Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thông điệp của ĐTC Benedict cho Ngày Hòa bình Thế giới
Jos. Tú Nạc
12:26 01/01/2012
VATICAN - ĐTC Benedict XVI đã chọn đề tài “Giáo dục giới trẻ trong công lý và hòa bình” cho lễ kỷ niệm lần thứ 45 Ngày Hòa bình Thế giới 1 tháng Một, 2012. Đề tài này tập trung vào nhu cầu cấp bách trong thế giới hôm nay: hãy lắng nghe và tăng cường vai trò quan trọng của những tân thế hệ bằng những giá trị thực tế của lợi ích chung, và bằng sự khẳng định một trật tự xã hội công lý và hòa bình nơi mà quyền căn bản có thể được thể hiện và trở thành hiện thực.
Thông điệp này đặc biệt được gửi đến các bậc phụ huynh, gia đình cùng tất cả những ai liên quan đến giáo dục và hình thành nhân cách, cũng như các nhà lãnh đạo thuộc những phạm vi hoạt động đời sống tôn giáo, xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa và lĩnh vực truyền thông. Thông điệp mở đầu với một đoạn giới thiệu (1) và được phân bố thành 4 đoạn kế tiếp (2-6), mỗi đoạn có một tiêu đề riêng: (2) Những nhà giáo dục; (3) Giáo dục trong chân lý và tự do; (4) Giáo dục trong công lý; (5) Giáo dục trong hòa bình; (6) Ngước mắt mình trông lên Thiên Chúa.
Thông điệp này đặc biệt được gửi đến các bậc phụ huynh, gia đình cùng tất cả những ai liên quan đến giáo dục và hình thành nhân cách, cũng như các nhà lãnh đạo thuộc những phạm vi hoạt động đời sống tôn giáo, xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa và lĩnh vực truyền thông. Thông điệp mở đầu với một đoạn giới thiệu (1) và được phân bố thành 4 đoạn kế tiếp (2-6), mỗi đoạn có một tiêu đề riêng: (2) Những nhà giáo dục; (3) Giáo dục trong chân lý và tự do; (4) Giáo dục trong công lý; (5) Giáo dục trong hòa bình; (6) Ngước mắt mình trông lên Thiên Chúa.
Mọi kitô hữu đều có bổn phận bảo vệ và thăng tiến hòa bình
Linh Tiến Khải
12:48 01/01/2012
VATICAN - Từ 45 năm qua, hàng năm vào ngày mùng 1 tháng giêng Giáo Hội công giáo cử hành Ngày Hòa Bình Thế Giới. Nhân dịp này các Đức Giáo Hoàng công bố Sứ điệp hòa bình khích lệ kitô hữu cũng như tất cả mọi người bảo vệ, bênh vực, sống và thăng tiến hòa bình khắp nơi thế giới, bắt đầu trong tâm trí, gia đình, khu xóm, làng mạc và thành thị, trong môi trường sống và làm việc của mình.
Ngày Hòa bình thế giới năm 2012 có đề tài là “Giáo dục người trẻ về công lý và hòa bình”. Trong tháng suốt giêng này Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta hiệp ý với tín hữu công giáo toàn thế giới cầu xin cho giáo huấn kitô về hòa bình là dịp làm chứng cho danh thánh Chúa Kitô đối với tất cả mọi người thiện chí.
Cách đây hơn 2.000 năm, khi Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời, Con Thiên Chúa giáng sinh tại Bếtlêhem, các thiên thần đã ca hát: ”Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm”. Trong suốt cuộc sống dương thế của mình Đức Giêsu Kitô đã rao giảng Tin Mừng yêu thương và bình an. Các Tông Đồ và các môn đệ Người đã tiếp tục công tác rao giảng đó. Nhưng thế giới đã không ngừng bị chia rẽ, xâu xé bởi hận thù, độc tài, chiến tranh, bạo lực, khai thác, ức hiếp, bóc lột, bất công và tàn ác. Rất thường khi các dân tộc phải sống chìm ngập trong bất lực và tuyệt vọng, và người ta tự hỏi hòa bình có là điều thực hiện được không. Vì mọi sự chung quanh chúng ta đều rơi vào xung đột: càc gia đình tan nát vì nạn ly thân ly dị, các xã hội bị chia rẽ phân tán, môi sinh ngày càng đồi tệ.
Thật ra Đức Giêsu Kitô cũng đã phải sống trong các hoàn cảnh xã hội bị chia rẽ vì bạo lực, thù hận bất công, giữa người giầu và người nghèo, giữa các người Roma thực dân và cộng đoàn Do thái, giữa phái Sađốc và phái Pharisêu, giữa người công chính và kẻ tội lỗi, giữa người Samaria và các người Do thái khác, giữa người Do thái và dân ngoại, giữa các nô lệ và người tự do. Và xem ra mọi công việc Đức Giêsu Kitô làm đã không đem lại thay đổi nào trong xã hội. Tuy nhiên, chính trong cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô chúng ta tìm thấy chiến thắng và một sứ điệp hy vọng nồng cháy. Vì thế thánh Phêrô mới chúc tụng Thiên Chúa Cha trong thư thứ I như sau: ”Do lượng hải hà, Người cho chúng ta được tái sinh để lãnh nhận niềm hy vọng sống động, nhờ Đức Giêsu Kitô đã từ cõi chết sống lại, để được hưởng gia tài không hư hoại, không thể vẩn đục và tàn phai” (1 Pr 1,3. Chúng ta phải duy trì niếm hy vọng đó và đem nó đến cho người khác. Hai môn đệ trên đường về làng Emmaus đã được sống kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Kitô phục sinh, đươc mặc khải và sống đức tin. Họ đã nhận ra Chúa Kitô phục sinh trong lễ nghi bẻ bánh, tức trong bí tích Thánh Thể. Và vì thế nỗi tuyệt vọng của họ đã trở thành niềm hy vọng, sự bất lực của họ đã biến thành dấn thân hoạt động hoàn toàn. Sau này ơn Thánh Thần sẽ biến đổi mọi sợ hãi của họ thành lòng can đảm, mạnh mẽ hiên ngang làm chứng cho Chúa Kitô và rao truyền Tin Mừng của Chúa.
Là kitô hữu chúng ta được mời gọi thay đổi các tình hình xung khắc, bất công, trong đó chúng ta đang phải sống, bằng cách can đảm mạnh mẽ dấn thân sống và bảo vệ đức tin, sống và bảo vệ công lý và hòa bình, để làm chứng cho Chúa Kitô, Hoàng Tử Hòa Bình, và cải thiện tình hình thế giới.
Trong sứ điệp gửi Ngày Hòa Bình Thế Giới năm 2010, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đề cập tới sự cấp thiết của hòa bình trong vùng Trung Đông và viết: ”Đã từ qúa lâu các xung khắc, chiến tranh, bạo lực và khủng bố phá hoại kéo dài trong vùng Trung Đông. Hòa bình là ơn của Thiên Chúa, nhưng cũng là kết qủa các cố gắng của những người thiện chí, của các cơ cấu quốc gia và quốc tế, một cách đặc biệt của các quốc gia dấn thân nhiều nhất trong việc tìm kiếm một giải pháp cho các xung đột. Không bao giờ được chịu trận đối với việc thiếu hòa bình. Hòa bình là điều có thể được. Hòa bình là một sự cấp thiết. Hòa bình là điều kiện không thể thiếu đối với một cuộc sống xứng đáng với con người và xã hội. Hồa bình cũng là phương dược tốt nhất để tránh việc di cư của các dân tộc vùng Trung Đông...
Một đóng góp khác mà các tín hữu kitô có thể đem lại cho xã hội đó là việc thăng tiến tự do tôn giáo và sự do lương tâm đích thực, là một trong các quyền nền tảng của con người, mà mọi quốc gia đều phải tôn trọng. Trong nhiều nước vùng Trung Đông, có sự tự do phụng tự, nhưng không gian của tự do tôn giáo thường rất bị hạn chế. Vì thế việc nới rộng khoảng không gian của sự tự do này trở thành một điều cần thiết, để bảo đảm cho tất cả mọi người thuộc các cộng đoàn tôn giáo khác nhau, sự tự do đích thật sống và tuyên xưng đức tin của họ”.
Trong ý hướng này việc cầu nguyện cho hòa bình trong tháng giêng năm 2012 lại càng ý nghĩa và cấp thiết hơn nữa. Khẩn thiết nhất là cầu nguyện cho các tín hữu còn đang phải sống khổ đau dưới chế độ cộng sản vô thần chủ trương bách hại và tiêu diệt tôn giáo, sách động chia rẽ, hận thù và đánh phá hòa bình đích thật giữa con người với nhau như đang xảy ra tại Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam. Vì thế hiệp ý với Đức Thánh Cha và tín hữu toàn thế giới, trong tháng giêng này chúng ta hãy cầu xin cho giáo huấn kitô về hòa bình là dịp làm chứng cho danh thánh Chúa Kitô đối với tất cả mọi người thiện chí và cả những người không có thiện chí.
Ngày Hòa bình thế giới năm 2012 có đề tài là “Giáo dục người trẻ về công lý và hòa bình”. Trong tháng suốt giêng này Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta hiệp ý với tín hữu công giáo toàn thế giới cầu xin cho giáo huấn kitô về hòa bình là dịp làm chứng cho danh thánh Chúa Kitô đối với tất cả mọi người thiện chí.
Cách đây hơn 2.000 năm, khi Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời, Con Thiên Chúa giáng sinh tại Bếtlêhem, các thiên thần đã ca hát: ”Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm”. Trong suốt cuộc sống dương thế của mình Đức Giêsu Kitô đã rao giảng Tin Mừng yêu thương và bình an. Các Tông Đồ và các môn đệ Người đã tiếp tục công tác rao giảng đó. Nhưng thế giới đã không ngừng bị chia rẽ, xâu xé bởi hận thù, độc tài, chiến tranh, bạo lực, khai thác, ức hiếp, bóc lột, bất công và tàn ác. Rất thường khi các dân tộc phải sống chìm ngập trong bất lực và tuyệt vọng, và người ta tự hỏi hòa bình có là điều thực hiện được không. Vì mọi sự chung quanh chúng ta đều rơi vào xung đột: càc gia đình tan nát vì nạn ly thân ly dị, các xã hội bị chia rẽ phân tán, môi sinh ngày càng đồi tệ.
Thật ra Đức Giêsu Kitô cũng đã phải sống trong các hoàn cảnh xã hội bị chia rẽ vì bạo lực, thù hận bất công, giữa người giầu và người nghèo, giữa các người Roma thực dân và cộng đoàn Do thái, giữa phái Sađốc và phái Pharisêu, giữa người công chính và kẻ tội lỗi, giữa người Samaria và các người Do thái khác, giữa người Do thái và dân ngoại, giữa các nô lệ và người tự do. Và xem ra mọi công việc Đức Giêsu Kitô làm đã không đem lại thay đổi nào trong xã hội. Tuy nhiên, chính trong cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô chúng ta tìm thấy chiến thắng và một sứ điệp hy vọng nồng cháy. Vì thế thánh Phêrô mới chúc tụng Thiên Chúa Cha trong thư thứ I như sau: ”Do lượng hải hà, Người cho chúng ta được tái sinh để lãnh nhận niềm hy vọng sống động, nhờ Đức Giêsu Kitô đã từ cõi chết sống lại, để được hưởng gia tài không hư hoại, không thể vẩn đục và tàn phai” (1 Pr 1,3. Chúng ta phải duy trì niếm hy vọng đó và đem nó đến cho người khác. Hai môn đệ trên đường về làng Emmaus đã được sống kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Kitô phục sinh, đươc mặc khải và sống đức tin. Họ đã nhận ra Chúa Kitô phục sinh trong lễ nghi bẻ bánh, tức trong bí tích Thánh Thể. Và vì thế nỗi tuyệt vọng của họ đã trở thành niềm hy vọng, sự bất lực của họ đã biến thành dấn thân hoạt động hoàn toàn. Sau này ơn Thánh Thần sẽ biến đổi mọi sợ hãi của họ thành lòng can đảm, mạnh mẽ hiên ngang làm chứng cho Chúa Kitô và rao truyền Tin Mừng của Chúa.
Là kitô hữu chúng ta được mời gọi thay đổi các tình hình xung khắc, bất công, trong đó chúng ta đang phải sống, bằng cách can đảm mạnh mẽ dấn thân sống và bảo vệ đức tin, sống và bảo vệ công lý và hòa bình, để làm chứng cho Chúa Kitô, Hoàng Tử Hòa Bình, và cải thiện tình hình thế giới.
Trong sứ điệp gửi Ngày Hòa Bình Thế Giới năm 2010, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đề cập tới sự cấp thiết của hòa bình trong vùng Trung Đông và viết: ”Đã từ qúa lâu các xung khắc, chiến tranh, bạo lực và khủng bố phá hoại kéo dài trong vùng Trung Đông. Hòa bình là ơn của Thiên Chúa, nhưng cũng là kết qủa các cố gắng của những người thiện chí, của các cơ cấu quốc gia và quốc tế, một cách đặc biệt của các quốc gia dấn thân nhiều nhất trong việc tìm kiếm một giải pháp cho các xung đột. Không bao giờ được chịu trận đối với việc thiếu hòa bình. Hòa bình là điều có thể được. Hòa bình là một sự cấp thiết. Hòa bình là điều kiện không thể thiếu đối với một cuộc sống xứng đáng với con người và xã hội. Hồa bình cũng là phương dược tốt nhất để tránh việc di cư của các dân tộc vùng Trung Đông...
Một đóng góp khác mà các tín hữu kitô có thể đem lại cho xã hội đó là việc thăng tiến tự do tôn giáo và sự do lương tâm đích thực, là một trong các quyền nền tảng của con người, mà mọi quốc gia đều phải tôn trọng. Trong nhiều nước vùng Trung Đông, có sự tự do phụng tự, nhưng không gian của tự do tôn giáo thường rất bị hạn chế. Vì thế việc nới rộng khoảng không gian của sự tự do này trở thành một điều cần thiết, để bảo đảm cho tất cả mọi người thuộc các cộng đoàn tôn giáo khác nhau, sự tự do đích thật sống và tuyên xưng đức tin của họ”.
Trong ý hướng này việc cầu nguyện cho hòa bình trong tháng giêng năm 2012 lại càng ý nghĩa và cấp thiết hơn nữa. Khẩn thiết nhất là cầu nguyện cho các tín hữu còn đang phải sống khổ đau dưới chế độ cộng sản vô thần chủ trương bách hại và tiêu diệt tôn giáo, sách động chia rẽ, hận thù và đánh phá hòa bình đích thật giữa con người với nhau như đang xảy ra tại Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam. Vì thế hiệp ý với Đức Thánh Cha và tín hữu toàn thế giới, trong tháng giêng này chúng ta hãy cầu xin cho giáo huấn kitô về hòa bình là dịp làm chứng cho danh thánh Chúa Kitô đối với tất cả mọi người thiện chí và cả những người không có thiện chí.
Thế giới cần hòa bình hơn cần cơm bánh
Linh Tiến Khải
12:49 01/01/2012
VATICAN - Thế giới cần hòa bình hơn cần cơm bánh. Giáo Hội có sứ mệnh đem Chúa Giêsu Kitô đến cho mọi người và giáo dục tín hữu sống trong hòa bình, tôn trọng lẫn nhau, đối thoại và cảm thông với tất cả mọi người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong bài giảng thánh lễ cử hành trong Đền Thờ Thánh Phêrô lúc 9.30 sáng Chúa Nhật hôm qua mùng 1 tháng Giêng, lễ kính Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, đồng thời cũng là Ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 45. Cùng đồng tế thánh lễ với Đức Thánh Cha có 8 Hồng Y. Tham dự thánh lễ có hàng chục vị Tổng Giám Mục và Giám Mục, cũng như ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh và 10.000 tín hữu.
Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha nói: Trong ngày đầu năm, phụng vu làm vang vọng lên trong toàn Giáo Hội lời chúc lành cổ xưa của các tư tế như chúng ta vừa nghe: ”Nguyện Chúa chúc lành và gìn giữ anh em! Nguyện Chúa làm cho gương mặt Ngài rạng ngời trên anh em và dủ lòng thương anh em! Nguyện Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em!” (Ds 6,24-26). Đức Thánh Cha giải thích lới chúc lành Thiên Chúa đã ban cho dân qua trung gian ông Môshê,, Aharon và các tư tế con ông như sau:
Nó là một lời chúc gồm 3 yếu tố tràn đầy ánh sáng dãi tỏa ra từ danh Thiên Chúa là Chúa, và từ hình ảnh gương mặt của Người. Thật thế, để được chúc phúc, cần phải ở trong sự hiện diện của Thiên Chúa, nhận lấy Danh Người trên mình, và ở trong vùng ánh sáng phát xuất từ gương mặt của Người, trong không gian được soi sáng bởi cái nhìn của Người, cái nhìn trao ban ơn thánh và bình an.
Đây đã là kinh nghiệm của các mục đồng tại Bếtlêhem: họ đã ở trước sự hiện diện của Thiên Chúa và phước lành của Người, không phải trong một phòng của một dinh thự nguy nga bên cạnh một vì vua cao cả, nhưng trong một hang cho thú vật, trước ”một trẻ sơ sinh nằm trong máng cỏ” (Lc 2,16). Chính từ Trẻ Thơ đó tỏa ra một ánh sáng mới, chiếu soi trong đêm tối, như có thể thấy trong biết bao nhiêu bức tranh tả lại cảnh Chúa Kitô giáng sinh. Từ nay, phước lành đến từ chính Người: từ tên gọi Giêsu của Người, có nghĩa ”Thiên Chúa cứu thoát”, từ gương mặt nhân loại của Người, nơi Đấng Toàn Năng, Chúa trời đất, đã muốn nhập thể, che dấu vinh quang của Người dưới tấm khăn của thịt xác, để vén mở cho chúng ta sự tốt lành tràn đầy của Người (x. Tt 3,4).
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha khẳng định rằng người đầu tiên được hưởng phúc lành đó là Đức Maria, trinh nữ vợ của ông Giuse, mà Thiên Chúa đã chọn trước ngay từ giây phút đầu tiên trong cuộc sống để là mẹ Người Con nhập thể của Ngài. Mẹ ”được chúc phúc trong các phụ nữ”. Toàn cuộc sống của Mẹ ở trong ánh sáng của Chúa, trong tia sáng hành động của danh và gương mặt của Thiên Chúa nhập thể nơi Đức Giêsu, ”qủa phúc lòng mẹ”. Thánh sử Luca đã giới thiệu mẹ với chúng ta như người hoàn toàn chú ý giữ gìn và suy niệm trong lòng mọi sự liên quan tới Chúa Giêsu Con Mẹ (x. Lc 2,19.51). Mầu nhiệm chức làm mẹ thiên chúa của Mẹ mà chúng ta cử hành hôm nay, chứa đựng dư trào ơn thánh, mà mọị chức làm mẹ nhân loại đều đem theo, đến độ sự phong phú của cung lòng luôn luôn được gắn liền với phước lành của Thiên Chúa. Mẹ Thiên Chúa là người đầu tiên được phúc lành và là Đấng đem phước lành; là người phụ nữ đã tiếp đón Đức Giêsu trong mình và cho Người sinh ra cho gia đình nhân loại. Đức Thánh Cha định nghĩa Mẹ Maria như sau:
Đức Maria là mẹ và là mẫu gương của Giáo Hội, đón nhận trong đức tin Ngôi Lời Thiên Chúa, và tự hiến cho Thiên Chúa như ”thửa đất tốt”, trong đó Thiên Chúa có thể tiếp tục thành toàn mầu nhiệm cứu độ của Người. Giáo Hội cũng tham dự vào mầu nhiệm của chức làm mẹ thiên chúa, qua việc rao giảng, gieo vãi trong thế giới hạt giống Tin Mừng, và qua các Bí Tích thông truyền cho con người ơn thánh và sự sống thiên linh. Đặc biệt trong Bí Tích Rửa Tội, Giáo Hội sống chức làm mẹ ấy, khi sinh ra các con cái của Thiện Chúa từ nước và Thánh Thần, là Đấng kêu lên nơi mọi tín hữu ”Abba” Cha ơi!” (Gl 4,6).. Như Mẹ Maria Giáo Hội là trung gian phúc lành Thiên Chúa ban cho thế giới: Giáo Hội nhận phước lành, khi tiếp đón Đức Giêsu và thông truyền phước lành, khi đem Đức Giêsu đến cho thế giới. Chính Người là sự thương xót và hòa bình, mà thế giới không thể tự trao ban cho mình, nhưng cần nó hơn cần cơm bánh.
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha nói: trong nghĩa tràn đầy và cao cả nhất của nó, hòa bình là tuyệt định và là tổng kết của tất cả mọi phúc lành. Vì thế khi bạn bè bạn gặp nhau, người ta chào nhau bằng lời chúc bình an. Cũng thế, trong ngày đầu năm Giáo Hội đặc biệt khẩn nài thiện ích cao cả ấy bằng cách chỉ Chúa Giêsu cho tất cả mọi người, như Mẹ Maria đã làm, bời vì ”Chúa Giêsu là sự bình an của chúng ta” như thánh Phaolô đã nói (Ep 2,14), đồng thời là ”đường” qua đó con người và các dân tộc có thể đạt tới hòa bình, mà mọi người đều ngưỡng vọng. Tòa Thánh cùng với Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình, cũng như mọi phong trào, hội đoàn, toàn thể Giáo Hội và mọi người thiện chí, đặc biệt là những ngời giáo dục giới trẻ, tất cả đều muốn canh tân dấn thân thăng tiến hòa bình trên thế giới.
Đề cập tới đề tài của Ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 45 là ”giáo dục người trẻ sống công lý và hòa bình”, Đức Thánh Cha khẳng định rằng đó là bổn phận của mọi thế hệ và của toàn gia đình nhân loại. Ngài nói: Đối với cộng đoàn giáo hội, giáo dục hòa bình thuộc sứ mệnh đã nhận lãnh từ Chúa Kitô, và là phần của việc loan báo Tin Mừng , vì Tin Mừng của Chúa Kitô cũng là Tin Mừng công lý và hòa bình...
Đứng trước các bóng tối ngày nay che mờ chân trời của thế giới, lãnh trách nhiệm giáo dục cho người trẻ hiểu biết sự thật, các giá trị nền tảng của cuộc sống, các nhân đức trí thức, thần học và luân lý, có nghĩa là nhìn tương lai với niềm hy vọng. Dấn thân cho một nền giáo dục toàn diện cũng bao gồm viêc giáo dục sống công lý và hòa bình... Ngày nay người trẻ cần học biết giá trị và phương pháp chung sống hòa bình, tôn trọng lẫn nhau, đối thoại và cảm thông với nhau. Tự bản chất, người trẻ rộng mở cho các thái độ ấy, nhưng chính thực tại xã hội, trong đó họ lớn lên, có thể đưa họ tới chỗ suy nghĩ và hành động ngược lại, cho tới chỗ bất khoan nhượng và bạo lực. Chỉ có một nền giáo dục lương tâm vững chắc mới che chở họ khỏi các nguy cơ này, và khiến cho họ có khả năng chống trả, luôn luôn và chỉ dựa trên sự thật và sự thiện. Nến giáo dục ấy phải bắt đầu từ gia đình, và phát triển tại học đường và các kinh nghiệm đào tạo khác, đặc biệt trong các cộng đồng tôn giáo. Đây là việc giúp trẻ em và người trẻ phát triển một nhân cách, biết kết hiệp ý thức về công lý với sự tôn trọng tha nhân và khả năng đương đầu với các xung khắc, với sức mạnh mội tâm làm chứng cho sự thiên cho dù có phải hy sinh, với sự tha thứ và hòa giải.
Phần lời nguyện giáo dân cầu đã được đọc trong các thứ tiếng: Bồ Đào Nha, Đức, Ba Lan, Pháp, và A rập và cầu cho Giáo Hội, Đức giáo Hoàng, gia đình, công lý hòa bình, và bình đẳng giữa con người với nhau khắp nơi trên thế giới. Hàng chục lịnh mục đã giúp Đức Thánh Cha cho tín hữu rước Mình Thánh Chúa.
Tiếp đó lúc 12 giờ trưa, Đức Thánh Cha đã ra cửa sổ phòng làm việc của ngài để đọc kinh Truyền Tin với 70.000 tín hữu và du khách hành hương tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô. Đa số họ thuộc các giáo xứ Roma tham dự cuộc tuần hành cho hòa bình, do cộng đồng thánh Egidio tổ chức hằng năm vào ngày mùng 1 tháng giêng. Họ đem theo nhiều biểu ngữ kêu gọi hòa bình và các bảng viết tên các nước còn đang có chiến tranh tại Phi chậu, Á châu, vùng Trung Đông, và châu Mỹ Latinh.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: chúng ta bắt đầu năm 2012 bằng cách hướng cái nhìn về Gương Mặt của Thiên Chúa, là Đấng đã tự mặc khải nơi Hài Nhi Bếtlehem, và về Mẹ Maria, là người đã đón nhận chương trình của Thiên Chúa với sự phó thác khiêm hạ. Nhắc tới Ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 45, Đức Thánh Cha nhấn mạnh sự cần thiết cung cấp cho người trẻ một nền giáo dục toàn vẹn, bao gồm cả chiều kích luân lý và tinh thần, đặc biệt là công lý và hòa bình. Cần chú ý đến các nguyện vọng của người trẻ ước mong được giáo dục sâu rộng, để có thể đương đầu với thực tại, với khó khăn thành lập gia đình, có công ăn việc làm ổn định, có khả năng góp phần vào thế giới chính trị, văn hóa, kinh tế, và xậy dựng một xã hội nhân bản và liên đới hơn. Đức Thánh Cha đưa ra lời kêu gọi như sau:
Tôi mời gọi mọi người nhẫn nại và kiên trì tìm kiếm công lý và hòa bình, vun trồng việc yêu thích những gì là đúng đắn và chân thật. Hòa bình không bao giớ là một thiện ích đã đạt được một cách tràn đầy, nhưng là một đích điểm mà tất cả đều phải ưởc mong và hoạt động cho đích điểm đó. Chúng ta hãy cầu nguyện để cho ngưỡng vọng sâu xa này được thể hiện bằng các cử chỉ cụ thể hòa giải, công lý và hòa bình. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện để giới hữu trách các quốc gia canh tân sự sẵn sàng và dấn thân tiếp đón và tạo thuận tiện cho ước vọng không thể hủy bỏ được này của nhân loại. Rồi Đức Thánh Cha đã cất kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Sau kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bàng nhiều thứ tiếng khác nhau. Ngài chúc tất cả một năm mới khang an, thịnh vượng và thánh đức. Đức Thánh Cha cũng đặc biệt cám ơn nhiều sáng kiến cầu nguyện cho hòa bình và suy tư về đề tài của sứ điệp Ngày Hóa Bình Thế Giới năm nay. Ngài đặc biệt cám ơn cuộc tuần hành cho hòa bình, do cộng đoàn thánh Egidio tổ chức tại Roma và nhiều thành phố khác trên thế giới. Ngài cũng cám ơn giới trẻ Hiệp hội Don Orione và các gia đình thuộc Phong trào Tình yêu gia đình đã tổ chức buổi canh thức cầu nguyện cho hòa bình đêm giao thừa tại quảng trường thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong bài giảng thánh lễ cử hành trong Đền Thờ Thánh Phêrô lúc 9.30 sáng Chúa Nhật hôm qua mùng 1 tháng Giêng, lễ kính Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, đồng thời cũng là Ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 45. Cùng đồng tế thánh lễ với Đức Thánh Cha có 8 Hồng Y. Tham dự thánh lễ có hàng chục vị Tổng Giám Mục và Giám Mục, cũng như ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh và 10.000 tín hữu.
Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha nói: Trong ngày đầu năm, phụng vu làm vang vọng lên trong toàn Giáo Hội lời chúc lành cổ xưa của các tư tế như chúng ta vừa nghe: ”Nguyện Chúa chúc lành và gìn giữ anh em! Nguyện Chúa làm cho gương mặt Ngài rạng ngời trên anh em và dủ lòng thương anh em! Nguyện Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em!” (Ds 6,24-26). Đức Thánh Cha giải thích lới chúc lành Thiên Chúa đã ban cho dân qua trung gian ông Môshê,, Aharon và các tư tế con ông như sau:
Nó là một lời chúc gồm 3 yếu tố tràn đầy ánh sáng dãi tỏa ra từ danh Thiên Chúa là Chúa, và từ hình ảnh gương mặt của Người. Thật thế, để được chúc phúc, cần phải ở trong sự hiện diện của Thiên Chúa, nhận lấy Danh Người trên mình, và ở trong vùng ánh sáng phát xuất từ gương mặt của Người, trong không gian được soi sáng bởi cái nhìn của Người, cái nhìn trao ban ơn thánh và bình an.
Đây đã là kinh nghiệm của các mục đồng tại Bếtlêhem: họ đã ở trước sự hiện diện của Thiên Chúa và phước lành của Người, không phải trong một phòng của một dinh thự nguy nga bên cạnh một vì vua cao cả, nhưng trong một hang cho thú vật, trước ”một trẻ sơ sinh nằm trong máng cỏ” (Lc 2,16). Chính từ Trẻ Thơ đó tỏa ra một ánh sáng mới, chiếu soi trong đêm tối, như có thể thấy trong biết bao nhiêu bức tranh tả lại cảnh Chúa Kitô giáng sinh. Từ nay, phước lành đến từ chính Người: từ tên gọi Giêsu của Người, có nghĩa ”Thiên Chúa cứu thoát”, từ gương mặt nhân loại của Người, nơi Đấng Toàn Năng, Chúa trời đất, đã muốn nhập thể, che dấu vinh quang của Người dưới tấm khăn của thịt xác, để vén mở cho chúng ta sự tốt lành tràn đầy của Người (x. Tt 3,4).
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha khẳng định rằng người đầu tiên được hưởng phúc lành đó là Đức Maria, trinh nữ vợ của ông Giuse, mà Thiên Chúa đã chọn trước ngay từ giây phút đầu tiên trong cuộc sống để là mẹ Người Con nhập thể của Ngài. Mẹ ”được chúc phúc trong các phụ nữ”. Toàn cuộc sống của Mẹ ở trong ánh sáng của Chúa, trong tia sáng hành động của danh và gương mặt của Thiên Chúa nhập thể nơi Đức Giêsu, ”qủa phúc lòng mẹ”. Thánh sử Luca đã giới thiệu mẹ với chúng ta như người hoàn toàn chú ý giữ gìn và suy niệm trong lòng mọi sự liên quan tới Chúa Giêsu Con Mẹ (x. Lc 2,19.51). Mầu nhiệm chức làm mẹ thiên chúa của Mẹ mà chúng ta cử hành hôm nay, chứa đựng dư trào ơn thánh, mà mọị chức làm mẹ nhân loại đều đem theo, đến độ sự phong phú của cung lòng luôn luôn được gắn liền với phước lành của Thiên Chúa. Mẹ Thiên Chúa là người đầu tiên được phúc lành và là Đấng đem phước lành; là người phụ nữ đã tiếp đón Đức Giêsu trong mình và cho Người sinh ra cho gia đình nhân loại. Đức Thánh Cha định nghĩa Mẹ Maria như sau:
Đức Maria là mẹ và là mẫu gương của Giáo Hội, đón nhận trong đức tin Ngôi Lời Thiên Chúa, và tự hiến cho Thiên Chúa như ”thửa đất tốt”, trong đó Thiên Chúa có thể tiếp tục thành toàn mầu nhiệm cứu độ của Người. Giáo Hội cũng tham dự vào mầu nhiệm của chức làm mẹ thiên chúa, qua việc rao giảng, gieo vãi trong thế giới hạt giống Tin Mừng, và qua các Bí Tích thông truyền cho con người ơn thánh và sự sống thiên linh. Đặc biệt trong Bí Tích Rửa Tội, Giáo Hội sống chức làm mẹ ấy, khi sinh ra các con cái của Thiện Chúa từ nước và Thánh Thần, là Đấng kêu lên nơi mọi tín hữu ”Abba” Cha ơi!” (Gl 4,6).. Như Mẹ Maria Giáo Hội là trung gian phúc lành Thiên Chúa ban cho thế giới: Giáo Hội nhận phước lành, khi tiếp đón Đức Giêsu và thông truyền phước lành, khi đem Đức Giêsu đến cho thế giới. Chính Người là sự thương xót và hòa bình, mà thế giới không thể tự trao ban cho mình, nhưng cần nó hơn cần cơm bánh.
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha nói: trong nghĩa tràn đầy và cao cả nhất của nó, hòa bình là tuyệt định và là tổng kết của tất cả mọi phúc lành. Vì thế khi bạn bè bạn gặp nhau, người ta chào nhau bằng lời chúc bình an. Cũng thế, trong ngày đầu năm Giáo Hội đặc biệt khẩn nài thiện ích cao cả ấy bằng cách chỉ Chúa Giêsu cho tất cả mọi người, như Mẹ Maria đã làm, bời vì ”Chúa Giêsu là sự bình an của chúng ta” như thánh Phaolô đã nói (Ep 2,14), đồng thời là ”đường” qua đó con người và các dân tộc có thể đạt tới hòa bình, mà mọi người đều ngưỡng vọng. Tòa Thánh cùng với Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình, cũng như mọi phong trào, hội đoàn, toàn thể Giáo Hội và mọi người thiện chí, đặc biệt là những ngời giáo dục giới trẻ, tất cả đều muốn canh tân dấn thân thăng tiến hòa bình trên thế giới.
Đề cập tới đề tài của Ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 45 là ”giáo dục người trẻ sống công lý và hòa bình”, Đức Thánh Cha khẳng định rằng đó là bổn phận của mọi thế hệ và của toàn gia đình nhân loại. Ngài nói: Đối với cộng đoàn giáo hội, giáo dục hòa bình thuộc sứ mệnh đã nhận lãnh từ Chúa Kitô, và là phần của việc loan báo Tin Mừng , vì Tin Mừng của Chúa Kitô cũng là Tin Mừng công lý và hòa bình...
Đứng trước các bóng tối ngày nay che mờ chân trời của thế giới, lãnh trách nhiệm giáo dục cho người trẻ hiểu biết sự thật, các giá trị nền tảng của cuộc sống, các nhân đức trí thức, thần học và luân lý, có nghĩa là nhìn tương lai với niềm hy vọng. Dấn thân cho một nền giáo dục toàn diện cũng bao gồm viêc giáo dục sống công lý và hòa bình... Ngày nay người trẻ cần học biết giá trị và phương pháp chung sống hòa bình, tôn trọng lẫn nhau, đối thoại và cảm thông với nhau. Tự bản chất, người trẻ rộng mở cho các thái độ ấy, nhưng chính thực tại xã hội, trong đó họ lớn lên, có thể đưa họ tới chỗ suy nghĩ và hành động ngược lại, cho tới chỗ bất khoan nhượng và bạo lực. Chỉ có một nền giáo dục lương tâm vững chắc mới che chở họ khỏi các nguy cơ này, và khiến cho họ có khả năng chống trả, luôn luôn và chỉ dựa trên sự thật và sự thiện. Nến giáo dục ấy phải bắt đầu từ gia đình, và phát triển tại học đường và các kinh nghiệm đào tạo khác, đặc biệt trong các cộng đồng tôn giáo. Đây là việc giúp trẻ em và người trẻ phát triển một nhân cách, biết kết hiệp ý thức về công lý với sự tôn trọng tha nhân và khả năng đương đầu với các xung khắc, với sức mạnh mội tâm làm chứng cho sự thiên cho dù có phải hy sinh, với sự tha thứ và hòa giải.
Phần lời nguyện giáo dân cầu đã được đọc trong các thứ tiếng: Bồ Đào Nha, Đức, Ba Lan, Pháp, và A rập và cầu cho Giáo Hội, Đức giáo Hoàng, gia đình, công lý hòa bình, và bình đẳng giữa con người với nhau khắp nơi trên thế giới. Hàng chục lịnh mục đã giúp Đức Thánh Cha cho tín hữu rước Mình Thánh Chúa.
Tiếp đó lúc 12 giờ trưa, Đức Thánh Cha đã ra cửa sổ phòng làm việc của ngài để đọc kinh Truyền Tin với 70.000 tín hữu và du khách hành hương tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô. Đa số họ thuộc các giáo xứ Roma tham dự cuộc tuần hành cho hòa bình, do cộng đồng thánh Egidio tổ chức hằng năm vào ngày mùng 1 tháng giêng. Họ đem theo nhiều biểu ngữ kêu gọi hòa bình và các bảng viết tên các nước còn đang có chiến tranh tại Phi chậu, Á châu, vùng Trung Đông, và châu Mỹ Latinh.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: chúng ta bắt đầu năm 2012 bằng cách hướng cái nhìn về Gương Mặt của Thiên Chúa, là Đấng đã tự mặc khải nơi Hài Nhi Bếtlehem, và về Mẹ Maria, là người đã đón nhận chương trình của Thiên Chúa với sự phó thác khiêm hạ. Nhắc tới Ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 45, Đức Thánh Cha nhấn mạnh sự cần thiết cung cấp cho người trẻ một nền giáo dục toàn vẹn, bao gồm cả chiều kích luân lý và tinh thần, đặc biệt là công lý và hòa bình. Cần chú ý đến các nguyện vọng của người trẻ ước mong được giáo dục sâu rộng, để có thể đương đầu với thực tại, với khó khăn thành lập gia đình, có công ăn việc làm ổn định, có khả năng góp phần vào thế giới chính trị, văn hóa, kinh tế, và xậy dựng một xã hội nhân bản và liên đới hơn. Đức Thánh Cha đưa ra lời kêu gọi như sau:
Tôi mời gọi mọi người nhẫn nại và kiên trì tìm kiếm công lý và hòa bình, vun trồng việc yêu thích những gì là đúng đắn và chân thật. Hòa bình không bao giớ là một thiện ích đã đạt được một cách tràn đầy, nhưng là một đích điểm mà tất cả đều phải ưởc mong và hoạt động cho đích điểm đó. Chúng ta hãy cầu nguyện để cho ngưỡng vọng sâu xa này được thể hiện bằng các cử chỉ cụ thể hòa giải, công lý và hòa bình. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện để giới hữu trách các quốc gia canh tân sự sẵn sàng và dấn thân tiếp đón và tạo thuận tiện cho ước vọng không thể hủy bỏ được này của nhân loại. Rồi Đức Thánh Cha đã cất kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Sau kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bàng nhiều thứ tiếng khác nhau. Ngài chúc tất cả một năm mới khang an, thịnh vượng và thánh đức. Đức Thánh Cha cũng đặc biệt cám ơn nhiều sáng kiến cầu nguyện cho hòa bình và suy tư về đề tài của sứ điệp Ngày Hóa Bình Thế Giới năm nay. Ngài đặc biệt cám ơn cuộc tuần hành cho hòa bình, do cộng đoàn thánh Egidio tổ chức tại Roma và nhiều thành phố khác trên thế giới. Ngài cũng cám ơn giới trẻ Hiệp hội Don Orione và các gia đình thuộc Phong trào Tình yêu gia đình đã tổ chức buổi canh thức cầu nguyện cho hòa bình đêm giao thừa tại quảng trường thánh Phêrô.
Giáo Hạt mới cho người Anh Giáo đựoc thành lập tại Hoa Kỳ
Trần Mạnh Trác
15:07 01/01/2012
Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã ban hành sắc lệnh thứ nhất của năm 2012 ngay trong ngày đầu năm để thành lập một "giáo hạt tòng nhân" cho những anh chị em "Anh giáo" tại Hoa Kỳ.
Đây là "giáo hạt" thứ 2 cho Anh giáo trên Thế giới. Giáo hạt thứ nhất đã được thành lập tháng 1 năm ngóai bên Anh quốc và có tên là Giáo hạt Đức Bà Walsingham.
Giáo hạt của Hoa kỳ có tên là "Giáo hạt Ngai thánh Phêrô" (Ordinariate of the Chair of Saint Peter), đặt trụ sở tại Houston Texas. Người đứng đầu là một cựu giám mục Anh giáo đã có vợ, đã trở lại Công Giáo và được truyền chức linh mục vào tháng 2 năm 2009 để phục vụ cho giáo phận Santa Fe, N.M. Cha Jeffrey N. Steenson sau đó làm giáo sư dạy thần học tại the University of St. Thomas Center for Faith and Culture và tại đại chủng viện St. Mary's Seminary ở Houston.
Ngài cho biết lý do trở lại Công Giáo là vì "là một người Tin Lành, mỗi sáng khi thức dậy, chúng tôi lại phải lo nghĩ làm thế nào để 'tái phát minh' ra giáo hội của mình thêm một lần nữa"
Cha Jeffrey N. Steenson, 59 tuổi, và vợ là bà Debra hiện sống tại Houston, có 3 người con đã trưởng thành và 1 cháu ngọai.
Bởi vì ngài đã kết hôn cho nên cha Steenson sẽ không được phong chức giám mục, ngài cũng sẽ không được truyền chức linh mục cho người khác. Nhưng ngài sẽ có dấu hiệu giám quản, làm việc như một giám mục trong giáo hạt của ngài và sẽ có ghế và quyền bỏ phiếu tại Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Sắc lệnh thành lập giáo hạt và đồng thời bổ nhiệm vị giám quản ngay vào ngày Chúa Nhật và cũng là đầu năm là một động tác cực kỳ hiếm hoi của Vatican, cho thấy tầm quan trọng mà giáo hội đang đặt để vào sự việc.
Trước khi được bổ nhiệm làm giám quản, cha Steenson đã từng tham gia vào các công việc chuẩn bị cho sự hình thành của giáo hạt, đặc biệt giúp ý kiến cho những khóa tân tòng trong tổ chức tạm thời đứng đầu bởi Đức Hồng Y Donald Wuerl của Tổng Giáo Phận Washington, Đức Giám Mục Kevin Vann Fort Worth và Đức Giám mục Robert McManus của Worcester.
Khi nghe tin một giáo hạt được thành lập tại Mỹ và cha Steenson được chọn làm giám quản, Đức Ông Keith Newton, giám quản của giáo hạt Đức Bà Walsingham bên Anh Quốc và xứ Wales, đã ra một thông cáo như sau:
"Đức ông Keith Newton nhiệt liệt hoan nghênh việc bổ nhiệm Tiến sĩ Linh mục Jeffrey Steenson làm giám quản Giáo hạt Ngai thánh Phêrô, được thành lập ngày hôm nay tại Hoa Kỳ...Cha Steenson là một linh mục thân thiện, đầy lòng từ bi và có nhiều kinh nghiệm mục vụ, và tôi rất vui mừng bởi sự lực chọn này."
Đây thực sự là một ngày lịch sử của Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ. Nhiều nhà quan sát bên trong và bên ngoài Giáo Hội đã nhiều lần cho rằng một giáo hạt như thế này là không thể thực hiện được ở Mỹ thì nay đã trở thành chính thức.
Sự kiện một linh mục "cựu giám mục" của Anh giáo được nâng lên hàng giám quản là một hứng khởi cho nhiều cựu giám mục Anh giáo khác. Theo một số ý kiến thì các cựu giám mục Anh giáo trở thành linh mục Công Giáo có thể xin phép Roma để được sử dụng "các phù hiệu của văn phòng giám mục của mình", và được ngồi trong các hội nghị giám mục với tư cách là một giám chức đã nghỉ hưu.
Hiện nay, hơn 100 linh mục và gần 1.400 giáo dân từ 22 cộng đồng Anh giáo đã ngỏ ý mong muốn gia nhập vào Giáo Hạt mới.
Đây là "giáo hạt" thứ 2 cho Anh giáo trên Thế giới. Giáo hạt thứ nhất đã được thành lập tháng 1 năm ngóai bên Anh quốc và có tên là Giáo hạt Đức Bà Walsingham.
Giáo hạt của Hoa kỳ có tên là "Giáo hạt Ngai thánh Phêrô" (Ordinariate of the Chair of Saint Peter), đặt trụ sở tại Houston Texas. Người đứng đầu là một cựu giám mục Anh giáo đã có vợ, đã trở lại Công Giáo và được truyền chức linh mục vào tháng 2 năm 2009 để phục vụ cho giáo phận Santa Fe, N.M. Cha Jeffrey N. Steenson sau đó làm giáo sư dạy thần học tại the University of St. Thomas Center for Faith and Culture và tại đại chủng viện St. Mary's Seminary ở Houston.
Ngài cho biết lý do trở lại Công Giáo là vì "là một người Tin Lành, mỗi sáng khi thức dậy, chúng tôi lại phải lo nghĩ làm thế nào để 'tái phát minh' ra giáo hội của mình thêm một lần nữa"
Cha Jeffrey N. Steenson, 59 tuổi, và vợ là bà Debra hiện sống tại Houston, có 3 người con đã trưởng thành và 1 cháu ngọai.
Bởi vì ngài đã kết hôn cho nên cha Steenson sẽ không được phong chức giám mục, ngài cũng sẽ không được truyền chức linh mục cho người khác. Nhưng ngài sẽ có dấu hiệu giám quản, làm việc như một giám mục trong giáo hạt của ngài và sẽ có ghế và quyền bỏ phiếu tại Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Sắc lệnh thành lập giáo hạt và đồng thời bổ nhiệm vị giám quản ngay vào ngày Chúa Nhật và cũng là đầu năm là một động tác cực kỳ hiếm hoi của Vatican, cho thấy tầm quan trọng mà giáo hội đang đặt để vào sự việc.
Trước khi được bổ nhiệm làm giám quản, cha Steenson đã từng tham gia vào các công việc chuẩn bị cho sự hình thành của giáo hạt, đặc biệt giúp ý kiến cho những khóa tân tòng trong tổ chức tạm thời đứng đầu bởi Đức Hồng Y Donald Wuerl của Tổng Giáo Phận Washington, Đức Giám Mục Kevin Vann Fort Worth và Đức Giám mục Robert McManus của Worcester.
Khi nghe tin một giáo hạt được thành lập tại Mỹ và cha Steenson được chọn làm giám quản, Đức Ông Keith Newton, giám quản của giáo hạt Đức Bà Walsingham bên Anh Quốc và xứ Wales, đã ra một thông cáo như sau:
"Đức ông Keith Newton nhiệt liệt hoan nghênh việc bổ nhiệm Tiến sĩ Linh mục Jeffrey Steenson làm giám quản Giáo hạt Ngai thánh Phêrô, được thành lập ngày hôm nay tại Hoa Kỳ...Cha Steenson là một linh mục thân thiện, đầy lòng từ bi và có nhiều kinh nghiệm mục vụ, và tôi rất vui mừng bởi sự lực chọn này."
Đây thực sự là một ngày lịch sử của Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ. Nhiều nhà quan sát bên trong và bên ngoài Giáo Hội đã nhiều lần cho rằng một giáo hạt như thế này là không thể thực hiện được ở Mỹ thì nay đã trở thành chính thức.
Sự kiện một linh mục "cựu giám mục" của Anh giáo được nâng lên hàng giám quản là một hứng khởi cho nhiều cựu giám mục Anh giáo khác. Theo một số ý kiến thì các cựu giám mục Anh giáo trở thành linh mục Công Giáo có thể xin phép Roma để được sử dụng "các phù hiệu của văn phòng giám mục của mình", và được ngồi trong các hội nghị giám mục với tư cách là một giám chức đã nghỉ hưu.
Hiện nay, hơn 100 linh mục và gần 1.400 giáo dân từ 22 cộng đồng Anh giáo đã ngỏ ý mong muốn gia nhập vào Giáo Hạt mới.
Huấn Từ của ĐTC Bênêđictô XVI trong Thánh Lễ Ngày Hoà Bình Thế Giới Lần Thứ 45
Phaolô Phạm Xuân Khôi
17:08 01/01/2012
Tại Vương Cung Thánh Đường Vatican, Đền Thờ Thánh Phêrô, Chúa Nhật ngày 1 tháng 1, năm 2012, Lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa.
Anh chị em thân mến!
Trong những ngày đầu của năm nay, phụng vụ vang dội trong Hội Thánh trên toàn thế giới lời chúc lành tư tế cổ xưa mà chúng ta đã nghe trong Bài Đọc thứ nhất hôm nay: “Xin Chúa chúc lành cho con, và gìn giữ con. Xin Chúa tỏ nhan thánh Chúa cho con, và thương xót con. Xin Chúa ghé mặt lại cùng con, và ban bằng yên cho con” (Ds 6:24-26). Lời chúc lành này được Thiên Chúa trao cho ông Aaron và các con ông, tức là các tư tế trong dân Israel, qua ông Môsê. Đó là một lời chúc lành gấp ba, đầy ánh sáng, chiếu tỏa từ việc lặp lại Thánh Danh Thiên Chúa, là Chúa, và từ hình ảnh của Thánh Nhan Ngài. Thực ra, để được chúc phúc, chúng ta phải ở trong sự hiện diện của Thiên Chúa, kêu cầu Thánh Danh Ngài và ở lại trong vùng ánh sáng được chiếu tỏa từ Thánh Nhan Ngài, trong một không gian được soi sáng bởi ánh mắt của Ngài, đang tỏa ra ân sủng và bình an.
Đây chính là kinh nghiệm mà các mục đồng ở Bethlehem đã trải qua, họ tái xuất hiện trong Tin Mừng hôm nay. Họ đã có kinh nghiệm ở trong sự hiện diện của Thiên Chúa, họ nhận được phúc lành của Ngài không phải ở trong đại sảnh của một hoàng cung tráng lệ, trong sự hiện diện của một đại đế, nhưng trong một chuồng bò, trước một “Hài Nhi nằm trong máng cỏ” (Lc 2:16 ). Từ Hài Nhi này, một ánh sáng mới tỏa ra, chiếu soi bóng tối của đêm đen, như chúng ta có thể thấy trong rất nhiều bức tranh mô tả Giáng Sinh của Đức Kitô. Từ nay trở đi, phúc lành đến chính từ Người, từ Danh Người - Giêsu, có nghĩa là “Thiên Chúa cứu độ” - và từ diện mạo nhân loại của Người, trong đó Thiên Chúa, Chúa trời đất toàn năng, đã chọn để nhập thể, che giấu vinh quang của Người bằng tấm màn bằng xác thịt của chúng ta, ngõ hầu tỏ lộ đầy đủ cho chúng ta sự tốt lành của Người (x. Tit 3:4).
Người đầu tiên được bao trùm bởi lời chúc lành này là Đức Nữ Trinh Maria, bạn trăm năm của Thánh Giuse, được Thiên Chúa chọn từ giây phút đầu tiên của đời Mẹ để làm Mẹ của Con nhập thể của Ngài. Mẹ “có phúc hơn mọi người nữ” (Lc 1:42) - trong lời chào của Thánh Elizabeth. Toàn thể cuộc đời Mẹ đã sống trong ánh sáng của Chúa, trong vòng ảnh hưởng của Danh Ngài và của dung nhan Thiên Chúa nhập thể trong Chúa Giêsu, “con lòng Mẹ đầy ân phúc.” Đây là cách mà Tin Mừng Thánh Luca trình bày cho chúng ta: Mẹ hoàn đề tâm giữ và suy niệm trong lòng tất cả mọi điều liên quan đến Con Mẹ là Chúa Giêsu (x. Lc 2:19, 51). Mầu nhiệm Mẹ Thiên Chúa của Mẹ mà chúng ta mừng hôm nay chứa đựng món quà ân sủng khôn lường mà tất cả việc làm mẹ của con người cưu mang trong đó, nhiều đến nỗi việc có con trong lòng đã luôn luôn được gắn liền với phúc lành của Thiên Chúa. Mẹ Thiên Chúa là người đầu tiên trong những người được chúc phúc, và chính Mẹ là người cưu mang phúc lành; Mẹ là người phụ nữ đã nhận được Chúa Giêsu vào lòng mình và đưa Người ra cho toàn thể gia đình nhân loại. Trong những lời của phụng vụ là Mẹ “diễm phúc trọn đời đồng trinh,…đã chiếu giãi vào thế gian ánh sáng vĩnh cửu, là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con” (Kinh Tiền Tụng I Đức Trinh Nữ Maria).
Đức Maria là Mẹ và mẫu gương của Hội Thánh, là Đấng lãnh nhận Ngôi Lời Thiên Chúa trong đức tin và dâng mình cho Thiên Chúa như “thửa đất tốt,” trong đó Thiên Chúa có thể tiếp tục thể hiện mầu nhiệm cứu độ của Ngài. Hội Thánh cũng thông phần vào mầu nhiệm Mẹ Thiên Chúa, qua lời rao giảng, là điều gieo hạt giống Tin Mừng trên toàn thế giới, và qua các bí tích, là những phương tiện thông truyền ân sủng và sự sống của Thiên Chúa cho con người. Hội Thánh thi hành việc làm mẹ của mình đặc biệt trong bí tích Rửa Tội, khi sinh ra con cái Thiên Chúa từ nước và Thánh Thần, là Đấng thốt lên trong mỗi người trong họ: “Abba, Lạy Cha!” (Gal 4:6). Cũng như Đức Mẹ, Hội Thánh là trung gian ban phát phúc lành của Thiên Chúa cho thế gian: Hội Thánh nhận được phúc lành này qua việc đón nhận Chúa Giêsu và truyền phúc lành ấy bằng cách mang Chúa Giêsu. Người là lòng thương xót và bình an mà thế gian tự mình không thể cung cấp được, và là điều luôn luôn cần thiết, ít nhất là như lương thực.
Các bạn thân mến, bình an, trong ý nghĩa đầy đủ nhất và cao nhất, là tổng số và tổng hợp của tất cả mọi phúc lành. Vì vậy, khi hai người bạn gặp nhau, họ chào nhau, cầu chúc nhau bình an. Hội Thánh, vào ngày đầu năm, cầu xin điều tốt lành tối cao này một cách đặc biệt; và làm thế, giống như Đức Trinh Nữ Maria, bằng cách tỏ bày Chúa Giêsu cho tất cả mọi người, như Thánh Phaolô nói, “Người là sự bình an của chúng ta” (Eph 2:14), và đồng thời trình bày “cách” mà mọi cá nhân và dân tộc có thể đạt được mục tiêu mà tất cả chúng ta đều khao khát.
Với ước vọng sâu sa này trong lòng, tôi vui mừng đón tiếp và chào mừng tất cả anh chị em là những người đã đến Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô này trong Ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 45 này: Các Hồng Y, các vị Đại Sứ từ rất nhiều quốc gia thân hữu, là những người hơn bao giờ hết, trong dịp vui mừng này, chia sẻ với tôi và với Tòa Thánh mong ước canh tân quyết tâm cổ võ hòa bình trên thế giới; Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công lý và Hòa bình, là người cùng với vị Thư Ký và các nhân viên của Hội Đồng làm việc một cách đặc biệt để đạt được mục tiêu này; các Giám Mục khác và các vị Hữu Trách có mặt; đại diện các Hiệp Hội và Phong Trào Hội Thánh và tất cả anh chị em, đặc biệt là những người làm việc trong nghành giáo dục giới trẻ. Thật vậy – như anh chị em biết -- vai trò của giáo dục là điều mà tôi nhấn mạnh trong Thông Điệp của tôi dành cho năm nay.
“Giáo dục Người Trẻ trong Công lý và Hòa bình” là một nhiệm vụ của mọi thế hệ, và tạ ơn Thiên Chúa, sau thảm kịch hai cuộc đại chiến thế giới, gia đình nhân loại đã tỏ ra càng ngày càng ý thức hơn về nó, như chúng ta có thể chứng kiến, một mặt, từ những tuyên bố và những sáng kiến quốc tế, và mặt khác, từ việc xuất hiện giữa chính những người trẻ, trong những thập niên gần đây, các hình thức khác nhau của những cam kết xã hội trong lĩnh vực này. Đối với cộng đồng Hội Thánh, giáo dục thanh niên nam nữ về hòa bình là một phần của nhiệm vụ nhận được từ Đức Kitô, là một phần không thể tách rời được của việc của truyền giáo, bởi vì Tin Mừng của Đức Kitô cũng là Tin Mừng của công lý và hòa bình. Tuy nhiên, Hội Thánh, trong thời gian gần đây, đã nói một cách rõ ràng về một đòi hỏi có ảnh hưởng đến tất cả mọi người với một lương tâm nhạy cảm và có trách nhiệm về tương lai của nhân loại, nhu cầu phải đối phó với một thách thức quyết định hệ tại một cách chính xác ở việc giáo dục. Tại sao điều này lại là một “thách thức”? Vì ít nhất hai lý do: thứ nhất, bởi vì trong thời hiện tại, được đánh dấu cách mạnh mẽ bởi một não trạng kỹ thuật, chúng ta không thể coi thường ý muốn giáo dục chứ không chỉ đơn thuần dạy nghề, đó là một chọn lựa; thứ đến, bởi vì nền văn hóa tương đối đặt ra một câu hỏi căn bản: việc giáo dục vẫn còn ý nghĩa gì không? Và sau đó, giáo dục cho cái gì?
Đương nhiên bây giờ không phải là lúc để bàn đến những câu hỏi cơ bản này mà tôi đã cố gắng trả lời vào những dịp khác. Thay vào đó tôi muốn nhấn mạnh đến sự thật là, trước những bóng tối làm lu mờ chân trời của thế giới ngày nay, nhận lãnh trách nhiệm giáo dục những người trẻ về sự hiểu biết chân lý, về các giá trị cơ bản và nhân đức, là nhìn về tương lai với niềm hy vọng. Và trong quyết tâm này với một nền giáo dục toàn diện, việc đào luyện về công lý và hòa bình có một chỗ đứng. Thiếu niên nam nữ ngày nay đang lớn lên trong một thế giới, có thể được nói là, càng ngày càng trở nên nhỏ hơn, nơi có sự liên lạc không ngùng giữa các nền văn hóa và truyền thống khác nhau, dù không luôn luôn trực tiếp. Đối với các em, bây giờ hơn bao giờ hết, việc học về tầm quan trọng và nghệ thuật chung sống hoà bình, tôn trọng lẫn nhau, đối thoại và hiểu biết lẫn nhau là điều không thể thiếu được. Những người trẻ, theo bản chất của các em, thường thì cởi mở đối với những thái độ này, nhưng thực tại xã hội trong đó các em lớn lên có thể dẫn các em đến suy nghĩ và hành động ngược lại, thậm chí không khoan dung và bạo lực. Chỉ có một sự giáo dục lương tâm của các em một cách vững chắc mới có thể bảo vệ các em khỏi những rủi ro này và làm cho cho các em có khả năng tiếp tục cuộc chiến, tùy thuộc luôn luôn và hoàn toàn vào sức mạnh của chân lý và sự tốt lành. Giáo dục này bắt đầu trong gia đình và được phát triển ở học đrường và trong những kinh nghiệm đào luyện khác. Việc giúp đỡ các trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên phát triển một nhân cách kết hợp một cảm giác sâu sắc về công lý đối với những người chung quanh của các em, với một khả năng giải quyết những xung đột mà không kiêu căng, với sức mạnh nội tâm để làm chứng cho điều tốt, ngay cả khi nó liên quan đến hy sinh, với sự tha thứ và hòa giải. Như vậy các em sẽ có thể trở thành những người của hòa bình và những người kiến tạo hòa bình.
Trong nhiệm vụ giáo dục những thế hệ trẻ này, những cộng đồng tôn giáo có một trách nhiệm đặc biệt. Mọi con đường đào luyện tôn giáo đích thực đều hướng dẫn con người, từ tuổi non nớt nhất, biết Thiên Chúa, để yêu Ngài và làm theo Thánh Ý Ngài. Thiên Chúa là tình yêu, Ngài là công lý và hòa bình, và bất cứ ai muốn làm vinh danh Ngài đều phải trước hết hành động như một trẻ em làm theo gương của cha mình. Một trong các Thánh Vịnh nói: “Chúa phân xử công minh, bênh quyền lợi những ai bị áp bức... Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, chậm bất bình và giàu long thương xót” (Tv 103:6,8). Trong Thiên Chúa, công lý và lòng thương xót pha trộn với nhau một cách hoàn hảo, như Chúa Giêsu đã cho chúng ta thấy qua chứng từ của đời sống Người. Trong Chúa Giêsu, “tình yêu và chân lý” đã gặp nhau, “công lý và hòa bình” đã giao duyên (x. Tv 85:11).
Trong những ngày này, Hội Thánh cử hành mầu nhiệm Nhập Thể cao cả: Chân lý của Thiên Chúa đã nảy sinh từ trái đất và công lý từ trời cao nhìn xuống, và trái đất đã sinh hoa kết quả (x. Tv 85:12,13). Thiên Chúa đã nói với chúng ta trong Chúa Giêsu, Con Ngài. Chúng ta hãy nghe những gì Thiên Chúa nói: “một tiếng nói về hoà bình” (Tv 85:9). Chúa Giêsu là một con đường mà chúng ta có thể đi theo, con đưòng mở ra cho tất cả mọi người. Người là con đường hòa bình. Hôm nay, Đức Trinh Nữ Maria giới thiệu Người cho chúng ta, Mẹ chỉ cho chúng ta con đường: chúng ta hãy bước đi trên con đường ấy! Và thưa Mẹ, Mẹ Thánh của Thiên Chúa, xin đồng hành cùng chúng con với sự bảo vệ của Mẹ. Amen.
Anh chị em thân mến!
Trong những ngày đầu của năm nay, phụng vụ vang dội trong Hội Thánh trên toàn thế giới lời chúc lành tư tế cổ xưa mà chúng ta đã nghe trong Bài Đọc thứ nhất hôm nay: “Xin Chúa chúc lành cho con, và gìn giữ con. Xin Chúa tỏ nhan thánh Chúa cho con, và thương xót con. Xin Chúa ghé mặt lại cùng con, và ban bằng yên cho con” (Ds 6:24-26). Lời chúc lành này được Thiên Chúa trao cho ông Aaron và các con ông, tức là các tư tế trong dân Israel, qua ông Môsê. Đó là một lời chúc lành gấp ba, đầy ánh sáng, chiếu tỏa từ việc lặp lại Thánh Danh Thiên Chúa, là Chúa, và từ hình ảnh của Thánh Nhan Ngài. Thực ra, để được chúc phúc, chúng ta phải ở trong sự hiện diện của Thiên Chúa, kêu cầu Thánh Danh Ngài và ở lại trong vùng ánh sáng được chiếu tỏa từ Thánh Nhan Ngài, trong một không gian được soi sáng bởi ánh mắt của Ngài, đang tỏa ra ân sủng và bình an.
Đây chính là kinh nghiệm mà các mục đồng ở Bethlehem đã trải qua, họ tái xuất hiện trong Tin Mừng hôm nay. Họ đã có kinh nghiệm ở trong sự hiện diện của Thiên Chúa, họ nhận được phúc lành của Ngài không phải ở trong đại sảnh của một hoàng cung tráng lệ, trong sự hiện diện của một đại đế, nhưng trong một chuồng bò, trước một “Hài Nhi nằm trong máng cỏ” (Lc 2:16 ). Từ Hài Nhi này, một ánh sáng mới tỏa ra, chiếu soi bóng tối của đêm đen, như chúng ta có thể thấy trong rất nhiều bức tranh mô tả Giáng Sinh của Đức Kitô. Từ nay trở đi, phúc lành đến chính từ Người, từ Danh Người - Giêsu, có nghĩa là “Thiên Chúa cứu độ” - và từ diện mạo nhân loại của Người, trong đó Thiên Chúa, Chúa trời đất toàn năng, đã chọn để nhập thể, che giấu vinh quang của Người bằng tấm màn bằng xác thịt của chúng ta, ngõ hầu tỏ lộ đầy đủ cho chúng ta sự tốt lành của Người (x. Tit 3:4).
Người đầu tiên được bao trùm bởi lời chúc lành này là Đức Nữ Trinh Maria, bạn trăm năm của Thánh Giuse, được Thiên Chúa chọn từ giây phút đầu tiên của đời Mẹ để làm Mẹ của Con nhập thể của Ngài. Mẹ “có phúc hơn mọi người nữ” (Lc 1:42) - trong lời chào của Thánh Elizabeth. Toàn thể cuộc đời Mẹ đã sống trong ánh sáng của Chúa, trong vòng ảnh hưởng của Danh Ngài và của dung nhan Thiên Chúa nhập thể trong Chúa Giêsu, “con lòng Mẹ đầy ân phúc.” Đây là cách mà Tin Mừng Thánh Luca trình bày cho chúng ta: Mẹ hoàn đề tâm giữ và suy niệm trong lòng tất cả mọi điều liên quan đến Con Mẹ là Chúa Giêsu (x. Lc 2:19, 51). Mầu nhiệm Mẹ Thiên Chúa của Mẹ mà chúng ta mừng hôm nay chứa đựng món quà ân sủng khôn lường mà tất cả việc làm mẹ của con người cưu mang trong đó, nhiều đến nỗi việc có con trong lòng đã luôn luôn được gắn liền với phúc lành của Thiên Chúa. Mẹ Thiên Chúa là người đầu tiên trong những người được chúc phúc, và chính Mẹ là người cưu mang phúc lành; Mẹ là người phụ nữ đã nhận được Chúa Giêsu vào lòng mình và đưa Người ra cho toàn thể gia đình nhân loại. Trong những lời của phụng vụ là Mẹ “diễm phúc trọn đời đồng trinh,…đã chiếu giãi vào thế gian ánh sáng vĩnh cửu, là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con” (Kinh Tiền Tụng I Đức Trinh Nữ Maria).
Đức Maria là Mẹ và mẫu gương của Hội Thánh, là Đấng lãnh nhận Ngôi Lời Thiên Chúa trong đức tin và dâng mình cho Thiên Chúa như “thửa đất tốt,” trong đó Thiên Chúa có thể tiếp tục thể hiện mầu nhiệm cứu độ của Ngài. Hội Thánh cũng thông phần vào mầu nhiệm Mẹ Thiên Chúa, qua lời rao giảng, là điều gieo hạt giống Tin Mừng trên toàn thế giới, và qua các bí tích, là những phương tiện thông truyền ân sủng và sự sống của Thiên Chúa cho con người. Hội Thánh thi hành việc làm mẹ của mình đặc biệt trong bí tích Rửa Tội, khi sinh ra con cái Thiên Chúa từ nước và Thánh Thần, là Đấng thốt lên trong mỗi người trong họ: “Abba, Lạy Cha!” (Gal 4:6). Cũng như Đức Mẹ, Hội Thánh là trung gian ban phát phúc lành của Thiên Chúa cho thế gian: Hội Thánh nhận được phúc lành này qua việc đón nhận Chúa Giêsu và truyền phúc lành ấy bằng cách mang Chúa Giêsu. Người là lòng thương xót và bình an mà thế gian tự mình không thể cung cấp được, và là điều luôn luôn cần thiết, ít nhất là như lương thực.
Các bạn thân mến, bình an, trong ý nghĩa đầy đủ nhất và cao nhất, là tổng số và tổng hợp của tất cả mọi phúc lành. Vì vậy, khi hai người bạn gặp nhau, họ chào nhau, cầu chúc nhau bình an. Hội Thánh, vào ngày đầu năm, cầu xin điều tốt lành tối cao này một cách đặc biệt; và làm thế, giống như Đức Trinh Nữ Maria, bằng cách tỏ bày Chúa Giêsu cho tất cả mọi người, như Thánh Phaolô nói, “Người là sự bình an của chúng ta” (Eph 2:14), và đồng thời trình bày “cách” mà mọi cá nhân và dân tộc có thể đạt được mục tiêu mà tất cả chúng ta đều khao khát.
Với ước vọng sâu sa này trong lòng, tôi vui mừng đón tiếp và chào mừng tất cả anh chị em là những người đã đến Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô này trong Ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 45 này: Các Hồng Y, các vị Đại Sứ từ rất nhiều quốc gia thân hữu, là những người hơn bao giờ hết, trong dịp vui mừng này, chia sẻ với tôi và với Tòa Thánh mong ước canh tân quyết tâm cổ võ hòa bình trên thế giới; Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công lý và Hòa bình, là người cùng với vị Thư Ký và các nhân viên của Hội Đồng làm việc một cách đặc biệt để đạt được mục tiêu này; các Giám Mục khác và các vị Hữu Trách có mặt; đại diện các Hiệp Hội và Phong Trào Hội Thánh và tất cả anh chị em, đặc biệt là những người làm việc trong nghành giáo dục giới trẻ. Thật vậy – như anh chị em biết -- vai trò của giáo dục là điều mà tôi nhấn mạnh trong Thông Điệp của tôi dành cho năm nay.
“Giáo dục Người Trẻ trong Công lý và Hòa bình” là một nhiệm vụ của mọi thế hệ, và tạ ơn Thiên Chúa, sau thảm kịch hai cuộc đại chiến thế giới, gia đình nhân loại đã tỏ ra càng ngày càng ý thức hơn về nó, như chúng ta có thể chứng kiến, một mặt, từ những tuyên bố và những sáng kiến quốc tế, và mặt khác, từ việc xuất hiện giữa chính những người trẻ, trong những thập niên gần đây, các hình thức khác nhau của những cam kết xã hội trong lĩnh vực này. Đối với cộng đồng Hội Thánh, giáo dục thanh niên nam nữ về hòa bình là một phần của nhiệm vụ nhận được từ Đức Kitô, là một phần không thể tách rời được của việc của truyền giáo, bởi vì Tin Mừng của Đức Kitô cũng là Tin Mừng của công lý và hòa bình. Tuy nhiên, Hội Thánh, trong thời gian gần đây, đã nói một cách rõ ràng về một đòi hỏi có ảnh hưởng đến tất cả mọi người với một lương tâm nhạy cảm và có trách nhiệm về tương lai của nhân loại, nhu cầu phải đối phó với một thách thức quyết định hệ tại một cách chính xác ở việc giáo dục. Tại sao điều này lại là một “thách thức”? Vì ít nhất hai lý do: thứ nhất, bởi vì trong thời hiện tại, được đánh dấu cách mạnh mẽ bởi một não trạng kỹ thuật, chúng ta không thể coi thường ý muốn giáo dục chứ không chỉ đơn thuần dạy nghề, đó là một chọn lựa; thứ đến, bởi vì nền văn hóa tương đối đặt ra một câu hỏi căn bản: việc giáo dục vẫn còn ý nghĩa gì không? Và sau đó, giáo dục cho cái gì?
Đương nhiên bây giờ không phải là lúc để bàn đến những câu hỏi cơ bản này mà tôi đã cố gắng trả lời vào những dịp khác. Thay vào đó tôi muốn nhấn mạnh đến sự thật là, trước những bóng tối làm lu mờ chân trời của thế giới ngày nay, nhận lãnh trách nhiệm giáo dục những người trẻ về sự hiểu biết chân lý, về các giá trị cơ bản và nhân đức, là nhìn về tương lai với niềm hy vọng. Và trong quyết tâm này với một nền giáo dục toàn diện, việc đào luyện về công lý và hòa bình có một chỗ đứng. Thiếu niên nam nữ ngày nay đang lớn lên trong một thế giới, có thể được nói là, càng ngày càng trở nên nhỏ hơn, nơi có sự liên lạc không ngùng giữa các nền văn hóa và truyền thống khác nhau, dù không luôn luôn trực tiếp. Đối với các em, bây giờ hơn bao giờ hết, việc học về tầm quan trọng và nghệ thuật chung sống hoà bình, tôn trọng lẫn nhau, đối thoại và hiểu biết lẫn nhau là điều không thể thiếu được. Những người trẻ, theo bản chất của các em, thường thì cởi mở đối với những thái độ này, nhưng thực tại xã hội trong đó các em lớn lên có thể dẫn các em đến suy nghĩ và hành động ngược lại, thậm chí không khoan dung và bạo lực. Chỉ có một sự giáo dục lương tâm của các em một cách vững chắc mới có thể bảo vệ các em khỏi những rủi ro này và làm cho cho các em có khả năng tiếp tục cuộc chiến, tùy thuộc luôn luôn và hoàn toàn vào sức mạnh của chân lý và sự tốt lành. Giáo dục này bắt đầu trong gia đình và được phát triển ở học đrường và trong những kinh nghiệm đào luyện khác. Việc giúp đỡ các trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên phát triển một nhân cách kết hợp một cảm giác sâu sắc về công lý đối với những người chung quanh của các em, với một khả năng giải quyết những xung đột mà không kiêu căng, với sức mạnh nội tâm để làm chứng cho điều tốt, ngay cả khi nó liên quan đến hy sinh, với sự tha thứ và hòa giải. Như vậy các em sẽ có thể trở thành những người của hòa bình và những người kiến tạo hòa bình.
Trong nhiệm vụ giáo dục những thế hệ trẻ này, những cộng đồng tôn giáo có một trách nhiệm đặc biệt. Mọi con đường đào luyện tôn giáo đích thực đều hướng dẫn con người, từ tuổi non nớt nhất, biết Thiên Chúa, để yêu Ngài và làm theo Thánh Ý Ngài. Thiên Chúa là tình yêu, Ngài là công lý và hòa bình, và bất cứ ai muốn làm vinh danh Ngài đều phải trước hết hành động như một trẻ em làm theo gương của cha mình. Một trong các Thánh Vịnh nói: “Chúa phân xử công minh, bênh quyền lợi những ai bị áp bức... Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, chậm bất bình và giàu long thương xót” (Tv 103:6,8). Trong Thiên Chúa, công lý và lòng thương xót pha trộn với nhau một cách hoàn hảo, như Chúa Giêsu đã cho chúng ta thấy qua chứng từ của đời sống Người. Trong Chúa Giêsu, “tình yêu và chân lý” đã gặp nhau, “công lý và hòa bình” đã giao duyên (x. Tv 85:11).
Trong những ngày này, Hội Thánh cử hành mầu nhiệm Nhập Thể cao cả: Chân lý của Thiên Chúa đã nảy sinh từ trái đất và công lý từ trời cao nhìn xuống, và trái đất đã sinh hoa kết quả (x. Tv 85:12,13). Thiên Chúa đã nói với chúng ta trong Chúa Giêsu, Con Ngài. Chúng ta hãy nghe những gì Thiên Chúa nói: “một tiếng nói về hoà bình” (Tv 85:9). Chúa Giêsu là một con đường mà chúng ta có thể đi theo, con đưòng mở ra cho tất cả mọi người. Người là con đường hòa bình. Hôm nay, Đức Trinh Nữ Maria giới thiệu Người cho chúng ta, Mẹ chỉ cho chúng ta con đường: chúng ta hãy bước đi trên con đường ấy! Và thưa Mẹ, Mẹ Thánh của Thiên Chúa, xin đồng hành cùng chúng con với sự bảo vệ của Mẹ. Amen.
Nhẫn nại và kiên trì cần thiết cho công lý và hòa bình
Bùi Hữu Thư
19:12 01/01/2012
Kinh Truyền Tin ngày 1 tháng 1, 2012
ROME, Chuá nhật 1 tháng 1, 2012, (Le Monde vu de Rome) – Vào ngày Hòa Bình Thế Giới, Đức Thánh Cha Benedict XVI nhấn mạnh: muốn đạt được công lý và hòa bình, thì phải nhẫn nại và kiên trì.
Khi đọc kinh Truyền Tin ngày "Lễ Trọng" Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã giải thích vai trò của Đức Trinh Nữ Maria trong sứ mệnh cứu chuộc của Thiên Chúa trước khi đề cập đến chủ đề của Ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 45: "Cần giáo dục giới trẻ về công lý và hòa bình."
Quảng trường Thánh Phêrô trong kinh Truyền Tin đầu năm chật ních những người, kể cả các đường phố kế cận. Đức Thánh Cha Benedict XVI đã xuất hiện lúc trưa tại cửa số của văn phòng của ngài, ngài mặc áo choàng đỏ bên ngoài có áo lông mầu trắng vì là mùa đông.
Làm việc cho hòa bình
Đức Thánh Cha nhận xét: "Hòa bình không bao giờ là một tình trạng hoàn toàn đạt được," nhưng là "một mục tiêu con người phải "mong ước" và phải "cố gắng thực hiện."
Đức Thánh Cha mời gọi mọi người cầu nguyện "để cho mơ ước sâu xa này được thể hiện bằng những cử chỉ cụ thể về hòa giải, công lý và hòa bình," và "để cho những chính quyền các quốc gia tái thiết sự sẵn sàng chấp nhận và trợ giúp cho ước vọng của nhân loại không bao giờ dập tắt này."
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã lập lại ba điểm trong huấn từ gửi cho thế giới, về chủ đề ngài đã đặt cho Ngày Thế Giời này: "giáo dục giới trẻ cho công lý và hòa bình.
Ngài đã giải thích: "Về điểm thứ nhất, tôi muốn nhắc lại vói qúy vị về sự cần thiết và khẩn cấp phải mở ra cho các thế hệ mới những đường lối giáo dục đầy đủ cho việc đào tạo toàn vẹn con người, kể cả chiều kích luân lý và thiêng liêng."
Ngài tiếp và nhấn mạnh "tầm quan trọng của việc giáo dục các giá trị về công lý và hòa bình"; Ngài nhận xét: "Ngày nay, giới trẻ nhìn tương lai với một lo ngại." Họ có "ước nguyện được tiếp nhận một sự đào tạo chuẩn bị cho họ một cách sâu xa để có thể đối phó với thực tại"; sự đào tạo này sẽ đem lại cho họ "khả năng hữu hiệu để tham gia vào thế giới chính trị, văn hóa và kinh tế để xây dựng một xã hội có một gương mặt nhân bản và tương trợ hơn."
Về điểm thứ ba, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người "phải nhẫn nại và kiên trì trong việc tìm kiếm công lý và hòa bình, trong việc giáo dục về tính ưa thích những gì là công chính và chân thật."
"Mẹ Thiên Chúa", tước hiệu cao trọng nhất của Đức Maria
Đức Thánh Cha Benedict XVI trước hết đã nhắc đến "ba lời chúc lành của Phúc Âm" trong bài đọc thứ nhất ngày Chúa Nhật: "Xin Chúa chúc lành cho con, và gìn giữ con. Xin Chúa tỏ nhan thánh Chúa cho con, và thương xót con. Xin Chúa ghé mặt lại cùng con, và ban bằng yên cho con". (Ds 6, 24-26).
Ngài tiếp: Ba lời chúc lành này đã được hoàn tất nơi Chúa Giêsu, vì "chúng ta đã có thể chiêm ngắm gương mặt của Thiên Chúa. "Người đã xuất hiện, và tỏ mình trong Chúa Giêsu" là "Hình ảnh hữu hình của Thiên Chúa vô hình."
Điều này đã có thể thể hiện nhờ Đức Trinh Nữ Maria. Do đó nhân ngày Lễ trọng Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa chúng ta cử hành hôm nay, theo Đức Thánh Cha "tước hiệu cao trọng nhất" của Đức Trinh Nữ Maria: "tước hiệu qua đó Đức Mẹ tham gia cách độc đáo vào lịch sử cứu chuộc." Nhờ Đức Mẹ, "Ngôi Lời là ánh sáng thật sự chiếu dõi mọi con người đã xuất hiện (Ga 1,9) và con đường hoà bình đã được mở ra cho chúng ta."
Sau kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói với những người nói tiếng Pháp hiện diện trong quảng trường Thánh Phêrô hay đang theo dõi qua các đài phát thanh hay truyền hình, để chúc họ "một năm mới 2012 tốt đẹp và thánh thiện."
Ngài đã mời gọi: "Trong thế giới chúng ta đang xáo trộn rất nhiều, chúng ta hãy quay về với Mẹ Maria với lòng tin tưởng." Rồi ngài cầu nguyện: "Lạy Nữ Vương Hòa Bình, xin âu yếm đoái nhìn những đứa con đang bị đau khổ vì bạo tàn, chiến tranh, đàn áp, họ đang tìm kiếm một thế giới thân hữu hơn! Xin Mẹ hãy là ngôi sao sáng dẫn đưa chúng con trên con đường hoà giải, công lý và hòa bình!"
Vào cuối kinh Truyền Tin, những bong bóng mầu xanh, mầu Đức Mẹ đã được thả cho bay lên từ máng cỏ được thiết lập giữa quảng trường Thánh Phêrô.
ROME, Chuá nhật 1 tháng 1, 2012, (Le Monde vu de Rome) – Vào ngày Hòa Bình Thế Giới, Đức Thánh Cha Benedict XVI nhấn mạnh: muốn đạt được công lý và hòa bình, thì phải nhẫn nại và kiên trì.
Khi đọc kinh Truyền Tin ngày "Lễ Trọng" Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã giải thích vai trò của Đức Trinh Nữ Maria trong sứ mệnh cứu chuộc của Thiên Chúa trước khi đề cập đến chủ đề của Ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 45: "Cần giáo dục giới trẻ về công lý và hòa bình."
Quảng trường Thánh Phêrô trong kinh Truyền Tin đầu năm chật ních những người, kể cả các đường phố kế cận. Đức Thánh Cha Benedict XVI đã xuất hiện lúc trưa tại cửa số của văn phòng của ngài, ngài mặc áo choàng đỏ bên ngoài có áo lông mầu trắng vì là mùa đông.
Làm việc cho hòa bình
Đức Thánh Cha nhận xét: "Hòa bình không bao giờ là một tình trạng hoàn toàn đạt được," nhưng là "một mục tiêu con người phải "mong ước" và phải "cố gắng thực hiện."
Đức Thánh Cha mời gọi mọi người cầu nguyện "để cho mơ ước sâu xa này được thể hiện bằng những cử chỉ cụ thể về hòa giải, công lý và hòa bình," và "để cho những chính quyền các quốc gia tái thiết sự sẵn sàng chấp nhận và trợ giúp cho ước vọng của nhân loại không bao giờ dập tắt này."
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã lập lại ba điểm trong huấn từ gửi cho thế giới, về chủ đề ngài đã đặt cho Ngày Thế Giời này: "giáo dục giới trẻ cho công lý và hòa bình.
Ngài đã giải thích: "Về điểm thứ nhất, tôi muốn nhắc lại vói qúy vị về sự cần thiết và khẩn cấp phải mở ra cho các thế hệ mới những đường lối giáo dục đầy đủ cho việc đào tạo toàn vẹn con người, kể cả chiều kích luân lý và thiêng liêng."
Ngài tiếp và nhấn mạnh "tầm quan trọng của việc giáo dục các giá trị về công lý và hòa bình"; Ngài nhận xét: "Ngày nay, giới trẻ nhìn tương lai với một lo ngại." Họ có "ước nguyện được tiếp nhận một sự đào tạo chuẩn bị cho họ một cách sâu xa để có thể đối phó với thực tại"; sự đào tạo này sẽ đem lại cho họ "khả năng hữu hiệu để tham gia vào thế giới chính trị, văn hóa và kinh tế để xây dựng một xã hội có một gương mặt nhân bản và tương trợ hơn."
Về điểm thứ ba, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người "phải nhẫn nại và kiên trì trong việc tìm kiếm công lý và hòa bình, trong việc giáo dục về tính ưa thích những gì là công chính và chân thật."
"Mẹ Thiên Chúa", tước hiệu cao trọng nhất của Đức Maria
Đức Thánh Cha Benedict XVI trước hết đã nhắc đến "ba lời chúc lành của Phúc Âm" trong bài đọc thứ nhất ngày Chúa Nhật: "Xin Chúa chúc lành cho con, và gìn giữ con. Xin Chúa tỏ nhan thánh Chúa cho con, và thương xót con. Xin Chúa ghé mặt lại cùng con, và ban bằng yên cho con". (Ds 6, 24-26).
Ngài tiếp: Ba lời chúc lành này đã được hoàn tất nơi Chúa Giêsu, vì "chúng ta đã có thể chiêm ngắm gương mặt của Thiên Chúa. "Người đã xuất hiện, và tỏ mình trong Chúa Giêsu" là "Hình ảnh hữu hình của Thiên Chúa vô hình."
Điều này đã có thể thể hiện nhờ Đức Trinh Nữ Maria. Do đó nhân ngày Lễ trọng Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa chúng ta cử hành hôm nay, theo Đức Thánh Cha "tước hiệu cao trọng nhất" của Đức Trinh Nữ Maria: "tước hiệu qua đó Đức Mẹ tham gia cách độc đáo vào lịch sử cứu chuộc." Nhờ Đức Mẹ, "Ngôi Lời là ánh sáng thật sự chiếu dõi mọi con người đã xuất hiện (Ga 1,9) và con đường hoà bình đã được mở ra cho chúng ta."
Sau kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói với những người nói tiếng Pháp hiện diện trong quảng trường Thánh Phêrô hay đang theo dõi qua các đài phát thanh hay truyền hình, để chúc họ "một năm mới 2012 tốt đẹp và thánh thiện."
Ngài đã mời gọi: "Trong thế giới chúng ta đang xáo trộn rất nhiều, chúng ta hãy quay về với Mẹ Maria với lòng tin tưởng." Rồi ngài cầu nguyện: "Lạy Nữ Vương Hòa Bình, xin âu yếm đoái nhìn những đứa con đang bị đau khổ vì bạo tàn, chiến tranh, đàn áp, họ đang tìm kiếm một thế giới thân hữu hơn! Xin Mẹ hãy là ngôi sao sáng dẫn đưa chúng con trên con đường hoà giải, công lý và hòa bình!"
Vào cuối kinh Truyền Tin, những bong bóng mầu xanh, mầu Đức Mẹ đã được thả cho bay lên từ máng cỏ được thiết lập giữa quảng trường Thánh Phêrô.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ bổn mạng giáo xứ St. John Melbourne
Sr, Minh Du
04:39 01/01/2012
Đón ngài tại phía trước nhà thờ đã có đông đảo anh chị em giáo dân. Tay bắt mặt mừng, ai cũng muốn xin hôn nhẫn của Đức Cha, nhận phép lành nơi Đức cha. Trong tiếng cười nói thăm hỏi này tôi nghe Đức cha hỏi chuyện thân tình với anh chị em. Các chị hầu như dễ bộc bạch hơn nên chia sẻ: Con chỉ mới nhìn thấy đức cha trên báo, trên hình và hôm nay con mới được thấy đức cha.
Quả thực, với nhiều công việc nên có lẽ đức cha cũng chưa có dịp đi giáp vòng các cộng đoàn. Hôm nay cũng là dịp để cha con gặp gỡ và chúc mừng trong ngày đầu năm mới âu cũng là cái phúc cho cộng đoàn công giáo Việt Nam thánh Gioan vậy.
Mở đầu thánh lễ cha quản nhiệm Giacôbê Võ Thanh Xuân thay lời cộng đoàn gửi đến đức cha lời chào mừng cũng như lời chúc mừng của đầu năm mới. Ngài cũng cảm ơn đức cha đã nhận mời của cộng đoàn nơi đây và đến dâng thánh lễ cũng như chung chia niềm vui với ngày bổn mạng của cộng đoàn.
Ngoài ra còn có cha Lê Trọng Bình, cha phó nhà thờ chính tòa thánh Patrick đại diện cho cha xứ không đến được và cha Trần Trường Sơn, du học sinh đang ở tại nhà xứ thánh Gioan cùng đồng tế trong thánh lễ.
Trong bài giảng đức cha Vincent chia sẻ những ngày đầu phôi thai của anh chị em giáo dân Việt Nam của thập niên 90, thì nhà thờ Thánh Gioan là nơi đầu tiên người Việt công giáo tụ họp về của cả Victoria này. Đây là ngôi thánh đường mà chúng ta những người Việt ly hương nhận được sự an ủi, niềm cảm thông và tình liên đới. Sau 20 năm, cộng đoàn đã trở thành một trong những cộng đoàn năng động nhất.
Từ ba nơi Vincent Liêm, Gioan Hoan và Toma Thiện, chúng ta đã có 15 cộng đoàn và từ ba linh mục tuyên úy chúng ta đã có 40 linh mục Việt Nam phục tại Melbourne này trong nhiều lãnh vực khác nhau.
Ước mong của đức cha là chúng ta hãy đoàn kết với nhau như chúng ta đã làm tại East Melbourne cách đây 20 năm.
Điểm son của cộng đoàn 20 năm về trước được đức cha nhắc lại hôm nay cho cộng đoàn như là một lời nhắn gửi, một sự chia sẻ để nhìn lại các thế hệ cha ông đi trước, mình là con cháu cũng nối gót của các Ngài mà xây dựng cộng đoàn, xây dựng Nước Chúa với tâm hồn người Việt, văn hóa Việt và tình con thảo của người Việt với Thiên Chúa.
Cuối lễ, đại diện cho cộng đoàn bác Phêrô Phạm Đình Toàn, chủ tịch cộng đoàn dâng lời tri ân lên đức cha.
Đáp lại lời của cha chánh xứ, trong lời cảm ơn cuối cùng, đức cha nói thêm như là một lời hứa: tôi ước mong 15 cộng đoàn công giáo của chúng ta là một, một lòng, một ý và bao lâu tôi còn là giám mục tại đây tôi sẽ ra sức xây dựng cộng đoàn công giáo Việt Nam chúng ta trở nên vững mạnh, có tiếng nói và để làm được điều đó tôi rất cần đến sự trợ giúp của Quý Cha quản nhiệm, của quý linh mục, tu sĩ nam nữ và của tất cả ông bà anh chị em.
Có lẽ đây là những lời tâm huyết của đức cha trong trách vụ mục tử của mình với đàn chiên. Xin cho lời kêu gọi sống yêu thương đoàn kết trong một mối của đức cha hôm nay, đó cũng là lời của Đức Giêsu, Đấng mời gọi chúng ta sống yêu thương hiệp nhất trong Tình Yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa sẽ trở thành hiện thực một ngày không xa.
Sau thánh lễ, đông đảo các gia đình xin được chụp hình lưu niệm với Đức cha. Bữa tiệc thanh đạm của giáo xứ được đức cha ở lại cho đến cuối cùng.
Cũng trong bữa tiệc này, cộng đoàn đã mở chương trình sổ số một hình thức mời gọi anh chị em đóng góp cho những chi phí của cộng đoàn trong dịp lễ Giáng Sinh vừa qua.
Tạ ơn Thiên Chúa với những phúc lành Ngài đã ân ban cho cộng đoàn trong suốt 20 năm qua. Với những thăng trầm và thay đổi, nhưng một lòng cậy trông và phó thác, cộng đoàn Saint John vẫn hằng ngày sống trong tâm tình tạ ơn. Tạ ơn Chúa với những gì Ngài đã ban. Tạ ơn Chúa với những lịch sử hào hùng. Tạ ơn Chúa với những biến cố và tạ ơn Chúa những gì Chúa ban cho hôm nay. Nhờ đó mà mỗi anh chị em lại lao mình về phía trước trong yêu thương và phục vụ với tâm tình người con hiếu thảo của Thiên Chúa.
Video Lễ Giáng Sinh 2011 tại Brisbane, Australia
Quang Phục
04:32 01/01/2012
Lễ Bổn Mạng TNTT giáo xứ Vinh Tiến
Hạt Bụi
10:36 01/01/2012
Ngày 1\1\2012, khởi đầu cho một năm Dương lịch, niềm vui như nối tiếp niềm vui, khi hôm nay cha xứ cùng các anh chị huynh trưởng tổ chức trò chơi, vui chơi sau những giờ học mệt mòi cho các em TNTT nhân ngày là lễ Thánh Gia - Lễ Bổn mạng của các em TNTT.
Vào buổi sáng, 7h là thánh lễ dành riêng cho TNTT của giáo xứ để mừng lễ bổn mạng. Cái rét của gió mùa Đông xứ Bắc không làm các em thiếu nhi trong giáo xứ bỏ lễ ngày này. Nhà thờ vẫn rất đông các em dự lễ với những chiếc khăn xanh cùng màu khăn vàng nghệ của ngành Nghĩa hay là xen vào giữa các lớp nhỏ là hình ảnh của các anh chị Dự trưởng mang trên vai màu khăn đỏ thắm. Cùng với niềm vui vẫn còn đâu đó của ngày lễ Giáng Sinh, Hôm nay, ngày Lễ Dương lịch và cũng là ngày mừng kính Đức Mẹ mang tước hiệu Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa.
Trong thánh lễ, Cha Gioankim đã gửi tới các em TNTT những lời nhắn nhủ đầy thân tình cũng như những lời đầy nhắc nhở. Mỗi người sinh ra, ai cũng có một người mẹ. Mẹ là người gánh gồng bao đau khổ để bảo vệ, để chở che cho những đàn con thơ của mình. Là mỗi người TNTT, và là những người con thơ trong gia đình, chúng ta cần biết học tập nơi Giê – su -- người anh Cả thân tình, “ Càng thêm tuổi, càng khôn ngoan “, biết vâng lời cha mẹ vì Cha mẹ là những người cho chúng ta ngôi trường học đầu tiên trước khi ta bước chân tới cánh cửa trường đởi.
Sau thánh lễ đầy sốt sáng, Các em TNTT cùng tập trung đông đủ dưới cánh cờ thân quen. Sau lễ chào cờ, các em có giờ vui chơi đầy hứng thú từ các anh chị Huynh trưởng của xứ. Trước khi bước vào giờ chơi hào hứng đó, để khởi động cho toàn đội là những vũ điệu của lớp Dự Trưởng sau những ngày tập luyện vất vả. Trò chơi này tiếp nối trò khác làm cho sân nhà xứ tràn ngập những tiếng cười của trẻ thơ.
Những trò chơi kết thúc, Mọi người cùng quây quần bên nhau ăn những chiếc bánh, cái kẹo.
Cảm ơn cha xứ, cảm ơn các anh chị huynh trưởng và cảm ơn Chúa đã cho chúng con những giây phút thật tuyệt vời bên nhau. Nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ mang tước hiệu là Mẹ Thiên Chúa, xin Mẹ che chở những đàn con ngây thơ, nhỏ bé đầu lỗi tội trong bàn tay đầy ấm áp của Mẹ.
Vào buổi sáng, 7h là thánh lễ dành riêng cho TNTT của giáo xứ để mừng lễ bổn mạng. Cái rét của gió mùa Đông xứ Bắc không làm các em thiếu nhi trong giáo xứ bỏ lễ ngày này. Nhà thờ vẫn rất đông các em dự lễ với những chiếc khăn xanh cùng màu khăn vàng nghệ của ngành Nghĩa hay là xen vào giữa các lớp nhỏ là hình ảnh của các anh chị Dự trưởng mang trên vai màu khăn đỏ thắm. Cùng với niềm vui vẫn còn đâu đó của ngày lễ Giáng Sinh, Hôm nay, ngày Lễ Dương lịch và cũng là ngày mừng kính Đức Mẹ mang tước hiệu Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa.
Trong thánh lễ, Cha Gioankim đã gửi tới các em TNTT những lời nhắn nhủ đầy thân tình cũng như những lời đầy nhắc nhở. Mỗi người sinh ra, ai cũng có một người mẹ. Mẹ là người gánh gồng bao đau khổ để bảo vệ, để chở che cho những đàn con thơ của mình. Là mỗi người TNTT, và là những người con thơ trong gia đình, chúng ta cần biết học tập nơi Giê – su -- người anh Cả thân tình, “ Càng thêm tuổi, càng khôn ngoan “, biết vâng lời cha mẹ vì Cha mẹ là những người cho chúng ta ngôi trường học đầu tiên trước khi ta bước chân tới cánh cửa trường đởi.
Sau thánh lễ đầy sốt sáng, Các em TNTT cùng tập trung đông đủ dưới cánh cờ thân quen. Sau lễ chào cờ, các em có giờ vui chơi đầy hứng thú từ các anh chị Huynh trưởng của xứ. Trước khi bước vào giờ chơi hào hứng đó, để khởi động cho toàn đội là những vũ điệu của lớp Dự Trưởng sau những ngày tập luyện vất vả. Trò chơi này tiếp nối trò khác làm cho sân nhà xứ tràn ngập những tiếng cười của trẻ thơ.
Những trò chơi kết thúc, Mọi người cùng quây quần bên nhau ăn những chiếc bánh, cái kẹo.
Cảm ơn cha xứ, cảm ơn các anh chị huynh trưởng và cảm ơn Chúa đã cho chúng con những giây phút thật tuyệt vời bên nhau. Nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ mang tước hiệu là Mẹ Thiên Chúa, xin Mẹ che chở những đàn con ngây thơ, nhỏ bé đầu lỗi tội trong bàn tay đầy ấm áp của Mẹ.
Đại lễ bế mạc Năm Thánh tại nhà thờ Hải Dương
Thùy Chi
12:00 01/01/2012
Xem hình ảnh
Ngay từ 7 giờ sáng, giáo dân trong giáo phận Hải Phòng và khách hành hương đã tới Nhà thờ Hải Dương. Những dãy ghế nhựa, ghế nhôm được ban tổ chức cho xếp ngay ngắn trước quảng trường Đức Mẹ Lourdes. Các ông các anh trong ban trật tự, đồng phục xanh đội mũ lưỡi trai cùng màu vui vẻ và nhiệt tình hướng dẫn mọi người về chỗ để xe, nơi xin khấn và vị trí chỗ ngồi. Nhà Hành hương là nơi xin lễ, ghi khấn các thánh Tử Đạo Hải Dương do các bạn trẻ trong giáo xứ hướng dẫn khách. Trên ba bức tường của Nhà Hành hương được treo những áp-phíc chụp các mô hình Đền thánh, những hoạt động từ thiện của giáo xứ Hải Dương do cha Giuse Dương Hữu Tình làm chính xứ và hai công văn Về việc lập quy hoạch khu vực Đền thánh phường Bình Hàn, thành phố Hải Dương.
Đúng 8 giờ, tiếng phát thanh viên của Nhà thờ Hải Dương thông báo chương trình Bế Mạc Năm Thánh. Sau đó là những bài thánh ca ca ngợi Thiên Chúa và các thánh Tử Đạo được cất lên. Âm thanh vang dội khắp cả khu phố Trần Hưng Đạo và các phố lân cận. Giáo dân và khách hành hương đến đông hơn chẳng quản trời mưa rét mướt. Ttiếng cười nói râm ran vui lòng người xen lẫn những tiếng suýt xoa của các bà các chị kéo ghế ngồi sát lại bên nhau dưới mái hiên nhà xứ. Cửa hàng đạo nhỏ ở đầu hồi của nhà xứ tấp nập người mua lịch năm mới, ảnh tượng, đĩa nhạc... Ngoài cổng nhà thờ, các gánh xôi cốm, gánh bỏng đã được các cô người lương dân vui vẻ mời chào ăn sáng. Các em thiếu nhi là thích sà vào những quầy hàng đồ chơi nhất, chúng nài xin bố mẹ mua cho bằng được một món đồ chơi nào đó. Nhiều em nhỏ được những ông bố cho ngồi trên vai để chuẩn bị xem đoàn rước đồng tế, rước kiệu xương thánh từ nhà thờ ra lễ đài.
Đoàn rước ba Đức giám mục và 45 linh mục bắt đầu đi từ Nhà thờ tiến ra Lễ đài Đức Mẹ trong tiếng kèn trống và tiếng hát của ca đoàn giáo xứ Hải Dương. Thánh lễ Bế Mạc Năm Thánh do Đức cha Giuse Vũ văn Thiên, Giám mục Giáo phận Hải Phòng chủ tế. Đến tham dự thánh lễ có Đức cha Lourenso Chu văn Minh, Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Hà Nội kiêm Giám đốc Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, Đức cha Giuse Nguyễn văn Yến, Phó Chủ tịch Caritas Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và cha Gioan Baptixta Nguyễn Sơn Hải, Giám Đốc Đại Chủng viện Thánh Tâm Thái Bình đông đảo. Về tham dự Lễ Bế Mạc Năm Thánh hôm nay còn có quí cha giáo, quí cha trong và ngoài giáo phận, quí thày, quí dì, quí cố, quí cụ chánh trương, ban hành giáo các xứ họ và đông đảo quí cụ ông bà, anh chị em giáo hữu xa gần là những người luôn dành cho giáo xứ Hải Dương, cách riêng cho Đền Thánh Tử Đạo một tình cảm hết sức đặc biệt. Ước chừng có khoảng 5.000 người đến dự Thánh lễ Bế Mạc Năm Thánh. Sau thánh lễ, giáo dân và quí khách hành hương đã ra viếng mộ hai Đức cha Francisco Ruiz De Azua OP (9.3.1868 – 22.5.1929) và Đức cha Alexandro Garcia OP (10.8.1869 – 14.2.1933), được an táng trong nền Cung thánh Đền Thánh Tử Đạo Hải Dương xưa.
Hai mươi hai năm sau ngày 20.5.1906, ngày lễ phong Chân phúc cho bốn vị Tử Đạo tại Hải Dương, một lễ cung hiến Đền Các Chân Phúc Tử Đạo Hải Dương được tổ chức long trọng trong ngày 03.11.1928 đó là Giám mục Jeronimo Hermosilla OP, thánh Giám mục Valentino Berrio Ochoa OP, thánh Linh mục Phero Almato OP và thánh Thầy giảng Giuse Nguyễn Duy Khang OP đã đổ máu đào làm chứng cho Chúa tại pháp trường Hình Điền, còn có tên gọi là pháp trường Năm Mẫu tại thị trấn Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương) vào ngày 1.11.1861 và ngày 06.12.1861. Với sự ủng hộ nhiệt tình của Tỉnh Dòng Đaminh Rất Thánh Mân Côi, một ngôi đền thánh nguy nga đã được xây dựng theo kiến trúc Roman pha Grec Byzantin có chiều dài 65m, chiều rộng là 18m và hai tháp chuông có chiều cao của mỗi tháp là 30m dưới sự điều khiển của kiến trúc sư Lagisquet, người Pháp. Và cách đây 45 năm, hồi 8 giờ 45 phút ngày 01.7.1967, trong khi ném bom nhà Ga xe lửa Hải Dương, hai trái bom của Mỹ đã thả trúng vào Đền thánh Tử Đạo Hải Dương. Năm năm trước, nhân kỷ niệm 40 năm ngày tưởng niệm Đền thánh bị tàn phá, Tòa Giám mục Hải Phòng đã chọn mô hình dựng lại dựa theo các tư liệu và các văn hoa họa trên những bức tường của Đền thánh Tử Đạo Hải Dương.
Đền Thánh Tử Đạo Hải Dương là di sản đức tin thiêng liêng của Giáo phận Hải Phòng. Ngay từ đầu, các tín hữu vẫn có lòng yêu mến các ngài một cách đặc biệt và thường xuyên đến hành hương, kính viếng. Do hoàn cảnh lịch sử chiến tranh, sau khi Đền Thánh đã bị phá đổ vào năm 1967 người dân tự ý đến lấn chiếm, sử dụng và sinh hoạt tại khu vực đất của Đền Thánh. Thời gian sáu tháng gần đây, nhờ các cấp chính quyền tỉnh Hải Dương tạo điều kiện và giúp đỡ, Tòa Giám Mục, Giáo xứ Hải Dương và cha xứ đã xúc tiến việc tái thiết Đền Thánh. Đức cha Giuse Vũ văn Thiên, Giám mục Giáo phận Hải Phòng cho biết: “Dự định trong năm nay, Năm Thánh kính Các Thánh Tử Đạo Hải Dương, Giáo phận sẽ bắt đầu thực hiện chương trình tái thiết Đền Thánh qua hai giai đoạn cụ thể, đó là. Giai đoạn thứ nhất sẽ là giải tỏa mặt bằng. Với sự giúp đỡ của chính quyền tỉnh Hải Dương, chúng tôi sẽ tiến hành giải tỏa diện tích đất Đền Thánh đã bị các hộ dân lấn chiếm. Diện tích sẽ được giải tỏa tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể cho phép. Giai đoạn thứ hai là tiến hành xây dựng lại quần thể Đền Thánh, sau khi đã giải tỏa lấy mặt bằng, chúng tôi sẽ nhờ kiến trúc sư thiết kế quy hoạch lại quần thể Đền Thánh mới gồm: Đền Thánh, Nhà Bảo tàng, Nhà Khách và Khu Bác ái, cũng như công viên vườn hoa…”. Và ngày 23.12.2011, trước Lễ Giáng Sinh một ngày, Tòa Giám Mục Hải Phòng thông báo cùng Đức ông, Quí cha, Quí tu sĩ nam nữ và anh chị em về Quyết định của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Hải Dương trong việc giải quyết đất đai tại khu vực Đền Thánh Hải Dương. Công văn số 665/ TB- UBND, đề ngày 22 tháng 12 năm 2011, do Bà Đặng Thị Bích Liên, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Hải Dương ký, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Hải Dương đã quyết định đồng ý giao 2906 m2 khu vực đất Đền Thánh cho giáo xứ Hải Dương quản lý và sử dụng, cụ thể như sau:
-Diện tích lòng Đền Thánh: 947,7 m2
-Thửa đất nhà hình chữ “L”: 1.603,4 m2
-Thửa đất nhà ông Quyết: 354,9 m2
Dịp đầu năm Tân Mão, ngày mồng 1.3.2011, Đức cha Giuse Vũ văn Thiên đã có lời chia sẻ qua Thư Mời Gọi Cầu Nguyện Và Cộng Tác Tái Thiết Đền Thánh Tử Đạo Hải Dương: “Chương trình tái thiết Đền Thánh là chương trình lớn và lâu dài đòi hỏi nhiều nỗ lực và cộng tác của mọi thành phần dân Chúa khắp Giáo phận, trong nước cũng như hải ngoại. Vì vậy, chúng tôi mời gọi Đức Ông, Quý Cha, Quý Tu sĩ nam nữ và anh chị em tín hữu Hải Phòng, trong nước và hải ngoại cầu nguyện cho chương trình trên, đồng thời hảo tâm cộng tác giúp đỡ tái thiết Di sản đức tin thiêng liêng này. Xin Thiên Chúa, qua lời chuyển cầu của Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi và các Thánh Tử Đạo Hải Dương, ban phúc lành cho Đức ông, Quý cha, Quý tu sĩ nam nữ và anh chị em”.
Nhìn lại lịch sử của Giáo phận Hải Phòng, mỗi người hiện diện trong Thánh Lễ Bế Mạc Năm Thánh đều cảm thấy tự hào về giáo phận, đồng thời cũng cảm thấy trách nhiệm thật lớn lao với các bậc tiền nhân, là phải bảo tồn Di sản đức tin thiêng liêng – Ngôi Đền Thánh Tử Đạo Hải Dương. Chúng tôi cũng vui mừng cảm tạ Chúa và thầm dâng lời cầu nguyện cho sự cộng tác của mỗi thành phần dân Chúa để công việc tái thiết Đền Thánh sớm trở thành hiện thực.
Thánh lễ đầu năm của Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội
Maria Thảo Nguyên
12:18 01/01/2012
Xem hình ảnh
Thời tiết như ủng hộ con người. Không quá lạnh như ngày cuối năm hôm qua, Chúa nhật hôm nay trời thật trong lành và ấm áp, tuyệt vời hơn khi đại gia đình cộng đoàn quây quần bên nhau trong ngôi nguyện đường Giêrađô nhỏ bé để dâng thánh lễ đầu năm, tạ ơn Chúa vì một năm qua và xin Chúa chúc lành cho những dự định của cộng đoàn trong năm tới. Cũng trong giờ này, cộng đoàn dâng lên Chúa những người anh em đang bị giam cầm, không có cơ hội được đón một năm mới tự do, hạnh phúc.
Thánh lễ sốt sắng, trang nghiêm đã diễn tả tâm tình mỗi thành viên, mỗi tâm hồn dâng lên Chúa trong một năm qua. Với biết bao biến cố, sự kiện, vui có, buồn có, nhưng với tình thương của Chúa, cộng đoàn luôn phát triển về mọi mặt, từ tâm linh đến tri thức, từ nối kết đến tình hiệp nhất, cộng đoàn đã thành một gia đình chung, một gia đình ấm áp và yêu thương của tất cả những người con Giáo phận Mẹ tại Hà nội.
Hôm nay cũng là lễ Mẹ Thiên Chúa. Mẹ luôn là mẫu gương sáng ngời về lòng vâng phục Thiên Chúa. Trong bài giảng, cha linh hướng nhấn mạnh Mẹ không chỉ là Mẹ Thiên Chúa, mà còn là Mẹ của tất cả nhân loại chúng ta. Vì thế, noi gương Mẹ, chúng ta hãy cố gắng làm theo lời Mẹ ở tiệc cưới Cana xưa: ''Người bảo gì, các con cứ làm theo''.
Thánh lễ ngày hôm nay còn đặc biệt hơn nữa, bởi đây là ngày tổng kết chương trình Bát cơm Chúa Hài Đồng. Sau một tháng kể từ ngày phát động chương trình, hôm nay, những hy sinh nhỏ bé của anh chị em trong cộng đoàn đã được gom góp lại để dâng lên Hài Đồng Giêsu. Những bát cơm chay đong đầy những hy sinh, hãm mình của mỗi thành viên. Đó là tấm lòng chân thành và yêu thương dành cho những người nghèo khó và thiếu thốn hơn. Như lời cha linh hướng nói: “Bát cơm của anh chị em đây chính là món quà rất to lớn và quý giá dâng lên cho Chúa Hài đồng”.
Sau thánh lễ, cộng đoàn còn được thưởng thức ''tiết mục'' phóng sự Giáng sinh trong tôi do Ban Tri thức phối hợp với Ban Truyền thông đã tỉ mỉ thực hiện trong vòng một tháng qua, kể từ khi bắt đầu chương trình Giáng sinh. Các anh chị làm êkíp cho chương trình này đã lên ý tưởng, thực hiện một cách chuyên nghiệp và thành công. Họ đồng hành với từng hoạt động của cộng đoàn, từ những hôm làm hang đá cho đến tập diễn nguyện, hợp xướng. Phóng sự này sẽ là món quà quý giá cho tất cả mọi người, những ân nhân, thân nhân và tất cả mỗi thành viên của Cộng đoàn Giáo phận Vinh tại Hà Nội.
Sau khi mọi việc kết thúc, Ban Đời sống đã chuẩn bị cơm trưa cho mọi người. Cả cộng đoàn cùng quây quần bên nhau, chia sẻ cho nhau những niềm vui, những cảm xúc, trao cho nhau từng nụ cười, từng lời chúc tốt đẹp, cho một năm mới đầy hồng ân và hạnh phúc.
Xin được mượn lời giảng của cha linh hướng, gửi ba lời chúc tốt đẹp nhất đến anh chị em nhân dịp đầu năm mới này:
Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành và gìn giữ anh chị em!
Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt, đoái nhìn và dủ lòng thương đến anh chị em!
Nguyện xin Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh chị em! Amen.
Lễ Tuyên Khấn Dòng Trinh Vương Sydney Úc Châu
Diệp Hải Dung
12:22 01/01/2012
Xem hình ảnh
Sơ Mary Genevieve Đoàn Thị Ngọc Diệp (Khấn Trọn Đời)
Sơ Maria Đoàn Thanh Thảo (Tuyên Lại Lời Khấn)
Trong bài giảng Đức Giám Mục nói ngày hôm nay đầu Năm Mới 2012 cũng là ngày mừng kính Đức Mẹ Là Mẹ Thiên Chúa mà Giáo Hội đã tuyên xưng chúc tụng Mẹ và nhân dịp này quý Sơ là con cái của Đức Trinh Vương luôn theo bước của Mẹ và lắng nghe tiếng gọi của Chúa để tận hiến dâng cuộc đời của quý Sơ cho Thiên Chúa.
Sau bài giảng và lời chúc mừng của Đức Giám Mục gởi đến chúc mừng hai Sơ Tuyên Khấn ngày hôm nay. Kế tiếp là nghi thức Tuyên Khấn do Đức Giám Mục chủ tọa. Quý Sơ lên quỳ trước bàn thờ và tay đặt lên Sách Phúc Âm và tuyên đọc 3 lời khấn “ Khiết Tịnh, Vâng Lời và Khó Nghèo” Quý Sơ quyết tâm tận hiến dâng trọn cuộc đời cho Chúa để phục vụ cho Giáo Hội và phục vụ cho tha nhân qua những sứ vụ Chúa giao phó Đặc biệt Sơ Mary Genevieve Đoàn Thị Ngọc Diệp Khấn Trọn Đời đã được Đức Giám Mục làm phép Nhẫn và xỏ vào tay Sơ để làm dấu chứng Tình Yêu Chúa Giêsu KiTô mà Sơ Đoàn Thị Ngọc Diệp đã quyết tâm trọn đời tận hiến cho Chúa.
Kế tiếp Sơ Maria Đoàn Thanh Thảo tuyên khấn lại. Sau cùng Sơ Bề Trên Giám Tỉnh Chanel Đinh Thị Hoài tuyên nhận Sơ Mary Đoàn Thị Ngọc Diệp chính thức cùng là chị em trong Dòng Trinh Vương Úc Châu Sau khi chấm dứt nghi thức Tuyên Khấn là phần dâng Thánh lễ tạ ơn do Đức Giám Mục Anthony Fisher chủ tế cùng với Đức Khâm Sứ Toà Thánh và 9 vị Linh Mục Úc Việt đồng tế.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Sơ Bề Trên Chanel Đinh Thị Hoài lên ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục Anthony Fisher Giám Mục Giáo Phận Paramatta, Đức Khâm Sứ Tòa Thánh Giuseppe Lazzarotto đến từ thủ đô Canberra. Đức Ông Monsignor Louis Migell Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh tại Canberra, Father Peter Wiliam Chánh Địa Phận Parramatta, Father Clifford D’souxa Chính xứ Granville, Cha Henry Trần Hữu Đức Quản Nhiệm Giáo Đoàn Granville, quý Cha khách, ông Giang Văn Hoan Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney, quý Sơ quý quan khách Úc-Việt và tất cả mọi người đã thương mến đến tham dự và cầu nguyện cho quý Sơ trong ngày Lễ Tuyên Khấn hôm nay. Sơ cũng xin tất cả mọi người cầu nguyện cho quý Sơ luôn bền vững và trung thành với Thiên Chúa trong Ơn Gọi.
Kê tiếp Đức Khâm Sứ Tòa Thánh Giuseppe Lazzarotto tuyên đọc Chứng Nhận Phép Lành Tòa Thánh Vatican và trao tặng cho Sơ Mary Đoàn Thị Ngọc Diệp.
Sau khi kết thúc Thánh lễ, quý Sơ cũng đã ngỏ lời mời Đức Giám Mục, Đức Khâm Sứ, quý Cha cùng tất cả mọi người ở lại tham dự bữa tiệc liên hoan thân mật tại khuôn viên trường học của nhà thờ để chung vui cùng các Sơ.
Đón Năm Mới 2012 bên Mẹ Tàpao
Tâm Phúc
12:32 01/01/2012
Trong thời khắc cuối cùng của năm 2011, khoảng 12 ngàn khách hành hương từ khắp nơi đã quy tụ về Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Tàpao để tham dự giờ canh thức để tiễn năm cũ, đón Năm Mới 2012 và hân hoan tham dự Thánh Lễ Mẹ Thiên Chúa vào lúc 0g00 ngày 01.01.2012 do Đức Cha An tôn Vũ Huy Chương, Giám Mục Giáo Phận Đà Lạt chủ sự.
Xem hình ảnh
Chút se lạnh của núi đồi Tàpao trong khói lam chiều vào những giờ phút cuối cùng của năm 2011 tạo nên bầu khí linh thiêng của Linh địa Tàpao đón từng đoàn người hân hoan về bên Mẹ. Đặc biệt, trong ngày hôm nay, hòa trong dòng khách hành hương có sự hiện diện của Cha Hạt Trưởng, Quý Cha, Quý Tu sĩ và bà con giáo dân của giáo Hạt Phương Lâm, giáo hạt Bảo Lộc - Giáo Phận Đà Lạt, Gia đình Hiệp sĩ Đại Thánh Giá GB Lê Đức Thịnh, Cha Bề trên và nam nữ tu sĩ dòng Đức Maria Mẹ Hy Vọng, Cộng đoàn Lòng Thương Xót Chúa đến từ nhiều giáo phận tham dự canh thức và thánh lễ.
Đến với Mẹ Tàpao, từng người thân thưa với Mẹ tấm chân tình của con thảo thể hiện trong lời ca tôn vinh, trong điệu múa chúc tụng và trong những lời nguyện xin tha thiết. Tất cả được các nam nữ tu sĩ dòng Đức Maria Mẹ Hy Vọng và các nhóm thể hiện tuyệt vời qua Phần Diễn Nguyện với chủ đề Xuân Hy Vọng Bên Mẹ Tàpao khai mạc cho đêm canh thức.
Sau khi được mời gọi hướng lòng về Mẹ, thì tiếp ngay sau đó, muôn người hiện diện hòa với nhau trong Chuỗi Mân Côi dâng lên Mẹ Tàpao. “Qua Mẹ đến với Chúa”, những giây phút cầu nguyện sốt sắng với Chuỗi Thương Xót do Cộng đoàn Lòng Thương Xót Chúa TGP Sài Gòn chủ sự làm cho không gian dường như dừng lại để cảm nghiệm được thời gian được ở với Chúa. Sau mỗi chục kinh là một bài thánh ca nâng tâm hồn cộng đoàn lên để chỉ còn lòng yêu mến của đoàn con gặp được tình thương của Chúa Giêsu và Mẹ Người.
3 giờ đồng hồ thoáng đã trôi qua, đúng vào 0g00 ngày 01.01.2012, Đức Cha An tôn Vũ Huy Chương, Giám Mục Giáo Phận Đà Lạt chủ tế thánh lễ Mừng Kính Trọng Thể Mẹ Thiên Chúa. Đức Cha hành hương đến với Mẹ Tàpao đêm nay để cầu nguyện và dâng giáo phận của mình lên cho Mẹ. Tất cả tâm tình được Ngài chia sẻ trong bài giảng lễ súc tích nhưng rất sâu sắc.
Sau lời nguyện Hiệp lễ, Ban Tổ chức Thánh lễ của giáo hạt Phương Lâm dâng tâm tình tri ân đến Đức Cha Antôn, Quý Cha, Quý Tu sĩ và cộng đoàn hành hương.
Trong niềm vui của ngày đầu Năm Mới, Hiệp sĩ Đại Thánh Giá GB Lê Đức Thịnh, Phu nhân và ái nữ đã gởi tặng 11.500 chuỗi mân côi do chính Đức Thánh Cha Bênêđictô 16 làm phép đến quý khách hành hương. Hiệp sĩ và các mạnh thường quân cũng gởi quà Mừng Năm Mới đến Đức Cha Antôn, Đức Cha Giuse Gp Phan Thiết, Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao, UBND huyện Tánh Linh và UBND xã Đồng Kho cùng những lời cầu chúc tốt đẹp. Đức Cha Antôn kết thúc thánh lễ với phép lành và cầu chúc cộng đoàn Năm Mới thánh thiện, hạnh phúc trong tình yêu Chúa và Đức Mẹ Tàpao.
Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu, Chưởng Ấn GP Phan Thiết, thay mặt Đức Giám mục GP Phan Thiết và Ban điều hành TTHH Thánh Mẫu Tàpao tri ân và chúc mừng Năm Mới đến Đức Cha Antôn, Hiệp sĩ Đại Thánh Giá GB Lê Đức Thịnh, Quý Cha, Quý Tu sĩ, và toàn thể khách hành hương đã vì lòng yêu mến Đức Mẹ chọn Linh địa Tàpao này làm nơi hành hương hàng tháng và nhất là làm nên một giờ cầu nguyện cùng với thánh lễ sốt sắng cho thời khắc đầu năm 2012 này. Cha Giuse cũng xin Đức Cha và cộng đoàn hành hương cầu nguyện cho Giáo Phận Phan Thiết trong ngày Bổn Mạng Mẹ Thiên Chúa hôm nay để từng giáo dân trong giáo phận tích cực thực thi sứ mệnh Loan Báo Tin Mừng là chủ đề sống của GP Phan Thiết trong năm 2012.
Thánh lễ kết thúc lúc 2g40, các đoàn âm thầm lên Linh đài cầu nguyện và thân thưa với Mẹ về một năm đã qua, xin nghị lực để bước vào Năm Mới và nhiệt tâm trong công cuộc Loan Báo Tin Mừng.
Xem hình ảnh
Chút se lạnh của núi đồi Tàpao trong khói lam chiều vào những giờ phút cuối cùng của năm 2011 tạo nên bầu khí linh thiêng của Linh địa Tàpao đón từng đoàn người hân hoan về bên Mẹ. Đặc biệt, trong ngày hôm nay, hòa trong dòng khách hành hương có sự hiện diện của Cha Hạt Trưởng, Quý Cha, Quý Tu sĩ và bà con giáo dân của giáo Hạt Phương Lâm, giáo hạt Bảo Lộc - Giáo Phận Đà Lạt, Gia đình Hiệp sĩ Đại Thánh Giá GB Lê Đức Thịnh, Cha Bề trên và nam nữ tu sĩ dòng Đức Maria Mẹ Hy Vọng, Cộng đoàn Lòng Thương Xót Chúa đến từ nhiều giáo phận tham dự canh thức và thánh lễ.
Đến với Mẹ Tàpao, từng người thân thưa với Mẹ tấm chân tình của con thảo thể hiện trong lời ca tôn vinh, trong điệu múa chúc tụng và trong những lời nguyện xin tha thiết. Tất cả được các nam nữ tu sĩ dòng Đức Maria Mẹ Hy Vọng và các nhóm thể hiện tuyệt vời qua Phần Diễn Nguyện với chủ đề Xuân Hy Vọng Bên Mẹ Tàpao khai mạc cho đêm canh thức.
Sau khi được mời gọi hướng lòng về Mẹ, thì tiếp ngay sau đó, muôn người hiện diện hòa với nhau trong Chuỗi Mân Côi dâng lên Mẹ Tàpao. “Qua Mẹ đến với Chúa”, những giây phút cầu nguyện sốt sắng với Chuỗi Thương Xót do Cộng đoàn Lòng Thương Xót Chúa TGP Sài Gòn chủ sự làm cho không gian dường như dừng lại để cảm nghiệm được thời gian được ở với Chúa. Sau mỗi chục kinh là một bài thánh ca nâng tâm hồn cộng đoàn lên để chỉ còn lòng yêu mến của đoàn con gặp được tình thương của Chúa Giêsu và Mẹ Người.
3 giờ đồng hồ thoáng đã trôi qua, đúng vào 0g00 ngày 01.01.2012, Đức Cha An tôn Vũ Huy Chương, Giám Mục Giáo Phận Đà Lạt chủ tế thánh lễ Mừng Kính Trọng Thể Mẹ Thiên Chúa. Đức Cha hành hương đến với Mẹ Tàpao đêm nay để cầu nguyện và dâng giáo phận của mình lên cho Mẹ. Tất cả tâm tình được Ngài chia sẻ trong bài giảng lễ súc tích nhưng rất sâu sắc.
Sau lời nguyện Hiệp lễ, Ban Tổ chức Thánh lễ của giáo hạt Phương Lâm dâng tâm tình tri ân đến Đức Cha Antôn, Quý Cha, Quý Tu sĩ và cộng đoàn hành hương.
Trong niềm vui của ngày đầu Năm Mới, Hiệp sĩ Đại Thánh Giá GB Lê Đức Thịnh, Phu nhân và ái nữ đã gởi tặng 11.500 chuỗi mân côi do chính Đức Thánh Cha Bênêđictô 16 làm phép đến quý khách hành hương. Hiệp sĩ và các mạnh thường quân cũng gởi quà Mừng Năm Mới đến Đức Cha Antôn, Đức Cha Giuse Gp Phan Thiết, Trung Tâm Thánh Mẫu Tàpao, UBND huyện Tánh Linh và UBND xã Đồng Kho cùng những lời cầu chúc tốt đẹp. Đức Cha Antôn kết thúc thánh lễ với phép lành và cầu chúc cộng đoàn Năm Mới thánh thiện, hạnh phúc trong tình yêu Chúa và Đức Mẹ Tàpao.
Cha Giuse Hồ Sĩ Hữu, Chưởng Ấn GP Phan Thiết, thay mặt Đức Giám mục GP Phan Thiết và Ban điều hành TTHH Thánh Mẫu Tàpao tri ân và chúc mừng Năm Mới đến Đức Cha Antôn, Hiệp sĩ Đại Thánh Giá GB Lê Đức Thịnh, Quý Cha, Quý Tu sĩ, và toàn thể khách hành hương đã vì lòng yêu mến Đức Mẹ chọn Linh địa Tàpao này làm nơi hành hương hàng tháng và nhất là làm nên một giờ cầu nguyện cùng với thánh lễ sốt sắng cho thời khắc đầu năm 2012 này. Cha Giuse cũng xin Đức Cha và cộng đoàn hành hương cầu nguyện cho Giáo Phận Phan Thiết trong ngày Bổn Mạng Mẹ Thiên Chúa hôm nay để từng giáo dân trong giáo phận tích cực thực thi sứ mệnh Loan Báo Tin Mừng là chủ đề sống của GP Phan Thiết trong năm 2012.
Thánh lễ kết thúc lúc 2g40, các đoàn âm thầm lên Linh đài cầu nguyện và thân thưa với Mẹ về một năm đã qua, xin nghị lực để bước vào Năm Mới và nhiệt tâm trong công cuộc Loan Báo Tin Mừng.
Văn Hóa
Viếng Mẹ Ta pao
Trầm Thiên Thu
19:18 01/01/2012
Lâu nay nghe nói đã nhiều
Lâu nay nghe nói đã nhiều
Tánh Linh (*) có Mẹ Tà Pao nhân Hiền
Vẫn chưa được đến một lần
Hôm nay mới được nhãn tiền mười mươi
Xa xa Mẹ đứng trên đồi
Ngắm nhìn Đức Mẹ, mừng vui trong lòng
Xung quanh bát ngát núi rừng
Một màu xanh thắm điệp trùng thương yêu
Cúi xin Đức Mẹ Tà Pao
Cầu thay nguyện giúp đồng bào Việt Nam
Sống vui hạnh phúc bình an
Công bình, bác ái, ân cần tin yêu
Người dân Việt vẫn còn nghèo
Xin thương nâng đỡ sớm chiều, Mẹ ơi!
Nửa đêm dâng lễ giữa trời
Kính Mẹ Thiên Chúa trọn đời trinh nguyên
Giao thừa thời khắc linh thiêng
Vạn người hiệp nhất một lòng ăn năn
Lời kinh, tiếng hát râm ran
Xin cho thế giới tân niên hòa bình.
Trung Tâm Thánh Mẫu Tà Pao, 1-1-2012
Lâu nay nghe nói đã nhiều
Tánh Linh (*) có Mẹ Tà Pao nhân Hiền
Vẫn chưa được đến một lần
Hôm nay mới được nhãn tiền mười mươi
Xa xa Mẹ đứng trên đồi
Ngắm nhìn Đức Mẹ, mừng vui trong lòng
Xung quanh bát ngát núi rừng
Một màu xanh thắm điệp trùng thương yêu
Cúi xin Đức Mẹ Tà Pao
Cầu thay nguyện giúp đồng bào Việt Nam
Sống vui hạnh phúc bình an
Công bình, bác ái, ân cần tin yêu
Người dân Việt vẫn còn nghèo
Xin thương nâng đỡ sớm chiều, Mẹ ơi!
Nửa đêm dâng lễ giữa trời
Kính Mẹ Thiên Chúa trọn đời trinh nguyên
Giao thừa thời khắc linh thiêng
Vạn người hiệp nhất một lòng ăn năn
Lời kinh, tiếng hát râm ran
Xin cho thế giới tân niên hòa bình.
Trung Tâm Thánh Mẫu Tà Pao, 1-1-2012
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chén Yêu Thương Đầu Năm
Diệp Hải Dung
22:22 01/01/2012
CHÉN YÊU THƯƠNG ĐẦU NĂM
Ảnh của Diệp Hải Dung, (Australia)
Tình thương của Chúa bao la
Để Mình Máu Thánh nuôi ta hàng ngày
Xác không lương thực hao gầy
Đời không tình Chúa đắng cay u sầu
(Trích thơ của Trương Hoàng)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Diệp Hải Dung, (Australia)
Tình thương của Chúa bao la
Để Mình Máu Thánh nuôi ta hàng ngày
Xác không lương thực hao gầy
Đời không tình Chúa đắng cay u sầu
(Trích thơ của Trương Hoàng)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền