bỏ tật chê bai, làm mất uy tín, đổ thừa hoặc la mắng trong các mối quan hệ của chúng ta, để có thể nhường chỗ cho làn gió nhẹ mà chỉ Tin Mừng mới có thể mang lại.
Uy tín và lòng tin cậy
Đức Thánh Cha khẳng định rằng uy tín “được phát sinh từ lòng tin cậy, và lòng tin cậy được sinh ra từ sự phục vụ chân thành, khiêm tốn và quảng đại cho tất cả mọi người, nhưng đặc biệt cho những người thân yêu nhất với trái tim Chúa”.
“Nhiệm vụ này cao cả biết bao. Chúng ta không thể giữ im lặng hoặc xem thường nó vì những hạn chế và lỗi lầm của chúng ta.” Trích lời Mẹ Têrêxa thành Calcutta, Đức Thánh Cha kết luận rằng “Vâng, tôi có nhiều lỗi lầm và thất bại của nhân loại thường tình, nhưng Chúa cúi xuống và sử dụng chúng ta, các chư huynh đệ và tôi, để trở nên tình yêu và lòng thương xót của Ngài cho thế giới; Ngài gánh lấy những tội lỗi, những vấn nạn và lỗi lầm của chúng ta.”
Source: Vatican News Pope to US Bishops on abuse crisis: Be attentive and discerning
Bức thư của Đức Thánh Cha dài 8 trang, tuy nhiên ngài khiêm tốn bắt đầu lá thư với những lời sau: “Với một vài dòng, tôi muốn gần gũi chư huynh đệ như một người anh em”.
Đức Thánh Cha cho biết ngài muốn khích lệ các Giám Mục gia tăng lời cầu nguyện, tập chú và sáng suốt trong những bước các ngài thực hiện để chống lại thứ “văn hóa lạm dụng” và đối phó với cuộc khủng hoảng về uy tín.
Hãy tập chú và sáng suốt
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “vào thời điểm bối rối và bất định này”, chúng ta cần phải tập chú và sáng suốt, để giải phóng con tim chúng ta khỏi những thỏa hiệp và những giả định sai lầm, để lắng nghe những gì Chúa yêu cầu chúng ta trong sứ mệnh mà Ngài đã trao cho chúng ta.
Đức Thánh Cha cũng cảnh báo rằng dù nhiều hành động có thể là “hữu ích, tốt và cần thiết”, chúng có thể không có “hương vị” của Tin Mừng. “Nói một cách đơn sơ là chúng ta phải cẩn thận để phương dược chữa trị không trở nên tồi tệ hơn căn bệnh”.
Đức Thánh Cha lưu ý rằng uy tín của Giáo hội đã bị sút giảm nghiêm trọng bởi “sự lạm dụng quyền lực, lạm dụng lương tâm và lạm dụng tình dục”, nhưng uy tín của Giáo hội còn xuống thấp hơn nữa bởi những nỗ lực che giấu và phủ nhận những lạm dụng này. Nỗ lực che đậy những tội lỗi và tội ác như thế, đã cho phép chúng tiếp tục xảy ra và gây hại lớn hơn.
Một cách tiếp cận mới
Theo Đức Thánh Cha, “cuộc chiến chống văn hóa lạm dụng, chống lại sự sa sút uy tín, những hoang mang và lầm lạc từ những điều này cùng với sự thiếu thuyết phục trong sứ mệnh truyền giáo của Giáo Hội khẩn thiết đòi hỏi nơi chúng ta một giải pháp mới và quyết liệt,” không chỉ đơn thuần là đưa ra “các sắc lệnh cứng rắn”, hay “tạo ra các ủy ban mới hoặc cải tiến các quy trình”. Nói cách khác, “giai đoạn mới này của Giáo Hội cần đến các Giám Mục là những người có khả năng dạy bảo những người khác làm thế nào phân định sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử dân Người chứ không chỉ đơn thuần là các nhà quản trị.” Đức Phanxicô nhấn mạnh thêm rằng, nhiệm vụ chính của chúng ta là nuôi dưỡng tinh thần phân định chia sẻ với nhau. Điều này, theo Đức Thánh Cha, “sẽ cho phép chúng ta đắm sâu trong thực tế, tìm cách đánh giá và lắng nghe thực tế từ nội tại của nó, mà không sa lầy trong nó”.
Sự đổi mới mà Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi liên quan đến “một nhận thức đồng đoàn rằng chúng ta là những người tội lỗi cần phải liên tục hoán cải,” điều này “sẽ cho phép chúng ta tham gia vào sự hiệp thông thân ái với người dân của mình.” Phương thức này đòi hỏi chúng ta phải quyết liệt từ bỏ tật chê bai, làm mất uy tín, đổ thừa hoặc la mắng trong các mối quan hệ của chúng ta, để có thể nhường chỗ cho làn gió nhẹ mà chỉ Tin Mừng mới có thể mang lại.
Uy tín và lòng tin cậy
Đức Thánh Cha khẳng định rằng uy tín “được phát sinh từ lòng tin cậy, và lòng tin cậy được sinh ra từ sự phục vụ chân thành, khiêm tốn và quảng đại cho tất cả mọi người, nhưng đặc biệt cho những người thân yêu nhất với trái tim Chúa”.
“Nhiệm vụ này cao cả biết bao. Chúng ta không thể giữ im lặng hoặc xem thường nó vì những hạn chế và lỗi lầm của chúng ta.” Trích lời Mẹ Têrêxa thành Calcutta, Đức Thánh Cha kết luận rằng “Vâng, tôi có nhiều lỗi lầm và thất bại của nhân loại thường tình, nhưng Chúa cúi xuống và sử dụng chúng ta, các chư huynh đệ và tôi, để trở nên tình yêu và lòng thương xót của Ngài cho thế giới; Ngài gánh lấy những tội lỗi, những vấn nạn và lỗi lầm của chúng ta.”
Source: Vatican News Pope to US Bishops on abuse crisis: Be attentive and discerning
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nữ Tu Đa Minh Thánh Tâm:Chầu Thánh Thể Trong Giây Phút Giao Thừa Và Ngày Đầu Năm Thay Cho Giáo Phận
Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
10:52 03/01/2019
Khi những thời khắc cuối cùng của năm cũ 2018 đang dần nhích đến điểm tận cùng…kết thúc một năm …và …chuyển giao Năm Mới 2019…,
khi mà bên ngoài cánh cổng tu viện, những âm thanh của pháo hoa…bắt đầu rục rịch nổ giòn giãcùng với pháo sáng đa màu rực rỡ …lẫn tiếng người hò reo …chào đón năm mới… thì…ở bên trong cánh cổng tu viện Catarina của Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm dường như là một thế giới khác, đối lập. Bởi nơi đó, thời khắc ấy đangcó đó một sự thinh lặng thánh trong Nguyện Đường của Hội Dòng, nơi mà Bề Trên Tổng quyền của Hội Dòng, Chị Tổng Phụ Tá, Chị Bề trên Tu viện Catarina và các chị em lớn- nhỏ cộng đoàn Catarina đang quỳ lặng lẽ chờ đợi giao thừa với Chúa, chờ cánh cửa Nhà Tạm mở rađúng vào lúcđồng hồ thời gian chỉ 0g00 ngày đầu năm 1/1/2019.
Xem Hình
Sự linh thiêng đất trời hòa quyện sự thinh lặng thánh trong giờ Chầu…quả thật rất ý nghĩa, và hạnh phúc. Bởi nơi đó, trước Thánh Thể, chị em đã thực sự ở bên Chúa và bên nhau trong những giờ phút đầu năm, trong những thời khắc thiêng liêng của thời gian xoay chuyển lịch sử của vũ trụ, vạn vật và con người.
Trong giờ Chầu linh thiêng này, Lời Chúa và Thánh Thể là nguồn sức mạnh dưỡng nuôi và hướng dẫn bước đường của Hội Dòng, của quý Bề Trên và của chị em Tu viện Catarina trong Năm Mới 2019 này.
Quả rất ý nghĩa để chị em nghe đọc và suy niệm Tin Mừng Mathêu 5, 1-12 về các mối phúc. Trước Thánh Thể,từng lời của Chúa trở nên ánh sáng soi dẫn, là động lực, và là hy vọng để từng thành phần trong Hội Dòng Đa Minh Thánh Tâm muốn sống nên thánh với những cố gắng nhỏ nhoi từng ngày,ngay trong những thách đố của ơn gọi dâng hiến, mong sao lấp đầy giây phút hiện tại bằng tình yêu, bằng sự hiện diện và thi hành sứ vụ đầy yêu thương của chị em Đa Minh Thánh Tâm với tiếng gọi nên thánh chống lại một thế giới đang bị tục hóa, và ảnh hưởng của chủ nghĩa tiêu thụ, loại trừ và vứt bỏ.
Cùng với những ý nguyện của Giáo Phận, Hội Dòng đã dâng lên Thiên Chúa, Đấng là Chủ vạn vật, là Chúa tình yêu những lời nguyện cầu cầu xin cho Giáo Hội Hoàn Vũ, Đức Thánh Cha Phanxicô, Giáo Hội Việt Nam, Giáo phận Xuân Lộc, cho mọi thành phần trong Giáo phận, cho các gia đình, nhất là những gia đình đang gặp khó khăn, cho những anh chị em đang phải đau khổ về tinh thần lẫn thể xác, cho gia đình của chị em, và nhất là cầu nguyện cho Hội Dòng, cho các chị cao niên, đau ốm, cho từng chị em được tín trung trong giao ước và nhiệt thành trong sứ vụ.
Không chỉ một giờ, nhưng tiếp sau đó là nhiều giờ Chầu Thánh Thể, chiêm ngắm Chúa, nghe và suy niệm Lời Chúa, thinh lặng với Chúa suốt đêm của các chị em thuộc khối đào tạo: Tiền Vĩnh Thệ, Tập sinh, Thỉnh sinh. Những giờ Chầu đó chắc chắn đã cho các chị, các em đang trong giai đoạn đào tạo kín múc được nhiều ơn thiêng, phúc lành, nhất là được có thêm động lực để theo đuổi ơn gọi vì đã cố gắng có được một giờ bên Chúa trong những giờ phút đầu năm.
Và liền sau Thánh Lễ sáng Mừng Trọng Thể Mẹ Thiên Chúa, Bề trên Tổng quyền, chị Tổng Phụ Tá, Bề trên và chị em cộng đoàn Catarina, cũng như chị em thuộc các cộng đoàn gần Tu viện Nhà Mẹ lại tiếp tục những giờ chầu Thánh Thể sốt sắng thay cho Giáo phận Xuân Lộc trong ngày đầu năm 1/1/2019, với các ý chỉ cầu nguyện đặc biệt như Giáo phận và Hội Dòng mong muốn.
Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
khi mà bên ngoài cánh cổng tu viện, những âm thanh của pháo hoa…bắt đầu rục rịch nổ giòn giãcùng với pháo sáng đa màu rực rỡ …lẫn tiếng người hò reo …chào đón năm mới… thì…ở bên trong cánh cổng tu viện Catarina của Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm dường như là một thế giới khác, đối lập. Bởi nơi đó, thời khắc ấy đangcó đó một sự thinh lặng thánh trong Nguyện Đường của Hội Dòng, nơi mà Bề Trên Tổng quyền của Hội Dòng, Chị Tổng Phụ Tá, Chị Bề trên Tu viện Catarina và các chị em lớn- nhỏ cộng đoàn Catarina đang quỳ lặng lẽ chờ đợi giao thừa với Chúa, chờ cánh cửa Nhà Tạm mở rađúng vào lúcđồng hồ thời gian chỉ 0g00 ngày đầu năm 1/1/2019.
Xem Hình
Sự linh thiêng đất trời hòa quyện sự thinh lặng thánh trong giờ Chầu…quả thật rất ý nghĩa, và hạnh phúc. Bởi nơi đó, trước Thánh Thể, chị em đã thực sự ở bên Chúa và bên nhau trong những giờ phút đầu năm, trong những thời khắc thiêng liêng của thời gian xoay chuyển lịch sử của vũ trụ, vạn vật và con người.
Trong giờ Chầu linh thiêng này, Lời Chúa và Thánh Thể là nguồn sức mạnh dưỡng nuôi và hướng dẫn bước đường của Hội Dòng, của quý Bề Trên và của chị em Tu viện Catarina trong Năm Mới 2019 này.
Quả rất ý nghĩa để chị em nghe đọc và suy niệm Tin Mừng Mathêu 5, 1-12 về các mối phúc. Trước Thánh Thể,từng lời của Chúa trở nên ánh sáng soi dẫn, là động lực, và là hy vọng để từng thành phần trong Hội Dòng Đa Minh Thánh Tâm muốn sống nên thánh với những cố gắng nhỏ nhoi từng ngày,ngay trong những thách đố của ơn gọi dâng hiến, mong sao lấp đầy giây phút hiện tại bằng tình yêu, bằng sự hiện diện và thi hành sứ vụ đầy yêu thương của chị em Đa Minh Thánh Tâm với tiếng gọi nên thánh chống lại một thế giới đang bị tục hóa, và ảnh hưởng của chủ nghĩa tiêu thụ, loại trừ và vứt bỏ.
Cùng với những ý nguyện của Giáo Phận, Hội Dòng đã dâng lên Thiên Chúa, Đấng là Chủ vạn vật, là Chúa tình yêu những lời nguyện cầu cầu xin cho Giáo Hội Hoàn Vũ, Đức Thánh Cha Phanxicô, Giáo Hội Việt Nam, Giáo phận Xuân Lộc, cho mọi thành phần trong Giáo phận, cho các gia đình, nhất là những gia đình đang gặp khó khăn, cho những anh chị em đang phải đau khổ về tinh thần lẫn thể xác, cho gia đình của chị em, và nhất là cầu nguyện cho Hội Dòng, cho các chị cao niên, đau ốm, cho từng chị em được tín trung trong giao ước và nhiệt thành trong sứ vụ.
Không chỉ một giờ, nhưng tiếp sau đó là nhiều giờ Chầu Thánh Thể, chiêm ngắm Chúa, nghe và suy niệm Lời Chúa, thinh lặng với Chúa suốt đêm của các chị em thuộc khối đào tạo: Tiền Vĩnh Thệ, Tập sinh, Thỉnh sinh. Những giờ Chầu đó chắc chắn đã cho các chị, các em đang trong giai đoạn đào tạo kín múc được nhiều ơn thiêng, phúc lành, nhất là được có thêm động lực để theo đuổi ơn gọi vì đã cố gắng có được một giờ bên Chúa trong những giờ phút đầu năm.
Và liền sau Thánh Lễ sáng Mừng Trọng Thể Mẹ Thiên Chúa, Bề trên Tổng quyền, chị Tổng Phụ Tá, Bề trên và chị em cộng đoàn Catarina, cũng như chị em thuộc các cộng đoàn gần Tu viện Nhà Mẹ lại tiếp tục những giờ chầu Thánh Thể sốt sắng thay cho Giáo phận Xuân Lộc trong ngày đầu năm 1/1/2019, với các ý chỉ cầu nguyện đặc biệt như Giáo phận và Hội Dòng mong muốn.
Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
Hội gia đình phúc âm TGp Sàigòn mừng lễ Thánh Gia Thất
Vũ Phương Nga
20:34 03/01/2019
“Người đi xuống cùng với Cha mẹ,trở về Nazaret và hằng vâng phục các Ngài”(Lc 2,51)
Vinh danh Thiên Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho người Thiện tâm
“Nói về gia đình thì trước hết,gia đình phải là nơi bình an.Gia đình phải như một lò sưởi nóng mà nơi đó mọi người trong nhà phải quây quần để yêu thương và tôn trọng nhau” Trên đây là lời giảng lễ của Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng đặc trách GĐPA TGP Sài gòn trong thánh lễ mừng Thánh gia Thất bổn mạng của Hội vào lúc 10g ngày 29-12-2018 tại thánh đường giáo xứ Tân Phú.
Xem Hình
Trong niềm hân hoan của tuần Bát nhật Chúa Giáng Sinh,toàn thể hội viên của 12 Xứ đoàn Tân Thái Sơn,Tân Phú,Tử Đình, Hoàng Mai,Xây Dựng,Giáo điểm Vĩnh Lộc B,Nam Hòa,Bạch Đằng,Vinh Sơn,Tân Việt ,Trung Mỹ Tây,Nghĩa Hòa vvv đã quy tụ về từ rất sớm để chụp hình lưu niệm gặp gỡ cùng chia sẻ công tác và mừng lễ.Ban điều hành đã đón tiếp nồng nhiệt và dặn dò tất cả về sinh hoạt và nghi thức.Vào lúc 9g các hội viên đã vào thánh đường và tham dự các phần của buổi lễ:
CẦU NGUYỆN VÀ BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG :
Sau khi anh Giuse Long Trưởng BĐH TGP nói qua về ý nghĩa và mục đích của buổi lễ,cộng đoàn cùng hát kinh Chúa Thánh Thần,kinh Chúa Sáng Soi,kế tiếp vị đại diện từng Xứ đoàn lên báo cáo công tác trong năm 2018,với các điểm chính :
-Số hội viên nhiều nhất là 90 và ít nhất là 20 và tuổi cao nhất là 95 và thấp nhất là 20 ở các xứ đoàn,phụ trách giờ kinh và chầu Thánh Thể của các giáo xứ,họp hàng tuần và học hỏi Kinh Thánh,vệ sinh nhà thờ,viếng xác và đọc kinh gia đình,chăm sóc Thiếu nhi Thánh Thể,tổ chức thăm các mái ấm và đồng bào nghèo,sắc tộc ở vùng sau vùng xa,phụ trách hát lễ theo sự phân công của giáo xứ.Tham gia các sinh hoạt của TGP Sài Gòn,đóng góp cho các hoạt động chung. của Tổng giáo phận.
Về hoạt động của BĐH TGP:Luôn theo sát hoạt động của các xứ đoàn và quan tâm việc phát triển hội viên mới,đặc biệt về hiếu hỷ của Ân nhân và hội viên.Tích cực đóng góp trong công tác bác ái với các đoàn thể khác.và cấp trên.Xin nhiều lễ cho Hội và Ân nhân nhất là tháng 11 hàng năm.Nhìn chung các hoạt động đều tốt;nhưng vẫn có nhiều thiếu sót như:Hơn 50% số hội viên già yếu và bệnh tật,một số hội viên tham gia nhiều hội đoàn khác nên sinh hoạt thiếu đều đặn.Hơn 60 giáo điểm trong TGP nhưng mới thành lập được GĐPA ở một vài nơi.
HUẤN TÙ CỦA CHA LINH HƯỚNG
Sau các báo cáo của các Xứ đoàn,Cha Phêrô Lê Hoàng Chương linh hướng đã có những chia sẻ: Tôi rất mừng khi nghe các báo cáo nhất là vấn đề phát triển hội viên mới.Vì vậy các anh chị hãy siêng năng học hỏi Lời Chúa và sống Đạo cho mọi người chung quanh nhìn thấy như vườn hoa tỏa hương cho ong ướm tìm đến.Hiện nay giới trẻ ít quan tâm đến Giáo lý và Lời Chúa và ngay cả bậc cha mẹ cũng vậy,nhất là 5 năm trỏ lại đây.Năm nay cũng là năm gia đình,các anh chị hãy đi thăm các gia đình trẻ vì trào lưu ly dị đã len lỏi vào giũa chúng ta.Chắc chắn ngày càng khó khăn khi thế giới và cả xã hội chúng ta đang có những biến chuyển xấu đi vì sự tranh chấp và thờ ơ với các mối quan hệ con người.Sắp sang năm 2020 ,mỗi Xứ đoàn hãy chuẩn bị một hội viên yêu mến Lời Chúa để tham gia Ban điều hành TGPcũng như chúng ta hãy quan tâm phát triển Hội tại các Giáo điểm Tin Mừng còn mới mẻ.Chúc tất cả đoàn kết và yêu thương trong mùa Giáng Sinh an lành này và mãi mãi.
THÁNH LỄ:
Kết thúc phần sinh hoạt,cộng đoàn cùng rước Cha Giuse Nguyễn Văn Thanh chủ sự thánh lễ,Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng (Đặc trách TGP )Cha Giuse Lê Hoàng (Chánh xứ Tân Phú ) Cha Giuse Trần Viết Thái (Quản nhiệm Giáo điểm Vĩnh Lộc B) Cha Giuse Phạm Công Minh(Linh hướng)và Quý Cha đồng tế trong lễ phục trắng lên bàn thánh.Trong sự xúc động Cha Giuse Nguyễn Văn Thanh chủ sự nói vói cộng đoàn: Xin cảm ơn Cha xứ Giuse Lê Hoàng,Cha linh hướng Giuse,quý Sơ,quý HĐMV và các đoàn thể của giáo xứ Tan Phú đã giúp đỡ cho Gia đình Phúc âm TGP Sài Gòn tổ chức buổi lễ mừng Thánh gia Thất lần thứ 16 hôm nay.Chúng ta dâng thánh lễ để cầu nguyện cho quý Cha thành lập,quý Cha Đặc trách,quý Ân nhân và các hội viên còn sống cũng như đã qua đời.Cha cũng giới thiệu quý Cha đồng tế và Cha Gioan Bosco Phạm Văn Phương hôm nay không hiện diện vì bận công việc.
Theo bài Tin Mừng Thánh Luca ( 2,41-52)Cha Nguyễn Văn Hưởng diễn giảng:Hôm nay chúng ta họp nhau mừng lễ Thánh gia Thất của Chúa Giêsu,Mẹ Maria và Thánh cả Giuse là một gia đình Thánh và mẫu mực của Kitô giáo chúng ta.Muốn trở thành gia đình Thánh thì gia đình phải hiệp nhất và hòa thuận Bên Tây giờ này người ta vây quanh lò sưởi nên gia đình còn gọi là lò sưởi nữa vì vậy Ông già Noel mới từ ống khói chui xuống.được Hãy làm cho gia đình trở thành một nơi mọi người tìm thấy sự an ủi của Vợ chồng và con cái; những cuộc va chạm vì mưu sinh ở bên ngoài đã quá mệt mỏi nên làm sao khi về nhà là tìm thấy sự êm ấm.
Khi lên đền thờ tìm thấy Chúa Giê su bị lạc thì chỉ có Đức Mẹ đã nôn nóng hỏi “ Con ơi ! sao con lại đối xử với Cha mẹ như vậy ? con thấy không cha con và mẹ đã phải cực lòng tìm con”( Lc 2,48)Tuy thế,Mẹ không hề đe phạt la mắng con,còn Thánh Giuse chỉ im lặng không nói gì;đó cũng là một cách giáo dục vì không phải la rầy mà thành.Có những việc chưa chắc Cha mẹ đã hiểu được ý tốt của con cái và chưa chắc ý Cha mẹ muốn là ý Chúa muốn.Trong bài chia sẻ hôm nay chúng ta chỉ cần thực hiện 2 ý này: Một là gia đình phải hòa thuận và hai là phải vâng theo ý Chúa.Xin Chúa ban cho gia đình các anh chị trong Gia đình Phúc âm mừng bổn mạng có được một gia đình như Chúa muốn và sống như lời Chúa dạy Amen.
Trước khi nhận phép lành cuối lễ,anh Trưởng Giuse Long dâng lên Cha Đặc trách Ernest lòng tri ân vì Cha đã thu xếp công việc cuối năm đến dâng và giảng lễ.Cảm tạ Cha xứ Giuse và Cha Linh hướng Giuse đã cho phép và tạo điều kiện cho Hội tổ chức thánh lễ tại đây.Cám ơn Hội đồng Mục vụ gx và các ban Âm thanh ánh sáng, phục vụ lễ,ca đoàn đã góp công sức cho buổi lễ hoàn tất.
Anh cũng tri ân quý Cha đồng tế,quý Ban điều hành các đoàn thể của Tổng giáo phận,cùng Ban điều hành và các hội viên 12 Xứ đoàn trong Hội đã đến hiệp dâng thánh lễ và sinh hoạt.Xin Thánh Gia Thất ban muôn ơn lành cho Quý Cha và Quý vị.Ca đoàn Thánh Tâm hát bài kết lễ “Loài người ơi! tới Be lem kính thờ Ngôi Hai Chúa cao sang ..” Quý Cha đã chụp hình lưu niệm cùng tất cả Ban điều hành và một số hội viên.Buổi lễ kết thúc lúc 14g trong niềm vui và hy vọng vào Thánh gia Thất luôn đem sự êm ấm đến mọi gia đình trong mùa Giáng Sinh này..
10 sự kiện tiêu biểu của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam năm 2018
Chân Phương
20:37 03/01/2019
10 sự kiện tiêu biểu của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam năm 2018
1. Chuyến Ad Limina của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
Chuyến đi Ad Limina của Hội đồng Giám mục Việt Nam bắt đầu từ ngày 3 tháng 3 đến ngày 11 tháng 3. Theo luật định, các Đức Giám Mục coi sóc Giáo phận phải về Rôma mỗi 5 năm một lần để viếng mộ hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô; gặp Đức Giáo Hoàng và các Bộ trong Giáo triều, đặc biệt là các Bộ liên quan trực tiếp như Bộ Truyền giảng Tin mừng cho các dân tộc, Bộ Giáo lý Đức tin…
2. Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc qua đời tại Rôma
Trong chuyến đi Ad Limina cùng đoàn Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc của Sài Gòn đã đột ngột qua đời vào ngày 6 tháng 3 (giờ Rôma), tức 7 tháng 3 (giờ Việt Nam), bởi một cơn đột quỵ. Linh cữu của ngài được chuyển về Việt Nam an táng. Sau đó, Tòa Thánh bổ nhiệm Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, hiện là Giám Mục Phụ Tá Sài Gòn, làm giám quản Tông Tòa của Tổng Giáo Phận Sài Gòn.
3. Năm Thánh tôn vinh Các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam
Giáo Hội Việt Nam được Tòa Thánh chấp thuận mở Năm Thánh Tôn Vinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam từ ngày 19 tháng đến ngày 24 tháng 11 năm 2018, nhằm kỷ niệm 30 năm, ngày Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên phong 117 vị tử đạo tại Việt Nam lên hàng hiển thánh (1988-2018).
4. Tòa Thánh và Việt Nam đàm phán ngoại giao Vòng thứ VII
Cuộc họp Vòng VII của Nhóm Công tác hỗn hợp Tòa Thánh – Việt Nam diễn ra vào ngày 19 tháng 12. Hai bên đã đồng ý tiến hành những công việc cụ thể để nâng cấp quan hệ ngoại giao từ Đại diện Toà Thánh không thường trú trở thành Đại diện Tòa Thánh thường trú tại Việt Nam.
5. Việt Nam có tân Giáo phận Hà Tĩnh
Ngày 22 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô thiết lập Giáo phận Hà Tĩnh (địa giới bao gồm tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình), tách ra từ Giáo phận Vinh, nhà thờ chính tòa và tòa giám mục đặt tại Thành phố Hà Tĩnh. Đây là giáo phận thứ 27 của Việt Nam, thuộc Giáo tỉnh Hà Nội.
6. Những bổ nhiệm mới cho Giáo Hội Việt Nam
Đức Thánh Cha Phanxicô đã có những quyết định bổ nhiệm những chức vụ mới cho Giáo Hội Việt Nam:
- Ngày 25 tháng 4: Linh mục Giuse Nguyễn Đức Cường, linh mục thuộc Giáo phận Đà Lạt, đang là Phó Giám đốc Chủng viện Minh Hoà Đà Lạt, nay làm Giám mục chính toà Giáo phận Thanh Hóa.
- Ngày 21 tháng 5: Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski (người Ba Lan) làm Tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Singapore, kiêm Đại diện không thường trú của Tòa Thánh Tại Việt Nam.
- Ngày 17 tháng 11: Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn được chấp thuận từ nhiệm khỏi chức vụ Tổng giám mục Hà Nội, đồng thời Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, hiện là Giám mục chính tòa Giáo phận Hải Phòng, kế vị chức Tổng giám mục Hà Nội (Hải Phòng trống tòa).
- Ngày 22 tháng 12: Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long, P.S.S., đang là Giám Mục Phụ Tá Giáo phận Hưng Hóa, nay làm Giám mục chính toà Giáo phận Vinh. Đồng thời, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, O.P., đang là Giám mục giáo phận Vinh, nay làm Giám mục tiên khởi của Giáo phận Hà Tĩnh.
7. Đặt viên đá khởi công xây dựng Trung Tâm hành hương Đức Mẹ Núi Cúi
Ngày 15 tháng 8, Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo – Giám mục Chính tòa Giáo phận Xuân Lộc đã làm phép khu đất và khởi công xây dựng Trung Tâm Đức Mẹ Núi Cúi. Vì rộng đến hàng trăm hecta, khu đất này được cho là có khả năng đón tiếp lượng giáo dân lớn khi Giáo Hội Việt Nam có các sự kiện trọng đại, thí dụ nếu Đức Thánh Cha đến viếng thăm trong tương lai.
8. Những vụ xâm hại đất đai của Giáo Hội tiếp tục tái diễn
Nhà thờ Thủ Thiêm và Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm (Sài Gòn) cùng với Dòng Thánh Phaolô thành Chartres (Hà Nội) tiếp tục là hai điểm nóng trong cơn càn quét cưỡng chiếm đất đai Giáo Hội Công Giáo để trục lợi. Các chị em nữ tu đã kiên quyết phản đối mọi hành vi xâm hại đất đai nhà dòng. Cho đến nay, sự việc vẫn còn chưa ngả ngũ.
9. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn không thể kết thúc việc trùng tu sớm hơn
Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn đã bắt đầu được trùng tu từ năm 2017, dự kiến hoàn tất vào cuối năm 2020. Tuy nhiên, vì phát sinh những vấn đề phức tạp trong kỹ thuật nên việc trùng tu sẽ phải kéo dài cho đến hết năm 2023. Đây là nhà thờ đầu tiên ở Việt Nam được trùng tu theo chuẩn mực của Âu Châu, để bảo tồn nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ kính, dĩ nhiên chi phí cho điều này là không nhỏ.
10. Học viện Công Giáo Việt Nam tuyển sinh
Học viện Công Giáo Việt Nam tiếp tục tổ chức kỳ thi tuyển sinh hai chương trình Cử nhân Thần học (STB) và Cao học Thần học (STL) cho năm học 2018-2019. Đây là kỳ thi tuyển sinh lần thứ ba của học viện này để đào tạo thần học cấp cao cho sinh viên.
Chân Phương
1. Chuyến Ad Limina của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
Chuyến đi Ad Limina của Hội đồng Giám mục Việt Nam bắt đầu từ ngày 3 tháng 3 đến ngày 11 tháng 3. Theo luật định, các Đức Giám Mục coi sóc Giáo phận phải về Rôma mỗi 5 năm một lần để viếng mộ hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô; gặp Đức Giáo Hoàng và các Bộ trong Giáo triều, đặc biệt là các Bộ liên quan trực tiếp như Bộ Truyền giảng Tin mừng cho các dân tộc, Bộ Giáo lý Đức tin…
2. Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc qua đời tại Rôma
Trong chuyến đi Ad Limina cùng đoàn Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc của Sài Gòn đã đột ngột qua đời vào ngày 6 tháng 3 (giờ Rôma), tức 7 tháng 3 (giờ Việt Nam), bởi một cơn đột quỵ. Linh cữu của ngài được chuyển về Việt Nam an táng. Sau đó, Tòa Thánh bổ nhiệm Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, hiện là Giám Mục Phụ Tá Sài Gòn, làm giám quản Tông Tòa của Tổng Giáo Phận Sài Gòn.
3. Năm Thánh tôn vinh Các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam
Giáo Hội Việt Nam được Tòa Thánh chấp thuận mở Năm Thánh Tôn Vinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam từ ngày 19 tháng đến ngày 24 tháng 11 năm 2018, nhằm kỷ niệm 30 năm, ngày Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên phong 117 vị tử đạo tại Việt Nam lên hàng hiển thánh (1988-2018).
4. Tòa Thánh và Việt Nam đàm phán ngoại giao Vòng thứ VII
Cuộc họp Vòng VII của Nhóm Công tác hỗn hợp Tòa Thánh – Việt Nam diễn ra vào ngày 19 tháng 12. Hai bên đã đồng ý tiến hành những công việc cụ thể để nâng cấp quan hệ ngoại giao từ Đại diện Toà Thánh không thường trú trở thành Đại diện Tòa Thánh thường trú tại Việt Nam.
5. Việt Nam có tân Giáo phận Hà Tĩnh
Ngày 22 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô thiết lập Giáo phận Hà Tĩnh (địa giới bao gồm tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình), tách ra từ Giáo phận Vinh, nhà thờ chính tòa và tòa giám mục đặt tại Thành phố Hà Tĩnh. Đây là giáo phận thứ 27 của Việt Nam, thuộc Giáo tỉnh Hà Nội.
6. Những bổ nhiệm mới cho Giáo Hội Việt Nam
Đức Thánh Cha Phanxicô đã có những quyết định bổ nhiệm những chức vụ mới cho Giáo Hội Việt Nam:
- Ngày 25 tháng 4: Linh mục Giuse Nguyễn Đức Cường, linh mục thuộc Giáo phận Đà Lạt, đang là Phó Giám đốc Chủng viện Minh Hoà Đà Lạt, nay làm Giám mục chính toà Giáo phận Thanh Hóa.
- Ngày 21 tháng 5: Đức Tổng Giám Mục Marek Zalewski (người Ba Lan) làm Tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Singapore, kiêm Đại diện không thường trú của Tòa Thánh Tại Việt Nam.
- Ngày 17 tháng 11: Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn được chấp thuận từ nhiệm khỏi chức vụ Tổng giám mục Hà Nội, đồng thời Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, hiện là Giám mục chính tòa Giáo phận Hải Phòng, kế vị chức Tổng giám mục Hà Nội (Hải Phòng trống tòa).
- Ngày 22 tháng 12: Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long, P.S.S., đang là Giám Mục Phụ Tá Giáo phận Hưng Hóa, nay làm Giám mục chính toà Giáo phận Vinh. Đồng thời, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, O.P., đang là Giám mục giáo phận Vinh, nay làm Giám mục tiên khởi của Giáo phận Hà Tĩnh.
7. Đặt viên đá khởi công xây dựng Trung Tâm hành hương Đức Mẹ Núi Cúi
Ngày 15 tháng 8, Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo – Giám mục Chính tòa Giáo phận Xuân Lộc đã làm phép khu đất và khởi công xây dựng Trung Tâm Đức Mẹ Núi Cúi. Vì rộng đến hàng trăm hecta, khu đất này được cho là có khả năng đón tiếp lượng giáo dân lớn khi Giáo Hội Việt Nam có các sự kiện trọng đại, thí dụ nếu Đức Thánh Cha đến viếng thăm trong tương lai.
8. Những vụ xâm hại đất đai của Giáo Hội tiếp tục tái diễn
Nhà thờ Thủ Thiêm và Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm (Sài Gòn) cùng với Dòng Thánh Phaolô thành Chartres (Hà Nội) tiếp tục là hai điểm nóng trong cơn càn quét cưỡng chiếm đất đai Giáo Hội Công Giáo để trục lợi. Các chị em nữ tu đã kiên quyết phản đối mọi hành vi xâm hại đất đai nhà dòng. Cho đến nay, sự việc vẫn còn chưa ngả ngũ.
9. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn không thể kết thúc việc trùng tu sớm hơn
Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn đã bắt đầu được trùng tu từ năm 2017, dự kiến hoàn tất vào cuối năm 2020. Tuy nhiên, vì phát sinh những vấn đề phức tạp trong kỹ thuật nên việc trùng tu sẽ phải kéo dài cho đến hết năm 2023. Đây là nhà thờ đầu tiên ở Việt Nam được trùng tu theo chuẩn mực của Âu Châu, để bảo tồn nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ kính, dĩ nhiên chi phí cho điều này là không nhỏ.
10. Học viện Công Giáo Việt Nam tuyển sinh
Học viện Công Giáo Việt Nam tiếp tục tổ chức kỳ thi tuyển sinh hai chương trình Cử nhân Thần học (STB) và Cao học Thần học (STL) cho năm học 2018-2019. Đây là kỳ thi tuyển sinh lần thứ ba của học viện này để đào tạo thần học cấp cao cho sinh viên.
Chân Phương
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Việt Nam Hành Động Khó Hiểu Ở Biển Đông
Phạm Trần
07:46 03/01/2019
Mỗi ngày đi qua lại có thêm bằng chứng Lãnh đạo Việt Nam quên nhắc đến tên Biển Đông như điều kiện làm hài lòng Trung Cộng.
Bằng chứng đã thấy trong các bài diễn văn hay bài viết cuối năm kiểm điểm tình hình quốc nội và ngoại giao của hai ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Riêng ông Phúc đã không nói đến Biển Đông trong hai bài phát biểu quan trọng trước kỳ họp 6 của Quốc hội hồi tháng 10 và 11/2018.
Bài thứ nhất là Báo cáo về “Tình hình Kinh tế-Xã hội năm 2018 và Kế hoạch phát triển Kinh tế-Xã hội năm 2019”. Bài thứ haighi lại phát biểu của ông Phúc tại Phiên giải trình và trả lời chất vấn của Quốc hội.
Đề cập đến“quốc phòng, an ninh, đối ngoại”, ông Phúc nói:”Công tác quốc phòng, an ninh, đối ngoại được tập trung chỉ đạo; phối hợp chặt chẽ, phát huy sức mạnh tổng hợp, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia; góp phần nâng cao vị thế đất nước. Thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân được củng cố; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Chủ động ứng phó với các tình huống phức tạp, bảo đảm an ninh, an toàn cho ngư dân và các hoạt động kinh tế trên biển. Thúc đẩy đàm phán, hợp tác giải quyết các vấn đề tồn tại về biên giới, lãnh thổ; xây dựng, quản lý biên giới hòa bình, ổn định và phát triển.”
Toàn là những điều chung chung, thiếu chi tiết cụ thể và ảo tưởng. Không có chữ nào nói đến tình hình phức tạp do Trung Cộng gây ra cho an ninh và ngư phủ Việt Nam đánh bắt ở hai vùng biển truyền thống Hoàng Sa và Trường Sa. Do đó, khi ông Phúc nói Chính phủ đã “Chủ động ứng phó với các tình huống phức tạp, bảo đảm an ninh, an toàn cho ngư dân và các hoạt động kinh tế trên biển” là ông đã nói loạn cào cào, không thật. Bởi vì từ xưa đến nay, lực lượng Cảnh sát biển và Lực lượng biên phòng Việt Nam chưa bao giờ dám can thiệp, nghênh chiến hoặc đánh đuổi Hải quân Trung Cộng trá hình Hải giám khi chúng tấn công ngư dân Việt Nam ở Biển Đông.
Thậm chí báo đài chính thống của nhà nước Việt Nam còn không dám gọi đích danh quân Trung Cộng và tầu Trung Cộng mà chỉ nói bâng quơ “tầu lạ” hay “tầu nước ngoài”, mặc dù ngư phủ Việt nói thẳng đó là tầu và lính Trung Cộng.
Do đó, khi ông Nguyễn Xuân Phúc nói bừa rằng, Chính phủ do ông cầm đầu đã “Thúc đẩy đàm phán, hợp tác giải quyết các vấn đề tồn tại về biên giới, lãnh thổ; xây dựng, quản lý biên giới hòa bình, ổn định và phát triển” là ông đã nói theo miệng lưỡi của hạng người muốn cắn răng bóp bụng để được sống chung hòa bình với quân thù.
Trong bài viết khoe thành tích đầu năm 2019 nhan đế “Quyết liệt hành động để phát triển nhanh, bền vững”, thêm lần nữa ông Phúc không nói một chữ nào về tình hình Biển Đông, mặc dù hiểm họa Trung Cộng chiếm thêm biển đào của Việt Nam chưa bao giờ đến gần như năm 2018.
Trung Cộng đã hoàn tất kế hoạch “Quân sự hóa” 7 bãi đá chiếm của Việt Nam ở Trường Sa từ năm 1988 gồm Vành Khăn, Tư Nghĩa, Subi, Gaven, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên.
Sân bay, bến cảng, lực lượng phòng không, đài radar và lực lượng đồn trú đã sẵn sàng cho Trung Cộng sử dụng bất kỳ lúc nào có lệnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Hoa Tập Cận Bình.
Theo các nhà phân tích về nội tình Trung Cộng thì phe “diều hâu” trong Quân đội Trung Cộng đang gia tăng áp lực đòi công khai đương đấu với Hải quân Mỹ ở Biển Đông, sau vài vụ “quấy nhiễu nhẹ” giữa các tầu chiến hai nước ở Biển Đông từ giữa năm 2018.
Một trong số tướng “diều hâu” của Trung Cộng tên La Viện đã đề nghị “Phải đánh chìm tàu sân bay Mỹ” ở Biển Đông.
La Viện nói:”Mỹ sợ nhất là chết người, chỉ cần đánh chìm 2 tàu sân bay, chết 10 ngàn người là Mỹ sợ ngay”.
Theo bài dịch của Thu Thủy đăng trên báo VietTimes ở trong nước ngày 02/01/20198 thì tuyên bố của La Viện đã được đăng trên trang tin Hoa ngữ Đa Chiều “DWNews” được cho là thân cận với Bắc Kinh. Theo tin này, hôm 20/12/2018 Trung Quốc đã tổ chức tại Thâm Quyến “Hội nghị công nghiệp quân sự 2018”, La Viện, Phó Tổng thư ký Hội Khoa học quân sự Trung Quốc” đã có bài phát biểu dài tập trung nói về vấn đề đối đầu Trung - Mỹ.
Ngày 23.12, toàn văn bài nói của La Viện được đăng tải trên tạp chí “Hoa Sơn cung kiếm” dưới tiêu đề “Thiếu tướng La Viện: Chiến tranh mậu dịch Trung - Mỹ là gì? Vì sao? Làm thế nào ?
Lâu nay, từ Tập Cận Bình trở xuống cho đến Thủ tướng Lý Khắc Cường và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đều nằng nặc hô hoán rằng tất cả các bãi, đảo và vùng nước cung quanh ở Biển Đông là của Trung Hoa từ thời cổ đại.
Trung Cộng cũng nói không nhượng bộ chủ quyền lãnh thổ, dù chỉ 1 ly. Ngược lại phía Việt Nam thì từ ông Trọng trở xuống đều ngậm môi không dám hé răng, động lưỡi.
Do đó, cả hai ông Trọng và Phúc chỉ hứa suông : “Kiên quyết, kiên trì giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”, nhưng tuyệt đối tránh nói đến Biển Đông, dường như sợ làm mất lòng Trung Cộng.
Riêng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, trong bài viết phổ biến cuối năm 2018, lại nói khơi khơi không bằng chứng rằng :”Trên Biển Ðông, chúng ta tiếp tục bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.“
Hai chữ “vững chắc” là chỉ chắc ở 21 vị trí đóng quân của Việt Nam ở Trường Sa vì chưa bị quân Trung Cộng tấn công, hay không có động thái gây chiến với bất kỳ lực lượng nước ngoài nào ở Biển Đông. Nên biết, ngoài Việt Nam và Trung Cộng, còn có các bên tranh chấp nhiều hay ít gồm Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai Á, Brunei và Đài Loan.
Mới đây, trong chuyến thăm Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng Vương Nghị đã sử dụng thỏa hiệp khai thác dầu khí chung với Phi Luật Tân ở Biển Đông để áp lực Việt Nam cùng hợp tác trên vùng tranh chấp nhưng Hà Nội chưa đồng ý.
Riêng phần ông Nguyễn Phú Trọng thì đã từ lâu, ít ra trong toàn năm 2018, danh từ Biển Đông và tình hình ở đó an nguy cho Việt Nam ra sao không thuộc danh mục ông muốn nói với dân trong các cuộc tiếp xúc với Cử tri Hà Nội hay tại các buổi làm việc với cán bộ, đảng viên.
Vì vậy, nếu có thắc mắc “phải chăng lãnh đạo Việt Nam đã bị dị ứng nên ngọng miệng với hai chữ Biển Đông” không dám nói vì là vấn đế “nhậy cảm” với những ngưởi mà ông Trọng gọi là “vừa là đồng chí, vừa là anh em Trung Quốc ”
Ngoài ra ai cũng biết Lãnh đạo Việt Nam muốn cho dân ăn bánh vẽ hòa bình, ổn định giả tạo ở Biển Đông với Trung Cộng chỉ vì muốn giữ cho tròn nghĩa vụ phải tuân theo 16 chữ vàng “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, và bảo vệ tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” . Những chữ ma quái phù thủy này đã được phía Trung Cộng, thời Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào trao cho Việt Nam như cẩm nang phải giữ. Ngược lại phía Trung Hoa lại không cần làm theo nên Bắc Kinh đã ngạo ngược hành động quân sự đơn phương ở Biển Đông từ bấy lâu nay.
VÕ VĂN THƯỞNG-BÁO CHÍ
Bên cạnh những bất thường quanh hai chữ Biển Đông, dư luận trong và ngoài nước cũng quan tâm không ít đến những phát biểu cuối năm của Ủy viên Bộ Chính trị, Trương Ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng đối với tình trạng báo chí đã “xa rời tôn chỉ và mục đích”, hoặc có khi còn xoay chiều, làm ngươc với chỉ thị của đảng.
Cũng như hai ông Trọng và Phúc, Trưởng Ban Tuyên giáo, cơ quan nắm đầu báo chí và giữ vững tư tưởng đảng đã không nói, dù 1 chữ chỉ thị cho báo chí về tình hình Biển Đông.
Bởi vì, theo lời ông Thưởng, hiện nay báo chí đang phải đối mặt với tình trạng :”Xu hướng xã hội hóa thông tin, tìm kiếm thông tin ngày càng cá nhân hóa; hiểm họa tin giả; quảng cáo giảm sút; nguy cơ tụt hậu của báo chí nước ta trước sự phát triển rất nhanh của báo chí và truyền thông thế giới; biểu hiện mơ hồ về tư tưởng chính trị, suy thoái về đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong một phận người làm báo…”
Do đó, ông Thưởng đã nói với Hội nghị báo chí toàn quốc ngày 28/12/2018 rằng:”Những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp, lợi dụng nghề báo cao quý để trục lợi một cách bất lương cần phải được ngăn chặn với những biện pháp nghiêm khắc nhất; có chế tài, quy định chặt chẽ để những cán bộ báo chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp nhiều lần nghiêm trọng phải bị tẩy chay, không còn cơ hội len lỏi vào các cơ quan báo chí.”
Ông ra lệnh:”Khắc phục tối đa bị kỷ luật ở cơ quan này chạy qua cơ quan khác, bị tước thẻ nhà báo thì vẫn mang bút danh khác…..Tôi nhớ kỷ niệm năm trước, tôi đã nói báo chí phê phán người ta... nhưng tôi thấy rằng nhiều phóng viên viết bài trên báo mình rất hay nhưng rời khỏi toà soạn viết trên mạng xã hội là như con người đa nhân cách. Một mặt viết trên báo đào hoa phong nhã, tư cách sáng ngời, lên mặt phê bình người này, dạy dỗ người khác nhưng khi viết trên mạng cũng không thua kém người vô bổ vô thực, chửi tục nói phét”.
Rồi ông kêu gọi Hội Nhà báo :”Cần tăng cường nhiều hơn, có giải pháp tích cực hơn nữa nhằm phê bình những vi phạm đạo đức nghề nghiệp của hội viên, cơ quan báo chí với những quy định chặt chẽ, nghiêm khắc, đủ sức răn đe, tương xứng với những sai phạm. Đây cũng là một trong những giải pháp cần thiết nhằm góp phần phòng chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong tổ chức Hội, hội viên và người làm báo.”
Cuối cùng, ông Thưởng nhìn nhận Đảng đang phải đối phó với “thách thức từ mạng xã hội là rất lớn” .
Ông nói:”Thách thức lớn hơn chính là tư tưởng, tâm thế thất bại, thua cuộc của những người làm báo và hành động chưa kiên quyết, chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ, thiếu hiệu quả của các cơ chế phối hợp cũng như các cơ chế quản lý nhà nước về thông tin.”
Như vậy rõ ràng, tình trạng “tự diễn biến, tự chuyển hóa” không chỉ xẩy ra trong cán bộ, đảng viên mà còn đầy rẫy trong làng báo, những người lèo lái dư luận theo lệnh đảng.
Hèn chi ông Thưởng đã khôn không yêu cầu báo chí giúp đảng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, vì khi hai Lãnh đạo đầu não Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc không màng thì ai thèm quan tâm ? -/-
Phạm Trần
(01/019)
Bằng chứng đã thấy trong các bài diễn văn hay bài viết cuối năm kiểm điểm tình hình quốc nội và ngoại giao của hai ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Riêng ông Phúc đã không nói đến Biển Đông trong hai bài phát biểu quan trọng trước kỳ họp 6 của Quốc hội hồi tháng 10 và 11/2018.
Bài thứ nhất là Báo cáo về “Tình hình Kinh tế-Xã hội năm 2018 và Kế hoạch phát triển Kinh tế-Xã hội năm 2019”. Bài thứ haighi lại phát biểu của ông Phúc tại Phiên giải trình và trả lời chất vấn của Quốc hội.
Đề cập đến“quốc phòng, an ninh, đối ngoại”, ông Phúc nói:”Công tác quốc phòng, an ninh, đối ngoại được tập trung chỉ đạo; phối hợp chặt chẽ, phát huy sức mạnh tổng hợp, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia; góp phần nâng cao vị thế đất nước. Thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân được củng cố; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Chủ động ứng phó với các tình huống phức tạp, bảo đảm an ninh, an toàn cho ngư dân và các hoạt động kinh tế trên biển. Thúc đẩy đàm phán, hợp tác giải quyết các vấn đề tồn tại về biên giới, lãnh thổ; xây dựng, quản lý biên giới hòa bình, ổn định và phát triển.”
Toàn là những điều chung chung, thiếu chi tiết cụ thể và ảo tưởng. Không có chữ nào nói đến tình hình phức tạp do Trung Cộng gây ra cho an ninh và ngư phủ Việt Nam đánh bắt ở hai vùng biển truyền thống Hoàng Sa và Trường Sa. Do đó, khi ông Phúc nói Chính phủ đã “Chủ động ứng phó với các tình huống phức tạp, bảo đảm an ninh, an toàn cho ngư dân và các hoạt động kinh tế trên biển” là ông đã nói loạn cào cào, không thật. Bởi vì từ xưa đến nay, lực lượng Cảnh sát biển và Lực lượng biên phòng Việt Nam chưa bao giờ dám can thiệp, nghênh chiến hoặc đánh đuổi Hải quân Trung Cộng trá hình Hải giám khi chúng tấn công ngư dân Việt Nam ở Biển Đông.
Thậm chí báo đài chính thống của nhà nước Việt Nam còn không dám gọi đích danh quân Trung Cộng và tầu Trung Cộng mà chỉ nói bâng quơ “tầu lạ” hay “tầu nước ngoài”, mặc dù ngư phủ Việt nói thẳng đó là tầu và lính Trung Cộng.
Do đó, khi ông Nguyễn Xuân Phúc nói bừa rằng, Chính phủ do ông cầm đầu đã “Thúc đẩy đàm phán, hợp tác giải quyết các vấn đề tồn tại về biên giới, lãnh thổ; xây dựng, quản lý biên giới hòa bình, ổn định và phát triển” là ông đã nói theo miệng lưỡi của hạng người muốn cắn răng bóp bụng để được sống chung hòa bình với quân thù.
Trong bài viết khoe thành tích đầu năm 2019 nhan đế “Quyết liệt hành động để phát triển nhanh, bền vững”, thêm lần nữa ông Phúc không nói một chữ nào về tình hình Biển Đông, mặc dù hiểm họa Trung Cộng chiếm thêm biển đào của Việt Nam chưa bao giờ đến gần như năm 2018.
Trung Cộng đã hoàn tất kế hoạch “Quân sự hóa” 7 bãi đá chiếm của Việt Nam ở Trường Sa từ năm 1988 gồm Vành Khăn, Tư Nghĩa, Subi, Gaven, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên.
Sân bay, bến cảng, lực lượng phòng không, đài radar và lực lượng đồn trú đã sẵn sàng cho Trung Cộng sử dụng bất kỳ lúc nào có lệnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Hoa Tập Cận Bình.
Theo các nhà phân tích về nội tình Trung Cộng thì phe “diều hâu” trong Quân đội Trung Cộng đang gia tăng áp lực đòi công khai đương đấu với Hải quân Mỹ ở Biển Đông, sau vài vụ “quấy nhiễu nhẹ” giữa các tầu chiến hai nước ở Biển Đông từ giữa năm 2018.
Một trong số tướng “diều hâu” của Trung Cộng tên La Viện đã đề nghị “Phải đánh chìm tàu sân bay Mỹ” ở Biển Đông.
La Viện nói:”Mỹ sợ nhất là chết người, chỉ cần đánh chìm 2 tàu sân bay, chết 10 ngàn người là Mỹ sợ ngay”.
Theo bài dịch của Thu Thủy đăng trên báo VietTimes ở trong nước ngày 02/01/20198 thì tuyên bố của La Viện đã được đăng trên trang tin Hoa ngữ Đa Chiều “DWNews” được cho là thân cận với Bắc Kinh. Theo tin này, hôm 20/12/2018 Trung Quốc đã tổ chức tại Thâm Quyến “Hội nghị công nghiệp quân sự 2018”, La Viện, Phó Tổng thư ký Hội Khoa học quân sự Trung Quốc” đã có bài phát biểu dài tập trung nói về vấn đề đối đầu Trung - Mỹ.
Ngày 23.12, toàn văn bài nói của La Viện được đăng tải trên tạp chí “Hoa Sơn cung kiếm” dưới tiêu đề “Thiếu tướng La Viện: Chiến tranh mậu dịch Trung - Mỹ là gì? Vì sao? Làm thế nào ?
Lâu nay, từ Tập Cận Bình trở xuống cho đến Thủ tướng Lý Khắc Cường và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đều nằng nặc hô hoán rằng tất cả các bãi, đảo và vùng nước cung quanh ở Biển Đông là của Trung Hoa từ thời cổ đại.
Trung Cộng cũng nói không nhượng bộ chủ quyền lãnh thổ, dù chỉ 1 ly. Ngược lại phía Việt Nam thì từ ông Trọng trở xuống đều ngậm môi không dám hé răng, động lưỡi.
Do đó, cả hai ông Trọng và Phúc chỉ hứa suông : “Kiên quyết, kiên trì giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”, nhưng tuyệt đối tránh nói đến Biển Đông, dường như sợ làm mất lòng Trung Cộng.
Riêng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, trong bài viết phổ biến cuối năm 2018, lại nói khơi khơi không bằng chứng rằng :”Trên Biển Ðông, chúng ta tiếp tục bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.“
Hai chữ “vững chắc” là chỉ chắc ở 21 vị trí đóng quân của Việt Nam ở Trường Sa vì chưa bị quân Trung Cộng tấn công, hay không có động thái gây chiến với bất kỳ lực lượng nước ngoài nào ở Biển Đông. Nên biết, ngoài Việt Nam và Trung Cộng, còn có các bên tranh chấp nhiều hay ít gồm Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai Á, Brunei và Đài Loan.
Mới đây, trong chuyến thăm Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng Vương Nghị đã sử dụng thỏa hiệp khai thác dầu khí chung với Phi Luật Tân ở Biển Đông để áp lực Việt Nam cùng hợp tác trên vùng tranh chấp nhưng Hà Nội chưa đồng ý.
Riêng phần ông Nguyễn Phú Trọng thì đã từ lâu, ít ra trong toàn năm 2018, danh từ Biển Đông và tình hình ở đó an nguy cho Việt Nam ra sao không thuộc danh mục ông muốn nói với dân trong các cuộc tiếp xúc với Cử tri Hà Nội hay tại các buổi làm việc với cán bộ, đảng viên.
Vì vậy, nếu có thắc mắc “phải chăng lãnh đạo Việt Nam đã bị dị ứng nên ngọng miệng với hai chữ Biển Đông” không dám nói vì là vấn đế “nhậy cảm” với những ngưởi mà ông Trọng gọi là “vừa là đồng chí, vừa là anh em Trung Quốc ”
Ngoài ra ai cũng biết Lãnh đạo Việt Nam muốn cho dân ăn bánh vẽ hòa bình, ổn định giả tạo ở Biển Đông với Trung Cộng chỉ vì muốn giữ cho tròn nghĩa vụ phải tuân theo 16 chữ vàng “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, và bảo vệ tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” . Những chữ ma quái phù thủy này đã được phía Trung Cộng, thời Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào trao cho Việt Nam như cẩm nang phải giữ. Ngược lại phía Trung Hoa lại không cần làm theo nên Bắc Kinh đã ngạo ngược hành động quân sự đơn phương ở Biển Đông từ bấy lâu nay.
VÕ VĂN THƯỞNG-BÁO CHÍ
Bên cạnh những bất thường quanh hai chữ Biển Đông, dư luận trong và ngoài nước cũng quan tâm không ít đến những phát biểu cuối năm của Ủy viên Bộ Chính trị, Trương Ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng đối với tình trạng báo chí đã “xa rời tôn chỉ và mục đích”, hoặc có khi còn xoay chiều, làm ngươc với chỉ thị của đảng.
Cũng như hai ông Trọng và Phúc, Trưởng Ban Tuyên giáo, cơ quan nắm đầu báo chí và giữ vững tư tưởng đảng đã không nói, dù 1 chữ chỉ thị cho báo chí về tình hình Biển Đông.
Bởi vì, theo lời ông Thưởng, hiện nay báo chí đang phải đối mặt với tình trạng :”Xu hướng xã hội hóa thông tin, tìm kiếm thông tin ngày càng cá nhân hóa; hiểm họa tin giả; quảng cáo giảm sút; nguy cơ tụt hậu của báo chí nước ta trước sự phát triển rất nhanh của báo chí và truyền thông thế giới; biểu hiện mơ hồ về tư tưởng chính trị, suy thoái về đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong một phận người làm báo…”
Do đó, ông Thưởng đã nói với Hội nghị báo chí toàn quốc ngày 28/12/2018 rằng:”Những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp, lợi dụng nghề báo cao quý để trục lợi một cách bất lương cần phải được ngăn chặn với những biện pháp nghiêm khắc nhất; có chế tài, quy định chặt chẽ để những cán bộ báo chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp nhiều lần nghiêm trọng phải bị tẩy chay, không còn cơ hội len lỏi vào các cơ quan báo chí.”
Ông ra lệnh:”Khắc phục tối đa bị kỷ luật ở cơ quan này chạy qua cơ quan khác, bị tước thẻ nhà báo thì vẫn mang bút danh khác…..Tôi nhớ kỷ niệm năm trước, tôi đã nói báo chí phê phán người ta... nhưng tôi thấy rằng nhiều phóng viên viết bài trên báo mình rất hay nhưng rời khỏi toà soạn viết trên mạng xã hội là như con người đa nhân cách. Một mặt viết trên báo đào hoa phong nhã, tư cách sáng ngời, lên mặt phê bình người này, dạy dỗ người khác nhưng khi viết trên mạng cũng không thua kém người vô bổ vô thực, chửi tục nói phét”.
Rồi ông kêu gọi Hội Nhà báo :”Cần tăng cường nhiều hơn, có giải pháp tích cực hơn nữa nhằm phê bình những vi phạm đạo đức nghề nghiệp của hội viên, cơ quan báo chí với những quy định chặt chẽ, nghiêm khắc, đủ sức răn đe, tương xứng với những sai phạm. Đây cũng là một trong những giải pháp cần thiết nhằm góp phần phòng chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong tổ chức Hội, hội viên và người làm báo.”
Cuối cùng, ông Thưởng nhìn nhận Đảng đang phải đối phó với “thách thức từ mạng xã hội là rất lớn” .
Ông nói:”Thách thức lớn hơn chính là tư tưởng, tâm thế thất bại, thua cuộc của những người làm báo và hành động chưa kiên quyết, chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ, thiếu hiệu quả của các cơ chế phối hợp cũng như các cơ chế quản lý nhà nước về thông tin.”
Như vậy rõ ràng, tình trạng “tự diễn biến, tự chuyển hóa” không chỉ xẩy ra trong cán bộ, đảng viên mà còn đầy rẫy trong làng báo, những người lèo lái dư luận theo lệnh đảng.
Hèn chi ông Thưởng đã khôn không yêu cầu báo chí giúp đảng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, vì khi hai Lãnh đạo đầu não Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc không màng thì ai thèm quan tâm ? -/-
Phạm Trần
(01/019)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tài Liệu Sau Cùng của Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2018 về Giới Trẻ, Phần 1, Chương 4
Vũ Văn An
17:55 03/01/2019
Chương IV: Làm người trẻ ngày nay
Các khía cạnh của nền văn hóa tuổi trẻ ngày nay
Tính độc đáo và chuyên biệt
45. Các thế hệ trẻ mang một cách tiếp cận thực tại với những đặc điểm chuyên biệt. Người trẻ yêu cầu được chào đón và tôn trọng trong tính độc đáo của họ. Trong số các yếu tố hiển nhiên nhất của văn hóa tuổi trẻ, người ta lưu ý việc họ thích hình ảnh hơn các ngôn ngữ truyền thông khác, thích tầm quan trọng của cảm giác và xúc cảm như những con đường tiếp cận thực tại và sự ưu tiên dành cho những điều cụ thể và cho hoạt động hơn so với việc phân tích lý thuyết. Các tương quan tình bạn và việc thuộc về các nhóm cùng trang lứa, được nuôi dưỡng một cách đặc biệt thông qua các phương tiện truyền thông xã hội, mang một tầm quan trọng rất lớn. Giới trẻ nói chung mang một sự cởi mở tự phát đối với tính đa dạng, khiến họ chú ý đến các chủ đề hòa bình, hòa nhập và đối thoại giữa các nền văn hóa và tôn giáo. Nhiều kinh nghiệm từ nhiều nơi trên thế giới cho thấy người trẻ biết cách trở thành những người tiên phong trong cuộc gặp gỡ và đối thoại liên văn hóa và liên tôn giáo, trong quan điểm chung sống hòa bình.
Dấn thân và tham gia xã hội
46. Mặc dù dưới một hình thức khác so với các thế hệ trước, việc dấn thân xã hội là một tính năng chuyên biệt của giới trẻ ngày nay. Bên cạnh một số người vẫn thờ ơ, nhiều người khác sẵn có đó cho các sáng kiến thiện nguyện, hoạt động công dân tích cực và liên đới xã hội: điều quan trọng là phải đồng hành và khuyến khích họ phát huy tài năng, kỹ năng và tính sáng tạo của họ, và khuyến khích họ nhận trách nhiệm. Việc dấn thân xã hội và tiếp xúc trực tiếp với người nghèo vẫn là một cơ hội căn bản để khám phá và thâm hậu hóa đức tin và biện phân ơn gọi của chính mình. Độ nhạy cảm đối với các chủ đề sinh thái và phát triển bền vững khá mạnh mẽ và rất phổ biến và cần phải nhấn mạnh rằng Thông Điệp Laudato Si’ 'biết cách xúc tác nó. Sự sẵn sàng có đó để dấn thân trong lãnh vực chính trị vì lợi ích chung đã được nhắc đến, cho dù Giáo hội không phải lúc nào cũng có thể đi đôi với nó bằng cách cung cấp các cơ hội đào tạo và không gian biện phân. Còn về việc cổ vũ công lý, người trẻ yêu cầu nơi Giáo hội một dấn thân rõ ràng và mạch lạc, một điều sẽ loại trừ mọi thông đồng với não trạng trần tục.
Nghệ thuật, âm nhạc và thể thao
47. Thượng hội đồng công nhận và đánh giá cao tầm quan trọng mà người trẻ dành cho việc phát biểu nghệ thuật dưới mọi hình thức: trong lĩnh vực này, nhiều người trẻ sử dụng các tài năng họ đã nhận được, bằng cách phát huy vẻ đẹp, sự thật và lòng tốt, để lớn lên trong nhân tính và trong mối tương quan với Thiên Chúa. Đối với nhiều người trẻ, việc phát biểu nghệ thuật cũng là một ơn gọi chuyên nghiệp đích thực. Chúng ta không thể quên rằng trong nhiều thế kỷ, "con đường của cái đẹp" vốn là một trong những cách ưu tuyển để phát biểu đức tin và việc truyền giảng Tin Mừng.
Tầm quan trọng của âm nhạc hoàn toàn đặc biệt; nó đại diện cho một môi trường chân thực trong đó người trẻ không ngừng hăng hái nhập vào, như một nền văn hóa và một ngôn ngữ có khả năng khơi dậy cảm xúc và tạo khuôn cho một căn tính. Ngôn ngữ âm nhạc cũng đại diện cho một nguồn tài nguyên mục vụ đặc biệt thách thức phụng vụ và việc canh tân nó. Sự công nhận khiếu thưởng thức theo quan điểm thương mại đôi khi có nguy cơ làm hại sự liên kết với các hình thức cổ truyền của việc phát biểu âm nhạc và cả phát biểu phụng vụ nữa.
Tầm quan trọng của thực hành thể thao nơi giới trẻ cũng quan trọng không kém. Giáo hội không nên đánh giá thấp các tiềm năng của mình trong viễn kiến giáo dục và đào tạo, bằng cách duy trì sự hiện diện cương định trong lòng mình. Thế giới thể thao cần được giúp đỡ để vượt qua những điều nhập nhằng nước đôi vốn có, như việc huyền thoại hóa các nhà vô địch, làm nô dịch cho thứ luận lý học thương mại và ý thức hệ chủ trương phải thành công bằng mọi giá. Theo chiều hướng này, giá trị của việc đồng hành và nâng đỡ những người khuyết tật trong thực hành thể thao đã được tái khẳng định.
Linh đạo và lòng đạo
Các bối cảnh tôn giáo khác nhau
48. Kinh nghiệm tôn giáo của người trẻ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi bối cảnh xã hội và văn hóa nơi họ sống. Ở một số quốc gia, đức tin Kitô giáo là một kinh nghiệm cộng đồng mạnh mẽ và sống động mà người trẻ chia sẻ một cách hân hoan. Trong các khu vực khác của truyền thống Kitô giáo cổ xưa, đa số dân Công Giáo không sống tư cách thành viên thực sự của Giáo hội; tuy nhiên, không thiếu các nhóm thiểu số sáng tạo và các kinh nghiệm cho thấy có sự hồi sinh của việc quan tâm tới tôn giáo như một phản ứng đối với một viễn kiến giản lược và ngột ngạt. Lại có nhiều nơi khác, trong đó, người Công Giáo, cùng với các hệ phái Kitô giáo khác, là một thiểu số đôi khi bị kỳ thị và thậm chí bị bách hại. Cuối cùng, còn có những tình huống trong đó, các giáo phái hoặc hình thức lòng đạo thay thế đang gia tăng; những người theo dõi chúng thường thất vọng và trở thành đối nghịch với tất cả những gì là tôn giáo. Nếu, ở một số vùng, người trẻ không có cơ hội phát biểu công khai đức tin của mình hoặc không thấy tự do tôn giáo được thừa nhận, thì ở nhiều nơi khác, ta cảm thấy sức nặng của các chọn lựa quá khứ - nhất là các lựa chọn chính trị - làm suy mòn tính khả tín của giáo hội. Không thể nói đến lòng đạo (religiosité) của người trẻ mà không tính đến tất cả những dị biệt này.
Nghiên cứu tôn giáo
49. Nói chung, người trẻ cho biết họ đi tìm ý nghĩa của cuộc sống và bày tỏ sự quan tâm của họ đối với linh đạo. Đúng hơn, sự chú ý này đôi khi mang các đặc điểm của một cuộc nghiên cứu về phúc lợi tâm lý học hơn là việc mở lòng ra đón nhận cuộc gặp gỡ với Mầu nhiệm Thiên Chúa hằng sống. Đặc biệt, trong một số nền văn hóa, nhiều người cho rằng tôn giáo là một vấn đề riêng tư và là việc chọn lựa, trong các truyền thống linh đạo khác nhau, các yếu tố trong đó họ tìm lại được các xác tín riêng của họ. Do đó, một thứ duy chiết trung (syncrétisme) nào đó sẽ lan truyền và phát triển dựa trên giả định duy tương đối theo đó tất cả các tôn giáo đều có giá trị ngang nhau.
Việc gắn bó với một cộng đồng đức tin không được mọi người coi như con đường ưu tuyển để đạt ý nghĩa cuộc sống, và được đi kèm với, hoặc đôi khi bị thay thế, bởi các ý thức hệ hoặc bởi việc tìm kiếm thành công trên bình diện kinh tế và chuyên nghiệp, trong luận lý học tự thể hiện mình về vật chất. Nhiều thực hành do truyền thống để lại vẫn còn tồn tại, chẳng hạn các cuộc hành hương đến các đền thánh vẫn có thể đánh động nhiều người trẻ, cũng như các biểu thức của lòng đạo bình dân thường liên quan đến việc sùng kính Đức Maria và các thánh, nhằm bảo tồn kinh nghiệm đức tin của một dân tộc.
Cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu
50. Cùng một sự đa dạng được tìm thấy trong mối tương quan của người trẻ với hình ảnh Chúa Giêsu. Nhiều người nhìn nhận Người là Đấng Cứu Rỗi và là Con Thiên Chúa, và họ thường cảm thấy gần gũi Người nhờ Đức Maria, mẹ Người và họ dấn thân vào hành trình đức tin. Những người khác không có mối tương quan bản thân với Người, nhưng họ coi Người là người tốt và là điểm qui chiếu đạo đức. Lại có nhiều người khác gặp Người nhờ cảm nghiệm được Chúa Thánh Thần một cách mạnh mẽ. Đối với nhiều người khác, trái lại, đó là một hình ảnh của quá khứ, mất hết tính nhất quán hiện sinh hoặc rất xa cách đối với kinh nghiệm nhân bản.
Đối với nhiều người trẻ, Thiên Chúa, tôn giáo và Giáo hội có thể chỉ là những từ ngữ trống rỗng, nhưng họ vẫn nhạy cảm đối với hình ảnh của Chúa Giêsu, khi nó được trình bày một cách hấp dẫn và hữu hiệu. Bằng nhiều cách, người trẻ ngày nay nói với chúng ta: "Chúng tôi muốn thấy Chúa Giêsu" (Ga 12,21), do đó biểu lộ mối xao xuyến thiêng liêng đặc trưng cho tâm hồn mọi hữu thể nhân bản: "Sự xao xuyến của việc tìm kiếm tâm linh , nỗi lo lắng muốn gặp gỡ Thiên Chúa, niềm xao xuyến của tình yêu "(Đức Phanxicô, Thánh lễ khai mạc Hội Nghị Toàn Thể của Dòng thánh Augustinô, ngày 28 tháng 8 năm 2013).
Mong muốn một phụng vụ sống động
51. Trong nhiều bối cảnh khác nhau, người trẻ Công Giáo yêu cầu các đề xuất cầu nguyện và những khoảnh khắc bí tích có khả năng nắm bắt cuộc sống hàng ngày của họ trong một nền phụng vụ tươi mới, chân thực và vui tươi. Ở nhiều nơi trên thế giới, kinh nghiệm phụng vụ là yếu tố chính của bản sắc Kitô giáo và biết được một sự tham gia lớn lao được sống với xác tín. Trong đó, người trẻ nhận ra một khoảnh khắc tuyệt vời cảm nghiệm được Thiên Chúa và cộng đồng giáo hội, và một điểm khởi hành cho sứ vụ của họ. Mặt khác, trái lại, người ta chứng kiến một sự xa cách nào đó đối với các bí tích và việc cử hành Thánh Thể Chúa Nhật, bị coi là một giới luật luân lý hơn là một cuộc gặp gỡ hân hoan với Chúa Phục sinh và cộng đồng. Nói chung, người ta thấy: cả ở những nơi có dạy giáo lý về các bí tích, sự đồng hành có tính giáo dục để sống việc cử hành một cách sâu sắc và đi vào sự phong phú của Mầu nhiệm, các biểu tượng và nghi thức của nó vẫn còn rất yếu.
Tham gia và tính chủ động (protagonisme)
Giới trẻ muốn trở thành những người chủ động
52. Giáp mặt với các mâu thuẫn của xã hội, nhiều người trẻ muốn sử dụng tài năng, khả năng và tính sáng tạo của họ và sẵn sàng thi hành các trách nhiệm. Các chủ đề quan trọng nhất đối với họ là việc phát triển bền vững, cả về xã hội lẫn môi trường, kỳ thị và phân biệt chủng tộc. Sự tham gia của người trẻ thường theo các cách tiếp cận chưa từng có, trong việc đặc biệt khai thác các tiềm năng của ngành truyền thông kỹ thuật số về việc huy động và áp lực chính trị: phổ biến các lối sống và mô hình tiêu thụ và đầu tư có phê phán, liên đới và chú ý tới môi trường; các hình thức dấn thân và tham gia mới trong xã hội và chính trị; các phương thức mới trong việc bảo đảm xã hội cho các đối tượng yếu kém nhất.
Các lý do ra xa cách
53. Thượng hội đồng ý thức rằng một số lớn người trẻ, vì các lý do rất đa dạng, không yêu cầu điều gì nơi Giáo hội vì họ cho rằng Giáo Hội không có nghĩa lý mấy đối với sự hiện hữu của họ. Một số thậm chí còn minh nhiên yêu cầu Giáo Hội để họ yên, bởi vì họ cảm thấy sự hiện diện của Giáo Hội không đáng ưa, nếu không muốn nói là khó chịu. Lời yêu cầu này phần lớn không được phát sinh từ một sự khinh bỉ phi phê phán hoặc bốc đồng, nhưng bắt nguồn từ những lý do nghiêm túc và đáng kính: các vụ tai tiếng tình dục và kinh tế, sự thiếu thích ứng của các thừa tác viên thụ phong, những người không biết cách nắm bắt một cách thích hợp sự nhạy cảm của người trẻ, thiếu sự chuẩn bị các bài giảng và trình bày Lời Chúa, vai trò thụ động được gán cho người trẻ bên trong cộng đồng Kitô giáo, các khó khăn của Giáo hội trong việc giải thích các chủ trương tín lý và đạo đức của mình trong xã hội đương thời.
Người trẻ trong Giáo hội
54. Người trẻ Công Giáo không chỉ đơn giản là người tiếp nhận hành động mục vụ, mà là thành viên sống động của Cơ Thể Giáo hội duy nhất, người được rửa tội trong đó Thần Trí của Thiên Chúa sống và hành động. Họ đóng góp vào việc làm phong phú điều Giáo hội là, chứ không chỉ điều Giáo Hội làm. Họ là hiện tại và không chỉ là tương lai của Giáo Hội mà thôi. Người trẻ là người chủ động trong nhiều sinh hoạt của giáo hội, nơi họ quảng đại cống hiến việc phục vụ của họ, đặc biệt trong việc sinh động hóa việc dạy giáo lý và phụng vụ, chú ý tới các trẻ em, tham gia đoàn thiện nguyện phục vụ người nghèo. Các phong trào, hiệp hội và hội đoàn tôn giáo cũng cung cấp cho người trẻ cơ hội dấn thân và đồng trách nhiệm. Đôi khi, sự sẵn có đó của người trẻ gặp một thứ độc đoán và ngờ vực nào đó về phía người lớn và các mục tử, những người không đủ nhận ra tính sáng tạo của họ và ngần ngại chia sẻ trách nhiệm với họ.
Phụ nữ trong Giáo Hội
55. Nơi người trẻ, người ta lại thấy xuất hiện việc cần thừa nhận phụ nữ và đánh giá họ cao hơn trong xã hội và trong Giáo hội. Nhiều phụ nữ đóng một vai trò không thể thay thế trong các cộng đồng Kitô giáo, nhưng, ở nhiều nơi, người ta ngần ngại dành cho họ một vị trí trong các diễn trình ra quyết định, ngay cả khi các diễn trình này không đòi hỏi trách nhiệm thừa tác chuyên biệt. Sự vắng mặt của tiếng nói và cái nhìn của phụ nữ làm nghèo nàn cuộc tranh luận và con đường của Giáo hội, bằng cách loại bỏ một đóng góp có giá trị để biện phân. Thượng hội đồng khuyến nghị phải làm sao để mọi người ý thức được sự cấp bách của một thay đổi không thể tránh khỏi, nhất là từ sự suy tư nhân học và thần học về sự hợp tác qua lại giữa đàn ông và đàn bà.
Nhiệm vụ của người trẻ đối với những người đồng trang lứa
56. Trong các môi trường khác nhau, có những nhóm người trẻ, thường đại diện cho các hiệp hội và phong trào giáo hội, rất tích cực trong việc truyền giảng Tin Mừng cho những người trẻ ở độ tuổi của họ nhờ chứng tá một cuộc sống trong sáng, một ngôn ngữ dễ tiếp cận và khả năng thiết lập tình bạn chân chính. Hoạt động tông đồ này giúp mang Tin Mừng đến cho những người mà sự chăm sóc mục vụ thông thường của người trẻ chỉ đạt tới một cách khó khăn; nó cũng góp phần làm chín mùi đức tin của những người miệt mài trong đó. Do đó, nó phải được đánh giá cao, được hỗ trợ, đồng hành một cách khôn ngoan và hòa nhập vào cuộc sống của cộng đồng.
Mong muốn một cộng đồng giáo hội chân thực và huynh đệ hơn
57. Giới trẻ đòi hỏi Giáo hội phải tỏa sáng bằng tính chân thực, gương mẫu, có khả năng, tính đồng trách nhiệm và bền vững về văn hóa. Đôi khi, yêu cầu này nghe có vẻ như một lời chỉ trích, nhưng thường mang hình thức tích cực của một cam kết bản thân đối với một cộng đồng huynh đệ, chào đón, hân hoan và dấn thân theo phương thức tiên tri vào việc đấu tranh chống bất công xã hội. Trong số những kỳ vọng của người trẻ, mong muốn Giáo hội tiếp nhận một phong cách đối thoại ít tính cha chú đi và nhiều thẳng thắn hơn đã tái xuất hiện một cách đặc biệt.
Kỳ sau: Phần II: "Mắt họ mở ra"
Các khía cạnh của nền văn hóa tuổi trẻ ngày nay
Tính độc đáo và chuyên biệt
45. Các thế hệ trẻ mang một cách tiếp cận thực tại với những đặc điểm chuyên biệt. Người trẻ yêu cầu được chào đón và tôn trọng trong tính độc đáo của họ. Trong số các yếu tố hiển nhiên nhất của văn hóa tuổi trẻ, người ta lưu ý việc họ thích hình ảnh hơn các ngôn ngữ truyền thông khác, thích tầm quan trọng của cảm giác và xúc cảm như những con đường tiếp cận thực tại và sự ưu tiên dành cho những điều cụ thể và cho hoạt động hơn so với việc phân tích lý thuyết. Các tương quan tình bạn và việc thuộc về các nhóm cùng trang lứa, được nuôi dưỡng một cách đặc biệt thông qua các phương tiện truyền thông xã hội, mang một tầm quan trọng rất lớn. Giới trẻ nói chung mang một sự cởi mở tự phát đối với tính đa dạng, khiến họ chú ý đến các chủ đề hòa bình, hòa nhập và đối thoại giữa các nền văn hóa và tôn giáo. Nhiều kinh nghiệm từ nhiều nơi trên thế giới cho thấy người trẻ biết cách trở thành những người tiên phong trong cuộc gặp gỡ và đối thoại liên văn hóa và liên tôn giáo, trong quan điểm chung sống hòa bình.
Dấn thân và tham gia xã hội
46. Mặc dù dưới một hình thức khác so với các thế hệ trước, việc dấn thân xã hội là một tính năng chuyên biệt của giới trẻ ngày nay. Bên cạnh một số người vẫn thờ ơ, nhiều người khác sẵn có đó cho các sáng kiến thiện nguyện, hoạt động công dân tích cực và liên đới xã hội: điều quan trọng là phải đồng hành và khuyến khích họ phát huy tài năng, kỹ năng và tính sáng tạo của họ, và khuyến khích họ nhận trách nhiệm. Việc dấn thân xã hội và tiếp xúc trực tiếp với người nghèo vẫn là một cơ hội căn bản để khám phá và thâm hậu hóa đức tin và biện phân ơn gọi của chính mình. Độ nhạy cảm đối với các chủ đề sinh thái và phát triển bền vững khá mạnh mẽ và rất phổ biến và cần phải nhấn mạnh rằng Thông Điệp Laudato Si’ 'biết cách xúc tác nó. Sự sẵn sàng có đó để dấn thân trong lãnh vực chính trị vì lợi ích chung đã được nhắc đến, cho dù Giáo hội không phải lúc nào cũng có thể đi đôi với nó bằng cách cung cấp các cơ hội đào tạo và không gian biện phân. Còn về việc cổ vũ công lý, người trẻ yêu cầu nơi Giáo hội một dấn thân rõ ràng và mạch lạc, một điều sẽ loại trừ mọi thông đồng với não trạng trần tục.
Nghệ thuật, âm nhạc và thể thao
47. Thượng hội đồng công nhận và đánh giá cao tầm quan trọng mà người trẻ dành cho việc phát biểu nghệ thuật dưới mọi hình thức: trong lĩnh vực này, nhiều người trẻ sử dụng các tài năng họ đã nhận được, bằng cách phát huy vẻ đẹp, sự thật và lòng tốt, để lớn lên trong nhân tính và trong mối tương quan với Thiên Chúa. Đối với nhiều người trẻ, việc phát biểu nghệ thuật cũng là một ơn gọi chuyên nghiệp đích thực. Chúng ta không thể quên rằng trong nhiều thế kỷ, "con đường của cái đẹp" vốn là một trong những cách ưu tuyển để phát biểu đức tin và việc truyền giảng Tin Mừng.
Tầm quan trọng của âm nhạc hoàn toàn đặc biệt; nó đại diện cho một môi trường chân thực trong đó người trẻ không ngừng hăng hái nhập vào, như một nền văn hóa và một ngôn ngữ có khả năng khơi dậy cảm xúc và tạo khuôn cho một căn tính. Ngôn ngữ âm nhạc cũng đại diện cho một nguồn tài nguyên mục vụ đặc biệt thách thức phụng vụ và việc canh tân nó. Sự công nhận khiếu thưởng thức theo quan điểm thương mại đôi khi có nguy cơ làm hại sự liên kết với các hình thức cổ truyền của việc phát biểu âm nhạc và cả phát biểu phụng vụ nữa.
Tầm quan trọng của thực hành thể thao nơi giới trẻ cũng quan trọng không kém. Giáo hội không nên đánh giá thấp các tiềm năng của mình trong viễn kiến giáo dục và đào tạo, bằng cách duy trì sự hiện diện cương định trong lòng mình. Thế giới thể thao cần được giúp đỡ để vượt qua những điều nhập nhằng nước đôi vốn có, như việc huyền thoại hóa các nhà vô địch, làm nô dịch cho thứ luận lý học thương mại và ý thức hệ chủ trương phải thành công bằng mọi giá. Theo chiều hướng này, giá trị của việc đồng hành và nâng đỡ những người khuyết tật trong thực hành thể thao đã được tái khẳng định.
Linh đạo và lòng đạo
Các bối cảnh tôn giáo khác nhau
48. Kinh nghiệm tôn giáo của người trẻ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi bối cảnh xã hội và văn hóa nơi họ sống. Ở một số quốc gia, đức tin Kitô giáo là một kinh nghiệm cộng đồng mạnh mẽ và sống động mà người trẻ chia sẻ một cách hân hoan. Trong các khu vực khác của truyền thống Kitô giáo cổ xưa, đa số dân Công Giáo không sống tư cách thành viên thực sự của Giáo hội; tuy nhiên, không thiếu các nhóm thiểu số sáng tạo và các kinh nghiệm cho thấy có sự hồi sinh của việc quan tâm tới tôn giáo như một phản ứng đối với một viễn kiến giản lược và ngột ngạt. Lại có nhiều nơi khác, trong đó, người Công Giáo, cùng với các hệ phái Kitô giáo khác, là một thiểu số đôi khi bị kỳ thị và thậm chí bị bách hại. Cuối cùng, còn có những tình huống trong đó, các giáo phái hoặc hình thức lòng đạo thay thế đang gia tăng; những người theo dõi chúng thường thất vọng và trở thành đối nghịch với tất cả những gì là tôn giáo. Nếu, ở một số vùng, người trẻ không có cơ hội phát biểu công khai đức tin của mình hoặc không thấy tự do tôn giáo được thừa nhận, thì ở nhiều nơi khác, ta cảm thấy sức nặng của các chọn lựa quá khứ - nhất là các lựa chọn chính trị - làm suy mòn tính khả tín của giáo hội. Không thể nói đến lòng đạo (religiosité) của người trẻ mà không tính đến tất cả những dị biệt này.
Nghiên cứu tôn giáo
49. Nói chung, người trẻ cho biết họ đi tìm ý nghĩa của cuộc sống và bày tỏ sự quan tâm của họ đối với linh đạo. Đúng hơn, sự chú ý này đôi khi mang các đặc điểm của một cuộc nghiên cứu về phúc lợi tâm lý học hơn là việc mở lòng ra đón nhận cuộc gặp gỡ với Mầu nhiệm Thiên Chúa hằng sống. Đặc biệt, trong một số nền văn hóa, nhiều người cho rằng tôn giáo là một vấn đề riêng tư và là việc chọn lựa, trong các truyền thống linh đạo khác nhau, các yếu tố trong đó họ tìm lại được các xác tín riêng của họ. Do đó, một thứ duy chiết trung (syncrétisme) nào đó sẽ lan truyền và phát triển dựa trên giả định duy tương đối theo đó tất cả các tôn giáo đều có giá trị ngang nhau.
Việc gắn bó với một cộng đồng đức tin không được mọi người coi như con đường ưu tuyển để đạt ý nghĩa cuộc sống, và được đi kèm với, hoặc đôi khi bị thay thế, bởi các ý thức hệ hoặc bởi việc tìm kiếm thành công trên bình diện kinh tế và chuyên nghiệp, trong luận lý học tự thể hiện mình về vật chất. Nhiều thực hành do truyền thống để lại vẫn còn tồn tại, chẳng hạn các cuộc hành hương đến các đền thánh vẫn có thể đánh động nhiều người trẻ, cũng như các biểu thức của lòng đạo bình dân thường liên quan đến việc sùng kính Đức Maria và các thánh, nhằm bảo tồn kinh nghiệm đức tin của một dân tộc.
Cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu
50. Cùng một sự đa dạng được tìm thấy trong mối tương quan của người trẻ với hình ảnh Chúa Giêsu. Nhiều người nhìn nhận Người là Đấng Cứu Rỗi và là Con Thiên Chúa, và họ thường cảm thấy gần gũi Người nhờ Đức Maria, mẹ Người và họ dấn thân vào hành trình đức tin. Những người khác không có mối tương quan bản thân với Người, nhưng họ coi Người là người tốt và là điểm qui chiếu đạo đức. Lại có nhiều người khác gặp Người nhờ cảm nghiệm được Chúa Thánh Thần một cách mạnh mẽ. Đối với nhiều người khác, trái lại, đó là một hình ảnh của quá khứ, mất hết tính nhất quán hiện sinh hoặc rất xa cách đối với kinh nghiệm nhân bản.
Đối với nhiều người trẻ, Thiên Chúa, tôn giáo và Giáo hội có thể chỉ là những từ ngữ trống rỗng, nhưng họ vẫn nhạy cảm đối với hình ảnh của Chúa Giêsu, khi nó được trình bày một cách hấp dẫn và hữu hiệu. Bằng nhiều cách, người trẻ ngày nay nói với chúng ta: "Chúng tôi muốn thấy Chúa Giêsu" (Ga 12,21), do đó biểu lộ mối xao xuyến thiêng liêng đặc trưng cho tâm hồn mọi hữu thể nhân bản: "Sự xao xuyến của việc tìm kiếm tâm linh , nỗi lo lắng muốn gặp gỡ Thiên Chúa, niềm xao xuyến của tình yêu "(Đức Phanxicô, Thánh lễ khai mạc Hội Nghị Toàn Thể của Dòng thánh Augustinô, ngày 28 tháng 8 năm 2013).
Mong muốn một phụng vụ sống động
51. Trong nhiều bối cảnh khác nhau, người trẻ Công Giáo yêu cầu các đề xuất cầu nguyện và những khoảnh khắc bí tích có khả năng nắm bắt cuộc sống hàng ngày của họ trong một nền phụng vụ tươi mới, chân thực và vui tươi. Ở nhiều nơi trên thế giới, kinh nghiệm phụng vụ là yếu tố chính của bản sắc Kitô giáo và biết được một sự tham gia lớn lao được sống với xác tín. Trong đó, người trẻ nhận ra một khoảnh khắc tuyệt vời cảm nghiệm được Thiên Chúa và cộng đồng giáo hội, và một điểm khởi hành cho sứ vụ của họ. Mặt khác, trái lại, người ta chứng kiến một sự xa cách nào đó đối với các bí tích và việc cử hành Thánh Thể Chúa Nhật, bị coi là một giới luật luân lý hơn là một cuộc gặp gỡ hân hoan với Chúa Phục sinh và cộng đồng. Nói chung, người ta thấy: cả ở những nơi có dạy giáo lý về các bí tích, sự đồng hành có tính giáo dục để sống việc cử hành một cách sâu sắc và đi vào sự phong phú của Mầu nhiệm, các biểu tượng và nghi thức của nó vẫn còn rất yếu.
Tham gia và tính chủ động (protagonisme)
Giới trẻ muốn trở thành những người chủ động
52. Giáp mặt với các mâu thuẫn của xã hội, nhiều người trẻ muốn sử dụng tài năng, khả năng và tính sáng tạo của họ và sẵn sàng thi hành các trách nhiệm. Các chủ đề quan trọng nhất đối với họ là việc phát triển bền vững, cả về xã hội lẫn môi trường, kỳ thị và phân biệt chủng tộc. Sự tham gia của người trẻ thường theo các cách tiếp cận chưa từng có, trong việc đặc biệt khai thác các tiềm năng của ngành truyền thông kỹ thuật số về việc huy động và áp lực chính trị: phổ biến các lối sống và mô hình tiêu thụ và đầu tư có phê phán, liên đới và chú ý tới môi trường; các hình thức dấn thân và tham gia mới trong xã hội và chính trị; các phương thức mới trong việc bảo đảm xã hội cho các đối tượng yếu kém nhất.
Các lý do ra xa cách
53. Thượng hội đồng ý thức rằng một số lớn người trẻ, vì các lý do rất đa dạng, không yêu cầu điều gì nơi Giáo hội vì họ cho rằng Giáo Hội không có nghĩa lý mấy đối với sự hiện hữu của họ. Một số thậm chí còn minh nhiên yêu cầu Giáo Hội để họ yên, bởi vì họ cảm thấy sự hiện diện của Giáo Hội không đáng ưa, nếu không muốn nói là khó chịu. Lời yêu cầu này phần lớn không được phát sinh từ một sự khinh bỉ phi phê phán hoặc bốc đồng, nhưng bắt nguồn từ những lý do nghiêm túc và đáng kính: các vụ tai tiếng tình dục và kinh tế, sự thiếu thích ứng của các thừa tác viên thụ phong, những người không biết cách nắm bắt một cách thích hợp sự nhạy cảm của người trẻ, thiếu sự chuẩn bị các bài giảng và trình bày Lời Chúa, vai trò thụ động được gán cho người trẻ bên trong cộng đồng Kitô giáo, các khó khăn của Giáo hội trong việc giải thích các chủ trương tín lý và đạo đức của mình trong xã hội đương thời.
Người trẻ trong Giáo hội
54. Người trẻ Công Giáo không chỉ đơn giản là người tiếp nhận hành động mục vụ, mà là thành viên sống động của Cơ Thể Giáo hội duy nhất, người được rửa tội trong đó Thần Trí của Thiên Chúa sống và hành động. Họ đóng góp vào việc làm phong phú điều Giáo hội là, chứ không chỉ điều Giáo Hội làm. Họ là hiện tại và không chỉ là tương lai của Giáo Hội mà thôi. Người trẻ là người chủ động trong nhiều sinh hoạt của giáo hội, nơi họ quảng đại cống hiến việc phục vụ của họ, đặc biệt trong việc sinh động hóa việc dạy giáo lý và phụng vụ, chú ý tới các trẻ em, tham gia đoàn thiện nguyện phục vụ người nghèo. Các phong trào, hiệp hội và hội đoàn tôn giáo cũng cung cấp cho người trẻ cơ hội dấn thân và đồng trách nhiệm. Đôi khi, sự sẵn có đó của người trẻ gặp một thứ độc đoán và ngờ vực nào đó về phía người lớn và các mục tử, những người không đủ nhận ra tính sáng tạo của họ và ngần ngại chia sẻ trách nhiệm với họ.
Phụ nữ trong Giáo Hội
55. Nơi người trẻ, người ta lại thấy xuất hiện việc cần thừa nhận phụ nữ và đánh giá họ cao hơn trong xã hội và trong Giáo hội. Nhiều phụ nữ đóng một vai trò không thể thay thế trong các cộng đồng Kitô giáo, nhưng, ở nhiều nơi, người ta ngần ngại dành cho họ một vị trí trong các diễn trình ra quyết định, ngay cả khi các diễn trình này không đòi hỏi trách nhiệm thừa tác chuyên biệt. Sự vắng mặt của tiếng nói và cái nhìn của phụ nữ làm nghèo nàn cuộc tranh luận và con đường của Giáo hội, bằng cách loại bỏ một đóng góp có giá trị để biện phân. Thượng hội đồng khuyến nghị phải làm sao để mọi người ý thức được sự cấp bách của một thay đổi không thể tránh khỏi, nhất là từ sự suy tư nhân học và thần học về sự hợp tác qua lại giữa đàn ông và đàn bà.
Nhiệm vụ của người trẻ đối với những người đồng trang lứa
56. Trong các môi trường khác nhau, có những nhóm người trẻ, thường đại diện cho các hiệp hội và phong trào giáo hội, rất tích cực trong việc truyền giảng Tin Mừng cho những người trẻ ở độ tuổi của họ nhờ chứng tá một cuộc sống trong sáng, một ngôn ngữ dễ tiếp cận và khả năng thiết lập tình bạn chân chính. Hoạt động tông đồ này giúp mang Tin Mừng đến cho những người mà sự chăm sóc mục vụ thông thường của người trẻ chỉ đạt tới một cách khó khăn; nó cũng góp phần làm chín mùi đức tin của những người miệt mài trong đó. Do đó, nó phải được đánh giá cao, được hỗ trợ, đồng hành một cách khôn ngoan và hòa nhập vào cuộc sống của cộng đồng.
Mong muốn một cộng đồng giáo hội chân thực và huynh đệ hơn
57. Giới trẻ đòi hỏi Giáo hội phải tỏa sáng bằng tính chân thực, gương mẫu, có khả năng, tính đồng trách nhiệm và bền vững về văn hóa. Đôi khi, yêu cầu này nghe có vẻ như một lời chỉ trích, nhưng thường mang hình thức tích cực của một cam kết bản thân đối với một cộng đồng huynh đệ, chào đón, hân hoan và dấn thân theo phương thức tiên tri vào việc đấu tranh chống bất công xã hội. Trong số những kỳ vọng của người trẻ, mong muốn Giáo hội tiếp nhận một phong cách đối thoại ít tính cha chú đi và nhiều thẳng thắn hơn đã tái xuất hiện một cách đặc biệt.
Kỳ sau: Phần II: "Mắt họ mở ra"