Ngày 01-01-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:39 01/01/2015
KHE NÚI HỒI ÂM
N2T

Có một em bé ở thành phố lần đầu tiên cùng với cha mẹ đi nghỉ hè nơi nhà của ông chú ở trên núi, em phấn khởi nói một câu:
- “Oh”,
không ngờ trong núi cũng đáp trả lại một tiếng “Oh.”
Em bé cho rằng co người đùa giỡn với mình nên lớn tiếng nói:
- “Bạn là ai ?” câu trả lời vẫn là: “Bạn là ai ?”
Em bé có chút giận dỗi:
- “Bạn ra đây với tôi.” Câu trả lời là: “Bạn ra đây với tôi.”
Bây giờ thì em bé rất giận, nói:
- “Tao đánh mày.” Câu trả lời cũng như thế: “Tao đánh mày.”
Em bé vội nói với mẹ là có người nhạo nó, người mẹ thông minh đương nhiên biết tiếng hồi âm ấy là tiếng vọng của khe núi, nên nói với con trai là bây giờ con nói:
- “Tôi yêu bạn”, bây giờ con thử nói như thế xem sao.”
Khi em bé thử nói như thế, quả nhiên nghe được tiếng hồi âm:
- “Tôi yêu bạn.”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
Qua câu chuyện trên đây, chúng ta có thể biết rút ra được bài học làm người: Gieo gì gặt nấy, tức là nếu làm ác thì sẽ gặp điều ác, làm tốt thì sẽ gặp điều tốt; ăn ở hiền lành thì gặp quả phúc; gieo gió thì gặt bão.v.v...
Đó chính là những kinh nghiệm mà người xưa truyền lại cho chúng ta biết.
Đức Chúa Giê-su dạy chúng ta: “Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại...Vì anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em đấu ấy.” (Lc 6, 37-38). Đó chính là tiếng hồi âm thực sự từ trời cao khi chúng ta thực hành những điều mà Đức Chúa Giê-su dạy bảo.
Tiếng hồi âm từ khe núi chỉ là tiếng vọng lại làm cho em bé tò mò giận dữ, nhưng tiếng hồi âm đến từ trời là tiếng vọng cứu rỗi và bình an cho những ai biết cho đi mà không đòi lại, biết vì tha nhân mà phục vụ không điều kiện, và biết nở nụ cười với người khác dù không nhận được lại nụ cười của họ.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:41 01/01/2015
N2T

34. Người đi thì chết rồi, người đến có thể truy điệu, noi gương vua thánh Đa-vít nói: “Hôm nay tôi mới bắt đầu yêu mến Thiên Chúa của tôi”.

(Thánh Francis of Sales)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong lễ trọng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa
J.B. Đặng Minh An dịch
07:13 01/01/2015
Anh chị em thân mến!

Hôm nay chúng ta được nghe lại những lời chúc tụng mà bà Elizabeth đã dành cho Đức Trinh Nữ Maria: "Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được phúc này là Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi như vậy?” (Lc 1: 42-43).

Lời cầu chúc này là sự liên tục với lời chúc tư tế mà Thiên Chúa đã truyền cho ông Mosê để chuyển đến cho Aaron và cho tất cả mọi người: "Nguyện Ðức Chúa chúc lành và gìn giữ anh em! Nguyện Ðức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em và dủ lòng thương anh em! Nguyện Ðức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em!” (Ds 6: 24-26). Khi cử hành Đại Lễ Đức Maria, Mẹ rất thánh của Thiên Chúa, Giáo Hội nhắc nhở chúng ta rằng Đức Maria, hơn bất cứ ai khác, đã nhận được phước lành này. Trong Mẹ, lời cầu chúc này được viên mãn, vì không có tạo vật nào khác đã từng nhìn thấy khuôn mặt tỏa sáng của Thiên Chúa như Đức Maria. Mẹ đã mang đến một khuôn mặt nhân sinh cho Lời hằng sống, để tất cả chúng ta có thể chiêm ngắm Người.

Bên cạnh việc chiêm ngưỡng thiên nhan Chúa, chúng ta cũng có thể ca ngợi và tôn vinh Ngài, giống như những người chăn chiên từ Bethlehem đã ra về với bài ca tạ ơn sau khi nhìn thấy hài nhi và mẹ Ngài (Lc 2:16). Hai người bên nhau, giống như trên Núi Sọ, vì Chúa Kitô và mẹ Ngài không thể tách rời: có một mối quan hệ rất chặt chẽ giữa hai người, như giữa mọi trẻ em và mẹ mình. Xương thịt (caro) của Chúa Kitô - như Tertullian đã từng nói, là bản lề (cardo) của ơn cứu rỗi của chúng ta - đã được hình thành trong cung lòng của Đức Maria (x Ps 139: 13). Tính bất khả phân ly này cũng rõ ràng từ thực tế là Mẹ Maria, người đã được tiền định là Mẹ của Đấng Cứu Chuộc, đã chia sẻ sâu sắc toàn bộ sứ mệnh của Chúa, và ở bên cạnh Con mình cho đến cùng trên đồi Canvê.

Mẹ Maria được kết hợp rất chặt chẽ với Chúa Giêsu, vì Mẹ nhận được từ Ngài nhận thức của con tim, và đức tin, được nuôi dưỡng bằng kinh nghiệm của một người mẹ và của mối quan hệ gần gũi với Con Mẹ. Đức Trinh Nữ là người phụ nữ của lòng tin, là người đã dọn chỗ cho Thiên Chúa trong trái tim mình và trong những hoạch định của đời mình; Mẹ là người tín hữu có khả năng nhận thức nơi ân sủng của Con mình rằng "thời viên mãn" đã gần đến (Gal 4: 4) trong đó chính Thiên Chúa, bằng cách chọn con đường khiêm hạ là hoá thân làm người, đã đi vào lịch sử ơn cứu độ. Đó là lý do tại sao chúng ta không thể hiểu được Chúa Giêsu mà không có Mẹ Ngài.

Tương tự như vậy, không thể tách rời Chúa Kitô và Giáo Hội; ơn cứu rỗi hoàn thành bởi Chúa Giêsu không thể hiểu được nếu không đánh giá đúng vai trò làm mẹ của Giáo Hội. Tách biệt Chúa Giêsu khỏi Giáo Hội sẽ dẫn đến một sự "phân chia vô lý", như Chân Phước Phaolô Đệ Lục đã viết trong Tông Thư Loan Báo Tin Mừng Trong Thế Giới Hiện Đại (Evangelii Nuntiandi, 16). Không thể "yêu Chúa Kitô nhưng không yêu Giáo Hội, lắng nghe Chúa Kitô nhưng không lắng nghe Giáo Hội, thuộc về Đức Kitô, nhưng đứng bên ngoài Giáo Hội" (ibid.). Chính Giáo Hội là gia đình vĩ đại của Thiên Chúa, mang Chúa đến cho chúng ta. Đức tin của chúng ta không phải là một học thuyết hay một thứ triết lý trừu tượng, nhưng là một mối quan hệ thiết yếu và trọn vẹn với một người: là Đức Giêsu Kitô, Con duy nhất của Thiên Chúa, Đấng đã làm người, đã chết, và đã sống lại từ cõi chết để cứu độ chúng ta, và giờ đây đang sống giữa chúng ta. Chúng ta có thể gặp Ngài ở đâu? Thưa, chúng ta gặp Ngài trong Giáo Hội. Đó là Giáo Hội mà ngày hôm nay đang dõng dạc nói với chúng ta: "Đây là Chiên Thiên Chúa"; đó là một Giáo Hội, tuyên xưng Ngài; chính là ở trong Giáo Hội mà Chúa Giêsu tiếp tục ban phát những ân sủng của Ngài qua các phép bí tích.

Hoạt động và sứ vụ của Giáo Hội là biểu hiện tình mẫu tử. Vì Giáo Hội giống như một người mẹ dịu dàng trao ban Chúa Giêsu cho tất cả mọi người với niềm vui và sự hào phóng. Không có biểu hiện của Chúa Kitô, ngay cả trong những gì là bí nhiệm nhất, có thể tách ra khỏi máu thịt của Giáo Hội, khỏi sự gắn bó lịch sử của Nhiệm Thể Chúa Kitô. Khi loại bỏ Giáo Hội, người ta muốn giản lược Chúa Giêsu Kitô thành một ý tưởng, một giáo huấn luân lý, một cảm giác. Nếu không có Giáo Hội, mối quan hệ của chúng ta với Chúa Kitô sẽ tuỳ thuộc vào trí tưởng tượng của chúng ta, vào cách hiểu của chúng ta, và tâm trạng của chúng.

Anh chị em thân mến!

Chúa Giêsu Kitô là phước lành cho mỗi người nam nữ, và cho tất cả nhân loại. Giáo Hội, khi trao Chúa Giêsu cho chúng ta, ban cho chúng ta sự viên mãn những phước lành của Chúa. Đây chính là nhiệm vụ của dân Chúa: đó là truyền bá cho mọi người ơn lành từ trời cao là Thiên Chúa đã hoá thành phàm nhân nơi Chúa Giêsu Kitô. Và Mẹ Maria, người môn đệ đầu tiên và hoàn hảo nhất của Chúa Giêsu, mẫu gương của Giáo Hội lữ hành, là một trong những người mở đường cho tình mẫu tử của Giáo Hội và liên tục nâng đỡ sứ mệnh của Giáo Hội là làm mẹ của tất cả nhân loại. Chứng tá từ mẫu của Đức Maria đã đồng hành với Giáo Hội từ thuở ban đầu. Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, cũng là Mẹ của Giáo Hội, và qua Giáo Hội, là mẹ của tất cả những người nam nữ và của mọi dân nước.

Cầu xin Mẹ từ mẫu khấn xin cùng Thiên Chúa cho chúng ta ơn lành trên toàn thể gia đình nhân loại. Hôm nay, Ngày Hòa Bình Thế Giới, chúng ta đặc biệt cầu xin sự cầu bầu của Mẹ xin Chúa ban cho hòa bình trong mọi ngày của chúng ta; bình an trong tâm hồn, bình an trong gia đình, và hòa bình giữa các dân tộc. Thông điệp cho Ngày Hòa bình năm nay là "Không còn là nô lệ, nhưng là anh chị em với nhau". Tất cả chúng ta được mời gọi để được tự do, để đều là con cái Chúa, và mỗi người, tuỳ theo trách nhiệm của mình, được mời gọi để chống lại các hình thức nô lệ thời hiện đại. Tất cả mọi dân tộc, văn hóa và tôn giáo, hãy hợp lực với nhau. Xin Chúa, là Đấng đã trở thành người tôi tớ để làm cho tất cả chúng ta trở nên anh chị em với nhau, hướng dẫn và nâng đỡ chúng ta.
 
Đức Thánh Cha chủ sự lễ kính Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa
Lm. Trần Đức Anh OP
19:15 01/01/2015
VATICAN. Sáng ngày 1-1-2015, ĐTC Phanxicô đã chủ sự thánh lễ trọng thể tại Đền thờ Thánh Phêrô, kính Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, cũng là Ngày Hòa bình thế giới lần thứ 48.

Đồng tế với ĐTC có khoảng 30 Hồng Y và hơn 40 GM thuộc các cơ quan trung ương Tòa Thánh và hàng trăm linh mục, trước sự hiện diện của 9 ngàn tín hữu, trong đó có nhiều vị đại sứ các nước.

Tháp tùng ĐTC trên bàn thờ có ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh Pietro Parolin, và vị Phụ tá là Đức TGM Angelo Becciu, Đức TGM Dominique Mamberti, ngoại trưởng Tòa Thánh tân chủ tịch Tối cao pháp viện, ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý hòa bình, và vị Tổng thư ký là Đức Cha Mario Toso, dòng Don Bosco.

Bài giảng của ĐTC

Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC quảng diễn mối liên hệ đặc biệt giữa Chúa Giêsu và Mẹ Maria, và từ đó nói đến quan hệ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội cũng là Mẹ chúng ta. Ngài nói:

”Khi cử hành lễ trọng kính Đức Maria cực thánh là Mẹ Thiên Chúa, Giáo Hội nhắc nhớ chúng ta rằng Mẹ Maria là người đầu tiên nhận lãnh phúc lành như được nói đến trong bài đọc thứ I trích từ sách Dân Số (Ds 6,24-26). Nơi Mẹ, lời chúc lành được viên mãn: thực vậy, không có thụ tạo nào đã thấy tôn nhan Chúa chiếu tỏa trên mình như Mẹ Maria, Mẹ đã mang khuôn mặt nhân trần cho Ngôi Lời Vĩnh Cửu, để tất cả chúng ta có thể chiêm ngưỡng.

”Ngoài việc chiêm ngưỡng tôn nhan Chúa, chúng ta cũng có thể chúc tụng và tôn vinh Ngài, giống như những người chăn chiên, từ Bêlem trở về, ca hát cảm tạ sau khi đã được thấy Hài Nhi và người Mẹ trẻ của Ngài (Xc Lc 2,16). Hai Đấng ở cùng nhau, như trên Đồi Canvê sau này, vì Chúa Kitô và Mẹ Ngài không thể tách rời nhau: giữa hai vị có một quan hệ rất mật thiết, cũng như giữa mỗi người con và người mẹ. Thân mình Chúa Kitô - là nguyên lý nền tảng ơn cứu độ chúng ta (Tertulliano) - đã được hình thành trong cung lòng Mẹ Maria (Xc Tv 139,13). Sự bất khả phân ly cũng được biểu lộ qua sự kiện Mẹ Maria được tuyển chọn trước để làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Mẹ đã chia sẻ trọn vẹn toàn thể sứ mạng của Chúa, ở cạnh Chúa Con cho đến lúc cuối cùng trên đồi Canvê.

Mẹ Maria được liên kết với Chúa Giêsu đến độ nhận được từ nơi Chúa tri thức tâm hồn, tri thức đức tin, được nuôi dưỡng bằng kinh nghiệm hiền mẫu và nhờ mối liên hệ thân mật mới Chúa Con. Đức Thánh Trinh Nữ, là phụ nữ đức tin, đã dành chỗ cho Thiên Chúa trong tâm hồn và trong các dự phóng của Mẹ; Mẹ là người tín hữu có khả năng đón nhận nơi hồng ân Chúa Con biến cố thời gian sung mãn (Gl 4,4), trong đó Thiên Chúa, khi chọn con đường khiêm hạ là cuộc cuộc sống nhân trần, đã đích thân đi vào lịch sử cứu độ. Vì thế ta không thể hiểu được Chúa Giêsu mà không để ý đến Mẹ Ngài.

ĐTC giải thích rằng:

”Chúa Kitô và Giáo Hội cũng không thể tách rời nhau, và ta không thể hiểu ơn cứu độ do Chúa Giêsu mang lại nếu không để ý đến tình mẫu tử của Giáo Hội. Tách rời Chúa Giêsu ra khỏi Giáo Hội là muốn du nhập một sự chia cách vô lý, như chân phước Phaolô 6 đã viết (Xc Evang. nunt. 16). Không thể yêu mến Chúa Kitô mà không yêu mến Giáo Hội, không thể nghe Chúa Kitô mà không nghe Giáo Hội, không thể thuộc về Chúa Kitô mà lại ở ngoài Giáo Hội” (Ib.). Thực vậy chính Giáo Hội, là đại gia đình của Thiên Chúa, đưa Chúa Kitô đến cho chúng ta. Đức tin của chúng ta không phải là một đạo lý trừu tượng hay một triết lý, nhưng là quan hệ sinh động và trọn vẹn với một nhân vật là Chúa Giêsu Kitô, Con duy nhất của Thiên Chúa làm người, chịu chết và sống lại để cứu độ chúng ta và sống giữa chúng ta. Vậy chúng ta có thể gặp Ngài ở đâu? Thưa chúng ta gặp ngài trong Giáo Hội. Chính Giáo Hội nói với chúng ta ngày nay: ”Đây là Chiên Thiên Chúa”, Giáo Hội loan báo Chúa, và chính trong Giáo Hội mà Chúa Giêsu tiếp tục thực hiện những cử chỉ ơn thánh là các bí tích.

”Hoạt động và sứ mạng này của Giáo Hội biểu lộ tình mẫu tử của Giáo Hội. Thực vậy Giáo Hội như một người mẹ dịu dàng gìn giữ Chúa Giêsu và trao Chúa cho tất cả mọi người trong niềm hân hoan và quảng đại. Không có sự biểu lộ nào của Chúa Giêsu, dù là huyền bí nhất, có thể tách rời khỏi mình và máu của Giáo Hội, khỏi đặc tính cụ thể lịch sử của Mình Chúa Kitô. Không có Giáo Hội, thì Chúa Giêsu Kitô rốt cục bị thu hẹp thành một ý tưởng, một nền luân lý, một tình cảm. Không có Giáo Hội, thì tương quan của chúng ta với Chúa Kitô tùy thuộc sự tưởng tượng, những giải thích và tính khí nhất thời của chúng ta.

Và ĐTC kết luận rằng:

”Anh chị em thân mến, Chúa Giêsu Kitô là phúc lành cho mỗi người và toàn thể nhân loại. Giáo Hội, khi ban Chúa Giêsu cho chúng ta, thì cũng trao tặng cho chúng ta phúc lành viên mãn của Chúa. Đây chính là sứ mạng của dân Chúa: sứ mạng chiếu tỏa phúc lành của Thiên Chúa nhập thể trong Chúa Giêsu Kitô trên mọi dân tộc. Và Mẹ Maria, nữ môn đệ đầu tiên và hoàn hảo của Chúa Giêsu, là mẫu gương cho Giáo Hội lữ hành, chính Mẹ mở con đường tình mẫu tử của Giáo Hội và luôn nâng đỡ sứ mạng làm mẹ của Giáo Hội cho tất cả mọi người. Chứng tá âm thầm và từ mẫu của Mẹ đồng hành với Giáo Hội ngay từ đầu. Người là Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ Giáo Hội, và nhờ Giáo Hội, là Mẹ của tất cả mọi người và mọi dân tộc.

Xin Mẹ dịu dàng và ân cần giúp chúng ta được phúc lành của Chúa cho toàn thể gia đình nhân loại. Đặc biệt ngày hôm nay, Ngày Hòa Bình thế giới, chúng ta hãy cầu xin sự chuyển cầu của Mẹ, xin Chúa ban hòa bình cho thời đại chúng ta: hòa bình trong các tâm hồn, trong các gia đình, hòa bình giữa các dân nước. Đặc biệt năm nay, Sứ điệp Ngày Hòa bình là ”không còn là nô lệ, nhưng là anh chị em”. Tất cả chúng ta được kêu gọi sống tự do, tất cả được kêu gọi trở thành con cái và mỗi người theo trách nhiệm của mình, chiến đấu chống lại những hình thức mới của nạn nô lệ. Từ mọi dân tộc, văn hóa và tôn giáo, chúng ta hãy hiệp lực. Xin Đấng để làm cho tất cả chúng ta thành anh em, đã trở nên tôi tớ của chúng ta, hướng dẫn và nâng đỡ chúng ta”.

ĐTC cũng mời gọi chiêm ngắm Mẹ Maria và đề nghị mọi người cùng nhau kính chào Mẹ như dân thành Ephêsô can đảm đã hô lên trước các vị mục tự khi các vị vào nhà thờ: ”Mẹ thánh của Thiên Chúa!”. Thật là một lời chào thật đẹp đối với Mẹ chúng ta...

Lời nguyện giáo dân

Trong phần lời nguyện giáo dân, Cộng đoàn đã lần lượt cầu nguyện cho ĐTC và các GM, xin Chúa nâng đỡ các vị trong sứ vụ tông đồ và để với lòng dịu dàng cương quyết, các vị hướng dẫn mọi anh chị em đến gặp gỡ và hiệp thông với Chúa Giêsu; cầu cho các nhà lập pháp và chính quyền, xin Chúa làm cho lòng quí chuộng và tôn trọng sự sống cũng như phẩm giá của mỗi người được tái triển nở, và để không một ai phải chịu tủi nhục, áp bức và bạo lực. Cộng đoàn cũng đặc biệt cầu nguyện cho những người bị bách hại vì đức tin, cho hòa bình trong các gia đình, xin Chúa thánh hóa hôn nhân, chúc lành cho các cha mẹ Công Giáo, soi sáng và tháp tùng hành trình của con cái.

Trong phần dâng lễ, 3 em bé người Đức mặc y phục Ba Vua thuộc chiến dịch Lễ Ba Vua, dâng bánh rượu lên ĐTC.

Kinh Truyền Tin

Thánh lễ kéo dài gần một tiếng rưỡi đồng hồ. Sau đó lúc 12 giờ trưa, ĐTC đã xuất hiện tại cửa sổ ở lầu 3 của dinh Tông Tòa để chủ sự kinh Truyền Tin với 50 ngàn tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô dưới bầu trời nắng đẹp nhưng gió lạnh.

Trong số những người hiện diện đặc biệt có hằng trăm người thuộc đoàn tuần hành hòa bình do Cộng đồng thánh Egidio tổ chức, năm nay có chủ đề là ”Hòa bình trên toàn trái đất”. Đây là lần thứ 13 cuộc tuần hành hòa bình này được tổ chức và năm nay cũng diễn ra tại hơn 800 thành phố tại 82 nước trên thế giới.

Trong cuộc tuần hành từ đầu đường Hòa Giải đến Quảng trường thánh Phêrô, có nhắc đến 27 cuộc xung đột vẫn còn diễn ra tại nhiều miền trên thế giới, như Siria, Trung Phi, Nam Sudan, Trung Đông, Nigeria, Irak, Afganistan, Pakistan..

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC cũng nhắc đến sự liên kết mật thiết giữa Chúa Kitô và Mẹ Ngài. ”Không thể tách rời sự chiêm ngắm Chúa Giêsu, Ngôi Lời Sự Sống trở nên hữu hình và có thể đụng chạm đến được (Xc 1 Ga 1,1), ra khỏi sự chiêm ngắm Mẹ Maria Đấng đã trao ban cho Người tình thương và xác thể nhân trần của Mẹ”.

Nhân ngày đầu năm mới, ĐTC cũng nhắc nhở các tín hữu nhớ đến ngày mình chịu phép rửa tội, tái khám phá món quà nhận được trong bí tích này, tái sinh chúng ta vào đời sống mới, sự sống thần linh. Việc tái sinh này qua Mẹ Giáo Hội, có mẫu gương là Mẹ Maria. Nhờ phép rửa, chúng ta được dẫn vào sự hiệp thông với Thiên Chúa và chúng ta không còn tùy thuộc sự ác và tội lỗi nữa. Trái lại chúng ta nhận được tình thương, sự dịu hiền và lòng từ bi của Chúa Cha trên trời.

Nhắc đến Ngày Hòa bình thế giới, ĐTC nhấn mạnh rằng kinh nguyện là cội rễ của hòa bình và hòa bình luôn luôn là điều có thể. Kinh nguyện làm cho hòa bình nẩy mầm. Ngày Hòa bình năm nay có chủ đề là ”không còn là nô lệ nữa, nhưng là anh chị em”. Sứ điệp này có liên hệ tới tất cả chúng ta. Tất cả đều được mời gọi bài trừ mọi hình thức nô lệ và xây dựng tình huynh đệ.

Trong phần chào thăm các tín hữu sau phép lành, ĐTC đến sự kiện Buổi đọc kinh Truyền Tin nhân ngày Hòa Bình thế giới 2015 cũng được nối với đồi Miravalle ở Rovereto thuộc tỉnh Trento, bắc Italia, nơi có quả chuông khổng lồ cao 3 mét 36, đường kính 3 mét 21 và nặng 256 tạ, mang tên là Maria Dolens, Đức Mẹ đau thương, đúc cách đây 90 năm và được ĐGH Phaolô 6 làm phép cách đây 50 năm (1965). Chuông thường được đánh lên để tưởng niệm tất cả các những binh sĩ tử trận trong mọi cuộc chiến, đặc biệt là thế chiến thứ I.
 
Top Stories
Homily for the Solemnity of Mary the Mother of God
+ Pope Francis
19:18 01/01/2015
(Vatican 2015-01-01) On January 1, the Solemnity of Mary the Mother of God, Pope Francis celebrated Solemn Mass in the Basilica of Saint Peter.

Below, please find the complete text of the Pope’s homily for the Mass:

Today we are reminded of the words of blessing which Elizabeth spoke to the Virgin Mary: “Blessed are you among women, and blessed is the fruit of your womb! And why has this happened to me, that the mother of my Lord comes to me?” (Lk 1:42-43).

This blessing is in continuity with the priestly blessing which God had given to Moses to be passed on to Aaron and to all the people: “The Lord bless you and keep you; the Lord make his face to shine upon you and be gracious to you; the Lord lift up his countenance upon you, and give you peace” (Num 6:24-26). In celebrating the Solemnity of Mary the Most Holy Mother of God, the Church reminds us that Mary, more than anyone else, received this blessing. In her the blessing finds fulfilment, for no other creature has ever seen God’s face shine upon it as did Mary. She gave a human face to the eternal Word, so that all of us can contemplate him.

In addition to contemplating God’s face, we can also praise him and glorify him, like the shepherds who came away from Bethlehem with a song of thanksgiving after seeing the Child and his young mother (cf. Lk 2:16). The two were together, just as they were together at Calvary, because Christ and his mother are inseparable: there is a very close relationship between them, as there is between every child and his or her mother. The flesh (caro) of Christ – which, as Tertullian says, is the hinge (cardo) of our salvation – was knit together in the womb of Mary (cf. Ps 139:13). This inseparability is also clear from the fact that Mary, chosen beforehand to be the Mother of the Redeemer, shared intimately in his entire mission, remaining at her Son’s side to the end on Calvary.

Mary is so closely united to Jesus because she received from him the knowledge of the heart, the knowledge of faith, nourished by her experience as a mother and by her close relationship with her Son. The Blessed Virgin is the woman of faith who made room for God in her heart and in her plans; she is the believer capable of perceiving in the gift of her Son the coming of that “fullness of time”(Gal 4:4) in which God, by choosing the humble path of human existence, entered personally into the history of salvation. That is why Jesus cannot be understood without his Mother.

Likewise inseparable are Christ and the Church; the salvation accomplished by Jesus cannot be understood without appreciating the motherhood of the Church. To separate Jesus from the Church would introduce an “absurd dichotomy”, as Blessed Paul VI wrote (Evangelii Nuntiandi, 16). It is not possible “to love Christ but without the Church, to listen to Christ but not the Church, to belong to Christ but outside the Church” (ibid.). For the Church is herself God’s great family, which brings Christ to us. Our faith is not an abstract doctrine or philosophy, but a vital and full relationship with a person: Jesus Christ, the only-begotten Son of God who became man, was put to death, rose from the dead to save us, and is now living in our midst. Where can we encounter him? We encounter him in the Church. It is the Church which says today: “Behold the Lamb of God”; it is the Church, which proclaims him; it is in the Church that Jesus continues to accomplish his acts of grace which are the sacraments.

This, the Church’s activity and mission, is an expression of her motherhood. For she is like a mother who tenderly holds Jesus and gives him to everyone with joy and generosity. No manifestation of Christ, even the most mystical, can ever be detached from the flesh and blood of the Church, from the historical concreteness of the Body of Christ. Without the Church, Jesus Christ ends up as an idea, a moral teaching, a feeling. Without the Church, our relationship with Christ would be at the mercy of our imagination, our interpretations, our moods.

Dear brothers and sisters! Jesus Christ is the blessing for every man and woman, and for all of humanity. The Church, in giving us Jesus, offers us the fullness of the Lord’s blessing. This is precisely the mission of the people of God: to spread to all peoples God’s blessing made flesh in Jesus Christ. And Mary, the first and most perfect disciple of Jesus, the model of the pilgrim Church, is the one who opens the way to the Church’s motherhood and constantly sustains her maternal mission to all mankind. Mary’s tactful maternal witness has accompanied the Church from the beginning. She, the Mother of God, is also the Mother of the Church, and through the Church, the mother of all men and women, and of every people.

May this gentle and loving Mother obtain for us the Lord’s blessing upon the entire human family. On this, the World Day of Peace, we especially implore her intercession that the Lord may grant peace in our day; peace in hearts, peace in families, peace among the nations. The message for the Day of Peace this year is “No Longer Slaves, but Brothers and Sisters”. All of us are called to be free, all are called to be sons and daughters, and each, according to his or her own responsibilities, is called to combat modern forms of enslavement. From every people, culture and religion, let us join our forces. May he guide and sustain us, who, in order to make us all brothers and sisters, became our servant.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đơn vị Lêgio Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa mừng kính bổn mạng.
Trần Văn Minh
00:30 01/01/2015
Được thành lập 8 năm trước và nhận tước hiệu Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, nên vào đúng ngày đầu tiên trong năm, Lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Đơn vị Lêgio Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa luôn được mừng bổn mạng và sinh nhật trong ngày đầu năm mới.

Mời coi hình

Sáng Thứ Năm 1/1/2015, lúc 1 giờ trưa. Tại Nhà thờ Saint Paul. Cùng với toàn thể nhân loại đón chào năm mới 2015. Đơn vị Lêgio đã vui mừng tổ chức Thánh lễ mừng bổn mạng của đơn vị mình. Thánh lễ do Linh mục Trần Ngọc Tân Linh giám của đơn vị chủ tế cùng Linh mục Chánh xứ Saint Paul và Linh mục Giuse Đinh Trọng Chính OP đồng tế, cùng đông đảo giáo dân và các hội viên trong các đơn vị của Comitium Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tham dự hiệp dâng Thánh lễ cảm tạ.

Trong bài chia sẻ Lời Chúa. Linh mục Trần Ngọc Tân đã nói trong muôn ngàn tước hiệu mà Đức Mẹ Thiên Chúa có, dù các tước hiệu có cao sang tột đỉnh đến đâu, thì Đức Mẹ cũng không quên con cái Mẹ là chúng ta, vì Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, cũng là Mẹ loài người.

Sau Thánh lễ, chị Trưởng đơn vị Đức Mẹ Thiên Chúa đã lên cám ơn đến quý cha, quý cộng đoàn, quý đơn vị Lêgio trong Comitium đã về hiệp dâng Thánh lễ cảm tạ và mừng bổn mạng và sinh nhật năm thứ 8 của đơn vị. Nhân dịp ngày đầu năm mới, chị cầu chúc ơn an bình đến với toàn thể mọi người, tiếp theo là lời tâm tình của đơn vị được người đại diện lên nhỏ to cùng Mẹ, xin Mẹ giúp cho mọi người biết noi gương Mẹ sống đời sống khiêm nhường của một người hội viên Lêgio.

Một bữa ăn trưa ngay tại sảnh cuối nhà thờ, đã được đơn vị tổ chức để mọi người trong cộng đoàn thưởng thức món ăn nhân ngày đầu năm, và cùng đơn vị mừng bổn mạng trong niềm vui chung của mọi người thật vui vẻ trong một ngày đầu năm, thời tiết Xuân đất trời, vì bên Mẹ là mùa Xuân mai mãi. Kính chúc quý độc gỉa một năm mới an bình.
 
Gia đình Tận hiến Đồng Công miền Hố Nai mừng Bổn mạng
Giuse Khổng Hữu Nguồn
16:07 01/01/2015
Hoà chung niềm hân hoan với Giáo Hội mừng lễ Đức Mẹ Thiên Chúa. Sáng 31/12/2014, Gia đình Tận Hiến Đồng Công Miền Hố Nai thuộc 15 giáo xứ trong Hạt đã tề tựu về Nhà thờ giáo hạt, xứ Bắc Hải để tham dự Thánh lễ bổn mạng của Gia đình Tận Hiến Miền.

Hình ảnh

Hiện diện trong ngày quan thầy truyền thống này đã có sự tham dự quý báu của quý Cha quản Hạt, quý Cha Hạt trưởng, Cha đặc trách Miền Hố Nai Giuse Trần Phú Sơn, Cha đặc trách Gia đình Tận Hiến toàn quốc Giuse Maria Lương Thiên Triều, quý Cha đồng tế dòng Đồng Công, quý Thầy phụ trách của Dòng, Ban phục vụ Gia đình Tận Hiến của các Miền: Tân Mai, Phương Lâm, Hoà Thanh, Phú Thịnh, Giáo phận Xuân Lộc và đông đảo thành viên của Gia đình Tận Hiến 15 giáo xứ trong Hạt Hố Nai.

Giờ khai mạc được bắt đầu bằng bài múa hát tung hô Mẹ. Với lời nhạc sâu lắng, điệu múa uyển chuyển. Qúy anh chị em của Gia đình đã hoá thân thành những bông hoa tươi xinh dâng lên Mẹ hiền kính yêu, với nhiều tâm tình ngợi ca.

Sau nghi thức cung nghinh, lúc 9 giờ, là phần giảng huấn của Cha dòng Đồng Công Phanxico Salesio Trần Đình Tuý, Ngài chia sẻ với anh chị em của Gia đình về “Năm Tân-Phúc-âm-hoá đời sống Giáo xứ và Cộng đoàn”, cách riêng là làm sao để theo sát chủ đề mục vụ giáo phận: “Gia đình và Giáo xứ sống Bí tích Thánh Thể”. Với tâm tình đó, xuyên suốt bài chia sẻ, Ngài đã chỉ dẫn cho mỗi thành viên của Gia đình Tận Hiến hãy sống làm sao để cho “Chúa luôn ở trong nhà và ngự ở trong tâm hồn mỗi người mãi mãi”. Với mỗi gợi ý chi tiết cho vấn đề này, Ngài đã nhấn mạnh đến hai điểm Chầu Thánh Thể và Rước Mình Thánh Chúa. Bởi Bí tích Thánh Thể chính là tâm điểm, là lương thực nuôi sống thần linh. Và để sống Bí tích Thánh Thể hiệu quả đòi hỏi mỗi người phải có lòng tin vào Chúa, tránh đừng thể hiện bằng môi miệng mà bằng hành động thiết thực. Ứng với đức tin đó, mỗi người hãy thường xuyên tham dự các giờ Chầu Thánh Thể, rước lễ hằng ngày để Chúa tác động và làm cho chúng ta trổ sinh nhiều hoa trái thánh thiện, vì như Chúa đã từng nói: “Ai ăn mình ta và ở trong ta thì ta ở trong kẻ ấy” Ga (6,56), và “Ai ở trong Thầy thì Thầy ở trong kẻ ấy, và kẻ ấy sẽ sinh nhiều hoa trái” Ga (15,5). Sau cùng, Ngài nhắn nhủ Gia đình Tận hiến, nếu đã tận hiến cho Mẹ Maria rồi thì hãy dâng đời sống cho Mẹ, để qua Mẹ mỗi người sẽ được Mẹ dìu dắt đến với Chúa, nhất là được kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu.

Sau những giây phút lắng đọng tĩnh tâm là múa dâng hoa và mọi người sốt sắng tham dự Thánh lễ.

Trong ý nghĩa của ngày lễ tạ ơn Chúa và mừng kính Đức Maria với tước hiệu Mẹ Thiên Chúa vào Tuần cuối Bát Nhật Giáng sinh. Chúng ta lại tiếp tục được chiêm ngắm màu nhiệm của Con Thiên Chúa nhập thể làm người trong thân phận đơn hèn, vừa ngắm nhìn Hài Nhi Giêsu vừa trông lên Mẹ Maria để noi gương mà bắt chước Mẹ “Xin vâng” trong mọi hoàn cảnh. Với tâm tình đó, chúng ta được mời gọi hãy ăn năn sám hối để xin lỗi Chúa, và với nhau để khi bước sang năm mới này mỗi người được trở nên xứng đáng hơn khi được tiếp tục là con Đức Mẹ. Cha đặc trách gia đình Tận Hiến Miền Hố Nai Giuse Trần Phú Sơn ngỏ lời đầu lễ.

Huấn từ trong phần giảng lễ với Gia đình Tận Hiến Đồng Công Miền Hố Nai, Cha đặc trách Gia đình Tận Hiến toàn quốc Giuse Maria Lương Thiên Triều đã chia sẻ với cộng đoàn tham dự về tổ ấm gia đình thực sự khi có tình thương của người Mẹ ấp ủ. Với Gia đình Tận Hiến thì khi đã tận hiến cho Mẹ Maria rồi thì phải sống đời nội tâm gắn kết với Chúa và với Mẹ, nhất là trong năm mới dương lịch này. Đó chính là linh đạo của nhà dòng. Vì lẽ đó mà hôm nay chúng ta đã đến với Mẹ Maria, bởi vì Mẹ chính là nhịp cầu giao hoà giữa các con của Mẹ. Và muốn được bình an tâm hồn thì mỗi người cần có mối tương giao khăng khít với Thiên Chúa và với Mẹ Maria, hãy luôn giữ tâm hồn trong sạch, vui vẻ và chấp nhận thánh ý Chúa. Đồng thời hãy “Xin vâng” như Đức Mẹ năm xưa thì bình an sẽ đến. Chúng ta hãy bằng lòng trong đức tin và nhìn lại thân phận nhiều tội lỗi, yếu đuối của mình để xin mẹ nâng đỡ, giúp chúng ta không bị vấp ngã, không bao giờ nản chí và ngã lòng trông cậy.

Mừng lễ hôm nay, chúng ta cầu nguyện cho hoà bình cho thế giới, cách riêng cho từng thành viên Gia đình Tận Hiến và cho mỗi người chúng ta. Xin Đức Maria là Nữ Vương Hoà Bình tặng ban Vua bình an Giêsu cho thế giới tăm tối này và cho cả cộng đoàn Gia đình Tận Hiến toàn Miền nữa. Dù thời gian sắp tới sẽ có những khó khăn thử thách đang chờ và không biết phải đi như thế nào thì hãy đến với Mẹ, khóc với Mẹ, thân thưa với Mẹ, tâm sự và cầu nguyện với Mẹ, để xin Mẹ chuyển lời cầu đến cùng Chúa cho chúng ta. Hy vọng trong năm mới này, mỗi người chúng ta sẽ nhận ra được thánh ý Chúa, sống với niềm hy vọng mới, với cơ hội mới và bắt đầu cho sự khởi đầu mới.

Trong niềm hân hoan, cuối lễ, anh trưởng đại diện Gia đình Tận Hiến miền Hố Nai đã bày tỏ tinh thần biết ơn đến quý Cha quản hạt, quý Cha hạt trưởng, quý Cha và quý thầy đặc trách Gia đình Tận Hiến các Miền, cũng cám ơn quý anh chị trong Ban phục vụ Gia đình Tận Hiến giáo phận Xuân Lộc và các Miền lân cận, cách riêng là quý anh chị Ban phục vụ thuộc 15 giáo xứ trong Hạt đã ưu ái về hiệp thông trong Thánh lễ bổn mạng của Gia đình Tận Hiến miền Hố Nai. Đây là niềm vinh dự và khích lệ lớn lao. Nguyện xin Chúa và Mẹ Maria ban cho quý Cha, quý Thầy, và quý anh chị luôn khoẻ mạnh, bình an và tràn đầy hồng ân của Thiên Chúa. Gia đình Tận Hiến miền Hố Nai nguyện cố gắng trong sự vâng phục và cộng tác vào công tác mục vụ của giáo hạt, giáo xứ để đáp lại tình thương mà quý Cha, quý Sơ, quý Thầy và quý anh chị đã ưu ái dành cho miền Hố Nai trong ngày lễ bổn mạng này. Với tâm tình tạ ơn, Gia đình Tận Hiến miền Hố Nai đã tặng cho quý Cha đồng tế và quý Thầy đặc trách Miền những lẵng hoa tươi thắm để ghi nhận cho sự cảm ơn.

Thánh lễ kết thúc với nhiều ơn lành được chúc phúc cho cộng đoàn nhân dịp Năm Mới 2015 đang đến.
 
Đêm giao thừa tại Trung tâm Thánh Mẫu Tà Pao
Trương Trí
16:10 01/01/2015
TÀ PAO - Đến hẹn lại lên, đêm Giao thừa năm nay với trên 50 ngàn người từ muôn nơi hành hương về với Mẹ Tà Pao. Sau một năm học hỏi gia đình Thánh gia để Tân Phúc âm hóa đời sống gia đình. Nay lại nguyện cầu cùng Mẹ, xin Mẹ dạy cho chúng con biết mang những lời dạy của Chúa trong Tin mừng để Canh tân đời sống Giáo xứ và Cộng đoàn Thánh hiến.

Hình ảnh

Đặc biệt năm nay, cộng đoàn hành hương vui mừng chào đón Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc: Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn chủ sự Đêm Canh thức và chủ tế Thánh lễ Mừng kính Mẹ Thiên Chúa cầu nguyện cho Hòa bình Tổ quốc và Thế giới; Hiệp sĩ Đại Thánh giá Lê Đức Thịnh.

Về phía chính quyền, có sự hiện diện của ông Phạm Dũng: Thứ trưởng bộ Nội Vụ, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ; ông Dương Ngọc Tấn, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tôn giáo Chính phủ; ông Đỗ Hữu Bá, phó Trưởng ban Tôn giáo giáo tỉnh Bình Thuận.

Tượng Đức Mẹ Tà Pao được cung nghinh và rước trọng thể lên Lễ đài. Mở đầu buổi rước kiệu, Đức Tổng Giám mục xông hương trước bàn Kiệu.

Khai mạc đêm Canh thức, Cha Giuse Trần Văn Thuyết, Hạt trưởng Hạt Đức Tánh thay mặt Đức Giám Mục Giáo phận Phan Thiết phát biểu chào mừng Đức Tổng Giám mục Phaolô, quí linh mục, nữ tu và toàn thể cộng đoàn từ khắp nơi hành hương về bên Mẹ Tà Pao. Chào mừng Hiệp sĩ Đại Thánh giá Lê Đức Thịnh và quí vị đại diện lãnh đạo chính quyền trung ương và tỉnh Bình Thuận cũng đã đến tham dự. Sự hiện diện của lãnh đạo chính quyền Trung ương và tỉnh Bình Thuận sẽ cảm nhận được đức tin của cộng đoàn tín hữu, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các hoạt động của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, cách riêng cho sự phát triễn của Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Tà Pao này.

Chương trình Canh thức năm nay gồm có 3 phần: Diễn nguyện, Cầu nguyện lần chuỗi Mân Côi và Lòng Chúa Thương xót, Thánh lễ Giao thừa mừng kính Mẹ Thiên Chúa cầu cho Hòa bình Tổ quốc và Thế giới. Toàn bộ Quảng trường Trung tâm Thánh mẫu Tà Pao hầu như không còn chỗ chen chân.

Mở đầu Canh thức với phần Diễn nguyện do các em thanh thiếu nhi dân tộc thuộc Giáo xứ Mađagui thể hiện. Tiếp theo là các tiết mục do quí xơ và thanh thiếu niên các giáo xứ thuộc các Giáo phận Sài Gòn, Xuân Lộc, Đà Lạt thể hiện.

Kết thúc diễn nguyện, ông Phạm Dũng, Thứ trưởng bộ Nội vụ thay mặt lãnh đao chính quyền Trung ương và tỉnh Bình Thuận phát biểu chào mừng Đức Tổng Giám mục, Hiệp sĩ Đại Thánh giá và cộng đoàn hành hương. Ông đánh giá cao sự về tinh thần trách nhiệm của HĐGM Việt Nam trong việc hướng dẫn và khích lệ tín hữu góp phần xây dựng đất nước, nhất là về các phương diện xã hội, kinh tế, văn hóa và bảo vệ an ninh tổ quốc, thực hiện lời dạy của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Người Công Giáo Việt Nam phải là người yêu nước, đồng hành cùng dân tộc xay dựng đất nước ấm no hạnh phúc”.

Buổi cầu nguyện cùng Mẹ thật sốt sắng do cộng đoàn Lòng Chúa thương xót thuộc Tổng Giáo phận Sài Gòn phụ trách.

Thánh lễ trọng thể mừng kính Mẹ Thiên Chúa do Đức Tổng Giám mục Phaolô, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng gIám mục Giáo phận Sài Gòn chủ tế.

Sau Thánh lễ, Hiệp sĩ Đại Thánh giá thay mặt cộng đoàn hành hương nói lời cảm ơn Đức Tổng Giám mục đã cùng cộng đoàn tham dự đêm canh thức và chủ tế Thánh lễ mừng kính Mẹ Thiên Chúa trong đêm Giáo thừa tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Tà Pao này. Cảm ơn các quan chức chính quyền đã không quản ngại đêm khuya, cùng cộng đoàn tín hữu trải nghiệm đời sống đức tin.

Các thiếu nữ thay mặt cộng đoàn hành hương lên tặng hoa Đức Tổng Giám mục, quí Cha đồng tế, quan chức chính quyền và Hiệp sĩ Đại Thánh giá.

Đức Tổng Giám mục cũng đã trao Phép lành Tòa Thánh cho Cha Quản nhiệm Trung tâm hành hương và các ân nhân đã tích cực góp phần vào việc phát triễn Trung tâm hành hương Đức Mẹ.

Kết thúc Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục ban Phép lành cho cộng đoàn, đoàn đồng tế hướng về ảnh tượng Đức Mẹ Tà Pao cùng tạ ơn Mẹ đã dìu dắt con cái Mẹ trên đường lữ thứ trần gian này.
 
Thánh lễ khởi công xây dựng Đan viện Cát Minh Têrêsa Đàlạt
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
16:01 01/01/2015
ĐÀLẠT - Ngày 30.12.2014 - Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương,Giám Mục Giáo Phận Đà Lạt chủ sự lúc 9 giờ 30 tại Thôn An Hiệp, xã HiệpThạnh,Huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

Hình ảnh

Địa phận Đà Lạt đã có hơn 50 Dòng, Tu Hội chung sống thân thương với nhau trong khí hậu mát mẻ trong lành của Giáo phận Đà Lạt. Người ta thường ví von Đà Lạt là thành phố hoa. Do đó, mỗi một Dòng có thể được ví như một loại hoa khoe mầu khoe sắc giữa bầu trời xanh trong của núi đồi Cao nguyên Lâm Viên.Càng nhiều loại hoa vườn hoa càng đẹp và Cao nguyên Lâm Viên càng nhiều mầu sắc.

Đan Viện Cát Minh Têrêsa Huế đã có gấp hai số đan sĩ được qui định. Do đó, cần phải chia ra để tìm một nơi thiết lập một Đan Viện nữa. Các Đan sĩ đã đi từ Bắc, Trung,Nam nhưng vẫn chưa tìm được một nơi thích hợp để thiết lập một Đan Viện. Dịp may may, Bề trên và một vài Đan sĩ đã gặp được Đức Cha Antôn, Giám Mục Giáo phận Đà Lạt, sau khi ngỏ lời với Đức Cha rằng các Đan sĩ muốn thiết lập một Đan Viện tại Giáo phận Đà Lạt. Đức Cha Antôn đã chấp thuận, tận tình giúp đỡ để Giáo phận Đà Lạt có một Đan Viện nữ chuyên sống đời chiêm niệm để cầu nguyện cho Hội Thánh, cho Giáo phận, đặc biệt cho công việc truyền giáo của Giáo phận Đà Lạt. Đức Cha đã hỏi ý kiến của Hội Đồng Linh mục, và thông báo cho linh mục đoàn Đà Lạt và cho cả Giáo phận để cho công việc thiết lập Đan Viện được tốt đẹp. Đức Cha đã tận tình giúp đỡ các Đan sĩ về việc tìm khu vực, tìm đất và làm mọi thủ tục cần thiết để ngày hôm nay 30.12.2014, Đức Cha Antôn đã chủ sự thánh lễ khởi công xây dựng Đan Viện cát Minh Têrêsa Đà Lạt với sự có mặt của gần 100 linh mục, nhiều tu sĩ nam nữ và đại diện của bà con giáo dân trong các Giáo xứ Giáo phận Đà Lạt. Được biết, các cơ quan Chính quyền tỉnh Lâm Đồng, Huyện Đức Trọng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thủ tục về tôn giáo được mau chóng và thánh lễ khởi công được diễn tiến tốt đẹp.

Địa điểm xây dựng Đan Viện nữ Cát Minh Têrêsa Đà Lạt tọa lạc ở thôn An Hiệp, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Với diện tích 11.000 m2 phía tay trái hướng về núi Voi một danh lam thắng cảnh tuyệt vời của Đà Lạt, phía mặt hướng về núi rừng tạo nên một phong cảnh Cao nguyên xinh đẹp. Đây có thể nói được là một địa điểm đẹp thích hợp cho đời sống của các Đan sĩ chiêm niệm. Khu nhà được thiết kế hai tầng, tầng lầu được dùng làm phòng ngủ cho các nữ Đan sĩ, nhà nguyện có nơi cho các nữ Đan sĩ và giáo dân đến tham dự thánh lễ, và những giờ cầu nguyện…

Thánh lễ diễn tiến trong bầu khí đạo đức, linh thánh.Ca đoàn nhà thờ Chính tòa Đà Lạt đã hát trong thánh lễ khởi công xây dựng Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt sáng nay. Với những giọng ca điêu luyện, Ca đoàn Nhà thờ Chính tòa Đà Lạt đã đưa mọi người kết hợp với Chúa một cách thật sốt sắng và sinh động.

Trong bài giảng Đức Cha Antôn đã giúp mọi người hiểu được ý nghĩa của ngày lễ mừng kính thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu va hiểu được lịch sử của Dòng Cát Minh, đặc biệt Dòng Cát Minh Têrêsa Huế…Và hôm nay, Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt được khởi công xây dựng. Đan Viện này được tách ra từ Đan Viện Cát Minh Têrêsa Huế.

Được biết lễ Bổn Mạng chính của Hội Dòng: ngày 16/7 Kính Đức Mẹ Núi Cát Minh.

Thánh Kinh luôn ca tụng vẻ đẹp núi Cát Minh, nơi tiên tri Êlia đã chiến đấu bảo vệ niềm tin của dân Israen đối với Thiên Chúa hằng sống.Ở đó, bên dòng suối mang tên của vị Tiên Tri, bắt đầu từ thế kỷ thứ XII trở đi, một số đan sĩ đã đến lập Dòng và xây cất một nguyện đường kính nhớ Mẹ Thiên Chúa và đã xin Giáo chủ Giêrusalem một quy luật để sống.Chính vì thế mà họ được gọi là đan sĩ Dòng Đức Trinh Nữ Maria Núi Cát Minh. Các đan sĩ này đã chọn Đức Maria làm quan thầy, chẳng những cho thánh đường mà còn cho cả cộng đoàn, coi Người như Mẹ và gương mẫu hướng dẫn đời sống tu trì.Lễ này được cử hành đó đây từ thế kỷ XIV, lần hồi đã lan rộng ra cả Dòng ở khắp nơi như biểu hiện lòng tri ân của con cái trong Dòng về bao phúc lộc mà Mẹ Thiên Chúa đã ban cho gia đình Cát Minh của Người.

Ngoài lễ kính Đức Mẹ Núi Cát Minh là lễ chung cho cả Hội Dòng, mỗi Đan Viện còn có một thánh quan thầy riêng:

-Đan viện Sài Gòn: Thánh Cả Giuse
-Đan viện Bình Triệu: Đức Mẹ Núi Cát Minh
-Đan viện nha Trang: Chúa Kitô Vua
-Đan viện Huế: Mẹ Thánh Têrêsa

Hoạt động chính của Dòng: hy sinh cầu nguyện.

Xin cho công trình xây cất Đan Viện Cát Minh Têrêsa Đà Lạt được nhiều người quảng đại giúp đỡ và công trình sớm hoàn thành đúng dự kiến vào đầu năm 2016 để Giáo phận Đà Lạt có một Đan viện nữ chuyên chăm, hy sinh cầu nguyện cho Giáo Hội, cho Địa phận và cho công việc truyền giáo của Giáo phận Đà Lạt.
 
Giáo Phận Đà Nẵng Hành Hương Đức Mẹ Trà kiệu Đầu Năm Dương Lịch
Toma Trương Văn Ân
16:25 01/01/2015
Lần đầu tiên, trong ngày đầu năm mới Dương lịch 01.01.2015, Giáo phận Đà Nẵng hành hương về Trung tâm Thánh mẫu Trà Kiệu, để từ đây Giáo phận có thêm một ngày hành hương trong năm. Cộng đoàn cùng hiệp ý với Đức Giám Mục ( ĐGM ) tạ ơn Chúa về những ơn lành trong năm qua. Xin ơn bình an và phó thác trong ý Chúa: Hòa bình của Thế giới, đất nước được thịnh đạt, gia đình an vui hạnh phúc, các giá trị con người được tôn trọng.

Hình ảnh

Lúc 8 giờ, tại đỉnh đồi Bửu Châu, ĐGM đến trong tiếng vổ tay hoan hô của đông đảo cộng đoàn hiện diện. Ngài đã ôn lại biến cố Đức Mẹ hiện ra vào ngày 9 và 10 tháng 9 năm 1885 để che chở đoàn con cái của Mẹ trong cơn gian nan nguy hiểm đến tính mạng, trước sự tấn công hòng tiêu diệt toàn Giáo xứ Trà Kiệu của lực lượng Văn Thân hùng hậu.

Tiếp đó ĐGM và cộng đoàn cùng lần Chuỗi Mân Côi, lời kinh vang vang trong tâm tình yêu mến phó thác mỗi người vào ý Chúa và sự chuyển cầu của Mẹ. Kèm theo mỗi chặng là lời cầu nguyện cho những gia đình đang gặp khó khăn, những người đau yếu bệnh tật, những người ơ hờ nguội lạnh, cầu nguyện cho giới trẻ và thiếu nhi. Cầu nguyện cho tâm hồn mỗi người được bình an, gia đình được an vui quốc gia và thế giới được hòa bình, các Nhà Lãnh đạo được khôn ngoan trong ý Chúa, biết đối thoại và thiện chí để Thế giới được an bình thịnh trị.

Sau giờ đọc kinh chung, cộng đoàn di chuyển về sân nhà thờ Giáo xứ Trà Kiệu để hiệp dâng Thánh lễ đồng tế do ĐGM chủ sự cùng với Linh mục đoàn của Giáo phận lúc 9 giờ 30. Trước lúc đi vào Thánh Lễ, Cha Trưởng Ban Phụng vụ đã nêu những ý lễ: năm sống đời sống Thánh hiến trong Giáo Hội Hoàn Vũ, năm Tân Phúc Âm Hóa đời sống Giáo xứ của Giáo Hội Việt Nam, tôn vinh Mẹ Thiên Chúa. Đặc biệt hôm nay cầu cho hòa bình thế giới. Lễ này do Đức Chân phước Giáo Hoàng Phao-lô Đệ Lục trong Tông Huấn “ Tôn Sùng Đức Maria “ công bố năm 1965.

Đầu lễ, ĐGM mừng Năm mới đến từng người, Ngài nêu lý do và nguyện vọng của nhiều người, nhiều thành phần Dân Chúa mong được Hành hương về bên Mẹ trong dịp đầu năm mới, đây là Thánh lễ khai mạc Năm Kỷ niệm 400 năm Giáo phận đón nhận Tin Mừng. Mỗi người phải tân Phúc Âm chính mình, là khởi điểm để tân Phúc Âm hóa Giáo xứ. Ngài cũng mời gọi gia đình và thanh thiếu niên quảng đại sống đời sống Thánh hiến, cầu nguyện cho sự bình an ở khắp mọi nơi.

Trong bài chia sẻ về việc các Mục đồng nghe Thiên Thần báo tin vui Chúa đã sinh ra, Họ ngạc nhiên đến thờ lạy Chúa Hài Nhi, ĐGM gợi ý về việc Thiên Chúa làm bao nhiêu việc lạ lùng trong vũ trụ này, làm cho chúng ta ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Mầu nhiệm Nhập Thể, Mầu nhiệm Giáng Sinh, chúng ta được làm con Chúa, được kêu lên Abba ( Cha ơi ), con người “không còn nô lệ, nhưng là anh em cùng một Cha” (Plm1,15-16) làm cho chúng ta rất đỗi ngạc nhiên, để yêu mến tôn thờ, phó thác vào tình yêu của Chúa và Đức Mẹ.Trong Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, Đức Giáo Hoàng Phanxico nhắn đến việc mỗi người cần phải đi ra khỏi chính mình, đến với anh em, truyền Giáo trong môi trường mình đang sống đang làm việc.

Trước lúc kết thúc Thánh lễ, Cha Gioan Nguyễn Văn Hoàng ( Quản xứ ) đã cám ơn Đức Cha, Quý Cha, Quý Dòng Phao Lô và Mến Thánh Giá tại Trà Kiệu, quý ân nhân, quý Giáo xứ… đã chung tay góp sức cho buổi lễ được tốt đẹp.

Tiếp đó, ĐGM đã đại diện cộng đoàn cám ơn Cha Quản xứ, quý ban ngành đoàn thể của Giáo xứ Trà Kiệu đã hy sinh rất nhiều cho ngày hành hương, trước lúc ban Phép Lành với ơn Toàn xá, xin Chúa ban mọi ơn cho từng người.

Đội vũ của các em thiếu nữ múa bài AveMaria của Schubert, trong giai điệu mượt mà uyển chuyển đã kết thúc Thánh lễ đặc biệt nhiều ý lễ trong ngày Tết Dương lịch 2015 này.
 
Video Giáng Sinh tại Cộng Đoàn Vincent Liêm Melbourne
Cộng Đoàn Vincent Liêm Melbourne
16:46 01/01/2015
 
Ngày đầu năm, giáo xứ Tân Hiệp GP Xuân lộc thánh hiến tượng đài Mẹ Maria
JB Hữu Quang
22:00 01/01/2015
Đồng nai 1/1/2015. Chiều ngày lễ kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, cũng là ngày đầu năm mới 2015, Giáo xứ Tân hiệp qui tụ về giáo họ Mân côi dâng thánh lễ tại tượng đài Đức Mẹ Maria. Cả ngàn gáo dân sốt sắng cầu xin an hoà trong năm mới, đồng thời cảm tạ hồng ân Chúa ban trong năm qua.

Xem hình

Tượng đài Đức Maria đã được xây dựng từ ngày thành lập giáo xứ năm 1976 trong khuôn viên ngôi nhà nguyện lợp tôn, vách ván tạm thời cho giáo dân đến lập nghiệp sau ngày 30/4/ 1975. Khi nhà thờ giáo xứ Tân hiệp được cha cố Antôn Nguyễn đức Hiếu OP (RIP) xây kiên cố nơi khác, tượng đài Đức Mẹ vẫn được giữ nguyên vẹn tại vị trí này từ mấy chục năm qua. Được biết ngòai giáo dân họ Mân côi vẫn tập trung đọc kinh, nhiều giáo dân và cả lương dân khắp nơi cũng đến cầu xin ơn và xác nhận được Đức Mẹ nhận lời. Hương hoa luôn đầy ắp dưới chân tượng đài, cũng như có nhiều bia cảm tạ gắn xung quanh. Cha chánh xứ Tân Hệp đã chính thức tu sửa tượng đài Đức Mẹ vào những ngày cuối năm 2014 và thánh hiến vào sáng 1/1/2015.

Chiều ngáy đầu năm mới dương lịch, giáo xứ tổ chức thánh lễ đồng tế tạ ơn tại tượng đài Đức Mẹ giáo họ Mân côi do Cha chánh xứ chủ tế với cha chánh xứ Phước Bình ( nguyên là phó xứ Tân hiệp) và 2 phó xứ đương nhiệm dưới tàng lá xanh ngắt của vườn cao su thuộc quyền xữ dụng của giáo xứ. Trong bài giảng lễ, giáo dân được nhắc nhở luôn chạy đến với Mẹ Mara trong mọi hoàn cảnh và noi gương bắt chước cuộc sống của gia đình thánh.

Với tượng đài bằng đá tảng mỷ thuật, chắc chắn trong tương lai nơi này sẽ còn tiếp tục đón các con của Mẹ Mara đến cầu xin và tạ ơn.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Chỉ biết chống nhau - không chống ngoại xâm
Phạm Trần
20:49 01/01/2015
CHỈ BIẾT CHỐNG NHAU-KHÔNG CHỐNG NGỌAI XÂM

Phạm Trần

Trước Đại hội Đảng XII mà cả nước chỉ nghe Lãnh đạo kêu gọi chống nói xấu lãnh đạo, chận đứng thông tin chia rẽ nội bộ và không được hoang mang giao động thì đó là điềm không sáng.

Có người như ông Nguyễn Chiến Thắng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa “đã thẳng thắn cho rằng, mỗi khi đất nước chuẩn bị có sự kiện chính trị gì thì thông tin trên mạng khiến người dân xôn xao, băn khoăn.”

Ông bảo : “Bây giờ cũng thế. Đề nghị các Bộ chức năng phải ứng phó kịp thời để ổn định chính trị” (trích Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) ngày 29/12/2014).

Nhưng ai, nhóm nào, phe nào trong đảng đã tung các loại tin này để gây bất ổn chính trị, tạo cơ hội vây bè kết cánh hay tạo áp lực để mua chuộc nhau ?

Không thấy ai dám nói thẳng ra tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương ngày 29/12/2014, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, theo tin của VOV, đã “đề nghị Bộ Công an, Thông tin Truyền thông cần quản lý tốt an ninh mạng.”

Ông Thanh nói : “Đúng như các đồng chí nói, khi sắp Đại hội, lấy phiếu tín nhiệm, trên mạng lại rộ lên một đợt thông tin nói xấu Đảng, Nhà nước, lãnh đạo chủ chốt, gây phân tâm, mất niềm tin trong dân chúng. Đề nghị cần tăng cường công tác quản lý thông tin mạng để khắc phục tình trạng này. Ai có khuyết điểm gì thì Ban Kiểm tra trung ương sẽ có trách nhiệm xem xét, làm rõ và xử lý. Trên mạng cứ đưa thông tin tràn lan thế này tôi phân tâm lắm. Tôi giáo dục tư tưởng chính trị trong quân đội rất rõ, nhưng các anh em trẻ đọc các thông tin này thì sao giữ vững niềm tin. Đề nghị phải có biện pháp chứ không nên thả nổi như hiện nay.”

Khi Quân đội và ngay cả tướng Thanh cũng “phân tâm lắm” thì “thông tin tràn lan thế này” phải ghê gớm chứ chẳng phải tầm thường.

Bởi vì chính Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cũng phải “Kiến nghị các cơ quan lãnh đạo, chủ đạo báo chí trong thông tin tuyên truyền cần chủ động định hướng cho dư luận, đấu tranh phản bác kịp thời các luận điệu sai trái thù địch và những quan điểm thiếu tính xây dựng.”

Ông Quang không hé răng tiết lộ kẻ nào, hay nhóm nào đứng sau chiến dịch thông tin bất lợi này, nhưng ông đã yêu cầu cần : “Chú trọng kiểm soát chặt chẽ việc truy cập khai thác thông tin qua mạng Internet nhằm hạn chế thấp nhất tác động xấu vào nội bộ và lộ bí mật nhà nước, bí mật nội bộ.”

Ông cảnh giác : “Ta truy cập vào Internet để lấy thông tin thì đồng thời đối phương cũng lấy được tất cả những thứ trong mạng nội bộ của chúng ta, kể cả USB (Universal Serial Bus,USB) . Hơn nữa, thông tin trên mạng rất phong phú, đa dạng, có cả tốt cả xấu, nhưng hết sức chú ý tránh những luận điệu sai trái, thù địch, thông tin độc hại, đả kích, chia rẽ, bôi nhọ, xuyên tạc nội bộ".

Báo Dân Trí (29/12/2014) cũng thông tin Bộ trưởng Công an còn yêu cầu : “Nên tập trung kiểm soát việc tung các tài liệu không đúng sự thật về các đồng chí lãnh đạo trên mạng, gây chia rẽ nội bộ, nhất là trước thời điểm Đại hội Đảng.”

Ông Quang còn cho biết năm 2015: “ Công an sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng tăng cường cấp phép dịch vụ Internet, tập trung ngăn chặn việc phát tán các tài liệu trên mạng không đúng sự thật nhằm bôi nhọ, đả kích các lãnh đạo, gây chia rẽ nội bộ.”

Ông nói: “Có thể thấy có rất nhiều loại thông tin như thế, gây tác động rất xấu trong nội bộ, cần lên án và ngăn chặn, giảm thiểu sự độc hại tác động vào nội bộ" (theo VOV 29/12/2014)

Nhưng kẻ nào tung tin và cho ai hứng ? Dân thì chắc là không làm gì có các chuyện “thâm cung bí sử” thần kỳ của Lãnh đạo để moi ra cho thiên hạ coi, vì chẳng lợi lộc gì mà còn mắc họa vào thân.

Chỉ có “người trong nhà” và phải là “lãnh đạo” mới biết chuyện của nhau nên đã moi ra cho đàn em đánh phủ đầu để ngăn chặn tham vọng của đối phương hay để phòng ngừa trước Đại hội Đảng XII.

AI ĐANG PHÁ AI ?

Vậy ai đang đánh ai trong số 4 Lãnh đạo hàng đầu và những Ủy viên Trung ương muốn củng cố thế đứng trong các kỳ Đại hội đảng địa phương diễn ra trong năm 2015 ?

Tin nội bộ từ Hà Nội nói rằng, nhiều Ủy viên Trung ương khóa đảng XI không hài lòng với đường lối lãnh đạo thân Trung Quốc của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng, quê Hà Nội, cũng bị chê đã qúa già ở tuổi 72 so với chức vụ khi mãn nhiệm vào tháng 1/2016.

Ông còn bị dèm pha thiếu kiên quyết chống tham nhũng, chủ trương “dĩ hòa vi qúy” và không đủ uy tín để lãnh đạo như đã chứng minh tại 2 kỳ Hội nghị Trung ương 6 (không kỷ luật nổi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) và 7 (thất bại trong việc đưa 2 ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng ban Nội chính Trung ương và ông Vương Đình Huệ, trưởng ban Kinh tế Trung ương vào Bộ Chính trị).

Người thứ hai bị phê bình “ba phải” là Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, 67 tuổi vào năm 2016. Ông Sang sinh ra ở Long An, có thêm quyền khi Hiến pháp 2013 sửa đổi được ban hành tháng 11/2013, nhưng chỉ là hình thức, lễ trang. Ông cũng là người nói nhiều về chống tham nhũng và dễ thỏa hiệp với những than phiền và chỉ trích của cử tri nhắm vào Đảng và Chính phủ đã thất bại trong công tác chống “quốc nạn” tham nhũng, lãng phí nhưng chính ông lại là một trong số lãnh đạo hàng đầu quan trọng của hệ thống thì không biết ông đang chỉ trích ai ?

Đứng hàng thứ ba trong “tứ trụ triều đình” là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, quê Nghệ An, sẽ 70 tuổi vào dịp Đại hội đảng XII. Ông Hùng bị nhiều đảng viên Đại biểu lên án không tích cực đấu tranh để Quốc hội ra Nghị quyết về tình hình Biển Đông khi Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng Đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN từ ngày 02/05 đến 17/07/2014.

Ông Hùng thường dễ dàng bị dị ứng với nhóm chữ “vấn đề nhạy cảm” khi đụng đến Trung Quốc nên đã mau mắn thỏa hiệp với áp lực chính trị của Bộ Chính trị 16 người, do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người “vốn rất thân Trung Quốc” (lời Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh) cầm đầu.

Ông Hùng cũng là người đã đồng ý Quốc hội khoá 13 hõan thảo luận Luật Biểu Tình theo đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì là vấn đề “nhạy cảm” dễ đụng chạm với Bắc Kinh.

THẾ CHÍNH TRỊ CỦA THỦ TƯỚNG

Sau cùng là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, 67 tuổi người Cà Mâu. Ông Dũng đã tạo được uy tín trong nước và nước ngòai khi ông một mình đưa ra nhiều lời tuyên bố bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và chống hành động chiếm lấn biển đảo Việt Nam của Trung Quốc, nhất là trong vụ Bắc Kinh đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam (từ 02/05 đến 17/07/2014).

Ông cũng là người đã tạo được cảm tình với các nhà đấu tranh dân chủ trong nước khi ông nói rằng : “Chúng tôi tin rằng nhân quyền, tự do, dân chủ là xu hướng không thể đảo ngược và là đòi hỏi khách quan của xã hội loài người. VN không phải ngoại lệ, không đứng ngoài xu thế này” (nói chuyện tại Viện Koerber (Berlin, CHLB Đức) hôm 15/10.)

Sau khi thoát nạn “kỷ luật” của Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị 6, ông Dũng đã có những hoạt động và tuyên bố bắt đúng mạch của dư luận đòi dân chủ hóa chế độ và Luật Biểu tình.

Tại cuộc chất vấn của Quốc hội ngày 25/11/2011, ông Dũng đã đưa ra 3 lý do cần phải có Luật Biểu tình như sau:

Thứ nhất, thực hiện Hiến pháp. Hiến pháp điều 69 quy định công dân được quyền biểu tình theo pháp luật. Nhưng chúng ta chưa có luật biểu tình. Như vậy chúng ta nên bắt tay nghiên cứu xây dựng luật biểu tình. Tôi muốn nói ngắn gọn là căn cứ thực hiện Hiến pháp.

Thứ hai, trên thực tế, các vị đại biểu Quốc hội ngồi đây đều chắc thấy rõ một thực tế trong cuộc sống của chúng ta đã có nhiều cuộc đồng bào ta tụ tập đông người, biểu tình, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với chính quyền. Có thực tế như thế. Nhưng chúng ta chưa có luật để quản lý, điều chỉnh vấn đề này. Do đó, cũng khó cho người dân khi thực hiện quyền mà được Hiến pháp quy định và cũng khó cho quản lý của chính quyền. Đã khó như vậy sẽ nảy sinh những lúng túng trong quản lý, từ đó xuất hiện những biểu hiện mất an ninh trật tự, đã xuất hiện những việc lợi dụng để kích động xuyên tạc gây phương hại xã hội.

Thứ ba, trước thực trạng như thế, Chính phủ đã có báo cáo kiến nghị với Quốc hội khóa trước, Quốc hội khóa trước đã ban hành nghị định để quản lý, điều chỉnh hiện tượng này. Chính phủ đã ban hành nghị định số 38 để quản lý, điều chỉnh hiện tượng này nhưng Nghị định của chính phủ hiệu lực thấp chưa đáp ứng yêu cầu, tầm vóc như hiến pháp quy định và cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế cuộc sống đang đặt ra.

Chính phủ mới thấy phải kiến nghị đưa vào chương trình xây dựng luật để chúng ta có bộ luật, một luật biểu tình. Luật đó phù hợp Hiến pháp, phù hợp đặc điểm lịch sử, văn hóa, điều kiện cụ thể của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế và đảm bảo quyền tự do dân chủ của người dân theo đúng quy định của hiến pháp và pháp luật, đồng thời luật đó có yêu cầu ngăn chặn những việc làm, hành vi gây xâm hại an ninh trật tự, lợi ích của xã hội, nhân dân.”

(Theo báo VNNET,25/11/2011)

Tuy nhiên sau đó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sin Hùng đã tán thành đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, cơ quan sọan thảo Luật Biểu tình, hõan đưa ra Quốc hội trong năm 2014 vì lý do chưa chuẩn bị xong và được gọi là “nhạy cảm”, nhưng đúng ra là sợ đụng chạm đến Trung Quốc khi người dân xuống đường biểu tình chống chính sách chiếm đóng biển đảo Việt Nam của Bắc Kinh như đã diễn ra từ năm 2011.

Nhưng tại kỳ họp của Chính phủ cuối năm 2014 ngày 30/12/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã một lần nữa bác ý kiến của Bộ trưởng Trần Đại Quang và một số nhân viên Nội các xin rút dự luật biểu tình khỏi chương trình làm luật của Quốc hội năm 2015.

Bản tin của Chính phủ loan báo sự kiện này như sau:

“Cũng trong công tác xây dựng luật và pháp lệnh, theo Nghị quyết của Chính phủ, trong quý I/2015, dự án Luật Biểu tình phải được trình Chính phủ xem xét trước khi trình Quốc hội. Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo dự luật này (Bộ Công an) xin rút khỏi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, do biểu tình là một vấn đề nhạy cảm, phức tạp nên cần có thêm thời gian để khảo sát, tham khảo kinh nghiệm quốc tế.

Sau các ý kiến thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ Hiến pháp quy định người dân có quyền biểu tình và quyền này do luật quy định, nhưng hiện mới chỉ có Nghị định của Chính phủ quy định. Hiến pháp cũng quy định việc hạn chế quyền của người dân phải do luật định. Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị Bộ Công an, cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo luật này, cần nghiên cứu kỹ và chỉ xin lùi thời điểm trình dự án luật bởi việc xây dựng luật này đã được Bộ Chính trị và Quốc hội quyết định. Hơn nữa, việc xin rút dự án luật này ra khỏi chương trình phải có đủ lý lẽ thuyết phục và phải có đủ cơ sở.”

(Bản tin Chính phủ ngày 30/12/2014)

Có tin ông Dũng nuôi tham vọng trở thành Tổng Bí thư đảng, nhưng ông lại không chiếm được cảm tình của các “cây cổ thụ bảo thủ” trong đảng người miền Bắc và miền Trung. Nhiều đảng viên lãnh đạo còn phê bình ông Dũng có đầu óc “gia đình trị”, “vây bè kết cánh” theo phương án các “nhóm lợi ích” để tạo thế lực.

Quan chức thứ năm muốn ngấp nghé chiếc ghế Tổng Bí thư là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, 67 tuổi người Thanh Hóa. Nhưng ông Nghị lại bị chê là người có nhiêu mưu mô và thuộc hàng ngũ thân Trung Quốc. Ông Nghị không được giới Trí thức và cựu đảng viên lão thành Cách mạng ủng hộ vì chính ông đã “điều binh khiển tướng” chống các cuộc biểu tình tại Thủ đô Hà Nội của nhân dân chống Trung Quốc và tưởng niệm ghi công các chiến sỹ đã hy sinh chống quân Trung Quốc xâm lược ở Hòang Sa, Trường Sa và chiến tranh biên giới 1979-1989.

Người thứ sáu đang muốn dòm ngó chức Thủ tướng là Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng, 62 tuổi (năm 2016) gốc người Quảng Nam, nhưng ông Phúc đang bị chê thiếu kinh nghiệm và chưa đủ úy tín trong đảng.

Đó là 6 khuôn mặt nổi cộm đang được các thông tin trong nước trao qua đổi lại vào thời điểm các Tổ chức đảng chuẩn bị Đại hội bầu bán ở địa phương để chọn người dự Đại hội đảng XII. Nhưng không ai biết liệu có ai trong số 6 chóp bu này đã nhúng tay vào việc tung lên mạng các tin nói xấu lãnh đạo và chia rẽ nội bộ như lời cáo buộc và báo động của hai Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Công an Trần Đại Quang ?

BÁO QUÂN ĐỘI ĐÁNH LẠC HƯỚNG

Trong khi đó thì có điều chắc chắn là báo Quân đội Nhân dân trong bài viết “Kiên quyết đẩy lùi những thông tin bất lợi cho đất nước” của Thiện Văn, ra ngày 29/12/2014 đã cố tình nói lọai thông tin “nói xấu lãnh đạo, gây chia rẽ” không xuất xứ từ nội bộ đảng mà do các mạng báo chống phá đảng trong-ngòai cấu kết với nhau thực hiện.

Tác gỉa mở đầu: “Thời gian qua, các trang mạng hải ngoại và một số trang mạng trong nước có máy chủ ở nước ngoài vẫn ráo riết chống phá cách mạng Việt Nam bằng những thủ đoạn tinh vi, xảo trá, nham hiểm.”

Thiện Văn lập luận: “Một điểm đáng lưu ý nữa là, bên ngoài thì tỏ vẻ đứng trên lập trường khách quan, sốt sắng "lo lắng cho vận mệnh dân tộc, tương lai đất nước”, nhưng thực chất các “nhà dân chủ”, “nhà báo đấu tranh cho tự do”, "blogger yêu chuộng công lý”, các “nhà đài, nhà mạng” ở hải ngoại lại cố tình thông tin, tuyên truyền theo kiểu “lập lờ đánh lận con đen”. Bằng cách thông tin này, họ cố ý làm cho ranh giới tốt-xấu, thật -giả, đúng-sai, phải-trái lẫn lộn vào nhau, nhằm gây nhiễu nội dung thông tin, đánh lạc hướng dư luận xã hội, đưa công chúng lạc vào một “ma trận thông tin” rối ren, phức tạp. Đây là một kiểu “cài bẫy thông tin” rất tinh vi, nham hiểm, nếu ai thiếu bản lĩnh, thiếu hiểu biết và không tỉnh táo, mơ hồ, mất cảnh giác thì rất dễ bị “sập bẫy”. Khi ấy mưu đồ, dụng ý xấu của họ đã phần nào được hiện thực hóa.”

Tác gỉa của tờ báo Quân Đội bao biện rằng: “Không chỉ lợi dụng những lúc đất nước khó khăn để tìm cách đưa tin theo kiểu "té nước theo mưa", “giậu đổ bìm leo”, mà vào những dịp nước ta tổ chức các sự kiện lịch sử lớn, các trang mạng “ngoài lề” cũng cố tình “lôi ra, lục lại, tái diễn” những quan điểm lạc hậu, những chiêu trò cũ rích.”

Người viết còn vẽ ra muôn hình vạn trạng để cáo buộc các mạng báo xã hội trong nước và bên ngòai Việt Nam chứ không phải từ trong nội bộ đảng, là thủ phạm những tin nói xấu lãnh đạo và gây chia rẽ trong đảng.

Thiện Văn bầy binh bố trận thế này: “Cần phải nhắc lại một điều không mới, nhưng luôn có ý nghĩa thời sự: Một trong những âm mưu mà các thế lực thù địch kiên trì theo đuổi là triệt để lợi dụng tính hai mặt của thời đại “thế giới phẳng” để tiến công phá hoại nền tảng tư tưởng-văn hóa của nước ta. Với phương châm “Đầu tư 1USD cho mặt trận tư tưởng-văn hóa hiệu quả hơn đầu tư 10USD cho mặt trận quân sự”, những năm qua, họ đã tiêu tốn hàng triệu USD vào việc xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật và đào tạo nhân lực để hình thành “đế quốc thông tin” chĩa thẳng vào Việt Nam nhằm làm chuyển biến hệ tư tưởng, thay đổi hệ giá trị văn hóa, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội ở nước ta.”

Thế rồi, bài viết lại vẽ rắn thêm râu, vẽ rồng thêm cánh để khóac lên đầu những tờ báo và mạng truyền thông của người Việt ở nước ngòai và các mạng xã hội dân sự trong nước với lời vu cáo không cần bằng chứng: “Theo thống kê của cơ quan chức năng, hiện có 62 đài phát thanh có chương trình tiếng Việt, 390 báo, tạp chí, 88 nhà xuất bản và 397 trang web, blog, mạng xã hội có máy chủ ở nước ngoài thường xuyên “nuôi dưỡng” nguồn tin và cung cấp, đăng tải những thông tin thiếu thiện chí, bất lợi cho Việt Nam. Hàng ngày, hàng giờ, hàng phút, những tờ báo, chương trình phát thanh, trang web, blog, mạng xã hội đó dù “bao bọc” với đủ cái tên “thiện chí, mỹ miều”, hay ra vẻ “trung lập, khách quan” thì cũng có chung một ý đồ là ra sức “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” nhằm xuyên tạc tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa của nước ta, nói xấu chế độ, bôi nhọ Đảng ta; đồng thời cổ xúy lối sống cá nhân vị kỷ và huyễn hoặc, lôi kéo thế hệ trẻ đi tìm “chân trời mới” bằng những viễn cảnh ảo tưởng, xa thực tế.”

Cuối cùng, Tác gỉa kêu gọi : “ Trước những thông tin bất lợi, độc hại nhằm vào nước ta ngày càng nhiều, với tần suất lớn và mật độ dày, tại hội nghị tổng kết công tác năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015 của ngành thông tin và truyền thông vừa diễn ra mới đây, một đồng chí lãnh đạo Chính phủ khẳng định: Năm 2015, nước ta sẽ tổ chức kỷ niệm nhiều sự kiện lịch sử trọng đại và tổ chức đại hội Đảng các cấp. Do vậy, càng gần đến các sự kiện lớn cần phải chú trọng đấu tranh, phản bác và làm thất bại những thông tin không đúng sự thật, thông tin bất lợi, gây chia rẽ, nhụt chí trong nhân dân.”

Để kết luận, Tác gỉa Thiện Văn đã làm nhiệm vụ của Công an để xúi Chính phủ : “Bên cạnh đó, cần ra sức khuyến cáo, cảnh tỉnh, cảnh báo cho công chúng những trang tin điện tử, mạng xã hội, blog… chủ ý cung cấp những thông tin tạp nham, vô bổ, trái quan điểm đường lối của Đảng và gây phương hại đến ổn định an ninh tư tưởng, an ninh chính trị quốc gia. Đối với những trang mạng, blog cố tình sai phạm, được nhắc nhở nhiều lần mà không chuyển biến, không cầu thị vì lợi ích quốc gia, dân tộc, thì phải kiên quyết “đóng cửa” để góp phần làm trong sạch, lành mạnh môi trường thông tin ở nước ta.”

Nhưng muốn làm sạch “môi trường thông tin” thì trước hết, đảng cần làm sáng tỏ tại sao khi Thế giới Cộng sản theo chủ nghĩa Mác-Lênin đã sụp đổ từ năm 1991 mà đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn bám lấy để chận đứng đà tiến hoá của dân tộc ?

Những lý luận trái chiều và chói tai như “kiên định xây dựng đất nước dựa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng (Cộng sản) Hồ Chí Minh”, hoặc chủ trương làm “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” đã không giải quyết được những khó khăn của đất nước như đã chứng minh sau gần 30 năm đổi mới.

Đảng cũng cần giải thích tại sao đất nước đã độc lập mà dân chưa có tự do, và cụm từ “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được thực thi từ sau Đại hội đảng lần thứ X (tháng 04/2006) mà nay đa số trong dân 90 triệu người vẫn còn nghèo nàn và chậm tiến nhất trong khu vực; công bằng chưa dành cho dân; dân chủ vẫn còn là hình thức và lạc hậu vẫn là nỗi ám ảnh triền miên ở Thế kỷ 21 ?

Như vậy có phải con đường đảng chọn gọi là “qúa độ lên xã hội chủ nghĩa” đã không những mơ hồ, ảo tưởng, phù phiếm mà đã chệch hướng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhìn nhận ngày 23/10/2013 rằng: “Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.”

Vậy mà, cũng chính ông Trọng trong lời phát biểu ngày 27/12/2014 với Hội đồng Lý luận Trung ương vẫn có thể nói như mê sảng rằng : “ Các đồng chí cần chủ động tăng cường hơn nữa tổ chức trao đổi đối thoại, lý luận tranh luận khoa học đặc biệt đối với các ý kiến trái chiều, khác nhau ta cũng trao đổi thông qua tăng cường tọa đàm, đối thoại. Đối với các quan điểm sai trái thù địch nhất là liên quan đến cương lĩnh, Hiến pháp đến đường lối cơ bản của Đảng dứt khoát phải đấu tranh phê phán bác bỏ, ở đây đòi hỏi người làm công tác lý luận phải có bản lĩnh, trình độ nắm vững trình độ lí luận cơ bản.”

Lý do duy nhất để ông Trọng đòi hỏi như thế vì cả Cương lĩnh và Hiến pháp là hai văn kiện cốt lõi được viết ra chỉ để bảo vệ quyền lãnh đạo độc tôn và độc tài cho đảng.

Nhưng cả hai Văn kiện này đã và đang bị nhiều giới đảng viên và trí thức chỉ trích và đòi phải thay đổi khi đảng chuẩn bị Đại hội đảng XII.

Nghịch lý của nỗ lực chống tin xấu là chỗ Đảng, Quân đội và Công an đã không dám đả động gì đến các hoạt động bành trướng và chiếm đóng biển đảo Việt Nam của Trung Quốc ở Biển Đông, như đang diễn ra ở Trường Sa từ hai năm qua.

Hay là Lãnh đạo đảng khi mải mê chống nhau và chống dân đòi dân chủ và tự do thì đã coi Trung Quốc không còn là kẻ thù nữa mà là láng giềng tốt, đồng chí tốt nên cứ để cho Bắc Kinh thỏai mái làm ăn ở Biển Đông ?-/-

Phạm Trần

(12/014)
 
Văn Hóa
Năm Mới - Tâm niệm mới
Trầm Thiên Thu
11:10 01/01/2015
Năm mới đã khởi đầu. Những cái khởi sự mới cũng đang bắt đầu: Canh tân, chấn chỉnh, quyết tâm,... Đây là 10 sứ điệp của các danh nhân nhắn nhủ với chúng ta trong năm mới này... Hãy hành động ngay, bạn nhé!

ĐAM MÊ. Anthony Robbins nói: “Không có sự vĩ đại nếu không có niềm đam mê lớn, niềm đam mê đó tạo nên tên tuổi các nghệ sĩ, vận động viên, khoa học gia, người cha, người mẹ, doanh nhân,...”. Thật vậy, muốn đạt tới sự vĩ đại, bạn phải yêu thích chính những gì bạn làm. Ngay cả thập giá cũng vậy, không đam mê không vác nổi đâu!

MƠ ƯỚC. Johann Wolfgang von Goethe nói: “Bất cứ điều gì bạn có thể làm hoặc muốn làm, hãy bắt đầu ngay. Can đảm có tố chất thiên tài, sự kỳ diệu và sức mạnh”. Cứ ngại, cứ sợ, chẳng bao giờ làm được gì. Dám làm là tự tin, dám làm là yếu tố dẫn tới thành công, hãy dám làm những gì bạn mơ ước và phải khéo léo vận dụng.

HÀNH TRÌNH. Henry Boyle nói: “Hành trình quan trọng nhất trong đời bạn là gặp gỡ người khác tên đường đi”. Gặp gỡ thân mật với nụ cười chứ không chỉ nhìn nhau rồi thôi. Yêu thương khởi đầu từ nụ cười, ánh mắt, rồi mới có thể hành động cụ thể. Cảm thông và hiểu người khác có thể tạo nên sự khác biệt.

TÌM QUÊN. Og Mandino nói: “Khi bạn sai lầm hoặc thất vọng, đừng quay lại nhìn nó quá lâu. Lỗi lầm là cách cuộc đời dạy chúng ta. Việc phạm sai lầm khác với việc đạt mục đích. Không ai hoàn toàn chiến thắng, thất bại là mẹ thành công, thất bại chỉ là một phần trong quá trình phát triển. Hãy quên đi các lỗi lầm. Làm sao bạn biết mình hữu hạn? Hãy đứng dậy và bước tới!”. Nhân vô thập toàn, không ai không sai lầm, chỉ có Thiên Chúa mới là Đấng chí thiện. Biết vậy không phải để ỷ lại mà để cố gắng sống tốt. Sai thì sửa, té ngã thì đứng dậy, đừng nằm lì ra đó!

TÔI LÀ TÔI. Steve Jobs nói: “Thời giờ có hạn, đừng lãng phí thời gian mà sống bằng cuộc đời của người khác. Đừng sập bẫy giáo điều – tức là sống theo suy nghĩ của người khác mà không dám là chính mình. Đừng lệ thuộc ý kiến của người khác mà đánh mất chính mình. Quan trọng nhất là hãy can đảm theo con tim mình và trực giác của mình. Đó là cách bạn thực sự muốn cho mình, mọi thứ khác là thứ cấp”. Dĩ nhiên chúng ta không bảo thủ hoặc coi thường ý kiến của người khác, nhưng đừng lệ thuộc người khác. Ý kiến của người khác cũng đa dạng, cần biết minh định rạch ròi, nếu yếu bóng vía thì bạn sẽ “qụy ngã” vì các tin đồn của các “bà tám” hoặc “ông tám”.

TIN TƯỞNG. Marie Curie nói: “Cuộc sống không dễ dàng đối với bất cứ ai. Vậy là sao? Chúng ta phải kiên trì và tự tin. Chúng ta phải tin rằng mình có tài về lĩnh vực nào đó, và chúng ta sẽ đạt được như lòng mong ước”. Cuộc đời không như tấm thảm êm đềm, mà luôn gập gềnh, khúc khuỷu. Đôi khi chúng ta cảm thấy mệt mỏi vì số kiếp lận đận. Nhưg không phải vậy, vì cụ Phan Bội Châu đã nói: “Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả, anh hùng hào kiệt có hơn ai”. Những người có tên tuổi đều là những người đã chịu nhiều thất bại, đau khổ, họ hơn chúng ta vì họ có ý chí sắt thép. Thánh Phaolô đã chịu nhiều thử thách nhưng vẫn không đầu hàng trước số phận, lại còn “tự hào về những yếu đuối của mình” (2 Cr 11:1-33). Lòng tự tin của Thánh Phaolô là niềm tín thác vào Đức Giêsu Kitô.

CƠ HỘI. Oprah Winfrey nói: “Cuối năm không là kết thúc cũng không là khởi đầu, mà là tiếp tục với sự khôn ngoan từ kinh nghiệm thấm nhuần trong chúng ta. Chào đón năm mới, đó là cơ hội mới để chúng ta phấn đấu”. Hãy rút lấy các bài học quý giá từ kinh nghiệm, và hãy áp dụng các bài học “xương máu” đó trong năm mới này. Rút ra rồi đừng để đó hoặc than thân trách phận, hãy quyết tâm cố gắng làm tốt hơn năm cũ.

KHỞI ĐẦU. Mẹ Teresa Calcutta nói: “Hôm qua đã qua. Ngày mai chưa tới. Chúng ta chỉ có hôm nay. Hãy bắt đầu từ hôm nay”. Thời gian là của Chúa. Chúng ta không làm chủ thời gian nhưng được quyền quản lý thời gian. Thời gian hiện tại rất quý. Hãy tập trung vào hôm nay, đừng ủ rũ vì quá khứ và mơ mộng với tương lai. Có hôm qua mới có hôm nay, có hôm nay mới có ngày mai. Trong ca khúc “Hát Về Cây Lúa Hôm Nay”, NS Hoàng Vân thật chí lý khi xác định: “Ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay…”.

NÊN MỚI. Lão Tử nói: “Khi tôi cởi bỏ chính tôi, tôi trở nên cái tôi phải là”. Hãy tập trung vào con người mà bạn muốn trở nên, cứ trở nên dần dần, cứ từ từ, từng chút một. Đường gần hoặc xa không thành vấn đề, mà vấn đề là bạn có bước từng bước hay không. Chẳng ai có thể nhảy một cái là tới ngay nơi mình muốn đến. Chính những bước nhỏ lại có thể tạo nên hành trình dài. Kỳ lạ thật!

THỰC HIỆN. Mae Jemison nói: “Vị trí của bạn trong thế giới này là chính cuộc đời bạn. Hãy bước đi và làm những gì bạn có thể, hãy làm cho cuộc đời mình như bạn muốn”. Mỗi người phải chịu trách nhiệm về cuộc đời mình, chính cha mẹ hoặc người thân cũng không ai có thể giúp gì hơn. Dám làm thì dám chịu. Vả lại, Thánh Phêrô đã nói rõ: “Thiên Chúa là Đấng không vị nể ai, nhưng cứ theo công việc mỗi người mà xét xử” (1 Pr 1:17).

Theo ngũ hành, năm 2015 là năm Ất Mùi, thuộc mệnh Kim hoặc Sa Trung Kim, tức là “vàng trong cát”. Đấy là nói theo quan niệm phàm nhân cho biết, cho vui thôi, đừng “nặng lòng” vì những điều vớ vẩn. Khởi đầu năm mới, hãy ghi nhớ: “Đức Giêsu Kitô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời” (Dt 13:8).

Tết Dương Lịch 2015.
 
Lá thư Canada : Du lịch Canada
Trà Lũ
18:02 01/01/2015
DU LỊCH CANADA

Trong nhiều năm qua, Canada được LHQ đánh giá là một trong những quốc gia tốt đẹp nhất và đáng sống nhất trên địa cầu này về các mặt văn hóa, xã hội, kinh tế, y tế, và giáo dục. Về mặt địa lý thì Canada rộng lớn mênh mông, bề ngang 7.300 cây số, trải rộng 5 múi giờ, lớn hơn nước VN chúng ta 30 lần, có 244.880 cây số xa lộ và 194.000 cây số đường xe lửa, phía nam chung biên giới với Hoa Kỳ gần 8 ngàn cây số. Canada là một giải đất gấm hoa với bao nhiêu kỳ hoa dị thảo và thắng cảnh thiên nhiên, mỗi năm thu hút biết bao nhiêu triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới. Theo thống kê mới nhất thì năm 2013 chỉ riêng số du khách đến từ Hoa Kỳ là 14 triệu, sau đó là du khách đến từ Âu Châu, rồi Á Châu. Người các nước nô nức đến du lịch Canada, còn người Việt chúng ta đa số lại không để ý tới Canada bao nhiêu mà lại chọn đi du lịch các nước khác.

Bài này xin góp vài nét đanh thanh về địa thế và thắng cảnh của 10 tỉnh bang từ đông sang tây và 3 đặc khu ở miền bắc, những điều nổi bật đã thu hút các du khách.

A. Các tỉnh bang miền Đại Tây Dương / The Atlantic Provinces

Đây là miền phía đông Canada, đầy tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt ngư nghiệp, canh nông, lâm sản, và mỏ quặng. Bốn tỉnh bang miền này đã giữ một vai trò quan trọng về lịch sử và sự phát triển quốc gia Canada. Rất nhiều cư dân miền này là con cháu của các nhà thám hiểm tiền phong người Pháp đến đây vào năm 1604. Họ có tên là Acadians. Những người Acadians vẫn còn nói tiếng Pháp là tiếng mẹ đẻ.

Một trong những thứ đặc thù của mấy tỉnh bang miền Đại Tây Dương này là con tôm hùm lobster. Đây được coi là cái nôi của các loại tôm hùm trên thế giới. Du khách nào đến đây cũng phải ăn tôm hùm vì nó ngon và có hương vị đặc biệt. Môi năm Canada đánh bắt trên 60.000 tấn. Năm 2012 bắt được 74.790 tấn, trị giá 663 triệu đồng.

1.Tỉnh bang Newfoundland và Labrador.

Đây là một miền đất cực đông của Bắc Mỹ, có riêng một múi giờ. Diện tích 405.212 cây số vuông, dân số 508.270 (2008). Thủ phủ là thành phố St. John’s. Xin bạn đọc chú ý, ở miền này có 2 thành phố cùng mang tên gần giống nhau, St. John’s và St. John. St.John’s có chữ s là thủ đô của tỉnh bang này, và St.John (không có s) là thành phố lớn nhất và thịnh vượng nhất của tỉnh bang New Brunswick. Newfoundland và Labrador là thuộc địa tiên khởi và lâu đời nhất của đế quốc Anh ngày xưa. Nơi đây nổi tiếng về ngành ngư nghiệp, về các làng đánh cá, và những nét văn hóa riêng biệt. Ngoài việc đánh bắt cá, đây còn là một miền đầy dầu khí. Và Labrador nổi tiếng về ngành thủy điện.

Newfoundland hàng năm thu hút hàng triệu du khách tới xem các băng sơn, iceberg, đang trôi từ bắc cực xuống phương nam. Nhiều công ty du lịch tổ chức những chuyến đò đưa du khách ra đại dương, trèo lên tận băng sơn để lấy những cảm giác mạnh. Nhiều công ty nước uống nói là đã lấy nước từ các băng sơn tức là nguồn nước đã có ít nhất 1 triệu năm. Băng sơn là gì ? Thưa là những tảng băng đá khổng lồ, chỉ có phần nhỏ 10% nhô lên trên mặt biển, còn 90% là chìm dưới nước. Một băng sơn trôi từ bắc cực xuống tới miền biển Canada này phải mất 2 năm. Chính một trong những băng sơn này đã đánh chìm con tàu Titanic ngày 15.4.1912. Bạn có ý định đi xem băng sơn, leo lên băng sơn và uống ly nước lạnh có độ tuổi một triệu năm không ?

2. Tỉnh bang Prince Edward Island

Đây là tỉnh bang nhỏ nhất của Canada, diện tích 5.660 cây số vuông, dân số 139.407 (2008), gia nhập liên bang năm 1873.Tỉnh bang này nổi tiếng về các bờ biển đẹp thơ mộng, đất ở đây màu đỏ. Khoai tây của P.E.I. ngon nổi tiếng khắp thế giới. Nhà hàng nào nấu món khoai gốc P.E.I. thì đều rất hãnh diện khoe việc này trên thực đơn.Tỉnh bang này chính là sinh quán khai sinh ra liên bang Canada. Nơi đây, năm 1864 một số vị lãnh đạo đã gặp nhau lần đầu tiên để bàn chuyện lập ra nước Canada. Nơi đây có đài kỷ niệm các cha già lập quốc, tức các tổ phụ của liên bang Canada. Tỉnh bang này là một hòn đảo được nối với New Brunswick đất liền bằng cây cầu Confederation Bridge, dài gần 13 cây số (12.900 m ) có những nhịp cầu dài 250 thước, là một trong những cây cầu dài nhất thế giới, có tên trong danh sách các kỷ lục.

3. Tỉnh Bang Nova Scotia

Đây là tỉnh bang đông dân nhất trong miền Đại Tây Dương, dân số 935.962 người (2008), diện tích 55.284 cây số vuông. Gia nhập liên bang Canada ngày 1.7.1967. Đây là cửa vào nước Canada qua ngả Đại Tây Dương, mang nhiều dấu ấn lịch sử. Vịnh Bay of Fundy của miền này nổi tiếng về những ngọn sóng cao nhất thế giới, cao tới 50 bộ. Khi nước cạn thì bờ biển toàn cát màu đỏ. Thủ phủ của miền này là Halifax, nơi biển có dộ nước sâu nhất, và đặc biệt mùa đông nước không đóng băng. Tỉnh bang này nổi tiếng về đóng tàu, ngư nghiệp. Halifax là một hải cảng lớn nhất miền, giữ một vai trò trọng yếu về thương mại và quốc phòng. là một căn cứ hải quân quốc gia. Tỉnh bang Nova Scotia còn có một lịch sử lâu dài về mỏ than, lâm sản và nông nghiệp, và nhiều dấu ấn văn hóa cổ xưa.

Nova Scotia nổi tiếng là nơi có nhiều lễ hội nhất nước, đúng ý nghĩa của từ ‘đa văn hóa’ nhất, những 700 lễ một năm. Bạn đến đây bất cứ lúc nào cũng sẽ gặp một hai lễ hội đang diễn ra. Tại Baddeck có công viên quốc gia rộng 25 cây số để tôn vinh thiên tài Alexander Graham Bell, người đã phát minh ra điện thoại cho cả thế giới dùng.

Halifax có hãng đóng tàu và sửa tàu lớn nhất Canada. Đây cũng là bến tàu của hải quân được coi là lâu đời nhất Bắc Mỹ, xây năm 1759, dưới quyền thuyền trưởng James Cook, một nhà hàng hải và thám hiểm nổi danh thế giới.. Halifax cũng có nhà in đầu tiên của Bắc Mỹ, in tờ nhật báo Halifax Gazette đầu tiên ngày 23.3.1752. Halifax cũng là nơi xây cất nhà thờ Tin Lành đầu tiên ở Canada năm 1749.

4. Tỉnh bang New Brunswick

Tỉnh bang này là do những người trung thành với Vương Quốc Anh (United Empire Loyalists) ngày xưa lập nên. Diện tích 72.908 cây số vuông, dân số 751.527 người (2008). Đây là miền đất của kỹ nghệ lâm sản, nông nghiệp, ngư nghiệp, hầm mỏ, sản xuất thực phẩm và của kỹ nghệ du lịch. Có 3 thành phố quan trọng : St. John là thành phố lớn nhất, là một hải cảng quan trọng, một trung tâm sản xuất hàng hóa vĩ đại. Thành phố Moncton là một trung tâm Pháp ngữ chỉ đạo, và thành phố Fredericton là thủ đô của toàn miền. New Brunswick là một tỉnh bang song ngữ duy nhất ở Canada, một phần ba cư dân nói tiếng Pháp. Các lễ hội lịch sử hàng năm mang đầy dấu ấn văn hóa Pháp của tiền nhân thời đi tìm đất mới.

B. MIỀN TRUNG CANADA / Central Canada

Qúa nửa dân số Canada sống ở các miền gần Ngũ Đại Hồ và lưu vực Sông St.Lawrence, tức là miền nam Quebec và Ontario. Đây là miền đất kỹ nghệ. Quebec và Ontario sản xuất ra ba phần tư số lượng hàng hóa tiêu dùng ở Canada và xuất cảng.

Trước khi liên bang Canada ra đời, Ontario và Quebec cùng mang một tên chung là Province of Canada. Lúc đó Quebec City và Montreal có tên là Canada East, còn Kingston và Toronto có tên là Canada West.

5. Tỉnh bang QUEBEC

Chừng 8 triệu dân Canada sống ở tỉnh bang này, và đa số sống trong lưu vực Sông St.Lawrence. Diện tích của Quebec là 1.542.928 cây số vuông. Ba phần tư dân số nói tiếng Pháp, nhưng tiếng Pháp ở Quebec còn mang cung giọng tiếng Pháp thế kỷ 17 và 18 khi tiền nhân của họ từ Pháp sang lập nghiệp ở đây. Quebec phát triển rất mạnh về kỹ nghề lâm sản, hầm mỏ, và kỹ nghệ làm giấy. Quebec có một trữ lượng nước ngọt rất lớn và dẫn đầu thế giới về ngành thủy điện lực. Quebec cũng nổi tiếng về thực phẩm, phim ảnh, âm nhạc và văn chương. Quebec đứng đầu trong hiệp hội các nước Nói Tiếng Pháp, La Francophonie.

Montreal là thành phố lớn thứ hai sau Paris về số người nói tiếng Pháp. Montreal là một hòn đảo dài 32 dậm trên dòng sông nổi tiếng St.Lawrence. Dân số Montreal chiếm 45% dân số của tỉnh bang Quebec. Montreal có nhiều quán rượu nhất Bắc Mỹ. Nhà thám hiểm Jacques Cartier đến Montreal năm 1535 và đặt tên cho làng Da Đỏ này là Mont Royal. Sau này, với thời gian, Mont Royal biến thành Montreal. Thập niên 1700, Montreal là thương điếm quan trong về việc trao đổi lông thú giữa người Da Đỏ và người da trắng. Montreal có một thành phố ngầm dưới đất với nhiều cửa tiệm và nhà hàng, giống như Toronto. Đây là một nét độc đáo.

Montreal có những đại học danh tiếng lâu đời như Concordia, McGill, Université de Montréal. Bưu điện đầu tiên của Canada đặt tại Montreal năm 1786.

Quebec còn nổi tiếng về nét đa văn hóa nữa. Thủ đô của tỉnh bang Quebec là thành phố Quebec City, thành phố này nổi tiếng quốc tế là có tường thành vây quanh.

Thành phố thu hút du khách nhiều nhất hiện nay là Montreal, một thành phố mang nhiều dấu ấn lịch sử về chiến trận giữa quân Pháp và quân Anh ngày xưa. Bạn đi vào khu phố cổ sẽ thấy những tòa nhà cũ có cầu thang sắt thứ hai ngay ở mặt tiền. Đây là dấu vết về kiểm soát an ninh thời quân Anh cai trị. Nơi du khách tới thăm đông nhất là Oratoire St. Joseph, một đại giáo đường trên đồi, ban đầu do một thày dòng khó nghèo nhưng thánh thiện mang tên André xây.

Ngoài Oratoire St.Joseph trên đây, Quebec còn nổi tiếng về một nhà thờ khác mang tên Cap-de-la-Madeleine, được xây năm 1714 để tôn kính Đức Mẹ Maria. Tháp chuông nhà thờ này được coi là cổ nhất Canada

Hàng năm, ngày 24 tháng Sáu, lễ St.Jean-Baptiste, là ngày quốc lễ của Quebec. Người dân Quebec mừng lễ này rất lớn, có diễn hành, có hòa nhạc, có pháo bông, có bắn súng đại bác…

Cũng tại Quebec, miền Baie-Comeau, có đập nước sản xuất điện lực dài nhất thế giới mang tên Daniel Johnson. Công ty điện lực Quebec rất hãnh diện về nhà máy thủy điện này.

6. Tỉnh bang Ontario

Hơn 12 triệu dân sống ở tỉnh bang này, tức là hơn 1/3 dân số toàn quốc. Diện tích 1.076.395 cây số vuông. Ontario là một trong 4 tỉnh bang đã góp phần lập ra liên bang Canada năm 1867. Kinh tế Ontario rất mạnh nhờ vào nét đa văn hóa của dân chúng, và nhờ vào tài nguyên thiên nhiên bao la.

- Ottawa, thủ đô liên bang Canada nằm trên thị xã Ottawa của Ontario và thị xã

Gatineau của Quebec. Ottawa ban đầu là tên miền đất của một sắc dân Da Đỏ tên Odawa. Nữ hoàng Victoria của Vương quốc Anh chính thức chọn Ottawa làm thủ đô cho Province of Canada lúc đó bao gồm Ontario và Quebec. Ottawa nổi tiếng với viện bảo tàng Canadian Museum of Civilization, và con sông đào Rideau Canal dài 202 cây số nối sông Ottawa với thành phố Kingston ở phía nam, khúc sông quanh thủ đô là khu thể thao trượt băng đẹp nổi tiếng, mùa hè là một thủy trình cho việc đua thuyền, du thuyền ngắm phong cảnh, thời đánh nhau với Hoa Kỳ, đây là một thủy lợi chiến lược vận chuyển quân sĩ và quân nhu.

-- Toronto, thủ đô của tỉnh bang Ontario, là thành phố lớn nhất Canada và là trung tâm tài chánh chính yếu của Canada. Một miền ở Onatrio nổi tiếng khắp thế giới và là nơi lôi cuốn nhiều du khách nhất nước là Thác Niagara , xa Toronto chừng 2 giờ lái xe về hướng tây. Thác Niagara có 2 đầu, phần bên Hoa Kỳ không đẹp và hấp dẫn bằng phần thác nằm bên Canada. Ngoài dòng thác nổi tiếng ra, Niagara còn nổi tiếng về các vườn trồng nho và các xưởng chế tạo rượu nho, đặc biệt loại rượu Ice Wine. Tại Toronto có tháp CN Tower, một kiến trúc tân kỳ cao 553 thước, từ đỉnh tháp bạn có thể nhìn thấy cảnh vật xa 160 cây số. Toronto còn có bờ hồ Habourfront với các sinh hoạt văn hóa nhộn nhịp quanh năm.

- Ontario được lập ra do những người trung thành với vương quốc Anh ngày xưa. Ởđây cũng có một số lớn người dân nói tiếng Pháp là những người mà tổ tiên khi xưa sang đây lập nghiệp, cùng thời với những người ở Quebec.

- Giữa biên giới Onatrio và Hoa Kỳ có Ngũ Đại Hồ : Lake Ontario, Lake Erie, Lake Huron, Lake Michigan và Lake Superior. Lake Superior lớn nhất và là hồ có lượng nước ngọt lớn nhất thế giới.

- Brandford, thành phố mang tên một tù trưởng Da Đỏ dòng Mohawk, lãnh tụ này đã đánh đuổi quân Anh khi quân Anh xâm chiếm giải đất của họ. Brandford là thành phố đầu tiên trên thế giới đã đóng các toa xe lửa có giường ngủ. Brandforrd còn là nơi thiên tài Alexander Graham Bell sống thời niên thiếu, và là nơi ông thí nghiệm thành công đường giây điện thoại nói chuyện trực tiếp với Paris ngày 10.8.1876.

- Ontario còn có một thành phố nổi tiếng khác là Guelph, nơi đây có viện bảo tang Civic Museum lưu trữ nhiều cổ vật hiếm qúy của thế giới, có một đồng hồ lộ thiên, kim chỉ giờ dài 44 bộ, và Đại Học Guelph nổi tiếng về canh nông và thú y, lập năm 1862, lâu đời nhất bắc Mỹ.

C. CÁC TỈNH BANG MIỀN ĐỒNG CỎ / The Prairie Provinces

Miền này gồm 3 tỉnh bang Manitoba, Saskatchewan và Alberta, đây là vựa lúa và các hầm mỏ vĩ đại của Canada. Đây là nguồn năng lượng vô biên, là miền có các trang trại mầu mỡ nhất thế giới, khô ráo và rất lạnh về mùa đông và rất nóng về mùa hè.

7. Tỉnh bang Manitoba

Tỉnh bang rộng 647.797 cây số vuông và có cư dân là 1.196.291 (2008). Thủ đô của tỉnh bang này là Winnipeg, đông dân nhất miền, có ngã tư nổi tiếng Exchange District nơi hai xa lộ Portage và Main gặp nhau. Manitoba cũng có một khu nổi tiếng của 45.000 người nói tiếng Pháp. Cũng có khu những người có gốc văn hóa Ukraine, và đặc biệt có khu vực của người Da Đỏ, đông nhất Canada, chiếm 15% dân số. Nền kinh tế chính của miền này là nông nghiệp, hầm mỏ và điện lực.

-Manitoba nổi tiếng thế giới về giải đất mang tên International Peace Garden. Năm 1932, nơi đây có dựng một tấm bia ghi lời giao ước hòa bình giữa Canada và Hoa Kỳ như sau :

“ Hai nước chúng tôi hiến dâng giải đất này cho Thiên Chúa vinh quang và thề với nhau rằng bao lâu chúng tôi còn tồn tại thì không bao giờ chúng tôi cầm khí giới đánh nhau nữa”.

8. Tỉnh bang SASKATCHEWAN

Tỉnh bang rộng 651.036 cây số vuông, dân số 1.010.146 ( 2008).Thủ đô của tỉnh bang là Regina, tại đây có bộ chỉ huy trung ương của RCMP, ngành Cảnh sát Liên bang. Thành phố lớn nhất của tỉnh bang là Saskatoon, trung tâm của kỹ nghệ hầm mỏ, cũng là trung tâm quan trọng của ngành giáo dục, nghiên cứu và kỹ thuật

Tỉnh bang Saskatchewan ngày xưa được gọi là ‘ Rổ Bành Mì của thế giới’ và là ‘Tỉnh Bang của Lúa Mì’, là giải đất có 40% đất trồng trọt của Canada. Saskaschewan là giải đất chứa nhiều uranium và potash, hai chất quan trọng cho phân bón và cần thiết cho việc sản xuất dầu và khí đốt.

9. Tỉnh bang ALBERTA

Đây là tỉnh bang đông dân nhất trong vùng Đồng Cỏ miền tây của Canada. Thủ đô là Edmonton, diện tích 661.848 cây số vuông, dân số 3.512.368 (2008). Tên tỉnh bang cũng như Hồ Louise nổi tiếng trên thế giới lấy từ tên của Công chúa Louise Caroline Alberta con gái thứ 4 của Nữ Hoàng Victoria. Alberta có 5 công viên quốc gia trong số này có công viên Banff National Park được thiết lập từ năm 1885, thời vừa lập quốc Canada. Alberta còn có ngôi nhà cổ Badlands House lưu trữ các di vật hóa thạch thời tiền sử và di tích các khủng long ngày xưa. Alberta là nơi sản xuất lớn nhất nước về dầu , khí đốt, và dầu cát. Alberta cũng còn nổi tiếng thế giới là nơi có những trại chăn nuôi khổng lồ khiến Canada thành nơi sản xuất thịt bò lớn nhất thế giới. Thành phố Calgary là thành phố có độ cao nhất Canada, trên mặt nước biển 3.439 bộ, nổi tiếng khô ráo nhiều ánh nắng mặt trời, và là nơi hàng năm có các cuộc đua cỡi bò tót náo nhiệt nhất Canada.

Cũng tại thủ đô này có đền thờ Mosque of Al Reschild Hồi giáo đầu tiên ở Bắc Mỹ.

D. MIỀN BIỂN PHÍA TÂY

10. Tỉnh bang British Columbia

Tỉnh bang này nổi tiếng về những rặng núi hùng vĩ, và là cửa ngõ vào Canada qua lốiThái Bình Dương. Thủ đô là Victoria. Victoria cũng là một trung tâm du lịch nổi tiếng, và là nơi đặt bộ chỉ huy của hạm đội hải quân Thái Bình Dương của Canada. Diện tích 944.735 cây số vuông, dân số 4.428.356 (2008) . Vì nằm ven bờ Thái Bình Dương nên khí hậu toàn vùng dễ chịu quanh năm.

Tỉnh bang này nổi tiếng là cái nôi của cá hồi trên khắp thế giớ. Cứ 4 năm một lần, vào tháng 10, cá hồi từ khắp mọi đại dương trở về con sông Adams miền Kamloops để sinh đẻ. Con số lên tới trên 10 triệu con. Năm 2014 này đang là năm khởi đầu cho chu kỳ 4 năm. Từ đại dương nước mặn con cá hồi biến thành màu đỏ tươi khi vào tới sông Adams nước ngọt, bơi một thủy trình 500 cây số để đẻ trứng. Đàn cá con sinh ra và lớn lên, sống một năm trong dòng sông nước ngọt, rồi bơi ra sinh sống trong các đại dương nước mặn khắp năm châu, ba năm sau, đến mùa đẻ trứng thì lại quay về đây…

Hải cảng Vancouver, cửa ngõ ra vào của Á Châu-Thái Bình Dương, lớn nhất và bận rộn nhất Canada, khối lượng hàng hóa của thế giới qua bến này hằng năm lên tới tỷ tỷ đô la. Một nửa tổng số hàng hóa sản xuất ở đây là các sản phẩm từ lâm sản, bao gồm kỹ nghệ gỗ, ấn loát, bột giáy. British Columbia cũng nổi tiếng về hầm mỏ, ngư nghiệp, các vườn cây ăn trái, và các nhà sản xuất rượu ở miền Okanagan Valley.

Tỉnh bang này cũng nổi tiếng về 600 công viên . Dân số gốc Á Châu rất đông nên sau Anh ngữ là đến tiếng Tàu và tiếng Ấn Độ.

E. CÁC LÃNH THỔ TỰ TRỊ MIỀN BẮC

Miền Bắc chiếm một phần ba diện tích quốc gia, nhưng dân số chỉ có 100.000 người. Đây là miền của các mỏ vàng, chì, đồng, kẽm và kim cương. Nơi đây cũng có các mỏ dầu khí. Về mùa hè, nơi đây 24 giờ là nắng, không có đêm. Trái lại về mùa đông, nơi đây 24 giờ là đêm tối. Miền bắc này có mùa đông giá buốt kéo dài và mùa hè rất ngắn ngủi nên miền này không có cỏ cây. Dân chúng sống bằng nghề đi săn, đánh cá và đánh bẫy các thú hoang. Quân đội Canada lo an ninh cho toàn miền cực bắc này có tên là ‘The Canadian Rangers’.

Miền bắc bao gồm 3 lãnh thổ tự trị. Ba miền này khác với 10 tỉnh bang ở điểm này : Tỉnh bang là do Hiến Pháp Constitution Act 1867 thiết lập, còn 3 Miền Tự Trị là do chính quyền liên bang lập ra.

11. Đặc khu YUKON

Thủ phủ là Whitehorse. Diện tích 482.443 cây số vuông, dân số 31.587 (2008) gồm nhiều sắc dân, 24% là dân Da Đỏ với nhóm xưng danh là Fourteen First Nations. Đây là nơi đã thu hút nhiều ngàn thợ mỏ vào thời chạy đua đi tìm vàng Gold Rush hồi thập niên 1890. Năm 1896 vàng được tìm thấy ở cửa sông Klondike, tin này được loan đi thì khắp nơi thiên hạ dổ xô về đây. Từ năm 1896 tới năm 1904, số vàng tìm được trị giá hơn 100 triệu đồng.

Kinh tế của miền này là hầm mỏ. Con đường White Pass và hệ thống xe lửa đã nối liền Alaska bên cạnh với thủ phủ Whitehorse năm 1900, cũng là một hành lang rất đẹp mắt lôi cuốn du khách. Yukon nổi tiếng về độ lạnh kỷ lục của Canada, có năm mức lạnh xuống tới - 63 âm độ C.

12. Đặc khu Miền Tây Bắc NORTHWEST TERRITORIES

Thủ phủ là Yellowknife, dân số khoảng 20.000 người, đa số là người Da Đỏ thuộc nhóm Dene, Inuit và Metis. Thủ phủ này có biệt danh là ‘Thủ đô kim cương’ của Bắc Mỹ. Diện tích 1.346.106 cây số vuông, gia nhập liên bang năm 1870. Xưa kia miền đất này lớn hơn nhiều, có diện tích bằng 1/3 toàn quốc. Năm 1905, phía nam được cắt ra để thành lập hai tỉnh bang Saskatchewan và Alberta, và năm 1999 phía đông được cắt ra để thành lập đặc khu Nunavut. Miền này có con sông Mackenzie dài 4.200 cây số, đứng hàng thứ hai sau con sông Mississipi của Mỹ.

13. Đặc khu NUNAVUT

Thủ phủ là Iqaluit, xưa có tên là Frobisher, đặt theo tên của nhà thám hiểm Martin Frobisher người đến miền này vào năm 1576 và đã chiếm miền đất hoang vu giá buốt này cho Nữ Hoàng Elizabeth I. Nunavut là miền đất phía đông của Northwest Territories trên đây, được tách rời vào năm 1999. Diện tích 2.093.190 cây số vuông, lớn bằng cả Âu Châu. Dân số khoảng 33.000 người, tính ra cứ 65 cây số vuông mới có một người. Đi lại bằng máy bay hay tàu thủy.

LỜI KẾT.

Theo Nha Du Lịch thì toàn cõi Canada có vào khoảng 1.200 địa danh nổi tiếng lôi cuốn khách du lịch. Bài trên đây chỉ là một cái nhìn rất tổng quát như mời độc giả cỡi ngựa xem hoa. Các văn phòng du lịch có ở khắp nơi. Độc giả muốn thăm vùng nào thì liên lạc với họ, bạn sẽ được biết chi tiết. Riêng cánh đồng cỏ miền tây bao gồm 3 tỉnh bang lớn, du khách được khuyến khích nên đi xe lửa, vì từ xe lửa chúng ta sẽ thấy toàn cảnh bao la của đất trời miền tây, những đồng lúa trải dài tận chân trời, những cánh rừng mênh mông bát ngát, những giải núi cao ngút ngàn…

Đôi dòng này xin được coi là một chút hương thơm gợi hứng để mời độc giả chuẩn bị lên đường thăm đất nước gấm hoa Canada, đi sang miền đông xem vùng biển đầy tôm cá, đi sang miền tây thăm những cánh đồng lúa bao la, đi lên miền bắc thăm hầm mỏ kim cương đá quý và các xóm làng Da Đỏ. Ôi quê hương thứ hai của hơn 200.000 người Việt Nam chúng ta đẹp và đáng yêu biết chừng nào !

Toronto, Mùa xuân 2015

Trà Lũ

LTS : Tác giả Trà Lũ đã viết xong bộ ‘ Chuyện Cười Trà Lũ Toàn Tập’ gồm 4 cuốn 300, 400, 500, 600 chuyện cười. Đây là món quà đẹp nhất. Bạn và thân nhân sẽ cười cả năm. Giá bán bộ này là 100 Gia kim hay 100 Mỹ kim ( gồm tiền sách và bưu phí). Xin liên lạc với tác giả : petertralu@gmail.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Mới
Thérésa Nguyễn
22:14 01/01/2015
HOA MỚI
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Hoa mới
Ngày mới
Năm mới
Mong mọi người thơ thới bình an.
(tn)
 
VietCatholic TV
Kinh chiều tạ ơn Te Deum với Đức Thánh Cha Phanxicô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:14 01/01/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Vào lúc 5h chiều thứ Tư 31 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi hát kinh chiều tạ ơn Te Deum bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô cùng với tất cả các vị trong giáo triều Rôma trong đó có hơn 20 Hồng Y, đặc biệt là Đức Hồng Y Agostino Vallini, Giám Quản Rôma, các Giám Mục phụ tá, đông đảo các cha sở và tín hữu cùng với Ông Đô Trưởng và chính quyền miền Lazio và thành phố Roma. Hiện diện trong buổi lễ cũng có đông đảo các vị trong Ngoại Giao Đoàn cạnh Tòa Thánh.

Đây là một truyền thống đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 giải thích như sau: “Giáo Hội gợi ý rằng chúng ta không nên kết thúc năm cũ mà không bày tỏ lời cám tạ Chúa, vì những ơn lành Ngài ban cho chúng ta”.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:


Anh chị em thân mến

Lời Chúa giới thiệu với chúng ta ngày hôm nay một cách đặc biệt ý nghĩa của thời gian, trong ý thức rằng thời gian không phải là một thực tại xa lạ đối với Thiên Chúa, vì Ngài đã muốn mạc khải chính Ngài và muốn cứu chúng ta trong dòng lịch sử. Ý nghĩa của thời gian, của đời tạm này, là bầu khí hiển linh của Thiên Chúa, là sự thể hiện của Thiên Chúa và tình yêu vững bền của Ngài. Trong thực tế, thời gian là sứ giả của Thiên Chúa, như Thánh Phêrô thành Favre nói.

Hôm nay Phụng Vụ nhắc nhớ chúng ta những lời của Thánh Gioan Tông đồ: "Hỡi các con, giờ đã tận" (1 Ga 2:18), và lời của Thánh Phaolô về "sự viên mãn của thời gian" (Gl 4: 4). Vì vậy, Phụng Vụ hôm nay chỉ cho chúng ta thấy thời gian - có thể nói là - đã được Đức Kitô, Con Thiên Chúa và Con Mẹ Maria “đụng chạm” đến như thế nào, và nhận được từ Ngài một ý nghĩa mới và đáng ngạc nhiên: nó trở thành "thời gian cứu độ", nghĩa là thời điểm định đoạt của ơn cứu rỗi và ân sủng.

Và tất cả điều này khiến chúng ta suy tư về sự kết thúc của cuộc hành trình dương thế, sự kết thúc cuộc lữ hành của chúng ta. Đã có bắt đầu tất sẽ có hồi kết thúc, "một thời để được sinh ra và một thời để chết" (Quoleth 3: 2). Sự thật này rất đơn giản và cơ bản nhưng lại thường bị lờ đi và lãng quên, Mẹ Thánh Giáo Hội dạy chúng ta kết thúc một năm và mỗi ngày trong đời chúng ta với một sự tự vấn lương tâm, trong đó chúng ta nhìn lại những gì đã xảy ra: chúng ta cảm ơn Chúa vì mọi điều thiện hảo chúng ta đã nhận được hay đã có thể làm được, đồng thời chúng ta cũng suy nghĩ về những thất bại và tội lỗi của chúng ta - để biết ơn Chúa và cầu xin sự tha thứ của Ngài.

Đó cũng là những gì chúng ta làm hôm nay vào ngày cuối năm này. Chúng ta ca ngợi Chúa với Thánh Thi Te Deum và đồng thời chúng ta cầu xin Ngài tha thứ. Thái độ tạ ơn của chúng ta dẫn chúng ta đến tấm lòng khiêm cung, để nhận biết và đón nhận ân sủng của Thiên Chúa.

Trong Bài Đọc I trong các buổi Kinh Chiều này, Thánh Tông Đồ Phaolô tóm lược các động lực cơ bản hình thành nên lòng biết ơn của chúng ta với Thiên Chúa: Ngài đã làm cho chúng ta trở nên con cái của Ngài, nên những dưỡng tử của Ngài. Món quà vô giá này lấp đầy chúng ta với lòng biết ơn đầy kinh ngạc! Nhưng có người lại nói: "Sự thật là chúng ta là con người, chẳng nhẽ như thế vẫn chưa phải là con cái của Ngài sao?" Chắc chắn rồi, vì Thiên Chúa là Cha của mỗi người đến trong thế gian này. Nhưng đừng quên rằng chúng ta đã xa lạ với Ngài vì tội nguyên tổ đã tách chúng ta khỏi Cha chúng ta: mối quan hệ hiếu thuận của chúng ta với Thiên Chúa đã bị tổn thương. Vì thế, Thiên Chúa đã sai Con của Ngài đến cứu chúng ta bằng giá máu của Ngài. Và nếu có ơn cứu rỗi, thì đó là vì có sự nô lệ. Chúng ta là con cái Ngài, nhưng chúng ta đã thành nô lệ nghe theo tiếng gọi của ác thần. Không ai cứu chúng ta khỏi ách nô lệ cay nghiệt này, ngoại trừ Chúa Giêsu, Đấng đã mặc lấy xác loài người bởi Đức Trinh Nữ Maria và đã chết trên thập tự giá để giải thoát chúng ta khỏi ách nô lệ của tội lỗi và khôi phục quan hệ hiếu thuận với Thiên Chúa đã bị đánh mất.

Hôm nay Phụng Vụ nhắc chúng ta rằng “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời.... và Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta.” Vì thế Thánh Irênê khẳng định: “Đây là lý do Ngôi Lời đã làm người, và là Con Thiên Chúa, Con của nhân loại: đó là để con người, khi hiệp thông với Lời và từ đó đón nhận tình con cái thần thánh, có thể trở thành con của Thiên Chúa: (Adversus Haereses, 3, 19, 1 "PG 7, 939; x Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, 460 ).

Đồng thời, chính ân sủng được làm con cái Chúa mà chúng ta dâng lời cảm tạ cũng là một lý do để chúng ta tự vấn lương tâm mình, sửa đổi đời sống cá nhân và cộng đoàn của chúng ta, bằng cách tự hỏi lòng mình: chúng ta sống như thế nào? Chúng ta sống như con cái hay như nô lệ? Chúng ta có sống như những người đã được rửa tội trong Chúa Kitô, được xức dầu bởi Thánh Thần, được cứu thoát và tự do? Hay chúng ta sống trong băng hoại, chạy theo luận lý của thế gian này, làm những gì ác thần xúi chúng ta tin đó là lợi ích của chúng ta? Trong cuộc hành trình hiện sinh của chúng ta luôn luôn có một xu hướng chống lại sự tự do; chúng ta sợ tự do và, một cách nghịch lý, chúng ta vô tình thích ách nô lệ. Sự tự do làm chúng ta sợ hãi bởi vì nó đặt chúng ta trước thời gian và trước trách nhiệm của chúng ta là phải sống cho tốt. Ách nô lệ giản lược thời gian vào một "chốc lát" và chúng ta cảm thấy an toàn hơn, nghĩa là, nó làm cho chúng ta sống phút hiện tại tách biệt khỏi quá khứ và tương lai của chúng ta. Nói cách khác, ách nô lệ cản trở chúng ta sống phút hiện tại đầy đủ và thực sự, vì nó triệt tiêu quá khứ và đóng lại tương lai, khép kín với cõi đời đời. Ách nô lệ làm cho chúng ta tin rằng mình không thể ước mơ, bay bổng, hay hy vọng.

Mấy ngày trước một nghệ sĩ vĩ đại người Ý nói rằng Chúa đưa dân Israel ra khỏi Ai Cập thì dễ hơn là lấy Ai Cập khỏi trái tim của người Do Thái. "Vâng," họ đã được giải phóng "một cách hữu hình" khỏi chế độ nô lệ, nhưng cuộc hành trình sa mạc với những khó khăn đa dạng và đói khát đã khiến họ bắt đầu cảm thấy hoài cổ, nhớ nhung mảnh đất Ai Cập nơi họ đã "ăn những củ hành, củ tỏi ..." (x. Dân số 11: 5); nhưng họ quên họ đã ăn những thứ ấy ‘tại bàn dành cho nô lệ’. Nỗi nhớ nhung thời nô lệ cũng làm tổ trong trái tim chúng ta, vì nó làm chúng ta yên tâm hơn tự do, là điều xem ra rủi ro quá. Chúng ta hạnh phúc khi bị mê hoặc bởi những pháo hoa tưng bừng biết chừng nào, đẹp đấy nhưng thực ra chỉ kéo dài trong phút giây. Đó là điều đang ngự trị vào thời điểm này!

Phẩm chất sống, và hành động của chúng ta như các Kitô hữu, sự hiện diện của chúng ta trong thành phố này, sứ vụ của chúng ta cho lợi ích chung, sự dự phần của chúng ta trong các tổ chức công cộng và Giáo Hội cũng tùy thuộc vào sự tự vấn lương tâm này.

Vì lý do đó, và cũng trong tư cách Giám Mục Rôma, tôi muốn suy tư về đời sống của chúng ta tại Rôma, vốn dĩ là một hồng ân tuyệt vời, vì điều này có nghĩa là được sống tại kinh thành vĩnh cửu; đặc biệt đối với một Kitô hữu, nó có nghĩa là được trở thành một phần của Giáo Hội đã được thành lập trên chứng tá và máu tử đạo của hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô. Do đó, chúng ta cũng tạ ơn Chúa về điều này. Tuy nhiên, đó cũng là một trách nhiệm lớn lao. Chúa Giêsu đã nói: " Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn. " (Lu-ca 12:48). Vì vậy, chúng ta phải tự hỏi bản thân chúng ta: trong thành phố này, trong cộng đồng Giáo Hội này, chúng ta là những người tự do hay chúng ta là nô lệ, chúng ta có phải là muối và ánh sáng không? Có phải chúng ta là men không? Hay chúng ta rách nát, vô vị, thù địch, chán nản, ti tiện, và mệt mỏi?

Chắc chắn những vụ tham nhũng thê thảm được vạch trần gần đây, đòi hỏi một sự hoán cải nghiêm chỉnh và có ý thức của con tim cho một sự tái sinh về tinh thần và đạo đức, cũng như cho một cam kết mới để xây dựng một thành phố công chính và liên đới hơn, nơi người nghèo, người yếu thế và những người bị gạt ra ngoài lề phải là trung tâm của những mối quan tâm và hành động hàng ngày của chúng ta. Một thái độ tự do Kitô giáo cao cả và hàng ngày là cần thiết để có sức mạnh rao giảng trong thành phố của chúng ta rằng người nghèo phải được bảo vệ, chứ không phải là bảo vệ chúng ta khỏi những người nghèo; và rằng chúng ta phải phục vụ những người yếu đuối chứ không phải là lợi dụng họ!

Những giáo huấn của một phó tế đơn sơ của kinh thành Rôma này có thể giúp chúng ta. Khi Thánh Lôresensô được yêu cầu mang đến cho người ta xem kho tàng của Giáo Hội, ngài chỉ đơn giản là dẫn đến một số người nghèo. Khi những người nghèo và những yếu thế được chăm sóc, được hỗ trợ để thăng tiến trong xã hội, họ sẽ cho thấy họ là kho báu của Giáo Hội và là kho tàng của xã hội. Thay vào đó, khi xã hội bỏ qua những người nghèo, bách hại họ, biến họ thành tội phạm, và buộc họ gia nhập Mafia, xã hội đó đang nghèo đi đến mức cùng tận của bất hạnh, nó đánh mất tự do của mình, và ưa chuộng "những củ hành, củ tỏi" của thời nô lệ, của ách nô lệ gây ra bởi tính ích kỷ, của sự nhu nhược; và xã hội đó không còn là Kitô nữa.

Anh chị em thân mến,

Kết thúc một năm là tái khẳng định rằng có một "giờ khắc cuối cùng" và một "thời viên mãn". Khi kết thúc năm nay, khi tạ ơn và cầu xin ơn tha thứ, chúng ta nên xin ơn để tiến bước trong tự do hầu sửa chữa những thiệt hại và bảo vệ bản thân chúng ta khỏi nỗi nhớ nhung về thời nô lệ.

Nguyện xin Thánh Nữ Đồng Trinh, Đấng chính là trung tâm trong đền thờ Thiên Chúa, Đấng đã ban Đấng Cứu Thế cho thế giới, khi Ngôi Lời – Đấng đã có từ khởi đầu –hoá thân thành phàm nhân giữa chúng ta; xin Mẹ giúp chúng ta đón nhận Ngài với một trái tim rộng mở để thực sự được tự do và sống tự do như con cái Thiên Chúa.

Cuối kinh chiều, có nghi thức đặt Mình Thánh Chúa và hát kinh Te Deum tạ ơn Thiên Chúa. Thánh thi Te Deum, nghĩa là Lạy Thiên Chúa, chúng con xin ca ngợi hát mừng, tuyên xưng Ngài là Ðức Chúa, là một bài thánh thi Latinh cổ xưa bằng văn xuôi có nhịp điệu tương tự như nhịp điệu của bài Gloria in Excelsis Deo, tức là Kinh Vinh Danh: Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời.

Nội dung thánh thi Te Deum có thể dịch như sau:

Lạy Thiên Chúa, / Chúng con xin ca ngợi hát mừng, / Tuyên xưng Ngài là Ðức Chúa. / Chúa là Cha, Ðấng trường tồn vạn đại, / Hoàn vũ này kính cẩn suy tôn. / Trước nhan Chúa, các tổng thần phủ phục, / Mọi thiên thần và đạo binh thiên quốc, / Ðều cảm tạ và cung chúc tôn thờ, / Chẳng khi ngừng vang dậy tiếng tung hô: / Thánh! Thánh! Chí Thánh! / Chúa tể càn khôn là Ðấng Thánh! / Trời đất rạng ngời vinh quang Chúa uy linh. / Bậc Tông Ðồ đồng thanh ca ngợi Chúa, / Bao vị ngôn sứ tán tụng Ngài. / Ðoàn tử đạo quang huy hùng dũng, / Máu đào đổ ra minh chứng về Ngài, / Và trải rộng khắp nơi trần thế, / Hội Thánh Ngài hoan hỷ tuyên xưng: / Chúa là Cha lẫm liệt uy hùng, / Và Con Một Ngài chí tôn chí ái, / Cùng Thánh Thần, Ðấng an ủi yêu thương.

“Lạy Ðức Kitô, Con Chúa Trời hằng sống, / Ngài là Chúa hiển vinh / Ðã chẳng nề mặc lấy xác phàm / Nơi cung lòng Trinh Nữ / Hầu giải phóng nhân loại lầm than. / Ngài đã ra tay chiến thắng tử thần, / Mở cửa trời cho những ai tin tưởng. / Ngài hiển trị bên hữu Chúa Cha, / Ngày cuối cùng sẽ giáng lâm thẩm phán. / Cúi lạy Chúa, xin phù hộ bề tôi / Ngài cứu chuộc bằng bửu huyết tuôn tràn. / Xin được hợp đoàn cùng muôn thần thánh, / Phúc miên trường vui hưởng ánh vinh quang.”

Sau đó, Đức Thánh Cha đã ra quảng trường thánh Phêrô viếng thăm và cầu nguyện trước hang đá khổng lồ tại đây.
 
Thánh lễ đầu Năm Dương Lịch kính Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa tại Vatican
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
12:33 01/01/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 10h sáng thứ Năm 1 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón năm mới với thánh lễ trọng thể kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và Ngày Hoà Bình thế giới lần thứ 48 tại Đền Thờ Thánh Phêrô.

Chủ đề của ngày Hòa Bình Thế Giới năm nay là “Không còn là nô lệ, nhưng là anh chị em”,

Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có đông đảo các vị trong giáo triều Rôma. Đặc biệt, Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình, và Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã đứng hai bên Đức Thánh Cha trên bàn thờ. Tham dự thánh lễ có các vị đại sứ trong ngoại giao đoàn và đông đảo các tín hữu ngồi chật bên trong đền thờ.

Tuyên bố của Hội đồng Toà Thánh về Công lý và Hoà bình nhấn mạnh rằng nhiều người nghĩ rằng chế độ nô lệ là chuyện của quá khứ. Nhưng trong thực tế, cơn dịch này của xã hội vẫn còn quá hiển nhiên trong thế giới ngày nay.

Chủ đề của ngày hòa bình thế giới năm nay là một câu trích từ thư thánh Phaolô gửi ông Philomeno (1,15-16). Sứ điệp gồm 2 phần: Phần đầu Đức Thánh Cha nói về những khía cạnh đa dạng của nạn nô lệ trong quá khứ và ngày nay, và nhắc đến những nguyên nhân sâu xa của chúng. Trong phần thứ II ngài khuyến khích tìm ra những giải pháp chung để bài trừ nạn nô lệ mà ngài gọi “một hiện tượng đáng kinh tởm”.

Ngày Hòa Bình Thế Giới do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI khởi xướng, được cử hành vào ngày đầu năm mỗi năm. Sứ điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới của Đức Thánh Cha được gửi đến các Bộ trưởng Ngoại giao tất cả các quốc gia trên thế giới và cũng cho thấy đường lối ngoại giao của Toà Thánh trong năm sắp tới.

Trong bài giảng Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến!

Hôm nay chúng ta được nghe lại những lời chúc tụng mà bà Elizabeth đã dành cho Đức Trinh Nữ Maria: "Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được phúc này là Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi như vậy?” (Lc 1: 42-43).

Lời cầu chúc này là sự liên tục với lời chúc tư tế mà Thiên Chúa đã truyền cho ông Mosê để chuyển đến cho Aaron và cho tất cả mọi người: "Nguyện Ðức Chúa chúc lành và gìn giữ anh em! Nguyện Ðức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em và dủ lòng thương anh em! Nguyện Ðức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em!” (Ds 6: 24-26). Khi cử hành Đại Lễ Đức Maria, Mẹ rất thánh của Thiên Chúa, Giáo Hội nhắc nhở chúng ta rằng Đức Maria, hơn bất cứ ai khác, đã nhận được phước lành này. Trong Mẹ, lời cầu chúc này được viên mãn, vì không có tạo vật nào khác đã từng nhìn thấy khuôn mặt tỏa sáng của Thiên Chúa như Đức Maria. Mẹ đã mang đến một khuôn mặt nhân sinh cho Lời hằng sống, để tất cả chúng ta có thể chiêm ngắm Người.

Bên cạnh việc chiêm ngưỡng thiên nhan Chúa, chúng ta cũng có thể ca ngợi và tôn vinh Ngài, giống như những người chăn chiên từ Bethlehem đã ra về với bài ca tạ ơn sau khi nhìn thấy hài nhi và mẹ Ngài (Lc 2:16). Hai người bên nhau, giống như trên Núi Sọ, vì Chúa Kitô và mẹ Ngài không thể tách rời: có một mối quan hệ rất chặt chẽ giữa hai người, như giữa mọi trẻ em và mẹ mình. Xương thịt (caro) của Chúa Kitô - như Tertullian đã từng nói, là bản lề (cardo) của ơn cứu rỗi của chúng ta - đã được hình thành trong cung lòng của Đức Maria (x Ps 139: 13). Tính bất khả phân ly này cũng rõ ràng từ thực tế là Mẹ Maria, người đã được tiền định là Mẹ của Đấng Cứu Chuộc, đã chia sẻ sâu sắc toàn bộ sứ mệnh của Chúa, và ở bên cạnh Con mình cho đến cùng trên đồi Canvê.

Mẹ Maria được kết hợp rất chặt chẽ với Chúa Giêsu, vì Mẹ nhận được từ Ngài nhận thức của con tim, và đức tin, được nuôi dưỡng bằng kinh nghiệm của một người mẹ và của mối quan hệ gần gũi với Con Mẹ. Đức Trinh Nữ là người phụ nữ của lòng tin, là người đã dọn chỗ cho Thiên Chúa trong trái tim mình và trong những hoạch định của đời mình; Mẹ là người tín hữu có khả năng nhận thức nơi ân sủng của Con mình rằng "thời viên mãn" đã gần đến (Gal 4: 4) trong đó chính Thiên Chúa, bằng cách chọn con đường khiêm hạ là hoá thân làm người, đã đi vào lịch sử ơn cứu độ. Đó là lý do tại sao chúng ta không thể hiểu được Chúa Giêsu mà không có Mẹ Ngài.

Tương tự như vậy, không thể tách rời Chúa Kitô và Giáo Hội; ơn cứu rỗi hoàn thành bởi Chúa Giêsu không thể hiểu được nếu không đánh giá đúng vai trò làm mẹ của Giáo Hội. Tách biệt Chúa Giêsu khỏi Giáo Hội sẽ dẫn đến một sự "phân chia vô lý", như Chân Phước Phaolô Đệ Lục đã viết trong Tông Thư Loan Báo Tin Mừng Trong Thế Giới Hiện Đại (Evangelii Nuntiandi, 16). Không thể "yêu Chúa Kitô nhưng không yêu Giáo Hội, lắng nghe Chúa Kitô nhưng không lắng nghe Giáo Hội, thuộc về Đức Kitô, nhưng đứng bên ngoài Giáo Hội" (ibid.). Chính Giáo Hội là gia đình vĩ đại của Thiên Chúa, mang Chúa đến cho chúng ta. Đức tin của chúng ta không phải là một học thuyết hay một thứ triết lý trừu tượng, nhưng là một mối quan hệ thiết yếu và trọn vẹn với một người: là Đức Giêsu Kitô, Con duy nhất của Thiên Chúa, Đấng đã làm người, đã chết, và đã sống lại từ cõi chết để cứu độ chúng ta, và giờ đây đang sống giữa chúng ta. Chúng ta có thể gặp Ngài ở đâu? Thưa, chúng ta gặp Ngài trong Giáo Hội. Đó là Giáo Hội mà ngày hôm nay đang dõng dạc nói với chúng ta: "Đây là Chiên Thiên Chúa"; đó là một Giáo Hội, tuyên xưng Ngài; chính là ở trong Giáo Hội mà Chúa Giêsu tiếp tục ban phát những ân sủng của Ngài qua các phép bí tích.

Hoạt động và sứ vụ của Giáo Hội là biểu hiện tình mẫu tử. Vì Giáo Hội giống như một người mẹ dịu dàng trao ban Chúa Giêsu cho tất cả mọi người với niềm vui và sự hào phóng. Không có biểu hiện của Chúa Kitô, ngay cả trong những gì là bí nhiệm nhất, có thể tách ra khỏi máu thịt của Giáo Hội, khỏi sự gắn bó lịch sử của Nhiệm Thể Chúa Kitô. Khi loại bỏ Giáo Hội, người ta muốn giản lược Chúa Giêsu Kitô thành một ý tưởng, một giáo huấn luân lý, một cảm giác. Nếu không có Giáo Hội, mối quan hệ của chúng ta với Chúa Kitô sẽ tuỳ thuộc vào trí tưởng tượng của chúng ta, vào cách hiểu của chúng ta, và tâm trạng của chúng.

Anh chị em thân mến!

Chúa Giêsu Kitô là phước lành cho mỗi người nam nữ, và cho tất cả nhân loại. Giáo Hội, khi trao Chúa Giêsu cho chúng ta, ban cho chúng ta sự viên mãn những phước lành của Chúa. Đây chính là nhiệm vụ của dân Chúa: đó là truyền bá cho mọi người ơn lành từ trời cao là Thiên Chúa đã hoá thành phàm nhân nơi Chúa Giêsu Kitô. Và Mẹ Maria, người môn đệ đầu tiên và hoàn hảo nhất của Chúa Giêsu, mẫu gương của Giáo Hội lữ hành, là một trong những người mở đường cho tình mẫu tử của Giáo Hội và liên tục nâng đỡ sứ mệnh của Giáo Hội là làm mẹ của tất cả nhân loại. Chứng tá từ mẫu của Đức Maria đã đồng hành với Giáo Hội từ thuở ban đầu. Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, cũng là Mẹ của Giáo Hội, và qua Giáo Hội, là mẹ của tất cả những người nam nữ và của mọi dân nước.

Cầu xin Mẹ từ mẫu khấn xin cùng Thiên Chúa cho chúng ta ơn lành trên toàn thể gia đình nhân loại. Hôm nay, Ngày Hòa Bình Thế Giới, chúng ta đặc biệt cầu xin sự cầu bầu của Mẹ xin Chúa ban cho hòa bình trong mọi ngày của chúng ta; bình an trong tâm hồn, bình an trong gia đình, và hòa bình giữa các dân tộc. Thông điệp cho Ngày Hòa bình năm nay là "Không còn là nô lệ, nhưng là anh chị em với nhau". Tất cả chúng ta được mời gọi để được tự do, để đều là con cái Chúa, và mỗi người, tuỳ theo trách nhiệm của mình, được mời gọi để chống lại các hình thức nô lệ thời hiện đại. Tất cả mọi dân tộc, văn hóa và tôn giáo, hãy hợp lực với nhau. Xin Chúa, là Đấng đã trở thành người tôi tớ để làm cho tất cả chúng ta trở nên anh chị em với nhau, hướng dẫn và nâng đỡ chúng ta.
 
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 26/12 – 01/01/2015: Đầu Năm Mới tại Vatican
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
12:32 01/01/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự buổi hát kinh chiều tạ ơn ngày cuối năm

Vào lúc 5h chiều thứ Tư 31 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi hát kinh chiều tạ ơn Te Deum bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô cùng với tất cả các vị trong giáo triều Rôma trong đó có hơn 20 Hồng Y, đặc biệt là Đức Hồng Y Agostino Vallini, Giám Quản Rôma, các Giám Mục phụ tá, đông đảo các cha sở và tín hữu cùng với Ông Đô Trưởng và chính quyền miền Lazio và thành phố Roma. Hiện diện trong buổi lễ cũng có đông đảo các vị trong Ngoại Giao Đoàn cạnh Tòa Thánh.

Đây là một truyền thống đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 giải thích như sau: “Giáo Hội gợi ý rằng chúng ta không nên kết thúc năm cũ mà không bày tỏ lời cám tạ Chúa, vì những ơn lành Ngài ban cho chúng ta”.

Cuối kinh chiều, có nghi thức đặt Mình Thánh Chúa và hát kinh Te Deum tạ ơn Thiên Chúa. Thánh thi Te Deum, nghĩa là Lạy Thiên Chúa, chúng con xin ca ngợi hát mừng, tuyên xưng Ngài là Ðức Chúa, là một bài thánh thi Latinh cổ xưa bằng văn xuôi có nhịp điệu tương tự như nhịp điệu của bài Gloria in Excelsis Deo, tức là Kinh Vinh Danh: Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời.

Nội dung thánh thi Te Deum có thể dịch như sau:

Sau đó, Đức Thánh Cha đã ra quảng trường thánh Phêrô viếng thăm và cầu nguyện trước hang đá khổng lồ tại đây.

2. Thánh lễ đầu Năm Mới tại Vatican

Lúc 10h sáng thứ Năm 1 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón năm mới với thánh lễ trọng thể kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và Ngày Hoà Bình thế giới lần thứ 48 tại Đền Thờ Thánh Phêrô.

Chủ đề của ngày Hòa Bình Thế Giới năm nay là “Không còn là nô lệ, nhưng là anh chị em”,

Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có đông đảo các vị trong giáo triều Rôma. Đặc biệt, Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình, và Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã đứng hai bên Đức Thánh Cha trên bàn thờ. Tham dự thánh lễ có các vị đại sứ trong ngoại giao đoàn và đông đảo các tín hữu ngồi chật bên trong đền thờ.

Tuyên bố của Hội đồng Toà Thánh về Công lý và Hoà bình nhấn mạnh rằng nhiều người nghĩ rằng chế độ nô lệ là chuyện của quá khứ. Nhưng trong thực tế, cơn dịch này của xã hội vẫn còn quá hiển nhiên trong thế giới ngày nay.

Chủ đề của ngày hòa bình thế giới năm nay là một câu trích từ thư thánh Phaolô gửi ông Philomeno (1,15-16). Sứ điệp gồm 2 phần: Phần đầu Đức Thánh Cha nói về những khía cạnh đa dạng của nạn nô lệ trong quá khứ và ngày nay, và nhắc đến những nguyên nhân sâu xa của chúng. Trong phần thứ II ngài khuyến khích tìm ra những giải pháp chung để bài trừ nạn nô lệ mà ngài gọi “một hiện tượng đáng kinh tởm”.

Ngày Hòa Bình Thế Giới do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI khởi xướng, được cử hành vào ngày đầu năm mỗi năm. Sứ điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới của Đức Thánh Cha được gửi đến các Bộ trưởng Ngoại giao tất cả các quốc gia trên thế giới và cũng cho thấy đường lối ngoại giao của Toà Thánh trong năm sắp tới.

3. Đức Thánh Cha kêu gọi củng cố tự do tôn giáo

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin lễ thánh Stephano tử đạo trưa ngày 26 tháng 12, Đức Thánh Cha nhắc đến con số đông đảo các tín hữu Kitô và các vị chủ chăn đã chịu tử đạo trong năm 2014 và cầu nguyện để máu các vị gây nên ý thức về tình trạng bách hại tôn giáo trầm trọng trên thế giới ngày nay và các nhà cầm quyền dấn thân củng cố quyền tự do tôn giáo trên thế giới.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, với sự tham dự của 20 ngàn người, Đức Thánh Cha nhận xét rằng qua cuộc tử đạo của mình, thánh Stephano tôn vinh biến cố giáng thế của Vua các vua, dâng hiến cho Chúa chính mạng sống của mình, và chỉ cho chúng ta cách sống trọn vẹn mầu nhiệm Giáng Sinh.

Đức Thánh Cha nhắc đến sự kiện trong bài Phúc Âm ngày lễ cùng ngày có câu Chúa nói: “Các con sẽ bị mọi người ghét bỏ vì danh Thầy. Nhưng ai bền đỗ đến cùng sẽ được cứu thoát” (Mt 10,22). Những lời này của Chúa không làm xáo trộn việc cử hành lễ Giáng Sinh, nhưng thanh tẩy việc cử hành lễ này khỏi những lớp bọc đường giả tạo không thuộc về ngày lễ. Lời Chúa giúp chúng ta hiểu rằng trong những thử thách chấp nhận vì đức tin, bạo lực bị tình yêu đánh bại, sự sống chiến thắng sự chết.”

Đức Thánh Cha giải thích rằng:

“Để thực sự đón nhận Chúa Giêsu trong cuộc sống của mình và kéo dài niềm vui đêm Giáng Sinh, con đường phải theo chính là con đường mà Phúc Âm hôm nay chỉ dẫn, đó là làm chứng cho Chúa Giêsu trong sự khiêm tốn, trong việc phục vụ âm thần, không sợ đi ngược dòng và trả giá bằng chính mạng sống mình. Tuy không phải mọi người đều được kêu gọi đổ máu như thánh Stephano, nhưng mỗi Kitô hữu đều được kêu gọi sống phù hợp với đức tin mình tuyên xưng trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Theo Tin Mừng chắc chắn là con đường khó khăn, nhưng ai trung thành và can đảm bước theo con đường ấy, thì được hồng ân Chúa đã hứa cho những người nam nữ thiện chí”.

Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu đặc biệt cầu nguyện cho những người đang bị kỳ thị, bị bách hại và bị giết vì làm chứng cho Chúa Kitô: “Tôi muốn nói với mỗi người trong số họ: nếu anh chị em vác thập giá này với lòng yêu mến, thì anh chị em sẽ được bước vào mầu nhiệm Giáng Sinh, anh chị em ở trong con tim của Chúa Kitô và Giáo Hội.

Ngoài ra chúng ta cũng hãy cầu nguyện để nhờ sự hy sinh của đông đảo các vị tử đạo ngày nay, khắp nơi trên thế giới có sự gia tăng nỗ lực nhìn nhận và bảo đảm tự do tôn giáo một cách cụ thể, đây là một quyền bất khả nhượng của mỗi người”.

4. Đức Thánh Cha thành lập một giáo phận mới tại Ấn Độ

Hôm 22 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố sắc lệnh thành lập giáo phận Kuzhithurai, tách ra từ giáo phận Kottar và bổ nhiệm cha Jerome Dhas Varuvel, thuộc dòng Don Bosco làm Giám Mục tiên khởi.

Giáo phận tân lập rộng 915 km vuông với 855,500 dân trong đó 264,500 người Công Giáo, 101 linh mục triều, 30 linh mục dòng, 267 nữ tu và 73 chủng sinh.

Giáo phận Kottar sau khi chia lại địa giới rộng 750 km vuông với 855,800 dân trong đó 260,500 người Công Giáo, 193 linh mục triều, 37 linh mục dòng, 471 nữ tu và 93 chủng sinh.

Đức tân Giám Mục đã được thụ phong linh mục ngày 2 tháng 6 năm 1985 bởi chính tay Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khi ngài sang thăm Ấn Độ.

5. Đức Thánh Cha gởi thông điệp cho người Hàn quốc và gọi điện cho người tị nạn Iraq

Hôm 24 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một video cho người Công Giáo ở Hàn Quốc. Đức Thánh Cha đã tới thăm Hàn Quốc trong tháng Tám vừa qua. Trong video, Đức Thánh Cha nói: "Tôi cầu xin cùng để ánh sáng, tỏa sáng thế giới từ Hài Nhi tại Bethlehem, luôn luôn hiện diện trong con tim anh chị em, trong gia đình và cộng đồng của anh chị em."

Sau đó, ngài đã gọi điện cho một trung tâm dành cho người tị nạn Iraq tại vùng tự trị của người Kurd ở phía Bắc Iraq. Trong cuộc đàm đạo, Đức Thánh Cha nói:

"Anh chị em giống như Chúa Giêsu vào đêm giáng sinh, và khi Chúa đã bị buộc phải tị nạn. Anh chị em giống như Chúa Giêsu trong những tình huống như thế này. Chúng tôi sẽ cầu nguyện nhiều hơn cho anh chị em."

6. 15 căn bệnh của giáo triều Roma cần chữa trị

Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 22 tháng 12 dành cho các vị lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô liệt kê 15 thứ bệnh cần bài trừ khỏi những người phục vụ tại giáo triều Roma.

Khoảng 60 Hồng Y và 50 Giám Mục cùng với nhiều giám chức, linh mục và giáo dân lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh đến chúc mừng ngài nhân dịp lễ Giáng Sinh và năm mới.

Mở đầu, Đức Hồng Y Angelo Sodano, 87 tuổi, niên trưởng Hồng Y đoàn, đại diện mọi người chúc mừng Đức Thánh Cha và cho biết toàn thể các cộng tác viên thuộc các cơ quan trung ương Tòa Thánh hứa hỗ trợ và cộng tác hoàn toàn với Đức Thánh Cha trong việc phục vụ tình hiệp nhất của Giáo Hội và hòa bình giữa các dân tộc. Đức Hồng Y cũng nói rằng tại Vatican mọi người, trong các nhiệm vụ khác nhau, hiệp nhất và dấn thân phục vụ Đức Thánh Cha và Giáo Hội.

Lên tiếng trong dịp này, sau khi gửi lời chúc mừng và cám ơn sự cộng tác của mọi người trong giáo triều Roma, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến sự kiện các cơ quan trung ương Tòa Thánh họp thành một cơ thể duy nhất, và cũng như mọi cơ thể, có thể có những bệnh tật cần được chữa lành. Trong ý hướng chuẩn bị tâm hồn, xưng tội, để đón mừng Chúa Giáng Sinh, Đức Thánh Cha đã liệt kê một loạt những căn bệnh mà những vị làm việc trong giáo triều Roma có thể mắc phải và cần phải thanh tẩy. Ngài nói:

”Giáo triều được kêu gọi cải tiến, luôn cải tiến và tăng trưởng trong tình hiệp thông, thánh thiện và khôn ngoan để chu toàn sứ mạng. Nhưng giáo triều, cũng như mỗi thân thể con người, cũng có thể bị bệnh, hoạt động không tốt, bị yếu liệt. Và ở đây tôi muốn liệt kê vài căn bệnh có thể, những bệnh của giáo triều. Đó là những bệnh thường xảy ra trong đời sống của giáo triều chúng ta. Đó là những bệnh tật và cám dỗ làm suy yếu việc phục vụ của chúng ta đối với Chúa. Tôi nghĩ rằng ”danh sách” các bệnh này sẽ giúp chúng ta, như các Đấng Tu Hành trong sa mạc vẫn thường làm danh sách mà chúng ta nói đến hôm nay: danh sách này giúp chúng ta chuẩn bị lãnh nhận bí tích Hòa giải, là một bước tiến tốt cho tất cả chúng ta để chuẩn bị lễ Giáng Sinh.

Đức Thánh Cha đã liệt kê 15 thứ bệnh, trước tiên là bệnh tưởng mình là bất tử, miễn nhiễm, hoặc thậm chí là không thể thiếu được, và lơ là những kiểm điểm cần thiết và thông thường. Một bệnh khác là bệnh Marta, đến từ tên Marta, làm việc thái quá: tức là những người chìm đắm trong công việc, và lơ là với phần tốt hơn, là ngồi bên chân Chúa Giêsu. Cũng có thứ bệnh “chai cứng” tâm trí và tinh thần: nghĩa là bệnh của những người có tâm hồn chai đá. Rồi đến bệnh kế hoạch hóa thái quá và duy hiệu năng. Các bệnh tiếp theo là phối hợp kém, “suy thoái não bộ tinh thần”, hay là quên đi “lịch sử cứu độ”, lịch sử quan hệ bản thân với Chúa, quên đi mối tình đầu; bệnh cạnh tranh và háo danh; bệnh tâm thần phân liệt trong cuộc sống. Đó là bệnh của những người sống hai mặt, hậu quả của sự giả hình về sự tầm thường và dần dần trở nên trống rỗng về tinh thần mà các văn bằng tiến sĩ hoặc các bằng cấp khác không thể lấp đầy được. Rồi đến các bệnh khác như bệnh 'ngồi lê đôi mách', lẫm bẩm và nói hành; bệnh thần thánh hóa giới lãnh đạo; bệnh dửng dưng đối với người khác; bệnh có bộ mặt đưa đám; bệnh tích trữ; bệnh của những nhóm khép kín, trong đó sự thuộc về một nhóm nhỏ trở nên mạnh hơn thuộc về cả thân mình và trong một số trường hợp, mạnh hơn thuộc về chính Chúa Kitô. Sau cùng là bệnh tìm kiếm lợi lộc trần tục và phô trương.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng những căn bệnh và cám dỗ ấy cũng là nguy cơ của mỗi Kitô hữu, mỗi giáo xứ, cộng đoàn, dòng tu, các phong trào Giáo Hội, trên bình diện cá nhân và cộng đoàn.

Ngài mời gọi tất cả mọi người hãy sống theo chân lý trong sự thật, nhất là trong mùa Giáng Sinh này, hãy chuẩn bị xưng tội và xin Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội, chữa lành mọi vết thương tội lỗi mà mỗi người chúng ta mang trong tâm hồn, và xin Mẹ nâng đỡ Giáo Hội và giáo triều để tất cả được lành mạnh, thánh thiện và thánh hóa, hầu tôn vinh Con của Mẹ và để cứu độ chúng ta và toàn thế giới.

Sau bài diễn văn, Đức Thánh Cha đã đích thân đến bắt tay chúc mừng các Hồng Y đứng thành hình vòng cung ở sảnh đường Clemente trong dinh Tông Tòa, và tiếp đến, các GM cũng như các giám chức, các linh mục khác và các giáo dân ở vị trí lãnh đạo, đến trước Đức Thánh Cha để chúc mừng và bắt tay ngài.

7. Thư Đức Thánh Cha gửi các tín hữu Kitô Trung Đông

Trong thư công bố hôm 23 tháng 12, gửi các tín hữu Kitô Trung Đông, nhân dịp lễ Giáng Sinh, Đức Thánh Cha nhắc đến những đau khổ các tín hữu Kitô ở miền này phải chịu trong quá khứ gần đây, đặc biệt là những nạn nhân của tổ chức khủng bố ở mức độ không thể tưởng tượng được, với những lạm dụng đủ loại và những hành động không xứng đáng với con người. Đức Thánh Cha không quên nhiều nhóm tôn giáo và chủng tộc thiểu số khác cũng chịu bách hại và những hậu quả tương tự của các cuộc xung đột. Ngài viết:

“Đau khổ này kêu thấu tới Thiên Chúa và kêu gọi mọi người hãy dấn thân, trong kinh nguyện và mọi sáng kiến khác.. Anh chị em thân mến, tôi khuyến khích anh chị em hãy tiếp tục gắn bó với Chúa Giêsu, như ngành gắn liền với thân cây nho, với xác tín mạnh mẽ rằng dù sầu muộn, lo âu hay bách hại cũng không thể tách rời anh chị em ra khỏi Chúa” (Xc Rm 8,35). Ước gì thử thách anh chị em đang trải qua củng cố niềm tin và lòng trung thành của tất cả anh chị em!”.

Đức Thánh Cha cũng cầu xin Chúa cho các tín hữu Kitô Trung Đông có thể sống tình hiệp thông huynh đệ theo gương cộng động Kitô đầu tiên ở Jerusalem. “Sự hiệp nhất như Chúa chúng ta mong muốn là điều cần thiết hơn bao giờ hết trong những lúc khó khăn này; đó là một hồng ân của Thiên Chúa, đang gọi hỏi tự do và chờ đợi câu trả lời của chúng ta. Ước gì Lời Chúa, các bí tích, kinh nguyện, tình huynh đệ, nuôi dưỡng và liên tục đổi mới các cộng đoàn của anh chị em”.

Đức Thánh Cha cũng nhận định rằng “Tình trạng anh chị em đang sống là một lời kêu gọi mạnh mẽ hãy sống thánh thiện, như các thánh và các vị tử đạo thuộc mọi hệ phái Giáo Hội làm chứng”. Trong bối cảnh này, Đức Thánh Cha nhắc đến một số Giám Mục Chính Thống và linh mục thuộc các nghi lễ khác nhau đã bị bắt cóc và cầu mong các vị sớm được trở về nhà và cộng đoàn của mình bình an vô sự”.

Trong thư, Đức Thánh Cha tiếp tục kêu gọi cộng đồng quốc tế cứu giúp và đáp ứng nhu cầu của các tín hữu Kitô và các cộng đồng thiểu số khác đang chịu đau khổ. Ngài viết: “Trước tiên cần cổ võ hòa bình nhờ thương thuyết và hoạt động ngoại giao, tìm cách ngăn chặn bạo lực càng sớm càng tốt đang gây ra quá nhiều thiệt hại. Tôi tái lên án nạn buôn bán võ khí. Đúng hơn, chúng ta đang cần những dự án và sáng kiến hòa bình để thăng tiến một giải pháp toàn diện cho các vấn đề của vùng Trung Đông. Cho đến bao giờ Trung Đông còn phải chịu đau khổ vì thiếu hòa bình? Chúng ta không thể cam chịu những cuộc xung đột như thể đó là điều không thể thay đổi được!.. Ước gì việc cứu trợ nhân đạo được gia tăng, đặt thiện ích của con người và mỗi quốc gia ở vị thế trung tâm, trong niềm tôn trọng căn tính của họ, không đặt những lợi lộc khác lên trên. Ước gì toàn thể Giáo Hội và Cộng đồng quốc trể ngày càng ý thức về tầm quan trọng của anh chị em Kitô ở vùng Trung Đông!

8. Đức Thánh Cha nhắn nhủ các nhân viên Tòa Thánh và Vatican

Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các nhân viên Tòa Thánh và Vatican chăm sóc đời sống thiêng liêng, gia đình, tương quan với tha nhân, công việc làm và các anh chị em yếu đuối.

Đây là những lời nhắn nhủ ngài đưa ra trong buổi tiếp kiến khoảng 2 ngàn nhân viên cấp thừa hành của Tòa Thánh và Quốc gia thành Vatican trưa ngày 22 tháng 12, sau buổi tiếp kiến các vị lãnh đạo của các cơ quan trung ương Tòa Thánh.

Hiện diện tại Đại thính đường Phaolô Đệ Lục trong buổi tiếp kiến cũng có con cái và gia đình của các nhân viên. Đức Thánh Cha nói:

“Trước tiên anh chị em cần chăm sóc đời sống thiêng liêng, quan hệ với Thiên Chúa, vì “đây là cột sống của tất cả những gì chúng ta làm, và toàn thể cuộc sống của chúng ta. Một Kitô hữu không nuôi dưỡng mình bằng kinh nguyện, các bí tích và Lời Chúa, thì chắc chắn sẽ suy nhược và khô cằn”.

Tiếp đến cần chăm sóc đời sống gia đình, không phải chỉ dành tiền bạc cho con cái và những người thân yêu, nhưng nhất là dành thời gian, sự quan tâm và tình yêu thương. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “gia đình là một kho tàng quí giá, con cái là kho tàng. Một câu hỏi mà các cha mẹ trẻ có thể đặt ra cho mình: ‘Tôi có thời giờ để chơi với con cái tôi hay không, hay là tôi luôn bận rộn, không có giờ cho con cái của tôi?”.

Thứ ba là chăm sóc quan hệ với người khác, “biến đức tin trong cuộc sống và lời nói thành những việc lành, nhất là đối với những người túng thiếu nhất”. Cần chăm sóc lời nói, “thanh tẩy miệng lưỡi mình khỏi những lời xúc phạm, những lời phàm tục, sa đọa”. “Chữa trị những vết thương tâm hồn bằng dầu tha thứ, tha thứ cho những người đã xúc phạm đến chúng ta và chữa lành những vết thương chúng ta đã gây ra cho người khác”.

Cũng trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nhắn nhủ các nhân viên Tòa Thánh và Quốc gia thành Vatican hãy chăm sóc công việc làm, chu toàn với tất cả sự hăng say, lòng khiêm và khả năng chuyên môn, với tâm hồn biết ơn Thiên Chúa. Tiếp đến cần chữa trị tính ghen tương, tham lam, ghen ghét, những tâm tình tiêu cực hủy hoại an bình nội tâm khiến chúng ta thành những người bị hủy hoại và tạo nên sự hủy hoại cho người khác”.

Đức Thánh Cha kêu gọi các nhân viên hãy chữa trị sự oán hận đưa chúng ta đến sự trả thù, sự lười biếng khiến chúng ta làm cho cuộc sống tàn lụi, thái độ chỉ tay chỉ trích đưa chúng ta đến sự kiêu hãnh, thái lộ luôn than phiền đưa chúng ta đến tuyệt vọng. Đức Thánh Cha nói:

“Tôi biết nhiều khi để bảo vệ công ăn việc làm, người ta nói xấu người khác, để tự vệ. Tôi hiểu những tình trạng ấy, nhưng con đường này không đưa tới điều tốt lành, rốt cuộc tất cả chúng ta đều bị tổn hại”.

Đức Thánh Cha nhắn nhủ mọi người hãy chăm sóc những anh chị em yếu đuối. Ngài nói: “Tôi đã thấy bao nhiêu gương tốt lành nơi anh chị em. Tôi khen ngợi và cám ơn anh chị em. Nghĩa là chăm sóc ngừơi già, người bệnh, người đói, những người vô gia cư và những người ngoại kiều, vì vào cuối đời chúng ta sẽ bị xét xử về đức bác ái”.

Sau cùng, Đức Thánh Cha nhắn nhủ các nhân viên Tòa Thánh chú ý đến lễ Giáng Sinh, để lễ này không bao giờ trở thành dịp để tiêu thụ thương mại, chỉ có vẻ bề ngoài, hoặc là dịp mua sắm những món quà vô ích, dịp để phung phí, nhưng là lễ an vui, đón nhận Chúa trong máng cỏ và trong tâm hồn”

9. Biến cố lớn nhất trong năm 2014 là tai ương khủng bố thánh chiến tại Iraq và Syria

Kết thúc một năm, các nhà báo trên thế giới đều bình chọn xem đâu là biến cố nổi bật nhất trong năm. Một con số áp đảo các ký giả đã cho rằng đó là tai ương khủng bố thánh chiến tại Iraq và Syria.

Với những lời lẽ mạnh nhất, tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã kêu gọi “một nỗ lực chung để loại bỏ cái ‘ung thư’ khủng bố thánh chiến ở Iraq và Syria” trong thông điệp gởi quốc dân Hoa Kỳ lúc 12:45 trưa thứ Tư 20 tháng 8. Ông hứa hẹn Hoa Kỳ sẽ làm hết mọi khả năng để đưa những kẻ khủng bố ra trước công lý. Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao, John Kerry, cũng nói bọn khủng bố Hồi Giáo IS "phải bị tiêu diệt". Đó là phản ứng của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ sau khi bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã chặt đầu ký giả Công Giáo người Mỹ James Foley.

Tuy nhiên, người ta cũng không thể quên rằng “Đầu năm nay, Tổng thống Obama so sánh quân khủng bố trong cái gọi là Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria với một đội bóng rổ mới tập tễnh, một nhóm chẳng thể gây ra đe dọa nào như Osama bin Laden và al-Qaeda đã từng gây ra trước đây. Mặc dù, các cố vấn an ninh quốc gia thường xuyên nhắc nhở tổng thống rằng IS là một ‘mối đe dọa sắp xảy ra cho tất cả lợi ích của chúng ta,’ và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel khẳng định rằng ‘Bọn này vượt xa bất cứ thứ khủng bố nào chúng ta đã từng thấy.”"

Ít nhất là trong 8 tháng đầu năm nay, bọn khủng bố đã được tự do tha hồ muốn làm gì thì làm dẫn đến sự thất thủ của hàng loạt các thành phố lớn của Iraq và Syria, quan trọng nhất là Mosul, vùng bình nguyên Ninivê và Raqah.

Hoa Kỳ chỉ đưa ra hành động sau khi thủ phủ Erbil sắp lọt vào tay quân khủng bố, đe doạ trực tiếp mạng sống của đại sứ Hoa Kỳ và các nhân viên ngoại giao tại Iraq và thảm họa nhân đạo ở núi Sinjar đã xảy ra.

Việc kết nạp hàng loạt các cựu quan chức của Saddam, trong đó không thiếu những sĩ quan thuộc lực lượng Vệ Binh Cộng Hoà, cộng với nhiều năm chiến đấu ở Syria, đã làm cho chiến thuật của bọn khủng bố Hồi Giáo sắc sảo hơn so với hầu hết các đối thủ trên chiến trường. Ngày nay ½ nước Iraq và 1/3 nước Syria lọt vào tay chúng.

Không chỉ hoành hành tại Iraq và Syria, khủng bố Hồi Giáo còn tấn công ở nhiều nơi trên thế giới. Tiêu biểu là lúc 10h sáng thứ Hai 15/12, cờ IS tung bay tại Sydney khi một người tự xưng là giáo sĩ Hồi Giáo Iran, tên là Man Haron Monis, bắt giữ 17 người làm con tin trong tiệm cà phê Lindt, ở khu Martin Place là khu trung tâm của Sydney. Sau 16 giờ giằng co, 3 người bị thiệt mạng.

Tờ La Civiltà Cattolica nhận định rằng: "Không nên nhầm lẫn hoặc giản lược cuộc chiến này với các cuộc chiến khác, chẳng hạn như những cuộc chiến đấu tranh và thanh trừng giai cấp do những người Bolshevik hoặc nhóm Khmer Đỏ gây ra. Những cuộc chiến đó nhằm tận diệt tôn giáo, trong khi cuộc chiến hiện nay lợi dụng sức mạnh của tôn giáo trong một cách thế nguy hiểm hơn gấp bội so với al-Qaeda. "

Giáo Hội có nghĩa vụ gióng lên trước cộng đồng thế giới tiếng kêu cứu của các nạn nhân của một thảm kịch nhân đạo mà nhân loại không thể phớt lờ được nữa. Cách riêng, cộng đồng Hồi giáo trên toàn thế giới phải có nhiệm vụ tiêu diệt trong trái tim của tất cả những người Hồi giáo một quan niệm cực đoan về Kinh Qur'an và các truyền thống Hồi giáo quá khích là nguyên nhân và yếu tố nuôi dưỡng cho cuộc chiến hiện nay.

10. Đức Thánh Cha bày tỏ nỗi buồn trước tai nạn máy bay của Air Asia

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 28 tháng 12, Đức Thánh Cha đã bày tỏ nỗi buồn trước tai nạn máy bay xảy ra tại Indonesia và vụ hỏa hoạn trên chuyến phà của Ý trên biển Adriatico. Ngài nói:

Anh chị em thân mến, trong lúc này đây tôi nghĩ tới các hành khách chuyến bay của hãng hàng không Air Asia bị mất tích trong khi bay từ Indonesia sang Singapore, cũng như các hành khách bị tai nạn trên con tàu đang di chuyển trên biển Adriatico. Trong sự trìu mến và lời cầu nguyện tôi gần gũi với gia đình các nạn nhân và những ai đau khổ vì các trạng huống khó khăn này, cũng như những người dấn thân trong công tác cứu trợ.

Chiếc Airbus A320 trong chuyến bay QZ8501 của Air Asia từ Indonesia đi Singapore đã biến mất khỏi màn hình radar vào sáng sớm Chúa Nhật 28 Tháng 12 trên Biển Java, ở phía đông bắc của Jakarta. Trên máy bay có 162 người gồm 137 người lớn, 17 trẻ em và một trẻ sơ sinh cùng 7 thành viên phi hành đoàn.

Máy bay cất cánh từ Surabaya lúc 5:35 giờ địa phương và được dự trù đáp xuống Singapore lúc 8:30. Đài kiểm soát không lưu ở Jakarta đã mất liên lạc với chiếc máy bay lúc 06 giờ 18 phút giờ địa phương

Chiếc Airbus A320 đã được Air Asia sử dụng từ năm 2008, đã bay được 13,600 chuyến với tổng số 23,000 giờ bay và mới được tu bổ hồi tháng 11. Phi công chính trên chuyến bay này đã bay được 20,500 giờ bay.

11. Trong thông điệp Giáng Sinh, Toà Thượng phụ Giêrusalem chỉ trích mọi hình thức bạo lực

Kết thúc một năm với sự chứng kiến chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Thánh Địa, cuộc chiến ở Gaza và bạo lực lại tiếp diễn ở Giêrusalem, thông điệp Giáng Sinh của Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Latin Fouad Twal lên án tất cả các hình thức bạo lực. Đức Thượng Phụ phải đến Amman đột xuất hôm 18 tháng 12, cho nên thông điệp của ngài đã được Đức Giám Mục phụ tá William Shomali công bố.

Thông điệp viết: "Chúng tôi lên án cuộc chiến Gaza và lấy làm tiếc về hậu quả nghiêm trọng của nó, giết chóc và phá hoại, đồng thời chúng tôi lên án mọi hình thức bạo lực và trả đũa người vô tội như việc giết hại những người cầu nguyện trong một giáo đường Do Thái và các cuộc tấn công vào các thánh đường Hồi giáo. Thật không may, Thành thánh Giêrusalem yêu dấu của chúng ta đã chảy máu và nước mắt. Chúng tôi không muốn bất kỳ loại đối kháng tôn giáo nào xảy ra tại Thành thánh vốn được gọi là thành phố của hòa bình và chung sống liên tôn". Đức Thượng Phụ yêu cầu các vị lãnh đạo Israel và Palestine phải "tìm kiếm và tạo điều kiện cho một giải pháp" và cộng đồng quốc tế cũng phải có trách nhiệm giúp hai bên giải quyết vấn đề.

12. Giới trẻ Taizé gặp nhau tại Prague

Cuộc họp mặt quốc tế thường niên của Cộng Đoàn Đại Kết Taizé được tổ chức vào những ngày cuối năm tại một thành phố Âu Châu được chọn. Năm nay Giới Trẻ Âu Châu tiến về thủ đô Prague của Tiệp từ ngày 29 tháng 12 đến ngày 05 tháng Giêng, đây là cuộc họp mặt lần thứ 36 của phong trào này. Trong những năm vừa qua các bạn trẻ quốc tế đã họp mặt tại Berlin, Paris, Budapest, Barcelona, Hamburg, Rotterdam, Lisabon..

Cộng Đoàn Đại Kết Taizé tổ chức các cuộc gặp gỡ này từ năm 1978.

Taizé là một thị trấn nhỏ của miền Nam Pháp gần thành phố Cluny ở vùng Bourgogne và là Trung Tâm Cầu Nguyện Đại Kết của các Sư Huynh Taizé. Hiện nay có khoảng 100 Sư Huynh thuộc Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Tin Lành từ hơn 25 quốc gia khác nhau chung sống tại đây.

Mỗi năm có khoảng 200,000 Bạn Trẻ hành hương đến với cộng đồng đại kết của Taizé tại Pháp. Năm 1949 Sư Huynh Roger Schutz (1915-2005), một thần học gia Tin Lành, sinh trưởng tại Thụy Sĩ đã thành lập Cộng Đồng Đức Tin của Taizé và là Tu viện Trưởng cho đến năm 2005 khi bị sát hại trong giờ cầu nguyện tối ngày 16/8/2005 trong nhà nguyện của Taizé, cùng thời gian khai mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2005 tại Köln, hưởng thọ 90 tuổi.

Sư Huynh Alois, là một tu sĩ Công Giáo, năm nay 54 tuổi, người Đức, được bầu vào chức vụ kế vị Tu viện Trưởng cho đến nay.

13. Giáng Sinh là dịp để liên đới với các nạn nhân của vụ thảm sát ở Peshawar

Đối với các Kitô hữu ở Pakistan, Giáng Sinh năm 2014 được ghi dấu bằng những lời cầu nguyện và những khoảnh khắc của tình liên đới với các nạn nhân của vụ thảm sát ở Peshawar, nơi Taliban đã sát hại 149 người trong đó có 132 trẻ em trong một ngôi trường do quân đội quản lý. Nhiều nhà thờ đã đặt lên bàn thờ hình ảnh của các nạn nhân và thắp sáng những ngọn nến.

Đức Tổng Giám Mục Joseph Coutts, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pakistan, đã đưa ra lời mời gọi các cộng đoàn Kitô giáo suy tư về thông điệp của niềm hy vọng và bình an mà Lễ Giáng Sinh mang lại.

Trong một bức thư gửi đến hãng thông tấn xã Công Giáo Fides, Peter Jacob, một nhà hoạt động Công Giáo về nhân quyền, cho biết 11 giáo xứ và một số nhà thờ ở thành phố Lahore đã quyết định hủy bỏ hoặc hoãn lại một số chương trình và hoạt động đã được lên kế hoạch để mừng Giáng Sinh cho đến sau ngày 01 tháng Giêng.

Theo thầy phó tế Shahid Mehraj của Nhà thờ chính tòa Lahore, "người ta đau đớn và âu lo" về những gì được xem là "một cuộc tấn công vào tương lai của Pakistan". Thầy nói thêm Lễ Giáng Sinh, "chúng tôi sẽ dành một buổi thắp nến đặc biệt cầu nguyện cho những người thiệt mạng trong cuộc tấn công vừa qua". Thầy chỉ ra những điểm tương đồng của biến cố Giáng Sinh với bối cảnh Pakistan ngày nay: "Giáng Sinh mang đến một thông điệp hy vọng cho thế giới. Sự ra đời của Chúa Kitô cũng được đánh dấu bằng một vụ thảm sát trẻ em vô tội của vua Hêrôđê. Trong bối cảnh đổ máu này, Chúa Kitô được sinh ra như là một biểu tượng của niềm hy vọng". Thầy đi đến kết luận: "Giờ là thời điểm để loan báo thông điệp của tình yêu và tình huynh đệ ở Pakistan".

14. Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đức Cha Coyne làm Giám mục Giáo phận Burlington, Hoa Kỳ

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Giám Mục phụ tá Christopher James Coyne của Indianapolis trở thành Tân Giám mục của Burlington, bang Vermont, Hoa Kỳ.

Đức Giám Mục Coyne, sinh ngày ngày 17/06/1958 tại Woburn, Massachusetts. Ngài tốt nghiệp bằng Cử nhân Quản trị Kinh doanh của Đại học Lowell (nay là Đại học UMass-Lowell) vào năm 1980. Ngài gia nhập Chủng viện Thánh Gioan Brighton Massachusetts vào mùa thu năm 1981 và được phong chức linh mục của Tổng Giáo Phận Boston vào ngày 07/06/1986.

Ngài được phân công về nhà thờ St. Mary thuộc giáo xứ Hills ở Milton Massachusetts cho đến khi được gửi đi tu học vào tháng 5 năm 1989. Sau khi tu học ở Học viện Phụng vụ Giáo Hoàng Thánh Anselmo ở Rôma, Ý, ngài đạt được bằng Phụng vụ Thánh vào năm 1992 và đạt bằng tiến sĩ vào năm 1994. Quay trở lại Hoa Kỳ vào năm 1994, cha Coyne được bổ nhiệm làm giáo sư về phụng vụ và thuyết giảng của Chủng viện Thánh Gioan ở Brighton.

Năm 2001, ngài được bổ nhiệm làm Giám đốc Văn phòng Phụng tự của Tổng Giáo phận Boston, trong khi vẫn giảng dạy ở Chủng viện Thánh Gioan. Khi cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tính dục nổ ra vào tháng Giêng năm 2002, Cha Coyne đảm nhận vai trò phát ngôn viên truyền thông của Tổng giáo phận và sau đó được bổ nhiệm làm Tổng thư ký về Truyền thông vào tháng 5 năm 2002.Ngài phục vụ trên cương vị thư ký và phát ngôn viên truyền thông cho đến tháng 5 năm 2005.

Ngài được bổ nhiệm làm Giám mục phụ tá của Indianapolis vào ngày 14/01/2011 và được tấn phong giám mục vào ngày 02/03/ 2011. Vào ngày 21/09/2011, ngài được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Giám quản Tông tòa của Tổng Giáo phận Indianapolis, ngài phục vụ trên cương vị này cho đến khi Đức Tổng Giám Mục Joseph W. Tobin được bổ nhiệm vào ngày 03/12/ 2014. Ngài hiện đang phục vụ cho Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ trong Ủy ban Truyền giáo và Giáo lý, và đại diện cho Tiểu ban Chứng nhận đủ tiêu chuẩn hoạt động Mục vụ và các sứ vụ trong Giáo Hội.

15. Các Giáo Hội Kitô giáo Ấn Độ lên tiếng về cấm cải đạo

Các Giáo Hội Kitô giáo của Ấn Độ đã bày tỏ "lo ngại sâu sắc" về hoàn cảnh hiện nay của các nhóm thiểu số trong nước, nhất là các Kitô hữu.

Diễn đàn Liên minh Kitô giáo Quốc gia (NUCF) bao gồm ba tổ chức Giáo Hội hàng đầu của Ấn Độ là Hội đồng Giám mục Công Giáo Ấn Độ (CBCI), Hội đồng quốc gia các Giáo Hội Ấn Độ (NCCI) và Hội thánh Tin lành Ấn Độ (EFI) đã đưa ra một tuyên bố chung hôm Chúa Nhật 21/12. Họ dẫn ra các vụ việc và các hành động khiêu khích như buộc một trường học Công Giáo ở Bastar phải đặt tượng nữ thần Hindu, Saraswati, vụ đốt một nhà thờ ở Delhi; việc công bố 'Ngày Quản trị tốt' vào 25 tháng 12 để làm suy yếu tầm quan trọng của Lễ Giáng Sinh; và một số phần tử quá khích kêu gọi cải đạo 4,000 Kitô hữu sang Ấn giáo vào dịp Giáng Sinh.

Các Giáo Hội phản đối mạnh mẽ lời kêu gọi cấm cải đạo trên toàn quốc của Bộ trưởng Rajya Sabha vì điều đó sẽ dẫn đến cuộc tấn công trực tiếp vào tự do lương tâm cá nhân được lựa chọn đức tin của mình và sự tự do tuyên xưng, thực hành và lan truyền đức tin của con người đã được ghi nhận trong Hiến pháp. Các đại diện Giáo Hội nhắc lại rằng Kitô Giáo cấm cải đạo bằng vũ lực hoặc bằng các phương tiện lừa dối và hoàn toàn ủng hộ chính phủ có hành động thích hợp đối với bất kỳ ai vi phạm các quy định của pháp luật nghiêm ngặt hiện hành. Các Giáo Hội kêu gọi Thủ tướng Narendra Modi nhắc nhở tất cả người dân rằng sự phát triển không thể diễn ra bằng cách phá vỡ sự hài hòa mang tính hòa bình. Các Giáo Hội Kitô giáo Ấn Độ tuyên bố rằng họ không thể đóng góp vào sự phát triển của quốc gia nếu bị quấy rối và bị dán nhãn là chống quốc gia.

16. Tổng Giáo phận Dakar, Senegal có Tân Tổng Giám mục kế vị Đức Hồng Y Sarr

Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn xin về hưu vì lý do tuổi tác của Đức Hồng Y Théodore-Adrien Sarr của Tổng Giáo Phận Dakar, Senegal theo Giáo luật 401 triệt 1. Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Giám Mục Benjamin Ndiaye, hiện là Giám mục của Kaolack, trở thành Tân Tổng Giám mục của Dakar.

Đức Hồng Y Théodore-Adrien Sarr được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục của Dakar vào ngày 02/06/ 2000, trước đó ngài là giám mục của Kaolack. Vào thời điểm đó, ngài kế vị Đức Hồng Y Hyacinthe Thiandoum, vị Giám mục người Senegal đầu tiên và là vị Hồng Y đầu tiên của đất nước này.

Đức Hồng Y Sarr được vinh thăng Hồng Y trong công nghị Hồng Y ngày 24/11/2007 do Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI triệu tập. Năm 2008, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm Đức Hồng Y Sarr trở thành thành viên của Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí tích. Sau đó, vào năm 2009 Đức Hồng Y Sarr được bổ nhiệm làm thành viên Chủ tịch đoàn Thượng Hội Đồng Giám Mục khóa Đặc biệt về Phi Châu. Đây là Thượng Hội đồng Giám mục thứ hai về Phi Châu do Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI triệu tập vào tháng 10 năm 2009.

Đức Tân Tổng Giám mục Benjamin Ndiaye của Dakar là đại diện cho miền Tây Nam Phi Châu tham dự Thượng Hội đồng Giám mục khóa Ngoại thường về Gia đình đã được tổ chức tại Rôma vào tháng Mười vừa qua. Ngài đã tham dự Thượng Hội đồng Giám mục với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Giám mục của miền Tây Nam Phi Châu bao gồm các nước Senegal, Mauritania, Cape Verde và Guinea-Bissau.

Đức Tổng Giám mục Benjamin Ndiaye sinh năm 1948 tại Senegal và được thụ phong linh mục năm 1977. Ngài trở thành Giám mục của Kaolack vào ngày 30 tháng 6 năm 2001. Vào thời điểm được tấn phong Giám mục, ngài là Tổng Đại Diện của Giáo Phận Dakar.

17. Đức Giám Mục Sri Lanka nhắc nhớ về cơn sóng thần 10 năm trước

Đức Giám Mục Joseph Ponniah là Giám mục của Batticaloa, miền đông Sri Lanka, một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng bởi cơn sóng thần chết người tiếp ngay sau một trận động đất cách đây 10 năm, vào ngày 26 tháng 12 năm 2004. Hơn 250,000 người thiệt mạng khắp vùng Nam Á sau trận động đất và sóng thần được xem là một trong những thảm họa thiên nhiên lớn nhất thế giới. Sri Lanka là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của thảm họa này chỉ sau Indonesia.

Đức Giám Mục Ponniah nhắc lại những kỷ niệm của riêng ngài về ngày định mệnh 10 năm trước đây và cho biết hơn 3,000 người trong giáo phận của ngài thiệt mạng do bị những đợt cường triều cuốn đi vào ngày sau lễ Giáng Sinh. Ngài cho biết về những nỗ lực vươn lên sau thảm họa: nhiều người trước đây sống ở các khu vực ven biển và nhà cửa bị phá hủy, nay đang sống trong những ngôi nhà mới được xây nằm sâu trong đất liền. Đức Giám Mục Ponniah lưu ý rằng mặc dù các nỗ lực tái thiết vẫn đang diễn ra, nhưng những chấn thương vẫn còn đó sau 10 năm, nhất là đối với những người mồ côi hoặc các cha mẹ mất con trong thảm họa này.

18. Mễ Tây Cơ là quốc gia nguy hiểm nhất cho các linh mục

Vào dịp lễ thánh Stephano tử đạo ngày 26 tháng 12, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc thường đưa ra con số các linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân bị thiệt mạng trên những bước đường truyền giáo trong năm.

Trong những báo cáo, Mễ Tây Cơ nổi lên là quốc gia nguy hiểm nhất cho các linh mục. Trong 24 năm qua, tức là từ năm 1990 đến năm 2014, 47 cuộc tấn công nhắm vào hàng giáo sĩ đã diễn ra gây tử vong cho 1 Hồng Y, 34 linh mục, 1 phó tế, 3 nữ tu, 5 giáo dân và 1 nhà báo Công Giáo. Tình trạng tồi tệ nhất đã xảy ra dưới thời tổng thống Enrique Peña Nieto.

Chỉ tính riêng trong năm 2014, ba linh mục đã bị sát hại. Trong một cuộc tấn công, một giáo dân đi cùng với một linh mục đã bị giết. Vị linh mục sống sót mặc dù những kẻ tấn công đã bắn nhiều phát về phía ngài. Trước đó, ngài đã thoát nạn trong một âm mưu bắt cóc không thành. Trong 12 tháng qua, hai linh mục thuộc Tổng Giáo Phận Acapulco, ở Guerrero đã bị giết. Một linh mục của giáo phận Atlacomulco, bang Mexico, cũng bị giết chết trong một vụ cướp gây ra ở nhà thờ nơi ngài thi hành mục vụ.

19. Giáng Sinh bắt đầu là ngày lễ nghỉ tại khu tự trị của người Kurd ở Iraq

Chính quyền khu tự trị của người Kurd Iraq đã tuyên bố ngày 25 tháng 12 là một ngày nghỉ chính thức để thể hiện sự đoàn kết đối với các Kitô hữu, vào ngày lễ Chúa Giáng Sinh. Trên trang Web của chính phủ cũng công bố một thông điệp chúc mừng Giáng Sinh "tất cả các Kitô hữu đang sinh sống trong vùng Kurdistan, Iraq và trên khắp thế giới" và cầu chúc một năm mới hòa bình, an ninh và ổn định.

Hôm 22 tháng 12, các linh mục Công Giáo nghi lễ Chanđê tại Erbil và vùng phụ cận - bao gồm cả các linh mục chạy loạn từ Mosul và vùng bình nguyên Ninivê - đã quây quần với Giám mục của họ trong một ngày tĩnh tâm, để chuẩn bị cho Giáng Sinh.

Đa số người Kurd theo Hồi Giáo Sunni nhưng có một lập trường ôn hòa và khoan dung tôn giáo.