Ngày 03-01-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngôi Sao dẫn đường
Lm.Giuse Nguyễn Hữu An
06:47 03/01/2018
Lễ Hiển Linh

Cách đây hơn hai ngàn năm, Thiên Chúa tỏ mình cho muôn dân qua sự dẫn dắt của một ngôi sao lạ: “Khi Đức Giêsu ra đời tại Bêlem miền Giuđê thời Vua Hêrôđê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giêrusalem và hỏi: Đức Vua dân Do thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người” (Mt 2,1-2). Các nhà chiêm tinh Đông phương nhìn thấy ngôi sao xuất hiện và lên đường tìm kiếm. Họ đã tìm ra Hài Nhi mới sinh nằm trong máng cỏ hang lừa. Đó chính là vị Cứu tinh mà Israel từ lâu mong đợi. Vị Cứu tinh chào đời tại Bêlem như lời Ngôn sứ Mikha đã loan báo “Phần ngươi, hỡi Bêlem Epratha, ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giuđa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị lãnh tụ chăn dắt dân Israel” (Mk 5,1). Các nhà chiêm tinh vui mừng tôn kính dâng lễ vật bái thờ Người.

Ngôi sao xuất hiện ở phương Đông được ông Bilơam tiên báo: “Một Vì Sao xuất hiện từ Giacóp, một vương trượng trỗi dậy từ Israel” (Ds 24,17). Các nhà chiêm tinh đến từ vùng đất phương Đông, quê hương của Bilơam. Ngôi sao họ nhìn thấy vốn là dấu hiệu chỉ vương quyền. Ngôi sao nhắc lại lời sấm chúc phúc của Bilơam thuở xưa nói về triều đại Đavít và về chính Đấng Mêsia. Một ngôi sao lạ ở phương Đông xuất hiện trên bầu trời đầy sao.Các nhà chiêm tinh nhận ra ngôi sao lạ. Họ tin rằng có một vị vua mới sinh ra ở đất Do thái. Họ lập tức khởi hành, lên đường tìm kiếm. Con đường đi của họ dẫn qua sa mạc, bụi bặm, nóng bức và giá lạnh. Ðó là một con đường đầy chông gai khó khăn, vất vả và nguy hiểm. Họ luôn nhìn lên ngôi sao dẫn đường và tiến bước. Khi đến thủ đô Giêrusalem, các nhà chiêm tinh dò hỏi tông tích của vị tân vuơng.

Nghe tin ấy, vua Hêrôđê bối rối liền triệu tập các thượng tế và kinh sư lại hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. Chuyện đang công khai, Hêrôđê chuyển thành bí mật: “bí mật vời các nhà chiêm tinh, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện, rồi phái các vị ấy đi, căn dặn: xin đi dò hỏi tường tận… khi tìm thấy xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy người”. Tất cả những động từ trên đây cho thấy cáo già Hêrôđê đang tìm cách biến các nhà chiêm tinh thành gián điệp phục vụ cho âm mưu đen tối của ông.

Các đạo sĩ ra đi “Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở mới dừng lại”. Họ mừng rỡ vô cùng. Họ gặp Hài Nhi, liền sấp mình bái lạy, với lòng thành họ dâng tiến lễ vật vàng, nhũ hương và mộc dược.“Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hêrôđê nữa, nên đã đi đường khác mà về xứ mình”.

Câu chuyện Phúc âm tuyệt đẹp. Ba nhà chiêm tinh đi tìm Đấng Cứu Thế theo ánh sao lạ. Nếu Thiên Chúa đã dùng cột mây lửa để dẫn dân Do thái đi trong hoang địa về Đất hứa thì Người cũng có thể dùng ngôi sao lạ để dẫn đường cho các nhà chiêm tinh đến Bêlem để gặp Đấng Cứu Tinh.

Nhưng sự thật vô cùng trớ trêu là khi vị Cứu tinh xuất hiện sau bao thế kỷ chờ đợi thì dân Do thái lại thờ ơ lãnh đạm. Các thượng tế, các kinh sư có thái độ dửng dưng thụ động. Họ rành rẽ Kinh Thánh và biết rõ nơi sinh của Đấng Cứu Thế nhưng họ chẳng cất bước đến Bêlem. Còn Hêrôđê thì hốt hoảng bối rối, sợ ngai vàng bị lung lay nên tìm cách loại trừ với mưu mô cạm bẫy.

Tấn bi kịch cuộc đời Hài Nhi bắt đầu, bị người đồng hương từ khước, bị tẩy chay, bị giết chết. Chỉ có các nhà chiêm tinh hăng hái lên đường lao vào cuộc phiêu lưu tìm kiếm. Họ đã làm tất cả miễn sao gặp được Đấng Cứu Tinh. Cho dù Đấng ấy chẳng uy nghi ngự trong lâu đài điện ngọc nhưng họ vẫn vui mừng đón nhận, xin được bái kiến và dâng lễ vật quý giá với cả tấm lòng thành.

Phụng vụ đọc câu chuyện tuyệt đẹp này trong ngày Lễ Hiển Linh “Thiên Chúa tỏ mình ra cho dân ngoại”. Các nhà chiêm tinh là dân ngoại, họ đại diện cho mọi dân tộc, họ khao khát tìm kiếm ơn cứu độ. Sau này Chúa Giêsu đã xác định: “từ phương đông phương tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng tổ phụ Abraham, Isaac, Giacop trong nước trời” (Mt 8,11). Các thượng tế và các kinh sư thông hiểu Thánh Kinh, họ giảng giải thật hay cho Hêrôđê, nhưng chỉ là lý thuyết. Họ tìm Đấng Cứu Thế trong sách vở nhưng không nhận ra Người trong thực tế vì Người không phù hợp với những quan điểm cố định của họ. Những người chuyên nghiên cứu sách vở đầy sự uyên bác thông thái, nếu không lên đường, không thao thức tìm kiếm thì chẳng bao giờ gặp được Thiên Chúa.Trái lại, những tâm hồn đơn sơ, khó nghèo như các mục đồng, hay cởi mở và khao khát chân lý như các nhà chiêm tinh lại được diễm phúc gặp gỡ Người vì họ đã dám mạo hiểm lên đường tìm kiếm, bước đi theo các dấu chỉ.

Thiên Chúa vẫn luôn tỏ mình ra cho nhân loại qua những dấu chỉ tự nhiên của trời đất, qua từng biến cố lịch sử, qua Lời Người trong Thánh Kinh, qua sự hiện diện của dân Chúa là Giáo Hội, qua các Bí tích. Muốn gặp được Thiên Chúa, nhất thiết phải nổ lực tìm kiếm. Cho dầu có những thử thách, cam go, những hiểm nguy cạm bẫy, vẫn luôn kiên trì trong đức tin, bền đổ trong lòng mến.

Hôm nay, không có ngôi sao Đông phương nào xuất hiện trên bầu trời để soi đường cho chúng ta đi tìm Chúa. Chúng ta có một ánh sáng khác rực rỡ hơn giúp tìm gặp Người. Đó là ánh sáng của Lời Chúa: "Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi." . Bước đi trong ánh sáng Lời Chúa, chúng ta sẽ trở nên ngôi sao dẫn đường cho nhiều người tìm đến Thiên Chúa. Thánh Phaolô mời gọi : “Anh em hãy chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời”(Pl 2,15).Tại sao các Kitô hữu được gọi là các vì sao ? Thánh Gioan giải thích : “Thiên Chúa chưa ai thấy bao giờ. Nếu chúng ta yêu thương nhau thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta”(1Ga 4,12). Nói cách khác, Thiên Chúa của chúng ta là một vị “Thiên Chúa ẩn mình”, nhưng Người muốn tỏ mình ra cho người ta thấy qua cách sống yêu thương của chúng ta. Nói cách khác nữa, khi chúng ta yêu thương nhau thì Thiên Chúa ở trong chúng ta, bởi vì “Thiên Chúa là tình yêu”(1Ga 4,18). Cho nên cách sống yêu thương của người Kitô hữu làm cho người ta nhìn thấy và nhận biết được Thiên Chúa tình yêu. Chính vì thế mà thánh Phaolô đã so sánh thế gian như vòm trời tăm tối, và khuyến khích các Kitô hữu hãy sống yêu thương để có thể thành những vì sao chiếu sáng trên vòm trời ấy. “Trên trời có muôn ngàn ngôi sao, thế mà các đạo sĩ nhận ra ngôi sao của Chúa Giêsu.Có thể không ngôi sao nào trên trời dẫn chúng ta đến với Chúa Giêsu, nhưng nếu chúng ta đã đến được với Chúa Giêsu thì cũng nhờ một hay nhiều ngôi sao nào đó dẫn đường. Có thể là cha mẹ, một người bạn, một quyển sách, một biến cố... Điều quan trọng là chúng ta biết đọc những tín hiệu. Giữa trăm ngàn đĩa phim, nếu chúng ta có một đầu đĩa thì có thể xem được và phân biệt được phim về Chúa Giêsu với các phim khác. Giữa trăm ngàn đĩa ca nhạc, nếu chúng ta có một đầu đĩa thì có thể nghe được và phân biệt được đĩa thánh ca với các đĩa khác. Đầu đĩa ấy có thể là vũ trụ, có thể là Hội Thánh. Đặc biệt là Thánh Kinh. Nhưng điều cốt yếu vẫn là tôi phải xem, phải nghe. Thiên nhiên và lịch sử không bao giờ thiếu những ngôi sao tín hiệu để con người đến được với ánh sáng.” (ĐGM. Cosma Hoàng Văn Đạt).

Thời nay, Mẹ thánh Têrêxa Calcutta với tấm lòng yêu thương bao lao là một vì sao chiếu sáng trên vòm trời. Chúa muốn chúng ta là ánh sáng chiếu tỏa cho mọi người chung quanh: “Các con là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,14). Kitô hữu trở nên ánh sao tình yêu, ánh sao tha thứ, ánh sao hy vọng, ánh sao công bình, ánh sao bác ái, ánh sao đạo đức, góp phần dẫn đường cho người khác đến với Chúa. Ngôi sao Đông phương dẫn các nhà chiêm tinh đến gặp Chúa Hài Nhi rồi tiến dâng lễ vật. Chúng ta nhờ ánh sáng Lời Chúa soi dẫn trên hành trình cuộc đời. Lời Chúa là ánh sao chiếu soi tâm hồn giúp chúng ta sáng lên niềm tin. “Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa” (Lc,11,28), Chúa Giêsu chỉ cho thấy sự cao cả đích thực của Đức Maria, như thế mở ra cho mỗi người chúng ta khả năng sống mối phúc phát sinh từ Lời được lắng nghe và đem ra thực hành. (x.Verbum Domini, số 124).

Chính Chúa Giêsu là Ngôi Sao Mai dẫn chúng ta đi vào con đường chói ngời ngọn lửa đức mến. Bước theo ánh sáng Ngôi Sao Mai, người Kitô hữu chiếu tỏa các giá trị Phúc Âm giữa lòng trần thế. Loan báo Phúc Âm là loan báo tình yêu thương, là xây dựng “nền văn minh tình thương”. Những chứng tá đức tin cậy mến, những gương sáng đời sống gia đình, những nỗ lực thực thi các giá trị Phúc Âm chính là những ánh sao cụ thể soi đường truyền giáo trong thời đại hôm nay.








 
Cuộc Chạy Trốn Của Thánh Gia, Nghĩ Về Người Tị Nạn
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:21 03/01/2018
Suy niệm Lễ Chúa Hiển Linh

(Mt 2, 1-12)

Tiếp liền sau Đại lễ Giáng Sinh, Giáo hội cử hành lễ Chúa Hiển Linh hay còn gọi là lễ Chúa Tỏ Mình. Theo một truyền thống rất xa xưa từ thế kỷ thứ II, thánh Giustinô đã nói tới là Chúa Giêsu đã sinh ra trong một chuồng bò lừa tại Belem. 40 ngày sau, Thánh Giuse và Đức Maria đem Hài Nhi lên Đền thờ Giêrusalem để dâng cho Thiên Chúa như luật dạy. Phúc Âm Thánh Matthêô cho biết: sau khi dâng Chúa trong Đền Thánh, Thánh Gia không trở về Nagiarét ngay. Trong khoảng thời gian này đã xảy ra nhiều việc liên quan với nhau. Từ Đền Thờ, Thánh Gia lại trở về Belem. Chính nơi đây, các đạo sĩ, do một ngôi sao dẫn đường từ Phương Đông tới thờ lạy Chúa Giêsu và dâng cho Ngài lễ vật: vàng, nhũ hương và mộc dược. Hêrôđê thấy các đạo sĩ không trở lại Giêrusalem báo tin như lời mình dặn, sợ ngai vàng của mình bị đe dạo, ông ra lệnh truyền giết các trẻ em ở Belem và các miền phụ cận từ 2 tuổi trở xuống. Thánh Giuse được Thiên thần báo tin, đã đem Chúa Giêsu và Đức Mẹ sang Ai-Cập và ở đó cho tới khi Hêrôđê băng hà (x. Mt 2, 1-12).

Điều gì đã xảy ra vậy ? Thưa, một gia đình bị buộc phải trốn khỏi quê nhà vì nỗi lo sợ bị bách hại. Đây chính là định nghĩa thời hiện đại về người tị nạn. Trên thực tế, Cao uỷ Liên Hợp Quốc về người tị nạn xác định nhóm người này như sau:

Người tị nạn là những người đã bị buộc phải chạy trốn khỏi đất nước của mình vì khủng bố, chiến tranh hoặc bạo lực. Người tị nạn mang trong mình nỗi sợ hãi xác đáng đối với việc bị bách hại vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, quan điểm chính trị hoặc thành viên trong một nhóm xã hội cụ thể nào đó.

Thánh Gia Thất, theo như trình thuật Tin Mừng Mátthêu, đã phải chạy trốn vì “nỗi sợ hãi xác đáng đối với việc bị bách hại” bởi vì là “thành phần trong một xã hội cụ thể”, trong trường hợp này là những người có con nhỏ và đang sinh sống tại Bethlehem.

Đức Maria và Thánh Giuse có được áp dụng tình trạng tị nạn chính thức không? Tất nhiên là không. Những kiểu quy định như vậy hầu như không có hiệu lực. Có lẽ lúc đó thậm chí chưa có bất kì đường biên giới nào. Nhưng, theo như Daniel J. Harrington, S.J., một học giả Tân Ước, nhắc nhở chúng ta trong những bình luận của ông về Tin Mừng Mátthêu trong loạt sách Sacra Pagina của mình : Ai Cập, dưới sự kiểm soát của La mã vào năm 30 TCN, nằm ngoài thẩm quyền của vua Hêrôđê. Ai Cập đã trở thành nơi ẩn náu truyền thống dành cho người tị nạn của những người Do Thái trong các thời kỳ Kinh Thánh (x.1V 11,40; Gr 26,21) và thời Maccabean khi vị thượng tế Onias IV chạy trốn khỏi đó.

Như vậy, chúng ta có thể thấy một gia đình đang chạy trốn sang một quốc gia khác vì lo sợ bị bách hại. Mátthêu kể rằng : Thiên thần Chúa hiện ra với ông Giuse trong lúc ngủ và bảo ông: "Hãy thức dậy, đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập, và ở đó cho tới khi tôi báo lại ông, vì Hêrođê sắp sửa tìm kiếm Hài Nhi để sát hại Người" (Mt 2,13).

Cho dù Gia đình Thánh Gia không giống những người tị nạn hôm nay, thì chúng ta vẫn cần phải có tinh thần bác ái và sẵn sàng để chăm sóc cho những người tị nạn và những người di cư đương thời.

Khi suy niệm đoạn Tin Mừng trên trong bối cảnh thế giới đối diện với làn sóng người tị nạn và những người nhập cư, một số nhà bình luận đã tìm cách vạch ra điểm tương đồng giữa hoàn cảnh của họ và của Gia đình Thánh Gia, Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse. Người ta đặt câu hỏi : Có phải Chúa Giêsu, Đức Maria và Thánh Giuse mà ngày nay chúng ta coi là những người “tị nạn”?

Đức Thánh Cha Phanxicô vì cũng xuất thân từ một gia đình di dân người Ý sang Achentina, ngài rất nhạy cảm trước cảnh di dân ngày nay, và đồng cảm với nỗi thống khổ của những người di dân, đã buộc phải bỏ xứ ra đi để kiếm sống nơi đất khách quê người sẽ cho chúng ta câu trả lời.

Trong bài giảng thánh lễ Noel truyền thống 24/12/2017 tại Vương cung thánh đường thánh Phêrô ở Roma, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đặc biệt đến số phận của những người di dân và kêu gọi giáo dân toàn thế giới mở rộng vòng tay đón tiếp họ. Ngài nói : “Đức Mẹ Maria và Thánh Giuse đã phải rời bỏ quê hương của họ. Rồi khi đến Bêlem, họ đã không được ai đón nhận. Họ cũng giống như những người di dân hiện nay”. Đức Thánh Cha đã so sánh nơi Chúa Giáng Sinh với thế giới bây giờ, đôi khi quá thờ ơ với những người đã mất hết tất cả. Ngài giải thích : “Trong bước chân của Thánh Giuse và Mẹ Maria, ẩn chứa nhiều bước chân khác, bước chân của những gia đình mà nay cũng buộc phải bỏ nước ra đi. Hàng triệu người đã không chọn con đường lưu vong, nhưng đã buộc phải rời bỏ người thân hoặc bị đuổi khỏi làng mạc của họ”. Ngài nhấn mạnh : “Đối với nhiều người, sự ra đi này chỉ mang một tên duy nhất : sự sống còn”. Ngài cũng kêu gọi mọi người hãy chia sẽ và loan báo tin mừng Giáng Sinh mà không sợ hãi : “Noel là lúc chuyển hóa sức mạnh của cái sợ thành sức mạnh của lòng bác ái”. Ngài cũng lưu ý : “Khi xuống thế làm người, Chúa kêu gọi mọi người bảo vệ những kẻ đã rơi vào tuyệt vọng”.

Không phải vô cớ mà tổ chức bảo vệ và hỗ trợ người di dân, Horizon sans frontières (Chân trời không biên giới), trụ sở ở Senegal, châu Phi, năm nay một lần nữa đã chọn giáo hoàng Phanxicô là “Nhân vật của năm”. Thật vậy, kể từ khi lên lãnh đạo Giáo hội hoàn vũ, ngài vẫn thường xuyên đưa ra những lời kêu gọi hoặc đề nghị những biện pháp để giúp đỡ người di dân trên toàn thế giới.

Hãy tiếp đón, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập người di dân và tị nạn. Đó là bốn việc cần làm trong năm nay, khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đưa ra lời kêu gọi trong sứ điệp công bố sáng 21-8-2017, nhân ngày Thế Giới di dân và tị nạn sẽ được cử hành vào ngày 14-1 năm tới, 2018.

Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho mọi người biết vui vẻ tiếp đón tha nhân, và xin cho họ tìm được nơi ở xứng đáng với sự trợ giúp của chúng ta. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

LỄ HIỂN LINH, LỄ CỦA ÁNH SÁNG

Suy niệm Lễ Chúa Hiển Linh

(Mt 2, 1-12)

“Họ đã quỳ gối xuống sụp lạy Người” (Mt 2,11)

Trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, Con Thiên Chúa không những chỉ xuống thế làm người trên mặt đất này, mà còn để cho con người nhìn thấy ; Người không chỉ có sinh ra, nhưng còn để con người biết đến và thờ lạy. Đây là sự thật nhãn tiền được biểu lộ trong ngày lễ Hiển Linh, ngày Chúa tỏ mình ra cách rõ nhất mà hôm nay chúng ta mừng kính.

Hôm nay, các đạo sĩ từ phương Đông đến tìm, họ tìm ai ? Tìm “sự lóe rạng mặt trời đức nghĩa” (Ml 3, 20) như Malaki đã loan báo, tìm Đấng mà chúng ta đọc thấy trong sách Dacaria: “Này có một người, hiệu là ‘Chồi lộc’” (Dc 6, 12). Ai tìm thì sẽ thấy. Họ mỏi công đi tìm theo sự hướng dẫn của ngôi sao lạ và họ đã thấy, họ đến thờ lạy Hài Nhi mới sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria. Do lòng nhân hậu, Chúa tự tỏ mình ra cho người ta thấy như thánh Phaolô viết : “Ðấng cứu thoát ta đã hiển linh… không phải do tự các việc ta làm trong đàng công chính, nhưng là chiếu theo lòng thương xót của Người” (Tt 3,4-5).

Xin hỏi các đạo sĩ : Các ngài đang làm gì, hỡi các đạo sĩ, các ngài làm chi vậy? Các ngài thờ lạy một Trẻ Thơ măng sữa, mới sinh nơi xóm nhỏ đơn nghèo ư? Các ngài tin rằng, Trẻ Thơ ấy là Thiên Chúa sao ? Nhưng “Thiên Chúa ở trong thánh điện của Người, ngai của Người đặt ở trên cao” (Tv 10,4). Còn các ngài, các ngài tìm Chúa nơi hang bò lừa đang nằm trong vòng tay mẹ ẵm sao ? Các ngài làm chi vậy? Tại sao các ngài lại dâng vàng ? Trẻ Thơ này là vua ư ? Nhưng đâu là cung điện cũng như ngai vàng của nhà vua, và đâu là quần thần của nhà vua ? Chuồng bò là cung điện, máng cỏ là ngai vàng, Đức Maria và thánh Giuse là quần thần của vua sao ? Làm sao những người thông thái không thờ lạy Hài Nhi, họ đã bị điên dồ hết rồi sao, phải chăng họ coi thường sự non nớt và cái nghèo của Trẻ Thơ ?

Để nên người thông thái, các đạo sĩ đã trở nên điên dồ; Thánh Thần đã dạy bảo họ trước : “Vì chưng một khi thế gian, đứng trước sự khôn ngoan của Thiên Chúa, đã không lợi dụng khoa khôn ngoan mà nhìn biết Thiên Chúa, thì Thiên Chúa đã quyết ý dùng sự điên rồ của lời rao giảng để cứu những kẻ tin” (1Cr 1, 21). Vì vậy, họ đã quỳ gối xuống sụp lạy Hài Nhi nghèo này, thờ kính như một vị vua, vị thần. Một ngôi sao hướng dẫn họ bên ngoài đã chiếu tỏa nơi họ ánh sáng huyền nhiệm của chính vì sao.

Chúa là Ánh Sáng

Lễ Hiển Linh là mầu nhiệm ánh sáng, ánh sáng được diễn tả qua biểu tượng ngôi sao hướng dẫn cuộc hành trình của các nhà đạo sĩ. Chúa Kitô chính là Nguồn Sáng thật, là “Mặt Trời mọc lên từ trên cao” (x. Lc 1,78) chiếu tỏa trần gian và lan ra theo những vòng tròn đồng tâm. Trước hết trên Ðức Maria và Thánh Giuse được chiếu sáng bởi sự hiện diện thần linh của Hài Nhi Giêsu, kế đến là các mục đồng tại Bêlem; khi được thiên sứ báo tin, các ngài mau mắn chạy đến hang đá và gặp thấy nơi đó “dấu chỉ” đã được báo trước cho họ: một con trẻ được bọc trong khăn và đặt nằm trong máng cỏ (x. Lc 2,12). Các mục đồng, cùng với Đức Maria và Thánh Giuse, đại diện cho “nhóm nhỏ còn lại của Dân Israel”, những người nghèo, những kẻ đã được loan báo Tin Mừng.

Ánh sáng của Chúa Kitô cuối cùng chiếu toả đến các vị đạo sĩ, quả đầu mùa từ các dân ngoại : “Lúc nhìn thấy ngôi sao, họ hết sức vui mừng… và họ đã quỳ gối xuống sụp lạy Người” (Mt 2,11). Trong khí đó, “cả nhà vua cùng các đại giáo trưởng và luật sĩ trong dân” (Mt 2,3) còn nằm trong bóng đêm, nơi mà tin tức về Ðấng Thiên Sai sinh ra, được thông báo một cách nghịch lý cho họ biết qua các vị đạo sĩ, và khơi dậy không phải niềm vui mừng, nhưng sự lo sợ và những phản ứng thù nghịch (x. Mt 2,3). Ý định của Thiên Chúa quả thật là nhiệm mầu: “Sự sáng đã đến trong thế gian, mà người ta đã yêu mến tối tăm hơn sự sáng, vì việc họ làm là điều xấu” (Ga 3,19).

Nhưng thử hỏi ánh sáng đó là gì đây? Nó chỉ là một biểu tượng gợi ý, hay có một thực tại thật được nói lên qua hình ảnh này? Thánh Gioan viết : “Thiên Chúa là sự sáng, tối tăm không hề có nơi Người” (1Ga 1,5). Và thêm : “Thiên Chúa là Tình Yêu”. Hai lời quả quyết trên giúp chúng ta hiểu rõ hơn rằng: Ánh sáng bừng lên trong đêm Giáng Sinh là Tình Yêu Thiên Chúa, được mạc khải nơi chính Lòng Thương Xót Nhập Thể.

Chúa Giêsu “là Ánh sáng đã chiếu soi lương dân và Vinh quang của Israel dân Chúa” (Lc 2,32); Ðược Thiên Chúa linh ứng, cụ Simêon đã thốt lên như thế. Ánh sáng chiếu soi mọi dân tộc, ánh sáng của lễ Hiển Linh phát xuất từ vinh quang của Israel dân Chúa, vinh quang của Ðấng Thiên Sai, mà theo Kinh Thánh, đã giáng sinh tại Bêlem, “thành của Vua Ðavít” (x. Lc 2, 10-11). Các đạo sĩ thờ lạy một Hài Nhi đơn sơ nằm trong đôi tay Mẹ Maria, bởi vì các ngài nhìn nhận nơi Con Trẻ này nguồn mạch của hai ánh sáng đã hướng dẫn các ngài: ánh sáng của ngôi sao và ánh sáng của Kinh Thánh. Các ngài nhìn nhận nơi Con Trẻ vị Vua của người Giuđêa, vinh quang của dân Israel, và cũng là Vua của tất cả mọi dân nước.

Giáo hội là ánh sáng

Trong khung cảnh phụng vụ của lễ Hiển Linh cũng được biểu lộ mầu nhiệm Giáo Hội và chiều kích truyền giáo của Giáo Hội. Giáo Hội được mời gọi chiếu sáng trong thế giới ánh sáng của Chúa Kitô, vừa phản chiếu ánh sáng đó nơi chính mình, như mặt trăng phản chiếu ánh sáng của mặt trời. Trong giáo hội đã được hoàn tất những lời tiên tri xưa nói cho thành thánh Giêrusalem : “Hãy chỗi dậy, hãy mặc lấy ánh sáng, bởi vì ánh sáng của ngươi ngự đến... Các dân tộc sẽ bước theo ánh sáng của ngươi, các Vua Chúa sẽ đi theo vinh quang của Nguồn Sáng ngươi” (Is 60, 1-3). Người kitô hữu sẽ phải thực hiện điều này: sau khi đã được Chúa huấn luyện sống theo các Mối Phúc, nhờ qua chứng tá của tình thương, phải lôi cuốn mọi nguời đến cùng Thiên Chúa. “Như thế phải chiếu toả ánh sáng của chúng con trước mọi người, ngõ hầu nhờ thấy những việc tốt chúng con làm mà họ tôn vinh Cha chúng con trên trời” (Mt 5,16).

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ISIS có thể sống lại
Vũ Văn An
00:41 03/01/2018
Theo tin ngày 1 tháng 1 năm 2018 của Associated Press, lực lượng an ninh Ai Cập cho biết một kẻ mang súng đã hạ sát 2 anh em Kitô hữu Coptic trong một cuộc tấn công vào tiệm rượu tại tỉnh Giza, chỉ mấy ngày sau khi 9 người bị hạ sát trong cuộc tấn công vào một nhà thờ và cửa hàng tại Cairo.

Các viên chức cho biết cuộc tấn công diễn ra vào đêm Tất Niên lúc các tiệm rượu hết sức đông khách. Người ta không rõ kẻ sát nhân có phải là 1 tên khủng bố hay không. Tuy nhiên, cuộc tấn công hôm thứ Sáu tại khu ngoại ô Helwan khiến 8 Kitô hữu Coptic và 1 cảnh sát viên qua đời thì được ISIS nhận trách nhiệm.

Bản tin hồi tháng 7, lúc thủ tướng Haider al-Abadi của Iraq hân hoan loan báo: Mosul đã hoàn toàn giải phóng, cho thấy: tuy tan rã, nhưng ISIS, ngoài việc cho binh lính chúng cạo râu trà trộn vào đoàn người hồi cư để dã tâm trở lại hoạt động về sau, đã để lại Mosul rất nhiều những thành phần được chúng cực đoan hóa và sẵn sàng hành động khủng bố.

Thực vậy, Ahmed Amouri, một sĩ quan trong lực lượng chống khủng bố của Iraq, thuật lại câu truyện trong lúc lực lượng của ông đang giải phóng Mosul, ISIS đã sử dụng một phụ nữ bồng con để nổ bom tự sát chống lực lượng giải phóng. Ông nhận định: “Tôi không thể tin rằng một người phụ nữ sẽ nổ bom tự sát trong khi bế trên tay mình một đứa trẻ thơ vô tội như thế, nhưng ISIS đã có thể gieo vào lòng họ tất cả những điều kì quái và lạ lùng”.

Cho đến nay, ít nhất đã có 30 phụ nữ Iraq nổ bom tự sát. Họ là những cư dân của thành Mosul đã đi theo bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Bọn chống cự đến giờ phút cuối cùng là những tên thánh chiến Hồi Giáo người nước ngoài. Những tên khủng bố IS là cư dân của Mosul thường cạo râu đi và trà trộn trong dòng người tị nạn thoát ra ngoài an toàn chờ cơ hội tấn công một lần nữa.

Bản tin trên phù hợp với nhận định của hai ký giả Benjamin Bahney và Patrick B. Johnston của tờ Foreign Affairs. Hai ký giả này cho hay: Khi lực lượng của ông đuổi được bọn ISIS ra khỏi các sào huyệt cuối cùng của chúng, Thủ Tướng Iraq, Ông Haider al-Abadi, nói rằng “giấc mơ giải phóng nay đã thành sự thật”. Lời tuyên bố chiến thắng của Ông Abadi xem ra có bằng chứng. Sau 3 năm, các binh sĩ Iraq và Kurd, được sự yểm trợ của một liên minh gồm 80 nước, đã giành lại tất cả các lãnh thổ từng bị ISIS kiểm soát ở Iraq và nhiều thành phố nòng cốt của Syria. Nhà Nước Duy Hồi Giáo không còn bao nhiêu cơ sở để tự gọi mình là một nhà nước nữa.

Nhưng chiến thắng trên không trọn vẹn, ít nhất cũng vì các cuộc tấn công đơn độc do ISIS gợi hứng, các chiến binh ngoại quốc nay từ Iraq và Syria trở về, và sức sống dai dẳng của các tay chân ISIS tại các nơi khác. Trong khi các mối lo vừa kể có thực chất, thì viễn ảnh nguy hiểm hơn cũng đáng được ta quan tâm: ISIS có thể làm sống lại nhà nước Hồi Giáo tại chính nơi nó đã được sinh ra, nghĩa là Iraq và Syria. Nó vốn đặt kế hoạch cho cuộc phục sinh này ngay từ năm 2016, và âm thầm chuẩn bị trước cả lúc để mất Raqqa hồi tháng Mười.

Đáng lo ngại hơn cả là việc ISIS đã có kế hoạch đích thực và được thử nghiệm nhằm tự hồi sinh sau giờ phút sắp sửa “sinh thì”. Chỉ cách nay mấy năm, nó đã tự xoay trở để hồi sinh như thế sau cuộc thất trận biểu kiến. Và lịch sử cuộc phục sinh này nên được dùng như một lời cảnh cáo về những gì có thể sắp diễn ra nay mai.

Sau cuộc phản công

Điều nay trở thành ISIS đã được thành lập bởi Abu Musab al-Zarqawi vào năm 2003. (Trong các năm qua, nó đã mặc lấy khá nhiều danh xưng khác nhau). Tổ chức của nó đã thay đổi tùy theo nhu cầu đòi hỏi: từ phong trào thánh chiến bí mật mới phát sinh tới phong trào du kích chiến, và chính phủ Hồi Giáo trong hình thức tiền nhà nước rồi nhà nước với lãnh thổ từ từ mở rộng khắp Iraq và Syria. Nhưng sự thay đổi này không hẳn thẳng thừng một đường (linear). ISIS từng phát triển rồi co cụm tùy theo hoàn cảnh cho phép trong khi vẫn theo đuổi một mục tiêu có cùng đích nhà nước là phục hồi thứ nhà nước Hồi Giáo từng được tôn vinh trong các bản văn thần học của họ. Sau khi để mất hai thành phố Mosul và Raqqa, ISIS một lần nữa phải co cụm lại. Nhưng các mục tiêu chiến lược của chúng không thay đổi.
Trong các tuyên bố gần đây, các lãnh tụ ISIS đã đưa ra một loại suy minh nhiên giữa tình thế hiện nay và tình thế bi đát năm 2008, khi nó phải cậy nhờ phong trào du kích chiến nổi dậy và khủng bố và nhờ thế đã dọn đường cho việc tiến chiếm phần lớn Syria và Iraq chỉ sau đó 5 năm. Các văn thư nội bộ và tài liệu hành chánh bắt được cho thấy: sau cuộc phản công do Hoa Kỳ lãnh đạo và chương trình của lực lượng an ninh địa phương mệnh danh là Các Người Con Của Iraq đã đuổi được nhóm này ra khỏi miền trung và miền tây Iraq, các thành viên còn lại của ISIS đã trốn thoát và tới ẩn nấp tại Mosul và vùng phụ cận. Mặc dù bị buộc phải hoạt động “hầm trú”, chúng đã sử dụng khu vực Mosul làm căn cứ để tổ chức, tuyển dụng, và tài trợ các đơn vị khắp Iraq. Trong khi ấy, các lãnh tụ ISIS triển khai lực lượng an ninh Emni để ám sát các địch thủ chính trị Sunni đối nghịch, nhất là các lực lượng địa phương, kể cả Các Người Con Của Iraq và cảnh sát, vốn đe dọa lực lượng hoạt động của ISIS và duy trì nền chính trị của người Ảrập Sunni. Chúng cũng cố gắng kết nạp các chính trị gia Ảrập Sunni ở khu vực Mosul và ở Baghdad, hứa hẹn sẽ giảm bạo động đối với các khu vực kinh tế quan trọng, đổi lấy sự hỗ trợ về chính trị và tiền bạc.

Tất cả các yếu tố trên nhằm một mục tiêu căn bản: châm ngòi một cuộc tranh chấp Sunni-Shiite và do đó, khiến số đông người Sunni ở Iraq coi ISIS là hy vọng duy nhất của họ. Lực lượng Emni khủng bố các địch thủ và các doanh nhân địa phương, buộc họ phải góp phần vào việc xây dựng lại khả năng của ISIS và xúi giục chính phủ Iraq hoang tưởng do người Shiite điều khiển hành động quá trớn trước bóng ma khủng bố Sunni đe dọa, và do đó, tái châm ngòi cho cuộc tranh chấp phe phái vốn giúp tạo ra nhóm của chúng trước nhất, tiếp theo cuộc xâm lăng của Hoa Kỳ năm 2003. Trong khi cuộc tiễu trừ của lực lượng Hoa Kỳ và Iraq năm 2010 đã loại bỏ nhiều nhân vật hàng đầu của nhóm, tân lãnh tụ Abu Bakr al-Baghdadi đã đẩy mạnh chiến lược này, dù phải hành động bí mật để loại trừ phe cạnh tranh và tái xây dựng nhân lực cho ISIS bằng cách cướp các chiến binh ra khỏi nhà tù. Và khi Mùa Xuân Ả Rập diễn ra và bất ổn dân sự lên cao vào năm 2011 và 2012, ISIS nhanh chóng phái các chiến binh của mình vào Syria để lập căn cứ hành quân mới. Nhờ thế, cơ sở đã được thiết lập để năm 2014, ISIS mau chóng chiếm được một lãnh thổ lớn bằng Đại Anh.

Cuộc sống lại vào lần tới

Bây giờ, lúc chiến dịch do Hoa Kỳ lãnh đạo đã đạt được mục tiêu chính của nó, ISIS đang phải đương đầu với nhiều thách đố nghiêm trọng tại Iraq và Syria. Nó thiếu khả năng quân sự và nhân lực qui ước quan trọng. Các đơn vị quân sự của nó phần lớn đã bị tiêu diệt hay đơn giản tan hàng do đánh đấm lẫn nhau và nhiều đợt đầu hàng.

Nhưng ISIS đã vượt qua một cách lạ lùng các thách đố tương tự vào cuối thập niên 2000. Bất kể bị mất gần hết các lãnh thổ của mình, nó vẫn có một đội ngũ cán bộ nòng cốt hết sức dấn thân, kể cả các phần tử thuộc lực lượng Emni, cũng như các viên chức hành chánh có kinh nghiệm, chất keo nối kết cơ chế ISIS từ trên xuống dưới. Và nó không hề để phí thì giờ trong việc thay đổi chiến lược từ một “nhà nước duy Hồi Giáo” có lãnh thổ trở thành nhóm nổi dậy và khủng bố. Chiến dịch mới này đã bắt đầu mang lại kết quả. ISIS đã phát động nhiều cuộc tấn kích thành công tại các khu vực do liên minh dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trước đây vốn tuyên bố là đã được giải phóng, như Fallujah và Ramadi, cũng như các khu vực khác mà ISIS chưa kiểm soát ngay lúc chúng hưng thịnh nhất, như Baghdad và tỉnh Diyala. Như nó đã làm năm 2010, ISIS đang cố gắng khiêu khích chính phủ Iraq đàn áp người Ảrập Sunni, là nhóm dân số chính của chúng nơi chúng có thể tuyển người và là căn cứ chính trị hợp pháp của chúng.

Khi tuyên bố thành lập nhà nước duy Hồi Giáo năm 2014, ISIS quả quyết rằng chiến lược của nó là “ở lại và mở rộng”. Chiến lược mới của nó gần với chiến lược hồi phục. Trong khi một số chiến binh của nó trốn khỏi Irqa và Syria (để tham gia các đơn vị ISIS tại các nơi khác thuộc Á Châu, Phi Châu hay hồi hương), thì đa số sẽ ở lại nhằm khai thác các cơ hội thuận lợi cho việc khủng bố và nổi dậy. Và chính tại khu vực lãnh thổ này nơi việc hiểu biết địa phương và mạng lưới tình báo của ISIS giúp chúng có cơ hội tái xâm nhập những khu vực chủ yếu và hoạt động lén lút.

Các viễn ảnh để ISIS có thể thành công trong việc hồi sinh tại Iraq và Syria tùy thuộc 3 nhân tố chính sau đây: phẩm chất cai trị và việc lãnh đạo chính trị hợp pháp của người Ả Rập Sunni tại các khu vực Sunni; tiếp tục nền chính trị phe phái do các nhóm Shitte điều khiển; và khả năng của các định chế trong việc tái thiết các khu vực do người Sunni làm chủ vốn bị tàn phá trong cuộc chiến tranh chống ISIS. Ở Iraq, nguyên cận kề nhất khiến có cuộc nổi dậy lần thứ nhất của ISIS là sự phối hợp giữa cảnh thối nát của chính trị địa phương và sự cố tình bỏ bê và chính sách kỳ thị của chính phủ do người Shiite chủ động. Trong khi đó, ở Syria, các thách thức an ninh lúc này đang giảm bớt, vì nhiều chiến binh ISIS ở đó đã rút về các khu an toàn xa xôi trong sa mạc. Nhưng nếu tái xuất hiện cảnh thiếu an ninh, một điều rất có thể xẩy ra vì hoàn cảnh phức tạp của cuộc nội chiến Syria, với rất nhiều lực lượng kình chống nhau, và nếu đồng minh Kurd chống ISIS tan rã, thì nhiều chiến binh ISIS sẽ mau chóng tái xuất giang hồ.

ISIS có thể bị đánh bại vĩnh viễn hay không, trước hết, tùy ở người Iraq và người Syria. Thế nhưng, người ngoài cũng có vai trò để đóng. Trong khi các cuộc hành quân quân sự đại qui mô từ nay trở đi sẽ ít khi cần tới, thì Hoa Kỳ và các đồng minh của họ có thể giúp Iraq xây dựng việc chấp pháp và các khả năng tình báo cần thiết để kết liễu các nhóm nổi loạn và khủng bố. Họ cũng có thể giúp phá vỡ hệ thống chỉ huy và kiểm soát quốc tế của ISIS bằng cách nhận diện và ngăn cấm những “tay chạy văn thư” (couriers) và theo dõi việc truyền thông điện tử ở Iraq. Và một sự hiện diện lâu dài của Hoa Kỳ ở Iraq sẽ giúp họ hỗ trợ một chiến dịch do tình báo dẫn đạo nhắm nhiều vào các lãnh tụ ISIS đang lẩn khuất ở Iraq và Syria. Hoa Kỳ cũng sẽ phải phản công ảnh hưởng của Iran vào nội tình an ninh của Iraq, điều sẽ tránh được một đợt tấn công khác của chủ nghĩa phe phái chống Sunni ở Baghdad. Cuối cùng, việc phát triển của một chính phủ Iraq ổn định, không phe phái sẽ làm được nhiều điều hơn bất cứ điều gì khác để bảo đảm ISIS sẽ không tái diễn được bài bản chúng từng sử dụng trước đây để hồi sinh.
 
Số giáo dân Pháp - Đức giảm nhưng tiền đóng góp cho giáo hội tăng.
Nguyễn Long Thao
11:27 03/01/2018
Hội Đồng Giám Mục Pháp đã phát động chiến dịch dùng các phương tiện truyền thông xã hội để gây quỹ cho Giáo Hội. Quỹ này để trả lương cho 12,000 linh mục và 11,000 giáo dân đang phục vụ trong các giáo xứ và các cơ sở Công Giáo Pháp.

Uỷ ban phụ trách chiến dịch quyên tiền đã đưa ra câu vận động quần chúng “ Bạn có 105 lý do để đóng góp cho Giáo Hội Công Giáo” Con số 105 tượng trừng cho số giáo phận tại Pháp

Theo thống kê, năm 1972, 87% dân số Pháp khai là người Công Giáo, đến năm 2010 xuống còn 65% và năm 2016 xuống còn 53.8%

Số người tặng tiền cho Giáo Hội Pháp cũng giảm.Năm 2016 có 1,128,000 người dâng tặng, so với năm 2015, số người hiến tặng giảm 40,000 người. Tuy nhiên số tiền thâu được năm 2016 lai tăng là 254 triệu Euros tức 305 triệu Dollars, tăng 1.1% so với năm 2015.

Tiền giáo dân đóng góp cho Giáo Hội Công Giáo Đức cũng giống như tình hình tại Pháp. Theo thống kê, so với năm 2000, số người tự khai là người Công Giáo Đức giảm 2.2 triệu người. Nhưng số tiền Công Giáo Đức thu được lại tăng. Con số kỷ lục là 6 tỉ Euros tức 7.2 tỉ Dollars.

Tưởng cũng nên nói thêm tại Đức, một người khai theo tôn giáo nào thì chính quyền sẽ khấu trừ từ 8% đến 9% lợi tức hàng năm của người đó và trao lại cho Giáo Hội của người đó.

Các chuyên gia tài chánh giải thích: tuy giáo dân giảm, nhưng tiền Giáo Hội Công Giáo Đức thu được gia tăng, vì nền kinh tế Đức tăng trưởng.

Nguyễn Long Thao
 
Đức Thánh Cha nói với Khách Hành Hương: Nghi thức Thống hối sửa soạn tâm hồn chúng ta cử hành Bí tích Thánh Thể
Thanh Quảng sdb
23:26 03/01/2018
Đức Thánh Cha nói với Khách Hành Hương: Nghi thức Thống hối sửa soạn tâm hồn chúng ta cử hành Bí tích Thánh Thể

Trong buổi triều yết đầu tiên của năm 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập tới tầm quan trọng của nghi thức sám hối trong việc chuẩn bị cử hành Bí tích Thánh Thể
Nhiều khách hành hương tụ tập trong Đại sảnh đường của Chân phước Phaolô VI vào thứ Tư 3/1/2018 vừa qua, để tham dự buổi triều yết, trong đó Đức Thánh Cha đã diễn giảng những suy tư của Ngài về việc cử hành Bí Tích Thánh Thể, Ngài nhấn mạnh tới nghi thức sám hối như phần chuẩn bị tâm hồn để đón nhận tình thương xót của Chúa.
Trái tim rộng mở đón nhận ơn tha thứ
Chúng ta thừa nhận trước mặt Thiên Chúa và trước anh chị em mình rằng chúng ta là những kẻ tội lỗi. Một trái tim tự cao không thể nhận được ơn tha thứ của Chúa như ĐTC giải nghĩa từ chính những suy từ cảm nghiệm của chúng ta, chúng ta thấy chỉ khi nào chúng ta nhìn nhận ra những yếu đuối lỗi lầm của mình mà chạy tới xin tha thứ, thì chúng ta mới có thể thứ tha cho người khác.
Cá nhân trong bối cảnh cộng đồng
ĐTC nói: Dù chúng ta là một cộng đoàn, nhưng mỗi người nói riêng, phải đấm ngực nhìn nhận rằng chúng ta không xứng với ơn tha thứ vô biên của Thiên Chúa. Chúng ta thú nhận rằng chúng ta đã phạm tội trong tư tưởng, lời nói và việc làm! dù các hành vi ấy không trực tiếp gây thiệt hại cho tha nhân, nhưng chúng ta phải làm việc lành hầu làm chứng cho người khác thấy rằng chúng ta là môn đệ của Chúa Kitô.
Đức Mẹ, các thiên thần và các thánh phù trì chúng ta
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng thật khó để chúng ta thừa nhận những thiếu sót của chính mình, nhưng chúng ta phải học để thú nhận với lòng thành thay vì cáo buộc những lỗi lầm của tha nhân. Sau khi nhìn nhận ra những lỗi lầm của mình, chúng ta cầu xin Đức Mẹ, các thiên thần và các thánh phù trì chúng ta trên con đường thánh thiện và hoán cải.
Ân sủng của Chúa có quyền phép hoán đổi lòng người
Đức Thánh Cha đề cập đến các hình thức sám hối, như hát lời kinh Thương xót bằng tiếng Hy lạp “Kyrie eléison”, hay làm phép ‘Nước Thánh” để rẩy trên chúng ta nhắc nhở chúng ta về Bí Tích Rửa Tội chúng ta đã lãnh nhận.
Đức Thánh Cha kết luận, chúng ta thông công và bắt chước theo truyền thống của các nhân vật trong Kinh thánh - như Thánh vương Đa-vít, như Người Con hoang đàng, như Ông già Zaccheus và như Thánh Phêrô - những người đã ý thức lỗi lầm của mình trước mặt Chúa và với niềm tin sâu xa bám víu vào sức mạnh biến đổi của ân sủng tha thứ của Chúa…
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tản mạn chuyện ly dị: Mục vụ ly dị
Vũ Văn An
16:40 03/01/2018
Dù sao, con cái của ly dị có nhiều nguy cơ di hại do hiện tượng đang đầm ấm rơi vào sóng gió hoặc im lặng trống vắng. Điều này dĩ nhiên không phải là điều bị các cha mẹ ly dị coi nhẹ. Không cha mẹ ly dị nào muốn làm hại con cái mình trong diễn trình chia tay. Nhưng vì nỗi đớn đau, tủi nhục và đôi khi bất công đối với bản thân trong diễn trình chia tay, các cha mẹ nhiều khi quên cả con cái, quên cái đau của chúng, không những thế, còn kéo chúng vào các cuộc tranh chấp đủ loại của mình, nhất là cuộc tranh đấu giành cảm tình của chúng.



Lời kêu gọi thống thiết của Đức Phanxicô trong Niềm Vui Yêu Thương, vì thế, cần được lặp đi lặp lại và thật lớn tiếng với các bậc cha mẹ đang trong diễn trình ly dị và sau khi đã chia tay nhau: “Tôi xin ngỏ với các cha mẹ đã ly thân lời kêu gọi này: Anh chị em đừng bao giờ bắt con cái làm con tin! Anh chị em ly thân vì nhiều vấn đề và lý do. Đời sống đem lại cho anh chị em thử thách này, nhưng con cái anh chị em không nên phải gánh cái gánh nặng ly thân này hay bị dùng làm con tin chống người phối ngẫu kia. Chúng nên được lớn lên mà tai thì được nghe mẹ chúng nói tốt cho cha chúng, cho dù họ không còn ở với nhau nữa, và cha chúng nói tốt cho mẹ chúng. Quả là vô trách nhiệm khi làm mất uy tín của cha mẹ kia như phương thế chiếm tình âu yếm của con cái, hay để trả thù hoặc tự biện minh cho mình. Làm thế sẽ ảnh hưởng tới sự thanh tĩnh nội tâm của con cái và gây nên những vết thương khó lành” (số 245).

Jeff Hayward, trong bài “Seven Ways to Make Divorce Easier for Kids” cũng nhấn mạnh tới việc cha mẹ ly dị biến con cái thành “bargaining chips or pawns” (con bài hay con tốt mặc cả).

Trong số bẩy cách nói trên, tác giả này nói đến việc cha mẹ phải nhắc cho con cái nhớ rằng việc ly dị này không hề là lỗi của chúng. Ngược lại phải cho chúng biết bạn và người sắp chia tay vẫn luôn yêu thương chúng.

Điều khác: không nên tranh cãi trước mặt con cái. Tạp chí Psychology Today cho rằng chính ly dị không phải là điều gây đau khổ cho con cái, mà là việc phải chứng kiến cha mẹ công khai la ó nhau.

Nhất là đừng nói xấu về cha hay mẹ kia như Đức Phanxicô nhấn mạnh. Tác giả này khuyên: nếu muốn nói gì về người phối ngẫu kia, nên nói trực tiếp với họ, đừng nói qua con cái.

Giống Tiến Sĩ Fitzgibbons, tác giả này cũng nói đến nhu cầu xin lỗi. Nếu không thể nói lời xin lỗi với người phối ngẫu kia, thì chí ít, nên nói lời xin lỗi với con cái vì đã gây nên nỗi đau đớn cho chúng.

Thế còn mục vụ cho người ly dị? Phải nhận rằng cho đến nay, mục vụ cho người ly dị nói chung chưa được chú trọng đúng mức. Nếu hiểu mục vụ ly dị là ban hành các hướng dẫn, chỉ thị để người ly dị và dân Chúa nói chung thay đổi lối nhìn về ly dị và người ly dị, thì Giáo Hội hoàn vũ và các giáo hội địa phương đã làm khá nhiều. Mà mạnh mẽ nhất chính là Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương của Đức Phanxicô, với ba tác phong chủ yếu đồng hành, biện phân và tích nhập, để chào đón người ly dị và con cái họ trong hiệp thông Giáo Hội. Nhưng nếu hiểu mục vụ ly dị là những bước cụ thể, hay các thừa tác vụ ly dị cụ thể, để đến hay trực tiếp nói với người ly dị và gia đình họ, một điều họ cần hơn hết, thì hình như vẫn còn rất hiếm hoi. Mà nếu có đi chăng nữa thì vẫn chưa phải là các hình thức tông đồ cho bằng các dịch vụ xã hội “với nội dung Công Giáo” nghĩa là những dịch vụ không hẳn được thể hiện theo lối “lòng nói với lòng” như kiểu nói của Chân Phúc Hồng Y Newman và được Đức Phanxicô nói tới trong Niềm Vui Yêu Thương, mà là theo kiểu “tiền trao cháo múc”, kiểu kinh doanh, chuyên nghiệp. Đến nỗi Hội Đồng Giám Mục Anh và Wales, ngày 22 Tháng 4 Năm 1994, qua tờ The London Catholic Herald, đã chính thức lên tiếng xin lỗi những ngưòi ly thân và ly dị vì sự thiếu chăm sóc mục vụ của mình đối với họ.

Tại Việt Nam, tuy có Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình, nhưng các gia đình của những người ly thân và ly dị thì chưa được nói tới bao nhiêu (tìm trong trang mạng của Ủy Ban, không thấy 1 tài liệu nào) nhất là chưa có một hình thức “mục vụ” cụ thể nào đối với họ. Điều này dễ hiểu vì mục vụ gia đình chủ yếu phải là để củng cố các gia đình theo nghĩa trọn vẹn có chồng vợ, con cái. Gia đình ly dị rõ ràng là gia đình không trọn vẹn. Ngay trong các lớp giáo lý dự bị hôn nhân, ta cũng rất e dè, không nói tới ly dị và việc người giáo dân cần phải xử sự ra sao khi hôn nhân tan vỡ. Chúng ta vô tình loại hẳn viễn tượng tan vỡ ra khỏi việc chuẩn bị hôn nhân. Nhưng chính vì không trọn vẹn mà ta phải giúp họ tiếp tục hành trình đức tin trong hân hoan, an bình.

Tại một số nước Tây Phương, từ những năm thuộc thập niên 1970, đã thấy xuất hiện một số hình thức “mục vụ ly dị”. Trang mạng của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ giới thiệu 3 hình thức mục vụ ấy: Catholic Divorce Ministry, The Beginning Experience, và Journey of Hope.

Tôn chỉ hoạt động của các “thừa tác vụ” trên rất hay nhưng dường như chúng dựa nhiều vào những nhà chuyên môn làm việc bán thời gian hay toàn thời gian có ăn lương, nên phạm vi hoạt động bị giới hạn rất nhiều, chưa nối được vòng tay lớn với các gia đình nạn nhân ly dị ở cấp căn bản là giáo xứ, chưa nói tới cấp gia đình, các giáo hội tại gia.

Câu truyện về Donna O’Donnell đăng trên The National Catholic Register ngày 3 tháng Năm, 2017 cho thấy điều đó. Sau 28 năm kết hôn và 4 đứa con xinh tươi, Donna ly dị năm 2011. Cô đi tìm sự giúp đỡ của Giáo Hội, nhưng vào năm ấy, cô không tìm được một thừa tác vụ ly dị nào. Tổng Giáo Phận St Louis lúc ấy chỉ có một chương trình tại một giáo xứ Công Giáo liệt kê trên trang mạng của Tổng Giáo Phận, nhưng chương trình này thiếu hẳn nội dung Công Giáo, điều mà Donna cần hơn cả để hàn gắn chấn thương ly dị: Bà cần nghe nói về sự đau khổ có tính cứu chuộc, về bí tích và ơn thánh.

Được thôi thúc bởi nhu cầu trên, Donna gọi cho Tổng Giáo Phận và đề nghị sẽ giúp thiết lập một thừa tác vụ ly dị. Rất may cho bà, các nhân viên của Tổng Giáo Phận cũng đang dự tính làm việc này.

Và 6 năm sau, 9 thừa tác vụ ly dị mới đã hiện diện ở Tổng Giáo Phận, trong đó có giáo xứ của Donna. Bà cho biết Tổng Giáo Phận đang dự tính sẽ có 1 thừa tác vụ ly dị tại mỗi hạt và Tổng Giáo Phận vừa thực hiện buổi cầu nguyện hàn gắn đầu tiên cho các người Công Giáo ly thân và ly dị, do Cha Aaron Nord hướng dẫn, ngài khuyên họ dán mắt vào Chúa Giêsu giữa đau khổ và buồn sầu.

Đó chính là thứ đồng hành mục vụ mà Niềm Vui Yêu Thương của Đức Phanxicô muốn nói đến. Và thứ đồng hành này vẫn còn rất hiếm hoi. Greg Mills, giám đốc điều hành của Catholic Divorce Ministry, mong muốn các vị giám mục “ủng hộ nó như một thừa tác vụ được nhìn nhận”.

Vì hiện nay, thừa tác vụ ly dị thường do các người Công Giáo từng kinh qua thảm kịch ly dị hướng dẫn. Theo ông, các phó tế (vĩnh viễn) nên đóng vai trò lãnh đạo trong thừa tác vụ này, bằng cách vận động các giáo xứ của họ khai triển một thừa tác vụ ly dị. “Nhưng các vị giám mục và linh mục phải tuyên bố trên tòa giảng rằng các vị cần thứ thừa tác vụ này trong giáo xứ hay trong giáo phận của các vị và yêu cầu các thiện nguyện viên xung phong”.

Điều đáng mừng là từ ngày Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương được ban hành, nhiều người ly thân và ly dị đã yêu cầu được giúp đỡ. Điều này được Christine Shafer, giám đốc chăm sóc mục vụ và đào tạo đức tin ở Giáo Xứ Thánh Gia Caledonia, Michigan, xác nhận.

Tuy nhiên, nguyên sự kiện thiếu vắng các thừa tác vụ ly dị là điều làm nhiều người ngỡ ngàng khi có đến 28 phần trăm người Công Giáo Hoa Kỳ ly dị: 11 triệu người!

Rose Sweet, tác giả Surviving Divorce: Hope and Healing for the Catholic Family, nói rằng trước khi có các thượng hội đồng dẫn đến Niềm Vui Yêu Thương, trong số 17,600 giáo xứ Hoa Kỳ, chỉ có khoảng 10 phần trăm là có thừa tác vụ ly dị. Hiện bà đang dạy các khóa tập huấn (workshops) để huấn luyện các điều hợp viên nhưng, sau Niềm Vui Yêu Thương, bà vẫn chưa thấy một xu hướng chung nào của các giới lãnh đạo Giáo Hội nhằm thực sự thúc đẩy con số các thừa tác vụ ly dị ở cấp giáo xứ.

Ngay cả Niềm Vui Yêu Thương, theo Sweet, cũng chưa thực sự tạo được khác biệt nào cụ thể trên bình diện giáo xứ địa phương. Sweet cũng cho rằng thực ra, từ năm 1981, với Tông Huấn Familiaris Consortio, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vốn đã thúc giục “cộng đồng Giáo Hội phải hỗ trợ các người ly dị hơn bao giờ hết” rồi, mà nào có hậu quả chi.

Một khía cạnh nữa trong thừa tác vụ ly dị, theo sự thú nhận của Catholic Divorced Ministry, là họ chỉ mới chú trọng tới chính người ly dị, còn con cái, cha mẹ và các thân nhân khác của người ly dị thì chưa được lưu ý bao nhiêu.

Nói tóm lại, hiện nay nhu cầu chăm sóc mục vụ cho người ly dị và con cái cũng như thân nhân họ vẫn chưa được phổ biến ở cấp giáo xứ, đừng nói đến cấp “cor ad cor loquitur” (lòng nói với lòng) như khẩu hiệu của Chân Phúc Newman. Và về phương diện này, Giáo Hội còn cần phải làm nhiều hơn nữa.

Kỳ sau: Thánh Bổn Mạng Ly Dị và Giáo Hội dạy gi
 
Văn Hóa
Thăm Cảng Ushuaia điểm cuối cùng của Nam Mỹ Châu thuộc nước Argentina
LM Trần Công Nghị
11:01 03/01/2018
Tên Ushuaia ngôn ngữ người bản địa Yaghan: ush và waia có nghĩa là "vịnh sâu". Ushuaia là thủ phủ của Tierra del Fuego, Antártida và Đảo Islas del Atlántico thuộc Argentina. Thành Ushiaia là trung tâm hành chính, là một cảng công nghiệp nhẹ và là trung tâm du lịch.

Hình ảnh

Được coi là thành phố cực nam của thế giới, Ushuaia nằm trong vịnh rộng ở bờ biển phía nam của đảo Isla Grande de Tierra del Fuego, nằm ở phía bắc dãy núi Martial Mounain và phía Nam là Kênh Beagle. Ushuaia có diện tích 9.390 km2 vuông (3.625 sq mi), được thành lập 12 tháng 10 1884 bởi Augusto Lasserre. Người bản địa da đỏ Selk'nam, còn được gọi là Ona, lần đầu tiên đến Tierra del Fuego khoảng 10.000 năm trước. Tiếp đến người Yaghan (còn gọi là Yamana), cư ngụ phần đất mà ngày nay gọi là Ushuaia.

Khi người Âu châu tới đây, họ cư ngụ ở phần phía đông của Tierra del Fuego và đa số họ là những người không phải là công dân Argentina, bao gồm một số người Anh. Ushuaia được thành lập bởi các nhà truyền giáo người Anh, họ đi theo các cuộc khảo sát trước đây của Anh quốc, trước khi người Argentina hoặc các đại diện chính phủ đến đó trên cơ sở thường xuyên.

Con tàu HMS Beagle, dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Robert FitzRoy, lần đầu tiên tiếp cận kênh Beagle vào ngày 29 Tháng 11 năm 1833, trong chuyến đi đầu tiên của khảo sát Tierra del Fuego.

Khoảng năm 1870 nhà truyền giáo người Anh đến đây thiết lập một khu định cư nhỏ. Có thể nói người Châu Âu đầu tiên là Thomas Despard Bridges đến ở Tierra del Fuego. Ngôi nhà đầu tiên được xây dựng ở Ushuaia là một căn hộ 3 phòng ngủ được lắp ráp trước đây được chuẩn bị ở quần đảo Falkland vào năm 1870 cho mục sư Thomas Bridges. Một căn phòng dành cho gia đình Bridges, lần thứ hai là cho một cặp vợ cHồng Yámana, trong khi căn thứ ba làm nhà nguyện. Năm sau cuộc hôn nhân đầu tiên được thực hiện. Trong suốt 1872, đã có 36 người được chịu phép Thánh Tẩy và 7 đám cưới.

Mục sư Thomas Bridges đã học tiếng Yaghan và có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ Ona. Công việc truyền giáo của ông chủ yếu nhắm vào người Yaghans. Từ Yamana chỉ đơn giản có nghĩa là "người" trong ngôn ngữ Yaghan. Ông đã viết một cuốn từ điển của ngôn ngữ Yaghan, bản thảo gốc nay được lưu trữ tại Bảo tàng Anh quốc.

Ông Julio Argentino Roca, người đã từng làm Tổng thống Argentina hai lần, đã thúc đẩy việc thành lập một khu trại giam cho những người tù với ngụ ý muốn thiết lập chủ quyền của Argentina trên tất cả các phần đất ở Tierra del Fuego. Nhưng chỉ sau khi Hiệp ước Ranh giới năm 1881 giữa Chi lê và Argentina lúc đó mới phân định rõ biên giới.

Trong những năm 1880, nhiều nhà khai thác vàng đã tới Ushuaia sau những tin đồn về các mỏ vàng lớn, nhưng tin đồn này là sai.

Don Feliz M Paz đặt Ushuaia làm thủ đô của Tierra del Fuego vào năm 1885. Nhưng mãi cho đến năm 1904 Chính phủ liên bang Argentina mới công nhận Ushuaia là thủ đô của Tierra del Fuego.

Các điểm tham quan du lịch bao gồm Vườn Quốc gia Tierra del Fuego và Vịnh Lapataia. Từ Ushuaia, du khách thưyờng lấy xe lửa đi đến “Điểm tận cùng thế giới” (Fin de Mundo). Thành phố có một bảo tàng của Yámana, Cũng có Tours đi tham quan Ngọn Hải đăng Les Eclaireurs. Ngọn hải đăng này đôi khi bị nhầm lẫn với hải đăng "Lighthouse at the End of the World" nổi tiếng của Jules Verne trong cuốn tiểu thuyết cùng tên, vì hải đăng này nằm khoảng 200 dặm (320 km) về phía đông của Ushuaia trên đảo Isla de los Estados.

Ushuaia nổi tiếng có một số khu trượt tuyết nằm ở El Martial Glacier và Cerro Castor. Đỉnh núi là độ cao 1.000 mét so với mực nước biển và nhiệt độ mát cho mùa trượt tuyết dài nhất ở Nam Mỹ. Nhiệt độ mùa đông dao động từ 0 đến -5 ° C (32,0 đến 23,0 ° F).

Ushuaia cũng là cảng chìa khóa mở đi vào Nam Cực và quần đảo South Shore Islands. Các hãng tầu du lịch lớn như Princess Cruises, Holland America Line, và Celebrity Cruises, đặc biệt là những chuyến đi khám phá của các nhà thám hiểm và khóa học gia.
 
Cảm nghiệm tuyệt vời và kỳ diệu khi đặt chân xuống lục địa Nam Cực
LM Trần Công Nghị
11:04 03/01/2018
Rời khỏi thị trấn Ushuaia, chúng tôi đi qua Drake Passage tiến xuống Nam Cực. Cuộc thám hiểm qua Vịnh Drake và Drake Shake, vùng nước thường xuyên sôi động của Mũi Cape Horn. Bao nhiêu người thám hiểm trong các thế kỷ trước đã từng chôn thây trong dòng nước lũ nguy hiểm, vì nơi đây nước nhiệt đới phù hợp với nước lạnh, tạo ra một thời tiết cực kỳ khó đoán.

Hình ảnh

Nhiều người ngần ngại du lịch Nam Cực chỉ vì họ sợ kênh Drake. Phải mất 8 ngày khởi hành đi từ San Antonio hay từ Valparaiso của Chilê.

Chẳng mấy chốc những chú cá heo vui vẻ phô mình dọc theo tầu chúng tôi. Thế là cuộc mạo hiểm và trải nghiệm về Antarctica, lục địa lạnh nhất, khô nhất và tuyệt vời nhất trên trái đất đã bắt đầu.

Hành trình đi Nam Cực đưa chúng tôi như được trở lại mái trường xưa vì mỗi ngày chúng tôi được tham dự ít nhất một bài tuyết trình do các chuyên gia về lịch sử, về sông băng, về địa chất, khí hậu, nguồn nước, thám hiểm, về các loại chim và động vật có vú ở Nam Cực… 'Kleptoparasitism”. Đại lục Antarctica (Tiếng Hy Lạp gọi Bắc Cực là Arctic, nên đối ngược lại với Bắc Cực, tiếp Hy Lạp gọi là Anti – Arctica tức là Nam Cực)

Tới Half Moon thuộc đảo Shelands ở Nam Cực

Chuông báo thức đổ dồn… Sáng sớm tinh mơ, mới 6 giờ sáng chúng tôi đã tới vịnh Half Moon. Tôi vội bước ra phía cửa sổ mở màn gió xem cảnh trí ra sao… Trong phòng ngủ nhiệt độ ấm cúng, trang trí sang trọng không khác gì một phòng tại hotel hạng sang, đang khi đó sờ vào cửa kính bên ngoài thì thấy lạnh toát, và những hạt mưa rơi đến đâu thành hạt đá tới đó và bị gió đánh mạnh. Chúng chạy theo hàng ngang như hàng trăm viên đạn tuyết trắng đang bay ngang qua cửa sổ.

Sau khi dâng thánh lễ ban sáng cho một số anh chị em Công Giáo trên tầu vào lúc 8 giờ sáng, chúng tôi thầm cám tạ hồng ân Thiên Chúa vì những công trình vĩ đại và kỳ quan Chúa tạo dựng lên… Trời đất mây mưa vũ bão muôn đời ca tụng kỳ công của Chúa.

Chiều hôm qua, các chuyên viên đoàn thám hiểm đã giải thích về môi trường và Lục Địa Trắng mà du khách tới thăm phải tuân thủ ra sao: Lục địa này là của chung mọi người, (tuy dù đã có nhiều quốc gia chiếm cứ và tuyên bố một phần chủ quyền, nhưng Hiệp ước 1959 các quốc gia đồng ý là từ đó trở đi không một quốc gia nào được chiếm cho riêng mình mà là của chung mọi người). Các quốc gia đồng ý giữ cho môi trường Lục địa trắng này trong sạch và môi sinh lành mạnh, do vậy không ai được đem bất kỳ cái gì đến và để lại nơi đây: dù là hạt cây, đất, đồ ăn, hay kỷ vật nào. Cũng vậy không ai được nhặt bất kỳ dù cục đá hay thú vật nào ở đây đưa đi cả…

Ngày hôm qua đoàn thám hiểm và chuyên viên đã khám quần áo ngoài mà du khách sẽ mặc đi thăm đảo hôm nay… rồi sáng nay trước khi bước xuống chiếc zodiac (một loại thuyền canô bằng caosu đặc biệt) mọi người còn phải dìm đôi dầy cao su (boots) và gậy chống vào thùng khử trùng trước khi đổ bộ lên đảo.

Chỉ có 100 người được phép xuống lục địa cùng lúc, nên du khách được chia thành các nhóm mang một đai mầu khác nhau, đoàn này về thì đoàn kia tới… Tôi được xếp mầu trắng vào đoàn đầu tiên. Sau khi trang bị mặc áo parka ba lớp (lớp trong cùng là áo thường, lớp giữa là áo ấm, và lớp ngoài cùng là áo chống nước), ngoài cùng là chiếc phao nó tự động mở nếu khi có biến cố… chân đi giầy boot cao chống tuyết, quần dry pant hai lớp, mủ nỉ bên trong và cap của áo parka choàng trên … Thế là đủ ấm đề chống chọi với cái giá băng bên ngoài.

Khi xuống khỏi zodiac, một cảm nghiệm thật khó tả khi được đặt chân đến Nam Cực “lục địa trắng hay còn gọi là lục địa thứ 7” mà không phải ai cũng có cơ hội có thể tới được. Tôi nhớ tới bước chân của Amstrong khi đặt chân lên Mặt Trăng chắc là đối với phi hành gia này là một kỷ niệm khó quên… Còn tôi không là gì, nhưng khi đặt chân xuống đây, tôi cũng hãnh diện được in dấu chân nơi này, tôi đã vọi chụp tấm hình làm kỷ niệm.

Tôi thầm nghĩ, tuy không nói ra nhưng ai cũng có một cảm giác kỳ lạ lâng lâng… Đứng bâng khuâng giữa những cơn gió thổi mạnh và tuyết đang rơi, nhìn lên trời một mầu trắng đục sương khói, nhìn xa không thấy đường chân trời, và chung quanh đây có vài chú chim cánh cụt mặc áo tuxedo đón chào du khách… Chúng xem ra không lạ gì du khách và cũng chẳng sợ ai cả. Đại lục này không có công dân người và cũng không có ai ở thường trú ở đây cả… Tất cả thuộc về chúng: các thú vật và sinh vật sống nơi đây, chúng là chủ, và trên các “đại lộ penguin” thì chim cánh cụt có quyền ưu tiên.
 
Ngày cuối năm 2017 tại Torgerson Island đón giao thừa
LM Trần Công Nghị
11:06 03/01/2018
Đảo Torgerson là đảo đá nhỏ nằm phiá Đông đảo Litchfield trong lối đi vào vịnh Arthur, và ở phía Tây của đảo Anvers trong quần đảo Palmer.

Hình ảnh

Đảo này được đoàn thám hiểm thuộc Falkland khảo sát năm 1955 và đặt tên theo nhà thám hiểm Torstein Torgerson khi ông lái tầu Norsel vòng quanh đảo vào tháng 2 năm 1955.

Ngày nay Torgerson là nơi khảo sát về ảnh hưởng của ngành du lịch thế nào đối với môi trường Nam Cực. Do vậy, trên đảo này chia làm 2 khu: một khu mở ra do du khách tới thăm, khu kia chỉ dành cho các nhà khảo sát khóa học tìm hiểu về con người ảnh hưởng thế nào tới các loài vật ở đây, đặc biệt là đối với loại chim cành cụt Adélie sinh sống ở đây rất nhiều.

Chúng tôi dùng canô zodiac đi vòng quanh thăm địa điểm này trong vòng hơn 1 tiếng đồng hồ, xem chim pequin và các loài chim khác… Đặc biệt ở trên vài mỏm đá có một ít loài thực vật rêu bám sát vào đá và sống quanh năm dù thời tiết lạnh khắc nghiệt và có tuyết.

Ban sáng đi thăm khu thí nghiệm khóa học xong về tầu ăn trưa xong thì mọi người tấp nập sửa soạn ngày cuối cùng của năm 2017 và đón giao thừa tối nay.

Cỗ bàn đầy hoa lá và mọi nơi đều được trang trí rất trọng thể, các cặp đôi quần áo chỉnh tề tới các bars uống rượu ăn bánh ngọt, hát xướng, coi football.

Chiều hôm nay khoảng từ 3 giờ đến 5 giờ trời trong xanh và nắng đẹp, tuyết trắng tinh hơn, mây nhẹ bay, khí mát chứ không lạnh lắm… Đúng là ngày lý tưởng để đón chào đêm Giao thừa… Nhưng đặc biệt nhất là vào khoảng 5.30 chiều thì trời đang yên tĩnh bỗng thấy sương mù ùn đến và bắt dầu những hoa tuyết từ từ đáp xuống.

Không gì thơ mộng hơn trên con tầu giữa vùng Nam Cực, vừa có trời xanh, nắng ấm, rồi tuyết rơi… Người giúp việc đi qua và đưa mời tôi một ly Remi Martin uống cho ấm… tiễn ngày cuối của năm.

Ăn tiệc cuối năm xong thì tôi về phòng ngủ (đang khi những người khác xuống salon lớn tiệc tùng thêm, dạ vũ đón Xuân và vui chơi). Về phòng ngủ tôi chủ ý vào internet để xem thư từ và định gửi ít bài và hình ảnh chia sẻ lên ineternet. Nhưng vào internet cả tiếng đồng hồ mà chỉ đọc được vài lá thư … internet ngày cuối năm nhiều người sử dụng nên không thông lối, nhất là internet trên tầu giữa vùng Nam Cực lại càng châm thêm. Tôi đành gio tay đầu hàng chờ thời gian khác vậy.
 
Mừng Năm Mới 2018 trên Vịnh Thiên Đàng Paradise: Tìm hiểu về Nam Cực
LM Trần Công Nghị
11:09 03/01/2018
Sáng sớm tuyền trưởng đã lên loa chúc mừng Năm Mới mọi người và thông báo thời tiết hôm nay thật tốt. Chúng tôi đã tới Vinh Paradise Thiên Đàng và hôm nay sẽ ghé địa điểm Waterboat Point, tại nơi có tên là Gonzalez Videla Base.

Hình ảnh

Sau thánh lễ mừng Ngày Đầu Năm kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, từng nhóm được chia xuống thuyền zodiac thăm đồn trại Gonzalez Videla. Sở dĩ mang tên này vì Tổng thống Videla của Chí Lợi vào khoảng thập niên 1940 là vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên và duy nhất đặt chân đến Nam Cực.

Nơi này sau đó từ 1951-1958 là bốt quân sự của Chilê, rồi vào những năm đầu thập niên 1980 mở lại, nhưng sau đó thì không còn hoạt động nữa.

Dầu vậy ngày nay kho dự trữ như xăng dầu và các dự trữ khác vẫn còn đó phòng ngờ cho những khi cần cấp cứu.

Gần đây vào mỗi mùa Hè thường có các nhóm nhỏ người Chilê tới thăm viếng và ở lại ít ngày. Nơi đây cũng còn ghi dấu địa điểm lịch sử về Bản Hiệp Định Nam Cực (Antarctic Treaty) được ký kết.

Lục địa Nam Cực – Antarctica

Châu lục Antarctica do nguyên gốc tiếng Hy Lạp có nghĩa là "đối diện với Bắc Cực” (Anti - Arctic). Do vậy Antarctica là một Châu lục còn được gọi là Nam Cực, là phần cực Nam của trái đất. Nam Cực là lục địa lớn thứ 5 và đặc biệt nhất của 7 châu lục. Lục địa này diện tích là 5.405.000 mi² (hay là 12.949.940 km²). Và Không có người ở thường trực.

Trước năm 1820 -- sự tồn tại của Nam Cực chỉ được các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu phỏng đoán – Năm đó Nam Cực được phát hiện trong quá trình thăm dò khu vực này. Và chính thức Nam Cực được gọi là Lục địa Nam Cực vào năm 1911.

Nam Cực có đặc điểm địa lý duy nhất ở chỗ nó không có chu vi cố định và diện tích thay đổi tùy mùa. Vào mùa hè, lục địa này gần bằng một nửa diện tích của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vào mùa đông lục địa lớn rộng ra vì có tuyết và băng, lục địa này có thể lớn hơn gấp đôi.

Đây là Lục địa Trắng

Antarctica có rất nhiều tuyết và băng. 98% lục địa được bao phủ bởi băng, và khoảng 70% là nguồn nước ngọt trên thế giới đang tụ lại và bị đông lạnh ở Nam Cực. Không có lục địa nào khác lạnh hơn, khô hơn và gió hơn Nam Cực.

Lục địa không có công dân

Môi trường của Nam Cực không có cư dân vĩnh viễn vì khí hậu khắc nghiệt con người không thể sống được ở đây. Vì không có ai sống ở đó cả, cũng không có nước nào được công nhận có chủ quyền phần nào ở Nam Cực. Tuy nhiên, có một số người như khóa học gia, nhà thám hiểm và nghiên cứu sống và làm việc ở Nam Cực trên cơ sở bán thời gian. Có trên 60 trạm nghiên cứu khoa học ở Nam Cực. Một hiệp định quốc tế đặc biệt cho phép bất cứ ai cũng có thể sử dụng Nam Cực vì bất cứ mục đích nào mikễn là hoà bình.

Các dự án nghiên cứu ở Nam Cực

Nam Cực liên quan đến thời tiết, đặc biệt là cực lạnh. Nhiệt độ cao nhất từng được ghi lại ở Nam Cực chỉ vào khoảng 7 độ Fahrenheit, nhưng lạnh nhất từng được ghi lại là một nhiệt độ không thể tưởng tượng được -128 độ Fahrenheit. Ở nhiệt độ đó, một thanh thép được vứt mạnh xuống mặt đất sẽ vỡ. Nam Cực cũng được xem là nơi tốt nhất thế giới để thu thập các thiên thạch rơi xuống trái đất từ không gian bên ngoài. Các thiên thạch dễ tìm thấy ở Nam Cực vì chúng nổi bật so với tuyết.

Các ngành nghề phổ biến nhất của Nam Cực là các nhà khí tượng học, các nhà nghiên cứu khí quyển, các nhà thiên văn học, các nhà vật lý, các nhà địa lý, các nhà địa chất học và các nhà sinh học.

Cuộc sống hoang dã ở Nam Cực

Trong khi Nam Cực không có người ở vĩnh viễn, nó là nơi có nhiều loài động vật hoang dã đáng ngạc nhiên. Chim cánh cụt và các loài chim khác như bạch đàn có thể tìm thấy ở Nam Cực, cũng như sáu loại con dấu và 9 loài cá voi. Hầu như tất cả các động vật hoang dã ở Nam Cực đều có thể được tìm thấy gần bờ, vì gió lớn và lạnh làm cho các vùng nội địa của lục địa trở nên quá khắc nghiệt. Nhưng chỉ có hai loại thực vật có hoa trên toàn bộ lục địa. Ngoài ra còn có 700 loài sinh vật phù du.

Nam Cực sẽ là sa mạc giống như sa mạc Sahara ở Bắc Phi. Tuy nhiên, lớp tuyết dầy từ bao nhiêu năm tích hợp hiếm khi tan chảy, tạo ra những đợt tuyết sâu và cổ xưa. Nam Cực cũng là vùng đất sa mạc lạnh lớn nhất trên thế giới vì chắc chắn rằng Nam Cực sẽ chẳng bao giờ có người cư ngụ, ngoại trừ nghiên cứu khoa học.

Dầu vậy Lục địa màu trắng của Nam Cực luôn luôn hấp dẫn và thú vị cho nhiều người. Nó giống như một sơn hà, một dòng sông xinh đẹp, rộng lớn và theo nhiều cách độc đáo trong 7 lục địa.
 
Tản mạn đời tha hương: Sống Với Kỷ Niệm Quê Nhà
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thư
13:49 03/01/2018

Nhớ thuở thanh bình



Trong lòng những người đi xa, có ai chưa từng thấy những lúc tâm tư tràn ngập não nề, vì phải chia xa đất mẹ, qua hoàn cảnh lịch sử nổi trôi của quê hương, để buộc phải lăn lộn với cuộc mưu sinh mới…Thật vậy, mỗi lần có chút thời gian rảnh rỗi là chúng ta thường hay nghĩ về quê nhà, về đất nước thân yêu, nơi đã một lần đưa ta vào đời.

“Người ơi, một chiều nắng tơ vàng hiền hòa hồn có mơ xa

Người ơi, đường xa lắm con đường về làng dìu mấy thuyền đò

Còn đó tiếng tre êm ru

Còn đó bóng đa hẹn hò

Còn đó những đêm sao mờ, hồn ta mênh mông nghe sáo vi vu…”

(Hương Xưa, Cung Tiến)

Trên trần gian, ai cũng có một gia đình và một quê hương để mà thương mà nhớ. Chốn ấy là nơi ta cất tiếng khóc đầu đời, với biết bao nhiêu kỉ niệm tuổi thơ, và chất chứa những buồn vui cho đến lúc trưởng thành. Hai tiếng quê hương luôn là nỗi ám ảnh của những người viễn xứ, với hình ảnh cha mẹ già tựa cửa ngóng trông, cùng bạn bè thuở hàn vi chia sẻ những ngọt bùi.

Không ai lớn lên mà không muốn mình được gắn bó với quê hương, được cống hiến cho quê hương và sống giữa quê hương của chính mình. Nhưng vì một lý do nào đó, ta đã phải dứt áo ra đi đến một bến bờ xa lạ, nơi đất khách quê người, có thể buộc ta phải gắn bó suốt cả cuộc đời mình. Bóng dáng quê hương vẫn cứ mãi hiện hữu với những ký ức xưa xa, đó là hình ảnh lũy tre làng xanh mát, những bãi mía nương dâu, hay cây đa, mái đình đầy huyền hoặc. Vào những năm thán bình yên, đó đây vang lên các khúc hát, như ‘Gạo trắng trăng thanh’ của Hoàng thi Thơ, ‘Trăng thanh bình’ của Lam Phương…Một thuở vàng son của miền Nam thân yêu. Biết bao giờ mới mờ phai trong tiềm thức !

Rồi, nơi ấy có biết bao nhiêu hình dáng thân thương cũ, và ngay của cả mối tình xa lắc thuở đôi mươi nữa.Tất cả như chầm chậm được ghi lại, bằng một cuốn phim đời không hề phai nhạt…Xa quê rồi, chúng ta mới thấm thía nỗi nhớ quê, mới thấm thía cái lạnh khi thiếu vắng tình cảm gia đình, của anh em, bè bạn.

Nói về kỷ niệm tuổi học trò thì chả có nhạc sĩ nào qua mặt được nhân tài Thanh Sơn, với hàng chục bài hát làm rung động bao con tim:

“Xin trả lại những kỷ niệm buồn vui

Ngày xưa ấy theo thời gian qua mất rồi

Ngồi viết tâm sự nhớ ngược về quá khứ

Chợt lên nét suy tư

Bao năm thầm kín, trót thương tà áo tím

Những đêm sương lạnh nghe trái sầu rót vào tim…”

(Trả lại thời gian)

Nào là mái trường làng. Nào là hàng me rợp bóng ngoài hiên lớp học. Nào là thày cô thân yêu. Cả những buổi ‘cúp cua’ táo bạo nữa. Rồi những hàng quán ổi cóc khế soài ngoài cổng trường. Nào là những buổi liên hoan tất niên hay tạm biệt trước khi chia tay mùa hè…Tất cả còn như hằn sâu trong tâm tưởng chúng ta.

Nhớ nhất là những ngày quê hương chưa lâm cảnh chinh chiến điêu linh. Nó được thể hiện xúc tích nhất qua những dịp mừng Xuân đón Tết. Gia đình xum họp bên nồi bánh chưng. Từng tràng pháo tết làm tim ai nấy rộn rã mừng vui. Bóng dáng ông bà cha mẹ âu yếm lì xì cho lũ cháu đàn con.

Thời chiến chinh khói lửa



Nhớ quê lúc thanh bình, và càng nhớ quê thời chiến tranh hơn, vì nó mang theo quá nhiều kỷ niệm ‘bi hùng’ trong tâm khảm từ già tới trẻ, qua suốt nhiều thập kỷ. Chúng ta cứ tạm bỏ qua thời người Pháp còn hiện diện trên quê nhà, để chỉ bàn về cuộc đấu tranh 21 năm tại Việt Nam Cộng Hòa. Sống trong bầu khí chinh chiến điêu linh đó, ai ai cũng ghi dấu bao kỷ niệm buồn vui.

Dễ khơi lại những kỷ niệm đó nhất là khi bà con mình mở những băng nhạc về ‘lính’: Lính gian khổ, nhưng tình nhà cũng không tan biến trước nợ nước. Anh đi chiến dịch xa vời, nhưng hình bóng ‘em’ không bao giờ mờ nhạt trong tâm trí. Nó cao cả và đẹp vô cùng. Nó xót xa nhưng cũng thật ý nghĩa trong đời. Hết nhạc bản ‘Một chuyến bay đêm’ cho chàng phi công, tới bài ‘Hoa biển’ tặng anh lính hải quân, qua ‘Cánh hoa dù’ viết về các anh hùng mũ đỏ, nhất là chồng chất những đĩa nhạc tả về người lính bộ binh như ‘Rừng lá thấp’, ‘Hái hoa rừng cho em’, ‘Tình anh lính chiến’, ‘nhứng đóm mắt hỏa châu’, ‘Các anh đi’, ‘Chuyện tình Mộng Thường’, ‘Giờ này anh ở đâu?’…

Mỗi nhạc bản đều gợi lên hình ảnh những người con yêu của đất nước cầm súng lên đường ‘đi viết sử sanh’, giã từ thân nhân, xóm làng, người yêu, mong ngày thanh bình sẽ về đoàn tụ, dựng lại giấc mơ cũ. Mỗi lời hát đều ghi sâu vào tâm khảm mọi người thật lâu dài những nỗi niềm khó phai. Chỉ với cái hình ảnh người em gái bé bỏng ra sân ga tiễn người yêu ra mặt trận cũng đủ làm bao giọt nước mắt rơi.

Gia đình nào cũng có người thân góp phần vào chuyện cầm súng cho quê hương. Nếp gia nào cũng từng sống những ngày tháng chờ mong và hy vọng. Ai nấy đề chia sẻ những tháng ngày hồi hộp lo âu. Người người đã từng vang chung bài ca cầu xin Thượng Đế sớm giúp chấm dứt những ngày lửa đạn oan khiên cho trăm họ, rồi thầm hỏi “nhà Việt Nam yêu dấu ơi, bao giờ thanh bình?”. Thành ra khi di tản ra hải ngoại, người ta nhất định phải ghi lại những tâm tình của hòan cảnh loạn ly ngày cũ. Bởi không bao giờ họ quên được dĩ vãng đã hằn in vết nơi trí lòng, mãi mãi cho đến cuối đời. Thương mãi hình bóng bao người con yêu của tổ quốc phải ra tiền tuyến, nằm gai nếm mật, đối diện thường xuyên với nguy hiểm tử thần, kèm theo nỗi nhớ nhà, nhớ người thân yêu khôn nguôi.

Nơi xứ người, nghe âm vang một nỗi nhớ khôn nguôi trong tâm khảm những người dân Miền Nam, chỉ biết nghĩ rằng người lính lên đường là để bảo vệ Thủ đô Sài Gòn, cùng các thành phố, tỉnh lỵ và miền quê, từ Bến Hải đến Cà Mau sở dĩ có được cuộc sống yên bình trong chiến tranh như thế đó, chính là nhờ sự bảo bọc, chở che của người lính Cộng Hòa nơi chiến tuyến, những chàng trai thế hệ đã xếp bút nghiên, chẳng chút ngại ngần giã từ cuộc sống ấm êm nơi hậu phương, mà băng mình ra tiền tuyến, hầu như không một tiếng thở than.

Buồn vui đời tỵ nạn

Bây giờ thì đa số chúng ta đã ‘an cư lạc nghiệp’ nơi xứ người. Tuy nỗi nhớ quê đã phần nào nguôi ngoai, nhưng nó vẫn lảng vảng trong từng sinh hoạt hàng ngày. Có những cây bút ‘tài tử’ đã can đảm đăng lên nỗi lòng của mình trên mấy tạp chí ‘tỵ nạn’ thế này:

Bao năm xa cách quê nhà

Ước mong trở lại nơi ta ra đời

Xa quê thương nhớ đầy vơi

Đọng sâu tâm khảm ấy lời hát ru.

Ôi quá khứ, quê nghèo đám bạn

Những trò chơi chẳng chán bao giờ

Qua rồi như một giấc mơ

Cho tôi một vé tuổi thơ trở về.

Nhưng ước mơ về thăm lại quê cũ đặc biệt nay cũng bị nhiều nghệ sĩ gần xa góp tiếng, làm giảm đi phần nào mối nhiệt tình, chỉ vì dĩ vãng thực sự nay đã đổi hình biến dạng. Thời gian đã xóa mờ và đổi thay bao hình ảnh đẹp của không gian xưa. Có tìm lại cũng chỉ gieo thêm buồn thương. Nhạc sĩ Phạm Duy chuyển lời từ nhạc phẩm ngoại quốc ‘Trờ về mái nhà xưa’ có mấy giòng như sau:

“Về đây đã cắm xong chiếc thuyền hồn

Ôi thoáng nghe dây lòng tiếc đờn…

…Thôi nhé, đừng hoài âm xưa

Giọt mưa đã gieo trên thềm nhà

Người ngồi im bóng

Lắng nghe tháng ngày qua.”

Rồi lại có người xin chuyển lời ca thế này:

“Chiều nay lê chân bước về quê xưa

Tìm lại mái nhà xưa đầy dấu ái

Ta e gió mưa phai mái lạnh lùng

Chân bước đi nhưng lòng ngập ngừng”

Mà ngập ngừng là phải lắm. Riêng với quê hương bây giờ, mái nhà xưa biết đâu đã ra khác lạ. Tất cả xem chừng đã biến thái tột độ.

“Niềm thương dù cho xa cách muôn trùng không phai mờ

Ngày tháng vấn vương theo áng mây trôi đi bơ vơ

Tìm lúc chiều về những phút say mơ

Tìm về lối cũ nên thơ”

(khuyết danh)

Khi vì thời cuộc mà phải xa xứ, bà con mình canh cánh bên lòng nỗi đau khôn nguôi. Nhạc sĩ Duy Khánh viết bài ‘Lối về đất mẹ’ có câu “ Mong một ngày mai (về lại) chan hòa đất mẹ niềm vui… Chiều nay lối về đất mẹ là đây, đường xưa còn ấp ủ bóng trăng gầy”. Lối về còn đó, nhưng nay đang như mờ mịt khói sương, trắc trở nghĩa tình. Dẫu rằng đứa con tha hương nào cũng mong có ngày về. Ngày đó gần hay xa ? Ai cũng muốn hỏi nhau, mà chưa có câu trả lời.

Hơn nữa, kế thừa tinh thần truyền thống dân tộc và ý chí quật cường, với tính kiên trì và thông minh sẵn có, khởi đầu từ khi mới định cư nơi xứ lạ, chỉ với 2 bàn tay trắng, từng chịu biết bao đắng cay tủi nhục, đã mạnh dạn vươn lên trong cuộc sống mỗi ngày một phát triển mạnh cho đến ngày nay, và đã đạt thành công tốt đẹp vẻ vang vượt bực về mọi phương diện, khiến cả thế giới không khỏi nể nang, vinh danh và kính phục.

Ai nấy nhủ bảo nhau xây dựng cộng đồng, thăng tiến đời sống, giáo dục con em, tạm thời chờ cơ hội. Họ thường xuyên tổ chức ngày kỷ niệm các vị anh hùng dân tộc, như Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung để duy trì tinh thần ái quốc. Khi ngày hồi hương thuận tiện, bà con tỵ nạn sẽ đem ‘chất xám’ về dựng lại xứ sở cũ.

Tạm thời, họ xác quyết với nhau rằng “hãy cứ nhận nơi này làm quê hương”. Từ chỗ cố hội nhập tới chuyện sánh bước cùng dân địa phương, kể cả việc ra tranh cử vào khá nhiều chức vụ chính quyền các cấp. Đồng thời giới trẻ cũng tìm cách phát triển tài năng để đạt được nhiều thành tích về khoa học, kỹ thuật, văn hóa, nhất là tiến thân phục vụ ‘quê hương mới’ trong những chức vụ cao trong quân lực, kể cả hàng tướng lãnh. Tiềm lực vốn nằm đó. Đàn con sẽ dành để về phục vụ đất mẹ ngày mai.

Trong nỗi buồn, vẫn tiềm tàng niềm vui và hy vọng bao la….

Linh Mục Giuse Nguyễn Văn Thư
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Lập Đông
Nguyễn Đức Cung
09:34 03/01/2018
LẬP ĐÔNG
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Tiết trời vừa chớm lập đông
Cao nguyên tuyết trắng mênh mông núi đồi.
(nđc)
 
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Năm 4/1/2018
VietCatholic Network
15:26 03/01/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, thứ Tư ngày 4 tháng 1.

2- Buổi đọc Kinh Truyền Tin trong ngày đầu năm, Đức Thánh Cha kêu gọi tiếp nhận và trợ giúp người di cư tỵ nạn.

3- Đức Thánh Cha chủ sự buổi hát Te Deum (Kinh Chiều Tạ Ơn), Giao Thừa 2017 tại Vatican.

4- Đức Thánh Cha ký tên vào một tấm ảnh rất bi thảm, và truyền cho công bố vào ngày cuối năm.

5- Hồ sơ 15.000 trang bằng chứng cho tiến trình phong chân phước cho sơ Lucia.

6- Bệnh viện Công Giáo ở Bangladesh tổ chức Giáng Sinh cho người phong cùi.

7- Tin vui mùa Giáng Sinh: Nhà thờ núi Bokor, Campuchia đã được trao trả cho Công Giáo.

8- Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình Tổng Giáo Phận Sydney, Australia, Mừng Bổn Mạng.

9- Giới thiệu Thánh Ca: Đón Chào Ngày Mới.

Xin quý vị theo dõi phần tin chi tiết:
 
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 04/01/2018: Quá nhiều linh mục bị thảm sát dã man trong năm 2017
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:16 03/01/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Con số các nhà truyền giáo bị giết trong năm 2017 rất đáng quan ngại

Trong những năm vừa qua, thế giới chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo. Tuy nhiên, oái oăm thay, số các nhà truyền giáo bị giết nhiều nhất không phải là ở các quốc gia có đa số dân theo Hồi Giáo hoặc ở các quốc gia Châu Á, nhưng chính là tại Mỹ châu Latinh nơi có một đa số rõ rệt dân chúng là người Công Giáo. Điều này không chỉ xảy ra trong năm nay 2017, nhưng là một thực tại liên tục trong suốt 8 năm vừa qua. Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã đưa ra nhận xét cay đắng như trên trong bản phúc trình về con số các nhân viên mục vụ của Giáo Hội Công Giáo bị thảm sát trong năm 2017 sắp kết thúc.

Trong năm 2017, 23 nhân viên mục vụ của Giáo Hội Công Giáo đã bị giết trên toàn thế giới, trong đó có 13 linh mục, 1 sư huynh, 1 nữ tu, và 8 giáo dân truyền giáo.

Phân bố theo lãnh thổ, đây là năm thứ 8 liên tiếp Mỹ Châu Latinh (Mễ Tây Cơ, Trung Mỹ và Nam Mỹ) là nơi có số lượng lớn các nhân viên chăm sóc mục vụ bị giết chết với con số lên đến 11 vị trong đó có 8 linh mục, 1 sư huynh và 2 giáo dân truyền giáo. Kế đến là Phi Châu, nơi có 10 nhân viên chăm sóc mục vụ bị giết gồm 4 linh mục, 1 nữ tu, và 5 giáo dân truyền giáo. Tại Á châu, 1 linh mục, và 1 giáo dân truyền giáo đã bị giết. Cả hai đều bị giết tại Phi Luật Tân, là quốc gia duy nhất tại châu Á nơi đa số dân theo Công Giáo

Nếu chúng ta xét riêng từng quốc gia, thì trong năm 2017, Nigeria dẫn đầu với 5 nhân viên chăm sóc mục vụ bị giết, tiếp đến là Mễ Tây Cơ có 4 vị, Colombia và Phi Luật Tân mỗi nước có hai vị.

Với 4 linh mục bị giết, Mễ Tây Cơ tiếp tục là quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới đối với các linh mục. Theo nhận định của của Cha Omar Sotelo, là Giám đốc Trung tâm Truyền thông Đa phương tiện Mễ Tây Cơ, “Bạo lực chống lại hàng giáo phẩm đã tăng lên trong những năm gần đây mà không thấy có những hành động cụ thể nào để ngăn chặn nó. Dân chúng luôn phải đối mặt với những tội ác, chúng ta biết rõ điều đó, nhưng bây giờ trên hết, chức tư tế đã trở thành một chức vụ nguy hiểm; trong chín năm qua, Mễ Tây Cơ là nước có nhiều linh mục bị giết nhất trên thế giới.”

Báo cáo của Fides cũng đề cập đến một giám mục bị giết tại giáo phận Bafia của Cameroon. Xác Đức Cha Jean-Marie Benoit Bala được tìm thấy trong dòng sông Sanaga vào ngày 2 tháng Sáu. Cơ quan tư pháp của Cameroon quyết liệt cho rằng Đức Cha tự tử, trong khi Hội Đồng Giám Mục kiên trì lặp lại rằng Đức Cha không tự sát, nhưng “đã bị sát hại tàn bạo” trước khi bị ném xuống giòng sông đang chảy xiết.

2. Đức Bênêđíctô thứ 16 ca ngợi Đức Hồng Y Müller đã bảo vệ ‘những truyền thống rõ ràng của đức tin’

Đánh dấu sinh nhật thứ 70 của Đức Hồng Y Gerhard Müller, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 nhận xét rằng mặc dù Đức Hồng Y không còn là tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, ngài vẫn tiếp tục có một vai trò công khai trong việc phục vụ Giáo Hội.

Đức Giáo Hoàng danh dự đã viết bài giới thiệu cho một cuốn tiểu luận của Đức Hồng Y Müller nhân dịp sinh nhật lần thứ 70 của Đức Hồng Y vào ngày 31 tháng 12 và dự kiến kỷ niệm 40 năm thụ phong linh mục của ngài vào tháng Hai tới đây.

Được phát hành vào đầu tháng 12 bởi nhà xuất bản Herder của Đức, cuốn sách có nhan đề “The Triune God: Christian Faith in the Secular Age” – “Thiên Chúa Ba Ngôi: Đức tin Kitô trong thời Thế Tục.”

Trong phần giới thiệu, Đức Bênêđictô XVI viết rằng Đức Phaolô Đệ Lục kỳ vọng nhiều hơn nơi các chức vụ trong Giáo triều Rôma, đặc biệt là các chức vụ tổng trưởng và tổng thư ký của các bộ, “chỉ được giới hạn trong 5 năm để bảo vệ quyền tự do của Đức Giáo Hoàng và tính linh hoạt của Giáo Hội”.

Liên quan đến Đức Hồng Y Müller, Đức Bênêđictô XVI viết, “Nhiệm kỳ năm năm của ngài tại Bộ Giáo lý Đức Tin đã hết hạn, vì vậy ngài không có một chức vụ cụ thể nào nữa, nhưng một linh mục và chắc chắn một giám mục và một Hồng Y thì không thể nghỉ hưu một cách đơn giản như thế”, đó là lý do tại sao ngài phải tiếp tục “phục vụ đức tin một cách công khai”.

Đài phát thanh Vatican cho hay Đức Bênêđíctô XVI cũng nói về tầm quan trọng của việc trở thành tổng trưởng bộ Giáo Lý Đức Tin - một vị trí mà ngài đã từng nắm giữ hơn 23 năm trong triều đại của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Kiến thức thần học là rất cần thiết cho vai trò này, vị giáo hoàng đã nghỉ hưu nói, nhưng hiểu biết những giới hạn trong kiến thức thần học của mình cũng là điều cần thiết.

Đức Bênêđíctô XVI đã kết thúc bài giới thiệu với những lời ca ngợi Đức Hồng Y Müller như sau: “Đức Hồng Y đã bảo vệ truyền thống rõ ràng về đức tin, và theo tinh thần của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ngài đã cố gắng hiểu cách sống đức tin ấy trong thế giới ngày nay”.

Khi được thông báo vào tháng 7 rằng nhiệm kỳ của Đức Hồng Y Müller không được gia hạn, nhiều blogger và nhà văn đã cho rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra quyết định này vì những bất đồng về mặt thần học, đặc biệt về vấn đề cho những người Công Giáo ly dị và tái hôn dân sự được rước lễ.

Tuy nhiên, Đức Hồng Y Müller trả lời với một tờ nhật báo Đức rằng “không có bất đồng giữa Đức Giáo Hoàng và tôi.”

Đức Hồng Y nói với tờ báo rằng quyết định của Đức Giáo Hoàng gây bất ngờ cho ngài, nhưng ngài không buồn vì chuyện này.

Là một Hồng Y dưới 80 tuổi, Đức Hồng Y Müller vẫn là thành viên của một số bộ và hội đồng trong giáo triều Rôma, vì vậy, ngài nói: “Tôi vẫn có nhiều việc phải làm ở Rôma.”

3. Lần đầu tiên trong 50 năm qua, Kitô hữu được công khai đón mừng Giáng Sinh tại Yangon

Các cộng đồng Kitô hữu ở Yangon, Công Giáo và Tin lành, đã công khai đón mừng Giáng sinh trên các đường phố của cố đô, lần đầu tiên trong 50 năm qua. Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã cho biết như trên trong bản tin ngày 29 tháng 12.

Trong quá khứ Kitô hữu đón Giáng sinh âm thầm và giới hạn trong phạm vi các bức tường của nhà thờ. Năm nay một số lễ hội, bao gồm cả những cuộc rước, đã diễn ra trên các đường phố của cố đô Yangon, đặc biệt từ ngày 23 đến 25 tháng 12 với sự cho phép đặc biệt của các cơ quan chính phủ tại Yangon.

Các lễ hội đã được bắt đầu vào ngày 23 tháng 12 tại Nhà thờ Chúa Ba Ngôi của Tin Lành Methodist và kết thúc vào ngày 25 tháng 12 với một phụng vụ trang trọng tại Nhà thờ Công Giáo Santa Maria ở Yangon, trước sự hiện diện của ông Henry Van Thio, phó tổng thống Cộng hòa Miến Điện.

Đức Giám Mục John Saw Yaw Han, Phụ tá Tổng Giáo phận Yangon, cho thông tấn xã Fides biết các Kitô hữu Miến Điện rất hạnh phúc với mùa lễ hội đầu tiên này. Ngài khuyến khích tất cả các Kitô hữu “đóng góp mọi cách cho hòa bình và thịnh vượng của quốc gia”.

Lễ hội Giáng sinh được khởi xướng với sự đồng ý của các quan chức cao cấp ở Yangon, với mục đích rõ ràng là “hoan nghênh chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô tới Miến Điện hồi tháng 11 vừa qua và nhằm biểu lộ tình đoàn kết với các Kitô hữu ở Miến Điện và trên thế giới”.

Theo cuộc điều tra dân số năm 2014, toàn bộ dân số Miến Điện là 51,4 triệu người, và con số các Kitô hữu của tất cả các hệ phái Kitô là 3 triệu người.

4. Báo Tòa Thánh cảnh báo nhiều phương tiện truyền thông đang bóp méo hình ảnh Đức Thánh Cha Phanxicô

Sử gia Lucetta Scaraffia, người viết bài thường xuyên trên tờ Quan Sát Viên Rôma đã viết một bài có tính cách tổng kết khuynh hướng của các phương tiện truyền thông trong năm 2017 sắp kết thúc. Ông nhận định rằng chủ nghĩa tương đối mà Giáo hội phải đối diện trong những thập kỷ gần đây, đã sản sinh ra hiện tượng “post-truth” (sự thật có hậu ý) là điều rất khó đối đầu bởi vì nó “được phổ biến rất nhanh chóng và rất khó vạch trần.”

Trích dẫn nhà sử học người Pháp Marcel Guachet, là người khởi xướng ra thuật ngữ “post-truth”, để mô tả cách thức trong đó người ta chỉ đề cập đến những khía cạnh của sự thật có lợi cho việc lèo lái dư luận và bỏ qua những khía cạnh khác của sự thật; ông Scaraffia mô tả “sự thật có hậu ý” là “đứa con ngoại tình của thứ chính trị cắt cúp.”

Ông Scaraffia cho rằng các phương tiện truyền thông đang ráo riết xây dựng “hình ảnh một vị Giáo hoàng cấp tiến và phóng khoáng” bằng cách trích dẫn sai lạc bối cảnh những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô, nhấn mạnh những trích dẫn này trong đầu đề nhưng lại bỏ qua các tuyên bố “phù hợp với truyền thống Kitô giáo”.

Các phương tiện truyền thông xã hội cũng đang lưu hành các bài phát biểu bằng tiếng Tây Ban Nha được gán cho là của Đức Giáo Hoàng.

Những tác động đó, theo Scaraffia, đã bóp méo hình ảnh của Đức Thánh Cha Phanxicô. Vị Giáo Hoàng Á Căn Đình được miêu tả là “cách mạng và không thể tiên đoán được”, trong khi Giáo triều Rôma bị coi như “rõ ràng đã bị quỷ ám”.

Trong khi những văn bản của Đức Giáo Hoàng có sẵn cho những ai muốn đọc thì “rất ít người đọc bởi vì đa số họ tin vào giới truyền thông một cách mù quáng”.

5. Giáo phận Arlington Đánh gục và biến một trung tâm phá thai thành phòng khám bệnh miễn phí của Công Giáo

Các tổ chức phò sinh của Công Giáo Hoa Kỳ thường tổ chức các buổi cầu nguyện trước các trung tâm phá thai để ngăn cản các phụ nữ bước vào các trung tâm này. Phương thức này có khi không thực hiện được nếu các trung tâm phá thai xin được một “restraining order”, tức là một lệnh cấm không cho đến gần một phạm vi nào đó.

Khu vực công sở Manassas trên đường Forestwood Lane, Virginia, Hoa Kỳ có một trung tâm phá thai tên là Amethyst, là nơi đã từng giết hại khoảng 1,200 thai nhi mỗi năm. Để tránh những rắc rối về pháp luật, các tổ chức phò sinh đã mua một văn phòng sát cạnh trung tâm nhằm ngăn cản các phụ nữ có ý định phá thai.

Mỗi ngày có hàng chục các thành viên của các phong trào phò sinh đến đọc Kinh Mân Côi và khẩn khoản thuyết phục các phụ nữ đừng bước vào phòng khám phá thai bên cạnh.

Trước các hoạt động “phá đám” một cách hợp pháp của văn phòng bên cạnh, chủ nhân của trung tâm phá thai đã buộc phải đóng cửa vào tháng 9 năm 2015.

Nay thì giáo phận Arlington cho biết đã mua lại trung tâm phá thai Amethyst và từ ngày 6 tháng 12 vừa qua đã biến nó thành một phòng khám bệnh và phát thuốc cho người nghèo có tên là “Mother of Mercy Free Medical Clinic”.

6. Khủng bố Hồi Giáo tấn công vào một nhà thờ Coptic tại thủ đô Cairo

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng và 20 người bị thương trong vụ tấn công nhà thờ Chính thống Coptic vào sáng ngày 29 tháng 12 tại Helwan, một quận ở phía nam Cairo. Bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã nhận trách nhiệm về vụ này.

Hai trong số các nạn nhân là các cảnh sát viên. Một tay súng đã bị các lực lượng an ninh bắn chết tại chỗ, trong khi tên thứ hai trốn thoát được.

Mục tiêu của cuộc tấn công là Nhà thờ Coptic Mar Mina, nơi đang chuẩn bị để mừng Lễ Giáng sinh Chính Thống Giáo vào ngày 7 tháng Giêng.

Cuộc tấn công đã xảy ra mặc dù các nhà chức trách đã cảnh giác cao hàng ngày và các lực lượng phản ứng nhanh đã được triển khai. Vì thế, Cha Rafic Greiche, phát ngôn viên của Giáo Hội Công Giáo Ai Cập, nói với AsiaNews rằng “với tình hình này, lễ mừng Giáng Sinh của Giáo Hội Chính Thống Giáo có thể phải hủy bỏ. Chính quyền luôn ở mức báo động cao, dù thế, các mưu toan tấn công vẫn không thể bị loại trừ, đó là những gì đã xảy ra ngày hôm nay.”

Cha Rafic Greiche cho biết thêm một phái đoàn người Công Giáo đang thăm viếng nhà thờ và khu vực này để trao đổi những lời chúc tốt đẹp với các gia đình Chính Thống Giáo địa phương.

Các nhân chứng nói rằng lực lượng an ninh đã vô hiệu hóa một thắt lưng đầy bom của tên khủng bố bị bắn chết.

Trong một quốc gia có gần 95 triệu người đa số là Hồi giáo, các Kitô hữu Coptic chỉ chiếm khoảng 10 phần trăm dân số.

Năm ngoái, quốc gia này đã chứng kiến hàng loạt cuộc tấn công đẫm máu nhắm vào Kitô hữu. Sự leo thang bạo lực gần như đã dẫn đến việc phải hủy bỏ chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Ai Cập vào tháng Tư năm ngoái.

Tuy nhiên, vị giáo hoàng đã có thể viếng thăm đất nước nơi ngài đã gặp Tổng thống và đại diện của trường Đại Học Hồi Giáo al-Azhar lớn nhất thế giới và cử hành Thánh lễ trước hàng chục ngàn người.

Lễ Giáng sinh Công Giáo đã diễn ra giữa các biện pháp an ninh chặt chẽ, và may mắn là không có rắc rối nào được báo cáo dù các tín hữu tham dự chật đầy các nhà thờ.

7. Gần 3.4 triệu người theo dõi buổi hòa nhạc mừng Giáng Sinh tại Vatican

Buổi hòa nhạc mừng Giáng Sinh tại Vatican để giúp các trẻ em bị bắt làm nô lệ và các nạn nhân thiếu nhi trên mạng Internet, được phát sóng trên đài truyền hình số 5 của Italia vào đêm 24 tháng 12 năm 2017, là một “thành công lớn”. Một phát ngôn viên của ban tổ chức đã cho biết.

Đây là chương trình được xem nhiều thứ hai trong đêm đó. Chương trình được xem nhiều nhất là Thánh lễ do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự, được truyền hình trực tiếp bởi đài truyền hình quốc gia Ý RAI-Uno.

Buổi hòa nhạc từ thiện đã diễn ra vào ngày 16 tháng 12 tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục của Vatican, đã được theo dõi bởi 2,463,000 người xem truyền hình, tức là 14,6% cao hơn so với buổi hòa nhạc năm ngoái.

992,000 khán giả đã xem chương trình phát sóng vào đầu buổi chiều Giáng sinh tại Hoa Kỳ, Canada, Úc, Á Căn Đình và một số quốc gia châu Âu.

Được sản xuất bởi chương trình Prime Time Promotions và được tổ chức bởi Quỹ Don Bosco in the World và Quỹ Giáo Hoàng “Scholas Occurrentes”, buổi hòa nhạc đã khởi động một chiến dịch gây quỹ để hỗ trợ hai dự án liên quan đến thế giới truyền thông kỹ thuật số.

Dự án đầu tiên là giải phóng các trẻ em đang bị làm nô lệ trong các mỏ coltan ở Congo để khai thác các khoáng sản cần thiết cho việc sản xuất máy tính và điện thoại thông minh.

Dự án thứ hai là chống lại sự bắt nạt trên mạng với các nghiên cứu nhằm bảo đảm một môi trường Internet lành mạnh cho các trẻ em.

8. Hoa Kỳ và Italia gởi quân sang Nigeria và Niger để tận diệt khủng bố Hồi Giáo Boko Haram

Hôm thứ Tư 27 tháng 12, Đại sứ Hoa Kỳ tại Nigeria, là ông Stuart Symington, đã trao cho Thống tướng Sadique Abubakar - Tư Lệnh Không quân Nigeria, quyết định của Hoa Kỳ bán các phản lực cơ chiến đấu A29 Super Tucano cho Nigeria trong một nỗ lực tận diệt khủng bố Hồi Giáo Boko Haram.

Từ đầu năm nay, Hoa Kỳ đã cung cấp các cố vấn Mỹ để huấn luyện chiến tranh du kích cho các quân nhân Nigeria. Tình hình tuy có được cải thiện ít nhiều, nhưng bọn khủng bố Hồi Giáo Boko Haram vẫn có khả năng gây ra các cuộc tấn công ở miền Bắc nước này. Sau các cuộc tấn công, chúng lại rút qua biên giới với Niger.

Trong một diễn biến mới nhất hôm 28 tháng 12, một kẻ tên khủng bố đã nổ bom tự sát trong một khu chợ đông đúc ở miền Bắc Nigeria giết chết 6 người. Nhà cầm quyền cáo buộc tổ chức khủng bố Hồi Giáo Boko Haram đã gây ra vụ này.

Cuộc chiến do khủng bố Hồi Giáo Boko Haram gây ra đã khiến ít nhất 20,000 người chết và buộc 2.6 triệu người phải di tản từ năm 2009 đến nay.

Hôm thứ Tư 27 tháng 12, Thủ tướng Italia là ông Paolo Gentiloni cho biết ông sẽ đề nghị với quốc hội chuyển một số quân đang đóng tại Iraq tới Niger để chống lại nạn buôn lậu và bọn khủng bố Boko Haram.

Ông Gentiloni cho biết, sự hiện diện của 1,400 quân Italia ở Iraq có thể được giảm bớt sau chiến thắng chống lại các chiến binh Hồi giáo và nên được triển khai tại vùng Sahel ở Tây Phi.

9. Báo Tòa Thánh than phiền Hoa Kỳ cắt giảm các đóng góp cho Liên Hiệp Quốc

Tờ Quan Sát Viên Rôma đã có bài trên trang nhất số ra ngày 27 tháng 12 than phiền Hoa Kỳ cắt giảm các đóng góp cho Liên Hiệp Quốc sau cuộc bỏ phiếu tại Đại Hội Đồng của tổ chức này liên quan đến tuyên bố của tổng thống Trump về tình trạng của thành thánh Giêrusalem.

193 thành viên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã tổ chức một phiên họp đặc biệt khẩn cấp vào ngày thứ Năm 21 tháng 12 theo yêu cầu của các quốc gia Ả Rập và Hồi giáo về quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Giêrusalem là thủ đô của Israel. 128 nước đã bỏ phiếu chống lại quyết định của tổng thống Trump, 35 nước bỏ phiếu trống và 9 nước bày tỏ sự ủng hộ đối với Hoa Kỳ.

Chỉ vài ngày sau đó, Hoa Kỳ đã lập tức cắt giảm một khoản đóng góp khổng lồ cho Liên Hiệp Quốc trị giá 285 triệu đô la trong tài khóa 2018.

Trong thông báo cắt giảm, Đại sứ Nikki Haley đổ lỗi cho Liên Hiệp Quốc vì sự bội chi ngân sách. Bà nói “Tính không hiệu quả và bội chi của Liên hợp quốc ai cũng biết. Chúng tôi sẽ không để cho sự quảng đại của người Mỹ bị lợi dụng hoặc không được kiểm soát. Việc giảm chi tiêu lịch sử này - và những động thái khác là nhằm hướng đến một Liên Hiệp Quốc hiệu quả hơn và có trách nhiệm hơn – Đó là một bước đi đúng hướng.”

Bà Haley cho biết có thể sẽ cắt giảm thêm ngân sách trong tương lai. Tổng thống Trump dự kiến sẽ chấm dứt việc tài trợ cho các chương trình thay đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc và sẽ cắt giảm 16 phần trăm nguồn tài trợ cho Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, còn được gọi là UNICEF”

Một phát ngôn viên của phái đoàn Mỹ tại Liên Hiệp Quốc nói rằng “những cắt giảm đáng kể này là kết quả của các cuộc đàm phán kéo dài hàng tháng qua. .. không liên quan gì đến cuộc bỏ phiếu về Israel.”

10. Cuộc tranh luận về nền văn hóa súng ống tại Hoa Kỳ

Sáng ngày lễ Giáng Sinh 25 tháng 12, trong khi dân chúng đang tụ tập mừng lễ tại các nhà thờ một bọn trộm trộm đã đánh cắp 31 khẩu súng từ một cửa hàng ở Clarksville, Tennessee.

Các nhân viên đã tức tốc chạy đến cửa hàng Double Tap Tactical chưa đầy sáu phút sau khi được báo động, nhưng các tên trộm đã thoát thân.

Các camera của cửa hàng cho thấy 3 tên trộm đã phá cửa chính bằng búa. Sau đó, 3 tên trong những chiếc áo khoác trùm đầu đã đập vỡ các cửa kính của các gian trưng bày trước khi lùa vào những túi lớn các loại vũ khí.

Tổng cộng, những tên trộm đã đánh cắp 25 khẩu súng ngắn bán tự động, 3 súng lục ổ quay và 3 khẩu súng trường.

Vụ trộm súng ống này đã làm bùng lên cuộc tranh luận về quyền sở hữu và mang vũ khí tại Mỹ.

Nền văn hoá súng ống đã ăn sâu trong xã hội Hoa Kỳ. Quyền sở hữu và mang vũ khí được bảo vệ bởi tu chính án thứ hai của hiến pháp Hoa Kỳ. Ước tính một phần ba các gia đình ở Mỹ có vũ khí.

Hoa Kỳ được coi là một kho vũ khí lớn nhất thế giới với 270 triệu đến 310 triệu khẩu súng được lưu hành. Đến nay, 30,000 người được ghi nhận đã chết vì súng do tự sát hay các cuộc nổ súng giết người hàng loạt.

Các cuộc tranh luận về kiểm soát súng hầu như không đi đến đâu và một tiểu bang lại có một luật riêng về quyền sở hữu và mang vũ khí. 40% các vụ mua bán súng là phi pháp. Các tổng thống Hoa Kỳ liên tục lặp lại các lời hứa về kiểm soát súng nhưng đều thất bại trước các tổ chức mua bán vũ khí.

11. Các nữ tù nhân tại Chí Lợi chờ đợi chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô

Trong cuộc viếng thăm tại Santiago vào tháng Giêng 2018, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm một nhà tù nữ. Thông tấn xã AFP đã thực hiện một cuộc phỏng vấn một số nữ tù nhân tại đây.

Một nữ tù nhân nói: “Mỗi lần tôi nói về chủ đề này tôi cảm thấy rất xúc động khi được ngài đến thăm tại đây, để được lọt vào mắt ngài, vì ngài mang đến bình an, tình yêu và sự kiện là ngài đã chọn viếng thăm cách riêng một nhà tù nữ khiến tôi vui mừng, tự hào, hạnh phúc và phấn khởi”

Một nữ tù nhân khác còn rất trẻ nói: “Tôi nghĩ chuyến viếng thăm này sẽ có ảnh hưởng đến cuộc đời tôi. Tôi suy tư về những gì tôi đã thấy tại nhà tù này, và những gì tôi đã mất đi khi phải sống tại đây, và cũng là nhìn thấy những gì tôi đã cố gắng, được đứng bên cạnh ngài hay chỉ đơn giản được chào đón ngài là một điều tốt”.

Một nữ tù nhân lớn tuổi hơn nói: “Tôi mang một gánh nặng trong tâm hồn tôi. Từ khi tôi vào đây, tôi đã mất mẹ, và hai tháng trước tôi đã mất con tôi. Nhưng tôi biết Đức Thánh Cha đang mang đến cho tôi bình an và con tim tôi sẽ có thể nghỉ yên”.

Ngày thứ Hai 15 tháng Giêng, Đức Thánh Cha sẽ đến sân bay quốc tế Santiago vào lúc 20h. Ngày thứ Ba 16 tháng Giêng, lúc 16h, ngài sẽ đến thăm nhà tù nữ này sau khi cử hành thánh lễ tại công viên O’Higgins vào lúc 10h30 sáng.

12. Cuộc sống đang hồi sinh tại Mosul

Hơn ba năm chiến tranh chống lại bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã tàn phá thành phố cổ này. Nhưng từ khi được giải phóng khỏi IS vào tháng 7 vừa qua, thành phố đã có những dấu chỉ hồi sinh. Một triệu cư dân đã phải lánh nạn trong chiến dịch cuối cùng để giải phóng thành phố này; 9,000 người đã chết trong cuộc xung đột. Các gia cư, các cơ sở thương mại và hạ tầng cơ sở đã bị phá hủy.

Những cư dân đang trở về nhà mình phải đối diện với công việc tái thiết đầy khó khăn. Một cư dân thành Mosul tên là Mohammed Hassan Ali nói: “Để quay về nhà, chúng tôi cần sự trợ giúp của chính quyền. Nếu chúng tôi không được hỗ trợ, chúng tôi không quay lại nổi.”

Mohammed Hassan Ali và gia đình đã lánh nạn vào đầu năm 2017 để tránh những hòn tên mũi đạn. Đây là lần đầu tiên ông nhìn lại được ngôi nhà mình. Ngôi nhà ông bị một quả hoả tiễn đánh trúng.

Ông nói: “Tôi cảm thấy hoàn toàn tan nát, tôi không muốn trở lại ngôi nhà này. Tôi đánh mất mọi hy vọng có thể sống tại đây sau khi đã chứng kiến tất cả cảnh tàn phá này. Tôi đã hào hứng muốn quay về nhà. Nhưng giờ đây khi chứng kiến tình cảnh này thì thà rằng tôi đừng về”

Các cư dân và các chủ tiệm tại Mosul nói họ thất vọng đối với chương trình trợ giúp tái thiết. Xây dựng lại thành phố này có lẽ phải mất nhiều thập kỷ. Hơn 3,000 tấn đổ nát trên mỗi một mẫu tây. Những đổ nát này đè nặng lên khu cổ thành Mosul với những chất nổ, một số được bọn khủng bố Hồi Giáo IS cố ý cài lại.

Chính quyền Baghdad ước tính phải mất 100 tỷ Mỹ Kim cho việc tái thiết quốc gia nhưng các quan chức tại Mosul ước tính phải mất toàn bộ số tiền tương tự để tái thiết thành phố này.

Ông Zyad Mohammed Ali, một chủ tiệm nói: “Chúng tôi chưa hề nhận được bất cứ khoản trợ giúp nào từ chính quyền hay bất cứ tổ chức nào”.

Hoa Kỳ tuyên bố sẽ không tài trợ đồng nào cho các nỗ lực tái thiết. Đại sứ Hoa Kỳ Douglas Silliman nói: “Chính quyền Iraq sẽ phải bỏ ra hàng đống tiền để tái thiết cơ sở hạ tầng, tôi nghĩ rằng sẽ có một vài mạnh thường quân quốc tế có thể trợ giúp. Nhưng tối hậu, chúng tôi nghĩ đó sẽ thuộc khu vực tư nhân quốc tế, và chúng tôi hy vọng khu vực tư nhân Iraq sẽ mang tiền về quốc gia này”