Ngày 02-01-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:47 02/01/2016
86. COI VỆ GIẾT VỆ.
N2T

Vệ Mưu từ Dự Chương đến thủ đô phụ, người ở thủ đô phụ từ lâu nghe tiếng tăm của ông, khi được biết ông đến thì đều đi coi và vây quanh ông ta như một bức tường kín để mà coi.
Thân thể Vệ Mưu so với trước kia thì rất khác, gầy yếu hết chỗ nói, lần này vì mệt nhọc không chịu được nên mắc bệnh mà chết.
Người thời ấy bèn nói đùa chuyện Vệ Mưu chết là “coi Vệ giết Vệ”.
(Thế Thuyết Tân Ngữ)

Suy tư 86:
“Khi Đức Chúa Giê-su và các môn đệ ra khỏi thành Giê-ri-cô, dân chúng lũ lượt đi theo Người...” dân chúng đi theo Ngài, vây quanh Ngài không phải để coi vóc dáng tướng mạo của Ngài ra sao như những người dân ở thủ đô thứ hai đi coi Vệ Mưu, nhưng họ đi theo Ngài là để nghe lời Ngài giảng dạy để được sự sống đời đời từ nơi miệng Ngài nói ra; vây quanh Ngài là để nhận được ân phúc vô vị lợi từ Ngài ban phát cho họ, để người câm nói được, người què biết đi và kẻ chết sống lại, một sự đi theo rất sáng suốt và bình an.
Đức Chúa Giê-su không “chiêu binh mãi mã” để giới thiệu học thuyết chính sách của mình, nhưng là để loan báo tin vui Nước Trời, kêu gọi mọi người hối cải ăn năn để được tha thứ và được sống đời đời.
Có lúc tôi vì kiêu căng và vì ích kỷ trước những thành công của người khác, mà “chiêu binh mãi mã” quanh mình những người dễ kích động để bôi nhọ nói xấu người anh em chị em của tôi; cũng có lúc tôi hùa theo đám đông để lên án bất công và để “đóng đinh” người khác vào “thập giá tủi nhục”, khiến cho tâm hồn của họ buồn tủi mà “chết” đi trong đời sống thiêng liêng hoặc trong cuộc sống hằng ngày của họ...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (Lễ Hiển Linh)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:50 02/01/2016
Chúa Nhật LỄ HIỂN LINH

Tin Mừng : Mt 2, 1-12.
“Từ phương Đông chúng tôi đến bái lạy Ngài.”


Anh chị em thân mến,
Đọc bài Tin Mừng hôm nay chúng ta thấy nổi bật lên hai khuôn mặt thật của hai loại người: một là khuôn mặt dối trá thâm hiểm của vua Hê-rô-đê, hai là khuôn mặt ngây thơ thật thà và thành kính của ba nhà hiền sĩ đến từ phương Đông.

Khuôn mặt dối trá và thâm hiểm của vua Hê-rô-đê đã đánh lừa được những người hiền lành chất phác, nhưng ông ta không thể đánh lừa được Thiên Chúa, những mưu mô tận đáy lòng của ông đã không che giấu được con mắt của Thiên Chúa, là Đấng luôn nhìn thấy và che chở những người hiền lành. Ông ta đã thất bại chua cay vì có Chúa can thiệp và phá vỡ âm mưu thâm hiểm của ông ta.

Khuôn mặt ngây thơ thật thà và thành kính của ba nhà hiền sĩ, đã cho chúng ta thấy các ông là những người yêu thích và luôn tìm kiếm chân lý trong cuộc sống của mình. Thái độ và khuôn mặt thật thà ấy đã làm cho vua Hê-rô-đê hí hửng vui mừng vì rất dễ dàng đánh lừa được họ, nhưng chính Thiên Chúa đã không để những người thành tâm tìm kiếm chân lý bị người khác lợi dụng bắt nạt, Ngài đã ra tay cứu giúp, và các vị hiền sĩ trở về quê nhà cách bình an...

Anh chị em thân mến,
Trong con người của bạn và tôi đều có hai khuôn mặt: khuôn mặt của Hê-rô-đê tàn ác và khuôn mặt thành kính thật thà của ba nhà hiền sĩ...

Khuôn mặt tàn ác đã làm cho chúng ta trở thành những tên lừa dối anh em chị em của mình, khuôn mặt gian thâm này đã làm cho chúng ta không nhìn thấy được thiện chí của tha nhân, nên chúng ta vẫn cứ mãi lừa dối và mưu hại anh em và người khác để thoả mãn lòng tham của mình. Trái lại, khuôn mặt thành kính thật thà nơi bạn và tôi sẽ làm cho nhiều người nhận ra Đức Ki-tô đang hiện diện và hoạt động trong thái độ thân tình, yêu mến và khiêm tốn của chúng ta, và đó chính là một sự chọn lựa: chọn khuôn mặt của Hê-rô-đê hay chọn khuôn mặt của các nhà hiền sĩ, tất cả đều lệ thuộc vào đức tin và cuộc sống của mình mà thôi.

Lễ Hiển Linh là ngày Chúa tỏ mình ra cho dân ngoại, có nghĩa là ơn cứu độ của Thiên Chúa không dành cho một ai, nhưng là hể ai thành tâm đón nhận Tin Mừng thì sẽ được ơn cứu độ.

Thành tâm đón nhận Tin Mừng như ba nhà hiền sĩ phương Đông, hoặc thành tâm đón nhận Tin Mừng như các mục đồng của thành Bê-lem là đón nhận và trở thành những ánh sao lạ chiếu soi Tin Mừng của Chúa cho mọi người, đó cũng là sứ điệp truyền giáo mà Giáo Hội đang ngày đêm thúc giục chúng ta, hãy làm tất cả những gì có thể để Lời Chúa được mau chạy đến với các linh hồn vậy.

Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Lễ Hiển Linh: Tầm nhìn Ba Vua
Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng
11:03 02/01/2016
TẦM NHÌN BA VUA

LỄ HIỂN LINH 2016 NĂM C

Với cái nhìn thầm lặng, không ồn ào, không khoa trương, không gợn chút mưu toan tính toán, nhưng sâu lắng, công chính, chân thật, đầy nội tâm, đầy thiện chí và là tầm nhìn của cả một tấm lòng, ba con người (quen gọi là ba vua, ba đạo sĩ, ba nhà chiêm tinh…) đã nhìn xuyên thấu ánh sao, đã nhận ra bên kia ánh sao là Chân Lý. Nhờ tầm nhìn xuyên thấu như thế, ba vua đã nhận ra Ơn Cứu Độ của mình: Hài Nhi Giêsu – Thiên Chúa làm người.

Còn Thiên Chúa, Đấng hằng yêu thương con người, không làm ba vua thất vọng. Người ban cho những kẻ có tấm lòng chân thật được gặp mình.

Bởi Thiên Chúa là Đấng chân thật. Ai để lòng mình trào dâng sự thật, người đó sẽ được Thiên Chúa nhìn nhận và cho sống trong tình yêu vô cùng của Thiên Chúa.

Tầm nhìn của ba vua tỏa chiếu sự đơn sơ, không kiêu sa, không cầu kỳ, nhưng tỏa chiếu hạnh phúc và dạt dào thánh ân. Tôi gọi tầm nhìn hiệu quả của ba vua là tầm nhìn xuyên thấu.

I. NHÌN XUYÊN THẤU.

Chỉ một mình tông đồ Matthêu tường thuật biến cố lạ thường: Ngay sau ngày Chúa Giêsu giáng sinh, bầu trời phương đông xuất hiện một vì sao lạ.

Chắc không thiếu những người nhìn thấy ngôi sao. Nhưng chỉ có ba vua nhìn xuyên thấu ánh sao để không dừng lại nơi ánh sao, không chỉ ngồi nhìn ánh sao, không bằng lòng với việc nghiêng cứu ánh sao, mà khám phá nơi cái lạ của một ánh sao vừa xuất hiện để thấy điềm trời, để nhận biết chân lý, để khám phá tình yêu của Đấng Tạo Thành.

Nhờ tầm nhìn xuyên thấu thụ tạo, để nhận ra Đấng Tạo Thành ấy, đã dẫn ba vua về gặp Chúa, gặp Đấng cứu độ mình.

Từ nay, cuộc đời của họ sẽ thay đổi. Bởi từ nay, họ đã mang Chúa nơi tâm tư. Hình ảnh Chúa Hài nhi chiếm ngự đầy ắp trong cõi lòng. Từ nay, họ sẽ ấp ủ hình ảnh của Chúa, và sống cho Chúa trọn đời. Từ nay, họ sống với Chúa và Chúa trong họ.

Biết bao nhiêu biến cố, biết bao nhiêu tai ương xảy ra trên thế giới, trong vũ trụ qua từng thời gian sống của nhân loại. Học nơi Ba Vua để chúng ta cũng có một tầm nhìn, nhìn xuyên thầu mà nhận ra sự quan phòng của Chúa, nhận ra bàn tay Chúa luôn hiện diện trên mọi hoàn cảnh, trên toàn thế giới tạo thành.

II. HỌC NƠI TẦM NHÌN BA VUA.

Có những giọt nước mắt làm cho cả thế giới phải giật mình. Giọt nước mắt rớt xuống trong yêu thương và trong tinh thần trách nhiệm của những nhà lãnh đạo cao cấp, càng làm rúng động thế giới.

Ngày lễ Hiển Linh, chiêm ngắm tầm nhìn xuyên thấu của ba vua, tôi muốn gọi những giọt nước mắt như thế là “Nước mắt Yeb Sano”.

Hãy soi chiếu những giọt nước mắt trong những cơn khốn cùng vào tầm nhìn ba vua, để rút ra bài học cho chính chúng ta.

1. Nước mắt Yeb Sano.

Tháng 11.2013, tại Hội nghị Công ước Khung của Liên Hiệp quốc (COP) về biến đổi khí hậu lần thứ 19, Ngoại trưởng Yeb Sano, trưởng đoàn đàm phán Philipines đã có bài phát biểu kêu gọi hành động khẩn cấp để ngăn chặn một cơn bão tàn khốc khác có thể ập tới, giống như siêu bão Haiyan ập vào Philipines chỉ một tuần trước khi diễn ra Hội nghị này.

Bài phát biểu của nhà Ngoại trưởng thật cảm động:

“…Đến thời khắc này, chúng tôi vẫn không thể chắc chắn về toàn bộ mức độ của sự tàn phá vì thông tin được cập nhật một cách nhỏ giọt tới khốn khổ bởi điện và viễn thông đã bị cắt đứt, có thể còn lâu mới được khôi phục. Đánh giá ban đầu cho thấy Haiyan đã để lại những tổn thất khủng khiếp chưa từng có trong tiền lệ, không thể hình dung nổi và vô cùng tàn khốc, ảnh hưởng tới 2/3 Philippines, khiến khoảng một nửa triệu người mất nhà, cảnh tượng gợi nhớ tới hậu quả của sóng thần đối với vùng đất lớn, lầy lội, đầy bùn, ngập mảnh vỡ vụn và xác người chết.

Theo ước tính từ vệ tinh, Cơ quan Khí tượng và Hải dương quốc gia Hoa Kỳ cũng ước tính rằng Haiyan đã có áp suất tối thiểu khoảng 860 mbar, còn Trung tâm Cảnh báo bão chung ước tính Haiyan có thể đã đạt tới sức gió 315 km/h và gió giật 378 km/h, khiến nó trở thành cơn bão mạnh nhất trong lịch sử hiện đại mà chúng ta từng biết.

Bất chấp những nỗ lực to lớn mà nước tôi đã chuẩn bị để đối đầu với sự tấn công dữ dội của cơn bão quái vật này thì bão cũng quá mạnh, và mặc dù Philippines một quốc gia quen thuộc với bão thì siêu bão Haiyan không giống với bất cứ thứ gì chúng tôi trải qua trước đây, hay có lẽ là không giống với điều gì mà bất cứ quốc gia nào từng trải qua.

Hình ảnh sau cơn bão cũng dần dần từng bước chậm chạp trở nên rõ ràng hơn. Sức tàn phá thật khủng khiếp. Và như thể điều đó còn chưa đủ, một cơn bão khác đang hình thành trong vùng nước ấm ở bờ tây Thái Dình Dương. Tôi rùng mình khi nghĩ tới một cơn bão khác sẽ tấn công chính những nơi mà người dân thậm chí còn chưa thể gượng sức để đứng dậy nổi…”.

Trong nước mắt, ông Sano bất ngờ tuyên bố (không được soạn trước), ông sẽ tuyệt thực trong quá trình diễn ra hội nghị cho đến khi đạt được những bước tiến có ý nghĩa. Ông nói:

“Để đoàn kết với đồng bào tôi, những người đang đấu tranh để tìm thức ăn ở nhà và với em trai tôi, người chưa ăn gì suốt ba ngày qua, với tất cả lòng kính trọng, thưa ông Chủ tịch, và tôi không hề có ý không tôn trọng sự hiếu khách tử tế của ông, bây giờ tôi sẽ bắt đầu tình nguyện tuyệt thực vì khí hậu. Điều đó có nghĩa là tôi sẽ tự nguyện không ăn trong COP này cho đến khi thấy được một kết quả có ý nghĩa.”.

Những lời đau xót và tha thiết của ông Yeb Sano đã làm các tham dự viên nói riêng, và cả thế giới chết lặn.

Nỗi đau về thiên tai chỉ là một phần trong vô vàn nỗi đau mà nhân loại phải gánh chịu. Nó có thể là cơn diệt chủng những dân tộc, những nhóm người yếu thế; có thể là sự lừa lọc trên diễn đàn bằng những tuyên bố, những lời hứa “có cánh” trong những cuộc chạy đua quyền lực; có thể là sự làm ngơ trước cái nghèo, cái khốn khổ của đồng loại, miễn mình an thân trong sự giàu có của mình của quốc gia mình; có thể là sự tìm triệt hạ kẻ yếu bằng sức mạnh của mình, của quốc gia mình; sử dụng một cách vô trách nhiệm đối với tài nguyên, khoán sản, miễn sao chính mình, phe nhóm của mình, quốc gia của mình vinh thân phì da…

2. Bài học của chúng ta.

Với tất cả những gì đang diễn ra trên thế giới và xung quanh, chúng ta cần có tầm nhìn xuyên thấu để tìm cho mình bài học.

- Đó là bài học mà Ba Vua đã dạy chúng ta: Nhận ra Chúa hiện diện nơi thụ tạo, để yêu con người hơn, yêu thiên nhiên hơn, yêu chính công trình hoàn vũ mà Chúa đã tạo dựng và ban tặng ta.

- Nhìn xuyên thấu những nỗi đau biết bao nhiêu người, biết bao nhiêu quốc gia, dân tộc phải rên siết, giúp chúng ta có trách nhiệm với nhau, quý trọng sự sống, quý trọng quyền được hạnh phúc của người khác, của quốc gia khác.

- Có nhiều lãnh vực không thuộc khả năng giải quyết của ta, như những gì vừa nhắc đến, bởi nó thuộc tầm vóc quốc tế. Nhưng từ những gì căn bản nhất, gần cận cuộc sống của ta nhất, đến những gì đặc biệt lớn lao, đều cần sự quan tâm, hơn thế, cần sự trăn trở và thao thức của từng cá nhân, để mỗi cá nhân ý thức, thì mới có ý thức của cả cộng đồng.

- Chúng ta là Kitô hữu, những thăng trầm của cuộc sống mình, của đồng loại quanh mình sẽ trở thành lời cầu nguyện, sẽ là hiến lễ dâng lên Chúa để kết hợp những rên siết của nhân loại với thánh giá Chúa Kitô, mong được Chúa thánh hóa và ban ơn tha tội cho mọi con người.

- Dù có nhiều hoàn cảnh không thể do cá nhân giải quyết, nhưng vẫn cần ta lưu ý nó, để khi có thể, ta phải lên tiếng, phải làm tất cả sao cho cuộc sống thêm hạnh phúc, con người bớt đớn đau.

- Dù có nhiều vấn đề không thuộc cá nhân ta, nhưng ta cần biết đến mọi đau khổ của con người, để trong trách nhiệm, trong giới hạn của mình, ta tránh bớt được bao nhiêu hay bấy nhiêu, những tổn thương mà cá nhân có thể gây ra trên cuộc sống của mình, của đồng loại và của mọi thụ tạo.

Tóm lại: Nơi toàn thể thụ tạo, dấu ấn của Thiên Chúa không bao giờ tàn phai. Hãy nhận ra Chúa, nhận ra tình yêu và bàn tay quan phòng của Chúa nơi thụ tạo để yêu mến Chúa hơn, yêu thụ tạo của Chúa hơn.

Thực tập thật nhiều tầm nhìn xuyên thấu, để luôn luôn nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa nơi thụ tạo. Hãy tôn trọng thụ tạo, vì đó là cách ta nâng niu sự sống của mình. Yêu thụ tạo, yêu sự sống cũng là một nghĩa vụ thờ phượng mà ta phải có đối với Thiên Chúa, Đấng tạo thành ta và tạo thành vũ trụ.

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
 
Hiển linh đâu là chuyện của riêng Ngài
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
12:06 02/01/2016
Hiển linh đâu là chuyện của riêng Ngài

(LỄ HIỂN LINH 2016)

Qua ngôn ngữ của phụng vụ và Thánh kinh, chúng ta gần như được mách bảo : Hiển Linh vừa là chuyện của Thiên Chúa (Thiên Chúa tỏ mình, Thiên Chúa mặc khải, Thiên Chúa hiển linh), cũng vừa là chuyện của loài người (con người ra đi tìm kiếm, dõi theo ánh sao lạ, cung bái Hài Nhi….)

Trước hết, Hiển Linh là chuyện của Thiên Chúa.

Có ai cấm Thiên Chúa không được ở yên trong cỏi vĩnh hằng của Ngài ? Và cũng chẳng có ai buộc Thiên Chúa phải tỏ mình ra, phải hiển linh để cho muôn loài muôn vật nhận biết ?

Thế mà Ngài đã tỏ mình, đã hiển linh cách rõ ràng, trần trụi, chân xác :

- Rõ ràng như cả ngàn lít nước lã biến thành rượu ngon tại tiệc cưới Cana và tiếp đó là bao nhiêu dấu lạ : …..

- Trần trụi như chàng thanh niên thợ mộc Giêsu đến từ Na-da-rét chen chúc giữa đám tội nhân lội xuống dòng sống Gio-đan để ông Gioan làm phép rửa, để rồi sau đó 3 năm bị kết án chết trần trụi trên cây thập giá.

- Chân xác như vì sao lạ dẫn các nhà đạo sĩ vượt qua muôn dặm nẻo đường đến ngay tại Bê Lem để chiêm bái Hài Nhi Giêsu để sau đó 30 năm, không phải bằng sao lạ dẫn đường mà bằng chính những bước chân ngược xuôi trên muôn nẻo đường cát bụi Palestina để dẫn đưa bao nhiêu con người tìm nhận ra Tin Mừng cứu độ..

Và từ đó chúng ta lại hiểu thêm dụng ý của việc Thiên Chúa hiển linh :

- Nếu không có cả ngàn lít rượi ngon của Chúa Giêsu thì tiệc cưới Cana mãi mãi dở dang và nối dài chỉ toàn là nước lã.

- Nếu không có chàng thanh niên Giêsu thợ mộc đến từ Na-da-rét chen bước xuống dòng sông Giođan để ông Gioan làm phép rửa, thì mãi mãi dòng người tội lỗi kia chẳng có cơ hội để thanh tẩy và đổi đời.

- Và nếu không có vì sao lạ dẫn lối đưa đường, thì không chỉ có 3 nhà đạo sĩ Phương Đông mãi mãi nghìn trùng xa cách với Bêlem mà muôn muôn thế hệ con người sẽ ở hoài trong cái bóng đêm lầm lạc, chẳng bao giờ tìm gặp được Đấng Emmanuel Cứu thế.

Thế mới biết :

- Khi chúng ta cứng lòng như Tôma khăng khăng đòi “bắt được tay, day được cánh…” thì lập tức Ngài hiển linh, hiện đến bảo “Tôma hãy chạm tay vào”.

- Khi chúng ta trở nên chai đá, thù địch như Saulô thì lập tức Ngài “đạp” cho ngã ngựa, mù mắt để biết được thế nào là “đạp mũi nhọn Giêsu”

- Khi chúng ta chơi bời phóng đảng, hợm hĩnh kiêu căng như Augustinô, thì “Chúa gọi con. Chúa la to và đã phá tan sự điếc lác của con. Chúa rực sáng. Chúa chiếu tỏa và đã xua tan sự mù lòa của con”

Nếu hiểu “Hiển Linh” một cách rất đời thường trong cuộc sống hôm nay thì sự kiện lá thư “Phản Biện 6 Luận Điểm của PGS-TS Nhà giáo ưu tú Trịnh Thị Minh Đức giảng về Công Giáo” của sinh viên Nguyễn Văn Thiên gởi tận tay cô giáo bộ môn vào trưa ngày 26.11.2015 tại Hà Nội, cũng có thể hiểu đó cũng chính là một cuộc “hiển linh” dành cho những con người mà cả cái tâm và cái tầm vẫn còn cách xa vời vợi với chân lý Phúc âm và đạo lý làm người.

Và như thế, chúng ta có thể kết luận câu chuyện thứ nhất :

- Thiên Chúa hiển linh bởi vì Ngài chính là Tình Yêu ; mà tình yêu tự bản chất, luôn đòi hỏi phải sẻ chia, trao ban, phải cho : “Thiên Chúa yêu thế gian đến nổi đã ban Con Một” (Ga 3,16)

- Thiên Chúa hiển linh vì Ngài là ánh sáng ; mà ánh sáng luôn xua tan bóng tối để mở đường cho nhân loại tiến vào ánh sáng cứu độ : “Kìa bóng tôí bao trùm mặt đất, và mây mù phủ lấp chư dân ; còn trên ngươi, Đức Chúa như bình minh chiếu tỏa, vinh quang Người xuất hiện trên ngươi…”

- Thiên Chúa hiển linh vì Ngài là Chân lý ; mà chân lý lại không ở trên các tầng mây nhưng lại kết tinh thành Lời và “Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta”. Lời đó chính là “Đường, Sự Thật, Sự sống” dẫn dắt chúng ta tiến về quê hương hạnh phúc vĩnh hằng !

Thứ đến, Hiển linh lại là chuyện dành cho tôi.

Nhưng bóng dáng con người được tìm thấy ở đâu đây ?

- Con người đó hiện diện trong chân dung của các nhà đạo sĩ cương quyết lên đường dõi theo ánh sao lạ tìm cho được Vị Cứu Tinh nhân loại.

- Con người đó hiện diện nơi những thân phận bé nhỏ, khó nghèo như Đức Trinh nữ Maria, Thánh Giuse, các mục đồng thành Bêlem…và sau nầy đó là những Tông đồ như Phêrô, Anrê, Gioan, Giacôbê, Matthêô…những người đã nghe tiếng gọi từ trời cao và nhận ra ý định của Thiên Chúa và nhất quyết ra đi thực hành, bất chấp mọi gian nan thử thách.

- Con người đó hiện diện nơi bao nhiêu vị Thánh nhân trên bàn thờ Giáo Hội mà chứng từ cuộc sống và cả cái chết đã nói lên đầy đủ nổi khát khao dành cho chân lý cứu độ và tình yêu ắp đầy dành cho Thiên Chúa và con người.

- Con người đó cũng đang hiện diện nơi bao nhiêu anh chị em đang dấn thân lên đường dõi theo ánh sao của chân lý, tình thương, phục vụ, ánh sao của Tin Mừng về tự do, công bằng, bác ái, bất chấp đọa đầy, trù dập, tội tù và cả cái chết….

Và như thế chúng ta có thể kết luận rằng :

Sự hiển linh của Thiên Chúa hôm qua, hôm nay và mãi mãi vẫn còn hiện thực và ắp đầy trên mọi nẻo đường thế giới.

Ánh sao Bê lem sẽ không khi nào vụt tắt trên vòm trời thế giới khi Lời Chúa vẫn còn được vang lên từng mỗi phút giây giữa đời thường ; và những bước chân của các nhà đạo sĩ Phương đông sẽ mãi mãi được tiếp nối qua anh qua chị qua tôi, qua tất cả những ai sẵn sàng dấn thân sống đạo và phục vụ công cuộc Tân phúc âm hóa.

Với năm Thánh Lòng Thương Xót đang diễn ra trong nhịp sống đức tin của Dân Chúa, lại không là một ánh sao Bê lem đang lấp lánh trên vòm trời thế giới chúng ta hôm nay đó sao ? Lòng thương xót của Thiên Chúa chính là một cuộc hiển Linh diệu kỳ nhất và trung thành nhất mà ai ai đều có thể nhận ra. Điều quan trọng còn lại đó chính là đáp trả và dấn bước lên đường.

LM. Trương Đình Hiền
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thách thức lương tâm thế giới, Ả rập Saudi hành quyết 47 người trong đó có cả một giáo sĩ Hồi Giáo Shiite cao cấp
Đặng Tự Do
19:59 02/01/2016
Biểu tình chống án tử hình giáo sĩ Hồi Giáo Shiite Nimr al-Nimr
Vẫn cứ chém để dằn mặt dân chúng
Ả rập Saudi đã hành quyết 47 người vào ngày thứ Bảy 2 tháng Giêng, trong đó có một giáo sĩ Hồi Giáo Shiite, người được coi là nhân vật chính đằng sau các cuộc biểu tình chống chính phủ và chống người Hồi Giáo Sunni. Ông bị kết tội tham gia vào các cuộc tấn công gây chết người của bọn khủng bố Al-Qaeda.

Nimr al-Nimr, 56 tuổi, được coi là người chủ chốt trong các cuộc biểu tình nổ ra vào năm 2011 tại Ả rập Saudi nơi đa số dân theo Hồi Giáo Sunni. Người Hồi Giáo Shiite là thiểu số tại quốc gia này và thường than phiền vì tình trạng bị gạt ra ngoài lề xã hội và thậm chí là bị bách hại.

Bộ Nội vụ Saudi cho biết 47 đã bị kết án vì họ cổ vũ cho hệ tư tưởng Hồi Giáo cực đoan “takfiri”, tham gia “các tổ chức khủng bố” và thực hiện nhiều tội phạm “hình sự”.

Các tổ chức nhân quyền trên thế giới đồng loạt lên án các cáo buộc này.

Sáng ngày 2 tháng Giêng Ả rập Saudi đã mở cuộc họp báo để giải thích với thế giới về những án tử hình này. Hiện diện trong cuộc họp báo có tướng Mansur al-Turki, là phát ngôn viên bộ nội vụ; và Mansour al-Qafari, là phát ngôn viên bộ tư pháp.

Chống lại các chỉ trích trên thế giới, ông Mansour al-Qafari nói:

“Những can thiệp của nước ngoài vào các vấn đề pháp lý là không thể chấp nhận được và chúng tôi sẽ không lắng nghe, vì tư pháp là một vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia, và nhà nước có quyền áp dụng các quy tắc hợp pháp để cai trị trên lãnh thổ chúng tôi”.

Ông nói thêm:

“Hệ thống tư pháp của chúng tôi là hợp pháp và khách quan. Chúng tôi có những công cụ để bảo đảm việc xét xử công bằng. Đây là những bảo đảm được quy định bởi luật Hồi giáo, các cam kết quốc tế và các thủ tục đã được thiết lập tại Ả rập Saudi.”
 
Nigeria bắt đầu năm mới 2016 với việc khánh thành tượng Chúa Giêsu lớn nhất Phi Châu
Đặng Tự Do
23:03 02/01/2016
Hôm thứ Sáu 01 tháng Giêng, Nigeria đã bắt đầu năm mới với việc khánh thành một bức tượng cao 9 mét của Chúa Giêsu Kitô được chạm trỗ từ đá cẩm thạch trắng. Đây là tượng Chúa Giêsu lớn nhất ở Phi Châu cho đến nay. Bức tượng mang tên "Jesus The Greatest" nặng 40 tấn.

Hơn 100 linh mục và hàng ngàn người Công Giáo đã tham dự lễ ra mắt chính thức tại thị trấn Abajah ở phía Đông Nam Nigeria.

Obinna Onuoha, một doanh nhân địa phương đã thuê một công ty Trung Quốc để thực hiện bức tượng này và đặt tượng trong sân một nhà thờ có thể chứa đến 2000 giáo dân. Nhà thờ này cũng chính ông đã xây dựng nên hồi năm 2012.

Trong bài giảng Đức Giám Mục Augustine Tochukwu Okwuoma nhận xét rằng bức tượng này sẽ là một "biểu tượng rất lớn về đức tin" cho các tín hữu cũng như những người qua đường. "Nó sẽ nhắc nhở họ về tầm quan trọng của Chúa Giêsu Kitô, trong đời sống chúng ta" Đức Cha Okwuoma nói.

Obinna Onuoha, người đã hiến tặng bức tượng này cũng như ngôi nhà thờ nguy nga, năm nay mới 43 tuổi nhưng là chủ của một công ty dầu khí và phân phối khí đốt. Ông không tiết lộ chi phí xây dựng bức tượng. Tuy nhiên, ông cho biết bức tượng đã được khánh thành trùng vào dịp kỷ niệm 50 năm đám cưới của cha mẹ mình.

Nigeria với số dân 170 triệu người vẫn thường xuyên bị quân Hồi Giáo Boko Haram quấy nhiễu. Trong 6 năm qua, khoảng 17,000 người đã bị bọn khủng bố Boko Haram sát hại. Tuy nhiên, bạo lực chủ yếu diễn ra ở miền Bắc nước này.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Huynh đoàn Thánh Gioan Melbourne mừng bổn mạng
Trần Văn Minh
03:57 02/01/2016
Vào lúc 10 giờ 30 sáng Thứ Bảy 2/1/2016, tại Nhà thờ Saint Brenden Flemington, Huynh đoàn Đa Minh Thánh Gioan Tông đồ thuộc Liên huynh đoàn Đức Mẹ Lên Trời Victoria, hân hoan mừng lễ Thánh Gioan Tông đồ là bổn mạng của huynh đoàn. Huynh đoàn đã dâng Thánh lễ mừng bổn mạng và cầu xin ơn an bình năm mới.

Mời xem hình

Năm nay, do Cha Tổng Linh hướng Dòng Đa Minh Việt Nam Úc Châu không đến được, nên Thánh lễ được Linh mục Giuse Vũ Phước Hiến Chánh xứ Saint Brenden cử hành. Ca đoàn Đa Minh do quý Seour Đa Minh phụ trách. Nhưng như thường lệ, trước Thánh lễ, Liên huynh đoàn và các đoàn thể cùng tề tựu thật sớm trong ngôi Thánh đường thân quen, để đọc kinh thần vụ, vị đại diện huynh đoàn đã lên đọc tiểu sử Thánh bổn mạng và sau đó là bản kinh thần vụ của Hội Dòng Đa Minh được chiếu trên màn ảnh, để mọi người hiện diện cùng đọc theo thật sốt sắng.

Ngỏ lời trước khi Thánh lễ, Linh mục Vũ Phước Hiến cho biết và xin mọi người cùng cầu nguyên cho Linh hồn Louis thân phụ của Linh mục Tổng linh hướng đặc trách Liên huynh Việt Nam Úc Châu mới qua đời, nên Ngài không đến với Huynh đoàn. Trong bài chia sẻ lời Chúa, nhân ngày đầu năm, Linh mục Vũ Phước Hiến, có những tâm sự chia sẻ về những tình yêu đời thường mà linh mục đã gặp trong những dịp đi làm công việc từ thiện tại quê nhà, những câu chuyện nhỏ, nhưng nói lên ý nghĩa lớn của chữ yêu thương của cha mẹ trong gia đình. Từ đó suy rộng ra những liên kết trong đời sống thánh hiến của những đoàn viên Đa Minh, đã giúp nhau lên thánh giữa đời thường qua gương Cha Thánh Đa Minh.

Cuối lễ, chị Maria Nguyễn Thị Hương trưởng ban phục vụ huynh đoàn đã lên cám ơn đến quý Cha, quý Seour, ca đoàn, quý vị đại diện ban phục vụ liên huynh Việt Nam Úc Châu, liên huynh Victoria cùng các hội đoàn trong Tổng Giáo phận Melbourne đã về hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn và thêm lời cầu nguyện, xin ơn bình an năm mới cùng với huynh đoàn. Để tỏ tình thân mến, huynh đoàn đã mời mọi người hiện diện cùng qua bên hội trường giáo xứ để dùng bữa ăn nhẹ chung vui cùng huynh đoàn trong ngày mừng lễ bổn mạng.
 
Giáo phận Thái Bình dâng lễ tạ ơn và truyền chức Linh Mục
Kiếm Chín
22:31 02/01/2016
Giáo phận Thái Bình: Niềm vui tạ ơn của ngày đầu Năm Mới 2016

Sáng nay, ngày 01 tháng 01 năm 2016, tại Nhà chung Giáo phận Thái Bình, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ - Giám mục Giáo phận - đã long trọng chủ sự thánh lễ Đại triều: Mừng 80 năm thành lập Giáo phận Thái Bình- Mừng Nhà Chung Giáo phận hoàn thành - Truyền chức Linh mục và Phó tế cho 26 Tiến chức (17 Linh mục và 9 Phó tế)

Xem Hình

Niềm vui mừng Con Chúa giáng trần vẫn còn hân hoan bao trùm trên cả không gian, thời gian, và trong cung lòng mỗi người tín hữu Thái Bình; sau Đại lễ Thiên Chúa Giáng Sinh tâm tình tạ ơn của toàn Giáo phận, từng giáo hạt về mừng Nhà chung hoàn thành, các thánh lễ được diễn ra long trọng và sốt sáng dưới sự chủ sự của Đức Giám Mục Giáo phận kính mến.

Nhà Chung Giáo phận Thái Bình trong những ngày cuối năm dương lịch 2015 không ngừng rộn vang tiếng trống, tiếng kèn đồng và từng dòng người từ khắp nơi lũ lượt đổ về. Thật đúng như những cơn mưa hồng ân Thiên Chúa tuôn đổ trên Giáo phận yêu thương. Và hôm nay, ngày đầu tiên của năm 2016, ân sủng của Thiên Chúa lại đổ tràn trên Giáo phận trong ngày lễ tạ ơn: Mừng kỷ niệm 80 năm thành lập Giáo phận - Mừng thành quả của ngôi Nhà chung, và Đại lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa – Truyền chức cho các tiến chức.

Hiệp dâng thánh lễ cùng Đức Cha hôm nay, có sự hiện diện của quý cha Bề trên các hội Dòng, cha Tổng Đại diện, cha Đại diện Giám mục miền Hưng Yên, cha Giám đốc Đại chủng viện, đông đảo quý cha trong và ngoài giáo phận. Tham dự thánh lễ có các ân nhân, thân nhân, giáo dân giáo xứ quý hương của các tiến chức và cộng đoàn dân Chúa của hầu khắp các giáo hạt trong toàn Giáo phận.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ có lời chúc mừng cộng đoàn Giáo phận, đặc biệt là tân Linh mục và Phó tế, ngài cho thấy đây là quà tặng của Thiên Chúa không chỉ dành cho gia đình các tiến chức mà là của cả cộng đoàn Giáo phận chúng ta.

Các tiến chức linh mục và phó tế đã trải qua thời gian dài học tập, tu dưỡng bản thân trong các dòng tu và Đại Chủng viện. Sau khi mãn trường, các thầy tiếp tục với việc tập vụ tại các xứ đạo thuộc Giáo phận Thái Bình.

Sau bài Tin Mừng là nghi thức tuyển chọn ứng viên lên chức Phó tế và chức Linh mục do cha Gioan B. Nguyễn Sơn Hải, Giám đốc Đại chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức, cũng là cha Đại diện Tư pháp tòa án giáo phận đã xướng tên, giới thiệu các tiến chức phó tế và tiến chức linh mục với Đức Giám Mục Giáo phận và đã được ngài chấp nhận.

Danh sách 17 tân Linh mục:

1. Thầy Đa Minh Nguyễn Văn Bảng

2. Thầy Giuse Phạm Đức Bình

3. Thầy Giuse Phạm Văn Chức

4. Thầy Tôma Trần Văn Đại

5. Thầy Vinh Sơn Đỗ Văn Hà

6. Thầy Vinh Sơn Nguyễn Văn Hoàng

7. Thầy Phêrô Chu Huy Mạc

8. Thầy Giuse Mai Trần Minh

9. Thầy Đaminh Đặng Thái Phúc

10. Thầy Giuse Bùi Văn Phương

11. Thầy Giuse Trần Thanh Tâm

12. Thầy Đaminh Phạm Thành Thạo

13. Thầy Giuse Trần Văn Thụ

14. Thầy Vinhsơn Phạm Văn Thượng

15. Thầy Phanxicô Đinh Văn Trí

16. Thầy Giu-se Nguyễn Văn Triển

17. Vincentê Phaolô Maria Phạm Quốc Dũng, CMC

Danh sách 9 thầy Phó tế:

1. Thầy Agustinô Đỗ Duy Đại

2. Thầy Micae Nguyễn Văn Đô

3. Thầy Antôn Nguyễn Văn Hiện

4. Thầy Vinhsơn Nguyễn Quốc Hoàn

5. Thầy Giuse Trần Văn Hoạt (Xuân Hùng)

6. Thầy Giuse Nguyễn Đình Huynh

7. Thầy Gioan Maria Vũ Đức Mẫn, CMC

8. Thầy Giuse Nghi Maria Thạch Ngọc Vàng CMC.

9. Thầy Gaprien Maria Nguyễn Hoàng Long CMC.

Bài chia sẻ trong Thánh lễ hôm nay, Đức Cha Phêrô đã nêu vấn đề để các tiến chức cùng cộng đoàn suy ngẫm: Ai là Linh mục thật? Muốn trở thành Linh mục đích thực của Chúa Giêsu, phải làm gì? Câu trả lời có lẽ ai trong chúng ta cũng biết: Chúa Giêsu - Linh mục tối cao, Linh mục đời đời, Linh mục duy nhất. Vì vậy không có Linh mục nào đích thực, chân chính cho bằng Linh mục Giêsu và Linh mục Giêsu Kitô trên Thập giá là đối tượng duy nhất của tất cả các tân Linh mục và tân phó tế hôm nay lấy làm mẫu gương. Đức Giám Mục cũng nhắc lại ý nghĩa các lời tuyên hứa của các tiến chức khi dấn thân vào con đường tận hiến. Sống khó nghèo như Chúa Giêsu xưa là mẫu gương tuyệt hảo cho các linh mục. Sự an nhàn, sung túc, giàu có và hưởng lạc rất xa vời đối với đời sống các linh mục. Sống độc thân, khiết tịnh, dâng hiến trái tim mình cho tình yêu tha nhân và sự vâng phục vô điều kiện để bản thân trở nên kẻ hầu hạ, phục vụ cho mọi người là đích hướng tới của đời sống mỗi Linh mục. Và ở bất kì nơi nào, người Linh mục đi đâu, làm gì cũng là quà tặng yêu thương của Thiên Chúa đem đến mà trao cho mọi người.

Kết thúc bài giảng, Đức Cha long trọng đặt tay trao ban Bí tích Truyền chức thánh cho các tiến chức phó tế và linh mục. Và Thánh lễ tiếp tục với phần phụng vụ Thánh Thể. Các tân linh mục bắt đầu sứ vụ mới, đồng tế với Đức Giám Mục kể từ phần Phụng vụ Thánh Thể.

Sau cùng một vị đại diện cho các gia đình tân Linh mục và Phó tế tạ ơn Thiên Chúa vì Người đã yêu thương và chọn gọi các tân linh mục; cảm tạ Đức Giám Mục vì đã yêu thương, nâng đỡ, chỉ dẫn, đồng hành và truyền chức cho các tân Linh mục, Phó tế, cám ơn quý cha đồng tế, quý ân nhân, thân nhân và mọi người đã cầu nguyện, dạy dỗ, hướng dẫn và giúp đỡ các tân chức trong hành trình ơn gọi.

Nguyện xin Thiên Chúa nâng đỡ, dìu dắt các tiến chức hôm nay vừa được Người yêu thương và tuyển chọn, xin Thiên Chúa ban cho họ sức mạnh, trí khôn để sẵn sàng hi sinh phục vụ, để thi hành sứ mạng của Giáo Hội là giới thiệu Đức Kitô cho nhiều người.

Kiếm Chín
 
Hành hương La Mã đầu năm mới
Người La Mã
11:28 02/01/2016
HÀNH HƯƠNG LA MÃ ĐẦU NĂM MỚI

Với niềm tin và tín thác vào Thiên Chúa, đặc biệt qua lời chuyển cầu của Mẹ, nhiều đoàn con của Mẹ đã về với Đền Đức Mẹ La Mã để hành hương nhân dịp đầu tháng cũng như đầu năm mới 2016 này.

Từ sáng sớm, con cái của Mẹ từ nhiều nơi đã tìm về mảnh đất La Mã thân thương.

Đoàn đến sớm nhất hôm nay có lẽ là đoàn của dì Bảy Phụng (nguyên Tổng Phụ Trách Hội Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn) cùng các nữ tu của Hội Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn. Đến nơi đây, không còn gì xa lạ bởi lẽ quý nữ tu của dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn cũng đã gửi quý nữ tu phục vụ ở trung tâm hành hương này từ nhiều năm qua.

Xem Hình

Rồi dần dần con cái Mẹ từ giáo xứ An Nghĩa – An Thới Đông (Cần Giờ), Phú Trung, Bắc Hà, Hóc Môn thuộc giáo phận Sài Gòn cũng về đây kính viếng Mẹ. Đoàn đông nhất về Mẹ La Mã hôm nay có thể nói đó là các nữ tu Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh Mục. Theo đoàn các soeurs có các soeurs đến từ các nước bạn.

Có người ra nơi nhặt được ảnh Mẹ để kính viếng mảnh đất thiêng, có người cầu nguyện trước linh ảnh ... Trong khi đó thì có người tìm đến bí tích Hòa Giải với Cha đang sẵn chờ để trao lòng Thương Xót Chúa.

10 giờ, thầy Đaminh M. Nguyễn Vũ Phong cùng mời gọi cộng đoàn hiệp nhau trong giờ hành hương kính Mẹ sáng hay. Thầy Phong mời gọi cộng đoàn cùng nhau xin ơn Chúa Thánh Thần đến với cộng đoàn trong giờ hành hương này. Chủ đề ngày hôm nay Thầy mời gọi cộng đoàn đó là Đức Maria với mầu nhiệm Hiển Linh.

10 g 30, cha Đaminh Nguyễn Hữu Trung – đặc trách Trung Tâm Hành Hương La Mã đã chủ tế Thánh Lễ tạ ơn cũng như xin ơn bình an cho cộng đoàn trong năm mới 2016 này.

“Còn Maria thì ghi nhớ tất cả những việc đó trong lòng” ... Cha Đaminh mời gọi cộng đoàn cùng nhìn đến hình ảnh của những mục tử khi được các thiên sứ loan báo việc Hài Nhi sinh ra. Sau khi nghe, họ đi tìm và thấy Đức Maria, Giuse và Hài Nhi mới sinh nằm trong máng cỏ. Nếu chúng ta là mục tử, chúng ta làm gì ? Những mục tử đã tung hô Thiên Chúa. Quan trọng hơn những người này đó là Đức Trinh Nữ Maria. Đức Maria lại suy đi nghĩ lại trong lòng. Tại sao Maria là Mẹ Thiên Chúa ? Chỉ vì sinh ra Chúa Giêsu mà Chúa Giêsu là Thiên Chúa nên Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và Mẹ không hiểu được mầu nhiệm. Chính vì thế, Mẹ suy đi nghĩ lại trong lòng. Hai mẫu người khác biệt, người thì loan báo còn người thì chiêm niệm. Maria là người tuyệt hảo làm cung điện cho Thiên Chúa.

Ta không quên tiệc cưới Cana. Chúa Giêsu nói gì ? Con cũng là khách mời, Mẹ cũng là khách mời ... giờ của con chưa đến ... Mẹ vẫn tin tưởng vào con của mình và Mẹ nói : “Ngài bảo gì, hãy làm theo”.

Và, ta thấy trong hành trình loan báo, con Mẹ bị chống đối nhưng Mẹ vẫn im lặng để suy niệm. Đặc biệt trên con đường thập giá, Mẹ vẫn lặng lẽ. Nếu tôi thì tôi cào cấu, kêu la ... nhưng Đức Maria im lặng và suy đi nghĩ lại trong lòng. Chính vì thế Đức Maria là mẫu gương cho mỗi người chúng ta : Mẹ thành tâm và trung tín.

Sau đó Cha kể câu chuyện chàng thanh niên bị kêu án tử. Dù bị kêu án tử nhưng anh ta trung tín. Đức Maria là người trung tín và suy đi nghĩ lại trong lòng lời hứa của Thiên Chúa. Maria chính là mẫu gương cho chúng ta. Chúng ta nhìn lại 1 năm qua chúng ta thấy gì ? Bao nhiêu việc sai trái của mình nhưng ta không thấy. Ta thấy việc sai trái của người khác thôi. Ước chi đời sống của ta là lời tạ ơn, suy niệm ý định Thiên Chúa trên cuộc đời của ta. Nhờ im lặng, nhờ suy nghĩ như Maria để chúng ta đón nhận Lời của Thiên Chúa và Lời sinh hoa kết trái trong đời ta và mang hạnh phúc cho đời chúng ta.

Kết lễ, một số người nán lại để cầu nguyện với Mẹ và có người lại trở vào nơi nhặt được linh ảnh Mẹ để thăm viếng ...

Những người tham dự hành hương đến từ sáng sớm hay đến tham dự Thánh Lễ chuẩn bị về thì vẫn thấy những người khác có lẽ không đến từ sáng được mà đến vào đầu giờ chiều. Dẫu sáng hay chiều nhưng thấy được con của Mẹ luôn sẵn lòng hướng về Mẹ và đến với Mẹ trong những hoàn cảnh có thể.

Vẫn tin và vẫn mong Mẹ La Mã Bến Tre luôn chở che, gìn giữ cũng như chuyển cầu cho những ai đến mảnh đất thiêng này những ơn cần thiết để sống trọn vẹn đời Kitô hữu của mình như Mẹ.

Người La Mã



 
Hành hương ngày đầu năm mới về trung tâm Đức Mẹ Kevelaer, Đức quốc
Lm Đa Minh Nguyễn Ngọc Long
11:55 02/01/2016
Hành hương ngày đầu năm mới về trung tâm Đức Mẹ Kevelaer, Đức quốc

Giáo đoàn người Việt Nam Công Giáo Đức Mẹ Lavang thuộc hai giáo phận Koeln - Aachen từ ba năm nay, vào ngày đầu năm mới Dương lịch cùng hành hương về trung tâm Đức Mẹ Kevelaer có từ 1647.

Xem Hình

Tập tục đạo đức này lầu đầu tiên nói đến nhiều người nghi ngại không mấy có cảm tình ủng hộ. Nhưng sau đó nhiều người đã thay đổi suy nghĩ, và càng ngày càng có đông người hơn cùng đi tham dự. Lý do nghi ngại, vì chiều ngày 31.12. năm cũ hầu như gia đình nào cũng thức đêm đón giao thừa Tết Dương lịch cho đến hai hay ba giờ sáng. Nên sợ sáng hôm sau ngày 01.01. năm mới không thức dậy nổi lúc 08.00 giờ sáng.

Nhưng trái lại hàng hương ngày đầu năm mới 01.01. ngày lễ kính Đức Mẹ, mẹ Thiên Chúa, cùng cầu nguyện cho hòa bình trên thế giới, được tổ chức từ 14.00 giờ đến 17.00 giờ.

Và địa điểm trung tâm hàng hương Đức mẹ Kevelaer ở phía trung Tây nước Đức gần biên giới nước Hòalan, thuộc vùng đồng bằng hạ lưu sông Rhein, lại không xa nơi những người Công Giáo Việt Nam ở hai giáo phận Koeln và Aachen sinh sống, vào khoảng hơn kém 100 Km. Nên rất thuận tiện cho việc di chuyển bằng xe hơi. Hơn nữa ngày 01.01 Dương lịch ngày đầu năm mới là ngày lễ nghỉ cà đời và đạo.

Năm nay 01.01.2016 Cha Thomas Nguyễn đình Anh Nhuệ là tu sỹ Dòng Phanxico mặc tu phục áo đen, giáo sư Kinh Thánh ở Pontifical Gregorian University Rome và Biblical Theology at the Pontifical Theologial Faculty of St. Bonaventure ( Seraphicum-Rome), đồng thời cha cũng là giáo sư ở Catholic Theological College MCD University of Divinity (Melbourne), giảng về Năm Thánh lòng thương xót.

Và cũng là dịp trùng hợp rất có ý nghĩa thánh thiêng cho ngày hành hương năm mới năm nay. Vì Vương cung thánh đường Đức mẹ Kevelaer được Giáo phận Muenster chọn là nơi có cửa Năm Thánh cho mọi tín hữu trong năm thánh 2015-2016 đến kính viếng hưởng toàn xá như Hội Thánh ấn định.

Trong ngôi vương cung thánh đường cổ kính được xây dựng năm 1858, mọi người tín hữu Việt nam và có một số người Đức hay Hoàlan ngồi chật hết chỗ, vào khoảng hơn 600 người, Cha Thomas đã giảng thuyết với cả nhiệt huyết của một ty sỹ Dòng sống đời chiêm niệm về lòng thương xót của Chúa.

Cha Thomas Nhuệ còn trẻ là một giáo sư chuyên môn Kinh Thánh nơi các Đại học của Giáo Hội nổi tiếng ở Roma, cùng có tài ăn nói lưu loát sống động có duyên sức lôi cuốn kéo chú ý người nghe.

Cắt nghĩa về lòng thương xót của Thiên Chúa, dựa vào Kinh Thánh, Cha đưa ra hai hình ảnh cụ thể:

Thiên Chúa nói với Thánh Tiên tri Maisen ở dưới chân núi Sinai: „Tên Ta là Giave, là Đấng luôn có mặt“( Xh 3,14)

Và trên núi Sinai, Thiên Chúa nói với Thánh Tiên tri Maisen: “ĐỨC CHÚA đi qua trước mặt ông và xướng: Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giàu nhân nghĩa và thành tín,7 giữ lòng nhân nghĩa với muôn ngàn thế hệ, chịu đựng lỗi lầm, tội ác và tội lỗi,“. (XH 34, 6)

Như thế Thiên Chúa là Đấng luôn có mặt ở giữa dân và đồng thời lại là Người có lòng nhân từ thương xót không bỏ quên ai.

Trong Thánh lễ mừng kính Đức mẹ là mẹ Thiên Chúa, cha cắt nghĩa về tên Chúa Giesu:

Tên Chúa Giêsu với người Công Giáo là tên cực trọng, cực thánh. Nên khi hát hay đọc đến tên Chúa Giesu trong kinh Vinh danh và kinh Tin kính mọi người cúi đầu thờ lạy tôn kính.

Jesus viết bằng tiếng Hylạp trong Thánh kinh Cựu ước là „ Jeschua“, mang ý nghĩa „ JHW là ơn cứu độ“.

Ngay chương khởi đầu phúc âm Thánh sử Matheo đã nói đến việc đặt tên như trọng trách của Thiên Thần nói với cho Ông Giuse: “ Bà (Maria) sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.(Mt 1,21).

Việc đặt tên cho con với người Do Thái rất quan trọng, mang tính cách thần thiêng thánh đức.

Tên của Thánh Gioan tiền hô, không phải là do cha mẹ đặt cho, nhưng do Thiên Thần Chúa hiện ra với Ông Zacaria và bảo phải tên cho người con sẽ chào đời là Gioan. Trường hợp tên của Chúa Giêsu cũng vậy. Thiên Thần Chúa hiện đến bảo Thánh Giuse phải đặt tan cho hài nhi là Giesu. ( Mt 1,21)

Và Thiên Thần Gabriel hiện đến truyền tin cho Đức Mẹ Maria cũng nó phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu: 31 Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-suê. ( Lc 1,31).

Người Công Giáo, nhất là người Công Giáo Việt Nam, trong hầu như mọi trường hợp, đều kêu cầu danh Thánh Giesu Maria! Việc kêu cầu danh thánh như thế nói lên tâm lòng tin tưởng trông cậy nơi Chúa Giêsu là đấng cứu độ. Và kèm theo tên Maria, xin mẹ Maria cầu bầu phù hộ cho trước mặt Chúa. Vì Đức Mẹ là mẹ Thiên Chúa.

Việc kêu cầu danh thánh Giesu trong đời sống xin ơn phù hộ cứu giúp là việc đạo đức tốt lành. Dài hơn nữa có thể kêu cầu“ Lạy Chúa Giêsu, con tin tưởng tín thác nơi Ngài. Hay ngắn gọn: Giesu Maria!

Năm Thánh lòng thương xót, 02.01.2016

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
 
Ngày Truyền Thống Dòng Đa Minh Rosa Lima
Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du
19:23 02/01/2016
Xem hình ảnh

Đến hẹn lại lên, ngày lễ Mẹ Thiên Chúa hàng năm chị em Dòng Đa Minh Rosa Lima trở về tu viện trung ương Dòng tại Thủ Đức trong ngày kỷ niệm truyền thống của Dòng. Ngày này của 43 năm về trước Đức tổng Phaolô Nguyễn Văn Bình đã ký sắc lệnh thành lập Dòng.

Các nữ tu ở các cộng đoàn của Dòng thuộc các giáo phận Saigon, Xuân Lộc, Bà Rịa, Đà Lạt, Kontum, Hải Phòng đều trở về nhà Mẹ với sĩ số hơn 400 chị em.

Mở đầu chương trình, ban tổ chức cho chị em coi lại những hình ảnh về các hoạt động của Dòng diễn ra trong năm vừa qua [i]. Sau đó trong bài múa chủ đề, các em Tiền Tập mời gọi cộng đoàn hướng lòng về chủ đề của ngày truyền thống hôm nay: Lòng thương xót trong đời sống cộng đoàn.

Trong bài chia sẻ, chị Bề Trên Tổng Quyền Agnès Nguyễn Thị Thịnh nhắn nhủ chị em hãy học một cách liên lỷ, không chỉ học trong thời gian đào tạo mà cả khi đã khấn trọn đời, người nữ tu cũng không được xao lãng việc học hành. Chị mời gọi chị em hãy siêng năng cầu nguyện và sống trung thực.

Tưởng cũng nên nhắc lại rằng vào ngày lễ Thánh Rosa Lima năm 2015, Chị Bề trên tổng quyền mời gọi các nữ tu hãy truyền giáo trong môi trường mình đang sống theo sắc lệnh thành lập dòng. Hôm nay, trong ngày truyền thống, các cộng đoàn đều chia sẻ những công việc truyền giáo của cộng đoàn. Mỗi nơi một vẻ, sống giữa người dân tộc không có khái niệm thời gian và cuộc sống đầy hoang sơ chân chất; nơi phục vụ các em mồ côi; chỗ phục vụ các em nội trú; nơi phục vụ giáo xứ với công việc mục vụ tập hát, dạy giáo lý, phòng áo; nơi khác thì thăm các bệnh nhân tại nhà thương; thăm hỏi người già yếu, neo đơn, những người có gia cảnh khó khăn… mỗi cộng đoàn đều nêu lên những công việc mình đang làm như một bức tranh nhiều màu sắc nhưng theo một chủ đề thống nhất, bức họa đó mang tên phục vụ.

Cũng nhân dịp này, chị Bề trên thông tri cho toàn thể chị em về các chị Bề trên và các chị trưởng mới cũng như cũ vừa được đắc cử cũng như đang giữ chức vụ.

Sau đó chị em cùng nhau học hỏi và thi đua về tông chiếu Dung Nhan Lòng Thương Xót. Các tổ được chia ngẫu nhiên theo năm tuổi. Mười hai con giáp đã được ban tổ chức chuẩn bị sẵn. Các chị em rất thú vị và hào hứng vì đây là lần đầu tiên được biết chị em cùng con giáp với mình. Già trẻ lớn bé tay bắt mặt mừng.

Thánh lễ Mẹ Thiên Chúa được cha Vinh Sơn Phạm Xuân Hưng, phụ tá giám tỉnh Dòng Đaminh chủ tế. Trong bài giảng, cha nhắc lại ba lời của ĐTC. Phanxico nói với linh mục tu sĩ khi ngài thăm Châu Phi: chị em hãy sống ký ức với ơn gọi của mình và với Hội Dòng; chị em hãy chiêm ngắm lòng trung thành theo Chúa của các bậc tiền bối và chị em hãy có một đời sống mật thiết với Thiên Chúa cách đặc biệt qua việc cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích.

Sau thánh lễ, chị em đã viếng nhà chờ Phục Sinh trong khuôn viên tu viện.

Buổi chiều, các khối huấn luyện của Dòng gồm Đệ Tử, Thỉnh Sinh, Tiền Tập, Tập Viện, Học Viện và các chị Khấn Trọn, khối nào cũng có những tiết mục đặc sắc mang lại những tiếng cười, những niềm vui và những thông điệp cho chị em. Văn nghệ được xoay quanh các chủ đề trong năm gồm: mừng 800 năm Dòng Đaminh; năm thánh Lòng Thương Xót; mừng 43 năm thành lập Dòng; mừng năm mới và mừng lễ Mẹ Thiên Chúa, bổn mạng nhà Mẹ. Các tiết mục văn nghệ được thể hiện qua nhiều thể loại: song tấu Piano và violin cello; hòa tấu đàn dân tộc, hòa tấu guitar, hợp xướng, múa, kịch và song ca.

Giờ Kinh Chiều và Giờ Chầu Mình Thánh Chúa, lần đầu tiên đại diện các cộng đoàn lần lượt cầu nguyện tự phát trước Thánh Thể. Trong khi cả nguyện đường tắt điện và mỗi chị em cầm nến sáng trong tay.

Những giây phút linh thiêng đã khép lại một ngày gặp gỡ và để lại trong lòng mỗi chị em một ấn tượng về Dòng, về cuộc sống và xác tín hơn về con đường mình đang đi. Ước chi những lời cầu nguyện của chúng con đẹp lòng Chúa và được Chúa chúc lành. Amen

Saigon 02 tháng Giêng, 2016
 
Hành hương về bên Mẹ Núi Cúi, GP Xuân Lộc
Trương Trí
12:13 02/01/2016
HÀNH HƯƠNG VỀ BÊN MẸ NÚI CÚI NGÀY ĐẦU NĂM MỚI 2016

Hôm nay, ngày mùng 1 Tết Dương lịch, cũng là ngày kính trọng thể Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, Giáo phận Xuân Lộc tổ chức Hành hương về với Đức Mẹ Núi Cúi.

Xem Hình

Địa danh Núi Cúi có lẽ rất ít người biết đến, vậy mà kể từ khi Giáo phận Xuân Lộc được Nhà nước cấp đất và xây dựng thành Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Núi Cúi, Thánh lễ đặt viên đá ngày 18 tháng 9 vừa qua với sự hiện diện đông đủ các Giám mục và Hồng Y của HĐGM Việt Nam cũng như đại diện chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương. Thì Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Núi Cúi đã được nhiều người biết đến.

Từ một ngọn đồi hoang sơ, với nỗ lực của Giáo phận Xuân Lộc, nay đã trở thành một thắng cảnh đẹp: non xanh nước biếc, phong cảnh hữu tình bên lòng hồ thủy điện Trị An.

Buổi hành hương vào dịp đầu năm mới này, với tâm tình cảm tạ và tri ân Thiên Chúa đã chọn Mẹ Maria làm Mẹ, để sinh ra Chúa Giêsu là Đấng Cứu độ trần gian, và chính Ngài là Dung mạo của Chúa Cha.

Hôm nay không chỉ là ngày hành hương của Giáo phận Xuân Lộc, mà theo quan sát của phóng viên thì có rất nhiều đoàn xe đến từ các Giáo phận Sài Gòn, Đà Lạt và Bà Rịa. Tính đến lúc cao điểm thì có chừng trên 200 chiếc xe từ 7 chỗ, 16 chỗ và 30 đến 50 chỗ ngồi, ngoài ra còn hàng ngàn xe máy. Số người hành hương ước chừng trên 15 ngàn người.

Chương trình Hành hương bắt đầu với điệu múa Trắc điêu luyện của các em thiếu nhi thuộc giáo xứ Bình Minh, Giáo phận Xuân Lộc biểu diễn, được cộng đoàn vỗ tay nồng nhiệt. Tiếp đó là vũ khúc diễn nguyện đề tài Mẹ Hằng Cứu giúp do các nữ tu dòng Chứng nhân Đức Tin phụ trách. Mở đầu buổi cầu nguyện bên Mẹ do Cha F.X. Trần Kim Ngọc thuộc dòng Đa Minh, Tổng Đặc trách Kinh Mân Côi chia sẻ đề tài: “Cùng Mẹ tôn vinh Lòng Thương xót Chúa”.

Sốt sắng hơn cả là Chuỗi đọc kinh Mân côi với mầu nhiệm Năm sự Vui, qua mỗi mầu nhiệm được diễn tả qua những điệu vũ do dòng Chứng nhân Đức Tin trình bày:

Mầu nhiệm thứ nhất: Sứ thần truyền tin cho Đức Trinh nữ Maria: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng Bà...”. Vừa là lời chúc phúc mà cũng là tin vui đến với nhân loại: Mẹ đã đón nhận Con Thiên Chúa bằng hai tiếng “xin vâng”

Mầu nhiệm thứ hai: Sau khi nhận lời cưu mang Con Thiên Chúa, Mẹ đã vội vả ra đi lên miền núi để thăm bà chị họ cũng đã mang thai được sáu tháng bởi ơn Chúa Thánh Thần. Mẹ mang tin vui đến với người khác, Mẹ muốn chia sẻ niềm vui được làm Mẹ Thiên Chúa.

Mầu nhiệm thứ ba: Dân Do Thái dù rất trông đợi Đấng Cứu Thế được sinh ra, nhưng lại chối bỏ khước từ Mẹ Maria. Cuối cùng Ngài phải được sinh ra trong máng cỏ hang lừa. Từ một thân phận nghèo hèn nhất, Con Thiên Chúa đã trở thành Đấng Cứu độ trần gian.

Mầu nhiệm thứ tư: Trãi qua chặng đường dài đầy gian nan, Mẹ đã dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh theo luật Môi Sê, Mẹ muốn thực hiện đúng theo luật lệ của dân Do Thái. Xin Mẹ cho chúng con biết lắng nghe Lời Chúa và tuân giữ giáo huấn của Hội Thánh.

Mầu nhiệm thứ năm: Đức Mẹ tìm được Chúa Giêsu sau những ngày thất lạc, Tiên tri Simêôn đã báo trước cho Mẹ: “Một lưỡi gươm sẽ đâm thâu lòng Bà”.

Trước khi tiếp tục chương trình cầu nguyện bằng chuỗi Kinh Lòng Thương Xót, ban Tổ chức đã giới thiệu với Cộng đoàn hành hương sự hiện diện của Hiệp sĩ Đại Thánh giá Gioan Baotixita Lê Đức Thịnh, mọi người vỗ tay vui mừng. Hiệp sĩ Đại Thánh giá qua lời chào mừng và hy vọng rằng Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Núi Cúi này mỗi ngày sẽ một đông người đến cầu nguyện. Đồng thời cũng mong rằng một ngày gần đây, Đức Thánh Cha cũng sẽ hiện diện nơi đây, mãnh đất Gia Kiệm này. Vì không có gì mà Thiên Chúa kgoong làm được, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa.

Chuỗi kinh Lòng Chúa Thương xót do Giáo xứ Chính tòa Giáo phận Xuân Lộc phụ trách hết sức sốt sắng và tín thác vào tình yêu bao la của Thiên Chúa được mở đầu với khúc nguyện diễn “Ngũ bái tôn vinh Lòng Thương xót của Chúa” để cảm tạ biết bao hồng ân mà Chúa đã và đang ban cho chúng ta.

Kết thúc phần Diễn nguyện là vũ khúc “Ca vang tình Chúa” do dòng Chứng nhân Đức Tin trình bày nhằm ca ngợi và tôn vinh Thiên Chúa: Đấng giàu lòng xót thương.

Đỉnh điểm của cuộc hành hương hôm nay là Thánh lễ Đại triều do Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Chủ tịch Ủy ban Giáo dục thuộc HĐGM Việt nam, Giám mục phó Giáo phận Xuân Lộc chủ tế. Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha nói lời chào mừng và chúc Năm Mới toàn thể Cộng đoàn hiện diện tại Trung tâm Hành hương Đức mẹ Núi Cúi hôm nay. Ngài mời gọi Cộng đoàn hãy ăn năn sám hối để được Chúa tha thứ, được Chúa chúc phúc trong năm mới này cũng là Năm Thánh Lòng Thương xót Chúa.

Sau Thánh lễ, Cộng đoàn được chiêm ngưỡng vũ khúc tôn vinh Đức Mẹ trước tượng đài Đức Mẹ Núi Cúi do “Đội Phụng vụ Đức Mẹ Nũi Cúi thuộc Giáo phận Xuân Lộc trình bày, một màn pháo sáng rực lên báo hiệu một năm mới an vui và hạnh phúc.

Theo Ban Tổ chức Hành hương cho biết, từ nay hằng tháng sẽ có tổ chức hành hương vào lúc 17 giờ ngày mùng 1 đầu tháng.

Trương Trí
 
Giáo xứ Kim Bích; Hố Nai mừng Ngọc Khánh và Thánh Hiến Nhà Thờ
Hoàng Bá Quy
12:30 02/01/2016
Lúc 9 giờ sáng thứ sáu ngày 01-01-2016, ngày Tết dương lịch 2016, toàn thể Cộng đoàn Giáo xứ Kim Bích, Hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc hân hoan chào đón Đức Cha Phó Giáo phận Xuân Lộc Giuse Đinh Đức Đạo, Cha nguyên Quản hạt Đaminh Trần Xuân Thảo, quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý ân nhân, quý đồng hương và toàn thể quý khách từ khắp nơi về tham dự Thánh lễ Đức Maria - Mẹ Thiên Chúa và Nghi thức Thánh hiến Thánh đường và Thánh hiến Bàn Thờ, mừng Ngọc khánh 60 năm thành lập Giáo xứ Kim Bích, hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc.

Xem Hình

Sau phần cung nghinh xương các Thánh Tử Đạo và đoàn đồng tế từ nhà xứ lên thánh đường,Đức Cha Giuse cắt băng khánh thành, đặt bia ghi lưu niệm và trao chìa khóa mở cửa nhà thờ cho cha chính xứ Giuse Phạm Cao Thanh.

Đoàn rước tiến vào thánh đường tiếp tục thánh lễ.

Trong phần chia sẻ, Đức Cha Giuse đã mời cộng đoàn dâng niềm vui lớn này lên Thiên Chúa. Vui vì đã hoàn thành một công trình lớn, cũng là dịp giáo xứ kỷ niệm 60 thành lập tại vùng đất Hố Nai này, Đức Cha cũng kêu gọi mọi người tiếp tục dâng lời tạ ơn Chúa vì hồng ân trong 60 năm qua và tiếp tục chung lòng xây dựng giáo xứ trong hiệp nhất và yêu thương.

Trong nghi thức thánh hiến Bàn thờ, Đức Cha Giuse đã xức dầu, xông hương, đặt xương Các Thánh Tử Đạo vào Bàn thờ và trao chứng thư Thánh Hiến Nhà Thờ và Bàn Thờ cho cha chính xứ Giuse.

Trước khi ban phép lành cuối lễ, cha xứ Giuse đã dâng lời tạ ơn đến Đức Cha, quý cha và giới thiệu ông Trưởng Ban Hành Giáo đại diện cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Kim Bích nói lên tâm tình con thảo lên Đức Cha Giuse, quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý khách và quý ân nhân xa gần đã hiệp thông cùng giáo xứ trong niềm vui trọng đại này.

Những lẵng hoa tươi như chút lòng con thảo đã được dâng lên Đức Cha, cha nguyên quản hạt và cha chính xứ.

Thánh lễ diễn ra trang nghiêm sốt sắng.

Nhìn lại khoảng thời gian 60 năm thành lập với bao thay đổi, với 3 ngôi nhà thờ đã được xây dựng: 1955, 1956, 1973 và được đại tu trong lần này, giáo xứ đã được các Cha xứ chăm sóc mục vụ, vừa chăm lo đời sống đức tin,vừa xây dựng cho con chiên có nơi thờ phượng xứng đáng mà vẫn chan hòa tình yêu thương hiệp nhất, cùng nhau xây dựng Giáo xứ ngày càng phát triển theo lòng Chúa mong ước mà quý Cha đã dành cả đời dầy công vun đắp cho giáo xứ.

Quý cha chính xứ:

- Cha cố Gioan Baotixita Trần Ngọc Thọ (1954-1977)

- Cha cố Gioan Baotixita Nguyễn Văn Bình (1975-1998)

- Cha Quản nhiệm Đaminh Trần Xuân Thảo (2000-2012)

- Cha Giuse Nguyễn Kim Đỉnh (2002-2010)

và Cha Giuse Phạm Cao Thanh (2010- đến nay)

Cùng các cha phó:

- Cha Giuse Nguyễn Văn Thức (1971-1973)

- Cha Giuse Phạm Văn Hoan (1974-1975)

- Cha Gioan Baotixita Nguyễn Văn Bình (1975-1976)

- Cha Phaxico Xavie Hoàng Trọng Ban (31/07/2014- nay).

Xin Chúa, Mẹ Maria, Thánh Cả Giuse và Thánh Laurenso Quan Thầy luôn ban nhiều hồng ân xuống trên giáo xứ như đã gìn giữ, che chở và đồng hành cùng chúng con suốt 60 năm qua.
 
Giáo xứ Vĩnh Hòa TGP Sài Gòn: Mừng lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa
Văn Minh
22:29 02/01/2016
Giáo xứ Vĩnh Hòa TGP Sài Gòn: Mừng lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa

“Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.Câu ca dao trên đã trở nên quen thuộc với nhiều người trong chúng ta, đó cũng là lời nhắc nhở đầu lễ của cha chủ tế cùng cộng đoàn. Người làm con thì phải có trách nhiệm và bổn phận với bậc sinh thành và hết lòng vì các ngài. Chính Thiên Chúa cũng đề cao thiên chức bậc làm cha mẹ, và chính Chúa Giêsu cũng đã làm tròn trách nhiệm của người con trong suốt cuộc đời của Ngài trên nơi dương thế.

Xem Hình

Thánh lễ mừng kính trọng thể Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa - bổn mạng của ca đoàn Thánh Mẫu giáo xứ Vĩnh Hòa kỷ niệm Ngân Khánh 25 năm (01.01.1991- 01.01.2016), đã được cha GioaKim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ, cử hành lúc 17g30 thứ Sáu ngày 01.01.2016. Tham dự Thánh lễ, ngoài các thành viên trong ca đoàn còn có các cựu thành viên ca đoàn qua các thời kỳ, quý vị khách mời cùng đông đảo cộng đoàn trong giáo xứ.

Khởi đầu Thánh lễ, cha GioaKim, đại diện các hội đoàn cùng đông đảo cộng đoàn giáo xứ kiệu tượng Đức Mẹ xung quanh thánh đường hòa trong tiếng kèn đồng rộn rã qua bài hát“Dâng Mẹ cung chúc trinh vương”.

Trong bài giảng, cha GioaKim đã chia sẻ cùng cộng đoàn: Thông thường vào ngày đầu năm mới, người ta thường chúc cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Chẳng hạn như; thành công và thắng lợi trong công việc, phát triển trên con đường công danh và sự nghiệp…vv. Đó là những lời chúc và những ước nguyện dành cho nhau trong những ngày đầu năm mới. Hôm nay, ngày đầu năm, Đức Giáo Hoàng mời gọi Giáo Hội chúng ta hãy cầu nguyện cho mỗi gia đình trên thế giới được vui sống trong hòa bình và hạnh phúc. Thật vậy, khi con người cảm thấy bình an trong lòng thì mới cảm nhận được niềm vui – hạnh phúc. Ngày nay, người ta thường chạy theo lối sống thực dụng và vô cảm trước nỗi đau đối với đồng loại của mình, thậm trí ngay trong các gia đình người Kitô hữu chúng ta. Giáo Hội dành ngày đầu năm để kính Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, cũng là Mẹ của mỗi người chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện cho mọi người trên thế giới được sống trong hòa bình, an vui và hạnh phúc. Biết quan tâm chia sẻ bác ái cho nhau, không thờ ơ trước nỗi đau bất hạnh của anh chị em mình. Có như vậy, chúng ta mới có thể làm đẹp lòng Chúa và vui lòng Mẹ, trở nên đồng hình đồng dạng với Mẹ giữa cuộc sống hôm nay.

Nhân dịp này, cha GioaKim chia sẻ thêm về hoạt động của ca đoàn Thánh Mẫu trong giáo xứ qua 25 năm. Khởi đầu, ca đoàn có khoảng 5- 6 thành viên là những người đã có gia đình, thời gian đầu gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với lòng hăng say phục vụ và được sự động viên của cha quản sứ thời tiền nhiệm, các chị em không quản ngại thời gian công sức của mình ra phục vụ cho cộng đoàn giáo xứ và không ngừng phát triển đến ngày hôm nay.

Sau bài giảng, vị đại diện lên đọc lời nguyện tín hữu và dâng những của lễ lên Thiên Chúa với cả tâm tình tạ ơn.

Sau phần hiệp lễ, chị Anna Vũ Thị Kim Phượng, trưởng ca đoàn thay mặt lên cảm ơn cha xứ, quý vị HĐMVGX, các ban ngành đoàn thể, quý vị ân nhân cùng cộng đoàn đã đến hiệp dâng Thánh lễ được diễn ra tốt đẹp, và bó hoa tươi cũng được dâng lên cha xứ để tỏ lòng biết ơn. Đáp từ, cha GioanKim thay mặt cho giáo xứ ngỏ lời cảm ơn và chúc mừng các ca viên trong ca đoàn và gia đình được nhiều hồng ân một tình thần hăng say đem lời ca tiếng hát của mình cùng nhau làm sáng Danh Chúa trong tiếng pháo tay giòn giã của cộng đoàn.

Thánh lễ khép lại lúc 18g45. Sau Thánh lễ, cha xứ cùng các thành viên ca đoàn chụp chung tấm hình kỷ niệm và tiệc mừng liên hoan diễn ra tại trước Linh Đài Đức Mẹ.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Sứ điệp hòa bình và quê hương Việt Nam
Hà Minh Thảo
16:31 02/01/2016
SỨ ĐIỆP HÒA BÌNH 2016 VÀ QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM

Ngày 15.12.2015, tại Phòng Báo chí Toà Thánh (Vatican), Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Công lý và Hoà bình, đã chủ tọa cuộc Họp báo để trình bày Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Hoà bình Thế giới lần thứ 49 vào ngày 01.01.2016. Sứ điệp đã được Đức đương kiêm Giáo Hoàng đã ký ban hành ngày 08.12.2015, nhân Lễ Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội và Khai mạc Năm Thánh về Lòng Thương Xót.

I. SỨ ĐIỆP HÒA BÌNH NĂM 2016

Đức Thánh Cha Phanxicô gởi đến người Công Giáo và những người thiện chí Sứ điệp mang chủ đề ‘Vượt thắng sự thờ ơ lãnh đạm và cố gắng đạt tới hòa bình’ (‘Gagne sur l’indifférence et remporte la paix!’, tiếng Pháp, và ‘Overcome Indifference and Win Peace’, tiếng Anh.

Nội dung chính yếu Sứ điệp, theo Đức Hồng Y Peter Turkson, là : « Kẻ thù của hoà bình là sự dửng dưng của con người đối với đồng loại, nó nảy sinh từ sự khước từ Thiên Chúa. Hãy dấn thân một cách xác tín để xây dựng hoà bình, bởi vì nếu thực sự hoà bình đúng là quà tặng của Thiên Chúa thì cũng thật xác đáng khi việc hiện thực hoá hoà bình cũng được phó thác cho những người nam và người nữ thiện chí ».

Thiên Chúa không thờ ơ lãnh đạm! Đối với Người, nhân loại rất quan trọng, Người không bỏ rơi nhân loại! Do đó, theo Đức Thánh Cha Phanxicô, năm 2015 khép lại với một bảng tổng kết đau thương về hoà bình. Chủ nghĩa khủng bố và các cuộc xung đột, bách hại sắc tộc, tôn giáo cùng sự lạm dụng quyền hành với những hậu quả thê lương. Tuy nhiên, có những động cơ rất đáng hy vọng và Người xác định chúng qua vài sự kiện quốc tế nổi bật gần đây, như thoả thuận về khí hậu tại Paris (COP 21) hay Lịch trình hành động của Liên hiệp quốc cho đến năm 2030 hướng tới việc phát triển bền vững. Những sự kiện này thúc đẩy chúng ta có thể tin tưởng vào khả năng nhân loại để cùng nhau hành động trong tinh thần đoàn kết. Một quan điểm được Người lưu ý đi liền với quan điểm Giáo Hội trong suốt 50 năm vừa qua, hướng đến đối thoại, đoàn kết và Lòng Thương Xót.

Năm 2015, Giáo Hội ghi dấu ngày kỷ niệm 50 năm công bố hai văn kiện Công đồng Vatican II, ‘Nostra aetate’ và ‘Gaudium et spes’ thúc đẩy và mời gọi hãy mở ra cho cuộc đối thoại với các tôn giáo không thuộc Đức Ki-tô và đối thoại với gia đình nhân loại về những vấn đề thế giới, vì ‘niềm vui và hy vọng, đau buồn và sợ hãi của nhân loại trong thời hiện tại, đặc biệt là của những người nghèo và bị áp bức bằng mọi hình thức, […] cũng là niềm vui và hy vọng, đau buồn và sợ hãi của các môn đệ Chúa Ki-tô’ (Công đồng Vatican II, Hiến Chế Mục Vụ Gaudium et spes, 1.), như một dấu chỉ tình liên đới và mối thiện cảm đầy lòng kính trọng.

Đức Thánh Cha lên án về nạn toàn cầu hoá sự dửng dưng. Cụ thể là những đe dọa đối với hoà bình rất cụ thể và nảy sinh phần lớn từ sự dửng dưng trong cuộc gặp gỡ với người thân cận và trong cuộc gặp gỡ đối với mọi tạo vật (do Thiên Chúa. Một thái độ đóng kín đến độ lan tràn như được chỉ ra bởi Đức Phanxicô với thuật ngữ ‘toàn cầu hoá của sự dửng dưng’. Một sự dữ vốn sản sinh trước hết từ sự dửng dưng mà con người ước muốn đối với Thiên Chúa. Từ sự đổ vỡ của mối tương quan ưu tiên này mà các điều xấu xa đã tiệm tiến đi vào xã hội vốn đã bị Người không ngừng tố giác: nạn tham nhũng, hủy hoại môi trường, thiếu vắng sự cảm thông khi đối diện với người khác. Con đường mà Người đưa ra để tranh đấu chống lại toàn cầu hoá sự dửng dưng đòi hỏi phải trải qua một cuộc hoán cải sâu xa trong lòng con người, để cho phép chúng ta được hưởng Hồng ân Thiên Chúa ban để trở về hầu có thể cởi mở chính mình cho tha nhân với sự đoàn kết chân thực. Những thí dụ về tinh thần đoàn kết mà Người đã nói tới đòi hỏi một sự dấn thân rộng khắp, khả năng để tạo dựng một nền văn hoá đích thực và chính danh của Lòng Thương Xót.

Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta về bổn phận đoàn kết và thương xót, vốn khởi đi từ các gia đình. Nơi đây, những nhà huấn giáo, các nhà truyền thông là những tác nhân đầu tiên được kêu gọi vì lẽ là những người khởi xướng những giá trị của tự do, về phương diện tương hỗ lẫn nhau và tình liên đới. Trong bối cảnh này, Người nêu ra thí dụ tiêu cực của những nhà hoạt động truyền thông vốn không quan tâm gì mấy đến cách thức mà họ vận dụng để thủ đắc và phổ biến những thông tin. Tuy nhiên, xã hội vẫn đầy rẫy những điển hình sự dấn thân cho đoàn kết và thương xót: những tổ chức dân sự bảo vệ nhân quyền và các hiệp hội từ thiện, cụ thể là các cơ quan phi chính phủ hoạt động cứu trợ những di dân đang gặp khó khăn. Người nói rằng những hoạt động này là biểu hiện Lòng Thương Xót cả về thể xác lẫn tinh thần. Đức Thánh Cha tỏ lòng biết ơn đối với tất cả những ai trong Giáo Hội đã thực hiện lời kêu gọi của Người để đón tiếp một gia đình người di dân.

Đức Hồng Y Peter Turkson nói Đức Thánh Cha Phanxicô cho rằng Năm Thánh Lòng Thương Xót đem đến cho chúng ta một cơ hội để thức tỉnh về mức độ sự thờ ơ lãnh đạm luôn ẩn náo trong lòng mỗi người, để đánh bại nó và dấn thân nhằm cải thiện hoàn cảnh thực tế xung quanh chúng ta. Không ai rơi vào ‘sự thờ ơ lãnh đạm làm hạ thấp nhân phẩm; không rơi vào thói quen làm mất cảm xúc và ngăn cản việc khám phá ra một cái gì đó mới; không rơi vào thói cay độc đầy tính hủy hoại’. Có nhiều lý do để tin vào khả năng con người trong việc cùng hành động, trong tình liên đới và nhìn nhận mối liên kết để lưu tâm đặc biệt tới những người yếu đuối nhất cùng việc bảo vệ và duy trì sự hạnh phúc chung. Phẩm giá và các mối tương quan giữa con người với nhau chính là điều căn bản đối với nhân loại mà Thiên Chúa sáng tạo nên theo hình ảnh Người và giống như Người. Là những thụ tạo được phú bẩm cho một phẩm giá bất khả nhượng, chúng ta hiện hữu trong mối tương quan với mọi người nam nữ, và đối với họ, chúng ta đang mang một trách nhiệm và thể hiện tình liên đới. Nếu không, nhân loại, sẽ mất đi phần nhân tính, nên có thái độ thờ ơ lãnh đạm, là mối đe dọa đối với gia đình nhân loại. Trong năm mới, Đức Thánh Cha mời mọi người hãy nhận ra tình cảnh đó, hầu thắng thái độ thờ ơ lãnh đạm mà cùng cố gắng dựng xây Hòa bình.

Đức Phanxicô kết thúc Sứ điệp Ngày Hoà bình thế giới 2016 bằng nhắc nhởù tất cả những ai đang ở trong tình trạng mỏng manh và thiệt thòi. Đồng thời, Người kêu gọi xoá bỏ án tử hình và đẩy mạnh ân xá. Đối với những nhà lãnh đạo các nước, Người khẩn cầu và phó thác cho sự phù trợ từ Đức Maria: đó là hãy khước từ chiến tranh; tha nợ cho các nước nghèo hơn, tôn trọng những chính sách cộng tác tác vốn không làm tổn hại quyền được sống của những trẻ sắp chào đời.

II. SỰ THỜ Ơ LÃNH ĐẠM Ở VIỆT NAM.

Vài tuần sau khi ông bà, cha mẹ tổ chức mừng Thôi nôi cho tôi, gia đình chúng tôi đã phải rời miền Lục tỉnh để di tản về Sài gòn. Lý do : cuộc ‘cách mạng tháng 8/1945’ bùng nổ và Việt Minh (gồm các đảng cộng sản và không cộng sản) cướp chính quyền từ tay Vua Bảo Đại và Thủ tướng Trần Trọng Kim. Ngày 20.08.1945, Nhà Vua cho biết ông sẵn sàng thoái vị nếu người đứng đầu Việt Minh là Nguyễn Ái Quốc (lúc đó, ít người biết Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc). Ngày 25.08.1945, Bảo Đại từ ngai để trở thành công dân Nguyễn Phước Vĩnh Thụy. Ngày 02.09.1945, tại quảng trường Ba đình (Hà nội), ông Hồ Chí Minh đọc ‘Tuyên ngôn Độc lập và tuyên bố khai sinh một nước Việt Nam mới: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa’. Từ đó, nước Việt Nam mới ngày càng bị lệ thuộc Liên xô và Trung cộng cùng chư hầu để nuôi cuộc chiến dân tộc tương tàn đưa đến một nước Việt còn kém thua Cao miên, Lào và hoàn tòan lệ thuộc Tàu cộng. Nhân dịp đọc Thông điệp Hòa bình 2016 ‘Vượt thắng sự thờ ơ lãnh đạm và cố gắng đạt tới hòa bình’, xin mời cùng nhìn lại lịch sử cận đại Việt Nam và Giáo Hội Công Giáo Quê Hương.

A.- Việt Nam sau ngày 02.09.1945.

Sự kiện Hồ Chí Minh tuyên bố Độc lập cho Việt Nam chỉ là chuyện đẩy một cái cửa đã mở vì, trước đó, ngày 11.03.1945, Vua Bảo Đại đã ‘Tuyên cáo Việt Nam độc lập’ và hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam. Cùng với Thủ tướng Trần Trọng Kim, nhà Vua đã ra các Đạo dụ để thiết lập nền Dân chủ cho Việt Nam và để chấn hưng Đất Nước về mọi phương diện, nhưng Việt Minh đã cướp Chính quyền và xóa bỏ việc Dân chủ hóa Đất Nước. Từ đó, người cộng sản áp dụng các xảo thuật khủng bố để tiêu diệt đảng viên các đảng không cộng sản và reo rắc sợ sệt nơi đồng bào : « Sự thờ ơ lãnh đạm giữa người Việt với nhau bắt đầu từ đây và lớn dâàn với ‘chiến tranh giải phóng’ ».

Đồng Minh (những nước thắng Thế chiến II) chỉ định quân đội Trung hoa giải giới quân Nhật bản tại Bắc Việt Nam và, tháng 5/1946, giao lại cho Pháp. Tại miền Nam, quân Anh và Ấn độ đã giải giới quân Nhật và trao lại cho Pháp cuối năm 1945. Trọn năm 1946, Hồ chí Minh vừa thương lượng với Pháp, vừa chuẩn bị lực lượng cho chiến tranh giữa Việt minh và Pháp bùng nổ tháng 12/1946. Năm 1947, Pháp có vẻ thắng và nắm được toàn bộ vị trí chiến lược Việt Nam và trao quyền cho Quốc trưởng Bảo Đại. Năm 1950, Liên xô và Trung cộng (chỉ có từ 1949) bắt đầu trợ giúp Việt minh. Đầu thập niên 1950, Pháp bắt đầu yếu ở Đông Dương và thất thủ Điện biên phủ ngày 06.05.1954 đưa đến Hội nghị Geneva để, ngày 20.07.1954, chia đôi Quê hương : Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Miền Bắc, và Quốc gia Việt Nam (đổi tên Việt Nam Cộng hòa ngày 26.10.1955), Miền Nam.

B.- Việt Nam sau ngày 20.07.1954.

1./ Tại Miền Bắc, chính quyền Hồ Chí Minh, tiếp thu Hà nội ngày 10.10.1954, áp dụng những chính sách mang tính cộng sản như nông nghiệp tập thể, doanh nghiệp quốc doanh… Bắt chước cộng đảng Tàu, đảng Cộng sản Việt thực hiện sách lược diệt chủng tiêu diệt giai cấp tiểu tư sản và điền chủ, tàn phá văn hóa và tiêu diệt lòng nhân bản nơi người dân ‘ai không theo là chống, ai chống là bị tiêu diệt’. Tuy nhiên, lúc nào cũng có, những trí thức và công nông thờ ơ lãnh đạm trước hàng trăm ngàn cái chết, tranh nhau để được Đảng ban danh ‘hồng hơn chuyên’ hầu vào biên chế nhà nước, bóc lột dân lành, kể cả một ít những giáo sĩ (những Linh mục trung thành với Thánh chức như Cha Chính Vinh được gọi là ‘thằng khùng’).

2/ Ở miền Nam, Mỹ trợ giúp chính quyền Ngô Đình Diệm tiếp nhận và định cư trên 800.000 đồng bào di cư từ Bắc vô Nam tìm Tự do. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa xây dựng một nền kinh tế thị trường. Người dân được hưởng mọi nhân quyền. Do đó, những chính trị gia và cộng sản đã gây những xáo trộn chính trị vào cuối thập niên 1950. Ngày 17.09.1955, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã cảnh cáo nhân khi khánh thành Đập Đồng cam (Tuy hòa) : « Chúng ta đang tiếp tục cuộc chiến đấu lớn lao để hoàn thiện nền độc lập Quốc gia và để đảm bảo tự do của nhân dân chúng ta. Cuộc đời chúng ta, tự do chúng ta, hạnh phúc chúng ta và cuộc đời, tự do, và hạnh phúc của con cháu chúng ta đều phụ thuộc vào cuộc chiến đấu này. Nếu Việt minh thắng, quốc gia thân yêu chúng ta sẽ biến mất và nước chúng ta sẽ chỉ là một tỉnh phía nam của Trung cộng. Hơn nữa, nhân dân Việt Nam sẽ mãi mãi sống dưới ách độc tài do Liên xô tạo ra và sẽ bị tước mất tôn giáo, tổ quốc và gia đình ».

Năm 1960, Mặt trận Giải phóng Miền Nam được Cộng đảng Hà nội thành lập để đánh phá Việt Nam Cộng hòa. Do muốn đem quân vào đây, đám cố vấn Tổng thống Kennedy dựng nên và lợi dụng vụ ‘đàn áp Phật giáo’ để đảo chính và ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm cùng em là ông Ngô Đình Nhu. Sau đó, Hoa kỳ dựng nên những chính phủ theo ý họ và tung quân Mỹ vào chiến trường Miền Nam (có lúc lên đến 500 ngàn) để rồi bị thua trên mặt trận chính trị với 58.000 quân nhân các cấp tử trận. Ngày 30.04.1975, Đảng Cộng sản ‘thống nhất’ Việt Nam trên xác chết của nhiều triệu đồng bào. Tổng thống Nguyễn văn Thiệu từng cảnh cáo : « Đừng tin những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm ».

Từ ngày Giáo Hội Công Giáo đến Việt Nam, việc bổ nhiệm Giám quản Tông tòa hay Giám mục tại đây đều do thẩm quyền Tòa Thánh tuyển chọn và bổ nhiệm, nên các Đức Cha đã tự do hành động theo thẩm quyền Giáo luật định và Tin Mừng Thầy Chí Thánh.

Năm 1963, vì bảo vệ chủ quyền quốc gia và thuần phong mỹ tục xã hội Việt, ông Diệm chống lại áp lực từ các cố vấn Averell Harriman và Roger Hillsman của Tổng thống Kennedy để ồ ạt đem quân vào Việt Nam, nhờ vậy, võ khí cũng được tung vào chiến trường… Dã man, chúng sai CIA James Scott dùng chất nổ giết người tại Đài phát thanh Huế để mở đầu cuộc ‘Phật giáo chống nhà Ngô đàn áp’ (Việt cộng lẫn Quân đội hay Cảnh sát không ai sở hữu chất nổ này và, trước những cái chết thãm thương, Phật giáo lên án Chính phủ và Chính phủ cho là do Việt cộng, thủ phạm). Khi hay tin bọn giết mướn đã tàn sát hai anh em ông Diệm, ông Hồ chí Minh vô cùng hồ hởi ‘Bác cháu sẽ thắng’. Ba tuần sau, ông J.F. Kennedy bị ám sát. Cùng một lý do ?

Do được đặt vào ghế Thủ tướng, Tướng Nguyễn Khánh muốn trả ơn Đại sứ Mỹ Henry C. Lodge và Thích Trí Quang đã dùng ‘Tòa án Cách mạng’ để tuyên án tử hình ông Ngô đình Cẩn cùng Trung úy Phan quang Đông và cả hai bị xử bắn ngày 09.05.1964. Không thể để ‘bọn lợi dụng cách mạng để đàn áp Công Giáo’ đối với Thiếu tá Đặng Sĩ, bị truy tố oan ‘giết người tại Đài Phát thanh Huế nói trên’, ngày 07.06.1964, Khối Công dân Công Giáo đã tổ chức cuộc biểu tình lớn với khoảng cả 100.000 người tại Công trường Lam Sơn, Sài gòn. Chiều hôm đó, ông Khánh đã phái Tướng Albert Nguyễn Cao đến gặp Đức Cha Nguyễn văn Bình, Linh mục Trần tử Nhãn, Dòng Chúa Cứu Thế, và gia đình Thiếu tá Đặng Sĩ cho biết : ‘Thiếu tá Đặng Sĩ sẽ không bị tuyên án tử hình và đừng quan tâm đến bản án tòa sẽ tuyên trong ngày mai. Tòa chỉ tuyên án để thỏa mãn những đòi hỏi của Phật giáo mà thôi. Trong một thời gian ngắn, khi tình hình lắng dịu, Đặng Sĩ sẽ được trả tự do’.

Ngày 24.11.1963, Thiếu tá Đặng Sĩ bị bắt, giải vào Sài gòn giam tại Nha An ninh Quân đội và, sau đó, được đưa đến gặp Thiếu tướng Đỗ Mậu, Giám đốc Nha, để vị tướng này nói ‘Anh khai cho ông Ngô đình Thục(*) đã ra lệnh cho anh đàn áp Phật giáo ở Huế thì anh sẽ được trả tự do’. Ông Sĩ từ chối vì không đúng sự thật. Hôm sau, một Trung úy đã cho ông Sĩ biết ‘nếu đồng ý khai theo ý của Thiếu tướng thì sẽ được cho vào làm việc tại Sài Gòn, vẫn mang cấp bậc cũ và còn được cho một chiếc xe Peugeot 203 mới nữa’. Ông Sĩ đề nghị ‘Nếu Thiếu tướng đã chỉ thị rõ ràng như vậy thì xin viết tay ra lệnh cho tôi thì tôi mới thi hành’. Đỗ Mậu viết trên một mảnh giấy nhỏ ‘Lưu ý Đặng Sĩ đừng khai dài dòng, chỉ nói mục đích chính cuộc đàn áp. Hỏi Ngô đình Thục đã ra lệnh cho y khi nào?’. Sau đó, một Đại úy nhắc lại ‘Theo ý của Thiếu tướng, Thiếu tá chỉ khai một lời duy nhất: Chính ông Ngô đình Thục đã ra lệnh cho Thiếu tá ngày nào, giờ nào, trực tiếp hay qua trung gian... Chỉ cần viết một trang, rồi ký tên là đủ, không cần dài dòng’. Viết xong, trở về phòng giam, ông Sỹ liên lạc nhờ một người quen ở Nha An ninh Quân đội để nhờ photocopy chỉ thị viết tay của Đỗ Mậu và đem đến trao cho bà vợ ông Sĩ để trao cho Đức Tổng Giám mục Nguyễn văn Bình gởi cho Hội đồng Giám mục Hoa kỳ hầu báo cho thẩm quyền Mỹ.

[Ông Ngô đình Thục(*) là Đức Cha Ngô đình Thục, Đức Tổng Giám mục Huế, anh Tổng thống Ngô đình Diệm.]

Còn tiếp,

Hà Minh Thảo
 
Văn Hóa
Chuyện Bác Chuyện Em: Hiển Linh Năm Nay
Nguyễn Trung Tây
02:28 02/01/2016
□ Nguyễn Trung Tây
Chuyện Bác Chuyện Em: Hiển Linh Năm Nay


□ Chuyện Bác Chuyện Em bối cảnh xảy ra ở khắp nơi, Việt Nam, Mỹ, Úc, Do Thái… Em đi tu mà em cũng có thể là một nhân vật đã lập gia đình.


Bác và em đặt chân tới đất thánh vào dịp Giáng Sinh. Phái đoàn hành hương do cha xứ hướng dẫn khởi hành từ phi trường Gia Lâm; tới Bangkok, Boeing 747 nghỉ hai tiếng đồng hồ bốc thêm khách, sau đó cất cánh bay thẳng sang phi trường Jerusalem. Tháng Mười Hai bầu trời Trung Đông giá rét căm căm, nhiệt độ đêm đêm rớt xuống trừ độ âm; bên ngoài tuyết bông đua nhau bay lất phất dọc ngang bám trắng mặt đường phố cổ Jerusalem.

Chiều hôm nay, bước vào nhà cơm, em mặt mày hớn hở như giai mới lấy được vợ; thấy bác, em gật đầu,

— Vâng, em chào bác. Gớm, vui quá bác nhỉ. Thế là bác với em đã có mặt ở đất thánh rồi...

Bác gật đầu biểu đồng tình,

— Vâng, chú nói đúng... Sáng dậy, tôi cứ phải dụi mắt mấy lần, bởi vẫn cứ tưởng mình nằm ngủ mơ. Mãi tới khi nghe thấy tiếng loa đọc kinh Hồi giáo oang oang, tôi mới dám tin mình đang ở đất thánh.

Nhưng rất nhanh, bác đổi sang giọng dân chuyên nghiệp bán than,

— Nhưng khổ, với ông tôi mới dám kể, cũng phải năn nỉ tợn lắm, con vợ nó mới chịu cho đi…

Em trố mắt ốc, ngạc nhiên nhìn bác,

— Ơ hay! Bác cứ ưa nói chuyện bỡn… Bác đi hành hương đất thánh, chớ có phải là đi hát chèo quan họ đầu làng đâu...mà bác gái không cho đi…

Bác cộ mắt nhìn em, ăn nói dấm dẳng,

— Ông cứ ưa cái thói tinh vi. Ông có biết không, tôi vừa mới nói được mấy nhời, nó đã cắt ngang, dấm dẳng tựa chó cắn ma, “Ơ! Hay nhỉ! Ông… Ông đi rồi, lấy ai thái chuối nấu cám cho lợn ăn. Còn con Tĩn với thằng Tửu, ai trông nom hai đứa? Còn mấy sào ruộng nữa đó... Không lo mà cày đi! Tới vụ lúa, giời đổ thóc xuống sân gạch cho ông phơi đấy. Lúc đó, có mà vốc nước sông uống cho no bụng!”.

Bác chép miệng, thở dài,

— Nghe con vợ càm ràm, tớ tức anh ách!

Bác mở miệng chửi tục,

— Mẹ kiếp! Biết thế hồi xưa đi tu như ông, giờ muốn đi đâu thì đi. Một thân một mình, nhẹ gánh!

Em bĩu môi dài cả thước tây,

— Gớm! Bác mắng em tinh vi, còn bác, bác cứ nói chuyện tề thiên... Bác làm như em muốn đi đâu thì…thì cứ cúi xuống xỏ dép vào chân bước đi khắp cùng thiên hạ. Khổ! Có mà được như thế! Em cũng phải xin phép đàng hoàng chứ nào phải chuyện chơi. Cha bề trên có chấp nhời cho đi thì mới được đi chớ.

Bác nhăn mặt, nói ngay,

— Biết! Nhưng ông cũng đâu có phải hốt hoảng chạy sang làng bên, nhờ chú em cày phụ để kịp gieo mạ cho vụ mùa. Nói khó mãi, chú ấy mới chịu bỏ ruộng nhà sang phụ cho mấy bữa cày. Cày xong mấy sào ruộng, tôi lại còn phải năn nỉ, lúc tôi đi vắng, nhờ chú ấy ngày ngày chạy qua, thái chuối vớt bèo cho mấy con lợn giống. Anh em thì anh em, tôi vẫn phải dúi vào tay chú ấy mấy hào bạc mới xong được hai việc đấy.

Em cắt ngang nhời bác,

— Bác! Bác không nói chuyện bỡn đấy chứ? Anh em trong nhà, sao lại thế?

Bác mắng em,

— Đấy, đấy! Chú cái tật nói mãi vẫn không chịu bỏ. Bộ chú nghĩ tôi là thằng mõ làng chỉ chuyên vác mõ chạy rông nói chuyện tầm phào?

Biết bác cáu gắt mắng tôm, em lại vuốt giận,

— Bác cứ nói thế! Em nào dám. Đấy là em nhỡ nhời, mở miệng nói chuyện tầm phào để bác mắng mấy mắng cho vui chuyện mà thôi...

Em dừng lại, nhanh miệng quay lại chuyện cũ,

— À... Vâng, thưa bác, thế rồi bác gái cũng đồng ý cho bác đi hành hương đất thánh chứ?

Bác trợn mắt,

— Ấy! Có mà hão. Cứ tưởng là thế. Ai ngờ, vừa mới nói xong được mấy nhời, bà ấy lại mở miệng mắng tiếp, “Ơ cái ống này, đến là vớ vẩn. Tôi đang gần tới dịp ở cữ rồi. Còn mấy bữa nữa lại đập bụng bầu. Ông sao đến là cạn nghĩ… Ông đi rồi, nửa đêm về sáng ai gọi cô mụ cho tôi?”.

Bác lại chép miệng,

— Khổ! Vậy là lại chạy te te sang nhà mẹ vợ, nói khó mấy câu, “Vâng! Con xin thưa với bầm, bầm ở nhà, con nhờ bầm nom nom nhà con. Nó tới ngày, nhờ bầm gọi bà mụ…”.

Em như đã vỡ nhẽ,

— Thôi, em hiểu rồi. Nhưng…rồi mẹ vợ bác cũng chịu chứ…

Không nhịn nữa, lần này bác tố mẹ vợ thẳng một lèo ra tới đường cái,

— Chẳng chịu cũng phải chịu. Cụ đã cho tôi ghi danh tham gia phái đoàn hành hương đất thánh. Làm mặt khó, mẹ vợ thì mẹ vợ, mẹ kiếp! Túng quá, tôi vô nhà xứ bẩm Cụ mấy câu, lúc đó thì lại mệt với Cụ.

Bác tiếp nối câu chuyện,

— Nhưng khổ! Bà mẹ vợ cũng đâu có chịu thua. Bà ấy nói nhỏ nhẹ nhưng chết điếng cả người…

Em ngó bác đăm đăm,

— Mẹ vợ nói sao mà lại chết điếng cả người?

Bác điệu cóc cắn,

— Thì bà ấy nói, “Anh con rể cũng là người trong nhà, cho nên nói tình thật. Tôi thì tiền bạc túng thiếu. Anh cũng phải đưa cho bà mụ mấy đồng. Chứ chẳng lẽ mình chỉ nước miếng suông với người ta. Mà từ nhà bà ấy tới làng mình cũng mấy quãng đồng. Anh liệu tính sao thì tính cho đẹp đôi bên. Chuyện sanh nở không phải là chuyện bỡn. Có tiền dúi tay thì việc chi mà chẳng thông”.

Bác than thở,

— Thế là lại mất thêm mấy đồng bạc giấy với mẹ vợ. Khổ! Vốn liếng cả một đời!

Em an ủi bác,

— Nhưng thế là xong rồi. Còn việc gì nữa đâu mà lo.

Bác thở dài,

— Cũng tưởng là vậy. Nhưng hóa ra không phải. Còn con Tĩn với thằng Tửu, ai trông nom cho?

Em chép miệng theo,

— Đến là khổ. Bác không nói, ai mà biết…

Bác mặt tươi ra,

— Đấy, ông vậy là hiểu chuyện rồi… Thế là lại chạy te te qua nhà bà Trùm Tài. Cái bà Trùm Tài đến là khéo. Thấy bóng tôi ở sân phơi thóc là bà ấy biết tôi có chuyện phải nhờ vả rồi. Ngồi trên cái đi-văng gỗ khảm xà cừ, bà ấy ăn trầu miệng đỏ loen loét…

Bác đứng dậy, đổi giọng, hai tay chống eo, giả giọng bà Trùm Tài,

— “Ừ! Tôi mừng cho chú được Cụ chọn cho đi trong phái đoàn hành hương. Nguyên cả tổng cũng chẳng mấy người được Cụ chọn. Thật là nở mày nở mặt. Nhưng thím ấy đang gần tới ngày rồi. Việc sanh nở là việc hệ trọng. Còn con Tĩn với thằng Tửu, ai trông nom cho?”.

Em nhận xét,

— Bà Trùm Tài, đến là khéo…

Bác gật đầu, đồng tình với lời nhận xét,

— Ừ… Thấy người ta khéo quá, tôi buộc lòng cũng phải khéo theo. Tôi mới nói, “Vâng, cháu cám ơn bà đã có lòng lo lắng cho nhà cháu. Việc sanh nở đã có một tay mẹ vợ cháu đỡ đần. Ấy, thì cháu qua đây trước là thăm bà, sau là cũng có việc cháu nhờ vả. Cháu hỏi ý bà trước, nếu phải hay không phải thì cũng xin bà bỏ qua cho. Cháu tính nhờ bà để ý trông nom cho con Tĩn với Tửu trong thời gian cháu đi vắng. Được như thế thì trước là cháu yên tâm, sau là cháu đội ơn bà”.

Bác dừng lại, nhìn em chòng chọc,

— Ông biết bà ấy nói chi không?

Em lắc đầu hỏi,

— Bà ấy nói gì?

Bác nói ngay,

— Thì bà ấy nói, “Tôi thì cũng chẳng hẹp hòi chi. Nhà cửa đơn sơ, chỉ mình tôi ra vào quạnh quẽ. Có hai đứa nó thì lại càng thêm vui nhà vui cửa. Nhưng nói tình thật. Phải hay không phải cũng xin anh đừng có chấp nhời. Tôi đang túng thiếu lắm. Bữa hụi vừa rồi hốt, nhưng cũng chẳng được mấy. Phiên chợ huyện mấy tháng rồi cứ èo uột cứ như nhà quan huyện có tang. Chẳng kiếm được xu nào”.

Em như đã hiểu chuyện, lắc lắc đầu,

— Cái bà Trùm Tài chủ hụi thì cả mấy tổng ai mà lại không biết. Thiến há đố có ai mà vắt ra được của bà ấy một miếng trầu héo.

Bác nói ngay,

— Chuyện, nhưng mình cũng đang có chuyện nhờ vả. Thế là lại về nhà, lôi ra thêm mấy tờ tiền giấy đưa cho bà ấy.

Em nhìn bác,

— Cũng khổ cho bác nhỉ. Mất hẳn một mớ bạc nhớn.

Bác gật gật,

— Thì đã hẳng! Khổ! Tôi cũng đến là nhức đầu. Nhưng lòng dặn lòng, phải kiên nhẫn. Bí đường nào, tớ lại mở miệng hỏi han nhờ vả đường đó. Hết chú em, lại tới mẹ vợ, rồi là láng giếng. Người ta chịu gánh vác việc nhà cho mình là mừng rồi. Tiếc chi vài hào, với lại dăm ba tờ giấy bạc. Ông nghĩ tôi nói có phải hay không?

Bác dừng lại,

— Mà đã hết đâu, cái đoạn này thì ông biết rồi đấy. Tới được phi trường Thái thì cả phái đoàn phải ngồi đợi tới mấy tiếng đồng hồ nữa bởi trễ chuyến bay. Nửa đêm về sáng, ngồi ở phi trường, ai nấy miệng cứ ngáp dài như con cá ngão. Tới được phi trường Jerusalem thì tôi lại mất đồ. Chẳng biết sao hành lý gửi theo phi cơ biến mất tiêu. Vậy là cứ trần ra mấy ngày liền một quần một áo. Trời tháng mùa đông, lạnh teo lại. Thế là ốm, ho sù sụ như ho lao. Nào có ăn được cái gì. Cứ cháo loãng mà húp. Mãi cho tới đêm hăm bốn, cụ dẫn phái đoàn mình tới hang đá Bêlem. Cái đêm hôm đó thật là đêm nhớ đời. Bao nhiêu đời rồi, miệng thì cứ oang oang, “Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời, Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa”. Miệng thì hát, nhưng nào có biết trời Bêlem rét cỡ nào. Mà cũng nào có biết cái hang đá Bêlem hình dạng ra sao. Thế mà cái đêm đó, cả phái đoàn được tham dự thánh lễ nửa đêm ở hang đá Bêlem. Ở trên cụ cử hành thánh lễ Misa, ở dưới tôi là nước mắt cứ rưng rưng. Trời mùa đông bên ngoài rét tợn. Bên trong hang đá Bêlem, hơi đá tỏa ra lại càng run lên. Lúc đó, mới hiểu Chúa sinh xuống trần vất vả như thế nào.

Bác chép miệng,

— Khổ! Đến là thương Chúa!



Suy Niệm

Ngày xưa các nhà Tu Sĩ phương Đông đường xa vất vả lên đường hành hương tìm về đất thánh (Matt 2:1-12). Mặc dù họ lạc lối tại kinh thành Jerusalem, nhưng không ai chịu bỏ cuộc. Lạc đường, họ cất tiếng hỏi thăm thần dân kinh thành đường phố dẫn tới nơi Hài Nhi Thánh. Cuối cùng, ngôi sao Bêlem hiện ra dẫn họ tới thẳng ngôi nhà của Hài Nhi Giêsu.

Hành trình đi tìm Chúa là một hành trình của kiên nhẫn. Kiên nhẫn với mình, với người, và với Chúa.

Với mình, ôn hòa.

Với người, bao dung.

Với Chúa, đợi chờ. Chúa chưa trả lời. Kiên nhẫn. Kiên nhẫn đợi chờ giây phút trời đêm bừng sáng ánh sao soi đường dẫn lối ta đi.
Hiển Linh năm xưa và Hiển Linh năm nay vẫn là những cuộc hành trình của kiên nhẫn và đợi chờ.

□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com