Ngày 02-01-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mục đồng và đạo sĩ
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
01:26 02/01/2019
LỄ CHÚA HIỂN LINH

Chu kỳ Giáng Sinh gồm Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh. Phụng vụ cử hành việc Thiên Chúa tỏ mình cho nhân loại. Hai biến cố quan trọng cũng là hai lễ lớn của chu kỳ là Lễ Giáng Sinh và Lễ Hiển Linh.

Lễ Giáng Sinh, Thiên Chúa tỏ mình cho dân Do thái. Lễ Hiển Linh, Thiên Chúa tỏ mình cho dân ngoại.

Gaspar, Melchior và Balthasas là ba nhà đạo sĩ nổi tiếng ở Ðông phương được mệnh danh là con của các vì sao sáng, huyền phái của khoa học vũ trụ. Họ đã theo ngôi sao lạ đến Bêlem, xứ Giuđêa để thờ lạy Ðấng Cứu Thế. Họ đã dâng cho Hài Nhi vàng, nhũ hương và mộc dược.

Chỉ có hai hạng người đã được diễm phúc gặp gỡ Hài Nhi Giêsu nơi máng cỏ Bêlem. Đó là các mục đồng và những nhà đạo sĩ.
Ðức Cha Fulton Sheen, nhà giảng thuyết lừng danh đã gọi họ những người đơn sơ và những người thông thái.

Khi các mục đồng canh giữ chiên ở ngọn đồi Bêlem, họ bỡ ngỡ vì vẽ đẹp của thiên thần: “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Ðấng cứu độ đã sinh ra cho anh em trong thành của vua Ðavit, Người là Ðấng Kitô Ðức Chúa” (Lc 2,10-12). Còn các đạo sĩ ở bên kia xứ Mêđia và Ba tư nghiên cứu bầu trời, đã thấy một ngôi sao chiếu sáng như chiếc đèn của nhà tạm vũ trụ, điện thờ của Thiên Chúa. Họ theo ánh sao tìm đến hang đá tìm gặp Hài Nhi.

Như những cánh bướm bị thu hút bởi ngọn lửa, các mục đồng và các đạo sĩ tiến đến ngai vàng chỉ là một hang đá, đến với Thiên Chúa chỉ là một Hài Nhi. Thiên Chúa Hài Nhi ngước nhìn từ máng cỏ chỉ thấy hai hạng người tìm gặp Ngài và chỉ duy họ tìm gặp Ngài cho đến tận cùng thời gian. Ðó là các mục đồng và các đạo sĩ, những người đơn sơ và những người thông thái.

Các mục đồng là những người đơn sơ. Họ chẳng biết gì tới chính trị, văn chương, nghệ thuật. Họ chỉ biết hai điều quan trong là Thiên Chúa ở trên họ và họ ở giữa đoàn chiên. Ðêm hôm đó bầu trời rộng mở để loan báo Tin mừng.Thiên Thần cho biết, Ðấng họ nóng lòng chờ đợi vừa sinh ra trong hang đá Bêlem nhỏ bé. Họ đã tìm và gặp Ðấng Chăn Chiên của họ.

Các đạo sĩ là những người thông thái đi tìm gặp Ðấng Cứu Thế. Họ không là những vua chúa. Họ không phải là những người nghiên cứu nông cạn mà là những bậc thầy hoàng vương, những nhà tinh thông về vũ trụ và họ đã khám phá ra một ngôi sao lạ. Ðối với khoa học và tôn giáo, họ được liệt vào hàng đầu trong nước của họ. Các vua chúa bàn hỏi với họ trước khi xuất chinh. Các nông dân hỏi ý kiến họ trước khi trồng tỉa. Hàng ngàn người đã thấy ngôi sao, nhưng sự uyên bác của ba đạo sĩ làm cho họ lên đường khám phá. Chính nhà bác học Newton đã thốt lên khi quan sát vũ trụ: Tôi thấy Thiên Chúa đi qua kính viễn vọng của tôi. Ðối với kẻ kiêu ngạo, tự phụ, ngôi sao chỉ là ngôi sao, nhưng đối với người thông thái đó là một dấu chỉ thời đại, một tác phẩm của Thiên Chúa. Thế nên các đạo sĩ đã đi theo ánh sáng ngôi sao với bao gian lao, đầy mạo hiểm. Ðến nơi, mặc phẩm phục và quỳ trên nệm rơm, các đạo sĩ chiêm ngắm một trẻ sơ sinh chưa thể hỏi han hay đối đáp được điều gì. Họ tiến dâng Ngài tặng phẩm và tâm hồn để chứng tỏ sự thần phục của thế gian. Tặng phẩm là vàng, nhũ hương, mộc dược. Vàng, vì Hài Nhi sẽ là vua. Nhũ hương, vì Ngài sẽ là Tư tế. Mộc dược, vì Ngài sẽ chết như mọi người. Các Ðạo sĩ đã tìm gặp được Ðấng khôn ngoan.

Chỉ có các mục đồng và các đạo sĩ đã tìm gặp được Ðấng Cứu Thế. Trong khi đó các người nổi nang trong đạo Do thái không gặp được Ngài. Bởi lẽ: “Các luật sĩ chỉ thao thức về lề luật. Các thượng tế chỉ nhạy bén về đền thờ. Các kỳ lão chỉ lo lắng về truyền thống. Hêrôđê cũng là con người tìm tòi, ông đã cặn kẽ điều tra nơi Hài Nhi ở, không phải để đến thờ lạy mà tìm cách hủy diệt. Loại người nào cũng tự mãn trong những cơ chế phức tạp cứng nhắc” (Ðức Cha Bùi Tuần).

Thời nay cũng thế, đầy dẫy những triết gia, những nhà khoa học, những người vô thần theo thuyết bất khả tri...nhưng không ai trong họ đã nhìn thấy một thiên thần hay ánh sáng một ngôi sao. Dòng dõi của những Hêrôđê kiêu ngạo cho tới thời nay đã không tìm thấy Thiên Chúa vì họ muốn dùng lý trí để nắm bắt siêu việt. Họ quá phức tạp nên không hiểu lời xác quyết đơn sơ của các mục đồng, quá đầy kiến thức khoa học để lãnh hội chân lý do các đạo sĩ đem đến. Dòng dõi này che đậy tính kiêu ngạo và đi tới chỗ coi Giáo hội là một thể chế đã lỗi thời cần loại bỏ.

Ðiều kiện tiên quyết để gặp được Thiên Chúa, đó là lòng khiêm nhường, chung cho cả người đơn sơ lẫn người thông thái. Những tâm hồn đơn sơ như các mục đồng mới gặp được Thiên Chúa bởi họ ý thức mình không biết gì cả. Những người thông thái đích thực như các đạo sĩ gặp được Thiên Chúa bởi vì họ ý thức mình không biết gì cả.

Chúa Giêsu không sinh ra ở giữa trời, nơi người ta có thể đứng thẳng. Ngài đã Giáng sinh trong hang đá, nơi người ta phải cúi mình để đi vào. Ðó là một cử chỉ khiêm nhường. Các mục đồng và các đạo sĩ đủ đơn sơ để nghiêng mình xuống. Khi làm như vậy, họ thấy mình ở trong hang đá. Tại đó, một người nữ diễm lệ, đầu đội mặt trời, chân đạp mặt trăng và đôi tay ẵm lấy Hài Nhi, Ðấng dùng những ngón tay bé nhỏ của mình nâng đỡ trái đất. Khi các mục đồng và các đạo sĩ quỳ gối, có lẽ các đạo sĩ ghen với các Mục đồng vì con đường của các mục đồng ngắn hơn, họ tìm thấy sự khôn ngoan là chính Thiên Chúa mau hơn (Ðức Cha Fulton Sheen).

Các Đạo sĩ là những người thông thái, học thức, được mọi người trong đất nước mình nhìn nhận khả năng. Chính nhờ kiến thức, tính toán mà họ có thể khám phá ra Ngôi Sao dẫn đưa họ đến tận hang đá. Nhưng một khi đặt chân đến Giêrusalem, những con người khoa học này không còn cậy dựa vào kiến thức của mình nữa: họ dò hỏi các luật sĩ và tiến sĩ Luật, các nhà chuyên môn về Kinh Thánh là chính Mạc Khải của Thiên Chúa. Cũng thế, kiến thức của chúng ta không đủ để giải thích tất cả: như các đạo sĩ, cần phải lắng nghe các ngôn sứ, cả thời xưa lẫn thời nay, để nhờ họ mà có thể nhận biết khuôn mặt thật của Thiên Chúa và tình yêu Ngài mang đến cho mọi loài thụ tạo (Jean Luc Muller, Église en fêtes, Tequi, 1990, tr. 51-59. Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính chuyển ngữ). Thiên Chúa vẫn không ngừng lôi kéo cả nhân loại đến với Con Một của Ngài là Ðức Giêsu Kitô. Ngài vẫn không ngừng cho những ánh sao dẫn đường. Không phải là ánh sao trên trời cao mà là ánh sáng Ngài gieo vào lòng người. Mỗi người cần phải trung thành với ánh sáng đó, dấn bước trên hành trình đức tin đầy mạo hiểm của mình.

Các Thượng tế, các Kinh sư thông hiểu Thánh kinh, họ cắt nghĩa cho Hêrôđê rất hay nhưng họ vẫn ngồi yên tại chỗ. Họ tìm Ðấng Thiên Sai trong Thánh Kinh, nhưng không nhận ra Người trong thực tế vì Người không phù hợp với những quan điểm cố định của họ.

Những tâm hồn đơn sơ như các mục đồng, những tâm hồn cởi mở khao khát chân lý như các đạo sĩ lại được hạnh phúc nhận biết Người.

Thiên Chúa vẫn tiếp tục tỏ mình cho thế giới qua các dấu chỉ tự nhiên của trời đất, của lịch sử, qua Thánh kinh, qua Giáo hội, qua các Bí tích, qua cuộc sống hàng ngày. Ðể gặp Ngài, chúng ta cần có lòng khiêm nhường. Nhờ sự gặp gỡ này, mỗi người sẽ trở nên ánh sao dẫn lối cho nhiều người nhận biết và yêu mến Chúa.


 
Suy Niệm Lễ Chúa Hiển Linh
Lm Antôn Nguyễn Văn Độ
10:44 02/01/2019
Hãy Làm Cho Ánh Sáng Tỏa Sáng

Suy Niệm Lễ Chúa Hiển Linh

(Mt 2, 1-12)

Tiếp liền sau Đại lễ Giáng Sinh, Giáo hội cử hành lễ Chúa Hiển Linh hay còn gọi là lễ Chúa Tỏ Mình. Theo một truyền thống rất xa xưa từ thế kỷ thứ II, Thánh Giustinô đã nói tới là Chúa Giêsu đã sinh ra trong một chuồng bò lừa tại Belem. 40 ngày sau, Thánh Giuse và Đức Maria đem Hài Nhi lên Đền thờ Giêrusalem để dâng cho Thiên Chúa như luật dạy. Phúc Âm Thánh Matthêô cho biết: sau khi dâng Chúa trong Đền Thánh, Thánh Gia không trở về Nagiarét ngay. Trong khoảng thời gian này đã xảy ra nhiều việc liên quan với nhau. Từ Đền Thờ, Thánh Gia lại trở về Belem. Chính nơi đây, các đạo sĩ, do một ngôi sao dẫn đường từ Phương Đông tới thờ lạy Chúa Giêsu và dâng cho Ngài lễ vật: vàng, nhũ hương và mộc dược. Hêrôđê thấy các đạo sĩ không trở lại Giêrusalem báo tin như lời mình dặn, sợ ngai vàng của mình bị đe dọa, ông ra lệnh truyền giết các trẻ em ở Belem và các miền phụ cận từ 2 tuổi trở xuống. Thánh Giuse được Thiên thần báo tin, đã đem Chúa Giêsu và Đức Mẹ sang Ai-Cập và ở đó cho tới khi Hêrôđê băng hà.

Như thế, chúng ta thấy Lễ Chúa Hiển Linh trước hết có nghĩa là lễ Chúa tỏ mình ra cho các dân tộc, mà Ba Nhà Đạo sĩ là những đại diện.

“Epiphaino” có nghĩa là Thiên Chúa tự mặc khải trong nhân tính của Ðức Kitô, tự làm cho mình có thể trông thấy được. Cụ thể như dùng ánh sao đêm biểu lộ cho Ba Ðạo Sĩ biết, dẫn họ lên đường đến nơi Hài Nhi vừa mới sinh để nhận ra Ðức Giêsu là Ðấng Cứu Thế. Nếu lễ Giáng Sinh người ta nêu bật dấu ẩn của Thiên Chúa trong sự khiêm hạ với điều kiện là người, trong Trẻ Thơ Belem. Thì trong lễ Hiển Linh lại nêu bật việc Thiên Chúa tự tỏ mình, xuất hiện qua chính nhân tính.

Việc các Ðạo Sĩ đến tôn thờ Chúa Hài Nhi đã sớm được nhìn nhận như là ứng nghiệm những lời tiên tri trong Kinh Thánh. Isaia có viết như sau: “Các dân tộc sẽ bước đi theo ánh sáng của ngươi, và các vua chúa tiến bước theo nguồn sáng của ngươi đang mọc lên” (Is 60,3.6). Ánh sáng của Chúa Kitô, khi xưa như được chiếu tỏa trong hang Bêlem, nay tỏa sáng trên khắp địa cầu.

Trong lễ Chúa Tỏ Mình, Giáo Hội đề nghị một văn bản rất ý nghĩa của ngôn sứ Isaia: “Hãy đứng lên, hãy toả sáng ra, hỡi Giêrusalem! Vì sự sáng của ngươi đã tới, vì vinh quang của Chúa đã bừng dậy trên mình ngươi. Kìa tối tăm đang bao bọc địa cầu, vì u minh phủ kín các dân, nhưng trên mình ngươi Chúa đang đứng dậy, vì vinh quang của Ngài xuất hiện trên mình ngươi. Chư dân sẽ lần bước tìm về sự sáng của ngươi, và các vua hướng về ánh bình minh của ngươi.” (Is 66, 1-3).

Ðây là một lời mời hướng tới Giáo Hội Chúa Kitô và hướng tới từng người trong chúng ta, mời gọi ta ý thức hơn về sứ mệnh và trách nhiệm của mình đối với thế giới trong việc làm chứng và đem ánh sáng mới của Tin Mừng đến khắp thế gian. Trong số mở đầu Hiến chế về Giáo Hội có viết: “Ánh sáng muôn dân là chính Chúa Kitô, nên Thánh Công Ðồng đang nhóm họp trong Chúa Thánh Thần hết lòng mong ước soi dẫn mọi người bằng ánh sáng của Chúa phản chiếu trên dung nhan Giáo Hội bằng việc rao truyền Phúc âm cho mọi tạo vật” (LG, 1). Tin Mừng là ánh sáng không được dấu đi, nhưng để trên giá. Giáo Hội không phải là ánh sáng, nhưng nhận ánh sáng của Chúa Kitô, tiếp nhận nó để được soi chiếu, và phổ biến ánh sáng đó ra với tất cả sự rạng ngời của nó. Và đây là điều cũng phải xảy ra trong cuộc sống cá nhân…

Các thượng tế tại Giê-ru-sa-lem được Hêrôđê triệu tập để tư vấn cho ông về nơi Đấng Cứu Thế đã được sinh ra, cũng như cung cấp cho nhà vua các thông tin mà họ đã thu thập được trong truyền thống Kinh Thánh. Tuy nhiên, ý Chúa nhiệm mầu, vì ý định của Hêrôđê không trong sạch, ý định đó các nhà đạo sĩ là sứ giả cho những người tìm kiếm Thiên Chúa đã được mộng báo. Việc các nhà đạo sĩ đến kính viếng Chúa Hài Nhi cho ta thấy, sứ mạng của Đức Giêsu không chỉ dành cho Dân được tuyển chọn, nhưng cho cả nhân loại. Việc Ba Nhà Đạo Sĩ đến Giêrusalem hỏi đường, cho thấy mối liên lạc giữa sự khôn ngoan ngoại giáo và mạc khải Kitô Giáo thể hiện nơi con người của Chúa Giêsu thành Nazareth mà con người khát mong tìm kiếm. Sứ vụ phổ quát của Chúa Kitô được Thánh Phaolô gọi là sự mặc khải của mầu nhiệm: “Ấy vì dân ngoại, cùng (với Israel) là kẻ thừa tự, là Thân mình, và là đồng hưởng lời hứa trong Ðức Yêsu Kitô, nhờ bởi Tin Mừng” (Ep 3, 2). Ơn cứu chuộc sẽ mở ra cho muôn người thuộc mọi quốc gia, và các dân ngoại đã trở thành người đồng thừa tự, cùng được chia sẻ lời hứa trong Chúa Giêsu Kitô (Ep 3, 6). Sự gặp gỡ giữa sự khôn ngoan của những người sống bên ngoài mạc khải (là các đạo sĩ, dân ngoại), và những người hiển nhiên thừa hưởng lời hứa (Dân Do Thái) từ sự ra đời của Chúa Kitô sẽ cho thấy sứ mệnh của Chúa Giêsu trong sứ vụ công khai của mình, và bản chất của Giáo Hội mà Chúa Giêsu sẽ xây dựng.

Giáo Hội với sứ mạng phổ quát của mình, phải là nơi đáp ứng những khát vọng sâu xa của con người mọi nơi, mọi thời đại về Thiên Chúa. Giống như Chúa Kitô, Ngài đã chiếu tỏa vinh quang cho dân ngoại. Giáo Hội cũng mời gọi chúng ta dõi theo ánh sao cùng ba nhà Đạo Sĩ đến chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu, Thiên Chúa làm người trong khiêm hạ và nghèo khó, nhất là đón nhận chính Hài Nhi ấy là Ánh Sáng và là Chúa Kitô vào trong chúng ta, để chúng ta có sống là sống chính sự sống của Người, và lấy các tâm tình, tư tưởmg và hành động của Người làm tâm tình, tư tưởng và hành động của chúng ta. Như thế, mừng Giáng Sinh là biểu lộ niềm vui, sự mới mẻ, ánh sáng mà biến cố Giáng Sinh này đã đem lại trong toàn cuộc sống chúng ta, để chúng ta cũng là những người đem niềm vui, sự mới mẻ đích thật, và ánh sáng của Thiên Chúa đến cho mọi người. Amen.

Linh mục Antôn Nguyễn Văn Độ

Họ đã quỳ gối xuống sụp lạy Người

SUY NIỆM LỄ HIỂN LINH, LỄ CỦA ÁNH SÁNG

(Mt 2, 1-12)

Trong chương trình cứu độ củaThiên Chúa, Con Thiên Chúa không những chỉ xuống thế làm người trên mặt đất này, mà còn để cho con người nhìn thấy ; Người không chỉ có sinh ra, nhưng còn để con người biết đến và thờ lạy. Đây là sự thật nhãn tiền được biểu lộ trong ngày lễ Hiển Linh, ngày Chúa tỏ mình ra cách rõ nhất mà hôm nay chúng ta mừng kính.

Hôm nay, các đạo sĩ từ phương Đông đến tìm, họ tìm ai ? Tìm “sự lóe rạng mặt trời đức nghĩa” (Ml 3, 20) như Malaki đã loan báo, tìm Đấng mà chúng ta đọc thấy trong sách Dacaria: “Này có một người, hiệu là ‘Chồi lộc’” (Dc 6, 12). Ai tìm thì sẽ thấy. Họ mỏi công đi tìm theo sự hướng dẫn của ngôi sao lạ và họ đã thấy, họ đến thờ lạy Hài Nhi mới sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria. Do lòng nhân hậu, Chúa tự tỏ mình ra cho người ta thấy như thánh Phaolô viết : “Ðấng cứu thoát ta đã hiển linh… không phải do tự các việc ta làm trong đàng công chính, nhưng là chiếu theo lòng thương xót của Người” (Tt 3,4-5).

Xin hỏi các đạo sĩ : Các ngài đang làm gì, hỡi các đạo sĩ, các ngài làm chi vậy? Các ngài thờ lạy một Trẻ Thơ măng sữa, mới sinh nơi xóm nhỏ đơn nghèo ư? Các ngài tin rằng, Trẻ Thơ ấy là Thiên Chúa sao ? Nhưng “Thiên Chúa ở trong thánh điện của Người, ngai của Người đặt ở trên cao” (Tv 10,4). Còn các ngài, các ngài tìm Chúa nơi hang bò lừa đang nằm trong vòng tay mẹ ẵm sao ? Các ngài làm chi vậy? Tại sao các ngài lại dâng vàng ? Trẻ Thơ này là vua ư ? Nhưng đâu là cung điện cũng như ngai vàng của nhà vua, và đâu là quần thần của nhà vua ? Chuồng bò là cung điện, máng cỏ là ngai vàng, Đức Maria và thánh Giuse là quần thần của vua sao ? Làm sao những người thông thái không thờ lạy Hài Nhi, họ đã bị điên dồ hết rồi sao, phải chăng họ coi thường sự non nớt và cái nghèo của Trẻ Thơ ?

Để nên người thông thái, các đạo sĩ đã trở nên điên dồ; Thánh Thần đã dạy bảo họ trước : “Vì chưng một khi thế gian, đứng trước sự khôn ngoan của Thiên Chúa, đã không lợi dụng khoa khôn ngoan mà nhìn biết Thiên Chúa, thì Thiên Chúa đã quyết ý dùng sự điên rồ của lời rao giảng để cứu những kẻ tin” (1Cr 1, 21). Vì vậy, họ đã quỳ gối xuống sụp lạy Hài Nhi nghèo này, thờ kính như một vị vua, vị thần. Một ngôi sao hướng dẫn họ bên ngoài đã chiếu tỏa nơi họ ánh sáng huyền nhiệm của chính vì sao.

Chúa là Ánh Sáng

Lễ Hiển Linh là mầu nhiệm ánh sáng, ánh sáng được diễn tả qua biểu tượng ngôi sao hướng dẫn cuộc hành trình của các nhà đạo sĩ. Chúa Kitô chính là Nguồn Sáng thật, là “Mặt Trời mọc lên từ trên cao” (x. Lc 1,78) chiếu tỏa trần gian và lan ra theo những vòng tròn đồng tâm. Trước hết trên Ðức Maria và Thánh Giuse được chiếu sáng bởi sự hiện diện thần linh của Hài Nhi Giêsu, kế đến là các mục đồng tại Bêlem; khi được thiên sứ báo tin, các ngài mau mắn chạy đến hang đá và gặp thấy nơi đó “dấu chỉ” đã được báo trước cho họ: một con trẻ được bọc trong khăn và đặt nằm trong máng cỏ (x. Lc 2,12). Các mục đồng, cùng với Đức Maria và Thánh Giuse, đại diện cho “nhóm nhỏ còn lại của Dân Israel”, những người nghèo, những kẻ đã được loan báo Tin Mừng.

Ánh sáng của Chúa Kitô cuối cùng chiếu toả đến các vị đạo sĩ, quả đầu mùa từ các dân ngoại : “Lúc nhìn thấy ngôi sao, họ hết sức vui mừng… và họ đã quỳ gối xuống sụp lạy Người” (Mt 2,11). Trong khí đó, “cả nhà vua cùng các đại giáo trưởng và luật sĩ trong dân” (Mt 2,3) còn nằm trong bóng đêm, nơi mà tin tức về Ðấng Thiên Sai sinh ra, được thông báo một cách nghịch lý cho họ biết qua các vị đạo sĩ, và khơi dậy không phải niềm vui mừng, nhưng sự lo sợ và những phản ứng thù nghịch (x. Mt 2,3). Ý định của Thiên Chúa quả thật là nhiệm mầu: “Sự sáng đã đến trong thế gian, mà người ta đã yêu mến tối tăm hơn sự sáng, vì việc họ làm là điều xấu” (Ga 3,19).

Nhưng thử hỏi ánh sáng đó là gì đây? Nó chỉ là một biểu tượng gợi ý, hay có một thực tại thật được nói lên qua hình ảnh này? Thánh Gioan viết : “Thiên Chúa là sự sáng, tối tăm không hề có nơi Người” (1Ga 1,5). Và thêm : “Thiên Chúa là Tình Yêu”. Hai lời quả quyết trên giúp chúng ta hiểu rõ hơn rằng: Ánh sáng bừng lên trong đêm Giáng Sinh là Tình Yêu Thiên Chúa, được mạc khải nơi chính Lòng Thương Xót Nhập Thể.

Chúa Giêsu “là Ánh sáng đã chiếu soi lương dân và Vinh quang của Israel dân Chúa” (Lc 2,32); Ðược Thiên Chúa linh ứng, cụ Simêon đã thốt lên như thế. Ánh sáng chiếu soi mọi dân tộc, ánh sáng của lễ Hiển Linh phát xuất từ vinh quang của Israel dân Chúa, vinh quang của Ðấng Thiên Sai, mà theo Kinh Thánh, đã giáng sinh tại Bêlem, “thành của Vua Ðavít” (x. Lc 2, 10-11). Các đạo sĩ thờ lạy một Hài Nhi đơn sơ nằm trong đôi tay Mẹ Maria, bởi vì các ngài nhìn nhận nơi Con Trẻ này nguồn mạch của hai ánh sáng đã hướng dẫn các ngài: ánh sáng của ngôi sao và ánh sáng của Kinh Thánh. Các ngài nhìn nhận nơi Con Trẻ vị Vua của người Giuđêa, vinh quang của dân Israel, và cũng là Vua của tất cả mọi dân nước.

Giáo hội là ánh sáng

Trong khung cảnh phụng vụ của lễ Hiển Linh cũng được biểu lộ mầu nhiệm Giáo Hội và chiều kích truyền giáo của Giáo Hội. Giáo Hội được mời gọi chiếu sáng trong thế giới ánh sáng của Chúa Kitô, vừa phản chiếu ánh sáng đó nơi chính mình, như mặt trăng phản chiếu ánh sáng của mặt trời. Trong giáo hội đã được hoàn tất những lời tiên tri xưa nói cho thành thánh Giêrusalem : “Hãy chỗi dậy, hãy mặc lấy ánh sáng, bởi vì ánh sáng của ngươi ngự đến… Các dân tộc sẽ bước theo ánh sáng của ngươi, các Vua Chúa sẽ đi theo vinh quang của Nguồn Sáng ngươi” (Is 60, 1-3). Người kitô hữu sẽ phải thực hiện điều này: sau khi đã được Chúa huấn luyện sống theo các Mối Phúc, nhờ qua chứng tá của tình thương, phải lôi cuốn mọi nguời đến cùng Thiên Chúa. “Như thế phải chiếu toả ánh sáng của chúng con trước mọi người, ngõ hầu nhờ thấy những việc tốt chúng con làm mà họ tôn vinh Cha chúng con trên trời” (Mt 5,16).

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Hiển Linh C 6.1.2019
Lm Francis Lý văn Ca
12:20 02/01/2019
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Thánh lễ hôm nay nhắc nhở mỗi người trong chúng ta việc Chúa tỏ mình ra cho dân ngoại. Đây là một ngày lễ rất quan trọng, như nhắc nhở chúng ta sứ vụ loan báo Tin Mừng Chúa Giáng Sinh cho tha nhân-thế giới, những người chưa biết Chúa, để họ nhận ra Chúa mà tôn thờ kính tin.

Tất cả những lời nguyện và những bài đọc trong thánh lễ hôm nay, một cách nào đó nhắc nhởchúng ta nhiệm vụ phải truyền bá đức tin mà mỗi người trong chúng ta đã lãnh nhận ngày chịu phép rửa tội. Để được điều đó, chúng ta phải tự kiểm chính mình đã sống đức tin đó như thế nào, và trong môi trường chúng ta đang sống, phải sống cách nào hữu hiệu để đức tin đó có thể chiếu sáng cho tha nhân?

Ước gì thánh lễ hôm nay nhắc nhở mỗi người trong chúng ta ơn gọi sống đời Kitô hữu đúng nghĩa giữa dân ngoại. Luôn ý thức mình là sứ giả của Thiên Chúa sai đến cho tha nhân, để rao truyền ơn cứu độ, đem ánh sao năm xưa vào chiếu sáng thế giới đa dạng hôm nay nhưng vắng bóng Thiên Chúa.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Nghĩa bóng của bài đọc thứ I hôm nay hướng chúng ta đến thời cánh chung, ngày đó khắp thế giới sẽ được đón nhận ánh sáng của vì sao cứu chuộc. Các dân nước sẽ quy phục dưới ngai Vua Kitô.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô đến với dân ngoại, nhờ sự rao giảng của các tông đồ, chúng ta đã biết được Tin Mừng Giáng Sinh. Giờ tới bổn phận của chúng ta, cũng phải đem Tin Mừng nầy đến cho những ai chưa biết Chúa.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Câu chuyện Ba Vua hôm nay, nhắc nhở chúng ta về sự khó nghèo mà chính Chúa đã chọn. Đây là một sứ điệp mà Giáo Hội, Mẹ Thánh luôn nhắc nhở con cái.

LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

Linh mục: Anh Chị Em thân mến.
Thiên Chúa kêu mời chúng ta tuân giữ giới răn của Ngài, Ngài mong muốn chúng ta nên Thánh. Mặc dù cuộc sống của chúng ta chưa hoàn hảo, nhưng với lòng thành chúng ta van nài Chúa những ơn cần thiết sau đây:

1. Chúng ta cầu nguyện cho nền hòa bình giữa các quốc gia trên địa cầu. Xin cho ánh sáng đã dẫn đường Ba Vua xưa đến hang Bêlem, soi sáng các nhà lãnh đạo các quốc gia luôn mưu cầu hạnh phúc cho toàn dân. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta cầu nguyện cho những đứa bé sinh ra trong sự tàn tật thể xác và tinh thần, kém may mắn hơn những chúng bạn cùng trang tuổi. Xin Chúa ban niềm an ủi cho những gia đình kém may mắn nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xung quanh chúng ta còn biết bao nhiêu người vẫn chưa nhận biết Chúa là Đấng Cứu Chúa đã giáng sinh làm người. Xin cho chúng ta trở thành những chứng nhân của Tin Mừng Giáng Sinh. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin cho chúng ta có một tinh thần quảng đại, thông cảm và tha thứ. Xin dẹp khỏi nơi chúng ta sự hiềm thù, ích kỷ của Hêrôđê, để chúng ta luôn nhìn thấy nơi anh em hình ảnh của Chúa là Cha đầy thân ái. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời trong năm vừa qua, được hưởng niềm vui bất diệt trên thiên quốc. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, xin nhậm những lời cầu khẩn của chúng con dâng lên Chúa trong thánh lễ hôm nay, như Chúa đã nhận của lễ của Ba Nhà Đạo sĩ là vàng, nhủ hương và mộc dược. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Lễ Hiển Linh: Thiên Chúa Tỏ Mình qua Con Chúa
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
19:22 02/01/2019
THIÊN CHÚA TỎ MÌNH QUA CON CHÚA (Lễ Chúa Hiển Linh)
Is 60,1-6 ; Ep 3,2-3a.5-6 ; Mt 2,1-12

Hôm nay, chúng ta cử hành Chúa Nhật Lễ Hiển Linh, hay Lễ Ba Vua. Từ cổ xưa, Giáo Hội gọi lễ này là “Lễ Ánh Sáng” để nói rằng Con Thiên Chúa ra đời là Ánh Sáng cho muôn dân. Ngày nay, phụng vụ gọi lễ này là lễ Chúa Hiển Linh. Từ “hiển linh” được dịch từ tiếng Hy Lạp là Epiphania, có nghĩa là sự tỏ mình ra, sự bày tỏ vinh quang. Quả thật, việc Ngôi Hai Thiên Chúa làm người là biến cố Thiên Chúa tỏ mình ra với nhân loại. Người bày tỏ tình yêu, ơn cứu độ và vinh quang Thiên Chúa cho muôn dân qua Ba Vua. Bởi thế, Lời Chúa hôm nay nói về việc Hài Nhi Giêsu tỏ mình cho Ba Vua, đồng thời mời gọi chúng ta cũng lên đường như Ba Vua để thờ lạy Người.

1- Đấng Cứu Độ của muôn dân
Trong lịch sử cứu độ, Thiên Chúa tỏ mình cho nhân loại qua nhiều cách khác nhau. Như thánh Phaolô nói: “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử” (Dt 1,1).
Quả thế, Trong Cựu Ước Thiên Chúa đã tỏ mình cho loài người qua công trình sáng tạo, qua các trung gian con người. Thiên Chúa ban Lề Luật cho con người qua Môsê. Thiên Chúa ký kết giao ước với loài người qua tổ phụ Ápraham. Thiên Chúa ban Lời Chúa và giáo huấn của Người qua các tiên tri.
Đến thời Tân Ước, thời kỳ viên mãn, Thiên Chúa mạc khải mình qua Chúa Con, Ngôi Lời nhập thể và được sinh ra bởi Đức Maria. Người là Thiên Chúa thật và là người thật. Qua Đức Giêsu, Thiên Chúa hiện diện một cách hữu hình và trực tiếp với nhân loại. Đức Giêsu Kitô là Đấng Cứu Độ duy nhất và phổ quát của nhân loại. Đúng như lời ngôn sứ tiên báo: “Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tối tăm đã nhìn thấy một ánh sáng huy hoàng, những kẻ đang ngồi trong vùng bóng tối của tử thần nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi” (Mt 4,16). Bởi thế, ai thấy Chúa Giêsu Kitô là nhìn thấy Chúa Cha. Ai tin vào Chúa Giêsu thì sẽ được ơn cứu độ.
Thời xưa, người Do Thái quan niệm rằng chỉ có Dân riêng mới được hưởng ơn cứu độ của Thiên Chúa. Nhưng qua biến cố Hiển Linh này, Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý. Ơn cứu độ Chúa Kitô mang lại là phổ quát, cho hết mọi người không loại trừ một ai.

2- Theo ánh sao chỉ đường
Khi nhận ra “ngôi sao lạ” xuất hiện, Ba Vua từ Phương Đông đã lên đường tìm đến Bêlem để triều bái Người (Mt,2,7). Hành trình Đức Tin của họ chắc chắn gặp nhiều khó khăn và thử thách. Như ngạn ngữ nói: “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi, nhưng khó vì lòng người ngại núi e sông.” Dù đường đi khó vì ngăn sông cách núi, nhưng Ba Vua đã không ngại núi e sông, không nản chí sờn lòng. Dưới sự hướng dẫn của ngôi sao chỉ đường, họ đã vượt qua tất cả để đến gặp Đấng Cứu Thế. Khi gặp Chúa Hài Đồng, họ dâng lên Chúa vàng, nhũ hương, mộc dược. Các Giáo Phụ giải thích rằng những tặng phẩm này mang nhiều ý nghĩa: “Dâng hương để nhận Người là Chúa, dâng vàng để nhận Người là Vua, và dâng mộc dược để loan báo Người sẽ chết” (thánh Phêrô Kim Ngôn). Tuy nhiên, ngày nay ba tặng phẩm này được giải thích theo nghĩa khác: vàng tượng trưng cho đức tin vào thiên tính của Đấng Thiên Sai; nhũ hương tượng trưng cho đức cậy là lời cầu nguyện như hương trầm bay lên để tôn vinh Chúa; mộc dược tượng trưng cho đức mến là sự hy sinh và sự từ bỏ ý riêng để vâng theo ý Chúa.
Một chi tiết đáng quan tâm được thánh Mátthêu ghi lại: sau khi đã gặp Đấng Cứu Thế, họ không trở lại gặp vua Hêrôđê nữa, nhưng đã đi lối khác mà về xứ mình (Mt 2,12). Chi tiết này mang ý nghĩa biểu tượng. Nghĩa là sau khi họ đã gặp Chúa Giêsu, họ đã thay đổi hướng đi, thay đổi suy nghĩ, từ bỏ con đường cũ, và đi vào con đường mới; họ có tầm nhìn mới, suy nghĩ mới và cuộc sống mới. Những ai gặp Chúa đều có sự biến đổi tận căn như thế.

3- Những ánh sao cho con người hôm nay
Bài học trước hết mà chúng ta học được từ mẫu gương của Ba Vua đó là lòng khát khao, hy sinh và dấn thân trong việc tìm kiếm Thiên Chúa. Nếu không có khát khao và dấn thân tìm Chúa, chúng ta sẽ không bao giờ gặp Chúa.
Cũng như Ba Vua đã nhìn thấy ngôi sao lạ và họ đã lên đường tìm vị Cứu Tinh, chúng ta có Lời Chúa như là ánh sao dẫn đường chúng ta đi gặp gỡ Thiên Chúa.
Cũng như Ba Vua, chúng ta hãy dâng cho Chúa Hài Đồng những lễ vật: vàng là lòng mến của chúng ta; trầm hương là lời cầu nguyện sốt sắng, lòng biết ơn dâng lên Chúa để tạ ơn Người; và mộc dược chính là sự hy sinh, cố gắng phục vụ của chúng ta cho Người.
Cũng như Ba Vua, sau khi gặp Chúa, họ thay đổi đời sống, chúng ta cũng được mời gọi thay đổi lối sống cũ, mặc lấy con người mới và sống theo hệ giá trị Tin Mừng.
Ngày hôm nay, nhiều người vẫn còn đang sống trong bóng tối lầm lạc, chưa nhận biết và tôn thờ Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ. Chúng ta được mời gọi trở thành những “ánh sao dẫn đường” đưa họ đến với Chúa như Lời Chúa dạy: “Chính anh em là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,14); “Giữa một thế hệ sa đọa, anh em hãy chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời” (Pl 2,15).
Lạy Chúa, Chúa đã tỏ mình ra cho Ba Vua nhận biết và đến thờ lạy Chúa qua ánh sao lạ dẫn đường, xin cho chúng con luôn tin nhận và tôn thờ Chúa là Đấng Cứu Độ của muôn dân. Đồng thời, xin biến đổi chúng con thành những ánh sao dẫn đường cho người khác đến gặp và tôn thờ Chúa như Chúa đáng được tôn thờ. Amen!
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Toàn Thể Tài Liệu Kết Thúc THĐGM Về Giới Trẻ
Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
16:49 02/01/2019
THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC

ĐẠI HỘI THƯỜNG KỲ THỨ XV

GIỚI TRẺ, ĐỨC TIN

VÀ VIỆC PHÂN ĐỊNH ƠN GỌI

TÀI LIỆU KẾT THÚC

Ngày 27 tháng 10 năm 2018

Thành phố Vatican

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC 1

GIỚI THIỆU 2

Biến cố Thượng Hội Đồng mà chúng tôi đã trải qua 2

Tiến trình chuẩn bị 2

Tài liệu kết thúc của Hội đồng Thượng Hội Đồng 2

MỞ ĐẦU - Chúa Giêsu đồng hành với các môn đệ trên đường Emmau 3

PHẦN I -“NGƯỜI CÙNG ĐI VỚI HỌ” 3

Chương I- Một Hội Thánh lắng nghe 4

Nghe và nhìn thấy với sự thông cảm 4

Giá trị của lắng nghe 4

Những người trẻ muốn được lắng nghe 4

Việc lắng nghe trong Hội Thánh 4

Việc lắng nghe của các mục tử và giáo dân có trình độ 5

Sự đa dạng về bối cảnh và văn hóa 5

Một thế giới ở số nhiều 5

Những thay đổi hiện nay 5

Việc loại trừ và bị đẩy ra ngoài lề xã hội 5

Nam giới và nữ giới 6

Việc thực dân hoá nền văn hóa 6

Một thoáng nhìn về Hội Thánh ngày nay 6

Cam kết giáo dục của Hội Thánh 6

Hoạt động mục vụ giới trẻ 7

Gánh nặng của việc quản lý hành chính 7

Tình hình của các giáo xứ 7

Sự gia nhập vào đời sống Kitô hữu 7

Việc đào luyện các chủng sinh và những người được thánh hiến 8

Chương II -Ba chiều kích quan trọng 8

Sự mới lạ của thế giới kỹ thuật số 8

Một thực tế toàn diện 8

Mạng lưới của các cơ hội 8

Mặt tối của mạng 8

Người di cư như mô thức của thời đại chúng ta 9

Một hiện tượng đa diện 9

Bạo lực và những người dễ bị tổn thương 9

Những câu chuyện chia tay và gặp gỡ 9

Vai trò tiên tri của Hội Thánh 10

Nhận ra và đáp lại tất cả các loại lạm dụng 10

Nói lên sự thật và cầu xin sự tha thứ 10

Đi đến tận gốc 10

Lòng biết ơn và sự khích lệ 10

Chương III- Căn tính và các mối liên hệ 11

Các mối liên hệ gia đình và giữa các thế hệ 11

Gia đình, điểm quy chiếu đặc quyền 11

Tầm quan trọng của việc làm mẹ và làm cha 11

Các mối liên hệ giữa các thế hệ 11

Giới trẻ và cội rễ văn hóa 12

Tình bằng hữu và các mối liên hệ giữa những người giống nhau 12

Thân thể và cảm tính 12

Những thay đổi đang xảy ra 12

Việc tiếp nhận các giáo huấn luân lý của Hội Thánh 13

Những thắc mắc của người trẻ 13

Các hình thức dễ bị tổn thương 13

Thế giới công việc 13

Bạo lực và ngược đãi 14

Việc đẩy ra ngoài lề và sự bất ổn xã hội 14

Kinh nghiệm chịu đau khổ 14

Tài nguyên của những người dễ bị tổn thương 14

Chương IV-Là những người trẻ hôm nay 15

Các khía cạnh của nền văn hóa giới trẻ ngày nay 15

Tính độc đáo và đặc thù 15

Việc dấn thân và tham gia xã hội 15

Nghệ thuật, âm nhạc và thể thao 15

Tâm linh và tín ngưỡng 16

Các bối cảnh tôn giáo khác nhau 16

Nghiên cứu về tôn giáo 16

Cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu 17

Mong ước một phụng vụ sống động 17

Sự tham gia và nhân vật chính 17

Các người trẻ muốn trở thành những nhân vật chính 17

Những lý do của sự xa cách 17

Giới trẻ trong Hội Thánh 18

Các phụ nữ trong Hội Thánh 18

Sứ vụ của những người trẻ với những người trẻ đồng trang lứa 18

Ước muốn một cộng đồng Hội Thánh chân thật và thân tình hơn 18

PHẦN II - “MẮT HỌ MỞ RA” 19

Một Lễ Ngũ tuần mới 19

Hành động của Chúa Thánh Thần 19

Chúa Thánh Thần trẻ trung hoá Hội Thánh 19

Chúa Thánh Thần trong đời sống tín hữu 20

Một cảm ngiệm đích thực về Thiên Chúa 20

Chương I-Hồng ân tuổi trẻ 20

Chúa Giêsu trẻ ở giữa những người trẻ 20

Tuổi trẻ của Chúa Giêsu 20

Với ánh mắt của Chúa 21

Các đặc tính của tuổi trẻ 21

Mối quan tâm lành mạnh của những người trẻ 21

Những người trẻ bị tổn thương 22

Trở thành người lớn 22

Tuổi của những lựa chọn 22

Cuộc sống dưới dấu chỉ của sứ vụ. 22

Một phương pháp sư phạm có khả năng thách đố 23

Ý nghĩa thực sự của quyền bính 23

Mối dây liên kết với gia đình 23

Được mời gọi đến tự do 24

Tin Mừng về tự do 24

Tự do có trách nhiệm 24

Tự do và đức tin 24

Tự do bị thương tích và được cứu chuộc 24

Chương II-Mầu nhiệm của ơn gọi 25

Việc tìm kiếm ơn gọi 25

Ơn gọi, cuộc hành trình và khám phá 25

Ơn gọi, ân sủng và tự do 25

Việc tạo dựng và ơn gọi 26

Để có một nền văn hóa ơn gọi 26

Ơn gọi theo Chúa Giêsu 26

Sự hấp dẫn của Chúa Giêsu 26

Đức tin, ơn gọi và việc làm môn đệ 27

Đức Trinh Nữ Maria 27

Ơn gọi và các ơn gọi 27

Ơn gọi và sứ vụ của Hội Thánh 27

Sự đa dạng của các đặc sủng 28

Nghề nghiệp và ơn gọi 28

Gia đình 28

Đời sống thánh hiến 28

Thừa tác vụ có chức thánh 29

Điều kiện “độc thân” 29

Chương III-Sứ vụ đồng hành 29

Hội Thánh đồng hành 29

Đối diện với sự lựa chọn 29

Cùng nhau bẻ bánh 30

Các môi trường và các vai trò 30

Hỗ trợ việc hội nhập vào xã hội 30

Đồng hành cộng đồng, theo nhóm và cá nhân 30

Một căng thẳng hiệu quả 30

Việc đồng hành cộng đồng và theo nhóm 31

Đồng hành tâm linh cá nhân 31

Việc đồng hành và Bí Tích Hòa Giải 31

Một sự đồng hành trọn vẹn 32

Đồng hành trong việc đào luyện thừa tác vụ có chức thánh và đời sống thánh hiến 32

Việc đồng hành có chất lượng 33

Được gọi để đồng hành 33

Chân dung của người bạn đồng hành 33

Tầm quan trọng của việc đào tạo 33

Chương IV-Nghệ thuật phân định 34

Hội Thánh, môi trường của sự phân định 34

Một chòm sao quan trọng trong sự đa dạng của các truyền thống tâm linh 34

Tham chiếu liên tục Lời Chúa và Hội Thánh 34

Lương tâm trong việc phân định 35

Thiên Chúa nói với con tim 35

Ý tưởng Kitô giáo về lương tâm 35

Việc đào luyện lương tâm 35

Lương tâm của Hội Thánh 36

Việc thực hành sự phân định 36

Làm quen với Chúa 36

Những chuẩn bị của con tim 36

Cuộc đối thoại đồng hành 36

Quyết định và xác nhận 36

PHẦN III-“NGAY LÚC ẤY, HỌ RA ĐI” 37

Một Hội Thánh trẻ trung 37

Một biểu tượng cho việc phục sinh 37

Hành trình với những người trẻ 37

Mong muốn tiếp cận tất cả những người trẻ 38

Hoán cải tâm linh, mục vụ và truyền giáo 38

Chương I-Tính truyền giáo kiểu hội đồng của Hội Thánh 39

Một động năng có tính cấu thành 39

Người trẻ mời chúng ta cùng đi 39

Tiến trình của Thượng Hội Đồng tiếp tục 39

Hình thức hội đồng của Hội Thánh 40

Một Hội Thánh có sự tham gia và đồng trách nhiệm 40

Tiến trình phân định cộng đồng 41

Một phong cách cho sứ vụ 41

Sự hiệp thông truyền giáo 41

Một sứ vụ trong đối thoại 41

Hướng về các vùng ngoại vi của thế giới 42

Chương II-Cùng nhau hành trình hàng ngày 42

Từ các cấu trúc đến các liên hệ 42

Từ uỷ quyền đến tham gia trực tiếp 42

Việc canh tân giáo xứ 42

Những cấu trúc cởi mở và dễ hiểu 43

Đời sống của cộng đồng 43

Một bức tranh được ghép bằng nhiều khuôn mặt 43

Cộng đồng trên lãnh thổ 43

Lời Công Bố Ban Đầu (Kerygma) và việc dạy giáo lý 44

Tính trung tâm của phụng vụ 44

Sự quảng đại của diakonia (việc phục vụ) 45

Mục vụ giới trẻ trong một quan điểm ơn gọi 45

Hội Thánh, một ngôi nhà cho giới trẻ 45

Nhiệt tình theo ơn gọi của việc mục vụ 46

Một mục vụ ơn gọi cho những người trẻ 46

Từ rời rạc đến hội nhập 46

Mối liên hệ hiệu quả giữa các biến cố và cuộc sống hàng ngày 47

Trung tâm thanh thiếu niên 47

Chương III-Một động lực truyền giáo mới 47

Một số thách đố cấp bách 47

Sứ vụ trong môi trường kỹ thuật số 48

Việc di dân: hãy phá xập những bức tường và xây những cây cầu 48

Phụ nữ trong Hội Thánh theo kiểu hội đồng 49

Phái tính: một lời rõ ràng, tự do, xác thực 49

Kinh tế, chính trị, công việc, ngôi nhà chung 50

Trong các bối cảnh liên văn hóa và liên tôn 50

Những người trẻ cho việc đối thoại đại kết 51

Chương IV-Đào tạo toàn diện 51

Tính cụ thể, phức tạp và đầy đủ 51

Giáo dục, trường học và đại học 51

Việc chuẩn bị các nhà đào tạo mới 52

Việc đào tạo các môn đệ truyền giáo 52

Một thời gian để đồng hành và phân định 53

Đồng hành với hôn nhân 53

Việc đào tạo các chủng sinh và những người được thánh hiến 53

KẾT LUẬN 54

Được mời gọi để nên thánh 54

Đánh thức thế giới bằng sự thánh thiện 55

Được thúc đẩy bởi sự thánh thiện của những người trẻ 55

TÓM LƯỢC

GIỚI THIỆU

MỞ ĐẦU

PHẦN I

“NGƯỜI CÙNG ĐI VỚI HỌ“

Chương I. Một Hội Thánh lắng nghe.

Chương II. Ba chiều kích quan trọng.

Chương III. Căn tính và các mối liên hệ.

Chương IV. Là những người trẻ hôm nay.

PHẦN II

“MẮT HỌ MỞ RA”

Một Lễ Ngũ tuần mới.

Chương I. Hồng ân tuổi trẻ.

Chương II. Mầu nhiệm của ơn gọi.

Chương III. Sứ vụ đồng hành.

Chương IV. Nghệ thuật phân định.

PHẦN III

“NGAY LÚC ẤY, HỌ RA ĐI”

Một Hội Thánh trẻ trung.

Chương I. Truyền giáo kiểu hội đồng của Hội Thánh

Chương II. Cùng hành trình hàng ngày.

Chương III. Một đông lực truyền giáo mới.

Chương IV. Đào tạo toàn diện.

Kết luận.

GIỚI THIỆU

Biến cố Thượng Hội Đồng mà chúng tôi đã trải qua

1. “Trong những ngày ấy, Ta sẽ đổ Thần Khí Ta trên tất cả xác phàm, con trai con gái các ngươi sẽ nói tiên tri, thanh niên sẽ thấy thị kiến, bô lão sẽ được báo mộng”(Công vụ 2:17, x. Gioen 3:1). Đây là kinh nghiệm mà chúng tôi đã có trong Thượng Hội Đồng này, cùng đi và lắng nghe tiếng Chúa Thánh Thần. Ngài đã làm cho chúng tôi ngạc nhiên bởi sự phong phú của các hồng ân của Ngài, Ngài đã cho chúng tôi can đảm và sức mạnh để đem hy vọng đến cho thế giới.

Chúng tôi đã cùng đi, với Đấng kế vị Thành Phêrô, người đã củng cố chúng tôi trong đức tin và làm tươi mát chúng tôi trong nhiệt tình truyền giáo. Mặc dù đến từ nhiều hoàn cảnh rất khác nhau về quan điểm văn hóa và Hội Thánh, chúng tôi cảm thấy, ngay từ đầu, một sự hòa hợp tinh thần, một ước mong đối thoại và một sự cảm thông thật sự. Chúng tôi đã cùng nhau làm việc, chia sẻ những gì quan trọng nhất đối với chúng tôi, chia sẻ những quan tâm của chúng tôi và không che đây những khó khăn của chúng tôi. Nhiều can thiệp đã gợi lên trong chúng tôi cảm xúc và lòng trắc ẩn Tin Mừng: chúng tôi cảm thấy rằng chúng tôi hợp thành một thân thể, là thân thể chịu đau khổ và vui mừng. Chúng tôi muốn chia sẻ với mọi người kinh nghiệm về ân sủng mà chúng tôi đã cảm nghiệm và truyền lại cho các Hội Thánh của chúng tôi và cho thế giới niềm vui Tin Mừng.

Sự hiện diện của những người trẻ là một điều mới lạ: qua các em, tiếng nói của cả một thế hệ vang lên tại Thượng Hội Đồng. Trong khi đi cùng với họ, những khách hành hương viếng mộ Thánh Phêrô, chúng tôi đã cảm nghiệm được một sự gần gũi, tạo điều kiện để biến Hội Thánh thành một không gian để đối thoại và một chứng từ hấp dẫn về tình huynh đệ. Sức mạnh của cảm nghiệm này vượt trên sự mệt mỏi và yếu đuối. Chúa tiếp tục lập lại: “Đừng sợ, Thầy ở cùng các con.”

Tiến trình chuẩn bị

2. Những đóng góp của các Giám Mục và sự góp ý của các mục tử, tu sĩ, giáo dân, chuyên gia, các nhà giáo dục và nhiều người khác đã giúp ích lớn lao cho chúng tôi. Ngay từ đầu, những người trẻ đã tham gia vào tiến trình của Thượng Hội Đồng: bảng câu hỏi trên mạng, nhiều đóng góp cá nhân và đặc biệt là Cuộc họp tiền Thượng Hội Đồng là dấu chỉ hùng hồn. Sự đóng góp của các em rất cần thiết, như trong câu chuyện về các con cá và bánh: Chúa Giêsu đã có thể thực hiện được phép lạ này nhờ vào sự sẵn sàng của một cậu bé đã đại lượng dâng hiến những gì mình có (xem Ga 6: 8-11).

Tất cả các đóng góp đã được tóm tắt trong Tài liệu làm việc, tạo thành cơ sở vững chắc của các cuộc bàn luận trong các tuần của Thượng Hội đồng. Giờ đây Tài liệu kết thúc gom góp kết quả của tiến trình này và sự hồi sinh hướng tới tương lai: nó diễn tả những gì mà các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã nhận ra, giải thích và lựa chọn dưới ánh sáng Lời Chúa.

Tài liệu kết thúc của Hội đồng Thượng Hội Đồng

3. Điều quan trọng là phải làm rõ sự liên hệ giữa Tài liệu làm việc và Tài liệu kết thúc. Tài liệu thứ nhất đại diện cho khung sườn tham chiếu của việckết hợp và sự tổng hợp đạt được trong hai năm lắng nghe; tài liệu thứ hai là thành quả của sự phân định được thực hiện và tổng kết các chủ đề mà các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đặc biệt hăng say và tận tâm chú ý đến. Do đó, chúng tôi nhận ra sự đa dạng và bổ túc cho nhau của văn hai bản này.

Tài liệu này được đệ trình lên cho Đức Thánh Cha (x. Phanxicô, Episcopalis Communio, số 18, Chỉ thị, Điều 35 § 5) và toàn thể Hội Thánh như thành quả của Thượng Hội Đồng này. Vì hành trình của Thượng Hội Đồng chưa chấm dứt và bao gồm một giai đoạn đem ra thực hành (x.Episcopalis Communio, số 19-21), Tài liệu kết thúc là một kế hoạch hướng dẫn các bước tiếp theo mà Hội Thánh được mời gọi thực hiện.

* Trong tài liệu này, thuật ngữ “Thượng Hội Đồng” dùng để chỉ toàn bộ quá trình của Thượng Hội Đồng đang diễn ra hoặc Phiên họp Khoáng Đại, diễn ra từ ngày 3 đến 28 tháng 10 năm 2018.

MỞ ĐẦU

Chúa Giêsu đồng hành với các môn đệ trên đường Emmau

4. Chúng tôi đã nhận ra trong cảnh các môn đệ trên đường Emmau (x. Lk 24:13-35) một bản văn mẫu để hiểu sứ vụ của Hội Thánh trong mối liên hệ với các thế hệ trẻ. Trang này diễn tả đúng những gì mà chúng tôi đã cảm nghiệm ở Thượng Hội Đồng và những gì chúng tôi muốn các Hội Thánh địa phương của chúng ta có thể sống trong mối liên hệ với giới trẻ. Chúa Giêsu đi cùng hai môn đệ là những người chưa hiểu ý nghĩa của những gì đã xảy ra và họ đang rời bỏ Giêrusalem và cộng đồng. Để trở nên bạn đồng hành với họ, Người đã cùng đi với họ trên đường. Người đã hỏi họ và kiên nhẫn lắng nghe câu chuyện của họ về biến cố đã xảy ra để giúp họ nhận ra những gì họ đang trải qua. Rồi, Người công bố Lời Chúa cho họ một cách thân mật và đầy sinh lực, giải thích biến cố mà họ đã sống dưới ánh sáng của Thánh Kinh. Người chấp nhận lời mời của họ và ngừng lại với họ khi màn đêm buông xuống: Người đã bước vào đêm đen của họ. Khi nghe Người, lòng họ rạo rực và tinh thần họ bừng sáng; lúc bẻ bánh, mắt họ mở ra. Chính họ là những người chọn đi con đường ngược lại, để trở về với cộng đồng và chia sẻ với cộng đồng kinh nghiệm về cuộc gặp gỡ với Đấng Phục sinh mà không chút chần chừ.

Cũng như Tài liệu làm việc, Tài liệu kết thúcđược chia thành ba phần nhấn mạnh đến cảnh này. Phần thứ nhất nhan đề “Người cùng đi với họ” (Lc 24:15) và tìm cách làm sáng tỏ những gì mà các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã nhận ra từ bối cảnh mà trong đó những người trẻ được đưa vào, bằng cách làm nổi bật những điểm tốt và những thách đố. Phần thứ hai, “Mắt họ mở ra” (Lc 24:31), để giải thích và cung cấp một số chìa khoá căn bản để đọc các chủ đề của Thượng Hội Đồng. Phần thứ ba, tên là “Họ lập tức trở về” (Lc 24:33), đề ra các lựa chọn cho một cuộc hoán cải tâm linh, mục vụ và truyền giáo.

PHẦN I

“NGƯỜI CÙNG ĐI VỚI HỌ”

5.“Cũng ngày hôm ấy, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Emmau, cách Giêrusalem chừng mười một cây số. Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra. Đang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Đức Giêsu tiến đến gần và cùng đi với họ.”(Lc 24: 13-15).

Trong đoạn văn này, thánh ký chụp hình nhu cầu tìm kiếm ý nghĩa cho các biến cố mà hai người khách hành hương đã trải qua. Ngài nhấn mạnh đến thái độ của Chúa Giêsu, Đấng nhập cuộc với họ. Đấng Phục Sinh mong ước được cùng đi với mỗi người trẻ, đón nhận những kỳ vọng của em, thậm chí cả những thất vọng và hy vọng của em, ngay cả những gì không thích hợp. Chúa Giêsu cùng đi, lắng nghe và chia sẻ.

Chương I

Một Hội Thánh lắng nghe

Nghe và nhìn thấy với sự thông cảm

Giá trị của lắng nghe

6. Lắng nghe là một cuộc gặp gỡ của tự do, đòi hỏi lòng khiêm tốn, kiên nhẫn, sẵn sàng để hiểu và cam kết quyết tâm khai triển các câu trả lời một cách mới mẻ. Việc lắng nghe biến đổi tâm hồn những người sống nó, đặc biệt là khi người ta đặt mình vào một thái độ nội tâm hài hòa và ngoan ngoãn với Chúa Thánh Thần. Vì vậy, nó không chỉ là vấn đề thu thập tin tức hay một chiến lược để đạt được mục đích, mà là hình thức mà trong đó Chính Thiên Chúa tiếp xúc với dân của Ngài. Thật vậy, Thiên Chúa thấy sự khốn khổ của dân Ngài và Ngài đã lắng nghe lời kêu than của họ, Ngài đã động lòng và xuống để giải thoát họ (x.Xh 3: 7-8). Do đó, Hội Thánh, qua sự lắng nghe, bước vào chuyển động của Thiên Chúa, là Đấng trong Chúa Con, đã đến để gặp gỡ mỗi con người.

Những người trẻmuốn được lắng nghe

7. Những người trẻ liên tục được mời gọi để có những lựa chọn hướng dẫn đời sống của các em; các em bày tỏ ước mong được lắng nghe, được nhìn nhận, được đồng hành. Nhiều em nhận ra rằng tiếng nói của mình không được coi là đáng quan tâm hoặc hữu ích trong vòng xã hội và Hội Thánh. Trong một số trường hợp, người ta ít chú ý đến tiếng kêu than của các em, đặc biệt là của các em nghèo nhất và bị bóc lột nhiều nhất, và rất ít người lớn sẵn sàng và có thể lắng nghe các em.

Việc lắng nghe trong Hội Thánh

8. Hội Thánh không thiếu các sáng kiến và kinh nghiệm tổng hợp mà qua đó những người trẻ có thể cảm nghiệm được sự chào đón, lắng nghe và làm cho tiếng nói của các em được nghe. Tuy nhiên, Thượng Hội Đồng công nhận rằng cộng đồng Hội Thánh không phải lúc nào cũng làm rõ thái độ mà Đấng Phục Sinh đã dành cho các môn đệ trên đường Emmau, trước khi soi sáng cho họ bằng Lời Chúa, Người đã hỏi họ: “Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy?” (Lc 24:17). Khuynh hướng thông thường là cung cấp các câu trả lời tủ và đưa ra các công thức có sẵn, mà không biết rõ các câu hỏi của những người trẻ trong sự mới mẻ của chúng hoặc hiểu rõ những điều làm các em khó chịu.

Lắng nghe giúp cho chúng ta có thể trao đổi quà tặng trong một bối cảnh cảm thông. Nó cho phép người trẻ đóng góp một điều gì đó cho cộng đồng, giúp các em nhận thức được những sự nhạy cảm mới và đặt ra những câu hỏi mới. Đồng thời, tạo điều kiện cho một cuộc loan báo Tin Mừng thực sự chạm đến con tim, một cách nổi bật và hiệu quả.

Việc lắng nghe của các mục tử và giáo dân có trình độ

9. Lắng nghe là một giây phút đáng giá trong tác vụ của các mục tử và, trước hết, là các Giám Mục, những vị thường có quá nhiều gánh nặng và khó mà tìm được thì giờ cần thiết cho việc phục vụ rất thiết yếu này. Nhiều người nhận ra việc thiếu chuyên gia dành riêng cho việc đồng hành. Việc tin vào giá trị thần học và mục vụ của sựlắng nghe hàm ý coi lại và canh tân các hình thức mà qua đó tác vụ linh mục được thể hiện cách thông thường, cũng như việc phân biệt các ưu tiên của tác vụ này. Ngoài ra, Thượng Hội Đồng nhận ra sự cần thiết phải chuẩn bị cho các tu sĩ và các giáo dân nam nữ có đủ điều kiện để đồng hành với những người trẻ. Đặc sủng lắng nghe, mà Chúa Thánh Thần mang đến trong các cộng đồng, cũng có thể nhận được một hình thức công nhận chính thức cho việc phục vụ Hội Thánh.

Sự đa dạng về bối cảnh và văn hóa

Một thế giới ở số nhiều

10. Chính thành phần của Thượng Hội Đồng đã cho thấy sự hiện diện và đóng góp của các khu vực khác nhau trên thế giới, làm nổi bật vẻ đẹp của việc trở thành một Hội Thánh hoàn vũ. Mặc dù bối cảnh toàn cầu hóa càng ngày càng gia tăng, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng yêu cầu nhấn mạnh đến nhiều sự khác biệt giữa các bối cảnh và nền văn hóa khác nhau, cũng như trong một quốc gia. Có rất nhiều thế giới trẻ, vì vậy ở một số quốc gia có khuynh hướng sử dụng thuật ngữ “giới trẻ” ở số nhiều. Hơn nữa, nhóm tuổi liên quan đến Thượng Hội Đồng này (16-29 tuổi) không đại diện cho một tổng thể đồng nhất, nhưng bao gồm các nhóm sống trong những tình cảnh cụ thể.

Tất cả những khác biệt này tác động sâu xa đến kinh nghiệm cụ thể mà những người trẻ đang sống: thực ra, các ngài quan tâm đến các giai đoạn khác nhau của thời đại tiến hóa, các hình thức kinh nghiệm tôn giáo, cấu trúc gia đình và tầm quan trọng của nó đối với việc truyền thụ đức tin, những sự cảm thông giữa các thế hệ,chẳng hạn như vai trò của các bậc lão thành và việc tôn trọng họ. phương thức tham gia vào đời sống xã hội, thái độ đối với tương lai, vấn đề đại kết và liên tôn. Thượng Hội Đồng công nhận và hoan nghênh sự phong phú đa dạng của các nền văn hóa và bắt đầu phục vụ sự hiệp thông của Chúa Thánh Thần.

Những thay đổi hiện nay

11. Sự khác biệt về động lực giữa các nước có tỷ số sinh cao, ở đó người trẻ chiếm tỷ lệ đáng kể và càng ngày càng gia tăng trong dân số, và các nước [có tỷ số sinh thấp], ở đó ảnh hưởng của các em đang bị suy giảm, có tầm quan trọng đặc biệt. Một sự khác biệt khác bắt nguồn từ lịch sử, trong đó các quốc gia và lục địa của truyền thống Kitô giáo cổ đại, nơi mà nền văn hóa mang một ký ức được bảo tồn, khác với các quốc gia và lục địa được đánh dấu, ngược lại, bởi những truyền thống tôn giáo khác, nơi mà sự hiện diện của Kitô giáo, và đôi khi gần đây, là thiểu số. Mặt khác, ở các lãnh thổ khác, các cộng đồng Kitô giáo và những người trẻ thuộc các cộng đồng ấy còn là những mục tiêu của việc đàn áp.

Việc loại trừ và bị đẩy ra ngoài lề xã hội

12. Cũng có sự khác biệt giữa các quốc gia và trong mỗi quốc gia, những khác biệt gây ra bởi cấu trúc xã hội và lợi ích về kinh tế là những điều tách biệt, đôi khi rất rõ ràng, giữa những người có thể tiếp cận những cơ hội càng ngày càng gia tăng được cung cấp bởi việc toàn cầu hóa, và những người sống bên lề xã hội hoặc trong thế giới nông thôn và chịu hậu quả của các hình thức loại trừ và chối từ khác nhau. Một số can thiệp đã vạch ra rằng Hội Thánh cần phải can đảm đứng cạnh họ và tham gia vào việc thực hiện những giải pháp thay thế là những giải pháp loại bỏ sự loại trừ và đẩy họ ra ngoài lề xã hội, bằng cách củng cố sự tiếp nhận, đồng hành và hòa nhập. Đây là lý do tại sao chúng ta phải nhận ra được sự thờ ơ là điều đặc trưng cho nếp sống của nhiều Kitô hữu, để vượt qua nó bằng cách đào sâu chiều kích xã hội của đức tin.

Nam giới và nữ giới

13. Chúng ta không được quên sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới, với những hồng ân đặc biệt của họ, sự nhạy cảm cụ thể và các kinh nghiệm của họ về thế giới. Trong khuôn khổ này có thể phát sinh các hình thức thống trị, loại trừ và kỳ thị mà xã hội và Hội Thánh cần phải tự giải phóng.

Thánh Kinh trình bày người nam và người nữ như những đối tác bình đẳng trước mặt Thiên Chúa (x. St 5: 2): tất cả sự thống trị và kỳ thị dựa trên phái tính xúc phạm đến nhân phẩm. Thánh Kinh cũng trình bày sự khác biệt giữa hai giới tính như một mầu nhiệm cấu thành của con người là điều không thể bị giảm xuống thành những mẫu rập khuôn. Mối liên hệ nam nữ cũng được hiểu theo nghĩa của một ơn gọi chung sống trong sự tương tác và đối thoại, trong sự hiệp thông và sinh sản (x.St 1: 27-29, 2: 21-25), và điều này (cũng được hiểu) trong tất cả mọi khía cạnh của kinh nghiệm của con người: đời sống vợ chồng, công ăn việc làm, giáo dục và những điều khác. Đó là theo giao ước mà trong đó Thiên Chúa đã trao phó trái đất cho họ.

Việc thực dân hoá nền văn hóa

14. Nhiều Nghị Phụ của Thượng Hội Đồng từ các quốc gia không thuộc Tây phương vạch ra rằng ở nước họ việc toàn cầu hóa mang đến cho họ các hình thức thực dân hoá nền văn hóa thật sự, nó nhổ những người trẻ ra khỏi các liên hệ văn hóa và tôn giáo mà từ đó các em đến. Cần phải có một cam kết của Hội Thánh để đồng hành với các em trong việc chuyển tiếp này mà không đánh mất những đặc điểm quý giá nhất về căn tính của các em.

Tiến trình tục hóa dẫn đến những cách giải thích rất khác nhau. Trong khi một số người coi đó là một cơ hội quý giá để tự thanh lọc khỏi các hình thức tôn giáo theo thói quen, hoặc dựa trên bản sắc dân tộc và quốc gia, thì những người khác lại coi đó là một trở ngại cho việc truyền thụ đức tin. Trong các xã hội bị tục hóa, chúng ta cũng đang chứng kiến việc tái khám phá về Thiên Chúa và tâm linh. Điều này khuyến khích Hội Thánh tìm thấy lại tầm quan trọng của các động lực đặc thù đối với đức tin, việc công bố [Lời Chúa] và đồng hành mục vụ.

Một thoáng nhìn về Hội Thánh ngày nay

Cam kết giáo dục của Hội Thánh

15. Không hiếm những vùng trong đó các người trẻ nhận thấy Hội Thánh như một sự hiện diện sống động và hấp dẫn, điều này cũng quan trọng với những người trẻ cùng trang lứa với các em, nhưng không phải là tín hữu hoặc thuộc các tôn giáo khác. Các cơ cấu giáo dục của Hội Thánh tìm cách đón nhậnmọi người trẻ, bất chấp lựa chọn tôn giáo, nguồn gốc văn hóa và tình trạng cá nhân, gia đình hoặc xã hội của các em. Bằng cách này, Hội Thánh đem đến một đóng góp cơ bản cho nền giáo dục không thể thiếu được của các người trẻ ở những nơi đa dạng nhất trên thế giới. Điều này liên quan đến việc giáo dục trong các trường học ở mọi cấp và mọi nghành, qua các trung tâm dạy nghề, các trường cao đẳng và đại học, mà còn qua các trung tâm sinh hoạt thanh thiếu niên và cơ quan bảo trợ; nỗ lực này cũng được hiện thực hóa bằng việc tiếp nhận người tị nạn và bằng một cam kết dấn thân đa dạng trong lĩnh vực xã hội. Ở tất cả những nơi này, Hội Thánh kết hợp công việc giáo dục và thăng tiến con người với việc làm chứng và loan báo Tin Mừng. Khi được gợi hứng bởi cuộc đối thoại liên văn hóa và liên tôn, hoạt động giáo dục của Hội Thánh cũng được những người ngoài Kitô giáo đánh giá cao như một hình thức thăng tiến con người đích thực.

Hoạt động mục vụ giới trẻ

16. Cuộc hành trình của Thượng Hội Đồng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải cho mục vụ giới trẻ một khía cạnh ơn gọi, bằng cách coi tất cả người trẻ như những người lãnh nhận của mục vụ ơn gọi. Đồng thời, cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải phát triển các tiến trình mục vụ hoàn chỉnh là tiến trình dẫn dắt từ thơ ấu đến trưởng thành, bằng cách đưa mọi người vào cộng đồng Kitô hữu. Chúng ta đã thấy nhiều nhóm giáo xứ, phong trào và đoàn thể trẻ đang thực hiện một tiến trình hiệu quả để đồng hành và đào tạo những người trẻ trong đời sống đức tin của các em.

Ngày Giới Trẻ Thế Giới - được sinh ra từ một trực giác tiên tri của Thánh Gioan Phaolô II, vẫn là một điểm quy chiếu cho những người trẻ của thiên niên kỷ thứ ba - và các cuộc họp mặt quốc gia và giáo phận đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của nhiều người trẻ vì chúng cung cấp một kinh nghiệm sống đức tin và hiệp thông, giúp các em đối diện với những thách đố lớn của cuộc sống và đảm nhận chỗ đứng của các em trong xã hội và trong cộng đồng Hội Thánh một cách có trách nhiệm. Do đó, những những cuộc tụ họp này có thể bàn đến việc đồng hành mục vụ thông thường của các cộng đồng khác nhau, nơi việc đón nhận Tin Mừng phải được đào sâu và chuyển thành một lựa chọn của đời sống.

Gánh nặng của việc quản lý hành chính

17. Nhiều Nghị Phụ đã nhận xét rằng gánh nặng của các nhiệm vụ hành chính chiếm quá nhiều thì giờ và đôi khi bóp nghẹt thiện chí cùng năng lực của nhiều mục tử; đây là một trong những lý do gây khó khăn cho việc gặp gỡ những người trẻ và nâng đỡ các em. Để cho ưu tiên của các cam kết mục vụ và tâm linh trở nên rõ ràng hơn, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải xét lại các phương thức thực tế của việc thực thi mục vụ.

Tình hình của các giáo xứ

18. Mặc dù [các giáo xứ] vẫn là hình thức chính yếu và thiết yếu của Hội Thánh trong một lãnh thổ nhất định, một số tiếng nói đã được nêu lên để ám chỉ rằng giáo xứ hầu như chưa phải là điểm quy chiếu cho giới trẻ và cần phải suy nghĩ lại về ơn gọi truyền giáonhiều hơn nữa. Thực sự là giáo xứ đã trở nên không đáng kể trong các không gian đô thị, động năng yếu kém của các đề nghị của giáo xứ, thêm vào những thay đổi theo thời gian trong cách sống, đòi buộc phải có một cuộc canh tân thật sự. Mặc dù có nhiều nỗ lực canh tân khác nhau, nhưng thường thì dòng sông cuộc sống của những người trẻ vẫn tiếp tục chảy bên lề cộng đồng, mà không gặp được nó.

Sự gia nhập vào đời sống Kitô hữu

19. Nhiều người lưu ý rằng con đường khai tâm Kitô giáo không phải lúc nào cũng có thể dẫn các trẻ em, thiếu niên và thanh niên đến với vẻ đẹp của kinh nghiệm đức tin. Khi cộng đồng được tạo thành như một nơi hiệp thông và như một gia đình thực sự của con cái Thiên Chúa, nó diễn tả một sức mạnh có thể gây ra và truyền thụ đức tin; ngược lại, khi nó đầu hàng luận lý của việc uỷ quyền và khi tổ chức quan liêu chiếm ưu thế, thì việc khai tâm Kitô giáo bị coi là một tiến trình giảng dạy về tôn giáo, là tiến trình thường kết thúc khi người trẻ lãnh nhận bí tích Thêm Sức. Do đó, thật là điều rất cấp bách để xét lại cách sâu xa tình trạng dạy giáo lý và sự liên kết giữa việc truyền thụ đức tin của gia đình và cộng đồng, bằng cách dùng đến các tiến trình đồng hành cá nhân.

Việc đào luyện các chủng sinh và những người được thánh hiến

20. Các chủng viện và các nơi (tu viện) đào tạo là những nơi có tầm quan trọng lớn lao, ở đó những người trẻ được gọi đến chức linh mục và đời sống thánh hiến đào sâu sự lựa chọn ơn gọi của họ và trưởng thành bằng cách đi theo Đức Kitô của họ (sequela Christi). Đôi khi những môi trường này không kể đến các kinh nghiệm trước đây của các ứng viên một cách đầy đủ, qua việc đánh giá thấp tầm quan trọng của chúng. Điều này ngăn cản sự phát triển con người và có thể dẫn đến [việc trở lại] các cách sống trước kia, thay vì thúc đẩy sự phát triển các hồng ân của Thiên Chúa và sự biến đổi sâu xa của tâm hồn.

Chương II

Ba chiều kích quan trọng

Sự mới lạ của thế giới kỹ thuật số

Một thực tế toàn diện

21. Thế giới kỹ thuật số (điện toán) đặc trưng cho thế giới đương thời. Một phần lớn nhân loại đang đắm chìm trong nó một cách bình thường và liên tục. Đó không chỉ là vấn đề“sử dụng” các công cụ truyền thông, mà là sống trong một nền văn hóaphần lớn bị thuật số hóa, nó ảnh hưởng sâu xa đến các quan niệm về thời gian và không gian, nhận thức về bản thân, về tha nhân và thế giới, phương thức giao tiếp, học hỏi, tìm hiểu và liên hệvớinhững người khác. Một cách tiếp cận thực tế có khuynh hướng đặt hình ảnh trên việc nghe và đọc có tác động đến cách học và phát triển sự suy nghĩ cách phê phán. Giờ đây rõ ràng là“môi trường kỹ thuật số không phải là một thế giới song song hay thuần túy ảo, mà là một phần của thực tại hàng ngày của nhiều người, đặc biệt là những người trẻ nhất” (Bênêđictô XVI, Sứ điệp cho Ngày Truyền Thông Xã Hội Thế giới XLVII).

Mạng lưới của các cơ hội

22.Mạng lưới điện toán (internet) và mạng lưới xã hội (mạng xã hội) là không gian mà ở đó người trẻ dành nhiều thì giờ và gặp gỡ nhau một cách dễ dàng, ngay cả khi mọi người không có quyền truy cập giống nhau, đặc biệt là ở một số nơi trên thế giới. Trong mọi trường hợp, chúng là một cơ hội phi thường để đối thoại, gặp gỡ và trao đổi giữa con người và truy cập tin tức và kiến thức. Ngoài ra, môi trường kỹ thuật số là bối cảnh của việc tham gia chính trị xã hội và quyền công dân tích cực và nó có thể tạo điều kiện cho một luồng thông tin độc lập có khả năng bảo vệ cách hiệu quả nhất cho những người dễ bị tổn thương nhất bằng cách tiết lộ các sự vi phạm quyền lợi của họ. Ở nhiều quốc gia, mạng điện toán và mạng xã hội hiện là một nơi thiết yếu để tiếp cận và lôi kéo giới trẻ, đặc biệt là trong các sáng kiến và hoạt động mục vụ.

Mặt tối của mạng

23. Thế giới kỹ thuật số cũng là không gian của cô đơn, thao túng, bóc lột và bạo lực, đến trường hợp cực đoan của mạng lưới đen. Các phương tiện truyền thông kỹ thuật số có thể khiến mọi người có nguy cơ bị lệ thuộc, cô lập và mất liên lạc dần dần với thực tại cụ thể, do đó cản trở sự phát triển của các mối liên hệ thực sự giữa các cá nhân. Các hình thức bạo lực mới đang lan truyền qua các phương tiện truyền thông xã hội, chẳng hạn như làm nhục trên mạng; mạng cũng là một kênh để phân pháttài liệu khiêu dâm và khai thác con người cho mục đích tình dục hoặc qua các trò chơi may rủi.

24. Cuối cùng, các lợi ích kinh tế khổng lồ đang hoạt động trong thế giới kỹ thuật số. Chúng có thể đưa ra các hình thức kiểm soát tinh vi như chúng đang xâm lấn, tạo ra các cơ chế để thao túng lương tâm và các tiến trình dân chủ. Hoạt động của nhiều diễn đàn luôn kết thúc có lợi cho cuộc gặp gỡ giữa những người có cùng một cách suy nghĩ, ngăn chặn việc đối đầu của những khác biệt. Những đường liên lạc kín này tạo điều kiện cho việc phổ biến thông tin sai lệch và tin tức giả, tạo ra những thành kiến và thù hận. Việc phổ biến cáctin tức giả là cách diễn tả của một nền văn hóa đã mất ý thức về chân lý và nộpcác sự kiện chonhững lợi ích cụ thể của nó. Danh tiếng củacon người đang bị đe dọa bởi những cuộc xétxử trực tuyến vô bằng cớ. Hiện tượng này cũng liên quan đến Hội Thánh và các mục tử của Hội Thánh.

Người di cư như mô thức của thời đại chúng ta

Một hiện tượng đa diện

25. Các hiện tượng di cư đại diện cho một mức độ toàn cầu của hiện tượng theo cấu trúc, và không phải là một trường hợp khẩn cấp chuyển tiếp. Những cuộc di cư có thể xảy ra trong một quốc gia hoặc giữa các quốc gia khác nhau. Mối quan tâm đặc biệt của Hội Thánh là những người chạy trốn chiến tranh, bạo lực, đàn áp chính trị hoặc tôn giáo, thiên tai do biến đổi khí hậu và nghèo đói cùng cực: nhiều người trong số họ còn trẻ. Nói chung, họ đang tìm kiếm những cơ hội cho chính họ và gia đình họ. Họ mơ ước về một tương lai tốt đẹp hơn và muốn tạo điều kiện để hiện thực hóa nó.

Nhiều Nghị PhụThượng Hội Đồng đã nhấn mạnh rằng người di cư là một “mô thức” có khả năng chiếu sáng thời đại chúng ta và, đặc biệt là tình trạng của những người trẻ; họ nhắc nhở chúng ta về tình trạng nguyên thủy của đức tin, đó là đức tin của“những ngoại kiều và kháchlữ hành trên mặt đất” (Dt 11:13).

Bạo lực và những người dễ bị tổn thương

26. Những người di cư khác ra đi vì họ bị thu hút bởi nền văn hóa Tây phương, đôi khi hàm chứa những kỳ vọng thiếu thực tế khiến họ phải thất vọng ê chề. Những kẻ buôn người vô lương tâm, thường liên quan đến các băng đảng ma túy và vũ khí, khai thác yếu điểm của những người di cư, là những người trong suốt cuộc hành trình của họ, thường xuyên phải đối diện với bạo lực, buôn người, lạm dụng tâm lý và thậm chí cả thể xác, và những đau khổ không kể xiết. Chúng ta phải ghi nhận sự tổn thương đặc biệt của những người di cư không có ai đi cùng và tình trạng của những người bị bắt buộc phải sống nhiều năm trong các trại tị nạn hoặc bị nhốt một thời gian dài nơi các quốc gia chuyển tiếp, mà không thể tiếp tục việc học hành, hoặc thi thố tài năng của họ. Ở một số quốc gia mà họ đến được, các hiện tượng di cư làm phát sinh tình trạng báo động và sợ hãi, thường bị xúi giục và khai thác cho mục đích chính trị. Từ đó, một tâm lý bài ngoại, đóng cửa và rút vào chính mình được lan rộng. Chúng ta phải phản ứng một cách cứng rắn với điều ấy.

Những câu chuyện chia tay và gặp gỡ

27. Những người trẻ di cư sống tách biệt với môi trường gia đình của các em và thường trải qua việc mất gốc về văn hóa và tôn giáo. Sự chia cách cũng ảnh hưởng đến các cộng đồng địa phương, là những cộng đồng đang mất đi những yếu tố mạnh mẽ và đầy nghị lực nhất, và gia đình, đặc biệt là khi một cha mẹ, hoặc cả haidi cư, để con cái họ ở lại quê nhà. Hội Thánh có một vai trò quan trọng để làm nơinương tựa cho những người trẻ của những gia đình tan vỡ này. Nhưng những câu chuyện về người di cư cũng là những câu chuyện về những cuộc gặp gỡ giữa những con người và các nền văn hóa: đối với cộng đồng và xã hội chủ nhà, chúng đại diện cho một cơ hội phong phú hoá và phát triển con người không thể thiếu được cho tất cả mọi người. Các sáng kiến tiếp nhận dựa vào Hội Thánh có một vai trò quan trọng trong vấn đề này và có thể hồi sinh các cộng đồng có khả năng thực hiện chúng.

Vai trò tiên tri của Hội Thánh

28. Nhờ nguồn gốc đa dạng của cácNghị Phụ, Thượng Hội Đồng đã nhìn thấy nhiều quan điểm về chủ đề di dân, đặc biệt là giữa các quốc gia khởi hành và các quốc gia cùng đích. Ngoài ra, đã vang vọng một tiếng kêu báo động từ các Hội Thánh mà các thành viên bị bắt buộc phải chạy trốn chiến tranh cùngbắt bớ và những người coi các cuộc di cư bất đắc dĩ này như một mối đe dọa cho chính mạng sống của họ. Việc bao gồm tất cả các quan điểm khác nhau này đặt Hội Thánh vào vị trí đóng một vai trò tiên tri trước xã hội trong lĩnh vực di cư.

Nhận ra và đáp lại tất cả các loại lạm dụng

Nói lên sự thật và cầu xin sự tha thứ

29. Các loại lạm dụng khác nhau do các Giám Mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân gây ra, trong cuộc đời của nhiều nạn nhân, nhiều người trong họ là những người trẻ, những đau khổ có thể kéo dài suốt đời và không có sự ăn năn nào có thể khắc phục được. Hiện tượng này lan rộng trong xã hội, nhưng nó cũng ảnh hưởng đến Hội Thánh và diễn tả một trở ngại nghiêm trọng đối với sứ vụ của Hội Thánh. Thượng Hội Đồng tái khẳng định cam kết chắc chắn trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt để ngăn chặn điều này xảy ra một lần nữa, từ việc lựa chọn và đào tạo những người được trao sứ vụ lãnh đạo và giáo dục.

Đi đến tận gốc

30. Có nhiều loại lạm dụng khác nhau: lạm dụng quyền lực, lạm dụng kinh tế, lạm dụng lương tâm, lạm dụng tình dục. Rõ ràng là chúng ta phải xóa bỏ các hình thức thực thi quyền bính mà chúng được ghép vào và đấu tranh chống lại sự thiếu trách nhiệm và minh bạch mà nhiều trường hợp đã được quản lý. Ước muốn thống trị, sự thiếu đối thoại và minh bạch, các hình thức sống hai mặt, sự trống rỗng về tâm linh, cũng như các yếu tố tâm lý tạo thành nền tảng trên đó sự thối nát nảy nở. Cụ thể, chủ trương giáo sĩ trị, “được sinh ra từ một cái nhìn ưu tú và độc quyền về ơn gọi, là điều giải thích chức vụ được nhận như một quyền lực để thực thi, thay vì là một việc phục vụ miễn phí và quảng đại để hiến dâng. Và điều ấy dẫn đến việc tin rằng mình thuộc về một nhóm người có mọi câu trả lời và không còn cần phải lắng nghe và học hỏi bất cứ điều gì, hoặc chỉ giả vờ lắng nghe”(Phanxicô, Diễn từ trước Buồi Họp Chung thứ nhất của Thượng Hội Đồng Giám Mục, ngày 3 tháng 10 năm 2018).

Lòng biết ơn và sự khích lệ

31.Thượng Hội Đồng bày tỏ lòng biết ơn đối với những người có can đảm tố cáo sự dữ mà họ phải chịu: họ giúp Hội Thánh nhận thức được những gì đã xảy ra và cần phải phản ứng quyết liệt. Thượng Hội Đồng cũng đánh giá cao và khuyến khích những nỗ lực chân thành của vô số giáo dân, linh mục, tu sĩ và Giám Mục, là những người, hằng ngày, hiến thân cách trung thực và tận tụy trong việc phục vụ giới trẻ. Công việc của họ là một khu rừng đang phát triển mà không gây ồn ào. Nhiều người trẻ có mặt tại Thượng Hội Đồng cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đồng hành với các em và nhắc lại nhu cầu lớn về các khuôn mặt gương mẫu.

Chúa Giêsu không bao giờbỏ rơi Hội Thánh của Người, chính Người ban cho Hội Thánh sức mạnh và các công cụ cho một con đường mới. Xác định đường lối của các hành động và biện pháp “cần thiết và kịp thời” (Đức Phanxicô, Thư gửi dân Chúa, ngày 20 tháng 8 năm 2018, số 2) và ý thức rằng lòng thương xót đòi hỏi sự công bằng, Thượng Hội Đồng công nhận rằng phải đương đầu với vấn đề lạm dụng dưới mọi khía cạnh của nó, đặc biệt là với sự giúp đỡ quý giá của những người trẻ, thực sự có thể là cơ hộicho một cuộc cải cách có ý nghĩa lịch sử.

Chương III

Căn tính và các mối liên hệ

Các mối liên hệ gia đình và giữa các thế hệ

Gia đình, điểm quy chiếu đặc quyền

32. Gia đình tiếp tục là điểm quy chiếu chính cho người trẻ. Con cái đánh giá cao tình yêu và sự quan tâm của cha mẹ, mối liên hệ gia đình rất quan trọng đối với các em, và đến lượt các em, các em hy vọng sẽ thành công trong việc thiết lập một gia đình. Không thể phủ nhận sự gia tăng của viêc ly thân, ly dị, tái hôn và gia đình chỉ có một cha hay một mẹ có thể gây ra những đau khổ lớn lao và một cuộc khủng hoảng căn tính. Đôi khi, các em phải gánh những trách nhiệm không tương xứng với tuổi của các em và điều đó buộc các em phải trở thành người lớn trước tuổi bình thường. Các ông bà thường góp phần một cách quyết định vào việc giáo dục tình cảm và tôn giáo: quasự khôn ngoan của họ, họ là một mắt xích quyết định trong mối liên hệ giữa các thế hệ.

Tầm quan trọng của việc làm mẹ và làm cha

33. Những người mẹ và những người cha có vai trò riêng biệt nhưng không kém phần quan trọng như chuẩn mực để đào tạo con cái và truyền thụ đức tin cho chúng. Khuôn mặt người mẹ tiếp tục chiếm một vai trò thiết yếu đáng kể với người trẻ trong sự phát triển của các em, ngay cả khi nó không được công nhận cách đầy đủ theo quan điểm văn hóa, chính trị và chuyên nghiệp. Nhiều người cha tận tâm chu toàn vai trò của mình, nhưng chúng ta không thể bưng bít rằng trong một số bối cảnh, khuôn mặtngười cha vẫncòn vắng bóng hoặc mờ nhạt, và trong các bối cảnh khác, lại là khuôn mặt áp bức và độc đoán. Những sự mơ hồ này cũng phản ánh trong việc thực thi sứ vụ làm cha thiêng liêng.

Các mối liên hệ giữa các thế hệ

34.Thượng Hội Đồng công nhận sự tận tâm của nhiều phụ huynh và nhà giáo, là những người nghiêm túc trong việc truyền thụ các giá trị, bất chấp những khó khăn của môi trường văn hóa. Ở các vùng khác nhau, vai trò của những vị cao niên và việc tôn kính tổ tiên tạo thành một trụ cột của việc giáo dục và góp phần mãnh liệt vào việc hình thành căn tính cá nhân. Các đại gia đình, mà trong một số nền văn hóa, là các gia đình theo nghĩa đen, đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, một số người trẻ cảm thấy truyền thống gia đình như những áp bức và chạy trốn chúng theo sự thúc đẩy của một nền văn hóa toàn cầu hóa, là nền văn hoá đôi khi loại bỏ chúng khỏi bất kỳ điểm tham chiếu nào. Đằng khác, ở những nơi khác trên thế giới không có sự xung đột liên thế hệ thật sự giữa những người trẻ và người lớn, nhưng ở đó họ đang không ngó ngàng gì đến nhau. Đôi khi người lớn không tìm kiếm hoặc không thành công trong việc truyền thụ các giá trị cơ bản của cuộc sống hoặc thích nghi nhữngkiểu sống của tuổi trẻ, do đó đảo ngược mối liên hệ giữa các thế hệ. Bằng cách này, mối liên hệ giữa những người trẻ và người lớn có thể kết thúc theo tình cảm, mà không bao giờ chạm đến khía cạnh giáo dục và văn hóa.

Giới trẻ và cội rễ văn hóa

35. Những người trẻ dự thảo kế hoạch cho tương lai và đối diện cuộc đời với năng lượng và năng động. Tuy nhiên, các em cũng bị cám dỗ tập trung vào việc hưởng thụ của hiện tại và đôi khi có khuynh hướng ít chú ý đến ký ức về quá khứ mà các em từ đó mà đến, đặc biệt là nhiều món quà mà cha mẹ, ông bà của các em và hành lý văn hóa của xã hội nơi họ sống đã được chuyển cho các em. Việc giúp những người trẻ khám phá rasự phong phú sống động trong quá khứ, bằng cách làm cho các em nhớ lại và sử dụng chúng trong việc lựa chọn và trong sự phát triển tiềm năng của các em, là một hành động của tình yêu đích thực đối với các em, đối với sự phát triển của các em và những lựa chọn mà các em được gọi để thực hiện.

Tình bằng hữu và các mối liên hệ giữa những người giống nhau

36. Ngoài các mối liên hệ giữa các thế hệ, chúng ta không được quên mối liên hệ giữa những người trẻ cùng trang lứa, những người đại diện một kinh nghiệm cơ bản về sự tương tác và giải phóng dần dần khỏi bối cảnh gia đình ban đầu. Tình bạn và sự đương đầu, thường cũng ở trong các nhóm có ít nhiềucấu trúc, mang đến cơ hội để củng cố các kỹ năng quan hệ và xã hội của các em trong một bối cảnh mà ở đó một người không bị đánh giá cũng không bị kết án. Kinh nghiệm nhóm cũng là một nguồn tuyệt vời để chia sẻ đức tin và giúp đỡ lẫn nhau trong việc làm chứng. Những người trẻ có thể hướng dẫn các người trẻ khác và sống một đời tông đồ thực sự giữa những người bạn của các em.

Thân thể và cảm tính

Những thay đổi đang xảy ra

37. Những người trẻ nhận ra tầm quan trọng của cơ thể và phái tính trong cuộc sống của các em và trong hành trình phát triển căn tính của các em, vì các em coi chúng là thiết yếu để sống tình bạn và tình cảm. Tuy nhiên, trong thế giới hiện đại, chúng ta gặp những hiện tượng phát triển nhanh chóng trong vấn đề này. Trên hết, sự phát triển về khoa học và công nghệ y sinh có tác động mạnh mẽ đến nhận thức về cơ thể, dẫn đến ý tưởng rằng người ta không có giới hạn trong cách sửa đổi nó. Khả năng can thiệp vào DNA, khả năng chèn các yếu tố nhân tạo vào cơ thể (cyborg) và sự phát triển của khoa học thần kinh tạo nên một nguồn lực lớn, nhưng đồng thời cũng đặt ra những vấn đề về nhân học và đạo đức. Một sự đón nhận mù quáng cách tiếp cận theo kỹ thuật về cơ thể làm suy yếu ý thức về sự sống như một hồng ân và sự giới hạn của loài thụ tạo, là loài có thể bịcác động lực kinh tế và chính trị lừa dối hoặc khai thác (xem Phanxicô, Laudato si’, số 106).

Ngoài ra, một số người trẻcàng ngày càng bị mê hoặc bởi những hành vi mạo hiểm như một phương tiện để khám phá chính mình, tìm kiếm những cảm xúc mạnh mẽ và được người khác công nhận. Ngoài các hiện tượng đã có từ lâu đời như biết sớm về tình dục, sống phóng đãng, chủ trương du lịch tình dục, tôn thờ thái quá khía cạnh thể lý, giờ đây chúng ta thấy sự lan tràn rộng rãi của những tài liệu khiêu dâm bằng điện toán và triển lãm thân xác trực tuyến. Những hiện tượng này, mà trong đó các thế hệ mới bị đặt vào, tạo thành một trở ngại cho sự trưởng thành trong sáng. Chúng biểu lộ các động lực xã hội chưa từng có, là các động lực ảnh hưởng đến những kinh nghiệm và lựa chọn cá nhân, qua việc biến chúng thành lãnh thổ của một loại thuộc địa hoá về tư tưởng.

Việc tiếp nhận các giáo huấn luân lý của Hội Thánh

38. Đây là bối cảnh mà trong đó các gia đình Kitô giáo và cộng đồng Hội Thánh tìm cách giúp cho những người trẻ khám phá ra rằng phái tính là một món quà tuyệt vời có trong mầu nhiệm, để sống các mối liên hệ theo luân lý của Tin Mừng. Tuy nhiên, không phải lúc nào họ cũng thành công trong việc chuyển ước muốn này thành giáo dục về tình cảm và phái tính thích hợp, là những điều không giới hạn ở các can thiệp rời rạc và bất thường. Ở những nơi mà cách giáo dục này thực sự đã được áp dụng như một lựa chọn tích cực, người ta nhận thấy có những kết quả tốt giúp người trẻ hiểu rõ đượcsự liên hệ giữa đức tin vào Chúa Giêsu Kitô của các em và cách sống tình cảm và những quan hệ giữa các cá nhân của các em. Những kết quả này thu hút và khuyến khích một sự đầu tư năng lực của Hội Thánh cách rộng rãi hơn vào lĩnh vực này.

Những thắc mắc của người trẻ

39. Hội Thánh có một truyền thống phong phú như cơ sở để xây dựng và đề ra giáo huấn của mình về chủ đề này: chẳng hạn như,Sách Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo, Thần Học Thân Xác đã được Thánh Gioan Phaolô II khai triển, Thông ĐiệpDeus caritas estcủa Đưc Bênêđictô XVI, Tông huấn Amoris laetitia của Đức Phanxicô. Nhưng những người trẻ, ngay cả những người biết và sống theo giáo huấn này, bày tỏ ước mong nhận được từ Hội Thánh một lời nói rõ ràng, nhân bản và cảm thông. Thực ra, luân lý phái tính là một nguyên nhân thường xuyên của việc hiểu lầm và sự xa cách Hội Thánh, theo mức độ nó bị coi như một không gian để phán xét và lên án. Đối diện với những thay đổi xã hội và những cách sống tình cảm và vô số quan điểm về đạo đức, những người trẻ rất nhạy cảm với giá trị của tính xác thực và của lòng sùng đạo, nhưng thường bị mất định hướng. Các em bày tỏ cách cụ thể ước muốn đối thoại rõ ràng về các vấn đề liên quan đến sự khác biệt giữa căn tính nam và nữ, tính hỗ tương giữa người nam và người nữ và sự đồng tính luyến ái.

Các hình thức dễ bị tổn thương

Thế giới công việc

40. Thế giới công việc vẫn là một lĩnh vực ở đó những người trẻ thể hiện sự sáng tạo và khả năng canh tân của các em. Đồng thời, các emcũng trải nghiệm những hình thức loại trừ và bị đẩy ra ngoài lề xã hội. Trước hết và nghiêm trọng nhất là nạn thất nghiệp của người trẻ, mà ở một số quốc gia đang lên đếnnhững mức độ rất cao. Điều này không những chỉ làm cho các em thành nghèo, mà tình trạng thiếu công ăn việc làm còn cướp đi khả năng mơ ước và hy vọng của những người trẻ và tước đoạt cơ hội đóng góp của các em vào sự phát triển của xã hội. Ở nhiều quốc gia, tình trạng này phụ thuộc vào sự thể là một số nhóm trẻ trong dân chúng không có trình độ chuyên môn đầy đủ, đặc biệt là do những thiếu xót trong hệ thống giáo dục và đào tạo. Thông thường thì sự bất ổn định về công ăn việc làm ảnh hưởng đến những người trẻ tương ứng với lợi ích kinh tế của việc bóc lột lao động.

Bạo lực và ngược đãi

41. Nhiều người trẻ sống trong hoàn cảnh chiến tranh và chịu đựng bạo lực dưới vô số hình thức: bắt cóc, tống tiền, các nhóm tội phạm có tổ chức, buôn người, nô lệ và bóc lột tình dục, hãm hiếp trong chiến tranh, v.v. Những người trẻ khác, vì đức tin của các em, rất khó tìm được công ăn việc làm trong xã hội của các em và chịu đựng nhiều kiểu ngược đãi khác nhau, thậm chí cả cái chết. Nhiều người trẻ, vì bị ép buộc hoặc thiếu các lựa chọn khác, đang sống trong tình trạng gây ra các tội ác và bạo lực: các binh lính trẻ em, các băng đảng vũ trang và tội phạm, buôn bán ma túy, khủng bố, v.v. Bạo lực này làm tan vỡ nhiều đời sống của người trẻ. Những sự lạm dụng và nghiện ngập, cùng với bạo lực và những sự lầm đường lạc lối, là nhiều lý do trong những lý do khiến những người trẻ phải vào tù, với một phạm vi ảnh hưởng đặc biệt đến với các nhóm dân tộc và xã hội nhất định. Tất cả những tình cảnh này chất vấn và thách đố Hội Thánh.

Việc đẩy ra ngoài lề và sự bất ổn xã hội

42. Thậm chí nhiều người trên thế giới là những người trẻ phải chịu các hình thức loại trừ và bị đẩy ra ngoài lề xã hội, vì lý do tôn giáo, dân tộc hoặc kinh tế. Chúng ta hãy nhớ lại hoàn cảnh của những trẻ vị thành niên và thiếu nữ đang mang thai, nạn phá thai, cũng như sự lan tràn của HIV, các dạng nghiện ngập khác nhau (ma túy, trò chơi may rủi, tranh ảnh khiêu dâm, v.v.) và tình trạng trẻ em và thanh thiếu niên sống ngoài đường phố không có nhà cửa, gia đình, và nguồn lợi kinh tế; các tù nhân trẻ cũng đáng được đặc biệt quan tâm. Nhiều can thiệp khác nhau đã nhấn mạnh đến sự cần thiết của Hội Thánh để chứng tỏ khả năng của những người trẻ bị loại trừ và những đóng góp mà các em có thể làm cho các cộng đồng. Hội Thánh muốn can đảm đứng về phía các em, đồng hành với các em trong suốt tiến trình phục hồi phẩm giá và một vai trò của của các em trong việc xây dựng công ích.

Kinh nghiệm chịu đau khổ

43.Khác hẳn với việc vơ đũa cả nắm đang thịnh hành rộng rãi, thế giới của giới trẻ cũng bị ảnh hưởng sâu xa bởi kinh nghiệm về sự tổn thương, khuyết tật, bệnh tật và đau khổ. Ở nhiều quốc gia, sự lan tràn của các hình thức đau khổ tâm lý, trầm cảm, các bệnh tâm thần và những rối loạn, liên kết chặt chẽ vớinhững cuộc sống bất hạnh hoặc không thể tìm thấy một chỗ đứng trong xã hội, là điều liên tục phát triển, đặc biệt là trong giới trẻ; Chúng ta đừng quên hiện tượng bi thảm của những vụ tự tử. Những người trẻ trải qua các điều kiện khó chịu khác nhau và gia đình của các em dựa vào sự nâng đỡ của các cộng đồng Kitô giáo, tuy là những cộng đồng không phải lúc nào cũng được trang bị để đón tiếp họ.

Tài nguyên của những người dễ bị tổn thương

44. Nhiều hoàn cảnh trong số những hoàn cảnh này là sản phẩm của “nền văn hóa lãng phí”: những người trẻ nằm trong số những nạn nhân đầu tiên. Tuy nhiên, nền văn hóa này cũng có thể thấm nhập vào những người trẻ, các cộng đồng Kitô giáo và các nhà lãnh đạo của các em, cũng góp phần vào sự xuống cấp của con người, xã hội và môi trường làm ảnh hưởng đến thế giới của chúng ta. Với Hội Thánh, đó là một lời kêu gọi hoán cải, đoàn kết và một hành động giáo dục mới để hiện diện, đặc biệt là trong những môi trường khó khăn này. Những người trẻ đang sống trong những hoàn cảnh này cũng có các nguồn tàinguyên quý giá để chia sẻ với cộng đồng và dạy chúng ta đo lường giới hạn của chính mình, giúp chúng ta phát triển về nhân bản. Óc sáng tạo là điều không thể thiếu được, một óc sáng tạo mà với nó cộng đồng được linh hoạt bởi niềm vui của Tin Mừng có thể trở thành một sự thay thế cho sự bất ổn và những tình cảnh khó khăn. Theo cách này, xã hội có thể kinh nghiệm rằng những viên đá bị các thợ xây loại bỏ có thể trở thành những viên đá góc tường (x.Tv 118:22, Lc 20:17, Cv 4:11, 1 Pr 2:4).

Chương IV

Là những người trẻ hôm nay

Các khía cạnh của nền văn hóa giới trẻ ngày nay

Tính độc đáo và đặc thù

45. Các thế hệ trẻ mang một cách tiếp cận thực tế với những đặc điểm cụ thể. Những người trẻ đòi hỏi phải được chào đón và tôn trọng trong sự độc đáo của các em. Trong số các yếu tố rõ ràng nhất của nền văn hóa giới trẻ, là các em thích hình ảnh hơn các ngôn ngữ truyền thông khác, tầm quan trọng của cảm giác và cảm xúc khi tiếp cận với thực tế và ưu tiên cho sự cụ thể và cho hoạt động so với phân tích lý thuyết. Mối liên hệ của tình bạn và của việc thuộc về các nhóm tuổi, được nuôi dưỡng qua các phương tiện truyền thông xã hội, là điều rất quan trọng. Giới trẻ nói chung có một sự cởi mở tự phát đối với sự đa dạng, điều này khiến các em chú ý đến các chủ đề hòa bình, hòa nhập và đối thoại giữa các nền văn hóa và tôn giáo. Nhiều kinh nghiệm từ nhiều nơi trên thế giới cho thấy những người trẻ biết cách trở thành những người tiên phong trong cuộc gặp gỡ và đối thoại liên văn hóa và liên tôn, trong quan điểm chung sống hòa bình.

Việc dấn thân và tham gia xã hội

46. Mặc dù dưới một hình thức khác so với các thế hệ trước, việc tham gia xã hội là một tính năng cụ thể của giới trẻ ngày nay. Bên cạnh một số em vẫn thờ ơ, có nhiều em khác sẵn sàng cung cấp các sáng kiến tình nguyện, làm công dân tích cực và đoàn kết xã hội: điều quan trọng là phải hỗ trợ và khích lệ các em phát huy tài năng, kỹ năng và sự sáng tạo của các em, và khuyến khích tinh thần trách nhiệm của các em. Sự tham gia xã hội và tiếp xúc trực tiếp với người nghèo vẫn là một cơ hội cơ bản để khám phá và đào sâu đức tin và phân định ơn gọi của chính mình. Sự nhạy cảm với các chủ đề môi sinh và phát triển bền vững là điều mạnh mẽ và lan rất rộng, và phải nhấn mạnh rằng Thông ĐiệpLaudato si’ là chất xúc tác cho nó. Việc sẵn sàng dấn thân vào chính trị vì công ích được ghi nhận, mặc dù Hội Thánh không phải lúc nào cũng có thể hỗ trợ nó bằng cách cung cấp các cơ hội đào tạo và không gian đểphân định. Còn việc quảng bá công lý, các người trẻ đòi hỏi Hội Thánh phải cam kết rõ ràng và mạch lạc, là cam kết xóa bỏ tất cả mọi thông đồng với một não trạng thế tục.

Nghệ thuật, âm nhạc và thể thao

47.Thượng Hội Đồng công nhận và đánh giá cao tầm quan trọng mà những người trẻ dành cho nghệ thuật dưới mọi hình thức: trong lĩnh vực này,nhiều người trẻ sử dụng những tài năng các em đã nhận được, phát huy thẩm mỹ, chân lý và thiện tâm, để lớn lên trong nhân loại và trong tương quan với Thiên Chúa. Với nhiều em, việc diễn tả nghệ thuật cũng là một ơn gọi chuyên nghiệp đích thực. Chúng ta không thể quên rằng trong nhiều thế kỷ, “con đường thẩm mỹ” là một trong những cách thế đặc quyền để bày tỏ đức tin và Phúc Âm hoá.

Tầm quan trọng của âm nhạc là điều rất đặc biệt; nó đại diện cho một môi trường thực sự mà trong đó những người trẻ không ngừng đắm chìm, như một nền văn hóa và ngôn ngữ có khả năng khơi dậy cảm xúc và định hình một căn tính. Ngôn ngữ âm nhạc cũng đại diện cho một nguồn tài nguyên mục vụ đặc biệt, là thách đố và sự canh tân của phụng vụ. Việc chấp thuận các thị hiếu theo quan điểm thương mại đôi khi có nguy cơ ảnh hưởng đến sự liên hệ với các hình thức diễn tả âm nhạc truyền thống và thậm chí cả phụng vụ.

Tầm quan trọng của việc tập thể thao trong giới trẻ cũng là điều đáng chú ý. Hội Thánh không được đánh giá thấp các tiềm năng của mình về mặt giáo dục và đào tạo, trong khi vẫn duy trì một sự hiện diện được khẳng định trong đó. Thế giới thể thao cần được giúp đỡ để vượt qua những điều mơ hồ là một phần của nó, như huyền thoại về các nhà vô địch, việc làm nô lệ cho luận lý thương mại và quan niệm thành công bằng bất cứ giá nào. Theo nghĩa này, giá trị của việc đồng hành và nâng đỡ những em khuyết tật trong việc luyện tập thể thao được tái khẳng định.

Tâm linh và tín ngưỡng

Các bối cảnh tôn giáo khác nhau

48. Kinh nghiệm tôn giáo của những người trẻ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những hoàn cảnh xã hội và văn hóa ở nơi các em sống. Trong một số quốc gia, đức tin Kitô giáo là một kinh nghiệm cộng đồng mạnh mẽ và sôi nổi mà những người trẻ chia sẻ với niềm vui. Trong các khu vực khác của truyền thống Kitô giáo cổ đại, phần lớn dân số Công Giáo không sống như những thành viên thực sự của Hội Thánh; tuy nhiên, không thiếu những nhóm thiểu số có óc sáng tạo và kinh nghiệm, là những nhóm cho thấy sự hồi sinh của việc quan tâm đến tôn giáo như một phản ứngchống lại một cái nhìnthu nhỏ và nghẹt thở. Ở những nơi khác, người Công Giáo, cùng với các giáo phái Kitô giáo khác, là thiểu số, đôi khi gặp phải sự kỳ thị và thậm chí bắt bớ. Cuối cùng, có những tình cảnh mà các giáo phái hoặc hình thức tín ngưỡng thay thế đang gia tăng; những người theo các giáo phái ấy thường thất vọng và trở thành đối thủ của tất cả những gì gọi là tôn giáo. Nếu ở một số vùng, những người trẻ không có cơ hội bày tỏ cách công khai đức tin của mình hoặc tự do tôn giáo bị từ chối, thì ở những nơi khác người ta cảm thấy sức nặng của các lựa chọn trong quá khứ, bao gồm cả những lựa chọn chính trị, làm suy yếu tính đáng tin cậy của Hội Thánh. Không thể nói về tín ngưỡng của những người trẻ mà không kể đến tất cả những sự khác biệt này.

Nghiên cứu về tôn giáo

49. Nói chung, những người trẻ tuyên bố là đang tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đời và bày tỏ sự quan tâm của các emđến đời sống tâm linh. Sự chú ý này đôi khi có hình thức của một cuộc tìm kiếm hạnh phúc tâm lý hơn là mở lòng ra cho cuộc gặp gỡ Mầu Nhiệm của Thiên Chúa hằng sống. Đặc biệt, trong một số nền văn hóa, nhiều người tin rằng tôn giáo là một vấn đề riêng tư và là việc chọn lựa, trong các truyền thống tâm linh khác nhau, những yếu tố mà trong đó họ tìm thấy các xác tín của chính mình. Do đó, một sự pha trộn chắc chắn cũng lan ra và phát triển dựa trên giả định tương đối rằng tất cả các tôn giáo đều ngang hàng với nhau. Việc gắn bó với một cộng đồng đức tin không được tất cả moi người coi là phương tiện đặc quyền để tiếp cận ý nghĩa của cuộc đời và được đồng hành, hoặc đôi khi bị thay thế bởi các ý thức hệ hoặc việc tìm kiếm thành công về kinh tế và chuyên nghiệp, trong luận lý của việc tự mình có thể thành côngvề mặt vật chất. Nhiều thực hành được truyền lại qua truyền thống vẫn còn tồn tại, chẳng hạn như việc hành hương đến các đền thờ, có thể ảnh hưởng đến nhiều người trẻ, cũng như những cách bày tỏviệc sùng kính phổ thông thường liên quan đến việc tôn sùng Đức Mẹ và các Thánh, là những điềubảo tồn kinh nghiệm về đức tin của một dân tộc.

Cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu

50. Sự đa dạng tương tự cũng được tìm thấy trong mối liên hệ của người trẻ với hình ảnh của Chúa Giêsu. Nhiều em nhận ra Người là Cứu Chúa và Con Thiên Chúa, và thường các em cảm thấy gần gũi Người qua Đức Maria, Mẹ Người và các tham gia vào một cuộc hành trình đức tin. Các em khác không có mối liên hệ cá nhân với Người, nhưng coi Người như một người tốt và một mẫu gương đạo đức. Các em khác gặp Người qua một kinh nghiệm mạnh mẽ về Chúa Thánh Thần. Đằng khác, đối với những em khác, đó là một nhân vật quá khứ, không có sự hiện hữu thường hằng, hoặc rất xa với kinh nghiệm của con người.

Nếu, đối với nhiều người trẻ, Thiên Chúa, tôn giáo và Hội Thánh dường như là những từ trống rỗng, các em lại nhạy cảm với hình ảnh của Chúa Giêsu, khi hình ảnh này được trình bày một cách hấp dẫn và hiệu quả. Bằng nhiều cách, những người trẻ ngày nay nói với chúng ta: “Chúng con muốn thấy Chúa Giêsu” (Ga 12:21), do đó biểu lộ mối quan tâm thánh thiêng này, là điềuđặc trưng cho tâm hồn của mỗi con người: “ao ước tìm kiếm tâm linh, khao khát gặp gỡ Thiên Chúa, khắc khoải về tình yêu” (Phanxicô, Thánh lễ Khai Mạc Tổng Tu Nghị của Dòng thánh Augustinô, ngày 28 tháng 8 năm 2013).

Mong ước một phụng vụ sống động

51. Trong nhiều bối cảnh khác nhau, những người trẻ Công Giáo muốn có những đề nghị về cầu nguyện và những giây phút bí tích có khả năng nắm bắt cuộc sống hàng ngày của các em trong một phụng vụ tươi mát, chân thực và vui mừng. Ở nhiều nơi trên thế giới, kinh nghiệm phụng vụ là yếu tố chính của căn tính Kitô giáo và có sự tham gia rộng rãi của những người sống với niềm xác tín. Những người trẻ nhận ra một giây phút đặc quyền của kinh nghiệm về Thiên Chúa và của cộng đồng Hội Thánh, và một điểm khởi hành cho sứ vụ. Trái lại, ở những nơi khác, có một khoảng cách nhất định giữa bí tích và Thánh Lễ Chúa Nhật, bị coi là một giới luật đạo đức hơn là một cuộc gặp gỡ hân hoan với Chúa Phục Sinh và cộng đồng. Nói chung, người ta có thể thấy rằng ngay cả khi một bài giáo lý về các bí tích được cung cấp, việc đồng hành cách giáo dục để sống cuộc cử hành theo chiều sâu và bước vào sự phong phú của Mầu Nhiệm, các biểu tượng và nghi thức của nó vẫn còn quá yếu.

Sự tham gia và nhân vật chính

Các người trẻ muốn trở thành những nhân vật chính

52. Đối diện với những mâu thuẫn của xã hội, nhiều người trẻ muốn sử dụng tài năng, kỹ năng và sự sáng tạo của mình và sẵn sàng thực thi các trách nhiệm. Các chủ đề quan trọng nhất đối với các em là sự phát triển bền vững, cả về xã hội lẫn môi trường, việckỳ thị và phân biệt chủng tộc. Sự tham gia của những người trẻ thường tuân theo các cách tiếp cận chưa từng có, đặc biệt là việc khai thác các tiềm năng của truyền thông kỹ thuật số trong việc động viên và áp lực chính trị: việc phổ biến những kiểu sống và những mô hình tiêu thụ và việc đầu tư là điều thiết yếu, hỗ trợ và chú ý đến môi trường; các hình thức nhập cuộc và tham gia mới vào xã hội và chính trị; những phương thức đảm bảo xã hội mới cho những đối tượng yếu đuối nhất.

Những lý do của sự xa cách

53.Thượng Hội Đồng ý thức rằng một số lớn người trẻ, vì những lý do rất đa dạng, không đòi hỏi gì ở Hội Thánh vì các em cho rằng điều ấy không có ý nghĩa đối với cuộc sống của các em. Một số em thậm chí còn yêu cầu Hội Thánh buông tha cho các em, vì các em cảm thấy khó chịu, nếu không muốn nói là bực bội, về sự hiện diện của Hội Thánh. Đa số những yêu cầu này không phát sinh từ một sự khinh miệt thiếu suy nghĩ hoặc bốc đồng, nhưng bắt nguồn từ những lý do nghiêm trọng và đáng tôn trọng: các gương mù về tình dục và kinh tế, những phán đoán sai lầm của các thừa tác viên có chức thánh, là những vị không biết phương thứchiểu biết cách thích hợp sự nhạy cảm của những người trẻ, thiếu chuẩn bị cho bài giảng và trình bày Lời Chúa, vai trò thụ động được trao cho những người trẻ trong các cộng đồng Kitô hữu, những khó khăn của Hội Thánh trong việc đưa ra lý do cho các lập trường về giáo lý và luân lý của mình trong xã hội hiện đại.

Giới trẻ trong Hội Thánh

54. Những người Công Giáo trẻ không chỉ đơn thuần là những người tiếp nhận hành động mục vụ, mà là những phần tử sống động trong một thân thể duy nhất của Hội Thánh, những người đã được rửa tội trong đó Thần Khí của Chúa sống và hoạt động. Các em góp phần vào việc phong phú hoá điều gì Hội Thánh là, chử không chỉ những gì Hội Thánh làm. Các em là hiện tại chứ không chỉ là tương lai của Hội Thánh. Những người trẻ là nhân vật chính trong nhiều sinh hoạt của Hội Thánh, ở đó các emquảng đạiphục vụ, đặc biệt là cho việc linh động hoá việc dạy giáo lý và phụng vụ, để tâm đến những người bé nhỏ nhất, tình nguyện hướng đến người nghèo. Các phong trào, các hiệp hội và các dòng tu cũng cung cấp cho những người trẻ cơ hội dấn thân và cùng lãnh trách nhiệm. Đôi khi, việc sẵn sàng của những người trẻ gặp một chủ nghĩa độc đoán và ngờ vực nào đó của người lớn và của các mục tử, là những người không nhận ra cách đầy đủ sự sáng tạo và cố gắng chia sẻ trách nhiệm của các em.

Các phụ nữ trong Hội Thánh

55. Trong số những người trẻ, chúng ta thấy nhu cầu nhận biết và đánh giá cao hơn về phụ nữ trong xã hội và trong Hội Thánh. Nhiều phụ nữ đóng một vai trò không thể thay thế được trong các cộng đồng Kitô giáo, nhưng ở nhiều nơi rất khó để đưa họ vào các tiến trình có thể đưa ra quyết định, ngay cả khi họ không đòi hỏi những trách nhiệm mục vụ cụ thể. Sự vắng mặt của tiếng nói và cái nhìn của phụ nữ nghèo nàn hoá cuộc bàn luận và con đường của Hội Thánh, qua việc loại bỏ một đóng góp có giá trị đểphân định. Thượng Hội Đồng khuyến nghị đảm bảo rằng mọi người đều nhận thức được sự cấp bách của một thay đổi không thể tránh được, đặc biệt là từ nhữngsuy tư nhân học và thần học về sự hợp tác hỗ tương giữa người nam và người nữ.

Sứ vụ của những người trẻ với những người trẻ đồng trang lứa

56. Trong các nhóm khác nhau, có những nhóm trẻ, thường biểu hiện cho các hiệp hội và phong trào Hội Thánh, những người rất tích cực trong việc Phúc Âm hoá những người trẻ cùng lứa tuồivới các em qua một chứng từ về một đời sống trong sáng, một ngôn ngữ dễ tiếp cận và khả năng thiết lập tình bằng hữu chân chính. Hoạt động tông đồ này giúp mang Tin Mừng đến cho những người mà việc chăm sóc mục vụ giới trẻ thông thường sẽ khó mà đến được; nó cũng giúp làm cho đức tin của những người làm điều ấy được trưởng thành. Do đó, nó phải được đánh giá cao, được hỗ trợ, đồng hành một cách khôn ngoan và hòa nhập vào cuộc sống của cộng đồng.

Ước muốn một cộng đồng Hội Thánh chân thật và thân tình hơn

57. Giới trẻ yêu cầu Hội Thánh phải tỏa sáng qua sự chân thật, gương mẫu, có khả năng, đồng trách nhiệm và vững chắc về văn hóa của mình. Đôi khi, đòi hỏi này nghe có vẻ như một lời chỉ trích, nhưng thường có hình thức tích cực của một dấn thân cá nhân cho một cộng đồng huynh đệ, đón chào, vui vẻ và cam kết một cách tiên tri chống lại bất công xã hội. Trong số những kỳ vọng của người trẻ, việc ước mong rằng Hội Thánh chấp nhận một kiểu đối thoại ít gia trưởng và thẳng thắn là một điều đặc biệt rõ ràng.

PHẦN II

“MẮT HỌ MỞ RA”

58.“Rồi bắt đầu từ ông Môsê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh. Khi gần tới làng họ muốn đến, Đức Giêsu làm như còn phải đi xa hơn nữa. Họ nài ép Người rằng: “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn.” Bấy giờ Người mới vào và ở lại với họ. Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất trước mắt họ.”(Lc 24: 27-31).

Sau khi lắng nghe họ, Chúa nói với hai người lữ khách một Lời“dứt khoát” và qủa quyết, là Lời có thẩm quyền vàbiến đổi họ. Vì vậy, với sự hiền lành và sức mạnh, Chúa vào nhà của họ, ở lại với họ và chia sẻ bánh hằng sống với họ: chính dấu chỉ Thánh Thể là điềulàm cho mắt hai môn đệ cuối cùng mở ra.

Một Lễ Ngũ tuần mới

Hành động của Chúa Thánh Thần

59. Chúa Thánh Thần soi sáng tâm hồn, mở mắt và hồi sinh đức tin của hai người lữ khách. Ngài làm việc từ thủa tạo thiên lập địa để kế hoạch gồm tóm tất cả mọi sự trong Đức Kitô của Chúa Chađi đến hoàn thành. Ngài hành động, ở mọi lúc và mọi nơi, trong sự đa dạng của hoàn cảnh và các nền văn hóa, cũng hồi sinh việc cam kết dấn thân cho công lý, việc tìm kiếm chân lý, lòng can đảm của hy vọng giữa những khó khăn và đau khổ. Đó là lý do tại sao Thánh Phaolô nói rằng “cho đến bây giờ, muôn loài thụ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở” (Rm 8, 22). Lòng ao ước sống trong tình yêu và sự quan tâm lành mạnh đang ở trong tâm hồn những người trẻ là một phần của khát vọng mãnh liệt của tất cả mọi thụ tạo để có một niềm vui trọn vẹn. Trong mỗi người, ngay cả trong những người không biết Đức Kitô, Thần Khícủa Đấng Tạo Hoá hoạt động để dẫn họ đến chân thiên mỹ.

Chúa Thánh Thần trẻ trung hoá Hội Thánh

60. Tuổi trẻ là thời kỳ nguyên thủy và kích động của cuộc đời sống, là cuộc sốngmà chính Chúa Giêsu đã sống, trong khi thánh hóa nó. Sứ điệp gửi đến những người trẻ của Công đồng Vatican II (ngày 7 tháng 12 năm 1965) đã trình bày Hội Thánh như“tuổi trẻ đích thực của thế giới”, có “khả năng vui mừng vì những gì bắt đầu, tự hiến mà không quay trở lại, canh tân chính mình và lại ra đi cho các cuộc chinh phục mới”. Với sự tươi mới và đức tin của các em, những người trẻ góp phần vào việc tỏ cho người ta thấydung nhan này của Hội Thánh, nơi phản ánh“Sự Sống Vĩ Đại, Đức Kitô trẻ trung muôn đời”. Vì thế, vấn đề không phải là tạo ra một Hội Thánh mới cho giới trẻ, mà là cùng các em tìm lại tuổi trẻ của Hội Thánh, bằng cách mở lòng chúng ta ra cho ân sủng của một Lễ Ngũ Tuần mới.

Chúa Thánh Thần trong đời sống tín hữu

61. Ơn gọi của Kitô hữu là đi theo Đức Kitô bằng cách vượt qua nước Rửa tội, lãnh nhận ấn tín Thêm Sức và trở nên Thân Thể của Người qua Bí tích Thánh Thể: “Chúa Thánh Thần đến, đó là ngọn lửa sau nước, và bạn trở nên bánh, tức là thân thể của Đức Kitô”(Thánh Augustinô, Bài giảng 227). Trong con đường khai tâm (nhập đạo) Kitô giáo, trên hết là Bí Tích Thêm Sức, một Bí Tích cho phép các tín hữu cảm nghiệm Lễ Ngũ Tuần và một cuộc tuôn đổ Thánh Thần mới cho việc tăng trưởng và sứ vụ. Điều quan trọng là phải tái khám ra sự phong phú của Bí Tích này, để hiểu rõ mối liên hệ của nó với ơn gọi cá nhân của mỗi người đã được rửa tội và với thần học vế các đặc sủng, để trông nom tốt hơn việc chăm sóc mục vụ của nó, để nó không trở thành một giây phút trang trọng mà có rất ít ý nghĩa. Chúa Thánh Thần là nghệ nhân của mọi con đường ơn gọi: Ngài là “bậc thầy nội tâm”, là Đấng mà chúng ta phải để cho Ngài dẫn dắt.

Một cảm ngiệm đích thực về Thiên Chúa

62. Điều kiện đầu tiên để phân biệt ơn gọi trong Chúa Thánh Thần là một cảm nghiệm đích thực về đức tin vào Đức Kitô đã chết và phục sinh, bằng cách nhớ rằng “Đức tin không phải là một ánh sáng xua tan tất cả mọi bóng tối của chúng ta, nhưng là một ngọn đèn hướng dẫn các bước đi của chúng ta trong đêm tối và vừa đủ cho cuộc hành trình” (Phanxicô, Lumen Fidei, số 57). Trong các cộng đồng Kitô hữu, đôi khi chúng ta có nguy cơ đề nghị, vượt ra ngoài các ý định, một chủ nghĩa hữu thần đạo đức trị liệu , là chủ nghĩa đáp ứng nhu cầu an toàn và thoải mái của con người, thay vì dẫn đến một cuộc gặp gỡ sống động với Thiên Chúa dưới ánh sáng Tin Mừng và quyền năng của Chúa Thánh Thần. Nếu đúng là cuộc đời chỉ được đánh thức bởi sự sống, thì rõ ràng là những người trẻ cần gặp những cộng đồng Kitô hữu bắt nguồn từ tình bằng hữu với Đức Kitô, Đấng dẫn chúng ta đến cùng Chúa Cha trong sự hiệp thông với Chúa Thánh Thần.

Chương I

Hồng ântuổi trẻ

Chúa Giêsu trẻ ở giữa những người trẻ

Tuổi trẻ của Chúa Giêsu

63.“Người trẻ ở giữa những người trẻ trở nên gương sáng cho những người trẻ và thánh hiến họ cho Chúa” (Thánh Irênê, Chống Lạc Giáo, II, 22, 4), Đức Kitô đã thánh hóa tuổi trẻ bằng chính sự thể là Người sống tuổi trẻ. Tường thuật Thánh Kinh trình bày một cảnh về tuổi trẻ của Chúa Giêsu (x. Lc 2:41-52), Người đã sống không ồn ào, trong sự đơn giản và làm việc ở Nadareh, đến nỗi được người ta biếtđến là “bác thợ mộc” (Mc 6: 3) và “con bác thợ mộc” (Mt 13:55).

Khi suy ngẫm về cuộc đời của Người, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về tuổi trẻ là một phúc lành thế nào: Chúa Giêsu đã tin tưởng vô điều kiện vào Chúa Cha, Ngườiđã quan tâm đến tình bằng hữu với các môn đệ của Người và ngay cả trong những lúc khủng hoảng, Người đãvẫn trung thành. Người đã tỏ lộ lòng trắc ẩn sâu xa với những người yếu đuối, đặc biệt là người nghèo, người bệnh tật, người tội lỗi và những người bị khai trừ. Người đã can đảm đương đầu với những người có quyền bính về tôn giáo và chính trị thời bấy giờ; Người đã trải qua việc bị hiểu lầm và chối từ; Ngườiđã cảm thấy sợ hãi sự đau khổ và đã biết sự mỏng dòn của Cuộc Khổ Nạn; Người đã hướng mắt về tương lai, phó thác Mình trong bàn tay đáng tin cậy của Chúa Cha và tín thác vào quyền năng của Chúa Thánh Thần. Trong Chúa Giêsu, tất cả những người trẻ có thể tìm thấy chính mình, với những lo âu và hy vọng, những tư lự và những giấc mơ của các em và các em có thể tâm sự với Người. Việc chiêm niệm vềcác cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với những người trẻ sẽ là nguồn cảm hứng cho các em.

Với ánh mắt của Chúa

64. Việc lắng nghe Đức Kitô và hiệp thông với Người cũng giúp cho các mục tử và các nhà giáo có được một bài học khôn ngoan về giai đoạn này của đời sống. Thượng Hội Đồng cố gắng nhìn những người trẻ với thái độ của Chúa Giêsu, để nhận ra trong đời sống của các em những dấu chỉ về tác động của Chúa Thánh Thần. Thực ra, chúng tôi tin rằng ngay cả ngày nay, Thiên Chúa đang nói với Hội Thánh và thế giới qua giới trẻ, óc sáng tạo và cam kết dấn thân của các em, cũng như qua những đau khổ và các yêu cầu giúp đỡ của các em. Với các em, chúng ta có thể đọc thời đại của mình cách tiên tri hơn và nhận ra các dấu chỉ của thời đại; đó là lý do tại sao những người trẻ là một trong những “những địa điểm thần học”ở đó Chúa cho chúng ta biết một số kỳ vọng và các thách đố của mình để xây dựng ngày mai.

Các đặc tính của tuổi trẻ

65. Tuổi trẻ, giai đoạn phát triển nhân cách, được đánh dấu bằng những giấc mơ đang dần dần hình thành, bằng những mối liên hệ càng ngày càng trở nên kiên định và cân bằng hơn, bằng những nỗ lực và thử nghiệm, bằng những lựa chọn, đang từ từ xây dựng một kế hoạch cho cuộc đời. Vàolúc này của cuộc đời, những người trẻ được mời gọi tự tiên liệu, mà không cần phải cắt đứt gốc rễ của mình, để xây dựng sự tự chủ của mình, nhưng không phải trong sự cô độc. Bối cảnh xã hội, kinh tế và văn hóa không phải lúc nào cũng cung cấp những điều kiện thuận lợi. Nhiều vị thánh trẻđã làm cho các đặc điểm của tuổi trẻ tỏa sáng trong tất cả vẻ đẹp của chúng và, trong thời đại các ngài, các ngài là những ngôn sứ thật của sự thay đổi; những gương sáng của các ngài cho chúng ta thấy rằng người trẻ có những khả năng gì khi các em tự ý mở lòng ra để gặp gỡ Đức Kitô.

Những người trẻ khuyết tật hoặc bệnh tật cũng có thể có những đóng góp giá trị. Thượng Hội Đồng mời các cộng đồng nhường chỗ cho những sáng kiến, là những gì làm cho các em được nhìn nhận và cho phép các em trở thành những nhân vật chính, chẳng hạn như qua việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu cho người điếc, qua các lộ trình giáo lý được hoàn thiện tốt, qua các thí nghiệm hiệp hội hoặc các hội nhập nghề.

Mối quan tâm lành mạnh của những người trẻ

66. Những người trẻ có một mối quan tâm, trên hết, là phải được lắng nghe, tôn trọng và đồng hành, với xác tín vềtự do và trách nhiệm của các em. Hội Thánh biết qua kinh nghiệm rằng sự đóng góp của các em là nền tảng cho việccanh tân của mình. Ở một số khía cạch, những người trẻ này có thể đi trước các mục tử của các em. Vào buổi sáng Lễ Phục Sinh, người Môn Đệ trẻ yêu dấu đã đến ngôi mộ trước, đến trước trong cuộc chạy đuavới Thánh Phêrô, ngườitựan ủi vì tuổi tác và phản bội (x. Ga 20:1-10); cũng vậy, trong cộng đồng Kitô hữu, tính năng động của tuổi trẻ là nguồn năng lượng canh tân cho Hội Thánh, bởi vì nó giúp Hội Thánh thoát ra khỏi sự nặng nề và chậm chạp cùng mở mình ra cho Đấng Phục Sinh. Đồng thời, thái độ của người môn đệ yêu dấu cho thấy điều quan trọng là phải nối kết với kinh nghiệm của những người lớn tuổi, nhận ra vai trò của các mục tử và không tiến về phía trước một mình. Do đó, chúng ta sẽ có bản hoà tấu nhiều giọng này là hoa quả của Chúa Thánh Thần.

Những người trẻ bị tổn thương

67. Cuộc sống của những người trẻ, giống như những người khác, cũng bị đánh dấu bởi cácvết thương. Chúng là các vết thương của những thất bại trong lịch sử của chính mình, những ước muốn không thành, nhữngkỳ thị và những bất công phải chịu, hoặc sự thể là không cảm thấy được yêu thương hoặc nhìn nhận. Đây là những tổn thương về thể lý và tâm lý. Đức Kitô, Đấng đã chấp nhận vượt qua cuộc khổ nan và cái chết qua Thập Giá của Người, đã trở nênngười lân cận của tất cả những người trẻ chịu đau khổ. Cũng có những vết thương về đạo đức, sức nặng của những sai lầm mắc phải, mặc cảm sau khi lỗi lầm. Việc được hòa giải với vết thương của chính mình, ngày nay hơn bao giờ hết, là điều kiện cần thiết cho một cuộc sống tốt. Hội Thánh được mời gọi để nâng đỡ tất cả những người trẻ trong các thử thách của các em và thực thi các hành động mục vụ thích hợp.

Trở thành người lớn

Tuổi của những lựa chọn

68. Tuổi trẻ là thời gian của cuộc sống phải kết thúc để nhường chỗ cho tuổi trưởng thành. Sự chuyển tiếp này không những chỉ là một tiến trình khám phá, mà còn bao hàm một con đường trưởng thành, không phải lúc nào cũng được thuận tiện hoá bởi môi trường mà trong đó người trẻ đang sống. Thực ra,ở nhiều vùng, đã có một nền văn hóa tạm thời ủng hộ việc kéo dài tuổi thiếu niên cách vô hạn và trì hoãn các quyết định; do đó, nỗi sợsự dứt khoát tạo ra một loại tê liệt về quyết định. Tuy nhiên, tuổi trẻ không thể ngừng lại ở một thời gian lơ lửng: đây là tuổi của những chọn lựa và sự quyến rũ cùngnhiệm vụ lớn nhất của nó nằm ở chính tuổi này. Những người trẻ đưa ra những quyết định trong các lĩnh vực chuyên nghiệp, xã hội, chính trị và các lĩnh vực khác, rất căn bản, là điều đem lại cho cuộc đời các em một hướng đi quyết định. Chính về những điều sau cùng này mà người ta nói cách chính xác hơn là“sự lựa chọn của cuộc đời”: thực ra, chính cuộc đời, ở thời điểm độc nhất vô nhị của nó, nhận được định hướng dứt khoát của nó.

Cuộc sống dưới dấu chỉ của sứ vụ.

69. Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời các bạn trẻ suy nghĩ về cuộc đời của các em trong chân trời của sứ vụ: “Rất nhiều lần trong đời, chúng ta lãng phí thì giờ để tự hỏi:‘Nhưng tôi là ai?’. Nhưng bạn có thể tự hỏi mình là ai và dành cả cuộc đời để tìm kiếm bạn là ai. Hãy tự hỏi, ‘Tôi là ai? ‘“ (Diễn tử trong buổi cầu nguyện để chuẩn bị cho Ngày Giới trẻ Thế giới, Basilica Santa Maria Maggiore, ngày 8 tháng 4 năm 2017). Khẳng định này làm sáng tỏ cách sâu xa những lựa chọn của cuộc đời, bởi vì nó mời gọi người tanắm lấy chúng trong chân trời giải phóng của món quà chính mình. Đây là cách duy nhất để đạt được hạnh phúc đích thực và lâu dài! Thật vậy, “sứ vụ ở tâm hồn của mọi người chẳng phải là một phần của cuộc sống của tôi, cũng chẳng phải là một vật trang trí mà tôi có thể để lại, cũng chẳng phải một phụ lục hay một giây phúthiện sinh. Đó là một điều gì đó mà tôi không thể tách ra khỏi bản thân mình nếu tôi không muốn tự hủy hoại. Tôi là một sứ vụ trên mặt đất này và tôi đang ở trong thế giới này vì nó”(Phanxicô, Evangelii Gaudium, số 273).

Một phương pháp sư phạm có khả năng thách đố

70. Sứ vụ là một la bàn chắc chắn cho đường đời, nhưng không phải là một “hoa tiêu”, là điều cho thấy toàn thể cuộc hành trình qua dự đoán. Tự do luôn có một chiều kích rủi ro phải được khai triểnvới lòng can đảm, và được đi kèm một cách tiến bộ, với sự khôn ngoan. Nhiều trang của Tin Mừng cho chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu, Đấng mời chúng ta dám cả gan, cởi bỏ, đi từ luận lý của việc tuân giữ giới luật đến luận lý của món quà quảng đại và vô điều kiện, mà không che giấu đòi hỏi phải vác thập giá của mình (x. Mt 16:24). Người rất cực đoan: “Người cho đi tất cả mọi sự và đòi hỏi tất cả mọi sự: Người cho đi một tình yêu trọn vẹn và đòi hỏi một con tim không bị chia cắt” (Phanxicô, Bài Giảng ngày 14 tháng 10 năm 2018). Khi tránh lừa dối những người trẻ bằng những đề nghịtheo chủ thuyết tối thiểu hoặc nghiền nát các em bằng một bộ quy tắc đưa ra một hình ảnh Kitô giáo bị thu nhỏ và luân lý hóa, chúng ta được mời gọi tận dụng sự táo bạo của các em, để khuyến khích và huấn luyện các em gánh lấy trách nhiệm của mình,chắc chắn rằng lỗi lầm, thất bại và khủng hoảng cũng là những kinh nghiệm có thể giúp các emlớn lêncách nhân bản.

Ý nghĩa thực sự của quyền bính

71. Để thực hiện một cuộc hành trình trưởng thành thật sự, những người trẻ cần những người lớn có thẩm quyền. Theo nguyên gốc của nó, auctoritas (quyền bính)ám chỉ khả năng phát triển; nó không diễn tả ý tưởng về một quyền ra lệnh, mà một sức phát sinh thực sự. Khi Chúa Giêsu gặp những người trẻ, ở mọi hoàn cảnh và mọi điều kiện, ngay cả cái chết, bằng cách này hay cách khác, Người nói bảo họ: “Hãy dậy đi! Hãy lớn lên!”. Và lời Người đã làm tròn những gì Người nói (x.Mc 5: 41, Lc 7:14). Trong cảnh chữa người động kinh bị quỷ ám (x. Mc 9: 14-29), gợi lên nhiều hình thức tha hóa của giới trẻ ngày nay, rõ ràng là bàn tay của Chúa Giêsu không cất đi tự do, mà khích lệ nó, giải phóng nó. Chúa Giêsu thi hành trọn vẹn quyền bính của Người: Người không mong muốn gì hơn là sự trưởng thành của những người trẻ, không có mộtý chiếm hữu, thao túng hay dụ dỗ nào.

Mối dây liên kết với gia đình

72. Gia đình là cộng đồng đức tin đầu tiên, ở đó, bất chấp những giới hạn và thiếu hoàn hảo, người trẻ cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa và bắt đầu phân định về ơn gọi của mình. Các Thượng Hội ĐồngGiám Mục trước đây, rồi Tông huấn Amoris laetitia, không ngừng nhấn mạnh rằng gia đình, như một Hội Thánh tại gia, có sứ vụ sống niềm vui Tin Mừng trong cuộc sống hàng ngày và làm cho tất cả các thành viên của mình tham dự vào cuộc sống này tuỳ theo điều kiện của họ, cho phép họ vẫn mở lòng ravới chiều hướng ơn gọi và truyền giáo.

Tuy nhiên, không phải tất cả các gia đình luôn dạy con cái họ nhìn về tương lai từ viễn cảnh ơn gọi. Đôi khi việc theo đuổi danh vọng xã hội hoặc thành công cá nhân, tham vọng của cha mẹ hoặc khuynh hướng quyết định các lựa chọn của con cái, xâm chiếm không gian của sự phân định và điều kiện hoá việc quyết định. Thượng Hội Đồng nhận ra sự cần thiết phải giúp các gia đình có một quan niệm rõ ràng hơn về cuộc sống như một ơn gọi. Câu chuyện Tin Mừng về thiếu nên Giêsu (x. Lc 2:41-52), đã vâng phục cha mẹ Người, nhưng đãrời xa các ngài để lo cho những việc của Chúa Cha, có thể cho chúng ta những hiểu biết quý giá để hướng dẫn các mối liên hệ gia đình theo một ý nghĩa Tin Mừng.

Được mời gọi đến tự do

Tin Mừng về tự do

73. Tự do là một điều kiện thiết yếu cho một sự lựa chọn đích thực của cuộc đời. Tuy nhiên, nó có khả năng bị hiểu lầm, đặc biệt vì nó không phải lúc nào cũng được trình bày cách chính xác. Chính Hội Thánh rốt cuộc cũng bị coi như một cơ chế áp đặt các quy tắc, các cấm đoán và bó buộc trước mắt nhiều người trẻ. Nhưng Đức Kitô đã “giải phóng chúng ta để được tự do” (Gal 5: 1), làm cho chúng ta đi từthể chế của Lề Luật sang thể chế của Chúa Thánh Thần. Dưới ánh sáng của Tin Mừng, ngày nay chúng ta đã kịp thời nhận ra một cách rõ ràng hơn rằng tự do là quan hệ cấu thành và cho thấy rằng các đam mê và cảm xúc là điều quan trọng khi chúng hướng ta về phía cuộc gặp gỡ đích thực với người khác. Một viễn cảnh như vậy cho thấy rõ ràng rằng tự do thực sự là dễ hiểu và chỉ khả thi trong tương quan với sự thật (x.Ga 8:31-32) và đặc biệt là đức bác ái (1 Cr 13:1-13; Ga 5:13): tự do, là sống thực với chính mình trong con tim người khác.

Tự do có trách nhiệm

74. Qua tình huynh đệ và tình đoàn kết, đặc biệt là với những người trẻ nhất, người trẻ khám phá ra rằng sự tự do đích thực nảy sinh từ cảm giác được lắng nghe và phát triển qua việc nhường chỗ cho người khác. Các em có một cảm nghiệm tương tự khi cố gắng trau dồi sự tiết độ hoặc tôn trọng môi trường. Kinh nghiệm về việccông nhận lẫn nhau và cam kết được chia sẻ khiến các emkhám phá ra rằng con tim của các em được chiếm ngự bởi một tiếng gọi yêu thương âm thầm đến từ Thiên Chúa. Cho nên, các em dễ dàng hơn để nhận ra chiều kích siêu việt mà tự do mang trong mình ngay từ ban đầu và, khi tiếp xúc với những kinh nghiệm mãnh liệt nhất của cuộc đời, như sự sống và sự chết, tình bạn và tình yêu, lỗi lầm và tha thứ, thìnó thức dậy một cách rõ ràng hơn. Những kinh nghiệm này giúp các em nhận ra rằng bản chất của tự do là đáp trả một cách triệt để.

Tự do và đức tin

75.Hơn 50 năm trước, Thánh Phaolô VI đã đưa ra cụm từ “đối thoại về ơn cứu rỗi” và giải thích sứ vụ của Chúa Con trên thế giannhư sự diễn tả của một “đòi hỏiyêu thương dữ dội”. Tuy nhiên, ngài nói thêm rằng chúng tađược “tự do đáp trảhoặc chối từ”(x. Ecclesiam suam, số 77). Trong viễn cảnh này, hành động của đức tin cá nhân xuất hiện dưới dạng tự do và giải phóng: nó sẽ là khởi điểm cho việc chiếm hữu dần dần các nội dung đức tin. Như thế, đức tin không tạo thành một yếu tố được thêm vào sự tự dohầu như từ bên ngoài, nhưng đáp lạiước muốn của lương tâm khao khát Chân Thiện Mỹ bằng cách đón nhận chúng hoàn toàn trong Chúa Giêsu. Chứng từ của nhiều vị tử vì đạo trẻ,trong quá khứ và hiện tại, đã vang lên cách mãnh liệt ởThượng Hội Đồng, là bằng chứng thuyết phục nhất cho thấy đức tin đem lạisự giải thoát khỏi các thế lực thế gian, các bất công và thậm chí sự chết.

Tự do bị thương tích và được cứu chuộc

76. Tự do của con người bị đánh dấu bằng những thương tích của tội lỗi cá nhân và tham dục. Nhưng khi, nhờ ơn tha thứ và lòng thương xót, con người nhận thức được những chướng ngại giam hãm mình, thì họ lớn lên trong trưởng thành và có thể quyết tâm hơn trong những lựa chọn dứt khoát của cuộc đời. Từ quan điểm giáo dục, điều quan trọng là giúp những người trẻ không nản lòng trước những sai lầm và thất bại, thậm chí là ê chề, bởi vì chúng là một phần của con đường dẫn đến một sự tự do trưởng thành hơn cùng ý thức về sự cao quý và nhược điểm của sự tự do này.

Tuy nhiên, sự dữ không có quyền quyết định cuối cùng: “Vì Thiên Chúayêu thế gian đến nỗi đã ban Con MộtNgài” (Ga 3:16). Người yêu chúng ta cho đến cùng và vì thế Người đã chuộc lại tự do của chúng ta. Khi chết vì chúng ta trên Thánh Giá, Người đã lan truyền Thần Khí và “ở đâu có Thần Khí của Chúa, thì ở đó có tự do” (2 Cr 3: 17): một sự tự do mới, thuộc về mầu nhiệm Vượt Qua, được hoàn thành trong việc tự hiến hàng ngày.

Chương II

Mầu nhiệm của ơn gọi

Việc tìm kiếm ơn gọi

Ơn gọi, cuộc hành trình và khám phá

77. Câu chuyện về ơn gọi của ngôn sứ Samuel (1 Sm 3: 1-21) giúp chúng ta hiểu được các yếu tố cơ bản của việc phân định: lắng nghe và nhận ra sáng kiến của Thiên Chúa, một kinh nghiệm cá nhân, một sự hiểu biết tiệm tiến, một việc đồng hành kiên nhẫn và tôn trọng sự bí nhiệm trong hành động, một mục tiêu cộng đồng. Ơn gọi không áp đặt trên ngôn sứ Samuel như một định mệnh phải chịu; đó là một đề nghị yêu thương, một sứ giả được sai đi trong lịch sử của việc tin tưởng lẫn nhau hàng ngày.

Như với thiếu niên Samuel, với mọi người nam nữ, ơn gọi, mặc dù có những lúc mãnh liệt và đặc quyền, đòi hỏi một cuộc hành trình lâu dài. Lời Chúa cần thời gian để được hiểu và giải thích; sứ vụ mà một người được gọi để thi hànhđược tỏ lộ từ từ. Những người trẻ được thu hút bởi cuộc phiêu lưu của việc dần dần khám phá ra chính mình. Các em sẵn sàng học hỏi từ các hoạt động mà các em thực hành, từ các cuộc gặp gỡ và các mối liên hệ, bằng cách tự đặt mình vào các cuộc thử thách hàng ngày. Nhưng các em cần được giúp đỡ để kết hợp các kinh nghiệm đa dạng này và đọc chúng theoquan điểm đức tin, để tránh nguy cơ bị phân tán, và nhận ra các dấuchỉ mà Thiên Chúa nói. Trong việc khám phá ra ơn gọi, tất cả đều không rõ ràng ngay, bởi vì “đức tin ‘nhìn thấy’theo mức độ (một người) đi đến đâu, nơi (người ấy) bước vào vùng trời được mở ra bởi Lời Thiên Chúa”(Phanxicô, Lumen fidei, 9).

Ơn gọi, ân sủng và tự do

78.Qua nhiều thế kỷ, sự hiểu biết thần học về mầu nhiệm ơn gọi đã có những điểm nhấn mạnh khác nhau, tùy thuộc vào bối cảnh xã hội và Hội Thánh mà chủ đề này được suy nghĩ. Như vậy, chúng ta phải nhận ra đặc tính loại suy của thuật ngữ “ơn gọi” và nhiều chiều đặc trưng cho thực tại được chỉ định. Điều này có thể dẫn đến việc làm nổi bật một số khía cạnh, trong các quan điểm không phải lúc nào cũng được lưu lại, với cùng một sự cân bằng, sự phức tạp của tổng thể. Để hiểu một cách sâu xa mầu nhiệm ơn gọi có nguồn gốc từ Thiên Chúa, chúng ta được mời gọi thanh tẩy trí tưởng tượng và ngôn ngữ tôn giáo của mình, bằng cách phục hồi sự phong phú và cân bằng của tường thuật Thánh Kinh. Đặc biệt là sự liên kết chặt chẽ giữa lựa chọn của Thiên Chúa và tự do của con người phải được suy nghĩ bên ngoài tất cả thuyết định mệnh (determinism) và thuyết ngoại tại (extrinsecism). Ơn gọi không phải là một bản văn đã được viết sẵn mà con người chỉ cần đọc thuộc lòng, cũng chẳng phải là một phút ngẫu hứng trên sân khấu mà không để lạimột dấu vết nào. Vì Thiên Chúa gọi chúng ta làm bạn hữu của Người chứ không phải tôi tớ của Người (xem Ga 15:13), nên những lựa chọn của chúng ta góp phần một cách đích thực vào việc triển khai lịch sử của kế hoạch yêu thương của Người. Hơn nữa, công trình cứu rỗi là một mầu nhiệm chúng ta không tài nào hiểu nổi; đó là lý do tại sao chỉ nhờ lắng nghe Chúa màchúng ta biết mình được mời gọi vào vai trò gì. Được nhận thức trong ánh sáng này, ơn gọi thực sự xuất hiện như một hồng ân của ân sủng và giao ước, như bí mật đẹp nhất và quý giá nhất của sự tự do của chúng ta.

Việc tạo dựng và ơn gọi

79. Khi khẳng định rằng mọi sự được tạo thành bởi Đức Kitô và theo nhãn quan của Đức Kitô (x. Cl 1, 16), Thánh Kinh mời gọi chúng ta đọc mầu nhiệm ơn gọi như một thực tại đặc trưng cho việc tạo dựng của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã tạo dựng bởi Lời của Ngài là Đấng“dựng nên”các hữu thể và sự sống cùng “phân biệt” trong sự hỗn loạn củaphiếm định, bằng cách in trên vũ trụ vẻ đẹp của trật tự cùng sự hài hòa của đa dạng. Nếu Thánh Phaolô VI đã khẳng định rằng “toàn thể cuộc đời là một ơn gọi” (Populorum Progressio, 15), thì Đức Bênêđictô XVI đã nhấn mạnh rằng con người được tạo dựng như một hữu thể đối thoại: Lời sáng tạo “mời gọi mỗi người theo cách riêng do đó tỏ ra rằng chính cuộc đời là một ơn gọi trong mối liên hệ với Thiên Chúa”(Verbum Domini, 77).

Để có một nền văn hóa ơn gọi

80. Việc nói về đời sống con người về mặt ơn gọi làm nổi bật một số yếu tốrất quan trọng cho sự phát triển của một người trẻ: điều nàyloại trừ đời sốngđược định đoạt bởi số phận hoặc như kết quả của tình cờ, đời sống cũng không như mộtcủa cải riêng tư mà người ta có thể tự quản lý. Nếu, trong trường hợp thứ nhất, không có ơn gọi vì không có sự công nhận một cùng đích xứng đáng cho đời sống, thì trong trường hợp thứ hai, một con người được coi là “không có sự liên hệ” hóa ra là “không có ơn gọi”. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là tạo ra các điều kiện để trong tất cả các cộng đồng Kitô hữu, từ ý thức về Bí Tích Rửa Tội của các phần tử của mình, phát triển một nền văn hóa ơn gọi thực sự và một cam kết không ngừng cầu nguyện cho ơn gọi.

Ơn gọi theo Chúa Giêsu

Sự hấp dẫn của Chúa Giêsu

81. Nhiều người trẻ bị thu hút bởi nhân vật Giêsu. Cuộc đời của nhân vật ấy có vẻ tốt lành và đẹp đẽ đối với các em, bởi vì nhân vật ấy nghèo và đơn giản, đã có những tình bạn chân thành và sâu đậm, quảng đại dành cho anh em, không bao giờ đóng cửa lòng với bất cứ ai, nhưng luôn sẵn sàng ban tặng. Cuộc sống của Chúa Giêsu ngày nay vẫn còn vô cùng hấp dẫn và gây hứng khởi; đối với tất cả những người trẻ, đó là một khích động thách thức. Hội Thánh biết điều này là vì Chúa Giêsu có một mối liên hệ sâu xa với mỗi con người bởi “Adam mới, Đức Kitô, trong việc mặc khải mầu nhiệm của Chúa Cha và tình yêu của Ngài, đã tỏ cho con người biết rõ về chính họ và khám phá ra thiên chức rất cao cả của họ” (Gaudium et spes, số 22).

Đức tin, ơn gọi và việc làm môn đệ

82. Thật ra, Chúa Giêsu không những chỉ say mê vớiđời sống của Người, mà còn mời gọi người ta đến đức tin một cách rõ ràng. Người gặp những người nam nữ, là những người đã nhận ra trong cử chỉ và lời nói của Người cách nói đúng về Thiên Chúa và mối liên hệvới Ngài, bằng cách tiếp cận với đức tin là điều mở ra cho ơn cứu rỗi: “Hỡi con, đức tin của con đã chữa con; hãy đi bình an”(Lc 8:48). Ngoài ra, những người khác đã gặp Người,đã được Người mời gọi trở thành môn đệ và nhân chứng. Với nhữngai muốn trở thành môn đệ của Người, Người đã không che đậy sự cần thiết phải vác thập giá của mình hằng ngày, và đi theo Người trên con đường sự chết và phục sinh. Đức tin của việc làm nhân chứng tiếp tục sống trong Hội Thánh, một dấu chỉ và công cụ cứu rỗi cho muôn dân. Việc thuộc về cộng đồng của Chúa Giêsu luôn luôn cho người ta nhiều cách để theo Đức Kitô, dưới nhiều hình thức đi theo (sequela) khác nhau. Hầu hết các môn đệ sống đức tin trong các điều kiện thông thường của cuộc sống hàng ngày; trái lại, những người khác, gồm cả một số khuôn mặt nữ giới, đã chia sẻ cuộc sống lang thang và ngôn sứ của vị Tôn Sư (x. Lc 8:1-3); ngay từ đầu, các Tông Đồ đã có một vai trò đặc biệt trong cộng đồng và được Đức Kitô liên kết với chức vụ hướng dẫn và rao giảng của Người.

Đức Trinh Nữ Maria

83. Trong tất cả các nhân vật trong Thánh Kinh làm rõ mầu nhiệm của ơn gọi, Đức Mẹ chiếm một vị trí đặc biệt. Một thiếu nữ qua việc “xin vâng” đã làm cho việc Nhập Thể khả thi bằng cách tạo điều kiện cho bất kỳ ơn gọi Hội Thánh nào khác được phát sinh, Mẹ vẫn là người môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu và là mẫu mực của mọi cách trở thành môn đệ. Trong cuộc hành hương đức tin của mình, Đức Mẹ đã theo Con Mẹ đến chân thập giá và sau khi Phục Sinh, Mẹ đã đồng hành cùng Hội Thánh trẻ trong Lễ Hiện Xuống. Như Người Mẹ và Cô Giáođầy thương xót, Mẹ tiếp tục đồng hành cùng Hội Thánh và cầu khẩn Chúa Thánh Thần,Đấng ban sự sống cho mọi ơn gọi. Như thế, rõ ràng là “nguyên tắc Thánh Mẫu” đóng một vai trò nổi bật và soi sáng toàn bộ đời sống của Hội Thánh trong những biểu hiện khác nhau của nó. Bên cạnh Đức Nữ Trinh, hình bóng của Thánh Giuse, chồng Mẹ, cũng là một mẫu mực gương mẫu về việc đáp trả ơn gọi.

Ơn gọi và các ơn gọi

Ơn gọi và sứ vụ của Hội Thánh

84. Không thể hiểu đầy đủ ý nghĩa của ơn gọi của Bí Tích Rửa Tội, trừ khi coi rằng nó cấu thành một lời mời gọi nên thánh cho tất cả các ơn gọi khác, không trừ ơn gọi nào. Lời mời gọi này nhất thiết ngụ ý là lời mời tham gia vào sứ vụ của Hội Thánh, với mục đích cơ bản là hiệp thông trong Thiên Chúa và giữa mọi người. Thật vậy, các ơn gọi Hội Thánh là nhiều cách diễn tả mà qua đó Hội Thánh nhận ra ơn gọi của mình là một dấu chỉ thực sự của Tin Mừng được đón nhận trong một cộng đồng huynh đệ. Các hình thức khác nhau của việc theo Đức Kitô diễn tả, mỗi hình thức theo một cách riêng, sứ vụ làm chứng về biến cố của Chúa Giêsu, trong đó mỗi người nam nữ đều tìm thấy ơn cứu rỗi.

Sự đa dạng của các đặc sủng

85. Trong các thư của ngài, Thánh Phaolô trở lại nhiều lần với chủ đề này, gợi lên hình ảnh của Hội Thánh như một thân thể được tạo thành bởi các chi thể khác nhau và nhấn mạnh rằng mọi chi thểđều cần thiết, đồng thời, luôn luôn được kết nối với toàn thân thể, bởi vì chỉ có sự hợp nhất của tất cả các chi thể mới làm cho thân thể được sống động và hài hòa. Thánh Tông Đồ tìm thấy nguồn gốc của sự hiệp thông này trong chính mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi: “Chắc chắn rằng có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người.” (1 Cor 12: 4-6). Công đồng Vaticanô II và Huấn Quyềntiếp theo đó cung cấp những hướng dẫn có giá trị để phát triển một thần học chính xác về các đặc sủng và các tác vụ trong Hội Thánh, để đón nhậncách biết ơn và phát triển với sự khôn ngoan những món quà ân sủng mà Chúa Thánh Thầntiếp tục làm phát sinh trong Hội Thánh, để trẻ trung hóa Hội Thánh.

Nghề nghiệp và ơn gọi

86. Đối với nhiều người trẻ, hướng đi nghề nghiệp được sống trong một chân trời ơn gọi. Chẳng lạ gì khi các em từ chối các đề nghị công việc hấp dẫn nhưng không phù hợp với các giá trị Kitô giáo, và chọn con đường đào luyện của các em bằng cách tự hỏi làm thế nào cho tài năng cá nhân của mình sinh hoa quả trong việc phục vụ Nước Thiên Chúa. Đối với nhiều em, công việc là một cơ hội để nhận ra và phát triển những hồng ân nhận được: bằng cách này, các người nam nữ tích cực tham gia vào mầu nhiệm tạo dựng, cứu chuộc và thánh hóa.

Gia đình

87. Hai cuộc Họp Thượng Hội Đồng Giám Mục gần đây về Gia đình, tiếp theo là Tông huấn Amoris Laetitia, đã đóng góp rất nhiều cho ơn gọi của gia đình trong Hội Thánh và cho sự góp phần không thể thay thế được của các gia đình được mời gọi để làm chứng cho ân sủng của Tin Mừng qua tình yêuhỗ tương, việc sinh sản và giáo dục của con cái. Trong khi đề cập đến sự phong phú của các tài liệu gần đây, chúng tôi nhắc lại tầm quan trọng của việc dùng sứ điệp của chúng để tái khám phá và làm cho những người trẻ hiểu được vẻ đẹp của ơn gọi hôn nhân.

Đời sống thánh hiến

88. Món quà đời sống thánh hiến mà Chúa Thánh Thần khơi dậy trong Hội Thánh, dưới hình thức vừa hoạt động vừa chiêm niệm, có một giá trị tiên tri đặc biệt khi nó tạo thành một chứng từ vui mừng về bản chất cho không của tình yêu. Khi các cộng đoàndòng tu và các tổ chức mới thực sự sống tình huynh đệ, chúng trở thành các trường hiệp thông, trung tâm cầu nguyện và chiêm niệm, các nơi làm chứng cho cuộc đối thoại liên thế hệ và liên văn hóa và những không gian để Phúc Âm hoá và làm việc bác ái. Sứ vụ của nhiều người đã được thánh hiến, nam cũng như nữ,đang chăm sóc những người bé nhỏ ở ngoại vi của thế giới, tỏ bày một cách cụ thể sự tận tình của một “Hội Thánh đi ra”. Nếu, ở một số vùng nào đó, nó đang phải chịu một tình trạng giảm số lượng và mệt mỏi vì bị lão hóa, đời sống thánh hiến cũng vẫn tiếp tục sinh hoa quả và sáng tạo qua việc đồng trách nhiệm của giáo dân, là những người chia sẻ tinh thần và sứ vụ của các đặc sủng khác nhau. Hội Thánh và thế giới không thể làm gì nếu không có món quà ơn gọi này, đây là một nguồn tài nguyên lớn lao cho thời đại chúng ta.

Thừa tác vụ có chức thánh

89. Hội Thánh luôn luôn đặc biệt quan tâm đến thừa tác vụ có chức thánh, ý thức rằng thừa tác vụ này là yếu tố cấu thành căn tính của mình và cần thiết cho đời sống Kitô hữu. Vì lý do này, Hội Thánh luôn luôn vun trồng một chú tâm cụ thể đến việc đào luyện và đồng hành với các ứng viên của thiên chức linh mục. Mối bận tâm của nhiều Hội Thánh vì sự suy giảm số lượng linh mục đòi hỏi một suy tư mới về ơn gọi cho thừa tác vụ có chức thánh và về một thừa tác vụ mục vụ về các ơn gọi là điều giúp triển khai một sức thu hút thực sự cho con người của Chúa Giêsu và chấp nhận lời Người mời gọi để trở nên những mục tử của đàn chiên của Người. Ơn gọi phó tế vĩnh viễn cũng đòi hỏi sự chú ý lớn lao hơn vì đây là một nguồn lực mà tiềm năng của nó chưa được phát triển.

Điều kiện “độc thân”

90.Thượng Hội Đồng đã suy nghĩ về tình trạng của những người sống “độc thân”, ý thức rằng thuật ngữ này có thể đề cập đến nhiều hoàn cảnh sống rất khác nhau. Tình trạng này có thể lệ thuộc vào nhiều lý do, các yếu tố tự nguyện hoặc không tự nguyện, và các yếu tố văn hóa, tôn giáo và xã hội. Do đó, có thể diễn tả hàng loạt những chiều hướng rộng rãi. Hội Thánh nhận ra rằng điều kiện này, được giả định theo luận lý đức tin và hồng ân, có thể trở nên một trong nhiều con đường cho phép ân sủng của Bí Tích Rửa Tội đi đến kết quả và dẫn đến sự thánh thiện mà tất cả chúng ta được mời gọi.

Chương III

Sứ vụ đồng hành

Hội Thánh đồng hành

Đối diện với sự lựa chọn

91. Trong thế giới đương thời, được đặc trưng rõ ràng hơn bao giờ hết bằng chủ nghĩa đa nguyên, và sự sẵn có luôn rất rộng rãi của nhiều chọn lựa, chủ đề về các lựa chọn được đặt ra với một tác dụng cụ thể và ở các cấp độ khác nhau, đặc biệt là đối diện với các lối sống càng ngày càng một chiều và đặc trưng bởi sự tạm bợ. Thực ra, những người trẻ thường bị đu đưa giữa các cách tiếp cận cực kỳ ngây thơ: một số em cho rằng mình bị mắc kẹt trong một số phận đã bịđịnhđoạt trước và không thể nào thay đổi được, trong khi những em khác lại cảm thấy mình bị tràn ngập bởi một lý tưởng tuyệt vời trừu tượng, trong khuôn khổ của một cuộc tranh đua dã man và bạo lực.

Do đó, việc đồng hành với các em để đưa ra các lựa chọn chắc chắn, ổn định và có cơ sở vững chắc là một việc phục vụ rất cần thiết. Hiện diện, để nâng đỡ và đồng hành trong hành trình hướng về những lựa chọn đích thực là cho Hội Thánh một cách thế để thực thi chức năng làm mẹ của mình, đem đến sự tự do của con cái Thiên Chúa. Việc phục vụ này không là gì khác hơn việc kéo dài cách mà Thiên Chúa của Chúa GiêsuKitô đã làm với dân Ngài: qua một sự hiện diện liên tục và thân mật, một sự gần gũi tận tụy và yêu thương và một sự dịu dàng vô hạn.

Cùng nhau bẻ bánh

92. Như câu chuyện về các môn đệ trên đường Emmaudạy chúng ta, việc đồng hành đòi hỏi phải sẵn sàng cùng nhau đi một chặng đường dài, và như thế sẵn sàng thiết lập một mối liên hệ có ý nghĩa. Nguồn gốc của thuật ngữ “đồng hành”nói vềviệc một tấm bánh được bẻ ra và chia cho nhau (cum pane), với tất cả sự phong phú biểu tượng về con người và bí tích của ám chỉ này. Vì thế, cộng đồng, như một tổng thể, là chủ thểđồng hành đầu tiên, bởi vì chính trong cộng đồng mà mạng lưới các mối liên hệ này được phát triển và có thể nâng đỡmột người trong cuộc hành trình của người ấy và cung cấp cho người ấy những điểm quy chiếu và hướng dẫn. Việc đồng hành dọc theo cuộc hành trình phát triển nhân bản và Kitô giáohướng đến đời sống trưởng thành là một trong những hình thức mà cộng đồng chứng tỏ khả năng canh tânchính mình và đổi mới thế giới.

Bí tích Thánh Thể là cuộc tưởng niệm sống động biến cố Phục Sinh, là nơi đặc quyền để Phúc Âm hoá và truyền thụ đức tin với mục đích truyền giáo. Trong cộng đồngtụ họp lại để cử hành Thánh Lễ, cảm nghiệm được Chúa Giêsu chạm đến, dạy dỗ vàchữa lành cách cá nhânqua việc Người đồng hành với mỗi người trong cuộc hành trình trưởng thành cá nhân của họ.

Các môi trường và các vai trò

93. Ngoài các phần tử trong gia đình, tất cả những người quan trọng trong các môi trường khác nhau của đời sốngngười trẻ, chẳng hạn như các nhà giáo, các hướng dẫn viên, huấn luyện viên và các nhân vật liên hệ khác, bao gồm cả các chuyên gia, đều được mời gọi đóng một vai trò trong việc đồng hành. Theo yêu cầu của những người trẻ có mặt trong Thượng Hội Đồng, thay mặt cho nhiều người trẻ khác, thì mặc dù không độc quyền về việc đồng hành, các linh mục và tu sĩ nam nữ có một nhiệm vụ cụ thể bắt nguồn từ ơn gọi của các ngài và là điều các ngài phải tái khám phá. Kinh nghiệm của một số Hội Thánh đánh giá cao vai trò của giáo lý viên như những người đồng hành của các cộng đồng Kitô hữu và các phần tử của các cộng đồng ấy.

Hỗ trợ việc hội nhập vào xã hội

94. Việc đồng hành không thể chỉ giới hạn trong con đường lớn lên và thực hành tâm linh của đời sống Kitô hữu. Việc đồng hành dọc theo con đường từ từ đảm nhận trách nhiệm trong xã hội cũng có kết quả tương tự, chẳng hạn như trong môi trường nghề nghiệp hoặc trong việc tham gia chính trị - xã hội. Theo nghĩa này, Thượng Hội Đồngđề nghị quảng bá học thuyết xã hội của Hội Thánh. Nhất là trong các xã hội và các cộng đồng Hội Thánh đa văn hóa và đa tôn giáo, việc đồng hành cụ thể để sống tốt sự đa dạng là điều cần thiết, ngõ hầu chứng minh giá trị của nó trong việc phong phú hoá xã hội và khả năng hiệp thông huynh đệ, chống lại cám dỗ kép của việc không dám tỏ lộ căn tính của mình và thuyết tương đối.

Đồng hành cộng đồng, theo nhóm và cá nhân

Một căng thẳng hiệu quả

95. Có một sự bổ sung cấu thành giữa việc đồng hành cá nhân và việc đồng hành trong cộng đồng, mà mọi linh đạo hay sự nhạy cảm về Hội Thánh được gọikết hợp theo cách nguyên thủy. Nhất là, ở một số thời điểm đặc biệt tế nhị,thí dụ như, trong giai đoạn phân biệt các lựa chọn cơ bản hoặc trong lúc vượt qua các thời điểm quan trọng, việc đồng hành cá nhân sẽ xem ra đặc biệt hiệu quả. Trong mọi trường hợp, nó cũng vẫn quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, như một cách đào sâumối liên hệ với Chúa.

Chúng ta cũng phải nhấn mạnh đến sự cấp bách của việc đồng hành cách cá nhân với các chủng sinh và các linh mục trẻ, các tu sĩ đang được huấn luyện, cũng như các cặp vợ chồng trẻ trong việc chuẩn bị kết hôn của họ và trong những ngày đầu sau khi cử hành bí tích này, được gợi hứng bởi tiến trình giáo lý dự tòng.

Việc đồng hành cộng đồng và theo nhóm

96. Chúa Giêsu đã đồng hành với nhóm môn đệ của Người bằng cách chia sẻ với họ cuộc sống hàng ngày. Kinh nghiệm cộng đồng làm nổi bật những phẩm chất và những giới hạn của mỗi người và giúp dẫn họ đến việc khiêm tốn nhận ra rằng, nếu không chia sẻ những món quà đã nhận được vì lợi ích của tất cả mọi người, thì không thể theo Chúa được.

Kinh nghiệm này tiếp tục trong thực hành của Hội Thánh,khi thấy những người trẻ được đưa vào các nhóm, các phong trào và các hiệp hội thuộc nhiều loại khác nhau, ở đó các em kinh nghiệm một môi trường đầm ấm và chào đón cùng các liên hệnhiệt tình mà các emhằng mơ ước Việc đưa vào thực tế như vậy là một điều đặc biệt quan trọng, một khi con đường khai tâm Kitô giáo đã hoàn thành, vì nó mang đến cho những người trẻ một mảnh đất màu mỡ để tiếp tục làm cho ơn gọi Kitô giáo của các em được trưởng thành. Trong những môi trường này, sự hiện diện của các mục tử phải được khuyến khích để đảm bảo một sự đồng hành thích hợp.

Trong các nhóm, các nhà giáo và người hướng dẫn đại diện cho một điểm tham chiếu về mặt đồng hành, trong khi các mối liên hệthân hữuđược phát triển giữa các em tạo thành nền tảng cho sự đồng hành giữa những người cùng trang lứa.

Đồng hành tâm linh cá nhân

97. Đồng hành tâm linh là một tiến trình giúp con người dần dần hòa nhập các chiều kích khác nhau của cuộc đời để theo Chúa Giêsu. Tiến trình này có ba khía cạnh: lắng nghe cuộc sống, gặp gỡ Chúa Giêsu và cuộc đối thoại thần bí giữa sự tự do của Thiên Chúa và của con người. Người bạn đồng hành chào đón với lòng kiên nhẫn, đặt ra những câu hỏi thực sự và nhận ra các dấu chỉ của Chúa Thánh Thần trong câu trả lời của những người trẻ.

Trong việc đồng hành tâm linh cá nhân, chúng ta học cách nhận ra, giải thích và lựa chọn dưới ánh sáng đức tin và lắng nghe những gì Chúa Thánh Thần gợi ý trong cuộc sống hàng ngày (x. Phanxicô, Evangelii Gaudium, số 169-173). Sự lôi cuốn của việc đồng hành thiêng liêng, ngay cả trong truyền thống, không nhất thiết liên quan đến thừa tác vụ có chức thánh. Chưa bao giờ cần hơn lúc này những vị linh hướng, những người cha và người mẹ, với kinh nghiệm sâu xa về đức tin và nhân bản và không những chỉ được đào tạo về trí năng mà thôi. Thượng Hội Đồng hy vọng rằng sẽ có một sự tái khám phá, cũng trong môi trường này, nguồn tài nguyên lớn lao của thế hệ những người được thánh hiến, đặc biệt là phái nữ, và giáo dân, những người lớn và người trẻ, được chuẩn bị tốt.

Việc đồng hành và Bí Tích Hòa Giải

98. Bí tích Hòa giải đóng một vai trò không thể thiếu được trong việc thăng tiến đời sống đức tin, là đời sống được đặc trưng không chỉ bởi giới hạn và sự mong manh, mà còn bởi tội lỗi. Thừa tác vụ hòa giải và việc đồng hành tâm linh phải được phân biệt một cách thích hợp vì mục đích và hình thức của chúng khác nhau. Một sự tiệm tiến lành mạnh và khôn ngoan của các hành trình sám hối, trong đó có rất nhiều khuôn mặt giáo dục tham gia, giúp các bạn trẻ đọc được đời sống luân lý của mình, làm cho ý thức đúng đắn về tội lỗi được trưởng thành và đặc biệt là mở ra chocác em niềm vui giải thoát của lòng thương xót, là mục vụ đúng lúc.

Một sự đồng hành trọn vẹn

99. Hơn nữa, Thượng Hội Đồng nhận ra sự cần thiết phải cổ võ một việc đồng hành trọn vẹn, trong đó các khía cạnh tâm linh được hoà hợp tốt với các khía cạnh khác nhau về nhân bản và xã hội. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích, “sự phân biệt tâm linh không loại trừ những đóng góp của các hiểu biết về con người, về sự hiện hữu, tâm lý, xã hội học hay luân lý. Nhưng nó siêu vượt chúng”(Gaudete et exsultate, số 170). Đây là những yếu tố để nắm bắt một cách năng động và tôn trọng các nền văn hóa và tâm linh khác nhau, không có sự loại trừ hay mập mờ.

Việc đồng hành tâm lý hoặc tâm lý trị liệu, nếu mở ra cho sự siêu việt, có thể làm nền tảng cho con đường hoà hợp của nhân cách, bằng cách làmcho một số khía cạnh của nhân cách đã bị đóng kín hoặc bị ngăn chặn có thể dễ dàng tiếp cận với sự tăng trưởng của ơn gọi. Những người trẻ sống tất cả sự phong phú và mỏng dòn để trở thành một “nơi mở ra”. Đồng hành tâm lý không những có thể giúp các em kiên nhẫn đọc lại câu chuyện cá nhân của các em, mà còn mở ra cho các em những câu hỏi để giúpcác em đạt được một sự cân bằng tình cảm ổn định hơn.

Đồng hành trong việc đào luyện thừa tác vụ có chức thánh và đời sống thánh hiến

100. Khi đón tiếp những người trẻ đến các nơi đào tạo hoặc hội thảo, điều quan trọng là kiểm tra đầy đủ gốc gác của các em trong một cộng đồng, sự ổn định của các em trong những liên hệbằng hữu, nỗ lực của các em trong việc học hành hoặc công việc, sự liên hệ của các em với những ngườinghèo và đau khổ. Trong việc đồng hành tâm linh, dẫn nhập vào cầu nguyện và vào các việc làm trong nhà là điều quyết định, để học cách phân định trước hết và quan trọng nhất trong đời sống của chính mình, đặc biệt là qua các hình thức từ bỏ mình và khổ chế. Sống độc thân cho Nước Trời (x. Mt 19:12) phải được hiểu như một hồng ân để nhận biết và xác minh, trong tự do, niềm vui, biết ơn và khiêm nhường, trước khi được nhận vào dòng tu hoặc tuyên khấn lần đầu. Sự đóng góp của tâm lý học phải được hình thành như một sự trợ giúp cho việc trưởng thành về tình cảm và sự hòa nhập của nhân cách, và được đưa vào hành trình đào tạo theo đạo đức nghề nghiệp và tôn trọng sự tự do tình cảm của người đượcđào luyện. Khuôn mặt của vị bề trên hoặc người chịu trách nhiệm đào tạo trở nên quan trọng hơn bao giờ hết để thống nhất lộ trình đào tạo, để đạt được sự phân định thực tế, qua việc tham khảo ý kiến của tất cả những người liên quan đếnviệc đào tạo, và trong một số trường hợp, để quyết định việc có thể phải ngưng đào tạo, bằng cách chuyển sang một con đường ơn gọi khác.

Một khi giai đoạn đào luyện ban đầu đã hoàn thành, cần phải đảm bảo sự đào tạo và đồng hành liên tục của các linh mục và những người đã được thánh hiến, nam và nữ, đặc biệt là những người trẻ nhất. Họ thường phải đối diện với những thách đố và trách nhiệm không cân xứng. Nhiệm vụ đồng hành cùng họ không những chỉ thuộc về một số người được uỷ quyền nhất định, mà còn phải được các Giám Mục và bề trên thực hiện.

Việc đồng hành có chất lượng

Được gọi để đồng hành

101. Bằng nhiều cách, những người trẻ yêu cầu chúng tôi nhấn mạnh đếnphẩm chất của những người bạnđồng hành. Tác vụ đồng hành là một sứ vụ đích thực, nhằm thu hút sự sẵn sàng làm việc tông đồ của người chu toàn nó. Như phó tế Philipphê, người bạn đồng hành được dẫn đến vâng theo tiếng gọi của Chúa Thánh Thần, đi ra ngoài và từ bỏ việc giam mình giữa các bức tường của thành Giêrusalem, biểu tượng chocộng đồng Kitô hữu, để đến một nơi hoang vắng và thù nghịch, thậm chí có thể nguy hiểm, nơi người ta phải khó khăn lắm mớiđến được với một chiếc xe ngựa. Sau khi nhập cuộc, ngài phải tìm cách bắt đầu mối liên hệ với người du khách ngoại quốc, để đưa ra một câu hỏi không mấy dễ dàng hình thành một cách tự nhiên (x. Cv 8:26-40). Tóm lại, để đồng hành đòi hỏi phải đặt mình dưới quyền xử dụng của Thần Khí của Chúa và của người được đồng hành, cống hiến tất cả mọi chất lượng và khả năng của mình, và có can đảm khiêm nhườngtừ bỏ mình.

Chân dung của người bạn đồng hành

102. Người bạn đồng hành tốt là một người cân bằng, có thể lắng nghe, được chống đỡ bởi đức tin và cầu nguyện, và là người đã phải đối diện với những yếu đuối và mỏng giòn của chính mình. Đó là lý do tại sao người ấy biết cáchchào đón những người trẻ mà mình đồng hành với, mà không lên mặt đạo đức hoặc nuông chiều cách sai lầm. Khi cần thiết, người ấy cũng có thể đưa ra những lời sửa lỗi huynh đệ.

Ý thức rằng việc đồng hành là một sứ vụ đòi hỏi phải bén rễ sâu trong đời sống tâm linh sẽ giúp duy trì sự tự do trong tương quan với những người trẻ mà người ấy đồng hành: người ấy sẽ tôn trọng kết quả của tiến trình của các em, qua việc nâng đỡ các em bằng cầu nguyện và thưởng thức những hoa quả mà Chúa Thánh Thần tạo ra nơi những em mở lòng ra với mình, mà không tìm cách áp đặt ý muốn hay sở thích của mình trên các em. Người ấy cũng sẽ có thể phục vụ những người khác, thay vìđứng ở giữasân khấu và áp dụng những thái độ chiếm hữu cùng thao túng, là những thái độ tạo ra sự lệ thuộc và cản trở sự tự do của người ta. Sự tôn trọng sâu xa này cũng là cách đảm bảo tốt nhất chống lại nguy cơ đạo văn và lạm dụng dưới bất cứ hình thức nào.

Tầm quan trọng của việc đào tạo

103. Để có thể chu toàntác vụ của mình, người đồng hành sẽ cần phải nuôi dưỡng đời sống tâm linh của mình, nuôi dưỡng mối liên hệ của mình với Đấng đã trao cho mình sứ vụ này. Đồng thời, người ấy sẽ cần phải cảm thấy được sự nâng đỡ của cộng đồng Hội Thánh mà người ấy là một phần tử. Việc người ấy được huấn luyện đặc biệt cho tác vụ đặc thù này và được hưởng việc đồng hành của cấp trên sẽ là điều rất quan trọng.

Cuối cùng, phải nhớ rằng những đặc điểm đặc trưng của việc trở thành một Hội Thánh, và rằng những người trẻ nhấn mạnh cách tích cực, là sự sẵn có và khả năng làm việc theo nhóm: bằng cách này, chúng ta có ý nghĩa, hiệu quả và khôn ngoan hơn trong việc đào tạo những người trẻ. Khả năng này trong công việc cộng đồng đòi hỏi rằng một số đức tính cụ thể về những quan hệ phải được chín mùi: kỷ luật lắng nghe và khả năng nhường chỗ cho người khác, sẵn sàng tha thứ và sẵn sàng tham gia theo linh đạo hiệp thông thực sự.

Chương IV

Nghệ thuật phân định

Hội Thánh, môi trường của sự phân định

Một chòm sao quan trọng trong sự đa dạng của các truyền thống tâm linh

104.Việc đồng hành trong ơn gọi là một khía cạnh cơ bản của một tiến trình phân định bởi người được mời gọi lựa chọn. Thuật ngữ “phân định” được sử dụng theo nhiều nghĩa, mặc dù có liên quan đến nhau. Theo một nghĩa tổng quát hơn, sự phân địnhám chỉ tiến trình dẫn đến việc đưa ra các quyết định quan trọng; theo nghĩa thứ hai, cụ thể hơn với truyền thống Kitô giáo và chúng ta sẽ bàn đến nó một cách đặc biệt hơn, nó tương ứng với động năng tâm linh nhờ đó một người, một nhóm hoặc một cộng đồng tìm cách nhận ra và chấp nhận Thánh Ý Thiên Chúa một cách cụ thể trong hoàn cảnh của họ: “Hãy xem xét mọi sự: điều gì tốt thì giữ lại” (1 Ts 5: 21). Như một sự sẵn có để nhận ra tiếng nói của Chúa Thánh Thần và đón chào lời mời gọi của Ngài, sự phân định là một chiều kích thiết yếu trong kiểu sống của Chúa Giêsu, một thái độ cơ bản hơn nhiều so với một hành động chính xác.

Xuyên qua suốt lịch sử của Hội Thánh, nhiều linh đạo khác nhau đã chạm trán với chủ đề phân định, với các nhấn mạnh khác nhau, đặc biệt là theo sự đa dạng của những nhạy cảm với các đặc sủng và những thời đại lịch sử. Trong Thượng Hội Đồng, chúng tôi đã nhận ra một số yếu tố chung, là những yếu tố không loại bỏ sự đa dạng của các ngôn ngữ: sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống và lịch sử của mỗi người; khả năng nhận ra hành động của Ngài; vai trò của cầu nguyện, đời sống bí tích và khổ hạnh; việc đối diện vĩnh viễn với những đòi hỏi của Lời Chúa; sự tự do liên quan đến những điều chắc chắnđã nhận được; việc xác minh liên tục với cuộc sống hàng ngày; tầm quan trọng của một cuộc đồng hành đầy đủ.

Tham chiếu liên tục Lời Chúa và Hội Thánh

105.Như“một thái độ nội tâm bắt nguồn từ một hành vi đức tin” (Phanxicô, Diễn từ trước Buổi Họp Khoáng Đại thứ nhất của Đại Hội Thông Thường thứ XV của Thượng Hội Đồng Giám Mục, ngày 3 tháng 10 năm 2018), sự phân định đề cập cách hiến pháp đến Hội Thánh, mà sứ vụ là làm cho mọi người nam nữ gặp gỡ Chúa, Đấng đanghoạt động trong cuộc đời và trong con tim của họ.

Bối cảnh của cộng đồng Hội Thánh thuận lợi cho một bầu khí tin cậy và tự do trong việc tìm kiếm ơn gọi của một người trong một môi trường hồi tâm và cầu nguyện; nó mang đến những cơ hội cụ thể để đọc lại lịch sử của chính mình và khám phá ra những hồng ân và những yếu điểm của một người dưới ánh sáng của Lời Chúa; nó cho phép một người đối đầu với các chứng từ là hiện thân của những lựa chọn khác nhau của cuộc sống. Cuộc gặp gỡ với những người nghèo cũng mời gọi một người đào sâu những gì thiết yếu trong cuộc đời, trong khi các Bí Tích, đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể và Hòa Giải, nuôi dưỡng và nâng đỡ những người tìm ra Thánh Ý của Thiên Chúa.

Chân trời cộng đồng luôn liên hệ đến bất cứsự phân định nào, là điều không bao giờ có thể được chỉ thu hẹp vào chiều kích cá nhân. Đồng thời, bất cứ sự phân định cá nhân nào cũng thách đố cộng đồng, bằng cách khuyến khích nó lắng nghe những gì Chúa Thánh Thần gợi ra cho nó qua kinh nghiệm tâm linh của các phần tử của nó: giống như tất cả các tín hữu, Hội Thánh luôn luôn ởtrong tình trạng phân định.

Lương tâm trong việc phân định

Thiên Chúa nói với con tim

106. Việc phân địnhlôi kéo sự chú ý đến những gì đang xảy ra trong tâm hồn của mỗi người nam nữ. Trong các văn bản Thánh Kinh, thuật ngữ“con tim” được sử dụng để ám chỉ trung tâm của nội tâm con người, trong đó việc lắng nghe Lời mà Thiên Chúa nói với người ấy liên tục trở thành tiêu chuẩn đánh giá cuộc sống và lựa chọn của người ấy (x. Tv139). Thánh Kinh kể đến chiều kích cá nhân, nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh đến chiều kích cộng đồng. Ngay cả“quả tim mới” được các ngôn sứ hứa hẹn không phải là một món quà riêng tư, nhưng liên quan đến tất cả dân Israel, với truyền thống và lịch sử cứu độ của nó, mà trong đó tín hữu được đưa vào (x. Ed 36: 26-27). Các Tin Mừng tiếp tục trong chiều hướng này: Chúa Giêsu nhấn mạnh đến tầm quan trọng của nội tâm và đặt con tim vào trung tâm của đời sống luân lý (xem Mt 15:18-20).

Ý tưởng Kitô giáo về lương tâm

107.Thánh Tông Đồ Phaolô đã phong phú hoá điều mà truyền thống Thánh Kinh đã đề ra về con tim, bằng cách liên hệ nó với thuật ngữ “lương tâm”, là điều mà ngài lại lấy từ nền văn hóa của thời đại ngài. Chính trong lương tâm mà chúng ta nắm đượchoa quả của cuộc gặp gỡ và hiệp thông với Đức Kitô: một sự biến đổi cứu rỗi và đón nhận một tự do mới. Truyền thống Kitô giáo nhấn mạnh rằng lương tâm là nơi đặc quyền của sự mật thiết đặc biệt với Thiên Chúa và gặp gỡ Ngài, nơi có tiếng nói của Ngài: Lương tâm là trung tâm bí ẩn nhất và là cung thánh củacon người, nơi con người ở một mình với Thiên Chúa, và tiếng nóicủa Ngài vang dội trong thẳm sâu lòng họ”(Gaudium et spes, số 16). Ý thức này không trùng hợp với cảm giác tức thì và hời hợt, cũng không phải là “sự tự nhận thức”: nó chứng thực một sự hiện diện siêu việt mà mọi người tìm thấy trong nội tâm của mình, nhưng không sở hữu nó.

Việc đào luyện lương tâm

108.Đào luyên lương tâm là cuộc hành trình của toàn thể cuộc đời, nơi người ta học cách nuôi dưỡng cùng những cảm tình như Chúa Giêsu Kitô, qua việc áp dụng các tiêu chuẩnvềcác lựa chọn của mình và các chủ ý củacác hành động của mình (x. Pl 2: 5). Để đạt đến chiều kích sâu thẳm nhất của lương tâm, theo quan điểm Kitô giáo, điều quan trọng là phải hết sức chú ý đến nội tâm, là điều, trên hết, liên hệ đến thời gian im lặng, chiêm niệm cầu nguyện và lắng nghe Lời Chúa, với sự nâng đỡ của việc thực hành Bí Tích và các giáo huấn của Hội Thánh. Ngoài ra, người ta cần thực hành thói quen tốt, được kiểm chứng trong việc xét mình: một thực tập mà trong đó không chỉ là vấn đề xác định tội lỗi của mình mà còn nhận ra công việc của Thiên Chúa trong kinh nghiệm hàng ngày của chính mình, trong các biến cố lịch sử và các nền văn hóa nơi mình sống, trong chứng từ của rất nhiều người nam nữ đã đi trước chúng ta hoặc những người đi cùng chúng ta với sự khôn ngoan của họ. Tất cả điều này giúp phát triển trong đức minh trí (thận trọng), bằng cách nói lên rõ ràng chiều hướng toàn cầu của cuộc đời với những lựa chọn cụ thể, với một sự sáng suốt thanh thản về những hồng ân và giới hạn của mình. Chàng thanh niên Solomon đã xinhồng ân này hơn bất cứ điều gì khác (x. 1 V 3:9).

Lương tâm của Hội Thánh

109. Lương tâm của mọi tín hữu trong chiều kích cá nhân nhất của nó luôn luôn gắn liền với lương tâm của Hội Thánh. Chỉ qua sự trung gian của Hội Thánh và truyền thống đức tin của Hội Thánh mà chúng ta có thể đến gầnDung Nhanđích thực của Thiên Chúa, Đấng tự mặc khải trong Chúa Giêsu Kitô. Như vậy, sự phân định tâm linh được tự trình bày như công việc chân thành của lương tâm, trong quyết tâm của nó để biết điều tốt có thể thực hiện được, từ đó có thể đưa ra quyết định có trách nhiệm, qua việc đem ra thi hành theo lý do thực tiễn, và để cho mối liên hệ cá nhân với Chúa Giêsusoi sáng mình.

Việc thực hành sự phân định

Làm quen với Chúa

110. Như một cuộc gặp gỡ với Chúa hiện diện trong sự mật thiết của con tim, sự phân định có thể được hiểu như một hình thức cầu nguyện đích thực. Đó là lý do tại sao nó đòi hỏi những thời gian hồi tâm thích hợp, cả trong sự đều đặn của cuộc sống hàng ngày và trong những lúc đặc quyền, chẳng hạn như các buổi tĩnh tâm, linh thao, hành hương, vv. Sự phân định nghiêm chỉnh được nuôi dưỡng bằng tất cả các dịp gặp gỡ Chúa và đào sâu sự quen thuộc với Người trong các thực tại khác nhau mà Người hiện diện: các Bí Tích, đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể và Hòa Giải, việc lắng nghe Người và suy niệm Lời Chúa, Lectio divina trong cộng đồng, kinh nghiệm huynh đệ của đời sống cộng đồng, việc gặp gỡ những người nghèo là những người mà Chúa Giêsu tự đồng hoá với.

Những chuẩn bị của con tim

111. Tự mở lòng ra để lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần đòi hỏi những chuẩn bị nội tâm cụ thể: trước hết là sự chú ý của con tim, được ưu đãi bởi sự im lặng và khả năng trút bỏ mình, là điều cần khổ hạnh. Cũng cơ bản không kém là sự sáng suốt, chấp nhận chính mình và ăn năn hối cải, hợp với việctự nguyện xắp đặt cuộc đời mình cho có trật tự, từ bỏ những gì bị coi là trở ngại, hầuphục hồi sự tự do nội tâm cần thiết để thực hiện chỉ những lựa chọn được Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Một phân định tốt cũng đòi hỏi phải chú ý đến những chuyển động của con tim, càng ngày càng trở nên có khả năng nhận ra chúng và đặt tên cho chúng. Cuối cùng, sự phân định đòi hỏi lòng can đảm để dấn thân vào cuộc chiến tâm linh, bởi vì sẽ không thiếu việc nổi lên những cám dỗ và chướng ngại được Thần Dữ đặt trên con đường của chúng ta.

Cuộc đối thoại đồng hành

112. Các truyền thống tâm linh khác nhau đều đồng ý rằng mộtphân định tốt cần một sự đối diện thường xuyên với một hướng dẫn tâm linh. Việc tỏ bàycách chân thật và cá nhân kinh nghiệm của mình giúp làm cho nó thêm sáng tỏ. Đồng thời, người bạnđồng hành đảm nhận một chức năng thiết yếu là đối diện cáchkhách quan, qua việc trở nên người trung gian cho sự hiện diện từ mẫu của Hội Thánh. Đây là một chức năng tế nhị, đã được bàn đếnở chương trước.

Quyết định và xác nhận

113. Sự phân định như một chiều kích trong cách sống của Chúa Giêsu và các môn đệ của Người cho phép các tiến trình cụ thể phát xuất từ tính bất định, để chịu trách nhiệm về các quyết định. Các tiến trình phân định không thể kéo dài vô thời hạn, cả trong trường hợp những con đường cá nhân cùngnhững con đường cộng đồng và tổ chức. Quyết định được theo sau bởi một giai đoạn cũng hoàn toàn cơ bản của việc thực thi và xác minh trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, sẽ rất cần thiết để tiếp tục với một giai đoạn chăm chú lắng nghe những rung cảm nội tâm, để biết rõ tiếng nói của Chúa Thánh Thần. Việc đối diện với các thực tế cụ thể có tầm quan trọng đặc biệt theo quan điểm này. Đặc biệt là các truyền thống tâm linh khác nhau cho thấy giá trị của đời sống huynh đệ và phục vụ người nghèo như thời gian để thử nghiệm các quyết định được đưa ra và là nơi mà một người được biểu lộ trọn vẹn.

PHẦN III

“NGAY LÚC ẤY, HỌ RA ĐI”

114.“Họ mới bảo nhau: ‘Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?’ Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giêrusalem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. Những người này bảo hai ông: ‘Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Simôn.’ Còn hai ông thì thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh”(Lc 24: 32-35).

Từ việc lắng nghe Lời Chúa, chúng ta đi qua niềm vui của một cuộc gặp gỡ, là điềulấp đầy con tim, mang lại ý nghĩa cho cuộc đời và hít thở một năng lượng mới. Các khuôn mặt được chiếu sáng và cuộc hành trình tìm lại được ý nghĩa: đó là ánh sáng và sức mạnh của việc đáp trả ơn gọi, cũng biến thành sứ vụ cho cộng đồng và toàn thế giới. Không chút chậm trễ và không sợ hãi, các môn đệ đi trở lại bước đường để tái hợp cùng anh em và làm chứng về cuộc gặp gỡ của họ với Chúa Giêsu Phục Sinh.

Một Hội Thánh trẻ trung

Một biểu tượng cho việc phục sinh

115. Tiếp tục với niềm hứng khởi Phục Sinh của câu chuyệnEmmau, hình ảnh của cô Maria Mađalena (x.Ga 20: 1-18) soi sáng con đường mà Hội Thánh muốn đi qua với những người trẻ và cho những người trẻ như thành quả của Thượng Hội Đồng này: một con đường phục sinh dẫn đến việc công bố và sứ vụ. Bị chiếm ngự bởi một ao ước sâu xa về Chúa, bất chấp bóng tối của màn đêm, Maria Mađalêna chạy đến cùng Thánh Phêrô và người môn đệ khác; chuyển động của côtác động trên các ông, lòng mộ đạo phụ nữ của cônhìn thấy trước con đường của các tông đồ và mở đường cho các ông. Từ tảng sáng hôm ấy, ngày thứ nhất trong tuần,đã xảy ra một sự bất ngờ của cuộc gặp gỡ: Mariađã tìm kiếm vì cô đã yêu, nhưng cô tìm thấy vì cô được yêu. Đấng Phục Sinh để cho cô biết đến Mình bằng cách gọi tên cô và yêu cầu côđừng giữ Người lại, vì Thân Xác Phục Sinh của Người không phải là một kho báu để bị giữ lại, nhưng là một Mầu Nhiệm để chia sẻ. Vì vậy, cô đã trở thành môn đệ truyền giáo đầu tiên, Tông Đồ của các Tông Đồ. Được chữa lành các thương tích của cô (x. Lc 8:2) và là chứng nhân của sự phục sinh, cô là hình ảnh của Hội Thánh trẻ trung mà chúng ta mơ ước.

Hành trình với những người trẻ

116. Say mê tìm kiếm sự thật, ngạc nhiên trước vẻ đẹp của Chúa, khả năng chia sẻ và niềm vui của lời công bố cũng có mặt ngày hôm nay trong trái tim của nhiều người trẻ, những chi thể sống động của Hội Thánh. Vì thế, vấn đề không phải chỉ là làm cái gì “cho các em”, mà là sống trong sự hiệp thông “với các em”, cùng nhau tiến bộ trong sự hiểu biết về Tin Mừng và trong việc tìm kiếm những hình thức chân thực nhất để sống và để làm chứng. Việc tham gia có trách nhiệm của những người trẻ vào đời sống Hội Thánh không phải là một lựa chọn, nhưng là một đòi hỏi của cuộcsốngcủa những người đã được rửa tội, cũng như một yếu tố không thể thiếu được với cuộc sống của bất cứ cộng đồng nào. Những khó khăn và yếu đuối của những người trẻ giúp chúng ta trở nên tốt hơn, những câu hỏi của các em thách thức chúng ta, những nghi ngờ của các emchất vấn chúng ta về phẩm chất của đức tin của mình. Những lời phê bình của các em cũng cần thiết bởi vì, thông thường, qua những lời ấy, chúng ta lắng nghe tiếng nói của Chúa, là Đấng đòi buộc chúng ta phải hoán cải tâm hồn và canh tân các cơ cấu của mình.

Mong muốn tiếp cận tất cả những người trẻ

117. ỞThượng Hội Đồng, chúng tôi băn khoăn về những người trẻ, khi nhớ đến không chỉ những người trẻ làphần tử của Hội Thánh và hoạt động trong đó, mà còn tất cả những người trẻ có những quan niệm khác về cuộc đời, tuyên xưng một đức tin khác, hoặc tuyên bố mình là những kẻ xa lạ với chân trời tôn giáo. Tất cả những người trẻ, không trừ ai, đều ở trong trái tim của Thiên Chúa, và do đó, trong trái tim của Hội Thánh. Nhưng chúng tôi phải thẳng thắn nhìn nhận rằng lời khẳng định này vang vọng trên môi chúng tôi không phải lúc nào cũng được diễn tả thực sự trong hành động mục vụ của chúng tôi: thường thì chúng tôi vẫn bị giam hãm trong những vòng luẩn quẩn của mình, nơi mà tiếng nói của các em không đến được, hoặc chúng tôi dấn thân vào những hoạt động không mấy đòi hỏi nhưng làm hài lòng chúng tôi hơn, vì thế bóp nghẹt quan tâm mục vụ lành mạnh này là điều khiến chúng tôi phảibước ra ngoài những gì chúng tôi cho là an toàn. Tuy nhiên, Tin Mừngđòi buộc chúng tôi phải táo bạo và muốn làm điều đó mà không cần phải suy đoán, không chủ trương dụ dỗ các em theo đạo, nhưng bằng cách làm chứng về tình yêu của Chúa và tiếp cận tất cả những người trẻ trên thế giới.

Hoán cải tâm linh, mục vụ và truyền giáo

118. Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường nhắc nhở chúng ta rằng điều này không thể thực hiện được nếu không có con đường hoán cải chân chính. Chúng tôi ý thức rằng đó không chỉ là vấn đề tạo ra các hoạt động mới, và chúng tôi không muốn viết vể “nhữngkế hoạch tông đồ theo chủ nghĩa bành trướng, được thiết kế tỉ mỉ và cẩn thận, điển hình cho những tướng lãnh bại trận” (Phanxicô, Evangelii Gaudium, số 96 ). Chúng tôi biết rằng để trở nên đáng tin cậy, chúng tôi phải sống một cuộc cải cách của Hội Thánh, bao gồm việc thanh tẩy tâm hồn và thay đổi phong cách. Hội Thánh phải thực sự để cho mình được hình thành bởi Bí tích Thánh Thể, mà Hội Thánh cử hành như tột đỉnh và nguồn sống của mình: hình dạng của một chiếc bánh được tạo thành từ nhiều dé lúa và bị bẻ racho sự sống của thế gian. Thành quả của Thượng Hội Đồng này, sự lựa chọn mà Chúa Thánh Thần đã gợi hứng cho chúng tôi qua việc lắng nghe và định phân, là cùng đi với người trẻ, đến với tất cả các em, để làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa. Chúng ta có thể mô tả tiến trình này bằng cách nói về tính hội đồngcủa sứ vụ hay truyền giáo kiểu theo kiểu hội đồng: “Việc thực hiện một Hội Thánh kiểu hội đồng là một giả định không thể thiếu được đối với một động lực truyền giáo mới liên quan đến toàn thể Dân Thiên Chúa”. Đây là lời tiên tri của Công đồng Vaticanô II, mà chúng ta chưa bao giờ thừa nhận theo chiều sâu của nó và khai triển theo ý nghĩa hàng ngày của nó, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kéo sự chú ý của chúng ta vào đó bằng cách khẳng định: “Con đường Thượng Hội Đồng là cách mà Thiên Chúa mong đợi từ Hội Thánh của thiên niên kỷ thứ ba” (Phanxicô, Diễn từ kỷ niệm 50 năm thành lập Thượng Hội Đồng Giám Mục, ngày 17 tháng 10 năm 2015). Chúng tôi tin rằng lựa chọn này, kết quả của cầu nguyện và chạm trán, sẽ cho phép Hội Thánh, nhờ ân sủng của Thiên Chúa, được và tỏ hiện rõ ràng hơn như“tuổi trẻ của thế giới”.

Chương I

Tính truyền giáo kiểu hội đồng của Hội Thánh

Một động năng có tính cấu thành

Người trẻ mời chúng ta cùng đi

119. Toàn thể Hội Thánh, khi chọn chăm sóc những người trẻ trong Thượng Hội Đồng này, đã đưa ra một lựa chọn rất cụ thể: coi sứ vụ này như một ưu tiên mục vụ của thời đại,mà chúng ta phải đầu tư thời gian, sức lực và tài nguyên vào. Ngay khi bắt đầu cuộc hành trình chuẩn bị, các bạn trẻ đã bày tỏ mong ước được tham gia, đánh giá cao và cảm thấy là những đồng nghệ nhân của đời sống và sứ vụ của Hội Thánh. Trong Thượng Hội Đồng này, chúng tôi đã cảm nghiệm rằng việc đồng trách nhiệm với các Kitô hữu trẻ cũng là một nguồn vui sâu xa cho các Giám Mục. Trong kinh nghiệm này, chúng tôi nhận ra một hoa trái của Chúa Thánh Thần là điều liên tục canh tân Hội Thánh và kêu gọi Hội Thánh thực hành phương pháp hội đồng như một cách sống và hành động, khuyến khích sự tham gia của tất cả những người đã được rửa tội và những người có thiện chí, mỗi người theo lứa tuổi, hoàn cảnh sống và ơn gọi của mình. Trong Thượng Hội Đồng này, chúng tôi đã nhận ra rằng tinh thần Giám Mục Đoàn là điều liên kết các Giám Mụccùng với Phêrô và dưới Phêrô (cum Petro et sub Petro),trong sự lo lắng cho Dân Thiên Chúa được kêu gọi để nói rõ về việc thực hành phương pháp hội đồng ở tất cả các cấp và phong phú hoá nó .

Tiến trình của Thượng Hội Đồng tiếp tục

120.Sự kết thúc của việc gom góp và tài liệu này, là điều gặt hái các thành quả của nó, không kết thúc tiến trình của Thượng Hội Đồng, nhưng chúng tạo thành một bước. Vì những điều kiện cụ thể, những khả năng thực sự và những nhu cầu cấp bách của người trẻ rất khác nhau giữa các quốc gia và lục địa, mặc dù cùng chia sẻ một đức tin, chúng tôi mời gọi các Hội Đồng Giám Mục và các Hội Thánh địa phương tiếp tục cuộc hành trình này, bằng cách tham gia vào các tiến trình phân định cộng đồng bao gồm cả những người không phải là Giám Mục trong các cuộc thảo luận, cũng như Thượng Hội Đồng này đã làm. Cách thế của những con đường Hội Thánh này phải bao gồm việc lắng nghe huynh đệ và đối thoại giữa các thế hệ, nhằm mục đích phát triển các đường hướng mục vụ đặc biệt chú ý đến những người trẻ bị đặt ra ngoài lề xã hội và những người trẻ ít tiếp xúc hoặc chưa tiếp xúc với cộng đồng Hội Thánh. Chúng tôi ước mong rằngcác gia đình, các học viện tôn giáo, các hiệp hội, các phong trào và những người trẻ cũng tham gia vào những cuộc hành trình này, để “ngọn lửa” của những gì chúng tôi đã trải qua những ngày này được đang lan rộng.

Hình thức hội đồng của Hội Thánh

121. Kinh nghiệm sống đã làm cho những tham dự viênThượng Hội Đồng Giám Mục nhận thức được tầm quan trọng của hình thứchội đồng của Hội Thánh với việc loan báo và truyền thụ đức tin. Sự tham gia của giới trẻ đã giúp “đánh thức”hình thức hội đồng, là một “chiều kích cấu thành của Hội Thánh.” [...] Như thánh GioanKim Khẩu nói, “Hội Thánh đồng nghĩa vớiHội Đồng”, bởi vì Hội Thánh không là gì khác mà chính là việc “cùng nhau bước đi” của đàn chiên trên con đường lịch sử để gặp Đức Kitô” (Phanxicô, Diễn từ kỷ niệm 50 năm thành lập Thượng Hội Đồng Giám Mục, ngày 17 tháng 10 năm 2015). Tính hội đồng đặc trưng cho cảđời sống lẫn sứ vụ của Hội Thánh, là dân Chúa được tạo thành bởinhững người già, trẻ, nam, nữ thuộc mọi nền văn hóa và mọi giai cấp từ mọi chân trời, và là Thân Thể Đức Kitôtrong đó chúng ta là những chi thể của nhau, đặc biệt là những người bị gạt ra ngoài lề xã hội và bị chà đạp. Trong tiến trình trao đổi và qua các chứng từ, Thượng Hội Đồng đã đưa ra một số đặc tính cơ bản của kiểu hội đồng mà chúng ta được mời gọi đổi sang.

122. Chính trong nhữngmối liên hệ, với Đức Kitô, với những người khác, và trong cộng đồng, mà đức tin được truyền thụ. Theo quan điểm của sứ vụ hôm nay, Hội Thánh được mời gọi có một khuôn mặt liên hệ, là khuôn mặt đặt việc lắng nghe, chào đón, đối thoại và phân định chung ở trung tâm trong một cuộc hành trình biến đổi đời sống của những người tham gia vào nó. “Một Hội Thánh kiểu hội đồng là một Hội Thánh lắng nghe, với ý thức rằng việc lắng nghe“còn hơn cả nghe”. Đó là một sự lắng nghe hỗ tương, trong đó mỗi người đều có một điều gì để học. Các tín hữu giáo dân, Giám Mục Đoàn, Giám Mục Rôma, người này lắng nghe người khác; và tất cả lắng nghe Chúa Thánh Thần, là “Thần Chân Lý” (Ga 14:17), để biết những gì Ngài“nói với các Hội Thánh” (Kh 2:7)” (Phanxicô, Diễn từ kỷ niệm 50 năm thành lập Thượng Hội Đồng Giám Mục, ngày 17 tháng 10 năm 2015). Theo cách này, Hội Thánh cho thấy mình như một “nhà tạm” nơi giữ Hòm Bia Giao Ứớc (x.Xh 25): một Hội Thánh năng động và đang chuyển động,cùng đồng hành trên đường, được củng cố bởi nhiều đặc sủng và tác vụ. Nhờ thế Thiên Chúa hiện diện trong thế giới này.

Một Hội Thánh có sự tham gia và đồng trách nhiệm

123. Một đặc điểm đặc trưng của kiểu Hội Thánh này là việc khai triển các đặc sủng mà Chúa Thánh Thần ban cho theo ơn gọi và vai trò của mỗi phần tử, qua sự năng động của việc đồng trách nhiệm. Để khởiđộng nó, cần phải có một sự hoán cải tâm hồn, cũng như sẵn sàng lắng nghe nhau, điều này giúp chúng ta nghe nhau cách hiệu quả. Được tác động bởi tinh thần này, chúng ta sẽ có thể tiến đến một Hội Thánh có tính tham gia và đồng trách nhiệm, có thể phát triển sự phong phú của sự đa dạng hợp thành nó, đồng thời tri ân đón nhận sự đóng góp của các tín hữu giáo dân, đặc biệt là giới trẻ và phụ nữ, của những người nam nữ sống đời thánh hiến, và của các nhóm, các hiệp hội và các phong trào. Không ai có thể bị loại trừ hoặc có thể tự ý đứng sang một bên. Đó là cách để tránh chủ trương giáo sĩ trị, là chủ trương loại trừ nhiều người ra khỏi các tiến trình quyết định, và chủ trương giáo sĩ hoá giáo dân, là chủ trươnggiam hãm họthay vì hướng họ về hướngdấn thân truyền giáo trên thế gian.

Thượng Hội Đồng kêu gọi làm cho sự tham gia tích cực của giới trẻ vào những nơi đồng trách nhiệm của các Hội Thánh địa phương có hiệu quả và thông thường, cũng như trong các tổ chức của các Hội Đồng Giám Mục và Hội Thánh hoàn vũ. Ngoài ra, Thượng Hội Đồng cũng kêu gọi tăng cường hoạt động của Văn Phòng Giới Trẻ của Bộ Giáo Dân, Gia đình và Sự Sống, bao gồm việc thành lập một tổ chức đại diện giới trẻ ở cấp quốc tế.

Tiến trình phân định cộng đồng

124. Kinh nghiệm “đi cùng”như Dân Thiên Chúa giúp hiểu rõ hơn về ý nghĩa của quyền bính trong nhãn quan phục vụ. Các mục tử cần phải có khả năng thúc đẩy sự cộng tác trong việc làm chứng nhân và sứ vụ, cũng như khả năng đồng hành với các quy trình phân định cộng đồng đểgiải thích các dấu chỉ của thời đại dưới ánh sáng đức tin và dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, với sự đóng góp của tất cả các phần tử trong cộng đồng, bắt đầu với những người đang ở bên lề cộng đồng. Những người có trách nhiệm trong Hội Thánh, với những khả năng này, cần được đào tạo cách cụ thể về phương pháphội đồng. Từ quan điểm này, nó có vẻ cổ võ việc soạn thảo những khóa đào tạo chung cho các giáo dân trẻ, các tu sĩ trẻ và chủng sinh, đặc biệt liên quan đến các chủ đề như thực thi quyền bính hoặc làm việc theo nhóm.

Một phong cách cho sứ vụ

Sự hiệp thông truyền giáo

125. Đời sống theo kiểu hội đồng của Hội Thánh chủ yếu là hướng về việc truyền giáo: đó là “dấu chỉ và công cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và hợp nhất của toàn thể nhân loại” (Lumen Gentium, số 1), cho đến ngày mà Thiên Chúa sẽ là “tất cả trong mọi sự” (1 Cr 15:28). Những người trẻ, mở lòng ra cho Chúa Thánh Thần, có thể giúp cho Hội Thánh đi ra“từ‘cái tôi’ được nghe theo cách cá nhân đến ‘cái chúng ta’ của Hội Thánh, trong đó mỗi cái ‘cái tôi’, được mặc lấy Đức Kitô (x.Ga 2:20), sống và đi cùng với anh chị em mình như một chủ thể có trách nhiệm và tích cực trong sứ vụ duy nhất của Dân Thiên Chúa”(Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, Thượng Hội Đồng trong đời sống và sứ vụ của Hội Thánh, ngày 2 tháng 3, 2018, số 107). Đoạn văn này, dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần và dưới sự hướng dẫn của các Mục Tử, phải đến với cộng đồng Kitô hữu, được mời gọi ra khỏi “cái tôi”là điều tìm cách tự bảo vệ mình, để tiến tới việc xây dựng một “cái chúng tôi”bao gồm toàn thể gia đình nhân loại và toàn thể các thụ tạo.

Một sứ vụ trong đối thoại

126. Động lực cơ bản này có những hiệu quả cụ thể trên cách chúng ta hoàn thành sứ vụ với những người trẻ, là những người đòi hỏi phải bắt đầu một cuộc đối thoại với tất cả những người nam nữ có thiện chí cách thẳng thắn và không thỏa hiệp. Như thánh Phaolô VI đã khẳng định: “Hội Thánh là một lời; Hội Thánh là một sứ điệp; Hội Thánh trở thành một cuộc đối thoại”(Ecclesiam suam,số 67). Trong một thế giới được đánh dấu bởi sự đa dạng của các dân tộc và sự đa dạng của các nền văn hóa, “đi cùng nhau” là nền tảng để mang lại uy tín và hiệu quả cho các sáng kiến đoàn kết, hội nhập, cổ võ công lý và cho người ta thấy một nền văn hóa gặp gỡ và vô vị lợi là gì.

Những người trẻ, chính vì các em tiếp xúc hàng ngày với những người trẻ cùng tuổi, các giáo phái Kitô giáo khác, các tôn giáo khác, các tín ngưỡng và các nền văn hóa khác, khuyến khích toàn thểcộng đồng Kitô hữu sống theo tinh thần đại kết và đối thoại liên tôn . Điều này đòi hỏi sự can đảm của tinh thần mạnh dạnđể nói, và sự khiêm tốn để lắng nghe, trong khi chấp nhận sự khổ hạnh, và đôi khi còn hàm ý tử vì đạo.

Hướng về các vùng ngoại vi của thế giới

127. Việc thực hành đối thoại và tìm kiếm các giải pháp chung là ưu tiên rõ ràng ở một thời đại mà các chế độ dân chủ đang trải qua một mức độ tham gia thấp và bị ảnh hưởng không cân xứng bởi các nhóm tư lợi với nguy cơ đưa đến giản lược hoá, kỹ thuật trị và độc đoán. Việc trung thành với Tin Mừng sẽ hướng dẫn cuộc đối thoại này để tìm cách đưa ra một câu trả lời cho tiếng kêu cứu kép của những người nghèo và của trái đất (x.Phanxicô, Laudato si’, số 49), mà hướng về đó những người trẻ bày tỏ sự nhạy cảm đặc biệt, bằng cách dấn thân vào các tiến trình xã hội được cảm hứng bởinhững nguyên tắc của học thuyết xã hội: phẩm giá con người, cùng đích phổ quát của của cải, lựa chọn ưu tiên cho người nghèo, tính ưu tuyển củatình đoàn kết, sự quan tâm đến thuyết bổ trợ, việc chăm sóc cho ngôi nhà chung. Không có ơn gọi nào trong Hội Thánh có thể nằm ngoài động năngđi ra và đối thoạicộng đồng này, và đó là lý do tại sao mọi nỗ lực đồng hành được mời gọi tự đo lường ở chân trời này, qua việc dành sự chú ý đặc quyền cho những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất.

Chương II

Cùng nhau hành trình hàng ngày

Từ các cấu trúc đến các liên hệ

Từ uỷ quyền đến tham gia trực tiếp

128. Sứvụ truyền giáo cách hội đồng này không chỉ liên quan đến Hội Thánh ở cấp phổ quát. Sự cần thiết phải đi cùng nhau, bằng cách làm chứng nhân thực sự của tình huynh đệ trong một cuộc sống cộng đồng được canh tân và hữu hình hơn, liên hệ trên hết đến tất cả các cộng đồng khác nhau. Do đó, cần phải thức tỉnh, trong mỗi thực tại địa phương, ý thức rằng chúng ta là Dân Thiên Chúa, được mời gọi để làm cho Tin Mừng nhập thể trong các môi trường khác nhau và trong mọi hoàncảnhthường nhật. Điều này đòi hỏi phải rời khỏi luận lý của của việc uỷ quyền là luận lý điều kiện hoá rất nhiều hoạt động mục vụ.

Chúng ta có thể lấy một thí dụ về các khóa giáo lý để chuẩn bị cho các Bí Tích, một nhiệm vụ mà nhiều gia đình ủy quyền cho giáo xứ. Não trạng này khiến cho trẻ em có nguy cơ không nhận ra rằng đức tin là một thực tại soi sáng cuộc sống hàng ngày, mà như một tập hợp các khái niệm và quy tắc thuộc về một môi trường tách biệt với đời sống của các em. Tuy nhiên, điều cần thiết là phải đồng hành với các em: giáo xứ cần gia đình để làm cho những người trẻ kinh nghiệm thực tại hàng ngày của đức tin; và ngược lại, gia đình cần thừa tác vụ dạy giáo lý và cấu trúc của giáo xứ, để cống hiến cho trẻ em một cái nhìn cơ bản hơn về Kitô giáo, ngõ hầu đưa các em vào cộng đồng và mở ra cho các em những chân trời rộng lớn hơn. Vì thế, việc có những cấu trúc không thì chưa đủ nếu người ta không phát triển các mối liên hệtrung thực bên trong những cấu trúc ấy; thật ra, chính chất lượng của cácmối liên hệ ấy mới Phúc Âm hoá.

Việc canh tân giáo xứ

129. Giáo xứ nhất thiết phải tham gia vào tiến trình này, để áp dụng nhiều hơn hình thức của một cộng đồng sinh hoa kết quả, để trở thành một môi trường từ đó sứ vụ được toả sáng đến những người bé nhỏ. Trong giai đoạn lịch sử cụ thể mà chúng ta đang sống, các dấu chỉ khác nhau xuất hiện và làm chứng rằng, trong các trường hợp khác nhau, giáo xứ không đáp ứng được các nhu cầu tâm linh cấp bách của những người nam nữ của thời đại chúng ta, đặc biệt là vì một số yếu tố đã thay đổi hoàn toàn cách sống của con người. Thực ra, chúng ta đang sống trong một nền văn hóa “vô biên giới”, được đánh dấu bằng mối liên hệ không gian và thời gian mới, đặc biệt là vì việc truyền thông kỹ thuật số, và được đặc trưng bởi một tính di động thường trưc. Trong bối cảnh này, một cái nhìn về hành động của giáo xứ được phân địnhbởi chỉcác ranh giới lãnh thổ và không có khả năng huy động các tín hữu, với các đề nghị đa dạng, đặc biệt là cho giới trẻ, sẽ giam hãm giáo xứ trong một sự ù lỳ không thể chấp nhận được và trong mộtvòng luẩn quẩnvề mục vụ đáng lo ngại. Do đó, cần phải suy nghĩ lại về giáo xứ theo quan điểm mục vụ, theo luận lý đồng trách nhiệm trong Hội Thánh và nhiệt tình truyền giáo, qua việc phát triển sự hiệp lực trên lãnh thổ. Như thế, giáo xứ có thể xuất hiện như một môi trường quan trọng, quan tâm đến đời sống của những người trẻ.

Những cấu trúc cởi mở và dễ hiểu

130. Trong tinh thần cởi mở và chia sẻ nhiều hơn, điều quan trọng là mỗi cộng đồng phải tự hỏi để kiểm chứng rằng liệu cách sống và việc sử dụng các cấu trúc của mình có truyền đạt cho những người trẻ một chứng từ rõ ràng về Tin Mừng hay không. Đời tư của nhiều linh mục, nam nữ tu sĩ và Giám Mục chắc chắn là chừng mực và phục vụ dân chúng; nhưngnó gần như vô hình đối với hầu hết mọi người, đặc biệt là người trẻ. Nhiều người thấy rằng thế giới Hội Thánh của chúng ta quá phức tạp để có thể hiểu được; chúng bị giữ ở một khoảng cách rất xavì các vai trò chúng ta nắm giữ và những mẫu rập khuôn đi kèm với chúng. Chúng ta hãy làm sao để cho đời sống bình thường của mình, trong tất cả các biểu hiện của nó, dễ tiếp cận hơn. Việc thực sự gần gũi với họ và chia sẻ không gian và các hoạt động với họ tạo điều kiện cho một sựtruyền thông chânthật, khôngthành kiến. Đây là cách Chúa Giêsu đã công bố Nước Trời, và ngày nay Thần Khí của Người cũng thúc đẩy chúng ta bằng cách này.

Đời sống của cộng đồng

Một bức tranh được ghép bằng nhiều khuôn mặt

131. Một Hội Thánh kiểu hội đồng và truyền giáo biểu lộ qua các cộng đồng địa phương bằng nhiều khuôn mặt. Ngay từ đầu, Hội Thánh đã không có một hình thức cứng nhắc và tiêu chuẩn hóa, nhưng đã phát triển như một khối đa diện của những người với các sự nhạy cảm, nguồn gốc và văn hóa khác nhau. Chính bằng cách này, mà Hội Thánh đã cho thấy rằng nó mang trong những chiếc bình bằng đất sét của bản tính nhân loại yếu đuối một kho báu vô song của sự sống của Chúa Ba Ngôi. Sự hài hòa, vốn là một hồng ân của Chúa Thánh Thần, không xóa bỏ sự khác biệt, nhưng làm cho chúng hoà hợp, tạo ra một sự phong phú về giao hưởng. Cuộc gặp gỡ này giữa những người khác nhau trong một đức tin duy nhất là điều kiện cơ bản cho việc canh tân mục vụ của các cộng đồng của chúng ta. Nó ảnh hưởng đến việc rao giảng, cử hành và tác vụ, nghĩa là các lĩnh vực cơ bản của việc chăm sóc mục vụ thông thường. Sự khôn ngoan phổ thông nói rằng “để dưỡng dục một đứa bé, cần cả một làng”: nguyên tắc này cũng có giá trị ngày nay cho tất cả mọi lĩnh vực chăm sóc mục vụ.

Cộng đồng trên lãnh thổ

132. Việc hiện thực hoácó hiệu quả của một cộng đồng đa diện cũng ảnh hưởng đến việc hội nhập vào lãnh thổ, việc mở ra cho kết cấu xã hội và trong cuộc gặp gỡ với các cơ cấu dân sự. Chỉ có một cộng đồng hợp nhất và đa dạng mới biết làm sao đề nghị một cách cởi mở và mang ánh sáng Tin Mừng đến cho các môi trường của đời sống xã hội là những môi trường ngày nay tạo thành một thách đố đối với chúng ta: vấn đề sinh môi, công ăn việc làm, nâng đỡ gia đình, những người sống ngoài lề xã hội, đổi mới chính trị, sự đa nguyên về văn hóa và tôn giáo, con đường dẫn đến công lý và hòa bình, thế giới kỹ thuật số. Điều này đã được thực hiện trong các hội đoàn và các phong trào Hội Thánh. Những người trẻ yêu cầu chúng ta không được một mình đối diện với các thách đố này và đối thoại với tất cả mọi người, không phải để có được quyền lực, mà để đóng góp cho công ích.

Lời Công Bố Ban Đầu (Kerygma) và việc dạy giáo lý

133.Việc công bố Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chịu chết và sống lại, Đấng đã mặc khải Chúa Cha và ban Chúa Thánh Thần, là ơn gọi căn bản của cộng đồng Kitô hữu. Việc mời gọi những người trẻ nhận ra các dấu chỉcủa tình yêu Thiên Chúa trong đời sống các em và khám phá ra cộng đồng như một nơi để gặp gỡ Đức Kitô phải là một phần của việc công bố này. Công bố này cấu thành nền tảng, luôn luôn được canh tân, của việc dạy giáo lý cho người trẻ và cung cho nó một chất lượng của lời công bố ban đầu (kerygma) (x. Phanxicô, Evangelii Gaudium, số 164). Phải luôn giữ vững việc quyết tâm cung cấp các lộ trình liên tục và có hệ thống có thể được kết hợp với nhau: một hiểu biết sống động về Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng của Người, khả năng đọc kinh nghiệm của chính các em và các biến cố lịch sử theo con mắt đức tin, một sự đồng hành trong việc cầu nguyện và cử hành phụng vụ, việc giới thiệu về Lectio divina và nâng đỡ việc làm nhân chứng cho đức ái và cổ võ công lý, qua việc đề ra một linh đạo giới trẻ đích thực.

Các lộ trình dạy giáo lý cho thấy sự liên kết mật thiết giữa đức tin và kinh nghiệm cụ thể hằng ngày, với thế giới của cảm xúc và các mối liên hệ, với các niềm vui và các nỗi thất vọng mà chúng ta cảm nghiệm được trong việc học hành (nghiên cứu) và làm việc; các lộ trình này biết cách hòa nhập vào học thuyết xã hội của Hội Thánh; chúng được mở ra cho các ngôn ngữ của thẩm mỹ, âm nhạc và các cách diễn tả nghệ thuật khác nhau, và các hình thức truyền thông thuật số. Các bình diện thể lý, cảm xúc và phái tính phải được kể đến, bởi vì có một sự đan kết chặt chẽ giữa việc giáo dục đức tin và giáo dục về tình yêu. Tóm lại, đức tin phải được hiểu như một thực hành, nghĩa là, như một hình thức sống trong thế gian.

Điều cấp bách là trong việc dạy giáo lý cho giới trẻ, quyết tâm canh tân về ngôn ngữ và phương pháp không bao giờ được phép bỏ qua một điều thiết yếu, là cuộc gặp gỡ với Đức Kitô, đó chính là con tim của việc dạy giáo lý. Các em đã đánh giá cao Youcat, DoCat và các công cụ tương tự, chưa kể đến sách giáo lý xuất bản bởi các Hội đồng Giám Mục khác nhau. Một cam kết mới cũng cần thiết cho các giáo lý viên, những người thường còn trẻ trong việc phục vụ những người trẻ khác, gần như đồng bạn của các em. Điều quan trọng là phải chăm lo một cách thích đáng việc đào luyện họ và để đảm bảo rằng việc mục vụ của họ được công nhận nhiều hơn bởi cộng đồng.

Tính trung tâm của phụng vụ

134. Việc cử hành Thánh Lễ liên kết đời sống cộng đồng vớitính hội đồng của Hội Thánh. Đó là nơi truyền thụ đức tin và đào luyện cho sứ vụ, ở đóchứng tỏ rõ ràng là cộng đồng sống nhờ ân sủng chứ không nhờ công việc của tay mình. Chúng ta có thể khẳng định, bằng cách lặp lại những lời của truyền thống Đông phương, mà phụng vụ là cuộc gặp gỡ với Người Tôi Tớ Chúa, Đấng chăm sóc vết thương của chúng ta và chuẩn bị cho chúng ta bữa tiệc Vượt Qua, sai chúng ta ra đi và làm như vậy cho anh chị em của mình. Vì thế, chúng ta phải tái khẳng định rằng nghĩa vụ cử hành, với sự đơn giản cao quý và với việc tham gia của các thừatác vụ giáo dân khác nhau, là một thời điểm thiết yếu trong việc hoán cải để truyền giáo của Hội Thánh. Những người trẻ đã cho thấy rằng các em đánh giá cao và sống cách mãnh liệt những cuộc cử hành đích thực ở đó vẻ đẹp của các dấu chỉ, sự chú ý đến bài giảng và sự tham gia tích cực của cộng đồng thực sự nói về Thiên Chúa. Do đó, cần phải khuyến khích sự tham gia tích cực này của những người trẻ, trong khi vẫn giữ được sự kinh ngạc trước Mầu Nhiệm; để tìm cách tiếp cận những nhạy cảm về âm nhạc và nghệ thuật của các em, nhưng cũng để giúp các em hiểu rằng phụng vụ không hoàn toàn là một cách diễn tả chính mình, mà là một hành động của Đức Kitô và Hội Thánh. Điều cũng quan trọng là đồng hành với những người trẻ để khám phá giá trị của việc chầu Thánh Thể như là một phần mở rộng của cuộc cử hành, và như một nơi âm thầm chiêm niệm và cầu nguyện.

135. Việc thực hành bí tích Hòa Giải cũng có tầm quan trọng rất lớn trong các cuộc hành trình đức tin. Các bạn trẻ cần cảm thấy được yêu thương, tha thứ, hòa giải và có một nỗi nhớ nhung thầm kín về vòng tay thương xót của Chúa Cha. Đó là lý do tại sao điều cần thiết là các linh mục phải cực kỳ sẵn sàng cho việc cử hành Bí Tích này. Các nghi thức sám hối cộng đồng giúp những người trẻ đến gần hơn với việc xưng tội cá nhân và làm cho chiều kích Hội Thánh của Bí Tích trở nên rõ ràng hơn.

136. Trong nhiều môi trường, việc đạo đức phổ thông đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp người trẻ tiếp cận với đời sống đức tin một cách thiết thực, nhạy cảm và tức thì. Bằng cách khai triển ngôn ngữ của thân thể và sự tham gia cách tình cảm, việc đạo đức phổ thông mang trong nó ước mong được tiếp xúc với Thiên Chúa là Đấng cứu độ, thường qua trung gian của Mẹ Thiên Chúa và các thánh.

Cuộc hành hương dành cho những người trẻ một kinh nghiệm hành trình, là điều trở thành một phép ẩn dụ cho đời sống và Hội Thánh: chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thụ tạo và nghệ thuật, sống tình huynh đệ và kết hợp với Chúa trong cầu nguyện tạo điều kiện tốt nhất cho việc phân định.

Sự quảng đại của diakonia (việc phục vụ)

137. Những người trẻ có thể góp phần vào việc đổi mới phong cách của các cộng đồng giáo xứ và xây dựng một cộng đồng huynh đệ gần gũi với những người nghèo. Những người nghèo, những người trẻ bị loại trừ, những người đau khổ nhất, có thể là nguồn gốc của một cuộc canh tân cộng đồng. Trong mọi trường hợp, họ phải được công nhận là đối tượng của việc Phúc Âm hóa và giúp chúng ta giải thoát mình khỏi thế giới tâm linh. Những người trẻ thường nhạy cảm với chiều kíchdiakonia, phục vụ. Nhiều người trẻ đang tích cực tham gia việc tình nguyện và tìmmột con đường để gặp Chúa trong việc phục vụ. Cho nên, sự cống hiến cho những em nhỏ nhất thực sự trở thành một việc thực hành đức tin, ở đó người ta học được rằng tình yêu dành cho“những người lạc mất” là cốt lõi của Tin Mừng và là nền tảng của toàn thể đời sống Kitô hữu. Những người nghèo nàn,bé nhỏ, bệnh tật, già cả là thịt của Đức Kitôchịu đau khổ: đó là lý do tại sao phục vụ họ là một cách để gặp Chúa, đồng thời, là nơi đặc quyền để phân định ơn gọi cá nhân của Người. Trong một số bối cảnh, bắt buộc phải có sự cởi mở đặc biệt với những người di cư và tị nạn. Với họ, chúng ta phải nỗ lực đón tiếp, bảo vệ, khuyến khích và hòa nhập. Sự hòa nhập xã hội của người nghèo thiết lập và cho thấy Hội Thánh như ngôi nhà bác ái.

Mục vụ giới trẻ trong một quan điểm ơn gọi

Hội Thánh, một ngôi nhà cho giới trẻ

138. Chỉ có một mục vụ có thể được đổi mới từ việc chú tâm cách riêng đến các mối liên hệ và chất lượng của cộng đồng Kitô hữu, sẽ có ý nghĩa và hấp dẫn đối với giới trẻ. Hội Thánh cũng sẽ có thể tự giới thiệu với các em như một ngôi nhà chào đón, đặc trưng bởi bầu không khí gia đình, sự tin tưởng và thân mật. Khát khao mãnh liệt về tình huynh đệ, đã xuất hiện rất nhiều lần từ việc lắng nghe những người trẻ ở Thượng Hội Đồng, yêu cầu Hội Thánh trở thành“mẹ của mọi người và là nhà của nhiều người” (Phanxicô, Evangelii Gaudium, số 288): Nhiệm vụ mục vụ là nhận ra trong lịch sử tình mẫu tử phổ quát của Hội Thánh, qua những cử chỉ cụ thể và tiên tri về việc đón chào vui vẻ và hàng ngày làm cho nó trở thành ngôi nhà cho những người trẻ.

Nhiệt tình theo ơn gọi của việc mục vụ

139. Ơn gọi là một điểm tựa mà quanh nó tất cả các chiều kích của con người được hợp lại. Nguyên tắc này không những chỉ liên quan đến cá nhân tín hữu, mà còn cả việc mục vụ nói chung. Do đó, điều rất quan trọng là phải làm rõ rằng chỉ trong khía cạnh ơn gọi, tất cảviệc mục vụ có thể tìm thấy một nguyên tắc thống nhất, bởi vì đó là cả nguồn gốc lẫn sự hoàn thành của nó. Do đó, trong các hành trình hoán cải thật sự về mục vụ hiện nay, vấn đề không phải là tăng cường việc chăm sóc mục vụ của các ơn gọi như một khu vực riêng biệt và độc lập, mà là thực hiện tất cả sự chăm sóc mục vụ của Hội Thánh bằng cách trình bày một cách hiệu qủa sự đa dạng của ơn gọi. Thực ra, mục tiêu của việc chăm sóc mục vụ là giúp mỗi người, qua một con đường phân định, đạt đến “tầm vóc viên mãn của Đức Kitô” (Ep 4: 13).

Một mục vụ ơn gọi cho những người trẻ

140.Ngay từ đầu cuộc hành trình của Thượng Hội Đồng, nhu cầu mục vụ giới trẻ có đủ khả năng theo ơn gọi được đặt ra. Theo cách này, hai yếu tố thiết yếu của việc chăm sóc mục vụ cho các thế hệ trẻ xuất hiện: đó phải là một mục vụ“của những người trẻ”bởi vì những người nhận nó ở tuổi này là giới trẻ; và nó phải “thuộc về ơn gọi” vì tuổi trẻ là mùa đặc quyền của sự lựa chọn cho đời sống và đáp lại tiếng gọi của Thiên Chúa. “Bản chất ơn gọi” của mục vụ giới trẻ không nênhiểu theo một cách độc quyền, mà một cách sâu sắc. Chúa gọi mọi lứa tuổi của cuộc đời, từ khi còn trong bụng mẹ đến tuổi già, nhưng tuổi trẻ là thời điểm đặc quyền của việc lắng nghe, sẵn sàng và chấp nhận Thánh Ý Thiên Chúa.

Thượng Hội Đồngđưa ra đề nghị rằng mỗi Hội Đồng Giám Mục Quốc gia thiết lập một “Hướng Dẫn Mục Vụ Giới Trẻ”, từ nhãn quanơn gọi, để giúp những vị có trách nhiệm trong giáo phận và các người phụ trách mục vụ địa phương phát triển việc đào tạo của họ và hành động của họ với và cho giới trẻ .

Từ rời rạc đến hội nhập

141. Trong khi nhận ra sự cần thiết phải lập chương trình theo nghành mục vụ để tránh việc làm theo hứng, các Nghị Phụ đã bày tỏ nỗi băn khoăn của các ngài trong một số trường hợp vì sự rời rạc của việc chăm sóc mục vụ của Hội Thánh. Cụ thể là các ngài đề cập đến các hoạt động mục vụ khác nhau liên quan đến giới trẻ: chăm sóc mục vụ của giới trẻ, gia đình, ơn gọi, trường học và đại học, xã hội, văn hóa, từ thiện, thời gian rảnh rỗi, v.v. Sự gia tăng của các lĩnh vực rất chuyên môn, nhưng đôi khi là bị đóng khung, ngăn chặn những đề nghị về Kitô giáo có ý nghĩa hơn. Trong một thế giới rời rạc tạo ra sự phân tán và việc gia tăng của những nhóm liên kết, những người trẻ cần được giúp đỡ để hợp nhất cuộc sống của các em, bằng cách đào sâu những kinh nghiệm hàng ngày và phân định chúng. Nếu đây là ưu tiên, thì cần phải có sự phối hợp và hội nhập nhiều hơn nữa giữa các lĩnh vực khác nhau, bằng cách chuyển từ công việc theo “nghành” sang công việc theo “kế hoạch”.

Mối liên hệ hiệu quả giữa các biến cố và cuộc sống hàng ngày

142. Trong Thượng Hội Đồng, đã có nhiều dịp nói về về Ngày Giới trẻ Thế giới và nhiều biến cố khác được diễn ra ở cấp lục địa, quốc gia và giáo phận, cùng với các biến cố được tổ chức bởi các hội đoàn, các phong trào, các dòng tu và các chủ thể khác thuộc về Hội Thánh. Những giây phút gặp gỡ và chia sẻ này được đánh giá cao ở hầu hết mọi nơi, bởi vì chúng mang lại cơ hội để bước đi trong sự năng động của một cuộc hành hương, để cảm nghiệm tình huynh đệ với mọi người, để cùng nhau hạnh phúc sống đức tin và lớn lên trong việc thuộc về Hội Thánh. Đối với nhiều người trẻ, chúng tạo thành một kinh nghiệm về việc biến hình, trong đó các em được thu hút bởi vẻ đẹp củaDung Nhan Chúa và đưa ra những lựa chọn quan trọng trong cuộc đời. Những hoa quả tốt nhất của những kinh nghiệm này được thu thập trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế, việc phóng dự và nhận ra những buổi triệu tập này như những bước quan trọng trong một tiến trình nhân đức lớn lao hơn trở nên rất quan trọng.

Trung tâm thanh thiếu niên

143. Không gian cụ thể dành riêng cho giới trẻ của cộng đồng Kitô hữu, như nững sự bảo trợ, trung tâm thanh thiếu niên và các cơ cấu tương tự khác, diễn tảsựsay mê về giáo dục của Hội Thánh. Chúng đến bằng nhiều cách, nhưng chúng vẫn là những môi trường đặc quyền mà ở đó Hội Thánh trở thành một ngôi nhà đầy yêu thương đối với các thiếu niên và thanh niên, là những người có thể khám phá ra tài năng của mình và cung cấp chúng cho tha nhân trong việc phục vụ. Chúng truyền tải một di sản giáo dục phong phú, được chia sẻ trên quy mô lớn, để nâng đỡ các gia đình và chính xã hội dân sự.

Tuy nhiên, trong sự năng động của một “Hội Thánh đi ra”, cần phải nghĩ đến một cuộc đổi mới sáng tạo và linh hoạt về những thực tại này, bằng cách chuyển từ ý tưởng về các trung tâm cố định, ở đó những người trẻ có thể đến, sang ý tưởng về các chủ thể mục vụ đang chuyển động hướng vể giới trẻ, nghĩa là những chủ thể có khả năng gặp gỡ các em ở những nơi bình thường của đời sống, như trường học, môi trường kỹ thuật số, những vùng ngoại vi của đời sống, thế giới nông thôn vàviệc làm, diễn tả về âm nhạc và nghệ thuật, vv, do đó tạo ra một loại việc tông đồ mới năng động và tích cực hơn.

Chương III

Một động lực truyền giáo mới

Một số thách đố cấp bách

144.Phương pháp hội đồng là phương pháp mà nhờ nó Hội Thánh có thể đối diện với những thách đố cũ và mới, bằng cách thu thập và chia sẻ những hồng ân của tất cả các phần tử của mình, bắt đầu từ những người trẻ. Nhờ công việc của Thượng Hội Đồng, trong phần thứ nhất của Tài Liệu này, chúng tôi đã đề cập đến một số môi trường, trong đó có việc phải khẩn cấp khởi động hoặc canh tân động lực của Hội Thánh để hoàn thành sứ vụ mà Đức Kitô đã trao phó, vàở đây chúng tôi tìm cách đối diệnvới chúng một cách cụ thể hơn.

Sứ vụ trong môi trường kỹ thuật số

145. Môi trường kỹ thuật số là một thách đố đối với Hội Thánh ở nhiều mức độ; do đó, điềukhông thể thiếu được là đào sâu sự hiểu biết về những động lực của nó và phạm vi của nó theo quan điểm nhân học và đạo đức. Nó đòi hỏi không những chỉ sống trong đó và phát huy các tiềm năng của nó để giao tiếp theo nhãn quanrao giảng về Kitô giáo, mà còn để thấm nhuần các nền văn hóa và các động lực của nó đối với Tin Mừng. Một số thí nghiệm theo hướng này đã được tiến hành và cần được khuyến khích, đào sâu và chia sẻ. Ưu tiên mà nhiều người gán cho hình ảnh như một phương tiện giao tiếp sẽ không thể không làm cho người ta thắc mắc về phương thức truyền thụ đức tin dựa trên việc lắng nghe Lời Chúa và đọc Thánh Kinh. Các Kitô hữu trẻ, được sinh ra trong môi trường kỹ thuật số này cũng như những người trẻ cùng trang lứa của các em, tìm thấy ở đây một sứ vụ đích thực, mà một số em đã tham gia vào. Chính những người trẻ cũng yêu cầu được đồng hành trong một sự phân định các phương thức mang lại sự sống, trong một môi trường được thuật số hóa cao hiện nay, để giúp các em nắm bắt các cơ hội trong khi cách tránh xa các rủi ro.

146.Thượng Hội Đồng hy vọng rằng các văn phòng và các tổ chức về văn hóa và Phúc Âm hoá kỹ thuật số sẽ được thiết lập trong Hội Thánh, ở các cấp độ thích hợp, với sự đóng góp không thể thiếu được của những người trẻ, khuyến khích hành động và suy tư của Hội Thánh trong môi trường này. Trong số các chức năng của chúng, ngoài việc thúc đẩy trao đổi và phổ biến các thực hành tốt ở cấp độ cá nhân và cộng đồng, cùngphát triển những công cụ phù hợp cho giáo dục kỹ thuật số và Phúc Âm hoá, chúng cũng có thể điều hành các hệ thống chứng thực các trang web Công Giáo, để hạn chế sự lan truyền nhữngtin tức giả liên quan đến Hội Thánh, hoặc tìm cách thuyết phục các cơ quan công quyền cổ võ các chính sách và công cụ đặc biệt hơn để bảo vệ các trẻ vị thành niên trên mạng Internet.

Việc di dân: hãy phá xập những bức tường và xây những cây cầu

147. Nhiều người di cư là những người trẻ. Việc lan rộng cách phổ quát của Hội Thánh mang lạimột cơ hội lớn laođể đối thoại giữa các cộng đồng nơi mà họ bỏ đi vàcác cộng đồng nơi mà họ đến, bằng cách giúp vượt qua những sợ hãi cùng ngờ vực và củng cố những mối dây liên kết mà việc di dân có thể làm đứt. “Đón nhận, bảo vệ, thăng tiến và hòa nhập”, bốn động từ mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô tóm tắt các cách hành động có lợi cho người di cư là các động từ của Thượng Hội Đồng. Để đưa chúng ra thực hành đòi hỏi phải có hành động của Hội Thánh, ở tất cả các cấp, và liên quan đến tất cả các phần tử của cộng đồng Kitô hữu. Về phần họ, những người di cư, được đồng hành cách thích hợp, sẽ có thể cung cấp các nguồn lực tinh thần, mục vụ và truyền giáo cho các cộng đồng đón nhận họ. Cam kết văn hóa và chính trị cũng đặc biệt quan trọng; nó phải được thực hiện qua các cấu trúc thích hợp để chống lại sựlan tràn của việc bài ngoại, kỳ thị chủng tộc và từ chối người di cư. Các nguồn lực của Hội Thánh Công Giáo là một yếu tố quan trọng trong cuộc chiến chống lại nạn buôn người, vì sự cam kết dấn thân cùng hành động của nhiều nữ tu được nhấn mạnh rõ ràng. Vai trò của Nhóm Santa Marta, liên kết các nhà lãnh đạo tôn giáo và cơ quan bảo vệ trật tự công cộng (law enforcement), là nhóm rất quan trọng và đại diện cho một thực hành tốt có sức gợi hứng. Đừng quên các nỗ lực được thực hiện để đảm bảo quyền được ở lại đất nước của những người không muốn di cư nhưng bị bắt buộc phải làm như vậy, hoặc hỗ trợ cho các cộng đồng Kitô hữu mà việc di dân đe dọa sự sống còn của chúng.

Phụ nữ trong Hội Thánh theo kiểu hội đồng

148. Một Hội Thánh tìm cách sống theo kiểu hội đồng sẽ không thể không suy nghĩ về tình trạng và vai trò của phụ nữ trong đó cũng như trong xã hội. Các thanh niên nam nữ đang đòi hỏi điều ấy. Những suy tư được phát triển cần phải được đemra thực hành qua một việc hoán cải về văn hóa cách can đảm và thay đổi trong việc thực hành mục vụ hàng ngày. Một lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong vấn đề này là sự hiện diện của các phụ nữ trong các cơ quan Hội Thánh ở tất cả các cấp, đặc biệt là về chức năng trách nhiệm và sự tham gia của phụ nữ trong việc đưa ra quyết định của Hội Thánh, trong khi tôn trọng vai trò của thừa tác vụ có chức thánh. Đó là một nghĩa vụ của công lý, được gợi hứng từ cách Chúa Giêsu nói đến những người nam nữ thời ấy, và tầm quan trọng của vai trò của một số nhân vật phụ nữ trong Thánh Kinh, trong lịch sử cứu độ và trong đời sống của Hội Thánh.

Phái tính: một lời rõ ràng, tự do, xác thực

149. Trong bối cảnh văn hóa hiện nay, Hội Thánh đang đấu tranh để truyền lại vẻ đẹp của cái nhìn Kitô giáo về thân xác và phái tính, như được phản ánh trong Thánh Kinh, Thánh Truyền và Huấn Quyền của những Giáo Hoàng gần đây. Như vậy, việc tìm kiếm các phương tiện phù hợp hơn có vẻlà điều khẩn cấp trong việc cụ thể hóa sự phát triển của các con đường đào luyện mới. Chúng ta phải cung cấp cho những người trẻ một nhân học về ảnh hưởng và phái tính cũng có khả năng mang lại giá trị đích thực cho đức trong sạch, bằng cách cho thấy rằng, với sự khôn ngoan cách sư phạm, ý nghĩa chân thực nhất của nó với sự phát triển của con người trong tất cả các tình trạng sống. Đó là vấn đề tập trung vào việc thông cảm lắng nghe, đồng hành và phân định, trong giới hạn được chỉ định bởi Huấn Quyền gần đây. Với điều này, cần phải cẩn thận đào tạo các tác nhân mục vụ, là những người đáng tin cậy, bắt đầu từ sự trưởng thành về các chiều kích tình cảm và tình dục của chính họ.

150. Có những câu hỏi về thân xác,tình cảm và tình dục cần một nghiên cứu tỷ mỉ về nhân học rất sâu xa, về một chương trình thần học và mục vụ, phải được thực hiện theo các phương thức đầy đủ và ở mức độ thích hợp nhất (từ địa phương đến hoàn vũ). Trong số này, có sự khác biệt và hài hòa giữa căn tính nam giới và nữ giới và sự khác biệt giữa các khuynh hướng tình dục. Về vấn đề này, Thượng Hội Đồng khẳng định rằng Thiên Chúa yêu thương mọi người và Hội Thánh cũng làm như vậy, qua việc canh tân cam kết chống lại mọi sự kỳ thị và bạo lực liên quan đến khuynh hướng tình dục. Hội Thánh cũng tái khẳng định tầm quan trọng quyết địnhvề nhân học của sự khác biệt và tương hỗ giữa phái nam và phái nữ, và coi sự khác biệt nàynhưbị giảm bớt khi xác định căn tínhcon ngưởi chỉ theo“khuynh hướng tính dục” của họ.(Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin,Thư gửi các Giám Mục của Hội Thánh Công Giáo về việc chăm sóc mục vụ của người đồng tính, ngày 1 tháng 10 năm 1986, số 16).

Trong nhiều cộng đồng Kitô hữu, đã có những con đường đồng hành trong đức tin của những người đồng tính: Thượng Hội Đồngkhuyên nhủ nên khuyến khích những con đường này. Trên những con đường ấy, mọi người được giúp đọc lại lịch sử của họ, gắn bó với ơn gọi rửa tội của họ với tinh thần tự do và trách nhiệm, nhận ra ước muốn thuộc về và đóng góp cho đời sống cộng đồng, hầu nhận ra những hình thức tốt nhất cho cuộc đời để hiện thực nó. Theo cách này, cần phải cho phép mỗi người trẻ, không trừ ai,kết hợp càng ngày càng nhiều hơn chiều kích tính dục vào nhân cách của các em, bằng cách phát triển về chất lượng các mối liên hệ và hướng tới món quà tự hiến.

Kinh tế, chính trị, công việc, ngôi nhà chung

151. Hội Thánh cam kết thúc đẩy một đời sống xã hội, kinh tế và chính trị dưới biểu hiện công lý, đoàn kết và hòa bình, như những người trẻ mạnh mẽ đòi hỏi. Điều ấycần có sự can đảm để trở thành tiếng nói của những người không có tiếng nói giữa các nhà lãnh đạo thế giới, tố cáo tham nhũng, chiến tranh, buôn bán vũ khí, buôn bán ma túy và khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên, và mời những người có trách nhiệm về chúng hoán cải. Từ cái nhìn tổng thể, điều này không thể tách rời khỏi cam kết bao gồm những người dễ bị tổn thương nhất, quanhững con đường cho phép họ, không những chỉ tìm ra câu trả lời cho các nhu cầu của họ, mà còn góp phần vào việc xây dựng xã hội.

152. Nhận thức rằng “công việc là một chiều kích cơ bản của đời sống con người trên trái đất” (Th. Gioan Phalô II, Laborem exercens, số 4) và việc thất nghiệp là điều nhục nhã đối với nhiều người trẻ, Thượng Hội Đồng khuyến nghị rằng các Hội Thánh địa phương thúc đẩy và hỗ trợ việc hội nhập của những người trẻ trên thế giới này, đặc biệt bằng cách nâng đỡ các sáng kiến chuyên nghiệp cho những người trẻ. Kinh nghiệm về vấn đề này có sẵn cách rộng rãi trong nhiều Hội Thánh địa phương và cần được nâng đỡ và củng cố.

153. Việc cổ võ công lý cũng liên quan đến việc quản lý tài sản của Hội Thánh. Những người trẻ cảm thấy thoải mái trong một Hội Thánh màở đó việc kinh tế và tài chính được thực thi trong sự minh bạch và chặt chẽ. Những lựa chọn can đảm theo quan điểm phát triển vững bền, như được đề cập bởi Thông ĐiệpLaudato si’, là điều cần thiết, vì sự thiếu tôn trọng môi trường tạo ra cáchình thức nghèo khổ mới, trong đó những người trẻ là những nạn nhân đầu tiên. Các hệ thống cũng có thể được thay đổi bằng cách vạch ra rằng chúng ta có thể sống một cách khác về mặt kinh tế và tài chính. Những người trẻ đang thúc đẩy Hội Thánh trở nênngôn sứ trong lĩnh vực này, bằng lời nói nhưng trên hết qua các lựa chọn cho thấy một nền kinh tế thân thiện với con người và môi trường là khả thi. Với các em, chúng ta có thể làm điều ấy.

154. Liên quan đến các vấn đề sinh môi, điều quan trọng là đưa ra các hướng dẫn cho các ứng dụng thực tế của Thông Điệp Laudato si’trong các thực tạicủa Hội Thánh. Nhiều can thiệp nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc cung cấp cho những người trẻ môt đào tạo vềtham gia chính trị xã hội và học thuyết xã hội của Hội Thánh, là đại diện cho một nguồn lực tuyệt vời trong vấn đề này. Những người trẻ tham gia chính trị phải được nâng đỡ và khuyến khích làm việc nhằm thay đổi thực sự những cấu trúc bất công của xã hội.

Trong các bối cảnh liên văn hóa và liên tôn

155. Đa nguyên văn hóa và tôn giáo là một thực tại đang phát triển trong đời sống xã hội của những người trẻ. Các Kitô hữu trẻ cung cấp một bằng chứng đẹp về Tin Mừng, khi các em sống đức tin theo cách biến đổi cuộc sống và hành động hàng ngày của các em. Các em được mời gọi mở lòng ravới những người trẻ từ các truyền thống tôn giáo và tâm linh khác, và duy trì những mối liên hệ đích thực với họ, là những mối liên hệ thúc đẩy sự hiểu biếtlẫn nhau và hàn gắn những định kiến và thành kiến. Do đó, các em là những người tiên phong của một hình thức đối thoại liên tôn và liên văn hóa mới, giúp giải phóng xã hội của chúng ta khỏi sự loại trừ, chủ nghĩa cực đoan, chủ nghĩa cơ bản và thao túng tôn giáo cho các mục đích giáo phái hoặc dân túy. Các nhân chứng của Tin Mừng, những người trẻ này, trở thành, cùng với những người trẻ cùng lứa tuổi của các em, những người tạo ra một quyền công dân bao gồm sự đa dạng và một cam kết tôn giáo có trách nhiệm xã hội và thăng tiến các mối liên hệ xã hội và hòa bình.

Gần đây, theo đề nghị của những người trẻ, các sáng kiến đã được đưa ra hầutạo cơ hội trải nghiệm sự chung sống giữa những người thuộc các tôn giáo và nền văn hóa khác nhau, để mọi người, trong một bầu không khí vui vẻ và tôn trọng các niềm tincủa những người khác, thànhnhững diễn viên của một cam kết chung và chia sẻ trong xã hội.

Những người trẻ cho việc đối thoại đại kết

156. Liên quan đến con đường hòa giải giữa tất cả các Kitô hữu, Thượng Hội Đồng rất biết ơn ước mong phát triển sự hiệp nhất giữa các cộng đồng Kitô hữu đã bị phân chia của nhiều người trẻ. Qua việc tham gia vào lĩnh vực này, rất thường những người trẻ đào sâu nguồn gốc đức tin của các em và cảm nghiệm một sự cởi mở thực sự với những gì người khác có thể cống hiến. Các em hiểu rằng Đức Kitô liên kết chúng ta với nhau, ngay cả khi vẫn còn một số khác biệt. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khẳng định nhân dịp viếng thăm Thượng Phụ Giáo Chủ Barthôlômêô năm 2014, chính những người trẻ “ngày nay đang yêu cầu chúng ta thực hiện các bước để tiến đến hiệp thông trọn vẹn. Và điều này không phải vì các em bỏ qua tầm quan trọng của các khác biệt,là những gì tách biệt chúng ta, mà bởi vì các em biết nhìn xa hơn, các em có thể đón nhận những điều thiết yếu đã kết hợp chúng ta “(Phanxicô, Bài Giảng dịp Phụng Vụ Thánh, Nhà thờ chánh toà Thượng Phụ Thánh George, Istanbul, ngày 30 tháng 11 năm 2014).

Chương IV

Đào tạo toàn diện

Tính cụ thể, phức tạp và đầy đủ

157. Điều kiện hiện tại được đặc trưng bởi sự phức tạp càng ngày càng gia tăng của các hiện tượng xã hội và kinh nghiệm cá nhân. Trong cuộc sống cụ thể, những thay đổi trong hành động ảnh hưởng lẫn nhau và không thể được đối đầu với một cái nhìn chọn lọc. Trong thế giới thật sự, mọi sự đều liên kết với nhau: đời sống gia đình và cam kết nghề nghiệp, việc sử dụng các kỹ thuật và cách thử nghiệm cộng đồng, bảo vệ phôi thai và của người di cư. Sự cụ thể của cuộc đờinói với chúng ta về một cái nhìn nhân học về con người như toàn bộ và về một cách nhận biết không tách rời nhưng nắm bắt các mối dây liên hệ, học từ kinh nghiệm bằng cách đọc lại nó dưới ánh sáng Lời Chúa, được cảm hứng bởi những chứng từgương mẫu hơn là những mô hình trừu tượng. Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận đào tạo mới có chiều hướng tổng hợp các quan điểm, giúp hiểu rõ các vấn đề đan kết với nhau và biết cách hợp nhất những chiều kích khác nhau của con người. Tiếp cận này rất hòa hợp với cái nhìn Kitô giáo, là cái nhìn chiêm niệm trong việc Nhập Thể của Chúa Con, cuộc gặp gỡ bất khả phân ly của Thiên Chúa và nhân loại, đất và trời.

Giáo dục, trường học và đại học

158.Trong Thượng Hội Đồng,các Nghị Phụ đặc biệt chú trọng đến nhiệm vụ quyết định và không thể thay thế được của các trườngdạy nghề, trường học và đại học, đặc biệt bởi vì đó là những nơi mà hầu hết người trẻ dành nhiều thì giờ của các em. Ở một số nơi trên thế giới, việc giáo dục căn bản là vấn đềtrước hết và quan trọng nhất mà giới trẻ trình bày cho Hội Thánh. Vì thế, đối với cộng đồng Kitô hữu, cần phải bày tỏ sự hiện diện hùng hồn trong những môi trường này, với các nhà giáo có khả năng, các nhà uyên uý quan trọng và một cam kết dấn thân văn hóa trọn vẹn.

Các họcviện giáo dục Công Giáo xứng đáng được đặc biệt xét đến bởi vì chúngdiễn đạt mối quan tâm của Hội Thánh đối với việc đào luyện không thể thiếu được của giới trẻ. Đây là những không gian quý giá cho cuộc gặp gỡ của Tin Mừng với nền văn hóa của một dân tộc và cho sự phát triển của việc nghiên cứu. Chúng được mời gọi đề ra một mô hình đào luyện có khả năng đối thoại giữa đức tin với các vấn đề của thế giới đương thời, với những quan điểm nhân học khác nhau, với những thách đố của khoa học và kỹ thuật, với những thay đổi của các tục lệ xã hội và với cam kết dấn thân cho công lý.

Trong những môi trường này, phải đặc biệt khuyến khíchsự sáng tạo của những người trẻ trong các lĩnh vực khoa học và nghệ thuật, thi ca và văn học, âm nhạc và thể thao, kỹ thuật số và các phương tiện truyền thông, vv. Bằng cách này, những người trẻ sẽ khám phá ra các tài năng của mình và chuẩn bị các tài năng ấy đề cống hiến cho xã hội vì lợi ích của tất cả mọi người.

Việc chuẩn bị các nhà đào tạo mới

159. Tông HiếnVeritatis gaudium gần đây về các trường đại học và các phân khoa về Hội Thánh đã đề ra một số tiêu chuẩn cơ bản cho một dự án đào tạo phù hợp với những thách đố hiện nay: việc suy niệm về tâm linh, trí tuệ và hiện hữu của Lời Công Bố ban đầu (kerygma), cuộc đối thoại rất rộng rãi và rất cởi mở, tính xuyên bộ môn được thực thi với sự khôn ngoan và sáng tạo và nhu cầu cấp thiết để “kết thành mạng lưới” (x.Veritatis gaudium , số 4, d). Những nguyên tắc này có thể gợi hứng cho tất cả các môi trường giáo dục và đào tạo; việc chấp nhận và thực hiện chúng sẽ đặc biệt có ích cho việc đào tạo các nhà giáo dục mới, giúp họ mở ra một cái nhìn toàn diện, có khả năng kết hợp kinh nghiệm vớichân lý. Các Giáo Hoàng Học Viện và các trung tâm nghiên cứu đóng một vai trò cơ bản ở các cấp độ toàn cầu, lục địa và quốc gia. Việc kiểm chứng định kỳ, đòi hỏi trình độ và sự liên tục canh tân của các tổ chức này thể hiện một sự đầu tư chiến lược lớn vì lợi ích của giới trẻ và toàn thể Hội Thánh.

Việc đào tạo các môn đệ truyền giáo

160. Con đường của Thượng Hội Đồng đã nhấn mạnh đến ước muốn càng ngày càng gia tăng để hình thành và nhường chỗ cho vai trò của những người trẻ. Hiển nhiên là việc tông đồ của những người trẻ cho những người trẻ khác không thể tuỳ hứng, nhưng phải là kết quả của một lộ trình đào luyện nghiêm chỉnh và phù hợp: làm sao để đi theo tiến trình này? Làm sao để cung cấp các công cụ tốt hơn cho những người trẻ để các em trở thành những chứng nhân đích thực của Tin Mừng? Những câu hỏi này cũng trùng hợp với ước muốn hiểu biết đức tin của mình hơncủa nhiều người trẻ: khám phá nguồn gốc Thánh Kinh của nó, hiểu sự phát triển lịch sử của các giáo thuyết, ý nghĩa của các tín điều và sự phong phú của phụng vụ. Điều này cho phép những người trẻ suy nghĩ về các vấn đề hiện tại trong đó đức tin bị thử thách, để biết cách đưa ra lý do cho niềm hy vọng trong các em (1 Pr 3:15).

Đó là lý do tại sao Thượng Hội Đồng đề nghị nâng cao kinh nghiệm truyền giáo của giới trẻ qua việc thành lập các trung tâm đào tạo truyền giáo cho giới trẻ và các cặp vợ chồng trẻ, qua việc áp dụng một kinh nghiệmtoàn bộ sẽ kết thúc bằng việc sai đilàm sứ vụ. Đã có những sáng kiến thuộc loại này ở các lãnh thổ khác nhau, nhưng mỗi Hội Đồng Giám Mục được yêu cầu nghiên cứu khả năng đưa chúng vào hoàn cảnh tương ứng.

Một thời gian để đồng hành và phân định

161. Rất thường xuyên, trong phòng họp của Thượng Hội Đồng, một lời kêu gọi khẩn cấp đã được đưa ravề việc đầu tư một cách quảng đại, đồng thời, say mê về giáo dục, một thời gian dài và nguồn tài nguyên kinh tế. Bằng cách tập hợp các can thiệp và mong muốn khác nhau xuất hiện trong các cuộc bàn luận của Thượng Hội Đồng, ngoài việc lắng nghe những kinh nghiệm của những người có khả năng đã được thực hiện, Thượng Hội Đồngđề nghị với niềm xác tín cùng tất cả các Hội Thánh, các dòng tu, các phong trào, các hội đoàn và các tác nhân khác của Hội Thánh, là cung cấp cho những người trẻ một kinh nghiệm về đồng hànhtrong cái nhìn phân định. Kinh nghiệm này, mà thời lượng phải được xác định theo hoàn cảnh và cơ hội, có thể được mô tả nhưthời gian dành cho sự trưởng thành của đời sống Kitô hữu trưởng thành. Nó phải cung cấp một sự cáchbiệt dài tách xa các mối liên hệ và môi trường thông thường và được xây dựng quanh ít nhất ba trụ cột thiết yếu: một kinh nghiệm về đời sống huynh đệ được chia sẻ với các nhà giáo dục trưởng thành là điều chính, điều độ và tôn trọng ngôi nhà chung; một đề nghị tông đồ mãnh liệt và có ý nghĩa để cùng nhauchung sống; một cống hiến tinh thần bắt nguồn từ đời sống cầu nguyện và bí tích. Theo cách này, chúng tôi tìm thấy tất cả các yếu tố cần thiết để Hội Thánh có thể cung cấp cho những người trẻ muốn nó một kinh nghiệm sâu xa về việc phân định ơn gọi.

Đồng hành với hôn nhân

162. Tầm quan trọng của việc đồng hành với các cặp trong hành trình chuẩn bị hôn nhân của họ phải được nhắc lại, trong khi ghi nhớ rằng có nhiều cách khác nhau để tổ chức các khóa học này. Như được xác nhận trong Amoris laetitia số 207: “Không phải là vấn đề giải thích toàn bộ Giáo lý cho họ hay bão hòa họ với quá nhiều chủ đề. [...] Đó là một loại “khai tâm” cho Bí Tích Hôn Phối mang lại cho họ những yếu tố cần thiết để có thể lãnh Nhận Bí Tích này trong điều kiện tốt nhất và bắt đầu cuộc sống gia đình với một quyết tâm vững chắc.” Điều quan trọng là tiếp tục đồng hành với các gia đình trẻ, nhất là trong những năm đầu của cuộc sống hôn nhân, bằng cách giúp họ trở thành một phần tích cực của cộng đồng Kitô hữu.

Việc đào tạo các chủng sinh và những người được thánh hiến

163. Nhiệm vụ cụ thể của việc đào tạo cách toàn diện các ứng viên cho thừa tác vụ có chức thánh và đời sống thánh hiến cả nam lẫn nữ vẫn là một thách đố quan trọng đối với Hội Thánh. Phải nhắc lại rằng tầm quan trọng của mộtđào tạo về văn hóa và thần học vững chắc cho những người được thánh hiến cũng quan trọng tương tự. Với các chủng viện, nhiệm vụ đầu tiên rõ ràng là việc áp dụng và triển khai cụ thể tài liệuRatio fundamentalis institutionis sacerdotalis (Đại cương cơ bản cho việc huấn luyện linh mục) mới. Trong Thượng Hội Đồng, một số khía cạnh quan trọng đã xuất hiện và đây là những điều đáng nhắc đến.

Trước hết, việc chọn các nhà đào luyện: việc họ được đào tạo tốt về văn hoá thì chưa đủ, nhưng họ cũng phải có khả năng liên hệ huynh đệ, lắng nghe cách cảm thông và một tự do nội tâm sâu xa. Thứ hai, để đồng hành đúng cách, cần phải có công việc nghiêm túc và có năng lực, trong các nhóm giáo dục khác biệt bao gồm các nhân vật nữ. Việc thiết lập các nhóm đào luyện này, trong đó các ơn gọi khác nhau tương tác, là một hình thức hội đồng nhỏ nhưng có giá trị, ảnh hưởng đến tâm lý của những người trẻ trong việc đào tạo ban đầu. Thứ ba, việc đào tạo phải nhằm mục đích phát triển, trong các mục tử tương lai và những người được thánh hiến, khả năng thực thi vai trò hướng dẫn của họ một cách có trình độ và không độc đoán, bằng cách giáo dục các ứng viên trẻ biết tự hiến cho cộng đồng. Cần chú ý đặc biệt đến các tiêu chuẩn đào tạo nhất định như: vượt trên khuynh hướng giáo sĩ trị, khả năng làm việc theo nhóm, chú ý đến những người nghèo, sống trong sáng, sẵn sàng để được đồng hành. Thứ tư, sự nghiêm túc của việc phân định ban đầu là điều quyết định, bởi vì rất thường là những người trẻ đến các chủng viện hoặc nơi đào tạo đều được đón nhận mà không biết chính xác hoặc đọc lại cẩn thận lịch sử của họ. Câu hỏi trở nên đặc biệt tế nhị trong trường hợp “các chủng sinh lang thang”: sự bất ổn về quan hệ và tình cảm và thiếu bén rễ trong Hội Thánh là những dấu chỉ nguy hiểm. Coi thường các tiêu chuẩn của Hội Thánh về vấn đề này là hành vi vô trách nhiệm, có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng cho cộng đồng Kitô hữu. Điểm thứ năm liên quan đến tầm quan trọng của các cộng đồng đào tạo: trong các cộng đồng quá lớn, có nguy cơ không thể cá nhân hóa chương trình giảng dạy và kiến thức không phù hợp của những người trẻ trên cuộc hành trình, trong khi các cộng đồng có quá ít có nguy cơ bị nghẹt thở và lệ thuộc vào cácluận lýcủa sự phụ thuộc; trong những trường hợp này, giải pháp tốt nhất là thành lập các chủngviện liên giáo phận hoặc nơiđào luyện cho một vài tỉnhdòng, với các dự án đào tạo rõ ràng và trách nhiệm được xác định tỏ tưởng.

164.Thượng Hội Đồngcông thức hoá ba đề nghị để thúc đẩy việc canh tân.

Đề nghị thứ nhất liên quan đến việc đào tạo chung của giáo dân, những người được thánh hiến và các linh mục. Điều quan trọng đối với nhữngngười trẻ nam nữ đang được đào tạo là giữ liên lạc thường xuyên với cuộc sống hàng ngày của các gia đình và cộng đồng, đặc biệt chú ý đến sự hiện diện của các nhân vật nữ và các cặp vợ chồng Kitô giáo, và đảm bảo rằng việc đào tạo phảibén rễ sâu trongtình trạng cụ thể của cuộc đời và được đặc trưng bằng một chiều kích quan hệ có khả năng tương tác với hoàn cảnh văn hóa xã hội.

Đề nghị thứ hai liên quan đến việc đưa vào chương trình giảng dạy chuẩn bị cho thừa tác vụ có chức thánh và đời sống thánh hiến các yếu tố cụ thể liên quan đến mục vụ giới trẻ, qua các khóa đào tạo có mục tiêu và kinh nghiệm sống về hoạt động tông đồ và Phúc Âm hoá.

Đề nghị thứ ba đòi hỏi rằng việc lượng giá trong phạm vi phân định thật sự về con người và hoàncảnh theo nhãn quan và tinh thần của Ratio fundamentalis institutionis sacerdotalis, khả năng xác minh con đường đào tạodựa trên kinh nghiệm và kế hoạch của cộng đồng. Điều này đặc biệt đúng cho giai đoạn cuối cùng của cuộc hành trình, bao gồm việc từ từ được đưa vào trách nhiệm mục vụ. Các công thức và phương thức có thể được chỉ định bởi các Hội Đồng Giám Mục của mỗi quốc gia, quaRatio nationalis của họ.

KẾT LUẬN

Được mời gọi để nên thánh

165.Cuối cùng, tất cả sự đa dạng về ơn gọi được kết hợp trong một lời mời gọi nên thánh duy nhất và phổ quát, không có gì khác có thể làm tròn lời mời gọi đến niềm vui của tình yêu đang vang lên trong trái tim của mọi người trẻ này. Thật vậy, chỉ từ ơn gọi nên thánh duy nhất này, mà các hình thức sống khác nhau mới có thể ăn khớp với nhau, biết rằng Chúa “muốn chúng ta thành những vị thánh chứ không phải chỉ hài lòng với một cuộc sống tẻ nhạt và tầm thường, không kiên định”(Phanxicô, Gaudete et exsultate, số 1). Sự thánh thiện tìm thấy nguồn vô tận của nó nơi Chúa Cha, Đấng nhờ Thánh Thần của Ngài, saiChúa Giêsu, “Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Mc 1, 24), đến giữa chúng ta để làm cho chúng ta nên thánh qua tình bằng hữu với Người, Đấng mang đến niềm vui và bình an trong cuộc đời của chúng ta. Việc tìm lại, trong suốt các chăm sóc mục vụ bình thường của Hội Thánh, sự tiếp xúc sống động với đời sống hạnh phúc của Chúa Giêsu là điều kiện cơ bản của mọi canh tân.

Đánh thức thế giới bằng sự thánh thiện

166. Chúng ta phải là thánh để mời những người trẻ trở nên như vậy. Những người trẻ đã kiên quyết đòi hỏi một Hội Thánh đích thực, rạng ngời, trong sáng và vui tươi: chỉ có một Hội Thánh của các thánh mới có thể sống theo những đòi hỏi này! Nhiều người trong số các em đã từ bỏ Hội Thánh vì các em không tìm thấy sự thánh thiện, mà lại tìm thấy sự tầm thường, vọng tưởng, chia rẽ và thối nát trong ấy. Đáng tiếc thay, thế giới bị xúc phạm trắng trợn hơn bởi sự lạm dụng của một số người trong Hội Thánh hơn là sự thánh thiện của các phần tử của mình: đó là lý do tại sao toàn thể Hội Thánh phải hoàn thành một thay đổi quan điểm vững chắc, tức thời và triệt để! Những người trẻ cần các vị thánh là những người tạo ra các vị thánh khác, như thếchứng tỏ rằng “sự thánh thiện là khuôn mặt đẹp nhất của Hội Thánh” (Phanxicô, Gaudete et exsultate, số 9). Có một ngôn ngữ mà tất cả mọi người nam nữ ở mọi thời đại, mọi nơi và mọi nền văn hóa đều có thể hiểu được, bởi vì nó tức thời và rạng ngời: đó là ngôn ngữ của sự thánh thiện.

Được thúc đẩy bởi sự thánh thiện của những người trẻ

167. Chúng tôi thấy rõngay từ đầu cuộc hành trình của Thượng Hội Đồng rằng những người trẻ là một phần không thể thiếu được của Hội Thánh. Sự thánh thiện của em cũng như thế, và trong những thập kỷ gần đây, sự thánh thiện ấy đã tạo ra một mùa hoa nở rộ đa diện ở khắp nơi trên thế giới: việc chiêm ngắm và suy niệm trong Thượng Hội Đồng lòng can đảm của nhiều người trẻ đã từ bỏ cuộc sống để trung thành với Tin Mừng đã khiến chúng tôi cảm động; lắng nghe các chứng từ của những người trẻ có mặt tại Thượng Hội Đồng, giữa những cuộc bách hại, đã chọn chia sẻ Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu, đã được tái sinh. Nhờ sự thánh thiện của những người trẻ, Hội Thánh có thể làm hồi sinh lòng hăng say tinh thần và sức sống tông đồ của mình. Hương thơm của sự thánh thiệnphát sinh từ sự tốt lành của cuộc sống của rất nhiều người trẻ như thế có thể chữa lành các vết thương của Hội Thánh và thế giới, đưa chúng ta trở lại với tình yêu trọn vẹn mà chúng taluôn luôn được mời gọi: các vị thánh trẻ đẩy chúng ta trở lại tình yêu ban đầu của mình (x.Kh 2, 4).

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Nguồn: http://www.vatican.va/roman_curia/synod/documents/rc_synod_doc_20181027_doc-final-instrumentum-xvassemblea-giovani_fr.html
 
Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa ra tối hậu thư cho tòa Constantinople
Đặng Tự Do
17:03 02/01/2019
Trong một lá thư với những lời lẽ hết sức nặng nề, Đức Thượng Phụ Kirill của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã ra tối hậu thư cho Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô phải ngưng ngay tiến trình ban cấp Tomos (hay quyền tự trị) cho Chính Thống Giáo Ukraine.

Tưởng cũng nên nhắc lại trước ngày 15/12/2018, tại Ukraine có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine thuộc Tòa Thượng Phụ Kiev và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.

Trong phiên họp ngày 15/12/2018, hai nhóm sau, cùng với hai vị Giám Mục của nhóm thứ nhất đã quyết định nhập lại thành một Giáo Hội duy nhất gọi là Chính Thống Giáo Ukraine dưới sự lãnh đạo của Đức Thượng Phụ Serhii Petrovych Dumenko, nguyên là Tổng Giám Mục Pereyaslavsky và Bila Tserkva của Chính Thống Giáo Ukraine thuộc Tòa Thượng Phụ Kiev.

Theo dự trù, Đức Thượng Phụ Serhii Petrovych Dumenko sinh ngày 3 tháng Hai, 1979 mới 39 tuổi sẽ được Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô trao cho Tomos vào tháng Giêng này.

Trong tối hậu thư Đức Thượng Phụ Kirill của Nga đe dọa sẽ bác bỏ tư cách Thượng Phụ Đại Kết của Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô nếu tòa Constantinope tiến hành việc ban cấp Tomos.

Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào ngày 28 tháng 12, Đức Tổng Giám Mục Alfeev Hilarion phụ trách Ủy ban Đối ngoại của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa tuyên bố rằng Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa sẽ thành lập các giáo phận và giáo xứ Chính Thống Giáo Nga tại tất cả các lãnh thổ theo giáo luật là thuộc tòa Constantinople; và cuộc tranh chấp giữa hai tòa Mạc Tư Khoa và Constantinople sẽ mở rộng ra trên toàn thế giới và như thế Chính Thống Giáo không bao giờ trở lại như trước đây.


Source: Asia News Kirill: Bartholomew no longer the ecumenical patriarch of all Orthodoxy
 
Bức thư của Bộ Giám Mục ngăn chặn cuộc bỏ phiếu của các Giám Mục Hoa Kỳ bị rò rỉ ra ngoài
Đặng Tự Do
17:34 02/01/2019
Hôm mùng một tháng Giêng, thông tấn xã AP đã công bố bức thư của Bộ Giám Mục ngăn chặn cuộc bỏ phiếu của các Giám Mục Hoa Kỳ về các chính sách liên quan đến việc cải tổ các chính sách đối phó với tai ương lạm dụng tính dục.

Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, đã nhóm phiên khoáng đại mùa thu 2018 tại Baltimore từ ngày 12 đến 14 tháng 11.

Theo dự trù, cuộc họp khoáng đại mùa thu của các Giám Mục Hoa Kỳ bắt đầu với một diễn từ của Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo, Tổng Giám Mục Galveston-Houston và là Chủ tịch USCCB. Sau đó là diễn từ của Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, là Đức Tổng Giám Mục Christophe Pierre.

Sau khi nghe hai diễn từ này, các giám mục tĩnh tâm tại nhà nguyện ngay trong khuôn viên của địa điểm này trong suốt một ngày để suy tư và cầu nguyện. Ngày tĩnh tâm sẽ được kết thúc bằng một Thánh lễ vào tối thứ Hai 12/11.

Ngày thứ Ba, các giám mục thảo luận và bỏ phiếu về một loạt các biện pháp cụ thể để đối phó với cuộc khủng hoảng lạm dụng, bao gồm hai mục quan trọng là tiêu chuẩn trách nhiệm của các giám mục đối với các vụ lạm dụng tính dục xảy ra trong giáo phận của các ngài, và việc hình thành một ủy ban đặc biệt do giáo dân điều hành để nhận khiếu nại chống lại các giám mục.

Tuy nhiên, vào “giờ thứ 11”, Tòa Thánh đã yêu cầu các Giám Mục Hoa Kỳ không bỏ phiếu về hai mục quan trọng này.

Trong lá thư, bị rò rỉ ra ngoài, đề ngày 11 tháng 11, Đức Hồng Y Marc Ouellet – Tổng trưởng Bộ Giám Mục - đã yêu cầu Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo, chủ tịch USCCB, hoãn việc bỏ phiếu về các cải cách được đề xuất, và giải thích rằng Vatican đã không được dành thời gian thích hợp để đánh giá các đề xuất này.

Bức thư bị rò rỉ mâu thuẫn với tuyên bố của Đức Hồng Y Daniel DiNardo, theo đó ngài chỉ biết quyết định của Vatican vào ngày hôm trước. Đức Hồng Y Ouellet chỉ ra rằng ngài đã đưa ra lời khuyên đó vài ngày trước, cụ thể là vào ngày 6 tháng 11.

Đức Hồng Y Ouellet nói: “Sẽ có ích hơn nếu có thời gian tham khảo ý kiến” trước khi các giám mục Hoa Kỳ bỏ phiếu về các kế hoạch này.

Sự can thiệp của Vatican, ngăn chặn hành động được nhiều người trông đợi của hàng giáo phẩm Hoa Kỳ, đã gây ra các phản ứng giận dữ từ người Công Giáo Mỹ. Bức thư của Đức Hồng Y Ouellet, đưa ra một lý do cho sự can thiệp đó, đã nhấn mạnh sự khác biệt về quan điểm giữa các Giám Mục Hoa Kỳ và các viên chức tại Rôma.

Đức Hồng Y DiNardo nói với hãng tin AP rằng Vatican đã được thông báo về kế hoạch của các Giám Mục Mỹ vài tuần trước cuộc họp tháng 11. Ngài nói rằng ngài không thấy cần thiết phải chia sẻ chi tiết chính xác của kế hoạch vì cuối cùng Tòa Thánh vẫn giữ quyền phê chuẩn hay phủ quyết.


Source: Catholic World News Leaked Vatican letter challenges Cardinal DiNardo on US bishops’ blocked vote
 
Các Giám Mục Hoa Kỳ bắt đầu tuần tĩnh tâm tại Chicago
Đặng Tự Do
18:14 02/01/2019
Các Giám Mục trên toàn cõi Hoa Kỳ đã bắt đầu năm mới 2019 với một tuần tĩnh tâm tại chủng viện Mundelein ở Chicago từ ngày 2 đến ngày 8 tháng Giêng. Vị giảng thuyết trong dịp này là cha Raniero Cantalamessa, Giảng Thuyết Viên Phủ Giáo Hoàng.

Chủ đề của tuần tĩnh tâm này là “Người lập Nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng” (Mc 3:14).

Tuần tĩnh tâm này là sáng kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô muốn các Giám Mục Hoa Kỳ tạm dừng mọi việc để cầu nguyện trong khi Giáo Hội tìm cách đáp lại các dấu chỉ của thời đại.

Theo chương trình, tuần tĩnh tâm sẽ nhấn mạnh đến việc suy tư trong yên lặng, bao gồm cả việc yên lặng trong khi dùng bữa và thời gian cầu nguyện lặng lẽ trước Thánh Thể của cá nhân và các nhóm. Bên cạnh đó, còn có các thánh lễ, chầu Thánh Thể và xưng tội. Các Giám Mục được yêu cầu tắt hết điện thoại và không đảm nhận bất cứ công việc nào khác thuộc trách nhiệm của các ngài trong suốt thời gian tĩnh tâm.

Cuộc họp tiếp theo của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ dự kiến diễn ra vào tháng 6 năm 2019.

Đức Hồng Y DiNardo, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Thánh Cha Phanxicô đã gởi vị giảng thuyết viên của Phủ Giáo Hoàng đến trong dịp này; và cảm ơn đặc biệt Đức Hồng Y Blase Cupich đã đăng cai tuần tĩnh tâm tại Tổng Giáo Phận Chicago. Ngài yêu cầu các tín hữu cầu nguyện cho đất nước Hoa Kỳ trong năm mới 2019 và cho các Giám Mục trong suốt thời gian tĩnh tâm.

Ngài nói:

“Tôi biết ơn Đức Thánh Cha đã kêu gọi các giám mục và chính tôi lui vào nơi thanh vắng và bước vào thời điểm lắng nghe tiếng Chúa này để chuẩn bị đáp lại các vấn đề căng thẳng đang đặt ra trước chúng ta trong những tuần lễ và những tháng sắp tới. Tôi cũng khiêm tốn yêu cầu anh chị em giáo dân, các linh mục và tu sĩ của chúng ta cầu nguyện cho các giám mục anh em tôi và chính tôi khi chúng ta cùng nhau hiệp nhất trong việc tìm kiếm sự khôn ngoan và sự hướng dẫn từ Chúa Thánh Thần. Xin cũng cầu nguyện cho những nạn nhân bị lạm dụng tình dục để những đau khổ của họ có thể tăng cường sức mạnh cho tất cả chúng ta trước nghĩa vụ khó khăn là làm sao nhổ tận gốc tội lỗi kinh hoàng này khỏi Giáo Hội và xã hội chúng ta.”

Từ ngày 21 đến 24 tháng 2 năm 2019, Đức Hồng Y DiNardo sẽ tham gia cùng các vị chủ tịch các hội đồng giám mục trên thế giới trong một phiên họp khoáng đại tại Vatican về các biện pháp nhằm bảo vệ trẻ em và đối phó với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ. Sáng kiến này đã được Đức Thánh Cha công bố vào tháng 9 năm ngoái khi ngài kêu gọi tất cả các vị chủ tịch của các hội đồng giám mục, những vị đứng đầu các Giáo Hội Công Giáo Đông phương và đại diện các dòng tu về Vatican họp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng.

Cha Cantalamessa được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Giảng Thuyết Viên Phủ Giáo hoàng vào năm 1980. Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 và Đức Thánh Cha Phanxicô lưu nhiệm ngài ở vị trí này trong triều Giáo Hoàng của các ngài.

Chủng viện Mundelein, nằm trong khuôn viên của Đại Học St. Mary of the Lake. Chủng viện này là đại chủng viện và trường thần học đào tạo các linh mục cho Tổng giáo phận Chicago. Đây là chủng viện Công Giáo lớn nhất tại Hoa Kỳ và hiện có 200 chủng sinh từ 34 giáo phận trên cả nước. Một số chủng sinh từ các quốc gia khác cũng đang theo học tại đây.


Source: USCCB U.S. Bishops Will Gather for Seven Days of Prayer and Reflection at Invitation of Pope Francis; Papal Preacher to Direct Retreat Taking Place January 2-8
 
Tiền bạc, quyền lực và thông điệp “Humanae Vitae”: một câu truyện bị lãng quên
Vũ Văn An
19:09 02/01/2019
Theo ký giả Kevin Jones của CNA, người ta sẽ không thể hiểu được cuộc tranh cãi về thông điệp Humanae Vitae, của Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI nhằm tái khẳng định giáo huấn Công Giáo về ngừa thai cách nay 50 năm, nếu không xét đến bối cảnh của một hệ thống được tài trợ rất hậu hĩnh để tranh đấu cho việc hạn chế sinh đẻ sau Thế Chiến II.

Atlas tại Trung Tâm Rockfeller, New York


Hệ thống trên bao gồm những tên tuổi lớn như Qũy Ford và John D. Rockefeller III. Một học giả từng viết về hệ thống này cả hàng mấy chục năm qua. Đó là giáo sư sử học Donald Critchlow của Đại Học Tiểu Bang Arizona. Ông nói với hãng tin CNA: “chiến dịch thuyết phục người Công Giáo, cả các nhà lãnh đạo lẫn quần chúng giáo dân, rằng các quan điểm truyền thống về tính dục, phá thai, và hôn nhân đều đã lỗi thời, hết sức sâu rộng và được tiến hành trên nhiều mặt trận”.



“Các nhóm như Người Công Giáo Ủng Hộ Lựa Chọn được khuyến khích bằng các trợ khoản nhân ái, nhưng chiến dịch bao quát hơn được tiến hành quanh việc giáo dục tính dục”.

Critchlow là tác giả cuốn sách năm 1999 do nhà Oxford University Press xuất bản, tựa là “Intended Consequences: Birth Control, Abortion, and the Federal Government in Modern America” (Các Hậu Quả Định Trước: Kiểm Soát Sinh Sản, Phá Thai, và Chính Phủ Liên Bang ở Hoa Kỳ Hiện Nay).

Cùng với buổi nói chuyện của ông ở Hội Nghị tháng Tư năm 2018 tại Đại Học Công Giáo America với chủ đề “The Legacy of Dissent from Humanae Vitae” (Di Sản Bất Đồng Humanae Vitae), công trình của ông giúp đặt Humanae Vitae vào bối cảnh chính trị và chính sách thời nó.

Ông nói với CNA: “ngay sau Thế Chiến II, các nhà lãnh đạo của các qũy nhân ái, các chính khách và doanh gia đã cùng nhau phát động một chiến dịch kiểm soát tỷ lệ gia tăng dân số. Họ kết luận rằng các cuộc chiến tranh, đói kém và các tệ nạn xã hội khác trong tương lai có thể được ngăn chặn nhờ việc giảm thiểu tỷ lệ gia tăng dân số. Nghị trình tân Malthus này được sự tham gia của nhiều nhà tranh đấu tìm kiếm quyền sinh sản cho các phụ nữ và các nhà duy môi trường tìm công lý cho môi sinh”.

Nghị trình trên đã dự phần vào môi trường cách mạng tình dục, ngay cả trước khi phát minh ra thuốc ngừa thai.

Critchlow tiếp tục cho hay: các tập tục tình dục của Hoa Kỳ đã thay đổi trong những năm 1960. Không thể quy các thay đổi về tập tục và tác phong tình dục cho một nguyên nhân duy nhất. Tuy nhiên, điều ít ai nghi ngờ là ý kiến giới ưu tú đã khuyến khích các thay đổi trong các tập tục và tác phong tình dục nhân danh sự ‘tiến bộ’, công lý sinh sản và kiểm soát dân số”.

Giáo sư lịch sử này đã xếp thời kỳ hậu chiến như “một trong những nỗ lực lớn nhất của kỹ thuật xã hội trong lịch sử loài người”.



Ông cho hay: “Nhiều tác nhân đã được tìm thấy trong chiến dịch tân Malthus này, nhưng điều quan trọng là phải nhấn mạnh rằng đó không phải là một âm mưu đúng nghĩa. Những người can dự vào phong trào kiểm soát dân số và kêu gọi các việc ngừa thai, phá thai, triệt sản và giáo dục tính dục được công chúng tài trợ, cùng có chung một quan điểm về sự cần thiết phải kiểm soát sự gia tăng dân số và giáo dục công chúng. Họ tự coi mình là người khai sáng mang lại tiến bộ cho quần chúng, những người bị coi là lạc hậu trong các quan điểm xã hội, chính trị và tôn giáo của họ.



Khi Humanae Vitae, do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI ban hành vào ngày 25 tháng 7 năm 1968, tái khẳng định giáo huấn Công Giáo, một giáo huấn dạy rằng biện pháp ngừa thai là một việc vô luân, những người ủng hộ này đã phản ứng mạnh mẽ.

Critchlow cho hay: “Humanae Vitae đã bị tấn công công khai và và ở nơi công cộng”.

Mạng lưới vận động trên đã có các đồng minh Công Giáo. Tờ The National Catholic Reporter (Phóng viên Công Giáo Quốc gia) đã nhận được một báo cáo rò rỉ vốn được sự hỗ trợ của phần lớn ủy ban kiểm soát sinh đẻ của đức Phaolô VI, với lập luận rằng biện pháp tránh thai phù hợp với đức tin Công Giáo.

Nhà thần học Fr. Charles Curran trở thành trung tâm của cuộc tranh cãi, sau khi Đại học Công Giáo America đảo ngược khuyến nghị của ông vì ông bác bỏ giáo huấn Công Giáo về kiểm soát sinh sản. Quyết định này đã thúc đẩy làn sóng phản đối và tranh cãi, và sau đó đã bị hủy bỏ.

Hugh Moore, một doanh nhân không phải là người Công Giáo và là nhà hoạt động kiểm soát dân số, người đã giúp thành lập Dixie Cup Corporation, đã đăng quảng cáo toàn trang trên tờ Thời báo New York và các tờ báo khác, phân phối tài liệu chống Humanae Vitae cho các giám mục và dịch nó sang tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp.

Ông Critchlow nói thêm: “Ông ta đã tổ chức các kiến nghị từ các linh mục bất đồng chính kiến; các kiến nghị này được công bố rộng rãi. Tòa thánh Vatican, Đạo Công Giáo Rôma và các giám mục truyền thống ở Hoa Kỳ được mô tả là phản động và không theo kịp tính hiện đại”.

Moore đã đóng một vai trò chủ chốt trong việc thành lập International Planned Parenthood Federation (Liên đoàn Làm Cha Mẹ Có Kế Hoạch Quốc Tế) và giữ chức phó chủ tịch vào giữa những năm 1960. Ông đã giúp đồng sáng lập Population Crisis Committee (Ủy ban Khủng hoảng Dân số) và là người ủng hộ hàng đầu việc triệt sản tự nguyện.

Theo Critchlow, chiến dịch tổng thể chống lại một việc “bùng nổ dân số” đáng sợ, đã “được tiến hành trên nhiều mặt trận, thường không được phối hợp, với nhiều khác biệt lớn về chiến lược và chiến thuật, nhưng dựa trên giả định rằng kiểm soát dân số là cần thiết để cứu nhân loại”.

Sau Thế Chiến thứ hai, các qũy nhân ái đã cố gắng thành lập các phòng khám kế hoạch hóa gia đình ở bên ngoài Hoa Kỳ. Những người vận động hành lang cho các qũy này đã cố gắng có được một cam kết của Hoa Kỳ đối với kế hoạch hóa gia đình ở trong nước. Dưới thời Tổng thống Lyndon Johnson, các chương trình chống nghèo đã coi việc kế hoạch hóa gia đình là một công cụ, nhất là ở các khu vực nội thành, dân tộc thiểu số da đen và người Mỹ bản địa. Điều này đã được mở rộng dưới chính quyền Nixon.

Những cuốn sách như “The Population Bomb” (trái bom dân số) của Paul Erhlich, các bài báo trên tạp chí nổi tiếng, tiểu thuyết và phim ảnh khoa học viễn tưởng làm dấy lên nỗi sợ hãi về một tương lai đen tối sẽ không thể tránh khỏi trừ khi sự gia tăng dân số được kiểm soát.

Một tên tuổi lớn khác trong phong trào là John D. Rockefeller III, người đã tài trợ cho nhiều nhóm kiểm soát dân số và thành lập Hội đồng Dân số vào năm 1952. Dự thảo hiến chương đầu tiên, sau đó đã được sửa đổi, nói đến việc tạo ra các điều kiện trong đó các cha mẹ nào “thường ở trên mức trung bình về trí thông minh, phẩm chất nhân cách”, sản xuất ra “các gia đình lớn hơn mức trung bình”.

Critchlow coi đấy là thứ ngôn ngữ “duy ưu sinh” (eugenic).

Tương tự như thế, Quỹ Ford cũng đưa hàng triệu mỹ kim vào các chương trình kiểm soát dân số. Một số nhà tài trợ, như Cordelia Scaife May, người thừa kế gia sản của gia đình Mellon, bị lôi kéo vào các nhóm cực đoan hơn như Zero Population Growth (Tuyệt Đối Không Gia Tăng Dân Số).

Vào những năm 1960, các giám mục Công Giáo phải đối đầu với tình trạng tê liệt. Các nỗ lực ngăn chặn các động thái của chính phủ liên bang nhằm tài trợ cho việc kế hoạch hóa gia đình đã bị đình trệ bởi sự bất đồng giữa các giám mục và việc không chắc chắn về những gì Đức Giáo Hoàng Phaolô VI cuối cùng sẽ nói về thuốc viên ngừa thai, và nhiều vấn đề khác, như sự phụ thuộc của các cơ quan và bệnh viện Công Giáo vào tài trợ liên bang.

Ông Critchlow nói: “Các nhà lãnh đạo tôn giáo của Công Giáo, bao gồm các nhà giáo dục, đã phải đối đầu với một nan giải nghiêm trọng có nguồn gốc sâu xa trong kinh nghiệm Công Giáo Rôma ở Hoa Kỳ: Làm thế nào để được chấp nhận trong một đất nước có truyền thống chống Công Giáo, mà vẫn duy trì được các nguyên tắc Công Giáo cốt lõi. Việc không thể tránh được là các thỏa hiệp đã đạt được để bảo đảm có sự tương nhượng đối với một nền văn hóa đang ngày càng bị thế tục hóa”.

Với sự tham gia của trợ lý riêng George Shuster của chủ tịch Đại học Notre Dame, Cha Theodore Hesburgh, một loạt các cuộc họp về gia tăng dân số đã được tổ chức tại Notre Dame từ năm 1963 đến 1967 dưới sự tài trợ của Quỹ Rockefeller và Quỹ Ford. Họ đã tập hợp một số nhà lãnh đạo Công Giáo được lựa chọn để gặp gỡ các nhà lãnh đạo của Liên Minh Hoa Kỳ Làm Cha Mẹ có Kế Hoạch và Hội đồng Dân số, cũng như với các nhà lãnh đạo của các qũy Ford và Rockefeller.

Critchlow, trong cuốn “Intended Consequences” của ông, nói rằng ông John D. Rockefeller III và những người khác trong cộng đồng qũy “ý thức rất rõ tầm quan trọng của việc thay đổi chủ trương của Giáo Hội Công Giáo về việc kiểm soát sinh đẻ” và coi các cuộc họp như cơ hội để liên minh với các nhà lãnh đạo Công Giáo, những vị có thể “giúp thay đổi ý kiến trong hàng giáo phẩm”.

Theo Critchlow, Cha Hesburgh đã sắp xếp một cuộc họp năm 1965 giữa Rockefeller và Đức Giáo Hoàng Phaolô VI để thảo luận về các vấn đề kiểm soát dân số. Cùng năm đó, 37 học giả tham dự một hội nghị tại Notre Dame đã ký một tuyên bố bí mật gửi ủy ban giáo hoàng đang khảo sát luân lý tính của các hình thức kiểm soát sinh sản nhân tạo mới. Tuyên bố của họ vận động cho một sự thay đổi trong quan điểm của Giáo Hội Công Giáo về ngừa thai.

Rockefeller bổ nhiệm cha Hesburgh vào ủy ban điều hành Quỹ Rockefeller vào năm 1966, với ý thức rõ rằng ngài sẽ không bỏ phiếu về các vấn đề liên quan đến biện pháp ngừa thai, triệt sản và phá thai. Cha Hesburgh phục vụ trong tư cách chủ tịch qũy từ năm 1977 đến 1982.

Ông Critchlow nói: “Cuối cùng, các giám mục buộc phải thỏa hiệp với phe bất đồng trong giáo hội. Giáo Hội Công Giáo bị đặt vào thế phòng thủ cho đến khi xuất hiện vấn đề phá thai, trong đó công luận bị chia rẽ nhiều hơn so với biện pháp ngừa thai bằng miệng”.

Các chương trình kiểm soát dân số đã dẫn đến một số vụ tai tiếng liên quan đến các chương trình kế hoạch hóa gia đình do Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc tài trợ. Ở Ấn Độ, việc triệt sản bắt buộc đã lan rộng và gây phẫn nộ khi được báo cáo. Ở Hoa Kỳ, đã có những trường hợp triệt sản bắt buộc được Liên Bang tài trợ trong các chương trình chống nghèo.

Điều này dẫn đến các cuộc tấn công mạnh mẽ đối với việc kiểm soát dân số, đặc biệt từ các nhà duy nữ, và phong trào thay đổi chiến lược. Nó cổ vũ việc hoãn kết hôn qua việc phát triển kinh tế và giáo dục cho phụ nữ.

Ông Crlowlow nói: “Nên tán thành những mục tiêu cổ vũ việc độc lập kinh tế và giáo dục cao hơn cho phụ nữ ở các nước đang phát triển, ngay cả khi các chương trình đó được hỗ trợ bởi các nhà hoạt động duy nữ và những người ủng hộ việc kiểm soát dân số”.

Trong khi cuộc tranh luận về kiểm soát dân số đã thay đổi, cuộc tranh cãi về Humanae Vitae vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ bổn mạng đơn vị Legio Đức Maria Mẹ Thiên Chúa
Trần Văn Minh
03:56 02/01/2019
Melbourne, lúc 2 giờ chiều Thứ Ba 1/1/2019. Tại Nhà thờ Saint Paul số 200 Glengala Rd Sunshine West Vic 3020. Thánh lễ đầu năm mới kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, là bổn mạng của Đơn vị Legio mang tước hiệu Đức Maria Mẹ Thiên Chúa thuộc Giáo xứ Saint Paul. Đã được Cha Linh giám đơn vị là Linh mục Anthony Võ Văn Tùng dâng lễ tạ ơn cùng đơn vị và cộng đoàn.

Xem hình

Thánh lễ được Cộng đoàn giáo xứ Saint Paul, Giáo khu Martino, Comitium Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thuộc Cenatus Melbourne, các Curiae Nữ Vương Hòa Bình, Collingwood và các đơn vị Legio Mariae bạn, về dâng lễ tạ ơn và mừng bổn mạng lần Thứ 13 của đơn vị.

Đúng 2 giờ, Kinh khai mạc bắt đầu, đoàn con cái của Mẹ là đạo quân Legio Mariae đã cất cao lời kinh theo lời xướng kinh của anh Phạm Hiếu trưởng đơn vị Đức Mẹ Là Mẹ Thiên Chúa. Sau khi cộng đoàn đọc kinh khai mạc xong, chị đại diện đơn vị lên đọc lời dẫn về ý nghĩa của Thánh lễ kính Đức Mẹ, ý nghĩa của Thánh lễ đầu năm, những ý chỉ của giáo hội.

Thánh lễ bắt đầu với phần thánh nhạc của ca đoàn giáo xứ do Ca trưởng Soeur Bùi Thi Tố Anh FMM. hướng dẫn thật sốt sắng với những bài thánh ca thật ý nghĩa. Trong bài chia sẻ, Linh mục Anthony Võ Văn Tùng kể lại lịch sử mà giáo hội tôn vinh Đức Maria Mẹ Thiên Chúa. Với những dẫn chứng cụ thể nhờ đó chúng ta cũng được xác tín và chung hưởng niềm vui về Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.

Cuối lễ, Chị Hương đại diện cho đơn vị lên quỳ trước ngai tòa Đức Mẹ để dâng lời cảm tạ. Với cả một sự thành tâm qua các lời nguyện, chắc chắn đã được Đức Mẹ nhận lời để đơn vị mỗi ngày một phát triển trong các công tác phục vụ tông đồ qua cộng đoàn giáo xứ.

Như thông lệ mỗi năm, nhân lễ bổn mạng của đơn vị, và cũng là đầu năm mới, đơn vị đã cùng cộng đoàn tổ chức bữa tiệc nhỏ ngay phía ngoài nhà thờ để mọi người đến dự lễ chung hưởng niềm vui và cũng là dịp gặp gỡ, thăm hỏi, chúc mừng nhau được mọi sự bình an năm mới.
 
Giáo xứ Tân Phước, Sàigòn : Mừng lễ bổn mạng
Văn Minh
10:03 02/01/2019
Giáo xứ Tân Phước, Sàigòn : Mừng lễ bổn mạng

“Chúng ta hãy cầu chúc cho các gia đìnhluôn được bình an hạnh phúc, và nêu gương gia đình Thánh Gia Thất xưa”.

Trên đây là lời chia sẻ của Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng – Giám quản Tông tòa – Tổng Giáo phận Sài Gòn, nhân dịp ngài về thăm mục vụ và dâng Thánh lễ trọng thể mừng kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa – bổn mạng của giáo xứ Tân Phước, diễn ra lúc 17g30 thứ Ba ngày 01.01.2019, do ngài chủ tế. Đồng tế cùng ngài có cha Giuse Vũ Minh Danh, chánh xứ Tân Phước, cha phó Bartôlômêô Nguyễn Hoàng Tú, cha Antôn Nguyễn Thanh Hà, Dòng Ngôi Lời, cha Gioan Vianney Nguyễn Hữu Lợi, Dòng Máu Châu Báu Chúa Kitô, và cha khách mời.

Xem Hình

Đến tham dự Thánh lễ, ngoài bà con giáo dân trong giáo xứ Tân Phước còn có quý tu sĩ nam nữ, quý ông bà cố, quý vị ân nhân và quý khách mời xa gần cùng hiệp dâng.

Trước Thánh lễ, lúc 17g00, đại diện quý vị trong HĐMVGX, đội múa Cồng Chiêng đến từ Đà Lạt, đứng thành hàng rào chào đón quý Đức cha, quý cha và quý khách ngay trước cổng nhà thờ.

Đúng 17g30, đại diện HĐMVGX, các đoàn thể Công Giáo tiến hành cùng cờ đoàncủa hội cung nghinh tượng Đức Mẹ xung quanh nhà thờ hòa trong bài hát ca nhập lễ “Ave Maria”.

Đầu lễ, cha xứ Giuse thay mặt cộng đoàn ngỏ lời chào mừng quý Đức cha, quý cha, cùng mọi thành phần dân Chúa đã qui tụ về giáo xứ Tân Phước hiệp dâng Thánh lễ bằng một tràng pháo tay giòn giã của cộng đoàn. Đồng thời, ngài cũng mời gọi cộng đoàn hiệp lời cầu nguyện cho bà cố được 90 tuổi, cùng các gia đình kỉ niệm 60, 50, và 25 năm Hôn phối.

Trong phần giảng lễ, Đức cha Giuse chia sẻ: Trong sứ điệp của ĐTC phanxicô nhân ngày hòa bình thế giới năm 2019 với chủ đề “Chính trị tốt phục vụ hòa bình”. Quả thật, bình an và hạnh phúc là ước mơ của mọi người sống trên trái đất này, nó không chỉ dừng lại ở vật chất hay là quyền lực của trần thế, mà hòa bình phải dựa vào sự quan tâm, đối thoại, và dấn thân phục vụ lẫn nhau. Ngày nay, người ta đang chạy theo lối sống hưởng thụ vật chất, thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại, và nạn ô nhiễm vàđang diễn ra ở nhiều nơi.

Nhân dịp năm mới, Đức cha Giuse mời gọi mọi người tín hữutrong Giáo phận chúng ta hãy chung tay bảo vệ ngôi nhà chung mà Đấng tạo hóa đã ban tặng cho nhân loại, và cùng nhau xây dựng một môi trường xanh, sạch, và bình an. Đồng thời, chúng ta hãy cầu chúc cho các gia đình luôn được bình an hạnh phúc, và nêu gương gia đình Thánh Gia Thất xưa.

Sau lời nguyện hiệp lễ, cha xứ Giuse vũ Minh Danh giới thiệu và mời Đức cha, quý cha, cùng cộng đoàn thưởng thức tiết mục múa qua bài hát “Chú bé đánh trống” do các em thiếu nhi trong giáo xứ Tân Phước trình diễn.

Trước khi ban phép lành cuối lễ, Đức cha Giuse ngỏ lời cảm ơn và chúc mừng cha xứ, cha phó và cộng đoàn giáo xứ Tân phước luôn được bình an. Trong năm 2019, Giáo hội Việt Nam đồng hành cùng các gia đình gặp khó khăn về đức tin, nhằm giúp cho các cá nhân tín hữu và gia đình họ hội nhập vào gia đình Hội thánh một cách trọn vẹn. Sau cùng, ngài mời gọi cộng đoàn giáo xứ Tân Phước mở rộng vòng tayđóng góp tiền của để cùng với Giáo phận xây dựng những giáo điểm truyền giáo mới đạt được kết quả tốt đẹp.

Thánh lễ khép lại lúc 19g00, cộng đoàn hân hoan lãnh nhận ơn bình an từ Đức cha và cùng nhau hát vang bài “Hang Bêlem”.
 
Cảm nhận Mùa Giáng Sinh 2018 tại các xứ đạo Tây Phú Yên, Quy Nhơn
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
10:22 02/01/2019
Cảm nhận Mùa Giáng Sinh 2018 tại các xứ đạo Tây Phú Yên, Quy Nhơn

Dân miền Trung, nhất là dân có đạo “Nam-Ngãi-Bình-Phú”, thường ghi nhận tiết trời mưa nắng qua những ngày lễ: “Têrêxa nước ra đầy đồng”, “Môi Khôi nước trôi vô nhà”, “Các Đẳng nước thẳng vô nhà”...; vì thế, cứ vào đầu tháng 10, tháng Mân Côi, với lễ kính Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, coi như mùa đông đã về, mưa đã nặng hạt và nước đã lênh láng…

Cùng với những chỉ dấu thời tiết mưa, lạnh, buồn…mùa đông lại rất thuận lợi, ít nhất về mặc tâm lý, để làm thời gian chuẩn bị - một mùa phụng vụ đặc biệt để người tín hữu Công Giáo đón mừng đại lễ Giáng Sinh: mùa Vọng. Vì thế, không gian và thời gian phụng vụ mùa Vọng gần như không bao vẳng tiếng ca kinh “Trời cao hãy đổ sương xuống, và ngàn may hãy mưa Đấng Chuộc tôi” (Is 45,8).

Xem Hình

Và rồi, những cơn mưa lạnh dai dẳng của mùa Đông bắt đầu nhẹ dần, nhường chỗ cho những cơn mưa phùn lất phất cùng với cơn gió bất lạnh của dịp Đông Chí, lễ Giáng Sinh trở về như một “mùa Xuân đến sớm”.

Năm nay, các xứ đạo miền Tây Phú Yên: Đa Lộc, Đồng Tre, Trà Kê, Tịnh Sơn, Sông Hinh, Sơn Nguyên, Sơn Giang đã đón mừng Giáng Sinh trong một thời tiết tuyệt vời: se lạnh mà không mưa; nếu có chỉ là lất phất như sương rơi, để điểm xuyết cho cái “không khí mang dáng đứng Noel”, và cũng để những chiếc áo len, man-tô mới của quý cô, những bộ đồng phục ông già Noel của mấy em nhỏ khỏi “chưng hửng” giữa tiết “trời đang nóng nực” !

Cùng với thuận lợi của tiết trời, cọng thêm với các không gian nhà thờ hầu hết đã hoặc đang được xây mới cùng với những nét trang trí Giáng Sinh ngày càng bắt mắt và hiện đại, nên Giáng Sinh năm nay đã thu hút nhiều anh chị lương dân đổ về để “mừng lễ Giáng Sinh”.

Cũng chính với nhân tố “lương dân” nầy, mà hầu hết các giáo xứ đã chuẩn bị chương trình “canh thức Giáng Sinh” khá chu đáo, không những để dẫn dắt tâm hồn giáo dân đi vào mầu nhiệm Giáng Sinh cách sống động, sốt sắng, mà còn muốn giới thiệu “huyền nhiệm Giáng Sinh” cho anh chị em lương dân qua ngôn ngữ của tâm linh mang sắc màu nhạc kịch.

Chủ đề Canh thức Giáng Sinh năm nay hầu hết đều tập trung khai triển và đào sâu định hướng của Giáo Hội Việt Nam và giáo phận Qui Nhơn: Đồng hành với các gia đình đang gặp khó khăn: GIA ĐÌNH VƯỢT KHÓ CÓ CHÚA CÙNG VUI.

Một số giáo xứ như Đa Lộc, Tịnh Sơn, Sơn Nguyên, Sơn Giang, nhờ các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá hỗ trợ chỉ đạo thực hiện kịch bản, hướng dẫn ca đoàn, vũ đoàn, nên chương trình canh thức diễn nguyện cũng như thánh lễ đêm 24 và cả chương trình mục vụ ngày 25 đều diễn ra suôn sẻ tốt đẹp. Một vài giáo xứ khác, như Trà Kê, Đồng Tre, giáo dân có thể “tự quản” dưới sự chỉ đạo của cha sở và cha phó, đại lễ Giáng Sinh cũng không kém sinh động, sốt sắng…

Quả thật, những xứ đạo miền tây Phú Yên đã có một “mùa Đông tuyệt vời”, một mùa Giáng Sinh đáng ghi nhớ !

Nhưng nếu nhắc đến “mùa đông nơi các xứ đạo miền Tây Phú Yên” mà chỉ dừng lại ở khía cạnh “Giáng Sinh” không thôi thì quả thật vẫn còn “thiếu thiếu” sao đó ! Bởi chưng, chính nơi miền đất đặc biệt nầy, đã có một “mùa đông khắc nghiệt” cách đây đúng 133 năm (1885).

Thật vậy, chính tại vùng đất “trường sơn bạt ngàn xanh lá” nầy, chiến dịch “bình tây sát tả” của phong trào Văn Thân Phú Yên đã biến những ngày đầu đông lạnh giá của những xứ đạo yên bình thành một bãi chiến trường đẩm máu của lửa đạn, máu chảy, đầu rơi !

Đây là bản tường trình của thừa sai Auger[1], vị linh mục được chỉ định lãnh đạo cuộc “giải cứu Cây Da”[2] đã tường thuật như sau:

“Khoảng cuối tháng Chín đầu tháng Mười, Đức Cha hiệu tòa Hiérocésaré[3] nhiều lần nhận được tin có một số đông giáo dân, và có thể cả một thừa sai nữa, hiện vẫn còn sống sót sau những cuộc thảm sát vào tháng Tám, ở vùng núi Trà Kê trong tỉnh Phú Yên, cách cửa Ma Liên khoảng bốn mươi cây số về hướng Tây. Người ta còn nói rằng các quan lại và binh lính vẫn còn tấn công thế nhưng giáo dân luôn kháng cự mạnh mẽ. Nếu không được hỗ trợ tức khắc, có thể họ sẽ phải chịu thúc thủ.”

Thật vậy, từ những ngày đầu tháng 8, cuộc bách hại Văn Thân đã bùng lên tại Phú Yên cách dữ dội và đã gây ra nhiều thiệt hại to lớn cho cộng đoàn dân Chúa nơi đây, như ghi nhận trong bài khảo cứu “Công Giáo PHÚ YÊN TRƯỚC VÀ SAU NĂM 1885” của linh mục Phaolô Nguyễn Minh Chính:

“Trước biến cố Văn Thân năm 1885, Công Giáo ở tỉnh Phú Yên có 6.700 giáo dân. Con số này hầu như bị xoá sạch chỉ trong tháng Bảy và Tám 1885. Cuộc “sát tả” bùng nổ tại nhiều họ đạo và để lại nhiều nấm mồ tập thể như tại Bến Buôn (Đồng Dài), Suối Ré, Đồng Tre, Thạch Thành, Hoa Vông, Cây Da, Thầy Đông … Cùng với sự trợ giúp vủ khí và nhân lực của các quan lại địa phương, nhóm Văn Thân vây các làng Công Giáo, giết các giáo dân không có vủ khí tự vệ hoặc chôn sống họ trong những hố tập thể, lấp cát lên rồi đốt rơm bên trên để không còn ai sống sót. Ở cửa Ma Liên, từ thôn Phú Quý xuống Long Thuỷ có một khu mồ mả gọi là Cồn Xương, “nằm ở phía Đông núi Mây mà theo lời đồn thì đây là nơi các vua chúa nhà Nguyễn sát hại và chôn sống hàng ngàn người trong cuộc thanh trừng “tả đạo”. Đây là số người tìm đường tháo chạy ra biển nhưng đã bị phục kích và thảm sát. Có 4 giáo dân thoát chết nhờ được bạn bè địa phương giấu trong nhà và sau đó được một chủ thuyền đồng ý đưa họ vào Sàigòn. Ông chủ thuyền này cũng bằng lòng đưa cha Iribarne, cha Bảo và cha Hậu đi. Họ hẹn ngày 20 tháng Tám sẽ lên đường nhưng nhóm Văn Thân đã đến trước. Thừa sai Iribarne lên ngựa chạy trốn nhưng bị chận bắt tại Quán Cau và bị chém đầu. Họ đem đầu cha Iribarne đến nhà cha già Bảo mà vì tuổi tác nên không chạy trốn được. Sau khi cho cha Bảo xem thấy đầu của cha Iribarne, họ cũng chém đầu cha Bảo luôn. Cha Hậu cũng bị chém sau đó.

Khoảng 900 giáo dân còn lại tập trung tại họ Cây Da bên cạnh thừa sai Chatelet để tử thủ. Trong cuộc chống cự, thừa sai Chatelet đã bị giết, thầy Cậy bị chém đầu nhưng nhờ giả chết nên còn sống sót. Cuối cùng, nhờ sự tiếp cứu của toán quân gồm 283 giáo dân từ Qui Nhơn do thừa sai Auger và cha Huề chỉ huy. Tất cả 900 người được cứu thoát và được an toàn đưa về Qui Nhơn bằng đường bộ qua ngả Hà Nhao (Đa Lộc) vào ngày 20 tháng Mười 1885.”[4]

Ngày nay, những địa danh Trà Kê, Cây Da, Tịnh Sơn, Đồng Tre, Đa Lộc, Suối Ré (Bến Buôn-Đồng Dài)…không còn là địa chỉ của bách hại, chiến tranh, máu lửa, hận thù, chia rẽ; mà đã trở thành những cộng đoàn, những giáo xứ, giáo họ đông vui, hoà bình, giáo lương hài hoà đoàn kết. Phải chăng những giọt máu đào tử đạo, những “hạt lúa mì làm chứng đức tin” đã gieo xuống trên những vùng đất nầy đã trổ sinh nhiều bông hạt (Ga 12,24) và Thập Giá Đức Kitô đã giao hoà mọi người. (Ep 2,11-18).

Sở dĩ nhắc lại “mùa đông khắc nghiệt” của 133 năm về trước để thấy thế hệ cháu con của đoàn dân tử đạo hôm xưa nay đã không “thẹn mặt với cha ông” mà vẫn luôn tín trung hào hùng kiên vững đức tin cho dẫu vẫn còn muôn gian khó.

Cách đây 133 năm, có ai lúc đó tại vùng sơn cước Phú Yên mịt mù khói lửa điêu linh và phủ màu tang tóc lại có thể mường tượng được một Trà Kê hôm nay huy hoàng tráng lệ, với hàng trăm em thiếu nhi rộn ràng trong khúc nhạc Jingle bells của đêm đông mừng Chúa ra đời; một Tịnh Sơn chan hoà ấm cúng với giáo dân sốt sắng chật ních tham dự ngày Chúa Giáng Sinh; một Sơn Nguyên với hàng ngàn trẻ em lương giáo chen vai sát cánh trong ngôi thánh đường vừa tạm hoàn thành trước Giáng Sinh để chung chia niềm vui ngày Con Chúa làm người…!

Và tất cả những người đang có mặt của “mùa đông từng bừng rộn rã hôm nay”, lại là con cháu của những người đã đi qua một mùa đông khắc nghiệt đau thương của 133 năm về trước !

Trương Đình Hiền

(Giáng Sinh 2019 tại các xứ đạo miền tây Phú Yên)

[1] Thừa sai Joseph Auger (1854-1891), tên Việt Nam là Đoài, sinh ngày 11 tháng Giêng 1854 tại Billom (Puy-de-Dôme). Ngài chịu chức linh mục ngày 15 tháng Sáu 1878 và đi nhận nhiệm vụ tại Đông Đàng Trong (hiện nay là giáo phận Qui Nhơn) ngày 4 tháng Bảy 1878. Ban đầu ngài phục vụ tại Bình Định rồi sau đó chuyển về Khánh Hoà. Trong thời gian nạn “Văn Thân” 1885, ngài dẫn giáo dân về Qui Nhơn và từ Qui Nhơn được Đức Cha Camelbeke sai đi Phú Yên để giải cứu giáo dân ở Cây Da. Năm 1890 thì ngài phát bệnh và qua đời tại quê hương Billom ngày 4 tháng Tám 1891.

[2] Tài liệu: GIẢI CỨU 900 GIÁO DÂN TỈNH PHÚ YÊN NĂM 1885 (ĐÔNG ĐÀNG TRONG), “Les missions catholiques”, linh mục Phaolô Nguyễn Minh Chính chuyển ngữ. Nguồn: “Bản Thông Tin”, Giáo phận Qui Nhơn, số tháng 4/2010

[3] Đức Cha Désiré Francois Van Camelbeke Hân (1839-1901) sinh ngày 19 tháng Hai 1839 tại Nantes (Loire-Atlantique). Ngài vào Chủng Viện Thừa sai ngày 26 tháng Bảy 1862, chịu chức linh mục ngày 30 tháng Năm 1863 và đi nhận nhiệm vụ tại Đông Đàng Trong (Qui Nhơn) vào ngày 16 tháng Bảy 1863. Trước tiên ngài coi địa sở Gia Hựu rồi sau đó làm bề trên Chủng Viện Làng Sông. Ngày 15 tháng Giêng 1884, ngài được chọn làm Giám Mục Đại Diện Tông Toà Đông Đàng Trong, hiệu toà Hiérocésarée. Năm biến cố “Văn Thân” 1885, ngài lánh nạn tại Qui Nhơn. Tháng Bảy 1887, ngài trở về Làng Sông và qua đời tại đây vào ngày 9 tháng Mười Một 1901. (Chú thích trong bài là của người dịch)

[4] Linh mục Phaolô Nguyễn Minh Chính. Khảo luận: “Công Giáo PHÚ YÊN TRƯỚC VÀ SAU NĂM 1885”. Nguồn: trang mạng giáo hạt Phú Yên. Link: http://www.giaoxugiaohovietnam.com/QuyNhon/0-TinTuc/CongGiaoPhuYen.htm
 
Đức Giám Mục Xuân Lộc chia sẻ niềm vui Giáng Sinh với các thiếu nhi cùng phụ huynh lương dân Giáo xứ Tân Triều
Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
10:38 02/01/2019
Đức Giám Mục Xuân Lộc chia sẻ niềm vui Giáng Sinh với các thiếu nhi cùng phụ huynh lương dân Giáo xứ Tân Triều

Vì vẫn còn trong mùa Giáng Sinh, với sự sắp xếp khéo léo của Cha Giuse Vũ Đức Hiệp, Chánh xứ và Cha Phó xứ Giáo xứ Tân Triều, chiều tối ngày 31/12/2018,Đức Cha Giuse đã gặp gỡ và chia sẻ niềm vui Giáng Sinh đến các em thiếu nhi lương dân đang sống trong địa bàn giáo xứ hoặc bên ngoài giáo xứ Tân Triều. Có khoảng 700 em thiếu nhi đã được ông bà, hay ba mẹ dẫn đến chiều tối hôm ấy.

Buổi gặp gỡ, chia sẻ niềm vui Giáng Sinh của Đức Cha Chánh Giáo phận với các em thiếu nhi được diễn ra ngay sau khi Đức Cha chủ sự nghi thức làm phép Nhà Mục Vụ của Giáo xứ và dâng Thánh lễ cầu nguyện cho các em thiếu nhi trong Giáo xứ.

Xem Hình

Không chỉ có các thiếu nhi lương dân đến Giáo xứ Tân Triều, nhưng đặc biệt có cả ông bà, hay ba mẹ của các cháu cũng đã đến và tỏ lộ niềm vui, rất thân tình khi đưa dẫn con cháucủa họ đến Nhà thờ Tân Triều, nơi mà hầu hết trong số họ chưa từng bao giờ bước vào.

Với ít phút ngắn ngủi, Đức Cha Giuse đã nói chuyện với cả thiếu nhi lẫn ba mẹ, hoặc ông bà của các cháu đang ngồi chật kín trong Nhà thờ. Đức Cha Giuse đã giải thích với ông bà, ba mẹ và các thiếu nhi lương dân về lý do của ngày hội ngộ đặc biệt này. Ngài nói rằng, Giáng Sinh là dịp kỷ niệm mừng vui Con Thiên Chúa đã xuống thế làm người. Từ là một vị
Thiên Chúa trên trời cao, là Đấng tạo dựng nên vũ trụ và con người, nhưng vì yêu thương con người, muốn đỡ nâng và làm cho con người được hạnh phúc, nên Thiên Chúa đó đã xuống thế làm người. Lấy ví dụ từ kinh nghiệm tình yêu nơi hai người nam nữ, họ sẽ muốn sống, gắn kết cuộc đời họ với người mình yêu mãi mãi, Đức Cha Giuse đã giải thích ngắn gọn để những anh chị em chưa biết Chúa có thể hình dung phần nào tại sao Thiên Chúa lại muốn ở với con người, lại xuống trần trong hình hài của một trẻ thơ với tên gọi Giêsu. Và như vậy, Giáng Sinh là ngày lễ quy tụ tất cả mọi người, bất kể họ là ai, cùng chung chia niềm vui Giáng Sinh. với người Công Giáo, đây là niềm vui rất to lớn, và mong ước được chia sẻ với mọi người, nhất là với những anh chị em lương dân “ là những người bạn của chúng tôi”- những người chưa biết Chúa. “Đó là lý do tại sao ngày hôm nay mà Giáo xứ Tân Triều, chúng tôi, mời các em và phụ huynh các em đến đây để cùng chung niềm vui Giáng Sinh, và để cảm thấy đây là nhà của mình, thấy những người Công Giáo cũng là những người bạn của mình, là anh chị em của mình. Và như vậy, ngày hôm nay, ông bà anh chị em hãy vui trong Chúa, và khi về nhà, xin hãy kể lại cho người khác nghe niềm vui này”.

Liền ngay sau đó, Đức Cha Giuse đã chia sẻ niềm vui Giáng Sinh đến các phụ huynh- thiếu nhi lương dân qua những phần quà. Rất nhiều phụ huynh đã nở nụ cười tươi khi đón nhận niềm vui Giáng Sinh, cũng như rất thân thiện đưa đẩy con cháu của họ chạy đến Đức Cha, chụp những tấm hình kỷ niệm quý giá.

Sau đó, các em thiếu nhi lương dân lẫn phụ huynh cùng ở lại với thiếu nhi và cộng đoàn Giáo xứ Tân Triều để xem chương trình văn nghệ, tham dự bốc thăm trúng thưởng do Giáo xứ tổ chức.

Giáo xứ Tân Triều, với nguồn gốc hình thành từ thế kỷ 17 (1615) đã có một chiều dài lịch sử thăng trầm hơn 300 năm, nhưng cho đến nay, vùng đất Tân Triều vẫn là một điểm truyền giáo nóng với con số người Công Giáo của Giáo xứ chỉ chiếm tỉ lệ 5,3% so với dân số của địa bàn mà Giáo xứ Tân Triều đang hiện diện. Vì thế, quý Đức Cha Giáo phận luôn quan tâm cách đặc biệt đến sứ vụ truyền giáo tại nơi này.

Do đó, trong Thánh Lễ chiều ngày 31/12 tại nơi đây, trong các huấn từ và chia sẻ,Đức Cha Giuse đã khơi gợi lên trong thiếu nhi và cộng đoàn một tinh thần truyền giáo cách thiết thực và cụ thể. Những hành động truyền giáo có thể được thể hiện qua việc quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn của những gia đình, anh chị em, thiếu nhi lương dân để họ có thể dần nhận biết Thiên Chúa yêu thương họ qua những ơn lành mà họ đã nhận được từ Thiên Chúa, và “nhận ra Chúa chúng ta cũng là Chúa của họ”. Đức Cha còn nhấn thêm rằng “khi các con gặp khó khăn, nhưng nhờ ánh sáng đức tin, các con thấy được Chúa trong cuộc đời, và rồi cảm thấy được an ủi và nâng đỡ. Trong khi đó, các anh chị em lương dân chưa nhận ra được mình được Chúa nâng đỡ, nên họ chưa hạnh phúc, còn nhiều đau khổ. Vì thế, chúng ta cần cầu nguyện cho các anh chị em lương dân, để trong năm 2019 này- với sự chuyển cầu của Đức Maria, Mẹ chúng ta - sẽ là một năm đánh dấu nhiều ơn lành Chúa sẽ ban cho những con cái của Giáo xứ Tân Triều, cho các anh chị em di dân, và lương dân.” Để cụ thể việc làm truyền giáo cho thiếu nhi, Đức Cha Chánh đã khuyên thiếu nhi hãy sống với sức sống của Chúa qua việc siêng năng tham dự Thánh Lễ, rước lễ, nghe Lời Chúa…cũng nhưthật ngoan ngoãn, dễ thương. Và như thế, thiếu nhi sẽ đóng góp cho việc truyền giáo, trở nên dấu chỉ của lòng thương xót của Chúa đối với những các bạn thiếu nhi lương dân, với những người lương dân mà các em gặp. Để rồi, những lời dạy của Đức Cha đã được thiếu nhi Giáo xứ Tân Triều có cơ hội thể hiện khi cùng vui chung niềm vui Giáng Sinh với các bạn lương dân. Và cả những người lớn, con cái của Giáo xứ Tân Triều cũng đã có một ngày để chia sẻ niềm vui Giáng Sinh với những người bạn chưa biết Chúa của mình.

Cũng trong dịp này, Đức Cha Chánh Giáo phận đã làm phép Nhà Mục vụ- Giáo lý của Giáo xứ Tân Triều. Từ đây, các thiếu nhi ngoan ngoãn – như lời Đức Cha Giuse đã khen ngợi với các em trong huấn từ cuối Thánh Lễ - của Giáo xứ sẽ có những phòng học thuận tiện phục vụ các buổi học giáo lý của thiếu nhi.

Tin và hình ảnh: Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
 
Đức cha Gioan Maria Vũ Tất dâng lễ và làm phép nhà nguyện Phong Hải tại Lào Cai
Lm Giuse Nguyễn Văn Thành
11:05 02/01/2019
HƯNG HÓA - Nghỉ đêm tại giáo họ Phố Ràng, Đức cha Gioan Maria Vũ Tất đã động viên linh mục và giáo dân nơi đây hãy tạ ơn Chúa vì Chúa luôn muốn những điều tốt đẹp nhất cho cái của Ngài: “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân lành. Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”. Giáo họ Phố Ràng có khoảng 400 giáo dân. Có một cha phó phụ trách và một chủng sinh thực tập mục vụ. Chính vì thế, giáo dân đang dần dần đi vào nề nếp.

Rời Phố Ràng, đoàn đi quốc lộ 70 hơn 60 cây số về phía Lào Cai để dâng lễ và làm phép nhà nguyện Phong Hải. Vì có đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai nên con đường này không có nhiều xe đi như xưa. Nhiều nhà kinh doanh bị phá sản và người dân nơi đây làm ăn khó hơn. Dọc ven đường chỉ thấy cây sắn, cây keo và một số cây do dân trồng mà rừng già không còn nữa. Nghe nói cách đây khoảng 30 năm thôi nơi đây là rừng già và có nhiều thú rừng nhưng hỡi ôi bây giờ thì chẳng còn vết tích gì nữa. Một người nói vui: “Báo cáo thủ trưởng chúng em đã hoàn thành nhiệm vụ phá rừng”!

Tưởng cũng nên nói về Phong Hải đôi chút. Phong là gió. Hải là biển. Phong Hải là gió biển nhưng vùng núi như thế này thì lấy đâu là biển. Có thể nói Phong Hải là luồng gió từ biển lên vùng núi. Đó là ý chỉ những người từ Hải Phòng và Ninh Bình di cư lên đây để lập nghiệp, trong đó có một số người Công Giáo. Họ làm công nhân cho nông trường chè Phong Hải. Hiện nay, nông trường đã giải thể và họ đã nghỉ hưu. Vì hoàn cảnh kỳ thị tôn giáo, thiếu linh mục, không có nhà thờ và đức tin non kém nên họ nghỉ Đạo thậm chí nhiều người còn bỏ Đạo nữa. Cách đây ít năm có các linh mục đến tìm kiếm những người đã nghỉ Đạo, một số người cao tuổi mới quay trở lại. Hiện tại, cả thị trấn Phong Hải và xã Thái Niên có khoảng 210 nhân danh. Các linh mục cùng giáo dân tìm mọi cách để xây một ngôi nhà nguyện lấy chỗ quy tụ, đọc Kinh và dâng Lễ. Vì thế, một ngôi nhà nguyện đã được mọc lên trong hoàn cảnh khó khăn như vậy. Giáo họ được bảo trợ của thánh tử đạo Giuse Đỗ Quang Hiển, kính ngày 09/5.

Ngay trước ngày Đức cha đến, tức 23/12, Ban hành giáo còn bị đe dọa nhiều vì sao lại không báo cáo khi đón Đức cha? Họ đã trả lời rằng “Đức cha là chủ chăn của giáo phận. Ngài đi đâu là việc của ngài. Ngài đi đâu cũng là quyền của ngài. Chẳng lẽ Đức cha về nhà mình lại phải xin phép”. Đây là câu trả lời hoàn toàn chính xác và thỏa đáng.

Đúng 9g00, Đức cha tới nơi cách âm thầm và giản dị. Nhiều người đâu biết đó là Đức cha giáo phận: “Đẹp thay những bước chân người loan báo Tin Mừng”. Ngài ân cần hỏi thăm các linh mục và những người phục vụ. Ngài không quên hướng dẫn quý cha về nghi thức làm phép nhà nguyện. Thánh lễ được dâng sốt sáng quá bởi niềm mơ ước của nhiều người từ bấy lâu nay đã trở thành hiện thực. Khi Đức cha làm phép nhà nguyện, nhiều người cảm động đến nỗi rơi nước mắt. Có một cụ nói: “Thưa cha, con có thể chết được rồi vì đã toại nguyện”. Để diễn tả niềm vui vì có nhà nguyện lại được đón Đức cha giáo phận và quý cha nên họ bảo nhau làm bữa tiệc để thiết đãi. Bữa tiệc không chỉ ngon theo lẽ thường mà còn ngon theo lẽ tinh thần nữa. “Ôi tôi sung sướng biết bao khi nghe nói, chúng ta tiến vào nhà Chúa”.

Vì hoàn cảnh nên ngay sáng 24/12, Thánh lễ đã được bắt đầu bằng lễ Vọng Giáng Sinh. Đồng tế với Đức cha có cha Giuse Nguyễn Văn Thành quản xứ, cha Giuse Vũ Văn Nguyên phụ trách, cha Phêrô Nguyễn Đình Thái, cha Luy Hà, cha Antôn Lê Đình Thi, cha Giuse Hoàng Quốc Oai. Tham dự Thánh lễ còn có quý tu sỹ nam nữ và đông đảo khách mời cũng như giáo dân Phong Hải. Đức cha làm phép nhà nguyện ngay đầu Thánh lễ và ngài chia sẻ: “Hôm nay là ngày của Chúa và tôi làm phép nhà nguyện mà vẫn cứ như là mơ”. Từ nay, Chúa Giêsu Thánh Thể hiện diện tại ngôi nhà nguyện này như là dấu chỉ tình thương Thiên Chúa với cộng đoàn giáo họ Phong Hải.

Dự tiệc xong, Đức cha chào cộng đoàn về nhà thờ Cốc Lếu cách 25 cây số để nghỉ ngơi đôi chút và chuẩn bị cho lễ Đêm tại Bản Xen gần đó. Trên đường đi, Đức cha kể nhiều chuyện về Lào Cai, trong đó có Phong Hải. Ngài nói về ước mơ của mình nhìn thấy những người công nhân nông trường chè Phong Hải sống Đạo thì giờ đây đã thành hiện thực nhưng làm sao cả con cháu họ sống Đạo nữa thì niềm vui mới trọn vẹn. Những lời đó như một lời chăng trối cho các linh mục đang phục vụ nơi đây. Đó chính là công cuộc truyền giáo và tái truyền giáo tại khu vực này.

Ngôi Lời đã làm người và ở cùng chúng ta (Ga1, 14). Lạy Chúa Giêsu Hài Đồng mà cả thế giới mừng đêm nay (24/12) ở cùng chúng con và ban nhiều ơn sủng để chúng con can đảm ra đi loan báo tình thương của Chúa.
 
Giáo xứ Tân Trang, Sài Gòn : Học hỏi về mục vụ Hôn nhân gia đình
Martinô Lê Hoàng Vũ
20:30 02/01/2019
Theo định hướng của HĐGMVN năm 2019 : “Đồng hành với những gia đình khó khăn” .Chiều hôm qua ngày 2.1.2019, tại Giáo xứ Tân Trang,hạt Phú Thọ,Sài gòn với sự quan tâm của cha chánh xứ Giuse Đinh Văn Thọ,đã diễn ra buổi chia sẻ và học hỏi về đề tài hôn nhân gia đình Kitô giáo.Đức cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch Ủy ban Mục vụ Gia Đình thuộc HĐGMVN, Giám mục thuộc TGP Sài Gòn chia sẻ đề tài : “Thân xác người nam,người nữ là Đền thờ của Chúa Thánh Thần”.

Được biết đây là chương trình đầu tiên,từ năm 2019 này, vào những thứ tư đầu tháng giáo xứ sẽ mời những nhà chuyên môn có kinh nghiệm về chia sẻ với cộng đoàn về hôn nhân gia đình.

Đúng 17g 45 phút,Đức cha Louis Nguyễn Anh Tuấn về tới giáo xứ Tân Trang trong sự chào đón hân hoan của cha chánh xứ,quý bà trong Hội Các Bà Mẹ Công Giáo,quý chức HĐMVGX.

Xem Hình

Sau đó thánh lễ do Đức cha Louis chủ tế,cùng với cha chánh xứ và một cha khách.Hôm nay theo lịch phụng vụ thứ tư trước lễ Hiển Linh,Hội Thánh kính nhớ hai Thánh: Basiliô Cả và Grêgôriô Nazianzênô, giám mục tiến sĩ Hội Thánh.

Trong bài chia sẻ thánh lễ,Đức cha Louis dựa theo bài đọc 1 hôm nay cho thấy hình ảnh tên phản Kitô,kẻ lừa dối con người,tức là thế lực của Satan đang ở khắp mọi nơi.Người ta không biết đâu là sự thật, đâu là giả dối, văn hóa sự chết tràn lan,cụ thể là chuyện ly dị phá thai,người ta được phép phá thai,ngừa thai,một số quốc gia có luật cho kết nhân giữa những người đồng tế.Nhưng thực ra,sự thật không thuộc về đám đông.Chỉ có Chúa Giêsu là đường, là sự thật và là sự sống.Chúng ta đừng để cho mình bị lừa gạt,nhưng phải dựa vào Lời Chúa chúng ta nghe mà thắng vượt được mọi lời rủ rê ngon ngọt của Satan.

Phần thứ hai của chương trình thăm mục vụ,sau khi thánh lễ kết thúc,khoảng 18g30 phút, Đức cha Louis bắt đầu bài chia sẻ.Trước tiên,Đức Cha khái quát những vấn đề lớn trong Hôn nhân Gia đình Kitô giáo,những thách đố,khó khăn và thực trang gia đình ngày nay.Những vấn đề như ly dị, tái hôn,những gia đình được gọi là “rối” bất hợp pháp,ngoại tình,đồng tính luyến ái,quan hệ tình dục trước hôn nhân,phá thai,ngừa thai….Tất cả những vấn đề đó chúng ta sẽ gặp thấy trong công việc mục vụ,khi đồng hành với các gia đình.Năm 2019,Giáo Hội Việt Nam muốn nhấn mạnh đến việc “đồng hành với các gia đình khó khăn” : Đó là những anh chị em xa quê, những gia đình có những cặp hôn nhân khác đạo,những gia đình ly dị tái hôn,những gia đình đơn thân, chỉ có cha mà không có mẹ,hay ngược lại chỉ có mẹ mà không có cha,những gia đình mà người phối ngẫu của mình đang đau bệnh nằm liệt giường nhiều năm…Có những gia đình tự gây ra khó khăn theo chủ quan,do yếu đuối,đức tin chưa vững mạnh nên sống theo não trạng thế gian,có những hành động sai trái đáng tiếc không thể sửa chữa được.

Từ đó, Đức cha khai triển Hôn nhân là gì ? Ý nghĩa của tính dục và mục đích của Hôn nhân ?Thiên Chúa muốn gì khi tạo dựng con người có nam có nữ ?

Trả lời những câu hỏi đó, chúng ta hãy chiêm ngắm Tình yêu Nhập thể của Chúa Giêsu Kitô, nhờ đó chúng ta mới hiểu tình yêu của mình.Ngài đã đến trong thế gian, đã chết cho người mình yêu. Tình yêu Thiên Chúa đã làm người.

Hơn nửa tiếng trình bày gợi ý vấn đề , lúc 19 giờ Đức cha trả lời những câu hỏi được gửi lên. Đây là đi vào thực tế cụ thể từng trường hợp để các gia đình sống sao luôn trung thành với giao ước Hôn nhân và Tương quan giữa vợ chồng với nhau được thêm gắn bó bền chặt.

Chương trình được khép lại vào lúc 19g 30, sau những lời tri ân Đức cha của ông chủ tịch HĐMV giáo xứ Tân Trang.

Qua buổi chia sẻ này, chắc chắn mọi người ra về sẽ trang bị cho mình những hiểu biết nhất định, để sống trong gia đình,biết hướng dẫn con cái của mình theo đường lối của Thiên Chúa và Hội Thánh và có thể đồng hành với các gia đình đang gặp những vấn đề khó khăn trong giáo xứ.

Martinô Lê Hoàng Vũ
 
Ngày Truyền Thống Dòng Đa Minh Rosa Lima- Ngày Tình Thân Lên Ngôi
Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du
20:56 02/01/2019
Trong cái se se lạnh của buổi sáng mùng một Tết Dương lịch, quý chị em Dòng Đa Minh Rosa Lima quy tụ về Tu viện Trung ương Dòng mừng kỷ niệm ngày thành lập Hội Dòng.

Khi vạn vật còn say giấc nồng thì các chị em từ nơi xa như Gia Lai, Đà Lạt đã hiện diện tại tu viện từ lúc 3g sáng. Các em Tiền Tập, Thỉnh Sinh cũng đến đông đủ. Ước lượng khoảng hơn 300 chị em.

Xem Hình

Tiếng cười nói rổn rảng, tiếng gọi nhau í ới, tiếng xe, tiếng người và tiếng cười rộn rã một ngày đầu năm mới, rộn rã một khoảng trời Thủ Đức thương yêu.

7g30 chị em đã an yên trong Hội trường bắt đầu một ngày gặp gỡ bằng việc tạ ơn Thiên Chúa đã cho chị em về đến nơi bình an. Chị em Tập viện giúp cộng đoàn cầu nguyện qua phần diễn nguyện thật sốt sáng và linh thánh.

Với phần trình bày của chị trưởng ban đào tạo và ban kinh tài, tất cả chị em có được những số liệu về ơn gọi, về kinh tế. Có thể nói đây là những con số biết nói, vì qua việc thống kê này chị em cùng có một cái nhìn tổng thể để mỗi người trong vai trò của mình làm cho những số liệu ấy tròn đầy hơn trong thánh ý Chúa. Chị em cảm thấy như có trách nhiệm hơn với Dòng, với ơn gọi của mình.

Tiếp đến chị em tham gia trò chơi Rung chuông vàng với chủ đề về đời sống Thánh Hiến qua ba lời khấn: khó nghèo, vâng phục và khiết tịnh theo Hiến pháp, nội quy và công vụ tổng hội của Dòng. Phần thi đã lôi cuốn hết những năng lực và những cách trổ tài khéo léo và thông minh lẫn trí nhớ của các chị em. Những tiếng cười khi đáp án trúng và cả những tiếng cười khi đáp trật... thế mà vẫn vui.

Sau phần giải lao, chị em tiến lên nguyện đường dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn một năm đã qua, dâng Người một năm mới, tạ ơn Chúa 46 năm Hội Dòng thành lập và mừng kính trọng thể lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Trong bài giảng cha Giuse Nguyễn Đức Hòa, giám tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam chia sẻ: Có một sự liên đới giữa hai sự kiện trong ngày hôm nay đó là lễ Mẹ Thiên Chúa và ngày Giáo hội cầu cho hòa bình thế giới. Chúng ta biết trong gia đình, người mẹ luôn đứng trong vai trò hòa giải, là người trung gian khéo léo với tất cả sự ân cần và dịu dàng...

Sau thánh lễ chị em hái lộc xuân Lời Chúa, chụp hình lưu niệm và đặc biệt viếng quý Chị Em đã về với Chúa. Hình ảnh thật đẹp giữa sáng mùng một Tết, người sống và người chết ở hai thế giới khác nhau nhưng hội tụ lại một nơi và nhớ đến nhau, những kỷ niệm vui buồn có nhau, những góp công chung tay xây dựng của chị em để có một Đa Minh Rosa hôm nay. Không những vậy, chị em còn nhớ đến những chị em vì công việc học hành hoặc sứ vụ ở xa, không thể hiện diện trong ngày truyền thống. Tất cả góp thành một bức tranh Hội dòng của người có mặt, khuyết mặt hoặc đã trở thành khói mây. Thế hệ trẻ và thế hệ già, vẫn tiếp bước bên nhau, cùng nhau bước để chuyên chở sứ vụ cầu nguyện và hoạt động, chiêm niệm và chia sẻ những điều mình chiêm niệm cho người khác.

Tu viện trung ương nhỏ, không đủ chỗ chứa tất cả chị em trong nhà cơm nên chỗ nào cũng là bàn ăn của chị em, nào là bãi cỏ, hành lang, hiên nhà, ghế đá... có bao giờ được thế này đâu! Vui thì thôi là... rồi chị em cùng lớp í ới tìm một góc riêng ngồi lại với nhau... lại rổn rảng.

Buổi chiều những tiết mục văn nghệ cây nhà lá vườn đem lại cho chị em những tràng cười, những tiếng xuýt xoa khi các diễn viên thể hiện hết mình...Diễn viên là chị em trong nhà, bình thường thì thấy ù ù, chỉ cười, vậy mà hôm nay lên sân khấu làm nhiệt tình và đạt quá nên những tràng pháo tay khen thưởng không ngớt. Đan xen giữa các tiết mục văn nghệ là trò chơi đoán bài hát theo chủ đề mùa Xuân. Từ bài nhạc trẻ đến nhạc xưa, các chị em đua nhau giơ tay giành trả lời khi "ca sĩ" chưa hát hết đoạn nhạc.

Cảm động nhất có thể nói là những giây phút chị phụ tá Bề trên tổng quyền đại diện Hội dòng chúc tết quý chị cao niên. Đáp từ, các sơ lớn tuổi chúc tết chị em và chia sẻ: năm trước còn đông mà năm nay vợi bớt rồi. Rồi sơ kể các sơ nào có cùng độ tuổi với nhau... mình thấy rưng rưng lòng. Các chị vẫn nhớ nhau, nhớ tuổi nhau... chỉ có sự quan tâm, rất quan tâm mới có được những sẻ chia ấy. Nhìn các chị mà lòng mình cầu xin mỗi năm các chị hiện diện để chị em trẻ chúng em noi gương, gương cầu nguyện, gương hy sinh, gương quan tâm yêu thương...

Trong phần điểm lại những sự kiện lớn của Dòng năm 2018 vừa qua, tất cả chị em đều rất thích thú... ai cũng giơ tay chia sẻ... và ban tổ chức đã “cháy” quà. Tạ ơn Chúa vì những sự kiện lớn nhỏ đều được chị em từ các cấp huấn luyện nhỏ nhất đến các chị cao niên quan tâm nhớ một cách rõ ràng, trình tự và mạch lạc. Một niềm vui khó tả vì chị em cùng quan tâm đến vận mệnh và những đổi thay của Dòng... cùng chung chia niềm vui và trách nhiệm để cầu nguyện và cùng nhau nắm tay cho Dòng ngày một mạnh hơn.

Cuối cùng, ban truyền thông phát hành tập san Hoa Hồng số 5 với chủ đề Hoán cải và canh tân đời sống cộng đoàn. Ban Phụng vụ cũng phổ biến tập sách Thống nhất các kinh và lời kinh trong giờ kinh phụng vụ của Hội Dòng.

Kết thúc ngày họp mặt, chị em cầm tay nhau cùng nhau cầu nguyện tạ ơn. Những cái nắm tay để biết rằng trong mọi công việc, trong mọi lúc, từng cá nhân trong Dòng luôn được tất cả chị em trong Hội Dòng quan tâm và nâng đỡ. Những cái nắm tay cho sức mạnh: sức mạnh của đức tin, của niềm tin và yêu thương.

Saigon 02/1/2019
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Các linh mục không đồng tế tự rước lễ được không? Cách đặt Thánh giá bàn thờ.
Nguyễn Trọng Đa
09:21 02/01/2019
Giải đáp phụng vụ: Các linh mục không đồng tế tự rước lễ được không? Cách đặt Thánh giá bàn thờ.

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Các linh mục không đồng tế, nhưng tham dự thánh lễ với cộng đoàn, có thể trực tiếp lấy Bánh thánh từ bình thánh do một linh mục khác cầm, để rước lễ không? Nếu không được phép, xin cho con biết tài liệu nào cấm việc này. Ngoài ra, Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nói rằng “một thánh giá có hình Chúa Kitô chịu nạn” phải đặt trên bàn thờ hoặc gần bàn thờ. Nếu thánh giá này không đặt trên bàn thờ, thì chữ “gần bàn thờ” được hiểu như thế nào? Nếu có một thánh giá lớn ở phía sau cung thánh, thánh giá này có được xem là gần bàn thờ không? Trong trường hợp thánh giá gần với cộng đoàn hơn với bàn thờ, thì sao? Con rất thích câu trả lời của cha. - M. S., Manila, Philippines.

Đáp: Bạn đọc này đã hỏi hai câu rất khác nhau, vốn bao gồm các chi tiết còn sót lại trong các câu trả lời trước đây của tôi cho các câu hỏi tương tự. Câu trả lời của tôi ở đây là nhất thiết phải gần đúng, bởi vì các quy chế phụng vụ hiện tại không chỉ định chi tiết cho mọi thứ, và phải được suy luận từ các nguyên tắc chung.

Câu hỏi thứ nhất là liệu một linh mục không đồng tế có thể tự rước lễ từ Bình thánh và Chén thánh, theo cách thức của các linh mục đồng tế không. Câu trả lời là không. Một linh mục không đồng tế có thể được rước lễ dưới hai hình, nhưng rước lễ theo cách của tín hữu thông qua một thừa tác viên. Tôi nhớ rằng Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II vào cuối triều giáo hoàng của Ngài đã rước lễ từ một phó tế trong một Thánh lễ, mà Ngài tham dự, nhưng không cử hành.

Sách Lễ tiên liệu điều này trong Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM):

“160. Sau đó vị tư tế cầm đĩa thánh hay bình thánh, tiến đến chỗ những người rước lễ thông thường đi lên theo hàng. Không cho phép chính tín hữu tự mình cầm lấy bánh thánh và chén thánh, càng không được chuyền cho nhau”.

“283. Ngoại trừ những trường hợp được nói đến trong các sách nghi thức, còn được rước lễ dưới hai hình:

“a. Các tư tế không thể cử hành hay đồng tế Thánh Lễ” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).

Huấn thị “Bí Tích Cứu Độ (Redemptionis Sacramentum) nói:

“98. Việc các linh mục đồng tế rước lễ phải diễn tiến theo các quy tắc được các sách phụng vụ ấn định, bằng cách luôn luôn sử dụng những bánh lễ được truyền phép trong chính cử hành Thánh Lễ; vả lại, tất cả các vị đồng tế phải luôn luôn rước lễ dưới hai hình. Phải lưu ý rằng, khi linh mục hoặc phó tế trao mình thánh hay chén thánh cho các vị đồng tế, ngài không nói gì, nghĩa là không có đọc những lời : “Mình Thánh Chúa Kitô” hay “Máu Thánh Chúa Kitô” (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam)

Lý do phó tế không nói gì là bởi vì linh mục là một vị đồng tế, và do đó phó tế, trong trường hợp này, không làm thừa tác cho linh mục, nhưng hoàn thành một phận vụ cho linh mục rước lễ trong một lễ đồng tế đông người. Tuy nhiên, ngài có thể là một thừa tác viên trong trường hợp của linh mục không đồng tế, nhưng có mặt trong Thánh lễ.

Mặc dù không có quy định rõ ràng nào về mức độ gần như thế nào của thánh giá với bàn thờ, có một số quy định cho thấy rằng thánh giá cần phải là rõ ràng trong mối tương quan với bàn thờ.

Rõ ràng, sự lựa chọn đầu tiên khi đặt thánh giá trên bàn thờ là thực sự rất gần và không còn nghi ngờ gì nữa. Tuy nhiên, một thánh giá như vậy phải có kích thước đủ lớn, để tín hữu có thể nhìn thấy, và do đó không nên là quá nhỏ đến mức không thể nhìn thấy trong thực tế. Đây là giải pháp ưa thích của Giáo hoàng Biển Đức XVI.

Một lựa chọn hợp lệ khác là sử dụng thánh giá rước kiệu làm thánh giá bàn thờ. Trong trường hợp này, thánh giá thường được đặt rất gần một bên, hoặc ở trung tâm, không xa quá vài inch (inch = 2,5cm) từ chính bàn thờ.

Trong cả hai trường hợp trên, hình Chúa Kitô chịu nạn phải hướng về bàn thờ chứ không hướng về cộng đoàn.

Một tùy chọn phổ biến khác là có một thánh giá lớn ở ngay phía trên bàn thờ hoặc đằng sau bàn thờ. Khoảng cách sẽ phụ thuộc vào kích thước của nhà nguyện và thánh giá, nhưng chúng nên kết hợp với nhau để thể hiện mối tương quan rõ ràng của thánh giá và bàn thờ. Các quy định cho việc xông hương nêu ra khả năng xông hương thánh giá này, không phải lúc ban đầu, mà lúc tới thánh giá trước bàn thờ.

Các quy định này cho thấy chỉ có một thánh giá bàn thờ mà thôi.

Các thánh giá khác, ngay cả khi ở trong khu vực cung thánh, nhưng gần với cộng đoàn hơn với bàn thờ, và quay mặt khỏi bàn thờ, sẽ không là thích hợp để sử dụng làm thánh giá bàn thờ, cho dù các thánh giá ấy có thể là một đối tượng sùng mộ.

Các quy định từ Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma là như sau:

“117. Phải có ít là một khăn trải màu trắng trên bàn thờ. Trong mọi cử hành, trên bàn thờ hoặc gần bàn thờ, phải đặt hai, hoặc bốn, hoặc sáu chân nến, có nến thắp; nếu Giám Mục giáo phận cử hành Thánh Lễ, thì đặt bảy chân nến. Ðàng khác, trên bàn thờ hay gần bàn thờ phải đặt thánh giá có hình Chúa chịu nạn. Có thể mang theo chân nến và thánh giá có hình Chúa chịu nạn khi rước chủ tế vào hành lễ. Trên bàn thờ, có thể đặt sẵn một sách Tin Mừng khác với sách Bài Ðọc, trừ khi sách Tin Mừng này được mang theo khi rước chủ tế vào hành lễ”.

“122. Khi tới bàn thờ, vị tư tế và các thừa tác viên cúi mình sâu. Nếu có mang thánh giá có hình Chúa chịu nạn trong khi đi rước, thì đặt thánh giá gần bàn thờ để thành thánh giá bàn thờ. Chỉ để một thánh giá thôi, nên nếu có rồi thì đem thánh giá đi rước cất đi. Ðèn thì đặt trên bàn thờ hay bên cạnh; sách Tin Mừng, thì đặt trên bàn thờ.

“123. Vị tư tế tiến lên hôn bàn thờ, rồi tùy nghi, xông hương thánh giá và chung quanh bàn thờ”.

“188. Khi tiến ra bàn thờ, thầy giúp lễ có thể mang thánh giá đi giữa hai người giúp cầm nến cháy. Khi tới bàn thờ, thầy đặt thánh giá gần bàn thờ, để thành thánh giá bàn thờ, nếu không thì đem cất vào nơi xứng đáng. Rồi thầy về chỗ của mình trong cung thánh”.

“277. Khi bỏ hương vào bình hương, vị tư tế làm dấu thánh giá chúc lành mà không đọc gì. Trước và sau khi xông hương, cúi sâu chào những người hay những vật được xông hương, ngoại trừ bàn thờ và lễ phẩm dùng cho hy tế Thánh Lễ.

“Phải xông hương ba lần: Thánh Thể, di tích Thánh Giá và ảnh Chúa được trưng bày cho tôn kính công khai, lễ phẩm dùng cho hy tế Thánh Lễ, thánh giá bàn thờ, sách Tin Mừng, nến phục sinh, vị tư tế và giáo dân.

“Xông hương hai lần các di tích và ảnh các Thánh được trưng bày cho tôn kính công khai, và chỉ lúc đầu cuộc cử hành, khi xông hương bàn thờ.

“Bàn thờ được xông hương bằng những cái lắc bình hương theo cách thức sau đây:

“a. Nếu bàn thờ tách biệt vách tường, vị tư tế đi vòng chung quanh bàn thờ mà xông;

“b. Nếu bàn thờ dính liền với vách tường, vị tư tế xông hương phía phải, rồi phía trái;

“Nếu thánh giá đặt phía trên bàn thờ hay tại bàn thờ, thì xông hương thánh giá trước khi xông bàn thờ; trong những trường hợp khác, xông thánh giá khi đi ngang qua.

“Vị tư tế xông hương lễ phẩm ba lần trước khi xông thánh giá và bàn thờ, hoặc xông theo hình thánh giá trên các lễ phẩm”.

“308. Trên bàn thờ hay gần cạnh, phải có thánh giá có hình Chúa chịu nạn, mà giáo dân tập họp có thể thấy rõ. Thánh giá như thế sẽ gợi cho trí các giáo dân nhớ sự thương khó cứu độ của Chúa, và được để thường xuyên gần bàn thờ ngay cả ngoài lúc cử hành phụng vụ” (Bản dịch, như trên). (Zenit.org 1-1-2019)

Nguyễn Trọng Đa
 
Văn Hóa
Cảm nhận năm mới : Ta Mừng Tuổi Ta
Sơn Ca Linh
09:40 02/01/2019
Cảm nhận năm mới : Ta Mừng Tuổi Ta

Ta mừng ta đã già thêm một tuổi,
Lại một lần “tờ lịch cũ sang trang”.
Đôi vai gầy mang trọn gánh hành trang,
Dẫu mỏi mệt vẫn qua thềm năm mới.

Ta mừng ta còn mĩm cười đi tới,
Còn thấy nắng xuân, còn thở khí trời,
Biết rượu nồng ấm tình bạn đầy vơi,
Biết hạnh phúc và biết rơi nước mắt.

Ta mừng ta thấy mình còn góp mặt,
Chia sẻ cho đời dẫu chỉ một câu thơ,
Biết ở nơi kia còn ai đó vẫn chờ,
Vẫn đợi nụ cười, bàn tay để nắm…

Ta mừng ta trái tim mình vẫn ấm,
Sương gió dãi dầu mà nào thấy cô đơn.
Chẳng có ai để thù hận oán hờn,
Một chút giận, một chút buồn rồi tan biến…

Ta mừng ta thấy mình luôn vững tiến,
Dẫu yếu hèn, vẫn được Chúa yêu thương.
Thấy xung quanh đầy bạn hữu trên đường,
Nên, ta mừng ta, dẫu có “già trước tuổi” !

Sơn Ca Linh
(Bước vào Năm mới 2019)


 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hành Lang Nhà Nguyện
Lê Trị
09:16 02/01/2019
HÀNH LANG NHÀ NGUYỆN
Ảnh của Lê Trị
Hãy để lòng thanh thản
Như hành lang nguyện đường
Công danh không mắc vướng
Theo Chúa đời đơn sơ.
(bt)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 03/01/2019: Tiễn năm cũ và đón đầu năm mới với Đức Thánh Cha Phanxicô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
11:47 02/01/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Phản ứng của Đức Thánh Cha trước vụ tấn công khủng bố tại Ai Cập giết chết 3 du khách người Việt Nam

Một quả bom bên vệ đường đã phát nổ vào lúc 18g15 ngày 28/12, theo giờ địa phương, khi chiếc xe chở 15 khách du lịch Việt Nam và 3 người Ai Cập đi qua quận Al-Haram, cách quần thể kim tự tháp Giza chưa đến 4 km. Bộ Nội vụ Ai Cập cho biết quả bom được giấu sau một bức tường, cách chiếc xe 5 hay 6 mét. Trong số 4 người thiệt mạng có 3 du khách Việt Nam và một hướng dẫn viên người Ai Cập. Các du khách được tường thuật là đang trên đường đến một nhà hàng để ăn tối.

Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã thay mặt Đức Thánh Cha Phanxicô gởi điện chia buồn cho tổng thống Abdel Fattah Al Sisi của Cộng hòa Ả Rập Ai Cập.

Điện văn viết như sau:

Thưa ngài Abdel Fattah Al Sisi

Tổng thống Cộng hòa Ả Rập Ai Cập


Cairo

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã vô cùng đau buồn khi biết tin về vụ tấn công bằng bom hôm qua ở gần Giza. Đức Thánh Cha lên án hành động hoạt động vô nghĩa và tàn bạo này, và cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình của họ, cho những người bị thương và cho nhân viên cứu cấp đã quảng đại chạy đến giúp đỡ họ. Trong niềm tín thác rằng tất cả mọi người sẽ hoạt động để vượt qua bạo lực bằng tình liên đới và hòa bình, Đức Giáo Hoàng Phanxicô khẩn xin các phước lành của Thiên Chúa trên đất nước và nhân dân Ai Cập.

Đức Hồng Y Pietro Parolin

Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh


2. Quân Ai Cập giết chết 40 chiến binh Hồi Giáo để trả thù vụ đánh bom xe buýt chở du khách Việt Nam

Một ngày sau khi một chiếc xe buýt chở du khách Việt Nam bị tấn công bằng bom gần kim tự tháp Giza, quân đội Ai Cập đã tung ra các cuộc hành quân trả đũa giết chết ít nhất 40 chiến binh Hồi Giáo bị nghi ngờ có dính líu ít nhiều đến vụ đặt bom.

Tuyên bố của Bộ Quốc Phòng Ai Cập nói 30 chiến binh Hồi Giáo bị giết gần Giza, trong khi 10 người khác bị giết gần Bắc Sinai

Lực lượng an ninh tin rằng các nghi phạm đang âm mưu tấn công ngành du lịch Ai Cập.

Bộ Quốc phòng Ai Cập cho biết 30 chiến binh bị nghi ngờ đã thiệt mạng trong các cuộc đột kích vào nơi ẩn náu của họ ở Giza, nơi quân đội tin rằng “các phần tử khủng bố” đang lên kế hoạch tấn công các tổ chức nhà nước và ngành du lịch.

10 cái chết khác xảy ra ở Bắc Sinai, nơi lực lượng an ninh Ai Cập đang phải vất vả chiến đấu với các tổ chức khủng bố chịu ảnh hưởng của bọn khủng bố Hồi Giáo IS.

Hai cuộc hành quân của quân đội tại Giza và Bắc Sinai đã diễn ra đồng thời. Các bức ảnh của Bộ Quốc Phòng Ai Cập cho thấy nhiều vũ khí và đạn dược đã bị tịch thu và được đặt bên cạnh thi thể của những chiến binh Hồi Giáo.

3. Buổi hát Kinh Chiều Tạ Ơn Te Deum Giao Thừa 2018 tại Vatican

Vào lúc 5g chiều 31 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi hát kinh chiều tạ ơn Te Deum bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô cùng với tất cả các vị trong giáo triều Rôma trong đó có 36 Hồng Y, đặc biệt là Đức Tổng Giám Mục Angelo De Donatis, Giám Quản Rôma, 7 Giám Mục Phụ Tá và 40 Giám Mục khác, 150 linh mục và khoảng 8 ngàn tín hữu. Hiện diện trong buổi lễ cũng có đông đảo các vị trong Ngoại Giao Đoàn cạnh Tòa Thánh.

Đây là một truyền thống đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 giải thích như sau: “Giáo Hội gợi ý rằng chúng ta không nên kết thúc năm cũ mà không bày tỏ lời cám tạ Chúa, vì những ơn lành Ngài ban cho chúng ta”.

Phụng Vụ ngày hôm nay nhắc nhớ chúng ta những lời của Thánh Gioan Tông đồ: “Hỡi các con, giờ đã tận” (1 Ga 2:18), và lời của Thánh Phaolô về “sự viên mãn của thời gian” (Gl 4: 4). Và tất cả điều này khiến chúng ta suy tư về sự kết thúc của cuộc hành trình dương thế, sự kết thúc cuộc lữ hành của chúng ta. Đã có bắt đầu tất sẽ có hồi kết thúc, “một thời để được sinh ra và một thời để chết đi” (Quoleth 3: 2). Sự thật này rất đơn giản và cơ bản nhưng lại thường bị lờ đi và lãng quên, Mẹ Thánh Giáo Hội dạy chúng ta kết thúc một năm và mỗi ngày trong đời chúng ta với một sự tự vấn lương tâm, trong đó chúng ta nhìn lại những gì đã xảy ra: chúng ta cảm ơn Chúa vì mọi điều thiện hảo chúng ta đã nhận được hay đã có thể làm được, đồng thời chúng ta cũng suy nghĩ về những thất bại và tội lỗi của chúng ta - để biết ơn Chúa và cầu xin sự tha thứ của Ngài.

Đó cũng là những gì chúng ta làm hôm nay vào ngày cuối năm này. Chúng ta ca ngợi Chúa với Thánh Thi Te Deum và đồng thời chúng ta cầu xin Ngài tha thứ. Thái độ tạ ơn của chúng ta dẫn chúng ta đến tấm lòng khiêm cung, để nhận biết và đón nhận ân sủng của Thiên Chúa.

Trong bài giảng Đức Thánh Cha nói:

Vào ngày cuối năm, Lời Chúa đồng hành cùng chúng ta với hai câu của Thánh Phaolô (x. Gal 4: 4-5). Hai câu này là những cách diễn đạt chính xác và hàm xúc, là một bản tóm lược của Tân Ước, đem lại ý nghĩa cho một thời điểm “quan trọng”, như sự chuyển đổi từ năm cũ sang năm mới này.

Thành ngữ đầu tiên gợi sự chú ý của chúng ta là “sự viên mãn của thời gian”. Trong những giờ khắc cuối cùng của năm dương lịch này, khi chúng ta cảm thấy cần nhiều hơn nữa một điều gì đó nói lên ý nghĩa cho sự qua đi của thời gian, một thành ngữ như thế có một âm vang đặc biệt.

Một điều gì đó, hay rõ hơn nữa là một ai đó - và “ai đó này đã đến, Thiên Chúa đã sai Ngài đến: đó là Con của Ngài”, Chúa Giêsu.

Chúng ta vừa cử mừng ngày sinh của Ngài: Ngài được sinh ra bởi một người phụ nữ, là Đức Trinh Nữ Maria; Ngài được sinh ra dưới Lề Luật, một cậu bé Do Thái, tuân theo Luật của Chúa. Nhưng, chuyện ấy làm sao có thể được? Làm thế nào đây có thể là dấu chỉ của “sự viên mãn của thời gian”? Đúng là vào thời điểm đó Chúa Giêsu gần như vô danh tiểu tốt, nhưng chỉ trong vòng hơn ba mươi năm sau, Ngài sẽ tung ra một lực lượng chưa từng có, một lực lượng đến nay vẫn còn và sẽ tồn tại mãi trong suốt lịch sử. Lực lượng này được gọi là Tình yêu. Tình yêu mang lại sự phong phú cho mọi thứ, kể cả thời gian và Chúa Giêsu là Đấng trên đó tất cả tình yêu của Thiên Chúa được “cô đặc” trong một con người trần thế.

Thánh Phaolô nói rõ ràng lý do tại sao Con Thiên Chúa được sinh ra đúng lúc, và sứ mệnh mà Thiên Chúa đã trao phó cho Ngài là gì: Ngài được sinh ra để “giải thoát”. Đó là từ ngữ thứ hai khơi gợi sự chú ý của chúng ta: giải thoát nghĩa là đưa chúng ta ra khỏi tình trạng nô lệ và đem trở lại cho chúng ta tự do và phẩm giá xứng hợp với tư cách của những con cái Chúa. Tình trạng nô lệ mà Thánh Tông Đồ đề cập đến là sự nô lệ “Lề Luật”, được hiểu như một tập hợp những giới răn phải tuân theo, Lề Luật chắc chắn giáo dục con người, và có tính sư phạm, nhưng không giải thoát con người khỏi tình trạng tội lỗi, nhưng một cách nào đó, “đẩy” anh ta vào tình trạng này, cản trở con người vươn đến tự do của một người con. Chúa Cha đã sai Người Con Duy Nhất của Người đến trong thế gian để xóa bỏ khỏi tâm hồn con người tình trạng nô lệ tội lỗi cũ và do đó phục hồi phẩm giá của con người. Thật vậy, như Chúa Giêsu phán trong Tin Mừng (Mc 7: 21-23) từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định đồi trụy, xấu xa làm xấu đi đời sống và các mối quan hệ. Và chúng ta phải ngưng lại ở đây, ngưng lại để suy ngẫm với nỗi buồn và lòng ăn năn hối lỗi, bởi vì trong năm sắp kết thúc này, nhiều người nam nữ đã từng sống và tiếp tục sống trong những điều kiện nô lệ, không xứng đáng với phẩm giá con người.

Ở thành phố Rôma của chúng ta cũng vậy, có những anh chị em, vì những lý do khác nhau, thấy mình trong tình huống này. Tôi đang nghĩ cách riêng đến là nhiều người vô gia cư. Hơn 10,000 người như vậy. Tình cảnh của họ đặc biệt khó khăn trong những tháng mùa đông. Tất cả đều là con cái nam nữ của Thiên Chúa, nhưng các hình thái nô lệ đa dạng, đôi khi rất phức tạp, khiến họ phải sống bên lề phẩm giá con người. Chúa Giêsu cũng đã chào đời trong một hoàn cảnh tương tự, nhưng không phải vì tình cờ hay vì gặp chuyện chẳng may: Ngài muốn được sinh ra như thế để tỏ lộ tình yêu Thiên Chúa dành cho những người bé mọn và người nghèo, và qua đó gieo rắc hạt giống Nước Trời trên thế giới. Vương quốc Công lý, tình yêu và hòa bình, nơi không ai là nô lệ, nhưng tất cả đều là anh chị em là con của cùng một Cha.

Giáo hội tại Rôma không muốn trở nên thờ ơ với những hình thái nô lệ trong thời đại chúng ta, cũng không muốn chỉ đơn thuần là bàng quang ghi nhận và giúp đỡ họ, nhưng Giáo Hội muốn gần gũi với những người đó và với những tình huống đó.

Khi tôn vinh tình mẫu tử chí thánh của Đức Trinh Nữ Maria, tôi muốn khích lệ dạng thức mẫu tử đó của Giáo hội. Khi suy ngẫm về mầu nhiệm này, chúng ta nhận ra rằng Thiên Chúa đã được “sinh ra bởi người phụ nữ “ để chúng ta có thể nhận được sự viên mãn nhân bản của chúng ta, là được ơn làm “nghĩa tử.” Nhờ sự hạ mình của Ngài, chúng ta được nâng lên. Sự cao trọng của chúng ta đã đến từ sự nhỏ bé của Ngài, sức mạnh của chúng ta đến từ sự mong manh của Ngài, và tự do của chúng ta đến từ việc Ngài tự hiến mình thành một người nô lệ.

Điều này còn có thể gọi là gì khác hơn là tình yêu? Tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, là những Đấng mà chiều nay Mẹ Giáo Hội Thánh Thiện, trên khắp thế giới, dâng lên lời tụng ca và tạ ơn.

4. Buổi hát kinh Te Deum

Cuối kinh chiều, có nghi thức đặt Mình Thánh Chúa và hát kinh Te Deum tạ ơn Thiên Chúa. Thánh thi Te Deum, nghĩa là Lạy Thiên Chúa, chúng con xin ca ngợi hát mừng, tuyên xưng Ngài là Ðức Chúa, là một bài thánh thi Latinh cổ xưa bằng văn xuôi có nhịp điệu tương tự như nhịp điệu của bài Gloria in Excelsis Deo, tức là Kinh Vinh Danh: Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời.

Nội dung thánh thi Te Deum như sau:

Lạy Thiên Chúa, / Chúng con xin ca ngợi hát mừng, / Tuyên xưng Ngài là Ðức Chúa. / Chúa là Cha, Ðấng trường tồn vạn đại, / Hoàn vũ này kính cẩn suy tôn. / Trước nhan Chúa, các tổng thần phủ phục, / Mọi thiên thần và đạo binh thiên quốc, / Ðều cảm tạ và cung chúc tôn thờ, / Chẳng khi ngừng vang dậy tiếng tung hô: / Thánh! Thánh! Chí Thánh! / Chúa tể càn khôn là Ðấng Thánh! / Trời đất rạng ngời vinh quang Chúa uy linh. / Bậc Tông Ðồ đồng thanh ca ngợi Chúa, / Bao vị ngôn sứ tán tụng Ngài. / Ðoàn tử đạo quang huy hùng dũng, / Máu đào đổ ra minh chứng về Ngài, / Và trải rộng khắp nơi trần thế, / Hội Thánh Ngài hoan hỷ tuyên xưng: / Chúa là Cha lẫm liệt uy hùng, / Và Con Một Ngài chí tôn chí ái, / Cùng Thánh Thần, Ðấng an ủi yêu thương.

“Lạy Ðức Kitô, Con Chúa Trời hằng sống, / Ngài là Chúa hiển vinh / Ðã chẳng nề mặc lấy xác phàm / Nơi cung lòng Trinh Nữ / Hầu giải phóng nhân loại lầm than. / Ngài đã ra tay chiến thắng tử thần, / Mở cửa trời cho những ai tin tưởng. / Ngài hiển trị bên hữu Chúa Cha, / Ngày cuối cùng sẽ giáng lâm thẩm phán. / Cúi lạy Chúa, xin phù hộ bề tôi / Ngài cứu chuộc bằng bửu huyết tuôn tràn. / Xin được hợp đoàn cùng muôn thần thánh, / Phúc miên trường vui hưởng ánh vinh quang.”

Sau khi kết thúc các nghi lễ, Đức Thánh Cha đã ra quảng trường Thánh Phêrô để kính viếng Hang Đá Giáng Sinh.

5. Số nhà truyền giáo bị giết trong năm 2018 gần gấp đôi con số năm 2017

Trong năm 2018, 40 nhà truyền giáo đã bị giết trên khắp thế giới, gần gấp đôi con số 23 người của năm trước 2017. Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đã cho biết như trên trong bản tin đánh đi hôm 29 tháng 12.

Fides lưu ý rằng hầu hết các nạn nhân là các linh mục: 35 vị trong tổng số 40 vị là các linh mục. Sau tám năm liên tiếp Mỹ Châu đứng đầu về số lượng những nhà truyền giáo bị giết, trong năm 2018 vừa kết thúc, Phi châu chiếm vị trí đầu tiên trong danh sách bi thảm này.

Trong 40 nhà truyền giáo đã bị giết trong năm 2018: 35 vị là linh mục, 1 vị là chủng sinh và 4 vị là giáo dân. Phân chia theo địa dư Phi Châu có 19 linh mục, 1 chủng sinh và 1 phụ nữ giáo dân đã bị giết; ở Mỹ Châu, 12 linh mục và 3 giáo dân bị giết; ở Á Châu, 3 linh mục đã bị giết; ở Âu châu, 1 linh mục đã bị giết.

Thông tấn xã Fides sử dụng thuật ngữ “nhà truyền giáo” để chỉ tất cả những ai đã được rửa tội, có một nhận thức rõ ràng rằng, qua Bí tích Rửa tội, mọi thành viên của dân Chúa trở thành các môn đệ truyền giáo. Mỗi người được rửa tội, bất kể chức năng của người ấy trong Giáo hội và mức độ đào tạo về tín lý đã được lãnh nhận, đều là những tác nhân tích cực trong việc loan báo Tin Mừng. Vì thế, danh sách các nhà truyền giáo bị giết do Fides đưa ra hàng năm, đôi khi không chỉ tính đến những nhà truyền giáo theo nghĩa hẹp, mà còn cố gắng ghi lại tất cả những người được rửa tội tham gia tích cực vào sứ vụ truyền giáo của Giáo hội và đã chết một cách bạo lực, dù cái chết ấy có thể không phát xuất từ lòng căm thù đức tin. Vì lý do này, Fides tránh sử dụng thuật ngữ tử đạo, nếu cái chết của nhà truyền giáo tự bản chất không có ý nghĩa làm chứng cho đức tin, để tránh gây ra các vấn nạn liên quan đến phán xét cuối cùng mà Giáo hội có thể đưa ra đối với một số trường hợp.

Nhiều nhà truyền giáo đã bị giết trong năm 2018 là do các vụ cướp, và trong một số trường hợp các vị bị giết rất dã man. Đó là dấu chỉ của sự suy đồi đạo đức, sự gia tăng nghèo đói cả về kinh tế lẫn văn hóa, dẫn đến các hình thái bạo lực coi thường tính mạng con người.

Trong nhiều trường hợp khác, các linh mục, nữ tu và giáo dân đã bị giết, nằm trong số những người lớn tiếng lên án bất công, tham nhũng, nghèo đói, nhân danh Tin Mừng.

Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã từng nói hôm 26/12/2016, ngày lễ kính thánh Stêphanô, vị tử đạo tiên khởi, “thế gian ghét các Kitô hữu vì cùng một lý do như nó đã từng ghét Chúa Giêsu vì Ngài đã mang ánh sáng của Thiên Chúa đến, nhưng thế gian lại thích bóng tối để che giấu những hành động gian ác của mình”.

Tất cả những vị bị giết đều sống trong những hoàn cảnh bình thường của con người và xã hội, ban phát các phép bí tích, giúp đỡ người nghèo, chăm sóc trẻ mồ côi và người nghiện ma túy, tham gia vào các dự án phát triển, và mở cửa nhà mình cho bất cứ ai cần đến sự giúp đỡ của các ngài. Và một số vị đã bị giết bởi chính những người mà họ giúp đỡ.

Trong hầu hết các trường hợp, các cuộc điều tra được tiến hành bởi các nhà chức trách địa phương đều dẫn đến việc xác định thủ phạm, những kẻ chủ mưu của những vụ giết người này, và những lý do tại sao họ đã làm như thế.

6. Trường hợp các linh mục bị giết tại Mễ Tây Cơ

Trong năm 2018, có 3 linh mục bị giết tại Mễ Tây Cơ. Cha Rubén Alcántara Díaz, một thẩm phám của tòa án hôn phối của Giáo Phận Cuautitlán Izcalli, là nạn nhân đầu tiên. Ngài bị đâm chết vào ngày 18 tháng Tư trong nhà thờ Nuestra Señora del Carmen.

Chỉ hai ngày sau đó, tức là hôm 20/4, Cha Juan Miguel Contreras Garcia, 33 tuổi, đã chết vì những vết thương quá nặng do bị bắn nhiều phát bên trong nhà thờ Thánh Pio Năm Dấu Thánh tại Guadalajara, bang Jalisco.

Nạn nhân thứ ba là Cha Miguel Gerardo Flores Hernández. Ngài đã biến mất vào ngày 18 tháng 8, và ba ngày sau, tổng giáo phận Morelia đã chính thức tuyên bố ngài bị mất tích. Thi thể của ngài đã được tìm thấy 7 ngày sau tuyên bố này.

Trong 6 năm qua, 24 linh mục đã bị giết tại Mễ Tây Cơ. Đất nước này tiếp tục là quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới đối với các linh mục. Theo nhận định của của Cha Omar Sotelo, là Giám đốc Trung tâm Truyền thông Đa phương tiện Mễ Tây Cơ, “Bạo lực chống lại hàng giáo phẩm đã tăng lên trong những năm gần đây mà không thấy có những hành động cụ thể nào để ngăn chặn nó. Dân chúng luôn phải đối mặt với những tội ác, chúng ta biết rõ điều đó, nhưng bây giờ trên hết, chức tư tế đã trở thành một chức vụ nguy hiểm; trong chín năm qua, Mễ Tây Cơ là nước có nhiều linh mục bị giết nhất trên thế giới.”

7. Đức Thượng Phụ Kirill của Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa gởi thư cho Đức Thánh Cha chúc mừng Giáng Sinh

Chính Thống Giáo sử dụng lịch Giuliô nên sẽ mừng lễ Chúa Giáng Sinh vào ngày 7 tháng Giêng sắp tới. Tuy nhiên, vào ngày 25 tháng 12, Đức Thượng Phụ Kirill của Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa và toàn Nga đã gởi thư cho Đức Thánh Cha chúc mừng Giáng Sinh.

Trong thư, Đức Thượng Phụ viết:

Hơn hai ngàn năm đã trôi qua kể từ khi một phép lạ tuyệt vời và vinh quang nhất đã xảy ra tại hang Bêlem – nơi Thiên Chúa đã hoá thành nhục thể (I Ti-mô-thê 3:16). Lúng túng trong niềm tôn kính trước mầu nhiệm không thể hiểu được đối với tâm trí con người này, chúng ta chúc tụng ca khen Chúa Kitô, Đấng đã sinh ra và công bố chân lý Thiên Chúa và mở ra cho mọi người một con đường cứu độ và sống đời đời.

Trong dấu ấn long trọng của ngày lễ này, chúng ta nên nhớ đến ơn gọi cao trọng đã được tiền định cho các Kitô hữu là trở nên ánh sáng và nên muối cho thế gian (Mt. 5: 13-14), qua việc thực thi các công việc của tình yêu và đức ái, và qua việc làm chứng trước những người gần xa cho những lý tưởng vĩnh cửu của Tin Mừng.

Tôi chúc Ngài sức mạnh thể chất, sự mạnh mẽ và sự trợ giúp hào phóng của Chúa trong chức vụ cao cả của chúng ta.

Với tình yêu trong Chúa,

Đức Thượng Phụ Kirill

8. Tết Dương Lịch tại Vatican – Lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, Ngày Hòa Bình Thế Giới

Lúc 10h sáng thứ Ba mùng Một tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón năm mới với thánh lễ trọng thể kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và Ngày Hoà Bình thế giới tại Đền Thờ Thánh Phêrô.

Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có đông đảo các vị trong giáo triều Rôma. Tham dự thánh lễ có các vị đại sứ trong ngoại giao đoàn và đông đảo các tín hữu ngồi chật bên trong đền thờ.

Giải thích ý nghĩa của ngày lễ này Đức Thánh Cha Phanxicô nói Phụng Vụ hôm nay mời gọi các tín hữu nhìn lên Đức Maria như một người Mẹ cho tất cả chúng ta và như một sứ giả của niềm hy vọng.

Trong năm Phụng Vụ “không có thời điểm nào có ý nghĩa hơn là ngày đầu một năm mới” để lắng nghe phúc lành của Thiên Chúa.

“Nguyện Chúa chúc lành và gìn giữ anh em!

Nguyện Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em và dủ lòng thương anh em!

Nguyện Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em!”

(Dân Số 6:24-26)

Những lời tràn trề sức mạnh, đầy can đảm và hy vọng này sẽ đồng hành với chúng ta trong cuộc hành trình trong Năm Mới. Đây không phải là một niềm hy vọng đầy ảo tưởng dựa trên những lời hứa yếu đuối của con người, hay một hy vọng ngây ngô giả định rằng tương lai sẽ tốt hơn hiện tại đơn giản chỉ vì nó là tương lai. Nhưng niềm hy vọng này có lý do của nó bắt nguồn từ phúc lành của Thiên Chúa, một phúc lành chứa đựng lời cầu chúc lớn nhất, lời cầu chúc của Giáo Hội gửi đến từng người trong chúng ta, tràn đầy tất cả sự chở che yêu thương của Chúa và sự trợ giúp quan phòng của Ngài.

Thông điệp của hy vọng trong phúc lành của Thiên Chúa, đã được thực hiện đầy đủ trong một người phụ nữ là Đức Maria, là người được chọn để trở thành Mẹ Thiên Chúa.

Giảng trong thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:

Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên (Lc 2:18). Ngạc nhiên là điều chúng ta được yêu cầu hôm nay, khi kết thúc Tuần Bát Nhật Lễ Giáng Sinh, khi chúng ta tiếp tục chiêm ngưỡng Hài Nhi được sinh ra cho chúng ta, thiếu thốn tất cả mọi thứ nhưng tràn đầy tình yêu. Kinh ngạc là điều chúng ta nên cảm thấy vào đầu mỗi năm, vì cuộc sống là một ân sủng liên tục trao ban cho chúng ta những cơ hội để thực hiện một khởi đầu mới, ngay cả từ những hoàn cảnh thê thảm nhất.

Hôm nay cũng là một ngày để Mẹ Thiên Chúa ngạc nhiên. Thiên Chúa tỏ hiện trong hình hài một trẻ nhỏ, được giữ trong vòng tay của một người phụ nữ đang nuôi nấng Đấng Tạo Hóa của mình. Bức tượng trước mắt chúng ta mô tả Mẹ và Con rất gần nhau như thể dường như là một. Đây là mầu nhiệm mà chúng ta cử hành ngày hôm nay, là điều làm phát sinh cơ man những kinh ngạc: Thiên Chúa đã nên một với nhân loại mãi mãi. Thiên Chúa và con người luôn luôn bên nhau, đó là tin tốt lành của năm mới này. Thiên Chúa không phải là một vị chúa tể xa xôi, sống trong một sự cô lập lộng lẫy trên thiên đàng, nhưng là tình yêu nhập thể, được sinh ra bởi một người mẹ như chúng ta, để trở thành anh em với mỗi người chúng ta, để gần gũi với chúng ta: Ngài là Thiên Chúa gần gũi. Ngài say ngủ trong lòng mẹ mình, cũng là mẹ của chúng ta, và từ đó Ngài tuôn đổ lên nhân loại một sự dịu dàng mới. Như thế, chúng ta hiểu rõ hơn về tình yêu của Thiên Chúa, cả tình phụ tử và mẫu tử, như tình yêu của người mẹ không bao giờ ngừng tin tưởng vào con cái và không bao giờ bỏ rơi chúng. Thiên Chúa-ở-cùng-chúng ta, Emmanuel, yêu thương chúng ta bất chấp những sai lầm, tội lỗi của chúng ta và cách thức chúng ta đối xử với thế giới. Thiên Chúa tin vào nhân loại, bởi vì thành viên đầu tiên và ưu việt của nhân loại chính là Mẹ Ngài.

Vào ngày đầu năm, chúng ta hãy cầu xin Đức Maria ân sủng để ngạc nhiên trước Thiên Chúa của những bất ngờ. Chúng ta hãy canh tân sự kinh ngạc mà chúng ta cảm thấy khi đức tin được sinh ra lần đầu tiên trong chúng ta. Mẹ của Thiên Chúa giúp chúng ta: Mẹ đã sinh ra Chúa, giờ đây Mẹ trình diện con người đã được tái sinh của chúng ta trước mặt Chúa. Mẹ là một người mẹ tạo ra nơi con cái mình sự kinh ngạc của đức tin, bởi vì đức tin là một cuộc gặp gỡ, chứ không phải là một tôn giáo. Không có sự ngạc nhiên, cuộc sống và cả niềm tin cũng trở nên buồn tẻ và nhàm chán. Giáo hội cũng cần phải canh tân sự kinh ngạc của mình khi được là nơi Thiên Chúa hằng sống ngự trị, khi được là Hiền thê của Chúa, và được là một người Mẹ sinh ra những đứa con của mình. Nếu không, Giáo Hội có nguy cơ biến thành một bảo tàng viện đẹp của quá khứ. Một “Giáo Hội bảo tàng”. Trái lại, Đức Mẹ ban cho Giáo hội cảm giác về một ngôi nhà, một ngôi nhà nơi Thiên Chúa của sự mới mẻ ngự trị. Chúng ta hãy đón nhận với sự kinh ngạc mầu nhiệm Mẹ Thiên Chúa, như cư dân thành Êphêsô đã làm vào thời gian xảy ra Công đồng. Giống như họ, chúng ta hãy tung hô “Mẹ Thánh của Thiên Chúa”. Từ Mẹ, chúng ta hãy để cho mình được nhìn trìu mến, được ôm ấp, được nắm lấy bằng tay.

Hãy để chúng ta cho phép mình được nhìn trìu mến. Đặc biệt là trong những lúc cần thiết, khi chúng ta vướng mắc vào những gút mắt của cuộc sống, chúng ta hãy ngước mắt lên nhìn Đức Mẹ, là Mẹ của chúng ta. Tuy nhiên, trước tiên, chúng ta nên để cho mình được Đức Mẹ nhìn trìu mến. Khi Mẹ dán mắt nhìn chúng ta, Mẹ không nhìn chúng ta như những tội nhân nhưng là con cái Mẹ. Người ta nói rằng đôi mắt là tấm gương của tâm hồn; đôi mắt của Đức Maria, đầy ân sủng, phản chiếu vẻ đẹp của Thiên Chúa, cho chúng ta thấy một phản chiếu của thiên đàng. Chính Chúa Giêsu đã nói rằng “đèn của thân thể là con mắt” (Mt 6:22): đôi mắt của Đức Mẹ có thể mang ánh sáng đến mọi góc tối; ở mọi nơi đôi mắt ấy nhen nhóm hy vọng. Khi Mẹ nhìn chúng ta, Mẹ nói: “Yên tâm đi, con cái thân yêu; Mẹ đây, Mẹ của các con đây!”

Ánh mắt từ mẫu này, cấy trong chúng ta sự tự tin và phó thác, giúp chúng ta tăng trưởng trong đức tin. Đức tin là một mối dây ràng buộc với Thiên Chúa liên quan đến toàn thể con người, được dành riêng cho Thiên Chúa, nó cần đến Mẹ Thiên Chúa. Ánh mắt từ mẫu của mẹ giúp chúng ta thấy mình là những đứa con đáng yêu trong dân trung tín của Chúa, và yêu thương nhau bất kể những giới hạn và những đường lối cá nhân của chúng ta. Đức Mẹ giữ cho chúng ta đâm rễ trong Giáo hội, nơi sự hiệp nhất được coi trọng hơn sự đa dạng; Mẹ khích lệ chúng ta quan tâm lẫn nhau. Ánh mắt của Đức Maria nhắc nhở chúng ta rằng đức tin đòi hỏi một sự dịu dàng có thể giải thoát chúng ta khỏi sự lạnh nhạt thờ ơ. Dịu dàng: Giáo hội của sự dịu dàng. Sự dịu dàng là một từ mà ngày nay nhiều người muốn loại bỏ khỏi từ điển. Khi đức tin có chỗ dành cho Mẹ Thiên Chúa, chúng ta không bao giờ đánh mất cái nhìn hướng về trung tâm: là Chúa, vì Đức Maria không bao giờ chỉ vào chính mình nhưng Mẹ chỉ chúng ta hướng về Chúa Giêsu; và anh chị em của chúng ta, vì Đức Maria là một người mẹ.

Ánh mắt của Đức Mẹ, và ánh mắt của mọi người mẹ. Một thế giới nhìn về tương lai mà không có ánh mắt của một người mẹ thì thật thiển cận. Nó vẫn có thể làm gia tăng lợi nhuận của nó, nhưng nó sẽ không còn xem những người khác là con cái. Nó sẽ kiếm ra tiền đấy, nhưng không phải cho tất cả mọi người. Tất cả chúng ta sẽ ở trong cùng một nhà, nhưng không phải là anh chị em với nhau. Gia đình nhân loại được xây dựng dựa trên các bà mẹ. Một thế giới, trong đó sự dịu dàng từ mẫu bị giản lược thành một thứ tình cảm đơn thuần, có thể giàu có về mặt vật chất, nhưng nghèo nàn khi bàn đến tương lai. Lạy Mẹ Thiên Chúa, xin dạy chúng con nhìn cuộc sống như Mẹ nhìn. Xin hãy hướng mắt nhìn đến chúng con, đến sự khốn khổ, nghèo đói của chúng con. Hãy hướng nhìn chúng con với đôi mắt thương xót của Mẹ.

Chúng ta hãy để cho mình được ôm ấp. Từ ánh mắt của Đức Maria, giờ đây chúng ta hướng về tâm hồn của Mẹ, trong đó, như bài Tin Mừng hôm nay kể lại, Mẹ hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng (Lc 2:19). Nói cách khác, Đức Mẹ đã giữ mọi điều trong trái tim; Mẹ đón nhận mọi thứ, mọi biến cố vui buồn. Và Mẹ suy đi nghĩ lại tất cả những điều này; Mẹ đã mang những điều ấy đến trước mặt Chúa. Đây là bí quyết của Mẹ. Cũng thế, giờ đây Mẹ sẽ ghi nhớ trong lòng cuộc sống của mỗi người chúng ta: Mẹ muốn đón nhận mọi tình huống của chúng ta và trình bày điều đó với Chúa.

Trong thế giới phân mảnh ngày hôm nay, nơi chúng ta có nguy cơ mất đi định hướng của mình, một vòng tay ôm của Mẹ là điều cần thiết. Có biết bao những phân tán và cô độc xung quanh chúng ta! Thế giới hoàn toàn kết nối, nhưng dường như ngày càng rời rạc. Chúng ta cần giao phó chính mình cho Mẹ của chúng ta. Trong Kinh thánh, Đức Mẹ chấp nhận bất kỳ tình huống cụ thể nào; Mẹ có mặt bất cứ nơi nào cần đến Mẹ. Mẹ đến thăm người chị họ Elizabeth; Mẹ giúp đỡ cặp vợ chồng mới cưới ở Cana; Mẹ khuyến khích các môn đệ trong Phòng Tiệc Ly, Đức Maria là một phương thuốc cho sự cô độc và phân tán. Mẹ là Mẹ của sự hợp nhất: Mẹ đứng chung với những người đang cô đơn. Mẹ biết rằng lời nói mà thôi thì không đủ để an ủi; sự hiện diện là cần thiết, và Mẹ hiện diện như một người mẹ. Chúng ta hãy để Mẹ ôm lấy cuộc đời của chúng ta. Trong Kinh Lạy Nữ Vương (Salve Regina), chúng ta gọi Mẹ là “cuộc sống” của chúng ta. Điều này có vẻ cường điệu, vì chính Chúa Kitô mới là “sự sống” (x. Ga 14: 6), nhưng Đức Maria hiệp nhất rất gần gũi với Chúa, và rất gần gũi với chúng ta, đến nỗi chúng ta không thể làm gì tốt hơn là đặt tay chúng ta vào trong tay Mẹ và nhìn nhận rằng Mẹ là cuộc sống của chúng ta, vui mừng và hy vọng của chúng ta.

Và trong hành trình của cuộc đời, chúng ta hãy để cho mình được nắm lấy bằng tay. Các bà mẹ bế con bằng tay và trìu mến đưa chúng vào cuộc sống. Nhưng có cơ man những con cái ngày nay đang lang thang và lạc lối. Khi nghĩ rằng họ mạnh mẽ, họ lạc đường; khi nghĩ rằng họ tự do, họ trở thành nô lệ. Có biết bao người, quên đi tình mẫu tử, sống trong giận dữ với chính mình và thờ ơ với mọi thứ! Thật đáng buồn khi nói rằng có biết bao nhiêu người phản ứng với mọi thứ và mọi người với một sự cay đắng và ác ý! Đời là thế. Tỏ ra thâm độc, thậm chí đôi khi dường như là một dấu chỉ của sức mạnh. Tuy nhiên, nó chẳng qua chỉ là yếu đuối. Chúng ta cần học hỏi từ các bà mẹ rằng chủ nghĩa anh hùng được thể hiện nơi sự tự hiến, sức mạnh cảm thông, và sự khôn ngoan trong hiền lành.

Chính Chúa cũng cần đến một người Mẹ thì chúng ta còn cần đến Mẹ biết ngần nào! Chính Chúa Giêsu đã ban Mẹ cho chúng ta, từ thập giá: “Đây là mẹ của anh” (Ga 19,27). Ngài nói điều này với người môn đệ yêu dấu và với mọi môn đệ. Đức Mẹ không phải là một yếu tố phụ tùy chọn: Mẹ phải được chào đón vào cuộc sống của chúng ta. Mẹ là Nữ vương Hòa bình, là Đấng chiến thắng cái ác và dẫn chúng ta đi dọc theo những nẻo đường thiện hảo, là Đấng khôi phục sự hiệp nhất cho con cái Mẹ, là Đấng dạy chúng ta lòng thương xót.

Lạy Đức Maria, xin nắm lấy tay chúng con. Khi bám vào Mẹ, chúng con sẽ vượt qua những eo biển của lịch sử một cách an toàn. Xin dắt chúng con đến chỗ tái khám phá những mối dây hiệp nhất chúng con. Xin tập hợp chúng con bên dưới lớp áo của Mẹ, trong sự dịu dàng của tình yêu đích thực, nơi gia đình nhân loại được tái sinh: “Chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời”. Chúng ta hãy cùng nhau kêu cầu những lời này với Đức Mẹ: “Chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời”.

9. Lịch sử Ngày Hòa bình Thế giới

Ngày 4 tháng 10 năm 1965, trong diễn văn lịch sử đọc trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập của tổ chức này, Đức Phaolô VI đã long trọng nhắc lại sứ vụ khó khăn, nhưng là sứ mệnh cao quý nhất của Liên hiệp quốc: đó là “Hành động để nối kết các quốc gia, để liên kết nước này với nước khác, là nhịp cầu, là mạng lưới tương giao giữa các dân tộc, là kiến tạo tình huynh đệ không phải chỉ cho một số, mà cho tất cả các dân tộc…” và ngài tha thiết kêu gọi: “Đừng bao giờ có chiến tranh! Hòa bình phải hướng dẫn vận mệnh các dân tộc và của toàn thể nhân loại”.

Để biểu lộ quyết tâm của Giáo Hội đối với vấn đề công lý và hòa bình, năm 1967, Đức Phaolô VI thiết lập Hội đồng Giáo hoàng “Công lý và Hòa bình”. Kể từ năm 1968, ngài thiết lập thêm ngày “Hoà bình Thế giới”. Hằng năm theo thông lệ, vào ngày 01 tháng Giêng, các vị Giáo hoàng công bố một sứ điệp hòa bình với một chủ đề rõ ràng.

Trong triều đại của ngài, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã có những sứ điệp hòa bình như sau: Chỉ trong sự thật mới có hòa bình; Nhân vị, trọng tâm của hòa bình; Gia đình nhân loại: cộng đồng hòa bình; Bài trừ nghèo đói, xây dựng hòa bình; Nếu bạn muốn xây dựng hòa bình, hãy bảo tồn thiên nhiên; Tự do tôn giáo, con đường dẫn đến hòa bình; Giáo dục người trẻ về công lý và hòa bình; Phúc cho những ai kiến tạo hòa bình

Cho đến nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có các sứ điệp hòa bình sau: Tình huynh đệ, nền tảng và con đường dẫn đến hòa bình; Không còn là nô lệ nhưng là anh chị em với nhau; Vượt thắng thờ ơ và giành lấy hòa bình; Bất bạo động: Một hình thái chính trị vì hòa bình; Di dân và tị nạn: những người nam nữ tìm kiếm hòa bình; Chính trị tốt phục vụ hòa bình.

10. Sứ Điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới: 1-1-2019

Ngày Hòa Bình Thế Giới năm nay là Ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 52 với chủ đề là: “Chính trị tốt phục vụ hòa bình”.

Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã đưa ra lời bình luận sau:

“Trách nhiệm chính trị là điều thuộc về mỗi công dân và đặc biệt là những người đã nhận lãnh sứ mạng bảo vệ và cai quản. Sứ mạng này hệ tại bảo tồn luật pháp và khuyến khích đối thoại giữa các tác nhân trong xã hội, giữa các thế hệ và các nền văn hóa. Không có hòa bình nếu không có sự tín nhiệm nhau. Và lòng tín nhiệm đòi điều kiện đầu tiên là tôn trọng lời đã cam kết. Sự dấn thân chính trị, - vốn là một trong những biểu hiện cao cả nhất của đức bác ái - bao gồm mối quan tâm đối với tương lai của đời sống và của trái đất, những người trẻ và bé nhỏ nhất, trong niềm khao khát của họ được viên mãn.

Như thánh Gioan 23 đã nhắc nhở trong thông điệp “Hòa bình dưới thế” (Pacem in terris, 1963), khi một người được tôn trọng trong các quyền của họ, thì nơi họ cũng nảy sinh cảm thức về nghĩa vụ phải tôn trọng các quyền của người khác. Các quyền lợi và nghĩa vụ của con người làm gia tăng ý thức mình thuộc về cùng một cộng đồng, với tha nhân và với Thiên Chúa (Xc ivi, 45). Vì thế chúng ta được kêu gọi mang đến và loan báo hòa bình như một tin vui về một tương lai trong đó mỗi người được tôn trọng trong phẩm giá và các quyền của họ”.
 
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, 1/1/2019: ĐTC mời gọi mọi người xây dựng và sống hòa bình mỗi ngày
VietCatholic Network
17:07 02/01/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha ngày 1/1/2019.

2- Đức Thánh Cha dâng lễ Đầu Năm Mới: Lễ Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.

3- Đức Thánh Cha chủ sự Kinh Chiều Tạ Ơn cuối năm 2018.

4- Đức Thánh Cha mời gọi mọi người xây dựng và sống hòa bình mỗi ngày.

5- Đi bộ vì hòa bình do cộng đoàn Egidio tổ chức.

6- Ăn chay trong dịp mừng năm mới vì Hòa Bình.

7- Ca đoàn những người tị nạn hát trên BBC trong dịp lễ Thánh Gia.

8- 4 nạn nhân của bạo lực chống Kitô hữu ở Kandhamal được Thụ Phong Linh Mục.

9- Đức Thánh Cha Phanxicô trợ giúp Indonesia sau trận sóng thần.

10- Hơn 200 tu sinh các giáo phận trong Giáo tỉnh Miền Bắc gặp mặt.

11- Bữa Cơm Huynh Đệ Mái Ấm Tình Thương Lagi tại Giáo phận Phan Thiết.

12- Giới thiệu Thánh Ca: Xin Dâng Mẹ. Xin Dâng Mẹ.

Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết